SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------------------
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh
Lớp: CQ49/01.02
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC THỊ TRẤN VẠN HÀ, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành : Quản lý Tài chính công
Mã số : 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS, TS Phạm Văn Liên.
HÀ NỘI - 2015
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------------------
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh
Lớp: CQ49/01.02
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC THỊ TRẤN VẠN HÀ, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành : Quản lý Tài chính công
Mã số : 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS, TS PHẠM VĂN LIÊN.
HÀ NỘI - 2015
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Lê Thị Vân Anh
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 2
MỤC LỤC ................................................................................................. 3
DANH MỤC CẤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH CẤP XÃ.............................................................................. 4
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ.................................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách xã........................................... 4
1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã............................................ 4
1.1.3 Vai trò chi thường xuyên ngân sách xã................................................ 5
1.1.4 Nộidungchi thường xuyên ngânsách xã............................................... 6
1.2QUẢN LÝCHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ............................ 7
1.2.1 Nộidung quản lý chi ngân sách xã......................................................... 7
1.2.1.1 Lập dự toán chithường xuyên ngân sách xã.......................................... 7
1.2.1.2 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã............... 9
1.2.1.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã. .................................... 11
1.2.2 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã..................... 13
1.2.2.1 Nguyên tắc chi theo dự toán.......................................................... 13
1.2.2.2 Nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả................................................. 13
1.2.2.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.............................. 14
1.2.2.4 Nguyên tắc chi theo đúngchế độ, tiêu chuẩn định mức quyđịnh........ 14
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ......................................................... 15
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRẤN VẠN HÀ VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH VẠN HÀ ........................................................................... 15
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thị trấn Vạn Hà. ............ 15
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 15
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 15
2.2.2 Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách thị trấn ...... 19
2.2.3. Tình hình quyết toán chi thường xuyên ngân sách thị trấn ................. 34
2.3 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
THỊ TRẤN VẠN HÀ................................................................................ 35
2.3.1 Những mặt đạt được......................................................................... 35
2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế ............................................................... 36
2.3.3 Nguyên nhân.................................................................................... 37
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ........................................... 39
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI THƯỜNG XUYÊN. 39
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHI VÀ QUẢN LÝ CHI................. 40
3.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một số khoản chi sự nghiệp
ngân sách thị trấn...................................................................................... 40
3.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán thị trấn.......... 40
3.2.3 Quán triệt chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đối với một số khoản chi hành
chính........................................................................................................ 41
3.2.4 Tăng cường công khai – minh bạch chi ngân sách thị trấn.................. 43
3.3 ĐIỀU KIÊN THỰC THI GIẢI PHÁP.................................................. 43
KẾT LUẬN.............................................................................................. 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 46
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
DANH MỤC CẤC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN: Ngân sách nhà nước
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân.
NSX: Ngân sách xã.
KBNN: Kho bạc nhà nước.
MLNSNN: Mục lục ngân sách nhà nước.
KTXH: Kinh tế xã hội.
NS: Ngân sách.
VHTT: Văn hóa thể thao.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Tình hình chi thường xuyên ngân sách thị
trấn Vạn Hà giai đoạn 2012 - 2014
27
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 2.1 Chi an ninh trật tự 30
Hình 2.2 Chi sự nghiệp giáo dục 31
Hình 2.3 Chi y tế 33
Hình 2.4 Chi văn hóa thông tin 34
Hình 2.5 Chi thể thao, truyền thanh 34
Hình 2.6 Chi sự nghiệp kinh tế 35
Hình 2.7 Chi xã hội 36
Hình 2.8 Chi quản lý đảng, đoàn thể 38
Hình 2.9 Chi khác 40
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thịtrấn là cấp chínhquyềncơ sở trong hệ thống tổ chức hành chính 4
cấp ở nước ta hiện nay. Thị trấn có chức năng nhiệm vụ gắn liền với việc thực
hiện mục tiêu xây dựng nhà nước dân chủ, do dânvà vì dân, là nơi giải quyết các
mối quanhệ phátsinh banđầu giữa nhà nước với dân. Tronghệ thốngngân sách
nhà nước, ngân sách thị trấn là đơn vị ngân sách cấp cơ sở, đồng thời là đơn vị
trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. Ngân sách thị trấn chính là phương tiện
vật chất đểchínhquyền cấp thịtrấn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Ngân sách thị trấn ổn định và được quản lý chi tiêu hiệu quả sẽ góp phần thực
hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, thúc đẩy nhanh sự phát triển chung
của đấtnước. Vì nó có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến đời sống
của nhân dân nên thị trấn và ngân sách thị trấn luôn là đề tài được rất nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu.
Thứnhất, thị trấn liên quantrực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của
ngườidânđịa phương, củahộ gia đình. Chi tiêu ngân sách thị trấn sẽ quyết định
đếnbộ mặtcủađịa phương, mặtkhác nguồnngân sáchnhà nước cấp cho thị trấn
ítnên cầnthiết phảichitiêu thế nào đểđạthiệu quảcao nhất, hoànthànhtốtnhiệm
vụ được giao.
Thứ hai, thời gian qua, mặc dù đã có những cải cách mang tính tích cực
về quản lý ngân sách thị trấn tuy nhiên một số địa bàn vẫn bộc lộ nhiều hạn
chế trong quá trình quản lý chi ngân sách
Thứ ba, thị trấn là đơn vị ngân sách cấp cơ sở, cơ sở có được hoàn thiện
và hoạt động vững chắc thì mới có nền tảng cho những cấp trên vận hành.
Từ những thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà, tỉnh Thanh Hóa” nhằm xây dựng bức
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Page 2
tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý chi nơi đây, từ đó có định hướng góp
phần hoàn thiện hơn công tác này, xây dựng cấp ngân sách cơ sở vững mạnh.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-Đềtàinghiên cứutrênđốitượnglàquảnlý chingânsáchthịtrấn.
- Nghiên cứu ở phạm vi 1 thị trấn, thị trấn Vạn Hà - huyện Thiệu Hóa - tỉnh
Thanh Hóa, đơn vị ngân sách cấp cơ sở và cũng là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân
sách nhà nước.
3. Câu hỏi nghiên cứu
3 câu hỏi cần được làm sáng rõ trong đề tài này qua sự nghiên cứu cụ thể
tại thị trấn Van Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
- Thực trạng quản lý chi ngân sách thị trấn Vạn Hà cụ thể như thế nào?
- Nguyên nhân của tình trạng quản lý chi không hiệu quả đó?
- Giải pháp khắc phục tình trạng đó ra sao?
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong
nghiên cứu về kinh tế - tài chính để phục vụ việc nghiên cứu và giải quyết các
vấn đề của thực tiễn về chi và quản lí chi thường xuyên tại đơn vị cụ thể, đó
là:
- Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình chi thường xuyên và quản lí chi
thường xuyên ngân sách thị trấn.
- Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình chi thường xuyên ngân sách thị trấn
giai đoạn 2011 – 2014 để có được cái nhìn trung hạn về vấn đề này.
- So sánh để thấy sự biến động qua các năm ngân sách.
- Khảo sát tình hình quản lí chi thực tế tại đơn vị, so sánh với số liệu báo cáo.
- Tham vấn ý kiến của người công tác tài chính thị trấn của lãnh đạo Thị trấn.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Page 3
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chi và quản lý chi ngân sách cấp xã.
Chương 2: Thực trạng chi và quản lí chi thường xuyên ngân sách thị trấn
Vạn Hà.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách thị
trấn Vạn Hà.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Vân Anh
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH CẤP XÃ
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sáchxã
Chi thường xuyên của NS xã là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn
lực tài chính đã tập trung vào NS xã để đáp ứng các nhu cầu chi thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của xã.
1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sáchxã
Chi thường xuyên ngân sách xã có 3 đặc điểm chính, đó là:
• Hoạt động chi ngân sách xã luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị
của chính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở những quy định,
luật lệ thống nhất được Nhà nước ban hành.
• Bản chất của chi NSX là hệ thống những mối quan hệ kinh tế: giữa chính
quyền cấp xã và các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã; ngân sách
xã với các tổ chức tài chính trung gian với quỹ tín dụng nhân dân; giữa ngân
sách xã và các tổ chức xã hội cấp xã
• Các khoản chi NSX mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Chi NSX
đảm bảo hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, gắn liền với những nhiệm
vụ kinh tế, chính trị xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ: các
hoạt động văn hóa xá hội, xóa đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ công
cộng…không đòi hỏi phải hoàn trả lại cho nhà nước. Đặc điểm này xuất phát
từ chức năng của nhà nước đối với sự đảm bảo phát triển kinh tế của đất nước
• Chi NSX gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở NSX bởi vì:
NSX vừa là một cấp ngân sách phải có chức năng, nhiệm vụ của một cấp NS.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 5
Vừa là cấp cơ sở, dưới đó không còn đơn vị dự toán, các đơn vị thụ hưởng
ngân sách trực thuộc nên NSX cũng chính là đơn vị dự toán. Vì vậy nó ảnh
hưởng đến nhiều nội dung quản lý NSX như tổ chức bộ máy quản lý, chế độ
kế toán NSX và công khai NSX.
1.1.3 Vai trò chi thường xuyên ngân sáchxã
Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì
cần phải có kinh phí hoạt động và ngân sách xã cung cấp và duy trì sự phát
triển của ngân sách xã.
Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền
Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn. Để thực
hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sự
phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải có
được nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các Quỹ tiền tệ mà chính quyền xã
được quyền quản lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là Quỹ tiền tệ có
qui mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà
chính quyền xã phải đảm nhận. Do vậy khả năng đảm bảo nguồn tài chính từ
ngân sách xã như thế nào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện
các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của chính quyền nhà nước cấp xã.
Ngân sáchxãlà côngcụtàichínhquantrọngđểgiúp chínhquyềnNhà nước
các xãkhai thác thế mạnh về kinh tế, xã hộitrên địabàn. Cùngvới quá trình hoàn
thiện Luật ngânsách nhà nước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho
chínhquyềnxãcàngngày càngnhiều hơn tạo thế chủđộng cho các xã trong quá
trìnhxây dựngvàpháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó ngân
sách xã đóng vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần
thiết để chínhquyềnxãđầutưcho khai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông
thôn, và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 6
1.1.4 Nộidung chithườngxuyênngânsáchxã
Nội dung các khoản chi thường xuyên ngân sách xã là:
• Chicho hoạtđộngcủa văn phòng UBND xã, như: Tiền công, tiền lương
cho cánbộ,côngchứccấpxã;sinhhoạt phí đại biểu HĐND; các khoản phụ cấp
khác theo quyđịnh củanhà nước; chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh; chi công
tác phí; chi phí chung cho hoạt động của văn phòng UBND; chi khác; …
• Chikinh phí hoạtđộngcho cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp xã;
• Chikinh phí hoạtđộngchocáctổ chứcchínhtrị- xã hội của xã, như: Mặt
trân Tổ quốcViệtNam; ĐoànThanhniên cộngsản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến
binh; Hộiliên hiệp Phụnữ; HộiNôngdân, sau khi trừ các hkoản thu theo điều lệ
và các khaorn thu khác (nếu có);
• Chiđóngbảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ hiên hành;
• Chi cho công tác dân quân, tự vệ, trật tự an ninh xã hội, như: huấn luyê
dânquântự vệ; các khoảnphụcấphuyđộngdânquântựvệ và các khoảnkhác về
dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NS xã theo quy định của Pháp lệnh dân
quân tự vệ; đăng kí nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc
nhiệm vụ chi của NS xã theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ; tuyên
truyền, vận độngvàtổ chức phongtrào bảovệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn xã; các khoản chi khác theo chế độ quy định;
• Chicho côngtác xãhộivà hoạtđộngthôngtin, văn hóa, thể dục, thể thao
do xãquảnlý, như: trợ cấp hàngtháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiên
hành (khôngthể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc
một lần cho cán bộ xã nghỉ việc tử ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức Bảo
hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; chi cứu tế xã hội và
côngtác xãhộikhác;chihoạtđộngvăn hóa, thông tin, thể thao, truyền thông do
xã tổ chức;
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 7
• Chisựnghiệp giáo dục bao gồm:Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa; trợ cấp
nhà trẻ, mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã,
thị trấn quản lý;
• Chisựnghiệp y tế, như: Hõ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang thiết
bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế;
• Chisửachữa, cảitạo các công trình phúc lợi công cộng, các công trình
thuộc kết cấu hạ tầng do xã quản lý, bao gồm: trường học, trạm y tế, đài tưởng
niệm, cầucống, đườngxá, côngtrìnhcấpnước,thoátnước,côngtrìnhphụcvụthể
dục thểthao…;riêngđốivới thị trấncònphảichisửachữa, quảnlý cảitạo vỉa hè,
đường phố, nội thị, đen chiếu sang, công viên, cây xanh;
• Chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sợ nghiệp kinh tế, bao gồm:
khuyến nông, khuyếnngư, khuyến lâm,… nhằm nuôidưỡng phát triển nguồn thu
cho NS xã;
• Chi các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
1.2 QUẢN LÝCHITHƯỜNGXUYÊNNGÂNSÁCHXÃ
1.2.1Nộidung quảnlýchingânsáchxã
1.2.1.1Lậpdựtoánchi thườngxuyênngânsáchxã
* Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:
Dự toán NS xã hàng năm được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:
- Dự báo những xu hướng, cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương có tác động đến nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã năm kế
hoạch.
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm, bảo an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội của xã thể hiên trong kế hoạch phát triển 5 năm và hàng
năm của xã;
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 8
- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quy định;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: chế độ tiền
lương cán bộ công chức xã, chi hoạt động của các bạ ngành đoàn thể…
- Số kiểm tra về dự toánngân sáchxã do Uỷ ban nhân dân huyện thôngbáo;
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm trước và một số năm liền
kề, ước thực hiên năm báo cáo.
* Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách xã:
- Phòng tài chính kế hoạch hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán cho
ngân sách các xã.
- UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán NS xã và giao số kiểm
tra cho các ban, tổ chức thuộc UBND xã.
* Lập và tổng hợp dự toán
- Các ban, tổ chức lập dự toan của đơn vị mình; kế toán xã lập dự toán
NS xã.
- UBND xã thảo luận với ban, tổ chức về dự toán ngân sách, kế toán tổng
hợp và hoàn chỉnh dự toán NS xã.
- UBND xã báo cáo thường trực HĐND xã xem xét dự toán NS xã.
- Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại
dự toán ngân sách và gửi phòng TC – KH huyện.
- Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách xã.
* Phân bổvàquyếtđịnhdựtoán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết
định giao nhiệm vụ thu, chingân sáchcủa Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân
dânxã hoànchỉnhdựtoánngânsáchxãvà phươngánphânbổ ngânsách xã trình
Hộiđồngnhândânxã quyết định. Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồng
nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện,
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 9
Phòngtàichínhhuyện, đồngthờithôngbáo công khai dự toán ngân sách xã cho
nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sách nhà nước.
1.2.1.2Tổchức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã.
* Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã.
- Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả
năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ
chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho
bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
- Căn cứ vào dự toán cả năm gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Đối
với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, Uỷ ban nhân dân xã đề
nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong
dự toán đã được giao cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài
khoản thu, chi ngân sách xã.
- Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ.
Định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do Kho bạc Nhà nước huyện quy định cho
từng loại xã. Riêng những xã ở xa Kho bạc Nhà nước, điều kiện đi lại khó
khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếp các khoản thu của ngân sách xã vào
Kho bạc Nhà nước, định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định ở mức phù hợp.
* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách:
+ Trách nhiệm của các cơ quan và cánhân trong việc quản lý chi ngân sáchxã:
• Các tổ chức, đơn vị thuộc xã:
Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng
mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả.
Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Tài chính xã.
Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Tài chính xã rút tiền tại Kho bạc
hoặc quỹ tại xã để thanh toán.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 10
Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết
toán sử dụng kinh phí với Tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài chính
của tổ chức, đơn vị.
• Tài chính xã:
Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị.
Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi,
trườnghợp nhu cầuchilớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên
tăng tiến độ cấp bổsunghoặctạmthờisắp xếp lại nhu cầuchi phù hợp với nguồn
thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các
tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để
có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
• Chủ tịch Uỷ ban nhândânxã hoặcngườiđược uỷ quyền quyết định chi:
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong
phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Nguyên tắc chi ngân sách:
Việc thực hiện chi phải bảo đảm các điều kiện:
Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ
dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu,
nguồn dự phòng ngân sách;
Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;
Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 11
1.2.1.3Quyếttoán chi thường xuyên ngân sách xã.
- Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và
quyết toán ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán
ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo
quy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi
quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình
thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân
xã; và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân xã.
- Thời gian chỉnhlý quyết toánngân sáchxã hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
- Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Tài chính xã
thực hiện các việc sau đây:
+ Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán,
có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp
thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ
độngcó phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã.
+ Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả
các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính
xác các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu
được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định.
+ Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc
hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau.
+ Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện
theo nguyên tắc sau:
• Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12,
nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
• Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi
trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 12
chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường
hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được Uỷ ban nhân dân quyết
định cho chi tiếp, khi đó hạch toán và quyết toán như sau: nếu thực hiện trong
thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toán
vào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì
làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán
vào chi ngân sách năm sau.
- Quyết toán ngân sách xã hàng năm:
+ Tàichínhxã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình
Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng
thời gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán
năm cho Phòng Tài chính huyện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
+ Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân
sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số
thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư năm trước được chuyển vào thu ngân
sách năm sau.
+ Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập
thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng
tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu
kết dư ngân sách), lưu Tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho
nhân dân trong xã biết.
+ Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán
thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ ban nhân dân
huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 13
1.2.2 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã.
1.2.2.1 Nguyên tắc chi theo dự toán.
Quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lý
chi thường xuyên của NS xã. NS xã hàng năm để đầu tư cho nhiều lĩnh vực
khác nhau, mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng
riêng, định mức riêng sẽ dẫn đến các mức chi từ NS xã cho các hoạt động
cũng có sự khác nhau. Mặt khác, quản lý theo dự toán thì mới đảm bảo được
cân đối ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn
chế tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng
ngân sách.
Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý chi theo dự toán đối với các khoản chi
thường xuyên của NSX được nhìn nhận qua những giác độ sau:
Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến trong năm kế hoạch nhất thiết
phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét
duyệt của các cơ quan thẩm quyền từ thấp đến cao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, mỗi ngành
mỗi cấp phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sử
dụng cho các khoản chi và phải hạch toán theo đúng mục lục ngân sách.
Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các ngành, các cấp,
các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự
toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh.
1.2.2.2 Nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả.
Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng
hàng đầu của quản lý kinh tế tài chính vì nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng
nhu cầu thì hông có mức giới hạn nào cả. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử
dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính sao cho chi phí ít nhất nhưng
vẫn đạt hiệu quả tốt nhất. Hàng năm nguồn chi cho NS xã thì có hạn nhưng nhu
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 14
cầu chi NS xã luôn tăng nhanh so với khả năng huy động được. Vì vậy tôn
trọng nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả là cần thiết trong quản lý chi NS xã.
1.2.2.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản
lý quỹ NS xã, vì vậy Kho bạc Nhà nước vừa có quyền vừa có trách nhiệm
kiểm soát chặt che mọi khoản chi thường xuyên của NS xã, hiện nay nước ta
đã và đang thực hiện “ Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước”
Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có sự
tham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSX, Kho bạc Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân
được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng NSX ủy quyền Kho bạc Nhà nước trích
tiền tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một
trung gian tài chính nào đó, nơi người hưởng tiền mở tài khoản gia dịch.
1.2.2.4 Nguyên tắc chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định
Thực hiện theo đúng quy định trong quyết định 59/2010/QĐ-TTg về việc
ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN, đồng thời phối hợp với
hướng dẫn thực hiện phân bổ chi NSNN của tỉnh Thanh Hóa và huyện Thiệu
Hóa. Đây là một điều kiện tiên quyết trong việc chi trả chế độ và thực hành
tiết kiệm.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRẤN VẠN HÀ VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH VẠN HÀ
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thị trấn Vạn Hà.
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Về vị trí địa lý: thị trấn Vạn Hà là 1thị trấn thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.
- Địa giới hành chính: Thị trấn Vạn hà nằm ở trung tâm của huyện Thiệu
Hóa, thuộc tả ngạn (bờ bắc) của sông Chu. Phía đông giáp các xã Thiệu Duy
và Thiệu Nguyên. Phía nam giáp các xã Thiệu Đô và Thiệu Vân. Phía tây
giáp các xã Thiệu Phúc và Thiệu Phú. Phía bắc giáp các xã Thiệu Phú và
Thiệu Duy.
- Địa hình: Đây là một thị trấn nằm ở trung tâm huyện Thiệu hóa, địa hình
chủ yếu là bằng phẳng. Địa hình này thuận lợi cho việc canh tác, đi lại, giao
thương hàng hóa của người dân địa phương.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đất đai: Thị trấn Vạn hà có diện tích tự nhiên là 5,45 km2 trong đó đất
nông nghiệp là 3,55 km2 (chiếm 65,14%), đất phi nông nghiệp là 1.33 km2
(chiếm 24,41 %) , đất chưa sử dụng là 0,57 km2 (chiếm 10,45%) (Số liệu
thống kê năm 2013 của Cục thống kê huyện Thiệu Hóa).
- Đặc điểm kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014: 7,83%
+ Thu nhập bình quân đầu người: 2,17 triệu/người/tháng
+ Tỉ trọng các ngành kinh tế: 65,08% nông nghiệp; 15,97% công nghiệp
và 18,95% dịch vụ.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 16
- Đặc điểm xã hội:
+ Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số xã là 7.248 người,
mật độ 133 người/km2, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 17,66%.
+ Lao động: Số lượng lao động đang làm việc là 5.975 người, trong đó lao
động trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 71% (4243 người).
Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ khá cao 47,34%, trong đó sơ cấp chiếm
17,28%, trung cấp là 15,35%, cao đẳng và đại học chiếm 13,37% và trên đại học là
1,34%.
2.1.2 Khái quát bộ máy quản lý chi ngân sách thị trấn Vạn Hà.
- Cơ cấu tổ chức: UBND thị trấn Vạn Hà phân công 2 công chức đảm
nhận Tài chính – Kế toán xã.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai
thác nguồn thu trên địa bàn thị trấn;
 Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo
hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách thị trấn và
thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
 Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp
xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế
toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy
định của pháp luật;
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 17
 Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,
quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban
nhân dân thị trấn theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn giao.
Tổ chức bộ máy quản lý chi NS thị trấn và việc vận dụng quy trình
nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NS thị trấn
được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ
chức bộ máy quản lý chi NS thị trấn và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt
là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền
hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận
trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NS
thị trấn có tác động rất lớn đến quản lý chi NS thị trấn. Tổ chức bộ máy quản
lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong
quản lý chi NS thị trấn trên địa bàn địa phương.
2.2 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ, TỈNH THANH HÓA
2.2.1 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn
Hà
Việc lập dự toán chi ngân sách thị trấn Vạn Hà được thực hiện trên cơ sở
quy định của ChínhPhủ, các hướngdẫn, chế độ, địnhmức theo hướng phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh, huyện, đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng
thực tế của thị trấn.
Trình tự lập dự toán chi ngân sách thị trấn được quy định tại thông tư số
60/2003/TT- BTC, các quy định về trình tự lập dự toán chi ngân sách xã được
bộ phận tài chính – kế hoạch xã thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo
chặt chẽ của UBND huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện Thiệu Hóa.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 18
Khi phòng tài chính nhận được thông báo về việc lập dự toán của cấp trên có
thẩm quyền thì sẽ có ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình
lập dự toán chi ngân sách của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Thị trấn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định
mức, tiêu chuẩnchilập dựtoánchicủađơnvị tổ chức mình. Hàng năm vào trung
tuần tháng 7, tài chính- kế toán thị trấn căn cứ vào tình hình thực hiện của năm
trước đểlập dựtoánchingân sách năm sau, báo cáo UBND thị trấn xem xét gửi
về phòng Tài chính – kế hoạch huyện.
Tài chính thị trấn lập dự toán chi trình UBND thị trấn báo cáo chủ tịch và
HĐND xã để xem xét gửi UBND và Phòng tài chính – kế hoạch huyện. Những
năm đầucủa thời kỳ ổn định ngân sách, phòngtàichính – kế hoạchhuyện sẽ làm
việc với UBND thị trấn về cânđốithu chi ngân sáchxã thời kỳ ổn định mới theo
khả năng cân đối chung và rà soát, kiểm tra nhiệm vụ chi của thị trấn để lập dự
toán ngân sách huyện rồi gửi Sở tài chính tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi có số kiểm tra và thông báo của Sở tài chính về số chi ngân
sáchtỉnh năm kế hoạch, phòng tài chínhhuyện lập và phân bổ dự toán chi ngân
sách huyện, báo cáo UBND huyện xem xét để trình HĐND huyện vào kỳ họp
gần nhất. Sau khi dự toán chi ngân sách xã được HĐND phê chuẩn, UBND
huyện ra quyết định giao các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho các xã, thị trấn trong
đó có chỉ tiêu chi ngân sách xã, thị trấn. Trong thời gian chờ UBND huyện ra
quyết định, phòng tài chính thông báo cho UBND thị trấn số dự toán chi ngân
sách thị trấn.
Nhìn chungquy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi ngân
sách thị trấn đều được thực hiện nghiêm túc. Dự toán chi đã được chi tiết đến
từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Do vậy, tác độngtốtđến quá trìnhchấp
hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi và kế toán quyết toán chi ngân
sáchthị trấn. Tuynhiên thực tế côngtác lập dựtoán chưađược nhận thức đầy đủ
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 19
và quan tâm sátsao củalãnh đạo thịtrấn, của cánbộ làm công tác tài chính – kế
toán thị trấn, số kiểm tra nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây
dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch không sát với
thực tế sẽ gây khó khăn rất lớn cho khâu chấp hành dự toán và khiến cho việc
phân bổ kinh phí khôngđạthiệu quảcao. Sựkết hợp giữa các bộ phận chưa cao
trong công tác lập và giao dự toán chi.
Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít biến
động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn thể,
chi an ninh quốc phòng áp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp. Tuy nhiên,
những khoản chi có nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp
giáo dục, sự nghiệp văn hóa, thể thao, an ninh quốc phòng, chi khác… cần
dựa vào nhu cầu thực tế địa phương vì lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ
đó thì chưa đủ, dự toán được lập sẽ không sát với thực tế và phải điều chỉnh
trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng quá trình chấp hành
dự toán. Đối với khoản chi cho hoạt động của cơ quan thị trấn, nếu trong năm
có cải cách tiền lương thì việc nâng lương và tăng chi lương là điều tất yếu.
Do vậy công tác lập dự toán của thị trấn chưa thực sự linh động và chặt chẽ.
Hoạt động chi ngân sách thị trấn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến
mọi hoạt động của đơn vị thụ hưởng ngân sách, đến sự phát triển của thị trấn.
Nếu các khoản chi kịp thời, đầy đủ và chính xác đúng mục đích thì sẽ giúp bộ
máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về quản lý
kinh tế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội được thực hiện tốt. Vì vậy, cần
nâng cao hiệu quả quản lý chi và chi ngân sách trên địa bàn thị trấn Vạn Hà
để đạt được mục tiêu tổng thể phát triển huyện, tỉnh, cả nước.
2.2.2 Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sáchthị trấn
Căn cứ vào dự toán NS thị trấn và phương án phân bổ NS thị trấn cả năm
đã được HĐND thị trấn quyết định, UBND thị trấn phân bổ chi tiết dự toán
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 20
chi ngân sách thị trấn theo Mục Lục NSNN, gửi kho bạc nhà nước huyện Kim
Bảng - nơi thực hiện giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Ban
tài chính – kế toán thị trấn thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí các tổ chức đơn
vị, bố trí theo nguồn dự toán năm. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện:
Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; được
người có thẩm quyền quyết định chi và đảm bảo cân đối và đúng nguồn.
Việc thanh toán các khoản chi của ngân sách thị trấn bằng lệch chi tiền:
Khi cần chi cho các khoản chi trong dự toán, ban tài chính – kế toán xã trình
dự toán cho phòng Tài chính yêu cầu phòng Tài chính viết lệnh chi tiền. Sau
khi xem xét các khoản chi đáp ứng đủ điều kiện, phòng tài chính viết lệnh chi
tiền yêu cầu kho bạc thanh toán các khoản chi đó. Sau khi nhận được lệnh chi
tiền Kho bạc cấp phát tiền cho Ban tài chính.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 21
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN
VẠN HÀ GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
ĐVT:Triệu đồng
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự
toán
Thực
hiện
TH/DT
(%)
Dự
toán
Thực
hiện
TH/DT
(%)
Dự
toán
Thực
hiện
TH/DT
(%)
Chi công tác
dân quân tự vệ,
an ninh trật tự
605 428 74,94 605 428 74,94 605 428 74,94
Chi sự nghiệp
giáo dục
20 32 132,7 8 48,5 607 49 55 138,9
Chi sự nghiệp y
tế
56 123 121 60 130,5 217,5 66 147,5 223,5
Chi sự nghiệp
VHTT
23 49 215 23 49,4 215 50 49,4 98
Chi sự nghiệp
thể thao
11 44 400,7 7 26 372 27 44 163
Chi sự nghiệp
truyền thanh
34 25 73,8 32 23 72 24 25 73,8
Chi sự nghiệp
kinh tế
205 424 206,8 165 399 242 165 399 242
Chi sự nghiệp
xã hội
270 264 97,8 280 267 95,4 280 267 95,4
Chi quản lý
nhà nước, đảng
đoàn thể
2600 2.474 95,16 2600 2474 95,16 2602 2283 87,75
Chi khác 14 21,4 153 16 23,5 146 18 21,4 119
TỔNG 4012 3923 97,2 3927 3950 94,3 3987 3953 92,8
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 22
Theo bảng 2.1, qua 3 năm tổng chi thường xuyên ngân sáchthị trấn Vạn
Hà là như sau: năm 2012 là 3923 triệu đồng, năm 2013 là 3950 triệu đồng
tăng 105,5% so với năm 2012 và năm 2014 là 3953 triệu đồng, tăng 103,5%
so với năm 2012 và tăng 102,1% so với năm 2013. Số chi thường xuyên NS
thị trấn tăng dần trong 3 năm là vì năm 2012 là năm đầu trong kì ổn định NS,
đồng thời cũng là năm đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện
Thiệu Hóa 10 năm từ 2011 – 2020 nên được điều chỉnh lại mặt bằng phân bổ
ngân sách cho địa phương; các năm tiếp theo các dự án tiếp tục được triển
khai như thực hiện chuẩn nghèo mới và một số các chính sách an sinh xã hội
lớn (Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật,…), triển khai thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015,…; tiếp tục thực hiện
cải cách tiền lương, vì vậy nhu cầu tăng chi ngân sách nhà nước là rất lớn từ
đó kéo theo nhu cầu tăng chi thường xuyên NS thị trấn cũng rất lớn. Năm
2013, chi thường xuyên NS thị trấn tăng đột biến trong 3 năm bởi trong năm
nhu cầu chi về y tế và giáo dục lớn do thực hiện cải cách giáo dục, việc tách
trường học để đảm bảo nhu cầu học của người dân địa phương làm tăng số
biên chế và các khoản chi thường xuyên cho giáo dục. Mặt khác, năm 2013
thị trấn trang bị thiết bị y tế, máy móc thiết bịmới cho trạm y tế thị trấn, đồng
thời việc phòng chống dịch tai xanh, dịch long móng lở mồm cho gia súc tốn
kém chi phí rất lớn. Năm 2014, là năm thứ 3 trong thời kì ổn định NS thị trấn,
chi tiêu thường xuyên NS thị trấn có sự giảm nhẹ so với năm 2012, đạt
98,11%, điều này là do xã đã cân đối được mức chi trong 2 năm vừa qua,
đồng thời trong năm không có biến động lớn, việc tiết kiệm chi cũng được
đẩy mạnh thực hiện.
Nhìn lại bảng 2.1, ngoài khía cạnh số thực hiện về chi thường xuyên NS
thị trấn qua 3 năm ta nhìn lại số thực hiện và dự toán thị trấn Vạn Hà xây dựng
thấy tổng chi thường xuyên NS thị trấn quyết toán cuối năm luôn không vượt
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 23
quá dự toán đầu năm trong 3 năm 2012 – 2014, cụ thể năm 2012 số thực
hiện/dự toán đạt 97,2%, năm 2013 là 94,3%, năm 2014 là 92,8% là hợp lý, phù
hợp với yêu cầu không chi quá dự toán, điều này cònchứng tỏ công tác quản lý
chi thường xuyên NS thị trấn ở đây tốt khi tiết kiệm được số kinh phí được cấp.
Tuy nhiên, liệu tổng quát là hợp lý thì cụ thể từng khoản chi đã có sự hợp lý
giữa số thực hiện và dự toán, đơn vị có thực sự có các biện pháp giảm chi, chi
tiêu một cách tiết kiệm và có hiệu quả hay không?Cơ cấu chi giữa các hạng
mục đã hợp lý hay chưa?
* Chi công tác dân quân tự vệ - an ninh trật tự:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
Khoản chi này được dùng để đảm bảo công tác an ninh quốc phòng của
địa phương, khoản chi này giữ cố định ở cả 3 năm ngân sách là 428,3 triệu
đồng. Sở dĩ nó ổn định bởi Việt Nam đang trong thời kì hòa bình, đồng thời
thị trấn Vạn Hà không thuộc xã, thị trấn chiến lược trong an ninh quốc phòng
của quốc gia nên hầu hết các hoạt động quốc phòng không có nhiều thay đổi,
kinh phí chỉ để phục vụ bộ phận làm an ninh, mở các lớp tập huấn nhiệm vụ
an ninh, thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho thị trấn.
605 605 605
428 428 428
0
100
200
300
400
500
600
700
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
HÌNH 2.1: CHI AN NINH TRẬT TỰ
Dự toán
Thực chi
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 24
Mặt khác, các khoảnchinàyphầnchi thực tế luôn nhỏ hơn dự toán, chỉ giữ
mức bằng79,4% so vớidự toán ở cả 3 năm, việc này cho thấy khâu lập dự toán
củađơnvị đangcó vấn đề, nếu 2 năm 2012 và 2013 đã ổn định thì đến 2014 có
thể giảm dự toán chi thường xuyên NS thị trấn ở hạng mục này và điều chuyển
sangnhững hạng mục khác cầnthiết hơn. Tuynhiên theo giải trình của cán bộ tài
chínhthịtrấnthì vì đâylà nhiệm vụ chínhtrị, liên quan đến an ninh nên luôn phải
có khoảndựphòngđểđảmbảonhữngbấtthườngxảy ra và đáp ứng kịp thời nhu
cầuchiđộtxuấtkhi cầnthiết và khoảnchiđộtxuấtnày thườngdùng lệnh chi tiền.
Theo ýkiến củabảnthân tôi, phầndựtrù dựphònglà cầnthiết cho hạng mục
này, tuy nhiên cánbộ tàichínhthịtrấn cũngcầnchú ý, vì mỗi năm khoản chi chỉ
chiếm cơ 79,4% so vớidựtoán, consốnàyquáchênhlệchvà không cần thiết vẫn
phảigiữ ở mức nhiều như thế. Nếu mỗinăm chicho quốcphòngchỉở mức 428,3
triệu đồngthì khoảndựtrùcho nhữngviệc độtxuấtchỉ cầnở mức 5% tổng chi là
454,7 triệu đồng. Con số này nhỏ hơn rất nhiều so với 605 triệu đồng trong dự
toán hàng năm thị trấn lập dành cho quốc phòng của thị trấn.
* Chi sự nghiệp giáo dục:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
20
28
49
32
48
55
0
10
20
30
40
50
60
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
Dự toán
Thực chi
HÌNH 2.2: CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 25
Năm 2012, số thực chi bằng 167,2% so với dự toán vì đây là năm đầu
tiên thực hiện cải cách giáo dục, đẩy nhiều hoạt động vào trường học như “tiết
học xanh” về môi trường và biến đổi khí hậu, “chúng em yêu lao động” cho
học sinh tiểu học, “an toàn đến trường”, “mỗi tuần một buổi giáo dục giới
tính” cho học sinh cấp II và cấp III. Đồng thời, tổ chức các khóa huấn luyện
cho giáo viên làm công tác phong trào của trường về các hoạt động trên, tổ
chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè cho giáo viên các trường cập nhật và
nâng cao kiến thức, phương pháp giảng dạy.
Năm 2013, số thực chi tăng mạnh, bằng 173,2% so với dự toán đưa ra.
Sở dĩ có sự tăng đột biến đó bởi 2013 thị trấn thực hiện tách trường mầm non
thị trấn thành 2 cơ sở, một cơ sở ở khu I, một cơ sở ở khu II tạo điều kiện đáp
ứng nhu cầu gửi con em mình của người dân địa phương. Việc tách trường
kéo theo tăng đội ngũ cán bộ và tăng các hoạt động, nhu cầu kinh phí tăng.
Năm 2014, hoạt động giáo dục của thị trấn đã đi vào ổn định, mặc dù có
sự tăng nhẹ do nhu cầu học sinh học ngày càng đông, chi phí để đào tạo ngày
càng nhiều (điều này phù hợp với điều kiện thực tế) nhưng sự tăng này không
đáng kể, và dự toán được lập khá sát với thực tế.
Điểm yếu trong khoản chi này là năm 2012, 2013 cá nhân cán bộ tài
chính xã năng lực còn yếu, chưa bám sát nhu cầu thực tế của địa phương, xây
dựng dự toán còn mang tính hình thức, dựa vào dự toán năm trước, chưa tính
toán được những thay đổi trong năm ngân sách. Năm 2014, điểm yếu này có
được khắc phục, tuy nhiên có thể nhận xét này là nhờ khách quan bởi năm
2014 thị trấn không có thêm các chương trình lớn về cải cách giáo dục.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 26
* Chi sự nghiệp y tế:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
Cả 3 năm chi sự nghiệp y tế đều tăng và đều có thực chi vượt dự toán
nhiều lần, năm 2012 là 221%, năm 2013 là 217,5% và năm 2014 là 223,5%.
Sở dĩ có sự tăng chi nhiều như vậy là bởi thị trấn Vạn Hà đã trang bị đầy đủ
trang thiết bị và máy móc mới cho trạm ý tế xã, đồng thời thị trấn đang tăng
cường công tác khám chữa bệnh cho người dân địa phương, tiếp tục thực hiện
bảo hiểm y tế cho người nghèo, thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ em, thực hiện
các biện pháp phòng dịch đau mắt đỏ, sởi, lao, phong, sốt xuất huyết. Ngoài
ra thị trấn còn phải đối mặt với dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh. Việc
phòng dịch, xử lý dịch và khắc phục hậu quả sau dịch chiếm một con số
không nhỏ trong chi sự nghiệp y tế.
Khoản mục chi sự nghiệp y tế lại càng cho thấy năng lực của cán bộ tài
chính kế toán thị trấn chưa sát sao thu thập số liệu trong khi lập dự toán, đồng
thời cho thấy bộ máy chính quyền thị trấn cũng chưa quan tâm đến việc lập
dự toán của địa phương, còn thực hiện theo hình thức, khuôn mẫu.
56 60
66
123
131
148
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
HÌNH 2.3: CHI Y TẾ
Dự toán
Thực chi
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 27
* Chi sự nghiệp văn hóa – thông tin:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
Trong 3 năm 2012-2014 chi NS thị trấn cho sự nghiệp văn hóa thông tin
có sự thay đổi giữa các năm nhưng nhìn chung là ổn định ,đảm bảo cho công
tác tuyên truyền các hoạt động trong thị trấn cho nhân dân được biết. Thực
hiện tốt công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, tăng cường công
tác quản lý về các hoạt động văn hóa, thông tin
* Chi sự nghiệp thể thao, truyền thanh:
23
49
40
49 49.4
36
0
10
20
30
40
50
60
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
HÌNH 2.4: CHI VĂN HÓA THÔNG TIN
Dự toán
Thực chi
45
69
77
69
75.4
93.4
0
20
40
60
80
100
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Triệuđồng
HÌNH 2.5: CHI THỂ THAO, TRUYỀN THANH
Dự toán
Thực chi
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 28
Chi sự nghiệp thể thao – truyền hình cũng có sự biến động theo chiều
hướng tăng dần nó phù hợp với thực tế tình hình địa phương bởi việc thực
hiện các chương trình mục tiêu như nông thôn mới, người có uy tín trong địa
phương, ngày hội đại đoàn kết, thanh niên xung kích, ... cùng với những hoạt
động hội họp, phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin đến từng xóm, từng nhà, sự
nghiệp phát thanh ngày càng phát triển. Nó là phương tiện hữu ích trong công
tác tuyên truyền, công tác tư tưởng.
* Chi sự nghiệp kinh tế:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
Khoản này dùng để phục vụ các hoạt động sự nghiệp như sự nghiệp giao
thông, sự nghiệp nông – lâm – ngư nghiệp, sự nghiệp địa chính, sự nghiệp thị
chính và các sự nghiệp khác (chi tiết xem ở phụ lục). Nhìn lại bảng 2.1 ta thấy
khoản chi này chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi thường xuyên NSX
và quá trình chấp hành chi luôn lớn hơn dự toán chi, cụ thể năm 2012 dự toán
chi là 205 triệu đồng trong khi thực tế chi là 424 triệu đồng (gấp 206, 8%),
năm 2013 và 2014 thực tế chi là 399 triệu đồng, gấp 242%. Sở dĩ nó lớn hơn
dự toán bởi đây là một khoản chi rất được quan tâm chú trọng, nó quyết định
205
165 165
424
399 399
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
HÌNH 2.6: CHI SỰ NGHIỆP KINH TẾ
Dự toán
Thực chi
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 29
đến sự phát triển kinh tế của thị trấn, thị trấn Vạn Hà đang bước vào giai đoạn
đầu của chiến lược phát triển kinh tế nông lâm ngư ngiệp – công nghiệp –
dịch vụ theo định hướng của toàn tỉnh nên việc đầu tư vào kinh tế nhiều. Mặt
khác do số giao chỉ tiêu từ đơn vị Tài chính cấp trên thấp nên dự toán được
duyệt thấp, không phù hợp với thực tế của địa phương, xã phải tự cân đối từ
nguồn khác trong mục chi thường xuyên để phục vụ nhu cầu chi này.
Mặt quản lý chi NS thị trấn về kinh tế được làm khá chặt chẽ, từ việc đặt
ra mục tiêu, xem xét điều kiện, sự cần thiết rồi mới thực hiện cấp phát. Việc
cấp phát phải dựa theo dự toán chi tiết của các dự án, các khoản chi trên 20
triệu đều lập hồ sơ xin quyết định của UBND huyện theo đúng trình tự thủ tục
nên cũng tăng hiệu quả quản lý của cấp trên. Nhưng vẫn có tình trạng thất
thoát vốn trong khâu quản lý các khoản chi nhỏ. Vì vậy cần sự phối hợp chặt
chẽ giữa các bên, và sự giám sát kiểm tra của Ban tài chính – kế toán xã,
Phòng tài chính huyện và KBNN huyện.
* Chi sự nghiệp xã hội:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
270
265
280
264
267 267
255
260
265
270
275
280
285
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
HÌNH 2.7: CHI XÃ HỘI
Dự toán
Thực chi
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 30
Chi sự nghiệp xã hội là khoản chi của NS thị trấn nhằm giải quyết các vấn
đề mang tính xã hội phát sinh trên địa bàn gồm: chi trợ cấp Tết, hưu xã, thôi
việc và khoản trợ cấp khác, chi trợ cấp cho người già, trẻ mồ côi… Chi sự
nghiệp xã hội có thể nói là mục chi thể hiện không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế
đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng, tình người, thể hiện
đường lối chính sách của Đảng nhà nước ta… nhằm đền đáp lại một phần nào
đó công sức của những người đã cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ
tổ quốc, trợ cấp cho những người thuộc đối tương khó khăn. Ngoài ra các
khoản chi này còn đáp ứng nhu cầu chi phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Năm 2012 thực chisựnghiệp đảm bảo xã hộilà 264 triệu đồng, năm 2013 là
267 triệu đồng, năm 2012 là 267 triệu đồng. Các khoản này gia tăng giữa các
năm. Điều đó là hợp lý vì xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được
cảithiện thì mức chitrợ cấp cho các gia đình đối tượng chính sách tăng. Các tệ
nạn xã hội ngày càng gia tăng, do đó chi phí cho phòng, chống tệ nạn xã hội
ngày càngtăng. Ngoài ra thị trấn cònsửdụngkhoản chi này để chi cho công tác
nâng cấp, xây dựng, sửa chữa nghĩa trang, đài tưởng niệm, chi hoạt động văn
hóa thể thao quần chúng, chi cho công tác xây dựng nhà tình nghĩa.
Ngoài ra, khoản chi NS thị trấn này thường thực hiện ít hơn so với dự
toán, điển hình 2012 tỉ lệ TH/DT là 97,8%, 2013 là 95,4%. Điều này cho thấy
thị trấn đã và đang thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi, chi trả phù hợp. Đồng
thời ở khoản mục này, cán bộ tài chính kế toán thị trấn đã bắt nhịp với thực tế
địa phương, sau năm 2012 khoản chi ít hơn so với dự toán thì cán bộ thị trấn
đã điều chỉnh dự toán từ 270 triệu đồng năm 2012 xuống 265 triệu đồng năm
2013, tuy nhiên năm 2012 chi lại là 267 triệu đồng ( lớn hơn so với dự toán)
nên đến năm 2014 cán bộ thị trấn lại tăng dự toán lên 280 triệu đồng. Năm
2014, chi xã hội vẫn chỉ ở mức 267 triệu đồng chứng tỏ thị trấn vẫn giữ vững
công tác chi tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ. Tuy nhiên, ở năm 2014, độ
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 31
vênh dự toán so với thực chi là 95,4% vì vậy ý kiến cá nhân đề nghị cán bộ tài
chính kế toán thị trấn cần nắm bắt hơn nhu cầu thực tế, xây dựng dự toán sát
hơn nữa, phù hợp hơn nữa với thực chi.
* Chi quản lý Đảng – Đoàn thể:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường
xuyên NSX, nó chiếm từ 60- 70 % tổng chi ngân sách thị trấn. Chi quản lý
Đảng – Đoàn thể bao gồm các khoản chihoạt độngcủa các cơ quan Nhà nước,
chi hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể khác như: Mặt trận Tổ quốc,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp
phụ nữ, Hội nông dân..., chủ yếu là chi tiền điện, nước, điện thoại, báo chí, vật
tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách, sinh hoạt phí cán bộ thị trấn ...
- Điểm mạnh ở mục chi này là thị trấn đã làm tốt công tác lập dự toán
và chấp hành dự toán, năm 2012, dự toán là 2600 triệu đồng, thực chi là 2474
triệu đồng, năm 2013, cán bộ tài chính xã đã giảm dự toán xuống 2550 triệu
đồng và mức chi là 2540 triệu đồng, năm 2014, dự toán vẫn giữ ở mức 2550
2600
2550 2550
2474
2540
2590
2400
2450
2500
2550
2600
2650
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
HÌNH 2.8: CHI QUẢN LÝ ĐẢNG - ĐOÀN THỂ
Dự toán
Thực chi
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 32
triệu đồng và thực chi là 2550 triệu đồng. Đồng thời công tác tiết kiệm chi
trên tổng thể là có được áp dụng và phát huy tốt vai trò của mình.
- Nhìn vào các khoảnchiđều tăng theo các năm, năm 2012 chicho quản
lý Đảng – Đoàn thể là 2474 triệu đồng, năm 2013 là 2540 triệu đồng, năm 2014
là 2590 triệu đồng. Sở dĩ các khoản chi này tăng bởi chi cho quản lý Nhà nước
gồm chi cho sinh hoạt phí cán bộ, chi phụ cấp đại biểu HĐND, chi đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi cho tiền công lao động theo hợp đồng,…nhưng
chủ yếu các khoản chi tập trung ở 3 nội dung: chi lương, phụ cấp; chi mua sắm
sửa chữa tài sản cho trụ sở; các khoản chi khác.
+ Khoản chi trả lương cho cán bộ công chức thị trấn, các đại biểu HĐND
thị trấn, cán bộ bán chuyên trách: Chính sách lương tăng, năm 2012 là
950.000 đồng/tháng, năm 2013 là 1050 triệu đồng/tháng, năm 2014 là 1150
nghìn đồng/tháng.
+ Ngoài chi lương và các khoản phụ cấp các khoản chi còn lại gọi là chi
hoạtđộnggồm: Chinghiệp vụ phí, vănphòng phẩm, công tác phí, chi hội nghị,
tiếp khách.... . Nhưng nhìn chung thị trấn đáp ứng được các nhu cầu chi tối thiểu
đảm bảo cho bộ máychínhquyềnthị trấn hoạt độngthườngxuyên, đã chấp hành
mọi quy định về chế độ chứng từ, chế độ kế toán trong quá trình thanh toán.
+ Đối với các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản nhỏ, phương
tiện làm việc cũng được tăng lên, cải thiện điều kiện làm việc của các cơ quan
chính quyền, phục vụ công tác quản lý hiệu quả hơn.
Tuynhiên phảithấy rằng khoản chicho Đảng – Đoànthể là khoản chi
chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi ngoài vì lý do chính trị thì còn do:
+ Việc quản lý chi hoạt động của thị trấn chưa thật chặt chẽ, thiếu tính kế
hoạch, không bám vào chế độ, định mức chi nên một số khoản chi như chi hội
nghị, chi tiếp khách... còn lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 33
cho chi quản lý nhà nước nói riêng và chi quản lý hành chính nói chung có tỷ
trọng cao hơn.
+ Ngoài ra, do mua sắm, sửa chữa nhỏ cũng là một yếu tố tác động.Chi
quản lý Nhà nước không mang tính ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của thị
trấn nhưng nó mang tính quyết định đến sự nghiệp đổi mới hiện nay. Do vậy,
một khi được quan tâm thỏa đáng sẽ kích thích công tác quản lý NSX nói
chung và chi NS thị trấn nói riêng được thực hiện tốt hơn, thúc đẩy công tác
thực chi thu chi NS thị trấn đạt hiệu quả cao hơn.
* Chi khác:
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa
Là các khoảnchi ngoàicác khoản chitrên được pháp luật quy định. Như là
chihội trợ cho mộtsố tổ chức tại địa phương, chi hỗ trợ giáo dục, chi công tác
môi trường, diệt chuột, công tác phí, điện nước, báo… chi khác. Ba năm qua
khoản chi này chiếm 1 phần nhỏ trong chi NS thị trấn tuy nhiên các khoản chi
này thường vượtdự toánkhá nhiều, cụthể: năm 2012 thực chi là 21,4 triệu đồng,
dựtoán là 14 triệu đồng (vượt 153%), năm 2013 là 23,5 triệu đồng. vượt 146%,
năm 2014 là 21,4% (vượt 119%). Có thể thấy mục chi này kế toán thị trấn chưa
ước lượng được đúng các khoản mục chi, mặt khác cũng thấy số giao dự toán
14
16
18
21.4
23.5
21.4
0
5
10
15
20
25
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệuđồng
HÌNH 2.9: CHI KHÁC
Dự toán
Thực chi
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 34
của cấp trên thấp, không phù hợp với tình hình địa phương. Tuy nhiên năm
2014, khoản chinày đãgiảm nhiều và vượt dựtoán íthơn 2 năm trước, điều này
cho thấy thị trấn đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm và kiểm soát chi hiệu quả.
Chi khác là khoản chi khó quản lý nhất trong tất cả các khoản chi
thường xuyên của NS thị trấn, bởi lẽ khoản chi này không được một cách chi
tiết, cụ thể trong dự toán nên không có cơ sở để kiểm tra, giám sát việc cấp
phát và sử dụng vẫn có hiện tượng chi sai, còn lãng phí. Khoản chi này nếu
không quản lý chặt chẽ sẽ gây lãng phí, hơn nữa đây là khoản chi nhằm phục
vụ tốt hơn cho công tác quản lý ngân sách, vì vậy quản lý chặt chẽ để giảm
chi khoản này là điều cần thiết.
2.2.3. Tình hình quyết toán chi thường xuyên ngân sáchthị trấn
Quyết toán chi NS thị trấn là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách
nhằm tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm khi năm ngân
sách kết thúc từ đó đánh giá kết quả hoạt động, ưu điểm và những hạn,
nguyên nhân. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những chu trình
ngân sách tiếp theo.
Kế toán thị trấn có tráchnhiệm thực hiện côngtác hạch toánkế toánvà
quyết toánchi NS thị trấn theo mục lục ngân sáchvà chếđộ kế toán hiện hành.
Tuy nhiên công tác kế toán và quyết toán NS thị trấn vẫn cònnhững tồn
tại hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện hơn công tác quản lý chi NS thị trấn.
Thực tế cho thấy quyết toán chi NS thị trấn đã được các đơn vị quan tâm thực
hiện nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về mặt tiến độ thời gian cũng
như chất lượng của các báo cáo quyêt toán, công tác kiểm tra, xét duyệt quyết
toán cònchưa cụ thể, chi tiêt và đôikhi mang tính hình thức.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 35
2.3 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN THỊ TRẤN VẠN HÀ
2.3.1 Những mặt đạt được
Thứnhất:Côngtáchạchtoán,kếtoán ngân sách thị trấn đang dần được
hoàn thiện nângcao.. Hàngnăm, PhòngTài chính - Kế hoạch huyện Thiệu Hóa
thường xuyên tổ chức tập huấn, bồidưỡngnghiệp vụ kế toán cho các kế toán thị
trấn, góp phần làm cho kế toán thị trấn thực sự trở thành công cụ quan trọng,
phục vụ công tác quản lý NS. Trên cơ sở này, kế toán thị trấn đã biết cách lập
dự toán, báo cáo quyết toán theo đúng yêu cầu quản lý NSNN hiện hành.
Thứ hai: Công tác điều hành chi ngân sách đang ngày càng đượcthựchiện tốt.
Chính quyền thị trấn đã chủ động quản lý, điều hành các khoản chi, đặc biệt là các
khoản chi thường xuyên trong tổng kinh phí được giao, để đáp ứng nhu cầu phát
triển, nâng cao đờisốngvật chất cũng như tinh thần của người dân trong thị trấn.
Tuy các khoản chi thường xuyên có xu hướng gia tăng về số tuyệt đối do
một số điều kiện khách quan như chính sách tăng lương, tăng phụ cấp đãi ngộ
cho cán bộ công chức thị trấn, lạm phát, giá cả tăng cao...nhưng tỷ trọng trong
tổng chi NS thị trấn đã giảm. Điều đó cho thấy thị trấn đã bắt đầu thực hiện
nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí, nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm hiệu quả
được quán triệt nhiều hơn. Công tác kiểm tra, kiểm soát chi theo định mức đã
được làm tốt. Vì thế thị trấn vừa đảm bảo chi thường xuyên cho các hoạt động
quản lý nhà nước, sựnghiệp kinh tế, côngtác xã hộivà vừa có phần tiết kiệm chi
cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế như: xây dựng cầu cống kênh
mương, đường giao thông.
Thứba: Thị trấn đã áp dụng phần mềm tin học trong công tác quản lý NS
thị trấn và kế toán NS thị trấn. Đây là một bước đột phá, một bước tiến quan
trọngtrong côngtác quản lý NS thị trấn. Nhờ sửdụng công nghệ thông tin trong
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 36
công tác hạch toán, kế toán NS thị trấn đã cung cấp thông tin một cách nhanh
chóng và kịp thời cho cơ quan quản lý cấp trên, giúp cho việc quản lý và điều
hành NS thị trấn có hiệu quả.
2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế
Xây dựng dự toán chi NSX chưa thực sự bám sát vào yêu cầu thực tế của
thị trấn xây dựng các khoản chi phần nhiều mang tính hình thức, chưa sát với
thực tế, chủ yếu vẫn dựa vào các văn bản cấp trên, công tác tính toán dựa vào
số năm trước, chưa khoa học.
Các khoản chi chưa thực sự được tiết kiệm, có hiệu quả. Vẫn còn tình
trạng lãng phí trong chi thường xuyên: Thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành
chính vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không
đúng tiêu chuẩn, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội,
ngày kỷ niệm còn chưa hợp lý, lãng phí);
Ở một số năm chiNSX thường lớn hơn dự toán rất nhiều, điều đó cho thấy
công tác quản lý, giám sát chi NSX chưa thực sự tốt.
Cơ cấuchigiữa các mục chithường xuyên NSX chưahợp lý, một số khoản
chicó thể tiết kiệm và ít biến động như chi cho quốc phòng, chi cho sự nghiệp
phát thanh, chi sự nghiệp xã hội cần giảm số dự toán xây dựng và tăng số dự
toáncủa một số khoảnchithường xuyên có thực chi lớn hơn dự toán như chi sự
nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế.
Công khai – minh bạch trong chi NSX chưa thực sự rõ ràng, việc công
khai quyết toán NSX mới chỉ được dán trên bảng tin của xã và với ngôn ngữ
tài chính, gây khó hiểu cho người dân địa phương – những người không có
trình độ về tài chính, kế toán. Ngoài ra thời gian dán trên bảng tin không tuân
thủ quy định về công khai minh bạch là 90 ngày kể từ ngày dán thông báo
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 37
theo thông tư số 21/2005/TT-BTC. Đồng thời không dùng các biện pháp công
khai khác như thông báo trên phương tiện đại chúng (loa phát thanh xã) là
những phương tiện dễ được tiếp nhận nhất.Vì vậy, minh bạch nhưng thực ra
là không minh bạch.
2.3.3 Nguyên nhân
- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chi NS thị trấn
chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ban hành chưa kịp thời, nhiều khi còn
mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản
lý chi NS thị trấn còn nhiều hạn chế: Từ sự nhận thức chưa đúng về chức
năng quản lý nghiệp vụ của cơ quan tài chính, với việc kiểm soát chi của
KBNN, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý và kiểm soát NS thị trấn.
- Sự chưa sát sao đến cơ sở của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện trong
việc hướng dẫncác văn bản hiện hành, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tài
chínhxã, chủ tài khoản thị trấn. Chưa có cánbộ chuyênmôn hóatheo dõisát sao
thị trấn để nâng cao trách nhiệm và sâu sát hơn đến các vấn đề vướng mắc cần
giải đáp và khắc phục trong quá trình thực hiện một chu trình NS ở xã.
- Chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn Luật NSNN và quy
định tại các Thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn Luật NSNN. Số liệu
quyết toán thường điều chỉnh theo ý muốn chủ quan, nhằm làm đẹp số liệu
trước khi trình duyêt.
- Chính quyền địa phương chưa ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mình
trong quản lý chi ngân sách thị trấn theo phân cấp chính quyền.
- Trình độ năng lực về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tài
chínhkế toán thị trấn cònnhiều hạn chế, dẫn đến việc lập dự toán ở thị trấn còn
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 38
chưa sát với thực tế, chưa cân chỉnh các năm cho phù hợp với nhu cầu thực tế
của địa phươngmà chỉ mang tínhước lệ dựavào những consố đãcó năm trước.
Quá trình hoạch toán nhiều khi sai dẫn đến việc duyệt quyết toán chậm.
- Công tác quản lý NS thị trấn của chủ tài khoản – chủ tịch UBNDthị trấn
kém hiệu quả do chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, chỉ
duyệt theo đề nghị của kế toán vì vậy chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý
theo quy định của Luật NSNN.
- Công tác tự thanh kiểm tra nội bộ của các đơn vị sử dụng trực tiếp ngân
sách chưa tốt, kiến thức về tài chính kế toán của các ban sử dụng ngân sách
chưa có là rào cản gây ra việc công tác kiểm soát chi nội bộ yếu kém, chi
không hiệu quả.
Từđặc điểm kinh tế - xã hội xã, từ những phân tíchvề quátrình chi và quản
lý chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn Hà, đồng thời phân tích rõ công tác
này chương 2 đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về công tác tài chính thị trấn
Vạn Hà trên mặt chi ngân sách. Trênnhững mặt mạnh cầnphát huy, tác giả cũng
chỉ ra những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu cần khắc phục, từ đó có định
hướng đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế địa phương.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 39
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI THƯỜNG XUYÊN
Trong quá trình đổi mới, kinh tế phát triển mạnh mẽ thì nhiệm vụ chi
của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn không ngừng tăng. Quy mô tài chính
NS thị trấn phát triển thì yêu cầu công tác quản lý điều hành phải được
thường xuyên củng cố và hoàn thiện phù hợp với quy mô phát triển của nó.
Chính vì vậy trong những năm tới, công tác quản lý chi NS thị trấn cần được
quan tâm đúng mức, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội và
phù hợp với yêu cầu cơ chế quản lý kinh tế hiện nay.
Quản lý chi NS thị trấn dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách
phát triển KT-XH của huyên Thiệu Hóa nói chung và thị trấn Vạn Hà nói
riêng. Điều chỉnh, cơ cấu lại chi thường xuyên NS, phân bổ nguồn chi một
cách hợp lý; đảm bảo kinh phí cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước tại địa
phương; ưu tiên chi cho SN giáo dục - đào tạo. Bố trí kinh phí để thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Đẩy mạnh xã hội hoá một số khoản chi như chi SN giáo dục, đào tạo; chi
SN văn hoá thông tin, hoạt động bảo trợ xã hội…Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả các cuộc vận động, các phong trào: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người
nghèo”...để hỗ trợ các gia đình chính sách, các đối tượng khó khăn trên địa
bàn thị trấn.
Gắn nội dung quản lý các khoản chi NS thị trấn với các mục tiêu phát triển
trên địa bàn thị trấn, tiếp tục triển khai chương trình phát triển nông nghiệp
đạt hiệu quả cao nhất và đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015
mà đảng và nhà nước đã đề ra.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 40
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHI VÀ QUẢN LÝ CHI
3.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một số khoản chi sự
nghiệp ngân sáchthị trấn
Xây dựng dự toán chi NS thị trấn chưa thực sự bám sát vào yêu cầu
thực tế của thị trấn. Việc xây dựng các khoản chi phần nhiều mang tính hình
thức, chưa sát với thực tế, chủ yếu vẫn dựa vào các văn bản cấp trên, công tác
tính toán dựa vào số năm trước, chưa khoa học. Cụ thể như chi sự nghiệp y tế,
chi sự nghiệp truyền thanh, chi sự nghiệp VHTT thực hiện lớn hơn nhiều so
với dự toán thị trấn lập. Vì vậy, thị trấn cần tăng cường công tác quản lý,
giám sát chi NS thị trấn bằng việc thường xuyên kiểm tra việc lập dự toán và
các căn cứ cụ thể, thực tiễn để lập dự toán ngân sách thị trấn, để tránh sự
chênh lệch lớn trong khâu thực hiện với khâu lập dự toán.
Cơ cấuchi giữa các mục chi sựnghiệp chưahợp lý, một số khoản chi có
thể tiết kiệm và ít biến động như chi cho quốc phòng, chi cho sự nghiệp phát
thanh, chisự nghiệp xã hộicần giảm số dựtoán xây dựng và tăng số dựtoán của
một số khoản chi thường xuyên có thực chi lớn hơn dự toán như chi sự nghiệp
giáo dục, chisự nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế. Vì vậy để hoàn thiện hơn dự
toán NS thị trấn phù hợp với tình hình thực tế cán bộ tài chính kế toán thị trấn
Vạn Hà cần cân đối lại các khoản chi cho phù hợp, giảm dự toán ở chi quốc
phòng, chi sự nghiệp truyền thanh, chi sự nghiệp xã hội, đẩy mạnh chi sự
nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp y tế, giáo dục.
3.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cánbộ kế toán thị trấn
Thực tế cho thấy, trên địa bàn thị trấn Vạn Hà cán bộ làm công tác kế
toán thị trấn còn hạn chế về trình độ chuyên môn. Kế toán thị trấn chưa phát
huy được hết năng lực, trình độ chuyên môn, cập nhật thông và nghiên cứu
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 41
các văn bản hướng dẫn điều hành chưa thường xuyên. Do đó công tác tham
mưu cho cấp ủy, HĐND, UBND thị trấn về chỉ đạo quản lý và điều hành thu,
chi NS thị trấn chưa đúng với quy định như: chưa phân định rõ từng nguồn
thu để tham mưu điều hành chi ngân sách đúng mục đích và có hiệu quả. Để
đáp ứng được yêu cầu quản lý chi NS thị trấn hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ kế
toán cần phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về luật NSNN và
các văn bản liên quan , đồng thời phải sâu sát thực tế và phải có phẩm chất
đạo đức tốt.
Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của cán
bộ tài chính - kế toán trên địa bàn thị trấn:
• Cập nhật các thông tin và văn bản hướng dẫn cho cán bộ kế toán xã
đảm bảo côngtác tham mưu cho cấp ủy, HĐND, UBND thực hiện chi ngân sách
hiệu quả và công khai tài chính kịp thời
• Nâng cao năng lực của cán bộ kế toán thị trấn, tổ chức tuyển chọn cán
bộ kế toán thị trấn được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo thành
thạo công việc, có đạo đức nghề nghiệp tốt, những người thực sự có năng lực.
• Tăng cường công tác đào tạo cả theo chức danh và theo từng công việc
(đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức bổ trợ khác:
ngoại ngữ, tin học,…). Trong đó chú trọng đến việc đào tạo, cập nhật kiến
thức mới cho kế toán thị trấn.
3.2.3 Quántriệt chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đối với một số khoảnchi hành
chính
Các khoản chi chưa thực sự được tiết kiệm, có hiệu quả. Vẫn còn tình
trạng lãng phí trong chi thường xuyên: thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành chính
vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 42
tiêu chuẩn, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, ngày kỷ
niệm còn chưa hợp lý, lãng phí);
Một số giải pháp thực hiện tiết kiệm, hiệu quả đối với các khoản chi trên:
• Thiết lập các định mức chi và thứ tự ưu tiên các khoản chi mua sắm, sửa
chữa trang thiết bị,…phù hợp làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chi và thực
hiện việc kiểm soátcác khoản chi NSX một cách hiệu quả
• Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xây dựng dự toán chi hàng
tháng, hàng quý làm căn cứ thực hiện chi cho sát với tình hình thực tế đảm
bảo hiệu quả các khoản chi
• Xây dựng định mức chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình thực tế làm căn
cứ khi phát sinh nhu cầu chi tiêu. Xác lập thứ tự ưu tiên cho công tác thực
hiện các khoản chi như chi nghiệp vụ chuyên môn trước, chi mua sắm sữa
chữa thực hiện sau… đảm bảo phù hợp với khả năng của NSX.
• Các khoản thu đóng góp của nhân dân để chi theo mục tiêu đã định cần chi
đúng mục đích, có phương án cụ thể, có sự giám sát của nhân dân để tạo ra
lòng tin cho quần chúng nhân dân ,tránh tình trạng chi sai mục đích, có biểu
hiện mờ ám. Tất cả các khoản chi NSX phải được ghi chép đầy đủ và định kỳ
thông qua HĐND xã cho mọi người dân đều biết.
Tiết kiệm hiệu quả là yêu cầu đặc biệt quantrọng trongviệc quản lý NS thị
trấn. Vì NS thị trấn vừa là đơn vị sửdụng ngân sách, vừalà cấp ngân sách, chi
ngân sáchthịtrấn quyếtđịnh ngân sáchtrêntoàn bộ thị trấn nên khá phức tạp,
lợi íchcủakhản chi này mang lại thường gắn liền với lợi íchcụthể cục bộ, sử
dụng nguồnlực ngân sáchphầnnào bịhạn chế, dẫnđến thất thoát, lãng phí.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 43
Để tránh được tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện
pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản chi NSX và nâng cao nhận
thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi ngân sách đó.
3.2.4 Tăng cường công khai – minh bạch chi ngân sáchthị trấn
Công khai – minh bạch trong chi NS thị trấn chưa thực sự rõ ràng, việc
công khai quyết toán NS thị trấn mới chỉ được dán trên bảng tin của thị trấn
và với ngôn ngữ tài chính, gây khó hiểu cho người dân địa phương – những
người không có trình độ về tài chính, kế toán. Ngoài ra thời gian dán trên
bảng tin không tuân thủ quy định về công khai minh bạch là 90 ngày kể từ
ngày dán thông báo theo thông tư số 21/2005/TT-BTC. Đồng thời không
dùng các biện pháp công khai khác như thông báo trên phương tiện đại chúng
(loa phát thanh thị trấn) là những phương tiện dễ được tiếp nhận nhất.Vì vậy,
cán bộ thị trấn phải có các giải pháp để công khai các khoản chi, thông
báotrên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, chấp hành đúng quy
định của pháp luật về ngày dán và công khai các khoản chi.
3.3 ĐIỀU KIÊN THỰC THI GIẢI PHÁP
Điều kiện để thực thi quản lý chi và chi ngân sách thị trấn là:
- Hệ thống pháp luật phải ngày càng hoàn thiện để tăng cường hiệu lực
pháp luật, pháp chế của chính quyền Nhà nước cấp thị trấn với nhân dân. Nhà
nước cần phải có cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích và làm đòn bẩy
kinh tế khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương.
- UBND thị trấn phải có công văn cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn để các
cấp các ngành làm đúng theo quy định của Nhà nước, đồng thời thấy được vai
trò quan trọng của chi NS thị trấn trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 44
- Công tác quản lý chi NS thị trấn phải được coi trọng, đối với cán bộ
quản lý NS thị trấn, Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ phù hợp với công việc
mà họ đảm nhận để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ cơ sở.
- Để hướng dẫn các cán bộ cơ sở tiếp cận được vớicác văn bản pháp lý quy định
về quản lý chi NS thị trấn của Nhà nước thì thị trấn, huyện, tỉnh cần có kế hoạch đào
tạo, tập huấn đội ngũ kế toán, cán bộ quản lý chi NS thị trấn để có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 45
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, lấy mẫu thí điểm là NS thị trấn Vạn
Hà có thể thấy công tác quản lý chi NS thị trấn là một nhiệm vụ khá quan
trọng, nó quyết định đến sự phát triển của thị trấn, của huyện, của tỉnh và của
cả nước. Với tư cách là 1 đơn vị sử dụng ngân sách, cũng với tư cách là một
cấp ngân sách việc thực hiện chi và quản lý chi là điển hình cho những quy
mô lớn hơn. Qua phân tích ta thấy quản lý chi NS ở Vạn Hà đang dần được
hoàn thiện nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của chính quyền và bảo đảm
lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn
còn nhiều tồn tại như công tác lập dự toán còn mang nặng hình thức, chưa sát
với thực tế, gây khó khăn cho khâu chấp hành và quyết toán ngân sách. Trong
quá trình thực hiện NS thị trấn còn một số khoản chi chưa theo đúng chế độ,
định mức hoạt động. Vì vậy, công tác quản lý chi NS thị trấn cần phải tăng
cường hơn nữa. Từ sự tìm hiểu tình hình thực tế, tôi đã mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp với hy vọng góp phần đẩy mạnh công tác quản lý chi NS thị trấn
cho phù hợp với điều kiện thực tế đòi hỏi của thị trấn Vạn Hà.
Mặc dù đã có sự cố gắng tìm tòi nhưng do thời gian có hạn, khả năng hiểu biết,
lí luận còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất
mong nhận được những chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các cô chú cán bộ ban Tài
chính – Kế toán thị trấn Vạn Hà, các cô chú lãnh đạo thị trấn, cùng sự góp ý của các
bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo thị trấn đã tạo điều kiện cho em
được thực tập và hoàn thiện luận văn tại đơn vị, cảm ơn thầy cô giáo đặc biệt là
PGS.TS Phạm Văn Liên, cùng các cán bộ của tài chính - kế toán thị trấn Vạn
Hà đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình làm chuyên đề cuối khóa.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Vân Anh
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà

More Related Content

What's hot

Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 

What's hot (20)

lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAYPhân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAYĐề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ AnQuản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
 
BÀI MẪU Khóa luận công tác kế toán chi thường xuyên, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận công tác kế toán chi thường xuyên, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận công tác kế toán chi thường xuyên, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận công tác kế toán chi thường xuyên, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...hieu anh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội Anluanvantrust
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà (20)

Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm
Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ LiêmQuản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm
Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đLuận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
 
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.docQuản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà

  • 1. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------- Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Lớp: CQ49/01.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỊ TRẤN VẠN HÀ, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành : Quản lý Tài chính công Mã số : 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS, TS Phạm Văn Liên. HÀ NỘI - 2015 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------- Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Lớp: CQ49/01.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỊ TRẤN VẠN HÀ, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành : Quản lý Tài chính công Mã số : 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS, TS PHẠM VĂN LIÊN. HÀ NỘI - 2015
  • 2. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Lê Thị Vân Anh
  • 3. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 2 MỤC LỤC ................................................................................................. 3 DANH MỤC CẤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................... 7 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ.............................................................................. 4 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ.................................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách xã........................................... 4 1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã............................................ 4 1.1.3 Vai trò chi thường xuyên ngân sách xã................................................ 5 1.1.4 Nộidungchi thường xuyên ngânsách xã............................................... 6 1.2QUẢN LÝCHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ............................ 7 1.2.1 Nộidung quản lý chi ngân sách xã......................................................... 7 1.2.1.1 Lập dự toán chithường xuyên ngân sách xã.......................................... 7 1.2.1.2 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã............... 9 1.2.1.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã. .................................... 11 1.2.2 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã..................... 13 1.2.2.1 Nguyên tắc chi theo dự toán.......................................................... 13 1.2.2.2 Nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả................................................. 13 1.2.2.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.............................. 14 1.2.2.4 Nguyên tắc chi theo đúngchế độ, tiêu chuẩn định mức quyđịnh........ 14 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ......................................................... 15
  • 4. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công 2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRẤN VẠN HÀ VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH VẠN HÀ ........................................................................... 15 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thị trấn Vạn Hà. ............ 15 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 15 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 15 2.2.2 Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách thị trấn ...... 19 2.2.3. Tình hình quyết toán chi thường xuyên ngân sách thị trấn ................. 34 2.3 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN THỊ TRẤN VẠN HÀ................................................................................ 35 2.3.1 Những mặt đạt được......................................................................... 35 2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế ............................................................... 36 2.3.3 Nguyên nhân.................................................................................... 37 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ........................................... 39 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI THƯỜNG XUYÊN. 39 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHI VÀ QUẢN LÝ CHI................. 40 3.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một số khoản chi sự nghiệp ngân sách thị trấn...................................................................................... 40 3.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán thị trấn.......... 40 3.2.3 Quán triệt chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đối với một số khoản chi hành chính........................................................................................................ 41 3.2.4 Tăng cường công khai – minh bạch chi ngân sách thị trấn.................. 43 3.3 ĐIỀU KIÊN THỰC THI GIẢI PHÁP.................................................. 43 KẾT LUẬN.............................................................................................. 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 46
  • 5. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công DANH MỤC CẤC CHỮ VIẾT TẮT NSNN: Ngân sách nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân. NSX: Ngân sách xã. KBNN: Kho bạc nhà nước. MLNSNN: Mục lục ngân sách nhà nước. KTXH: Kinh tế xã hội. NS: Ngân sách. VHTT: Văn hóa thể thao.
  • 6. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn Hà giai đoạn 2012 - 2014 27
  • 7. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 2.1 Chi an ninh trật tự 30 Hình 2.2 Chi sự nghiệp giáo dục 31 Hình 2.3 Chi y tế 33 Hình 2.4 Chi văn hóa thông tin 34 Hình 2.5 Chi thể thao, truyền thanh 34 Hình 2.6 Chi sự nghiệp kinh tế 35 Hình 2.7 Chi xã hội 36 Hình 2.8 Chi quản lý đảng, đoàn thể 38 Hình 2.9 Chi khác 40
  • 8. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Page 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thịtrấn là cấp chínhquyềncơ sở trong hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp ở nước ta hiện nay. Thị trấn có chức năng nhiệm vụ gắn liền với việc thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước dân chủ, do dânvà vì dân, là nơi giải quyết các mối quanhệ phátsinh banđầu giữa nhà nước với dân. Tronghệ thốngngân sách nhà nước, ngân sách thị trấn là đơn vị ngân sách cấp cơ sở, đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. Ngân sách thị trấn chính là phương tiện vật chất đểchínhquyền cấp thịtrấn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Ngân sách thị trấn ổn định và được quản lý chi tiêu hiệu quả sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, thúc đẩy nhanh sự phát triển chung của đấtnước. Vì nó có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân nên thị trấn và ngân sách thị trấn luôn là đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Thứnhất, thị trấn liên quantrực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của ngườidânđịa phương, củahộ gia đình. Chi tiêu ngân sách thị trấn sẽ quyết định đếnbộ mặtcủađịa phương, mặtkhác nguồnngân sáchnhà nước cấp cho thị trấn ítnên cầnthiết phảichitiêu thế nào đểđạthiệu quảcao nhất, hoànthànhtốtnhiệm vụ được giao. Thứ hai, thời gian qua, mặc dù đã có những cải cách mang tính tích cực về quản lý ngân sách thị trấn tuy nhiên một số địa bàn vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình quản lý chi ngân sách Thứ ba, thị trấn là đơn vị ngân sách cấp cơ sở, cơ sở có được hoàn thiện và hoạt động vững chắc thì mới có nền tảng cho những cấp trên vận hành. Từ những thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà, tỉnh Thanh Hóa” nhằm xây dựng bức
  • 9. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Page 2 tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý chi nơi đây, từ đó có định hướng góp phần hoàn thiện hơn công tác này, xây dựng cấp ngân sách cơ sở vững mạnh. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -Đềtàinghiên cứutrênđốitượnglàquảnlý chingânsáchthịtrấn. - Nghiên cứu ở phạm vi 1 thị trấn, thị trấn Vạn Hà - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa, đơn vị ngân sách cấp cơ sở và cũng là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. 3. Câu hỏi nghiên cứu 3 câu hỏi cần được làm sáng rõ trong đề tài này qua sự nghiên cứu cụ thể tại thị trấn Van Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa: - Thực trạng quản lý chi ngân sách thị trấn Vạn Hà cụ thể như thế nào? - Nguyên nhân của tình trạng quản lý chi không hiệu quả đó? - Giải pháp khắc phục tình trạng đó ra sao? 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong nghiên cứu về kinh tế - tài chính để phục vụ việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của thực tiễn về chi và quản lí chi thường xuyên tại đơn vị cụ thể, đó là: - Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình chi thường xuyên và quản lí chi thường xuyên ngân sách thị trấn. - Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình chi thường xuyên ngân sách thị trấn giai đoạn 2011 – 2014 để có được cái nhìn trung hạn về vấn đề này. - So sánh để thấy sự biến động qua các năm ngân sách. - Khảo sát tình hình quản lí chi thực tế tại đơn vị, so sánh với số liệu báo cáo. - Tham vấn ý kiến của người công tác tài chính thị trấn của lãnh đạo Thị trấn.
  • 10. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Page 3 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chi và quản lý chi ngân sách cấp xã. Chương 2: Thực trạng chi và quản lí chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn Hà. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn Hà. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Vân Anh
  • 11. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sáchxã Chi thường xuyên của NS xã là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính đã tập trung vào NS xã để đáp ứng các nhu cầu chi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của xã. 1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sáchxã Chi thường xuyên ngân sách xã có 3 đặc điểm chính, đó là: • Hoạt động chi ngân sách xã luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của chính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở những quy định, luật lệ thống nhất được Nhà nước ban hành. • Bản chất của chi NSX là hệ thống những mối quan hệ kinh tế: giữa chính quyền cấp xã và các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã; ngân sách xã với các tổ chức tài chính trung gian với quỹ tín dụng nhân dân; giữa ngân sách xã và các tổ chức xã hội cấp xã • Các khoản chi NSX mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Chi NSX đảm bảo hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, gắn liền với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ: các hoạt động văn hóa xá hội, xóa đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ công cộng…không đòi hỏi phải hoàn trả lại cho nhà nước. Đặc điểm này xuất phát từ chức năng của nhà nước đối với sự đảm bảo phát triển kinh tế của đất nước • Chi NSX gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở NSX bởi vì: NSX vừa là một cấp ngân sách phải có chức năng, nhiệm vụ của một cấp NS.
  • 12. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 5 Vừa là cấp cơ sở, dưới đó không còn đơn vị dự toán, các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc nên NSX cũng chính là đơn vị dự toán. Vì vậy nó ảnh hưởng đến nhiều nội dung quản lý NSX như tổ chức bộ máy quản lý, chế độ kế toán NSX và công khai NSX. 1.1.3 Vai trò chi thường xuyên ngân sáchxã Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì cần phải có kinh phí hoạt động và ngân sách xã cung cấp và duy trì sự phát triển của ngân sách xã. Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn. Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải có được nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các Quỹ tiền tệ mà chính quyền xã được quyền quản lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là Quỹ tiền tệ có qui mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền xã phải đảm nhận. Do vậy khả năng đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách xã như thế nào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của chính quyền nhà nước cấp xã. Ngân sáchxãlà côngcụtàichínhquantrọngđểgiúp chínhquyềnNhà nước các xãkhai thác thế mạnh về kinh tế, xã hộitrên địabàn. Cùngvới quá trình hoàn thiện Luật ngânsách nhà nước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho chínhquyềnxãcàngngày càngnhiều hơn tạo thế chủđộng cho các xã trong quá trìnhxây dựngvàpháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong quá trình đó ngân sách xã đóng vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chínhquyềnxãđầutưcho khai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông thôn, và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này.
  • 13. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 6 1.1.4 Nộidung chithườngxuyênngânsáchxã Nội dung các khoản chi thường xuyên ngân sách xã là: • Chicho hoạtđộngcủa văn phòng UBND xã, như: Tiền công, tiền lương cho cánbộ,côngchứccấpxã;sinhhoạt phí đại biểu HĐND; các khoản phụ cấp khác theo quyđịnh củanhà nước; chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh; chi công tác phí; chi phí chung cho hoạt động của văn phòng UBND; chi khác; … • Chikinh phí hoạtđộngcho cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp xã; • Chikinh phí hoạtđộngchocáctổ chứcchínhtrị- xã hội của xã, như: Mặt trân Tổ quốcViệtNam; ĐoànThanhniên cộngsản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh; Hộiliên hiệp Phụnữ; HộiNôngdân, sau khi trừ các hkoản thu theo điều lệ và các khaorn thu khác (nếu có); • Chiđóngbảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiên hành; • Chi cho công tác dân quân, tự vệ, trật tự an ninh xã hội, như: huấn luyê dânquântự vệ; các khoảnphụcấphuyđộngdânquântựvệ và các khoảnkhác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NS xã theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ; đăng kí nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NS xã theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ; tuyên truyền, vận độngvàtổ chức phongtrào bảovệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản chi khác theo chế độ quy định; • Chicho côngtác xãhộivà hoạtđộngthôngtin, văn hóa, thể dục, thể thao do xãquảnlý, như: trợ cấp hàngtháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiên hành (khôngthể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc tử ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức Bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; chi cứu tế xã hội và côngtác xãhộikhác;chihoạtđộngvăn hóa, thông tin, thể thao, truyền thông do xã tổ chức;
  • 14. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 7 • Chisựnghiệp giáo dục bao gồm:Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa; trợ cấp nhà trẻ, mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý; • Chisựnghiệp y tế, như: Hõ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế; • Chisửachữa, cảitạo các công trình phúc lợi công cộng, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng do xã quản lý, bao gồm: trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm, cầucống, đườngxá, côngtrìnhcấpnước,thoátnước,côngtrìnhphụcvụthể dục thểthao…;riêngđốivới thị trấncònphảichisửachữa, quảnlý cảitạo vỉa hè, đường phố, nội thị, đen chiếu sang, công viên, cây xanh; • Chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sợ nghiệp kinh tế, bao gồm: khuyến nông, khuyếnngư, khuyến lâm,… nhằm nuôidưỡng phát triển nguồn thu cho NS xã; • Chi các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. 1.2 QUẢN LÝCHITHƯỜNGXUYÊNNGÂNSÁCHXÃ 1.2.1Nộidung quảnlýchingânsáchxã 1.2.1.1Lậpdựtoánchi thườngxuyênngânsáchxã * Căn cứ lập dự toán ngân sách xã: Dự toán NS xã hàng năm được xây dựng dựa trên những căn cứ sau: - Dự báo những xu hướng, cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có tác động đến nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã năm kế hoạch. - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm, bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã thể hiên trong kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm của xã;
  • 15. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 8 - Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: chế độ tiền lương cán bộ công chức xã, chi hoạt động của các bạ ngành đoàn thể… - Số kiểm tra về dự toánngân sáchxã do Uỷ ban nhân dân huyện thôngbáo; - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiên năm báo cáo. * Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách xã: - Phòng tài chính kế hoạch hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán cho ngân sách các xã. - UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán NS xã và giao số kiểm tra cho các ban, tổ chức thuộc UBND xã. * Lập và tổng hợp dự toán - Các ban, tổ chức lập dự toan của đơn vị mình; kế toán xã lập dự toán NS xã. - UBND xã thảo luận với ban, tổ chức về dự toán ngân sách, kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NS xã. - UBND xã báo cáo thường trực HĐND xã xem xét dự toán NS xã. - Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi phòng TC – KH huyện. - Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách xã. * Phân bổvàquyếtđịnhdựtoán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chingân sáchcủa Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dânxã hoànchỉnhdựtoánngânsáchxãvà phươngánphânbổ ngânsách xã trình Hộiđồngnhândânxã quyết định. Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện,
  • 16. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 9 Phòngtàichínhhuyện, đồngthờithôngbáo công khai dự toán ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sách nhà nước. 1.2.1.2Tổchức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã. * Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã. - Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. - Căn cứ vào dự toán cả năm gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, Uỷ ban nhân dân xã đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong dự toán đã được giao cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã. - Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. Định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do Kho bạc Nhà nước huyện quy định cho từng loại xã. Riêng những xã ở xa Kho bạc Nhà nước, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếp các khoản thu của ngân sách xã vào Kho bạc Nhà nước, định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định ở mức phù hợp. * Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách: + Trách nhiệm của các cơ quan và cánhân trong việc quản lý chi ngân sáchxã: • Các tổ chức, đơn vị thuộc xã: Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả. Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Tài chính xã. Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Tài chính xã rút tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại xã để thanh toán.
  • 17. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 10 Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với Tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn vị. • Tài chính xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị. Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trườnghợp nhu cầuchilớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổsunghoặctạmthờisắp xếp lại nhu cầuchi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. • Chủ tịch Uỷ ban nhândânxã hoặcngườiđược uỷ quyền quyết định chi: Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. * Nguyên tắc chi ngân sách: Việc thực hiện chi phải bảo đảm các điều kiện: Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
  • 18. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 11 1.2.1.3Quyếttoán chi thường xuyên ngân sách xã. - Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân xã; và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân xã. - Thời gian chỉnhlý quyết toánngân sáchxã hết ngày 31 tháng 01 năm sau. - Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Tài chính xã thực hiện các việc sau đây: + Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ độngcó phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã. + Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định. + Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau. + Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc sau: • Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. • Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12
  • 19. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 12 chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được Uỷ ban nhân dân quyết định cho chi tiếp, khi đó hạch toán và quyết toán như sau: nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toán vào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chi ngân sách năm sau. - Quyết toán ngân sách xã hàng năm: + Tàichínhxã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính huyện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. + Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư năm trước được chuyển vào thu ngân sách năm sau. + Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. + Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.
  • 20. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 13 1.2.2 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã. 1.2.2.1 Nguyên tắc chi theo dự toán. Quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lý chi thường xuyên của NS xã. NS xã hàng năm để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nhau, mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng sẽ dẫn đến các mức chi từ NS xã cho các hoạt động cũng có sự khác nhau. Mặt khác, quản lý theo dự toán thì mới đảm bảo được cân đối ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý chi theo dự toán đối với các khoản chi thường xuyên của NSX được nhìn nhận qua những giác độ sau: Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến trong năm kế hoạch nhất thiết phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của các cơ quan thẩm quyền từ thấp đến cao. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, mỗi ngành mỗi cấp phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sử dụng cho các khoản chi và phải hạch toán theo đúng mục lục ngân sách. Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các ngành, các cấp, các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh. 1.2.2.2 Nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả. Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế tài chính vì nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì hông có mức giới hạn nào cả. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính sao cho chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt nhất. Hàng năm nguồn chi cho NS xã thì có hạn nhưng nhu
  • 21. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 14 cầu chi NS xã luôn tăng nhanh so với khả năng huy động được. Vì vậy tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả là cần thiết trong quản lý chi NS xã. 1.2.2.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước. Một trong những nguyên tắc quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản lý quỹ NS xã, vì vậy Kho bạc Nhà nước vừa có quyền vừa có trách nhiệm kiểm soát chặt che mọi khoản chi thường xuyên của NS xã, hiện nay nước ta đã và đang thực hiện “ Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước” Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSX, Kho bạc Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng NSX ủy quyền Kho bạc Nhà nước trích tiền tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nào đó, nơi người hưởng tiền mở tài khoản gia dịch. 1.2.2.4 Nguyên tắc chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định Thực hiện theo đúng quy định trong quyết định 59/2010/QĐ-TTg về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN, đồng thời phối hợp với hướng dẫn thực hiện phân bổ chi NSNN của tỉnh Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa. Đây là một điều kiện tiên quyết trong việc chi trả chế độ và thực hành tiết kiệm.
  • 22. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ 2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRẤN VẠN HÀ VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH VẠN HÀ 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thị trấn Vạn Hà. 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên - Về vị trí địa lý: thị trấn Vạn Hà là 1thị trấn thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Địa giới hành chính: Thị trấn Vạn hà nằm ở trung tâm của huyện Thiệu Hóa, thuộc tả ngạn (bờ bắc) của sông Chu. Phía đông giáp các xã Thiệu Duy và Thiệu Nguyên. Phía nam giáp các xã Thiệu Đô và Thiệu Vân. Phía tây giáp các xã Thiệu Phúc và Thiệu Phú. Phía bắc giáp các xã Thiệu Phú và Thiệu Duy. - Địa hình: Đây là một thị trấn nằm ở trung tâm huyện Thiệu hóa, địa hình chủ yếu là bằng phẳng. Địa hình này thuận lợi cho việc canh tác, đi lại, giao thương hàng hóa của người dân địa phương. 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - Đất đai: Thị trấn Vạn hà có diện tích tự nhiên là 5,45 km2 trong đó đất nông nghiệp là 3,55 km2 (chiếm 65,14%), đất phi nông nghiệp là 1.33 km2 (chiếm 24,41 %) , đất chưa sử dụng là 0,57 km2 (chiếm 10,45%) (Số liệu thống kê năm 2013 của Cục thống kê huyện Thiệu Hóa). - Đặc điểm kinh tế: + Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014: 7,83% + Thu nhập bình quân đầu người: 2,17 triệu/người/tháng + Tỉ trọng các ngành kinh tế: 65,08% nông nghiệp; 15,97% công nghiệp và 18,95% dịch vụ.
  • 23. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 16 - Đặc điểm xã hội: + Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số xã là 7.248 người, mật độ 133 người/km2, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 17,66%. + Lao động: Số lượng lao động đang làm việc là 5.975 người, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 71% (4243 người). Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ khá cao 47,34%, trong đó sơ cấp chiếm 17,28%, trung cấp là 15,35%, cao đẳng và đại học chiếm 13,37% và trên đại học là 1,34%. 2.1.2 Khái quát bộ máy quản lý chi ngân sách thị trấn Vạn Hà. - Cơ cấu tổ chức: UBND thị trấn Vạn Hà phân công 2 công chức đảm nhận Tài chính – Kế toán xã. - Chức năng, nhiệm vụ: + Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật. + Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:  Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn thị trấn;  Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách thị trấn và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;  Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật;
  • 24. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 17  Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thị trấn theo quy định của pháp luật. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn giao. Tổ chức bộ máy quản lý chi NS thị trấn và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NS thị trấn được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NS thị trấn và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NS thị trấn có tác động rất lớn đến quản lý chi NS thị trấn. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý chi NS thị trấn trên địa bàn địa phương. 2.2 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ, TỈNH THANH HÓA 2.2.1 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn Hà Việc lập dự toán chi ngân sách thị trấn Vạn Hà được thực hiện trên cơ sở quy định của ChínhPhủ, các hướngdẫn, chế độ, địnhmức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện, đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng thực tế của thị trấn. Trình tự lập dự toán chi ngân sách thị trấn được quy định tại thông tư số 60/2003/TT- BTC, các quy định về trình tự lập dự toán chi ngân sách xã được bộ phận tài chính – kế hoạch xã thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện Thiệu Hóa.
  • 25. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 18 Khi phòng tài chính nhận được thông báo về việc lập dự toán của cấp trên có thẩm quyền thì sẽ có ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình lập dự toán chi ngân sách của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thị trấn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩnchilập dựtoánchicủađơnvị tổ chức mình. Hàng năm vào trung tuần tháng 7, tài chính- kế toán thị trấn căn cứ vào tình hình thực hiện của năm trước đểlập dựtoánchingân sách năm sau, báo cáo UBND thị trấn xem xét gửi về phòng Tài chính – kế hoạch huyện. Tài chính thị trấn lập dự toán chi trình UBND thị trấn báo cáo chủ tịch và HĐND xã để xem xét gửi UBND và Phòng tài chính – kế hoạch huyện. Những năm đầucủa thời kỳ ổn định ngân sách, phòngtàichính – kế hoạchhuyện sẽ làm việc với UBND thị trấn về cânđốithu chi ngân sáchxã thời kỳ ổn định mới theo khả năng cân đối chung và rà soát, kiểm tra nhiệm vụ chi của thị trấn để lập dự toán ngân sách huyện rồi gửi Sở tài chính tỉnh Thanh Hóa. Sau khi có số kiểm tra và thông báo của Sở tài chính về số chi ngân sáchtỉnh năm kế hoạch, phòng tài chínhhuyện lập và phân bổ dự toán chi ngân sách huyện, báo cáo UBND huyện xem xét để trình HĐND huyện vào kỳ họp gần nhất. Sau khi dự toán chi ngân sách xã được HĐND phê chuẩn, UBND huyện ra quyết định giao các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho các xã, thị trấn trong đó có chỉ tiêu chi ngân sách xã, thị trấn. Trong thời gian chờ UBND huyện ra quyết định, phòng tài chính thông báo cho UBND thị trấn số dự toán chi ngân sách thị trấn. Nhìn chungquy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi ngân sách thị trấn đều được thực hiện nghiêm túc. Dự toán chi đã được chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Do vậy, tác độngtốtđến quá trìnhchấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi và kế toán quyết toán chi ngân sáchthị trấn. Tuynhiên thực tế côngtác lập dựtoán chưađược nhận thức đầy đủ
  • 26. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 19 và quan tâm sátsao củalãnh đạo thịtrấn, của cánbộ làm công tác tài chính – kế toán thị trấn, số kiểm tra nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch không sát với thực tế sẽ gây khó khăn rất lớn cho khâu chấp hành dự toán và khiến cho việc phân bổ kinh phí khôngđạthiệu quảcao. Sựkết hợp giữa các bộ phận chưa cao trong công tác lập và giao dự toán chi. Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít biến động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn thể, chi an ninh quốc phòng áp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp. Tuy nhiên, những khoản chi có nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn hóa, thể thao, an ninh quốc phòng, chi khác… cần dựa vào nhu cầu thực tế địa phương vì lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ đó thì chưa đủ, dự toán được lập sẽ không sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng quá trình chấp hành dự toán. Đối với khoản chi cho hoạt động của cơ quan thị trấn, nếu trong năm có cải cách tiền lương thì việc nâng lương và tăng chi lương là điều tất yếu. Do vậy công tác lập dự toán của thị trấn chưa thực sự linh động và chặt chẽ. Hoạt động chi ngân sách thị trấn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đơn vị thụ hưởng ngân sách, đến sự phát triển của thị trấn. Nếu các khoản chi kịp thời, đầy đủ và chính xác đúng mục đích thì sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về quản lý kinh tế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội được thực hiện tốt. Vì vậy, cần nâng cao hiệu quả quản lý chi và chi ngân sách trên địa bàn thị trấn Vạn Hà để đạt được mục tiêu tổng thể phát triển huyện, tỉnh, cả nước. 2.2.2 Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sáchthị trấn Căn cứ vào dự toán NS thị trấn và phương án phân bổ NS thị trấn cả năm đã được HĐND thị trấn quyết định, UBND thị trấn phân bổ chi tiết dự toán
  • 27. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 20 chi ngân sách thị trấn theo Mục Lục NSNN, gửi kho bạc nhà nước huyện Kim Bảng - nơi thực hiện giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Ban tài chính – kế toán thị trấn thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí các tổ chức đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; được người có thẩm quyền quyết định chi và đảm bảo cân đối và đúng nguồn. Việc thanh toán các khoản chi của ngân sách thị trấn bằng lệch chi tiền: Khi cần chi cho các khoản chi trong dự toán, ban tài chính – kế toán xã trình dự toán cho phòng Tài chính yêu cầu phòng Tài chính viết lệnh chi tiền. Sau khi xem xét các khoản chi đáp ứng đủ điều kiện, phòng tài chính viết lệnh chi tiền yêu cầu kho bạc thanh toán các khoản chi đó. Sau khi nhận được lệnh chi tiền Kho bạc cấp phát tiền cho Ban tài chính.
  • 28. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 21 BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 ĐVT:Triệu đồng Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện TH/DT (%) Dự toán Thực hiện TH/DT (%) Dự toán Thực hiện TH/DT (%) Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự 605 428 74,94 605 428 74,94 605 428 74,94 Chi sự nghiệp giáo dục 20 32 132,7 8 48,5 607 49 55 138,9 Chi sự nghiệp y tế 56 123 121 60 130,5 217,5 66 147,5 223,5 Chi sự nghiệp VHTT 23 49 215 23 49,4 215 50 49,4 98 Chi sự nghiệp thể thao 11 44 400,7 7 26 372 27 44 163 Chi sự nghiệp truyền thanh 34 25 73,8 32 23 72 24 25 73,8 Chi sự nghiệp kinh tế 205 424 206,8 165 399 242 165 399 242 Chi sự nghiệp xã hội 270 264 97,8 280 267 95,4 280 267 95,4 Chi quản lý nhà nước, đảng đoàn thể 2600 2.474 95,16 2600 2474 95,16 2602 2283 87,75 Chi khác 14 21,4 153 16 23,5 146 18 21,4 119 TỔNG 4012 3923 97,2 3927 3950 94,3 3987 3953 92,8
  • 29. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 22 Theo bảng 2.1, qua 3 năm tổng chi thường xuyên ngân sáchthị trấn Vạn Hà là như sau: năm 2012 là 3923 triệu đồng, năm 2013 là 3950 triệu đồng tăng 105,5% so với năm 2012 và năm 2014 là 3953 triệu đồng, tăng 103,5% so với năm 2012 và tăng 102,1% so với năm 2013. Số chi thường xuyên NS thị trấn tăng dần trong 3 năm là vì năm 2012 là năm đầu trong kì ổn định NS, đồng thời cũng là năm đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Thiệu Hóa 10 năm từ 2011 – 2020 nên được điều chỉnh lại mặt bằng phân bổ ngân sách cho địa phương; các năm tiếp theo các dự án tiếp tục được triển khai như thực hiện chuẩn nghèo mới và một số các chính sách an sinh xã hội lớn (Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật,…), triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015,…; tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, vì vậy nhu cầu tăng chi ngân sách nhà nước là rất lớn từ đó kéo theo nhu cầu tăng chi thường xuyên NS thị trấn cũng rất lớn. Năm 2013, chi thường xuyên NS thị trấn tăng đột biến trong 3 năm bởi trong năm nhu cầu chi về y tế và giáo dục lớn do thực hiện cải cách giáo dục, việc tách trường học để đảm bảo nhu cầu học của người dân địa phương làm tăng số biên chế và các khoản chi thường xuyên cho giáo dục. Mặt khác, năm 2013 thị trấn trang bị thiết bị y tế, máy móc thiết bịmới cho trạm y tế thị trấn, đồng thời việc phòng chống dịch tai xanh, dịch long móng lở mồm cho gia súc tốn kém chi phí rất lớn. Năm 2014, là năm thứ 3 trong thời kì ổn định NS thị trấn, chi tiêu thường xuyên NS thị trấn có sự giảm nhẹ so với năm 2012, đạt 98,11%, điều này là do xã đã cân đối được mức chi trong 2 năm vừa qua, đồng thời trong năm không có biến động lớn, việc tiết kiệm chi cũng được đẩy mạnh thực hiện. Nhìn lại bảng 2.1, ngoài khía cạnh số thực hiện về chi thường xuyên NS thị trấn qua 3 năm ta nhìn lại số thực hiện và dự toán thị trấn Vạn Hà xây dựng thấy tổng chi thường xuyên NS thị trấn quyết toán cuối năm luôn không vượt
  • 30. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 23 quá dự toán đầu năm trong 3 năm 2012 – 2014, cụ thể năm 2012 số thực hiện/dự toán đạt 97,2%, năm 2013 là 94,3%, năm 2014 là 92,8% là hợp lý, phù hợp với yêu cầu không chi quá dự toán, điều này cònchứng tỏ công tác quản lý chi thường xuyên NS thị trấn ở đây tốt khi tiết kiệm được số kinh phí được cấp. Tuy nhiên, liệu tổng quát là hợp lý thì cụ thể từng khoản chi đã có sự hợp lý giữa số thực hiện và dự toán, đơn vị có thực sự có các biện pháp giảm chi, chi tiêu một cách tiết kiệm và có hiệu quả hay không?Cơ cấu chi giữa các hạng mục đã hợp lý hay chưa? * Chi công tác dân quân tự vệ - an ninh trật tự: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa Khoản chi này được dùng để đảm bảo công tác an ninh quốc phòng của địa phương, khoản chi này giữ cố định ở cả 3 năm ngân sách là 428,3 triệu đồng. Sở dĩ nó ổn định bởi Việt Nam đang trong thời kì hòa bình, đồng thời thị trấn Vạn Hà không thuộc xã, thị trấn chiến lược trong an ninh quốc phòng của quốc gia nên hầu hết các hoạt động quốc phòng không có nhiều thay đổi, kinh phí chỉ để phục vụ bộ phận làm an ninh, mở các lớp tập huấn nhiệm vụ an ninh, thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho thị trấn. 605 605 605 428 428 428 0 100 200 300 400 500 600 700 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng HÌNH 2.1: CHI AN NINH TRẬT TỰ Dự toán Thực chi
  • 31. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 24 Mặt khác, các khoảnchinàyphầnchi thực tế luôn nhỏ hơn dự toán, chỉ giữ mức bằng79,4% so vớidự toán ở cả 3 năm, việc này cho thấy khâu lập dự toán củađơnvị đangcó vấn đề, nếu 2 năm 2012 và 2013 đã ổn định thì đến 2014 có thể giảm dự toán chi thường xuyên NS thị trấn ở hạng mục này và điều chuyển sangnhững hạng mục khác cầnthiết hơn. Tuynhiên theo giải trình của cán bộ tài chínhthịtrấnthì vì đâylà nhiệm vụ chínhtrị, liên quan đến an ninh nên luôn phải có khoảndựphòngđểđảmbảonhữngbấtthườngxảy ra và đáp ứng kịp thời nhu cầuchiđộtxuấtkhi cầnthiết và khoảnchiđộtxuấtnày thườngdùng lệnh chi tiền. Theo ýkiến củabảnthân tôi, phầndựtrù dựphònglà cầnthiết cho hạng mục này, tuy nhiên cánbộ tàichínhthịtrấn cũngcầnchú ý, vì mỗi năm khoản chi chỉ chiếm cơ 79,4% so vớidựtoán, consốnàyquáchênhlệchvà không cần thiết vẫn phảigiữ ở mức nhiều như thế. Nếu mỗinăm chicho quốcphòngchỉở mức 428,3 triệu đồngthì khoảndựtrùcho nhữngviệc độtxuấtchỉ cầnở mức 5% tổng chi là 454,7 triệu đồng. Con số này nhỏ hơn rất nhiều so với 605 triệu đồng trong dự toán hàng năm thị trấn lập dành cho quốc phòng của thị trấn. * Chi sự nghiệp giáo dục: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa 20 28 49 32 48 55 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng Dự toán Thực chi HÌNH 2.2: CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
  • 32. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 25 Năm 2012, số thực chi bằng 167,2% so với dự toán vì đây là năm đầu tiên thực hiện cải cách giáo dục, đẩy nhiều hoạt động vào trường học như “tiết học xanh” về môi trường và biến đổi khí hậu, “chúng em yêu lao động” cho học sinh tiểu học, “an toàn đến trường”, “mỗi tuần một buổi giáo dục giới tính” cho học sinh cấp II và cấp III. Đồng thời, tổ chức các khóa huấn luyện cho giáo viên làm công tác phong trào của trường về các hoạt động trên, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè cho giáo viên các trường cập nhật và nâng cao kiến thức, phương pháp giảng dạy. Năm 2013, số thực chi tăng mạnh, bằng 173,2% so với dự toán đưa ra. Sở dĩ có sự tăng đột biến đó bởi 2013 thị trấn thực hiện tách trường mầm non thị trấn thành 2 cơ sở, một cơ sở ở khu I, một cơ sở ở khu II tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu gửi con em mình của người dân địa phương. Việc tách trường kéo theo tăng đội ngũ cán bộ và tăng các hoạt động, nhu cầu kinh phí tăng. Năm 2014, hoạt động giáo dục của thị trấn đã đi vào ổn định, mặc dù có sự tăng nhẹ do nhu cầu học sinh học ngày càng đông, chi phí để đào tạo ngày càng nhiều (điều này phù hợp với điều kiện thực tế) nhưng sự tăng này không đáng kể, và dự toán được lập khá sát với thực tế. Điểm yếu trong khoản chi này là năm 2012, 2013 cá nhân cán bộ tài chính xã năng lực còn yếu, chưa bám sát nhu cầu thực tế của địa phương, xây dựng dự toán còn mang tính hình thức, dựa vào dự toán năm trước, chưa tính toán được những thay đổi trong năm ngân sách. Năm 2014, điểm yếu này có được khắc phục, tuy nhiên có thể nhận xét này là nhờ khách quan bởi năm 2014 thị trấn không có thêm các chương trình lớn về cải cách giáo dục.
  • 33. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 26 * Chi sự nghiệp y tế: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa Cả 3 năm chi sự nghiệp y tế đều tăng và đều có thực chi vượt dự toán nhiều lần, năm 2012 là 221%, năm 2013 là 217,5% và năm 2014 là 223,5%. Sở dĩ có sự tăng chi nhiều như vậy là bởi thị trấn Vạn Hà đã trang bị đầy đủ trang thiết bị và máy móc mới cho trạm ý tế xã, đồng thời thị trấn đang tăng cường công tác khám chữa bệnh cho người dân địa phương, tiếp tục thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo, thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ em, thực hiện các biện pháp phòng dịch đau mắt đỏ, sởi, lao, phong, sốt xuất huyết. Ngoài ra thị trấn còn phải đối mặt với dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh. Việc phòng dịch, xử lý dịch và khắc phục hậu quả sau dịch chiếm một con số không nhỏ trong chi sự nghiệp y tế. Khoản mục chi sự nghiệp y tế lại càng cho thấy năng lực của cán bộ tài chính kế toán thị trấn chưa sát sao thu thập số liệu trong khi lập dự toán, đồng thời cho thấy bộ máy chính quyền thị trấn cũng chưa quan tâm đến việc lập dự toán của địa phương, còn thực hiện theo hình thức, khuôn mẫu. 56 60 66 123 131 148 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng HÌNH 2.3: CHI Y TẾ Dự toán Thực chi
  • 34. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 27 * Chi sự nghiệp văn hóa – thông tin: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa Trong 3 năm 2012-2014 chi NS thị trấn cho sự nghiệp văn hóa thông tin có sự thay đổi giữa các năm nhưng nhìn chung là ổn định ,đảm bảo cho công tác tuyên truyền các hoạt động trong thị trấn cho nhân dân được biết. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, tăng cường công tác quản lý về các hoạt động văn hóa, thông tin * Chi sự nghiệp thể thao, truyền thanh: 23 49 40 49 49.4 36 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng HÌNH 2.4: CHI VĂN HÓA THÔNG TIN Dự toán Thực chi 45 69 77 69 75.4 93.4 0 20 40 60 80 100 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Triệuđồng HÌNH 2.5: CHI THỂ THAO, TRUYỀN THANH Dự toán Thực chi
  • 35. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 28 Chi sự nghiệp thể thao – truyền hình cũng có sự biến động theo chiều hướng tăng dần nó phù hợp với thực tế tình hình địa phương bởi việc thực hiện các chương trình mục tiêu như nông thôn mới, người có uy tín trong địa phương, ngày hội đại đoàn kết, thanh niên xung kích, ... cùng với những hoạt động hội họp, phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin đến từng xóm, từng nhà, sự nghiệp phát thanh ngày càng phát triển. Nó là phương tiện hữu ích trong công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng. * Chi sự nghiệp kinh tế: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa Khoản này dùng để phục vụ các hoạt động sự nghiệp như sự nghiệp giao thông, sự nghiệp nông – lâm – ngư nghiệp, sự nghiệp địa chính, sự nghiệp thị chính và các sự nghiệp khác (chi tiết xem ở phụ lục). Nhìn lại bảng 2.1 ta thấy khoản chi này chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi thường xuyên NSX và quá trình chấp hành chi luôn lớn hơn dự toán chi, cụ thể năm 2012 dự toán chi là 205 triệu đồng trong khi thực tế chi là 424 triệu đồng (gấp 206, 8%), năm 2013 và 2014 thực tế chi là 399 triệu đồng, gấp 242%. Sở dĩ nó lớn hơn dự toán bởi đây là một khoản chi rất được quan tâm chú trọng, nó quyết định 205 165 165 424 399 399 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng HÌNH 2.6: CHI SỰ NGHIỆP KINH TẾ Dự toán Thực chi
  • 36. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 29 đến sự phát triển kinh tế của thị trấn, thị trấn Vạn Hà đang bước vào giai đoạn đầu của chiến lược phát triển kinh tế nông lâm ngư ngiệp – công nghiệp – dịch vụ theo định hướng của toàn tỉnh nên việc đầu tư vào kinh tế nhiều. Mặt khác do số giao chỉ tiêu từ đơn vị Tài chính cấp trên thấp nên dự toán được duyệt thấp, không phù hợp với thực tế của địa phương, xã phải tự cân đối từ nguồn khác trong mục chi thường xuyên để phục vụ nhu cầu chi này. Mặt quản lý chi NS thị trấn về kinh tế được làm khá chặt chẽ, từ việc đặt ra mục tiêu, xem xét điều kiện, sự cần thiết rồi mới thực hiện cấp phát. Việc cấp phát phải dựa theo dự toán chi tiết của các dự án, các khoản chi trên 20 triệu đều lập hồ sơ xin quyết định của UBND huyện theo đúng trình tự thủ tục nên cũng tăng hiệu quả quản lý của cấp trên. Nhưng vẫn có tình trạng thất thoát vốn trong khâu quản lý các khoản chi nhỏ. Vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, và sự giám sát kiểm tra của Ban tài chính – kế toán xã, Phòng tài chính huyện và KBNN huyện. * Chi sự nghiệp xã hội: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa 270 265 280 264 267 267 255 260 265 270 275 280 285 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng HÌNH 2.7: CHI XÃ HỘI Dự toán Thực chi
  • 37. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 30 Chi sự nghiệp xã hội là khoản chi của NS thị trấn nhằm giải quyết các vấn đề mang tính xã hội phát sinh trên địa bàn gồm: chi trợ cấp Tết, hưu xã, thôi việc và khoản trợ cấp khác, chi trợ cấp cho người già, trẻ mồ côi… Chi sự nghiệp xã hội có thể nói là mục chi thể hiện không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng, tình người, thể hiện đường lối chính sách của Đảng nhà nước ta… nhằm đền đáp lại một phần nào đó công sức của những người đã cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, trợ cấp cho những người thuộc đối tương khó khăn. Ngoài ra các khoản chi này còn đáp ứng nhu cầu chi phòng, chống các tệ nạn xã hội. Năm 2012 thực chisựnghiệp đảm bảo xã hộilà 264 triệu đồng, năm 2013 là 267 triệu đồng, năm 2012 là 267 triệu đồng. Các khoản này gia tăng giữa các năm. Điều đó là hợp lý vì xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cảithiện thì mức chitrợ cấp cho các gia đình đối tượng chính sách tăng. Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, do đó chi phí cho phòng, chống tệ nạn xã hội ngày càngtăng. Ngoài ra thị trấn cònsửdụngkhoản chi này để chi cho công tác nâng cấp, xây dựng, sửa chữa nghĩa trang, đài tưởng niệm, chi hoạt động văn hóa thể thao quần chúng, chi cho công tác xây dựng nhà tình nghĩa. Ngoài ra, khoản chi NS thị trấn này thường thực hiện ít hơn so với dự toán, điển hình 2012 tỉ lệ TH/DT là 97,8%, 2013 là 95,4%. Điều này cho thấy thị trấn đã và đang thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi, chi trả phù hợp. Đồng thời ở khoản mục này, cán bộ tài chính kế toán thị trấn đã bắt nhịp với thực tế địa phương, sau năm 2012 khoản chi ít hơn so với dự toán thì cán bộ thị trấn đã điều chỉnh dự toán từ 270 triệu đồng năm 2012 xuống 265 triệu đồng năm 2013, tuy nhiên năm 2012 chi lại là 267 triệu đồng ( lớn hơn so với dự toán) nên đến năm 2014 cán bộ thị trấn lại tăng dự toán lên 280 triệu đồng. Năm 2014, chi xã hội vẫn chỉ ở mức 267 triệu đồng chứng tỏ thị trấn vẫn giữ vững công tác chi tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ. Tuy nhiên, ở năm 2014, độ
  • 38. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 31 vênh dự toán so với thực chi là 95,4% vì vậy ý kiến cá nhân đề nghị cán bộ tài chính kế toán thị trấn cần nắm bắt hơn nhu cầu thực tế, xây dựng dự toán sát hơn nữa, phù hợp hơn nữa với thực chi. * Chi quản lý Đảng – Đoàn thể: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên NSX, nó chiếm từ 60- 70 % tổng chi ngân sách thị trấn. Chi quản lý Đảng – Đoàn thể bao gồm các khoản chihoạt độngcủa các cơ quan Nhà nước, chi hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể khác như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân..., chủ yếu là chi tiền điện, nước, điện thoại, báo chí, vật tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách, sinh hoạt phí cán bộ thị trấn ... - Điểm mạnh ở mục chi này là thị trấn đã làm tốt công tác lập dự toán và chấp hành dự toán, năm 2012, dự toán là 2600 triệu đồng, thực chi là 2474 triệu đồng, năm 2013, cán bộ tài chính xã đã giảm dự toán xuống 2550 triệu đồng và mức chi là 2540 triệu đồng, năm 2014, dự toán vẫn giữ ở mức 2550 2600 2550 2550 2474 2540 2590 2400 2450 2500 2550 2600 2650 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng HÌNH 2.8: CHI QUẢN LÝ ĐẢNG - ĐOÀN THỂ Dự toán Thực chi
  • 39. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 32 triệu đồng và thực chi là 2550 triệu đồng. Đồng thời công tác tiết kiệm chi trên tổng thể là có được áp dụng và phát huy tốt vai trò của mình. - Nhìn vào các khoảnchiđều tăng theo các năm, năm 2012 chicho quản lý Đảng – Đoàn thể là 2474 triệu đồng, năm 2013 là 2540 triệu đồng, năm 2014 là 2590 triệu đồng. Sở dĩ các khoản chi này tăng bởi chi cho quản lý Nhà nước gồm chi cho sinh hoạt phí cán bộ, chi phụ cấp đại biểu HĐND, chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi cho tiền công lao động theo hợp đồng,…nhưng chủ yếu các khoản chi tập trung ở 3 nội dung: chi lương, phụ cấp; chi mua sắm sửa chữa tài sản cho trụ sở; các khoản chi khác. + Khoản chi trả lương cho cán bộ công chức thị trấn, các đại biểu HĐND thị trấn, cán bộ bán chuyên trách: Chính sách lương tăng, năm 2012 là 950.000 đồng/tháng, năm 2013 là 1050 triệu đồng/tháng, năm 2014 là 1150 nghìn đồng/tháng. + Ngoài chi lương và các khoản phụ cấp các khoản chi còn lại gọi là chi hoạtđộnggồm: Chinghiệp vụ phí, vănphòng phẩm, công tác phí, chi hội nghị, tiếp khách.... . Nhưng nhìn chung thị trấn đáp ứng được các nhu cầu chi tối thiểu đảm bảo cho bộ máychínhquyềnthị trấn hoạt độngthườngxuyên, đã chấp hành mọi quy định về chế độ chứng từ, chế độ kế toán trong quá trình thanh toán. + Đối với các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản nhỏ, phương tiện làm việc cũng được tăng lên, cải thiện điều kiện làm việc của các cơ quan chính quyền, phục vụ công tác quản lý hiệu quả hơn. Tuynhiên phảithấy rằng khoản chicho Đảng – Đoànthể là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi ngoài vì lý do chính trị thì còn do: + Việc quản lý chi hoạt động của thị trấn chưa thật chặt chẽ, thiếu tính kế hoạch, không bám vào chế độ, định mức chi nên một số khoản chi như chi hội nghị, chi tiếp khách... còn lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm
  • 40. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 33 cho chi quản lý nhà nước nói riêng và chi quản lý hành chính nói chung có tỷ trọng cao hơn. + Ngoài ra, do mua sắm, sửa chữa nhỏ cũng là một yếu tố tác động.Chi quản lý Nhà nước không mang tính ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của thị trấn nhưng nó mang tính quyết định đến sự nghiệp đổi mới hiện nay. Do vậy, một khi được quan tâm thỏa đáng sẽ kích thích công tác quản lý NSX nói chung và chi NS thị trấn nói riêng được thực hiện tốt hơn, thúc đẩy công tác thực chi thu chi NS thị trấn đạt hiệu quả cao hơn. * Chi khác: Nguồn: Ban Tài chính – kế toán thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hóa – Thanh Hóa Là các khoảnchi ngoàicác khoản chitrên được pháp luật quy định. Như là chihội trợ cho mộtsố tổ chức tại địa phương, chi hỗ trợ giáo dục, chi công tác môi trường, diệt chuột, công tác phí, điện nước, báo… chi khác. Ba năm qua khoản chi này chiếm 1 phần nhỏ trong chi NS thị trấn tuy nhiên các khoản chi này thường vượtdự toánkhá nhiều, cụthể: năm 2012 thực chi là 21,4 triệu đồng, dựtoán là 14 triệu đồng (vượt 153%), năm 2013 là 23,5 triệu đồng. vượt 146%, năm 2014 là 21,4% (vượt 119%). Có thể thấy mục chi này kế toán thị trấn chưa ước lượng được đúng các khoản mục chi, mặt khác cũng thấy số giao dự toán 14 16 18 21.4 23.5 21.4 0 5 10 15 20 25 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệuđồng HÌNH 2.9: CHI KHÁC Dự toán Thực chi
  • 41. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 34 của cấp trên thấp, không phù hợp với tình hình địa phương. Tuy nhiên năm 2014, khoản chinày đãgiảm nhiều và vượt dựtoán íthơn 2 năm trước, điều này cho thấy thị trấn đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm và kiểm soát chi hiệu quả. Chi khác là khoản chi khó quản lý nhất trong tất cả các khoản chi thường xuyên của NS thị trấn, bởi lẽ khoản chi này không được một cách chi tiết, cụ thể trong dự toán nên không có cơ sở để kiểm tra, giám sát việc cấp phát và sử dụng vẫn có hiện tượng chi sai, còn lãng phí. Khoản chi này nếu không quản lý chặt chẽ sẽ gây lãng phí, hơn nữa đây là khoản chi nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý ngân sách, vì vậy quản lý chặt chẽ để giảm chi khoản này là điều cần thiết. 2.2.3. Tình hình quyết toán chi thường xuyên ngân sáchthị trấn Quyết toán chi NS thị trấn là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách nhằm tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm khi năm ngân sách kết thúc từ đó đánh giá kết quả hoạt động, ưu điểm và những hạn, nguyên nhân. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo. Kế toán thị trấn có tráchnhiệm thực hiện côngtác hạch toánkế toánvà quyết toánchi NS thị trấn theo mục lục ngân sáchvà chếđộ kế toán hiện hành. Tuy nhiên công tác kế toán và quyết toán NS thị trấn vẫn cònnhững tồn tại hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện hơn công tác quản lý chi NS thị trấn. Thực tế cho thấy quyết toán chi NS thị trấn đã được các đơn vị quan tâm thực hiện nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về mặt tiến độ thời gian cũng như chất lượng của các báo cáo quyêt toán, công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán cònchưa cụ thể, chi tiêt và đôikhi mang tính hình thức.
  • 42. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 35 2.3 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN THỊ TRẤN VẠN HÀ 2.3.1 Những mặt đạt được Thứnhất:Côngtáchạchtoán,kếtoán ngân sách thị trấn đang dần được hoàn thiện nângcao.. Hàngnăm, PhòngTài chính - Kế hoạch huyện Thiệu Hóa thường xuyên tổ chức tập huấn, bồidưỡngnghiệp vụ kế toán cho các kế toán thị trấn, góp phần làm cho kế toán thị trấn thực sự trở thành công cụ quan trọng, phục vụ công tác quản lý NS. Trên cơ sở này, kế toán thị trấn đã biết cách lập dự toán, báo cáo quyết toán theo đúng yêu cầu quản lý NSNN hiện hành. Thứ hai: Công tác điều hành chi ngân sách đang ngày càng đượcthựchiện tốt. Chính quyền thị trấn đã chủ động quản lý, điều hành các khoản chi, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên trong tổng kinh phí được giao, để đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao đờisốngvật chất cũng như tinh thần của người dân trong thị trấn. Tuy các khoản chi thường xuyên có xu hướng gia tăng về số tuyệt đối do một số điều kiện khách quan như chính sách tăng lương, tăng phụ cấp đãi ngộ cho cán bộ công chức thị trấn, lạm phát, giá cả tăng cao...nhưng tỷ trọng trong tổng chi NS thị trấn đã giảm. Điều đó cho thấy thị trấn đã bắt đầu thực hiện nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí, nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm hiệu quả được quán triệt nhiều hơn. Công tác kiểm tra, kiểm soát chi theo định mức đã được làm tốt. Vì thế thị trấn vừa đảm bảo chi thường xuyên cho các hoạt động quản lý nhà nước, sựnghiệp kinh tế, côngtác xã hộivà vừa có phần tiết kiệm chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế như: xây dựng cầu cống kênh mương, đường giao thông. Thứba: Thị trấn đã áp dụng phần mềm tin học trong công tác quản lý NS thị trấn và kế toán NS thị trấn. Đây là một bước đột phá, một bước tiến quan trọngtrong côngtác quản lý NS thị trấn. Nhờ sửdụng công nghệ thông tin trong
  • 43. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 36 công tác hạch toán, kế toán NS thị trấn đã cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời cho cơ quan quản lý cấp trên, giúp cho việc quản lý và điều hành NS thị trấn có hiệu quả. 2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế Xây dựng dự toán chi NSX chưa thực sự bám sát vào yêu cầu thực tế của thị trấn xây dựng các khoản chi phần nhiều mang tính hình thức, chưa sát với thực tế, chủ yếu vẫn dựa vào các văn bản cấp trên, công tác tính toán dựa vào số năm trước, chưa khoa học. Các khoản chi chưa thực sự được tiết kiệm, có hiệu quả. Vẫn còn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên: Thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành chính vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn chưa hợp lý, lãng phí); Ở một số năm chiNSX thường lớn hơn dự toán rất nhiều, điều đó cho thấy công tác quản lý, giám sát chi NSX chưa thực sự tốt. Cơ cấuchigiữa các mục chithường xuyên NSX chưahợp lý, một số khoản chicó thể tiết kiệm và ít biến động như chi cho quốc phòng, chi cho sự nghiệp phát thanh, chi sự nghiệp xã hội cần giảm số dự toán xây dựng và tăng số dự toáncủa một số khoảnchithường xuyên có thực chi lớn hơn dự toán như chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế. Công khai – minh bạch trong chi NSX chưa thực sự rõ ràng, việc công khai quyết toán NSX mới chỉ được dán trên bảng tin của xã và với ngôn ngữ tài chính, gây khó hiểu cho người dân địa phương – những người không có trình độ về tài chính, kế toán. Ngoài ra thời gian dán trên bảng tin không tuân thủ quy định về công khai minh bạch là 90 ngày kể từ ngày dán thông báo
  • 44. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 37 theo thông tư số 21/2005/TT-BTC. Đồng thời không dùng các biện pháp công khai khác như thông báo trên phương tiện đại chúng (loa phát thanh xã) là những phương tiện dễ được tiếp nhận nhất.Vì vậy, minh bạch nhưng thực ra là không minh bạch. 2.3.3 Nguyên nhân - Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chi NS thị trấn chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ban hành chưa kịp thời, nhiều khi còn mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản lý chi NS thị trấn còn nhiều hạn chế: Từ sự nhận thức chưa đúng về chức năng quản lý nghiệp vụ của cơ quan tài chính, với việc kiểm soát chi của KBNN, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý và kiểm soát NS thị trấn. - Sự chưa sát sao đến cơ sở của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện trong việc hướng dẫncác văn bản hiện hành, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tài chínhxã, chủ tài khoản thị trấn. Chưa có cánbộ chuyênmôn hóatheo dõisát sao thị trấn để nâng cao trách nhiệm và sâu sát hơn đến các vấn đề vướng mắc cần giải đáp và khắc phục trong quá trình thực hiện một chu trình NS ở xã. - Chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn Luật NSNN và quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn Luật NSNN. Số liệu quyết toán thường điều chỉnh theo ý muốn chủ quan, nhằm làm đẹp số liệu trước khi trình duyêt. - Chính quyền địa phương chưa ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong quản lý chi ngân sách thị trấn theo phân cấp chính quyền. - Trình độ năng lực về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tài chínhkế toán thị trấn cònnhiều hạn chế, dẫn đến việc lập dự toán ở thị trấn còn
  • 45. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 38 chưa sát với thực tế, chưa cân chỉnh các năm cho phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phươngmà chỉ mang tínhước lệ dựavào những consố đãcó năm trước. Quá trình hoạch toán nhiều khi sai dẫn đến việc duyệt quyết toán chậm. - Công tác quản lý NS thị trấn của chủ tài khoản – chủ tịch UBNDthị trấn kém hiệu quả do chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, chỉ duyệt theo đề nghị của kế toán vì vậy chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý theo quy định của Luật NSNN. - Công tác tự thanh kiểm tra nội bộ của các đơn vị sử dụng trực tiếp ngân sách chưa tốt, kiến thức về tài chính kế toán của các ban sử dụng ngân sách chưa có là rào cản gây ra việc công tác kiểm soát chi nội bộ yếu kém, chi không hiệu quả. Từđặc điểm kinh tế - xã hội xã, từ những phân tíchvề quátrình chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn Hà, đồng thời phân tích rõ công tác này chương 2 đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về công tác tài chính thị trấn Vạn Hà trên mặt chi ngân sách. Trênnhững mặt mạnh cầnphát huy, tác giả cũng chỉ ra những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu cần khắc phục, từ đó có định hướng đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế địa phương.
  • 46. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 39 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI THƯỜNG XUYÊN Trong quá trình đổi mới, kinh tế phát triển mạnh mẽ thì nhiệm vụ chi của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn không ngừng tăng. Quy mô tài chính NS thị trấn phát triển thì yêu cầu công tác quản lý điều hành phải được thường xuyên củng cố và hoàn thiện phù hợp với quy mô phát triển của nó. Chính vì vậy trong những năm tới, công tác quản lý chi NS thị trấn cần được quan tâm đúng mức, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu cơ chế quản lý kinh tế hiện nay. Quản lý chi NS thị trấn dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của huyên Thiệu Hóa nói chung và thị trấn Vạn Hà nói riêng. Điều chỉnh, cơ cấu lại chi thường xuyên NS, phân bổ nguồn chi một cách hợp lý; đảm bảo kinh phí cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước tại địa phương; ưu tiên chi cho SN giáo dục - đào tạo. Bố trí kinh phí để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Đẩy mạnh xã hội hoá một số khoản chi như chi SN giáo dục, đào tạo; chi SN văn hoá thông tin, hoạt động bảo trợ xã hội…Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người nghèo”...để hỗ trợ các gia đình chính sách, các đối tượng khó khăn trên địa bàn thị trấn. Gắn nội dung quản lý các khoản chi NS thị trấn với các mục tiêu phát triển trên địa bàn thị trấn, tiếp tục triển khai chương trình phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất và đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 mà đảng và nhà nước đã đề ra.
  • 47. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 40 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHI VÀ QUẢN LÝ CHI 3.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một số khoản chi sự nghiệp ngân sáchthị trấn Xây dựng dự toán chi NS thị trấn chưa thực sự bám sát vào yêu cầu thực tế của thị trấn. Việc xây dựng các khoản chi phần nhiều mang tính hình thức, chưa sát với thực tế, chủ yếu vẫn dựa vào các văn bản cấp trên, công tác tính toán dựa vào số năm trước, chưa khoa học. Cụ thể như chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp truyền thanh, chi sự nghiệp VHTT thực hiện lớn hơn nhiều so với dự toán thị trấn lập. Vì vậy, thị trấn cần tăng cường công tác quản lý, giám sát chi NS thị trấn bằng việc thường xuyên kiểm tra việc lập dự toán và các căn cứ cụ thể, thực tiễn để lập dự toán ngân sách thị trấn, để tránh sự chênh lệch lớn trong khâu thực hiện với khâu lập dự toán. Cơ cấuchi giữa các mục chi sựnghiệp chưahợp lý, một số khoản chi có thể tiết kiệm và ít biến động như chi cho quốc phòng, chi cho sự nghiệp phát thanh, chisự nghiệp xã hộicần giảm số dựtoán xây dựng và tăng số dựtoán của một số khoản chi thường xuyên có thực chi lớn hơn dự toán như chi sự nghiệp giáo dục, chisự nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế. Vì vậy để hoàn thiện hơn dự toán NS thị trấn phù hợp với tình hình thực tế cán bộ tài chính kế toán thị trấn Vạn Hà cần cân đối lại các khoản chi cho phù hợp, giảm dự toán ở chi quốc phòng, chi sự nghiệp truyền thanh, chi sự nghiệp xã hội, đẩy mạnh chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp y tế, giáo dục. 3.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cánbộ kế toán thị trấn Thực tế cho thấy, trên địa bàn thị trấn Vạn Hà cán bộ làm công tác kế toán thị trấn còn hạn chế về trình độ chuyên môn. Kế toán thị trấn chưa phát huy được hết năng lực, trình độ chuyên môn, cập nhật thông và nghiên cứu
  • 48. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 41 các văn bản hướng dẫn điều hành chưa thường xuyên. Do đó công tác tham mưu cho cấp ủy, HĐND, UBND thị trấn về chỉ đạo quản lý và điều hành thu, chi NS thị trấn chưa đúng với quy định như: chưa phân định rõ từng nguồn thu để tham mưu điều hành chi ngân sách đúng mục đích và có hiệu quả. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý chi NS thị trấn hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ kế toán cần phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về luật NSNN và các văn bản liên quan , đồng thời phải sâu sát thực tế và phải có phẩm chất đạo đức tốt. Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ tài chính - kế toán trên địa bàn thị trấn: • Cập nhật các thông tin và văn bản hướng dẫn cho cán bộ kế toán xã đảm bảo côngtác tham mưu cho cấp ủy, HĐND, UBND thực hiện chi ngân sách hiệu quả và công khai tài chính kịp thời • Nâng cao năng lực của cán bộ kế toán thị trấn, tổ chức tuyển chọn cán bộ kế toán thị trấn được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo thành thạo công việc, có đạo đức nghề nghiệp tốt, những người thực sự có năng lực. • Tăng cường công tác đào tạo cả theo chức danh và theo từng công việc (đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức bổ trợ khác: ngoại ngữ, tin học,…). Trong đó chú trọng đến việc đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho kế toán thị trấn. 3.2.3 Quántriệt chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đối với một số khoảnchi hành chính Các khoản chi chưa thực sự được tiết kiệm, có hiệu quả. Vẫn còn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên: thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành chính vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng
  • 49. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 42 tiêu chuẩn, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn chưa hợp lý, lãng phí); Một số giải pháp thực hiện tiết kiệm, hiệu quả đối với các khoản chi trên: • Thiết lập các định mức chi và thứ tự ưu tiên các khoản chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị,…phù hợp làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chi và thực hiện việc kiểm soátcác khoản chi NSX một cách hiệu quả • Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xây dựng dự toán chi hàng tháng, hàng quý làm căn cứ thực hiện chi cho sát với tình hình thực tế đảm bảo hiệu quả các khoản chi • Xây dựng định mức chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình thực tế làm căn cứ khi phát sinh nhu cầu chi tiêu. Xác lập thứ tự ưu tiên cho công tác thực hiện các khoản chi như chi nghiệp vụ chuyên môn trước, chi mua sắm sữa chữa thực hiện sau… đảm bảo phù hợp với khả năng của NSX. • Các khoản thu đóng góp của nhân dân để chi theo mục tiêu đã định cần chi đúng mục đích, có phương án cụ thể, có sự giám sát của nhân dân để tạo ra lòng tin cho quần chúng nhân dân ,tránh tình trạng chi sai mục đích, có biểu hiện mờ ám. Tất cả các khoản chi NSX phải được ghi chép đầy đủ và định kỳ thông qua HĐND xã cho mọi người dân đều biết. Tiết kiệm hiệu quả là yêu cầu đặc biệt quantrọng trongviệc quản lý NS thị trấn. Vì NS thị trấn vừa là đơn vị sửdụng ngân sách, vừalà cấp ngân sách, chi ngân sáchthịtrấn quyếtđịnh ngân sáchtrêntoàn bộ thị trấn nên khá phức tạp, lợi íchcủakhản chi này mang lại thường gắn liền với lợi íchcụthể cục bộ, sử dụng nguồnlực ngân sáchphầnnào bịhạn chế, dẫnđến thất thoát, lãng phí.
  • 50. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 43 Để tránh được tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản chi NSX và nâng cao nhận thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi ngân sách đó. 3.2.4 Tăng cường công khai – minh bạch chi ngân sáchthị trấn Công khai – minh bạch trong chi NS thị trấn chưa thực sự rõ ràng, việc công khai quyết toán NS thị trấn mới chỉ được dán trên bảng tin của thị trấn và với ngôn ngữ tài chính, gây khó hiểu cho người dân địa phương – những người không có trình độ về tài chính, kế toán. Ngoài ra thời gian dán trên bảng tin không tuân thủ quy định về công khai minh bạch là 90 ngày kể từ ngày dán thông báo theo thông tư số 21/2005/TT-BTC. Đồng thời không dùng các biện pháp công khai khác như thông báo trên phương tiện đại chúng (loa phát thanh thị trấn) là những phương tiện dễ được tiếp nhận nhất.Vì vậy, cán bộ thị trấn phải có các giải pháp để công khai các khoản chi, thông báotrên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, chấp hành đúng quy định của pháp luật về ngày dán và công khai các khoản chi. 3.3 ĐIỀU KIÊN THỰC THI GIẢI PHÁP Điều kiện để thực thi quản lý chi và chi ngân sách thị trấn là: - Hệ thống pháp luật phải ngày càng hoàn thiện để tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế của chính quyền Nhà nước cấp thị trấn với nhân dân. Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích và làm đòn bẩy kinh tế khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương. - UBND thị trấn phải có công văn cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn để các cấp các ngành làm đúng theo quy định của Nhà nước, đồng thời thấy được vai trò quan trọng của chi NS thị trấn trong giai đoạn hiện nay.
  • 51. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 44 - Công tác quản lý chi NS thị trấn phải được coi trọng, đối với cán bộ quản lý NS thị trấn, Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ phù hợp với công việc mà họ đảm nhận để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ cơ sở. - Để hướng dẫn các cán bộ cơ sở tiếp cận được vớicác văn bản pháp lý quy định về quản lý chi NS thị trấn của Nhà nước thì thị trấn, huyện, tỉnh cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn đội ngũ kế toán, cán bộ quản lý chi NS thị trấn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 52. Luận văn cuối khóa Khoa Tài Chính Công Sinh viên: Lê Thị Vân Anh Page 45 KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, lấy mẫu thí điểm là NS thị trấn Vạn Hà có thể thấy công tác quản lý chi NS thị trấn là một nhiệm vụ khá quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển của thị trấn, của huyện, của tỉnh và của cả nước. Với tư cách là 1 đơn vị sử dụng ngân sách, cũng với tư cách là một cấp ngân sách việc thực hiện chi và quản lý chi là điển hình cho những quy mô lớn hơn. Qua phân tích ta thấy quản lý chi NS ở Vạn Hà đang dần được hoàn thiện nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của chính quyền và bảo đảm lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại như công tác lập dự toán còn mang nặng hình thức, chưa sát với thực tế, gây khó khăn cho khâu chấp hành và quyết toán ngân sách. Trong quá trình thực hiện NS thị trấn còn một số khoản chi chưa theo đúng chế độ, định mức hoạt động. Vì vậy, công tác quản lý chi NS thị trấn cần phải tăng cường hơn nữa. Từ sự tìm hiểu tình hình thực tế, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng góp phần đẩy mạnh công tác quản lý chi NS thị trấn cho phù hợp với điều kiện thực tế đòi hỏi của thị trấn Vạn Hà. Mặc dù đã có sự cố gắng tìm tòi nhưng do thời gian có hạn, khả năng hiểu biết, lí luận còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các cô chú cán bộ ban Tài chính – Kế toán thị trấn Vạn Hà, các cô chú lãnh đạo thị trấn, cùng sự góp ý của các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo thị trấn đã tạo điều kiện cho em được thực tập và hoàn thiện luận văn tại đơn vị, cảm ơn thầy cô giáo đặc biệt là PGS.TS Phạm Văn Liên, cùng các cán bộ của tài chính - kế toán thị trấn Vạn Hà đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình làm chuyên đề cuối khóa. Sinh viên thực hiện Lê Thị Vân Anh