SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ ANH DŨNG
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ ANH DŨNG
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ SỸ SƠN
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Áp dụng hình phạt theopháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PG.TS
Hồ Sỹ Sơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc; các số liệu, ví dụ và trích dẫn đảm bảo tính chính xác, trung thực
và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Người cam đoan
Võ Anh Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT................................................................................................................ 7
1.1. Cơ sở lý luận của áp dụng hình phạt...................................................... 7
1.2. Cơ sở pháp luật của áp dụng hình phạt................................................ 21
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TẠI TOÀ ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI......................................... 26
2.1. Khái quát tình hình áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai............................................................................ 26
2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.............................................................................................. 27
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG
HÌNH PHẠT TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI................... 42
3.1. Yêu cầu áp dụng đúng hình phạt tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 42
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tại Toà án nhân dân
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ................................................................. 48
KẾT LUẬN.................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADHP : Áp dụng hình phạt
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự.
HĐXX : Hội đồng xét xử
TAND : Tòa án nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017................................ 26
Bảng 2.2: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt chính của Tòa
án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017............28
Bảng 2.3: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt bổ sung của
TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017....................32
Bảng 2.4: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp đồng phạm của Tòa
án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017............34
Bảng 2.5: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội của
Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 ....35
Bảng 2.6: Tình hình áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 .............37
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm là một hiện tượng xã hội có tính nguy hiểm cho xã hội mang
tính lịch sử và bản chất giai cấp sâu sắc. Như vậy, xã hội có giai cấp nào cũng
tồn tại tội phạm, điều quan trọng là làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn và
hạn chế tội phạm xảy ra. Nhà nước ở mỗi xã hội có giai cấp đều có những giải
pháp để thực hiện và một trong những giải pháp được Nhà nước sử dụng đó là
hình phạt.
Hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do toà án áp dụng đối với người
hoặc pháp nhân phạm tội nhằm tước đoạt, hoặc hạn chế ở họ những quyền và
lợi ích nhất định theo quy định của BLHS. Hình phạt không chỉ có mục đích
là nhằm trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo đối với người phạm tội về ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng
thời cũng nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật và đấu tranh ngăn
ngừa, phòng, chống tội phạm.
Thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng cho
chúng ta thấy rằng, từng cặp đôi tính cưỡng chế và thuyết phục, trừng trị và
giáo dục hay tính cải tạo của hình phạt đều có tác động khác nhau và có mối
quan hệ lẫn nhau được phân hóa giữa chúng trong mỗi loại hình phạt. Khi áp
dụng hình phạt, tòa án phải xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án,
nguyên nhân và điều kiện phạm tội, quy định của pháp luật hình sự, tình hình
và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và cả nước để quyết
định hình phạt sao cho đảm bảo công lý, tính nghiêm minh và công bằng xã
hội.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và
trên địa bàn huyện Xuân Lộc nói riêng, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp;
2
về tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó,
TAND huyện Xuân Lộc không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động
xét xử, trong đó có hoạt động ADHP và đã đạt được nhiều kết quả đáng trân
trọng. Tuy nhiên, quá trình ADHP của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc vẫn
còn những thiếu sót, vi phạm như: ADHP không đúng, ADHP khi chưa đánh
giá toàn diện, đầy đủ chứng cứ. Những thiếu sót, vi phạm trên không chỉ xâm
phạm quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn làm giảm niềm
tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp, ảnh hưởng
xấu đến dư luận và ảnh hưởng đến việc đạt được mục đích của hình phạt.
Tình trạng đó, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
ngoài điều kiện tự nhiên, môi trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước ta nói chung và của huyện Xuân Lộc nói riêng, khả năng, năng lực,
kinh nghiệm còn hạn chế của một số cán bộ xét xử còn có cả hạn chế, bất cập
của pháp luật hình sự. Chính vì vậy, vấn đề áp dụng hình phạt của Tòa án
nhân dân huyện Xuân Lộc cần được nghiên cứu để qua đó đề xuất những giải
pháp nhằm đảm bảo Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc áp dụng đúng hình
phạt. Cũng chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài “Áp dụng hình phạt
theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc áp dụng hình phạt trong hoạt động giải quyết đúng đắn vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân có thể nói là “vùng trũng” trong khoa học pháp lý nói
chung và khoa học luật hình sự nói riêng. Các công trình nghiên cứu có đề
cập đến hình phạt, chủ yếu nghiên cứu về quyết định hình phạt - một nội dung
chủ yếu và quan trọng của ADHP. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có
một số công trình nghiên cứu có đề cập nghiên cứu về ADHP trong … đó có
thể kể đến:
3
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Đắc Hùng với đề tài “Áp dụng hình
phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội”, năm 2018;
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Minh Loan với đề tài “Áp dụng
hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội”, năm 2017;
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thương Hiền với đề tài
“Áp dụng hình phạt từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, năm 2017;
Phân tích nội dung nghiên cứu của những công trình nghiên cứu nêu
trên có thể thấy về mặt lý luận dù chưa sâu sắc và toàn diện, song đã được đề
cập nghiên cứu là khái niệm, đặc điểm, các loại căn cứ, nguyên tắc v.v…. của
áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó đượcnghiên
cứu ở những địa bàn khác nhau của nước ta nhưng không phải là huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong khi đó, để thấy được sự phù hợp hay không của
các quy định của pháp luật hình sự với thực tiễn xét xử (mà xét đến cùng là
thực tiễn cuộc sống) thì việc nghiên cứu về ADHP cần được tiến hành ở càng
nhiều địa bàn và ở các cấp độ khác nhau, càng nhiều càng tốt. Do vậy, việc
chọn địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu ADHP, thiết
nghĩ là phù hợp và có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận quy định của pháp luật và
thực tiễn về ADHP trong xét xử hình sự của Tòa án nhân dân huyện Xuân
Lộc, luận văn đề xuất các giải pháp để góp phần bảo đảm cho việc ADHP
đúng của Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung và của Toà án nhân dân
huyện Xuân Lộc nói riêng.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Phân tích những vấn đề lý luận của áp dụng hình phạt;
- Phân tích thực tiễn ADHP tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai;
- Lập luận, đề xuất các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tại
TAND cấp huyện ở nước ta hiện nay.
Các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn này được
nghiên cứu trên góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam
trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Luận văn lấy các quan điểm khoa học được nêu
ra trong khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng; các quy
định của pháp luật nước ta; thực tiễn áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung
nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thực tiễn đề tài này chỉ nghiên cứu hoạt động áp dụng hình phạt
của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Về thời gian: Trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2013 - năm
2017).
- Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
5
quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về Nhà nước và pháp luật, về tội phạm và hình phạt, về phòng, chống
tội phạm ….
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và lô gic,
phương pháp thống kê, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài là công trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện ở cấp độ luận văn
thạc sĩ luật học về vấn đề ADHP của TAND trong thực tiễn xét xử. Bằng
phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ADHP huyện Xuân
Lộc. Luận văn đóng góp thêm phần nhận thức, từ đó đi đến thống nhất những
vấn đề lý luận về ADHP để áp dụng trong thực tiễn ngày càng hiệu quả và
hoàn thiện hơn trong kỹ thuật xây dựng pháp luật hình sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bằng việc phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn ADHP của
Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo của các cán bộ làm công tác pháp luật, những tác
giả nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và học
tập ở các trường đào tạo ngành Luật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng hình phạt.
6
Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt tại huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng hình phạt đúng
tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
1.1. Cơ sở lý luận của áp dụng hình phạt
1.1.1. Khái niệm áp dụng hình phạt
Hình phạt có mục đích đã được quy định tại Điều 31 BLHS năm 2015:
“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội
mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống,
ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn
trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.” [30, tr. 10].
Hoạt động ADHP của TAND phải tuân thủ các quy định trong Bộ luật
Tố tụng hình sự, kể từ khi thụ lý hồ sơ; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện
pháp ngăn chặn; chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử; đưa vụ án ra xét xử; ban hành
và giao các quyết định, bản án của TAND. Kết quả của tiến hành xét xử các
vụ án hình sự, là Tòa án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) phải ra một phán
quyết đối với hành vi phạm tội được xét xử công khai tại phiên tòa.
Một trong những nội dung của ADHP của Toà án là quyết định hình
phạt. “Quyết định hình phạt là hoạt động tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân ngay sau khi đã xác định tội danh đối với hành vi phạm tội. Nếu
định tội là tiền đề, là cơ sở cho quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt
là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử” [7, tr. 225].
Ngoài ra, ADHP còn bao gồm miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình
sự, xử lý vật chứng …. Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp người bị kết
án thỏa mãn các điều kiện do BLHS quy định, do thay đổi chính sách hình sự
hay mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không lớn và được
TAND quyết định cho họ miễn trách nhiệm hình sự.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm:
8
Áp dụng hình phạt là một hình thức thực hiện pháp luật được thực hiện
bởi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những người được Nhà nước trao
quyền trên cơ sở những quy định pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình
sự xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình
điều tra, truy tố, xét xử, xác định sự thật khách quan của vụ án, lựa chọn loại
và mức hình phạt đối với người hoặc pháp nhân phạm tội phù hợp với tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người
phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và trong
những trường hợp mà pháp luật quy định, quyết định miễn trách nhiệm hình
sự hay xử lý vật chứng.
1.1.2. Đặc điểm của áp dụng hình phạt
Từ khái niệm nêu trên về ADHP có thể thấy ADHP là một hoạt động
áp dụng pháp luật và có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, ADHP là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do TAND
mà trực tiếp là HĐXX tiến hành:
Tính chất quyền lực Nhà nước trong ADHP của TAND trước hết được
thể hiện ở chỗ hình phạt do Nhà nước ban hành và thông qua cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền áp dụng đối với người hoặc pháp nhân phạm tội và có
tính chất thực hiện bắt buộc đối với họ.
TAND là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, nhân danh Nhà
nước xét xử các vụ án hình sự. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật hình
sự của Hội đồng xét xử, (thông thường gồm: Nếu xét xử rút gọn thì có 01
Thẩm phán; nếu vụ án xét xử theo thủ tục bình thường là 01 thẩm phán và 02
hội thẩm nhân dân; nếu vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì thành
phần HĐXX có 02 thẩm phán và 03 hội thẩm nhân dân; còn HĐXX phúc
thẩm là 03 thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thêm 02 hội thẩm.
9
Như vậy, ADHP của TAND là hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân nhân danh quyền lực nhà nước để tuyên một chủ thể có tội và phải
chịu mức hình phạt tương ứng hoặc không có tội.
Thứ hai, ADHP là hoạt động cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình
sự đối với hành vi phạm tội và người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội:
Tính cá biệt hoá của hoạt động ADHP được thể hiện các địa chỉ để
ADHP là xác định, gồm tất cả sự việc, con người, tập thể, thời gian, không
gian; các quyết định ADHP được ban hành cụ thể đối với từng quan hệ xã hội
xác định. Những người nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị xét xử cần xác định
những hành vi phạm tội được xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành…, các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, nếu trường hợp có đồng phạm thì xác định vai trò
của từng bị cáo trong vụ án … xác định sự thật khách quan của vụ án như:
Xác định các giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm từ khi bắt đầu cho tới
khi kết thúc; là thuộc trường hợp hành động hay không hành động; đã có đủ
yếu tố cấu thành tội phạm hay không; nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đó
là tội gì? gồm những ai? …
Tại phiên tòa, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân căn cứ vào các tài liệu,
chứng cứ do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập có tại hồ sơ, vào quá
trình kiểm tra chứng cứ, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên toà, xem xét bị cáo bị
Viện kiểm sát kết tội là có căn cứ hay không? từ đó, có những quyết định
đúng đắn cho việc giải quyết vụ án là trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ vụ
án hay tuyên bị cáo có tội hoặc không có tội. Trường hợp có tội, thì Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, hoàn cảnh xảy ra tội phạm, các vấn đề về nhân thân,
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để áp dụng loại và mức
10
hình phạt đối với bị cáo sao cho đảm bảo xét xử đối với bị cáo là đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
Thứ ba, hoạt động ADHP được thực hiện chủ yếu tại phiên tòa:
Tại phiên tòa sau khi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thẩm vấn và
kiểm chứng, đánh giá những chứng cứ thu nhập được trong tất cả các giai
đoạn tố tụng một cách công khai, khách quan, toàn diện. Từ đó, mới có quyết
định áp dụng loại hình phạt tương xứng hay miễn hình phạt hoặc miễn trách
nhiệm hình sự đối với bị cáo.
Phiên tòa xét xử án hình sự được xét xử công khai (trừ những trường
hợp xét xử kín theo luật định đó là: Giữ bí mật quốc gia, giữ gìn thuần phong
mỹ tục của dân tộc, người bị hại bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm hoặc yêu
cầu chính đáng của người bị hại,…). Phiên toà công khai, quần chúng nhân
dân, các cơ quan Báo chí, Đài phát thanh được quyền tham gia. Phiên tòa xét
xử hình sự được diễn ra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa và các thành
viên của HĐXX. Tại phiên toà, nguyên tắc tranh tụng luôn được đảm bảo.
Các bị cáo được quyền trình bày ý kiến và yêu cầu của mình và tranh luận
việc bị truy tố và kết tội là đúng hay sai; các luật sư có quyền đưa ra chứng cứ
và tham gia tranh luận để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người mà họ đảm trách.
Qua xét hỏi tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm, TAND
kiểm tra công khai tính đúng đắn việc áp dụng pháp luật của các cơ quan
Công an, Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành tố tụng thông qua việc kiểm
tra các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án và xuất trình tại phiên toà.
Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các
quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Từ đó chúng ta thấy rằng,
11
ADHP chính là áp dụng các quy định của pháp luật mà chủ yếu là BLHS và
được tiến hành trong giai đoạn xét xử.
Thứ tư, hoạt động ADHP được tiến hành theo trình tự, tố tụng chặt
chẽ.
Chủ thể ADHP là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trong tiến trình
ADHP phải đảm bảo được tiến hành theo trình tự chặt chẽ, những quy định
bắt buộc để xét xử các vụ án theo thẩm quyền. Áp dụng hình phạt là khâu
cuối của hoạt động xét xử của Tòa án.
Việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật góp phần bảo đảm thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân; các bước tiến hành tố tụng được
chính xác, khách quan; các bản án, quyết định ADHP của TAND bảo đảm
đúng pháp luật.
Thứ năm, áp dụng hình phạt mang tính tư duy sáng tạo cao
Các chế tài trong BLHS năm 1999, được xây dựng theo kiểu tùy nghi
lựa chọn chiếm đa số trong cơ cấu các điều luật, khung hình phạt tối thiểu và
tối đa cách nhau 10 năm. BLHS 2015, đã có nhiều cải tiến nhưng các khung
hình phạt chế tài xây dựng theo kiểu tùy nghi, lựa chọn vẫn còn nhiều. Do đó,
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu, đánh giá từng bị cáo trong
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Từ đó, áp dụng nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
đối với từng người phạm tội để áp dụng một mức hình phạt tương xứng.
Như vậy, để áp dụng hình phạt đúng, Thẩm phán và Hội thẩm phải là
những người có trình độ, khả năng, năng lực, kinh nghiệm xét xử cao; có bổn
phận, trách nhiệm trước số phận của con người và pháp nhân. Một hình phạt
được áp dụng đúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và nhất là yếu tố
con người. Bởi vậy, ADHP là hoạt động khó khăn, phức tạp. Nói cách khác,
ADHP là hoạt động mang tính tư duy sáng tạo cao.
12
1.1.3. Nội dung của áp dụng hình phạt
1.1.3.1. Quyết định hình phạt
- Quyết định hình phạt chính
Quyết định hình phạt chính đối với người phạm tội là việc tòa án lựa
chọn loại và mức hình phạt đã được quy định đối với tội phạm (cấu thành tội
phạm) để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thực hiện tội phạm đó.
Tuỳ thuộc vào hình phạt chính cụ thể được quy định đối với tội phạm
cụ thể (cấu thành tội phạm cụ thể) đang được tiến hành xét xử, toà án (Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân) áp dụng một hình phạt chính như: Cảnh cáo
(Điều 34 BLHS năm 2015) [30, tr. 10]; Phạt tiền (Điều 35 BLHS năm 2015)
[30, tr. 11]; Cải tạo không giam giữ (Điều 36 BLHS năm 2015) [30, tr. 11];
Trục xuất (Điều 37 BLHS năm 2015) [30, tr. 12]; Tù có thời hạn (Điều 38
BLHS năm 2015) [30, tr. 12]; Tù chung thân (Điều 39 BLHS năm 2015) [30,
tr. 12]; Tử hình (Điều 40 BLHS năm 2015) [30, tr. 12].
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội tuỳ thuộc vào hình phạt được
quy định đối với tội phạm. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có thể áp dụng
một trong các loại hình phạt: Phạt tiền (Điều 77 BLHS năm 2015) [30, tr. 26];
Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78 BLHS năm 2015) [30, tr. 26]; Đình
chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79 BLHS năm 2015) [30, tr. 26].
