SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_______________
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU
TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM NĂM 2014
HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN ĐỨC MINH
LỚP : KS10 – TC86
KHÓA HỌC : 2010 – 2015
CƠ QUAN THỰC TẬP : ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
THỜI GIAN THỰC TẬP : Từ 16/10/2015 đến 16/11/2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS NGUYỄN THẾ TÀI
TP. HỒ CHÍ MINH - 2015
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tp Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2015
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tp Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ phía các Thầy cô, gia đình, bạn bè…
Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô Học viện
Hành Chính Quốc Gia đã tận tình truyền đạt cho tác giả những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập rèn luyện dưới mái trường, đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thế Tài là người trực tiếp tận tình hướng
dẫn em làm báo cáo tốt nghiệp này.
Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Đại Học Y Dược Tp.HCM, tác giả đã học hỏi
được nhiều kiến thức và thu thập được nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho chuyên
đề của mình. Tuy chỉ có một tháng ngắn ngủi nhưng đây chính là cơ hội tốt để tác giả
tiếp cận với thực tế của trường. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh
đạo, đặc biệt là các anh chị hành chính văn thư của Đại Học Y Dược Tp.HCM cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả hoàn thành chuyên đề này.
Cuối cùng xin gởi lời cám ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tác
giả trong suốt thời gian vừa qua.
Họ và tên học viên
NGUYỄN ĐỨC MINH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO World Trade Organization
Tp. HCM Tp. Hồ Chí Minh
TW3 Trung ương 3
GS Giáo sư
PGS Phó giáo sư
TS Tiến sỹ
THPT Trung học phổ thông
MỤC LỤC
I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN THƯ, LƯU TRỮ................................................................1
1.1. Nghiệp vụ văn thư .........................................................................................................1
1.1.1 Khái niệm văn thư........................................................................................................1
1.1.2. Ý nghĩa của công tác văn thư ..................................................................................1
1.1.3. Nội dung công tác văn thư:......................................................................................2
1.2. Khái niệm về công tác lưu trữ và một số khía niệm cơ bản trong công tác lưu
trữ 3
1.2.1. Các khái niệm ..............................................................................................................3
1.2.2. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ ........................................................................................3
1.2.3. Chức năng của công tác lưu trữ ................................................................................4
1.2.4. Nội dung của công tác lưu trữ: .................................................................................5
II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y
DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...........................................................................7
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ....................................................7
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ....................7
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................................8
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ..............................................................................................................9
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM . 11
2.2.1. Tình hình chung của Văn phòng cơ quan (phòng Hành chính Tổng hợp)........ 11
2.2.2 Tình hình thực hiện các nghiệp vụ của công tác văn thư ..................................... 12
2.2.2.1.Soạn thảo, ban hành văn bản ................................................................................ 12
2.2.2.2. Quản lý văn bản đi................................................................................................ 13
2.2.2.3. Quản lý văn bản đến............................................................................................. 15
2.2.2.4. Quản lý và sử dụng con dấu: ............................................................................... 17
2.2.2.5. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan............................................... 18
2.2.2.6 Tình hình ứng dụng tin học trong công tác văn thư: ........................................ 18
2.2.2.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác Văn thư................................. 19
2.2.2.8. Thực hành nghiệp vụ công tác văn thư .............................................................. 19
2.2.3. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ về công tác lưu trữ ....................................... 21
2.2.3.1 Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ......................................................................... 21
2.2.3.2. Phân loại (chỉnh lý) tài liệu lưu trữ..................................................................... 21
2.2.3.3.Xác định giá trị tài liệu lưu trữ ............................................................................. 21
2.2.3.4. Thống kê, bảo quản tài liệu lưu trữ..................................................................... 22
2.2.3.5. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ .......................................................................... 23
2.2.3.6. Ứng dụng tin học trong công tác lưu trữ............................................................ 23
2.2.3.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác lưu trữ ................................... 23
2.2.3.8. Thực hành nghiệp vụ công tác lưu trữ................................................................ 23
2.3. Nhận xét chung ............................................................................................................ 27
2.3.1.Ưu điểm:..................................................................................................................... 27
2.3.2. Hạn chế:..................................................................................................................... 28
III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI ĐẠI
HỌC Y DƯỢC TPHCM.................................................................................................. 29
3.1. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ ............................... 29
3.2. Kết luận......................................................................................................................... 30
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường ra đời là một bước ngoặt vô cùng to lớn và là một dấu
mốc quan trọng của nền kinh tế loài người. Song song với sự hình thành và phát triển
của nó là hàng loạt các quy luật kinh tế, nguyên tắc kinh tế. Cạnh tranh là một trong
các quy luật cơ bản và tất yếu của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong thời cuộc nhân loại đang đẩy mạnh quá trình quốc tế hoá thì cạnh tranh
càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Đặc biệt hiên nay khi mà Việt Nam đã gia nhập tổ chức
kinh tế thế giới WTO nên có rất nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên do sự non yếu
về mặt kinh nghiệm và khoa học công nghệ so với các nước trên thế giới nên các cơ
quan, đơn vị Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn và
thử thách.
Công tác Văn thư - Lưu trữ là một trong những hoạt động quan trọng trong các
cơ quan tổ chức của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tại mỗi cơ quan, công tác
Văn thư – Lưu trữ có một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của các cơ
quan, tổ chức nói chung và Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Xuất phát từ
vai trò quan trọng ấy, Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ Hành
chính, Văn thư – Lưu trữ có tư cách đạo đức tốt và có nghiệp vụ chuyên môn vững
vàng ngang tầm với nhiệm vụ đề ra.
Nhằm nâng cao trình độ lý luận, kỹ năng nghiệp vụ, rèn luyện tư cách đạo đức,
bổ sung hoàn chỉnh những kiến thức đã học, đem những kiến thức đã học vận dụng
vào thực tiễn, được sự chấp thuận của Học viện hành chính TP. Hồ Chí Minh và sự
tiếp nhận của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, em đã tới đây thực tập nghiệp vụ
trong thời gian từ ngày 16 tháng 10 năm 2015 đến ngày 16 tháng 11 năm 2015.
Thực tập là quá trình mà em thể vận dụng những kiến thức chuyên môn mà thầy
cô giảng dạy trên giảng đường, giúp cho sinh viên được tiếp cận và tiếp xúc với thực
tế trong hoạt động thực tập của cơ quan nhằm rèn luyện tay nghề, củng cố kiến thức,
nâng cao khả năng và thu thập được những kinh nghiệm thực tế.
Mặt khác là một học viên của trường Học Viện Hành Chính được tham gia học
tập, nghiên cứu tại trường 2 năm và một tháng được thực tập tại Đại học Y Dược Tp.
Hồ Chí Minh, em rất quan tâm đến vấn đề văn thư – lưu trữ. Đó là nguồn cảm hứng và
động lực thôi thúc em không ngừng học hỏi, tìm hiểu trong thời gian em thực tập tại
trường. Từ những thực tế thu thập trong quá trình thực tập và được sự hướng dẫn
nhiệt tình của ThS NGUYỄN THẾ TÀI vì vậy em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU
TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM NĂM 2014
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Bài báo cáo của em tâp trung nghiên cứu lý luận chung về công tác văn thư -
lưu trữ đồng thời phân tích thực trạng công tác văn thư – lưu trữ tại Đại học Y Dược
Tp. Hồ Chí Minh. Để thấy được những ưu điểm, nhược điểm của công tác lưu trữ -
văn thư tại trường. Từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu công tác văn thư – lưu
trữ và tiếp tục hoàn thiện công tác văn thư – lưu trữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh
Phạm vị và đối tượng nghiên cứu
Bài báo cáo nghiên cứu về công tác văn thư – lưu trữ của Đại học Y Dược Tp. Hồ
Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp duy vật biện chứng
Bài báo cáo của em gồm 3 phần:
I: Lý luận chung về công tác văn thư – lưu trữ
II: Thực trạng về công tác văn thư – lưu trữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh
III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác văn thư –
lưu trữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Trong suốt thời gian thực tập khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
động viên của Quý cơ quan, đoàn thể và các anh/ chị tại bộ phận thực tập. Em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể những người đã giúp em hoàn thành tốt bài báo
cáo này. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Hành chính Tổng hợp Đại học Y Dược
Tp.Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý Đào tạo và Ban Chủ nhiệm – thầy cô của các Bộ môn
thuộc Học Viện Hành Chính Tp. HCM và đặc biệt là thầy Ths.Nguyễn Thế Tài đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập này.
KẾ HOẠCH THỰC TẬP
Cơ quan thực tập : Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Thời gian thực tập : 18/10/2015 đến ngày 18/11/2015
Kế hoạch thực tập
Thời
gian
Mục tiêu Công việc thực hiện
Tuần 1 - Hiều sơ lược về Đại
học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh
- Quá trình hình thành,
cơ cấu tổ chức, quy định
cơ quan….
- Tiếp xúc và làm quen
với các anh chị trong cơ
quan
- Đọc các tài liệu về cơ quan trên website, các
tài liệu để hiểu rõ hơn về Đại học Y Dược Tp.
Hồ Chí Minh
- Quan sát công việc của các nhân viên cơ
quan.
Tuần 2 - Hiểu về quyền hạn,
trách nhiệm của phòng
thực tập
- Nắm bắt và trau dồi
tốt các kỹ năng nghề
nghiệp, các công việc cơ
bản của một nhân viên
văn phòng
- Bắt đầu làm quen với các công việc như: sắp
xếp giấy tờ,photo,in tài liệu, sắp xếp văn bản
- Tiếp xúc ban đầu với các công việc thường
ngày về soạn thảo và xử lý văn bản
- Tìm hiểu việc tổ chức xác định tài liệu, văn
thư lưu trữ
- Thực hàng đăng ký văn bản đi và đến, oạn
thảo và trình bày thể thức của 5 loại văn bản.
- Thực hành lập hồ sơ hiện hành
Tuần 3 - Chủ động hơn trong
công việc, khẳng định
năng lực của bản thân.
- Học hỏi những kỹ
năng quản trị, kiến thức
-Chú ý quan sát ,học hỏi các anh chị đồng
nghiệp trong các nghiệp vụ thực tiễn về soạn
thảo văn bản
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ
trợ cán bộ nhân viên cơ quan để có thể hoàn
Quá trình thực tập
về soạn thảo văn bản
trong thực tiễn
thành các công việc chung.
Tuần 4 - Hoàn thiện báo cáo
thực tập.
-Tham khảo ý kiến các anh chị trong phòng về
bài báo cáo
- Hoàn thiện và xin đánh giá của cơ quan
- Đánh giá sự thay đổi của bản thân từ đầu kỳ
thực tập cho đến nay, điểm mạnh, điểm yếu
như thế nào.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 1
I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN THƯ, LƯU TRỮ
1.1. Nghiệp vụ văn thư
1.1.1. Khái niệm văn thư
Công văn, giấy tờ là một trong những phương tiện quan trọng và cần thiết
đối với hoạt động quản lý Nhà nước, do đó việc làm công văn giấy tờ và quản lý
chúng là hai công tác không thể thiếu được trong hoạt động đó. Những hoạt
động đó cần được tuân thủ theo chế độ chặt chẽ, nghiêm ngặt trên cơ sở quy định của
pháp luật về công tác văn thư, tức là quy định về toàn bộ các công việc của cơ quan
quản lý hành chính Nhà nước về xây dựng và quản lý văn bản, giải quyết văn bản
trong mọi hoạt động của mình.Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại các khuynh hướng
khác nhau trong quan niệm về công tác này.
- Công tác văn thư là công tác tổ chức giải quyết và quản lý công văn giấy tờ
trong các cơ quan, tức là công tác này gồm hai nội dung chủ yếu sau: tổ chức quản
lý văn bản và tổ chức giải quyết văn bản.
- Công tác văn thư là toàn bộ các công việc xây dựng văn bản (soạn thảo và ban
hành văn bản) trong các cơ quan và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản trong các
cơ quan.
Theo công văn của Cục lưu trữ Nhà nước số 55 – CV/TCCB ngày 01/03/1991
về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 24 – CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng thì: “Công tác văn thư là toàn bộ quá trình xây dựng và ban hành văn bản,
quá trình quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý của các cơ quan. Mục đích chính
của công tác văn thư là đảm bảo thông tin cho quá trình quản lý. Những tài liệu
văn kiện được soạn thảo, quản lý và sử dụng theo các nguyên tắc của văn thư là
phương tiện thiết yếu bảo đảm cho hoạt dộng của các cơ quan có hiệu quả”.
1.1.2. Ý nghĩa của công tác văn thư
- Công tác văn thư góp phần không nhỏ trong việc duy trì hoạt động và ổn
định của các cơ quan, đơn vị. Đối tượng chủ yếu của công tác văn thư là tài liệu,
công văn, giấy tờ, chúng được ban hành cho phù hợp với đặc điểm của từng cơ
quan, đơn vị. Tổ chức khoa học công tác văn thư sẽ đảm bảo thông tin cần thiết
phục vụ các hoạt động của cơ quan.
- Công tác văn thư có nhiều ý nghĩa quan trọng, tuy nhiên có thể khái quát
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 2
thành những điểm chủ yếu sau:
+ Công tác văn thư yêu cầu một cách kịp thời chính xác những thông tin cần
thiết phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, và quản lý của Nhà nước, là sợi dây liên hệ
giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân và giữa các cơ quan, tổ chức với
nhau. Đồng thời, công tác văn thư nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện bảo vệ
được bí mật của của đảng và nhà nước, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ, góp
phần cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan Nhà nước.
+ Làm tốt công tác văn thư giúp cho việc giải quyết công việc của cơ quan
được nhanh chóng, chính xác, chất lượng, đúng đường lối chính sách chế độ. Đồng
thời giúp cho việc quản lý, kiểm tra công việc trong các cơ quan đơn vị được chặt chẽ.
+ Làm tốt công tác văn thư sẽ góp phần tiết kiệm được công sức, nguyênvật liệu
làm văn bản và trang thiết bị dụng cụ trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản.
- Công tác văn thư góp phần giữ gìn những hồ sơ tài liệu có giá trị về mọi
lĩnh vực để phục vụ cho việc tra cứu, giải quyết các công việc trước mắt. Đồng thời
tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ.
1.1.3. Nội dung công tác văn thư:
Công tác văn thư bao gồm những nhóm công việc chủ yếu sau xây dựng và ban
hành văn bản, trong đó đảm bảo các nguyên tắc và tiêu chuẩn khoa học về:
+ Thể thức các loại văn bản.
+ Hệ thống văn bản và thẩm quyền ban hành từng loại văn bản.
+ Qui trình xây dựng bản thảo, từ khi mới khởi thảo, sửa chữa đến duyệt bản
thảo.
+ Đánh máy, sao in và nhân bản.
+ Nguyên tắc ký, đóng dấu và ban hành văn bản.
+ Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản trong hoạt động của cơ quan.
+ Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến.
+ Tổ chức chuyển giao văn bản đi.
+ Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản nội bộ, văn bản mật.
+ Tổ chức công tác lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu:
Nội dung công tác này bao gồm các quy định về đóng dấu các văn bản và quản
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 3
lý con dấu của cơ quan. Các con dấu được bảo quản và sử dụng tại phòng văn thư,
cán bộ văn thư chỉ đóng dấu vào văn bản khi đã có đầy đủ các chữ ký của thủ trưởng
cơ quan hoặc trưởng phó phòng, ban, đơn vị khi đã kiểm tra và xác minh đúng về thể
thức và nội dung. Dấu được đóng đúng quy định của Nhà nước, trùm lên 1/3 đến1/4
chữ ký về phía bên trái. Việc bảo quản con dấu được giao cho cán bộ văn thư cất
giữ trong tủ có khoá an toàn. Tránh va chạm mạnh làm biến dạng condấu.
1.2. Khái niệm về công tác lưu trữ và một số khía niệm cơ bản trong công tác
lưu trữ
1.2.1. Các khái niệm
a. Công tác lưu trữ
Là quá trình hoạt động nghiệp vụ nhằm thu thập, bảo quản an toàn và sử dụng
có hiệu quả tài liệu lưu trữ.
b. Phông lưu trữ
Là toàn bộ khối tài liệu hoàn chỉnh hình thành trong quá trình hoạt động của
một cơ quan, một tổ chức hay một cá nhân, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, khoa học,
văn hoá, lịch sử và các ý nghĩa khác, được thu thập và bảo quản trong một cơ sở
lưu trữ nhất định. Cơ quan hoặc cá nhân có đầy đủ những yếu tố đảm bảo tính độc lập
trong quá trình tồn tại của mình tạo nên phông lưu trữ gọi là đơn vị hình thành phông.
c. Phông lưu trữ Quốc gia
Là toàn bộ khối tài liệu lưu trữ của một quốc gia có giá trị chính trị, kinh tế,
văn hoá… không phân biệt thời gian, kỹ thuật, vật liệu chế tác, được bảo quản trong
các kho lưu trữ Nhà nước.
d. Tài liệu lưu trữ
Là những vật mang tin dưới dạng giấy, vải… được hình thành trong quá trình
hoạt động của các cơ quan, các cá nhân tiêu biểu, có ý nghĩa khác được bảo quản
trong các kho lưu trữ nhất định.
1.2.2. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ
Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa rất lớn về chính trị, kinh tế, xã hội…
Ý nghĩa chính trị ở bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ thời đại nào đều có ý thức sử
dụng tài liệu lưu trữ để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 4
Ý nghĩa kinh tế
Một số lượng lớn tài liệu lưu trữ là tài liệu phản ánh tình hình kinh tế. Nguồn tài
liệu này cung cấp những thông tin quá khứ rất có giá trị, phục vụ việc xây dựng các
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế được hoàn chỉnh.
Tài liệu lưu trữ phản ánh sự thật khách quan, nếu được tổng hợp có hệ thống còn
giúp việc nghiên cứu và tìm ra các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội nhằm
phục vụ các mục đích của con người.
Ý nghĩa văn hoá
Tài liệu lưu trữ phản ánh thành quả lao động sáng tạo về vật chất và tinh thần, phản
ánh nhận thức về xã hội và tự nhiên của một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Tài
liệu lưu trữ là di sản văn hoá đặc biệt của dân tộc. Cùng với các lợi ích của di sản
văn hoá khác, tài liệu lưu trữ có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với công cuộc bảo vệ và
phát triển văn hoá Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử
Tài liệu lưu trữ bao giờ cũng gắn liền và phản ánh một cách trung thực quá trình hoạt
động của một con người, một cơ quan và của cả xã hội. Vì thế, tài liệu lưu trữ là một tư
liệuquý giá nhất, chân thực nhất để nghiên cứu lịch sử.
Ý nghĩa khoa học
Tài liệu lưu trữ ghi lại quá trình hoạt động của xã hội, của cơ quan và cá nhân trong
các lĩnh vực, đồng thời ghi lại những công trình nghiên cứu khoa học, các phát minh
sang chế nên tài liệu lưu trữ phục vụ cho việc kế thừa những thành tựu khoa học công
nghệ đãcó, giúp cho khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Ý nghĩa thực tiễn
Trong thực tế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tài liệu lưu trữ phục vụ
công tác hàng ngày. Tài liệu lưu trữ là nguồn cung cấp những thông tin quan trọng
trong quá khứ, phục vụ cho việc ra những quyết định quản lý trong cơ quan quản lý
Nhà nước.
1.2.3. Chức năng của công tác lưu trữ
Hiện nay ở nước ta, công tác lưu trữ được hiểu là việc lựa chọn, giữ lại và tổ chức khoa
học những văn bản, tư liệu có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của
cơ quan, cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu thông tin khi cần thiết. Công tác lưu trữ
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 5
là một việc làm không thể thiếu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước. Côngtác
lưu trữ có hai chức năng cơ bản sau:
Tổ chức bảo quản hoàn chỉnh và an toàn Phông lưu trữ Quốc gia.
Tổ chức khai thác sử dụng phục vụ các mục đích quản lý xã hội nghiên cứu
khoa học và nhu cầu chính đáng của công dân.
Hai chức năng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt chức năng thứ
nhất sẽ tạo tiền đề vật chất chủ yếu để thực hiện chức năng thứ hai.
1.2.4. Nội dung của công tác lưu trữ:
Để thực hiện những chức năng cơ bản trên, công tác lưu trữ phảỉ đảm bảo các nội
dung sau:
- Phân loại tài liệu lưu trữ là sự phân chia tài liệu thành các nhóm tạo điều kiện
thuận lợi cho bảo quản và tổ chức sử dụng.
- Đánh giá tài liệu lưu trữ: Là sự nghiên cứu lựa chọn những tài liệu có giá trị để
đưa vào bảo quản trong các cơ sở lưu trữ và tiêu dùng những tài liệu đã hết giá trị. -
Chỉnh lý tài liệu lưu trữ là sự nghiên cứu để sắp xếp tài liệu một cách khoa học, tạo
điều kiện thuận lợi cho bảo quản và tổ chức sử dụng.
- Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ
Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ là một nội dung được tiến hành thường xuyên
nhằm từng bước hoàn thiện Phông lưu trữ Quốc gia nói chung và từng phông lưu trữ
cụ thể nói riêng. Thu thập, bổ sung bao gồm giai đoạn thu thập tài liệu để giải quyết
xong từ văn thư vào lưu trữ hiện hành của cơ quan và thu thập tài liệu lưu trữ hiện
hành vào lưu trữ lịch sử. Trong quá trình thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ, người ta
đặc biệt chú ý sưu tầm những tài liệu có xuất xứ cá nhân, tài liệu còn nằm rải rác ở
bảo tàng, thư viện hay trong nhân dân vì nhiều khi những tài liệu này rất có giá trị.
- Bảo quản, bảo vệ tài liệu lưu trữ
Bảo quản tài liệu lưu trữ là quá trình áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật
nhằm kéo dài tuổi thọ, chống hư hại đối với tài liệu lưu trữ. Kỹ thuật bảo quản tài
liệu lưu trữ phải được đặc biệt coi trọng để tránh những tác động xấu làm giảm tuổi
thọ của tài liệu. Mặt khác, nội dung của tài liệu lưu trữ chứa đựng những thông tin
bí mật về chính trị, quốc phòng và an ninh quốc gia nên việc bảo quản tài liệu lưu
trữ không chỉ chú trọng đến góc độ vật lý của tài liệu mà còn phải sử dụng các biện
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 6
pháp ngăn chặn việc đánh cắp thông tin trong tài liệu và sự phá hoại tài liệu lưu trữ.
Nội dung bảo quản tài liệu lưu trữ tập trung chủ yếu là việc xây dựng, cải tạo kho lưu
trỡ, xử lý kỹ thuật bảo quản và việc tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ.
- Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan, tổ chức lưu trữ. Về nguyên
tắc, tài liệu lưu trữ không chỉ bảo quản đóng kín mà chúng chỉ có ý nghĩa khi được
khai thác phục vụ cho toàn xã hội. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ là mục đích cuối
cùng của công tác lưu trữ. Nội dung chủ yếu của việc sử dụng tàI liệu lưu trữ là tổ
chức phòng đọc phục vụ độc giả làm công tác tra cứu, công bố, giới thiệu trưng bày
triển lãm tài liệu lưu trữ.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 7
II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn được thành
lập năm 1947, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ
nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này.
- Đến năm 1976, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp
nhất giữa các trường; Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài
Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và đào tạo Cán bộ Y tế miền Nam. Khi mới
thành lập có 3 khoa; Khoa Y, Khoa Dược, Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành
khoa Y của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- Ngày 16 tháng 11 năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức
chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường An Dương Vương - Quận 5 TP. Hồ
Chí Minh (nay là đường Hồng Bàng).
- Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng
chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài
Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300
chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.
- Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg
về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các đại học ở miền Nam, tổ chức lại các
trường thuộc Viện Đại học Sài Gòn, tất cả gom lại còn 8 trường, trong đó có Đại Học
Y Dược TP.HCM được sáp nhập bởi Y khoa, Nha khoa và Dược khoa Đại học đường
Sài Gòn). Từ quyết định này Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chính thức được thành
lập và trở thành tên gọi thân quen trong suốt nhiều năm vừa qua. Từ 3 trường riêng
biệt nay với quyết định sáp nhập lại, mỗi trường trở thành một khoa.
- Đến năm 1990 lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc và thống nhất với Bộ Y tế về việc
xây dựng Viện đại học sức khỏe. Từ đó, ngoài 3 khoa gồm; Y, Dược, Răng hàm mặt,
nhà trường đã xây dựng thêm 4 khoa mới và một bệnh viện đại học như sau:
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 8
+ Năm 1994: xây dựng khoa Khoa Học Cơ Bản, trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại
các bộ môn Toán, Lí, Hóa, Sinh học, Triết học Mác-Lênin, Ngoại ngữ, thể dục thể
thao, Quân sự.
+ Năm 1998: xây dựng khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập
trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW3.
+ Năm 1999: xây dựng khoa Y tế công cộng trên cơ sở sáp nhập bộ môn Y tế công
cộng và khoa Tổ chức – Quản lý y tế của Viện vệ sinh Y tế công cộng.
+ Năm 2000: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ
sở phát triển phòng khám đa khoa của trường
- Ngày 18/6/2003, Bộ Y tế ra Quyết định số 2223/QĐ-BYT đổi tên Trường Đại
Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thành Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trực thuộc
Bộ Y tế với chức năng, nhiệm vụ không thay đổi.
- Trường thành lập 01 Bệnh viện gồm 4 cơ sở với đầy đủ phòng khám chuyên
khoa, một trung tâm Khoa học Công Nghệ Dược, 6 đơn vị thuộc Trung tâm Y tế
chuyên sâu TP. Hồ Chí Minh, là những nơi áp dụng kỹ thuật cao trong điều trị và
nghiên cứu y học.
- Đại Học có 4 ký túc xá sinh viên-học sinh với 1.500 chỗ; Ngô Gia Tự; Nguyễn
Thái Học; Nguyễn Chí Thanh; Hoàng Văn Thụ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh
- Đào tạo nguồn nhân lực y tế từ trung học, đại học và chuyên sâu.
- Đào tạo nguồn nhân lực y tế, đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu khoa học cho các
tỉnh từ Bình Thuận, Tây Nguyên và các tỉnh thành phía nam.
- Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ ngành y
tế từ trung học đến sau đại học, là Đại Học trọng yếu của khu vực phía Nam. Bên cạnh
đó Đại Học còn tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong đào tạo và
tham gia chăm sóc sức khỏe cho người dân.. Đồng thời trường còn hỗ trợ đào tạo lại
cán bộ y tế củng cố giúp đỡ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các vùng xa hẻo lánh.
- Quản lý cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, học viên và sinh viên, điều hành
các công việc hàng ngày theo chế độ của Nhà nước (chế độ thủ trưởng đứng đầu là
Hiệu trưởng).
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 9
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ: 1.1: Cơ cấu tổ chức
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 10
CÔNG TÁC CÁN BỘ:
1. Tổng số biên chế được giao: 1.500
- Hiện nay tổng số cán bộ CBVC toàn đại học là: 4.588, trong đó
* Số lượng CBVC phục vụ công tác giảng dạy: 1.795
+ Biên chế: 1.350; Gỉảng viên: 1.006
+ Hợp đồng: 445
* Số lượng CBNV phục vụ công tác tại BV ĐHYD: 2.793
+ Biên chế: 22
+ Hợp đồng: 2.771 (TX: 2107; vụ việc: 664)
- Về trình độ:
+ GS: 14 người chiếm tỷ lệ 12% trên tổng số
+ PGS: 109 người giảng viên cơ hữu
+ TS: 231 người (chiếm tỷ lệ 23% trên tổng số
giảng viên cơ hữu)
+ ThS: 365 người;
+ CKI: 72 người
+ CKII: 10 người
+ ĐH: 445 người
+ CNCĐ: 14 người
+ THPT: 105 người
+ Nội trú: 185 người. )
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 11
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
2.2.1. Tình hình chung của Văn phòng cơ quan (phòng Hành chính Tổng hợp)
Sơ đồ 2.2.:Tổ chức phòng Hành chính Tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng cơ quan:
+ Tham mưu và giúp Ban Giám hiệu công tác hành chính tổng hợp về thời gian
lẫn phạm vi được giao, lên lịch làm việc hàng tuần, hàng tháng của Hiệu trưởng và
Ban Giám hiệu.
+ Tham mưu đề xuất Ban Giám hiệu xây dựng chương trình hành động, kế
hoạch tổng hợp. Giúp Ban Giám Hiệu tổ chức quản lý toàn bộ các hoạt động hành
chính trong phạm vi toàn trường.
+ Quản lý mạng thông tin hữu tuyến, xử lý và thực hiện văn thư báo chí đi –
đến, đảm bảo hệ thống hành chính vận hành thông suốt, đảm bảo quyền lãnh đạo và
hiệu lực quản lý của Ban Giám Hiệu trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các
mặt công tác; giữ vững an ninh trật tự vệ sinh môi trường; quản lý tốt tổ công xa, đảm
bảm phục vụ kịp thời, an toàn, tiết kiệm.
+ Cập nhật và thống kê tổng hợp, báo cáo phục vụ các cuộc họp định kỳ, quản
lý lưu trữ các loại văn bản đi – đến đầy đủ, chính xác, quản lý dấu các loại và sử dụng
theo luật định.
+ Chủ động phối hợp tích cực giữa các đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động
đối nội, đối ngoại, hội họp và lễ hội.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên văn phòng: 39 người.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 12
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự văn phòng
2.2.2 Tình hình thực hiện các nghiệp vụ của công tác văn thư
2.2.2.1.Soạn thảo, ban hành văn bản
* Bước chuẩn bị: Để soạn thảo một văn bản phải tùy theo loại văn bản và nội
dung cần soạn thảo mà chuẩn bị cho phù hợp. Quá trình chuẩn bị bao gồm các công
việc như xác định sơ bộ vấn đề, xác định tên loại văn bản, thu thập những thông tin có
liên quan, hình thành đề cương…
Ví dụ: Phòng Tổ chức cán bộ của trường cần soạn thảo một Quyết định kỷ luật
viên chức thì các bước chẩn bị; Biểu mẫu, biên bản cuộc họp, bản tường trình, bản
kiểm điểm …
* Quá trình soạn thảo văn bản: Việc soạn thảo văn bản được căn cứ vào tính
chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho
đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo. Qua quá trình thực hiện các thao
tác nghiệp vụ tại nơi thực tập, cho thấy còn nhiều thiếu sót trong khâu xử lý thông tin.
Quy trình soạn thảo không đúng với quy định của Nhà nước, trong thực tế không có
khâu viết bản thảo mà văn thư tự soạn dựa theo lời gợi ý của thủ trưởng và trình ký.
* Duyệt bản thảo, đánh máy, trình ký và nhân bản: Sau khi soạn thảo xong,
cán bộ soạn thảo văn bản trình thủ trưởng xem xét, sửa chữa về nội dung và hình thức.
Bản thảo sau khi được duyệt (có ký tắt) trở thành bản gốc chuyển cho nhân viên văn
thư đánh máy.
Chức vụ Số lượng Trình độ chuyên môn
Trưởng phòng 01 Giảng viên cao cấp
Phó trưởng phòng 01 Chuyên viên
Nhân viên văn thư – lưu trữ 02 Cán sự
Nhân viên soạn thảo văn bản 02 Chuyên viên
Trực tổng đài 01 Nhân viên
Nhân viên phục vụ 9 Nhân viên
Tổ xe 8 Nhân viên
Bảo vệ, trật tự 15 Nhân viên
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 13
- Văn bản sau khi đánh máy được trình ký chính thức. Tất cả các văn bản trước
khi trình ký đều phải có chữ ký tắt của bộ phận liên có quan, sau đó người có thẩm
quyền mới ký chính thức để bảo đảm văn bản ban hành có chất lượng, ít sai sót, nhầm
lẫn …
- Bộ phận văn thư đóng dấu, cho số, ký hiệu, ngày tháng ban hành và chuyển
đến những nơi có liên quan thực hiện theo tinh thần của văn bản.
- Về thẩm quyền ban hành văn bản: Tất cả các văn bản của nhà trường ban hành
đều đúng thẩm quyền theo qui định cuả Nhà nước, thể hiện rõ tính pháp lý và hiệu lực
thi hành.
2.2.2.2. Quản lý văn bản đi
* Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày: Nếu có sai sót phải kịp
thời báo cáo người được giao trách nhiệm xem xét, giải quyết
Tất cả các văn bản của cơ quan, tổ chức (trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác) đều được đánh số theo hệ thống số chung của cơ quan, tổ chức (do bộ phận văn
thư thống nhất quản lý). Tùy theo tổng số văn bản và số lượng mỗi loại văn bản của cơ
quan ban hành trong một năm để lựa chọn phương pháp đánh số và đăng ký văn bản
cho phù hợp.
* Nhân bản: Đúng số lượng và thời gian quy định.
* Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có): Nhân viên văn thư
tự tay đóng dấu vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu phải trùm
lên 1/3 chữ ký về phía bên trái. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của
văn bản hoặc phụ lục văn bản, con dấu phải trùm lên một phần các tờ giấy.
Đóng dấu độ khẩn mật: Đóng dấu mức độ mật (tuyệt mật, tốt mật, mật), dấu thu
hồi đối với văn bản có nội dung bí mật của Nhà
nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
* Đăng ký văn bản đi:
- Đăng ký văn bản đi bằng sổ: Văn bản đi được hoàn thành thủ tục văn thử và
chuyển phát đi trong ngày văn bản được ký, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. Văn
bản chỉ mức độ khẩn đều được đăng ký, trình đúng quy trình và chuyển giao ngay sau
khi nhận được, tất cả các văn bản chuyển đi đều có ký nhận vào sổ để theo dõi.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 14
Mẫu sổ đăng ký văn bản đi
Mẫu số đăng ký văn bản đi
- Đăng ký văn bản đi trên máy tính: Cập nhật văn bản vào cơ sở dữ liệu theo
hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm quản lý văn bản của cơ quan, tổ chức cung
cấp phần mềm đó.
* Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi:
- Thủ tục phát hành văn bản: Lựa chọn bao bì thích hợp cho văn bản, trình bày bì
và viết bì thư, cho văn bản vào bì thư và dán lại, đóng dấu chỉ ký hiện mức độ quan
trọng của văn bản.
- Chuyển phát văn bản: Chuyển giao trực tiếp đến các đơn vị, cá nhân có liên
quan.Chuyển giao văn bản qua đường bưu điện, bằng máy fax, qua mạng …
- Theo dõi việc chuyển phát văn bản đi: Lập phiếu gửi để theo dõi việc chuyển
phát văn bản, văn bản có dấu hiệu thu hồi phải thu hồi đúng thời hạn.
- Văn bản bị trả lại phải chuyển giao đến đơn vị hoặc cá nhân phát hành ra văn
bản. Văn bản bị thất lạc phải báo cáo kịp thời cho người được giao trách nhiệm xem
xét, giải quyết.
* Lưu văn bản đi:
- Mỗi văn bản phát hành lưu lại hai (02) văn bản: một bản lưu tại văn thư; một
bản lưu trong hồ sơ công việc của đơn vị hoặc người soạn thảo. Bản lưu tại văn thư
phải là bản có chữ ký trực tiếp của lãnh đạo và có đóng dấu của trường. Trường hợp
văn bản sau này còn để nhân bản khi cần thiết thì có thể lưu chưa đóng dấu.
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐI NĂM 2012
Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/06/2012
Từ số 01 đến số 450
Quyển số 01
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 15
- Bản lưu văn bản đi tại văn thư được sắp xếp theo thứ tự của sổ đăng ký. Sau khi
kết thúc năm, nhân viên văn thư sắp xếp các văn bản đi của năm đó theo tên loại văn
bản, theo thời gian sau đó lưu trữ tại văn phòng.
- Lập sổ theo dõi và phục vụ kịp thời văn bản lưu theo quy định của pháp luật và
cơ quan, tổ chức. Văn bản lưu có đóng dấu mức độ mật phải thực hiện bảo vệ bí mật
theo đúng quy định của pháp luật.
* Nhận xét:
- Tất cả các văn bản do Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh phát hành đều theo
trình tự quản lý văn bản đi ở Mục 2 quản lý văn bản đi của Nghị định 110/2004/NĐ-
CP, ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Sổ đăng ký văn bản đi đúng
theo quy định của nhà nước.
- Quản lý văn bản đi đúng cách sẽ giảm bớt được sự sai sót về thể thức, hình thức
trình bày văn bản. Tránh được sự tùy tiện của việc giải quyết công việc, có được một
quy trình đăng ký và quản lý đúng mức.
2.2.2.3. Quản lý văn bản đến
* Tiếp nhận, phân loại, đăng ký, bóc bì và đóng dấu công văn đến:
- Tiếp nhận và phân loại: Tất cả các công văn, thư từ do nhân viên Bưu điện hoặc
các cơ quan, tổ chức chuyển đến đều tập trung tại phận văn thư trường tiếp nhận. Khi
nhận văn bản nhân viên văn thư xem nhanh qua nơi nhận, nội dung và kiểm tra phong
bì còn nguyên vẹn, nếu có hiện tượng bị bóc thì lập biên bản trước mặt người đưa công
văn. Sau khi nhận đủ số lượng bì công văn, giấy tờ gửi cho cơ quan thì nhân viên văn
thư tiến hành phân loại công văn thành 2 loại là công văn đăng ký vào sổ và công văn
không đăng ký vào sổ.
- Đăng ký văn bản: là tất cả những văn bản gửi cho trường, gửi cho Hiệu trưởng
hoặc những người có chức vụ lãnh đạo trong trường. Thư riêng, báo, tạp chí … không
phải đăng ký vào sổ mà chuyển thẳng cho cá nhân, đơn vị đó.
- Đăng ký bằng sổ: Lập sổ đăng ký văn bản đến theo mẫu đã quy định và phân
chia
cho thích hợp theo tình hình công văn của đơn vị, tổ chức đó.
Ví dụ: Dưới 2000 bản/1 năm, lập ít nhất 2 sổ (văn bản đến và văn bản mật).
Từ 2000 – 5000 bản/1 năm, lập sổ theo sự phân cấp.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 16
Mẫu số đăng ký văn bản đến
- Đăng ký văn bản trên máy tính: Sử dụng chương trình quản lý văn bản, hoặc tự
lập sổ trên máy tính theo cách tốt nhất của nhân viên văn thư.
- Bóc bì văn bản: Các loại công văn gửi đến nếu phải bóc bì thì công văn khẩn
bóc trước, sau đó đến công văn thường, công văn mật chỉ bóc bì bên ngoài chuyển lên
Hiệu
trưởng giải quyết, công văn gửi cho tổ chức Đảng, đoàn thể hoặc đích danh người
nhận thì không được bóc bì.
- Đóng dấu công văn đến: Tất cả văn bản đến đều được đóng dấu “công văn
đến” tại văn thư, ghi rõ số và ngày đến, đối với fax thì cần chụp lại trước khi đóng dấu,
văn bản không thuộc diện đăng ký tại văn thư thì không phải đóng dấu.
* Trình và chuyển giao văn bản đến:
- Trình văn bản: Sau khi đăng ký, văn bản phải được trình cho người đứng đầu cơ
quan kịp thời xử lý, người có thẩm quyền căn cứ vào nội dung công văn để chỉ đạo
giải quyết. Sau khi có sự chỉ đạo của cấp trên, văn bản được chuyển giao cho bộ phận
văn thư đăng ký và vào sổ đăng ký văn bản.
- Chuyển giao văn bản: Nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, chặt chẽ …Lập
sổ chuyển giao văn bản đến để tiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giải quyết văn bản đến.
* Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến:
- Giải quyết văn bản đến: Kịp thời, đúng thời hạn của pháp luật quy định hoặc
theo quy định của cơ quan, tổ chức. Khi có ý kiến chỉ đạo giải quyết phải đính kèm
phiếu giải quyết văn bản đến có ý kiến đế xuất của đơn vị, cá nhân.
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN NĂM 2015
Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/06/2012
Từ số 01 đến số 250
Quyển số 01
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 17
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến: Người được giao nhiệm vụ phải
có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị, các nhân có liên quan giải quyết văn bản
theo đúng thời hạn quy định. Văn bản có dấu tài liệu thu hồi, bộ phận văn thư có trách
nhiệm theo dõi thu hồi hoặc gửi trả lại theo đúng thời hạn.
* Nhận xét:
Tất cả các văn bản đến đều được bộ phận văn thư của trường quản lý theo trình
tự quản lý văn bản đến ở Mục 1 quản lý văn bản đến của Nghị định 110/2004/NĐ-CP,
ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
Sổ đăng ký văn bản đến đúng theo mẫu quy định của nhà nước sẽ góp phần bảo vệ văn
bản được tốt hơn, việc phát hành văn bản đúng lúc, kịp thời. Đăng ký, quản lý văn bản
có sự thống nhất, không nhầm lẫn khi đánh số và việc cập nhật, tra tìm văn bản nhanh
chóng, chính xác, công tác lưu trữ văn bản sẽ dễ dàng và tốt hơn.
2.2.2.4. Quản lý và sử dụng con dấu:
- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đang sử dụng 02 loại con dấu, đó là:
- Dấu tròn: 02 con dấu (một dấu nổi và dấu mực đỏ)
- Dấu vuông: 07 con dấu bao gồm: dấu của các khoa. Ngoài ra còn có các loại
dấu như; dấu tên, dấu chỉ mức độ khẩn, mật …
* Cách quản lý và sử dụng con dấu:
- Trưởng Phòng Hành chính chịu trách nhiệm giúp Hiệu trưởng quản lý, bảo
quản con dấu của Trường. Con dấu (dấu tròn) được lưu giữ và bảo quản tại Trường và
giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu. Trong trường hợp do yêu cầu giải quyết
công việc ngoài Trường thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng. Nhân viên văn thư
quản lý con dấu như sau:
+ Dấu của trường do nhân viên văn thư quản lý và sử dụng theo đúng qui định
của Nhà nước và được bảo quản cẩn mật.
+ Dấu chỉ được đóng lên các văn bản giấy tờ sau khi đã có chữ ký của các cấp có
thẩm quyền.
+ Dấu do tự tay nhân viên văn thư đóng vào các văn bản giấy tờ của cơ quan.
+ Không đóng dấu khống chỉ và mang dấu theo người.
+ Dấu được đóng lên chữ ký và dấu đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 18
+ Khi có phục lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và
dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức của hoặc tên
phục lục.
+ Đóng dấu giáp lai lên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo qui
định của Bộ trưởng và Hiệu trưởng trường.
- Đối với các con dấu vuông: Đây là các con dấu mang tính chất nội bộ nên được
lưu giữ tại các cơ sở và các bộ phận nhằm phục vụ cho công tác hành chính hàng ngày.
2.2.2.5. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
* Lập hồ sơ:
- Việc tập hợp sắp xếp văn bản thành hồ sơ là một công việc tất yếu trong mỗi
cơ quan. Lập hồ sơ hiện hành tại Trường tương đối tốt giúp cho việc nâng cao năng
suất, chất lượng công tác của cán bộ, viên chức trong cơ quan. Trong quá trình giải
quyết và sau khi đã giải quyết xong được sắp xếp và phân loại một cách khoa học theo
từng vấn đề, sự việc, phản ánh đúng chức năng của cơ quan, của từng đơn vị, giúp cho
việc tìm kiếm tài liệu được nhanh chóng, chính xác.
- Hàng năm Ban Giám Hiệu vẫn thường xuyên chỉ đạo cho các đơn vị lập danh
mục hồ sơ của đơn vị mình. Vì chỉ có lập danh mục hồ sơ mới trả lời được câu hỏi mỗi
năm đơn vị mình phải lập bao nhiêu hồ sơ? cụ thể là những hồ sơ nào? ai lập? Hồ sơ
nào cần nộp vào lưu trữ cơ quan?
* Về giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
là một trong các trường lớn trong cả nước. Vì vậy có nhiều loại tài liệu khác nhau liên
quan đến lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế thì việc giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
được thực hiện nghiêm túc. Việc giao nộp hồ sơ, tài liệu từ các Khoa, Phòng vào Lưu
trữ trường là một chế độ bắt buộc.
Nhìn chung các tài liệu đã được lập thành hồ sơ nên việc giao nộp tài liệu vào
lưu trữ trường đã tạo điều kiện tốt cho công tác lưu trữ sau này.
2.2.2.6 Tình hình ứng dụng tin học trong công tác văn thư:
Văn phòng hiện nay chưa sử dụng phần mềm điều hành tác nghiệp hệ thống kết
nối thông tin giữa các phòng ban và các khoa. Việc ứng dụng tin học trong công tác
văn thư tại trường chủ yếu là nhập tài liệu lưu giữ tại từng phòng ban, khoa. Tuy nhiên
Trường sẽ cố gắng để sớm đưa phần mềm này vào sử sụng để đảm bảo thông tin thông
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 19
suốt trong nội bộ, giúp cho việc chống quan liêu giấy tờ, chống lãnh phí và giảm bớt
chi phí cho Trường.
2.2.2.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác Văn thư
Văn phòng trường được trang bị tương đối hiện đại, tất cả các phòng làm việc
được trang bị bàn ghế, tủ đựng tài liệu, trong phòng làm việc được trang bị một máy
điện thoại riêng và 2 máy điện nội bộ để tiện liên hệ công tác trong cơ quan và bên
ngoài. Mỗi nhân viên văn phòng đều có máy tính, máy in riêng được kết nối với mạng
nội bộ và kết nối mạng internet. Mỗi văn phòng còn được trang bị máy photocopy hiện
đại, riêng Văn phòng được ưu tiên trang bị thêm máy hút bụi, máy Fax, máy in màu,
máy scan …
2.2.2.8. Thực hành nghiệp vụ công tác văn thư
Soạn thảo và trình bày thể thức của 5 loại văn bản
Trong thời gian thực tập tại khối văn phòng, tôi đã được Phó Trưởng phòng Hành
chính Tổng hợp phân công và tạo điều kiện cho trực tiếp soạn thảo các loại văn bản.
Với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ viên chức trong văn phòng, tôi đã hoàn thành
nhiệm vụ. Tuy trong quá trình soạn thảo cũng còn nhiều lúng túng, nhưng bằng sự cố
gắng nỗ lực của mình tôi đã có thể tự soạn thảo các loại văn bản như:
a). Quyết định: Phụ lục 1
b). Công văn: Phụ lục 2
c). Thông báo: Phụ lục 3
d). Biên bản: Phụ lục 4
đ). Tờ trình: Phụ lục 5
Thực hành đăng ký văn bản đến: Phụ lục 6 và 7
- Mọi văn bản, giấy tờ gửi đến cơ quan đều phải qua văn thư để đăng ký vào sổ.
Bản thân đã trực tiếp tiếp nhận văn bản và ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản. Trong
thời gian thực tập đã tiếp nhận được một số văn bản của các cơ quan gửi đến, khi nhận
văn bản xem nhanh qua có đúng là gửi cho cơ quan mình hay
không, kiểm tra phong bì có nguyên vẹn không nếu thấy bị rách nát hoặc có hiện
tượng bị bóc thì lập biên bản trước mặt người đưa. Sau khi nhận đủ số lượng bì văn
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 20
bản, giấy tờ gửi cho cơ quan tiến hành phân loại văn bản thành 2 loại đó là loại phải
đăng ký vào sổ và loại không đăng ký vào sổ.
- Sau khi nhận văn bản đã tiến hành bóc bì, đóng dấu đến, trình Ban Giám hiệu
cho ý kiến phân phối giải quyết, sau khi có ý kiến phân phối văn bản đưa trở lại văn
thư nhập vào sổ, và chuyển đến người giải quyết theo sự phân phối.
- Các loại văn bản gửi cho Trường phải bóc bì thì văn bản khẩn bóc trước, văn
bản thường bóc sau . Những công văn mật chỉ bóc bì bên ngoài chuyển lên Ban Giám
hiệu giải quyết.
Thực hành đăng ký văn bản đi: Phục lục 8 và 9
- Tất cả văn bản giấy tờ lấy danh nghĩa cơ quan để gửi ra ngoài hoặc trong nội bộ
cơ quan đều phải đưa qua văn thư cơ quan để đăng ký, đóng dấu và làm thủ tục gửi đi.
văn bản đi sau khi được ký chính thức bản thân phải kiểm tra lần cuối về thể thức và
thẩm quyền ký đã đúng chưa. Sau đó lấy số và vào sổ văn bản đi, bỏ vào bì thư có in
sẵn tên Trường và gửi qua bưu điện.
- Đối với những văn bản ban hành trong nội bộ cơ quan thì giao trực tiếp cho
người nhận hoặc Phòng, Ban của người đó nhờ chuyển dùm. Tất cả văn bản của cơ
quan khi gửi đi đều phải giữ lại ở bộ phận văn thư một bản chính có đầy đủ thể thức
và rõ ràng nhất.
Thực hành lập hồ sơ hiện hành
a). Lập danh mục hồ sơ có tác dụng giúp cho công tác lập hồ sơ, phân loại tài liệu
trong cơ quan, đơn vị được chính xác, quản lý văn bản giấy tờ được chặt chẽ, tạo thuận
lợi cho nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ nhà nước.
- Trong quá trình thực tập tôi đã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, thực tế hoạt
động cơ quan và dựa vào danh mục hồ sơ có sẵn để lập danh mục hồ sơ.
- Lập hồ sơ là một nội dung quan trọng của công tác văn thư. Chỉ có lập hồ sơ
mới tạo được những hồ sơ ghi lại kết quả của toàn bộ hoạt động của văn thư và hoạt
động của cơ quan. Vì vậy tất cả các văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan
đều được lập hồ sơ. Phụ lục 10
b). Trình bày trang bìa và tờ Mục lục văn bản (4 hồ sơ) được lập theo các đặt
trưng: Tên loại văn bản, vấn đề, tác giả, thời gian. Phụ lục 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17,
18
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 21
2.2.3. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ về công tác lưu trữ
2.2.3.1 Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ
- Theo quy định của Nhà nước, tài liệu của các đơn vị tổ chức trong cơ quan,
sau khi giải quyết công việc xong thì phải lập hồ sơ và được giữ lại các bộ phận
chuyên môn một năm, sau đó phải nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.
- Nhưng trên thực tế tại Trường chưa có kho lưu trữ chung cho toàn Trường, tài
liệu từ trước tới giờ vẫn được lưu trữ tại các Khoa, đơn vị, phòng ban. Nhân viên lưu
trữ tại các bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, thống kê, và bổ sung tài liệu vào hồ sơ
và lưu giữ tại phòng, công việc này được thực hiện theo từng quý.
- Hàng năm sau khi các đơn vị tổ chức, cá nhân giải quyết xong công việc đều
phải đóng lại cho lưu trữ phòng, Ban mình. Đây là nguồn nộp lưu thường xuyên quan
trọng nhất vì nó phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hình thành phông.
- Nhìn chung các tài liệu lưu trữ tại các Khoa, đơn vị, phòng ban đều đã được
lập thành hồ sơ nên rất thuận lợi cho công tác lưu trữ.
2.2.3.2. Phân loại (chỉnh lý) tài liệulưu trữ
- Tài liệu được cán bộ lưu trữ tổ chức tiến hành chỉnh lý, thu năm nào chỉnh lý
ngay năm đó nên rất gọn gàng, khoa học, không có tình trạng tài liệu bó gói, lộn xộn.
- Trước khi chỉnh lý một phông hay một phần của phông cán bộ lưu trữ nghiên
cứu lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông để chọn một phương án tối ưu.
Trong quá trình hoạt động của Trường có một số thay đổi về cơ cấu tổ chức, tên
gọi nhưng chức năng và nhiệm vụ cơ bản không có gì thay đổi, vì vậy phương án phân
chia tài liệu của Đại học Y Dược TP. HCM được chọn là: “Thời gian – Cơ cấu – Tổ
chức”.
2.2.3.3.Xác định giá trị tài liệulưu trữ
- Việc xác định giá trị tài liệu trong phông lưu trữ của Trường chủ yếu được
tiến hành kết hợp trong quá trình chỉnh lý. Đây là hình thức chủ yếu để cơ quan xác
định giá trị tài liệu.
- Đại học Y Dược TP. HCM chưa thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu,
những tài liệu hết giá trị, tài liệu trùng thừa, tài liệu khác phông được để riêng và xin ý
kiến lãnh đạo kết hợp với đơn vị tiêu hủy tài liệu để tiêu hủy, thường việc tiêu hủy tài
liệu được thực hiện theo từng đợt.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 22
- Những tài liệu được giữa lại trong phông bao gồm:
+ Tài liệu của các cơ quan Trung ương
+ Tài liệu của các cơ quan ngang Bộ
+ Tài liệu của các cơ quan địa phương
+ Tài liệu của các đơn vị trực thuộc
- Dựa vào chức năng, nhiệm vụ của Trường mà xác định giá trị tài liệu, có thể có
tài liệu được giữ vĩnh viễn, lâu dài hay chỉ giữ tạm thời.
Ví dụ:
+ Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế chỉ đạo về công tác tuyển
sinh: bảo quản vĩnh viễn
+ Tài liệu về kết quả học tập của học sinh, sinh viên: bảo quản lâu dài
+ Hồ sơ sinh viên, học sinh: Bảo quản ít nhất 10 năm
2.2.3.4. Thống kê, bảo quản tài liệulưutrữ
* Thống kê:
- Thống kê trong công tác lưu trữ là dùng các biện pháp nghiệp vụ để xác định
số lượng thành phần, nội dung tài liệu và các trang thiết bị trong các phòng, kho lưu
trữ đồng thời nắm được tình hình đội ngũ cán bộ công tác trong ngành lưu trữ. Thống
kê đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý tài liệu, giúp cho công
tác lưu trữ làm tốt công việc bổ sung, thu thập, chỉnh lý, tổ chức sử dụng tài liệu và
việc bảo quản.
- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thống kê theo năm, hồ sơ
của năm nào thì thực hiện theo năm đó. Số liệu thống kê chính xác, trung thực, thống
nhất với số liệu bảo quản.
- Để số liệu thống kê được chính xác, nhân viên lưu trữ cơ quan đã lập các sổ
sách như:
+ Sổ nhập tài liệu lưu trữ.
+ Sổ xuất tài liệu lưu trữ.
+ Sổ xuất tạm.
* Nội dung thống kê:
+ Thống kê số lượng, chất lượng, thành phần nội dung tài liệu
+ Thống kê các loại công cụ tra cứu trong.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 23
+ Thống kê các phương tiện bảo quản
+ Thống kê tình hình tổ chức sử dụng tài liệu
* Bảo quản:
- Kho bảo quản tài liệu tại các bộ phận được xây dựng sạch sẽ, thoáng mát, tiện
nghi …
- Hồ sơ sau khi chỉnh lý xong được cho vào hộp nhựa và đặt vào kệ sắt, các tủ
đựng hồ sơ (riêng tài liệu điểm sinh viên được đặt trong tủ và có ổ khóa). Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, có
kệ, hộp đựng hồ sơ, máy điều hòa …
- Tài liệu được sắp xếp khoa học, được sắp xếp theo trật tự từ trái qua phải, từ
trên xuống dưới. Tất cả các tài liệu đều có chế độ bảo quản chặt chẽ, tài liệu được
kiểm tra thường xuyên.
2.2.3.5. Tổ chức sử dụng tài liệulưutrữ
- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho phép khai thác, sử dụng tài liệu tại Thư
viện. Đối tượng khai thác chủ yếu là các cán bộ của Trường, sinh viên (Đại học, Sau
đại học), và độc giả vãng lai …
- Hình thức sử dụng tài liệu: Sử dụng tại phòng đọc, cho mượn về nhà và trên
Internet.
2.2.3.6. Ứng dụng tinhọc trong công tác lưu trữ
Vấn đề ứng dụng tin học vào công tác lưu trữ được thực hiện nội bộ tại các bộ
phận chuyên môn như; Phòng Tổ chức cán bộ , phòng Quản lý đào tạo, Văn phòng,
các Khoa …
2.2.3.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác lưu trữ
- Tài liệu lưu trữ của Đại học Y Dược TP. HCM là nguồn tài liệu có giá trị rất
lớn trong việc hoạt động và phát triển của trường. Vì vậy, Ban Giám Hiệu đã quan tâm
chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ công tác lưu trữ tương đối đầy đủ, đồng bộ.
- Cơ sở vật chất như: cặp, hộp, tủ, giá đựng tài liệu, máy đo nhiệt độ ẩm, máy
hút bụi, máy vi tính, hệ thống điều hòa, hệ thống báo cháy, báo trộm tự động và nhiều
phương tiện khác phục vụ tốt cho nhu cầu bảo quản tài liệu.
2.2.3.8. Thực hành nghiệp vụ công tác lưu trữ
Về thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 24
a). Theo quy định của Nhà nước, tài liệu của các đơn vị tổ chức trong cơ quan,
sau khi giải quyết công việc xong thì phải lập hồ sơ và được giữ lại các bộ phận
chuyên môn một năm, sau đó phải nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.
- Nhưng trên thực tế tại Trường chưa có kho lưu trữ chung cho toàn Trường, tài
liệu từ trước tới giờ vẫn được lưu trữ tại các Khoa, đơn vị, phòng ban. Hàng năm sau
khi các đơn vị tổ chức, cá nhân giải quyết xong công việc đều phải đóng lại cho lưu trữ
phòng, ban mình. Đây là nguồn nộp lưu thường xuyên quan trọng nhất vì nó phản ánh
đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hình thành phông.
- Do trường không có bộ phận lưu trữ riêng biệt và không có nội quy cụ thể nào
về lưu trữ nên tôi không có điều kiện tham gia cùng cán bộ lưu trữ để thực hành các
nghiệp vụ về công tác lưu trữ của trường. Tuy nhiên bằng những nhận thức mà bản
thân tiếp thu được trong quá trình học tập và quá trình được cọ sát với công việc trong
quá trình thực tập tại trường, bản thân nhận thấy các văn bản đã và đang được hình
thành trong công tác văn thư trực thuộc Văn phòng ngày càng nhiều. Nếu các nghiệp
vụ của công tác lưu trữ không được triển khai sẽ dẫn đến tình trạng các văn bản không
được xắp xếp khoa học, bị chất đống, hư hỏng gây khó khăn trong công tác tìm kiếm
và những văn bản đã hết thời hạn sử dụng không được loại ra để tiêu hủy đã chiếm tỷ
lle65 diện tích đáng kể tại các kho lưu trữ bộ phận. Do đó, tôi có một số ý kiến đóng
góp và đề xuất về công tác lưu trữ như sau.
- Lập kế hoạch thu thập hồ sơ, tài liệu;
- Bộ phận văn thư tại Văn phòng phốii hợp với bộ phận văn thư các đơn vị, cá
nhân xác định hồ sơ, tài liệu cần thu thập;
- Lập bản hướng dẫn các đơn vị, cá nhân chuẩn bị hồ sơ tài liệu giao nộp và
thống kê thành “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu”;
- Chuẩn bị kho và các phương tiện đề tiếp nhận tài liệu.
- Tổ chức tiếp nhận và lập “Biên bản giao nhận tài liệu”;
- “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và “Biên bản bàn giao tài liệu” được lập
thành 02 bản. Các đơn vị chuyên môn lưu 01 bản và lưu trữ lưu 01 bản.
b). Lập bản Mục lục hồ sơ nộp lưu và Biên bản giao nộp tài liệu: Phụ lục 19 và 20
Về phân loại chỉnh lý tài liệu lưu trữ:
a). Tham gia chỉnh lý tài liệu của phông lưu trữ: Phụ lục 21
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 25
Xây dựng bản Phương án phân loại tài liệu của phông lưu trữ: Phụ lục 22
b). Trực tiếp chỉnh lý một nhóm tài liệu của phông: Phụ lục 23
Xác định giá trị tài liệu lưu trữ
a). Tìm hiểu việc tổ chức xác định tài liệu lưu trữ:
- Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được yêu cầu sau:
+ Xác định tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn và tài liệu bảo quản có thời hạn;
+ Xác định tài liệu hết giá trị để tiêu hủy.
+ Thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu
+ Khi tiến hành xác định giá trị tài liệu, Cơ quan và đơn vị phải thành lập Hội
đồng xác định giá trị tài liệu.
- Hội đồng xác định giá trị tài liệu do lãnh đạo cơ quan quyết định thành lập, gồm
có:
+ Phó Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng,
+ Lãnh đạo Phòng, ban có tài liệu Ủy viên,
+ Đại diện lưu trữ đơn vị Ủy viên (Thư ký Hội đồng).
- Nhiệm vụ của Hội đồng xác định giá trị tài liệu: Tư vấn cho Thủ trưởng đơn
vị quyết định mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại bảo quản và danh mục tài liệu hết giá trị.
Phương thức làm việc của Hội đồng xác định giá trị tài liệu.
- Từng thành viên Hội đồng xem xét, đối chiếu danh mục tài liệu hết giá trị với
Mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại. Kiểm tra thực tế tài liệu (nếu cần);
- Hội đồng thảo luận biểu quyết theo đa số về tài liệu dự kiến loại. Biên bản
cuộc họp có đủ chữ ký của các thành viên trong Hội đồng và được lập thành 2 bản,
một bản lưu tại hồ sơ hủy tài liệu, một bản đưa vào hồ sơ trình cấp có thẩm quyền
thẩm tra tài liệu hết giá trị.
- Thông qua biên bản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định.
- Tiêu hủy tài liệu hết giá trị
- Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tự tiêu hủy hồ sơ, tài liệu của đơn vị dưới bất
kỳ hình thức nào và bán tài liệu tiêu hủy ra thị trường tự do.
- Quy trình tiêu hủy tài liệu:
+ Lập danh mục tài liệu hết giá trị và viết bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
+ Trình lãnh đạo hồ sơ xét hủy tài liệu hết giá trị;
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 26
+ Hội đồng xác định giá trị tài liệu thực hiện việc xét hủy tài liệu hết giá trị;
+ Thẩm tra tài liệu hết giá trị khi tiêu hủy;
+ Hoàn thiện hồ sơ trìnhcấp có thẩm quyền raquyết địnhtiêu hủy tài liệu hết giá trị;
+ Tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
+ Lập và lưu hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị.
+ Hồ sơ trình xét hủy tài liệu hết giá trị:
+ Tờ trình về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
+ Danh mục tài liệu hết giá trị;
+ Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
+ Mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại;
+ Thẩm tratài liệuhết giátrị trước khi hủy: Hồ sơ đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị
+ Công văn đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị;
+ Danh mục tài liệu hết giá trị;
+ Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
+ Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu.
- Hồ sơ tiêu hủy tài liệu hết giá trị bao gồm:
+ Tờ trình về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
+ Danh mục tài liệu hết giá trị kèm theo bản thuyết minh;
+ Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị;
+ Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu Văn bản của cấp có
thẩm quyền về việc thẩm tra tài liệu hết giá trị;
+ Quyết định của người có thẩm quyền cho phép tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
+ Biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị;
+ Biên bản về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
- Các tài liệu khác có liên quan:
+ Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại đơn vị có tài liệu hủy trong
thời hạn ít nhất 20 năm kể từ ngày tài liệu được tiêu hủy.
+ Nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
- Thời hạn bảo quản:
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 27
+ Tài liệu hành chính, tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công
nghệ, tài liệu xây dựng cơ bản: sau 10 năm kể từ năm tài liệu được giao nộp vào lưu trữ
đơn vị;
+ Tài liệu phim, ảnh, phim điện ảnh, mi-crô-phim, tài liệu ghi âm, ghi hình, tài
liệu khác: sau 2 năm kể từ năm tài liệu được giao nộp vào lưu trữ đơn vị;
b). Dự thảo Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu: Phụ lục 24
c). Lập một phần bản Danh mục tài liệu hết giá trị và nêu lý do đề nghị tiêu hủy
những tài liệu đó: Phụ lục 25
2.3. Nhận xét chung
2.3.1.Ưu điểm:
- Tất cả các văn bản đi, đến của trường đều được tập trung vào bộ phận văn thư.
Đội ngũ cán bộ văn thư có chuyên môn cao, nên việc soạn thảo, ban hành, quản lý và
giải quyết văn bản đều được thực hiện đúng quy trình, thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản của Nhà nước.
- Các loại văn bản đi, đến đều được đăng ký vào sổ theo dõi văn bản và được
lưu giữ trên máy vi tính giúp cho công tác phục vụ được nhanh chóng, kịp thời.
- Việc quản lý con dấu rất chặc chẽ và sử dụng đúng mục đích, không có tình
trạng đóng dấu chỉ khống.
- Ngoài ra, được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo công tác văn thư được trang
bị đầy đủ các loại trang thiết bị phụ vụ tốt cho công tác văn thư. Nhìn chung công tác
văn thư đã thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và chuyển giao công văn kịp
thời và không bị thất lạc.
- Hàng năm Văn phòng đã phối hợp với phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu cho
Ban Giám hiệu cử cán bộ trong cơ quan đi tập huấn về công tác văn thư, công tác quản
trị văn phòng nhằm thực hiện khác khâu nghiệp vụ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của trường.
- Những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, các Phòng ban đều
lập hồ sơ trước khi nộp vào lưu trữ cơ quan.
- Hồ sơ được lập để trong trang bìa theo đúng tiêu chuẩn ngành “Bìa hồ sơ” với
mã số: TCN 01: 2002 của Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành vào ngày 01/5/2002.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 28
Tất cả các tài liệu lưu trữ đều được lưu tại kho lưu trữ của các Khoa, Phòng có
hệ thống, giúp cho việc tra tìm được nhanh chóng, chính xác có hiệu quả phục vụ cho
công tác giảng dạy và học tập tại trường.
- Tài liệu của bộ phận nào thì được sắp xếp tại bộ phận đó, không có tình trạng
tài liệu thất lạc từ Khoa này sang Khoa khác, từ Phòng này qua Phòng khác.
- Hàng năm Văn phòng đã phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đã tham mưu
cho Ban Giám hiệu cử cán bộ trong cơ quan đi tập huấn về công tác lưu trữ, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và vi tính nhằm thực hiện khác khâu nghiệp vụ
tốt hơn.
- Thủ trưởng và cán bộ nhân viên trong cơ quan thường xuyên quán triệt công
tác yêu cầu, nhiệm vụ bảo quản tuyệt đối an toàn tài liệu lưu trữ trong mọi hoàn cảnh
và tình huống, thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh lưu trữ quốc gia.
- Về cơ sở vật chất trường cũng đã quan tâm đầu tư các trang thiết bị phục vụ
cho công tác lưu trữ tương đối đầy đủ và đồng bộ. Hồ sơ được lập để trong trang bìa
theo đúng tiêu chuẩn ngành “Bìa hồ sơ” với mã số: TCN 01: 2002 của Cục Lưu trữ
Nhà nước ban hành vào ngày 01/5/2002.
2.3.2. Hạn chế:
- Với khối lượng lớn công việc nên đôi khi việc giải quyết còn chậm trễ.
- Khối lượng tài liệu chỉ được lưu giữ tại kho của văn phòng, trường không có
kho lưu trữ cơ quan.
- Thể thức văn bản và vị trí trình bày các thành phần chưa thật chuẩn với quy
định của Nhà nước(canh lề, cở chữ, cách trình bày,…không đúng với Tiêu chuẩn).
Còn một số văn bản thiếu phần trích yếu nội dung hoặc nơi nhận.
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chưa xây dựng được kho lưu trữ tại cơ quan,
nên công tác tổ chức sử dụng tài liệu cũng còn hạn chế.
- Nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phục vụ trong công tác lưu trữ tại các bộ phận
còn yếu, nên công tác lưu trữ còn lúng túng chưa thống nhất tại các Khoa, phòng ban
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 29
III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ
– LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
3.1. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ
- Để nâng cao vai trò của công tác văn thư tại cơ quan, nên lập ra một tổ chuyên
về công tác văn thư. Mở lớp tập huấn tại cơ quan về công tác văn thư cho các cán bộ
soạn thảo văn bản ở các Khoa, Phòng, Ban để đảm bảo về thể thức và cách trình bày
văn bản theo đúng quy định, hạn chế những sai sót đến mức tối thiểu.
- Trường nên có một khoa lưu trữ cơ quan dành cho khối tài liệu hành chính, để
các phòng ban có thể giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan theo đúng quy định của nhà
nước và giúp cho việc lưu giữ, bao quản và sử dụng tài liệu được thuận tiện.
- Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa trong việc cải tạo mặt bằng, mở
rộng phòng ốc và lập kho lưu trữ cơ quan để lưu trữ tài liệu được tốt hơn thống nhất về
một mối.
- Cần bổ sung thêm biên chế đối với công tác lưu trữ tại các Khoa, Phòng để
hạn chế việc kiêm nhiệm nhằm phát huy hết khả năng làm việc của mỗi người và đảm
bảo cho công tác lưu trữ thực hiện tốt. Mở lớp tập huấn tại cơ quan về công tác lưu trữ
cho các cán bộ chuyên môn tại các Khoa, Phòng, Ban.
- Công tác văn thư – lưu trữ tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cần được sự
quan tâm của Ban Giám hiệu trường nhiều hơn nữa, để việc quản lý hồ sơ được chặt
chẽ, cẩn thận …nên có một kho lưu trữ cơ quan dành cho khối lượng tài liệu hành
chính còn tồn đọng tại các bộ phận. Ngoài ra, cần mở them lớp bồi dưỡng kiến thức
cho nhân viên làm công tác lưu trữ cũng như các nhân viên làm công tác liên quan
như: bố trí cho đi học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, lớp bồi dưỡng kiến thức lưu trữ để
người làm công tác lưu trữ nhanh chóng cập nhật những thông tin về công việc của
mình nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, phục vụ lợi ích chung của trường.
- Hàng năm nên tiến hành chỉnh lý tài liệu lưu trữ giúp cho việc phục vụ, tra tìm
hồ sơ được nhanh chóng, chính xác, không phân tán tài liệu, giúp bổ sung tài liệu vào
kho lưu trữ đầy đủ hơn.
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài
SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 30
3.2. Kết luận
- Trải qua nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã đạt được
những thành tựu to lớn đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội “phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Đại hội IV
của Đảng). Để đạt được điều này, nền kinh tế Việt Nam cần phải phát triển ổn định.
- Mục tiêu quan trọng là lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, kinh doanh. Sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả sẽ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ quan,
doanh nghiệp. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã đứng vững và khẳng định được vị
trí của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Công tác “Văn thư - Quản trị văn phòng” tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin giữa các
khoa, phòng các đơn vị trực thuộc chuyển giao thông tin xuyên suốt trong qua trình
hoạt động. Trong công tác Văn thư, việc tổ chức quản lý văn bản đi phải tuân theo thủ
tục, nguyên tắc, quy định đã đề ra, bảo đảm tính chính xác, nhanh chóng và đáp ứng
đầy đủ, hỗ trợ các đơn vị, cơ quan hữu quan biết tình hình được chuyển tải qua nội
dung văn bản đề cập. Từ đó giúp cho cơ quan cấp trên đề ra kế hoạch chỉ đạo phù hợp
cho các đơn vị thực hiện. Đồng thời giúp cho việc phối hợp của các đơn vị với nhau
một cách có hệ thống khoa học và đạt hiệu quả thiết thực.
- Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống Lưu trữ tương
đối hoàn chỉnh. Hồ sơ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, bảo quản tốt. Tài liệu chuyên
môn được lưu trữ cả trong phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án, với mã số lưu trữ cho
từng loại hồ sơ giúp cho việc tra tìm được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Do thời gian thực tập không dài và khả năng của bản than còn hạn chế nên bài
báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô và Ban lãnh đạo trường
đóng góp ý kiến cho chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn.
PHỤ LỤC 1
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HỒ CHÍ MINH
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Số: /QĐ-ĐHYD
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế tạm thời về công tác Thi đua, Khen thưởng
HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-BYT ngày 27/5/2009 của Bộ Y tế về việc ban
hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010
về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 39/2012/NĐ-
CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 42/2010/NĐ-Cp của Chính phủ;
Theo đề nghị của Ông Trưởng Phòng Tổ chức – Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời về công tác Thi
đua, Khen thưởng của Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước
đây trái với Quy định của Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà trưởng phòng chức năng, khoa trưởng các khoa, giám đốc
bệnh viện, trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ viên chức có tên ở Điều 1 chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG
- Như điều 3; PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Lưu : VT.
Lê Văn Chánh
PHỤ LỤC 2
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HỒ CHÍ MINH
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Số: /TCCB-ĐHYD
V/v hướng dẫn xét các danh hiệu
thi đua cho cá nhân, tập thể.
Kính gửi:
- Ban Chủ nhiệm các phòng, các khoa;
- Trưởng đơn vị trực thuộc.
Để đánh giá những đóng góp của cán bộ viên chức kịp thời động viên khen
thưởng và phát huy truyền thống cho năm tới; Ban Giám hiệu đề nghị Ban Chủ nhiệm
các phòng, các khoa và Trưởng các đơn vị trực thuộc chỉ đạo xét các danh hiệu thi đua
cho tập thể và cá nhân như sau:
1. Viết báo cáo
- Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại của cán bộ hàng năm.
- Cá nhân viết bản thành tích khen thưởng ( nếu có).
- Đơn vị viết báo cáo tổng hợp.
2. Tiến hành bình xét thi đua
- Họp bình xét khen thưởng thành tích cuối năm với các hình thức khen thưởng
và lập hồ sơ theo Quy chế tạm thời về công tác Thi đua, Khen thưởng.
- Từ danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và tập thể lao động xuất sắc trở lên phải
viết báo cáo thành tích.
- Năm học 2013 – 2014 là năm đầu tiên thực hiện Quy chế về Công tác Thi đua,
Khen thưởng nên có thể bình xét các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể chưa đăng ký
thi đua.
- Quy chế thạm thời về Công tác Thi đua, Khen thưởng Bản tự nhận xét đánh giá
phân loại của cán bộ và các mẫu danh sách, bản khai thành tíhc đề nghị khen thưởng
được đăng tải trên mạng nội bộ của Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Đề nghị các đơn
vị lấy thông tin trên theo địa chỉ: www.yds.edu.vn.
Sau khi hoàn thành, các đơn vị gửi hồ sơ về phòng Tổ chức Cán bộ từ ngày
15/8/2014 để tổng hợp và trình Hội đồng Thi đua Khen thưởng xét và báo cáo Bộ Y tế
công nhận, chuẩn y Quyết định khen thưởng.
Xin chân thành cảm ơn./.
Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG
- Như trên; PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Lưu : VT.
Lê Văn Chánh
PHỤ LỤC 3
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HỒ CHÍ MINH
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Số: /TB-ĐHYD
THÔNG BÁO
Về việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VIII
và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân khoá VIII;
đạiđại biểu Hội đồng Nhân dân xã - thị trần nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Để chuẩn bị cho công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra
thành công tốt đẹp, theo yêu cầu của UBND Phường 11 – Quận 5, Phòng Hành chính
Tổng hợp thông báo các Khoa triển khai đến HSSV có nguyện vọng bầu cử tại điểm bầu
cử Phường 11 – Quận 5 cần thực hiện các yêu cầu sau:
Lãnh đạo các Khoa chịu trách nhiệm lập danh sách HSSV của Khoa có nguyện
vọng đăng ký bầu cử tại điểm bầu cử Phường 11 – Quận 5.( theo mẫu đính kèm )
Danh sách HSSV tham gia bầu cử xin gửi về Phòng Hành chính Tổng hợp trước
ngày 18/3/2011, để tổng hợp báo cáo Hội đồng bầu cử Phường 11 – Quận 5.
Lưu ý:
Những HSSV đã đăng ký bầu cử tại điểm bầu cử Ký Túc Xá Ngô Gia Tự thì
không đăng ký trong danh sách này.
Nhà trường khuyến khích HSSV nên bầu cử tại nơi mình đã đăng ký tạm trú, tạm vắng.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: TL.HIỆU TRƯỞNG
- Khoa Y, Khoa RHM; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG HCTH
- Lưu: VT.
.
Nguyễn Phúc Hậu
PHỤ LỤC 4
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HỒ CHÍ MINH
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
BIÊN BẢN
Vê việc cho mượn văn bản phục vụ công tác
xác minh văn bằng, chứng chỉ
Hôm nay, ngày 26 tháng 7 năm 2012, Phòng Hành chính Tổng hợp – Đại
học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh giao bản chính văn bản của Trường Đại học Y
Dược Tp. HCM cho ông: Vũ Thành Doanh – Trung úy – SQNV – Công An Đồng
Nai để phục vụ công tác điều tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ, bao gồm các văn
bản sau: Công văn số: 240/YD - LLTV
Đại diện Công an Đồng Nai sẽ trao trả lại các văn bản trên cho Đại học Y
Dược Tp. HCMsaukhihoànthành công tác điều tra, xác minh văn bằng chứng chỉ.
BÊN GIAO BÊN NHẬN
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG HCTH
Nguyễn Phúc Hậu Vũ Thành Doanh
PHỤ LỤC 5
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HỒ CHÍ MINH
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
TỜ TRÌNH
Về việc sửa chữa, mua sắm trang thiết bị
Kính gửi: Ban Giám Hiệu Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Đội bảo vệ Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh nhiều năm qua đã có đóng góp
tích cực trong công tác bảo vệ - đảm bảo an ninh trật tự của trường.Tuy nhiên hiện nay,
cơ sở vật chất bao gồm: phòng làm việc của anh em bảo vệ sau thời gian dài sử dụng đã
xuống cấp, các trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ nhiều năm liền chưa được sửa
chữa, duy tu.
Nhằm đảm bảo tốt cho việc triển khai các nhiệm vụ của nhà trường trong công
tác bảo vệ trong thời gian tới, đội bảo vệ kính trình Ban Giám Hiệu xem xét, chấp thuận
cho sửa chữa, mua sắm thêm các thiết bị sau:
1. Sửa chữa
- Nhà bảo vệ
- Phòng vệ sinh
- Hồ nước
2. Mua mới
- 01 tủ gỗ đựng trang thiết bị
- 04 ghế ngồi
Đội bảo vệ kính mong được sự quan tâm, chấp thuận của Ban Giám Hiệu.
Trân trọng cảm ơn.
DUYỆT
BAN GIÁM HIỆU ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI BẢO VỆ
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược
Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược

More Related Content

What's hot

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngHọc Huỳnh Bá
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình Dương
Đề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình DươngĐề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình Dương
Đề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình DươngDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAYLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAYĐề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Công Ty Đại Phát.docx
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Sao Nam ...
 
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư nam ...
 
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nướcLuận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
 
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
 
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB - TẢI FREE Z...
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB  - TẢI FREE Z...CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB  - TẢI FREE Z...
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB - TẢI FREE Z...
 
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAYĐề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAY
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAYĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAY
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAY
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Đề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình Dương
Đề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình DươngĐề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình Dương
Đề tài: Xã hội hóa dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Bình Dương
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây Dựng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây DựngLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây Dựng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây Dựng
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAYLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
 
Khóa luận công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Xây dựng.docx
Khóa luận công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Xây dựng.docxKhóa luận công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Xây dựng.docx
Khóa luận công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Xây dựng.docx
 
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc BìnhTạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
 

Similar to Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược

Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...nataliej4
 
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phước Nguyễn
 
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònGiải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gònhieu anh
 
Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...
Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...
Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn anh hieu
 

Similar to Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược (20)

Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại đại học ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại đại học ...Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại đại học ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại đại học ...
 
Đề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢC
Đề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢCĐề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢC
Đề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢC
 
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng Dray Sap, khách sạ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình phục vụ và cải thiện chất lượng tiệc Buf...
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
 
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
 
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
 
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
Đề tài luận văn 2024 Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội trên địa bàn...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònGiải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
 
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại Đại Học ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại Đại Học ...Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại Đại Học ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại Đại Học ...
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...
Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...
Đề tài: Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng tại Khách sạn Liber...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
 
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 

Đề tài: Chất lượng hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại ĐH Y dược

  • 1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA _______________ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM NĂM 2014 HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN ĐỨC MINH LỚP : KS10 – TC86 KHÓA HỌC : 2010 – 2015 CƠ QUAN THỰC TẬP : ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM THỜI GIAN THỰC TẬP : Từ 16/10/2015 đến 16/11/2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS NGUYỄN THẾ TÀI TP. HỒ CHÍ MINH - 2015
  • 2. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Tp Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2015
  • 3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Tp Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2015
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các Thầy cô, gia đình, bạn bè… Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô Học viện Hành Chính Quốc Gia đã tận tình truyền đạt cho tác giả những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập rèn luyện dưới mái trường, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thế Tài là người trực tiếp tận tình hướng dẫn em làm báo cáo tốt nghiệp này. Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Đại Học Y Dược Tp.HCM, tác giả đã học hỏi được nhiều kiến thức và thu thập được nhiều thông tin cần thiết để phục vụ cho chuyên đề của mình. Tuy chỉ có một tháng ngắn ngủi nhưng đây chính là cơ hội tốt để tác giả tiếp cận với thực tế của trường. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, đặc biệt là các anh chị hành chính văn thư của Đại Học Y Dược Tp.HCM cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành chuyên đề này. Cuối cùng xin gởi lời cám ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian vừa qua. Họ và tên học viên NGUYỄN ĐỨC MINH
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO World Trade Organization Tp. HCM Tp. Hồ Chí Minh TW3 Trung ương 3 GS Giáo sư PGS Phó giáo sư TS Tiến sỹ THPT Trung học phổ thông
  • 6. MỤC LỤC I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN THƯ, LƯU TRỮ................................................................1 1.1. Nghiệp vụ văn thư .........................................................................................................1 1.1.1 Khái niệm văn thư........................................................................................................1 1.1.2. Ý nghĩa của công tác văn thư ..................................................................................1 1.1.3. Nội dung công tác văn thư:......................................................................................2 1.2. Khái niệm về công tác lưu trữ và một số khía niệm cơ bản trong công tác lưu trữ 3 1.2.1. Các khái niệm ..............................................................................................................3 1.2.2. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ ........................................................................................3 1.2.3. Chức năng của công tác lưu trữ ................................................................................4 1.2.4. Nội dung của công tác lưu trữ: .................................................................................5 II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...........................................................................7 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ....................................................7 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ....................7 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................................8 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ..............................................................................................................9 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM . 11 2.2.1. Tình hình chung của Văn phòng cơ quan (phòng Hành chính Tổng hợp)........ 11 2.2.2 Tình hình thực hiện các nghiệp vụ của công tác văn thư ..................................... 12 2.2.2.1.Soạn thảo, ban hành văn bản ................................................................................ 12 2.2.2.2. Quản lý văn bản đi................................................................................................ 13 2.2.2.3. Quản lý văn bản đến............................................................................................. 15 2.2.2.4. Quản lý và sử dụng con dấu: ............................................................................... 17 2.2.2.5. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan............................................... 18 2.2.2.6 Tình hình ứng dụng tin học trong công tác văn thư: ........................................ 18 2.2.2.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác Văn thư................................. 19 2.2.2.8. Thực hành nghiệp vụ công tác văn thư .............................................................. 19
  • 7. 2.2.3. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ về công tác lưu trữ ....................................... 21 2.2.3.1 Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ......................................................................... 21 2.2.3.2. Phân loại (chỉnh lý) tài liệu lưu trữ..................................................................... 21 2.2.3.3.Xác định giá trị tài liệu lưu trữ ............................................................................. 21 2.2.3.4. Thống kê, bảo quản tài liệu lưu trữ..................................................................... 22 2.2.3.5. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ .......................................................................... 23 2.2.3.6. Ứng dụng tin học trong công tác lưu trữ............................................................ 23 2.2.3.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác lưu trữ ................................... 23 2.2.3.8. Thực hành nghiệp vụ công tác lưu trữ................................................................ 23 2.3. Nhận xét chung ............................................................................................................ 27 2.3.1.Ưu điểm:..................................................................................................................... 27 2.3.2. Hạn chế:..................................................................................................................... 28 III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM.................................................................................................. 29 3.1. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ ............................... 29 3.2. Kết luận......................................................................................................................... 30 PHỤ LỤC
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường ra đời là một bước ngoặt vô cùng to lớn và là một dấu mốc quan trọng của nền kinh tế loài người. Song song với sự hình thành và phát triển của nó là hàng loạt các quy luật kinh tế, nguyên tắc kinh tế. Cạnh tranh là một trong các quy luật cơ bản và tất yếu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong thời cuộc nhân loại đang đẩy mạnh quá trình quốc tế hoá thì cạnh tranh càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Đặc biệt hiên nay khi mà Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO nên có rất nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên do sự non yếu về mặt kinh nghiệm và khoa học công nghệ so với các nước trên thế giới nên các cơ quan, đơn vị Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Công tác Văn thư - Lưu trữ là một trong những hoạt động quan trọng trong các cơ quan tổ chức của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tại mỗi cơ quan, công tác Văn thư – Lưu trữ có một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức nói chung và Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Xuất phát từ vai trò quan trọng ấy, Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ Hành chính, Văn thư – Lưu trữ có tư cách đạo đức tốt và có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng ngang tầm với nhiệm vụ đề ra. Nhằm nâng cao trình độ lý luận, kỹ năng nghiệp vụ, rèn luyện tư cách đạo đức, bổ sung hoàn chỉnh những kiến thức đã học, đem những kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn, được sự chấp thuận của Học viện hành chính TP. Hồ Chí Minh và sự tiếp nhận của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, em đã tới đây thực tập nghiệp vụ trong thời gian từ ngày 16 tháng 10 năm 2015 đến ngày 16 tháng 11 năm 2015. Thực tập là quá trình mà em thể vận dụng những kiến thức chuyên môn mà thầy cô giảng dạy trên giảng đường, giúp cho sinh viên được tiếp cận và tiếp xúc với thực tế trong hoạt động thực tập của cơ quan nhằm rèn luyện tay nghề, củng cố kiến thức, nâng cao khả năng và thu thập được những kinh nghiệm thực tế. Mặt khác là một học viên của trường Học Viện Hành Chính được tham gia học tập, nghiên cứu tại trường 2 năm và một tháng được thực tập tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, em rất quan tâm đến vấn đề văn thư – lưu trữ. Đó là nguồn cảm hứng và
  • 9. động lực thôi thúc em không ngừng học hỏi, tìm hiểu trong thời gian em thực tập tại trường. Từ những thực tế thu thập trong quá trình thực tập và được sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS NGUYỄN THẾ TÀI vì vậy em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM NĂM 2014 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Bài báo cáo của em tâp trung nghiên cứu lý luận chung về công tác văn thư - lưu trữ đồng thời phân tích thực trạng công tác văn thư – lưu trữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Để thấy được những ưu điểm, nhược điểm của công tác lưu trữ - văn thư tại trường. Từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu công tác văn thư – lưu trữ và tiếp tục hoàn thiện công tác văn thư – lưu trữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Phạm vị và đối tượng nghiên cứu Bài báo cáo nghiên cứu về công tác văn thư – lưu trữ của Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu Bài báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp thống kê - Phương pháp duy vật biện chứng Bài báo cáo của em gồm 3 phần: I: Lý luận chung về công tác văn thư – lưu trữ II: Thực trạng về công tác văn thư – lưu trữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Trong suốt thời gian thực tập khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự động viên của Quý cơ quan, đoàn thể và các anh/ chị tại bộ phận thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể những người đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Hành chính Tổng hợp Đại học Y Dược
  • 10. Tp.Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý Đào tạo và Ban Chủ nhiệm – thầy cô của các Bộ môn thuộc Học Viện Hành Chính Tp. HCM và đặc biệt là thầy Ths.Nguyễn Thế Tài đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập này.
  • 11. KẾ HOẠCH THỰC TẬP Cơ quan thực tập : Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Thời gian thực tập : 18/10/2015 đến ngày 18/11/2015 Kế hoạch thực tập Thời gian Mục tiêu Công việc thực hiện Tuần 1 - Hiều sơ lược về Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh - Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, quy định cơ quan…. - Tiếp xúc và làm quen với các anh chị trong cơ quan - Đọc các tài liệu về cơ quan trên website, các tài liệu để hiểu rõ hơn về Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh - Quan sát công việc của các nhân viên cơ quan. Tuần 2 - Hiểu về quyền hạn, trách nhiệm của phòng thực tập - Nắm bắt và trau dồi tốt các kỹ năng nghề nghiệp, các công việc cơ bản của một nhân viên văn phòng - Bắt đầu làm quen với các công việc như: sắp xếp giấy tờ,photo,in tài liệu, sắp xếp văn bản - Tiếp xúc ban đầu với các công việc thường ngày về soạn thảo và xử lý văn bản - Tìm hiểu việc tổ chức xác định tài liệu, văn thư lưu trữ - Thực hàng đăng ký văn bản đi và đến, oạn thảo và trình bày thể thức của 5 loại văn bản. - Thực hành lập hồ sơ hiện hành Tuần 3 - Chủ động hơn trong công việc, khẳng định năng lực của bản thân. - Học hỏi những kỹ năng quản trị, kiến thức -Chú ý quan sát ,học hỏi các anh chị đồng nghiệp trong các nghiệp vụ thực tiễn về soạn thảo văn bản - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ cán bộ nhân viên cơ quan để có thể hoàn
  • 12. Quá trình thực tập về soạn thảo văn bản trong thực tiễn thành các công việc chung. Tuần 4 - Hoàn thiện báo cáo thực tập. -Tham khảo ý kiến các anh chị trong phòng về bài báo cáo - Hoàn thiện và xin đánh giá của cơ quan - Đánh giá sự thay đổi của bản thân từ đầu kỳ thực tập cho đến nay, điểm mạnh, điểm yếu như thế nào.
  • 13. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 1 I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN THƯ, LƯU TRỮ 1.1. Nghiệp vụ văn thư 1.1.1. Khái niệm văn thư Công văn, giấy tờ là một trong những phương tiện quan trọng và cần thiết đối với hoạt động quản lý Nhà nước, do đó việc làm công văn giấy tờ và quản lý chúng là hai công tác không thể thiếu được trong hoạt động đó. Những hoạt động đó cần được tuân thủ theo chế độ chặt chẽ, nghiêm ngặt trên cơ sở quy định của pháp luật về công tác văn thư, tức là quy định về toàn bộ các công việc của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về xây dựng và quản lý văn bản, giải quyết văn bản trong mọi hoạt động của mình.Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại các khuynh hướng khác nhau trong quan niệm về công tác này. - Công tác văn thư là công tác tổ chức giải quyết và quản lý công văn giấy tờ trong các cơ quan, tức là công tác này gồm hai nội dung chủ yếu sau: tổ chức quản lý văn bản và tổ chức giải quyết văn bản. - Công tác văn thư là toàn bộ các công việc xây dựng văn bản (soạn thảo và ban hành văn bản) trong các cơ quan và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản trong các cơ quan. Theo công văn của Cục lưu trữ Nhà nước số 55 – CV/TCCB ngày 01/03/1991 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 24 – CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì: “Công tác văn thư là toàn bộ quá trình xây dựng và ban hành văn bản, quá trình quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý của các cơ quan. Mục đích chính của công tác văn thư là đảm bảo thông tin cho quá trình quản lý. Những tài liệu văn kiện được soạn thảo, quản lý và sử dụng theo các nguyên tắc của văn thư là phương tiện thiết yếu bảo đảm cho hoạt dộng của các cơ quan có hiệu quả”. 1.1.2. Ý nghĩa của công tác văn thư - Công tác văn thư góp phần không nhỏ trong việc duy trì hoạt động và ổn định của các cơ quan, đơn vị. Đối tượng chủ yếu của công tác văn thư là tài liệu, công văn, giấy tờ, chúng được ban hành cho phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị. Tổ chức khoa học công tác văn thư sẽ đảm bảo thông tin cần thiết phục vụ các hoạt động của cơ quan. - Công tác văn thư có nhiều ý nghĩa quan trọng, tuy nhiên có thể khái quát
  • 14. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 2 thành những điểm chủ yếu sau: + Công tác văn thư yêu cầu một cách kịp thời chính xác những thông tin cần thiết phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, và quản lý của Nhà nước, là sợi dây liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Đồng thời, công tác văn thư nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện bảo vệ được bí mật của của đảng và nhà nước, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan Nhà nước. + Làm tốt công tác văn thư giúp cho việc giải quyết công việc của cơ quan được nhanh chóng, chính xác, chất lượng, đúng đường lối chính sách chế độ. Đồng thời giúp cho việc quản lý, kiểm tra công việc trong các cơ quan đơn vị được chặt chẽ. + Làm tốt công tác văn thư sẽ góp phần tiết kiệm được công sức, nguyênvật liệu làm văn bản và trang thiết bị dụng cụ trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản. - Công tác văn thư góp phần giữ gìn những hồ sơ tài liệu có giá trị về mọi lĩnh vực để phục vụ cho việc tra cứu, giải quyết các công việc trước mắt. Đồng thời tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ. 1.1.3. Nội dung công tác văn thư: Công tác văn thư bao gồm những nhóm công việc chủ yếu sau xây dựng và ban hành văn bản, trong đó đảm bảo các nguyên tắc và tiêu chuẩn khoa học về: + Thể thức các loại văn bản. + Hệ thống văn bản và thẩm quyền ban hành từng loại văn bản. + Qui trình xây dựng bản thảo, từ khi mới khởi thảo, sửa chữa đến duyệt bản thảo. + Đánh máy, sao in và nhân bản. + Nguyên tắc ký, đóng dấu và ban hành văn bản. + Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản trong hoạt động của cơ quan. + Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến. + Tổ chức chuyển giao văn bản đi. + Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản nội bộ, văn bản mật. + Tổ chức công tác lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ. + Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu: Nội dung công tác này bao gồm các quy định về đóng dấu các văn bản và quản
  • 15. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 3 lý con dấu của cơ quan. Các con dấu được bảo quản và sử dụng tại phòng văn thư, cán bộ văn thư chỉ đóng dấu vào văn bản khi đã có đầy đủ các chữ ký của thủ trưởng cơ quan hoặc trưởng phó phòng, ban, đơn vị khi đã kiểm tra và xác minh đúng về thể thức và nội dung. Dấu được đóng đúng quy định của Nhà nước, trùm lên 1/3 đến1/4 chữ ký về phía bên trái. Việc bảo quản con dấu được giao cho cán bộ văn thư cất giữ trong tủ có khoá an toàn. Tránh va chạm mạnh làm biến dạng condấu. 1.2. Khái niệm về công tác lưu trữ và một số khía niệm cơ bản trong công tác lưu trữ 1.2.1. Các khái niệm a. Công tác lưu trữ Là quá trình hoạt động nghiệp vụ nhằm thu thập, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ. b. Phông lưu trữ Là toàn bộ khối tài liệu hoàn chỉnh hình thành trong quá trình hoạt động của một cơ quan, một tổ chức hay một cá nhân, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, lịch sử và các ý nghĩa khác, được thu thập và bảo quản trong một cơ sở lưu trữ nhất định. Cơ quan hoặc cá nhân có đầy đủ những yếu tố đảm bảo tính độc lập trong quá trình tồn tại của mình tạo nên phông lưu trữ gọi là đơn vị hình thành phông. c. Phông lưu trữ Quốc gia Là toàn bộ khối tài liệu lưu trữ của một quốc gia có giá trị chính trị, kinh tế, văn hoá… không phân biệt thời gian, kỹ thuật, vật liệu chế tác, được bảo quản trong các kho lưu trữ Nhà nước. d. Tài liệu lưu trữ Là những vật mang tin dưới dạng giấy, vải… được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, các cá nhân tiêu biểu, có ý nghĩa khác được bảo quản trong các kho lưu trữ nhất định. 1.2.2. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa rất lớn về chính trị, kinh tế, xã hội… Ý nghĩa chính trị ở bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ thời đại nào đều có ý thức sử dụng tài liệu lưu trữ để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.
  • 16. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 4 Ý nghĩa kinh tế Một số lượng lớn tài liệu lưu trữ là tài liệu phản ánh tình hình kinh tế. Nguồn tài liệu này cung cấp những thông tin quá khứ rất có giá trị, phục vụ việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế được hoàn chỉnh. Tài liệu lưu trữ phản ánh sự thật khách quan, nếu được tổng hợp có hệ thống còn giúp việc nghiên cứu và tìm ra các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ các mục đích của con người. Ý nghĩa văn hoá Tài liệu lưu trữ phản ánh thành quả lao động sáng tạo về vật chất và tinh thần, phản ánh nhận thức về xã hội và tự nhiên của một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoá đặc biệt của dân tộc. Cùng với các lợi ích của di sản văn hoá khác, tài liệu lưu trữ có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với công cuộc bảo vệ và phát triển văn hoá Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử Tài liệu lưu trữ bao giờ cũng gắn liền và phản ánh một cách trung thực quá trình hoạt động của một con người, một cơ quan và của cả xã hội. Vì thế, tài liệu lưu trữ là một tư liệuquý giá nhất, chân thực nhất để nghiên cứu lịch sử. Ý nghĩa khoa học Tài liệu lưu trữ ghi lại quá trình hoạt động của xã hội, của cơ quan và cá nhân trong các lĩnh vực, đồng thời ghi lại những công trình nghiên cứu khoa học, các phát minh sang chế nên tài liệu lưu trữ phục vụ cho việc kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ đãcó, giúp cho khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ. Ý nghĩa thực tiễn Trong thực tế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tài liệu lưu trữ phục vụ công tác hàng ngày. Tài liệu lưu trữ là nguồn cung cấp những thông tin quan trọng trong quá khứ, phục vụ cho việc ra những quyết định quản lý trong cơ quan quản lý Nhà nước. 1.2.3. Chức năng của công tác lưu trữ Hiện nay ở nước ta, công tác lưu trữ được hiểu là việc lựa chọn, giữ lại và tổ chức khoa học những văn bản, tư liệu có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu thông tin khi cần thiết. Công tác lưu trữ
  • 17. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 5 là một việc làm không thể thiếu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước. Côngtác lưu trữ có hai chức năng cơ bản sau: Tổ chức bảo quản hoàn chỉnh và an toàn Phông lưu trữ Quốc gia. Tổ chức khai thác sử dụng phục vụ các mục đích quản lý xã hội nghiên cứu khoa học và nhu cầu chính đáng của công dân. Hai chức năng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt chức năng thứ nhất sẽ tạo tiền đề vật chất chủ yếu để thực hiện chức năng thứ hai. 1.2.4. Nội dung của công tác lưu trữ: Để thực hiện những chức năng cơ bản trên, công tác lưu trữ phảỉ đảm bảo các nội dung sau: - Phân loại tài liệu lưu trữ là sự phân chia tài liệu thành các nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho bảo quản và tổ chức sử dụng. - Đánh giá tài liệu lưu trữ: Là sự nghiên cứu lựa chọn những tài liệu có giá trị để đưa vào bảo quản trong các cơ sở lưu trữ và tiêu dùng những tài liệu đã hết giá trị. - Chỉnh lý tài liệu lưu trữ là sự nghiên cứu để sắp xếp tài liệu một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho bảo quản và tổ chức sử dụng. - Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ là một nội dung được tiến hành thường xuyên nhằm từng bước hoàn thiện Phông lưu trữ Quốc gia nói chung và từng phông lưu trữ cụ thể nói riêng. Thu thập, bổ sung bao gồm giai đoạn thu thập tài liệu để giải quyết xong từ văn thư vào lưu trữ hiện hành của cơ quan và thu thập tài liệu lưu trữ hiện hành vào lưu trữ lịch sử. Trong quá trình thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ, người ta đặc biệt chú ý sưu tầm những tài liệu có xuất xứ cá nhân, tài liệu còn nằm rải rác ở bảo tàng, thư viện hay trong nhân dân vì nhiều khi những tài liệu này rất có giá trị. - Bảo quản, bảo vệ tài liệu lưu trữ Bảo quản tài liệu lưu trữ là quá trình áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật nhằm kéo dài tuổi thọ, chống hư hại đối với tài liệu lưu trữ. Kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ phải được đặc biệt coi trọng để tránh những tác động xấu làm giảm tuổi thọ của tài liệu. Mặt khác, nội dung của tài liệu lưu trữ chứa đựng những thông tin bí mật về chính trị, quốc phòng và an ninh quốc gia nên việc bảo quản tài liệu lưu trữ không chỉ chú trọng đến góc độ vật lý của tài liệu mà còn phải sử dụng các biện
  • 18. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 6 pháp ngăn chặn việc đánh cắp thông tin trong tài liệu và sự phá hoại tài liệu lưu trữ. Nội dung bảo quản tài liệu lưu trữ tập trung chủ yếu là việc xây dựng, cải tạo kho lưu trỡ, xử lý kỹ thuật bảo quản và việc tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ. - Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan, tổ chức lưu trữ. Về nguyên tắc, tài liệu lưu trữ không chỉ bảo quản đóng kín mà chúng chỉ có ý nghĩa khi được khai thác phục vụ cho toàn xã hội. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ là mục đích cuối cùng của công tác lưu trữ. Nội dung chủ yếu của việc sử dụng tàI liệu lưu trữ là tổ chức phòng đọc phục vụ độc giả làm công tác tra cứu, công bố, giới thiệu trưng bày triển lãm tài liệu lưu trữ.
  • 19. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 7 II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn được thành lập năm 1947, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này. - Đến năm 1976, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa các trường; Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và đào tạo Cán bộ Y tế miền Nam. Khi mới thành lập có 3 khoa; Khoa Y, Khoa Dược, Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành khoa Y của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. - Ngày 16 tháng 11 năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường An Dương Vương - Quận 5 TP. Hồ Chí Minh (nay là đường Hồng Bàng). - Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm. - Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các đại học ở miền Nam, tổ chức lại các trường thuộc Viện Đại học Sài Gòn, tất cả gom lại còn 8 trường, trong đó có Đại Học Y Dược TP.HCM được sáp nhập bởi Y khoa, Nha khoa và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn). Từ quyết định này Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chính thức được thành lập và trở thành tên gọi thân quen trong suốt nhiều năm vừa qua. Từ 3 trường riêng biệt nay với quyết định sáp nhập lại, mỗi trường trở thành một khoa. - Đến năm 1990 lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc và thống nhất với Bộ Y tế về việc xây dựng Viện đại học sức khỏe. Từ đó, ngoài 3 khoa gồm; Y, Dược, Răng hàm mặt, nhà trường đã xây dựng thêm 4 khoa mới và một bệnh viện đại học như sau:
  • 20. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 8 + Năm 1994: xây dựng khoa Khoa Học Cơ Bản, trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Toán, Lí, Hóa, Sinh học, Triết học Mác-Lênin, Ngoại ngữ, thể dục thể thao, Quân sự. + Năm 1998: xây dựng khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW3. + Năm 1999: xây dựng khoa Y tế công cộng trên cơ sở sáp nhập bộ môn Y tế công cộng và khoa Tổ chức – Quản lý y tế của Viện vệ sinh Y tế công cộng. + Năm 2000: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở phát triển phòng khám đa khoa của trường - Ngày 18/6/2003, Bộ Y tế ra Quyết định số 2223/QĐ-BYT đổi tên Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thành Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Y tế với chức năng, nhiệm vụ không thay đổi. - Trường thành lập 01 Bệnh viện gồm 4 cơ sở với đầy đủ phòng khám chuyên khoa, một trung tâm Khoa học Công Nghệ Dược, 6 đơn vị thuộc Trung tâm Y tế chuyên sâu TP. Hồ Chí Minh, là những nơi áp dụng kỹ thuật cao trong điều trị và nghiên cứu y học. - Đại Học có 4 ký túc xá sinh viên-học sinh với 1.500 chỗ; Ngô Gia Tự; Nguyễn Thái Học; Nguyễn Chí Thanh; Hoàng Văn Thụ. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Đào tạo nguồn nhân lực y tế từ trung học, đại học và chuyên sâu. - Đào tạo nguồn nhân lực y tế, đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu khoa học cho các tỉnh từ Bình Thuận, Tây Nguyên và các tỉnh thành phía nam. - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ ngành y tế từ trung học đến sau đại học, là Đại Học trọng yếu của khu vực phía Nam. Bên cạnh đó Đại Học còn tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong đào tạo và tham gia chăm sóc sức khỏe cho người dân.. Đồng thời trường còn hỗ trợ đào tạo lại cán bộ y tế củng cố giúp đỡ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các vùng xa hẻo lánh. - Quản lý cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, học viên và sinh viên, điều hành các công việc hàng ngày theo chế độ của Nhà nước (chế độ thủ trưởng đứng đầu là Hiệu trưởng).
  • 21. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 9 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ: 1.1: Cơ cấu tổ chức
  • 22. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 10 CÔNG TÁC CÁN BỘ: 1. Tổng số biên chế được giao: 1.500 - Hiện nay tổng số cán bộ CBVC toàn đại học là: 4.588, trong đó * Số lượng CBVC phục vụ công tác giảng dạy: 1.795 + Biên chế: 1.350; Gỉảng viên: 1.006 + Hợp đồng: 445 * Số lượng CBNV phục vụ công tác tại BV ĐHYD: 2.793 + Biên chế: 22 + Hợp đồng: 2.771 (TX: 2107; vụ việc: 664) - Về trình độ: + GS: 14 người chiếm tỷ lệ 12% trên tổng số + PGS: 109 người giảng viên cơ hữu + TS: 231 người (chiếm tỷ lệ 23% trên tổng số giảng viên cơ hữu) + ThS: 365 người; + CKI: 72 người + CKII: 10 người + ĐH: 445 người + CNCĐ: 14 người + THPT: 105 người + Nội trú: 185 người. )
  • 23. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 11 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM 2.2.1. Tình hình chung của Văn phòng cơ quan (phòng Hành chính Tổng hợp) Sơ đồ 2.2.:Tổ chức phòng Hành chính Tổng hợp Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng cơ quan: + Tham mưu và giúp Ban Giám hiệu công tác hành chính tổng hợp về thời gian lẫn phạm vi được giao, lên lịch làm việc hàng tuần, hàng tháng của Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu. + Tham mưu đề xuất Ban Giám hiệu xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổng hợp. Giúp Ban Giám Hiệu tổ chức quản lý toàn bộ các hoạt động hành chính trong phạm vi toàn trường. + Quản lý mạng thông tin hữu tuyến, xử lý và thực hiện văn thư báo chí đi – đến, đảm bảo hệ thống hành chính vận hành thông suốt, đảm bảo quyền lãnh đạo và hiệu lực quản lý của Ban Giám Hiệu trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các mặt công tác; giữ vững an ninh trật tự vệ sinh môi trường; quản lý tốt tổ công xa, đảm bảm phục vụ kịp thời, an toàn, tiết kiệm. + Cập nhật và thống kê tổng hợp, báo cáo phục vụ các cuộc họp định kỳ, quản lý lưu trữ các loại văn bản đi – đến đầy đủ, chính xác, quản lý dấu các loại và sử dụng theo luật định. + Chủ động phối hợp tích cực giữa các đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động đối nội, đối ngoại, hội họp và lễ hội. - Đội ngũ cán bộ nhân viên văn phòng: 39 người.
  • 24. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 12 Bảng 2.1 Tình hình nhân sự văn phòng 2.2.2 Tình hình thực hiện các nghiệp vụ của công tác văn thư 2.2.2.1.Soạn thảo, ban hành văn bản * Bước chuẩn bị: Để soạn thảo một văn bản phải tùy theo loại văn bản và nội dung cần soạn thảo mà chuẩn bị cho phù hợp. Quá trình chuẩn bị bao gồm các công việc như xác định sơ bộ vấn đề, xác định tên loại văn bản, thu thập những thông tin có liên quan, hình thành đề cương… Ví dụ: Phòng Tổ chức cán bộ của trường cần soạn thảo một Quyết định kỷ luật viên chức thì các bước chẩn bị; Biểu mẫu, biên bản cuộc họp, bản tường trình, bản kiểm điểm … * Quá trình soạn thảo văn bản: Việc soạn thảo văn bản được căn cứ vào tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo. Qua quá trình thực hiện các thao tác nghiệp vụ tại nơi thực tập, cho thấy còn nhiều thiếu sót trong khâu xử lý thông tin. Quy trình soạn thảo không đúng với quy định của Nhà nước, trong thực tế không có khâu viết bản thảo mà văn thư tự soạn dựa theo lời gợi ý của thủ trưởng và trình ký. * Duyệt bản thảo, đánh máy, trình ký và nhân bản: Sau khi soạn thảo xong, cán bộ soạn thảo văn bản trình thủ trưởng xem xét, sửa chữa về nội dung và hình thức. Bản thảo sau khi được duyệt (có ký tắt) trở thành bản gốc chuyển cho nhân viên văn thư đánh máy. Chức vụ Số lượng Trình độ chuyên môn Trưởng phòng 01 Giảng viên cao cấp Phó trưởng phòng 01 Chuyên viên Nhân viên văn thư – lưu trữ 02 Cán sự Nhân viên soạn thảo văn bản 02 Chuyên viên Trực tổng đài 01 Nhân viên Nhân viên phục vụ 9 Nhân viên Tổ xe 8 Nhân viên Bảo vệ, trật tự 15 Nhân viên
  • 25. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 13 - Văn bản sau khi đánh máy được trình ký chính thức. Tất cả các văn bản trước khi trình ký đều phải có chữ ký tắt của bộ phận liên có quan, sau đó người có thẩm quyền mới ký chính thức để bảo đảm văn bản ban hành có chất lượng, ít sai sót, nhầm lẫn … - Bộ phận văn thư đóng dấu, cho số, ký hiệu, ngày tháng ban hành và chuyển đến những nơi có liên quan thực hiện theo tinh thần của văn bản. - Về thẩm quyền ban hành văn bản: Tất cả các văn bản của nhà trường ban hành đều đúng thẩm quyền theo qui định cuả Nhà nước, thể hiện rõ tính pháp lý và hiệu lực thi hành. 2.2.2.2. Quản lý văn bản đi * Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày: Nếu có sai sót phải kịp thời báo cáo người được giao trách nhiệm xem xét, giải quyết Tất cả các văn bản của cơ quan, tổ chức (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) đều được đánh số theo hệ thống số chung của cơ quan, tổ chức (do bộ phận văn thư thống nhất quản lý). Tùy theo tổng số văn bản và số lượng mỗi loại văn bản của cơ quan ban hành trong một năm để lựa chọn phương pháp đánh số và đăng ký văn bản cho phù hợp. * Nhân bản: Đúng số lượng và thời gian quy định. * Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có): Nhân viên văn thư tự tay đóng dấu vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu phải trùm lên 1/3 chữ ký về phía bên trái. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, con dấu phải trùm lên một phần các tờ giấy. Đóng dấu độ khẩn mật: Đóng dấu mức độ mật (tuyệt mật, tốt mật, mật), dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. * Đăng ký văn bản đi: - Đăng ký văn bản đi bằng sổ: Văn bản đi được hoàn thành thủ tục văn thử và chuyển phát đi trong ngày văn bản được ký, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. Văn bản chỉ mức độ khẩn đều được đăng ký, trình đúng quy trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được, tất cả các văn bản chuyển đi đều có ký nhận vào sổ để theo dõi.
  • 26. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 14 Mẫu sổ đăng ký văn bản đi Mẫu số đăng ký văn bản đi - Đăng ký văn bản đi trên máy tính: Cập nhật văn bản vào cơ sở dữ liệu theo hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm quản lý văn bản của cơ quan, tổ chức cung cấp phần mềm đó. * Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi: - Thủ tục phát hành văn bản: Lựa chọn bao bì thích hợp cho văn bản, trình bày bì và viết bì thư, cho văn bản vào bì thư và dán lại, đóng dấu chỉ ký hiện mức độ quan trọng của văn bản. - Chuyển phát văn bản: Chuyển giao trực tiếp đến các đơn vị, cá nhân có liên quan.Chuyển giao văn bản qua đường bưu điện, bằng máy fax, qua mạng … - Theo dõi việc chuyển phát văn bản đi: Lập phiếu gửi để theo dõi việc chuyển phát văn bản, văn bản có dấu hiệu thu hồi phải thu hồi đúng thời hạn. - Văn bản bị trả lại phải chuyển giao đến đơn vị hoặc cá nhân phát hành ra văn bản. Văn bản bị thất lạc phải báo cáo kịp thời cho người được giao trách nhiệm xem xét, giải quyết. * Lưu văn bản đi: - Mỗi văn bản phát hành lưu lại hai (02) văn bản: một bản lưu tại văn thư; một bản lưu trong hồ sơ công việc của đơn vị hoặc người soạn thảo. Bản lưu tại văn thư phải là bản có chữ ký trực tiếp của lãnh đạo và có đóng dấu của trường. Trường hợp văn bản sau này còn để nhân bản khi cần thiết thì có thể lưu chưa đóng dấu. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐI NĂM 2012 Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/06/2012 Từ số 01 đến số 450 Quyển số 01
  • 27. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 15 - Bản lưu văn bản đi tại văn thư được sắp xếp theo thứ tự của sổ đăng ký. Sau khi kết thúc năm, nhân viên văn thư sắp xếp các văn bản đi của năm đó theo tên loại văn bản, theo thời gian sau đó lưu trữ tại văn phòng. - Lập sổ theo dõi và phục vụ kịp thời văn bản lưu theo quy định của pháp luật và cơ quan, tổ chức. Văn bản lưu có đóng dấu mức độ mật phải thực hiện bảo vệ bí mật theo đúng quy định của pháp luật. * Nhận xét: - Tất cả các văn bản do Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh phát hành đều theo trình tự quản lý văn bản đi ở Mục 2 quản lý văn bản đi của Nghị định 110/2004/NĐ- CP, ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Sổ đăng ký văn bản đi đúng theo quy định của nhà nước. - Quản lý văn bản đi đúng cách sẽ giảm bớt được sự sai sót về thể thức, hình thức trình bày văn bản. Tránh được sự tùy tiện của việc giải quyết công việc, có được một quy trình đăng ký và quản lý đúng mức. 2.2.2.3. Quản lý văn bản đến * Tiếp nhận, phân loại, đăng ký, bóc bì và đóng dấu công văn đến: - Tiếp nhận và phân loại: Tất cả các công văn, thư từ do nhân viên Bưu điện hoặc các cơ quan, tổ chức chuyển đến đều tập trung tại phận văn thư trường tiếp nhận. Khi nhận văn bản nhân viên văn thư xem nhanh qua nơi nhận, nội dung và kiểm tra phong bì còn nguyên vẹn, nếu có hiện tượng bị bóc thì lập biên bản trước mặt người đưa công văn. Sau khi nhận đủ số lượng bì công văn, giấy tờ gửi cho cơ quan thì nhân viên văn thư tiến hành phân loại công văn thành 2 loại là công văn đăng ký vào sổ và công văn không đăng ký vào sổ. - Đăng ký văn bản: là tất cả những văn bản gửi cho trường, gửi cho Hiệu trưởng hoặc những người có chức vụ lãnh đạo trong trường. Thư riêng, báo, tạp chí … không phải đăng ký vào sổ mà chuyển thẳng cho cá nhân, đơn vị đó. - Đăng ký bằng sổ: Lập sổ đăng ký văn bản đến theo mẫu đã quy định và phân chia cho thích hợp theo tình hình công văn của đơn vị, tổ chức đó. Ví dụ: Dưới 2000 bản/1 năm, lập ít nhất 2 sổ (văn bản đến và văn bản mật). Từ 2000 – 5000 bản/1 năm, lập sổ theo sự phân cấp.
  • 28. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 16 Mẫu số đăng ký văn bản đến - Đăng ký văn bản trên máy tính: Sử dụng chương trình quản lý văn bản, hoặc tự lập sổ trên máy tính theo cách tốt nhất của nhân viên văn thư. - Bóc bì văn bản: Các loại công văn gửi đến nếu phải bóc bì thì công văn khẩn bóc trước, sau đó đến công văn thường, công văn mật chỉ bóc bì bên ngoài chuyển lên Hiệu trưởng giải quyết, công văn gửi cho tổ chức Đảng, đoàn thể hoặc đích danh người nhận thì không được bóc bì. - Đóng dấu công văn đến: Tất cả văn bản đến đều được đóng dấu “công văn đến” tại văn thư, ghi rõ số và ngày đến, đối với fax thì cần chụp lại trước khi đóng dấu, văn bản không thuộc diện đăng ký tại văn thư thì không phải đóng dấu. * Trình và chuyển giao văn bản đến: - Trình văn bản: Sau khi đăng ký, văn bản phải được trình cho người đứng đầu cơ quan kịp thời xử lý, người có thẩm quyền căn cứ vào nội dung công văn để chỉ đạo giải quyết. Sau khi có sự chỉ đạo của cấp trên, văn bản được chuyển giao cho bộ phận văn thư đăng ký và vào sổ đăng ký văn bản. - Chuyển giao văn bản: Nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, chặt chẽ …Lập sổ chuyển giao văn bản đến để tiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giải quyết văn bản đến. * Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến: - Giải quyết văn bản đến: Kịp thời, đúng thời hạn của pháp luật quy định hoặc theo quy định của cơ quan, tổ chức. Khi có ý kiến chỉ đạo giải quyết phải đính kèm phiếu giải quyết văn bản đến có ý kiến đế xuất của đơn vị, cá nhân. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN NĂM 2015 Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/06/2012 Từ số 01 đến số 250 Quyển số 01
  • 29. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 17 - Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến: Người được giao nhiệm vụ phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị, các nhân có liên quan giải quyết văn bản theo đúng thời hạn quy định. Văn bản có dấu tài liệu thu hồi, bộ phận văn thư có trách nhiệm theo dõi thu hồi hoặc gửi trả lại theo đúng thời hạn. * Nhận xét: Tất cả các văn bản đến đều được bộ phận văn thư của trường quản lý theo trình tự quản lý văn bản đến ở Mục 1 quản lý văn bản đến của Nghị định 110/2004/NĐ-CP, ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Sổ đăng ký văn bản đến đúng theo mẫu quy định của nhà nước sẽ góp phần bảo vệ văn bản được tốt hơn, việc phát hành văn bản đúng lúc, kịp thời. Đăng ký, quản lý văn bản có sự thống nhất, không nhầm lẫn khi đánh số và việc cập nhật, tra tìm văn bản nhanh chóng, chính xác, công tác lưu trữ văn bản sẽ dễ dàng và tốt hơn. 2.2.2.4. Quản lý và sử dụng con dấu: - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đang sử dụng 02 loại con dấu, đó là: - Dấu tròn: 02 con dấu (một dấu nổi và dấu mực đỏ) - Dấu vuông: 07 con dấu bao gồm: dấu của các khoa. Ngoài ra còn có các loại dấu như; dấu tên, dấu chỉ mức độ khẩn, mật … * Cách quản lý và sử dụng con dấu: - Trưởng Phòng Hành chính chịu trách nhiệm giúp Hiệu trưởng quản lý, bảo quản con dấu của Trường. Con dấu (dấu tròn) được lưu giữ và bảo quản tại Trường và giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu. Trong trường hợp do yêu cầu giải quyết công việc ngoài Trường thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng. Nhân viên văn thư quản lý con dấu như sau: + Dấu của trường do nhân viên văn thư quản lý và sử dụng theo đúng qui định của Nhà nước và được bảo quản cẩn mật. + Dấu chỉ được đóng lên các văn bản giấy tờ sau khi đã có chữ ký của các cấp có thẩm quyền. + Dấu do tự tay nhân viên văn thư đóng vào các văn bản giấy tờ của cơ quan. + Không đóng dấu khống chỉ và mang dấu theo người. + Dấu được đóng lên chữ ký và dấu đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • 30. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 18 + Khi có phục lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức của hoặc tên phục lục. + Đóng dấu giáp lai lên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo qui định của Bộ trưởng và Hiệu trưởng trường. - Đối với các con dấu vuông: Đây là các con dấu mang tính chất nội bộ nên được lưu giữ tại các cơ sở và các bộ phận nhằm phục vụ cho công tác hành chính hàng ngày. 2.2.2.5. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan * Lập hồ sơ: - Việc tập hợp sắp xếp văn bản thành hồ sơ là một công việc tất yếu trong mỗi cơ quan. Lập hồ sơ hiện hành tại Trường tương đối tốt giúp cho việc nâng cao năng suất, chất lượng công tác của cán bộ, viên chức trong cơ quan. Trong quá trình giải quyết và sau khi đã giải quyết xong được sắp xếp và phân loại một cách khoa học theo từng vấn đề, sự việc, phản ánh đúng chức năng của cơ quan, của từng đơn vị, giúp cho việc tìm kiếm tài liệu được nhanh chóng, chính xác. - Hàng năm Ban Giám Hiệu vẫn thường xuyên chỉ đạo cho các đơn vị lập danh mục hồ sơ của đơn vị mình. Vì chỉ có lập danh mục hồ sơ mới trả lời được câu hỏi mỗi năm đơn vị mình phải lập bao nhiêu hồ sơ? cụ thể là những hồ sơ nào? ai lập? Hồ sơ nào cần nộp vào lưu trữ cơ quan? * Về giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh là một trong các trường lớn trong cả nước. Vì vậy có nhiều loại tài liệu khác nhau liên quan đến lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế thì việc giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan được thực hiện nghiêm túc. Việc giao nộp hồ sơ, tài liệu từ các Khoa, Phòng vào Lưu trữ trường là một chế độ bắt buộc. Nhìn chung các tài liệu đã được lập thành hồ sơ nên việc giao nộp tài liệu vào lưu trữ trường đã tạo điều kiện tốt cho công tác lưu trữ sau này. 2.2.2.6 Tình hình ứng dụng tin học trong công tác văn thư: Văn phòng hiện nay chưa sử dụng phần mềm điều hành tác nghiệp hệ thống kết nối thông tin giữa các phòng ban và các khoa. Việc ứng dụng tin học trong công tác văn thư tại trường chủ yếu là nhập tài liệu lưu giữ tại từng phòng ban, khoa. Tuy nhiên Trường sẽ cố gắng để sớm đưa phần mềm này vào sử sụng để đảm bảo thông tin thông
  • 31. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 19 suốt trong nội bộ, giúp cho việc chống quan liêu giấy tờ, chống lãnh phí và giảm bớt chi phí cho Trường. 2.2.2.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác Văn thư Văn phòng trường được trang bị tương đối hiện đại, tất cả các phòng làm việc được trang bị bàn ghế, tủ đựng tài liệu, trong phòng làm việc được trang bị một máy điện thoại riêng và 2 máy điện nội bộ để tiện liên hệ công tác trong cơ quan và bên ngoài. Mỗi nhân viên văn phòng đều có máy tính, máy in riêng được kết nối với mạng nội bộ và kết nối mạng internet. Mỗi văn phòng còn được trang bị máy photocopy hiện đại, riêng Văn phòng được ưu tiên trang bị thêm máy hút bụi, máy Fax, máy in màu, máy scan … 2.2.2.8. Thực hành nghiệp vụ công tác văn thư Soạn thảo và trình bày thể thức của 5 loại văn bản Trong thời gian thực tập tại khối văn phòng, tôi đã được Phó Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp phân công và tạo điều kiện cho trực tiếp soạn thảo các loại văn bản. Với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ viên chức trong văn phòng, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy trong quá trình soạn thảo cũng còn nhiều lúng túng, nhưng bằng sự cố gắng nỗ lực của mình tôi đã có thể tự soạn thảo các loại văn bản như: a). Quyết định: Phụ lục 1 b). Công văn: Phụ lục 2 c). Thông báo: Phụ lục 3 d). Biên bản: Phụ lục 4 đ). Tờ trình: Phụ lục 5 Thực hành đăng ký văn bản đến: Phụ lục 6 và 7 - Mọi văn bản, giấy tờ gửi đến cơ quan đều phải qua văn thư để đăng ký vào sổ. Bản thân đã trực tiếp tiếp nhận văn bản và ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản. Trong thời gian thực tập đã tiếp nhận được một số văn bản của các cơ quan gửi đến, khi nhận văn bản xem nhanh qua có đúng là gửi cho cơ quan mình hay không, kiểm tra phong bì có nguyên vẹn không nếu thấy bị rách nát hoặc có hiện tượng bị bóc thì lập biên bản trước mặt người đưa. Sau khi nhận đủ số lượng bì văn
  • 32. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 20 bản, giấy tờ gửi cho cơ quan tiến hành phân loại văn bản thành 2 loại đó là loại phải đăng ký vào sổ và loại không đăng ký vào sổ. - Sau khi nhận văn bản đã tiến hành bóc bì, đóng dấu đến, trình Ban Giám hiệu cho ý kiến phân phối giải quyết, sau khi có ý kiến phân phối văn bản đưa trở lại văn thư nhập vào sổ, và chuyển đến người giải quyết theo sự phân phối. - Các loại văn bản gửi cho Trường phải bóc bì thì văn bản khẩn bóc trước, văn bản thường bóc sau . Những công văn mật chỉ bóc bì bên ngoài chuyển lên Ban Giám hiệu giải quyết. Thực hành đăng ký văn bản đi: Phục lục 8 và 9 - Tất cả văn bản giấy tờ lấy danh nghĩa cơ quan để gửi ra ngoài hoặc trong nội bộ cơ quan đều phải đưa qua văn thư cơ quan để đăng ký, đóng dấu và làm thủ tục gửi đi. văn bản đi sau khi được ký chính thức bản thân phải kiểm tra lần cuối về thể thức và thẩm quyền ký đã đúng chưa. Sau đó lấy số và vào sổ văn bản đi, bỏ vào bì thư có in sẵn tên Trường và gửi qua bưu điện. - Đối với những văn bản ban hành trong nội bộ cơ quan thì giao trực tiếp cho người nhận hoặc Phòng, Ban của người đó nhờ chuyển dùm. Tất cả văn bản của cơ quan khi gửi đi đều phải giữ lại ở bộ phận văn thư một bản chính có đầy đủ thể thức và rõ ràng nhất. Thực hành lập hồ sơ hiện hành a). Lập danh mục hồ sơ có tác dụng giúp cho công tác lập hồ sơ, phân loại tài liệu trong cơ quan, đơn vị được chính xác, quản lý văn bản giấy tờ được chặt chẽ, tạo thuận lợi cho nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ nhà nước. - Trong quá trình thực tập tôi đã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, thực tế hoạt động cơ quan và dựa vào danh mục hồ sơ có sẵn để lập danh mục hồ sơ. - Lập hồ sơ là một nội dung quan trọng của công tác văn thư. Chỉ có lập hồ sơ mới tạo được những hồ sơ ghi lại kết quả của toàn bộ hoạt động của văn thư và hoạt động của cơ quan. Vì vậy tất cả các văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan đều được lập hồ sơ. Phụ lục 10 b). Trình bày trang bìa và tờ Mục lục văn bản (4 hồ sơ) được lập theo các đặt trưng: Tên loại văn bản, vấn đề, tác giả, thời gian. Phụ lục 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
  • 33. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 21 2.2.3. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ về công tác lưu trữ 2.2.3.1 Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ - Theo quy định của Nhà nước, tài liệu của các đơn vị tổ chức trong cơ quan, sau khi giải quyết công việc xong thì phải lập hồ sơ và được giữ lại các bộ phận chuyên môn một năm, sau đó phải nộp lưu vào lưu trữ cơ quan. - Nhưng trên thực tế tại Trường chưa có kho lưu trữ chung cho toàn Trường, tài liệu từ trước tới giờ vẫn được lưu trữ tại các Khoa, đơn vị, phòng ban. Nhân viên lưu trữ tại các bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, thống kê, và bổ sung tài liệu vào hồ sơ và lưu giữ tại phòng, công việc này được thực hiện theo từng quý. - Hàng năm sau khi các đơn vị tổ chức, cá nhân giải quyết xong công việc đều phải đóng lại cho lưu trữ phòng, Ban mình. Đây là nguồn nộp lưu thường xuyên quan trọng nhất vì nó phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hình thành phông. - Nhìn chung các tài liệu lưu trữ tại các Khoa, đơn vị, phòng ban đều đã được lập thành hồ sơ nên rất thuận lợi cho công tác lưu trữ. 2.2.3.2. Phân loại (chỉnh lý) tài liệulưu trữ - Tài liệu được cán bộ lưu trữ tổ chức tiến hành chỉnh lý, thu năm nào chỉnh lý ngay năm đó nên rất gọn gàng, khoa học, không có tình trạng tài liệu bó gói, lộn xộn. - Trước khi chỉnh lý một phông hay một phần của phông cán bộ lưu trữ nghiên cứu lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông để chọn một phương án tối ưu. Trong quá trình hoạt động của Trường có một số thay đổi về cơ cấu tổ chức, tên gọi nhưng chức năng và nhiệm vụ cơ bản không có gì thay đổi, vì vậy phương án phân chia tài liệu của Đại học Y Dược TP. HCM được chọn là: “Thời gian – Cơ cấu – Tổ chức”. 2.2.3.3.Xác định giá trị tài liệulưu trữ - Việc xác định giá trị tài liệu trong phông lưu trữ của Trường chủ yếu được tiến hành kết hợp trong quá trình chỉnh lý. Đây là hình thức chủ yếu để cơ quan xác định giá trị tài liệu. - Đại học Y Dược TP. HCM chưa thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu, những tài liệu hết giá trị, tài liệu trùng thừa, tài liệu khác phông được để riêng và xin ý kiến lãnh đạo kết hợp với đơn vị tiêu hủy tài liệu để tiêu hủy, thường việc tiêu hủy tài liệu được thực hiện theo từng đợt.
  • 34. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 22 - Những tài liệu được giữa lại trong phông bao gồm: + Tài liệu của các cơ quan Trung ương + Tài liệu của các cơ quan ngang Bộ + Tài liệu của các cơ quan địa phương + Tài liệu của các đơn vị trực thuộc - Dựa vào chức năng, nhiệm vụ của Trường mà xác định giá trị tài liệu, có thể có tài liệu được giữ vĩnh viễn, lâu dài hay chỉ giữ tạm thời. Ví dụ: + Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế chỉ đạo về công tác tuyển sinh: bảo quản vĩnh viễn + Tài liệu về kết quả học tập của học sinh, sinh viên: bảo quản lâu dài + Hồ sơ sinh viên, học sinh: Bảo quản ít nhất 10 năm 2.2.3.4. Thống kê, bảo quản tài liệulưutrữ * Thống kê: - Thống kê trong công tác lưu trữ là dùng các biện pháp nghiệp vụ để xác định số lượng thành phần, nội dung tài liệu và các trang thiết bị trong các phòng, kho lưu trữ đồng thời nắm được tình hình đội ngũ cán bộ công tác trong ngành lưu trữ. Thống kê đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý tài liệu, giúp cho công tác lưu trữ làm tốt công việc bổ sung, thu thập, chỉnh lý, tổ chức sử dụng tài liệu và việc bảo quản. - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thống kê theo năm, hồ sơ của năm nào thì thực hiện theo năm đó. Số liệu thống kê chính xác, trung thực, thống nhất với số liệu bảo quản. - Để số liệu thống kê được chính xác, nhân viên lưu trữ cơ quan đã lập các sổ sách như: + Sổ nhập tài liệu lưu trữ. + Sổ xuất tài liệu lưu trữ. + Sổ xuất tạm. * Nội dung thống kê: + Thống kê số lượng, chất lượng, thành phần nội dung tài liệu + Thống kê các loại công cụ tra cứu trong.
  • 35. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 23 + Thống kê các phương tiện bảo quản + Thống kê tình hình tổ chức sử dụng tài liệu * Bảo quản: - Kho bảo quản tài liệu tại các bộ phận được xây dựng sạch sẽ, thoáng mát, tiện nghi … - Hồ sơ sau khi chỉnh lý xong được cho vào hộp nhựa và đặt vào kệ sắt, các tủ đựng hồ sơ (riêng tài liệu điểm sinh viên được đặt trong tủ và có ổ khóa). Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, có kệ, hộp đựng hồ sơ, máy điều hòa … - Tài liệu được sắp xếp khoa học, được sắp xếp theo trật tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Tất cả các tài liệu đều có chế độ bảo quản chặt chẽ, tài liệu được kiểm tra thường xuyên. 2.2.3.5. Tổ chức sử dụng tài liệulưutrữ - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho phép khai thác, sử dụng tài liệu tại Thư viện. Đối tượng khai thác chủ yếu là các cán bộ của Trường, sinh viên (Đại học, Sau đại học), và độc giả vãng lai … - Hình thức sử dụng tài liệu: Sử dụng tại phòng đọc, cho mượn về nhà và trên Internet. 2.2.3.6. Ứng dụng tinhọc trong công tác lưu trữ Vấn đề ứng dụng tin học vào công tác lưu trữ được thực hiện nội bộ tại các bộ phận chuyên môn như; Phòng Tổ chức cán bộ , phòng Quản lý đào tạo, Văn phòng, các Khoa … 2.2.3.7. Tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác lưu trữ - Tài liệu lưu trữ của Đại học Y Dược TP. HCM là nguồn tài liệu có giá trị rất lớn trong việc hoạt động và phát triển của trường. Vì vậy, Ban Giám Hiệu đã quan tâm chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ công tác lưu trữ tương đối đầy đủ, đồng bộ. - Cơ sở vật chất như: cặp, hộp, tủ, giá đựng tài liệu, máy đo nhiệt độ ẩm, máy hút bụi, máy vi tính, hệ thống điều hòa, hệ thống báo cháy, báo trộm tự động và nhiều phương tiện khác phục vụ tốt cho nhu cầu bảo quản tài liệu. 2.2.3.8. Thực hành nghiệp vụ công tác lưu trữ Về thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ
  • 36. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 24 a). Theo quy định của Nhà nước, tài liệu của các đơn vị tổ chức trong cơ quan, sau khi giải quyết công việc xong thì phải lập hồ sơ và được giữ lại các bộ phận chuyên môn một năm, sau đó phải nộp lưu vào lưu trữ cơ quan. - Nhưng trên thực tế tại Trường chưa có kho lưu trữ chung cho toàn Trường, tài liệu từ trước tới giờ vẫn được lưu trữ tại các Khoa, đơn vị, phòng ban. Hàng năm sau khi các đơn vị tổ chức, cá nhân giải quyết xong công việc đều phải đóng lại cho lưu trữ phòng, ban mình. Đây là nguồn nộp lưu thường xuyên quan trọng nhất vì nó phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hình thành phông. - Do trường không có bộ phận lưu trữ riêng biệt và không có nội quy cụ thể nào về lưu trữ nên tôi không có điều kiện tham gia cùng cán bộ lưu trữ để thực hành các nghiệp vụ về công tác lưu trữ của trường. Tuy nhiên bằng những nhận thức mà bản thân tiếp thu được trong quá trình học tập và quá trình được cọ sát với công việc trong quá trình thực tập tại trường, bản thân nhận thấy các văn bản đã và đang được hình thành trong công tác văn thư trực thuộc Văn phòng ngày càng nhiều. Nếu các nghiệp vụ của công tác lưu trữ không được triển khai sẽ dẫn đến tình trạng các văn bản không được xắp xếp khoa học, bị chất đống, hư hỏng gây khó khăn trong công tác tìm kiếm và những văn bản đã hết thời hạn sử dụng không được loại ra để tiêu hủy đã chiếm tỷ lle65 diện tích đáng kể tại các kho lưu trữ bộ phận. Do đó, tôi có một số ý kiến đóng góp và đề xuất về công tác lưu trữ như sau. - Lập kế hoạch thu thập hồ sơ, tài liệu; - Bộ phận văn thư tại Văn phòng phốii hợp với bộ phận văn thư các đơn vị, cá nhân xác định hồ sơ, tài liệu cần thu thập; - Lập bản hướng dẫn các đơn vị, cá nhân chuẩn bị hồ sơ tài liệu giao nộp và thống kê thành “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu”; - Chuẩn bị kho và các phương tiện đề tiếp nhận tài liệu. - Tổ chức tiếp nhận và lập “Biên bản giao nhận tài liệu”; - “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và “Biên bản bàn giao tài liệu” được lập thành 02 bản. Các đơn vị chuyên môn lưu 01 bản và lưu trữ lưu 01 bản. b). Lập bản Mục lục hồ sơ nộp lưu và Biên bản giao nộp tài liệu: Phụ lục 19 và 20 Về phân loại chỉnh lý tài liệu lưu trữ: a). Tham gia chỉnh lý tài liệu của phông lưu trữ: Phụ lục 21
  • 37. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 25 Xây dựng bản Phương án phân loại tài liệu của phông lưu trữ: Phụ lục 22 b). Trực tiếp chỉnh lý một nhóm tài liệu của phông: Phụ lục 23 Xác định giá trị tài liệu lưu trữ a). Tìm hiểu việc tổ chức xác định tài liệu lưu trữ: - Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được yêu cầu sau: + Xác định tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn và tài liệu bảo quản có thời hạn; + Xác định tài liệu hết giá trị để tiêu hủy. + Thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu + Khi tiến hành xác định giá trị tài liệu, Cơ quan và đơn vị phải thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu. - Hội đồng xác định giá trị tài liệu do lãnh đạo cơ quan quyết định thành lập, gồm có: + Phó Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng, + Lãnh đạo Phòng, ban có tài liệu Ủy viên, + Đại diện lưu trữ đơn vị Ủy viên (Thư ký Hội đồng). - Nhiệm vụ của Hội đồng xác định giá trị tài liệu: Tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị quyết định mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại bảo quản và danh mục tài liệu hết giá trị. Phương thức làm việc của Hội đồng xác định giá trị tài liệu. - Từng thành viên Hội đồng xem xét, đối chiếu danh mục tài liệu hết giá trị với Mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại. Kiểm tra thực tế tài liệu (nếu cần); - Hội đồng thảo luận biểu quyết theo đa số về tài liệu dự kiến loại. Biên bản cuộc họp có đủ chữ ký của các thành viên trong Hội đồng và được lập thành 2 bản, một bản lưu tại hồ sơ hủy tài liệu, một bản đưa vào hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm tra tài liệu hết giá trị. - Thông qua biên bản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định. - Tiêu hủy tài liệu hết giá trị - Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tự tiêu hủy hồ sơ, tài liệu của đơn vị dưới bất kỳ hình thức nào và bán tài liệu tiêu hủy ra thị trường tự do. - Quy trình tiêu hủy tài liệu: + Lập danh mục tài liệu hết giá trị và viết bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; + Trình lãnh đạo hồ sơ xét hủy tài liệu hết giá trị;
  • 38. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 26 + Hội đồng xác định giá trị tài liệu thực hiện việc xét hủy tài liệu hết giá trị; + Thẩm tra tài liệu hết giá trị khi tiêu hủy; + Hoàn thiện hồ sơ trìnhcấp có thẩm quyền raquyết địnhtiêu hủy tài liệu hết giá trị; + Tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị; + Lập và lưu hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị. + Hồ sơ trình xét hủy tài liệu hết giá trị: + Tờ trình về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị; + Danh mục tài liệu hết giá trị; + Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; + Mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại; + Thẩm tratài liệuhết giátrị trước khi hủy: Hồ sơ đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị + Công văn đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị; + Danh mục tài liệu hết giá trị; + Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; + Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu. - Hồ sơ tiêu hủy tài liệu hết giá trị bao gồm: + Tờ trình về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị; + Danh mục tài liệu hết giá trị kèm theo bản thuyết minh; + Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị; + Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu Văn bản của cấp có thẩm quyền về việc thẩm tra tài liệu hết giá trị; + Quyết định của người có thẩm quyền cho phép tiêu hủy tài liệu hết giá trị; + Biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị; + Biên bản về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị; - Các tài liệu khác có liên quan: + Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại đơn vị có tài liệu hủy trong thời hạn ít nhất 20 năm kể từ ngày tài liệu được tiêu hủy. + Nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia - Thời hạn bảo quản:
  • 39. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 27 + Tài liệu hành chính, tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ, tài liệu xây dựng cơ bản: sau 10 năm kể từ năm tài liệu được giao nộp vào lưu trữ đơn vị; + Tài liệu phim, ảnh, phim điện ảnh, mi-crô-phim, tài liệu ghi âm, ghi hình, tài liệu khác: sau 2 năm kể từ năm tài liệu được giao nộp vào lưu trữ đơn vị; b). Dự thảo Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu: Phụ lục 24 c). Lập một phần bản Danh mục tài liệu hết giá trị và nêu lý do đề nghị tiêu hủy những tài liệu đó: Phụ lục 25 2.3. Nhận xét chung 2.3.1.Ưu điểm: - Tất cả các văn bản đi, đến của trường đều được tập trung vào bộ phận văn thư. Đội ngũ cán bộ văn thư có chuyên môn cao, nên việc soạn thảo, ban hành, quản lý và giải quyết văn bản đều được thực hiện đúng quy trình, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Nhà nước. - Các loại văn bản đi, đến đều được đăng ký vào sổ theo dõi văn bản và được lưu giữ trên máy vi tính giúp cho công tác phục vụ được nhanh chóng, kịp thời. - Việc quản lý con dấu rất chặc chẽ và sử dụng đúng mục đích, không có tình trạng đóng dấu chỉ khống. - Ngoài ra, được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo công tác văn thư được trang bị đầy đủ các loại trang thiết bị phụ vụ tốt cho công tác văn thư. Nhìn chung công tác văn thư đã thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và chuyển giao công văn kịp thời và không bị thất lạc. - Hàng năm Văn phòng đã phối hợp với phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Ban Giám hiệu cử cán bộ trong cơ quan đi tập huấn về công tác văn thư, công tác quản trị văn phòng nhằm thực hiện khác khâu nghiệp vụ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trường. - Những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, các Phòng ban đều lập hồ sơ trước khi nộp vào lưu trữ cơ quan. - Hồ sơ được lập để trong trang bìa theo đúng tiêu chuẩn ngành “Bìa hồ sơ” với mã số: TCN 01: 2002 của Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành vào ngày 01/5/2002.
  • 40. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 28 Tất cả các tài liệu lưu trữ đều được lưu tại kho lưu trữ của các Khoa, Phòng có hệ thống, giúp cho việc tra tìm được nhanh chóng, chính xác có hiệu quả phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tại trường. - Tài liệu của bộ phận nào thì được sắp xếp tại bộ phận đó, không có tình trạng tài liệu thất lạc từ Khoa này sang Khoa khác, từ Phòng này qua Phòng khác. - Hàng năm Văn phòng đã phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đã tham mưu cho Ban Giám hiệu cử cán bộ trong cơ quan đi tập huấn về công tác lưu trữ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và vi tính nhằm thực hiện khác khâu nghiệp vụ tốt hơn. - Thủ trưởng và cán bộ nhân viên trong cơ quan thường xuyên quán triệt công tác yêu cầu, nhiệm vụ bảo quản tuyệt đối an toàn tài liệu lưu trữ trong mọi hoàn cảnh và tình huống, thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh lưu trữ quốc gia. - Về cơ sở vật chất trường cũng đã quan tâm đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác lưu trữ tương đối đầy đủ và đồng bộ. Hồ sơ được lập để trong trang bìa theo đúng tiêu chuẩn ngành “Bìa hồ sơ” với mã số: TCN 01: 2002 của Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành vào ngày 01/5/2002. 2.3.2. Hạn chế: - Với khối lượng lớn công việc nên đôi khi việc giải quyết còn chậm trễ. - Khối lượng tài liệu chỉ được lưu giữ tại kho của văn phòng, trường không có kho lưu trữ cơ quan. - Thể thức văn bản và vị trí trình bày các thành phần chưa thật chuẩn với quy định của Nhà nước(canh lề, cở chữ, cách trình bày,…không đúng với Tiêu chuẩn). Còn một số văn bản thiếu phần trích yếu nội dung hoặc nơi nhận. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chưa xây dựng được kho lưu trữ tại cơ quan, nên công tác tổ chức sử dụng tài liệu cũng còn hạn chế. - Nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phục vụ trong công tác lưu trữ tại các bộ phận còn yếu, nên công tác lưu trữ còn lúng túng chưa thống nhất tại các Khoa, phòng ban
  • 41. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 29 III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM 3.1. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ - Để nâng cao vai trò của công tác văn thư tại cơ quan, nên lập ra một tổ chuyên về công tác văn thư. Mở lớp tập huấn tại cơ quan về công tác văn thư cho các cán bộ soạn thảo văn bản ở các Khoa, Phòng, Ban để đảm bảo về thể thức và cách trình bày văn bản theo đúng quy định, hạn chế những sai sót đến mức tối thiểu. - Trường nên có một khoa lưu trữ cơ quan dành cho khối tài liệu hành chính, để các phòng ban có thể giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan theo đúng quy định của nhà nước và giúp cho việc lưu giữ, bao quản và sử dụng tài liệu được thuận tiện. - Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa trong việc cải tạo mặt bằng, mở rộng phòng ốc và lập kho lưu trữ cơ quan để lưu trữ tài liệu được tốt hơn thống nhất về một mối. - Cần bổ sung thêm biên chế đối với công tác lưu trữ tại các Khoa, Phòng để hạn chế việc kiêm nhiệm nhằm phát huy hết khả năng làm việc của mỗi người và đảm bảo cho công tác lưu trữ thực hiện tốt. Mở lớp tập huấn tại cơ quan về công tác lưu trữ cho các cán bộ chuyên môn tại các Khoa, Phòng, Ban. - Công tác văn thư – lưu trữ tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cần được sự quan tâm của Ban Giám hiệu trường nhiều hơn nữa, để việc quản lý hồ sơ được chặt chẽ, cẩn thận …nên có một kho lưu trữ cơ quan dành cho khối lượng tài liệu hành chính còn tồn đọng tại các bộ phận. Ngoài ra, cần mở them lớp bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên làm công tác lưu trữ cũng như các nhân viên làm công tác liên quan như: bố trí cho đi học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, lớp bồi dưỡng kiến thức lưu trữ để người làm công tác lưu trữ nhanh chóng cập nhật những thông tin về công việc của mình nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, phục vụ lợi ích chung của trường. - Hàng năm nên tiến hành chỉnh lý tài liệu lưu trữ giúp cho việc phục vụ, tra tìm hồ sơ được nhanh chóng, chính xác, không phân tán tài liệu, giúp bổ sung tài liệu vào kho lưu trữ đầy đủ hơn.
  • 42. Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thế Tài SVTH: Nguyễn Đức Minh Trang 30 3.2. Kết luận - Trải qua nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội “phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Đại hội IV của Đảng). Để đạt được điều này, nền kinh tế Việt Nam cần phải phát triển ổn định. - Mục tiêu quan trọng là lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, kinh doanh. Sản xuất, kinh doanh có hiệu quả sẽ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ quan, doanh nghiệp. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã đứng vững và khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Công tác “Văn thư - Quản trị văn phòng” tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin giữa các khoa, phòng các đơn vị trực thuộc chuyển giao thông tin xuyên suốt trong qua trình hoạt động. Trong công tác Văn thư, việc tổ chức quản lý văn bản đi phải tuân theo thủ tục, nguyên tắc, quy định đã đề ra, bảo đảm tính chính xác, nhanh chóng và đáp ứng đầy đủ, hỗ trợ các đơn vị, cơ quan hữu quan biết tình hình được chuyển tải qua nội dung văn bản đề cập. Từ đó giúp cho cơ quan cấp trên đề ra kế hoạch chỉ đạo phù hợp cho các đơn vị thực hiện. Đồng thời giúp cho việc phối hợp của các đơn vị với nhau một cách có hệ thống khoa học và đạt hiệu quả thiết thực. - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống Lưu trữ tương đối hoàn chỉnh. Hồ sơ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, bảo quản tốt. Tài liệu chuyên môn được lưu trữ cả trong phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án, với mã số lưu trữ cho từng loại hồ sơ giúp cho việc tra tìm được nhanh chóng, kịp thời và chính xác. - Do thời gian thực tập không dài và khả năng của bản than còn hạn chế nên bài báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô và Ban lãnh đạo trường đóng góp ý kiến cho chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn.
  • 43. PHỤ LỤC 1 BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Số: /QĐ-ĐHYD QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế tạm thời về công tác Thi đua, Khen thưởng HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-BYT ngày 27/5/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 39/2012/NĐ- CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-Cp của Chính phủ; Theo đề nghị của Ông Trưởng Phòng Tổ chức – Cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời về công tác Thi đua, Khen thưởng của Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quy định của Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Các ông, bà trưởng phòng chức năng, khoa trưởng các khoa, giám đốc bệnh viện, trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ viên chức có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG - Như điều 3; PHÓ HIỆU TRƯỞNG - Lưu : VT. Lê Văn Chánh
  • 44. PHỤ LỤC 2 BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Số: /TCCB-ĐHYD V/v hướng dẫn xét các danh hiệu thi đua cho cá nhân, tập thể. Kính gửi: - Ban Chủ nhiệm các phòng, các khoa; - Trưởng đơn vị trực thuộc. Để đánh giá những đóng góp của cán bộ viên chức kịp thời động viên khen thưởng và phát huy truyền thống cho năm tới; Ban Giám hiệu đề nghị Ban Chủ nhiệm các phòng, các khoa và Trưởng các đơn vị trực thuộc chỉ đạo xét các danh hiệu thi đua cho tập thể và cá nhân như sau: 1. Viết báo cáo - Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại của cán bộ hàng năm. - Cá nhân viết bản thành tích khen thưởng ( nếu có). - Đơn vị viết báo cáo tổng hợp. 2. Tiến hành bình xét thi đua - Họp bình xét khen thưởng thành tích cuối năm với các hình thức khen thưởng và lập hồ sơ theo Quy chế tạm thời về công tác Thi đua, Khen thưởng. - Từ danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và tập thể lao động xuất sắc trở lên phải viết báo cáo thành tích. - Năm học 2013 – 2014 là năm đầu tiên thực hiện Quy chế về Công tác Thi đua, Khen thưởng nên có thể bình xét các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể chưa đăng ký thi đua. - Quy chế thạm thời về Công tác Thi đua, Khen thưởng Bản tự nhận xét đánh giá phân loại của cán bộ và các mẫu danh sách, bản khai thành tíhc đề nghị khen thưởng được đăng tải trên mạng nội bộ của Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Đề nghị các đơn vị lấy thông tin trên theo địa chỉ: www.yds.edu.vn. Sau khi hoàn thành, các đơn vị gửi hồ sơ về phòng Tổ chức Cán bộ từ ngày 15/8/2014 để tổng hợp và trình Hội đồng Thi đua Khen thưởng xét và báo cáo Bộ Y tế công nhận, chuẩn y Quyết định khen thưởng. Xin chân thành cảm ơn./. Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG - Như trên; PHÓ HIỆU TRƯỞNG - Lưu : VT. Lê Văn Chánh
  • 45. PHỤ LỤC 3 BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Số: /TB-ĐHYD THÔNG BÁO Về việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân khoá VIII; đạiđại biểu Hội đồng Nhân dân xã - thị trần nhiệm kỳ 2011 – 2016. Để chuẩn bị cho công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra thành công tốt đẹp, theo yêu cầu của UBND Phường 11 – Quận 5, Phòng Hành chính Tổng hợp thông báo các Khoa triển khai đến HSSV có nguyện vọng bầu cử tại điểm bầu cử Phường 11 – Quận 5 cần thực hiện các yêu cầu sau: Lãnh đạo các Khoa chịu trách nhiệm lập danh sách HSSV của Khoa có nguyện vọng đăng ký bầu cử tại điểm bầu cử Phường 11 – Quận 5.( theo mẫu đính kèm ) Danh sách HSSV tham gia bầu cử xin gửi về Phòng Hành chính Tổng hợp trước ngày 18/3/2011, để tổng hợp báo cáo Hội đồng bầu cử Phường 11 – Quận 5. Lưu ý: Những HSSV đã đăng ký bầu cử tại điểm bầu cử Ký Túc Xá Ngô Gia Tự thì không đăng ký trong danh sách này. Nhà trường khuyến khích HSSV nên bầu cử tại nơi mình đã đăng ký tạm trú, tạm vắng. Xin trân trọng cảm ơn. Nơi nhận: TL.HIỆU TRƯỞNG - Khoa Y, Khoa RHM; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG HCTH - Lưu: VT. . Nguyễn Phúc Hậu
  • 46. PHỤ LỤC 4 BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 BIÊN BẢN Vê việc cho mượn văn bản phục vụ công tác xác minh văn bằng, chứng chỉ Hôm nay, ngày 26 tháng 7 năm 2012, Phòng Hành chính Tổng hợp – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh giao bản chính văn bản của Trường Đại học Y Dược Tp. HCM cho ông: Vũ Thành Doanh – Trung úy – SQNV – Công An Đồng Nai để phục vụ công tác điều tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ, bao gồm các văn bản sau: Công văn số: 240/YD - LLTV Đại diện Công an Đồng Nai sẽ trao trả lại các văn bản trên cho Đại học Y Dược Tp. HCMsaukhihoànthành công tác điều tra, xác minh văn bằng chứng chỉ. BÊN GIAO BÊN NHẬN PHÓ TRƯỞNG PHÒNG HCTH Nguyễn Phúc Hậu Vũ Thành Doanh
  • 47. PHỤ LỤC 5 BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC Y DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 TỜ TRÌNH Về việc sửa chữa, mua sắm trang thiết bị Kính gửi: Ban Giám Hiệu Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Đội bảo vệ Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh nhiều năm qua đã có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ - đảm bảo an ninh trật tự của trường.Tuy nhiên hiện nay, cơ sở vật chất bao gồm: phòng làm việc của anh em bảo vệ sau thời gian dài sử dụng đã xuống cấp, các trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ nhiều năm liền chưa được sửa chữa, duy tu. Nhằm đảm bảo tốt cho việc triển khai các nhiệm vụ của nhà trường trong công tác bảo vệ trong thời gian tới, đội bảo vệ kính trình Ban Giám Hiệu xem xét, chấp thuận cho sửa chữa, mua sắm thêm các thiết bị sau: 1. Sửa chữa - Nhà bảo vệ - Phòng vệ sinh - Hồ nước 2. Mua mới - 01 tủ gỗ đựng trang thiết bị - 04 ghế ngồi Đội bảo vệ kính mong được sự quan tâm, chấp thuận của Ban Giám Hiệu. Trân trọng cảm ơn. DUYỆT BAN GIÁM HIỆU ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI BẢO VỆ