SlideShare a Scribd company logo
1 of 168
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG
VÀ BIẾN ĐỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG
VÀ BIẾN ĐỔI
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN TRỌNG THƢỞNG
Hà Nội, năm 2019
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố ở bất kỳ một
công trình nào khác.
Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã công bố có liên quan đến đề
tài để tham khảo. Các nguồn tài liệu này đều đƣợc chú thích rõ ràng, chính xác.
Hà Nội, tháng 7/2019
Tác giả
Nguyễn Thị Bích Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các nhà khoa học: PGS.TS Phan Trọng
Thƣởng, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, TS. Trần Đình
Ngôn, NNC Nguyễn Văn Thành, PGS.TS Lê Thị Dục Tú, TS. Phạm Thị Thu
Hƣơng, TS. Vũ Thị Trang và Thƣợng tƣớng Nguyễn Trọng Nghĩa đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu, gợi ý tài liệu, tạo mọi điều
kiện giúp tôi hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo, Khoa Văn học Học
viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 7/2019
Tác giả
Nguyễn Thị Bích Hạnh
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................................3
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án..................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án ................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................................6
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ...............................6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án...............................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................8
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án...........................................................................8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án........................................................................8
7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................9
1.1. Lịch sử chèo cổ và việc xác định kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể
loại văn học dân tộc .................................................................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu về chèo truyền thống...................................................13
1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc của chèo truyền thống.........................13
1.2.2. Những nghiên cứu về đặc trƣng nghệ thuật của chèo truyền thống.........18
1.2.3. Những nghiên cứu về kịch bản chèo truyền thống...................................22
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng...33
1.3.1. Những quan điểm về sự cách tân trong chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình
Nghị....................................................................................................................34
1.3.2. Những đánh giá về thành công - hạn chế trong kịch bản chèo cải lƣơng
của Nguyễn Đình Nghị.......................................................................................37
Tiểu kết Chƣơng 1...................................................................................................40
CHƢƠNG 2. GIAO LƢU VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY VÀ NHỮNG XU HƢỚNG
CÁCH TÂN KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX...........................................41
2.1. Giao lƣu văn hóa Đông - Tây và quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam
...............................................................................................................................41
2.1.1. Sự xuất hiện của chủ thể văn hóa mới......................................................41
2.1.2. Sự ra đời, phát triển của báo chí và các loại hình văn học - nghệ thuật...43
2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống và sự ra đời của kịch hiện đại ......................46
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của kịch nói, cải lƣơng.........................................46
2.2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống ................................................................51
2.3. Các xu hƣớng cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..........................57
2.3.1. Xu hƣớng bác học hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng.............................57
2.3.2. Xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong kịch bản chèo cải lƣơng...60
2.3.3. Xu hƣớng hài hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng ....................................62
2.3.4. Xu hƣớng gia tăng xung đột kịch trong kịch bản chèo cải lƣơng ............68
Tiểu kết Chƣơng 2...................................................................................................69
CHƢƠNG 3. NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU
THẾ KỶ XX.............................................................................................................71
3.1. Nhân vật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.................................................71
3.1.1. Nhân vật ngƣời kể chuyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............71
3.1.2. Nhân vật trung tâm trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX..........................80
3.1.3. Vai hề trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............................................90
3.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............................................96
3.2.1. Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống...........................................96
3.2.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo cải lƣơng ..............................................100
Tiểu kết Chƣơng 3.................................................................................................104
CHƢƠNG 4. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX ...................106
4.1. Kết cấu kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..........................................................106
4.1.1. Kết cấu kịch bản chèo truyền thống.......................................................106
4.1.2. Kết cấu kịch bản chèo cải lƣơng ............................................................110
4.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.......................................................113
4.2.1. Ngôn ngữ kịch bản chèo cổ....................................................................113
4.2.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo cải lƣơng.........................................................121
4.3. Không gian, thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ........127
4.3.1. Không gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..................127
4.3.2. Thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .....................131
Tiểu kết Chƣơng 4.................................................................................................132
KẾT LUẬN............................................................................................................134
TUYỂN TẬP CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................................................................................1
PHỤ LỤC...................................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, bắt nguồn từ trò
nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của ngƣời nông dân, phục vụ nhu cầu
giải trí của ngƣời nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. Trong hành
trình phát triển của mình, chèo từ bình diện dân gian chuyển thành bình diện sân
khấu dân tộc, phát triển mạnh mẽ tại các địa phƣơng vùng đồng bằng Bắc Bộ đến
Nghệ An, Hà Tĩnh, hình thành các phƣờng chèo tứ chiếng nhƣ: chiếng chèo Nam
(Nam Định - Thái Bình), chiếng chèo Đoài (Hà Tây), chiếng chèo Bắc (Bắc Ninh -
Bắc Giang), chiếng chèo Đông (Hải Dƣơng - Hƣng Yên).
1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm. Đến đầu
thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của các chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, nhiều giai tầng
xã hội mới xuất hiện. Bƣớc ngoặt này dẫn tới các chủ thể văn hóa mới, lớp công
chúng mới ra đời. Tiếp biến nền văn hóa Pháp, văn hóa phƣơng Tây, văn học Việt
Nam nhanh chóng chuyển từ nền văn học trung đại, song ngữ Hán - Nôm, cấu trúc
theo mô hình văn học Trung Quốc sang nền văn học hiện đại, đơn ngữ Quốc ngữ,
cấu trúc theo mô hình văn học phƣơng Tây, cụ thể là văn học Pháp, hình thành nên
văn học hiện đại ở Việt Nam.
Dƣới tác động của văn hóa phƣơng Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng
thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm
trù “dân tộc” sang phạm trù „thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều
đồng loạt cách tân (đổi mới). Trong cơn lốc thế kỷ ấy, một bộ phận những nghệ
nhân chèo đã rời quê về các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
thuê rạp, xây rạp diễn chèo. Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ
đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thƣởng thức của tầng lớp thị
dân đƣơng thời, để bắt kịp xu hƣớng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật
khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo
văn minh (1906) rồi chèo cải lƣơng (1924). Sự đổi mới về phƣơng pháp sáng tác
kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bƣớc ngoặt lịch sử. Kịch
bản chèo cổ từ sáng tác dân gian với đặc điểm khuyết danh, tập thể, truyền miệng
chuyển sang phƣơng thức sáng tác cá thể hóa có tên tác giả, có bản quyền, làm tiền
đề cho sự thay đổi, sáng tác kịch bản chèo hiện đại sau này.
Trong bài Khái lược về sân khấu Việt Nam và kịch bản kịch hát thế kỷ XX in
trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900-1945) Quyển 6 tập 1,
2
nhà nghiên cứu Lê Thanh Hiền viết: “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, nhiều thể loại
nhƣ: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, ký sự, kịch, lý luận phê bình…đã đi vào từ
điển tác gia - tác phẩm và công trình nghiên cứu, tuyển tập, toàn tập, tổng tập lƣu tại
hệ thống thƣ viện toàn quốc, phổ biến rộng rãi trong xã hội. Riêng kịch bản kịch hát
thế kỷ XX thì chƣa có công trình nào, chƣa có tuyển tập nào. Thậm chí các cơ quan
chức năng quản lý chuyên ngành nhƣ Bộ Văn hóa, Cục Nghệ thuật, Hội Nghệ sĩ sân
khấu, Hội Nhà văn cũng không nắm đƣợc số lƣợng tác gia sân khấu nói chung, tác
gia kịch hát nói riêng và có bao nhiêu kịch bản ra đời trong từng giai đoạn. Về
phƣơng diện tác gia và kịch bản kịch hát thế kỷ XX coi nhƣ còn bỏ trống. Đây là
khó khăn lớn nhất đối với những ngƣời đầu tiên đi vào lĩnh vực này, thật vô tiền
khoáng hậu.” [107, tr.7]
Khi nghiên cứu về chèo đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên
cứu về chèo văn minh, chèo cải lƣơng và soạn giả Nguyễn Đình Nghị mà quên mất
rằng vào đầu thế kỷ XX, chèo cổ hay chèo sân đình vẫn tồn tại ở các vùng quê.
Chèo cổ cũng có sự biến đổi nhƣng không đáng kể, rõ rệt. Năm 1905, chèo cổ bắt
đầu rời quê về Hà Nội, sau đó là các thành phố, thành thị khác nhƣ Hải Phòng, Thái
Bình... Năm 1908, rạp hát chèo đƣợc xây dựng. Từ một thể loại chèo cổ, đến đầu
thế kỷ XX, chèo tách dòng thành hai loại chèo cùng song song tồn tại: Từ năm
1913-1924 là sự tồn tại của chèo cổ tại các vùng quê và chèo văn minh tại các thành
thị. Sau khi chèo văn minh chết yểu, từ năm 1924 đến trƣớc 1945 là sự tồn tại của
chèo cổ (ở quê) và chèo cải lƣơng (ở thành thị). Chèo văn minh là loại chèo lai tạp,
pha tuồng, không tạo đƣợc dấu ấn gì khi đó và sau này. Chèo cải lƣơng phát triển
mạnh, cũng lai tạp (lai kịch nói về nghệ thuật biểu diễn), trở thành một phong trào,
một cuộc cách mạng về nghệ thuật chèo. Cùng song song tồn tại trong một giai
đoạn lịch sử, mặc nhiên hai loại chèo quê - phố, cũ - mới, tức chèo cổ và chèo cải
lƣơng đã trở thành đối tƣợng của văn học so sánh. Vì vậy tính cấp thiết của đề tài
bao gồm:
- Về lý luận, dù “kịch bản là linh hồn của vở diễn”, là tiền đề để có những vở
diễn trên sân khấu nhƣng thời gian qua, các nhà nghiên cứu chèo thƣờng nghiêng về
hƣớng nghiên cứu chèo ở loại hình sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, ít ngƣời nghiên
cứu về mặt văn học của kịch bản chèo. Việc nhìn nhận kịch bản chèo là sân khấu
hay văn học đang có khoảng trống về lý luận. Luận án đi sâu vào nghiên cứu kịch
bản chèo, xem xét tính văn học, giá trị văn học của kịch bản chèo.
- Về thực tiễn khảo tả văn bản chèo, chèo cải lƣơng là hiện tƣợng đặc biệt,
nhiều thành tựu trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thực tiễn lịch sử
nghiên cứu sự vận động, phát triển của kịch bản chèo hiện chƣa có nhà nghiên cứu
3
nào lý giải sức sống của nó, tác động của nó đối với chèo hiện nay.
- Về tính thời sự của luận án, trƣớc thế kỷ XX, sân khấu kịch hát Việt Nam
chỉ có tuồng và chèo. Đầu thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông -
Tây, với ảnh hƣởng của sân khấu cổ điển Pháp, sân khấu Việt xuất hiện một thể loại
kịch mới: kịch nói (ngƣời đƣơng thời gọi là kịch Thái Tây, ra đời vào năm 1921).
Sau thành công của kịch nói Việt, soạn giả chèo Nguyễn Đình Nghị đã có những
thử nghiệm táo bạo khi quyết định “làm chèo theo lối kịch Thái Tây”, “bẻ ghi” chèo
cổ theo hƣớng cách tân mới: chèo cải lƣơng. Kết quả của sự lai tạp giữa sân khấu
kịch hát đậm chất dân tộc với thể tài nhiều yếu tố ngoại lai đã tạo nên những nhận
xét trái chiều của hậu thế về “công” và “tội” của Nguyễn Đình Nghị. Vấn đề nghệ
thuật chèo nên bảo tồn hay cách tân đến nay vẫn là vấn đề thời sự. Cho đến nay,
chèo hiện đại nên bảo tồn những yếu tố “nội sinh” nào của chèo cổ hay cách tân
theo những yếu tố “ngoại sinh” nào của sân khấu kịch quốc tế - (nội sinh, ngoại sinh
là chữ dùng của PGS Hà Văn Cầu) - vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu thống nhất,
giải quyết triệt để. Từ việc ít có những công trình lý luận, nghiên cứu tổng thể về
kịch bản chèo dẫn tới nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, nhiều soạn giả chèo vẫn tiếp tục
đi theo vết xe đổ của Nguyễn Đình Nghị “gieo vừng ra ngô”, biến chèo thành “kịch
cắm chèo” hay “kịch cắm hát”, “kịch cắm ca”. Những thành công và thất bại của
Nguyễn Đình Nghị vẫn là bài học đối với các tác giả kịch bản chèo hiện đại.
Hiện nay, chèo với dấu ấn dân tộc thuần Việt cần phải đƣợc nghiên cứu và
bảo tồn là quốc bảo trong xu thế hội nhập bản sắc, văn hóa, từ đó rút ra bài học,
nguyên tắc bảo tồn để thấy lại giá trị của nó. Luận án giúp khẳng định vai trò của
văn học kịch trong đời sống sân khấu, hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả
chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung
cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản chèo. Từ các lý do trên, ngƣời viết chọn
nghiên cứu đề tài “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Do sự tác động mạnh mẽ của văn hóa, văn học phƣơng Tây, mọi thể loại,
loại hình văn học Việt Nam đều vận động, đổi thay trong đó có kịch bản chèo. Mục
đích khoa học của luận án là qua so sánh kịch bản chèo cải lƣơng với kịch bản chèo
cổ để phân tích mặt đƣợc (phát triển, làm giàu thêm) và mặt mất (không còn đặc
trƣng, đặc sắc của loại hình chèo) của Nguyễn Đình Nghị.
Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những
cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu
cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống.
4
Từ trƣờng hợp cách tân chèo của Nguyễn Đình Nghị với những mặt đƣợc,
mất nhƣ thế có thể rút ra kinh nghiệm, bài học gì cho việc cách tân các loại hình
nghệ thuật dân tộc truyền thống của chúng ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Tổng hợp các tƣ liệu để khái quát về sự biến đổi của các loại hình văn học -
nghệ thuật đầu thế kỷ XX dƣới tác động của văn hóa Pháp và văn minh phƣơng Tây
và những ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, sự đổi mới của các
loại hình văn học - nghệ thuật khác dẫn đến việc đổi mới kịch bản chèo.
Lựa chọn kịch bản chèo để nghiên cứu, phân tích. Luận án nghiên cứu về cấu
trúc tự sự của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. So sánh, chỉ rõ những đặc điểm riêng
biệt, những yếu tố truyền thống và biến đổi của kịch bản chèo truyền thống, chèo
cải lƣơng về mặt cấu trúc tự sự nhƣ: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không
gian, thời gian.
Phân tích, so sánh, chỉ ra những xu hƣớng đổi mới trong kịch bản chèo đầu
thế kỷ XX về các bình diện: xu hƣớng bác học hóa, xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa
hiện thực, xu hƣớng hài hóa và xu hƣớng gia tăng xung đột kịch.
Khái quát, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đã nghiên cứu, tìm hiểu về các yếu tố
truyền thống và cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Vào đầu thế kỷ XX, về kịch bản chèo, có các loại kịch bản sau: Kịch bản
chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng.
Khái niệm chèo cổ
Chèo cổ là chèo do các nghệ nhân chèo sáng tác theo phƣơng thức dân gian:
khuyết danh, truyền miệng, dị bản và biểu diễn ứng diễn theo chu trình mở. Chèo cổ
tồn tại trên sàn diễn (sân đình) từ năm 1945 trở về trƣớc.
Khái niệm chèo truyền thống
Chèo truyền thống là danh xƣng của GS Trần Bảng. Theo ông, hiện nay, di
sản để lại không có vở diễn chèo cổ. Ngƣời đƣơng thời không thể tiếp cận đƣợc với
các vở diễn chèo cổ vì các vở diễn chèo cổ đã hiện diện và chỉ hiện diện trong đời
sống sân khấu thời xƣa. Vì vậy, chèo truyền thống là cách gọi các vở chèo cổ đã
đƣợc các nhà nghiên cứu, các tác giả chèo chỉnh lý hoặc cải biên mà vẫn giữ đƣợc
những nguyên tắc cơ bản của chèo.
Trong cuốn Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, TS Trần Đình Ngôn
định nghĩa: “Chèo truyền thống là chèo cổ đƣợc kế thừa và phát triển trên nguyên
5
tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phƣơng pháp nghệ thuật của chèo cổ.”
[218, tr.87]
Khái niệm chèo hiện đại
+ Hiểu theo nghĩa hẹp: Chèo hiện đại là chèo có đề tài hiện đại, phản
ánh cuộc sống đƣơng thời, nói về con ngƣời đƣơng thời và phục vụ khán
giả đƣơng thời. Phạm vi đề tài bị hạn chế phải phản ánh cuộc sống đƣơng thời.
+ Hiểu theo nghĩa rộng: Chèo hiện đại là chèo do các nhà văn, nghệ
sĩ ngày nay sáng tạo ra, nhằm phục vụ cho đời sống văn hóa của ngƣời
đƣơng thời. Vì vậy, đề tài đƣợc mở rộng, bao gồm cả đề tài khai thác từ kho tàng
truyện dân gian, dã sử, huyền thoại, lịch sử và kể cả những truyện dân gian mới
do các nhà soạn chèo tự sáng tác theo các mô típ của truyện dân gian và đề tài
hiện đại.
Kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng là đối
tƣợng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, kịch bản chèo văn minh không có sự biến
đổi rõ rệt so với chèo cổ. Kịch bản chèo cổ đã ra đời và tồn tại từ trƣớc đó, nên với
tên đề tài: “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - Truyền thống và biến đổi”, chúng tôi xác
định kịch bản chèo đầu thế kỷ XX là kịch bản chèo cải lƣơng. Đối tƣợng nghiên cứu
của luận án là kịch bản chèo cải lƣơng, cụ thể là kịch bản chèo cải lƣơng của
Nguyễn Đình Nghị. Chèo cổ đƣợc đƣa ra đối sánh với chèo cải lƣơng để biết chèo
cải lƣơng đã biến đổi nhƣ thế nào?
Về phạm vi khảo sát, đối với kịch bản chèo cổ, chúng tôi chọn 7 kịch bản
chèo trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ (Nxb Sân khấu xuất bản năm 1999) do PGS Hà
Văn Cầu sƣu tầm và chú thích gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình -
Dương Lễ, Kim Nham, Chu Mãi Thần, Tôn Mạnh - Tôn Trọng, Từ Thức (các kịch
bản chèo cổ này mới có sự biên tập, hiệu đính, chú thích, chƣa có việc chỉnh lý, cải
biên) làm văn bản chính thức để triển khai nghiên cứu.
Phong trào chèo cải lƣơng đã tạo nên tên tuổi nhiều soạn giả nhƣ Nguyễn
Quang Oánh, Đỗ Thân, Phan Chu Sĩ, Nguyễn Ngọc Châu, Văn Tâm, Nguyễn Thúc
Khiêm, Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Văn Tôn, Khắc Nhẫn, Hữu Kim, Trƣơng
Huyền…, trong đó Nguyễn Đình Nghị với tƣ cách là ngƣời mở đầu phong trào chèo
cải lƣơng, nổi bật lên nhƣ một tài năng lớn, một nhà cách tân, một ngƣời gắn bó với
sự phát triển nghệ thuật chèo Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Vì vậy, về
kịch bản chèo cải lƣơng, ngƣời viết chọn 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị
mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hiền đã thống kê, đặc biệt là 34 tác phẩm đã
đƣợc in thành sách trong hai cuốn: Tuyển tập Chèo cải lương Nguyễn Đình Nghị (3
6
tập) do Cục Nghệ thuật Sân khấu xuất bản năm 1994 và Văn học Việt Nam thế kỷ
XX (Kịch bản chèo 1900-1945) quyển 6 tập 1 do Nxb Văn học xuất bản năm 2006.
Cả 2 cuốn sách này đều do Lê Thanh Hiền dày công sƣu tầm và biên soạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về mốc thời gian: Chèo cổ tiếp tục tồn tại từ nhiều thế kỷ trƣớc đến năm
1945. Chèo văn minh tồn tại từ năm 1913 - 1924. Chèo cải lƣơng tồn tại từ năm
1924 đến trƣớc năm 1945. Mốc thời gian đầu thế kỷ XX đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
lịch sử và văn học chọn là 1900 - 1945. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX
(Kịch bản chèo 1900 - 1945), Lê Thanh Hiền cũng chọn mốc 1900 - 1945 khi giới
thiệu về các kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Thúc Khiêm. Phân kỳ
này vừa phù hợp với phân kỳ lịch sử, vừa phù hợp với phân kỳ văn học, quá trình
hình thành, phát triển của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên ngƣời viết chọn mốc
thời gian 1900 - 1945 này.
Về nội dung, phạm vi nghiên cứu là kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên chúng
tôi chỉ nghiên cứu về kịch bản chèo. Tuy nhiên, không chỉ là tác phẩm văn học, kịch
bản chèo còn đƣợc biểu diễn trên sân khấu. Các vở chèo cổ nội dung đƣợc diễn tả
chủ yếu là hát, trong kịch bản chèo cổ, chèo cải lƣơng cũng ghi rất rõ đoạn nào nói,
đoạn nào hát, hát điệu gì…, nên những đặc điểm liên quan đến nghệ thuật biểu diễn
nhƣ ƣớc lệ, múa, âm nhạc…, chúng tôi cũng nghiên cứu và nhấn vào để làm rõ một
số nội dung đi từ kịch bản đến sân khấu, mối quan hệ đặc biệt giữa kịch bản văn
học và sân khấu biểu diễn trong nghệ thuật chèo.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Chèo là nghệ thuật sân khấu nên việc nghiên cứu chèo nếu tách rời khỏi sân
khấu biểu diễn sẽ gặp không ít khó khăn. Trên cơ sở thực tiễn của nghệ thuật chèo
truyền thống, một nghệ thuật từ xa xƣa, vốn là hình thức sân khấu đƣợc sáng tạo
theo chu trình mở: thế hệ này nối tiếp thế hệ kia bổ sung, hoàn chỉnh để rồi lại làm
cơ sở cho thế hệ tiếp theo sáng tạo... nên trong quá trình triển khai thực hiện, luận
án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa làm phƣơng pháp nghiên
cứu chủ yếu. Mục đích sử dụng phƣơng pháp này để làm rõ sự ảnh hƣởng của giao
lƣu văn hóa Đông - Tây đối với sự biến đổi, cách tân của kịch bản chèo đầu thế kỷ
XX. Xem dƣới góc độ thi pháp, kịch bản chèo đầu thế kỷ XX đƣợc xây dựng nhƣ
thế nào, có gì cũ, mới. Từ đó cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa văn học và nghệ
thuật, giữa văn học và sân khấu, giữa văn học và mỹ học, giữa văn học và xã hội
học…
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên
cứu thị hiếu khán giả đƣơng thời.