- Quyết định hình phạt bổ sung
Tuỳ thuộc vào việc quy định trong pháp luật, toà án có thể áp dụng một
hoặc một số hình phạt bổ sung. Căn cứ vào hình phạt bổ sung được BLHS
quy định đối với tội đang xét xử, toà án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân)
quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì gồm: Cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 41 BLHS năm 2015)
[30, tr. 12]; Cấm cư trú (Điều 42 BLHS năm 2015) [30, tr. 13]; Quản chế
(Điều 43 BLHS năm 2015) [30, tr. 13]; Tước một số quyền công dân (Điều
13
44 BLHS năm 2015) [30, tr. 13]; Tịch thu tài sản (Điều 45 BLHS năm 2015)
[30, tr. 13]; Phạt tiền (khi quy định là hình phạt bổ sung) hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định (Điều 80 BLHS năm 2015) [30, tr. 26]; Cấm huy động vốn
(Điều 81 BLHS năm 2015) [30, tr. 26].
- Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, toà án không
chỉ căn cứ vào Điều 50 BLHS mà còn phải căn cứ vào các quy định đối với
người dưới 18 tuổi, bao gồm 7 nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi,
trong đó có nguyên tắc chung, có nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự, có
nguyên tắc quyết định hình phạt (Điều 91 BLHS), cụ thể như:
- Việc “Xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt
nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã
hội” (Khoản 1 Điều 91 BLHS).
- Nguyên tắc “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu
quả, nếu không thuộc trường hợp quy đinh tại Điều 29 BLHS, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục quy định
tại Mục 2 Chương XII BLHS” (Khoản 2 Điều 91 BLHS), đó là:
Thứ nhất: Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng,
phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội
hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép
chất ma túy); Điều 249 (tội tàn trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận
chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy);
Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của BLHS.
14
Thứ hai: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do
cố ý quy định tại Khoản 2 Điều 12 của BLHS, trừ trường hợp quy định tại
Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người đủ 13 đến dưới 16
tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16
tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248
(tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàn trữ trái phép chất ma
túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán
trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này.
Thứ ba: Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò
không đáng kể trong vụ án.
- Nguyên tắc “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi
phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm về nhân
thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và việc
phòng ngừa tội phạm” (Khoản 3 Điều 91 BLHS).
- Nguyên tắc “Khi xét xử, tòa án chỉ chỉ áp dụng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miến trách nhiệm hình sự và
áp dụng một trong các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc việc
áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không đảm bảo hiệu quả
giáo dục, phòng ngừa” (Khoản 4 Điều 91 BLHS).
- Nguyên tắc “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội” (Khoản 5 Điều 91 BLHS).
- Nguyên tắc “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục
khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa
án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp
15
dụng người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp
ngắn nhất” (Khoản 6 Điều 91 BLHS).
- Nguyên tắc “Án đã tuyên đối với người chứ đủ 16 tuổi phạm tội, thì
không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm” (Khoản 7 Điều 91
BLHS).
1.1.3.2. Miễn hình phạt
Tại Điều 59 BLHS năm 2015 quy định về miễn hình phạt. Miễn hình
phạt là trường hợp Toà án kết tội nhưng người phạm tội không phải chấp
hành hình phạt do thoả mãn được những điều kiện được quy định tại BLHS.
Cần lưu ý rằng, trong BLHS năm 2015, quy định về hình phạt bổ sung ở dạng
tùy nghi nhiều nhưng toà án chỉ có thể miễn hình phạt bổ sung trong trường
hợp hình phạt bổ sung đó được quy định là bắt buộc. Người phạm tội có thể
được miễn hình phạt nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa là
bị cáo có các điều kiện để miễn hình phạt, nhưng chưa đủ điều kiện để được
miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015.
Người được miễn hình phạt coi như không có án tích, nghĩa là được coi
như không có tiền án ngay khi tuyên án và không làm phát sinh các hậu quả
pháp lý của việc thực hiện trách nhiệm hình sự.
1.1.3.3. Miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 BLHS năm 2015).
- Người đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự là thuộc trường
hợp:
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do có sự thay đổi chính sách,
pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Nghĩa là: Căn cứ để xác định do chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa là những quy định của Nhà nước có liên
quan đến hành vi phạm tội, các quy định này phải bằng văn bản có tính pháp
quy, bao gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định, nghị quyết của Chính
16
phủ hoặc Thủ tướng chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc cơ
quan ngang bộ, trong một số trường hợp là nghị quyết của hội đồng nhân dân
tỉnh hoặc quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh nếu các quyết định
này không trái với Hiến pháp và pháp luật. Nếu sự chuyển biến của tình hình
và tình hình đó tuy có liên quan đến tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội
đã xảy ra nhưng chưa được Nhà nước quy định thì người có hành vi phạm tội
vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự:
Một là, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình
hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nghĩa là sau
khi họ thực hiện hành vi phạm tội họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội và
xã hội rất cần họ là được coi là do chuyển biến tình hình mà người phạm tội
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Hai là, Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắt bệnh
hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây
là điểm quy định mới của BLHS năm 2015. Tuy nhiên, không phải trường
hợp mắc bệnh hiểm nghèo nào cũng được miễn trách nhiệm hình sự mà phải
kèm theo điều kiện nữa là không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.
Ba là, Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào
việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng làm hạn chế đến mức thấp nhất
hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt được Nhà
nước và xã hội thừa nhận. Người phạm tội có đủ các điều kiện này thì mới
được xét để miễn trách nhiệm hình sự.
Bốn là, Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm
nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện
17
của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì
có thể được miễn trách nhiệm hình sự (Khoản 3 điều 29 BLHS năm 2015).
1.1.4. Các nguyên tắc áp dụng hình phạt
- Nguyên tắc pháp chế:
Tòa án khi áp dụng hình phạt đối với những người thực hiện hành vi
phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đồng thời phải tuân thủ đúng
nguyên tắc pháp chế, nghĩa là phải căn cứ và áp dụng đúng các quy định của
Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự, các văn bản liên quan đến hình phạt và
quyết định hình phạt. Hai là, Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước
thực hiện áp dụng hình phạt. Trong khi áp dụng hình phạt Tòa án phải tuân
thủ trình tự và các điều kiện quy định trong Bộ luật Hình sự áp dụng các loại
hình phạt; tuân theo các mức hình phạt hoặc khoản của điều luật quy định đối
với tội mà các bị cáo đã thực hiện. Tòa án tuyên hình phạt đối với một bị cáo
phải có căn cứ và có lý do. Ba là, nguyên tắc pháp chế còn thể hiện tính hợp
lý của áp dụng hình phạt, Tòa án lựa chọn một loại và mức hình phạt phù hợp
đối với mỗi bị cáo, phải đúng pháp luật và phải phù hợp với các nguyên tắc
khác.
- Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc công bằng đòi hỏi khi áp dụng hình phạt, Toà án phải căn
cứ vào vai trò, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội
gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, về nhân thân
người phạm tội của từng người.
- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự:
Khi áp dụng hình phạt Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật
Hình sự và các văn bản có liên quan, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội, vai trò, mức độ tham gia của từng người trong vụ án đồng phạm,
để từ đó chọn loại và mức hình phạt phù hợp cho từng đối tượng trong vụ án.
18
Điều kiện giảm nhẹ, tăng nặng của bị cáo nào thì áp dụng đối với bị cáo đó.
Hay nếu bị cáo nào phạm nhiều tội thì các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của tội này cũng không áp dụng đối với tội kia và ngược
lại. Đối với tình tiết về nhân thân hay loại trừ trách nhiệm hình sự của người
phạm tội nào thì áp dụng đối với chính người đó.
- Nguyên tắc nhân đạo:
Khi áp dụng hình phạt đòi hỏi Tòa án phải có tư tưởng nhân đạo trong
chính sách hình sự, phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về hình
phạt và áp dụng hình phạt. Khi áp dụng hình phạt hay các biện pháp cưỡng
chế hình sự khác đối với những người phạm tội, không nhằm mục đích trừng
trị mà giáo dục mới là trên hết. Do đó, Toà án phải nắm vững nguyên tắc xử
lý, mục đích hình phạt, hệ thống hình phạt, miễn hình phạt, miễn trách nhiệm
hình sự cũng như các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, là phụ
nữ đang có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người già phạm tội.
1.1.5. Ý nghĩa của áp dụng hình phạt
Ý nghĩa của ADHP được thể hiện:
- Thứ nhất: ADHP đúng có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm và
đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
- Thứ hai: ADHP là hoạt động thực tiễn và lý luận nên luôn có mối
quan hệ qua lại lẫn nhau. Thông qua xét xử các vụ án hình sự, trong quá trình
ADHP các quy phạm pháp luật hình sự được vận dụng trong thực tiễn sẽ đánh
giá được tính phù hợp, đầy đủ, toàn diện trong đời sống xã hội; phát hiện
những vướng mắc, bất cập; những quy phạm pháp luật hình sự không rõ hay
những dự đoán sự phát triển của xã hội của nhà làm luật có những quy định đi
trước xa hay những hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra nhưng chưa có quy
phạm pháp luật điều chỉnh… làm cho chủ thể ADHP lúng túng khi ADHP.
19
Những quy phạm pháp luật không khả thi, không còn phù hợp với xã hội cần
được sửa đổi, thay thế.
- Thứ ba: ADHP có ý nghĩa trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo
dục ý thức tuân theo pháp luật. Thông qua các phiên tòa xét xử công khai,
phiên tòa lưu động hay việc công bố bản án trên cổng thông tin điện tử, qua
việc ADHP Toà án đã phân tích, giải thích pháp luật, các chính sách khoan
hồng hay những biện pháp trừng trị của pháp luật đối với người hoặc pháp
nhân phạm tội, từ đó chuyển tải kiến thức pháp luật đến với quần chúng nhân
dân một cách trực quan, thực tế và hiệu quả nhất.
- Thứ tư: Hoạt động ADHP của TAND có ý nghĩa trong việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, là cơ sở để bảo vệ pháp chế XHCN.
Bởi chính từ hoạt động ADHP của Toà án làm cho mọi tổ chức và công dân
nâng cao ý thức chấp hành theo Pháp luật, từ đó, Pháp luật được thực hiện
nghiêm minh, thống nhất.
1.1.6. Những yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt
- Chất lượng của quy phạm pháp luật
Việc ADHP đòi hỏi hình phạt phải được áp dụng một cách dân chủ,
công bằng, cá thể hóa, nhân đạo… Trong khi đó, quy định hình phạt có nhiều
dạng chế tài là lựa chọn hay tương đối dứt khoát, hay gối khung hình phạt
khác nhau, đối với hình phạt bổ sung là tùy nghi hay bắt buộc … Do vậy, nếu
các quy phạm pháp luật hình sự được xây dựng có chất lượng sẽ tác động tích
cực đến ADHP và ngược lại.
- Chất lượng giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung buộc mọi chủ thể trong xã
hội phải tuân theo. Do đó, nội dung của các quy phạm pháp luật có lúc chưa
rõ ràng, khó hiểu và không hoàn toàn sát hợp với tình huống phát sinh trong
cuộc sống nên đòi hỏi phải có hoạt động giải thích pháp luật nhằm làm sáng
20
tỏ nội dung, tư tưởng của các quy phạm pháp luật để có nhận thức và áp dụng
hình phạt đúng.
- Khả năng, năng lực của người áp dụng hình phạt
Khi toà án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) quyết định một hình
phạt mà hình phạt đó đảm bảo sự công bằng, “thấu tình đạt lý” thì sẽ đạt được
hiệu quả cao nhất mục đích của hình phạt. Do đó, cần phải xây dựng được đội
ngũ làm công tác áp dụng pháp luật đặc biệt là Thẩm phán phải có phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp, được đào tạo cơ bản, tinh thông nghiệp vụ, thường
xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm; cần đáp ứng
được những điều kiện đảm bảo về trang thiết bị, phương tiện và các biện pháp
để tạo điều kiện và bảo vệ Thẩm phán trong thực thi công vụ. Đối với Hội
thẩm nhân dân TAND phải thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ, đảm bảo các chế độ, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Để áp dụng
đúng hình phạt, người ADHP (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân) cần phải có
năng lực, phẩm chất của người áp dụng pháp luật hình sự. Người ADHP phải
có năng lực lý luận, năng lực thực tiễn, tầm nhìn khi áp dụng hình phạt; năng
lực dự báo về sự tác động của hình phạt đã được áp dụng. Người áp dụng
pháp luật phải có trình độ chuyên môn vững, tư duy sâu, trí nhớ tốt, có trách
nhiệm cao đối với công việc, có thái độ và cách tiếp cận áp dụng hình phạt
một cách nghiêm túc, nghiêm chỉnh tuân thủ, thi hành, vận dụng pháp luật khi
ADHP v.v….
Ngược lại, người áp dụng hình phạt nếu không có đầy đủ năng lực, khả
năng nêu trên sẽ gặp khó khăn, thậm chí áp dụng không đúng hình phạt.
- Ý thức pháp luật của xã hội và của chủ thể bị áp dụng hình phạt
Ý thức pháp luật của xã hội có vai trò quan trọng trong: i) Quyết định
hiệu quả của việc thực hiện pháp luật; ii) Trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật và góp phần tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống;
21
iii) Trở thành cơ sở pháp lý để bộ máy Nhà nước tổ chức và hoạt động quản
lý có hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nên phải cần phát
huy vai trò ý thức pháp luật của con người trong xã hội.
Ý thức pháp luật cao là một trong những yếu tố tác động tích cực đến
ADHP và ngược lại; là cơ sở cho những ứng xử có văn hóa của con người, ý
thức tôn trọng nhau thông qua việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
1.2. Cơ sở pháp luật của áp dụng hình phạt
1.2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình
phạt
1.2.1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về căn cứ quyết
định hình phạt
Theo Điều 50 BLHS năm 2015, khi quyết định hình phạt, Toà án căn
cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ
và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của BLHS (Điều 54 BLHS):
Khi có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51
BLHS thì Tòa án có thể áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải nằm trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật quy định (Khoản 1 Điều 54 BLHS năm
2015); hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác nhẹ hơn nếu điều luật chỉ có
01 khung hình phạt (Khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015); nhưng đối với người
phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò
không đáng kể thì không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn
của điều luật (Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015). Đây là điểm mới của
BLHS năm 2015.
22
- Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội.
Tại Khoản 1 Điều 57 BLHS năm 2015 quy định: “Đối với hành vi
chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định
theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội
và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”.
Tại Khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 quy định: “Đối với trường hợp
phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao
nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20
năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt
tù mà điều luật quy định”.
Đây là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999.
- Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm tội chưa đạt (Điều 15 BLHS).
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Khác với chuẩn bị phạm tội, người phạm tội chưa đạt chịu trách nhiệm hình
sự về tất cả tội phạm chưa đạt, không phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ
quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt giống như phạm tội
chưa đạt nhưng nghiêm khắc hơn.
- Quy định của BLHS 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp
đồng phạm.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức
đều là những người đồng phạm (Điều 17 BLHS).
23
Tại Điều 58 BLHS năm 2015 quy định: “Khi quyết định hình phạt đối
với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm,
tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự
thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.
- Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm nhiều tội.
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp
khi xét xử, toà án kết án bị cáo từ hai tội trở lên và khi quyết định hình phạt,
toà án quyết định hình phạt cho từng tội sau đó tổng hợp hình phạt chung của
các tội đó để buộc bị cáo chấp hành theo quy định tại Điều 55 BLHS năm
2015. Trên thực tiễn cho thấy có trường hợp các hình phạt không cùng loại
với nhau, toà án không thể chọn một loại hình phạt chung cho tất cả các tội
mà có thể áp dụng các loại hình phạt khác nhau đối với từng tội.
* Đối với hình phạt chính:
Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng
là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung
không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ và
không quá 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
Nếu các hình phạt đã tuyên vừa là cải tạo không giam giữ, và vừa là tù
có thời hạn, thì chuyển đổi theo tỷ lệ: 03 ngày cải tạo không giam giữ được
chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung
thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì
hình phạt chung là tử hình;
24
Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền
phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;
* Đối với hình phạt bổ sung:
Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết
định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng
đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt
chung;
Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp
hành tất cả các hình phạt đã tuyên”.
- Quy định áp dụng án treo được quy định tại Điều 65 BLHS năm
2015:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp
dụng đối với người bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của
người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy không cần bắt họ phải
chấp hành hình phạt tù. Thời gian thử thách áp dụng đối với người được
hưởng án treo là gấp đôi mức hình phạt tù và thấp nhất là 01 năm và cao nhất
là 5 năm. Nếu trong thời gian thử thách mà vi phạm quy định của Luật Thi
hành án hình sự hoặc BLHS thì bị xử lý.
1.2.1.2. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về miễn hình
phạt
Tại Điều 59 BLHS năm 2015: “Người phạm tội có thể được miễn hình
phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 54 của Bộ
luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn
trách nhiệm hình sự”.
