SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TẤN ANH
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 8 34 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN CHÍN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Chín.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Tấn Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH CẤP XÃ........................................................................................................................ 6
1.1. Một số khái niệm............................................................................................................... 6
1.2. Nội dung của quản lý chi ngân sách cấp xã...................................................................14
1.3. Các yêu cầu đánh giá quản lý chi ngân sách cấp xã:....................................................18
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã......................19
1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách cấp xã của một số địa phương...........................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM.............................30
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân
sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam................................................30
2.2. Khái quát về thu- chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn:....................................32
2.3. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam..............................................................................................................................39
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế
Sơn, tỉnh Quảng Nam..............................................................................................................54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM......64
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quế Sơn......64
3.2. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Quế Sơn ........................................................................................................................66
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế
Sơn ....................................................................................................................................71
3.4. Kiến nghị...........................................................................................................................80
KẾT LUẬN ............................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CBCC Cán bộ công chức
CNTT Công nghệ thông tin
HĐND Hội đồng nhân dân
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSTW Ngân sách Trung ương
NTM Nông thôn mới
NSX Ngân sách xã
MTQG Mục tiêu Quốc gia
KTXH Kinh tế xã hội
UBND Uỷ ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
2.1
Quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai
đoạn 2016-2018.
32
2.2
Quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai
đoạn 2016 - 2018
35
2.3
Lập dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế
Sơn, giai đoạn 2016 - 2018
42
2.4
Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016 – 2018
45
2.5
Quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế
Sơn, giai đoạn 2016 - 2018
48
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
1.1
Mối liên hệ các cơ quan trong quản lý chi ngân sách cấp
xã
12
2.1 Bản đồ hành chính huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam 31
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, là đơn vị hành
chính Nhà nước cấp cơ sở và là cấp cuối cùng trong 4 cấp chính quyền của nước ta.
Chính quyền cấp xã thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông
qua ngân sách cấp xã đã trực tiếp giải quyết các chế độ, ưu đãi đối với người dân,
đồng thời tăng cường hiệu lực hiệu quả các hoạt động thiết thực của chính quyền
cấp xã để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa - xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Từ nhiệm vụ đặt ra đối với cấp xã trong quản lý chi NSNN cần được quan tâm
nhiều, có vai trò vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN của một cấp
ngân sách, góp phần cùng với sự phát triển chung của đất nước, thực hiện đảm bảo
đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước hiện hành.
Trong những năm qua, việc quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Quế Sơn đã từng bước đi vào ổn định, thực hiện đảm bảo Luật ngân sách và các văn
bản hướng dẫn dưới Luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế
nhất định trong việc quản lý chi ngân sách cấp xã như: Chi sai nguyên tắc, chế độ,
chứng từ chi không đảm bảo quy định, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa
phương,… Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý chi ngân sách cấp xã nói chung, ở huyện Quế Sơn nói riêng là rất cần thiết.
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Quế
Sơn, vì vậy với những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách
cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý chi ngân sách cấp xã có vai trò quan trọng nên có nhiều nghiên cứu
trong lý luận và thực tiễn.
* Phan Duy Hưng (2017) Hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa huyện Bắc
Trà My, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế phát triển, Đại học kinh tế Đà
Nẵng, luận văn đã phân tích những tồn tại và nguyên nhân, từ thực tiễn điều hành
2
NSNN tại huyện Bắc Trà My đã đề xuất các yêu cầu cần phải thực hiện tốt công tác
quản lý sử dụng hiệu quả các khoản chi NSNN; Phải hoàn thiện công tác lập dự
toán; Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán; Hoàn thiện công tác kiểm soát, thanh
toán vốn tại KBNN; Hoàn thiện công tác quyết toán chi ngân sách hàng năm; Cần
tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách, kiên quyết xử lý những sai
phạm theo quy định của pháp luật, không vị nể cá nhân; Hoàn thiện cơ chế quản lý
điều hành ngân sách tại địa bàn; Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa phòng Tài
chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.
* Phùng Thị Bích Thủy (2018) Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Huế. Trên
cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi NSX và thực trạng công tác quản lý chi NSX
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường đào tạo, năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tài
chính, quản lý ngân sách, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, tiếp
tục hoàn thiện quy trình quản lý chi ngân sách xã ở các khâu lập dự toán, chấp hành
dự toán, quyết toán, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi
NSX.
* Trần Xuân Thanh (2019) Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Nam Trà My, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện khoa học xã hội Việt Nam.
Tác giả đã đánh giá những hạn chế trong phân tích thực trạng quản lý NSX trên địa
bàn huyện Nam Trà My để đưa ra quan điểm hoàn thiện quản lý NSX và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý NSX ở địa bàn huyện Nam Trà
My như: Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách cấp xã; nâng cao chất lượng lập dự
toán ngân sách cấp xã; tăng cường hiệu quả việc chấp hành ngân sách cấp xã; nâng
cao hiệu quả công tác quyết toán ngân sách cấp xã; tăng cường quản lý giám sát quá
trình chấp hành dự toán, quyết toán và minh bạch NSX; bồi dưỡng, nâng cao trình
độ, nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý NSX; hiện đại hoá
công nghệ, tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý NSX; hoàn thiện bộ máy quản
lý NSX.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi và những
kinh nghiệm trong công tác quản lý chi ngân sách xã của một số địa phương. Đồng
thời, làm rõ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận, thực tiển công tác quản lý chi
ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn.
Với những tồn tại, hạn chế của địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam trong giai đoạn 2020-2025.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách cấp xã, quản lý chi ngân
sách cấp xã.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã
trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Thứ ba, đề ra định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân
sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách cấp
xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý
chi NSX trên địa bàn huyện. Trong đó, đặc biệt nội dung quản lý chi đề cập đến việc
quản lý lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
địa bàn huyện Quế Sơn.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã
trong 03 năm (từ năm 2016 đến năm 2018) trên địa bàn huyện Quế Sơn.
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã của
4
14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài này dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết đã được công bố, Luật
NSNN, các văn bản dưới Luật, các vấn đề về kinh tế vĩ mô, vi mô, thị trường tài
chính.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sự kết hợp giữa lý thuyết, tổng hợp
số liệu, phân tích để đưa ra nhận định, đánh giá và đề ra giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam.
Phương pháp cụ thể:
Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin từ các
nguồn tìm kiếm, từ đó phân tích, đánh giá, diễn giải tình hình quản lý chi ngân sách
cấp xã trên địa bàn huyện.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả đã sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn
ưu, khuyết điểm, tồn tại, nguyên nhân trong quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện kết hợp với lý luận để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn công tác
quản lý chi ngân sách cấp xã nói chung và địa bàn huyện Quế Sơn nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống hóa những nội dung cơ bản về ngân
sách cấp xã, quản lý chi ngân sách cấp xã. Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được
kinh nghiệm quản lý chi ngân sách cấp xã của một số địa phương để từ đó rút kinh
nghiệm, so sánh phương thức quản lý chi ngân sách cấp xã khi đi vào phân tích thực
trạng quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Tiến hành đánh giá tình hình quản lý chi ngân sách
cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn từ 2016 - 2018 và tìm hiểu về công tác lập, chấp
hành dự toán và công tác quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện. Từ đó
5
đề xuất giải pháp để nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chi ngân sách cấp xã
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa
bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
CẤP XÃ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Ngân sách Nhà nước
a. Khái niệm NSNN
Luật NSNN số 83/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015 định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [9]
b. Đặc điểm NSNN
Hoạt động thu, chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị
của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến
hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở
hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích
chung và lợi ích công cộng;
NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của
NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành
nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã
định;
Hoạt động thu, chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả
trực tiếp là chủ yếu.
c. Quản lý ngân sách Nhà nước
Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách
Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công
7
cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt
được các mục tiêu đã định.
1.1.2. Ngân sách cấp xã
a. Khái niệm ngân sách cấp xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm
bảo tài chính cho chính quyền cấp xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có
sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giữ gìn an ninh
trật tự trên địa bàn xã .
Xét về hình thức biểu hiện, ngân sách cấp xã là toàn bộ các khoản thu chi
trong dự toán đã được HĐND cấp xã quyết định và được thực hiện trong một năm,
nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp xã trong quá trình
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý kinh tế - xã hội trên địa
bàn.
Xét về bản chất, ngân sách cấp xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa
chính quyền nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân
phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách cấp xã, trên cơ sở đó đáp ứng
các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền
cấp xã.
Theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý
ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn xác định:
“Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã
quyết định và giám sát”.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng: NSX bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ
chi được quy định trong dự toán một năm do HĐND xã quyết định và giao cho
UBND xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã.
Ngân sách xã là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý NSNN.
b. Vai trò của ngân sách cấp xã.
NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với
người dân nông thôn. Là một đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở của Việt Nam,
8
là chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp ở nước ta, chính
quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân dựa
trên các quy định của pháp luật, đảm bảo sao cho các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Do vậy, NSX là công cụ tiên quyết
cho chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thông qua thu ngân sách, chính quyền cấp xã kiểm tra, kiểm soát và chấn
chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chống các hành vi hoạt động phi pháp,
trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Thông qua chi ngân sách, cấp xã bố trí
các khoản chi nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính quyền
cấp xã để giữ vững trật tự trị an; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hóa; thực hiện
tốt các chính sách an sinh xã hội và tăng cường cơ sở vật chất cho xã, vì vậy ngân
sách cấp xã có vai trò:
Một là, công cụ tài chính chủ yếu để chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ
KT-XH đã được phân cấp quản lý, bảo đảm các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế và các hoạt động văn hóa- xã hội, an ninh - quốc phòng của địa
phương.
Hai là, đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn của Ngân sách
Trung ương hoạt động trên địa bàn xã, thị trấn.
c. Nội dung chi ngân sách cấp xã
Khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, HĐND cấp tỉnh đã xem xét giao
cho ngân sách xã thực hiện những nội dung chi gồm:
Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội trên địa bàn.
Chi Thường xuyên: Chi cho công tác quốc phòng; chi an ninh và trật tự an
toàn xã; chi sự nghiệp giáo dục; chi cho nhiệm vụ ứng dụng chuyển giao công nghệ;
chi sự nghiệp y tế; chi hoạt động văn hóa, thông tin; chi hoạt động phát thanh,
truyền hình; chi hoạt động thể dục, thể thao; chi hoạt động bảo vệ môi trường; chi
các hoạt động kinh tế trên địa bàn; chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước,
9
tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội,…; các khoản chi thường xuyên
khác ở xã theo quy định của pháp luật.
d. Đặc điểm của ngân sách cấp xã
Có thể hiểu Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, do
vậy nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN, đó là: Mọi hoạt động
của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã;
Công tác quản lý ngân sách xã bắt buộc phải tuân theo một chu trình luật định và
khoa học; Hầu như các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương
thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp.
Bên cạnh những đặc điểm chung của NSNN thì ngân sách cấp xã còn có
những đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác, gồm
các đặc điểm sau: Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở, là cấp cuối
cùng trong hệ thống các cấp ngân sách nhà nước; vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng
ngân sách của mình (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc). Từ tính chất đặc
biệt của ngân sách cấp xã, yêu cầu phải xây dựng các tiêu chí nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý ngân sách cấp xã ngày càng vững mạnh, phù hợp với yêu cầu công
cuộc đổi mới đất nước ta.
1.1.3. Quản lý chi ngân sách cấp xã
a. Khái niệm quản lý chi ngân sách cấp xã
Quản lý chi ngân sách cấp xã là việc vận dụng các chủ trương của Đảng, Nhà
nước để xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc sử dụng
các khoản chi của ngân sách có hiệu quả và tiết kiệm nhằm đảm bảo thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh được giao trên địa bàn cấp
xã.
Các chế độ, chính sách áp dụng trong quản lý chi ngân sách cấp xã như:
Chế độ kế toán và tài chính cấp xã đóng vai trò tích cực trong quản lý, điều
hành và kiểm soát các hoạt động tài chính tại cấp xã;
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã;
Các chính sách đặc thù của trung ương và địa phương áp dụng cho chính
10
quyền cấp xã và các hoạt động tại xã;
Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu cho cấp
xã do HĐND cấp tỉnh quyết định;
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách cấp xã do các cấp có thẩm quyền
quyết định.
b. Vai trò quản lý chi ngân sách cấp xã
Quản lý ngân sách xã giúp giải quyết hài hoà quan hệ các lợi ích: Lợi ích nhà
nước, lợi ích của nhân dân theo hướng chú trọng lợi ích của nhân dân trên cơ sở đáp
ứng được các mục tiêu của nhà nước.
Quản lý NSX thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, rút ngắn dần
khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược, trên cơ
sở dành tỷ lệ tài chính thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đảm bảo đầy
đủ nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền cấp xã
trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối tích cực trên cơ sở trong khả năng nguồn thu
phân cấp không được bội chi ngân sách.
Quản lý chi ngân sách cấp xã thể hiện bản chất pháp luật của nhà nước. Các
khoản chi NSX phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định của
nhà nước. Quản lý NSX phải dựa trên cơ sở luật NSNN và phải thực hiện theo đúng
các quy định của luật NSNN.
c. Mục tiêu quản lý chi ngân sách cấp xã
Làm sao để quản lý chi ngân sách cấp xã phải đảm bảo đạt được các mục tiêu
ổn định kinh tế, chính trị khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn, xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn theo đường lối,
chủ trương của Đảng. Cụ thể:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng vùng, miền tạo điều kiện cho NSX ngày càng đủ mạnh để thể hiện tốt
vai trò của mình trong quản lý kinh tế, chính trị xã hội ở chính quyền cấp xã.
Việc sử dụng các nguồn vốn NSX tiết kiệm hiệu quả, đảm bảo cơ cấu trong
chi đầu tư phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn và quá trình
11
xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo chi thường xuyên, duy trì tốt các hoạt động của
chính quyền cấp xã.
Xây dựng ngân sách cấp xã nhằm đảm bảo các chính sách xã hội của nhà
nước đối với cấp xã.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặc chẽ, đảm bảo chính
sách, kỷ luật tài chính, đảm bảo công bằng xã hội trong việc sử dụng hiệu quả tiền
vốn của nhà nước, của nhân dân.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế độ, triển khai áp dụng thống nhất các
quy định về công tác hạch toán kế toán ngân sách cấp xã. Đảm bảo hệ thống sổ sách
báo cáo kế toán phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý, yêu cầu giám sát, thực hiện tốt chế
độ công khai tài chính ngân sách hằng năm.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã đồng bộ đủ mạnh để thực
hiện nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn, xây dựng ngân sách cấp xã đáp ứng được các
yêu cầu trong từng thời kỳ, từng giai đoạn đề ra.
d. Đặc điểm quản lý chi ngân sách cấp xã
Quản lý chi ngân sách cấp xã là sự tác động của bộ máy nhà nước cấp xã vào
quá trình hoạt động của ngân sách cấp xã. Mô hình quản lý này cần có sự thay đổi
linh hoạt thích ứng với từng tình hình trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
Quản lý chi ngân sách cấp xã có những đặc điểm cơ bản như sau: Quản lý
chi ngân sách cấp xã là sự quản lý kết hợp giữa 2 yếu tố: Yếu tố tài chính và yếu tố
con người. Yếu tố đầu tiên là việc quản lý con người trong tổ chức, hoạt động quản
lý NSNN. Khi quản lý tốt yếu tố con người thì việc quản lý nguồn thu, chi được
hiệu quả, đúng theo Luật NSNN.
