SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
i
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp
Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát
mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh Thanh
Hóa bằng công nghệ địa không gian
DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOTLINE (ZALO/VIBER/TELE) 0936885877
DICHVULUANVANTRITHUC@GMAIL.COM
LUANVANTRITHUC.COM
LIÊN HỆ ĐỂ TẢI TÀI LIỆU NHANH
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã
công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội
đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Người cam đoan
Trịnh Đăng Tình
iii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến tất cả các thầy, cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập của khoá Cao học 2015
- 2017 tại Trường. Đặc biệt cảm ơn đặc biệt thầy giáo PGS-TS. Phùng Văn
Khoa đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành bản Luận văn
này.
Nhân dịp này tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Hạt Kiểm lâm
các huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu cũng như cung cấp
tài liệu có liên quan thực hiện đề tài; trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo Chi cục
Kiểm lâm Thanh Hóa đã tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc đảm bảo
điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đề tài. Cuối cùng xin được cảm ơn tất cả
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình thực hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực nghiên cứu, nhưng do điều kiện tác nghiệp
thực hiện đề tài thuộc trên địa bàn rộng, thời gian ngắn nên Bản luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của
các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện
Trịnh Đăng Tình
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG I.................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................... 3
1.1. Tổng quan về Công nghệ địa không gian................................................... 3
1.2. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n biến tài nguyên
rừng trên thế giới............................................................................................. 3
1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n biến tài nguyên
rừng ở Việt Nam............................................................................................. 5
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ -
XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................................... 9
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.............................................................................. 9
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 9
2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên......................................................... 18
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI.................................................................19
1. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 19
2. Thực trạng kinh tế xã hội........................................................................... 22
3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội............................................................... 24
CHƯƠNG III ............................................................................................... 29
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 29
3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................29
3.2. Đốitượng, phạm vi nghiên cứu................................................................29
3.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................30
3.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................31
v
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 39
4.1. Đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa....................................................39
4.1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng...........................39
4.1.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý.........................40
4.1.4. Trữ lượng rừng.....................................................................................44
4.2. Mô hình giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng bằng công
nghệ địa không gian...................................................................................... 46
4 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................ 73
I. KẾT LUẬN................................................................................................73
II. TỒN TẠI..................................................................................................73
III. KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 75
PHỤ LỤC .................................................................................................... 77
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng3.1. Mô hìnhgiámsát, báocáovàkiểmchứngdinbiến rừng(MRVModel).32
Mẫu biểu3. 1. Điềutracác khuvực mấtrừng.................................................... 34
Mẫu biểu 3.2. Điều tra các khu vực suy thoái rừng......................................... 34
Bảng 4.7a. Thông tin về các ảnh Landsat 8 được sửdụng trong đề tài.............. 48
Bảng 4.7b. Thông tin về các ảnh Sentinel 2 được sửdụng trong đề tài............. 48
Bảng 4.8. Các giai đoạn nghiên cứu giám sát mất rừng, suy thoái rừng............ 54
Bảng 4.9. Tổnghợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
22/1/2015 – 23/2/2015................................................................................... 55
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
14/5/2015 - 30/5/2015................................................................................... 57
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
30/5/2015 - 1/7/2015..................................................................................... 58
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
1/7/2015 - 18/8/2015..................................................................................... 59
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
18/8/2015 - 21/10/2015 ................................................................................. 61
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
21/12/2015 - 9/2/2016................................................................................... 63
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
9/2/2016 - 9/5/2016....................................................................................... 64
Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
1/6/2016 – 20/8/2016 .................................................................................... 66
Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn
20/8/2016 - 10/12/2016 ................................................................................. 67
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả kiểm tra các khu vực mất rừng, suy thoái rừng... 69
vi
i
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình3.1. Khuvực nghiêncứubaogồmmộtsốhuyệnthịthuộctỉnhThanhHóa......30
Hình3.2. KhuvựcnghiêncứutrênGoogleEarth ................................................30
Hình 4.1. Khu vực nghiên cứu được đăng nhập trên hệ thống GEE ...............................47
Hình 4.2. Minh họa một số ảnh vệ tinh Landsat 8 được download bằng GEE... 49
Hình 4.3. Mây dày (a), mây mỏng (b), bóng mây (c) trên GEE ....................... 49
Hình 4.4. Lựa chọn vùng không có mây (được tô màu) trong khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................. 50
Hình 4 5. Kết quảxác định mất rừng, suythoáirừng từ phân loại bản đồ chỉ số C51
Hình4.6. Giao diệnkiểmtranhanhkhuvực mấtrừng, suythoáirừngbằngGEE.....52
Hình4.7. Sơ đồvịtrí cáckhurừngbịmất, suythoáitrongkhuvực........................55
nghiên cứu được pháthiện từ ngày22/1/2015 – 23/2/2015..............................................55
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh những lợi ích thu được từ việc khai thác, sử dụng nguồn lợi từ
rừng, các hoạt động của con người đã gây ra rất nhiều tác động đối với tài
nguyên và môi trường. Hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với những vấn
đề về sự suy thoái của nguồn lợi tự nhiên và môi trường. Sự phát triển kinh tế
gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ phát triển bền
vững đang là vấn đề hết sức cấp thiết được các nhà quản lý đặt ra. Để làm tốt
công việc này, công tác điều tra, theo dõi và đánh giá biến động rừng là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mặc dù hàng năm đều có các báo
cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng, nhưng hầu hết các báo cáo này
chủ yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ rừng bằng phương pháp truyền
thống thô sơ, đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều
thời gian. Khi sử dụng các tài liệu thống kê và các tư liệu bản đồ không phải bao
giờ cũng có thể khai thác những thông tin kịp thời nhất. Thời gian tổng hợp số
liệu và thành lập bản đồ cho khu vực nghiên cứu càng kéo dài thì thông tin trên
bản đồ càng lạc hậu và không chính xác. Trong khi đó bản đồ đòi hỏi nhanh về
thời gian, chính xác về loại hình, cập nhật về thông tin. Do đó, cần phải có
phương pháp mới, nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền
thống.
Từ thực ti n công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta nói chung cho
thấy việc xây dựng mô hình giám sát và đánh giá di n biến tài nguyên rừng
bằng công nghệ địa không gian là một yêu cầu hiện hữu và cấp bách. Công nghệ
này cho phép cập nhật và đánh giá sự thay đổi về diện tích, hiện trạng rừng,
những khu vực mất rừng suy thoái rừng một cách nhanh chóng và chính xác,
đảm bảo tính khách quan, tính khoa học và tính thường xuyên, liên tục. Từ đó
giúp các nhà quản lý có biện pháp, giải pháp thích hợp và kịp thời đối với sự
thay đổi diện tích và chất lượng rừng trong khu vực mình quan tâm. Tuy nhiên,
những nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta còn rất mới mẻ và hạn chế.
2
Xuất phát từ những lý do nêu trên học viên đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh Thanh Hóa
bằng công nghệ địa không gian”.
Đề tài này được thực hiện sẽ trực tiếp cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở
thực ti n và quy trình ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát mất
rừng và suy thoái rừng ở Thanh Hóa, hỗ trợ quá trình ra các quyết định tác động
kịp thời nhằm quản lý và bảo vệ rừng bền vững.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về Công nghệ địa không gian
Công nghệ địa không gian (Geospatial Technology, GT) có thể được hiểu
là công nghệ thu thập, tổng hợp, phân tích, trình di n, di n giải, chia sẻ và quản
lý các dữ liệu không gian và các các dữ liệu thuộc tính có liên quan. Thông
thường, công nghệ địa không gian bao gồm 3 hệ thống cơ bản đó là Hệ thống
định vị toàn cầu (GPS), Hệ thống vi n thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý
(GIS). Mặc dù, khi xét về bản chất ứng dụng trong thực ti n, ba hệ thống cơ bản
đó có tính độc lập tương đối nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung
cho nhau, tuỳ theo từng ứng dụng trong mỗi trường hợp nhất định (Phùng Văn
Khoa, 2013).
Ngày nay, công nghệ địa không gian đã và đang là một trong những công
nghệ thu hút sự quan tâm lớn nhất trên thế giới bên cạnh Công nghệ Sinh học
(Biotechnology) và Công nghệ Nano (Nanotechnology) bởi những công dụng và
tính năng vượt trội của nó phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhất là
lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý lưu vực và an ninh quốc phòng
của mỗi quốc gia.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, công nghệ địa không gian đã và đang ngày
càng được ứng dụng rộng rãi cả trên thế giới và trong nước, nhất là trong việc
xác định diện tích, phân bố không gian của các loại rừng, dự báo và cảnh báo
cháy rừng, giám sát di n biến tài nguyên rừng ở cả hai khía cạnh cần quan tâm
đó là: Mất rừng và suy thoái rừng.
1.2. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n bi n tài
nguyên rừng trên th giới
Trên thế giới, công nghệ không gian địa lý được sử dụng rất sớm, nhất là từ
đầu thế kỷ 20 để giám sát tài nguyên rừng từ việc sử dụng các máy chụp ảnh định
kỳ cho đến các tư liệu ảnh hàng không, ảnh vệ tinh tầm gần và tầm cao. Mặc dù
4
sử dụng ảnh hàng không có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, độ phủ lớn hơn
nhiều điều tra mặt đất thông dụng, có các bước sóng trong khoảng nhìn thấy vì
vậy d quan sát, đồng thời đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, ảnh hàng không
vẫn có những nhược điểm căn bản như giá thành cao và khó chụp.
Trước những tồn tại đó, trong vòng khoảng 40 năm trở lại đây, ảnh vệ
tinh đã được sử dụng rộng rãi để xây dựng các bản đồ thảm thực vật rừng
(Lambin, 2001). Theo mục đíchvà yêu cầu sử dụng, ảnh vệ tinh có thể cho phép
tạo dựng các bản đồ thảm thực vật rừng với quy mô và tỷ lệ khác nhau trong
một thời gian ngắn, d dàng và có khả năng đánh giá được biến động của hiện
trạng rừng ở các thời điểm và giai đoạn khác nhau. Vì vậy, ảnh vệ tinh đã được
ứng dụng rất nhiều trong quá trình khoanh vẽ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái
đất từ quy mô nhỏ đến toàn cầu (Yichun et al., 2008).
Hiện nay, trên thế giới có nhiều vệ tinh với độ phân giải xạ (radiometric
resolution), phân giải không gian (spatial resolution), phân giải phổ (spectral
resolution) và chu kỳ xuất hiện trở lại khác nhau, từ các ảnh đa phổ
(multispectral sensors) tới ảnh siêu phổ (hyperspectral). Theo Navulur (2006)
ảnh vệ tinh có thể được phân loại theo độ phân giải không gian như sau: (i) ảnh
có độ phân giải thấp: trên 30m, (ii) ảnh có độ phân giải trung bình: 10m - 30m;
(iii) ảnh có độ phân giải cao: 2 – 10 m; (iv) ảnh có độ phân giải rất cao: nhỏ hơn
2m. Vì vậy, lựa chọn ảnh vệ tinh thích hợp trong xây dựng bản đồ phân loại
rừng là cần thiết phụ thuộc vào mục tiêu, chi phí và đặc điểm riêng biệt, đặc
trưng của từng đối tượng quan tâm khác nhau.
Tư liệu ảnh vi n thám đã và đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
giám sát và theo dõi biến động tài nguyên rừng. Những kết quả nghiên cứu của
Cabral (2006) trong việc phân loại lớp phủ ở phía nam châu Phi cũng cho kết
luận tương tự. Các loại ảnh có độ phân giải cao như IKONOS, QuickBird có thể
được sử dụng cho giám sát những biến động nhỏ về cấu trúc rừng. Wolter
(2005) đã sử dụng ảnh QuickBird để phân loại thực vật ngập nước cho 3 khu
vực vùng hồ Great Lakes - Hoa Kỳ; Coops (2006) cũng đã sử dụng ảnh
5
QuickBird để phát hiện sớm và giám sát rừng bị phá hại do côn trùng.
Ngoài ra, hiện nay đã có rất nhiều loại ảnh vệ tinh khác nhau đã và đang
được sử dụng trong giám sát và đánh giá di n biến thảm thực vật rừng như ảnh
Landsat 8, ảnh ASTER, ảnh Sentinel 1, Sentinel 2, ảnh Pleiades, …
Về công nghệ giải đoán ảnh vi n thám cũng rất đa dạng và linh hoạt tùy
vào mục đích và đối tượng quan tâm, từ giải đoán bằng mắt cho tới phương
pháp xử lý số và giải đoán tự động. Trong đó, giải đoán bằng mắt mang nặng
tính chủ quan, phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm của người giải đoán,
tốn kém và tính đồng bộ không cao. Trong khi đó, công nghệ xử lý số và giải
đoán tự động có ưu việt là thời gian xử lý rất nhanh, mang tính khách quan cao.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện lập
địa và khí quyển, độ che phủ của mây đặc biệt là bóng mây. Vì vậy, thực ti n
luôn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp sao cho đạt độ
chính xác cao nhất theo mục đích sử dụng.
1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n bi n tài
nguyên rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công nghệ địa không gian bắt đầu được áp dụng từ những
năm 1950 của thế kỷ trước. Theo Chu Thị Bình (2001), vào năm 1958, trong
khuôn khổ chương trình sự hợp tác với CHDC Đức, chúng ta đã sử dụng ảnh
máy bay đen trắng tỷ lệ 1/30.000 để điều tra rừng ở vùng Đông Bắc. Cho đến
cuối năm 1960, tổng diện tích rừng ở miền Bắc đã được điều tra bằng sự kết hợp
công nghệ này với các phương pháp truyền thống đạt khoảng 1,5 triệu ha. Trong
khi đó, ở Miền Nam, vào năm 1959, ảnh máy bay cũng đã được sử dụng để xác
định tổng diện tích rừng miền Nam với diện tích được xác định vào khoảng 8
triệu ha.
Tiếp theo đó, ảnh máy bay đã được tiếp tục áp dụng trong điều tra rừng vào
những năm 1968 (ở lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn), giai đoạn 1970 - 1975 cho
nhiều vùng thuộc miền núi phía Bắc (Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997).
Đặc biệt , từ năm 1981 - 1983, lần đầu tiên ngành Lâm nghiệp tiến hành
6
điều tra, đánh giá tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc áp dụng ảnh vệ tinh
Landsat MSS do tổ chức FAO hỗ trợ.
Trong giai đoạn 1991 – 1995, ảnh vệ tinh Landsat MSS và ảnh vệ tinh
Landsat TM với độ phân giải không gian 30m x 30m đã đã được áp dụng để
phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và theo dõi di n biến tài
nguyên rừng toàn quốc.
Giai đoạn 1996 - 2000, chủ yếu sử dụng ảnh vệ tinh SPOT3, có độ phân
giải 15m x 15m. Trong khi đó, giai đoạn 2000 - 2005, vệ tinh Landsat ETM+
với độ phân giải không gian là 30m x 30m đã được áp dụng bằng phương pháp
xử lý số và tự động khoanh vẽ các loại đất, loại rừng (Nguy n Ngọc Bình,
2006).
Giai đoạn 2007-2010, ảnh vệ tinh SPOT 5 với độ phân giải không gian
2.5m x 2.5m đã được áp dụng để điều tra rừng chu kỳ 4 do Viện Điều tra Quy
hoạch rừng thực hiện trên quy mô toàn quốc.
Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, ảnh vệ tinh SPOT 5, SPOT 6 và ảnh
VNREDSat đã được áp dụng cho chương trình điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc
theo phương pháp phân loại đối tượng sử dụng phần mềm chuyên dụng
eCognition với độ tin cậy rất cao.
Về kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong phân
loại, giám sứng di n biến và thành lập bản đồ rừng ở nước ta đã có một số công
trình tiên phong đi đầu và mở ra khả năng ứng dụng lớn như : Công trình nghiên
cứu của Nguy n Mạnh Cường (1996): “Nghiên cứu đánh giá khả năng ứng dụng
phương pháp xử lý ảnh số từ thông tin vi n thám cho lập bản đồ rừng ; Công
trình nghiên cứu của Nguy n Đình Dương và cộng sự (2004) “Sử dụng ảnh đa
phổ MODIS để đánh giá sự thay đổi về lớp phủ thực vật của Việt Nam trong
giai đoạn 2001-2003 ; Công trình của Vũ Tiến Điển “Nghiên cứu nâng cao khả
năng tự động trong giải đoán ảnh vệ tinh độ phân giải cao để xây dựng bản đồ
hiện trạng rừng phục vụ công tác điều tra kiểm kê rừng . Các công trình này đã
áp dụng các loại ảnh vệ tinh phổ biến như Landsat, SPOT, MODIS và bước đầu
7
đóng góp cho sự ứng dụng công nghệ này ở nước ta. Bên cạnh đó, đã có một số
công trình khoa học cấp độ tiến sỹ về ứng dụng ảnh vệ tinh trong giám sát lớp
phủ mặt đất, điển hình như Luận án tiến sĩ chuyên ngành khoa học đia lý của
Trần Văn Thuỵ (1996) về “Ứng dụng phương pháp vi n thám để thành lập bản
đồ thảm thực vật tỉnh Thanh Hoá, tỷ lệ 1/200.000 ; Luận án tiến sĩ chuyên
ngành ảnh hàng không của Chu Thị Bình (2001) về “Ứng dụng công nghệ tin
học để khai thác thông tin cơ bản trên tư liệu vi n thám, nhằm phục vụ việc
nghiên cứu một số đặc trưng rừng Việt Nam …
Nhìn chung, mặc dù ở Việt Nam hiện nay, công nghệ địa không gian đã
và đang được áp dụng ở nhiều khu vực và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các kết
quả khảo sát thực ti n cho thấy việc ứng dụng công nghệ này ở nước ta hiện còn
một số tồn tại cơ bản như sau:
- Tập trung chủ yếu vào một số ít cán bộ kỹ thuật, chưa thu hút được sự
tham gia đông đảo của quần chúng. Vì vậy, rất hạn chế về tính minh bạch, tính
sâu rộng và tính kinh tế.
- Công tác đo đạc và lập bản đồ lớp thảm thực vật rừng chưa đảm bảo tính
cập nhật, thông thường phải mất khoảng 2-5 năm mới có thể được cập nhật một
lần.
- Công quản lý và giám sát di n biến tài nguyên rừng nói chung kém hiệu
quả do chưa có một cơ sở dữ liệu về lĩnh vực này một cách hệ thống và đồng bộ.
Tóm lại: Từ thực ti n công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta nói
chung cho thấy việc xây dựng mô hình giám sát và đánh giá di n biến thảm thực
vật rừng bằng công nghệ địa không gian là một yêu cầu rất cần thiết và cấp