7
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đi vào nghiên cứu chuyên sâu về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, luận án đã
khảo sát, phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của chèo cải lƣơng và vai
trò của Nguyễn Đình Nghị trong phát triển sân khấu chèo. Luận án đã góp phần làm
sáng tỏ một số nội dung sau:
Qua khảo sát, nghiên cứu, phân tích, chúng tôi thấy rằng, yếu tố truyền thống
và yếu tố biến đổi trong các kịch bản chèo cải lƣơng đƣợc xác định nhƣ sau:
Nguyễn Đình Nghị đã có những cải cách về nghệ thuật biểu diễn, với chủ trƣơng
làm cho chèo giống nhƣ kịch Thái Tây, khiến chèo cải lƣơng biến đổi, lai tạp. Tuy
nhiên, trong sự biến đổi, cách tân ấy, chèo cải lƣơng vẫn giữ đƣợc các yếu tố truyền
thống của chèo cổ, vẫn đậm chất chèo. Chèo cải lƣơng kế thừa truyền thống, vẫn
giữ đƣợc yếu tố truyền thống về mặt văn bản là cấu trúc tự sự. Chèo cải lƣơng biến
đổi với đặc điểm nổi bật là tiếp nhận kịch cổ điển Pháp đầu thế kỷ XX, gia tăng
xung đột kịch trên mạch bố cục của chèo truyền thống. Biến đổi lớn nhất của kịch
bản chèo cải lƣơng là tiếp nhận trào lƣu chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam
đầu thế kỷ XX. Luận án đã chỉ ra ở kịch bản chèo cải lƣơng, yếu tố bác học gia tăng
nhiều hơn kịch bản truyền thống. Chèo cải lƣơng đƣợc hài hóa triệt để. Nếu nhƣ
chèo truyền thống chỉ có các trò hài thì chèo cải lƣơng đã có những vở hài. Điểm
quan trọng nhất là chèo cải lƣơng có sự thay đổi về phƣơng thức sáng tạo - đó là
bƣớc ngoặt lịch sử.
Luận án đã nghiên cứu toàn diện kịch bản chèo đầu thế kỷ XX trong đối sánh
với chèo cổ. Chúng tôi đã phân tích, đánh giá, hệ thống đầy đủ, toàn bộ những yếu
tố quan trọng cấu thành nên cấu trúc tự sự trong kịch bản chèo cổ và kịch bản chèo
cải lƣơng nhƣ cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian, mang
đến cái nhìn tổng hợp, khái quát về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, thực chất là kịch
bản chèo từ khi ra đời cho đến đầu thế kỷ XX - tức hơn 1.000 năm phát triển của
kịch bản chèo.
Luận án đã phân tích, xâu chuỗi, chỉ ra những điều kiện kinh tế - chính trị -
xã hội đầu thế kỷ XX ảnh hƣởng đến sự biến đổi của các loại hình văn học - nghệ
thuật nói chung và chèo nói riêng. Phân tích, đánh giá, nhận diện đầy đủ về kịch bản
chèo cổ, chèo cải lƣơng, chỉ ra điểm khác biệt giữa chèo cổ và chèo cải lƣơng về
phƣơng diện kịch bản. Qua đó, rút ra, yếu tố truyền thống trong chèo cải lƣơng là
gì? Chèo cải lƣơng đã biến đổi gì, đổi mới nhƣ thế nào so với chèo truyền thống. Từ
đó cho thấy khả năng tiếp biến của chèo cổ khi đón nhận yếu tố ngoại lai là sân
khấu phƣơng Tây.
Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những
8
cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu
cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Những vấn đề nghiên cứu về chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị trong
bối cảnh hôm nay vẫn là những vấn đề nóng hổi vì trong sáng tác kịch bản, chèo
hiện đại vẫn chƣa thống nhất trong định hƣớng phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu
về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng, đặc biệt là kỹ thuật viết kịch bản chèo cần
đƣợc đầu tƣ nghiên cứu cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn nữa.
Luận án cho thấy sự biến đổi của nghệ thuật chèo cụ thể là kịch bản chèo
dƣới ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây.
Luận án giúp khẳng định vai trò của văn học kịch trong đời sống sân khấu,
hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp
những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản
chèo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án góp phần khẳng định giá trị và trả lại vị trí xứng đáng của kịch bản
chèo cải lƣơng trong nghệ thuật sân khấu chèo.
Nêu đƣợc khá đầy đủ, toàn diện về kịch bản chèo từ khi chèo cổ ra đời đến
năm 1945, luận án giúp thêm cho những nhà nghiên cứu, những ngƣời viết kịch bản
chèo hình dung và nhận diện rõ nét hơn diện mạo của kịch bản chèo cổ, kịch bản
chèo cải lƣơng, phân biệt và định hƣớng đƣợc các loại kịch bản chèo. Những ngƣời
muốn viết kịch bản chèo cần phải có những yếu tố, chất liệu gì. Luận án giúp thêm
cho ngƣời sáng tác kịch bản chèo nắm chắc đâu là yếu tố truyền thống, đâu là yếu tố
cách tân trong chèo, những yếu tố nội sinh, ngoại nhập để có những kỹ thuật, lý
luận đúng đắn khi sáng tác kịch bản chèo. Thực chất, những kịch bản chèo sáng tác
mới đều mang những yếu tố song hành là truyền thống và đổi mới.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án có
cấu trúc gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những xu hướng cách tân
kịch bản chèo đầu thế kỷ XX
Chương 3: Nhân vật và cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX
Chương 4: Kết cấu, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong
kịch bản chèo đầu thế kỷ XX
9
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử chèo cổ và việc xác định kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể
loại văn học dân tộc
Nghệ thuật gồm 7 loại hình cơ bản là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học,
âm nhạc, sân khấu và điện ảnh. Trong hệ thống 7 loại hình nghệ thuật, văn học giữ
vị trí quan trọng bởi nó đƣợc sử dụng để thể hiện nhiều loại hình nghệ thuật khác
nhƣ sân khấu, âm nhạc, điện ảnh…
Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời. Với tƣ cách là những thể
loại thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu, sân khấu truyền thống Việt Nam đƣợc cấu
thành bởi hai yếu tố quan hệ mật thiết với nhau là kịch bản văn học và nghệ thuật
diễn xƣớng. Tuy nhiên, nếu nghệ thuật diễn xƣớng thuộc về sân khấu, là con đẻ của
bộ môn nghệ thuật học (nhƣ âm nhạc, vũ đạo, trình thức v.v…) thì kịch bản sân
khấu với tƣ cách một tác phẩm văn học là một bộ phận của văn học sử.
Ở Việt Nam, loại hình sân khấu có mấy thể loại gồm chèo, tuồng, cải lƣơng,
kịch nói, kịch dân ca… Ngoài một số tiểu hình sân khấu nhƣ múa rối, các trò diễn
hí dân gian, sân khấu truyền thống ngƣời Việt có hai hình thức chủ đạo là tuồng
(hay hát bội) và chèo, đƣợc phân tách làm hai dòng dân gian (chèo) và bác học
(tuồng). Nhƣ vậy, sân khấu Việt Nam từ khi hình thành đã là một sân khấu kịch
hát sau phát triển thành tuồng và chèo. Cả hai hình thức này tồn tại cho tới ngày
nay. Về cơ bản, văn học sân khấu cổ truyền vẫn là một nền văn học khuyết danh.
Đƣợc kết hợp từ ngôn ngữ nhiều loại hình, thể loại nghệ thuật khác nhau nhƣ âm
nhạc, múa, văn học, sân khấu... nên sân khấu kịch hát là sân khấu tổng hợp.
Suốt chiều dài lịch sử gần một thiên niên kỷ (938 - 1884), Việt Nam vẫn tồn
tại bất biến mô hình nhà nƣớc phong kiến. Theo quan niệm của hệ tƣ tƣởng Nho
giáo, xã hội phong kiến chỉ có bốn nghề, theo thứ tự từ cao xuống thấp là “Sĩ, Nông,
Công, Thƣơng”. Hát xƣớng không nằm trong bốn nghề đó nên bị xếp vào “vô loài”
(hoặc vô loại)… Hai thể loại dân tộc: tuồng và chèo ra đời, tồn tại và phát triển
trong lòng xã hội phong kiến. Trƣớc đây, chèo đƣợc biểu diễn trong cung đình.
Chèo từng đƣợc trọng dụng khi vua quan nhà Lý đều mê hát chèo. Nhƣng đến thời
nhà Lê, khi các ông vua chọn Nho học làm quốc giáo, lấy tƣ tƣởng Nho giáo làm tƣ
tƣởng chính thống thì hát xƣớng bị coi rẻ. Các sáng tạo dân gian bị coi thƣờng.
Chèo từng bị nhà Lê kỳ thị, coi “nhà phƣờng chèo con hát” ngang với “kẻ phản
nghịch, ngụy quan”. Bộ luật Hồng Đức thời Lê cấm các nghệ sĩ hát chèo và con cái
10
họ đi thi. Vì vậy, nhiều thế kỷ kéo dài, chèo cổ phải rời bỏ chốn phồn hoa, đô thị trở
về diễn ở sân đình, ở các làng quê. Do thái độ kỳ thị nhiều thế kỷ trƣớc đó nên dù
có lịch sử lâu đời, dƣới thời phong kiến hầu nhƣ không có những trƣớc tác nghiên
cứu về sân khấu, đặc biệt là chèo.
Theo tài liệu của Nhà hát chèo Việt Nam, ngƣời sáng lập ra chèo là bà Phạm
Thị Trân - một vũ ca tài ba thời nhà Đinh vào thế kỷ 10 và kinh đô Hoa Lƣ - Ninh
Bình xƣa đƣợc coi là đất tổ của sân khấu chèo.
Sử sách cũ ghi rằng, từ thời Lý, hát chèo ở Thăng Long đã rất phát triển.
Chèo có mặt trong các lễ tết, những cuộc vui ở kinh thành. Đặc biệt các tầng lớp
vua, quan, quí tộc rất mê hát chèo. Theo sách Việt sử thông giám cương mục do
Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, tháng 6/1028, vua Lý Thánh Tông sai gọi
phƣờng chèo đến múa hát mừng sinh nhật nhà vua. Sau, lễ sinh nhật của các vua Lý
đƣợc tổ chức thành ngày hội lớn ở kinh thành Thăng Long, bao giờ cũng có phƣờng
chèo, phƣờng hát biểu diễn, kèn sáo, múa hát tƣng bừng. Bia Sùng Thiện diên linh
(năm 1121) chép tỉ mỉ về đội múa chèo của Thiên vƣơng nhƣ sau: “… Ở giữa bậc
dƣới, những cô gái tiến hƣơu vàng, nhạc quan đứng thành hàng dƣới sân nhảy hát
một lúc…”.
Cuối đời Lý (năm 1182), sử sách còn ghi chép lại một trò nhại trực tiếp châm
biếm tính hống hách của Đỗ An Thuận - viên thái sử thời đó. Sách An Nam chí lược
ghi chép về cảnh sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nhộn nhịp trong cung vua Trần cho
thấy, vào ngày “tất niên” (hết năm), vua Trần ra ngự ở cửa Đoan Cung để bách quan
lạy mừng. Các phƣờng chèo, phƣờng hát tới diễn mừng vua ở đấy. Từ Đạo Hạnh ở
thời Lý, Trần Nhật Duật ở thời Trần đều là những ông quan đam mê hát chèo. Từ
Đạo Hạnh đƣợc coi là tác giả của bài “Giáo trò” quen thuộc mà các phƣờng chèo
Thăng Long - Hà Nội và nhiều nơi khác còn lƣu truyền:
Trình làng trình chạ
Thƣợng hạ Tây Đông
Tứ cảnh hòa trung
Nghe tôi giáo trống
Trƣờng không phong động
Cũng bởi trống tôi
Làng đã vào ngồi
Tôi xin diễn tích…
Sang thời Lê, do chính sách vọng ngoại, chèo bị nhà Lê kỳ thị. Sách Việt sử
thông giám cương mục ghi thời Hồng Đức (1470-1496), trong 24 điều dạy dân của
vua Lê Thánh Tông có hai điều răn:
11
Điều 1: Cha mẹ dạy con phải đúng khuôn phép, không đƣợc để buông tuồng
đắm đuối vào cờ bạc, rƣợu chè, tập nghề hát xƣớng, hại đến phong tục.
Điều 16: Khi chèo hát, lúc hội hè, trai gái đến chơi xem, không đƣợc đứng
ngồi lẫn lộn, để ngăn ngừa thói dâm ô”.
Bộ luật Hồng Đức ghi rõ cấm con trai các nhà xƣớng ca không đƣợc đi dự
thi, con gái không đƣợc lấy con những nhà quan chức quyền quý. Điều 322 Bộ luật
Hồng Đức viết, quan chức lấy con nhà xƣớng ca làm vợ hay thiếp bị phạt đánh 70
trƣợng và giáng chức; con cháu quan chức lấy con gái nhà xƣớng ca cũng bị phạt
đánh 60 trƣợng và nhất thiết bắt ly dị...
Sách Lịch sử Việt Nam tập 1, xuất bản năm 1971 ghi nhận: “Cuốn Hý
phường phả lục của Lƣơng Thế Vinh xuất bản năm 1501 có thể coi đó là tác phẩm
lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm
và nêu lên những nguyên tắc có tính chất lý luận về nghệ thuật biểu diễn, diễn viên,
múa hát và đánh trống”.
Hí phường phả lục đƣợc xác định là công trình nghiên cứu chèo cổ của
Trạng nguyên Lƣơng Thế Vinh với bản in khắc gỗ năm 1501. Hí phường phả lục đã
ghi lại các khoán ƣớc của phƣờng chèo, kịch bản và diễn xuất, cách đánh trống
chèo, phƣơng pháp múa hát, với nhiều nguyên tắc nhƣ nguyên tắc “Tứ tƣơng” trong
múa chèo, luật “Hô ứng tƣơng sinh” trong giao lƣu nhân vật sân khấu và quy tắc
“Sáu chữ” về tiêu chuẩn diễn viên dùng cho các phƣờng chèo. Các nội dung này sau
đƣợc PGS Hà Văn Cầu trích dẫn trong các tác phẩm của ông nhƣ sau:
Hệ thống động tác trong nghệ thuật diễn xuất sân khấu kịch hát truyền thống
vốn tồn tại nhƣ một tổng thể các ký hiệu - động tác, một hệ thống ngôn ngữ biểu
đạt. Nguyên tắc tứ tƣơng là một trong những biểu hiện tính hệ thống của động tác
trong sân khấu kịch hát truyền thống. Hệ thống động tác bị chi phối bởi nguyên tắc:
Thƣợng hạ tƣơng phù: động tác phải có trên - dƣới, gốc - ngọn, đầu - đuôi, tiến - lui,
để tạo nên một chỉnh thể.
Tả hữu tƣơng ứng: động tác có phải - trái, trƣớc - sau kết hợp, tạo nên sự hài hòa.
Phì sấu tƣơng chế: Sự hài hòa tạo nên bởi sự tƣơng phản giữa động tác dày
và mỏng, rộng và hẹp.
Nội ngoại tƣơng quan: tƣơng quan giữa nội tâm - ngoại hình nhân vật, giữa
con ngƣời và thiên nhiên.
Những nguyên tắc tạo hình trong nghệ thuật diễn xuất mang đậm màu sắc
triết lý. Nguyên tắc tứ tƣơng này cũng có thể gặp ngay trong Hý khúc Trung Quốc.
Cái đẹp từ sự cân đối: trƣớc - sau, phải - trái, trên - dƣới, từ sự hài hòa bên trong -
bên ngoài, vật chất - tinh thần v.v… trong hệ thống động tác diễn xuất sân khấu, thể
12
hiện cách nhìn vũ trụ - con ngƣời trong tính tổng hợp hữu cơ các quan hệ của nó.
Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa ai nhìn thấy văn bản này nên thời gian qua đã
dấy nên sự tồn nghi về sự có mặt của Hí phường phả lục. TS Trần Đình Ngôn xác
nhận sách Hí phường phả lục là thật với nhiều nhân chứng nhìn thấy nó gồm GS.
Trần Bảng, nhà nghiên cứu Hoàng Kiều và PGS. Hà Văn Cầu. Bản in khắc gỗ Hí
phường phả lục sƣu tầm đƣợc ở Thái Bình, trên đó ghi rõ năm xuất bản sách là năm
Cảnh Thống Tân Dậu 1501. Sau này, Nhà hát Chèo Việt Nam đã dịch Hí phường
phả lục, in roneo. GS. Trần Bảng là ngƣời duyệt sách nên ông đã đọc cả hai bản
bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ. Do trƣớc đây chƣa có phƣơng tiện photocopy nên
chỉ có mình PGS. Hà Văn Cầu chép tay bản Hí phường phả lục. Cụ Cầu đã chép hai
bản, một bản cụ giữ, còn một bản đem tặng GS. Trần Quốc Vƣợng. Còn bản gốc và
bản dịch Hí phường phả lục Nhà hát chèo Việt Nam lƣu giữ sau bị mối mọt xông
hết.
Sau Hí phường phả lục, gần 300 năm sau, danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 -
1839) mới viết Vũ Trung tùy bút với đôi dòng rải rác nhắc đến hoạt động sân khấu.
Nhƣ vậy, hệ thống lý luận của chèo cổ thời phong kiến thực chất chỉ có Hí phường
phả lục. Sau này, Lê Dƣ dựa vào nguồn tƣ liệu ít ỏi này để viết Ca vũ và âm nhạc
nước nhà, Đào Duy Anh dựa vào để viết Việt Nam văn hóa sử cương và Dƣơng
Quảng Hàm dựa vào để viết Việt Nam văn học sử yếu. Dƣơng Quảng Hàm là ngƣời
viết bộ văn học sử hoàn chỉnh đầu tiên bao quát đƣợc tiến trình văn học Việt Nam
từ sơ khai cho đến đƣơng thời (năm 1943) của lịch sử văn học sử Việt Nam. Ông
cũng là một trong những ngƣời đầu tiên coi kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể
loại văn học dân tộc - văn học Nôm.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dƣơng Quảng Hàm đã lần đầu tiên coi sân
khấu là một trong năm yếu tố cấu thành nên văn học sử Việt Nam gồm triết học,
lịch sử, thi văn, kịch bản và tiểu thuyết. Theo ông, “văn kịch của ta chia làm hai lối,
một là hát bội hoặc tuồng; hai là chèo”. [85, tr. 170]. Tuy vậy, Dƣơng Quảng Hàm
chỉ viết đôi dòng về chèo. Theo ông, hát chèo vốn là hình thức dùng để giễu các
việc vui cƣời, những thói hƣ tật xấu của ngƣời đời. Trong lời văn của hát chèo có
nhiều giọng khôi hài nhƣng lại có tính chất khuyên răn ngƣời đời, thiên về luân lý.
Dần dần, chèo mất đi tính tài tử để trở thành một tổ chức nhà nghề. Diễn viên là
những nghệ sĩ chuyên nghiệp, học nghề theo lối cha truyền con nối. Khi chèo phát
triển đến chỗ cực thịnh thì nhạc chèo cũng rất phong phú. Chèo có những điệu hát
riêng, khác với hát tuồng và phân làm nhiều loại đƣợc hát tùy theo từng đoạn của vở
chèo: vui tƣơi, buồn thảm, ý nhị, đanh đá hoặc bông lơn...
Sau đó Nghiêm Toản trong Việt Nam văn học sử trích yếu (2 tập, in năm
13
1949) cũng trùng quan điểm với Dƣơng Quảng Hàm khi cho ca kịch trong đó có
“tuồng và chèo là thể loại văn Nôm” (267, tập 2, tr.3).
Đối lập lại các khuynh hƣớng nêu trên là quan điểm của Phạm Thế Ngũ trong
quyển II bộ Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên với tên gọi: Văn học lịch triều:
Việt văn. Khi bàn về các thể loại văn Nôm, Phạm Thế Ngũ đã coi hát nói nhƣ bƣớc
tiến triển cuối cùng của thể cách văn Nôm. Cũng trong phần này, tác giả đã chú
thích: “Trong những thể loại văn Nôm nghiên cứu trong sách này chúng tôi không
kể đến những loại sân khấu. Trong các loại sân khấu, duy chỉ có lối thoại kịch là
đáng coi làm tác phẩm văn học, còn những lối ca kịch (trong đó ca, nhạc, vũ cùng
kỹ thuật sân khấu là yếu tố căn bản để gây hứng thú, văn chƣơng lui xuống địa vị
phụ) không nên đặt vào văn học là lĩnh vực của tụng độc hoặc ngâm nga. Xét sân
khấu ta xƣa thì không hề có thoại kịch. Hai loại chính là tuồng và chèo đều là ca vũ
kịch. (Cứ xét lời bình dân thƣờng nói đi coi hát). Cho nên mặc dầu các bản tuồng
chèo ta có sử dụng đủ các thể cách văn Hán văn Nôm, mà không thể thành một loại
văn học, và việc nghiên cứu nên đặt ngoài địa hạt văn học sử - trừ vài trƣờng hợp
đặc biệt mà chúng tôi sẽ đề cập sau”. [183, tr.45]. Sau đó, ông đi đến nhận định,
trong những thể cách của quốc văn xƣa vắng bóng văn xuôi. Văn Nôm chỉ là văn
vần hoặc biền ngẫu.
Đầu thế kỷ XX, với sự phát triển rầm rộ của báo chí, các loại hình nghệ
thuật, cùng với phong trào chèo văn minh, chèo cải lƣơng đã xuất hiện một số bài
viết và công trình của các tác giả nhƣ: Nguyễn Học Đạo, Lê Kim Giang, Chu Ngọc
Phi, Paulus Của, Nguyễn Thúc Khiêm.... Những công trình này chủ yếu là sƣu tầm,
sáng tác và giới thiệu các tác phẩm chèo.
1.2. Tình hình nghiên cứu về chèo truyền thống
1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc của chèo truyền thống
Về nguồn gốc của chèo truyền thống, qua các ý kiến từ các bài viết và công
trình nghiên cứu, có thể chia ra làm 4 nhóm: Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng chèo
có nguồn gốc du nhập từ nƣớc ngoài vào. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng “chèo đọc
chệch từ chữ trào nghĩa là giễu cợt mà ra”. Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng chèo có
nguồn gốc từ các hình thức tôn giáo, tế lễ, lao động. Nhóm thứ tƣ cho rằng chèo là
hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân
gian phong phú, lâu đời Việt Nam.
Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng chèo có nguồn gốc ngoại lai, du nhập từ nƣớc
ngoài vào bắt đầu từ sự kiện quân nhà Trần cầm giữ nghệ nhân Lý Nguyên Cát ở
trận Tây Kết. Trở thành tù binh, Lý Nguyên Cát đƣợc dùng vào việc dạy hát múa
cho một số đào kép Việt Nam trong quá trình dựng vở Tây Vương Mẫu hiến bàn
14
đào. Căn cứ để dẫn tới kết luận này là sách Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 của Ngô Sĩ
Liên ghi: “Trƣớc đây khi đánh quân Toa Đô, bắt đƣợc ngƣời phƣờng hát là Lý
Nguyên Cát, hát giỏi, dậy những con cái tuổi trẻ ở nhà thế gia tập hát điệu phƣơng
Bắc. Nguyên Cát đóng tuồng truyện cổ có các tích “Tây Vƣơng mẫu hiến bàn đào”,
ngƣời ra trò có danh hiệu quan nhân, Chu tử, Tân Nƣơng, Sửu nô, cộng 12 ngƣời
đều mặc áo thêu, đánh trống, thổi sáo, gảy đàn, vỗ tay, đánh đàn thay đổi nhau ra
vào làm trò, có thể cảm động lòng ngƣời, muốn cho buồn đƣợc buồn, muốn cho vui
đƣợc vui. Nƣớc ta có tuồng truyện từ ngày đó”. [150, tr.148].
Các sách Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Việt Nam văn hóa sử cương
của Đào Duy Anh, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi đều ghi chép các
sự kiện về Lý Nguyên Cát để khẳng định chèo ra đời từ việc các nghệ nhân Trung
Quốc sang ta truyền dạy vào đời Lý hoặc đời Trần. Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam tập 5, các tác giả Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Vũ Ngọc Phan,
Nguyễn Đổng Chi cho rằng, tuồng của ta khởi đầu từ Lý Nguyên Cát. Khi giai
cấp phong kiến thống trị cho diễn tuồng lấy sự tích Trung Quốc trong các vƣơng
phủ, thì nhân dân bắt chƣớc lối diễn tuồng mà sáng tác các vở chèo lấy đề tài ngay
trong sinh hoạt của nhân dân… Nho sĩ nông thôn sáng tác những vở mà lời hát lấy
ngay một phần ở tục ngữ, ca dao, còn nội dung thì dùng hoàn toàn sự tích Việt
Nam. Sau cùng, các tác giả này đi đến kết luận rằng: “Hát chèo từ hát tuồng mà ra,
mà hát tuồng thì du nhập từ Trung Quốc vào”. Trƣớc Cách mạng tháng Tám năm
1945, ý kiến này đƣợc phần lớn học giả đƣơng thời chấp nhận.
Nhóm ý kiến thứ hai căn cứ vào nội dung và nghệ thuật gây cƣời chiếm phần
lớn thời gian diễn xuất chèo mà cho rằng: chèo từ chữ trào nghĩa là giễu cợt mà
ra. Ngƣời nêu ý kiến này đầu tiên là Nguyễn Thúc Khiêm. Trong công trình Khảo
cứu về hát tuồng và chèo đăng tải trên Tạp chí Nam Phong vào năm 1928, Nguyễn
Thúc Khiêm lý giải nguồn gốc của chèo: “Tiếng Chèo là bởi chữ trào nói trệch
(chệch-NV) ra. Trào nghĩa là cƣời. Ngoài Bắc kì ta gọi Chèo là giễu cợt cái sự tích
bật cƣời của ngƣời đời cố ra làm vui để xem cho thỏa thích, để dạy ngƣời ta răn
chừa”. [134, tr.31].
Công trình Khảo cứu về hát tuồng và chèo bƣớc đầu đã đƣa ra những tìm tòi
nghiên cứu, kiến giải về nguồn gốc sự hình thành của tuồng và chèo. Dù là nhà soạn
vở đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thúc Khiêm mới lý giải về nguồn gốc của chèo một
cách đơn giản. Ông chƣa bàn đến kỹ thuật biểu diễn, thể loại sân khấu hoặc phƣơng
pháp xây dựng nhân vật. Mặt âm nhạc, ông nhấn vào giá trị văn học của những câu
hát chèo.
Tháng 8/1958, trong bài viết Tìm hiểu về chèo tạp chí Văn nghệ số 15 xuất
15
bản, Cao Kim Điển tán thành những ý kiến của Trần Huyền Trân và Trần Bảng và
kết hợp với các ý kiến của các lão nghệ nhân mà cho rằng “chèo là do tiếng trào mà
ra”. Trong bài Một số đặc điểm của Chèo cổ đăng trên Báo Tổ quốc số 48, tháng
12/1956. Trần Huyền Trân viết: “Chèo là do chữ “trào” đọc chệch ra, “tuy gọi là cổ
truyền nhƣng thực sự đang trên đà phát triển nghệ thuật, tuy đã trình thức hóa
nhƣng cũng rất linh hoạt, nhiều chất tự do”. Theo Trần Huyền Trân, chèo có từ đời
Trần, khoảng thế kỷ XIII, khi Nguyễn Sĩ Cố và Hàn Thuyên phát triển chữ Nôm,
lấy dân ca, dân vũ, dân nhạc làm nền tảng. Ông cũng đề cập đến quá trình phát triển
của chèo nhƣng nhấn mạnh về sự hình thành các làn điệu và phƣơng pháp vận dụng
chúng.
Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng chèo có nguồn gốc đƣợc bắt nguồn từ các hình
thức tôn giáo, tế lễ, từ “động tác chèo thuyền” để nói nguồn gốc chèo xuất phát từ
trò tang lễ và lao động. Nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan trong cuốn Tìm hiểu sân
khấu chèo cho rằng: “Nguồn gốc của chèo là một nền ca vũ cổ sơ của dân tộc
thƣờng biểu diễn trong dịp tang lễ thời trƣớc, lời ca than vãn là lời biệt ly và tiễn
đƣa ngƣời quá cố, điệu vũ hình dung những động tác chèo thuyền, chiếc thuyền
thần thoại chở linh hồn ngƣời chết sang thế giới bên kia. Chèo nhƣ một nghệ thuật
sân khấu đƣợc phát triển trên cơ sở của nền ca vũ đó, bằng cách tiếp thu thêm nhiều
điệu hát và điệu múa khác của những nguồn hát và múa khác của dân tộc. Do vậy,
chữ chèo không phải do chữ trào mà ra.” [175, tr.40]. Theo Vũ Khắc Khoan thì ở
thế kỷ X, bộ môn chèo đã dứt khoát tách ra khỏi gốc nghi lễ để hình thành nhƣ một
bộ môn sân khấu đích thực và biệt lập.
Vũ Khắc Khoan đã lựa chọn cách chia sự hình thành của sân khấu chèo
thành 3 thời kì khác nhau nhƣ: thời kì phôi thai, thời kì chuyển tiếp và thời kì hình
thành. Theo ông, thời kì phôi thai của chèo kéo dài khoảng 5 thế kỉ và đƣợc tính từ
thế kỉ IV trƣớc công nguyên đến thế kỉ I sau công nguyên. Thời kì chuyển tiếp kéo
dài khoảng 10 thế kỉ và đƣợc tính từ thế kỉ I cho đến thế kỉ X. Và cuối cùng là thời
kì hình thành từ thế kỉ X - đến thế kỉ XIX.
Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ sau khi tìm hiểu, nghiên cứu dựa trên
những sử sách và cứ liệu lịch sử đã rút ra những nhận định, chèo bắt nguồn từ kho
tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, dân tộc với sự đóng góp quan trọng của giới trí
thức bình dân, và quý tộc, từng tồn tại lâu đời trên đất nƣớc Việt Nam, đúng ra là
vùng trung châu và đồng bằng miền Bắc. Danh xƣng chèo xuất phát từ việc cách
điệu động tác “gạt mái chèo” đẩy thuyền di chuyển trên sông nƣớc” để vừa mô
phỏng lễ tiết chèo đò trong tổ chức cầu siêu cho vong hồn ngƣời chết của đạo
Thích, vừa lặp lại và cách điệu cung cách lao động của đông đảo cƣ dân trong phạm
16
trù văn hóa thuyền của nền văn minh lúa nƣớc vùng trung châu đồng bằng miền Bắc
Việt Nam. Chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc và trò diễn dân
gian, bao gồm những trò nằm trong phạm trù tín ngƣỡng, những trò trình diện, trình
nghề luôn thấy trong các hội làng, mà nó cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật, để thể
hiện một kịch bản với vở diễn mang sắc thái hứa hẹn tạo dựng đƣợc một số hình
ảnh có tính cách nói lên mức độ, với nghệ thuật thể hiện phức tạp, tinh tế hơn.
Hai tác giả Đặng Văn Lung và Nguyễn Hữu Thu trong bài Thêm một giả
thiết về nguồn gốc của chèo cũng cho rằng chèo là hình thức sân khấu cổ truyền,
gắn với nền văn minh lúa nƣớc, gắn với động tác lao động chèo thuyền trên sông
nƣớc. Chữ chèo là một động từ chỉ hoạt động gạt nƣớc bằng mái chèo làm cho
thuyền chuyển động. Theo quan niệm cổ, thế giới của ngƣời sống và ngƣời chết
ngăn cách nhau bởi một con sông. Khi tiễn ngƣời chết về thế giới bên kia, ngƣời
xƣa thƣờng làm động tác chèo thuyền có kèm theo lời hát để đƣa ngƣời chết qua
sông. Những diệu hát đó ngƣời ta gọi chung là chèo. Đây là cơ sở để chèo có tên
nhƣ ngày nay.
Nhóm ý kiến thứ tƣ cho rằng chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc,
bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú, lâu đời Việt Nam.
Hai tác giả Hoàng Ngọc Phách và Huỳnh Lý khi giới thiệu cuốn Chèo và Tuồng,
viết rằng: “Chỉ đối chiếu hình thái diễn Chèo cổ truyền và trình độ văn hóa của dân
tộc ta đời Lý Trần, cũng có thể thấy rằng, nghệ thuật diễn Chèo là thuần túy dân tộc,
có từ lâu đời và đƣợc xây dựng từ các hình thái diễn trò thấp nhất đời cổ sơ lên, chứ
không phải là môn nhập cảng”. [215, tr.42].
Các tác giả Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều trong cuốn Bước đầu tìm hiểu sân
khấu Chèo thì cho rằng: “Bắt nguồn từ những hình thức cổ sơ có trƣớc thời Đinh,
Lê, Lý, bao gồm những làn dân ca, điệu dân vũ đầy màu sắc, sức sống và những làn
hát nói kể chuyện phong phú, sinh động của những đội hát rong, chèo đƣợc hình
thành với hai tính chất chủ yếu là tính tích diễn và tính ứng diễn, để trở thành một
loại sân khấu độc đáo, tuy còn thô sơ, vào khoảng thế kỉ XIV cuối đời Trần [185,
tr.204].
PGS Hà Văn Cầu trong cuốn Quá trình hình thành và phát triển của nghệ
thuật chèo cũng đã nêu thời kì hình thành Chèo từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV và khẳng
định: “Chèo ra đời từ thời Đinh. Chèo là nghệ thuật dân gian đƣợc xây dựng trên cơ
sở trò nhại, múa và hát dân gian”. Và sau đó khẳng định: “Nghệ thuật chèo là một
hình thức tự sự sân khấu dân gian lấy trò nhại và ca múa dân gian làm cơ sở. Nó là
nghệ thuật của ngƣời nông dân đồng bằng Bắc bộ Việt Nam”.
Các nhà nghiên cứu nhƣ Lộng Chƣơng, Lƣu Quang Thuận, Trần Bảng cũng
17
nhìn nhận địa bàn nảy sinh ra chèo là đồng bằng Bắc bộ, sau đó kết hợp với kết quả
khai thác văn nghệ dân gian để đƣa ra nhận định rằng: “Chèo vốn nảy sinh và
trƣởng thành trên vùng nôi của đồng bằng và trung châu miền Bắc, từng đƣợc đông
đảo nông dân ở đây rất ƣa chuộng, coi nhƣ loại hình nghệ thuật của mình”.
Giáo sƣ Trần Bảng trong cuốn Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc (khi
tái bản đổi tên là Khái luận về chèo) khẳng định: “Nghệ thuật chèo ra đời sau bằng
cách tiếp thu phƣơng pháp nghệ thuật của tuồng, phỏng theo cấu trúc của tuồng, lấy
kho tàng văn nghệ dân gian của lƣu vực sông Hồng làm chất liệu, làm bằng xƣơng
thịt mà tạo thành”.[13, tr.23]
Trong công trình: Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc, GS Trần Bảng
tiếp tục khẳng định: “Có thể nói rằng, thuộc về một loại sân khấu tổng thể (theatre
total) nghệ thuật Chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của cả nền văn hóa gốc gác lâu
đời của lƣu vực sông Hồng. Xuất phát từ một nghệ thuật dân gian, Chèo đã nhanh
chóng phát triển và phổ biến rộng rãi để trở thành một sân khấu dân tộc mang màu
sắc đa dạng của từng chiếng Chèo khác nhau: Chèo Đông, Chèo Đoài, Chèo Kinh
Bắc, Chèo Sơn Nam... [12, tr. 6].
Giáo trình Văn học dân gian do GS.TS Lê Chí Quế chủ biên cũng đƣa ra
định nghĩa về chèo: “Chèo là bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc, vừa có tính chất
dân gian, vừa có tính chất chuyên nghiệp từ những hình thức nguyên sơ của nhân
dân ta”[233, tr.259].
Ngoài ra còn có các ý kiến về nguồn gốc chèo nhƣ: Chèo ra đời từ việc Trịnh
Trọng Tử cho quân hát khúc Long ngâm đang khi đƣa tang vua Trần Nhân Tông.
Danh xƣng chèo do phiên Nôm, dịch Hán đồng dạng những chữ chào (chào mừng),
chữ chầu (chầu thần thánh), chữ triều (triều đình, đọc thành trào đình).
Về thời điểm thành hình chèo, có những ý kiến cho rằng chèo có ở nƣớc ta từ
thời tiền sử, xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ IV trƣớc Công nguyên đến thế kỷ
thứ I sau Công nguyên; hoặc thế kỷ thứ X (thời nhà Ðinh); hoặc thế kỷ XIII, thế kỷ
XIV (cuối nhà Trần)...
Trong Vũ Trung tùy bút viết vào thời Lê mạt, Nguyễn sơ, phần bàn về âm
nhạc, danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) cho rằng lối hát chèo xuất hiện từ đời
nhà Trần. Theo Phạm Đình Hổ, triều nhà Trần hễ có quốc tang, lúc sắp rƣớc tử cung
đến sơn lăng để an táng, dân sự phố phƣờng xúm quanh lại xem, vòng trong vòng
ngoài chật ních cả chốn điện đình, không thể rƣớc đi đƣợc. Ngƣời dẹp đám mới bắt
chƣớc lối vãn ca đời cổ, đặt ra khúc hát Long ngâm, hiệp vào âm luật, sai quân lính
đi hát diễu chung quanh đƣờng; nhân dân đổ xô, xúm xít theo đi xem, nhƣ thế mới
rƣớc tử cung xuống thuyền đƣợc. Đời sau bắt chƣớc làm lối hát vãn, mỗi năm cứ
18
đến rằm tháng bảy, những nhà tang gia cho gọi phƣờng hát đến hát, để giúp lễ
tế ngu. Tiếng hát bi ai, nghe rất cảm động. Phƣờng hát này tục gọi là trạo
phƣờng, còn có tên khác là phƣờng chèo bội. Tên chèo chính là xuất phát từ đây.
Có sức thuyết phục hơn cả là quan điểm chèo và tuồng có chung nguồn gốc
từ nền diễn xƣớng dân gian dân tộc với các trò diễn cổ. Trong cuốn Sơ khảo lịch sử
nghệ thuật tuồng, nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký cho rằng: “Hát chèo, tuồng đã
manh nha từ đời Tiền Lê, qua các đời Lý - Trần, đến đời Hậu Lê thì đã trở thành
những ngành nghệ thuật sân khấu quen thuộc với đông đảo công chúng” [115,
tr.180]
PGS. Hà Văn Cầu trong nhiều cuốn sách của mình đã giới thiệu, trích dẫn 3
tài liệu quý mà ông có trong tay gồm Hý phường phả lục của Lƣơng Thế Vinh, Đả
cổ lục (Ghi chép lối đánh trống chèo) - tác giả khuyết danh và Việt sử thông giám
cương mục có ghi về thời Hồng Đức (1470-1496). Từ đó, ông kết luận, thời kỳ hình
thành của chèo cổ là từ thế kỷ X, cụ thể là vào thời Đinh với hai hình thức chủ yếu
là hình thức “làm trò” của quân đội và hình thức “làm trò” của nhân dân, với những
trò diễn của các vai: Sinh, đào, lão, mụ, hề. Thực tế thì thời Đinh chƣa có các mô
hình vai diễn này. Mô hình này chỉ có khi tiếp nhận các tích trò của Lý Nguyên Cát.
Trong giáo trình giảng dạy về lịch sử chèo tại Trƣờng Đại học Sân khấu và
Điện ảnh, nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu với các cứ liệu lịch sử đã chứng minh giả
thuyết của mình: Chèo bắt nguồn từ “trò nhại” và múa hát dân gian Việt Nam chứ
không phải do Lý Nguyên Cát - ngƣời con hát trong quân Nguyên, một tù binh thời
Trần dạy dân ta nhƣ một giả thuyết trƣớc đây. Trò nhại là một hình thức “bắt
chƣớc”, “mô phỏng” lại những sinh hoạt trong xã hội. Nó mang màu sắc Việt rất rõ,
không những là một trong những cội nguồn của chèo mà còn đi vào đặc trƣng ngôn
ngữ nghệ thuật nhƣ một nguyên tắc lớn, một thành tố quan trọng. Đến thời Lý -
Trần, những hình thức hát, múa, trò nhại đã phát triển khá cao và đƣợc ghi lại trên
văn bia, sử sách.
1.2.2. Những nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật của chèo truyền thống
Vào những năm 50, 60, 70 của thế kỷ XX, các bài viết, công trình nghiên
cứu của các tác giả thƣờng tập trung giới thiệu về các tính chất cơ bản, đặc trƣng
của chèo cổ gồm tự sự, ƣớc lệ, cách điệu, thuộc loại sân khấu hội hè đậm chất dân
gian...
Năm 1952, nhạc sĩ Tô Vũ viết Tài liệu về chèo cổ ở căn cứ địa Việt Bắc. Bài
viết đầu tiên về nghệ thuật chèo cổ trên nhiều phƣơng diện là bài Một số đặc điểm
của Chèo cổ của nhà nghiên cứu Trần Huyền Trân. Theo ông, ở chèo “nổi lên tiếng
cƣời trào phúng, mang tính chiến đấu, lạc quan rất cao, bình dị mà sâu sắc, thông
19
minh mà kín đáo”. Chèo “đậm chất thơ, trên nền tảng tổng hợp dân ca, dân vũ, dân
nhạc” và mang tính quần chúng “với sự tham gia của khán giả bằng trống cầm chầu
và tiếng đế”. Chèo có cách giới thiệu trò độc đáo, hát chèo gồm làn điệu nói, làn
điệu hát trên cơ sở “sáng tạo mới hoặc tận dụng các làn điệu dân ca sẵn có, chỉ biến
đổi chút ít cho thích hợp với sân khấu, hoặc biến thể những điệu đã thành hình để
thích ứng với hoàn cảnh của kịch tính” và khi sáng tạo những điệu hát mới, những
tình cảm mới, những tính cách nhân vật mới thì “chèo có sáng tạo cái mới”. Các
động tác trong chèo đã cách điệu hóa tinh vi và chứa chất tình cảm bằng thơ và
“muốn thấy rõ nhân vật chèo thì căn cứ vào thơ chƣa đủ mà phải căn cứ vào nhân
vật đó đƣợc biểu hiện cụ thể qua hát múa”.
Bài viết của Trần Huyền Trân với những nét phác thảo lớn đã có những đóng
góp đáng kể vào việc nghiên cứu kịch hát dân tộc nói chung và sân khấu chèo nói
riêng, ông đã chỉ ra những nét đặc trƣng của nghệ thuật chèo. Sau này, Trần Huyền
Trân còn viết Nghiên cứu và phát triển chèo song nội dung tƣơng tự nhƣ bài viết
trên.
Nhà nghiên cứu Lộng Chƣơng viết khá nhiều bài về chèo trên các tạp chí
nhƣ: Sau khi xem Tấm Điển đăng trên báo Nghệ thuật số 2, tháng 4/1955; Chèo
Thạch Sanh đăng trên Tuần báo Văn nghệ số tháng 8/1955; Phê bình Tấm Cám của
Lưu Quang Thuận trên báo Trăm hoa số tháng 4/1956... Trên tạp chí Văn nghệ số
19, tháng 12/1958, Lộng Chƣơng đã Nhận xét một số đặc điểm của nghệ thuật chèo
cổ quan vở Quan Âm Thị Kính nhƣ sau: Nội dung một vở chèo thƣờng là một
chuyện kể “có đầu đuôi” mà “vấn đề tập trung vào từng bối cảnh nhất định không
thành quy luật”. Chèo ít khi tự sự. Nghệ thuật chèo biểu hiện theo hình thức tƣợng
trƣng, “động tác của nhân vật chèo đều cách điệu hóa” và từ cơ sở cách điệu đó,
chèo đã đƣa lên sân khấu những động tác lao động, sinh hoạt trong đời thƣờng.
Năm 1964, nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu viết cuốn Tìm hiểu phương pháp
viết chèo cho rằng, chèo thuộc về thể loại tự sự, trong đó “yếu tố tự sự chiếm ƣu thế
nhiều hơn yếu tố trữ tình” và tất cả các lớp cứ tuần tự đƣợc trình bày nhƣ câu
chuyện đã xảy ra, theo trật tự sự việc và thời gian. Sự việc nối tiếp nhau chạy một
mạch từ đầu đế cuối chuyện. Diễn viên làm nhiệm vụ kể chuyện là chủ yếu. Thể
loại tự sự có những thủ pháp và những ƣớc lệ riêng. Cốt truyện chèo trƣớc hết mang
tính kỳ. Tác phẩm của Hà Văn Cầu trở thành một trong những công trình nghiên
cứu về chèo đƣợc đánh giá cao. Nhiều ý kiến, quan điểm trong công trình của ông
đƣợc các học giả - giới nghiên cứu sau này kế thừa và phát huy.
Trong cuốn Bước đầu tìm hiểu sân khấu chèo viết cuối năm 1961, Nhà xuất
bản Văn hóa Nghệ thuật xuất bản năm 1964, hai nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ và
20
Hoàng Kiều cho rằng: “Chèo đƣợc hình thành với hai tính chất chủ yếu là tích diễn
và ứng diễn, để trở thành loại hình sân khấu độc đáo”. “Chèo là loại sân khấu hội hè
đậm chất dân gian, rất đƣợc quần chúng nông thôn tán thƣởng, là một bộ môn nghệ
thuật tổng hợp và thuộc loại sân khấu kể chuyện. Ngƣời nghệ sĩ dân gian vừa phải
“nhập vai” để có thể đem hết khả năng mà ra trò cho sinh động, vừa phải “thoát vai”
để có đủ sáng suốt mà diễn tả tính cách nhân vật đang sắm cho nhuần nhuyễn”.