Quản lý chi ngân sách cấp xã là sự tổng hòa các biện pháp hành chính, tổ
chức, kinh tế và pháp luật. Trong hoạt động quản lý luôn luôn có sự kết hợp đồng
bộ giữa các biện pháp nêu trên, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà nó nhấn mạnh
đến biện pháp này hoặc biện pháp khác. Quản lý chi ngân sách cấp xã là quản lý
hoạt động và những cơ quan thụ hưởng các nguồn lực tài chính. Vì vậy, để hoạt
động quản lý sao cho đạt hiệu quả cao thì không thể áp dụng riêng một biện pháp cụ
12
thể mà cần có sự phối hợp qua lại giữa các biện pháp trên.
e. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp xã
Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã.
Bộ máy quản lý chi ngân sách cấp xã nằm trong hệ thống các cơ quan quản
lý hành chính ngành Tài chính:
Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan quản lý ngân sách các
xã, thị trấn (Bộ phận quản lý ngân sách cấp xã).
Ở cấp xã: Nằm trong UBND xã (Gồm Bộ phận tài chính - kế toán và thủ
quỹ).
Hình 1.1. Sơ đồ Mối liên hệ các cơ quan trong quản lý chi ngân sách cấp xã
- Quan hệ chỉ đạo, giám sát:
- Quan hệ phối hợp: -------
HĐND, UBND HUYỆN QUẾ SƠN
KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HUYỆN
CƠ QUAN THANH TRA
HUYỆN
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ HOẠCH
HĐND, UBND CÁC XÃ
TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
NGÂN SÁCH XÃ
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
XÃ
NGÂN SÁCH
XÃ
GIÁM SÁT
CỘNG ĐỒNG
THANH TRA
NHÂN DÂN
13
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã.
Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND và
HĐND cấp mình quản lý tài chính, ngân sách cấp xã trên các mặt chủ yếu sau:
HĐND cấp xã: Quyết định dự toán thu, chi ngân sách xã và quyết định phân
bổ dự toán ngân sách xã; phê chuẩn quyết toán NSX; các chủ trương, biện pháp để
triển khai thực hiện ngân sách xã và điều chỉnh dự toán NSX theo quy định của
pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND xã quyết định.
UBND cấp xã: Lập dự toán thu, chi NSX và phương án phân bổ dự toán
NSX; dự toán điều chính NSX trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán NSX
trình HĐND cấp xã quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp huyện; tổ
chức thực hiện NSX, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý
NSNN trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật;
quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu
công ích của địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, điện –
đường - trường – trạm, trụ sở theo quy định của pháp luật; huy động sự đóng góp
của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa
phương trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản thu đóng góp
này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ
theo quy định của pháp luật.
Bộ phận tài chính – kế toán xã: Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng
kế hoạch dài hạn, trung hạn và việc phát triển ngân sách cấp xã trên địa phương
mình; hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự toán thu, chi ngân sách
cấp xã hằng năm để báo cáo UBND và trình cho HĐND cùng cấp quyết định; Tham
mưu, đề xuất những biện pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự toán thu, chi
ngân sách cấp xã hằng năm đề ra; Tham mưu giúp UBND xã biện pháp khai thác
nguồn thu, tiết kiệm hiệu quả trong chi tiêu. Quản lý tài sản công, đảm bảo cho các
hoạt động tài chính NSX trên địa bàn lành mạnh theo đúng quy định của nhà nước;
tổ chức công tác kế toán và quyết toán ngân sách cấp xã bảo đảm đúng các quy định
của luật NSNN, số liệu rõ ràng, chính xác; thường xuyên tự thực hiện công tác kiểm
14
tra nhằm uốn nắn kịp thời những sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý; chấp hành
và thực hiện tốt báo cáo định kỳ, công khai tài chính theo quy định.
1.2. Nội dung của quản lý chi ngân sách cấp xã
Quy trình quản lý ngân sách gồm ba khâu trong quá trình thực hiện được nối
tiếp nhau: Từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành ngân sách và quyết
toán ngân sách; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân sách.
1.2.1. Lập dự toán chi ngân sách cấp xã
Lập dự toán chi là nhằm đảm bảo huy động các nguồn lực tài chính theo
đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và đảm bảo kiểm soát chi tiêu tổng thể. Làm
sao khi phân bổ ngân sách phải phù hợp và ưu tiên tập trung kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội cấp xã và chế độ, chính sách của Nhà nước. Làm cơ sở cho việc
quản lý thu đúng thu đủ, quản lý chi đảm bảo trong khâu chấp hành dự toán ngân
sách cũng như việc đánh giá, quyết toán Ngân sách cấp xã được công khai, minh
bạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình.
Việc lập dự toán yêu cầu lập đúng theo nội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN
và thời gian qui định; Tuân thủ các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức; Đảm
bảo theo nguyên tắc cân đối ngân sách; Phải căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí để
chọn lựa các hoạt động cần thiết và ưu tiên các dự án quan trọng, cấp thiết, tránh
trường hợp bố trí vốn dàn trải.
Căn cứ lập dự toán là dựa trên các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã được thể hiện trong kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã mà HĐND xã đã thông qua; Quy định mức
thu, nguồn thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã
và tỷ lệ phân chia các nguồn thu do HĐND tỉnh, huyện quy định; Chế độ, định mức,
tiêu chuẩn chi ngân sách hiện hành gồm: Chế độ tiền lương cán bộ công chức xã,
chi hoạt động của các ban ngành đoàn thể xã… Số giao kiểm tra về dự toán Ngân
sách xã do UBND huyện thông báo; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm
trước và những năm liền kề, ước thực hiện NS năm hiện hành. Từ đó, xây dựng dự
toán năm kế hoạch phải xem xét những yếu tố tác động đến ngân sách cấp xã.
15
1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã
Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã là căn cứ vào dự toán và phương án
phân bổ ngân sách xã cả năm được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết
dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước, đồng thời gửi Kho bạc
Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
Căn cứ dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, UBND xã
lập dự toán thu, chi từng quý (chia ra tháng) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
UBND xã đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện cấp bổ sung cân đối trong dự
toán đã được giao cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ nhiệm vụ.
Kết thúc quá trình chấp hành chi ngân sách là việc các khoản chi được bố trí
trong dự toán đã được thực hiện chi trả theo các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra.
Các khoản chi này đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định hiện hành
của Nhà nước.
Quản lý chi ngân sách trong khâu chấp hành dự toán đó là quản lý việc chấp
hành chi theo đúng quy định, tiêu chuẩn, định mức mà sao cho đạt hiệu quả và tiết
kiệm nhất.
Chấp hành chi Ngân sách cấp xã nhằm: Đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của các
bộ phận, đơn vị sử dụng NSNN theo tiến độ, dự toán được duyệt. Các khoản thanh
toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước cho người
được hưởng; nội dung chính là việc bố trí kinh phí để kịp thời đáp ứng nhu cầu chi
của các bộ phận trực thuộc xã theo dự toán đã được duyệt.
Các bộ phận được giao sử dụng ngân sách trực thuộc xã khi có đủ các điều
kiện: Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách xã giao từ đầu năm, chi đúng
chế độ, tiêu chuẩn, đúng mục đích và tiết kiệm có hiệu quả; Lập dự toán nhu cầu chi
hằng quý (chia ra tháng) gửi bộ phận tài chính kế toán xã để lập thủ tục rút kinh phí
tại Kho bạc hoặc xuất quỹ tại xã để thanh toán; Chấp hành đúng pháp luật về quyết
toán sử dụng kinh phí với phận tài chính kế toán xã và công khai.
Bộ phận tài chính kế toán xã: Căn cứ vào dự toán chi cả năm được UBND xã
phân bổ chi tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 năm trước
16
để thực hiện chi trả cho các hoạt động theo đúng dự toán giao; Xem xét nhu cầu sử
dụng kinh phí của các bộ phận đề xuất một cách kỷ lưỡng và trình Chủ tịch UBND
xã ký thủ tục chi ngân sách theo đúng quy định. Việc chấp hành các khoản chi
thường xuyên của ngân sách xã phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực
hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm; Trường hợp mà không đủ nguồn chi
trả, thì sắp xếp các yêu cầu nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên. Ưu tiên hàng đầu là
các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải trả kịp thời, đầy đủ. Sau đó là
các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp cần phải chi tùy vào khả năng của
NSX tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp; Kiểm tra, giám sát chặc chẽ
việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, kịp thời phát hiện và
báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, định mức, tiêu chuẩn
để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định; Kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chi chặc chẽ đúng chế độ, chính sách, đảm bảo nguyên tác kế toán, thống
kê của các bộ phận sử dụng ngân sách xã. Kịp thời phát hiện và báo cáo đề xuất
Chủ tịch UBND xã những vi phạm để có biện pháp thực hiện, chấn chỉnh sai sót kịp
thời nhằm thực hiện đúng quy định.
Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi: Việc quyết
định chi ngân sách phải đúng theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi trong phạm vi
dự toán được phê duyệt và người quyết định chi phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về quyết định của mình.
1.2.3. Quyết toán chi ngân sách cấp xã
Quyết toán chi ngân sách cấp xã là khâu cuối cùng của một chu trình trong
một cấp ngân sách. Việc quyết toán ngân sách cấp xã là nhằm đánh giá, tổng kết lại
việc tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách trong năm theo quyết định của các cơ quan
có thẩm quyền ban hành và cung cấp, công khai đầy đủ các thông tin về quản lý
điều hành thu, chi ngân sách một năm cho Hội đồng nhân dân các cấp, các nhà tài
trợ, người dân,... được biết.
Quyết toán ngân sách mà thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách một năm qua, từ đó rút ra những
17
bài học kinh nghiệm cần thiết để điều chỉnh, bổ sung cho công tác lập ngân sách và
chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo.
Nguyên tắc quyết toán: Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải
trung thực, đầy đủ, chính xác, rõ ràng. Trong đó, số quyết toán chi Ngân sách cấp
xã là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hạch toán chi theo đúng quy
định; về nội dung báo cáo quyết toán NS phải đúng theo các nội dung trong dự toán
được giao và theo Mục lục NSNN; Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và
ngân sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu.
Báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các
chỉ tiêu thu, nội dung chi ngân sách so với dự toán; về trách nhiệm của Chủ tịch
UBND xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, rõ
ràng về báo cáo quyết toán Ngân sách cấp xã; báo cáo quyết toán ngân sách phải
được công khai theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Phòng Tài chính - Kế
hoạch của huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách
cấp xã, nếu trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã
điều chỉnh.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng:
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát của HĐND là nhiệm vụ
thường xuyên nhằm để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí cũng như những tồn tại, vướng mắc, thiếu sót
trong cơ chế quản lý điều hành chi ngân sách cấp xã để kiến nghị kịp thời với cơ
quan có thẩm quyền. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán công tác
quản lý chi ngân sách cấp xã được đảm bảo chặt chẽ, trung thực và hiệu quả.
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã nhằm để giám sát việc thực
hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh
việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần
phát huy tính dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Giám sát cộng đồng đã góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với các
18
quy hoạch và thiết kế được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội
và hiệu quả đạt cao; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn để xử lý các hoạt động đầu tư
không đúng với quy hoạch và thiết kế được duyệt, chất lượng công trình kém, xâm
hại lợi ích của cộng đồng; Cùng chủ đầu tư, tư vấn, đơn vị thi công và cộng đồng
kịp thời giải quyết các vướng mắc về mặt bằng thi công, chất lượng công trình và
tiến độ triển khai thực hiện dự án.
1.3. Các yêu cầu đánh giá quản lý chi ngân sách cấp xã:
Đảm bảo mục tiêu chi NSX: Làm sao đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả các
khoản chi của NSNN, của khu vực công; đảm bảo cho việc sản xuất và cung cấp
hàng hóa dịch vụ công cộng được công bằng, hiệu quả; bảo đảm ngân sách thực sự
là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước; tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đi đôi với công cuộc cải cách hành chính... mà các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương đề ra.
Đảm bảo nguyên tắc chi NSX: Chi ngân sách Nhà nước nói chung và NSX
nói riêng phải tuân thủ nguyên tắc chung của quản lý NSNN, Luật ngân sách Nhà
nước đã quy định: NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, công khai, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa
các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Trên cơ sở nguyên tắc
chung đó, các văn bản pháp luật quy định về chi NSNN còn thể hiện phương châm
và mục đích của hoạt động chi ngân sách Nhà nước, các nguyên tắc đó gồm:
Nguyên tắc cân bằng thu, chi; nguyên tắc tăng cường thu và tiết kiệm chi; nguyên
tắc chi theo kế hoạch và chi đúng mục đích. Nếu các nguyên tắc này được triển khai
áp dụng tốt trong thực tế thì công tác chi NSX mới thật sự hiệu quả.
Đảm bảo trình tự, thủ tục: Trình tự, thủ tục về chi NSNN là một tiêu chí để
đánh giá công tác chi NS của chính quyền địa phương cấp xã. Trình tự, thủ tục chi
được thống nhất chung mà cơ quan quản lý chi, đơn vị thực hiện chi NS phải thực
hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Chi NS phải đảm bảo quy trình, thủ tục,
đảm bảo hồ sơ, chứng từ, đúng mục đích, đảm bảo nhiệm vụ và dự toán đề ra. Trình
tự, cách thức giải quyết công việc thông qua thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá
19
nhân của chính quyền cấp xã và bộ hận quản lý càng rõ ràng, đơn giản, thuận tiện,
khoa học, hợp pháp, hợp lý, đảm bảo nguyên tắc, ứng dụng được công nghệ thông
tin thì hiệu quả công tác chi NSX càng được nâng cao.
Đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội: Biết phân bổ, sử dụng phù hợp có hiệu quả
các khoản chi NSX; đổi mới, hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; phân bổ sử dụng ngân sách nhà nước cân đối với
các nguồn lực tài chính địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản
lý chi NSX góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Nếu kinh tế - xã
hội địa phương phát triển bền vững thì sẽ tạo điều kiện tốt cho nguồn thu ngân sách
địa phương và tất yếu sẽ tác động tích cực đến chi ngân sách xã.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã
1.4.1. Điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế
của địa phương, quyết định đến mức chi NSNN nói chung và cấp xã nói riêng. Một
địa phương nằm ở vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội sẽ có tác
động mạnh đến sự phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách tăng, đời sống nhân
dân được nâng cao. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên có những ảnh hưởng xấu như
thiên tai, lụt bão thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi NSNN. Hay là
một địa phương có tài nguyên thiên nhiên dồi dào đó là một tài sản quý giá cho địa
phương đó. Với phân tích đó cho thấy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ
đến cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa
phương.
Kinh tế nó quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài
chính cũng tác động mạnh đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng
và phát triển luôn bền vững là cơ sở bảo đảm vững chắc của nền tài chính, mà trong
đó NSNN là khâu trung tâm nó giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực
tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển thì nền tài chính càng ổn định, vai trò của
NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, việc thực
20
hiện phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này
luôn vận động với nhau trong mối quan hệ hữu cơ.
1.4.2. Tiêu chí, định mức phân cấp chi ngân sách cấp xã
Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời cho tới nay đã qua
nhiều lần bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định nhằm
giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và chính
quyền các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính
quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế
phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm
bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và
bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố
lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa
phương, cục bộ, … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính
quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa
phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Một số khoản
thu như: Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; tiền cho thuê mặt
đất, mặt nước đối với doanh nghiệp; lệ phí trước bạ; thuế môn bài;…giao cho địa
phương quản lý thì hiệu quả cao hơn.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là cách tốt nhất để gắn các hoạt động
của ngân sách nhà nước với các hoạt động kinh tế, xã hội cụ thể, đầy đủ và kịp thời,
đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng
công bằng, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn
và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển
hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến địa phương mà còn
tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương
trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt
21
hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các
cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của
ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn có tác
động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Tóm lại, phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối
quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương
trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành ngân sách nhà nước đúng đắn và
hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước.