bách. Đề tài này sẽ góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên.
Cho tới nay, công tác điều tra lập bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ kiểm kê
rừng ở nước ta đã có những bước tiến mới bởi việc áp dụng công nghệ địa
không gian đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các kết quả đó còn
quá nhiều bất cập như tản mạn, vẫn mang tính thí điểm, chưa làm rõ căn cứ
khoa học và thực ti n, chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế, khoa học và kỹ
8
thuật tối ưu, chưa nhất quán và hệ thống, không thường xuyên, chưa phát huy
được vai trò và sự tham gia của người dân, chủ rừng trong hệ thống thu thập,
báo cáo và kiểm chứng, nhất là chưa đáp ứng được yêu cầu của các quy mô
quản lý khác nhau...
Vậy, với các mức độ quy mô khác nhau (như cấp quốc gia, cấp tỉnh,
huyện, xã và quy mô lô rừng) trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay thì
mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian nào vừa đáp ứng các yêu cầu của
quản lý lại vừa cho phép tiết kiệm kinh phí nhất? Làm thế nào để phát huy và
thúc đẩy sự tham gia của các chủ rừng, cộng đồng và các đối tượng nhận khoán
bảo vệ rừng trong việc cập nhật sự thay đổi về những lô rừng của họ, đồng thời
có thể tự giám sát các thông tin được công bố về các lô rừng của họ? Làm thế
nào để nhà quản lý phát hiện được sự thay đổi về diện tích và sự suy thoái rừng
ở một quy mô nhất định thuộc một khu vực nào đó mà không cần phải đến khảo
sát trực tiếp trên hiện trường? Làm thế nào để khắc phục độ sai lệch và tính chủ
quan trong các số liệu báo cáo về di n biến rừng từ cấp dưới lên cấp trên? Làm
thế nào để d dàng cập nhật các dữ liệu về điều tra rừng, kiểm kê rừng đến từng
lô rừng? Làm thế nào để tích hợp được phương pháp hiện đại và các phương
pháp truyền thống trong điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng? Làm thế nào để có
thể cảnh báo sớm cháy rừng từ đó có phương án phòng chống hữu hiệu nhất?...
Để trả lời các câu hỏi trên và đáp ứng các yêu cầu thực ti n về công tác
quản lý tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay, đồng thời phát huy hiệu quả của vệ
tinh vi n thám VNRED Sat-1 của nước ta thì việc tiến hành đề tài này là hết sức
cần thiết và cấp bách.
Đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ các tồn tại và những bất cập chính trong
điều tra, kiểm kê rừng hiện nay, từ đó đề ra mô hình dự báo, cảnh báo cháy rừng
sớm cũng như giám sát, báo cáo và kiểm chứng di n biến tài nguyên rừng một
cách khoa học, kịp thời và hiệu quả nhất trong điều kiện nước ta.
9
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên: 1.111.465,07 ha, nằm ở phía Bắc
của vùng Bắc Trung bộ gồm 26 huyện thị và 1 thành phố trực thuộc tỉnh.
Tọađộ địalý: 19o18' đến20o 40' vĩ độBắc;104o22' đến 106o 04' kinh độĐông
Vị trí tiếp giáp với các tỉnh:
Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình;
Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào);
Phía Đông giáp Biển Đông;
Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
Chiều rộng từ Tây sang Đông 110 km, từ Bắc xuống Nam 100 km, có bờ
biển dài 102 km; thành phố Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam; tỉnh có Quốc lộ IA; 15A; 45; 47; 10; đường Hồ Chí Minh và đường sắt
Bắc Nam chạy qua. Vị trí địa lý trên tạo cho Thanh Hóa có lợi thế để phát triển
kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ
trọng điểm của vùng Bắc trung bộ, phát triển văn hóa xã hội và giao lưu với các
vùng trong cả nước và quốc tế.
1.2. Địa hình, địa th
Địa hình Thanh Hóa chia làm 3 vùng: Vùng núi gồm 11 huyện: Mường
Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành,
Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh. Độ cao trung bình vùng núi
600-700m, độ dốc trên 20o; vùng đồi độ cao trung bình 150-200 m độ dốc 15-
20o. Diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 58,2% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
10
Vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thành phố, thị xã: Thọ Xuân, Yên Định,
Thiệu Hóa,Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Hà Trung, thị xã Bỉm
Sơn, thành phố Thanh Hóa. Độ cao trung bình 5-15 m xen đồi và núi đá vôi,
nhiều nơi trũng thấp. Diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm
2,2% DT tự nhiên toàn tỉnh.
Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị xã: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa,
Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Độ cao trung bình 3-6 m xen các
dãy đồi. Vùng ven biển có vùng đất rộng để phát triển khu công nghiệp và cảng
nước sâu ở Tỉnh Gia. Diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 2%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.3. Khí hậu, thủy văn
1.3.1. Khí hậu
Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, một năm có
2 mùa rõ rệt mùa đông lạnh có sương giá, sương muối, ít mưa, độ ẩm thấp, trời
khô hanh. Mùa hè nóng có gió Tây Nam, mưa nhiều, có giông bão thường xuyên
xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 kèm theo lũ, lụt. Theo số liệu quan trắc nhiều
năm của đài khí tượng thủy văn trong tỉnh và đài khí tượng thủy văn Bắc Trung
Bộ, đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Thanh Hóa như sau:
Chế độ nhiệt
Do đặc điểm của địa hình, Địa mạo đã chi phối điều kiện khí hậu trên địa
bàn tỉnh. Vùng đồng bằng, ven biển có nhiệt độ trung bình năm từ 23-240C, biên
độ nhiệt ngày từ 5 - 7,50C, vùng trung du, miền núi có nhiệt độ trung bình năm
từ 20-220C, biên độ nhiệt từ 7 - 10 0C. Đặc biệt vùng núi cao, trung bình như
huyện Mường lát, Quan Sơn, nhiệt độ bình quân năm có khi giảm xuống 200C.
Tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất (trung bình 23 - 27,30C), nhiệt độ có khi trên
42 0C. Tháng 12, 1 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất (trung bình 16,6 - 17,80C),
nhiệt độ không khí có khi xuống tới 2,1 0C. Tổng số giờ nắng trong năm 1.600-
1.900 giờ.
Chế độ mưa ẩm
11
Lượng mưa tương đối lớn, phân bố không đồng đều ở các vùng và các
tháng trong năm. Lượng mưa trung bình năm từ 1600-2200 mm thường tập trung
từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm trên 85% lượng mưa cả năm), nhiều nhất là các
tháng 7, 8 và tháng 9 lượng mưa có xu thế tăng dần từ Bắc-Đông Bắc xuống
Nam-Đông Nam. Huyện Mường Lát có lượng mưa trung bình năm thấp nhất
(dưới 1400mm). Số ngày mưa trong năm khá nhiều (vùng thấp từ 120-130 ngày,
vùng cao 140-150 ngày). Mùa mưa thường gây lũ ống ở vùng núi cao, gây xói
mòn mạnh đất đai và hoa màu. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
(lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), thường gây thiếu nước
sinh hoạt ở các bản vùng cao và hỏa hoạn cháy rừng. Độ ẩm bình quân năm 86%,
mùa hanh khô thấp hơn (75-80%) có ngày xuống tới 6-16%. Lượng bốc hơi bình
quân năm 660mm. Mùa đông thời tiết hanh khô cộng với gió mùa Đông Bắc khá
mạnh làm tăng lượng bốc hơi (vùng thấp 900-1000mm, vùng cao 600-700mm).
Đây là mùa thường làm công tác gieo ươm, trồng rừng gặp nhiều khó khăn.
Chế độ gió, bão
Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và
gió Tây Nam (gió lào) khô nóng vào mùa hè, gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau với tính chất khô hanh, có khi kéo theo mưa phùn, gió rét.
Gió Tây-Nam khô, nóng thổi từ tháng 4 đến tháng 7, tập trung ở vùng thấp và
thung lũng, vùng cao (Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn) cũng có ảnh hưởng
nhưng mức độ thấp hơn. Khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao,
khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng nông, lâm nghiệp
nhất là giai đoạn vườn ươm và thời kỳ ra hoa kết quả (bịkhô héo hoặc bịchết).
Miền Trung là vùng chịu nhiều gió bão nhất trong cả nước, chiếm 65% số
cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó Thanh Hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp
khoảng 30% tổng số cơn bão, bình quân hàng năm từ tháng 5-10 hứng chịu 1-2
cơn bão từ biển Đông đổ vào đất liền với sức gió có thể tới cấp 11-12, thường
kèm theo mưa to trong nhiều ngày gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân
dân.
12
1.3.2. Thủy văn
Hệ thống sông, suối
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh tương đối dày, mật độ 0,7-0,8
km/km2. Lưu vực sông lớn nhất là sông Mã bắt nguồn từ Điện Biên Phủ (Tỉnh
Điện Biên) chảy qua Sầm Nưa (Lào) vào Thanh Hóa tại xã Tam Chung huyện
Mường Lát. Chiều dài sông Mã là 512 km, trong đó chảy qua địa phận Thanh
Hóa là 242 km. Sông Chu là nhánh lớn nhất của sông Mã, Chảy qua các huyện
Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa đổ vào sông Mã ở ngã 3 Bông với chiều
dài 135 km. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các sông lớn như: Sông Luồng,
sông Lò, sông Âm, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Mực, sông Yên, sông
Bạng, ...Từ Bắc vào nam có 5 cửa sông chính: Lạch Sung, Lạch Trường, Cửa
Hới, Lạch Giép, Lạch Bạng, trung bình từ 18-20 km bờ biển có 1 cửa sông.
Nhìn chung hệ thống sông, suối đều có lòng chảy hẹp, dốc, lắm thác nhiều
ghềnh, mùa mưa thường gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng tới giao thông và sản xuất
nông, lâm nghiệp.
Hệ thống hồ đập
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 2.524 công trình thủy lợi đầu mối,
trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm tưới tiêu các loại do các
doanh nghiệp Nhà nước quản lý, như: Công ty khai thác thuỷ nông Sông Chu,
Công ty Thuỷ nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã…Có 610
hồ chứa, trong đó các hồ đập lớn đang hoạt động như: hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa
Đặt; Hồ sông Mực; Hồ Cống Khê; Hồ thuỷ điện Trung Sơn,… Chức năng chính
của các hồ là tích nước, ngăn lũ, phát điện, cung cấp nguồn nước tưới và nuôi
trồng thuỷ sản.
Đặc điểm Thuỷ văn
Đặc điểm nổi bật thủy văn là sự chênh lệch khá lớn giữa mùa mưa và mùa
khô, có thể chia Thanh Hóa thành 3 miền thủy văn chính.
- Vùng lưu vực sông Mã: Đây là vùng ít mưa, lượng mưa trung bình 1.600
mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Riêng một số huyện Quan
13
Sơn, Quan Hóa, Mường Lát mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa lũ bắt đầu từ
tháng 6 đến tháng 10, lũ lớn nhất vào tháng 8 hoặc tháng 9, mùa nước cạn từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Vùng lưu vực sông Chu: Đây là vùng mưa lớn, mưa tập trung vào tháng
7, 8, 9, lượng mưa trung bình 1.600-2.000mm/năm, vùng thượng nguồn lượng
mưa cao hơn (2.000 -2.200mm/năm). Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, lũ
lớn nhất vào tháng 8, 9, mùa nước cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
- Vùng lưu vực ảnh hưởng của nước thủy triều: Là vùng chịu ảnh hưởng
của bão và áp thấp nhiệt đới, có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trung bình
hàng năm phía Bắc 1.650-1.750 mm/năm, phía Nam 1.800-2.000 mm/năm.
Vùng này nước thủy triều bình quân lên xuống mỗi ngày một lần, vào mùa lũ sự
xâm nhập của dòng triều vào đất liền giảm, biên độ triều thuộc loại yếu bình
quân 120- 150cm.
1.4. Đất đai
1.4.1. Phân bố các nhóm dạng đất trên diện tích đất lâm nghiệp
Từ kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính thổ nhưỡng, tiến hành xây
dựng bản đồ lập địa cấp II cho diện tích đất lâm nghiệp 627.833 ha, có 117 dạng
đất trên 8 nhóm dạng đất chính, như sau:
1) Nhóm đất Feralit pháttriển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết
cấu hạt mịn (s)
Đất được hình thành ba nhóm dạng đất chính, với diện tích 311.416,5
ha, chiếm 49,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm:
a) Đất Feralit vàng đỏ pháttriển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu
hạt mịn (Fs)
Diện tích 252.625,2 ha, chiếm 81,10% diện tích nhóm dạng đất, được
hình thành trên các loại đá: phiến thạch sét, bô xít, đá sét,…phân bố theo kiểu
địa hình đai cao, độ dốc.
- Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao:
+ Đồi(D) độ cao <25m diện tích 16.248,9 ha, chiếm 6,4%;
14
+ Đồi(Đ)độ cao26-300mdiệntích146.540,4ha, chiếm58,0%;
+ Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 89.835,9 ha, chiếm 35,6%.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Thung lũng lầy nước đọng, diện tích 99,7 ha, chiếm 0,04%;
+ Độ dốc cấp (I ) <150 diện tích40.699,4 ha, chiếm 16,1%;
+ Độ dốc cấp (II) 16 - 250 diện tích28.685,1 ha, chiếm 11,36%;
+ Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích46.929,4 ha, chiếm 18,6 %;
+ Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích 136.209,7 ha, chiếm 53,9%;
b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHs)
Đất nâu xám, diện tích58.741,9 ha, chiếm 18,88% diện tíchnhómdạng đất,
phân bố chủ yếu là kiểu địa hình đai cao, độ dốc:
- Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích58.741,9 ha.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Độ dốc cấp (II) 16 - 250 diện tích539,6 ha, chiếm 0,9%;
+ Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích3.045,4 ha, chiếm 5,2 %;
+ Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích55.156,9 ha, chiếm 93,9%.
c) Đất mùn trên núicao >1700m(Hs)
Đấtxám sáng, diện tích49,4 ha, chiếm 0,02% diện tíchnhómdạng đất, phân
bố chủ yếu là kiểu địa hình đai cao, độ dốc:
- Độ cao (N1) >1700m diện tích49,4 ha;
- Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích49,4 ha;
2) Nhóm dạng đấtFeralitpháttriển trên nhóm đá điển hình Mácma axít(a)
Tổng diện tích 165.276,1 ha, chiếm 26,3% diện tích đất lâm nghiệp, được
hình thành 3 nhóm dạng đất chính, như sau:
a) Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Mác ma (Fa)
Tổng diện tích 131.603,5 ha, chiếm 79,6% diện tích nhóm dạng đất, được
hình thành trên đá trầm tích các loại: Granit, Alit, Rhyonit,…phân bố theo kiểu
địa hình, độ dốc:
- Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao:
15
+ Đồi (D) độ cao <25m diện tích2.349,9 ha, chiếm 1,8%;
+ Đồi(Đ)độ cao26-300mdiệntích43.890,0ha, chiếm33,4%;
+ Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 85.363,6 ha, chiếm 64,9%.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Độ dốc cấp I: <150 diện tích 3.048,4 ha, chiếm 2,3%;
+ Độ dốc cấpII:16 – 250 diện tích14.496,1ha, chiếm 11,0%;
+ Độ dốc cấpIII:260- 350 diện tích3.945,6ha, chiếm 3,0%;
+ Độ dốc cấpIV:>350 diện tích110.113,4 ha, chiếm 83,7%.
b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHa)
Đất nâu xám, diện tích33.572,2 ha, chiếm 20,3% diện tíchnhóm dạng đất,
phân bố kiểu địa hình đai cao, độ dốc:
- Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích33.572,2 ha.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích403,3 ha, chiếm 1,2 %;
+ Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích33.168,9 ha, chiếm 98,8%.
c) Đất mùn trên núi cao >1700m (Ha)
Đất xám nâu, diện tích100,4 ha, chiếm 0,1% diện tíchnhóm dạng đất, phân
bố kiểu địa hìnhđai cao, độ dốc:
- Độ cao (N1) >1700m diện tích100,4 ha;
- Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích 100,4 ha;
3) Nhóm đất Feralit pháttriển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết
cấu hạt thô (q)
Tổng diện tích 69.057,3 ha, chiếm 11,0% diện tích đất lâm nghiệp, được
hình thành 2 nhóm dạng đất chính, như sau:
a) ĐấtFeralit màu nâu xám pháttriển trên đá trầm tích và biến chất có kết
cấu hạt thô (Fq)
Tổng diện tích 66.462,9 ha, chiếm 96,2% diện tích nhóm dạng đất, được
hình thành trên các loại đá trầm tích và biến chất,…phân bố theo kiểu địa hình
đai cao, độ dốc:
16
- Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao:
+ Đồi(D) độ cao <25mdiện tích4.784,0ha, chiếm 7,2%;
+ Đồi(Đ)độ cao 26-300mdiện tích49.359,1ha, chiếm 74,3%;
+ Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 12.319,8 ha, chiếm 18,5%.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Độ dốc cấp (I) <150 diện tích 5.889,8 ha, chiếm 8,9%;
+ Độ dốc cấp (II) 160 - 250 diện tích 20.719,5 ha, chiếm 31,2%;
+ Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích14.736,8 ha, chiếm 22,2%;
+ Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích25.116,8 ha, chiếm 37,8%.
b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHq)
Đất nâu xám, diện tích 2.594,4 ha, chiếm 3,8% diện tích nhóm dạng đất,
phân bố kiểu địa hình đai cao, độ dốc:
- Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích2.594,4 ha;
- Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích 2.594,4 ha;
4) Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá Mácma kiềm (k)
Tổng diện tích 35.695,1 ha, chiếm 5,7% diện tích đất lâm nghiệp, được
hình thành 2 nhóm dạng đất chính, như sau:
a) Đất Feralit phát triển trên đá phun xuất tính kiềm (Fk)
Tổng diện tích 34.551,3 ha, chiếm 96,8% diện tích nhóm dạng đất, phát
triển trên trên đá phun xuất tính kiềm,…phân bố theo kiểu địa hình đai cao, độ
dốc và đơn vị hành chính sau:
- Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao:
+ Đồi(D) độ cao <25mdiện tích1.061,9ha, chiếm 3,1%;
+ Đồi(Đ)độ cao 26-300mdiện tích22.899,6ha, chiếm 66,3%;
+ Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 10.589.8 ha, chiếm 30,6%.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Độ dốc cấp (I) <150 diện tích 1.061,9 ha, chiếm 3,1%;
+ Độ dốc cấp (II) 160 - 250 diện tích1.296,8 ha, chiếm 3,8%;
+ Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích19.069,1 ha, chiếm 55,2%;
17
+ Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích13.123,5 ha, chiếm 38,0%;
b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHk)
Đất nâu xám, diện tích 1.143,8 ha, chiếm 3,2% diện tích nhóm dạng đất,
phân bố kiểu địa hình đai cao, độ dốc:
- Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao;
- Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích222,7 ha, chiếm 19,5%;
- Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích921,1 ha, chiếm 80,5%.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích222,7 ha, chiếm 19,5%;
+ Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích921,1 ha, chiếm 80,5%;
5) Nhóm đất phù sa cổ (Fp)
Đất vàng nâu phù sacổ, diện tích16.114,2 ha, chiếm 2,6% diện tíchđấtlâm
nghiệp, phân bố chủ yếu là đồngbằng, địa hình đaicao, độ dốc:
+ Đồi(D)độ cao <25mdiệntích13.182,0ha, chiếm81,8%;
+ Đồi (Đ) độ cao 26-300m diện tích2.932,2 ha, chiếm 18,2%.
- Phân bố theo cấp độ dốc:
+ Độ dốc cấp (I) <150 diện tích14.490,7 ha, chiếm 89,9%;
+ Độ dốc cấp (II) 160- 250 diện tích904,6 ha, chiếm 5,6%;
+ Lòng máng (đọng nước) diện tích 718,9 ha, chiếm 4,5%;
6) Nhóm đấtphù sa lầythụt(L)
Là bãi bồi ven các sông suối, hồ đập có 514,4 ha, chiếm 0,1% diện tích
đất lâm nghiệp, phân bố theo kiểu địa hình đai cao, độ dốc:
- Đồi(D)độ cao <25mdiệntích514,4ha;
- Độ dốc trũng thấp, ngập nước theo mùa diện tích 514,4 ha;
7) Nhóm đất mặn phèn (M)
Đất nâu đỏ phù sa cữa các sông, lạch gần biển và bồi đắp của gió bão diện
tích 459,8 ha, chiếm 0,1% di n tích đất lâm nghiệp, phân bố huyện gần biển
Tĩnh Gia.
8) Núi đá (K)
18
Tổng diện tích 29.300,1 ha, chiếm 4,7% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố
chủ yếu trên địa bàn các huyện Bá Thước, Thạch Thành, Quan Sơn,...
1.4.2. Đặc điểm các nhóm dạng đất
Qua kết quả điều tra, mô tả phẫu diện đất trên thực địa về quá trình hình
thành đất, kết hợp từ kết quả phân tích chất lượng dinh dưỡng trong đất, phẫu din
điển hình đại diện 4 mẫu trên nhóm dạng đất cho ba vùng: Miền núi 22 mẫu, trung
du 10 mẫu, đồng bằng và ven biển 8 mẫu của Trung tâm Kiểm định an toàn thực
phẩm - Môi trường, Trường Đại học Vinh. Kết quả phân tích chất lượng đất lâm
nghiệp). Đặc điểm các nhóm dạng đất như sau:
1) Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết
cấu hạt mịn (s)
2) Nhóm dạngđấtFeralit pháttriển trên nhóm đáđiển hìnhMácma axít (a)
3) Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết
cấu hạt thô (q)
4) Nhóm đất Feralit phát triển trên đá Mácma kiềm (k)
5) Nhóm đất phù sa cổ (Fp)
6) Nhóm đất phù sa hệ thống sông suối (L)
7) Nhóm đất mặn phèn (M)
8) Nhóm đá Káctơ (K).
2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
2.1. Thuận lợi:
- Thanh Hóa có 3 vùng: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển tạo thuận
lợi để phát triển kinh tế theo thế mạnh của từng vùng miền.
- Vị trí địa lý có đường biên giới với Lào, đường sắt, đường bộ, đường
biển, đường sông, là điều kiện phát triển KTXH, giao lưu hàng hoá trong nước
và quốc tế.
- Điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi, thích hợp cho thực vật, cây trồng
sinh trưởng và phát triển nhanh.
- Đất đai có nhiều loại đất để phát triển nhiều loại cây trồng.
19
2.2. Khó khăn:
- Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và các dãy núi cao, độ
chênh cao giữa các vùng lớn, độ dốc lớn, vùng đồng bằng có nhiều nơi trũng
thấp so mặt nước biển, vùng biển có nhiều cửa sông lạch. Kết hợp lượng mưa
trong năm lớn lại phân bố không đều tập trung >85% vào mùa mưa là nguyên
nhân de gây ra lũ lụt.
- Khí hậu thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi như mưa bão, lũ lụt, gió lốc,
mưa đá, gió phơn Tây nam khô nóng gây hạn hán, gió mùa Đông Bắc gây rét
đậm, rét hại xảy ra sẽ làm thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
- Đất đai có nhiều loại đất de bị xói mòn, rửa trôi khi cường độ mưa lớn.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1. Nguồn nhân lực
1.1. Dân tộc
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh,
Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú.
1.2. Dân số
Theo tài liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2015 toàn tỉnh có
3.496.081 người. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 314 người/km2, cao nhất
là Thị xã Sầm Sơn 3.163 người/km2, thấp nhất là huyện Quan Sơn chỉ có 39
người/km2, được chia ra các vùng như sau:
- Vùng ven biển bao gồm 6 huyện thị (Thị xã Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Hậu
Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia) với 193 xã có tổng dân số là
1.026.677 người chiếm 29,4% dân số toàn tỉnh;
- Vùng đồng bằng bao gồm 10 huyện thị (Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc,
Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nông Cống và thành
phố Thanh Hóa) với 262 xã có tổng dân số là 1.590.053 người chiếm 45,5% dân
số toàn tỉnh;
- Vùng trung du và miền núi bao gồm 11 huyện (Thường Xuân, Như
Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quan Hóa, Bá Thước,
20
Lang Chánh, Quan Sơn và Mường Lát) với 196 xã có tổng dân số là 899.233
người chiếm 25,1% dân số toàn tỉnh; cư trú ở 1.892 thôn bản; có 7 dân tộc chủ
yếu là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Doa, Khơ Mú, trong đó người Kinh
chiếm 42,2%, Mường 32,3%, Thái 22,5%, Thổ 0,8%, Mông 1,5%, Dao 0,5%,
Khơ Mú 0,08%.
- Dân số phân theo độ tuổi:
+ Dưới 16 tuổi là 1.087.281 khẩu, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh;
+ Từ 16- 30 tuổi là 891.501 khẩu, chiếm 25,5 % dân số toàn tỉnh;
+ Từ 31-55 tuổi là 884.508 khẩu, chiếm 25,3% dân số toàn tỉnh;
+ Trên 55 tuổi là 632.791 khẩu, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh;
- Tỷ lệ tăng dân số hàng năm:
+ Tỷ lệ sinh 1,44%
+ Tỷ lệ chết 0,45%
+ Tỷ lệ tăng tự nhiên 0,99%
1.3. Laođộng
Tổng số lao động theo độ tuổi toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.083.664 người
chiếm 59,6 % tổng dân số toàn tỉnh, lao động phân theo các ngành như sau:
- Lao động nông nghiệp có 1.510.656 người, chiếm 72,5% tổng số lao
động toàn tỉnh;
- Lao động thủ công buôn bán có 406.314 người, chiếm 19,5% tổng số lao
động toàn tỉnh;
- Lao động thuộc cán bộ công nhân viên chức có 166.693 người, chiếm
8,0% tổng số lao động toàn tỉnh;
Trên địa bàn tỉnh lực lưỡng lao động khá dồi dào, hoạt động trên mọi lĩnh
vực, nhưng không đồng đều giữa các ngành. Lao động nông nghiệp chiếm tới
72,5 % tổng số lao động toàn tỉnh, lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông chưa
qua đào tạo, đây là một thách thức lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay.
1.4. Phân bố dân cư
21
- Dân tộc Kinh đại đa số sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, vùng
ven biển, vùng đồng bằng, vùng núi thấp, các trục đường giao thông thuận tiện
đi lại de dàng. Người Kinh chủ yếu sống theo cộng đồng, làng xã, họ tộc, khối
dân cư... Đây là dân tộc tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới để
sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nên cuộc sống của họ thường ổn
định tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm tương đối lớn, tỷ lệ hộ đói nghèo thấp.
- Dân tộc Thái thường sống ở vùng núi thấp, gần khe, suối, sông lớn, đồng
bào đã định cư, họ sống thành từng bản, làng, họ tộc, cụm dân cư, đã canh tác lúa
nước và rẫy luân canh, biết áp dụng kỹ thuật mới nhưng năng suất hoa màu đạt
chưa cao. Đặc biệt người Thái có nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm và đan lát
nhưng vẫn ở dạng tự cung tự cấp chưa trở thành hàng hóa. Đồng bào đang còn
nhiều hủ tục lạc hậu, như ma chay, cưới hỏi, khài cúng, làm vía.. Tỷ lệ hộ đói
nghèo còn cao, trẻ em đến tuổichưa được học còn nhiều;
- Dân tộc Mường sống ở vùng núi thấp, các thung lũng ven sông suối, họ
chủ yếu làm ruộng nước và kết hợp canh tác rẫy luân canh, các nghề phụ như
đan lát, dệt vải khá phát triển, nhưng ở dạng tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng
hóa. Đời sống tương đối ổn định, nhưng tỷ lệ đói nghèo còn cao. Những năm
gần đây đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào đã được phát triển, nhưng
nhiều hủ tục, cưới hỏi, ma chay vẫn còn lạc hậu;
- Dân tộc Mông chủ yếu sống ở vùng núi cao trên 1.000 m so với mặt
biển, phân bố ở các huyện vùng cao như Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát.
Phong tục tập quán đốt nương làm rẫy, săn bắn du canh du cư, thường phát
nương làm rẫy ở rừng tự nhiên có trữ lượng lớn. Những năm gần đây nhờ có
chính sách của Đảng và Nhà nước nên người dân tộc Mông đã định cư, làm rẫy
thâm canh, nghề chăn nuôi của đồng bào khá phát triển như: trâu, bò, lợn, gà,
ngựa. Các nghề thủ công như rèn sắt dụng cụ sản xuất là nét nổi bật của người
Mông. So với các dân tộc thiểu số khác thì người Mông kinh tế ổn định hơn,
nhưng còn nhiều hủ tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ còn
cao;
22
- Dân tộc Thổ, Dao, Khơ Mú... nhìn chung đời sống còn nghèo nàn lạc
hậu, trình độ dân trí vùng cao còn thấp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nền kinh
tế chưa thoát khỏi tự cung tự cấp, tập quán canh tác còn lạc hậu. Những năm gần
đây được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án như Chương
trình 135, dự án định canh định cư, xây dựng các công trình phúc lợi nên bộ mặt
của vùng cao có đổi thay đáng kể.
2. Thực trạng kinh t xã hội
Theo tài liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2016:
2.1. T nh h nh inh t chung
- Tổng giá trị sản xuất 195.788,97 tỷ đồng
- Tổngsản lượng lương thực 1.738 nghìn tấn
- Tỷ lệ hộ nghèo 9,9%
- Các chỉ tiêu kinh tế
+ GDP bình quân đầu người 1.300 USD
+ Sản lượng lương thực bìnhquân 497,1 kg/người/năm
2.2. Sản xuấtnông nghiệp
Trồng trọt:
- Diện tíchtrồng lúa cả năm 258.634 ha,
- Diện tíchtrồng cây hàng năm: 34.032 ha,
- Đất nông nghiệp bìnhquân đầu người đạt 876,7m2,
- Năng suất bình quân cả năm đạt 58,6 tạ/ha,
- Tổng sản lượng thực đạt 1.738 nghìn tấn,
- Bình quân lương thực đầungười đạt 497,1kg,
Chăn nuôi: Là địa phương có tiềm năng đất đai rộng lớn nên chăn nuôi
khá phát triển, tổng đàn gia súc gia cầm toàn tỉnh.
- Đàn Trâu: 192,8 nghìn con,
- Đàn Bò: 216 nghìn con,
- Đàn Dê: 87,4 nghìn con,
- Ngựa: 0,4 nghìn con,
23
- Đàn Lợn: 888,1 nghìn con,
- Đàn gia cầm các loại: 17.721 nghìn con,
2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
2.3.1. Giao thông vận tải
Quốc lộ có 735 km: Quốc lộ 1A; Đường Hồ Chí Minh; 15 A; 45; 47;
217; 10 đã rải nhựa.
Tỉnh lộ: 821 km; đường liên huyện xã, thôn: 16.448 km trong đó có
10.218 km rải nhựa; đường sắt đi qua 99,5 km và 9 ga tầu; đường thuỷ có 842
km đường sông, chủ yếu sông Mã, sông Chu, 102 km ven biển. Bến cảng: Có
cảng sông Le Môn, cảng Hới, cảng Nghi Sơn tàu 3-5 vạn tấn có thể cập cảng.
Miền núi hệ thống giao thông nông thôn tỷ lệ được kiên cố hóa còn thấp, một
số tuyến liên xã, tỉnh lộ đã xuống cấp như tuyến Lang Chánh đi Yên Khương,
Yên Cát đi Thanh Quân, Thường Xuân đi Bát Mọt... (theo số liệu của Cục
thống kê tỉnh)
2.3.2. Giáo dục đào tạo
Năm 2016 có 2.182 trường học, 24.864 lớp học, 41.872 giáo viên,
731.036 học sinh, 16.471 phòng học kiên cố, 4.508 phòng học bán kiên cố và
342 phòng tạm tranh tre (theo số liệu thống kê của Cục thống kê 2016).
2.3.3. Y tế vệ sinh môi trường
Tỉnh có 715 cơ sở y tế (49 bệnh viện 12 phòng khám khu vực, 1 bệnh
viện phục hồi chức năng, 1 khu điều trị bệnh phong, 637 trạm y tế xã phường
với 11.988 giường bệnh, 10.520 cán bộ y tế (theo số liệu của Cục thống kê
2016)
2.3.4. Thông tin văn hóa xã hội
Các huyện đều có đài phát thanh và truyền hình, 80% số dân được xem
truyền hình. Bưu chính vien thông đến 2009 có 27 bưu cục huyện; 65 bưu cục thị
tứ; 565 điểm bưu điện văn hóa xã; số máy điện thoại cố định 712.032 cái (21
máy/100 dân), điện thoại di động 1.117.900 cái; 100% số xã được phủ sóng phát
24
thanh và truyền hình, 50 xã chưa có trạm truyền thanh (theo số liệu thống kê của
Cục thống kê 2016).
2.3.5. Thủy lợi, thủy điện
Thủy lợi được chia thành 7 vùng tưới và 6 vùng tiêu, cụ thể như sau:
- Vùng tưới: Vùng I: Thượng nguồn sông Mã; Vùng II: Lưu vực sông
Bưởi; Vùng III: Bắc sông Mã; Vùng IV: Nam sông Mã - Bắc sung Chu; Vùng
V: Lưu vực sông Âm; Vùng VI: Thượng nguồn sông Chu; Vùng VII: Nam
sông Chu.
- Vùng tiêu: Vùng I: Thượng nguồn sông Mã; Vùng II: Thượng nguồn
sông Chu; Vùng II: Lưu vực sông Bưởi; Vùng IV: Bắc sông Mã; Vùng V:
Đồng bằng Nam sông Mã; Vùng VI: Nam sông Chu.
Công trình tiêu: Có sông Hoàng, sông Lý, Quảng Châu, Trường Lệ, Trà
Giang, sông Gồng và 74 trạm bơm tiêu với 341 máy công suất 1000-3.600
m3/giờ diên tích tiêu 50.000 ha. Công trình tưới tự chảy có hệ thống thuỷ
nông sông Chu, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ, hồ Hao Hao... và trên 1.400 hồ
đập nhỏ miền núi. Công trình bơm có Bắc sông Mã, Nam sông Mã, Sa Loan,
Yên Tôn và 380 trạm bơm tưới (772 máy công suất 540-8.000m3/giờ), tổng
DT tưới 281.500 ha.
Công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt và hệ thống kênh quy hoạch
tưới cho 86.862 ha đất canh tác và phát điện 88-97 MW, bổ sung nước mùa
kiệt cho hạ lưu sông Mã với lưu lượng Q=30,42m3/s.
Điện lưới quốc gia đến 27 huyện thị với 92% số hộ dùng điện (ở miền
núi nhiều hộ gia đình vùng cao dùng máy thuỷ điện nhỏ, nhiều hộ chưa có
điện lưới (số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa).
3. Đánh giá chung về kinh t xã hội
Thuận lợi: Thanh Hóa là tỉnh đông dân. Dân số khu vực 223 xã miền núi
là trên 1 triệu người, đây là nguồn lao động dồi dào.
Nền kinh tế Thanh Hóa đang phát triển với nhịp độ tăng trưởng kinh tế
bình quân 9,1%/năm, an ninh lương thực và an ninh chính trị, xã hội ổn định và
25
giữ vững. Nhà nước và tỉnh đã có những chính sách quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội nói chung và lâm nghiệp nói riêng.
Đời sống vật chất, văn hóa-xã hội được nâng lên và có sự chuyển biến, cơ
sở hạ tầng được tăng cường và củng cố, giao thông được cải thiện, các tuyến
đường quốc lộ, tỉnh lộ các trục chính được rải nhựa. Đường sắt, đường thủy,
đường bộ, đường biển đang tạo cho tỉnh điều kiện phát triển và giao lưu kinh tế
xã hội với mọi vùng trong nước và quốc tế.
Điện lưới quốc gia đã đến các huyện miền núi là cơ sở để phát triển công
nghiệp chế biến. Thông tin tuyên truyền phát triển nhanh là điều kiện để thông
tin đến người dân các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. 83 xã còn đặc
biệt khó khăn đã và đang tiếp tục được đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, trường,
trạm và công trình thủy lợi).
Khó khăn: Dân số đông, phân bố không đều là áp lực vào rừng kiếm
sống nhất là khi đời sống khó khăn do thiên tai mất mùa. Lao động trong nông
thôn vẫn thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí
mới ở 223 xã miền núi (115 xã còn đặc biệt khó khăn) còn cao chiếm 13,51%.
Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn chậm phát triển. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở các huyện còn chậm. Giao thông nông thôn miền núi còn kém phát
triển. Phát triển trang trại rừng chưa tương xứng với tiềm năng. Đầu tư cho rừng
sản xuất theo dự án đã duyệt chậm được triển khai. Việc kêu gọi các tổ chức
quốc tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp còn chậm, chưa có sức thu hút.
Các chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế nói chung và rừng nói
riêng đã có nhiều chính sách ban hành nhưng tổ chức thực hiện đến cơ sở chậm
và chưa đồng bộ.
29
CHƯƠNG III
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Ứng dụng công nghệ địa không gian nhằm nâng cao
hiệu quả, chất lượng công tác quản lý tài nguyên rừng.
- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được mô hình và quy trình kỹ thuật ứng dụng
công nghệ địa không gian trong giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái
rừng có khả năng ứng dụng vào thực tien.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là sự thay đổi diện tích rừng, bao
gồm mất rừng và suy thoái rừng trong khu vực tỉnh Thanh Hóa.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Lựa chọn một số huyện đại diện về mất rừng và
suy thoái rừng để thực hiện, bao gồm các huyện phía Nam của tỉnh Thanh Hóa:
Đông Sơn, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn, Tĩnh
Gia, Tx. Sầm Sơn và một phần của các huyện Thiệu Hóa, Thường Xuân, Thọ
Xuân, Hoằng Hóa và Tp. Thanh Hóa (Hình 3.1 và Hình 3.2).
- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2016 đến
tháng 4/2017, thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2016.
30
A. Tỉnh Thanh Hóa B. Khu vực nghiên cứu
Hình 3.1. Khu vực nghiên cứu bao gồm một số huyện thị thuộc tỉnh Thanh Hóa
Hình 3.2. Khu vực nghiên cứu trên Google Earth
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, cần thiết phải tiến hành
nghiên cứu các nội dung cơ bản sau đây:
Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa
Nội dung này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ bức tranh tổng thể về diện
tích, trữ lượng các loại rừng, phân loại theo nguồn gốc, chủ quản lý và chức
năng của rừng làm cơ sở để xây dựng mô hình giám sát và phát hiện sớm mất
rừng, suy thoái rừng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
31
rừng phù hợp nhất.
Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát và phát hiện sớm
mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian
Về thực chất, đây là một hệ thống cho phép cập nhật và cung cấp thông
tin kịp thời về thực trạng và dien biến tài nguyên rừng (Quốc tế gọi đây là hệ
thống MRV - Monitoring - Reporting - Verification). Tuy nhiên, trong nghiên
cứu này, đề tài tập trung chủ yếu vào mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng
dien biến thảm thực vật rừng (còn gọi tắt là dien biến rừng) trong đó tập trung
vào mất rừng và suy thoái rừng.
Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
tài nguyên rừng ở Thanh Hóa
Từ các kết quả phân tích thực trạng về mất rừng và suy thoái rừng (phân
bố không gian, nguyên nhân…), đề tài đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được xây dựng theo từng nội dung nghiên cứu
của đề tài, cụ thể như sau:
Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa
Nội dung này chủ yếu được thực hiện theo phương pháp kế thừa các kết
quả của kiểm kê rừng ở tỉnh Thanh Hóa năm 2015, cũng như những kết quả cập
nhật những thay đổi rừng từ sau kiểm kê đến nay.
Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm rừng, đề tài chủ yếu dựa vào Thông
tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định tiêu chí xác định và phân loại
rừng làm cơ sở xác định khái niệm về rừng, hệ thống phân loại rừng, các tiêu chí
đánh giá mất rừng và suy thoái rừng.
Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát và phát hiện sớm
mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian
Về thực chất, đây là một hệ thống cho phép cập nhật và cung cấp thông
32
tin kịp thời về thực trạng và dien biến tài nguyên rừng (Quốc tế gọi đây là hệ
thống MRV - Monitoring - Reporting - Verification). Tuy nhiên, trong nghiên
cứu này, đề tài tập trung chủ yếu vào mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng
dien biến thảm thực vật rừng (còn gọi tắt là dien biến rừng) trong đó nhấn mạnh
vào mất rừng và suy thoái rừng. Để thực hiện nội dung này, cần dựa trên các cơ
sở và nội dung chi tiết dưới đây:
1. Xây dựng mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng mất rừng, suy
thoái rừng (MRV Model)
Mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng mất rừng, suy thoái rừng (MRV
Model) được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng diễn biến rừng (MRV Model)
Giám sát
(Monitoring)
Mô hình phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng 1 lần trong khoảng thời gian
từ 1/2 thang đến 6 tháng cho khu rừng bị mất có diện tích từ 0,1 ha trở lên
với độ chính xác trên 70% tùy thuộc vào ảnh vệ tinh sử dụng.
Báo cáo
(Reporting)
Mô hình báo cáo đảm bảo cập nhật số liệu thống kê và bản đồ về sự thay đổi
rừng theo các cấp quản lý, các loại rừng quản lý …
Kiểm chứng
(Verification)
Mô hình kiểm chứng thông tin và dữ liệu trong các báo cáo từ các cấp, kiểm
chứng khu vực có thể xảy ra mất rừng, suy thoái rừng...
Sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao hơn đối với vùng khả nghi có sự
thay đổi rừng, và hoặc kết hợp với việc tiến hành điều tra, khảo sát tại hiện
trường bằng chủ quản lý rừng, cán bộ Kiểm lâm/lâm nghiệp địa bàn và người
dân địa phương (với tần số bằng tần số của giám sát) (quy trình kỹ thuật, hệ
thống tổ chức, nhân sự, thủ tục ...).
Để thực hiện mô hình cần xây dựng các tiêu chí, chỉ số giám sát và phát
hiện sớm mất rừng và suy thoái rừng. Phương pháp xác định chỉ số này như sau:
- Kháiniệm về mấtrừng, suy thoái rừng:
Trong đề tài này, khái niệm mất rừng, suy thoái rừng trong đề tài này
được hiểu như sau:
+ Mất rừng là hiện tượng toàn bộ tầng cây cao của rừng bị chặt hạ, hoặcbị
cháy, bị chết khô vì lý do nào đó.
33
+ Suy thoái rừng là hiện tượng một số cây ở tầng cây cao bị chặt hạ, hoặc
bị cháy, bị chết khô vì lý do nào đó.
+ Khái niệm “vùng mất rừng (cũng là “khu rừng bị mất ) hoặc “vùng
suy thoái rừng (cũng là “khu rừng bị suy thoái ) ở đây phải lớn hơn hoặc bằng
0,1 ha để giảm thiểu các sai số nhieu trong quá trình bay chụp và phân tích ảnh
vệ tinh.
- Phương pháp phân tích biến đổi (Change detection):
Áp dụng phương pháp phân tích biến đổi dựa trên các ảnh vệ tinh thu
được theo thời gian (phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng các ảnh đầu vào đã
được hiệu chỉnh xạ, hiệu chỉnh hình học, hiệu chỉnh địa hình, chuyển các giá trị
số trên ảnh về giá trị phản xạ phổ của đối tượng trên bề mặt khí quyển). Để phân
tích biến đổi, có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên, trong đề tài này sử
dụng chỉ số than cháy NBR để so sánh giữa 2 thời điểm cần đánh giá sự thay đổi
theo công thức sau:
chứng
C = NBR(i)/NBR(i-1)
Trong đó C là chỉ số đánh giá sự thay đổi
NBR(i) là chỉ số than cháy ở thời điểm hiện tại
NBR(i-1) là chỉ số than cháy ở thời điểm trước – tức là thời điểm đối
Chỉ số than cháy (NBR – Normalized Burn Ratio, (áp dụng theo phương
pháp nghiên cứu của Key and Benson, 1995)) được xác định như sau:
+ Đối với ảnh vệ tinh Landsat 8:
NBR = (Band 5- Band 7)/(Band 5 + Band 7)
+ Đối với ảnh vệ tinh Sentinel 2:
NBR = (Band 8 – Band 12)/ (Band 8 – Band 12)
Việc sử dụng chỉ số C theo phương pháp tỷ số như vậy sẽ giảm được saisố
do sự sai khác không thuộc bản chất của đối tượng cần quan tâm giữa 2 ảnh ở
34
2 thời điểm, chẳng hạn như ảnh hưởng của bóng núi, sai số hiệu chỉnh hình
học…
- Xác định ngưỡng mất rừng, suy thoái rừng theo chỉ số C:
Theo phương pháp trên, cần phải xác định ngưỡng chỉ số C như thế nào
thì được xem là mất rừng, như thế nào thì được xem là suy thoái rừng. Để xác
định các ngưỡng này cần áp dụng phương pháp khảo sát những điểm mất rừng
xem giá trị NBR ở đó là bao nhiêu, giá trị NBR trước khi mất rừng là bao nhiêu,
sau đó tính tỷ số C và lựa chọn ngưỡng thăm dò theo kiểu “thử và sai . Sau đó
dựa trên một số điểm mất rừng/suy thoái rừng từ thực tế để thay đổi ngưỡng, khi
nào thấy sự tăng ngưỡng, giảm ngưỡng đều sai số lớn hơn giữ nguyên thì dừng
lại. Giá trị được xác định tại đó chính là ngưỡng cần tìm. Điều này sẽ được thể
hiện trong phần kết quả nghiên cứu.
Biểu điều tra các khu rừng bị mất hoặc bị suy thoái được thể hiện theo
mẫu biểu 3.1 và mẫu biểu 3.2 dưới đây:
Mẫu biểu 3. 1. Điều tra các khu vực mất rừng
STT
Thời
gian mất
rừng
Tọa độ khu
vực tâm
Địa chỉ
Lô Kh TK
Lý do hoặc
nguyên
nhân (n u
rõràng)
Chủ
quản lý
Diệntích
(ha)
Ghi chú
X Y Xã Huyện
