SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI
THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI QUỐC TẾ
Họ và tên: NGUYỄN VĂN NAM
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, 06/2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4
NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................. 5
I. Cơ sở lí luận............................................................................................. 5
1. Khái quát các tổ chức thương mại quốc tế............................................ 5
1.1. Thương mại quốc tế là gì ................................................................ 5
1.2. Sự hình thành thương mại quốc tế .................................................. 5
1.3. Hiệp định thương mại quốc tế......................................................... 6
1.4. Các tổ chức Việt Nam tham gia...................................................... 6
1.4.1. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
................................................................................................... 6
1.4.2. Liên Hiệp Quốc......................................................................... 7
1.4.3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)........................ 9
1.4.4. Tổ chức thương mai thế giới (WTO)........................................ 9
1.4.5. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc.... 10
2. Các nguyên tắc ứng xử khi là thành viên của các tổ chức thương mại ..
............................................................................................................. 10
2.1. Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử................. 10
2.2. Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường )và
tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng................................. 12
2.3. Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại ........................ 12
2.4. Nguyên tắc dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển
những điều kiện thuận lợi hơn ................................................................ 13
II. Vận dụng................................................................................................ 13
1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định
thương mại quốc tế...................................................................................... 14
1.1. Thành tựu doanh nghiệp đã đạt được............................................ 14
1.2. Những khó khăn thách thức.......................................................... 15
2. Giải pháp khắc phục những khó khăn khi tham gia các hiệp định
thương mại quốc tế...................................................................................... 15
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 18
4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đang bao trùm cả thế giới. Khi toàn cầu hoá
về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền
kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hoá đòi hỏi mỗi nước phải liên
kết với các quốc gia khác để cùng phát triển. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu thế chung của thế giới.
Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn
cầu hoá thế giới đã và đang vạch ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều
thách thức. Sức cạnh tranh một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể thiểu đối
với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hoá thương mại đòi hỏi các nước phải
xoá bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường
trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước,
điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp
với sự phát triển của hàng hoá Việt Nam cũng như sức cạnh tranh của các Doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hoá Việt Nam. Nhưng làm sao để đạt được
mục đích đó lại là vấn đề hết sức nan giải, có thể nói là đầy khó khăn và được
nhiều nguời quan tâm.
Với trình độ và khả năng hiểu biết của mình, em xin trình bày đề
tài: “Thời cơ thách thức của các doanh nhiệp Việt Nam khi tham gia các
hiệp định thương mại quốc tế”. Trong quá trình làm bài em đã cố gắng nhiều,
song với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý
kiến từ phía thầy cô cũng như các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!!
5
NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lí luận
1. Khái quát các tổ chức thương mại quốc tế
1.1. Thương mại quốc tế là gì
Thương mại quốc tế tức là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu
hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang
giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương
với một tỷ lệ lớn trong GDP. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự
phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc
gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa hay một cách hiểu thống nhất về hoạt
động thương mại quốc tế. Người ta mới chỉ thống nhất ở điểm: thương mại quốc
tế là tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương
mại quốc tế. Điểm chưa thống nhất là ở chỗ tham gia vào các quan hệ thương
mại quốc tế thì đối tượng tham gia gồm nhiều chủ thể khác nhau. Có quan hệ
thương mại quốc tế phát sinh giữa các quốc gia (kể cả các nước, vũng lãnh thổ)
nhưng cũng có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các doanh nghiệp, các
công ty thương mại của các nước khác nhau với nhau. Quan hệ thương mại quốc
tế cũng có thể có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại
thể giới (WTO) hoặc của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Uỷ ban
pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)…
1.2. Sự hình thành thương mại quốc tế
Sự phát triển của thương mại quốc tế tùy thuộc vào sự phát triển của các mối
quan hệ thương mại phát sinh ở phạm vi quốc tế. Thương mại quốc tế, về quy
mô, phát triển từ cấp độ song phương rồi đến cấp độ khu vực và sau cùng là ở
quy mô toàn cầu. Về nội dung, thương mại quốc tế lúc mới hình thành chỉ bao
gồm các giao dịch về thương mại hàng hóa. Cùng với sự phát triển của quan hệ
thương mại quốc tế, nội dung của hoạt động thương mại quốc tế đã mở rộng
sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính, sở hữu trí tuệ,… Về mặt
tính chất, hoạt động thương mại quốc tế, khi mới hình thành, mang tính ‘đóng’
do vì dựa chủ yếu trên nguyên tắc bảo hộ mậu dịch, và ở một số nhóm nước
hay một số khu vực, hoạt động thương mại quốc tế bảo vệ các quan hệ dựa trên
nguyên tắc độc quyền của Nhà nước về thương mại quốc tế nói chung và về
ngoại thương nói riêng.
6
1.3. Hiệp định thương mại quốc tế
Hoa Kỳ hiện đang tham gia vào khoảng 320 hiệp định thương mại với các
quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, một số hiệp định thương mại chung đã định
hình chính sách thương mại ở cấp độ rộng.
Hiệp định thương mại chung quan trọng nhất là Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT). Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT) được ký vào tháng 10 năm 1947 để tự do hóa thương mại, thành lập
một tổ chức để điều hành các hiệp định thương mại tự do hơn và thiết lập một
cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại. Tổ chức Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT) thì nhỏ và nằm ở Geneva. Hơn 110 quốc gia đã ký
hiệp định chung , ban đầu chỉ được ký bởi 24 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Kể
từ khi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ( GATT) đã được ký kết,
một số vòng đàm phán về tự do hóa thương mại đã diễn ra. Đáng kể nhất trong
số này là các vòng đàm phán của Kennedy, cuối cùng đã dẫn đến việc giảm một
phần ba thuế quan và gần đây hơn là các vòng đàm phán của Uruguay. Các
vòng đàm phán ở Uruguay đã giải quyết các rào cản chung đối với thương mại
và các vấn đề tương đối mới về quyền sở hữu trí tuệ, thực hành đánh bắt cá và
các vấn đề môi trường.
Một xu hướng chính trong 25 năm qua là việc thiết lập và phát triển các khu
vực thương mại tự do giữa các quốc gia để hình thành các khối thương mại khu
vực. Các hiệp định tạo ra các khu thương mại tự do đều có chung một mục
đích: tự do hóa thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường mở cửa
thị trường giữa các quốc gia thành viên.
Các khu vực thương mại tự do quan trọng nhất là Liên minh châu Âu (EU),
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN).
Ngoài ra, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một tổ chức toàn cầu, có
trụ sở tại Geneva, giải quyết các vấn đề về thương mại giữa các quốc gia. Được
thành lập vào tháng 1 năm 1995 tại vòng đàm phán Uruguay của GATT, WTO
bao gồm 144 quốc gia tính đến tháng 1 năm 2002. WTO điều hành các hiệp
định thương mại, cung cấp một diễn đàn đàm phán thương mại và giải quyết
tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại và hỗ trợ kỹ thuật
và đào tạo cho các quốc gia phát triển.