1.4.3. Năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã.
Năng lực quản lý của người cán bộ lãnh đạo bộ máy chi NSNN, gồm: Năng
lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai
thực hiện các công việc hợp lý, cụ thể; tạo ra được một cơ cấu tổ chức hợp lý, có
hiệu quả, có sự phân công phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các bộ
phận thực thi nhiệm vụ quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của
người cán bộ lãnh đạo từ trung ương đến địa phương có tầm quan trọng đặc biệt đối
với công tác quản lý tài chính công. Nếu năng lực của người lãnh đạo quản lý yếu
thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không có hiệu quả, dễ gây tình
trạng bội chi, chi đầu tư giàn trải, phân bổ và chi thường xuyên không phù hợp, sẽ
dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát ngân sách, kìm hãm sự phát triển của nền
kinh tế và các vấn đề xã hội,…
Năng lực trình độ chuyên môn của bộ phận quản lý chi NSNN ở địa phương
lại là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý, tham
mưu trực tiếp có năng lực chuyên môn cao thì sẽ giảm thiểu được sai lệch, thiếu sót
trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, như vậy
sẽ kiểm soát được toàn bộ nội dung, nguyên tắc chi và tuân thủ theo đúng các quy
định về quản lý nguồn tài chính công dự toán đã đề ra.
Chi NSNN được triển khai có hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ
chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ trong thực thi nhiệm vụ,
trong đó quy trình nghiệp vụ quản lý đặc biệt quan tâm. Tổ chức bộ máy hoạt động
22
và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của bộ phận, mối quan hệ của từng bộ
phận trong quá trình thực hiện từ khâu lập, chấp hành, quyết toán và kiểm soát chi
NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Bộ máy tổ chức quản lý vững
vàng thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý.
Quy trình quản lý bố trí càng khoa học, càng cụ thể thì sẽ góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm yếu tố
sai lệch thông tin, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn.
Công tác quản lý ngân sách là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân
sách chặc chẽ, việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không là phụ thuộc vào cán
bộ quản lý. Hiệu quả trong quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào năng lực,
trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Như vậy, không ai khác
chính là yếu tố con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản
lý tiên tiến, phù hợp sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý ngân sách.
Công chức trực tiếp quản lý NSX là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả
quản lý ngân sách xã. Chủ tài khoản, chủ đầu tư, kế toán NSX cần có trình độ năng
lực, phẩm chất theo tiêu chuẩn công chức, có kinh nghiệm quản lý, có năng lực tuân
thủ pháp luật.
1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách cấp xã của một số địa phương
1.5.1. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Huyện Nam Trà My là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng
Nam, nằm ở vùng Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, trên ngã ba ranh giới giữa
tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng
Nam khoảng 100km. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại xã Trà Mai, huyện
Nam Trà My. Đơn vị hành chính gồm 10 xã, 43 thôn.
Từ năm 2013 đến năm 2017 huyện Nam Trà My đã thực hiện quản lý chi
NSX đạt được những kết quả sau:
Về lập dự toán chi: UBND huyện, xã đã chủ động được việc xây dựng dự
toán chi ngân sách địa phương trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương được
23
hưởng theo phân cấp và các nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các
cấp ngân sách, nhiệm vụ chi sát với thực tế nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương theo từng năm; các văn bản hướng dẫn về nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ dự toán chi bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện các chế độ, chính sách
do Trung ương và tỉnh ban hành theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Về chấp hành chi NSX: Quản lý chi NSX trên địa bàn huyện trong thời gian
qua đã có nhiều chuyển biến, phạm vi quy mô chi ngân sách về cơ bản không ngừng
tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách đúng quy định chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả
hơn.
Quản lý chi đầu tư phát triển: Tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về
quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn
đầu tư; hạn chế tối đa việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Trong
quá trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn ưu tiên tập trung ngân sách đầu tư cơ
sở hạ tầng nhằm tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi trong quá trình phát triển.
Xác định sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, công trình để có xem xét quyết
định đầu tư chính xác, phải phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân sách. Nâng
cao năng lực thực hiện của các chủ đầu tư thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy
của Ban quản lý chuyên nghiệp, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ
của Ban quản lý thuộc UBND các xã.
Quản lý chi thường xuyên: Nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên
trên địa bàn. Ngoài các khoản chi thường xuyên, ngân sách huyện đã đáp ứng các
nhu cầu chi có tính đột xuất như thiên tai, bão lụt và các trường hợp trợ cấp đột xuất
khác. Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước thay đổi, tập trung thực hiện chương trình
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình phổ cập giáo dục từ cấp tiểu
học đến cấp trung học phổ thông…Cơ cấu chi ngân sách huyện đã thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Hiệu
quả sử dụng ngân sách được nâng lên và thực hiện đúng quy định, hạn chế sai sót.
Về quyết toán chi: Quá trình xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách đã
24
thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán chi đã có nhiều
điểm tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý và sử dụng đúng mục đích,
tiết kiệm; Có đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và hiệu quả sau cấp phát,
công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn; Việc lập,
thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán NSX được ổn định, chất lượng báo cáo
quyết toán từng bước hoàn thiện và được nâng lên rõ rệt, phản ánh tương đối chính
xác, rõ ràng và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhưng hoạt động của
địa phương trong năm ngân sách.
Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về
cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế
tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết
định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quản lý NSX trên địa bàn huyện
Nam Trà My vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Về lập dự toán ngân sách xã: Năng lực xây dựng dự toán của NSX chưa thật
sự vững vàng, đôi lúc không đảm bảo quy định về căn cứ, nội dung, trình tự,
phương pháp, hệ thống biểu mẫu, thời gian nên tình trạng lập dự toán cho có vẫn
còn xảy ra. Trong thực tế việc lập và thảo luận dự toán còn mang tính hình thức
thiếu dân chủ, áp đặt từ trên xuống. Công tác xây dựng dự toán ngân sách chưa nắm
chắc cơ sở thực hiện, đôi lúc còn mang tính chủ quan, làm theo cảm tính.
Chấp hành chi ngân sách cũng bộc lộ những hạn chế như: Tình trạng chi
thường xuyên vẫn còn xảy ra lãng phí, thể hiện qua việc mua sắm trang thiết bị,
phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức quy định; quản lý, sử dụng
đất đai trụ sở làm việc không đúng mục đích, vượt so với tiêu chuẩn định mức; chi
tổ chức các ngày lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính chất hình thức, phô trương,
thiếu chặc chẽ gây tốn kém cho ngân sách,… Công tác thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí từng bước chuyển biến tích cực song vẫn chưa toàn diện và đồng bộ ở các
cấp, các ngành.
Về công tác Quyết toán ngân sách xã:
25
Chưa tính toán, xác định được hiệu quả chi ngân sách, hay nói cách khác là
hiệu quả KT- XH của các khoản chi tiêu ngân sách chưa được quan tâm đầy đủ.
Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành nhưng hiệu quả mang lại chưa
cao, còn nể nang, ngại va chạm, chưa có biện pháp xử ký kiên quyết đối với các đơn
vị có sai phạm về tài chính, ngân sách. Mặt khác chưa kết hợp được thanh tra với
phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi ngân sách để tham mưu các biện pháp nâng
cao quản lý sử dụng ngân sách sao cho có hiệu quả.
Chất lượng của công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán còn hạn
chế, đôi khi còn mang tính hình thức, không kiên quyết xử lý xuất toán đối với các
khoản chi không đúng quy định mà thường là chỉ rút kinh nghiệm.
Năng lực bộ máy công tác cán bộ quản lý ngân sách xã: Cán bộ kế toán NSX
còn thiếu tính chuyên nghiệp và phụ thuộc vào ý chí cá nhân, chỉ đạo của lãnh đạo
địa phương. [10]
1.5.2. Tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình gồm 14 xã và 01 thị trấn. Huyện
Quảng Ninh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng với 25 km bờ biển và 35
km đường biên giáp nước bạn Lào cùng nhiều diện tích đất rừng. Trung tâm huyện
nằm cách khoảng 12 km về phía nam của sân bay Đồng Hới. Huyện Quảng Ninh
nổi tiếng về tài nguyên cát và có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi ọio phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây cho thấy, công tác quản lý ngân sách cấp xã
huyện Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả nhất định góp phần quan trọng vào
quản lý NSX tại chính quyền cơ sở như:
Việc phân bổ ngân sách đảm bảo đúng định mức, các khoản chi được thực
hiện theo đúng chế độ, rõ ràng, cụ thể. Cơ cấu chi được phân đảm bảo các hoạt
động chi thường xuyên và dùng một phần tiết kiệm chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng
và phát triển kinh tế cho xã.
Công tác chấp hành cá chế độ, chính sách được quán triệt và thực hiện tương
đối tốt. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán chi NSX được thực hiện theo đúng
26
nội dung, thời gian quy định và thực tế phát sinh tại địa phương. Báo cáo quyết toán
nhìn chung được chi tiết, phản ánh đầy đủ, công khai, minh bạch các khoản thu, chi
NSX theo quy định.
Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán từng bước hoàn thiện và nâng cao từ việc
ghi chép sổ sách đến các biểu mẫu kế toán. NSX đang từng bước được tin học hóa,
đa số các xã đã đưa tin học vào quá trình quản lý ngân sách tạo điều kiện thuận lợi
cho việc theo dõi, quản lý, tổng hợp ngân sách cấp xã huyện Quảng Ninh được kịp
thời và hiệu quả.
Việc thực hiện chi NSX đã đảm bảo đúng nguyên tắc "tiền nào việc nấy".
Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã đã kịp thời phát hiện và xử lý
nhiều vụ vi phạm chế độ, chính sách tài chính.
Trong thời gian gần đây huyện Quảng Ninh luôn chú trọng đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán ngân sách và tài chính xã . Vì vậy trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức này đã được nâng lên rất nhiều so với trước
đây.
Hầu hết các xã đã thực hiện tốt quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ
ở cơ sở, từ đó giúp cho nhân dân nắm rõ những vấn đề liên quan đến quyền và
nghĩa vụ tài chính của mình, từ đó đã hạn chế tình trạng quan liêu, cửa quyền của
cán bộ xã.
Đối với công tác chi thường xuyên NSX: Nhìn chung, các xã đã thực hiện
tương đối tốt công tác quản lý chi thường xuyên. Nhờ đó, các điều kiện vật chất cần
thiết cho sự hoạt động của chính quyền cấp xã về cơ bản đã được đảm bảo, tạo tiền
đề thuận lợi cho chính quyền cấp xã hoàn thành các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Chi đảm bảo xã hội ngày càng lớn, thể hiện
sự quan tâm của các cấp chính quyền đến các đối tượng cần sự giúp đỡ. Chi cho sự
nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin và TDTT ngày càng nâng cao là biểu hiện
đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được quan tâm đúng mức. Hoạt động
kinh tế trên địa bàn cũng diễn ra ngày càng sôi động và hiệu quả. Bước đầu xác
định rõ phạm vi chi thường xuyên của NSX trong từng lĩnh vực, đồng thời đã huy
27
động được nguồn lực của nhân dân để phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hóa, xã hội.
Đối với công tác chi đầu tư phát triển: Các xã đã tập trung nguồn lực cho
xây dựng các công trình thiết yếu như: trường học, đường giao thông, đường điện
sinh hoạt,... Trong đó phát huy tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Thông qua đó nhằm tạo môi trường tốt cho phát triển KTXH những năm sau này.
Nhiều xã đã quan tâm tới việc bố trí chi đầu tư khai thác các nguồn thu tại chỗ, như
việc tu bổ chợ, bến bãi ... đem lại nguồn thu đáng kể cho NSX hàng năm
Bên cạnh kết quả đạt được đó, có những hạn chế sau:
Về công tác lập và phân bổ dự toán: Việc lập dự toán ở cấp xã còn mang tính
hình thức, còn bị áp đặt. HĐND cấp xã chưa phát huy hết vai trò là cơ quan cao
nhất ở cấp xã trong việc quyết định và giám sát hoạt động của ngân sách cấp xã. Do
vậy quá trình thảo luận dự toán, quyết toán ngân sách cấp xã thường bị chậm. Về
định mức phân bổ ngân sách và định mức chi ngân sách còn thiếu sự linh hoạt và
chưa phù hợp với những biến động của giá cả thị trường đối với một số khoản chi
sự nghiệp, chưa tính kỹ đến tính chất đặc thù của một số xã do đó phần nào còn gây
khó khăn cho cấp xã khi triển khai thực hiện nhiệm vụ chi trên địa bàn.
Các khoản chi thường xuyên: Chi thường xuyên còn vượt dự toán lớn, các
khoản chi được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, còn dài trải. Nhiều khoản chi phát sinh
vượt dự toán do chưa được xem xét, tính toán kỹ lưỡng. Các đơn vị thực hiện quản
lý ghi thu, ghi chi các khoản theo quy định qua kho bạc còn chậm so với yêu cầu đặt
ra, một số nội dung thực hiện chi không đúng mục đích. Việc thực hiện ghi chép sổ
sách chưa thực sự rõ ràng, không đúng khoản mục, biểu mẫu chưa thống nhất. Một
số khoản chi còn lãng phí, chưa được quản lý chặt chẽ. Công tác quyết toán chi còn
chậm so với quy định.
Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong quản
lý chi ngân sách cấp xã tại huyện như: Chi tiêu sai chế độ, không phản ánh số đã
thu, chi của các tổ chức, cá nhân ủng hộ, chứng từ hóa đơn không hợp lệ và một số
trường hợp không dùng biên lai do Bộ Tài chính quy định.
28
Chi đầu tư phát triển: Công tác lập dự toán chưa sát với thực tế, thứ tự ưu
tiên chưa xác định rõ theo mục tiêu phát triển của địa phương nên tình trạng đầu tư
còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Tình trạng nợ XDCB còn lớn khiến cho gánh nặng chi
NSX tăng lên. Về quyết toán chi đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, công tác lập báo cáo
quyết toán các công trình chưa được kiểm soát chặt chẽ, còn chậm theo quy định.
Về đội ngũ cán bộ tài chính kế toán cấp xã: Trình độ của đội ngũ cán bộ cấp
xã còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện quản lý ngân sách
trong giai đoạn hiện nay. [11]
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Qua nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiển trong quản lý NSX tại một
số địa phương, tôi có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo trong
quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam như sau:
Tập trung từng bước hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách xã đi vào ổn
định, đúng luật.
Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện; Nâng
cao nghiệp vụ quản lý chi ngân sách xã của chủ tài khoản, nhất là trong công tác
quản lý đầu tư XDCB .
Càng mạnh dạn phân cấp ngân sách cho cấp xã để chủ động khai thác nguồn
thu tại địa phương cân đối các nhiệm vụ chi của mình.
Nâng cao chất lượng trong khâu lập dự toán NSX, phải thực hiện công khai,
dân chủ trong phân bổ các nhiệm vụ chi cho các ngành để xây dựng dự toán sát với
tình hình thực tế tại các xã, thị trấn.
Thực hiện chi đúng, chi đủ, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên chi cho con người và
nhiệm vụ chi đảm bảo an sinh xã hội; quản lý chặc chẽ có hiệu quả nguồn vốn đầu
tư xây dựng các công trình phúc lợi, nhất là các công trình xây dựng nông thôn mới;
từng bước kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban giám sát cộng đồng tại
cấp xã.
29
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi NSX và
hoạt động tài chính khác; thực hiện công khai, dân chủ trong việc huy động nguồn
vốn đầu tư các công trình phúc lợi, nhất là các nguồn huy động trong nhân dân.
Nâng cao chất lượng công tác kế toán, quyết toán NSX, phản ảnh trung thực,
rõ ràng, đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý NSX.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã trình bày những nội dung cơ bản về NSNN, ngân sách xã, quản lý
ngân sách xã,…. Trên cơ sở lý luận và thực tiển quản lý chi ngân sách cấp xã, Chương
1 đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chingân sách cấp xã như: Điều
kiện tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội; tiêu chí, định mức phân cấp chi ngân sách cấp
xã; năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. Ngoài ra, Chương 1 còn
phân tích kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của 2 huyện: Huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình; huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam để đưa ra một số kinh nghiệm khi
phân tích thực trạng của quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn tỉnh
Quảng Nam trong Chương 2.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác
quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Huyện Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích tự
nhiên của huyện 25.746 ha, nằm cách Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành
phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam
giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông giáp huyện Thăng Bình và phía Tây giáp huyện
Nông Sơn.
Địa hình huyện Quế Sơn phân bố thấp dần từ Tây sang Đông, trong đó hơn
60% địa hình đồi núi cao, về mùa mưa sẽ gây ra hiện tượng xói mòn đất và thoái
hóa đất.
Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa trong năm,
nhưng về cơ bản khí hậu hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trên địa
bàn huyện, ngoài 02 hệ thống sông chính (Sông Ly Ly và Sông Bà Rén) còn có
nhiều hệ thống sông, suối nhỏ khác. Có các hệ thống kênh kéo dài: Kênh Phú Ninh,
kênh Hồ Việt An,…,có các hồ chứa nước như: Hồ Suối Tiên, Cây Thông, Hố
Giang, An Long, Hố Giếng, Đập Vũng Tôm, Suối Tiên, đập Đá Chồng-Quế Xuân
2…, các hồ chứa này có dung tích và quy mô chứa từ: 0,3-6,5 triệu m3
và các hồ
này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn
huyện.
Cơ cấu sử dụng đất: Đất sản xuất nông nghiệp là 43,43%, Đất lâm nghiệp
chiếm 38,72%, Đất chuyên dùng chiếm 7,74% và Đất ở chiếm 3,63%.
Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 13 xã và thị trấn Đông Phú.
Hiện nay, Quế Sơn có khoảng 24.319 hộ dân, tổng dân số khoảng 84.778 người.
Mật độ dân số là 329 người/km2
.
31
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam
Năm 2018, kinh tế huyện Quế Sơn có tốc độ tăng trưởng là 16,2% so với năm
2017, trong đó: Giá trị nông – lâm nghiệp có tốc độ tăng là 3,54% (chiếm tỷ trọng
15,23%); giá trị công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng là 23,15%(chiếm tỷ trọng
57,22%); giá trị thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng là 13,06% (chiếm tỷ trọng
27,55%). [12]
Thu nhập bình quân đầu người, tăng dần qua từng năm: Năm 2016 đạt 23 triệu
đồng/người/năm đến năm 2018 đạt 31 triệu đồng/người/năm. Đến hết năm 2018
toàn huyện có 1.845 hộ nghèo (3.532 người), chiếm tỷ lệ 6,36%.[12]
Với địa hình của huyện chủ yếu là trung du, đồi núi nên sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc vào nước trời, đời sống nhân dân khó khăn; việc thu hút đầu tư vào huyện
rất khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
32
2.2. Khái quát về thu- chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn:
Hằng năm, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được UBND tỉnh giao
UBND huyện đã trình HĐND huyện thông qua dự toán và Quyết định giao dự toán
thu- chi NSNN cho các xã, thị trấn và các đơn vị trên địa bàn huyện đảm bảo theo
đúng thời gian quy định và đảm bảo theo đúng dự toán tỉnh giao. Nhìn chung, qua 3
năm thực hiện dự toán (2016-2018) trên địa bàn huyện Quế Sơn, UBND huyện đã
quán triệt, điều hành thu – chi ngân sách đảm bảo theo đúng dự toán đề ra. Trong
công tác thu, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo nhằm triển khai thu đúng thu
đủ theo kế hoạch, đặc biệt là thu triệt để các khoản nợ đọng thuế kéo dài và đồng
thời công tác quản lý chi ngân sách được UBND huyện rất quan tâm, thường xuyên
chỉ đạo các cấp, các ngành chi bám sát kế hoạch giao đầu năm để thực hiện, hạn chế
đến mức thấp nhất phát sinh ngoài dự toán, trong quản lý điều hành chi hết sức tiết
kiệm, không lãng phí,…
2.2.1. Khái quát về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn
Bảng 2.1: Quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn
2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng
S
TT
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
TỔNG THU 416.390 602.754 145 516.100 691.186 133,9 516.100 856.482 166
A THU NSNN 113.846 94.714 138 124.433 124.874 100 124.433 130.764 105
1 Thu nội địa 102.846 94.714 92 119.933 109.954 92 119.933 118.019 98
2 Thu Viện trợ 0
3 Thu đóng góp 11.000 6.460 58,7 4.500 14.920 332 4.500 12.745 283
B
THU KẾT DƯ
NS
16.218 16.561 16.585
C
THU
CHUYỂN
NGUỒN
31.123 46.752 67.747
33
S
TT
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
D
THU ĐỂ LẠI
QUẢN LÝ
QUA NS
1.200 1.436 120
1 Học phí 1.200 1.436 120
E
THU
CHUYỂN
GIAO NS
301.344 452.804 150,3 391.667 502.999 128 391.667 641.386 164
I
Thu bổ sung
từ ngân sách
cấp trên
301.344 448.157 148,7 391.667 501.508 128 391.667 637.265 163
1
Bổ sung cân
đối
141.373 141.373 100 254.882 251.497 99 254.882 254.882 100
2
Bổ sung có
mục tiêu
159.971 306.784 192 136.785 250.011 183 136.785 382.383 280
II
Thu từ cấp
dưới nộp lên
cấp trên
4.647 1.491 4.121
Nguồn: phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quế Sơn cung cấp
Bảng 2.1 trình bày số liệu thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai
đoạn 2016-2018. Qua 3 năm thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện có chiều
hướng đáng mừng, nhìn chung tất cả các khoản thu đều phát sinh tăng, đặc biệt
quan tâm nhất là khoản thu nội địa tăng dần qua từng năm (năm 2017 so với 2016
thu tăng 16,1% và năm 2018 so với năm 2017 thu tăng 7,3%), từ đó đã thể hiện
được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng, sự chỉ đạo vào cuộc mạnh mẽ
của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong việc
quản lý các nguồn thu địa bàn huyện đạt kế hoạch đề ra hằng năm đề ra. Tuy nhiên,
theo kế hoạch UBND tỉnh giao thu nội địa trong 3 năm không đạt là do: Nguồn thu
do tỉnh quản lý thu trên địa huyện giao cao nhưng thực tế thu không đạt. Mặt khác
do ảnh hưởng kinh tế chung của toàn tỉnh nên một số khoản thu tỉnh quản lý không
34
đạt, giữa năm 2017 UBND tỉnh giao tăng thêm số thu cho huyện là 29,7 tỷ đồng do
nguồn thu ô tô Trường Hải bị giảm sút. Đối với nguồn thu bổ sung có mục tiêu từ
ngân sách cấp trên hằng năm vượt rất cao so với dự toán giao, đó là các khoản bổ
sung chi đầu tư phát triển, các chế độ chính sách mới phát sinh sau khi giao kế
hoạch. Bên cạnh đó, củng mạnh dạn nhận thấy rằng nguồn thu chuyển nguồn hằng
năm tăng lên rất lớn mà đó không phải là tín hiệu vui cho quá trình điều hành thu,
chi ngân sách trên địa bàn huyện mà trong đó có tính chủ quan, khách quan chung
làm ảnh hưởng đến nội dung này. Cụ thể:
Về khách quan: Một số khoản chi bổ sung có mục tiêu do cấp trên bổ sung vào
thời điểm cuối năm nên việc triển khai thực hiện và thanh toán rất khó nên phải
chuyển nguồn sang năm sau; Một số khoản chi theo quy trình hướng dẫn còn rườm
rà thủ tục, chồng chéo nên việc triển khai thực hiện còn chậm (Chi sự nghiệp khoa
học công nghệ, sự nghiệp môi trường,…).
Về chủ quan: Mặc dù nguồn thu tăng qua từng năm, tuy nhiên trong công tác
quản lý thu vẫn còn sự lỏng lẽo, sự phối hợp giữa các ngành trong công tác thu chưa
được chặc chẽ, ngành thuế chưa kịp thời báo cáo cho cấp điều hành ngân sách
những khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả. Vai trò trực
tiếp cơ quan tham mưu thu ngân sách chưa quyết liệt, chưa tham mưu được biện
pháp kịp thời hữu hiệu, để nợ đọng lớn; vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền ở một số địa phương từng lúc từng nơi còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ; vai
trò điều hành của chính quyền địa phương trong việc thu ngân sách chưa tập trung
cao, việc kiểm tra đôn đốc chưa được thường xuyên và kiên quyết; việc phối hợp
giữa chính quyền với UBMTTQVN và các Đoàn thể trong công tác vận động, tuyên
truyền các chính sách thuế chưa đồng bộ và còn hạn chế. Công tác thanh, kiểm tra
xử lý vi phạm, công tác đốc thu của ngành chuyên môn chưa thường xuyên, kiên
quyết, còn để nợ thuế lớn. Tình hình nợ đọng thuế còn kéo dài, số nợ thuế cao so
với nguồn thu nhỏ bé của toàn huyện hằng năm, cuối năm 2018 còn nợ đọng thuế
khoảng 30 tỷ đồng.
2.2.2. Khái quát về chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn
35
Bảng 2.2: Quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn
2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng
S
TT
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
TỔNG CHI 381.107 551.817 144,9 467.446 635.027 135,8 470.975 763.221 162
A Chi cân đối NS 368.907 539.853 146,3 467.446 633.536 135,5 470.975 759.100 161,1
I
Chi đầu tư phát
triển
59.358 104.687 176,4 62.907 137.917 219,2 45.258 158.253 349,6
II
Chi thường
xuyên
303.383 388.414 128 398.491 427.872 107,4 417.8969 485.790 116,2
1 Chi Quốc phòng 4.856 5.388 128 5.021 7.149 142,4 6.065 9.536 157,2
2 Chi An ninh 1.447 1.668 115,3 2.116 2.333 110,2 2.367 3.058 129,2
3
Chi QLNN,
Đảng, Đoàn thể
84.142 98.976 117,6 90.231 99.771 110,6 90.459 104.525 115,5
4
Chi sự nghiệp
VH-TT
2.220 6.064 273,1 2.984 4.781 160,2 3.364 5.043 149,9
5
Chi phát thanh
truyền hình
1.093 1.379 126,2 1.571 1.464 93,2 1.571 2.991 190,4
6
Chi sự nghiệp
TDTT
892 988 110,8 1.394 3.336 239,3 1.238 2.006 162
7
Chi sự nghiệp
kinh tế
29.532 34.188 115,7 52.373 46.623 89 54.726 52.786 96,4
8
Chi sự nghiệp
môi trường
2.572 3.002 116,7 2.680 5.790 216 2.680 2.145 80
9
Chi sự nghiệp
Giáo dục – đào
tạo và dạy nghề
127.994 154.066 120,4 177.003 170.650 96,4 186.519 175.264 93,9
10 Chi SN Y tế 67 3.180 3.121 98,1 4.711 8.077 171,4
11
Chi chuyển
nguồn sang năm
sau
46.752 67.747 115.057
12 Chi SN khoa học 140 143 101,8 140 67 47,7 140 207 147,6
36
S
TT
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Dự toán
Quyết
toán
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
công nghệ
13
Chi sự nghiệp
đảm bảo xã hội
47.458 81.130 171 58.397 81.834 140,1 62.628 119.162 190,2
14
Chi từ nguồn thu
phí bảo vệ môi
trường và khai
thác khoáng sản
1.800
15 Chi khác NS 1.037 1.355 130,6 1.401 953 68 1.401 991 70,7
III
Dự phòng ngân
sách
6.166 6.048 6.048
B
Chi từ nguồn
thu để lại quản
lý qua NS
12.00 7.316 60
C
Chi nộp NS cấp
trên
4.647 1.195 4.121
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Sơn
Việc điều hành thực hiện chi NS trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên rõ
rệt, công tác quản lý chi và điều hành chi khá chặt chẽ và bám sát kế hoạch để thực
hiện, không có tình trạng xảy ra trường hợp bội chi ngân sách, từ đó góp phần chung
vào ổn định phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm qua.
Nhìn chung, việc quản lý điều hành chi ngân sách trong những năm qua trên
địa bàn huyện Quế Sơn đảm bảo thực hiện đúng Luật Ngân sách Nhà nước và các
văn bản hướng dẫn cấp trên. Cụ thể:
Chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo theo đúng
kế hoạch đề ra, khoản chi này tăng cao so với dự toán đầu năm do: Trong năm phát
sinh nguồn vốn bổ sung từ cấp trên để trả nợ, đầu tư xây dựng theo Chương trình
mục tiêu nông thôn mới, các Chương trình của tỉnh đầu tư,....Nhìn chung, việc quản
lý đầu tư trên địa bàn huyện đảm bảo theo đúng quy định từ khâu lập dự án cho đến
37
khâu kết thúc dự án, UBND huyện bám sát kế hoạch đầu tư công trung hạn của
huyện để thực hiện, tập trung vốn trả nợ và đối ứng các công trình, nợ XDCB trong
phạm vi khả năng trả nợ của huyện hằng năm. Tuyệt đối không đầu tư mới khi chưa
xác định nguồn vốn.
Trong chi thường xuyên việc quản lý điều hành đảm bảo theo dự toán giao đầu
năm, chi phát sinh ngoài dự toán được hạn chế nhiều. Từ khi thực hiện giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ
quan nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Nhìn chung, việc quản lý điều hành chi ngân sách đảm
bảo theo dự toán, đáp ứng kịp thời để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và phát huy được quyền tự chủ ở các đơn vị quản lý Nhà nước và
đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua.
Bên cạnh kết quả đạt được đó, trong công tác chi thường xuyên còn có những
tồn tại, hạn chế như: Việc giao dự toán ngân sách cho các ngành, địa phương theo
định mức ổn định nhưng giá cả thị trường tăng dần qua từng năm như việc chi cho
công tác thông tin liên lạc, vật tư văn phòng, ngày công lao động, ... có ảnh hưởng
lớn đến công tác điều hành trong dự toán được giao của các xã, thị trấn và các đơn
vị dự toán; một số khoản chi phát sinh đột xuất cần giải quyết theo yêu cầu chung
của huyện, ngân sách huyện phải bổ sung dự toán chi từ các nguồn kết dư, dự chi
các hoạt động,... dẫn đến một số nội dung chi trong năm vượt so với dự toán được
giao.
