SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----- oOo -
TIỂU LUẬN MÔN:
QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI:
TRÌNH BÀY TÓM TẮT NỘI DUNG CHỐNG PHÁ GIÁ
TRONG WTO. HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG NÀO
LÀ THUẬN LỢI, NỘI DUNG NÀO LÀ KHÓ KHĂN
CHO QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 06 Năm 2012
BỘ CÔNG THƯƠNG
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----- oOo -
TIỂU LUẬN MÔN:
QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI:
TRÌNH BÀY TÓM TẮT NỘI DUNG CHỐNG PHÁ GIÁ
TRONG WTO. HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG NÀO
LÀ THUẬN LỢI, NỘI DUNG NÀO LÀ KHÓ KHĂN
CHO QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
GVHD: Th.S. Võ Điền Chương
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 12
LỚP HP: 210700310
1. Nguyễn Lê Hương 11217531
2. Lã Ngọc Như Loan 11229841
3. Tạ Ngọc Mỹ 11169701
4. Lý Mẫn Nhi 11167101
5. Phạm Thị Bích Phượng 11253031
6. Trần Minh Thanh Thảo 11227941
7. Nguyễn Thu Thảo 11041471
8. Phan Ngọc Thủy Tiên 11171311
9. Trần Thị Kim Tuyến 11169021
Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 06 Năm 2012
3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4
MỤC LỤC
PH N M Đ UẦ Ở Ầ .................................................................................................................................5
1. Lí do ch n đ tàiọ ề ........................................................................................................................5
PH N N I DUNGẦ Ộ ..............................................................................................................................8
......................................................................................................................................................8
...................................................................................................................................................8
1.2. Tác đ ng c a bán phá giáộ ủ ...............................................................................................10
1.3. Các lo i bán phá giá và m t s v n đ liên quanạ ộ ố ấ ề ............................................................10
1.4. Nh ng bi n t ng c a bán phá giá :ữ ế ướ ủ ...............................................................................12
.................................................................................................................................................12
.................................................................................................................................................13
.................................................................................................................................................15
2. Hi p đ nh v ch ng phá giá c a WTO:ệ ị ề ố ủ ....................................................................................16
2.1. Khái ni mệ ..........................................................................................................................16
2.2. Đi u ki n áp d ngề ệ ụ ............................................................................................................16
2.3. Bi n pháp áp d ngệ ụ ............................................................................................................17
2.4. Mi n trễ ừ...........................................................................................................................17
2.5. C quan theo dõiơ ..............................................................................................................17
.................................................................................................................................................17
3. Nh ng thu n l i và khó khăn trong xu t kh u hàng hóa c a Vi t Nam khi tham gia hi p đ nhữ ậ ợ ấ ẩ ủ ệ ệ ị
ch ng phá giá trong WTO:ố ...........................................................................................................18
.................................................................................................................................................18
.................................................................................................................................................18
.................................................................................................................................................23
M T S Đ XU T, KI N NGHỘ Ố Ề Ấ Ế Ị.......................................................................................................27
PH N K T LU NẦ Ế Ậ .............................................................................................................................30
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả .................................................................................................31
.....................................................................................................................................
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), điều này đang tạo cho kinh tế Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Việt
Nam cũng có nhiều lợi thế hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa đến nhiều nước và bên cạnh
đó các doanh nghiệp của chúng ta cũng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu
lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) kế thừa hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt
động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thống thương mại đa
biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại
quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt
động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự
do hoá thương mại quốc tế. Do đó, cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các hiệp
định của mình, WTO đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh
tiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để
phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thống các
nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công
bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu về Hiệp định chống bán phá giá của WTO và những
thuận lợi và khó khăn mà Hiệp định này mang lại đối với xuất khẩu Việt Nam có ý nghĩa
thực tiễn và lí luận sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích chính của tiểu luận là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề
lý luận để làm rõ bản chất kinh tế của bán phá giá và những thuận lợi cũng như khó
khăn của Hiệp định chống bán phá giá đối với nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam.
Nhằm đưa ra những đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn về thực trạng này, đề
tài có các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu các cơ sở kinh tế - pháp lý về bán phá giá, phân tích bản chất
của hiện tượng bán phá giá và tác động nhiều mặt của nó đến sự phát triển thị
trường quốc tế cũng như hiện trạng chống bán phá giá tại Việt Nam.
+ Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng chống bán phá giá bao gồm các quy định
về căn cứ xác định bán phá giá, xác định thiệt hại đáng kể và quan hệ nhân quả; các
6
quy định về thủ tục điều tra, xử lý vụ việc và áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá, tiểu luận sẽ nêu lên tình hình về chống bán phá giá và các biến tướng của nó tại
một số nước trên thế giới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của tiểu luận được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp
luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và các tài liệu pháp lý.
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: tổng hợp,
phân tích, so sánh, đối chiếu lịch sử….
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề trong Hiệp định về chống
bán phá giá theo đó đặt ra giới hạn điều chỉnh của thực trạng chống bán phá giá tại
Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này là
Canađa, EU và Hoa Kỳ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Đây là tiểu luận nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện
về chống bán phá giá và các vấn đề liên quan cùng với Hiệp định về chống bán phá
giá của WTO. Bên cạnh đó, tiểu luận còn nêu lên một cách tổng thể những thuận
lợi, khó khăn trong việc tham gia hiệp định này của WTO. Đó là vấn đề về quá trình
nhận thức về bán phá giá trong khoa học của Việt Nam, cơ sở kinh tế - pháp lý cho
việc xác định bản chất của hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu, những thành
tựu và tồn tại trong chống bán phá giá của Việt Nam….
Về thực tiễn: Những nghiên cứu, kết luận, đề xuất của tiểu luận còn có ý nghĩa
trong việc hoàn thiện vấn đề chống bán phá giá tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả
áp dụng trong lĩnh vực này.
7
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường
học tập đầy đủ tiện nghi về cơ sở hạ tầng cũng như vật chất.
Chúng em xin cảm ơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giúp chúng em hiểu rõ hơn
về lý thuyết quản trị cũng như phương pháp học tập môn quản trị học.
Chúng em xin cảm ơn Thầy Võ Điền Chương đã hướng dẫn cho chúng em hoàn
thành tốt bài tiểu luận này. Hy vọng thông qua sự nỗ lực của các thành viên trong
nhóm sẽ hoàn tất một bài tiểu luận có sức thu hút về mặt nội dung lẫn cách trình
bày.
Trong lúc thực hiện bài tiểu luận này có điều gì thiếu sót mong được sự thông cảm
và đóng góp ý kiến của Thầy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
8
PHẦN NỘI DUNG
Từ trước đến nay, người ta thường hiểu một cách đơn giản, “bán phá giá”
nghĩa là bán dưới giá thị trường, tuy nhiên, đối với thực trạng quan hệ thương mại
quốc tế hiện nay, cách hiểu trên là không đúng.
Ở Mỹ, bán phá giá được hiểu là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá
thấp hơn mức giá hàng hoá so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu và việc
bán các mặt hàng đó gây ra thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của
Mỹ. Còn theo quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) thì việc bán phá giá liên
quan đến bất cứ hàng hoá nhập khẩu nào với giá thấp hơn chi phí. Quy chế chống
bán phá giá của EU năm 1996 cho phép áp dụng thuế chống phá giá dựa trên các
điều kiện: Thứ nhất, giá hàng hoá bán trên thị trường EU thấp hơn giá trên thị
trường của nước sản xuất; thứ hai, hàng hoá nhập khẩu đe dọa ngành sản xuất của
EU như chia sẻ thị phần, lợi nhuận, việc làm…Một định nghĩa khác: bán phá giá là
tình trạng mà ở đó doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa thấp hơn mức chi phí.
Theo định nghĩa mở rộng của một số chuyên gia kinh tế Mỹ từ những năm
1980 và vẫn được thừa nhận đến ngay hôm nay, bán phá giá được hiểu là hành vi
bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường,
nhằm làm ảnh hưởng đến các mặt hàng tương tự trên cùng thị trường đó. Hành vi
này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp bất lợi sau đây đối với doanh nghiệp
sản xuất những mặt hàng tương tự với mặt hàng được bán phá giá:
Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự muốn cạnh tranh
và giữ được thị phần thì buộc phải hạ giá bán sản phẩm của mình xuống ngang bằng
với mức giá của những hàng hóa được bán phá giá. Tuy nhiên, làm như vậy thì các
nhà sản xuất sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, bởi vì, có thể nhà sản xuất sẽ phải bán
hàng hoá của mình với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất ra mặt hàng đó.
Thứ hai, nếu nhà sản xuất không chấp nhận giảm giá bán thì hàng hóa của họ
không thể tiêu thụ được trên thị trường. Như vậy, hoạt động kinh doanh sẽ bị tê liệt
và nhà sản xuất có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
9
Điều VI, khoản 1 của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) coi bán
phá giá là việc “sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường
của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”. Cụ thể
hơn, điều II, khoản 1 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO định nghĩa: “Một
sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu
từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thông thường”.
Ðịnh nghĩa này không nói gì về bán hàng hóa dưới chi phí, một yếu tố vốn
được xem là nội hàm của việc bán phá giá. Ở đây, những chuyên gia kinh tế chỉ
muốn nói tới hình thức phân biệt giá cả, khi một doanh nghiệp bán cùng một sản
phẩm trong những thị trường khác nhau với những mức giá khác nhau. Như vậy,
theo quy định của luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt để xác định hành vi bán
phá giá là sự so sánh biên độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường
của sản phẩm tại nước xuất khẩu. Việc so sánh phải được tiến hành đối với sản
phẩm cùng loại hoặc đối với sản phẩm tương tự (like product trong tiếng Anh hay
produit similaire trong tiếng Pháp). Theo điều II, khoản 6 của Hiệp định chống bán
giá, “sản phẩm tương tự” trong trường hợp bán phá giá được hiểu theo nghĩa rất hẹp
là sản phẩm phải giống hệt, tức là có tất cả các yếu tố tương đồng với sản phẩm
đang được xem xét, hoặc nếu không có sản phẩm nào như vậy thì phải sử dụng sản
phẩm có những đặc tính rất giống (closely resembling trong tiếng Anh và
