SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM TRƯỜNG TRUNG
TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH
BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Hà Nội - 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM TRƯỜNG TRUNG
TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH
BẮC NINH
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHÙNG THẾ VẮC
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của riêng tôi; các số liệu, ví dụ, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ
ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được công bố trong công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI
TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 7
1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 7
1.1.1. Khái niệm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. 7
1.1.2. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội Tàng trữ trái phép
chất ma túy 11
1.1.3. Cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 2015. 18
1.2. Pháp luật về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 21
1.3. Phân biệt Tội tàng trữ trái phép chất ma túy với những tội phạm về ma
túy khác 30
Kết luận chương 1 34
Chương 2 THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH. 35
2.1. Định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất
ma túy 35
2.2. Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 42
2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân của hoạt động Định tội danh
và quyết định hình phạt 48
Kết luận chương 2 66
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA
TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH 68
3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. 68
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. 68
Kết luận chương 3 81
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS năm 2015 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017
CQĐT: Cơ quan điều tra
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
TAND: Tòa án nhân dân
HĐXX Hội đồng xét xử
TTLT số 17: Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-
VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007
của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp quy
định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy
định Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy”
của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung
bởi TTLT số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-
TANDTC-BTP
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có ranh
giới giáp các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và thủ đô Hà Nội. Với vị
trí của mình, tỉnh Bắc Ninh rất thuận lợi trong giao lưu buôn bán thông
thường và có nhiều hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy
chạy qua nói liền với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận khác. Đặc biệt những
năm gần đây tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển mạnh ở các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, làng nghề với tốc độ đô thị hóa nhanh, đây là điều kiện thuận lợi
để Bắc Ninh phát triển mạnh về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì mặt trái của nó là các tệ nạn xã hội đặc
biệt tệ nạn ma túy có diễn biến phức tạp. Qua số liệu thống kê của ngành Tòa
án trong 05 năm giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, toàn tỉnh Bắc Ninh thụ
lý giải quyết 7.149 vụ án hình sự trong đó có 2.977 vụ án về các tội phạm ma
túy chiếm 41,64% trong tổng số tội phạm hình sự toàn tỉnh. Riêng tội phạm
Tàng trữ trái phép chất ma túy chiếm 1.766 vụ chiếm 59,32% tổng số tội
phạm về ma túy, chiếm 24,70% trong tổng số tội phạm hình sự toàn tỉnh.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng cho
thấy tình hình tội phạm về ma túy nói chung và tội Tàng trữ trái phép chất ma
túy nói riêng ngày càng phức tạp gia tăng về cả số lượng lẫn độ tinh vi trong
hành vi phạm tội. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm còn có những
hạn chế, vướng mắc cần phải được hoàn thiện về nhiều mặt gồm cả mặt pháp
luật, cũng như hướng áp dụng về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy bằng pháp
luật hình sự.
Vì vậy, Tác giả lựa chọn đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ
thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ tốt nghiệp của
mình nhằm nghiên cứu các các quy định của pháp luật, tìm ra những vướng
mắc, khó khăn trong hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt về tội
Tàng trữ trái phép chất ma túy. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị
2
phương hướng, giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp
luật hình sự về loại tội phạm này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các tội phạm ma túy và tội
“Tàng trữ trái phép chất ma túy” như:
- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm”, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (2009);
- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm”, Khoa luật,
Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội (1997);
- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung” (2014), Võ Khánh
Vinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
- “Giáo trình luật hình sự Việt nam - phần các tội phạm” (2008), Võ
Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
- “Lý luận chung về định tội danh” (2013), Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa
học xã hội”, Hà Nội;
- “Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb
Chính trị quốc gia, 1994;
- Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 – phần các tội phạm”
Tập thể tác giả TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS,Th.S. Phạm
Thanh Bình, Th.S Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S Nguyễn Mai
Bộ - Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001.
- “Bình luận khoa học BLHS 2015 – phần các tội phạm” Tập thể tác
giả PGS.TS Trần Văn Luyện, PGS.TS Phùng Thế Vắc, TS. Lê Văn Thư, TS.
Nguyễn Mai Bộ, LS.ThS Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Ngọc Hà, LS Phạm
Thị Thu – Nxb Công an nhân dân.
- “Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ Luật Hình sự - Phần các tội
phạm”, Th.s Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005;
- “Bình luận khoa học BLHS năm 1999 của Thạc sĩ Đinh Văn Quế”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000;
3
- “Định tội danh và quyết định hình phạt” - Dương Tuyết Miên - Nxb
Lao động – Xã hội.
- “Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử
(tài liệu tham khảo dùng cho các Thẩm phán, thư kí Tòa án)”, Phạm Minh
Tuyên, nxb Hồng Đức, 2013.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ cũng có nhiều đề tài về tội phạm ma túy,
những luận văn thạc sĩ sau đây về tội phạm ma túy đã được học viên tham
khảo:
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Sơn La”, của tác giả Mai Ngọc Chính, Học viện khoa học xã hội,
năm 2017.
- Luật văn Thạc sỹ Luật Học: “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ
thực tiễn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”, của tác giả Nguyễn Sỹ Quản, Học
viện khoa học xã hội, năm 2019.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Lai Châu” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Học viên Khoa học xã
hội- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2013;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Trung Hiếu, Học viên Khoa học
xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2013;
- Luận văn Thạc sĩ Luật Học: “Tội mua bán trái phép chất ma túy theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn
Thành Tất, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Đắk
4
Lắk” của tác giả Phan Thị Hồng Thắng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2013;
Những bài viết tạp chí được học viên tham khảo:
- TS. Phạm Minh Tuyên: Một số vấn đề lý luận về các tội phạm ma túy
theo Bộ luật hình sự năm 2015 và hướng dẫn áp dụng – Tạp chí Tòa án nhân
dân số 15, 16 năm 2016; Một số vấn đề về giám định hàm lượng chất ma túy
theo công văn số 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014 của TAND tối cao – tạp
chí Tòa án nhân dân số 21/2014; Những điểm mới cơ bản đối với các tội
phạm về ma túy theo Bộ luật hình sự 2015 – một số vướng mắc, kiến nghị -
tạp chí Tòa án nhân dân số 12 năm 2017.
- Nguyễn Tuyết Mai: Bộ luật hình sự năm 2015 hoàn thiện quy định về
các tội phạm về ma túy – Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 năm 2017.
- Quách Quỳnh Dung: Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết những vụ
án ma túy có từ hai chất ma túy trở lên theo quy định của Bộ luật hình sự năm
2015 – Tạp chí Kiểm sát số 12 năm 2019
- Dương Văn Thịnh: Bàn về việc áp dụng tình tiết phạm tội 02 lần trở lên
và đối với 02 người trở lên trong các tội phạm về ma túy – Tạp chí Kiểm sát
số 22 năm 2019.
- Trần Thanh Duẩn: Bất cập trong việc xử lý đồng phạm về tội Tàng trữ
trái phép chất ma túy – Tạp chí kiểm sát số 18 năm 2019
Trong những công trình nghiên cứu nêu trên, chưa có công trình nghiên
cứu nào nghiên cứu về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) trên cơ sở thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. Trong luận
văn học viên dựa trên quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, những số liệu
về thực tế xét xử tội phạm ma túy tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Qua đó, nghiên
cứu và chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập, đồng thời kiến nghị hoàn thiện các
quy định về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là:
5
- Tìm hiểu các vấn đề lý luận về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.
- Phân tích các dấu hiệu cấu thành tội phạm, hình phạt đối với tội Tàng
trữ trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017
- Trình bày thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy thông qua
02 hoạt động là định tội danh và quyết định hình phạt tại hệ thống TAND hai
cấp tỉnh Bắc Ninh.
- Trình bày sự cần thiết và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng áp dụng
pháp luật hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 – 2019.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về lí luận: Làm rõ lí luận về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trong
quy định tại Điều 194 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), so sánh với
những quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm
2017); làm rõ lí luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng
trữ trái phép chất ma túy.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài giới hạn nghiên cứu thực tiễn định tội danh và
quyết định hình phạt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy trong phạm vi không gian là tỉnh Bắc Ninh, thời gian là giai
đoạn từ năm 2015 - 2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được học viên triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn bản quy phạm pháp luật
của Nhà nước về các vấn đề tội phạm và hình phạt, về đấu tranh phòng, chống
tội phạm; lý luận về tội phạm học, Luật hình sự và tố tụng hình sự.
6
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể
và đặc thù của khoa học xã hội như : phương pháp lịch sử, phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu, đánh giá, logic... để làm sáng tỏ
các vấn đề của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học đã được công bố,
Tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống; góp phần làm sáng tỏ các vấn
đề lý luận về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.
Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham
khảo cho hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt về tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những giải pháp khoa học
phục vụ cho hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan
đến tội tàng trữ ma túy, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội này không chỉ đối với địa bàn tỉnh Bắc Ninh mà còn có giá
trị áp dụng trong phạm vi cả nước trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 03 chương và các phần: mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và pháp luật về tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy
Chương 2: Thực tiễn xét xử các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật
hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG
TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.1.1. Khái niệm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam không đưa ra khái niệm về “Tội tàng
trữ trái phép chất ma túy”. Tuy nhiên, ta có thể tìm hiểu khái niệm “Tội tàng
trữ trái phép chất ma túy” qua các khái niệm “chất ma túy” khái niệm “tội
phạm”, khái niệm “tàng trữ trái phép chất ma túy” và các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội danh này.
1.1.1.1.Khái niệm “Chất ma túy”,
Hiện nay, các nhà khoa học, các tổ chức trên thế giới đã đưa ra nhiều
định nghĩa về ma túy.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa “Ma túy là các chất độc, khi
xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”.
Liên hợp quốc định nghĩa về Ma túy như sau: “Ma túy là các chất có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi
trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”
Luật phòng, chống ma túy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam định nghĩa về Ma túy: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng
thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành”; Trong luật
này cũng nêu cụ thể “Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần
kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”; “Chất hướng thần là
chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có
thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.” [6]
Tuy nhiên, không phải tất cả những chất mang đặc tính trên đều được coi
là ma túy. Ví dụ như chất Nicotine trong thuốc lá. Theo các nghiên cứu khoa
học, Nicontine được ghi nhận như là một chất gây nghiện mạnh tương tự như
Heroin và Cocain (hai loại ma túy thường gặp), Nicotine cũng là một chất gây
8
hại đối với sức khỏe con người nếu sử dụng thường xuyên. Như vậy, Nicotine
thỏa mãn khái niệm tổng quát về ma túy như có đặc tính gây nghiện, hướng
thần, khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhưng chất này không được coi là
chất ma túy thậm chí trên thị trường các sản phẩm chứa Nicotine (cụ thể là
thuốc lá) vẫn được kinh doanh và sử dụng. Vậy những chất, hợp chất nào
được coi là ma túy? Trong khái niệm về “Chất ma túy” tại Luật phòng, chống
ma túy có chỉ rõ “… được quy định trong các danh mục do chính phủ ban
hành”. Để thực hiện chế độ độc quyền về quản lý các chất ma túy, Nhà nước
ban hành danh mục các chất, hợp chất là ma túy cũng như là tiền chất ma túy.
Mới nhất, tại nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ quy
định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã liệt kê 515 loại chất, hợp chất
là ma túy, 44 loại chất, hợp chất được coi là tiền chất ma túy.
Từ các phân tích trên có thể rút ra khái niệm: Ma túy là tên gọi của
những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp có đặc tính gây nghiện,
hướng thần mà khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe, thay đổi trạng thái tâm
lý của con người, được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành.
1.1.1.2. Khái niệm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy
Cũng như mọi nghiên cứu khoa học xã hội khác, việc xác định khái niệm
“Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các
nghiên cứu của bài viết. Vậy “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” là gì? Trong
hệ thống pháp luật hình sự Việt nam không đưa ra khái niệm cụ thể của tội
này. Tuy nhiên, do là một loại tội phạm, khái niệm “Tội tàng trữ trái phép
chất ma túy” mặc dù là khái niệm độc lập nhưng phải có tính chất cụ thể hóa
khái niệm “Tội phạm” và hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung của khái niệm
“Tội phạm”.
Điều 8 BLHS năm 2015 quy định:“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
9
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải
bị xử lý hình sự.”[3. Đ8]
Khoản 1, Điều 249, BLHS 2015 quy định “1. Người nào tàng trữ trái
phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất
trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm”[3. K1Đ249]
Tại tiết 3.1 mục 3 phần II TTLT số 17 hướng dẫn “Tàng trữ trái phép
chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào
(như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng
xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà
không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma
túy…”[8]
Trên cơ sở khái niệm “tội phạm” và các quy định về tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy trong hệ thống pháp luật hình sự, ta có thể đưa ra định nghĩa
về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:
“Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp
pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận
chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm xâm phạm chế độ độc quyền về quản lý
chất ma túy của Nhà nước được quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự”
1.1.1.3. Đặc điểm của Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Tính nguy hiểm cho xã hội: Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu
cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Nguy
hiểm cho xã hội có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Trong tội tàng trữ trái phép chất
ma túy, tính nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở việc hành vi tàng trữ trái
10
chất ma túy đã xâm phạm chế độ độc quyền trong việc cất giữ, lưu giữ chất
ma túy của Nhà nước. Hành vi này sẽ tạo điều kiện để tệ nạn ma túy lan rộng.
Ma túy là tệ nạn đặc biệt nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người
sử dụng, gây suy thoái nòi giống, là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm
khác như trộm cắp, cướp giật, giết người … gây bất ổn, mất an ninh trật tự và
nguy hiểm cho người dân ngoài xã hội.
- Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện. Trong tội Tàng trữ trái phép chất ma túy không đặt ra vấn
đề pháp nhân phạm tội, được thể hiện bởi Điều 249 chỉ quy định chủ thể
phạm tội là “người nào…”
- Tính có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi đó. Trong tội Tàng trữ
trái phép chất ma túy người phạm tội luôn được xác định có lỗi cố ý trực tiếp.
- Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được
coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong Bộ luật hình sự. Đối với
“Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”, tính trái pháp luật hình sự được thể hiện
ở việc nhà nước quy định loại tội phạm này tại Điều 249 BLHS 2015. Mọi
hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy
định tại Điều 249 Bộ luật hình sự được coi là tội phạm và phải chịu trách
nhiệm hình sự đối với nhà nước. Ngược lại, các hành vi tàng trữ trái phép chất
ma túy nhưng không thỏa mãn những quy định của Điều luật trên thì không
coi là tội phạm. Người thực hiện hành vi đó không bị xử lý hình sự mà chỉ bị
xử lý bằng quy phạm pháp luật khác. Ví dụ: một cá nhân có hành vi tàng trữ
Quả thuốc phiện khô có khối dưới 05 kilogam mà người đó chưa bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc đã bị kết án
về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc một trong các tội quy định tại các
điều 248, 250, 251 và 252 của BLHS, hoặc đã bị xử phạt hành chính, bị kết án
nhưng đã được xóa án tích thì không bị xử lý hình sự mà chỉ bị xử phạt vi
phạm hành chính.
11
- Tính phải chịu hình phạt: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
bị nhà nước nghiêm cấm. Do vậy, những người có hành vi phạm tội đều phải
chịu các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước là hình phạt. Nhà nước căn cứ
vào tính nguy hiểm cho xã hội để quy định mức hình phạt đối với từng tội
phạm cụ thể. Điều 249 Bộ luật hình sự quy định hình phạt đối với người
phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy là tù có thời hạn và tù chung thân (tùy
tính nguy hiểm của hành vi). Ngoài ra, theo quy định tại Điều 249, người
phạm tội có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như phạt tiền, phạt
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
1.1.2. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội Tàng trữ
trái phép chất ma túy
1.1.2.1.Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985.
Nhận thức được tác hại to lớn do ma túy gây ra, ngay sau khi Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
"Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi
thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng gian
giảo, tham ô và những thói xấu khác. Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm
thuốc phiện". Để thực hiện điều này, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký sắc lệnh số 47/SL tạm thời giữ lại một số luật lệ cũ quy định về các tội
phạm ma túy không trái với nội dung chính thể Cộng hòa. Tuy nhiên, do lúc
đó cả dân tộc ta đang dồn hết sức lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược nên việc xóa bỏ trồng cây thuốc phiện và quản lý thuốc phiện
chưa thể thực hiện được.
Vào khoảng những năm 1952, 1955, chính phủ ta tiếp tục nhận thức về
việc phải quản lý, ngăn cấm các hành vi vi phạm về quản lý chất ma túy và
ban hành một loạt các văn bản như: Nghị định số 150/TTg ngày 05/3/1952;
Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1952, Nghị định số 580/TTg ngày
12
15/9/1995 bổ sung nghị định số 150/TTg của thủ tướng chính phủ. Theo thẩm
quyền, Bộ tư pháp cũng đã ban hành Thông tư số 635/VHH-HS ngày
29/3/1958 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày 05/7/1958 để thống nhất đường
lối xét xử đối với những vụ án buôn lậu thuốc phiện. Các văn bản pháp luật
trên (đặc biệt là Nghị định 150/TTg và 225/TTg) đã đề cập xử lý hành vi
Tàng trữ trái phép thuốc phiện và có thể coi là một những quy định đầu tiên
về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tuy nhiên, tại thời kỳ này, Nhà nước chỉ nhận thức ma túy (cụ thể là
thuốc phiện) chỉ là một chất độc, là một loại dược liệu được Nhà nước độc
quyền quản lý và thu mua sản phẩm thậm chí việc trồng ma túy còn được coi
là nguồn đóng góp tài chính cho quốc gia qua kế hoạch xuất khẩu sang các
nước Đông Âu. Chính phủ còn quy định các vùng được trồng cây thuốc phiện
đồng thời xác định nghĩa vụ nộp thuế bằng hiện vật và quy định chỉ được bán
toàn bộ cho mậu dịch quốc doanh. Do vậy, mặc dù hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy được xác định là phạm tội nhưng chưa quy định rõ mức độ tàng
trữ như thế nào thì bị xử lý hình sự và mức phạt cụ thể. Tại Điều 5 Nghị định
150/TTg quy định “…nghiêm cấm không ai được tàng trữ và vận chuyển
nhựa thuốc phiện hay thuốc phiện đã nấu …”, người vi phạm sẽ bị phạt tiền,
tịch thu thuốc phiện và có thể bị truy tố trước Tòa án. Nghị định 225/TTg
cũng chỉ quy định: “Với những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc
phiện sẽ bị tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép, phạt tiền
từ một đến năm lần trị giá số thuốc phiện lậu, đồng thời còn có thể bị truy tố
trước Tòa án nhân dân…”
Sau khi thống nhất đất nước, do các điều kiện về kinh tế, xã hội, đặc biệt
do chính sách của Pháp, Mỹ và chính quyền phản động ở miền Nam Việt
Nam trước đó, tệ nạn ma túy ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp. Trước tình
hình này, ngày 25/3/1977, Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 76/CP
về chống buôn lậu thuốc phiện. Nghị định 580/TTg cũng được áp dụng thống
nhất trong cả nước. Tuy nhiên, qua thời gian, Nghị định 580/TTg dần không
13
còn phù hợp, không đủ tác dụng đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
Đến năm 1982, Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban thường vụ Quốc hội) đã
ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh
doanh trái phép. Theo đó, những hành vi buôn bán, tàng trữ thuốc phiện được
xử lý theo quy định về hành vi buôn bán, tàng trữ trái phép hàng cấm (thuốc
phiện, những chế phẩm từ thuốc phiện được coi là hàng cấm)
Như vậy, trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước đã nhận thấy tính nguy
hiểm của ma túy và đưa ra các biện pháp bằng việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật xử lí đối với hành vi vi phạm trong quản lí thuốc phiện. Tuy
nhiên, do hạn chế về nhận thức, về kỹ thuật lập pháp, do còn nhiều khó khăn
về kinh tế - xã hội, cùng với việc tập trung toàn bộ nguồn lực quốc gia vào
các cuộc kháng chiến giành độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nên chủ
trương phòng chống ma túy chưa được thực hiện triệt để. Các quy định trực
tiếp về tội phạm và hình phạt chưa rõ ràng và chưa tách hẳn với các lĩnh vực
pháp luật khác. Các chế tài áp dụng chủ yếu là biện pháp hành chính – kinh
tế, chỉ những trường hợp đặc biệt mới áp dụng chế tài hình sự. Pháp lệnh này
có hiệu lực cho tới khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành.
1.1.2.2.Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999.
Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Trong đó, hành vi Tàng trữ trái phép chất
ma túy được xử lý theo quy định tại Điều 166: “Tội buôn bán hoặc tàng trữ
hàng cấm”.
Ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
năm 1985 lần đầu tiên quy định hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận
chuyển các chất ma túy trong một điều luật cụ thể (Điều 96a) với khung hình
phạt rất nghiêm khắc, mức hình phạt cao nhất đến tử hình đối với các trường
hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
14
Đến năm 1997, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã
quy định các tội phạm về ma túy thành một chương riêng là “Chương VIIA
Các tội phạm về ma túy”. Chương này gồm các Điều 185a, 185b, 185c, 185d,
185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o. Theo đó “Tội
tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 185c. Bộ luật này cũng
quy định điều 96a và Điều 203 của BLHS năm 1985 được thay thế bởi những
quy định trong chương các tội phạm về ma túy.
So sánh với quy định tại Điều 96a (BLHS 1985, sửa đổi bổ sung 1989),
Điều 185c (BLHS sửa đổi 1997) vẫn giữ nguyên mức hình phạt. Nhưng tại
Điều 185c có những quy định cụ thể hơn về định lượng chất ma túy (tính
bằng các đơn vị đo lường như gam, kilogam, mililit…) trong từng khung hình
phạt cụ thể thay bằng các mô tả chung chung của Điều 96 như “có số lượng
lớn hoặc giá trị lớn…” hay “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng…” Điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tố tụng áp dụng pháp luật và cũng
giảm thiểu sự tùy tiện trong việc xử phạt các hành vi phạm tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy.
Tóm lại, giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 cho thấy nhận thức của Nhà
nước ta về tác hại của ma túy dần dần cải biến và ngày càng chính xác. Từ đó,
quan điểm, thái độ và chính sách hình sự của Nhà nước đối với ma túy và các
tội phạm về ma túy đã thể hiện rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc hơn.
1.1.2.3.Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến
trước khi BLHS 2015 có hiệu lực.
Mặc dù đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, trong quá trình áp dụng
BLHS năm 1985 dần bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Để đáp ứng yêu cầu khách
quan của xã hội, Bộ luật hình sự năm 1999 đã được Quốc hội thông qua vào
ngày 21/12/1999. Tại bộ luật này, các tội phạm về ma túy được quy định tại
chương XVIII với 10 Điều luật. Trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy
15
được quy định tại Điều 194: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy”.
Điều 194 BLHS 1999 được hình thành trên cơ sở ghép 04 điều luật của
BLHS năm 1985, sửa đổi, bổ sung năm 1997 là Điều 185c: “Tội tàng trữ trái
phép chất ma túy” ; Điều 185d: “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy”, Điều
185đ: “Tội mua bán trái phép chất ma túy” ; Điều 185e: “Tội chiếm đoạt chất
ma túy”. Cơ sở để nhập bốn tội thành một tội quy định trong Bộ luật hình sự
năm 1999 là do thực tiễn tội phạm về ma túy là một hệ thống bắt đầu từ khâu
trồng trọt, sản xuất, vận chuyển, buôn bán cuối cùng là tới người sử dụng.
Một hành vi phạm tội về ma túy thường là tổ hợp của nhiều hành vi được thực
hiện liên tiếp nhau, các hành vi này đan xem, kế tiếp, lồng vào nhau. Ngoài ra
cả bốn tội trên cùng có cấu trúc điều luật và hình phạt tương tự nhau. Do vậy,
Việc nhập bốn tội làm cho bộ luật hình sự chặt chẽ hơn về mặt khoa học, dễ
hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy
trong giai đoạn này.
Để hướng dẫn áp dụng thống nhất Điều 194 BLHS 1999, Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã kịp thời ban hành Nghị quyết số
01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Điều 194 BLHS 1999; Liên ngành Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối
cáo, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp cũng ban hành Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 Hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của
Bộ luật hình sự năm 1999 sau này được sửa đổi bổ sung tại Thông tư liên tịch
số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 Các
quy định này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết rõ ràng
là căn cứ để xác định khung hình phạt áp dụng và mức hình phạt tương ứng
với trọng lượng do hành vi phạm tội gây ra giúp cơ quan tố tụng và người tiến
hành tố tụng dễ dàng áp dụng, tránh được sự tùy tiện.
16
Về hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật
hình sự năm 1999: Điều 194 BLHS 1999 quy định hình phạt chính gồm có 4
khung, trong đó mức hình phạt thấp nhất là 02 năm tù, mức cao nhất là tù
chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung là phạt tiền,
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định.
Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 với quy định
pháp luật cụ thể cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành có thể nói là giai
đoạn đóng góp quan trọng nhất về cả lý luận lẫn thực tiễn trong công cuộc
phòng, chống tệ nạn ma túy của nước ta. Tuy nhiên, với sự chuyển biến từng
ngày của kinh tế, xã hội, đặc biệt sau sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp
4.0, Bộ luật hình sự năm 1999 (mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung 01 lần vào
năm 2009) dần không đáp ứng được nhu cầu phòng chống tội phạm của xã
hội. Vì vậy, như một tất yếu, BLHS năm 2015 ra đời và có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2018.
1.1.2.4.Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay.
Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội Tàng
trữ trái phép chất ma túy có nhiều điểm mới quan trọng so với tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy so với Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999. Các điểm mới đó
là:
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 BLHS 2015, sửa đổi
bổ sung 2017 là một tội danh riêng biệt được tách từ tội ghép (Điều 194
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009). Cùng với sự phát triển của kinh tế,
xã hội, khoa học kỹ thuật thì tội phạm cũng có sự thay đổi theo hướng ngày
càng tinh vi xảo quyệt. Tội phạm ma túy cũng không ngoại lệ. Trong thời gian
qua, loại tội phạm này đã tổ chức hoạt động theo các ổ nhóm, có tổ chức,
được phân công chặt chẽ. Theo đó chúng thường phân chia quá trình thực
hiện tội phạm thành từng công đoạn cụ thể như sản xuất, tàng trữ, vận
17
chuyển, mua bán… rồi theo đó, chúng tìm những đối tượng khác nhau để thực
hiện từng loại công đoạn riêng biệt. Ví dụ có đối tượng được phân công cất
giấu, có đối tượng được phân công vận chuyển… Những đối tượng này có thể
là thành viên của tổ chức tội phạm nhưng cũng có thể chỉ là những người có
hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, do hám lợi mà chấp nhận thực hiện theo sự
phân công của nhóm tội phạm để nhận được một số tiền thỏa thuận. Với tình
hình như vậy, dần xuất hiện các hành vi chỉ đơn thuần là tàng trữ, chỉ đơn
thuần là vận chuyển... và dẫn đến tính nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi
dần phân hóa và khác biệt. Thực tế, so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm thì hành vi tàng trữ, vận chuyển… có tính nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Song khi bị phát hiện và xử lý
theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi của họ có
mức hình phạt tương đương với những kẻ cầm đầu mua bán chất ma túy và có
thể phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Do vậy, việc tách biệt về tội danh
và xác định lại tính nguy hiểm của từng tội là tất yếu để đảm bảo nguyên tắc
công bằng, nhân đạo, phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước, đặc biệt
là nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự mà Bộ luật hình sự đã quy định.
- Điều 249 BLHS 2015 quy định mức hình phạt của tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy nhẹ hơn so với các khung hình phạt tương ứng của Điều 194
BLHS năm 1999, đặc biệt đã bỏ việc áp dụng hình phạt Tử hình với tội danh
này.
- Bội luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định cụ
thể, rõ ràng mức tối thiểu về định lượng các chất ma túy để truy cứu trong tội
Tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249).
- BLHS 2015 đã đánh giá lại tính nguy hiểm cho xã hội của từng loại
chất ma túy, qua đó bổ sung một số loại ma túy và điều chỉnh về khối lượng
của một số chất ma túy trong điều luật và các khung hình phạt. Ví dụ: Các
chất ma túy cụ thể gồm Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11
được điều chỉnh với khối lượng trong các khung hình phạt tương tự khối
18
lượng của Heroin và Cocain; bổ sung rễ, thân, cành của cây cần sa là đối
tượng của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Ngoài ra, Bộ luật hình sự
năm 2015 cũng thay đổi về đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng”
để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính.
Mặc dù có sai sót trong khâu lập pháp dẫn đến phải sửa đổi vào năm
2017, nhưng BLHS 2015 đã thể hiện được bước phát triển quan trọng trong
chính sách hình sự của Nhà nước, đánh dấu nhiều điểm tiến bộ thể hiện trong
tư duy lập pháp hình sự, tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và
kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự,
an toàn xã hội.
1.1.3. Cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS
2015.
1.1.3.1.Khách thể của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy:
Cũng như các tội phạm về ma túy được quy định tại chương XX BLHS
2015, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy có khách thể xâm phạm là chế độ độc
quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy. Trực tiếp, là xâm phạm đến
các quy định về hoạt động tàng trữ, cất trữ các chất ma túy của Nhà nước.
Trong chế độ độc quyền của mình, Nhà nước đưa ra những quy định chặt chẽ
về hoạt động tàng trữ, cất trữ các chất ma túy. Theo đó, chỉ có một số cơ
quan, tổ chức nhất định mới được quyền tàng trữ, cất trữ chất ma túy để sử
dụng với mục đích y tế, khoa học… theo quy định của pháp luật. Người thực
hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đã xâm phạm đến những quy định
về hoạt động tàng trữ, cất trữ của Nhà nước từ đó xâm phạm đến chế độ độc
quyền quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, xâm phạm trật tự, an
toàn xã hội.
1.1.3.2. Mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý:
Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự là dấu hiệu bắt buộc phải có của cấu
thành tội phạm; các vấn đề khác như hậu quả, mối quan hệ nhân quả, cũng
19
như các điều kiện bên ngoài có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc. Tại khoản
1 Điều 249 BLHS 2015 quy định về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy như
sau:
“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích
mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các
trường hợp sau đây…..”[3]
Theo quy định trên, hành vi nguy hiểm cho xã hội tội phạm này là hành
vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Vậy như thế nào là “tàng trữ trái phép
chất ma túy”? Hiện nay, BLHS 2015 chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho
Điều 249 nhưng có thể tham khảo hướng dẫn tại tiết 3.1 mục 3 phần II TTLT
số 17: “Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất
ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong
vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người
hoặc theo người …) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản
xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng
đến việc xác định tội này”. [8]
Thực tiễn xét xử cho thấy, có nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu
ma tuý trong người như túi áo, túi quần sau đó người này di chuyển đến các
địa điểm khác nhau nhưng không nhằm mục đích vận chuyển chất ma túy từ
nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý mà không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Ngược lại, việc cất giữ chất ma
túy phải không nhằm để mua bán, vận chuyển hoặc để sản xuất tái phép chất
ma túy mới cấu thành tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Nếu một người cất
giữ chất ma túy tại nhà nhưng nhằm mục đích bán khi có người đến mua thì
không phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy mà phạm vào tội mua bán trái
phép chất ma túy.
Về hậu quả của hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy: Bộ luật hình sự
Việt Nam quy định tội Tàng trữ trái phép chất ma túy có cấu thành hình thức
20
và được coi là hoàn thành khi người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất
ma tuý. Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy không sử dụng hậu quả làm yếu tố
bắt buộc để định tội. Tuy nhiên, có thể xác định hậu quả do hành vi tàng trữ
trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất,
là việc chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy của Nhà nước bị xâm phạm.
Việc xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy của Nhà nước
đi ngược lại và tạo cản trở cho chủ trương phòng, chống tệ nạn ma túy của đất
nước, làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người, làm thoái hóa nòi
giống, tạo điều kiện lan truyền đại dịch HIV/AIDS. Tệ nạn ma túy cũng là
nguyên nhân dẫn đến nhiều tội phạm khác, gây mất trật tự trị an, mất an toàn
xã hội...
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và hậu quả chế độ độc quyền quản
lý các chất ma túy của Nhà nước bị xâm phạm xảy ra có mối quan hệ nhân quả
với nhau. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là nguyên nhân của việc chế độ
độc quyền quản lý các chất ma túy bị xâm phạm. Ngược lại, chế độ độc quyền
quản lý các chất ma túy bị xâm phạm là hậu quả của hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy.
1.1.3.3.Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý
Điều 249 Bộ luật hình sự đã quy định chủ thể thực hiện hành vi “Tàng
trữ trái phép chất ma túy” là “Người nào…”. Điều luật đã loại trừ chủ thể
phạm tội là pháp nhân thương mại mà chỉ có thể là cá nhân có năng lực trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 12 BLHS 2015 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều …, 249,…của Bộ luật này.”[3]
21
Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang
mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”
[3]
Như vậy, chủ thể của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy là người từ đủ 14
tuổi trở lên mà không mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1.1.3.4.Mặt chủ quan của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý
Về lỗi: Điều 249 không nêu cụ thể về lỗi của người phạm tội. Tuy nhiên,
hành động tàng trữ, cất giấu, cất giữ là các hành động có chủ đích của chủ thể.
Khi một người thực hiện hành động tàng trữ, cất giấu, cất giữ một đồ vật thì
người đó phải cố ý một cách trực tiếp. Tức là người đó đã nhận thức được kết
quả của hành động, và thực hiện để hướng đến kết quả đó. Tội tàng trữ trái
phép chất ma túy được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Khi
thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, người phạm tội (có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự) nhận thức rõ (hoặc phải nhận thức rõ) hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, là trái với các quy định về tàng trữ chất ma
túy của nhà nước, thấy trước hậu quả của hành vi tàng trữ chất ma túy (để vào
chỗ kín không cho ai biết một cách cẩn thận) nhưng vẫn thực hiện và mong
muốn hậu quả diễn ra.
Về mục đích của hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy: Người phạm tội
Tàng trữ trái phép chất ma túy phải thực hiện hành vi mà không nhằm các
mục đích được quy định trong các tội khác về ma túy như chế tạo, mua bán,
vận chuyển… mà phải nhằm một mục đích khác, thông thường là để cá nhân
người tàng trữ sử dụng.
1.2.Pháp luật về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy
1.2.1. Cấu thành cơ bản của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy
22
Cấu thành cơ bản của tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định
tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích
mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này
hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248,
250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01
gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả
của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ
quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50
kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10
kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20
gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100
mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các
chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại
một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.” [3 K1 Đ 249]
Theo đó tại điểm a khoản 1 quy định chỉ cần bất cứ người nào có hành vi
tàng trữ trái phép chất ma túy mà đã bị “xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội
23
quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm”[3], là đã đủ yếu tố để cấu thành tội “tàng trữ trái phép
chất ma túy” và không cần quan tâm tới khối lượng các chất ma túy là bao
nhiêu.
Ngoài trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 249, hành vi tàng trữ
trái phép chất ma túy để cấu thành tội phạm cần phải có số lượng chất ma túy
tối thiểu. Từ điểm b đến điểm i của khoản 1 là các quy định định lượng trong
cấu thành tội phạm để định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự. Dưới
mức quy định lượng ma túy tối thiểu thì không phải là tội phạm, không xử lý
hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính. Do vậy, để bảo đảm việc xét xử được
đúng pháp luật, buộc phải giám định ma túy để xác định loại ma túy, khối
lượng ma túy rồi mới có thể áp dụng quy định của Điều 249 Bộ luật hình sự
để định tội danh và quyết định hình phạt.
Về hình phạt, khoản 1 Điều 249 quy định mức hình phạt đối với cấu
thành cơ bản là hình phạt tù từ 01 đến 05 năm.
1.2.2. Cấu thành tăng nặng và mức hình phạt đối với tội Tàng trữ
trái phép chất ma túy quy định trong BLHS 2015.
Nói chung, Điều 249 BLHS 2015 xác định cấu thành tăng nặng của tội
Tàng trữ trái phép chất ma túy qua loại ma túy được tàng trữ cùng với khối
lượng hoặc thể tích các chất ma túy đó. Trừ các tình tiết làm tăng tính nguy
hiểm của tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 249 gồm: “a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh
nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; o)
Tái phạm nguy hiểm”. Ví dụ: Đối với hành vi tàng trữ nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao côca: Khi người phạm tội tàng trữ từ 01 gam đến dưới 500
gam (mà không có một trong số tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội
phạm như đã nêu ở trên) sẽ phạm tội thuộc khoản 1; từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam sẽ phạm tội thuộc khoản 2; từ 01 kilogam đến dưới 05 kilogam sẽ
phạm tội thuộc khoản 3; từ 05 kilogam trở lên sẽ phạm tội thuộc khoản 4.
24
Tương tự như vậy, Điều 249 căn cứ tính nguy hiểm cho xã hội của từng loại
ma túy mà đưa ra khối lượng hoặc thể tích cụ thể của từng chất để sắp xếp
khung hình phạt đối với hành vi tàng trữ trái phép các chất ma túy đó.
Đối với trường hợp người phạm tội tàng trữ trái phép từ 02 chất ma túy
trở lên được quy định tại điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3 và
điểm h khoản 4 Điều 249 BLHS 2015, tại Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày
02/02/2018 của Chính phủ có hướng dẫn như sau:
“Điều 4. Việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong
trường hợp các chất ma túy được quy định trong cùng một điểm thuộc các
khoản của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự
năm 2015
Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy định trong cùng một điểm
của khoản 2, 3, 4 Điều 248; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4
Điều 249; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 250; hoặc
trong cùng một điểm của khoản 2, 3, 4 Điều 251; hoặc trong cùng một điểm
của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì cộng khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy lại với nhau và đối chiếu với quy
định về khối lượng hoặc thể tích của nhóm chất ma túy đó trong các khoản
của điều luật được áp dụng để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật được áp
dụng.
Điều 5. Việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong trường
hợp các chất ma túy không được quy định trong cùng một điểm thuộc các
khoản của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự
năm 2015
1. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức
tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 1 Điều 249 hoặc khoản
25
1 Điều 250 hoặc khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì xác
định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy
so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 1 của một
trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ
lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để
xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma
túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản
nào của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015
theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc
trường hợp dưới mức tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 249; hoặc
khoản 1 Điều 250; hoặc khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của các chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được
quy định tại khoản 2 của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình
sự năm 2015 theo trình tự quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức
tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 2 của một trong các
Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có ít nhất một
chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản
1 của một trong các điều này; hoặc trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại
26
khoản 2 Điều 248 hoặc khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì
xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy
so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 2 của một
trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau
đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại
với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản
nào của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm
2015 theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định
tại điểm i khoản 1 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản
1 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251 hoặc thuộc
trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm
2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của các chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được
quy định tại khoản 3 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ
luật Hình sự năm 2015 theo trình tự quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều
này.
3. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức
tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 3 của một trong các
27
Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có ít
nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2 của một trong các điều này thì xác định tổng khối lượng hoặc thể
tích các chất ma túy theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy
so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 3 của một
trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau
đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại
với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản
nào của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm
2015 theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc
trường hợp quy định tại điểm k khoản 2 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy
định tại điểm n khoản 2 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm o
khoản 2 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm p khoản 2 Điều
251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm n khoản 2 Điều 252 của Bộ luật
Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của các chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được
quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ
luật Hình sự năm 2015 theo trình tự quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều
này.
28
4. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức
tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 4 của một trong các
Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có ít
nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định
tại khoản 3 của một trong các điều này thì xác định tổng khối lượng hoặc thể
tích các chất ma túy theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy
so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 của một
trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau
đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại
với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản
nào của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm
2015 theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc
trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy
định tại điểm h khoản 3 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h
khoản 3 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều
251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 252 của Bộ luật
Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy
từ 100% trở lên, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc
trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy
định tại điểm h khoản 4 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h
29
khoản 4 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều
251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật
Hình sự năm 2015.
5. Trường hợp một trong các chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích
thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250,
251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 248 hoặc
thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 249 hoặc thuộc trường
hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại
điểm h khoản 4 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4
Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.”[57]
Về hình phạt: Điều 249 BLHS 2015 đã bỏ hình phạt “tử hình” và quy
định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy nhẹ hơn so với Điều
194 BLHS 1999. Cụ thể Điều 249 quy định:
Khoản 1, với cấu thành cơ bản, có mức hình phạt từ 01 đến 05 năm tù
(Điều 194 BLHS 1999 quy định từ 02 đến 07 năm);
Khoản 2 có mức hình phạt từ 05 đến 10 năm (Điều 194 BLHS 1999 quy
định từ 07 đến 15 năm);
Khoản 3 có mức hình phạt từ 10 đến 15 năm (Điều 194 BLHS 1999 quy
định từ 15 đến 20 năm);
Khoản 4 có mức hình phạt từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân (Điều
194 BLHS 1999 quy định từ 20 năm đến chung thân hoặc tử hình).
Ngoài ra, khi quyết định hình phạt đối có thể áp dụng thêm hình phạt bổ
sung được quy định tại khoản 5 Điều 249 BLHS gồm phạt tiền với mức từ
5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
30
1.3.Phân biệt Tội tàng trữ trái phép chất ma túy với những tội phạm
về ma túy khác
a. Điểm giống nhau:
Về khách thể: Mặc dù từng tội danh về ma túy xâm phạm đến các quy
định của nhà nước về quản lý chất ma túy trong các mặt khác nhau. Tuy nhiên
chung lại, các tội phạm về ma túy đều có khách thể là xâm phạm chế độ quản
lý độc quyền của Nhà nước về các chất ma túy.
Mặt khách quan: Mặc dù từng tội danh đều có hành vi khách quan riêng
biệt của mình nhưng tất cả đều có đối tượng tác động là chất ma túy được
chính phủ quy định.
Về lỗi: Trong các tội phạm về ma túy, đa phần người phạm tội thực hiện
hành vi với lỗi cố ý trực tiếp (trừ “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất
ma túy” có thể thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp và “Tội vi phạm các
quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần” có thể được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý) tức là họ nhận thức hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, là trái với các quy định pháp luật, thấy
trước hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả diễn
ra.
Về chủ thể: Chủ thể chung của các tội phạm về ma túy là người có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015. Trong đó, có
một số tội phạm về ma túy áp dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm “Tội sản xuất trái phép chất ma
túy”, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” “Tội vận chuyển trái phép chất ma
túy” “Tội mua bán trái phép chất ma túy” “Tội chiếm đoạt chất ma túy”.
Các tội phạm về ma túy còn lại chỉ áp dụng đối với người đủ 16 tuổi trở
lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
b. Điểm khác nhau:
Chương XX BLHS 2015 bao gồm 13 tội phạm cụ thể được quy định
trong các Điều từ Điều 247 đến Điều 259. Trong đó Tội tàng trữ trái phép
31
chất ma túy phân biệt với các tội phạm khác bởi sự khác nhau về hành vi
phạm tội khách quan, khác nhau được thể hiện ở hình thức, tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tội tàng trữ trái phép chất ma
túy còn được phân biệt với một số tội phạm về ma túy qua chủ thể phạm tội
(Tội tàng trữ do người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện, trong đó một số tội
phạm yêu cầu chủ thể phải đủ 16 tuổi trở lên), qua đối tượng tác động (khác
biệt với các tội phạm xâm phạm tiền chất về ma túy)… Do giới hạn của một
luận văn thạc sỹ, trong phần này, tác giả chỉ phân tích, so sánh sự khác biệt
giữa “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” với hai loại tội phạm ma túy gần nó
và điển hình là “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” và “Tội mua bán trái
phép chất ma túy”
Tại mục 3 chương II TTLT số 17 cũng có hướng dẫn chi tiết về các tội
Tàng trữ trái phép chất ma túy, Vận chuyển trái phép chất ma túy, Mua bán
trái phép chất ma túy.
“Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất
ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong
vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người
hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản
xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng
đến việc xác định tội này.
“Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp
pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể
bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến
đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy,
đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt
vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm
mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác,
mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy
32
cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng
phạm.
“Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào
nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy
cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ
thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất
ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một
trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a
đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua
bán trái phép chất ma túy. [8]
Qua hướng dẫn tại mục 3 chương II TTLT số 17 thì dấu hiệu đặc trưng
nhất phân biệt 03 tội danh trên là hành vi khách quan của từng tội danh. Tội
tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp. Tội
vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất
ma túy từ nơi này đến nơi khác. Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi
bán trái phép, trao đổi thanh toán trái phép cho người khác. Trên thực tế,
người phạm tội thường thực hiện nhiều hành vi mà các hành vi đó có liên
quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc
là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia). Ví dụ, một người mua bán trái
phép chất ma túy có thể thực hiện hành vi tàng trữ, cất giữ chất ma túy tại
nhà, thực hiện hành vi vận chuyển chất ma túy từ nhà đến chỗ người mua;
33
một người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy cần phải cất
giữ, cất giấu chất ma túy trong quá trình vận chuyển… Để phân biệt các tội
danh trên, TTLT số 17 cũng như BLHS năm 2015 có quy định về mục đích
của hành vi phạm tội: đó là “không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản
xuất trái phép chất ma túy…” đối với hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy
và “không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma
túy…” đối với hành vi Vận chuyển trái phép chất ma túy. Như vậy, khi so
sánh, phân biệt ba tội Tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy,
ngoài hành vi khách quan của từng tội danh ta cần phải kể đến mục đích của
hành vi mà người phạm tội hướng tới. Một người có thể thực hiện hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy nhưng khi chứng minh được mục đích của việc
vận chuyển chỉ để mang đến nơi cất giữ, cất dấu (tàng trữ) thì người đó phải
xác định phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Một người cất giữ trái phép
chất ma túy tại nhà nhưng có căn cứ chứng minh được người cất giữ ma túy
sẽ bán số ma túy đó khi có người hỏi mua thì phải xác định phạm tội Mua bán
trái phép chất ma túy.
Trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án, các chứng cứ
trong vụ án như biên bản bắt người phạm tội quả tang, kết luận giám định
phần lớn chỉ có giá trị chứng minh hành vi khách quan người phạm tội đang
thực hiện khi bị bắt (tàng trữ, hoặc vận chuyển). Còn mục đích khi thực hiện
hành vi đó, do là yếu tố thuộc về ý thức chủ quan, thường chỉ được xác định
qua lời khai của người phạm tội. Với tình hình thực tế, tội phạm về ma túy
ngày nay có xu hướng ngày càng tinh vi, thủ đoạn. Trong nhiều vụ án, bị cáo
thường khai quanh co, mâu thuẫn để gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố
tụng. Chính vì vậy, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử việc xác định chính
xác tội danh để áp dụng gặp nhiều khó khăn trở ngại đòi hỏi đội ngũ Điều tra
viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt,
bản lĩnh chính trị vững vàng mới đảm bảo xét xử đúng người đúng tội và
đúng pháp luật.
34
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn bước đầu tìm hiểu và làm rõ khái niệm “tội
tàng trữ trái phép chất ma túy”, cấu thành tội phạm và quy định của BLHS
2015 về tội danh này. Đồng thời, luận văn đã phân biệt tội Tàng trữ trái phép
chất ma túy với một số tội phạm về ma túy khác, chỉ ra điểm khác nhau cơ
bản giữa tội Tàng trữ trái phép chất ma túy với các tội Mua bán trái phép chất
ma túy và vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong chương này, luận văn
cũng khái quát được quá trình hình thành và hoàn thiện quy định của pháp
luật hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Giai đoạn đầu, do không
đánh giá chính xác về tính nguy hiểm của chất ma túy nên nước ta chỉ xử lý
các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển … chất ma túy như một loại hàng
hóa đặc biệt. Chỉ đến lần sửa đổi năm 1989 của Bộ luật hình sự năm 1985
hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển các chất ma túy mới được
quy định là tội phạm trong một điều luật cụ thể (Điều 96a). Đến lần sửa đổi
thứ 4 của Bộ luật hình sự năm 1985 vào năm 1997, Tội tàng trữ trái phép chất
ma túy mới được quy định với tư cách là một tội danh độc lập. Cũng chính tại
lần sửa đổi này, lần đầu tiên các tội phạm về ma túy được gộp thành một
chương trong Bộ luật hình sự. Đến giai đoạn tiếp theo, kể từ khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1999 chính thức đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói chung và tội
Tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng. Trong giai đoạn này, ngoài quy định
của Bộ luật hình sự thì hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành cũng có
đóng góp không nhỏ trong vấn đề lý luận của tội danh này. Hiện nay, Tội tàng
trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 BLHS 2015 với tính kế
thừa những ưu điểm và khắc phục các hạn chế trong quy định tại Điều 194 Bộ
luật hình sự năm 1999.
35
Chương 2
THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.
2.1. Định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái
phép chất ma túy
2.1.1. Định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy:
2.1.1.1. Khái niệm định tội danh:
“Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng
(Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội không,
nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác
đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện” [24 tr
9]
Định tội danh có các đặc điểm sau:
- Định tội danh là hoạt động tiến hành tố tụng được tiến hành bởi cơ
quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số
cơ quan khác có thẩm quyền.
- Việc định tội danh được tiến hành trên cơ sở áp dụng pháp luật hình sự
và pháp luật tố tụng hình sự. Người định tội danh phải xác định sự thật khách
quan và làm rõ các tình tiết của vụ án. Nhận thức sâu sắc các quy định trong
Bộ luật hình sự. Cuối cùng lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự có các dấu
hiệu cấu thành tội phạm phù hợp với các tình tiết của hành vi được thực hiện
trong thực tế.
- Hoạt động định tội danh là hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa dấu
hiệu thực tế của hành vi phạm tội với dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm
được mô tả trong Bộ luật hình sự. Sau khi đối chiếu sự phù hợp dấu hiệu thực
tế của hành vi phạm tội với dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô
tả trong luật hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra kết luận người đó
36
phạm vào tội gì theo điều luật nào của bộ luật hình sự bằng một quyết định cụ
thể.
Định tội danh là một trong những giai đoạn cơ bản và quan trọng nhất
trong hoạt động áp dụng áp dụng pháp luật hình sự. Việc định tội danh đúng
sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt
một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Định tội danh đúng cũng
góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là sự thể
hiện hoạt động có hiệu quả, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức trách nhiệm của
các cơ quan có thẩm quyền. Định tội danh đúng hợp tình, hợp lý sẽ làm tăng
sự tin tưởng của quần chúng nhân dân vào chính sách pháp luật của Nhà
nước, góp phần vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác
phòng, chống tội phạm. Ngược lại định tội danh sai dẫn đến sự thiếu thuyết
phục của bản án. Người phạm tội và người dân trong xã hội sẽ mất niềm tin
về tính đúng đắn của pháp luật, của những người thực thi pháp luật, làm giảm
hiệu quả giáo dục của bản án đối với quần chúng nhân dân và đồng thời, làm
giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm giảm hiệu quả
của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.
2.1.1.2. Các bước định tội danh đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma
túy:
Thứ nhất: Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án. Đây
là bước rất quan trọng trong hoạt động định tội danh. Các cơ quan tiến hành
tố tụng cần xác định và nhận thức một cách chính xác, khách quan, toàn diện
các tình tiết thực tế của vụ án. Đặc biệt là các tình tiết: độ tuổi, tình trạng năng
lực trách nhiệm hình sự của người có hành vi vi phạm; nhân thân người phạm
tội; hành vi thực tế của người phạm tội, có hay không hành vi tàng trữ trai
phép chất ma túy; mục đích thực hiện hành vi tàng trữ trai phép chất ma túy;
loại ma túy được tàng trữ; hàm lượng, khối lượng, hoặc thể tích chất ma túy
được tàng trữ; các tinh tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, …Qua
37
đó mới có thể xác định được hành vi mà người phạm tội đã thực hiện cùng
các yếu tố cấu thành tội phạm khác làm cơ sở cho việc định tội.
Để xác định các nội dung trên, cơ quan tiến hành tố tụng thường dựa vào
các chứng cứ quan trọng như biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản
thu giữ vật chứng, bản kết luận giám định về chất ma túy của cơ quan có thẩm
quyền, lời khai của bị cáo, lời khai của những người làm chứng, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan, và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.
Thứ hai: Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong Bộ luật hình
sự. Cụ thể là các quy định trong chương XX Các tội phạm ma túy của BLHS
năm 2015. Nắm bắt rõ những quy định mang tính hướng dẫn thi hành về các
tội phạm ma túy còn hiệu lực đặc biệt là nội dung trong TTLT số 17 do Bộ
công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp
ban hành.
Thứ ba: Xác định mối quan hệ giữa các dấu hiệu thực tế và các dấu hiệu
cấu thành tội phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về việc có tội hay không có
tội và nếu có tội thì có phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy hay phạm một
tội khác. Đây là bước cuối cùng và là bước quan trọng nhất của quá trình định
tội danh. Để định tội danh đúng, người định tội danh phải kiểm tra dấu hiệu
thực tế của hành vi có phù hợp với cấu thành tội phạm được quy định tại Điều
249 Bộ luật hình sự. Đặc biệt cần quan tâm đối chiếu các vấn đề về độ tuổi,
năng lực trách nhiệm hình sự của người phạm tội, hành vi của người phạm tội
có phù hợp với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy được hướng dẫn tại
TTLT số 17 hay không, mục đích thực hiện hành vi Tàng trữ trái phép chất
ma túy của người phạm tội; loại chất ma túy, khối lượng, thể tích chất ma túy
bị tàng trữ nằm trong quy định của điểm nào, khoản nào của Điều 249… Trên
cơ sở đó mới có thể định tội danh đối với đúng người, đúng tội. Nếu sau khi
so sánh, đối chiếu xác định các dấu hiệu thực tế của hành vi phù hợp với dấu
hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự thì đủ cơ sở
định tội danh về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” ngược lại, nếu có một
38
hoặc một số điểm không phù hợp thì không thể định tội danh về tội Tàng trữ
trái phép chất ma túy mà tùy trường hợp phải định tội danh về một tội khác
hoặc xác định là không phạm tội.
2.1.1.3. Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội Tàng trữ trái phép
chất ma túy:
- Cơ sở pháp lý về mặt nội dung: Các quy định trong pháp luật hình sự
hay nói cụ thể hơn là quy định về “cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý duy
nhất của việc định tội danh, là mô hình pháp lý có các dấu hiệu cần và đủ để
truy cứu trách nhiệm hình sự” [17 tr 63]. Đối với tội Tàng trữ trái phép chất
ma túy, Cơ sở pháp lý khi định tội danh của tội này là quy định tại Điều 249
BLHS 2015, là cấu thành tội phạm của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy như
được phân tích ở Chương I luận văn này.
- Cơ sở pháp lý về mặt hình thức: Bộ luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp
lý về mặt hình thức của hoạt động định tội danh. Bộ luật này quy định về trình
tự thủ tục tố tụng giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét
xử. Mà các quy định đó, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng trong quá trình định tội danh phải tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu trong
một hoặc nhiều giai đoạn, cơ quan tiến hành tố tụng không tuân thủ, làm thiếu
hoặc làm sai yêu cầu của Bộ luật tố tụng hình sự thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả là
quá trình định tội danh không đúng, không đảm bảo đúng người, đúng tội và
đương nhiên không được pháp luật công nhận. Như vậy, ngoài việc áp dụng
đúng, chính xác các quy định của Bộ luật hình sự, trong quá trình định tội danh,
việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là đặc
biệt quan trọng.
2.1.2. Quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy
2.1.2.1: Khái niệm quyết định hình phạt.
“Quyết định hình phạt là hoạt động của Tòa án trong việc cân nhắc tính
chất và nức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và
các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để lựa chọn loại hình
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh

More Related Content

What's hot

Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tại Bắc Ninh
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tại Bắc NinhLuận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tại Bắc Ninh
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tại Bắc Ninh
 
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAYPhòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túyLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
 
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà GiangLuận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAYLuận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng NaiLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
 
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 

Similar to Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh

Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh
Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây NinhTội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh
Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây NinhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (20)

Luận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túyLuận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túy
 
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
 
Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAY
Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAYKiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAY
Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAYLuận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc NinhLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc Ninh
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh
Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây NinhTội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh
Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đLuận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAYLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAYLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM TRƯỜNG TRUNG TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội - 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM TRƯỜNG TRUNG TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHÙNG THẾ VẮC Hà Nội - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi; các số liệu, ví dụ, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 7 1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 7 1.1.1. Khái niệm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. 7 1.1.2. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 11 1.1.3. Cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 2015. 18 1.2. Pháp luật về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 21 1.3. Phân biệt Tội tàng trữ trái phép chất ma túy với những tội phạm về ma túy khác 30 Kết luận chương 1 34 Chương 2 THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH. 35 2.1. Định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 35 2.2. Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 42 2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân của hoạt động Định tội danh và quyết định hình phạt 48 Kết luận chương 2 66 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH 68 3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. 68 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. 68 Kết luận chương 3 81 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
  • 5. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự BLHS năm 2015 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 CQĐT: Cơ quan điều tra VKSND: Viện kiểm sát nhân dân TAND: Tòa án nhân dân HĐXX Hội đồng xét xử TTLT số 17: Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung bởi TTLT số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có ranh giới giáp các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và thủ đô Hà Nội. Với vị trí của mình, tỉnh Bắc Ninh rất thuận lợi trong giao lưu buôn bán thông thường và có nhiều hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy chạy qua nói liền với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận khác. Đặc biệt những năm gần đây tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển mạnh ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề với tốc độ đô thị hóa nhanh, đây là điều kiện thuận lợi để Bắc Ninh phát triển mạnh về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì mặt trái của nó là các tệ nạn xã hội đặc biệt tệ nạn ma túy có diễn biến phức tạp. Qua số liệu thống kê của ngành Tòa án trong 05 năm giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, toàn tỉnh Bắc Ninh thụ lý giải quyết 7.149 vụ án hình sự trong đó có 2.977 vụ án về các tội phạm ma túy chiếm 41,64% trong tổng số tội phạm hình sự toàn tỉnh. Riêng tội phạm Tàng trữ trái phép chất ma túy chiếm 1.766 vụ chiếm 59,32% tổng số tội phạm về ma túy, chiếm 24,70% trong tổng số tội phạm hình sự toàn tỉnh. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng cho thấy tình hình tội phạm về ma túy nói chung và tội Tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng ngày càng phức tạp gia tăng về cả số lượng lẫn độ tinh vi trong hành vi phạm tội. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm còn có những hạn chế, vướng mắc cần phải được hoàn thiện về nhiều mặt gồm cả mặt pháp luật, cũng như hướng áp dụng về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy bằng pháp luật hình sự. Vì vậy, Tác giả lựa chọn đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ tốt nghiệp của mình nhằm nghiên cứu các các quy định của pháp luật, tìm ra những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị
  • 7. 2 phương hướng, giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự về loại tội phạm này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các tội phạm ma túy và tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” như: - “Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (2009); - “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm”, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội (1997); - “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung” (2014), Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; - “Giáo trình luật hình sự Việt nam - phần các tội phạm” (2008), Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; - “Lý luận chung về định tội danh” (2013), Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội”, Hà Nội; - “Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, 1994; - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 – phần các tội phạm” Tập thể tác giả TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS,Th.S. Phạm Thanh Bình, Th.S Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ - Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001. - “Bình luận khoa học BLHS 2015 – phần các tội phạm” Tập thể tác giả PGS.TS Trần Văn Luyện, PGS.TS Phùng Thế Vắc, TS. Lê Văn Thư, TS. Nguyễn Mai Bộ, LS.ThS Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Ngọc Hà, LS Phạm Thị Thu – Nxb Công an nhân dân. - “Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ Luật Hình sự - Phần các tội phạm”, Th.s Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; - “Bình luận khoa học BLHS năm 1999 của Thạc sĩ Đinh Văn Quế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000;
  • 8. 3 - “Định tội danh và quyết định hình phạt” - Dương Tuyết Miên - Nxb Lao động – Xã hội. - “Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử (tài liệu tham khảo dùng cho các Thẩm phán, thư kí Tòa án)”, Phạm Minh Tuyên, nxb Hồng Đức, 2013. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ cũng có nhiều đề tài về tội phạm ma túy, những luận văn thạc sĩ sau đây về tội phạm ma túy đã được học viên tham khảo: - Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sơn La”, của tác giả Mai Ngọc Chính, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. - Luật văn Thạc sỹ Luật Học: “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”, của tác giả Nguyễn Sỹ Quản, Học viện khoa học xã hội, năm 2019. - Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lai Châu” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Học viên Khoa học xã hội- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2013; - Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Trung Hiếu, Học viên Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2013; - Luận văn Thạc sĩ Luật Học: “Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thành Tất, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018 - Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Đắk
  • 9. 4 Lắk” của tác giả Phan Thị Hồng Thắng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013; Những bài viết tạp chí được học viên tham khảo: - TS. Phạm Minh Tuyên: Một số vấn đề lý luận về các tội phạm ma túy theo Bộ luật hình sự năm 2015 và hướng dẫn áp dụng – Tạp chí Tòa án nhân dân số 15, 16 năm 2016; Một số vấn đề về giám định hàm lượng chất ma túy theo công văn số 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014 của TAND tối cao – tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2014; Những điểm mới cơ bản đối với các tội phạm về ma túy theo Bộ luật hình sự 2015 – một số vướng mắc, kiến nghị - tạp chí Tòa án nhân dân số 12 năm 2017. - Nguyễn Tuyết Mai: Bộ luật hình sự năm 2015 hoàn thiện quy định về các tội phạm về ma túy – Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 năm 2017. - Quách Quỳnh Dung: Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết những vụ án ma túy có từ hai chất ma túy trở lên theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 – Tạp chí Kiểm sát số 12 năm 2019 - Dương Văn Thịnh: Bàn về việc áp dụng tình tiết phạm tội 02 lần trở lên và đối với 02 người trở lên trong các tội phạm về ma túy – Tạp chí Kiểm sát số 22 năm 2019. - Trần Thanh Duẩn: Bất cập trong việc xử lý đồng phạm về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy – Tạp chí kiểm sát số 18 năm 2019 Trong những công trình nghiên cứu nêu trên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trên cơ sở thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. Trong luận văn học viên dựa trên quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, những số liệu về thực tế xét xử tội phạm ma túy tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Qua đó, nghiên cứu và chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập, đồng thời kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là:
  • 10. 5 - Tìm hiểu các vấn đề lý luận về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. - Phân tích các dấu hiệu cấu thành tội phạm, hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 - Trình bày thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy thông qua 02 hoạt động là định tội danh và quyết định hình phạt tại hệ thống TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh. - Trình bày sự cần thiết và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng áp dụng pháp luật hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 – 2019. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Về lí luận: Làm rõ lí luận về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trong quy định tại Điều 194 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), so sánh với những quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017); làm rõ lí luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. - Về mặt thực tiễn: Đề tài giới hạn nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trong phạm vi không gian là tỉnh Bắc Ninh, thời gian là giai đoạn từ năm 2015 - 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được học viên triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về các vấn đề tội phạm và hình phạt, về đấu tranh phòng, chống tội phạm; lý luận về tội phạm học, Luật hình sự và tố tụng hình sự.
  • 11. 6 Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học xã hội như : phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu, đánh giá, logic... để làm sáng tỏ các vấn đề của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học đã được công bố, Tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống; góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những giải pháp khoa học phục vụ cho hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội tàng trữ ma túy, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này không chỉ đối với địa bàn tỉnh Bắc Ninh mà còn có giá trị áp dụng trong phạm vi cả nước trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm 03 chương và các phần: mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và pháp luật về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy Chương 2: Thực tiễn xét xử các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh.
  • 12. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 1.1.1. Khái niệm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam không đưa ra khái niệm về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tuy nhiên, ta có thể tìm hiểu khái niệm “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” qua các khái niệm “chất ma túy” khái niệm “tội phạm”, khái niệm “tàng trữ trái phép chất ma túy” và các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội danh này. 1.1.1.1.Khái niệm “Chất ma túy”, Hiện nay, các nhà khoa học, các tổ chức trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa về ma túy. Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa “Ma túy là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”. Liên hợp quốc định nghĩa về Ma túy như sau: “Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng” Luật phòng, chống ma túy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa về Ma túy: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành”; Trong luật này cũng nêu cụ thể “Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”; “Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.” [6] Tuy nhiên, không phải tất cả những chất mang đặc tính trên đều được coi là ma túy. Ví dụ như chất Nicotine trong thuốc lá. Theo các nghiên cứu khoa học, Nicontine được ghi nhận như là một chất gây nghiện mạnh tương tự như Heroin và Cocain (hai loại ma túy thường gặp), Nicotine cũng là một chất gây
  • 13. 8 hại đối với sức khỏe con người nếu sử dụng thường xuyên. Như vậy, Nicotine thỏa mãn khái niệm tổng quát về ma túy như có đặc tính gây nghiện, hướng thần, khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhưng chất này không được coi là chất ma túy thậm chí trên thị trường các sản phẩm chứa Nicotine (cụ thể là thuốc lá) vẫn được kinh doanh và sử dụng. Vậy những chất, hợp chất nào được coi là ma túy? Trong khái niệm về “Chất ma túy” tại Luật phòng, chống ma túy có chỉ rõ “… được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành”. Để thực hiện chế độ độc quyền về quản lý các chất ma túy, Nhà nước ban hành danh mục các chất, hợp chất là ma túy cũng như là tiền chất ma túy. Mới nhất, tại nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã liệt kê 515 loại chất, hợp chất là ma túy, 44 loại chất, hợp chất được coi là tiền chất ma túy. Từ các phân tích trên có thể rút ra khái niệm: Ma túy là tên gọi của những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp có đặc tính gây nghiện, hướng thần mà khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe, thay đổi trạng thái tâm lý của con người, được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành. 1.1.1.2. Khái niệm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy Cũng như mọi nghiên cứu khoa học xã hội khác, việc xác định khái niệm “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các nghiên cứu của bài viết. Vậy “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” là gì? Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt nam không đưa ra khái niệm cụ thể của tội này. Tuy nhiên, do là một loại tội phạm, khái niệm “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” mặc dù là khái niệm độc lập nhưng phải có tính chất cụ thể hóa khái niệm “Tội phạm” và hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung của khái niệm “Tội phạm”. Điều 8 BLHS năm 2015 quy định:“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
  • 14. 9 phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”[3. Đ8] Khoản 1, Điều 249, BLHS 2015 quy định “1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”[3. K1Đ249] Tại tiết 3.1 mục 3 phần II TTLT số 17 hướng dẫn “Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy…”[8] Trên cơ sở khái niệm “tội phạm” và các quy định về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trong hệ thống pháp luật hình sự, ta có thể đưa ra định nghĩa về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm xâm phạm chế độ độc quyền về quản lý chất ma túy của Nhà nước được quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự” 1.1.1.3. Đặc điểm của Tội tàng trữ trái phép chất ma túy - Tính nguy hiểm cho xã hội: Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Nguy hiểm cho xã hội có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Trong tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tính nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở việc hành vi tàng trữ trái
  • 15. 10 chất ma túy đã xâm phạm chế độ độc quyền trong việc cất giữ, lưu giữ chất ma túy của Nhà nước. Hành vi này sẽ tạo điều kiện để tệ nạn ma túy lan rộng. Ma túy là tệ nạn đặc biệt nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, gây suy thoái nòi giống, là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm khác như trộm cắp, cướp giật, giết người … gây bất ổn, mất an ninh trật tự và nguy hiểm cho người dân ngoài xã hội. - Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Trong tội Tàng trữ trái phép chất ma túy không đặt ra vấn đề pháp nhân phạm tội, được thể hiện bởi Điều 249 chỉ quy định chủ thể phạm tội là “người nào…” - Tính có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi đó. Trong tội Tàng trữ trái phép chất ma túy người phạm tội luôn được xác định có lỗi cố ý trực tiếp. - Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong Bộ luật hình sự. Đối với “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”, tính trái pháp luật hình sự được thể hiện ở việc nhà nước quy định loại tội phạm này tại Điều 249 BLHS 2015. Mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự được coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự đối với nhà nước. Ngược lại, các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không thỏa mãn những quy định của Điều luật trên thì không coi là tội phạm. Người thực hiện hành vi đó không bị xử lý hình sự mà chỉ bị xử lý bằng quy phạm pháp luật khác. Ví dụ: một cá nhân có hành vi tàng trữ Quả thuốc phiện khô có khối dưới 05 kilogam mà người đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của BLHS, hoặc đã bị xử phạt hành chính, bị kết án nhưng đã được xóa án tích thì không bị xử lý hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • 16. 11 - Tính phải chịu hình phạt: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị nhà nước nghiêm cấm. Do vậy, những người có hành vi phạm tội đều phải chịu các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước là hình phạt. Nhà nước căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội để quy định mức hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể. Điều 249 Bộ luật hình sự quy định hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy là tù có thời hạn và tù chung thân (tùy tính nguy hiểm của hành vi). Ngoài ra, theo quy định tại Điều 249, người phạm tội có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như phạt tiền, phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 1.1.2. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 1.1.2.1.Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985. Nhận thức được tác hại to lớn do ma túy gây ra, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện". Để thực hiện điều này, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 47/SL tạm thời giữ lại một số luật lệ cũ quy định về các tội phạm ma túy không trái với nội dung chính thể Cộng hòa. Tuy nhiên, do lúc đó cả dân tộc ta đang dồn hết sức lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nên việc xóa bỏ trồng cây thuốc phiện và quản lý thuốc phiện chưa thể thực hiện được. Vào khoảng những năm 1952, 1955, chính phủ ta tiếp tục nhận thức về việc phải quản lý, ngăn cấm các hành vi vi phạm về quản lý chất ma túy và ban hành một loạt các văn bản như: Nghị định số 150/TTg ngày 05/3/1952; Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1952, Nghị định số 580/TTg ngày
  • 17. 12 15/9/1995 bổ sung nghị định số 150/TTg của thủ tướng chính phủ. Theo thẩm quyền, Bộ tư pháp cũng đã ban hành Thông tư số 635/VHH-HS ngày 29/3/1958 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày 05/7/1958 để thống nhất đường lối xét xử đối với những vụ án buôn lậu thuốc phiện. Các văn bản pháp luật trên (đặc biệt là Nghị định 150/TTg và 225/TTg) đã đề cập xử lý hành vi Tàng trữ trái phép thuốc phiện và có thể coi là một những quy định đầu tiên về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, tại thời kỳ này, Nhà nước chỉ nhận thức ma túy (cụ thể là thuốc phiện) chỉ là một chất độc, là một loại dược liệu được Nhà nước độc quyền quản lý và thu mua sản phẩm thậm chí việc trồng ma túy còn được coi là nguồn đóng góp tài chính cho quốc gia qua kế hoạch xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Chính phủ còn quy định các vùng được trồng cây thuốc phiện đồng thời xác định nghĩa vụ nộp thuế bằng hiện vật và quy định chỉ được bán toàn bộ cho mậu dịch quốc doanh. Do vậy, mặc dù hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy được xác định là phạm tội nhưng chưa quy định rõ mức độ tàng trữ như thế nào thì bị xử lý hình sự và mức phạt cụ thể. Tại Điều 5 Nghị định 150/TTg quy định “…nghiêm cấm không ai được tàng trữ và vận chuyển nhựa thuốc phiện hay thuốc phiện đã nấu …”, người vi phạm sẽ bị phạt tiền, tịch thu thuốc phiện và có thể bị truy tố trước Tòa án. Nghị định 225/TTg cũng chỉ quy định: “Với những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện sẽ bị tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép, phạt tiền từ một đến năm lần trị giá số thuốc phiện lậu, đồng thời còn có thể bị truy tố trước Tòa án nhân dân…” Sau khi thống nhất đất nước, do các điều kiện về kinh tế, xã hội, đặc biệt do chính sách của Pháp, Mỹ và chính quyền phản động ở miền Nam Việt Nam trước đó, tệ nạn ma túy ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp. Trước tình hình này, ngày 25/3/1977, Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện. Nghị định 580/TTg cũng được áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, qua thời gian, Nghị định 580/TTg dần không
  • 18. 13 còn phù hợp, không đủ tác dụng đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Đến năm 1982, Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban thường vụ Quốc hội) đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Theo đó, những hành vi buôn bán, tàng trữ thuốc phiện được xử lý theo quy định về hành vi buôn bán, tàng trữ trái phép hàng cấm (thuốc phiện, những chế phẩm từ thuốc phiện được coi là hàng cấm) Như vậy, trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước đã nhận thấy tính nguy hiểm của ma túy và đưa ra các biện pháp bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xử lí đối với hành vi vi phạm trong quản lí thuốc phiện. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức, về kỹ thuật lập pháp, do còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, cùng với việc tập trung toàn bộ nguồn lực quốc gia vào các cuộc kháng chiến giành độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nên chủ trương phòng chống ma túy chưa được thực hiện triệt để. Các quy định trực tiếp về tội phạm và hình phạt chưa rõ ràng và chưa tách hẳn với các lĩnh vực pháp luật khác. Các chế tài áp dụng chủ yếu là biện pháp hành chính – kinh tế, chỉ những trường hợp đặc biệt mới áp dụng chế tài hình sự. Pháp lệnh này có hiệu lực cho tới khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành. 1.1.2.2.Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Trong đó, hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy được xử lý theo quy định tại Điều 166: “Tội buôn bán hoặc tàng trữ hàng cấm”. Ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1985 lần đầu tiên quy định hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển các chất ma túy trong một điều luật cụ thể (Điều 96a) với khung hình phạt rất nghiêm khắc, mức hình phạt cao nhất đến tử hình đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
  • 19. 14 Đến năm 1997, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã quy định các tội phạm về ma túy thành một chương riêng là “Chương VIIA Các tội phạm về ma túy”. Chương này gồm các Điều 185a, 185b, 185c, 185d, 185đ, 185e, 185g, 185h, 185i, 185k, 185l, 185m, 185n, 185o. Theo đó “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 185c. Bộ luật này cũng quy định điều 96a và Điều 203 của BLHS năm 1985 được thay thế bởi những quy định trong chương các tội phạm về ma túy. So sánh với quy định tại Điều 96a (BLHS 1985, sửa đổi bổ sung 1989), Điều 185c (BLHS sửa đổi 1997) vẫn giữ nguyên mức hình phạt. Nhưng tại Điều 185c có những quy định cụ thể hơn về định lượng chất ma túy (tính bằng các đơn vị đo lường như gam, kilogam, mililit…) trong từng khung hình phạt cụ thể thay bằng các mô tả chung chung của Điều 96 như “có số lượng lớn hoặc giá trị lớn…” hay “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng…” Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tố tụng áp dụng pháp luật và cũng giảm thiểu sự tùy tiện trong việc xử phạt các hành vi phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Tóm lại, giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 cho thấy nhận thức của Nhà nước ta về tác hại của ma túy dần dần cải biến và ngày càng chính xác. Từ đó, quan điểm, thái độ và chính sách hình sự của Nhà nước đối với ma túy và các tội phạm về ma túy đã thể hiện rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc hơn. 1.1.2.3.Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến trước khi BLHS 2015 có hiệu lực. Mặc dù đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, trong quá trình áp dụng BLHS năm 1985 dần bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Để đáp ứng yêu cầu khách quan của xã hội, Bộ luật hình sự năm 1999 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 21/12/1999. Tại bộ luật này, các tội phạm về ma túy được quy định tại chương XVIII với 10 Điều luật. Trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy
  • 20. 15 được quy định tại Điều 194: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”. Điều 194 BLHS 1999 được hình thành trên cơ sở ghép 04 điều luật của BLHS năm 1985, sửa đổi, bổ sung năm 1997 là Điều 185c: “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” ; Điều 185d: “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy”, Điều 185đ: “Tội mua bán trái phép chất ma túy” ; Điều 185e: “Tội chiếm đoạt chất ma túy”. Cơ sở để nhập bốn tội thành một tội quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 là do thực tiễn tội phạm về ma túy là một hệ thống bắt đầu từ khâu trồng trọt, sản xuất, vận chuyển, buôn bán cuối cùng là tới người sử dụng. Một hành vi phạm tội về ma túy thường là tổ hợp của nhiều hành vi được thực hiện liên tiếp nhau, các hành vi này đan xem, kế tiếp, lồng vào nhau. Ngoài ra cả bốn tội trên cùng có cấu trúc điều luật và hình phạt tương tự nhau. Do vậy, Việc nhập bốn tội làm cho bộ luật hình sự chặt chẽ hơn về mặt khoa học, dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy trong giai đoạn này. Để hướng dẫn áp dụng thống nhất Điều 194 BLHS 1999, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Điều 194 BLHS 1999; Liên ngành Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp cũng ban hành Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 sau này được sửa đổi bổ sung tại Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết rõ ràng là căn cứ để xác định khung hình phạt áp dụng và mức hình phạt tương ứng với trọng lượng do hành vi phạm tội gây ra giúp cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng dễ dàng áp dụng, tránh được sự tùy tiện.
  • 21. 16 Về hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự năm 1999: Điều 194 BLHS 1999 quy định hình phạt chính gồm có 4 khung, trong đó mức hình phạt thấp nhất là 02 năm tù, mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 với quy định pháp luật cụ thể cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành có thể nói là giai đoạn đóng góp quan trọng nhất về cả lý luận lẫn thực tiễn trong công cuộc phòng, chống tệ nạn ma túy của nước ta. Tuy nhiên, với sự chuyển biến từng ngày của kinh tế, xã hội, đặc biệt sau sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ luật hình sự năm 1999 (mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung 01 lần vào năm 2009) dần không đáp ứng được nhu cầu phòng chống tội phạm của xã hội. Vì vậy, như một tất yếu, BLHS năm 2015 ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. 1.1.2.4.Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay. Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy có nhiều điểm mới quan trọng so với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy so với Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999. Các điểm mới đó là: - Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là một tội danh riêng biệt được tách từ tội ghép (Điều 194 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009). Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật thì tội phạm cũng có sự thay đổi theo hướng ngày càng tinh vi xảo quyệt. Tội phạm ma túy cũng không ngoại lệ. Trong thời gian qua, loại tội phạm này đã tổ chức hoạt động theo các ổ nhóm, có tổ chức, được phân công chặt chẽ. Theo đó chúng thường phân chia quá trình thực hiện tội phạm thành từng công đoạn cụ thể như sản xuất, tàng trữ, vận
  • 22. 17 chuyển, mua bán… rồi theo đó, chúng tìm những đối tượng khác nhau để thực hiện từng loại công đoạn riêng biệt. Ví dụ có đối tượng được phân công cất giấu, có đối tượng được phân công vận chuyển… Những đối tượng này có thể là thành viên của tổ chức tội phạm nhưng cũng có thể chỉ là những người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, do hám lợi mà chấp nhận thực hiện theo sự phân công của nhóm tội phạm để nhận được một số tiền thỏa thuận. Với tình hình như vậy, dần xuất hiện các hành vi chỉ đơn thuần là tàng trữ, chỉ đơn thuần là vận chuyển... và dẫn đến tính nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi dần phân hóa và khác biệt. Thực tế, so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì hành vi tàng trữ, vận chuyển… có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Song khi bị phát hiện và xử lý theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi của họ có mức hình phạt tương đương với những kẻ cầm đầu mua bán chất ma túy và có thể phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Do vậy, việc tách biệt về tội danh và xác định lại tính nguy hiểm của từng tội là tất yếu để đảm bảo nguyên tắc công bằng, nhân đạo, phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước, đặc biệt là nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự mà Bộ luật hình sự đã quy định. - Điều 249 BLHS 2015 quy định mức hình phạt của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy nhẹ hơn so với các khung hình phạt tương ứng của Điều 194 BLHS năm 1999, đặc biệt đã bỏ việc áp dụng hình phạt Tử hình với tội danh này. - Bội luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu về định lượng các chất ma túy để truy cứu trong tội Tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249). - BLHS 2015 đã đánh giá lại tính nguy hiểm cho xã hội của từng loại chất ma túy, qua đó bổ sung một số loại ma túy và điều chỉnh về khối lượng của một số chất ma túy trong điều luật và các khung hình phạt. Ví dụ: Các chất ma túy cụ thể gồm Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11 được điều chỉnh với khối lượng trong các khung hình phạt tương tự khối
  • 23. 18 lượng của Heroin và Cocain; bổ sung rễ, thân, cành của cây cần sa là đối tượng của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng thay đổi về đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng” để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính. Mặc dù có sai sót trong khâu lập pháp dẫn đến phải sửa đổi vào năm 2017, nhưng BLHS 2015 đã thể hiện được bước phát triển quan trọng trong chính sách hình sự của Nhà nước, đánh dấu nhiều điểm tiến bộ thể hiện trong tư duy lập pháp hình sự, tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 1.1.3. Cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo BLHS 2015. 1.1.3.1.Khách thể của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy: Cũng như các tội phạm về ma túy được quy định tại chương XX BLHS 2015, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy có khách thể xâm phạm là chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy. Trực tiếp, là xâm phạm đến các quy định về hoạt động tàng trữ, cất trữ các chất ma túy của Nhà nước. Trong chế độ độc quyền của mình, Nhà nước đưa ra những quy định chặt chẽ về hoạt động tàng trữ, cất trữ các chất ma túy. Theo đó, chỉ có một số cơ quan, tổ chức nhất định mới được quyền tàng trữ, cất trữ chất ma túy để sử dụng với mục đích y tế, khoa học… theo quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đã xâm phạm đến những quy định về hoạt động tàng trữ, cất trữ của Nhà nước từ đó xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. 1.1.3.2. Mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý: Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự là dấu hiệu bắt buộc phải có của cấu thành tội phạm; các vấn đề khác như hậu quả, mối quan hệ nhân quả, cũng
  • 24. 19 như các điều kiện bên ngoài có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc. Tại khoản 1 Điều 249 BLHS 2015 quy định về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: “1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây…..”[3] Theo quy định trên, hành vi nguy hiểm cho xã hội tội phạm này là hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Vậy như thế nào là “tàng trữ trái phép chất ma túy”? Hiện nay, BLHS 2015 chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho Điều 249 nhưng có thể tham khảo hướng dẫn tại tiết 3.1 mục 3 phần II TTLT số 17: “Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người …) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này”. [8] Thực tiễn xét xử cho thấy, có nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu ma tuý trong người như túi áo, túi quần sau đó người này di chuyển đến các địa điểm khác nhau nhưng không nhằm mục đích vận chuyển chất ma túy từ nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Ngược lại, việc cất giữ chất ma túy phải không nhằm để mua bán, vận chuyển hoặc để sản xuất tái phép chất ma túy mới cấu thành tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Nếu một người cất giữ chất ma túy tại nhà nhưng nhằm mục đích bán khi có người đến mua thì không phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy mà phạm vào tội mua bán trái phép chất ma túy. Về hậu quả của hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy: Bộ luật hình sự Việt Nam quy định tội Tàng trữ trái phép chất ma túy có cấu thành hình thức
  • 25. 20 và được coi là hoàn thành khi người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý. Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy không sử dụng hậu quả làm yếu tố bắt buộc để định tội. Tuy nhiên, có thể xác định hậu quả do hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất, là việc chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy của Nhà nước bị xâm phạm. Việc xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy của Nhà nước đi ngược lại và tạo cản trở cho chủ trương phòng, chống tệ nạn ma túy của đất nước, làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người, làm thoái hóa nòi giống, tạo điều kiện lan truyền đại dịch HIV/AIDS. Tệ nạn ma túy cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều tội phạm khác, gây mất trật tự trị an, mất an toàn xã hội... Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và hậu quả chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy của Nhà nước bị xâm phạm xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là nguyên nhân của việc chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy bị xâm phạm. Ngược lại, chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy bị xâm phạm là hậu quả của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. 1.1.3.3.Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý Điều 249 Bộ luật hình sự đã quy định chủ thể thực hiện hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là “Người nào…”. Điều luật đã loại trừ chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại mà chỉ có thể là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 12 BLHS 2015 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều …, 249,…của Bộ luật này.”[3]
  • 26. 21 Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” [3] Như vậy, chủ thể của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy là người từ đủ 14 tuổi trở lên mà không mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. 1.1.3.4.Mặt chủ quan của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý Về lỗi: Điều 249 không nêu cụ thể về lỗi của người phạm tội. Tuy nhiên, hành động tàng trữ, cất giấu, cất giữ là các hành động có chủ đích của chủ thể. Khi một người thực hiện hành động tàng trữ, cất giấu, cất giữ một đồ vật thì người đó phải cố ý một cách trực tiếp. Tức là người đó đã nhận thức được kết quả của hành động, và thực hiện để hướng đến kết quả đó. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, người phạm tội (có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự) nhận thức rõ (hoặc phải nhận thức rõ) hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, là trái với các quy định về tàng trữ chất ma túy của nhà nước, thấy trước hậu quả của hành vi tàng trữ chất ma túy (để vào chỗ kín không cho ai biết một cách cẩn thận) nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả diễn ra. Về mục đích của hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy: Người phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy phải thực hiện hành vi mà không nhằm các mục đích được quy định trong các tội khác về ma túy như chế tạo, mua bán, vận chuyển… mà phải nhằm một mục đích khác, thông thường là để cá nhân người tàng trữ sử dụng. 1.2.Pháp luật về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 1.2.1. Cấu thành cơ bản của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy
  • 27. 22 Cấu thành cơ bản của tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự như sau: “1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam; d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam; h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít; i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.” [3 K1 Đ 249] Theo đó tại điểm a khoản 1 quy định chỉ cần bất cứ người nào có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà đã bị “xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội
  • 28. 23 quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”[3], là đã đủ yếu tố để cấu thành tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” và không cần quan tâm tới khối lượng các chất ma túy là bao nhiêu. Ngoài trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 249, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy để cấu thành tội phạm cần phải có số lượng chất ma túy tối thiểu. Từ điểm b đến điểm i của khoản 1 là các quy định định lượng trong cấu thành tội phạm để định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự. Dưới mức quy định lượng ma túy tối thiểu thì không phải là tội phạm, không xử lý hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính. Do vậy, để bảo đảm việc xét xử được đúng pháp luật, buộc phải giám định ma túy để xác định loại ma túy, khối lượng ma túy rồi mới có thể áp dụng quy định của Điều 249 Bộ luật hình sự để định tội danh và quyết định hình phạt. Về hình phạt, khoản 1 Điều 249 quy định mức hình phạt đối với cấu thành cơ bản là hình phạt tù từ 01 đến 05 năm. 1.2.2. Cấu thành tăng nặng và mức hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy quy định trong BLHS 2015. Nói chung, Điều 249 BLHS 2015 xác định cấu thành tăng nặng của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy qua loại ma túy được tàng trữ cùng với khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy đó. Trừ các tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 249 gồm: “a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; o) Tái phạm nguy hiểm”. Ví dụ: Đối với hành vi tàng trữ nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca: Khi người phạm tội tàng trữ từ 01 gam đến dưới 500 gam (mà không có một trong số tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm như đã nêu ở trên) sẽ phạm tội thuộc khoản 1; từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam sẽ phạm tội thuộc khoản 2; từ 01 kilogam đến dưới 05 kilogam sẽ phạm tội thuộc khoản 3; từ 05 kilogam trở lên sẽ phạm tội thuộc khoản 4.
  • 29. 24 Tương tự như vậy, Điều 249 căn cứ tính nguy hiểm cho xã hội của từng loại ma túy mà đưa ra khối lượng hoặc thể tích cụ thể của từng chất để sắp xếp khung hình phạt đối với hành vi tàng trữ trái phép các chất ma túy đó. Đối với trường hợp người phạm tội tàng trữ trái phép từ 02 chất ma túy trở lên được quy định tại điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3 và điểm h khoản 4 Điều 249 BLHS 2015, tại Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ có hướng dẫn như sau: “Điều 4. Việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong trường hợp các chất ma túy được quy định trong cùng một điểm thuộc các khoản của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy định trong cùng một điểm của khoản 2, 3, 4 Điều 248; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 249; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 250; hoặc trong cùng một điểm của khoản 2, 3, 4 Điều 251; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì cộng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy lại với nhau và đối chiếu với quy định về khối lượng hoặc thể tích của nhóm chất ma túy đó trong các khoản của điều luật được áp dụng để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật được áp dụng. Điều 5. Việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong trường hợp các chất ma túy không được quy định trong cùng một điểm thuộc các khoản của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 1. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 1 Điều 249 hoặc khoản
  • 30. 25 1 Điều 250 hoặc khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau: a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 1 của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy. b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo nguyên tắc: Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp dưới mức tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 249; hoặc khoản 1 Điều 250; hoặc khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 2 của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo trình tự quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này. 2. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 2 của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của một trong các điều này; hoặc trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại
  • 31. 26 khoản 2 Điều 248 hoặc khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau: a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 2 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy. b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo nguyên tắc: Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 3 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo trình tự quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này. 3. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 3 của một trong các
  • 32. 27 Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của một trong các điều này thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau: a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 3 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy. b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo nguyên tắc: Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm k khoản 2 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm n khoản 2 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm o khoản 2 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm p khoản 2 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm n khoản 2 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo trình tự quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều này.
  • 33. 28 4. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của một trong các điều này thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau: a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy. b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo nguyên tắc: Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h
  • 34. 29 khoản 4 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. 5. Trường hợp một trong các chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.”[57] Về hình phạt: Điều 249 BLHS 2015 đã bỏ hình phạt “tử hình” và quy định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy nhẹ hơn so với Điều 194 BLHS 1999. Cụ thể Điều 249 quy định: Khoản 1, với cấu thành cơ bản, có mức hình phạt từ 01 đến 05 năm tù (Điều 194 BLHS 1999 quy định từ 02 đến 07 năm); Khoản 2 có mức hình phạt từ 05 đến 10 năm (Điều 194 BLHS 1999 quy định từ 07 đến 15 năm); Khoản 3 có mức hình phạt từ 10 đến 15 năm (Điều 194 BLHS 1999 quy định từ 15 đến 20 năm); Khoản 4 có mức hình phạt từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân (Điều 194 BLHS 1999 quy định từ 20 năm đến chung thân hoặc tử hình). Ngoài ra, khi quyết định hình phạt đối có thể áp dụng thêm hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 249 BLHS gồm phạt tiền với mức từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
  • 35. 30 1.3.Phân biệt Tội tàng trữ trái phép chất ma túy với những tội phạm về ma túy khác a. Điểm giống nhau: Về khách thể: Mặc dù từng tội danh về ma túy xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý chất ma túy trong các mặt khác nhau. Tuy nhiên chung lại, các tội phạm về ma túy đều có khách thể là xâm phạm chế độ quản lý độc quyền của Nhà nước về các chất ma túy. Mặt khách quan: Mặc dù từng tội danh đều có hành vi khách quan riêng biệt của mình nhưng tất cả đều có đối tượng tác động là chất ma túy được chính phủ quy định. Về lỗi: Trong các tội phạm về ma túy, đa phần người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp (trừ “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” có thể thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp và “Tội vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần” có thể được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý) tức là họ nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, là trái với các quy định pháp luật, thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả diễn ra. Về chủ thể: Chủ thể chung của các tội phạm về ma túy là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015. Trong đó, có một số tội phạm về ma túy áp dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm “Tội sản xuất trái phép chất ma túy”, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” “Tội mua bán trái phép chất ma túy” “Tội chiếm đoạt chất ma túy”. Các tội phạm về ma túy còn lại chỉ áp dụng đối với người đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. b. Điểm khác nhau: Chương XX BLHS 2015 bao gồm 13 tội phạm cụ thể được quy định trong các Điều từ Điều 247 đến Điều 259. Trong đó Tội tàng trữ trái phép
  • 36. 31 chất ma túy phân biệt với các tội phạm khác bởi sự khác nhau về hành vi phạm tội khách quan, khác nhau được thể hiện ở hình thức, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy còn được phân biệt với một số tội phạm về ma túy qua chủ thể phạm tội (Tội tàng trữ do người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện, trong đó một số tội phạm yêu cầu chủ thể phải đủ 16 tuổi trở lên), qua đối tượng tác động (khác biệt với các tội phạm xâm phạm tiền chất về ma túy)… Do giới hạn của một luận văn thạc sỹ, trong phần này, tác giả chỉ phân tích, so sánh sự khác biệt giữa “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” với hai loại tội phạm ma túy gần nó và điển hình là “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” và “Tội mua bán trái phép chất ma túy” Tại mục 3 chương II TTLT số 17 cũng có hướng dẫn chi tiết về các tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, Vận chuyển trái phép chất ma túy, Mua bán trái phép chất ma túy. “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này. “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy
  • 37. 32 cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm. “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy. [8] Qua hướng dẫn tại mục 3 chương II TTLT số 17 thì dấu hiệu đặc trưng nhất phân biệt 03 tội danh trên là hành vi khách quan của từng tội danh. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác. Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán trái phép, trao đổi thanh toán trái phép cho người khác. Trên thực tế, người phạm tội thường thực hiện nhiều hành vi mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia). Ví dụ, một người mua bán trái phép chất ma túy có thể thực hiện hành vi tàng trữ, cất giữ chất ma túy tại nhà, thực hiện hành vi vận chuyển chất ma túy từ nhà đến chỗ người mua;
  • 38. 33 một người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy cần phải cất giữ, cất giấu chất ma túy trong quá trình vận chuyển… Để phân biệt các tội danh trên, TTLT số 17 cũng như BLHS năm 2015 có quy định về mục đích của hành vi phạm tội: đó là “không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy…” đối với hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy và “không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy…” đối với hành vi Vận chuyển trái phép chất ma túy. Như vậy, khi so sánh, phân biệt ba tội Tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy, ngoài hành vi khách quan của từng tội danh ta cần phải kể đến mục đích của hành vi mà người phạm tội hướng tới. Một người có thể thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng khi chứng minh được mục đích của việc vận chuyển chỉ để mang đến nơi cất giữ, cất dấu (tàng trữ) thì người đó phải xác định phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Một người cất giữ trái phép chất ma túy tại nhà nhưng có căn cứ chứng minh được người cất giữ ma túy sẽ bán số ma túy đó khi có người hỏi mua thì phải xác định phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy. Trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án, các chứng cứ trong vụ án như biên bản bắt người phạm tội quả tang, kết luận giám định phần lớn chỉ có giá trị chứng minh hành vi khách quan người phạm tội đang thực hiện khi bị bắt (tàng trữ, hoặc vận chuyển). Còn mục đích khi thực hiện hành vi đó, do là yếu tố thuộc về ý thức chủ quan, thường chỉ được xác định qua lời khai của người phạm tội. Với tình hình thực tế, tội phạm về ma túy ngày nay có xu hướng ngày càng tinh vi, thủ đoạn. Trong nhiều vụ án, bị cáo thường khai quanh co, mâu thuẫn để gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử việc xác định chính xác tội danh để áp dụng gặp nhiều khó khăn trở ngại đòi hỏi đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng mới đảm bảo xét xử đúng người đúng tội và đúng pháp luật.
  • 39. 34 Kết luận chương 1 Trong chương 1, luận văn bước đầu tìm hiểu và làm rõ khái niệm “tội tàng trữ trái phép chất ma túy”, cấu thành tội phạm và quy định của BLHS 2015 về tội danh này. Đồng thời, luận văn đã phân biệt tội Tàng trữ trái phép chất ma túy với một số tội phạm về ma túy khác, chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa tội Tàng trữ trái phép chất ma túy với các tội Mua bán trái phép chất ma túy và vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong chương này, luận văn cũng khái quát được quá trình hình thành và hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Giai đoạn đầu, do không đánh giá chính xác về tính nguy hiểm của chất ma túy nên nước ta chỉ xử lý các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển … chất ma túy như một loại hàng hóa đặc biệt. Chỉ đến lần sửa đổi năm 1989 của Bộ luật hình sự năm 1985 hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển các chất ma túy mới được quy định là tội phạm trong một điều luật cụ thể (Điều 96a). Đến lần sửa đổi thứ 4 của Bộ luật hình sự năm 1985 vào năm 1997, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy mới được quy định với tư cách là một tội danh độc lập. Cũng chính tại lần sửa đổi này, lần đầu tiên các tội phạm về ma túy được gộp thành một chương trong Bộ luật hình sự. Đến giai đoạn tiếp theo, kể từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 chính thức đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói chung và tội Tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng. Trong giai đoạn này, ngoài quy định của Bộ luật hình sự thì hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành cũng có đóng góp không nhỏ trong vấn đề lý luận của tội danh này. Hiện nay, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 BLHS 2015 với tính kế thừa những ưu điểm và khắc phục các hạn chế trong quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999.
  • 40. 35 Chương 2 THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH. 2.1. Định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 2.1.1. Định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy: 2.1.1.1. Khái niệm định tội danh: “Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện” [24 tr 9] Định tội danh có các đặc điểm sau: - Định tội danh là hoạt động tiến hành tố tụng được tiến hành bởi cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền. - Việc định tội danh được tiến hành trên cơ sở áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Người định tội danh phải xác định sự thật khách quan và làm rõ các tình tiết của vụ án. Nhận thức sâu sắc các quy định trong Bộ luật hình sự. Cuối cùng lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự có các dấu hiệu cấu thành tội phạm phù hợp với các tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế. - Hoạt động định tội danh là hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa dấu hiệu thực tế của hành vi phạm tội với dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả trong Bộ luật hình sự. Sau khi đối chiếu sự phù hợp dấu hiệu thực tế của hành vi phạm tội với dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả trong luật hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra kết luận người đó
  • 41. 36 phạm vào tội gì theo điều luật nào của bộ luật hình sự bằng một quyết định cụ thể. Định tội danh là một trong những giai đoạn cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt động áp dụng áp dụng pháp luật hình sự. Việc định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Định tội danh đúng cũng góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là sự thể hiện hoạt động có hiệu quả, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền. Định tội danh đúng hợp tình, hợp lý sẽ làm tăng sự tin tưởng của quần chúng nhân dân vào chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác phòng, chống tội phạm. Ngược lại định tội danh sai dẫn đến sự thiếu thuyết phục của bản án. Người phạm tội và người dân trong xã hội sẽ mất niềm tin về tính đúng đắn của pháp luật, của những người thực thi pháp luật, làm giảm hiệu quả giáo dục của bản án đối với quần chúng nhân dân và đồng thời, làm giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. 2.1.1.2. Các bước định tội danh đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy: Thứ nhất: Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án. Đây là bước rất quan trọng trong hoạt động định tội danh. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định và nhận thức một cách chính xác, khách quan, toàn diện các tình tiết thực tế của vụ án. Đặc biệt là các tình tiết: độ tuổi, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của người có hành vi vi phạm; nhân thân người phạm tội; hành vi thực tế của người phạm tội, có hay không hành vi tàng trữ trai phép chất ma túy; mục đích thực hiện hành vi tàng trữ trai phép chất ma túy; loại ma túy được tàng trữ; hàm lượng, khối lượng, hoặc thể tích chất ma túy được tàng trữ; các tinh tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, …Qua
  • 42. 37 đó mới có thể xác định được hành vi mà người phạm tội đã thực hiện cùng các yếu tố cấu thành tội phạm khác làm cơ sở cho việc định tội. Để xác định các nội dung trên, cơ quan tiến hành tố tụng thường dựa vào các chứng cứ quan trọng như biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản thu giữ vật chứng, bản kết luận giám định về chất ma túy của cơ quan có thẩm quyền, lời khai của bị cáo, lời khai của những người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Thứ hai: Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong Bộ luật hình sự. Cụ thể là các quy định trong chương XX Các tội phạm ma túy của BLHS năm 2015. Nắm bắt rõ những quy định mang tính hướng dẫn thi hành về các tội phạm ma túy còn hiệu lực đặc biệt là nội dung trong TTLT số 17 do Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ban hành. Thứ ba: Xác định mối quan hệ giữa các dấu hiệu thực tế và các dấu hiệu cấu thành tội phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về việc có tội hay không có tội và nếu có tội thì có phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy hay phạm một tội khác. Đây là bước cuối cùng và là bước quan trọng nhất của quá trình định tội danh. Để định tội danh đúng, người định tội danh phải kiểm tra dấu hiệu thực tế của hành vi có phù hợp với cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự. Đặc biệt cần quan tâm đối chiếu các vấn đề về độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự của người phạm tội, hành vi của người phạm tội có phù hợp với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy được hướng dẫn tại TTLT số 17 hay không, mục đích thực hiện hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy của người phạm tội; loại chất ma túy, khối lượng, thể tích chất ma túy bị tàng trữ nằm trong quy định của điểm nào, khoản nào của Điều 249… Trên cơ sở đó mới có thể định tội danh đối với đúng người, đúng tội. Nếu sau khi so sánh, đối chiếu xác định các dấu hiệu thực tế của hành vi phù hợp với dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự thì đủ cơ sở định tội danh về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” ngược lại, nếu có một
  • 43. 38 hoặc một số điểm không phù hợp thì không thể định tội danh về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy mà tùy trường hợp phải định tội danh về một tội khác hoặc xác định là không phạm tội. 2.1.1.3. Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy: - Cơ sở pháp lý về mặt nội dung: Các quy định trong pháp luật hình sự hay nói cụ thể hơn là quy định về “cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý duy nhất của việc định tội danh, là mô hình pháp lý có các dấu hiệu cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự” [17 tr 63]. Đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, Cơ sở pháp lý khi định tội danh của tội này là quy định tại Điều 249 BLHS 2015, là cấu thành tội phạm của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy như được phân tích ở Chương I luận văn này. - Cơ sở pháp lý về mặt hình thức: Bộ luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý về mặt hình thức của hoạt động định tội danh. Bộ luật này quy định về trình tự thủ tục tố tụng giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Mà các quy định đó, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh phải tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu trong một hoặc nhiều giai đoạn, cơ quan tiến hành tố tụng không tuân thủ, làm thiếu hoặc làm sai yêu cầu của Bộ luật tố tụng hình sự thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả là quá trình định tội danh không đúng, không đảm bảo đúng người, đúng tội và đương nhiên không được pháp luật công nhận. Như vậy, ngoài việc áp dụng đúng, chính xác các quy định của Bộ luật hình sự, trong quá trình định tội danh, việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là đặc biệt quan trọng. 2.1.2. Quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 2.1.2.1: Khái niệm quyết định hình phạt. “Quyết định hình phạt là hoạt động của Tòa án trong việc cân nhắc tính chất và nức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để lựa chọn loại hình