Bảng 2.2, các khoản chi vượt so với dự toán cho thấy do chi bổ sung từ cấp
trên phát sinh ngoài dự toán giao đầu năm và một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất,
cần thiết không đưa vào dự toán đầu năm nên dẫn đến một số khoản chi vượt cao so
với kế hoạch: Chi đầu tư phát triển do phát sinh nguồn vốn bổ sung ngoài dự toán
đầu năm để đầu tư các công trình thuộc Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn
mới và ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh hỗ trợ đầu tư các công trình trên địa
38
bàn huyện; chi Quốc phòng- An ninh tăng so với dự toán là do hằng năm phát sinh
thêm kinh phí thực hiện huấn luyện dân quân tự vệ (ngoài phần tỉnh đảm bảo), kinh
phí phục vụ lãnh đạo huyện đi thăm chiến sỹ mới, kinh phí mua sắm công cụ hỗ trợ,
kinh phí Đại hội thể dục thể thao, kinh phí phục vụ cho công tác diễn tập tại huyện
và cấp xã, chi tập huấn Điều lệ đội ngũ công an nhân dân và bồi dưỡng nghiệp vụ
cho công an xã, bảo vệ tổ dân phố; Chi sự nghiệp Văn hóa – Thông tin hằng năm
chi vượt so với dự toán do huyện thực hiện tiết kiệm 1% chi thường xuyên để hỗ trợ
thiết chế văn hóa cơ sở và ngân sách huyện thực hiện đối ứng từ nguồn vốn sự
nghiệp đầu tư các công trình nhà văn hóa theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới; Sự nghiệp Phát thanh- truyền hình năm 2018 chi vượt dự toán
do phát sinh chi thực hiện mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất chương trình truyền
hình địa phương; Sự nghiệp Thể dục – Thể thao phát sinh tăng do hằng năm huyện
tiết kiệm 1% chi thường xuyên để hỗ trợ thiết chế thể thao cơ sở và các hoạt động
thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển nên yêu cầu nhiệm vụ chi
ngày càng nhiều; sự nghiệp đảm bảo xã hội phát sinh chi từ nguồn cấp trên bổ sung
thực hiện chính sách thoát nghèo bền vững, trợ cấp hằng tháng và mua BHYT cho
các đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ tiền tết và ngày 27/7 cho đối tượng chính sách,
hỗ trợ cho học sinh sinh viên theo Nghị định số 86/NĐ-CP, hỗ trợ tiền điện cho hộ
nghèo và hộ chính sách xã hội, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho đối tượng
chính sách theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính Phủ, kinh phí nâng cấp, sửa
chữa nghĩa trang liệt sỹ xã;...
Đối với các khoản chi không đạt so với kế hoạch: Chi sự nghiệp kinh tế
không đạt dự toán do một số công trình chi từ nguồn sự nghiệp kinh tế giải ngân
chưa đạt kế hoạch; Chi khác các cấp ngân sách từ huyện đến xã đã thực hiện theo
đúng tinh thần tiết kiệm, hạn chế phát sinh chi nên chưa đạt dự toán;...
Qua đánh giá chung việc tăng, giảm trong quá trình thực hiện chi ngân sách từ
năm 2016-2018 trên địa bàn huyện cho thấy: Trong công tác điều hành quản lý chi
của từng cấp, từng ngành trên địa bàn huyện từng bước được củng cố nâng lên và
thực hiện đúng luật cũng như các văn bản liên quan của cấp trên. Song thực tế cho
39
thấy công tác quản lý chỉ đạo chưa chặc chẽ, chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, nhắc nhỡ
dẫn đến việc thanh toán các nội dung chi hằng năm còn chậm như chi sự nghiệp
kinh tế. Công tác tham mưu, đôn đốc của bộ phận chuyên môn còn chưa kịp thời
cho cấp trên, cho người điều hành ngân sách để có chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm
bảo theo quy định. Định mức giao chi ngân sách của tỉnh còn nhiều bất cập, không
đảm bảo một số hoạt động cũng như nhiệm vụ chi tại địa phương mà nhất là cấp xã.
2.3. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Trong thời gian qua, công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện từng bước ổn
định, đi vào nề nếp, thực hiện đảm bảo theo Luật NSNN, Luật tổ chức chính quyền
địa phương và các Luật, văn bản có liên quan khác. Trong đó, Luật NSNN và các
văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN đóng vai trò chủ đạo và Quyết định
26/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy
định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ
ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật NSNN. Trên cơ sở đó, hằng năm cấp
xã lập dự toán thu - chi ngân sách gửi lên cấp trên, UBND tỉnh, huyện giao dự toán
thu - chi ngân sách để cấp xã triển khai thực hiện, đồng thời UBND huyện hằng
năm ban hành quy định hướng dẫn điều hành chi ngân sách đảm bảo theo đúng quy
định hướng dẫn của cấp trên.
Qua thực tế tại huyện cho thấy: Công tác quản lý chi NSX đã có những thay
đổi tích cực trong khâu lập, chấp hành dự toán cho đến khâu quyết toán NSX. Công
tác chi NSX ngày càng được ổn định và chủ động thực hiện đáp ứng kịp thời được
yêu cầu, nhiệm vụ chi của xã. Nhằm làm rõ thực trạng quản lý chi NSX trên địa
bàn, tôi sẽ đi sâu phân tích từng khâu trong công tác quản lý chi NSX trên địa bàn
huyện như sau:
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã đối với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện:
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam

More Related Content

What's hot

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (18)

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải HậuQuản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
 
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách ...
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn HàĐề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn Vạn Hà
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOTLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
 
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê
Luận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kêLuận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê
Luận văn: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê ở Cục Thống kê
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam

Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...
Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...
Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...sividocz
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...
Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...
Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...sividocz
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...luanvantrust
 
Luận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam (20)

Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng BìnhLuận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
 
Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...
Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...
Luận Văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị x...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...
Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...
Luân Văn Quản Lý Nhà Nuớc Về Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn Trên Địa Bàn Huyện Hi...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
 
Luận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đLuận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
Luận văn: Nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương theo Luật, 9đ
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận văn: Quản lý chi ngân sách cấp xã huyện Quế Sơn, Quảng Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TẤN ANH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 8 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CHÍN HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Chín. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Tấn Anh
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ........................................................................................................................ 6 1.1. Một số khái niệm............................................................................................................... 6 1.2. Nội dung của quản lý chi ngân sách cấp xã...................................................................14 1.3. Các yêu cầu đánh giá quản lý chi ngân sách cấp xã:....................................................18 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã......................19 1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách cấp xã của một số địa phương...........................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM.............................30 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam................................................30 2.2. Khái quát về thu- chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn:....................................32 2.3. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam..............................................................................................................................39 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam..............................................................................................................54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM......64 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quế Sơn......64 3.2. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn ........................................................................................................................66
  • 4. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn ....................................................................................................................................71 3.4. Kiến nghị...........................................................................................................................80 KẾT LUẬN ............................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CBCC Cán bộ công chức CNTT Công nghệ thông tin HĐND Hội đồng nhân dân NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương NTM Nông thôn mới NSX Ngân sách xã MTQG Mục tiêu Quốc gia KTXH Kinh tế xã hội UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016-2018. 32 2.2 Quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016 - 2018 35 2.3 Lập dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016 - 2018 42 2.4 Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016 – 2018 45 2.5 Quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016 - 2018 48
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 1.1 Mối liên hệ các cơ quan trong quản lý chi ngân sách cấp xã 12 2.1 Bản đồ hành chính huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam 31
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, là đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở và là cấp cuối cùng trong 4 cấp chính quyền của nước ta. Chính quyền cấp xã thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua ngân sách cấp xã đã trực tiếp giải quyết các chế độ, ưu đãi đối với người dân, đồng thời tăng cường hiệu lực hiệu quả các hoạt động thiết thực của chính quyền cấp xã để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Từ nhiệm vụ đặt ra đối với cấp xã trong quản lý chi NSNN cần được quan tâm nhiều, có vai trò vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN của một cấp ngân sách, góp phần cùng với sự phát triển chung của đất nước, thực hiện đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước hiện hành. Trong những năm qua, việc quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn đã từng bước đi vào ổn định, thực hiện đảm bảo Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn dưới Luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định trong việc quản lý chi ngân sách cấp xã như: Chi sai nguyên tắc, chế độ, chứng từ chi không đảm bảo quy định, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương,… Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp xã nói chung, ở huyện Quế Sơn nói riêng là rất cần thiết. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Quế Sơn, vì vậy với những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý chi ngân sách cấp xã có vai trò quan trọng nên có nhiều nghiên cứu trong lý luận và thực tiễn. * Phan Duy Hưng (2017) Hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế phát triển, Đại học kinh tế Đà Nẵng, luận văn đã phân tích những tồn tại và nguyên nhân, từ thực tiễn điều hành
  • 9. 2 NSNN tại huyện Bắc Trà My đã đề xuất các yêu cầu cần phải thực hiện tốt công tác quản lý sử dụng hiệu quả các khoản chi NSNN; Phải hoàn thiện công tác lập dự toán; Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán; Hoàn thiện công tác kiểm soát, thanh toán vốn tại KBNN; Hoàn thiện công tác quyết toán chi ngân sách hàng năm; Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách, kiên quyết xử lý những sai phạm theo quy định của pháp luật, không vị nể cá nhân; Hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành ngân sách tại địa bàn; Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước. * Phùng Thị Bích Thủy (2018) Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Huế. Trên cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi NSX và thực trạng công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Quảng Ninh, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đào tạo, năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tài chính, quản lý ngân sách, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý chi ngân sách xã ở các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi NSX. * Trần Xuân Thanh (2019) Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả đã đánh giá những hạn chế trong phân tích thực trạng quản lý NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My để đưa ra quan điểm hoàn thiện quản lý NSX và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý NSX ở địa bàn huyện Nam Trà My như: Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách cấp xã; nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách cấp xã; tăng cường hiệu quả việc chấp hành ngân sách cấp xã; nâng cao hiệu quả công tác quyết toán ngân sách cấp xã; tăng cường quản lý giám sát quá trình chấp hành dự toán, quyết toán và minh bạch NSX; bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý NSX; hiện đại hoá công nghệ, tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý NSX; hoàn thiện bộ máy quản lý NSX.
  • 10. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nhằm phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi và những kinh nghiệm trong công tác quản lý chi ngân sách xã của một số địa phương. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận, thực tiển công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn. Với những tồn tại, hạn chế của địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2020-2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách cấp xã, quản lý chi ngân sách cấp xã. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thứ ba, đề ra định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý chi NSX trên địa bàn huyện. Trong đó, đặc biệt nội dung quản lý chi đề cập đến việc quản lý lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn địa bàn huyện Quế Sơn. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã trong 03 năm (từ năm 2016 đến năm 2018) trên địa bàn huyện Quế Sơn. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã của
  • 11. 4 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài này dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết đã được công bố, Luật NSNN, các văn bản dưới Luật, các vấn đề về kinh tế vĩ mô, vi mô, thị trường tài chính. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sự kết hợp giữa lý thuyết, tổng hợp số liệu, phân tích để đưa ra nhận định, đánh giá và đề ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Phương pháp cụ thể: Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn tìm kiếm, từ đó phân tích, đánh giá, diễn giải tình hình quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả đã sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn ưu, khuyết điểm, tồn tại, nguyên nhân trong quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện kết hợp với lý luận để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách cấp xã nói chung và địa bàn huyện Quế Sơn nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống hóa những nội dung cơ bản về ngân sách cấp xã, quản lý chi ngân sách cấp xã. Từ đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được kinh nghiệm quản lý chi ngân sách cấp xã của một số địa phương để từ đó rút kinh nghiệm, so sánh phương thức quản lý chi ngân sách cấp xã khi đi vào phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Tiến hành đánh giá tình hình quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn từ 2016 - 2018 và tìm hiểu về công tác lập, chấp hành dự toán và công tác quyết toán chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện. Từ đó
  • 12. 5 đề xuất giải pháp để nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chi ngân sách cấp xã Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
  • 13. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Ngân sách Nhà nước a. Khái niệm NSNN Luật NSNN số 83/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015 định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [9] b. Đặc điểm NSNN Hoạt động thu, chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định; Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước; NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung và lợi ích công cộng; NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định; Hoạt động thu, chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. c. Quản lý ngân sách Nhà nước Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công
  • 14. 7 cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định. 1.1.2. Ngân sách cấp xã a. Khái niệm ngân sách cấp xã Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền cấp xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã . Xét về hình thức biểu hiện, ngân sách cấp xã là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán đã được HĐND cấp xã quyết định và được thực hiện trong một năm, nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn. Xét về bản chất, ngân sách cấp xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách cấp xã, trên cơ sở đó đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn xác định: “Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát”. Như vậy, ta có thể hiểu rằng: NSX bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi được quy định trong dự toán một năm do HĐND xã quyết định và giao cho UBND xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Ngân sách xã là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý NSNN. b. Vai trò của ngân sách cấp xã. NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn. Là một đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở của Việt Nam,
  • 15. 8 là chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp ở nước ta, chính quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân dựa trên các quy định của pháp luật, đảm bảo sao cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Do vậy, NSX là công cụ tiên quyết cho chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông qua thu ngân sách, chính quyền cấp xã kiểm tra, kiểm soát và chấn chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chống các hành vi hoạt động phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Thông qua chi ngân sách, cấp xã bố trí các khoản chi nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính quyền cấp xã để giữ vững trật tự trị an; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hóa; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và tăng cường cơ sở vật chất cho xã, vì vậy ngân sách cấp xã có vai trò: Một là, công cụ tài chính chủ yếu để chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ KT-XH đã được phân cấp quản lý, bảo đảm các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa- xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. Hai là, đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn của Ngân sách Trung ương hoạt động trên địa bàn xã, thị trấn. c. Nội dung chi ngân sách cấp xã Khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, HĐND cấp tỉnh đã xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện những nội dung chi gồm: Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chi Thường xuyên: Chi cho công tác quốc phòng; chi an ninh và trật tự an toàn xã; chi sự nghiệp giáo dục; chi cho nhiệm vụ ứng dụng chuyển giao công nghệ; chi sự nghiệp y tế; chi hoạt động văn hóa, thông tin; chi hoạt động phát thanh, truyền hình; chi hoạt động thể dục, thể thao; chi hoạt động bảo vệ môi trường; chi các hoạt động kinh tế trên địa bàn; chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước,
  • 16. 9 tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội,…; các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật. d. Đặc điểm của ngân sách cấp xã Có thể hiểu Ngân sách cấp xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, do vậy nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN, đó là: Mọi hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã; Công tác quản lý ngân sách xã bắt buộc phải tuân theo một chu trình luật định và khoa học; Hầu như các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp. Bên cạnh những đặc điểm chung của NSNN thì ngân sách cấp xã còn có những đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác, gồm các đặc điểm sau: Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở, là cấp cuối cùng trong hệ thống các cấp ngân sách nhà nước; vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của mình (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc). Từ tính chất đặc biệt của ngân sách cấp xã, yêu cầu phải xây dựng các tiêu chí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã ngày càng vững mạnh, phù hợp với yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước ta. 1.1.3. Quản lý chi ngân sách cấp xã a. Khái niệm quản lý chi ngân sách cấp xã Quản lý chi ngân sách cấp xã là việc vận dụng các chủ trương của Đảng, Nhà nước để xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc sử dụng các khoản chi của ngân sách có hiệu quả và tiết kiệm nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh được giao trên địa bàn cấp xã. Các chế độ, chính sách áp dụng trong quản lý chi ngân sách cấp xã như: Chế độ kế toán và tài chính cấp xã đóng vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động tài chính tại cấp xã; Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; Các chính sách đặc thù của trung ương và địa phương áp dụng cho chính
  • 17. 10 quyền cấp xã và các hoạt động tại xã; Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu cho cấp xã do HĐND cấp tỉnh quyết định; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách cấp xã do các cấp có thẩm quyền quyết định. b. Vai trò quản lý chi ngân sách cấp xã Quản lý ngân sách xã giúp giải quyết hài hoà quan hệ các lợi ích: Lợi ích nhà nước, lợi ích của nhân dân theo hướng chú trọng lợi ích của nhân dân trên cơ sở đáp ứng được các mục tiêu của nhà nước. Quản lý NSX thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược, trên cơ sở dành tỷ lệ tài chính thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính để giải quyết những nhiệm vụ trọng yếu của chính quyền cấp xã trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối tích cực trên cơ sở trong khả năng nguồn thu phân cấp không được bội chi ngân sách. Quản lý chi ngân sách cấp xã thể hiện bản chất pháp luật của nhà nước. Các khoản chi NSX phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định của nhà nước. Quản lý NSX phải dựa trên cơ sở luật NSNN và phải thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. c. Mục tiêu quản lý chi ngân sách cấp xã Làm sao để quản lý chi ngân sách cấp xã phải đảm bảo đạt được các mục tiêu ổn định kinh tế, chính trị khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn theo đường lối, chủ trương của Đảng. Cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, miền tạo điều kiện cho NSX ngày càng đủ mạnh để thể hiện tốt vai trò của mình trong quản lý kinh tế, chính trị xã hội ở chính quyền cấp xã. Việc sử dụng các nguồn vốn NSX tiết kiệm hiệu quả, đảm bảo cơ cấu trong chi đầu tư phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn và quá trình
  • 18. 11 xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo chi thường xuyên, duy trì tốt các hoạt động của chính quyền cấp xã. Xây dựng ngân sách cấp xã nhằm đảm bảo các chính sách xã hội của nhà nước đối với cấp xã. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặc chẽ, đảm bảo chính sách, kỷ luật tài chính, đảm bảo công bằng xã hội trong việc sử dụng hiệu quả tiền vốn của nhà nước, của nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế độ, triển khai áp dụng thống nhất các quy định về công tác hạch toán kế toán ngân sách cấp xã. Đảm bảo hệ thống sổ sách báo cáo kế toán phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý, yêu cầu giám sát, thực hiện tốt chế độ công khai tài chính ngân sách hằng năm. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã đồng bộ đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn, xây dựng ngân sách cấp xã đáp ứng được các yêu cầu trong từng thời kỳ, từng giai đoạn đề ra. d. Đặc điểm quản lý chi ngân sách cấp xã Quản lý chi ngân sách cấp xã là sự tác động của bộ máy nhà nước cấp xã vào quá trình hoạt động của ngân sách cấp xã. Mô hình quản lý này cần có sự thay đổi linh hoạt thích ứng với từng tình hình trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Quản lý chi ngân sách cấp xã có những đặc điểm cơ bản như sau: Quản lý chi ngân sách cấp xã là sự quản lý kết hợp giữa 2 yếu tố: Yếu tố tài chính và yếu tố con người. Yếu tố đầu tiên là việc quản lý con người trong tổ chức, hoạt động quản lý NSNN. Khi quản lý tốt yếu tố con người thì việc quản lý nguồn thu, chi được hiệu quả, đúng theo Luật NSNN. Quản lý chi ngân sách cấp xã là sự tổng hòa các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế và pháp luật. Trong hoạt động quản lý luôn luôn có sự kết hợp đồng bộ giữa các biện pháp nêu trên, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà nó nhấn mạnh đến biện pháp này hoặc biện pháp khác. Quản lý chi ngân sách cấp xã là quản lý hoạt động và những cơ quan thụ hưởng các nguồn lực tài chính. Vì vậy, để hoạt động quản lý sao cho đạt hiệu quả cao thì không thể áp dụng riêng một biện pháp cụ
  • 19. 12 thể mà cần có sự phối hợp qua lại giữa các biện pháp trên. e. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp xã Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. Bộ máy quản lý chi ngân sách cấp xã nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính ngành Tài chính: Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan quản lý ngân sách các xã, thị trấn (Bộ phận quản lý ngân sách cấp xã). Ở cấp xã: Nằm trong UBND xã (Gồm Bộ phận tài chính - kế toán và thủ quỹ). Hình 1.1. Sơ đồ Mối liên hệ các cơ quan trong quản lý chi ngân sách cấp xã - Quan hệ chỉ đạo, giám sát: - Quan hệ phối hợp: ------- HĐND, UBND HUYỆN QUẾ SƠN KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN CƠ QUAN THANH TRA HUYỆN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HĐND, UBND CÁC XÃ TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN XÃ NGÂN SÁCH XÃ GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG THANH TRA NHÂN DÂN
  • 20. 13 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND và HĐND cấp mình quản lý tài chính, ngân sách cấp xã trên các mặt chủ yếu sau: HĐND cấp xã: Quyết định dự toán thu, chi ngân sách xã và quyết định phân bổ dự toán ngân sách xã; phê chuẩn quyết toán NSX; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách xã và điều chỉnh dự toán NSX theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND xã quyết định. UBND cấp xã: Lập dự toán thu, chi NSX và phương án phân bổ dự toán NSX; dự toán điều chính NSX trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán NSX trình HĐND cấp xã quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp huyện; tổ chức thực hiện NSX, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích của địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, điện – đường - trường – trạm, trụ sở theo quy định của pháp luật; huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa phương trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản thu đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. Bộ phận tài chính – kế toán xã: Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và việc phát triển ngân sách cấp xã trên địa phương mình; hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã hằng năm để báo cáo UBND và trình cho HĐND cùng cấp quyết định; Tham mưu, đề xuất những biện pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự toán thu, chi ngân sách cấp xã hằng năm đề ra; Tham mưu giúp UBND xã biện pháp khai thác nguồn thu, tiết kiệm hiệu quả trong chi tiêu. Quản lý tài sản công, đảm bảo cho các hoạt động tài chính NSX trên địa bàn lành mạnh theo đúng quy định của nhà nước; tổ chức công tác kế toán và quyết toán ngân sách cấp xã bảo đảm đúng các quy định của luật NSNN, số liệu rõ ràng, chính xác; thường xuyên tự thực hiện công tác kiểm
  • 21. 14 tra nhằm uốn nắn kịp thời những sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý; chấp hành và thực hiện tốt báo cáo định kỳ, công khai tài chính theo quy định. 1.2. Nội dung của quản lý chi ngân sách cấp xã Quy trình quản lý ngân sách gồm ba khâu trong quá trình thực hiện được nối tiếp nhau: Từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân sách. 1.2.1. Lập dự toán chi ngân sách cấp xã Lập dự toán chi là nhằm đảm bảo huy động các nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và đảm bảo kiểm soát chi tiêu tổng thể. Làm sao khi phân bổ ngân sách phải phù hợp và ưu tiên tập trung kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp xã và chế độ, chính sách của Nhà nước. Làm cơ sở cho việc quản lý thu đúng thu đủ, quản lý chi đảm bảo trong khâu chấp hành dự toán ngân sách cũng như việc đánh giá, quyết toán Ngân sách cấp xã được công khai, minh bạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình. Việc lập dự toán yêu cầu lập đúng theo nội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN và thời gian qui định; Tuân thủ các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức; Đảm bảo theo nguyên tắc cân đối ngân sách; Phải căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí để chọn lựa các hoạt động cần thiết và ưu tiên các dự án quan trọng, cấp thiết, tránh trường hợp bố trí vốn dàn trải. Căn cứ lập dự toán là dựa trên các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã mà HĐND xã đã thông qua; Quy định mức thu, nguồn thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã và tỷ lệ phân chia các nguồn thu do HĐND tỉnh, huyện quy định; Chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách hiện hành gồm: Chế độ tiền lương cán bộ công chức xã, chi hoạt động của các ban ngành đoàn thể xã… Số giao kiểm tra về dự toán Ngân sách xã do UBND huyện thông báo; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm trước và những năm liền kề, ước thực hiện NS năm hiện hành. Từ đó, xây dựng dự toán năm kế hoạch phải xem xét những yếu tố tác động đến ngân sách cấp xã.
  • 22. 15 1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã là căn cứ vào dự toán và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Căn cứ dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, UBND xã lập dự toán thu, chi từng quý (chia ra tháng) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. UBND xã đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện cấp bổ sung cân đối trong dự toán đã được giao cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ nhiệm vụ. Kết thúc quá trình chấp hành chi ngân sách là việc các khoản chi được bố trí trong dự toán đã được thực hiện chi trả theo các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra. Các khoản chi này đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định hiện hành của Nhà nước. Quản lý chi ngân sách trong khâu chấp hành dự toán đó là quản lý việc chấp hành chi theo đúng quy định, tiêu chuẩn, định mức mà sao cho đạt hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chấp hành chi Ngân sách cấp xã nhằm: Đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của các bộ phận, đơn vị sử dụng NSNN theo tiến độ, dự toán được duyệt. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước cho người được hưởng; nội dung chính là việc bố trí kinh phí để kịp thời đáp ứng nhu cầu chi của các bộ phận trực thuộc xã theo dự toán đã được duyệt. Các bộ phận được giao sử dụng ngân sách trực thuộc xã khi có đủ các điều kiện: Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách xã giao từ đầu năm, chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, đúng mục đích và tiết kiệm có hiệu quả; Lập dự toán nhu cầu chi hằng quý (chia ra tháng) gửi bộ phận tài chính kế toán xã để lập thủ tục rút kinh phí tại Kho bạc hoặc xuất quỹ tại xã để thanh toán; Chấp hành đúng pháp luật về quyết toán sử dụng kinh phí với phận tài chính kế toán xã và công khai. Bộ phận tài chính kế toán xã: Căn cứ vào dự toán chi cả năm được UBND xã phân bổ chi tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 năm trước
  • 23. 16 để thực hiện chi trả cho các hoạt động theo đúng dự toán giao; Xem xét nhu cầu sử dụng kinh phí của các bộ phận đề xuất một cách kỷ lưỡng và trình Chủ tịch UBND xã ký thủ tục chi ngân sách theo đúng quy định. Việc chấp hành các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm; Trường hợp mà không đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên. Ưu tiên hàng đầu là các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải trả kịp thời, đầy đủ. Sau đó là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp cần phải chi tùy vào khả năng của NSX tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp; Kiểm tra, giám sát chặc chẽ việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, kịp thời phát hiện và báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, định mức, tiêu chuẩn để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi chặc chẽ đúng chế độ, chính sách, đảm bảo nguyên tác kế toán, thống kê của các bộ phận sử dụng ngân sách xã. Kịp thời phát hiện và báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND xã những vi phạm để có biện pháp thực hiện, chấn chỉnh sai sót kịp thời nhằm thực hiện đúng quy định. Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi: Việc quyết định chi ngân sách phải đúng theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người quyết định chi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 1.2.3. Quyết toán chi ngân sách cấp xã Quyết toán chi ngân sách cấp xã là khâu cuối cùng của một chu trình trong một cấp ngân sách. Việc quyết toán ngân sách cấp xã là nhằm đánh giá, tổng kết lại việc tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách trong năm theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền ban hành và cung cấp, công khai đầy đủ các thông tin về quản lý điều hành thu, chi ngân sách một năm cho Hội đồng nhân dân các cấp, các nhà tài trợ, người dân,... được biết. Quyết toán ngân sách mà thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách một năm qua, từ đó rút ra những
  • 24. 17 bài học kinh nghiệm cần thiết để điều chỉnh, bổ sung cho công tác lập ngân sách và chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo. Nguyên tắc quyết toán: Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải trung thực, đầy đủ, chính xác, rõ ràng. Trong đó, số quyết toán chi Ngân sách cấp xã là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hạch toán chi theo đúng quy định; về nội dung báo cáo quyết toán NS phải đúng theo các nội dung trong dự toán được giao và theo Mục lục NSNN; Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu. Báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, nội dung chi ngân sách so với dự toán; về trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, rõ ràng về báo cáo quyết toán Ngân sách cấp xã; báo cáo quyết toán ngân sách phải được công khai theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách cấp xã, nếu trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng: Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát của HĐND là nhiệm vụ thường xuyên nhằm để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí cũng như những tồn tại, vướng mắc, thiếu sót trong cơ chế quản lý điều hành chi ngân sách cấp xã để kiến nghị kịp thời với cơ quan có thẩm quyền. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán công tác quản lý chi ngân sách cấp xã được đảm bảo chặt chẽ, trung thực và hiệu quả. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã nhằm để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy tính dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức. Giám sát cộng đồng đã góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với các
  • 25. 18 quy hoạch và thiết kế được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và hiệu quả đạt cao; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn để xử lý các hoạt động đầu tư không đúng với quy hoạch và thiết kế được duyệt, chất lượng công trình kém, xâm hại lợi ích của cộng đồng; Cùng chủ đầu tư, tư vấn, đơn vị thi công và cộng đồng kịp thời giải quyết các vướng mắc về mặt bằng thi công, chất lượng công trình và tiến độ triển khai thực hiện dự án. 1.3. Các yêu cầu đánh giá quản lý chi ngân sách cấp xã: Đảm bảo mục tiêu chi NSX: Làm sao đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả các khoản chi của NSNN, của khu vực công; đảm bảo cho việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng được công bằng, hiệu quả; bảo đảm ngân sách thực sự là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước; tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đi đôi với công cuộc cải cách hành chính... mà các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đề ra. Đảm bảo nguyên tắc chi NSX: Chi ngân sách Nhà nước nói chung và NSX nói riêng phải tuân thủ nguyên tắc chung của quản lý NSNN, Luật ngân sách Nhà nước đã quy định: NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, các văn bản pháp luật quy định về chi NSNN còn thể hiện phương châm và mục đích của hoạt động chi ngân sách Nhà nước, các nguyên tắc đó gồm: Nguyên tắc cân bằng thu, chi; nguyên tắc tăng cường thu và tiết kiệm chi; nguyên tắc chi theo kế hoạch và chi đúng mục đích. Nếu các nguyên tắc này được triển khai áp dụng tốt trong thực tế thì công tác chi NSX mới thật sự hiệu quả. Đảm bảo trình tự, thủ tục: Trình tự, thủ tục về chi NSNN là một tiêu chí để đánh giá công tác chi NS của chính quyền địa phương cấp xã. Trình tự, thủ tục chi được thống nhất chung mà cơ quan quản lý chi, đơn vị thực hiện chi NS phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Chi NS phải đảm bảo quy trình, thủ tục, đảm bảo hồ sơ, chứng từ, đúng mục đích, đảm bảo nhiệm vụ và dự toán đề ra. Trình tự, cách thức giải quyết công việc thông qua thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá
  • 26. 19 nhân của chính quyền cấp xã và bộ hận quản lý càng rõ ràng, đơn giản, thuận tiện, khoa học, hợp pháp, hợp lý, đảm bảo nguyên tắc, ứng dụng được công nghệ thông tin thì hiệu quả công tác chi NSX càng được nâng cao. Đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội: Biết phân bổ, sử dụng phù hợp có hiệu quả các khoản chi NSX; đổi mới, hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phân bổ sử dụng ngân sách nhà nước cân đối với các nguồn lực tài chính địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSX góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Nếu kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững thì sẽ tạo điều kiện tốt cho nguồn thu ngân sách địa phương và tất yếu sẽ tác động tích cực đến chi ngân sách xã. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã 1.4.1. Điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, quyết định đến mức chi NSNN nói chung và cấp xã nói riêng. Một địa phương nằm ở vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội sẽ có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách tăng, đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên có những ảnh hưởng xấu như thiên tai, lụt bão thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi NSNN. Hay là một địa phương có tài nguyên thiên nhiên dồi dào đó là một tài sản quý giá cho địa phương đó. Với phân tích đó cho thấy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương. Kinh tế nó quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển luôn bền vững là cơ sở bảo đảm vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm nó giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển thì nền tài chính càng ổn định, vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, việc thực
  • 27. 20 hiện phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động với nhau trong mối quan hệ hữu cơ. 1.4.2. Tiêu chí, định mức phân cấp chi ngân sách cấp xã Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời cho tới nay đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và chính quyền các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ, … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Một số khoản thu như: Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đối với doanh nghiệp; lệ phí trước bạ; thuế môn bài;…giao cho địa phương quản lý thì hiệu quả cao hơn. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của ngân sách nhà nước với các hoạt động kinh tế, xã hội cụ thể, đầy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt
  • 28. 21 hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Tóm lại, phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước. 1.4.3. Năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. Năng lực quản lý của người cán bộ lãnh đạo bộ máy chi NSNN, gồm: Năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai thực hiện các công việc hợp lý, cụ thể; tạo ra được một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân công phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận thực thi nhiệm vụ quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của người cán bộ lãnh đạo từ trung ương đến địa phương có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công. Nếu năng lực của người lãnh đạo quản lý yếu thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không có hiệu quả, dễ gây tình trạng bội chi, chi đầu tư giàn trải, phân bổ và chi thường xuyên không phù hợp, sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát ngân sách, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế và các vấn đề xã hội,… Năng lực trình độ chuyên môn của bộ phận quản lý chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý, tham mưu trực tiếp có năng lực chuyên môn cao thì sẽ giảm thiểu được sai lệch, thiếu sót trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, như vậy sẽ kiểm soát được toàn bộ nội dung, nguyên tắc chi và tuân thủ theo đúng các quy định về quản lý nguồn tài chính công dự toán đã đề ra. Chi NSNN được triển khai có hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ trong thực thi nhiệm vụ, trong đó quy trình nghiệp vụ quản lý đặc biệt quan tâm. Tổ chức bộ máy hoạt động
  • 29. 22 và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ khâu lập, chấp hành, quyết toán và kiểm soát chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Bộ máy tổ chức quản lý vững vàng thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý bố trí càng khoa học, càng cụ thể thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm yếu tố sai lệch thông tin, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn. Công tác quản lý ngân sách là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân sách chặc chẽ, việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không là phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Hiệu quả trong quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Như vậy, không ai khác chính là yếu tố con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến, phù hợp sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý ngân sách. Công chức trực tiếp quản lý NSX là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý ngân sách xã. Chủ tài khoản, chủ đầu tư, kế toán NSX cần có trình độ năng lực, phẩm chất theo tiêu chuẩn công chức, có kinh nghiệm quản lý, có năng lực tuân thủ pháp luật. 1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách cấp xã của một số địa phương 1.5.1. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Huyện Nam Trà My là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam, nằm ở vùng Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam khoảng 100km. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My. Đơn vị hành chính gồm 10 xã, 43 thôn. Từ năm 2013 đến năm 2017 huyện Nam Trà My đã thực hiện quản lý chi NSX đạt được những kết quả sau: Về lập dự toán chi: UBND huyện, xã đã chủ động được việc xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương được
  • 30. 23 hưởng theo phân cấp và các nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách, nhiệm vụ chi sát với thực tế nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng năm; các văn bản hướng dẫn về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương và tỉnh ban hành theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam. Về chấp hành chi NSX: Quản lý chi NSX trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, phạm vi quy mô chi ngân sách về cơ bản không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách đúng quy định chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn. Quản lý chi đầu tư phát triển: Tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; hạn chế tối đa việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Trong quá trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn ưu tiên tập trung ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi trong quá trình phát triển. Xác định sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, công trình để có xem xét quyết định đầu tư chính xác, phải phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân sách. Nâng cao năng lực thực hiện của các chủ đầu tư thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy của Ban quản lý chuyên nghiệp, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của Ban quản lý thuộc UBND các xã. Quản lý chi thường xuyên: Nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn. Ngoài các khoản chi thường xuyên, ngân sách huyện đã đáp ứng các nhu cầu chi có tính đột xuất như thiên tai, bão lụt và các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước thay đổi, tập trung thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình phổ cập giáo dục từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông…Cơ cấu chi ngân sách huyện đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Hiệu quả sử dụng ngân sách được nâng lên và thực hiện đúng quy định, hạn chế sai sót. Về quyết toán chi: Quá trình xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách đã
  • 31. 24 thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán chi đã có nhiều điểm tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý và sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; Có đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn; Việc lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán NSX được ổn định, chất lượng báo cáo quyết toán từng bước hoàn thiện và được nâng lên rõ rệt, phản ánh tương đối chính xác, rõ ràng và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhưng hoạt động của địa phương trong năm ngân sách. Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quản lý NSX trên địa bàn huyện Nam Trà My vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Về lập dự toán ngân sách xã: Năng lực xây dựng dự toán của NSX chưa thật sự vững vàng, đôi lúc không đảm bảo quy định về căn cứ, nội dung, trình tự, phương pháp, hệ thống biểu mẫu, thời gian nên tình trạng lập dự toán cho có vẫn còn xảy ra. Trong thực tế việc lập và thảo luận dự toán còn mang tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt từ trên xuống. Công tác xây dựng dự toán ngân sách chưa nắm chắc cơ sở thực hiện, đôi lúc còn mang tính chủ quan, làm theo cảm tính. Chấp hành chi ngân sách cũng bộc lộ những hạn chế như: Tình trạng chi thường xuyên vẫn còn xảy ra lãng phí, thể hiện qua việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức quy định; quản lý, sử dụng đất đai trụ sở làm việc không đúng mục đích, vượt so với tiêu chuẩn định mức; chi tổ chức các ngày lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính chất hình thức, phô trương, thiếu chặc chẽ gây tốn kém cho ngân sách,… Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từng bước chuyển biến tích cực song vẫn chưa toàn diện và đồng bộ ở các cấp, các ngành. Về công tác Quyết toán ngân sách xã:
  • 32. 25 Chưa tính toán, xác định được hiệu quả chi ngân sách, hay nói cách khác là hiệu quả KT- XH của các khoản chi tiêu ngân sách chưa được quan tâm đầy đủ. Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, còn nể nang, ngại va chạm, chưa có biện pháp xử ký kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách. Mặt khác chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi ngân sách để tham mưu các biện pháp nâng cao quản lý sử dụng ngân sách sao cho có hiệu quả. Chất lượng của công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán còn hạn chế, đôi khi còn mang tính hình thức, không kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường là chỉ rút kinh nghiệm. Năng lực bộ máy công tác cán bộ quản lý ngân sách xã: Cán bộ kế toán NSX còn thiếu tính chuyên nghiệp và phụ thuộc vào ý chí cá nhân, chỉ đạo của lãnh đạo địa phương. [10] 1.5.2. Tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình gồm 14 xã và 01 thị trấn. Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng với 25 km bờ biển và 35 km đường biên giáp nước bạn Lào cùng nhiều diện tích đất rừng. Trung tâm huyện nằm cách khoảng 12 km về phía nam của sân bay Đồng Hới. Huyện Quảng Ninh nổi tiếng về tài nguyên cát và có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi ọio phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây cho thấy, công tác quản lý ngân sách cấp xã huyện Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả nhất định góp phần quan trọng vào quản lý NSX tại chính quyền cơ sở như: Việc phân bổ ngân sách đảm bảo đúng định mức, các khoản chi được thực hiện theo đúng chế độ, rõ ràng, cụ thể. Cơ cấu chi được phân đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên và dùng một phần tiết kiệm chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế cho xã. Công tác chấp hành cá chế độ, chính sách được quán triệt và thực hiện tương đối tốt. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán chi NSX được thực hiện theo đúng
  • 33. 26 nội dung, thời gian quy định và thực tế phát sinh tại địa phương. Báo cáo quyết toán nhìn chung được chi tiết, phản ánh đầy đủ, công khai, minh bạch các khoản thu, chi NSX theo quy định. Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán từng bước hoàn thiện và nâng cao từ việc ghi chép sổ sách đến các biểu mẫu kế toán. NSX đang từng bước được tin học hóa, đa số các xã đã đưa tin học vào quá trình quản lý ngân sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, tổng hợp ngân sách cấp xã huyện Quảng Ninh được kịp thời và hiệu quả. Việc thực hiện chi NSX đã đảm bảo đúng nguyên tắc "tiền nào việc nấy". Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã đã kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm chế độ, chính sách tài chính. Trong thời gian gần đây huyện Quảng Ninh luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán ngân sách và tài chính xã . Vì vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức này đã được nâng lên rất nhiều so với trước đây. Hầu hết các xã đã thực hiện tốt quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó giúp cho nhân dân nắm rõ những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ tài chính của mình, từ đó đã hạn chế tình trạng quan liêu, cửa quyền của cán bộ xã. Đối với công tác chi thường xuyên NSX: Nhìn chung, các xã đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý chi thường xuyên. Nhờ đó, các điều kiện vật chất cần thiết cho sự hoạt động của chính quyền cấp xã về cơ bản đã được đảm bảo, tạo tiền đề thuận lợi cho chính quyền cấp xã hoàn thành các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Chi đảm bảo xã hội ngày càng lớn, thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đến các đối tượng cần sự giúp đỡ. Chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin và TDTT ngày càng nâng cao là biểu hiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được quan tâm đúng mức. Hoạt động kinh tế trên địa bàn cũng diễn ra ngày càng sôi động và hiệu quả. Bước đầu xác định rõ phạm vi chi thường xuyên của NSX trong từng lĩnh vực, đồng thời đã huy
  • 34. 27 động được nguồn lực của nhân dân để phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Đối với công tác chi đầu tư phát triển: Các xã đã tập trung nguồn lực cho xây dựng các công trình thiết yếu như: trường học, đường giao thông, đường điện sinh hoạt,... Trong đó phát huy tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Thông qua đó nhằm tạo môi trường tốt cho phát triển KTXH những năm sau này. Nhiều xã đã quan tâm tới việc bố trí chi đầu tư khai thác các nguồn thu tại chỗ, như việc tu bổ chợ, bến bãi ... đem lại nguồn thu đáng kể cho NSX hàng năm Bên cạnh kết quả đạt được đó, có những hạn chế sau: Về công tác lập và phân bổ dự toán: Việc lập dự toán ở cấp xã còn mang tính hình thức, còn bị áp đặt. HĐND cấp xã chưa phát huy hết vai trò là cơ quan cao nhất ở cấp xã trong việc quyết định và giám sát hoạt động của ngân sách cấp xã. Do vậy quá trình thảo luận dự toán, quyết toán ngân sách cấp xã thường bị chậm. Về định mức phân bổ ngân sách và định mức chi ngân sách còn thiếu sự linh hoạt và chưa phù hợp với những biến động của giá cả thị trường đối với một số khoản chi sự nghiệp, chưa tính kỹ đến tính chất đặc thù của một số xã do đó phần nào còn gây khó khăn cho cấp xã khi triển khai thực hiện nhiệm vụ chi trên địa bàn. Các khoản chi thường xuyên: Chi thường xuyên còn vượt dự toán lớn, các khoản chi được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, còn dài trải. Nhiều khoản chi phát sinh vượt dự toán do chưa được xem xét, tính toán kỹ lưỡng. Các đơn vị thực hiện quản lý ghi thu, ghi chi các khoản theo quy định qua kho bạc còn chậm so với yêu cầu đặt ra, một số nội dung thực hiện chi không đúng mục đích. Việc thực hiện ghi chép sổ sách chưa thực sự rõ ràng, không đúng khoản mục, biểu mẫu chưa thống nhất. Một số khoản chi còn lãng phí, chưa được quản lý chặt chẽ. Công tác quyết toán chi còn chậm so với quy định. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong quản lý chi ngân sách cấp xã tại huyện như: Chi tiêu sai chế độ, không phản ánh số đã thu, chi của các tổ chức, cá nhân ủng hộ, chứng từ hóa đơn không hợp lệ và một số trường hợp không dùng biên lai do Bộ Tài chính quy định.
  • 35. 28 Chi đầu tư phát triển: Công tác lập dự toán chưa sát với thực tế, thứ tự ưu tiên chưa xác định rõ theo mục tiêu phát triển của địa phương nên tình trạng đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Tình trạng nợ XDCB còn lớn khiến cho gánh nặng chi NSX tăng lên. Về quyết toán chi đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, công tác lập báo cáo quyết toán các công trình chưa được kiểm soát chặt chẽ, còn chậm theo quy định. Về đội ngũ cán bộ tài chính kế toán cấp xã: Trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện quản lý ngân sách trong giai đoạn hiện nay. [11] 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Qua nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiển trong quản lý NSX tại một số địa phương, tôi có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo trong quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam như sau: Tập trung từng bước hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách xã đi vào ổn định, đúng luật. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện; Nâng cao nghiệp vụ quản lý chi ngân sách xã của chủ tài khoản, nhất là trong công tác quản lý đầu tư XDCB . Càng mạnh dạn phân cấp ngân sách cho cấp xã để chủ động khai thác nguồn thu tại địa phương cân đối các nhiệm vụ chi của mình. Nâng cao chất lượng trong khâu lập dự toán NSX, phải thực hiện công khai, dân chủ trong phân bổ các nhiệm vụ chi cho các ngành để xây dựng dự toán sát với tình hình thực tế tại các xã, thị trấn. Thực hiện chi đúng, chi đủ, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên chi cho con người và nhiệm vụ chi đảm bảo an sinh xã hội; quản lý chặc chẽ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, nhất là các công trình xây dựng nông thôn mới; từng bước kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban giám sát cộng đồng tại cấp xã.
  • 36. 29 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi NSX và hoạt động tài chính khác; thực hiện công khai, dân chủ trong việc huy động nguồn vốn đầu tư các công trình phúc lợi, nhất là các nguồn huy động trong nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác kế toán, quyết toán NSX, phản ảnh trung thực, rõ ràng, đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý NSX. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã trình bày những nội dung cơ bản về NSNN, ngân sách xã, quản lý ngân sách xã,…. Trên cơ sở lý luận và thực tiển quản lý chi ngân sách cấp xã, Chương 1 đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chingân sách cấp xã như: Điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội; tiêu chí, định mức phân cấp chi ngân sách cấp xã; năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý ngân sách cấp xã. Ngoài ra, Chương 1 còn phân tích kinh nghiệm quản lý ngân sách cấp xã của 2 huyện: Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam để đưa ra một số kinh nghiệm khi phân tích thực trạng của quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam trong Chương 2.
  • 37. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Huyện Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích tự nhiên của huyện 25.746 ha, nằm cách Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông giáp huyện Thăng Bình và phía Tây giáp huyện Nông Sơn. Địa hình huyện Quế Sơn phân bố thấp dần từ Tây sang Đông, trong đó hơn 60% địa hình đồi núi cao, về mùa mưa sẽ gây ra hiện tượng xói mòn đất và thoái hóa đất. Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa trong năm, nhưng về cơ bản khí hậu hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trên địa bàn huyện, ngoài 02 hệ thống sông chính (Sông Ly Ly và Sông Bà Rén) còn có nhiều hệ thống sông, suối nhỏ khác. Có các hệ thống kênh kéo dài: Kênh Phú Ninh, kênh Hồ Việt An,…,có các hồ chứa nước như: Hồ Suối Tiên, Cây Thông, Hố Giang, An Long, Hố Giếng, Đập Vũng Tôm, Suối Tiên, đập Đá Chồng-Quế Xuân 2…, các hồ chứa này có dung tích và quy mô chứa từ: 0,3-6,5 triệu m3 và các hồ này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện. Cơ cấu sử dụng đất: Đất sản xuất nông nghiệp là 43,43%, Đất lâm nghiệp chiếm 38,72%, Đất chuyên dùng chiếm 7,74% và Đất ở chiếm 3,63%. Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 13 xã và thị trấn Đông Phú. Hiện nay, Quế Sơn có khoảng 24.319 hộ dân, tổng dân số khoảng 84.778 người. Mật độ dân số là 329 người/km2 .
