SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC ĐÔ
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN
TÒA ÁN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M INH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Hà Nội, năm2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC ĐÔ
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN
TÒA ÁN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M INH
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VÕ KHÁNH VINH
Hà Nội, năm2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ
thực tiễn Tòa án quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình khoa học do
bản thân tôi tự thực hiện với sự hướng dẫn của GS.TS. Võ Khánh Vinh. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết luận khoa học
của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Đô
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
TÙ CÓ THỜI HẠN......................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn........................ 7
1.2. Ý nghĩa của áp dụng hình phạt tù có thời hạn....................................12
1.3. Nội dung áp dụng hình phạt tù có thời hạn ........................................15
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..32
2.1. Khái quát tình hình tội phạm, tình hình thụ lý, xét xử hình sự ở Tòa án
nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh...................................................32
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................35
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG
HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN...............................................................56
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn.............56
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn............58
KẾT LUẬN....................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADPL : Áp dụng pháp luật
ADHP : Áp dụng hình phạt
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự
HĐXX : Hội đồng xét xử
HTND : Hội thẩm nhân dân
TAND : Tòa án nhân dân
TANDCC : Tòa án nhân dân cấp cao
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý của Tòa án nhân dân quận 7 ...33
Bảng 2.2. Số liệu kết quả xét xử của Tòa án nhân dân quận 7.......................34
Bảng 2.3. Số liệu các tội tội phạm thường thực hiện của Tòa án quận 7.......34
Bảng 2.4. Số liệu các hình phạt chính được áp dụng của Tòa án...................36
Bảng 2.5. Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án.....................37
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ luật Hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc
cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm là văn bản quan trọng trong hệ
thống pháp luật Việt Nam.
Áp dụng hình phạt tù góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất
nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích của
Nhà nước, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tạo môi trường xã hội an toàn, hiệu quả và lành mạnh cho tất cả mọi
công dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của dân tộc Việt Nam
chúng ta trong giai đoạn mới.
Để đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước, ngoài việc sử dụng
các biện pháp như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ... Nhà nước còn phải sử dụng đến những biện pháp mà cụ thể là sử dụng
các hình phạt, đặc biệt đó là hình phạt tù để trừng trị, răn đe những người có
hành vi phạm tội qua đó giáo dục người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật.
Hình phạt tù có thời hạn là một trong số bảy hình phạt chính theo quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
(Điều 32 các hình phạt đối với người phạm tội)... Hình phạt tù có thời hạn
nhằm trừng trị người phạm tội, cách ly họ ra khỏi đời sống cộng đồng trong
một khoảng thời gian nhất định. Đây là một hình phạt nghiêm khắc đối với
người phải chấp hành hình phạt tù… trong một thời gian nhất định.
Do đó để đạt được mục đích trừng trị người phạm tội và giáo dục ý
thức sống và làm việc theo pháp luật đối với người có hành vi phạm tội là rất
quan trọng.
2
Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại: Số 03
đường Tân Phú, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân quận 7 nằm ở khu nam thành phố Hồ Chí Minh trực
thuộc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định số:
218/QĐ-TCCB ngày 27/02/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh phân bổ biên chế gồm 40 người trong đó 03 Thẩm phán trung
cấp; 19 Thẩm phán sơ cấp; 15 thư ký và chức danh khác 03 người.
Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Quận ủy, Ủy ban
nhân dân quận 7 và lãnh đạo TAND các cấp, sự tích cực phối hợp trong công
tác của cơ quan khối nội chính và các ban ngành hữu quan đã quan tâm và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các phong trào của đơn vị.
Thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng theo nội dung Nghị quyết
Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 6 Khóa 12 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 05-Chỉ thị Trung ương ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các mặt công tác của Tòa án nhân dân quận
7 đã đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn với mục tiêu là phấn đấu
hoàn thành các chỉ tiêu của Tòa án nhân dân cấp trên về công tác xét xử theo
Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về: “Triển khai, tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của các Tòa án”.
Năm 2018, Tòa án nhân dân quận 7 phấn đấu hoàn thành xuất sắc các
chỉ tiêu đã đề ra và đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua
Tòa án nhân dân” với mục tiêu xây dựng đơn vị “Vững mạnh toàn diện”.
Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu thi đua, chế độ làm việc, quy chế dân chủ
cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan Tòa án nhân dân quận 7
đạt tiêu chuẩn về: “An ninh trật tự”.
Án hình sự chủ yếu tập trung vào các tội: Trộm cắp tài sản; mua bán
3
trái phép chất ma túy; cướp giật tài sản…
Ngoài kết quả tích cực đã đạt được của tòa án nhân dân quận 7, thì việc
áp dụng hình phạt tù có thời hạn vẫn còn những hạn chế như: Không thống
nhất cao khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; một
số ít trường hợp áp dụng chưa đúng các điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình
sự; áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chưa phù hợp dẫn đến xử quá
nặng, quá nhẹ hoặc cho hưởng án treo.
Từ thực tế đó, tác giả muốn góp một phần làm phong phú về lý luận áp
dụng hình phạt tù, góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác xét xử theo quy
định của pháp luật về áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực
tiễn Tòa án quận 7, thành phố Hồ Chí Minh" để viết luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
ADHP tù nói chung, ADHP tù có thời hạn nói riêng trong các vụ án
hình sự luôn là đề tài của nhiều tác giả. Trong đó có nhiều công trình nghiên
cứu được công bố liên quan đến đề tài áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo
luật hình sự Việt Nam, cụ thể có một số công trình nghiên cứu như sau: Luận
án tiến sĩ của Chu Thị Thu Trang năm 2009: có nội dung “Hoạt động áp dụng
pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt
Nam”; Luận văn thạc sĩ của Võ Hồng Nam năm 2014: có nội dung “Hình
phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử thành
phố Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Huyền năm 2016: có nội
dung“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”; Luận văn thạc sĩ của Đinh Tấn Long năm 2017: có
nội dung“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”...Các công trình nghiên cứu khoa học
của các tác giả nêu trên là tài liệu bổ ích, gợi mở cho tác giả những ý tưởng
4
phong phú và bổ ích để viết luận văn... Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu về hoạt động ADHP tù có thời hạn của một cơ
quan TAND cụ thể.
Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn
theo pháp luật hình sự Việt Nam tại Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh sẽ góp phần mang lại những cách nhìn mới về lý luận và thực tiễn
của hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề về Khái niệm, đặc điểm
áp dụng hình phạt tù có thời hạn; thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn
tại Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm
2018, Luận văn đã đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng hình phạt tù có thời
hạn tại Tòa án quận 7.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã đặt ra tình huống và
giải quyết cụ thể như sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm về áp dụng
hình phạt tù có thời hạn.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án
nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018, tìm ra
những hạn chế và nguyên nhân để khắc phục…
- Đề xuất một số giải pháp bảo đảm ADHP tù có thời hạn, đáp ứng
được nhu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giải quyết những vấn đề lý luận
5
về: Pháp luật và thực tiễn, những tích cực và hạn chế, đề xuất giải pháp và
kiến nghị liên quan trực tiếp đến việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong
công tác xét xử của Tòa án trên cơ sở thực tiễn tại Tòa án nhân dân quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc
áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân dân quận 7 trong thời gian
05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nội dung khoa học phương pháp
luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Triết học Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự:
hình phạt, quyết định hình phạt về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong
các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, về đấu tranh
phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu Luận văn tác giả sử dụng các phương pháp
như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử cụ thể… để làm rõ đối
tượng nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học mà tác giả đã đề cập đến
vấn đề như: áp dụng hình phạt tù có thời hạn thông qua thực tiễn xét xử tại
6
Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần làm sáng tỏ thêm
cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt
Nam trong việc xét xử các vụ án hình sự, nâng cao nhận thức của những
người thực hiện công lý trong công tác xét xử của Tòa án.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể được Tòa án các cấp tham
khảo để ADHP tù có thời hạn trong công tác xét xử và góp phần nâng cao
hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Gồm có: Phần mở đầu, phần kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo,
và được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân
dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù
có thời hạn.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ
CÓ THỜI HẠN
1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn
1.1.1. Khái niệm áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do
Tòa án quyết định nhằm tước bỏ, hạn chế quyền và lợi ích của người phạm
tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
Hình phạt có mục đích nhằm trừng trị người phạm tội, pháp nhân
thương mại phạm tội và giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật,… phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm. (Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015)
Theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Các hình phạt đối với người phạm tội
gồm hình phạt chính - hình phạt bổ sung. (Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017) Hình phạt chính gồm: Cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; Hình
phạt bổ sung gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định…, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản…Đối với
người phạm tội chỉ áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một
hoặc một số hình phạt bổ sung.
Hình phạt tù trong đó gồm hình phạt tù có thời hạn là một trong số bảy
hình phạt chính theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015.
“Tù có thời hạn là… phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng và mức
tối đa là hai mươi năm… cứ một ngày tạm giữ, tạm giam được tính bằng một
ngày tù” Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015: [23]. Như vậy, hình phạt tù có
thời hạn là việc cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một
thời gian nhất định và tước bỏ quyền tự do của họ. Do đó, để đạt được mục
đích trừng trị người phạm tội, giáo dục người phạm tội tuân theo pháp luật và
8
tôn trọng pháp luật là rất quan trọng.
Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với trường hợp một người phạm
nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội đã tuyên là tù có thời
hạn và tổng hợp các hình phạt đó cộng lại thành hình phạt chung và không
được vượt quá ba mươi năm, cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được tính
bằng một ngày tù (Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015)
Như vậy, thực chất tù có thời hạn là việc cách ly người phạm tội để
giáo dục, cải tạo họ trong trại giam. Trong thời gian bị cách ly đó người phạm
tội bị tước một số quyền như: Quyền bầu cử, quyền kinh doanh...
Do tính cưỡng chế nghiêm khắc như vậy, nên tù có thời hạn được Tòa
án áp dụng thông qua hoạt động xét xử.
Hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân thủ nghiêm theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự: từ khi thụ lý hồ sơ, đưa vụ án ra xét xử, ra bản án,
quyết định phải tuân thủ các nguyên tắc như:
Thẩm phán và HTND khi xét xử tại phiên tòa luôn độc lập, tuân theo
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ để ra quyết định hình phạt được quy định tại Điều 50 BLHS
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Khi quyết định hình phạt Tòa án căn
cứ… tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự” [23].
Áp dụng hình phạt là hoạt động tư duy của Hội đồng xét xử được thực
hiện sau khi đã xác định tội danh đối với người phạm tội. Quyết định hình
phạt tù là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử đối với người phạm tội.
Để lựa chọn hình phạt chính xác Hội đồng xét xử phải căn cứ vào hồ sơ
vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng
nặng của vụ án và quy định của Bộ luật hình sự. Từ đó lựa chọn hình phạt sao
cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, để ban
hành quyết định, bản án chính xác đúng quy định của pháp luật.
9
1.1.2. Đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự
Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân trước hết là một hoạt
động áp dụng pháp luật, nên nó có đầy đủ những đặc điểm chung của hoạt
động áp dụng pháp luật nói chung, đồng thời có tính đặc thù riêng của hoạt
động áp dụng pháp luật hình sự do Tòa án áp dụng. Đó là những chế tài mạnh
nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đến tài sản mà Tòa án được áp dụng
nhân danh nhà nước.
Áp dụng Bộ luật hình sự là áp dụng pháp luật nội dung, áp dụng Bộ
luật tố tụng hình sự là áp dụng pháp luật hình thức của hoạt động giải quyết
vụ án hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm cả áp dụng pháp luật nội
dung và pháp luật hình thức.
Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án là một hình thức áp dụng pháp
luật do Tòa án tiến hành, áp dụng quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và quy
phạm pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền và
thực hiện một số nhiệm vụ trong giai đoạn thi hành án hình sự. .
Áp dụng hình phạt tù là biện pháp chế tài hình sự và chỉ có Tòa án
mới có thẩm quyền nhân danh Nhà nước áp dụng hình phạt tù đối với người
phạm tội. Mọi hoạt động khác về áp dụng pháp luật hình sự suy cho cùng
cũng liên quan đến hoạt động áp dụng hình phạt tù.
Để duy trì tính thượng tôn pháp luật thì áp dụng pháp luật hình sự
không thể thiếu hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án. Do
vậy, ADHP tù luôn là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng nhất
trong áp dụng pháp luật hình sự.
Chủ thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn là Hội đồng xét xử:
Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND là cơ
quan xét xử…thực hiện quyền tư pháp” [17]. Quy định tại Điều 31 Hiến pháp
10
và Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về quyền suy đoán vô tội chỉ
rõ“Người bị buộc tội được coi là không có tội… có hiệu lực pháp luật. Điều
30 BLHS quy định: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế…pháp nhân thương
mại đó [23].
Vì thế cơ quan có thẩm quyền quyết định một người có tội bằng một
bản án kết tội chính là Tòa án. Do đó, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm
quyền áp dụng hình phạt tù hay không áp dụng hình phạt tù đối với người
phạm tội. Ngoài Tòa án thì không có cơ quan, cá nhân nào được quyền áp
dụng hình phạt tù đối với các tổ chức hay cá nhân phạm tội.
Tòa án thực hiện quyền lực nhà nước thông qua phiên tòa xét xử, kết
quả hoạt động xét xử tại Tòa án do HĐXX nhân danh nhà nước tuyên bố,
quyết định một tổ chức hay cá nhân vô tội hoặc có tội. Bản án thể hiện được ý
chí của Nhà nước đối với hành vi của bị cáo, đảm bảo thực hiện bằng quyền
lực của nhà nước.
Như vậy, Chủ thể trực tiếp thực hiện quyền áp dụng hình phạt tù có
thời hạn là Tòa án và HĐXX. Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy
định: "HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp...
phức tạp thì HĐXX sơ thẩm… phúc thẩm gồm ba Thẩm phán” [20].
* Đối với vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn, phiên tòa do một
Thẩm phán tiến hành (khoản 1 Điều 463 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Các bản án, quyết định của HĐXX hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật ngay, khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mới có hiệu lực pháp
luật. Đối với bản án, quyết định phúc thẩm thì có hiệu lực ngay kể từ ngày
tuyên án.
Về nguyên tắc khi xét xử được quy định theo Điều 23 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015. Thẩm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật: “Thẩm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật… truy cứu
11
trách nhiệm hình sự theo…” [20]. Trong phiên tòa xét xử, HTND ngang
quyền với Thẩm phán, HĐXX sơ thẩm và HĐXX phúc thẩm đều thảo luận,
quyết định theo đa số. Vì vậy quyết định của HĐXX mang tính tập thể của đa
số thành viên trong HĐXX. Khi xét xử Hội đồng căn cứ tài liệu, chứng cứ của
cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập và căn cứ vào quá trình thẩm
tra,…tranh tụng tại phiên tòa để đưa ra mức án phù hợp với từng tội danh.
Hình phạt được áp dụng là tù có thời hạn
Sau khi xác định được tội danh, dựa trên các tài liệu có trong hồ sơ, kết
quả tranh tụng tại phiên tòa HĐXX lựa chọn hình phạt tù để áp dụng đối với
bị cáo. Theo quy định của BLHS thì hình phạt gồm hình phạt chính và hình
phạt bổ sung. Hình phạt chính theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự năm
2015 bao gồm có bảy mức độ khác nhau: Từ mức Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo
không giam giữ, Trục xuất,…đến Tù có thời hạn, Tù chung thân, Tử hình.
Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt được lựa chọn để áp dụng. Theo
Điều 38 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Tù có thời hạn
là…tạm giam bằng một ngày tù.
Không áp dụng hình phạt…có nơi cư trú rõ ràng” [23].
Như vậy, đây là hình phạt tước quyền tự do của người phạm tội trong
một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp phạm một tội thì mức tối thiểu là
ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Đối với trường hợp phạm nhiều tội
thì theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017 Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội đã tuyên là tù có thời hạn
thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung và không được vượt
quá ba mươi năm.
Văn bản áp dụng hình phạt tù: Bản án kết tội của Hội đồng xét xử.
HĐXX sau khi xem xét các tình tiết của vụ án đã thống nhất về ADHP
tù cho bị cáo thì cần phải có văn bản thể hiện việc HĐXX áp dụng hình phạt
12
tù do hành vi của bị cáo gây ra. Cụ thể: Bản án phải ghi đầy đủ quan điểm của
những người tham gia tố tụng; nhận định của HĐXX xác định bị cáo có tội,
đó là tội gì, theo điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình sự và các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt cụ thể được áp dụng. Khi
lựa chọn ADHP tù có thời hạn thì HĐXX phải nhận định lý do; mức hình
phạt tù được áp dụng. Bản án chính là văn bản thể hiện tính quyền lực của nhà
nước đối với bị cáo.
Từ những năm trước 2017, cách thức viết bản án, các nội dung cần thể
hiện trong bản án hình sự được khái quát trong Bộ luật hình sự, các Nghị
quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự cũng như lồng ghép trong các
chương trình tập huấn do Tòa án các cấp tổ chức thực hiện.
Từ năm 2017 TANDTC đã tổ chức riêng các cuộc họp hướng dẫn về
cách viết bản án, trình bày bản án cho phù hợp với quy định, đảm bảo đầy đủ
về nội dung và hình thức. TANDTC ban hành Nghị quyết số 05/2017 Nghị
quyết – Hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 7 năm 2017 Ban hành một số biểu
mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của BLTTHS; Văn bản số 155 Tòa án nhân dân tối cao -
PC ngày 28 tháng 7 năm 2017 về việc áp dụng thống nhất kỹ thuật trình bày
các văn bản tố tụng trong đó có bản án.
1.2. Ý nghĩa của áp dụng hình phạt tù có thời hạn
1.2.1. Ý nghĩa chính trị - xã hội
Các hành vi trái pháp luật do người phạm tội gây ra những hậu quả
không tốt cho xã hội: Gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, thiệt hại về kinh
tế, ảnh hưởng đến văn hóa - giáo dục...Do đó việc xét xử các vụ án hình sự
luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Người dân theo dõi việc xét xử tội
phạm thông qua các kênh “xem trực tiếp hoặc qua truyền hình…”. Qua đó
đánh giá năng lực của đội ngũ Tòa án, nhất là đối với các Thẩm phán được giao
13
nhiệm vụ giải quyết vụ án. Do đó, áp dụng hình phạt tù có thời hạn có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng về chính trị, về kinh tế, về văn hóa – xã hội và giáo dục.
Khi áp dụng hình phạt tù đúng sẽ nhận được sự đồng tình của dư luận;
tạo ra sự đồng thuận của xã hội trong đánh giá tội phạm về chính sách hình sự
của Nhà nước ta, tạo niềm tin cho người dân vào chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước,… tăng uy tín của Tòa án, Cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp và tạo sự ổn
định trong đời sống xã hội của nhân dân, người dân yên tâm tin tưởng vào
Đảng và nhà nước.
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng người phạm tội sẽ có niềm tin
vào Tòa án – cơ quan thực thi pháp luật, họ sẽ cố gắng cải tạo tích cực để sớm
về hòa nhập với cộng đồng, sinh sống ổn định. Khi ADHP tù có thời hạn
không đúng “xử quá nặng hoặc quá nhẹ” người phạm tội sẽ mất niềm tin vào
cơ quan Tòa án – cơ quan thực thi pháp luật, gây tổn hại đến uy tín của Đảng,
Nhà nước đối với người phạm tội.
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng theo quy định của pháp luật là
bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền con
người, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân trong lĩnh vực hình sự.
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng sẽ góp phần bảo vệ công lý,
công bằng xã hội, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…
1.2.2. Ý nghĩa pháp lý
ADHP tù có thời hạn đúng thể hiện sự đúng đắn, hợp lý, hợp tình của
các văn bản pháp luật hình sự trên thực tế. Mặt khác, qua hoạt động áp dụng
hình phạt tù có thời hạn, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng nhận
thấy những bất cập, những vướng mắc, những thiếu sót của các quy phạm
pháp luật hình sự để đưa ra các biện pháp áp dụng thống nhất các quy định
14
của Bộ luật hình sự.
ADHP tù có thời hạn đúng là thể hiện tính hiệu quả của thủ tục tố tụng
hình sự trong áp dụng pháp luật (ADPL) hình sự. Cho thấy trình tự tố tụng đã
hợp lý, đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử…
Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, xã hội đều có sự
thay đổi, kéo theo sự thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Nhiều
quy định của pháp luật không còn phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung và áp dụng
trong pháp luật hình sự.
Hoạt động ADHP tù có thời hạn là cơ sở thực tiễn để kiểm nghiệm các
quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến ADHP tù có thời hạn
nhằm tổng kết và rút kinh nghiệm để xây dựng hệ thống tư pháp hình sự dân
chủ, hiệu quả, công bằng… vì con người.
1.2.3. Ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa
Ngoài mục đích trừng trị, dăn đe người phạm tội, mục đích của hình
phạt còn giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ
phạm tội mới, giáo dục những người khác chấp hành pháp luật. Khi hình phạt
tù áp dụng công bằng, chính xác thì mục đích giáo dục cải tạo người phạm tội
sẽ đạt được hiệu quả “Tốt đẹp nhất”.
Khi hình phạt tù được áp dụng quá nhẹ so với tính chất, mức độ nguy
hiểm của tội phạm sẽ làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật,…người dân
không còn tin tưởng vào Tòa án.
Khi hình phạt tù có thời hạn được áp dụng quá nghiêm khắc so với tính
chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm sẽ làm nảy sinh tâm lý cho người bị kết
án…tiêu cực, bi quan… vào tính công bằng của Tòa án, của các cơ quan tiến
hành tố tụng.
Cả hai tình huống trên đều dẫn đến hậu quả là làm giảm ý nghĩa phòng
ngừa tội phạm của hình phạt tù có thời hạn.
15
Khi hình phạt tù có thời hạn được áp dụng một cách chính xác sẽ tạo
được sự đồng thuận của toàn xã hội, các tổ chức, cá nhân nhận thấy được sự
công bằng của pháp luật từ đó tin tưởng vào sự đấu tranh phòng ngừa tội
phạm, tin tưởng vào cơ quan xét xử là Tòa án, tạo ra hiệu ứng tích cực để toàn
xã hội tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm trên toàn lãnh thổ đất
nước Việt Nam chúng ta.
Đây là bài học sâu sắc để toàn dân chấp hành Hiến pháp - pháp luật,
nâng cao sự hiểu biết về ý thức chấp hành Hiến pháp - pháp luật.
1.2. Nội dung áp dụng hình phạt tù có thời hạn
1.3.1. Xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt.
Xác định các tình tiết, tính chất nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện:
Theo BLHS hiện hành 2015 thì: Tội phạm là “hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,…phải bị xử lý hình sự (Điều 8
BLHS). Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc điểm cơ bản và là
thuộc tính khách quan thể hiện bản chất xã hội của mỗi hành vi phạm tội cụ
thể. Có nghĩa là tội phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội vì bản thân nó
gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội đang được BLHS bảo vệ. Tính chất
nguy hiểm của tội phạm được xác định bởi tổng thể các tình tiết khác nhau
của vụ án, trong đó quan trọng nhất là tính chất, tầm quan trọng của những
quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội xâm hại. Theo Điều 123 Bộ luật hình sự
năm 2015 quy định về Tội giết người thì khung hình phạt cao nhất là tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Điều 134 Bộ
luật hình sự quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác thì khung hình phạt cao nhất là tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm hoặc tù chung thân (Khi làm chết hai người trở lên). Sự khác
nhau ở khung hình phạt của hai tội này là do tính chất và mức độ nguy hiểm
thực hiện là khác nhau. Khách thể của tội giết người là quyền sống và… bảo
16
vệ tính mạng. Còn khách thể của Tội cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức
khỏe của người khác là quyền được tôn trọng - bảo vệ về sức khỏe.
Trong quyết định hình phạt HĐXX mà cụ thể là Tòa án phải chỉ ra
trong bản án những tình tiết cụ thể chứng minh tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm mà Tòa án sử dụng để làm căn cứ chọn mức hình
phạt áp dụng đối với bị cáo cho phù hợp.
Khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải
xuất phát từ các tình tiết mà tội phạm đã thực hiện. Trong một số trường hợp
các tình tiết như: địa điểm, thời gian,… Phương thức thực hiện của tội phạm
được luật quy định là những tình tiết bắt buộc của cấu thành tội phạm… khi
xét xử.
Trong những trường hợp nói trên. Những tình tiết có ảnh hưởng đến
một mức độ nhất định của việc quyết định hình phạt không được các nhà làm
luật quy định… chúng không có ý nghĩa đối với việc định tội danh, nhưng có
ảnh hưởng đến quyết định hình phạt tù đối với bị cáo. Vì vậy cần phải xác
định, cân nhắc các tình tiết để có căn cứ cho việc quyết định hình phạt tù đối
với bị cáo.
Một yếu tố nữa làm ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt đó là hậu
quả do tội phạm gây ra đối với người khác. Hậu quả đó phải là hậu quả nguy
hiểm. Hậu quả nguy hiểm được chia làm hai nhóm: Các hậu quả được quy
định có tính chất là yếu tố của cấu thành tội phạm, các hậu quả không được
quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Tiếp đến để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm được
thực hiện cần phải xác định các loại, mức độ lỗi của bị cáo khi thực hiện
phạm tội. Trong Bộ luật hình sự, thông thường các tội cố ý, vô ý được quy
định độc lập, có chế tài khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn có một số tội được
thực hiện do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý (Ví dụ, tội làm chết người trong khi thi
17
hành công vụ quy định tại Điều 127 Bộ luật hình sự, tội vô ý làm chết người
Điều 128 Bộ luật hình sự hoặc tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Điều 129 Bộ luật hình sự). Trong
trường hợp tội phạm thực hiện do lỗi cố ý được đánh giá có tính nguy hiểm
cho xã hội cao hơn so với tội phạm thực hiện do lỗi vô ý… Tội phạm thực
hiện do lỗi cố ý sẽ áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn.
Ngoài ra, còn phải xác định, cân nhắc mức độ lỗi của bị cáo trong
trường hợp phạm tội cụ thể. Vì cùng một lỗi nhưng mức độ thể hiện cũng
khác nhau, dẫn đến việc quyết định hình phạt khác nhau. Như vậy giữa tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện và lỗi
đã thực hiện càng nguy hiểm thì mức độ lỗi của chủ thể càng lớn, do đó mức
hình phạt càng phải nghiêm khắc để răn đe những trường hợp phạm tội sau
này.
Động cơ và mục đích trong trường hợp được luật quy định là những
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, ảnh hưởng đáng kể đến mức độ lỗi do vậy cũng
ảnh hưởng đến mức quy định của hình phạt. Nhiệm vụ của Tòa án là phải làm
sáng tỏ mục đích, động cơ của tội phạm đã thực hiện: Bởi lẽ có những động
cơ, mục đích phạm tội gây lên sự căm phẫn lớn cho xã hội, làm tăng mức hình
phạt, ngược lại có những động cơ, mục đích làm giảm nhẹ lỗi của bị cáo và
làm giảm mức hình phạt.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy việc xác định tính chất, mức độ nguy
hiểm của tội phạm được thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc
quyết định hình phạt (QĐHP). Tòa án khi xác định tính chất, mức độ nguy
hiểm của tội phạm ngoài việc xem xét một cách độc lập tình tiết của vụ án,
phải xem xét đến mối liên hệ giữa các tình tiết và dấu hiệu của vụ án để quyết
định hình phạt tù có thời hạn cho phù hợp, bảo đảm tính nghiêm minh của
pháp luật.
18
Xác định nhân thân người bị kết tội.
Khoản 1 Điều 8. Khái niệm tội phạm thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy
định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý…Như vậy, nói đến nhân thân người phạm tội là nói đến nhân thân
của một con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội.
Đến Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì chủ thể
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mở rộng hơn, phù hợp với thực
tế hiện tại và xu hướng phát triển sau này. Cụ thể theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật
hình sự năm 2015 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS…phải bị xử lý hình sự”. Chủ thể thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội đã được mở rộng bao gồm cả pháp nhân thương mại. Nhưng
khi xem xét quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại theo Điều 83
BLHS năm 2015 thì ngoài căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội cùng với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại thì: Tòa án phải căn cứ vào
việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại đó mà không đưa ra yếu
tố nhân thân. Do đó khi đặt vấn đề xác định nhân thân của người bị kết tội cần
được hiểu là xác định nhân thân của con người cụ thể, có tổng hợp các đặc
điểm như: Tuổi đời, hoàn cảnh gia đình… của người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm.
Theo quy định của pháp luật, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xác
định, cân nhắc nhân thân người bị kết tội, tức là xem xét những đặc điểm,
những đặc tính đã nói ở trên, làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá mức độ
nguy hiểm cho xã hội của người bị kết tội. Những đặc điểm, đặc tính đã được
ghi rõ trong luật. Ở Điều 51 các tình tiết giảm nhẹ, Điều 52 các tình tiết tăng
nặng… của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tòa án cân nhắc
19
những trường hợp những đặc điểm, đặc tính không được chỉ ra trong luật,
nhưng chúng có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt.
Các đặc điểm tác động đến việc quyết định hình phạt ở những góc độ
khác nhau:
Thứ nhất: Ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm
như tái phạm, tái phạm nguy hiểm,...
Thứ hai: Khả năng cải tạo và giáo dục của người phạm tội để đạt được
mục đích hình phạt...
Thứ ba: Các đặc điểm thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, của Nhà
nước như: Có nhân thân tốt,… người có thành tích cao...
Mục đích của việc xác định nhân thân người bị kết tội nhằm làm sáng
tỏ các nguyên nhân, các điều kiện phạm tội, những điều kiện hình thành nhân
cách như: Đạo đức, lối sống, trình độ văn hóa, cách cư xử…Các mối quan hệ
đó đều nói lên những mặt tốt, mặt xấu của người phạm tội.
Cần phải chỉ rõ các mặt tốt, mặt xấu, mặt tích cực, mặt tiêu cực của
người bị kết tội. Trên cơ sở đó Tòa án phải đối chiếu, so sánh giữa mặt tốt và
mặt xấu để đưa ra loại hình phạt, mức hình phạt tù sao cho phù hợp với hành
vi phạm tội của họ.
Yêu cầu Tòa án phải xác định nhân thân người bị kết tội là một trong
những biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tính công bằng,
dân chủ trong pháp luật hình sự, mà thực tiễn xét xử đã khẳng định và ghi
nhận. Khi Tòa án áp dụng đúng những quy định này thì có ý nghĩa cải tạo,
giáo dục và phòng ngừa rất lớn đối với người bị kết tội.
Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ.
Các tình tiết tăng nặng về tội phạm được quy định cụ thể trong luật và
có ý nghĩa làm tăng nặng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người
phạm tội.
20
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những người phạm tội
nhưng có nhân thân tốt… được quy định cụ thể trong luật…được Tòa án cân
nhắc với ý nghĩa làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội
phạm đó.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tăng nặng trách nhiệm hình
sự được quy định tại Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015. So với các tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46, Điều 48
Bộ luật hình sự năm 1999 thì các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm
hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 gia tăng nhiều hơn:
Các tình tiết giảm nhẹ tăng bốn, các tình tiết tăng nặng tăng một.
Quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
Tòa án phải tuân thủ nguyên tắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng đã được
quy định trong Bộ luật hình sự 2015, là dấu hiệu định tội hoặc định khung
hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự trong áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015
đã đưa ra những quy định mở hơn, khi cho phép Tòa án có thể coi đầu thú,…
tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ. Quy định này mang lại lợi ích cho người
phạm tội, họ có cơ hội được giảm mức hình phạt,… tạo điều kiện cho bản
thân họ sớm được tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng quê hương, đất nước.
Trong một vụ án hình sự càng nhiều tình tiết giảm nhẹ, mức độ giảm
nhẹ của từng tình tiết càng lớn thì mức độ giảm nhẹ hình phạt càng lớn và…
có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định,
hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy nhiều vụ án bao gồm các
tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Những trường hợp này Tòa
án phải đánh giá, cân nhắc các tình tiết đó để quyết định một hình phạt công
bằng, hợp lý, phù hợp với lỗi của người phạm tội. Các trường hợp này cần
21
phải đánh giá toàn diện, đầy đủ tất cả các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.
Không được…xem xét một chiều các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng,…đó là
cách tốt nhất để xác định các tình tiết… khi quyết định hình phạt đối với
người phạm tội.
Việc xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có
ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng trong quyết định hình phạt nhằm bảo đảm
cho hình phạt được tuyên một cách công bằng, dân chủ.
1.3.2. Nhận thức các quy định của Bộ luật hình sự, cơ sở pháp lý của
áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Nhận thức các quy định về hình phạt tù có thời hạn.
Về nội dung: Hình phạt tù có thời hạn là một trong số các hình phạt
chính trong hệ thống hình phạt. Hình phạt tù có thời hạn được quy định trong
các chế tài đối với cấu thành tội phạm và được áp dụng phổ biến trong quá
trình Tòa án xét xử. Điều 38 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy
định: “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án…tối thiểu là ba tháng và mức
tối đa là hai mươi năm. [23].
Thực tiễn cho thấy, hình phạt tù có thời hạn là việc bắt buộc người bị
kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam, cách ly người phải chấp hành
hình phạt ra khỏi đời sống xã hội trong khoảng thời gian nhất định để giáo
dục, để cải tạo họ. Nội dung chủ yếu hình phạt tù có thời hạn là tước quyền tự
do của người bị kết tội, giáo dục cải tạo họ thành người có ích cho xã
hội…Cũng có thể hiểu đó là sự trừng trị đối với người vi phạm pháp luật bị
kết án.
Như vậy, thời hạn chấp hành hình phạt tù có thời hạn tối thiểu là ba
tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Trong cấu thành tội phạm của một tội
cụ thể thì mức thấp nhất của hình phạt tù có thời hạn không dưới ba tháng và
mức tối đa không vượt quá hai mươi năm. Cho nên, dù người phạm tội thực
22
hiện tội phạm ít nghiêm trọng đến đâu thì mức hình phạt mà HĐXX áp dụng
không thể dưới ba tháng, ngược lại nếu thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng mà không thuộc trường hợp tù chung thân hoặc tử hình thì HĐXX có
thể quyết định đến hai mươi năm tù. Tuy nhiên trong trường hợp phạm nhiều
tội và tổng hợp của nhiều bản án thì tổng mức hình phạt không được vượt
quá ba mươi năm.
Hình phạt tù có thời hạn chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống
hình phạt của Bộ luật hình sự. Trong phần các tội phạm cụ thể thì tù có thời
hạn (TCTH) là hình phạt được quy định ở tất cả các điều luật, các cấu thành
tội phạm. Thực tế xét xử TCTH là hình phạt được áp dụng phổ biến và được
coi là hình phạt có hiệu quả nhất để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trường
hợp mục đích của hình phạt có thể đạt được mà không cần phải cách ly người
phạm tội ra khỏi đời sống xã hội thì cần ADHP không phải là hình phạt tù.
Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi hình phạt của người
phạm tội bị kết án có quy định trong khung hình phạt của Bộ luật hình sự. Đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại khoản 6 Điều 91 BLHS
năm 2015. (Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội): Tòa án
chỉ ADHP tù có thời hạn…thời hạn thích hợp ngắn nhất”… [23].
Nhận thức về chế tài các quy định của tội phạm.
Nhận thức chính xác về các chế tài lựa chọn, chế tài bắt buộc: Về điều
kiện, phạm vi áp dụng từng loại hình phạt được quy định trong Bộ luật hình
sự và tổng hợp hình phạt tù trong trường hợp một người phạm nhiều tội...Là
điều kiện quan trọng để hình phạt được áp dụng đúng pháp luật, bảo đảm
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tòa án phải xem xét tất cả các quy
định của phần chung, phần riêng vào trong vụ án cụ thể để đánh giá tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện...Nhằm chọn lựa
đúng mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo.
23
Tiếp theo Tòa án còn phải tìm hiểu và căn cứ vào các chế tài có trong
điều luật quy định đối với tội phạm…Tòa án phải căn cứ vào quy định của
BLHS đối với tội mà bị cáo đã thực hiện.
Khi quyết định hình phạt (QĐHP), Tòa án phải căn cứ vào những chế
tài cụ thể mà bị cáo đã thực hiện để chọn mức hình phạt hợp lý…nhân đạo
nhất.
Như vậy, khi quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án phải
căn cứ vào tất cả các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 để quyết định một hình phạt cụ thể đối với một bị cáo cụ thể.
Nhận thức về các quy định liên quan đến áp dụng hình phạt.
BLHS và BLTTHS năm 2015 không có chương riêng quy định, hướng
dẫn về việc ADHP.
Hội đồng xét xử khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đang bị
xét xử: thì Hội đồng xét xử phải tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Bộ
luật hình sự để đưa ra mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ hành vi
phạm tội của người bị kết tội phù hợp với quy định của pháp luật hình sự hiện
hành. Ví dụ: Người bị kết án phạm nhiều tội thì tổng hợp hình phạt chung
không được quá ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
Khoản 4 và khoản 6 Điều 91 (Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18
tuổi phạm tội) Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau: “Khi xét xử, Tòa
án chỉ ADHP đối với người dưới 18 tuổi nếu xét thấy việc miễn nhiệm trách
nhiệm hình sự …hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng…
không bảo đảm hiệu quả giáo dục phòng ngừa…Khi xử phạt tù có thời hạn,
Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án
áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng, với thời gian
thích hợp ngắn nhất”…[23]. Trường hợp thuộc khoản 1 Điều 103 Bộ luật
hình sự năm 2015 (Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội)
24
“Khi xét xử người dưới 18 tuổi...12 năm đối với …dưới 16 tuổi khi phạm tội”.
Do đó trước khi ADHP tù có thời hạn đối với người chưa thành niên, Tòa án
phải cân nhắc xem ADHP tù có thời hạn có phù hợp với quy định của pháp
luật hay không?. Trường hợp bắt buộc phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn
thì Hội đồng xét xử phải cân nhắc đến hình phạt và biện pháp giáo dục khác
để có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
1.3.3. Xác định sự tương thích các quy định của Bộ luật hình sự đối
với các tình tiết để quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự được xác định
như; loại, mức hình phạt và biện pháp chấp hành hình phạt tù.
Trên cơ sở nhận thức các quy định của BLHS, HĐXX cần phải tìm ra
sự tương thích đối với các tình tiết vụ án được xác định. Bởi lẽ điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến người bị kết án theo xu hướng tiêu cực, tích cực nếu
các tình tiết trong vụ án có quy định trong BLHS điều chỉnh là có lợi thì
người bị kết án chấp hành bản án trong thời gian ngắn, ngược lại phải chấp
hành hình phạt tù trong thời gian dài.
Các tình tiết có lợi hay bất lợi của bị cáo không phải do quyết định
cảm tính của HĐXX, mà phải dựa trên cơ sở quy định của luật, người ADHP
là HĐXX phải tìm hiểu, nghiên cứu các tình tiết của vụ án có quy định trong
BLHS hay không?, có được hướng dẫn bởi các Nghị quyết, Thông tư hay
không?. Trường hợp bị cáo bị đưa ra xét xử là người dưới 18 tuổi, HĐXX
phải xem xét độ tuổi là tình tiết giảm nhẹ đối với việc quyết định hình phạt tù.
Ở độ tuổi này pháp luật quy định khi phạm tội thì hình phạt được áp dụng như
thế nào?.
Tương tự như vậy, việc xác định sự tương thích của BLHS với tình tiết
của vụ án còn giúp HĐXX lựa chọn biện pháp chấp hành hình phạt tù phù
hợp với quy định của luật, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Nghiêm trị
kết hợp với khoan hồng, độ lượng trong chính sách hình sự nhân đạo của nhà
25
nước ta. Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 về Án treo quy định:
“…xử phạt tù không quá ba năm…thì Tòa án cho hưởng án treo…” [23].
Luật đã nêu các điều kiện để người bị kết án có thể chấp hành hình phạt tù có
điều kiện. Tuy nhiên, trong Điều luật chưa nói rõ yêu cầu về nhân thân có bao
nhiêu tình tiết giảm nhẹ là phù hợp. Trong trường hợp này HĐXX phải xem
xét nhân thân cùng các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, xem xét TANDTC có
hướng dẫn về điều này hay không?, nếu có thì hướng dẫn như thế nào?, để áp
dụng. Theo Nghị quyết số 02/2018 Nghị quyết hội đồng thẩm phán ngày 15
tháng 5 năm 2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS năm 2015 về án treo; tại
Điều 2 như sau:
“Người bị xử phạt tù…xét cho hưởng án treo… các điều kiện sau đây:
…tù không quá ba năm.
…Có nhân thân tốt.…Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
trở lên. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
… không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [7].
1.3.4. Ra bản án kết tội áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người
bị kết tội
Sau khi HĐXX xem xét, nhận định các tình tiết của vụ án hình sự, các
quy định của pháp luật về định tội danh, mức hình phạt cũng như quyết định
biện pháp chấp hành hình phạt tù thì cần có văn bản quyết định của HĐXX,
làm cơ sở cho giai đoạn thi hành án hình sự đối với tội phạm.
Như vậy bản án là bằng chứng để kết tội bị cáo và buộc bị cáo phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội do bị cáo gây ra… Khi
ra bản án, quyết định phải bảo đảm các điều kiện: Bản án phải được các thành
viên HĐXX thảo luận, ký thông qua tại phòng nghị án; Trong bản án nhận
định của HĐXX phải phân tích những chứng cứ chứng minh có tội hoặc
26
không có tội, xác định bị cáo có tội hay không?, nếu bị cáo có tội thì đó là tội
gì?, theo điểm, khoản, Điều của BLHS và của văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) khác được áp dụng. Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ cần phải xử lý ra
sao. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ chứng minh,
xác định bị cáo không có tội. Việc giải quyết khôi phục danh dự, nhân phẩm,
quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo theo quy định của pháp luật… Bản án
phải phân tích được lý do mà HĐXX không chấp nhận chứng cứ buộc tội, gỡ
tội, đề nghị của VKSND và những người tham gia tố tụng khác. Phân tích
tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát
viên trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Quyết định của HĐXX về từng
vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án như tội danh, mức hình phạt tù có thời
hạn mà bị cáo phải chấp hành. Hàng năm TANDTC đều tổ chức các buổi tập
huấn về giải quyết các vụ án hình sự, trong đó hướng dẫn cách viết bản án,
chỉ ra các lỗi khi viết bản án của Thẩm phán. Năm 2017 TANDTC đã tổ chức
riêng chương trình tập huấn chỉ hướng dẫn về cách soạn thảo bản án, các lỗi
cần rút kinh nghiệm. TANDTC ban hành Nghị quyết số 05/2017 Nghị quyết
hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 7 năm 2017. Ban hành một số biểu mẫu
trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của BLTTHS; Văn bản số 155 Tòa án nhân dân tối cao ngày 28
tháng 7 năm 2017 về việc áp dụng thống nhất thể thức, kỹ thuật trình bày các
văn bản tố tụng trong đó có bản án.
1.3.5. Những điểm bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự ảnh
hưởng đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Theo quy định của BLHS năm 2015 (khoản 1 Điều 38): “Tù có thời
hạn…cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù”. Như vậy về bản chất
pháp lý thì tù có thời hạn là biện pháp cưỡng chế tước quyền tự do của người
phạm tội do Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.
27
Bộ luật hình sự quy định giới hạn mức tối thiểu và tối đa của hình phạt
tù có thời hạn: Mức tối thiểu của hình phạt tù là ba tháng. Mức tối đa của
hình phạt tù được quy định khác nhau. Điều 38 Bộ luật hình sự quy định tù có
thời hạn đối với người phạm một tội có mức hình phạt cao nhất là hai mươi
năm tù. Nhưng theo quy định của Điều 55. Quyết định hình phạt đối với từng
tội, Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, Điều 63. Giảm mức hình
phạt đã tuyên, của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì
trong các trường hợp nếu người phạm nhiều tội hoặc phải chịu hình phạt của
nhiều bản án, thì hình phạt tù có thời hạn tối đa là ba mươi năm tù. Người bị
kết án tù chung thân nếu được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu
xuống ba mươi năm năm tù. Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt tối đa
trong trường hợp này là nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho mọi công dân trước
pháp luật, thực hiện việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp
phạm một tội và trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án khác nhau.
Như vậy BLHS chỉ quy định nội dung, thời hạn tối thiểu, thời hạn tối
đa của khung hình phạt tù có thời hạn. BLHS không quy định đối tượng được
áp dụng và điều kiện áp dụng như đối với một số loại hình phạt khác. Đặc
biệt, Điều 38. “Tù có thời hạn” BLHS không quy định điều kiện chung của
việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, cho nên người làm luật đã rất lúng túng
trong việc quy định chế tài các quy phạm có hình phạt tù có thời hạn. Có thể
thấy hầu như 100% khung hình phạt được quy định trong phần các tội phạm,
không phân biệt đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đó là tội cố ý hay vô ý… đều có chế tài là hình
phạt tù có thời hạn. Điều đó dẫn đến khó khăn khi phân hóa trách nhiệm hình
sự trong các chế tài hình phạt của Tòa án đối với người phạm tội.
Trên cơ sở quy định chung, BLHS hiện hành quy định các chế tài cụ
thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Có thể thấy đại đa số chế tài thuộc loại
28
tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
đều có quy định hình phạt tù có thời hạn. Trong Bộ luật hình sự chỉ có chế tài
thuộc khung cơ bản các tội sau đây là không có hình phạt tù: Tội xâm phạm bí
mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin
riêng tư khác của người khác (khoản 1 Điều 159 BLHS); tội xâm phạm quyền
tác giả (khoản 1 Điều 166 BLHS); tội cho vay lãi nặng (khoản 1 Điều 201
BLHS).
Nhìn chung mức hình phạt tù có thời hạn được quy định trong các điều
luật là hợp lý, phù hợp với chính sách hình sự, nhân đạo của Nhà nước ta. Tuy
nhiên, cũng có một số hạn chế cần được nghiên cứu khắc phục cụ thể là:
Hình phạt tù có thời hạn được quy định còn quá nhiều, trong khi lại
không coi trọng các hình phạt khác không phải là hình phạt tù như phạt cảnh
cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ…Việc quy định hình phạt tù đa số
có chế tài là quá nghiêm khắc, không cần thiết, chưa thực sự đáp ứng được
yêu cầu, chưa thể hiện được "tính hướng thiện” trong chính sách hình sự của
nước ta trong giai đoạn hiện nay, được thể hiện trong Nghị quyết số 49 Nghị
quyết Trung ương ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020;
Phạm vi quy định hình phạt tù có thời hạn vẫn quá rộng. Có những tội,
hầu như các mức độ hình phạt đều được quy định trong chế tài (Điều 134 về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều
174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 188 về tội buôn lậu…); có nhiều
khung hình phạt khoảng cách mức hình phạt tối thiểu và tối đa được quy định
còn khá rộng từ 12 đến 20 năm tù (Điều 110 về Tội gián điệp; Điều 111 về
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Điều 112 về tội bạo loạn…) làm ảnh hưởng
đến tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật;
Ở một số Điều luật, sự phân hóa chế tài chưa thật tốt. Theo tôi, đối với
29
các tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý thì chế tài quy định như vậy là quá
nghiêm khắc.
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử bản thân thấy rằng đối với các tội
phạm do vô ý, hình phạt được quyết định trong đa số các trường hợp lại nhẹ
hơn quy định của luật rất nhiều. Ví dụ: Điều 260 Bộ luật hình sự quy định tội
vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có bốn
khung hình phạt so với thực tiễn xét xử thấy rằng:
Chế tài ở khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt tiền từ 30
triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm. Trên thực tế các hình phạt phạt tiền, cải tạo không
giam giữ hầu như không được áp dụng; mức phạt tù thường không quá ba
năm, trong đó có khoảng 60% được cho hưởng án treo. Rất ít thấy trường hợp
Tòa án quyết định hình phạt trên ba năm tù;
Chế tài ở khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ ba năm
đến mười năm. Trên thực tế thì mức phạt tù thường không quá 05 năm.
- Chế tài ở khoản 3 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 07
năm đến 15 năm. Trên thực tế thì mức phạt tù thường không quá 10 năm, đa
số các bị cáo bị xử phạt ở mức phạt tù từ 07 đến 10 năm.
Chế tài ở khoản 4 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm trong trường
hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp
thời. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng quy định này là rất hạn chế.
Như vậy có thể nói giữa thực tiễn áp dụng hình phạt tù và quy định của
Bộ luật hình sự về hình phạt nói chung, hình phạt tù nói riêng đang có một
độ lệch nhất định. Theo tôi, thực tế các chế tài quy định quá nghiêm khắc đối
với tội phạm có hình thức lỗi vô ý.
30
Ngoài ra, đối với chế tài một số nhóm tội phạm khác như nhóm tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, một số tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội…
cũng xảy ra tình trạng trên. Chế tài quy định quá nghiêm khắc dẫn đến có sự
chênh lệch giữa quy định của Bộ luật hình sự và thực tiễn quyết định hình
phạt. Điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của Tòa án.
Nói tóm lại, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự về hình phạt tù có thời hạn, bản thân nhận thấy rằng Bộ luật hình sự
hiện hành quy định hình phạt này chiếm tỷ lệ quá cao trong hệ thống hình
phạt. Đồng thời, do bất cập trong việc quy định khung hình phạt “quá rộng”,
mức tối đa quy định quá cao…cho nên mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng
có sự thiếu thống nhất giữa quy định của Bộ luật hình sự trong các vụ án mà
cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Tòa án đã áp dụng trên thực tế.
Kết luận Chương 1
Qua nghiên cứu Chương 1 của Luận văn mà tác giả trình bày, có thể rút
ra những kết luận như sau:
Thứ nhất: Các nội dung liên quan đến khái niệm: Áp dụng hình phạt tù
có thời hạn của Tòa án xuất phát từ khái niệm áp dụng hình phạt và hình phạt
tù có thời hạn. Việc xây dựng khái niệm: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn có
ý nghĩa rất quan trọng trong nội dung nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở
khái niệm rút ra đặc điểm và đặc trưng của hoạt động “ADHP tù có thời hạn”
làm cơ sở phân biệt với các hoạt động ADHP khác.
Thứ hai: Xác định những ý nghĩa quan trọng của hoạt động ADHP tù
có thời hạn như: ý nghĩa về mặt chính trị - kinh tế, xã hội - giáo dục, pháp luật
phòng ngừa tội phạm. Khi hình phạt tù có thời hạn được áp dụng một cách
chính xác sẽ tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội, các tổ chức, cá nhân
nhận thấy được sự công bằng của pháp luật từ đó tin tưởng vào sự đấu tranh
phòng ngừa tội phạm, tin tưởng vào cơ quan xét xử là Tòa án, tạo ra hiệu ứng
31
tích cực để toàn xã hội tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm trên toàn
lãnh thổ đất nước chúng ta.
Thứ ba: Hoạt động ADHP tù có thời hạn được thực hiện theo trình tự rõ
ràng, đảm bảo quy định của luật nội dung và luật hình thức. Quy định của luật
nội dung (Bộ luật hình sự). Còn quy định của luật hình thức (Bộ luật tố tụng
hình sự) hướng dẫn xác định trình tự, thủ tục áp dụng hình phạt tù có thời hạn
đối với người phạm tội.
32
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình tội phạm, tình hình thụ lý, xét xử hình sự
ở Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh được hình thành từ 05 xã phía Bắc và
một phần của thị trấn huyện Nhà Bè với tổng diện tích tự nhiên là 3.576 ha có
vị trí nằm phía Đông nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, Quận 7 có các cầu Tân Thuận
1, Tân Thuận 2, Kênh tẻ và Rạch Ông kết nối giữa Quận 7 với các quận của
thành phố Hồ Chí Minh như quận 4, quận 8, quận 2, đã góp phần quan trọng
vào sự phát triển kinh tế của Quận.
Quận 7 có ba cảng lớn là Cảng Bến Nghé, Cảng Last Tân Thuận Đông,
Cảng Bông Sen và một số cảng chuyên dùng phục vụ cho nội bộ như Cảng
Rau quả, Cảng Dầu thực vật...Với tổng diện tích tự nhiên là 3.576 ha, quận 7
có 10 phường: Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Phú, Tân Thuận Đông, Bình Thuận,
Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong và Tân Hưng.
Tình trạng dân cư phát triển rất mạnh và phân bố không đều, dân số
hiện nay khoảng là 315.890 người. Quận 7 có 14 chùa, 10 tịnh thất - tịnh xá,
05 nhà thờ đạo Thiên chúa giáo, có Đình Tân Quy Đông, Đình thờ Thân
Thành Hoàng bổn cảnh, mà vua Tự Đức sắc phong,…, nhà tưởng niệm Bác
Hồ, nghĩa trang liệt sỹ Nhà Bè.
Từ đầu năm 2014 đến cuối năm 2018, số vụ án TAND quận 7 phải giải
quyết là 1.504, với 3.073 bị cáo. Trong đó, tội phạm thường thực hiện hành vi
phạm tội thuộc các tội sau: Tội cướp tài sản 46 vụ; Tội trộm cắp tài sản 376
vụ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 103 vụ; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản 78 vụ; … Qua đây có thể thấy một số loại tội phạm diễn ra phức tạp, số
33
lượng lớn như tội cướp tài sản, hoặc tội trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản...
Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm từ năm
2014 đến năm 2018 của Tòa án nhân dân quận 7, tình hình thụ lý, xét xử các
vụ án hình sự được thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.1. Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý của Tòa án nhân dân
quận 7
STT Năm
Số liệu thụ lý
Số vụ Số bị cáo
1 2014 324 787
2 2015 335 909
3 2016 307 832
4 2017 285 739
5 2018 253 556
Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7
Qua bảng số liệu thống kê chúng ta thấy:
- Năm 2014, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 324 vụ án hình sự, với tổng
số 787 bị cáo;
- Năm 2015, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 335 vụ án hình sự với tổng
số bị cáo 909 bị cáo.
- Năm 2016, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 307 vụ án hình sự với tổng
số bị cáo 832 bị cáo.
- Năm 2017, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 285 vụ án hình sự với tổng
số bị cáo 597 bị cáo.
- Năm 2018, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 253 vụ án hình sự với tổng
số bị cáo 556 bị cáo.
Từ số liệu thu thập được cho thấy, các vụ án hình sự, số bị cáo có xu
hướng tăng từ 2014 đến 2015, sau đó giảm dần theo từng năm từ 2016 đến
34
2017 có sự giảm nhẹ, từ năm 2018 giảm tương đối nhiều so với năm 2015 và
2016.
Bảng 2.2. Số liệu kết quả xét xử của Tòa án nhân dân quận 7
Đơn vị tính: Vụ án, bị cáo
STT Năm
Số liệu thụ lý
Số vụ Số bị cáo
1 2014 309 687
2 2015 318 710
3 2016 292 719
4 2017 271 714
5 2018 242 542
Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7
Qua số liệu tổng hợp, phân tích cho chúng ta thấy trong thời gian 05
năm (từ năm 2014 đến năm 2018) Tòa án nhân dân quận 7 đã xét xử 1.432 vụ,
với 3.372 bị cáo.
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trong thời gian 5 năm. TAND quận
7 đã thực hiện tốt công tác xét xử các vụ án hình sự với số lượng án thụ lý,
giải quyết đạt tỷ lệ cao, xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự trong đó có các
vụ án hình sự điểm đáp ứng nhu cầu cho mục đích chính trị - xã hội tại địa
phương.
Bảng 2.3. Số liệu các tội tội phạm thường thực hiện
Đơn vị tính: Vụ án
STT Tội danh
Số thụ lý theo năm
2014 2015 2016 2017 2018
1 Cướp tài sản 9 7 8 10 12
2 Trộm cắp tài sản 85 81 72 70 68
3 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 22 17 25 19 20
4 Lạm dụng tín nhiệm chiếm 18 16 16 15 13
35
đoạt tài sản
5 Tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán hoặc chiếm đoạt ma
tuý
25 22 19 21 17
6 Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông
đường bộ
31 29 25 22 23
7 Tội đánh bạc 43 45 39 33 29
Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7
Qua bảng thống kê có thể thấy: Năm 2014 số lượng tội phạm bị phát
hiện và đưa ra xét xử chiếm số lượng lớn nhất trong 5 năm (từ năm 2014 đến
năm 2018). Từ năm 2014 đến năm 2018, tội cướp tài sản có xu hướng giảm từ
năm 2014 đến năm 2015 sau đó lại tăng dần từ năm 2016 đến năm 2018. Các
tội danh khác như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt
ma túy, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
và tội đánh bạc theo thống kê có xu hướng giảm dần, có nhiều tội giảm mạnh
như tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...Đây là
kết quả của quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm không ngại gian khổ,
khó khăn của các cơ quan phòng chống tội phạm, cảnh sát giao thông, cảnh
sát trật tự… thực hiện trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn còn có một số
tội phạm diễn biến phức tạp, theo chiều hướng tăng, giảm không ổn định như
tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội đánh
bạc.
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân
dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Kết quả áp dụng hình phạt tù
Thực tiễn xét xử vụ án hình sự trong những năm gần đây cho thấy việc
36
TAND quận 7 áp dụng hình phạt tù chiếm tỷ lệ cao so với các hình phạt
khác.
Bảng 2.4. Số liệu các hình phạt chính được áp dụng của Tòa án
Đơn vị tính: Bị cáo
Năm Tổng số
Bị cáo
Số liệu hình phạt chính được áp dụng
Cảnh
cáo
Phạt
tiền
Cải tạo
không
giam
giữ
Cho
hưởng
án treo
Tù có
thời
hạn
2014 687 164 92 431
2015 710 165 89 456
2016 719 (miễn TNHS)
05
161 02 81 470
2017 714 (miễn TNHS)
20
157 73 464
2018 542 119 51 372
Tổng
cộng
3.372 (miễn TNHS)
25
766 02 386 2.193
Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7
Trên đây là bảng số liệu thực tiễn quá trình áp dụng hình phạt của Tòa
án nhân dân quận 7 trong thời gian 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018.
Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ trọng áp dụng hình phạt tại Tòa án nhân
dân quận 7 như sau: Áp dụng hình phạt cảnh cáo không có trường hợp nào;
Áp dụng hình phạt tiền đối với 766 bị cáo chiếm tỷ lệ 22,89%; áp dụng hình
phạt cải tạo không giam giữ đối với 02 bị cáo chiếm 0.06%; Áp dụng hình
phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 386 bị cáo chiếm 11,53%; Áp dụng
hình phạt tù có thời hạn đối với 2.193 bị cáo chiếm 65.52%;
Như vậy hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ cao 65.52%, trong đó miễn
trách nhiệm hình sự 25 và cải tạo không giam giữ 02 . Hình phạt tù có thời hạn
37
được Tòa án quận 7 áp dụng ở nhiều mức khác nhau.
Bảng số 2.5. Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án
Đơn vị tính: Bị cáo
STT Năm
Tổng
số
Bị
cáo
Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Tù từ 03 năm
trở xuống
Tù từ 03 năm
đến 07 năm
Tù từ 07 năm
đến 15 năm
Bị
cáo
Tỉ lệ Bị cáo Tỉ lệ Bị cáo Tỉ lệ
1 2014 431 313 72,62% 92 21,35% 26 6,03%
2 2015 456 362 79,38% 73 16,01% 21 4,61%
3 2016 470 397 84,47% 48 10,21% 25 5,32%
4 2017 464 347 74,78% 95 20,47% 22 4,75%
5 2018 372 308 82,79% 47 12,63% 17 4,58%
Tổng cộng 2.193 1.727 78,75% 355 16,19% 111 5,06%
Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7
Qua phân tích số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân
dân quận 7 ta thấy: Áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống đối với 1.727 bị
cáo, chiếm tỷ lệ 78,75%, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn;
Áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 355 bị cáo, chiếm tỷ lệ
16,19% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Áp dụng hình phạt
tù từ 7 năm đến 15 năm đối với 111 bị cáo, chiếm 5,06% tổng số bị cáo bị áp
dụng hình phạt tù có thời hạn.
Từ những số liệu trên cho thấy chất lượng xét xử được nâng cao, Tòa
án áp dụng các quy định của pháp luật tuyên mức án hình phạt tù có thời hạn
chiếm tỉ lệ cao hơn so với án phạt tiền hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án
treo, các bản án được tuyên bảo đảm đúng người, đúng tội. Hình phạt Tòa án
nhân dân quận 7 áp dụng đã nghiêm trị những tên cầm đầu, những tên ngoan
38
cố...đồng thời thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước ta đối
với những người tự thú, những người biết ăn năn hối cải phục thiện…
Khi áp dụng hình phạt Tòa án đã xem xét các tình tiết như: tình tiết
định khung hình phạt; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự và đặc điểm về nhân thân của bị cáo, để từ đó áp dụng cho phù hợp với
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Tuy nhiên, khi Tòa án áp dụng
mức hình phạt tù có thời hạn đối với người bị kết án có những trường hợp còn
chưa phù hợp. Điển hình các vụ án như sau:
Ví dụ: Ngày 13/7/2017 tại phòng xử án Tòa án nhân dân Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số
105/2017/TLST-HS ngày 19 tháng 5 năm 2017 đối với bị cáo:
Lê Quốc M, sinh năm 1975 tại Thành phố Hồ Chí Minh; giới tính:
Nam; trú tại: C13/33 đường D, phường A, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh;
nghề nghiệp: không; trình độ văn hóa: 05/12; dân tộc: Kinh; con ông Lê Bá H
sinh năm 1949 và con bà Nguyễn Thị T sinh năm 1950 (đã chết); tiền án: Bản
án số 1166/HSST ngày 12/7/1997 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh xử phạt Lê Quốc M 04 năm tù giam về tội “Cướp giật tài sản”; Bản án
số 52/HSST ngày 09/4/2001 của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí
Minh xử phạt Lê Quốc M 03 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Bản án số
23/HSST ngày 29/3/2004 của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí
Minh xử phạt Lê Quốc M 04 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Bản án số
97/HSST ngày 30/9/2004 của Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận, Thành phố
Hồ Chí Minh xử phạt Lê Quốc M 05 năm tù tội “Trộm cắp tài sản” và tổng
hợp hình phạt với bản án số 23/HSST ngày 29/3/2004 của Tòa án nhân dân
Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh về tội “Trộm cắp tài sản” là 09 năm tù; Bản
án số 211/2012/HSST ngày 20/9/2012 của Tòa án nhân dân Quận 12, Thành
39
phố Hồ Chí Minh xử phạt Lê Quốc M 04 năm tù về tội “Trộm cắp 2 tài sản”
và chấp hành xong án phạt tù vào ngày 30/09/2015; tiền sự: không;
Bị cáo Lê Quốc M bị VKSND quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh truy tố
về hành vi phạm tội như sau:
Khoảng 04 giờ 00 phút ngày 22/02/2017 Lê Quốc M gặp Hải (không rõ
nhân thân, lai lịch) ở đường Tôn Đản, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Hải
nói với Lê Quốc M cùng Hải qua Quận 7 để xem có ai để xe máy sơ hở trộm
bán lấy tiền tiêu xài, Hải đã chuẩn bị sẵn 01 thanh kim loại hình chữ T và 02
lưỡi cưa để phá khóa xe máy, Lê Quốc M đồng ý.
Hải điều khiển xe gắn máy Atila màu trắng (Lê Quốc M không nhớ
biển số xe) chở Lê Quốc M, khi cả hai đến khu nhà trọ số 13 đường số 70 khu
dân cư Tân Quy Đông, phường Tân Phong thì phát hiện trong dãy nhà trọ có
nhiều xe gắn máy để ngoài hành lang. Hải đứng ngoài cảnh giới còn Lê Quốc
M đi bộ vào trong dùng thanh kim loại (cây đoản) phá khóa xe máy hiệu
Exiter biển số: 59C2-094.78 của bà Lê Thị H. Khi đang mở khóa thì bị người
ở dãy trọ phát hiện tri hô, cùng lúc đó có dân phòng đi tuần tra phát hiện bắt
được Lê Quốc M cùng vật chứng, còn Hải đã chạy thoát.
Theo kết luận định giá tài sản số 61/KL-HĐĐGTTHS của Hội đồng
định giá tài sản trong tố tụng hình sự Ủy ban nhân dân Quận 7 ngày
27/3/2017 kết luận như sau: Chiếc xe máy hiệu Exciter biển số 59C2-094.78
tính đến thời điểm bị xâm phạm, có giá trị là: 10.000.000 đồng (Mười triệu
đồng).
Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 7, Lê Quốc M đã khai
nhận về hành vi phạm tội của mình.
Tại phiên tòa, trong phần tranh luận, đại diện Viện kiểm sát nhân dân
Quận 7 vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử:
Tuyên bố bị cáo phạm tội “Trộm cắp tài sản” và áp dụng điểm c khoản 2 Điều
40
138; điểm g, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo từ 04 năm 06
tháng đến 05 năm tù.
Bị cáo khai nhận hành vi chiếm đoạt tài sản của mình phù hợp với nội
dung bản cáo trạng được tóm tắt ở trên, không tự bào chữa, không tranh luận,
xin giảm nhẹ hình phạt.
Căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa kết hợp với các tài
liệu, chứng cứ thu thập được trong hồ sơ, xét có đủ cơ sở để kết luận: Bằng
thủ đoạn lén lút, lợi dụng sự sơ hở và thiếu cảnh giác của chủ tài sản, bị cáo
đã có hành vi chiếm đoạt của bà Lê Thị H 01 xe gắn máy hiệu Exciter biển số
59C2-094.78 trị giá tại thời điểm bị chiếm đoạt là 10.000.000 (Mười triệu)
đồng. Bị cáo đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý nên
thuộc trường hợp “Tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung và các tài
liệu, chứng cứ khác thu thập được trong hồ sơ vụ án. Xét đã có đủ cơ sở để
kết luận: Bị cáo Lê Quốc M đã phạm vào tội “Trộm cắp tài sản” được quy
định tại điểm c Khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự như Viện kiểm sát nhân
dân Quận 7 truy tố là đúng người, đúng tội.
Hành vi phạm tội của bị cáo là cố ý và liều lĩnh, xuất phát từ động cơ
tham lam tư lợi để có tiền tiêu xài. Hành vi này là nghiêm trọng, nguy hiểm
cho xã hội vì đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản sở hữu hợp pháp của công
dân, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy,
cần xử phạt mức án nghiêm khắc để có đủ tác dụng răn đe giáo dục bị cáo và
phòng ngừa chung trong xã hội.
Quá trình thẩm vấn tại tòa, bị cáo khai báo trung thực; tài sản trộm cắp
đã thu hồi trả lại cho người bị hại. Vì vậy, Hội đồng xét xử áp dụng điểm g, p
khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự để giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt.
Tuyên bố: Bị cáo Lê Quốc M phạm tội “Trộm cắp tài sản”.
Áp dụng điểm c Khoản 2 Điều 138; điểm g, p Khoản 1 Điều 46 của
BLHS:
41
Xử phạt: Bị cáo Lê Quốc M: 05 (năm) năm tù.
Mức hình phạt tù có thời hạn TAND quận 7 áp dụng đối với bị cáo Lê
Quốc M là phù hợp với tính chất, hành vi phạm tội bị cáo đã thực hiện, có cân
nhắc đến các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của bị cáo.
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hình phạt tù
của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh những kết quả đã đạt được của việc ADHP tù có thời hạn còn
bộc lộ những thiếu sót, hạn chế gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp
của người phạm tội. Các thiếu sót, vướng mắc này tập trung ở những dạng sau
đây:
Thứ nhất, có tình trạng ưu tiên áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Qua số liệu thống kê về các hình phạt chính được áp dụng của Tòa án
nhân dân Quận 7 ta thấy: Áp dụng hình phạt cảnh cáo không có trường hợp
nào; Áp dụng hình phạt tiền chiếm 18,9%; áp dụng hình phạt cải tạo không
giam giữ chiếm 0,088%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo
chiếm 9,95%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm 77,13%. Tỷ lệ hình
phạt tù có thời hạn cao hơn nhiều lần so với các hình phạt khác. Trong số các
bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì có 76,54% bị cáo có mức hình
phạt dưới ba năm. Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ cao cho
thấy những người áp dụng pháp luật thường ưu tiên áp dụng hình phạt tù có
thời hạn để răn đe giáo dục người phạm tội.
Xác định căn cứ tạm giam: Hạn chế áp dụng tạm giam đối với một số
loại tội phạm, thu hẹp người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện
pháp tạm giam. Việc Tòa án quận 7 ưu tiên lựa chọn hình phạt tù có thời hạn
để áp dụng xuất phát từ nhiều lý do: Do nhận thức của người áp dụng, do dư
luận xã hội,… nhận thức của người dân cho rằng hành vi phạm tội phải trừng
trị nghiêm khắc. Theo đó, mục đích giáo dục, phòng ngừa đứng sau mục đích
42
trừng trị. Người áp dụng hình phạt cụ thể là Tòa án và Hội đồng xét xử chưa
thấy được lợi ích của việc giảm hình phạt tù và tăng cường áp dụng các loại
hình phạt khác như phạt tiền...
Ví dụ điển hình cụ thể:
Theo bản án số: 28/2018/HS-ST; Ngày: 11-4-2018 của TAND quận 7.
Ngày 28/10/2017, Huỳnh Khánh D, có giấy phép lái xe hạng B2 điều
khiển xe ô tô biển số 51G-365.22 chở K ngồi ghế phụ và L ngồi ghế phía sau
lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh, lúc này mặt đường nhựa khô ráo
bằng phẳng, giữa tim đường có dải phân cách cố định liên tục chia thành hai
chiều đường xe chạy, phần đường hướng quận 7 đi về quận 4 có vạch sơn đứt
quãng chia thành 02 làn đường xe chạy, làn đường bên trái sát dải phân cách
rộng 4m, làn đường bên phải sát lề rộng 3,6m. D điều khiển xe lưu thông
phần đường bên trái sát dải phân cách với tốc độ khoảng 60 Km/h, cùng lúc
này phía trước cùng chiều trên làn đường bên trái có 01 xe ô tô khách loại 16
chỗ ngồi (không rõ biển số và người điều khiển) đang lưu thông bất ngờ lấn
sang nên D điều khiển xe lách sang phải và chạy song song xe ô tô 16 chỗ thì
lập tức phần đầu xe của D va chạm vào đuôi xe mô tô biển số 71S9-1223 do
Bùi Văn G điều khiển lưu thông phía trước cùng chiều cách mép lề phải
khoảng 1,6m, đẩy xe này cày trên mặt đường chếch sang phải xuống lề phụ
một đoạn 13m rơi xuống mương cống cặp bên phải ĐT830, làm ông G té ngã
trên đường bất tỉnh, do mất bình tĩnh D không phanh xe lại mà điều khiển xe
chạy về phía trước một đoạn 5,8m thì phần đầu xe của D tiếp tục va chạm
đuôi xe đạp do Nguyễn Văn B đang lưu thông phía trước cùng chiều cách
mép lề phải khoảng 2,1m, xe 51G-365.22 kéo và hất văng ông B về phía
trước khoảng 77m và rớt xuống đường sát mép lề phải làm ông B chết tại hiện
trường còn xe đạp bị hất văng dính vào một thân cây xanh cặp lề phải gây ra
vụ tai nạn giao thông. Sau đó, ông B được đưa đi Bệnh viện đa khoa quận 7
43
cấp cứu và chết do chấn thương sọ não.
Sau sự việc xảy ra, chị Phạm Quí T là vợ của Huỳnh Khánh D đã bồi
thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần cho bà Nguyễn Thị V đại diện hợp
pháp của ông Nguyễn Văn B số tiền 60.000.000 đồng, ông Nguyễn Tấn T là
chủ xe 51G-365.22 bồi thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần cho bà
Nguyễn Thị V đại diện hợp pháp của ông Nguyễn Văn B số tiền 100.000.000
đồng, hiện bà Nguyễn Thị V đã nhận tiền xong và có đơn bãi nại. Ông
Nguyễn Tấn T là chủ xe 51G-365.22 đã thỏa thuận bồi thường chi phí điều trị
và chi phí sửa chữa xe cho ông Bùi Văn G số tiền 20.000.000đồng, hiện ông
G đã nhận tiền xong và có đơn bãi nại.
Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo không có.
Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo xuất thân từ thành
phần nhân dân lao động, mới phạm tội lần đầu, đã tự nguyện bồi thường thiệt
hại khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, hiện hoàn cảnh
gia đình bị cáo gặp khó khăn, bị cáo là lao động chính trong gia đình, bị cáo
có cha Huỳnh Văn M từng tham gia cách mạng.
Bản án đã tuyên bố: Bị cáo Huỳnh Khánh D phạm tội “Vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ”.
Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 260, điểm b, điểm s khoản 1, khoản 2
Điều 51, Điều 54, Điều 50, Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015:
Xử phạt bị cáo Huỳnh Khánh D 01 (một) năm tù, thời gian tù tính từ
ngày 28-10-2017.
Trong vụ án này, bị cáo không cố ý trong việc để xảy ra tai nạn đối với
ông Nguyễn Văn B, vì xe ô tô khách loại 16 chỗ ngồi đã chạy lấn tuyến. Sau
vụ tai nạn, bị cáo đã đưa người bị tai nạn đi cấp cứu, gia đình bị cáo đã bồi
thường cho người bị hại, đại diện người bị hại có đơn giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho. Bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, cha bị cáo là người
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuýLuận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOTLuận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
Luận văn: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, HOT
 
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt NamLuận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túyLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAYĐề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOT
Tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOTTội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOT
Tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOT
 
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOT
Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOTĐề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOT
Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOT
 

Similar to Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ

Similar to Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ (20)

Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sựLuận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCMLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng NaiLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình Định
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình Định
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tại tỉnh Bình Định
 
Luận văn: Quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình sự, 9đ - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình sự, 9đ - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình sự, 9đ - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền kháng cáo của bị cáo trong Tố tụng hình sự, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiXét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Đặc xá, đại xá theo pháp luật Việt Nam tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Đặc xá, đại xá theo pháp luật Việt Nam tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Đặc xá, đại xá theo pháp luật Việt Nam tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Đặc xá, đại xá theo pháp luật Việt Nam tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOTLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sựLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụngLuận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC ĐÔ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M INH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC ĐÔ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M INH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH Hà Nội, năm2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn Tòa án quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình khoa học do bản thân tôi tự thực hiện với sự hướng dẫn của GS.TS. Võ Khánh Vinh. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Đô
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN......................................................................................... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn........................ 7 1.2. Ý nghĩa của áp dụng hình phạt tù có thời hạn....................................12 1.3. Nội dung áp dụng hình phạt tù có thời hạn ........................................15 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..32 2.1. Khái quát tình hình tội phạm, tình hình thụ lý, xét xử hình sự ở Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh...................................................32 2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................35 Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN...............................................................56 3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn.............56 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn............58 KẾT LUẬN....................................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADPL : Áp dụng pháp luật ADHP : Áp dụng hình phạt BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự HĐXX : Hội đồng xét xử HTND : Hội thẩm nhân dân TAND : Tòa án nhân dân TANDCC : Tòa án nhân dân cấp cao TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý của Tòa án nhân dân quận 7 ...33 Bảng 2.2. Số liệu kết quả xét xử của Tòa án nhân dân quận 7.......................34 Bảng 2.3. Số liệu các tội tội phạm thường thực hiện của Tòa án quận 7.......34 Bảng 2.4. Số liệu các hình phạt chính được áp dụng của Tòa án...................36 Bảng 2.5. Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án.....................37
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật Hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm là văn bản quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Áp dụng hình phạt tù góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường xã hội an toàn, hiệu quả và lành mạnh cho tất cả mọi công dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của dân tộc Việt Nam chúng ta trong giai đoạn mới. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước, ngoài việc sử dụng các biện pháp như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ... Nhà nước còn phải sử dụng đến những biện pháp mà cụ thể là sử dụng các hình phạt, đặc biệt đó là hình phạt tù để trừng trị, răn đe những người có hành vi phạm tội qua đó giáo dục người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Hình phạt tù có thời hạn là một trong số bảy hình phạt chính theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điều 32 các hình phạt đối với người phạm tội)... Hình phạt tù có thời hạn nhằm trừng trị người phạm tội, cách ly họ ra khỏi đời sống cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một hình phạt nghiêm khắc đối với người phải chấp hành hình phạt tù… trong một thời gian nhất định. Do đó để đạt được mục đích trừng trị người phạm tội và giáo dục ý thức sống và làm việc theo pháp luật đối với người có hành vi phạm tội là rất quan trọng.
  • 8. 2 Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại: Số 03 đường Tân Phú, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân quận 7 nằm ở khu nam thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định số: 218/QĐ-TCCB ngày 27/02/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phân bổ biên chế gồm 40 người trong đó 03 Thẩm phán trung cấp; 19 Thẩm phán sơ cấp; 15 thư ký và chức danh khác 03 người. Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận 7 và lãnh đạo TAND các cấp, sự tích cực phối hợp trong công tác của cơ quan khối nội chính và các ban ngành hữu quan đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các phong trào của đơn vị. Thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng theo nội dung Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 6 Khóa 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 05-Chỉ thị Trung ương ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các mặt công tác của Tòa án nhân dân quận 7 đã đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn với mục tiêu là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Tòa án nhân dân cấp trên về công tác xét xử theo Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về: “Triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của các Tòa án”. Năm 2018, Tòa án nhân dân quận 7 phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra và đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” với mục tiêu xây dựng đơn vị “Vững mạnh toàn diện”. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu thi đua, chế độ làm việc, quy chế dân chủ cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan Tòa án nhân dân quận 7 đạt tiêu chuẩn về: “An ninh trật tự”. Án hình sự chủ yếu tập trung vào các tội: Trộm cắp tài sản; mua bán
  • 9. 3 trái phép chất ma túy; cướp giật tài sản… Ngoài kết quả tích cực đã đạt được của tòa án nhân dân quận 7, thì việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn vẫn còn những hạn chế như: Không thống nhất cao khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; một số ít trường hợp áp dụng chưa đúng các điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình sự; áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chưa phù hợp dẫn đến xử quá nặng, quá nhẹ hoặc cho hưởng án treo. Từ thực tế đó, tác giả muốn góp một phần làm phong phú về lý luận áp dụng hình phạt tù, góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác xét xử theo quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn Tòa án quận 7, thành phố Hồ Chí Minh" để viết luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ADHP tù nói chung, ADHP tù có thời hạn nói riêng trong các vụ án hình sự luôn là đề tài của nhiều tác giả. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến đề tài áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự Việt Nam, cụ thể có một số công trình nghiên cứu như sau: Luận án tiến sĩ của Chu Thị Thu Trang năm 2009: có nội dung “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ của Võ Hồng Nam năm 2014: có nội dung “Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Huyền năm 2016: có nội dung“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”; Luận văn thạc sĩ của Đinh Tấn Long năm 2017: có nội dung“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”...Các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả nêu trên là tài liệu bổ ích, gợi mở cho tác giả những ý tưởng
  • 10. 4 phong phú và bổ ích để viết luận văn... Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về hoạt động ADHP tù có thời hạn của một cơ quan TAND cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam tại Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần mang lại những cách nhìn mới về lý luận và thực tiễn của hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề về Khái niệm, đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn; thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018, Luận văn đã đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã đặt ra tình huống và giải quyết cụ thể như sau: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm về áp dụng hình phạt tù có thời hạn. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để khắc phục… - Đề xuất một số giải pháp bảo đảm ADHP tù có thời hạn, đáp ứng được nhu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giải quyết những vấn đề lý luận
  • 11. 5 về: Pháp luật và thực tiễn, những tích cực và hạn chế, đề xuất giải pháp và kiến nghị liên quan trực tiếp đến việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong công tác xét xử của Tòa án trên cơ sở thực tiễn tại Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân dân quận 7 trong thời gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nội dung khoa học phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự: hình phạt, quyết định hình phạt về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, về đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu Luận văn tác giả sử dụng các phương pháp như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử cụ thể… để làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học mà tác giả đã đề cập đến vấn đề như: áp dụng hình phạt tù có thời hạn thông qua thực tiễn xét xử tại
  • 12. 6 Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam trong việc xét xử các vụ án hình sự, nâng cao nhận thức của những người thực hiện công lý trong công tác xét xử của Tòa án. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể được Tòa án các cấp tham khảo để ADHP tù có thời hạn trong công tác xét xử và góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. 7. Kết cấu của luận văn Gồm có: Phần mở đầu, phần kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo, và được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tù có thời hạn.
  • 13. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN 1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn 1.1.1. Khái niệm áp dụng hình phạt tù có thời hạn Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Tòa án quyết định nhằm tước bỏ, hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Hình phạt có mục đích nhằm trừng trị người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội và giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật,… phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. (Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015) Theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Các hình phạt đối với người phạm tội gồm hình phạt chính - hình phạt bổ sung. (Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017) Hình phạt chính gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; Hình phạt bổ sung gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định…, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản…Đối với người phạm tội chỉ áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Hình phạt tù trong đó gồm hình phạt tù có thời hạn là một trong số bảy hình phạt chính theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015. “Tù có thời hạn là… phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm… cứ một ngày tạm giữ, tạm giam được tính bằng một ngày tù” Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015: [23]. Như vậy, hình phạt tù có thời hạn là việc cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một thời gian nhất định và tước bỏ quyền tự do của họ. Do đó, để đạt được mục đích trừng trị người phạm tội, giáo dục người phạm tội tuân theo pháp luật và
  • 14. 8 tôn trọng pháp luật là rất quan trọng. Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với trường hợp một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội đã tuyên là tù có thời hạn và tổng hợp các hình phạt đó cộng lại thành hình phạt chung và không được vượt quá ba mươi năm, cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được tính bằng một ngày tù (Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015) Như vậy, thực chất tù có thời hạn là việc cách ly người phạm tội để giáo dục, cải tạo họ trong trại giam. Trong thời gian bị cách ly đó người phạm tội bị tước một số quyền như: Quyền bầu cử, quyền kinh doanh... Do tính cưỡng chế nghiêm khắc như vậy, nên tù có thời hạn được Tòa án áp dụng thông qua hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân thủ nghiêm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: từ khi thụ lý hồ sơ, đưa vụ án ra xét xử, ra bản án, quyết định phải tuân thủ các nguyên tắc như: Thẩm phán và HTND khi xét xử tại phiên tòa luôn độc lập, tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ để ra quyết định hình phạt được quy định tại Điều 50 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Khi quyết định hình phạt Tòa án căn cứ… tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự” [23]. Áp dụng hình phạt là hoạt động tư duy của Hội đồng xét xử được thực hiện sau khi đã xác định tội danh đối với người phạm tội. Quyết định hình phạt tù là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử đối với người phạm tội. Để lựa chọn hình phạt chính xác Hội đồng xét xử phải căn cứ vào hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng của vụ án và quy định của Bộ luật hình sự. Từ đó lựa chọn hình phạt sao cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, để ban hành quyết định, bản án chính xác đúng quy định của pháp luật.
  • 15. 9 1.1.2. Đặc điểm áp dụng hình phạt tù có thời hạn Là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân trước hết là một hoạt động áp dụng pháp luật, nên nó có đầy đủ những đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, đồng thời có tính đặc thù riêng của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự do Tòa án áp dụng. Đó là những chế tài mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đến tài sản mà Tòa án được áp dụng nhân danh nhà nước. Áp dụng Bộ luật hình sự là áp dụng pháp luật nội dung, áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự là áp dụng pháp luật hình thức của hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm cả áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật hình thức. Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án là một hình thức áp dụng pháp luật do Tòa án tiến hành, áp dụng quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và quy phạm pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền và thực hiện một số nhiệm vụ trong giai đoạn thi hành án hình sự. . Áp dụng hình phạt tù là biện pháp chế tài hình sự và chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền nhân danh Nhà nước áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội. Mọi hoạt động khác về áp dụng pháp luật hình sự suy cho cùng cũng liên quan đến hoạt động áp dụng hình phạt tù. Để duy trì tính thượng tôn pháp luật thì áp dụng pháp luật hình sự không thể thiếu hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án. Do vậy, ADHP tù luôn là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng nhất trong áp dụng pháp luật hình sự. Chủ thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn là Hội đồng xét xử: Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử…thực hiện quyền tư pháp” [17]. Quy định tại Điều 31 Hiến pháp
  • 16. 10 và Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về quyền suy đoán vô tội chỉ rõ“Người bị buộc tội được coi là không có tội… có hiệu lực pháp luật. Điều 30 BLHS quy định: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế…pháp nhân thương mại đó [23]. Vì thế cơ quan có thẩm quyền quyết định một người có tội bằng một bản án kết tội chính là Tòa án. Do đó, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng hình phạt tù hay không áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội. Ngoài Tòa án thì không có cơ quan, cá nhân nào được quyền áp dụng hình phạt tù đối với các tổ chức hay cá nhân phạm tội. Tòa án thực hiện quyền lực nhà nước thông qua phiên tòa xét xử, kết quả hoạt động xét xử tại Tòa án do HĐXX nhân danh nhà nước tuyên bố, quyết định một tổ chức hay cá nhân vô tội hoặc có tội. Bản án thể hiện được ý chí của Nhà nước đối với hành vi của bị cáo, đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Như vậy, Chủ thể trực tiếp thực hiện quyền áp dụng hình phạt tù có thời hạn là Tòa án và HĐXX. Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: "HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp... phức tạp thì HĐXX sơ thẩm… phúc thẩm gồm ba Thẩm phán” [20]. * Đối với vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn, phiên tòa do một Thẩm phán tiến hành (khoản 1 Điều 463 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Các bản án, quyết định của HĐXX hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay, khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mới có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định phúc thẩm thì có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên án. Về nguyên tắc khi xét xử được quy định theo Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Thẩm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: “Thẩm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật… truy cứu
  • 17. 11 trách nhiệm hình sự theo…” [20]. Trong phiên tòa xét xử, HTND ngang quyền với Thẩm phán, HĐXX sơ thẩm và HĐXX phúc thẩm đều thảo luận, quyết định theo đa số. Vì vậy quyết định của HĐXX mang tính tập thể của đa số thành viên trong HĐXX. Khi xét xử Hội đồng căn cứ tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập và căn cứ vào quá trình thẩm tra,…tranh tụng tại phiên tòa để đưa ra mức án phù hợp với từng tội danh. Hình phạt được áp dụng là tù có thời hạn Sau khi xác định được tội danh, dựa trên các tài liệu có trong hồ sơ, kết quả tranh tụng tại phiên tòa HĐXX lựa chọn hình phạt tù để áp dụng đối với bị cáo. Theo quy định của BLHS thì hình phạt gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 bao gồm có bảy mức độ khác nhau: Từ mức Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo không giam giữ, Trục xuất,…đến Tù có thời hạn, Tù chung thân, Tử hình. Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt được lựa chọn để áp dụng. Theo Điều 38 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Tù có thời hạn là…tạm giam bằng một ngày tù. Không áp dụng hình phạt…có nơi cư trú rõ ràng” [23]. Như vậy, đây là hình phạt tước quyền tự do của người phạm tội trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp phạm một tội thì mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Đối với trường hợp phạm nhiều tội thì theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội đã tuyên là tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung và không được vượt quá ba mươi năm. Văn bản áp dụng hình phạt tù: Bản án kết tội của Hội đồng xét xử. HĐXX sau khi xem xét các tình tiết của vụ án đã thống nhất về ADHP tù cho bị cáo thì cần phải có văn bản thể hiện việc HĐXX áp dụng hình phạt
  • 18. 12 tù do hành vi của bị cáo gây ra. Cụ thể: Bản án phải ghi đầy đủ quan điểm của những người tham gia tố tụng; nhận định của HĐXX xác định bị cáo có tội, đó là tội gì, theo điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình sự và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt cụ thể được áp dụng. Khi lựa chọn ADHP tù có thời hạn thì HĐXX phải nhận định lý do; mức hình phạt tù được áp dụng. Bản án chính là văn bản thể hiện tính quyền lực của nhà nước đối với bị cáo. Từ những năm trước 2017, cách thức viết bản án, các nội dung cần thể hiện trong bản án hình sự được khái quát trong Bộ luật hình sự, các Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự cũng như lồng ghép trong các chương trình tập huấn do Tòa án các cấp tổ chức thực hiện. Từ năm 2017 TANDTC đã tổ chức riêng các cuộc họp hướng dẫn về cách viết bản án, trình bày bản án cho phù hợp với quy định, đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức. TANDTC ban hành Nghị quyết số 05/2017 Nghị quyết – Hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 7 năm 2017 Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của BLTTHS; Văn bản số 155 Tòa án nhân dân tối cao - PC ngày 28 tháng 7 năm 2017 về việc áp dụng thống nhất kỹ thuật trình bày các văn bản tố tụng trong đó có bản án. 1.2. Ý nghĩa của áp dụng hình phạt tù có thời hạn 1.2.1. Ý nghĩa chính trị - xã hội Các hành vi trái pháp luật do người phạm tội gây ra những hậu quả không tốt cho xã hội: Gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến văn hóa - giáo dục...Do đó việc xét xử các vụ án hình sự luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Người dân theo dõi việc xét xử tội phạm thông qua các kênh “xem trực tiếp hoặc qua truyền hình…”. Qua đó đánh giá năng lực của đội ngũ Tòa án, nhất là đối với các Thẩm phán được giao
  • 19. 13 nhiệm vụ giải quyết vụ án. Do đó, áp dụng hình phạt tù có thời hạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, về kinh tế, về văn hóa – xã hội và giáo dục. Khi áp dụng hình phạt tù đúng sẽ nhận được sự đồng tình của dư luận; tạo ra sự đồng thuận của xã hội trong đánh giá tội phạm về chính sách hình sự của Nhà nước ta, tạo niềm tin cho người dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,… tăng uy tín của Tòa án, Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp và tạo sự ổn định trong đời sống xã hội của nhân dân, người dân yên tâm tin tưởng vào Đảng và nhà nước. Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng người phạm tội sẽ có niềm tin vào Tòa án – cơ quan thực thi pháp luật, họ sẽ cố gắng cải tạo tích cực để sớm về hòa nhập với cộng đồng, sinh sống ổn định. Khi ADHP tù có thời hạn không đúng “xử quá nặng hoặc quá nhẹ” người phạm tội sẽ mất niềm tin vào cơ quan Tòa án – cơ quan thực thi pháp luật, gây tổn hại đến uy tín của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội. Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng theo quy định của pháp luật là bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hình sự. Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng sẽ góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… 1.2.2. Ý nghĩa pháp lý ADHP tù có thời hạn đúng thể hiện sự đúng đắn, hợp lý, hợp tình của các văn bản pháp luật hình sự trên thực tế. Mặt khác, qua hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng nhận thấy những bất cập, những vướng mắc, những thiếu sót của các quy phạm pháp luật hình sự để đưa ra các biện pháp áp dụng thống nhất các quy định
  • 20. 14 của Bộ luật hình sự. ADHP tù có thời hạn đúng là thể hiện tính hiệu quả của thủ tục tố tụng hình sự trong áp dụng pháp luật (ADPL) hình sự. Cho thấy trình tự tố tụng đã hợp lý, đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử… Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, xã hội đều có sự thay đổi, kéo theo sự thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Nhiều quy định của pháp luật không còn phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung và áp dụng trong pháp luật hình sự. Hoạt động ADHP tù có thời hạn là cơ sở thực tiễn để kiểm nghiệm các quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến ADHP tù có thời hạn nhằm tổng kết và rút kinh nghiệm để xây dựng hệ thống tư pháp hình sự dân chủ, hiệu quả, công bằng… vì con người. 1.2.3. Ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa Ngoài mục đích trừng trị, dăn đe người phạm tội, mục đích của hình phạt còn giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục những người khác chấp hành pháp luật. Khi hình phạt tù áp dụng công bằng, chính xác thì mục đích giáo dục cải tạo người phạm tội sẽ đạt được hiệu quả “Tốt đẹp nhất”. Khi hình phạt tù được áp dụng quá nhẹ so với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm sẽ làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật,…người dân không còn tin tưởng vào Tòa án. Khi hình phạt tù có thời hạn được áp dụng quá nghiêm khắc so với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm sẽ làm nảy sinh tâm lý cho người bị kết án…tiêu cực, bi quan… vào tính công bằng của Tòa án, của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cả hai tình huống trên đều dẫn đến hậu quả là làm giảm ý nghĩa phòng ngừa tội phạm của hình phạt tù có thời hạn.
  • 21. 15 Khi hình phạt tù có thời hạn được áp dụng một cách chính xác sẽ tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội, các tổ chức, cá nhân nhận thấy được sự công bằng của pháp luật từ đó tin tưởng vào sự đấu tranh phòng ngừa tội phạm, tin tưởng vào cơ quan xét xử là Tòa án, tạo ra hiệu ứng tích cực để toàn xã hội tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm trên toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam chúng ta. Đây là bài học sâu sắc để toàn dân chấp hành Hiến pháp - pháp luật, nâng cao sự hiểu biết về ý thức chấp hành Hiến pháp - pháp luật. 1.2. Nội dung áp dụng hình phạt tù có thời hạn 1.3.1. Xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt. Xác định các tình tiết, tính chất nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện: Theo BLHS hiện hành 2015 thì: Tội phạm là “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,…phải bị xử lý hình sự (Điều 8 BLHS). Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc điểm cơ bản và là thuộc tính khách quan thể hiện bản chất xã hội của mỗi hành vi phạm tội cụ thể. Có nghĩa là tội phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội vì bản thân nó gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội đang được BLHS bảo vệ. Tính chất nguy hiểm của tội phạm được xác định bởi tổng thể các tình tiết khác nhau của vụ án, trong đó quan trọng nhất là tính chất, tầm quan trọng của những quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội xâm hại. Theo Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội giết người thì khung hình phạt cao nhất là tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Điều 134 Bộ luật hình sự quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì khung hình phạt cao nhất là tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (Khi làm chết hai người trở lên). Sự khác nhau ở khung hình phạt của hai tội này là do tính chất và mức độ nguy hiểm thực hiện là khác nhau. Khách thể của tội giết người là quyền sống và… bảo
  • 22. 16 vệ tính mạng. Còn khách thể của Tội cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người khác là quyền được tôn trọng - bảo vệ về sức khỏe. Trong quyết định hình phạt HĐXX mà cụ thể là Tòa án phải chỉ ra trong bản án những tình tiết cụ thể chứng minh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà Tòa án sử dụng để làm căn cứ chọn mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo cho phù hợp. Khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải xuất phát từ các tình tiết mà tội phạm đã thực hiện. Trong một số trường hợp các tình tiết như: địa điểm, thời gian,… Phương thức thực hiện của tội phạm được luật quy định là những tình tiết bắt buộc của cấu thành tội phạm… khi xét xử. Trong những trường hợp nói trên. Những tình tiết có ảnh hưởng đến một mức độ nhất định của việc quyết định hình phạt không được các nhà làm luật quy định… chúng không có ý nghĩa đối với việc định tội danh, nhưng có ảnh hưởng đến quyết định hình phạt tù đối với bị cáo. Vì vậy cần phải xác định, cân nhắc các tình tiết để có căn cứ cho việc quyết định hình phạt tù đối với bị cáo. Một yếu tố nữa làm ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt đó là hậu quả do tội phạm gây ra đối với người khác. Hậu quả đó phải là hậu quả nguy hiểm. Hậu quả nguy hiểm được chia làm hai nhóm: Các hậu quả được quy định có tính chất là yếu tố của cấu thành tội phạm, các hậu quả không được quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tiếp đến để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực hiện cần phải xác định các loại, mức độ lỗi của bị cáo khi thực hiện phạm tội. Trong Bộ luật hình sự, thông thường các tội cố ý, vô ý được quy định độc lập, có chế tài khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn có một số tội được thực hiện do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý (Ví dụ, tội làm chết người trong khi thi
  • 23. 17 hành công vụ quy định tại Điều 127 Bộ luật hình sự, tội vô ý làm chết người Điều 128 Bộ luật hình sự hoặc tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính Điều 129 Bộ luật hình sự). Trong trường hợp tội phạm thực hiện do lỗi cố ý được đánh giá có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội phạm thực hiện do lỗi vô ý… Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý sẽ áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn. Ngoài ra, còn phải xác định, cân nhắc mức độ lỗi của bị cáo trong trường hợp phạm tội cụ thể. Vì cùng một lỗi nhưng mức độ thể hiện cũng khác nhau, dẫn đến việc quyết định hình phạt khác nhau. Như vậy giữa tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện và lỗi đã thực hiện càng nguy hiểm thì mức độ lỗi của chủ thể càng lớn, do đó mức hình phạt càng phải nghiêm khắc để răn đe những trường hợp phạm tội sau này. Động cơ và mục đích trong trường hợp được luật quy định là những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, ảnh hưởng đáng kể đến mức độ lỗi do vậy cũng ảnh hưởng đến mức quy định của hình phạt. Nhiệm vụ của Tòa án là phải làm sáng tỏ mục đích, động cơ của tội phạm đã thực hiện: Bởi lẽ có những động cơ, mục đích phạm tội gây lên sự căm phẫn lớn cho xã hội, làm tăng mức hình phạt, ngược lại có những động cơ, mục đích làm giảm nhẹ lỗi của bị cáo và làm giảm mức hình phạt. Từ những căn cứ trên, có thể thấy việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định hình phạt (QĐHP). Tòa án khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm ngoài việc xem xét một cách độc lập tình tiết của vụ án, phải xem xét đến mối liên hệ giữa các tình tiết và dấu hiệu của vụ án để quyết định hình phạt tù có thời hạn cho phù hợp, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
  • 24. 18 Xác định nhân thân người bị kết tội. Khoản 1 Điều 8. Khái niệm tội phạm thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…Như vậy, nói đến nhân thân người phạm tội là nói đến nhân thân của một con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Đến Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mở rộng hơn, phù hợp với thực tế hiện tại và xu hướng phát triển sau này. Cụ thể theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS…phải bị xử lý hình sự”. Chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được mở rộng bao gồm cả pháp nhân thương mại. Nhưng khi xem xét quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại theo Điều 83 BLHS năm 2015 thì ngoài căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cùng với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại thì: Tòa án phải căn cứ vào việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại đó mà không đưa ra yếu tố nhân thân. Do đó khi đặt vấn đề xác định nhân thân của người bị kết tội cần được hiểu là xác định nhân thân của con người cụ thể, có tổng hợp các đặc điểm như: Tuổi đời, hoàn cảnh gia đình… của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm. Theo quy định của pháp luật, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xác định, cân nhắc nhân thân người bị kết tội, tức là xem xét những đặc điểm, những đặc tính đã nói ở trên, làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của người bị kết tội. Những đặc điểm, đặc tính đã được ghi rõ trong luật. Ở Điều 51 các tình tiết giảm nhẹ, Điều 52 các tình tiết tăng nặng… của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tòa án cân nhắc
  • 25. 19 những trường hợp những đặc điểm, đặc tính không được chỉ ra trong luật, nhưng chúng có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt. Các đặc điểm tác động đến việc quyết định hình phạt ở những góc độ khác nhau: Thứ nhất: Ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm như tái phạm, tái phạm nguy hiểm,... Thứ hai: Khả năng cải tạo và giáo dục của người phạm tội để đạt được mục đích hình phạt... Thứ ba: Các đặc điểm thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, của Nhà nước như: Có nhân thân tốt,… người có thành tích cao... Mục đích của việc xác định nhân thân người bị kết tội nhằm làm sáng tỏ các nguyên nhân, các điều kiện phạm tội, những điều kiện hình thành nhân cách như: Đạo đức, lối sống, trình độ văn hóa, cách cư xử…Các mối quan hệ đó đều nói lên những mặt tốt, mặt xấu của người phạm tội. Cần phải chỉ rõ các mặt tốt, mặt xấu, mặt tích cực, mặt tiêu cực của người bị kết tội. Trên cơ sở đó Tòa án phải đối chiếu, so sánh giữa mặt tốt và mặt xấu để đưa ra loại hình phạt, mức hình phạt tù sao cho phù hợp với hành vi phạm tội của họ. Yêu cầu Tòa án phải xác định nhân thân người bị kết tội là một trong những biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tính công bằng, dân chủ trong pháp luật hình sự, mà thực tiễn xét xử đã khẳng định và ghi nhận. Khi Tòa án áp dụng đúng những quy định này thì có ý nghĩa cải tạo, giáo dục và phòng ngừa rất lớn đối với người bị kết tội. Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Các tình tiết tăng nặng về tội phạm được quy định cụ thể trong luật và có ý nghĩa làm tăng nặng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội.
  • 26. 20 Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những người phạm tội nhưng có nhân thân tốt… được quy định cụ thể trong luật…được Tòa án cân nhắc với ý nghĩa làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội phạm đó. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015. So với các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46, Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 thì các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 gia tăng nhiều hơn: Các tình tiết giảm nhẹ tăng bốn, các tình tiết tăng nặng tăng một. Quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự Tòa án phải tuân thủ nguyên tắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng đã được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 đã đưa ra những quy định mở hơn, khi cho phép Tòa án có thể coi đầu thú,… tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ. Quy định này mang lại lợi ích cho người phạm tội, họ có cơ hội được giảm mức hình phạt,… tạo điều kiện cho bản thân họ sớm được tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng quê hương, đất nước. Trong một vụ án hình sự càng nhiều tình tiết giảm nhẹ, mức độ giảm nhẹ của từng tình tiết càng lớn thì mức độ giảm nhẹ hình phạt càng lớn và… có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định, hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy nhiều vụ án bao gồm các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Những trường hợp này Tòa án phải đánh giá, cân nhắc các tình tiết đó để quyết định một hình phạt công bằng, hợp lý, phù hợp với lỗi của người phạm tội. Các trường hợp này cần
  • 27. 21 phải đánh giá toàn diện, đầy đủ tất cả các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng. Không được…xem xét một chiều các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng,…đó là cách tốt nhất để xác định các tình tiết… khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Việc xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng trong quyết định hình phạt nhằm bảo đảm cho hình phạt được tuyên một cách công bằng, dân chủ. 1.3.2. Nhận thức các quy định của Bộ luật hình sự, cơ sở pháp lý của áp dụng hình phạt tù có thời hạn Nhận thức các quy định về hình phạt tù có thời hạn. Về nội dung: Hình phạt tù có thời hạn là một trong số các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt. Hình phạt tù có thời hạn được quy định trong các chế tài đối với cấu thành tội phạm và được áp dụng phổ biến trong quá trình Tòa án xét xử. Điều 38 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án…tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm. [23]. Thực tiễn cho thấy, hình phạt tù có thời hạn là việc bắt buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam, cách ly người phải chấp hành hình phạt ra khỏi đời sống xã hội trong khoảng thời gian nhất định để giáo dục, để cải tạo họ. Nội dung chủ yếu hình phạt tù có thời hạn là tước quyền tự do của người bị kết tội, giáo dục cải tạo họ thành người có ích cho xã hội…Cũng có thể hiểu đó là sự trừng trị đối với người vi phạm pháp luật bị kết án. Như vậy, thời hạn chấp hành hình phạt tù có thời hạn tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Trong cấu thành tội phạm của một tội cụ thể thì mức thấp nhất của hình phạt tù có thời hạn không dưới ba tháng và mức tối đa không vượt quá hai mươi năm. Cho nên, dù người phạm tội thực
  • 28. 22 hiện tội phạm ít nghiêm trọng đến đâu thì mức hình phạt mà HĐXX áp dụng không thể dưới ba tháng, ngược lại nếu thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không thuộc trường hợp tù chung thân hoặc tử hình thì HĐXX có thể quyết định đến hai mươi năm tù. Tuy nhiên trong trường hợp phạm nhiều tội và tổng hợp của nhiều bản án thì tổng mức hình phạt không được vượt quá ba mươi năm. Hình phạt tù có thời hạn chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự. Trong phần các tội phạm cụ thể thì tù có thời hạn (TCTH) là hình phạt được quy định ở tất cả các điều luật, các cấu thành tội phạm. Thực tế xét xử TCTH là hình phạt được áp dụng phổ biến và được coi là hình phạt có hiệu quả nhất để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trường hợp mục đích của hình phạt có thể đạt được mà không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội thì cần ADHP không phải là hình phạt tù. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi hình phạt của người phạm tội bị kết án có quy định trong khung hình phạt của Bộ luật hình sự. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015. (Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội): Tòa án chỉ ADHP tù có thời hạn…thời hạn thích hợp ngắn nhất”… [23]. Nhận thức về chế tài các quy định của tội phạm. Nhận thức chính xác về các chế tài lựa chọn, chế tài bắt buộc: Về điều kiện, phạm vi áp dụng từng loại hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và tổng hợp hình phạt tù trong trường hợp một người phạm nhiều tội...Là điều kiện quan trọng để hình phạt được áp dụng đúng pháp luật, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tòa án phải xem xét tất cả các quy định của phần chung, phần riêng vào trong vụ án cụ thể để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện...Nhằm chọn lựa đúng mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo.
  • 29. 23 Tiếp theo Tòa án còn phải tìm hiểu và căn cứ vào các chế tài có trong điều luật quy định đối với tội phạm…Tòa án phải căn cứ vào quy định của BLHS đối với tội mà bị cáo đã thực hiện. Khi quyết định hình phạt (QĐHP), Tòa án phải căn cứ vào những chế tài cụ thể mà bị cáo đã thực hiện để chọn mức hình phạt hợp lý…nhân đạo nhất. Như vậy, khi quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án phải căn cứ vào tất cả các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để quyết định một hình phạt cụ thể đối với một bị cáo cụ thể. Nhận thức về các quy định liên quan đến áp dụng hình phạt. BLHS và BLTTHS năm 2015 không có chương riêng quy định, hướng dẫn về việc ADHP. Hội đồng xét xử khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đang bị xét xử: thì Hội đồng xét xử phải tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự để đưa ra mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của người bị kết tội phù hợp với quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Ví dụ: Người bị kết án phạm nhiều tội thì tổng hợp hình phạt chung không được quá ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Khoản 4 và khoản 6 Điều 91 (Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội) Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau: “Khi xét xử, Tòa án chỉ ADHP đối với người dưới 18 tuổi nếu xét thấy việc miễn nhiệm trách nhiệm hình sự …hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng… không bảo đảm hiệu quả giáo dục phòng ngừa…Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng, với thời gian thích hợp ngắn nhất”…[23]. Trường hợp thuộc khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015 (Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội)
  • 30. 24 “Khi xét xử người dưới 18 tuổi...12 năm đối với …dưới 16 tuổi khi phạm tội”. Do đó trước khi ADHP tù có thời hạn đối với người chưa thành niên, Tòa án phải cân nhắc xem ADHP tù có thời hạn có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?. Trường hợp bắt buộc phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì Hội đồng xét xử phải cân nhắc đến hình phạt và biện pháp giáo dục khác để có tác dụng răn đe, phòng ngừa. 1.3.3. Xác định sự tương thích các quy định của Bộ luật hình sự đối với các tình tiết để quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự được xác định như; loại, mức hình phạt và biện pháp chấp hành hình phạt tù. Trên cơ sở nhận thức các quy định của BLHS, HĐXX cần phải tìm ra sự tương thích đối với các tình tiết vụ án được xác định. Bởi lẽ điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người bị kết án theo xu hướng tiêu cực, tích cực nếu các tình tiết trong vụ án có quy định trong BLHS điều chỉnh là có lợi thì người bị kết án chấp hành bản án trong thời gian ngắn, ngược lại phải chấp hành hình phạt tù trong thời gian dài. Các tình tiết có lợi hay bất lợi của bị cáo không phải do quyết định cảm tính của HĐXX, mà phải dựa trên cơ sở quy định của luật, người ADHP là HĐXX phải tìm hiểu, nghiên cứu các tình tiết của vụ án có quy định trong BLHS hay không?, có được hướng dẫn bởi các Nghị quyết, Thông tư hay không?. Trường hợp bị cáo bị đưa ra xét xử là người dưới 18 tuổi, HĐXX phải xem xét độ tuổi là tình tiết giảm nhẹ đối với việc quyết định hình phạt tù. Ở độ tuổi này pháp luật quy định khi phạm tội thì hình phạt được áp dụng như thế nào?. Tương tự như vậy, việc xác định sự tương thích của BLHS với tình tiết của vụ án còn giúp HĐXX lựa chọn biện pháp chấp hành hình phạt tù phù hợp với quy định của luật, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, độ lượng trong chính sách hình sự nhân đạo của nhà
  • 31. 25 nước ta. Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 về Án treo quy định: “…xử phạt tù không quá ba năm…thì Tòa án cho hưởng án treo…” [23]. Luật đã nêu các điều kiện để người bị kết án có thể chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Tuy nhiên, trong Điều luật chưa nói rõ yêu cầu về nhân thân có bao nhiêu tình tiết giảm nhẹ là phù hợp. Trong trường hợp này HĐXX phải xem xét nhân thân cùng các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, xem xét TANDTC có hướng dẫn về điều này hay không?, nếu có thì hướng dẫn như thế nào?, để áp dụng. Theo Nghị quyết số 02/2018 Nghị quyết hội đồng thẩm phán ngày 15 tháng 5 năm 2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS năm 2015 về án treo; tại Điều 2 như sau: “Người bị xử phạt tù…xét cho hưởng án treo… các điều kiện sau đây: …tù không quá ba năm. …Có nhân thân tốt.…Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. … không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [7]. 1.3.4. Ra bản án kết tội áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người bị kết tội Sau khi HĐXX xem xét, nhận định các tình tiết của vụ án hình sự, các quy định của pháp luật về định tội danh, mức hình phạt cũng như quyết định biện pháp chấp hành hình phạt tù thì cần có văn bản quyết định của HĐXX, làm cơ sở cho giai đoạn thi hành án hình sự đối với tội phạm. Như vậy bản án là bằng chứng để kết tội bị cáo và buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội do bị cáo gây ra… Khi ra bản án, quyết định phải bảo đảm các điều kiện: Bản án phải được các thành viên HĐXX thảo luận, ký thông qua tại phòng nghị án; Trong bản án nhận định của HĐXX phải phân tích những chứng cứ chứng minh có tội hoặc
  • 32. 26 không có tội, xác định bị cáo có tội hay không?, nếu bị cáo có tội thì đó là tội gì?, theo điểm, khoản, Điều của BLHS và của văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) khác được áp dụng. Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ cần phải xử lý ra sao. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ chứng minh, xác định bị cáo không có tội. Việc giải quyết khôi phục danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo theo quy định của pháp luật… Bản án phải phân tích được lý do mà HĐXX không chấp nhận chứng cứ buộc tội, gỡ tội, đề nghị của VKSND và những người tham gia tố tụng khác. Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Quyết định của HĐXX về từng vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án như tội danh, mức hình phạt tù có thời hạn mà bị cáo phải chấp hành. Hàng năm TANDTC đều tổ chức các buổi tập huấn về giải quyết các vụ án hình sự, trong đó hướng dẫn cách viết bản án, chỉ ra các lỗi khi viết bản án của Thẩm phán. Năm 2017 TANDTC đã tổ chức riêng chương trình tập huấn chỉ hướng dẫn về cách soạn thảo bản án, các lỗi cần rút kinh nghiệm. TANDTC ban hành Nghị quyết số 05/2017 Nghị quyết hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 7 năm 2017. Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của BLTTHS; Văn bản số 155 Tòa án nhân dân tối cao ngày 28 tháng 7 năm 2017 về việc áp dụng thống nhất thể thức, kỹ thuật trình bày các văn bản tố tụng trong đó có bản án. 1.3.5. Những điểm bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự ảnh hưởng đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn Theo quy định của BLHS năm 2015 (khoản 1 Điều 38): “Tù có thời hạn…cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù”. Như vậy về bản chất pháp lý thì tù có thời hạn là biện pháp cưỡng chế tước quyền tự do của người phạm tội do Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.
  • 33. 27 Bộ luật hình sự quy định giới hạn mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có thời hạn: Mức tối thiểu của hình phạt tù là ba tháng. Mức tối đa của hình phạt tù được quy định khác nhau. Điều 38 Bộ luật hình sự quy định tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức hình phạt cao nhất là hai mươi năm tù. Nhưng theo quy định của Điều 55. Quyết định hình phạt đối với từng tội, Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, Điều 63. Giảm mức hình phạt đã tuyên, của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì trong các trường hợp nếu người phạm nhiều tội hoặc phải chịu hình phạt của nhiều bản án, thì hình phạt tù có thời hạn tối đa là ba mươi năm tù. Người bị kết án tù chung thân nếu được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu xuống ba mươi năm năm tù. Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt tối đa trong trường hợp này là nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật, thực hiện việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm một tội và trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án khác nhau. Như vậy BLHS chỉ quy định nội dung, thời hạn tối thiểu, thời hạn tối đa của khung hình phạt tù có thời hạn. BLHS không quy định đối tượng được áp dụng và điều kiện áp dụng như đối với một số loại hình phạt khác. Đặc biệt, Điều 38. “Tù có thời hạn” BLHS không quy định điều kiện chung của việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, cho nên người làm luật đã rất lúng túng trong việc quy định chế tài các quy phạm có hình phạt tù có thời hạn. Có thể thấy hầu như 100% khung hình phạt được quy định trong phần các tội phạm, không phân biệt đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đó là tội cố ý hay vô ý… đều có chế tài là hình phạt tù có thời hạn. Điều đó dẫn đến khó khăn khi phân hóa trách nhiệm hình sự trong các chế tài hình phạt của Tòa án đối với người phạm tội. Trên cơ sở quy định chung, BLHS hiện hành quy định các chế tài cụ thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Có thể thấy đại đa số chế tài thuộc loại
  • 34. 28 tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều có quy định hình phạt tù có thời hạn. Trong Bộ luật hình sự chỉ có chế tài thuộc khung cơ bản các tội sau đây là không có hình phạt tù: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (khoản 1 Điều 159 BLHS); tội xâm phạm quyền tác giả (khoản 1 Điều 166 BLHS); tội cho vay lãi nặng (khoản 1 Điều 201 BLHS). Nhìn chung mức hình phạt tù có thời hạn được quy định trong các điều luật là hợp lý, phù hợp với chính sách hình sự, nhân đạo của Nhà nước ta. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế cần được nghiên cứu khắc phục cụ thể là: Hình phạt tù có thời hạn được quy định còn quá nhiều, trong khi lại không coi trọng các hình phạt khác không phải là hình phạt tù như phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ…Việc quy định hình phạt tù đa số có chế tài là quá nghiêm khắc, không cần thiết, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, chưa thể hiện được "tính hướng thiện” trong chính sách hình sự của nước ta trong giai đoạn hiện nay, được thể hiện trong Nghị quyết số 49 Nghị quyết Trung ương ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Phạm vi quy định hình phạt tù có thời hạn vẫn quá rộng. Có những tội, hầu như các mức độ hình phạt đều được quy định trong chế tài (Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 188 về tội buôn lậu…); có nhiều khung hình phạt khoảng cách mức hình phạt tối thiểu và tối đa được quy định còn khá rộng từ 12 đến 20 năm tù (Điều 110 về Tội gián điệp; Điều 111 về Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Điều 112 về tội bạo loạn…) làm ảnh hưởng đến tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật; Ở một số Điều luật, sự phân hóa chế tài chưa thật tốt. Theo tôi, đối với
  • 35. 29 các tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý thì chế tài quy định như vậy là quá nghiêm khắc. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử bản thân thấy rằng đối với các tội phạm do vô ý, hình phạt được quyết định trong đa số các trường hợp lại nhẹ hơn quy định của luật rất nhiều. Ví dụ: Điều 260 Bộ luật hình sự quy định tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có bốn khung hình phạt so với thực tiễn xét xử thấy rằng: Chế tài ở khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trên thực tế các hình phạt phạt tiền, cải tạo không giam giữ hầu như không được áp dụng; mức phạt tù thường không quá ba năm, trong đó có khoảng 60% được cho hưởng án treo. Rất ít thấy trường hợp Tòa án quyết định hình phạt trên ba năm tù; Chế tài ở khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trên thực tế thì mức phạt tù thường không quá 05 năm. - Chế tài ở khoản 3 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Trên thực tế thì mức phạt tù thường không quá 10 năm, đa số các bị cáo bị xử phạt ở mức phạt tù từ 07 đến 10 năm. Chế tài ở khoản 4 Điều 260 Bộ luật hình sự quy định phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm trong trường hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng quy định này là rất hạn chế. Như vậy có thể nói giữa thực tiễn áp dụng hình phạt tù và quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt nói chung, hình phạt tù nói riêng đang có một độ lệch nhất định. Theo tôi, thực tế các chế tài quy định quá nghiêm khắc đối với tội phạm có hình thức lỗi vô ý.
  • 36. 30 Ngoài ra, đối với chế tài một số nhóm tội phạm khác như nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, một số tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội… cũng xảy ra tình trạng trên. Chế tài quy định quá nghiêm khắc dẫn đến có sự chênh lệch giữa quy định của Bộ luật hình sự và thực tiễn quyết định hình phạt. Điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của Tòa án. Nói tóm lại, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt tù có thời hạn, bản thân nhận thấy rằng Bộ luật hình sự hiện hành quy định hình phạt này chiếm tỷ lệ quá cao trong hệ thống hình phạt. Đồng thời, do bất cập trong việc quy định khung hình phạt “quá rộng”, mức tối đa quy định quá cao…cho nên mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng có sự thiếu thống nhất giữa quy định của Bộ luật hình sự trong các vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Tòa án đã áp dụng trên thực tế. Kết luận Chương 1 Qua nghiên cứu Chương 1 của Luận văn mà tác giả trình bày, có thể rút ra những kết luận như sau: Thứ nhất: Các nội dung liên quan đến khái niệm: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án xuất phát từ khái niệm áp dụng hình phạt và hình phạt tù có thời hạn. Việc xây dựng khái niệm: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong nội dung nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở khái niệm rút ra đặc điểm và đặc trưng của hoạt động “ADHP tù có thời hạn” làm cơ sở phân biệt với các hoạt động ADHP khác. Thứ hai: Xác định những ý nghĩa quan trọng của hoạt động ADHP tù có thời hạn như: ý nghĩa về mặt chính trị - kinh tế, xã hội - giáo dục, pháp luật phòng ngừa tội phạm. Khi hình phạt tù có thời hạn được áp dụng một cách chính xác sẽ tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội, các tổ chức, cá nhân nhận thấy được sự công bằng của pháp luật từ đó tin tưởng vào sự đấu tranh phòng ngừa tội phạm, tin tưởng vào cơ quan xét xử là Tòa án, tạo ra hiệu ứng
  • 37. 31 tích cực để toàn xã hội tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm trên toàn lãnh thổ đất nước chúng ta. Thứ ba: Hoạt động ADHP tù có thời hạn được thực hiện theo trình tự rõ ràng, đảm bảo quy định của luật nội dung và luật hình thức. Quy định của luật nội dung (Bộ luật hình sự). Còn quy định của luật hình thức (Bộ luật tố tụng hình sự) hướng dẫn xác định trình tự, thủ tục áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội.
  • 38. 32 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát tình hình tội phạm, tình hình thụ lý, xét xử hình sự ở Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần của thị trấn huyện Nhà Bè với tổng diện tích tự nhiên là 3.576 ha có vị trí nằm phía Đông nam Thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, Quận 7 có các cầu Tân Thuận 1, Tân Thuận 2, Kênh tẻ và Rạch Ông kết nối giữa Quận 7 với các quận của thành phố Hồ Chí Minh như quận 4, quận 8, quận 2, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Quận. Quận 7 có ba cảng lớn là Cảng Bến Nghé, Cảng Last Tân Thuận Đông, Cảng Bông Sen và một số cảng chuyên dùng phục vụ cho nội bộ như Cảng Rau quả, Cảng Dầu thực vật...Với tổng diện tích tự nhiên là 3.576 ha, quận 7 có 10 phường: Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Phú, Tân Thuận Đông, Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong và Tân Hưng. Tình trạng dân cư phát triển rất mạnh và phân bố không đều, dân số hiện nay khoảng là 315.890 người. Quận 7 có 14 chùa, 10 tịnh thất - tịnh xá, 05 nhà thờ đạo Thiên chúa giáo, có Đình Tân Quy Đông, Đình thờ Thân Thành Hoàng bổn cảnh, mà vua Tự Đức sắc phong,…, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sỹ Nhà Bè. Từ đầu năm 2014 đến cuối năm 2018, số vụ án TAND quận 7 phải giải quyết là 1.504, với 3.073 bị cáo. Trong đó, tội phạm thường thực hiện hành vi phạm tội thuộc các tội sau: Tội cướp tài sản 46 vụ; Tội trộm cắp tài sản 376 vụ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 103 vụ; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 78 vụ; … Qua đây có thể thấy một số loại tội phạm diễn ra phức tạp, số
  • 39. 33 lượng lớn như tội cướp tài sản, hoặc tội trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm từ năm 2014 đến năm 2018 của Tòa án nhân dân quận 7, tình hình thụ lý, xét xử các vụ án hình sự được thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây: Bảng 2.1. Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý của Tòa án nhân dân quận 7 STT Năm Số liệu thụ lý Số vụ Số bị cáo 1 2014 324 787 2 2015 335 909 3 2016 307 832 4 2017 285 739 5 2018 253 556 Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7 Qua bảng số liệu thống kê chúng ta thấy: - Năm 2014, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 324 vụ án hình sự, với tổng số 787 bị cáo; - Năm 2015, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 335 vụ án hình sự với tổng số bị cáo 909 bị cáo. - Năm 2016, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 307 vụ án hình sự với tổng số bị cáo 832 bị cáo. - Năm 2017, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 285 vụ án hình sự với tổng số bị cáo 597 bị cáo. - Năm 2018, Tòa án nhân dân quận 7 thụ lý 253 vụ án hình sự với tổng số bị cáo 556 bị cáo. Từ số liệu thu thập được cho thấy, các vụ án hình sự, số bị cáo có xu hướng tăng từ 2014 đến 2015, sau đó giảm dần theo từng năm từ 2016 đến
  • 40. 34 2017 có sự giảm nhẹ, từ năm 2018 giảm tương đối nhiều so với năm 2015 và 2016. Bảng 2.2. Số liệu kết quả xét xử của Tòa án nhân dân quận 7 Đơn vị tính: Vụ án, bị cáo STT Năm Số liệu thụ lý Số vụ Số bị cáo 1 2014 309 687 2 2015 318 710 3 2016 292 719 4 2017 271 714 5 2018 242 542 Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7 Qua số liệu tổng hợp, phân tích cho chúng ta thấy trong thời gian 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) Tòa án nhân dân quận 7 đã xét xử 1.432 vụ, với 3.372 bị cáo. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trong thời gian 5 năm. TAND quận 7 đã thực hiện tốt công tác xét xử các vụ án hình sự với số lượng án thụ lý, giải quyết đạt tỷ lệ cao, xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự trong đó có các vụ án hình sự điểm đáp ứng nhu cầu cho mục đích chính trị - xã hội tại địa phương. Bảng 2.3. Số liệu các tội tội phạm thường thực hiện Đơn vị tính: Vụ án STT Tội danh Số thụ lý theo năm 2014 2015 2016 2017 2018 1 Cướp tài sản 9 7 8 10 12 2 Trộm cắp tài sản 85 81 72 70 68 3 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 22 17 25 19 20 4 Lạm dụng tín nhiệm chiếm 18 16 16 15 13
  • 41. 35 đoạt tài sản 5 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma tuý 25 22 19 21 17 6 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 31 29 25 22 23 7 Tội đánh bạc 43 45 39 33 29 Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7 Qua bảng thống kê có thể thấy: Năm 2014 số lượng tội phạm bị phát hiện và đưa ra xét xử chiếm số lượng lớn nhất trong 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018). Từ năm 2014 đến năm 2018, tội cướp tài sản có xu hướng giảm từ năm 2014 đến năm 2015 sau đó lại tăng dần từ năm 2016 đến năm 2018. Các tội danh khác như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và tội đánh bạc theo thống kê có xu hướng giảm dần, có nhiều tội giảm mạnh như tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...Đây là kết quả của quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm không ngại gian khổ, khó khăn của các cơ quan phòng chống tội phạm, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự… thực hiện trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn còn có một số tội phạm diễn biến phức tạp, theo chiều hướng tăng, giảm không ổn định như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội đánh bạc. 2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Kết quả áp dụng hình phạt tù Thực tiễn xét xử vụ án hình sự trong những năm gần đây cho thấy việc
  • 42. 36 TAND quận 7 áp dụng hình phạt tù chiếm tỷ lệ cao so với các hình phạt khác. Bảng 2.4. Số liệu các hình phạt chính được áp dụng của Tòa án Đơn vị tính: Bị cáo Năm Tổng số Bị cáo Số liệu hình phạt chính được áp dụng Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Cho hưởng án treo Tù có thời hạn 2014 687 164 92 431 2015 710 165 89 456 2016 719 (miễn TNHS) 05 161 02 81 470 2017 714 (miễn TNHS) 20 157 73 464 2018 542 119 51 372 Tổng cộng 3.372 (miễn TNHS) 25 766 02 386 2.193 Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7 Trên đây là bảng số liệu thực tiễn quá trình áp dụng hình phạt của Tòa án nhân dân quận 7 trong thời gian 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018. Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ trọng áp dụng hình phạt tại Tòa án nhân dân quận 7 như sau: Áp dụng hình phạt cảnh cáo không có trường hợp nào; Áp dụng hình phạt tiền đối với 766 bị cáo chiếm tỷ lệ 22,89%; áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với 02 bị cáo chiếm 0.06%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 386 bị cáo chiếm 11,53%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với 2.193 bị cáo chiếm 65.52%; Như vậy hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ cao 65.52%, trong đó miễn trách nhiệm hình sự 25 và cải tạo không giam giữ 02 . Hình phạt tù có thời hạn
  • 43. 37 được Tòa án quận 7 áp dụng ở nhiều mức khác nhau. Bảng số 2.5. Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án Đơn vị tính: Bị cáo STT Năm Tổng số Bị cáo Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn Tù từ 03 năm trở xuống Tù từ 03 năm đến 07 năm Tù từ 07 năm đến 15 năm Bị cáo Tỉ lệ Bị cáo Tỉ lệ Bị cáo Tỉ lệ 1 2014 431 313 72,62% 92 21,35% 26 6,03% 2 2015 456 362 79,38% 73 16,01% 21 4,61% 3 2016 470 397 84,47% 48 10,21% 25 5,32% 4 2017 464 347 74,78% 95 20,47% 22 4,75% 5 2018 372 308 82,79% 47 12,63% 17 4,58% Tổng cộng 2.193 1.727 78,75% 355 16,19% 111 5,06% Nguồn: Tòa án nhân dân quận 7 Qua phân tích số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân dân quận 7 ta thấy: Áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống đối với 1.727 bị cáo, chiếm tỷ lệ 78,75%, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 355 bị cáo, chiếm tỷ lệ 16,19% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Áp dụng hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với 111 bị cáo, chiếm 5,06% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Từ những số liệu trên cho thấy chất lượng xét xử được nâng cao, Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật tuyên mức án hình phạt tù có thời hạn chiếm tỉ lệ cao hơn so với án phạt tiền hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, các bản án được tuyên bảo đảm đúng người, đúng tội. Hình phạt Tòa án nhân dân quận 7 áp dụng đã nghiêm trị những tên cầm đầu, những tên ngoan
  • 44. 38 cố...đồng thời thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước ta đối với những người tự thú, những người biết ăn năn hối cải phục thiện… Khi áp dụng hình phạt Tòa án đã xem xét các tình tiết như: tình tiết định khung hình phạt; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đặc điểm về nhân thân của bị cáo, để từ đó áp dụng cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Tuy nhiên, khi Tòa án áp dụng mức hình phạt tù có thời hạn đối với người bị kết án có những trường hợp còn chưa phù hợp. Điển hình các vụ án như sau: Ví dụ: Ngày 13/7/2017 tại phòng xử án Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 105/2017/TLST-HS ngày 19 tháng 5 năm 2017 đối với bị cáo: Lê Quốc M, sinh năm 1975 tại Thành phố Hồ Chí Minh; giới tính: Nam; trú tại: C13/33 đường D, phường A, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: không; trình độ văn hóa: 05/12; dân tộc: Kinh; con ông Lê Bá H sinh năm 1949 và con bà Nguyễn Thị T sinh năm 1950 (đã chết); tiền án: Bản án số 1166/HSST ngày 12/7/1997 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Lê Quốc M 04 năm tù giam về tội “Cướp giật tài sản”; Bản án số 52/HSST ngày 09/4/2001 của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Lê Quốc M 03 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Bản án số 23/HSST ngày 29/3/2004 của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Lê Quốc M 04 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Bản án số 97/HSST ngày 30/9/2004 của Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Lê Quốc M 05 năm tù tội “Trộm cắp tài sản” và tổng hợp hình phạt với bản án số 23/HSST ngày 29/3/2004 của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh về tội “Trộm cắp tài sản” là 09 năm tù; Bản án số 211/2012/HSST ngày 20/9/2012 của Tòa án nhân dân Quận 12, Thành
  • 45. 39 phố Hồ Chí Minh xử phạt Lê Quốc M 04 năm tù về tội “Trộm cắp 2 tài sản” và chấp hành xong án phạt tù vào ngày 30/09/2015; tiền sự: không; Bị cáo Lê Quốc M bị VKSND quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh truy tố về hành vi phạm tội như sau: Khoảng 04 giờ 00 phút ngày 22/02/2017 Lê Quốc M gặp Hải (không rõ nhân thân, lai lịch) ở đường Tôn Đản, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Hải nói với Lê Quốc M cùng Hải qua Quận 7 để xem có ai để xe máy sơ hở trộm bán lấy tiền tiêu xài, Hải đã chuẩn bị sẵn 01 thanh kim loại hình chữ T và 02 lưỡi cưa để phá khóa xe máy, Lê Quốc M đồng ý. Hải điều khiển xe gắn máy Atila màu trắng (Lê Quốc M không nhớ biển số xe) chở Lê Quốc M, khi cả hai đến khu nhà trọ số 13 đường số 70 khu dân cư Tân Quy Đông, phường Tân Phong thì phát hiện trong dãy nhà trọ có nhiều xe gắn máy để ngoài hành lang. Hải đứng ngoài cảnh giới còn Lê Quốc M đi bộ vào trong dùng thanh kim loại (cây đoản) phá khóa xe máy hiệu Exiter biển số: 59C2-094.78 của bà Lê Thị H. Khi đang mở khóa thì bị người ở dãy trọ phát hiện tri hô, cùng lúc đó có dân phòng đi tuần tra phát hiện bắt được Lê Quốc M cùng vật chứng, còn Hải đã chạy thoát. Theo kết luận định giá tài sản số 61/KL-HĐĐGTTHS của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Ủy ban nhân dân Quận 7 ngày 27/3/2017 kết luận như sau: Chiếc xe máy hiệu Exciter biển số 59C2-094.78 tính đến thời điểm bị xâm phạm, có giá trị là: 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng). Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 7, Lê Quốc M đã khai nhận về hành vi phạm tội của mình. Tại phiên tòa, trong phần tranh luận, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận 7 vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử: Tuyên bố bị cáo phạm tội “Trộm cắp tài sản” và áp dụng điểm c khoản 2 Điều
  • 46. 40 138; điểm g, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo từ 04 năm 06 tháng đến 05 năm tù. Bị cáo khai nhận hành vi chiếm đoạt tài sản của mình phù hợp với nội dung bản cáo trạng được tóm tắt ở trên, không tự bào chữa, không tranh luận, xin giảm nhẹ hình phạt. Căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa kết hợp với các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong hồ sơ, xét có đủ cơ sở để kết luận: Bằng thủ đoạn lén lút, lợi dụng sự sơ hở và thiếu cảnh giác của chủ tài sản, bị cáo đã có hành vi chiếm đoạt của bà Lê Thị H 01 xe gắn máy hiệu Exciter biển số 59C2-094.78 trị giá tại thời điểm bị chiếm đoạt là 10.000.000 (Mười triệu) đồng. Bị cáo đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý nên thuộc trường hợp “Tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung và các tài liệu, chứng cứ khác thu thập được trong hồ sơ vụ án. Xét đã có đủ cơ sở để kết luận: Bị cáo Lê Quốc M đã phạm vào tội “Trộm cắp tài sản” được quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự như Viện kiểm sát nhân dân Quận 7 truy tố là đúng người, đúng tội. Hành vi phạm tội của bị cáo là cố ý và liều lĩnh, xuất phát từ động cơ tham lam tư lợi để có tiền tiêu xài. Hành vi này là nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội vì đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản sở hữu hợp pháp của công dân, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, cần xử phạt mức án nghiêm khắc để có đủ tác dụng răn đe giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung trong xã hội. Quá trình thẩm vấn tại tòa, bị cáo khai báo trung thực; tài sản trộm cắp đã thu hồi trả lại cho người bị hại. Vì vậy, Hội đồng xét xử áp dụng điểm g, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự để giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt. Tuyên bố: Bị cáo Lê Quốc M phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Áp dụng điểm c Khoản 2 Điều 138; điểm g, p Khoản 1 Điều 46 của BLHS:
  • 47. 41 Xử phạt: Bị cáo Lê Quốc M: 05 (năm) năm tù. Mức hình phạt tù có thời hạn TAND quận 7 áp dụng đối với bị cáo Lê Quốc M là phù hợp với tính chất, hành vi phạm tội bị cáo đã thực hiện, có cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của bị cáo. 2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hình phạt tù của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh những kết quả đã đạt được của việc ADHP tù có thời hạn còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Các thiếu sót, vướng mắc này tập trung ở những dạng sau đây: Thứ nhất, có tình trạng ưu tiên áp dụng hình phạt tù có thời hạn Qua số liệu thống kê về các hình phạt chính được áp dụng của Tòa án nhân dân Quận 7 ta thấy: Áp dụng hình phạt cảnh cáo không có trường hợp nào; Áp dụng hình phạt tiền chiếm 18,9%; áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm 0,088%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm 9,95%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm 77,13%. Tỷ lệ hình phạt tù có thời hạn cao hơn nhiều lần so với các hình phạt khác. Trong số các bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì có 76,54% bị cáo có mức hình phạt dưới ba năm. Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ cao cho thấy những người áp dụng pháp luật thường ưu tiên áp dụng hình phạt tù có thời hạn để răn đe giáo dục người phạm tội. Xác định căn cứ tạm giam: Hạn chế áp dụng tạm giam đối với một số loại tội phạm, thu hẹp người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam. Việc Tòa án quận 7 ưu tiên lựa chọn hình phạt tù có thời hạn để áp dụng xuất phát từ nhiều lý do: Do nhận thức của người áp dụng, do dư luận xã hội,… nhận thức của người dân cho rằng hành vi phạm tội phải trừng trị nghiêm khắc. Theo đó, mục đích giáo dục, phòng ngừa đứng sau mục đích
  • 48. 42 trừng trị. Người áp dụng hình phạt cụ thể là Tòa án và Hội đồng xét xử chưa thấy được lợi ích của việc giảm hình phạt tù và tăng cường áp dụng các loại hình phạt khác như phạt tiền... Ví dụ điển hình cụ thể: Theo bản án số: 28/2018/HS-ST; Ngày: 11-4-2018 của TAND quận 7. Ngày 28/10/2017, Huỳnh Khánh D, có giấy phép lái xe hạng B2 điều khiển xe ô tô biển số 51G-365.22 chở K ngồi ghế phụ và L ngồi ghế phía sau lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh, lúc này mặt đường nhựa khô ráo bằng phẳng, giữa tim đường có dải phân cách cố định liên tục chia thành hai chiều đường xe chạy, phần đường hướng quận 7 đi về quận 4 có vạch sơn đứt quãng chia thành 02 làn đường xe chạy, làn đường bên trái sát dải phân cách rộng 4m, làn đường bên phải sát lề rộng 3,6m. D điều khiển xe lưu thông phần đường bên trái sát dải phân cách với tốc độ khoảng 60 Km/h, cùng lúc này phía trước cùng chiều trên làn đường bên trái có 01 xe ô tô khách loại 16 chỗ ngồi (không rõ biển số và người điều khiển) đang lưu thông bất ngờ lấn sang nên D điều khiển xe lách sang phải và chạy song song xe ô tô 16 chỗ thì lập tức phần đầu xe của D va chạm vào đuôi xe mô tô biển số 71S9-1223 do Bùi Văn G điều khiển lưu thông phía trước cùng chiều cách mép lề phải khoảng 1,6m, đẩy xe này cày trên mặt đường chếch sang phải xuống lề phụ một đoạn 13m rơi xuống mương cống cặp bên phải ĐT830, làm ông G té ngã trên đường bất tỉnh, do mất bình tĩnh D không phanh xe lại mà điều khiển xe chạy về phía trước một đoạn 5,8m thì phần đầu xe của D tiếp tục va chạm đuôi xe đạp do Nguyễn Văn B đang lưu thông phía trước cùng chiều cách mép lề phải khoảng 2,1m, xe 51G-365.22 kéo và hất văng ông B về phía trước khoảng 77m và rớt xuống đường sát mép lề phải làm ông B chết tại hiện trường còn xe đạp bị hất văng dính vào một thân cây xanh cặp lề phải gây ra vụ tai nạn giao thông. Sau đó, ông B được đưa đi Bệnh viện đa khoa quận 7
  • 49. 43 cấp cứu và chết do chấn thương sọ não. Sau sự việc xảy ra, chị Phạm Quí T là vợ của Huỳnh Khánh D đã bồi thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần cho bà Nguyễn Thị V đại diện hợp pháp của ông Nguyễn Văn B số tiền 60.000.000 đồng, ông Nguyễn Tấn T là chủ xe 51G-365.22 bồi thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần cho bà Nguyễn Thị V đại diện hợp pháp của ông Nguyễn Văn B số tiền 100.000.000 đồng, hiện bà Nguyễn Thị V đã nhận tiền xong và có đơn bãi nại. Ông Nguyễn Tấn T là chủ xe 51G-365.22 đã thỏa thuận bồi thường chi phí điều trị và chi phí sửa chữa xe cho ông Bùi Văn G số tiền 20.000.000đồng, hiện ông G đã nhận tiền xong và có đơn bãi nại. Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo không có. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo xuất thân từ thành phần nhân dân lao động, mới phạm tội lần đầu, đã tự nguyện bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, hiện hoàn cảnh gia đình bị cáo gặp khó khăn, bị cáo là lao động chính trong gia đình, bị cáo có cha Huỳnh Văn M từng tham gia cách mạng. Bản án đã tuyên bố: Bị cáo Huỳnh Khánh D phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 260, điểm b, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 50, Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015: Xử phạt bị cáo Huỳnh Khánh D 01 (một) năm tù, thời gian tù tính từ ngày 28-10-2017. Trong vụ án này, bị cáo không cố ý trong việc để xảy ra tai nạn đối với ông Nguyễn Văn B, vì xe ô tô khách loại 16 chỗ ngồi đã chạy lấn tuyến. Sau vụ tai nạn, bị cáo đã đưa người bị tai nạn đi cấp cứu, gia đình bị cáo đã bồi thường cho người bị hại, đại diện người bị hại có đơn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho. Bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, cha bị cáo là người