SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THANH HIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
DỰ ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI HUYỆN BÀU BÀNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THANH HIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
DỰ ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI HUYỆN BÀU BÀNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN GIÁP
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự
định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” là nghiên cứu do tôi tự thực hiện, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của TS Nguyễn Văn Giáp.
Các tham khảo trong luận văn được trích dẫn rõ tên tác giả, tên công trình.
Các số liệu do tôi thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu, có tính trung thực và độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện
Nguyễn Thanh Hiệp
TÓM TẮT
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định
của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời xác định
các yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong
hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng.
Trên cơ sở lý thuyết về hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior –
TPB), và các nghiên cứu trước đây, đề tài xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến
hành vi dự định của người dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đưa ra
mô hình nghiên cứu, điều chỉnh thang đo để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu được
thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 198 phiếu khảo sát hợp lệ.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ
số Cronbach’s alpha; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám
phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và phân tích hồi qui bội (Multiple
Regression Analysis). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố cơ bản tác động tích
cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng: thái độ,
chuẩn chủ quan, và nhận thức có tác động tích cực đến ý định và hành vi phân loại
chất thải rắn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị chính sách thúc đẩy
hành vi phân loại chất thải rắn của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, tham gia của người dân, hành vi phân loại chất
thải rắn, tại huyện Bàu Bàng.
ABSTRACT
The dissertation systematizes the rationale for factors affecting the intended
behavior of people in the classification of domestic solid waste, and at the same
time identifies factors and assesses the level of impact on behavior. The intention of
the people in the activities of sorting solid waste in Bau Bang district.
Based on the theory of intended theory (The Theory of Planned Behavior -
TPB), and previous studies, the topic identifies the factors that affect the intended
behavior of people in the classification of substances. domestic solid waste, research
model, adjust the scale to conduct research. The study was conducted by
quantitative research method with 198 valid survey forms.
The author uses SPSS software to assess the reliability of scales through the
Cronbach’s alpha coefficient; testing research model by exploratory factor analysis
(Exploratory Factor Analysis - EFA) and Multiple Regression Analysis. The
research results show that there are 3 basic factors that positively affect the intention
of classifying solid waste of Bau Bang district people: attitude, subjective standards,
and awareness have a positive impact on the intention. and solid waste classification
behavior. On that basis, the author proposes a number of policy recommendations to
promote solid waste classification behavior of people in the study area.
Keywords: Factors influencing, participation of people, behavior of solid
waste classification, in Bau Bang district.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT - ABSTRACT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.5. Kết cấu luận văn...................................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7
2.1. Lý thuyết hành vi................................................................................................. 7
2.1.1. Các lý thuyết liên quan.............................................................................7
2.1.2. Các mô hình lý thuyết về hành vi dự định..............................................10
2.2. Các khái niệm liên quan.....................................................................................14
2.2.1. Khái niệm về sự tham gia.......................................................................14
2.2.2. Môi trường và rác thải............................................................................15
2.2.3. Chất thải rắn ...........................................................................................16
2.2.4. Hành vi và hành vi phân loại rác............................................................18
2.2.5. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe ................18
2.2.6. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................20
2.2.7. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước .....................................21
2.3. Lược khảo nghiên cứu trong và ngoài nước...................................................... 23
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................23
2.3.2. Nghiên cứu trong nước..........................................................................25
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .....................................................................29
2.4.1. Các biến nghiên cứu...............................................................................29
2.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.........................................................30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 32
3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................... 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 33
3.2.1. Nghiên cứu định tính.............................................................................33
3.2.2. Nghiên cứu định lượng..........................................................................36
3.3. Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................36
3.3.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................................37
3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố..............................................................38
3.3.3. Phương pháp phân tích hồi quy..............................................................39
3.3.4. Phương pháp phân tích phương sai ANOVA.........................................39
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................41
4.1. Tổng quan tình hình môi trường huyện Bàu Bàng, Bình Dương.......................41
4.1.1. Giới thiệu về huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ..................................41
4.1.2. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn .................................43
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu...............................................................................48
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.......................................................................49
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo..................................................................50
4.3.2. Phân tích nhân tố ....................................................................................53
4.4. Phân tích tương quan và hồi quy....................................................................... 55
4.4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu.............................................................55
4.4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu....................................................60
4.4.3. Thảo luận chung các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại
rác thải rắn................................................................................................................61
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................... 63
5.1. Kết luận .............................................................................................................63
5.2. Kiến nghị chính sách.........................................................................................63
5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho
người dân 64
5.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn.....................................................65
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.....................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
HĐND Hội đồng nhân dân
KTXH Kinh tế xã hội
KH&CN Khoa học và Công nghệ
MTĐT Môi trường đô thị
TPB Theory of Planned Behavior - Thuyết hành vi dự định
TRA Theory of Reasoned Action - Thuyết hành động hợp lý.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả các yếu tố.....................................................................................35
Bảng 4.1. Thống kê dân số, diện tích tự nhiên năm 2018........................................41
Bảng 4.2. Lượng thu gom rác trên địa bàn............................................................... 47
Bảng 4.3. Thống kê đối tượng điều tra theo giới tính và nguồn thu nhập ................48
Bảng 4.4. Thang đo Cronbach Alpha....................................................................... 50
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO nhân tố ý đnịh phân loại ....................................... 53
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định KMO nhân tố hành vi phân loại................................53
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định KMO nhân tố thái độ ............................................... 54
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định KMO nhân tố chuẩn chủ quan ..................................54
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi ..............54
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO các nhân tố độc lập ...................................... 55
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố.....................................................................55
Bảng 4.12. Kết quả mô hình 1. ...............................................................................56
Bảng 4.13. Kết quả mô hình 2. ...............................................................................56
Bảng 4.14. Kiểm định ANOVA..............................................................................57
Bảng 4.15. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc YD .....................61
Bảng 4.16. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc HV .....................61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tổng quan lý thuyết hành động xã hội........................................................8
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý .............................................................11
Hình 2.3. Mô hình thuyết hành vi dự định................................................................12
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Stanford, 2006...................................................13
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Han et al., 2010 .................................................14
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................30
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................ 32
Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2018 .........................................................42
Hình 4.2. Biểu đồ của phần dư chuẩn hóa ................................................................58
Hình 4.3. Kiểm định phân phối chuẩn ......................................................................59
1
CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, và đe dọa sự tồn tại và phát
triển của loài người. Trong đó, chất thải rắn là mối đe dọa trực tiếp đến đời sống và
sức khỏe của người dân ở các đô thị. Theo thống kê của Viện môi trường đô thị và
công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000
tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu
hướng tăng trung bình hàng năm từ 10% – 16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại
các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70%- 85%.
Quản lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt rác thải rắn, “là hoạt động mang tính hệ
thống bao gồm: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng rác
thải. Hệ thống quản lý rác thải bao gồm các tiểu hệ thống có mối liên hệ tương tác
và ảnh hưởng lẫn nhau. Hoạt động quản lý rác thải tại các quốc gia đang phát triển
gặp nhiều khó khăn do yếu kém về thể chế và thực thi chính sách, thiếu sự tham gia
của người dân, và thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan trong quản lý rác thải.
Ngoài ra, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, thiếu tài chính cũng là những nguyên
nhân dẫn đến hoạt động quản lý rác thải kém hiệu quả.
Các giải pháp từ cộng đồng nhấn mạnh vai trò và sự tham gia của các hộ gia
đình trong việc thu gom, phân loại, và tái chế rác thải. Mức độ tham gia của hộ gia
đình phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các tổ chức cộng đồng trong việc vận
động người dân tham gia, tổ chức giám sát và kết nối với các bên liên quan tại khu
dân cư. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương cũng quan trọng trong
việc thi hành các chính sách, tổ chức giáo dục, và vận động cộng đồng tham gia. Sự
tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khác nhau, như: yếu tố cá nhân (giới tính, trình độ học vấn, tâm lý), các yếu
tố xã hội (thói quen cộng đồng, chính sách, thể chế), và các yếu tố về sự tham gia
trong hoạt động quản lý rác thải.
2
Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, và phát triển mạnh khu
vực công nghiệp, hiện có 28 khu công nghiệp, và 20 cụm công nghiệp. Phát triển
công nghiệp ở Bình Dương góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người
dân trong tỉnh. Khi kinh tế và đời sống người dân cải thiện, lượng rác thải ở Bình
Dương ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, khối lượng rác thải sinh tại Bình Dương là
khoảng 1.600 tấn/ngày, và rác thải công nghiệp là khoảng 1.400 tấn/ngày (Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2018).
Tại Bình Dương nói chung và huyện Bàu Bàng nói riêng, sự tham gia của
người dân vào công tác phân loại rác thải sinh hoạt còn rất hạn chế. Huyện Bàu
Bàng, là một huyện mới thành lập, có diện tích tự nhiên 34.020 ha, dân số hết năm
2018 là 93.226 người. Huyện Bàu Bàng, đang chuyển đổi từ địa phương chuyên
nông nghiệp, sang thành đia phương chủ đạo về công nghiệp, dịch vụ, thương mại,
và có nhiều tiến bộ về kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống người dân. Cùng với
chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao thì lượng rác thải sinh hoạt ở
Bàu Bàng ngày càng gia tăng. Hiện nay, mỗi ngày huyện Bàu Bàng thải ra khoảng
60 tấn rác thải sinh hoạt, và 30 tấn rác thải rắn công nghiệp. Trên địa bàn huyện,
người dân chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn. Công tác thu gom rác sinh hoạt
chủ yếu do Xí nghiệp Công trình công cộng Bàu Bàng phụ trách ở các khu dân cư
tập trung và các tuyến đường chính trên địa bàn của 07 xã, thị trấn. Tỷ lệ thu gom
rác sinh hoạt trên toàn huyện đạt 85%, phần còn lại, người dân tự chôn lấp, đốt hoặc
bỏ tại các khu đất trống chưa có người dân sinh sống. Có nhiều nguyên nhân khiến
chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa triển khai được: (i) Hoạt động
phân loại chất thải rắn tại nguồn mới bắt đầu ở quy mô địa phương và thí điểm riêng
lẻ ở một vài xã, thị trấn; (ii) Thiếu sự chỉ đạo đồng bộ từ tỉnh, huyện xuống các địa
phương. Thiếu hệ thống văn bản pháp quy, chính sách và cơ chế tài chính hỗ trợ;
(iii) Các địa phương chưa có kinh nghiệm và thiếu cơ sở vật chất, thiếu tài chính hỗ
trợ và nhân lực thực hiện. Chính vì thế, việc nghiên cứu hành vi của người dân
trong công tác quản lý CTRSH ở huyện Bàu Bàng là việc làm cần thiết. Qua đó,
giúp đánh giá sát tình hình thực tế, xác định đúng vai trò của người dân trong công
3
tác này, đồng thời chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình, hoàn thiện chính sách của chính
quyền.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của
người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu
Bàng, tỉnh Bình Dương” là cấp thiết, góp phần xác định và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu
Bàng. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động phân loại rác thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt
động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi dự định của người
dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện Bàu Bàng
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt
động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng?
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố (nhân tố) đến hành vi phân loại rác thải
sinh hoạt của người dân tại huyện Bàu Bàng ra sao?
- Hàm ý chính sách nào cần thiết để tác động đến hành vi phân loại rác thải
sinh hoạt của người dân tại huyện Bàu Bàng?
4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự
định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tập trung tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
- Về thời gian: Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá số liệu thứ cấp trong
giai đoạn 2016- 2018, số liệu sơ cấp thu thập trong thời gian 03 tháng, từ tháng 3
đến tháng 5 năm 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính được tiến hành để đánh giá khách quan thực trạng thu
gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng. Tác giả thu thập các nghiên
cứu và báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường, báo cáo UBND huyện Bàu Bàng
và các nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng, sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích
hồi quy Binary Logistic thông qua cấu trúc của bảng hỏi bao gồm: thông tin cá nhân
(giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, nhân khẩu, thu nhập) và các câu hỏi liên quan đến
các biến nghiên cứu.
- Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, vì hạn chế về
thời gian và kinh phí. Tổng quan sát trong đề tài dự kiến là 260 phiếu điều tra. Tiêu
chuẩn lấy mẫu là các hộ dân trên địa bàn 6 xã và 01 thị trấn của huyện. Thời gian
phát phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ tháng 03/2019 đến tháng 5/2019
5
- Tiến hành thu thập dữ liệu
Bước 1: Sau khi hình thành khung phân tích, tác giả tiến hành thiết kế bảng
câu hỏi và in ấn các bảng câu hỏi.
Bước 2: Thông qua UBND các xã, thị trấn của huyện Bàu Bàng, tác giả gửi
bảng câu hỏi cho các hộ dân thông qua cán bộ phụ trách môi trường và có giải thích
cách trả lời câu hỏi trong bảng câu hỏi gửi kèm.
Bước 3: Tiến hành nhận lại bảng câu hỏi đã được trả lời của các hộ dân; đối
với những trường hợp chưa rõ sẽ loại trừ hoặc gặp trực tiếp người dân để trao đổi
thông tin.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Sử dụng hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha làm cơ sở cho việc kiểm định mức độ tương quan của các
câu hỏi. Theo Nunnally và Burnstein (1994): “Khi Cronbach’sAlpha từ 0,8 lên đến
gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và từ 0,6 trở lên có thể
sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới với người trả lời”. Đồng
thời, hệ số tương quan giữa biến và Cronbach’s Alpha tổng phải lớn hơn 0,3, nếu
nhỏ hơn 0,3 thì biến không phù hợp và bị loại bỏ. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang
đo Cronbach’s Alpha của các nhân tố chất lượng dịch vụ và đo lường mức sẵn lòng
tham gia của người dân đối với việc quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, đáp ứng các điều kiện trên sẽ được
sử dụng trong phân tích hồi quy.
1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1. Phần mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của
nghiên cứu.
6
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu bao
gồm: Khái niệm sự tham gia, môi trường, rác thải, chất thải rắn, phế liệu, lưu giữ
chất thải rắn, xử lý chất thải rắn. Cùng với đó, chương này trình bày cơ sở lý thuyết
về hành vi con người, hành động xã hội, lối sống, kiểm soát xã hội, thuyết hành vi
dự định và các yếu tố liên quan, tổng quan các nghiên cứu trước đây của các tác giả
trong nước và nước ngoài có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài, sau
đó tổng hợp, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi và đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất của bài nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, tác giả tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu và phương
pháp thực hiện các bước nghiên cứu; các thành phần và biến quan sát được sử dụng
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của
người dân. Các yếu tố bao gồm: Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi của người dân trong phân loại chất thải rắn.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên
cứu. Qua các bước kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu đã khẳng
định: 3 yếu tố cơ bản có mối quan hệ tác động tích cực đến ý định phân loại chất
thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng, bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ
quan và nhận thức kiểm soát hành vi đồng thời yếu tố ý định có tác động tích cực
đến hành vi phân loại chất thải rắn.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách
Tóm tắt kết quả của nghiên cứu; các đóng góp của nghiên cứu về thực tế; trình
bày các nhóm giải pháp nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đế hành vi dự định
của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt và các hạn chế cũng
như hướng nghiên cứu mới của đề tài.
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết hành vi
2.1.1. Các lý thuyết liên quan
2.1.1.1. Lý thuyết hành vi của con người
“Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích
từ môi trường tạo nên hành vi. Hành vi có thể được học tập một cách có hệ thống và
được quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến tâm lý nội
tâm. Về cơ bản, người ta chỉ xét đến những hành vi quan sát được – những thứ như
nhận thức, cảm xúc và tâm trạng khó được xem xét. Các nhà tâm lý học hành vi tin
rằng bất kỳ ai cũng có khả năng được đào tạo để thực hiện một công việc nào đó dù
nền tảng di truyền, tính cách và suy nghĩ nội tâm có thể khác nhau. Thuyết hành vi
ra đời năm 1913 với xuất bản của John B. Watson Psychology as the Behaviorist
Views It. (Tâm lý học qua cái nhìn của nhà hành vi học). Những nhà tâm lý học
hành vi tin rằng tất cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền
tảng xuất thân học vấn có khác nhau, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức
nào đó với các điều kiện phù hợp.
Từ khoảng năm 1920 đến giữa những năm 1950, thuyết hành vi bắt đầu trở
thành trường phái tư tưởng thống trị trong tâm lý học. Một số người cho rằng sự
phổ biến của tâm lý học hành vi đã vượt ra khỏi khuôn khổ mong muốn đơn thuần
là xây dựng tâm lý học như một ngành học khách quan và có thể đo lường được.
Các nhà nghiên cứu chú trọng vào việc tạo ra các học thuyết có thể mô tả được một
cách rõ ràng và đo lường được dựa trên thực nghiệm nhưng vẫn phải tạo được nhiều
đóng góp mang sức ảnh hưởng lên cuộc sống thường ngày của con người.
Có 2 loại điều kiện hóa: (i) Điều kiện hóa cổ điển là kỹ thuật thường được sử
dụng trong huấn luyện hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện
kết hợp với kích thích tự nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính
sẽ đưa đến phản ứng tương tự như kích thích tự nhiên trước đó, thậm chí nó đưa đến
phản ứng ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên từ trước. Kích thích kết hợp
8
Hoàn cảnh
Nhu
cầu
Động
cơ
Chủ thể
Phương
tiện
công cụ
Mục
đích
này được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi được biết đến với tên gọi phản
ứng có điều kiện; (ii) Điều kiện hóa từ kết quả (còn được gọi là điệu kiện hóa
phương tiện) là một phương thức học tập thông qua các tác nhân củng cố và trừng
phạt. Với điều kiện hóa từ kết quả, một liên kết được hình thành giữa một hành vi
và kết quả của hành vi đó. Khi một kết quả tích cực có được sau khi thực hiện một
hành động, hành động đó có khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai. Ngược lại,
các phản ứng theo sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có khả năng lặp lại trong tương lai
2.1.1.2. Lý thuyết hành động xã hội
Hành động xã hội mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Trong hành
động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của ý thức, mà theo M.Werber đó là ý
nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích. Khởi điểm của hành động xã hội là nhu
cầu và lợi ích cá nhân, đó là những động cơ thúc đẩy hành động hay nói cách khác
mọi người hành động đều có mục đích.
Sự tác động của môi trường, hoàn cảnh tới hành động tùy theo hoàn cảnh hoạt
động mà các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với mình.”
Hình 2.1. Tổng quan lý thuyết hành động xã hội
Nguồn: Trần Hữu Quang, 2019
“Lý thuyết này cho rằng ở xã hội phát triển, hành động của con người sẽ tuân
theo hành động hợp lý về giá trị và hợp lý về mục đích, thay vì hành động theo
truyền thống hay theo cảm xúc.
Lý thuyết hành động xã hội thể hiện, một người dân bỏ rác ra khỏi nhà mình
mà không quan tâm bỏ có đúng nơi quy định hay không với những suy nghĩ chỉ cần
9
trong nhà sạch sẽ và không có rác là được nhưng gia đình họ vẫn có thể bị ô nhiễm
bởi mùi hôi thối từ rác thải họ bỏ không đúng nơi quy định bay vào nhà và làm cho
gia đình họ cũng phải chịu ô nhiễm. Hay đó là một hành động tuân theo khi thấy
mọi người xung quanh ai cũng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định hay không
bao giờ phân loại rác thì họ không bao giờ tự mình thực hiện mà làm theo đám
đông.
Qua lý thuyết hành động xã hội cho ta biết được để giảm bớt những hậu quả
không chủ định thì cần tăng cường hiểu biết về bản thân đồng thời cần phải biết chú
ý hơn về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động, chỉ có như vậy chúng ta mối
giảm bớt được tính duy ý chí trong hành động người dân nhờ đó sẽ tăng cường sự
phù hợp giữa chủ thể hoàn cảnh và hoàn cảnh trên thực tế.
Từ lý thuyết và thực tế, huyện Bàu Bàng là một đô thị đang phát triển về nhiều
mặt kinh tế, văn hóa và xã hội… nhóm đưa ra giả thuyết người dân trong phạm vi
nghiên cứu sẽ thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường để đảm bảo mục đích của họ
(một đời sống khỏe mạnh, sạch sẽ) và hợp với giá trị của họ, tức hợp với địa vị xã
hội mà họ đang có
2.1.1.3. Lý thuyết lối sống
Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó gồm quan hệ kinh
tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và quan hệ khác, đặc trưng sinh học
của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định ( Lê Như
Hoa).
Lối sống được qui định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan.
Điều kiện khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và
văn hóa, điều kiện về nhân khẩu, điều kiện về sinh thái.
Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống, thói
quen, phong tục, tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn, cách mặc, cách ở, cách
sinh hoạt...
Điều kiện chủ quan: Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con
người, thái độ của họ đối với môi trường xung quanh trực tiếp.
10
Hoạt động sống của con người là tổng thể các khối cơ bản: Lao động, sinh
hoạt, văn hóa xã hội, chính trị xã hội. Khi xem xét một mảng trong tổng thể các
khối cơ bản thì không thể bỏ qua các khối khác. Bởi vì, giữa các khối có một mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung và hoàn
thiện cho nhau.
Khi tìm hiểu các hoạt động về vệ sinh môi trường trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, thì cần xem xét các hoạt động sống khác có liên quan. Đồng thời, phân
tích các điều kiện khách quan, chủ quan để thấy được vì sao người dân có nhận
thức, thái độ và hành vi như vậy trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường
2.1.1.4. Lý thuyết kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội có thể là sự bố trí chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài
ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát sẽ quy định hành vi của cá nhân, các
nhóm vào các chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo để
đảm bảo xã hội luôn phát triển và bền vững.
Áp dụng lý thuyết này thể hiện việc áp dụng các hệ thống chính sách của nhà
nước cho người dân về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhằm đảm bảo
vệ sinh môi trường. Bằng sự thuyết phục và áp dụng các chế tài như mức hình phạt
về hành chính để nâng cao nhận thức của người dân và đẩy những hành động lệch
lạc vào khuôn mẫu, đồng thời giúp xem xét việc thực hiện chính sách của nhà nước
đã hợp lý và hiệu quả chưa để góp phần bổ sung chính sách.”
2.1.2. Các mô hình lý thuyết về hành vi dự định
2.1.2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA)
Lý thuyết TRA, được Fishbein và Ajzen đưa ra năm 1975, cho rằng con người
ra quyết định dựa vào ý định thực hiện hành vi, và ý định này phụ thuộc vào hai yếu
tố: (1) là thái độ về hành vi đó (một người đang phân vân về một sản phẩm thì thái
độ thích hay không thích sản phẩm đó thì sẽ dẫn đến hành vi), và (2) tiêu chuẩn chủ
quan liên quan đến hành vi đó (người mua luôn chịu sự tác động từ bên ngoài như
người thân, bàn bè, người đi trước sẽ dẫn đến thái độ của họ). “Hai nhân tố trên là
11
tiền đề cho ý định thực hiện hành vi (TRA). Lý thuyết TRA được áp dụng rất hiệu
quả trong chiến lược marketing nhằm dự báo hay tiên đoán những hành vi nằm
trong tầm kiểm soát của ý chí con người.
Giống như mô hình thái độ ba thành phần, nhưng mô hình thuyết hành động
hợp lý phối hợp ba thành phần: Nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được
sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần. Cách đo lường thái độ
trong mô hình thuyết hành động hợp lý cũng giống như trong mô hình thái độ đa
thuộc tính. Tuy nhiên, mô hình TRA được cấu thành từ hai yếu tố và sự khác biệt
của lý thuyết này là thực hiện đo lường nhân tố chủ quan, tức là đo lường mức độ
cảm xúc của người tiêu dùng khi chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài. Sự tác
động của các nhân tố bên ngoài phụ thuộc vào mối quan hệ đối với người tiêu dùng,
nếu mối quan hệ càng thân thiết thì mức độ ảnh hưởng càng mạnh, từ đó tạo dựng
lòng tin của người mua đối với sản phẩm cũng khác nhau dẫn đến việc người tiêu
dùng tiến tới sản phẩm cũng bị ảnh hưởng nhiều từ nhân tố này.
Thuyết hành động hợp lý (TRA) cho thấy rằng mỗi sản phẩm khác nhau hay
thương hiệu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi chứ không ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi.
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý
Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987
“Tóm lại Thuyết hành động hợp lý (TRA) là mô hình dự báo về ý định hành vi,
phụ thuộc vào thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan môi trường xung quanh
của người đó. Mô hình dựa trên giả định rằng con người ra quyết định có lý trí căn
Nhân tố chủ quan
Dự định
hành vi
Thái độ hướng tới
hành vi
Niềm tin của nhóm tham
khảo
Hành vi
thực sự
Niềm tin đối với thuộc
tính của sản phẩm
12
Xu hướng hành vi
Kiểm soát nhận thức
hành vi
Chuẩn chủ quan Hành vi thực sự
Thái độ
cứ vào thông tin sẵn có để thực hiện hay không thực hiện một hành vi (Fishbein &
Ajzen, 1975). Tuy nhiên, TRA còn có số nhược điểm, theo Hale (2003) thì TRA
dùng để giải thích hành vi có tính tư duy, phạm vi giải thích không bao gồm một
loạt các hành vi khác như tự phát, bốc đồng, và thói quen…hoặc đơn giản chỉ là làm
theo người khác, hay làm một cách vô thức. Những hành vi này được loại trừ vì
hoạt động có thể không phải tự nguyện, không liên quan đến quyết định có ý thức,
hay các hành vi không thể kiểm soát được (Hale, 2003).
2.1.2.2. Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Lý thuyết TPB là sự mở rộng của lý thuyết TRA để khắc phục hạn chế trong
việc giải thích về những hành vi nằm ngoài kiểm soát. Lý thuyết này đã được Ajzen
bổ sung năm 1991 bằng việc thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức như là lòng
tin của cá nhân liên quan đến khả năng thực hiện hành vi khó hay dễ.”
Hình 2.3. Mô hình thuyết hành vi dự định
Nguồn: Armitage & Conner, 2001
Thuyết TPB nêu lên 3 yếu tố cơ bản sau: (i) yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân
đối với hành vi là tích cực hay tiêu cực;(ii) ảnh hưởng xã hội như là một sức ép xã
hội được cảm nhận về việc thực hiện hay không thực hiện hành vi đó;(iii) sự tự
nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát
nhận thức hành vi (Ajzen, 2005). Tuy nhiên, lý thuyết TPB vẫn còn hạn chế trong
13
Nhận thức kiểm soát
hành vi
Tiêu chuẩn chủ quan Ý định
Thái độ đối với hành vi
Hành vi
việc dự đoán hành vi, trong đó các yếu tố đầu tiên là quyết định kiểm soát các hành
vi cá nhân như thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận ( Ajzen, 1991).
Kinh nghiệm thực tế chỉ ra khoảng 40% sự biến động của hành vi được giải thích
bởi thuyết TPB (Ajzen, 1991; Werner, 2004). Hạn chế thứ hai là thời gian để nhận
thức các yếu tố cá nhân. Trong khoảng thời gian có thể nhận thức được thì yếu tố
tâm sinh lý của con người cũng đã thay đổi. Hạn chế cuối cùng là con người hành
động dựa trên một chuẩn mực đã đề ra, nhưng trên thực tế thì con người luôn thay
đổi chuẩn mực trong quyết định của họ.
2.1.2.3. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu của Stanford (2006) xác định hành vi cụ thể của du lịch có trách
nhiệm theo ba khía cạnh xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế. Cụ thể, Stanford
xác định có ba yếu tố ảnh hưởng ý định hành vi: thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận
thức kiểm soát hành vi.Trong đó nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố thứ ba được
bổ sung để khắc phục những trở ngại và sự can thiệp từ bên ngoài có thể ảnh hưởng
đến hai yếu tố đầu tiên.
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Stanford, 2006
Nguồn: Stanford, 2006
Han et al., (2010) thực hiện nghiên cứu “Áp dụng lý thuyết hành vi có kế
hoạch để lựa chọn khách sạn xanh”. Nghiên cứu này đề xuất và thử nghiệm mô hình
lý thuyết TPB của Ajzen để giải thích sự hình thành ý định khách hàng đến thăm
14
Thái độ
Tiêu chuẩn chủ
quan
Ý định viếng thăm
Nhận thức kiểm
soát
một khách sạn xanh. Theo đó, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định viếng thăm
là thái độ, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng.
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Han et al., 2010
Nguồn: Han et al., 2010
2.2. Các khái niệm liên quan
2.2.1. Khái niệm về sự tham gia
Theo Van de Valde và cộng sự (2010) sự tham gia là quá trình tham gia vào
một hoạt động hoặc là quá trình trải qua các hoạt động trong thực tế khu vực họ
đang sống.Theo ADB (2013), sự tham gia là cần thiết vì những chương trình được
thực hiện nhằm mục đích lợi ích của người dân tại khu vực và thực chất bản thân
một chương trình được thực hiện và đánh giá đạt yêu cầu vẫn có xu hướng tốn rất
nhiều kinh phí, chương trình thực hiện kém hiệu quả nếu không có sự tham gia của
người dân và các bên liên quan. Sự tham gia được xem là cần thiết để phát triển
kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay nhằm tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa chính
phủ và người dân để lựa chọn và đóng góp vào hoạt động, đồng thời cùng hợp tác,
thực hiện và tìm kiếm những vấn đề hay những ảnh hưởng có thể xảy ra để hoàn
thiện.
15
2.2.2. Môi trường và rác thải
2.2.2.1. Môi trường
“Theo luật bảo vệ môi trường đã được nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khóa IX. Kỳ họp thứ 4 (từ ngày 6 đến 30 – 12 – 1993) định nghĩa khái niệm
môi trường như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau. Bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. ( Điều 1- Luật
bảo vệ môi trường của Việt Nam )
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,
nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí,
làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. Môi
trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh
sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí đất, nước, ánh
sáng, môi trường xã hội …”
2.2.2.2. Rác thải
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của
cuộc sống không sinh ra rác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những
chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng
(Jakobsson và Dragun, 1996). Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hay còn gọi là rác
thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt được
thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia
16
đình, khu chợ, nhà hàng, khu vui chơi, bệnh viện, trường học (Tabios và David,
2002). Othman (2002) cho rằng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất rắn bị loại ra
trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người. Theo Basu
(2010) rác thải có nhiều nguồn khác nhau, gồm rác thải từ hộ gia đình, rác thải công
nghiệp, thương mại, y tế, động vật, nông nghiệp, khoáng chất…. Rác thải có nhiều
loại như rắn , khí, lỏng. Rác thải bao gồm các loại, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy
hại, rác thải y tế.
2.2.3. Chất thải rắn
2.2.3.1. Các khái niệm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015
của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn
hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác”.
“Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh
doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công
nghiệp. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: Chất thải rắn sinh hoạt
(còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày
của con người.
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng,
được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản
phẩm khác.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
17
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn;
thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
2.2.3.2. “Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao
gồm:
+ Từ các khu dân cư;
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố;
+ Từ các khu công nghiệp.
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau
như: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá học, theo tính chất
rác thải.
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải
đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia
đình.
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra
chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim.
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ.
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.”
18
2.2.4. Hành vi và hành vi phân loại rác.
- Hành vi: Hành vi được quan tâm xác định theo các Mục tiêu (Target), Hành
động (Action), Bối cảnh (Context) và Thời gian (Time), (TACT) của nó. (Ajzen,
2006).
- Hành vi phân loại rác: “là một chuỗi các hành động trong phân loại rác thải
lặp đi lặp lại. Hành vi phân loại rác có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay
bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi phân loại rác của con người là một
giá trị có thể thay đổi qua thời gian.
2.2.5. “Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác
thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi
trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. Rác
thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng
quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ
của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có
ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có
ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại ( Lê Huy Bá,
2002).
Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình
thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các
thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên
mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là
H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác
tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực
tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị
cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước
19
mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện
tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống
rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị
huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khoẻ cộng đồng.”
“Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa
nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc
xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh
vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị
giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt
hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilôn trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm
nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các
bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các
chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng
giảm sút .
Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người: Trong thành phần rác thải
sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị
phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong
không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng
hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc
thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về
mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên
thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan
tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị
thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ
sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập
nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch ( Lê Huy Bá,
2002)
20
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15
ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh
thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các
bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh
cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:
Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền
bệnh đường tiêu hóa; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết (Lê Huy Bá, 2002).”
2.2.6. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt
2.2.6.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại tại nguồn phát sinh được hiểu là các loại chất thải cùng loại, “cùng
giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý được phân chia và chứa riêng biệt. Ví dụ, thông
thường, tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải như các loại can, hộp,
chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu vàng, loại giấy hay sách báo,
các tông được chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu xanh; loại bao gói thức ăn
hay thức ăn dư thừa được chứa trong thùng hay túi nhựa màu đen.
2.2.6.2. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia
đình, các công sở, nhà máy cho đến các trung tâm thương mại... cho đến việc vận
chuyển từ các thiết bị thủ công, các phương tiện chuyên dùng vận chuyển đến các
điểm xử lý, tái chế.
Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Đánh giá cách thức sử dụng các
nhân lực, phương tiện sao cho có hiệu quả nhất. Các yếu tố cần quan tâm khi quy
hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt:”
- Chất thải rắn tạo ra (nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần...);
- Phương thức thu gom;
- Mức độ dịch vụ cần cung cấp;
- Tần suất và năng suất thu gom;
- Thiết bị thu gom;
21
- Mật độ dân số;
- Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực;
- Đối tượng và khu vực;
- Nguồn tài chính và nguồn nhân lực…
“Trung chuyển và vận chuyển: Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất
thải rắn từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được
sử dụng để vận chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu
hồi vật liệu, hoặc đến bãi đổ. Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng được
sử dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi vật liệu để vận chuyển các vật
liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái sinh đến bãi
chôn lấp.”
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không
mong muốn trong chất thải như các chất độc hai, không hợp vệ sinh, rác đã nén ép
này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau
khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng
các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích
chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.
2.2.7. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước
Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. “Tại các nước phát triển quá trình phân loại
rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nền nếp.
Ở mức độ thấp, rác thải được tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó
phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ
hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong khu dân cư. Nhờ đó công tác tái chế rác
thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn. Nhưng sự thành công của việc sử dụng
lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một
là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân
loại rác tại nguồn. Hai là sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở
tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã
22
được phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế,
nhận thức và sự đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn lượng rác thải ra
hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt
và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy,
vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản
xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại như: giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều được
đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và
được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân
giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn
và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các
viên lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn/
Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các
loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất
không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô
cơ (giấy các loại chiếm đến 38%/, điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát
triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực
phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh
hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy,
rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các
loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20%.”
“Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các loại vật liệu, nguyên liệu hay
nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các loại
vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các xử lý hỗn hợp mà phải
xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và
nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc
giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải tham khảo và thương
23
lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu
này.
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới.
Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá
trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng
túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về nhà máy khác để tiêu ủy. Ở
Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải
công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt
động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi
trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự
thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với
các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17đôla Singapore/tháng,
thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng.
Một số nước đang phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới cũng đang
bắt đầu triển khai chương trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle-giảm thiểu, tái sử dụng
và tái chế). Chương trình khuyến khích mọi người giảm thiểu lượng rác thông qua
việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua
bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon để nhằm giảm
lượng rác thải phát sinh từ túi nilon. Khuyến khích tái sử dụng là việc sử dụng lại
các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục
đích khác. Còn tái chế là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất
có ích khác.”
2.3. Lược khảo nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
Theo Hoffman & Muller (2001) vận dụng các khái niệm “quản lý rác thải và
“quản lý rác thải bền vững” chỉ ra sự cần thiết của một phương pháp tiếp cận tổng
hợp và có tính hệ thống đối với hoạt động quản lý rác thải. Vận dụng các tiếp cận
24
này để đưa vào phân tích tình hình thực tiễn, nhiều công trình đã tập trung vào mô
tả thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, xủ lý và chỉ ra những tồn tại trong quá
trình quản lý của các bên liên quan. Pathak & cộng sự (2012) nghiên cứu và phân
tích thực trạng quản lý rác thải chưa hiệu quả tại các nước đang phát triển, như ngày
càng xuất hiện nhiều bãi rác lộ thiên, quá trình đô thị hóa đã làm lượng rác thải
ngày một tăng, nhưng công tác thu gom không kịp thời và không thu gom hết số rác
thải. Công tác quản lý rác thải chưa khoa học, gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung,
các nghiên cứu cho thấy các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn, thách thức
trong công tác quan lý rác thải so với các nước đã phát triển do nhiều nguyên nhân
như: thể chế, chính sách, sự tham gia của người dân, thiết bị, công nghệ lạc hậu, và
sự phối hợp của các bên liên quan chưa thật sự hiệu quả trong quản lý rác thải.
Dựa trên việc xác định các nguyên nhân, khó khăn và thách thức đối với hoạt
động quản lý rác thải, nhiều tác giả đã đề xuất các giải pháp từ nhiều khía cạnh khác
nhau như khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, cơ chế và xã hội (Ibrahim và cộng sự, 2012).
Các nhóm giải pháp đưa ra chủ yếu là: (1) nhóm giải pháp về kỹ thuật như tái sử
dụng, tái chế rác thải, đồng thời có thể tạo ra năng lượng; (2) giải pháp về kinh tế
giảm thiểu các nhu cầu tiêu thụ của người dân; (3) nhóm giải pháp thể chế nhằm
phát huy vai trò của các cấp chính quyền trong việc thu gom, xử lý rác với công
nghệ hiện đại, giảm chi phí; (4) nhóm giải pháp từ phía cộng đồng cần giáo dục,
nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc quản lý, phân loại rác thải. Một số tác giả
nhấn mạnh hơn về vai trò nhận thức cộng đồng và đề cao vai trò của hộ gia đình với
tư cách là chủ thể rác thải, trong đó vai trò của người dân là chủ động tham gia chứ
không phải bị động thực hiện do chịu sự quản lý của luật pháp (Ozkan, 2010).
Nghiên cứu của Wilma F Strydom (2018) ứng dụng lý thuyết hành vi dự định để
đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố như thái độ, chuẩn chủ quan, cảm nhận
kiểm soát hành vi của người dân tại Nam Phi đến phân loại chất thải sinh hoạt để tái
chế. Kết quả cho thấy, yếu tố nhận thức có tác động lớn nhất đến hành vi của người
dân trong phân loại rác để tái chế.
25
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Phúc Thanh và cộng sự (2010) nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề
trong quản lý chất thải là do công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng nhanh, lượng rác
thải không được kiểm soát, không được phân loại tại nguồn. Mặt khác, nghiên cứu
đã mô tả thực trạng quản lý rác thải ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào vấn đề cơ sở
hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ xử lý. Dựa trên những vấn đề phát sinh hiện nay trong
quản lý rác thải tại đô thị, một số tác giả đã đề ra các giải pháp khắc phục, như phân
loại rác tại nguồn (chương trình 3R), nâng cao ý thức cộng đồng, cải thiện các chính
sách, thể chế xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường (Ngô
Kim Chi và Phan Quốc Long, 2011; Nguyễn Đức Khiển và cộng sự, 2010). Những
nghiên cứu này chỉ ra vai trò quan trọng của cộng đồng tham gia giảm thiểu lượng
rác thải phát sinh hàng ngày, trong đó nhấn mạnh vai trò của cộng đồng.
“Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) dựa trên kết quả phỏng vấn
và điều tra xã hội học, và phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan đến sự tham
gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, bao gồm:
công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản cơ sở, trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân
phố, đoàn thể xã hội, nhóm thu mua phế liệu phi chính thức và chính quyền cấp
quận/ huyện, phường/xã. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị tăng cường sự tham
gia của các bên liên quan nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt
động quản lý rác thải ở Hà Nội.
Tác giả Đinh Xuân Thắng (2009), Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc
trường Đại học Quốc gia TP.HCM với đề tài Dự án thu gom, phân loại và xử lý
chất rắn tại nguồn. Đề tài được thực hiện tại hai địa bàn: Phường 3, Thị xã Bến Tre
và xã Tân Trạch, huyện Châu Thành. Trong đề tài, tác giả đã đánh giá hiện trạng
phân loại, thu gom chất thải rắn trên 2 địa bàn nghiên cứu, cho thấy rằng tình trạng
ô nhiễm do rác thải sinh hoạt còn nhiều phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng
đồng. Nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, nhất là ở những khu vực đông dân
cư, chợ, thị trấn. Việc thu gom, phân loại, xử lý chất rắn tại nguồn còn nhiều bất
cập, khó khăn do ý thức người dân còn thấp, kinh phí đầu tư còn ít. Thông qua
26
phương pháp nghiên cứu lý thuyết thu thập thông tin, dự báo, tham khảo ý kiến các
chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm như tìm hiểu thực địa,
tham vấn cộng đồng, liên doanh, liên kết tập hợp lực lượng và phân tích tổng hợp,
xử lý số liệu. Đồng thời, đề xuất 3 mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác sinh hoạt
tại nguồn; xử lý chất thải rắn tối ưu cho cấp thị xã, cấp huyện, cơ sở y tế và mô hình
thu gom, ủ rác thành phân hữu cơ cho hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong
đó tác giả nhấn mạnh biện pháp nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo
vệ môi trường.”
“Hoàng Thị Kim Chi cùng nhóm tác giả (2008) thực hiện đề tài Các hình thức
thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và các đề xuất bổ sung.
Qua đề tài nhóm tác giả chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế của các hình thức thu
gom rác tại địa bàn TP.HCM. Mức độ thu gom rác thải còn rất hạn chế, khả năng
thu gom rác thải của một số đơn vị có thể bị thu hẹp do việc thực hiện sắp xếp lại
theo hướng cổ phần hóa; Hợp tác xã thu gom rác đã hình thành còn rất ít; Phần lớn
phương tiện thu gom rác không đạt yêu cầu vệ sinh; Công tác kiểm tra giám sát xử
lý các vi phạm vệ sinh môi trường, đặc biệt là các vi phạm của người dân và lực
lượng thu gom rác chưa được quan tâm đúng mực, nặng về biện pháp hành chính,
chưa chú ý đến quyền lợi của người lao động nên kết quả mang lại còn nhiều hạn
chế. Đồng thời, nhóm tác giả đề xuất một số mô hình tổ chức và cơ chế chính sách
phù hợp để quản lý thu gom rác sinh hoạt.
Tác giả Bàng Anh Tuấn trong đề tài Sự tham gia của lực lượng thu gom rác
dân lập và hệ thống quản lí rác thải ở Tp.HCM, năm 2002. Tác giả áp dụng phương
pháp phương pháp quan sát, nghiên cứu tư liệu, báo cáo, phân tích tổng hợp.
Nghiên cứu này đã tập trung vào các điểm chính sau: Những thuận lợi và khó khăn
của hệ thống thu gom rác dân lập, quá trình tổ chức thu gom rác dân lập tại một số
quận, phường ở Tp.HCM, cải thiện điều kiện việc làm và sức khoẻ của lực lượng
thu gom rác dân lập. Xử lý thành phần hữu cơ của rác sinh hoạt theo hướng sản xuất
phân loại.”
27
“Tác giả Đỗ Xuân Biên trong đề tài Tìm hiểu hệ thống thu gom rác dân lập và
vấn đề tái tổ chức lực lượng thu gom rác tại Tp.HCM, luận văn tốt nghiệp năm
2000, Sinh viên khoa Địa lí chuyên ngành Môi trường, Trường Đại học KH - XH và
Nhân Văn. Trong đề tài tác giả đã dùng phương pháp quan sát thực tế, phỏng vấn
lực lượng thu gom rác thải và một số vấn đề liên quan. Thông qua các phương pháp,
nghiên cứu này đã nêu lên được thực trạng của hệ thống quản lý rác thải tại
Tp.HCM, trong đó có phần nghiên cứu về nhận thức, thái độ của người dân. Nhưng
do đây là luận văn tốt nghiệp chuyên ngành môi trường nên tác giả quan tâm đến
lĩnh vực môi trường và đi sâu vào nghiên cứu các mảng rác thải và hệ thống quản lý
rác thải tại Tp.HCM nói chung. Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu một số vấn đề liên
quan đến nhận thức, thái độ của người dân trong việc xử lý và phân loại rác thải tại
Tp.HCM. Tuy nhiên luận văn chỉ đi nghiên cứu một cách sơ bộ và khái quát chứ
không mang tính chất đi sâu vào thực tế.”
“Tác giả Hà Thị An Tìm hiểu về hệ thống thu gom rác dân lập và việc thể chế
hoá lực lượng này - luận văn tốt nghiệp cử nhân xã hội học, khoa xã hội học trường
đại học Mở bán công, 2004 tại quận 12 Tp.HCM. Ở đề tài này, Tác giả dùng
phương pháp định tính và định lượng: thu thập thông tin, số liệu cụ thể chính xác,
có những buổi tiếp xúc, quan sát, phỏng vấn (bán cấu trúc và không cấu trúc) để
hiểu được quan niệm và thái độ của các đối tượng nhằm tìm hiểu và đánh giá thực
trạng hệ thống thu gom rác thải tại Tp.HCM. Tìm hiểu các mặt hoạt động của lực
lượng thu gom rác, vai trò và những khó khăn của lực lượng này. Tìm hiểu đánh giá
về vấn đề thể chế hoá lực lượng thu gom rác thải dân lập: Cụ thể là nghiên cứu tình
hình thực hiện nghị quyết, nghiệp đoàn công nhân vệ sinh dân lập, định hướng để
lực lượng thu gom rác thải hoạt động có tổ chức, có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, đề
tài còn đề cập đến vấn đề nhận thức của người dân và vai trò của họ trong việc xây
dựng và bảo vệ một môi trường sạch đẹp nhưng cũng chỉ là đóng góp một phần nhỏ
trong việc nâng cao nhận thức của người dân hoặc là chỉ mới đứng trên khía cạnh
xã hội mà chưa đi sâu vào thực tế. Vì vậy mà nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này
28
muốn thử nghiên cứu đi sâu hơn vào thực tế trong quá trình thể hiện nhận thức và
thái độ của người dân trong việc phân loại và xử lý rác thải.
Tác giả Tăng Thị Chính trong đề tài Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt nông
thôn tại Hà Tây,Viện công nghệ môi trường, Viện KH&CN Việt Nam. Trong đề tài,
tác giả đề xuất mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Kim Chung, tỉnh Hà Tây,
bằng phương pháp đồng tham gia, tác giả kết hợp với chính quyền địa phương
tuyên truyền, vận động cho người dân từ khâu phân loại, bỏ rác vào thùng đến thói
quen đổ rác như ở các thành phố và đóng góp kinh phí xây dựng trạm xử lý rác cho
nông thôn theo quy trình công nghệ của các nhà khoa học Viện Khoa Học và Công
Nghệ Việt Nam.”
“Tác giả Vũ Thế Long trong bài viết Về tập quán xử lý rác thải sinh hoạt người
Việt (2008), cho rằng tại xã hội nông thôn truyền thống rác thải sinh hoạt được
người dân xử lý bằng cách tận dụng tối đa vào sinh hoạt hằng ngày, cụ thể như:
Thức ăn thừa thì cho gia súc gia cầm, rác thực vật ủ phân bón cho cây, chai lọ, vỏ
đồ hộp như lon sữa bò tận dụng làm đồ đong, gáo múc…Người Việt vốn có một tập
quán xử lý rác hợp lý, tiết kiệm giữ môi trường sạch sẽ, phân loại và tìm cách tái sử
dụng rác một cách hợp lý. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa
nhanh, nảy sinh ra những mâu thuẫn cần giải quyết giữa lối sống nông nghiệp
chuyển sang lối sống công nghiệp, giữa lối sống trong môi trường thành thị và lối
sống trong môi trường nông thôn. Việc thu gom rác hợp lý và sự tự giác tham gia
của cộng đồng trong các khâu thải rác và thu gom rác là những vấn đề cần đặt ra
cho tất cả mọi hệ thống xã hội ở mọi nơi trong cả nước.
Nguyễn Văn Đúng trong đề tài Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường (2008), liên hiệp các khoa học và kỹ thuật tỉnh Đồng
Tháp. Tham luận tại Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu Khoa học Xã hội Nam
Bộ 2008. Đề tài đưa ra tình trạng ô nhiễm môi trường do khâu xử lý rác thải chưa
hợp lý của cơ quan phụ trách. Hầu hết rác được thu gom về đều được mang ra các
bãi rác lộ thiên, không được quy hoạch thiết kế hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường
làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài
29
liệu; Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành; Phỏng vấn theo phiếu khảo sát
đã soạn sẵn, với số lượng mẫu 350 phiếu tại phường 1 và 2 thành phố Cao Lãnh và
xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel, tác giả đã đưa ra những kết quả
định lượng nhằm đánh giá sự quan tâm của người dân Tp.Cao Lãnh đối với vấn đề
môi trường, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường của người dân nơi đây.
Nhìn chung, các đề tài trên đã đi sâu vào nghiên cứu, tập trung vào các hoạt
động, chính sách liên quan đến lực lượng thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt,
đồng thời đã phần nào đề cập đến nhận thức của người dân trong việc phân loại thu
gom và xử lý rác thải hàng ngày. Tuy nhiên các đề tài trên chỉ đi sâu vào nghiên cứu
về lực lượng thu gom rác, các chính sách thể chế hoá hay môi trường xanh đô thị
nên đóng góp của các đề tài về nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi của người
dân về ô nhiễm môi trường chỉ ở mức độ tổng quát và sơ bộ. Như vậy trong nghiên
cứu này tác giả sẽ kế thừa những kết quả khoa học từ các nghiên cứu trước; Đồng
thời đi sâu vào thực trạng thái độ, nhận thức và hành vi của người dân về ô nhiễm
môi trường hiện nay với việc áp dụng phương pháp và cách tiếp cận lý thuyết hành
vi dự định.
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.4.1. Các biến nghiên cứu
Thái độ: được định nghĩa là cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá nhân
khi thực hiện hành vi; nó là biến đổi xã hội của niềm tin ở kết quả chắc chắn của
hành vi và đánh giá của cá nhân về những kết quả này (Ajzen, 1991).
Chuẩn chủ quan: được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về việc
những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng họ nên hay không nên thực hiện hành
vi; nói cách khác, chuẩn chủ quan là sự ảnh hưởng của những người xung quanh,
môi trường xã hội đến ý định hành vi của một cá nhân thái độ và chuẩn chủ quan.
Tuy vậy, theo TPB, ý định hành vi còn chịu tác động bởi nhân tố “nhận thức kiểm
soát hành vi” (Ajzen, 1991).
30
H1
H3
Thái độ
H4
H2
Chuẩn chủ quan
Ý định phân loại
rác thải
Hành vi
phân loại
rác thải
Nhận thức kiểm
soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi: được hiểu như là nhận thức của cá nhân về sự
khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện hành vi của bản thân mình; nhận thức kiểm soát
hành vi lại phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện
hành vi (Ajzen, 1991).
2.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước, đặc biệt nghiên cứu Wilma F
Strydom (2018). Từ cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước, cũng như xét
thực trạng còn tồn tại, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, giáo viên hướng
dẫn, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người
dân trong việc phân loại rác thải trên địa bàn huyện Bàu Bàng bao gồm 03 nhân tố:
Thái độ, Chuẩn chủ quan, và Nhận thức kiểm soát hành vi.
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất.
H1. Thái độ của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định phân
loại chất thải rắn.
H2. Chuẩn chủ quan của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định
phân loại chất thải rắn.
H3. Nhận thức kiểm soát hành vi của người dân có thể có liên quan và tác
động đến ý định phân loại chất thải rắn.
31
H4. Ý định phân loại của người dân có thể có liên quan và tác động đến hành
vi phân loại chất thải rắn.
Tóm tắt Chương 2
Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên
cứu bao gồm: Khái niệm sự tham gia, môi trường, rác thải, chất thải rắn, phế liệu,
lưu giữ chất thải rắn, xử lý chất thải rắn. Cùng với đó, chương này trình bày cơ sở lý
thuyết về hành vi con người, hành động xã hội, lối sống, kiểm soát xã hội, thuyết
hành vi dự định và các yếu tố liên quan, tổng quan các nghiên cứu trước đây của các
tác giả trong nước và nước ngoài có liên quan đến các nội dung nghiên cứu có ảnh
hưởng đến hành vi và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất của bài nghiên cứu.
32
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Thảo luận nhóm
[ Nghiên cứu chính thức
(định lượng)
Thang đo chính thức
Đánh giá sơ bộ thang đo
bằng hệ số Cronbach
alpha
Phân tích nhân tố khám
phá EFA
Thang đo hoàn chỉnh Phân tích hồi quy
tuyến tính bộ
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài gồm 2 bước:
- Nghiên cứu khám phá: sử dụng phương pháp định tính được thực hiện thông
qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để
đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
- Nghiên cứu chính thức: sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện
bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các
thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra. Nhóm thảo luận gồm 05 cán bộ,
chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đô thị gồm 2 chuyên gia tại Xí nghiệp Công
Điều chỉnh
33
trình công cộng và 3 chuyên gia tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Ngoài
ra, bước nghiên cứu này còn thực hiện tham vấn ý kiến của 20 người dân tại trung
tâm huyện Bàu Bàng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách tiếp cận
nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi chính thức. Mục đích là dùng để
kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và giả thuyết trong mô
hình. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu định tính
3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu này được tiến hành 2 lần
Thảo luận nhóm lần 1: Nhóm thảo luận gồm 05 cán bộ, chuyên gia trong lĩnh
vực môi trường đô thị gồm 2 chuyên gia tại Xí nghiệp công trình công cộng và 3
chuyên gia tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Ngoài ra, bước nghiên cứu
này còn thực hiện tham vấn ý kiến của 20 người dân tại trung tâm huyện Bàu Bàng
để tổng hợp các nhân tố được cho là quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định và hành
vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Các câu hỏi đặt ra trong quá trình thảo luận nhóm:
1. Theo Anh/ Chị những yếu tố nào sẽ tác động đến ý định và hành vi phân
loại chất thải rắn của người dân?
2. Đưa ra cho các cán bộ, chuyên gia xem mô hình nghiên cứu đề xuất với
thang đo ban đầu, đặt câu hỏi xem yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì, ba? Yếu tố
nào không quan trọng?
3. Ngoài những nhân tố trên, yếu tố nào theo Anh/ chị cần phải chỉnh sửa, bổ
sung cho phù hợp với ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân?
4. Đưa các mục hỏi của mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ
dễ hiểu của các mục hỏi, cần phải chỉnh sửa bổ sung gì cho các phát biểu, có những
phát biểu nào trùng nội dung?
Thảo luận nhóm lần 2: Nghiên cứu này được thông qua việc thảo luận sâu và
thảo luận tay đôi với 20 người dân tại trung tâm huyện Bàu Bàng. Trước khi phỏng
34
vấn tác giả đã chuẩn bị sẵn mô hình nghiên cứu đề xuất và một dàn bài thảo luận
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân.
Trong buổi thảo luận, tác giả sẽ nêu nội dung của nghiên cứu, mục đích của nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong buổi thảo luận đồng thời đặt các câu
hỏi mở và câu hỏi đóng để lấy ý kiến của các thành viên.
Các câu hỏi đặt ra đối với các khách hàng khi thảo luận nhóm:
1. Theo Anh/ Chị những yếu tố nào sẽ tác động đến ý định và hành vi phân
loại chất thải rắn của người dân?
2. Đưa ra cho các cán bộ, chuyên gia xem mô hình nghiên cứu đề xuất với
thang đo ban đầu, đặt câu hỏi xem yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì, ba? Yếu tố
nào không quan trọng?
3. Ngoài những nhân tố trên, yếu tố nào theo Anh/ chị cần phải chỉnh sửa, bổ
sung cho phù hợp với ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân?
4. Đưa các mục hỏi của mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ
dễ hiểu của các mục hỏi, cần phải chỉnh sửa bổ sung gì cho các phát biểu, có những
phát biểu nào trùng nội dung?
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu
Thông qua quá trình thảo luận nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia kết quả đạt được
như sau: Các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết
kế nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi của người dân trong việc
phân loại chất thải rắn tại nguồn. Thông qua kết quả nghiên cứu ở bước này, thang
đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và được đặt tên là thang đo chính thức. Các thang đo
sử dụng để đo lường trong đề tài này đã được kiểm định trong nhiều nghiên cứu ở
các nghiên cứu trước.
Vì vậy, việc sử dụng các thang đo là để đảm bảo ý nghĩa của biến quan sát.
Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ, sử dụng
điểm số của thang đo Likert 5 điểm như trong bảng sau :
35
Bảng 3.1. Kết quả các yếu tố
STT Yếu tố
Thái độ
Bảo vệ môi trường thông qua phân loại chất thải rắn là
hành vi có lợi để bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường thông qua không xả rác bừa là hành vi
tốt để bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường thông qua không xả rác ra đường là
hành vi có giá trị để bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường thông qua không xả rác ra hàng xóm là
hành vi có trách nhiệm để bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường thông qua thu gom rác đúng nơi quy
định là hành vi thích hợp để bảo vệ môi trường.
Chuẩn chủ quan
Hầu hết mọi người nên ủng hộ phân loại chất thải rắn để
bảo vệ môi trường.
Gia đình ông/bà biết rằng phân loại chất thải rắn là hành vi
tốt để bảo vệ môi trường.
Hầu hết mọi người trong cồng đồng dân cư khuyên ông/bà
nên phân loại chất thải rắnđể bảo vệ môi trường.
Chính quyền địa phương khuyên ông/bà nên phân loại
chất thải rắn để bảo vệ môi trường.
Nhân thức kiểm
soát hành vi
Anh/chị mất nhiều thời gian để phân loại chất thải rắn
nhằm bảo vệ môi trường.
Anh/chị không biết cách phân loại chất thải rắn.
Anh/chị không biết nên phân loại chất thải rắn ở đâu.
Anh/chị thấy không cần phải phân loại chất thải rắn.
Ý định phân loại
Tôi sẵn sàng tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ
môi trường.
Tôi sẽ cố gắng tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ
môi trường.
Tôi có ý định tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ
môi trường.
Tôi có kế hoạch tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ
môi trường.
Hành vi phân
loại
Việc phân loại chất thải rắn cần thực hiện thường xuyên.
Anh/chị cần có các thùng để phân loại chất thải rắn.
Anh/chị cần học cách phân loại chất thải rắn.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

More Related Content

What's hot

Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAYLuận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
 
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Đề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Đề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia LaiĐề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Đề tài: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAY
Luận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAYLuận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAY
Luận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt (20)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ.pptx
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ.pptxNÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ.pptx
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ.pptx
 
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAYLuận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
 
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công VụPhân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
 
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngQuản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
LV: Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
LV: Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng LV: Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
LV: Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
 
Đề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND Lào
Đề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND LàoĐề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND Lào
Đề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND Lào
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
 
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM.pdf
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM.pdfNGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM.pdf
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM.pdf
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Động Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN THANH HIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI DỰ ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN BÀU BÀNG TỈNH BÌNH DƯƠNG Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN THANH HIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI DỰ ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN BÀU BÀNG TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN GIÁP Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” là nghiên cứu do tôi tự thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Văn Giáp. Các tham khảo trong luận văn được trích dẫn rõ tên tác giả, tên công trình. Các số liệu do tôi thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu, có tính trung thực và độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện Nguyễn Thanh Hiệp
  • 4. TÓM TẮT Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời xác định các yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Trên cơ sở lý thuyết về hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior – TPB), và các nghiên cứu trước đây, đề tài xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đưa ra mô hình nghiên cứu, điều chỉnh thang đo để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 198 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và phân tích hồi qui bội (Multiple Regression Analysis). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố cơ bản tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng: thái độ, chuẩn chủ quan, và nhận thức có tác động tích cực đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị chính sách thúc đẩy hành vi phân loại chất thải rắn của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, tham gia của người dân, hành vi phân loại chất thải rắn, tại huyện Bàu Bàng.
  • 5. ABSTRACT The dissertation systematizes the rationale for factors affecting the intended behavior of people in the classification of domestic solid waste, and at the same time identifies factors and assesses the level of impact on behavior. The intention of the people in the activities of sorting solid waste in Bau Bang district. Based on the theory of intended theory (The Theory of Planned Behavior - TPB), and previous studies, the topic identifies the factors that affect the intended behavior of people in the classification of substances. domestic solid waste, research model, adjust the scale to conduct research. The study was conducted by quantitative research method with 198 valid survey forms. The author uses SPSS software to assess the reliability of scales through the Cronbach’s alpha coefficient; testing research model by exploratory factor analysis (Exploratory Factor Analysis - EFA) and Multiple Regression Analysis. The research results show that there are 3 basic factors that positively affect the intention of classifying solid waste of Bau Bang district people: attitude, subjective standards, and awareness have a positive impact on the intention. and solid waste classification behavior. On that basis, the author proposes a number of policy recommendations to promote solid waste classification behavior of people in the study area. Keywords: Factors influencing, participation of people, behavior of solid waste classification, in Bau Bang district.
  • 6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT - ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.5. Kết cấu luận văn...................................................................................................5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7 2.1. Lý thuyết hành vi................................................................................................. 7 2.1.1. Các lý thuyết liên quan.............................................................................7 2.1.2. Các mô hình lý thuyết về hành vi dự định..............................................10 2.2. Các khái niệm liên quan.....................................................................................14 2.2.1. Khái niệm về sự tham gia.......................................................................14 2.2.2. Môi trường và rác thải............................................................................15 2.2.3. Chất thải rắn ...........................................................................................16 2.2.4. Hành vi và hành vi phân loại rác............................................................18 2.2.5. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe ................18
  • 7. 2.2.6. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................20 2.2.7. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước .....................................21 2.3. Lược khảo nghiên cứu trong và ngoài nước...................................................... 23 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................23 2.3.2. Nghiên cứu trong nước..........................................................................25 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .....................................................................29 2.4.1. Các biến nghiên cứu...............................................................................29 2.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.........................................................30 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 32 3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................... 32 3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 33 3.2.1. Nghiên cứu định tính.............................................................................33 3.2.2. Nghiên cứu định lượng..........................................................................36 3.3. Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................36 3.3.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................................37 3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố..............................................................38 3.3.3. Phương pháp phân tích hồi quy..............................................................39 3.3.4. Phương pháp phân tích phương sai ANOVA.........................................39 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................41 4.1. Tổng quan tình hình môi trường huyện Bàu Bàng, Bình Dương.......................41 4.1.1. Giới thiệu về huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ..................................41 4.1.2. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn .................................43 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu...............................................................................48 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.......................................................................49 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo..................................................................50 4.3.2. Phân tích nhân tố ....................................................................................53 4.4. Phân tích tương quan và hồi quy....................................................................... 55 4.4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu.............................................................55 4.4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu....................................................60
  • 8. 4.4.3. Thảo luận chung các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại rác thải rắn................................................................................................................61 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................... 63 5.1. Kết luận .............................................................................................................63 5.2. Kiến nghị chính sách.........................................................................................63 5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân 64 5.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn.....................................................65 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.....................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế xã hội KH&CN Khoa học và Công nghệ MTĐT Môi trường đô thị TPB Theory of Planned Behavior - Thuyết hành vi dự định TRA Theory of Reasoned Action - Thuyết hành động hợp lý.
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả các yếu tố.....................................................................................35 Bảng 4.1. Thống kê dân số, diện tích tự nhiên năm 2018........................................41 Bảng 4.2. Lượng thu gom rác trên địa bàn............................................................... 47 Bảng 4.3. Thống kê đối tượng điều tra theo giới tính và nguồn thu nhập ................48 Bảng 4.4. Thang đo Cronbach Alpha....................................................................... 50 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO nhân tố ý đnịh phân loại ....................................... 53 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định KMO nhân tố hành vi phân loại................................53 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định KMO nhân tố thái độ ............................................... 54 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định KMO nhân tố chuẩn chủ quan ..................................54 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi ..............54 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO các nhân tố độc lập ...................................... 55 Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố.....................................................................55 Bảng 4.12. Kết quả mô hình 1. ...............................................................................56 Bảng 4.13. Kết quả mô hình 2. ...............................................................................56 Bảng 4.14. Kiểm định ANOVA..............................................................................57 Bảng 4.15. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc YD .....................61 Bảng 4.16. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc HV .....................61
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tổng quan lý thuyết hành động xã hội........................................................8 Hình 2.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý .............................................................11 Hình 2.3. Mô hình thuyết hành vi dự định................................................................12 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Stanford, 2006...................................................13 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Han et al., 2010 .................................................14 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................30 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................ 32 Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2018 .........................................................42 Hình 4.2. Biểu đồ của phần dư chuẩn hóa ................................................................58 Hình 4.3. Kiểm định phân phối chuẩn ......................................................................59
  • 12. 1 CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, và đe dọa sự tồn tại và phát triển của loài người. Trong đó, chất thải rắn là mối đe dọa trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân ở các đô thị. Theo thống kê của Viện môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình hàng năm từ 10% – 16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70%- 85%. Quản lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt rác thải rắn, “là hoạt động mang tính hệ thống bao gồm: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng rác thải. Hệ thống quản lý rác thải bao gồm các tiểu hệ thống có mối liên hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Hoạt động quản lý rác thải tại các quốc gia đang phát triển gặp nhiều khó khăn do yếu kém về thể chế và thực thi chính sách, thiếu sự tham gia của người dân, và thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan trong quản lý rác thải. Ngoài ra, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, thiếu tài chính cũng là những nguyên nhân dẫn đến hoạt động quản lý rác thải kém hiệu quả. Các giải pháp từ cộng đồng nhấn mạnh vai trò và sự tham gia của các hộ gia đình trong việc thu gom, phân loại, và tái chế rác thải. Mức độ tham gia của hộ gia đình phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các tổ chức cộng đồng trong việc vận động người dân tham gia, tổ chức giám sát và kết nối với các bên liên quan tại khu dân cư. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương cũng quan trọng trong việc thi hành các chính sách, tổ chức giáo dục, và vận động cộng đồng tham gia. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, như: yếu tố cá nhân (giới tính, trình độ học vấn, tâm lý), các yếu tố xã hội (thói quen cộng đồng, chính sách, thể chế), và các yếu tố về sự tham gia trong hoạt động quản lý rác thải.
  • 13. 2 Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, và phát triển mạnh khu vực công nghiệp, hiện có 28 khu công nghiệp, và 20 cụm công nghiệp. Phát triển công nghiệp ở Bình Dương góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân trong tỉnh. Khi kinh tế và đời sống người dân cải thiện, lượng rác thải ở Bình Dương ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, khối lượng rác thải sinh tại Bình Dương là khoảng 1.600 tấn/ngày, và rác thải công nghiệp là khoảng 1.400 tấn/ngày (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2018). Tại Bình Dương nói chung và huyện Bàu Bàng nói riêng, sự tham gia của người dân vào công tác phân loại rác thải sinh hoạt còn rất hạn chế. Huyện Bàu Bàng, là một huyện mới thành lập, có diện tích tự nhiên 34.020 ha, dân số hết năm 2018 là 93.226 người. Huyện Bàu Bàng, đang chuyển đổi từ địa phương chuyên nông nghiệp, sang thành đia phương chủ đạo về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, và có nhiều tiến bộ về kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống người dân. Cùng với chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao thì lượng rác thải sinh hoạt ở Bàu Bàng ngày càng gia tăng. Hiện nay, mỗi ngày huyện Bàu Bàng thải ra khoảng 60 tấn rác thải sinh hoạt, và 30 tấn rác thải rắn công nghiệp. Trên địa bàn huyện, người dân chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn. Công tác thu gom rác sinh hoạt chủ yếu do Xí nghiệp Công trình công cộng Bàu Bàng phụ trách ở các khu dân cư tập trung và các tuyến đường chính trên địa bàn của 07 xã, thị trấn. Tỷ lệ thu gom rác sinh hoạt trên toàn huyện đạt 85%, phần còn lại, người dân tự chôn lấp, đốt hoặc bỏ tại các khu đất trống chưa có người dân sinh sống. Có nhiều nguyên nhân khiến chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa triển khai được: (i) Hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mới bắt đầu ở quy mô địa phương và thí điểm riêng lẻ ở một vài xã, thị trấn; (ii) Thiếu sự chỉ đạo đồng bộ từ tỉnh, huyện xuống các địa phương. Thiếu hệ thống văn bản pháp quy, chính sách và cơ chế tài chính hỗ trợ; (iii) Các địa phương chưa có kinh nghiệm và thiếu cơ sở vật chất, thiếu tài chính hỗ trợ và nhân lực thực hiện. Chính vì thế, việc nghiên cứu hành vi của người dân trong công tác quản lý CTRSH ở huyện Bàu Bàng là việc làm cần thiết. Qua đó, giúp đánh giá sát tình hình thực tế, xác định đúng vai trò của người dân trong công
  • 14. 3 tác này, đồng thời chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình, hoàn thiện chính sách của chính quyền. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” là cấp thiết, góp phần xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động phân loại rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng? - Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố (nhân tố) đến hành vi phân loại rác thải sinh hoạt của người dân tại huyện Bàu Bàng ra sao? - Hàm ý chính sách nào cần thiết để tác động đến hành vi phân loại rác thải sinh hoạt của người dân tại huyện Bàu Bàng?
  • 15. 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tập trung tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. - Về thời gian: Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2016- 2018, số liệu sơ cấp thu thập trong thời gian 03 tháng, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp định tính được tiến hành để đánh giá khách quan thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng. Tác giả thu thập các nghiên cứu và báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường, báo cáo UBND huyện Bàu Bàng và các nghiên cứu trước đây. - Phương pháp định lượng Phương pháp định lượng, sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy Binary Logistic thông qua cấu trúc của bảng hỏi bao gồm: thông tin cá nhân (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, nhân khẩu, thu nhập) và các câu hỏi liên quan đến các biến nghiên cứu. - Mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, vì hạn chế về thời gian và kinh phí. Tổng quan sát trong đề tài dự kiến là 260 phiếu điều tra. Tiêu chuẩn lấy mẫu là các hộ dân trên địa bàn 6 xã và 01 thị trấn của huyện. Thời gian phát phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ tháng 03/2019 đến tháng 5/2019
  • 16. 5 - Tiến hành thu thập dữ liệu Bước 1: Sau khi hình thành khung phân tích, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bảng câu hỏi. Bước 2: Thông qua UBND các xã, thị trấn của huyện Bàu Bàng, tác giả gửi bảng câu hỏi cho các hộ dân thông qua cán bộ phụ trách môi trường và có giải thích cách trả lời câu hỏi trong bảng câu hỏi gửi kèm. Bước 3: Tiến hành nhận lại bảng câu hỏi đã được trả lời của các hộ dân; đối với những trường hợp chưa rõ sẽ loại trừ hoặc gặp trực tiếp người dân để trao đổi thông tin. - Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha làm cơ sở cho việc kiểm định mức độ tương quan của các câu hỏi. Theo Nunnally và Burnstein (1994): “Khi Cronbach’sAlpha từ 0,8 lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới với người trả lời”. Đồng thời, hệ số tương quan giữa biến và Cronbach’s Alpha tổng phải lớn hơn 0,3, nếu nhỏ hơn 0,3 thì biến không phù hợp và bị loại bỏ. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các nhân tố chất lượng dịch vụ và đo lường mức sẵn lòng tham gia của người dân đối với việc quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, đáp ứng các điều kiện trên sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy. 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 chương Chương 1. Phần mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.
  • 17. 6 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu bao gồm: Khái niệm sự tham gia, môi trường, rác thải, chất thải rắn, phế liệu, lưu giữ chất thải rắn, xử lý chất thải rắn. Cùng với đó, chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi con người, hành động xã hội, lối sống, kiểm soát xã hội, thuyết hành vi dự định và các yếu tố liên quan, tổng quan các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước và nước ngoài có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài, sau đó tổng hợp, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất của bài nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Trong chương này, tác giả tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu và phương pháp thực hiện các bước nghiên cứu; các thành phần và biến quan sát được sử dụng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân. Các yếu tố bao gồm: Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của người dân trong phân loại chất thải rắn. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày kết quả kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu. Qua các bước kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu đã khẳng định: 3 yếu tố cơ bản có mối quan hệ tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng, bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đồng thời yếu tố ý định có tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải rắn. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách Tóm tắt kết quả của nghiên cứu; các đóng góp của nghiên cứu về thực tế; trình bày các nhóm giải pháp nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đế hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt và các hạn chế cũng như hướng nghiên cứu mới của đề tài.
  • 18. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết hành vi 2.1.1. Các lý thuyết liên quan 2.1.1.1. Lý thuyết hành vi của con người “Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích từ môi trường tạo nên hành vi. Hành vi có thể được học tập một cách có hệ thống và được quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến tâm lý nội tâm. Về cơ bản, người ta chỉ xét đến những hành vi quan sát được – những thứ như nhận thức, cảm xúc và tâm trạng khó được xem xét. Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng bất kỳ ai cũng có khả năng được đào tạo để thực hiện một công việc nào đó dù nền tảng di truyền, tính cách và suy nghĩ nội tâm có thể khác nhau. Thuyết hành vi ra đời năm 1913 với xuất bản của John B. Watson Psychology as the Behaviorist Views It. (Tâm lý học qua cái nhìn của nhà hành vi học). Những nhà tâm lý học hành vi tin rằng tất cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất thân học vấn có khác nhau, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào đó với các điều kiện phù hợp. Từ khoảng năm 1920 đến giữa những năm 1950, thuyết hành vi bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng thống trị trong tâm lý học. Một số người cho rằng sự phổ biến của tâm lý học hành vi đã vượt ra khỏi khuôn khổ mong muốn đơn thuần là xây dựng tâm lý học như một ngành học khách quan và có thể đo lường được. Các nhà nghiên cứu chú trọng vào việc tạo ra các học thuyết có thể mô tả được một cách rõ ràng và đo lường được dựa trên thực nghiệm nhưng vẫn phải tạo được nhiều đóng góp mang sức ảnh hưởng lên cuộc sống thường ngày của con người. Có 2 loại điều kiện hóa: (i) Điều kiện hóa cổ điển là kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn luyện hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với kích thích tự nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ đưa đến phản ứng tương tự như kích thích tự nhiên trước đó, thậm chí nó đưa đến phản ứng ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên từ trước. Kích thích kết hợp
  • 19. 8 Hoàn cảnh Nhu cầu Động cơ Chủ thể Phương tiện công cụ Mục đích này được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi được biết đến với tên gọi phản ứng có điều kiện; (ii) Điều kiện hóa từ kết quả (còn được gọi là điệu kiện hóa phương tiện) là một phương thức học tập thông qua các tác nhân củng cố và trừng phạt. Với điều kiện hóa từ kết quả, một liên kết được hình thành giữa một hành vi và kết quả của hành vi đó. Khi một kết quả tích cực có được sau khi thực hiện một hành động, hành động đó có khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai. Ngược lại, các phản ứng theo sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có khả năng lặp lại trong tương lai 2.1.1.2. Lý thuyết hành động xã hội Hành động xã hội mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Trong hành động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của ý thức, mà theo M.Werber đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích. Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu và lợi ích cá nhân, đó là những động cơ thúc đẩy hành động hay nói cách khác mọi người hành động đều có mục đích. Sự tác động của môi trường, hoàn cảnh tới hành động tùy theo hoàn cảnh hoạt động mà các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với mình.” Hình 2.1. Tổng quan lý thuyết hành động xã hội Nguồn: Trần Hữu Quang, 2019 “Lý thuyết này cho rằng ở xã hội phát triển, hành động của con người sẽ tuân theo hành động hợp lý về giá trị và hợp lý về mục đích, thay vì hành động theo truyền thống hay theo cảm xúc. Lý thuyết hành động xã hội thể hiện, một người dân bỏ rác ra khỏi nhà mình mà không quan tâm bỏ có đúng nơi quy định hay không với những suy nghĩ chỉ cần
  • 20. 9 trong nhà sạch sẽ và không có rác là được nhưng gia đình họ vẫn có thể bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối từ rác thải họ bỏ không đúng nơi quy định bay vào nhà và làm cho gia đình họ cũng phải chịu ô nhiễm. Hay đó là một hành động tuân theo khi thấy mọi người xung quanh ai cũng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định hay không bao giờ phân loại rác thì họ không bao giờ tự mình thực hiện mà làm theo đám đông. Qua lý thuyết hành động xã hội cho ta biết được để giảm bớt những hậu quả không chủ định thì cần tăng cường hiểu biết về bản thân đồng thời cần phải biết chú ý hơn về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động, chỉ có như vậy chúng ta mối giảm bớt được tính duy ý chí trong hành động người dân nhờ đó sẽ tăng cường sự phù hợp giữa chủ thể hoàn cảnh và hoàn cảnh trên thực tế. Từ lý thuyết và thực tế, huyện Bàu Bàng là một đô thị đang phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hóa và xã hội… nhóm đưa ra giả thuyết người dân trong phạm vi nghiên cứu sẽ thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường để đảm bảo mục đích của họ (một đời sống khỏe mạnh, sạch sẽ) và hợp với giá trị của họ, tức hợp với địa vị xã hội mà họ đang có 2.1.1.3. Lý thuyết lối sống Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó gồm quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và quan hệ khác, đặc trưng sinh học của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định ( Lê Như Hoa). Lối sống được qui định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan. Điều kiện khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và văn hóa, điều kiện về nhân khẩu, điều kiện về sinh thái. Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống, thói quen, phong tục, tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn, cách mặc, cách ở, cách sinh hoạt... Điều kiện chủ quan: Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ của họ đối với môi trường xung quanh trực tiếp.
  • 21. 10 Hoạt động sống của con người là tổng thể các khối cơ bản: Lao động, sinh hoạt, văn hóa xã hội, chính trị xã hội. Khi xem xét một mảng trong tổng thể các khối cơ bản thì không thể bỏ qua các khối khác. Bởi vì, giữa các khối có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Khi tìm hiểu các hoạt động về vệ sinh môi trường trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì cần xem xét các hoạt động sống khác có liên quan. Đồng thời, phân tích các điều kiện khách quan, chủ quan để thấy được vì sao người dân có nhận thức, thái độ và hành vi như vậy trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường 2.1.1.4. Lý thuyết kiểm soát xã hội Kiểm soát xã hội có thể là sự bố trí chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát sẽ quy định hành vi của cá nhân, các nhóm vào các chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo để đảm bảo xã hội luôn phát triển và bền vững. Áp dụng lý thuyết này thể hiện việc áp dụng các hệ thống chính sách của nhà nước cho người dân về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Bằng sự thuyết phục và áp dụng các chế tài như mức hình phạt về hành chính để nâng cao nhận thức của người dân và đẩy những hành động lệch lạc vào khuôn mẫu, đồng thời giúp xem xét việc thực hiện chính sách của nhà nước đã hợp lý và hiệu quả chưa để góp phần bổ sung chính sách.” 2.1.2. Các mô hình lý thuyết về hành vi dự định 2.1.2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA) Lý thuyết TRA, được Fishbein và Ajzen đưa ra năm 1975, cho rằng con người ra quyết định dựa vào ý định thực hiện hành vi, và ý định này phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) là thái độ về hành vi đó (một người đang phân vân về một sản phẩm thì thái độ thích hay không thích sản phẩm đó thì sẽ dẫn đến hành vi), và (2) tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi đó (người mua luôn chịu sự tác động từ bên ngoài như người thân, bàn bè, người đi trước sẽ dẫn đến thái độ của họ). “Hai nhân tố trên là
  • 22. 11 tiền đề cho ý định thực hiện hành vi (TRA). Lý thuyết TRA được áp dụng rất hiệu quả trong chiến lược marketing nhằm dự báo hay tiên đoán những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người. Giống như mô hình thái độ ba thành phần, nhưng mô hình thuyết hành động hợp lý phối hợp ba thành phần: Nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần. Cách đo lường thái độ trong mô hình thuyết hành động hợp lý cũng giống như trong mô hình thái độ đa thuộc tính. Tuy nhiên, mô hình TRA được cấu thành từ hai yếu tố và sự khác biệt của lý thuyết này là thực hiện đo lường nhân tố chủ quan, tức là đo lường mức độ cảm xúc của người tiêu dùng khi chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài. Sự tác động của các nhân tố bên ngoài phụ thuộc vào mối quan hệ đối với người tiêu dùng, nếu mối quan hệ càng thân thiết thì mức độ ảnh hưởng càng mạnh, từ đó tạo dựng lòng tin của người mua đối với sản phẩm cũng khác nhau dẫn đến việc người tiêu dùng tiến tới sản phẩm cũng bị ảnh hưởng nhiều từ nhân tố này. Thuyết hành động hợp lý (TRA) cho thấy rằng mỗi sản phẩm khác nhau hay thương hiệu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi chứ không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi. Hình 2.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987 “Tóm lại Thuyết hành động hợp lý (TRA) là mô hình dự báo về ý định hành vi, phụ thuộc vào thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan môi trường xung quanh của người đó. Mô hình dựa trên giả định rằng con người ra quyết định có lý trí căn Nhân tố chủ quan Dự định hành vi Thái độ hướng tới hành vi Niềm tin của nhóm tham khảo Hành vi thực sự Niềm tin đối với thuộc tính của sản phẩm
  • 23. 12 Xu hướng hành vi Kiểm soát nhận thức hành vi Chuẩn chủ quan Hành vi thực sự Thái độ cứ vào thông tin sẵn có để thực hiện hay không thực hiện một hành vi (Fishbein & Ajzen, 1975). Tuy nhiên, TRA còn có số nhược điểm, theo Hale (2003) thì TRA dùng để giải thích hành vi có tính tư duy, phạm vi giải thích không bao gồm một loạt các hành vi khác như tự phát, bốc đồng, và thói quen…hoặc đơn giản chỉ là làm theo người khác, hay làm một cách vô thức. Những hành vi này được loại trừ vì hoạt động có thể không phải tự nguyện, không liên quan đến quyết định có ý thức, hay các hành vi không thể kiểm soát được (Hale, 2003). 2.1.2.2. Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) Lý thuyết TPB là sự mở rộng của lý thuyết TRA để khắc phục hạn chế trong việc giải thích về những hành vi nằm ngoài kiểm soát. Lý thuyết này đã được Ajzen bổ sung năm 1991 bằng việc thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức như là lòng tin của cá nhân liên quan đến khả năng thực hiện hành vi khó hay dễ.” Hình 2.3. Mô hình thuyết hành vi dự định Nguồn: Armitage & Conner, 2001 Thuyết TPB nêu lên 3 yếu tố cơ bản sau: (i) yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi là tích cực hay tiêu cực;(ii) ảnh hưởng xã hội như là một sức ép xã hội được cảm nhận về việc thực hiện hay không thực hiện hành vi đó;(iii) sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005). Tuy nhiên, lý thuyết TPB vẫn còn hạn chế trong
  • 24. 13 Nhận thức kiểm soát hành vi Tiêu chuẩn chủ quan Ý định Thái độ đối với hành vi Hành vi việc dự đoán hành vi, trong đó các yếu tố đầu tiên là quyết định kiểm soát các hành vi cá nhân như thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận ( Ajzen, 1991). Kinh nghiệm thực tế chỉ ra khoảng 40% sự biến động của hành vi được giải thích bởi thuyết TPB (Ajzen, 1991; Werner, 2004). Hạn chế thứ hai là thời gian để nhận thức các yếu tố cá nhân. Trong khoảng thời gian có thể nhận thức được thì yếu tố tâm sinh lý của con người cũng đã thay đổi. Hạn chế cuối cùng là con người hành động dựa trên một chuẩn mực đã đề ra, nhưng trên thực tế thì con người luôn thay đổi chuẩn mực trong quyết định của họ. 2.1.2.3. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu của Stanford (2006) xác định hành vi cụ thể của du lịch có trách nhiệm theo ba khía cạnh xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế. Cụ thể, Stanford xác định có ba yếu tố ảnh hưởng ý định hành vi: thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi.Trong đó nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố thứ ba được bổ sung để khắc phục những trở ngại và sự can thiệp từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hai yếu tố đầu tiên. Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Stanford, 2006 Nguồn: Stanford, 2006 Han et al., (2010) thực hiện nghiên cứu “Áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch để lựa chọn khách sạn xanh”. Nghiên cứu này đề xuất và thử nghiệm mô hình lý thuyết TPB của Ajzen để giải thích sự hình thành ý định khách hàng đến thăm
  • 25. 14 Thái độ Tiêu chuẩn chủ quan Ý định viếng thăm Nhận thức kiểm soát một khách sạn xanh. Theo đó, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định viếng thăm là thái độ, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng. Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Han et al., 2010 Nguồn: Han et al., 2010 2.2. Các khái niệm liên quan 2.2.1. Khái niệm về sự tham gia Theo Van de Valde và cộng sự (2010) sự tham gia là quá trình tham gia vào một hoạt động hoặc là quá trình trải qua các hoạt động trong thực tế khu vực họ đang sống.Theo ADB (2013), sự tham gia là cần thiết vì những chương trình được thực hiện nhằm mục đích lợi ích của người dân tại khu vực và thực chất bản thân một chương trình được thực hiện và đánh giá đạt yêu cầu vẫn có xu hướng tốn rất nhiều kinh phí, chương trình thực hiện kém hiệu quả nếu không có sự tham gia của người dân và các bên liên quan. Sự tham gia được xem là cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay nhằm tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa chính phủ và người dân để lựa chọn và đóng góp vào hoạt động, đồng thời cùng hợp tác, thực hiện và tìm kiếm những vấn đề hay những ảnh hưởng có thể xảy ra để hoàn thiện.
  • 26. 15 2.2.2. Môi trường và rác thải 2.2.2.1. Môi trường “Theo luật bảo vệ môi trường đã được nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX. Kỳ họp thứ 4 (từ ngày 6 đến 30 – 12 – 1993) định nghĩa khái niệm môi trường như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau. Bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. ( Điều 1- Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ) Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí đất, nước, ánh sáng, môi trường xã hội …” 2.2.2.2. Rác thải Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng (Jakobsson và Dragun, 1996). Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hay còn gọi là rác thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt được thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia
  • 27. 16 đình, khu chợ, nhà hàng, khu vui chơi, bệnh viện, trường học (Tabios và David, 2002). Othman (2002) cho rằng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người. Theo Basu (2010) rác thải có nhiều nguồn khác nhau, gồm rác thải từ hộ gia đình, rác thải công nghiệp, thương mại, y tế, động vật, nông nghiệp, khoáng chất…. Rác thải có nhiều loại như rắn , khí, lỏng. Rác thải bao gồm các loại, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại, rác thải y tế. 2.2.3. Chất thải rắn 2.2.3.1. Các khái niệm Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  • 28. 17 Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. 2.2.3.2. “Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: + Từ các khu dân cư; + Từ các trung tâm thương mại; + Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng; + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay; + Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố; + Từ các khu công nghiệp. Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau như: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá học, theo tính chất rác thải. - Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình. - Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim. - Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau: + Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ. + Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.”
  • 29. 18 2.2.4. Hành vi và hành vi phân loại rác. - Hành vi: Hành vi được quan tâm xác định theo các Mục tiêu (Target), Hành động (Action), Bối cảnh (Context) và Thời gian (Time), (TACT) của nó. (Ajzen, 2006). - Hành vi phân loại rác: “là một chuỗi các hành động trong phân loại rác thải lặp đi lặp lại. Hành vi phân loại rác có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi phân loại rác của con người là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian. 2.2.5. “Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại ( Lê Huy Bá, 2002). Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước
  • 30. 19 mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng.” “Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilôn trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút . Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch ( Lê Huy Bá, 2002)
  • 31. 20 Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết (Lê Huy Bá, 2002).” 2.2.6. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt 2.2.6.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn Phân loại tại nguồn phát sinh được hiểu là các loại chất thải cùng loại, “cùng giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý được phân chia và chứa riêng biệt. Ví dụ, thông thường, tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải như các loại can, hộp, chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu vàng, loại giấy hay sách báo, các tông được chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu xanh; loại bao gói thức ăn hay thức ăn dư thừa được chứa trong thùng hay túi nhựa màu đen. 2.2.6.2. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt Thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các công sở, nhà máy cho đến các trung tâm thương mại... cho đến việc vận chuyển từ các thiết bị thủ công, các phương tiện chuyên dùng vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế. Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Đánh giá cách thức sử dụng các nhân lực, phương tiện sao cho có hiệu quả nhất. Các yếu tố cần quan tâm khi quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt:” - Chất thải rắn tạo ra (nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần...); - Phương thức thu gom; - Mức độ dịch vụ cần cung cấp; - Tần suất và năng suất thu gom; - Thiết bị thu gom;
  • 32. 21 - Mật độ dân số; - Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực; - Đối tượng và khu vực; - Nguồn tài chính và nguồn nhân lực… “Trung chuyển và vận chuyển: Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi vật liệu, hoặc đến bãi đổ. Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng được sử dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi vật liệu để vận chuyển các vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái sinh đến bãi chôn lấp.” Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hai, không hợp vệ sinh, rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác. 2.2.7. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. “Tại các nước phát triển quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ thấp, rác thải được tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong khu dân cư. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn. Nhưng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. Hai là sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã
  • 33. 22 được phân loại tại nguồn. Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức và sự đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải. Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại như: giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn/ Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%/, điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20%.” “Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các loại vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các loại vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải tham khảo và thương
  • 34. 23 lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này. Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về nhà máy khác để tiêu ủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng. Một số nước đang phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới cũng đang bắt đầu triển khai chương trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle-giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Chương trình khuyến khích mọi người giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon. Khuyến khích tái sử dụng là việc sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Còn tái chế là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.” 2.3. Lược khảo nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài Theo Hoffman & Muller (2001) vận dụng các khái niệm “quản lý rác thải và “quản lý rác thải bền vững” chỉ ra sự cần thiết của một phương pháp tiếp cận tổng hợp và có tính hệ thống đối với hoạt động quản lý rác thải. Vận dụng các tiếp cận
  • 35. 24 này để đưa vào phân tích tình hình thực tiễn, nhiều công trình đã tập trung vào mô tả thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, xủ lý và chỉ ra những tồn tại trong quá trình quản lý của các bên liên quan. Pathak & cộng sự (2012) nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý rác thải chưa hiệu quả tại các nước đang phát triển, như ngày càng xuất hiện nhiều bãi rác lộ thiên, quá trình đô thị hóa đã làm lượng rác thải ngày một tăng, nhưng công tác thu gom không kịp thời và không thu gom hết số rác thải. Công tác quản lý rác thải chưa khoa học, gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quan lý rác thải so với các nước đã phát triển do nhiều nguyên nhân như: thể chế, chính sách, sự tham gia của người dân, thiết bị, công nghệ lạc hậu, và sự phối hợp của các bên liên quan chưa thật sự hiệu quả trong quản lý rác thải. Dựa trên việc xác định các nguyên nhân, khó khăn và thách thức đối với hoạt động quản lý rác thải, nhiều tác giả đã đề xuất các giải pháp từ nhiều khía cạnh khác nhau như khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, cơ chế và xã hội (Ibrahim và cộng sự, 2012). Các nhóm giải pháp đưa ra chủ yếu là: (1) nhóm giải pháp về kỹ thuật như tái sử dụng, tái chế rác thải, đồng thời có thể tạo ra năng lượng; (2) giải pháp về kinh tế giảm thiểu các nhu cầu tiêu thụ của người dân; (3) nhóm giải pháp thể chế nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền trong việc thu gom, xử lý rác với công nghệ hiện đại, giảm chi phí; (4) nhóm giải pháp từ phía cộng đồng cần giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc quản lý, phân loại rác thải. Một số tác giả nhấn mạnh hơn về vai trò nhận thức cộng đồng và đề cao vai trò của hộ gia đình với tư cách là chủ thể rác thải, trong đó vai trò của người dân là chủ động tham gia chứ không phải bị động thực hiện do chịu sự quản lý của luật pháp (Ozkan, 2010). Nghiên cứu của Wilma F Strydom (2018) ứng dụng lý thuyết hành vi dự định để đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố như thái độ, chuẩn chủ quan, cảm nhận kiểm soát hành vi của người dân tại Nam Phi đến phân loại chất thải sinh hoạt để tái chế. Kết quả cho thấy, yếu tố nhận thức có tác động lớn nhất đến hành vi của người dân trong phân loại rác để tái chế.
  • 36. 25 2.3.2. Nghiên cứu trong nước Nguyễn Phúc Thanh và cộng sự (2010) nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề trong quản lý chất thải là do công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng nhanh, lượng rác thải không được kiểm soát, không được phân loại tại nguồn. Mặt khác, nghiên cứu đã mô tả thực trạng quản lý rác thải ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào vấn đề cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ xử lý. Dựa trên những vấn đề phát sinh hiện nay trong quản lý rác thải tại đô thị, một số tác giả đã đề ra các giải pháp khắc phục, như phân loại rác tại nguồn (chương trình 3R), nâng cao ý thức cộng đồng, cải thiện các chính sách, thể chế xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường (Ngô Kim Chi và Phan Quốc Long, 2011; Nguyễn Đức Khiển và cộng sự, 2010). Những nghiên cứu này chỉ ra vai trò quan trọng của cộng đồng tham gia giảm thiểu lượng rác thải phát sinh hàng ngày, trong đó nhấn mạnh vai trò của cộng đồng. “Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) dựa trên kết quả phỏng vấn và điều tra xã hội học, và phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan đến sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, bao gồm: công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản cơ sở, trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, đoàn thể xã hội, nhóm thu mua phế liệu phi chính thức và chính quyền cấp quận/ huyện, phường/xã. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị tăng cường sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội. Tác giả Đinh Xuân Thắng (2009), Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc trường Đại học Quốc gia TP.HCM với đề tài Dự án thu gom, phân loại và xử lý chất rắn tại nguồn. Đề tài được thực hiện tại hai địa bàn: Phường 3, Thị xã Bến Tre và xã Tân Trạch, huyện Châu Thành. Trong đề tài, tác giả đã đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom chất thải rắn trên 2 địa bàn nghiên cứu, cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt còn nhiều phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, nhất là ở những khu vực đông dân cư, chợ, thị trấn. Việc thu gom, phân loại, xử lý chất rắn tại nguồn còn nhiều bất cập, khó khăn do ý thức người dân còn thấp, kinh phí đầu tư còn ít. Thông qua
  • 37. 26 phương pháp nghiên cứu lý thuyết thu thập thông tin, dự báo, tham khảo ý kiến các chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm như tìm hiểu thực địa, tham vấn cộng đồng, liên doanh, liên kết tập hợp lực lượng và phân tích tổng hợp, xử lý số liệu. Đồng thời, đề xuất 3 mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác sinh hoạt tại nguồn; xử lý chất thải rắn tối ưu cho cấp thị xã, cấp huyện, cơ sở y tế và mô hình thu gom, ủ rác thành phân hữu cơ cho hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó tác giả nhấn mạnh biện pháp nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.” “Hoàng Thị Kim Chi cùng nhóm tác giả (2008) thực hiện đề tài Các hình thức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và các đề xuất bổ sung. Qua đề tài nhóm tác giả chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế của các hình thức thu gom rác tại địa bàn TP.HCM. Mức độ thu gom rác thải còn rất hạn chế, khả năng thu gom rác thải của một số đơn vị có thể bị thu hẹp do việc thực hiện sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa; Hợp tác xã thu gom rác đã hình thành còn rất ít; Phần lớn phương tiện thu gom rác không đạt yêu cầu vệ sinh; Công tác kiểm tra giám sát xử lý các vi phạm vệ sinh môi trường, đặc biệt là các vi phạm của người dân và lực lượng thu gom rác chưa được quan tâm đúng mực, nặng về biện pháp hành chính, chưa chú ý đến quyền lợi của người lao động nên kết quả mang lại còn nhiều hạn chế. Đồng thời, nhóm tác giả đề xuất một số mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp để quản lý thu gom rác sinh hoạt. Tác giả Bàng Anh Tuấn trong đề tài Sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân lập và hệ thống quản lí rác thải ở Tp.HCM, năm 2002. Tác giả áp dụng phương pháp phương pháp quan sát, nghiên cứu tư liệu, báo cáo, phân tích tổng hợp. Nghiên cứu này đã tập trung vào các điểm chính sau: Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống thu gom rác dân lập, quá trình tổ chức thu gom rác dân lập tại một số quận, phường ở Tp.HCM, cải thiện điều kiện việc làm và sức khoẻ của lực lượng thu gom rác dân lập. Xử lý thành phần hữu cơ của rác sinh hoạt theo hướng sản xuất phân loại.”