1.4. Các tổ chức Việt Nam tham gia
1.4.1. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-
Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền
7
kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường
mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
APEC được thành lập vào năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và sự
xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để
xoa dịu nỗi sợ hãi về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hoá cao (một
thành viên của G8) sẽ thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương ; và để thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông
nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu.
Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia
thành viên, với người đứng đầu chính phủ mỗi quốc gia thành viên
(ngoại trừ Đài Loan, do sức ép của Trung Quốc, chỉ đại diện với một
thành viên ngang cấp Bộ trưởng với tư cách là lãnh đạo nền kinh tế dưới
tên gọi Trung Hoa Đài Bắc). Kỳ họp cấp cao nhất này được gọi là "Hội
nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC" (APEC Economic Leaders'
Meeting), báo chí Việt Nam cũng thường gọi là "Hội nghị cấp cao
APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. Từ
năm 1991, khi cả Trung Quốc, Đài Loan đều trở thành thành viên APEC,
cụm từ "các nền kinh tế" được dùng để chỉ các nước thành viên thay vì
sử dụng cụm từ "quốc gia", cũng như không gọi kỳ họp cấp cao là "Hội
nghị thượng đỉnh", vì nó thường chỉ dùng để chỉ một cuộc họp của các
nguyên thủ quốc gia. Điều này nhằm tránh các vấn đề xung đột chính trị
từ các quốc gia và vùng lãnh thổ hiện tranh chấp như Trung Quốc, Đài
Loan, Hồng KôngTrong hầu hết (nhưng không phải tất cả) các hội nghị
cấp cao, các nhà lãnh đạo tham dự phải mặc quốc phục của nước chủ
nhà.
APEC có ba quan sát viên chính thức: Ban Thư ký Hiệp hội các
nước Đông Nam Á, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương và Ban
Thư ký Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương. Nước chủ nhà của năm
APEC thường được mời tham dự cuộc họp G20 với tư cách đại diện khu
vực theo hướng dẫn của G20
1.4.2. Liên Hiệp Quốc
Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (United Nations, viết tắt là UN
hay LHQ) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp
tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu
8
chung. Liên Hiệp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với
mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai, và
thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn
hoạt động không mấy hiệu quả. Trụ sở chính được đặt tại Manhattan, thành
phố New York, các văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The
Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc
gia thành viên. Liên Hiệp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế
giới. Khi thành lập, LHQ có 51 quốc gia thành viên; hiện có 193 thành viên
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San
Francisco cho một hội nghị và bắt đầu soạn thảo Hiến chương Liên Hiệp
Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà hát Opera San
Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng Nhà hát
Herbst. Điều lệ này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Liên
Hợp Quốc bắt đầu hoạt động. Tầm ảnh hưởng của tổ chức này đã tăng lên
đáng kể sau quá trình phi thực dân hóa rộng rãi bắt đầu từ những năm 1960.
Kể từ đó, 80 thuộc địa cũ đã giành được độc lập, bao gồm 11 vùng lãnh thổ
được giám sát bởi Hội đồng Quản thác. Vào những năm 1970, ngân sách
dành cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội vượt xa chi tiêu cho
việc gìn giữ hòa bình. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Hiệp Quốc
đã chuyển đổi và mở rộng hoạt động thực địa, thực hiện nhiều nhiệm vụ
phức tạp
Liên Hiệp Quốc có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo
an; Hội đồng kinh tế xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án Công lý Quốc tế;
và Ban thư ký LHQ. Các cơ quan của Hệ thống LHQ bao gồm Nhóm Ngân
hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới,
UNESCO và UNICEF. Nhân viên nổi bật nhất của Liên Hợp Quốc là Tổng
thư ký, một vị trí được chính trị gia và nhà ngoại giao Bồ Đào Nha António
Guterres nắm giữ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Các tổ chức phi chính phủ
có thể được cấp trạng thái tư vấn với ECOSOC và các cơ quan khác để tham
gia vào công việc chung của Liên Hợp Quốc.
Liên Hiệp Quốc, các nhân viên và các cơ quan của tổ chức này đã
giành được nhiều giải thưởng Nobel Hòa bình. Có nhiều đánh giá khác nhau
về sự hiệu quả của Liên Hợp Quốc. Một số nhà bình luận tin rằng tổ chức
này là một lực lượng quan trọng cho hòa bình và phát triển con người, trong
khi những người khác coi Liên Hiệp Quốc là không hiệu quả, thiên vị hoặc
tham nhũng.
9
1.4.3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian
Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã
hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành
lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần
đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác
chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội
nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng
các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm
1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên
đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác.
Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông
Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp, hiện đang giữ vai trò quan sát
viên).
ASEAN có diện tích đất 4,46 triệu km², chiếm 3% tổng diện tích đất
của Trái Đất, và có dân số khoảng 600 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế
giới. Vùng biển của ASEAN có diện tích gấp ba lần so với diện tích đất.
Năm 2018, tổng GDP ước tính của tất cả các quốc gia ASEAN lên tới xấp xỉ
2,92 nghìn tỷ USD. Nếu coi ASEAN là một thực thể duy nhất thì thực thể
này sẽ xếp hạng 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới theo Gdp
thực, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Dự kiến đến năm 2030, thực thể
này có thể vươn lên thứ 4 thế giới.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(ASEAN Economic Community – AEC) được thành lập.
1.4.4. Tổ chức thương mai thế giới (WTO)
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, viết tắt
WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban
Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức:
Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy
Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành
viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục
đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương
mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám
đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO
10
có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho
những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với
một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành
viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên
của WTO (WTO, 2004c).
Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống
toàn cầu hóa.
WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995
Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007.
1.4.5. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt
UNESCO(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp
Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về
giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp,
nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc,
giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên[1]
và 9 quan sát viên[2][3]
.
Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng vài viện hay trung
tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các văn phòng của
UNESCO làm việc với 3 nước hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực.
Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản
thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa
chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...
2. Các nguyên tắc ứng xử khi là thành viên của các tổ chức thương mại
2.1. Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử
Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong hai quy định: Chế độ đãi ngộ
tối huệ quốc và và chế độ đãi ngộ quốc gia:
 Đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN) là nguyên tắc quan trọng nhất của
WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc này được thể hiện
ngay trong điều I Hiệp định GATT, điều II Hiệp định GATS và
Điều IV Hiệp định TRIPs. Theo nguyên tắc này nếu một quốc gia
thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sư đãi ngộ
hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tải và địa
vị pháp lý công dân, thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia
thành viên còn lại đãi ngộ và miễn trừ đó. Ví dụ trong thương mại
11
hàng hoá nếu một nước thành viên A dành cho sản phẩm của quốc
gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên
A cũng phải dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành
viên còn lại mức thuế ưu đãi này.
Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ tố huệ quốc này theo quy
định của WTO cho phép các quốc gia thành viên duy trì một số ngoại lệ:
1. Quyết định của Đại hội đồng GATT ngày 26.11.1971 về ” Đàm
phán thương mại giữa các nước đang phát triển” cho phép các nước đang
phát triển đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại để dành cho nhau
những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng mức
thuế ưu đãi này đối với hàng hoá của các nước phát triển;
2. Quốc gia thành viên dành lợi thế cho các nước có chung đường
biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá vùng biên giới.
3. Điều 24 của GATT quy định các quốc gia thành viên của các hiệp
định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự ưu đãi hơn về thuế quan
mang tính phân biệt đối xử với các quốc gia khác ngoài khu vực
4. Quyết định của đại hội đồng GATT ngày 25.6.1971 về việc thiết
lập hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ
các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Ý nghĩa tích cực của Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc là:
 Thứ nhất, nó có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu
một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả giá thành nhờ lợi thế
so sánh;
 Thứ hai, Biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải
thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành quả của việc cắt giảm
thuế quan song phương, và còn có thể thúc đẩy việc thực hiện đa
biên hoá;
 Thứ ba, nhờ cam kết thực hiện Đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt
buộc các nước lớn phải đối xử công bằng với các nước nhỏ;
 Thứ tư, nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ
chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính sách thương mại rõ
ràng hơn.
– Chế độ đãi ngộ quốc gia.
Nếu như nguyên tắc MFN không cho phép các thành viên phân biệt đối
xử không công bằng đối với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác nhau thì
nguyên tắc NT không cho phép các quốc gia thành viên có sự phân biệt đối xử
không bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa.
Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT, điều
XVII GATS và điều III TRIPs . Theo nguyên tắc này hàng hoá, dịch vụ và
quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các
12
khoản thuế được luật định) hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình
đẳng như hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không cho phép các quốc gia thành viên hạn
chế số lượng hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu, trừ một số ngoại lệ được quy
định rõ trong các hiệp định của WTO, cụ thể:
- Điều XVII và điều XVIII (b), mất cân đối can cân thanh toán.
- Điều XVIII (c) nhằm mục đích bảo vệ nghành công nghiệp non trẻ trong
nước.
- Điều XIX – bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhằm chống lại sự gia tăng
đột ngột của hàng nhập khẩu hay để đối phó với việc một mặt hàng
trở nên khan hiếm trên thị trường nội địa do xuất khẩu quá nhiều.
- Điều XX – vì lý do sức khoẻ và vệ sinh.
- Điều XXI – vì lý do an ninh quốc gia.
Một trong những ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia đó là
việc trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu, hạn chế bằng hạn nghạch ..
2.2. Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường )và tạo
ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng
Mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy quá trình tự do hoá thương
mại, tức là thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn bằng cách
tháo bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia.
Để thực hiện nguyên tắc này WTO có chức năng tổ chức thực hiện
các cuộc đàm phán đa phương để các quốc gia thành viên có thể liên tục
thỏa thuận về các biện pháp cắt giảm và tiến tới tháo bỏ hoàn toàn mọi trở
ngại thuế quan và phi thuế quan.
Bản chất của nguyên tắc này mở cửa thị trường quốc gia cho hàng
hoá, dịch vụ và đầu tư của nước ngoà.
WTO là tổ chức được thành lập nhằm tăng cường và thúc đẩy cạnh
tranh tự do, công bằng giữa các quốc gia thành viên. Ý nghĩa của nguyên tắc
này thể hiện ở chổ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hoá
ngày càng được nâng cao cùng với năng suất lao động.
Một khía cạnh nữa của nguyên tắc này đó là sự giản thiểu tối đa sự
can thiệp của nhà nuớc vào hoạt động thương mại bằng các hình thức như
trợ giá, bù lỗ.
2.3. Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại
Bằng nguyên tắc này WTO quy định các nước thành viên có nghĩa vụ
phải bảo đảm tính ổn định rõ ràng và có thể dự báo được trong thương mại
quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về thương mại quốc tế phải rõ
ràng, minh bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho thương
13
mại quốc tế. Ví dụ các quốc gia không thể đơn phương tăng thuế nhập khẩu,
mà chỉ có thể tăng thuế nhập khẩu sau đã tiến hành đàm phán lại và đã đền
bù thỏa đáng cho lợi ích của các bên bị thiệt hại do chính sách tăng thuế đó.
Tính dự báo được của các chính sách thương mại quốc tế của quốc
gia, nhằm giúp các nhà kinh doanh nắm rõ tình hình thương mại quốc tế
hiện tại cũng như trong tương lai gần để họ có thể áp dụng hay sẽ áp dụng
những đối sách thích hợp.
Nguyên tắc này tạo sự ổn định cho môi trường kinh doanh thương mại
quốc tế.
2.4. Nguyên tắc dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển
những điều kiện thuận lợi hơn
Theo thông lệ chung và theo quy định WTO các quốc gia chậm phát
triển là các quốc gia có thu nhập bình quân ít hơn 1000 USD /người/ năm. –
VN của chúng ta thuộc loại này.
- Các nước đang phát triển là các quốc gia có thu nhập từ 1000-
6000USD/người/ năm. Hiện nay 3/4 số thành viên của WTO là các quốc
gia đang phát triển vì vậy một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO
là dành những điều kiện đối xử đặc biệt cho các quốc gia này để khuyến
khích phát triển và cải cách nền kinh tế của họ. Nội dung của nguyên tắc
này được thể hiện trong các ưu đãi sau:
- Cho lùi lại thời gian thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ các nước chậm phát triển
được phép kéo dài 6 năm so với các nước phát triển trong việc mở cửa thị
trường viễn thông cho cạnh tranh nước ngoài.
- Được hưởng một số biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu và nhập khẩu,
khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, các biện pháp trợ cấp khác nhằm
làm giảm giá thành sản phẩm nội địa cũng như làm tăng giá thành của
sản phẩm nhập khẩu (theo quy định của điều XVII Đãi ngộ đặc biệt đối
với các nước đang phát triển trong thời gian 8 năm kể từ ngày gia nhập
WTO được sử dụng các loại trợ cấp nói trên) hay hoàn toàn không áp
dụng các quy định về trợ cấp xuất khẩu cho các nước chậm phát triển.
Theo nguyên tắc này các nước chậm phát triển và đang phát triển có
thêm một thời gian quý báu để sắp xếp lại sản xuất, thay đổi công nghệ và
áp dụng những biện pháp khác để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của
mình.
II. Vận dụng
14
1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định
thương mại quốc tế
1.1. Thành tựu doanh nghiệp đã đạt được
Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) góp phần to lớn vào quá
trình thiết lập một hệ thống mậu dịch thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng và có
hiệu quả hơn. WTO chiếm 98% tổng giá trị thương mại toàn cầu, giữ vị trí quan
trọng hàng đầu trong việc giải quyết các nguyên tắc, nội dung và các định chế
chung trong thương mại quốc tế. Hiện tại đã có 148 nước thành viên và hơn 30
nước quan sát viên tham gia.
Việc xin gia nhập WTO là một giải pháp không thể thiếu để Việt Nam mở
rộng thị trường ra bên ngoài và nâng cao vị thế trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Bởi lẽ, tham gia Tổ chức Thương mại thế giới sẽ tạo ra cho nước ta có những
ưu đãi của chế độ tối huệ quốc, tranh thủ sự ưu tiên giảm liên tục thuế quan và
hàng rào phi thuế quan. Theo đó, bảo đảm được lợi ích của mình nhờ các biện
pháp giải quyết tranh chấp mậu dịch quốc tế, và nguyên tắc cạnh tranh công
bằng, chống kỳ thị...
Trong điều kiện ngày nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế
tất yếu, hầu hết các quốc gia khẳng định rằng, việc gia nhập WTO sẽ có lợi hơn
rất nhiều so với đứng ngoài cuộc. Bài học thực tiễn đặt ra cho ta thấy, hàng xuất
khẩu của Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan khoảng từ 30% đến 40%, cao
hơn nhiều so với mức thuế quan mà các thành viên WTO dành cho nhau, vì thế
khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường thế giới của hàng hóa nước ta bị
giảm nhiều.
Tổ chức Thương mại thế giới là cơ chế ràng buộc cứng nhằm tiêu chuẩn hóa
hợp tác trong lĩnh vực mậu dịch đa phương. WTO có vai trò quan trọng trong
việc xóa bỏ hàng rào, thúc đẩy tự do hóa mậu dịch toàn cầu mà không tổ chức
nào có thể thay thế.
Là một trong 25 quốc gia, vùng lãnh thổ đang trong quá trình đàm phán xin
gia nhập WTO, Việt Nam có những "lợi thế so sánh" rất cơ bản sau đây:
- Một là, về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Ðông
Dương, gần trung tâm Ðông - Nam Á, cho nên trở thành một đầu mối
giao thông quan trọng đi từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và
châu Úc - Ðại Dương; có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm
năng. Vị trí đó cho phép nước ta có thể dễ dàng phát triển các quan hệ
kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Ðặc biệt, Việt Nam lại nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động
kinh tế sôi động. Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công, Ðài Loan đã trở thành
"những con rồng" châu Á, Thái-lan và Malaysia cũng đang tiến trên con đường
đó. Ðây là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong cả
hiện tại và tương lai.
15
- Hai là, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng,
trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn, nhưng chưa được khai thác,
hoặc mới khai thác ở mức độ thấp. Ðó là nguồn lực bên trong để phát
triển kinh tế, tạo điều kiện giao lưu, hội nhập với các nước bên ngoài.
- Ba là, nước ta là một quốc gia đang phát triển, số dân hơn 80 triệu người,
là một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn và hấp dẫn đối với khu vực,
cũng như thế giới. Ðây là lợi thế rất cơ bản để có thể tận dụng các nguồn
lực từ bên ngoài nhằm phát triển nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ có
sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật hiện đại phù hợp yêu cầu và điều kiện hội nhập
WTO.
- Bốn là, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất được tăng cường hơn
trước. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển nhanh từ thiếu hụt sang dư
thừa không chỉ đối với lúa gạo, sản phẩm cây công nghiệp mà còn nhiều
hàng hóa nông sản khác như rau, quả, mía đường... Hơn nữa, thị trường
tiêu thụ đã bắt đầu thay đổi theo hướng vừa đa dạng hóa vừa đòi hỏi sản
phẩm chất lượng cao do mức thu nhập xã hội được cải thiện hơn, nhất là
bộ phận dân cư đô thị.
1.2. Những khó khăn thách thức
Do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân còn chưa vững chắc. Tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn
thấp, tốc độ thu hút đầu tư mới của nước ngoài chậm lại hơn so với trước.
Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và còn dàn trải, thất thoát nhiều.
Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển
còn chậm, ngành nghề và dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao động. Năng suất
lao động xã hội thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu. Do đó, dễ dẫn đến tình
trạng bị chèn ép, thậm chí bị phân biệt đối xử trong các hoạt động thương mại
quốc tế.
Chúng ta vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong đàm phán song phương và đa
phương, cho nên có thể bị thiệt thòi về lợi ích khi tham gia hoạt động thương
mại toàn cầu. Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế yếu, khi đàm phán
gia nhập WTO đã gặp không ít khó khăn do một số nước phát triển đưa ra các
yêu cầu cao hơn so với quy định hiện hành của WTO. Riêng Trung Quốc, một
nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, cũng mất hơn 10 năm đàm phán với việc
mở cửa thị trường, sửa đổi hầu như toàn bộ các chính sách về kinh tế...
2. Giải pháp khắc phục những khó khăn khi tham gia các hiệp định thương
mại quốc tế
Ðể chủ động tham gia hội nhập WTO một cách có hiệu quả nhất, tận dụng
được lợi thế so sánh, vượt qua những thử thách khó khăn của nền kinh tế, theo
chúng tôi cần tập trung giải quyết tốt các biện pháp chủ yếu như sau:
16
̟ Thứ nhất, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu
tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật, văn hóa, xã hội
nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
̟ Thứ hai, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các loại
hình doanh nghiệp, các hợp tác xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát huy những ngành hàng có lợi thế trước mắt và lâu dài; tập trung
đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu vừa có chất lượng phù hợp yêu cầu
của thị trường trong nước, vừa có khả năng thâm nhập thị trường quốc tế,
chú ý thâm nhập các thị trường lớn, mặt khác, đi đôi với đẩy mạnh xuất
khẩu, cần có biện pháp để cải tiến cơ cấu nhập khẩu phù hợp yêu cầu
phát triển kinh tế nhằm giảm dần tỷ lệ nhập siêu.
̟ Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ,
thực hành tiết kiệm triệt để cả trong sản xuất và tiêu dùng; bảo đảm cho
các ngân hàng thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Áp
dụng các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát, bình ổn giá cả theo tinh
thần đối mặt và làm quen với sự biến động giá cả trên thị trường thế giới,
nhằm chủ động đối phó, hạn chế những tác động bất lợi cho nền kinh tế
nước nhà.
̟ Thứ tư, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống thể chế phù hợp luật lệ chung
của WTO, tích cực chủ động tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh quan hệ
thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.
̟ Thứ năm, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để các cấp, các ngành,
các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân hiểu được các quy định của WTO
và những cam kết đa phương, song phương. Chủ động đàm phán và đổi
mới cơ chế chính sách, luật pháp phù hợp các cam kết quốc tế. Có sự
chuẩn bị chu đáo cho nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với các thể thức và
sức ép mới của việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ do WTO đặt ra.
17
KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập WTO trước mắt thuận lợi thì đã thấy rõ thách thức.
Chúng ta cần phải mạnh dạn và tự tin hơn khi bước vào sân chơi toàn cầu.
Trên thực tế, đã có nhiều nước gia nhập WTO nhưng chưa có nền kinh tế nào
suy sụp cho việc gia nhập, phần lớn các trường hợp đều tốt lên mà điển hình
là Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, vì nhiều mục tiêu khác nhau liên quan
đến cả kinh tế và chính trị. Việt Nam đã hội nhập sâu sắc với ASEAN, ký
hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Ký hiệp định đầu tư
với Nhật Bản và tham gia nhiều diễn đàn khi vực và đa phương. Trong khuôn
khổ nội bộ ASEAN với Trung Quốc, ta đã cam kết cắt giảm mức thuế quan
xuống mức thấp hơn so với cam kết trong WTO. Ngành dịch vụ quan trọng
như tài chính, ngân hàng, viễn thông,… cũng đã được mở cửa từng bước theo
hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các lộ trình hội
nhập khác. Như vậy việc thực hiện gia nhập WTO không phải là điều hoàn
toàn mới mẻ do doanh nghiệp đã được tập trươc. Trong quá trình thực hiện
các cam kết trên mặc dù còn nhiều thách thức nhưng kết quả là nền kinh tế
và doanh nghiệp đều vượt qua các khó khăn để phát triển ở tầm cao hơn.
Cơ hội và thách thức luôn là hai mặt của tiến trình gia nhập WTO. Việc
bảo hộ đối với ngành là thách thức do phải cạnh tranh khó khăn hơn nhưng
với csac ngành khác của nền kinh tế lại là cơ hội để nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh. Song nhìn chung Việt Nam gia nhập WTO xét về mặt kinh tế
thuận lợi vẫn là cơ bản, khó khăn chỉ là tạm thời sẽ khắc phục được vấn đề là
hướng khắc phục như thế nào , nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào yếu tố
chủ quan và nội lực của chính bản thân các nhà lãnh đạo và của các doanh
nghiệp.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác
– Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Triết học Mác- Lênin (Dùng trong các trường
đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng
trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng trong các
trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Dùng cho các
khối ngành không chuyên Kinh tế- Quản trị kinh doanh trong các trường đại học,
cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Chính trị (Dùng trong các trường trung cấp
chuyên nghiệp hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học phổ thông), Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2006.

More Related Content

Similar to KTCT 17.docx

Lịch sử quan hệ quốc tế
Lịch sử quan hệ quốc tếLịch sử quan hệ quốc tế
Lịch sử quan hệ quốc tếvkthaocontho
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wtoAnh Lâm
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759Hoàng Lan
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOTL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOHan Nguyen
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTAPhong Olympia
 
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanNguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanHung Nguyen
 

Similar to KTCT 17.docx (20)

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
 
Lịch sử quan hệ quốc tế
Lịch sử quan hệ quốc tếLịch sử quan hệ quốc tế
Lịch sử quan hệ quốc tế
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giảiĐề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
 
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altnaTaichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wto
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOTL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mạiGiải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
 
Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docx
Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docxTổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docx
Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam.docx
 
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanNguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

KTCT 17.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI QUỐC TẾ Họ và tên: NGUYỄN VĂN NAM Mã sinh viên: Lớp: Hà Nội, 06/2021
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4 NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................. 5 I. Cơ sở lí luận............................................................................................. 5 1. Khái quát các tổ chức thương mại quốc tế............................................ 5 1.1. Thương mại quốc tế là gì ................................................................ 5 1.2. Sự hình thành thương mại quốc tế .................................................. 5 1.3. Hiệp định thương mại quốc tế......................................................... 6 1.4. Các tổ chức Việt Nam tham gia...................................................... 6 1.4.1. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ................................................................................................... 6 1.4.2. Liên Hiệp Quốc......................................................................... 7 1.4.3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)........................ 9 1.4.4. Tổ chức thương mai thế giới (WTO)........................................ 9 1.4.5. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc.... 10 2. Các nguyên tắc ứng xử khi là thành viên của các tổ chức thương mại .. ............................................................................................................. 10 2.1. Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử................. 10 2.2. Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường )và tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng................................. 12 2.3. Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại ........................ 12 2.4. Nguyên tắc dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn ................................................................ 13 II. Vận dụng................................................................................................ 13 1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tế...................................................................................... 14 1.1. Thành tựu doanh nghiệp đã đạt được............................................ 14 1.2. Những khó khăn thách thức.......................................................... 15 2. Giải pháp khắc phục những khó khăn khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tế...................................................................................... 15 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 18
  • 3.
  • 4. 4 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đang bao trùm cả thế giới. Khi toàn cầu hoá về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hoá đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hoá thế giới đã và đang vạch ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Sức cạnh tranh một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể thiểu đối với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào. Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hoá thương mại đòi hỏi các nước phải xoá bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của hàng hoá Việt Nam cũng như sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hoá Việt Nam. Nhưng làm sao để đạt được mục đích đó lại là vấn đề hết sức nan giải, có thể nói là đầy khó khăn và được nhiều nguời quan tâm. Với trình độ và khả năng hiểu biết của mình, em xin trình bày đề tài: “Thời cơ thách thức của các doanh nhiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tế”. Trong quá trình làm bài em đã cố gắng nhiều, song với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô cũng như các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!
  • 5. 5 NỘI DUNG CHÍNH I. Cơ sở lí luận 1. Khái quát các tổ chức thương mại quốc tế 1.1. Thương mại quốc tế là gì Thương mại quốc tế tức là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Cho đến nay chưa có một định nghĩa hay một cách hiểu thống nhất về hoạt động thương mại quốc tế. Người ta mới chỉ thống nhất ở điểm: thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế. Điểm chưa thống nhất là ở chỗ tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế thì đối tượng tham gia gồm nhiều chủ thể khác nhau. Có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các quốc gia (kể cả các nước, vũng lãnh thổ) nhưng cũng có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các doanh nghiệp, các công ty thương mại của các nước khác nhau với nhau. Quan hệ thương mại quốc tế cũng có thể có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thể giới (WTO) hoặc của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)… 1.2. Sự hình thành thương mại quốc tế Sự phát triển của thương mại quốc tế tùy thuộc vào sự phát triển của các mối quan hệ thương mại phát sinh ở phạm vi quốc tế. Thương mại quốc tế, về quy mô, phát triển từ cấp độ song phương rồi đến cấp độ khu vực và sau cùng là ở quy mô toàn cầu. Về nội dung, thương mại quốc tế lúc mới hình thành chỉ bao gồm các giao dịch về thương mại hàng hóa. Cùng với sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế, nội dung của hoạt động thương mại quốc tế đã mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính, sở hữu trí tuệ,… Về mặt tính chất, hoạt động thương mại quốc tế, khi mới hình thành, mang tính ‘đóng’ do vì dựa chủ yếu trên nguyên tắc bảo hộ mậu dịch, và ở một số nhóm nước hay một số khu vực, hoạt động thương mại quốc tế bảo vệ các quan hệ dựa trên nguyên tắc độc quyền của Nhà nước về thương mại quốc tế nói chung và về ngoại thương nói riêng.
  • 6. 6 1.3. Hiệp định thương mại quốc tế Hoa Kỳ hiện đang tham gia vào khoảng 320 hiệp định thương mại với các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, một số hiệp định thương mại chung đã định hình chính sách thương mại ở cấp độ rộng. Hiệp định thương mại chung quan trọng nhất là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được ký vào tháng 10 năm 1947 để tự do hóa thương mại, thành lập một tổ chức để điều hành các hiệp định thương mại tự do hơn và thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại. Tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) thì nhỏ và nằm ở Geneva. Hơn 110 quốc gia đã ký hiệp định chung , ban đầu chỉ được ký bởi 24 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Kể từ khi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ( GATT) đã được ký kết, một số vòng đàm phán về tự do hóa thương mại đã diễn ra. Đáng kể nhất trong số này là các vòng đàm phán của Kennedy, cuối cùng đã dẫn đến việc giảm một phần ba thuế quan và gần đây hơn là các vòng đàm phán của Uruguay. Các vòng đàm phán ở Uruguay đã giải quyết các rào cản chung đối với thương mại và các vấn đề tương đối mới về quyền sở hữu trí tuệ, thực hành đánh bắt cá và các vấn đề môi trường. Một xu hướng chính trong 25 năm qua là việc thiết lập và phát triển các khu vực thương mại tự do giữa các quốc gia để hình thành các khối thương mại khu vực. Các hiệp định tạo ra các khu thương mại tự do đều có chung một mục đích: tự do hóa thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường mở cửa thị trường giữa các quốc gia thành viên. Các khu vực thương mại tự do quan trọng nhất là Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngoài ra, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một tổ chức toàn cầu, có trụ sở tại Geneva, giải quyết các vấn đề về thương mại giữa các quốc gia. Được thành lập vào tháng 1 năm 1995 tại vòng đàm phán Uruguay của GATT, WTO bao gồm 144 quốc gia tính đến tháng 1 năm 2002. WTO điều hành các hiệp định thương mại, cung cấp một diễn đàn đàm phán thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại và hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia phát triển. 1.4. Các tổ chức Việt Nam tham gia 1.4.1. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia- Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền
  • 7. 7 kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. APEC được thành lập vào năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để xoa dịu nỗi sợ hãi về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hoá cao (một thành viên của G8) sẽ thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ; và để thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu. Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, với người đứng đầu chính phủ mỗi quốc gia thành viên (ngoại trừ Đài Loan, do sức ép của Trung Quốc, chỉ đại diện với một thành viên ngang cấp Bộ trưởng với tư cách là lãnh đạo nền kinh tế dưới tên gọi Trung Hoa Đài Bắc). Kỳ họp cấp cao nhất này được gọi là "Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC" (APEC Economic Leaders' Meeting), báo chí Việt Nam cũng thường gọi là "Hội nghị cấp cao APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. Từ năm 1991, khi cả Trung Quốc, Đài Loan đều trở thành thành viên APEC, cụm từ "các nền kinh tế" được dùng để chỉ các nước thành viên thay vì sử dụng cụm từ "quốc gia", cũng như không gọi kỳ họp cấp cao là "Hội nghị thượng đỉnh", vì nó thường chỉ dùng để chỉ một cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia. Điều này nhằm tránh các vấn đề xung đột chính trị từ các quốc gia và vùng lãnh thổ hiện tranh chấp như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng KôngTrong hầu hết (nhưng không phải tất cả) các hội nghị cấp cao, các nhà lãnh đạo tham dự phải mặc quốc phục của nước chủ nhà. APEC có ba quan sát viên chính thức: Ban Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương và Ban Thư ký Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương. Nước chủ nhà của năm APEC thường được mời tham dự cuộc họp G20 với tư cách đại diện khu vực theo hướng dẫn của G20 1.4.2. Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (United Nations, viết tắt là UN hay LHQ) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu
  • 8. 8 chung. Liên Hiệp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai, và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không mấy hiệu quả. Trụ sở chính được đặt tại Manhattan, thành phố New York, các văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Liên Hiệp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Khi thành lập, LHQ có 51 quốc gia thành viên; hiện có 193 thành viên Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San Francisco cho một hội nghị và bắt đầu soạn thảo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà hát Opera San Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng Nhà hát Herbst. Điều lệ này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Liên Hợp Quốc bắt đầu hoạt động. Tầm ảnh hưởng của tổ chức này đã tăng lên đáng kể sau quá trình phi thực dân hóa rộng rãi bắt đầu từ những năm 1960. Kể từ đó, 80 thuộc địa cũ đã giành được độc lập, bao gồm 11 vùng lãnh thổ được giám sát bởi Hội đồng Quản thác. Vào những năm 1970, ngân sách dành cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội vượt xa chi tiêu cho việc gìn giữ hòa bình. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Hiệp Quốc đã chuyển đổi và mở rộng hoạt động thực địa, thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp Liên Hiệp Quốc có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án Công lý Quốc tế; và Ban thư ký LHQ. Các cơ quan của Hệ thống LHQ bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới, UNESCO và UNICEF. Nhân viên nổi bật nhất của Liên Hợp Quốc là Tổng thư ký, một vị trí được chính trị gia và nhà ngoại giao Bồ Đào Nha António Guterres nắm giữ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Các tổ chức phi chính phủ có thể được cấp trạng thái tư vấn với ECOSOC và các cơ quan khác để tham gia vào công việc chung của Liên Hợp Quốc. Liên Hiệp Quốc, các nhân viên và các cơ quan của tổ chức này đã giành được nhiều giải thưởng Nobel Hòa bình. Có nhiều đánh giá khác nhau về sự hiệu quả của Liên Hợp Quốc. Một số nhà bình luận tin rằng tổ chức này là một lực lượng quan trọng cho hòa bình và phát triển con người, trong khi những người khác coi Liên Hiệp Quốc là không hiệu quả, thiên vị hoặc tham nhũng.
