SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… .....7
4.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………......7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................7
5.1. Phương pháp luận………………………………………………………….........7
5.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………..........................................7
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp…………………………….............7
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu……………………………… ........................8
5.2.3. Các phương pháp khác……………………………………..........................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...................................................................8
7. Kết cấu luận văn ..........................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ..............10
1.1. Giảng viên các Trường đại học công lập................................................................10
1.1.1. Khái niệm giảng viên và giảng viên đại học công lập ....................................10
1.1.2. Vai trò của giảng viên đại học.........................................................................11
1.1.3. Tiêu chuẩn giảng viên đại học.........................................................................15
1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên đại học..............................................17
1.1.4.1. Nhiệm vụ của giảng viên đại học……………………..........................17
1.1.4.2. Quyền hạn của giảng viên đại học…………………………….. ..........18
1.2. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập...........20
ii
1.2.1. Khái niệm quản lý ...........................................................................................20
1.2.2. Quản lý nhà nước ............................................................................................21
1.2.3. QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập.....................22
1.2.3.1. Khái niệm ..............................................................................................22
1.2.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường đại học công lập……………………………………………..................23
1.2.2.3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại
học công lập………………………………………………………… ...............23
1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại
học công lập……………………………………… …….. ................................24
1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng
viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập........................................27
1.2.3.4.2. Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các
cơ sở giáo dục đại học công lập................................................................29
1.2.3.4.3. Về hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp
luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên......32
1.2.3.4.4. Về Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách
đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỉ luật.....................................................36
1.2.3.4.5. Về thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với
giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập..............................40
Tiểu kết chương 1..........................................................................................................41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG
Ở KHU VỰC MIỀN NAM .........................................................................................42
2.1. Tổng quan về các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền
Nam ...............................................................................................................................42
2.1.1. Về Bộ Xây dựng..............................................................................................42
2.1.2 Về các Trường đại học thuộc Bộ Xây dựng và các trường đại học thuộc Bộ
xây dựng ở khu vực Miền Nam.................................................................................43
iii
2.1.3 Tổng quan về giảng viên các trường Đại học thuộc Bộ Xây dựng..................44
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công
lập thuộc Bộ Xây dựng ở phía Nam..............................................................................46
2.2.1. Về bộ máy tổ chức...........................................................................................46
2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học
công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam .................................................47
2.2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên….47
2.2.2.2. Thực trạng về công tác tuyển dụng giảng viên………. ........................56
2.2.2.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên............65
2.2.2.4. Thực trạng về tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đại ngỗ
và chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ giảng viên………… ...............73
2.2.2.5. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với đội ngũ
giảng viên. .........................................................................................................81
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................86
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG
Ở KHU VỰC MIỀN NAM .........................................................................................87
3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo và đổi mới công
tác quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ....................87
3.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công
lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam ..............................................................90
3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng
viên ............................................................................................................................90
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ giảng
viên ............................................................................................................................92
3.2.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách bồi dưỡng, đào tạo, chế độ đãi ngộ và khen
thưởng đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập...............................98
3.2.4. Hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra và xư lý vi phạm kỷ luật ...........104
iv
3.2.5. Các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành
khác ở Trung ương ..................................................................................................106
3.2.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ………………………...........................106
3.2.5.2. Kiến nghị đối với Bộ giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ…….. ..............108
3.2.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Xây dựng………………….. .................109
Tiểu kết chương 3........................................................................................................110
KẾT LUẬN ................................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….113
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng: 2.1.3. Số lượng giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng.
Bảng 2.2.2.1 a. Số lượng giảng viên thuộc trường đại học Kiến trúc TP. HCM qua các năm
Bảng: 2.2.2.1 b. Số lượng giảng viên đại học Xây dựng Miền Tây từ năm giai đoạn
2010-2016
Bảng 2.2.2.2. Số lượng tuyển dụng giảng viên qua các năm của Trường đại học Kiến
trúc TP. HCM.
Bảng 2.2.2.3. Tình hình đào tạo trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ trường Đại học Kiến trúc TP.
HCM giai đoạn 2010-2015
Bảng 2.2.2.4: Hệ số lương cơ bản và phụ cấp ngành nghề đối với các ngạch giảng viên
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: 2.1.3: Cơ cấu học hàm, học vị và bằng cấp chuyên môn giảng viên các
trường đại học thuộc bộ Xây dựng – Tỷ lệ giảng viên sau đại học
Biểu đồ: 2.2.2.1 a. Về sự phát triển của đội ngũ giảng viên trường đại học Kiến trúc
TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2005-2016
Biều đồ: 2.2.2.1 b. Về sự phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học Xây dựng Miền
Tây, giai đoạn 2010-2016
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của các trường ĐH thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực
Miền Nam
Hình 2.2.2.2. Minh chứng việc công khai thông tin tuyển dụng của các trường đại học
công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sau 30 năm đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam chúng ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Những
thành quả đó là minh chứng cho các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như các
chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đi vào thực tiễn của đời sống xã hội, phù
hợp với quy luật phát triển, vận động chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Trong các thành tựu sau 30 năm đổi mới, ngành Giáo dục - Đào tạo đã có những
đóng góp hết sức quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡngvà phát triển
nhân tài cho đất nước. Phát huy thành quả này, Đảng và Nhà nước hết sức quan
tâm bằng việc nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn để xây dựng, ban hành các
chính sách, chiến lược về giáo dục, đào tạo, với mục tiêu là “Phấn đấu đến năm
2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”[74]
Để đưa nền giáo dục Việt Nam vươn lên tâm cao mới theo mục tiêu đã đề ra,
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ các thành tựu, hạn
chế, yếu kém và các nguyên nhân, cũng như đề ra các giải pháp căn cơ để thực hiện
thành công các mục tiêu đã đề ra. Về bất cập, yếu kém, chiến lược khẳng định
“Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ
và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi
đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật
và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung”; “Một bộ
phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục
trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng
bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại
học còn thấp”; “Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc
biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được
người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong
hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp
2
ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục”[45]. Lý giải cho những bất cập, hạn chế
nêu trên, trong nội dung của chiến lược này cũng đã nêu “Chưa nhận thức đúng vai
trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý
nhà nước về giáo dục”[45]
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm nhiều cấp, trong đó giáo
dục đại học là cấp cuối cùng và đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo dục đại
học có mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên
cứu khoa học công nghệ để tạo ra tri thức và sản phẩm mới. Bên cạnh đó, giáo
dục đại học là nơi giúp người học hoàn thiện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường lao động có
hàm lượng tri thức cao, đáp ứng các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục
vụ cho sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc
biệt là hội nhập về tri thức và khoa học. Để các trường đại học hoàn thành được
sứ mệnh cao cả này, đòi hỏi cần phải có các chiến lược quy hoạch, phát triển,
quản lý các trường đại học một cách cụ thể, trong đó, vai trò của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học là một trong
những yếu tố có vai trò quyết định quan trọng.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Bộ giáo dục
và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng và ban hành nhiều chính
sách đối với Giáo dục - Đào tạo nói chung và đội ngũ giảng viên các trường đại
học nói riêng. Đây là những căn cứ và là cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý
nhà nước cũng như các trường đại học thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà
nước đối với đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số bất cập,
hạn chế cần phải nghiên cứu để hoàn thiện và đưa vào áp dụng, nhằm hướng tới
hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ này. Từ đó
góp phần quan trọng chung để thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo
dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển
3
đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ
cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà
nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy
định của pháp luật [95]. Cũng như các bộ, ngành khác, Bộ Xây dựng cũng có
các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học. Đối với khu vực
Miền Nam hiện nay Bộ Xây dựng có 02 trường Đại học là đại học Kiến trúc TP.
Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. Các trường Đại học công lập
thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho Bộ và
nguồn nhân lực chung của đất nước. Việc quản lý nhà nước đối với các trường
đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam là hết sức cần thiết
và trong thời gian qua đã được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý
nhà nước đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực
phía Nam còn tồn tại nhiều bất cấp. Những quy định pháp lý về lĩnh vực này còn
chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra về đội ngũ giảng viên
các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng chưa được chú trọng và tiến
hành thường xuyên, các chế độ chính sách liên quan và mang tính đặc thù riêng
chưa có các văn bản quy định cụ thể.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với
đội ngũ giảng viên các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu
vực Miền Nam” làm luận văn thạc sỹ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và quản lý nhà
nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học là một vấn đề rất quan trọng, vì
vậy đã có nhiều công trình, ấn phẩm khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Có thể
kể đến các công trình nghiên cứu sau:
- Lê Thị Phương Nam, Hoàng Văn Lợi, “Thực trạng và giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010 - 2015”, Viện Nghiên
cứu Lập pháp. Công trình này đã làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ giảng
viên đại học giai đoạn 2010 - 2015, từ đó công trình nghiên cứu này đã để ra các
4
giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học. Phương pháp nghiên
cứu chính của công trình theo hướng khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên ở
các trường đại học xoay quanh các nội dung chính về chất lượng chuyên môn,
các kỹ năng cần có của giảng viên theo hướng đối chiếu với các tiêu chuẩn theo
quy định của các cơ quan quản lý nhà nước. Từ các khảo sát đó, tác giả đưa ra
các so sánh, nhận định và phân tích các nguyên nhân của thực trạng. Đối tượng
nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở một trong rất nhiều nội dung liên quan tới
đội ngũ giảng viên các trường đại học.
- Nguyễn Thị Thu Hương, “Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại
học - Thực trạng và giải pháp”. Công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng
đội ngũ giảng viên các trường đại học hiện nay”. Công trình nghiên cứu này đã
đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển cần đối, hài hòa về cơ cấu, số
lượng, trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần có của đội ngũ giảng viên các
trường đại học. Các giải pháp được đề xuất trên nhiều phương diện từ phương
diện thể chế, về tiêu chuẩn, chế độ chính sách.
- Trần Tuấn Duy, “Lý luận và thực trạng quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh”. Công trình này đã
nêu được căn căn cứ pháp lý, thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp để
thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên thuộc
Học viện cán bộ TP. Hồ Chí Minh.Với công trình này, tác giả chỉ mới tiếp cận ở
góc độ một bài báo khoa học, trên cơ sở khái quát các căn cứ pháp lý, thực tế tổ
chức hoạt động, cá khó khăn và thuận ợi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước đối với đối ngũ giảng viên thuộc học viện trong
bối cảnh Học viên các bộ thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thay đổi khi nâng
cấp từ một Trường cán bộ cấp tỉnh/thành phố lên cấp học viện.
- Lê Thị Nga (2015), “Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên
đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý hành chính công (MS: 603482). Công trình này đã nghiên cứu các
vấn đề lý luận, pháp lý, thực trạng và đề xuất một số biện pháp liên quan tới phát
5
triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên, công trình này, về mặt lý luận và cơ sở pháp lý, tác giả chỉ
dừng lại ở việc liệt kê, tổng hợp các quy định, các văn bản pháp lý liên quan tới đội
ngũ giảng viên nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng, đồng thời chưa
phân tích sâu các nguyên nhân, sự cần thiết phải ban hành các quy định để điều
chỉnh các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên. Hơn nữa, công trình
này chỉ mới nghiên cứu chuyên sâu về một mảng đó là “quản lý nhà nước về phát
triển đội ngũ giảng viên” mà chưa nghiên cứu tổng thể tất cả nội dung quản lý nhà
nước về đội ngũ giảng viên theo các quy định của pháp luật.
- Lê Thị Huyền Trang (2014), “Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng
viên các trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ thực tiễn đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)”.Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản
lý công (MS: 603482). Công trình này đã nghiên cứu các cơ sở lý luận, pháp lý
liên quan tới quản lý nhà nước đối vối đội ngũ giảng viên các trường đại học
công lập. Thực tế tổ chức, quản lý đối với đội ngũ giảng viên các trường thành
viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đề xuất các
giải pháp gắn với đặc thù là một đại học vùng, có chức năng, vị trí quan trọng
trong hệ thống các trường đại học trên toàn quốc nói chung và khu vực Miền
Nam nói riêng.
- Nguyễn Đức Toàn (2010), “Quản lý nhà nước đối với viên chức các cơ
sở giáo dục đại học công lập”. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu tổng thể
các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức ở các cơ sở giáo dục đại
học công lập. Trong đó, đội ngũ giảng viên là một bộ phận của viên chức nói
chung, do đó công trình chỉ đưa ra các nhận định chung, các giải pháp tổng thể
để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước ở đội ngũ này. Riêng đối với đội
ngũ giảng viên, tác giả chỉ mới khái quát, nêu ra các đặc thù cơ bản khác với đối
tượng là viên chức không làm công tác giảng dạy. Do vậy chưa có các giải pháp
cụ thể để hoàn thiện công tác tác quản lý nhà đối với đội ngũ giảng viên ở các cơ
sở giáo dục đại học công lập.
6
Hầu hết các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đều đã khẳng định
vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên các trường đại học và sự cần thiết phải
quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học. Tuy nhiên hiện nay
các công trình chủ yếu chỉ tiếp cận ở từng nội dung riêng lẻ trong tổng thể các
nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên như giải pháp phát triển, nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học; công tác tuyển dụng, đánh
giá giảng viên đại học…Hiện nay rất ít công trình nghiên cứu tổng thể liên quan
đến quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học. Riêng đối với
các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam thì chưa có công trình
nghiên cứu nào được công bố chính thức. Vì vậy việc lựa chọn đề tài của luận
văn là phù hợp và đảm bảo không có sự trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý
về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập.Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với giảng
viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc Bộ Xây
dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên đại học trường đại học công lập.
- Đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý nhà nước
đối với giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học
thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.
7
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu
vực Miền Nam (bao gồm: Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và
Trường đại học Xây dựng Miền Tây).
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về giáo dục, đào tạo làm cơ sở phương pháp luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như:
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu, tư
liệu từ các nguồn khác nhau đã có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của
Luận văn như: Các công trình nghiên cứu là luận án, luận văn; các Văn kiện của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Chính phủ, của Bộ giáo dục và Đào
tạo về giáo dục, quản lý giáo dục đại học, quản lý nhà nước đối với giảng viên
đại học; Các văn bản, quy định, kết luận thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng về hoạt động quản lý nhà nước đối với các
trường đại học công lập; Các tham luận, bài báo khoa học trong và ngoài nước
liên quan tới Luận văn. Đồng thời nghiên cứu, phân tích các chương trình, kế
8
hoạch, quy hoạch, đánh giá…đối với đội ngũ giảng viên của hai trường đại học
Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Xây dựng Miền Tây.Từ những phân tích tài liệu
thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc
nghiên cứu luận văn.Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những
luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để nắm bắt thêm các thông tin từ khách thể nghiên cứu, luận văn tiến
hành phỏng vấn sâu. Kết quả của phỏng vấn sâu là những ý kiến, nhận định,
kiến nghị của khách thể nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu bao gồm:
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng các Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn,
trưởng phòng Tổ chức nhân sự thuộc hai Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí
Minh và Xây dựng Miền Tây.
- Giảng viên cơ hữu các Trường thuộc phạm vi nghiên cứu
5.2.3. Các phương pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, luận văn
cũng sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu;
phương pháp tổng hợp,...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên các trường đại họccông lập.
- Nêu rõ thực trạng về quản lý nhà nước đối vớiđội ngũ giảng viên các
trường đai học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí
Minh và đại học Xây dựng Miền Tây.
- Từ thực trạng nêu ra, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý
nhà nước đối với đội ngũgiảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học
thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.
9
- Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi các trường đại học thuộc Bộ
Xây dựng ở Miền Nam, tuy nhiên đối với các Bộ khác cũng có thể áp dụng các
giải pháp, kiến nghị mà luận văn đưa ra nếu các Bộ này cũng quản lý các trường
đại học có đặc điểm như hai trường đại học là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí
Minh và đại học Xây dựng Miền Tây.
- Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về hoạt động
quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên đại học nói riêng
trong thời gian tới.
- Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cụ thể cho công tác
quản lý đội ngũ giảng viên trực tiếp tại hai trường trong phạm vi nghiên cứu.
7. Kết cấu luận văn
- Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục thì được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng
viên các trường đại học công lập.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng
viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học công lập
thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.
10
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1Giảng viên các Trường đại học công lập
1.1.1. Khái niệm giảng viên và giảng viên đại học công lập
Theo quy định của Chính phủ tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày
08/6/1994 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục vào đào tạo. Theo đó “Giảng
viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại
học, cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng
[47]. Như vậy, theo quy định tại Quyết định này, giảng viên trước hết là một
viên chức chuyên môn trong trường đại học, cao đẳng, có vị trí công việc là
giảng dạy và đào tạo tại trường học đó. Đây có thể được xem là văn bản quy
phạm pháp luật sớm nhất nêu rõ khái niệm về giảng viên đại học.
Theo quy định trong Luật giáo dục 2005 thì “Nhà giáo là người làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo
giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên [84]. Từ quy
định này có thể thấy rằng, giảng viên là những “nhà giáo”, làm nhiệm vụ giảng
dạy, giáo dục ở cơ sở giáo dục đại học.
Ngoài hai các quy định nói trên, giảng viên còn được đề cập ở Luật giáo
dục đại học, Điều lệ Trường đại học. Tuy nhiên, ở các văn bản này, giảng viên
chủ yếu được đề cập ở các nội dung như tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn, chế độ chính sách…mà không nói rõ khái niệm về giảng viên. Như vậy,
khái niệm giảng viên đại học được hiểu là những người trực tiếp làm công tác
giảng dạy, nghiên cứu ở một hoặc nhiều hơn một chuyên ngành ở các cơ sở đào
tạo ở bậc đại học, cao đẳng và được bổ nhiệm vào ngạch giảng viên.
11
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình trường đại học được thành lập và
tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm
tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành
viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp là đại học
và cao đẳng, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Hệ thống cơ sở giáo dục đại học có thể được phân theo nhiều cách khác
nhau [81]:
- Căn cứ vào tính chất sở hữu, các trường đại học được phân loại thành:
đại học công lập, đại học tư thục và đại học có vốn đầu tư nước ngoài
- Căn cứ theo loại hình đào tạo, các trường đại học được phân loại thành:
đại học truyền thống, đại học mở.
- Căn cứ vào vùng, lãnh thổ, các trường đại học được phân loại thành: Đại
học quốc tế, quốc gia, đại học vùng, đại học địa phương.
- Căn cứ vào lĩnh vực đào tạo, các trường đại học được phân loại thành:
Đại học đa ngành, đại học đơn ngành.
Các trường đại học công lập được thành lập theo quy định của pháp luật
và là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục. Theo đó giảng viên
giảng dạy tại các cơ sở đại học công lập được hiểu là giảng viên đại học công
lập. Giảng viên đại học công lập khác với giảng viên đại học ngoài công lập là:
ngoài việc chịu sự điều chỉnh sự điều chỉnh của các quy định pháp luật như Luật
giáo dục, Luật giáo dục đại học, Điều lệ Trường đại học như nhau thì giảng viên
đại học công lập là viên chức, chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức 2010.
1.1.2. Vai trò của giảng viên đại học
Từ xa xưa, vai trò của người giáo viên đã được xã hội nhìn nhận là hết sức
quan trọng. Cách đây hơn 200 năm, người thầy đầu tiên của đất Nam Bộ - Võ
Trường Toản đã nói đến vai trò và đóng góp của những người làm nghề giáo, đó
là đạo lý “Lương sư, hưng quốc”, nghĩa là quốc gia có những người thầy giỏi và
có một nền giáo dục tốt, thì sẽ hưng thịnh. "Lương sư, hưng quốc" vừa nhắc nhở
12
trọng trách, vừa ngợi ca những người thầy vừa có tầm, vừa có tâm và có đạo
hạnh. Giảng viên là đội ngũ tri thức có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì thế, trên Bia đề danh Tiến sỹ năm
1484 (ghi lại khoa thi năm 1442) tại Văn miếu Quốc Tử Giám khẳng định rằng
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên
cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”.
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, vai trò của người giáo
viên nói chung và giảng viên đại học nói riêng tiếp tục được khẳng định và giữ
nguyên giá trị vốn có từ xưa. Giảng viên đại học là yếu tố quyết định quan trọng
đối với chất lượng đào tạo, là lực lượng tham gia trực tiếp vào quà trình đào tạo,
quyết định đến chất lượng đầu ra của sinh viên - những sản phẩm của quá trình
đào tạo sẻ trực tiếp tham gia vào thị trường lao động, tạo ra các giá trị và sản
phẩm lao động mang hàm lượng tri thức cao, trực tiếp đóng góp vào quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Chất lượng, sản phẩm của quá trình đào tạo (những sinh viên tốt nghiệp ra
trường) không chỉ dừng lại ở việc có kiến thức chuyên môn vững vàng mà đòi
hỏi sinh viên phải có các kỹ năng nghề ngiệp, xã hội tốt, cũng như phải có thái
độ tích cực trong ngành nghề và đời sống xã hội. Để sinh viên hội tụ đủ các yếu
tố này, vai trò của giảng viên vì thế càng quan trọng hơn để cùng với nhà trường
hoàn thành sứ mệnh đào tạo, cùng cả nước nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, từ đó đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục
đại học nói riêng hiện nay.
Về cơ bản, trong các cơ sở giáo dục đại học, giảng viên đảm nhận hai vai
trò chính như sau:
- Thứ nhất là vai trò đào tạo:
Vai trò về đào tạo của giảng viên trong trường đại học thể hiện qua việc
giảng viên tuyền tải các kiến thức qua thời gian nghiên cứu, học tập, tích lũy kinh
nghiệm có được tới sinh viên của mình. Từ đó trang bị cho sinh viên các kiến thức
13
cần thiết phục vụ cho việc lĩnh hội tri thức, chuẩn bị cho hành trang tham gia vào
thị trường lao động. Trong xu hướng phát triển chung hiện nay, các trường đại học
hầu hết đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo
tín chỉ. Chính hình thức đào tạo mới cũng đã làm “chuyển dịch” vai trò của người
giảng viên đại học so với trước đây. Theo đó, giảng viên đại học không chỉ đơn
thuần là người truyền tải tri thức theo hướng thụ động một chiều, mà còn là người
gợi mở, hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức mới bằng con
đường ngắn nhất, đồng thời cùng sinh viên giải quyết các vấn đề không chỉ thuộc
lĩnh vực khoa học, chuyên môn ngành nghề, mà còn cùng sinh viên giải quyết các
vấn đềđặt ra trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội. Do vậy, giảng viên chính là
ngườiđào tạo, cũng là ngườiđịnh hướng cho sinh viên tính tự chủ gắn với trách
nhiệm xã hội trong quá trìnhđào tạo và hoàn thiện bản than.
Để đào tạo ra các lớp sinh viên “vừa chuyên vừa hồng” theo kịp xu hướng
hội nhập và phát triển trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi người giảng viên
cũng không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Do vậy, đòi hỏi tinh
thần tự học tập, nghiên cứu để không bị lạc hậu của người giảng viên cũng rất
cao. Đây được gọi là quá trình đào tạo và tự đào tạo. Chính quá trình này của
người giảng viên đã phục vụ trở lại cho hoạt động đào tạo mang tính liên tục và
phát triển không ngừng.
- Thứ hai là chức năng nghiên cứu khoa học:
Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao, đáp ứng các yêu cầu xã hội, mà còn là trung tâm nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao khoa học và công nghệ. Nghiên cứu khoa học ở trường đại học có
một vai trò hết sức quan trọng. Nó là một trong hai trụ cột chính để một trường
đại học có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt trong xu hướng bùng nổ công nghệ
và khoa học như hiện nay.
Nghiên cứu khoa học có tác động trực tiếp đến quá trình tự đào tạo và
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp của người
giảng viên. Chính những công trình, đề tài nghiên cứu khoa họcsẽ trở thành
14
nguồn tri thức mới, là cơ sở cho công tác giảng dạy, truyền tải kiến thức mang
tính lý thuyết, khoa học và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên.
Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam chúng ta phần nhiều cũng là đội
ngũ giảng viên ở các trường đại học. Và như thế, giảng viên vừa là nhà giáo
(thực hiện công tác đào tạo, giảng dạy), vừa là nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Thực tế đã chứng minh rằng, chính nhờ có đội ngũ giảng viên ở các
trường đại học mà chúng ta đã có có các công trình nghiên cứu khoa học quan
trọng, ứng dụng thực tế vào sự phát triển của kinh tế, xã hội, mang lại các giá trị
lợi ích thiết thực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.
Như vậy, nhiệm vụ của giảng viên về cơ bản là thực hiện công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ này song hành, bổ trợ và có mối quan hệ
hữu cơ với nhau. Nghiên cứu khoa học hướng tới mục tiêu tìm kiếm tri thức
mới, tư đó hỗ trợ cho công tác giảng dạy, truyền đạt tri thức, giảng dạy lại cho
sinh viên. Qua công tác giảng dạy, người giảng viên tiếp tục phát hiện ra các vấn
đề mới, từ đó đi tìm các giải pháp, câu trả lời thông qua nghiên cứu khoa học.
Ngoài hai nhiệm vụ cơ bản nói trên, trong môi trường đại học, vai trò của
người giảng viên còn thực hiện ở các nhiệm vụ điều hành, quản lý ở các cấp, các
tổ chức trong Nhà trường (Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh
niên, Ban chủ nhiệm các Khoa, Trưởng bộ môn). Vài trò này cũng thật sự quan
trọng, bởi lẽ giảng viên tham gia công tác quản lý phải thực sự là những người
có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đặc biệt là có khả
năng điều hành, quản lý, xây dựng các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát
triển, đảm bảo sự vận hành củađơn vị, tổ chức. Và quan trọng hơn, đội ngũ
giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý là những người cùng tham gia quyết
định và trực tiếp triển khai thực hiện chiến lược phát triển củađơn vị, tổ chức
trong trường. Từ đó góp phần thực hiện thành công các mục tiêu ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn của nhà trường. Tuy nhiên đội ngũ giảng viên làm công tác kiêm
nhiệm quản lý chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số giảng viên của một trường
đại học.
15
Giảng viên ngoài vai trò là một nhà sư phạm, nhà nghiên cứu khoa học,
nhà quản lý thì con là một nhà chuyên gia trong lĩnh vực mình công tác, giảng
dạy chuyên môn của mình. Tính chuyên gia của giảng viên thể hiện qua việc là
người trực tiếp tham gia thực tế vào ngành nghề của mình ở ngoài xã hội (hành
nghề), đóng góp sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để phát triển một lĩnh vực,
ngành nghề nhất định. Đặc biệt, giảng viên với vai trò chuyên gia của mình, có
thể tham gia tư vấn, hiến kế cho các cơ quan, tổ chức thông qua các tham luận,
báo cáo khoa học…giúp các cơ quan, tổ chức hoàn thiện một chủ trương, chính
sách nhất định để thực hiện rộng rãi vào đời sống xã hội.
Tóm lại, giảng viên đại học luôn có vai trò quan trọng trong các trường đại
học, trong hệ thống giáo dục của đất nướcở mọi thời đại. Và quan trọng hơn hết đó
là “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [84].
1.1.3. Tiêu chuẩn giảng viên đại học
Nhà giáo luôn được xem là một nghề cao quý, là nghề vun đắp, xây dựng,
nuôi dưỡng các ước mơ, hoài bão, mang tới sự phát triển theo hướng hoàn thiện
về nhân cách, trí tuệ và năng lực của con người. Tạo ra các giá trị tốt đẹp làm
nền tảng cho một tương lai tươi sáng. Thành ngữ có câu “Muốn làm thầy phải
dày sự học’’, và là nghề được xã hội tôn quý, do đó để trở thành giảng viên đại
học thì bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn nhất định tối thiểu cần phải có.
Để đảm bảo sự thống nhất, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản
lý giảng viên các trường đại học, Nhà nước đã ban hành các quy định về giảng viên
nói chung và tiêu chuẩn giảng viên nói riêng. Theo đó hiện nay tiêu chuẩn giảng
viên được quy định cụ thể trong Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học. Bên cạnh
đó, tiêu chuẩn giảng viên còn được quy định trong Điều lệ Trường đại học, cụ thể
các tiêu chuẩn của giảng viên được quy định như sau [46].
- Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ đạt chuẩn được đào tạo về
chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân
rõ ràng
16
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm đối với nhà giáo giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sỹ trở
lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng
tiến sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luậnán tiến sĩ.
- Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có
phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về
chuyên môn nghiệp vụ quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 77, của Luật giáo dục.
Tiêu chuẩn giảng viên đại học được bổ sung thêm các nội dung trong Luật
giáo dục đại học, bao gồm [81]
- Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là
thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệtở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
- Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ưu tiên tuyển dụng người có trình độ
thạc sĩ trở lên.
Qua các văn bản quy định nói trên, tác giả luận văn nhận thấy rằng, về cơ
bản tiêu chuẩn giảng viên đại học bao gồm các nhóm sau; nhóm bằng cấp
chuyên môn (phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có học vị thạc sĩ); nhóm
kỹ năng, nghiệp vụ (có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tâm lý dạy
học); nhóm nhân thân (có lý lịch bản thân rõ ràng, có phẩm chất chính trị tôt,
đạo đức lối sống trong sáng, có sức khỏe phù hợp với ngành nghề ).
Để cụ thể hóa về tiêu chuẩn giảng viên, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp
với Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV
về tiêu chuẩn giảng viên đại học. Tại thông tư này, các tiêu chuẩn của giảng viên
đại học đã cụ thể hóa một cách đầy đủ, chi tiết, được phân định rõ ràng cho các
chức danh giảng viên. Theo đó chức danh giảng viên gồm có: [4]
Giảng viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.07.01.01
Giảng viên chính (hạng II) Mã số: V.07.01.02
Giảng viên (hạng III) Mã số: V.07.01.03
17
Tóm lại, giảng viên đại học phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tiêu
chuẩn tối thiểu cần phải đạt được theo quy định của các Luật liên quan. Những
tiêu chuẩn này là cơ sở cho các cơ sở giáo dục đại học tuyển dụng giảng viên
ban đầu, đồng thời là cơ sở cho việc giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý
được đội ngũ giảng viên về chất lượng, để đảm bảo cho việc duy trì và nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo của cơ sở giáo dục nói riêng và chất lượng giáo
dục đại học nói chung.
1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên
1.1.4.1. Nhiệm vụ của giảng viên
Giảng viên là nhà giáo, do vậy nhiệm vụ của giảng viên trước hết là
nhiệm vụ của một nhà giáo. Tại Điều 72 Luật giáo dục 2005 quy định nhiệm vụ
của nhà giáo như sau: [84]
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ
và có chất lượng chương trình giáo dục;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
Điều lệ nhà trường;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách
của người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu
gương tốt cho người học.
Theo Điều 55 Luật giáo dục đại học, giảng viên có thêm các nhiệm vụ
sau: [81]
- Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có
chất lượng chương trình đào tạo;
- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ,
bảo đảm chất lượng đào tạo.
18
- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên;
- Tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ
các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác
Đảng, đoàn thể và công tác khác.
Theo Điều 45, Điều lệ Trường đại học, giảng viên còn có thêm các nhiệm
vụ sau: [46]
- Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường;
- Thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
Để cụ thể hóa chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên, ngày 13
tháng 12 năm 2014, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 47/2014/TT-
BGDĐT về việc “Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên”. Thông tư này
quy định cụ thể về chế độ làm việc đối với giảng viên, bao gồm: nhiệm vụ của
các chức danh giảng viên; quy định về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
1.1.4.2. Quyền của giảng viên
Để đảm bảo quyền lợi của giảng viên, song song với việc quy định về
nhiệm vụ của giảng viên, quyền lợi của giảng viên cũng được quy định cụ thể,
rõ ràng trong các văn bản luật. Đây là cơ sở để đảm bảo các quyền giảng viên
được thực hiện trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời để giảng viên thấyđược với
quyền lợi mà bản thân mình có được thì trách nhiệm, nghĩa vụ phải tương xứng
để hoàn thành các yêu cầu mà cơ quan, đơn vị mình đặt ra trong vai trò, vị trí là
giảng viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục. Quyền lợi của giảng viên được pháp
luật quy định như sau:
19
Theo điều 73, Luật giáo dục, giảng viên có quyền [84]
- Được giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo;
- Được đào tạo nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở
giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học;
- Được bảo vệ phẩm chất, danh dự;
- Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo điều 55, Luật giáo dục Đại học, giảng viên có quyền thêm các quyền
khác ngoài các quyền quy định trong Luật giáo dục, bao gồm [81]:
- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng Nhà giáo
nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 46, Điều lệ Trường đại học, giảng viên được bổ sung các quyền sau:
- Được bảo đảm về mặt tổ chức và vật chất kỹ thuật cho các hoạt động
nghề nghiệp; được sử dụng các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công
nghệ và dịch vụ công cộng của nhà trường;
- Được quyền lựa chọn giáo trình, tài liệu tham khảo, phương pháp và
phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, bảo đảm nội dung chương
trình, chất lượng và hiệu quả của hoạt độngđào tạo, khoa học và công nghệ;
- Được tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học trong và ngoài nước theo
quy định để công bố các công trình khoa học, giáo dục.
Về cơ bản, quyền của giảng viên đã được cụ thể hóa đầy đủ, đa phần các
quy định ở các văn bản khác nhau cũng đều nêu rõ các quyền của người viên
chức trong cơ sở sự nghiệp công lập. Trong đó đảm bảo quyền về hoạt động
nghề nghiệp; quyền về tiền lương và các chế độ liên quan; quyền về nghỉ ngơi;
quyền về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định; quyền về
khen thưởng, tôn vinh trong nghề nghiệp, chuyên môn mà cá nhân cùng tập thể
đơn vị đạt được.
20
1.2. Quản lý nhà nước đối với giảng viên các Trường đại học công lập.
1.2.1. Khái niệm quản lý.
Trên thế giới, thuật ngữ quản lý được các nhà khoa học, các nhà quản lý
đưa ra với nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau như:
Theo H. Koontz: Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự
phối hợp nỗ lực giữa các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm hay tổ chức.
Mục tiêu quản lý là hình thành một môi trường, trong đó con người có thể đạt
được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất với sự bất mãn cá nhân
ít nhất.
Theo F.W Taylor: Quản lý là biết chính xác người khác làm và sau đó
thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất với giá rẻ nhất.
Ở Việt Nam chúng ta, khái niệm quản lý cũng được các nhà khoa học, các
tổ chức khác nhau đưa ra với các khái niệm khác nhau như:
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động
của một số đơn vị, một cơ quan” [94]
Theo giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục
và đào tạo thì “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành
vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật
khách quan” [92]
Theo PGS-TS Nguyễn Cửu Việt, “Quản lý” là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học định nghĩa
về quản lý dưới giác độ riêng của mình. Nhưng quan điểm chung nhất về quản
lý là do điều khiển học đưa ra. Theo đó, quản lý là sự tác động định hướng bất
kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp
với những quy luật nhất định. Là tác động định hướng nên có các yếu tố cầu
thành là: chủ thể là nơi phát sinh tác động quản lý, khách thể là cái mà tác động
quản lý hướng tới - đó là hành vi của đối tượng bị quản lý và mục đích quản lý
21
là cái đích mà chủ thể hướng tới khi thực hiện sự tác động quản lý. Quan niệm
này không những phù hợp với quá trình tự điều khiển của máy móc tự động hóa,
mà cả với động vật, với xã hội loài người, tức là quản lý xã hội. [92]
Từ nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau như trên, chúng ta có thể khái quát về
quản lý như sau: Quan lý là quá trình điều hành, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ, đôn đốc,
kiểm tra (gọi chung là tác động) của chủ thể quản lý đối với các hoạt động, hành vi của
đối tượng và khách thể quản lý nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu đề ra trong một
thời gian nhất định với các chi phí tối thiểu về sức lao động và tài chính.
1.2.2. Quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các nhà nước trên
thế giới.Đó là quá trình các cơ quan quyền lực nhà nước dùng hệ thống pháp
luật của mình để thực hiện quá trình quản lý, tổ chức và vận hành các mặt của
đời sống xã hội.
Cũng giống như khái niệm “quản lý”, quản lý nhà nước cũng có nhiều
khái niệm và cách hiểu khác nhau:
Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục
và đào tạo: “Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền
lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước
có trách nhiệm quản lí công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà
nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công
quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và
điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân [93].
Theo sách “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam”: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người do hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật pháp nhà nước.
Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp
và tư pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước” [87].
22
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ mọi
hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước,
nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước [92]. Theo nghĩa hẹp,
quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động hành pháp - một trong ba loại hoạt
động cơ bản của nhà nước, tức là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều
hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó. Do đó, quản lý nhà nước theo nghĩa
rộng bao hàm cả quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Cách hiểu này của khái niệm
“quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp” chính là nghĩa vốn có của thuật ngữ “quản lý
nhà nước” trong khoa học luật hành chính xã hội chủ nghĩa cũng như ở Việt
Nam từ trước đến nay[92]. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chủ
yếu là toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý
nhà nước còn được hiểu là “sự biểu hiện khả năng mà xã hội có thể sử dụng để
tổ chức và điều chỉnh cuộc sống của mình” [89].
Như vậy, từ một số khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, quản lý
nhà nước là sự tác động, điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và toàn bộ hành
vi xã hội của các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cá nhân được nhà nước ủy
quyền bằng hệ thống pháp luật để thực thi quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo
sự vận hành mang tính ổn định và phát triển của toàn xã hội.
1.2.3. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học
công lập
1.2.3.1. Khái niệm:
Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập
là sự tác động, điều chỉnh của các cơ quan quản lý nhà nước lên các hoạt động
của đội ngũ giảng viên làm việc tại các trường đại học thông qua hệ thống pháp
luật quy định về các quyền, nghĩa vụ, các chế độ chính sách liên quan nhằm đảm
bảo sự phát triển ổn định của đội ngũ giảng viên nhằm phục vụ tốt nhất cho sự
nghiệp giáo dục và đào tạo.
23
1.2.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên các trường đại học công lập.
Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên
đại học nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng. Đó là cơ sở để đảm bảo thực
hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật, chiến lược
của Nhà nước về giáo dục, giáo dục đại học và đội ngũ những người làm công tác
giáo dục (bao gồm cả cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, giảng dạy, nghiên
cứu). Chính các cơ sở pháp lý, nội dung, phương thức, công cụ quản lý sẽ quyết
định đến hiệu lực, hiệu quảcủa quá trình quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng
viên các trường đại học. Do đó, quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập là hết sức cần thiết trong bất kỳ mọi hoàn cảnh, đặc biệt là
trong giai đoạn nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với
mục tiêu trở thành một nước công nghiệp, hiện đại vào năm 2020.
Với xu hướng hội nhập quốc tế và trình độ phát triển tri thức nhân loại
ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay, giáo dục và đào tạo có một vai trò hết
sức quan trọng nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài,
phát triển khoa học, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cao của quá trình hội nhập. Do
vậy quản lý nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo sự hài hòa, hợp lý về số
lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, từ đó đảm
bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành giáo dục mà Đảng và Nhà
nước đã giao phó.
1.2.3.3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập
Đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước thành lập, chịu
sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Và giảng
viên các trường đại học công lập là viên chức, theo đó quản lý nhà nước đối với
giảng viên đại học công lập trước hết là quản lý viên chức theo quy định của Luật
Viên chức. Theo quy định của luật này, các cơ quan quản lý nhà nước đối với viên
chức nói chung và giảng viên đại học công lập nói riêng bao gồm: [86]
24
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức.
- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà
nước về viên chức.
- Các cơ quan ngang bộ trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức.
- Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức.
Ngoài ra, tại Điều 48, Luật viên chức cũng quy định: Đơn vị sự nghiệp
công lập được giao quyền tự chủ cũng như chưa được giao quyền tự chủ thực
hiện các nội dung vềquản lý viên chức theo quy định.
Theo các nội dung nêu trên, giảng viên đại học chịu sự quản lý nhà nước
của nhiều cơ quan khác nhau trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật viên
chức và các luật và văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định.
1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập
Giảng viên đại học với tư cách là viên chức nhà nước, do vậy nội dung
quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học trước hết chính là nội dung
quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm chính trước Chính phủ, theo đó Bộ Nội vụ được quy
định có các nhiệm vụ, quyền hạn sau về quản lý nhà nước đối với viên chức. [86]
- Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành các vă bản quy phạm pháp luật về viên chức;
- Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch
phát triển độingũ viên chức trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ
thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;
25
- Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ
sơ viên chức, phát triển và vận hành cơ sở dự liệu quốc gia về viên chức;
- Thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về viên chức;
- Hàng năm báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.
Theo Điều 44, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012,
quy định về nội dung quản lý viên chức như sau [56]:
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức;
- Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí
việc làm, cơ cấu viên chứctheo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức
làm việc tương ứng;
- Tổ chức thực hiên việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân
công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.
- Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.
- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với
viên chức.
- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
- Giải quyết thôi việc và chế độ nghỉ hưu đối với viên chức.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý viên chức.
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định pháp luật về viên chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Hiện tại, chưa có một văn bản riêng nào quy định nội dung quản lý nhà
nước đối với đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học
công lập nói riêng. Tuy nhiên giảng viên là một trong những đối tượng điều
chỉnh của Luật giao dục đại học, nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ
giảng viên đại học một phần đồng thời là nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
26
đại học. Theo Điều 68, Luật giáo dục đại học năm 2012, thì nội dung quản lý
nhà nước về giáo dụcđại học bao gồm [81]
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục đại học.
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
đại học.
- Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu
của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật
chất và thiết bị cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành
giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp bằng, chứng chỉ.
- Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại
học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu
tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất
lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục
đại học.
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học.
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục đại học.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học.
- Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối
với sự nghiệp giáo dục đại học.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
27
Từ các nội dung quản lý nhà nước về viên chức cũng như nội dung quản
lý nhà nước về giáo dụcđại học, ta có thể nhận thấy nội dung quản lý nhà nước
về đội ngũ giảng viên báo gồm các nội dung chính như sau:
(1) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập.
(2) Quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập.
(3) Hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về
tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.
(4) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ,
chế độ khen thưởng và kỷ luật.
(5) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên
trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội
ngũ giảng viên trong các trường đại học công lập.
Đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học công lập
nói riêng được điều chỉnh, quy định trong nhiều văn bản khác nhau, từ các Luật,
Pháp lệnh của Quốc Hội đến các Nghị định, Quyết định của Chính phủ; Quyết định
của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ
giáo dục - Đào tạo và các Bộ liên quan. Hầu hếtở tất cả các nội dung quản lý nhà
nước về đội ngũ giảng viên đều có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung hết sức quan
trọng trong quá trình điều hành và quản lý xã hội. Thể hiện tính chấp hành và
điều hành về mặt quản lý nhà nước đối với giảng viên nói chung và giảng viên
các trường đại học công lập nói riêng. Trước đây, khi chưa có Luật Viên chức,
giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được điều chỉnh, quy định
trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4
28
năm 2003. Theo đó, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hóa
về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng
viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được thực hiện theo quy định
này.Để cụ thể và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng, đầy đủ các nội
dung trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ
Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập giáo dục và đào tạo.
Trước yêu cầu của đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về đội ngũ
viên chức, năm 2010, Quốc Hội ban hành Luật Viên chức số 58/2010/QH12.
Với việc ra đời của Luật này, đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng được quy định một cách đầy đủ,
chi tiết. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đầy đủ và cao nhất để các cơ
quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, trong
đó có đội ngũ giảng viên.
Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn (đặc
biệt là Điều lệ Trường đại học theo Quyết định số 70/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12
năm 2014) thực hiện sau đó thêm một bước quan trọng quy định riêng đối với
đội ngũ giảng viên, trong đó có giảng viên các trường đại học đã tạo điều kiện
thuận lợi để việc quản lý giảng viên có thêm các cơ sở pháp lý. Nghị quyết số
29, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp theo Luật giáo dục, ngày 24
tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2013/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Việc ra
đời các văn bản quy phạm này đã tạo thêm các hành lang pháp lý căn bản, vững
29
chắc cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Cụ thể thêm
một bước các nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng
viên các trường đại học, trong đó có giảng viên các trường đại học công lập.
1.2.3.4.2. Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên
trong các trường đại học công lập.
Quy hoạch là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo
nguồn và xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học công lập. Làm tốt
công tác quy hoạch, không những duy trì được số lượng và chất lượng đội
ngũgiảng viên hiện tại mà còn thu hút được đội ngũ giảng viên có trình độ
chuyên môn cao từ những nơi khác đến cho sự phát triển trong tương lai. Bên
cạnh đó, công tác quy hoạch, kế hoạch có thể giúp cho lãnh đạo trường lường
trước được những vấn đề nảy sinh do dư thừa hay thiếu hụt nguồn nhân lực ở
các giai đoạn khác nhau, tạo ra tính chủ động và hiệu quả cao cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao
chất lượng quản lý, chuyên môn ngành nghề giảng dạy, nghiên cứu. Từ đó nâng
cao chất lượng dạy và học trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế mà các trường đều hướng tới.
Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên các
trường đại học công lập hiện nay phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối
về số lượng theo ngành nghề đào tạo, bám sát các yêu cầu chung của đất nước
về chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực ngành giáo dục
nói riêng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước đã chỉ rõ: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán
bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp
ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [3]. Ngày 22 tháng 7 năm 2011, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Quyết định này đã nêu
rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực
30
các ngành, lĩnh vực, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đội
ngũ giáo viên ở các cấp. Cũng tại quyết định này nêu rõ “ Các Bộ, Ngành tổ
chức triển khai xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của mình
phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và yêu cầu phát triển của
ngành:”[45]. Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 12 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020. Quyết định này đã nêu ra
các bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời khẳng định tầm quan
trọng của quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viênđó là “việc quy hoạch nhân lực
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục là một nhiệm vụ cấp
thiết, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, thực hiện
thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 của đất
nước ”. [18]
Nhìn chung, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như Quyết định
của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo nêu trên chủ yếu là quy hoạch về số
lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức và viên chức cũng như giảng
viên đại học. Tại hai quyết định này chưa nêu vấn đề về quy định liên quan đến
quy hoạch cán bộ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp, trong đó có cán bộ lý giáo
dục giáo dục ở các cấp (Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn…). Nội
dung này được quy định và hướng dẫn thực hiện hàng năm, có sự thay đổi, điều
chỉnh, bổ sung ở các văn bản khác trên cơ sở Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày
30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày
05 tháng 11 năm 2012 về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
theo tinh thần nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ chính trị (khóa
IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 củaBộ Chính trị (khóa XI).Cụ thể,
gần nhất là Hướng dẫn số 139-HD/BCSĐ ngày 19/09/2014 của Ban Cán sự
Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản hướng dẫn này
đã giúp cho các cơ sở giáo dục đại học công lập về:thống nhất nhận thức chung
31
về quy hoạch; thẩm quyền và đối tượng quy hoạch; tiêu chuẩn quy hoạch; thời
gian quy hoạch...Và các căn cứ, hướng dẫn của Bộ chính trị, Ban tổ chức Trung
ương Đảng cũng là cơ sở cho các Bộ, ngành khác thực hiện các hướng dẫn quy
hoạch cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Trong chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020, Ban hành kèm theo
Quyết định số711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ cũng là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý liên
quan cũng như các trường đại học công lập thực hiện chiến lược phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó một nhiệm vụ quan trọng liên
quan tới phát triển chất lượng đội ngũ hết sức quan trọng là “Thực hiện đề án
đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng với
phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2020 có 25% giảng
viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ” [45]
Để cụ thể hơn và giúp các trường đại học định hướng xây dựng đội ngũ
giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2015 Quy định về tiêu
chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
Nghị định này nêu rõ các tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại họctheo ba định hướng:
nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.
- Đối với trường định hướng nghiện cứu: Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu
viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 30% tổng số giảng viên, nghiên
cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; đối với các ngành, chuyên ngành
đào tạo theo định hướng nghiên cứu, tỷ lệ này không thấp hơn 50%; [70]
- Đối với trường định hướng ứng dụng: Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên
cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 15% tổng số giảng viên, nghiên cứu
viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học [70]
Với các quy định này, các trường đại học sẽ thuận lợi hơn cho công tác
phát triển đội ngũ, đặc biệt là chuẩn hóa đội ngũ có trình độ đào tạo Tiến sĩ.
32
1.2.3.4.3. Về hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy
định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.
Với bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào, việc bổ sung đội ngũ nhân sự, quản lý,
sử dụng, đào tạo cũng như bồi dưỡng để phát triển là điều hết sức quan trọng.
Với trường đại học, các nội dung này càng quan trọng hơn khi mà chất lượng
viên chức (trong đó có giảng viên) không chỉ quyết định đến uy tín, chất lượng
đào tạo, sự phát triển của nhà trường mà còn quyết định đến chất lượng nguồn
lực lao động của toàn xã hội (bởi đại học là nơi đào tạo lao động chất lượng cao
cho xã hội, từ đó quyết định một phần năng suất, chất lượng lao động của toàn
xã hội). Do đó việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
luôn được chú trọng thực hiện mang tính thường xuyên, liên tục.
Tuyển dụng được hiểu là việc thu hút những người lao động có trình độ từ
lực lưỡng lao động trong xã hội. Là quá trình đánh giá các ứng viên ở nhiều khía
cạnh khác nhau dựa trên các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, nhằm tìm ra ứng viên
phù hợp nhất theo như mong muốn của nhà tuyển dụng. Việc tuyển dụng ở mỗi
cơ quan khác nhau có thể khác nhau về phương thức, các bước tuyển dụng. Song
đối với các trường đại học công lập với vị trí là đơn vị sự nghiệp công phải đảm
bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước về tuyển dụng. Hiện nay, Luật Viên
chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành là căn cứ
pháp lý quan trọng để thực hiện các nội dụng liên quan đến tuyển dụng, quản lý,
sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng.Theo đó, Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12 tháng
4 năm 2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định
chi tiết. Sau nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 là các Thông tư
số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay
đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Thông tư 15/2012/TT-BNV của
Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí
đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Thông tư 16/2012/TT-BNV của Bộ Nội
vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng
33
chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng
hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
Cùng với các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục và Đào tạo
cũng ban hành các Thông tư liên tịch, thông tư riêng của Bộ liên quan tới công
tác quản lý, sử dụng, đào tạo giảng viên như: Thông tư 06/2011/TTLT-BNV-
BGDĐT ngày 06/62011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định tiêu
chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Thông tư
số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
về thời gian làm việc của giảng viên.Sau khi Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số
12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay
đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thì Bộ giáo dục và đào tạo phối
hợp với Bộ Nội vụban hành Thông tư số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNVThông tư
liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng
dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Chính thông tư này là văn bản
gần nhất để các trường đại học căn cứ xếp hạng chức danh giảng viên đang
giảng dạy tại đơn vị mình.
Việc tuyển dụng viên chức nói chúng và giảng viên nói riêng của các
trường đại học công lập có thể có nhiều mục đích khác nhau giữa trên chiến lược
phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao của đơn vị. Tuy nhiên, một trong những
căn cứu quan trọng để xác định số lượng tuyển dụng là vị trí tuyển dụng. Việc
xác định vị trí tuyển dụng là căn cứ vào thực tế, yêu cầu của công việc và định
hướng cho một tương lai gần hoặc xa. Để giúp cho các đơn vị sự nghiệp công
lập có cơ sở xác định ví trí việc làm của cơ quan, Chính phủ ban hành Nghị định
số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập. Nghị định này cùng với Thông tư số số 14/2012/TT-BNV của
Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5
năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công
lập là hai văn bản pháp quy để căn cứ thực hiện công tác tuyển dụng, cũng như
34
“nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và
thẩm quyền quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập” [59].
Đào tạo và bồi dưỡng viên chức nói chung và giảng viên nói riêng trong
các cơ sở giáo dục công lập là hoạt động nhằm trang bị và nâng cao kiến thức,
năng lực cơ bản của đội ngũ giảng viên, nhằm xây dựng đội ngũ này có đủ phẩm
chất, trình độ năng lực để làm tốt những công việc mà họ được giao, trong đó
đào tạo là một quá trình truyền thụ kiến thức mới một cách cơ bản, để người
viên chức lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng một cách có hệ thống,
người viên chức sẽ có những văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ trước khi
được đào tạo. Còn bồi dưỡng là quá trình hoạt động bổ sung thêm kiến thức, cập
nhật những vấn đề mới có liên quan đến công việc đang đảm nhiệm hoặc hoạt
động đang thực hiện. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành đã
hết sức quan tâm đến vấn đề này.Theo đó, nhiều chính sách đã được xây dựng
và đưa vào thực hiện. Trong số đó cần kể đến Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày
17 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ
cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (hay thường gọi là đề án
911). Quyết định này hướng tới các mục tiêu: Tăng cường công tác đào tạo tiến
sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn,
nghiên cứu, giảng dạy và quản lý đại học tiên tiến của đội ngũ giảng viên các
trường đại học, cao đẳng; Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các
trường đại học, cao đẳng của cả nước, phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung
được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt
Nam; Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và
phát huy mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong
đào tạo tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
của các trường đại học, của giảng viên và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam; Tạo
cơ sở vững chắc để đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt
Nam; từng bước đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với nền giáo dục đại
học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới [53].
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp NomuraĐề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiênLuận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
 
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên tráchLuận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPT
Luận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPTLuận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPT
Luận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPT
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Đề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAY
Đề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAYĐề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAY
Đề tài: Văn hóa công sở tại cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, HAY
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
 

Similar to Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 

Similar to Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY (20)

Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghềLuận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tếLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thôngLuận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Nam Kho...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa họcĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
 
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAYNâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
 
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà GiangChất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY

  • 1. i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… .....7 4.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………......7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................7 5.1. Phương pháp luận………………………………………………………….........7 5.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………..........................................7 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp…………………………….............7 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu……………………………… ........................8 5.2.3. Các phương pháp khác……………………………………..........................8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...................................................................8 7. Kết cấu luận văn ..........................................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ..............10 1.1. Giảng viên các Trường đại học công lập................................................................10 1.1.1. Khái niệm giảng viên và giảng viên đại học công lập ....................................10 1.1.2. Vai trò của giảng viên đại học.........................................................................11 1.1.3. Tiêu chuẩn giảng viên đại học.........................................................................15 1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên đại học..............................................17 1.1.4.1. Nhiệm vụ của giảng viên đại học……………………..........................17 1.1.4.2. Quyền hạn của giảng viên đại học…………………………….. ..........18 1.2. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập...........20
  • 2. ii 1.2.1. Khái niệm quản lý ...........................................................................................20 1.2.2. Quản lý nhà nước ............................................................................................21 1.2.3. QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập.....................22 1.2.3.1. Khái niệm ..............................................................................................22 1.2.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập……………………………………………..................23 1.2.2.3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập………………………………………………………… ...............23 1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập……………………………………… …….. ................................24 1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập........................................27 1.2.3.4.2. Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập................................................................29 1.2.3.4.3. Về hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên......32 1.2.3.4.4. Về Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỉ luật.....................................................36 1.2.3.4.5. Về thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập..............................40 Tiểu kết chương 1..........................................................................................................41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG Ở KHU VỰC MIỀN NAM .........................................................................................42 2.1. Tổng quan về các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam ...............................................................................................................................42 2.1.1. Về Bộ Xây dựng..............................................................................................42 2.1.2 Về các Trường đại học thuộc Bộ Xây dựng và các trường đại học thuộc Bộ xây dựng ở khu vực Miền Nam.................................................................................43
  • 3. iii 2.1.3 Tổng quan về giảng viên các trường Đại học thuộc Bộ Xây dựng..................44 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở phía Nam..............................................................................46 2.2.1. Về bộ máy tổ chức...........................................................................................46 2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam .................................................47 2.2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên….47 2.2.2.2. Thực trạng về công tác tuyển dụng giảng viên………. ........................56 2.2.2.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên............65 2.2.2.4. Thực trạng về tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đại ngỗ và chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ giảng viên………… ...............73 2.2.2.5. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với đội ngũ giảng viên. .........................................................................................................81 Tiểu kết chương 2..........................................................................................................86 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG Ở KHU VỰC MIỀN NAM .........................................................................................87 3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo và đổi mới công tác quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ....................87 3.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam ..............................................................90 3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................................................................................90 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên ............................................................................................................................92 3.2.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách bồi dưỡng, đào tạo, chế độ đãi ngộ và khen thưởng đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập...............................98 3.2.4. Hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra và xư lý vi phạm kỷ luật ...........104
  • 4. iv 3.2.5. Các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành khác ở Trung ương ..................................................................................................106 3.2.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ………………………...........................106 3.2.5.2. Kiến nghị đối với Bộ giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ…….. ..............108 3.2.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Xây dựng………………….. .................109 Tiểu kết chương 3........................................................................................................110 KẾT LUẬN ................................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….113
  • 5. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng: 2.1.3. Số lượng giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng. Bảng 2.2.2.1 a. Số lượng giảng viên thuộc trường đại học Kiến trúc TP. HCM qua các năm Bảng: 2.2.2.1 b. Số lượng giảng viên đại học Xây dựng Miền Tây từ năm giai đoạn 2010-2016 Bảng 2.2.2.2. Số lượng tuyển dụng giảng viên qua các năm của Trường đại học Kiến trúc TP. HCM. Bảng 2.2.2.3. Tình hình đào tạo trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ trường Đại học Kiến trúc TP. HCM giai đoạn 2010-2015 Bảng 2.2.2.4: Hệ số lương cơ bản và phụ cấp ngành nghề đối với các ngạch giảng viên
  • 6. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: 2.1.3: Cơ cấu học hàm, học vị và bằng cấp chuyên môn giảng viên các trường đại học thuộc bộ Xây dựng – Tỷ lệ giảng viên sau đại học Biểu đồ: 2.2.2.1 a. Về sự phát triển của đội ngũ giảng viên trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2005-2016 Biều đồ: 2.2.2.1 b. Về sự phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học Xây dựng Miền Tây, giai đoạn 2010-2016
  • 7. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của các trường ĐH thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam Hình 2.2.2.2. Minh chứng việc công khai thông tin tuyển dụng của các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam.
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau 30 năm đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Những thành quả đó là minh chứng cho các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đi vào thực tiễn của đời sống xã hội, phù hợp với quy luật phát triển, vận động chung của khu vực và trên toàn thế giới. Trong các thành tựu sau 30 năm đổi mới, ngành Giáo dục - Đào tạo đã có những đóng góp hết sức quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡngvà phát triển nhân tài cho đất nước. Phát huy thành quả này, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm bằng việc nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn để xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược về giáo dục, đào tạo, với mục tiêu là “Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”[74] Để đưa nền giáo dục Việt Nam vươn lên tâm cao mới theo mục tiêu đã đề ra, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ các thành tựu, hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân, cũng như đề ra các giải pháp căn cơ để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra. Về bất cập, yếu kém, chiến lược khẳng định “Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung”; “Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp”; “Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp
  • 9. 2 ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục”[45]. Lý giải cho những bất cập, hạn chế nêu trên, trong nội dung của chiến lược này cũng đã nêu “Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục”[45] Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm nhiều cấp, trong đó giáo dục đại học là cấp cuối cùng và đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo dục đại học có mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra tri thức và sản phẩm mới. Bên cạnh đó, giáo dục đại học là nơi giúp người học hoàn thiện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường lao động có hàm lượng tri thức cao, đáp ứng các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập về tri thức và khoa học. Để các trường đại học hoàn thành được sứ mệnh cao cả này, đòi hỏi cần phải có các chiến lược quy hoạch, phát triển, quản lý các trường đại học một cách cụ thể, trong đó, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học là một trong những yếu tố có vai trò quyết định quan trọng. Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách đối với Giáo dục - Đào tạo nói chung và đội ngũ giảng viên các trường đại học nói riêng. Đây là những căn cứ và là cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các trường đại học thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần phải nghiên cứu để hoàn thiện và đưa vào áp dụng, nhằm hướng tới hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ này. Từ đó góp phần quan trọng chung để thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển
  • 10. 3 đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật [95]. Cũng như các bộ, ngành khác, Bộ Xây dựng cũng có các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học. Đối với khu vực Miền Nam hiện nay Bộ Xây dựng có 02 trường Đại học là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. Các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho Bộ và nguồn nhân lực chung của đất nước. Việc quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam là hết sức cần thiết và trong thời gian qua đã được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực phía Nam còn tồn tại nhiều bất cấp. Những quy định pháp lý về lĩnh vực này còn chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng chưa được chú trọng và tiến hành thường xuyên, các chế độ chính sách liên quan và mang tính đặc thù riêng chưa có các văn bản quy định cụ thể. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam” làm luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy đã có nhiều công trình, ấn phẩm khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: - Lê Thị Phương Nam, Hoàng Văn Lợi, “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010 - 2015”, Viện Nghiên cứu Lập pháp. Công trình này đã làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010 - 2015, từ đó công trình nghiên cứu này đã để ra các
  • 11. 4 giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học. Phương pháp nghiên cứu chính của công trình theo hướng khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học xoay quanh các nội dung chính về chất lượng chuyên môn, các kỹ năng cần có của giảng viên theo hướng đối chiếu với các tiêu chuẩn theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước. Từ các khảo sát đó, tác giả đưa ra các so sánh, nhận định và phân tích các nguyên nhân của thực trạng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở một trong rất nhiều nội dung liên quan tới đội ngũ giảng viên các trường đại học. - Nguyễn Thị Thu Hương, “Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học - Thực trạng và giải pháp”. Công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên các trường đại học hiện nay”. Công trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển cần đối, hài hòa về cơ cấu, số lượng, trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần có của đội ngũ giảng viên các trường đại học. Các giải pháp được đề xuất trên nhiều phương diện từ phương diện thể chế, về tiêu chuẩn, chế độ chính sách. - Trần Tuấn Duy, “Lý luận và thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh”. Công trình này đã nêu được căn căn cứ pháp lý, thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên thuộc Học viện cán bộ TP. Hồ Chí Minh.Với công trình này, tác giả chỉ mới tiếp cận ở góc độ một bài báo khoa học, trên cơ sở khái quát các căn cứ pháp lý, thực tế tổ chức hoạt động, cá khó khăn và thuận ợi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đối ngũ giảng viên thuộc học viện trong bối cảnh Học viên các bộ thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thay đổi khi nâng cấp từ một Trường cán bộ cấp tỉnh/thành phố lên cấp học viện. - Lê Thị Nga (2015), “Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý hành chính công (MS: 603482). Công trình này đã nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý, thực trạng và đề xuất một số biện pháp liên quan tới phát
  • 12. 5 triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công trình này, về mặt lý luận và cơ sở pháp lý, tác giả chỉ dừng lại ở việc liệt kê, tổng hợp các quy định, các văn bản pháp lý liên quan tới đội ngũ giảng viên nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng, đồng thời chưa phân tích sâu các nguyên nhân, sự cần thiết phải ban hành các quy định để điều chỉnh các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên. Hơn nữa, công trình này chỉ mới nghiên cứu chuyên sâu về một mảng đó là “quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên” mà chưa nghiên cứu tổng thể tất cả nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên theo các quy định của pháp luật. - Lê Thị Huyền Trang (2014), “Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ thực tiễn đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)”.Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công (MS: 603482). Công trình này đã nghiên cứu các cơ sở lý luận, pháp lý liên quan tới quản lý nhà nước đối vối đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập. Thực tế tổ chức, quản lý đối với đội ngũ giảng viên các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đề xuất các giải pháp gắn với đặc thù là một đại học vùng, có chức năng, vị trí quan trọng trong hệ thống các trường đại học trên toàn quốc nói chung và khu vực Miền Nam nói riêng. - Nguyễn Đức Toàn (2010), “Quản lý nhà nước đối với viên chức các cơ sở giáo dục đại học công lập”. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu tổng thể các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức ở các cơ sở giáo dục đại học công lập. Trong đó, đội ngũ giảng viên là một bộ phận của viên chức nói chung, do đó công trình chỉ đưa ra các nhận định chung, các giải pháp tổng thể để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước ở đội ngũ này. Riêng đối với đội ngũ giảng viên, tác giả chỉ mới khái quát, nêu ra các đặc thù cơ bản khác với đối tượng là viên chức không làm công tác giảng dạy. Do vậy chưa có các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác tác quản lý nhà đối với đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học công lập.
  • 13. 6 Hầu hết các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đều đã khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên các trường đại học và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học. Tuy nhiên hiện nay các công trình chủ yếu chỉ tiếp cận ở từng nội dung riêng lẻ trong tổng thể các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên như giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học; công tác tuyển dụng, đánh giá giảng viên đại học…Hiện nay rất ít công trình nghiên cứu tổng thể liên quan đến quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học. Riêng đối với các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam thì chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố chính thức. Vì vậy việc lựa chọn đề tài của luận văn là phù hợp và đảm bảo không có sự trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học trường đại học công lập. - Đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.
  • 14. 7 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam (bao gồm: Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Trường đại học Xây dựng Miền Tây). - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo làm cơ sở phương pháp luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như: 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu, tư liệu từ các nguồn khác nhau đã có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của Luận văn như: Các công trình nghiên cứu là luận án, luận văn; các Văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Chính phủ, của Bộ giáo dục và Đào tạo về giáo dục, quản lý giáo dục đại học, quản lý nhà nước đối với giảng viên đại học; Các văn bản, quy định, kết luận thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng về hoạt động quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập; Các tham luận, bài báo khoa học trong và ngoài nước liên quan tới Luận văn. Đồng thời nghiên cứu, phân tích các chương trình, kế
  • 15. 8 hoạch, quy hoạch, đánh giá…đối với đội ngũ giảng viên của hai trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Xây dựng Miền Tây.Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Để nắm bắt thêm các thông tin từ khách thể nghiên cứu, luận văn tiến hành phỏng vấn sâu. Kết quả của phỏng vấn sâu là những ý kiến, nhận định, kiến nghị của khách thể nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu bao gồm: - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng các Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn, trưởng phòng Tổ chức nhân sự thuộc hai Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Xây dựng Miền Tây. - Giảng viên cơ hữu các Trường thuộc phạm vi nghiên cứu 5.2.3. Các phương pháp khác Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tổng hợp,... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại họccông lập. - Nêu rõ thực trạng về quản lý nhà nước đối vớiđội ngũ giảng viên các trường đai học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. - Từ thực trạng nêu ra, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý nhà nước đối với đội ngũgiảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.
  • 16. 9 - Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam, tuy nhiên đối với các Bộ khác cũng có thể áp dụng các giải pháp, kiến nghị mà luận văn đưa ra nếu các Bộ này cũng quản lý các trường đại học có đặc điểm như hai trường đại học là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. - Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên đại học nói riêng trong thời gian tới. - Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cụ thể cho công tác quản lý đội ngũ giảng viên trực tiếp tại hai trường trong phạm vi nghiên cứu. 7. Kết cấu luận văn - Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì được thiết kế thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng.
  • 17. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1Giảng viên các Trường đại học công lập 1.1.1. Khái niệm giảng viên và giảng viên đại học công lập Theo quy định của Chính phủ tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục vào đào tạo. Theo đó “Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng [47]. Như vậy, theo quy định tại Quyết định này, giảng viên trước hết là một viên chức chuyên môn trong trường đại học, cao đẳng, có vị trí công việc là giảng dạy và đào tạo tại trường học đó. Đây có thể được xem là văn bản quy phạm pháp luật sớm nhất nêu rõ khái niệm về giảng viên đại học. Theo quy định trong Luật giáo dục 2005 thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên [84]. Từ quy định này có thể thấy rằng, giảng viên là những “nhà giáo”, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở cơ sở giáo dục đại học. Ngoài hai các quy định nói trên, giảng viên còn được đề cập ở Luật giáo dục đại học, Điều lệ Trường đại học. Tuy nhiên, ở các văn bản này, giảng viên chủ yếu được đề cập ở các nội dung như tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ chính sách…mà không nói rõ khái niệm về giảng viên. Như vậy, khái niệm giảng viên đại học được hiểu là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở một hoặc nhiều hơn một chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và được bổ nhiệm vào ngạch giảng viên.
  • 18. 11 Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình trường đại học được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp là đại học và cao đẳng, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Hệ thống cơ sở giáo dục đại học có thể được phân theo nhiều cách khác nhau [81]: - Căn cứ vào tính chất sở hữu, các trường đại học được phân loại thành: đại học công lập, đại học tư thục và đại học có vốn đầu tư nước ngoài - Căn cứ theo loại hình đào tạo, các trường đại học được phân loại thành: đại học truyền thống, đại học mở. - Căn cứ vào vùng, lãnh thổ, các trường đại học được phân loại thành: Đại học quốc tế, quốc gia, đại học vùng, đại học địa phương. - Căn cứ vào lĩnh vực đào tạo, các trường đại học được phân loại thành: Đại học đa ngành, đại học đơn ngành. Các trường đại học công lập được thành lập theo quy định của pháp luật và là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục. Theo đó giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đại học công lập được hiểu là giảng viên đại học công lập. Giảng viên đại học công lập khác với giảng viên đại học ngoài công lập là: ngoài việc chịu sự điều chỉnh sự điều chỉnh của các quy định pháp luật như Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Điều lệ Trường đại học như nhau thì giảng viên đại học công lập là viên chức, chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức 2010. 1.1.2. Vai trò của giảng viên đại học Từ xa xưa, vai trò của người giáo viên đã được xã hội nhìn nhận là hết sức quan trọng. Cách đây hơn 200 năm, người thầy đầu tiên của đất Nam Bộ - Võ Trường Toản đã nói đến vai trò và đóng góp của những người làm nghề giáo, đó là đạo lý “Lương sư, hưng quốc”, nghĩa là quốc gia có những người thầy giỏi và có một nền giáo dục tốt, thì sẽ hưng thịnh. "Lương sư, hưng quốc" vừa nhắc nhở
  • 19. 12 trọng trách, vừa ngợi ca những người thầy vừa có tầm, vừa có tâm và có đạo hạnh. Giảng viên là đội ngũ tri thức có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì thế, trên Bia đề danh Tiến sỹ năm 1484 (ghi lại khoa thi năm 1442) tại Văn miếu Quốc Tử Giám khẳng định rằng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, vai trò của người giáo viên nói chung và giảng viên đại học nói riêng tiếp tục được khẳng định và giữ nguyên giá trị vốn có từ xưa. Giảng viên đại học là yếu tố quyết định quan trọng đối với chất lượng đào tạo, là lực lượng tham gia trực tiếp vào quà trình đào tạo, quyết định đến chất lượng đầu ra của sinh viên - những sản phẩm của quá trình đào tạo sẻ trực tiếp tham gia vào thị trường lao động, tạo ra các giá trị và sản phẩm lao động mang hàm lượng tri thức cao, trực tiếp đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Chất lượng, sản phẩm của quá trình đào tạo (những sinh viên tốt nghiệp ra trường) không chỉ dừng lại ở việc có kiến thức chuyên môn vững vàng mà đòi hỏi sinh viên phải có các kỹ năng nghề ngiệp, xã hội tốt, cũng như phải có thái độ tích cực trong ngành nghề và đời sống xã hội. Để sinh viên hội tụ đủ các yếu tố này, vai trò của giảng viên vì thế càng quan trọng hơn để cùng với nhà trường hoàn thành sứ mệnh đào tạo, cùng cả nước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, từ đó đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng hiện nay. Về cơ bản, trong các cơ sở giáo dục đại học, giảng viên đảm nhận hai vai trò chính như sau: - Thứ nhất là vai trò đào tạo: Vai trò về đào tạo của giảng viên trong trường đại học thể hiện qua việc giảng viên tuyền tải các kiến thức qua thời gian nghiên cứu, học tập, tích lũy kinh nghiệm có được tới sinh viên của mình. Từ đó trang bị cho sinh viên các kiến thức
  • 20. 13 cần thiết phục vụ cho việc lĩnh hội tri thức, chuẩn bị cho hành trang tham gia vào thị trường lao động. Trong xu hướng phát triển chung hiện nay, các trường đại học hầu hết đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Chính hình thức đào tạo mới cũng đã làm “chuyển dịch” vai trò của người giảng viên đại học so với trước đây. Theo đó, giảng viên đại học không chỉ đơn thuần là người truyền tải tri thức theo hướng thụ động một chiều, mà còn là người gợi mở, hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức mới bằng con đường ngắn nhất, đồng thời cùng sinh viên giải quyết các vấn đề không chỉ thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn ngành nghề, mà còn cùng sinh viên giải quyết các vấn đềđặt ra trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội. Do vậy, giảng viên chính là ngườiđào tạo, cũng là ngườiđịnh hướng cho sinh viên tính tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội trong quá trìnhđào tạo và hoàn thiện bản than. Để đào tạo ra các lớp sinh viên “vừa chuyên vừa hồng” theo kịp xu hướng hội nhập và phát triển trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi người giảng viên cũng không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Do vậy, đòi hỏi tinh thần tự học tập, nghiên cứu để không bị lạc hậu của người giảng viên cũng rất cao. Đây được gọi là quá trình đào tạo và tự đào tạo. Chính quá trình này của người giảng viên đã phục vụ trở lại cho hoạt động đào tạo mang tính liên tục và phát triển không ngừng. - Thứ hai là chức năng nghiên cứu khoa học: Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu xã hội, mà còn là trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ. Nghiên cứu khoa học ở trường đại học có một vai trò hết sức quan trọng. Nó là một trong hai trụ cột chính để một trường đại học có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt trong xu hướng bùng nổ công nghệ và khoa học như hiện nay. Nghiên cứu khoa học có tác động trực tiếp đến quá trình tự đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp của người giảng viên. Chính những công trình, đề tài nghiên cứu khoa họcsẽ trở thành
  • 21. 14 nguồn tri thức mới, là cơ sở cho công tác giảng dạy, truyền tải kiến thức mang tính lý thuyết, khoa học và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên. Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam chúng ta phần nhiều cũng là đội ngũ giảng viên ở các trường đại học. Và như thế, giảng viên vừa là nhà giáo (thực hiện công tác đào tạo, giảng dạy), vừa là nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tế đã chứng minh rằng, chính nhờ có đội ngũ giảng viên ở các trường đại học mà chúng ta đã có có các công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, ứng dụng thực tế vào sự phát triển của kinh tế, xã hội, mang lại các giá trị lợi ích thiết thực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Như vậy, nhiệm vụ của giảng viên về cơ bản là thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ này song hành, bổ trợ và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nghiên cứu khoa học hướng tới mục tiêu tìm kiếm tri thức mới, tư đó hỗ trợ cho công tác giảng dạy, truyền đạt tri thức, giảng dạy lại cho sinh viên. Qua công tác giảng dạy, người giảng viên tiếp tục phát hiện ra các vấn đề mới, từ đó đi tìm các giải pháp, câu trả lời thông qua nghiên cứu khoa học. Ngoài hai nhiệm vụ cơ bản nói trên, trong môi trường đại học, vai trò của người giảng viên còn thực hiện ở các nhiệm vụ điều hành, quản lý ở các cấp, các tổ chức trong Nhà trường (Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban chủ nhiệm các Khoa, Trưởng bộ môn). Vài trò này cũng thật sự quan trọng, bởi lẽ giảng viên tham gia công tác quản lý phải thực sự là những người có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đặc biệt là có khả năng điều hành, quản lý, xây dựng các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển, đảm bảo sự vận hành củađơn vị, tổ chức. Và quan trọng hơn, đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý là những người cùng tham gia quyết định và trực tiếp triển khai thực hiện chiến lược phát triển củađơn vị, tổ chức trong trường. Từ đó góp phần thực hiện thành công các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của nhà trường. Tuy nhiên đội ngũ giảng viên làm công tác kiêm nhiệm quản lý chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số giảng viên của một trường đại học.
  • 22. 15 Giảng viên ngoài vai trò là một nhà sư phạm, nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý thì con là một nhà chuyên gia trong lĩnh vực mình công tác, giảng dạy chuyên môn của mình. Tính chuyên gia của giảng viên thể hiện qua việc là người trực tiếp tham gia thực tế vào ngành nghề của mình ở ngoài xã hội (hành nghề), đóng góp sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để phát triển một lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Đặc biệt, giảng viên với vai trò chuyên gia của mình, có thể tham gia tư vấn, hiến kế cho các cơ quan, tổ chức thông qua các tham luận, báo cáo khoa học…giúp các cơ quan, tổ chức hoàn thiện một chủ trương, chính sách nhất định để thực hiện rộng rãi vào đời sống xã hội. Tóm lại, giảng viên đại học luôn có vai trò quan trọng trong các trường đại học, trong hệ thống giáo dục của đất nướcở mọi thời đại. Và quan trọng hơn hết đó là “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [84]. 1.1.3. Tiêu chuẩn giảng viên đại học Nhà giáo luôn được xem là một nghề cao quý, là nghề vun đắp, xây dựng, nuôi dưỡng các ước mơ, hoài bão, mang tới sự phát triển theo hướng hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và năng lực của con người. Tạo ra các giá trị tốt đẹp làm nền tảng cho một tương lai tươi sáng. Thành ngữ có câu “Muốn làm thầy phải dày sự học’’, và là nghề được xã hội tôn quý, do đó để trở thành giảng viên đại học thì bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn nhất định tối thiểu cần phải có. Để đảm bảo sự thống nhất, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giảng viên các trường đại học, Nhà nước đã ban hành các quy định về giảng viên nói chung và tiêu chuẩn giảng viên nói riêng. Theo đó hiện nay tiêu chuẩn giảng viên được quy định cụ thể trong Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn giảng viên còn được quy định trong Điều lệ Trường đại học, cụ thể các tiêu chuẩn của giảng viên được quy định như sau [46]. - Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ đạt chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng
  • 23. 16 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sỹ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luậnán tiến sĩ. - Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn nghiệp vụ quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 77, của Luật giáo dục. Tiêu chuẩn giảng viên đại học được bổ sung thêm các nội dung trong Luật giáo dục đại học, bao gồm [81] - Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệtở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. - Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ưu tiên tuyển dụng người có trình độ thạc sĩ trở lên. Qua các văn bản quy định nói trên, tác giả luận văn nhận thấy rằng, về cơ bản tiêu chuẩn giảng viên đại học bao gồm các nhóm sau; nhóm bằng cấp chuyên môn (phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có học vị thạc sĩ); nhóm kỹ năng, nghiệp vụ (có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tâm lý dạy học); nhóm nhân thân (có lý lịch bản thân rõ ràng, có phẩm chất chính trị tôt, đạo đức lối sống trong sáng, có sức khỏe phù hợp với ngành nghề ). Để cụ thể hóa về tiêu chuẩn giảng viên, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV về tiêu chuẩn giảng viên đại học. Tại thông tư này, các tiêu chuẩn của giảng viên đại học đã cụ thể hóa một cách đầy đủ, chi tiết, được phân định rõ ràng cho các chức danh giảng viên. Theo đó chức danh giảng viên gồm có: [4] Giảng viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.07.01.01 Giảng viên chính (hạng II) Mã số: V.07.01.02 Giảng viên (hạng III) Mã số: V.07.01.03
  • 24. 17 Tóm lại, giảng viên đại học phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu cần phải đạt được theo quy định của các Luật liên quan. Những tiêu chuẩn này là cơ sở cho các cơ sở giáo dục đại học tuyển dụng giảng viên ban đầu, đồng thời là cơ sở cho việc giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý được đội ngũ giảng viên về chất lượng, để đảm bảo cho việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của cơ sở giáo dục nói riêng và chất lượng giáo dục đại học nói chung. 1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên 1.1.4.1. Nhiệm vụ của giảng viên Giảng viên là nhà giáo, do vậy nhiệm vụ của giảng viên trước hết là nhiệm vụ của một nhà giáo. Tại Điều 72 Luật giáo dục 2005 quy định nhiệm vụ của nhà giáo như sau: [84] - Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; - Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường; - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; - Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Theo Điều 55 Luật giáo dục đại học, giảng viên có thêm các nhiệm vụ sau: [81] - Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo; - Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
  • 25. 18 - Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên; - Tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; - Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và công tác khác. Theo Điều 45, Điều lệ Trường đại học, giảng viên còn có thêm các nhiệm vụ sau: [46] - Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường; - Thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Để cụ thể hóa chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên, ngày 13 tháng 12 năm 2014, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 47/2014/TT- BGDĐT về việc “Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên”. Thông tư này quy định cụ thể về chế độ làm việc đối với giảng viên, bao gồm: nhiệm vụ của các chức danh giảng viên; quy định về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 1.1.4.2. Quyền của giảng viên Để đảm bảo quyền lợi của giảng viên, song song với việc quy định về nhiệm vụ của giảng viên, quyền lợi của giảng viên cũng được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản luật. Đây là cơ sở để đảm bảo các quyền giảng viên được thực hiện trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời để giảng viên thấyđược với quyền lợi mà bản thân mình có được thì trách nhiệm, nghĩa vụ phải tương xứng để hoàn thành các yêu cầu mà cơ quan, đơn vị mình đặt ra trong vai trò, vị trí là giảng viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục. Quyền lợi của giảng viên được pháp luật quy định như sau:
  • 26. 19 Theo điều 73, Luật giáo dục, giảng viên có quyền [84] - Được giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo; - Được đào tạo nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; - Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học; - Được bảo vệ phẩm chất, danh dự; - Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo điều 55, Luật giáo dục Đại học, giảng viên có quyền thêm các quyền khác ngoài các quyền quy định trong Luật giáo dục, bao gồm [81]: - Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Theo Điều 46, Điều lệ Trường đại học, giảng viên được bổ sung các quyền sau: - Được bảo đảm về mặt tổ chức và vật chất kỹ thuật cho các hoạt động nghề nghiệp; được sử dụng các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ và dịch vụ công cộng của nhà trường; - Được quyền lựa chọn giáo trình, tài liệu tham khảo, phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, bảo đảm nội dung chương trình, chất lượng và hiệu quả của hoạt độngđào tạo, khoa học và công nghệ; - Được tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học trong và ngoài nước theo quy định để công bố các công trình khoa học, giáo dục. Về cơ bản, quyền của giảng viên đã được cụ thể hóa đầy đủ, đa phần các quy định ở các văn bản khác nhau cũng đều nêu rõ các quyền của người viên chức trong cơ sở sự nghiệp công lập. Trong đó đảm bảo quyền về hoạt động nghề nghiệp; quyền về tiền lương và các chế độ liên quan; quyền về nghỉ ngơi; quyền về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định; quyền về khen thưởng, tôn vinh trong nghề nghiệp, chuyên môn mà cá nhân cùng tập thể đơn vị đạt được.
  • 27. 20 1.2. Quản lý nhà nước đối với giảng viên các Trường đại học công lập. 1.2.1. Khái niệm quản lý. Trên thế giới, thuật ngữ quản lý được các nhà khoa học, các nhà quản lý đưa ra với nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau như: Theo H. Koontz: Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp nỗ lực giữa các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm hay tổ chức. Mục tiêu quản lý là hình thành một môi trường, trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất với sự bất mãn cá nhân ít nhất. Theo F.W Taylor: Quản lý là biết chính xác người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất với giá rẻ nhất. Ở Việt Nam chúng ta, khái niệm quản lý cũng được các nhà khoa học, các tổ chức khác nhau đưa ra với các khái niệm khác nhau như: Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan” [94] Theo giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo thì “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [92] Theo PGS-TS Nguyễn Cửu Việt, “Quản lý” là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học định nghĩa về quản lý dưới giác độ riêng của mình. Nhưng quan điểm chung nhất về quản lý là do điều khiển học đưa ra. Theo đó, quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Là tác động định hướng nên có các yếu tố cầu thành là: chủ thể là nơi phát sinh tác động quản lý, khách thể là cái mà tác động quản lý hướng tới - đó là hành vi của đối tượng bị quản lý và mục đích quản lý
  • 28. 21 là cái đích mà chủ thể hướng tới khi thực hiện sự tác động quản lý. Quan niệm này không những phù hợp với quá trình tự điều khiển của máy móc tự động hóa, mà cả với động vật, với xã hội loài người, tức là quản lý xã hội. [92] Từ nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau như trên, chúng ta có thể khái quát về quản lý như sau: Quan lý là quá trình điều hành, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra (gọi chung là tác động) của chủ thể quản lý đối với các hoạt động, hành vi của đối tượng và khách thể quản lý nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định với các chi phí tối thiểu về sức lao động và tài chính. 1.2.2. Quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các nhà nước trên thế giới.Đó là quá trình các cơ quan quyền lực nhà nước dùng hệ thống pháp luật của mình để thực hiện quá trình quản lý, tổ chức và vận hành các mặt của đời sống xã hội. Cũng giống như khái niệm “quản lý”, quản lý nhà nước cũng có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau: Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo: “Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lí công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân [93]. Theo sách “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam”: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật pháp nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước” [87].
  • 29. 22 Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước [92]. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động hành pháp - một trong ba loại hoạt động cơ bản của nhà nước, tức là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó. Do đó, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao hàm cả quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Cách hiểu này của khái niệm “quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp” chính là nghĩa vốn có của thuật ngữ “quản lý nhà nước” trong khoa học luật hành chính xã hội chủ nghĩa cũng như ở Việt Nam từ trước đến nay[92]. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước còn được hiểu là “sự biểu hiện khả năng mà xã hội có thể sử dụng để tổ chức và điều chỉnh cuộc sống của mình” [89]. Như vậy, từ một số khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và toàn bộ hành vi xã hội của các cơ quan, tổ chức nhà nước, các cá nhân được nhà nước ủy quyền bằng hệ thống pháp luật để thực thi quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo sự vận hành mang tính ổn định và phát triển của toàn xã hội. 1.2.3. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập 1.2.3.1. Khái niệm: Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập là sự tác động, điều chỉnh của các cơ quan quản lý nhà nước lên các hoạt động của đội ngũ giảng viên làm việc tại các trường đại học thông qua hệ thống pháp luật quy định về các quyền, nghĩa vụ, các chế độ chính sách liên quan nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của đội ngũ giảng viên nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
  • 30. 23 1.2.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập. Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng. Đó là cơ sở để đảm bảo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật, chiến lược của Nhà nước về giáo dục, giáo dục đại học và đội ngũ những người làm công tác giáo dục (bao gồm cả cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu). Chính các cơ sở pháp lý, nội dung, phương thức, công cụ quản lý sẽ quyết định đến hiệu lực, hiệu quảcủa quá trình quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học. Do đó, quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập là hết sức cần thiết trong bất kỳ mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp, hiện đại vào năm 2020. Với xu hướng hội nhập quốc tế và trình độ phát triển tri thức nhân loại ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay, giáo dục và đào tạo có một vai trò hết sức quan trọng nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cao của quá trình hội nhập. Do vậy quản lý nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo sự hài hòa, hợp lý về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, từ đó đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. 1.2.3.3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập Đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước thành lập, chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Và giảng viên các trường đại học công lập là viên chức, theo đó quản lý nhà nước đối với giảng viên đại học công lập trước hết là quản lý viên chức theo quy định của Luật Viên chức. Theo quy định của luật này, các cơ quan quản lý nhà nước đối với viên chức nói chung và giảng viên đại học công lập nói riêng bao gồm: [86]
  • 31. 24 - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức. - Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức. - Các cơ quan ngang bộ trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức. - Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về viên chức. Ngoài ra, tại Điều 48, Luật viên chức cũng quy định: Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ cũng như chưa được giao quyền tự chủ thực hiện các nội dung vềquản lý viên chức theo quy định. Theo các nội dung nêu trên, giảng viên đại học chịu sự quản lý nhà nước của nhiều cơ quan khác nhau trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật viên chức và các luật và văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định. 1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập Giảng viên đại học với tư cách là viên chức nhà nước, do vậy nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học trước hết chính là nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức. Bộ Nội vụ có trách nhiệm chính trước Chính phủ, theo đó Bộ Nội vụ được quy định có các nhiệm vụ, quyền hạn sau về quản lý nhà nước đối với viên chức. [86] - Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các vă bản quy phạm pháp luật về viên chức; - Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển độingũ viên chức trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; - Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;
  • 32. 25 - Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức, phát triển và vận hành cơ sở dự liệu quốc gia về viên chức; - Thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về viên chức; - Hàng năm báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức. Theo Điều 44, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012, quy định về nội dung quản lý viên chức như sau [56]: - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức; - Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chứctheo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng; - Tổ chức thực hiên việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức. - Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp. - Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. - Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức. - Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức. - Giải quyết thôi việc và chế độ nghỉ hưu đối với viên chức. - Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý viên chức. - Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định pháp luật về viên chức. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức. Hiện tại, chưa có một văn bản riêng nào quy định nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học công lập nói riêng. Tuy nhiên giảng viên là một trong những đối tượng điều chỉnh của Luật giao dục đại học, nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học một phần đồng thời là nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
  • 33. 26 đại học. Theo Điều 68, Luật giáo dục đại học năm 2012, thì nội dung quản lý nhà nước về giáo dụcđại học bao gồm [81] - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học. - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học. - Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp bằng, chứng chỉ. - Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học. - Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học. - Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học. - Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học. - Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học. - Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục đại học. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
  • 34. 27 Từ các nội dung quản lý nhà nước về viên chức cũng như nội dung quản lý nhà nước về giáo dụcđại học, ta có thể nhận thấy nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên báo gồm các nội dung chính như sau: (1) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. (2) Quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. (3) Hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. (4) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỷ luật. (5) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. 1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong các trường đại học công lập. Đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học công lập nói riêng được điều chỉnh, quy định trong nhiều văn bản khác nhau, từ các Luật, Pháp lệnh của Quốc Hội đến các Nghị định, Quyết định của Chính phủ; Quyết định của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục - Đào tạo và các Bộ liên quan. Hầu hếtở tất cả các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên đều có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình điều hành và quản lý xã hội. Thể hiện tính chấp hành và điều hành về mặt quản lý nhà nước đối với giảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học công lập nói riêng. Trước đây, khi chưa có Luật Viên chức, giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được điều chỉnh, quy định trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4
  • 35. 28 năm 2003. Theo đó, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hóa về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được thực hiện theo quy định này.Để cụ thể và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo. Trước yêu cầu của đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, năm 2010, Quốc Hội ban hành Luật Viên chức số 58/2010/QH12. Với việc ra đời của Luật này, đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng được quy định một cách đầy đủ, chi tiết. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đầy đủ và cao nhất để các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, trong đó có đội ngũ giảng viên. Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 và các văn bản hướng dẫn (đặc biệt là Điều lệ Trường đại học theo Quyết định số 70/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12 năm 2014) thực hiện sau đó thêm một bước quan trọng quy định riêng đối với đội ngũ giảng viên, trong đó có giảng viên các trường đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để việc quản lý giảng viên có thêm các cơ sở pháp lý. Nghị quyết số 29, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp theo Luật giáo dục, ngày 24 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Việc ra đời các văn bản quy phạm này đã tạo thêm các hành lang pháp lý căn bản, vững
  • 36. 29 chắc cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Cụ thể thêm một bước các nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học, trong đó có giảng viên các trường đại học công lập. 1.2.3.4.2. Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học công lập. Quy hoạch là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học công lập. Làm tốt công tác quy hoạch, không những duy trì được số lượng và chất lượng đội ngũgiảng viên hiện tại mà còn thu hút được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao từ những nơi khác đến cho sự phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, kế hoạch có thể giúp cho lãnh đạo trường lường trước được những vấn đề nảy sinh do dư thừa hay thiếu hụt nguồn nhân lực ở các giai đoạn khác nhau, tạo ra tính chủ động và hiệu quả cao cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý, chuyên môn ngành nghề giảng dạy, nghiên cứu. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế mà các trường đều hướng tới. Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập hiện nay phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối về số lượng theo ngành nghề đào tạo, bám sát các yêu cầu chung của đất nước về chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực ngành giáo dục nói riêng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [3]. Ngày 22 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Quyết định này đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực
  • 37. 30 các ngành, lĩnh vực, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ giáo viên ở các cấp. Cũng tại quyết định này nêu rõ “ Các Bộ, Ngành tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của mình phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và yêu cầu phát triển của ngành:”[45]. Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 12 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020. Quyết định này đã nêu ra các bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viênđó là “việc quy hoạch nhân lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục là một nhiệm vụ cấp thiết, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 của đất nước ”. [18] Nhìn chung, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo nêu trên chủ yếu là quy hoạch về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức và viên chức cũng như giảng viên đại học. Tại hai quyết định này chưa nêu vấn đề về quy định liên quan đến quy hoạch cán bộ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp, trong đó có cán bộ lý giáo dục giáo dục ở các cấp (Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn…). Nội dung này được quy định và hướng dẫn thực hiện hàng năm, có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung ở các văn bản khác trên cơ sở Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05 tháng 11 năm 2012 về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 củaBộ Chính trị (khóa XI).Cụ thể, gần nhất là Hướng dẫn số 139-HD/BCSĐ ngày 19/09/2014 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản hướng dẫn này đã giúp cho các cơ sở giáo dục đại học công lập về:thống nhất nhận thức chung
  • 38. 31 về quy hoạch; thẩm quyền và đối tượng quy hoạch; tiêu chuẩn quy hoạch; thời gian quy hoạch...Và các căn cứ, hướng dẫn của Bộ chính trị, Ban tổ chức Trung ương Đảng cũng là cơ sở cho các Bộ, ngành khác thực hiện các hướng dẫn quy hoạch cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Trong chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý liên quan cũng như các trường đại học công lập thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó một nhiệm vụ quan trọng liên quan tới phát triển chất lượng đội ngũ hết sức quan trọng là “Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ” [45] Để cụ thể hơn và giúp các trường đại học định hướng xây dựng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2015 Quy định về tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Nghị định này nêu rõ các tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại họctheo ba định hướng: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành. - Đối với trường định hướng nghiện cứu: Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 30% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu, tỷ lệ này không thấp hơn 50%; [70] - Đối với trường định hướng ứng dụng: Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 15% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học [70] Với các quy định này, các trường đại học sẽ thuận lợi hơn cho công tác phát triển đội ngũ, đặc biệt là chuẩn hóa đội ngũ có trình độ đào tạo Tiến sĩ.
  • 39. 32 1.2.3.4.3. Về hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Với bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào, việc bổ sung đội ngũ nhân sự, quản lý, sử dụng, đào tạo cũng như bồi dưỡng để phát triển là điều hết sức quan trọng. Với trường đại học, các nội dung này càng quan trọng hơn khi mà chất lượng viên chức (trong đó có giảng viên) không chỉ quyết định đến uy tín, chất lượng đào tạo, sự phát triển của nhà trường mà còn quyết định đến chất lượng nguồn lực lao động của toàn xã hội (bởi đại học là nơi đào tạo lao động chất lượng cao cho xã hội, từ đó quyết định một phần năng suất, chất lượng lao động của toàn xã hội). Do đó việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên luôn được chú trọng thực hiện mang tính thường xuyên, liên tục. Tuyển dụng được hiểu là việc thu hút những người lao động có trình độ từ lực lưỡng lao động trong xã hội. Là quá trình đánh giá các ứng viên ở nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, nhằm tìm ra ứng viên phù hợp nhất theo như mong muốn của nhà tuyển dụng. Việc tuyển dụng ở mỗi cơ quan khác nhau có thể khác nhau về phương thức, các bước tuyển dụng. Song đối với các trường đại học công lập với vị trí là đơn vị sự nghiệp công phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước về tuyển dụng. Hiện nay, Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện các nội dụng liên quan đến tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng.Theo đó, Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định chi tiết. Sau nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 là các Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Thông tư 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Thông tư 16/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng
  • 40. 33 chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Cùng với các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các Thông tư liên tịch, thông tư riêng của Bộ liên quan tới công tác quản lý, sử dụng, đào tạo giảng viên như: Thông tư 06/2011/TTLT-BNV- BGDĐT ngày 06/62011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về thời gian làm việc của giảng viên.Sau khi Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 12/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thì Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụban hành Thông tư số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNVThông tư liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Chính thông tư này là văn bản gần nhất để các trường đại học căn cứ xếp hạng chức danh giảng viên đang giảng dạy tại đơn vị mình. Việc tuyển dụng viên chức nói chúng và giảng viên nói riêng của các trường đại học công lập có thể có nhiều mục đích khác nhau giữa trên chiến lược phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao của đơn vị. Tuy nhiên, một trong những căn cứu quan trọng để xác định số lượng tuyển dụng là vị trí tuyển dụng. Việc xác định vị trí tuyển dụng là căn cứ vào thực tế, yêu cầu của công việc và định hướng cho một tương lai gần hoặc xa. Để giúp cho các đơn vị sự nghiệp công lập có cơ sở xác định ví trí việc làm của cơ quan, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này cùng với Thông tư số số 14/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là hai văn bản pháp quy để căn cứ thực hiện công tác tuyển dụng, cũng như
  • 41. 34 “nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và thẩm quyền quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập” [59]. Đào tạo và bồi dưỡng viên chức nói chung và giảng viên nói riêng trong các cơ sở giáo dục công lập là hoạt động nhằm trang bị và nâng cao kiến thức, năng lực cơ bản của đội ngũ giảng viên, nhằm xây dựng đội ngũ này có đủ phẩm chất, trình độ năng lực để làm tốt những công việc mà họ được giao, trong đó đào tạo là một quá trình truyền thụ kiến thức mới một cách cơ bản, để người viên chức lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng một cách có hệ thống, người viên chức sẽ có những văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ trước khi được đào tạo. Còn bồi dưỡng là quá trình hoạt động bổ sung thêm kiến thức, cập nhật những vấn đề mới có liên quan đến công việc đang đảm nhiệm hoặc hoạt động đang thực hiện. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành đã hết sức quan tâm đến vấn đề này.Theo đó, nhiều chính sách đã được xây dựng và đưa vào thực hiện. Trong số đó cần kể đến Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (hay thường gọi là đề án 911). Quyết định này hướng tới các mục tiêu: Tăng cường công tác đào tạo tiến sĩ cả về quy mô và chất lượng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy và quản lý đại học tiên tiến của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng; Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học, cao đẳng của cả nước, phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam; Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước, tranh thủ và phát huy mạnh mẽ sự hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong đào tạo tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học, của giảng viên và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam; Tạo cơ sở vững chắc để đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; từng bước đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới [53].