  • 38. 27 “Tác giả Đỗ Xuân Biên trong đề tài Tìm hiểu hệ thống thu gom rác dân lập và vấn đề tái tổ chức lực lượng thu gom rác tại Tp.HCM, luận văn tốt nghiệp năm 2000, Sinh viên khoa Địa lí chuyên ngành Môi trường, Trường Đại học KH - XH và Nhân Văn. Trong đề tài tác giả đã dùng phương pháp quan sát thực tế, phỏng vấn lực lượng thu gom rác thải và một số vấn đề liên quan. Thông qua các phương pháp, nghiên cứu này đã nêu lên được thực trạng của hệ thống quản lý rác thải tại Tp.HCM, trong đó có phần nghiên cứu về nhận thức, thái độ của người dân. Nhưng do đây là luận văn tốt nghiệp chuyên ngành môi trường nên tác giả quan tâm đến lĩnh vực môi trường và đi sâu vào nghiên cứu các mảng rác thải và hệ thống quản lý rác thải tại Tp.HCM nói chung. Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến nhận thức, thái độ của người dân trong việc xử lý và phân loại rác thải tại Tp.HCM. Tuy nhiên luận văn chỉ đi nghiên cứu một cách sơ bộ và khái quát chứ không mang tính chất đi sâu vào thực tế.” “Tác giả Hà Thị An Tìm hiểu về hệ thống thu gom rác dân lập và việc thể chế hoá lực lượng này - luận văn tốt nghiệp cử nhân xã hội học, khoa xã hội học trường đại học Mở bán công, 2004 tại quận 12 Tp.HCM. Ở đề tài này, Tác giả dùng phương pháp định tính và định lượng: thu thập thông tin, số liệu cụ thể chính xác, có những buổi tiếp xúc, quan sát, phỏng vấn (bán cấu trúc và không cấu trúc) để hiểu được quan niệm và thái độ của các đối tượng nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng hệ thống thu gom rác thải tại Tp.HCM. Tìm hiểu các mặt hoạt động của lực lượng thu gom rác, vai trò và những khó khăn của lực lượng này. Tìm hiểu đánh giá về vấn đề thể chế hoá lực lượng thu gom rác thải dân lập: Cụ thể là nghiên cứu tình hình thực hiện nghị quyết, nghiệp đoàn công nhân vệ sinh dân lập, định hướng để lực lượng thu gom rác thải hoạt động có tổ chức, có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến vấn đề nhận thức của người dân và vai trò của họ trong việc xây dựng và bảo vệ một môi trường sạch đẹp nhưng cũng chỉ là đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của người dân hoặc là chỉ mới đứng trên khía cạnh xã hội mà chưa đi sâu vào thực tế. Vì vậy mà nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này
  • 39. 28 muốn thử nghiên cứu đi sâu hơn vào thực tế trong quá trình thể hiện nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại và xử lý rác thải. Tác giả Tăng Thị Chính trong đề tài Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây,Viện công nghệ môi trường, Viện KH&CN Việt Nam. Trong đề tài, tác giả đề xuất mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Kim Chung, tỉnh Hà Tây, bằng phương pháp đồng tham gia, tác giả kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động cho người dân từ khâu phân loại, bỏ rác vào thùng đến thói quen đổ rác như ở các thành phố và đóng góp kinh phí xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo quy trình công nghệ của các nhà khoa học Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.” “Tác giả Vũ Thế Long trong bài viết Về tập quán xử lý rác thải sinh hoạt người Việt (2008), cho rằng tại xã hội nông thôn truyền thống rác thải sinh hoạt được người dân xử lý bằng cách tận dụng tối đa vào sinh hoạt hằng ngày, cụ thể như: Thức ăn thừa thì cho gia súc gia cầm, rác thực vật ủ phân bón cho cây, chai lọ, vỏ đồ hộp như lon sữa bò tận dụng làm đồ đong, gáo múc…Người Việt vốn có một tập quán xử lý rác hợp lý, tiết kiệm giữ môi trường sạch sẽ, phân loại và tìm cách tái sử dụng rác một cách hợp lý. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh, nảy sinh ra những mâu thuẫn cần giải quyết giữa lối sống nông nghiệp chuyển sang lối sống công nghiệp, giữa lối sống trong môi trường thành thị và lối sống trong môi trường nông thôn. Việc thu gom rác hợp lý và sự tự giác tham gia của cộng đồng trong các khâu thải rác và thu gom rác là những vấn đề cần đặt ra cho tất cả mọi hệ thống xã hội ở mọi nơi trong cả nước. Nguyễn Văn Đúng trong đề tài Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường (2008), liên hiệp các khoa học và kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp. Tham luận tại Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu Khoa học Xã hội Nam Bộ 2008. Đề tài đưa ra tình trạng ô nhiễm môi trường do khâu xử lý rác thải chưa hợp lý của cơ quan phụ trách. Hầu hết rác được thu gom về đều được mang ra các bãi rác lộ thiên, không được quy hoạch thiết kế hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài
  • 40. 29 liệu; Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành; Phỏng vấn theo phiếu khảo sát đã soạn sẵn, với số lượng mẫu 350 phiếu tại phường 1 và 2 thành phố Cao Lãnh và xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel, tác giả đã đưa ra những kết quả định lượng nhằm đánh giá sự quan tâm của người dân Tp.Cao Lãnh đối với vấn đề môi trường, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây. Nhìn chung, các đề tài trên đã đi sâu vào nghiên cứu, tập trung vào các hoạt động, chính sách liên quan đến lực lượng thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt, đồng thời đã phần nào đề cập đến nhận thức của người dân trong việc phân loại thu gom và xử lý rác thải hàng ngày. Tuy nhiên các đề tài trên chỉ đi sâu vào nghiên cứu về lực lượng thu gom rác, các chính sách thể chế hoá hay môi trường xanh đô thị nên đóng góp của các đề tài về nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường chỉ ở mức độ tổng quát và sơ bộ. Như vậy trong nghiên cứu này tác giả sẽ kế thừa những kết quả khoa học từ các nghiên cứu trước; Đồng thời đi sâu vào thực trạng thái độ, nhận thức và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường hiện nay với việc áp dụng phương pháp và cách tiếp cận lý thuyết hành vi dự định. 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.4.1. Các biến nghiên cứu Thái độ: được định nghĩa là cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện hành vi; nó là biến đổi xã hội của niềm tin ở kết quả chắc chắn của hành vi và đánh giá của cá nhân về những kết quả này (Ajzen, 1991). Chuẩn chủ quan: được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về việc những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng họ nên hay không nên thực hiện hành vi; nói cách khác, chuẩn chủ quan là sự ảnh hưởng của những người xung quanh, môi trường xã hội đến ý định hành vi của một cá nhân thái độ và chuẩn chủ quan. Tuy vậy, theo TPB, ý định hành vi còn chịu tác động bởi nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi” (Ajzen, 1991).
  • 41. 30 H1 H3 Thái độ H4 H2 Chuẩn chủ quan Ý định phân loại rác thải Hành vi phân loại rác thải Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi: được hiểu như là nhận thức của cá nhân về sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện hành vi của bản thân mình; nhận thức kiểm soát hành vi lại phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). 2.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước, đặc biệt nghiên cứu Wilma F Strydom (2018). Từ cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước, cũng như xét thực trạng còn tồn tại, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, giáo viên hướng dẫn, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong việc phân loại rác thải trên địa bàn huyện Bàu Bàng bao gồm 03 nhân tố: Thái độ, Chuẩn chủ quan, và Nhận thức kiểm soát hành vi. Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả đề xuất. H1. Thái độ của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định phân loại chất thải rắn. H2. Chuẩn chủ quan của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định phân loại chất thải rắn. H3. Nhận thức kiểm soát hành vi của người dân có thể có liên quan và tác động đến ý định phân loại chất thải rắn.
  • 42. 31 H4. Ý định phân loại của người dân có thể có liên quan và tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn. Tóm tắt Chương 2 Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu bao gồm: Khái niệm sự tham gia, môi trường, rác thải, chất thải rắn, phế liệu, lưu giữ chất thải rắn, xử lý chất thải rắn. Cùng với đó, chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi con người, hành động xã hội, lối sống, kiểm soát xã hội, thuyết hành vi dự định và các yếu tố liên quan, tổng quan các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước và nước ngoài có liên quan đến các nội dung nghiên cứu có ảnh hưởng đến hành vi và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất của bài nghiên cứu.
  • 43. 32 Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Thảo luận nhóm [ Nghiên cứu chính thức (định lượng) Thang đo chính thức Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Thang đo hoàn chỉnh Phân tích hồi quy tuyến tính bộ CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của đề tài gồm 2 bước: - Nghiên cứu khám phá: sử dụng phương pháp định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất - Nghiên cứu chính thức: sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra. Nhóm thảo luận gồm 05 cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đô thị gồm 2 chuyên gia tại Xí nghiệp Công Điều chỉnh
  • 44. 33 trình công cộng và 3 chuyên gia tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Ngoài ra, bước nghiên cứu này còn thực hiện tham vấn ý kiến của 20 người dân tại trung tâm huyện Bàu Bàng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi chính thức. Mục đích là dùng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và giả thuyết trong mô hình. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu này được tiến hành 2 lần Thảo luận nhóm lần 1: Nhóm thảo luận gồm 05 cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đô thị gồm 2 chuyên gia tại Xí nghiệp công trình công cộng và 3 chuyên gia tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Ngoài ra, bước nghiên cứu này còn thực hiện tham vấn ý kiến của 20 người dân tại trung tâm huyện Bàu Bàng để tổng hợp các nhân tố được cho là quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình thảo luận nhóm: 1. Theo Anh/ Chị những yếu tố nào sẽ tác động đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân? 2. Đưa ra cho các cán bộ, chuyên gia xem mô hình nghiên cứu đề xuất với thang đo ban đầu, đặt câu hỏi xem yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì, ba? Yếu tố nào không quan trọng? 3. Ngoài những nhân tố trên, yếu tố nào theo Anh/ chị cần phải chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân? 4. Đưa các mục hỏi của mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ dễ hiểu của các mục hỏi, cần phải chỉnh sửa bổ sung gì cho các phát biểu, có những phát biểu nào trùng nội dung? Thảo luận nhóm lần 2: Nghiên cứu này được thông qua việc thảo luận sâu và thảo luận tay đôi với 20 người dân tại trung tâm huyện Bàu Bàng. Trước khi phỏng
  • 45. 34 vấn tác giả đã chuẩn bị sẵn mô hình nghiên cứu đề xuất và một dàn bài thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân. Trong buổi thảo luận, tác giả sẽ nêu nội dung của nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong buổi thảo luận đồng thời đặt các câu hỏi mở và câu hỏi đóng để lấy ý kiến của các thành viên. Các câu hỏi đặt ra đối với các khách hàng khi thảo luận nhóm: 1. Theo Anh/ Chị những yếu tố nào sẽ tác động đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân? 2. Đưa ra cho các cán bộ, chuyên gia xem mô hình nghiên cứu đề xuất với thang đo ban đầu, đặt câu hỏi xem yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì, ba? Yếu tố nào không quan trọng? 3. Ngoài những nhân tố trên, yếu tố nào theo Anh/ chị cần phải chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân? 4. Đưa các mục hỏi của mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ dễ hiểu của các mục hỏi, cần phải chỉnh sửa bổ sung gì cho các phát biểu, có những phát biểu nào trùng nội dung? 3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu Thông qua quá trình thảo luận nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia kết quả đạt được như sau: Các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi của người dân trong việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. Thông qua kết quả nghiên cứu ở bước này, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và được đặt tên là thang đo chính thức. Các thang đo sử dụng để đo lường trong đề tài này đã được kiểm định trong nhiều nghiên cứu ở các nghiên cứu trước. Vì vậy, việc sử dụng các thang đo là để đảm bảo ý nghĩa của biến quan sát. Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ, sử dụng điểm số của thang đo Likert 5 điểm như trong bảng sau :
  • 46. 35 Bảng 3.1. Kết quả các yếu tố STT Yếu tố Thái độ Bảo vệ môi trường thông qua phân loại chất thải rắn là hành vi có lợi để bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường thông qua không xả rác bừa là hành vi tốt để bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường thông qua không xả rác ra đường là hành vi có giá trị để bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường thông qua không xả rác ra hàng xóm là hành vi có trách nhiệm để bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường thông qua thu gom rác đúng nơi quy định là hành vi thích hợp để bảo vệ môi trường. Chuẩn chủ quan Hầu hết mọi người nên ủng hộ phân loại chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Gia đình ông/bà biết rằng phân loại chất thải rắn là hành vi tốt để bảo vệ môi trường. Hầu hết mọi người trong cồng đồng dân cư khuyên ông/bà nên phân loại chất thải rắnđể bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương khuyên ông/bà nên phân loại chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Nhân thức kiểm soát hành vi Anh/chị mất nhiều thời gian để phân loại chất thải rắn nhằm bảo vệ môi trường. Anh/chị không biết cách phân loại chất thải rắn. Anh/chị không biết nên phân loại chất thải rắn ở đâu. Anh/chị thấy không cần phải phân loại chất thải rắn. Ý định phân loại Tôi sẵn sàng tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Tôi sẽ cố gắng tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Tôi có ý định tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Tôi có kế hoạch tham gia phân loại chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Hành vi phân loại Việc phân loại chất thải rắn cần thực hiện thường xuyên. Anh/chị cần có các thùng để phân loại chất thải rắn. Anh/chị cần học cách phân loại chất thải rắn. Nguồn: Tác giả tổng hợp