Mẫu biểu 3.2. Điều tra các khu vực suy thoái rừng
ST
T
Suy thoái
rừng
Tọa độ khu
vực tâm
Địa chỉ
Lô Kh TK
Lý do hoặc
nguyên
nhân (n u
rõ ràng)
Chủ
quản lý
Diện tích
khu rừng bị
tác động
(m2 hoặc
ha)
Ghi
chú
X Y Xã Huyện
35
Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, tổng số điểm kiểm chứng dự kiến
trong đề tài này là trên 200 điểm được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và
dựa vào dữ liệu kiểm chứng đã có sẵn.
2. Lựa chọn và thu thập các nguồn dữliệu không gian, dữ liệu mặt đất và
thông tin bổ trợ…
Các kết quả nghiên cứu tổng quan đã cho thấy sự kết hợp các nguồn dữ
liệu vien thám cho hiệu quả giải đoán cao nhất cả về tính kinh tế và độ chính
xác. Dựa trên điều kiện thực tien, đề tài dự kiến đã khảo sát và sử dụng và sử
dụng ảnh Landsat 8 và ảnh Sentinel 2A. Các loại ảnh này hoàn toàn mien phí và
đã được hiệu chỉnh (hiệu chỉnh hình học, hiệu chỉnh xạ, hiệu chỉnh địa hình/trực
giao, chuyển từ giá trị số về giá trị phản xạ phổ của đối tượng trên bề mặt khí
quyển…) nếu tải về từ trang của Google Earth Engine. Các ảnh được lựa chọn
phải đảm bảo không có mây ở vùng quan tâm (cả vùng hoặc một phần nào đó).
Đối với các nguồn dữ liệu phân tích GIS, đề tài sử dụng bản đồ nền, bản
đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hệ thống đường giao thông, bản
đồ hiện trạng rừng … theo dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng của tỉnh Thanh Hóa
năm 2015.
Bên cạnh đó, đề tài kế thừa số liệu về sự cập nhật các điểm có sự thay đổi
rừng theo kết quả cập nhật bản đồ kiểm kể rừng năm 2016 của Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Thanh Hóa để phục vụ quá trình phân tích các nội dung liên quan.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp so ảnh trực giác trên Google
Earth Engine để kiểm chứng nhanh khu rừng bị mất hoặc suy thoái.
Đồng thời, để xác định các khu rừng bị tác động trong quá khứ, đề tài sử
dụng phương pháp phỏng vấn người dân và các cán bộ địa bàn có nhiều kinh
nghiệm, thông thường với mỗi điểm/khu rừng bị mất, phỏng vấn ít nhất 2-3
người kết hợp với các thông tin đã có để kiểm chứng mất rừng, suy thoái rừng
trong quá khứ. Mặt khác, cũng thông qua phỏng vấn để tìm hiểu các nguyên
nhân mất rừng, suy thoái rừng tại điểm điều tra, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý rừng.
36
3. Lập bản đồ khu rừng bị mất hoặc suy thoái
Sửdụngphươngpháp phântíchchỉ số C và ngưỡng mất rừng, suy thoáirừng
để thành lập bản đồ khu vực mất rừng hoặc suy thoái rừng. Thông thường bản đồ
này ở dạng Raster. Vì vậy, cần được chuyển đổi về dạng Vector để tách chiết các
thôngtin liên quantheo bảnđồ kiểm kê rừng và đểtiện cho côngtác quản lý dữ liệu.
Saukhi chuyển sang Vector, cầntiến hành các bước lọc bỏ các điểm/vùng nhieu do
quátrìnhphân tich Raster, quátrìnhchuyểnđổiđịnh dạngtạo ra. Thông thường các
vùng quá nhỏ (dưới 0,1 ha) thường được loại bỏ để tránh sai số này.
4. Xác định chủ quản lý khu rừng bị mất hoặc suy thoái
Áp dụng phương pháp chồng xếp bản đồ (intersect) giữa bản đồ khu rừng
bị tác động và bản đồ kiểm kê rừng để tổng hợp thông tin về chủ quản lý khu
rừng bị tác động.
5. Nghiên cứu đánh giá độ chính xác của kết quả pháthiện sớm mấtrừng,
suy thoái rừng.
Trong đề tài này, tác giả áp dụng phương pháp đánh giá độ chính xác của
công tác phát hiện sớm mất rừng/suy thoái rừng (Am, %) như sau:
Am(%) = (Số vùng đúng)/tổng số vùng được phát hiện từ phân tích ảnh.
Ngoài ra, độ chính xác về diện tích của vùng rừng bị thay đổi được phát
hiện (mất hoặc suy thoái, As(%)) được xác định như sau:
As(%) = Diện tích được phát hiện/diện tích thực tế
Số liệu và thông tin về vùng mất rừng, suy thoái rừng được xác định
thông qua khảo sát rút mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, kết hợp với kế thừa
các số liệu cập nhật dien bien rừng đã có của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
và so ảnh trực giác trên Google Earth Engine.
6. Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian
trong giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng
Mô trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát và
phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng sẽ được tổng hợp và hoàn thiện dựa trên
các kết quả phân tích của đề tài, kết hợp với quá trình tham kiến các chuyên gia
có nhiều kinh nghiệm (Bảng 3.3. Mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian
giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng ở Thanh Hóa).
37
X
Xây dựng cơ sở dữ
liệu phân tích phát
hiện khu rừng bị mất
hoặc suy thoáii
Bảng 3.2. Mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian giám sát và
phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng ở Thanh Hóa
Lựa chọn vùng quan tâmvà lập bản
đồ ranh giới khu vực nghiên cứu;
Lựa chọn phần mềmchuyên dụng
(QGIS, ArcGIS, …)
Tải ảnh các bản đồ NBR từ GEE
kèm theo Metadata của ảnh gốc
(để có thông tin về ngày tháng
chụp, độ che phủ của mây, …)
Nhận dạng và loại bỏ vùng có
mây theo phương pháp tổ hợp
màu gần giống màu thật (trên
Nhập bản đồ khu vực nghiên cứu
lên Google Earth Engine (GEE)
Lựa chọn ảnh vệ tinh (Landsat 8 và
Sentinel 2 đã qua xử lý), tính chỉ số
NBR từ ảnh đã qua xử lý bằng GEE
Thu thập số liệu và
thông tin về các khu
rừng bị mất, suy thoái
Google Earth Engine) và số hóa. Thu thập, kiểm tra, hiệu
chỉnh bản đồ kiểm kê
rừng và các bản đồ,
thông tin liên quan
Xác định ngưỡng mất rừng, suy
thoái rừng (Trong đề tài này C = 0 – 0.4
– mất rừng; C = 0.4 – 0.7 suy thoái rừng;
C = Giá trị khác thì xem như rừng không
thay đổi)
Thành lập bản đồ mất rừng, suy
thoái rừng tiềm năng
Hoàn thiện bản đồ mất
rừng, suy thoái rừng
Tách và tổng hợp các thông tin về khu rừng bị
tác động theo chủ quản lý khu rừng, loại trạng
thái rừng, loài cây … từ bản đồ
kiểm kê rừng (thuật toán Intersect)
Tính chỉ số C cho từng giai đoạn
cần phân tích
Kiểm chứng nhanh vùng mất rừng, suy thoái
rừng bằng phương pháp so ảnh trên Google
Earth Engine và dựa vào các số liệu điều tra thực
địa, phỏng vấn. Sau đó, tiến hành loại bỏ các
polygon nhiễu, do ảnh hưởng của bóng mây,
bóng núi …
Kiểm tra, đánh giá độ chính
xác của bản đồ mất rừng, suy
thoái rừng, nếu không thoả
mãn cần làm lại từ đầu
Cập nhật khu rừng thay đổi lên bản
đồ kiểm kê để làm cơ sở cho giám
sát về sau
BÁO CÁO
38
Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất giảipháp nâng cao hiệu quả quản lý
tài nguyên rừng ở Thanh Hóa
Nội dung này được thực hiện chủ yếu theo phương pháp dựa vào kết quả
phân tích, giám sát mất rừng và suy thoái rừng của đề tài, đặc điểm rừng cũng
như các nguyên nhân mất rừng hoặc suy thoái rừng ở khu vực nghiên cứu, kết
hợp với ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên rừng.
39
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa
4.1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo hiện trạng
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được tập hợp tại Bảng 4.1, số liệu chi
tiết được thể hiện ở phần Phụ lục 02.
Tổng diện tích rừng và đất chưa có rừng được kiểm kê là: 684.020,9 ha
(trong quy hoạch lâm nghiệp là 647.677,1 ha, ngoài quy hoạch lâm nghiệp là
36.343,8 ha), trong đó:
* Diện tích có rừng: 587.009,8 ha
- Phân theo nguồn gốc: Rừng tự nhiên: 395.164,4 ha; rừng trồng:
191.845,4 ha.
- Phân theo điều kiện lập địa: Rừng trên núi đất: 539.558,6 ha; rừng trên
núi đá: 46.591,8 ha; rừng trên đất ngập nước: 481,7 ha; rừng trên cát: 377,7 ha.
* Diện tích chưa có rừng: 97.011,1 ha.
4.1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng
a) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loại rừng:
647.677,1 ha, trong đó:
- Diện tích có rừng: 554.607,9 ha (rừng tự nhiên: 384.221,5 ha; rừng
trồng: 170.386,4 ha);
- Diện tích chưa có rừng: 93.069,2 ha. Trong đó: Đất có rừng trồng nhưng
chưa thành rừng: 35.758,6 ha; đất trống có cây gỗ tái sinh: 5.936,2 ha; đất trống
không có cây gỗ tái sinh: 45.983,3 ha; núi đá không cây: 4.005,4 ha; đất có cây
nông nghiệp: 739,1 ha; đất khác: 646,6 ha.
b) Phân theo chức năng
- Đặc dụng: 82.268,9 ha, trong đó:
Có rừng:79.512,3 ha, (rừng tự nhiên 77.985,8 ha, rừng trồng 1.526,5 ha).
Chưa có rừng: 2.756,6 ha, (rừng mới trồng 39,3 ha, đất trống có cây tái
sinh 985,3 ha, đất trống không có cây tái sinh 1.585,8 ha, đất khác 146,2 ha).
40
- Phòng hộ: 185.045,8 ha, trong đó:
Có rừng:170.015,5ha,(rừngtựnhiên142.248,3ha,rừngtrồng27.767,2ha).
Chưa có rừng: 15.030,3 ha, (rừng mới trồng 3.319,9 ha, đất trống có câytái
sinh1.879,6 ha, đấttrốngkhôngcó câytáisinh8.171,3 ha, đấtkhác 1.659,5 ha).
Sảnxuất:380.362,5ha, trongđó:
Có rừng:305.080,2ha,(rừngtựnhiên163.987,3ha, rừngtrồng141.092,9ha).
Chưa có rừng: 75.282,3 ha, rừng mới trồng 32.399,5 ha, đấttrống có câytái
sinh3.071,3 ha, đấttrốngkhôngcó câytáisinh36.226,2 ha, đấtkhác 3.585,3 ha).
c) Diện tích có rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 36.343,8 ha, trong đó:
Diện tích có rừng 32.401,9 ha (rừng tự nhiên 10.942,9 ha; rừng trồng
21.459,0 ha). Đất đã trồng nhưng chưa thành rừng: 3.941,9 ha (chủ rừng nhóm I:
3.350,8 ha; chủ rừng nhóm II: 591,1 ha).
4.1.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủquản lý được thống kê tại
Bảng 4.2 và chi tiết được thể hiện ở phần Phụ lục 02.
4.1.3.1. Chủ rừng nhóm II
Tỉnh Thanh Hóa có 53 chủ rừng nhóm II, quản lý trên diện tích:
223.606,6 ha, cụ thể tại Bảng 4.3 và chi tiết được thể hiện ở phần Phụ lục 02, cụ
thể như sau:
Diện tích trong quy hoạch cho lâm nghiệp: 219.858,1 ha (Đặc dụng:
82.268,9 ha; Phòng hộ: 93.160,6 ha; Sản xuất: 44.155,6 ha).
Diện tích có rừng và đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng ngoài quy
hoạch lâm nghiệp: 4.021,5 ha.
a) Ban quản lý rừng đặc dụng (11 đơn vị, gồm: Vườn quốc gia, các khu
BTTN, bảo tồn loài, các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh).
Tổng diện tích quản lý: 90.218,6 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 86.835,6 ha (rừng tự nhiên: 83.829,3 ha; rừng trồng:
3.006,3 ha).
* Đất chưa có rừng: 3.383,0 ha.
41
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 89.740,1 ha, trong đó: Đặc dụng:
82.268,9 ha; phòng hộ: 1.566,2 ha; sản xuất: 5.905,0 (Khu BTTN Pù Luông:
40,6 ha; Vườn quốc gia Bến En: 383,1 ha; Khu BTTN Pù Hu: 4.644,8; Khu
BTTN Xuân Liên: 836,5).
Diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp có rừng và đã trồng nhưng chưa
thành rừng là 478,6 ha.
b) Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý (13 đơn vị)
Tổng diện tíchquản lý: 75.501,1 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 69.703,5 ha (rừng tự nhiên: 51.245,2 ha; rừng trồng:
18.458,3 ha)
* Đất chưa có rừng: 5.797,6 ha.
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 73.861,5 ha (phòng hộ: 50.783,9
ha; sản xuất: 23.077,6 ha).
Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch
lâm nghiệp: 1.639,6 ha.
c) Các Công ty TNHH MTV quản lý (4 đơn vị)
Tổng diện tíchquản lý: 16.350,8 ha, trong đó:
* Đấtcó rừng:14.335,7ha(rừngtựnhiên:5.842,5ha;rừngtrồng:8.493,3ha).
* Đất chưa có rừng: 2.015,1 ha.
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 15.282,3 ha (phòng hộ: 6.624,3 ha;
sản xuất: 8.658,0 ha).
Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch
lâm nghiệp: 1.068,5 ha.
d)Các doanhnghiệp, tổ chứckinhtếngoàiquốc doanhquảnlý(2 đơnvị)
Tổng diện tích quản lý: 276,4 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 241,8 ha (rừng tự nhiên: 1,1 ha; rừng trồng: 240,7 ha).
* Đất chưa có rừng: 34,6 ha.
Diện tíchtrongquyhoạchlâmnghiệp:276,4halà rừngsảnxuất:276,4ha.
đ) Các đơn vị lực lượng vũ trang quản lý (16 đơn vị)
42
Tổng diện tíchquản lý: 37.824,2 ha, trong đó:
* Đấtcó rừng:34.535,0ha(rừngtựnhiên:33.694,6ha;rừngtrồng:840,4ha).
* Đất chưa có rừng: 3.289,2 ha.
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 37.462,0 ha (phòng hộ: 34.171,8
ha; sản xuất: 3.290,2 ha).
Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch
lâm nghiệp: 362,2 ha.
e) Các tổ chức khác (8 đơn vị)
Tổng diện tíchquản lý: 3.435,4 ha, trong đó:
* Đấtcó rừng:2.579,3ha(rừngtự nhiên: 39,6ha; rừng trồng:2.539,7ha).
* Đất chưa có rừng: 856,1 ha.
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 2.962,8 ha (phòng hộ 14,3 ha; sản
xuất: 2.948,5 ha.
Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch
lâm nghiệp: 472,6 ha.
4.1.3.2. Chủ rừng nhóm I
Tỉnh Thanh Hóa có 65.391 chủ rừng nhóm I tại Bảng 4.5 và chi tiết tại
phần Phụ biểu 02. Cụ thể:
- Có 376 “chủ rừng là UBND;
- Có 113 chủ rừng là cộng đồng thôn, bản;
- Có 64.902 chủ rừng là các hộ/nhóm hộ gia đình).
Tổng diện tích do chủ rừng nhóm I quản lý là: 460.414,4 ha rừng và đất
quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó:
a) Hộ gia đình, cá nhân
Quản lý tổng diện tích: 360.274,2 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 298.485,5 ha (rừng tự nhiên: 159.501,8 ha; rừng trồng:
138.983,7 ha).
* Đất chưa có rừng: 61.788,7 ha.
43
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 338.367,6 ha (phòng hộ: 60.273,1
ha; sản xuất: 278.094,5 ha).
Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch
lâm nghiệp: 21.906,6 ha.
b) Cộng đồng thôn, bản
Quản lý tổng diện tích: 14.220,0 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 12.861,7 ha (rừng tự nhiên: 10.364,3 ha; rừng trồng:
2.497,4 ha).
Đất chưa có rừng: 1.358,3 ha.
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 13.862,4 ha (phòng hộ: 3.149,4 ha;
sản xuất: 10.713,0 ha).
Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch
lâm nghiệp: 357,6 ha.
c) UBND cấp xã tạm quản lý
Tổng diện tích:85.920,1 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 67.431,7 ha (rừng tự nhiên: 50.646,0 ha; rừng trồng:
16.785,6 ha).
* Đất chưa có rừng: 18.488,4 ha.
Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 75.862 ha (phòng hộ: 28.462,7 ha;
sản xuất: 47.399,3 ha).
Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch
lâm nghiệp: 10.058,1 ha
4.1.3.3. Diện tích rừng và độ che phủ phân theođơn vị hành chính
Diện tích rừng và độ che phủ phân theo đơn vị hành chính được tập hợp ở
Bảng 4.5 và chi tiết tại phần Phụ biểu 02.
Độ che phủ rừng của tỉnh Thanh Hóa bao gồm cả diện tích rừng tự nhiên
và rừng trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp (Chưa tính 39.700,5 ha đất đã trồng
nhưng chưa thành rừng) là 52,8%.
44
Tất cả 27 huyện, thị xã và Thành phố Thanh Hóa đều có rừng và đất quy
hoạch cho lâm nghiệp.
- Huyện có diện tíchrừng lớn nhất là huyện Thường Xuân (diện tíchrừng
84.154,8 ha)
- Huyệncó diệntíchrừngnhỏ nhấtlàhuyệnĐôngSơn(diệntíchrừng71,4ha)
- Huyện có độ che phủ rừng lớn nhất là huyện Quan Sơn (độ che phủ rừng
đạt 88,8%)
- Huyện có độ che phủ rừng nhỏ nhất là huyện Đông Sơn (độ che phủ
rừng chỉ đạt 0,9%).
4.1.4. Trữ lượng rừng
Trữ lượng các loại rừng được tổng hợp tại Bảng 4.6, Phụ biểu 02.
- Tổng trữ lượng gỗ: 28.669.654 m3. Trong đó: Trữ lượng gỗ trong quy
hoạch lâm nghiệp 27.634.655 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch lâm nghiệp
1.034.998 m3.
+ Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên: 24.149.893 m3, trong đó trữ lượng gỗ
trong quy hoạch lâm nghiệp 23.698.896 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch lâm
nghiệp 450.997 m3.
+ Tổng trữ lượng gỗ rừng trồng 4.519.761 m3, trong đó trữ lượng gỗ trong quy
hoạch lâm nghiệp 3.935.759 m3; trữlượng gỗ ngoàiquyhoạchlâmnghiệp 584.002 m3.
- Tổng trữ lượng tre, nứa: 661.819.500 cây. Trong đó:
+ Rừng tre nứa tự nhiên thuần loài: 280.480.800 cây
+ Rừng hỗn giao tự nhiên gỗ - tre nứa và tre nứa - gỗ: 187.639.900 cây
+ Rừng trồng Luồng, tre nứa: 193.698.800 cây.
Nguồn:Theo công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh ThanhHóa năm 2015 tại
Quyết định số 5429/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
4.1.5. Những nguyên nhân chính làm mất rừng và suy thoái rừng ở
Thanh Hóa.
45
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân chính gây mất rừng và
suy thoái rừng ở Thanh Hóa bao gồm:
- Phá rừng, chuyển đổi mục đích đấtlâm nghiệp để trồng cây công nghiệp
và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng trên địa bàn toàn tỉnh được cải tạo lấy đất
trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho phát triển kinh tế (cao su,
mía, sắn...) từ năm 2008 đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã cho phép cải tạo
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên 13.000 ha.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng
như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên
nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Hàng năm trên địa
bàn toàn tỉnh khai thác hơn 10.000 ha rừng các loại.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất khác: Tổng hợp
diện tích chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang làm làm giao thông, thủy lợi,
thủy điện, xây dựng từ năm 2008 đến hết năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh là hơn
3.200 ha.
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương
thực. Từ năm 2000 đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 800 ha rừng bị
chặt phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp.
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên
nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ, củi sử
dụng làm chất đốt hàng năm trên trên địa bàn tỉnh hơn 400 nghìn m3. Trên địa
bàn toàn tỉnh có hơn 400 nghìn người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn,
sưởi ấm...
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các tỉnh trong
toàn quốc và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ,
chỉ trong năm 2010, 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra nhiều vụ cháy
rừng gây thiệt hại hơn 500 ha rừng.
- Thiên tại, sâu bệnh, xâm thực của nước biển: Đây cũng là nguyên nhân
gây mất rừng và suy thoái rừng trên địa bàn toàn tỉnh, chỉ tính riêng vụ dịch sâu
46
róm thông năm 2013 tại tỉnh Thanh Hóa đã gây ảnh hưởng cho hơn 1.500 ha rừng
thông; mùa rét năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 1.800 ha rừng ở
độ cao trên 900 m bị ảnh hưởng; hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh có gần 200 ha bị
biển xâm thực hoặc rừng trồng bị sóng biển cuốn trôi.
- Kỹ thuật khai thác lạc hậu: Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật
khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng hoặc khai thác quá mức vượt khả
năng phục hồi tự nhiên của rừng cũng góp phần đáng kể làm mất rừng và suy
thoái trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm
tăng quá trình mất rừng, suy thoái trên địa bàn toàn tỉnh. Đó là các chính sách
quản lý rừng, chính sách đất đai và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự
án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy
điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng tốc độ mất rừng,
suy thoái rừng ở Thanh Hóa.
4.2. Mô hình giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng
bằng công nghệ địa không gian
4.2.1. Mô h nh tổng thể giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái
rừng bằng công nghệ địa hông gian.
Kết quả xây dựng mô hình tổng thể giám sát và phát hiện sớm mất rừng,
suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian được thể hiện trong Hình 4.1. Mô
hình này đã được xây dựng trên cơ sở các phương pháp đã được trình bày đồng
thời được kiểm chứng bằng chính các kết quả phân tích của đề tài.
Các kết quả ở nội dung này sẽ được trình bày theo mô hình tổng thể đó.
1. Lựa chọn vùng quan tâm và lập bản đồ ranh giới khu vực nghiên
cứu; Lựa chọn phần mềm chuyên dụng (QGIS, ArcGIS, …)
Như trong phương pháp đã trình bày, do tỉnh Thanh Hóa quá rộng lớn, nên
trong khuôn khổ luận văn, tác giả chọn một số huyện đại diện về mất rừng và suy
thoái rừng đểnghiên cứu, bao gồmcác huyện phía Nam của tỉnh Thanh Hóa:Đông
Sơn, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Tx.
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng
Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...nataliej4
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Nguyen Van Nghiem
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...jackjohn45
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...nataliej4
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAYLuận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa líLuận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 
Đề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAYĐề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Thái Bình, HAY
 

Similar to Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng

Bao cao chat luong môi trường không khí 2015
Bao cao chat luong môi trường không khí 2015Bao cao chat luong môi trường không khí 2015
Bao cao chat luong môi trường không khí 2015Loisieunhan
 
Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...
Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...
Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...nataliej4
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...KhoTi1
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...
Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...
Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...hoangthomdtvt
 
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdfNghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdfNuioKila
 

Similar to Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng (20)

Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAYĐề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầngXây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
 
Bao cao chat luong môi trường không khí 2015
Bao cao chat luong môi trường không khí 2015Bao cao chat luong môi trường không khí 2015
Bao cao chat luong môi trường không khí 2015
 
Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...
Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...
Luận văn: Sử dụng thuật toán Microsoft decision tree trong công tác quản lí n...
 
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm SơnLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
 
Luận văn: Tra cứu ảnh sử dụng đặc trưng và phản hồi liên quan
Luận văn: Tra cứu ảnh sử dụng đặc trưng và phản hồi liên quanLuận văn: Tra cứu ảnh sử dụng đặc trưng và phản hồi liên quan
Luận văn: Tra cứu ảnh sử dụng đặc trưng và phản hồi liên quan
 
Đề tài: Tra cứu ảnh dựa trên nội dung sử dụng nhiều đặc trưng, HAY
Đề tài: Tra cứu ảnh dựa trên nội dung sử dụng nhiều đặc trưng, HAYĐề tài: Tra cứu ảnh dựa trên nội dung sử dụng nhiều đặc trưng, HAY
Đề tài: Tra cứu ảnh dựa trên nội dung sử dụng nhiều đặc trưng, HAY
 
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc KạnLuận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CERAMIC GẮN NANO BẠC ĐỂ SẢN XUẤT BỘ DỤNG CỤ LỌC N...
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
 
Đề tài trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
 
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuậtNâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
 
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
 
Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biển
Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biểnNghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biển
Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng cây ngập mặn ven biển
 
Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...
Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...
Xay dung chuong_trinh_chat_hoat_dong_trong_mang_lan_pc_ma_rnymog_201304100238...
 
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, HAY
 
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdfNghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng

  • 1. i Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh Thanh Hóa bằng công nghệ địa không gian DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ HOTLINE (ZALO/VIBER/TELE) 0936885877 DICHVULUANVANTRITHUC@GMAIL.COM LUANVANTRITHUC.COM LIÊN HỆ ĐỂ TẢI TÀI LIỆU NHANH
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2017 Người cam đoan Trịnh Đăng Tình
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập của khoá Cao học 2015 - 2017 tại Trường. Đặc biệt cảm ơn đặc biệt thầy giáo PGS-TS. Phùng Văn Khoa đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này. Nhân dịp này tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Hạt Kiểm lâm các huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu cũng như cung cấp tài liệu có liên quan thực hiện đề tài; trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đề tài. Cuối cùng xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực nghiên cứu, nhưng do điều kiện tác nghiệp thực hiện đề tài thuộc trên địa bàn rộng, thời gian ngắn nên Bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Trịnh Đăng Tình
  • 4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ i LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................. v DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG I.................................................................................................... 3 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................... 3 1.1. Tổng quan về Công nghệ địa không gian................................................... 3 1.2. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n biến tài nguyên rừng trên thế giới............................................................................................. 3 1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n biến tài nguyên rừng ở Việt Nam............................................................................................. 5 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................................... 9 I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.............................................................................. 9 1. Khái quát đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 9 2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên......................................................... 18 II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI.................................................................19 1. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 19 2. Thực trạng kinh tế xã hội........................................................................... 22 3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội............................................................... 24 CHƯƠNG III ............................................................................................... 29 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 29 3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................29 3.2. Đốitượng, phạm vi nghiên cứu................................................................29 3.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................30 3.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................31
  • 5. v CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 39 4.1. Đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa....................................................39 4.1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng...........................39 4.1.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý.........................40 4.1.4. Trữ lượng rừng.....................................................................................44 4.2. Mô hình giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian...................................................................................... 46 4 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa69 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................ 73 I. KẾT LUẬN................................................................................................73 II. TỒN TẠI..................................................................................................73 III. KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 75 PHỤ LỤC .................................................................................................... 77
  • 6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng3.1. Mô hìnhgiámsát, báocáovàkiểmchứngdinbiến rừng(MRVModel).32 Mẫu biểu3. 1. Điềutracác khuvực mấtrừng.................................................... 34 Mẫu biểu 3.2. Điều tra các khu vực suy thoái rừng......................................... 34 Bảng 4.7a. Thông tin về các ảnh Landsat 8 được sửdụng trong đề tài.............. 48 Bảng 4.7b. Thông tin về các ảnh Sentinel 2 được sửdụng trong đề tài............. 48 Bảng 4.8. Các giai đoạn nghiên cứu giám sát mất rừng, suy thoái rừng............ 54 Bảng 4.9. Tổnghợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 22/1/2015 – 23/2/2015................................................................................... 55 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 14/5/2015 - 30/5/2015................................................................................... 57 Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 30/5/2015 - 1/7/2015..................................................................................... 58 Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 1/7/2015 - 18/8/2015..................................................................................... 59 Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 18/8/2015 - 21/10/2015 ................................................................................. 61 Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 21/12/2015 - 9/2/2016................................................................................... 63 Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 9/2/2016 - 9/5/2016....................................................................................... 64 Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 1/6/2016 – 20/8/2016 .................................................................................... 66 Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả kiểm tra mất rừng, suy thoái rừng giai đoạn 20/8/2016 - 10/12/2016 ................................................................................. 67 Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả kiểm tra các khu vực mất rừng, suy thoái rừng... 69
  • 7. vi i DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình3.1. Khuvực nghiêncứubaogồmmộtsốhuyệnthịthuộctỉnhThanhHóa......30 Hình3.2. KhuvựcnghiêncứutrênGoogleEarth ................................................30 Hình 4.1. Khu vực nghiên cứu được đăng nhập trên hệ thống GEE ...............................47 Hình 4.2. Minh họa một số ảnh vệ tinh Landsat 8 được download bằng GEE... 49 Hình 4.3. Mây dày (a), mây mỏng (b), bóng mây (c) trên GEE ....................... 49 Hình 4.4. Lựa chọn vùng không có mây (được tô màu) trong khu vực nghiên cứu .............................................................................................................. 50 Hình 4 5. Kết quảxác định mất rừng, suythoáirừng từ phân loại bản đồ chỉ số C51 Hình4.6. Giao diệnkiểmtranhanhkhuvực mấtrừng, suythoáirừngbằngGEE.....52 Hình4.7. Sơ đồvịtrí cáckhurừngbịmất, suythoáitrongkhuvực........................55 nghiên cứu được pháthiện từ ngày22/1/2015 – 23/2/2015..............................................55
  • 8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bên cạnh những lợi ích thu được từ việc khai thác, sử dụng nguồn lợi từ rừng, các hoạt động của con người đã gây ra rất nhiều tác động đối với tài nguyên và môi trường. Hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với những vấn đề về sự suy thoái của nguồn lợi tự nhiên và môi trường. Sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ phát triển bền vững đang là vấn đề hết sức cấp thiết được các nhà quản lý đặt ra. Để làm tốt công việc này, công tác điều tra, theo dõi và đánh giá biến động rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mặc dù hàng năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng, nhưng hầu hết các báo cáo này chủ yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ rừng bằng phương pháp truyền thống thô sơ, đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Khi sử dụng các tài liệu thống kê và các tư liệu bản đồ không phải bao giờ cũng có thể khai thác những thông tin kịp thời nhất. Thời gian tổng hợp số liệu và thành lập bản đồ cho khu vực nghiên cứu càng kéo dài thì thông tin trên bản đồ càng lạc hậu và không chính xác. Trong khi đó bản đồ đòi hỏi nhanh về thời gian, chính xác về loại hình, cập nhật về thông tin. Do đó, cần phải có phương pháp mới, nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền thống. Từ thực ti n công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta nói chung cho thấy việc xây dựng mô hình giám sát và đánh giá di n biến tài nguyên rừng bằng công nghệ địa không gian là một yêu cầu hiện hữu và cấp bách. Công nghệ này cho phép cập nhật và đánh giá sự thay đổi về diện tích, hiện trạng rừng, những khu vực mất rừng suy thoái rừng một cách nhanh chóng và chính xác, đảm bảo tính khách quan, tính khoa học và tính thường xuyên, liên tục. Từ đó giúp các nhà quản lý có biện pháp, giải pháp thích hợp và kịp thời đối với sự thay đổi diện tích và chất lượng rừng trong khu vực mình quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta còn rất mới mẻ và hạn chế.
  • 9. 2 Xuất phát từ những lý do nêu trên học viên đã chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh Thanh Hóa bằng công nghệ địa không gian”. Đề tài này được thực hiện sẽ trực tiếp cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực ti n và quy trình ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát mất rừng và suy thoái rừng ở Thanh Hóa, hỗ trợ quá trình ra các quyết định tác động kịp thời nhằm quản lý và bảo vệ rừng bền vững.
  • 10. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về Công nghệ địa không gian Công nghệ địa không gian (Geospatial Technology, GT) có thể được hiểu là công nghệ thu thập, tổng hợp, phân tích, trình di n, di n giải, chia sẻ và quản lý các dữ liệu không gian và các các dữ liệu thuộc tính có liên quan. Thông thường, công nghệ địa không gian bao gồm 3 hệ thống cơ bản đó là Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), Hệ thống vi n thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Mặc dù, khi xét về bản chất ứng dụng trong thực ti n, ba hệ thống cơ bản đó có tính độc lập tương đối nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, tuỳ theo từng ứng dụng trong mỗi trường hợp nhất định (Phùng Văn Khoa, 2013). Ngày nay, công nghệ địa không gian đã và đang là một trong những công nghệ thu hút sự quan tâm lớn nhất trên thế giới bên cạnh Công nghệ Sinh học (Biotechnology) và Công nghệ Nano (Nanotechnology) bởi những công dụng và tính năng vượt trội của nó phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhất là lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý lưu vực và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, công nghệ địa không gian đã và đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi cả trên thế giới và trong nước, nhất là trong việc xác định diện tích, phân bố không gian của các loại rừng, dự báo và cảnh báo cháy rừng, giám sát di n biến tài nguyên rừng ở cả hai khía cạnh cần quan tâm đó là: Mất rừng và suy thoái rừng. 1.2. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n bi n tài nguyên rừng trên th giới Trên thế giới, công nghệ không gian địa lý được sử dụng rất sớm, nhất là từ đầu thế kỷ 20 để giám sát tài nguyên rừng từ việc sử dụng các máy chụp ảnh định kỳ cho đến các tư liệu ảnh hàng không, ảnh vệ tinh tầm gần và tầm cao. Mặc dù
  • 11. 4 sử dụng ảnh hàng không có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, độ phủ lớn hơn nhiều điều tra mặt đất thông dụng, có các bước sóng trong khoảng nhìn thấy vì vậy d quan sát, đồng thời đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, ảnh hàng không vẫn có những nhược điểm căn bản như giá thành cao và khó chụp. Trước những tồn tại đó, trong vòng khoảng 40 năm trở lại đây, ảnh vệ tinh đã được sử dụng rộng rãi để xây dựng các bản đồ thảm thực vật rừng (Lambin, 2001). Theo mục đíchvà yêu cầu sử dụng, ảnh vệ tinh có thể cho phép tạo dựng các bản đồ thảm thực vật rừng với quy mô và tỷ lệ khác nhau trong một thời gian ngắn, d dàng và có khả năng đánh giá được biến động của hiện trạng rừng ở các thời điểm và giai đoạn khác nhau. Vì vậy, ảnh vệ tinh đã được ứng dụng rất nhiều trong quá trình khoanh vẽ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất từ quy mô nhỏ đến toàn cầu (Yichun et al., 2008). Hiện nay, trên thế giới có nhiều vệ tinh với độ phân giải xạ (radiometric resolution), phân giải không gian (spatial resolution), phân giải phổ (spectral resolution) và chu kỳ xuất hiện trở lại khác nhau, từ các ảnh đa phổ (multispectral sensors) tới ảnh siêu phổ (hyperspectral). Theo Navulur (2006) ảnh vệ tinh có thể được phân loại theo độ phân giải không gian như sau: (i) ảnh có độ phân giải thấp: trên 30m, (ii) ảnh có độ phân giải trung bình: 10m - 30m; (iii) ảnh có độ phân giải cao: 2 – 10 m; (iv) ảnh có độ phân giải rất cao: nhỏ hơn 2m. Vì vậy, lựa chọn ảnh vệ tinh thích hợp trong xây dựng bản đồ phân loại rừng là cần thiết phụ thuộc vào mục tiêu, chi phí và đặc điểm riêng biệt, đặc trưng của từng đối tượng quan tâm khác nhau. Tư liệu ảnh vi n thám đã và đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong giám sát và theo dõi biến động tài nguyên rừng. Những kết quả nghiên cứu của Cabral (2006) trong việc phân loại lớp phủ ở phía nam châu Phi cũng cho kết luận tương tự. Các loại ảnh có độ phân giải cao như IKONOS, QuickBird có thể được sử dụng cho giám sát những biến động nhỏ về cấu trúc rừng. Wolter (2005) đã sử dụng ảnh QuickBird để phân loại thực vật ngập nước cho 3 khu vực vùng hồ Great Lakes - Hoa Kỳ; Coops (2006) cũng đã sử dụng ảnh
  • 12. 5 QuickBird để phát hiện sớm và giám sát rừng bị phá hại do côn trùng. Ngoài ra, hiện nay đã có rất nhiều loại ảnh vệ tinh khác nhau đã và đang được sử dụng trong giám sát và đánh giá di n biến thảm thực vật rừng như ảnh Landsat 8, ảnh ASTER, ảnh Sentinel 1, Sentinel 2, ảnh Pleiades, … Về công nghệ giải đoán ảnh vi n thám cũng rất đa dạng và linh hoạt tùy vào mục đích và đối tượng quan tâm, từ giải đoán bằng mắt cho tới phương pháp xử lý số và giải đoán tự động. Trong đó, giải đoán bằng mắt mang nặng tính chủ quan, phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm của người giải đoán, tốn kém và tính đồng bộ không cao. Trong khi đó, công nghệ xử lý số và giải đoán tự động có ưu việt là thời gian xử lý rất nhanh, mang tính khách quan cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện lập địa và khí quyển, độ che phủ của mây đặc biệt là bóng mây. Vì vậy, thực ti n luôn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp sao cho đạt độ chính xác cao nhất theo mục đích sử dụng. 1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát di n bi n tài nguyên rừng ở Việt Nam Ở Việt Nam, công nghệ địa không gian bắt đầu được áp dụng từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Theo Chu Thị Bình (2001), vào năm 1958, trong khuôn khổ chương trình sự hợp tác với CHDC Đức, chúng ta đã sử dụng ảnh máy bay đen trắng tỷ lệ 1/30.000 để điều tra rừng ở vùng Đông Bắc. Cho đến cuối năm 1960, tổng diện tích rừng ở miền Bắc đã được điều tra bằng sự kết hợp công nghệ này với các phương pháp truyền thống đạt khoảng 1,5 triệu ha. Trong khi đó, ở Miền Nam, vào năm 1959, ảnh máy bay cũng đã được sử dụng để xác định tổng diện tích rừng miền Nam với diện tích được xác định vào khoảng 8 triệu ha. Tiếp theo đó, ảnh máy bay đã được tiếp tục áp dụng trong điều tra rừng vào những năm 1968 (ở lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn), giai đoạn 1970 - 1975 cho nhiều vùng thuộc miền núi phía Bắc (Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997). Đặc biệt , từ năm 1981 - 1983, lần đầu tiên ngành Lâm nghiệp tiến hành
  • 13. 6 điều tra, đánh giá tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc áp dụng ảnh vệ tinh Landsat MSS do tổ chức FAO hỗ trợ. Trong giai đoạn 1991 – 1995, ảnh vệ tinh Landsat MSS và ảnh vệ tinh Landsat TM với độ phân giải không gian 30m x 30m đã đã được áp dụng để phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và theo dõi di n biến tài nguyên rừng toàn quốc. Giai đoạn 1996 - 2000, chủ yếu sử dụng ảnh vệ tinh SPOT3, có độ phân giải 15m x 15m. Trong khi đó, giai đoạn 2000 - 2005, vệ tinh Landsat ETM+ với độ phân giải không gian là 30m x 30m đã được áp dụng bằng phương pháp xử lý số và tự động khoanh vẽ các loại đất, loại rừng (Nguy n Ngọc Bình, 2006). Giai đoạn 2007-2010, ảnh vệ tinh SPOT 5 với độ phân giải không gian 2.5m x 2.5m đã được áp dụng để điều tra rừng chu kỳ 4 do Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện trên quy mô toàn quốc. Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, ảnh vệ tinh SPOT 5, SPOT 6 và ảnh VNREDSat đã được áp dụng cho chương trình điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc theo phương pháp phân loại đối tượng sử dụng phần mềm chuyên dụng eCognition với độ tin cậy rất cao. Về kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong phân loại, giám sứng di n biến và thành lập bản đồ rừng ở nước ta đã có một số công trình tiên phong đi đầu và mở ra khả năng ứng dụng lớn như : Công trình nghiên cứu của Nguy n Mạnh Cường (1996): “Nghiên cứu đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp xử lý ảnh số từ thông tin vi n thám cho lập bản đồ rừng ; Công trình nghiên cứu của Nguy n Đình Dương và cộng sự (2004) “Sử dụng ảnh đa phổ MODIS để đánh giá sự thay đổi về lớp phủ thực vật của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003 ; Công trình của Vũ Tiến Điển “Nghiên cứu nâng cao khả năng tự động trong giải đoán ảnh vệ tinh độ phân giải cao để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng phục vụ công tác điều tra kiểm kê rừng . Các công trình này đã áp dụng các loại ảnh vệ tinh phổ biến như Landsat, SPOT, MODIS và bước đầu
  • 14. 7 đóng góp cho sự ứng dụng công nghệ này ở nước ta. Bên cạnh đó, đã có một số công trình khoa học cấp độ tiến sỹ về ứng dụng ảnh vệ tinh trong giám sát lớp phủ mặt đất, điển hình như Luận án tiến sĩ chuyên ngành khoa học đia lý của Trần Văn Thuỵ (1996) về “Ứng dụng phương pháp vi n thám để thành lập bản đồ thảm thực vật tỉnh Thanh Hoá, tỷ lệ 1/200.000 ; Luận án tiến sĩ chuyên ngành ảnh hàng không của Chu Thị Bình (2001) về “Ứng dụng công nghệ tin học để khai thác thông tin cơ bản trên tư liệu vi n thám, nhằm phục vụ việc nghiên cứu một số đặc trưng rừng Việt Nam … Nhìn chung, mặc dù ở Việt Nam hiện nay, công nghệ địa không gian đã và đang được áp dụng ở nhiều khu vực và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả khảo sát thực ti n cho thấy việc ứng dụng công nghệ này ở nước ta hiện còn một số tồn tại cơ bản như sau: - Tập trung chủ yếu vào một số ít cán bộ kỹ thuật, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng. Vì vậy, rất hạn chế về tính minh bạch, tính sâu rộng và tính kinh tế. - Công tác đo đạc và lập bản đồ lớp thảm thực vật rừng chưa đảm bảo tính cập nhật, thông thường phải mất khoảng 2-5 năm mới có thể được cập nhật một lần. - Công quản lý và giám sát di n biến tài nguyên rừng nói chung kém hiệu quả do chưa có một cơ sở dữ liệu về lĩnh vực này một cách hệ thống và đồng bộ. Tóm lại: Từ thực ti n công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta nói chung cho thấy việc xây dựng mô hình giám sát và đánh giá di n biến thảm thực vật rừng bằng công nghệ địa không gian là một yêu cầu rất cần thiết và cấp bách. Đề tài này sẽ góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên. Cho tới nay, công tác điều tra lập bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ kiểm kê rừng ở nước ta đã có những bước tiến mới bởi việc áp dụng công nghệ địa không gian đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các kết quả đó còn quá nhiều bất cập như tản mạn, vẫn mang tính thí điểm, chưa làm rõ căn cứ khoa học và thực ti n, chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế, khoa học và kỹ
  • 15. 8 thuật tối ưu, chưa nhất quán và hệ thống, không thường xuyên, chưa phát huy được vai trò và sự tham gia của người dân, chủ rừng trong hệ thống thu thập, báo cáo và kiểm chứng, nhất là chưa đáp ứng được yêu cầu của các quy mô quản lý khác nhau... Vậy, với các mức độ quy mô khác nhau (như cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã và quy mô lô rừng) trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay thì mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian nào vừa đáp ứng các yêu cầu của quản lý lại vừa cho phép tiết kiệm kinh phí nhất? Làm thế nào để phát huy và thúc đẩy sự tham gia của các chủ rừng, cộng đồng và các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng trong việc cập nhật sự thay đổi về những lô rừng của họ, đồng thời có thể tự giám sát các thông tin được công bố về các lô rừng của họ? Làm thế nào để nhà quản lý phát hiện được sự thay đổi về diện tích và sự suy thoái rừng ở một quy mô nhất định thuộc một khu vực nào đó mà không cần phải đến khảo sát trực tiếp trên hiện trường? Làm thế nào để khắc phục độ sai lệch và tính chủ quan trong các số liệu báo cáo về di n biến rừng từ cấp dưới lên cấp trên? Làm thế nào để d dàng cập nhật các dữ liệu về điều tra rừng, kiểm kê rừng đến từng lô rừng? Làm thế nào để tích hợp được phương pháp hiện đại và các phương pháp truyền thống trong điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng? Làm thế nào để có thể cảnh báo sớm cháy rừng từ đó có phương án phòng chống hữu hiệu nhất?... Để trả lời các câu hỏi trên và đáp ứng các yêu cầu thực ti n về công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay, đồng thời phát huy hiệu quả của vệ tinh vi n thám VNRED Sat-1 của nước ta thì việc tiến hành đề tài này là hết sức cần thiết và cấp bách. Đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ các tồn tại và những bất cập chính trong điều tra, kiểm kê rừng hiện nay, từ đó đề ra mô hình dự báo, cảnh báo cháy rừng sớm cũng như giám sát, báo cáo và kiểm chứng di n biến tài nguyên rừng một cách khoa học, kịp thời và hiệu quả nhất trong điều kiện nước ta.
  • 16. 9 CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1. Khái quát đặc điểm tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên: 1.111.465,07 ha, nằm ở phía Bắc của vùng Bắc Trung bộ gồm 26 huyện thị và 1 thành phố trực thuộc tỉnh. Tọađộ địalý: 19o18' đến20o 40' vĩ độBắc;104o22' đến 106o 04' kinh độĐông Vị trí tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào); Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An. Chiều rộng từ Tây sang Đông 110 km, từ Bắc xuống Nam 100 km, có bờ biển dài 102 km; thành phố Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam; tỉnh có Quốc lộ IA; 15A; 45; 47; 10; đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam chạy qua. Vị trí địa lý trên tạo cho Thanh Hóa có lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ trọng điểm của vùng Bắc trung bộ, phát triển văn hóa xã hội và giao lưu với các vùng trong cả nước và quốc tế. 1.2. Địa hình, địa th Địa hình Thanh Hóa chia làm 3 vùng: Vùng núi gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh. Độ cao trung bình vùng núi 600-700m, độ dốc trên 20o; vùng đồi độ cao trung bình 150-200 m độ dốc 15- 20o. Diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 58,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
  • 17. 10 Vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thành phố, thị xã: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa,Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hóa. Độ cao trung bình 5-15 m xen đồi và núi đá vôi, nhiều nơi trũng thấp. Diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 2,2% DT tự nhiên toàn tỉnh. Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị xã: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Độ cao trung bình 3-6 m xen các dãy đồi. Vùng ven biển có vùng đất rộng để phát triển khu công nghiệp và cảng nước sâu ở Tỉnh Gia. Diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 1.3. Khí hậu, thủy văn 1.3.1. Khí hậu Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, một năm có 2 mùa rõ rệt mùa đông lạnh có sương giá, sương muối, ít mưa, độ ẩm thấp, trời khô hanh. Mùa hè nóng có gió Tây Nam, mưa nhiều, có giông bão thường xuyên xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 kèm theo lũ, lụt. Theo số liệu quan trắc nhiều năm của đài khí tượng thủy văn trong tỉnh và đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Thanh Hóa như sau: Chế độ nhiệt Do đặc điểm của địa hình, Địa mạo đã chi phối điều kiện khí hậu trên địa bàn tỉnh. Vùng đồng bằng, ven biển có nhiệt độ trung bình năm từ 23-240C, biên độ nhiệt ngày từ 5 - 7,50C, vùng trung du, miền núi có nhiệt độ trung bình năm từ 20-220C, biên độ nhiệt từ 7 - 10 0C. Đặc biệt vùng núi cao, trung bình như huyện Mường lát, Quan Sơn, nhiệt độ bình quân năm có khi giảm xuống 200C. Tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất (trung bình 23 - 27,30C), nhiệt độ có khi trên 42 0C. Tháng 12, 1 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất (trung bình 16,6 - 17,80C), nhiệt độ không khí có khi xuống tới 2,1 0C. Tổng số giờ nắng trong năm 1.600- 1.900 giờ. Chế độ mưa ẩm
