SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ VĂN TÚ
HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ B¸N HµNG §A CÊP T¹I VIÖT NAM
THEO KINH NGHIÖM MéT Sè N¦íC TR£N THÕ GIíI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG
HÀ NỘI - 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
VŨ VĂN TÚ
2
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ
VIỆC HỌC HỎI KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM ..................................4
1.1. Bán hàng đa cấp ...........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bán hàng đa cấp .................................................4
1.1.2. Vai trò bán hàng đa cấp..................................................................................7
1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp
tại Việt Nam ...................................................................................................8
1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp ...................................................................10
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp......................................................10
1.2.2. Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp .......................................................11
1.3. Vấn đề học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bán hàng đa
cấp của Việt Nam.........................................................................................14
1.3.1. Nhu cầu học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về bán hàng đa cấp ..............................................................................14
1.3.2. Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm quốc tế.....................................................16
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước .....................................................................16
Tiểu kết chương 1....................................................................................................41
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA
VIỆT NAM .................................................................................................42
2.1. Một số nét về ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam..........42
2.1.1. Lịch sử phát triển..........................................................................................42
3
2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam....................44
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam ......45
2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp ..........................................45
2.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Bán hàng đa cấp ................................48
2.2.3. Các hiệp hội có liên quan.............................................................................49
2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp............................................................50
2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp..........................................................55
2.3. Thực trạng thực thi quy định pháp luật và những khó khăn trong
việc quản lý về bán hàng đa cấp tại Việt Nam.........................................57
2.3.1. Vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp ........................................................57
2.3.2. Xử lý vi phạm...............................................................................................61
2.3.3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam.....65
Tiểu kết chương 2....................................................................................................72
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI
VIỆT NAM THEO KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI.............................................................................................................73
3.1. Nhận định chung ........................................................................................73
3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về Bán hàng đa cấp tại
Việt Nam ......................................................................................................73
3.1.2. Một số nét chính có thể học hỏi trong kinh nghiệm các nước để hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về Bán hàng đa cấp ……………………………75
3.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam
về Bán hàng đa cấp ....................................................................................77
3.2.1. Tiếp tục thừa nhận phương thức bán hàng đa cấp và siết chặt quản lý .......77
3.2.2. Điều chỉnh tên gọi của phương thức ............................................................77
3.2.3. Tội phạm hóa hành vi bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật..........................78
3.2.4. Thừa nhận một cách chính thức bán hàng đa cấp đối với dịch vụ...............79
3.2.5. Điều chỉnh các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Bán
hàng đa cấp...................................................................................................79
4
3.2.6. Các điều chỉnh khác .....................................................................................82
Tiểu kết chương 3....................................................................................................85
KẾT LUẬN..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT: Bộ công thương
BHĐC: Bán hàng đa cấp
BHTT: Bán hàng trực tiếp
GĐK: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
KDĐC: Kinh doanh đa cấp
KDTM: Kinh doanh theo mạng
NPP: Nhà phân phối
NTD: Người tiêu dùng
SCT: Sở Công thương
VCA: Cục Quản lý cạnh tranh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
BHĐC trên thế giới có lịch sử phát triển gần 80 năm và có những bước phát
triển nhất định tại Việt Nam. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối sản
phẩm theo phương thức BHĐC [53]. Tại Việt Nam tính đến tháng 10/2012 đã có sự
xuất hiện của 77 doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức BHĐC với số lượng
NPP ngày càng tăng nhanh (khoảng 1 triệu người) [23]. Trong khi đó, làn sóng của
các công ty Việt Nam và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường
Việt Nam sẽ chưa dừng lại trong thời gian tới với sự xuất hiện của một số công ty
lớn có thể kể đến như TUPPERWARE (Indonesia), GANO EXCEL (Malaysia)…
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam quản lý về hoạt động BHĐC còn
đang trong giai đoạn hoàn thiện với: Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày
03/12/2004 (Luật Cạnh tranh 2004) [26]; Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày
24/08/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 110) [7] được
thay thế bởi Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản
lý hoạt động BHĐC (Nghị định 42) [10]; Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn
một số nội dung quy định tại Nghị định 110 (Thông tư 19) [2] và Thông tư số
35/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông
tư 19 (Thông tư 35) [3] được thay thế bởi Thông tư số 24/2014/TT-BCT hướng dẫn
Nghị định 42 (Thông tư 24) [5]. Hệ thống pháp luật về BHĐC vẫn còn nhiều lỗ
hổng, hạn chế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gây khó khăn trong
công tác quản lý, tình trạng BHĐC bất chính diễn ra phổ biến, vi phạm quy định
hoạt động BHĐC xảy ra ngày một nhiều ảnh hưởng quyền lợi NTD. Do vậy, nhu
cầu sửa đổi, bổ sung là tất yếu để kiểm soát tốt sự phát triển ngành công nghiệp này.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích cực
và có trách nhiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới – WTO (2007), Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương –
APEC (1998)… Do vậy, chúng ta cũng tranh thủ cơ hội để tiếp thu những thành tựu
2
của nền lập pháp thế giới để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay.
Do tính cấp bách của việc hoàn thiện pháp luật về BHĐC và ảnh hưởng của
xu thế toàn cầu hóa nên việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về BHĐC
tại Việt Nam trên cơ sở tham chiếu, học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới để hoàn thiện pháp luật trong nước là rất cần thiết. Bởi vậy, trong đề tài luận
văn thạc sĩ của mình, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về Bán
hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới” làm đề tài
nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của quy định pháp luật
về BHĐC tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một số nước để
thấy được những vấn đề còn tồn tại của hệ thống pháp luật Việt Nam và tìm ra
hướng hoàn thiện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài nghiên cứu trước đây thường đề cập đến vấn đề BHĐC dưới góc
độ “Bất chính” “Cạnh tranh không lành mạnh”, có thể kể đến luận văn thạc sĩ
“Pháp luật về Bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Minh
Phương bảo vệ năm 2012 do TS. Bùi Nguyên Khánh hướng dẫn khoa học, đề tài
tiến sĩ “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê
Anh Tuấn bảo vệ năm 2008 do PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn khoa học…
Luận văn này sẽ cố gắng đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của hoạt động
BHĐC, phân tích và đánh giá nó trên cơ sở học tập kinh nghiệm xây dựng pháp luật
của một số nước trên thế giới để đưa ra được định hướng hoàn thiện hệ thống pháp
luật và kiện toàn công tác quản lý trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu, luận văn sẽ khảo cứu hệ thống pháp luật Việt Nam về
quản lý hoạt động BHĐC, trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng vi phạm và rà soát
công tác quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động BHĐC tại Việt Nam. Bên
cạnh đó, luận văn cũng khảo sát pháp luật của một số nước về quản lý hoạt động
BHĐC để học tập kinh nghiệm giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật về
3
BHĐC, thực trạng vi phạm và vấn đề xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý đối với
các doanh nghiệp BHĐC tại Việt Nam những năm gần đây. Song song với nó, luận
văn cũng chú trọng tìm hiểu quy định pháp luật các nước: Malaysia, New Zealand,
Canada để học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích chung nhất là hoàn thiện pháp luật về BHĐC Việt Nam để quản lý
tốt hơn phương thức này trở thành một phương thức bán hàng đúng nghĩa của nó.
Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành tốt hơn đem lại lợi ích cho các
bên liên quan. Để thực hiện mục đích nghiên cứu ở trên, tác giả sẽ triển khai đồng
bộ các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về BHĐC; Phân
tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam để thấy những điểm còn
hạn chế, chưa hợp lí; Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm, thực tiễn xử lý vi
phạm pháp luật về BHĐC tại Việt Nam và nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm
pháp luật về BHĐC; Nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật về BHĐC của một số
quốc gia trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam; Đề xuất các phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động BHĐC.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ
sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử bao gồm: Phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu...
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu ra thành ba phần gồm lời mở đầu, nội dung chính và
kết luận. Phần nội dung chính tác giả bố cục thành ba chương theo hướng đi từ
những vấn đề chung mang tính khái quát đến những vấn đề cụ thể hơn. Chi tiết:
Chương 1: Những vấn đề chung về BHĐC và việc học hỏi kinh nghiệm một
số nước trên thế giới về BHĐC của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về BHĐC tại Việt Nam theo kinh nghiệm
một số nước trên thế giới
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ VIỆC HỌC HỎI
KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA
CẤP CỦA VIỆT NAM
1.1. Bán hàng đa cấp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bán hàng đa cấp
BHĐC là thuật ngữ chung dùng để chỉ phương thức tiếp thị để bán lẻ sản
phẩm với đội ngũ bán hàng được trả thưởng không chỉ từ doanh số bán hàng của họ
mà còn từ doanh số bán hàng của những NPP cấp dưới, từ đó tạo thành hệ thống
gồm các cấp độ trả thưởng khác nhau.
Thông thường, các NPP sẽ bán sản phẩm trực tiếp tới tay NTD thông qua các
mối quan hệ quen biết hay thông qua trao đổi, gặp gỡ và tiếp thị trực tiếp. Khách
hàng cũng có thể lựa chọn mua hàng trực tiếp tại công ty hoặc qua một NPP của
công ty (nhưng không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ). Nhờ vậy,
hình thức này tiết kiệm rất nhiều chi phí về tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển,
khuyến mại, quảng cáo… Số tiền này thay vào đó, được dùng để trả thưởng cho
NPP và nâng cấp, cải tiến sản phẩm (do đó chất lượng sản phẩm của các công ty
tiếp thị đa cấp thường cao và liên tục được nâng cấp).
BHĐC là phương thức tiếp thị tận dụng chính thói quen của NTD khi sử
dụng sản phẩm, dịch vụ tốt là thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những
người xung quanh. NPP có vai trò như những đại lý bởi họ dùng những kinh
nghiệm sử dụng sản phẩm của bản thân và những người quen biết để chia sẻ, từ đó
thu hút khách hàng. Trên cơ sở đó, họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản
thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành
NPP cùng làm việc với mình, việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của
một NPP mới được kết nối với mã số của người bảo trợ hay còn gọi là tuyến trên
của người đó.
Tại Việt Nam, BHĐC được định nghĩa trong Luật Cạnh tranh 2004 cũng
mang những đặc điểm chung của BHĐC như sau:
5
BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều
kiện sau đây:
a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng
lưới người tham gia BHĐC gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
b) Hàng hóa được người tham gia BHĐC tiếp thị trực tiếp cho NTD
tại nơi ở, nơi làm việc của NTD hoặc địa điểm khác không phải là địa
điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
c) Người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng
hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của
người tham gia BHĐC cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và
mạng lưới đó được doanh nghiệp BHĐC chấp thuận [26, Điều 3 khoản
11]
Căn cứ vào định nghĩa được nêu ra tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh
2004, các đặc trưng của phương thức BHĐC bao gồm:
- BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa
Với phương thức bán lẻ hàng hoá thông qua mạng lưới tiếp thị, doanh nghiệp
BHĐC thiết lập mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với NTD không cần đầu
tư thành lập, duy trì mạng lưới phân phối dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý
phân phối. Doanh nghiệp BHĐC có thể là doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiếp thị
và bán lẻ bằng phương thức đa cấp (Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty
TNHH Mỹ phẩm AVON Việt Nam…) hoặc là các doanh nghiệp phân phối hàng
hóa do doanh nghiệp khác sản xuất (Công ty TNHH Kangzen-Kenko Việt Nam,
Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam, Công ty TNHH Tupperware Việt
Nam…). Cầu nối giữa doanh nghiệp và NTD là hệ thống NPP. Họ được cung cấp
tài liệu và hướng dẫn các thông tin về đặc tính của sản phẩm để họ có thể giới thiệu
chi tiết tới khách hàng. Họ được trả hoa hồng thay vì lương, cộng tác với doanh
nghiệp và tìm kiếm đối tác để xây dựng hệ thống của chính mình thay vì được tuyển
dụng. Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp BHĐC gọn nhẹ, tiết kiệm
chi phí hệ thống và giảm giá thành sản phẩm.
6
Đối tượng của phương thức BHĐC hiện nay vẫn chỉ là hàng hoá. Mặc dù
Nghị định số 42 được thông qua có ghi nhận trường hợp BHĐC đối với dịch vụ có
thể được phép [10, Điều 4.3]. Tuy nhiên, cho đến khi nào nhà làm luật có những
quy định cụ thể hơn thì việc BHĐC với dịch vụ mới được triển khai. Hiện tại, dịch
vụ vẫn chưa phải là đối tượng được phép BHĐC. Mặt khác, không phải mọi hàng
hóa đều là đối tượng có thể được phân phối dưới hình thức BHĐC. Theo quy định
của pháp luật hiện hành, những hàng hóa như: dược phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt
côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, hàng hóa pháp luật cấm
kinh doanh… không được phân phối dưới phương thức BHĐC.
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người
tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.
Người tham gia BHĐC là những cộng tác viên trong việc tiếp thị, bán lẻ
hàng hoá (họ được gọi với nhiều tên khác nhau như NPP độc lập, tư vấn viên…)
trực tiếp cho NTD mà không nhân danh doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp
không phải là chủ thể trực tiếp thiết lập quan hệ với NTD mà thông qua mạng lưới
người tham gia. Do người tham gia BHĐC không phải là nhân viên của mình, nên
doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm trước khách hàng tiêu thụ sản phẩm về
hành vi của người tham gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phạm vi chất
lượng sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp.
Khi tham gia mạng lưới BHĐC, người tham gia không phải là các đại lý phân
phối theo quy định của Luật Thương mại 2005 [29], không thuộc các cửa hàng tiêu thụ
sản phẩm do doanh nghiệp thành lập. Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “người tham gia
tiếp thị hàng hoá tại nơi ở, nơi làm việc của NTD mà không phải là địa điểm bán lẻ
thường xuyên của doanh nghiệp hay của người tham gia” [26, Điều 3 khoản 11]. Do
trực tiếp gặp gỡ NTD để giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, người tham gia không phải
đăng ký kinh doanh khi tham gia BHĐC.
Người tham gia được tổ chức thành những cấp khác nhau. Trong quan hệ nội
bộ, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức và điều hành hoạt động của những
người trong mạng lưới cấp dưới của mình và khi số người trong hệ thống đạt đến
một mức độ nhất định thì hệ thống sẽ tách nhánh. Số lượng bao nhiêu để một hệ
7
thống tách nhánh tùy thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp.
- Người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế
khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do
mình tổ chức ra và được doanh nghiệp BHĐC chấp nhận.
Như vậy, thù lao của người tham gia được hưởng xuất phát từ hai nguồn: Hoa
hồng trực tiếp được tính trên doanh số BHTT của người tham gia; Hoa hồng gián
tiếp: là khoản tiền thưởng cho công sức xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham
gia. Cách thức phân chia lợi ích như trên vừa kích thích người tham gia tích cực tiêu
thụ hàng hoá, vừa kích thích họ tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp dưới. Tùy
vào chính sách cụ thể của từng doanh nghiệp mà người tham gia BHĐC được hưởng
các khoản hoa hồng khác nhau. Nhưng, nhìn chung hoa hồng được trích cho người
tham gia từ khoản tiền chênh lệch giá mà họ lấy từ hàng hóa của doanh nghiệp với
giá sỉ và bán ra với giá bán lẻ đã được công ty ấn định và số hoa hồng trích ra từ phần
trăm hoa hồng của những người tham gia cấp dưới do mình xây dựng lên.
1.1.2. Vai trò của bán hàng đa cấp
- BHĐC là phương thức tiếp cận NTD hữu hiệu, có thể đem lại nhiều lợi ích
thiết thực cho NTD như: mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, tránh được nạn hàng
giả, hàng kém chất lượng. Vào năm 1990, BHĐC đã được nhận định là phương
thức tiếp cận NTD hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí Business – một tạp chí
kinh doanh hàng đầu của Mỹ [54]. Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể phủ
nhận đây là một ngành kinh doanh hiệu quả và nhiều triển vọng.
- Đối với doanh nghiệp, BHĐC tiết kiệm được chi phí quảng cáo, cắt giảm
được hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí vận
chuyển. Mặt khác do có mạng lưới phân phối để đưa hàng hoá trực tiếp đến NTD,
BHĐC tạo nhiều thuận lợi cho quảng bá hàng hoá một cách trực tiếp và hữu hiệu.
- BHĐC là một thay đổi lớn về thương mại. Thay vì đi siêu thị hay đến tận
các cửa hàng mua sắm theo kiểu truyền thống, giờ đây với sự ra đời của loại hình
BHĐC, NTD đang dần chuyển sang mua sắm qua internet, qua catalogue, qua tivi...
Và BHĐC với mô hình kinh doanh tiếp thị đa cấp (MLM – Multi Level Marketing)
8
đang ngày càng đóng vai trò lớn trong sự thay đổi này. BHĐC là một phương thức
tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời buổi NTD vô cùng bận rộn hiện nay.
- Cung cấp hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp cho xã hội. Các công ty
BHĐC phân phối rất nhiều mặt hàng khác nhau như: thời trang, đồ trang sức, sản
phẩm dinh dưỡng, hóa mỹ phẩm... Các sản phẩm của các công ty đều đã được
chứng nhận chất lượng trước khi lưu hành. Mặt khác, vì các doanh nghiệp BHĐC
không phải tốn chi phí cho quảng cáo, thuê kho bãi, lưu thông hàng hóa.... nên giá
cả hàng hóa của các doanh nghiệp này thường rất cạnh tranh với sản phẩm cùng loại
của các doanh nghiệp khác.
- Giải quyết việc làm cho xã hội. BHĐC tạo ra nhiều việc làm cho xã hội do
phương thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia. Điển hình
như ở Việt Nam, số lượng người tham gia BHĐC lên tới hơn 1 triệu người [23], nó
mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người. BHĐC có khả năng giải quyết nhiều
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với những
nghành nghề khác để được làm việc trong các doanh nghiệp thì người lao động phải
đáp ứng những điều kiện nhất định như vốn, bằng cấp, kinh nghiệm…. Còn tham
gia mạng lưới BHĐC thì họ không bị yêu cầu nhiều như vậy. Họ sẽ được công ty
đào tạo, trang bị những kiến thức liên quan về BHĐC. Do đó từ những người nội trợ
đến học sinh, sinh viên đều có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của mình để BHĐC
tăng thêm thu nhập. Thực tế trong thời gian qua đã có số lượng người tham gia
BHĐC ngày càng tăng với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.
1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa
cấp tại Việt Nam
Một trong những đặc trưng của pháp luật là tính dự báo và định hướng. Tuy
nhiên, nhà làm luật Việt Nam chưa làm tốt công tác này đối với vấn đề quản lý hoạt
động BHĐC. Chúng ta không thấy trong chương trình của các nhà lập pháp có định
hướng lập pháp trong vấn đề này khi chúng chưa vào Việt Nam.
Một trong những yêu cầu của pháp luật là bám sát đòi hỏi thực tiễn quản lý.
Tuy nhiên, chúng ta đã cũng không làm tốt được khâu này khi điều chỉnh hoạt động
BHĐC quá chậm. Năm 1998 manh nha của phương thức BHĐC tiếp cận với thị
9
trường Việt Nam và liền sau đó chúng ta đã bắt đầu chứng kiến mặt trái của nó. Tuy
nhiên, phải đến khi các hiện tượng tiêu cực do hoạt động này gây ra đã gần như
vượt xa mức kiểm soát thì các nhà làm luật mới loay hoay để xây dựng các quy định
pháp luật điều chỉnh.
Khi vấn đề trở nên nóng trên diễn đàn lập pháp bởi các hậu quả của BHĐC,
nhiều quan điểm về hướng điều chỉnh đã được đưa ra. Có quan điểm cho rằng cần
phải cấm toàn diện hoạt động này do nó gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và gây thiệt
hại đến lợi ích của nhà nước, người tham gia và NTD. Quan điểm này không thừa
nhận rằng nó tồn tại khách quan và chúng ta không có cách nào khác là phải kiểm
soát nó. Một quan điểm khác đã nhìn ra được vấn đề là BHĐC tự nó đã có đời sống
riêng, nhà làm luật có trách nhiệm là định hướng và kiểm soát đời sống riêng đó.
Quan điểm thứ hai được thừa nhận rộng rãi và từ đó, các nhà làm luật tập
trung vào cách thức điều chỉnh BHĐC. Nhiều quan điểm đã được đưa ra. Có quan
điểm cho rằng BHĐC là hành vi thương mại tương tự như quảng cáo, khuyến mại
hay đại lí… Quan điểm này chưa hợp lí do BHĐC không phải là hoạt động kinh
doanh mà là phương thức kinh doanh mà thôi. Bởi vậy, không thể đưa nó thành một
bộ phận dưới sự điều chỉnh của Luật Thương mại được. Quan điểm khác dưới giác
độ kinh tế thị trường, góc nhìn của Luật cạnh tranh đã đưa ra được một lập luận hợp
lí hơn. Theo đó, BHĐC cần phải có quy phạm riêng điều chỉnh. Đối với những hành
vi sai trái hay biến dạng thì sử dụng công cụ đặc thù của nền kinh tế thị trường là
Luật Cạnh tranh để điều chỉnh. Cùng quan điểm này, Nhóm tác giả biên soạn Giáo
trình Luật cạnh tranh Đại học Kinh tế Luật – Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản tháng 06/2010 viết: “hệ thống truyền tiêu đa cấp là cách thức đặc
thù để xây dựng mạng lưới tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, là một thủ pháp cạnh
tranh trong kinh doanh, nhằm tạo lập vị thế của mình trên thương trường. Hành vi
thiết lập hoặc vận hành hệ thống BHĐC ẩn chứa trong mình nó những toan tính
thiết lập trong mình nó hệ thống phân phối ảo xâm phạm đến lợi ích của những
người tham gia, của NTD và của các doanh nghiệp khác, được chính sách cạnh
tranh coi là không lành mạnh cần phải được cấm đoán và trừng phạt nhằm bảo vệ
trật tự và sự lành mạnh trong thị trường cạnh tranh”. Nhiều quốc gia cùng cách
10
tiếp cận này như: Canada, Đài Loan…
Quy phạm hóa quan điểm trên, Luật Cạnh tranh 2004 đã ghi nhận BHĐC.
Sau đó, các văn bản quy định về quy chế pháp lý đối với hoạt động BHĐC cũng lần
lượt ra đời. Cụ thể: Nghị định 110 sau đó được thay thế bởi Nghị định 42; Thông tư
19 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110; Thông tư 35 sửa đổi, bổ
sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19. Hai thông tư này được
thay thế bởi Thông tư 24 có hiệu lực từ 15/09/2014.
Việc ghi nhận và có chính sách quản lý BHĐC đã cho thấy quan điểm đúng
đắn của nhà làm luật khi tác dụng điều chỉnh của các văn bản này đã được ghi nhận,
góp phần nào đó hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra đưa hoạt
động BHĐC vào một khuôn khổ mà nhà nước là chủ thể kiểm soát khuôn khổ đó.
1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp
Hiện tại, chưa có một nhà nghiên cứu pháp lý nào đưa ra khái niệm pháp luật
về BHĐC. Qua khảo cứu các giáo trình, bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu… các tác
giả mới chỉ bàn đến khái niệm BHĐC bất chính hay tính không lành mạnh của hành
vi BHĐC bất chính [33, tr.149-151] [35, tr.190-198]. Bởi vậy, việc xây dựng một
khái niệm pháp luật về BHĐC là một vấn đề mới và cần thiết trong khoa học pháp
lý. Để xây dựng được khái niệm này, chúng ta cần nhận thức rõ được nội hàm của
nó và mối quan hệ với pháp luật khác.
Pháp luật về BHĐC có phạm vi điều chỉnh là hoạt động BHĐC và quản lý
hoạt động BHĐC. Vậy nên, đối tượng điều chỉnh chủ yếu nó hướng đến là những
đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động BHĐC là doanh nghiệp BHĐC, người
tham gia BHĐC và NTD. Tuy nhiên, quy định pháp luật Việt Nam hiện tại mới chỉ
chú trọng đến hai đối tượng là doanh nghiệp BHĐC và người tham gia. NTD là đối
tượng cần được quan tâm bảo vệ trong mối quan hệ này thì chưa được đề cập nhiều.
Tại Việt Nam, quy định pháp luật quản lý hoạt động BHĐC chủ yếu ghi
nhận tại Nghị định 42 mà chưa đưa lên thành Luật như nhiều nước (Canada,
Malaysia, …). Trong phần căn cứ để ban hành Nghị định này có đề cập đến Luật
11
Cạnh tranh. Tính đến thời điểm tác giả viết luận văn này, luật duy nhất đề cập trực
tiếp đến phương thức BHĐC là luật Cạnh tranh. Theo tác giả, đó là lí do nhà làm
luật đưa Luật cạnh tranh là căn cứ khi ban hành Nghị định 42 và có thể khẳng định
pháp luật về BHĐC là một bộ phận quan trọng trong pháp luật Cạnh tranh.
Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh một phần trong các nội dung
quản lý hoạt động BHĐC khi có dấu hiệu bất chính xảy ra. Cụ thể, hành vi BHĐC
bất chính là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phần điều chỉnh liên quan
đến quản lý hành chính đối với hoạt động BHĐC không thuộc phạm vi điều chỉnh
của luật Cạnh tranh. Nó là tập hợp những quy phạm pháp luật có tính chất quản lý
hành chính riêng.
Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về pháp luật về
BHĐC như sau:
Pháp luật về Bán hàng đa cấp là một bộ phận quan trọng của pháp luật cạnh
tranh điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước
quản lý hoạt bán hàng đa cấp.
1.2.2 Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp
1.2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp.
Có nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật BHĐC bao gồm: Nhà nước
với vai trò quản lý, doanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC, khách hàng là
NTD. Chủ thể chính tham gia quan hệ pháp luật BHĐC bao gồm doanh nghiệp
BHĐC và người tham gia BHĐC:
Thứ nhất, doanh nghiệp BHĐC có thể là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra
các sản phẩm đem bán hoặc là doanh nghiệp phân phối các sản phẩm từ các thương
nhân khác nhau, nó có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài tùy thuộc
vào mức độ mở cửa thị trường của mỗi nước cũng như môi trường kinh doanh nội
địa. Doanh nghiệp BHĐC có thể được thành lập dưới các hình thức khác nhau như
công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần.
Pháp luật mỗi quốc gia quy định về điều kiện (dào cản) để các doanh nghiệp tham
gia phân phối sản phẩm theo phương thức BHĐC khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm
12
tình hình thị trường, quy mô dân số, quan điểm xây dựng…
Thứ hai, người tham gia BHĐC tham gia vào mạng lưới BHĐC thông qua
hợp đồng. Lợi nhuận của người này nhận được từ phía công ty BHĐC thông qua
việc bán hàng của chính mình và của những người khác thuộc hệ thống do mình lập
ra. Về địa vị pháp lý, người tham gia BHĐC có địa vị hết sức đặc biệt. Họ vừa được
ví như là người đại lý, nhân viên tiếp thị, vừa là nhân viên bán hàng cũng là người
vận chuyển sản phẩm đến tay NTD. Pháp luật của mỗi quốc gia quy định những
điều kiện đối với người tham gia căn cứ vào đặc điểm nhân thân, mức độ nhận thức,
mật độ dân cư, chính sách lao động…
1.2.2.2. Nhà nước-chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp
Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật BHĐC. Sự tham gia
của nhà nước giữ vai trò điều tiết và quản lý. Ví dụ: Mức hoa hồng trả cho người
tham gia thường bị khống chế ở một mức độ nhất định (Việt Nam không quá
40% [26, Điều 27, Khoản 2]).
Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua việc ban hành các văn bản
pháp luật điều chỉnh về BHĐC; ban hành bộ thủ tục đăng ký để được cấp GĐK, chế
độ báo cáo, chế độ thanh, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm (nếu có)… Nhà nước
có chính sách khuyến khích tạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành
công nghiệp này tùy thuộc quan điểm của họ theo từng thời kỳ khác nhau.
Ngoài ra, nhà nước còn là một chủ thể có quyền năng đặc biệt vì chỉ có nhà
nước mới quyết định được việc có hay không cho phép sự tồn tại của phương thức
BHĐC ở mỗi nước.
1.2.2.3. Các hiệp hội có liên quan
Sự ra đời cũng như tham gia vào các hiệp hội đánh dấu sự phát triển quan hệ
hợp tác của các doanh nghiệp BHĐC. Hiệp hội ra đời và tồn tại đem lại nhiều lợi
ích cho thành viên, đặc biệt hiệp hội có tiếng nói lớn hơn và giúp truyền tải tốt hơn
nguyện vọng của các thành viên tới cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng.
1.2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
13
Quan hệ BHĐC giữa doanh nghiệp BHĐC với người tham gia vào mạng lưới
BHĐC được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng. Có thể
hiểu rằng hợp đồng tham gia BHĐC là việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ trong quan hệ BHĐC giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
này. Với tư cách là hình thức pháp lí của quan hệ pháp luật BHĐC, hợp đồng tham
gia BHĐC có những dấu hiệu pháp lí sau:
- Chủ thể của hợp đồng: Doanh nghiệp BHĐC và người tham gia BHĐC;
- Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận kết quả mà các bên đã
thỏa thuận với nhau. Nó có thể thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy
nhiên, với tính chất phức tạp của quan hệ BHĐC, khả năng phát sinh tranh chấp
trong quá trình thực hiện hợp đồng là rất lớn nên hợp đồng tham gia BHĐC luôn
phải được thể hiện dưới những hình thức đảm bảo rõ ràng nhất để giúp cho quá
trình thực hiện và giải quyết tranh chấp trở nên thuận tiện hơn.
- Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng tùy thuộc vào từng quốc
gia khác nhau. Nhiều quốc gia thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ nhưng có những
quốc gia chỉ công nhận hàng hóa là đối tượng của hợp đồng này.
- Nội dung cơ bản của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng là thỏa thuận giữa
các bên về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ BHĐC. Pháp luật về BHĐC thường có
những quy định hướng dẫn về những nội dung chủ yếu của hợp đồng tham gia
BHĐC như: Chủ thể, hàng hóa, cách tính tiền hoa hồng, quyền và nghĩa vụ của các
bên, chấm dứt thanh lý hợp đồng, xử lý khi có tranh chấp và vi phạm hợp đồng…
1.2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp
BHĐC là một biện pháp tiên tiến trong việc đem sản phẩm đến gần hơn với
NTD. Tuy nhiên, phương thức BHĐC cũng tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ ảnh
hưởng xấu đến quyền lợi của NTD, của người tham gia và gây xáo trộn trật tự xã
hội. Bởi vậy, vấn đề kiểm soát hoạt động BHĐC là cần thiết. Các cơ chế có thể
được áp dụng đối với việc kiểm soát hoạt động BHĐC gồm: Bồi thường dân sự; Xử
lý hành chính; Xử lý hình sự.
14
1.3. Vấn đề học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bán hàng
đa cấp của Việt Nam
1.3.1. Nhu cầu học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về bán hàng đa cấp
Thứ nhất, thế giới ngày càng phẳng hơn, thế giới mở ra với xu thế chính
trong quan hệ quốc tế vẫn là hội nhập. Đứng trước xu thế chính đó, Việt Nam
không thể tự cô lập, tách mình ra khỏi cộng đồng quốc tế trở thành một ốc đảo.
Chúng ta cũng đã nhận định được đúng đắn vấn đề này. Do vậy, quan điểm đối
ngoại của Việt Nam là hội nhập và muốn làm bạn với tất các nước trong cộng đồng
quốc tế để học hỏi, tiếp thu và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa chúng ta và thế
giới [14, 15]. Chúng ta cần phải tích cực hội nhập sâu sắc và tiếp thu những thành
tựu của các nước trong cộng đồng quốc tế trong đó có thành tựu lập pháp liên quan
đến pháp luật về quản lý hoạt động BHĐC .
Thứ hai, BHĐC trên thế giới có lịch sử phát triển gần 80 năm nhưng vào
Việt Nam rất muộn (chưa tròn hai chục năm). Chúng ta đi sau nên việc học tập kinh
nghiệm của các nước có quá trình điều chỉnh lâu dài và phù hợp là điều cần thiết và
hợp quy luật. Ra đời từ đầu thế kỉ 20, BHĐC gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học
người Mỹ Carl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên ứng dụng ý tưởng tiếp
thị mạng lưới vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh
doanh được coi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21 [21]. Thời điểm được coi là bắt
đầu phương thức kinh doanh này là cuối năm 1939 đầu 1940. Hiện nay, KDĐC đã
và đang phát triển mạnh ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu
lục, với hơn 30.000 công ty lớn đã áp dụng phân phối hàng hóa theo mô hình
BHĐC [53].
Thứ ba, nền công nghiệp BHĐC trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành tựu
và cũng bộc lộ những khuyết điểm. Do vậy, việc tìm hiểu và học tập kinh nghiệm các
nước sẽ giúp cho Việt Nam giảm thiểu được những khiếm khuyết phát huy được
những mặt tích cực của phương thức này. Năm 2013, doanh số bán lẻ theo phương
thức BHĐC toàn cầu đạt 178,52 tỉ USD [51]. Tại Mỹ KDTM phát triển rất mạnh mẽ.
15
Hiệp hội BHTT (DSA – Direct selling association), một cơ quan thuộc ngành công
nghiệp Mỹ, đã đưa ra báo cáo năm 1990, con số thành viên của hiệp hội này kinh
doanh theo phương thức đa cấp mới chỉ đạt 25%, nhưng đến năm 1999 con số này
tăng lên tới 77,3% [47]. Các công ty lớn như Avon, Electrolux, Tupperware, và Kirby
dù ban đầu rất thành công với phương thức kinh doanh đơn cấp nhưng sau đó cũng đã
chuyển sang KDĐC [49]. Đến năm 2009, 94,2% thành viên của hiệp hội đã kinh
doanh theo phương thức đa cấp. Số lượng NPP của những công ty đó chiếm 99,6% số
lượng nhân viên bán hàng của toàn bộ các công ty thành viên, và trong đó doanh số
bán hàng của hiệp hội có đến 97,1% doanh số bán hàng từ các công ty BHĐC
[45]. Số liệu báo cáo năm 2011, DSA có 200 thành viên [46] và ước tính tại Mĩ hiện
có khoảng hơn 2.000 công ty hoạt động kinh doanh theo mô hình BHĐC. Cứ 10 gia
đình tại Mĩ thì có một người làm trong ngành, chiếm khoảng 15% dân số, có khoảng
500.000 người trở thành triệu phú nhờ BHĐC [36]. Bên cạnh những thành tựu trên,
chúng ta cũng sẽ rất thảng thốt khi nghe đến các vụ lừa đảo đa cấp làm rúng động thị
trường trên thế giới như: Vụ việc của PrimeAmerica làm thiệt hại cho nền kinh tế
Hoa Kỳ 57.6 tỷ USD/năm hay vụ việc ủy ban SEC (U.S Securities And Exchange
Commission) của Hoa Kỳ - một cơ quan có sứ mệnh bảo vệ nhà đầu tư, duy trì công
bằng, trật tự và hiệu quả của thị trường cũng như tạo điều kiện cho việc tạo lập nguồn
vốn, đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của Công ty ZEEKREWARDS.COM với
1,5 triệu NPP vì bị kết luận kinh doanh đa cấp bất chính.
Thứ tư, BHĐC là phương thức do nước ngoài du nhập vào Việt Nam nên
chúng ta tiếp thu bị động. Cả người dân và chính quyền đều chưa có sự chuẩn bị
đầy đủ để đón nhận phương thức mới mẻ này. Trong khi chính quyền còn bộc lộ
những yếu kém về năng lực quản lý thì người dân lại vô cùng nhẹ dạ cả tin. Muốn
chuyển từ bị động sang chủ động đòi hỏi chúng ta phải học tập kinh nghiệm quốc tế
để hoàn thiện pháp luật trong nước. Năm 1998, tại TP. Hồ Chí Minh một nhóm
người từ Đài Loan sang Việt Nam liên doanh với Công ty Incomex và kinh doanh
dưới hình thức BHĐC đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của phương thức BHĐC
tại Việt Nam [33].
16
1.3.2. Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm quốc tế
Chúng ta đi sau, chúng ta chậm phát triển hơn nên việc học hỏi một cách chủ
động và có chọn lọc là cần thiết. Chúng ta cần đặc biệt chú ý tới 02 nguyên tắc khi
tiếp thu kinh nghiệm quốc tế là:
Thứ nhất, kinh nghiệm của các nước phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của
Việt Nam. Đặc thù, hoàn cảnh của mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau, do vậy,
quá trình hình thành, phát triển và điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động
BHĐC cũng khác nhau. Chúng ta cần phải lưu tâm đến nguyên tắc này nếu không
muốn bị xa vào tình trạng thiếu thực tế khi điều chỉnh dẫn đến hiệu quả không cao.
Thứ hai, kinh nghiệm các nước đã được kiểm chứng qua thực tiễn quản lý,
kiểm soát, điều hành. Tính thực tiễn cần được đặt ở một ví trí rất cao khi đánh giá
và học tập những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động BHĐC của các nước.
Phải thấy được quá trình điều chỉnh bằng pháp luật một cách toàn diện và lâu dài
của các nước mới thấy được những ưu điểm, nhược điểm của nó, từ đó làm cơ sở
rút ra những vấn đề nào nên học tập vấn đề nào không. Kết hợp hệ quy chiếu này
với hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam sẽ giúp chúng ta có được một sự tiếp thu khoa
học, khách quan và giàu tính sáng tạo đem lại hiệu quả cao trong thực tiễn.
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước
1.3.3.1. Malaysia
Giới thiệu chung:
Malaysia là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thành viên sáng lập
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có những điểm tương đối gần
gũi với Việt Nam về vị trí địa lí, văn hóa. Đây là lí do tại sao tác giả chọn Malaysia
là quốc gia đầu tiên để học hỏi kinh nghiệm về quản lý hoạt động BHĐC. Malaysia
theo mô hình liên bang bao gồm 13 bang và 02 vùng liên bang. Malaysia theo thể
chế quân chủ nghị viện, lưỡng viện với hệ thống pháp luật theo hệ thống pháp luật
của Anh [60]. Tính đến 02/2013 dân số Malaysia là 29.179.952 người trong đó
người Malay chiếm 50.4%, người Trung Quốc chiếm 23.7% và các dân tộc khác
chiếm 25,9 % [61].
17
Số liệu về BHTT tại Malaysia
Theo báo cáo của Liên đoàn các Hiệp hội BHTT thế giới năm 2013 doanh
thu từ hoạt động BHTT của Malaysia đạt con số tương đối ấn tượng là 4,659 tỷ
USD (chiếm khoảng 3% doanh số BHTT toàn cầu – tương đương với mức doanh số
của Pháp, một quốc gia có dân số cao hơn rất nhiều là 65,8 triệu người năm 2013
[80]). Số lượng NPP đạt 4.250.000 người (chiếm hơn 15% dân số) [43].
Trong các sản phẩm BHĐC của Malaysia, thảo dược và thực phẩm bổ sung
có doanh thu cao nhất chiếm khoảng 33%, tiếp đó là mỹ phẩm & EPC đạt 23%,
thiết bị gia dụng 13%, thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm 8%, sản phẩm thêu/đồ lót
chiếm 6%, đồ uống chiếm 6% [62].
Hiệp hội Bán hàng trực tiếp tại Malaysia
Hiệp hội BHTT Malaysia (DSAM - Direct Selling Association of Malaysia)
được thành lập năm 1978, là hiệp hội thương mại quốc gia với mục tiêu thúc đẩy và
quảng bá ngành BHTT và giữ vai trò người phát ngôn thực tiễn cho ngành công
nghiệp này. Hiệp hội có 64 thành viên, trong đó 50% thành viên là các công ty đa
quốc gia. Sau 30 năm, vào năm 2008, biểu tượng của DSAM đã được thay đổi và sử
dụng cho đến nay, tương xứng với tầm ảnh hưởng và sự phát triển của ngành công
nghiệp BHTT [62].
Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT
Bộ Thương Mại Nội Địa, Hợp Tác Và Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng
(MDTCC - Ministry of Domestic Trade, Co-operatives and Consumerism) là cơ
quan quản lý nhà nước đối với hoạt động BHTT tại Malaysia. Được thành lập ngày
27/10/1990, cơ quan này ra đời để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại nội địa và
bảo vệ quyền lợi của NTD Malaysia [63]. Để thực hiện hoạt động quản lý hành
chính đối với hoạt động BHTT tại quốc gia này, nhà làm luật đã ban hành rất nhiều
văn bản và giao cho MDTCC tổ chức và thực hiện như:
Đạo Luật Bán hàng Trực tiếp 1993 (Luật 500);
Năm 2011, Đạo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bán Hàng Trực tiếp và Chống
Bán Hàng theo Mô Hình Kim Tự Tháp 1993 được ban hành;
18
Đạo Luật Cạnh Tranh 2010, Đạo Luật Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân 2010, Đạo
Luật Kiểm Soát Giá và Chống Đầu Cơ 2011, Đạo Luật Bảo vệ NTD 1999.
Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT
Yêu cầu về giấy phép: Để hoạt động theo phương thức BHTT tại Malaysia,
việc đăng ký để được cấp giấy phép là một yêu cầu bắt buộc [43, Điều 4]
Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT: Pháp luật Malaysia thừa
nhận BHTT đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Trong đó: hàng hóa được định nghĩa là
tất cả các loại động sản ngoại trừ các quyền tài sản khác, thương phiếu, cổ phiếu,
trái phiếu và tiền; dịch vụ bao gồm các quyền và lợi ích bất kỳ loại trừ việc cung
cấp hàng hóa và thực hiện các công việc theo hợp đồng dịch vụ, và một tham chiếu
đến từ dịch vụ trong Luật 500 liên quan đến BHTT và bán hàng kim tự tháp; [43,
Điều 2]
Khách hàng của kênh phân phối theo phương thức BHTT tại Malaysia chỉ có
thể là cá nhân [43, Điều 1(3)(a)].
Đối tượng BHTT tại Malaysia được mở rộng khi nhà làm luật thừa nhận cả
hàng hóa và dịch vụ đều là đối tượng của hoạt động này. Nhà làm luật cũng quy
định rõ những hàng hóa, những dịch vụ nào được tiến hành phân phối theo phương
thức BHTT. Qua đó, chúng ta thấy rằng thị trường BHTT của Malaysia là tương đối
rộng mở đối với nhà đầu tư.
Tên gọi và định nghĩa: Tại Malaysia, hoạt động phân phối theo phương thức
BHĐC được gọi là: Bán hàng trực tiếp. Theo pháp luật Malaysia, hoạt động BHTT
được định nghĩa bao gồm: Bán hàng tận cửa, bán hàng qua thư điện tử và bán hàng
qua giao dịch điện tử. Bán hàng tận cửa được định nghĩa là phương thức bán hàng
hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo cách thức: Một người hoặc bất kỳ người nào
được ủy quyền đến các địa điểm mà không phải là địa điểm kinh doanh cố định
hoặc tiến hành thông qua các cuộc điện thoại để tìm ra những người có thể ký hợp
đồng trở thành người mua hàng hóa, dịch vụ. Sau đó, người này hoặc một số người
khác đàm phán với những người mua tiềm năng để ký những hợp đồng tương tự.
19
Điện tử có nghĩa là các công nghệ sử dụng điện, quang, từ, điện tử, sinh trắc
học, quang tử hoặc công nghệ tương tự khác.
Bán hàng qua lệnh thư điện tử nghĩa là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ do cá
nhân tự mình hoặc thông qua người được ủy quyền tiến hành nhận đặt hàng cho hợp
đồng bán hàng thông qua thư điện tử hoặc bất kỳ phương tiện nào khác thông qua
công cụ điện tử [43, Điều 2].
Như vậy, theo quy định của pháp luật Malaysia, các hành vi BHTT được
thừa nhận bao gồm cả bán hàng qua điện thoại và bán hàng qua lệnh thư điện tử. Nó
phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp này khi thói quen của người tiêu
dùng đang ngày càng thay đổi với xu hướng sử dụng ngày một nhiều phương tiện
điện tử để cho việc mua sắm trở lên tiện lợi hơn.
Ngoài khái niệm BHTT, nhà làm luật còn xây dựng thuật ngữ bán hàng kim
tự tháp. Theo đó, hệ thống bán hàng kim tự tháp là bất kỳ hệ thống, sự sắp đặt, kế
hoạch, quá trình vận hành hoặc chuỗi có những đặc trưng:
Việc xúc tiến cho một mô hình hoặc thanh toán tiền thưởng hoặc lợi ích khác
chỉ hoặc chủ yếu thông qua việc tuyển dụng hoặc giới thiệu người tham gia;
Việc trả thưởng hoặc lợi ích khác người tham gia được nhận chỉ hoặc chủ
yếu thông qua việc tuyển dụng hoặc giới thiệu người khác vào hệ thống;
Không cung cấp cho người tham gia hợp đồng hoặc tuyên bố chỉ ra điều
khoản của thỏa thuận;
Bắt buộc mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình hoặc thanh toán mức
tối thiểu hoặc yêu cầu bán hàng được ấn định như điều kiện để thỏa mãn những tiêu
chuẩn hoặc yêu cầu ban đầu cho việc tham gia hoặc thanh toán phần thưởng hoặc
lợi ích khác;
Người tham gia bị yêu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình theo
một lượng không hợp lý vượt quá khả năng bán lại hoặc tiêu dùng trong một
khoảng thời gian hợp lý. Người tham gia không được tự do mua hàng, họ chịu áp
lực mua những gói được lựa chọn để phù hợp với yêu cầu bán hàng cho vị trí hoặc
việc trả thưởng;
20
Không cung cấp chính sách hoàn trả lại sản phẩm được người tham gia mua
hoặc NTD;
Không cung cấp chính sách mua lại sản phẩm theo đề nghị của người tham
gia theo điều khoản hoặc thỏa thuận hợp lý hoặc chính sách này không được phép;
Yêu cầu mô hình không hợp lý hoặc khắt khe đối với người tham gia để
được trả thưởng hoặc lợi ích khác;
Chấm dứt tư cách người giam gia không được phép;
Cho phép hoặc khuyến khích người tham gia mua nhiều hơn 01 vị trí tham
gia. [43, Điều 27.A]
Pháp luật Malaysia quy định một số lượng lớn những hành vi bị coi là bán
hàng theo mô hình kim tự tháp bị cấm. Về cơ bản, những hành vi này không xuất
phát từ việc bán hàng hóa, dịch vụ mà chủ yếu từ việc lôi kéo người tham gia vào
hệ thống để được lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng quy định một số
trường hợp khác mà nhà làm luật cấm đối với người tham gia liên quan đến quản lý
hành chính như ép buộc mua hàng, chấm dứt tư cách không thuộc trường hợp được
phép, không có chính sách cam kết mua lại, đặt ra các điều kiện để hạn chế quyền
hưởng hoa hồng chính đáng của người tham gia.
Giới hạn: Pháp luật về BHĐC không áp dụng đối với loại hình bảo hiểm
hoặc tái bảo hiểm và loại hợp đồng takaful [43, Điều 1(3)(c)].
Như vậy, nhà làm luật tại Malaysia đã có sự cân nhắc đối với một số trường
hợp không áp dụng pháp luật về BHĐC. Những trường hợp này sẽ có quy chế đặc
thù quy định trong luật riêng.
Hợp đồng BHTT:
Hợp đồng BHTT là hợp đồng được ký giữa nhà cung cấp (vendor) và người
mua (purchaser) đáp ứng một số các yêu cầu như:
- Về hình thức: Hợp đồng bắt buộc bằng văn bản đối với trường hợp bán hàng
tận cửa và qua lệnh thư điện tử [43, Điều 23]
21
Như vậy, nhà làm luật Malaysia đã có sự quan tâm đến vấn đề hình thức của
hợp đồng khi đặt ra điều kiện về hình thức đối với một số trường hợp để đảm bảo
hợp đồng có hiệu lực pháp luật.
- Các điều khoản chính của Hợp đồng bao gồm:
Bản mô tả chi tiết của hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp hoặc, nếu hợp
đồng có đối tượng là việc tiến hành các công việc có tính chất đặc thù thì làm rõ chi
tiết công việc đó;
Các điều khoản mang tính hợp đồng của hợp đồng bao gồm tổng số tiền phải
trả hoặc được cung cấp bởi người mua, hoặc nếu tổng số tiền là không thể xác định
tại thời điểm hợp đồng được ký kết thì phải nêu rõ cách thức tính;
Thời gian, địa điểm và phương thức thanh toán được thực hiện;
Thời gian, địa điểm của việc chuyển hàng và thực hiện dịch vụ;
Thông báo dưới hình thức được quy định thông báo cho người mua quyền
của họ để huỷ bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thẩm duyệt [43, Điều 24].
Như vậy, nhà làm luật cũng đã dự liệu những nội dung chính cần phải có đối
với hợp đồng BHTT để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng, trong đó, đặc biệt lưu
ý đến quyền để hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn thẩm duyệt.
- Quyền hủy bỏ hợp đồng: Người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng vào bất kỳ
thời điểm nào trong thời hạn thẩm duyệt (10 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký
kết). Nếu người mua sử dụng quyền này, hợp đồng sẽ được xem là bị hủy bỏ bằng
sự thỏa thuận chung và không có hiệu lực, bất kỳ hợp đồng đảm bảo nào liên quan
đến hợp đồng được xem là chưa bao giờ phát sinh hiệu lực [43, Điều 27].
Đây là quyền rất đặc biệt mà pháp luật trao cho người mua để bảo vệ quyền
lợi cho họ. Hoạt động BHTT luôn tiềm ẩn những rủi ro cho người mua, do đó, nhà
làm luật cần phải quy định những quyền để loại trừ phần nào các rủi ro đó và quyền
chấm dứt hợp đồng trong thời hạn thẩm duyệt chính là một minh chứng cụ thể.
Các hành vi bị cấm: Việc xúc tiến cho một mô hình kim tự tháp bị cấm tại
Malaysia, không ai được xúc tiến hoặc gây ra việc xúc tiến cho mô hình kim tự tháp
[43, Điều 27A-27B].
22
Ta thấy rằng, theo quy định của pháp luật Malaysia, ngay cả việc xúc tiến
cho một mô hình kim tự tháp cũng đã bị cấm. Nhà làm luật cấm rất triệt để để
không phép cho mầm mống của hành vi BHĐC có thể nảy sinh.
Chế tài áp dụng:
Bất kỳ người nào vi phạm quy định pháp luật về BHTT có thể bị phạt tiền
không quá 100.000 ringgit hoặc phạt tù có thời hạn không quá ba năm hoặc cả hai.
Đối với một hành vi phạm tội lần thứ hai trở lên hoặc vi phạm sau đó sẽ phải chịu
một khoản tiền phạt không quá 250.000 ringgit hoặc phạt tù có thời hạn không quá
năm năm hoặc cả hai.
Bất kỳ tổ chức nào vi phạm Đạo luật 500 này có thể bị phạt 250.000 ringgit,
nếu vi phạm lần 2 hoặc vi phạm sau đó sẽ chịu mức phạt không quá 500.000 ringgit.
[43, Điều 39]
Đối với hành vi vi phạm quy định về hệ thống bán hàng kim tự tháp, hình
phạt được áp dụng như sau: Đối với tổ chức, mức phạt không thấp hơn 1.000.000
ringgit và không quá 10.000.000 ringgit, đối với vi phạm lần 2 và sau đó, mức phạt
từ 10.000.000 đến 50.000.000; đối với cá nhân, mức phạt từ 500.000 ringgit hoặc
phạt tù không quá 5 năm tù hoặc cả 2. Đối với những vi phạm lần 2 hoặc sau đó,
mức phạt từ 1.000.000 đến 10.000.000 ringgit hoặc phạt tù không quá 10 năm
hoặc cả 2. Đối với cá nhân đang là giám đốc, người quản lý, kế toán hoặc nhân viên
tương tự khác của một tổ chức cũng có thể là tội phạm vi phạm theo quy định về
bán hàng theo mô hình kim tự tháp, họ sẽ chịu trách nhiệm theo quy định đối với vi
phạm này.
Nhà làm luật Malaysia quy định chế tài rất nặng đối với hành vi vi phạm
pháp luật về BHTT, đặc biệt đối với hành vi bán hàng theo mô hình kim tự tháp bất
chính. Chế tài bao gồm phạt tiền và phạt tù. Với nguyên tắc trách nhiệm hình sự áp
dụng với cá nhân, những cá nhận chịu trách nhiệm trong những doanh nghiệp vi
phạm pháp luật về BHTT phải đứng ra chịu trách nhiệm cho việc điều hành doanh
nghiệp của mình.
23
Tiểu kết: Như vậy Malaysia là quốc gia thừa nhận cho BHTT tồn tại và đã
xây dựng lên một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh nó. Pháp luật
Malaysia thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể tiến hành phân phối theo
phương thức BHĐC và quy định cụ thể đó là những hàng hóa, dịch vụ nào. Yêu cầu
đăng ký để có thể tiến hành hoạt động BHĐC là một yêu cầu bắt buộc. Pháp luật
Malaysia đã đặt BHĐC dưới sự kiểm soát tương đối chặt chẽ với chế tài rất nặng và
bị coi là tội phạm. Việc này đem lại hiệu quả cao trong quản lý. Con số doanh thu
hơn 4 tỷ USD năm 2013 là minh chứng rõ nét cho điều đó.
1.3.3.2. New Zealand
Giới thiệu chung
New Zealand là một quốc gia thuộc Châu Đại Dương, là đảo thuộc biển Nam
Thái Bình Dương nằm phía đông nam của Úc. Đây là quốc gia tham gia sáng lập là
Liên Đoàn Các Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp Thế Giới (WFDSA - World
Federation of Direct Selling Association). Bởi vậy, tác giả chọn New Zealand là đối
tượng tham chiếu để học hỏi kinh nghiệm về điều chỉnh pháp luật liên quan đến lĩnh
vực BHĐC. New Zealand theo thể chế Quân chủ nghị viện với chế độ một viện. Đất
nước New Zealand có 93 hạt, 99 quận và 3 thành phố cấp quận. Lãnh thổ phụ thuộc
và liên kết bao gồm Niu-ơ, Cúc, Tô-kê-lan. Về pháp luật, New Zealand theo hệ
thống pháp luật của Anh [64].
Dân số tương đối ít ỏi chỉ 4.539.056 người (11/2014). Dân cư phần lớn gốc
Người Châu Âu chiếm 74%; người Maori 14,9%, người Châu Á chiếm 11,9%;
người các nước đảo Nam Thái Bình Dương chiếm 7,4%. Còn lại là các dân tộc khác
(3/2013) [65].
Số liệu về BHTT tại New Zealand
Ngành công nghiệp BHTT ở New Zealand tương đối phát triển, doanh thu từ
hoạt động BHTT tại đây đạt 232 triệu USD. Số người tham gia BHTT đạt 94.976
người tương đương với 2,3 % dân số [43].
Trong các ngành hàng BHTT tại New Zealand, những sản phẩm có doanh
thu lớn bao gồm: sản phẩm chăm sóc cá nhân ($ 63.048.589), sản phẩm gia dụng ($
24
24.181.330), sản phẩm dinh dưỡng ($ 62.490.424), sản phẩm thực phẩm và công cụ
thực phẩm ($ 3.867.844), quần áo ($ 16.488.567), sản phẩm thời trang và trang sức
($ 10.428.771), chăm sóc nhà ($ 14.294.000)… [66]
Hiệp hội bán hàng trực tiếp New Zealand
Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp New Zealand (DSANZ - Direct selling New
Zealand) được thành lập từ năm 1974. DSANZ đã ban hành Bộ Quy Tắc Đạo Đức
Kinh Doanh lần đầu tiên vào năm 1978 và sau đó đã hiệu chỉnh nhiều lần để tiếp
thu toàn bộ các yêu cầu của Liên Đoàn Các Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp Thế
Giới. DSANZ chủ động trong việc đôn đốc các hội viên thực thi Bộ Quy Tắc Đạo
Đức Kinh Doanh và khuyến khích các đơn vị ngoài Hiệp Hội áp dụng như một
chuẩn mực tối thiểu. Năm 1998, DSANZ đã ký Biên Bản Ghi Nhớ với Chính Phủ
về việc chấp nhận coi Bộ Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh là tiêu chuẩn ngành tự
nguyện có hiệu lực cao nhất của New Zealand. Hiệp hội có vai trò quan trọng trong
việc quản lý BHĐC tại New Zealand khi là cơ quan được Chính Phủ lựa chọn để
tham vấn khi xây dựng luật [48].
Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT
Cơ quan quản lý hoạt động BHĐC tại New Zealand là Ủy Ban Thương mại
(Commerce Comission). Đây là cơ quan độc lập được thành lập theo quy định của
Luật Thương mại năm 1985. Ủy Ban Thương Mại là cơ quan quản lý cạnh tranh
chính ở New Zealand. Ủy ban thương mại ra đời với mục đích để đạt được những
kết quả khả quan nhất trong thị trường cạnh tranh và tuân thủ đối với những lợi ích
lâu dài của New Zealand [67].
Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT
BHTT đối với các cơ sở kinh doanh tại New Zealand, là một kênh tiếp thị
cho phép giới thiệu sản theo cách mà họ mong muốn giúp giải quyết khó khăn trong
việc tìm kiếm vị trí trưng bày trên kệ tại siêu thị, nơi tràn ngập hàng hóa của các
công ty đa quốc gia và rất khó nhận ra sản phẩm của họ [48]. Hoạt động BHĐC tại
New Zealand được điều chỉnh bằng pháp luật từ khá sớm. Trước đây, nó được điều
chỉnh bởi Luật Bán hàng tận cửa năm 1967 (Door to Door Sales Act 1967) được sửa
25
đổi năm 1973, Luật Thương Mại Công Bình năm 1986 (Fair Trading Act 1986)
cùng các bản sửa đổi của nó.
Hiện tại, hoạt động BHTT tại New Zealand chủ yếu được điều chỉnh bởi
Luật Thương Mại Công Bình bản sửa đổi năm 2013 (Fair Trading Act Amendment
2013) có hiệu lực từ ngày 17/06/2014. Mục đích của lần sửa đổi này của Luật
Thương mại Công bình năm 2013 là để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NTD khi được
tiếp cận bởi BHTT không mời chào tại nhà, nơi làm việc của họ hoặc qua điện
thoại.
Yêu cầu về giấy phép
Tại New Zealand, nhà cung cấp không cần phải có giấy phép để kinh doanh
theo phương thức BHTT bởi các quy định liên quan được áp dụng chung cho cả
người BHTT và tất cả các hình thức kinh doanh khác.
Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT
Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT tại New Zealand bao
gồm cả hàng hóa và dịch vụ.
Tên gọi và định nghĩa
Trước đây thuật ngữ được sử dụng trong các quy định pháp luật về quản lý
hoạt động BHĐC tại New Zealand là bán hàng tận cửa (door to door sales) và bán
hàng qua điện thoại (telemarketing sales). Hiện tại, thuật ngữ được sử dụng trong
Luật Thương mại Công bình sửa đổi năm 2013 là Bán hàng trực tiếp không mời
chào (uninvited direct sales). Nó được định nghĩa trong luật như sau:
Một thỏa thuận được coi là BHTT không mời chào là thỏa thuận khi nhà
cung cấp hoặc đại lý của họ tiếp cận với NTD không mời chào tại nơi ở, nơi làm
việc hoặc qua điện thoại để cố gắng bán hàng hóa, dịch vụ và một thỏa thuận được
ký đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trị giá $ 100 trở lên (hoặc một giá nhất định tại
thời điểm cung cấp) [44, Điều 36K].
Như vậy, định nghĩa BHTT tại New Zealand về bản chất không khác so với
định nghĩa theo quy định của pháp luật Malaysia khi cho rằng, để được xem là
BHTT thì việc bán hàng không được tiến hành tại địa điểm bán lẻ cố định của nhà
26
cung cấp hoặc đại lý của họ mà thông qua các hình thức khác nhau nhưng trực tiếp
tìm đến với NTD. Cụ thể, nó có thể được tiến hành qua gặp gỡ tại nơi ở, nơi làm
việc của NTD hoặc qua điện thoại.
Về hợp đồng BHTT
Hình thức: Hợp đồng phải thể hiện dưới dạng văn bản sử dụng ngôn ngữ
đơn giản dễ hiểu, dễ đọc và trình bày rõ ràng.
Pháp luật tại New Zealand đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức để đảm
bảo cho hoạt động BHTT sẽ được kiểm soát chặt chẽ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của NTD.
Các điều khoản chính: Hợp đồng bao gồm các thông tin cơ bản như sau: 01
bản mô tả hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; 01 bản tóm tắt quyền của NTD để hủy
bỏ hợp đồng; tên, địa chỉ, số điện thoại, email của nhà cung cấp; tên và địa chỉ của
NTD. Đồng thời, hợp đồng phải ghi rõ ngày và tổng giá trị phải thanh toán theo hợp
đồng [44, Điều 36L].
Những điều khoản cơ bản mang tính bắt buộc được nhà làm luật đưa ra để
đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng. Quan trọng hơn, những điều khoản này giúp
đảm bảo cho quyền lợi của các bên có liên quan đặc biệt là NTD khi việc ghi nhận
điều khoản về quyền hủy bỏ hợp đồng là yêu cầu bắt buộc.
Quyền hủy bỏ hợp đồng: NTD có quyền hủy bỏ hợp đồng trong khoảng thời
gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hợp đồng [44, Điều 36M].
Trong trường hợp NTD sử dụng quyền này, nhà cung cấp phải ngay lập tức trả lại
tất cả số tiền NTD đã trả theo hợp đồng cũng như sắp xếp để thu hồi lại bất kỳ hàng
hóa nào họ đã cung cấp. Trong trường hợp NTD đòi hỏi, nhà cung cấp phải khôi
phục lại tài sản của NTD như điều kiện trước đó của nó khi dịch vụ đã được cung
cấp và làm biến đổi hoặc hủy hoại tài sản của NTD.
Về phía NTD, họ cũng có một số nghĩa vụ tương ứng: Họ phải tạo điều kiện
cho nhà cung cấp thu hồi lại bất kỳ hàng hóa nào thuộc dạng được trả lại đã cung
cấp cho họ; Coi sóc hợp lý bất kỳ hàng hóa nào đã được cung cấp và cho phép nhà
cung cấp thu lại chúng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hủy bỏ; Đền bù cho nhà
27
cung cấp với bất kỳ mất mát hoặc thiệt hại nào đối với hàng hóa trong khi nó thuộc
sở hữu của NTD trừ những mất mát và hư hỏng thông thường hoặc những hoàn
cảnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát của NTD. Trách nhiệm của NTD chấm dứt khi
hết thời gian 10 ngày làm việc kể từ sau ngày hủy bỏ, hoặc cho đến khi thương nhân
đã được trao một cơ hội hợp lí để thu lại hàng hóa (bất cứ cái nào đến trước)
Quy định do nhà làm luật tại New Zealand đưa ra không chỉ hướng đến bảo
vệ quyền lợi của NTD mà còn chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của nhà cung
cấp. Chúng ta thấy rằng, trong mối quan hệ mua bán này, người tiêu dùng là người
yếu thế hơn. Do vậy, nhà làm luật dành cho họ quyền để chấm dứt hợp đồng trong
một thời hạn mà không cần nêu lí do. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng chú ý đến bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của nhà cung cấp khi dành cho họ quyền được khấu trừ đi
những phần mà NTD đã sử dụng.
Các hành vi bị cấm
Hệ thống bán hàng kim tự tháp bị cấm tại New Zealand. Chúng bị cấm theo
quy định của Luật Thương mại Công bình bởi vì sự không bình đẳng và nhiều hội
viên bị lừa dối về khả năng được hưởng thù lao. Khả năng được trả thù lao chủ yếu
dựa trên cơ sở tuyển dụng thành viên mới để trả cho hệ thống, nhiều người tham gia
sẽ ở chân hoặc gần với chân của kim tự tháp không đạt được thù lao như đã hứa trên
cơ sở khoản đầu tư của họ. Chỉ có một vài người tham gia ban đầu ở đỉnh của kim
tự tháp có khả năng kiếm được tiền vì số những hội viên mới tiềm năng trong bất kỳ
địa phương nào là giới hạn [68].
Chế tài áp dụng:
Tòa án có thể áp dụng chế tài trong trường hợp vi phạm điều khoản BHTT
không mời chào như sau:
Đối với cá nhân: Mức phạt áp dụng là không quá $ 10.000 đối với hành vi vi
phạm;
Đối với tổ chức: Mức phạt áp dụng là không quá $ 30.000 đối với hành vi vi
phạm.
28
Trong trường hợp hoạt động kinh doanh không tuân thủ những thông tin
được yêu cầu, Ủy ban Thương mại có thể ban hành một thông báo vi phạm và phạt
lên đến $ 2.000 mà không cần đến một lệnh của Tòa án [44, Điều 27.1B].
Như vậy, chế tài phạt tiền được áp dụng đối với các vi phạm pháp luật liên
quan đến BHTT tại New Zealand. Nó thể hiện quan điểm của nhà làm luật tại quốc
gia này không quá khắt khe với hành vi vi phạm pháp luật về BHTT.
Tiểu kết
Hoạt động quản lý bằng pháp luật đối với phương thức kinh doanh BHĐC tại
New Zealand có nhiều nét tương đồng với hoạt động này tại Malaysia. Cụ thể: pháp
luật New Zealand thừa nhận BHTT đối với dịch vụ; người mua có quyền hủy bỏ
hợp đồng không cần nêu ra lí do trong một thời hạn nhất định kể từ khi nhận được
bản sao hợp đồng; hành vi bán hàng theo hình thức kim tự tháp là hành vi bị cấm;
yêu cầu về hình thức văn bản của hợp đồng.
Bên cạnh những điểm tương đồng, quá trình điều chỉnh pháp luật đối với
hoạt động BHTT tại New Zealand đã hình thành nên một số đặc thù riêng. Tiêu
biểu trong số đó là để tiến hành kinh doanh theo phương thức BHTT tại New
Zealand nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp không bị yêu cầu phải
xin giấy phép. Việc này giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính là bài học bổ ích cho
Việt Nam. Thêm vào đó, chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về
BHTT tại New Zealand chỉ có hình thức phạt tiền mà chưa bao gồm hình phạt tù
giam như Malaysia.
1.3.3.3. Canada
Giới thiệu chung:
Canada là quốc gia rộng thứ 2 trên thế giới được xây dựng theo thể chế quân
chủ lập hiến mang tính dân chủ, với nữ hoàng là người đứng đầu Nhà nước và Thủ
tướng được bầu làm người đứng đầu Chính phủ. Canada có một hệ thống liên bang
chính phủ nghị viện, trong đó chính phủ liên bang, tỉnh và lãnh thổ chia sẻ trách
nhiệm và chức năng của chính phủ. Chế độ quân chủ và những nhánh hành pháp,
lập pháp và tư pháp của Chính phủ thực hiện trách nhiệm của liên bang [69].
29
Năm 2013 dân số Canada là 34,57 triệu người, trong đó: Người gốc Anh
28%, người gốc Pháp 23%, người gốc châu Âu khác 15%, Amerindian 2%, khác
(phần lớn là châu Á, châu Phi, Ả rập 6%[70].
Pháp luật của Canada được xây dựng trên cơ sở luật của liên bang và pháp
của các tỉnh, vùng lãnh thổ và đã có quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với
hoạt động BHĐC tương đối dài. Do vậy, tác giả chọn lựa Canada là một trong
những quốc gia thuộc đối tượng được xem xét để học hỏi kinh nghiệm. Trong phần
này, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật của bốn tỉnh là Price Edwards
Island, Saskatchewan, Nova Scotia và New Brunswick để tìm ra những quy định
chung của pháp luật BHTT Canada
Số liệu về BHTT tại Canada
Doanh thu từ hoạt động BHĐC tại Canada năm 2013 đạt 2,019 tỷ USD, số
lượng người tham gia BHĐC tại Canada cũng tương đối lớn đạt con số 789.518
người tương đương với 2,3% dân số [43].
Trong các mặt hàng BHĐC tại Canada, doanh số từ các mặt hàng chăm sóc
cá nhân chiếm 39,9%, các mặt hàng chăm sóc gia đình và gia dụng chiếm 30,4%,
các sản phẩm dinh dưỡng, vitamin và chăm sóc sức khỏe chiếm 17,9%, các sản
phẩm giải trí, giáo dục chiếm 6,3%, còn lại là các dịch vụ và các sản phẩm khác
chiếm 5,5% [71]. Giống như New Zealand và Malaysia, tại Canada, các sản phẩm
chăm sóc cá nhân có doanh thu lớn nhất.
Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT
Cục Cạnh tranh (The Competition Bureau) – một cơ quan thuộc Bộ Công
nghiệp Canada là cơ quan thực thi pháp luật độc lập, đảm bảo cho những hoạt động
của những nhà kinh doanh và quyền lợi của NTD trong một thị trường cạnh tranh
và đổi mới. Được đứng đầu bởi Cục trưởng, Cục Cạnh tranh chịu trách nhiệm quản
lý và thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bao gói và Ghi nhãn hàng tiêu dùng (ngoại trừ
liên quan đến thực phẩm), Luật ghi nhãn mặt hàng dệt và Luật Ký hiệu mã kim loại
quý. Hoạt động của Cục Cạnh tranh đảm đương nhiệm vụ cơ bản là để cạnh tranh là
tốt cho cả nhà kinh doanh và NTD [72].
30
Hiệp hội người bán hàng trực tiếp tại Canada
Thành lập năm 1954, Hiệp hội Người Bán hàng Trực tiếp của Canada đã
thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đạo đức và nguyên tắc thực hành
kinh doanh tốt được công nhận là tiếng nói của ngành công nghiệp này tại Canada.
Là tập hợp của những đối thủ cạnh tranh sử dụng sức mạnh kết hợp để đảm bảo
công bằng trong tuân thủ và giành được sự tín nhiệm từ phía chính phủ, là một
ngành công nghiệp kết nối được hơn 900.000 người dân Canada.
Không có sự thống kê về số lượng công ty thành viên của hiệp hội tại một
thời điểm nhất định [73]. Mục đích của hội là trở thành kênh thông tin giáo dục về
BHTT, đảm bảo bảo vệ quyền lợi NTD bởi đảm bảo hiệu lực tiêu chuẩn cao trong
Quy tắc đạo đức [74].
Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT
Hoạt động BHTT tại Canada được điều chỉnh trước hết bởi Luật Cạnh tranh
(Competition Act) năm 1985 bản được sửa đổi cuối ngày 01/11/2014. Đây là đạo
luật áp dụng chung trên toàn lãnh thổ Canada. Các luật quản lý hành chính đối với
hoạt động BHTT được ban hành tại các tỉnh khác nhau. Các luật này thường được
mang tên là Luật những Người bán hàng Trực tiếp (Direct Sellers Act).
Yêu cầu về giấy phép: Để tiến hành hoạt động BHTT, tất cả các khu vực
khảo sát đều yêu cầu người bán hàng cũng như nhà cung cấp của họ phải có giấy
phép theo quy định.
Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT
Theo quy định của các bang được khảo sát, cả hàng hóa và dịch vụ đều là đối
tượng có thể bán hàng theo phương thức BHTT.
Tên gọi và định nghĩa: Pháp luật các địa phương đều xây dựng thuật ngữ bán
hàng trực tiếp (Direct selling) và định nghĩa như sau:
Tại Prince Edwards Island, BHTT được định nghĩa là việc bán, đề nghị bán
hoặc thu hút những đặt hàng để bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách: đi từng nhà, qua
điện thoại hoặc thư điện tử [39, Điều 1(c)]. Như vậy, phương thức sử dụng để tiến
31
hành BHTT tại Prince Edwards Island là tiếp xúc trực tiếp (đến từng nhà) hoặc
thông qua điện thoại hoặc thư điện tử.
Tại Nova Scotia, BHTT được định nghĩa là việc bán, đề nghị bán hoặc thu
hút những đặt hàng cho việc bán những hàng hóa hoặc dịch vụ, trong đó liên hệ trực
tiếp đầu tiên được tiến hành bởi người bán hàng bên ngoài cửa hàng bán lẻ và bao
gồm việc bán hàng có kết quả từ một sự thu hút bởi người không phải là người bán
lẻ tiến hành tại nơi việc bán, đề nghị bán hoặc thu hút những đặt hàng cho việc bán
hàng hóa hoặc dịch vụ nảy sinh và được thực hiện việc bởi một người bán buôn tiếp
thị đa cấp, một NPP tiếp thị đa cấp và việc bán máy trợ thính không quan tâm đến
hoàn cảnh bán [40, Điều 1(c)]. Nhà làm luật tại Nova Scotia đã mô tả chi tiết hơn so
với nhà làm luật tại Price Edwards Island về những đặc tính của hành vi BHTT. Cụ
thể về nơi diễn ra (Không phải cửa hàng bán lẻ thông thường); chủ thể tiến hành
(không phải người bán lẻ thông thường mà thay vào đó là người bán buôn tiếp thị
đa cấp hoặc NPP tiếp thị đa cấp); đối tượng BHTT (có thể là hàng hóa hoặc dịch
vụ).
Tại Saskatchewan, BHTT được định nghĩa là việc bán hàng được tiến hành
bởi người BHTT thực hiện trong hoạt động kinh doanh của họ như một người
BHTT [41, Điều 2(a1)]. Như vậy, định nghĩa BHTT tại Saskatchewan rất đơn giản
và không cho thấy được các tính chất của hoạt động này. Để tìm hiểu sâu hơn,
chúng ta cần phải xem xét người BHTT ở đây là ai và họ hoạt động như thế nào.
Người BHTT được định nghĩa là người: đến từng nhà bán, đề nghị bán, thu hút đặt
hàng đối với hàng hóa và dịch vụ hoặc qua điện thoại để đề nghị bán hoặc thu hút
đặt hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc là cả hai phương thức trên [41, Điều
2(c)]. Qua hai định nghĩa này, chúng ta thấy rằng bản chất của hoạt động BHTT là
việc bán hàng không tiến hành tại địa điểm cố định. So với quy định tại bang Price
Edwards Island, quy định của Saskatchewan có sự khác biệt khi không coi bán
hàng qua thư điện tử là BHTT.
Tại New Brunswick, BHTT được định nghĩa là việc bán hàng tại nhà, đề
nghị bán hoặc thu hút đặt hàng đối với hàng hóa và dịch vụ. Định nghĩa tại bang
32
New Brunswick quy định khá đơn giản khi chỉ nêu lên đặc tính của hoạt động
BHTT là trực tiếp và không phải tại cơ sở bán lẻ [42, Điều 1].
Bên cạnh các định nghĩa này, trong Luật cạnh tranh Canada còn đưa ra định
nghĩa về kế hoạch BHĐC và hệ thống bán hàng kim tự tháp.
Kế hoạch BHĐC (multi-level marketing plan) nghĩa là một kế hoạch cung
cấp một sản phẩm mà nhờ đó một thành viên tham gia trong kế hoạch được nhận
thù lao do việc cung cấp sản phẩm cho một thành viên khác tham gia kế hoạch và
người này đến lượt mình lại nhận được thù lao do việc cung cấp sản phẩm này hay
sản phẩm khác cho các thành viên khác trong kế hoạch [38, Điều 55(1)]. Như vậy,
để được coi là hành vi BHĐC hợp pháp, kế hoạch tiếp thị đa cấp cần phải xuất phát
từ chính hành vi cung cấp sản phẩm đến tay NPP để nhận thù lao.
Thuật ngữ hệ thống bán hàng kim tự tháp (scheme of pyramid selling) có
nghĩa là một kế hoạch BHĐC, trong đó:
(a) Một thành viên tham gia kế hoạch quan tâm đến quyền được nhận thù lao
do đã tuyển thêm được người khác tham gia vào kế hoạch và bản thân người này
cũng quan tâm đến quyền đó;
(b) Một thành viên tham gia vào kế hoạch quan tâm đến một lượng sản phẩm
nhất định, như điều kiện để tham gia, ngoài một lượng sản phẩm nhất định được
mua ở mức giá của người bán chỉ với mục đích thúc đẩy hoạt động bán hàng;
(c) Một người cố ý cung cấp cho một người tham gia vào kế hoạch một số
lượng sản phẩm bất hợp lý về mặt thương mại; hoặc
(d) Sản phẩm được cung cấp cho một thành viên tham gia vào kế hoạch mà
người đó:
(i) Không có được cam kết mua lại hàng hóa với các điều khoản thương mại
hợp lý hoặc quyền để trả lại sản phẩm trong điều kiện có thể bán được theo
các điều khoản thương mại hợp lý;
(ii) Không được thông báo về sự tồn tại của cam kết hay quyền nói trên đảm
bảo và cách thức cam kết/quyền đó có thể được thực hiện [38, Điều 55.1(1)].
Hệ thống bán hàng kim tự tháp bị cấm tại Canada. Do vậy, nhà làm luật đã
quy định rõ nội hàm của nó làm cơ sở áp dụng trên thực tế. Về bản chất, hoạt động
33
của hệ thống bán hàng kim tự tháp là chủ yếu dựa trên cơ sở tuyển dụng người tham
gia để được hưởng thù lao. Bên cạnh đó, nhà làm luật tại Canada cũng quy định
thêm một số trường hợp khác bị coi là bán hàng kim tự tháp và bị cấm như: việc
dồn hàng cho người tham gia; không cam kết mua lại hàng hóa; không được thông
báo về sự tồn tại cam kết này.
Giới hạn: Tại Prince Edwards Island không áp dụng BHTT đối với: Bảo
hiểm, chứng khoán, Kinh doanh bất động sản [39, Điều 5(2)(e)]. Tại New
Brunswick không áp dụng BHTT đối với Đại lý bất động sản, Bảo hiểm, Chứng
khoán, Xe cơ giới, Đào tạo nghề tư nhân [42, Điều 3(5)].
Hợp đồng BHĐC
Tại Prince Edwards Island, hợp đồng BHTT là một thỏa thuận cho việc
BHTT của hàng hóa và dịch vụ dù là bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức chuyển
khoản [39, Điều 1(b)].
Hình thức và nội dung: Hợp đồng BHTT bắt buộc phải bằng văn bản và
được ký giữa nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp và người mua
theo mẫu và chứa các thông tin theo quy định. Thông tin và mẫu này sẽ do Phó
thống đốc hội đồng ban hành. Ngoài ra, trong hợp đồng còn phải chứa tuyên bố
quyền hủy bỏ cũng như phù hợp với những yêu cầu được đặt ra. Sau khi hợp đồng
được ký, người BHTT phải giao cho người mua một bản sao [39, Điều 9, Điều 10].
Đối với hợp đồng BHTT, vì tính quan trọng của nó trong việc đảm bảo
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, nhà làm luật ở Prince Edwards Island đặt ra yêu
cầu nghiêm ngặt về mặt hình thức văn bản của nó.
Quyền hủy bỏ hợp đồng: Người mua có quyền để hủy bỏ hợp đồng tại bất kỳ
thời điểm nào trong thời hạn 10 ngày sau khi được cung cấp bản sao của hợp đồng.
Để thực hiện quyền này, người mua gửi thông báo hủy bỏ cho người BHTT, nhà
cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp theo các phương thức: trực tiếp
hoặc thông qua việc thư điện tử được đăng ký, chuyển phát nhanh đã thanh toán
trước, fax hoặc bất cứ phương thức nào khác cho phép người mua cung cấp bằng
chứng về việc hủy bỏ. Một thông báo hủy bỏ sẽ được hiểu rằng được gửi tới người
34
BHTT, nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp nếu nó được chuyển
hoặc được gửi tới địa chỉ thông báo được chỉ ra cho ý định đó trong hợp đồng. Một
thông báo hủy bỏ được đưa ra theo các dạng thư điện tử, chuyển phát nhanh, fax sẽ
được hiểu rằng được gửi đi khi báo đã gửi. Trừ trường hợp gửi trực tiếp, các trường
hợp khác, thông báo được xem là phù hợp khi nó chỉ ra ý định của người mua để
hủy bỏ. Khi hợp đồng được hủy bỏ trong thời hạn 10 ngày, người BHTT hoặc nhà
cung cấp trong thời hạn 15 ngày sau ngày thông báo hủy bỏ được gửi sẽ phải hoàn
lại cho người mua số tiền đã nhận theo hợp đồng; nếu hàng hóa được chuyển người
BHTT, nhà cung cấp dưới dạng bán đổi, hoàn lại chúng cho người mua trong điều
kiện tốt như chúng đã có khi chúng được đem bán đổi, hoặc nếu người BHTT hoặc
nhà cung cấp không có khả năng làm như vậy, thanh toán cho người mua, phần lớn
hơn giá trị thị trường của hàng hóa vào thời điểm chúng được đem bán đổi và giá
hoặc giá trị của hàng hóa được chỉ rõ trong hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến hàng hóa, việc nhận mọi thứ đã
được trả lại, hoàn lại hoặc thanh toán cho người mua, người mua sẽ chuyển hàng
hóa cho người BHTT hoặc nhà cung cấp trong điều kiện tốt như chúng có khi chúng
được chuyển. Khi hợp đồng bị hủy bỏ trong trường hợp như vậy, người BHTT hoặc
nhà cung cấp có quyền để yêu cầu chi phí hợp lí về phần hàng hóa được người mua
dùng và đối với những phần dịch vụ đã được thực hiện bởi người BHTT hoặc nhà
cung cấp nhưng quyền này không phát sinh khi chưa hoàn thành việc hoàn trả, hoàn
lại hoặc thanh toán [39, Điều 9, Điều 10, Điều 10.1(1), Điều 10.2, Điều 10.3].
Quy định của Prince Edwards Island cho phép người mua được quyền trả lại
hàng hóa trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được bản sao hợp đồng mà không
cần nêu lí do. Giới hạn này nhằm bảo vệ người mua khi trao cho người mua quyền
cân nhắc, xem xét lại quyết định mua hàng của mình để tránh bị lừa dối, cưỡng bức
mua hàng. Người bán bị giới hạn quyền trong thời hạn, khi kết thúc thời hạn đó mới
phát sinh các quyền của mình.
Tại Nova Scotia, Hợp đồng BHTT được hiểu là một thỏa thuận dù bằng
miệng hay bằng văn bản để bán trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ [40, Điều 2(b)].
35
Hình thức và nội dung: Hợp đồng sẽ phải dưới dạng văn bản nếu được yêu
cầu bởi Luật những người BHTT hoặc theo quy định. Các nội dung hợp đồng cần
phải quy định bao gồm: Tuyên bố về quyền hủy bỏ hợp đồng phù hợp với yêu cầu
hoặc quy định (nếu hợp đồng không yêu cầu phải bằng văn bản người BHTT phải
thông báo cho người mua quyền hủy bỏ dưới dạng và cách thức được chỉ rõ trong
quy định); các thông tin được yêu cầu theo quy định.
Có một điểm đặc biệt trong hợp đồng tại Nova Scotia là hợp đồng sẽ không
được đưa ra hoặc đề nghị để gửi trực tiếp hoặc gián tiếp bất kì phần quà, ưu đãi, giải
thưởng hoặc các lợi ích khác tới người mua hoặc người mua tiềm năng với mục
đích nhằm hỗ trợ việc bán hàng tới người khác với bất kì hàng hóa hoặc dịch vụ nào
nếu những thứ đó không áp dụng đối với việc bán cho người khác.
Tương tự như tại Prince Edwards Island, sau khi ký hợp đồng bằng văn bản,
bản sao của hợp đồng phải được chuyển cho người mua. Người mua cũng có quyền
để hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người mua nhận được bản
sao của hợp đồng trong trường hợp bằng văn bản. Thủ tục nhận lại hàng hóa và
thanh toán cũng tương tự như tại Prince Edwards Island. Bên cạnh đó, nhà làm luật
tại đây quy định thêm trường hợp người mua không thể trả lại hàng hóa cho người
BHTT trong điều kiện ổn định tương tự khi nhận do hành động hoặc sai sót thì
người mua phải chịu trách nhiệm, có thể người mua không thể hủy hợp đồng trong
trường hợp này [40, Điều 21.1(a), Điều 23, Điều 24].
Tại Saskatchewan, định nghĩa về hợp đồng BHTT tại Saskatchewan tương
tự như định nghĩa tại Nova Scotia [41, Điều 2.1(b)].
Hình thức và nội dung: Về cơ bản, vấn đề hình thức, nội dung cũng như
quyền hủy bỏ hợp đồng BHTT tại Saskatchewan tương tự như tại Nova Scotia. Tuy
vậy, Saskatchewan vẫn có một số điểm đặc thù như sau:
Thứ nhất, với thêm bất kỳ yêu cầu nào có thể được áp dụng trong Luật cầm
cố của chủ thầu, khi một bên ký hợp đồng mà bất kỳ phần nào trong giá hợp đồng
đã được thanh toán trước khi tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ được đồng ý trong hợp
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOTĐề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao độngLuận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAYLuận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT

Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfTieuNgocLy
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfMan_Ebook
 
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải phápChế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải phápCông Tử Phương Gia
 
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT (20)

Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
 
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa KỳPháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
 
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải phápChế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
 
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở việt nam hiện nay...
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mạiĐề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.docHợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tếLuận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
 
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tếLuận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Luận văn: Pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ VĂN TÚ HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ B¸N HµNG §A CÊP T¹I VIÖT NAM THEO KINH NGHIÖM MéT Sè N¦íC TR£N THÕ GIíI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG HÀ NỘI - 2014
  • 2. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN VŨ VĂN TÚ
  • 3. 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ VIỆC HỌC HỎI KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM ..................................4 1.1. Bán hàng đa cấp ...........................................................................................4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bán hàng đa cấp .................................................4 1.1.2. Vai trò bán hàng đa cấp..................................................................................7 1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam ...................................................................................................8 1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp ...................................................................10 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp......................................................10 1.2.2. Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp .......................................................11 1.3. Vấn đề học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bán hàng đa cấp của Việt Nam.........................................................................................14 1.3.1. Nhu cầu học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp ..............................................................................14 1.3.2. Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm quốc tế.....................................................16 1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước .....................................................................16 Tiểu kết chương 1....................................................................................................41 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM .................................................................................................42 2.1. Một số nét về ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam..........42 2.1.1. Lịch sử phát triển..........................................................................................42
  • 4. 3 2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam....................44 2.2. Thực trạng quy định pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam ......45 2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp ..........................................45 2.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Bán hàng đa cấp ................................48 2.2.3. Các hiệp hội có liên quan.............................................................................49 2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp............................................................50 2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp..........................................................55 2.3. Thực trạng thực thi quy định pháp luật và những khó khăn trong việc quản lý về bán hàng đa cấp tại Việt Nam.........................................57 2.3.1. Vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp ........................................................57 2.3.2. Xử lý vi phạm...............................................................................................61 2.3.3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam.....65 Tiểu kết chương 2....................................................................................................72 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM THEO KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.............................................................................................................73 3.1. Nhận định chung ........................................................................................73 3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam ......................................................................................................73 3.1.2. Một số nét chính có thể học hỏi trong kinh nghiệm các nước để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Bán hàng đa cấp ……………………………75 3.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về Bán hàng đa cấp ....................................................................................77 3.2.1. Tiếp tục thừa nhận phương thức bán hàng đa cấp và siết chặt quản lý .......77 3.2.2. Điều chỉnh tên gọi của phương thức ............................................................77 3.2.3. Tội phạm hóa hành vi bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật..........................78 3.2.4. Thừa nhận một cách chính thức bán hàng đa cấp đối với dịch vụ...............79 3.2.5. Điều chỉnh các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Bán hàng đa cấp...................................................................................................79
  • 5. 4 3.2.6. Các điều chỉnh khác .....................................................................................82 Tiểu kết chương 3....................................................................................................85 KẾT LUẬN..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
  • 6. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCT: Bộ công thương BHĐC: Bán hàng đa cấp BHTT: Bán hàng trực tiếp GĐK: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp KDĐC: Kinh doanh đa cấp KDTM: Kinh doanh theo mạng NPP: Nhà phân phối NTD: Người tiêu dùng SCT: Sở Công thương VCA: Cục Quản lý cạnh tranh
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài BHĐC trên thế giới có lịch sử phát triển gần 80 năm và có những bước phát triển nhất định tại Việt Nam. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối sản phẩm theo phương thức BHĐC [53]. Tại Việt Nam tính đến tháng 10/2012 đã có sự xuất hiện của 77 doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức BHĐC với số lượng NPP ngày càng tăng nhanh (khoảng 1 triệu người) [23]. Trong khi đó, làn sóng của các công ty Việt Nam và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam sẽ chưa dừng lại trong thời gian tới với sự xuất hiện của một số công ty lớn có thể kể đến như TUPPERWARE (Indonesia), GANO EXCEL (Malaysia)… Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam quản lý về hoạt động BHĐC còn đang trong giai đoạn hoàn thiện với: Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 (Luật Cạnh tranh 2004) [26]; Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 110) [7] được thay thế bởi Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 42) [10]; Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110 (Thông tư 19) [2] và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19 (Thông tư 35) [3] được thay thế bởi Thông tư số 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42 (Thông tư 24) [5]. Hệ thống pháp luật về BHĐC vẫn còn nhiều lỗ hổng, hạn chế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gây khó khăn trong công tác quản lý, tình trạng BHĐC bất chính diễn ra phổ biến, vi phạm quy định hoạt động BHĐC xảy ra ngày một nhiều ảnh hưởng quyền lợi NTD. Do vậy, nhu cầu sửa đổi, bổ sung là tất yếu để kiểm soát tốt sự phát triển ngành công nghiệp này. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới – WTO (2007), Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương – APEC (1998)… Do vậy, chúng ta cũng tranh thủ cơ hội để tiếp thu những thành tựu
  • 8. 2 của nền lập pháp thế giới để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay. Do tính cấp bách của việc hoàn thiện pháp luật về BHĐC và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa nên việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về BHĐC tại Việt Nam trên cơ sở tham chiếu, học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để hoàn thiện pháp luật trong nước là rất cần thiết. Bởi vậy, trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới” làm đề tài nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của quy định pháp luật về BHĐC tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một số nước để thấy được những vấn đề còn tồn tại của hệ thống pháp luật Việt Nam và tìm ra hướng hoàn thiện. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các đề tài nghiên cứu trước đây thường đề cập đến vấn đề BHĐC dưới góc độ “Bất chính” “Cạnh tranh không lành mạnh”, có thể kể đến luận văn thạc sĩ “Pháp luật về Bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Minh Phương bảo vệ năm 2012 do TS. Bùi Nguyên Khánh hướng dẫn khoa học, đề tài tiến sĩ “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn bảo vệ năm 2008 do PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn khoa học… Luận văn này sẽ cố gắng đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của hoạt động BHĐC, phân tích và đánh giá nó trên cơ sở học tập kinh nghiệm xây dựng pháp luật của một số nước trên thế giới để đưa ra được định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn công tác quản lý trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu, luận văn sẽ khảo cứu hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động BHĐC, trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng vi phạm và rà soát công tác quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động BHĐC tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo sát pháp luật của một số nước về quản lý hoạt động BHĐC để học tập kinh nghiệm giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật về
  • 9. 3 BHĐC, thực trạng vi phạm và vấn đề xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp BHĐC tại Việt Nam những năm gần đây. Song song với nó, luận văn cũng chú trọng tìm hiểu quy định pháp luật các nước: Malaysia, New Zealand, Canada để học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích chung nhất là hoàn thiện pháp luật về BHĐC Việt Nam để quản lý tốt hơn phương thức này trở thành một phương thức bán hàng đúng nghĩa của nó. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành tốt hơn đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Để thực hiện mục đích nghiên cứu ở trên, tác giả sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về BHĐC; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam để thấy những điểm còn hạn chế, chưa hợp lí; Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm, thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về BHĐC tại Việt Nam và nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về BHĐC; Nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật về BHĐC của một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam; Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động BHĐC. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử bao gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu... 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu ra thành ba phần gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Phần nội dung chính tác giả bố cục thành ba chương theo hướng đi từ những vấn đề chung mang tính khái quát đến những vấn đề cụ thể hơn. Chi tiết: Chương 1: Những vấn đề chung về BHĐC và việc học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về BHĐC của Việt Nam Chương 2: Thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về BHĐC tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới
  • 10. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ VIỆC HỌC HỎI KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM 1.1. Bán hàng đa cấp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bán hàng đa cấp BHĐC là thuật ngữ chung dùng để chỉ phương thức tiếp thị để bán lẻ sản phẩm với đội ngũ bán hàng được trả thưởng không chỉ từ doanh số bán hàng của họ mà còn từ doanh số bán hàng của những NPP cấp dưới, từ đó tạo thành hệ thống gồm các cấp độ trả thưởng khác nhau. Thông thường, các NPP sẽ bán sản phẩm trực tiếp tới tay NTD thông qua các mối quan hệ quen biết hay thông qua trao đổi, gặp gỡ và tiếp thị trực tiếp. Khách hàng cũng có thể lựa chọn mua hàng trực tiếp tại công ty hoặc qua một NPP của công ty (nhưng không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ). Nhờ vậy, hình thức này tiết kiệm rất nhiều chi phí về tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển, khuyến mại, quảng cáo… Số tiền này thay vào đó, được dùng để trả thưởng cho NPP và nâng cấp, cải tiến sản phẩm (do đó chất lượng sản phẩm của các công ty tiếp thị đa cấp thường cao và liên tục được nâng cấp). BHĐC là phương thức tiếp thị tận dụng chính thói quen của NTD khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt là thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. NPP có vai trò như những đại lý bởi họ dùng những kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của bản thân và những người quen biết để chia sẻ, từ đó thu hút khách hàng. Trên cơ sở đó, họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành NPP cùng làm việc với mình, việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một NPP mới được kết nối với mã số của người bảo trợ hay còn gọi là tuyến trên của người đó. Tại Việt Nam, BHĐC được định nghĩa trong Luật Cạnh tranh 2004 cũng mang những đặc điểm chung của BHĐC như sau:
  • 11. 5 BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia BHĐC gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; b) Hàng hóa được người tham gia BHĐC tiếp thị trực tiếp cho NTD tại nơi ở, nơi làm việc của NTD hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia; c) Người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia BHĐC cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp BHĐC chấp thuận [26, Điều 3 khoản 11] Căn cứ vào định nghĩa được nêu ra tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, các đặc trưng của phương thức BHĐC bao gồm: - BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa Với phương thức bán lẻ hàng hoá thông qua mạng lưới tiếp thị, doanh nghiệp BHĐC thiết lập mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với NTD không cần đầu tư thành lập, duy trì mạng lưới phân phối dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý phân phối. Doanh nghiệp BHĐC có thể là doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiếp thị và bán lẻ bằng phương thức đa cấp (Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm AVON Việt Nam…) hoặc là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa do doanh nghiệp khác sản xuất (Công ty TNHH Kangzen-Kenko Việt Nam, Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam, Công ty TNHH Tupperware Việt Nam…). Cầu nối giữa doanh nghiệp và NTD là hệ thống NPP. Họ được cung cấp tài liệu và hướng dẫn các thông tin về đặc tính của sản phẩm để họ có thể giới thiệu chi tiết tới khách hàng. Họ được trả hoa hồng thay vì lương, cộng tác với doanh nghiệp và tìm kiếm đối tác để xây dựng hệ thống của chính mình thay vì được tuyển dụng. Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp BHĐC gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hệ thống và giảm giá thành sản phẩm.
  • 12. 6 Đối tượng của phương thức BHĐC hiện nay vẫn chỉ là hàng hoá. Mặc dù Nghị định số 42 được thông qua có ghi nhận trường hợp BHĐC đối với dịch vụ có thể được phép [10, Điều 4.3]. Tuy nhiên, cho đến khi nào nhà làm luật có những quy định cụ thể hơn thì việc BHĐC với dịch vụ mới được triển khai. Hiện tại, dịch vụ vẫn chưa phải là đối tượng được phép BHĐC. Mặt khác, không phải mọi hàng hóa đều là đối tượng có thể được phân phối dưới hình thức BHĐC. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hàng hóa như: dược phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, hàng hóa pháp luật cấm kinh doanh… không được phân phối dưới phương thức BHĐC. - Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Người tham gia BHĐC là những cộng tác viên trong việc tiếp thị, bán lẻ hàng hoá (họ được gọi với nhiều tên khác nhau như NPP độc lập, tư vấn viên…) trực tiếp cho NTD mà không nhân danh doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp không phải là chủ thể trực tiếp thiết lập quan hệ với NTD mà thông qua mạng lưới người tham gia. Do người tham gia BHĐC không phải là nhân viên của mình, nên doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm trước khách hàng tiêu thụ sản phẩm về hành vi của người tham gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phạm vi chất lượng sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp. Khi tham gia mạng lưới BHĐC, người tham gia không phải là các đại lý phân phối theo quy định của Luật Thương mại 2005 [29], không thuộc các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp thành lập. Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “người tham gia tiếp thị hàng hoá tại nơi ở, nơi làm việc của NTD mà không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hay của người tham gia” [26, Điều 3 khoản 11]. Do trực tiếp gặp gỡ NTD để giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, người tham gia không phải đăng ký kinh doanh khi tham gia BHĐC. Người tham gia được tổ chức thành những cấp khác nhau. Trong quan hệ nội bộ, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức và điều hành hoạt động của những người trong mạng lưới cấp dưới của mình và khi số người trong hệ thống đạt đến một mức độ nhất định thì hệ thống sẽ tách nhánh. Số lượng bao nhiêu để một hệ
  • 13. 7 thống tách nhánh tùy thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp. - Người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp BHĐC chấp nhận. Như vậy, thù lao của người tham gia được hưởng xuất phát từ hai nguồn: Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số BHTT của người tham gia; Hoa hồng gián tiếp: là khoản tiền thưởng cho công sức xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia. Cách thức phân chia lợi ích như trên vừa kích thích người tham gia tích cực tiêu thụ hàng hoá, vừa kích thích họ tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp dưới. Tùy vào chính sách cụ thể của từng doanh nghiệp mà người tham gia BHĐC được hưởng các khoản hoa hồng khác nhau. Nhưng, nhìn chung hoa hồng được trích cho người tham gia từ khoản tiền chênh lệch giá mà họ lấy từ hàng hóa của doanh nghiệp với giá sỉ và bán ra với giá bán lẻ đã được công ty ấn định và số hoa hồng trích ra từ phần trăm hoa hồng của những người tham gia cấp dưới do mình xây dựng lên. 1.1.2. Vai trò của bán hàng đa cấp - BHĐC là phương thức tiếp cận NTD hữu hiệu, có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho NTD như: mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, tránh được nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Vào năm 1990, BHĐC đã được nhận định là phương thức tiếp cận NTD hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí Business – một tạp chí kinh doanh hàng đầu của Mỹ [54]. Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể phủ nhận đây là một ngành kinh doanh hiệu quả và nhiều triển vọng. - Đối với doanh nghiệp, BHĐC tiết kiệm được chi phí quảng cáo, cắt giảm được hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí vận chuyển. Mặt khác do có mạng lưới phân phối để đưa hàng hoá trực tiếp đến NTD, BHĐC tạo nhiều thuận lợi cho quảng bá hàng hoá một cách trực tiếp và hữu hiệu. - BHĐC là một thay đổi lớn về thương mại. Thay vì đi siêu thị hay đến tận các cửa hàng mua sắm theo kiểu truyền thống, giờ đây với sự ra đời của loại hình BHĐC, NTD đang dần chuyển sang mua sắm qua internet, qua catalogue, qua tivi... Và BHĐC với mô hình kinh doanh tiếp thị đa cấp (MLM – Multi Level Marketing)
  • 14. 8 đang ngày càng đóng vai trò lớn trong sự thay đổi này. BHĐC là một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời buổi NTD vô cùng bận rộn hiện nay. - Cung cấp hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp cho xã hội. Các công ty BHĐC phân phối rất nhiều mặt hàng khác nhau như: thời trang, đồ trang sức, sản phẩm dinh dưỡng, hóa mỹ phẩm... Các sản phẩm của các công ty đều đã được chứng nhận chất lượng trước khi lưu hành. Mặt khác, vì các doanh nghiệp BHĐC không phải tốn chi phí cho quảng cáo, thuê kho bãi, lưu thông hàng hóa.... nên giá cả hàng hóa của các doanh nghiệp này thường rất cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. - Giải quyết việc làm cho xã hội. BHĐC tạo ra nhiều việc làm cho xã hội do phương thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia. Điển hình như ở Việt Nam, số lượng người tham gia BHĐC lên tới hơn 1 triệu người [23], nó mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người. BHĐC có khả năng giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với những nghành nghề khác để được làm việc trong các doanh nghiệp thì người lao động phải đáp ứng những điều kiện nhất định như vốn, bằng cấp, kinh nghiệm…. Còn tham gia mạng lưới BHĐC thì họ không bị yêu cầu nhiều như vậy. Họ sẽ được công ty đào tạo, trang bị những kiến thức liên quan về BHĐC. Do đó từ những người nội trợ đến học sinh, sinh viên đều có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của mình để BHĐC tăng thêm thu nhập. Thực tế trong thời gian qua đã có số lượng người tham gia BHĐC ngày càng tăng với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. 1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam Một trong những đặc trưng của pháp luật là tính dự báo và định hướng. Tuy nhiên, nhà làm luật Việt Nam chưa làm tốt công tác này đối với vấn đề quản lý hoạt động BHĐC. Chúng ta không thấy trong chương trình của các nhà lập pháp có định hướng lập pháp trong vấn đề này khi chúng chưa vào Việt Nam. Một trong những yêu cầu của pháp luật là bám sát đòi hỏi thực tiễn quản lý. Tuy nhiên, chúng ta đã cũng không làm tốt được khâu này khi điều chỉnh hoạt động BHĐC quá chậm. Năm 1998 manh nha của phương thức BHĐC tiếp cận với thị
  • 15. 9 trường Việt Nam và liền sau đó chúng ta đã bắt đầu chứng kiến mặt trái của nó. Tuy nhiên, phải đến khi các hiện tượng tiêu cực do hoạt động này gây ra đã gần như vượt xa mức kiểm soát thì các nhà làm luật mới loay hoay để xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh. Khi vấn đề trở nên nóng trên diễn đàn lập pháp bởi các hậu quả của BHĐC, nhiều quan điểm về hướng điều chỉnh đã được đưa ra. Có quan điểm cho rằng cần phải cấm toàn diện hoạt động này do nó gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, người tham gia và NTD. Quan điểm này không thừa nhận rằng nó tồn tại khách quan và chúng ta không có cách nào khác là phải kiểm soát nó. Một quan điểm khác đã nhìn ra được vấn đề là BHĐC tự nó đã có đời sống riêng, nhà làm luật có trách nhiệm là định hướng và kiểm soát đời sống riêng đó. Quan điểm thứ hai được thừa nhận rộng rãi và từ đó, các nhà làm luật tập trung vào cách thức điều chỉnh BHĐC. Nhiều quan điểm đã được đưa ra. Có quan điểm cho rằng BHĐC là hành vi thương mại tương tự như quảng cáo, khuyến mại hay đại lí… Quan điểm này chưa hợp lí do BHĐC không phải là hoạt động kinh doanh mà là phương thức kinh doanh mà thôi. Bởi vậy, không thể đưa nó thành một bộ phận dưới sự điều chỉnh của Luật Thương mại được. Quan điểm khác dưới giác độ kinh tế thị trường, góc nhìn của Luật cạnh tranh đã đưa ra được một lập luận hợp lí hơn. Theo đó, BHĐC cần phải có quy phạm riêng điều chỉnh. Đối với những hành vi sai trái hay biến dạng thì sử dụng công cụ đặc thù của nền kinh tế thị trường là Luật Cạnh tranh để điều chỉnh. Cùng quan điểm này, Nhóm tác giả biên soạn Giáo trình Luật cạnh tranh Đại học Kinh tế Luật – Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 06/2010 viết: “hệ thống truyền tiêu đa cấp là cách thức đặc thù để xây dựng mạng lưới tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, là một thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh, nhằm tạo lập vị thế của mình trên thương trường. Hành vi thiết lập hoặc vận hành hệ thống BHĐC ẩn chứa trong mình nó những toan tính thiết lập trong mình nó hệ thống phân phối ảo xâm phạm đến lợi ích của những người tham gia, của NTD và của các doanh nghiệp khác, được chính sách cạnh tranh coi là không lành mạnh cần phải được cấm đoán và trừng phạt nhằm bảo vệ trật tự và sự lành mạnh trong thị trường cạnh tranh”. Nhiều quốc gia cùng cách
  • 16. 10 tiếp cận này như: Canada, Đài Loan… Quy phạm hóa quan điểm trên, Luật Cạnh tranh 2004 đã ghi nhận BHĐC. Sau đó, các văn bản quy định về quy chế pháp lý đối với hoạt động BHĐC cũng lần lượt ra đời. Cụ thể: Nghị định 110 sau đó được thay thế bởi Nghị định 42; Thông tư 19 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110; Thông tư 35 sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19. Hai thông tư này được thay thế bởi Thông tư 24 có hiệu lực từ 15/09/2014. Việc ghi nhận và có chính sách quản lý BHĐC đã cho thấy quan điểm đúng đắn của nhà làm luật khi tác dụng điều chỉnh của các văn bản này đã được ghi nhận, góp phần nào đó hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra đưa hoạt động BHĐC vào một khuôn khổ mà nhà nước là chủ thể kiểm soát khuôn khổ đó. 1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp Hiện tại, chưa có một nhà nghiên cứu pháp lý nào đưa ra khái niệm pháp luật về BHĐC. Qua khảo cứu các giáo trình, bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu… các tác giả mới chỉ bàn đến khái niệm BHĐC bất chính hay tính không lành mạnh của hành vi BHĐC bất chính [33, tr.149-151] [35, tr.190-198]. Bởi vậy, việc xây dựng một khái niệm pháp luật về BHĐC là một vấn đề mới và cần thiết trong khoa học pháp lý. Để xây dựng được khái niệm này, chúng ta cần nhận thức rõ được nội hàm của nó và mối quan hệ với pháp luật khác. Pháp luật về BHĐC có phạm vi điều chỉnh là hoạt động BHĐC và quản lý hoạt động BHĐC. Vậy nên, đối tượng điều chỉnh chủ yếu nó hướng đến là những đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động BHĐC là doanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC và NTD. Tuy nhiên, quy định pháp luật Việt Nam hiện tại mới chỉ chú trọng đến hai đối tượng là doanh nghiệp BHĐC và người tham gia. NTD là đối tượng cần được quan tâm bảo vệ trong mối quan hệ này thì chưa được đề cập nhiều. Tại Việt Nam, quy định pháp luật quản lý hoạt động BHĐC chủ yếu ghi nhận tại Nghị định 42 mà chưa đưa lên thành Luật như nhiều nước (Canada, Malaysia, …). Trong phần căn cứ để ban hành Nghị định này có đề cập đến Luật
  • 17. 11 Cạnh tranh. Tính đến thời điểm tác giả viết luận văn này, luật duy nhất đề cập trực tiếp đến phương thức BHĐC là luật Cạnh tranh. Theo tác giả, đó là lí do nhà làm luật đưa Luật cạnh tranh là căn cứ khi ban hành Nghị định 42 và có thể khẳng định pháp luật về BHĐC là một bộ phận quan trọng trong pháp luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh một phần trong các nội dung quản lý hoạt động BHĐC khi có dấu hiệu bất chính xảy ra. Cụ thể, hành vi BHĐC bất chính là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phần điều chỉnh liên quan đến quản lý hành chính đối với hoạt động BHĐC không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Cạnh tranh. Nó là tập hợp những quy phạm pháp luật có tính chất quản lý hành chính riêng. Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về pháp luật về BHĐC như sau: Pháp luật về Bán hàng đa cấp là một bộ phận quan trọng của pháp luật cạnh tranh điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước quản lý hoạt bán hàng đa cấp. 1.2.2 Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp 1.2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp. Có nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật BHĐC bao gồm: Nhà nước với vai trò quản lý, doanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC, khách hàng là NTD. Chủ thể chính tham gia quan hệ pháp luật BHĐC bao gồm doanh nghiệp BHĐC và người tham gia BHĐC: Thứ nhất, doanh nghiệp BHĐC có thể là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm đem bán hoặc là doanh nghiệp phân phối các sản phẩm từ các thương nhân khác nhau, nó có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài tùy thuộc vào mức độ mở cửa thị trường của mỗi nước cũng như môi trường kinh doanh nội địa. Doanh nghiệp BHĐC có thể được thành lập dưới các hình thức khác nhau như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần. Pháp luật mỗi quốc gia quy định về điều kiện (dào cản) để các doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm theo phương thức BHĐC khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm
  • 18. 12 tình hình thị trường, quy mô dân số, quan điểm xây dựng… Thứ hai, người tham gia BHĐC tham gia vào mạng lưới BHĐC thông qua hợp đồng. Lợi nhuận của người này nhận được từ phía công ty BHĐC thông qua việc bán hàng của chính mình và của những người khác thuộc hệ thống do mình lập ra. Về địa vị pháp lý, người tham gia BHĐC có địa vị hết sức đặc biệt. Họ vừa được ví như là người đại lý, nhân viên tiếp thị, vừa là nhân viên bán hàng cũng là người vận chuyển sản phẩm đến tay NTD. Pháp luật của mỗi quốc gia quy định những điều kiện đối với người tham gia căn cứ vào đặc điểm nhân thân, mức độ nhận thức, mật độ dân cư, chính sách lao động… 1.2.2.2. Nhà nước-chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật BHĐC. Sự tham gia của nhà nước giữ vai trò điều tiết và quản lý. Ví dụ: Mức hoa hồng trả cho người tham gia thường bị khống chế ở một mức độ nhất định (Việt Nam không quá 40% [26, Điều 27, Khoản 2]). Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về BHĐC; ban hành bộ thủ tục đăng ký để được cấp GĐK, chế độ báo cáo, chế độ thanh, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm (nếu có)… Nhà nước có chính sách khuyến khích tạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp này tùy thuộc quan điểm của họ theo từng thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, nhà nước còn là một chủ thể có quyền năng đặc biệt vì chỉ có nhà nước mới quyết định được việc có hay không cho phép sự tồn tại của phương thức BHĐC ở mỗi nước. 1.2.2.3. Các hiệp hội có liên quan Sự ra đời cũng như tham gia vào các hiệp hội đánh dấu sự phát triển quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp BHĐC. Hiệp hội ra đời và tồn tại đem lại nhiều lợi ích cho thành viên, đặc biệt hiệp hội có tiếng nói lớn hơn và giúp truyền tải tốt hơn nguyện vọng của các thành viên tới cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng. 1.2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
  • 19. 13 Quan hệ BHĐC giữa doanh nghiệp BHĐC với người tham gia vào mạng lưới BHĐC được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng. Có thể hiểu rằng hợp đồng tham gia BHĐC là việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ BHĐC giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này. Với tư cách là hình thức pháp lí của quan hệ pháp luật BHĐC, hợp đồng tham gia BHĐC có những dấu hiệu pháp lí sau: - Chủ thể của hợp đồng: Doanh nghiệp BHĐC và người tham gia BHĐC; - Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận kết quả mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Nó có thể thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của quan hệ BHĐC, khả năng phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng là rất lớn nên hợp đồng tham gia BHĐC luôn phải được thể hiện dưới những hình thức đảm bảo rõ ràng nhất để giúp cho quá trình thực hiện và giải quyết tranh chấp trở nên thuận tiện hơn. - Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng tùy thuộc vào từng quốc gia khác nhau. Nhiều quốc gia thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ nhưng có những quốc gia chỉ công nhận hàng hóa là đối tượng của hợp đồng này. - Nội dung cơ bản của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ BHĐC. Pháp luật về BHĐC thường có những quy định hướng dẫn về những nội dung chủ yếu của hợp đồng tham gia BHĐC như: Chủ thể, hàng hóa, cách tính tiền hoa hồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, chấm dứt thanh lý hợp đồng, xử lý khi có tranh chấp và vi phạm hợp đồng… 1.2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp BHĐC là một biện pháp tiên tiến trong việc đem sản phẩm đến gần hơn với NTD. Tuy nhiên, phương thức BHĐC cũng tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của NTD, của người tham gia và gây xáo trộn trật tự xã hội. Bởi vậy, vấn đề kiểm soát hoạt động BHĐC là cần thiết. Các cơ chế có thể được áp dụng đối với việc kiểm soát hoạt động BHĐC gồm: Bồi thường dân sự; Xử lý hành chính; Xử lý hình sự.
  • 20. 14 1.3. Vấn đề học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bán hàng đa cấp của Việt Nam 1.3.1. Nhu cầu học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp Thứ nhất, thế giới ngày càng phẳng hơn, thế giới mở ra với xu thế chính trong quan hệ quốc tế vẫn là hội nhập. Đứng trước xu thế chính đó, Việt Nam không thể tự cô lập, tách mình ra khỏi cộng đồng quốc tế trở thành một ốc đảo. Chúng ta cũng đã nhận định được đúng đắn vấn đề này. Do vậy, quan điểm đối ngoại của Việt Nam là hội nhập và muốn làm bạn với tất các nước trong cộng đồng quốc tế để học hỏi, tiếp thu và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa chúng ta và thế giới [14, 15]. Chúng ta cần phải tích cực hội nhập sâu sắc và tiếp thu những thành tựu của các nước trong cộng đồng quốc tế trong đó có thành tựu lập pháp liên quan đến pháp luật về quản lý hoạt động BHĐC . Thứ hai, BHĐC trên thế giới có lịch sử phát triển gần 80 năm nhưng vào Việt Nam rất muộn (chưa tròn hai chục năm). Chúng ta đi sau nên việc học tập kinh nghiệm của các nước có quá trình điều chỉnh lâu dài và phù hợp là điều cần thiết và hợp quy luật. Ra đời từ đầu thế kỉ 20, BHĐC gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Carl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được coi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21 [21]. Thời điểm được coi là bắt đầu phương thức kinh doanh này là cuối năm 1939 đầu 1940. Hiện nay, KDĐC đã và đang phát triển mạnh ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, với hơn 30.000 công ty lớn đã áp dụng phân phối hàng hóa theo mô hình BHĐC [53]. Thứ ba, nền công nghiệp BHĐC trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành tựu và cũng bộc lộ những khuyết điểm. Do vậy, việc tìm hiểu và học tập kinh nghiệm các nước sẽ giúp cho Việt Nam giảm thiểu được những khiếm khuyết phát huy được những mặt tích cực của phương thức này. Năm 2013, doanh số bán lẻ theo phương thức BHĐC toàn cầu đạt 178,52 tỉ USD [51]. Tại Mỹ KDTM phát triển rất mạnh mẽ.
  • 21. 15 Hiệp hội BHTT (DSA – Direct selling association), một cơ quan thuộc ngành công nghiệp Mỹ, đã đưa ra báo cáo năm 1990, con số thành viên của hiệp hội này kinh doanh theo phương thức đa cấp mới chỉ đạt 25%, nhưng đến năm 1999 con số này tăng lên tới 77,3% [47]. Các công ty lớn như Avon, Electrolux, Tupperware, và Kirby dù ban đầu rất thành công với phương thức kinh doanh đơn cấp nhưng sau đó cũng đã chuyển sang KDĐC [49]. Đến năm 2009, 94,2% thành viên của hiệp hội đã kinh doanh theo phương thức đa cấp. Số lượng NPP của những công ty đó chiếm 99,6% số lượng nhân viên bán hàng của toàn bộ các công ty thành viên, và trong đó doanh số bán hàng của hiệp hội có đến 97,1% doanh số bán hàng từ các công ty BHĐC [45]. Số liệu báo cáo năm 2011, DSA có 200 thành viên [46] và ước tính tại Mĩ hiện có khoảng hơn 2.000 công ty hoạt động kinh doanh theo mô hình BHĐC. Cứ 10 gia đình tại Mĩ thì có một người làm trong ngành, chiếm khoảng 15% dân số, có khoảng 500.000 người trở thành triệu phú nhờ BHĐC [36]. Bên cạnh những thành tựu trên, chúng ta cũng sẽ rất thảng thốt khi nghe đến các vụ lừa đảo đa cấp làm rúng động thị trường trên thế giới như: Vụ việc của PrimeAmerica làm thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ 57.6 tỷ USD/năm hay vụ việc ủy ban SEC (U.S Securities And Exchange Commission) của Hoa Kỳ - một cơ quan có sứ mệnh bảo vệ nhà đầu tư, duy trì công bằng, trật tự và hiệu quả của thị trường cũng như tạo điều kiện cho việc tạo lập nguồn vốn, đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của Công ty ZEEKREWARDS.COM với 1,5 triệu NPP vì bị kết luận kinh doanh đa cấp bất chính. Thứ tư, BHĐC là phương thức do nước ngoài du nhập vào Việt Nam nên chúng ta tiếp thu bị động. Cả người dân và chính quyền đều chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để đón nhận phương thức mới mẻ này. Trong khi chính quyền còn bộc lộ những yếu kém về năng lực quản lý thì người dân lại vô cùng nhẹ dạ cả tin. Muốn chuyển từ bị động sang chủ động đòi hỏi chúng ta phải học tập kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật trong nước. Năm 1998, tại TP. Hồ Chí Minh một nhóm người từ Đài Loan sang Việt Nam liên doanh với Công ty Incomex và kinh doanh dưới hình thức BHĐC đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của phương thức BHĐC tại Việt Nam [33].
  • 22. 16 1.3.2. Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm quốc tế Chúng ta đi sau, chúng ta chậm phát triển hơn nên việc học hỏi một cách chủ động và có chọn lọc là cần thiết. Chúng ta cần đặc biệt chú ý tới 02 nguyên tắc khi tiếp thu kinh nghiệm quốc tế là: Thứ nhất, kinh nghiệm của các nước phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Đặc thù, hoàn cảnh của mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau, do vậy, quá trình hình thành, phát triển và điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động BHĐC cũng khác nhau. Chúng ta cần phải lưu tâm đến nguyên tắc này nếu không muốn bị xa vào tình trạng thiếu thực tế khi điều chỉnh dẫn đến hiệu quả không cao. Thứ hai, kinh nghiệm các nước đã được kiểm chứng qua thực tiễn quản lý, kiểm soát, điều hành. Tính thực tiễn cần được đặt ở một ví trí rất cao khi đánh giá và học tập những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động BHĐC của các nước. Phải thấy được quá trình điều chỉnh bằng pháp luật một cách toàn diện và lâu dài của các nước mới thấy được những ưu điểm, nhược điểm của nó, từ đó làm cơ sở rút ra những vấn đề nào nên học tập vấn đề nào không. Kết hợp hệ quy chiếu này với hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam sẽ giúp chúng ta có được một sự tiếp thu khoa học, khách quan và giàu tính sáng tạo đem lại hiệu quả cao trong thực tiễn. 1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước 1.3.3.1. Malaysia Giới thiệu chung: Malaysia là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có những điểm tương đối gần gũi với Việt Nam về vị trí địa lí, văn hóa. Đây là lí do tại sao tác giả chọn Malaysia là quốc gia đầu tiên để học hỏi kinh nghiệm về quản lý hoạt động BHĐC. Malaysia theo mô hình liên bang bao gồm 13 bang và 02 vùng liên bang. Malaysia theo thể chế quân chủ nghị viện, lưỡng viện với hệ thống pháp luật theo hệ thống pháp luật của Anh [60]. Tính đến 02/2013 dân số Malaysia là 29.179.952 người trong đó người Malay chiếm 50.4%, người Trung Quốc chiếm 23.7% và các dân tộc khác chiếm 25,9 % [61].
  • 23. 17 Số liệu về BHTT tại Malaysia Theo báo cáo của Liên đoàn các Hiệp hội BHTT thế giới năm 2013 doanh thu từ hoạt động BHTT của Malaysia đạt con số tương đối ấn tượng là 4,659 tỷ USD (chiếm khoảng 3% doanh số BHTT toàn cầu – tương đương với mức doanh số của Pháp, một quốc gia có dân số cao hơn rất nhiều là 65,8 triệu người năm 2013 [80]). Số lượng NPP đạt 4.250.000 người (chiếm hơn 15% dân số) [43]. Trong các sản phẩm BHĐC của Malaysia, thảo dược và thực phẩm bổ sung có doanh thu cao nhất chiếm khoảng 33%, tiếp đó là mỹ phẩm & EPC đạt 23%, thiết bị gia dụng 13%, thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm 8%, sản phẩm thêu/đồ lót chiếm 6%, đồ uống chiếm 6% [62]. Hiệp hội Bán hàng trực tiếp tại Malaysia Hiệp hội BHTT Malaysia (DSAM - Direct Selling Association of Malaysia) được thành lập năm 1978, là hiệp hội thương mại quốc gia với mục tiêu thúc đẩy và quảng bá ngành BHTT và giữ vai trò người phát ngôn thực tiễn cho ngành công nghiệp này. Hiệp hội có 64 thành viên, trong đó 50% thành viên là các công ty đa quốc gia. Sau 30 năm, vào năm 2008, biểu tượng của DSAM đã được thay đổi và sử dụng cho đến nay, tương xứng với tầm ảnh hưởng và sự phát triển của ngành công nghiệp BHTT [62]. Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT Bộ Thương Mại Nội Địa, Hợp Tác Và Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng (MDTCC - Ministry of Domestic Trade, Co-operatives and Consumerism) là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động BHTT tại Malaysia. Được thành lập ngày 27/10/1990, cơ quan này ra đời để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại nội địa và bảo vệ quyền lợi của NTD Malaysia [63]. Để thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT tại quốc gia này, nhà làm luật đã ban hành rất nhiều văn bản và giao cho MDTCC tổ chức và thực hiện như: Đạo Luật Bán hàng Trực tiếp 1993 (Luật 500); Năm 2011, Đạo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bán Hàng Trực tiếp và Chống Bán Hàng theo Mô Hình Kim Tự Tháp 1993 được ban hành;
  • 24. 18 Đạo Luật Cạnh Tranh 2010, Đạo Luật Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân 2010, Đạo Luật Kiểm Soát Giá và Chống Đầu Cơ 2011, Đạo Luật Bảo vệ NTD 1999. Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT Yêu cầu về giấy phép: Để hoạt động theo phương thức BHTT tại Malaysia, việc đăng ký để được cấp giấy phép là một yêu cầu bắt buộc [43, Điều 4] Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT: Pháp luật Malaysia thừa nhận BHTT đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Trong đó: hàng hóa được định nghĩa là tất cả các loại động sản ngoại trừ các quyền tài sản khác, thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu và tiền; dịch vụ bao gồm các quyền và lợi ích bất kỳ loại trừ việc cung cấp hàng hóa và thực hiện các công việc theo hợp đồng dịch vụ, và một tham chiếu đến từ dịch vụ trong Luật 500 liên quan đến BHTT và bán hàng kim tự tháp; [43, Điều 2] Khách hàng của kênh phân phối theo phương thức BHTT tại Malaysia chỉ có thể là cá nhân [43, Điều 1(3)(a)]. Đối tượng BHTT tại Malaysia được mở rộng khi nhà làm luật thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ đều là đối tượng của hoạt động này. Nhà làm luật cũng quy định rõ những hàng hóa, những dịch vụ nào được tiến hành phân phối theo phương thức BHTT. Qua đó, chúng ta thấy rằng thị trường BHTT của Malaysia là tương đối rộng mở đối với nhà đầu tư. Tên gọi và định nghĩa: Tại Malaysia, hoạt động phân phối theo phương thức BHĐC được gọi là: Bán hàng trực tiếp. Theo pháp luật Malaysia, hoạt động BHTT được định nghĩa bao gồm: Bán hàng tận cửa, bán hàng qua thư điện tử và bán hàng qua giao dịch điện tử. Bán hàng tận cửa được định nghĩa là phương thức bán hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo cách thức: Một người hoặc bất kỳ người nào được ủy quyền đến các địa điểm mà không phải là địa điểm kinh doanh cố định hoặc tiến hành thông qua các cuộc điện thoại để tìm ra những người có thể ký hợp đồng trở thành người mua hàng hóa, dịch vụ. Sau đó, người này hoặc một số người khác đàm phán với những người mua tiềm năng để ký những hợp đồng tương tự.
  • 25. 19 Điện tử có nghĩa là các công nghệ sử dụng điện, quang, từ, điện tử, sinh trắc học, quang tử hoặc công nghệ tương tự khác. Bán hàng qua lệnh thư điện tử nghĩa là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ do cá nhân tự mình hoặc thông qua người được ủy quyền tiến hành nhận đặt hàng cho hợp đồng bán hàng thông qua thư điện tử hoặc bất kỳ phương tiện nào khác thông qua công cụ điện tử [43, Điều 2]. Như vậy, theo quy định của pháp luật Malaysia, các hành vi BHTT được thừa nhận bao gồm cả bán hàng qua điện thoại và bán hàng qua lệnh thư điện tử. Nó phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp này khi thói quen của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi với xu hướng sử dụng ngày một nhiều phương tiện điện tử để cho việc mua sắm trở lên tiện lợi hơn. Ngoài khái niệm BHTT, nhà làm luật còn xây dựng thuật ngữ bán hàng kim tự tháp. Theo đó, hệ thống bán hàng kim tự tháp là bất kỳ hệ thống, sự sắp đặt, kế hoạch, quá trình vận hành hoặc chuỗi có những đặc trưng: Việc xúc tiến cho một mô hình hoặc thanh toán tiền thưởng hoặc lợi ích khác chỉ hoặc chủ yếu thông qua việc tuyển dụng hoặc giới thiệu người tham gia; Việc trả thưởng hoặc lợi ích khác người tham gia được nhận chỉ hoặc chủ yếu thông qua việc tuyển dụng hoặc giới thiệu người khác vào hệ thống; Không cung cấp cho người tham gia hợp đồng hoặc tuyên bố chỉ ra điều khoản của thỏa thuận; Bắt buộc mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình hoặc thanh toán mức tối thiểu hoặc yêu cầu bán hàng được ấn định như điều kiện để thỏa mãn những tiêu chuẩn hoặc yêu cầu ban đầu cho việc tham gia hoặc thanh toán phần thưởng hoặc lợi ích khác; Người tham gia bị yêu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình theo một lượng không hợp lý vượt quá khả năng bán lại hoặc tiêu dùng trong một khoảng thời gian hợp lý. Người tham gia không được tự do mua hàng, họ chịu áp lực mua những gói được lựa chọn để phù hợp với yêu cầu bán hàng cho vị trí hoặc việc trả thưởng;
  • 26. 20 Không cung cấp chính sách hoàn trả lại sản phẩm được người tham gia mua hoặc NTD; Không cung cấp chính sách mua lại sản phẩm theo đề nghị của người tham gia theo điều khoản hoặc thỏa thuận hợp lý hoặc chính sách này không được phép; Yêu cầu mô hình không hợp lý hoặc khắt khe đối với người tham gia để được trả thưởng hoặc lợi ích khác; Chấm dứt tư cách người giam gia không được phép; Cho phép hoặc khuyến khích người tham gia mua nhiều hơn 01 vị trí tham gia. [43, Điều 27.A] Pháp luật Malaysia quy định một số lượng lớn những hành vi bị coi là bán hàng theo mô hình kim tự tháp bị cấm. Về cơ bản, những hành vi này không xuất phát từ việc bán hàng hóa, dịch vụ mà chủ yếu từ việc lôi kéo người tham gia vào hệ thống để được lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng quy định một số trường hợp khác mà nhà làm luật cấm đối với người tham gia liên quan đến quản lý hành chính như ép buộc mua hàng, chấm dứt tư cách không thuộc trường hợp được phép, không có chính sách cam kết mua lại, đặt ra các điều kiện để hạn chế quyền hưởng hoa hồng chính đáng của người tham gia. Giới hạn: Pháp luật về BHĐC không áp dụng đối với loại hình bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm và loại hợp đồng takaful [43, Điều 1(3)(c)]. Như vậy, nhà làm luật tại Malaysia đã có sự cân nhắc đối với một số trường hợp không áp dụng pháp luật về BHĐC. Những trường hợp này sẽ có quy chế đặc thù quy định trong luật riêng. Hợp đồng BHTT: Hợp đồng BHTT là hợp đồng được ký giữa nhà cung cấp (vendor) và người mua (purchaser) đáp ứng một số các yêu cầu như: - Về hình thức: Hợp đồng bắt buộc bằng văn bản đối với trường hợp bán hàng tận cửa và qua lệnh thư điện tử [43, Điều 23]
  • 27. 21 Như vậy, nhà làm luật Malaysia đã có sự quan tâm đến vấn đề hình thức của hợp đồng khi đặt ra điều kiện về hình thức đối với một số trường hợp để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp luật. - Các điều khoản chính của Hợp đồng bao gồm: Bản mô tả chi tiết của hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp hoặc, nếu hợp đồng có đối tượng là việc tiến hành các công việc có tính chất đặc thù thì làm rõ chi tiết công việc đó; Các điều khoản mang tính hợp đồng của hợp đồng bao gồm tổng số tiền phải trả hoặc được cung cấp bởi người mua, hoặc nếu tổng số tiền là không thể xác định tại thời điểm hợp đồng được ký kết thì phải nêu rõ cách thức tính; Thời gian, địa điểm và phương thức thanh toán được thực hiện; Thời gian, địa điểm của việc chuyển hàng và thực hiện dịch vụ; Thông báo dưới hình thức được quy định thông báo cho người mua quyền của họ để huỷ bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thẩm duyệt [43, Điều 24]. Như vậy, nhà làm luật cũng đã dự liệu những nội dung chính cần phải có đối với hợp đồng BHTT để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng, trong đó, đặc biệt lưu ý đến quyền để hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn thẩm duyệt. - Quyền hủy bỏ hợp đồng: Người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn thẩm duyệt (10 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết). Nếu người mua sử dụng quyền này, hợp đồng sẽ được xem là bị hủy bỏ bằng sự thỏa thuận chung và không có hiệu lực, bất kỳ hợp đồng đảm bảo nào liên quan đến hợp đồng được xem là chưa bao giờ phát sinh hiệu lực [43, Điều 27]. Đây là quyền rất đặc biệt mà pháp luật trao cho người mua để bảo vệ quyền lợi cho họ. Hoạt động BHTT luôn tiềm ẩn những rủi ro cho người mua, do đó, nhà làm luật cần phải quy định những quyền để loại trừ phần nào các rủi ro đó và quyền chấm dứt hợp đồng trong thời hạn thẩm duyệt chính là một minh chứng cụ thể. Các hành vi bị cấm: Việc xúc tiến cho một mô hình kim tự tháp bị cấm tại Malaysia, không ai được xúc tiến hoặc gây ra việc xúc tiến cho mô hình kim tự tháp [43, Điều 27A-27B].
  • 28. 22 Ta thấy rằng, theo quy định của pháp luật Malaysia, ngay cả việc xúc tiến cho một mô hình kim tự tháp cũng đã bị cấm. Nhà làm luật cấm rất triệt để để không phép cho mầm mống của hành vi BHĐC có thể nảy sinh. Chế tài áp dụng: Bất kỳ người nào vi phạm quy định pháp luật về BHTT có thể bị phạt tiền không quá 100.000 ringgit hoặc phạt tù có thời hạn không quá ba năm hoặc cả hai. Đối với một hành vi phạm tội lần thứ hai trở lên hoặc vi phạm sau đó sẽ phải chịu một khoản tiền phạt không quá 250.000 ringgit hoặc phạt tù có thời hạn không quá năm năm hoặc cả hai. Bất kỳ tổ chức nào vi phạm Đạo luật 500 này có thể bị phạt 250.000 ringgit, nếu vi phạm lần 2 hoặc vi phạm sau đó sẽ chịu mức phạt không quá 500.000 ringgit. [43, Điều 39] Đối với hành vi vi phạm quy định về hệ thống bán hàng kim tự tháp, hình phạt được áp dụng như sau: Đối với tổ chức, mức phạt không thấp hơn 1.000.000 ringgit và không quá 10.000.000 ringgit, đối với vi phạm lần 2 và sau đó, mức phạt từ 10.000.000 đến 50.000.000; đối với cá nhân, mức phạt từ 500.000 ringgit hoặc phạt tù không quá 5 năm tù hoặc cả 2. Đối với những vi phạm lần 2 hoặc sau đó, mức phạt từ 1.000.000 đến 10.000.000 ringgit hoặc phạt tù không quá 10 năm hoặc cả 2. Đối với cá nhân đang là giám đốc, người quản lý, kế toán hoặc nhân viên tương tự khác của một tổ chức cũng có thể là tội phạm vi phạm theo quy định về bán hàng theo mô hình kim tự tháp, họ sẽ chịu trách nhiệm theo quy định đối với vi phạm này. Nhà làm luật Malaysia quy định chế tài rất nặng đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHTT, đặc biệt đối với hành vi bán hàng theo mô hình kim tự tháp bất chính. Chế tài bao gồm phạt tiền và phạt tù. Với nguyên tắc trách nhiệm hình sự áp dụng với cá nhân, những cá nhận chịu trách nhiệm trong những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHTT phải đứng ra chịu trách nhiệm cho việc điều hành doanh nghiệp của mình.
  • 29. 23 Tiểu kết: Như vậy Malaysia là quốc gia thừa nhận cho BHTT tồn tại và đã xây dựng lên một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh nó. Pháp luật Malaysia thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể tiến hành phân phối theo phương thức BHĐC và quy định cụ thể đó là những hàng hóa, dịch vụ nào. Yêu cầu đăng ký để có thể tiến hành hoạt động BHĐC là một yêu cầu bắt buộc. Pháp luật Malaysia đã đặt BHĐC dưới sự kiểm soát tương đối chặt chẽ với chế tài rất nặng và bị coi là tội phạm. Việc này đem lại hiệu quả cao trong quản lý. Con số doanh thu hơn 4 tỷ USD năm 2013 là minh chứng rõ nét cho điều đó. 1.3.3.2. New Zealand Giới thiệu chung New Zealand là một quốc gia thuộc Châu Đại Dương, là đảo thuộc biển Nam Thái Bình Dương nằm phía đông nam của Úc. Đây là quốc gia tham gia sáng lập là Liên Đoàn Các Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp Thế Giới (WFDSA - World Federation of Direct Selling Association). Bởi vậy, tác giả chọn New Zealand là đối tượng tham chiếu để học hỏi kinh nghiệm về điều chỉnh pháp luật liên quan đến lĩnh vực BHĐC. New Zealand theo thể chế Quân chủ nghị viện với chế độ một viện. Đất nước New Zealand có 93 hạt, 99 quận và 3 thành phố cấp quận. Lãnh thổ phụ thuộc và liên kết bao gồm Niu-ơ, Cúc, Tô-kê-lan. Về pháp luật, New Zealand theo hệ thống pháp luật của Anh [64]. Dân số tương đối ít ỏi chỉ 4.539.056 người (11/2014). Dân cư phần lớn gốc Người Châu Âu chiếm 74%; người Maori 14,9%, người Châu Á chiếm 11,9%; người các nước đảo Nam Thái Bình Dương chiếm 7,4%. Còn lại là các dân tộc khác (3/2013) [65]. Số liệu về BHTT tại New Zealand Ngành công nghiệp BHTT ở New Zealand tương đối phát triển, doanh thu từ hoạt động BHTT tại đây đạt 232 triệu USD. Số người tham gia BHTT đạt 94.976 người tương đương với 2,3 % dân số [43]. Trong các ngành hàng BHTT tại New Zealand, những sản phẩm có doanh thu lớn bao gồm: sản phẩm chăm sóc cá nhân ($ 63.048.589), sản phẩm gia dụng ($
  • 30. 24 24.181.330), sản phẩm dinh dưỡng ($ 62.490.424), sản phẩm thực phẩm và công cụ thực phẩm ($ 3.867.844), quần áo ($ 16.488.567), sản phẩm thời trang và trang sức ($ 10.428.771), chăm sóc nhà ($ 14.294.000)… [66] Hiệp hội bán hàng trực tiếp New Zealand Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp New Zealand (DSANZ - Direct selling New Zealand) được thành lập từ năm 1974. DSANZ đã ban hành Bộ Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh lần đầu tiên vào năm 1978 và sau đó đã hiệu chỉnh nhiều lần để tiếp thu toàn bộ các yêu cầu của Liên Đoàn Các Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp Thế Giới. DSANZ chủ động trong việc đôn đốc các hội viên thực thi Bộ Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh và khuyến khích các đơn vị ngoài Hiệp Hội áp dụng như một chuẩn mực tối thiểu. Năm 1998, DSANZ đã ký Biên Bản Ghi Nhớ với Chính Phủ về việc chấp nhận coi Bộ Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh là tiêu chuẩn ngành tự nguyện có hiệu lực cao nhất của New Zealand. Hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc quản lý BHĐC tại New Zealand khi là cơ quan được Chính Phủ lựa chọn để tham vấn khi xây dựng luật [48]. Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT Cơ quan quản lý hoạt động BHĐC tại New Zealand là Ủy Ban Thương mại (Commerce Comission). Đây là cơ quan độc lập được thành lập theo quy định của Luật Thương mại năm 1985. Ủy Ban Thương Mại là cơ quan quản lý cạnh tranh chính ở New Zealand. Ủy ban thương mại ra đời với mục đích để đạt được những kết quả khả quan nhất trong thị trường cạnh tranh và tuân thủ đối với những lợi ích lâu dài của New Zealand [67]. Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT BHTT đối với các cơ sở kinh doanh tại New Zealand, là một kênh tiếp thị cho phép giới thiệu sản theo cách mà họ mong muốn giúp giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm vị trí trưng bày trên kệ tại siêu thị, nơi tràn ngập hàng hóa của các công ty đa quốc gia và rất khó nhận ra sản phẩm của họ [48]. Hoạt động BHĐC tại New Zealand được điều chỉnh bằng pháp luật từ khá sớm. Trước đây, nó được điều chỉnh bởi Luật Bán hàng tận cửa năm 1967 (Door to Door Sales Act 1967) được sửa
  • 31. 25 đổi năm 1973, Luật Thương Mại Công Bình năm 1986 (Fair Trading Act 1986) cùng các bản sửa đổi của nó. Hiện tại, hoạt động BHTT tại New Zealand chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại Công Bình bản sửa đổi năm 2013 (Fair Trading Act Amendment 2013) có hiệu lực từ ngày 17/06/2014. Mục đích của lần sửa đổi này của Luật Thương mại Công bình năm 2013 là để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NTD khi được tiếp cận bởi BHTT không mời chào tại nhà, nơi làm việc của họ hoặc qua điện thoại. Yêu cầu về giấy phép Tại New Zealand, nhà cung cấp không cần phải có giấy phép để kinh doanh theo phương thức BHTT bởi các quy định liên quan được áp dụng chung cho cả người BHTT và tất cả các hình thức kinh doanh khác. Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT tại New Zealand bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. Tên gọi và định nghĩa Trước đây thuật ngữ được sử dụng trong các quy định pháp luật về quản lý hoạt động BHĐC tại New Zealand là bán hàng tận cửa (door to door sales) và bán hàng qua điện thoại (telemarketing sales). Hiện tại, thuật ngữ được sử dụng trong Luật Thương mại Công bình sửa đổi năm 2013 là Bán hàng trực tiếp không mời chào (uninvited direct sales). Nó được định nghĩa trong luật như sau: Một thỏa thuận được coi là BHTT không mời chào là thỏa thuận khi nhà cung cấp hoặc đại lý của họ tiếp cận với NTD không mời chào tại nơi ở, nơi làm việc hoặc qua điện thoại để cố gắng bán hàng hóa, dịch vụ và một thỏa thuận được ký đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trị giá $ 100 trở lên (hoặc một giá nhất định tại thời điểm cung cấp) [44, Điều 36K]. Như vậy, định nghĩa BHTT tại New Zealand về bản chất không khác so với định nghĩa theo quy định của pháp luật Malaysia khi cho rằng, để được xem là BHTT thì việc bán hàng không được tiến hành tại địa điểm bán lẻ cố định của nhà
  • 32. 26 cung cấp hoặc đại lý của họ mà thông qua các hình thức khác nhau nhưng trực tiếp tìm đến với NTD. Cụ thể, nó có thể được tiến hành qua gặp gỡ tại nơi ở, nơi làm việc của NTD hoặc qua điện thoại. Về hợp đồng BHTT Hình thức: Hợp đồng phải thể hiện dưới dạng văn bản sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu, dễ đọc và trình bày rõ ràng. Pháp luật tại New Zealand đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức để đảm bảo cho hoạt động BHTT sẽ được kiểm soát chặt chẽ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD. Các điều khoản chính: Hợp đồng bao gồm các thông tin cơ bản như sau: 01 bản mô tả hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; 01 bản tóm tắt quyền của NTD để hủy bỏ hợp đồng; tên, địa chỉ, số điện thoại, email của nhà cung cấp; tên và địa chỉ của NTD. Đồng thời, hợp đồng phải ghi rõ ngày và tổng giá trị phải thanh toán theo hợp đồng [44, Điều 36L]. Những điều khoản cơ bản mang tính bắt buộc được nhà làm luật đưa ra để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng. Quan trọng hơn, những điều khoản này giúp đảm bảo cho quyền lợi của các bên có liên quan đặc biệt là NTD khi việc ghi nhận điều khoản về quyền hủy bỏ hợp đồng là yêu cầu bắt buộc. Quyền hủy bỏ hợp đồng: NTD có quyền hủy bỏ hợp đồng trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hợp đồng [44, Điều 36M]. Trong trường hợp NTD sử dụng quyền này, nhà cung cấp phải ngay lập tức trả lại tất cả số tiền NTD đã trả theo hợp đồng cũng như sắp xếp để thu hồi lại bất kỳ hàng hóa nào họ đã cung cấp. Trong trường hợp NTD đòi hỏi, nhà cung cấp phải khôi phục lại tài sản của NTD như điều kiện trước đó của nó khi dịch vụ đã được cung cấp và làm biến đổi hoặc hủy hoại tài sản của NTD. Về phía NTD, họ cũng có một số nghĩa vụ tương ứng: Họ phải tạo điều kiện cho nhà cung cấp thu hồi lại bất kỳ hàng hóa nào thuộc dạng được trả lại đã cung cấp cho họ; Coi sóc hợp lý bất kỳ hàng hóa nào đã được cung cấp và cho phép nhà cung cấp thu lại chúng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hủy bỏ; Đền bù cho nhà
  • 33. 27 cung cấp với bất kỳ mất mát hoặc thiệt hại nào đối với hàng hóa trong khi nó thuộc sở hữu của NTD trừ những mất mát và hư hỏng thông thường hoặc những hoàn cảnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát của NTD. Trách nhiệm của NTD chấm dứt khi hết thời gian 10 ngày làm việc kể từ sau ngày hủy bỏ, hoặc cho đến khi thương nhân đã được trao một cơ hội hợp lí để thu lại hàng hóa (bất cứ cái nào đến trước) Quy định do nhà làm luật tại New Zealand đưa ra không chỉ hướng đến bảo vệ quyền lợi của NTD mà còn chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của nhà cung cấp. Chúng ta thấy rằng, trong mối quan hệ mua bán này, người tiêu dùng là người yếu thế hơn. Do vậy, nhà làm luật dành cho họ quyền để chấm dứt hợp đồng trong một thời hạn mà không cần nêu lí do. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng chú ý đến bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà cung cấp khi dành cho họ quyền được khấu trừ đi những phần mà NTD đã sử dụng. Các hành vi bị cấm Hệ thống bán hàng kim tự tháp bị cấm tại New Zealand. Chúng bị cấm theo quy định của Luật Thương mại Công bình bởi vì sự không bình đẳng và nhiều hội viên bị lừa dối về khả năng được hưởng thù lao. Khả năng được trả thù lao chủ yếu dựa trên cơ sở tuyển dụng thành viên mới để trả cho hệ thống, nhiều người tham gia sẽ ở chân hoặc gần với chân của kim tự tháp không đạt được thù lao như đã hứa trên cơ sở khoản đầu tư của họ. Chỉ có một vài người tham gia ban đầu ở đỉnh của kim tự tháp có khả năng kiếm được tiền vì số những hội viên mới tiềm năng trong bất kỳ địa phương nào là giới hạn [68]. Chế tài áp dụng: Tòa án có thể áp dụng chế tài trong trường hợp vi phạm điều khoản BHTT không mời chào như sau: Đối với cá nhân: Mức phạt áp dụng là không quá $ 10.000 đối với hành vi vi phạm; Đối với tổ chức: Mức phạt áp dụng là không quá $ 30.000 đối với hành vi vi phạm.
  • 34. 28 Trong trường hợp hoạt động kinh doanh không tuân thủ những thông tin được yêu cầu, Ủy ban Thương mại có thể ban hành một thông báo vi phạm và phạt lên đến $ 2.000 mà không cần đến một lệnh của Tòa án [44, Điều 27.1B]. Như vậy, chế tài phạt tiền được áp dụng đối với các vi phạm pháp luật liên quan đến BHTT tại New Zealand. Nó thể hiện quan điểm của nhà làm luật tại quốc gia này không quá khắt khe với hành vi vi phạm pháp luật về BHTT. Tiểu kết Hoạt động quản lý bằng pháp luật đối với phương thức kinh doanh BHĐC tại New Zealand có nhiều nét tương đồng với hoạt động này tại Malaysia. Cụ thể: pháp luật New Zealand thừa nhận BHTT đối với dịch vụ; người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng không cần nêu ra lí do trong một thời hạn nhất định kể từ khi nhận được bản sao hợp đồng; hành vi bán hàng theo hình thức kim tự tháp là hành vi bị cấm; yêu cầu về hình thức văn bản của hợp đồng. Bên cạnh những điểm tương đồng, quá trình điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động BHTT tại New Zealand đã hình thành nên một số đặc thù riêng. Tiêu biểu trong số đó là để tiến hành kinh doanh theo phương thức BHTT tại New Zealand nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp không bị yêu cầu phải xin giấy phép. Việc này giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính là bài học bổ ích cho Việt Nam. Thêm vào đó, chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHTT tại New Zealand chỉ có hình thức phạt tiền mà chưa bao gồm hình phạt tù giam như Malaysia. 1.3.3.3. Canada Giới thiệu chung: Canada là quốc gia rộng thứ 2 trên thế giới được xây dựng theo thể chế quân chủ lập hiến mang tính dân chủ, với nữ hoàng là người đứng đầu Nhà nước và Thủ tướng được bầu làm người đứng đầu Chính phủ. Canada có một hệ thống liên bang chính phủ nghị viện, trong đó chính phủ liên bang, tỉnh và lãnh thổ chia sẻ trách nhiệm và chức năng của chính phủ. Chế độ quân chủ và những nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của Chính phủ thực hiện trách nhiệm của liên bang [69].
  • 35. 29 Năm 2013 dân số Canada là 34,57 triệu người, trong đó: Người gốc Anh 28%, người gốc Pháp 23%, người gốc châu Âu khác 15%, Amerindian 2%, khác (phần lớn là châu Á, châu Phi, Ả rập 6%[70]. Pháp luật của Canada được xây dựng trên cơ sở luật của liên bang và pháp của các tỉnh, vùng lãnh thổ và đã có quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động BHĐC tương đối dài. Do vậy, tác giả chọn lựa Canada là một trong những quốc gia thuộc đối tượng được xem xét để học hỏi kinh nghiệm. Trong phần này, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật của bốn tỉnh là Price Edwards Island, Saskatchewan, Nova Scotia và New Brunswick để tìm ra những quy định chung của pháp luật BHTT Canada Số liệu về BHTT tại Canada Doanh thu từ hoạt động BHĐC tại Canada năm 2013 đạt 2,019 tỷ USD, số lượng người tham gia BHĐC tại Canada cũng tương đối lớn đạt con số 789.518 người tương đương với 2,3% dân số [43]. Trong các mặt hàng BHĐC tại Canada, doanh số từ các mặt hàng chăm sóc cá nhân chiếm 39,9%, các mặt hàng chăm sóc gia đình và gia dụng chiếm 30,4%, các sản phẩm dinh dưỡng, vitamin và chăm sóc sức khỏe chiếm 17,9%, các sản phẩm giải trí, giáo dục chiếm 6,3%, còn lại là các dịch vụ và các sản phẩm khác chiếm 5,5% [71]. Giống như New Zealand và Malaysia, tại Canada, các sản phẩm chăm sóc cá nhân có doanh thu lớn nhất. Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT Cục Cạnh tranh (The Competition Bureau) – một cơ quan thuộc Bộ Công nghiệp Canada là cơ quan thực thi pháp luật độc lập, đảm bảo cho những hoạt động của những nhà kinh doanh và quyền lợi của NTD trong một thị trường cạnh tranh và đổi mới. Được đứng đầu bởi Cục trưởng, Cục Cạnh tranh chịu trách nhiệm quản lý và thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bao gói và Ghi nhãn hàng tiêu dùng (ngoại trừ liên quan đến thực phẩm), Luật ghi nhãn mặt hàng dệt và Luật Ký hiệu mã kim loại quý. Hoạt động của Cục Cạnh tranh đảm đương nhiệm vụ cơ bản là để cạnh tranh là tốt cho cả nhà kinh doanh và NTD [72].
  • 36. 30 Hiệp hội người bán hàng trực tiếp tại Canada Thành lập năm 1954, Hiệp hội Người Bán hàng Trực tiếp của Canada đã thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đạo đức và nguyên tắc thực hành kinh doanh tốt được công nhận là tiếng nói của ngành công nghiệp này tại Canada. Là tập hợp của những đối thủ cạnh tranh sử dụng sức mạnh kết hợp để đảm bảo công bằng trong tuân thủ và giành được sự tín nhiệm từ phía chính phủ, là một ngành công nghiệp kết nối được hơn 900.000 người dân Canada. Không có sự thống kê về số lượng công ty thành viên của hiệp hội tại một thời điểm nhất định [73]. Mục đích của hội là trở thành kênh thông tin giáo dục về BHTT, đảm bảo bảo vệ quyền lợi NTD bởi đảm bảo hiệu lực tiêu chuẩn cao trong Quy tắc đạo đức [74]. Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT Hoạt động BHTT tại Canada được điều chỉnh trước hết bởi Luật Cạnh tranh (Competition Act) năm 1985 bản được sửa đổi cuối ngày 01/11/2014. Đây là đạo luật áp dụng chung trên toàn lãnh thổ Canada. Các luật quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT được ban hành tại các tỉnh khác nhau. Các luật này thường được mang tên là Luật những Người bán hàng Trực tiếp (Direct Sellers Act). Yêu cầu về giấy phép: Để tiến hành hoạt động BHTT, tất cả các khu vực khảo sát đều yêu cầu người bán hàng cũng như nhà cung cấp của họ phải có giấy phép theo quy định. Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT Theo quy định của các bang được khảo sát, cả hàng hóa và dịch vụ đều là đối tượng có thể bán hàng theo phương thức BHTT. Tên gọi và định nghĩa: Pháp luật các địa phương đều xây dựng thuật ngữ bán hàng trực tiếp (Direct selling) và định nghĩa như sau: Tại Prince Edwards Island, BHTT được định nghĩa là việc bán, đề nghị bán hoặc thu hút những đặt hàng để bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách: đi từng nhà, qua điện thoại hoặc thư điện tử [39, Điều 1(c)]. Như vậy, phương thức sử dụng để tiến
  • 37. 31 hành BHTT tại Prince Edwards Island là tiếp xúc trực tiếp (đến từng nhà) hoặc thông qua điện thoại hoặc thư điện tử. Tại Nova Scotia, BHTT được định nghĩa là việc bán, đề nghị bán hoặc thu hút những đặt hàng cho việc bán những hàng hóa hoặc dịch vụ, trong đó liên hệ trực tiếp đầu tiên được tiến hành bởi người bán hàng bên ngoài cửa hàng bán lẻ và bao gồm việc bán hàng có kết quả từ một sự thu hút bởi người không phải là người bán lẻ tiến hành tại nơi việc bán, đề nghị bán hoặc thu hút những đặt hàng cho việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ nảy sinh và được thực hiện việc bởi một người bán buôn tiếp thị đa cấp, một NPP tiếp thị đa cấp và việc bán máy trợ thính không quan tâm đến hoàn cảnh bán [40, Điều 1(c)]. Nhà làm luật tại Nova Scotia đã mô tả chi tiết hơn so với nhà làm luật tại Price Edwards Island về những đặc tính của hành vi BHTT. Cụ thể về nơi diễn ra (Không phải cửa hàng bán lẻ thông thường); chủ thể tiến hành (không phải người bán lẻ thông thường mà thay vào đó là người bán buôn tiếp thị đa cấp hoặc NPP tiếp thị đa cấp); đối tượng BHTT (có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ). Tại Saskatchewan, BHTT được định nghĩa là việc bán hàng được tiến hành bởi người BHTT thực hiện trong hoạt động kinh doanh của họ như một người BHTT [41, Điều 2(a1)]. Như vậy, định nghĩa BHTT tại Saskatchewan rất đơn giản và không cho thấy được các tính chất của hoạt động này. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta cần phải xem xét người BHTT ở đây là ai và họ hoạt động như thế nào. Người BHTT được định nghĩa là người: đến từng nhà bán, đề nghị bán, thu hút đặt hàng đối với hàng hóa và dịch vụ hoặc qua điện thoại để đề nghị bán hoặc thu hút đặt hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc là cả hai phương thức trên [41, Điều 2(c)]. Qua hai định nghĩa này, chúng ta thấy rằng bản chất của hoạt động BHTT là việc bán hàng không tiến hành tại địa điểm cố định. So với quy định tại bang Price Edwards Island, quy định của Saskatchewan có sự khác biệt khi không coi bán hàng qua thư điện tử là BHTT. Tại New Brunswick, BHTT được định nghĩa là việc bán hàng tại nhà, đề nghị bán hoặc thu hút đặt hàng đối với hàng hóa và dịch vụ. Định nghĩa tại bang
  • 38. 32 New Brunswick quy định khá đơn giản khi chỉ nêu lên đặc tính của hoạt động BHTT là trực tiếp và không phải tại cơ sở bán lẻ [42, Điều 1]. Bên cạnh các định nghĩa này, trong Luật cạnh tranh Canada còn đưa ra định nghĩa về kế hoạch BHĐC và hệ thống bán hàng kim tự tháp. Kế hoạch BHĐC (multi-level marketing plan) nghĩa là một kế hoạch cung cấp một sản phẩm mà nhờ đó một thành viên tham gia trong kế hoạch được nhận thù lao do việc cung cấp sản phẩm cho một thành viên khác tham gia kế hoạch và người này đến lượt mình lại nhận được thù lao do việc cung cấp sản phẩm này hay sản phẩm khác cho các thành viên khác trong kế hoạch [38, Điều 55(1)]. Như vậy, để được coi là hành vi BHĐC hợp pháp, kế hoạch tiếp thị đa cấp cần phải xuất phát từ chính hành vi cung cấp sản phẩm đến tay NPP để nhận thù lao. Thuật ngữ hệ thống bán hàng kim tự tháp (scheme of pyramid selling) có nghĩa là một kế hoạch BHĐC, trong đó: (a) Một thành viên tham gia kế hoạch quan tâm đến quyền được nhận thù lao do đã tuyển thêm được người khác tham gia vào kế hoạch và bản thân người này cũng quan tâm đến quyền đó; (b) Một thành viên tham gia vào kế hoạch quan tâm đến một lượng sản phẩm nhất định, như điều kiện để tham gia, ngoài một lượng sản phẩm nhất định được mua ở mức giá của người bán chỉ với mục đích thúc đẩy hoạt động bán hàng; (c) Một người cố ý cung cấp cho một người tham gia vào kế hoạch một số lượng sản phẩm bất hợp lý về mặt thương mại; hoặc (d) Sản phẩm được cung cấp cho một thành viên tham gia vào kế hoạch mà người đó: (i) Không có được cam kết mua lại hàng hóa với các điều khoản thương mại hợp lý hoặc quyền để trả lại sản phẩm trong điều kiện có thể bán được theo các điều khoản thương mại hợp lý; (ii) Không được thông báo về sự tồn tại của cam kết hay quyền nói trên đảm bảo và cách thức cam kết/quyền đó có thể được thực hiện [38, Điều 55.1(1)]. Hệ thống bán hàng kim tự tháp bị cấm tại Canada. Do vậy, nhà làm luật đã quy định rõ nội hàm của nó làm cơ sở áp dụng trên thực tế. Về bản chất, hoạt động
  • 39. 33 của hệ thống bán hàng kim tự tháp là chủ yếu dựa trên cơ sở tuyển dụng người tham gia để được hưởng thù lao. Bên cạnh đó, nhà làm luật tại Canada cũng quy định thêm một số trường hợp khác bị coi là bán hàng kim tự tháp và bị cấm như: việc dồn hàng cho người tham gia; không cam kết mua lại hàng hóa; không được thông báo về sự tồn tại cam kết này. Giới hạn: Tại Prince Edwards Island không áp dụng BHTT đối với: Bảo hiểm, chứng khoán, Kinh doanh bất động sản [39, Điều 5(2)(e)]. Tại New Brunswick không áp dụng BHTT đối với Đại lý bất động sản, Bảo hiểm, Chứng khoán, Xe cơ giới, Đào tạo nghề tư nhân [42, Điều 3(5)]. Hợp đồng BHĐC Tại Prince Edwards Island, hợp đồng BHTT là một thỏa thuận cho việc BHTT của hàng hóa và dịch vụ dù là bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức chuyển khoản [39, Điều 1(b)]. Hình thức và nội dung: Hợp đồng BHTT bắt buộc phải bằng văn bản và được ký giữa nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp và người mua theo mẫu và chứa các thông tin theo quy định. Thông tin và mẫu này sẽ do Phó thống đốc hội đồng ban hành. Ngoài ra, trong hợp đồng còn phải chứa tuyên bố quyền hủy bỏ cũng như phù hợp với những yêu cầu được đặt ra. Sau khi hợp đồng được ký, người BHTT phải giao cho người mua một bản sao [39, Điều 9, Điều 10]. Đối với hợp đồng BHTT, vì tính quan trọng của nó trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, nhà làm luật ở Prince Edwards Island đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về mặt hình thức văn bản của nó. Quyền hủy bỏ hợp đồng: Người mua có quyền để hủy bỏ hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn 10 ngày sau khi được cung cấp bản sao của hợp đồng. Để thực hiện quyền này, người mua gửi thông báo hủy bỏ cho người BHTT, nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp theo các phương thức: trực tiếp hoặc thông qua việc thư điện tử được đăng ký, chuyển phát nhanh đã thanh toán trước, fax hoặc bất cứ phương thức nào khác cho phép người mua cung cấp bằng chứng về việc hủy bỏ. Một thông báo hủy bỏ sẽ được hiểu rằng được gửi tới người
  • 40. 34 BHTT, nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp nếu nó được chuyển hoặc được gửi tới địa chỉ thông báo được chỉ ra cho ý định đó trong hợp đồng. Một thông báo hủy bỏ được đưa ra theo các dạng thư điện tử, chuyển phát nhanh, fax sẽ được hiểu rằng được gửi đi khi báo đã gửi. Trừ trường hợp gửi trực tiếp, các trường hợp khác, thông báo được xem là phù hợp khi nó chỉ ra ý định của người mua để hủy bỏ. Khi hợp đồng được hủy bỏ trong thời hạn 10 ngày, người BHTT hoặc nhà cung cấp trong thời hạn 15 ngày sau ngày thông báo hủy bỏ được gửi sẽ phải hoàn lại cho người mua số tiền đã nhận theo hợp đồng; nếu hàng hóa được chuyển người BHTT, nhà cung cấp dưới dạng bán đổi, hoàn lại chúng cho người mua trong điều kiện tốt như chúng đã có khi chúng được đem bán đổi, hoặc nếu người BHTT hoặc nhà cung cấp không có khả năng làm như vậy, thanh toán cho người mua, phần lớn hơn giá trị thị trường của hàng hóa vào thời điểm chúng được đem bán đổi và giá hoặc giá trị của hàng hóa được chỉ rõ trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến hàng hóa, việc nhận mọi thứ đã được trả lại, hoàn lại hoặc thanh toán cho người mua, người mua sẽ chuyển hàng hóa cho người BHTT hoặc nhà cung cấp trong điều kiện tốt như chúng có khi chúng được chuyển. Khi hợp đồng bị hủy bỏ trong trường hợp như vậy, người BHTT hoặc nhà cung cấp có quyền để yêu cầu chi phí hợp lí về phần hàng hóa được người mua dùng và đối với những phần dịch vụ đã được thực hiện bởi người BHTT hoặc nhà cung cấp nhưng quyền này không phát sinh khi chưa hoàn thành việc hoàn trả, hoàn lại hoặc thanh toán [39, Điều 9, Điều 10, Điều 10.1(1), Điều 10.2, Điều 10.3]. Quy định của Prince Edwards Island cho phép người mua được quyền trả lại hàng hóa trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được bản sao hợp đồng mà không cần nêu lí do. Giới hạn này nhằm bảo vệ người mua khi trao cho người mua quyền cân nhắc, xem xét lại quyết định mua hàng của mình để tránh bị lừa dối, cưỡng bức mua hàng. Người bán bị giới hạn quyền trong thời hạn, khi kết thúc thời hạn đó mới phát sinh các quyền của mình. Tại Nova Scotia, Hợp đồng BHTT được hiểu là một thỏa thuận dù bằng miệng hay bằng văn bản để bán trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ [40, Điều 2(b)].
  • 41. 35 Hình thức và nội dung: Hợp đồng sẽ phải dưới dạng văn bản nếu được yêu cầu bởi Luật những người BHTT hoặc theo quy định. Các nội dung hợp đồng cần phải quy định bao gồm: Tuyên bố về quyền hủy bỏ hợp đồng phù hợp với yêu cầu hoặc quy định (nếu hợp đồng không yêu cầu phải bằng văn bản người BHTT phải thông báo cho người mua quyền hủy bỏ dưới dạng và cách thức được chỉ rõ trong quy định); các thông tin được yêu cầu theo quy định. Có một điểm đặc biệt trong hợp đồng tại Nova Scotia là hợp đồng sẽ không được đưa ra hoặc đề nghị để gửi trực tiếp hoặc gián tiếp bất kì phần quà, ưu đãi, giải thưởng hoặc các lợi ích khác tới người mua hoặc người mua tiềm năng với mục đích nhằm hỗ trợ việc bán hàng tới người khác với bất kì hàng hóa hoặc dịch vụ nào nếu những thứ đó không áp dụng đối với việc bán cho người khác. Tương tự như tại Prince Edwards Island, sau khi ký hợp đồng bằng văn bản, bản sao của hợp đồng phải được chuyển cho người mua. Người mua cũng có quyền để hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người mua nhận được bản sao của hợp đồng trong trường hợp bằng văn bản. Thủ tục nhận lại hàng hóa và thanh toán cũng tương tự như tại Prince Edwards Island. Bên cạnh đó, nhà làm luật tại đây quy định thêm trường hợp người mua không thể trả lại hàng hóa cho người BHTT trong điều kiện ổn định tương tự khi nhận do hành động hoặc sai sót thì người mua phải chịu trách nhiệm, có thể người mua không thể hủy hợp đồng trong trường hợp này [40, Điều 21.1(a), Điều 23, Điều 24]. Tại Saskatchewan, định nghĩa về hợp đồng BHTT tại Saskatchewan tương tự như định nghĩa tại Nova Scotia [41, Điều 2.1(b)]. Hình thức và nội dung: Về cơ bản, vấn đề hình thức, nội dung cũng như quyền hủy bỏ hợp đồng BHTT tại Saskatchewan tương tự như tại Nova Scotia. Tuy vậy, Saskatchewan vẫn có một số điểm đặc thù như sau: Thứ nhất, với thêm bất kỳ yêu cầu nào có thể được áp dụng trong Luật cầm cố của chủ thầu, khi một bên ký hợp đồng mà bất kỳ phần nào trong giá hợp đồng đã được thanh toán trước khi tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ được đồng ý trong hợp