SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH





TRƯƠNG VÕ THÙY MỴ
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DẠNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG,
QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH





TRƯƠNG VÕ THÙY MỴ
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DẠNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG,
QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lý công
(Hệ điều hành cao cấp)
Mã số : 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của lãnh đạo
chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân
các phường, quận 3, TP.HCM” là luận văn nghiên cứu của riêng tôi và được
hướng dẫn khoa học từ Thầy Nguyễn Trọng Hoài. Các số liệu, nội dung nghiên cứu
và kết quả trình bày trong đề tài này được tôi khảo sát, tìm hiểu và phân tích một
cách trung thực. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, số
liệu của các tác giả khác nhưng đều có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Học viên thực hiện
Trương Võ Thùy Mỵ
TÓM TẮT
Nhằm giúp cho lãnh đạo các phường quận 3 có cơ sở khoa học để cải thiện
môi trường làm việc dưới góc nhìn phong cách lãnh đạo chuyển dạng; góp phần
thay đổi, nâng cao đạo đức công vụ của CBCC; Luận văn nghiên cứu về ảnh hưởng
lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership) đến đạo đức công vụ (civic
virtue) của CBCC tại UBND các phường, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh sẽ giúp các nhà
lãnh đạo làm rõ vấn đề.
Mô hình nghiên cứu bao gồm 2 khái niệm: lãnh đạo chuyển dạng và hành vi
công dân tổ chức. Với 05 nhân tố: sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo, phẩm
chất của người lãnh đạo; sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo, truyền cảm ứng
của người lãnh đạo, kích thích trí tuệ của người lãnh đạo. Hành vi công dân tổ chức
– OCB có 01 nhân tố: đạo đức công vụ.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 200 phiếu hợp lệ; dựa trên 05
nhân tố tác động đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; với các giả thuyết
nghiên cứu được kiểm định thông qua đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số
Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến,
kiểm định các giả thuyết của mô hình; sau cùng là kiểm định trung bình thông qua
phân tích T-Test và Anova về giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, thu thập và
trình độ.
Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về lãnh đạo
chuyển dạng, đạo đức công vụ (hành vi công dân tổ chức); mối quan hệ giữa chúng
và các yếu tố ảnh hưởng. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài giúp lãnh đạo Ủy ban
nhân dân các phường đánh giá và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đạo đức
công vụ của CBCC tại các phường; bên cạnh đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng
cao đạo đức công vụ của CBCC tại UBND 14 phường; qua ảnh hưởng của phong
cách lãnh đạo chuyển dạng. Đối với hàm ý nghiên cứu trong tương lai thì cần mở
rộng hơn phạm vi điều tra ở nhiều cơ quan nhà nước, khu vực khác nhau để có
nhiều thông tin hơn để hoàn thiện mô hình nghiên cứu.
Từ khóa:lãnh đạo chuyển dạng, đạo đức công vụ, địa bàn Quận 3, cán bộ công chức.
ABSTRACT
In order to help ward leaders in District 3 have a scientific basis to improve
the working environment from the perspective of transforming leadership styles;
contribute to change and improve the public service of CBCC; The research thesis
on transformational leadership (transformational leadership) to the civic virtue of
CBCC at the Ward People's Committee, District 3, Ho Chi Minh City will help
leaders clarify the problem.
The research model consists of two concepts: transformational leadership
and organizational civic behavior. With 05 factors: the attractiveness of the leader's
behavior, the quality of the leader; The attention of the leader, the transmission of
the leader, the intellectual stimulation of the leader. Organizational civic behavior -
OCB has one factor: public morality.
By quantitative research method with 200 valid votes; based on 05 factors
affecting public service ethics of cadres and civil servants; with research hypotheses
tested through assessment of scale reliability through Cronbach’s alpha coefficients,
EFA discovery factor analysis, multivariate regression analysis, model hypothesis
testing; The latter is the average test through T-Test and Anova analysis on gender,
age, seniority, collection and qualifications.
The research results have systematized the basic theoretical basis of
leadership transformation, public service ethics (organizational citizen behavior);
the relationship between them and the influencing factors. Through the research
results of the project, the leaders of the People's Committees of the wards assess and
pay attention to improving the quality of public service ethics of CBCC in wards;
Besides, it made recommendations to improve the public service ethics of CBCC at
People's Committee of 14 wards, through the influence of transforming leadership
style. For future research implications, it is necessary to expand the scope of
investigation in many different state agencies and regions to have more information
to complete the research model.
Keywords: Leadership transformation, public service ethics, District 3, civil
servants.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT – ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
1.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................4
1.6. Cấu trúc luận văn.....................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................................... 6
2.1. Các khái niệm...........................................................................................................6
2.1.1. Lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership).................................6
2.1.2. Hành vi công dân trong tổ chức (Organizational citizenship behavior,
OCB) 9
2.2. Khái niệm về đạo đức công vụ.............................................................................14
2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................19
2.3.1. Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng và Đạo đức công vụ.................19
2.3.2. Một số nghiên cứu trước có liên quan.........................................................21
2.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................31
3.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................31
3.2. Chọn mẫu................................................................................................................33
3.3. Cấu trúc của câu hỏi..............................................................................................33
3.4. Thang đo.................................................................................................................34
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................37
3.5.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo...............................................37
3.5.2. Kiểm định giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá (EFA)............37
3.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính.........................................................................38
3.5.4. Kiểm định sự khác biệt .................................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................40
4.1. Giới thiệu về Ủy ban nhân dân Quận 3 và 14 Ủy ban nhân dân phường trực
thuộc Quận 3 .................................................................................................................40
4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình.................................................................................42
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ......................................................................42
4.2.2. Đánh giá hệ số tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha).........................44
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA)............46
4.2.4. Phân tích hồi quy............................................................................................49
4.2.5. Kiểm định sự khác biệt của mô hình ...........................................................56
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu..............................................................................59
4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức......60
4.3.2. Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến Đạo đức công vụ của
cán bộ, công chức .....................................................................................................63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................67
5.1. Kết luận...................................................................................................................67
5.2. Đề xuất, kiến nghị..................................................................................................68
5.2.1. Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo (HV)......................................68
5.2.2. Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo (PC).................................70
5.2.3. Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo (QT) ......................................71
5.2.4. Sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo (TCH) ........................................73
5.2.5. Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo (TT).............................................75
5.3. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ
OCB Hành vi công dân tổ chức
HV Hành vi
PC Phẩm chất
QT Quan tâm
TCH Truyền cảm hứng
TT Trí tuệ
CV Công vụ
CBCC Cán bộ, công chức
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các mô hình nghiên cứu........................................................13
Bảng 3.1 Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu............................................33
Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu................................................................................43
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha.....................................................44
Bảng 4.3 Kết quả lần 2 của phân tích Cronach’s Alpha của thang đo Đạo đức
công vụ................................................................................................................................46
Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA các biến độc lập...............................................47
Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc.................................................48
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson.................................................50
Bảng 4.7 Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình ...........................................50
Bảng 4.8 Kiểm định độ phù hợp của mô hình......................................................51
Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy..........52
Bảng 4.10 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo giới tính..........57
Bảng 4.11 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo độ tuổi............57
Bảng 4.12 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo thâm niên ......58
Bảng 4.13 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo thu nhập..........59
Bảng 4.14 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo trình độ...........59
Bảng 5.1 Trung bình thang đo hành vi lãnh đạo ..................................................68
Bảng 5.2 Trung bình thang đo Sự hấp dẫn bởi phẩm chất lãnh đạo..................70
Bảng 5.3 Trung bình thang đo Sự quan tâm nhân viên của lãnh đạo................71
Bảng 5.4 Trung bình thang đo Sự truyền cảm hứng của lãnh đạo.....................73
Bảng 5.5 Trung bình thang đo Sự truyền cảm hứng của lãnh đạo.....................75
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016)
........................................................................................................................22
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Naveed Saif, Bakhtiar Khan Khattak &
Ihsan Ullah Khan (2016)................................................................................................. 23
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017)
....................................................................................................................... 26
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................29
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.............................................................................32
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa...................................55
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư - đã chuẩn hóa.......................................55
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy.............56
1.1. Đặt vấn đề
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Không phải bất kỳ CBCC nào khi đi làm cũng đều có ngay mục tiêu, lý tưởng
cho công việc của đời mình và không phải nhà lãnh đạo nào cũng đều đưa ra được
tầm nhìn, sứ mệnh khi đảm nhận trọng trách quản lý điều hành cơ quan, đơn vị. Tuy
nhiên, ở cương vị nào đó; tất cả mọi người ở vai trò khác nhau có thể học cách để
đặt ra mục tiêu đúng đắn cho công việc của mình. Để trở thành một người lãnh đạo
có tầm nhìn; trước tiên, người lãnh đạo cần phải xây dựng một mục tiêu rõ ràng với
những giá trị cốt lõi cho những chiến lược tương lai và để đạt kết quả tốt thì tầm
nhìn này cần được chia sẻ với tất cả mọi thành viên trong tổ chức. Người lãnh đạo
phải cho nhân viên của mình thấy được sự đam mê, lòng nhiệt huyết của mình với
đích đến mong muốn của tổ chức. Sẽ không một nhân viên nào muốn hành động
nếu như họ không thấy được sự cam kết và niềm tin vững chắc vào tầm nhìn từ
chính người lãnh đạo của họ. Và vai trò của lãnh đạo vẫn là một thách thức trung
tâm của nhiều tổ chức hiện nay, nhất là các cơ quan nhà nước.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội ngày càng trở nên hiện
đại hơn, văn minh hơn, đồng thời các mối quan hệ trong môi trường này cũng trở
nên đa dạng, phức tạp hơn; đòi hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cao hơn
của mỗi cá nhân, tổ chức. Mối quan hệ công sở điển hình được các nhà nghiên cứu
đề cập phổ biến đó là mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người lao động. Đặc biệt,
mối quan hệ giữa lãnh đạo và hành vi người lao động sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến
thành công trong công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý. CBCC là những cộng sự
đắc lực và là người bạn trong công việc của một tổ chức công; vì vậy nhiều người
cho rằng việc xây dựng mối quan hệ tốt với CBCC là yếu tố ưu tiên hàng đầu để trở
thành người lãnh đạo thành công. Tuy nhiên, nhiều người ở vị trí cao thường cho
rằng người lao động mới phải chú trọng mối quan hệ với cấp trên và phớt lờ trách
nhiệm này.
Nhận diện về mối quan hệ này là một yêu cầu tất yếu đang đặt ra hiện nay
của các tổ chức công (trong đó có cơ quan UBND các phường); song, điều quan
trọng hơn cả là tìm hiểu bản chất của mối quan hệ đó.
Hiện nay, công tác quản lý CBCC tại Ủy ban nhân dân các phường của Quận 3
trong thực thi nhiệm vụ vẫn còn tồn tại một số thách thức: tình trạng CBCC không
tập trung cho công việc, né tránh trách nhiệm, giải quyết công việc chưa đúng quy
định, hướng dẫn, giải thích công việc cho nhân dân chưa cụ thể, khó hiểu, thái độ làm
việc hời hợt, thiếu nhiệt tình và thiếu hẳn tính thân thiện trong việc tiếp công
dân; một số CBCC vẫn còn làm việc theo lối mòn, không có sự thay đổi trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ hoặc một bộ phận CBCC còn thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm với cơ quan, đơn vị và công việc của chính bản thân; dẫn đến tình trạng “chân
ngoài dài hơn chân trong” hoặc “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”.
Để thay đổi hành vi của CBCC khi tham gia lao động tại cơ quan; trong quá
trình công tác tại phường, tương tác với nhiều đồng nghiệp và lãnh đạo, tác giả luận
văn thấy được sự tác động và ảnh hưởng của lãnh đạo sẽ góp phần làm thay đổi hành
vi của CBCC trong thực thi nhiệm vụ góp phần thực hiện đúng Luật CBCC đã quy
định.
Qua học tập, hướng dẫn của các Thầy, Cô và nghiên cứu tài liệu; tác giả
thấy được lý thuyết về lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership): nhà lãnh
đạo sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên dưới quyền, chia sẻ tầm nhìn với họ, cung
cấp các nguồn lực cần thiết để phát triển tiềm năng của họ và trao quyền cho họ để
đạt được tầm nhìn của tổ chức. Các nhà lãnh đạo chuyển dạng chính là những hình
mẫu giúp tăng cường sự lạc quan và huy động được sự tận tâm của nhân viên đối
với công việc. Phong cách lãnh đạo chuyển dạng không bao hàm sự trao đổi vật
chất giữa nhà lãnh đạo và nhân viên (Bass, 1985). Các nhà lãnh đạo chuyển dạng
hoạt động với các hệ thống giá trị cá nhân được tuân thủ chặt chẽ, Burns (1978) gọi
chúng là các giá trị tối thượng, những giá trị không thể thương lượng hoặc trao đổi
giữa các cá nhân. Bằng cách thể hiện những tiêu chuẩn cá nhân này, các nhà lãnh
đạo chuyển dạng có thể đoàn kết nhân viên, nhưng quan trọng hơn là thực sự thay
đổi các mục tiêu và niềm tin của nhân viên trong tổ chức (Bass, 1990). Nhà lãnh
đạo chuyển dạng đạt được sứ mệnh tổ chức bằng cách phát triển năng lực nhân viên
để làm việc và cống hiến vượt trên lợi ích cá nhân của họ.
Lãnh đạo chuyển dạng đưa ra sự hướng dẫn và truyền cảm hứng cho nhân
viên bằng việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giá trị và mục tiêu chung
của tổ chức. Qua phân tích tác giả thấy được việc thay đổi tầm nhìn của tổ chức qua
việc thay đổi văn hóa thờ ơ lãnh đạm công việc xảy ra xung quanh mình tại nơi làm
việc, với văn hóa mới “một người vì mọi người, mọi người vì một người”; lãnh đạo
truyền cảm hứng cho nhân viên phát triển bản thân để họ theo đuổi các mục tiêu của
tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu bên trong tổ chức.