Nghĩa là, để được miễn hình phạt người phạm tội phải có nhiều tình tiết
giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS và đảm bảo các điều kiện khác mà các
25
điều kiện khác này mới có thể được miễn hình phạt hay không, đó là đáng
được khoang hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự.
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1 tác giả luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận
về ADHP như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của ADHP; những
quy định của BLHS có tác động đến ADHP; các hình phạt mà TAND cấp
huyện được áp dụng theo quy định của BLHS năm 2015. Kết quả nghiên cứu
cho thấy:
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những người được Nhà nước trao
quyền thực hiện ADHP nên phải tuân thủ những quy định pháp luật hình sự
và tố tụng hình sự để xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ thu thập được
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm xác định sự thật khách quan về
vụ án, xem xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân
thân người thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó, lựa chọn mức hình phạt sao
cho tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội của một người, một pháp nhân hay miễn hình phạt hoặc miễn trách
nhiệm hình sự, nhằm đảm bảo được mục đích phòng, chống tội phạm trong xã
hội.
Ý nghĩa của ADHP là giáo dục và răn đe và ngăn ngừa người phạm tội.
đồng thời còn có ý nghĩa trong việc giáo dục cho mọi người trong xã hội tôn
trọng pháp luật.
Những nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở để tác giả khảo sát, đánh giá ở
các chương tiếp theo của luận văn.
26
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát tình hình áp dụng hình phạt tại TAND huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai
Theo số liệu thống kê 05 năm qua (2013- 2017), trung bình hàng năm
TAND huyện Xuân Lộc thụ lý trên 800 vụ án các loại, trong đó trên 160 án
hình sự, cụ thể: năm 2013 là 197 vụ/331 bị cáo; năm 2014 là 200 vụ/398 bị
cáo; năm 2015 là 166 vụ/315 bị cáo; năm 2016 là 175 vụ/311 bị cáo; năm
2017 là 166 vụ/306 bị cáo. Cụ thể:
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và xét xử vụ án hình sự của Tòa án
nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017
Năm
Thụ lý Xét xử
Hình
phạt
chính
Hình
phạt bổ
sung
Cho
hưởng
án treo
Miễn
trách
nhiệm
hình sự
Số vụ
Số bị
cáo
Số vụ
Số bị
cáo
2013 197 331 181 289 289 5 80 0
2014 200 398 190 380 380 12 127 0
2015 166 315 153 279 279 11 72 0
2016 175 311 158 269 267 17 34 2
2017 166 306 157 290 290 11 33 0
Tổng 904 1.661 839 1.507 1.505 56 346 2
(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc)
Trong thời gian 5 năm, từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện
Xuân Lộc thụ lý 904 vụ án hình sự với 1.661 bị cáo; tiến hành đưa ra xét xử
sơ thẩm là 839 vụ án với 1.507 bị cáo. Qua xét xử, TAND huyện Xuân Lộc
ADHP chính 1.505 bị cáo; ADHP bổ sung 56 bị cáo; phạt tù nhưng cho
27
hưởng án treo là 346 bị cáo; miễn trách nhiệm hình sự là 02 bị cáo. Đối với
việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung, có vụ trả hồ sơ 02 - 03 lần
(do trong năm 2014 cơ quan giám định chưa có phương tiện để giám định
hàm lượng của các chất ma tuý).
Một trong những chỉ số phản ánh khái quát tình hình xét xử của Toà án
nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai về các vụ án đã xét xử bị kháng
cáo, kháng nghị và xét xử phúc thẩm từ năm 2013 đến năm 2017 cụ thể như
sau:
Năm 2013 có 22 vụ/29 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xử y án sơ
thẩm 17 bị cáo; Đình chỉ xét xử phúc thẩm 8 bị cáo; Sửa án 4 bị cáo do lỗi
khách quan.
Năm 2014 có 26 vụ/46 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xử y án sơ
thẩm 15 bị cáo; Đình chỉ xét xử phúc thẩm 19 bị cáo; Hủy án 2 vụ/4 bị cáo do
lỗi chủ quan của Thẩm phán; Sửa án 8 bị cáo do lỗi khách quan.
Năm 2015 có 16 vụ/22 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xử y án sơ
thẩm 16 bị cáo và đình chỉ xét xử phúc thẩm 4 bị cáo; Sửa án 2 vụ/2 bị cáo do
lỗi khách quan.
Năm 2016 có 18 vụ/39 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xét xử y án 26
bị cáo và Đình chỉ xét xử phúc thẩm 4 bị cáo; Sửa án 9 vụ/9 bị cáo do lỗi
khách quan.
Năm 2017 có 20 vụ/29 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xét xử y án 16
bị cáo và Đình chỉ xét xử phúc thẩm 7 bị cáo; Sửa án 5 vụ do lỗi khách quan,
còn 01 vụ chưa có kết quả xét xử phúc thẩm.
Thời gian qua, TAND huyện Xuân Lộc đã hoạt động xét xử đúng pháp
luật, không có kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội.
2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
28
2.2.1. Thực trạng áp dụng hình phạt và nguyên nhân
2.2.1.1. Thực trạng áp dụng hình phạt chính và nguyên nhân
Bảng 2.2: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt
chính của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013
đến 2017
Năm
Tổng số
vụ án
xét xử
Tổng
số bị
cáo
Cảnh
Cáo
Phạt
tiền
Cải tạo
không
giam giữ
Trục
xuất
Phạt tù
đến 15
năm
2013 181 289 0 18 2 0 189
2014 190 380 0 12 15 0 226
2015 153 279 1 31 33 0 142
2016 158 269 0 29 11 0 197
2017 157 290 0 32 10 0 215
Tổng 839 1507 1 122 71 0 969
(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc)
Trong thời gian qua, TAND huyện Xuân Lộc đã xét xử 839 vụ án hình
sự với 1.507 bị cáo, ADHP: tiền là 122 bị cáo, phạt cải tạo không giam giữ là
71 bị cáo, phạt tù có thời hạn dưới 15 năm là 969 bị cáo; có 01 bị cáo bị
ADHP cảnh cáo; ngoài ra không còn áp dụng loại hình phạt nào khác, cụ thể:
Năm 2013 xét xử 181 vụ án, trong đó ADHP tiền là 18 bị cáo, cải tạo
không giam giữ 02 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 189 bị cáo.
Năm 2014 xét xử 380 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 12 bị cáo, cải tạo
không giam giữ 15 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 226 bị cáo.
Năm 2015 xét xử 279 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 31 bị cáo, trục
xuất là 01 bị cáo, cải tạo không giam giữ 33 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn
là 142 bị cáo.
Năm 2016 xét xử 269 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 29 bị cáo, cải tạo
không giam giữ 11 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 197 bị cáo.
29
Năm 2017 xét xử 290 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 32 bị cáo, cải tạo
không giam giữ 10 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 215 bị cáo.
Từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện Xuân Lộc xét xử các vụ án
hình sự đã ADHP chính đối với tất cả các đều đảm bảo đúng các quy định của
pháp luật. Các vụ án có kháng cáo, kháng nghị về cơ bản TAND phúc thẩm
đều xử y án sơ thẩm, không có vụ án nào bị kháng nghị theo trình tự giám đốc
thẩm.
Nguyên nhân của việc ADHP chính đúng là:
Đội ngũ Thẩm phán của TAND huyện Xuân Lộc có đạo đức nghề
nghiệp, năng lực chuyên môn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nên trong
thời gian qua ADHP cho tất cả các bị cáo đảm bảo theo đúng quy định của
pháp luật hình sự và được dư luận đồng tình.
Trong quá trình xét xử, TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã
đánh giá được toàn bộ sự thật khách quan của vụ án, xem xét các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ, nhân thân của người phạm tội, tuân thủ các quy định của luật
hình sự và tố tụng hình sự. Chính vì vậy, việc ADHP chính đối với các bị cáo
là đảm bảo công lý, đúng với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị
cáo.
Từ năm 2013 đến 2017, TAND huyện Xuân Lộc không ngừng phấn
đấu nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra
trường hợp thiếu sót, vi phạm. Đó là, áp dụng không đúng các tình tiết giảm
nhẹ trong trường hợp áp dụng hình phạt cho bị cáo dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt. Chẳng hạn:
Vào sáng ngày 11-5-2014, Nguyễn Ngọc Hải đến bến xe miền Đông,
Thành phố Hồ Chí Minh mua 01 cục Hêrôin của một người đàn ông không rõ
họ tên, địa chỉ, giá 1.500.000 đồng. Hải dùng bong bóng cột thành cục bằng
cỡ ngón tay cái, bỏ vào bao thuốc lá Bastor.
30
Khoảng 14 giờ 45 phút ngày 14-5-2014, Hải cùng Nguyễn Thị Cúc (là
bạn gái), đến Trại giam Xuân Lộc thăm Nguyễn Tâm Tình. Hải và Tình ngồi
nói chuyện với nhau tại bàn thăm gặp của Phân trại số 3. Trong lúc nói
chuyện, Hải lấy gói thuốc Bastor bên trong có 09 điếu thuốc, 01 cái quẹt ga
và cục Hêrôin đã chuẩn bị trước, để trên bàn rồi cả hai rút thuốc ra hút.
Khoảng 10 phút sau, Hải nói với Tình: “Bên trong gói thuốc còn một ít anh
lấy vô trại làm gì thì làm!”. Tình cầm gói thuốc lên, lấy cục Hêrôin ở trong ra
và rút một điếu thuốc bằng tay trái định hút tiếp thì ông Nguyễn Hữu Đức là
cán bộ Trại giam Xuân Lộc được phân công kiểm soát, phát hiện, đến chụp cổ
tay của Tình lại. Tình giằng co với ông Đức và ném cục Hêrôin xuống nền
nhà. Lúc này, ông Võ Văn Quyến nhìn thấy, đến nhặt lên lập biên bản phạm
tội quả tang.
Theo Kết luận giám định số: 142/PC54 ngày 17-5-2014 của Phòng kỹ
thuật hình sự công an tỉnh Đồng Nai thì chất bột màu trắng trong 01 (Một) gói
nylon hàn kín (có bao cao su bên ngoài), được niêm phong (ký hiệu M), gửi
đến giám định có thành phần Hêrôin, trọng lượng 1.7607 gam.
Bản án sơ thẩm số 102/2015/HSST ngày 21-8-2015:
- Áp dụng Điểm p Khoản 2 Điều 194; Điểm p Khoản 1, 2 Điều 46;
Điều 47; Điều 53; Điều 51 Bộ luật Hình sự, xử phạt: Nguyễn Tâm Tình - 5
năm 6 tháng (Năm năm sáu tháng) tù, tổng hợp với hình phạt tù còn lại của
các Bản án số 789/2006/HSST ngày 19-12-2006, của TAND thành phố Biên
Hòa và số 282/2007/HSST ngày 14-9-2007, của TAND tỉnh Đồng Nai, tính
đến ngày 14-5-2014 là 02 năm 02 tháng 02 ngày. Buộc bị cáo chấp hành hình
phạt chung là 07 năm 8 tháng 02 ngày tù, thời hạn tù tính từ ngày 14-5-2014.
- Áp dụng Khoản 1 điều 194; Điểm p khoản 1, 2 điều 46; Điều 53 Bộ
luật Hình sự, xử phạt: Nguyễn Ngọc Hải - 3 năm (Ba năm) tù, thời hạn tù tính
từ ngày 14-5-2014.
31
Rõ ràng, Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Tình dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt là không đúng theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự
vì không đảm bảo “ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46”.
Thực tiễn áp dụng hình phạt của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai còn cho thấy khi tiến hành xét xử, Toà án đã không xem xét một
cách toàn diện, do không xét hỏi một cách đầy đủ, chẳng hạn về các tình tiết
giảm nhẹ, dẫn đến bản án bị sửa, cụ thể là:
Vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 01 năm 2015, tại Quốc lộ 1A,
Nguyễn Thành Trung không có giấy phép lái xe theo quy định, điều khiển xe
mô tô mang biển số 60B5 – 39627, không làm chủ tốc độ nên đã gây tai nạn
giao thông, điểm đụng trên phần đường giành cho xe ô tô. Hậu quả làm cháu
Nguyễn Vũ Yến Nhi chết, anh Nguyễn Văn Hải, cháu Nguyễn Lê Quỳnh Nhi,
cháu Nguyễn Thị Bích Trâm và cháu Lê Thị Mỹ Uyên bị thương tích.
TAND huyện Xuân Lộc xét xử tại Bản án hình sự sơ thẩm số
31/2016/HSST ngày 11/3/2016:
Áp dụng Điểm a, b Khoản 2 Điều 2012 BLHS phạt Nguyễn Thành
Trung 4 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 11/3/2016, được khấu trừ thời gian
tạm giam tại Bản án số 126/2012/HSST ngày 25/9/2012 của Tòa án nhân dân
huyện Xuân Lộc, từ ngày 13/6/2012 đến 01/8/2012.
Bị cáo Nguyễn Thành Trung kháng cáo xin hưởng án treo. Tại phiên
tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thành Trung đã cung cấp tài liệu mới có xác
nhận của chính quyền địa phương, trong đó có ông ngoại là Nguyễn Việt
Hùng có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được Nhà nước
tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ và Huân chương chiến sĩ vẻ vang
hạng 3; có cậu ruột Trần Văn Tư là liệt sĩ, đây là tình tiết giảm nhẹ mới quy
định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS; tại Bản án hình sự phúc thẩm số
183/2016/HSPT ngày 13/7/2016 của TAND tỉnh Đồng Nai đã quyết định:
32
Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 11/3/2016 của
TAND huyện Xuân Lộc, cụ thể:
Áp dụng các Điểm a, b Khoản 2 điều 202; Điểm b, p Khoản 1, Khoản 2
Điều 46 Bộ luật Hình sự:
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Trung 03 (Ba) năm tù, thời hạn tù tính từ
ngày 11/3/2016.
Qua đó cho thấy, Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 11-3-
2016 của TAND huyện Xuân Lộc đã đánh giá được sự thật khách quan của vụ
án, xem xét các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm xuất
hiện tình tiết giảm nhẹ có người thân là người có công với cách mạng, là liệt
sĩ nên HĐXX phúc thẩm quyết định áp dụng thêm Khoản 2 Điều 46 BLHS
sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 11/3/2016 của TAND
huyện Xuân Lộc về phần hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thành Trung, xử
phạt bị cáo Trung 03 (Ba) năm tù.
Như vậy, nếu tại phiên toà sơ thẩm Hội đồng xét xử kiểm tra kỹ (trong
đặt câu hỏi là bị cáo có người nào trong thân nhân là người có công với cách
mạng), thì việc áp dụng hình phạt sẽ đi theo một hướng khác, tức có lợi cho
người bị kết án. Chính vì lẽ đó, mà phần nhiều pháp luật yêu cầu khi xét xử
Toà án phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện các chứng cứ cả chứng cứ
buộc tội cũng như chứng cứ gỡ tội.
2.2.1.2. Thực trạng quyết định hình phạt bổ sung và nguyên nhân
Bảng 2.3: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt bổ
sung của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017
Năm
Tổng số
vụ án xét
xử
Tổng số
bị cáo
Cấm đảm
nhiệm
chức vụ
Cấm hành nghề
hoặc làm công
việc nhất định
Phạt
tiền
Các hình
phạt bổ
sung khác
2013 181 289 0 0 5 0
33
2014 190 380 0 0 23 0
2015 153 279 0 0 11 0
2016 158 271 0 0 17 0
2017 157 290 0 1 10 0
Tổng 839 1507 0 1 66 0
(Nguồn:Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc)
Từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của TAND huyện Xuân Lộc từ
năm 2013 đến 2017, TAND huyện Xuân Lộc đã ADHP bổ sung tổng cộng là
67 lượt trong tổng số 1507 bị cáo đưa ra xét xử. Cụ thể:
Năm 2013: ADHP bổ sung phạt tiền cho 5 bị cáo.
Năm 2014: ADHP bổ sung phạt tiền cho 23 bị cáo.
Năm 2015: ADHP bổ sung phạt tiền cho 11 bị cáo.
Năm 2016: ADHP bổ sung phạt tiền cho 17 bị cáo.
Năm 2017: ADHP bổ sung cấm hành nghề 01 bị cáo và phạt tiền cho
10 bị cáo.
Việc ADHP bổ sung của TAND huyện Xuân Lộc trong những năm qua
nhìn chung là tương đối ít, chủ yếu là hình phạt tiền đối với bị cáo phạm tội
“Đánh bạc”. Việc ADHP này đúng theo quy định của pháp luật, phù hợp với
tính chất của từng vụ án, rất cần thiết nhằm hỗ trợ hình phạt chính được thực
thi một cách nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
TAND huyện Xuân Lộc ADHP bổ sung đúng là do các nguyên nhân:
TAND huyện Xuân Lộc có đội ngũ Thẩm phán hiểu và vận dụng đúng
về hình phạt bổ sung đó là loại hình phạt kèm theo và mang tính chất hỗ trợ
cho hình phạt chính, không được áp dụng độc lập, cân nhắc các điều kiện, lựa
chọn loại hình phạt bổ sung thích hợp, từ đó có những quyết định áp dụng
hình phạt bổ sung đúng theo quy định của pháp luật hình sự.
34
2.2.1.3. Thực trạng quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm,
phạm nhiều tội và nguyên nhân
* Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:
Bảng 2.4: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp đồng
phạm của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013
đến 2017
Năm
Tổng số vụ
Án
Tổng số bị cáo
Áp dụng hình
phạt chính
Áp dụng hình
phạt bổ sung
2013 57 164 164 5
2014 61 215 215 11
2015 50 164 164 10
2016 39 143 143 17
2017 29 153 153 10
Tổng cộng 236 839 839 53
(Nguồn:Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc)
Từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện Xuân Lộc đã tiến hành xét
xử 236 vụ án có đồng phạm (trong tổng số 839 vụ án) chiếm tỷ lệ 28,12 %,
với số bị cáo là 839, trong đó TAND đã ADHP chính đối với 839 bị cáo và
ADHP bổ sung đối với 53 bị cáo. Cụ thể:
Năm 2013, đã xét xử 57 vụ tuyên phạt 164 bị cáo, trong đó ADHP
chính 164 bị cáo và ADHP bổ sung 5 bị cáo.
Năm 2014, đã xét xử 61 vụ tuyên phạt 215 bị cáo, trong đó ADHP
chính 215 bị cáo và ADHP bổ sung 11 bị cáo.
Năm 2015, đã xét xử 50 vụ tuyên phạt 164 bị cáo, trong đó ADHP
chính 164 bị cáo và ADHP bổ sung 10 bị cáo.
Năm 2016, đã xét xử 39 vụ tuyên phạt 143 bị cáo, trong đó ADHP
chính 143 bị cáo và ADHP bổ sung 17 bị cáo.
35
Năm 2017, đã xét xử 29 vụ tuyên phạt 153 bị cáo, trong đó ADHP
chính 153 bị cáo và ADHP bổ sung 10 bị cáo.
Qua đó nhận thấy, số lượng án do đồng phạm thực hiện từ năm 2013
đến năm 2017 giảm về số vụ cũng như số bị cáo. Phần lớn hình phạt chính áp
dụng đối với các bị cáo là hình phạt tù và hình phạt tù nhưng cho hưởng án
treo, đối với một số bị cáo áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là do
phạm tội “đánh bạc” ở quy mô nhỏ. Kèm theo hình phạt chính, TAND huyện
Xuân Lộc đã ADHP bổ sung bằng hình phạt tiền 53 bị cáo, nhằm đủ sức răn
đe các bị cáo và để giáo dục phòng ngừa chung.
Trong thời gian qua, TAND huyện Xuân Lộc đánh giá toàn diện, xem
xét vai trò của từng bị cáo và được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định. Từ đó đưa ra bản án đúng người, đúng tội và đảm bảo tính
công bằng.
* Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Bảng 2.5: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm
nhiều tội của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm
2013 đến 2017
Năm
Tổng số vụ
án
Tổng số bị cáo
Áp dụng hình
phạt chính
Áp dụng hình
phạt bổ sung
2013 02 02 02 0
2014 05 18 18 0
2015 01 02 02 0
2016 0 0 0 0
2017 01 01 01 0
Tổng cộng 09 23 23 0
(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc)
36
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự từ năm 2013 đến năm 2017 của
TAND huyện Xuân Lộc cho thấy: Trong tổng số 839 vụ thì có 09 vụ án có bị
cáo phạm nhiều tội (chiếm tỷ lệ 1.07 %) với 23 bị cáo, trong đó đã ADHP
chính 23 bị cáo, bao gồm:
Năm 2013, đã xét xử 02 vụ, tuyên phạt hình phạt chính 02 bị cáo.
Năm 2014, đã xét xử 05 vụ, tuyên phạt hình phạt chính 18 bị cáo.
Năm 2015, đã xét xử 01 vụ tuyên phạt hình phạt chính 02 bị cáo.
Năm 2016, không có trường hợp phạm phạm nhiều tội.
Năm 2017, đã xét xử 01 vụ tuyên phạt hình phạt chính 01 bị cáo.
Trong 09 vụ án, TAND đã ADHP chính đối với 23 bị cáo, không
ADHP bổ sung; 02 vụ án có kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm đã đình chỉ xét
xử phúc thẩm 01 vụ; y án về tội danh 01 vụ. Các bản án đã tuyên, đảm bảo
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có kết án người không thực hiện
hành vi phạm tội, được dư luận đồng tình. Các phiên toà được tổ chức theo
quy định của Tòa án nhân dân Tối cao.
* Nguyên nhân của việc ADHP đúng trong trường hợp đồng phạm,
phạm nhiều tội tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là: TAND (Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân) huyện Xuân Lộc đã xem xét đầy đủ các tình tiết khách
quan của vụ án, xét xử một cách dân chủ, công khai, công bằng, tuân thủ các
quy định của pháp luật về đồng phạm, phạm nhiều tội. Không có trường hợp
nào cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt so với hình phạt cấp sơ thẩm đã tuyên.
2.2.1.4. Thực trạng áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
37
Bảng 2.6: Tình hình áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến
2017
Năm
Tổng số
Vụ án
Tổng số bị cáo
Áp dụng hình
phạt chính
Áp dụng hình
phạt bổ sung
2013 11 11 11 0
2014 19 30 30 0
2015 7 8 8 0
2016 6 11 11 0
2017 11 11 11 0
Tổng cộng 54 71 71 0
(Nguồn:Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc)
Trong thời gian qua (từ năm 2013 đến năm 2017), TAND huyện Xuân
Lộc đã xét xử 54 vụ án tuyên phạt 71 bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội,
đã ADHP chính đối với 71 bị cáo, không có trường hợp nào ADHP bổ sung.
Cụ thể:
Năm 2013, xét xử 11 vụ 11 bị cáo, ADHP chính 11 bị cáo;
Năm 2014, xét xử 19 vụ 30 bị cáo, ADHP chính 30 bị cáo;
Năm 2015, xét xử 07 vụ 08 bị cáo, ADHP chính 08 bị cáo;
Năm 2016, xét xử 06 vụ 11 bị cáo, ADHP chính 11 bị cáo;
Năm 2017, xét xử 11 vụ 11 bị cáo, ADHP chính 11 bị cáo;
Các vụ án có người dưới 18 tuổi được tiến hành đúng theo quy định
của BLHS và Tố tụng hình sự. Quá trình xét xử luôn đảm bảo cho người dưới
18 tuổi có cơ hội để sửa chữa sai phạm trở thành người có ích cho xã hội. Ví
dụ:
Khoảng trưa ngày 23/9/2016, tại khu vực trước cổng Trung tâm Văn
hóa thể thao huyện Xuân Lộc, Nguyễn Bá Tú (sinh ngày 05/01/2002), Trần
38
Văn Thống và Nguyễn Quốc Hoàng đã có hành vi dùng 01 cây tuýp sắt tròn
dài 75cm, đường kính 2,5cm đánh vào đầu cháu Nguyễn Quang Hải gây
thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 43%. Chỉ vì mâu thuẫn với bạn là
Nguyễn Quang Hải, Tú đã gọi điện cho Hoàng và Thống đến giúp mình vì bị
Hải dọa đánh.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 51/2017/HSST ngày 23/5/2017 đã quyết
định ADHP bị cáo Nguyễn Bá Tú 01 (Một) năm 06 (Sáu) tháng tù, nhưng cho
hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 (Ba) năm tính từ ngày tuyên án sơ
thẩm.
Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, việc ADHP đối với bị cáo là người
dưới 18 tuổi phạm tội cũng gặp những khó khăn như:
Việc xác định độ tuổi của bị cáo là người dưới 18 tuổi mà các loại tài
liệu chứng minh ngày, tháng, năm sinh như: Giấy khai sinh, sổ đăng ký khai
sinh, chứng minh nhân dân, học bạ… của bị cáo không thống nhất với nhau
nên dẫn đến quan điểm xử lý khác nhau đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
2.2.2. Thực trạng miễn trách nhiệm hình sự tại huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai
Từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện Xuân Lộc xét xử có 01 vụ
án - 02 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự, thực hiện trong năm 2016. Hai
bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự đều phạm tội ít nghiêm trọng, do thay
đổi chính sách hình sự về tội đánh bạc (số tiền dùng để đánh bạc trên
2.000.000 và chưa đến 5.000.000đ ồng), vụ án đưa ra xét xử sau ngày công bố
Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:
Khoảng giữa tháng 08-2015, đối tượng tên Vũ (không rõ nhân thân lai
lịch), thuê mặt bằng nhà của Hồng để đặt máy bắn cá điện tử được thua bằng
tiền và thuê Hồng quản lý, Vũ trả công cho Hồng 3.000.000 đồng/tháng (gồm
tiền thuê mặt bằng 500.000 đồng và tiền công của Hồng 2.500.000 đồng). Vũ
39
giao cho Hồng 01 cái máy bắn cá điện tử 08 vị trí ngồi chơi và hướng dẫn
Hồng cách thức sử dụng. Khoảng 10 ngày Vũ đến chốt điểm và tính tiền được
thua với Hồng.
Cách thức chơi: Người chơi đến gặp Hồng mua điểm theo tỷ lệ 100
điểm = 10.000 đồng và ngược lại. Nếu người chơi bị thua hết số điểm thì gặp
Hồng để mua điểm, nếu người chơi thắng thì đổi điểm lấy tiền.
Vào lúc 18 giờ 00 ngày 28-9-2015, Công an huyện Xuân Lộc bắt quả
tang Nguyễn Văn Hồng đang sử dụng máy điện tử bắn cá được thua bằng tiền
với Phan Đại Nhân, Võ Tuấn Anh, Đặng Công Thành, cụ thể:
Phan Đại Nhân đến chơi điện tử bắn cá được thua bằng tiền, Nhân mua
của Hồng 02 lần điểm, lần thứ nhất là 100.000 đồng tương ứng với 1.000
điểm và lần thứ 02 là 200.000 đồng, tương ứng với 2.000 điểm. Nhân thắng
và đổi được 300.000 đồng. Khi bị bắt quả tang thì bảng điểm vị trí Nhân chơi
là 20.723 điểm, tương đương 2.072.300đồng. Nhân phải chịu trách nhiệm đối
với số tiền dùng để đánh bạc của là: 2.072.300 đồng (tiền thắng) + 100.000
đồng (lần mua điểm thứ nhất) + 200.000 đồng (mua điểm lần thứ 2) +
300.000 đồng (tiền thắng đổi điểm lấy tiền) = 2.672.300 đồng.
Võ Tuấn Anh đến chơi điện tử bắn cá được thua bằng tiền, Tuấn Anh
đã mua của Hồng 02 lần, tổng số tiền là 300.000đồng tương đương 3.000
điểm, mỗi lần là 150.000 đồng. Khi bị bắt quả tang tại vị trí Tuấn Anh chơi là
1.748 điểm, tương đương 174.800 đồng. Võ Tuấn Anh phải chịu trách nhiệm
đối với số tiền dùng để đánh bạc của là: 300.000 đồng.
Đặng Công Thành đến chơi điện tử bắn cá được thua bằng tiền, Thành
mua của Hồng 02 lần, với tổng số tiền là 400.000 đồng, tương ứng với 4.000
điểm, mỗi lần là 200.000đồng. Khi bị bắt quả tang tại vị trí Thành chơi là
2.516 điểm, tương đương 251.600 đồng. Thành phải chịu trách nhiệm đối với
số tiền dùng để đánh bạc của là: 400.000 đồng.
40
Như vậy, số tiền đánh bạc của Hồng = tổng số tiền đánh bạc của Tuấn
Anh, Thành và Nhân cộng lại là: 300.000 đồng + 400.000 đồng + 2.672.300
đồng = 3.372.300 đồng.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Xuân Lộc truy tố Nguyễn Văn Hồng và
Phan Đại Nhân về tội: “Đánh bạc” theo Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự
năm 1999.
Theo Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, Quốc hội thông
qua ngày 27-11-2015, công bố ngày 09-12-2015, quy định: Số tiền dùng để
đánh bạc phải từ 5.000.000đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000đồng, đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322
của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của
Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm tội.
Các bị cáo Hồng và Nhân số tiền dùng để đánh bạc đều trên
2.000.000đồng nhưng dưới 5.000.000đồng, các bị cáo chưa bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc và cũng chưa bị
kết án về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số:
43/2016/HSST ngày 14-4-2016, của TAND huyện Xuân Lộc áp dụng Khoản
1 Điều 248; Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999; Khoản 1 Điều 321 Bộ luật
Hình sự năm 2015; Nghị quyết số 109/2015/QH13 Quốc hội Khóa XIII.
Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Văn Hồng và Phan Đại Nhân phạm tội:
“Đánh bạc”; Miễn trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Nguyễn Văn Hồng
và Phan Đại Nhân.
* Nguyên nhân của việc miễn trách nhiệm hình sự đúng của TAND
huyện Xuân Lộc là do: Đội ngũ Thẩm phán nhận thức và thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện miễn hình phạt đó là người bị
kết án đã thực hiện hành vi phạm tội được Bộ luật Hình sự năm 1999 quy
41
định nhưng với mức độ đó thì Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi đó là
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên TAND miễn chấp hành hình phạt.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, tác giả Luận văn đã nêu và phân tích thực trạng
ADHP, miễn trách nhiệm hình sự của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017. Thông qua sự phân tích cũng thấy
rõ việc áp dụng đúng quy định của pháp luật, chỉ ra được những tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân của việc ADHP trong các vụ án hình sự trên địa bàn
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Qua đó, tác giả dùng làm căn cứ trong đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng đúng hình phạt của
TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tiếp theo.
42
Chương 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT
TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Yêu cầu áp dụng đúng hình phạt tại huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai
3.1.1. Yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong áp dụng hình phạt
Pháp chế XHCN trong ADHP là nói đến một Nhà nước có hệ thống
pháp luật hình sự chất lượng và sự tuân thủ pháp luật của mọi tầng lớp trong
xã hội một cách nghiêm chỉnh. Đồng thời, ngày càng phải được tăng cường
pháp chế để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc của ADHP như công lý, dân
chủ, công bằng, nhân đạo, bảo vệ quyền con người.
Nguyên tắc pháp chế XHCN là nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động
xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Điều 2 BLHS 2015 quy định [30, tr.
1]: “1. Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự; 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được
quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Những hành vi bị coi là tội phạm và ADHP phải được quy định trong
BLHS, nếu hành vi đó không có quy định trong BLHS là không được kết án
và ADHP. Do đó, khi tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội phát triển
đến một mức nào đó mà pháp luật không còn điều chỉnh tất cả các quan hệ xã
hội, thì Nhà nước phải kịp thời bổ sung, sửa đổi các quy định của BLHS
tương ứng để làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm có
hiệu quả.
Đối với nguyên tắc pháp chế XHCN trong ADHP cần đòi hỏi về phía
Nhà nước đó là: Sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội
phạm hoặc là sửa đổi, bổ sung hay xóa bỏ quy định một hình phạt mới phải
được tiến hành theo luật định.
43
Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế XHCN còn đòi hỏi pháp luật hình sự
phải được xây dựng sao cho hướng tới hoàn thiện nhưng phải thực hiện trên
cơ sở khoa học, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm. Sao cho các hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được Luật hình sự quy
định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu
quả pháp lý của nó.
Nguyên tắc pháp chế XHCN trong ADHP còn là việc thực hiện trong
quá trình xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sao cho không bỏ
lọt tội phạm và cũng không kết án oan người không phạm tội. Hình phạt mà
Toà án áp dụng cho người phạm tội phải đảm bảo tính công bằng, nhân đạo
và phù hợp với các quy định của pháp Luật hình sự.
Nguyên tắc pháp chế XHCN trong ADHP còn là trong việc đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi người thực hiện tội
phạm, trong việc áp dụng pháp luật hình sự phải chính xác và thống nhất,
không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xã hội... của người phạm tội.
Pháp luật hình sự phải được các cơ quan có thẩm quyền giải thích cụ thể, kịp
thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hiểu và thực hiện của các cơ quan Nhà
nước và mọi công dân.
Chính vì vậy, khi ADHP TAND huyện Xuân Lộc phải xem xét tất cả
các tình tiết của vụ án, đối chiếu với các quy định của BLHS để lựa chọn loại
hình phạt, mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành
vi phạm tội, nhân thân người thực hiện hành vi phạm tội và hoàn cảnh cụ thể
và còn phải đáp ứng đảm bảo tình hình chính trị - xã hội ở địa phương mà
phải phù hợp quy định của pháp luật. Trong thực tiễn xét xử các TAND
không thực hiện đúng các yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN khi ADHP
cũng thực hiện không tốt, dẫn đến những vụ án mà bản án đã xét xử có hiệu
lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
44
3.1.2. Yêu cầu đảm bảo công lý, bảo vệ quyền con người và phòng
ngừa tội phạm trong áp dụng hình phạt
Công bằng, bình đẳng là nguyên tắc cơ bản của quá trình giải quyết vụ
án hình sự. Một yêu cầu đặc ra là những quy định của pháp luật hình sự và tố
tụng hình sự làm sao bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự có cơ hội, điều kiện như nhau về thực hiện chức năng
buộc tội và chức năng bào chữa trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Hai
chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là chức năng buộc tội và chức năng bào
chữa mà hoạt động càng dân chủ, bình đẳng thì việc tìm chân lý càng được
bảo đảm và hiệu quả hơn.
Thời gian qua, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của nước ta đã có
những sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực
hiện quyền bào chữa hiệu quả hơn; quyền của người bào chữa tham gia tố
tụng được tham gia thực hiện sớm hơn; và từng bước được mở rộng các
quyền của người bào chữa, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nhưng xét cả hai
phương diện pháp lý và thực tiễn, thì các bên trong quan hệ tố tụng cũng chưa
đáp ứng như tính công bằng, bình đẳng như luật pháp quốc tế. Tính bị lệ
thuộc của người bào chữa vào các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa đáp
ứng được tinh thần của nhà làm luật. Người bào chữa chưa được bình đẳng
với bên buộc tội trong quá trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án. Từ đó,
đã làm ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, và yêu cầu
xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng, bảo vệ công lý, ảnh hưởng đến
cơ chế pháp lý thúc đẩy các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoàn thiện, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các bên đối trọng nhau để tìm ra sự thật khách
quan của nội dung vụ án.
TAND ADHP phải thể hiện tính công bằng, công lý, áp dụng loại hình
phạt và mức hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm
45
của hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội. Phải luôn xác định họ
phạm tội là vì hoàn cảnh và điều kiện xã hội và xã hội sẽ cải tạo họ trở thành
con người lương thiện. TAND ADHP với người phạm tội không có tính chất
trả thù mà phải thể hiện nguyên tắc nhân đạo. Nếu rơi vào trường hợp chọn
thì nên lựa chọn loại hình phạt nhẹ hơn như: Giữa hình phạt tù với hình phạt
tử hình thì ADHP tù, chỉ ADHP tử hình khi không thể cải tạo được người
phạm tội và vì lợi ích chung của xã hội; hoặc đối với những người không cần
thiết phải ADHP tù giam thì cho họ được hưởng án treo hoặc chuyển sang
hình phạt khác nhẹ hơn.
3.1.3. Đối với nhiệm vụ tiếp tục cải cách tư pháp
Nhà nước sử dụng Luật hình sự và Tố tụng hình sự làm công cụ quyền
lực nhất trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự, an toàn
xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN. Nên công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là
phải hết sức chú trọng đến mục tiêu đề cao công lý, không làm oan người vô
tội và không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức và công dân.
Thời gian qua, về mặt xây dựng và hoàn thiện thể chế, Nhà nước cũng
đã tiếp tục kế thừa những nguyên tắc pháp lý tiến bộ của nhân loại và bổ sung
các điều kiện để phù hợp với xã hội Việt Nam như các nguyên tắc: Toà án xét
xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; hay quyền bình đẳng trước pháp luật; được
coi là chưa có tội cho đến khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tòa án; quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và
người bào chữa đã được điều chỉnh cơ bản; hoặc trách nhiệm của các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sao cho bảo đảm hiệu quả trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ... Trong quá trình thực hiện ADHP
đối với người phạm tội đã được triển khai thực hiện trên thực tế, với chủ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAYLuận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niênBảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
 
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAYLuận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
 
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 
Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long AnLuận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
 
Tội cố ý gây thương tích tổn hại cho sức khỏe của người khác, 9đ
Tội cố ý gây thương tích tổn hại cho sức khỏe của người khác, 9đTội cố ý gây thương tích tổn hại cho sức khỏe của người khác, 9đ
Tội cố ý gây thương tích tổn hại cho sức khỏe của người khác, 9đ
 
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sựĐề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
 

Similar to Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ

Similar to Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ (20)

Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp Luật Hình Sự Việt Nam
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp Luật Hình Sự Việt NamCác tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp Luật Hình Sự Việt Nam
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp Luật Hình Sự Việt Nam
 
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thực tiễn tại Đà Nẵng, HAY
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thực tiễn tại Đà Nẵng, HAYTình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thực tiễn tại Đà Nẵng, HAY
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thực tiễn tại Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAYLuận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
 
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
 
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
 
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (17)

Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ ANH DŨNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ ANH DŨNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI, năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Áp dụng hình phạt theopháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PG.TS Hồ Sỹ Sơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc; các số liệu, ví dụ và trích dẫn đảm bảo tính chính xác, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Người cam đoan Võ Anh Dũng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG HÌNH PHẠT................................................................................................................ 7 1.1. Cơ sở lý luận của áp dụng hình phạt...................................................... 7 1.2. Cơ sở pháp luật của áp dụng hình phạt................................................ 21 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI......................................... 26 2.1. Khái quát tình hình áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai............................................................................ 26 2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.............................................................................................. 27 Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI................... 42 3.1. Yêu cầu áp dụng đúng hình phạt tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 42 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ................................................................. 48 KẾT LUẬN.................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADHP : Áp dụng hình phạt BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự. HĐXX : Hội đồng xét xử TAND : Tòa án nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017................................ 26 Bảng 2.2: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt chính của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017............28 Bảng 2.3: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt bổ sung của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017....................32 Bảng 2.4: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp đồng phạm của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017............34 Bảng 2.5: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 ....35 Bảng 2.6: Tình hình áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 .............37
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm là một hiện tượng xã hội có tính nguy hiểm cho xã hội mang tính lịch sử và bản chất giai cấp sâu sắc. Như vậy, xã hội có giai cấp nào cũng tồn tại tội phạm, điều quan trọng là làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế tội phạm xảy ra. Nhà nước ở mỗi xã hội có giai cấp đều có những giải pháp để thực hiện và một trong những giải pháp được Nhà nước sử dụng đó là hình phạt. Hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do toà án áp dụng đối với người hoặc pháp nhân phạm tội nhằm tước đoạt, hoặc hạn chế ở họ những quyền và lợi ích nhất định theo quy định của BLHS. Hình phạt không chỉ có mục đích là nhằm trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo đối với người phạm tội về ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng thời cũng nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật và đấu tranh ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm. Thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng cho chúng ta thấy rằng, từng cặp đôi tính cưỡng chế và thuyết phục, trừng trị và giáo dục hay tính cải tạo của hình phạt đều có tác động khác nhau và có mối quan hệ lẫn nhau được phân hóa giữa chúng trong mỗi loại hình phạt. Khi áp dụng hình phạt, tòa án phải xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, quy định của pháp luật hình sự, tình hình và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và cả nước để quyết định hình phạt sao cho đảm bảo công lý, tính nghiêm minh và công bằng xã hội. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và trên địa bàn huyện Xuân Lộc nói riêng, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp;
  • 8. 2 về tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, TAND huyện Xuân Lộc không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, trong đó có hoạt động ADHP và đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên, quá trình ADHP của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc vẫn còn những thiếu sót, vi phạm như: ADHP không đúng, ADHP khi chưa đánh giá toàn diện, đầy đủ chứng cứ. Những thiếu sót, vi phạm trên không chỉ xâm phạm quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn làm giảm niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp, ảnh hưởng xấu đến dư luận và ảnh hưởng đến việc đạt được mục đích của hình phạt. Tình trạng đó, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ngoài điều kiện tự nhiên, môi trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và của huyện Xuân Lộc nói riêng, khả năng, năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế của một số cán bộ xét xử còn có cả hạn chế, bất cập của pháp luật hình sự. Chính vì vậy, vấn đề áp dụng hình phạt của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc cần được nghiên cứu để qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc áp dụng đúng hình phạt. Cũng chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc áp dụng hình phạt trong hoạt động giải quyết đúng đắn vụ án hình sự của Tòa án nhân dân có thể nói là “vùng trũng” trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật hình sự nói riêng. Các công trình nghiên cứu có đề cập đến hình phạt, chủ yếu nghiên cứu về quyết định hình phạt - một nội dung chủ yếu và quan trọng của ADHP. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu có đề cập nghiên cứu về ADHP trong … đó có thể kể đến:
  • 9. 3 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Đắc Hùng với đề tài “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, năm 2018; - Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Minh Loan với đề tài “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”, năm 2017; - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thương Hiền với đề tài “Áp dụng hình phạt từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, năm 2017; Phân tích nội dung nghiên cứu của những công trình nghiên cứu nêu trên có thể thấy về mặt lý luận dù chưa sâu sắc và toàn diện, song đã được đề cập nghiên cứu là khái niệm, đặc điểm, các loại căn cứ, nguyên tắc v.v…. của áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó đượcnghiên cứu ở những địa bàn khác nhau của nước ta nhưng không phải là huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong khi đó, để thấy được sự phù hợp hay không của các quy định của pháp luật hình sự với thực tiễn xét xử (mà xét đến cùng là thực tiễn cuộc sống) thì việc nghiên cứu về ADHP cần được tiến hành ở càng nhiều địa bàn và ở các cấp độ khác nhau, càng nhiều càng tốt. Do vậy, việc chọn địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu ADHP, thiết nghĩ là phù hợp và có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận quy định của pháp luật và thực tiễn về ADHP trong xét xử hình sự của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, luận văn đề xuất các giải pháp để góp phần bảo đảm cho việc ADHP đúng của Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung và của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc nói riêng.
  • 10. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Phân tích những vấn đề lý luận của áp dụng hình phạt; - Phân tích thực tiễn ADHP tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; - Lập luận, đề xuất các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tại TAND cấp huyện ở nước ta hiện nay. Các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn này được nghiên cứu trên góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Luận văn lấy các quan điểm khoa học được nêu ra trong khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng; các quy định của pháp luật nước ta; thực tiễn áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thực tiễn đề tài này chỉ nghiên cứu hoạt động áp dụng hình phạt của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. - Về thời gian: Trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2013 - năm 2017). - Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • 11. 5 quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Nhà nước và pháp luật, về tội phạm và hình phạt, về phòng, chống tội phạm …. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và lô gic, phương pháp thống kê, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài là công trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về vấn đề ADHP của TAND trong thực tiễn xét xử. Bằng phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ADHP huyện Xuân Lộc. Luận văn đóng góp thêm phần nhận thức, từ đó đi đến thống nhất những vấn đề lý luận về ADHP để áp dụng trong thực tiễn ngày càng hiệu quả và hoàn thiện hơn trong kỹ thuật xây dựng pháp luật hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Bằng việc phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn ADHP của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo của các cán bộ làm công tác pháp luật, những tác giả nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và học tập ở các trường đào tạo ngành Luật. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 03 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng hình phạt.
  • 12. 6 Chương 2: Thực tiễn áp dụng hình phạt tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng hình phạt đúng tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
  • 13. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG HÌNH PHẠT 1.1. Cơ sở lý luận của áp dụng hình phạt 1.1.1. Khái niệm áp dụng hình phạt Hình phạt có mục đích đã được quy định tại Điều 31 BLHS năm 2015: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.” [30, tr. 10]. Hoạt động ADHP của TAND phải tuân thủ các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, kể từ khi thụ lý hồ sơ; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử; đưa vụ án ra xét xử; ban hành và giao các quyết định, bản án của TAND. Kết quả của tiến hành xét xử các vụ án hình sự, là Tòa án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) phải ra một phán quyết đối với hành vi phạm tội được xét xử công khai tại phiên tòa. Một trong những nội dung của ADHP của Toà án là quyết định hình phạt. “Quyết định hình phạt là hoạt động tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngay sau khi đã xác định tội danh đối với hành vi phạm tội. Nếu định tội là tiền đề, là cơ sở cho quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử” [7, tr. 225]. Ngoài ra, ADHP còn bao gồm miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, xử lý vật chứng …. Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp người bị kết án thỏa mãn các điều kiện do BLHS quy định, do thay đổi chính sách hình sự hay mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không lớn và được TAND quyết định cho họ miễn trách nhiệm hình sự. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm:
  • 14. 8 Áp dụng hình phạt là một hình thức thực hiện pháp luật được thực hiện bởi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những người được Nhà nước trao quyền trên cơ sở những quy định pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, xác định sự thật khách quan của vụ án, lựa chọn loại và mức hình phạt đối với người hoặc pháp nhân phạm tội phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và trong những trường hợp mà pháp luật quy định, quyết định miễn trách nhiệm hình sự hay xử lý vật chứng. 1.1.2. Đặc điểm của áp dụng hình phạt Từ khái niệm nêu trên về ADHP có thể thấy ADHP là một hoạt động áp dụng pháp luật và có những đặc điểm sau: Thứ nhất, ADHP là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do TAND mà trực tiếp là HĐXX tiến hành: Tính chất quyền lực Nhà nước trong ADHP của TAND trước hết được thể hiện ở chỗ hình phạt do Nhà nước ban hành và thông qua cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng đối với người hoặc pháp nhân phạm tội và có tính chất thực hiện bắt buộc đối với họ. TAND là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, nhân danh Nhà nước xét xử các vụ án hình sự. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Hội đồng xét xử, (thông thường gồm: Nếu xét xử rút gọn thì có 01 Thẩm phán; nếu vụ án xét xử theo thủ tục bình thường là 01 thẩm phán và 02 hội thẩm nhân dân; nếu vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì thành phần HĐXX có 02 thẩm phán và 03 hội thẩm nhân dân; còn HĐXX phúc thẩm là 03 thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thêm 02 hội thẩm.
  • 15. 9 Như vậy, ADHP của TAND là hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nhân danh quyền lực nhà nước để tuyên một chủ thể có tội và phải chịu mức hình phạt tương ứng hoặc không có tội. Thứ hai, ADHP là hoạt động cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình sự đối với hành vi phạm tội và người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội: Tính cá biệt hoá của hoạt động ADHP được thể hiện các địa chỉ để ADHP là xác định, gồm tất cả sự việc, con người, tập thể, thời gian, không gian; các quyết định ADHP được ban hành cụ thể đối với từng quan hệ xã hội xác định. Những người nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị xét xử cần xác định những hành vi phạm tội được xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành…, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nếu trường hợp có đồng phạm thì xác định vai trò của từng bị cáo trong vụ án … xác định sự thật khách quan của vụ án như: Xác định các giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc; là thuộc trường hợp hành động hay không hành động; đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không; nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đó là tội gì? gồm những ai? … Tại phiên tòa, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập có tại hồ sơ, vào quá trình kiểm tra chứng cứ, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên toà, xem xét bị cáo bị Viện kiểm sát kết tội là có căn cứ hay không? từ đó, có những quyết định đúng đắn cho việc giải quyết vụ án là trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ vụ án hay tuyên bị cáo có tội hoặc không có tội. Trường hợp có tội, thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hoàn cảnh xảy ra tội phạm, các vấn đề về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để áp dụng loại và mức
  • 16. 10 hình phạt đối với bị cáo sao cho đảm bảo xét xử đối với bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thứ ba, hoạt động ADHP được thực hiện chủ yếu tại phiên tòa: Tại phiên tòa sau khi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thẩm vấn và kiểm chứng, đánh giá những chứng cứ thu nhập được trong tất cả các giai đoạn tố tụng một cách công khai, khách quan, toàn diện. Từ đó, mới có quyết định áp dụng loại hình phạt tương xứng hay miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Phiên tòa xét xử án hình sự được xét xử công khai (trừ những trường hợp xét xử kín theo luật định đó là: Giữ bí mật quốc gia, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, người bị hại bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm hoặc yêu cầu chính đáng của người bị hại,…). Phiên toà công khai, quần chúng nhân dân, các cơ quan Báo chí, Đài phát thanh được quyền tham gia. Phiên tòa xét xử hình sự được diễn ra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa và các thành viên của HĐXX. Tại phiên toà, nguyên tắc tranh tụng luôn được đảm bảo. Các bị cáo được quyền trình bày ý kiến và yêu cầu của mình và tranh luận việc bị truy tố và kết tội là đúng hay sai; các luật sư có quyền đưa ra chứng cứ và tham gia tranh luận để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mà họ đảm trách. Qua xét hỏi tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm, TAND kiểm tra công khai tính đúng đắn việc áp dụng pháp luật của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành tố tụng thông qua việc kiểm tra các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án và xuất trình tại phiên toà. Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Từ đó chúng ta thấy rằng,
  • 17. 11 ADHP chính là áp dụng các quy định của pháp luật mà chủ yếu là BLHS và được tiến hành trong giai đoạn xét xử. Thứ tư, hoạt động ADHP được tiến hành theo trình tự, tố tụng chặt chẽ. Chủ thể ADHP là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trong tiến trình ADHP phải đảm bảo được tiến hành theo trình tự chặt chẽ, những quy định bắt buộc để xét xử các vụ án theo thẩm quyền. Áp dụng hình phạt là khâu cuối của hoạt động xét xử của Tòa án. Việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật góp phần bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân; các bước tiến hành tố tụng được chính xác, khách quan; các bản án, quyết định ADHP của TAND bảo đảm đúng pháp luật. Thứ năm, áp dụng hình phạt mang tính tư duy sáng tạo cao Các chế tài trong BLHS năm 1999, được xây dựng theo kiểu tùy nghi lựa chọn chiếm đa số trong cơ cấu các điều luật, khung hình phạt tối thiểu và tối đa cách nhau 10 năm. BLHS 2015, đã có nhiều cải tiến nhưng các khung hình phạt chế tài xây dựng theo kiểu tùy nghi, lựa chọn vẫn còn nhiều. Do đó, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu, đánh giá từng bị cáo trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Từ đó, áp dụng nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với từng người phạm tội để áp dụng một mức hình phạt tương xứng. Như vậy, để áp dụng hình phạt đúng, Thẩm phán và Hội thẩm phải là những người có trình độ, khả năng, năng lực, kinh nghiệm xét xử cao; có bổn phận, trách nhiệm trước số phận của con người và pháp nhân. Một hình phạt được áp dụng đúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và nhất là yếu tố con người. Bởi vậy, ADHP là hoạt động khó khăn, phức tạp. Nói cách khác, ADHP là hoạt động mang tính tư duy sáng tạo cao.
  • 18. 12 1.1.3. Nội dung của áp dụng hình phạt 1.1.3.1. Quyết định hình phạt - Quyết định hình phạt chính Quyết định hình phạt chính đối với người phạm tội là việc tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt đã được quy định đối với tội phạm (cấu thành tội phạm) để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thực hiện tội phạm đó. Tuỳ thuộc vào hình phạt chính cụ thể được quy định đối với tội phạm cụ thể (cấu thành tội phạm cụ thể) đang được tiến hành xét xử, toà án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) áp dụng một hình phạt chính như: Cảnh cáo (Điều 34 BLHS năm 2015) [30, tr. 10]; Phạt tiền (Điều 35 BLHS năm 2015) [30, tr. 11]; Cải tạo không giam giữ (Điều 36 BLHS năm 2015) [30, tr. 11]; Trục xuất (Điều 37 BLHS năm 2015) [30, tr. 12]; Tù có thời hạn (Điều 38 BLHS năm 2015) [30, tr. 12]; Tù chung thân (Điều 39 BLHS năm 2015) [30, tr. 12]; Tử hình (Điều 40 BLHS năm 2015) [30, tr. 12]. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội tuỳ thuộc vào hình phạt được quy định đối với tội phạm. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có thể áp dụng một trong các loại hình phạt: Phạt tiền (Điều 77 BLHS năm 2015) [30, tr. 26]; Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78 BLHS năm 2015) [30, tr. 26]; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79 BLHS năm 2015) [30, tr. 26]. - Quyết định hình phạt bổ sung Tuỳ thuộc vào việc quy định trong pháp luật, toà án có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Căn cứ vào hình phạt bổ sung được BLHS quy định đối với tội đang xét xử, toà án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 41 BLHS năm 2015) [30, tr. 12]; Cấm cư trú (Điều 42 BLHS năm 2015) [30, tr. 13]; Quản chế (Điều 43 BLHS năm 2015) [30, tr. 13]; Tước một số quyền công dân (Điều
  • 19. 13 44 BLHS năm 2015) [30, tr. 13]; Tịch thu tài sản (Điều 45 BLHS năm 2015) [30, tr. 13]; Phạt tiền (khi quy định là hình phạt bổ sung) hoặc pháp nhân thương mại phạm tội gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (Điều 80 BLHS năm 2015) [30, tr. 26]; Cấm huy động vốn (Điều 81 BLHS năm 2015) [30, tr. 26]. - Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, toà án không chỉ căn cứ vào Điều 50 BLHS mà còn phải căn cứ vào các quy định đối với người dưới 18 tuổi, bao gồm 7 nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi, trong đó có nguyên tắc chung, có nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự, có nguyên tắc quyết định hình phạt (Điều 91 BLHS), cụ thể như: - Việc “Xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” (Khoản 1 Điều 91 BLHS). - Nguyên tắc “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy đinh tại Điều 29 BLHS, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại Mục 2 Chương XII BLHS” (Khoản 2 Điều 91 BLHS), đó là: Thứ nhất: Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàn trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của BLHS.
  • 20. 14 Thứ hai: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Khoản 2 Điều 12 của BLHS, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người đủ 13 đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàn trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này. Thứ ba: Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án. - Nguyên tắc “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và việc phòng ngừa tội phạm” (Khoản 3 Điều 91 BLHS). - Nguyên tắc “Khi xét xử, tòa án chỉ chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miến trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa” (Khoản 4 Điều 91 BLHS). - Nguyên tắc “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” (Khoản 5 Điều 91 BLHS). - Nguyên tắc “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp
  • 21. 15 dụng người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất” (Khoản 6 Điều 91 BLHS). - Nguyên tắc “Án đã tuyên đối với người chứ đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm” (Khoản 7 Điều 91 BLHS). 1.1.3.2. Miễn hình phạt Tại Điều 59 BLHS năm 2015 quy định về miễn hình phạt. Miễn hình phạt là trường hợp Toà án kết tội nhưng người phạm tội không phải chấp hành hình phạt do thoả mãn được những điều kiện được quy định tại BLHS. Cần lưu ý rằng, trong BLHS năm 2015, quy định về hình phạt bổ sung ở dạng tùy nghi nhiều nhưng toà án chỉ có thể miễn hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt bổ sung đó được quy định là bắt buộc. Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa là bị cáo có các điều kiện để miễn hình phạt, nhưng chưa đủ điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015. Người được miễn hình phạt coi như không có án tích, nghĩa là được coi như không có tiền án ngay khi tuyên án và không làm phát sinh các hậu quả pháp lý của việc thực hiện trách nhiệm hình sự. 1.1.3.3. Miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 BLHS năm 2015). - Người đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự là thuộc trường hợp: Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nghĩa là: Căn cứ để xác định do chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa là những quy định của Nhà nước có liên quan đến hành vi phạm tội, các quy định này phải bằng văn bản có tính pháp quy, bao gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định, nghị quyết của Chính
  • 22. 16 phủ hoặc Thủ tướng chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc cơ quan ngang bộ, trong một số trường hợp là nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh hoặc quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh nếu các quyết định này không trái với Hiến pháp và pháp luật. Nếu sự chuyển biến của tình hình và tình hình đó tuy có liên quan đến tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng chưa được Nhà nước quy định thì người có hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự: Một là, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nghĩa là sau khi họ thực hiện hành vi phạm tội họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội và xã hội rất cần họ là được coi là do chuyển biến tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Hai là, Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắt bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là điểm quy định mới của BLHS năm 2015. Tuy nhiên, không phải trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo nào cũng được miễn trách nhiệm hình sự mà phải kèm theo điều kiện nữa là không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Ba là, Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng làm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Người phạm tội có đủ các điều kiện này thì mới được xét để miễn trách nhiệm hình sự. Bốn là, Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện
  • 23. 17 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (Khoản 3 điều 29 BLHS năm 2015). 1.1.4. Các nguyên tắc áp dụng hình phạt - Nguyên tắc pháp chế: Tòa án khi áp dụng hình phạt đối với những người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đồng thời phải tuân thủ đúng nguyên tắc pháp chế, nghĩa là phải căn cứ và áp dụng đúng các quy định của Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự, các văn bản liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt. Hai là, Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước thực hiện áp dụng hình phạt. Trong khi áp dụng hình phạt Tòa án phải tuân thủ trình tự và các điều kiện quy định trong Bộ luật Hình sự áp dụng các loại hình phạt; tuân theo các mức hình phạt hoặc khoản của điều luật quy định đối với tội mà các bị cáo đã thực hiện. Tòa án tuyên hình phạt đối với một bị cáo phải có căn cứ và có lý do. Ba là, nguyên tắc pháp chế còn thể hiện tính hợp lý của áp dụng hình phạt, Tòa án lựa chọn một loại và mức hình phạt phù hợp đối với mỗi bị cáo, phải đúng pháp luật và phải phù hợp với các nguyên tắc khác. - Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc công bằng đòi hỏi khi áp dụng hình phạt, Toà án phải căn cứ vào vai trò, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, về nhân thân người phạm tội của từng người. - Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự: Khi áp dụng hình phạt Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, vai trò, mức độ tham gia của từng người trong vụ án đồng phạm, để từ đó chọn loại và mức hình phạt phù hợp cho từng đối tượng trong vụ án.
  • 24. 18 Điều kiện giảm nhẹ, tăng nặng của bị cáo nào thì áp dụng đối với bị cáo đó. Hay nếu bị cáo nào phạm nhiều tội thì các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội này cũng không áp dụng đối với tội kia và ngược lại. Đối với tình tiết về nhân thân hay loại trừ trách nhiệm hình sự của người phạm tội nào thì áp dụng đối với chính người đó. - Nguyên tắc nhân đạo: Khi áp dụng hình phạt đòi hỏi Tòa án phải có tư tưởng nhân đạo trong chính sách hình sự, phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về hình phạt và áp dụng hình phạt. Khi áp dụng hình phạt hay các biện pháp cưỡng chế hình sự khác đối với những người phạm tội, không nhằm mục đích trừng trị mà giáo dục mới là trên hết. Do đó, Toà án phải nắm vững nguyên tắc xử lý, mục đích hình phạt, hệ thống hình phạt, miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự cũng như các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, là phụ nữ đang có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người già phạm tội. 1.1.5. Ý nghĩa của áp dụng hình phạt Ý nghĩa của ADHP được thể hiện: - Thứ nhất: ADHP đúng có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm và đảm bảo sự công bằng trong xã hội. - Thứ hai: ADHP là hoạt động thực tiễn và lý luận nên luôn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Thông qua xét xử các vụ án hình sự, trong quá trình ADHP các quy phạm pháp luật hình sự được vận dụng trong thực tiễn sẽ đánh giá được tính phù hợp, đầy đủ, toàn diện trong đời sống xã hội; phát hiện những vướng mắc, bất cập; những quy phạm pháp luật hình sự không rõ hay những dự đoán sự phát triển của xã hội của nhà làm luật có những quy định đi trước xa hay những hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra nhưng chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh… làm cho chủ thể ADHP lúng túng khi ADHP.
  • 25. 19 Những quy phạm pháp luật không khả thi, không còn phù hợp với xã hội cần được sửa đổi, thay thế. - Thứ ba: ADHP có ý nghĩa trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục ý thức tuân theo pháp luật. Thông qua các phiên tòa xét xử công khai, phiên tòa lưu động hay việc công bố bản án trên cổng thông tin điện tử, qua việc ADHP Toà án đã phân tích, giải thích pháp luật, các chính sách khoan hồng hay những biện pháp trừng trị của pháp luật đối với người hoặc pháp nhân phạm tội, từ đó chuyển tải kiến thức pháp luật đến với quần chúng nhân dân một cách trực quan, thực tế và hiệu quả nhất. - Thứ tư: Hoạt động ADHP của TAND có ý nghĩa trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, là cơ sở để bảo vệ pháp chế XHCN. Bởi chính từ hoạt động ADHP của Toà án làm cho mọi tổ chức và công dân nâng cao ý thức chấp hành theo Pháp luật, từ đó, Pháp luật được thực hiện nghiêm minh, thống nhất. 1.1.6. Những yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt - Chất lượng của quy phạm pháp luật Việc ADHP đòi hỏi hình phạt phải được áp dụng một cách dân chủ, công bằng, cá thể hóa, nhân đạo… Trong khi đó, quy định hình phạt có nhiều dạng chế tài là lựa chọn hay tương đối dứt khoát, hay gối khung hình phạt khác nhau, đối với hình phạt bổ sung là tùy nghi hay bắt buộc … Do vậy, nếu các quy phạm pháp luật hình sự được xây dựng có chất lượng sẽ tác động tích cực đến ADHP và ngược lại. - Chất lượng giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung buộc mọi chủ thể trong xã hội phải tuân theo. Do đó, nội dung của các quy phạm pháp luật có lúc chưa rõ ràng, khó hiểu và không hoàn toàn sát hợp với tình huống phát sinh trong cuộc sống nên đòi hỏi phải có hoạt động giải thích pháp luật nhằm làm sáng
  • 26. 20 tỏ nội dung, tư tưởng của các quy phạm pháp luật để có nhận thức và áp dụng hình phạt đúng. - Khả năng, năng lực của người áp dụng hình phạt Khi toà án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) quyết định một hình phạt mà hình phạt đó đảm bảo sự công bằng, “thấu tình đạt lý” thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất mục đích của hình phạt. Do đó, cần phải xây dựng được đội ngũ làm công tác áp dụng pháp luật đặc biệt là Thẩm phán phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, được đào tạo cơ bản, tinh thông nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm; cần đáp ứng được những điều kiện đảm bảo về trang thiết bị, phương tiện và các biện pháp để tạo điều kiện và bảo vệ Thẩm phán trong thực thi công vụ. Đối với Hội thẩm nhân dân TAND phải thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, đảm bảo các chế độ, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Để áp dụng đúng hình phạt, người ADHP (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân) cần phải có năng lực, phẩm chất của người áp dụng pháp luật hình sự. Người ADHP phải có năng lực lý luận, năng lực thực tiễn, tầm nhìn khi áp dụng hình phạt; năng lực dự báo về sự tác động của hình phạt đã được áp dụng. Người áp dụng pháp luật phải có trình độ chuyên môn vững, tư duy sâu, trí nhớ tốt, có trách nhiệm cao đối với công việc, có thái độ và cách tiếp cận áp dụng hình phạt một cách nghiêm túc, nghiêm chỉnh tuân thủ, thi hành, vận dụng pháp luật khi ADHP v.v…. Ngược lại, người áp dụng hình phạt nếu không có đầy đủ năng lực, khả năng nêu trên sẽ gặp khó khăn, thậm chí áp dụng không đúng hình phạt. - Ý thức pháp luật của xã hội và của chủ thể bị áp dụng hình phạt Ý thức pháp luật của xã hội có vai trò quan trọng trong: i) Quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật; ii) Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và góp phần tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống;
  • 27. 21 iii) Trở thành cơ sở pháp lý để bộ máy Nhà nước tổ chức và hoạt động quản lý có hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nên phải cần phát huy vai trò ý thức pháp luật của con người trong xã hội. Ý thức pháp luật cao là một trong những yếu tố tác động tích cực đến ADHP và ngược lại; là cơ sở cho những ứng xử có văn hóa của con người, ý thức tôn trọng nhau thông qua việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. 1.2. Cơ sở pháp luật của áp dụng hình phạt 1.2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt 1.2.1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về căn cứ quyết định hình phạt Theo Điều 50 BLHS năm 2015, khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. - Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS (Điều 54 BLHS): Khi có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS thì Tòa án có thể áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải nằm trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật quy định (Khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015); hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác nhẹ hơn nếu điều luật chỉ có 01 khung hình phạt (Khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015); nhưng đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015). Đây là điểm mới của BLHS năm 2015.
  • 28. 22 - Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội. Tại Khoản 1 Điều 57 BLHS năm 2015 quy định: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”. Tại Khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 quy định: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Đây là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999. - Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt (Điều 15 BLHS). Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Khác với chuẩn bị phạm tội, người phạm tội chưa đạt chịu trách nhiệm hình sự về tất cả tội phạm chưa đạt, không phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt giống như phạm tội chưa đạt nhưng nghiêm khắc hơn. - Quy định của BLHS 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm (Điều 17 BLHS).
  • 29. 23 Tại Điều 58 BLHS năm 2015 quy định: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”. - Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp khi xét xử, toà án kết án bị cáo từ hai tội trở lên và khi quyết định hình phạt, toà án quyết định hình phạt cho từng tội sau đó tổng hợp hình phạt chung của các tội đó để buộc bị cáo chấp hành theo quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015. Trên thực tiễn cho thấy có trường hợp các hình phạt không cùng loại với nhau, toà án không thể chọn một loại hình phạt chung cho tất cả các tội mà có thể áp dụng các loại hình phạt khác nhau đối với từng tội. * Đối với hình phạt chính: Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ và không quá 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn; Nếu các hình phạt đã tuyên vừa là cải tạo không giam giữ, và vừa là tù có thời hạn, thì chuyển đổi theo tỷ lệ: 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung; Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
  • 30. 24 Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác; * Đối với hình phạt bổ sung: Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên”. - Quy định áp dụng án treo được quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Thời gian thử thách áp dụng đối với người được hưởng án treo là gấp đôi mức hình phạt tù và thấp nhất là 01 năm và cao nhất là 5 năm. Nếu trong thời gian thử thách mà vi phạm quy định của Luật Thi hành án hình sự hoặc BLHS thì bị xử lý. 1.2.1.2. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 về miễn hình phạt Tại Điều 59 BLHS năm 2015: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”. Nghĩa là, để được miễn hình phạt người phạm tội phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS và đảm bảo các điều kiện khác mà các
  • 31. 25 điều kiện khác này mới có thể được miễn hình phạt hay không, đó là đáng được khoang hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự. Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1 tác giả luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về ADHP như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của ADHP; những quy định của BLHS có tác động đến ADHP; các hình phạt mà TAND cấp huyện được áp dụng theo quy định của BLHS năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những người được Nhà nước trao quyền thực hiện ADHP nên phải tuân thủ những quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự để xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án, xem xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó, lựa chọn mức hình phạt sao cho tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của một người, một pháp nhân hay miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự, nhằm đảm bảo được mục đích phòng, chống tội phạm trong xã hội. Ý nghĩa của ADHP là giáo dục và răn đe và ngăn ngừa người phạm tội. đồng thời còn có ý nghĩa trong việc giáo dục cho mọi người trong xã hội tôn trọng pháp luật. Những nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở để tác giả khảo sát, đánh giá ở các chương tiếp theo của luận văn.
  • 32. 26 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Khái quát tình hình áp dụng hình phạt tại TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai Theo số liệu thống kê 05 năm qua (2013- 2017), trung bình hàng năm TAND huyện Xuân Lộc thụ lý trên 800 vụ án các loại, trong đó trên 160 án hình sự, cụ thể: năm 2013 là 197 vụ/331 bị cáo; năm 2014 là 200 vụ/398 bị cáo; năm 2015 là 166 vụ/315 bị cáo; năm 2016 là 175 vụ/311 bị cáo; năm 2017 là 166 vụ/306 bị cáo. Cụ thể: Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 Năm Thụ lý Xét xử Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Cho hưởng án treo Miễn trách nhiệm hình sự Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2013 197 331 181 289 289 5 80 0 2014 200 398 190 380 380 12 127 0 2015 166 315 153 279 279 11 72 0 2016 175 311 158 269 267 17 34 2 2017 166 306 157 290 290 11 33 0 Tổng 904 1.661 839 1.507 1.505 56 346 2 (Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc) Trong thời gian 5 năm, từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện Xuân Lộc thụ lý 904 vụ án hình sự với 1.661 bị cáo; tiến hành đưa ra xét xử sơ thẩm là 839 vụ án với 1.507 bị cáo. Qua xét xử, TAND huyện Xuân Lộc ADHP chính 1.505 bị cáo; ADHP bổ sung 56 bị cáo; phạt tù nhưng cho
  • 33. 27 hưởng án treo là 346 bị cáo; miễn trách nhiệm hình sự là 02 bị cáo. Đối với việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung, có vụ trả hồ sơ 02 - 03 lần (do trong năm 2014 cơ quan giám định chưa có phương tiện để giám định hàm lượng của các chất ma tuý). Một trong những chỉ số phản ánh khái quát tình hình xét xử của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai về các vụ án đã xét xử bị kháng cáo, kháng nghị và xét xử phúc thẩm từ năm 2013 đến năm 2017 cụ thể như sau: Năm 2013 có 22 vụ/29 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xử y án sơ thẩm 17 bị cáo; Đình chỉ xét xử phúc thẩm 8 bị cáo; Sửa án 4 bị cáo do lỗi khách quan. Năm 2014 có 26 vụ/46 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xử y án sơ thẩm 15 bị cáo; Đình chỉ xét xử phúc thẩm 19 bị cáo; Hủy án 2 vụ/4 bị cáo do lỗi chủ quan của Thẩm phán; Sửa án 8 bị cáo do lỗi khách quan. Năm 2015 có 16 vụ/22 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xử y án sơ thẩm 16 bị cáo và đình chỉ xét xử phúc thẩm 4 bị cáo; Sửa án 2 vụ/2 bị cáo do lỗi khách quan. Năm 2016 có 18 vụ/39 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xét xử y án 26 bị cáo và Đình chỉ xét xử phúc thẩm 4 bị cáo; Sửa án 9 vụ/9 bị cáo do lỗi khách quan. Năm 2017 có 20 vụ/29 bị cáo, TAND cấp phúc thẩm đã xét xử y án 16 bị cáo và Đình chỉ xét xử phúc thẩm 7 bị cáo; Sửa án 5 vụ do lỗi khách quan, còn 01 vụ chưa có kết quả xét xử phúc thẩm. Thời gian qua, TAND huyện Xuân Lộc đã hoạt động xét xử đúng pháp luật, không có kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội. 2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
  • 34. 28 2.2.1. Thực trạng áp dụng hình phạt và nguyên nhân 2.2.1.1. Thực trạng áp dụng hình phạt chính và nguyên nhân Bảng 2.2: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt chính của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 Năm Tổng số vụ án xét xử Tổng số bị cáo Cảnh Cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Trục xuất Phạt tù đến 15 năm 2013 181 289 0 18 2 0 189 2014 190 380 0 12 15 0 226 2015 153 279 1 31 33 0 142 2016 158 269 0 29 11 0 197 2017 157 290 0 32 10 0 215 Tổng 839 1507 1 122 71 0 969 (Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc) Trong thời gian qua, TAND huyện Xuân Lộc đã xét xử 839 vụ án hình sự với 1.507 bị cáo, ADHP: tiền là 122 bị cáo, phạt cải tạo không giam giữ là 71 bị cáo, phạt tù có thời hạn dưới 15 năm là 969 bị cáo; có 01 bị cáo bị ADHP cảnh cáo; ngoài ra không còn áp dụng loại hình phạt nào khác, cụ thể: Năm 2013 xét xử 181 vụ án, trong đó ADHP tiền là 18 bị cáo, cải tạo không giam giữ 02 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 189 bị cáo. Năm 2014 xét xử 380 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 12 bị cáo, cải tạo không giam giữ 15 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 226 bị cáo. Năm 2015 xét xử 279 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 31 bị cáo, trục xuất là 01 bị cáo, cải tạo không giam giữ 33 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 142 bị cáo. Năm 2016 xét xử 269 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 29 bị cáo, cải tạo không giam giữ 11 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 197 bị cáo.
  • 35. 29 Năm 2017 xét xử 290 bị cáo, trong đó ADHP tiền là 32 bị cáo, cải tạo không giam giữ 10 bị cáo và hình phạt tù có thời hạn là 215 bị cáo. Từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện Xuân Lộc xét xử các vụ án hình sự đã ADHP chính đối với tất cả các đều đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Các vụ án có kháng cáo, kháng nghị về cơ bản TAND phúc thẩm đều xử y án sơ thẩm, không có vụ án nào bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm. Nguyên nhân của việc ADHP chính đúng là: Đội ngũ Thẩm phán của TAND huyện Xuân Lộc có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nên trong thời gian qua ADHP cho tất cả các bị cáo đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hình sự và được dư luận đồng tình. Trong quá trình xét xử, TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã đánh giá được toàn bộ sự thật khách quan của vụ án, xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của người phạm tội, tuân thủ các quy định của luật hình sự và tố tụng hình sự. Chính vì vậy, việc ADHP chính đối với các bị cáo là đảm bảo công lý, đúng với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị cáo. Từ năm 2013 đến 2017, TAND huyện Xuân Lộc không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra trường hợp thiếu sót, vi phạm. Đó là, áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp áp dụng hình phạt cho bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Chẳng hạn: Vào sáng ngày 11-5-2014, Nguyễn Ngọc Hải đến bến xe miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh mua 01 cục Hêrôin của một người đàn ông không rõ họ tên, địa chỉ, giá 1.500.000 đồng. Hải dùng bong bóng cột thành cục bằng cỡ ngón tay cái, bỏ vào bao thuốc lá Bastor.
  • 36. 30 Khoảng 14 giờ 45 phút ngày 14-5-2014, Hải cùng Nguyễn Thị Cúc (là bạn gái), đến Trại giam Xuân Lộc thăm Nguyễn Tâm Tình. Hải và Tình ngồi nói chuyện với nhau tại bàn thăm gặp của Phân trại số 3. Trong lúc nói chuyện, Hải lấy gói thuốc Bastor bên trong có 09 điếu thuốc, 01 cái quẹt ga và cục Hêrôin đã chuẩn bị trước, để trên bàn rồi cả hai rút thuốc ra hút. Khoảng 10 phút sau, Hải nói với Tình: “Bên trong gói thuốc còn một ít anh lấy vô trại làm gì thì làm!”. Tình cầm gói thuốc lên, lấy cục Hêrôin ở trong ra và rút một điếu thuốc bằng tay trái định hút tiếp thì ông Nguyễn Hữu Đức là cán bộ Trại giam Xuân Lộc được phân công kiểm soát, phát hiện, đến chụp cổ tay của Tình lại. Tình giằng co với ông Đức và ném cục Hêrôin xuống nền nhà. Lúc này, ông Võ Văn Quyến nhìn thấy, đến nhặt lên lập biên bản phạm tội quả tang. Theo Kết luận giám định số: 142/PC54 ngày 17-5-2014 của Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Đồng Nai thì chất bột màu trắng trong 01 (Một) gói nylon hàn kín (có bao cao su bên ngoài), được niêm phong (ký hiệu M), gửi đến giám định có thành phần Hêrôin, trọng lượng 1.7607 gam. Bản án sơ thẩm số 102/2015/HSST ngày 21-8-2015: - Áp dụng Điểm p Khoản 2 Điều 194; Điểm p Khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47; Điều 53; Điều 51 Bộ luật Hình sự, xử phạt: Nguyễn Tâm Tình - 5 năm 6 tháng (Năm năm sáu tháng) tù, tổng hợp với hình phạt tù còn lại của các Bản án số 789/2006/HSST ngày 19-12-2006, của TAND thành phố Biên Hòa và số 282/2007/HSST ngày 14-9-2007, của TAND tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 14-5-2014 là 02 năm 02 tháng 02 ngày. Buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là 07 năm 8 tháng 02 ngày tù, thời hạn tù tính từ ngày 14-5-2014. - Áp dụng Khoản 1 điều 194; Điểm p khoản 1, 2 điều 46; Điều 53 Bộ luật Hình sự, xử phạt: Nguyễn Ngọc Hải - 3 năm (Ba năm) tù, thời hạn tù tính từ ngày 14-5-2014.
  • 37. 31 Rõ ràng, Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Tình dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là không đúng theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự vì không đảm bảo “ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46”. Thực tiễn áp dụng hình phạt của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai còn cho thấy khi tiến hành xét xử, Toà án đã không xem xét một cách toàn diện, do không xét hỏi một cách đầy đủ, chẳng hạn về các tình tiết giảm nhẹ, dẫn đến bản án bị sửa, cụ thể là: Vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 01 năm 2015, tại Quốc lộ 1A, Nguyễn Thành Trung không có giấy phép lái xe theo quy định, điều khiển xe mô tô mang biển số 60B5 – 39627, không làm chủ tốc độ nên đã gây tai nạn giao thông, điểm đụng trên phần đường giành cho xe ô tô. Hậu quả làm cháu Nguyễn Vũ Yến Nhi chết, anh Nguyễn Văn Hải, cháu Nguyễn Lê Quỳnh Nhi, cháu Nguyễn Thị Bích Trâm và cháu Lê Thị Mỹ Uyên bị thương tích. TAND huyện Xuân Lộc xét xử tại Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 11/3/2016: Áp dụng Điểm a, b Khoản 2 Điều 2012 BLHS phạt Nguyễn Thành Trung 4 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 11/3/2016, được khấu trừ thời gian tạm giam tại Bản án số 126/2012/HSST ngày 25/9/2012 của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, từ ngày 13/6/2012 đến 01/8/2012. Bị cáo Nguyễn Thành Trung kháng cáo xin hưởng án treo. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thành Trung đã cung cấp tài liệu mới có xác nhận của chính quyền địa phương, trong đó có ông ngoại là Nguyễn Việt Hùng có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ và Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng 3; có cậu ruột Trần Văn Tư là liệt sĩ, đây là tình tiết giảm nhẹ mới quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS; tại Bản án hình sự phúc thẩm số 183/2016/HSPT ngày 13/7/2016 của TAND tỉnh Đồng Nai đã quyết định:
  • 38. 32 Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 11/3/2016 của TAND huyện Xuân Lộc, cụ thể: Áp dụng các Điểm a, b Khoản 2 điều 202; Điểm b, p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Trung 03 (Ba) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 11/3/2016. Qua đó cho thấy, Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 11-3- 2016 của TAND huyện Xuân Lộc đã đánh giá được sự thật khách quan của vụ án, xem xét các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm xuất hiện tình tiết giảm nhẹ có người thân là người có công với cách mạng, là liệt sĩ nên HĐXX phúc thẩm quyết định áp dụng thêm Khoản 2 Điều 46 BLHS sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 11/3/2016 của TAND huyện Xuân Lộc về phần hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thành Trung, xử phạt bị cáo Trung 03 (Ba) năm tù. Như vậy, nếu tại phiên toà sơ thẩm Hội đồng xét xử kiểm tra kỹ (trong đặt câu hỏi là bị cáo có người nào trong thân nhân là người có công với cách mạng), thì việc áp dụng hình phạt sẽ đi theo một hướng khác, tức có lợi cho người bị kết án. Chính vì lẽ đó, mà phần nhiều pháp luật yêu cầu khi xét xử Toà án phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện các chứng cứ cả chứng cứ buộc tội cũng như chứng cứ gỡ tội. 2.2.1.2. Thực trạng quyết định hình phạt bổ sung và nguyên nhân Bảng 2.3: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt bổ sung của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 Năm Tổng số vụ án xét xử Tổng số bị cáo Cấm đảm nhiệm chức vụ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Phạt tiền Các hình phạt bổ sung khác 2013 181 289 0 0 5 0
  • 39. 33 2014 190 380 0 0 23 0 2015 153 279 0 0 11 0 2016 158 271 0 0 17 0 2017 157 290 0 1 10 0 Tổng 839 1507 0 1 66 0 (Nguồn:Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc) Từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của TAND huyện Xuân Lộc từ năm 2013 đến 2017, TAND huyện Xuân Lộc đã ADHP bổ sung tổng cộng là 67 lượt trong tổng số 1507 bị cáo đưa ra xét xử. Cụ thể: Năm 2013: ADHP bổ sung phạt tiền cho 5 bị cáo. Năm 2014: ADHP bổ sung phạt tiền cho 23 bị cáo. Năm 2015: ADHP bổ sung phạt tiền cho 11 bị cáo. Năm 2016: ADHP bổ sung phạt tiền cho 17 bị cáo. Năm 2017: ADHP bổ sung cấm hành nghề 01 bị cáo và phạt tiền cho 10 bị cáo. Việc ADHP bổ sung của TAND huyện Xuân Lộc trong những năm qua nhìn chung là tương đối ít, chủ yếu là hình phạt tiền đối với bị cáo phạm tội “Đánh bạc”. Việc ADHP này đúng theo quy định của pháp luật, phù hợp với tính chất của từng vụ án, rất cần thiết nhằm hỗ trợ hình phạt chính được thực thi một cách nghiêm minh, đúng người, đúng tội. TAND huyện Xuân Lộc ADHP bổ sung đúng là do các nguyên nhân: TAND huyện Xuân Lộc có đội ngũ Thẩm phán hiểu và vận dụng đúng về hình phạt bổ sung đó là loại hình phạt kèm theo và mang tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính, không được áp dụng độc lập, cân nhắc các điều kiện, lựa chọn loại hình phạt bổ sung thích hợp, từ đó có những quyết định áp dụng hình phạt bổ sung đúng theo quy định của pháp luật hình sự.
  • 40. 34 2.2.1.3. Thực trạng quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, phạm nhiều tội và nguyên nhân * Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm: Bảng 2.4: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp đồng phạm của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 Năm Tổng số vụ Án Tổng số bị cáo Áp dụng hình phạt chính Áp dụng hình phạt bổ sung 2013 57 164 164 5 2014 61 215 215 11 2015 50 164 164 10 2016 39 143 143 17 2017 29 153 153 10 Tổng cộng 236 839 839 53 (Nguồn:Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc) Từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện Xuân Lộc đã tiến hành xét xử 236 vụ án có đồng phạm (trong tổng số 839 vụ án) chiếm tỷ lệ 28,12 %, với số bị cáo là 839, trong đó TAND đã ADHP chính đối với 839 bị cáo và ADHP bổ sung đối với 53 bị cáo. Cụ thể: Năm 2013, đã xét xử 57 vụ tuyên phạt 164 bị cáo, trong đó ADHP chính 164 bị cáo và ADHP bổ sung 5 bị cáo. Năm 2014, đã xét xử 61 vụ tuyên phạt 215 bị cáo, trong đó ADHP chính 215 bị cáo và ADHP bổ sung 11 bị cáo. Năm 2015, đã xét xử 50 vụ tuyên phạt 164 bị cáo, trong đó ADHP chính 164 bị cáo và ADHP bổ sung 10 bị cáo. Năm 2016, đã xét xử 39 vụ tuyên phạt 143 bị cáo, trong đó ADHP chính 143 bị cáo và ADHP bổ sung 17 bị cáo.
  • 41. 35 Năm 2017, đã xét xử 29 vụ tuyên phạt 153 bị cáo, trong đó ADHP chính 153 bị cáo và ADHP bổ sung 10 bị cáo. Qua đó nhận thấy, số lượng án do đồng phạm thực hiện từ năm 2013 đến năm 2017 giảm về số vụ cũng như số bị cáo. Phần lớn hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo là hình phạt tù và hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, đối với một số bị cáo áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là do phạm tội “đánh bạc” ở quy mô nhỏ. Kèm theo hình phạt chính, TAND huyện Xuân Lộc đã ADHP bổ sung bằng hình phạt tiền 53 bị cáo, nhằm đủ sức răn đe các bị cáo và để giáo dục phòng ngừa chung. Trong thời gian qua, TAND huyện Xuân Lộc đánh giá toàn diện, xem xét vai trò của từng bị cáo và được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Từ đó đưa ra bản án đúng người, đúng tội và đảm bảo tính công bằng. * Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Bảng 2.5: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 Năm Tổng số vụ án Tổng số bị cáo Áp dụng hình phạt chính Áp dụng hình phạt bổ sung 2013 02 02 02 0 2014 05 18 18 0 2015 01 02 02 0 2016 0 0 0 0 2017 01 01 01 0 Tổng cộng 09 23 23 0 (Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc)
  • 42. 36 Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự từ năm 2013 đến năm 2017 của TAND huyện Xuân Lộc cho thấy: Trong tổng số 839 vụ thì có 09 vụ án có bị cáo phạm nhiều tội (chiếm tỷ lệ 1.07 %) với 23 bị cáo, trong đó đã ADHP chính 23 bị cáo, bao gồm: Năm 2013, đã xét xử 02 vụ, tuyên phạt hình phạt chính 02 bị cáo. Năm 2014, đã xét xử 05 vụ, tuyên phạt hình phạt chính 18 bị cáo. Năm 2015, đã xét xử 01 vụ tuyên phạt hình phạt chính 02 bị cáo. Năm 2016, không có trường hợp phạm phạm nhiều tội. Năm 2017, đã xét xử 01 vụ tuyên phạt hình phạt chính 01 bị cáo. Trong 09 vụ án, TAND đã ADHP chính đối với 23 bị cáo, không ADHP bổ sung; 02 vụ án có kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm đã đình chỉ xét xử phúc thẩm 01 vụ; y án về tội danh 01 vụ. Các bản án đã tuyên, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có kết án người không thực hiện hành vi phạm tội, được dư luận đồng tình. Các phiên toà được tổ chức theo quy định của Tòa án nhân dân Tối cao. * Nguyên nhân của việc ADHP đúng trong trường hợp đồng phạm, phạm nhiều tội tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là: TAND (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) huyện Xuân Lộc đã xem xét đầy đủ các tình tiết khách quan của vụ án, xét xử một cách dân chủ, công khai, công bằng, tuân thủ các quy định của pháp luật về đồng phạm, phạm nhiều tội. Không có trường hợp nào cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt so với hình phạt cấp sơ thẩm đã tuyên. 2.2.1.4. Thực trạng áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
  • 43. 37 Bảng 2.6: Tình hình áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 Năm Tổng số Vụ án Tổng số bị cáo Áp dụng hình phạt chính Áp dụng hình phạt bổ sung 2013 11 11 11 0 2014 19 30 30 0 2015 7 8 8 0 2016 6 11 11 0 2017 11 11 11 0 Tổng cộng 54 71 71 0 (Nguồn:Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc) Trong thời gian qua (từ năm 2013 đến năm 2017), TAND huyện Xuân Lộc đã xét xử 54 vụ án tuyên phạt 71 bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội, đã ADHP chính đối với 71 bị cáo, không có trường hợp nào ADHP bổ sung. Cụ thể: Năm 2013, xét xử 11 vụ 11 bị cáo, ADHP chính 11 bị cáo; Năm 2014, xét xử 19 vụ 30 bị cáo, ADHP chính 30 bị cáo; Năm 2015, xét xử 07 vụ 08 bị cáo, ADHP chính 08 bị cáo; Năm 2016, xét xử 06 vụ 11 bị cáo, ADHP chính 11 bị cáo; Năm 2017, xét xử 11 vụ 11 bị cáo, ADHP chính 11 bị cáo; Các vụ án có người dưới 18 tuổi được tiến hành đúng theo quy định của BLHS và Tố tụng hình sự. Quá trình xét xử luôn đảm bảo cho người dưới 18 tuổi có cơ hội để sửa chữa sai phạm trở thành người có ích cho xã hội. Ví dụ: Khoảng trưa ngày 23/9/2016, tại khu vực trước cổng Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Xuân Lộc, Nguyễn Bá Tú (sinh ngày 05/01/2002), Trần
  • 44. 38 Văn Thống và Nguyễn Quốc Hoàng đã có hành vi dùng 01 cây tuýp sắt tròn dài 75cm, đường kính 2,5cm đánh vào đầu cháu Nguyễn Quang Hải gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 43%. Chỉ vì mâu thuẫn với bạn là Nguyễn Quang Hải, Tú đã gọi điện cho Hoàng và Thống đến giúp mình vì bị Hải dọa đánh. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 51/2017/HSST ngày 23/5/2017 đã quyết định ADHP bị cáo Nguyễn Bá Tú 01 (Một) năm 06 (Sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 (Ba) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, việc ADHP đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội cũng gặp những khó khăn như: Việc xác định độ tuổi của bị cáo là người dưới 18 tuổi mà các loại tài liệu chứng minh ngày, tháng, năm sinh như: Giấy khai sinh, sổ đăng ký khai sinh, chứng minh nhân dân, học bạ… của bị cáo không thống nhất với nhau nên dẫn đến quan điểm xử lý khác nhau đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 2.2.2. Thực trạng miễn trách nhiệm hình sự tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai Từ năm 2013 đến năm 2017, TAND huyện Xuân Lộc xét xử có 01 vụ án - 02 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự, thực hiện trong năm 2016. Hai bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự đều phạm tội ít nghiêm trọng, do thay đổi chính sách hình sự về tội đánh bạc (số tiền dùng để đánh bạc trên 2.000.000 và chưa đến 5.000.000đ ồng), vụ án đưa ra xét xử sau ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể: Khoảng giữa tháng 08-2015, đối tượng tên Vũ (không rõ nhân thân lai lịch), thuê mặt bằng nhà của Hồng để đặt máy bắn cá điện tử được thua bằng tiền và thuê Hồng quản lý, Vũ trả công cho Hồng 3.000.000 đồng/tháng (gồm tiền thuê mặt bằng 500.000 đồng và tiền công của Hồng 2.500.000 đồng). Vũ
  • 45. 39 giao cho Hồng 01 cái máy bắn cá điện tử 08 vị trí ngồi chơi và hướng dẫn Hồng cách thức sử dụng. Khoảng 10 ngày Vũ đến chốt điểm và tính tiền được thua với Hồng. Cách thức chơi: Người chơi đến gặp Hồng mua điểm theo tỷ lệ 100 điểm = 10.000 đồng và ngược lại. Nếu người chơi bị thua hết số điểm thì gặp Hồng để mua điểm, nếu người chơi thắng thì đổi điểm lấy tiền. Vào lúc 18 giờ 00 ngày 28-9-2015, Công an huyện Xuân Lộc bắt quả tang Nguyễn Văn Hồng đang sử dụng máy điện tử bắn cá được thua bằng tiền với Phan Đại Nhân, Võ Tuấn Anh, Đặng Công Thành, cụ thể: Phan Đại Nhân đến chơi điện tử bắn cá được thua bằng tiền, Nhân mua của Hồng 02 lần điểm, lần thứ nhất là 100.000 đồng tương ứng với 1.000 điểm và lần thứ 02 là 200.000 đồng, tương ứng với 2.000 điểm. Nhân thắng và đổi được 300.000 đồng. Khi bị bắt quả tang thì bảng điểm vị trí Nhân chơi là 20.723 điểm, tương đương 2.072.300đồng. Nhân phải chịu trách nhiệm đối với số tiền dùng để đánh bạc của là: 2.072.300 đồng (tiền thắng) + 100.000 đồng (lần mua điểm thứ nhất) + 200.000 đồng (mua điểm lần thứ 2) + 300.000 đồng (tiền thắng đổi điểm lấy tiền) = 2.672.300 đồng. Võ Tuấn Anh đến chơi điện tử bắn cá được thua bằng tiền, Tuấn Anh đã mua của Hồng 02 lần, tổng số tiền là 300.000đồng tương đương 3.000 điểm, mỗi lần là 150.000 đồng. Khi bị bắt quả tang tại vị trí Tuấn Anh chơi là 1.748 điểm, tương đương 174.800 đồng. Võ Tuấn Anh phải chịu trách nhiệm đối với số tiền dùng để đánh bạc của là: 300.000 đồng. Đặng Công Thành đến chơi điện tử bắn cá được thua bằng tiền, Thành mua của Hồng 02 lần, với tổng số tiền là 400.000 đồng, tương ứng với 4.000 điểm, mỗi lần là 200.000đồng. Khi bị bắt quả tang tại vị trí Thành chơi là 2.516 điểm, tương đương 251.600 đồng. Thành phải chịu trách nhiệm đối với số tiền dùng để đánh bạc của là: 400.000 đồng.
  • 46. 40 Như vậy, số tiền đánh bạc của Hồng = tổng số tiền đánh bạc của Tuấn Anh, Thành và Nhân cộng lại là: 300.000 đồng + 400.000 đồng + 2.672.300 đồng = 3.372.300 đồng. Viện kiểm sát nhân dân huyện Xuân Lộc truy tố Nguyễn Văn Hồng và Phan Đại Nhân về tội: “Đánh bạc” theo Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, Quốc hội thông qua ngày 27-11-2015, công bố ngày 09-12-2015, quy định: Số tiền dùng để đánh bạc phải từ 5.000.000đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm tội. Các bị cáo Hồng và Nhân số tiền dùng để đánh bạc đều trên 2.000.000đồng nhưng dưới 5.000.000đồng, các bị cáo chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc và cũng chưa bị kết án về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 43/2016/HSST ngày 14-4-2016, của TAND huyện Xuân Lộc áp dụng Khoản 1 Điều 248; Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999; Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015; Nghị quyết số 109/2015/QH13 Quốc hội Khóa XIII. Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Văn Hồng và Phan Đại Nhân phạm tội: “Đánh bạc”; Miễn trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Nguyễn Văn Hồng và Phan Đại Nhân. * Nguyên nhân của việc miễn trách nhiệm hình sự đúng của TAND huyện Xuân Lộc là do: Đội ngũ Thẩm phán nhận thức và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện miễn hình phạt đó là người bị kết án đã thực hiện hành vi phạm tội được Bộ luật Hình sự năm 1999 quy
  • 47. 41 định nhưng với mức độ đó thì Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi đó là không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên TAND miễn chấp hành hình phạt. Tiểu kết chương 2 Trong chương này, tác giả Luận văn đã nêu và phân tích thực trạng ADHP, miễn trách nhiệm hình sự của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017. Thông qua sự phân tích cũng thấy rõ việc áp dụng đúng quy định của pháp luật, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc ADHP trong các vụ án hình sự trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Qua đó, tác giả dùng làm căn cứ trong đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng đúng hình phạt của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tiếp theo.
  • 48. 42 Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI 3.1. Yêu cầu áp dụng đúng hình phạt tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 3.1.1. Yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong áp dụng hình phạt Pháp chế XHCN trong ADHP là nói đến một Nhà nước có hệ thống pháp luật hình sự chất lượng và sự tuân thủ pháp luật của mọi tầng lớp trong xã hội một cách nghiêm chỉnh. Đồng thời, ngày càng phải được tăng cường pháp chế để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc của ADHP như công lý, dân chủ, công bằng, nhân đạo, bảo vệ quyền con người. Nguyên tắc pháp chế XHCN là nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Điều 2 BLHS 2015 quy định [30, tr. 1]: “1. Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Những hành vi bị coi là tội phạm và ADHP phải được quy định trong BLHS, nếu hành vi đó không có quy định trong BLHS là không được kết án và ADHP. Do đó, khi tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội phát triển đến một mức nào đó mà pháp luật không còn điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, thì Nhà nước phải kịp thời bổ sung, sửa đổi các quy định của BLHS tương ứng để làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Đối với nguyên tắc pháp chế XHCN trong ADHP cần đòi hỏi về phía Nhà nước đó là: Sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm hoặc là sửa đổi, bổ sung hay xóa bỏ quy định một hình phạt mới phải được tiến hành theo luật định.
  • 49. 43 Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế XHCN còn đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng sao cho hướng tới hoàn thiện nhưng phải thực hiện trên cơ sở khoa học, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Sao cho các hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được Luật hình sự quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong ADHP còn là việc thực hiện trong quá trình xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sao cho không bỏ lọt tội phạm và cũng không kết án oan người không phạm tội. Hình phạt mà Toà án áp dụng cho người phạm tội phải đảm bảo tính công bằng, nhân đạo và phù hợp với các quy định của pháp Luật hình sự. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong ADHP còn là trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi người thực hiện tội phạm, trong việc áp dụng pháp luật hình sự phải chính xác và thống nhất, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xã hội... của người phạm tội. Pháp luật hình sự phải được các cơ quan có thẩm quyền giải thích cụ thể, kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hiểu và thực hiện của các cơ quan Nhà nước và mọi công dân. Chính vì vậy, khi ADHP TAND huyện Xuân Lộc phải xem xét tất cả các tình tiết của vụ án, đối chiếu với các quy định của BLHS để lựa chọn loại hình phạt, mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người thực hiện hành vi phạm tội và hoàn cảnh cụ thể và còn phải đáp ứng đảm bảo tình hình chính trị - xã hội ở địa phương mà phải phù hợp quy định của pháp luật. Trong thực tiễn xét xử các TAND không thực hiện đúng các yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN khi ADHP cũng thực hiện không tốt, dẫn đến những vụ án mà bản án đã xét xử có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
  • 50. 44 3.1.2. Yêu cầu đảm bảo công lý, bảo vệ quyền con người và phòng ngừa tội phạm trong áp dụng hình phạt Công bằng, bình đẳng là nguyên tắc cơ bản của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Một yêu cầu đặc ra là những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự làm sao bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có cơ hội, điều kiện như nhau về thực hiện chức năng buộc tội và chức năng bào chữa trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Hai chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là chức năng buộc tội và chức năng bào chữa mà hoạt động càng dân chủ, bình đẳng thì việc tìm chân lý càng được bảo đảm và hiệu quả hơn. Thời gian qua, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của nước ta đã có những sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa hiệu quả hơn; quyền của người bào chữa tham gia tố tụng được tham gia thực hiện sớm hơn; và từng bước được mở rộng các quyền của người bào chữa, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nhưng xét cả hai phương diện pháp lý và thực tiễn, thì các bên trong quan hệ tố tụng cũng chưa đáp ứng như tính công bằng, bình đẳng như luật pháp quốc tế. Tính bị lệ thuộc của người bào chữa vào các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa đáp ứng được tinh thần của nhà làm luật. Người bào chữa chưa được bình đẳng với bên buộc tội trong quá trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án. Từ đó, đã làm ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, và yêu cầu xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng, bảo vệ công lý, ảnh hưởng đến cơ chế pháp lý thúc đẩy các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên đối trọng nhau để tìm ra sự thật khách quan của nội dung vụ án. TAND ADHP phải thể hiện tính công bằng, công lý, áp dụng loại hình phạt và mức hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm
  • 51. 45 của hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội. Phải luôn xác định họ phạm tội là vì hoàn cảnh và điều kiện xã hội và xã hội sẽ cải tạo họ trở thành con người lương thiện. TAND ADHP với người phạm tội không có tính chất trả thù mà phải thể hiện nguyên tắc nhân đạo. Nếu rơi vào trường hợp chọn thì nên lựa chọn loại hình phạt nhẹ hơn như: Giữa hình phạt tù với hình phạt tử hình thì ADHP tù, chỉ ADHP tử hình khi không thể cải tạo được người phạm tội và vì lợi ích chung của xã hội; hoặc đối với những người không cần thiết phải ADHP tù giam thì cho họ được hưởng án treo hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn. 3.1.3. Đối với nhiệm vụ tiếp tục cải cách tư pháp Nhà nước sử dụng Luật hình sự và Tố tụng hình sự làm công cụ quyền lực nhất trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Nên công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là phải hết sức chú trọng đến mục tiêu đề cao công lý, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Thời gian qua, về mặt xây dựng và hoàn thiện thể chế, Nhà nước cũng đã tiếp tục kế thừa những nguyên tắc pháp lý tiến bộ của nhân loại và bổ sung các điều kiện để phù hợp với xã hội Việt Nam như các nguyên tắc: Toà án xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; hay quyền bình đẳng trước pháp luật; được coi là chưa có tội cho đến khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và người bào chữa đã được điều chỉnh cơ bản; hoặc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sao cho bảo đảm hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ... Trong quá trình thực hiện ADHP đối với người phạm tội đã được triển khai thực hiện trên thực tế, với chủ