Chèo là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, “muốn thƣởng thức thấu đáo nội
dung nghệ thuật chèo không thể chỉ ngồi đọc vở, mà phải đến tận nơi, tai nghe làn
điệu, lời trò, mắt nhìn diễn xuất và chăm chú theo dõi các tình tiết diễn biến trên sân
khấu” [185, tr.105].
Chèo thuộc thể loại bi hài dân tộc, chèo Việt không giống kịch bi hài phƣơng
Tây bởi “nếu nói chèo là một loại hài kịch là mới chỉ nhìn thấy mặt ứng diễn của nó
qua các tiếng đế, lời hề, mà quên mất nội dung nhân đạo trữ tình và hiện thực sâu
sắc của thân trò, tức phần tích diễn của của chèo” [185, tr.106] nhƣng “nếu chỉ dựa
vào một số vở trò có kết cục bi thảm mà cho chèo là loại bi kịch thì không đúng, vì
rằng Thị Kính tuy có bị chết, nhƣng sau lại thành Phật, Súy Vân dầu có nhảy xuống
sông cũng không làm ngƣời xem nhỏ lụy”. Nhìn chung “trong hầu hết các vở chèo
tính bi và tính hài gài nhau lẫn lộn trong diễn xuất” [185, tr.108].
Trên Báo Văn nghệ ngày 24/6/1966, Lộng Chƣơng tiếp tục Bàn về phương
pháp tự sự trong sáng tác chèo. Theo ông, chèo là thể loại tự sự, nôm na hơn, chèo
là một nghệ thuật kể chuyện. “Tự sự trong sáng tác chèo thƣờng là liên tục, câu
chuyện không bị cắt mạch nhƣ kịch cách thành hồi, thành màn”.
Nhạc sĩ Hoàng Kiều trong tập sách Phấn đấu cho một nền sân khấu hiện
thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa xuất bản năm 1977 đã có ý
kiến về chèo cổ qua sự kế thừa và phát triển. Về ngôn ngữ nghệ thuật của chèo sân
đình có nhiều vấn đề nhƣ ƣớc lệ, ứng diễn, chuyên dùng và đa dùng, hề chèo. (Có
một số mảng trò, nhân vật, điệu hát, khuôn múa có thể sử dụng trong nhiều vở khác
nhau (gọi là đa dùng) nhƣng mỗi vở lại có một hay vài ba mảng trò, điệu hát, khuôn
múa riêng rất độc đáo (gọi là chuyên dùng). Chèo cổ dùng phƣơng pháp ƣớc lệ do
nó diễn trên sân khấu ba mặt, không phông màn, trang trí, trên mảnh chiếu trải giữa
sân đình, đòi hỏi “diễn viên phải có khả năng thay thế toàn bộ các bộ môn nghệ
thuật phối hợp cho nó”, để “mở ra một chân trời tƣởng tƣợng của khán giả”. Vấn đề
cách điệu động tác đƣợc đặt ra. Hoàng Kiều chủ trƣơng “quay trở lại sân khấu ba
mặt, biểu diễn ƣớc lệ và cách điệu”.
Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng thƣờng có trong sân khấu kịch hát của các
nƣớc phƣơng Đông làm cho chèo thích ứng đƣợc với những yêu cầu của những
21
nhân vật mới, hoàn cảnh mới, do đời sống hiện thực đặt ra. Với Hoàng Kiều “Vấn
đề chuyên dùng, đa dùng chỉ có thể tồn tại trong cùng một chế độ xã hội, khi những
mẫu ngƣời mang những quan niệm cuộc sống cũng nhƣ đạo đức không có gì thay
đổi lớn, khi mà nghệ thuật do nó sản sinh tập thể chủ yếu bằng con đƣờng truyền
miệng tập thể, mà cá tính của tác giả chƣa đƣợc chú trọng”.
Năm 1983, nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ trên tạp chí Nghiên cứu nghệ
thuật số 3 có bài Về những đặc điểm của nghệ thuật chèo cổ đã nêu 6 đặc điểm cơ
bản chi phối toàn bộ các mặt của nghệ thuật tạo nên chèo cổ gồm: “Chèo thuộc loại
sân khấu khuyến giáo đạo đức; Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát -
múa - nhạc - kịch mang tính tổng hợp; Chèo thuộc loại kịch hát bi - hài dân tộc;
Chèo thuộc thuộc loại sân khấu kể chuyện Việt Nam (còn gọi là sân khấu tự sự dân
gian); Chèo thuộc loại sân khấu ƣớc lệ và cách điệu; Đặc điểm chuyên dùng và đa
dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển của chèo cổ”. Theo đó, 6 đặc điểm trên
liên quan mật thiết với nhau, cái nọ bổ sung, hỗ trợ, tác động lại cái kia, cùng đứng
chắc trên quan điểm triết mỹ khá rõ. Tuy nhiên, 6 đặc điểm trên hình thành dần
trong điều kiện và hoàn cảnh của một xã hội văn minh lúa nƣớc, diễn biến tự phát,
lẻ tẻ, chậm chạp; lại bị một thời gian thử thách với xã hội phong kiến thực dân, nhất
là trƣớc tầng lớp thị dân, nên có tình trạng đan xen đến phức tạp.
Năm 1986, nhà nghiên cứu Trần Bảng có bài Phát triển sân khấu truyền
thống: Sân khấu 1945 - 1985 - Những vấn đề lý luận từ thực tiễn phát triển nói về
cấu trúc của chèo. Theo ông, cái chất đặc biệt của chèo (hay tuồng) chƣa hình
thành, một khi những đặc trƣng, đặc điểm của thể loại còn ở dạng những khái niệm
(trừu tƣợng). Cái chất đặc biệt ấy đƣợc cụ thể hóa (vật chất hóa) trong cấu trúc sinh
động và riêng biệt của kịch chủng: Cấu trúc của hát chèo; cấu trúc của múa chèo;
cấu trúc của hình tƣợng nghệ thuật; cấu trúc của trò diễn, tất cả những cấu trúc ấy
hòa hợp với nhau trong một tổ chức thống nhất, hữu cơ gọi là chèo.
Năm 1988 - 1989, nhà nghiên cứu Trần Bảng lần lƣợt cho đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật ba tiểu luận đƣợc viết khá công phu về 3 nguyên
tắc lớn và cơ bản nhất trong sân khấu chèo là: “Chèo - sân khấu tự sự”; “Chèo - sân
khấu ƣớc lệ và Chèo - nghệ thuật xây dựng và chuyển hóa mô hình”.
Năm 1994, Nhà xuất bản Sân khấu đã xuất bản cuốn Chèo - Một hiện tượng
sân khấu dân tộc gồm 3 tiểu luận kể trên có sự bổ sung thêm của tác giả. Năm 1999,
Viện Sân khấu in lại Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc có bổ sung, sửa chữa
và đổi tên là Khái luận về chèo để làm giáo trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành kịch
hát dân tộc. Cuốn sách gồm 6 chƣơng với các tiêu đề: “Chèo - Một hiện tƣợng sân
khấu dân tộc; Chèo - sân khấu tự sự; Chèo - sân khấu ƣớc lệ. Chèo - nghệ thuật
22
ngẫu hứng; Chèo - phƣơng pháp xây dựng xử lí và chuyển hóa mô hình; Chèo - vấn
đề bảo tồn và phát triển”.
Khái luận về chèo không chỉ cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức về
nghệ thuật chèo - một hình thức nghệ thuật quý giá của dân tộc mà còn nêu lên
những vấn đề mang tính lí luận, rất có giá trị đối với ngƣời học, nghiên cứu và quản
lí. Cuốn sách đƣợc đánh giá là công tình nghiên cứu khoa học đầu tiên trình bày
một cách khái quát những nguyên tắc cơ bản của sân khấu chèo với 3 đặc trƣng
nghệ thuật cơ bản: tự sự, ƣớc lệ, mô hình hóa và chuyển hóa mô hình. Cuốn Khái
luận về chèo đã gợi mở và tạo tiền đề cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về
các phƣơng diện khác nhau của sân khấu chèo.
1.2.3. Những nghiên cứu về kịch bản chèo truyền thống
Kịch bản chèo cổ lệ thuộc vào những tích truyện sẵn có trong dân gian. Cũng
có vở có ngoại lệ song rất hiếm. Cốt truyện và bố cục của mỗi vở đều mang tính kể.
Đó là nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Nhung trong bài Một đặc điểm của kịch bản
chèo cổ: Tính trần thuật đăng trên tạp chí Văn học tháng 11/1969. Theo đó, tính kể
chi phối toàn bộ kịch bản văn học và tạo nên nghệ thuật diễn xuất có những nét
riêng biệt. Nhân vật chèo có sẵn trong truyện kể, đƣợc diễn lại trên sân khấu với
những sự việc đã xảy ra chứ không phải đang chuyển hóa trong mối xung đột đang
nổ ra nhƣ kịch nói.
Nguyễn Thị Nhung trong bài viết Sự phân cách về mặt thể loại giữa kịch
Dram và chèo truyền thống đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật số 6/1986 đã
nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kịch bản trong chèo. Kịch bản là yếu tố chủ đạo, chi
phối các yếu tố khác nhƣ nói, nhạc, hát, vũ đạo, biểu diễn. Chèo đƣợc xác định là
sân khấu tự sự, sân khấu kể chuyện và nghệ thuật kể chuyện này có những thủ pháp
và ƣớc lệ riêng.
Tác giả Trần Bảng trên Báo Văn nghệ tháng 7/1969 có bài Mấy cảm hứng về
sân khấu dân gian cho rằng sức hấp dẫn ở sân khấu dân gian trƣớc hết ở không khí
lạc quan yêu đời tỏa ra từ toàn bộ trò diễn kể cả trong những trò mang nhiều tính bi
ai nhƣ Quan Âm Thị Kính. Sân khấu dân gian có những phƣơng thức thể hiện riêng.
Trên sân khấu, trò của ngƣời diễn là chủ yếu. Ngƣời nghệ sĩ biểu diễn và ngƣời xem
trên sân khấu ba mặt ngày xƣa có quan hệ mật thiết với tiếng đế sắc sảo. Theo ông,
sân khấu truyền thống từ xa xƣa đã luôn phải giải quyết những vấn đề về kỹ thuật
để giữ đƣợc sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Phát triển và đổi mới là lẽ sống
còn của sân khấu và yêu cầu của mỗi thời đại mới tạo nên một sự rung chuyển lớn
trong toàn bộ những thủ đoạn nghệ thuật của sân khấu truyền thống: có những cái
23
trở nên lạc hậu và mất đi, có những cái còn giữ đƣợc nhƣng đã mang dạng mới, có
những cái hoàn toàn là do sự sáng tạo mới mà sinh ra.
Trần Bảng trên Báo Văn hóa năm 1969 Lại bàn về sự phát triển của sân
khấu truyền thống. Theo ông, sân khấu truyền thống từ xa xƣa luôn giải quyết
những vấn đề kỹ thuật để giữ đƣợc sự hài hòa giữa hình thức và nội dung, lẽ sống
còn của sân khấu truyền thống là phát triển và đổi mới. Sự đổi mới ấy khiến những
gì trở nên lạc hậu sẽ mất đi, những gì còn giữ lại đã mang dạng mới, có những cái
hoàn toàn do sự sáng tạo mới sinh ra. Sân khấu truyền thống là một nghệ thuật tổng
hợp, trong đó, kịch bản, âm nhạc, diễn xuất, trang trí phải hòa hợp với nhau thành
một thể thống nhất hữu cơ theo một số nguyên tắc chung nhất định về mặt loại thể
và phƣơng pháp nghệ thuật.
PGS. Hà Văn Cầu là nhà nghiên cứu có nhiều tác phẩm viết về kịch bản
chèo, cách viết chèo nhƣ Tìm hiểu phương pháp viết chèo, Cách viết một vở chèo,
Mấy vấn đề trong kịch bản chèo, Kịch bản nghệ thuật hát chèo xưa và nay… Trong
Kịch bản nghệ thuật hát chèo xưa và nay, nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu viết, chèo
xƣa hình thành, phát triển và tiến hóa trên các tính chất căn bản hằng định (gọi tắt là
căn tính) sau đây: Nông nghiệp - làng xã - nghiệp dƣ và Công nghiệp - đô thị -
chuyên nghiệp...”. Trong đó, “căn tính” nông nghiệp - làng xã - nghiệp dƣ thuộc về
các kịch bản chèo đƣợc viết trƣớc Cách mạng Tháng Tám, với những đặc điểm nhƣ:
tín ngƣỡng đa thần, tính cộng đồng trong lao động sản xuất, coi trọng nề nếp đã
đƣợc xác lập, nền kinh tế tự cấp tự túc. Tất cả đã tạo ra sự “ổn định trong tƣ duy,
ứng xử nhƣng cũng tạo ra sức ỳ, níu kéo con ngƣời giậm chân tại chỗ. Các kịch bản
chèo đƣợc viết sau Cách mạng Tháng Tám với “căn tính” công nghiệp - đô thị -
chuyên nghiệp, có các đặc điểm: con ngƣời tin vào sức mạnh của trí tuệ, tính
chuyên môn cao, đời sống xã hội phát triển, giao lƣu văn hóa dễ dàng... đều đã dội
vào kịch bản chèo, dù là sáng tác về đề tài cổ đại hay thần thoại.
Theo nhà nghiên cứu Trần Bảng: “Một kịch bản viết theo phƣơng pháp tả
thực không thể diễn thành chèo, vì các thủ đoạn, các phƣơng tiện biểu diễn của nó
đều theo phƣơng pháp ƣớc lệ. Thích hợp với cấu trúc tự sự - ƣớc lệ thƣờng là những
tích huyền thoại, những truyện mang tính ngụ ngôn, những chuyện cổ tích. Nếu là
truyện viết về thời nay thì có thể huyền thoại hóa hoặc ngụ ngôn hóa nó, nếu không
tác giả phải tiếp cận với cách nhìn mới mẻ, biết phát hiện ở những sự việc bình
thƣờng cái khác thƣờng xa lạ, chú trọng tả thần tả ý chứ không phải cái vỏ hình
thức bên ngoài”. [13, tr.32].
24
Tào Mạt trên Tạp chí Sân khấu số 1 năm 1983 nhận xét tiếp: “Một vở chèo
diễn trên sân khấu là kết quả của một quá trình sáng tạo đồng bộ, bao gồm 4 khâu
sáng tác: Kịch bản văn học, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn của diễn viên và mỹ
thuật. Tác giả của một vở chèo không phải chỉ là ngƣời viết kịch bản. Ngƣời viết
kịch bản mới chỉ làm công việc tạo nên một hình thức văn học sẵn từ trên giấy ghi
bằng ký hiệu ngôn ngữ dân tộc. Phần sáng tạo tiếp theo, để có một vở diễn chèo thật
sự, là công việc của ngƣời chỉ huy nhạc, ngƣời biên đạo múa và ngƣời dạy múa,
ngƣời họa sĩ và ngƣời chỉ huy hậu đài, ánh sáng. Sau đó là lực lƣợng thể hiện gồm
diễn viên, nhạc công, nhân viên kỹ thuật. Muốn tạo đƣợc một sự cách tân đổi mới
trong nghệ thuật chèo trƣớc hết phải có sự sáng tạo đồng bộ của 4 khâu sáng tác,
các lực lƣợng sáng tác và thể hiện”.
Công trình Về nghệ thuật chèo là công trình nghiên cứu công phu của nhà
nghiên cứu Trần Việt Ngữ do Viện âm nhạc xuất bản năm 1996. Nội dung gồm có 3
phần: Nguồn gốc và quá trình hình thành chuyển hóa và phát triển của chèo; Từ
chiếu diễn 3 mặt ngoài bƣớc vào sân khấu hộp; Nắm vững nghệ thuật cổ để xây
dựng chèo mới. Trong tác phẩm, tác giả công trình Về nghệ thuật chèo đã đƣa ra
những kết luận có tính khoa học cho việc phát triển nghệ thuật chèo.
Về sự xuất hiện của kịch bản chèo cổ, trong cuốn Nguyên tắc cơ bản trong
nghệ thuật chèo, nhà nghiên cứu Trần Đình Ngôn viết: “Sân khấu Chèo đã manh
nha từ thời nhà Đinh và hình thức sơ khai là trò nhại có tích truyện đã xuất hiện ở
thời Lý, nhƣng phải đến sau thời Trần mới tiếp nhận đƣợc ảnh hƣởng của tạp kịch
đời Nguyên và tiến tới hoàn chỉnh một hình thức sân khấu (với hai thành phần cơ
bản nhất là kịch bản - tích diễn và nghệ thuật biểu diễn của diễn viên - trò diễn).”
[218, tr.22]
Trong tập sách Phấn đấu cho một nền sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, soạn giả Tào Mạt trong bài viết Một số vấn đề về kế thừa và phát triển
nghệ thuật chèo đã viết rằng chèo là loại sân khấu kể chuyện bằng trò diễn. Toàn bộ
trò diễn là một tập thể các ngành nghệ thuật kể chuyện chứ không chỉ riêng một
khâu nào, giúp khán giả “vừa xem, vừa nghe một cách trực tiếp”. Do đó, chèo dung
nạp cả hai phƣơng thức diễn. Phƣơng tiện chủ yếu của chèo là hát - múa - nhạc.
Ngƣời viết kịch bản chỉ đóng góp vào một đề cƣơng chung và một số ngôn ngữ văn
học dùng làm cơ sở cho nói lối và hát. Kịch bản chèo muốn định hình hoàn toàn
phải đợi các nghệ thuật khác tham gia cho đến khi thành vật phẩm nghệ thuật -
nghĩa là thành diễn xuất”. Tào Mạt không tán thành ý kiến tiến tới chuyên dùng hết
trong một vở chèo mới vì “chuyên dùng, đa dùng chính là một trạng thái phản ánh
sự kế thừa phát triển không dứt”. Theo ông, ở nghệ thuật dân gian, “cái chuyên
25
dùng có thể trở thành đa dùng” và “một bài đa dùng có thể trở thành chuyên dùng”.
Năm 1997, TS. Trần Đình Ngôn đã xuất bản cuốn Đường trường chông
chênh trong đó có một số bài viết quan trọng về nghệ thuật chèo nhƣ: Một số vấn đề
của chèo cần đƣợc quan tâm; Học tập hề chèo - Tục mà thanh; Yếu tố dân gian
trong kịch bản chèo; Nguyễn Đình Nghị - Ngƣời phát triển Hề chèo; Cần xây dựng
các vở chèo đề tài hiện đại; Sức sống của một vở chèo đề tài hiện đại và Cần thử
nghiệm ba dạng thức của chèo hiện đại. Trong bài viết Yếu tố dân gian trong kịch
bản chèo, Trần Đình Ngôn viết: “Các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học dân
gian Việt Nam chƣa có ai đi sâu nghiên cứu về kịch bản chèo với tƣ cách là những
tác phẩm văn học nằm trong thể loại văn học kịch”.
Chính Trần Đình Ngôn là ngƣời đầu tiên đã nghiên cứu kịch bản chèo với tƣ
cách là những tác phẩm văn học nằm trong thể loại văn học kịch qua Luận án Tiến
sĩ Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo bảo vệ năm 1996. Công
trình Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo đƣợc chia ra làm 3
chƣơng gồm: Chƣơng 1: Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong quá trình hình
thành và phát triển của kịch bản chèo. Trong chƣơng này, tác giả Trần Đình Ngôn
đã nghiên cứu yếu tố dân gian trong chèo, dựa trên các tƣ liệu nhƣ: Chèo đưa linh,
Huyết hồ phú, Huyết hồ trò, Từ Thức, Phan Trần, Quan Âm Thị Kính... Và có tham
khảo các tƣ liệu của các tác giả nhƣ Hà Văn Cầu và Trần Bảng...để đƣa ra kết luận:
“Trong giai đoạn sơ khai của sân khấu chèo nói chung và kịch bản chèo nói riêng,
các nghệ sĩ dân gian đã sáng tác theo phƣơng thức dân gian tổng hợp từ văn học dân
gian, nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, trò nhại dân gian và múa hát dân gian để tạo
nên một hình thức sân khấu dân gian Việt Nam đó là chèo. Trong cái thủa ban đầu
này, sân khấu chèo trong đó có phần cốt lõi của nó là kịch bản đã đƣợc cấu thành
bởi yếu tố dân gian và chỉ một mà thôi! Bởi vì toàn bộ các sự kiện, tình tiết, nhân
vật, lời văn trong kịch bản đều đƣợc nhận thức, đánh giá và chọn lọc theo tƣ duy
dân gian của các nghệ nhân xƣa, và đƣợc trình bày bằng phong cách dân gian tiếp
thu từ trò nhại, múa hát dân gian và văn học dân gian” [178, tr. 26]. Đồng thời tác
giả Trần Đình Ngôn đã phân tích sự xuất hiện yếu tố bác học trong quá trình phát
triển của nghệ thuật chèo khi xuất hiện các bác thơ - ngƣời soạn thân trò, ghi chép
lại các phần ứng tác trên sân khấu của diễn viên.
Trong Chƣơng 2: Sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong
kịch bản chèo, tác giả đã đi sâu vào phân tích những vấn đề nhƣ: Sự kết hợp giữa
yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kết cấu, trong xây dựng nhân vật và ngôn
ngữ kịch bản chèo. Tác giả chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa yếu tố dân gian và yếu
tố bác học trong những mối quan hệ trên nhƣ là mối quan hệ tất yếu trong chèo. Nó
26
góp phần làm cho nghệ thuật chèo thêm đặc sắc.
Với Chƣơng 3: Vấn đề kết hợp yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch
bản chèo mới, tác giả đi vào những tổng kết, phân tích kịch bản chèo cổ tới chèo cải
lƣơng, kịch bản chèo giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt là
kịch bản chèo từ những năm cuối thế kỉ XX. Ông đã chỉ ra mối liên hệ có tính chất
kế thừa những giá trị nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt là việc cần thiết phải có sự
kết hợp giữa hai yếu tố dân gian và bác học trong kịch bản chèo. Tác giả cho thấy
sự “bác học hóa dân gian” trong quá trình sáng tác hiện nay, ngƣời sáng tác hiện
nay cần phải tu dƣỡng nâng cao trình độ. Tác giả kết luận: “Sự kết hợp giữa yếu tố
dân gian và yếu tố bác học là mối quan hệ hữu cơ nằm trong tổ chức kết cấu vật
chất của kịch bản chèo cho nên nếu gạt bỏ nó ra khỏi tổ chức kết cấu của một kịch
bản thì kịch bản đó không thể trở thành một kịch bản chèo thực thụ” [178, tr. 169].
Luận án này sau đƣợc in thành sách, là một tác phẩm rất có giá trị về kịch bản chèo.
1.2.3.1. Những nghiên cứu về nhân vật chèo truyền thống
Đề cập đến vấn đề nhân vật chèo, có một công trình chuyên biệt cấp Bộ của
Thạc sĩ Trần Minh Phƣợng. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu của các giáo
sƣ, các nhà nghiên cứu đầu ngành của sân khấu chèo nhƣ: Trần Bảng, Hà Văn Cầu,
Trần Trí Trắc, Trần Đình Ngôn... đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân
vật chèo.
Trong bài viết Nói chuyện về chèo in năm 1957, nhà nghiên cứu Trần Bảng
viết: Chèo “là lối kể chuyện bằng hình tƣợng sân khấu theo kiểu xƣa nghĩa là chú
trọng nhiều tới tình tiết, để từ những tình tiết ấy nói lên, toát lên ý nghĩa của câu
chuyện, chứ không đi sâu vào phân tích tâm lý của từng nhân vật”, có khi một vở
bao gồm hai ba mâu thuẫn. Nhìn nhân vật chèo “phải chú trọng tới phần diễn xuất”
vì “những điệu hát, những động tác múa góp phần rất quan trọng vào việc biểu hiện
tính cách nhân vật một cách rõ rệt và cƣờng điệu khiến ngƣời xem nắm đƣợc tâm
tình và hình thái nhân vật”.
Trong Tìm hiểu phương pháp viết chèo (1964), nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu
đã căn cứ vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kịch bản để tập trung giải quyết việc
phân loại nhân vật thành nhân vật chính truyện và nhân vật phi chính truyện. Tác
giả phân tích, chứng minh làm nổi bật đặc điểm của chèo là xây dựng nhân vật với
sự định hình về tính cách.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan trong Tìm hiểu sân khấu Chèo (1974),
“Nhân vật chính trong các vở Chèo lớn thƣờng đƣợc sáng tác bởi các nhà nho, là
ngƣời phụ nữ. Quan niệm “văn dĩ tải đạo” của các nhà nho đã là quan niệm chỉ đạo
cho họ sáng tác ra những mẫu ngƣời phụ nữ với những đức tính tốt đẹp đáng noi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...nataliej4
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà NẵngLuận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinhLuận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luậnLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn HọcLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
 
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinhLuận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
 

Similar to Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi

Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945anh hieu
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdf
ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdfĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdf
ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdfNuioKila
 
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi (20)

Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
 
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAYVăn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdf
ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdfĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdf
ĐẶC TRƯNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.pdf
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
 
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƢỞNG Hà Nội, năm 2019
  • 3. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã công bố có liên quan đến đề tài để tham khảo. Các nguồn tài liệu này đều đƣợc chú thích rõ ràng, chính xác. Hà Nội, tháng 7/2019 Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các nhà khoa học: PGS.TS Phan Trọng Thƣởng, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, TS. Trần Đình Ngôn, NNC Nguyễn Văn Thành, PGS.TS Lê Thị Dục Tú, TS. Phạm Thị Thu Hƣơng, TS. Vũ Thị Trang và Thƣợng tƣớng Nguyễn Trọng Nghĩa đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu, gợi ý tài liệu, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo, Khoa Văn học Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 7/2019 Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................................3 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án..................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................4 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án ................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................................6 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ...............................6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án...............................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................8 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án...........................................................................8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án........................................................................8 7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................9 1.1. Lịch sử chèo cổ và việc xác định kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể loại văn học dân tộc .................................................................................................9 1.2. Tình hình nghiên cứu về chèo truyền thống...................................................13 1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc của chèo truyền thống.........................13 1.2.2. Những nghiên cứu về đặc trƣng nghệ thuật của chèo truyền thống.........18 1.2.3. Những nghiên cứu về kịch bản chèo truyền thống...................................22 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng...33 1.3.1. Những quan điểm về sự cách tân trong chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị....................................................................................................................34 1.3.2. Những đánh giá về thành công - hạn chế trong kịch bản chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị.......................................................................................37 Tiểu kết Chƣơng 1...................................................................................................40
  • 6. CHƢƠNG 2. GIAO LƢU VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY VÀ NHỮNG XU HƢỚNG CÁCH TÂN KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX...........................................41 2.1. Giao lƣu văn hóa Đông - Tây và quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam ...............................................................................................................................41 2.1.1. Sự xuất hiện của chủ thể văn hóa mới......................................................41 2.1.2. Sự ra đời, phát triển của báo chí và các loại hình văn học - nghệ thuật...43 2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống và sự ra đời của kịch hiện đại ......................46 2.2.1. Sự ra đời và phát triển của kịch nói, cải lƣơng.........................................46 2.2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống ................................................................51 2.3. Các xu hƣớng cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..........................57 2.3.1. Xu hƣớng bác học hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng.............................57 2.3.2. Xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong kịch bản chèo cải lƣơng...60 2.3.3. Xu hƣớng hài hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng ....................................62 2.3.4. Xu hƣớng gia tăng xung đột kịch trong kịch bản chèo cải lƣơng ............68 Tiểu kết Chƣơng 2...................................................................................................69 CHƢƠNG 3. NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX.............................................................................................................71 3.1. Nhân vật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.................................................71 3.1.1. Nhân vật ngƣời kể chuyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............71 3.1.2. Nhân vật trung tâm trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX..........................80 3.1.3. Vai hề trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............................................90 3.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............................................96 3.2.1. Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống...........................................96 3.2.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo cải lƣơng ..............................................100 Tiểu kết Chƣơng 3.................................................................................................104 CHƢƠNG 4. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX ...................106 4.1. Kết cấu kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..........................................................106 4.1.1. Kết cấu kịch bản chèo truyền thống.......................................................106 4.1.2. Kết cấu kịch bản chèo cải lƣơng ............................................................110 4.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.......................................................113 4.2.1. Ngôn ngữ kịch bản chèo cổ....................................................................113 4.2.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo cải lƣơng.........................................................121 4.3. Không gian, thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ........127 4.3.1. Không gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..................127 4.3.2. Thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .....................131
  • 7. Tiểu kết Chƣơng 4.................................................................................................132 KẾT LUẬN............................................................................................................134 TUYỂN TẬP CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................................................................................1 PHỤ LỤC...................................................................................................................1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, bắt nguồn từ trò nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của ngƣời nông dân, phục vụ nhu cầu giải trí của ngƣời nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. Trong hành trình phát triển của mình, chèo từ bình diện dân gian chuyển thành bình diện sân khấu dân tộc, phát triển mạnh mẽ tại các địa phƣơng vùng đồng bằng Bắc Bộ đến Nghệ An, Hà Tĩnh, hình thành các phƣờng chèo tứ chiếng nhƣ: chiếng chèo Nam (Nam Định - Thái Bình), chiếng chèo Đoài (Hà Tây), chiếng chèo Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang), chiếng chèo Đông (Hải Dƣơng - Hƣng Yên). 1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm. Đến đầu thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của các chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, nhiều giai tầng xã hội mới xuất hiện. Bƣớc ngoặt này dẫn tới các chủ thể văn hóa mới, lớp công chúng mới ra đời. Tiếp biến nền văn hóa Pháp, văn hóa phƣơng Tây, văn học Việt Nam nhanh chóng chuyển từ nền văn học trung đại, song ngữ Hán - Nôm, cấu trúc theo mô hình văn học Trung Quốc sang nền văn học hiện đại, đơn ngữ Quốc ngữ, cấu trúc theo mô hình văn học phƣơng Tây, cụ thể là văn học Pháp, hình thành nên văn học hiện đại ở Việt Nam. Dƣới tác động của văn hóa phƣơng Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” sang phạm trù „thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều đồng loạt cách tân (đổi mới). Trong cơn lốc thế kỷ ấy, một bộ phận những nghệ nhân chèo đã rời quê về các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… thuê rạp, xây rạp diễn chèo. Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thƣởng thức của tầng lớp thị dân đƣơng thời, để bắt kịp xu hƣớng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo văn minh (1906) rồi chèo cải lƣơng (1924). Sự đổi mới về phƣơng pháp sáng tác kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bƣớc ngoặt lịch sử. Kịch bản chèo cổ từ sáng tác dân gian với đặc điểm khuyết danh, tập thể, truyền miệng chuyển sang phƣơng thức sáng tác cá thể hóa có tên tác giả, có bản quyền, làm tiền đề cho sự thay đổi, sáng tác kịch bản chèo hiện đại sau này. Trong bài Khái lược về sân khấu Việt Nam và kịch bản kịch hát thế kỷ XX in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900-1945) Quyển 6 tập 1,
  • 9. 2 nhà nghiên cứu Lê Thanh Hiền viết: “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, nhiều thể loại nhƣ: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, ký sự, kịch, lý luận phê bình…đã đi vào từ điển tác gia - tác phẩm và công trình nghiên cứu, tuyển tập, toàn tập, tổng tập lƣu tại hệ thống thƣ viện toàn quốc, phổ biến rộng rãi trong xã hội. Riêng kịch bản kịch hát thế kỷ XX thì chƣa có công trình nào, chƣa có tuyển tập nào. Thậm chí các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành nhƣ Bộ Văn hóa, Cục Nghệ thuật, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Nhà văn cũng không nắm đƣợc số lƣợng tác gia sân khấu nói chung, tác gia kịch hát nói riêng và có bao nhiêu kịch bản ra đời trong từng giai đoạn. Về phƣơng diện tác gia và kịch bản kịch hát thế kỷ XX coi nhƣ còn bỏ trống. Đây là khó khăn lớn nhất đối với những ngƣời đầu tiên đi vào lĩnh vực này, thật vô tiền khoáng hậu.” [107, tr.7] Khi nghiên cứu về chèo đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về chèo văn minh, chèo cải lƣơng và soạn giả Nguyễn Đình Nghị mà quên mất rằng vào đầu thế kỷ XX, chèo cổ hay chèo sân đình vẫn tồn tại ở các vùng quê. Chèo cổ cũng có sự biến đổi nhƣng không đáng kể, rõ rệt. Năm 1905, chèo cổ bắt đầu rời quê về Hà Nội, sau đó là các thành phố, thành thị khác nhƣ Hải Phòng, Thái Bình... Năm 1908, rạp hát chèo đƣợc xây dựng. Từ một thể loại chèo cổ, đến đầu thế kỷ XX, chèo tách dòng thành hai loại chèo cùng song song tồn tại: Từ năm 1913-1924 là sự tồn tại của chèo cổ tại các vùng quê và chèo văn minh tại các thành thị. Sau khi chèo văn minh chết yểu, từ năm 1924 đến trƣớc 1945 là sự tồn tại của chèo cổ (ở quê) và chèo cải lƣơng (ở thành thị). Chèo văn minh là loại chèo lai tạp, pha tuồng, không tạo đƣợc dấu ấn gì khi đó và sau này. Chèo cải lƣơng phát triển mạnh, cũng lai tạp (lai kịch nói về nghệ thuật biểu diễn), trở thành một phong trào, một cuộc cách mạng về nghệ thuật chèo. Cùng song song tồn tại trong một giai đoạn lịch sử, mặc nhiên hai loại chèo quê - phố, cũ - mới, tức chèo cổ và chèo cải lƣơng đã trở thành đối tƣợng của văn học so sánh. Vì vậy tính cấp thiết của đề tài bao gồm: - Về lý luận, dù “kịch bản là linh hồn của vở diễn”, là tiền đề để có những vở diễn trên sân khấu nhƣng thời gian qua, các nhà nghiên cứu chèo thƣờng nghiêng về hƣớng nghiên cứu chèo ở loại hình sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, ít ngƣời nghiên cứu về mặt văn học của kịch bản chèo. Việc nhìn nhận kịch bản chèo là sân khấu hay văn học đang có khoảng trống về lý luận. Luận án đi sâu vào nghiên cứu kịch bản chèo, xem xét tính văn học, giá trị văn học của kịch bản chèo. - Về thực tiễn khảo tả văn bản chèo, chèo cải lƣơng là hiện tƣợng đặc biệt, nhiều thành tựu trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thực tiễn lịch sử nghiên cứu sự vận động, phát triển của kịch bản chèo hiện chƣa có nhà nghiên cứu
  • 10. 3 nào lý giải sức sống của nó, tác động của nó đối với chèo hiện nay. - Về tính thời sự của luận án, trƣớc thế kỷ XX, sân khấu kịch hát Việt Nam chỉ có tuồng và chèo. Đầu thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây, với ảnh hƣởng của sân khấu cổ điển Pháp, sân khấu Việt xuất hiện một thể loại kịch mới: kịch nói (ngƣời đƣơng thời gọi là kịch Thái Tây, ra đời vào năm 1921). Sau thành công của kịch nói Việt, soạn giả chèo Nguyễn Đình Nghị đã có những thử nghiệm táo bạo khi quyết định “làm chèo theo lối kịch Thái Tây”, “bẻ ghi” chèo cổ theo hƣớng cách tân mới: chèo cải lƣơng. Kết quả của sự lai tạp giữa sân khấu kịch hát đậm chất dân tộc với thể tài nhiều yếu tố ngoại lai đã tạo nên những nhận xét trái chiều của hậu thế về “công” và “tội” của Nguyễn Đình Nghị. Vấn đề nghệ thuật chèo nên bảo tồn hay cách tân đến nay vẫn là vấn đề thời sự. Cho đến nay, chèo hiện đại nên bảo tồn những yếu tố “nội sinh” nào của chèo cổ hay cách tân theo những yếu tố “ngoại sinh” nào của sân khấu kịch quốc tế - (nội sinh, ngoại sinh là chữ dùng của PGS Hà Văn Cầu) - vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu thống nhất, giải quyết triệt để. Từ việc ít có những công trình lý luận, nghiên cứu tổng thể về kịch bản chèo dẫn tới nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, nhiều soạn giả chèo vẫn tiếp tục đi theo vết xe đổ của Nguyễn Đình Nghị “gieo vừng ra ngô”, biến chèo thành “kịch cắm chèo” hay “kịch cắm hát”, “kịch cắm ca”. Những thành công và thất bại của Nguyễn Đình Nghị vẫn là bài học đối với các tác giả kịch bản chèo hiện đại. Hiện nay, chèo với dấu ấn dân tộc thuần Việt cần phải đƣợc nghiên cứu và bảo tồn là quốc bảo trong xu thế hội nhập bản sắc, văn hóa, từ đó rút ra bài học, nguyên tắc bảo tồn để thấy lại giá trị của nó. Luận án giúp khẳng định vai trò của văn học kịch trong đời sống sân khấu, hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản chèo. Từ các lý do trên, ngƣời viết chọn nghiên cứu đề tài “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Do sự tác động mạnh mẽ của văn hóa, văn học phƣơng Tây, mọi thể loại, loại hình văn học Việt Nam đều vận động, đổi thay trong đó có kịch bản chèo. Mục đích khoa học của luận án là qua so sánh kịch bản chèo cải lƣơng với kịch bản chèo cổ để phân tích mặt đƣợc (phát triển, làm giàu thêm) và mặt mất (không còn đặc trƣng, đặc sắc của loại hình chèo) của Nguyễn Đình Nghị. Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống.
  • 11. 4 Từ trƣờng hợp cách tân chèo của Nguyễn Đình Nghị với những mặt đƣợc, mất nhƣ thế có thể rút ra kinh nghiệm, bài học gì cho việc cách tân các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống của chúng ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Tổng hợp các tƣ liệu để khái quát về sự biến đổi của các loại hình văn học - nghệ thuật đầu thế kỷ XX dƣới tác động của văn hóa Pháp và văn minh phƣơng Tây và những ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, sự đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác dẫn đến việc đổi mới kịch bản chèo. Lựa chọn kịch bản chèo để nghiên cứu, phân tích. Luận án nghiên cứu về cấu trúc tự sự của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. So sánh, chỉ rõ những đặc điểm riêng biệt, những yếu tố truyền thống và biến đổi của kịch bản chèo truyền thống, chèo cải lƣơng về mặt cấu trúc tự sự nhƣ: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian. Phân tích, so sánh, chỉ ra những xu hƣớng đổi mới trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX về các bình diện: xu hƣớng bác học hóa, xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa hiện thực, xu hƣớng hài hóa và xu hƣớng gia tăng xung đột kịch. Khái quát, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đã nghiên cứu, tìm hiểu về các yếu tố truyền thống và cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Vào đầu thế kỷ XX, về kịch bản chèo, có các loại kịch bản sau: Kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng. Khái niệm chèo cổ Chèo cổ là chèo do các nghệ nhân chèo sáng tác theo phƣơng thức dân gian: khuyết danh, truyền miệng, dị bản và biểu diễn ứng diễn theo chu trình mở. Chèo cổ tồn tại trên sàn diễn (sân đình) từ năm 1945 trở về trƣớc. Khái niệm chèo truyền thống Chèo truyền thống là danh xƣng của GS Trần Bảng. Theo ông, hiện nay, di sản để lại không có vở diễn chèo cổ. Ngƣời đƣơng thời không thể tiếp cận đƣợc với các vở diễn chèo cổ vì các vở diễn chèo cổ đã hiện diện và chỉ hiện diện trong đời sống sân khấu thời xƣa. Vì vậy, chèo truyền thống là cách gọi các vở chèo cổ đã đƣợc các nhà nghiên cứu, các tác giả chèo chỉnh lý hoặc cải biên mà vẫn giữ đƣợc những nguyên tắc cơ bản của chèo. Trong cuốn Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, TS Trần Đình Ngôn định nghĩa: “Chèo truyền thống là chèo cổ đƣợc kế thừa và phát triển trên nguyên
  • 12. 5 tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phƣơng pháp nghệ thuật của chèo cổ.” [218, tr.87] Khái niệm chèo hiện đại + Hiểu theo nghĩa hẹp: Chèo hiện đại là chèo có đề tài hiện đại, phản ánh cuộc sống đƣơng thời, nói về con ngƣời đƣơng thời và phục vụ khán giả đƣơng thời. Phạm vi đề tài bị hạn chế phải phản ánh cuộc sống đƣơng thời. + Hiểu theo nghĩa rộng: Chèo hiện đại là chèo do các nhà văn, nghệ sĩ ngày nay sáng tạo ra, nhằm phục vụ cho đời sống văn hóa của ngƣời đƣơng thời. Vì vậy, đề tài đƣợc mở rộng, bao gồm cả đề tài khai thác từ kho tàng truyện dân gian, dã sử, huyền thoại, lịch sử và kể cả những truyện dân gian mới do các nhà soạn chèo tự sáng tác theo các mô típ của truyện dân gian và đề tài hiện đại. Kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng là đối tƣợng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, kịch bản chèo văn minh không có sự biến đổi rõ rệt so với chèo cổ. Kịch bản chèo cổ đã ra đời và tồn tại từ trƣớc đó, nên với tên đề tài: “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - Truyền thống và biến đổi”, chúng tôi xác định kịch bản chèo đầu thế kỷ XX là kịch bản chèo cải lƣơng. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là kịch bản chèo cải lƣơng, cụ thể là kịch bản chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị. Chèo cổ đƣợc đƣa ra đối sánh với chèo cải lƣơng để biết chèo cải lƣơng đã biến đổi nhƣ thế nào? Về phạm vi khảo sát, đối với kịch bản chèo cổ, chúng tôi chọn 7 kịch bản chèo trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ (Nxb Sân khấu xuất bản năm 1999) do PGS Hà Văn Cầu sƣu tầm và chú thích gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình - Dương Lễ, Kim Nham, Chu Mãi Thần, Tôn Mạnh - Tôn Trọng, Từ Thức (các kịch bản chèo cổ này mới có sự biên tập, hiệu đính, chú thích, chƣa có việc chỉnh lý, cải biên) làm văn bản chính thức để triển khai nghiên cứu. Phong trào chèo cải lƣơng đã tạo nên tên tuổi nhiều soạn giả nhƣ Nguyễn Quang Oánh, Đỗ Thân, Phan Chu Sĩ, Nguyễn Ngọc Châu, Văn Tâm, Nguyễn Thúc Khiêm, Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Văn Tôn, Khắc Nhẫn, Hữu Kim, Trƣơng Huyền…, trong đó Nguyễn Đình Nghị với tƣ cách là ngƣời mở đầu phong trào chèo cải lƣơng, nổi bật lên nhƣ một tài năng lớn, một nhà cách tân, một ngƣời gắn bó với sự phát triển nghệ thuật chèo Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Vì vậy, về kịch bản chèo cải lƣơng, ngƣời viết chọn 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hiền đã thống kê, đặc biệt là 34 tác phẩm đã đƣợc in thành sách trong hai cuốn: Tuyển tập Chèo cải lương Nguyễn Đình Nghị (3
  • 13. 6 tập) do Cục Nghệ thuật Sân khấu xuất bản năm 1994 và Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900-1945) quyển 6 tập 1 do Nxb Văn học xuất bản năm 2006. Cả 2 cuốn sách này đều do Lê Thanh Hiền dày công sƣu tầm và biên soạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về mốc thời gian: Chèo cổ tiếp tục tồn tại từ nhiều thế kỷ trƣớc đến năm 1945. Chèo văn minh tồn tại từ năm 1913 - 1924. Chèo cải lƣơng tồn tại từ năm 1924 đến trƣớc năm 1945. Mốc thời gian đầu thế kỷ XX đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và văn học chọn là 1900 - 1945. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900 - 1945), Lê Thanh Hiền cũng chọn mốc 1900 - 1945 khi giới thiệu về các kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Thúc Khiêm. Phân kỳ này vừa phù hợp với phân kỳ lịch sử, vừa phù hợp với phân kỳ văn học, quá trình hình thành, phát triển của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên ngƣời viết chọn mốc thời gian 1900 - 1945 này. Về nội dung, phạm vi nghiên cứu là kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên chúng tôi chỉ nghiên cứu về kịch bản chèo. Tuy nhiên, không chỉ là tác phẩm văn học, kịch bản chèo còn đƣợc biểu diễn trên sân khấu. Các vở chèo cổ nội dung đƣợc diễn tả chủ yếu là hát, trong kịch bản chèo cổ, chèo cải lƣơng cũng ghi rất rõ đoạn nào nói, đoạn nào hát, hát điệu gì…, nên những đặc điểm liên quan đến nghệ thuật biểu diễn nhƣ ƣớc lệ, múa, âm nhạc…, chúng tôi cũng nghiên cứu và nhấn vào để làm rõ một số nội dung đi từ kịch bản đến sân khấu, mối quan hệ đặc biệt giữa kịch bản văn học và sân khấu biểu diễn trong nghệ thuật chèo. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Chèo là nghệ thuật sân khấu nên việc nghiên cứu chèo nếu tách rời khỏi sân khấu biểu diễn sẽ gặp không ít khó khăn. Trên cơ sở thực tiễn của nghệ thuật chèo truyền thống, một nghệ thuật từ xa xƣa, vốn là hình thức sân khấu đƣợc sáng tạo theo chu trình mở: thế hệ này nối tiếp thế hệ kia bổ sung, hoàn chỉnh để rồi lại làm cơ sở cho thế hệ tiếp theo sáng tạo... nên trong quá trình triển khai thực hiện, luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa làm phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu. Mục đích sử dụng phƣơng pháp này để làm rõ sự ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây đối với sự biến đổi, cách tân của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. Xem dƣới góc độ thi pháp, kịch bản chèo đầu thế kỷ XX đƣợc xây dựng nhƣ thế nào, có gì cũ, mới. Từ đó cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa văn học và nghệ thuật, giữa văn học và sân khấu, giữa văn học và mỹ học, giữa văn học và xã hội học… Ngoài ra, luận án còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu thị hiếu khán giả đƣơng thời.
  • 14. 7 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đi vào nghiên cứu chuyên sâu về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, luận án đã khảo sát, phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của chèo cải lƣơng và vai trò của Nguyễn Đình Nghị trong phát triển sân khấu chèo. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số nội dung sau: Qua khảo sát, nghiên cứu, phân tích, chúng tôi thấy rằng, yếu tố truyền thống và yếu tố biến đổi trong các kịch bản chèo cải lƣơng đƣợc xác định nhƣ sau: Nguyễn Đình Nghị đã có những cải cách về nghệ thuật biểu diễn, với chủ trƣơng làm cho chèo giống nhƣ kịch Thái Tây, khiến chèo cải lƣơng biến đổi, lai tạp. Tuy nhiên, trong sự biến đổi, cách tân ấy, chèo cải lƣơng vẫn giữ đƣợc các yếu tố truyền thống của chèo cổ, vẫn đậm chất chèo. Chèo cải lƣơng kế thừa truyền thống, vẫn giữ đƣợc yếu tố truyền thống về mặt văn bản là cấu trúc tự sự. Chèo cải lƣơng biến đổi với đặc điểm nổi bật là tiếp nhận kịch cổ điển Pháp đầu thế kỷ XX, gia tăng xung đột kịch trên mạch bố cục của chèo truyền thống. Biến đổi lớn nhất của kịch bản chèo cải lƣơng là tiếp nhận trào lƣu chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Luận án đã chỉ ra ở kịch bản chèo cải lƣơng, yếu tố bác học gia tăng nhiều hơn kịch bản truyền thống. Chèo cải lƣơng đƣợc hài hóa triệt để. Nếu nhƣ chèo truyền thống chỉ có các trò hài thì chèo cải lƣơng đã có những vở hài. Điểm quan trọng nhất là chèo cải lƣơng có sự thay đổi về phƣơng thức sáng tạo - đó là bƣớc ngoặt lịch sử. Luận án đã nghiên cứu toàn diện kịch bản chèo đầu thế kỷ XX trong đối sánh với chèo cổ. Chúng tôi đã phân tích, đánh giá, hệ thống đầy đủ, toàn bộ những yếu tố quan trọng cấu thành nên cấu trúc tự sự trong kịch bản chèo cổ và kịch bản chèo cải lƣơng nhƣ cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian, mang đến cái nhìn tổng hợp, khái quát về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, thực chất là kịch bản chèo từ khi ra đời cho đến đầu thế kỷ XX - tức hơn 1.000 năm phát triển của kịch bản chèo. Luận án đã phân tích, xâu chuỗi, chỉ ra những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đầu thế kỷ XX ảnh hƣởng đến sự biến đổi của các loại hình văn học - nghệ thuật nói chung và chèo nói riêng. Phân tích, đánh giá, nhận diện đầy đủ về kịch bản chèo cổ, chèo cải lƣơng, chỉ ra điểm khác biệt giữa chèo cổ và chèo cải lƣơng về phƣơng diện kịch bản. Qua đó, rút ra, yếu tố truyền thống trong chèo cải lƣơng là gì? Chèo cải lƣơng đã biến đổi gì, đổi mới nhƣ thế nào so với chèo truyền thống. Từ đó cho thấy khả năng tiếp biến của chèo cổ khi đón nhận yếu tố ngoại lai là sân khấu phƣơng Tây. Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những
  • 15. 8 cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Những vấn đề nghiên cứu về chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị trong bối cảnh hôm nay vẫn là những vấn đề nóng hổi vì trong sáng tác kịch bản, chèo hiện đại vẫn chƣa thống nhất trong định hƣớng phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng, đặc biệt là kỹ thuật viết kịch bản chèo cần đƣợc đầu tƣ nghiên cứu cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn nữa. Luận án cho thấy sự biến đổi của nghệ thuật chèo cụ thể là kịch bản chèo dƣới ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây. Luận án giúp khẳng định vai trò của văn học kịch trong đời sống sân khấu, hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản chèo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án góp phần khẳng định giá trị và trả lại vị trí xứng đáng của kịch bản chèo cải lƣơng trong nghệ thuật sân khấu chèo. Nêu đƣợc khá đầy đủ, toàn diện về kịch bản chèo từ khi chèo cổ ra đời đến năm 1945, luận án giúp thêm cho những nhà nghiên cứu, những ngƣời viết kịch bản chèo hình dung và nhận diện rõ nét hơn diện mạo của kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo cải lƣơng, phân biệt và định hƣớng đƣợc các loại kịch bản chèo. Những ngƣời muốn viết kịch bản chèo cần phải có những yếu tố, chất liệu gì. Luận án giúp thêm cho ngƣời sáng tác kịch bản chèo nắm chắc đâu là yếu tố truyền thống, đâu là yếu tố cách tân trong chèo, những yếu tố nội sinh, ngoại nhập để có những kỹ thuật, lý luận đúng đắn khi sáng tác kịch bản chèo. Thực chất, những kịch bản chèo sáng tác mới đều mang những yếu tố song hành là truyền thống và đổi mới. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những xu hướng cách tân kịch bản chèo đầu thế kỷ XX Chương 3: Nhân vật và cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX Chương 4: Kết cấu, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX
  • 16. 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử chèo cổ và việc xác định kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể loại văn học dân tộc Nghệ thuật gồm 7 loại hình cơ bản là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, âm nhạc, sân khấu và điện ảnh. Trong hệ thống 7 loại hình nghệ thuật, văn học giữ vị trí quan trọng bởi nó đƣợc sử dụng để thể hiện nhiều loại hình nghệ thuật khác nhƣ sân khấu, âm nhạc, điện ảnh… Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời. Với tƣ cách là những thể loại thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu, sân khấu truyền thống Việt Nam đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố quan hệ mật thiết với nhau là kịch bản văn học và nghệ thuật diễn xƣớng. Tuy nhiên, nếu nghệ thuật diễn xƣớng thuộc về sân khấu, là con đẻ của bộ môn nghệ thuật học (nhƣ âm nhạc, vũ đạo, trình thức v.v…) thì kịch bản sân khấu với tƣ cách một tác phẩm văn học là một bộ phận của văn học sử. Ở Việt Nam, loại hình sân khấu có mấy thể loại gồm chèo, tuồng, cải lƣơng, kịch nói, kịch dân ca… Ngoài một số tiểu hình sân khấu nhƣ múa rối, các trò diễn hí dân gian, sân khấu truyền thống ngƣời Việt có hai hình thức chủ đạo là tuồng (hay hát bội) và chèo, đƣợc phân tách làm hai dòng dân gian (chèo) và bác học (tuồng). Nhƣ vậy, sân khấu Việt Nam từ khi hình thành đã là một sân khấu kịch hát sau phát triển thành tuồng và chèo. Cả hai hình thức này tồn tại cho tới ngày nay. Về cơ bản, văn học sân khấu cổ truyền vẫn là một nền văn học khuyết danh. Đƣợc kết hợp từ ngôn ngữ nhiều loại hình, thể loại nghệ thuật khác nhau nhƣ âm nhạc, múa, văn học, sân khấu... nên sân khấu kịch hát là sân khấu tổng hợp. Suốt chiều dài lịch sử gần một thiên niên kỷ (938 - 1884), Việt Nam vẫn tồn tại bất biến mô hình nhà nƣớc phong kiến. Theo quan niệm của hệ tƣ tƣởng Nho giáo, xã hội phong kiến chỉ có bốn nghề, theo thứ tự từ cao xuống thấp là “Sĩ, Nông, Công, Thƣơng”. Hát xƣớng không nằm trong bốn nghề đó nên bị xếp vào “vô loài” (hoặc vô loại)… Hai thể loại dân tộc: tuồng và chèo ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng xã hội phong kiến. Trƣớc đây, chèo đƣợc biểu diễn trong cung đình. Chèo từng đƣợc trọng dụng khi vua quan nhà Lý đều mê hát chèo. Nhƣng đến thời nhà Lê, khi các ông vua chọn Nho học làm quốc giáo, lấy tƣ tƣởng Nho giáo làm tƣ tƣởng chính thống thì hát xƣớng bị coi rẻ. Các sáng tạo dân gian bị coi thƣờng. Chèo từng bị nhà Lê kỳ thị, coi “nhà phƣờng chèo con hát” ngang với “kẻ phản nghịch, ngụy quan”. Bộ luật Hồng Đức thời Lê cấm các nghệ sĩ hát chèo và con cái
  • 17. 10 họ đi thi. Vì vậy, nhiều thế kỷ kéo dài, chèo cổ phải rời bỏ chốn phồn hoa, đô thị trở về diễn ở sân đình, ở các làng quê. Do thái độ kỳ thị nhiều thế kỷ trƣớc đó nên dù có lịch sử lâu đời, dƣới thời phong kiến hầu nhƣ không có những trƣớc tác nghiên cứu về sân khấu, đặc biệt là chèo. Theo tài liệu của Nhà hát chèo Việt Nam, ngƣời sáng lập ra chèo là bà Phạm Thị Trân - một vũ ca tài ba thời nhà Đinh vào thế kỷ 10 và kinh đô Hoa Lƣ - Ninh Bình xƣa đƣợc coi là đất tổ của sân khấu chèo. Sử sách cũ ghi rằng, từ thời Lý, hát chèo ở Thăng Long đã rất phát triển. Chèo có mặt trong các lễ tết, những cuộc vui ở kinh thành. Đặc biệt các tầng lớp vua, quan, quí tộc rất mê hát chèo. Theo sách Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, tháng 6/1028, vua Lý Thánh Tông sai gọi phƣờng chèo đến múa hát mừng sinh nhật nhà vua. Sau, lễ sinh nhật của các vua Lý đƣợc tổ chức thành ngày hội lớn ở kinh thành Thăng Long, bao giờ cũng có phƣờng chèo, phƣờng hát biểu diễn, kèn sáo, múa hát tƣng bừng. Bia Sùng Thiện diên linh (năm 1121) chép tỉ mỉ về đội múa chèo của Thiên vƣơng nhƣ sau: “… Ở giữa bậc dƣới, những cô gái tiến hƣơu vàng, nhạc quan đứng thành hàng dƣới sân nhảy hát một lúc…”. Cuối đời Lý (năm 1182), sử sách còn ghi chép lại một trò nhại trực tiếp châm biếm tính hống hách của Đỗ An Thuận - viên thái sử thời đó. Sách An Nam chí lược ghi chép về cảnh sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nhộn nhịp trong cung vua Trần cho thấy, vào ngày “tất niên” (hết năm), vua Trần ra ngự ở cửa Đoan Cung để bách quan lạy mừng. Các phƣờng chèo, phƣờng hát tới diễn mừng vua ở đấy. Từ Đạo Hạnh ở thời Lý, Trần Nhật Duật ở thời Trần đều là những ông quan đam mê hát chèo. Từ Đạo Hạnh đƣợc coi là tác giả của bài “Giáo trò” quen thuộc mà các phƣờng chèo Thăng Long - Hà Nội và nhiều nơi khác còn lƣu truyền: Trình làng trình chạ Thƣợng hạ Tây Đông Tứ cảnh hòa trung Nghe tôi giáo trống Trƣờng không phong động Cũng bởi trống tôi Làng đã vào ngồi Tôi xin diễn tích… Sang thời Lê, do chính sách vọng ngoại, chèo bị nhà Lê kỳ thị. Sách Việt sử thông giám cương mục ghi thời Hồng Đức (1470-1496), trong 24 điều dạy dân của vua Lê Thánh Tông có hai điều răn:
  • 18. 11 Điều 1: Cha mẹ dạy con phải đúng khuôn phép, không đƣợc để buông tuồng đắm đuối vào cờ bạc, rƣợu chè, tập nghề hát xƣớng, hại đến phong tục. Điều 16: Khi chèo hát, lúc hội hè, trai gái đến chơi xem, không đƣợc đứng ngồi lẫn lộn, để ngăn ngừa thói dâm ô”. Bộ luật Hồng Đức ghi rõ cấm con trai các nhà xƣớng ca không đƣợc đi dự thi, con gái không đƣợc lấy con những nhà quan chức quyền quý. Điều 322 Bộ luật Hồng Đức viết, quan chức lấy con nhà xƣớng ca làm vợ hay thiếp bị phạt đánh 70 trƣợng và giáng chức; con cháu quan chức lấy con gái nhà xƣớng ca cũng bị phạt đánh 60 trƣợng và nhất thiết bắt ly dị... Sách Lịch sử Việt Nam tập 1, xuất bản năm 1971 ghi nhận: “Cuốn Hý phường phả lục của Lƣơng Thế Vinh xuất bản năm 1501 có thể coi đó là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm và nêu lên những nguyên tắc có tính chất lý luận về nghệ thuật biểu diễn, diễn viên, múa hát và đánh trống”. Hí phường phả lục đƣợc xác định là công trình nghiên cứu chèo cổ của Trạng nguyên Lƣơng Thế Vinh với bản in khắc gỗ năm 1501. Hí phường phả lục đã ghi lại các khoán ƣớc của phƣờng chèo, kịch bản và diễn xuất, cách đánh trống chèo, phƣơng pháp múa hát, với nhiều nguyên tắc nhƣ nguyên tắc “Tứ tƣơng” trong múa chèo, luật “Hô ứng tƣơng sinh” trong giao lƣu nhân vật sân khấu và quy tắc “Sáu chữ” về tiêu chuẩn diễn viên dùng cho các phƣờng chèo. Các nội dung này sau đƣợc PGS Hà Văn Cầu trích dẫn trong các tác phẩm của ông nhƣ sau: Hệ thống động tác trong nghệ thuật diễn xuất sân khấu kịch hát truyền thống vốn tồn tại nhƣ một tổng thể các ký hiệu - động tác, một hệ thống ngôn ngữ biểu đạt. Nguyên tắc tứ tƣơng là một trong những biểu hiện tính hệ thống của động tác trong sân khấu kịch hát truyền thống. Hệ thống động tác bị chi phối bởi nguyên tắc: Thƣợng hạ tƣơng phù: động tác phải có trên - dƣới, gốc - ngọn, đầu - đuôi, tiến - lui, để tạo nên một chỉnh thể. Tả hữu tƣơng ứng: động tác có phải - trái, trƣớc - sau kết hợp, tạo nên sự hài hòa. Phì sấu tƣơng chế: Sự hài hòa tạo nên bởi sự tƣơng phản giữa động tác dày và mỏng, rộng và hẹp. Nội ngoại tƣơng quan: tƣơng quan giữa nội tâm - ngoại hình nhân vật, giữa con ngƣời và thiên nhiên. Những nguyên tắc tạo hình trong nghệ thuật diễn xuất mang đậm màu sắc triết lý. Nguyên tắc tứ tƣơng này cũng có thể gặp ngay trong Hý khúc Trung Quốc. Cái đẹp từ sự cân đối: trƣớc - sau, phải - trái, trên - dƣới, từ sự hài hòa bên trong - bên ngoài, vật chất - tinh thần v.v… trong hệ thống động tác diễn xuất sân khấu, thể
  • 19. 12 hiện cách nhìn vũ trụ - con ngƣời trong tính tổng hợp hữu cơ các quan hệ của nó. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa ai nhìn thấy văn bản này nên thời gian qua đã dấy nên sự tồn nghi về sự có mặt của Hí phường phả lục. TS Trần Đình Ngôn xác nhận sách Hí phường phả lục là thật với nhiều nhân chứng nhìn thấy nó gồm GS. Trần Bảng, nhà nghiên cứu Hoàng Kiều và PGS. Hà Văn Cầu. Bản in khắc gỗ Hí phường phả lục sƣu tầm đƣợc ở Thái Bình, trên đó ghi rõ năm xuất bản sách là năm Cảnh Thống Tân Dậu 1501. Sau này, Nhà hát Chèo Việt Nam đã dịch Hí phường phả lục, in roneo. GS. Trần Bảng là ngƣời duyệt sách nên ông đã đọc cả hai bản bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ. Do trƣớc đây chƣa có phƣơng tiện photocopy nên chỉ có mình PGS. Hà Văn Cầu chép tay bản Hí phường phả lục. Cụ Cầu đã chép hai bản, một bản cụ giữ, còn một bản đem tặng GS. Trần Quốc Vƣợng. Còn bản gốc và bản dịch Hí phường phả lục Nhà hát chèo Việt Nam lƣu giữ sau bị mối mọt xông hết. Sau Hí phường phả lục, gần 300 năm sau, danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) mới viết Vũ Trung tùy bút với đôi dòng rải rác nhắc đến hoạt động sân khấu. Nhƣ vậy, hệ thống lý luận của chèo cổ thời phong kiến thực chất chỉ có Hí phường phả lục. Sau này, Lê Dƣ dựa vào nguồn tƣ liệu ít ỏi này để viết Ca vũ và âm nhạc nước nhà, Đào Duy Anh dựa vào để viết Việt Nam văn hóa sử cương và Dƣơng Quảng Hàm dựa vào để viết Việt Nam văn học sử yếu. Dƣơng Quảng Hàm là ngƣời viết bộ văn học sử hoàn chỉnh đầu tiên bao quát đƣợc tiến trình văn học Việt Nam từ sơ khai cho đến đƣơng thời (năm 1943) của lịch sử văn học sử Việt Nam. Ông cũng là một trong những ngƣời đầu tiên coi kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể loại văn học dân tộc - văn học Nôm. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dƣơng Quảng Hàm đã lần đầu tiên coi sân khấu là một trong năm yếu tố cấu thành nên văn học sử Việt Nam gồm triết học, lịch sử, thi văn, kịch bản và tiểu thuyết. Theo ông, “văn kịch của ta chia làm hai lối, một là hát bội hoặc tuồng; hai là chèo”. [85, tr. 170]. Tuy vậy, Dƣơng Quảng Hàm chỉ viết đôi dòng về chèo. Theo ông, hát chèo vốn là hình thức dùng để giễu các việc vui cƣời, những thói hƣ tật xấu của ngƣời đời. Trong lời văn của hát chèo có nhiều giọng khôi hài nhƣng lại có tính chất khuyên răn ngƣời đời, thiên về luân lý. Dần dần, chèo mất đi tính tài tử để trở thành một tổ chức nhà nghề. Diễn viên là những nghệ sĩ chuyên nghiệp, học nghề theo lối cha truyền con nối. Khi chèo phát triển đến chỗ cực thịnh thì nhạc chèo cũng rất phong phú. Chèo có những điệu hát riêng, khác với hát tuồng và phân làm nhiều loại đƣợc hát tùy theo từng đoạn của vở chèo: vui tƣơi, buồn thảm, ý nhị, đanh đá hoặc bông lơn... Sau đó Nghiêm Toản trong Việt Nam văn học sử trích yếu (2 tập, in năm
  • 20. 13 1949) cũng trùng quan điểm với Dƣơng Quảng Hàm khi cho ca kịch trong đó có “tuồng và chèo là thể loại văn Nôm” (267, tập 2, tr.3). Đối lập lại các khuynh hƣớng nêu trên là quan điểm của Phạm Thế Ngũ trong quyển II bộ Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên với tên gọi: Văn học lịch triều: Việt văn. Khi bàn về các thể loại văn Nôm, Phạm Thế Ngũ đã coi hát nói nhƣ bƣớc tiến triển cuối cùng của thể cách văn Nôm. Cũng trong phần này, tác giả đã chú thích: “Trong những thể loại văn Nôm nghiên cứu trong sách này chúng tôi không kể đến những loại sân khấu. Trong các loại sân khấu, duy chỉ có lối thoại kịch là đáng coi làm tác phẩm văn học, còn những lối ca kịch (trong đó ca, nhạc, vũ cùng kỹ thuật sân khấu là yếu tố căn bản để gây hứng thú, văn chƣơng lui xuống địa vị phụ) không nên đặt vào văn học là lĩnh vực của tụng độc hoặc ngâm nga. Xét sân khấu ta xƣa thì không hề có thoại kịch. Hai loại chính là tuồng và chèo đều là ca vũ kịch. (Cứ xét lời bình dân thƣờng nói đi coi hát). Cho nên mặc dầu các bản tuồng chèo ta có sử dụng đủ các thể cách văn Hán văn Nôm, mà không thể thành một loại văn học, và việc nghiên cứu nên đặt ngoài địa hạt văn học sử - trừ vài trƣờng hợp đặc biệt mà chúng tôi sẽ đề cập sau”. [183, tr.45]. Sau đó, ông đi đến nhận định, trong những thể cách của quốc văn xƣa vắng bóng văn xuôi. Văn Nôm chỉ là văn vần hoặc biền ngẫu. Đầu thế kỷ XX, với sự phát triển rầm rộ của báo chí, các loại hình nghệ thuật, cùng với phong trào chèo văn minh, chèo cải lƣơng đã xuất hiện một số bài viết và công trình của các tác giả nhƣ: Nguyễn Học Đạo, Lê Kim Giang, Chu Ngọc Phi, Paulus Của, Nguyễn Thúc Khiêm.... Những công trình này chủ yếu là sƣu tầm, sáng tác và giới thiệu các tác phẩm chèo. 1.2. Tình hình nghiên cứu về chèo truyền thống 1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc của chèo truyền thống Về nguồn gốc của chèo truyền thống, qua các ý kiến từ các bài viết và công trình nghiên cứu, có thể chia ra làm 4 nhóm: Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng chèo có nguồn gốc du nhập từ nƣớc ngoài vào. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng “chèo đọc chệch từ chữ trào nghĩa là giễu cợt mà ra”. Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng chèo có nguồn gốc từ các hình thức tôn giáo, tế lễ, lao động. Nhóm thứ tƣ cho rằng chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú, lâu đời Việt Nam. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng chèo có nguồn gốc ngoại lai, du nhập từ nƣớc ngoài vào bắt đầu từ sự kiện quân nhà Trần cầm giữ nghệ nhân Lý Nguyên Cát ở trận Tây Kết. Trở thành tù binh, Lý Nguyên Cát đƣợc dùng vào việc dạy hát múa cho một số đào kép Việt Nam trong quá trình dựng vở Tây Vương Mẫu hiến bàn
  • 21. 14 đào. Căn cứ để dẫn tới kết luận này là sách Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 của Ngô Sĩ Liên ghi: “Trƣớc đây khi đánh quân Toa Đô, bắt đƣợc ngƣời phƣờng hát là Lý Nguyên Cát, hát giỏi, dậy những con cái tuổi trẻ ở nhà thế gia tập hát điệu phƣơng Bắc. Nguyên Cát đóng tuồng truyện cổ có các tích “Tây Vƣơng mẫu hiến bàn đào”, ngƣời ra trò có danh hiệu quan nhân, Chu tử, Tân Nƣơng, Sửu nô, cộng 12 ngƣời đều mặc áo thêu, đánh trống, thổi sáo, gảy đàn, vỗ tay, đánh đàn thay đổi nhau ra vào làm trò, có thể cảm động lòng ngƣời, muốn cho buồn đƣợc buồn, muốn cho vui đƣợc vui. Nƣớc ta có tuồng truyện từ ngày đó”. [150, tr.148]. Các sách Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi đều ghi chép các sự kiện về Lý Nguyên Cát để khẳng định chèo ra đời từ việc các nghệ nhân Trung Quốc sang ta truyền dạy vào đời Lý hoặc đời Trần. Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 5, các tác giả Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi cho rằng, tuồng của ta khởi đầu từ Lý Nguyên Cát. Khi giai cấp phong kiến thống trị cho diễn tuồng lấy sự tích Trung Quốc trong các vƣơng phủ, thì nhân dân bắt chƣớc lối diễn tuồng mà sáng tác các vở chèo lấy đề tài ngay trong sinh hoạt của nhân dân… Nho sĩ nông thôn sáng tác những vở mà lời hát lấy ngay một phần ở tục ngữ, ca dao, còn nội dung thì dùng hoàn toàn sự tích Việt Nam. Sau cùng, các tác giả này đi đến kết luận rằng: “Hát chèo từ hát tuồng mà ra, mà hát tuồng thì du nhập từ Trung Quốc vào”. Trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, ý kiến này đƣợc phần lớn học giả đƣơng thời chấp nhận. Nhóm ý kiến thứ hai căn cứ vào nội dung và nghệ thuật gây cƣời chiếm phần lớn thời gian diễn xuất chèo mà cho rằng: chèo từ chữ trào nghĩa là giễu cợt mà ra. Ngƣời nêu ý kiến này đầu tiên là Nguyễn Thúc Khiêm. Trong công trình Khảo cứu về hát tuồng và chèo đăng tải trên Tạp chí Nam Phong vào năm 1928, Nguyễn Thúc Khiêm lý giải nguồn gốc của chèo: “Tiếng Chèo là bởi chữ trào nói trệch (chệch-NV) ra. Trào nghĩa là cƣời. Ngoài Bắc kì ta gọi Chèo là giễu cợt cái sự tích bật cƣời của ngƣời đời cố ra làm vui để xem cho thỏa thích, để dạy ngƣời ta răn chừa”. [134, tr.31]. Công trình Khảo cứu về hát tuồng và chèo bƣớc đầu đã đƣa ra những tìm tòi nghiên cứu, kiến giải về nguồn gốc sự hình thành của tuồng và chèo. Dù là nhà soạn vở đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thúc Khiêm mới lý giải về nguồn gốc của chèo một cách đơn giản. Ông chƣa bàn đến kỹ thuật biểu diễn, thể loại sân khấu hoặc phƣơng pháp xây dựng nhân vật. Mặt âm nhạc, ông nhấn vào giá trị văn học của những câu hát chèo. Tháng 8/1958, trong bài viết Tìm hiểu về chèo tạp chí Văn nghệ số 15 xuất
  • 22. 15 bản, Cao Kim Điển tán thành những ý kiến của Trần Huyền Trân và Trần Bảng và kết hợp với các ý kiến của các lão nghệ nhân mà cho rằng “chèo là do tiếng trào mà ra”. Trong bài Một số đặc điểm của Chèo cổ đăng trên Báo Tổ quốc số 48, tháng 12/1956. Trần Huyền Trân viết: “Chèo là do chữ “trào” đọc chệch ra, “tuy gọi là cổ truyền nhƣng thực sự đang trên đà phát triển nghệ thuật, tuy đã trình thức hóa nhƣng cũng rất linh hoạt, nhiều chất tự do”. Theo Trần Huyền Trân, chèo có từ đời Trần, khoảng thế kỷ XIII, khi Nguyễn Sĩ Cố và Hàn Thuyên phát triển chữ Nôm, lấy dân ca, dân vũ, dân nhạc làm nền tảng. Ông cũng đề cập đến quá trình phát triển của chèo nhƣng nhấn mạnh về sự hình thành các làn điệu và phƣơng pháp vận dụng chúng. Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng chèo có nguồn gốc đƣợc bắt nguồn từ các hình thức tôn giáo, tế lễ, từ “động tác chèo thuyền” để nói nguồn gốc chèo xuất phát từ trò tang lễ và lao động. Nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan trong cuốn Tìm hiểu sân khấu chèo cho rằng: “Nguồn gốc của chèo là một nền ca vũ cổ sơ của dân tộc thƣờng biểu diễn trong dịp tang lễ thời trƣớc, lời ca than vãn là lời biệt ly và tiễn đƣa ngƣời quá cố, điệu vũ hình dung những động tác chèo thuyền, chiếc thuyền thần thoại chở linh hồn ngƣời chết sang thế giới bên kia. Chèo nhƣ một nghệ thuật sân khấu đƣợc phát triển trên cơ sở của nền ca vũ đó, bằng cách tiếp thu thêm nhiều điệu hát và điệu múa khác của những nguồn hát và múa khác của dân tộc. Do vậy, chữ chèo không phải do chữ trào mà ra.” [175, tr.40]. Theo Vũ Khắc Khoan thì ở thế kỷ X, bộ môn chèo đã dứt khoát tách ra khỏi gốc nghi lễ để hình thành nhƣ một bộ môn sân khấu đích thực và biệt lập. Vũ Khắc Khoan đã lựa chọn cách chia sự hình thành của sân khấu chèo thành 3 thời kì khác nhau nhƣ: thời kì phôi thai, thời kì chuyển tiếp và thời kì hình thành. Theo ông, thời kì phôi thai của chèo kéo dài khoảng 5 thế kỉ và đƣợc tính từ thế kỉ IV trƣớc công nguyên đến thế kỉ I sau công nguyên. Thời kì chuyển tiếp kéo dài khoảng 10 thế kỉ và đƣợc tính từ thế kỉ I cho đến thế kỉ X. Và cuối cùng là thời kì hình thành từ thế kỉ X - đến thế kỉ XIX. Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ sau khi tìm hiểu, nghiên cứu dựa trên những sử sách và cứ liệu lịch sử đã rút ra những nhận định, chèo bắt nguồn từ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, dân tộc với sự đóng góp quan trọng của giới trí thức bình dân, và quý tộc, từng tồn tại lâu đời trên đất nƣớc Việt Nam, đúng ra là vùng trung châu và đồng bằng miền Bắc. Danh xƣng chèo xuất phát từ việc cách điệu động tác “gạt mái chèo” đẩy thuyền di chuyển trên sông nƣớc” để vừa mô phỏng lễ tiết chèo đò trong tổ chức cầu siêu cho vong hồn ngƣời chết của đạo Thích, vừa lặp lại và cách điệu cung cách lao động của đông đảo cƣ dân trong phạm
  • 23. 16 trù văn hóa thuyền của nền văn minh lúa nƣớc vùng trung châu đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc và trò diễn dân gian, bao gồm những trò nằm trong phạm trù tín ngƣỡng, những trò trình diện, trình nghề luôn thấy trong các hội làng, mà nó cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật, để thể hiện một kịch bản với vở diễn mang sắc thái hứa hẹn tạo dựng đƣợc một số hình ảnh có tính cách nói lên mức độ, với nghệ thuật thể hiện phức tạp, tinh tế hơn. Hai tác giả Đặng Văn Lung và Nguyễn Hữu Thu trong bài Thêm một giả thiết về nguồn gốc của chèo cũng cho rằng chèo là hình thức sân khấu cổ truyền, gắn với nền văn minh lúa nƣớc, gắn với động tác lao động chèo thuyền trên sông nƣớc. Chữ chèo là một động từ chỉ hoạt động gạt nƣớc bằng mái chèo làm cho thuyền chuyển động. Theo quan niệm cổ, thế giới của ngƣời sống và ngƣời chết ngăn cách nhau bởi một con sông. Khi tiễn ngƣời chết về thế giới bên kia, ngƣời xƣa thƣờng làm động tác chèo thuyền có kèm theo lời hát để đƣa ngƣời chết qua sông. Những diệu hát đó ngƣời ta gọi chung là chèo. Đây là cơ sở để chèo có tên nhƣ ngày nay. Nhóm ý kiến thứ tƣ cho rằng chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú, lâu đời Việt Nam. Hai tác giả Hoàng Ngọc Phách và Huỳnh Lý khi giới thiệu cuốn Chèo và Tuồng, viết rằng: “Chỉ đối chiếu hình thái diễn Chèo cổ truyền và trình độ văn hóa của dân tộc ta đời Lý Trần, cũng có thể thấy rằng, nghệ thuật diễn Chèo là thuần túy dân tộc, có từ lâu đời và đƣợc xây dựng từ các hình thái diễn trò thấp nhất đời cổ sơ lên, chứ không phải là môn nhập cảng”. [215, tr.42]. Các tác giả Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều trong cuốn Bước đầu tìm hiểu sân khấu Chèo thì cho rằng: “Bắt nguồn từ những hình thức cổ sơ có trƣớc thời Đinh, Lê, Lý, bao gồm những làn dân ca, điệu dân vũ đầy màu sắc, sức sống và những làn hát nói kể chuyện phong phú, sinh động của những đội hát rong, chèo đƣợc hình thành với hai tính chất chủ yếu là tính tích diễn và tính ứng diễn, để trở thành một loại sân khấu độc đáo, tuy còn thô sơ, vào khoảng thế kỉ XIV cuối đời Trần [185, tr.204]. PGS Hà Văn Cầu trong cuốn Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật chèo cũng đã nêu thời kì hình thành Chèo từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV và khẳng định: “Chèo ra đời từ thời Đinh. Chèo là nghệ thuật dân gian đƣợc xây dựng trên cơ sở trò nhại, múa và hát dân gian”. Và sau đó khẳng định: “Nghệ thuật chèo là một hình thức tự sự sân khấu dân gian lấy trò nhại và ca múa dân gian làm cơ sở. Nó là nghệ thuật của ngƣời nông dân đồng bằng Bắc bộ Việt Nam”. Các nhà nghiên cứu nhƣ Lộng Chƣơng, Lƣu Quang Thuận, Trần Bảng cũng
  • 24. 17 nhìn nhận địa bàn nảy sinh ra chèo là đồng bằng Bắc bộ, sau đó kết hợp với kết quả khai thác văn nghệ dân gian để đƣa ra nhận định rằng: “Chèo vốn nảy sinh và trƣởng thành trên vùng nôi của đồng bằng và trung châu miền Bắc, từng đƣợc đông đảo nông dân ở đây rất ƣa chuộng, coi nhƣ loại hình nghệ thuật của mình”. Giáo sƣ Trần Bảng trong cuốn Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc (khi tái bản đổi tên là Khái luận về chèo) khẳng định: “Nghệ thuật chèo ra đời sau bằng cách tiếp thu phƣơng pháp nghệ thuật của tuồng, phỏng theo cấu trúc của tuồng, lấy kho tàng văn nghệ dân gian của lƣu vực sông Hồng làm chất liệu, làm bằng xƣơng thịt mà tạo thành”.[13, tr.23] Trong công trình: Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc, GS Trần Bảng tiếp tục khẳng định: “Có thể nói rằng, thuộc về một loại sân khấu tổng thể (theatre total) nghệ thuật Chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của cả nền văn hóa gốc gác lâu đời của lƣu vực sông Hồng. Xuất phát từ một nghệ thuật dân gian, Chèo đã nhanh chóng phát triển và phổ biến rộng rãi để trở thành một sân khấu dân tộc mang màu sắc đa dạng của từng chiếng Chèo khác nhau: Chèo Đông, Chèo Đoài, Chèo Kinh Bắc, Chèo Sơn Nam... [12, tr. 6]. Giáo trình Văn học dân gian do GS.TS Lê Chí Quế chủ biên cũng đƣa ra định nghĩa về chèo: “Chèo là bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc, vừa có tính chất dân gian, vừa có tính chất chuyên nghiệp từ những hình thức nguyên sơ của nhân dân ta”[233, tr.259]. Ngoài ra còn có các ý kiến về nguồn gốc chèo nhƣ: Chèo ra đời từ việc Trịnh Trọng Tử cho quân hát khúc Long ngâm đang khi đƣa tang vua Trần Nhân Tông. Danh xƣng chèo do phiên Nôm, dịch Hán đồng dạng những chữ chào (chào mừng), chữ chầu (chầu thần thánh), chữ triều (triều đình, đọc thành trào đình). Về thời điểm thành hình chèo, có những ý kiến cho rằng chèo có ở nƣớc ta từ thời tiền sử, xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ IV trƣớc Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên; hoặc thế kỷ thứ X (thời nhà Ðinh); hoặc thế kỷ XIII, thế kỷ XIV (cuối nhà Trần)... Trong Vũ Trung tùy bút viết vào thời Lê mạt, Nguyễn sơ, phần bàn về âm nhạc, danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) cho rằng lối hát chèo xuất hiện từ đời nhà Trần. Theo Phạm Đình Hổ, triều nhà Trần hễ có quốc tang, lúc sắp rƣớc tử cung đến sơn lăng để an táng, dân sự phố phƣờng xúm quanh lại xem, vòng trong vòng ngoài chật ních cả chốn điện đình, không thể rƣớc đi đƣợc. Ngƣời dẹp đám mới bắt chƣớc lối vãn ca đời cổ, đặt ra khúc hát Long ngâm, hiệp vào âm luật, sai quân lính đi hát diễu chung quanh đƣờng; nhân dân đổ xô, xúm xít theo đi xem, nhƣ thế mới rƣớc tử cung xuống thuyền đƣợc. Đời sau bắt chƣớc làm lối hát vãn, mỗi năm cứ
  • 25. 18 đến rằm tháng bảy, những nhà tang gia cho gọi phƣờng hát đến hát, để giúp lễ tế ngu. Tiếng hát bi ai, nghe rất cảm động. Phƣờng hát này tục gọi là trạo phƣờng, còn có tên khác là phƣờng chèo bội. Tên chèo chính là xuất phát từ đây. Có sức thuyết phục hơn cả là quan điểm chèo và tuồng có chung nguồn gốc từ nền diễn xƣớng dân gian dân tộc với các trò diễn cổ. Trong cuốn Sơ khảo lịch sử nghệ thuật tuồng, nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký cho rằng: “Hát chèo, tuồng đã manh nha từ đời Tiền Lê, qua các đời Lý - Trần, đến đời Hậu Lê thì đã trở thành những ngành nghệ thuật sân khấu quen thuộc với đông đảo công chúng” [115, tr.180] PGS. Hà Văn Cầu trong nhiều cuốn sách của mình đã giới thiệu, trích dẫn 3 tài liệu quý mà ông có trong tay gồm Hý phường phả lục của Lƣơng Thế Vinh, Đả cổ lục (Ghi chép lối đánh trống chèo) - tác giả khuyết danh và Việt sử thông giám cương mục có ghi về thời Hồng Đức (1470-1496). Từ đó, ông kết luận, thời kỳ hình thành của chèo cổ là từ thế kỷ X, cụ thể là vào thời Đinh với hai hình thức chủ yếu là hình thức “làm trò” của quân đội và hình thức “làm trò” của nhân dân, với những trò diễn của các vai: Sinh, đào, lão, mụ, hề. Thực tế thì thời Đinh chƣa có các mô hình vai diễn này. Mô hình này chỉ có khi tiếp nhận các tích trò của Lý Nguyên Cát. Trong giáo trình giảng dạy về lịch sử chèo tại Trƣờng Đại học Sân khấu và Điện ảnh, nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu với các cứ liệu lịch sử đã chứng minh giả thuyết của mình: Chèo bắt nguồn từ “trò nhại” và múa hát dân gian Việt Nam chứ không phải do Lý Nguyên Cát - ngƣời con hát trong quân Nguyên, một tù binh thời Trần dạy dân ta nhƣ một giả thuyết trƣớc đây. Trò nhại là một hình thức “bắt chƣớc”, “mô phỏng” lại những sinh hoạt trong xã hội. Nó mang màu sắc Việt rất rõ, không những là một trong những cội nguồn của chèo mà còn đi vào đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật nhƣ một nguyên tắc lớn, một thành tố quan trọng. Đến thời Lý - Trần, những hình thức hát, múa, trò nhại đã phát triển khá cao và đƣợc ghi lại trên văn bia, sử sách. 1.2.2. Những nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật của chèo truyền thống Vào những năm 50, 60, 70 của thế kỷ XX, các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả thƣờng tập trung giới thiệu về các tính chất cơ bản, đặc trƣng của chèo cổ gồm tự sự, ƣớc lệ, cách điệu, thuộc loại sân khấu hội hè đậm chất dân gian... Năm 1952, nhạc sĩ Tô Vũ viết Tài liệu về chèo cổ ở căn cứ địa Việt Bắc. Bài viết đầu tiên về nghệ thuật chèo cổ trên nhiều phƣơng diện là bài Một số đặc điểm của Chèo cổ của nhà nghiên cứu Trần Huyền Trân. Theo ông, ở chèo “nổi lên tiếng cƣời trào phúng, mang tính chiến đấu, lạc quan rất cao, bình dị mà sâu sắc, thông
  • 26. 19 minh mà kín đáo”. Chèo “đậm chất thơ, trên nền tảng tổng hợp dân ca, dân vũ, dân nhạc” và mang tính quần chúng “với sự tham gia của khán giả bằng trống cầm chầu và tiếng đế”. Chèo có cách giới thiệu trò độc đáo, hát chèo gồm làn điệu nói, làn điệu hát trên cơ sở “sáng tạo mới hoặc tận dụng các làn điệu dân ca sẵn có, chỉ biến đổi chút ít cho thích hợp với sân khấu, hoặc biến thể những điệu đã thành hình để thích ứng với hoàn cảnh của kịch tính” và khi sáng tạo những điệu hát mới, những tình cảm mới, những tính cách nhân vật mới thì “chèo có sáng tạo cái mới”. Các động tác trong chèo đã cách điệu hóa tinh vi và chứa chất tình cảm bằng thơ và “muốn thấy rõ nhân vật chèo thì căn cứ vào thơ chƣa đủ mà phải căn cứ vào nhân vật đó đƣợc biểu hiện cụ thể qua hát múa”. Bài viết của Trần Huyền Trân với những nét phác thảo lớn đã có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu kịch hát dân tộc nói chung và sân khấu chèo nói riêng, ông đã chỉ ra những nét đặc trƣng của nghệ thuật chèo. Sau này, Trần Huyền Trân còn viết Nghiên cứu và phát triển chèo song nội dung tƣơng tự nhƣ bài viết trên. Nhà nghiên cứu Lộng Chƣơng viết khá nhiều bài về chèo trên các tạp chí nhƣ: Sau khi xem Tấm Điển đăng trên báo Nghệ thuật số 2, tháng 4/1955; Chèo Thạch Sanh đăng trên Tuần báo Văn nghệ số tháng 8/1955; Phê bình Tấm Cám của Lưu Quang Thuận trên báo Trăm hoa số tháng 4/1956... Trên tạp chí Văn nghệ số 19, tháng 12/1958, Lộng Chƣơng đã Nhận xét một số đặc điểm của nghệ thuật chèo cổ quan vở Quan Âm Thị Kính nhƣ sau: Nội dung một vở chèo thƣờng là một chuyện kể “có đầu đuôi” mà “vấn đề tập trung vào từng bối cảnh nhất định không thành quy luật”. Chèo ít khi tự sự. Nghệ thuật chèo biểu hiện theo hình thức tƣợng trƣng, “động tác của nhân vật chèo đều cách điệu hóa” và từ cơ sở cách điệu đó, chèo đã đƣa lên sân khấu những động tác lao động, sinh hoạt trong đời thƣờng. Năm 1964, nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu viết cuốn Tìm hiểu phương pháp viết chèo cho rằng, chèo thuộc về thể loại tự sự, trong đó “yếu tố tự sự chiếm ƣu thế nhiều hơn yếu tố trữ tình” và tất cả các lớp cứ tuần tự đƣợc trình bày nhƣ câu chuyện đã xảy ra, theo trật tự sự việc và thời gian. Sự việc nối tiếp nhau chạy một mạch từ đầu đế cuối chuyện. Diễn viên làm nhiệm vụ kể chuyện là chủ yếu. Thể loại tự sự có những thủ pháp và những ƣớc lệ riêng. Cốt truyện chèo trƣớc hết mang tính kỳ. Tác phẩm của Hà Văn Cầu trở thành một trong những công trình nghiên cứu về chèo đƣợc đánh giá cao. Nhiều ý kiến, quan điểm trong công trình của ông đƣợc các học giả - giới nghiên cứu sau này kế thừa và phát huy. Trong cuốn Bước đầu tìm hiểu sân khấu chèo viết cuối năm 1961, Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật xuất bản năm 1964, hai nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ và
  • 27. 20 Hoàng Kiều cho rằng: “Chèo đƣợc hình thành với hai tính chất chủ yếu là tích diễn và ứng diễn, để trở thành loại hình sân khấu độc đáo”. “Chèo là loại sân khấu hội hè đậm chất dân gian, rất đƣợc quần chúng nông thôn tán thƣởng, là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp và thuộc loại sân khấu kể chuyện. Ngƣời nghệ sĩ dân gian vừa phải “nhập vai” để có thể đem hết khả năng mà ra trò cho sinh động, vừa phải “thoát vai” để có đủ sáng suốt mà diễn tả tính cách nhân vật đang sắm cho nhuần nhuyễn”. Chèo là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, “muốn thƣởng thức thấu đáo nội dung nghệ thuật chèo không thể chỉ ngồi đọc vở, mà phải đến tận nơi, tai nghe làn điệu, lời trò, mắt nhìn diễn xuất và chăm chú theo dõi các tình tiết diễn biến trên sân khấu” [185, tr.105]. Chèo thuộc thể loại bi hài dân tộc, chèo Việt không giống kịch bi hài phƣơng Tây bởi “nếu nói chèo là một loại hài kịch là mới chỉ nhìn thấy mặt ứng diễn của nó qua các tiếng đế, lời hề, mà quên mất nội dung nhân đạo trữ tình và hiện thực sâu sắc của thân trò, tức phần tích diễn của của chèo” [185, tr.106] nhƣng “nếu chỉ dựa vào một số vở trò có kết cục bi thảm mà cho chèo là loại bi kịch thì không đúng, vì rằng Thị Kính tuy có bị chết, nhƣng sau lại thành Phật, Súy Vân dầu có nhảy xuống sông cũng không làm ngƣời xem nhỏ lụy”. Nhìn chung “trong hầu hết các vở chèo tính bi và tính hài gài nhau lẫn lộn trong diễn xuất” [185, tr.108]. Trên Báo Văn nghệ ngày 24/6/1966, Lộng Chƣơng tiếp tục Bàn về phương pháp tự sự trong sáng tác chèo. Theo ông, chèo là thể loại tự sự, nôm na hơn, chèo là một nghệ thuật kể chuyện. “Tự sự trong sáng tác chèo thƣờng là liên tục, câu chuyện không bị cắt mạch nhƣ kịch cách thành hồi, thành màn”. Nhạc sĩ Hoàng Kiều trong tập sách Phấn đấu cho một nền sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa xuất bản năm 1977 đã có ý kiến về chèo cổ qua sự kế thừa và phát triển. Về ngôn ngữ nghệ thuật của chèo sân đình có nhiều vấn đề nhƣ ƣớc lệ, ứng diễn, chuyên dùng và đa dùng, hề chèo. (Có một số mảng trò, nhân vật, điệu hát, khuôn múa có thể sử dụng trong nhiều vở khác nhau (gọi là đa dùng) nhƣng mỗi vở lại có một hay vài ba mảng trò, điệu hát, khuôn múa riêng rất độc đáo (gọi là chuyên dùng). Chèo cổ dùng phƣơng pháp ƣớc lệ do nó diễn trên sân khấu ba mặt, không phông màn, trang trí, trên mảnh chiếu trải giữa sân đình, đòi hỏi “diễn viên phải có khả năng thay thế toàn bộ các bộ môn nghệ thuật phối hợp cho nó”, để “mở ra một chân trời tƣởng tƣợng của khán giả”. Vấn đề cách điệu động tác đƣợc đặt ra. Hoàng Kiều chủ trƣơng “quay trở lại sân khấu ba mặt, biểu diễn ƣớc lệ và cách điệu”. Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng thƣờng có trong sân khấu kịch hát của các nƣớc phƣơng Đông làm cho chèo thích ứng đƣợc với những yêu cầu của những