ressemblant étroitement trong tiếng Pháp) với sản phẩm đang được xem xét.
Chỉ có vài dòng định nghĩa như vậy nhưng đã làm nảy sinh vô số tranh cãi,
chẳng hạn thế nào là giá trị bình thường, thế nào là thấp hơn, công ty tôi có giá của
công ty tôi, làm sao có thể so sánh với giá của một công ty khác được, thế nào là
sản phẩm tương tự?… Bên cạnh đó, việc xác định mức giá bị coi là “phá giá” rất
phức tạp, vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác
định mức độ thiệt hại dự tính và thiệt hại thực tế.
10
Ví dụ: Lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được
xuất khẩu sang thị trường nước B với giá (Y) (Y<X) thì xảy ra hiện tượng bán phá
giá đối với sản phẩm lạc nhân xuất khẩu từ A sang B.
1.2. Tác động của bán phá giá
Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá
là việc gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này
rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô.
• Trên góc độ vĩ mô : một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của
nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm
của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh
khác.
• Trên góc độ vi mô : khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ
bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của
các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của
các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị
trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn
chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu
dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông
thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước
quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo
vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình.
1.3. Các loại bán phá giá và một số vấn đề liên quan
Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán
phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập
khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ
luật riêng biệt.
11
Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân
hoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước.
Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăn
cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh
nghiệp.
Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa
dưới chi phí tại nước nhập khẩu.
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương
mại quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:
• Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT
“sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một
nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”.
• Phá giá dịch vụ : Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch
vụ vận tải biển.
• Phá giá hối đoái : Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt
được lợi thế cạnh tranh.
• Phá giá xã hội : Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp
do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất.
Đôi khi một công ty có thể bán ra nước ngoài với giá cao hơn, tình trạng đó
gọi là phá giá ngược. Năm 1990, Deardorff đã chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa phá
giá và mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước. Ông còn nói thêm rằng, trong
trường hợp cả thị trường và công ty đều được bảo hộ thì hầu như chắc chắn các
công ty nước ngoài phải bán với giá thấp hơn giá thị trường, nếu họ muốn xuất khẩu
hàng hoá. Điều VI Hiệp định GATT giải quyết vấn đề chống phá giá và thuế đối
kháng thực sự không ngăn cấm hành vi phá giá. Điều này chỉ quy định các thành
viên của GATT công nhận rằng phá giá chỉ bị kết án, nếu nó gây ra hay đe doạ gây
ra tổn hại vật chất cho một ngành công nghiệp đã thành lập, hoặc làm chậm lại việc
thành lập một ngành công nghiệp nội địa tại lãnh thổ của thành viên khác. Nếu việc
thẩm tra ở nước nhập khẩu chỉ ra rằng việc phá giá đang xảy ra và gây ra thiệt hại
12
về mặt vật chất đối với một ngành công nghiệp, thì khi đó chính phủ có thể áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá.
Trong thực tế, vấn đề khó khăn là việc xác định loại phá giá nào đã được nêu ở
trên đang xảy ra trên thị trường. Không có một nhà kinh tế nào có khả năng xác
định một cách đúng đắn về động lực phía sau của việc bán phá giá.
1.4. Những biến tướng của bán phá giá :
Khái niệm : về phá giá đang được nhiều chuyên gia kinh tế tiếp tục hoàn chỉnh
để giải quyết một thực tế là có những hành vi bán phá giá, mặc dù bề ngoài biểu
hiện là không có sự phá giá theo đúng như công thức so sánh giá, nhưng công ty đó
lại có những hành động khác có thể dẫn đến những hậu quả tương tự. Đó chính là
những biến tướng của bán phá giá. Các loại biến tướng của phá giá được phân chia
chi tiết hơn, bao gồm:
• Phá giá ẩn : được định nghĩa trong bản phụ lục của điều VI của Hiệp định
GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn của
nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp hơn
giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá.
• Phá giá gián tiếp : là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó sản
phẩm không bị coi là bán phá giá.
• Phá giá thứ cấp: là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận được
nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá.
1.5.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc
tế. Nhiều trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định
như:
• Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó
chiếm thế độc quyền ;
• Bán giá thấp tại thị trường nước NK để chiếm lĩnh thị phần ;
• Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh...
Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, XK không bán
được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên
13
đành bán tháo để thu hồi vốn. Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có
thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá
giá sang thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm
giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước NK.
Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người
tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một
ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định của
ngành đó,... Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp
chống bán phá giá.
1.6.
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hoá bị xem là bán phá giá thì chúng có thể
bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (antiduming) như thuế chống phá giá, đặt
cọc hoặc thế chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà
xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập
khẩu, trong đó thuế chống bán pháp giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh
vào những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại
do việc bán phán giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự
công bằng trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất
trong nước). Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp
đặt chung cho hàng hoá của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra những Hiệp
định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức
là nếu hàng hoá bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc giá khác nhau với
cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá thuộc vào biên
độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi
các nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá
giá đã được xác định.
hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu. Như vậy, nếu một hàng
hoá được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không gây thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế
14
chống bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá khác. Thiệt hại cho ngành
sản xuất trong nước được hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về số lượng, mức tiêu
á từ 2% trở lên; hai là số lượng, trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước vượt quá
3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của
các hàng hoá tương tự mới nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng
hoá tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá
chiếm trên 7%).
Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so
sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự được xuất khẩu sang
một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang
tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước
xuất xứ hàng hoá cộng thêm khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi
sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với
các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý
của chi phí.
Để xác định hàng hoá có bị bán phá giá hay không ? Việc bán phá giá có thể
gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt các biện
pháp chống phá giá thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất này ở quá trình điều
tra về bán phá giá. Ở những quốc gia khác nhau, việc điều tra sẽ được thực hiện bởi
các cơ quan chức năng khác nhau. Theo quy định trong Hiệp định về chống bán
pháp giá của WTO thì việc điều tra chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng văn
bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người dân dành cho ngành sản xuất
tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
Trên thực tế, quá trình điều tra về bán phá giá của EU, Mỹ và một số nước
khác cho thấy việc xác định giá trị thông thường của hàng hoá để làm căn cứ xác
định biên độ phá giá quá phức tạp và đôi khi không minh bạch, vẫn còn rất nhiều
áp đặt. Theo luật pháp của Mỹ thì một khi không thể xác định được giá trị thông
rị thông thường theo giá tại Băng - la - đét với lập luận rằng: Việt Nam chưa có nền
kinh tế thị trường, vì vậy các chi phí và các số liệu của các doanh nghiệp Việt Nam
15
cung cấp là không phản ảnh trung thực và không tin cậy được. Có thể nói rằng, thuế
chống bán phá gía là một công cụ bảo hộ rất mạnh và rất lợi hại.
1.7.
1.7.1. Trung Quốc kiện thuế đối kháng của Mỹ:
Tháng 9/2008, Trung Quốc yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp WTO tham
vấn với Mỹ về thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá cuối cùng của Mỹ áp dụng
đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Thông qua tham vấn, các vấn đề về thủ tục và nhiệm vụ quyền hạn của các
bên đã được giải quyết. Một số vấn đề về nhiệm vụ quyền hạn các bên mang tính
chất nguyên tắc nêu ra trong tham vấn bao gồm:
• Đối xử của các doanh nghiệp nhà nước
• Không chứng minh tính riêng biệt (specificity) của các hành vi trợ cấp bị kiện.
• Đưa ra cách tính lợi ích của trợ cấp chỉ tính đến các giao dịch đem lại lợi ích
rõ ràng và loại trừ các giao dịch không đem lại lợi ích
• Sử dụng tiêu chuẩn ngoài Trung Quốc, bao gồm xóa bỏ các điều kiện phổ biến
ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc xác định liệu rằng và ở mức độ nào các nhà
sản xuất nhận được lợi ích từ trợ cấp.
• Sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường nhằm xác định sự tồn tại và
mức độ phá giá đồng thời với việc xác định trợ cấp và áp đặt thuế đối kháng
đối với cùng một mặt hàng.
1.7.2. Vụ kiện giày da Trung Quốc tiếp tục gây tranh cãi tại EU:
Tháng 10/2008, EU khởi xướng điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với
mặt hàng giày da cao cấp nhập khẩu từ Trung Quốc. Các biện pháp chống bán phá
giá của EU thường được áp dụng trong thời gian 5 năm. Tuy nhiên, do tính chất
chính trị của các cuộc điều tra chống bán phá giá giầy da, các biện pháp chỉ áp dụng
trong 2 năm. Điều này là do có rất nhiều nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu can thiệp vào
cuộc điều tra. Số lượng đối tượng liên quan lớn vì EU có cuộc điều tra trưng cầu
dân ý trước khi các biện pháp này được thông qua.
Cuộc điều tra rà soát hiện vẫn đang gây tranh cãi. 15 trong số 27 nước thành
viên EU phản đối việc mở cuộc điều tra rà soát và cho rằng cần xóa bỏ các biện
16
pháp này sau 2 năm áp dụng. Ban đầu, Uỷ ban châu Âu có trách nhiệm tư vấn cho
các nước thành viên do vậy đã khởi xướng cuộc điều tra. Tuy nhiên, dù EC quyết
định tiếp tục muốn duy trì các biện pháp này, 15 nước thành viên vẫn có thể phủ
quyết. Cuối cùng, các thành viên EC phải thông qua các biện pháp do EC chỉ định
và đa số là đủ để xóa bỏ các biện pháp này.
Thuế vẫn tiếp tục duy trì trong quá trình điều tra rà soát. Trong một thông cáo
báo chí, EC tuyên bố sẽ hoàn tất việc rà soát như dự kiến và nếu có thể sẽ sớm hơn
khung thời gian thông thường là 12 – 15 tháng.
2. Hiệp định về chống phá giá của WTO:
2.1. Khái niệm
Hiệp định về chống bán phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay.
điều kiện để các thành viên WTO có thể thực hiện các biện pháp như vậy. Cả
Hiệp định và Điều VI được sử dụng cùng nhau để điều chỉnh các biện pháp chống
bán phá giá.
2.2. Điều kiện áp dụng
Định nghĩa đầy đủ của hành vi bán phá giá được quy định trong Hiệp định.
Nói một cách vắn tắt, đó là hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu
thấp hơn giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước. Để áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, nước nhập khẩu là thành viên WTO phải chứng
minh được ba điều kiện sau:
• Có hành động bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt
hàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước
xuất khẩu (gọi là biên độ phá giá).
• Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh
tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu.
Hành động bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại vật chất nêu trên.
17
2.3. Biện pháp áp dụng
Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viên WTO
ới ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Các biện pháp này nếu trong điều kiện bình
thường là những hành vi vi phạm các nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế suất
nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, biện pháp chống
bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá
nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được
phép áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thời hạn nhất định
- tối đa là 5 năm.
2.4. Miễn trừ
Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện
pháp chống bán phá giá nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ phá giá
không đáng kể (nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu). Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng
hàng bán phá giá là không đáng kể (khối lượng hàng phá giá từ một nước bị điều tra
nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu, đồng thời tổng khối lượng hàng phá giá từ tất cả các
nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tổng nhập khẩu).
2.5. Cơ quan theo dõi
Hiệp định cũng quy định các thành viên phải báo cáo chi tiết ngay lập tức cho
Ủy ban phụ trách các Hành động Chống bán Phá giá của WTO khi họ bắt đầu tiến
hành điều tra sơ bộ cũng như khi đưa ra kết luận cuối cùng. Họ cũng phải báo cáo
tổng kết hai lần mỗi năm cho Ủy ban tất cả những cuộc điều tra của họ. Khi có sự
tranh cãi, các thành viên được khuyến khích tiến hành tham vấn lẫn nhau. Nếu tham
vấn không đạt được kết quả, họ có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO để giải quyết và phải chấp nhận kết quả giải quyết theo cơ chế này.
Đoạn 800-801 của Đạo Luật chống bán phá giá của Mỹ quy định: “Bất cứ
người nào thực hiện hay giúp đỡ thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào
Mỹ một cách phổ biến và có hệ thống để bán những hàng hoá đó ở mức giá thấp
hơn đáng kể giá thực tế thị trường, hay giá bán buôn của những hàng hoá đó tại thị
trường nơi nó được sản xuất hay tại thị trường nước ngoài khác mà các hàng hoá đó
18
thường được xuất khẩu sau khi đã cộng giá bán buôn, chi phí vận tải, thuế, và các
chi phí và lệ phí cần thiết khác đều bị coi là vi phạm pháp luật nếu những hành vi kể
trên được thực hiện với dự định phá hoại, hay gây tổn thất một ngành của Mỹ, hay
ngăn cản việc thiết lập một ngành tại Mỹ, hay tạo sự kiềm chế hoặc độc quyền về
hàng hoá đó tại Mỹ”.
Các thủ tục hành chính áp dụng cho việc chống phá giá được quy định trong
Đạo Luật chống phá giá 1916; Đạo luật chống phá giá 1921; Mục VII của Đạo Luật
thuế 1930.
OC sẽ quyết định có tồn tại việc phá giá hay không và ITC có trách nhiệm tìm
kiếm bằng chứng và chứng minh sự tồn tại các tổn thất. Yêu cầu về việc có dự định
hay không có dự định từ phía bên bị không quan trọng. Nếu ITC phát hiện ra tồn tại
phá giá và tổn thất phá giá, thuế chống phá giá sẽ được áp dụng. Bên bị sẽ không
phải chịu các trừng phạt dân sự hay hình sự nào.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi
tham gia hiệp định chống phá giá trong WTO:
3.1.
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có nhiều vụ kiện chống bán phá giá
đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam theo pháp luật nội địa của nước nhập
khẩu. Sau khi gia nhập WTO, thực tế này không thay đổi, hàng hoá Việt Nam vẫn
có thể bị kiện, bị áp thuế chống bán phá giá ở các thị trường theo trình tự và thủ tục
cũ.
Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên WTO, liên quan đến các vụ việc
chống bán phá giá ở nước ngoài, có thể có một số điểm mới thuận lợi hơn:
Trường hợp nước tiến hành điều tra không tuân thủ các quy định liên quan
trong WTO thì Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO để khiếu nại, khiếu kiện qua đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp;
3.2.
Việc bán phá giá đang diễn ra ngày càng nhiều ở hầu hết các quốc gia kể cả
các quốc gia phát triển và đang phát triển. Mặc dù là nước đang phát triển ở trình độ
19
n bán phá giá cá tra, các ba - sa của Việt Nam tại Mỹ (năm 2002) được coi là một
vụ kiện có quy mô lớn và có rất nhiều áp đặt bất công từ phía Mỹ. Các ngành đã
từng bị kiện phá giá của Việt Nam là tỏi, giày dép, bột ngọt, cá tra, cá basa, bật lửa
gas.
Canada kiện Việt Nam hai vụ liên quan tới giày dép và tỏi. Thuế chống phá
giá áp dụng cho tỏi của Việt Nam là 1,48 CAĐ/kg.
EU kiện Việt Nam hai vụ liên quan tới giày dép và bột ngọt. Mức thuế chống
phá đối với bột ngọt là 16,8%. Riêng đối với mặt hàng giày dép, EU đã không đánh
thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam thấp hơn các quốc gia khác là Trung Quốc, Inđônêxia và Thái Lan.
Ba Lan kiện Việt Nam một vụ về bật lửa gas. Thuế chống phá giá là 0,09
EUR/chiếc.
Mỹ kiện Việt Nam một vụ về cá tra, cá basa. Thuế chống phá giá áp đặt cho
Việt Nam từ 38% đến 64%. Phương thức mà Hiệp hội cá tra, cá ba sa (CFA) của
Mỹ đã thực hiện trong vô tranh chấp với Việt Nam có thể tóm tắc như sau:
Sau đó, CFA kiện Việt Nam đã phá giá cá tra, cá basa trên thị trường Mỹ.
Gạo của Việt Nam đã từng bị Columbia kiện vào năm 1994 với biên phá giá là
9,7% nhưng sau đó Columbia quyết định rằng Việt Nam đã không gây thiệt hại về
vật chất với việc sản xuất gạo của Columbia nên không áp dụng thuế chống bán phá
giá.
lửa gas vào thị trường này với lý lẽ, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong
nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại kết luận Việt Nam có nền kinh tế
phi thị trường. Việc xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay phi thị trường
ó hình thức kiện phá giá được sử dụng nhiều nhất. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Hoa
Kỳ đã phát triển đến một mức tinh vi với các nước có nền kinh tế phát triển, đôi khi
lại trắng trợn theo lối đơn phương - áp đặt, nhất là với các nền kinh tế nhỏ bé. Cách
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ mới đây đã có báo cáo kết luận rằng luật
chống bán phá giá trên thực tế đã gây tổn hao cho nền kinh tế Mỹ nhất là qua vụ
20
kiện tôm được nhiều nước quan tâm hiện nay, John McQuaid công tác tại tờ “The
Times picayune” đã tập hợp ý kiến của các nhà kinh tế nhằm chỉ ra những điểm phi
lý trong luật chống bán phá giá của Mỹ.
Trên thực tế, luật chống phá giá của Mỹ không đòi hỏi bằng chứng cho thấy
các Công ty nước ngoài bị cáo buộc bán phá gía đang phối hợp hành động hay có ý
định đẩy mặt hàng của họ tràn ngập thị trường Mỹ. Các nhà kinh tế nói rằng luật
chống phá giá được soản thảo khái quát và nhiều trình tự cho luật nàylà thủ tục hoạt
động tiêu chuẩn đổi mới các doanh nghiệp tại Mỹ và trên thế giới. Sự khác biệt giữa
văn bản luật và thực tiễn là điều bình thường trong thế giới của chống phá mà
những người đánh bắt tôm ở Mỹ bước vào.
Khi toàn cầu hoá gây ra làn sóng đổ vỡ xuyên suốt nền kinh tế Mỹ. Thương
mại quốc tế đã trở thành vấn đề chính trị tại Lousiana, cũng như với nhiều bang
khác phải chống chọi với nguy cơ mất việc làm do sự cạnh tranh từ nước ngoài.
Luật chống phá giá mở ra phương thức giúp các ngành công nghiệp gặp khó khăn
có được khoản trợ cấp kinh tế tạm thời. Luật này cũng được xem xét là một chiếc
được và đầy rẫy những mâu thuẫn.
Những người đề xướng việc kiện tụng nói rằng luật chống phá giá có thể “làm
cân bằng sân chơi” thương mại quốc tế, nơi làm các Công ty nước ngoài thường
không chơi công bằng và cách chơi của họ đe dạo việc làm của Mỹ. Luật chống phá
giá mà Quốc hội Mỹ ban hành được xem như một vũ khí tự vệ của các ngành công
nghiệp. Mục tiêu của luật này là để cân bằng thương mại bất công. Khái niệm luật
chống phá giá cũng tương tự như luật chống độc quyền, nó có tác dụng sắp xếp lại
thị trường nhằm duy trì khả năng cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng về lâu dài.
Nhiều ý kiến chỉ trích, trong đó có những người ủng hộ thương mại tự do và
nhiều nhà kinh tế chủ đạo, đồng tình rằng thương mại toàn cầu thường không công
bằng. Nhưng họ cũng nói rằng luật chống phá giá và các quy định của luật này, đặc
biệt là những công thức phức tạp mà Chính phủ áp dụng để tính thuế, là mang tính
độc đoán và gây trở ngại cho các Công ty đang hoạt động theo các nguyên tắc thông
21
thường tại thị trường quốc tế. Họ nói rằng về cơ bản luật này là một hình thức bảo
hộ và do đó nó là kẻ thù của thương mại tự do.
ng. Cho tới nay của DOC và USITC đều có những phán quyết sơ bộ ủng hộ
người đánh bắt tôm ở Mỹ. Theo luật hiện nay, khoản tiền thuế sẽ được dành để trợ
cấp cho ngành công nghiệp tôm nội địa.
Nhìn chung, Chính phủ Mỹ thường có xu hướng đứng về phía các ngành công
nghiệp Mỹ. Theo nhà kinh tế Bruce Blonigen của Đại học tổng hợp bang Oregon,
một chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực chống phá giá, có tới 80% vụ kiện có kết luận
là xảy ra tình trạng bán phá giá, khoảng 60% vụ kiện kết luận rằng các doanh
nghiệp nội địa bị ảnh hưởng bởi hàng NK. Thomas Prusa, nhà kinh tế của Đại học
tổng hợp Rutgers chuyên nghiên cứu về các vụ kiện thương mại và chống phá giá
nói: “DOC gần như không bao giê kết luận là không xảy ra tình trạng bán phá giá”.
Các nhà kinh tế còn nhiều quan tâm đến khác biệt về mục tiêu chính sách cơ
bản của luật chống phá giá. Một số coi luật này là phương thức nuôi dưỡng chủ
nghĩa bảo hộ. Một số khác bảo vệ khái niệm mày như một công cụ giữ gìn việc làm
và giúp giảm bớt tại hoạ của kinh tế toàn cầu. Clyde Prestowitz, Chủ tịch Viện
chiến lược kinh tế, một nhóm nghiên cứu thiên tả có trụ sở tại Oasinhtơn, nói: “Khái
niệm chống phá giá là hoàn toàn hợp pháp và đã được đưa vào các quy định của tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) bởi đây là công cụ để đối phó với một số vấn đề
thực tế”. Nhưng nhiều nhà kinh tế nói rằng cách thức mà DOC phân xử vụ kiện tôm
đã bị “bóp méo” nhằm chống lại các Công ty nước ngoài và thiên vị các ngư dân
đánh bắt tôm ở Mỹ.
ng hợp việc so sánh như vậy gần như là điều không thể, bởi hầu như chẳng ai
biết rõ “giá thị trường hợp lý” sẽ là bao nhiều. Tuỳ thuộc vào tình huống vụ kiện.
Chính phủ Mỹ xác định giá thị trường hợp lý theo những phương thức khác nhau.
Trong trường hợp đơn giản nhất, Chính phủ Mỹ so sánh giá tại nước xuất khẩu với
giá tại Mỹ. Nhưng trong hầu hết các vụ kiện chống phá giá, phương thức xác định
không đơn giản như vậy: Trong số sáu nước bị kiện, SSA nói rằng chỉ duy nhất
Braxin có thị trường nội địa đáng kể về mặt hàng tôm, các nước khác hoặc không có
thị trường lớn về mặt hàng này hoặc là những nước bị quy vào diện không có nền
22
kinh tế thị trường. Trong những trường hợp như vậy, DOC có khả nhiều lùa chọn
Nam và Trung Quốc. Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành điều tra và thu thập số liệu theo
cách điều tra và thu thập số liệu theo cách của mình, như lý lẽ mà các luật của
nguyên đơn đưa ra không phải là lý lẽ cuối cùng. Nhưng lý lẽ này những phần nào
cho thấy cách thức tiến hành vụ kiện.
Để đưa ra lý lẽ rằng các Công ty Trung Quốc bán phá giá tôm tại Mỹ, các luật
sư của nguyên đơn đã đặt ra một mô hình kinh tế phức tạp để xác định chi phí sản
h chi phí của các mục này. Sau đó họ kết hợp hải kết quả này để đưa mức chi phí
sản xuất. Cuối cùng, họ ước tính tỷ lệ lãi đối với mặt hàng của Trung Quốc. Kết quả
của cách tính toán này đưa ra “giá sản xuất” đối với tôm loại to của Trung Quốc là
10,6 USD/ pao - cao hơn 7,72 USD so với mức giá tôm Trung Quốc nhập vào Mỹ
theo số liệu của Cơ quan Hải quan Mỹ và mức chệnh lệch này được chuyển thành
mức thuế chống phá giá được đề nghị là 263,68% (mức cao nhất được dự kiến đối
Quốc cũng đều giống nhau là điều hết sức phi lý”.
Các nhà kinh tế nói rằng một vấn đề đáng nói nữa là việc Chính phủ Mỹ gộp
Trên thế giới, từ năm 1995 - 2002, các nước và vùng lãnh thổ bị điều tra bán
0 năm song chúng ta đã chưa có một kế hoạch cụ thể để đương đầu với các vấn đề
về giá cả và chống bán phá giá.
Khi vụ kiện cá tra, cá basa tạo được sự chú ý của dư luận và các doanh nghiệp
thủy sản Việt Nam cũng như những người nông dân Việt Nam phải gánh chịu phần
thua, lúc này các Bộ Ngành và các Hiệp hội liên quan mới thực sự lo ngại về khả
năng Việt Nam bị kiện phá giá ở những mặt hàng khác.
Việt Nam không thể tránh khỏi việc tiếp tục bị kiện phá giá. Lý do có thể nêu
ra như chống bán phá giá được sử dụng như một công cụ bảo hộ mới, Việt Nam có
điều kiện để xuất khẩu những mặt hàng giá rẻ và Việt Nam bị cho là một nền kinh
tế phi thị trường.
Bên cạnh đó, chống bán phá giá còn được sử dụng như một phần trong số các
công cụ gây ảnh hưởng chính trị từ các nước lớn. Trong vụ kiện cá tra, cá basa,
Hiệp hội nông dân, cá tra, cá basa Mỹ (CFA) có sự hậu thuẫn chính trị, đặc biệt là
23
từ Nghị sĩ Trent Lott. Ông này đã thúc đẩy việc buộc Việt Nam phải thực hiện phân
biệt nhãn cá tra, basa. Nhiều nghị sĩ ở khu vực phía Nam nơi nuôi cá tra và cá basa
cũng có những hành vi tương tự vì họ cần phiếu ủng hộ từ cử tri ở khu vực này.
Những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thông thường có lợi thế cạnh tranh do giá
nhân công rẻ dẫn đến giá thành thấp so với các quốc gia khác và xu thế ngày càng
nhiều của hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế chắc rằng các cuộc
điều tra chống phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không dừng lại ở đó
và một khi đã bị áp đặt thuế chống bán phá giá thì khả năng xuất khẩu mặt hàng đó
sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì thế, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp và các nhà quản
lý của Việt Nam là làm thế nào để có thể hạn chế được những tác động bất lợi để
“đồng hành” cùng các công cụ chống bán phá giá.
3.3.
3.3.1. Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam:
• Bên khởi kiện: Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of
America - CFA).
• Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến hải sản Việt nam. Đại diện: Hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam – VASEP.
Nội dung vụ kiện:
Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa (phía Mỹ gọi là cá da trơn – catfish)
sang Mỹ từ năm 1996, và đến năm 2001 thì sản lượng xuất khẩu đạt 9 triệu kg,
chiếm gần 2% tổng sản lượng cá da trơn tại Mỹ.
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại
Mỹ đệ đơn kiện lên Bộ thương mại Mỹ (DOC) yêu cầu mở điều tra chống bán phá
giá cá da trơn từ Việt nam với lý do là các mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới
giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã
chiếm 20% thị trường của Mỹ.
Ngày 18 tháng 7 năm 2002, DOC bắt đầu tiền hành các thủ tục điều tra và tiến
hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên CFA và VASEP. Ngày 8 tháng
24
11 năm 2002, DOC thông báo quyết định coi Việt nam là nước có nền kinh tế phi
thị trường (NME).
Sau khi phản đối không thành quyết định bất lợi này, tháng 12 năm 2002,
VASEP chính thức đề nghị DOC sử dụng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi
phí sản xuất trong 5 nước được DOC đề xuất là Bangladesh, Ấn độ, Guinea, Kenya
và Pakistan. Sở dĩ VASEP chọn Bangladesh là vì quốc gia này gần với Việt nam về
một số yếu tố như mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người (380 USD/người),
cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc nuôi cá nước ngọt tương
tự như catfish.
Ngày 27 tháng 1 năm 2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt
nam có hành vi bán phá giá cá tra tại Mỹ và ấn định mức thuế chống phá giá từ
37.94% đến 61,88 % cho các công ty này, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt
nam. Ngay sau đó, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót, bất hợp lý trong
quyết định này. Tháng 3 năm 2003, DOC đã quyết định sửa lại mức thuế chống bán
phá giá áp dụng đối với các công ty tham gia vụ kiện (chẳng hạn như từ 61,88%
xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ
nguyên mức 63,88% cho các công ty không tham gia.
Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc
vào phán quyết của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) về vấn đề thiệt hại hại. Ngày
24 tháng 7 năm 2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh
nghiệp Việt nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản
xuất của Mỹ, do đó ấn định mức thuế chống bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%.
Bài học rút ra:
Sự thất bại này, Việt nam rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Các doanh
nghiệp Việt nam đã phải trả 469 USD/giờ cho một văn phòng luật sư tại
Washington để bảo vệ quyền lợi cho mình, trong khi thu nhập của một người dân
nuôi cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long chưa tới 35 USD/tháng. Kinh phí chi
cho vụ kiện tổng cộng là 600.000 USD.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt nam phàn nàn về sự bất công trong vụ kiện. Một
điều rõ ràng là rất nhiều người, cả Việt nam và Mỹ, cho rằng phán quyết về vụ cá da
25
trơn là không công bằng, chỉ đem lại lợi ích cho một số công ty Mỹ và gây thiệt hại
cho những người nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên việc
tập trung vào khía cạnh công bằng hay không công bằng của vụ tranh chấp đòi hỏi
Việt nam phải xem xét một vấn đề lớn hơn, đó là: Liệu bằng cách nào Việt nam có
thể đối phó với những vụ kiện tương tự trong tương lai một cách hiệu quả nhất. Cần
phải thừa nhận một thực tế là sẽ tiếp tục có những vụ kiện chống bán phá giá và đây
chưa phải là vụ cuối cùng. Vụ kiện cá da trơn chỉ là một trong số 276 vụ kiện chống
bán phá giá trên toàn thế giới năm 2002.
3.3.2. Vụ kiện bán phá giá tôm:
0h sáng 1/1/2004, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã đệ đơn lên Bộ Thương
mại Mỹ (DOC) và Uỷ ban thương mại Quốc tế (USITC) của nước này để kiện 6
nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ. 5 nước khác cũng
bị kiện gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador và Brazil.
"Ngành công nghiệp tôm của Mỹ đang trong cơn nguy khốn do bị cạnh tranh
không công bằng bởi hàng nhập khẩu”, bà Deborah Regan, Phát ngôn viên của SSA
nói với AFP.
Theo bên nguyên, Chính phủ Mỹ cần đánh thuế thật cao với các mức từ 30
đến trên 200% đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước trên với lý do “các nước này đã bán
tôm vào Mỹ thấp hơn cả giá bán tại thị trường nội địa, tức là bán phá giá".
Theo phân tích của bà Regan, việc dư thừa sản lượng tôm trên thế giới khiến
lượng hàng xuất vào Mỹ tăng mạnh, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh ngành công nghiệp này, đồng thời làm trầm trọng nạn thất nghiệp.
Ủng hộ lập luận của SSA, Thị trưởng bang Louisiana, Mary Landrieu nói:
“Năm vừa qua, tôm là mặt hàng tiêu dùng bán chạy nhất tại Mỹ với tổng lượng
nhập khẩu lên tới 5-6 tỷ USD/năm, kéo theo giá trị sản xuất nội địa giảm từ 1,2 tỷ
USD xuống còn 560 tỷ USD. Thế nhưng, tự do thương mại cần phản thật công
bằng...”.
Theo số liệu của DOC, năm 2002, 6 nước bị kiện bán phá giá tôm đã sản xuất
khoảng 2 tỷ pound tôm (tương đương 900 triệu kg), gấp đôi so với năm 1990. SSA
đề xuất, để giảm lượng xuất, thuế nhập khẩu tôm sẽ được nâng lên 40-230% đối với
26
Brazil, 119-267% đối với Trung Quốc, 104-107% đối với Ecuador, 102-130% đối
với Ấn Độ, 57% đối với Thái Lan và 30-99% đối với Việt Nam.
27
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Một là, sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá khác.
Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện bán
phá giá khác. Việt Nam cần làm nhiều việc để chủ động giảm thiểu tiêu cực của
việc chống bán phá giá từ các nước khác. Cụ thể Việt Nam cần:
Xây dùng một hệ thống thông tin về phá giá và chống bán phá giá.
Xây dựng cơ chế cảnh bảo về kiện phá giá và chống bán phá giá (trực thuộc Bộ
Thương mại), dự kiến những mặt hàng có khả năng bị kiện phá giá.
Xây dựng cách thực tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra trong khuôn khổ
WTO cũng như thủ tục điều tra của nước kiện phá giá. Chẳng hạn, khi bị áp dụng
thuế chống bán phá giá, quốc gia bị áp thuế có thể tăng giá hàng hoá của mình để
chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn ở giai đoạn xem xét lại hành vi phá giá.
Tích tực tham gia vào các diễn đàn cùng với các nước đang phát triển để xây
dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO.
Đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp thu thập thông tin về vấn đề này và
chứng minh tính hợp lý của giá xuất khẩu hàng hoá. Một khi các doanh nghiệp Việt
Nam đứng ngoài là tự đánh mất quyền được khiếu nại và quyền kháng nghị của
mình. Khi đó, các cơ quan điều tra sẽ đưa ra những phán quyết của riêng họ và áp
đặt các biện pháp chống phá giá, tất nhiên là có lợi cho họ. Mặt khác, khi các doanh
nghiệp nước ngoài thắng kiện, họ sẽ không ngần ngại tiếp tục kiện các hàng hoá
khác, và như vậy thì cơ hội xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
giảm đi nhanh chóng. Tham gia vụ kiện (rất có thể bị thua do những áp đặt vô lý),
các doanh nghiệp có thể rất tốn kém, nhưng từ chối tham gia là sẽ chấp nhận thiệt
hại mà thông thường còn lớn hơn nhiều.
Hai là, Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phá giá, chống bán phá giá.
Dữ liệu thông tin về phá giá và chống bán phá giá nên được xây dựng cả bằng
tiếng Việt và tiếng Anh. Các tình huống kiện phá giá, các vấn đề liên quan cần được
chia theo ngành, theo quốc giấp dụng và ưu tiên theo đặc thù của nền ngoại thương
Việt Nam. Chẳng hạn, thời gian trước mắt, các thông tin liên quan đến các vụ kiện
28
tôm, dệt may, giày dép và khoáng sản cần được ưu tiên thu thập. Chính phủ và các
doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng việc nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các
vụ kiện trong cùng ngành cũng như những lập luận của bên trong vụ kiện là sự
chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá trong thời gian tới.
Ba là, tổ chức tìm hiểu các vụ kiện về chống bán phá giá của một số ngành và
một số quốc gia lùa chọn.
Việt Nam cần thiết phải tìm hiểu các vụ kiện về bán phá giá trong một số ngành
và một số quốc gia mà Việt Nam quan tâm. Trong bối cảnh các quy định về chống
bán phá giá của WTO còn chưa chặt chẽ như hiện nay, việc tìm hiểu các vụ kiện
trong một số ngành là cần thiết. Chính phủ Việt Nam có thể tìm ra được các lý lẽ
mà các nước bị kiện khác đang sử dụng để phản bác lại nước đi kiện.
Bốn là, chứng minh “Việt Nam có nền kinh tế thị trường”.
Trong vụ kiện giữa Việt Nam và Mỹ về cá tra, cá basa, Việt Nam bị coi là “nền
kinh tề phi thị trường” dẫn đến những tham chiếu bất lợi khác như phải chọn một
nước thứ ba để so sánh chi phí và tính giá trị thông thường của sản phẩm. Mặc dù,
trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục đấu tranh để có sự công bằng hơn trong
việc lùa chọn quốc gia thứ ba và cách tính toán chi phí của quốc gia thứ ba đó song
điều Việt Nam cần coi trọng hơn là chứng minh lập luận “Việt Nam là nền kinh tế
thị trường”.
Năm là, thuế chống phá giá sẽ áp đặt cho tất cả các doanh nghiệp có hàng xuất
ớc táo của họ và các vụ kiện khác.
Sáu là, cố gắng để cuộc điều tra sơ bộ về chống bán phá giá dẫn đến kết luận
Bảy là, cần có những chứng cứ xác đáng để chứng minh việc bán giá thấp
(nếu có) để không gây thiệt hại cho nền sản xuất cả nước nhập khẩu (lượng hàng
xuất khẩu chiếm dưới 3% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng đó của nước có
hàng bán giá thấp) và nếu có thì biên độ bị coi là phá giá là không đáng kể (dưới
2%). Đồng thời, có thể thương lượng với cơ quan đưa ra phán quyết của nước này
nhằm đạt được thoả thuận về hạn chế định lượng hoặc chấp nhận một mức giá tối
thiểu thay vì áp đặt thuế chống phá giá.
29
Tám là, trong điều kiện có thể, hãy thuyết phục các Công ty nhập khẩu của
nước ngoài cùng lên tiếng trước các cơ quan điều tra rằng, thực sự không có tổn hại
đáng kể.
30
PHẦN KẾT LUẬN
Từ những trình bày, đề xuất đã nêu trên chúng ta thấy rằng chống bán phá giá
và những ảnh hưởng của bán phá giá tới Việt Nam đang là đề tài được giới chuyên
môn quan tâm. Đây là đề tài có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn áp dụng. Nhất là
trong giai đoạn Việt Nam đang tích cực và chủ động tham gia vào quá trình toàn
cầu hóa và kinh tế bằng chiến lược đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những giai đoạn phát triển của nước ta, các nhà kinh tế đã có những
nhận định khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, bản chất bán phá giá được xác định
từ 3 nền tảng cơ bản là các nguyên lí của tự do thương mại, lý thuyết về định giá
cướp đoạt và lí thuyết về hành vi phân biệt giá trong kinh tế học. Sự kết hợp các lí
thuyết trên. Bán phá giá chỉ trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi
chúng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của quốc
gia nhập khẩu. Tại Việt Nam, chống bán phá giá đã có những bước phát triển nhất
định. Tuy nhiên, do vấn đề chống bán phá giá còn mới nên sự tương thích về vấn đề
này của Việt Nam với các nước trên thế giới còn hạn chế. Vì thế việc nghiên cứu và
tiếp thu các quy định của WTO vào Việt Nam và định hướng cho sự phát triển của
lĩnh vực này trong tương lai là cần thiết.
Trên cơ sở vận dụng các quan điểm của phép duy vật biện chứng, sử dụng các
phương pháp so sánh luật học, nghiên cứu tổng hợp, phân tích… tiểu luận đã cơ bản
giải quyết được các vấn đề lý luận về bản chất của hiện tượng bán phá giá, xác định
giới hạn và cách thức điều chỉnh đối với hiện tượng này, phân tích đánh giá các căn
cứ xác định hiện tượng bán phá giá, xác định thiệt hại và quy trình xử lý vụ việc,
các biện pháp chống bán phá giá. Trên cơ sở đó, chúng em mạnh dạn đưa ra các
kiến nghị nhằm hoàn thiện các lý thuyết về chống bán phá giá như trên.
Mong rằng bài tiểu luận này đã khái quát được phần nào vấn đề thực tiễn đang
có sức lan tỏa rộng không chỉ ở các nước phát triển mà cả những nước đang phát
triển như Việt Nam.
31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Mỹ Loan, “Các vụ kiện chống phá giá – một chặng đường nhìn lại”,
”Các vụ kiện chống bán phá giá – những đặc điểm cần lưu ý đối với các
Doanh nghiệp Việt Nam”, trên Tạp chí Thương mại số 44/2005, 1+2/2006 và
Tạp chí cộng sản điện tử 2006.
2. Đoàn Văn Trường, “Bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá hàng nhập
khẩu”, Nxb. Thống kê năm 1998.
3. www.chongbanphagia.vn
4. www.baomoi.vn

More Related Content

What's hot

Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...jackjohn45
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Akatsuki Kun
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện marketing tại nh ngoại thương
Hoàn thiện marketing tại nh ngoại thươngHoàn thiện marketing tại nh ngoại thương
Hoàn thiện marketing tại nh ngoại thươngThanh6189
 
Luận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây Đô
Luận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây ĐôLuận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây Đô
Luận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây ĐôDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản trị bán hàng nhóm kế hoạch
Quản trị bán hàng nhóm kế hoạchQuản trị bán hàng nhóm kế hoạch
Quản trị bán hàng nhóm kế hoạchDuc Phat Company
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Thanh Hoa
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYLuận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Đề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAY
Đề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAYĐề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAY
Đề tài đẩy mạnh xúc tiến thương mại xuất khẩu, HAY
 
lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngo...
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
 
Hoàn thiện marketing tại nh ngoại thương
Hoàn thiện marketing tại nh ngoại thươngHoàn thiện marketing tại nh ngoại thương
Hoàn thiện marketing tại nh ngoại thương
 
Pháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9d
Pháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9dPháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9d
Pháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9d
 
Luận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây Đô
Luận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây ĐôLuận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây Đô
Luận văn: Giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây Đô
 
Quản trị bán hàng nhóm kế hoạch
Quản trị bán hàng nhóm kế hoạchQuản trị bán hàng nhóm kế hoạch
Quản trị bán hàng nhóm kế hoạch
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
 
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặcĐề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
 
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tếLuận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
 
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tếLuận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấpLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYLuận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
 

Similar to TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO

Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019TiLiu5
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungHangle89
 
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...luanvantrust
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO (20)

Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
 
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mạiĐề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6_10442412092019
 
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAYÁp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
Áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, HAY
 
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
 
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận ThượngHoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
 
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
 
KTCT 17.docx
KTCT 17.docxKTCT 17.docx
KTCT 17.docx
 
Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chung
 
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
 
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân
 
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, HAY
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, HAYĐề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, HAY
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, HAY
 

More from Han Nguyen

Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaHan Nguyen
 
Goal of monetary policy
Goal of monetary policyGoal of monetary policy
Goal of monetary policyHan Nguyen
 
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc giaSkien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếHan Nguyen
 
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giáChuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giáHan Nguyen
 
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc giaChuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaBt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tếBt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếCâu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mớiNghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mớiHan Nguyen
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trịTL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê Han Nguyen
 
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kêBài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kêHan Nguyen
 
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...Han Nguyen
 
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010Han Nguyen
 
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt NamTiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt NamHan Nguyen
 

More from Han Nguyen (20)

Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
 
Goal of monetary policy
Goal of monetary policyGoal of monetary policy
Goal of monetary policy
 
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc giaSkien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
 
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giáChuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
 
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc giaChuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
 
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaBt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
 
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
 
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
 
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tếBt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
 
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếCâu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
 
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mớiNghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trịTL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê
 
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kêBài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
 
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
 
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
 
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt NamTiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO

  • 1. 1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----- oOo - TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY TÓM TẮT NỘI DUNG CHỐNG PHÁ GIÁ TRONG WTO. HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG NÀO LÀ THUẬN LỢI, NỘI DUNG NÀO LÀ KHÓ KHĂN CHO QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 06 Năm 2012 BỘ CÔNG THƯƠNG
  • 2. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----- oOo - TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY TÓM TẮT NỘI DUNG CHỐNG PHÁ GIÁ TRONG WTO. HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG NÀO LÀ THUẬN LỢI, NỘI DUNG NÀO LÀ KHÓ KHĂN CHO QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM GVHD: Th.S. Võ Điền Chương NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 12 LỚP HP: 210700310 1. Nguyễn Lê Hương 11217531 2. Lã Ngọc Như Loan 11229841 3. Tạ Ngọc Mỹ 11169701 4. Lý Mẫn Nhi 11167101 5. Phạm Thị Bích Phượng 11253031 6. Trần Minh Thanh Thảo 11227941 7. Nguyễn Thu Thảo 11041471 8. Phan Ngọc Thủy Tiên 11171311 9. Trần Thị Kim Tuyến 11169021 Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 06 Năm 2012
  • 3. 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
  • 4. 4 MỤC LỤC PH N M Đ UẦ Ở Ầ .................................................................................................................................5 1. Lí do ch n đ tàiọ ề ........................................................................................................................5 PH N N I DUNGẦ Ộ ..............................................................................................................................8 ......................................................................................................................................................8 ...................................................................................................................................................8 1.2. Tác đ ng c a bán phá giáộ ủ ...............................................................................................10 1.3. Các lo i bán phá giá và m t s v n đ liên quanạ ộ ố ấ ề ............................................................10 1.4. Nh ng bi n t ng c a bán phá giá :ữ ế ướ ủ ...............................................................................12 .................................................................................................................................................12 .................................................................................................................................................13 .................................................................................................................................................15 2. Hi p đ nh v ch ng phá giá c a WTO:ệ ị ề ố ủ ....................................................................................16 2.1. Khái ni mệ ..........................................................................................................................16 2.2. Đi u ki n áp d ngề ệ ụ ............................................................................................................16 2.3. Bi n pháp áp d ngệ ụ ............................................................................................................17 2.4. Mi n trễ ừ...........................................................................................................................17 2.5. C quan theo dõiơ ..............................................................................................................17 .................................................................................................................................................17 3. Nh ng thu n l i và khó khăn trong xu t kh u hàng hóa c a Vi t Nam khi tham gia hi p đ nhữ ậ ợ ấ ẩ ủ ệ ệ ị ch ng phá giá trong WTO:ố ...........................................................................................................18 .................................................................................................................................................18 .................................................................................................................................................18 .................................................................................................................................................23 M T S Đ XU T, KI N NGHỘ Ố Ề Ấ Ế Ị.......................................................................................................27 PH N K T LU NẦ Ế Ậ .............................................................................................................................30 DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả .................................................................................................31 .....................................................................................................................................
  • 5. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này đang tạo cho kinh tế Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Việt Nam cũng có nhiều lợi thế hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa đến nhiều nước và bên cạnh đó các doanh nghiệp của chúng ta cũng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thống thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. Do đó, cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các hiệp định của mình, WTO đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thống các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu về Hiệp định chống bán phá giá của WTO và những thuận lợi và khó khăn mà Hiệp định này mang lại đối với xuất khẩu Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn và lí luận sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích chính của tiểu luận là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ bản chất kinh tế của bán phá giá và những thuận lợi cũng như khó khăn của Hiệp định chống bán phá giá đối với nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam. Nhằm đưa ra những đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn về thực trạng này, đề tài có các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu các cơ sở kinh tế - pháp lý về bán phá giá, phân tích bản chất của hiện tượng bán phá giá và tác động nhiều mặt của nó đến sự phát triển thị trường quốc tế cũng như hiện trạng chống bán phá giá tại Việt Nam. + Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng chống bán phá giá bao gồm các quy định về căn cứ xác định bán phá giá, xác định thiệt hại đáng kể và quan hệ nhân quả; các
  • 6. 6 quy định về thủ tục điều tra, xử lý vụ việc và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, tiểu luận sẽ nêu lên tình hình về chống bán phá giá và các biến tướng của nó tại một số nước trên thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu Nội dung của tiểu luận được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và các tài liệu pháp lý. Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu lịch sử…. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề trong Hiệp định về chống bán phá giá theo đó đặt ra giới hạn điều chỉnh của thực trạng chống bán phá giá tại Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này là Canađa, EU và Hoa Kỳ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Đây là tiểu luận nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về chống bán phá giá và các vấn đề liên quan cùng với Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Bên cạnh đó, tiểu luận còn nêu lên một cách tổng thể những thuận lợi, khó khăn trong việc tham gia hiệp định này của WTO. Đó là vấn đề về quá trình nhận thức về bán phá giá trong khoa học của Việt Nam, cơ sở kinh tế - pháp lý cho việc xác định bản chất của hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu, những thành tựu và tồn tại trong chống bán phá giá của Việt Nam…. Về thực tiễn: Những nghiên cứu, kết luận, đề xuất của tiểu luận còn có ý nghĩa trong việc hoàn thiện vấn đề chống bán phá giá tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng trong lĩnh vực này.
  • 7. 7 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường học tập đầy đủ tiện nghi về cơ sở hạ tầng cũng như vật chất. Chúng em xin cảm ơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về lý thuyết quản trị cũng như phương pháp học tập môn quản trị học. Chúng em xin cảm ơn Thầy Võ Điền Chương đã hướng dẫn cho chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Hy vọng thông qua sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm sẽ hoàn tất một bài tiểu luận có sức thu hút về mặt nội dung lẫn cách trình bày. Trong lúc thực hiện bài tiểu luận này có điều gì thiếu sót mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
  • 8. 8 PHẦN NỘI DUNG Từ trước đến nay, người ta thường hiểu một cách đơn giản, “bán phá giá” nghĩa là bán dưới giá thị trường, tuy nhiên, đối với thực trạng quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, cách hiểu trên là không đúng. Ở Mỹ, bán phá giá được hiểu là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá hàng hoá so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu và việc bán các mặt hàng đó gây ra thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của Mỹ. Còn theo quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) thì việc bán phá giá liên quan đến bất cứ hàng hoá nhập khẩu nào với giá thấp hơn chi phí. Quy chế chống bán phá giá của EU năm 1996 cho phép áp dụng thuế chống phá giá dựa trên các điều kiện: Thứ nhất, giá hàng hoá bán trên thị trường EU thấp hơn giá trên thị trường của nước sản xuất; thứ hai, hàng hoá nhập khẩu đe dọa ngành sản xuất của EU như chia sẻ thị phần, lợi nhuận, việc làm…Một định nghĩa khác: bán phá giá là tình trạng mà ở đó doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa thấp hơn mức chi phí. Theo định nghĩa mở rộng của một số chuyên gia kinh tế Mỹ từ những năm 1980 và vẫn được thừa nhận đến ngay hôm nay, bán phá giá được hiểu là hành vi bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, nhằm làm ảnh hưởng đến các mặt hàng tương tự trên cùng thị trường đó. Hành vi này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp bất lợi sau đây đối với doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự với mặt hàng được bán phá giá: Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự muốn cạnh tranh và giữ được thị phần thì buộc phải hạ giá bán sản phẩm của mình xuống ngang bằng với mức giá của những hàng hóa được bán phá giá. Tuy nhiên, làm như vậy thì các nhà sản xuất sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, bởi vì, có thể nhà sản xuất sẽ phải bán hàng hoá của mình với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất ra mặt hàng đó. Thứ hai, nếu nhà sản xuất không chấp nhận giảm giá bán thì hàng hóa của họ không thể tiêu thụ được trên thị trường. Như vậy, hoạt động kinh doanh sẽ bị tê liệt và nhà sản xuất có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
  • 9. 9 Điều VI, khoản 1 của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) coi bán phá giá là việc “sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”. Cụ thể hơn, điều II, khoản 1 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO định nghĩa: “Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”. Ðịnh nghĩa này không nói gì về bán hàng hóa dưới chi phí, một yếu tố vốn được xem là nội hàm của việc bán phá giá. Ở đây, những chuyên gia kinh tế chỉ muốn nói tới hình thức phân biệt giá cả, khi một doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm trong những thị trường khác nhau với những mức giá khác nhau. Như vậy, theo quy định của luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt để xác định hành vi bán phá giá là sự so sánh biên độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của sản phẩm tại nước xuất khẩu. Việc so sánh phải được tiến hành đối với sản phẩm cùng loại hoặc đối với sản phẩm tương tự (like product trong tiếng Anh hay produit similaire trong tiếng Pháp). Theo điều II, khoản 6 của Hiệp định chống bán giá, “sản phẩm tương tự” trong trường hợp bán phá giá được hiểu theo nghĩa rất hẹp là sản phẩm phải giống hệt, tức là có tất cả các yếu tố tương đồng với sản phẩm đang được xem xét, hoặc nếu không có sản phẩm nào như vậy thì phải sử dụng sản phẩm có những đặc tính rất giống (closely resembling trong tiếng Anh và ressemblant étroitement trong tiếng Pháp) với sản phẩm đang được xem xét. Chỉ có vài dòng định nghĩa như vậy nhưng đã làm nảy sinh vô số tranh cãi, chẳng hạn thế nào là giá trị bình thường, thế nào là thấp hơn, công ty tôi có giá của công ty tôi, làm sao có thể so sánh với giá của một công ty khác được, thế nào là sản phẩm tương tự?… Bên cạnh đó, việc xác định mức giá bị coi là “phá giá” rất phức tạp, vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác định mức độ thiệt hại dự tính và thiệt hại thực tế.
  • 10. 10 Ví dụ: Lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được xuất khẩu sang thị trường nước B với giá (Y) (Y<X) thì xảy ra hiện tượng bán phá giá đối với sản phẩm lạc nhân xuất khẩu từ A sang B. 1.2. Tác động của bán phá giá Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. • Trên góc độ vĩ mô : một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác. • Trên góc độ vi mô : khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá. Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình. 1.3. Các loại bán phá giá và một số vấn đề liên quan Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật riêng biệt.
  • 11. 11 Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân hoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước. Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăn cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp. Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chi phí tại nước nhập khẩu. Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại: • Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT “sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”. • Phá giá dịch vụ : Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vận tải biển. • Phá giá hối đoái : Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế cạnh tranh. • Phá giá xã hội : Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất. Đôi khi một công ty có thể bán ra nước ngoài với giá cao hơn, tình trạng đó gọi là phá giá ngược. Năm 1990, Deardorff đã chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa phá giá và mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước. Ông còn nói thêm rằng, trong trường hợp cả thị trường và công ty đều được bảo hộ thì hầu như chắc chắn các công ty nước ngoài phải bán với giá thấp hơn giá thị trường, nếu họ muốn xuất khẩu hàng hoá. Điều VI Hiệp định GATT giải quyết vấn đề chống phá giá và thuế đối kháng thực sự không ngăn cấm hành vi phá giá. Điều này chỉ quy định các thành viên của GATT công nhận rằng phá giá chỉ bị kết án, nếu nó gây ra hay đe doạ gây ra tổn hại vật chất cho một ngành công nghiệp đã thành lập, hoặc làm chậm lại việc thành lập một ngành công nghiệp nội địa tại lãnh thổ của thành viên khác. Nếu việc thẩm tra ở nước nhập khẩu chỉ ra rằng việc phá giá đang xảy ra và gây ra thiệt hại
  • 12. 12 về mặt vật chất đối với một ngành công nghiệp, thì khi đó chính phủ có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Trong thực tế, vấn đề khó khăn là việc xác định loại phá giá nào đã được nêu ở trên đang xảy ra trên thị trường. Không có một nhà kinh tế nào có khả năng xác định một cách đúng đắn về động lực phía sau của việc bán phá giá. 1.4. Những biến tướng của bán phá giá : Khái niệm : về phá giá đang được nhiều chuyên gia kinh tế tiếp tục hoàn chỉnh để giải quyết một thực tế là có những hành vi bán phá giá, mặc dù bề ngoài biểu hiện là không có sự phá giá theo đúng như công thức so sánh giá, nhưng công ty đó lại có những hành động khác có thể dẫn đến những hậu quả tương tự. Đó chính là những biến tướng của bán phá giá. Các loại biến tướng của phá giá được phân chia chi tiết hơn, bao gồm: • Phá giá ẩn : được định nghĩa trong bản phụ lục của điều VI của Hiệp định GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn của nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp hơn giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá. • Phá giá gián tiếp : là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó sản phẩm không bị coi là bán phá giá. • Phá giá thứ cấp: là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận được nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá. 1.5. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Nhiều trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: • Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó chiếm thế độc quyền ; • Bán giá thấp tại thị trường nước NK để chiếm lĩnh thị phần ; • Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh... Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, XK không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên
  • 13. 13 đành bán tháo để thu hồi vốn. Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước NK. Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó,... Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. 1.6. Trong thương mại quốc tế, khi hàng hoá bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (antiduming) như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán pháp giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán phán giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước). Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp đặt chung cho hàng hoá của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra những Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hoá bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc giá khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác định. hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu. Như vậy, nếu một hàng hoá được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế
  • 14. 14 chống bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá khác. Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước được hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về số lượng, mức tiêu á từ 2% trở lên; hai là số lượng, trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hoá tương tự mới nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hoá tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%). Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hoá cộng thêm khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý của chi phí. Để xác định hàng hoá có bị bán phá giá hay không ? Việc bán phá giá có thể gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt các biện pháp chống phá giá thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất này ở quá trình điều tra về bán phá giá. Ở những quốc gia khác nhau, việc điều tra sẽ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng khác nhau. Theo quy định trong Hiệp định về chống bán pháp giá của WTO thì việc điều tra chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người dân dành cho ngành sản xuất tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra. Trên thực tế, quá trình điều tra về bán phá giá của EU, Mỹ và một số nước khác cho thấy việc xác định giá trị thông thường của hàng hoá để làm căn cứ xác định biên độ phá giá quá phức tạp và đôi khi không minh bạch, vẫn còn rất nhiều áp đặt. Theo luật pháp của Mỹ thì một khi không thể xác định được giá trị thông rị thông thường theo giá tại Băng - la - đét với lập luận rằng: Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường, vì vậy các chi phí và các số liệu của các doanh nghiệp Việt Nam
  • 15. 15 cung cấp là không phản ảnh trung thực và không tin cậy được. Có thể nói rằng, thuế chống bán phá gía là một công cụ bảo hộ rất mạnh và rất lợi hại. 1.7. 1.7.1. Trung Quốc kiện thuế đối kháng của Mỹ: Tháng 9/2008, Trung Quốc yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp WTO tham vấn với Mỹ về thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá cuối cùng của Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Thông qua tham vấn, các vấn đề về thủ tục và nhiệm vụ quyền hạn của các bên đã được giải quyết. Một số vấn đề về nhiệm vụ quyền hạn các bên mang tính chất nguyên tắc nêu ra trong tham vấn bao gồm: • Đối xử của các doanh nghiệp nhà nước • Không chứng minh tính riêng biệt (specificity) của các hành vi trợ cấp bị kiện. • Đưa ra cách tính lợi ích của trợ cấp chỉ tính đến các giao dịch đem lại lợi ích rõ ràng và loại trừ các giao dịch không đem lại lợi ích • Sử dụng tiêu chuẩn ngoài Trung Quốc, bao gồm xóa bỏ các điều kiện phổ biến ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc xác định liệu rằng và ở mức độ nào các nhà sản xuất nhận được lợi ích từ trợ cấp. • Sử dụng phương pháp nền kinh tế phi thị trường nhằm xác định sự tồn tại và mức độ phá giá đồng thời với việc xác định trợ cấp và áp đặt thuế đối kháng đối với cùng một mặt hàng. 1.7.2. Vụ kiện giày da Trung Quốc tiếp tục gây tranh cãi tại EU: Tháng 10/2008, EU khởi xướng điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày da cao cấp nhập khẩu từ Trung Quốc. Các biện pháp chống bán phá giá của EU thường được áp dụng trong thời gian 5 năm. Tuy nhiên, do tính chất chính trị của các cuộc điều tra chống bán phá giá giầy da, các biện pháp chỉ áp dụng trong 2 năm. Điều này là do có rất nhiều nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu can thiệp vào cuộc điều tra. Số lượng đối tượng liên quan lớn vì EU có cuộc điều tra trưng cầu dân ý trước khi các biện pháp này được thông qua. Cuộc điều tra rà soát hiện vẫn đang gây tranh cãi. 15 trong số 27 nước thành viên EU phản đối việc mở cuộc điều tra rà soát và cho rằng cần xóa bỏ các biện
  • 16. 16 pháp này sau 2 năm áp dụng. Ban đầu, Uỷ ban châu Âu có trách nhiệm tư vấn cho các nước thành viên do vậy đã khởi xướng cuộc điều tra. Tuy nhiên, dù EC quyết định tiếp tục muốn duy trì các biện pháp này, 15 nước thành viên vẫn có thể phủ quyết. Cuối cùng, các thành viên EC phải thông qua các biện pháp do EC chỉ định và đa số là đủ để xóa bỏ các biện pháp này. Thuế vẫn tiếp tục duy trì trong quá trình điều tra rà soát. Trong một thông cáo báo chí, EC tuyên bố sẽ hoàn tất việc rà soát như dự kiến và nếu có thể sẽ sớm hơn khung thời gian thông thường là 12 – 15 tháng. 2. Hiệp định về chống phá giá của WTO: 2.1. Khái niệm Hiệp định về chống bán phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. điều kiện để các thành viên WTO có thể thực hiện các biện pháp như vậy. Cả Hiệp định và Điều VI được sử dụng cùng nhau để điều chỉnh các biện pháp chống bán phá giá. 2.2. Điều kiện áp dụng Định nghĩa đầy đủ của hành vi bán phá giá được quy định trong Hiệp định. Nói một cách vắn tắt, đó là hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp hơn giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước. Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, nước nhập khẩu là thành viên WTO phải chứng minh được ba điều kiện sau: • Có hành động bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt hàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuất khẩu (gọi là biên độ phá giá). • Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu. Hành động bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất nêu trên.
  • 17. 17 2.3. Biện pháp áp dụng Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viên WTO ới ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Các biện pháp này nếu trong điều kiện bình thường là những hành vi vi phạm các nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thời hạn nhất định - tối đa là 5 năm. 2.4. Miễn trừ Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện pháp chống bán phá giá nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ phá giá không đáng kể (nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu). Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng hàng bán phá giá là không đáng kể (khối lượng hàng phá giá từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu, đồng thời tổng khối lượng hàng phá giá từ tất cả các nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tổng nhập khẩu). 2.5. Cơ quan theo dõi Hiệp định cũng quy định các thành viên phải báo cáo chi tiết ngay lập tức cho Ủy ban phụ trách các Hành động Chống bán Phá giá của WTO khi họ bắt đầu tiến hành điều tra sơ bộ cũng như khi đưa ra kết luận cuối cùng. Họ cũng phải báo cáo tổng kết hai lần mỗi năm cho Ủy ban tất cả những cuộc điều tra của họ. Khi có sự tranh cãi, các thành viên được khuyến khích tiến hành tham vấn lẫn nhau. Nếu tham vấn không đạt được kết quả, họ có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết và phải chấp nhận kết quả giải quyết theo cơ chế này. Đoạn 800-801 của Đạo Luật chống bán phá giá của Mỹ quy định: “Bất cứ người nào thực hiện hay giúp đỡ thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Mỹ một cách phổ biến và có hệ thống để bán những hàng hoá đó ở mức giá thấp hơn đáng kể giá thực tế thị trường, hay giá bán buôn của những hàng hoá đó tại thị trường nơi nó được sản xuất hay tại thị trường nước ngoài khác mà các hàng hoá đó
  • 18. 18 thường được xuất khẩu sau khi đã cộng giá bán buôn, chi phí vận tải, thuế, và các chi phí và lệ phí cần thiết khác đều bị coi là vi phạm pháp luật nếu những hành vi kể trên được thực hiện với dự định phá hoại, hay gây tổn thất một ngành của Mỹ, hay ngăn cản việc thiết lập một ngành tại Mỹ, hay tạo sự kiềm chế hoặc độc quyền về hàng hoá đó tại Mỹ”. Các thủ tục hành chính áp dụng cho việc chống phá giá được quy định trong Đạo Luật chống phá giá 1916; Đạo luật chống phá giá 1921; Mục VII của Đạo Luật thuế 1930. OC sẽ quyết định có tồn tại việc phá giá hay không và ITC có trách nhiệm tìm kiếm bằng chứng và chứng minh sự tồn tại các tổn thất. Yêu cầu về việc có dự định hay không có dự định từ phía bên bị không quan trọng. Nếu ITC phát hiện ra tồn tại phá giá và tổn thất phá giá, thuế chống phá giá sẽ được áp dụng. Bên bị sẽ không phải chịu các trừng phạt dân sự hay hình sự nào. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia hiệp định chống phá giá trong WTO: 3.1. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có nhiều vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam theo pháp luật nội địa của nước nhập khẩu. Sau khi gia nhập WTO, thực tế này không thay đổi, hàng hoá Việt Nam vẫn có thể bị kiện, bị áp thuế chống bán phá giá ở các thị trường theo trình tự và thủ tục cũ. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên WTO, liên quan đến các vụ việc chống bán phá giá ở nước ngoài, có thể có một số điểm mới thuận lợi hơn: Trường hợp nước tiến hành điều tra không tuân thủ các quy định liên quan trong WTO thì Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để khiếu nại, khiếu kiện qua đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp; 3.2. Việc bán phá giá đang diễn ra ngày càng nhiều ở hầu hết các quốc gia kể cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Mặc dù là nước đang phát triển ở trình độ
  • 19. 19 n bán phá giá cá tra, các ba - sa của Việt Nam tại Mỹ (năm 2002) được coi là một vụ kiện có quy mô lớn và có rất nhiều áp đặt bất công từ phía Mỹ. Các ngành đã từng bị kiện phá giá của Việt Nam là tỏi, giày dép, bột ngọt, cá tra, cá basa, bật lửa gas. Canada kiện Việt Nam hai vụ liên quan tới giày dép và tỏi. Thuế chống phá giá áp dụng cho tỏi của Việt Nam là 1,48 CAĐ/kg. EU kiện Việt Nam hai vụ liên quan tới giày dép và bột ngọt. Mức thuế chống phá đối với bột ngọt là 16,8%. Riêng đối với mặt hàng giày dép, EU đã không đánh thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác là Trung Quốc, Inđônêxia và Thái Lan. Ba Lan kiện Việt Nam một vụ về bật lửa gas. Thuế chống phá giá là 0,09 EUR/chiếc. Mỹ kiện Việt Nam một vụ về cá tra, cá basa. Thuế chống phá giá áp đặt cho Việt Nam từ 38% đến 64%. Phương thức mà Hiệp hội cá tra, cá ba sa (CFA) của Mỹ đã thực hiện trong vô tranh chấp với Việt Nam có thể tóm tắc như sau: Sau đó, CFA kiện Việt Nam đã phá giá cá tra, cá basa trên thị trường Mỹ. Gạo của Việt Nam đã từng bị Columbia kiện vào năm 1994 với biên phá giá là 9,7% nhưng sau đó Columbia quyết định rằng Việt Nam đã không gây thiệt hại về vật chất với việc sản xuất gạo của Columbia nên không áp dụng thuế chống bán phá giá. lửa gas vào thị trường này với lý lẽ, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại kết luận Việt Nam có nền kinh tế phi thị trường. Việc xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay phi thị trường ó hình thức kiện phá giá được sử dụng nhiều nhất. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Hoa Kỳ đã phát triển đến một mức tinh vi với các nước có nền kinh tế phát triển, đôi khi lại trắng trợn theo lối đơn phương - áp đặt, nhất là với các nền kinh tế nhỏ bé. Cách Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ mới đây đã có báo cáo kết luận rằng luật chống bán phá giá trên thực tế đã gây tổn hao cho nền kinh tế Mỹ nhất là qua vụ
  • 20. 20 kiện tôm được nhiều nước quan tâm hiện nay, John McQuaid công tác tại tờ “The Times picayune” đã tập hợp ý kiến của các nhà kinh tế nhằm chỉ ra những điểm phi lý trong luật chống bán phá giá của Mỹ. Trên thực tế, luật chống phá giá của Mỹ không đòi hỏi bằng chứng cho thấy các Công ty nước ngoài bị cáo buộc bán phá gía đang phối hợp hành động hay có ý định đẩy mặt hàng của họ tràn ngập thị trường Mỹ. Các nhà kinh tế nói rằng luật chống phá giá được soản thảo khái quát và nhiều trình tự cho luật nàylà thủ tục hoạt động tiêu chuẩn đổi mới các doanh nghiệp tại Mỹ và trên thế giới. Sự khác biệt giữa văn bản luật và thực tiễn là điều bình thường trong thế giới của chống phá mà những người đánh bắt tôm ở Mỹ bước vào. Khi toàn cầu hoá gây ra làn sóng đổ vỡ xuyên suốt nền kinh tế Mỹ. Thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề chính trị tại Lousiana, cũng như với nhiều bang khác phải chống chọi với nguy cơ mất việc làm do sự cạnh tranh từ nước ngoài. Luật chống phá giá mở ra phương thức giúp các ngành công nghiệp gặp khó khăn có được khoản trợ cấp kinh tế tạm thời. Luật này cũng được xem xét là một chiếc được và đầy rẫy những mâu thuẫn. Những người đề xướng việc kiện tụng nói rằng luật chống phá giá có thể “làm cân bằng sân chơi” thương mại quốc tế, nơi làm các Công ty nước ngoài thường không chơi công bằng và cách chơi của họ đe dạo việc làm của Mỹ. Luật chống phá giá mà Quốc hội Mỹ ban hành được xem như một vũ khí tự vệ của các ngành công nghiệp. Mục tiêu của luật này là để cân bằng thương mại bất công. Khái niệm luật chống phá giá cũng tương tự như luật chống độc quyền, nó có tác dụng sắp xếp lại thị trường nhằm duy trì khả năng cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng về lâu dài. Nhiều ý kiến chỉ trích, trong đó có những người ủng hộ thương mại tự do và nhiều nhà kinh tế chủ đạo, đồng tình rằng thương mại toàn cầu thường không công bằng. Nhưng họ cũng nói rằng luật chống phá giá và các quy định của luật này, đặc biệt là những công thức phức tạp mà Chính phủ áp dụng để tính thuế, là mang tính độc đoán và gây trở ngại cho các Công ty đang hoạt động theo các nguyên tắc thông
  • 21. 21 thường tại thị trường quốc tế. Họ nói rằng về cơ bản luật này là một hình thức bảo hộ và do đó nó là kẻ thù của thương mại tự do. ng. Cho tới nay của DOC và USITC đều có những phán quyết sơ bộ ủng hộ người đánh bắt tôm ở Mỹ. Theo luật hiện nay, khoản tiền thuế sẽ được dành để trợ cấp cho ngành công nghiệp tôm nội địa. Nhìn chung, Chính phủ Mỹ thường có xu hướng đứng về phía các ngành công nghiệp Mỹ. Theo nhà kinh tế Bruce Blonigen của Đại học tổng hợp bang Oregon, một chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực chống phá giá, có tới 80% vụ kiện có kết luận là xảy ra tình trạng bán phá giá, khoảng 60% vụ kiện kết luận rằng các doanh nghiệp nội địa bị ảnh hưởng bởi hàng NK. Thomas Prusa, nhà kinh tế của Đại học tổng hợp Rutgers chuyên nghiên cứu về các vụ kiện thương mại và chống phá giá nói: “DOC gần như không bao giê kết luận là không xảy ra tình trạng bán phá giá”. Các nhà kinh tế còn nhiều quan tâm đến khác biệt về mục tiêu chính sách cơ bản của luật chống phá giá. Một số coi luật này là phương thức nuôi dưỡng chủ nghĩa bảo hộ. Một số khác bảo vệ khái niệm mày như một công cụ giữ gìn việc làm và giúp giảm bớt tại hoạ của kinh tế toàn cầu. Clyde Prestowitz, Chủ tịch Viện chiến lược kinh tế, một nhóm nghiên cứu thiên tả có trụ sở tại Oasinhtơn, nói: “Khái niệm chống phá giá là hoàn toàn hợp pháp và đã được đưa vào các quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bởi đây là công cụ để đối phó với một số vấn đề thực tế”. Nhưng nhiều nhà kinh tế nói rằng cách thức mà DOC phân xử vụ kiện tôm đã bị “bóp méo” nhằm chống lại các Công ty nước ngoài và thiên vị các ngư dân đánh bắt tôm ở Mỹ. ng hợp việc so sánh như vậy gần như là điều không thể, bởi hầu như chẳng ai biết rõ “giá thị trường hợp lý” sẽ là bao nhiều. Tuỳ thuộc vào tình huống vụ kiện. Chính phủ Mỹ xác định giá thị trường hợp lý theo những phương thức khác nhau. Trong trường hợp đơn giản nhất, Chính phủ Mỹ so sánh giá tại nước xuất khẩu với giá tại Mỹ. Nhưng trong hầu hết các vụ kiện chống phá giá, phương thức xác định không đơn giản như vậy: Trong số sáu nước bị kiện, SSA nói rằng chỉ duy nhất Braxin có thị trường nội địa đáng kể về mặt hàng tôm, các nước khác hoặc không có thị trường lớn về mặt hàng này hoặc là những nước bị quy vào diện không có nền
  • 22. 22 kinh tế thị trường. Trong những trường hợp như vậy, DOC có khả nhiều lùa chọn Nam và Trung Quốc. Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành điều tra và thu thập số liệu theo cách điều tra và thu thập số liệu theo cách của mình, như lý lẽ mà các luật của nguyên đơn đưa ra không phải là lý lẽ cuối cùng. Nhưng lý lẽ này những phần nào cho thấy cách thức tiến hành vụ kiện. Để đưa ra lý lẽ rằng các Công ty Trung Quốc bán phá giá tôm tại Mỹ, các luật sư của nguyên đơn đã đặt ra một mô hình kinh tế phức tạp để xác định chi phí sản h chi phí của các mục này. Sau đó họ kết hợp hải kết quả này để đưa mức chi phí sản xuất. Cuối cùng, họ ước tính tỷ lệ lãi đối với mặt hàng của Trung Quốc. Kết quả của cách tính toán này đưa ra “giá sản xuất” đối với tôm loại to của Trung Quốc là 10,6 USD/ pao - cao hơn 7,72 USD so với mức giá tôm Trung Quốc nhập vào Mỹ theo số liệu của Cơ quan Hải quan Mỹ và mức chệnh lệch này được chuyển thành mức thuế chống phá giá được đề nghị là 263,68% (mức cao nhất được dự kiến đối Quốc cũng đều giống nhau là điều hết sức phi lý”. Các nhà kinh tế nói rằng một vấn đề đáng nói nữa là việc Chính phủ Mỹ gộp Trên thế giới, từ năm 1995 - 2002, các nước và vùng lãnh thổ bị điều tra bán 0 năm song chúng ta đã chưa có một kế hoạch cụ thể để đương đầu với các vấn đề về giá cả và chống bán phá giá. Khi vụ kiện cá tra, cá basa tạo được sự chú ý của dư luận và các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng như những người nông dân Việt Nam phải gánh chịu phần thua, lúc này các Bộ Ngành và các Hiệp hội liên quan mới thực sự lo ngại về khả năng Việt Nam bị kiện phá giá ở những mặt hàng khác. Việt Nam không thể tránh khỏi việc tiếp tục bị kiện phá giá. Lý do có thể nêu ra như chống bán phá giá được sử dụng như một công cụ bảo hộ mới, Việt Nam có điều kiện để xuất khẩu những mặt hàng giá rẻ và Việt Nam bị cho là một nền kinh tế phi thị trường. Bên cạnh đó, chống bán phá giá còn được sử dụng như một phần trong số các công cụ gây ảnh hưởng chính trị từ các nước lớn. Trong vụ kiện cá tra, cá basa, Hiệp hội nông dân, cá tra, cá basa Mỹ (CFA) có sự hậu thuẫn chính trị, đặc biệt là
  • 23. 23 từ Nghị sĩ Trent Lott. Ông này đã thúc đẩy việc buộc Việt Nam phải thực hiện phân biệt nhãn cá tra, basa. Nhiều nghị sĩ ở khu vực phía Nam nơi nuôi cá tra và cá basa cũng có những hành vi tương tự vì họ cần phiếu ủng hộ từ cử tri ở khu vực này. Những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thông thường có lợi thế cạnh tranh do giá nhân công rẻ dẫn đến giá thành thấp so với các quốc gia khác và xu thế ngày càng nhiều của hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế chắc rằng các cuộc điều tra chống phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không dừng lại ở đó và một khi đã bị áp đặt thuế chống bán phá giá thì khả năng xuất khẩu mặt hàng đó sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì thế, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý của Việt Nam là làm thế nào để có thể hạn chế được những tác động bất lợi để “đồng hành” cùng các công cụ chống bán phá giá. 3.3. 3.3.1. Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam: • Bên khởi kiện: Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of America - CFA). • Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến hải sản Việt nam. Đại diện: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam – VASEP. Nội dung vụ kiện: Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa (phía Mỹ gọi là cá da trơn – catfish) sang Mỹ từ năm 1996, và đến năm 2001 thì sản lượng xuất khẩu đạt 9 triệu kg, chiếm gần 2% tổng sản lượng cá da trơn tại Mỹ. Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn kiện lên Bộ thương mại Mỹ (DOC) yêu cầu mở điều tra chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam với lý do là các mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ. Ngày 18 tháng 7 năm 2002, DOC bắt đầu tiền hành các thủ tục điều tra và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên CFA và VASEP. Ngày 8 tháng
  • 24. 24 11 năm 2002, DOC thông báo quyết định coi Việt nam là nước có nền kinh tế phi thị trường (NME). Sau khi phản đối không thành quyết định bất lợi này, tháng 12 năm 2002, VASEP chính thức đề nghị DOC sử dụng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất trong 5 nước được DOC đề xuất là Bangladesh, Ấn độ, Guinea, Kenya và Pakistan. Sở dĩ VASEP chọn Bangladesh là vì quốc gia này gần với Việt nam về một số yếu tố như mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người (380 USD/người), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc nuôi cá nước ngọt tương tự như catfish. Ngày 27 tháng 1 năm 2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt nam có hành vi bán phá giá cá tra tại Mỹ và ấn định mức thuế chống phá giá từ 37.94% đến 61,88 % cho các công ty này, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt nam. Ngay sau đó, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót, bất hợp lý trong quyết định này. Tháng 3 năm 2003, DOC đã quyết định sửa lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các công ty tham gia vụ kiện (chẳng hạn như từ 61,88% xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88% cho các công ty không tham gia. Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào phán quyết của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) về vấn đề thiệt hại hại. Ngày 24 tháng 7 năm 2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh nghiệp Việt nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, do đó ấn định mức thuế chống bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%. Bài học rút ra: Sự thất bại này, Việt nam rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Các doanh nghiệp Việt nam đã phải trả 469 USD/giờ cho một văn phòng luật sư tại Washington để bảo vệ quyền lợi cho mình, trong khi thu nhập của một người dân nuôi cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long chưa tới 35 USD/tháng. Kinh phí chi cho vụ kiện tổng cộng là 600.000 USD. Rất nhiều doanh nghiệp Việt nam phàn nàn về sự bất công trong vụ kiện. Một điều rõ ràng là rất nhiều người, cả Việt nam và Mỹ, cho rằng phán quyết về vụ cá da
  • 25. 25 trơn là không công bằng, chỉ đem lại lợi ích cho một số công ty Mỹ và gây thiệt hại cho những người nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên việc tập trung vào khía cạnh công bằng hay không công bằng của vụ tranh chấp đòi hỏi Việt nam phải xem xét một vấn đề lớn hơn, đó là: Liệu bằng cách nào Việt nam có thể đối phó với những vụ kiện tương tự trong tương lai một cách hiệu quả nhất. Cần phải thừa nhận một thực tế là sẽ tiếp tục có những vụ kiện chống bán phá giá và đây chưa phải là vụ cuối cùng. Vụ kiện cá da trơn chỉ là một trong số 276 vụ kiện chống bán phá giá trên toàn thế giới năm 2002. 3.3.2. Vụ kiện bán phá giá tôm: 0h sáng 1/1/2004, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Uỷ ban thương mại Quốc tế (USITC) của nước này để kiện 6 nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ. 5 nước khác cũng bị kiện gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador và Brazil. "Ngành công nghiệp tôm của Mỹ đang trong cơn nguy khốn do bị cạnh tranh không công bằng bởi hàng nhập khẩu”, bà Deborah Regan, Phát ngôn viên của SSA nói với AFP. Theo bên nguyên, Chính phủ Mỹ cần đánh thuế thật cao với các mức từ 30 đến trên 200% đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước trên với lý do “các nước này đã bán tôm vào Mỹ thấp hơn cả giá bán tại thị trường nội địa, tức là bán phá giá". Theo phân tích của bà Regan, việc dư thừa sản lượng tôm trên thế giới khiến lượng hàng xuất vào Mỹ tăng mạnh, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp này, đồng thời làm trầm trọng nạn thất nghiệp. Ủng hộ lập luận của SSA, Thị trưởng bang Louisiana, Mary Landrieu nói: “Năm vừa qua, tôm là mặt hàng tiêu dùng bán chạy nhất tại Mỹ với tổng lượng nhập khẩu lên tới 5-6 tỷ USD/năm, kéo theo giá trị sản xuất nội địa giảm từ 1,2 tỷ USD xuống còn 560 tỷ USD. Thế nhưng, tự do thương mại cần phản thật công bằng...”. Theo số liệu của DOC, năm 2002, 6 nước bị kiện bán phá giá tôm đã sản xuất khoảng 2 tỷ pound tôm (tương đương 900 triệu kg), gấp đôi so với năm 1990. SSA đề xuất, để giảm lượng xuất, thuế nhập khẩu tôm sẽ được nâng lên 40-230% đối với
  • 26. 26 Brazil, 119-267% đối với Trung Quốc, 104-107% đối với Ecuador, 102-130% đối với Ấn Độ, 57% đối với Thái Lan và 30-99% đối với Việt Nam.
  • 27. 27 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Một là, sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá khác. Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện bán phá giá khác. Việt Nam cần làm nhiều việc để chủ động giảm thiểu tiêu cực của việc chống bán phá giá từ các nước khác. Cụ thể Việt Nam cần: Xây dùng một hệ thống thông tin về phá giá và chống bán phá giá. Xây dựng cơ chế cảnh bảo về kiện phá giá và chống bán phá giá (trực thuộc Bộ Thương mại), dự kiến những mặt hàng có khả năng bị kiện phá giá. Xây dựng cách thực tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra trong khuôn khổ WTO cũng như thủ tục điều tra của nước kiện phá giá. Chẳng hạn, khi bị áp dụng thuế chống bán phá giá, quốc gia bị áp thuế có thể tăng giá hàng hoá của mình để chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn ở giai đoạn xem xét lại hành vi phá giá. Tích tực tham gia vào các diễn đàn cùng với các nước đang phát triển để xây dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO. Đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp thu thập thông tin về vấn đề này và chứng minh tính hợp lý của giá xuất khẩu hàng hoá. Một khi các doanh nghiệp Việt Nam đứng ngoài là tự đánh mất quyền được khiếu nại và quyền kháng nghị của mình. Khi đó, các cơ quan điều tra sẽ đưa ra những phán quyết của riêng họ và áp đặt các biện pháp chống phá giá, tất nhiên là có lợi cho họ. Mặt khác, khi các doanh nghiệp nước ngoài thắng kiện, họ sẽ không ngần ngại tiếp tục kiện các hàng hoá khác, và như vậy thì cơ hội xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm đi nhanh chóng. Tham gia vụ kiện (rất có thể bị thua do những áp đặt vô lý), các doanh nghiệp có thể rất tốn kém, nhưng từ chối tham gia là sẽ chấp nhận thiệt hại mà thông thường còn lớn hơn nhiều. Hai là, Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phá giá, chống bán phá giá. Dữ liệu thông tin về phá giá và chống bán phá giá nên được xây dựng cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các tình huống kiện phá giá, các vấn đề liên quan cần được chia theo ngành, theo quốc giấp dụng và ưu tiên theo đặc thù của nền ngoại thương Việt Nam. Chẳng hạn, thời gian trước mắt, các thông tin liên quan đến các vụ kiện
  • 28. 28 tôm, dệt may, giày dép và khoáng sản cần được ưu tiên thu thập. Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng việc nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các vụ kiện trong cùng ngành cũng như những lập luận của bên trong vụ kiện là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá trong thời gian tới. Ba là, tổ chức tìm hiểu các vụ kiện về chống bán phá giá của một số ngành và một số quốc gia lùa chọn. Việt Nam cần thiết phải tìm hiểu các vụ kiện về bán phá giá trong một số ngành và một số quốc gia mà Việt Nam quan tâm. Trong bối cảnh các quy định về chống bán phá giá của WTO còn chưa chặt chẽ như hiện nay, việc tìm hiểu các vụ kiện trong một số ngành là cần thiết. Chính phủ Việt Nam có thể tìm ra được các lý lẽ mà các nước bị kiện khác đang sử dụng để phản bác lại nước đi kiện. Bốn là, chứng minh “Việt Nam có nền kinh tế thị trường”. Trong vụ kiện giữa Việt Nam và Mỹ về cá tra, cá basa, Việt Nam bị coi là “nền kinh tề phi thị trường” dẫn đến những tham chiếu bất lợi khác như phải chọn một nước thứ ba để so sánh chi phí và tính giá trị thông thường của sản phẩm. Mặc dù, trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục đấu tranh để có sự công bằng hơn trong việc lùa chọn quốc gia thứ ba và cách tính toán chi phí của quốc gia thứ ba đó song điều Việt Nam cần coi trọng hơn là chứng minh lập luận “Việt Nam là nền kinh tế thị trường”. Năm là, thuế chống phá giá sẽ áp đặt cho tất cả các doanh nghiệp có hàng xuất ớc táo của họ và các vụ kiện khác. Sáu là, cố gắng để cuộc điều tra sơ bộ về chống bán phá giá dẫn đến kết luận Bảy là, cần có những chứng cứ xác đáng để chứng minh việc bán giá thấp (nếu có) để không gây thiệt hại cho nền sản xuất cả nước nhập khẩu (lượng hàng xuất khẩu chiếm dưới 3% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng đó của nước có hàng bán giá thấp) và nếu có thì biên độ bị coi là phá giá là không đáng kể (dưới 2%). Đồng thời, có thể thương lượng với cơ quan đưa ra phán quyết của nước này nhằm đạt được thoả thuận về hạn chế định lượng hoặc chấp nhận một mức giá tối thiểu thay vì áp đặt thuế chống phá giá.
  • 29. 29 Tám là, trong điều kiện có thể, hãy thuyết phục các Công ty nhập khẩu của nước ngoài cùng lên tiếng trước các cơ quan điều tra rằng, thực sự không có tổn hại đáng kể.
  • 30. 30 PHẦN KẾT LUẬN Từ những trình bày, đề xuất đã nêu trên chúng ta thấy rằng chống bán phá giá và những ảnh hưởng của bán phá giá tới Việt Nam đang là đề tài được giới chuyên môn quan tâm. Đây là đề tài có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn áp dụng. Nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang tích cực và chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và kinh tế bằng chiến lược đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những giai đoạn phát triển của nước ta, các nhà kinh tế đã có những nhận định khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, bản chất bán phá giá được xác định từ 3 nền tảng cơ bản là các nguyên lí của tự do thương mại, lý thuyết về định giá cướp đoạt và lí thuyết về hành vi phân biệt giá trong kinh tế học. Sự kết hợp các lí thuyết trên. Bán phá giá chỉ trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi chúng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu. Tại Việt Nam, chống bán phá giá đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, do vấn đề chống bán phá giá còn mới nên sự tương thích về vấn đề này của Việt Nam với các nước trên thế giới còn hạn chế. Vì thế việc nghiên cứu và tiếp thu các quy định của WTO vào Việt Nam và định hướng cho sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai là cần thiết. Trên cơ sở vận dụng các quan điểm của phép duy vật biện chứng, sử dụng các phương pháp so sánh luật học, nghiên cứu tổng hợp, phân tích… tiểu luận đã cơ bản giải quyết được các vấn đề lý luận về bản chất của hiện tượng bán phá giá, xác định giới hạn và cách thức điều chỉnh đối với hiện tượng này, phân tích đánh giá các căn cứ xác định hiện tượng bán phá giá, xác định thiệt hại và quy trình xử lý vụ việc, các biện pháp chống bán phá giá. Trên cơ sở đó, chúng em mạnh dạn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các lý thuyết về chống bán phá giá như trên. Mong rằng bài tiểu luận này đã khái quát được phần nào vấn đề thực tiễn đang có sức lan tỏa rộng không chỉ ở các nước phát triển mà cả những nước đang phát triển như Việt Nam.
  • 31. 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Thị Mỹ Loan, “Các vụ kiện chống phá giá – một chặng đường nhìn lại”, ”Các vụ kiện chống bán phá giá – những đặc điểm cần lưu ý đối với các Doanh nghiệp Việt Nam”, trên Tạp chí Thương mại số 44/2005, 1+2/2006 và Tạp chí cộng sản điện tử 2006. 2. Đoàn Văn Trường, “Bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu”, Nxb. Thống kê năm 1998. 3. www.chongbanphagia.vn 4. www.baomoi.vn