Nhằm giúp cho lãnh đạo có cơ sở khoa học để cải thiện môi trường làm việc
dưới góc nhìn phong cách lãnh đạo chuyển dạng; góp phần thay đổi, nâng cao hành
vi của CBCC; để CBCC phát huy hết năng lực của mình cho tầm nhìn, sứ mạng của
tổ chức thì lãnh đạo phải có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực, định hướng,
tin tưởng và trao quyền cho CBCC. Do đó phong cách lãnh đạo chuyển dạng sẽ thúc
đẩy hành vi của CBCC; tạo sự hợp tác công bằng, niềm tin của CBCC vào tổ chức.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích
ảnh hưởng lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức
tại Ủy ban nhân dân các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động đến hành vi của
CBCC đang làm việc tại UBND các phường, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của
các yếu tố đó trong bối cảnh nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị giúp nhà lãnh đạo
của các phường có chính sách thúc đẩy hành vi của CBCC trong tổ chức; để từ đó
giúp nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng cho CBCC dưới quyền; chia sẻ tầm nhìn với
họ, cung cấp các nguồn lực cần thiết để phát triển tiềm năng của họ và trao quyền
cho họ để đạt được tầm nhìn của tổ chức. Cụ thể, đề tài nghiên cứu được thực hiện
nhằm đạt được mục tiêu cơ bản như sau:
- Xác định các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng ảnh hưởng đến đạo đức công vụ
CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng đến đạo
đức công vụ của CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các nhà lãnh đạo của UBND các
phường, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh có thể thúc đẩy đạo đức công vụ của CBCC tại
cơ quan.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý thuyết lãnh đạo chuyển dạng, hành vi
công dân tổ chức của CBCC cùng với các nghiên cứu đã có mà lựa chọn thang đo
và các biến tương ứng. Các bước thực hiện bao gồm:
Bước 1: thực hiện phương pháp định tính, thang đo được xây dựng dựa trên
các bài nghiên cứu của nước ngoài, các bài nghiên cứu của các luận văn thạc sĩ
quản lý công và hướng dẫn của giáo viên để bổ sung, chỉnh sửa thang đo cho phù
hợp với đề tài nghiên cứu. Và phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu đại
diện 10 lãnh đạo đã kinh qua nhiều vai trò lãnh đạo Đảng, Chính quyền ở các
phường của Quận 3.
Bước 2: thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu
hỏi được phát trực tiếp cho CBCC tại Ủy ban nhân dân 14 phường.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng của lãnh đạo chuyển dạng,
hành vi công dân tổ chức (đạo đức công vụ của CBCC).
Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu là CBCC tại UBND các phường, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019
Phạm vi không gian: Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu giúp xác định lãnh đạo chuyển dạng có ảnh hưởng đến hành vi
CBCC trong tổ chức như thế nào. Qua đó, đưa ra những khuyến nghị phù hợp đối
với các nhà lãnh đạo tổ chức công; để các nhà lãnh đạo có thể từng bước thay đổi,
nâng cao hành vi của CBCC trong việc theo đuổi các mục tiêu của tổ chức; phát huy
được tinh thần làm việc đồng đội với tư duy đổi mới, phong cách ứng xử đúng mực
của CBCC trong tổ chức công nhằm đạt đến tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức.
1.6. Cấu trúc luận văn
Chương 1 - Giới thiệu: phần này trình bày khái quát phần đặt vấn đề, mục
tiêu, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên
cứu và cấu trúc luận văn.
Chương 2 - Tổng quan cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước: trình bày
các lý thuyết về lãnh đạo, lãnh đạo chuyển dạng, hành vi công dân tổ chức và mối
quan hệ giữa chúng. Xây dựng mô hình và các giả thuyết cho nghiên cứu.
Chương 3 - Thiết kế nghiên cứu: phần này trình bày cách thức, phương pháp
thực hiện nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, điều chỉnh và
kiểm định thang đo, xây dựng mô hình.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: thực hiện phân tích độ tin cậy Cronbach’s
alpha (CA), phân tích khám phá nhân tố (EFA), kiểm định sự khác biệt.
Chương 5 - Kết luận và các khuyến nghị: thảo luận, đánh giá lại các kết quả
sau khi thực hiện nghiên cứu và nêu một số khuyến nghị nhằm phát triển phong
cách lãnh đạo chuyển dạng để nâng cao đạo đức công vụ của CBCC tại UBND 14
phường, Quận 3, TP.HCM.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership)
2.1.1.1. Lãnh đạo
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo, mỗi quan niệm có những
cách tiếp cận khác nhau. Terry (1972) cho rằng “lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh
hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho mục tiêu của nhóm”
hoặc theo Kottler (1982), lãnh đạo là một quá trình thúc đẩy nhóm gồm nhiều cá
nhân tiến triển theo cùng một hướng bằng những cách thức không ép buộc. Lãnh
đạo có hiệu quả được định nghĩa là lãnh đạo tạo ra được những bước phát triển
mang tính lợi ích cao nhất và lâu dài cho tập thể.
Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản trị
sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người
trong các hoạt động của họ và không biết lãnh đạo con người để đạt được kết quả
như mong muốn.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là các cá nhân có khả năng gây
ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có
hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Sau khi nghiên cứu các khái niệm, phong cách lãnh đạo trong luận văn này
được đúc kết cho nghiên cứu là: Phong cách lãnh đạo được coi là một nhân tố quan
trọng trong công tác điều hành, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà
còn thể hiện tài nghệ và sự định hướng của người làm công tác lãnh đạo. Trong lãnh
đạo, kết quả công việc phụ thuộc vào cách thức và phương pháp làm việc. Tài năng
và nghệ thuật của người lãnh đạo được thể hiện ở mỗi công việc mà họ biết lựa
chọn cho mình cách giải quyết tối ưu nhất. Phong cách lãnh đạo khoa học sẽ góp
phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức.
2.1.1.2. Các hình thức lãnh đạo
Lãnh đạo đạo đức (Ethical leadership): Heifetz (1994) đã có một cách tiếp
cận mới đối với lãnh đạo đạo đức. Ông cho rằng: “các nhà lãnh đạo nên giúp đỡ
những người đi theo giải quyết các xung đột bằng cách thay đổi”. Lãnh đạo đạo đức
có 5 nguyên tắc: tôn trọng, dịch vụ, công lý, trung thực và cộng đồng (Dubrin,
2010, tr.190), (Northouse, 2013, tr.430).
Lãnh đạo có sức thu hút (Charismatic leadership): trong những năm qua,
các nhà nghiên cứu đã sửa đổi và mở rộng lý thuyết lãnh đạo có sức thu hút, họ
dùng lý thuyết này để mô tả lãnh đạo có sức thu hút trong các tổ chức chính thức
(Conger, 1989), (Conger và Kanungo, 1988), (House, 1977), (Shamir and
associates, 1993). Lãnh đạo có sức thu hút được mô tả chính là người lãnh đạo ảnh
hưởng mức độ thế nào đối với người lao động.
Lãnh đạo chia sẻ (Shared leadership) được miêu tả là một nhóm người gồm
các nhà lãnh đạo chính thức và không chính thức, xuất hiện nối tiếp nhau, đồng thời
có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Lãnh đạo đích thực (Authentic leadership): khi tổ chức đang trong giai đoạn
phát triển tốt, những người nhân viên ngày càng có tâm lý tích cực, họ sẽ tự thay
đổi, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, thúc đẩy tổ chức ngày càng phát triển
hơn nữa. (Luthans và Avolio, 2003, tr.243). Bên cạnh đó, Avolio (2004) cho rằng
các nhà lãnh đạo đích thực có thể thúc đẩy nhân viên bằng cách tạo ra niềm hy
vọng, sự tin tưởng, tinh thần lạc quan và những cảm xúc tích cực.
Lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo chuyển dạng (Transactional and
Transformational leadership): Burns (1978) đã chỉ ra rằng, bất kỳ tổ chức nào cũng
có sự lãnh đạo giao dịch, thông qua giao dịch, họ trao đổi với nhau những gì có giá
trị. Bass (1985) thì xây dựng lãnh đạo mới về chất, đây là loại hình lãnh đạo tập
trung chủ yếu về hiệu suất của tổ chức. Lãnh đạo chuyển dạng là quá trình mà trong
đó những người lãnh đạo truyền cảm hứng để những người đi theo luôn quan tâm
đặt lợi ích của tổ chức lên trên những lợi ích riêng của bản thân họ. Trong mô hình
lãnh đạo mới về chất, các nhà lãnh đạo giải phóng tiềm năng con người thông qua
việc trao quyền và tập trung vào sự phát triển của những người đi theo. Họ phác họa
một bức tranh về những định hướng và sự phát triển trong tương lai, từ đó những
người đi theo hình dung và muốn thực hiện những điều đó.
2.1.1.3. Lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership)
Trong các thập niên gần đây, lãnh đạo chuyển dạng là một trong những lý
thuyết về lãnh đạo phổ biến nhất trong nghiên cứu về hành vi tổ chức. Lãnh đạo
chuyển dạng cũng là lý thuyết lãnh đạo được sử dụng nhiều nhất trong các bài
nghiên cứu về lãnh đạo công, có sử dụng lãnh đạo chuyển dạng. Đối lập với các lý
thuyết lãnh đạo dựa trên thành tích cá nhân và sự trao đổi phần thưởng cho nỗ lực
của nhân viên, lãnh đạo chuyển dạng đưa ra sự hướng dẫn và truyền cảm hứng cho
nhân viên bằng việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giá trị và thành tích
chung của tổ chức. Bằng cách như vậy, các nhà lãnh đạo chuyển dạng sẽ kích thích
những nhu cầu cấp cao của nhân viên và khuyến khích họ chuyển sự quan tâm từ lợi
ích cá nhân sang thành tựu chung của tổ chức và khách hàng.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, cách tiếp cận trong nghiên cứu về
lãnh đạo sẽ là cách tiếp cận theo hướng lãnh đạo chuyển tác, lãnh đạo chuyển dạng.
Khái niệm lãnh đạo chuyển dạng dưới góc độ sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến
nhân viên nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu như Bass (1985),
Yukl (2010). Theo Bass (1985), người lãnh đạo chuyển dạng là người đối xử với
nhân viên dựa trên những giá trị đạo đức khiến cho nhân viên cảm thấy tôn trọng,
tin cậy, ngưỡng mộ, trung thành với người lãnh đạo và từ đó, họ sẽ có động lực
vượt qua những lợi ích tầm thường để đem lại những kết quả vượt qua sự mong đợi
của tổ chức. Các thành phần của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đã trải qua một
quá trình phát triển cả về lý thuyết lẫn định lượng kể từ khi được giới thiệu lần đầu
tiên bởi Bass (1985). Về nguồn gốc, phong cách lãnh đạo chuyển dạng bắt nguồn từ
thuật lãnh đạo hấp dẫn; tuy nhiên, Bass cho rằng sự hấp dẫn của nhà lãnh đạo chỉ là
một thành phần của phong cách lãnh đạo chuyển dạng. Bass đã đưa ra bốn thành
phần cấu thành phong cách lãnh đạo chuyển dạng đó là: sự ảnh hưởng của người
lãnh đạo, sự quan tâm nhân viên, sự truyền cảm hứng và sự kích thích trí tuệ trong
đó, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo còn được gọi là sự hấp dẫn của người lãnh đạo
(Bass, 1985).
Trong nghiên cứu luận văn này thì lãnh đạo chuyển dạng (transformational
leadership) được hiểu theo quan điểm của Bass (1985); nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm
hứng cho nhân viên dưới quyền, chia sẻ tầm nhìn với họ, cung cấp các nguồn lực
cần thiết để phát triển tiềm năng của họ và trao quyền cho họ để đạt được tầm nhìn
của tổ chức. Các nhà lãnh đạo chuyển dạng chính là những hình mẫu giúp tăng
cường sự lạc quan và huy động được sự tận tâm của nhân viên đối với công việc.
Bass (1985) khẳng định rằng điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc
nhiều yếu tố liên quan đến phong cách lãnh đạo chuyển dạng như: ảnh hưởng lý
tưởng, kích thích trí tuệ, động lực truyền cảm hứng và quan tâm cá nhân.
2.1.2. Hành vi công dân trong tổ chức (Organizational citizenship behavior,
OCB)
2.1.2.1 Định nghĩa hành vi công dân tổ chức
Smith và Cộng sự (1983) “Organizational citizenship behaviour: Its nature
and antecedents”, lần đầu tiên đã xuất hiện thuật ngữ OCB (Organizational
citizenship behavior). Tuy chưa có định nghĩa rõ ràng, nhưng Smith và các cộng sự
(1983) đã cố gắng đưa ra một vài đặc điểm của OCB như: hợp tác, hữu ích, thiện
chí.
Sau đó, Organ (1988) đã làm rõ bản chất của OCB hơn thông qua định nghĩa
sau: “OCB – Hành vi công dân tổ chức - là hành vi mang tính cá nhân, tự nguyện,
không được thừa nhận trực tiếp và rõ ràng trong các hoạt động khen thưởng thông
thường nhưng lại có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hành vi này
hoàn toàn không xuất phát từ những yêu cầu mệnh lệnh, đặc điểm công việc hay sự
thỏa thuận giữa người lãnh đạo và nhân viên trong công việc.”
Podsakoff, Mackenzie và Hui (1993) cho rằng hành vi được gọi là OCB cần
phải thỏa mãn ba điều kiện sau:
+ Người lao động có hay không có thực hiện hành vi OCB hoàn toàn không
liên quan đến vấn đề thưởng phạt.
này.
+ Hành vi này hoàn toàn không nằm trong bản mô tả công việc.
+ Người lao động không được đào tạo, chuẩn bị trước để thực hiện hành vi
Theo Organ và các cộng sự (2006), các định nghĩa về OCB hầu như đều có
bốn điểm chung:
+ OCB không thể được nhận biết thông qua cách đánh giá dựa trên công việc
hàng ngày hay khả năng làm việc của người nhân viên.
+ Hành vi này sẽ có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đem lại hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
+ Hành vi này xuất phát trên tinh thần tự nguyện từ mỗi cá nhân.
+ Mức độ thể hiện OCB ở mỗi cá nhân hoàn toàn là khác nhau.
Vì cùng là hành vi xuất phát từ cá nhân người lao động và không nằm trong
bản mô tả công việc nên có sự giống nhau tương tự giữa định nghĩa OCB và các
định nghĩa khác như: hành vi xã hội trong tổ chức (prosocial organizational
behavior), hành vi tự nguyện (organizational spontaneity)…
2.1.2.2. Các kiểu hành vi công dân tổ chức
Tuy khái niệm OCB đã bắt đầu xuất hiện từ năm 1983 nhưng phải đến hơn
thập kỷ sau, OCB mới được các nhà chuyên môn trên thế giới tập trung nghiên cứu
và phát triển. LePine, Erez và Jonson (2002) thống kê có khoảng 40 kiểu OCB.
Organ và các cộng sự (2006) thì hành vi công dân tổ chức có 7 loại như sau:
- Hành vi vị tha (altruism): Hay còn được gọi là hành vi giúp đỡ (helping).
Bất kể với tên gọi nào, hành vi vị tha được miêu tả chính là việc đem lại lợi ích cho
một cá nhân cụ thể khác như: việc giúp đỡ nhân viên mới vào làm việc, hỗ trợ đồng
nghiệp khi gặp khó khăn trong công việc.
- Hành vi tuân thủ quy định (generalized complicance): Một số nhà nghiên
cứu còn gọi là hành vi lương tâm (conscientiousness) để nhấn mạnh ý thức tự
nguyện của chính người lao động. Đó chính là việc người lao động tự giác tuân thủ
các quy định, nội quy trong tổ chức mà không do bị ép buộc hay chịu sự tác động
nào. Đó là những việc thường xuyên thực hiện như: chấp hành thời gian làm việc,
tích cực tham dự các cuộc họp, nghiêm túc trong giờ làm việc, không nói chuyện
đùa hay nghỉ ngơi quá giờ cần thiết. Hành vi này không tác động đến 1 cá nhân cụ
thể, mà thường có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chung của tổ chức.
- Hành vi cao thượng (sportsmanship): Để nâng cao hiệu quả hoạt động
chung của tổ chức, đôi khi người lãnh đạo cần phải thực hiện một số thay đổi trong
cơ cấu, hoạt động như thay đổi về thời gian làm việc, bố trí lại vị trí các công việc,
hình thức hoạt động… Việc thay đổi này thường làm nảy sinh các ý kiến phản đối,
bất bình từ nhân viên, tuy nhiên đối với những người có ý thức về hành vi cao
thượng, dù họ không hài lòng về những thay đổi của nhà lãnh đạo, thì họ vẫn thể
hiện thái độ tích cực, gạt bỏ những sự bất mãn và cố gắng hoàn thành công việc vì
lợi ích chung của cả tổ chức.
- Phẩm hạnh nhân viên (civic virtue): Trong một nghiên cứu về quyền công
dân trong tổ chức, Graham (1986) đã đưa ra định nghĩa về hành vi phẩm hạnh nhân
viên, đó chính là sự cống hiến tự nguyện của cá nhân người lao động trong một tổ
chức, là tác phong thường thấy ở những người có ý thức trách nhiệm, luôn làm việc
theo phương châm, chính sách của tổ chức. Đối với Konovsky và Organ (1996) thì
đó là những hoạt động mang tính thường xuyên và liên tục như việc tìm đọc các tài
liệu liên quan đến công việc, tham gia các cuộc họp, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp
hoặc tham dự những hoạt động nhằm làm tăng sự gắn kết giữa cá nhân với tổ chức.
Graham (1989) thì lại nhấn mạnh “Phẩm hạnh nhân viên” được thể hiện ở những
hành động mang tính đạo đức, không phê phán hay phản đối những chính sách, chủ
trương, đường lối và các quyết định của cấp trên.
- Lịch thiệp (courtesy): Hành vi lịch thiệp là hành vi tránh gây khó khăn cho
đồng nghiệp trong công việc, thông báo trước cho đồng nghiệp về những vấn đề,
nội dung của công việc sắp làm, từ đó giúp họ có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt
đầu công việc.
- Trung thành (loyalty): George và Brief (1992), Graham (1989, 1991) có đề
cập đến hành vi trung thành. Sự trung thành được thể hiện thông qua cách cố gắng
bảo vệ hình ảnh của tổ chức trước những phê phán của người khác, luôn nói về
những điểm nổi bật của tổ chức trong các buổi nói chuyện, trao đổi với mọi người.
- Phát triển bản thân (self-development): Đây chính là việc người nhân viên
tự chủ động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của bản thân, từ đó có
thể đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao hơn.
2.1.2.3. Các quan điểm đo lường OCB
Trên thế giới, có rất nhiều mô hình được dùng để đo lường OCB. Tanaka
(2004) đã tổng hợp một số mô hình được ứng dụng nhiều trên thế giới cụ thể dưới
đây:
a. Mô hình của Smith và cộng sự (1983)
“Mô hình này gồm hai nhân tố: Vị tha và tuân thủ quy định. Mô hình này đã
được sử dụng trong các nghiên cứu của George (1991); Farth, Podsakoff và Organ
(1990); Organ và Konovsky (1989).”
b. Mô hình của Organ (1988)
Năm 1988, thang đo OCB đã được Organ đưa ra gồm năm thành phần: Vị
tha: giúp đỡ đồng nghiệp; lịch thiệp: thảo luận với đồng nghiệp trước khi hành
động; cao thượng: sẵn sàng loại bỏ những vấn đề bất đồng không cần thiết trong
quá trình làm việc; lương tâm: tuân thủ quy định và tích cực tham gia làm việc tốt
hơn so với yêu cầu và phẩm hạnh nhân viên: nêu cao trách nhiệm khi làm việc trong
tổ chức.
c. Mô hình của Van Dyne, Graham và Dienesch (1994)
Phát triển khái niệm OCB từ nghiên cứu của Organ, Graham (1991) đã nhấn
mạnh đến những khía cạnh khác: đó là trách nhiệm xã hội, tư cách công dân của
người lao động. Dựa trên quan điểm của Graham, Van Dyne và các cộng sự (1994)
đã đưa ra mô hình đo lường OCB có năm thành phần: Trung thành: sự chân thành,
nỗ lực thúc đẩy vì hoạt động chung của tổ chức; phục tùng: tôn trọng và tuân thủ
theo các quy định, đường lối hoạt động của tổ chức; đóng góp mang tính xã hội :
đây chính là hành vi hợp tác, kết nối giữa các cá nhân với nhau trong một tổ chức;
đóng góp mang tính cá nhân: hành vi chủ động tạo ra sự đổi mới trong tổ chức và
đóng góp mang tính chức năng: sẵn sàng phát triển bản thân để phục vụ tốt hơn đối
với hoạt động của tổ chức.
d. Mô hình của Moorman và Blalely (1995) Mô hình của Moorman và
Blalely gồm có bốn thành phần: Hỗ trợ giữa các cá nhân (interpersonal helping);
Chủ động (individual initiative); Cần cù, siêng năng (personal industry) và Ủng hộ
chân thành (loyal boosterism).
Ngoài ra, có một số mô hình khác như Becker và Vance (1990), William và
Anderson (1991), Morrison và Phelps (1999)…
Và dưới đây là tổng hợp (bảng 2.1) các mô hình nghiên cứu tương đồng với
mô hình nêu trên.
Bảng 2.1 Tổng hợp các mô hình nghiên cứu
Khái niện Tác giả
Sự vị tha, hỗ trợ giữa các cá nhân Smith, Organ và Near (1983); Organ
(1988); Moorman và Blalely (1995);
Organ và cộng sự (2006)
Tuân thủ quy định, phục tùng Smith, Organ và Near (1983); Van
Dyne, Graham và Dienesch (1994);
Organ và cộng sự (2006)
Lịch thiệp, chủ động Organ (1988); Moorman và Blalely
(1995);Organ và cộng sự (2006)
Cao thượng, ủng hộ chân thành Organ (1988); Moorman và Blalely
(1995);Organ và cộng sự (2006)
Lương tâm Organ (1988) đạo đức công vụ , cần cù
siêng năng Qrgan (1988); Moorman và
Blalely (1995);Organ và cộng sự (2006)
Trung thành Van Dyne, Graham và Dienesch (1994);
Organ và cộng sự (2006)
Đóng góp mang tính xã hội Van Dyne, Graham và Dienesch (1994)
Đóng góp mang tính cá nhân Van Dyne, Graham và Dienesch (1994)
Đóng góp mang tính chức năng Van Dyne, Graham và Dienesch (1994)
Phát triển bản thân Organ và cộng sự (2006)
Nguồn: Organ và cộng sự (2006) và Tanaka (2004)
2.2. Khái niệm về đạo đức công vụ
“Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự ra đời của hệ thống pháp luật mới. Với
bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, những giá trị đạo đức nghề nghiệp
hướng tới xây dựng một nền công vụ mới, phục vụ nhân dân được chú trọng, hình
thành và phát triển trên nền tư tưởng đạo đức mới, pháp luật mới. Trong hệ thống
pháp luật mới đã xuất hiện và ngày càng hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp
luật về công chức, công vụ. Nhiều nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới của xã hội
mới được thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật cho chuẩn mực hành vi của
cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây
dựng nền công vụ mới, gắn với nhà nước của dân, do dân và vì dân”. (Nguồn từ
cổng thông tin Bộ nội vụ, http://www.moha.vn)
“Quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến nền công vụ; được phản ánh qua
một trong những nội dung cốt yếu của nền công vụ, đó là đội ngũ cán bộ, công
chức. Bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra những chuẩn mực đạo đức trong nền
công vụ của mình. Ngoài những nội dung chuẩn mực mà nhiều quốc gia sử dụng
tương tự như nhau, thì tuỳ theo đặc điểm văn hoá, tâm lý xã hội... mỗi quốc gia lại
có những chuẩn mực đạo đức đặc thù riêng trong nền công vụ của mình”. (Nguồn từ
cổng thông tin Bộ nội vụ, http://www.moha.vn)
Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Việt Nam được Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Nhà nước và nền công vụ nước ta coi là cái nền, cái gốc của đội ngũ
cán bộ, công chức và được gói gọn trong 4 chữ “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, suy
rộng ra là “nhân, nghĩa, liêm, trí, dũng, tín”.
“Ngay từ năm 1950, trong điều kiện khó khăn, gian khổ của công cuộc kháng
chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy
chế công chức Việt Nam. Với văn bản này có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật khá
hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ công chức cách mạng Việt
Nam. Trong đó, tại Lời nói đầu, nội dung về công chức và đạo đức công vụ đã được
thể hiện rất rõ” (Nguồn http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức ngạch
chuyên viên của Bộ Nội vụ): “Công chức Việt Nam là những công dân giữ một
nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân…Công chức Việt Nam
phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi
ích của nhân dân mà làm việc”.
Điều 2 của Quy chế quy định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân,
trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm
những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà
nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
“Điều 3 Quy chế công chức Việt Nam quy định quyền lợi của công chức và tại
các điều tiếp theo quy định việc tuyển dụng, tổ chức, quản trị, sử dụng công chức;
Từ những quy định trên có thể thấy, ngay trong Quy chế công chức đầu tiên
của nước Việt Nam độc lập, Nhà nước ta đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức -
pháp lý rất quan trọng đối với công chức nhà nước. Lần đầu tiên những giá trị đạo
đức truyền thống: cần, kiệm, liêm, chính... được thể chế hoá thành những giá trị
chuẩn mực pháp lý đối với công chức Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng và
vượt qua thời gian, đến nay những quy định này vẫn còn nguyên giá trị”. (Nguồn
http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức ngạch chuyên viên của Bộ Nội
vụ)
Kế thừa và phát huy những quy định pháp luật về công chức và đạo đức công
vụ và nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức trong tình
hình mới, Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 8: “Tất cả các cơ quan nhà nước
và nhân viên nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”
“Như vậy, với quy định của Hiến pháp 1980, lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến Việt Nam, Nhà nước ta đã ban hành những chuẩn mực về đạo đức - pháp lý
cho công chức và cơ quan nhà nước trong đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất”. (Nguồn http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức
ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ)
Hiến pháp 1992 tại Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ,
viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt
chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết
đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”.
“Như vậy với quy định này, Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980
nhưng đồng thời phát triển thêm lên để không ngừng hoàn thiện những nguyên tắc,
những quy định hiến định đối với đạo đức công vụ và các chuẩn mực pháp lý cho
công chức nhà nước;
Căn cứ vào Hiến pháp 1992, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm
chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với
Tổ quốc, Nhà nước ta đã ban hành Luật cán bộ, công chức; trong đó, những chuẩn
mực đạo đức - pháp lý được thể hiện một cách tập trung và rất cụ thể ở các quy định
về nghĩa vụ của công chức, như: trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc
gia; tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân,
lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
Luật cán bộ, công chức cũng quy định: trong khi thi hành công vụ, cán bộ,
công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội
quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát
hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà
nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà
nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên. Đối với cán bộ, công chức là
người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổ chức thực hiện
nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về dân
chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm
minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật,
có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân...;
Với việc ban hành Luật cán bộ, công chức, chế định công chức và đạo đức
công vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện mới, góp phần xác lập các chuẩn mực
đạo đức - pháp lý cho cán bộ, công chức Việt Nam trong tiến trình xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh;
Luật Phòng, chống tham nhũng cũng có những quy định phản ánh những nội
dung về chuẩn mực công chức, công vụ, trong đó xác định cụ thể cán bộ, công chức
là một trong những đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn. Xác định tham nhũng
là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn này để
tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài
sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan,
tổ chức. Những hành vi tham nhũng được xác định là: tham ô tài sản xã hội chủ
nghĩa; nhận hối lộ; lợi dụng chức quyền để đưa hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng
chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa...;
Để đảm bảo các nguyên tắc về chuẩn mực đạo đức trong hoạt động công vụ
của cán bộ, công chức và nhằm chống lãng phí, thực hành tiết kiệm ngân sách nhà
nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định trách nhiệm của cán bộ,
công chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: thực hiện công vụ
được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo
đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao
đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành; tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công,
kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
Ngoài ra Luật cũng quy định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định của
Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong
các hình thức như: khiển trách; cảnh cáo... buộc thôi việc;
Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức cũng được quy định trong thực
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan khi thực thi công vụ. Trong quan hệ giải
quyết công việc với công dân, tổ chức, cán bộ, công chức phải làm việc đúng thẩm
quyền, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà. Cán
bộ, công chức không tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân, tổ chức tại nhà
riêng. Cán bộ, công chức phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công
tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức theo quy
định của pháp luật. Trong hoạt động ở doanh nghiệp nhà nước và thực hiện dân chủ
ở xã cũng có những văn bản quy phạm pháp luật quy định chuẩn mực đạo đức cán
bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ...;
Các chuẩn mực về công chức và đạo đức công vụ đã được nhà nước ban hành
dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Từ những nội dung cơ bản này,
Chính phủ và chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện và quản
lý sâu rộng hơn, cụ thể hơn trong các hoạt động của nền công vụ. Đó là các quy
định pháp luật về xây dựng cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức một
cách minh bạch; những quy định nhằm tăng cường tính minh bạch thông qua việc
công khai và giám sát đối với tài sản và trách nhiệm cá nhân, hoặc các quy định
nhằm nâng cao đạo đức công vụ, hạn chế tiêu cực như sách nhiễu, vòi vĩnh, hối lộ..;
Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho hoạt
động và quản lý nhà nước có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi có
những cơ chế, quy định pháp luật tốt hơn, phù hợp hơn để duy trì và phát huy cao
nhất các giá trị cơ bản của nền công vụ - một nền công vụ vì dân. Việc hình thành
nên các chuẩn mực về tư cách đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức là rất
quan trọng.” (Nguồn http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức ngạch
chuyên viên của Bộ Nội vụ)
Tóm lại trong nghiên cứu luận văn này thì: đạo đức công vụ là đạo đức, lối
sống, cách xử sự của CBCC trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công; đó còn là thái
độ, tinh thần, trách nhiệm, ý thức của CBCC trong quá trình thực thi công vụ, tương
tác đối với các tổ chức, cá nhân và trong giao dịch hành chính trên cơ sở quy định
của pháp luật.
2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng và Đạo đức công vụ
Theo Li và Hung (2009) - Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển
dạng và kết quả thực hiện công việc của các giáo viên giảng dạy tại các trường học
ở Đài Loan: sau kết quả nghiên cứu chứng minh rằng các thành phần thuộc phong
cách lãnh đạo chuyển dạng giúp cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên trong
cùng tổ chức và từ đó có mối quan hệ cùng chiều với kết quả thực hiện công việc
mang tính chất nghĩa vụ và kết quả thực hiện công việc mang tính chất bối cảnh.
Theo tài liệu của Sở Khoa học Xã hội, Đại học Michigan tại Dearborn,
Dearborn, MI, USA;Khoa Hành chính công, Đại học Bang New York tại Brockport,
Rochester, NY,Hoa Kỳ: Nghiên cứu này tìm cách đóng góp cho phân tích cấp độ tổ
chức doanh thu tự nguyện trong các tổ chức công cộng. Mô hình phương trình cấu
trúc được sử dụng để khám phá cách lãnh đạo chuyển dạng tạo ra sự khác biệt trên
thực tế của nhân viên bỏ hành vi. Hơn nữa, nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa ý định doanh thu và doanh thu thực tế. Những phát
hiện được đề xuất sự lãnh đạo biến đổi đó không chỉ trực tiếp ngăn cản nhân viên
hình thành ý định rời đi nhưng cũng gián tiếp thực hiện bằng cách nuôi dưỡng một
nền văn hóa hợp tác. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng ý định doanh thu cao hơn dẫn
đến doanh thu thực tế cao hơn tỷ lệ, vì vậy ý định doanh thu có thể là một ủy quyền
hợp lệ của hành vi doanh thu thực tế.
Trong văn học chính thống, lãnh đạo chuyển đổi có thể là nổi bật nhất yếu tố
giải thích làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể định hướng hành vi mong muốn của
người theo dõi và đạt được mức hiệu suất tối ưu (Antonakis, Avolio và
Sivasubramaniam 2003; 4 R.CN và W.WANG Moynihan, Pandey và Wright 2012).
Xây dựng phân loại của Burns (Burns 1978) của hai hình thức lãnh đạo, Bass
(1985) tiếp tục xác định và xây dựng loại hình mới này khả năng lãnh đạo. Ông lập
luận rằng mô hình cũ của cuộc điều tra lãnh đạo chủ yếu tập trung hoàn thành
nhiệm vụ, tuân thủ của nhân viên và mối quan hệ hợp đồng giữa lãnh đạo và những
người theo dõi. Ông cho rằng cần phải thay đổi mô hình để hiểu làm thế nào các
nhà lãnh đạo thúc đẩy những người theo dõi bằng cách nâng cao nhận thức của họ
về các mục tiêu của tổ chức và nâng cao giá trị đạo đức của họ. Ông gọi loại lãnh
đạo này là sự chuyển dạng lãnh đạo (Bass 1985 , 1999). Bass và các đồng nghiệp đã
phân định rõ hơn về tầng lớp lãnh đạo này bằng mô hình bốn chiều bao gồm ảnh
hưởng lý tưởng hóa, cảm hứng, sự cân nhắc cá nhân và kích thích trí tuệ (Bass và
Avolio 1994). Chuyển dạng các nhà lãnh đạo là những hình mẫu có được sự
ngưỡng mộ và tin tưởng từ cấp dưới. Họ có tầm nhìn xa, và truyền đạt các mục tiêu
tổ chức hấp dẫn và hấp dẫn để người theo dõi. Họ thúc đẩy cấp dưới nhìn xa hơn lợi
ích bản thân và có cam kết cao hơn cho các tổ chức của họ. Các nhà lãnh đạo
chuyển dạng tập trung vào phát triển cá nhân của cấp dưới và xây dựng các kết nối
cảm xúc mạnh mẽ với họ. Họ cũng coi trọng các cách tiếp cận phi truyền thống để
giải quyết vấn đề, thực hiện quyết định và cải thiện hiệu suất (Avolio 1999 ; Bass
1998 ; Bass và Avolio 1994 ). Các tài liệu đã cho rằng lãnh đạo chuyển dạng đã có
lợi thế trong việc ngăn cản cấp dưới ra quyết định bỏ việc. Chìa khóa Các tính năng
của lãnh đạo chuyển đổi có thể tạo ra các cấp độ cao của tổ chức cam kết và sự hài
lòng trong công việc. Đầu tiên, các nhà lãnh đạo chuyển dạng có thể truyền cảm
hứng nhân viên để vượt lên trên lợi ích cá nhân của họ và hướng tới lợi ích tập thể,
do đó khơi dậy mức độ cam kết cao đối với họ tổ chức (Bass 1985 ). Do đó, cấp
dưới có nhiều khả năng ở lại hiện tại cơ quan. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo chuyển
dạng coi trọng việc trao quyền và khuyến khích nhân viên đóng vai trò quan trọng
trong việc ra quyết định (Özaralli 2003 ). mức độ tham gia của nhân viên vào quá
trình này dẫn đến sự hài lòng trong công việc lớn hơn (Kim 2002 ). Hơn nữa, các
nhà lãnh đạo chuyển dạng nhận ra và tham dự cho mỗi cá nhân “nhu cầu và nguyện
vọng, và tạo ra một môi trường hỗ trợ cho các cá nhân” của nhân viên tăng trưởng
và phát triển (Bass 1999). Nghiên cứu cho thấy rằng nhân viên báo cáo sự hài lòng
công việc lớn hơn khi họ cảm nhận được các nhà lãnh đạo của họ như thể hiện hành
vi định hướng chuyển đổi. Nhân viên có sự hài lòng công việc cao hơn là ít có khả
năng rời khỏi tổ chức của họ.
Trong lãnh đạo chuyển dạng có 5 nhân tố: sự hấp dẫn bởi hành vi của người
lãnh đạo, sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo, sự quan tâm nhân viên của
người lãnh đạo, sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo, sự kích thích trí tuệ của
người lãnh đạo.
2.3.2. Một số nghiên cứu trước có liên quan
2.3.2.1. Nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016)
Nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016) “Ảnh hưởng của lãnh
đạo chuyển đổi đối với hành vi công dân tổ chức trong đơn vị quân đội chiến đấu
Nam Phi” đã điều tra nhận thức lãnh đạo chuyển đổi để tác động đến các hành vi
đối với hành vi công dân tổ chức trong một đơn vị quân đội chiến đấu ở Nam Phi.
Kết quả khảo sát 300 binh sĩ Nam Phi cho thấy nhận thức của binh sĩ về phẩm chất
lãnh đạo chuyển đổi trong số các nhà lãnh đạo được đào tạo về lãnh đạo chuyển đổi:
Ảnh hưởng lý tưởng, Động lực truyền cảm hứng, Kích thích trí tuệ và Đánh giá cá
nhân. Các tín đồ quân sự cũng tự báo cáo về của chính họ: Lòng vị tha, đức tính
công dân, phép lịch sự, thể thao và ý thức. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử
dụng phân tích hồi quy để dự đoán những người theo dõi quân đội. Các phát hiện
chỉ ra rằng chỉ có Đánh giá cá nhân mới có thể dự đoán đáng kể hành vi công dân tổ
chức gồm Lòng vị tha, đức tính công dân, thể thao và ý thức, nhưng không phải là
phép lịch sự.
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016)
2.3.2.2. Nghiên cứu của Naveed Saif, Bakhtiar Khan Khattak & Ihsan Ullah
Khan (2016) điều tra mối quan hệ giữa các thuộc tính khác nhau của lãnh đạo
chuyển dạng và hành vi công dân tổ chức. Dữ liệu mục đích này được lấy từ khu
vực sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại khu vực KPK và Islamabad. Các
nhà nghiên cứu đã sử dụng phiên bản câu hỏi được thông qua để đo lường khả năng
lãnh đạo chuyển dạng và hành vi công dân tổ chức của nhân viên. Cấu trúc hành vi
công dân tổ chức đã được kiểm tra thông qua phân tích nhân tố khẳng định. Trong
khi mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập được đo lường thông qua phân
tích hồi quy đơn giản và bội. Kết quả chỉ ra rằng Hiệu suất cao là yếu tố dự báo cao
nhất về hành vi công dân của nhân viên cho thấy mối quan hệ tích cực, tiếp theo là
thuộc tính mục tiêu nhóm. Trong khi mối quan hệ giữa Đánh giá cá nhân cũng như
Kích thích trí tuệ có mối quan hệ tiêu cực. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên có thể
thực hiện trong bất kỳ nền văn hóa nào chỉ phù hợp với sự sống còn của họ. Nhưng
nếu nhân viên được trao niềm tin cũng như nhu cầu cá nhân của họ được các nhà
lãnh đạo hỗ trợ thì kết quả sẽ là lực lượng lao động có động lực cao.
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Naveed Saif, Bakhtiar Khan Khattak &
Ihsan Ullah Khan (2016)
2.3.2.3. Nghiên cứu của M. As’ad Djalali, Christine Janavi T, Moh. Farid
(2017)
Nghiên cứu của M. As’ad Djalali, Christine Janavi T, Moh. Farid (2017) “Mối
quan hệ giữa Phong cách chuyển đổi và Cam kết của tổ chức với Hành vi công dân
tổ chức đối của nhân viên” được thực hiện để biết mối quan hệ giữa phong cách
chuyển đổi của lãnh đạo và cam kết của tổ chức với Hành vi công dân tổ chức đối
với các nhân viên. Đối tượng của nghiên cứu này là 30 nhân viên nhà nước của
Aparatur Sipil Negara (Dịch vụ dân sự nhà nước) và 30 nhân viên không thường
trực tại Dinas PU Bina Marga ở Đông Java. Các công cụ được sử dụng là quy mô
của phong cách lãnh đạo chuyển đổi, quy mô cam kết của tổ chức và quy mô của
Hành vi công dân tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan đáng kể
đồng thời giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và cam kết của tổ chức với Hành vi
công dân tổ chức đối với tất cả các cán bộ được xem từ kết quả phân tích hệ số cho
thấy giá trị F = 4,961 với p = 0,010 (p <0,05 ). Kết quả phân tích một phần phong
cách lãnh đạo biến đổi thay đổi với Hành vi công dân tổ chức đối với tất cả các cán
bộ cho thấy giá trị của t = 2.190 với p = 0,033 (p <0,05) điều này có nghĩa là có một
mối tương quan đáng kể về phong cách lãnh đạo chuyển đổi với quyền công dân tổ
chức Hành vi trên tất cả các sĩ quan. Mặc dù kết quả phân tích một phần cam kết
của tổ chức biến đổi với Hành vi công dân tổ chức đối với tất cả các cán bộ cho thấy
giá trị của t = 2.326 với p = 0,024 (p <0,05), điều này có nghĩa là có mối tương quan
đáng kể về cam kết của tổ chức với Hành vi công dân tổ chức đối với tất cả các
nhân viên.
2.3.2.4. Nghiên cứu của Philip M. Podsakoff, Scott B. MacKenzie, Robert H.
Moorman & Richard Fetter (1990)
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra tác động của các hành vi lãnh đạo
biến đổi đối với các hành vi công dân tổ chức và vai trò trung gian tiềm năng do cấp
dưới tin tưởng và sự hài lòng trong quá trình đó. Để đạt được mục tiêu này, (a)
thang đo đã được phát triển để đo lường sáu hành vi lãnh đạo biến đổi và năm hành
vi công dân tổ chức, và (b) các tác động trực tiếp và gián tiếp của các hành vi lãnh
đạo chuyển đổi này đối với các hành vi công dân tổ chức đã được kiểm tra.
Ngoài ra, để phù hợp với Bass '(Avolio & Bass, 1988; Bass, 1985) rằng các
tác động của hành vi lãnh đạo chuyển đổi làm tăng tác dụng của hành vi lãnh đạo
giao dịch, chúng tôi đã xem xét tác động của các hành vi chuyển đổi trong bối cảnh
thực nghiệm về tác động của hành vi lãnh đạo giao dịch nguyên tắc được xác định
bởi hành vi khen thưởng của anh ta.
2.3.2.5. Nghiên cứu của Li và Hung (2009)
Nghiên cứu của Li và Hung (2009) “Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo
chuyển dạng và kết quả thực hiện công việc của giáo viên tại các trường học ở Đài
Loan” cho thấy các thành phần thuộc phong cách lãnh đạo chuyển dạng giúp cải
thiện mối quan hệ giữa các nhân viên trong cùng tổ chức và từ đó có mối quan hệ
cùng chiều với kết quả thực hiện công việc mang tính chất nghĩa vụ và kết quả thực
hiện công việc mang tính chất bối cảnh.
2.3.2.6. Nghiên cứu của Firestone (2010)
Nghiên cứu của Firestone (2010) “Dự án chăm sóc sức khỏe cho nhân viên
của tổ chức” cho thấy tất cả các thành phần thuộc phong cách lãnh đạo chuyển dạng
và phong cách lãnh đạo chuyển tác có mối quan hệ cùng chiều với sự nỗ lực vượt
bậc của nhân viên, trong khi các thành phần thuộc phong cách lãnh đạo bị động - tự
do lại cho kết quả ngược chiều.
2.3.2.7. Nghiên cứu của Aziz và cộng sự (2013)
Nghiên cứu của Aziz và cộng sự (2013) “Mối quan hệ giữa các phong cách
lãnh đạo với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia” cho
thấy phong cách lãnh đạo chuyển dạng, phong cách lãnh đạo chuyển tác có mối
quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh; trong khi đó, phong cách lãnh đạo bị
động - tự do có mối quan hệ ngược chiều.
2.3.2.8. Nghiên cứu của Trần Viết Hoàng Nguyên (2014)
Nghiên cứu của Trần Viết Hoàng Nguyên (2014) “Tác động phong cách lãnh
đạo đến kết quả thực hiện công việc tại các công ty phần mềm ở Việt Nam” cho
thấy kết quả thực hiện công việc sẽ chịu tác động của 9 biến độc lập là các nhân tố
thuộc phong cách lãnh đạo, trong khi đó phong cách lãnh đạo bị động - tự do có mối
tương quan ngược chiều với kết quả thực hiện công việc.
2.3.2.9. Nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017)
Nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017) “Tác động của các nhân
tố thuộc phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công
chức các cơ quan chuyên môn tại tỉnh Sóc Trăng” cho thấy có 6 nhân tố tác động
đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ công chức theo thứ tự tác động giảm
dần là: (1) quản lý bằng ngoại lệ - chủ động, (2) sự hấp dẫn của nhà lãnh đạo, (3) sự
kích thích trí tuệ, (4) sự truyền cảm hứng, (5) sự quan tâm, (6) thưởng theo thành
tích.
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017)
2.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo và đạo đức công vụ
Hành vi của người lãnh đạo luôn được CBCC cấp dưới xem xét, đánh giá và
học tập. Do đó, người lãnh đạo cần phải là tấm gương gương mẫu cho CBCC noi
theo, từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức tốt. Việc người lãnh đạo hành
động và làm việc theo đúng quy định của pháp luật, gương mẫu chấp hành các quy
định của ngành, tổ chức càng làm cho CBCC cấp dưới tin tưởng, tuân thủ và làm
theo những gì mà người lãnh đạo truyền đạt.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Ritz, Giauque, Varone và Anderfuhren-
Biget (2014); Krogsgaard, Thomsen và Andersen (2014); Carless, Wearing và
Mann (2000); Podsakoff, MacKenzie, Moorman và Fetter (1990) thì các biến của
thang đo sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo ảnh hưởng tích cực.
Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H1: Sự hấp dẫn bởi hành
vi của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của CBCC.
Sự hấp dẫn từ phẩm chất của người lãnh đạo và đạo đức công vụ
Phẩm chất của người lãnh đạo rất quan trọng. Con người thường có xu
hướng tin tưởng và làm theo những cá nhân có phẩm chất nổi bật. Do đó, người
lãnh đạo có phẩm chất, đạo đức tốt sẽ ảnh hưởng tới CBCC cấp dưới và duy trì
được tầm ảnh hưởng của mình khi định hướng CBCC đến với những nhiệm vụ
mới.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011,
2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016); Park và Rainey (2008); Kroll và
Vogel (2014) thì các biến của thang đo sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh
đạo tác động tích cực.
Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H2: Sự hấp dẫn bởi
phẩm chất của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của
CBCC.
Sự quan tâm nhân viên từ người lãnh đạo và đạo đức công vụ
Sự quan tâm, chia sẻ của người lãnh đạo sẽ giúp khích lệ người CBCC trong
công việc cũng như cuộc sống. Trong công việc, người lãnh đạo cần chia sẻ những
khó khăn, vướng mắc với cấp dưới, từ đó hình thành mối quan hệ vững chắc; giúp
CBCC cấp dưới tin tưởng vào những chỉ đạo, quyết định của người lãnh đạo.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011,
2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016); Pandey và Peng (2016); Park và
Rainey (2008); Kroll và Vogel (2014) thì các biến của thang đo sự quan tâm nhân
viên của người lãnh đạo có tác động tích cực.
Vì vậy tác giả luận văn đề xuất H3: Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo
có ảnh hưởng cùng chiều đến Đạo đức công vụ của CBCC.
Sự truyền cảm hứng từ người lãnh đạo và đạo đức công vụ
Người lãnh đạo cần phải tạo động lực cho CBCC cấp dưới trong việc truyền
cảm hứng trong công việc để khích lệ tinh thần, cũng như nâng cao hiệu suất công
việc ở mỗi CBCC. Một môi trường làm việc năng động, phấn khởi sẽ có hiệu suất
cao hơn so với môi trường trầm lắng, thụ động. Người lãnh đạo cần khơi nguồn cảm
hứng truyền năng lượng để giúp CBCC hành động và làm việc theo mục tiêu, tầm
nhìn của tổ chức đã đề ra.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011,
2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016); Ritz, Giauque, Varone và
Anderfuhren-Biget (2014); Park và Rainey (2008); Trottier, Van Wart và Wang
(2008) thì các biến của thang đo sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo có tác
động tích cực.
Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H4: Sự truyền cảm hứng
của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của CBCC.
Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo và đạo đức công vụ
Khuyến khích nhân viên suy nghĩ về các vấn đề cũ theo cách mới, tạo ra cơ
hội mới, giải quyết vấn đề theo cách mới và đưa ra một tầm nhìn mới về tương lai.
Đó là vấn đề mà người lãnh đạo cần thực hiện để trao cơ hội cho CBCC tham gia
vào giải quyết các vấn đề của tổ chức.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Park và Rainey (2008); Moynihan,
Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016);
Trottier, Van Wart và Wang (2008); Podsakoff, MacKenzie, Moorman và Fetter
(1990) thì các biến của thang đo sự kích thích trí tuệ của lãnh đạo tác động tích cực.
Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H5: Sự kích thích trí
tuệ của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của CBCC.
Căn cứ vào các lý thuyết và nghiên cứu trước đây, đặc biệt là của Bass và
Avolio (2004), Koopmans và cộng sự (2013) cũng như mối quan hệ giữa lãnh đạo
chuyển dạng và đạo đức công vụ, hoạt động tại UBND 14 phường Quận 3, tác giả
đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 2.4 : Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: tác giả luận văn đề xuất
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ kết hợp khám phá mối liên hệ giữa độ tuổi,
giới tính, trình độ, thu nhập và thâm niên công tác đến hành vi của CBCC tại
UBND 14 phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã lược thảo cơ sở lý thuyết về phong cách lãnh đạo chuyển dạng,
đạo đức công vụ để đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn này. Để đưa ra mô
hình nghiên cứu cho luận văn, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố của
phong cách lãnh đạo chuyển dạng cũng như mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng
và đạo đức công vụ. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, mô hình “Phân tích ảnh hưởng
lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân
dân các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” đề xuất bao gồm 5 nhân tố ảnh
hưởng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; đó là: (1) Sự hấp dẫn bởi hành
vi của người lãnh đạo, (2) Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo, (3) Sự
quan tâm nhân viên của người lãnh đạo, (4) Sự truyền cảm hứng của người lãnh
đạo, (5) Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo. Các nhân tố này chủ yếu kế thừa
từ Bass (1985). Vì theo Bass (1985) khẳng định rằng nhà lãnh đạo chuyển dạng đạt
được sứ mệnh tổ chức bằng cách phát triển năng lực nhân viên để làm việc và cống
hiến vượt trên lợi ích cá nhân của họ; điều này được thực hiện bằng cách sử dụng
một hoặc nhiều yếu tố liên quan đến phong cách lãnh đạo chuyển dạng như: ảnh
hưởng lý tưởng, kích thích trí tuệ, động lực truyền cảm hứng và quan tâm cá nhân.
Đầu tiên, trong việc thực hiện ảnh hưởng lý tưởng là hành vi và phẩm chất của các
nhà lãnh đạo sẽ thể hiện chức năng của họ là các hình mẫu về vai trò, nhân viên sẽ
nhận ra được mục tiêu của lãnh đạo và chuyển hướng hành động của họ theo đó.
Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải được nhận thức ở mức độ cao về sự chính trực
và thông thái. Thứ hai, quan tâm cá nhân đề cập đến việc hỗ trợ trong công việc và
cuộc sống cá nhân, đối xử với các cá nhân theo nhu cầu đặc thù của họ, gia tăng
việc trao quyền khi nhân viên dần trở nên quen thuộc với công việc, nhìn chung
khía cạnh này nói đến việc tôn trọng và đồng cảm với nhân viên của nhà lãnh đạo.
Thứ ba, động lực truyền cảm hứng được thực hiện bằng cách nêu rõ tầm nhìn hấp
dẫn của tổ chức. Khi nhà lãnh đạo thành công trong việc sử dụng động lực truyền
cảm hứng thì nhân viên của họ có thể chuyển đổi những quan tâm cá nhân thành sự
hứng khởi với mục tiêu và thành tích chung của tổ chức. Thông qua việc tăng cường
tinh thần đồng đội, nhà lãnh đạo có thể động viên nhân viên đạt được những tiêu
chuẩn cao hơn hoặc hy sinh cho lợi ích chung mà không cần dùng đến các phần
thưởng bên ngoài, đây là thành phần quan trọng nhất của lãnh đạo chuyển dạng.
Thứ tư, kích thích trí tuệ có liên quan đến việc khuyến khích nhân viên suy nghĩ về
các vấn đề cũ theo cách mới, tạo ra cơ hội mới, giải quyết vấn đề theo cách mới và
đưa ra một tầm nhìn mới về tương lai.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu phương pháp nghiên cứu; cụ thể, giới thiệu quy trình
nghiên cứu, phương pháp thiết kế nghiên cứu bằng phương pháp định lượng thông
qua bảng câu hỏi, mô tả cách thức thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ
liệu, cách thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách xác định hệ số.
Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy
tuyến tính và kiểm định sự khác biệt về giới tính, các nhóm tuổi, trình độ học vấn,
thâm niên công tác và thu nhập với hành vi công dân tổ chức của người lao động
(cán bộ, công chức).
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu được xây dựng theo mô hình 6 bước như sau
Bước 1 - xác định vấn đề nghiên cứu: nhiệm vụ trong bước 1 là xác định vấn
đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
Bước 2 - Tiếp cận nghiên cứu: bước 2 có nhiệm vụ tổng quan cơ sở lý thuyết
và những đề tài có liên quan; để từ đó xác định các khái niệm, xây dựng mô hình
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân tổ chức của người lao
động (CBCC) tại UBND 14 phường, Quận 3.
Bước 3 - Thiết kế nghiên cứu: bước này xác định hình thức nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xác định cỡ mẫu, công cụ thu thập
số liệu, phương pháp điều tra thu thập số liệu cũng như các kỹ thuật phân tích số
liệu.
Bước 4 - Điều tra đối tượng nghiên cứu: sau khi thiết kế nghiên cứu thì bước
này sẽ tổ chức điều tra thu thập số liệu thông qua phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi
định lượng chính thức. Bước 4 sẽ phát hiện những sai sót trong quá trình thu mẫu
khảo sát và có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo độ tin cậy tối đa cho số
liệu thu thập được sau khảo sát.
Bước 5 - Phân tích số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS; bước này
bao gồm: mã hóa biến, nhập số liệu vào máy tính và tiến hành phân tích số liệu theo
các phương pháp.
Bước 6 - Viết báo cáo nghiên cứu: dựa trên các kết quả phân tích số liệu; luận
văn được trình bày hoàn chỉnh tất cả các bước nêu trên.
Thiết kế khảo sát là thiết kế nghiên cứu thích hợp nhất để dùng trong nghiên
cứu vì nó bao gồm các khái niệm và phương pháo định lượng liên quan (Creswell,
2009, trang 145). Nghiên cứu điều tra thực tế được sử dụng vì nó ít chi phí hơn và
tương đối dễ thực hiện (Kerlinger,1986); nghiên cứu này dùng bảng câu hỏi để thu
thập số liệu cho cuộc khảo sát và sử dụng phương pháp cắt ngang thời gian bởi vì
nó tương đối ít chi phí và có thể thực hiện trong một thời gian ngắn (Salkind, 2003)
Tác giả xác định vấn đề nghiên cứu:“Phân tích ảnh hưởng lãnh đạo chuyển
dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” và xây dựng mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng ảnh hưởng đến đạo đức công vụ
CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng đến đạo
đức công vụ của CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các nhà lãnh đạo của UBND các
phường, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh có thể thúc đẩy đạo đức công vụ của CBCC tại
cơ quan.
Từ đó đề xuất quá trình nghiên cứu định lượng được trình bày theo sơ đồ sau
đây:
Cở sở lý thuyết
(Thang đo lãnh đạo chuyển dạng,
thang đo OCB)
Bảng câu
hỏi
Khảo sát 10 chuyên gia để hiệu chỉnh,
sửa đổi bảng câu hỏi Phỏng vấn
chính thức
Nghiên cứu định lượng với 200 quan sát từ
mẫu khảo sát của tác giả luận văn
- Thực hiện khảo sát 200 cán bộ, công chức
đang làm việc tại UBND 14 phường thuộc
địa bàn Quận 3 TP. Hồ Chí Minh.
- Nhập dữ liệu thô. Thống kê dữ liệu.
- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo lãnh đạo
chuyển dạng, thang đo OCB.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân
tích hồi quy.
- Phân tích phương sai (ANOVA), T-Test.
Viết báo cáo
kết quả
nghiên cứu
3.2. Chọn mẫu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả luận văn đề xuất
- Những người tham gia khảo sát là những CBCC làm việc tại UBND 14
phường thuộc Quận 3, TP.Hồ Chính Minh.
- Cách chọn mẫu: mẫu được chọn theo hình thức thuận tiện.
3.3. Cấu trúc của câu hỏi
Bảng câu hỏi được xây dựng từ các thang đo được nêu ở phần trên; gồm có 03
phần: phần A là phần giới thiệu trình bày nội dung, mục tiêu nghiên cứu và cam kết
bảo mật đối với người trả lời bảng hỏi; phần B là phần trình bày thang đo của
nghiên cứu; phần C là phần yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin cá nhân. Các
câu hỏi thuộc dạng từ 1 đến 5 đối với từng phát biểu, tương ứng với mức độ đồng ý
của đối tương; phần dữ liệu cá nhân bao gồm các câu hỏi lựa chọn về giới tính, độ
tuổi, thâm niên công tác, thu nhập và trình độ học vấn của CBCC đang làm việc tại
UBND 14 phường, Quận 3.
3.4. Thang đo
Người tham gia khảo sát sẽ được yêu cầu đánh giá các câu trả lời của họ theo
thang điểm likert với 5 mức độ; từ mức độ 1 (rất không đồng ý) đến mức độ 5 (hoàn
toàn đồng ý). Thông tin cá nhân được thu thập từ người trả lời, bao gồm giới tính,
độ tuổi, trình độ, thu nhập và thâm niên công tác.
Bảng 3.1 Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu
Thang đo Ký
hiệu
Biến quan sát Nguồn tác giả
Sự hấp dẫn
bởi hành vi
của người
lãnh đạo
HV 1
Là người đề xuất các cách
làm mới để tiến hành
công việc
Ritz, Giauque, Varone và
Anderfuhren-Biget (2014)
HV 2
Là người nhận thức rõ
ràng về việc tổ chức này
sẽ trở nên như thế nào
trong tương lai.
Krogsgaard, Thomsen và
Andersen (2014)
HV 3
Là người động viên và
công nhận thành tích của
nhân viên
Carless, Wearing và Mann
(2000)
HV 4
Là người thể hiện rõ
những giá trị của họ và
thực hiện những gì mà họ
truyền đạt.
Carless, Wearing và Mann
(2000)
HV 5
Là người dẫn dắt bằng
cách “làm” thay vì chỉ
đơn giản bằng cách “nói”
Podsakoff, MacKenzie,
Moorman và Fetter (1990)
Sự hấp dẫn
bởi phẩm chất
của người
lãnh đạo
PC 1
Lãnh đạo bằng cách thiết
lập một hình mẫu điển
hình
Moynihan, Pandey và
Wright (2009, 2011,
2012); Pandey, Davis,
Pandey và Peng (2016)
PC 2
Là người thúc đẩy sự liêm
chính, trung thực và quan
tâm đến lợi ích cộng đồng
Park và Rainey (2008)
PC 3 Lãnh đạo bằng việc trở Kroll và Vogel (2014)
thành một hình mẫu tốt
PC 4
Là người thể hiện sự tôn
trọng đối với cảm xúc cá
nhân của tôi
Kroll và Vogel (2014)
PC 5
Là người cư xử với thái
độ ân cần về những nhu
cầu cá nhân của tôi
Kroll và Vogel (2014)
Sự quan tâm
nhân viên của
người lãnh
đạo
QT 1
Là người quan tâm đến
phúc lợi cá nhân của nhân
viên trong nhóm làm việc
Park và Rainey (2008)
QT 2
Là người khuyến khích
tôi phát triển sự nghiệp
Park và Rainey (2008)
QT 3
Là người quan tâm đến sự
phát triển của nhân viên
Kroll và Vogel (2014)
QT 4
Là người tạo niềm tin
giữa các nhân viên,
khuyến khích mọi người
tham gia và hợp tác.
Carless, Wearing và Mann
(2000)
QT 5
Là người khuyến khích
nhân viên suy nghĩ về các
vấn đề theo cách mới
Carless, Wearing và Mann
(2000)
Sự truyền
cảm hứng của
người lãnh
đạo
TCH1
Là người phác thảo tầm
nhìn rõ ràng của họ về
tương lai
Moynihan, Pandey và
Wright (2009, 2011,
2012); Pandey, Davis,
Pandey và Peng (2016)
TCH2
Là người trao đổi một
cách hào hứng về những
gì sẽ đạt được
Ritz, Giauque, Varone và
Anderfuhren-Biget (2014)
TCH3
Là người truyền đạt một
tầm nhìn có thể giúp động
viên tôi làm việc một cách
hăng say.
Ritz, Giauque, Varone và
Anderfuhren-Biget (2014)
TCH4
Là người cố gắng giúp đỡ
những nhân viên làm việc
kém để họ tiến bộ hơn
Park và Rainey (2008)
TCH5
Là người truyền đạt
những điều làm cho nhân
viên tự hào là vì mình
một phần của tổ chức
Moynihan, Pandey và
Wright (2009, 2011,
2012); Pandey, Davis,
Pandey và Peng (2016)
TCH6
Là người tạo cho nhân
viên có cảm giác được
trao quyền và làm chủ quá
trình làm việc
Trottier, Van Wart và
Wang (2008)
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ
Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ

More Related Content

Similar to Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ

Similar to Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ (20)

Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAYĐề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã, HOT
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk NôngLuận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk NôngĐề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Cung cấp dịch vụ hành chính công ở cấp xã tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAYLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAY
 
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAYChính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
 
Luận Văn Văn Hóa Phụng Sự Và Lãnh Đạo Phụng Sự Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự...
Luận Văn Văn Hóa Phụng Sự Và Lãnh Đạo Phụng Sự Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự...Luận Văn Văn Hóa Phụng Sự Và Lãnh Đạo Phụng Sự Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự...
Luận Văn Văn Hóa Phụng Sự Và Lãnh Đạo Phụng Sự Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự...
 
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAYĐề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
 
Luận văn: Chất lượng công chức các phường tại quận Hoàn Kiếm
Luận văn: Chất lượng công chức các phường tại quận Hoàn KiếmLuận văn: Chất lượng công chức các phường tại quận Hoàn Kiếm
Luận văn: Chất lượng công chức các phường tại quận Hoàn Kiếm
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường thuộc quận Hoàn Kiếm
Luận văn: Chất lượng công chức phường thuộc quận Hoàn KiếmLuận văn: Chất lượng công chức phường thuộc quận Hoàn Kiếm
Luận văn: Chất lượng công chức phường thuộc quận Hoàn Kiếm
 
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Chính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trị
Chính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trịChính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trị
Chính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trị
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAYLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Phân Tích Ảnh Hưởng Lãnh Đạo Chuyển Dạng Đến Đạo Đức Công Vụ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH      TRƯƠNG VÕ THÙY MỴ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DẠNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH      TRƯƠNG VÕ THÙY MỴ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DẠNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề tài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường, quận 3, TP.HCM” là luận văn nghiên cứu của riêng tôi và được hướng dẫn khoa học từ Thầy Nguyễn Trọng Hoài. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong đề tài này được tôi khảo sát, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, số liệu của các tác giả khác nhưng đều có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Học viên thực hiện Trương Võ Thùy Mỵ
  • 4. TÓM TẮT Nhằm giúp cho lãnh đạo các phường quận 3 có cơ sở khoa học để cải thiện môi trường làm việc dưới góc nhìn phong cách lãnh đạo chuyển dạng; góp phần thay đổi, nâng cao đạo đức công vụ của CBCC; Luận văn nghiên cứu về ảnh hưởng lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership) đến đạo đức công vụ (civic virtue) của CBCC tại UBND các phường, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh sẽ giúp các nhà lãnh đạo làm rõ vấn đề. Mô hình nghiên cứu bao gồm 2 khái niệm: lãnh đạo chuyển dạng và hành vi công dân tổ chức. Với 05 nhân tố: sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo, phẩm chất của người lãnh đạo; sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo, truyền cảm ứng của người lãnh đạo, kích thích trí tuệ của người lãnh đạo. Hành vi công dân tổ chức – OCB có 01 nhân tố: đạo đức công vụ. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 200 phiếu hợp lệ; dựa trên 05 nhân tố tác động đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; với các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định các giả thuyết của mô hình; sau cùng là kiểm định trung bình thông qua phân tích T-Test và Anova về giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, thu thập và trình độ. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về lãnh đạo chuyển dạng, đạo đức công vụ (hành vi công dân tổ chức); mối quan hệ giữa chúng và các yếu tố ảnh hưởng. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân các phường đánh giá và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đạo đức công vụ của CBCC tại các phường; bên cạnh đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao đạo đức công vụ của CBCC tại UBND 14 phường; qua ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển dạng. Đối với hàm ý nghiên cứu trong tương lai thì cần mở rộng hơn phạm vi điều tra ở nhiều cơ quan nhà nước, khu vực khác nhau để có nhiều thông tin hơn để hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Từ khóa:lãnh đạo chuyển dạng, đạo đức công vụ, địa bàn Quận 3, cán bộ công chức.
  • 5. ABSTRACT In order to help ward leaders in District 3 have a scientific basis to improve the working environment from the perspective of transforming leadership styles; contribute to change and improve the public service of CBCC; The research thesis on transformational leadership (transformational leadership) to the civic virtue of CBCC at the Ward People's Committee, District 3, Ho Chi Minh City will help leaders clarify the problem. The research model consists of two concepts: transformational leadership and organizational civic behavior. With 05 factors: the attractiveness of the leader's behavior, the quality of the leader; The attention of the leader, the transmission of the leader, the intellectual stimulation of the leader. Organizational civic behavior - OCB has one factor: public morality. By quantitative research method with 200 valid votes; based on 05 factors affecting public service ethics of cadres and civil servants; with research hypotheses tested through assessment of scale reliability through Cronbach’s alpha coefficients, EFA discovery factor analysis, multivariate regression analysis, model hypothesis testing; The latter is the average test through T-Test and Anova analysis on gender, age, seniority, collection and qualifications. The research results have systematized the basic theoretical basis of leadership transformation, public service ethics (organizational citizen behavior); the relationship between them and the influencing factors. Through the research results of the project, the leaders of the People's Committees of the wards assess and pay attention to improving the quality of public service ethics of CBCC in wards; Besides, it made recommendations to improve the public service ethics of CBCC at People's Committee of 14 wards, through the influence of transforming leadership style. For future research implications, it is necessary to expand the scope of investigation in many different state agencies and regions to have more information to complete the research model. Keywords: Leadership transformation, public service ethics, District 3, civil servants.
  • 6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT – ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 1.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................4 1.6. Cấu trúc luận văn.....................................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................................... 6 2.1. Các khái niệm...........................................................................................................6 2.1.1. Lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership).................................6 2.1.2. Hành vi công dân trong tổ chức (Organizational citizenship behavior, OCB) 9 2.2. Khái niệm về đạo đức công vụ.............................................................................14 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................19 2.3.1. Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng và Đạo đức công vụ.................19 2.3.2. Một số nghiên cứu trước có liên quan.........................................................21 2.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................26 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................31 3.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................31 3.2. Chọn mẫu................................................................................................................33 3.3. Cấu trúc của câu hỏi..............................................................................................33
  • 7. 3.4. Thang đo.................................................................................................................34 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................37 3.5.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo...............................................37 3.5.2. Kiểm định giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá (EFA)............37 3.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính.........................................................................38 3.5.4. Kiểm định sự khác biệt .................................................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................40 4.1. Giới thiệu về Ủy ban nhân dân Quận 3 và 14 Ủy ban nhân dân phường trực thuộc Quận 3 .................................................................................................................40 4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình.................................................................................42 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ......................................................................42 4.2.2. Đánh giá hệ số tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha).........................44 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA)............46 4.2.4. Phân tích hồi quy............................................................................................49 4.2.5. Kiểm định sự khác biệt của mô hình ...........................................................56 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu..............................................................................59 4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức......60 4.3.2. Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức .....................................................................................................63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................67 5.1. Kết luận...................................................................................................................67 5.2. Đề xuất, kiến nghị..................................................................................................68 5.2.1. Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo (HV)......................................68 5.2.2. Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo (PC).................................70 5.2.3. Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo (QT) ......................................71 5.2.4. Sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo (TCH) ........................................73 5.2.5. Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo (TT).............................................75 5.3. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ OCB Hành vi công dân tổ chức HV Hành vi PC Phẩm chất QT Quan tâm TCH Truyền cảm hứng TT Trí tuệ CV Công vụ CBCC Cán bộ, công chức UBND Ủy ban nhân dân
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp các mô hình nghiên cứu........................................................13 Bảng 3.1 Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu............................................33 Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu................................................................................43 Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha.....................................................44 Bảng 4.3 Kết quả lần 2 của phân tích Cronach’s Alpha của thang đo Đạo đức công vụ................................................................................................................................46 Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA các biến độc lập...............................................47 Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc.................................................48 Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson.................................................50 Bảng 4.7 Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình ...........................................50 Bảng 4.8 Kiểm định độ phù hợp của mô hình......................................................51 Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy..........52 Bảng 4.10 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo giới tính..........57 Bảng 4.11 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo độ tuổi............57 Bảng 4.12 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo thâm niên ......58 Bảng 4.13 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo thu nhập..........59 Bảng 4.14 Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận theo trình độ...........59 Bảng 5.1 Trung bình thang đo hành vi lãnh đạo ..................................................68 Bảng 5.2 Trung bình thang đo Sự hấp dẫn bởi phẩm chất lãnh đạo..................70 Bảng 5.3 Trung bình thang đo Sự quan tâm nhân viên của lãnh đạo................71 Bảng 5.4 Trung bình thang đo Sự truyền cảm hứng của lãnh đạo.....................73 Bảng 5.5 Trung bình thang đo Sự truyền cảm hứng của lãnh đạo.....................75
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016) ........................................................................................................................22 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Naveed Saif, Bakhtiar Khan Khattak & Ihsan Ullah Khan (2016)................................................................................................. 23 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017) ....................................................................................................................... 26 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................29 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.............................................................................32 Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa...................................55 Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư - đã chuẩn hóa.......................................55 Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy.............56
  • 11. 1.1. Đặt vấn đề CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG Không phải bất kỳ CBCC nào khi đi làm cũng đều có ngay mục tiêu, lý tưởng cho công việc của đời mình và không phải nhà lãnh đạo nào cũng đều đưa ra được tầm nhìn, sứ mệnh khi đảm nhận trọng trách quản lý điều hành cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, ở cương vị nào đó; tất cả mọi người ở vai trò khác nhau có thể học cách để đặt ra mục tiêu đúng đắn cho công việc của mình. Để trở thành một người lãnh đạo có tầm nhìn; trước tiên, người lãnh đạo cần phải xây dựng một mục tiêu rõ ràng với những giá trị cốt lõi cho những chiến lược tương lai và để đạt kết quả tốt thì tầm nhìn này cần được chia sẻ với tất cả mọi thành viên trong tổ chức. Người lãnh đạo phải cho nhân viên của mình thấy được sự đam mê, lòng nhiệt huyết của mình với đích đến mong muốn của tổ chức. Sẽ không một nhân viên nào muốn hành động nếu như họ không thấy được sự cam kết và niềm tin vững chắc vào tầm nhìn từ chính người lãnh đạo của họ. Và vai trò của lãnh đạo vẫn là một thách thức trung tâm của nhiều tổ chức hiện nay, nhất là các cơ quan nhà nước. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội ngày càng trở nên hiện đại hơn, văn minh hơn, đồng thời các mối quan hệ trong môi trường này cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn; đòi hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cao hơn của mỗi cá nhân, tổ chức. Mối quan hệ công sở điển hình được các nhà nghiên cứu đề cập phổ biến đó là mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người lao động. Đặc biệt, mối quan hệ giữa lãnh đạo và hành vi người lao động sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thành công trong công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý. CBCC là những cộng sự đắc lực và là người bạn trong công việc của một tổ chức công; vì vậy nhiều người cho rằng việc xây dựng mối quan hệ tốt với CBCC là yếu tố ưu tiên hàng đầu để trở thành người lãnh đạo thành công. Tuy nhiên, nhiều người ở vị trí cao thường cho rằng người lao động mới phải chú trọng mối quan hệ với cấp trên và phớt lờ trách nhiệm này.
  • 12. Nhận diện về mối quan hệ này là một yêu cầu tất yếu đang đặt ra hiện nay của các tổ chức công (trong đó có cơ quan UBND các phường); song, điều quan trọng hơn cả là tìm hiểu bản chất của mối quan hệ đó. Hiện nay, công tác quản lý CBCC tại Ủy ban nhân dân các phường của Quận 3 trong thực thi nhiệm vụ vẫn còn tồn tại một số thách thức: tình trạng CBCC không tập trung cho công việc, né tránh trách nhiệm, giải quyết công việc chưa đúng quy định, hướng dẫn, giải thích công việc cho nhân dân chưa cụ thể, khó hiểu, thái độ làm việc hời hợt, thiếu nhiệt tình và thiếu hẳn tính thân thiện trong việc tiếp công dân; một số CBCC vẫn còn làm việc theo lối mòn, không có sự thay đổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc một bộ phận CBCC còn thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với cơ quan, đơn vị và công việc của chính bản thân; dẫn đến tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong” hoặc “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”. Để thay đổi hành vi của CBCC khi tham gia lao động tại cơ quan; trong quá trình công tác tại phường, tương tác với nhiều đồng nghiệp và lãnh đạo, tác giả luận văn thấy được sự tác động và ảnh hưởng của lãnh đạo sẽ góp phần làm thay đổi hành vi của CBCC trong thực thi nhiệm vụ góp phần thực hiện đúng Luật CBCC đã quy định. Qua học tập, hướng dẫn của các Thầy, Cô và nghiên cứu tài liệu; tác giả thấy được lý thuyết về lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership): nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên dưới quyền, chia sẻ tầm nhìn với họ, cung cấp các nguồn lực cần thiết để phát triển tiềm năng của họ và trao quyền cho họ để đạt được tầm nhìn của tổ chức. Các nhà lãnh đạo chuyển dạng chính là những hình mẫu giúp tăng cường sự lạc quan và huy động được sự tận tâm của nhân viên đối với công việc. Phong cách lãnh đạo chuyển dạng không bao hàm sự trao đổi vật chất giữa nhà lãnh đạo và nhân viên (Bass, 1985). Các nhà lãnh đạo chuyển dạng hoạt động với các hệ thống giá trị cá nhân được tuân thủ chặt chẽ, Burns (1978) gọi chúng là các giá trị tối thượng, những giá trị không thể thương lượng hoặc trao đổi giữa các cá nhân. Bằng cách thể hiện những tiêu chuẩn cá nhân này, các nhà lãnh đạo chuyển dạng có thể đoàn kết nhân viên, nhưng quan trọng hơn là thực sự thay
  • 13. đổi các mục tiêu và niềm tin của nhân viên trong tổ chức (Bass, 1990). Nhà lãnh đạo chuyển dạng đạt được sứ mệnh tổ chức bằng cách phát triển năng lực nhân viên để làm việc và cống hiến vượt trên lợi ích cá nhân của họ. Lãnh đạo chuyển dạng đưa ra sự hướng dẫn và truyền cảm hứng cho nhân viên bằng việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giá trị và mục tiêu chung của tổ chức. Qua phân tích tác giả thấy được việc thay đổi tầm nhìn của tổ chức qua việc thay đổi văn hóa thờ ơ lãnh đạm công việc xảy ra xung quanh mình tại nơi làm việc, với văn hóa mới “một người vì mọi người, mọi người vì một người”; lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên phát triển bản thân để họ theo đuổi các mục tiêu của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu bên trong tổ chức. Nhằm giúp cho lãnh đạo có cơ sở khoa học để cải thiện môi trường làm việc dưới góc nhìn phong cách lãnh đạo chuyển dạng; góp phần thay đổi, nâng cao hành vi của CBCC; để CBCC phát huy hết năng lực của mình cho tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức thì lãnh đạo phải có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực, định hướng, tin tưởng và trao quyền cho CBCC. Do đó phong cách lãnh đạo chuyển dạng sẽ thúc đẩy hành vi của CBCC; tạo sự hợp tác công bằng, niềm tin của CBCC vào tổ chức. Xuất phát từ lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động đến hành vi của CBCC đang làm việc tại UBND các phường, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đó trong bối cảnh nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị giúp nhà lãnh đạo của các phường có chính sách thúc đẩy hành vi của CBCC trong tổ chức; để từ đó giúp nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng cho CBCC dưới quyền; chia sẻ tầm nhìn với họ, cung cấp các nguồn lực cần thiết để phát triển tiềm năng của họ và trao quyền cho họ để đạt được tầm nhìn của tổ chức. Cụ thể, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cơ bản như sau:
  • 14. - Xác định các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng ảnh hưởng đến đạo đức công vụ CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các nhà lãnh đạo của UBND các phường, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh có thể thúc đẩy đạo đức công vụ của CBCC tại cơ quan. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý thuyết lãnh đạo chuyển dạng, hành vi công dân tổ chức của CBCC cùng với các nghiên cứu đã có mà lựa chọn thang đo và các biến tương ứng. Các bước thực hiện bao gồm: Bước 1: thực hiện phương pháp định tính, thang đo được xây dựng dựa trên các bài nghiên cứu của nước ngoài, các bài nghiên cứu của các luận văn thạc sĩ quản lý công và hướng dẫn của giáo viên để bổ sung, chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Và phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu đại diện 10 lãnh đạo đã kinh qua nhiều vai trò lãnh đạo Đảng, Chính quyền ở các phường của Quận 3. Bước 2: thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho CBCC tại Ủy ban nhân dân 14 phường. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng của lãnh đạo chuyển dạng, hành vi công dân tổ chức (đạo đức công vụ của CBCC). Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu là CBCC tại UBND các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019 Phạm vi không gian: Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
  • 15. Nghiên cứu giúp xác định lãnh đạo chuyển dạng có ảnh hưởng đến hành vi CBCC trong tổ chức như thế nào. Qua đó, đưa ra những khuyến nghị phù hợp đối với các nhà lãnh đạo tổ chức công; để các nhà lãnh đạo có thể từng bước thay đổi, nâng cao hành vi của CBCC trong việc theo đuổi các mục tiêu của tổ chức; phát huy được tinh thần làm việc đồng đội với tư duy đổi mới, phong cách ứng xử đúng mực của CBCC trong tổ chức công nhằm đạt đến tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức. 1.6. Cấu trúc luận văn Chương 1 - Giới thiệu: phần này trình bày khái quát phần đặt vấn đề, mục tiêu, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Chương 2 - Tổng quan cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước: trình bày các lý thuyết về lãnh đạo, lãnh đạo chuyển dạng, hành vi công dân tổ chức và mối quan hệ giữa chúng. Xây dựng mô hình và các giả thuyết cho nghiên cứu. Chương 3 - Thiết kế nghiên cứu: phần này trình bày cách thức, phương pháp thực hiện nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, điều chỉnh và kiểm định thang đo, xây dựng mô hình. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: thực hiện phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha (CA), phân tích khám phá nhân tố (EFA), kiểm định sự khác biệt. Chương 5 - Kết luận và các khuyến nghị: thảo luận, đánh giá lại các kết quả sau khi thực hiện nghiên cứu và nêu một số khuyến nghị nhằm phát triển phong cách lãnh đạo chuyển dạng để nâng cao đạo đức công vụ của CBCC tại UBND 14 phường, Quận 3, TP.HCM.
  • 16. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership) 2.1.1.1. Lãnh đạo Có rất nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo, mỗi quan niệm có những cách tiếp cận khác nhau. Terry (1972) cho rằng “lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho mục tiêu của nhóm” hoặc theo Kottler (1982), lãnh đạo là một quá trình thúc đẩy nhóm gồm nhiều cá nhân tiến triển theo cùng một hướng bằng những cách thức không ép buộc. Lãnh đạo có hiệu quả được định nghĩa là lãnh đạo tạo ra được những bước phát triển mang tính lợi ích cao nhất và lâu dài cho tập thể. Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong các hoạt động của họ và không biết lãnh đạo con người để đạt được kết quả như mong muốn. House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là các cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc. Sau khi nghiên cứu các khái niệm, phong cách lãnh đạo trong luận văn này được đúc kết cho nghiên cứu là: Phong cách lãnh đạo được coi là một nhân tố quan trọng trong công tác điều hành, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài nghệ và sự định hướng của người làm công tác lãnh đạo. Trong lãnh đạo, kết quả công việc phụ thuộc vào cách thức và phương pháp làm việc. Tài năng và nghệ thuật của người lãnh đạo được thể hiện ở mỗi công việc mà họ biết lựa chọn cho mình cách giải quyết tối ưu nhất. Phong cách lãnh đạo khoa học sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức. 2.1.1.2. Các hình thức lãnh đạo
  • 17. Lãnh đạo đạo đức (Ethical leadership): Heifetz (1994) đã có một cách tiếp cận mới đối với lãnh đạo đạo đức. Ông cho rằng: “các nhà lãnh đạo nên giúp đỡ những người đi theo giải quyết các xung đột bằng cách thay đổi”. Lãnh đạo đạo đức có 5 nguyên tắc: tôn trọng, dịch vụ, công lý, trung thực và cộng đồng (Dubrin, 2010, tr.190), (Northouse, 2013, tr.430). Lãnh đạo có sức thu hút (Charismatic leadership): trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã sửa đổi và mở rộng lý thuyết lãnh đạo có sức thu hút, họ dùng lý thuyết này để mô tả lãnh đạo có sức thu hút trong các tổ chức chính thức (Conger, 1989), (Conger và Kanungo, 1988), (House, 1977), (Shamir and associates, 1993). Lãnh đạo có sức thu hút được mô tả chính là người lãnh đạo ảnh hưởng mức độ thế nào đối với người lao động. Lãnh đạo chia sẻ (Shared leadership) được miêu tả là một nhóm người gồm các nhà lãnh đạo chính thức và không chính thức, xuất hiện nối tiếp nhau, đồng thời có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Lãnh đạo đích thực (Authentic leadership): khi tổ chức đang trong giai đoạn phát triển tốt, những người nhân viên ngày càng có tâm lý tích cực, họ sẽ tự thay đổi, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, thúc đẩy tổ chức ngày càng phát triển hơn nữa. (Luthans và Avolio, 2003, tr.243). Bên cạnh đó, Avolio (2004) cho rằng các nhà lãnh đạo đích thực có thể thúc đẩy nhân viên bằng cách tạo ra niềm hy vọng, sự tin tưởng, tinh thần lạc quan và những cảm xúc tích cực. Lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo chuyển dạng (Transactional and Transformational leadership): Burns (1978) đã chỉ ra rằng, bất kỳ tổ chức nào cũng có sự lãnh đạo giao dịch, thông qua giao dịch, họ trao đổi với nhau những gì có giá trị. Bass (1985) thì xây dựng lãnh đạo mới về chất, đây là loại hình lãnh đạo tập trung chủ yếu về hiệu suất của tổ chức. Lãnh đạo chuyển dạng là quá trình mà trong đó những người lãnh đạo truyền cảm hứng để những người đi theo luôn quan tâm đặt lợi ích của tổ chức lên trên những lợi ích riêng của bản thân họ. Trong mô hình lãnh đạo mới về chất, các nhà lãnh đạo giải phóng tiềm năng con người thông qua việc trao quyền và tập trung vào sự phát triển của những người đi theo. Họ phác họa
  • 18. một bức tranh về những định hướng và sự phát triển trong tương lai, từ đó những người đi theo hình dung và muốn thực hiện những điều đó. 2.1.1.3. Lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership) Trong các thập niên gần đây, lãnh đạo chuyển dạng là một trong những lý thuyết về lãnh đạo phổ biến nhất trong nghiên cứu về hành vi tổ chức. Lãnh đạo chuyển dạng cũng là lý thuyết lãnh đạo được sử dụng nhiều nhất trong các bài nghiên cứu về lãnh đạo công, có sử dụng lãnh đạo chuyển dạng. Đối lập với các lý thuyết lãnh đạo dựa trên thành tích cá nhân và sự trao đổi phần thưởng cho nỗ lực của nhân viên, lãnh đạo chuyển dạng đưa ra sự hướng dẫn và truyền cảm hứng cho nhân viên bằng việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giá trị và thành tích chung của tổ chức. Bằng cách như vậy, các nhà lãnh đạo chuyển dạng sẽ kích thích những nhu cầu cấp cao của nhân viên và khuyến khích họ chuyển sự quan tâm từ lợi ích cá nhân sang thành tựu chung của tổ chức và khách hàng. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, cách tiếp cận trong nghiên cứu về lãnh đạo sẽ là cách tiếp cận theo hướng lãnh đạo chuyển tác, lãnh đạo chuyển dạng. Khái niệm lãnh đạo chuyển dạng dưới góc độ sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến nhân viên nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu như Bass (1985), Yukl (2010). Theo Bass (1985), người lãnh đạo chuyển dạng là người đối xử với nhân viên dựa trên những giá trị đạo đức khiến cho nhân viên cảm thấy tôn trọng, tin cậy, ngưỡng mộ, trung thành với người lãnh đạo và từ đó, họ sẽ có động lực vượt qua những lợi ích tầm thường để đem lại những kết quả vượt qua sự mong đợi của tổ chức. Các thành phần của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đã trải qua một quá trình phát triển cả về lý thuyết lẫn định lượng kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên bởi Bass (1985). Về nguồn gốc, phong cách lãnh đạo chuyển dạng bắt nguồn từ thuật lãnh đạo hấp dẫn; tuy nhiên, Bass cho rằng sự hấp dẫn của nhà lãnh đạo chỉ là một thành phần của phong cách lãnh đạo chuyển dạng. Bass đã đưa ra bốn thành phần cấu thành phong cách lãnh đạo chuyển dạng đó là: sự ảnh hưởng của người lãnh đạo, sự quan tâm nhân viên, sự truyền cảm hứng và sự kích thích trí tuệ trong
  • 19. đó, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo còn được gọi là sự hấp dẫn của người lãnh đạo (Bass, 1985). Trong nghiên cứu luận văn này thì lãnh đạo chuyển dạng (transformational leadership) được hiểu theo quan điểm của Bass (1985); nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên dưới quyền, chia sẻ tầm nhìn với họ, cung cấp các nguồn lực cần thiết để phát triển tiềm năng của họ và trao quyền cho họ để đạt được tầm nhìn của tổ chức. Các nhà lãnh đạo chuyển dạng chính là những hình mẫu giúp tăng cường sự lạc quan và huy động được sự tận tâm của nhân viên đối với công việc. Bass (1985) khẳng định rằng điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều yếu tố liên quan đến phong cách lãnh đạo chuyển dạng như: ảnh hưởng lý tưởng, kích thích trí tuệ, động lực truyền cảm hứng và quan tâm cá nhân. 2.1.2. Hành vi công dân trong tổ chức (Organizational citizenship behavior, OCB) 2.1.2.1 Định nghĩa hành vi công dân tổ chức Smith và Cộng sự (1983) “Organizational citizenship behaviour: Its nature and antecedents”, lần đầu tiên đã xuất hiện thuật ngữ OCB (Organizational citizenship behavior). Tuy chưa có định nghĩa rõ ràng, nhưng Smith và các cộng sự (1983) đã cố gắng đưa ra một vài đặc điểm của OCB như: hợp tác, hữu ích, thiện chí. Sau đó, Organ (1988) đã làm rõ bản chất của OCB hơn thông qua định nghĩa sau: “OCB – Hành vi công dân tổ chức - là hành vi mang tính cá nhân, tự nguyện, không được thừa nhận trực tiếp và rõ ràng trong các hoạt động khen thưởng thông thường nhưng lại có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hành vi này hoàn toàn không xuất phát từ những yêu cầu mệnh lệnh, đặc điểm công việc hay sự thỏa thuận giữa người lãnh đạo và nhân viên trong công việc.” Podsakoff, Mackenzie và Hui (1993) cho rằng hành vi được gọi là OCB cần phải thỏa mãn ba điều kiện sau: + Người lao động có hay không có thực hiện hành vi OCB hoàn toàn không liên quan đến vấn đề thưởng phạt.
  • 20. này. + Hành vi này hoàn toàn không nằm trong bản mô tả công việc. + Người lao động không được đào tạo, chuẩn bị trước để thực hiện hành vi Theo Organ và các cộng sự (2006), các định nghĩa về OCB hầu như đều có bốn điểm chung: + OCB không thể được nhận biết thông qua cách đánh giá dựa trên công việc hàng ngày hay khả năng làm việc của người nhân viên. + Hành vi này sẽ có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đem lại hiệu quả hoạt động của tổ chức. + Hành vi này xuất phát trên tinh thần tự nguyện từ mỗi cá nhân. + Mức độ thể hiện OCB ở mỗi cá nhân hoàn toàn là khác nhau. Vì cùng là hành vi xuất phát từ cá nhân người lao động và không nằm trong bản mô tả công việc nên có sự giống nhau tương tự giữa định nghĩa OCB và các định nghĩa khác như: hành vi xã hội trong tổ chức (prosocial organizational behavior), hành vi tự nguyện (organizational spontaneity)… 2.1.2.2. Các kiểu hành vi công dân tổ chức Tuy khái niệm OCB đã bắt đầu xuất hiện từ năm 1983 nhưng phải đến hơn thập kỷ sau, OCB mới được các nhà chuyên môn trên thế giới tập trung nghiên cứu và phát triển. LePine, Erez và Jonson (2002) thống kê có khoảng 40 kiểu OCB. Organ và các cộng sự (2006) thì hành vi công dân tổ chức có 7 loại như sau: - Hành vi vị tha (altruism): Hay còn được gọi là hành vi giúp đỡ (helping). Bất kể với tên gọi nào, hành vi vị tha được miêu tả chính là việc đem lại lợi ích cho một cá nhân cụ thể khác như: việc giúp đỡ nhân viên mới vào làm việc, hỗ trợ đồng nghiệp khi gặp khó khăn trong công việc. - Hành vi tuân thủ quy định (generalized complicance): Một số nhà nghiên cứu còn gọi là hành vi lương tâm (conscientiousness) để nhấn mạnh ý thức tự nguyện của chính người lao động. Đó chính là việc người lao động tự giác tuân thủ các quy định, nội quy trong tổ chức mà không do bị ép buộc hay chịu sự tác động nào. Đó là những việc thường xuyên thực hiện như: chấp hành thời gian làm việc,
  • 21. tích cực tham dự các cuộc họp, nghiêm túc trong giờ làm việc, không nói chuyện đùa hay nghỉ ngơi quá giờ cần thiết. Hành vi này không tác động đến 1 cá nhân cụ thể, mà thường có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chung của tổ chức. - Hành vi cao thượng (sportsmanship): Để nâng cao hiệu quả hoạt động chung của tổ chức, đôi khi người lãnh đạo cần phải thực hiện một số thay đổi trong cơ cấu, hoạt động như thay đổi về thời gian làm việc, bố trí lại vị trí các công việc, hình thức hoạt động… Việc thay đổi này thường làm nảy sinh các ý kiến phản đối, bất bình từ nhân viên, tuy nhiên đối với những người có ý thức về hành vi cao thượng, dù họ không hài lòng về những thay đổi của nhà lãnh đạo, thì họ vẫn thể hiện thái độ tích cực, gạt bỏ những sự bất mãn và cố gắng hoàn thành công việc vì lợi ích chung của cả tổ chức. - Phẩm hạnh nhân viên (civic virtue): Trong một nghiên cứu về quyền công dân trong tổ chức, Graham (1986) đã đưa ra định nghĩa về hành vi phẩm hạnh nhân viên, đó chính là sự cống hiến tự nguyện của cá nhân người lao động trong một tổ chức, là tác phong thường thấy ở những người có ý thức trách nhiệm, luôn làm việc theo phương châm, chính sách của tổ chức. Đối với Konovsky và Organ (1996) thì đó là những hoạt động mang tính thường xuyên và liên tục như việc tìm đọc các tài liệu liên quan đến công việc, tham gia các cuộc họp, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp hoặc tham dự những hoạt động nhằm làm tăng sự gắn kết giữa cá nhân với tổ chức. Graham (1989) thì lại nhấn mạnh “Phẩm hạnh nhân viên” được thể hiện ở những hành động mang tính đạo đức, không phê phán hay phản đối những chính sách, chủ trương, đường lối và các quyết định của cấp trên. - Lịch thiệp (courtesy): Hành vi lịch thiệp là hành vi tránh gây khó khăn cho đồng nghiệp trong công việc, thông báo trước cho đồng nghiệp về những vấn đề, nội dung của công việc sắp làm, từ đó giúp họ có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt đầu công việc. - Trung thành (loyalty): George và Brief (1992), Graham (1989, 1991) có đề cập đến hành vi trung thành. Sự trung thành được thể hiện thông qua cách cố gắng
  • 22. bảo vệ hình ảnh của tổ chức trước những phê phán của người khác, luôn nói về những điểm nổi bật của tổ chức trong các buổi nói chuyện, trao đổi với mọi người. - Phát triển bản thân (self-development): Đây chính là việc người nhân viên tự chủ động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của bản thân, từ đó có thể đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao hơn. 2.1.2.3. Các quan điểm đo lường OCB Trên thế giới, có rất nhiều mô hình được dùng để đo lường OCB. Tanaka (2004) đã tổng hợp một số mô hình được ứng dụng nhiều trên thế giới cụ thể dưới đây: a. Mô hình của Smith và cộng sự (1983) “Mô hình này gồm hai nhân tố: Vị tha và tuân thủ quy định. Mô hình này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của George (1991); Farth, Podsakoff và Organ (1990); Organ và Konovsky (1989).” b. Mô hình của Organ (1988) Năm 1988, thang đo OCB đã được Organ đưa ra gồm năm thành phần: Vị tha: giúp đỡ đồng nghiệp; lịch thiệp: thảo luận với đồng nghiệp trước khi hành động; cao thượng: sẵn sàng loại bỏ những vấn đề bất đồng không cần thiết trong quá trình làm việc; lương tâm: tuân thủ quy định và tích cực tham gia làm việc tốt hơn so với yêu cầu và phẩm hạnh nhân viên: nêu cao trách nhiệm khi làm việc trong tổ chức. c. Mô hình của Van Dyne, Graham và Dienesch (1994) Phát triển khái niệm OCB từ nghiên cứu của Organ, Graham (1991) đã nhấn mạnh đến những khía cạnh khác: đó là trách nhiệm xã hội, tư cách công dân của người lao động. Dựa trên quan điểm của Graham, Van Dyne và các cộng sự (1994) đã đưa ra mô hình đo lường OCB có năm thành phần: Trung thành: sự chân thành, nỗ lực thúc đẩy vì hoạt động chung của tổ chức; phục tùng: tôn trọng và tuân thủ theo các quy định, đường lối hoạt động của tổ chức; đóng góp mang tính xã hội : đây chính là hành vi hợp tác, kết nối giữa các cá nhân với nhau trong một tổ chức; đóng góp mang tính cá nhân: hành vi chủ động tạo ra sự đổi mới trong tổ chức và
  • 23. đóng góp mang tính chức năng: sẵn sàng phát triển bản thân để phục vụ tốt hơn đối với hoạt động của tổ chức. d. Mô hình của Moorman và Blalely (1995) Mô hình của Moorman và Blalely gồm có bốn thành phần: Hỗ trợ giữa các cá nhân (interpersonal helping); Chủ động (individual initiative); Cần cù, siêng năng (personal industry) và Ủng hộ chân thành (loyal boosterism). Ngoài ra, có một số mô hình khác như Becker và Vance (1990), William và Anderson (1991), Morrison và Phelps (1999)… Và dưới đây là tổng hợp (bảng 2.1) các mô hình nghiên cứu tương đồng với mô hình nêu trên. Bảng 2.1 Tổng hợp các mô hình nghiên cứu Khái niện Tác giả Sự vị tha, hỗ trợ giữa các cá nhân Smith, Organ và Near (1983); Organ (1988); Moorman và Blalely (1995); Organ và cộng sự (2006) Tuân thủ quy định, phục tùng Smith, Organ và Near (1983); Van Dyne, Graham và Dienesch (1994); Organ và cộng sự (2006) Lịch thiệp, chủ động Organ (1988); Moorman và Blalely (1995);Organ và cộng sự (2006) Cao thượng, ủng hộ chân thành Organ (1988); Moorman và Blalely (1995);Organ và cộng sự (2006) Lương tâm Organ (1988) đạo đức công vụ , cần cù siêng năng Qrgan (1988); Moorman và Blalely (1995);Organ và cộng sự (2006) Trung thành Van Dyne, Graham và Dienesch (1994); Organ và cộng sự (2006) Đóng góp mang tính xã hội Van Dyne, Graham và Dienesch (1994) Đóng góp mang tính cá nhân Van Dyne, Graham và Dienesch (1994) Đóng góp mang tính chức năng Van Dyne, Graham và Dienesch (1994) Phát triển bản thân Organ và cộng sự (2006) Nguồn: Organ và cộng sự (2006) và Tanaka (2004)
  • 24. 2.2. Khái niệm về đạo đức công vụ “Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự ra đời của hệ thống pháp luật mới. Với bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, những giá trị đạo đức nghề nghiệp hướng tới xây dựng một nền công vụ mới, phục vụ nhân dân được chú trọng, hình thành và phát triển trên nền tư tưởng đạo đức mới, pháp luật mới. Trong hệ thống pháp luật mới đã xuất hiện và ngày càng hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về công chức, công vụ. Nhiều nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới được thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật cho chuẩn mực hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng nền công vụ mới, gắn với nhà nước của dân, do dân và vì dân”. (Nguồn từ cổng thông tin Bộ nội vụ, http://www.moha.vn) “Quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến nền công vụ; được phản ánh qua một trong những nội dung cốt yếu của nền công vụ, đó là đội ngũ cán bộ, công chức. Bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra những chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ của mình. Ngoài những nội dung chuẩn mực mà nhiều quốc gia sử dụng tương tự như nhau, thì tuỳ theo đặc điểm văn hoá, tâm lý xã hội... mỗi quốc gia lại có những chuẩn mực đạo đức đặc thù riêng trong nền công vụ của mình”. (Nguồn từ cổng thông tin Bộ nội vụ, http://www.moha.vn) Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước và nền công vụ nước ta coi là cái nền, cái gốc của đội ngũ cán bộ, công chức và được gói gọn trong 4 chữ “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, suy rộng ra là “nhân, nghĩa, liêm, trí, dũng, tín”. “Ngay từ năm 1950, trong điều kiện khó khăn, gian khổ của công cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam. Với văn bản này có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ công chức cách mạng Việt Nam. Trong đó, tại Lời nói đầu, nội dung về công chức và đạo đức công vụ đã được
  • 25. thể hiện rất rõ” (Nguồn http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ): “Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân…Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc”. Điều 2 của Quy chế quy định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. “Điều 3 Quy chế công chức Việt Nam quy định quyền lợi của công chức và tại các điều tiếp theo quy định việc tuyển dụng, tổ chức, quản trị, sử dụng công chức; Từ những quy định trên có thể thấy, ngay trong Quy chế công chức đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Nhà nước ta đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức - pháp lý rất quan trọng đối với công chức nhà nước. Lần đầu tiên những giá trị đạo đức truyền thống: cần, kiệm, liêm, chính... được thể chế hoá thành những giá trị chuẩn mực pháp lý đối với công chức Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng và vượt qua thời gian, đến nay những quy định này vẫn còn nguyên giá trị”. (Nguồn http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ) Kế thừa và phát huy những quy định pháp luật về công chức và đạo đức công vụ và nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức trong tình hình mới, Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 8: “Tất cả các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.” “Như vậy, với quy định của Hiến pháp 1980, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Nhà nước ta đã ban hành những chuẩn mực về đạo đức - pháp lý cho công chức và cơ quan nhà nước trong đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực
  • 26. pháp lý cao nhất”. (Nguồn http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ) Hiến pháp 1992 tại Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”. “Như vậy với quy định này, Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980 nhưng đồng thời phát triển thêm lên để không ngừng hoàn thiện những nguyên tắc, những quy định hiến định đối với đạo đức công vụ và các chuẩn mực pháp lý cho công chức nhà nước; Căn cứ vào Hiến pháp 1992, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc, Nhà nước ta đã ban hành Luật cán bộ, công chức; trong đó, những chuẩn mực đạo đức - pháp lý được thể hiện một cách tập trung và rất cụ thể ở các quy định về nghĩa vụ của công chức, như: trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Luật cán bộ, công chức cũng quy định: trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên. Đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức,
  • 27. đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân...; Với việc ban hành Luật cán bộ, công chức, chế định công chức và đạo đức công vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện mới, góp phần xác lập các chuẩn mực đạo đức - pháp lý cho cán bộ, công chức Việt Nam trong tiến trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; Luật Phòng, chống tham nhũng cũng có những quy định phản ánh những nội dung về chuẩn mực công chức, công vụ, trong đó xác định cụ thể cán bộ, công chức là một trong những đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn. Xác định tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn này để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Những hành vi tham nhũng được xác định là: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; nhận hối lộ; lợi dụng chức quyền để đưa hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa...; Để đảm bảo các nguyên tắc về chuẩn mực đạo đức trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và nhằm chống lãng phí, thực hành tiết kiệm ngân sách nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công,
  • 28. kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền. Ngoài ra Luật cũng quy định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức như: khiển trách; cảnh cáo... buộc thôi việc; Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức cũng được quy định trong thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan khi thực thi công vụ. Trong quan hệ giải quyết công việc với công dân, tổ chức, cán bộ, công chức phải làm việc đúng thẩm quyền, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà. Cán bộ, công chức không tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân, tổ chức tại nhà riêng. Cán bộ, công chức phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động ở doanh nghiệp nhà nước và thực hiện dân chủ ở xã cũng có những văn bản quy phạm pháp luật quy định chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ...; Các chuