SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Download to read offline
Chuyên đề tốt nghiệp                                             Nguyễn Thị Thuỷ


                                                           Mục lục
      Lời                                                          nói                                                        đầu
      ..............................................................................................................................
      4
      Chương I : Những vấn đề chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh
      tranh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
      ..............................................................................................................................
      5
      I /. Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
      ..............................................................................................................................
      5
      1.Cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh
      ..............................................................................................................................
      5
                                  1.1 - Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
      ..............................................................................................................................
      5
      1.2                 -               Vai                  trò                của                 cạnh                  tranh
      ..............................................................................................................................
      5
      2.                   Các                    loại                    hình                     cạnh                    tranh.
      ..............................................................................................................................
      7
      2.1         -      Căn          cứ         vào         chủ         thể         tham          gia        thị        trường.
      ..............................................................................................................................
      7
      2.2 – Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế.
      2.3 - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh.
      2.4 – Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh.
 II /. Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá đến khả năng cạnh tranh của
      doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá:
      1. Mô hình Micheal Porter về 5 lực lượng cạnh tranh
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.
                2.1- Các nhân tố khách quan.
                2.1.1- Môi trường Kinh tế quốc dân.
                2.1.2 – Môi trường ngành.
                2.2 - Các nhân tố chủ quan.
                2.2.1 - Hàng hoá và cơ cấu hàng hoá trong kinh doanh.
                2.2.2 – Yếu tố giá cả.
                2.2.3 - Chất lượng hàng hoá.
                2.3.4 - Tổ chức hoạt động xúc tiến.


                                                                    1
Chuyên đề tốt nghiệp                     Nguyễn Thị Thuỷ

          2.3.5 – Dịch vụ sau bán hàng.
          2.3.6 – Phương thức thanh toán.
          2.3.7 – Yếu tố thời gian.
  3. Một số chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
  III /. Những yêu cầu cơ bản của cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong điều
  kiện hiện nay.
  Một là: Hàng hoá phải được thích nghi hoá theo các đặc trưng vật lý của nó.
  Hai là: Hàng hoá phải tích nghi hoá theo các đặc trưng dịch vụ của nó.
  Ba là: Thích nghi hoá theo các đặc trưng có tính biểu tượng của hàng hoá.
  IV /. Những biện pháp chủ yếu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của
  doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
1Các biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh.
       Xác định các chiến lược cạnh tranh.
  Chương II : Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty May Xuất Khẩu
  trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Thời trang giai đoạn 1999 – 2003
  I /. Khái quát về sản xuất kinh doanh của Công ty
  1. Những thuận lợi , khó khăn.
          1.1- Thuận lợi .
          1.2 – Khó khăn.
  2- Kết quả kinh doanh trong các năm qua. Đánh giá.
  II /. Thực trạng cạnh tranh của mặt hàng.
  1. Đối thủ cạnh tranh.
  2.Phân tích cạnh tranh theo một số yếu tố chủ yếu
          2.1- Chất lượng
          2.2- Giá cả
          2.3- Tính đa dạng kiểu dáng
          2.4 –Dịch vụ , phương pháp phục vụ khách hàng
          2.5-Các vấn đề khác
  III/.Đánh giá chung thực trạng và khách quan cạnh tranh
  1.Những mặt mạnh
  2.Những mặt yếu
  3.Vấn đề đặt ra với công ty
  Chương III : Phương hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của
  công ty may xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc thời trang
  I/. Mục tiêu và phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong
  thời gian tới
  1.Định hướng phát triển của nghành may mặc tới năm 2010
  2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty may xuất khẩu giai đoạn
  2005 – 2010
  2.1- Về hoạt động xuất khẩu
  2.2- Về phát triển thị trường


                                        2
Chuyên đề tốt nghiệp                                        Nguyễn Thị Thuỷ

2.3- Về tổ chức , đào tạo
3.Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong hoạt động
xuất khẩu nghành may mặc thời trang
II/.Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty may xuất khẩu
1.Về phía công ty
1.1- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing mở rộng thị
trường xuất khẩu
1.1.1- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu, thị
hiếu khách hàng ..................................................................................................
1.1.2- Nghiên cứu , phân tích đối thủ cạnh tranh
1.1.3- Đẩy mạnh hoạt động khuyếch trương quảng cáo
1.2- Sử dụng chính sách giá cả có hiệu quả
1.3- Thực hiện đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu
1.4- Nâng cao chất lượng hàng hoá và cải tiến công tác quản lý chất lượng
1.5- Tổ chức công tác nghiên cứu mẫu mốt
1.6- Nâng cao trình độ người lao động
1.7- Mở rộng các mối liên kết kinh tế
1.8- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn , chi phí lợi nhuận
2.Về phía nhà nước
............................2.1- Hoàn thiện chính sách đối với xuất khẩu hàng may mặc
..............................................................................2.2- Cải tiến chính sách thuế
................................................................................2.3- Hoàn chính sách tỷ giá
....................................................................2.4- Hoàn thiện chính sách tín dụng




                                                        3
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ


                                 lời nói đầu
       Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường là một bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nền kinh tế
nước ta có thể đứng vững và phát triển kịp với nền kinh tế thế giới và khu
vực. Sự chuyển đổi này đã kéo theo sự chuyển hướng trong việc lập kế hoạch,
chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Cơ chế mới này đã mở ra một
thời kỳ mới đầy cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức lớn đối với các
thành phần kinh tế cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam.
        Hoạt động trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp phải tự mình vận
động, tự quyết định mọi vấn đề về kinh doanh của mình, không có sự phân
công, chỉ đạo trực tiếp như trong cơ chế cũ, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải
có tính linh hoạt cao. Chính vì sự sống còn và phát triển của mỗi doanh
nghiệp mà đã có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Cạnh tranh từ
đó đã ra đời góp phần giúp cho các doanh nghiệp khẳng định sức mạnh chính,
tăng nhanh doanh thu, lợi nhuận. Ngược lại, đó cũng là yếu tố loại bỏ những
doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, không có sức cạnh tranh.
       Khi nền kinh tế càng phát triển, các thành phần kinh tế ngày càng đa
dạng, số lượng các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thì cạnh tranh
ngày càng gay gắt. Mỗi doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại của mình đã
đưa ra những chiến lược cạnh tranh táo bạo nhằm không ngừng tăng cường
khả năng cạnh tranh cho mình. Mặt khác, các doanh nghiệp không bao giờ tự
thoả mãn với thị trường chiếm lĩnh được (điều này rất nguy hiểm có thể sẽ
kéo theo sự diệt vong của doanh nghiệp) nên luôn tìm cách vươn lên, mở rộng
thị trường. Và vì vậy, xây dựng một chiến lược cạnh tranh với những công cụ,
biện pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh gay gắt trên thị
trường.
        Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động mang tính chất quốc
tế, vì nó vượt khỏi biên giới quốc gia nên yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp lại càng nhiều. Để đứng vững trên thị trường
quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh có nhiều khốc liệt hơn thì vấn đề đặt ra đối
với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu càng lớn.
        Xuất phát từ tầm quan trọng của cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp,
nhất là trên thị trường thế giới, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế trong thời
gian thực tập tại Công ty may xuất khẩu , em đã chọn đề tài: " Sức cạnh tranh


                                       4
Chuyên đề tốt nghiệp                     Nguyễn Thị Thuỷ

và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty may xuất khẩu trong thị
trường quốc tế " làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.




                                     5
Chuyên đề tốt nghiệp                         Nguyễn Thị Thuỷ



                                  Chương i
Những vấn đề chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của
         doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh

I - Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
1- Cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh
1.1 - Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
    Sự trao đổi hàng hoá phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người,
nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ cạnh
tranh mới xuất hiện. Khi nghiên cứu sâu về nền sản xuất TBCN và cạnh tranh
TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của sự cạnh tranh là quy luật điều
chỉnh tỷ suất lợi nhuận và qua đó đã hình thành nên hệ thống giá cả thị
trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và
khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi
nhuận. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và
yếu tố kích thích kinh doanh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển, tăng năng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung.
    Tóm lại, có thể hiểu: " Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt
giữa các chủ thể hiện đại trên thị trường với nhau nhằm giành giật những
điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất,
đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển ".
    Như vậy, khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể
hiểu: "Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng về năng lực mà
doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý thức, ý chí
trên thị trường cạnh tranh đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp".
    Hiện nay, người ta đã tính toán được rằng để đảm bảo cho yêu cầu nêu
trên thì tỷ lệ lợi nhuận đạt được phải ít nhất bằng tỷ lệ cho việc tài trợ cho
những mục tiêu của doanh nghiệp. Vì thế, nếu một doanh nghiệp tham gia thị
trường mà không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu thì sẽ
không thể tồn tại được. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp
phải là một quá trình lâu dài, nếu không nói vĩnh viễn như là quá trình duy trì
sự sống.
 1.2 - Vai trò của cạnh tranh :
    Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một biểu hiện đặc trưng của nền kinh
tế hàng hoá, đảm bảo tự do trong sản xuất kinh doanh và đa dạng hoá hình
thức sở hữu, trong cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trên thị trường quốc tế
nói riêng, các doanh nghiệp luôn đưa ra các biện pháp tích cực và sáng tạo
nhằm đứng vững trên thị trường và sau đó tăng khả năng cạnh tranh của
mình. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải cố gắng tạo ra nhiều



                                         6
Chuyên đề tốt nghiệp                     Nguyễn Thị Thuỷ

ưu thế cho sản phẩm của mình và từ đó có thể đạt được mục đích cuối cùng là
lợi nhuận.
    Khi sản xuất kinh doanh một lợi nhuận hàng hoá nào đó, lợi nhuận mà
doanh nghiệp thu được được xác định như sau:
         Pr = P.Q - C.Q
        Trong đó: + Pr: Lợi nhuận của doanh nghiệp
        + P: Giá bán hàng hoá.
        + Q: Lượng hàng hoá bán được
        + C: Chi phí một đơn vị hàng hoá.
    Như vậy để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có các cách như: tăng
giá bán P, tăng lượng bán Q, giảm chi phí C và để làm được những việc này
doanh nghiệp phải làm tăng vị thế của sản phẩm trên thị trường bằng cách áp
dụng các thành tựu khoa học công nghệ, các phương thức sản xuất tiên tiến,
hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp... và tốn ít chi
phí nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có những chiến lược Marketing
thích hợp nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hoá của mình tới khách hàng giúp
họ có thể nắm bắt được sự có mặt của những hàng hoá đó và những đặc tính,
tính chất, giá trị và những dịch vụ kèm theo của chúng.
    Chỉ khi nền kinh tế có sự cạnh tranh thực sự thì các doanh nghiệp mới có
sự đầu tư nhằm nâng cao sự cạnh tranh và nhờ đó sản phẩm hàng hoá ngày
càng được đa dạng, phong phú và chất lượng được tốt hơn. Đó chính là tầm
quan trọng của cạnh tranh đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
    Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày
càng đẹp hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn và đáp ứng tốt hơn những yêu cầu
của người tiêu dùng trong xã hội. Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng
trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả
mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ có các dịch vụ trước, trong và
sau khi bán hàng, được quan tâm nhiều hơn. Đây là những lợi ích làm người
tiêu dùng có được từ cạnh tranh.
    Bên cạnh đó, cạnh tranh còn đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền
kinh tế đất nước. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh các doanh nghiệp
đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng những thành tựu khoa học
vào sản xuất kinh doanh nhờ đó mà tình hình sản xuất của đất nước được phát
triển, năng suất lao động được nâng cao. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh
tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội
để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt,
giá rẻ.
    Cạnh tranh bao giờ cũng mang tính sống còn, gay gắt và nó còn gay gắt
hơn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay thị trường quốc tế có
nhiều doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác nhau với những đặc điểm và lợi
thế riêng đã tạo ra một sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, không cho phép cácdoanh



                                     7
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

nghiệp hành động theo ý muốn của mình mà buộc doanh nghiệp phải quan tâm
đến việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình theo hai xu hướng:
    Tăng chất lượng của sản phẩm và hạ chi phí sản xuất. Để đạt được điều này
các doanh nghiệp phải biết khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước mình
để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chú trọng
đầu tư các trang thiết bị hiện đại, không ngừng đưa các tiến bộ khoa học công
nghệ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Những điều này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia, các nguồn
lực sẽ được tận dụng triệt để cho sản xuất, trình độ KHKT của đất nước sẽ
không ngừng được cải thiện.
    Như vậy, có thể nói cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp
một cách hợp lý giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Cạnh tranh tạo ra
môi trường tốt cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.Tuy nhiên, trong
cuộc cạnh tranh khối liệt này không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lợi,
có doanh nghiệp bị huỷ diệt do không có khả năng cạnh tranh, có doanh
nghiệp sẽ thực sự phát triển nếu họ biết phát huy tốt những tiềm lực của mình.
Nhưng cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế các
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội bằng doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền
kinh tế đất nước phát triển.
    Tóm lại: Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi
quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp.
2 - Các loại hình cạnh tranh :
    Có nhiều cách phân loại cạnh tranh dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau,
nhưng ngày nay trong phân tích đánh giá người ta dựa theo các tiêu thức sau:
 2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường :
       Dựa vào tiêu thức này người ta chia cạnh tranh thành 3 loại:
    - Cạnh tranh giữa người bán và người mua
     Là một cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Trên thị trường
người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, nhưng người mua
lại muốn mua hàng hoá với giá thấp nhất có thể. Giá cả cuối cùng được chấp
nhận là giá cả thống nhất giữa người bán và người mua sau một quá trình mặc
cả với nhau.
 - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau
    Là cuộc cạnh tranh dựa trên sự cạnh tranh mua. Khi số lượng hàng hoá
bán ra (cung) nhỏ hơn nhu cầu cần mua của người mua (cầu) tức là hàng hoá
khan hiếm thì cuộc cạnh tranh trở nên quyết liệt, giá cả sẽ tăng lên vì người
mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá cần mua.
    - Cạnh tranh giữa người bán với người bán:
    Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, thủ tiêu lẫn nhau
để giành khách hàng và thị trường, cuộc cạnh tranh dẫn đến là giá cả giảm
xuống và có lợi cho thị trường. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp khi


                                      8
Chuyên đề tốt nghiệp                        Nguyễn Thị Thuỷ

tham gia thị trường không chịu được sức ép sẽ phải bỏ thị trường, nhường thị
phần của mình cho các doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh hơn.
2.2 - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế :
     - Cạnh tranh trong nội bộ ngành
    Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành,
cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn
để thu lợi nhuận siêu ngạch bằng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hoá cá biệt do
doanh nghiệp sản xuất ra nhỏ hơn giá trị xã hội. Kết quả cuộc cạnh tranh này
làm cho kỹ thuật sản xuất phát triển hơn.
     - Cạnh tranh giữa các ngành
    Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh giữa các
doanh nghiệp trong các ngành với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất.
Trong quá trình này xuất hiện sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa
các ngành khác nhau, kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
2.3 - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh :
     - Cạnh tranh hoàn hảo:
    Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán và không
người nào có ưu thế để cung cấp một số lượng sản phẩm quan trọng mà có
thể ảnh hưởng tới giá cả. Các sản phẩm làm ra được người mua xem là đồng
nhất tức là ít có sự khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Người bán
tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với gia cả trên thị trường, họ
chủ yếu tìm cách giảm chi phí và sản xuất một mức sản phẩm đến mức giới
hạn mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.
     - Cạnh tranh không hoàn hảo:
     Là cuộc cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn sản phẩm của họ là không
đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau. Mỗi
nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau mặc dù khác biệt giữa các
sản phẩm là không đáng kể. Người bán có uy tín độc đáo đói với người mua
do nhiều lý do khác nhau như khách hàng quen, gây được lòng tin. Người bán
lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách: Quảng cáo, cung cấp dịch
vụ, tín dụng ưu đãi trong giá cả... đây là loại cạnh tranh rất phổ biến trong giai
đoạn hiện nay.
     - Cạnh tranh độc quyền:
    Là cạnh tranh trên thị trường ở đó chỉ có một số người bán sản phẩm
thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không độc nhất. Họ có
thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị
trường. Thị trường có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh được gọi là
thị trường cạnh tranh độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút khỏi thị trường
cạnh tranh độc quyền có nhiều cản trở: Do vốn đàu tư lớn hay do độc quyền
bí quyết công nghệ. Trong thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà
một số người bán toàn quyền quyết định giá. Họ có thể định giá cao hơn hoặc



                                        9
Chuyên đề tốt nghiệp                        Nguyễn Thị Thuỷ

    thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm, cốt sao cuối cùng
    họ thu được lợi nhuận tối đa.
    2.4 - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh, người ta chia thành :
        - Cạnh tranh lành mạnh:
        Cạnh tranh lành mạnh là cuộc cạnh tranh mà các chủ thể tham gia kinh
    doanh trên thi trường dùng chính tiềm năng, nội lực của mình để cạnh tranh
    với các đối thủ. Những nội lực đó là khả năng về tài chính, về nguồn nhân
    lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về uy tín, hình ảnh của Công ty... trên
    thị trường hay của tất cả những gì tựu chung trong hàng hoá bao gồm cả
    hàng hoá cứng (hàng hoá hiện vật) và hàng hoá mềm (dịch vụ)
        - Cạnh tranh không lành mạnh
        Là cạnh tranh không bằng chính nội lực thực sự của doanh nghiệp mà
    dùng những thủ đoạn, mánh lới, mưu mẹo nhằm cạnh tranh một cách không
    công khai thông qua việc trốn tránh các nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu và
    luồn lách qua những kẽ hở của pháp luật.
II - Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá đến khả năng cạnh tranh của doanh
     nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá:
    1 - Mô hình Micheal Porter về 5 lực lượng cạnh tranh
       Trong nền cạnh tranh kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt
    động trên thị trường cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định, mà
    hiện trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản, được
    biểu diễn bởi mô hình sau:

                                              Các đối
                                             thủ tiềm
                                                năng
                                                    Nguy cơ đe doạ từ
                                                     những người mới
                       Quyền lực                         vào cuộc
                        thương              Các đối thủ       Sức ép giá
         Người                               cạnh tranh            cả    Người
                         lượng
          cung            của              trong nghành         của      mua
          ứng            người                Cuộc cạnh        người
                       cung ứng          tranh giữa các         mua
                                           đối thủ hiện sản
                                           Nguy những
                                          cơ đetại phẩm và
                                             doạ dịch vụ
                                             từ    thay thế
                                         Sản phẩm thay
                                         thế




                                           10
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

    Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình được
nhiều nhà phân tích vận dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh
nghiệp hoặc của một ngành công nghiệp.
* Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc
    Là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường nhưng
khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của các doanh
nghiệp khác. Để hạn chế mối đe doạ này, các nhà quản lý thường dựng nên
các hàng rào như:
       - Mở rộng khối lượng sản xuất của doanh nghiệp để giảm chi phí.
       - Khác biệt hoá sản phẩm.
       - Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối.
       - Phát triển các dịch vụ bổ sung.
     Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của
Chính phủ và lựa chọn đúng dadứn thị trường nguyên liệu, thị trường sản
phẩm
* Quyền lực thương lượng của người cung ứng
    Người cung ứng có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc
khả năng độc quyền của một số ít nhà cung ứng. Nhà cung ứng có thể đe doạ
tới nhà sản xuất do tầm quan trọng của sản phẩm được cung ứng, do đặc tính
khác biệt hoá cao độ của người cung ứng với người sản xuất, do sự thay đổi
chi phí của sản phầm mà nhà sản xuất phải chấp nhận và tiến hành, do liên
kết của những người cung ứng gây ra...
    Trong buôn bán quốc tế, nhà cung ứng có vai trò là nhà xuất khẩu nguyên
vật liệu. Khi doanh nghiệp không thể khai thác nguồn nguyên vật liệu nội địa,
nhà cung ứng quốc tế có vị trí càng quan trọng. Mặc dù có thể có cạnh tranh
giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất
thì quyền lực thương lượng của nhà cung ứng bị hạn chế vẫn không đáng kể.
Trong mối quan hệ này, để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp trước khả
năng tăng cao chi phí đầu vào, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh
nghiệp phải biết được quyền lực thương lượng của người cung ứng thành
quyền lực của mình.
* Quyền lực thương lượng của người mua
    Người mua có quyền thương lượng với doanh nghiệp (người bán) thông
qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua từ doanh nghiệp, hoặc đưa ra
yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá...
    Các nhân tố tạo nên quyền lực thương lượng của người mua gồm: Khối
lượng mua lớn, sự đe doạ của quá trình liên kết những người mua khi tiến
hành thương lượng với doanh nghiệp, do sự tập trung lớn của người đối với
sản phẩm chưa được dị biệt hoá hoặc các dịch vụ bổ sung còn thiếu...
    Quyền lực thương lượng của người mua sẽ rất lớn nếu doanh nghiệp
không nắm bắt kịp thời những thay đổi về nhu cầu của thị trường, hoặc khi
doanh nghiệp thiếu khá nhiều thông tin về thị trường (đầu vào và đầu ra). Các
doanh nghiệp khác sẽ lợi dụng điểm yếu này của doanh nghiệp để tung ra thị

                                     11
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

trường những sản phẩm thích hợp hơn, với giá cả phải chăn hơn và bằng
những phương thức dịch vụ độc đáo hơn.
* Nguy cơ đe doạ về những sản phẩm và dịch vụ thay thế
     Khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khác hàng có xu
hướng sử dụng sản phẩm và dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất
mát về thị trường của doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh đưa ra thị trường
những sản phẩm thay thế có khả năng biệt hoá cao độ so với sản phẩm của
doanh nghiệp, hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi về dịch vụ hay các điều kiện
về tài chính.
      Nếu sản phẩm thay thế càng giống sản phẩm của doanh nghiệp, thì mối
đe doạ đối với doanh nghiệp càng lớn. Điều này sẽ làm hạn chế giá cả, số
lượng hàng bán và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Néu có ít sản
phẩm tương ứng sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng
giá và tăng thêm lợi nhuận.
* Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
     Cạnh tranh giữa các Công ty trong một ngành công nghiệp được xem là
vấn đề cốt lõi nhất của phân tích cạnh tranh. Các hàng trong ngành cạnh tranh
khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt về sản phẩm, hoặc sự đổi mới sản
phẩm giữa các hãng hiện đang cùng tồn tại trong thị trường. Sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt khi đối thủ đông đảo và gần như cân bằng nhau, khi tăng
trưởng của ngành là thấp, khi các loại chi phí ngày càng tăng, khi các đối thủ
cạnh tranh có chiến lược đa dạng...
     Có một điều thuận lợi và cũng là bất lợi cho các đối thủ trong cùng ngành
là khả năng nắm bắt kịp thời những thay đổi, cải tiến trong sản xuất - kinh
doanh, hoặc các thông tin về thị trường. Các doanh nghiệp sẽ có khả năng
cạnh tranh cao nếu có sự nhạy bén, kịp thời và ngược lại có thể mất lợi thế
cạnh tranh bất cứ lúc bào họ tỏ ra thiếu thận trọng và nhạy bén.
     Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau (trừ các doanh nghiệp ở nước sở
tại) khi cùng tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài sẽ có
một phần bất lợi như nhau do các quy định hạn chế của Chính phủ nước sở
tại. Chính vì thế, doanh nghiệp nào mạnh về tài chính hoặc khoa học kỹ thuật
hoặc trên cả hai phương diện sẽ có được lợi thế rất lớn. Khác với hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nước, doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước
ngoài cần có sự trợ giúp của các doanh nghiệp khác trong cùng quốc gia để có
thêm khả năng chống đỡ trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc
quốc gia khác. Lúc đó có thể coi sự cạnh tranh trong ngành là sự cạnh tranh
giữa các quốc gia.
     Sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp làm cho giá cả các yếu tố đầu
ra và những yếu tố đầu vào biến động theo các xu hướng khác nhau. Tình
hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt điều chỉnh các hoạt động của
mình nhằm giảm thách thức, tăng thời cơ giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Muốn vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đưa ra thị
trường những sản phẩm mới chất lượng cao, mẫu mã và giá cả phù hợp.

                                      12
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

    Dựa trên mô hình Micheal Porter về 5 lực lượng cạnh tranh chúng ta có
thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.
2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
Doanh nghiệp :
 2.1- Các nhân tố khách quan :
  2.1.1- Môi trường Kinh tế quốc dân :
    a) Nhóm nhân tố kinh tế :
    - Tốc độ tăng trưởng cao của nước sở tại luôn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sự tăng lên về khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, khi tăng trưởng cao khả năng tích tụ tập trung tư bản cao do
đó khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp ngày càng cao.
    - Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khi tỷ giá hối đoái giảm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tăng
lên trên thị trường quốc tế vì khi đó giá bán của doanh nghiệp thấp hơn hoá
bán của đối thủ cạnh tranh của nước khác, và ngược lại tỷ giá hối đoái tăng sẽ
làm cho giá bán hàng hoá cao hơn đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế giảm.
    - Lãi suất Ngân hàng ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất cao sẽ
làm cho giá thành sản phẩm tăng lên từ đó giá tăng lên, do đó khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp sẽ giảm so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các
đối thủ có tiềm lực về vốn
    b ) Nhân tố chính trị, pháp luật:
   Chính trị và pháp luật là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu bởi các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trường
quốc tế với lợi thế mạnh trong cạnh tranh là lợi thế so sánh giữa các nước.
Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.
     Chẳng hạn bất kỳ một sự ưu đãi về thuế xuất khẩu nào cũng ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
    c ) Nhóm nhân tố về khoa học kỹ thuật công nghệ:
    Nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất
tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là chất lượng và giá
cả. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh
nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao,
khoa học kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp theo hướng sau:
    - Tạo ra những thế hệ công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và trang bị lại
toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật.



                                      13
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

     - Giúp các doanh nghiệp trong qúa trình thu nhập, xử lý, lưu trữ và truyền
thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
     - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường sinh thái,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp
     d ) Các nhân tố về văn hoá xã hội :
   Phong tục tập quán thị hiếu lối sống, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín
ngưỡng ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu của thị trường doanh nghiệp tham gia
và từ đó ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia
vào các thị trường khác nhau.
     e ) Các nhân tố tự nhiên:
     Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của
quốc gia, môi trường thời tiết khí hậu... các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp
giảm được chi phí, có điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị
trường... Bên cạnh đó, những khó khăn ban đầu do điều kiện tự nhiên gây ra
làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.2 - Môi trường ngành:
     a) Khách hàng:
     Khách hàng sẽ tạo áp lực làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
bằng việc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ bán hàng
tốt hơn.... và do đó, để duy trì và tồn tại trên thị trường, buộc các doanh
nghiệp phải thoả mãn tốt các nhu cầu của khách hàng trong điều kiện cho
phép điều này sẽ làm tăng cường độ và tính chất cạnh tranh của doanh
nghiệp.
     b ) Số lượng các doanh nghiệp trong ngành hiện có và số lượng doanh
nghiệp tiềm ẩn:
     Số lượng doanh nghiệp cạnh tranh và đối thủ ngang sức sẽ tác động rất
lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi số lượng đối thủ cạnh
tranhthì thị phần của các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ giảm khi đó doanh
nghiệp thống lĩnh thị trường hay là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao
nhất, doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa cường độ cạnh tranh, ngày càng
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hơn nữa cạnh tranh sẽ ngày càng
gay gắt quyết liệt hơn nếu như có sự xuất hiện thêm một vài doanh nghiệp
mới tham gia cạnh tranh. Khi đó, các doanh nghiệp cũ với lợi thế về sản
phẩm, vốn, chi phí cố định và mạng lưới kênh phân phối.. sẽ phản ứng quyết
liệt đối với doanh nghiệp mới. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp mới có ưu thế
hơn về công nghệ, chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp để giành thị
phần có hiệu quả hơn thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mới sẽ
cao hơn nếu các doanh nghiệp không sử dụng hữu hiệu công cụ trong cạnh
tranh.
     e ) Các đơn vị cung ứng đầu vào :



                                      14
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

    Các nhà cung ứng đầu vào có thể gây ra những khó khăn làm giảm khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
    - Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài doanh
nghiệp độc quyền cung ứng.
    - Nếu doanh nghiệp không có nguồn cung ứng nào khác thì doanh nghiệp
sẽ yếu thế hơn trong mối tương quan thế và lực đối với nhà cung ứng hiện có.
    - Nếu nhà cung cấp có đủ khả năng, đủ các nguồn lực để khép kín sản
xuất, có hệ thống mạng phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì có thế lực đáng
kể đối với doanh nghiệp với tư cách là khách hàng.
    Tất cả những khó khăn đối với doanh nghiệp có thể gặp phải ở trên sẽ
giảm đến sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào các đơn vị cung ứng đầu vào có
thể gây ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Để giảm bớt các tác động không tốt từ các nhà cung ứng, các doanh
nghiệp phải xây dựng cho mình một hay nhiều người cung ứng, nghiên cứu
tìm hiểu nguồn đầu vào thay thế khi cần thiết và cần có chính sách dự trữ
hàng hoá hợp lý.
    d) Sức ép của sản phẩm thay thế :
    Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một yếu tố nhằm đáp ứng sự biến
động của nhu cầu thị trường theo xu hướng ngày càng đa dạng phong phú và
cao cấp hơn và chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị
thay thế.
    Đặc biệt nhiều sản phẩm thay thế được sản xuất trên những dây chuyền kỹ
thuật công nghệ tiên tiến hơn, do đó có sự cạnh tranh cao hơn. sản phẩm thay
thế phát triển sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp không
có sản phẩm thay thế.
2.2 - Các nhân tố chủ quan
 2.2.1 - Hàng hoá và cơ cấu hàng hoá trong kinh doanh :
    Điều quan trọng nhất đối với hoạt động của một doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh là phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: sản xuất cái gì ?.
sản xuất như thế nào ?, sản xuất cho ai?. Còn đối với doanh nghiệp thương
mại thì điều quan trọng trong kinh doanh là cung cấp cái gì? cho ai?và ở
đâu?. Như vậy có nghĩa là cần xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm,
hàng hoá. Khi tham gia hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có hàng hoa đem
ra thị trường và phải làm sao để cho hàng hoá của mình thích ứng được với
thị trường, nhằm tăng khả năng tiên thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải
thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Thực chất của đa dạng hoá
đó là quá trình mở rộng hợp lý danh mục hàng hoá, tạo nên một cơ cấu hàng
hoá có hiệu quả của doanh nghiệp. Hàng hoá của doanh nghiệp phải luôn
được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách
cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì đồng thời tiếp tục duy trì các
hàng hoá đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng

                                      15
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

cần nghiên cứu tìm ra các hàng hoá mới nhằm phát triển và mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoá hàng hoá kinh doanh không chỉ là để
đáp ứng nhu cầu thị trường, thu được nhiều lợi nhuận mà còn là một biện
pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi mà tình hình cạnh tranh trở nên gay
gắt, quyết liệt.
     Đi đôi với thực hiện đa dạng hoá mặt hàng, đề đảm bảo đứng vững trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể thực hiện trọng tâm hoá
hàng hoá vào một số loại hàng hoá nhằm cung cấp cho một nhóm người hoặc
một vùng thị trường nhất định của mình. Trong phạm vi này doanh nghiệp có
thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh
tranh, do đó doanh nghiệp đã tạo dựng được một bức rào chắn, đảm bảo giữ
vững được phần thị trường của mình.
     Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện chiến lược khác biệt hoá hàng
hoá, tạo ra các nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho
khách hàng vào các hàng hoá của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
     Như vậy hàng hoá và cơ cấu hàng hoá một cách tối ưu là một trong
những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.
2.2.2- Yếu tố giá cả :
    Giá cả của một hàng hoá trên thị trường được hình thành thông qua quan
hệ cung cầu. Người bán và người mua thoả thuận mặc cả với nhau để đi tới
mức giá cuối cùng đảm bảo hai bên cùng có lợi. Giá cả đóng vai trò quyết
định mua hay không mua của khách hàng.Trong nền kinh tế thị trường có sư
cạnh tranh của các doanh nghiệp, khách hàng có quyền mua và lựa chọn
những gì cho là tốt nhất và cùng một loại hàng hoá với chất lượng tương
đương nhau chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, khi đó lượng bán của
doanh nghiệp sẽ tăng lên.
     Giá cả được thể hiện như là vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá của
hàng hoá: Định giá thấp (giá xâm nhập, giới thiệu) định giá ngang giá thị
trường hay định giá cao. Việc định giá cần phải xem xét các yếu tố sau:
Lượng cầu đối với hàng hoá và tính tới số tiền mà dân cư có thể để dành cho
loại hàng hoá đó, chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm. Phải nhận
dạng đúng thị trường cạnh tranh để từ đó có cách định giá thích hợp cho mỗi
loại thị trường. Với một mức giá ngang giá thị trường giúp cho doanh nghiệp
giữ được khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống. Nếu doanh nghiệp
tìm ra được các biện pháp hạ giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ tăng lên,
hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với một mức giá thấp hơn giá thị
trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng và tăng lượng bán, doanh nghiệp sẽ
có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá doanh nghiệp áp
đặt cao hơn giá thị trường chỉ sử dụng được đối với các doanh nghiệp có tính
độc quyền, điều này giúp cho doanh nghiệp thu được rất nhiều lợi nhuận (lợi
nhuận siêu ngạch).



                                      16
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

    Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự
lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn
trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng
thị trường.
2.2.3 - Chất lượng hàng hoá
    Nếu như trước kia giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh
tranh, thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng hàng hoá.
Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá là " biện pháp nghèo nàn " vì nó làm giảm
lợi nhuận thu được, mà ngược lại cùng một loại hàng hoá, chất lượng hàng
hoá nào đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ cũng sẵn sàng mua với một
mức giá cao hơn, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật
đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được nâng cao
hơn trước. Chất lượng hàng hoá là hệ thống nội tại của hàng hoá được xác
định bằng cá thông số có thể do được hoặc so sánh được, thoả mãn các điều
kiện kỹ thuật và những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất
lượng háng hoá được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chứ sản xuất và ngay
cả khitiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: Công nghệ, dây
chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ quản lý...
    Chất lượng hàng hoá không chỉ là bền tốt, đẹp mà nó còn do khách hàng
quyết định. Muốn đảm bảo về chất lượng thì một mặt phải thường xuyên chú
ý tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, mặt khác,chất lượng hàng hoá
không những được đảm bảo trước khi bán mà còn phải được đảm bảo ngay cả
sau khi bán hàng bằng các dịch vụ bảo hành. Chất lượng hàng hoá thể hiện
tính quyết định khả năng của doanh nghiệp ở chỗ.
    + Nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ làm tăng khối lượng hàng hoá bán ra,
kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
    + Hàng hoá chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp kích thích
khách hàng mua hàng và nở rộng thị trường.
    + Chất lượng hàng hoá cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
2.2.4 - Tổ chức hoạt động xúc tiến
    Trong kinh doanh thương mại hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không đạt
được hiệu quả cao nếu chỉ nghĩ rằng: "Có hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ là
đủ để bán hàng". Nhưng giá trị của hàng hoá, dịch vụ, thậm chí cả những
lợiích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm cũng phải được thông tin tới khách
hàng hiện đại, khách hàng tiềm năng, cũng như những người có ảnh hưởng
tới việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần thực hiện tốt
các hoạt động của xúc tiến thương mại.
     Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến là tập hợp nhiều nội dung khác nhau
nhằm tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp...
* Công tác tổ chức hoạt độngxúc tiến gồm một số nội dung sau
- Quảng cáo.

                                     17
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

    - Khuyến mại
    - Hội chợ triển lãm.
    - Bán hàng trực tiếp.
    - Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác.
    Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền tin (Đài, báo, truyền
hình..) về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng nhằm làm
cho khách hàng chú ý tới sự có mặt của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ sẽ
được cung cấp. Quảng cáo phải tạo ra sự khá biệt giữa hàng hoá của doanh
nghiệp với hàng hoá hác trên thị trường, làm tăng giá của hàng hoá bán ra.
Quảng cáo phải gây được ấn tượng cho khách hàng, tác động vào tâm lý
khách hàng... để làm nảy sinh nhu cầu mua sắm của họ, từ đó làm tăng quy
mô kinh doanh của doanh nghiệp (nhờ tăng lượng bán). Và một tác dụng nữa
của quảng cáo là nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, là một
phương tiện cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.
    Bên cạnh hoạt động trên, hiện nay các doanh nghiệp còn thực hiện các
hoạt động như chiêu hàng, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng...
để giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp mình.
     Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến tốt tác động mạnh đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
    - Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt giúp cho doanh nghiệp tăng lượng bán.
tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh.
    - Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị
trường, làm cho khách hàng biến đến và hiểu rõ kỹ năng công dụng của sản
phẩm.
    -Tổ chức tốt hoạt động xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm được nhiều
bạn hàng mới, khai thác được nhiều thị trường, kích thích sản xuất kinh
doanh phát triển.
    Công ty May Xuất Khẩu đã có một số hoạt động xúc tiến như cho ra đời
các catalogue giới thiệu sản phẩm của Công ty, cử cán bộ đi tham dự các hội
chợ, triển lãm quốc tế nhằm tìm kiếm thêm khách hàng, giới thiệu mặt hàng...
và đã thu được một số kết quả đáng mừng.
2.2.5 - Dịch vụ sau bán hàng
    Để nâng cao uy tín và trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng về
hàng hoá của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt các dịch
vụ sau bán hàng.
     Nội dung hoạt động dịch vụ sau bán hàng gồm: Hướng dẫn cách sử dụng
hàng hoá, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo đảm các dịch vụ thay thế...
       Tác động của dịch vụ sau bán hàng:
       - Tạo được uy tín cho hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trường.
        - Duy trì và mở rộng thị trường.
       - Bán thêm các thiết bị thay thế làm tăng doanh thu lợi nhuận.
     Qua dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp nắm bắt được hàng hoá của mình
có đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng không, để từ đó ngày

                                     18
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

càng hoàn thiện và đổi mới sản phẩm của mình. Do vậy, dịch vụ sau bán hàng
là một biện pháp rất tốt tăng uy tín trong cạnh tranh.
2.2.6 - Phương thức thanh toán
    Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng các phương thức
thanh toán khác nhau như: Thanh toán chậm, trả góp, thanh toán qua ngân
hàng, mở L/C... giúp cho hoạt động mua bán được diễn ra thuận lợi hơn,
nhanh chóng hơn, có lợi cho cả người bán và người mua. Việc lựa chọn
phương thức thanh toán hợp lý sẽ có tác động kích thích đối với khách hàng,
tăng khối lượng tiêu thụ và do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.7 - Yếu tố thời gian
    Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay
làm thay đổi nhanh chóng nếp nghĩ, sở thích hay nhu cầu của người tiêu
dùng, cũng như sự rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Đối với các doanh
nghiệp yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh hiện đại
chính là thời gian và tốc độ chứ không phải là yếu tố truyền thống như
nguyên vật liệu hay lao động.
    Những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho các
cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, khối liệt hơn và trong công cuộc
chạy đua này ai biết nắm bắt thời cơ và đi trước thì người đó sẽ thắng. Muốn
vậy các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động thu thập và xử lý thông tin
thị trường, phải biết nắm băt thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu của thị
trường, nhanh chóng tổ cứhc kinh doanh, tiêu thụ, thu hồi vốn trước khi chu
kỳ sản phẩm kết thúc.
    Hiện nay, ở nhiều nước phát triển cạnh tranh bằng thời gian là một biện
pháp rất quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp. Đi trước một bước
trong cạnh tranh là đã dành được một chiến thắng quan trọng trong việc thu
hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Do vậy khi xây dựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thường đề
cập tới vấn đề "Tốc độ thị trường"; "cạnh tranh dựa trên thờigian" và chú
trọng tới chu kỳ sống của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu thị trường, thời gian
đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
    Ngoài các yếu tố trên vốn và quy mô doanh nghiệp...cũng sẽ tác động lớn
tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như việc nâng cao khả năng
cạnh tranh. Uy tín của doanh nghiệp cũng là một yếu tố rất quan trọng, đó là
cơ sở để doanh nghiệp có thể dễ dàng giành thắng lợi trong cạnh tranh vì họ
đã có một lượng khách hàng quen thuộc tín nhiệm. Uy tín của doanh nghiệp
được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và nó là một
tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phải biết giữ gìn và phát huy tài sản đó.
3 - Một số chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp
     Việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng đối
với bất kỳ một doanh nghiệp nào để xác định được khả hiện tại của bản thân



                                     19
Chuyên đề tốt nghiệp                    Nguyễn Thị Thuỷ

doanh nghiệp và xác định sức mạnh của các đối thủ cần quan tâm. Khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu
      Công thức xác định:
                          DTt - DTt-l
             GTt =
                          DTt-l
      Trong đó:
      Gtt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu
      DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu
      DTt-l: Doanh thu kỳ trước.
   ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần
của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận
      Công thức xác định:
                                               Prt - Prt-l
                                 GTt =
                                               Ret-l


       Trong đó: Grt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận kỳ nghiên cứu
       Prt::Lợi nhuận kỳ nghiên cứu
             Prt-l: Lợi nhuận kỳ trước đó
    ý nghĩa: Có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh
thu nhưng phản ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so
sánh về tốc độ tăng lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp
    Thị phần của doanh nghiệp có hai cách xác định thông dụng với những tác
dụng khác nhau:
       Cách 1:
                                   Doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp =
                                   Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường
    ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một
doanh nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua
sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu
quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường,
chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục
tiêu của doanh nghiệp.
     Tuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tính chính
xác khi xác định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia
quá rộng lớn vì nó gây nhiều khó khăn trong việc tính được chính xác doanh
thu thực tế của các doanh nghiệp. Mặt khác công việc này đòi hỏi nhiều thời
gian và chi phí.
                                  Doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp =         20
                                Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

       Cách 2:
    Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán hơn nhiều so với chỉ tiêu trên nên nó
khắc phục được những nhược điểm của những chỉ tiêu trên. Do các đối thủ
cạnh tranh thì sẽ có nhiều thông tin hơn nên lựa chọn phương pháp này người
ta có thể lựa chọn từ 2 - 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo đặc điểm mỗi
lĩnh vực cạnh tranh.
    ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sát thực nhất khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chiến lược sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin
về các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và các thị phần họ chiếm giữ thường là
những khu vực có lợi nhuận cao mà rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh
trong tương lai.
    Những chỉ tiêu trên là những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh chung
của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn nếu xét
riêng về hoạt động xuất khẩu thì khả năng cạnh tranh được đánh giá qua các
chỉ tiêu sau:
* Tốc độ tăng của hoạt động xuất khẩu qua các năm
                                 EXt - EXt-l
                       EGt =
                                 EXt-l
       Trong đó:
       EGt: Tốc độ tăng Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu
       EXt: Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu
       EXt-l:: Kim ngạch xuất khẩu kỳ trước.
    ý nghĩa: Qua chỉ tiêu này ta có thể tháy được tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu giữa hai năm liền nhau để biết xem khả năng xuất khẩu của doanh
nghiệp qua thời gian là tăng hay giảm và tăng, giảm với tỷ lệ là bao nhiêu.
Nếu tăng thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có phần tăng
lên, còn nếu giảm thì khả năng đó có thể giảm và doanh nghiệp cần tìn ra
nguyên nhân của sự giảm sút đó để năm sau có thể khắc phục.
* Thị phần của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
     Cũng như chỉ tiêu thị phần ở trên, thị phần trong hoạt động xuất khẩu bao
gồm hai cách tính:
       Cách 1:
Thị phần của doanh Kim ngạch xuất khẩu HMM của doanh nghiệp
nghiệp so với tổng = Tổng Kim ngạch xuất khẩu HMM của các DN
Kim ngạch xuất khẩu         trong nước
Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu HMM: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
    ý nghĩa: Cho biết độ lớn về Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp so
với kim ngạch chung của toàn ngành trong nước, từ đó thấy được vị thế của
doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu chung của toàn ngành. Sự biến động
của chỉ tiêu qua các năm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng cạnh
tranh của mình trong hoạt động xuất khẩu, có sự tăng lên hay giảm đi và
nguyên nhân từ đâu.

                                      21
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

     Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động xuất
khẩu hàng may mặc ở trong nước là một con số không nhỏ và rất khó kiểm
soát, nên để có được số liêu về tổng Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của
tất cả các doanh nghiệp trong nước một cách chính xác là rất khó nên ta có
thể tính theo cách thứ hai như sau:
       Cách 2:
    Thị phần của            Kim ngạch xuất khẩu HMM của doanh
    doanh nghiệp so         nghiệp
                        =
    với đối thủ             Kim ngạch xuất khẩu HMM của đối thủ
    mạnh nhất               mạnh nhất
Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu HMM: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc .
    ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn Kim ngạch xuất khẩu hàng may
mặc của doanh nghiệp mình so với một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên
thị trường. Từ đây có thể so sánh được thị phần của doanh nghiệp mình trên
thị trường với thị phần của một số doanh nghiệp mạnh khác để phân tích xem
với quy mô, tiềm lực hiện nay của doanh nghiệp như vậy thì hoạt động xuất
khẩu của Công ty đã thực sự hiệu quả chưa. Ngoài ra còn biết thêm các thông
tin về đối thủ, thị phần xuất khẩu họ chiếm giữ và lấy đó làm căn cứ cho
doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tìm ra những chiến lược cạnh tranh cho
phù hợp.
     Đánh giá khả năng cạnh tranh là một việc làm cần thiết đối với mọi doanh
nghiệp vì qua đó mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra những mục tiêu, chiến lược
cạnh tranh thích hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp mình. Hoạt
động xuất khẩu hàng may mặc là một hoạt động được rất nhiều doanh nghiệp
trong ngành may quan tâm và vì thế số lượng các doanh nghiệp trong ngành
may quan tâm và vì thế số lượng các Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày
càng tăng, làm cho cục diện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
*Tỷ số về khả năng sinh lãi.
    Nếu như các chỉ tiêu trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt
của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu
quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
       Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DOANH THU
    Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau
thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế ttrong 100 đồng
doanh thu.
-Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu: ROE
ROE =TNST/VCSH
    Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ
sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà
đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một muc tiên quan trọng nhất trong
hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.


                                     22
Chuyên đề tốt nghiệp                        Nguyễn Thị Thuỷ

-Doanh lợi tài sản:ROA
       ROA = TNTT &L / TS hoặc ROA= TNST/TS
    Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh
lợi của một đồng vốn đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp
được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế
và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh tổng tài sản
*Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nguồn nhân lực
    Theo UNDP- cũng là của Liên hợp quốc- sự phát triển con người (nhân
lực) của các quốc gia và lãnh thổ khác nhau, bất kể theo chế độ chinh ttrị nào,
đều có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung- chỉ số phát triển con
người hay chỉ số phát triển nhân lực – HDI. HDI là một chỉ tiên tổng hợp gồm
ba tiêu chí cụ thể:
                     -Trình độ phát triển kinh tế
                     -Giáo dục
                     -Y tế
    Chỉ tiêu kinh tế đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu
người tính theo phương pháp sức mua tương đương để tính ra mức sống bình
quân của người dân
    Chỉ tiêu về phát triển giáo dục đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm
đi học bình quân của người dân
       Chỉ tiêu y tế tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân
    Mặc dù HDI là một hệ thống chỉ tiêu còn khiếm khuyết nhất định nhưng
nó vẫn là một thước đo được thế giới thừa nhận từ lâu và hiện đang được sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển nhân lực. Từ hệ thống chỉ tiêu và các
tính các chỉ số về sự phát triển nhân lực- nhân sự HDI của Liên hợp quốc đối
với các quốc gia, vận dụng vào việc xem xét sự phát triển nguồn nhân lực của
Công ty Xuất Khẩu May Mặc để nâng cao khả năng cạnh tranh về nhân lực-
Một lợi thế lớn nhất của Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng.
IiI- những yêu cầu cơ bản của cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong điều kiện
hiện nay
    Hiện nay, trong quá trình thâm nhập hay mở rộng trực tiếp cho một thị
trường nước ngoài thì một yêu cầu đối với bất cứ một doanh nghiệp nào là
phải tìm cách thích nghi sản phẩm, hàng hoá của mình với thị trường cần
chiếm lĩnh. Việc thích nghi hoá, hàng hoá phải được xem xét trên các khía
cạnh sau :
    Một là: Hàng hoá phải được thích nghi hoá theo các đặc trưng vật lý của
nó. Nó bao gồm 2 loại thích nghi với những mức độ và yêu cầu khác nhau.:
   a - Thích nghi bắt buộc
   Những quy định pháp lý của thị trường nước ngoài là bắt buộc đối với nhà
kinh doanh. Vì thế khi đưa một sản phẩm vào thị trường nước ngoài thì cần
tính đến những tiêu chuẩn bắt buộc của thị trường đó. Chúng bao gồm:
    - Các định mức về an toàn sản phẩm, chẳng hạn một số nước quy định về
vật liệu an toàn dùng cho đồ chơi trẻ em...


                                       23
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

    - Các định mức về an toàn vệ sinh: Nhiều nước, nhất là các nước phát
triển, có những quy định ngặt nghèo về vệ sinh thực phẩm và kiểm tra chặt
chẽ điều đó như các điều kiện về bảo quản, bảo vệ, vô trùng...
    - Các định mức kỹ thuật: Không phải nước nào cũng dùng điện thế 220v
với tần số 50 Hz và các phích cắm tròn mà lại dùng điện 110v, tần số 609Hz.
Nhiều nước Âu Mỹ không dùng các đơn vị đo lường như mét, ki lô gam mà
dùng pound mile.
    Những quy định về tiêu chuẩn trên tạo ra các cản trở phi thuế quan đối với
các mặt hàng hoá nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp phải thích ứng sản phẩm
của mình đối với các quy định đó.
    b - Thích nghi cần thiết
    Mỗi thị trường nước ngoài đều có những đòi hỏi riêng biệt đối với hàng
hoá nhập khẩu. Vì thế để chiếm lĩnh được khách hàng mục tiêu thì phải tính
đến các nhu cầu và mong muốn của khách hàng tại đó. Điều đó có nghĩa là:
Không phải chỉ đơn thuần xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải nghiên cứu thị
trường thật kỹ bao gồm cả việc nghiên cứu các động cơ kích thích và kìm
hãm mua hàng, những gì có thể đem lại cho nhà doanh nghiệp một sự hiểu
biết đầy đủ về cái mà người tiêu dùng nước ngoài đang chờ đợi: khẩu vị của
họ và gì, thói quen tiêu dùng, tần số tiêu dùng và những đặc trưng khí hậu là
gì. Đó là điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tức là nếu nhà
sản xuất và xuất khẩu hiểu rõ thị trường nước ngoài cũng như thị trường nước
họ thì đó là cơ hội để doanh nghiệp thành công tại thị trường đó.
    Hai là: Hàng hoá phải tích nghi hoá theo các đặc trưng dịch vụ của nó:
Các hàng hoá công nghiệp, hàng hoá chuyên ngành và cả hàng hoá tiêu dùng
nữa đều đòi hỏi phải được theo dõi trong quá trình lắp đặt, bảo dưỡng và sửa
chữa... cũng như các chỉ dẫn sử dụng rõ ràng và bằng tiếng của nước được
bán, ngoài sự tham gia kỹ thuật thường xuyên hoặc tạm thời.
      Như vậy, nhu cầu về dịch vụ sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào loại hàng hoá,
song cũng tuỳ theo trình độ kỹ thuật của nhân công địa phương, trình độ văn
hoá, chi phí tại chỗ cho việc sửa chữa... Một giải pháp tốt đáng được quan
tâm đối với cả nhà xuất khẩu lẫn người tiêu dùng là cung cấp các hàng hoá
đơn giản hơn và chắc chắn hơn so với loại thiết bị dành cho người tiêu dùng
của các nước phát triển nếu điều đó có thể làm được, để nếu cần có thể bảo
dưỡng một cách đơn giản, ít tốn kém và giảm tần số của những lần hỏng hóc.
        Ba là:Thích nghi hoá theo các đặc trưng có tính biểu tượng của hàng
hoá:
        a - Nhận thức về biểu tượng
    Mọi đồ vật dù là thông thường nhất hay đơn điện nhất cũng phản ánh một
điều gì đó trong tư duy của mỗi người, nó gợi nên sự chắc chắn hay mỏng
manh, tin cậy hay không tin cậy, cao cấp hay tầm thường, lịch sự hay khẩu vị
tồi... Tất cả những suy tưởng này tuỳ thuộc vào nền văn hoá của đất nước,
vào văn hoá của từng tầng lớp xã hội của nước đó. Như vậy, điều quan trọng
là phải trừu tượng hoá nhận thức có tính biểu tượng của từng nước và từng

                                      24
Chuyên đề tốt nghiệp                         Nguyễn Thị Thuỷ

   đoạn thị trường, hoặc tốt hơn nữa nếu xác định được biểu tượng của từng loại
   khách hàng tiềm năng đối với hàng hoá của doanh nghiệp. Sự nghiên cứu này
   vần đạt đến một mức độ thích nghi nhất định với nhận thức ở thị trường đó
   khi phân biệt một cấp độ thứ nhất (bản thân các biểu tượng) và một cấp độ
   thứ hai (kết hợp nhiều biểu tượng vào cùng một sản phẩm):
       - Cấp độ thứ nhất tương đối dễ nhận biết, đó là nhận thức mà mỗi nền văn
   hoá hoặc tiểu văn hoá có được về màu sắc, về hình dáng, về một đồ vật hay
   nhân vật nào đó, Chẳng hạn, ở Trung Quốc màu trắng là màu tang tóc, còn
   màu đen là màu thông thường như các màu khác. Màu đỏ biểu tượng cho
   máu, tức là cái chết hoặc là màu chính của sản phẩm.
       - Cấp độ thứ hai khó nhận biết hơn vì nó thường có vẻ nghịch lý và mâu
   thuẫn. Chẳng hạn tại một số vùng theo thanh giáo thì người sử dụng một hàng
   hoá đẹp sẽ không tin vào sự chắc chắn của nó vì theo quan niệm của họ một
   số đồ vật vừa tốt lại vừa đẹp không thể đi liền với nhau thành một cặp. Tại
   một số nơi khác hình ảnh súc vật in trên một số sản phẩm có thể làm liên
   tưởng đến cái chết (như hình con cá ở Châu Phi) hay sự không sạch sẽ (như
   hình con cừu ở Đức).
          b - Nhận thức về hình ảnh của hàng hoá
       " Máy của Đức rất chắc chắn, giầy của ý là tốt nhất thế giới, thép Thuỵ
   Điển không gì sánh nổi.. " là những nhận thức thực hay hư trong ý nghĩ của
   mọi người, thậm chí là khẳng định về giá trị của sản phẩm của các nước khác
   nhau. Đó là hình ản của " Made in" thật khó thay đổi.
       Với những nhạn thức đó, doanh nghiệp có thể tạo ra trò chơi trên cái mà
   nó biết về tất cả những ý tưởng đó sao cho có lợi nhất, tức là giấu đi những gì
   không thuận lợi cho hàng hoá của nó. Tuy nhiên, trong khi hàng hoá được
   liên kết với một hình ảnh dân tộc hoặc một vùng nào đó thì nó sẽ có một tên
   gọi tương ứng và trong mọi trường hợp, khi đặc tính của hàng hoá nhập ngoại
   " Made in " ở nước khác có giá trị gây thiệt hại cho hàng hoá địa phương thì
   không nên trình bày nó như một hàng hoá xa lạ bằng cách chọn nước mà ta có
   thể liên kết liên doanh một cách thuận lợi nhất.
iV- những biện pháp chủ yếu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
    trong hoạt động xuất khẩu
   1 – Các biện pháp nâng cao lợi thế canh tranh
       Lợi thế cạnh tranh là ưu thế đạt được của doanh nghiệp (so với các doanh
   nghiệp khác cùng ngành) một cách tương đối dựa trên các nguồn lực và năng
   lực sản xuất của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thường
   đạt mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Tỷ lệ lợi thế đạt được của doanh
   nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) thường được xác định bằng
   một tỷ số nào đó, ví dụ như lợi nhuận trên doanh thu (ROS - retum on sales)
   hoặc lợi nhuận trên tài sản (ROA - retum on assets). Các tỷ suất này càng cao
   càng thể hiện được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
       Nếu xem xét lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo tỷ suất ROS, ta có
   thể biểu diễn như sau:

                                           25
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

          Lợi nhuận          Doanh thu - Tổng chi phí             Tổng chi phí
ROS =                   =                                =1-
           doanh thu           Doanh thu                           doanh thu
         Chi phí 1 đ/ vị SP x tổng khối lượng
                                                            Chi phí1 đ/vịSP
 = 1 - SP                                           =1-
         Giá 1 đ/vị SP x tổng khối lượng SP                 Giá 1 đ/vị SP
    Do đó, để có tỷ suất ROS cao hay để mức tổng lợi nhuận (= tổng doanh
thu - tổng CP) cao hơn mức trung bình của ngành, doanh nghiệp phải có mức
chi phí/đơn vị sản phẩm thấp hơn của đối thủ cạnh tranh (Tạo lợi thế cạnh
trang bên trong), hoặc làm cho sản phẩm của mình khác với của đối thủ cạnh
tranh (khác biệt hoá sản phẩm nhằm định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh
tranh (Tạo lợi thế bên ngoài). Hoặc thực hiện đồng thời cả 2 cách. Trước đây,
các nhà kinh tế thường nhấn mạnh một nhân tố nào đó liên quan đến chi phí
hoặc khác biệt hoá sản phẩm, nhưng ngày nay người ta thường chấp nhận lợi
thế cạnh tranh là kết quả của đa nhân tố.
* Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh
    Bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh bao gồm: Hiệu quả, chất lượng, đổi
mới, nhạy cảm với khách hàng. Đây là yếu tố chung xây dựng nên lợi thế
cạnh tranh, chúng biểu thị 4 cách cơ bản để giảm chi phí và đa dạng hoá mà
bất kỳ một doanh nghiệp nào sản xuất một sản phẩm hay một dịch vụ nào
cũng có thể áp dụng.
     Năng lực của doanh nghiệp được hình thành từ những kỹ năng trong việc
khai thác, phối hợp các nguồn lực và hướng các nguồn lực vào mục đích sản
xuất. Những kỹ năng này thường trực trong công việc hàng ngày của doanh
nghiệp, được thể hiện qua các cách thức ra quyết định và quản lý các quá
trình nội bộ của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Để có những năng
lực riêng biệt, ít nhất doanh nghiệp phải có hoặc một nguồn lực độc đáo và kỹ
năng cần thiết để khai thác nguồn lực đó, hoặc một khả năng quản lý hữu hiệu
để quản lý các nguồn lực chung.
    Tuy nhiên, khi đã có được lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ duy trì
được lợi thế đó trong bao lâu, nói cách khác là khi nào các đối thủ cạnh tranh
cũng đạt được lợi thế đó. Điều đó phục thuộc vào 3 yếu tố: độ cao của rào cản
bắt chước, khả năng đổi mới của đối thủ cạnh tranh và sự vận động tổng thể
của môi trường ngành.
    Thường thì nguồn lực dễ bị sao chép hơn các kỹ năng, năng lực dựa trên
cơ sở hữu hình thường dễ bị bắt chước hơn các năng lực dựa trên cơ sở vô
hình. Do đó, để duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải tích
cực nâng cao trình độ quản lý, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ vững
các bí quyết công nghệ và chiến lược marketing.
     Khi một doanh nghiệp thực hiẹn một chiến lược, tức là ký một cam kết
dài hạn dựa trên những cơ sở, những nguồn lực và năng lực nhất định. Như
vậy, một khi các đối thủ cạnh tranh đã thiết lập những cam kết dài hạn về một



                                      26
Chuyên đề tốt nghiệp                       Nguyễn Thị Thuỷ

phương thức kinh doanh nào đó, thì các đối thủ này cũng chậm trong việc sao
chép các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đổi mới.
   Sự vận động tổng thể của môi trường thể hiện ở mức độ năng động của
ngành. Những ngành nào năng động nhất là những ngành có tốc độ đổi mới
sản phẩm nhanh nhất. Khi các hàng rào ngăn cản việc sao chép là thấp thì các
đối thủ cạnh tranh là rất nhiều và môi trường năng động với các đối thủ luôn
thay đổi, do đó lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên tạm thời.
2 – Xác định các chiến lược cạnh tranh
    Sau khi tìm hiểu lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá
và lựa chọn chiến lược cạnh tranh thích hợp tuỳ từng hoàn cảnh và từng điều
kiện cụ thể. Sự phù hợp của một chiến lược cạnh tranh có thể được xác định
thông qua việc kiểm tra tính nhất quán của các mục tiêu và các chính sách đã
đề xuất, sự phù hợp với nguồn lực, với môi trường, cùng khả năng khai thác
và truyền đạt thông tin.
     Mục tiêu chiến lược cạnh tranh thể hiện ý định của doanh nghiệp trong
việc khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên toàn bộ thị trường, hoặc trên
một số đoạn thị trường hạn chế. Mục tiêu chiến lược được hình thành dựa trên
phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, thể
hiện qua mô hình sau:
           Điểm mạnh                                         Cơ hội và những
           và điểm yếu                                        mói đe doạ của
            của doanh                                         ngành (về kinh
              nghiệp                                         tế và kỹ tuật
   Nhân tố bên                         Mục tiêu                      Nhân tố bên
   trong doanh                                                      ngoài doanh
      nghiệp
                                        chiến                          nghiệp
                                         lược
          Động lực và                    cạnh                Những mong muốn
           nhu cầu của                  tranh                 xã hộ rộng lớn
           những người                                       hơn (chính sách,
         thực hiện chủ                                         mói quan tâm
               yếu                                              của xã hội,
                                                              những thay đổi
                                                                 tập quán
       Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành mục tiêu
                                  chiến lược
Bằng cách kết hợp lợi cạnh mục tiêu của doanh nghiệp
                        thế và tranh chiến lược, có 3 dạng chiến lược cạnh
tranh phổ biến là chiến lược nhấn mạnh chi phí, chiến lược khác biệt hoá và
chiến lược trọng tâm hoá. Các chiến lược này có thể sử dụng riêng rẽ hoặc
được kết hợp với nhau.
* Chiến lược nhấn mạnh chi phí
    Chi phí được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí càng thấp thì doanh nghiệp
càng có lợi thế cạnh tranh càng cao so với các đối thủ. Cụ thể:


                                      27
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

    - Thứ nhất: Doanh nghiệp có thể đặt mức giá thấp hơn đối thủ mà vẫn
đảm bảo lợi nhuận các đối thủ, hoặc đạt mức lợi nhuận cao hơn khi mức
giá trong ngành là bằng nhau.
    - Thứ hai: Khi cạnh tranh trong ngành tăng và các đối thủ bắt đầu cạnh
tranh bằng giá, thì doanh nghiệp sẽ đứng vững hơn trong cạnh tranh vì chi phí
sản xuất thấp hơn đối thủ của mình.
   Để theo đuổi chiến lược cạnh tranh nhấn mạnh chi phí, doanh nghiệp phải
có ưu thế cạnh tranh bên trong hay còn gọi là khả năng làm chủ chi phí. Điều
đó có nghĩa là doanh nghiệp phải có thị trường tương đối lớn (phân đoạn thị
trường thấp), có nhóm khách hàng ổn định, hoặc phải có những thuận lợi
trong sản xuất và trong quản lý nguyên vật liệu. Phân đoạn thị trường thấp,
hay có nhóm khách hàng ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tránh những khoản
tăng lớn về chi phí đầu tư, nghiên cứu thị trường về nhu cầu tiêu dùng, đổi
mới và thích nghi hoá sản phẩm...
   Tuy nhiên, vì nhấn mạnh chi phí nên sản phẩm của doanh nghiệp thường
không có độ khác biệt hoá cao, nó không quá chênh lệch so với mức của
người khác biệt hoá. Do đó, chiến lược của sản phẩm thường chỉ ở mức độ
trung bình, chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng bình dân nên chi phí
thấp chỉ có ưu thế cạnh tranh khi sản phẩm của doanh nghiệp được khách
hàng chấp nhận.
    Trong môi trường quốc tế, cần đánh giá chiến lược theo hai phương diện:
phương diện marketing, việc mở rộng các thị trường mới sẽ cho phép tăng
cầu tiềm năng và đạt được mức sản xuất tối ưu nhất. Nhưng do doanh nghiệp
nhấn mạnh chi phí nên những nghiên cứu về khách hàng, về đổi mới hay khác
biệt hoá sản phẩm để tiếp cận thị trường là khó thực hiện. Để đạt được những
yêu cầu đó, doanh nghiệp cần phải thiết kế những sản phẩm theo tiêu chuẩn
toàn cầu hoặc ít ra là tiêu chuẩn Châu lục mới mong thoả mãn số lượng lớn
các khách hàng trên thị trường.
    - Về phương diện sản xuất, nếu có thể, doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất ở
nước ngoài để tận dụng nguồn nhân công sẵn có, hạn chế các chi phí về
chuyên chở, giảm chi phí trung bình ở mức độ tối thiểu.
* Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
       Khác với chiến lược nhấn mạnh chi phí , chiến lược khác biệt hoá
dựa vào cạnh tranh bên ngoài, tức là tính độc đáo hay mức độ hoàn thiện của
sản phẩm về kỹ thuật, dịch vụ hay hình ảnh. Mục địch của chiến lược này là
cho ra những sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ được người tiêu dùng nhận thức
là độc đáo nhất theo nhận xét của họ. Khả năng khác biệt hoá sản phẩm cho
phép doanh nghiệp có thể đặt mức giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình
của ngành vì khách hàng tin tưởng chất lượng của sản phẩm đã được khác biệt
hoá tương ứng với sự chênh lệch giá đó. Sự khác biệt hoá sản phẩm có thể đạt
được theo 3 cách chủ yếu: Chất lượng, đổi mới tính thích nghi với khách hàng
(nhu cầu, tâm lý). Người khác biệt hoá càng ít bắt chước đối thủ càng bảo vệ
được khả năng cạnh tranh của mình, do vậy mà sự hấp dẫn thị trường của họ

                                     28
Chuyên đề tốt nghiệp                      Nguyễn Thị Thuỷ

càng mạnh mẽ và rộng khắp. Doanh nghiệp chọn chiến lược này có thể quyết
định hoạt động trên phạm vi thị trường rộng nhưng cũng có thể chỉ lựa chọn
phục vụ một số mảng thị trường mà ở đó có lợi thế khác biệt hoá đặc biệt.
        Khả năng khác biệt hoá mạnh mẽ cho phép doanh nghiệp thoát khỏi áp
lực cạnh tranh, nhất là khi trên thị trường có nhiều sản phẩm tương tự. Để sự
khác biệt hoá về sản phẩm được khách hàng nhận thức một cách rõ ràng và
bền vững doanh nghiệp phải thực hiện những cố gắng to lớn về giao tiếp,
truyền tin...
* Chiến lược tập trung hoá (Hay trọng tâm hoá)
      Chiến lược này chủ yếu định hướng phục vụ nhu cầu của một nhóm hữu
hạn người tiêu dùng hay một mảng thị trường dựa trên lợi thế cạnh tranh là
tập trung các nguồn lực, cho phép phát huy năng lực tối đa của doanh nghiệp
nhỏ để cạnh tranh với các đối thủ có ưu thế. Chiến lược này tạo cơ hội cho
nhà kinh doanh tìm cách lấp đầy khoảng trống nhu cầu cần thiết của khách
hàng. Về bản chất chiến lược tập trung hoá là chiến lược cạnh tranh theo đuổi
một khả năng riêng biệt nào đó (hiệu quả, chất lượng, đổi mới, thích nghi với
khách hàng) dựa trên một loại lợi thế chi phí thấp hoặc khác biệt hoá sản
phẩm hoặc cả hai.
        Khi doanh nghiệp tấn công thị trường thế giới, điều quan trọng trước
tiên là phải tiến hành phân đoạn thị trường để tìm kiến thị trường thích hợp -
là thị trường mà doanh nghiệp có mức độ làm chủ hoàn toàn, để có thể tránh
sự cạnh tranh bởi doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí hoặc doanh nghiệp khác
biệt hoá về phương diện sản xuất, chiến lược trọng tâm hoá vẫn theo đuổi
logic chi phí tối thiểu. Ràng buộc quan trọng nhất là phải đảm bảo giữ vững
hình ảnh chuyên môn hoá và hình ảnh nhãn hiệu của doanh nghiệp ở nước
ngoài.
        Sau đây là những đúc kết của Micheal Porterr về các yêu cầu phổ biến
liên quan đến các chiến lược:




                                     29
Chuyên đề tốt nghiệp                     Nguyễn Thị Thuỷ



Chiến    Những yêu cầu chung về kỹ           Những yêu cầu chung về tổ
lược     năng và nguồn lực                   chức
         - Đầu tư vốn lâu dài và khả năng    - Kiểm tra chặt chẽ chi phí
         để có vốn                           -Các báo cáo kiểm tra liên tục và
Chiến
         - Kỹ năng chế tạo thiết kế          chặt chẽ
lược
         - Tinh thần nhiệt tình của người    - Tổ chức cơ cấu và phân rõ trách
nhấn
         lao động.                           nhiệm.
mạnh
         - Các sản phẩm được thiết kế dễ     - Các động lực dựa vào việc đạt
chi
         dàng cho sản xuất                   được các mục tiêu định lượng
phí
         - Hệ thống phân phối chi phí        nghiêm ngặt (không làm việc
         thấp                                theo cảm tính)
         - Khả năng mạnh mẽ về
         marketing, có sức sáng tạo vao      - Sự phối hợp tốt giữa các chức
         và mạnh bề nghiên cứu cơ bản        năng về nghiên cứu và phát
Chiến    - Nổi tiếng về chất lượng hoặc đi   triển,,,4 sản phẩm và marketing
lược     đầu về công nghệ                    - Các thước đo trừu tượng thay
khác     - Truyền thống lâu đời trong        thế cho các thước đo định lượng.
biệt     ngành hoặc sự kết hợp độc đáo       - Những thuận tiện đẻ thu hút lao
hoá      các kỹ năng có được từ ngàh         động kỹ thuật cao, các nhà khoa
sản      kinh doanh khác.                    học, hoặc những người có khả
phẩm     - Phối hợp tốt giữa các luồng       năng sáng tạo
         phân phối
Chiến
lược
trọng    Sự kết hợp giữa các yêu cầu trên hướng vào thị trường cụ thể
tâm
hoá




                                    30
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế

More Related Content

What's hot

Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaThích Hô Hấp
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếtuongnm
 
Quan tri Gia - Quan tri Marketing
Quan tri Gia - Quan tri MarketingQuan tri Gia - Quan tri Marketing
Quan tri Gia - Quan tri Marketingjangvi
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Vcoi Vit
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môDigiword Ha Noi
 
Marketing căn bản
Marketing căn bảnMarketing căn bản
Marketing căn bảnbookbooming1
 
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdfCÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdfGiangNganTran
 
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranhCác phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranhDigiword Ha Noi
 
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2 Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2 nataliej4
 
Kinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.pptCan Tho University
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)marlsn
 
Marketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmMarketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmTrong Hoang
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalTrần Trung
 

What's hot (20)

Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
 
Quan tri Gia - Quan tri Marketing
Quan tri Gia - Quan tri MarketingQuan tri Gia - Quan tri Marketing
Quan tri Gia - Quan tri Marketing
 
Tổng hợp công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp công thức kinh tế vi môTổng hợp công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp công thức kinh tế vi mô
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi mô
 
Marketing căn bản
Marketing căn bảnMarketing căn bản
Marketing căn bản
 
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdfCÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
CÓ ĐÁP ÁN - BỘ ĐỀ ÔN THI KINH TẾ VI MÔ UEH.pdf
 
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranhCác phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranh
 
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2 Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
Câu Hỏi Bán Trắc Nghiệm Dân Sự 2
 
Kinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 6 pdf.ppt
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
 
Marketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmMarketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩm
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
 
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nayĐề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyềnChương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
 

Viewers also liked

Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...Jenny Hương
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
ERP. Khai thác tài nguyên khách hàng
ERP. Khai thác tài nguyên khách hàngERP. Khai thác tài nguyên khách hàng
ERP. Khai thác tài nguyên khách hàngLe Ngoc Quang
 
ERP. Khai thác tài nguyên nhân sự
ERP. Khai thác tài nguyên nhân sựERP. Khai thác tài nguyên nhân sự
ERP. Khai thác tài nguyên nhân sựLe Ngoc Quang
 
ERP. Khai thác tài nguyên hàng
ERP. Khai thác tài nguyên hàngERP. Khai thác tài nguyên hàng
ERP. Khai thác tài nguyên hàngLe Ngoc Quang
 
Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...
Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...
Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...Minh Trang
 
ERP 5. vai trò then chốt
ERP 5. vai trò then chốtERP 5. vai trò then chốt
ERP 5. vai trò then chốtLe Ngoc Quang
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Erp cần thiết cho doanh nghiệp
Erp cần thiết cho doanh nghiệpErp cần thiết cho doanh nghiệp
Erp cần thiết cho doanh nghiệpLe Ngoc Quang
 
ERP 9. Lộ trình đầu tư giải pháp
ERP 9. Lộ trình đầu tư giải phápERP 9. Lộ trình đầu tư giải pháp
ERP 9. Lộ trình đầu tư giải phápLe Ngoc Quang
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teN9uy3n2un9
 
ERP 2. ERP đại cương và thực tiễn
ERP 2. ERP đại cương và thực tiễnERP 2. ERP đại cương và thực tiễn
ERP 2. ERP đại cương và thực tiễnLe Ngoc Quang
 
ERP 1. Nguy cơ mất mát tài sản
ERP 1. Nguy cơ mất mát tài sảnERP 1. Nguy cơ mất mát tài sản
ERP 1. Nguy cơ mất mát tài sảnLe Ngoc Quang
 
ERP 4. Yếu tố thành công hay thất bại
ERP 4. Yếu tố thành công hay thất bạiERP 4. Yếu tố thành công hay thất bại
ERP 4. Yếu tố thành công hay thất bạiLe Ngoc Quang
 
ERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERP
ERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERPERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERP
ERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERPLe Ngoc Quang
 
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượngCâu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượngxuanduong92
 
Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...
Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...
Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiepáp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiepxuanduong92
 

Viewers also liked (20)

Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
Triết: phân tích thuộc tính hàng hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàn...
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
ERP. Khai thác tài nguyên khách hàng
ERP. Khai thác tài nguyên khách hàngERP. Khai thác tài nguyên khách hàng
ERP. Khai thác tài nguyên khách hàng
 
ERP. Khai thác tài nguyên nhân sự
ERP. Khai thác tài nguyên nhân sựERP. Khai thác tài nguyên nhân sự
ERP. Khai thác tài nguyên nhân sự
 
ERP. Khai thác tài nguyên hàng
ERP. Khai thác tài nguyên hàngERP. Khai thác tài nguyên hàng
ERP. Khai thác tài nguyên hàng
 
Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...
Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...
Tiểu luận thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện...
 
ERP 5. vai trò then chốt
ERP 5. vai trò then chốtERP 5. vai trò then chốt
ERP 5. vai trò then chốt
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
 
Erp cần thiết cho doanh nghiệp
Erp cần thiết cho doanh nghiệpErp cần thiết cho doanh nghiệp
Erp cần thiết cho doanh nghiệp
 
ERP 9. Lộ trình đầu tư giải pháp
ERP 9. Lộ trình đầu tư giải phápERP 9. Lộ trình đầu tư giải pháp
ERP 9. Lộ trình đầu tư giải pháp
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
 
ERP 2. ERP đại cương và thực tiễn
ERP 2. ERP đại cương và thực tiễnERP 2. ERP đại cương và thực tiễn
ERP 2. ERP đại cương và thực tiễn
 
ERP 1. Nguy cơ mất mát tài sản
ERP 1. Nguy cơ mất mát tài sảnERP 1. Nguy cơ mất mát tài sản
ERP 1. Nguy cơ mất mát tài sản
 
ERP 4. Yếu tố thành công hay thất bại
ERP 4. Yếu tố thành công hay thất bạiERP 4. Yếu tố thành công hay thất bại
ERP 4. Yếu tố thành công hay thất bại
 
ERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERP
ERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERPERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERP
ERP 3. Nhận thức lãnh đạo về ERP
 
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượngCâu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
 
Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...
Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...
Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường m...
 
La01.027 nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại tp. hồ chí minh gia...
La01.027 nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại tp. hồ chí minh gia...La01.027 nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại tp. hồ chí minh gia...
La01.027 nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại tp. hồ chí minh gia...
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiepáp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
 

Similar to Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế

Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...
KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...
KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...ssuserc1c2711
 
Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...
Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...
Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...luanvantrust
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...
Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...
Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...luanvantrust
 

Similar to Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế (20)

Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tảiĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH> Tải miễn phí tại ZALO:...
 
Đề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóa
Đề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóaĐề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóa
Đề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóa
 
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free downloadĐề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhân
Đề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhânĐề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhân
Đề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhân
 
MAR20.doc
MAR20.docMAR20.doc
MAR20.doc
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
 
Chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụ
Chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụChính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụ
Chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụ
 
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
 
KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...
KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...
KHÓA LUẬN NGÀNH MARKETING: ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH MARKETING MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ...
 
Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...
Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...
Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...
 
Đề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đĐề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đ
 
Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...
Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...
Hoàn thiện chính sách marketing sản phẩm gạch lát nền của Công ty Cổ phần Pri...
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công Ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công TyĐề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công Ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công Ty
 
Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở  Công TyChuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở  Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Hoạt Động Bán Hàng Ở Công Ty
 
Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...
Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...
Chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công ...
 

Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Mục lục Lời nói đầu .............................................................................................................................. 4 Chương I : Những vấn đề chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh .............................................................................................................................. 5 I /. Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh .............................................................................................................................. 5 1.Cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh .............................................................................................................................. 5 1.1 - Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh .............................................................................................................................. 5 1.2 - Vai trò của cạnh tranh .............................................................................................................................. 5 2. Các loại hình cạnh tranh. .............................................................................................................................. 7 2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường. .............................................................................................................................. 7 2.2 – Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế. 2.3 - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh. 2.4 – Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh. II /. Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá: 1. Mô hình Micheal Porter về 5 lực lượng cạnh tranh 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. 2.1- Các nhân tố khách quan. 2.1.1- Môi trường Kinh tế quốc dân. 2.1.2 – Môi trường ngành. 2.2 - Các nhân tố chủ quan. 2.2.1 - Hàng hoá và cơ cấu hàng hoá trong kinh doanh. 2.2.2 – Yếu tố giá cả. 2.2.3 - Chất lượng hàng hoá. 2.3.4 - Tổ chức hoạt động xúc tiến. 1
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ 2.3.5 – Dịch vụ sau bán hàng. 2.3.6 – Phương thức thanh toán. 2.3.7 – Yếu tố thời gian. 3. Một số chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. III /. Những yêu cầu cơ bản của cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong điều kiện hiện nay. Một là: Hàng hoá phải được thích nghi hoá theo các đặc trưng vật lý của nó. Hai là: Hàng hoá phải tích nghi hoá theo các đặc trưng dịch vụ của nó. Ba là: Thích nghi hoá theo các đặc trưng có tính biểu tượng của hàng hoá. IV /. Những biện pháp chủ yếu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. 1Các biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh. Xác định các chiến lược cạnh tranh. Chương II : Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty May Xuất Khẩu trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Thời trang giai đoạn 1999 – 2003 I /. Khái quát về sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Những thuận lợi , khó khăn. 1.1- Thuận lợi . 1.2 – Khó khăn. 2- Kết quả kinh doanh trong các năm qua. Đánh giá. II /. Thực trạng cạnh tranh của mặt hàng. 1. Đối thủ cạnh tranh. 2.Phân tích cạnh tranh theo một số yếu tố chủ yếu 2.1- Chất lượng 2.2- Giá cả 2.3- Tính đa dạng kiểu dáng 2.4 –Dịch vụ , phương pháp phục vụ khách hàng 2.5-Các vấn đề khác III/.Đánh giá chung thực trạng và khách quan cạnh tranh 1.Những mặt mạnh 2.Những mặt yếu 3.Vấn đề đặt ra với công ty Chương III : Phương hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty may xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc thời trang I/. Mục tiêu và phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới 1.Định hướng phát triển của nghành may mặc tới năm 2010 2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty may xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2010 2.1- Về hoạt động xuất khẩu 2.2- Về phát triển thị trường 2
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ 2.3- Về tổ chức , đào tạo 3.Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong hoạt động xuất khẩu nghành may mặc thời trang II/.Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty may xuất khẩu 1.Về phía công ty 1.1- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing mở rộng thị trường xuất khẩu 1.1.1- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu, thị hiếu khách hàng .................................................................................................. 1.1.2- Nghiên cứu , phân tích đối thủ cạnh tranh 1.1.3- Đẩy mạnh hoạt động khuyếch trương quảng cáo 1.2- Sử dụng chính sách giá cả có hiệu quả 1.3- Thực hiện đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu 1.4- Nâng cao chất lượng hàng hoá và cải tiến công tác quản lý chất lượng 1.5- Tổ chức công tác nghiên cứu mẫu mốt 1.6- Nâng cao trình độ người lao động 1.7- Mở rộng các mối liên kết kinh tế 1.8- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn , chi phí lợi nhuận 2.Về phía nhà nước ............................2.1- Hoàn thiện chính sách đối với xuất khẩu hàng may mặc ..............................................................................2.2- Cải tiến chính sách thuế ................................................................................2.3- Hoàn chính sách tỷ giá ....................................................................2.4- Hoàn thiện chính sách tín dụng 3
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ lời nói đầu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là một bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nền kinh tế nước ta có thể đứng vững và phát triển kịp với nền kinh tế thế giới và khu vực. Sự chuyển đổi này đã kéo theo sự chuyển hướng trong việc lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Cơ chế mới này đã mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức lớn đối với các thành phần kinh tế cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam. Hoạt động trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp phải tự mình vận động, tự quyết định mọi vấn đề về kinh doanh của mình, không có sự phân công, chỉ đạo trực tiếp như trong cơ chế cũ, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính linh hoạt cao. Chính vì sự sống còn và phát triển của mỗi doanh nghiệp mà đã có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Cạnh tranh từ đó đã ra đời góp phần giúp cho các doanh nghiệp khẳng định sức mạnh chính, tăng nhanh doanh thu, lợi nhuận. Ngược lại, đó cũng là yếu tố loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, không có sức cạnh tranh. Khi nền kinh tế càng phát triển, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng, số lượng các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mỗi doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại của mình đã đưa ra những chiến lược cạnh tranh táo bạo nhằm không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh cho mình. Mặt khác, các doanh nghiệp không bao giờ tự thoả mãn với thị trường chiếm lĩnh được (điều này rất nguy hiểm có thể sẽ kéo theo sự diệt vong của doanh nghiệp) nên luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. Và vì vậy, xây dựng một chiến lược cạnh tranh với những công cụ, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động mang tính chất quốc tế, vì nó vượt khỏi biên giới quốc gia nên yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lại càng nhiều. Để đứng vững trên thị trường quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh có nhiều khốc liệt hơn thì vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu càng lớn. Xuất phát từ tầm quan trọng của cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là trên thị trường thế giới, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty may xuất khẩu , em đã chọn đề tài: " Sức cạnh tranh 4
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế " làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 5
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Chương i Những vấn đề chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh I - Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1- Cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh 1.1 - Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh Sự trao đổi hàng hoá phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ cạnh tranh mới xuất hiện. Khi nghiên cứu sâu về nền sản xuất TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của sự cạnh tranh là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận và qua đó đã hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và yếu tố kích thích kinh doanh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung. Tóm lại, có thể hiểu: " Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể hiện đại trên thị trường với nhau nhằm giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển ". Như vậy, khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể hiểu: "Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng về năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý thức, ý chí trên thị trường cạnh tranh đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp". Hiện nay, người ta đã tính toán được rằng để đảm bảo cho yêu cầu nêu trên thì tỷ lệ lợi nhuận đạt được phải ít nhất bằng tỷ lệ cho việc tài trợ cho những mục tiêu của doanh nghiệp. Vì thế, nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu thì sẽ không thể tồn tại được. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải là một quá trình lâu dài, nếu không nói vĩnh viễn như là quá trình duy trì sự sống. 1.2 - Vai trò của cạnh tranh : Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một biểu hiện đặc trưng của nền kinh tế hàng hoá, đảm bảo tự do trong sản xuất kinh doanh và đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trên thị trường quốc tế nói riêng, các doanh nghiệp luôn đưa ra các biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thị trường và sau đó tăng khả năng cạnh tranh của mình. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải cố gắng tạo ra nhiều 6
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ ưu thế cho sản phẩm của mình và từ đó có thể đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Khi sản xuất kinh doanh một lợi nhuận hàng hoá nào đó, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được được xác định như sau: Pr = P.Q - C.Q Trong đó: + Pr: Lợi nhuận của doanh nghiệp + P: Giá bán hàng hoá. + Q: Lượng hàng hoá bán được + C: Chi phí một đơn vị hàng hoá. Như vậy để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có các cách như: tăng giá bán P, tăng lượng bán Q, giảm chi phí C và để làm được những việc này doanh nghiệp phải làm tăng vị thế của sản phẩm trên thị trường bằng cách áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, các phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp... và tốn ít chi phí nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có những chiến lược Marketing thích hợp nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hoá của mình tới khách hàng giúp họ có thể nắm bắt được sự có mặt của những hàng hoá đó và những đặc tính, tính chất, giá trị và những dịch vụ kèm theo của chúng. Chỉ khi nền kinh tế có sự cạnh tranh thực sự thì các doanh nghiệp mới có sự đầu tư nhằm nâng cao sự cạnh tranh và nhờ đó sản phẩm hàng hoá ngày càng được đa dạng, phong phú và chất lượng được tốt hơn. Đó chính là tầm quan trọng của cạnh tranh đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn và đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ có các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, được quan tâm nhiều hơn. Đây là những lợi ích làm người tiêu dùng có được từ cạnh tranh. Bên cạnh đó, cạnh tranh còn đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế đất nước. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh các doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh nhờ đó mà tình hình sản xuất của đất nước được phát triển, năng suất lao động được nâng cao. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ. Cạnh tranh bao giờ cũng mang tính sống còn, gay gắt và nó còn gay gắt hơn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay thị trường quốc tế có nhiều doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác nhau với những đặc điểm và lợi thế riêng đã tạo ra một sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, không cho phép cácdoanh 7
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ nghiệp hành động theo ý muốn của mình mà buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình theo hai xu hướng: Tăng chất lượng của sản phẩm và hạ chi phí sản xuất. Để đạt được điều này các doanh nghiệp phải biết khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước mình để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, không ngừng đưa các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Những điều này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia, các nguồn lực sẽ được tận dụng triệt để cho sản xuất, trình độ KHKT của đất nước sẽ không ngừng được cải thiện. Như vậy, có thể nói cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Cạnh tranh tạo ra môi trường tốt cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh khối liệt này không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lợi, có doanh nghiệp bị huỷ diệt do không có khả năng cạnh tranh, có doanh nghiệp sẽ thực sự phát triển nếu họ biết phát huy tốt những tiềm lực của mình. Nhưng cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội bằng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Tóm lại: Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp. 2 - Các loại hình cạnh tranh : Có nhiều cách phân loại cạnh tranh dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng ngày nay trong phân tích đánh giá người ta dựa theo các tiêu thức sau: 2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường : Dựa vào tiêu thức này người ta chia cạnh tranh thành 3 loại: - Cạnh tranh giữa người bán và người mua Là một cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Trên thị trường người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, nhưng người mua lại muốn mua hàng hoá với giá thấp nhất có thể. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá cả thống nhất giữa người bán và người mua sau một quá trình mặc cả với nhau. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau Là cuộc cạnh tranh dựa trên sự cạnh tranh mua. Khi số lượng hàng hoá bán ra (cung) nhỏ hơn nhu cầu cần mua của người mua (cầu) tức là hàng hoá khan hiếm thì cuộc cạnh tranh trở nên quyết liệt, giá cả sẽ tăng lên vì người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá cần mua. - Cạnh tranh giữa người bán với người bán: Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, thủ tiêu lẫn nhau để giành khách hàng và thị trường, cuộc cạnh tranh dẫn đến là giá cả giảm xuống và có lợi cho thị trường. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp khi 8
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ tham gia thị trường không chịu được sức ép sẽ phải bỏ thị trường, nhường thị phần của mình cho các doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh hơn. 2.2 - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế : - Cạnh tranh trong nội bộ ngành Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch bằng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hoá cá biệt do doanh nghiệp sản xuất ra nhỏ hơn giá trị xã hội. Kết quả cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật sản xuất phát triển hơn. - Cạnh tranh giữa các ngành Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh giữa các doanh nghiệp trong các ngành với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này xuất hiện sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành khác nhau, kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. 2.3 - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh : - Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán và không người nào có ưu thế để cung cấp một số lượng sản phẩm quan trọng mà có thể ảnh hưởng tới giá cả. Các sản phẩm làm ra được người mua xem là đồng nhất tức là ít có sự khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với gia cả trên thị trường, họ chủ yếu tìm cách giảm chi phí và sản xuất một mức sản phẩm đến mức giới hạn mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. - Cạnh tranh không hoàn hảo: Là cuộc cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn sản phẩm của họ là không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau. Mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau mặc dù khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Người bán có uy tín độc đáo đói với người mua do nhiều lý do khác nhau như khách hàng quen, gây được lòng tin. Người bán lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách: Quảng cáo, cung cấp dịch vụ, tín dụng ưu đãi trong giá cả... đây là loại cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay. - Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường ở đó chỉ có một số người bán sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không độc nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị trường. Thị trường có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều cản trở: Do vốn đàu tư lớn hay do độc quyền bí quyết công nghệ. Trong thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá. Họ có thể định giá cao hơn hoặc 9
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. 2.4 - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh, người ta chia thành : - Cạnh tranh lành mạnh: Cạnh tranh lành mạnh là cuộc cạnh tranh mà các chủ thể tham gia kinh doanh trên thi trường dùng chính tiềm năng, nội lực của mình để cạnh tranh với các đối thủ. Những nội lực đó là khả năng về tài chính, về nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về uy tín, hình ảnh của Công ty... trên thị trường hay của tất cả những gì tựu chung trong hàng hoá bao gồm cả hàng hoá cứng (hàng hoá hiện vật) và hàng hoá mềm (dịch vụ) - Cạnh tranh không lành mạnh Là cạnh tranh không bằng chính nội lực thực sự của doanh nghiệp mà dùng những thủ đoạn, mánh lới, mưu mẹo nhằm cạnh tranh một cách không công khai thông qua việc trốn tránh các nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu và luồn lách qua những kẽ hở của pháp luật. II - Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá: 1 - Mô hình Micheal Porter về 5 lực lượng cạnh tranh Trong nền cạnh tranh kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định, mà hiện trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản, được biểu diễn bởi mô hình sau: Các đối thủ tiềm năng Nguy cơ đe doạ từ những người mới Quyền lực vào cuộc thương Các đối thủ Sức ép giá Người cạnh tranh cả Người lượng cung của trong nghành của mua ứng người Cuộc cạnh người cung ứng tranh giữa các mua đối thủ hiện sản Nguy những cơ đetại phẩm và doạ dịch vụ từ thay thế Sản phẩm thay thế 10
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình được nhiều nhà phân tích vận dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc của một ngành công nghiệp. * Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc Là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường nhưng khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của các doanh nghiệp khác. Để hạn chế mối đe doạ này, các nhà quản lý thường dựng nên các hàng rào như: - Mở rộng khối lượng sản xuất của doanh nghiệp để giảm chi phí. - Khác biệt hoá sản phẩm. - Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối. - Phát triển các dịch vụ bổ sung. Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của Chính phủ và lựa chọn đúng dadứn thị trường nguyên liệu, thị trường sản phẩm * Quyền lực thương lượng của người cung ứng Người cung ứng có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung ứng. Nhà cung ứng có thể đe doạ tới nhà sản xuất do tầm quan trọng của sản phẩm được cung ứng, do đặc tính khác biệt hoá cao độ của người cung ứng với người sản xuất, do sự thay đổi chi phí của sản phầm mà nhà sản xuất phải chấp nhận và tiến hành, do liên kết của những người cung ứng gây ra... Trong buôn bán quốc tế, nhà cung ứng có vai trò là nhà xuất khẩu nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp không thể khai thác nguồn nguyên vật liệu nội địa, nhà cung ứng quốc tế có vị trí càng quan trọng. Mặc dù có thể có cạnh tranh giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất thì quyền lực thương lượng của nhà cung ứng bị hạn chế vẫn không đáng kể. Trong mối quan hệ này, để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp trước khả năng tăng cao chi phí đầu vào, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp phải biết được quyền lực thương lượng của người cung ứng thành quyền lực của mình. * Quyền lực thương lượng của người mua Người mua có quyền thương lượng với doanh nghiệp (người bán) thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua từ doanh nghiệp, hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá... Các nhân tố tạo nên quyền lực thương lượng của người mua gồm: Khối lượng mua lớn, sự đe doạ của quá trình liên kết những người mua khi tiến hành thương lượng với doanh nghiệp, do sự tập trung lớn của người đối với sản phẩm chưa được dị biệt hoá hoặc các dịch vụ bổ sung còn thiếu... Quyền lực thương lượng của người mua sẽ rất lớn nếu doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời những thay đổi về nhu cầu của thị trường, hoặc khi doanh nghiệp thiếu khá nhiều thông tin về thị trường (đầu vào và đầu ra). Các doanh nghiệp khác sẽ lợi dụng điểm yếu này của doanh nghiệp để tung ra thị 11
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ trường những sản phẩm thích hợp hơn, với giá cả phải chăn hơn và bằng những phương thức dịch vụ độc đáo hơn. * Nguy cơ đe doạ về những sản phẩm và dịch vụ thay thế Khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khác hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm và dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát về thị trường của doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng biệt hoá cao độ so với sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi về dịch vụ hay các điều kiện về tài chính. Nếu sản phẩm thay thế càng giống sản phẩm của doanh nghiệp, thì mối đe doạ đối với doanh nghiệp càng lớn. Điều này sẽ làm hạn chế giá cả, số lượng hàng bán và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Néu có ít sản phẩm tương ứng sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng giá và tăng thêm lợi nhuận. * Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Cạnh tranh giữa các Công ty trong một ngành công nghiệp được xem là vấn đề cốt lõi nhất của phân tích cạnh tranh. Các hàng trong ngành cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt về sản phẩm, hoặc sự đổi mới sản phẩm giữa các hãng hiện đang cùng tồn tại trong thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi đối thủ đông đảo và gần như cân bằng nhau, khi tăng trưởng của ngành là thấp, khi các loại chi phí ngày càng tăng, khi các đối thủ cạnh tranh có chiến lược đa dạng... Có một điều thuận lợi và cũng là bất lợi cho các đối thủ trong cùng ngành là khả năng nắm bắt kịp thời những thay đổi, cải tiến trong sản xuất - kinh doanh, hoặc các thông tin về thị trường. Các doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh cao nếu có sự nhạy bén, kịp thời và ngược lại có thể mất lợi thế cạnh tranh bất cứ lúc bào họ tỏ ra thiếu thận trọng và nhạy bén. Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau (trừ các doanh nghiệp ở nước sở tại) khi cùng tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài sẽ có một phần bất lợi như nhau do các quy định hạn chế của Chính phủ nước sở tại. Chính vì thế, doanh nghiệp nào mạnh về tài chính hoặc khoa học kỹ thuật hoặc trên cả hai phương diện sẽ có được lợi thế rất lớn. Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài cần có sự trợ giúp của các doanh nghiệp khác trong cùng quốc gia để có thêm khả năng chống đỡ trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc quốc gia khác. Lúc đó có thể coi sự cạnh tranh trong ngành là sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp làm cho giá cả các yếu tố đầu ra và những yếu tố đầu vào biến động theo các xu hướng khác nhau. Tình hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt điều chỉnh các hoạt động của mình nhằm giảm thách thức, tăng thời cơ giành thắng lợi trong cạnh tranh. Muốn vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đưa ra thị trường những sản phẩm mới chất lượng cao, mẫu mã và giá cả phù hợp. 12
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Dựa trên mô hình Micheal Porter về 5 lực lượng cạnh tranh chúng ta có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. 2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp : 2.1- Các nhân tố khách quan : 2.1.1- Môi trường Kinh tế quốc dân : a) Nhóm nhân tố kinh tế : - Tốc độ tăng trưởng cao của nước sở tại luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sự tăng lên về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khi tăng trưởng cao khả năng tích tụ tập trung tư bản cao do đó khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng cao. - Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi tỷ giá hối đoái giảm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tăng lên trên thị trường quốc tế vì khi đó giá bán của doanh nghiệp thấp hơn hoá bán của đối thủ cạnh tranh của nước khác, và ngược lại tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm cho giá bán hàng hoá cao hơn đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế giảm. - Lãi suất Ngân hàng ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên từ đó giá tăng lên, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ có tiềm lực về vốn b ) Nhân tố chính trị, pháp luật: Chính trị và pháp luật là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu bởi các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trường quốc tế với lợi thế mạnh trong cạnh tranh là lợi thế so sánh giữa các nước. Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Chẳng hạn bất kỳ một sự ưu đãi về thuế xuất khẩu nào cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. c ) Nhóm nhân tố về khoa học kỹ thuật công nghệ: Nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là chất lượng và giá cả. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao, khoa học kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng sau: - Tạo ra những thế hệ công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và trang bị lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật. 13
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ - Giúp các doanh nghiệp trong qúa trình thu nhập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao uy tín của doanh nghiệp d ) Các nhân tố về văn hoá xã hội : Phong tục tập quán thị hiếu lối sống, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu của thị trường doanh nghiệp tham gia và từ đó ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia vào các thị trường khác nhau. e ) Các nhân tố tự nhiên: Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của quốc gia, môi trường thời tiết khí hậu... các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, có điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường... Bên cạnh đó, những khó khăn ban đầu do điều kiện tự nhiên gây ra làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1.2 - Môi trường ngành: a) Khách hàng: Khách hàng sẽ tạo áp lực làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ bán hàng tốt hơn.... và do đó, để duy trì và tồn tại trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải thoả mãn tốt các nhu cầu của khách hàng trong điều kiện cho phép điều này sẽ làm tăng cường độ và tính chất cạnh tranh của doanh nghiệp. b ) Số lượng các doanh nghiệp trong ngành hiện có và số lượng doanh nghiệp tiềm ẩn: Số lượng doanh nghiệp cạnh tranh và đối thủ ngang sức sẽ tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi số lượng đối thủ cạnh tranhthì thị phần của các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ giảm khi đó doanh nghiệp thống lĩnh thị trường hay là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao nhất, doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa cường độ cạnh tranh, ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hơn nữa cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt quyết liệt hơn nếu như có sự xuất hiện thêm một vài doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh. Khi đó, các doanh nghiệp cũ với lợi thế về sản phẩm, vốn, chi phí cố định và mạng lưới kênh phân phối.. sẽ phản ứng quyết liệt đối với doanh nghiệp mới. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp mới có ưu thế hơn về công nghệ, chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp để giành thị phần có hiệu quả hơn thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mới sẽ cao hơn nếu các doanh nghiệp không sử dụng hữu hiệu công cụ trong cạnh tranh. e ) Các đơn vị cung ứng đầu vào : 14
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Các nhà cung ứng đầu vào có thể gây ra những khó khăn làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong những trường hợp sau: - Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp độc quyền cung ứng. - Nếu doanh nghiệp không có nguồn cung ứng nào khác thì doanh nghiệp sẽ yếu thế hơn trong mối tương quan thế và lực đối với nhà cung ứng hiện có. - Nếu nhà cung cấp có đủ khả năng, đủ các nguồn lực để khép kín sản xuất, có hệ thống mạng phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp với tư cách là khách hàng. Tất cả những khó khăn đối với doanh nghiệp có thể gặp phải ở trên sẽ giảm đến sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào các đơn vị cung ứng đầu vào có thể gây ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giảm bớt các tác động không tốt từ các nhà cung ứng, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hay nhiều người cung ứng, nghiên cứu tìm hiểu nguồn đầu vào thay thế khi cần thiết và cần có chính sách dự trữ hàng hoá hợp lý. d) Sức ép của sản phẩm thay thế : Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một yếu tố nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo xu hướng ngày càng đa dạng phong phú và cao cấp hơn và chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Đặc biệt nhiều sản phẩm thay thế được sản xuất trên những dây chuyền kỹ thuật công nghệ tiên tiến hơn, do đó có sự cạnh tranh cao hơn. sản phẩm thay thế phát triển sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp không có sản phẩm thay thế. 2.2 - Các nhân tố chủ quan 2.2.1 - Hàng hoá và cơ cấu hàng hoá trong kinh doanh : Điều quan trọng nhất đối với hoạt động của một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: sản xuất cái gì ?. sản xuất như thế nào ?, sản xuất cho ai?. Còn đối với doanh nghiệp thương mại thì điều quan trọng trong kinh doanh là cung cấp cái gì? cho ai?và ở đâu?. Như vậy có nghĩa là cần xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm, hàng hoá. Khi tham gia hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có hàng hoa đem ra thị trường và phải làm sao để cho hàng hoá của mình thích ứng được với thị trường, nhằm tăng khả năng tiên thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Thực chất của đa dạng hoá đó là quá trình mở rộng hợp lý danh mục hàng hoá, tạo nên một cơ cấu hàng hoá có hiệu quả của doanh nghiệp. Hàng hoá của doanh nghiệp phải luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì đồng thời tiếp tục duy trì các hàng hoá đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng 15
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ cần nghiên cứu tìm ra các hàng hoá mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoá hàng hoá kinh doanh không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu được nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi mà tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt, quyết liệt. Đi đôi với thực hiện đa dạng hoá mặt hàng, đề đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể thực hiện trọng tâm hoá hàng hoá vào một số loại hàng hoá nhằm cung cấp cho một nhóm người hoặc một vùng thị trường nhất định của mình. Trong phạm vi này doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, do đó doanh nghiệp đã tạo dựng được một bức rào chắn, đảm bảo giữ vững được phần thị trường của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện chiến lược khác biệt hoá hàng hoá, tạo ra các nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho khách hàng vào các hàng hoá của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Như vậy hàng hoá và cơ cấu hàng hoá một cách tối ưu là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2.2- Yếu tố giá cả : Giá cả của một hàng hoá trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Người bán và người mua thoả thuận mặc cả với nhau để đi tới mức giá cuối cùng đảm bảo hai bên cùng có lợi. Giá cả đóng vai trò quyết định mua hay không mua của khách hàng.Trong nền kinh tế thị trường có sư cạnh tranh của các doanh nghiệp, khách hàng có quyền mua và lựa chọn những gì cho là tốt nhất và cùng một loại hàng hoá với chất lượng tương đương nhau chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, khi đó lượng bán của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Giá cả được thể hiện như là vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá của hàng hoá: Định giá thấp (giá xâm nhập, giới thiệu) định giá ngang giá thị trường hay định giá cao. Việc định giá cần phải xem xét các yếu tố sau: Lượng cầu đối với hàng hoá và tính tới số tiền mà dân cư có thể để dành cho loại hàng hoá đó, chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm. Phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh để từ đó có cách định giá thích hợp cho mỗi loại thị trường. Với một mức giá ngang giá thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống. Nếu doanh nghiệp tìm ra được các biện pháp hạ giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với một mức giá thấp hơn giá thị trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng và tăng lượng bán, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá doanh nghiệp áp đặt cao hơn giá thị trường chỉ sử dụng được đối với các doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này giúp cho doanh nghiệp thu được rất nhiều lợi nhuận (lợi nhuận siêu ngạch). 16
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. 2.2.3 - Chất lượng hàng hoá Nếu như trước kia giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh, thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng hàng hoá. Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá là " biện pháp nghèo nàn " vì nó làm giảm lợi nhuận thu được, mà ngược lại cùng một loại hàng hoá, chất lượng hàng hoá nào đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ cũng sẵn sàng mua với một mức giá cao hơn, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được nâng cao hơn trước. Chất lượng hàng hoá là hệ thống nội tại của hàng hoá được xác định bằng cá thông số có thể do được hoặc so sánh được, thoả mãn các điều kiện kỹ thuật và những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất lượng háng hoá được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chứ sản xuất và ngay cả khitiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: Công nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ quản lý... Chất lượng hàng hoá không chỉ là bền tốt, đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định. Muốn đảm bảo về chất lượng thì một mặt phải thường xuyên chú ý tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, mặt khác,chất lượng hàng hoá không những được đảm bảo trước khi bán mà còn phải được đảm bảo ngay cả sau khi bán hàng bằng các dịch vụ bảo hành. Chất lượng hàng hoá thể hiện tính quyết định khả năng của doanh nghiệp ở chỗ. + Nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ làm tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. + Hàng hoá chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp kích thích khách hàng mua hàng và nở rộng thị trường. + Chất lượng hàng hoá cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.2.4 - Tổ chức hoạt động xúc tiến Trong kinh doanh thương mại hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu chỉ nghĩ rằng: "Có hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ là đủ để bán hàng". Nhưng giá trị của hàng hoá, dịch vụ, thậm chí cả những lợiích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm cũng phải được thông tin tới khách hàng hiện đại, khách hàng tiềm năng, cũng như những người có ảnh hưởng tới việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động của xúc tiến thương mại. Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến là tập hợp nhiều nội dung khác nhau nhằm tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp... * Công tác tổ chức hoạt độngxúc tiến gồm một số nội dung sau - Quảng cáo. 17
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ - Khuyến mại - Hội chợ triển lãm. - Bán hàng trực tiếp. - Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền tin (Đài, báo, truyền hình..) về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng nhằm làm cho khách hàng chú ý tới sự có mặt của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ sẽ được cung cấp. Quảng cáo phải tạo ra sự khá biệt giữa hàng hoá của doanh nghiệp với hàng hoá hác trên thị trường, làm tăng giá của hàng hoá bán ra. Quảng cáo phải gây được ấn tượng cho khách hàng, tác động vào tâm lý khách hàng... để làm nảy sinh nhu cầu mua sắm của họ, từ đó làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (nhờ tăng lượng bán). Và một tác dụng nữa của quảng cáo là nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, là một phương tiện cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh hoạt động trên, hiện nay các doanh nghiệp còn thực hiện các hoạt động như chiêu hàng, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... để giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến tốt tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt giúp cho doanh nghiệp tăng lượng bán. tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh. - Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường, làm cho khách hàng biến đến và hiểu rõ kỹ năng công dụng của sản phẩm. -Tổ chức tốt hoạt động xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm được nhiều bạn hàng mới, khai thác được nhiều thị trường, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Công ty May Xuất Khẩu đã có một số hoạt động xúc tiến như cho ra đời các catalogue giới thiệu sản phẩm của Công ty, cử cán bộ đi tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm tìm kiếm thêm khách hàng, giới thiệu mặt hàng... và đã thu được một số kết quả đáng mừng. 2.2.5 - Dịch vụ sau bán hàng Để nâng cao uy tín và trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng về hàng hoá của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng. Nội dung hoạt động dịch vụ sau bán hàng gồm: Hướng dẫn cách sử dụng hàng hoá, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo đảm các dịch vụ thay thế... Tác động của dịch vụ sau bán hàng: - Tạo được uy tín cho hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trường. - Duy trì và mở rộng thị trường. - Bán thêm các thiết bị thay thế làm tăng doanh thu lợi nhuận. Qua dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp nắm bắt được hàng hoá của mình có đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng không, để từ đó ngày 18
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ càng hoàn thiện và đổi mới sản phẩm của mình. Do vậy, dịch vụ sau bán hàng là một biện pháp rất tốt tăng uy tín trong cạnh tranh. 2.2.6 - Phương thức thanh toán Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng các phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán chậm, trả góp, thanh toán qua ngân hàng, mở L/C... giúp cho hoạt động mua bán được diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, có lợi cho cả người bán và người mua. Việc lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý sẽ có tác động kích thích đối với khách hàng, tăng khối lượng tiêu thụ và do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.2.7 - Yếu tố thời gian Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay làm thay đổi nhanh chóng nếp nghĩ, sở thích hay nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như sự rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh hiện đại chính là thời gian và tốc độ chứ không phải là yếu tố truyền thống như nguyên vật liệu hay lao động. Những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho các cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, khối liệt hơn và trong công cuộc chạy đua này ai biết nắm bắt thời cơ và đi trước thì người đó sẽ thắng. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường, phải biết nắm băt thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu của thị trường, nhanh chóng tổ cứhc kinh doanh, tiêu thụ, thu hồi vốn trước khi chu kỳ sản phẩm kết thúc. Hiện nay, ở nhiều nước phát triển cạnh tranh bằng thời gian là một biện pháp rất quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp. Đi trước một bước trong cạnh tranh là đã dành được một chiến thắng quan trọng trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy khi xây dựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thường đề cập tới vấn đề "Tốc độ thị trường"; "cạnh tranh dựa trên thờigian" và chú trọng tới chu kỳ sống của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu thị trường, thời gian đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Ngoài các yếu tố trên vốn và quy mô doanh nghiệp...cũng sẽ tác động lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Uy tín của doanh nghiệp cũng là một yếu tố rất quan trọng, đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể dễ dàng giành thắng lợi trong cạnh tranh vì họ đã có một lượng khách hàng quen thuộc tín nhiệm. Uy tín của doanh nghiệp được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và nó là một tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phải biết giữ gìn và phát huy tài sản đó. 3 - Một số chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để xác định được khả hiện tại của bản thân 19
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ doanh nghiệp và xác định sức mạnh của các đối thủ cần quan tâm. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: * Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu Công thức xác định: DTt - DTt-l GTt = DTt-l Trong đó: Gtt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu DTt-l: Doanh thu kỳ trước. ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. * Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận Công thức xác định: Prt - Prt-l GTt = Ret-l Trong đó: Grt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận kỳ nghiên cứu Prt::Lợi nhuận kỳ nghiên cứu Prt-l: Lợi nhuận kỳ trước đó ý nghĩa: Có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu nhưng phản ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so sánh về tốc độ tăng lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp có hai cách xác định thông dụng với những tác dụng khác nhau: Cách 1: Doanh thu của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp = Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tính chính xác khi xác định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia quá rộng lớn vì nó gây nhiều khó khăn trong việc tính được chính xác doanh thu thực tế của các doanh nghiệp. Mặt khác công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Doanh thu của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp = 20 Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Cách 2: Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán hơn nhiều so với chỉ tiêu trên nên nó khắc phục được những nhược điểm của những chỉ tiêu trên. Do các đối thủ cạnh tranh thì sẽ có nhiều thông tin hơn nên lựa chọn phương pháp này người ta có thể lựa chọn từ 2 - 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo đặc điểm mỗi lĩnh vực cạnh tranh. ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sát thực nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và các thị phần họ chiếm giữ thường là những khu vực có lợi nhuận cao mà rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh trong tương lai. Những chỉ tiêu trên là những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh chung của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn nếu xét riêng về hoạt động xuất khẩu thì khả năng cạnh tranh được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: * Tốc độ tăng của hoạt động xuất khẩu qua các năm EXt - EXt-l EGt = EXt-l Trong đó: EGt: Tốc độ tăng Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu EXt: Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu EXt-l:: Kim ngạch xuất khẩu kỳ trước. ý nghĩa: Qua chỉ tiêu này ta có thể tháy được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giữa hai năm liền nhau để biết xem khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp qua thời gian là tăng hay giảm và tăng, giảm với tỷ lệ là bao nhiêu. Nếu tăng thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có phần tăng lên, còn nếu giảm thì khả năng đó có thể giảm và doanh nghiệp cần tìn ra nguyên nhân của sự giảm sút đó để năm sau có thể khắc phục. * Thị phần của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Cũng như chỉ tiêu thị phần ở trên, thị phần trong hoạt động xuất khẩu bao gồm hai cách tính: Cách 1: Thị phần của doanh Kim ngạch xuất khẩu HMM của doanh nghiệp nghiệp so với tổng = Tổng Kim ngạch xuất khẩu HMM của các DN Kim ngạch xuất khẩu trong nước Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu HMM: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc ý nghĩa: Cho biết độ lớn về Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp so với kim ngạch chung của toàn ngành trong nước, từ đó thấy được vị thế của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu chung của toàn ngành. Sự biến động của chỉ tiêu qua các năm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động xuất khẩu, có sự tăng lên hay giảm đi và nguyên nhân từ đâu. 21
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở trong nước là một con số không nhỏ và rất khó kiểm soát, nên để có được số liêu về tổng Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tất cả các doanh nghiệp trong nước một cách chính xác là rất khó nên ta có thể tính theo cách thứ hai như sau: Cách 2: Thị phần của Kim ngạch xuất khẩu HMM của doanh doanh nghiệp so nghiệp = với đối thủ Kim ngạch xuất khẩu HMM của đối thủ mạnh nhất mạnh nhất Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu HMM: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc . ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp mình so với một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Từ đây có thể so sánh được thị phần của doanh nghiệp mình trên thị trường với thị phần của một số doanh nghiệp mạnh khác để phân tích xem với quy mô, tiềm lực hiện nay của doanh nghiệp như vậy thì hoạt động xuất khẩu của Công ty đã thực sự hiệu quả chưa. Ngoài ra còn biết thêm các thông tin về đối thủ, thị phần xuất khẩu họ chiếm giữ và lấy đó làm căn cứ cho doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tìm ra những chiến lược cạnh tranh cho phù hợp. Đánh giá khả năng cạnh tranh là một việc làm cần thiết đối với mọi doanh nghiệp vì qua đó mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra những mục tiêu, chiến lược cạnh tranh thích hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp mình. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc là một hoạt động được rất nhiều doanh nghiệp trong ngành may quan tâm và vì thế số lượng các doanh nghiệp trong ngành may quan tâm và vì thế số lượng các Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, làm cho cục diện cạnh tranh ngày càng gay gắt. *Tỷ số về khả năng sinh lãi. Nếu như các chỉ tiêu trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất- kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DOANH THU Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế ttrong 100 đồng doanh thu. -Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu: ROE ROE =TNST/VCSH Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một muc tiên quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. 22
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ -Doanh lợi tài sản:ROA ROA = TNTT &L / TS hoặc ROA= TNST/TS Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh tổng tài sản *Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nguồn nhân lực Theo UNDP- cũng là của Liên hợp quốc- sự phát triển con người (nhân lực) của các quốc gia và lãnh thổ khác nhau, bất kể theo chế độ chinh ttrị nào, đều có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung- chỉ số phát triển con người hay chỉ số phát triển nhân lực – HDI. HDI là một chỉ tiên tổng hợp gồm ba tiêu chí cụ thể: -Trình độ phát triển kinh tế -Giáo dục -Y tế Chỉ tiêu kinh tế đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tính theo phương pháp sức mua tương đương để tính ra mức sống bình quân của người dân Chỉ tiêu về phát triển giáo dục đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học bình quân của người dân Chỉ tiêu y tế tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân Mặc dù HDI là một hệ thống chỉ tiêu còn khiếm khuyết nhất định nhưng nó vẫn là một thước đo được thế giới thừa nhận từ lâu và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển nhân lực. Từ hệ thống chỉ tiêu và các tính các chỉ số về sự phát triển nhân lực- nhân sự HDI của Liên hợp quốc đối với các quốc gia, vận dụng vào việc xem xét sự phát triển nguồn nhân lực của Công ty Xuất Khẩu May Mặc để nâng cao khả năng cạnh tranh về nhân lực- Một lợi thế lớn nhất của Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng. IiI- những yêu cầu cơ bản của cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong điều kiện hiện nay Hiện nay, trong quá trình thâm nhập hay mở rộng trực tiếp cho một thị trường nước ngoài thì một yêu cầu đối với bất cứ một doanh nghiệp nào là phải tìm cách thích nghi sản phẩm, hàng hoá của mình với thị trường cần chiếm lĩnh. Việc thích nghi hoá, hàng hoá phải được xem xét trên các khía cạnh sau : Một là: Hàng hoá phải được thích nghi hoá theo các đặc trưng vật lý của nó. Nó bao gồm 2 loại thích nghi với những mức độ và yêu cầu khác nhau.: a - Thích nghi bắt buộc Những quy định pháp lý của thị trường nước ngoài là bắt buộc đối với nhà kinh doanh. Vì thế khi đưa một sản phẩm vào thị trường nước ngoài thì cần tính đến những tiêu chuẩn bắt buộc của thị trường đó. Chúng bao gồm: - Các định mức về an toàn sản phẩm, chẳng hạn một số nước quy định về vật liệu an toàn dùng cho đồ chơi trẻ em... 23
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ - Các định mức về an toàn vệ sinh: Nhiều nước, nhất là các nước phát triển, có những quy định ngặt nghèo về vệ sinh thực phẩm và kiểm tra chặt chẽ điều đó như các điều kiện về bảo quản, bảo vệ, vô trùng... - Các định mức kỹ thuật: Không phải nước nào cũng dùng điện thế 220v với tần số 50 Hz và các phích cắm tròn mà lại dùng điện 110v, tần số 609Hz. Nhiều nước Âu Mỹ không dùng các đơn vị đo lường như mét, ki lô gam mà dùng pound mile. Những quy định về tiêu chuẩn trên tạo ra các cản trở phi thuế quan đối với các mặt hàng hoá nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp phải thích ứng sản phẩm của mình đối với các quy định đó. b - Thích nghi cần thiết Mỗi thị trường nước ngoài đều có những đòi hỏi riêng biệt đối với hàng hoá nhập khẩu. Vì thế để chiếm lĩnh được khách hàng mục tiêu thì phải tính đến các nhu cầu và mong muốn của khách hàng tại đó. Điều đó có nghĩa là: Không phải chỉ đơn thuần xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải nghiên cứu thị trường thật kỹ bao gồm cả việc nghiên cứu các động cơ kích thích và kìm hãm mua hàng, những gì có thể đem lại cho nhà doanh nghiệp một sự hiểu biết đầy đủ về cái mà người tiêu dùng nước ngoài đang chờ đợi: khẩu vị của họ và gì, thói quen tiêu dùng, tần số tiêu dùng và những đặc trưng khí hậu là gì. Đó là điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tức là nếu nhà sản xuất và xuất khẩu hiểu rõ thị trường nước ngoài cũng như thị trường nước họ thì đó là cơ hội để doanh nghiệp thành công tại thị trường đó. Hai là: Hàng hoá phải tích nghi hoá theo các đặc trưng dịch vụ của nó: Các hàng hoá công nghiệp, hàng hoá chuyên ngành và cả hàng hoá tiêu dùng nữa đều đòi hỏi phải được theo dõi trong quá trình lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa... cũng như các chỉ dẫn sử dụng rõ ràng và bằng tiếng của nước được bán, ngoài sự tham gia kỹ thuật thường xuyên hoặc tạm thời. Như vậy, nhu cầu về dịch vụ sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào loại hàng hoá, song cũng tuỳ theo trình độ kỹ thuật của nhân công địa phương, trình độ văn hoá, chi phí tại chỗ cho việc sửa chữa... Một giải pháp tốt đáng được quan tâm đối với cả nhà xuất khẩu lẫn người tiêu dùng là cung cấp các hàng hoá đơn giản hơn và chắc chắn hơn so với loại thiết bị dành cho người tiêu dùng của các nước phát triển nếu điều đó có thể làm được, để nếu cần có thể bảo dưỡng một cách đơn giản, ít tốn kém và giảm tần số của những lần hỏng hóc. Ba là:Thích nghi hoá theo các đặc trưng có tính biểu tượng của hàng hoá: a - Nhận thức về biểu tượng Mọi đồ vật dù là thông thường nhất hay đơn điện nhất cũng phản ánh một điều gì đó trong tư duy của mỗi người, nó gợi nên sự chắc chắn hay mỏng manh, tin cậy hay không tin cậy, cao cấp hay tầm thường, lịch sự hay khẩu vị tồi... Tất cả những suy tưởng này tuỳ thuộc vào nền văn hoá của đất nước, vào văn hoá của từng tầng lớp xã hội của nước đó. Như vậy, điều quan trọng là phải trừu tượng hoá nhận thức có tính biểu tượng của từng nước và từng 24
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ đoạn thị trường, hoặc tốt hơn nữa nếu xác định được biểu tượng của từng loại khách hàng tiềm năng đối với hàng hoá của doanh nghiệp. Sự nghiên cứu này vần đạt đến một mức độ thích nghi nhất định với nhận thức ở thị trường đó khi phân biệt một cấp độ thứ nhất (bản thân các biểu tượng) và một cấp độ thứ hai (kết hợp nhiều biểu tượng vào cùng một sản phẩm): - Cấp độ thứ nhất tương đối dễ nhận biết, đó là nhận thức mà mỗi nền văn hoá hoặc tiểu văn hoá có được về màu sắc, về hình dáng, về một đồ vật hay nhân vật nào đó, Chẳng hạn, ở Trung Quốc màu trắng là màu tang tóc, còn màu đen là màu thông thường như các màu khác. Màu đỏ biểu tượng cho máu, tức là cái chết hoặc là màu chính của sản phẩm. - Cấp độ thứ hai khó nhận biết hơn vì nó thường có vẻ nghịch lý và mâu thuẫn. Chẳng hạn tại một số vùng theo thanh giáo thì người sử dụng một hàng hoá đẹp sẽ không tin vào sự chắc chắn của nó vì theo quan niệm của họ một số đồ vật vừa tốt lại vừa đẹp không thể đi liền với nhau thành một cặp. Tại một số nơi khác hình ảnh súc vật in trên một số sản phẩm có thể làm liên tưởng đến cái chết (như hình con cá ở Châu Phi) hay sự không sạch sẽ (như hình con cừu ở Đức). b - Nhận thức về hình ảnh của hàng hoá " Máy của Đức rất chắc chắn, giầy của ý là tốt nhất thế giới, thép Thuỵ Điển không gì sánh nổi.. " là những nhận thức thực hay hư trong ý nghĩ của mọi người, thậm chí là khẳng định về giá trị của sản phẩm của các nước khác nhau. Đó là hình ản của " Made in" thật khó thay đổi. Với những nhạn thức đó, doanh nghiệp có thể tạo ra trò chơi trên cái mà nó biết về tất cả những ý tưởng đó sao cho có lợi nhất, tức là giấu đi những gì không thuận lợi cho hàng hoá của nó. Tuy nhiên, trong khi hàng hoá được liên kết với một hình ảnh dân tộc hoặc một vùng nào đó thì nó sẽ có một tên gọi tương ứng và trong mọi trường hợp, khi đặc tính của hàng hoá nhập ngoại " Made in " ở nước khác có giá trị gây thiệt hại cho hàng hoá địa phương thì không nên trình bày nó như một hàng hoá xa lạ bằng cách chọn nước mà ta có thể liên kết liên doanh một cách thuận lợi nhất. iV- những biện pháp chủ yếu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu 1 – Các biện pháp nâng cao lợi thế canh tranh Lợi thế cạnh tranh là ưu thế đạt được của doanh nghiệp (so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) một cách tương đối dựa trên các nguồn lực và năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thường đạt mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Tỷ lệ lợi thế đạt được của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) thường được xác định bằng một tỷ số nào đó, ví dụ như lợi nhuận trên doanh thu (ROS - retum on sales) hoặc lợi nhuận trên tài sản (ROA - retum on assets). Các tỷ suất này càng cao càng thể hiện được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu xem xét lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo tỷ suất ROS, ta có thể biểu diễn như sau: 25
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Lợi nhuận Doanh thu - Tổng chi phí Tổng chi phí ROS = = =1- doanh thu Doanh thu doanh thu Chi phí 1 đ/ vị SP x tổng khối lượng Chi phí1 đ/vịSP = 1 - SP =1- Giá 1 đ/vị SP x tổng khối lượng SP Giá 1 đ/vị SP Do đó, để có tỷ suất ROS cao hay để mức tổng lợi nhuận (= tổng doanh thu - tổng CP) cao hơn mức trung bình của ngành, doanh nghiệp phải có mức chi phí/đơn vị sản phẩm thấp hơn của đối thủ cạnh tranh (Tạo lợi thế cạnh trang bên trong), hoặc làm cho sản phẩm của mình khác với của đối thủ cạnh tranh (khác biệt hoá sản phẩm nhằm định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh (Tạo lợi thế bên ngoài). Hoặc thực hiện đồng thời cả 2 cách. Trước đây, các nhà kinh tế thường nhấn mạnh một nhân tố nào đó liên quan đến chi phí hoặc khác biệt hoá sản phẩm, nhưng ngày nay người ta thường chấp nhận lợi thế cạnh tranh là kết quả của đa nhân tố. * Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh Bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh bao gồm: Hiệu quả, chất lượng, đổi mới, nhạy cảm với khách hàng. Đây là yếu tố chung xây dựng nên lợi thế cạnh tranh, chúng biểu thị 4 cách cơ bản để giảm chi phí và đa dạng hoá mà bất kỳ một doanh nghiệp nào sản xuất một sản phẩm hay một dịch vụ nào cũng có thể áp dụng. Năng lực của doanh nghiệp được hình thành từ những kỹ năng trong việc khai thác, phối hợp các nguồn lực và hướng các nguồn lực vào mục đích sản xuất. Những kỹ năng này thường trực trong công việc hàng ngày của doanh nghiệp, được thể hiện qua các cách thức ra quyết định và quản lý các quá trình nội bộ của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Để có những năng lực riêng biệt, ít nhất doanh nghiệp phải có hoặc một nguồn lực độc đáo và kỹ năng cần thiết để khai thác nguồn lực đó, hoặc một khả năng quản lý hữu hiệu để quản lý các nguồn lực chung. Tuy nhiên, khi đã có được lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ duy trì được lợi thế đó trong bao lâu, nói cách khác là khi nào các đối thủ cạnh tranh cũng đạt được lợi thế đó. Điều đó phục thuộc vào 3 yếu tố: độ cao của rào cản bắt chước, khả năng đổi mới của đối thủ cạnh tranh và sự vận động tổng thể của môi trường ngành. Thường thì nguồn lực dễ bị sao chép hơn các kỹ năng, năng lực dựa trên cơ sở hữu hình thường dễ bị bắt chước hơn các năng lực dựa trên cơ sở vô hình. Do đó, để duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải tích cực nâng cao trình độ quản lý, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ vững các bí quyết công nghệ và chiến lược marketing. Khi một doanh nghiệp thực hiẹn một chiến lược, tức là ký một cam kết dài hạn dựa trên những cơ sở, những nguồn lực và năng lực nhất định. Như vậy, một khi các đối thủ cạnh tranh đã thiết lập những cam kết dài hạn về một 26
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ phương thức kinh doanh nào đó, thì các đối thủ này cũng chậm trong việc sao chép các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đổi mới. Sự vận động tổng thể của môi trường thể hiện ở mức độ năng động của ngành. Những ngành nào năng động nhất là những ngành có tốc độ đổi mới sản phẩm nhanh nhất. Khi các hàng rào ngăn cản việc sao chép là thấp thì các đối thủ cạnh tranh là rất nhiều và môi trường năng động với các đối thủ luôn thay đổi, do đó lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên tạm thời. 2 – Xác định các chiến lược cạnh tranh Sau khi tìm hiểu lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá và lựa chọn chiến lược cạnh tranh thích hợp tuỳ từng hoàn cảnh và từng điều kiện cụ thể. Sự phù hợp của một chiến lược cạnh tranh có thể được xác định thông qua việc kiểm tra tính nhất quán của các mục tiêu và các chính sách đã đề xuất, sự phù hợp với nguồn lực, với môi trường, cùng khả năng khai thác và truyền đạt thông tin. Mục tiêu chiến lược cạnh tranh thể hiện ý định của doanh nghiệp trong việc khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên toàn bộ thị trường, hoặc trên một số đoạn thị trường hạn chế. Mục tiêu chiến lược được hình thành dựa trên phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện qua mô hình sau: Điểm mạnh Cơ hội và những và điểm yếu mói đe doạ của của doanh ngành (về kinh nghiệp tế và kỹ tuật Nhân tố bên Mục tiêu Nhân tố bên trong doanh ngoài doanh nghiệp chiến nghiệp lược Động lực và cạnh Những mong muốn nhu cầu của tranh xã hộ rộng lớn những người hơn (chính sách, thực hiện chủ mói quan tâm yếu của xã hội, những thay đổi tập quán Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành mục tiêu chiến lược Bằng cách kết hợp lợi cạnh mục tiêu của doanh nghiệp thế và tranh chiến lược, có 3 dạng chiến lược cạnh tranh phổ biến là chiến lược nhấn mạnh chi phí, chiến lược khác biệt hoá và chiến lược trọng tâm hoá. Các chiến lược này có thể sử dụng riêng rẽ hoặc được kết hợp với nhau. * Chiến lược nhấn mạnh chi phí Chi phí được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí càng thấp thì doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh càng cao so với các đối thủ. Cụ thể: 27
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ - Thứ nhất: Doanh nghiệp có thể đặt mức giá thấp hơn đối thủ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận các đối thủ, hoặc đạt mức lợi nhuận cao hơn khi mức giá trong ngành là bằng nhau. - Thứ hai: Khi cạnh tranh trong ngành tăng và các đối thủ bắt đầu cạnh tranh bằng giá, thì doanh nghiệp sẽ đứng vững hơn trong cạnh tranh vì chi phí sản xuất thấp hơn đối thủ của mình. Để theo đuổi chiến lược cạnh tranh nhấn mạnh chi phí, doanh nghiệp phải có ưu thế cạnh tranh bên trong hay còn gọi là khả năng làm chủ chi phí. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải có thị trường tương đối lớn (phân đoạn thị trường thấp), có nhóm khách hàng ổn định, hoặc phải có những thuận lợi trong sản xuất và trong quản lý nguyên vật liệu. Phân đoạn thị trường thấp, hay có nhóm khách hàng ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tránh những khoản tăng lớn về chi phí đầu tư, nghiên cứu thị trường về nhu cầu tiêu dùng, đổi mới và thích nghi hoá sản phẩm... Tuy nhiên, vì nhấn mạnh chi phí nên sản phẩm của doanh nghiệp thường không có độ khác biệt hoá cao, nó không quá chênh lệch so với mức của người khác biệt hoá. Do đó, chiến lược của sản phẩm thường chỉ ở mức độ trung bình, chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng bình dân nên chi phí thấp chỉ có ưu thế cạnh tranh khi sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận. Trong môi trường quốc tế, cần đánh giá chiến lược theo hai phương diện: phương diện marketing, việc mở rộng các thị trường mới sẽ cho phép tăng cầu tiềm năng và đạt được mức sản xuất tối ưu nhất. Nhưng do doanh nghiệp nhấn mạnh chi phí nên những nghiên cứu về khách hàng, về đổi mới hay khác biệt hoá sản phẩm để tiếp cận thị trường là khó thực hiện. Để đạt được những yêu cầu đó, doanh nghiệp cần phải thiết kế những sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu hoặc ít ra là tiêu chuẩn Châu lục mới mong thoả mãn số lượng lớn các khách hàng trên thị trường. - Về phương diện sản xuất, nếu có thể, doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất ở nước ngoài để tận dụng nguồn nhân công sẵn có, hạn chế các chi phí về chuyên chở, giảm chi phí trung bình ở mức độ tối thiểu. * Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm Khác với chiến lược nhấn mạnh chi phí , chiến lược khác biệt hoá dựa vào cạnh tranh bên ngoài, tức là tính độc đáo hay mức độ hoàn thiện của sản phẩm về kỹ thuật, dịch vụ hay hình ảnh. Mục địch của chiến lược này là cho ra những sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ. Khả năng khác biệt hoá sản phẩm cho phép doanh nghiệp có thể đặt mức giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành vì khách hàng tin tưởng chất lượng của sản phẩm đã được khác biệt hoá tương ứng với sự chênh lệch giá đó. Sự khác biệt hoá sản phẩm có thể đạt được theo 3 cách chủ yếu: Chất lượng, đổi mới tính thích nghi với khách hàng (nhu cầu, tâm lý). Người khác biệt hoá càng ít bắt chước đối thủ càng bảo vệ được khả năng cạnh tranh của mình, do vậy mà sự hấp dẫn thị trường của họ 28
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ càng mạnh mẽ và rộng khắp. Doanh nghiệp chọn chiến lược này có thể quyết định hoạt động trên phạm vi thị trường rộng nhưng cũng có thể chỉ lựa chọn phục vụ một số mảng thị trường mà ở đó có lợi thế khác biệt hoá đặc biệt. Khả năng khác biệt hoá mạnh mẽ cho phép doanh nghiệp thoát khỏi áp lực cạnh tranh, nhất là khi trên thị trường có nhiều sản phẩm tương tự. Để sự khác biệt hoá về sản phẩm được khách hàng nhận thức một cách rõ ràng và bền vững doanh nghiệp phải thực hiện những cố gắng to lớn về giao tiếp, truyền tin... * Chiến lược tập trung hoá (Hay trọng tâm hoá) Chiến lược này chủ yếu định hướng phục vụ nhu cầu của một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hay một mảng thị trường dựa trên lợi thế cạnh tranh là tập trung các nguồn lực, cho phép phát huy năng lực tối đa của doanh nghiệp nhỏ để cạnh tranh với các đối thủ có ưu thế. Chiến lược này tạo cơ hội cho nhà kinh doanh tìm cách lấp đầy khoảng trống nhu cầu cần thiết của khách hàng. Về bản chất chiến lược tập trung hoá là chiến lược cạnh tranh theo đuổi một khả năng riêng biệt nào đó (hiệu quả, chất lượng, đổi mới, thích nghi với khách hàng) dựa trên một loại lợi thế chi phí thấp hoặc khác biệt hoá sản phẩm hoặc cả hai. Khi doanh nghiệp tấn công thị trường thế giới, điều quan trọng trước tiên là phải tiến hành phân đoạn thị trường để tìm kiến thị trường thích hợp - là thị trường mà doanh nghiệp có mức độ làm chủ hoàn toàn, để có thể tránh sự cạnh tranh bởi doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí hoặc doanh nghiệp khác biệt hoá về phương diện sản xuất, chiến lược trọng tâm hoá vẫn theo đuổi logic chi phí tối thiểu. Ràng buộc quan trọng nhất là phải đảm bảo giữ vững hình ảnh chuyên môn hoá và hình ảnh nhãn hiệu của doanh nghiệp ở nước ngoài. Sau đây là những đúc kết của Micheal Porterr về các yêu cầu phổ biến liên quan đến các chiến lược: 29
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuỷ Chiến Những yêu cầu chung về kỹ Những yêu cầu chung về tổ lược năng và nguồn lực chức - Đầu tư vốn lâu dài và khả năng - Kiểm tra chặt chẽ chi phí để có vốn -Các báo cáo kiểm tra liên tục và Chiến - Kỹ năng chế tạo thiết kế chặt chẽ lược - Tinh thần nhiệt tình của người - Tổ chức cơ cấu và phân rõ trách nhấn lao động. nhiệm. mạnh - Các sản phẩm được thiết kế dễ - Các động lực dựa vào việc đạt chi dàng cho sản xuất được các mục tiêu định lượng phí - Hệ thống phân phối chi phí nghiêm ngặt (không làm việc thấp theo cảm tính) - Khả năng mạnh mẽ về marketing, có sức sáng tạo vao - Sự phối hợp tốt giữa các chức và mạnh bề nghiên cứu cơ bản năng về nghiên cứu và phát Chiến - Nổi tiếng về chất lượng hoặc đi triển,,,4 sản phẩm và marketing lược đầu về công nghệ - Các thước đo trừu tượng thay khác - Truyền thống lâu đời trong thế cho các thước đo định lượng. biệt ngành hoặc sự kết hợp độc đáo - Những thuận tiện đẻ thu hút lao hoá các kỹ năng có được từ ngàh động kỹ thuật cao, các nhà khoa sản kinh doanh khác. học, hoặc những người có khả phẩm - Phối hợp tốt giữa các luồng năng sáng tạo phân phối Chiến lược trọng Sự kết hợp giữa các yêu cầu trên hướng vào thị trường cụ thể tâm hoá 30