  • 18. 11 Lượng mưa tương đối lớn, phân bố không đồng đều ở các vùng và các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình năm từ 1600-2200 mm thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm trên 85% lượng mưa cả năm), nhiều nhất là các tháng 7, 8 và tháng 9 lượng mưa có xu thế tăng dần từ Bắc-Đông Bắc xuống Nam-Đông Nam. Huyện Mường Lát có lượng mưa trung bình năm thấp nhất (dưới 1400mm). Số ngày mưa trong năm khá nhiều (vùng thấp từ 120-130 ngày, vùng cao 140-150 ngày). Mùa mưa thường gây lũ ống ở vùng núi cao, gây xói mòn mạnh đất đai và hoa màu. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), thường gây thiếu nước sinh hoạt ở các bản vùng cao và hỏa hoạn cháy rừng. Độ ẩm bình quân năm 86%, mùa hanh khô thấp hơn (75-80%) có ngày xuống tới 6-16%. Lượng bốc hơi bình quân năm 660mm. Mùa đông thời tiết hanh khô cộng với gió mùa Đông Bắc khá mạnh làm tăng lượng bốc hơi (vùng thấp 900-1000mm, vùng cao 600-700mm). Đây là mùa thường làm công tác gieo ươm, trồng rừng gặp nhiều khó khăn. Chế độ gió, bão Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam (gió lào) khô nóng vào mùa hè, gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tính chất khô hanh, có khi kéo theo mưa phùn, gió rét. Gió Tây-Nam khô, nóng thổi từ tháng 4 đến tháng 7, tập trung ở vùng thấp và thung lũng, vùng cao (Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn) cũng có ảnh hưởng nhưng mức độ thấp hơn. Khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng nông, lâm nghiệp nhất là giai đoạn vườn ươm và thời kỳ ra hoa kết quả (bịkhô héo hoặc bịchết). Miền Trung là vùng chịu nhiều gió bão nhất trong cả nước, chiếm 65% số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó Thanh Hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp khoảng 30% tổng số cơn bão, bình quân hàng năm từ tháng 5-10 hứng chịu 1-2 cơn bão từ biển Đông đổ vào đất liền với sức gió có thể tới cấp 11-12, thường kèm theo mưa to trong nhiều ngày gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân.
  • 19. 12 1.3.2. Thủy văn Hệ thống sông, suối Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh tương đối dày, mật độ 0,7-0,8 km/km2. Lưu vực sông lớn nhất là sông Mã bắt nguồn từ Điện Biên Phủ (Tỉnh Điện Biên) chảy qua Sầm Nưa (Lào) vào Thanh Hóa tại xã Tam Chung huyện Mường Lát. Chiều dài sông Mã là 512 km, trong đó chảy qua địa phận Thanh Hóa là 242 km. Sông Chu là nhánh lớn nhất của sông Mã, Chảy qua các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa đổ vào sông Mã ở ngã 3 Bông với chiều dài 135 km. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các sông lớn như: Sông Luồng, sông Lò, sông Âm, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Mực, sông Yên, sông Bạng, ...Từ Bắc vào nam có 5 cửa sông chính: Lạch Sung, Lạch Trường, Cửa Hới, Lạch Giép, Lạch Bạng, trung bình từ 18-20 km bờ biển có 1 cửa sông. Nhìn chung hệ thống sông, suối đều có lòng chảy hẹp, dốc, lắm thác nhiều ghềnh, mùa mưa thường gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng tới giao thông và sản xuất nông, lâm nghiệp. Hệ thống hồ đập Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm tưới tiêu các loại do các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, như: Công ty khai thác thuỷ nông Sông Chu, Công ty Thuỷ nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã…Có 610 hồ chứa, trong đó các hồ đập lớn đang hoạt động như: hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đặt; Hồ sông Mực; Hồ Cống Khê; Hồ thuỷ điện Trung Sơn,… Chức năng chính của các hồ là tích nước, ngăn lũ, phát điện, cung cấp nguồn nước tưới và nuôi trồng thuỷ sản. Đặc điểm Thuỷ văn Đặc điểm nổi bật thủy văn là sự chênh lệch khá lớn giữa mùa mưa và mùa khô, có thể chia Thanh Hóa thành 3 miền thủy văn chính. - Vùng lưu vực sông Mã: Đây là vùng ít mưa, lượng mưa trung bình 1.600 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Riêng một số huyện Quan
  • 20. 13 Sơn, Quan Hóa, Mường Lát mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, lũ lớn nhất vào tháng 8 hoặc tháng 9, mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Vùng lưu vực sông Chu: Đây là vùng mưa lớn, mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình 1.600-2.000mm/năm, vùng thượng nguồn lượng mưa cao hơn (2.000 -2.200mm/năm). Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, lũ lớn nhất vào tháng 8, 9, mùa nước cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. - Vùng lưu vực ảnh hưởng của nước thủy triều: Là vùng chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm phía Bắc 1.650-1.750 mm/năm, phía Nam 1.800-2.000 mm/năm. Vùng này nước thủy triều bình quân lên xuống mỗi ngày một lần, vào mùa lũ sự xâm nhập của dòng triều vào đất liền giảm, biên độ triều thuộc loại yếu bình quân 120- 150cm. 1.4. Đất đai 1.4.1. Phân bố các nhóm dạng đất trên diện tích đất lâm nghiệp Từ kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính thổ nhưỡng, tiến hành xây dựng bản đồ lập địa cấp II cho diện tích đất lâm nghiệp 627.833 ha, có 117 dạng đất trên 8 nhóm dạng đất chính, như sau: 1) Nhóm đất Feralit pháttriển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (s) Đất được hình thành ba nhóm dạng đất chính, với diện tích 311.416,5 ha, chiếm 49,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm: a) Đất Feralit vàng đỏ pháttriển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs) Diện tích 252.625,2 ha, chiếm 81,10% diện tích nhóm dạng đất, được hình thành trên các loại đá: phiến thạch sét, bô xít, đá sét,…phân bố theo kiểu địa hình đai cao, độ dốc. - Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao: + Đồi(D) độ cao <25m diện tích 16.248,9 ha, chiếm 6,4%;
  • 21. 14 + Đồi(Đ)độ cao26-300mdiệntích146.540,4ha, chiếm58,0%; + Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 89.835,9 ha, chiếm 35,6%. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Thung lũng lầy nước đọng, diện tích 99,7 ha, chiếm 0,04%; + Độ dốc cấp (I ) <150 diện tích40.699,4 ha, chiếm 16,1%; + Độ dốc cấp (II) 16 - 250 diện tích28.685,1 ha, chiếm 11,36%; + Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích46.929,4 ha, chiếm 18,6 %; + Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích 136.209,7 ha, chiếm 53,9%; b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHs) Đất nâu xám, diện tích58.741,9 ha, chiếm 18,88% diện tíchnhómdạng đất, phân bố chủ yếu là kiểu địa hình đai cao, độ dốc: - Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích58.741,9 ha. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Độ dốc cấp (II) 16 - 250 diện tích539,6 ha, chiếm 0,9%; + Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích3.045,4 ha, chiếm 5,2 %; + Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích55.156,9 ha, chiếm 93,9%. c) Đất mùn trên núicao >1700m(Hs) Đấtxám sáng, diện tích49,4 ha, chiếm 0,02% diện tíchnhómdạng đất, phân bố chủ yếu là kiểu địa hình đai cao, độ dốc: - Độ cao (N1) >1700m diện tích49,4 ha; - Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích49,4 ha; 2) Nhóm dạng đấtFeralitpháttriển trên nhóm đá điển hình Mácma axít(a) Tổng diện tích 165.276,1 ha, chiếm 26,3% diện tích đất lâm nghiệp, được hình thành 3 nhóm dạng đất chính, như sau: a) Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Mác ma (Fa) Tổng diện tích 131.603,5 ha, chiếm 79,6% diện tích nhóm dạng đất, được hình thành trên đá trầm tích các loại: Granit, Alit, Rhyonit,…phân bố theo kiểu địa hình, độ dốc: - Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao:
  • 22. 15 + Đồi (D) độ cao <25m diện tích2.349,9 ha, chiếm 1,8%; + Đồi(Đ)độ cao26-300mdiệntích43.890,0ha, chiếm33,4%; + Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 85.363,6 ha, chiếm 64,9%. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Độ dốc cấp I: <150 diện tích 3.048,4 ha, chiếm 2,3%; + Độ dốc cấpII:16 – 250 diện tích14.496,1ha, chiếm 11,0%; + Độ dốc cấpIII:260- 350 diện tích3.945,6ha, chiếm 3,0%; + Độ dốc cấpIV:>350 diện tích110.113,4 ha, chiếm 83,7%. b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHa) Đất nâu xám, diện tích33.572,2 ha, chiếm 20,3% diện tíchnhóm dạng đất, phân bố kiểu địa hình đai cao, độ dốc: - Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích33.572,2 ha. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích403,3 ha, chiếm 1,2 %; + Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích33.168,9 ha, chiếm 98,8%. c) Đất mùn trên núi cao >1700m (Ha) Đất xám nâu, diện tích100,4 ha, chiếm 0,1% diện tíchnhóm dạng đất, phân bố kiểu địa hìnhđai cao, độ dốc: - Độ cao (N1) >1700m diện tích100,4 ha; - Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích 100,4 ha; 3) Nhóm đất Feralit pháttriển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (q) Tổng diện tích 69.057,3 ha, chiếm 11,0% diện tích đất lâm nghiệp, được hình thành 2 nhóm dạng đất chính, như sau: a) ĐấtFeralit màu nâu xám pháttriển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (Fq) Tổng diện tích 66.462,9 ha, chiếm 96,2% diện tích nhóm dạng đất, được hình thành trên các loại đá trầm tích và biến chất,…phân bố theo kiểu địa hình đai cao, độ dốc:
  • 23. 16 - Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao: + Đồi(D) độ cao <25mdiện tích4.784,0ha, chiếm 7,2%; + Đồi(Đ)độ cao 26-300mdiện tích49.359,1ha, chiếm 74,3%; + Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 12.319,8 ha, chiếm 18,5%. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Độ dốc cấp (I) <150 diện tích 5.889,8 ha, chiếm 8,9%; + Độ dốc cấp (II) 160 - 250 diện tích 20.719,5 ha, chiếm 31,2%; + Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích14.736,8 ha, chiếm 22,2%; + Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích25.116,8 ha, chiếm 37,8%. b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHq) Đất nâu xám, diện tích 2.594,4 ha, chiếm 3,8% diện tích nhóm dạng đất, phân bố kiểu địa hình đai cao, độ dốc: - Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích2.594,4 ha; - Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích 2.594,4 ha; 4) Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá Mácma kiềm (k) Tổng diện tích 35.695,1 ha, chiếm 5,7% diện tích đất lâm nghiệp, được hình thành 2 nhóm dạng đất chính, như sau: a) Đất Feralit phát triển trên đá phun xuất tính kiềm (Fk) Tổng diện tích 34.551,3 ha, chiếm 96,8% diện tích nhóm dạng đất, phát triển trên trên đá phun xuất tính kiềm,…phân bố theo kiểu địa hình đai cao, độ dốc và đơn vị hành chính sau: - Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao: + Đồi(D) độ cao <25mdiện tích1.061,9ha, chiếm 3,1%; + Đồi(Đ)độ cao 26-300mdiện tích22.899,6ha, chiếm 66,3%; + Núi thấp (N3) độ cao 301-700m diện tích 10.589.8 ha, chiếm 30,6%. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Độ dốc cấp (I) <150 diện tích 1.061,9 ha, chiếm 3,1%; + Độ dốc cấp (II) 160 - 250 diện tích1.296,8 ha, chiếm 3,8%; + Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích19.069,1 ha, chiếm 55,2%;
  • 24. 17 + Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích13.123,5 ha, chiếm 38,0%; b) Đất mùn phân bốtrên độ cao >700m (FHk) Đất nâu xám, diện tích 1.143,8 ha, chiếm 3,2% diện tích nhóm dạng đất, phân bố kiểu địa hình đai cao, độ dốc: - Phân bố diện tích theo kiểu địa hình đai cao; - Độ cao (N2) 701m -1700m diện tích222,7 ha, chiếm 19,5%; - Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích921,1 ha, chiếm 80,5%. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Độ dốc cấp (III) 260- 350 diện tích222,7 ha, chiếm 19,5%; + Độ dốc cấp (IV) >350 diện tích921,1 ha, chiếm 80,5%; 5) Nhóm đất phù sa cổ (Fp) Đất vàng nâu phù sacổ, diện tích16.114,2 ha, chiếm 2,6% diện tíchđấtlâm nghiệp, phân bố chủ yếu là đồngbằng, địa hình đaicao, độ dốc: + Đồi(D)độ cao <25mdiệntích13.182,0ha, chiếm81,8%; + Đồi (Đ) độ cao 26-300m diện tích2.932,2 ha, chiếm 18,2%. - Phân bố theo cấp độ dốc: + Độ dốc cấp (I) <150 diện tích14.490,7 ha, chiếm 89,9%; + Độ dốc cấp (II) 160- 250 diện tích904,6 ha, chiếm 5,6%; + Lòng máng (đọng nước) diện tích 718,9 ha, chiếm 4,5%; 6) Nhóm đấtphù sa lầythụt(L) Là bãi bồi ven các sông suối, hồ đập có 514,4 ha, chiếm 0,1% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố theo kiểu địa hình đai cao, độ dốc: - Đồi(D)độ cao <25mdiệntích514,4ha; - Độ dốc trũng thấp, ngập nước theo mùa diện tích 514,4 ha; 7) Nhóm đất mặn phèn (M) Đất nâu đỏ phù sa cữa các sông, lạch gần biển và bồi đắp của gió bão diện tích 459,8 ha, chiếm 0,1% di n tích đất lâm nghiệp, phân bố huyện gần biển Tĩnh Gia. 8) Núi đá (K)
  • 25. 18 Tổng diện tích 29.300,1 ha, chiếm 4,7% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Bá Thước, Thạch Thành, Quan Sơn,... 1.4.2. Đặc điểm các nhóm dạng đất Qua kết quả điều tra, mô tả phẫu diện đất trên thực địa về quá trình hình thành đất, kết hợp từ kết quả phân tích chất lượng dinh dưỡng trong đất, phẫu din điển hình đại diện 4 mẫu trên nhóm dạng đất cho ba vùng: Miền núi 22 mẫu, trung du 10 mẫu, đồng bằng và ven biển 8 mẫu của Trung tâm Kiểm định an toàn thực phẩm - Môi trường, Trường Đại học Vinh. Kết quả phân tích chất lượng đất lâm nghiệp). Đặc điểm các nhóm dạng đất như sau: 1) Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (s) 2) Nhóm dạngđấtFeralit pháttriển trên nhóm đáđiển hìnhMácma axít (a) 3) Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (q) 4) Nhóm đất Feralit phát triển trên đá Mácma kiềm (k) 5) Nhóm đất phù sa cổ (Fp) 6) Nhóm đất phù sa hệ thống sông suối (L) 7) Nhóm đất mặn phèn (M) 8) Nhóm đá Káctơ (K). 2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 2.1. Thuận lợi: - Thanh Hóa có 3 vùng: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển tạo thuận lợi để phát triển kinh tế theo thế mạnh của từng vùng miền. - Vị trí địa lý có đường biên giới với Lào, đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông, là điều kiện phát triển KTXH, giao lưu hàng hoá trong nước và quốc tế. - Điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi, thích hợp cho thực vật, cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh. - Đất đai có nhiều loại đất để phát triển nhiều loại cây trồng.
  • 26. 19 2.2. Khó khăn: - Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và các dãy núi cao, độ chênh cao giữa các vùng lớn, độ dốc lớn, vùng đồng bằng có nhiều nơi trũng thấp so mặt nước biển, vùng biển có nhiều cửa sông lạch. Kết hợp lượng mưa trong năm lớn lại phân bố không đều tập trung >85% vào mùa mưa là nguyên nhân de gây ra lũ lụt. - Khí hậu thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi như mưa bão, lũ lụt, gió lốc, mưa đá, gió phơn Tây nam khô nóng gây hạn hán, gió mùa Đông Bắc gây rét đậm, rét hại xảy ra sẽ làm thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. - Đất đai có nhiều loại đất de bị xói mòn, rửa trôi khi cường độ mưa lớn. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 1. Nguồn nhân lực 1.1. Dân tộc Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú. 1.2. Dân số Theo tài liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2015 toàn tỉnh có 3.496.081 người. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 314 người/km2, cao nhất là Thị xã Sầm Sơn 3.163 người/km2, thấp nhất là huyện Quan Sơn chỉ có 39 người/km2, được chia ra các vùng như sau: - Vùng ven biển bao gồm 6 huyện thị (Thị xã Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia) với 193 xã có tổng dân số là 1.026.677 người chiếm 29,4% dân số toàn tỉnh; - Vùng đồng bằng bao gồm 10 huyện thị (Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nông Cống và thành phố Thanh Hóa) với 262 xã có tổng dân số là 1.590.053 người chiếm 45,5% dân số toàn tỉnh; - Vùng trung du và miền núi bao gồm 11 huyện (Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quan Hóa, Bá Thước,
  • 27. 20 Lang Chánh, Quan Sơn và Mường Lát) với 196 xã có tổng dân số là 899.233 người chiếm 25,1% dân số toàn tỉnh; cư trú ở 1.892 thôn bản; có 7 dân tộc chủ yếu là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Doa, Khơ Mú, trong đó người Kinh chiếm 42,2%, Mường 32,3%, Thái 22,5%, Thổ 0,8%, Mông 1,5%, Dao 0,5%, Khơ Mú 0,08%. - Dân số phân theo độ tuổi: + Dưới 16 tuổi là 1.087.281 khẩu, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh; + Từ 16- 30 tuổi là 891.501 khẩu, chiếm 25,5 % dân số toàn tỉnh; + Từ 31-55 tuổi là 884.508 khẩu, chiếm 25,3% dân số toàn tỉnh; + Trên 55 tuổi là 632.791 khẩu, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh; - Tỷ lệ tăng dân số hàng năm: + Tỷ lệ sinh 1,44% + Tỷ lệ chết 0,45% + Tỷ lệ tăng tự nhiên 0,99% 1.3. Laođộng Tổng số lao động theo độ tuổi toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.083.664 người chiếm 59,6 % tổng dân số toàn tỉnh, lao động phân theo các ngành như sau: - Lao động nông nghiệp có 1.510.656 người, chiếm 72,5% tổng số lao động toàn tỉnh; - Lao động thủ công buôn bán có 406.314 người, chiếm 19,5% tổng số lao động toàn tỉnh; - Lao động thuộc cán bộ công nhân viên chức có 166.693 người, chiếm 8,0% tổng số lao động toàn tỉnh; Trên địa bàn tỉnh lực lưỡng lao động khá dồi dào, hoạt động trên mọi lĩnh vực, nhưng không đồng đều giữa các ngành. Lao động nông nghiệp chiếm tới 72,5 % tổng số lao động toàn tỉnh, lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông chưa qua đào tạo, đây là một thách thức lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay. 1.4. Phân bố dân cư
  • 28. 21 - Dân tộc Kinh đại đa số sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng núi thấp, các trục đường giao thông thuận tiện đi lại de dàng. Người Kinh chủ yếu sống theo cộng đồng, làng xã, họ tộc, khối dân cư... Đây là dân tộc tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nên cuộc sống của họ thường ổn định tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm tương đối lớn, tỷ lệ hộ đói nghèo thấp. - Dân tộc Thái thường sống ở vùng núi thấp, gần khe, suối, sông lớn, đồng bào đã định cư, họ sống thành từng bản, làng, họ tộc, cụm dân cư, đã canh tác lúa nước và rẫy luân canh, biết áp dụng kỹ thuật mới nhưng năng suất hoa màu đạt chưa cao. Đặc biệt người Thái có nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm và đan lát nhưng vẫn ở dạng tự cung tự cấp chưa trở thành hàng hóa. Đồng bào đang còn nhiều hủ tục lạc hậu, như ma chay, cưới hỏi, khài cúng, làm vía.. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, trẻ em đến tuổichưa được học còn nhiều; - Dân tộc Mường sống ở vùng núi thấp, các thung lũng ven sông suối, họ chủ yếu làm ruộng nước và kết hợp canh tác rẫy luân canh, các nghề phụ như đan lát, dệt vải khá phát triển, nhưng ở dạng tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng hóa. Đời sống tương đối ổn định, nhưng tỷ lệ đói nghèo còn cao. Những năm gần đây đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào đã được phát triển, nhưng nhiều hủ tục, cưới hỏi, ma chay vẫn còn lạc hậu; - Dân tộc Mông chủ yếu sống ở vùng núi cao trên 1.000 m so với mặt biển, phân bố ở các huyện vùng cao như Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát. Phong tục tập quán đốt nương làm rẫy, săn bắn du canh du cư, thường phát nương làm rẫy ở rừng tự nhiên có trữ lượng lớn. Những năm gần đây nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước nên người dân tộc Mông đã định cư, làm rẫy thâm canh, nghề chăn nuôi của đồng bào khá phát triển như: trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Các nghề thủ công như rèn sắt dụng cụ sản xuất là nét nổi bật của người Mông. So với các dân tộc thiểu số khác thì người Mông kinh tế ổn định hơn, nhưng còn nhiều hủ tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ còn cao;
  • 29. 22 - Dân tộc Thổ, Dao, Khơ Mú... nhìn chung đời sống còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí vùng cao còn thấp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nền kinh tế chưa thoát khỏi tự cung tự cấp, tập quán canh tác còn lạc hậu. Những năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án như Chương trình 135, dự án định canh định cư, xây dựng các công trình phúc lợi nên bộ mặt của vùng cao có đổi thay đáng kể. 2. Thực trạng kinh t xã hội Theo tài liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2016: 2.1. T nh h nh inh t chung - Tổng giá trị sản xuất 195.788,97 tỷ đồng - Tổngsản lượng lương thực 1.738 nghìn tấn - Tỷ lệ hộ nghèo 9,9% - Các chỉ tiêu kinh tế + GDP bình quân đầu người 1.300 USD + Sản lượng lương thực bìnhquân 497,1 kg/người/năm 2.2. Sản xuấtnông nghiệp Trồng trọt: - Diện tíchtrồng lúa cả năm 258.634 ha, - Diện tíchtrồng cây hàng năm: 34.032 ha, - Đất nông nghiệp bìnhquân đầu người đạt 876,7m2, - Năng suất bình quân cả năm đạt 58,6 tạ/ha, - Tổng sản lượng thực đạt 1.738 nghìn tấn, - Bình quân lương thực đầungười đạt 497,1kg, Chăn nuôi: Là địa phương có tiềm năng đất đai rộng lớn nên chăn nuôi khá phát triển, tổng đàn gia súc gia cầm toàn tỉnh. - Đàn Trâu: 192,8 nghìn con, - Đàn Bò: 216 nghìn con, - Đàn Dê: 87,4 nghìn con, - Ngựa: 0,4 nghìn con,
  • 30. 23 - Đàn Lợn: 888,1 nghìn con, - Đàn gia cầm các loại: 17.721 nghìn con, 2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 2.3.1. Giao thông vận tải Quốc lộ có 735 km: Quốc lộ 1A; Đường Hồ Chí Minh; 15 A; 45; 47; 217; 10 đã rải nhựa. Tỉnh lộ: 821 km; đường liên huyện xã, thôn: 16.448 km trong đó có 10.218 km rải nhựa; đường sắt đi qua 99,5 km và 9 ga tầu; đường thuỷ có 842 km đường sông, chủ yếu sông Mã, sông Chu, 102 km ven biển. Bến cảng: Có cảng sông Le Môn, cảng Hới, cảng Nghi Sơn tàu 3-5 vạn tấn có thể cập cảng. Miền núi hệ thống giao thông nông thôn tỷ lệ được kiên cố hóa còn thấp, một số tuyến liên xã, tỉnh lộ đã xuống cấp như tuyến Lang Chánh đi Yên Khương, Yên Cát đi Thanh Quân, Thường Xuân đi Bát Mọt... (theo số liệu của Cục thống kê tỉnh) 2.3.2. Giáo dục đào tạo Năm 2016 có 2.182 trường học, 24.864 lớp học, 41.872 giáo viên, 731.036 học sinh, 16.471 phòng học kiên cố, 4.508 phòng học bán kiên cố và 342 phòng tạm tranh tre (theo số liệu thống kê của Cục thống kê 2016). 2.3.3. Y tế vệ sinh môi trường Tỉnh có 715 cơ sở y tế (49 bệnh viện 12 phòng khám khu vực, 1 bệnh viện phục hồi chức năng, 1 khu điều trị bệnh phong, 637 trạm y tế xã phường với 11.988 giường bệnh, 10.520 cán bộ y tế (theo số liệu của Cục thống kê 2016) 2.3.4. Thông tin văn hóa xã hội Các huyện đều có đài phát thanh và truyền hình, 80% số dân được xem truyền hình. Bưu chính vien thông đến 2009 có 27 bưu cục huyện; 65 bưu cục thị tứ; 565 điểm bưu điện văn hóa xã; số máy điện thoại cố định 712.032 cái (21 máy/100 dân), điện thoại di động 1.117.900 cái; 100% số xã được phủ sóng phát
  • 31. 24 thanh và truyền hình, 50 xã chưa có trạm truyền thanh (theo số liệu thống kê của Cục thống kê 2016). 2.3.5. Thủy lợi, thủy điện Thủy lợi được chia thành 7 vùng tưới và 6 vùng tiêu, cụ thể như sau: - Vùng tưới: Vùng I: Thượng nguồn sông Mã; Vùng II: Lưu vực sông Bưởi; Vùng III: Bắc sông Mã; Vùng IV: Nam sông Mã - Bắc sung Chu; Vùng V: Lưu vực sông Âm; Vùng VI: Thượng nguồn sông Chu; Vùng VII: Nam sông Chu. - Vùng tiêu: Vùng I: Thượng nguồn sông Mã; Vùng II: Thượng nguồn sông Chu; Vùng II: Lưu vực sông Bưởi; Vùng IV: Bắc sông Mã; Vùng V: Đồng bằng Nam sông Mã; Vùng VI: Nam sông Chu. Công trình tiêu: Có sông Hoàng, sông Lý, Quảng Châu, Trường Lệ, Trà Giang, sông Gồng và 74 trạm bơm tiêu với 341 máy công suất 1000-3.600 m3/giờ diên tích tiêu 50.000 ha. Công trình tưới tự chảy có hệ thống thuỷ nông sông Chu, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ, hồ Hao Hao... và trên 1.400 hồ đập nhỏ miền núi. Công trình bơm có Bắc sông Mã, Nam sông Mã, Sa Loan, Yên Tôn và 380 trạm bơm tưới (772 máy công suất 540-8.000m3/giờ), tổng DT tưới 281.500 ha. Công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt và hệ thống kênh quy hoạch tưới cho 86.862 ha đất canh tác và phát điện 88-97 MW, bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã với lưu lượng Q=30,42m3/s. Điện lưới quốc gia đến 27 huyện thị với 92% số hộ dùng điện (ở miền núi nhiều hộ gia đình vùng cao dùng máy thuỷ điện nhỏ, nhiều hộ chưa có điện lưới (số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa). 3. Đánh giá chung về kinh t xã hội Thuận lợi: Thanh Hóa là tỉnh đông dân. Dân số khu vực 223 xã miền núi là trên 1 triệu người, đây là nguồn lao động dồi dào. Nền kinh tế Thanh Hóa đang phát triển với nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,1%/năm, an ninh lương thực và an ninh chính trị, xã hội ổn định và
  • 32. 25 giữ vững. Nhà nước và tỉnh đã có những chính sách quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và lâm nghiệp nói riêng. Đời sống vật chất, văn hóa-xã hội được nâng lên và có sự chuyển biến, cơ sở hạ tầng được tăng cường và củng cố, giao thông được cải thiện, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ các trục chính được rải nhựa. Đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường biển đang tạo cho tỉnh điều kiện phát triển và giao lưu kinh tế xã hội với mọi vùng trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc gia đã đến các huyện miền núi là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến. Thông tin tuyên truyền phát triển nhanh là điều kiện để thông tin đến người dân các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. 83 xã còn đặc biệt khó khăn đã và đang tiếp tục được đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, trường, trạm và công trình thủy lợi). Khó khăn: Dân số đông, phân bố không đều là áp lực vào rừng kiếm sống nhất là khi đời sống khó khăn do thiên tai mất mùa. Lao động trong nông thôn vẫn thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới ở 223 xã miền núi (115 xã còn đặc biệt khó khăn) còn cao chiếm 13,51%. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn chậm phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện còn chậm. Giao thông nông thôn miền núi còn kém phát triển. Phát triển trang trại rừng chưa tương xứng với tiềm năng. Đầu tư cho rừng sản xuất theo dự án đã duyệt chậm được triển khai. Việc kêu gọi các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp còn chậm, chưa có sức thu hút. Các chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế nói chung và rừng nói riêng đã có nhiều chính sách ban hành nhưng tổ chức thực hiện đến cơ sở chậm và chưa đồng bộ.
  • 33. 29 CHƯƠNG III MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Ứng dụng công nghệ địa không gian nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý tài nguyên rừng. - Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được mô hình và quy trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng có khả năng ứng dụng vào thực tien. 3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là sự thay đổi diện tích rừng, bao gồm mất rừng và suy thoái rừng trong khu vực tỉnh Thanh Hóa. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Lựa chọn một số huyện đại diện về mất rừng và suy thoái rừng để thực hiện, bao gồm các huyện phía Nam của tỉnh Thanh Hóa: Đông Sơn, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Tx. Sầm Sơn và một phần của các huyện Thiệu Hóa, Thường Xuân, Thọ Xuân, Hoằng Hóa và Tp. Thanh Hóa (Hình 3.1 và Hình 3.2). - Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017, thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2016.
  • 34. 30 A. Tỉnh Thanh Hóa B. Khu vực nghiên cứu Hình 3.1. Khu vực nghiên cứu bao gồm một số huyện thị thuộc tỉnh Thanh Hóa Hình 3.2. Khu vực nghiên cứu trên Google Earth 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu các nội dung cơ bản sau đây: Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa Nội dung này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ bức tranh tổng thể về diện tích, trữ lượng các loại rừng, phân loại theo nguồn gốc, chủ quản lý và chức năng của rừng làm cơ sở để xây dựng mô hình giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
  • 35. 31 rừng phù hợp nhất. Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian Về thực chất, đây là một hệ thống cho phép cập nhật và cung cấp thông tin kịp thời về thực trạng và dien biến tài nguyên rừng (Quốc tế gọi đây là hệ thống MRV - Monitoring - Reporting - Verification). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, đề tài tập trung chủ yếu vào mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng dien biến thảm thực vật rừng (còn gọi tắt là dien biến rừng) trong đó tập trung vào mất rừng và suy thoái rừng. Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa Từ các kết quả phân tích thực trạng về mất rừng và suy thoái rừng (phân bố không gian, nguyên nhân…), đề tài đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được xây dựng theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài, cụ thể như sau: Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa Nội dung này chủ yếu được thực hiện theo phương pháp kế thừa các kết quả của kiểm kê rừng ở tỉnh Thanh Hóa năm 2015, cũng như những kết quả cập nhật những thay đổi rừng từ sau kiểm kê đến nay. Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm rừng, đề tài chủ yếu dựa vào Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng làm cơ sở xác định khái niệm về rừng, hệ thống phân loại rừng, các tiêu chí đánh giá mất rừng và suy thoái rừng. Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian Về thực chất, đây là một hệ thống cho phép cập nhật và cung cấp thông
  • 36. 32 tin kịp thời về thực trạng và dien biến tài nguyên rừng (Quốc tế gọi đây là hệ thống MRV - Monitoring - Reporting - Verification). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, đề tài tập trung chủ yếu vào mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng dien biến thảm thực vật rừng (còn gọi tắt là dien biến rừng) trong đó nhấn mạnh vào mất rừng và suy thoái rừng. Để thực hiện nội dung này, cần dựa trên các cơ sở và nội dung chi tiết dưới đây: 1. Xây dựng mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng mất rừng, suy thoái rừng (MRV Model) Mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng mất rừng, suy thoái rừng (MRV Model) được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3.1. Mô hình giám sát, báo cáo và kiểm chứng diễn biến rừng (MRV Model) Giám sát (Monitoring) Mô hình phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng 1 lần trong khoảng thời gian từ 1/2 thang đến 6 tháng cho khu rừng bị mất có diện tích từ 0,1 ha trở lên với độ chính xác trên 70% tùy thuộc vào ảnh vệ tinh sử dụng. Báo cáo (Reporting) Mô hình báo cáo đảm bảo cập nhật số liệu thống kê và bản đồ về sự thay đổi rừng theo các cấp quản lý, các loại rừng quản lý … Kiểm chứng (Verification) Mô hình kiểm chứng thông tin và dữ liệu trong các báo cáo từ các cấp, kiểm chứng khu vực có thể xảy ra mất rừng, suy thoái rừng... Sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao hơn đối với vùng khả nghi có sự thay đổi rừng, và hoặc kết hợp với việc tiến hành điều tra, khảo sát tại hiện trường bằng chủ quản lý rừng, cán bộ Kiểm lâm/lâm nghiệp địa bàn và người dân địa phương (với tần số bằng tần số của giám sát) (quy trình kỹ thuật, hệ thống tổ chức, nhân sự, thủ tục ...). Để thực hiện mô hình cần xây dựng các tiêu chí, chỉ số giám sát và phát hiện sớm mất rừng và suy thoái rừng. Phương pháp xác định chỉ số này như sau: - Kháiniệm về mấtrừng, suy thoái rừng: Trong đề tài này, khái niệm mất rừng, suy thoái rừng trong đề tài này được hiểu như sau: + Mất rừng là hiện tượng toàn bộ tầng cây cao của rừng bị chặt hạ, hoặcbị cháy, bị chết khô vì lý do nào đó.
  • 37. 33 + Suy thoái rừng là hiện tượng một số cây ở tầng cây cao bị chặt hạ, hoặc bị cháy, bị chết khô vì lý do nào đó. + Khái niệm “vùng mất rừng (cũng là “khu rừng bị mất ) hoặc “vùng suy thoái rừng (cũng là “khu rừng bị suy thoái ) ở đây phải lớn hơn hoặc bằng 0,1 ha để giảm thiểu các sai số nhieu trong quá trình bay chụp và phân tích ảnh vệ tinh. - Phương pháp phân tích biến đổi (Change detection): Áp dụng phương pháp phân tích biến đổi dựa trên các ảnh vệ tinh thu được theo thời gian (phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng các ảnh đầu vào đã được hiệu chỉnh xạ, hiệu chỉnh hình học, hiệu chỉnh địa hình, chuyển các giá trị số trên ảnh về giá trị phản xạ phổ của đối tượng trên bề mặt khí quyển). Để phân tích biến đổi, có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên, trong đề tài này sử dụng chỉ số than cháy NBR để so sánh giữa 2 thời điểm cần đánh giá sự thay đổi theo công thức sau: chứng C = NBR(i)/NBR(i-1) Trong đó C là chỉ số đánh giá sự thay đổi NBR(i) là chỉ số than cháy ở thời điểm hiện tại NBR(i-1) là chỉ số than cháy ở thời điểm trước – tức là thời điểm đối Chỉ số than cháy (NBR – Normalized Burn Ratio, (áp dụng theo phương pháp nghiên cứu của Key and Benson, 1995)) được xác định như sau: + Đối với ảnh vệ tinh Landsat 8: NBR = (Band 5- Band 7)/(Band 5 + Band 7) + Đối với ảnh vệ tinh Sentinel 2: NBR = (Band 8 – Band 12)/ (Band 8 – Band 12) Việc sử dụng chỉ số C theo phương pháp tỷ số như vậy sẽ giảm được saisố do sự sai khác không thuộc bản chất của đối tượng cần quan tâm giữa 2 ảnh ở
  • 38. 34 2 thời điểm, chẳng hạn như ảnh hưởng của bóng núi, sai số hiệu chỉnh hình học… - Xác định ngưỡng mất rừng, suy thoái rừng theo chỉ số C: Theo phương pháp trên, cần phải xác định ngưỡng chỉ số C như thế nào thì được xem là mất rừng, như thế nào thì được xem là suy thoái rừng. Để xác định các ngưỡng này cần áp dụng phương pháp khảo sát những điểm mất rừng xem giá trị NBR ở đó là bao nhiêu, giá trị NBR trước khi mất rừng là bao nhiêu, sau đó tính tỷ số C và lựa chọn ngưỡng thăm dò theo kiểu “thử và sai . Sau đó dựa trên một số điểm mất rừng/suy thoái rừng từ thực tế để thay đổi ngưỡng, khi nào thấy sự tăng ngưỡng, giảm ngưỡng đều sai số lớn hơn giữ nguyên thì dừng lại. Giá trị được xác định tại đó chính là ngưỡng cần tìm. Điều này sẽ được thể hiện trong phần kết quả nghiên cứu. Biểu điều tra các khu rừng bị mất hoặc bị suy thoái được thể hiện theo mẫu biểu 3.1 và mẫu biểu 3.2 dưới đây: Mẫu biểu 3. 1. Điều tra các khu vực mất rừng STT Thời gian mất rừng Tọa độ khu vực tâm Địa chỉ Lô Kh TK Lý do hoặc nguyên nhân (n u rõràng) Chủ quản lý Diệntích (ha) Ghi chú X Y Xã Huyện Mẫu biểu 3.2. Điều tra các khu vực suy thoái rừng ST T Suy thoái rừng Tọa độ khu vực tâm Địa chỉ Lô Kh TK Lý do hoặc nguyên nhân (n u rõ ràng) Chủ quản lý Diện tích khu rừng bị tác động (m2 hoặc ha) Ghi chú X Y Xã Huyện
  • 39. 35 Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, tổng số điểm kiểm chứng dự kiến trong đề tài này là trên 200 điểm được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và dựa vào dữ liệu kiểm chứng đã có sẵn. 2. Lựa chọn và thu thập các nguồn dữliệu không gian, dữ liệu mặt đất và thông tin bổ trợ… Các kết quả nghiên cứu tổng quan đã cho thấy sự kết hợp các nguồn dữ liệu vien thám cho hiệu quả giải đoán cao nhất cả về tính kinh tế và độ chính xác. Dựa trên điều kiện thực tien, đề tài dự kiến đã khảo sát và sử dụng và sử dụng ảnh Landsat 8 và ảnh Sentinel 2A. Các loại ảnh này hoàn toàn mien phí và đã được hiệu chỉnh (hiệu chỉnh hình học, hiệu chỉnh xạ, hiệu chỉnh địa hình/trực giao, chuyển từ giá trị số về giá trị phản xạ phổ của đối tượng trên bề mặt khí quyển…) nếu tải về từ trang của Google Earth Engine. Các ảnh được lựa chọn phải đảm bảo không có mây ở vùng quan tâm (cả vùng hoặc một phần nào đó). Đối với các nguồn dữ liệu phân tích GIS, đề tài sử dụng bản đồ nền, bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hệ thống đường giao thông, bản đồ hiện trạng rừng … theo dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng của tỉnh Thanh Hóa năm 2015. Bên cạnh đó, đề tài kế thừa số liệu về sự cập nhật các điểm có sự thay đổi rừng theo kết quả cập nhật bản đồ kiểm kể rừng năm 2016 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa để phục vụ quá trình phân tích các nội dung liên quan. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp so ảnh trực giác trên Google Earth Engine để kiểm chứng nhanh khu rừng bị mất hoặc suy thoái. Đồng thời, để xác định các khu rừng bị tác động trong quá khứ, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân và các cán bộ địa bàn có nhiều kinh nghiệm, thông thường với mỗi điểm/khu rừng bị mất, phỏng vấn ít nhất 2-3 người kết hợp với các thông tin đã có để kiểm chứng mất rừng, suy thoái rừng trong quá khứ. Mặt khác, cũng thông qua phỏng vấn để tìm hiểu các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng tại điểm điều tra, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý rừng.
  • 40. 36 3. Lập bản đồ khu rừng bị mất hoặc suy thoái Sửdụngphươngpháp phântíchchỉ số C và ngưỡng mất rừng, suy thoáirừng để thành lập bản đồ khu vực mất rừng hoặc suy thoái rừng. Thông thường bản đồ này ở dạng Raster. Vì vậy, cần được chuyển đổi về dạng Vector để tách chiết các thôngtin liên quantheo bảnđồ kiểm kê rừng và đểtiện cho côngtác quản lý dữ liệu. Saukhi chuyển sang Vector, cầntiến hành các bước lọc bỏ các điểm/vùng nhieu do quátrìnhphân tich Raster, quátrìnhchuyểnđổiđịnh dạngtạo ra. Thông thường các vùng quá nhỏ (dưới 0,1 ha) thường được loại bỏ để tránh sai số này. 4. Xác định chủ quản lý khu rừng bị mất hoặc suy thoái Áp dụng phương pháp chồng xếp bản đồ (intersect) giữa bản đồ khu rừng bị tác động và bản đồ kiểm kê rừng để tổng hợp thông tin về chủ quản lý khu rừng bị tác động. 5. Nghiên cứu đánh giá độ chính xác của kết quả pháthiện sớm mấtrừng, suy thoái rừng. Trong đề tài này, tác giả áp dụng phương pháp đánh giá độ chính xác của công tác phát hiện sớm mất rừng/suy thoái rừng (Am, %) như sau: Am(%) = (Số vùng đúng)/tổng số vùng được phát hiện từ phân tích ảnh. Ngoài ra, độ chính xác về diện tích của vùng rừng bị thay đổi được phát hiện (mất hoặc suy thoái, As(%)) được xác định như sau: As(%) = Diện tích được phát hiện/diện tích thực tế Số liệu và thông tin về vùng mất rừng, suy thoái rừng được xác định thông qua khảo sát rút mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, kết hợp với kế thừa các số liệu cập nhật dien bien rừng đã có của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa và so ảnh trực giác trên Google Earth Engine. 6. Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng Mô trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng sẽ được tổng hợp và hoàn thiện dựa trên các kết quả phân tích của đề tài, kết hợp với quá trình tham kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm (Bảng 3.3. Mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng ở Thanh Hóa).
  • 41. 37 X Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích phát hiện khu rừng bị mất hoặc suy thoáii Bảng 3.2. Mô hình ứng dụng công nghệ địa không gian giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng ở Thanh Hóa Lựa chọn vùng quan tâmvà lập bản đồ ranh giới khu vực nghiên cứu; Lựa chọn phần mềmchuyên dụng (QGIS, ArcGIS, …) Tải ảnh các bản đồ NBR từ GEE kèm theo Metadata của ảnh gốc (để có thông tin về ngày tháng chụp, độ che phủ của mây, …) Nhận dạng và loại bỏ vùng có mây theo phương pháp tổ hợp màu gần giống màu thật (trên Nhập bản đồ khu vực nghiên cứu lên Google Earth Engine (GEE) Lựa chọn ảnh vệ tinh (Landsat 8 và Sentinel 2 đã qua xử lý), tính chỉ số NBR từ ảnh đã qua xử lý bằng GEE Thu thập số liệu và thông tin về các khu rừng bị mất, suy thoái Google Earth Engine) và số hóa. Thu thập, kiểm tra, hiệu chỉnh bản đồ kiểm kê rừng và các bản đồ, thông tin liên quan Xác định ngưỡng mất rừng, suy thoái rừng (Trong đề tài này C = 0 – 0.4 – mất rừng; C = 0.4 – 0.7 suy thoái rừng; C = Giá trị khác thì xem như rừng không thay đổi) Thành lập bản đồ mất rừng, suy thoái rừng tiềm năng Hoàn thiện bản đồ mất rừng, suy thoái rừng Tách và tổng hợp các thông tin về khu rừng bị tác động theo chủ quản lý khu rừng, loại trạng thái rừng, loài cây … từ bản đồ kiểm kê rừng (thuật toán Intersect) Tính chỉ số C cho từng giai đoạn cần phân tích Kiểm chứng nhanh vùng mất rừng, suy thoái rừng bằng phương pháp so ảnh trên Google Earth Engine và dựa vào các số liệu điều tra thực địa, phỏng vấn. Sau đó, tiến hành loại bỏ các polygon nhiễu, do ảnh hưởng của bóng mây, bóng núi … Kiểm tra, đánh giá độ chính xác của bản đồ mất rừng, suy thoái rừng, nếu không thoả mãn cần làm lại từ đầu Cập nhật khu rừng thay đổi lên bản đồ kiểm kê để làm cơ sở cho giám sát về sau BÁO CÁO
  • 42. 38 Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất giảipháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở Thanh Hóa Nội dung này được thực hiện chủ yếu theo phương pháp dựa vào kết quả phân tích, giám sát mất rừng và suy thoái rừng của đề tài, đặc điểm rừng cũng như các nguyên nhân mất rừng hoặc suy thoái rừng ở khu vực nghiên cứu, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng.
  • 43. 39 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hiện trạng rừng ở Thanh Hóa 4.1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo hiện trạng Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được tập hợp tại Bảng 4.1, số liệu chi tiết được thể hiện ở phần Phụ lục 02. Tổng diện tích rừng và đất chưa có rừng được kiểm kê là: 684.020,9 ha (trong quy hoạch lâm nghiệp là 647.677,1 ha, ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 36.343,8 ha), trong đó: * Diện tích có rừng: 587.009,8 ha - Phân theo nguồn gốc: Rừng tự nhiên: 395.164,4 ha; rừng trồng: 191.845,4 ha. - Phân theo điều kiện lập địa: Rừng trên núi đất: 539.558,6 ha; rừng trên núi đá: 46.591,8 ha; rừng trên đất ngập nước: 481,7 ha; rừng trên cát: 377,7 ha. * Diện tích chưa có rừng: 97.011,1 ha. 4.1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng a) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loại rừng: 647.677,1 ha, trong đó: - Diện tích có rừng: 554.607,9 ha (rừng tự nhiên: 384.221,5 ha; rừng trồng: 170.386,4 ha); - Diện tích chưa có rừng: 93.069,2 ha. Trong đó: Đất có rừng trồng nhưng chưa thành rừng: 35.758,6 ha; đất trống có cây gỗ tái sinh: 5.936,2 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh: 45.983,3 ha; núi đá không cây: 4.005,4 ha; đất có cây nông nghiệp: 739,1 ha; đất khác: 646,6 ha. b) Phân theo chức năng - Đặc dụng: 82.268,9 ha, trong đó: Có rừng:79.512,3 ha, (rừng tự nhiên 77.985,8 ha, rừng trồng 1.526,5 ha). Chưa có rừng: 2.756,6 ha, (rừng mới trồng 39,3 ha, đất trống có cây tái sinh 985,3 ha, đất trống không có cây tái sinh 1.585,8 ha, đất khác 146,2 ha).
  • 44. 40 - Phòng hộ: 185.045,8 ha, trong đó: Có rừng:170.015,5ha,(rừngtựnhiên142.248,3ha,rừngtrồng27.767,2ha). Chưa có rừng: 15.030,3 ha, (rừng mới trồng 3.319,9 ha, đất trống có câytái sinh1.879,6 ha, đấttrốngkhôngcó câytáisinh8.171,3 ha, đấtkhác 1.659,5 ha). Sảnxuất:380.362,5ha, trongđó: Có rừng:305.080,2ha,(rừngtựnhiên163.987,3ha, rừngtrồng141.092,9ha). Chưa có rừng: 75.282,3 ha, rừng mới trồng 32.399,5 ha, đấttrống có câytái sinh3.071,3 ha, đấttrốngkhôngcó câytáisinh36.226,2 ha, đấtkhác 3.585,3 ha). c) Diện tích có rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 36.343,8 ha, trong đó: Diện tích có rừng 32.401,9 ha (rừng tự nhiên 10.942,9 ha; rừng trồng 21.459,0 ha). Đất đã trồng nhưng chưa thành rừng: 3.941,9 ha (chủ rừng nhóm I: 3.350,8 ha; chủ rừng nhóm II: 591,1 ha). 4.1.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủquản lý được thống kê tại Bảng 4.2 và chi tiết được thể hiện ở phần Phụ lục 02. 4.1.3.1. Chủ rừng nhóm II Tỉnh Thanh Hóa có 53 chủ rừng nhóm II, quản lý trên diện tích: 223.606,6 ha, cụ thể tại Bảng 4.3 và chi tiết được thể hiện ở phần Phụ lục 02, cụ thể như sau: Diện tích trong quy hoạch cho lâm nghiệp: 219.858,1 ha (Đặc dụng: 82.268,9 ha; Phòng hộ: 93.160,6 ha; Sản xuất: 44.155,6 ha). Diện tích có rừng và đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 4.021,5 ha. a) Ban quản lý rừng đặc dụng (11 đơn vị, gồm: Vườn quốc gia, các khu BTTN, bảo tồn loài, các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh). Tổng diện tích quản lý: 90.218,6 ha, trong đó: * Đất có rừng: 86.835,6 ha (rừng tự nhiên: 83.829,3 ha; rừng trồng: 3.006,3 ha). * Đất chưa có rừng: 3.383,0 ha.
  • 45. 41 Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 89.740,1 ha, trong đó: Đặc dụng: 82.268,9 ha; phòng hộ: 1.566,2 ha; sản xuất: 5.905,0 (Khu BTTN Pù Luông: 40,6 ha; Vườn quốc gia Bến En: 383,1 ha; Khu BTTN Pù Hu: 4.644,8; Khu BTTN Xuân Liên: 836,5). Diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng là 478,6 ha. b) Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý (13 đơn vị) Tổng diện tíchquản lý: 75.501,1 ha, trong đó: * Đất có rừng: 69.703,5 ha (rừng tự nhiên: 51.245,2 ha; rừng trồng: 18.458,3 ha) * Đất chưa có rừng: 5.797,6 ha. Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 73.861,5 ha (phòng hộ: 50.783,9 ha; sản xuất: 23.077,6 ha). Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 1.639,6 ha. c) Các Công ty TNHH MTV quản lý (4 đơn vị) Tổng diện tíchquản lý: 16.350,8 ha, trong đó: * Đấtcó rừng:14.335,7ha(rừngtựnhiên:5.842,5ha;rừngtrồng:8.493,3ha). * Đất chưa có rừng: 2.015,1 ha. Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 15.282,3 ha (phòng hộ: 6.624,3 ha; sản xuất: 8.658,0 ha). Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 1.068,5 ha. d)Các doanhnghiệp, tổ chứckinhtếngoàiquốc doanhquảnlý(2 đơnvị) Tổng diện tích quản lý: 276,4 ha, trong đó: * Đất có rừng: 241,8 ha (rừng tự nhiên: 1,1 ha; rừng trồng: 240,7 ha). * Đất chưa có rừng: 34,6 ha. Diện tíchtrongquyhoạchlâmnghiệp:276,4halà rừngsảnxuất:276,4ha. đ) Các đơn vị lực lượng vũ trang quản lý (16 đơn vị)
  • 46. 42 Tổng diện tíchquản lý: 37.824,2 ha, trong đó: * Đấtcó rừng:34.535,0ha(rừngtựnhiên:33.694,6ha;rừngtrồng:840,4ha). * Đất chưa có rừng: 3.289,2 ha. Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 37.462,0 ha (phòng hộ: 34.171,8 ha; sản xuất: 3.290,2 ha). Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 362,2 ha. e) Các tổ chức khác (8 đơn vị) Tổng diện tíchquản lý: 3.435,4 ha, trong đó: * Đấtcó rừng:2.579,3ha(rừngtự nhiên: 39,6ha; rừng trồng:2.539,7ha). * Đất chưa có rừng: 856,1 ha. Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 2.962,8 ha (phòng hộ 14,3 ha; sản xuất: 2.948,5 ha. Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 472,6 ha. 4.1.3.2. Chủ rừng nhóm I Tỉnh Thanh Hóa có 65.391 chủ rừng nhóm I tại Bảng 4.5 và chi tiết tại phần Phụ biểu 02. Cụ thể: - Có 376 “chủ rừng là UBND; - Có 113 chủ rừng là cộng đồng thôn, bản; - Có 64.902 chủ rừng là các hộ/nhóm hộ gia đình). Tổng diện tích do chủ rừng nhóm I quản lý là: 460.414,4 ha rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó: a) Hộ gia đình, cá nhân Quản lý tổng diện tích: 360.274,2 ha, trong đó: * Đất có rừng: 298.485,5 ha (rừng tự nhiên: 159.501,8 ha; rừng trồng: 138.983,7 ha). * Đất chưa có rừng: 61.788,7 ha.
  • 47. 43 Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 338.367,6 ha (phòng hộ: 60.273,1 ha; sản xuất: 278.094,5 ha). Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 21.906,6 ha. b) Cộng đồng thôn, bản Quản lý tổng diện tích: 14.220,0 ha, trong đó: * Đất có rừng: 12.861,7 ha (rừng tự nhiên: 10.364,3 ha; rừng trồng: 2.497,4 ha). Đất chưa có rừng: 1.358,3 ha. Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 13.862,4 ha (phòng hộ: 3.149,4 ha; sản xuất: 10.713,0 ha). Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 357,6 ha. c) UBND cấp xã tạm quản lý Tổng diện tích:85.920,1 ha, trong đó: * Đất có rừng: 67.431,7 ha (rừng tự nhiên: 50.646,0 ha; rừng trồng: 16.785,6 ha). * Đất chưa có rừng: 18.488,4 ha. Diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp: 75.862 ha (phòng hộ: 28.462,7 ha; sản xuất: 47.399,3 ha). Diện tích có rừng và đã trồng nhưng chưa thành rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 10.058,1 ha 4.1.3.3. Diện tích rừng và độ che phủ phân theođơn vị hành chính Diện tích rừng và độ che phủ phân theo đơn vị hành chính được tập hợp ở Bảng 4.5 và chi tiết tại phần Phụ biểu 02. Độ che phủ rừng của tỉnh Thanh Hóa bao gồm cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp (Chưa tính 39.700,5 ha đất đã trồng nhưng chưa thành rừng) là 52,8%.
  • 48. 44 Tất cả 27 huyện, thị xã và Thành phố Thanh Hóa đều có rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp. - Huyện có diện tíchrừng lớn nhất là huyện Thường Xuân (diện tíchrừng 84.154,8 ha) - Huyệncó diệntíchrừngnhỏ nhấtlàhuyệnĐôngSơn(diệntíchrừng71,4ha) - Huyện có độ che phủ rừng lớn nhất là huyện Quan Sơn (độ che phủ rừng đạt 88,8%) - Huyện có độ che phủ rừng nhỏ nhất là huyện Đông Sơn (độ che phủ rừng chỉ đạt 0,9%). 4.1.4. Trữ lượng rừng Trữ lượng các loại rừng được tổng hợp tại Bảng 4.6, Phụ biểu 02. - Tổng trữ lượng gỗ: 28.669.654 m3. Trong đó: Trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp 27.634.655 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch lâm nghiệp 1.034.998 m3. + Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên: 24.149.893 m3, trong đó trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp 23.698.896 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch lâm nghiệp 450.997 m3. + Tổng trữ lượng gỗ rừng trồng 4.519.761 m3, trong đó trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp 3.935.759 m3; trữlượng gỗ ngoàiquyhoạchlâmnghiệp 584.002 m3. - Tổng trữ lượng tre, nứa: 661.819.500 cây. Trong đó: + Rừng tre nứa tự nhiên thuần loài: 280.480.800 cây + Rừng hỗn giao tự nhiên gỗ - tre nứa và tre nứa - gỗ: 187.639.900 cây + Rừng trồng Luồng, tre nứa: 193.698.800 cây. Nguồn:Theo công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh ThanhHóa năm 2015 tại Quyết định số 5429/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa. 4.1.5. Những nguyên nhân chính làm mất rừng và suy thoái rừng ở Thanh Hóa.
  • 49. 45 Các kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng ở Thanh Hóa bao gồm: - Phá rừng, chuyển đổi mục đích đấtlâm nghiệp để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng trên địa bàn toàn tỉnh được cải tạo lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho phát triển kinh tế (cao su, mía, sắn...) từ năm 2008 đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã cho phép cải tạo chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên 13.000 ha. - Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh khai thác hơn 10.000 ha rừng các loại. - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất khác: Tổng hợp diện tích chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang làm làm giao thông, thủy lợi, thủy điện, xây dựng từ năm 2008 đến hết năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh là hơn 3.200 ha. - Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực. Từ năm 2000 đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 800 ha rừng bị chặt phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp. - Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ, củi sử dụng làm chất đốt hàng năm trên trên địa bàn tỉnh hơn 400 nghìn m3. Trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 400 nghìn người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn, sưởi ấm... - Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các tỉnh trong toàn quốc và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, chỉ trong năm 2010, 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại hơn 500 ha rừng. - Thiên tại, sâu bệnh, xâm thực của nước biển: Đây cũng là nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng trên địa bàn toàn tỉnh, chỉ tính riêng vụ dịch sâu
  • 50. 46 róm thông năm 2013 tại tỉnh Thanh Hóa đã gây ảnh hưởng cho hơn 1.500 ha rừng thông; mùa rét năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 1.800 ha rừng ở độ cao trên 900 m bị ảnh hưởng; hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh có gần 200 ha bị biển xâm thực hoặc rừng trồng bị sóng biển cuốn trôi. - Kỹ thuật khai thác lạc hậu: Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng hoặc khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng cũng góp phần đáng kể làm mất rừng và suy thoái trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng quá trình mất rừng, suy thoái trên địa bàn toàn tỉnh. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sách đất đai và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng tốc độ mất rừng, suy thoái rừng ở Thanh Hóa. 4.2. Mô hình giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian 4.2.1. Mô h nh tổng thể giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa hông gian. Kết quả xây dựng mô hình tổng thể giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng bằng công nghệ địa không gian được thể hiện trong Hình 4.1. Mô hình này đã được xây dựng trên cơ sở các phương pháp đã được trình bày đồng thời được kiểm chứng bằng chính các kết quả phân tích của đề tài. Các kết quả ở nội dung này sẽ được trình bày theo mô hình tổng thể đó. 1. Lựa chọn vùng quan tâm và lập bản đồ ranh giới khu vực nghiên cứu; Lựa chọn phần mềm chuyên dụng (QGIS, ArcGIS, …) Như trong phương pháp đã trình bày, do tỉnh Thanh Hóa quá rộng lớn, nên trong khuôn khổ luận văn, tác giả chọn một số huyện đại diện về mất rừng và suy thoái rừng đểnghiên cứu, bao gồmcác huyện phía Nam của tỉnh Thanh Hóa:Đông Sơn, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Tx.