  • 28. 21 nhân vật mới, hoàn cảnh mới, do đời sống hiện thực đặt ra. Với Hoàng Kiều “Vấn đề chuyên dùng, đa dùng chỉ có thể tồn tại trong cùng một chế độ xã hội, khi những mẫu ngƣời mang những quan niệm cuộc sống cũng nhƣ đạo đức không có gì thay đổi lớn, khi mà nghệ thuật do nó sản sinh tập thể chủ yếu bằng con đƣờng truyền miệng tập thể, mà cá tính của tác giả chƣa đƣợc chú trọng”. Năm 1983, nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ trên tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 3 có bài Về những đặc điểm của nghệ thuật chèo cổ đã nêu 6 đặc điểm cơ bản chi phối toàn bộ các mặt của nghệ thuật tạo nên chèo cổ gồm: “Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức; Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát - múa - nhạc - kịch mang tính tổng hợp; Chèo thuộc loại kịch hát bi - hài dân tộc; Chèo thuộc thuộc loại sân khấu kể chuyện Việt Nam (còn gọi là sân khấu tự sự dân gian); Chèo thuộc loại sân khấu ƣớc lệ và cách điệu; Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển của chèo cổ”. Theo đó, 6 đặc điểm trên liên quan mật thiết với nhau, cái nọ bổ sung, hỗ trợ, tác động lại cái kia, cùng đứng chắc trên quan điểm triết mỹ khá rõ. Tuy nhiên, 6 đặc điểm trên hình thành dần trong điều kiện và hoàn cảnh của một xã hội văn minh lúa nƣớc, diễn biến tự phát, lẻ tẻ, chậm chạp; lại bị một thời gian thử thách với xã hội phong kiến thực dân, nhất là trƣớc tầng lớp thị dân, nên có tình trạng đan xen đến phức tạp. Năm 1986, nhà nghiên cứu Trần Bảng có bài Phát triển sân khấu truyền thống: Sân khấu 1945 - 1985 - Những vấn đề lý luận từ thực tiễn phát triển nói về cấu trúc của chèo. Theo ông, cái chất đặc biệt của chèo (hay tuồng) chƣa hình thành, một khi những đặc trƣng, đặc điểm của thể loại còn ở dạng những khái niệm (trừu tƣợng). Cái chất đặc biệt ấy đƣợc cụ thể hóa (vật chất hóa) trong cấu trúc sinh động và riêng biệt của kịch chủng: Cấu trúc của hát chèo; cấu trúc của múa chèo; cấu trúc của hình tƣợng nghệ thuật; cấu trúc của trò diễn, tất cả những cấu trúc ấy hòa hợp với nhau trong một tổ chức thống nhất, hữu cơ gọi là chèo. Năm 1988 - 1989, nhà nghiên cứu Trần Bảng lần lƣợt cho đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật ba tiểu luận đƣợc viết khá công phu về 3 nguyên tắc lớn và cơ bản nhất trong sân khấu chèo là: “Chèo - sân khấu tự sự”; “Chèo - sân khấu ƣớc lệ và Chèo - nghệ thuật xây dựng và chuyển hóa mô hình”. Năm 1994, Nhà xuất bản Sân khấu đã xuất bản cuốn Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc gồm 3 tiểu luận kể trên có sự bổ sung thêm của tác giả. Năm 1999, Viện Sân khấu in lại Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc có bổ sung, sửa chữa và đổi tên là Khái luận về chèo để làm giáo trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành kịch hát dân tộc. Cuốn sách gồm 6 chƣơng với các tiêu đề: “Chèo - Một hiện tƣợng sân khấu dân tộc; Chèo - sân khấu tự sự; Chèo - sân khấu ƣớc lệ. Chèo - nghệ thuật
  • 29. 22 ngẫu hứng; Chèo - phƣơng pháp xây dựng xử lí và chuyển hóa mô hình; Chèo - vấn đề bảo tồn và phát triển”. Khái luận về chèo không chỉ cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức về nghệ thuật chèo - một hình thức nghệ thuật quý giá của dân tộc mà còn nêu lên những vấn đề mang tính lí luận, rất có giá trị đối với ngƣời học, nghiên cứu và quản lí. Cuốn sách đƣợc đánh giá là công tình nghiên cứu khoa học đầu tiên trình bày một cách khái quát những nguyên tắc cơ bản của sân khấu chèo với 3 đặc trƣng nghệ thuật cơ bản: tự sự, ƣớc lệ, mô hình hóa và chuyển hóa mô hình. Cuốn Khái luận về chèo đã gợi mở và tạo tiền đề cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các phƣơng diện khác nhau của sân khấu chèo. 1.2.3. Những nghiên cứu về kịch bản chèo truyền thống Kịch bản chèo cổ lệ thuộc vào những tích truyện sẵn có trong dân gian. Cũng có vở có ngoại lệ song rất hiếm. Cốt truyện và bố cục của mỗi vở đều mang tính kể. Đó là nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Nhung trong bài Một đặc điểm của kịch bản chèo cổ: Tính trần thuật đăng trên tạp chí Văn học tháng 11/1969. Theo đó, tính kể chi phối toàn bộ kịch bản văn học và tạo nên nghệ thuật diễn xuất có những nét riêng biệt. Nhân vật chèo có sẵn trong truyện kể, đƣợc diễn lại trên sân khấu với những sự việc đã xảy ra chứ không phải đang chuyển hóa trong mối xung đột đang nổ ra nhƣ kịch nói. Nguyễn Thị Nhung trong bài viết Sự phân cách về mặt thể loại giữa kịch Dram và chèo truyền thống đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật số 6/1986 đã nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kịch bản trong chèo. Kịch bản là yếu tố chủ đạo, chi phối các yếu tố khác nhƣ nói, nhạc, hát, vũ đạo, biểu diễn. Chèo đƣợc xác định là sân khấu tự sự, sân khấu kể chuyện và nghệ thuật kể chuyện này có những thủ pháp và ƣớc lệ riêng. Tác giả Trần Bảng trên Báo Văn nghệ tháng 7/1969 có bài Mấy cảm hứng về sân khấu dân gian cho rằng sức hấp dẫn ở sân khấu dân gian trƣớc hết ở không khí lạc quan yêu đời tỏa ra từ toàn bộ trò diễn kể cả trong những trò mang nhiều tính bi ai nhƣ Quan Âm Thị Kính. Sân khấu dân gian có những phƣơng thức thể hiện riêng. Trên sân khấu, trò của ngƣời diễn là chủ yếu. Ngƣời nghệ sĩ biểu diễn và ngƣời xem trên sân khấu ba mặt ngày xƣa có quan hệ mật thiết với tiếng đế sắc sảo. Theo ông, sân khấu truyền thống từ xa xƣa đã luôn phải giải quyết những vấn đề về kỹ thuật để giữ đƣợc sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Phát triển và đổi mới là lẽ sống còn của sân khấu và yêu cầu của mỗi thời đại mới tạo nên một sự rung chuyển lớn trong toàn bộ những thủ đoạn nghệ thuật của sân khấu truyền thống: có những cái
  • 30. 23 trở nên lạc hậu và mất đi, có những cái còn giữ đƣợc nhƣng đã mang dạng mới, có những cái hoàn toàn là do sự sáng tạo mới mà sinh ra. Trần Bảng trên Báo Văn hóa năm 1969 Lại bàn về sự phát triển của sân khấu truyền thống. Theo ông, sân khấu truyền thống từ xa xƣa luôn giải quyết những vấn đề kỹ thuật để giữ đƣợc sự hài hòa giữa hình thức và nội dung, lẽ sống còn của sân khấu truyền thống là phát triển và đổi mới. Sự đổi mới ấy khiến những gì trở nên lạc hậu sẽ mất đi, những gì còn giữ lại đã mang dạng mới, có những cái hoàn toàn do sự sáng tạo mới sinh ra. Sân khấu truyền thống là một nghệ thuật tổng hợp, trong đó, kịch bản, âm nhạc, diễn xuất, trang trí phải hòa hợp với nhau thành một thể thống nhất hữu cơ theo một số nguyên tắc chung nhất định về mặt loại thể và phƣơng pháp nghệ thuật. PGS. Hà Văn Cầu là nhà nghiên cứu có nhiều tác phẩm viết về kịch bản chèo, cách viết chèo nhƣ Tìm hiểu phương pháp viết chèo, Cách viết một vở chèo, Mấy vấn đề trong kịch bản chèo, Kịch bản nghệ thuật hát chèo xưa và nay… Trong Kịch bản nghệ thuật hát chèo xưa và nay, nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu viết, chèo xƣa hình thành, phát triển và tiến hóa trên các tính chất căn bản hằng định (gọi tắt là căn tính) sau đây: Nông nghiệp - làng xã - nghiệp dƣ và Công nghiệp - đô thị - chuyên nghiệp...”. Trong đó, “căn tính” nông nghiệp - làng xã - nghiệp dƣ thuộc về các kịch bản chèo đƣợc viết trƣớc Cách mạng Tháng Tám, với những đặc điểm nhƣ: tín ngƣỡng đa thần, tính cộng đồng trong lao động sản xuất, coi trọng nề nếp đã đƣợc xác lập, nền kinh tế tự cấp tự túc. Tất cả đã tạo ra sự “ổn định trong tƣ duy, ứng xử nhƣng cũng tạo ra sức ỳ, níu kéo con ngƣời giậm chân tại chỗ. Các kịch bản chèo đƣợc viết sau Cách mạng Tháng Tám với “căn tính” công nghiệp - đô thị - chuyên nghiệp, có các đặc điểm: con ngƣời tin vào sức mạnh của trí tuệ, tính chuyên môn cao, đời sống xã hội phát triển, giao lƣu văn hóa dễ dàng... đều đã dội vào kịch bản chèo, dù là sáng tác về đề tài cổ đại hay thần thoại. Theo nhà nghiên cứu Trần Bảng: “Một kịch bản viết theo phƣơng pháp tả thực không thể diễn thành chèo, vì các thủ đoạn, các phƣơng tiện biểu diễn của nó đều theo phƣơng pháp ƣớc lệ. Thích hợp với cấu trúc tự sự - ƣớc lệ thƣờng là những tích huyền thoại, những truyện mang tính ngụ ngôn, những chuyện cổ tích. Nếu là truyện viết về thời nay thì có thể huyền thoại hóa hoặc ngụ ngôn hóa nó, nếu không tác giả phải tiếp cận với cách nhìn mới mẻ, biết phát hiện ở những sự việc bình thƣờng cái khác thƣờng xa lạ, chú trọng tả thần tả ý chứ không phải cái vỏ hình thức bên ngoài”. [13, tr.32].
  • 31. 24 Tào Mạt trên Tạp chí Sân khấu số 1 năm 1983 nhận xét tiếp: “Một vở chèo diễn trên sân khấu là kết quả của một quá trình sáng tạo đồng bộ, bao gồm 4 khâu sáng tác: Kịch bản văn học, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn của diễn viên và mỹ thuật. Tác giả của một vở chèo không phải chỉ là ngƣời viết kịch bản. Ngƣời viết kịch bản mới chỉ làm công việc tạo nên một hình thức văn học sẵn từ trên giấy ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ dân tộc. Phần sáng tạo tiếp theo, để có một vở diễn chèo thật sự, là công việc của ngƣời chỉ huy nhạc, ngƣời biên đạo múa và ngƣời dạy múa, ngƣời họa sĩ và ngƣời chỉ huy hậu đài, ánh sáng. Sau đó là lực lƣợng thể hiện gồm diễn viên, nhạc công, nhân viên kỹ thuật. Muốn tạo đƣợc một sự cách tân đổi mới trong nghệ thuật chèo trƣớc hết phải có sự sáng tạo đồng bộ của 4 khâu sáng tác, các lực lƣợng sáng tác và thể hiện”. Công trình Về nghệ thuật chèo là công trình nghiên cứu công phu của nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ do Viện âm nhạc xuất bản năm 1996. Nội dung gồm có 3 phần: Nguồn gốc và quá trình hình thành chuyển hóa và phát triển của chèo; Từ chiếu diễn 3 mặt ngoài bƣớc vào sân khấu hộp; Nắm vững nghệ thuật cổ để xây dựng chèo mới. Trong tác phẩm, tác giả công trình Về nghệ thuật chèo đã đƣa ra những kết luận có tính khoa học cho việc phát triển nghệ thuật chèo. Về sự xuất hiện của kịch bản chèo cổ, trong cuốn Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, nhà nghiên cứu Trần Đình Ngôn viết: “Sân khấu Chèo đã manh nha từ thời nhà Đinh và hình thức sơ khai là trò nhại có tích truyện đã xuất hiện ở thời Lý, nhƣng phải đến sau thời Trần mới tiếp nhận đƣợc ảnh hƣởng của tạp kịch đời Nguyên và tiến tới hoàn chỉnh một hình thức sân khấu (với hai thành phần cơ bản nhất là kịch bản - tích diễn và nghệ thuật biểu diễn của diễn viên - trò diễn).” [218, tr.22] Trong tập sách Phấn đấu cho một nền sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, soạn giả Tào Mạt trong bài viết Một số vấn đề về kế thừa và phát triển nghệ thuật chèo đã viết rằng chèo là loại sân khấu kể chuyện bằng trò diễn. Toàn bộ trò diễn là một tập thể các ngành nghệ thuật kể chuyện chứ không chỉ riêng một khâu nào, giúp khán giả “vừa xem, vừa nghe một cách trực tiếp”. Do đó, chèo dung nạp cả hai phƣơng thức diễn. Phƣơng tiện chủ yếu của chèo là hát - múa - nhạc. Ngƣời viết kịch bản chỉ đóng góp vào một đề cƣơng chung và một số ngôn ngữ văn học dùng làm cơ sở cho nói lối và hát. Kịch bản chèo muốn định hình hoàn toàn phải đợi các nghệ thuật khác tham gia cho đến khi thành vật phẩm nghệ thuật - nghĩa là thành diễn xuất”. Tào Mạt không tán thành ý kiến tiến tới chuyên dùng hết trong một vở chèo mới vì “chuyên dùng, đa dùng chính là một trạng thái phản ánh sự kế thừa phát triển không dứt”. Theo ông, ở nghệ thuật dân gian, “cái chuyên
  • 32. 25 dùng có thể trở thành đa dùng” và “một bài đa dùng có thể trở thành chuyên dùng”. Năm 1997, TS. Trần Đình Ngôn đã xuất bản cuốn Đường trường chông chênh trong đó có một số bài viết quan trọng về nghệ thuật chèo nhƣ: Một số vấn đề của chèo cần đƣợc quan tâm; Học tập hề chèo - Tục mà thanh; Yếu tố dân gian trong kịch bản chèo; Nguyễn Đình Nghị - Ngƣời phát triển Hề chèo; Cần xây dựng các vở chèo đề tài hiện đại; Sức sống của một vở chèo đề tài hiện đại và Cần thử nghiệm ba dạng thức của chèo hiện đại. Trong bài viết Yếu tố dân gian trong kịch bản chèo, Trần Đình Ngôn viết: “Các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian Việt Nam chƣa có ai đi sâu nghiên cứu về kịch bản chèo với tƣ cách là những tác phẩm văn học nằm trong thể loại văn học kịch”. Chính Trần Đình Ngôn là ngƣời đầu tiên đã nghiên cứu kịch bản chèo với tƣ cách là những tác phẩm văn học nằm trong thể loại văn học kịch qua Luận án Tiến sĩ Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo bảo vệ năm 1996. Công trình Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo đƣợc chia ra làm 3 chƣơng gồm: Chƣơng 1: Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong quá trình hình thành và phát triển của kịch bản chèo. Trong chƣơng này, tác giả Trần Đình Ngôn đã nghiên cứu yếu tố dân gian trong chèo, dựa trên các tƣ liệu nhƣ: Chèo đưa linh, Huyết hồ phú, Huyết hồ trò, Từ Thức, Phan Trần, Quan Âm Thị Kính... Và có tham khảo các tƣ liệu của các tác giả nhƣ Hà Văn Cầu và Trần Bảng...để đƣa ra kết luận: “Trong giai đoạn sơ khai của sân khấu chèo nói chung và kịch bản chèo nói riêng, các nghệ sĩ dân gian đã sáng tác theo phƣơng thức dân gian tổng hợp từ văn học dân gian, nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, trò nhại dân gian và múa hát dân gian để tạo nên một hình thức sân khấu dân gian Việt Nam đó là chèo. Trong cái thủa ban đầu này, sân khấu chèo trong đó có phần cốt lõi của nó là kịch bản đã đƣợc cấu thành bởi yếu tố dân gian và chỉ một mà thôi! Bởi vì toàn bộ các sự kiện, tình tiết, nhân vật, lời văn trong kịch bản đều đƣợc nhận thức, đánh giá và chọn lọc theo tƣ duy dân gian của các nghệ nhân xƣa, và đƣợc trình bày bằng phong cách dân gian tiếp thu từ trò nhại, múa hát dân gian và văn học dân gian” [178, tr. 26]. Đồng thời tác giả Trần Đình Ngôn đã phân tích sự xuất hiện yếu tố bác học trong quá trình phát triển của nghệ thuật chèo khi xuất hiện các bác thơ - ngƣời soạn thân trò, ghi chép lại các phần ứng tác trên sân khấu của diễn viên. Trong Chƣơng 2: Sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo, tác giả đã đi sâu vào phân tích những vấn đề nhƣ: Sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kết cấu, trong xây dựng nhân vật và ngôn ngữ kịch bản chèo. Tác giả chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong những mối quan hệ trên nhƣ là mối quan hệ tất yếu trong chèo. Nó
  • 33. 26 góp phần làm cho nghệ thuật chèo thêm đặc sắc. Với Chƣơng 3: Vấn đề kết hợp yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo mới, tác giả đi vào những tổng kết, phân tích kịch bản chèo cổ tới chèo cải lƣơng, kịch bản chèo giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt là kịch bản chèo từ những năm cuối thế kỉ XX. Ông đã chỉ ra mối liên hệ có tính chất kế thừa những giá trị nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt là việc cần thiết phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố dân gian và bác học trong kịch bản chèo. Tác giả cho thấy sự “bác học hóa dân gian” trong quá trình sáng tác hiện nay, ngƣời sáng tác hiện nay cần phải tu dƣỡng nâng cao trình độ. Tác giả kết luận: “Sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học là mối quan hệ hữu cơ nằm trong tổ chức kết cấu vật chất của kịch bản chèo cho nên nếu gạt bỏ nó ra khỏi tổ chức kết cấu của một kịch bản thì kịch bản đó không thể trở thành một kịch bản chèo thực thụ” [178, tr. 169]. Luận án này sau đƣợc in thành sách, là một tác phẩm rất có giá trị về kịch bản chèo. 1.2.3.1. Những nghiên cứu về nhân vật chèo truyền thống Đề cập đến vấn đề nhân vật chèo, có một công trình chuyên biệt cấp Bộ của Thạc sĩ Trần Minh Phƣợng. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu của các giáo sƣ, các nhà nghiên cứu đầu ngành của sân khấu chèo nhƣ: Trần Bảng, Hà Văn Cầu, Trần Trí Trắc, Trần Đình Ngôn... đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân vật chèo. Trong bài viết Nói chuyện về chèo in năm 1957, nhà nghiên cứu Trần Bảng viết: Chèo “là lối kể chuyện bằng hình tƣợng sân khấu theo kiểu xƣa nghĩa là chú trọng nhiều tới tình tiết, để từ những tình tiết ấy nói lên, toát lên ý nghĩa của câu chuyện, chứ không đi sâu vào phân tích tâm lý của từng nhân vật”, có khi một vở bao gồm hai ba mâu thuẫn. Nhìn nhân vật chèo “phải chú trọng tới phần diễn xuất” vì “những điệu hát, những động tác múa góp phần rất quan trọng vào việc biểu hiện tính cách nhân vật một cách rõ rệt và cƣờng điệu khiến ngƣời xem nắm đƣợc tâm tình và hình thái nhân vật”. Trong Tìm hiểu phương pháp viết chèo (1964), nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu đã căn cứ vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kịch bản để tập trung giải quyết việc phân loại nhân vật thành nhân vật chính truyện và nhân vật phi chính truyện. Tác giả phân tích, chứng minh làm nổi bật đặc điểm của chèo là xây dựng nhân vật với sự định hình về tính cách. Theo nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan trong Tìm hiểu sân khấu Chèo (1974), “Nhân vật chính trong các vở Chèo lớn thƣờng đƣợc sáng tác bởi các nhà nho, là ngƣời phụ nữ. Quan niệm “văn dĩ tải đạo” của các nhà nho đã là quan niệm chỉ đạo cho họ sáng tác ra những mẫu ngƣời phụ nữ với những đức tính tốt đẹp đáng noi