  • 38. 31 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam Năm 2018, kinh tế huyện Quế Sơn có tốc độ tăng trưởng là 16,2% so với năm 2017, trong đó: Giá trị nông – lâm nghiệp có tốc độ tăng là 3,54% (chiếm tỷ trọng 15,23%); giá trị công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng là 23,15%(chiếm tỷ trọng 57,22%); giá trị thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng là 13,06% (chiếm tỷ trọng 27,55%). [12] Thu nhập bình quân đầu người, tăng dần qua từng năm: Năm 2016 đạt 23 triệu đồng/người/năm đến năm 2018 đạt 31 triệu đồng/người/năm. Đến hết năm 2018 toàn huyện có 1.845 hộ nghèo (3.532 người), chiếm tỷ lệ 6,36%.[12] Với địa hình của huyện chủ yếu là trung du, đồi núi nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nước trời, đời sống nhân dân khó khăn; việc thu hút đầu tư vào huyện rất khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • 39. 32 2.2. Khái quát về thu- chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn: Hằng năm, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được UBND tỉnh giao UBND huyện đã trình HĐND huyện thông qua dự toán và Quyết định giao dự toán thu- chi NSNN cho các xã, thị trấn và các đơn vị trên địa bàn huyện đảm bảo theo đúng thời gian quy định và đảm bảo theo đúng dự toán tỉnh giao. Nhìn chung, qua 3 năm thực hiện dự toán (2016-2018) trên địa bàn huyện Quế Sơn, UBND huyện đã quán triệt, điều hành thu – chi ngân sách đảm bảo theo đúng dự toán đề ra. Trong công tác thu, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo nhằm triển khai thu đúng thu đủ theo kế hoạch, đặc biệt là thu triệt để các khoản nợ đọng thuế kéo dài và đồng thời công tác quản lý chi ngân sách được UBND huyện rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành chi bám sát kế hoạch giao đầu năm để thực hiện, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh ngoài dự toán, trong quản lý điều hành chi hết sức tiết kiệm, không lãng phí,… 2.2.1. Khái quát về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn Bảng 2.1: Quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng S TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) TỔNG THU 416.390 602.754 145 516.100 691.186 133,9 516.100 856.482 166 A THU NSNN 113.846 94.714 138 124.433 124.874 100 124.433 130.764 105 1 Thu nội địa 102.846 94.714 92 119.933 109.954 92 119.933 118.019 98 2 Thu Viện trợ 0 3 Thu đóng góp 11.000 6.460 58,7 4.500 14.920 332 4.500 12.745 283 B THU KẾT DƯ NS 16.218 16.561 16.585 C THU CHUYỂN NGUỒN 31.123 46.752 67.747
  • 40. 33 S TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) D THU ĐỂ LẠI QUẢN LÝ QUA NS 1.200 1.436 120 1 Học phí 1.200 1.436 120 E THU CHUYỂN GIAO NS 301.344 452.804 150,3 391.667 502.999 128 391.667 641.386 164 I Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 301.344 448.157 148,7 391.667 501.508 128 391.667 637.265 163 1 Bổ sung cân đối 141.373 141.373 100 254.882 251.497 99 254.882 254.882 100 2 Bổ sung có mục tiêu 159.971 306.784 192 136.785 250.011 183 136.785 382.383 280 II Thu từ cấp dưới nộp lên cấp trên 4.647 1.491 4.121 Nguồn: phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quế Sơn cung cấp Bảng 2.1 trình bày số liệu thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016-2018. Qua 3 năm thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện có chiều hướng đáng mừng, nhìn chung tất cả các khoản thu đều phát sinh tăng, đặc biệt quan tâm nhất là khoản thu nội địa tăng dần qua từng năm (năm 2017 so với 2016 thu tăng 16,1% và năm 2018 so với năm 2017 thu tăng 7,3%), từ đó đã thể hiện được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng, sự chỉ đạo vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong việc quản lý các nguồn thu địa bàn huyện đạt kế hoạch đề ra hằng năm đề ra. Tuy nhiên, theo kế hoạch UBND tỉnh giao thu nội địa trong 3 năm không đạt là do: Nguồn thu do tỉnh quản lý thu trên địa huyện giao cao nhưng thực tế thu không đạt. Mặt khác do ảnh hưởng kinh tế chung của toàn tỉnh nên một số khoản thu tỉnh quản lý không
  • 41. 34 đạt, giữa năm 2017 UBND tỉnh giao tăng thêm số thu cho huyện là 29,7 tỷ đồng do nguồn thu ô tô Trường Hải bị giảm sút. Đối với nguồn thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên hằng năm vượt rất cao so với dự toán giao, đó là các khoản bổ sung chi đầu tư phát triển, các chế độ chính sách mới phát sinh sau khi giao kế hoạch. Bên cạnh đó, củng mạnh dạn nhận thấy rằng nguồn thu chuyển nguồn hằng năm tăng lên rất lớn mà đó không phải là tín hiệu vui cho quá trình điều hành thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện mà trong đó có tính chủ quan, khách quan chung làm ảnh hưởng đến nội dung này. Cụ thể: Về khách quan: Một số khoản chi bổ sung có mục tiêu do cấp trên bổ sung vào thời điểm cuối năm nên việc triển khai thực hiện và thanh toán rất khó nên phải chuyển nguồn sang năm sau; Một số khoản chi theo quy trình hướng dẫn còn rườm rà thủ tục, chồng chéo nên việc triển khai thực hiện còn chậm (Chi sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp môi trường,…). Về chủ quan: Mặc dù nguồn thu tăng qua từng năm, tuy nhiên trong công tác quản lý thu vẫn còn sự lỏng lẽo, sự phối hợp giữa các ngành trong công tác thu chưa được chặc chẽ, ngành thuế chưa kịp thời báo cáo cho cấp điều hành ngân sách những khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả. Vai trò trực tiếp cơ quan tham mưu thu ngân sách chưa quyết liệt, chưa tham mưu được biện pháp kịp thời hữu hiệu, để nợ đọng lớn; vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương từng lúc từng nơi còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ; vai trò điều hành của chính quyền địa phương trong việc thu ngân sách chưa tập trung cao, việc kiểm tra đôn đốc chưa được thường xuyên và kiên quyết; việc phối hợp giữa chính quyền với UBMTTQVN và các Đoàn thể trong công tác vận động, tuyên truyền các chính sách thuế chưa đồng bộ và còn hạn chế. Công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm, công tác đốc thu của ngành chuyên môn chưa thường xuyên, kiên quyết, còn để nợ thuế lớn. Tình hình nợ đọng thuế còn kéo dài, số nợ thuế cao so với nguồn thu nhỏ bé của toàn huyện hằng năm, cuối năm 2018 còn nợ đọng thuế khoảng 30 tỷ đồng. 2.2.2. Khái quát về chi ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn
  • 42. 35 Bảng 2.2: Quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng S TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) TỔNG CHI 381.107 551.817 144,9 467.446 635.027 135,8 470.975 763.221 162 A Chi cân đối NS 368.907 539.853 146,3 467.446 633.536 135,5 470.975 759.100 161,1 I Chi đầu tư phát triển 59.358 104.687 176,4 62.907 137.917 219,2 45.258 158.253 349,6 II Chi thường xuyên 303.383 388.414 128 398.491 427.872 107,4 417.8969 485.790 116,2 1 Chi Quốc phòng 4.856 5.388 128 5.021 7.149 142,4 6.065 9.536 157,2 2 Chi An ninh 1.447 1.668 115,3 2.116 2.333 110,2 2.367 3.058 129,2 3 Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể 84.142 98.976 117,6 90.231 99.771 110,6 90.459 104.525 115,5 4 Chi sự nghiệp VH-TT 2.220 6.064 273,1 2.984 4.781 160,2 3.364 5.043 149,9 5 Chi phát thanh truyền hình 1.093 1.379 126,2 1.571 1.464 93,2 1.571 2.991 190,4 6 Chi sự nghiệp TDTT 892 988 110,8 1.394 3.336 239,3 1.238 2.006 162 7 Chi sự nghiệp kinh tế 29.532 34.188 115,7 52.373 46.623 89 54.726 52.786 96,4 8 Chi sự nghiệp môi trường 2.572 3.002 116,7 2.680 5.790 216 2.680 2.145 80 9 Chi sự nghiệp Giáo dục – đào tạo và dạy nghề 127.994 154.066 120,4 177.003 170.650 96,4 186.519 175.264 93,9 10 Chi SN Y tế 67 3.180 3.121 98,1 4.711 8.077 171,4 11 Chi chuyển nguồn sang năm sau 46.752 67.747 115.057 12 Chi SN khoa học 140 143 101,8 140 67 47,7 140 207 147,6
  • 43. 36 S TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) Dự toán Quyết toán Tỷ lệ thực hiện (%) công nghệ 13 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 47.458 81.130 171 58.397 81.834 140,1 62.628 119.162 190,2 14 Chi từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường và khai thác khoáng sản 1.800 15 Chi khác NS 1.037 1.355 130,6 1.401 953 68 1.401 991 70,7 III Dự phòng ngân sách 6.166 6.048 6.048 B Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NS 12.00 7.316 60 C Chi nộp NS cấp trên 4.647 1.195 4.121 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Sơn Việc điều hành thực hiện chi NS trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên rõ rệt, công tác quản lý chi và điều hành chi khá chặt chẽ và bám sát kế hoạch để thực hiện, không có tình trạng xảy ra trường hợp bội chi ngân sách, từ đó góp phần chung vào ổn định phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm qua. Nhìn chung, việc quản lý điều hành chi ngân sách trong những năm qua trên địa bàn huyện Quế Sơn đảm bảo thực hiện đúng Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn cấp trên. Cụ thể: Chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra, khoản chi này tăng cao so với dự toán đầu năm do: Trong năm phát sinh nguồn vốn bổ sung từ cấp trên để trả nợ, đầu tư xây dựng theo Chương trình mục tiêu nông thôn mới, các Chương trình của tỉnh đầu tư,....Nhìn chung, việc quản lý đầu tư trên địa bàn huyện đảm bảo theo đúng quy định từ khâu lập dự án cho đến
  • 44. 37 khâu kết thúc dự án, UBND huyện bám sát kế hoạch đầu tư công trung hạn của huyện để thực hiện, tập trung vốn trả nợ và đối ứng các công trình, nợ XDCB trong phạm vi khả năng trả nợ của huyện hằng năm. Tuyệt đối không đầu tư mới khi chưa xác định nguồn vốn. Trong chi thường xuyên việc quản lý điều hành đảm bảo theo dự toán giao đầu năm, chi phát sinh ngoài dự toán được hạn chế nhiều. Từ khi thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Nhìn chung, việc quản lý điều hành chi ngân sách đảm bảo theo dự toán, đáp ứng kịp thời để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phát huy được quyền tự chủ ở các đơn vị quản lý Nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua. Bên cạnh kết quả đạt được đó, trong công tác chi thường xuyên còn có những tồn tại, hạn chế như: Việc giao dự toán ngân sách cho các ngành, địa phương theo định mức ổn định nhưng giá cả thị trường tăng dần qua từng năm như việc chi cho công tác thông tin liên lạc, vật tư văn phòng, ngày công lao động, ... có ảnh hưởng lớn đến công tác điều hành trong dự toán được giao của các xã, thị trấn và các đơn vị dự toán; một số khoản chi phát sinh đột xuất cần giải quyết theo yêu cầu chung của huyện, ngân sách huyện phải bổ sung dự toán chi từ các nguồn kết dư, dự chi các hoạt động,... dẫn đến một số nội dung chi trong năm vượt so với dự toán được giao. Bảng 2.2, các khoản chi vượt so với dự toán cho thấy do chi bổ sung từ cấp trên phát sinh ngoài dự toán giao đầu năm và một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất, cần thiết không đưa vào dự toán đầu năm nên dẫn đến một số khoản chi vượt cao so với kế hoạch: Chi đầu tư phát triển do phát sinh nguồn vốn bổ sung ngoài dự toán đầu năm để đầu tư các công trình thuộc Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh hỗ trợ đầu tư các công trình trên địa
  • 45. 38 bàn huyện; chi Quốc phòng- An ninh tăng so với dự toán là do hằng năm phát sinh thêm kinh phí thực hiện huấn luyện dân quân tự vệ (ngoài phần tỉnh đảm bảo), kinh phí phục vụ lãnh đạo huyện đi thăm chiến sỹ mới, kinh phí mua sắm công cụ hỗ trợ, kinh phí Đại hội thể dục thể thao, kinh phí phục vụ cho công tác diễn tập tại huyện và cấp xã, chi tập huấn Điều lệ đội ngũ công an nhân dân và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an xã, bảo vệ tổ dân phố; Chi sự nghiệp Văn hóa – Thông tin hằng năm chi vượt so với dự toán do huyện thực hiện tiết kiệm 1% chi thường xuyên để hỗ trợ thiết chế văn hóa cơ sở và ngân sách huyện thực hiện đối ứng từ nguồn vốn sự nghiệp đầu tư các công trình nhà văn hóa theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sự nghiệp Phát thanh- truyền hình năm 2018 chi vượt dự toán do phát sinh chi thực hiện mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất chương trình truyền hình địa phương; Sự nghiệp Thể dục – Thể thao phát sinh tăng do hằng năm huyện tiết kiệm 1% chi thường xuyên để hỗ trợ thiết chế thể thao cơ sở và các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển nên yêu cầu nhiệm vụ chi ngày càng nhiều; sự nghiệp đảm bảo xã hội phát sinh chi từ nguồn cấp trên bổ sung thực hiện chính sách thoát nghèo bền vững, trợ cấp hằng tháng và mua BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ tiền tết và ngày 27/7 cho đối tượng chính sách, hỗ trợ cho học sinh sinh viên theo Nghị định số 86/NĐ-CP, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho đối tượng chính sách theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính Phủ, kinh phí nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ xã;... Đối với các khoản chi không đạt so với kế hoạch: Chi sự nghiệp kinh tế không đạt dự toán do một số công trình chi từ nguồn sự nghiệp kinh tế giải ngân chưa đạt kế hoạch; Chi khác các cấp ngân sách từ huyện đến xã đã thực hiện theo đúng tinh thần tiết kiệm, hạn chế phát sinh chi nên chưa đạt dự toán;... Qua đánh giá chung việc tăng, giảm trong quá trình thực hiện chi ngân sách từ năm 2016-2018 trên địa bàn huyện cho thấy: Trong công tác điều hành quản lý chi của từng cấp, từng ngành trên địa bàn huyện từng bước được củng cố nâng lên và thực hiện đúng luật cũng như các văn bản liên quan của cấp trên. Song thực tế cho
  • 46. 39 thấy công tác quản lý chỉ đạo chưa chặc chẽ, chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, nhắc nhỡ dẫn đến việc thanh toán các nội dung chi hằng năm còn chậm như chi sự nghiệp kinh tế. Công tác tham mưu, đôn đốc của bộ phận chuyên môn còn chưa kịp thời cho cấp trên, cho người điều hành ngân sách để có chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định. Định mức giao chi ngân sách của tỉnh còn nhiều bất cập, không đảm bảo một số hoạt động cũng như nhiệm vụ chi tại địa phương mà nhất là cấp xã. 2.3. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Trong thời gian qua, công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện từng bước ổn định, đi vào nề nếp, thực hiện đảm bảo theo Luật NSNN, Luật tổ chức chính quyền địa phương và các Luật, văn bản có liên quan khác. Trong đó, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN đóng vai trò chủ đạo và Quyết định 26/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật NSNN. Trên cơ sở đó, hằng năm cấp xã lập dự toán thu - chi ngân sách gửi lên cấp trên, UBND tỉnh, huyện giao dự toán thu - chi ngân sách để cấp xã triển khai thực hiện, đồng thời UBND huyện hằng năm ban hành quy định hướng dẫn điều hành chi ngân sách đảm bảo theo đúng quy định hướng dẫn của cấp trên. Qua thực tế tại huyện cho thấy: Công tác quản lý chi NSX đã có những thay đổi tích cực trong khâu lập, chấp hành dự toán cho đến khâu quyết toán NSX. Công tác chi NSX ngày càng được ổn định và chủ động thực hiện đáp ứng kịp thời được yêu cầu, nhiệm vụ chi của xã. Nhằm làm rõ thực trạng quản lý chi NSX trên địa bàn, tôi sẽ đi sâu phân tích từng khâu trong công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện như sau: 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã đối với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện: