SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT........... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................. 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CẤP HUYỆN................................................................................................. 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện..................... 4
1.1.1. Ngân sáchcấp huyện.............................................................................. 4
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách cấp huyện................................. 4
1.2. Nội dung, bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà
nước cấp huyện............................................................................................... 6
1.2.1. Nội dungquản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện................................. 6
1.2.2.Bảnchấtcủaquảnlýchingânsách nhànướccấp huyệntrongpháttriển kinh
tế - xã hội........................................................................................................ 9
1.2.3. Cácnhân tốảnhhưởngđến quảnlýchingânsách nhànướccấp huyện.............13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
HUYỆNTẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA.................................15
2.1. Tìnhhìnhphát triển kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Lộc có ảnh hưởng tới quản
lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện................................................................15
2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Lộc .................................................................15
2.1.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, năm 2016 -
2018..............................................................................................................21
2.2. Tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc......28
2.2.1. Tìnhhìnhlập dự toán, phânbổ dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại
huyện Vĩnh Lộc .............................................................................................28
2.2.2. Tình hình chấp hànhdự toánchi ngân sách..............................................30
2.2.3. Tình hình kiểm soátchi ngân sách nhà nước cấp huyện.............................32
2
2.2.4. Tình hình quyết toánchi ngân sách nhà nước cấp huyện...........................33
2.3. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi
ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc............................................35
2.3.1. Thành tựu trongquản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.......................36
2.3.2. Hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện.........................38
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện.....39
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA....41
3.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu về chi tài chính -
ngân sách tại huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020....................................................41
3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hộicủa huyện......................41
3.1.2.Xácđịnhnhucầu tàichính -ngân sách và khả năng đáp ứng từ Ngân sách
nhà nướccấp huyện choyêu cầu pháttriển kinh tế-xã hội, anninh-quốc phòng của
huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020.........................................................................42
3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện
Vĩnh Lộc.......................................................................................................43
3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện
Vĩnh Lộc.......................................................................................................45
KẾT LUẬN...................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................52
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện ....................22
Bảng 2.1. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước cấp huyện......................................23
Bảng 2.2. Tổng hợp chi đầu tư xây dựngcơ bản từ ngân sách huyện...................24
Bảng 2.3. Tỉ lệ chiđầu tư xây dựngcơ bản trong tổng chi..................................26
ngân sách nhà nước cấp huyện.........................................................................26
Bảng 2.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách huyện.....................................27
Bảng 2.5. Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổngchi NSNN cấp huyện......................28
Bảng 2.6. Tổng hợp dự toán vàphân bổ dự toánchi ngân sách huyện..................28
Bảng 2.8. Tổng hợp quyết toánchi ngân sách huyện..........................................34
4
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
AN-QP An ninh - quốc phòng
CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
GDTH Giáo dục tiểu học
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc nhà nước
KT-XH Kinh tế - xã hội
NSNN Ngân sách nhà nước
PCTN Phòng chống tham nhũng
PTTH Phổ thông trung học
SNGD Sự nghiệp giáo dục
SNKT
TC-KH
Sự nghiệp kinh tế
Tài chính - Kế hoạch
TDTT Thể dục thể thao
THCS Trung học cơ sở
THTK, CLP Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
UBND Uỷ ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là bộ phận trọng tâm cấu thành quan trọng
nhất của nền tài chính nhà nước, là nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước và phát triển quốc gia. Vì vậy, quản lý thống nhất
nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, đối ngoại là yêu cầu quan trọng trong quản lý kinh tế của
các quốc gia.
Ngân sách Nhà nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ
mô. Ngân sách cấp huyện, thị, thành phố là một bộ phận cấu thành NSNN, là
công cụ để chính quyền cấp huyện, thị, thành phố thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh - quốc
phòng. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; 2015 là cơ sở pháp lý cơ bản để
tổ chức quản lý NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục
vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.
Chi Ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ của chính sách tài
chính quốc gia, là khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế, có tác dụng rất lớn đối
với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong quá trình
hội nhập thế giới. Để quản lý thống nhất nền tài chính, sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả ngân sách và tài sản Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội
đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH13 ngày 16/12/2002, Số
83/2015/QH13 ngày 29/6/2015 có hiệu từ năm 2017 đã quy định rõ, đầy đủ về
trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý chi NSNN, đặc biệt trong việc
lập, chấp hành, kiểm soát và quyết toán NSNN.
2
Việc đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh
Lộc thời gian qua, nêu lên được những thành tựu và hạn chế cũng như nguyên
nhân hạn chế, từ đó, đề xuất các giải pháp tăng hoàn thiện công tác quản lý chi
NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc đáp ứng nhu cầu thực tiễn là nhu cầu cấp
bách đặt ra. Vì vậy tôi quyết định lựa vấn đề: “ Hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách Nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài
tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng để nghiên cứu với mong muốn
góp phần giải quyết vấn đề nêu trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện
Vĩnh Lộc thời gian qua, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế
và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý chi NSNN cấp huyện trên các khía cạnh lập dự toán
chi, thực hiện chi và kiểm tra, giám sát chi ngân sách dưới tác động của môi
trường chính sách, tổ chức quản lý, năng lực cán bộ và các nhân tố khác;
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2016 - 2018, đề
xuất giải pháp cho đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo từ các công trình nghiên
cứu có liên quan đã được công bố; giáo trình tài chính công, tài chính tiền tệ,
báo, tạp chí liên quan đến NSNN, để hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chi
NSNN, chi NSNN huyện và các đơn vị có liên quan đến tình hình quản lý chi
NSNN cấp huyện.
3
- Phương pháp thống kê:
+ Số liệu thu thập từ các tài liệu; các báo cáo dự toán, quyết toán ngân
sách nhà nước huyện Vĩnh Lộc các năm từ năm 2016 - 2018
+ Sau khi tổng hợp các số liệu có liên quan tiến hành phân tích, so sánh
đến quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Lộc các năm từ năm
2016 - 2018 qua đó rút ra những kết luận cần thiết để phân tích đánh giá phục vụ
mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước
cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
1.1.1. Ngân sách cấp huyện
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân sách Nhà nước: NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời
và phát triển trên cơ sở tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật Ngân sách nhà
nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 2
thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước. NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ
yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng
giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN;
phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được
để thực hiện mục tiêu KT-XH. Ngân sách nhà nước được lập và thực hiện cho
một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông
qua [1], [24].
Ngân sách huyện: Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện
được hình thành bằng các nguồn thu, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong phạm vi
của huyện [7].
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách cấp huyện
1.1.2.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định [11].
Chi ngân sách huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã
được tập trung vào ngân sách huyện và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Chi
ngân sách huyện không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho
5
từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụ thể thuộc chức năng của
Nhà nước cấp huyện [7].
1.1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Chi ngân sách huyện gắn với bộ máy nhà nước cấp huyện và những
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước cấp huyện đảm đương trong
từng thời kỳ.
- Chi ngân sách huyện gắn với quyền lực nhà nước cấp huyện, mang tích
chất pháp lí.
- Cũng như chi NSNN, các khoản chi của ngân sách huyện mang tính chất
không hoàn trả trực tiếp.
1.1.2.3. Vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Chi ngân sách huyện là nguồn lực tài chính nhằm bảo đảm và duy trì sự
hoạt động bình thường của hệ thống chính quyền cấp huyện.
- Một trong những mục tiêu của ngân sách huyện là đảm bảo công bằng
xã hội trên địa bàn. Bên cạnh việc sử dụng thu ngân sách để thực hiện công tác
này, chi NSNN cũng có vai trò hết sức quan trọng. Cơ chế thị trường tạo ra sự
phân hóa giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp
trong xã hội. Để làm giảm khoảng cách đó, Nhà nước phải sử dụng các hình
thức trợ cấp từ ngân sách. Bên cạnh đó các khoản trợ cấp cho giáo dục, y tế có
ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và đảm bảo sức khỏe cho dân cư.
1.1.2.4. Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo Luật NSNN hiện hành, các nội dung chi ngân sách huyện được phân
loại cụ thể như sau [1]:
(1). Chi đầu tư phát triển: Là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã
tập trung vào ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển sản
xuất, thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
(2). Chi thường xuyên: Là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ánh quá
trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên
về quản lý KT-XH của Nhà nước.
6
1.2. Nộidung, bảnchất và cácnhântố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân
sách nhà nước cấp huyện
1.2.1. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Nội dung quản lý chi ngân sách cấp huyện được thực hiện theo suốtquá
trình ngân sách cấp huyện, từ khi lập dự toán, đến quá trình thức hiện và quyết
toán ngân sách cấp huyện [1], [5].
1.2.1.1. Lập dựtoán ngân sách huyện
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúng
đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các
chỉ tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch.
- Yêu cầu trong quá trình lập ngân sách phải đảm bảo:
+ Kế hoạch NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội.
+ Kế hoạch NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan
điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật
NSNN. Hoạt động NSNN là nội dung cơ bản của chính sách tài chính. Do vậy,
lập NSNN phải thể hiện được đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của
chính sách tài chính địa phương như: trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu,
thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Bên cạnh đó, NSNN hoạt động
luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN, nên ngay từ khâu lập ngân sách
cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật NSNN như: xác định phạm vi,
mức độ của nội dung các khoản thu, chi; phân định thu, chi giữa các cấp ngân
sách, cân đối NSNN.
- Căn cứ lập Ngân sách Nhà nước:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh của Đảng và chính quyền địa phương trong năm kế hoạch và những năm
tiếp theo.
7
+ Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là sơ sở, căn cứ
để đảm bảo các nguồn thu cho NSNN, đồng thời, cũng là nơi sử dụng các
khoản chi tiêu của NSNN.
+ Lập NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo.
+ Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ
thể về thu, chi tài chính nhà nước. Lập NSNN là xây dựng các chỉ tiêu thu chi
cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể được xây dựng sát, đúng, ngoài dựa
vào căn cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức
thu chi tài chínhnhà nước thông qua hệ thống pháp luật (đặc biệt là hệ thống các
Luật thuế ) và các văn bản pháp lý khác của nhà nước.
1.2.1.2. Chấphànhngânsách cấp huyện
- Chấp hành thu ngân sách cấp huyện. Theo Luật Ngân sách Nhà nước,
chấp hành thu ngân sách có nội dung như sau:
+ Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan
khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ
chức thu NSNN.
+ Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơ quan
nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của
UBND và sựgiám sát của HĐND về côngtác thu ngân sáchtại địa phương; phối
hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận
động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy
định của Luật NSNN và các quy định khác của pháp luật.
- Phân bổ và giao dựtoánchi ngân sách: Sau khi UBND giao dự toán ngân
sách, các đơnvịdựtoán cấp I tiến hành phânbổ và giao dựtoán chingân sáchcho
các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Luật
Ngân sách, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
1.2.1.3. Quyết toán ngân sách cấp huyện
8
Số liệu quyết toán NSNN: số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh
toánhoặc đã hạchtoán chitheo quy định tại điều 62 của Luật NSNN và các khoản
chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định.
Ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền
của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình. Cuối năm,
cơ quan tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo
quy định gửi cơ quan tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp
ủy quyền.
Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi
cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN
xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các
cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.
- Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện:
Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị
dự toán được quy đinh như sau:
+ Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và
gửi đơn vị dự toán cấp trên.
+ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét
duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị
dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và
báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài
chính cùng cấp.
+ Cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn vị
dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý
sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩm định
quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng
thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông
báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
9
- Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của
ngân sách cấp huyện được quy định như sau:
+ Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và ngân sách
huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình UBND xã
xem xét gửi Phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã
phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung,
quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính cấp huyện.
+ Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã;
lập quyết toán thu chi ngân sách cấp huyện; yổng hợp, lập báo cáo quyết toán
thu NSNN trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã và quyết toán thu, chi ngân sách
huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi
ngân sách cấp xã) trình UBND đồng cấp xem xét gửi Sở Tài chính; Đồng thời,
UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp
huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài
chính.
1.2.2. Bản chất của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trong
phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán,
kiểm soát và quyết toán chi NSNN cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật,
nhằm sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục
tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện [7].
1.2.2.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước
- Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán, đây là đặc
điểm quan trọng nhất, nhìn nhận và đánh giá đúng đặc điểm này giúp Nhà nước
đưa ra các cơ chế quản lý, điều hành chi ngân sách đúng luật, đảm bảo hiệu quả,
10
công khai, minh bạch.
- Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, biện pháp quan
trọng nhất là biện pháp tổ chức hành chính; biện pháp này tác động vào đối
tượng quản lý theo 2 hướng:
+ Chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và đưa ra các
quyết định quản lý bắt buộc cấp dưới thực hiện.
+ Đặc trưng của phương pháp hành chính là cưỡng chế đơn phương của
chủ thể quản lý.
1.2.2.3. Mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Mục tiêu tổng quát trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lý
chi NSNN nói riêng, đó chính là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững sử
dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các
mục tiêu chính trị xã hội, AN-QP, đối ngoại. Mục tiêu này được thiết lập phù
hợp với chiến lược, nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ.
- Mục tiêu của quản lý chi NSNN cấp huyện đó là phải mang lại một kết
quả tốt nhất về phát triển KT-XH, đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi
ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong xã
hội, đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện.
1.2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Tính hiệu lực: thực hiện nghiêm túc và kịp thời các nhiệm vụ chi. Bảo
đảm chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ, không bội chi ngân sách. Tính
hiệu lực của quản lý chi ngân sách cấp huyện có thể đo lường bằng (kết quả/mục
tiêu).
- Tính hiệu quả: quản lý ngân sách cấp huyện đảm bảo cho việc thực
hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí.
Ngoài ra trong quản lý NSNN cấp huyện minh bạch, công khai, được thể hiện
cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. Khi đánh
giá hiệu quả quản lý chi NSNN cần có cách nhìn và đánh giá toàn diện về các
yếu tố cấu thành trong hoạt động của NSNN. Theo đó để đánh giá hiệu quả
11
quản lý chi NSNN cũng phải xét trên nhiều tiêu chí ở các cấp độ, cụ thể:
+ Hiệu quả tổng hợp: được đánh giá thông qua việc xây dựng và thực
hiện cân đối NSNN một cách tích cực trong năm tài khóa, mà thực chất của
nó là cân đối thu - chi và “nội hàm” của nó là đáp ứng các chỉ tiêu KT-XH
được xác lập trong năm kế hoạch, tương ứng với năm tài khóa đó trên các
phương diện: Huy động vượt mức các nguồn lực tài chính (chấp hành thu
vượt lớn hơn dự toán thu); đầu tư phát triển có hiệu quả; tiết kiệm và chi
tiêu hợp lý các khoản chi ngân sách về giáo dục, văn hóa, khoa học, y tế và
các vấn đề xã hội và đặc biệt tiết kiệm chi về quản lý hành chính. Cuối năm
tài khóa ngân sách cần có số dư sau khi thực hiện quyết toán để bổ sung chi
tiêu cho ngân sách năm sau và tăng cường lực lượng dự trữ tài chính.
+ Hiệu quả quản lý chi ngân sách: hiệu quả quản lý chi NSNN biểu hiện ở
sự phân phối hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả bền vững
đối với đầu tư phát triển và tiết kiệm tối đa trong các khoản chi thường xuyên,
để khắc phục bội chi ngân sách trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ KT-XH
tương ứng đã được xác lập. Hiệu quả chi NSNN được thể hiện trên 2 nội dung
cơ bản: i) Chi đầu tư phát triển (đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình
kinh tế,…) phải lấy hiệu quả làm đầu; hiệu quả ở đây là đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm, bảo đảm trực tiếp hay gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tích tụ
cho phát triển kinh tế. ii) Chi thường xuyên (chi sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y
tế, đảm bảo xã hội, an ninh, quốc phòng,…) phải hợp lý, tiết kiệm, đặc biệt tiết
kiệm tối đa chi quản lý hành chính.
- Tính bền vững: tác động tích cực từ quản lý chi NSNN cấp huyện đối
với sự phát triển KT-XH, AN-QP là lâu dài và ổn định; cân bằng lợi ích giữa các
đơn vị dự toán ngân sách; không ảnh hưởng tiêu cực đến mội trường tự nhiên,
sinh thái, xã hội.
- Tính phù hợp: quản lý chi NSNN cấp huyện phải phù hợp với đường lối
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với thực tiễn tinh hình
12
đặc thù của huyện nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH trên
địa bàn nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
1.2.2.5. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Nguyên tắc đầy đủ trong quản lý chi NSNN: đây là một trong những
nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là:
mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, phải được ghi
vào sổ và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn
mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài
khoản thu, chi.
- Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN: nguyên tắc thống nhất
trong quản lý NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của
Nhà nước thông qua hoạt động thu - chi của NSNN.
- Nguyên tắc cân đối ngân sách: NSNN được lập và thu, chi ngân sách
phải được cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực
hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. UBND và HĐND luôn cố gắng để đảm
bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới các
khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết,
đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp
ứng.
- Nguyên tắc công khai hoá NSNN: về mặt chính sách, thu chi NSNN là
một chương trình hoạt động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu.
NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết
nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt
chu trình NSNN và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu
trình NSNN.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: nguyên tắc này là cơ sở,
tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của
chính quyền địa phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực
hiện chính sách tài chính địa phương.
13
1.2.3. Cácnhân tốảnhhưởng đến quản lýchi ngân sáchnhà nướccấp huyện
1.2.3.1. Văn bản pháp quy của Nhà nước về chi ngân sách
Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý chi NSNN (như
Luật NSNN các Nghị định, Thông tư) ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ,
từng bước nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và công khai minh bạch, góp phần quan trọng và việc phục vụ
các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT-XH.
1.2.3.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước
Bộ máy quản lý NSNN ngày càng được hoàn thiện và chuyên môn hóa,
phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý tài
chính, bên cạnh đó việc phân công, phân cấp hoàn thiện quy chế làm việc của
các cơ quan trong quản lý chi NSNN cũng được chỉ đạo triển khai khá đồng bộ
đã tạo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành cho các cấp ngân sách góp
phần nâng cao hiệu quả chi NSNN.
1.2.2.3. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước
Trình độ, năng lực cán bộ cũng ảnh hướng lớn đến quản lý chi NSNN,
hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN cấp huyện đã được chuẩn hóa cả về
số lượng và chất lượng, phẩm chất năng lực, tinh thần thái độ, trách nhiệm phục
vụ ngày càng được nâng lên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành tốt các
nhiệm vụ quản lý chi NSNN.
1.2.3.4. Hiện đại hóa nền hành chính
Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là các yếu tố không thể thiếu trong
quá trình quản lý chi NSNN, hiện nay Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện hiện
đại hóa nền hành chính, nhất là hiện đại hóa tài chính công, hoạt động của mạng
thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, các văn bản, tài
liệu được thực hiện dưới dạng điện tử; trong đó có việc triển khai thực hiện hệ
thống thống quản lý ngân sách và kho bạc - Tabmis đã góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý chi NSNN.
1.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
14
Đây là một trong các chức năng chủ yếu trong quản lý NSNN, vì vậy cần
phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, giám sát của HĐND, của các cơ
quan thanh tra, kiểm toán trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với công
tác quản lý NSNN.
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA
2.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Lộc có ảnh
hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Lộc
2.1.1.1. Vịtrí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của huyện Vĩnh Lộc
Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã. Trung tâm huyện
lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị
xã Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217. Có tọa độ địa lý từ 19057’-
20008’vĩ độ Bắc; từ 105033’- 105046’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Thạch
Thành, phía Nam giáp huyện Yên Định, phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía
Đông là huyện Hà Trung.
Tổng diện tích 157,6 km² (15.772,1): Đất nông nghiệp: 6.978 ha; Đất Lâm
nghiệp: 1.553,73 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản: 159,35 ha; đất phi nông nghiệp:
3.729,7 ha; còn lại là đất dự phòng. Huyện có 15 xã và 1 thị trấn; dân số 85.542
người (năm 2018), trong đó nam 42.213 người; nữ 43.329 người; mật độ dân số
542 người/km2; có hai dân tộc là Kinh và Mường; có các tôn giáo: Phật giáo và
Thiên chúa giáo. Lao độngtrong độ tuổi: 51.776 người. Trong đó: Lao động nam
35.561 người; Lao động nữ: 16.215 người
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã và đang phát
huy truyền thống cách mạng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, đoàn kết, nhất
trí, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành tựu quan
trọng, tạo chuyển biến tích cực và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là: kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng nông
thôn mới; kinh tế tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên Vĩnh Lộc vẫn
là huyện nông nghiệp, nằm xa các vùng kinh tế động lực, kết cấu hạ tầng còn
nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhiều tiềm năng chưa được
16
phát huy
Trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Vĩnh Lộc có
những thuận lợi cơ bản, song cũng đứng trước không ít những khó khăn, thách
thức, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân phải nỗ lực phấn đấu vượt qua.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lộc năm 2018
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, UBND
huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết,
làm căn cứ để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế triển khai thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020. Mặc dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của trực tiếp của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể của cấp tỉnh, sự
nỗ lực phấn đấu của nhân dân, các ngành, các cấp, đoàn thể, trên toàn huyện
Vĩnh Lộc nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ
bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên; thu
ngân sách tăng; cơ sở hạ tầng KT-XH được phát triển; các lĩnh vực văn hoá - xã
hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá; an ninh
chínhtrị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Kết quả thực hiện các mục
tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2018.
* Các chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt
15,2%. Trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp, xây dựng tăng
20,7%; Dịch vụ tăng 19,33%.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 29,01%; Công nghiệp, xây dựng
37,66%; Dịch vụ 33,33%.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 66.000 tấn trở lên.
- Giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác đạt 135 triệu đồng trở lên.
17
- Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu: 56 triệu USD trở lên.
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội 1.130 tỷ đồng.
- Thu nhập bình quân đầu người: 34 triệu đồng/người/năm.
- Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 15% trở lên.
- Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa trên địa bàn (không tính quốc lộ,
tỉnh lộ) đạt 72%.
* Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội:
- Tốc độ phát triển dân số dưới 0,7%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng còn dưới 8%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 60%
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn 56%.
- Số lao động được giải quyết việc làm mới 2.500 lao động. Xuất khẩu 200
lao động
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố 84%
- Tỷ lệ tham gia BHYT trên tổng số dân toàn huyện đạt 82%.
* Các chỉ tiêu môi trường:
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 25,3%.
- Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đạt 99%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97% trở lên.
* Về an ninh trật tự
- Số khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 90%
(1) Kết quả đạt được:
Năm 2018, phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn
như: thiên tai, lũ lụt xảy ra gây thiệt hại về kinh tế, sản xuất và đời sống của
nhân dân, một số dự án chậm tiến độ. Song, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ
của tỉnh, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tình
hình kinh tế - xã hội năm 2018 của huyện tiếp tục có bước phát triển; an ninh
18
chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; có 26/26 chỉ tiêu chủ yếu đạt và
vượt mục tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao. Kết quả đạt được chủ yếu như sau:
* Về kinh tế:
Tốc độ tănggiá trị sản xuất đạt 15,31%, tăng 0,11% NQ (NQ: 15,2%); trong
đó, ngành nông lâm thủy sản tăng 3,42%, công nghiệp-xây dựng tăng 21,58%,
dịch vụ tăng 19,78%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng
ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 28,64%; Công nghiệp-xây dựng chiếm
37,92%; dịch vụ chiếm 33,45%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,1 triệu
đồng/ người/năm, tăng 4,6% KH và tăng 14,6% so với CK.
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định; giá trị sản xuất toàn
ngành đạt 1.593 tỷ đồng, đạt 98,6 % kế hoạch năm, tăng 2,94% so với cùng kỳ;
tổng diện tích gieo trồng đạt 15.543 ha, bằng 100,41%KH; tổng sản lượng lương
thực đạt 66.028 tấn, bằng tăng 0,04% KH, năng suất lúa bình quân cả năm đạt
60,07 tạ/ha, tăng 0,345% so với cùng kỳ. Giá trị sản phẩm trên 1ha diện tích
đạt 135 triệu đồng. Đã chuyển đổi 113,3 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng
các cây khác có hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn, vượt 3% kế hoạch. Tổng
diện tích cánh đồng mẫu lớn đạt 477ha, đạt 106% KH. Các loại cây trồng khác
cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chọn giống có năng suất, chất
lượng cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Sản xuất thủy sản tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 45,3 tỷ đồng,
đạt 100,67% kế hoạch và tăng 12,9% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 1.725
tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi thủy sản ước đạt 650 ha, tăng
2,4% so với cùng kỳ, do chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa-cá,
lúa-cá-sen.
- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 1.756 tỷ
đồng, tăng 20,56% so với cùng kỳ và vượt 0,34% kế hoạch; nhiều sản phẩm
19
tăng khá so với cùng kỳ, như: gạch xây tăng 5,41%; đá ốp lát xây dựng tăng
6,59%; quần áo may sẵn tăng 3,63%; cửa sắt các loại tăng 6,97%.
- Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa
dịch vụ ước đạt 1.357 tỷ đồng, vượt 0,89% KH năm, tăng 21,16% so với cùng
kỳ. Công tác quản lý thị trường được tăng cường; lực lượng quản lý thị trường
đã tiến hành kiểm tra 97 vụ, xử lý vi phạm 88 vụ, thu phạt hành chính 176,5
triệu đồng; trị giá hàng tiêu hủy: 6,7 triệu đồng; trị giá hàng tịch thu: 7,2 triệu
đồng.
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phát triển ổn định, tổng giá trị xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ ước đạt 57 triệu USD, vượt 1,79% kế hoạch (KH năm 56
triệu USD) và tăng 6,15% so với cùng kỳ, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm
đá ốp lát các loại, quần áo may gia công xuất khẩu.
- Tổng thu NSNN ước thực hiện 645,382 tỷ đồng, bằng 163% dự toán tỉnh
giao (395, 897 tỷ) và bằng 159% dự toán huyện giao (406,796 tỷ), trong đó thu
NSNN tại địa bàn 263,178 tỷ đồng. Tổng chi NSNN ước thực hiện 637,640 tỷ
đồng, bằng 140% dự toán tỉnh giao, 136% dự toán huyện giao. Trong đó: Chi
thường xuyên đạt 356,652 tỷ đồng bằng 111% dự toán tỉnh và huyện giao, chi
đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 231,387 tỷ đồng, bằng 102% so với DT giao.
* Về văn hóa - xã hội:
- Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ
chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh, huyện. Công tác bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử được quan tâm. Phong trào xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở tiếp tục được duy trì, có hiệu quả, văn hóa, văn nghệ quần
chúng và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi
nổi.
* Về giáo dục và đào tạo: Tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt chương trình
năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019; trang thiết bị cơ
20
sở vật chất được tăng cường, công tác quản lý có nhiều đổi mới, chất lượng giáo
dục toàndiện được nângcao, chấtlượng giáo dục mũi nhọn có bước phát triển. Tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt95,9%;tỷ lệ học sinh đậucác trường đại học đợt 1
đạt 51%; có 02 học sinh đậu trường THPT chuyên Lam Sơn.
* Về y tế: Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác y tế dự
phòng, phòng chống dịch được chỉ đạo chặt chẽ, đặc biệt là công tác phòng
chống dịch sốt xuất huyết.
* Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo:
Tạo việc làm mới cho 2.618 lao động vượt 4,7% KH (xuất khẩu 215 lao
động, vượt 7,5% KH); tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 64,7%, vượt
4,7% KH; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn 51,6% (KH:
56%). Công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống
còn 4,3% (giảm 3,1% so với năm 2017, vượt 1,1% KH), hộ cận nghèo 12,46%.
Công tác bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội tiếp tục được thực hiện theo
kế hoạch.
* Về Quốc phòng-an ninh:
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế -
xã hội.
(2) Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình kinh tế- xã hội của
huyện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục, đó là:
- Về kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chất lượng và hiệu quả chưa
cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, những yếu kém chậm
21
được khắc phục, như sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp còn
yếu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn
chậm, sản phẩm qua chế biến thấp. Ngành nghề nông thôn phát triển chậm, thị
trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn.
- Về xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Về phát triển văn hóa, xã hội.
Chất lượng giáo dục - đào tạo ở các cấp học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu,
chưa thực sự đồng đều, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, yếu về kĩ năng thực
hành vận dụng vào đời sống.
Chất lượng nguồn nhân lực, cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
còn thấp. Lực lượng lao động kỹ thuật ít, lại phân bố chưa hợp lý giữa các
ngành, các vùng.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan nhưng
nguyên nhân chủ quan là do hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tính cụ thể và
quyết liệt ở một số ngành, địa phương chưa cao, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ
cương chưa nghiêm, năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế, trách nhiệm của
một bộ phận cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị còn yếu, chưa đáp ứng được
yêu cầu.
2.1.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc,
năm 2016 -2018
2.1.2.1. Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện
Cơ cấu tổ chức và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cấp huyện
gồm:
- HĐND huyện: HĐND huyện gồm có Chủ tịch Hội đồng, 2 Phó chủ tịch
Hội đồng, 02 phó trưởng ban và 29 Đại biểu HĐND, tất cả đều có trình độ đại
học và trên đại học. HĐND huyện thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân
bổ dự toán NSNN cấp huyện, phê chuẩn quyết toán NSNN cấp huyện, quyết
22
định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách huyện, quyết định điều
chỉnh, bổ sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợp cần thiết, giám sát
việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện
(Nguồn: UBND huyện Vĩnh Lộc)
- UBND huyện: UBND huyện gồm: Chủ tịch UBND huyện, 02 Phó chủ
tịch UBND huyện (1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực kinh tế, 1 phó Chủ tịch
phụ trách lĩnh vực văn xã) và 7 thành viên UBND huyện, tất cả đều có trình độ
đại học và trên đại học. UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất ngân sách
huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện, gồm: lập dự toán và phương
án phân bổ ngân sách cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán ngân sách cấp
huyện.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện
trong việc lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, điều hành dự
toán, quyết toán ngân sách cấp huyện và tham mưu quản lý nhà nước về tài
chính, ngân sách trên địa bàn huyện. Phòng TC-KH có 5 cán bộ, công chức,
gồm: Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng (phụ trách kế toán ngân sách huyện),
01 cán bộ quản lý ngân sách xã, 01 phụ trách công tác kế hoạch phát KTXH và
quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành, 01 phụ trách sự nghiệp giáo dục,
HCSN khối huyện tất cả có trình độ đại học và trên đại học.
HĐND huyện Vĩnh Lộc
UBND huyện Vĩnh Lộc
Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện Vĩnh Lộc
Kho bạc NN
huyện Vĩnh Lộc
23
- Kho bạc Nhà nước huyện: là cơ quan kiểm soát các hoạt động chi
NSNN theo quy định luật NSNN. KBNN huyện gồm có: Giám đốc; 01 Phó
giám đốc, 9 cán bộ, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học.
- Các đơn vị dự toán, gồm: 15 xã, 1 thị trấn, 16 trường Mầm non, 17
trường Tiểu học, 16 trường THCS, 3 trường THPT, 16 trạm y tế xã, 12 đơn vị
HCSN cấp huyện. Mỗi đơn vị dự toán đều có 01 kế toán, có trình độ trung cấp
hoặc đại học.
2.1.2.2. Kết quả chi ngân sách nhà nước cấp huyện từ 2016 - 2018
Tổng chi NSNN trên địa bàn huyện được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước cấp huyện
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
A Tổng chi NSĐP 327.560,894 365.624,183 853.100,254
I Chi ngân sách huyện 266.141,820 301.347,428 524.547,205
1 Chi đầu tư - XDCB 21.764,268 27.094,879 76.253,903
2 Chi bổ sung có mục tiêu 27.052,726 35.509,812 156.919,898
3 Chi thường xuyên 201.250,964 214.001,464 257.263,425
4 Chi trả nợ vay NS cấp trên 6.670,546
5 Chi chuyển nguồn sang năm sau 16.073,862 24.741,273 24.555,511
II Chi bổ sung ngân sách xã 60.103,000 62.823,000 328.533,049
III Các khoản chi quản lý qua NSNN 1.316,074 1.453,755 2.883,920
1 Học phí 1.316,074 1.453,755 2.883,920
2 Viện phí và BHYT
B Tốc độ tăng trưởng chi NSĐP % 100 111,620 233,320
I Chi ngân sách huyện 100 113,230 174,060
II Chi bổ sung ngân sách xã 100 104,520 522,95
III Các khoản chi quản lý qua NSNN 100 110,460 198,381
C Cơ cấu chi NSĐP % 100 100 100
I Chi Ngân sách huyện 81,240 82,430 61,487
II Chi bổ sung ngân sách xã 18,340 17,180 38,510
III Các khoản chi quản lý qua NSNN 0,420 0,390 0,003
(Nguồn:Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018)
24
- Phân tích tốc độ tăng quy mô và tăng trưởng chi NSĐP.
Tốc độ chi NSĐP hàng năm 2016 - 2018 đều tăng ( kể cả chi ngân sách
huyện, chi bổ sung ngân sáchxã và các khoản chi quản lý qua KBNN); chi NSĐP
năm 2017 là 365.264,183 triệu đồng, tăng so năm 2016 là 11,620%, năm 2018 là
853.100,254 triệu đồng tăng so năm 2017 là 33,320%. Tốc độ chi hàng năm tăng
chủ yếu là do Nhà nước tăng lương, phụ cấp, tăng chế độ bảo trợ xã hội, hỗ trợ
các đối tượng mua thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia. Riêng năm 2018 tăng khá lớn do huyện thực hiện xây dựng nông thôn
mới của các xã nên lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao.
- Phân tích tình hình biến đổi cơ cấu chi NSĐP.
Cơ cấu chi NSĐP từ năm 2016 - 2018 không có nhiều thay đổi, chỉ có sự
chuyển dịch nhẹ từ chi ngân sách huyện (năm 2016 chiếm 81,240% đến năm
2018 chiếm 61,487%) và các khoản chi quản lý qua NSNN (năm 2016 chiếm
0,420% đến năm 2018 còn 0,030%) sang chi bổ sung ngân sách xã (năm 2016
chiếm 19,820% đến năm 2018 là 38,510%), chủ yếu do huyện tập trung xây
dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.., trong khi nguồn
thu cân đối ngân sách xã tăng lại chậm.
2.1.2.3. Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Từ năm 2016 - 2018, nguồn ngân sách huyện chi cho đầu tư XDCB gồm
2 nguồn chính: nguồn tiền sử dụng đất (qua giao đất theo hình thức bán đấu giá)
được hưởng theo tỉ lệ phần % trên địa bàn huyện và nguồn ngân sách cấp trên bổ
sung cho ngân sách huyện để chi đầu tư XDCB. Chi đầu tư XDCB chủ yếu hỗ
trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH ở các xã, thị trấn, khắc phục
hậu quả thiên tai bão lụt, xây dựng nông thôn mới và đối ứng các dự án được
cấp trên hỗ trợ đầu tư trên địa bàn huyện.
Bảng 2.2. Tổng hợp chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách huyện
ĐVT:triệu đồng
TT Chỉ tiêu ngành, lĩnh vực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
I Tổng chi ĐTXDCB 21.764,268 27.094,879 76.253,903
25
TT Chỉ tiêu ngành, lĩnh vực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Giao thông 2.623,053 4.671,851 25.685,396
2 Thủy lợi 6.293,000 8.156,319 12.694,340
3 GD - ĐT và dạy nghề 32.779,700 1.247,295 6.446,695
4 Văn hóa -TT, TDTT 1.100,000 2.091,644 14.776,124
5 Trụ sở hành chính 856,500 1.459,380 13.537,893
6 Hạ tầng di dân TĐC 8.112,015 9.468,390
7 Chi quốc phòng 3.113,455
II Cơ cấu chi ĐTXDCB 100% 100% 100%
1 Giao thông 12,052% 17,242% 33,684%
2 Thủy lợi 28,914% 30,102% 16,647%
3 GD&ĐT 12,771% 4,603% 8,454%
4 Văn hóa - TT, TDTT 5,054% 7,720% 19,377%
5 Trụ sở hành chính 3,935% 5,386% 17,753%
6 Hạ tầng di dân TĐC 37,272% 34,945%
7 Chi quốc phòng 4.083%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018)
- Phân tích tình hình biến đổi quy mô chi Đầu tư XDCB.
Tổng chi Đầu tư XDCB trong các năm 2016 - 2018 quy mô nhỏ và không
ổn định, năm 2016 là 21.764,268 triệu đồng, năm 2017 là 27.094,879 triệu đồng,
tăng 24,489% đến năm 2018 tổng chi đầu tư XDCB lại tăng mạnh 76.253,903
triệu đồng (tương đương tăng181,432%), là do nguồn tăng thu, bổ sung có mục
tiêu, xin ngân sách từ cấp trên để xây dựng nông thôn mới, do điều chỉnh tỉ lệ
điều tiết tiền bán đất...
- Phân tích tình hình biến đổi cơ cấu chi đầu tư XDCB.
Mặc dù quy mô chi đầu tư 2016 - 2018 còn nhỏ, nhưng cơ cấu ngành, lĩnh
vực khá hợp lý, các lĩnh vực có nhu cầu đầu tư lớn thì cơ cấu chiếm tỷ lệ cao
hơn, như giao thông, thủy lợi, Văn hóa thông tin- thể dục thể thao; trụ sở hành
chính. Riêng công trình giao thông, thủy lợi chiếm tỷ lệ khá cao trong giai đoạn
2016 - 2018 huyện tập trung xây dựng nông thôn mới.
26
Bảng 2.3. Tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi
ngân sách nhà nước cấp huyện
ĐVT:triệu đồng
TT Năm
Tổng chi
ngân sách huyện
Chi đầu tư XDCB
Tỉ lệ % chi
XDCB/Tổng chi
1 2016 266.141,820 21.764,268 8,178%
2 2017 301.347,428 27.094,879 8,991%
3 2018 524.547,205 76.253,903 14,537%
Cộng 1.092.536,453 125.110,050 11,451%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2016÷2018)
Chi đầu tư XDCB chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi NSNN cấp huyện, từ
năm 2016 - 2018 chi 125.110,05 triệu đồng, chỉ chiếm 11,451% chi ngân sách
huyện, trong đó: năm 2016 chi 21.764,268 triệu đồng, chiếm 8,178%; năm 2017
chi 27.094,879 triệu đồng, chiếm 8,991%; năm 2018 chi 76.253,903 triệu đồng,
chiếm 14,537% (xem bảng 2.3). Mặc dù tỉ lệ chi đầu tư XDCB từ ngân sách cấp
huyện chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách huyện, nhưng chi XDCB đã đạt
những hiệu quả nhất định. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, kịp thời đối
ứng các dự án có nguồn vốn từ cấp trên, cũng như khuyến khích đầu tư từ ngân
sách cấp xã và huy động sức dân, vì vậy đã từng bước giải quyết yêu cầu xây
dựng các công trình thiết yếu, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH,
phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên,
do nguồn ngân sách huyện còn hạn chế, chi cho đầu tư XDCB trong tổng chi
ngân sách huyện chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (11,451%) nên việc phát triển đồng bộ
kết cầu hạ tầng KT-XH trên địa bàn huyện còn rất khó khăn.
2.1.2.4. Chi thường xuyên
Nhìn chung chi thường xuyên được triển khaithực hiện cơ bản đảm bảo định mức,
chế độ theo quy định, phục vụ tốt yêu cầu hoạt động phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP
27
trên địa bàn huyện. Thể hiện Bảng 2.4 cho thấy, tổng chi thường xuyên tăng theo
các năm, năm 2016 là 201.250,964 triệu đồng, năm 2017 là 214.001,464 triệu
đồng, năm 2018 là 257.263,425 triệu đồng.
Bảng 2.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách huyện
ĐVT:triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
I Tổng chi thường xuyên 201.250,964 214.001,464 257.263,425
1 Chi sự nghiệp kinh tế 12.689,643 12.768,437 12.386,239
2 Chi SN giáo dục và Đào tạo 135.911,176 140.060,647 151.437,456
3 Chi sự nghiệp Y tế 14.778,799 20.444,352 25.528,932
4 Chi SN VHTT và TDTT 1.854,015 2.492,053 2.914,111
5 Chi SN phát thanh truyền hình 743,000 1.115,583 832,754
6 Chi SN K.học, công nghệ 35,000 35,000
7 Chi sự nghiệp ĐB xã hội 3.959,275 3.014,400 31.575,868
8 Chi sự nghiệp môi trường 443,500 276,200 548,000
9 Chi quản lý hành chính 25.853,450 26.364,239 27.186,425
10 Chi An ninh- Quốc phòng 4.850,186 5.145,200 4.737,007
11 Chi khác ngân sách 815,919 2.285,351 116,632
II Cơ cấu chi thường xuyên 100% 100% 100%
1 Chi sự nghiệp kinh tế 6,305% 5,970% 4,814%
2 Chi SN giáo dục và Đào tạo 67,224% 65,451% 58,864%
3 Chi sự nghiệp Y tế 7,343% 9,552% 9,923%
4 Chi SN VHTT và TDTT 0,921% 1,162% 1,132%
5 Chi SN phát thanh truyền hình 0,369% 0,520% 0,213%
6 Chi SN khoa học- công nghệ 0,017% 0,021%
7 Chi SN đảm bảo xã hội 1,967% 1,410% 12,274%
8 Chi sự nghiệp môi trường 0,22% 0,134% 0,283%
9 Chi quản lý hành chính 12,846% 12,321% 10,571%
10 Chi An ninh- Quốc phòng 2,410% 2,410% 1,841%
11 Chi khác ngân sách 0,405% 1,017% 0,051%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018)
Theo cơ cấu chi, thì chi thường xuyên năm 2016 chiếm 75,621%, năm 2017
chiếm 71,022%, năm 2018 tỷ lệ chi thường xuyên chiếm 49,051% trong chi NSNN thấp
hơn so vớicác năm vì lý do huyện tập trung chiđầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo các tiêu
28
chí xây dựng nông thônmới. Thể hiện ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN cấp huyện
TT Năm
Tổng chi
Ngân sách huyện
Chi thường xuyên
ngân sách huyện
Tỉ lệ %
Chi TX/Tổng chi
1 2016 266.141,820 201.250,964 75,621%
2 2017 301.347,428 214.001,464 71,022%
3 2018 524.547,205 257.263,425 49,051%
Cộng 1.092.536,453 672.515,853 61,555%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018)
2.2. Tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện
Vĩnh Lộc
2.2.1. Tìnhhình lập dựtoán, phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước
cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc
Về việc lập dự toán ngân sách: hàng năm, trong tháng 7 và tháng 8, căn
cứ vào Luật NSNN, Luật tổ chức HĐND - UBND, Chỉ thị của Thủ tướng và Chỉ
thị của UBND tỉnh về việc lập dự toán NSNN năm sau (năm kế hoạch), UBND
huyện đã tổ chức họp, quán triệt, chỉ đạo các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã
triển khai thực hiện nghiêm túc việc lập dự toán, kết quả lập dự toán được tổng
hợp trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và báo cáo Sở Kế hoạch - Đầu tư (nội dung
chi Đầu tư XDCB) và Sở Tài chính (nội dung chi thường xuyên, chi bổ sung cân
đối ngân sách cấp xã, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình có mục
tiêu) để các Sở tổng hợp chung cả tỉnh, trình UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và HĐND tỉnh xem xét quyết định.
Về việc phân bổ dự toán ngân sách: trên cơ sở Nghị quyết của HĐND
tỉnh, Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND huyện đã tiến hành phân bổ dự toán ngân sách,
trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và trình HĐND huyện xem xét thông qua trong
tháng 12 (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6. Tổng hợp dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách huyện
29
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
A TỔNG CHI NSĐP 287.363 329.714 410.477
I Chi ngân sách huyện 199.334 239.722 292.482
1 Chi đầu tư- XDCB 6.000 8.000 30.930
2 Chi thường xuyên 187.905 225.991 247.234
3 Chi dự phòng 3.284 3.706 4.051
4 Chi từ nguồn tăng thu 730 6.912
II Chi bổ sung ngân sách xã 89.324 88.992 117.995
III Các khoản chi quản lý qua NSNN 518 1.250 1.295
1 Học phí 518 1.250 1.295
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018)
2.2.1.1. Lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
- Lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư.
Trên cơ sở số liệu ước thực hiện thu, chi ngân sách năm nay, dự kiến dự
toán thu, chi ngân sách năm sau (năm kế hoạch), UBND huyện chỉ đạo lập kế
hoạch nguồn vốn đầu tư cho năm kế hoạch.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Quyết
định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án theo đúng quy định đảm bảo phù
hợp với Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Sau khi phân
bổ vốn đầu tư, UBND huyện đã gửi kế hoạch vốn đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính để báo cáo và giao kế hoạch vốn năm sau cho các Chủ đầu tư
để thực hiện; đồng thời giao phòng TC-KH, KBNN huyện theo dõi, kiểm soát và
thanh toán vốn đầu tư.
2.2.1.2. Lập dự toán và phân bổ dự toán chi thường xuyên
Trong giai đoạn 2016 - 2018, quy trình lập dự toán chi thường xuyên đã
đảm bảo theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của ngành tài
30
chính và quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:
- Căn cứ lập dự toán:
+ Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, đặc biệt là các
chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của
NSNN kỳ kế hoạch.
+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển bộ máy quản lý Nhà
nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động AN-QP và các hoạt động xã hội khác.
+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên
kỳ kế hoạch.
+ Các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành và dự đoán những
điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
- Trình tự lập dự toán:
+ Hàng năm, căn cứChỉ thị củaUBND tỉnhvề việc xây dựng kế hoạch phát
triển KT-XH và dựtoán NSNN, hướng dẫn của Sở Tài chính về xây dựng dự toán
ngân sáchđốivới các huyện, thị xã, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn
vị dự toán cấp huyện, cấp xã lập dự toán chi thường xuyên năm sau.
+ Phòng TC-KH tiến hành tổng hợp dự toán chi thường xuyên do các đơn
vị dự toán trình, lập dự toán chi thường xuyên của ngân sách huyện; UBND
huyện xem xét trình Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua, sau đó trình sở Tài
chính thẩm định.
- Phân bổ dự toán chi thường xuyên.
+ Sau khi UBND tỉnh quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện,
UBND huyện đã chỉ đạo phân bổ dự toán chi năm sau cho các đơn vị dự toán
cấp huyện, cấp xã, trình Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, sau đó trình HĐND
huyện quyết định.
+ Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2016 - 2018 được
thực hiện theo Quyết định số 4762/2016/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh về
định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương;
2.2.2. Tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách
31
2.2.2.1. Tình hình giao và thông báo dự toán chi năm sau
- Việc giao và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB: hàng năm trên cơ
sở Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao kế
hoạch vốn đầu tư và Quyết định ban hành quy chế quản lý vốn đầu tư năm kế
hoạch ngay trong tháng 12 năm nay. Phòng TC-KH đã phối hợp với KBNN
huyện để thông báo kế hoạch vốn đầu tư cụ thể cho các chủ đầu tư và hướng dẫn
triển khai thực hiện ngay trong tháng 01 năm kế hoạch.
- Việc giao và thông dự toán chi thường xuyên: hàng năm trên cơ sở Nghị
quyết của HĐND huyện, hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện đã ban
hành Quyết định giao dự toán và Quyết định ban hành quy chế quản lý điều
hành ngân sách năm kế hoạch ngay trong tháng 12 năm nay, Phòng TC-KH
thông báo dự toán và hướng dẫn thực hiện dự toán để các đơn vị triển khai thực
hiện trong tháng 01 năm kế hoạch. Dự toán thu, chi ngân sách, cũng như quy
chế quản lý điều hành ngân sách, hướng dẫn thực hiện dự toán từ năm 2016 -
2018 đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tạo nguồn thu và thực hành
tiết kiệm chống lãng phí, hàng năm đã thực hiện trích trừ tiết kiệm chi thường
xuyên để tạo quỹ lương theo quy định. Việc phân bổ và giao dự toán kịp thời,
đảm bảo quy định đã tạo sự chủ động cho các đơn vị phấn đấu tăng thu, tiết
kiệm kinh phí, hạn chế bổ sung ngoài dự toán.
2.2.2.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi
Nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm luôn được triển khai kịp thời, đảm bảo
quy định. Việc cấp phát, quản lý vốn đầu tư XDCB, kinh phí thường xuyên,
kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí bổ sung có mục tiêu, kinh phí
mua sắm tài sản... được thực hiện theo đúng tinh thần Luật NSNN, Nghị quyết
11/CP và các văn bản quy định về THTK, CLP. Chi ngân sách cơ bản phục vụ
tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Qua
kết quả các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cấp trên và của huyện, đều
kết luận việc quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn huyện cơ bản đạt kết quả
tốt. Tổng chi ngân sách huyện năm 2016 là 266.141,820 triệu đồng, bằng
32
136,42% dự toán, năm 2017 là 301.347,428 triệu đồng, bằng 131,601% dự toán,
năm 2018 là 524.547,205 triệu đồng, bằng 137,204% dự toán. Chi ngân sách
huyện các năm 2016 - 2018 đều vượt dự toán, ngoài việc lập dự toán chưa thật
chính xác, thì chủ yếu do Nhà nước ban hành bổ sung các chính sách, chế độ
mới và phát sinh các nhiệm vụ đột xuất được giao trong các năm.
(1) Về chi ĐT XDCB: để giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân,
UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khó
khăn, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời rà soát
từng dự án đầu tư, theo từng nguồn vốn, thu hồi hoặc điều chuyển vốn đối với
các dự án chưa cấp bách, dự án chậm tiến độ, hoặc chưa đủ hồ sơ . Không phê
duyệt các dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư tránh nợ đọng
theo tinh thần Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, nhằm triệt để tiết kiệm, chống
lãng phí trong đầu tư XDCB.
(2) Về chi thường xuyên: trên cơ sở dự toán được giao, khả năng tiến độ
thu ngân sách, UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn
kinh phí, ưu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất,
triển khai các mô hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an
sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ
theo quy định của Nhà nước, chủ động sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán
được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Chỉ đạo rà soát, cắt giảm
hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là các
khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi công
tác, tham quan học tập kinh nghiệm...; thực hiện lồng ghép các nội dung, công
việc một cách hợp lý để thực hiện, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.
Hàng tháng, phòng TC-KH đều lập báo cáo đánh giá việc chấp hành dự
toán chi ngân sách gửi UBND huyện để có những chỉ đạo hiệu quả hơn trong
việc điều hành quản lý chi ngân sách.
2.2.3. Tình hình kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện
33
2.2.3.1. Tình hình chấp hành chi theo dự toán
Trên cơ sở dự toán được UBND huyện giao, các đơn vị sử dụng ngân
sách đã chủ động điều hành theo dự toán. Phòng TC-KH, KBNN huyện đã kiểm
soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán, hỗ trợ giúp các đơn vị thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao, đồng thời cắt giảm những khoản chi không có trong dự
toán hoặc vượt dự toán được giao.
2.2.3.2. Tình hình đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ.
Cơ bản các đơnvị sử dụng ngân sách đã thực hiện việc lập hồ sơ, chứng từ
chi theo quy định. Phòng TC-KH và KBNN đã kiểm tra, kiểm soáttính hợp pháp,
hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi và đã trả lại
đơn vị những hồ sơ chứng từ chi không đảm bảo quy định.
2.2.3.3. Tình hình tuân thủ định mức, chế độ tài chính.
Cơ bản các đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện chi ngân sách đảm bảo
định mức, chế độ. Phòng TC-KH, KBNN huyện đã thường xuyên kiểm tra, kiểm
soát các khoản chi, đã tiến hành cắt giảm những khoản chi không đúng chế độ,
tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
(Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, KBNN căn cứ
vào dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm
soát).
2.2.4. Tình hình quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
2.2.4.1. Đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ và chính xác
- Việc quyết toán NSNN từ 2016 - 2018 được UBND huyện, Phòng TC-
KH tập trung chỉ đạo, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện nghiêm túc, đẩy
đủ, kịp thời, chính xác theo Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và hướng
dẫn của ngành tài chính. Việc thẩm tra quyết toán và thông báo kết quả quyết
toán ngân sách cho các đơn vị dự toán được thực hiện theo Thông tư
01/2007/TT-BTC; 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017.
- Việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đã được UBND huyện
quan tâm chỉ đạo, các chủ đầu tư, các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo Thông
34
tư 28/2012/TT-BTC, Thông tư 09/2016/TT-BTC, Thông tư 64/2018/TT-BTC
và Quyết định số 1738/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành; vì vậy
cơ bản các dự án đã được quyết toán kịp thời đúng quy định.
2.2.4.2. Đảm bảo đúng quy trình
Hết kỳ kế toán (tháng, quí, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp
đã thực hiện nghiêm túc công tác khóa sổ kế toán. Đối với kỳ quyết toán đã thực
hiện quyết toán, điều chỉnh quyết toán ngân sách (trong thời gian chỉnh lý). Việc
thẩm tra quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sách cấp
dưới đã được Phòng TC-KH thực hiện nghiêm túc trước khi tổng hợp quyết toán
chi NSNN trên địa bàn huyện. Báo cáo quyết toán chi NSNN huyện đã được Sở
Tài chính thẩm định, UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn theo thẩm
quyền, đồng thời thực hiện đúng quy trình và công khai minh bạch theo Luật
Ngân sách Nhà nước.
Số liệu quyết toán chi NSNN cấp huyện từ năm 2016 - 2018 được thể
hiện ở bảng 2.8 sau đây:
Bảng 2.8. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách huyện
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
A TỔNG CHI NSĐP 287.363 329.714 410.477
I Chi ngân sách huyện 197.521 239.722 292.482
1 Chi đầu tư- XDCB 6.000 8.000 30.930
2 Chi thường xuyên 188.237 225.991 247.234
3 Chi dự phòng 3.284 3.706 4.051
4 Chi từ nguồn tăng thu 730 6.912
II Chi bổ sung ngân sách xã 89.324 88.992 117.995
III Các khoản chi quản lý qua 518 1.250 1.295
35
NSNN
B QUYẾT TOÁN 610.950,485 655.228,803 853.100,254
I Chi ngân sáchhuyện 430.543,789 452.278,055 524.547,205
1 Chi đầu tư - XDCB 34.251,011 52.551,615 76.253,903
2 Chi bổ sung có mục tiêu 11.568,634
3 Chi thường xuyên 221.529,133 250.408,457 257.263,425
4 Chi khác nhân sách 3.078,169
5 Chi chuyển nguồn năm sau 42.478,119 17.855,263 24.555,511
6
Chi bổ sung trợ cấp ngân
sách cấp dưới
119.209,120 121.203,667 163.590,444
7
Chi hoàn trả giữa các cấp
ngân sách
90,000 4.259,052 6.670,546
II Chi bổ sung ngân sách xã 180.403,695 202.950,748 328.553,049
III
Các khoản chi quản lý qua
NSNN
1.420,770 1.316,074 1.453,755
C TỶ LỆ B/A (%) 212,61% 198,726% 207,831%
Trong đó
1 Chi Đầu tư - XDCB (%) 570,851% 656,895% 245,537%
2 Chi Thường xuyên (%) 117,686% 110,804% 104,056%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018
Từ số liệu so sánh trên ta thấy số liệu quyết toán ngân sách các năm tăng
cao so với dự toán được giao. Nguyên nhân chủ yếu tăng do nhà nước thực hiện
chính sách tiền lương tối thiểu tăng; chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng do các xã
xây dựng để đảm bảo các chỉ tiêu nông thôn mới. Kế hoạch huyện về đích nông
thôn mới vào năm 2019 và một số các chương trình mục tiêu của quốc gia;
chính sách phát triển vùng của tỉnh.
2.3. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế trong
quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc
36
Công tác quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc, giai đoạn
2016 - 2018 đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tổ chức hướng dẫn, tập huấn,
kiểm tra, thanh tra trên các quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán, thực hiện dự
toán, quyết toán ngân sách được thực hiện thường xuyên, nên cơ bản các đơn vị
quản lý tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động triển khai nhiệm vụ
chi ngân sách, chấp hành nghiêm túc định mức chế độ tài chính, thực hiện tốt
công tác cải cách hành chính, công khai dân chủ. Các sai phạm trong quản lý
ngân sách từng bước được hạn chế, các trường hợp sai phạm được xử lý nghiêm.
Công tác quản lý điều hành chi ngân sách, sử dụng ngân sách đã phục vụ tốt cho
việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
2.3.1. Thành tựu trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
2.3.1.1. Trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Việc lập và phân bổ dự toán chi NSNN cấp huyện 2016 - 2018 cơ bản
đảm bảo kịp thời, quy trình. Hàng năm căn cứ vào các quy định của cấp trên,
UBND huyện đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện
nghiêm túc việc lập dự toán, kết quả lập dự toán được tổng hợp trình Ban
Thường vụ Huyện uỷ và báo cáo các Sở ngành cấp tỉnh để xem xét quyết định.
Trên cơ sở dự toán và phân bổ dự toán do UBND tỉnh giao và hướng dẫn của Sở
Tài chính, UBND huyện tiến hành phân bổ dự toán năm kế hoạch trình Ban
Thường vụ Huyện uỷ và trình HĐND huyện xem xét thông qua trong tháng 12
hằng năm.
- Về việc lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư.
Trên cơ sở định hướng kế hoạch phát triển KT-XH của huyện và hướng dẫn của
cấp trên về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trong năm kế hoạch, UBND huyện
đã chỉ đạo việc lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho năm kế hoạch kịp thời, đúng
quy trình.
- Về việc lập dự toán và phân bổ dự toán chi thường xuyên trong giai
đoạn 2016 - 2018 cơ bản đã đảm bảo định mức, chế độ, thực hiện kịp thời, theo
quy định của Luật NSNN, hướng dẫn của Bộ Tài chính; Quyết định
37
4540/2010/UBND tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 4762/2016/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Thanh Hóa về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa
phương năm 2017 ổn định đến năm 2020. Việc lập dự toán và phân bổ dự toán
chi cơ bản bao quát hết các nhiệm vụ chi, phân bổ có trọng tâm trọng điểm, phục
vụ tốt cho việc quản lý điều hành phát triển KT-XH, AN-QP trên địa bàn.
2.3.1.2. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Đối với vốn đầu tư XDCB: hàng năm căn cứ kế hoạch vốn đầu tư được
UBND huyện giao, tiến độ nguồn thu ngân sách, Phòng TC-KH đã lập kế hoạch
vốn, thông báo kịp thời để các đơn vị, các chủ đầu tư chủ động triển khai các
công trình, dự án và làm cơ sở cho KBNN kiểm soát thanh toán chi cho các dự
án. UBND huyện đã thường xuyên bám sát, đôn đốc tiến độ các dự án, tháo gỡ
các khó khăn vướng mắc, giúp các đơn vị, các chủ đầu tư tư đẩy nhanh tiến độ
thi công và giải ngân vốn đầu tư theo quy định,
- Đối với kinh phí chi thường xuyên: căn cứ dự toán được UBND huyện
giao, các đơn vị sử dụng ngân sách đã phân bổ chi tiết các nội dung chi theo
mục lục ngân sách gửi Phòng TC-KH và KBNN kịp thời, đúng quy định, làm cơ
sở cho việc quản lý, kiểm soát chi ngân sách. Việc chấp hành các khoản chi đã
bám sát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Việc quyết định chi cơ bản
đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt.
- Hàng tháng, Phòng TC-KH đều lập báo cáo đánh giá việc chấp hành dự
toán chi ngân sách gửi UBND huyện để có những chỉ đạo sát sao, hiệu quả hơn
trong việc điều hành quản lý chi ngân sách.
2.3.1.3. Trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- KBNN đã thực hiện tốt quy định về điều kiện chi ngân sách (gồm các
điều kiện: có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ tiêu chuẩn định mức; đã
được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định
chi), đã kịp thời phát hiện những khoản chi sai mục đích, sai đối tượng, hoặc có
dấu hiệu vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước, vượt tiêu chuẩn, định mức quy
38
điṇh, không đủ điều kiện cấp phát thanh toán.
- Phòng TC-KH đã đổi mới cơ chế quản lý, cấp phát ngân sách theo
hướng giảm thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động cho các đơn vị sử dụng
ngân sách.
- Định kỳ hàng tháng phòng TC-KH và KBNN đều kiểm tra, đối chiếu số
liệu để đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho các đơn vị.
2.3.1.4. Trong quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Hàng năm Phòng TC-KH đã tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách kịp
thời, đúng quy định, công tác quyết toán NSNN đã tuân thủ nguyên tắc quyết
toán từ dưới lên, chi tiết theo từng mục chi của mục lục NSNN và quyết toán
đến từng chứng từ chi tiêu của đơn vị. Trong công tác quyết toán và kiểm tra
quyết toán đã có sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý (Phòng TC-KH) và
cơ quan kiểm soát chi NSNN (KBNN).
2.3.2. Hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện
2.3.2.1. Trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Công tác lập dự toán chi đầu tư phát triển: Cơ cấu phân bổ chưa thực sự
hợp lý, chi đầu tư cho lĩnh vực khoa học - công nghệ chưa được quan tâm, chi
đầu tư lĩnh vực Y tế còn thấp. Một số công trình dự án được phân bổ vốn nhưng
thủ tục đầu tư chưa đầy
- Công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách chi thường xuyên ngân
sách huyện chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi
ngân sách huyện làm cho tình trạng bổ sung dự toán ngân sách cho các đơn vị
đang còn xảy ra, giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với số dự toán, gây khó khăn
trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm; mặt khác do định mức
phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách quá lạc hậu, chưa chính
xác, nên việc tuân thủ định mức là khó khăn, dẫn đến việc phát sinh dự toán theo
kiểu bao cấp cho các đơn vị.
2.3.2.2. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
39
- Đối với chi đầu tư phát triển, nhiều chủ đầu tư lập hồ sơ đầu tư XDCB
sai định mức, chế độ và đơn giá, vì vậy qua thẩm định thiết kế dự toán, thẩm
định đấu thầu đều phải cắt giảm kinh phí. Một số công trình tạm ứng chi ngân
sách nhưng quá hạn vẫn chưa thu hồi được nguồn vốn,
- Đối với chi thường xuyên: tình trạng sử dụng nguồn sai mục đích, cấp
phát sai đối tượng vẫn còn sẩy ra, chưa phù hợp với quy định của Luật NSNN
(như sử dụng nguồn vượt thu, nguồn dự phòng để cấp phát cho các các đơn vị
vượt định mức, chế độ, hoặc cấp phát cho các đơn vị ngoài phân cấp nhiệm vụ
chi của ngân sách cấp huyện).
2.3.2.3. Trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Việc kiểm soát hồ sơ thủ tục chi ngân sách còn khó khăn, do hàng năm
vẫn còn tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán.
- Việc cải cách hành chính trong kiểm soát chi qua KBNN chưa đồng bộ,
nhiều trường hợp chưa có sự thống nhất, còn yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ,
biểu mẫu quá chi tiết, rườm rà, khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách. Việc
thanh toán dựa trên bảng kê chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách đã tạo kẽ hở
cho một số đơn vị lập hồ sơ, chứng từ không đúng quy định để rút tiền từ
KBNN. Công tác tập huấn về kiểm soát chi ngân sách chưa được triển khai
thường xuyên.
2.3.2.4. Trong quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Theo quy định quyết toán chi NSNN phải đúng thực tế, đúng thực chi
được chấp nhận theo quy định, nhưng vẫn còn một số tình trạng quyết toán theo
số chuẩn chi hoặc số cấp phát. Cơ quan tài chính chưa kiên quyết xuất toán các
khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu. Việc thuyết minh chi tiết,
phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu
năm cũng chưa được đầy đủ.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước
cấp huyện
40
- Nguyên nhân liên quan đến những quy định còn thiếu đồng bộ, không
phù hợp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước về chi và quản lý chi ngân sách
nhà nước
- Nguyên nhân liên quan đến sự yếu kém về năng lực đội ngũ cán bộ quản
lý ngân sách nhà nước
- Nguyên nhân liên quan nguồn kinh phí và cơ sở vật chất. Nguồn thu
NSNN cấp huyện, nhất là nguồn thu cân đối vốn đầu tư XDCB còn hạn chế, vì
vậy việc khó khăn trong bố trí kế hoạch chi đầu tư XDCB.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có lúc, có khi chưa kịp thời, việc
xử lý sau thanh tra, kiểm tra thiếu kiên quyết, kéo dài, vì vậy tính răn đe còn hạn
chế.
- Côngkhaitài chính,ngânsáchchưađượcchútrọng, đôi khi còn hình thức.
41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH
THANH HÓA
3.1. Mục tiêuvà các chỉtiêupháttriển kinh tế xã hội và nhu cầu về chi
tài chính - ngân sách tại huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020
Từ nay đến năm 2020 việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện sẽ
có những điều kiện thuận lợi cơ bản đó là: kế thừa những thành tựu sau 30 năm
đổi mới, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc, toàn diện,
mở ra nhiều cơ hội cho phát triển KT-XH, tạo điều kiện thu hút đầu tư,
3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện
3.1.1.1. Phương hướng phát triển
Phát huy mọi nguồn lực, lợi thế và tranh thủ các cơ chế, chính sách để
phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế theo hướng
công nghiệp - dịch vụ, trong đó: tập trung quy hoạch xây dựng hạ tầng công
nghiệp - đô thị để thu hút đầu tư, củng cố phát triển các làng nghề, làng có nghề
gắn với các sản phẩm có thương hiệu.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đầu tư đường
bộ, hoàn chỉnh lưới điện nông thôn; phát triển dịch vụ trên cơ sở hoàn chỉnh
mạng lưới chợ nông thôn, các trung tâm thương mại thị trấn, thị tứ và dịch vụ
dọc các trục đường chính, gắn dịch vụ du lịch với bảo tồn phát huy các di tích
văn hóa - lịch sử.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa
học - kỹ thuật mới và cơ giới hóa sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, có năng suất chất lượng cao.
Đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục
thể thao.
42
Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường công tác
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh, thường xuyên chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển
Huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển, tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đưa tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ đạt trên 75%.
Tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm của huyện gắn với
chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
Phát huy dân chủ, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và cải thiện đời sống
nhân dân.
Đảm bảo an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; xây dựng
Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh toàn diện,
tạo tiền đề vững chắc, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi các mục
tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020.
3.1.2. Xác định nhu cầu tài chính - ngân sách và khả năng đáp ứng từ Ngân
sách nhà nước cấp huyện cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc
phòng của huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020
Nhiệm vụ của NSNN là vừa phải chi cho nhu cầu công tác quản lý nhà
nước, đảm bảo AN-QP, vừa phải trở thành công cụ điều tiết KT-XH của địa
phương. Muốn vậy, một mặt phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả
trong chi tiêu ngân sách, mặt khác phải hướng ngân sách vào việc thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược là tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Để thực
hiện vấn đề này cần phải khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo thu
43
đúng thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Trong chi ngân
sách phải đảm bảo trong dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn, chế độ và
định mức hiện hành của Nhà nước, chống thất thoát lãng phí, thực hiện tốt tiết
kiệm chi hành chính sự nghiệp, giành vốn cho đầu tư phát triển và xoá đói
giảm nghèo, để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Báo cáo
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2016 -
2020 [29].
3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp
huyện tại huyện Vĩnh Lộc
3.2.1.Tăngcườngcông tác lập dựtoán chiNSNNcấp huyện, tạihuyện Vĩnh
Lộc
- Đối với công tác lập kế hoạch vốn đầu tư; phải thực hiện tốt Luật Đầu tư
công, cần phải ưu tiên nguồn vốn để đầu tư các công trình trọng điểm làm đầu tàu
tăng trưởng, hạn chế đầu tư manh mún, dàn trải gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.
Đồng thời cũng phải quan tâm cơ cấu đầu tư, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ
tầng các ngành, lĩnh vực nhất là những lĩnh vực còn yếu kém.
- Đối với công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách chi thường xuyên
ngân sách huyện; cần đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu,
chi ngân sách huyện, tránh tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách, gây
khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm.
3.2.2. Tăngcường công tác chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện, tại
huyện Vĩnh Lộc
- Về chi đầu tư XDCB: tăng cường hướng dẫn tuân thủ quy trình hồ sơ
thủ tục đầu tư XDCB, định mức, chế độ và đơn giá, tránh điều chỉnh hồ sơ, định
mức, chế độ làm mất thời gian triển khai dự án, đồng thời làm tốt công tác thẩm
định thiết kế dự toán, thẩm định đấu thầu... nhằm tiết kiện chi phí đầu tư, nâng
cao hiệu quả dự án.
- Về chi thường xuyên: tăng cường tập huấn, hướng dẫn các đơn vị chấp
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa

More Related Content

What's hot

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn HàĐề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...hieu anh
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (20)

Đề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Đề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà TĩnhĐề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Đề tài: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
 
Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đ
Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đQuản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đ
Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, 9đ
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đLuận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
 
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ AnQuản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
 
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxLuận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAYLuận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Nam Trà My, HAY
 
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
Luận văn: Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
Luận văn: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông n...
 
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước tại Hải Phòng, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa

  • 1. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT........... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................. 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN................................................................................................. 4 1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện..................... 4 1.1.1. Ngân sáchcấp huyện.............................................................................. 4 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách cấp huyện................................. 4 1.2. Nội dung, bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện............................................................................................... 6 1.2.1. Nội dungquản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện................................. 6 1.2.2.Bảnchấtcủaquảnlýchingânsách nhànướccấp huyệntrongpháttriển kinh tế - xã hội........................................................................................................ 9 1.2.3. Cácnhân tốảnhhưởngđến quảnlýchingânsách nhànướccấp huyện.............13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆNTẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA.................................15 2.1. Tìnhhìnhphát triển kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Lộc có ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện................................................................15 2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Lộc .................................................................15 2.1.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, năm 2016 - 2018..............................................................................................................21 2.2. Tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc......28 2.2.1. Tìnhhìnhlập dự toán, phânbổ dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc .............................................................................................28 2.2.2. Tình hình chấp hànhdự toánchi ngân sách..............................................30 2.2.3. Tình hình kiểm soátchi ngân sách nhà nước cấp huyện.............................32
  • 2. 2 2.2.4. Tình hình quyết toánchi ngân sách nhà nước cấp huyện...........................33 2.3. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc............................................35 2.3.1. Thành tựu trongquản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.......................36 2.3.2. Hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện.........................38 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện.....39 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA....41 3.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu về chi tài chính - ngân sách tại huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020....................................................41 3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hộicủa huyện......................41 3.1.2.Xácđịnhnhucầu tàichính -ngân sách và khả năng đáp ứng từ Ngân sách nhà nướccấp huyện choyêu cầu pháttriển kinh tế-xã hội, anninh-quốc phòng của huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020.........................................................................42 3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc.......................................................................................................43 3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc.......................................................................................................45 KẾT LUẬN...................................................................................................50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................52
  • 3. 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện ....................22 Bảng 2.1. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước cấp huyện......................................23 Bảng 2.2. Tổng hợp chi đầu tư xây dựngcơ bản từ ngân sách huyện...................24 Bảng 2.3. Tỉ lệ chiđầu tư xây dựngcơ bản trong tổng chi..................................26 ngân sách nhà nước cấp huyện.........................................................................26 Bảng 2.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách huyện.....................................27 Bảng 2.5. Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổngchi NSNN cấp huyện......................28 Bảng 2.6. Tổng hợp dự toán vàphân bổ dự toánchi ngân sách huyện..................28 Bảng 2.8. Tổng hợp quyết toánchi ngân sách huyện..........................................34
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT AN-QP An ninh - quốc phòng CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp GDTH Giáo dục tiểu học HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước KT-XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước PCTN Phòng chống tham nhũng PTTH Phổ thông trung học SNGD Sự nghiệp giáo dục SNKT TC-KH Sự nghiệp kinh tế Tài chính - Kế hoạch TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THTK, CLP Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách Nhà nước (NSNN) là bộ phận trọng tâm cấu thành quan trọng nhất của nền tài chính nhà nước, là nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và phát triển quốc gia. Vì vậy, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại là yêu cầu quan trọng trong quản lý kinh tế của các quốc gia. Ngân sách Nhà nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách cấp huyện, thị, thành phố là một bộ phận cấu thành NSNN, là công cụ để chính quyền cấp huyện, thị, thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; 2015 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Chi Ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ của chính sách tài chính quốc gia, là khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế, có tác dụng rất lớn đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong quá trình hội nhập thế giới. Để quản lý thống nhất nền tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH13 ngày 16/12/2002, Số 83/2015/QH13 ngày 29/6/2015 có hiệu từ năm 2017 đã quy định rõ, đầy đủ về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý chi NSNN, đặc biệt trong việc lập, chấp hành, kiểm soát và quyết toán NSNN.
  • 6. 2 Việc đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc thời gian qua, nêu lên được những thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế, từ đó, đề xuất các giải pháp tăng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc đáp ứng nhu cầu thực tiễn là nhu cầu cấp bách đặt ra. Vì vậy tôi quyết định lựa vấn đề: “ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng để nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc thời gian qua, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quản lý chi NSNN cấp huyện trên các khía cạnh lập dự toán chi, thực hiện chi và kiểm tra, giám sát chi ngân sách dưới tác động của môi trường chính sách, tổ chức quản lý, năng lực cán bộ và các nhân tố khác; 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. + Về thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2016 - 2018, đề xuất giải pháp cho đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố; giáo trình tài chính công, tài chính tiền tệ, báo, tạp chí liên quan đến NSNN, để hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chi NSNN, chi NSNN huyện và các đơn vị có liên quan đến tình hình quản lý chi NSNN cấp huyện.
  • 7. 3 - Phương pháp thống kê: + Số liệu thu thập từ các tài liệu; các báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Lộc các năm từ năm 2016 - 2018 + Sau khi tổng hợp các số liệu có liên quan tiến hành phân tích, so sánh đến quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Lộc các năm từ năm 2016 - 2018 qua đó rút ra những kết luận cần thiết để phân tích đánh giá phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện. Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
  • 8. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.1.1. Ngân sách cấp huyện 1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước: NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời và phát triển trên cơ sở tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiện mục tiêu KT-XH. Ngân sách nhà nước được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua [1], [24]. Ngân sách huyện: Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong phạm vi của huyện [7]. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách cấp huyện 1.1.2.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước cấp huyện Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định [11]. Chi ngân sách huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách huyện và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Chi ngân sách huyện không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho
  • 9. 5 từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụ thể thuộc chức năng của Nhà nước cấp huyện [7]. 1.1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Chi ngân sách huyện gắn với bộ máy nhà nước cấp huyện và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước cấp huyện đảm đương trong từng thời kỳ. - Chi ngân sách huyện gắn với quyền lực nhà nước cấp huyện, mang tích chất pháp lí. - Cũng như chi NSNN, các khoản chi của ngân sách huyện mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. 1.1.2.3. Vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Chi ngân sách huyện là nguồn lực tài chính nhằm bảo đảm và duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống chính quyền cấp huyện. - Một trong những mục tiêu của ngân sách huyện là đảm bảo công bằng xã hội trên địa bàn. Bên cạnh việc sử dụng thu ngân sách để thực hiện công tác này, chi NSNN cũng có vai trò hết sức quan trọng. Cơ chế thị trường tạo ra sự phân hóa giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội. Để làm giảm khoảng cách đó, Nhà nước phải sử dụng các hình thức trợ cấp từ ngân sách. Bên cạnh đó các khoản trợ cấp cho giáo dục, y tế có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và đảm bảo sức khỏe cho dân cư. 1.1.2.4. Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện Theo Luật NSNN hiện hành, các nội dung chi ngân sách huyện được phân loại cụ thể như sau [1]: (1). Chi đầu tư phát triển: Là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất, thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. (2). Chi thường xuyên: Là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý KT-XH của Nhà nước.
  • 10. 6 1.2. Nộidung, bảnchất và cácnhântố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.1. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện Nội dung quản lý chi ngân sách cấp huyện được thực hiện theo suốtquá trình ngân sách cấp huyện, từ khi lập dự toán, đến quá trình thức hiện và quyết toán ngân sách cấp huyện [1], [5]. 1.2.1.1. Lập dựtoán ngân sách huyện Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch. - Yêu cầu trong quá trình lập ngân sách phải đảm bảo: + Kế hoạch NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Kế hoạch NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật NSNN. Hoạt động NSNN là nội dung cơ bản của chính sách tài chính. Do vậy, lập NSNN phải thể hiện được đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính địa phương như: trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Bên cạnh đó, NSNN hoạt động luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN, nên ngay từ khâu lập ngân sách cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật NSNN như: xác định phạm vi, mức độ của nội dung các khoản thu, chi; phân định thu, chi giữa các cấp ngân sách, cân đối NSNN. - Căn cứ lập Ngân sách Nhà nước: + Nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Đảng và chính quyền địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
  • 11. 7 + Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là sơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho NSNN, đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của NSNN. + Lập NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. + Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính nhà nước. Lập NSNN là xây dựng các chỉ tiêu thu chi cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể được xây dựng sát, đúng, ngoài dựa vào căn cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chínhnhà nước thông qua hệ thống pháp luật (đặc biệt là hệ thống các Luật thuế ) và các văn bản pháp lý khác của nhà nước. 1.2.1.2. Chấphànhngânsách cấp huyện - Chấp hành thu ngân sách cấp huyện. Theo Luật Ngân sách Nhà nước, chấp hành thu ngân sách có nội dung như sau: + Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN. + Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và sựgiám sát của HĐND về côngtác thu ngân sáchtại địa phương; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật NSNN và các quy định khác của pháp luật. - Phân bổ và giao dựtoánchi ngân sách: Sau khi UBND giao dự toán ngân sách, các đơnvịdựtoán cấp I tiến hành phânbổ và giao dựtoán chingân sáchcho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. 1.2.1.3. Quyết toán ngân sách cấp huyện
  • 12. 8 Số liệu quyết toán NSNN: số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toánhoặc đã hạchtoán chitheo quy định tại điều 62 của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định. Ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình. Cuối năm, cơ quan tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền. Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách. - Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện: Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán được quy đinh như sau: + Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên. + Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp. + Cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
  • 13. 9 - Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện được quy định như sau: + Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xét gửi Phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính cấp huyện. + Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu chi ngân sách cấp huyện; yổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình UBND đồng cấp xem xét gửi Sở Tài chính; Đồng thời, UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính. 1.2.2. Bản chất của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trong phát triển kinh tế - xã hội 1.2.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát và quyết toán chi NSNN cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật, nhằm sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện [7]. 1.2.2.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước - Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán, đây là đặc điểm quan trọng nhất, nhìn nhận và đánh giá đúng đặc điểm này giúp Nhà nước đưa ra các cơ chế quản lý, điều hành chi ngân sách đúng luật, đảm bảo hiệu quả,
  • 14. 10 công khai, minh bạch. - Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, biện pháp quan trọng nhất là biện pháp tổ chức hành chính; biện pháp này tác động vào đối tượng quản lý theo 2 hướng: + Chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và đưa ra các quyết định quản lý bắt buộc cấp dưới thực hiện. + Đặc trưng của phương pháp hành chính là cưỡng chế đơn phương của chủ thể quản lý. 1.2.2.3. Mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Mục tiêu tổng quát trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lý chi NSNN nói riêng, đó chính là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các mục tiêu chính trị xã hội, AN-QP, đối ngoại. Mục tiêu này được thiết lập phù hợp với chiến lược, nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ. - Mục tiêu của quản lý chi NSNN cấp huyện đó là phải mang lại một kết quả tốt nhất về phát triển KT-XH, đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong xã hội, đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện. 1.2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Tính hiệu lực: thực hiện nghiêm túc và kịp thời các nhiệm vụ chi. Bảo đảm chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ, không bội chi ngân sách. Tính hiệu lực của quản lý chi ngân sách cấp huyện có thể đo lường bằng (kết quả/mục tiêu). - Tính hiệu quả: quản lý ngân sách cấp huyện đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí. Ngoài ra trong quản lý NSNN cấp huyện minh bạch, công khai, được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. Khi đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN cần có cách nhìn và đánh giá toàn diện về các yếu tố cấu thành trong hoạt động của NSNN. Theo đó để đánh giá hiệu quả
  • 15. 11 quản lý chi NSNN cũng phải xét trên nhiều tiêu chí ở các cấp độ, cụ thể: + Hiệu quả tổng hợp: được đánh giá thông qua việc xây dựng và thực hiện cân đối NSNN một cách tích cực trong năm tài khóa, mà thực chất của nó là cân đối thu - chi và “nội hàm” của nó là đáp ứng các chỉ tiêu KT-XH được xác lập trong năm kế hoạch, tương ứng với năm tài khóa đó trên các phương diện: Huy động vượt mức các nguồn lực tài chính (chấp hành thu vượt lớn hơn dự toán thu); đầu tư phát triển có hiệu quả; tiết kiệm và chi tiêu hợp lý các khoản chi ngân sách về giáo dục, văn hóa, khoa học, y tế và các vấn đề xã hội và đặc biệt tiết kiệm chi về quản lý hành chính. Cuối năm tài khóa ngân sách cần có số dư sau khi thực hiện quyết toán để bổ sung chi tiêu cho ngân sách năm sau và tăng cường lực lượng dự trữ tài chính. + Hiệu quả quản lý chi ngân sách: hiệu quả quản lý chi NSNN biểu hiện ở sự phân phối hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả bền vững đối với đầu tư phát triển và tiết kiệm tối đa trong các khoản chi thường xuyên, để khắc phục bội chi ngân sách trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ KT-XH tương ứng đã được xác lập. Hiệu quả chi NSNN được thể hiện trên 2 nội dung cơ bản: i) Chi đầu tư phát triển (đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình kinh tế,…) phải lấy hiệu quả làm đầu; hiệu quả ở đây là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm trực tiếp hay gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tích tụ cho phát triển kinh tế. ii) Chi thường xuyên (chi sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo xã hội, an ninh, quốc phòng,…) phải hợp lý, tiết kiệm, đặc biệt tiết kiệm tối đa chi quản lý hành chính. - Tính bền vững: tác động tích cực từ quản lý chi NSNN cấp huyện đối với sự phát triển KT-XH, AN-QP là lâu dài và ổn định; cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách; không ảnh hưởng tiêu cực đến mội trường tự nhiên, sinh thái, xã hội. - Tính phù hợp: quản lý chi NSNN cấp huyện phải phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với thực tiễn tinh hình
  • 16. 12 đặc thù của huyện nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH trên địa bàn nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 1.2.2.5. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Nguyên tắc đầy đủ trong quản lý chi NSNN: đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là: mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, phải được ghi vào sổ và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi. - Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN: nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước thông qua hoạt động thu - chi của NSNN. - Nguyên tắc cân đối ngân sách: NSNN được lập và thu, chi ngân sách phải được cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. UBND và HĐND luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp ứng. - Nguyên tắc công khai hoá NSNN: về mặt chính sách, thu chi NSNN là một chương trình hoạt động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu. NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt chu trình NSNN và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NSNN. - Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của chính quyền địa phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương.
  • 17. 13 1.2.3. Cácnhân tốảnhhưởng đến quản lýchi ngân sáchnhà nướccấp huyện 1.2.3.1. Văn bản pháp quy của Nhà nước về chi ngân sách Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý chi NSNN (như Luật NSNN các Nghị định, Thông tư) ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai minh bạch, góp phần quan trọng và việc phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT-XH. 1.2.3.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước Bộ máy quản lý NSNN ngày càng được hoàn thiện và chuyên môn hóa, phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý tài chính, bên cạnh đó việc phân công, phân cấp hoàn thiện quy chế làm việc của các cơ quan trong quản lý chi NSNN cũng được chỉ đạo triển khai khá đồng bộ đã tạo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành cho các cấp ngân sách góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN. 1.2.2.3. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước Trình độ, năng lực cán bộ cũng ảnh hướng lớn đến quản lý chi NSNN, hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN cấp huyện đã được chuẩn hóa cả về số lượng và chất lượng, phẩm chất năng lực, tinh thần thái độ, trách nhiệm phục vụ ngày càng được nâng lên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý chi NSNN. 1.2.3.4. Hiện đại hóa nền hành chính Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là các yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý chi NSNN, hiện nay Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa nền hành chính, nhất là hiện đại hóa tài chính công, hoạt động của mạng thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, các văn bản, tài liệu được thực hiện dưới dạng điện tử; trong đó có việc triển khai thực hiện hệ thống thống quản lý ngân sách và kho bạc - Tabmis đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. 1.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
  • 18. 14 Đây là một trong các chức năng chủ yếu trong quản lý NSNN, vì vậy cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, giám sát của HĐND, của các cơ quan thanh tra, kiểm toán trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với công tác quản lý NSNN.
  • 19. 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA 2.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Lộc có ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Lộc 2.1.1.1. Vịtrí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của huyện Vĩnh Lộc Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217. Có tọa độ địa lý từ 19057’- 20008’vĩ độ Bắc; từ 105033’- 105046’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Nam giáp huyện Yên Định, phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía Đông là huyện Hà Trung. Tổng diện tích 157,6 km² (15.772,1): Đất nông nghiệp: 6.978 ha; Đất Lâm nghiệp: 1.553,73 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản: 159,35 ha; đất phi nông nghiệp: 3.729,7 ha; còn lại là đất dự phòng. Huyện có 15 xã và 1 thị trấn; dân số 85.542 người (năm 2018), trong đó nam 42.213 người; nữ 43.329 người; mật độ dân số 542 người/km2; có hai dân tộc là Kinh và Mường; có các tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Lao độngtrong độ tuổi: 51.776 người. Trong đó: Lao động nam 35.561 người; Lao động nữ: 16.215 người Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã và đang phát huy truyền thống cách mạng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo chuyển biến tích cực và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng nông thôn mới; kinh tế tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên Vĩnh Lộc vẫn là huyện nông nghiệp, nằm xa các vùng kinh tế động lực, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhiều tiềm năng chưa được
  • 20. 16 phát huy Trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Vĩnh Lộc có những thuận lợi cơ bản, song cũng đứng trước không ít những khó khăn, thách thức, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân phải nỗ lực phấn đấu vượt qua. 2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lộc năm 2018 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, UBND huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, làm căn cứ để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể của cấp tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, các ngành, các cấp, đoàn thể, trên toàn huyện Vĩnh Lộc nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên; thu ngân sách tăng; cơ sở hạ tầng KT-XH được phát triển; các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá; an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2018. * Các chỉ tiêu kinh tế - Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 15,2%. Trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%; Dịch vụ tăng 19,33%. - Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 29,01%; Công nghiệp, xây dựng 37,66%; Dịch vụ 33,33%. - Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 66.000 tấn trở lên. - Giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác đạt 135 triệu đồng trở lên.
  • 21. 17 - Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu: 56 triệu USD trở lên. - Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội 1.130 tỷ đồng. - Thu nhập bình quân đầu người: 34 triệu đồng/người/năm. - Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 15% trở lên. - Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa trên địa bàn (không tính quốc lộ, tỉnh lộ) đạt 72%. * Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội: - Tốc độ phát triển dân số dưới 0,7%. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng còn dưới 8%. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%; - Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 60% - Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn 56%. - Số lao động được giải quyết việc làm mới 2.500 lao động. Xuất khẩu 200 lao động - Tỷ lệ nhà ở kiên cố 84% - Tỷ lệ tham gia BHYT trên tổng số dân toàn huyện đạt 82%. * Các chỉ tiêu môi trường: - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 25,3%. - Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đạt 99%. - Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97% trở lên. * Về an ninh trật tự - Số khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 90% (1) Kết quả đạt được: Năm 2018, phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn như: thiên tai, lũ lụt xảy ra gây thiệt hại về kinh tế, sản xuất và đời sống của nhân dân, một số dự án chậm tiến độ. Song, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của huyện tiếp tục có bước phát triển; an ninh
  • 22. 18 chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; có 26/26 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao. Kết quả đạt được chủ yếu như sau: * Về kinh tế: Tốc độ tănggiá trị sản xuất đạt 15,31%, tăng 0,11% NQ (NQ: 15,2%); trong đó, ngành nông lâm thủy sản tăng 3,42%, công nghiệp-xây dựng tăng 21,58%, dịch vụ tăng 19,78%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 28,64%; Công nghiệp-xây dựng chiếm 37,92%; dịch vụ chiếm 33,45%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,1 triệu đồng/ người/năm, tăng 4,6% KH và tăng 14,6% so với CK. - Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định; giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.593 tỷ đồng, đạt 98,6 % kế hoạch năm, tăng 2,94% so với cùng kỳ; tổng diện tích gieo trồng đạt 15.543 ha, bằng 100,41%KH; tổng sản lượng lương thực đạt 66.028 tấn, bằng tăng 0,04% KH, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 60,07 tạ/ha, tăng 0,345% so với cùng kỳ. Giá trị sản phẩm trên 1ha diện tích đạt 135 triệu đồng. Đã chuyển đổi 113,3 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây khác có hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn, vượt 3% kế hoạch. Tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn đạt 477ha, đạt 106% KH. Các loại cây trồng khác cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chọn giống có năng suất, chất lượng cao, có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản xuất thủy sản tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 45,3 tỷ đồng, đạt 100,67% kế hoạch và tăng 12,9% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 1.725 tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi thủy sản ước đạt 650 ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ, do chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa-cá, lúa-cá-sen. - Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 1.756 tỷ đồng, tăng 20,56% so với cùng kỳ và vượt 0,34% kế hoạch; nhiều sản phẩm
  • 23. 19 tăng khá so với cùng kỳ, như: gạch xây tăng 5,41%; đá ốp lát xây dựng tăng 6,59%; quần áo may sẵn tăng 3,63%; cửa sắt các loại tăng 6,97%. - Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước đạt 1.357 tỷ đồng, vượt 0,89% KH năm, tăng 21,16% so với cùng kỳ. Công tác quản lý thị trường được tăng cường; lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 97 vụ, xử lý vi phạm 88 vụ, thu phạt hành chính 176,5 triệu đồng; trị giá hàng tiêu hủy: 6,7 triệu đồng; trị giá hàng tịch thu: 7,2 triệu đồng. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phát triển ổn định, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 57 triệu USD, vượt 1,79% kế hoạch (KH năm 56 triệu USD) và tăng 6,15% so với cùng kỳ, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm đá ốp lát các loại, quần áo may gia công xuất khẩu. - Tổng thu NSNN ước thực hiện 645,382 tỷ đồng, bằng 163% dự toán tỉnh giao (395, 897 tỷ) và bằng 159% dự toán huyện giao (406,796 tỷ), trong đó thu NSNN tại địa bàn 263,178 tỷ đồng. Tổng chi NSNN ước thực hiện 637,640 tỷ đồng, bằng 140% dự toán tỉnh giao, 136% dự toán huyện giao. Trong đó: Chi thường xuyên đạt 356,652 tỷ đồng bằng 111% dự toán tỉnh và huyện giao, chi đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 231,387 tỷ đồng, bằng 102% so với DT giao. * Về văn hóa - xã hội: - Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh, huyện. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử được quan tâm. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tiếp tục được duy trì, có hiệu quả, văn hóa, văn nghệ quần chúng và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi. * Về giáo dục và đào tạo: Tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt chương trình năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019; trang thiết bị cơ
  • 24. 20 sở vật chất được tăng cường, công tác quản lý có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục toàndiện được nângcao, chấtlượng giáo dục mũi nhọn có bước phát triển. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt95,9%;tỷ lệ học sinh đậucác trường đại học đợt 1 đạt 51%; có 02 học sinh đậu trường THPT chuyên Lam Sơn. * Về y tế: Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch được chỉ đạo chặt chẽ, đặc biệt là công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. * Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo: Tạo việc làm mới cho 2.618 lao động vượt 4,7% KH (xuất khẩu 215 lao động, vượt 7,5% KH); tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 64,7%, vượt 4,7% KH; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn 51,6% (KH: 56%). Công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,3% (giảm 3,1% so với năm 2017, vượt 1,1% KH), hộ cận nghèo 12,46%. Công tác bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội tiếp tục được thực hiện theo kế hoạch. * Về Quốc phòng-an ninh: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. (2) Hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình kinh tế- xã hội của huyện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục, đó là: - Về kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, những yếu kém chậm
  • 25. 21 được khắc phục, như sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp còn yếu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, sản phẩm qua chế biến thấp. Ngành nghề nông thôn phát triển chậm, thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. - Về xây dựng kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. - Về phát triển văn hóa, xã hội. Chất lượng giáo dục - đào tạo ở các cấp học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực sự đồng đều, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, yếu về kĩ năng thực hành vận dụng vào đời sống. Chất lượng nguồn nhân lực, cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp. Lực lượng lao động kỹ thuật ít, lại phân bố chưa hợp lý giữa các ngành, các vùng. Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là do hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tính cụ thể và quyết liệt ở một số ngành, địa phương chưa cao, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.1.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, năm 2016 -2018 2.1.2.1. Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện Cơ cấu tổ chức và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cấp huyện gồm: - HĐND huyện: HĐND huyện gồm có Chủ tịch Hội đồng, 2 Phó chủ tịch Hội đồng, 02 phó trưởng ban và 29 Đại biểu HĐND, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. HĐND huyện thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán NSNN cấp huyện, phê chuẩn quyết toán NSNN cấp huyện, quyết
  • 26. 22 định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách huyện, quyết định điều chỉnh, bổ sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện (Nguồn: UBND huyện Vĩnh Lộc) - UBND huyện: UBND huyện gồm: Chủ tịch UBND huyện, 02 Phó chủ tịch UBND huyện (1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực kinh tế, 1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn xã) và 7 thành viên UBND huyện, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất ngân sách huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện, gồm: lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán ngân sách cấp huyện. - Phòng Tài chính - Kế hoạch: là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện trong việc lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán ngân sách cấp huyện và tham mưu quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách trên địa bàn huyện. Phòng TC-KH có 5 cán bộ, công chức, gồm: Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng (phụ trách kế toán ngân sách huyện), 01 cán bộ quản lý ngân sách xã, 01 phụ trách công tác kế hoạch phát KTXH và quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành, 01 phụ trách sự nghiệp giáo dục, HCSN khối huyện tất cả có trình độ đại học và trên đại học. HĐND huyện Vĩnh Lộc UBND huyện Vĩnh Lộc Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Lộc Kho bạc NN huyện Vĩnh Lộc
  • 27. 23 - Kho bạc Nhà nước huyện: là cơ quan kiểm soát các hoạt động chi NSNN theo quy định luật NSNN. KBNN huyện gồm có: Giám đốc; 01 Phó giám đốc, 9 cán bộ, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. - Các đơn vị dự toán, gồm: 15 xã, 1 thị trấn, 16 trường Mầm non, 17 trường Tiểu học, 16 trường THCS, 3 trường THPT, 16 trạm y tế xã, 12 đơn vị HCSN cấp huyện. Mỗi đơn vị dự toán đều có 01 kế toán, có trình độ trung cấp hoặc đại học. 2.1.2.2. Kết quả chi ngân sách nhà nước cấp huyện từ 2016 - 2018 Tổng chi NSNN trên địa bàn huyện được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.1. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước cấp huyện ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 A Tổng chi NSĐP 327.560,894 365.624,183 853.100,254 I Chi ngân sách huyện 266.141,820 301.347,428 524.547,205 1 Chi đầu tư - XDCB 21.764,268 27.094,879 76.253,903 2 Chi bổ sung có mục tiêu 27.052,726 35.509,812 156.919,898 3 Chi thường xuyên 201.250,964 214.001,464 257.263,425 4 Chi trả nợ vay NS cấp trên 6.670,546 5 Chi chuyển nguồn sang năm sau 16.073,862 24.741,273 24.555,511 II Chi bổ sung ngân sách xã 60.103,000 62.823,000 328.533,049 III Các khoản chi quản lý qua NSNN 1.316,074 1.453,755 2.883,920 1 Học phí 1.316,074 1.453,755 2.883,920 2 Viện phí và BHYT B Tốc độ tăng trưởng chi NSĐP % 100 111,620 233,320 I Chi ngân sách huyện 100 113,230 174,060 II Chi bổ sung ngân sách xã 100 104,520 522,95 III Các khoản chi quản lý qua NSNN 100 110,460 198,381 C Cơ cấu chi NSĐP % 100 100 100 I Chi Ngân sách huyện 81,240 82,430 61,487 II Chi bổ sung ngân sách xã 18,340 17,180 38,510 III Các khoản chi quản lý qua NSNN 0,420 0,390 0,003 (Nguồn:Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018)
  • 28. 24 - Phân tích tốc độ tăng quy mô và tăng trưởng chi NSĐP. Tốc độ chi NSĐP hàng năm 2016 - 2018 đều tăng ( kể cả chi ngân sách huyện, chi bổ sung ngân sáchxã và các khoản chi quản lý qua KBNN); chi NSĐP năm 2017 là 365.264,183 triệu đồng, tăng so năm 2016 là 11,620%, năm 2018 là 853.100,254 triệu đồng tăng so năm 2017 là 33,320%. Tốc độ chi hàng năm tăng chủ yếu là do Nhà nước tăng lương, phụ cấp, tăng chế độ bảo trợ xã hội, hỗ trợ các đối tượng mua thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Riêng năm 2018 tăng khá lớn do huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới của các xã nên lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao. - Phân tích tình hình biến đổi cơ cấu chi NSĐP. Cơ cấu chi NSĐP từ năm 2016 - 2018 không có nhiều thay đổi, chỉ có sự chuyển dịch nhẹ từ chi ngân sách huyện (năm 2016 chiếm 81,240% đến năm 2018 chiếm 61,487%) và các khoản chi quản lý qua NSNN (năm 2016 chiếm 0,420% đến năm 2018 còn 0,030%) sang chi bổ sung ngân sách xã (năm 2016 chiếm 19,820% đến năm 2018 là 38,510%), chủ yếu do huyện tập trung xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.., trong khi nguồn thu cân đối ngân sách xã tăng lại chậm. 2.1.2.3. Chi đầu tư xây dựng cơ bản Từ năm 2016 - 2018, nguồn ngân sách huyện chi cho đầu tư XDCB gồm 2 nguồn chính: nguồn tiền sử dụng đất (qua giao đất theo hình thức bán đấu giá) được hưởng theo tỉ lệ phần % trên địa bàn huyện và nguồn ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách huyện để chi đầu tư XDCB. Chi đầu tư XDCB chủ yếu hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH ở các xã, thị trấn, khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, xây dựng nông thôn mới và đối ứng các dự án được cấp trên hỗ trợ đầu tư trên địa bàn huyện. Bảng 2.2. Tổng hợp chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách huyện ĐVT:triệu đồng TT Chỉ tiêu ngành, lĩnh vực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I Tổng chi ĐTXDCB 21.764,268 27.094,879 76.253,903
  • 29. 25 TT Chỉ tiêu ngành, lĩnh vực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Giao thông 2.623,053 4.671,851 25.685,396 2 Thủy lợi 6.293,000 8.156,319 12.694,340 3 GD - ĐT và dạy nghề 32.779,700 1.247,295 6.446,695 4 Văn hóa -TT, TDTT 1.100,000 2.091,644 14.776,124 5 Trụ sở hành chính 856,500 1.459,380 13.537,893 6 Hạ tầng di dân TĐC 8.112,015 9.468,390 7 Chi quốc phòng 3.113,455 II Cơ cấu chi ĐTXDCB 100% 100% 100% 1 Giao thông 12,052% 17,242% 33,684% 2 Thủy lợi 28,914% 30,102% 16,647% 3 GD&ĐT 12,771% 4,603% 8,454% 4 Văn hóa - TT, TDTT 5,054% 7,720% 19,377% 5 Trụ sở hành chính 3,935% 5,386% 17,753% 6 Hạ tầng di dân TĐC 37,272% 34,945% 7 Chi quốc phòng 4.083% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018) - Phân tích tình hình biến đổi quy mô chi Đầu tư XDCB. Tổng chi Đầu tư XDCB trong các năm 2016 - 2018 quy mô nhỏ và không ổn định, năm 2016 là 21.764,268 triệu đồng, năm 2017 là 27.094,879 triệu đồng, tăng 24,489% đến năm 2018 tổng chi đầu tư XDCB lại tăng mạnh 76.253,903 triệu đồng (tương đương tăng181,432%), là do nguồn tăng thu, bổ sung có mục tiêu, xin ngân sách từ cấp trên để xây dựng nông thôn mới, do điều chỉnh tỉ lệ điều tiết tiền bán đất... - Phân tích tình hình biến đổi cơ cấu chi đầu tư XDCB. Mặc dù quy mô chi đầu tư 2016 - 2018 còn nhỏ, nhưng cơ cấu ngành, lĩnh vực khá hợp lý, các lĩnh vực có nhu cầu đầu tư lớn thì cơ cấu chiếm tỷ lệ cao hơn, như giao thông, thủy lợi, Văn hóa thông tin- thể dục thể thao; trụ sở hành chính. Riêng công trình giao thông, thủy lợi chiếm tỷ lệ khá cao trong giai đoạn 2016 - 2018 huyện tập trung xây dựng nông thôn mới.
  • 30. 26 Bảng 2.3. Tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách nhà nước cấp huyện ĐVT:triệu đồng TT Năm Tổng chi ngân sách huyện Chi đầu tư XDCB Tỉ lệ % chi XDCB/Tổng chi 1 2016 266.141,820 21.764,268 8,178% 2 2017 301.347,428 27.094,879 8,991% 3 2018 524.547,205 76.253,903 14,537% Cộng 1.092.536,453 125.110,050 11,451% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2016÷2018) Chi đầu tư XDCB chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi NSNN cấp huyện, từ năm 2016 - 2018 chi 125.110,05 triệu đồng, chỉ chiếm 11,451% chi ngân sách huyện, trong đó: năm 2016 chi 21.764,268 triệu đồng, chiếm 8,178%; năm 2017 chi 27.094,879 triệu đồng, chiếm 8,991%; năm 2018 chi 76.253,903 triệu đồng, chiếm 14,537% (xem bảng 2.3). Mặc dù tỉ lệ chi đầu tư XDCB từ ngân sách cấp huyện chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách huyện, nhưng chi XDCB đã đạt những hiệu quả nhất định. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, kịp thời đối ứng các dự án có nguồn vốn từ cấp trên, cũng như khuyến khích đầu tư từ ngân sách cấp xã và huy động sức dân, vì vậy đã từng bước giải quyết yêu cầu xây dựng các công trình thiết yếu, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH, phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách huyện còn hạn chế, chi cho đầu tư XDCB trong tổng chi ngân sách huyện chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (11,451%) nên việc phát triển đồng bộ kết cầu hạ tầng KT-XH trên địa bàn huyện còn rất khó khăn. 2.1.2.4. Chi thường xuyên Nhìn chung chi thường xuyên được triển khaithực hiện cơ bản đảm bảo định mức, chế độ theo quy định, phục vụ tốt yêu cầu hoạt động phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP
  • 31. 27 trên địa bàn huyện. Thể hiện Bảng 2.4 cho thấy, tổng chi thường xuyên tăng theo các năm, năm 2016 là 201.250,964 triệu đồng, năm 2017 là 214.001,464 triệu đồng, năm 2018 là 257.263,425 triệu đồng. Bảng 2.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách huyện ĐVT:triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I Tổng chi thường xuyên 201.250,964 214.001,464 257.263,425 1 Chi sự nghiệp kinh tế 12.689,643 12.768,437 12.386,239 2 Chi SN giáo dục và Đào tạo 135.911,176 140.060,647 151.437,456 3 Chi sự nghiệp Y tế 14.778,799 20.444,352 25.528,932 4 Chi SN VHTT và TDTT 1.854,015 2.492,053 2.914,111 5 Chi SN phát thanh truyền hình 743,000 1.115,583 832,754 6 Chi SN K.học, công nghệ 35,000 35,000 7 Chi sự nghiệp ĐB xã hội 3.959,275 3.014,400 31.575,868 8 Chi sự nghiệp môi trường 443,500 276,200 548,000 9 Chi quản lý hành chính 25.853,450 26.364,239 27.186,425 10 Chi An ninh- Quốc phòng 4.850,186 5.145,200 4.737,007 11 Chi khác ngân sách 815,919 2.285,351 116,632 II Cơ cấu chi thường xuyên 100% 100% 100% 1 Chi sự nghiệp kinh tế 6,305% 5,970% 4,814% 2 Chi SN giáo dục và Đào tạo 67,224% 65,451% 58,864% 3 Chi sự nghiệp Y tế 7,343% 9,552% 9,923% 4 Chi SN VHTT và TDTT 0,921% 1,162% 1,132% 5 Chi SN phát thanh truyền hình 0,369% 0,520% 0,213% 6 Chi SN khoa học- công nghệ 0,017% 0,021% 7 Chi SN đảm bảo xã hội 1,967% 1,410% 12,274% 8 Chi sự nghiệp môi trường 0,22% 0,134% 0,283% 9 Chi quản lý hành chính 12,846% 12,321% 10,571% 10 Chi An ninh- Quốc phòng 2,410% 2,410% 1,841% 11 Chi khác ngân sách 0,405% 1,017% 0,051% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018) Theo cơ cấu chi, thì chi thường xuyên năm 2016 chiếm 75,621%, năm 2017 chiếm 71,022%, năm 2018 tỷ lệ chi thường xuyên chiếm 49,051% trong chi NSNN thấp hơn so vớicác năm vì lý do huyện tập trung chiđầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo các tiêu
  • 32. 28 chí xây dựng nông thônmới. Thể hiện ở bảng 2.5 Bảng 2.5. Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN cấp huyện TT Năm Tổng chi Ngân sách huyện Chi thường xuyên ngân sách huyện Tỉ lệ % Chi TX/Tổng chi 1 2016 266.141,820 201.250,964 75,621% 2 2017 301.347,428 214.001,464 71,022% 3 2018 524.547,205 257.263,425 49,051% Cộng 1.092.536,453 672.515,853 61,555% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018) 2.2. Tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc 2.2.1. Tìnhhình lập dựtoán, phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc Về việc lập dự toán ngân sách: hàng năm, trong tháng 7 và tháng 8, căn cứ vào Luật NSNN, Luật tổ chức HĐND - UBND, Chỉ thị của Thủ tướng và Chỉ thị của UBND tỉnh về việc lập dự toán NSNN năm sau (năm kế hoạch), UBND huyện đã tổ chức họp, quán triệt, chỉ đạo các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện nghiêm túc việc lập dự toán, kết quả lập dự toán được tổng hợp trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và báo cáo Sở Kế hoạch - Đầu tư (nội dung chi Đầu tư XDCB) và Sở Tài chính (nội dung chi thường xuyên, chi bổ sung cân đối ngân sách cấp xã, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình có mục tiêu) để các Sở tổng hợp chung cả tỉnh, trình UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xem xét quyết định. Về việc phân bổ dự toán ngân sách: trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND huyện đã tiến hành phân bổ dự toán ngân sách, trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và trình HĐND huyện xem xét thông qua trong tháng 12 (xem bảng 2.6). Bảng 2.6. Tổng hợp dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách huyện
  • 33. 29 ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 A TỔNG CHI NSĐP 287.363 329.714 410.477 I Chi ngân sách huyện 199.334 239.722 292.482 1 Chi đầu tư- XDCB 6.000 8.000 30.930 2 Chi thường xuyên 187.905 225.991 247.234 3 Chi dự phòng 3.284 3.706 4.051 4 Chi từ nguồn tăng thu 730 6.912 II Chi bổ sung ngân sách xã 89.324 88.992 117.995 III Các khoản chi quản lý qua NSNN 518 1.250 1.295 1 Học phí 518 1.250 1.295 (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018) 2.2.1.1. Lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản - Lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở số liệu ước thực hiện thu, chi ngân sách năm nay, dự kiến dự toán thu, chi ngân sách năm sau (năm kế hoạch), UBND huyện chỉ đạo lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho năm kế hoạch. Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án theo đúng quy định đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Sau khi phân bổ vốn đầu tư, UBND huyện đã gửi kế hoạch vốn đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để báo cáo và giao kế hoạch vốn năm sau cho các Chủ đầu tư để thực hiện; đồng thời giao phòng TC-KH, KBNN huyện theo dõi, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư. 2.2.1.2. Lập dự toán và phân bổ dự toán chi thường xuyên Trong giai đoạn 2016 - 2018, quy trình lập dự toán chi thường xuyên đã đảm bảo theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của ngành tài
  • 34. 30 chính và quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau: - Căn cứ lập dự toán: + Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch. + Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động AN-QP và các hoạt động xã hội khác. + Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch. + Các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. - Trình tự lập dự toán: + Hàng năm, căn cứChỉ thị củaUBND tỉnhvề việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dựtoán NSNN, hướng dẫn của Sở Tài chính về xây dựng dự toán ngân sáchđốivới các huyện, thị xã, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã lập dự toán chi thường xuyên năm sau. + Phòng TC-KH tiến hành tổng hợp dự toán chi thường xuyên do các đơn vị dự toán trình, lập dự toán chi thường xuyên của ngân sách huyện; UBND huyện xem xét trình Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua, sau đó trình sở Tài chính thẩm định. - Phân bổ dự toán chi thường xuyên. + Sau khi UBND tỉnh quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, UBND huyện đã chỉ đạo phân bổ dự toán chi năm sau cho các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã, trình Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, sau đó trình HĐND huyện quyết định. + Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2016 - 2018 được thực hiện theo Quyết định số 4762/2016/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương; 2.2.2. Tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách
  • 35. 31 2.2.2.1. Tình hình giao và thông báo dự toán chi năm sau - Việc giao và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB: hàng năm trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư và Quyết định ban hành quy chế quản lý vốn đầu tư năm kế hoạch ngay trong tháng 12 năm nay. Phòng TC-KH đã phối hợp với KBNN huyện để thông báo kế hoạch vốn đầu tư cụ thể cho các chủ đầu tư và hướng dẫn triển khai thực hiện ngay trong tháng 01 năm kế hoạch. - Việc giao và thông dự toán chi thường xuyên: hàng năm trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao dự toán và Quyết định ban hành quy chế quản lý điều hành ngân sách năm kế hoạch ngay trong tháng 12 năm nay, Phòng TC-KH thông báo dự toán và hướng dẫn thực hiện dự toán để các đơn vị triển khai thực hiện trong tháng 01 năm kế hoạch. Dự toán thu, chi ngân sách, cũng như quy chế quản lý điều hành ngân sách, hướng dẫn thực hiện dự toán từ năm 2016 - 2018 đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tạo nguồn thu và thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hàng năm đã thực hiện trích trừ tiết kiệm chi thường xuyên để tạo quỹ lương theo quy định. Việc phân bổ và giao dự toán kịp thời, đảm bảo quy định đã tạo sự chủ động cho các đơn vị phấn đấu tăng thu, tiết kiệm kinh phí, hạn chế bổ sung ngoài dự toán. 2.2.2.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi Nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm luôn được triển khai kịp thời, đảm bảo quy định. Việc cấp phát, quản lý vốn đầu tư XDCB, kinh phí thường xuyên, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí bổ sung có mục tiêu, kinh phí mua sắm tài sản... được thực hiện theo đúng tinh thần Luật NSNN, Nghị quyết 11/CP và các văn bản quy định về THTK, CLP. Chi ngân sách cơ bản phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Qua kết quả các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cấp trên và của huyện, đều kết luận việc quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn huyện cơ bản đạt kết quả tốt. Tổng chi ngân sách huyện năm 2016 là 266.141,820 triệu đồng, bằng
  • 36. 32 136,42% dự toán, năm 2017 là 301.347,428 triệu đồng, bằng 131,601% dự toán, năm 2018 là 524.547,205 triệu đồng, bằng 137,204% dự toán. Chi ngân sách huyện các năm 2016 - 2018 đều vượt dự toán, ngoài việc lập dự toán chưa thật chính xác, thì chủ yếu do Nhà nước ban hành bổ sung các chính sách, chế độ mới và phát sinh các nhiệm vụ đột xuất được giao trong các năm. (1) Về chi ĐT XDCB: để giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời rà soát từng dự án đầu tư, theo từng nguồn vốn, thu hồi hoặc điều chuyển vốn đối với các dự án chưa cấp bách, dự án chậm tiến độ, hoặc chưa đủ hồ sơ . Không phê duyệt các dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư tránh nợ đọng theo tinh thần Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư XDCB. (2) Về chi thường xuyên: trên cơ sở dự toán được giao, khả năng tiến độ thu ngân sách, UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, ưu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, triển khai các mô hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của Nhà nước, chủ động sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Chỉ đạo rà soát, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi công tác, tham quan học tập kinh nghiệm...; thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc một cách hợp lý để thực hiện, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng tháng, phòng TC-KH đều lập báo cáo đánh giá việc chấp hành dự toán chi ngân sách gửi UBND huyện để có những chỉ đạo hiệu quả hơn trong việc điều hành quản lý chi ngân sách. 2.2.3. Tình hình kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện
  • 37. 33 2.2.3.1. Tình hình chấp hành chi theo dự toán Trên cơ sở dự toán được UBND huyện giao, các đơn vị sử dụng ngân sách đã chủ động điều hành theo dự toán. Phòng TC-KH, KBNN huyện đã kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán, hỗ trợ giúp các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời cắt giảm những khoản chi không có trong dự toán hoặc vượt dự toán được giao. 2.2.3.2. Tình hình đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ. Cơ bản các đơnvị sử dụng ngân sách đã thực hiện việc lập hồ sơ, chứng từ chi theo quy định. Phòng TC-KH và KBNN đã kiểm tra, kiểm soáttính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi và đã trả lại đơn vị những hồ sơ chứng từ chi không đảm bảo quy định. 2.2.3.3. Tình hình tuân thủ định mức, chế độ tài chính. Cơ bản các đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện chi ngân sách đảm bảo định mức, chế độ. Phòng TC-KH, KBNN huyện đã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đã tiến hành cắt giảm những khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. (Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, KBNN căn cứ vào dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát). 2.2.4. Tình hình quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện 2.2.4.1. Đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ và chính xác - Việc quyết toán NSNN từ 2016 - 2018 được UBND huyện, Phòng TC- KH tập trung chỉ đạo, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện nghiêm túc, đẩy đủ, kịp thời, chính xác theo Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và hướng dẫn của ngành tài chính. Việc thẩm tra quyết toán và thông báo kết quả quyết toán ngân sách cho các đơn vị dự toán được thực hiện theo Thông tư 01/2007/TT-BTC; 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017. - Việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo, các chủ đầu tư, các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo Thông
  • 38. 34 tư 28/2012/TT-BTC, Thông tư 09/2016/TT-BTC, Thông tư 64/2018/TT-BTC và Quyết định số 1738/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành; vì vậy cơ bản các dự án đã được quyết toán kịp thời đúng quy định. 2.2.4.2. Đảm bảo đúng quy trình Hết kỳ kế toán (tháng, quí, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp đã thực hiện nghiêm túc công tác khóa sổ kế toán. Đối với kỳ quyết toán đã thực hiện quyết toán, điều chỉnh quyết toán ngân sách (trong thời gian chỉnh lý). Việc thẩm tra quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sách cấp dưới đã được Phòng TC-KH thực hiện nghiêm túc trước khi tổng hợp quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện. Báo cáo quyết toán chi NSNN huyện đã được Sở Tài chính thẩm định, UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn theo thẩm quyền, đồng thời thực hiện đúng quy trình và công khai minh bạch theo Luật Ngân sách Nhà nước. Số liệu quyết toán chi NSNN cấp huyện từ năm 2016 - 2018 được thể hiện ở bảng 2.8 sau đây: Bảng 2.8. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách huyện ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 A TỔNG CHI NSĐP 287.363 329.714 410.477 I Chi ngân sách huyện 197.521 239.722 292.482 1 Chi đầu tư- XDCB 6.000 8.000 30.930 2 Chi thường xuyên 188.237 225.991 247.234 3 Chi dự phòng 3.284 3.706 4.051 4 Chi từ nguồn tăng thu 730 6.912 II Chi bổ sung ngân sách xã 89.324 88.992 117.995 III Các khoản chi quản lý qua 518 1.250 1.295
  • 39. 35 NSNN B QUYẾT TOÁN 610.950,485 655.228,803 853.100,254 I Chi ngân sáchhuyện 430.543,789 452.278,055 524.547,205 1 Chi đầu tư - XDCB 34.251,011 52.551,615 76.253,903 2 Chi bổ sung có mục tiêu 11.568,634 3 Chi thường xuyên 221.529,133 250.408,457 257.263,425 4 Chi khác nhân sách 3.078,169 5 Chi chuyển nguồn năm sau 42.478,119 17.855,263 24.555,511 6 Chi bổ sung trợ cấp ngân sách cấp dưới 119.209,120 121.203,667 163.590,444 7 Chi hoàn trả giữa các cấp ngân sách 90,000 4.259,052 6.670,546 II Chi bổ sung ngân sách xã 180.403,695 202.950,748 328.553,049 III Các khoản chi quản lý qua NSNN 1.420,770 1.316,074 1.453,755 C TỶ LỆ B/A (%) 212,61% 198,726% 207,831% Trong đó 1 Chi Đầu tư - XDCB (%) 570,851% 656,895% 245,537% 2 Chi Thường xuyên (%) 117,686% 110,804% 104,056% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2016÷2018 Từ số liệu so sánh trên ta thấy số liệu quyết toán ngân sách các năm tăng cao so với dự toán được giao. Nguyên nhân chủ yếu tăng do nhà nước thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu tăng; chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng do các xã xây dựng để đảm bảo các chỉ tiêu nông thôn mới. Kế hoạch huyện về đích nông thôn mới vào năm 2019 và một số các chương trình mục tiêu của quốc gia; chính sách phát triển vùng của tỉnh. 2.3. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc
  • 40. 36 Công tác quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc, giai đoạn 2016 - 2018 đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, thanh tra trên các quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách được thực hiện thường xuyên, nên cơ bản các đơn vị quản lý tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động triển khai nhiệm vụ chi ngân sách, chấp hành nghiêm túc định mức chế độ tài chính, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công khai dân chủ. Các sai phạm trong quản lý ngân sách từng bước được hạn chế, các trường hợp sai phạm được xử lý nghiêm. Công tác quản lý điều hành chi ngân sách, sử dụng ngân sách đã phục vụ tốt cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. 2.3.1. Thành tựu trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 2.3.1.1. Trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Việc lập và phân bổ dự toán chi NSNN cấp huyện 2016 - 2018 cơ bản đảm bảo kịp thời, quy trình. Hàng năm căn cứ vào các quy định của cấp trên, UBND huyện đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc việc lập dự toán, kết quả lập dự toán được tổng hợp trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và báo cáo các Sở ngành cấp tỉnh để xem xét quyết định. Trên cơ sở dự toán và phân bổ dự toán do UBND tỉnh giao và hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện tiến hành phân bổ dự toán năm kế hoạch trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và trình HĐND huyện xem xét thông qua trong tháng 12 hằng năm. - Về việc lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư. Trên cơ sở định hướng kế hoạch phát triển KT-XH của huyện và hướng dẫn của cấp trên về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trong năm kế hoạch, UBND huyện đã chỉ đạo việc lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho năm kế hoạch kịp thời, đúng quy trình. - Về việc lập dự toán và phân bổ dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn 2016 - 2018 cơ bản đã đảm bảo định mức, chế độ, thực hiện kịp thời, theo quy định của Luật NSNN, hướng dẫn của Bộ Tài chính; Quyết định
  • 41. 37 4540/2010/UBND tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 4762/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 ổn định đến năm 2020. Việc lập dự toán và phân bổ dự toán chi cơ bản bao quát hết các nhiệm vụ chi, phân bổ có trọng tâm trọng điểm, phục vụ tốt cho việc quản lý điều hành phát triển KT-XH, AN-QP trên địa bàn. 2.3.1.2. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Đối với vốn đầu tư XDCB: hàng năm căn cứ kế hoạch vốn đầu tư được UBND huyện giao, tiến độ nguồn thu ngân sách, Phòng TC-KH đã lập kế hoạch vốn, thông báo kịp thời để các đơn vị, các chủ đầu tư chủ động triển khai các công trình, dự án và làm cơ sở cho KBNN kiểm soát thanh toán chi cho các dự án. UBND huyện đã thường xuyên bám sát, đôn đốc tiến độ các dự án, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, giúp các đơn vị, các chủ đầu tư tư đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư theo quy định, - Đối với kinh phí chi thường xuyên: căn cứ dự toán được UBND huyện giao, các đơn vị sử dụng ngân sách đã phân bổ chi tiết các nội dung chi theo mục lục ngân sách gửi Phòng TC-KH và KBNN kịp thời, đúng quy định, làm cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát chi ngân sách. Việc chấp hành các khoản chi đã bám sát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Việc quyết định chi cơ bản đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt. - Hàng tháng, Phòng TC-KH đều lập báo cáo đánh giá việc chấp hành dự toán chi ngân sách gửi UBND huyện để có những chỉ đạo sát sao, hiệu quả hơn trong việc điều hành quản lý chi ngân sách. 2.3.1.3. Trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện - KBNN đã thực hiện tốt quy định về điều kiện chi ngân sách (gồm các điều kiện: có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ tiêu chuẩn định mức; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi), đã kịp thời phát hiện những khoản chi sai mục đích, sai đối tượng, hoặc có dấu hiệu vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước, vượt tiêu chuẩn, định mức quy
  • 42. 38 điṇh, không đủ điều kiện cấp phát thanh toán. - Phòng TC-KH đã đổi mới cơ chế quản lý, cấp phát ngân sách theo hướng giảm thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách. - Định kỳ hàng tháng phòng TC-KH và KBNN đều kiểm tra, đối chiếu số liệu để đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho các đơn vị. 2.3.1.4. Trong quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Hàng năm Phòng TC-KH đã tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách kịp thời, đúng quy định, công tác quyết toán NSNN đã tuân thủ nguyên tắc quyết toán từ dưới lên, chi tiết theo từng mục chi của mục lục NSNN và quyết toán đến từng chứng từ chi tiêu của đơn vị. Trong công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán đã có sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý (Phòng TC-KH) và cơ quan kiểm soát chi NSNN (KBNN). 2.3.2. Hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện 2.3.2.1. Trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Công tác lập dự toán chi đầu tư phát triển: Cơ cấu phân bổ chưa thực sự hợp lý, chi đầu tư cho lĩnh vực khoa học - công nghệ chưa được quan tâm, chi đầu tư lĩnh vực Y tế còn thấp. Một số công trình dự án được phân bổ vốn nhưng thủ tục đầu tư chưa đầy - Công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách chi thường xuyên ngân sách huyện chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách huyện làm cho tình trạng bổ sung dự toán ngân sách cho các đơn vị đang còn xảy ra, giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với số dự toán, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm; mặt khác do định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách quá lạc hậu, chưa chính xác, nên việc tuân thủ định mức là khó khăn, dẫn đến việc phát sinh dự toán theo kiểu bao cấp cho các đơn vị. 2.3.2.2. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện
  • 43. 39 - Đối với chi đầu tư phát triển, nhiều chủ đầu tư lập hồ sơ đầu tư XDCB sai định mức, chế độ và đơn giá, vì vậy qua thẩm định thiết kế dự toán, thẩm định đấu thầu đều phải cắt giảm kinh phí. Một số công trình tạm ứng chi ngân sách nhưng quá hạn vẫn chưa thu hồi được nguồn vốn, - Đối với chi thường xuyên: tình trạng sử dụng nguồn sai mục đích, cấp phát sai đối tượng vẫn còn sẩy ra, chưa phù hợp với quy định của Luật NSNN (như sử dụng nguồn vượt thu, nguồn dự phòng để cấp phát cho các các đơn vị vượt định mức, chế độ, hoặc cấp phát cho các đơn vị ngoài phân cấp nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện). 2.3.2.3. Trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Việc kiểm soát hồ sơ thủ tục chi ngân sách còn khó khăn, do hàng năm vẫn còn tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán. - Việc cải cách hành chính trong kiểm soát chi qua KBNN chưa đồng bộ, nhiều trường hợp chưa có sự thống nhất, còn yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ, biểu mẫu quá chi tiết, rườm rà, khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách. Việc thanh toán dựa trên bảng kê chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách đã tạo kẽ hở cho một số đơn vị lập hồ sơ, chứng từ không đúng quy định để rút tiền từ KBNN. Công tác tập huấn về kiểm soát chi ngân sách chưa được triển khai thường xuyên. 2.3.2.4. Trong quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Theo quy định quyết toán chi NSNN phải đúng thực tế, đúng thực chi được chấp nhận theo quy định, nhưng vẫn còn một số tình trạng quyết toán theo số chuẩn chi hoặc số cấp phát. Cơ quan tài chính chưa kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu. Việc thuyết minh chi tiết, phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm cũng chưa được đầy đủ. 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện
  • 44. 40 - Nguyên nhân liên quan đến những quy định còn thiếu đồng bộ, không phù hợp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước về chi và quản lý chi ngân sách nhà nước - Nguyên nhân liên quan đến sự yếu kém về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước - Nguyên nhân liên quan nguồn kinh phí và cơ sở vật chất. Nguồn thu NSNN cấp huyện, nhất là nguồn thu cân đối vốn đầu tư XDCB còn hạn chế, vì vậy việc khó khăn trong bố trí kế hoạch chi đầu tư XDCB. - Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có lúc, có khi chưa kịp thời, việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra thiếu kiên quyết, kéo dài, vì vậy tính răn đe còn hạn chế. - Côngkhaitài chính,ngânsáchchưađượcchútrọng, đôi khi còn hình thức.
  • 45. 41 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA 3.1. Mục tiêuvà các chỉtiêupháttriển kinh tế xã hội và nhu cầu về chi tài chính - ngân sách tại huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020 Từ nay đến năm 2020 việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện sẽ có những điều kiện thuận lợi cơ bản đó là: kế thừa những thành tựu sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc, toàn diện, mở ra nhiều cơ hội cho phát triển KT-XH, tạo điều kiện thu hút đầu tư, 3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện 3.1.1.1. Phương hướng phát triển Phát huy mọi nguồn lực, lợi thế và tranh thủ các cơ chế, chính sách để phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, trong đó: tập trung quy hoạch xây dựng hạ tầng công nghiệp - đô thị để thu hút đầu tư, củng cố phát triển các làng nghề, làng có nghề gắn với các sản phẩm có thương hiệu. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đầu tư đường bộ, hoàn chỉnh lưới điện nông thôn; phát triển dịch vụ trên cơ sở hoàn chỉnh mạng lưới chợ nông thôn, các trung tâm thương mại thị trấn, thị tứ và dịch vụ dọc các trục đường chính, gắn dịch vụ du lịch với bảo tồn phát huy các di tích văn hóa - lịch sử. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới và cơ giới hóa sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất chất lượng cao. Đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
  • 46. 42 Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thường xuyên chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển Huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đưa tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đạt trên 75%. Tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm của huyện gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát huy dân chủ, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đảm bảo an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh toàn diện, tạo tiền đề vững chắc, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020. 3.1.2. Xác định nhu cầu tài chính - ngân sách và khả năng đáp ứng từ Ngân sách nhà nước cấp huyện cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020 Nhiệm vụ của NSNN là vừa phải chi cho nhu cầu công tác quản lý nhà nước, đảm bảo AN-QP, vừa phải trở thành công cụ điều tiết KT-XH của địa phương. Muốn vậy, một mặt phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả trong chi tiêu ngân sách, mặt khác phải hướng ngân sách vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện vấn đề này cần phải khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo thu
  • 47. 43 đúng thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Trong chi ngân sách phải đảm bảo trong dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn, chế độ và định mức hiện hành của Nhà nước, chống thất thoát lãng phí, thực hiện tốt tiết kiệm chi hành chính sự nghiệp, giành vốn cho đầu tư phát triển và xoá đói giảm nghèo, để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Báo cáo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2016 - 2020 [29]. 3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc 3.2.1.Tăngcườngcông tác lập dựtoán chiNSNNcấp huyện, tạihuyện Vĩnh Lộc - Đối với công tác lập kế hoạch vốn đầu tư; phải thực hiện tốt Luật Đầu tư công, cần phải ưu tiên nguồn vốn để đầu tư các công trình trọng điểm làm đầu tàu tăng trưởng, hạn chế đầu tư manh mún, dàn trải gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đồng thời cũng phải quan tâm cơ cấu đầu tư, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực nhất là những lĩnh vực còn yếu kém. - Đối với công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách chi thường xuyên ngân sách huyện; cần đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách huyện, tránh tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. 3.2.2. Tăngcường công tác chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc - Về chi đầu tư XDCB: tăng cường hướng dẫn tuân thủ quy trình hồ sơ thủ tục đầu tư XDCB, định mức, chế độ và đơn giá, tránh điều chỉnh hồ sơ, định mức, chế độ làm mất thời gian triển khai dự án, đồng thời làm tốt công tác thẩm định thiết kế dự toán, thẩm định đấu thầu... nhằm tiết kiện chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả dự án. - Về chi thường xuyên: tăng cường tập huấn, hướng dẫn các đơn vị chấp