  • 9. 9 1.4.3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp, hiện đang giữ vai trò quan sát viên). ASEAN có diện tích đất 4,46 triệu km², chiếm 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có dân số khoảng 600 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN có diện tích gấp ba lần so với diện tích đất. Năm 2018, tổng GDP ước tính của tất cả các quốc gia ASEAN lên tới xấp xỉ 2,92 nghìn tỷ USD. Nếu coi ASEAN là một thực thể duy nhất thì thực thể này sẽ xếp hạng 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới theo Gdp thực, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Dự kiến đến năm 2030, thực thể này có thể vươn lên thứ 4 thế giới. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) được thành lập. 1.4.4. Tổ chức thương mai thế giới (WTO) Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO
  • 10. 10 có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007. 1.4.5. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO). UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên[1] và 9 quan sát viên[2][3] . Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các văn phòng của UNESCO làm việc với 3 nước hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực. Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại... 2. Các nguyên tắc ứng xử khi là thành viên của các tổ chức thương mại 2.1. Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong hai quy định: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và và chế độ đãi ngộ quốc gia:  Đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN) là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc này được thể hiện ngay trong điều I Hiệp định GATT, điều II Hiệp định GATS và Điều IV Hiệp định TRIPs. Theo nguyên tắc này nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sư đãi ngộ hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tải và địa vị pháp lý công dân, thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên còn lại đãi ngộ và miễn trừ đó. Ví dụ trong thương mại
  • 11. 11 hàng hoá nếu một nước thành viên A dành cho sản phẩm của quốc gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên A cũng phải dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành viên còn lại mức thuế ưu đãi này. Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ tố huệ quốc này theo quy định của WTO cho phép các quốc gia thành viên duy trì một số ngoại lệ: 1. Quyết định của Đại hội đồng GATT ngày 26.11.1971 về ” Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển” cho phép các nước đang phát triển đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại để dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng mức thuế ưu đãi này đối với hàng hoá của các nước phát triển; 2. Quốc gia thành viên dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá vùng biên giới. 3. Điều 24 của GATT quy định các quốc gia thành viên của các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự ưu đãi hơn về thuế quan mang tính phân biệt đối xử với các quốc gia khác ngoài khu vực 4. Quyết định của đại hội đồng GATT ngày 25.6.1971 về việc thiết lập hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển. Ý nghĩa tích cực của Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc là:  Thứ nhất, nó có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả giá thành nhờ lợi thế so sánh;  Thứ hai, Biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành quả của việc cắt giảm thuế quan song phương, và còn có thể thúc đẩy việc thực hiện đa biên hoá;  Thứ ba, nhờ cam kết thực hiện Đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt buộc các nước lớn phải đối xử công bằng với các nước nhỏ;  Thứ tư, nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính sách thương mại rõ ràng hơn. – Chế độ đãi ngộ quốc gia. Nếu như nguyên tắc MFN không cho phép các thành viên phân biệt đối xử không công bằng đối với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác nhau thì nguyên tắc NT không cho phép các quốc gia thành viên có sự phân biệt đối xử không bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa. Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT, điều XVII GATS và điều III TRIPs . Theo nguyên tắc này hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các
  • 12. 12 khoản thuế được luật định) hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không cho phép các quốc gia thành viên hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu, trừ một số ngoại lệ được quy định rõ trong các hiệp định của WTO, cụ thể: - Điều XVII và điều XVIII (b), mất cân đối can cân thanh toán. - Điều XVIII (c) nhằm mục đích bảo vệ nghành công nghiệp non trẻ trong nước. - Điều XIX – bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhằm chống lại sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu hay để đối phó với việc một mặt hàng trở nên khan hiếm trên thị trường nội địa do xuất khẩu quá nhiều. - Điều XX – vì lý do sức khoẻ và vệ sinh. - Điều XXI – vì lý do an ninh quốc gia. Một trong những ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia đó là việc trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu, hạn chế bằng hạn nghạch .. 2.2. Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường )và tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng Mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, tức là thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn bằng cách tháo bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia. Để thực hiện nguyên tắc này WTO có chức năng tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán đa phương để các quốc gia thành viên có thể liên tục thỏa thuận về các biện pháp cắt giảm và tiến tới tháo bỏ hoàn toàn mọi trở ngại thuế quan và phi thuế quan. Bản chất của nguyên tắc này mở cửa thị trường quốc gia cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước ngoà. WTO là tổ chức được thành lập nhằm tăng cường và thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng giữa các quốc gia thành viên. Ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện ở chổ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao cùng với năng suất lao động. Một khía cạnh nữa của nguyên tắc này đó là sự giản thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nuớc vào hoạt động thương mại bằng các hình thức như trợ giá, bù lỗ. 2.3. Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại Bằng nguyên tắc này WTO quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm tính ổn định rõ ràng và có thể dự báo được trong thương mại quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về thương mại quốc tế phải rõ ràng, minh bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho thương
  • 13. 13 mại quốc tế. Ví dụ các quốc gia không thể đơn phương tăng thuế nhập khẩu, mà chỉ có thể tăng thuế nhập khẩu sau đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thỏa đáng cho lợi ích của các bên bị thiệt hại do chính sách tăng thuế đó. Tính dự báo được của các chính sách thương mại quốc tế của quốc gia, nhằm giúp các nhà kinh doanh nắm rõ tình hình thương mại quốc tế hiện tại cũng như trong tương lai gần để họ có thể áp dụng hay sẽ áp dụng những đối sách thích hợp. Nguyên tắc này tạo sự ổn định cho môi trường kinh doanh thương mại quốc tế. 2.4. Nguyên tắc dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn Theo thông lệ chung và theo quy định WTO các quốc gia chậm phát triển là các quốc gia có thu nhập bình quân ít hơn 1000 USD /người/ năm. – VN của chúng ta thuộc loại này. - Các nước đang phát triển là các quốc gia có thu nhập từ 1000- 6000USD/người/ năm. Hiện nay 3/4 số thành viên của WTO là các quốc gia đang phát triển vì vậy một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là dành những điều kiện đối xử đặc biệt cho các quốc gia này để khuyến khích phát triển và cải cách nền kinh tế của họ. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trong các ưu đãi sau: - Cho lùi lại thời gian thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ các nước chậm phát triển được phép kéo dài 6 năm so với các nước phát triển trong việc mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh nước ngoài. - Được hưởng một số biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu và nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, các biện pháp trợ cấp khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm nội địa cũng như làm tăng giá thành của sản phẩm nhập khẩu (theo quy định của điều XVII Đãi ngộ đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong thời gian 8 năm kể từ ngày gia nhập WTO được sử dụng các loại trợ cấp nói trên) hay hoàn toàn không áp dụng các quy định về trợ cấp xuất khẩu cho các nước chậm phát triển. Theo nguyên tắc này các nước chậm phát triển và đang phát triển có thêm một thời gian quý báu để sắp xếp lại sản xuất, thay đổi công nghệ và áp dụng những biện pháp khác để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình. II. Vận dụng
  • 14. 14 1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tế 1.1. Thành tựu doanh nghiệp đã đạt được Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) góp phần to lớn vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng và có hiệu quả hơn. WTO chiếm 98% tổng giá trị thương mại toàn cầu, giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết các nguyên tắc, nội dung và các định chế chung trong thương mại quốc tế. Hiện tại đã có 148 nước thành viên và hơn 30 nước quan sát viên tham gia. Việc xin gia nhập WTO là một giải pháp không thể thiếu để Việt Nam mở rộng thị trường ra bên ngoài và nâng cao vị thế trong quan hệ kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, tham gia Tổ chức Thương mại thế giới sẽ tạo ra cho nước ta có những ưu đãi của chế độ tối huệ quốc, tranh thủ sự ưu tiên giảm liên tục thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Theo đó, bảo đảm được lợi ích của mình nhờ các biện pháp giải quyết tranh chấp mậu dịch quốc tế, và nguyên tắc cạnh tranh công bằng, chống kỳ thị... Trong điều kiện ngày nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu, hầu hết các quốc gia khẳng định rằng, việc gia nhập WTO sẽ có lợi hơn rất nhiều so với đứng ngoài cuộc. Bài học thực tiễn đặt ra cho ta thấy, hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan khoảng từ 30% đến 40%, cao hơn nhiều so với mức thuế quan mà các thành viên WTO dành cho nhau, vì thế khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường thế giới của hàng hóa nước ta bị giảm nhiều. Tổ chức Thương mại thế giới là cơ chế ràng buộc cứng nhằm tiêu chuẩn hóa hợp tác trong lĩnh vực mậu dịch đa phương. WTO có vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ hàng rào, thúc đẩy tự do hóa mậu dịch toàn cầu mà không tổ chức nào có thể thay thế. Là một trong 25 quốc gia, vùng lãnh thổ đang trong quá trình đàm phán xin gia nhập WTO, Việt Nam có những "lợi thế so sánh" rất cơ bản sau đây: - Một là, về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Ðông Dương, gần trung tâm Ðông - Nam Á, cho nên trở thành một đầu mối giao thông quan trọng đi từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và châu Úc - Ðại Dương; có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm năng. Vị trí đó cho phép nước ta có thể dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ðặc biệt, Việt Nam lại nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động. Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công, Ðài Loan đã trở thành "những con rồng" châu Á, Thái-lan và Malaysia cũng đang tiến trên con đường đó. Ðây là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong cả hiện tại và tương lai.
  • 15. 15 - Hai là, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn, nhưng chưa được khai thác, hoặc mới khai thác ở mức độ thấp. Ðó là nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, tạo điều kiện giao lưu, hội nhập với các nước bên ngoài. - Ba là, nước ta là một quốc gia đang phát triển, số dân hơn 80 triệu người, là một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn và hấp dẫn đối với khu vực, cũng như thế giới. Ðây là lợi thế rất cơ bản để có thể tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật hiện đại phù hợp yêu cầu và điều kiện hội nhập WTO. - Bốn là, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất được tăng cường hơn trước. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển nhanh từ thiếu hụt sang dư thừa không chỉ đối với lúa gạo, sản phẩm cây công nghiệp mà còn nhiều hàng hóa nông sản khác như rau, quả, mía đường... Hơn nữa, thị trường tiêu thụ đã bắt đầu thay đổi theo hướng vừa đa dạng hóa vừa đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao do mức thu nhập xã hội được cải thiện hơn, nhất là bộ phận dân cư đô thị. 1.2. Những khó khăn thách thức Do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, sự phát triển của nền kinh tế quốc dân còn chưa vững chắc. Tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tốc độ thu hút đầu tư mới của nước ngoài chậm lại hơn so với trước. Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và còn dàn trải, thất thoát nhiều. Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển còn chậm, ngành nghề và dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao động. Năng suất lao động xã hội thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu. Do đó, dễ dẫn đến tình trạng bị chèn ép, thậm chí bị phân biệt đối xử trong các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng ta vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong đàm phán song phương và đa phương, cho nên có thể bị thiệt thòi về lợi ích khi tham gia hoạt động thương mại toàn cầu. Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế yếu, khi đàm phán gia nhập WTO đã gặp không ít khó khăn do một số nước phát triển đưa ra các yêu cầu cao hơn so với quy định hiện hành của WTO. Riêng Trung Quốc, một nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, cũng mất hơn 10 năm đàm phán với việc mở cửa thị trường, sửa đổi hầu như toàn bộ các chính sách về kinh tế... 2. Giải pháp khắc phục những khó khăn khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tế Ðể chủ động tham gia hội nhập WTO một cách có hiệu quả nhất, tận dụng được lợi thế so sánh, vượt qua những thử thách khó khăn của nền kinh tế, theo chúng tôi cần tập trung giải quyết tốt các biện pháp chủ yếu như sau:
  • 16. 16 ̟ Thứ nhất, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. ̟ Thứ hai, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, các hợp tác xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy những ngành hàng có lợi thế trước mắt và lâu dài; tập trung đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu vừa có chất lượng phù hợp yêu cầu của thị trường trong nước, vừa có khả năng thâm nhập thị trường quốc tế, chú ý thâm nhập các thị trường lớn, mặt khác, đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu, cần có biện pháp để cải tiến cơ cấu nhập khẩu phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế nhằm giảm dần tỷ lệ nhập siêu. ̟ Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ, thực hành tiết kiệm triệt để cả trong sản xuất và tiêu dùng; bảo đảm cho các ngân hàng thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Áp dụng các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát, bình ổn giá cả theo tinh thần đối mặt và làm quen với sự biến động giá cả trên thị trường thế giới, nhằm chủ động đối phó, hạn chế những tác động bất lợi cho nền kinh tế nước nhà. ̟ Thứ tư, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống thể chế phù hợp luật lệ chung của WTO, tích cực chủ động tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. ̟ Thứ năm, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân hiểu được các quy định của WTO và những cam kết đa phương, song phương. Chủ động đàm phán và đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp phù hợp các cam kết quốc tế. Có sự chuẩn bị chu đáo cho nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với các thể thức và sức ép mới của việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ do WTO đặt ra.
  • 17. 17 KẾT LUẬN Việt Nam gia nhập WTO trước mắt thuận lợi thì đã thấy rõ thách thức. Chúng ta cần phải mạnh dạn và tự tin hơn khi bước vào sân chơi toàn cầu. Trên thực tế, đã có nhiều nước gia nhập WTO nhưng chưa có nền kinh tế nào suy sụp cho việc gia nhập, phần lớn các trường hợp đều tốt lên mà điển hình là Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, vì nhiều mục tiêu khác nhau liên quan đến cả kinh tế và chính trị. Việt Nam đã hội nhập sâu sắc với ASEAN, ký hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Ký hiệp định đầu tư với Nhật Bản và tham gia nhiều diễn đàn khi vực và đa phương. Trong khuôn khổ nội bộ ASEAN với Trung Quốc, ta đã cam kết cắt giảm mức thuế quan xuống mức thấp hơn so với cam kết trong WTO. Ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, ngân hàng, viễn thông,… cũng đã được mở cửa từng bước theo hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các lộ trình hội nhập khác. Như vậy việc thực hiện gia nhập WTO không phải là điều hoàn toàn mới mẻ do doanh nghiệp đã được tập trươc. Trong quá trình thực hiện các cam kết trên mặc dù còn nhiều thách thức nhưng kết quả là nền kinh tế và doanh nghiệp đều vượt qua các khó khăn để phát triển ở tầm cao hơn. Cơ hội và thách thức luôn là hai mặt của tiến trình gia nhập WTO. Việc bảo hộ đối với ngành là thách thức do phải cạnh tranh khó khăn hơn nhưng với csac ngành khác của nền kinh tế lại là cơ hội để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Song nhìn chung Việt Nam gia nhập WTO xét về mặt kinh tế thuận lợi vẫn là cơ bản, khó khăn chỉ là tạm thời sẽ khắc phục được vấn đề là hướng khắc phục như thế nào , nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và nội lực của chính bản thân các nhà lãnh đạo và của các doanh nghiệp.
  • 18. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Triết học Mác- Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. 4. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế- Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 6. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Chính trị (Dùng trong các trường trung cấp chuyên nghiệp hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học phổ thông), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006.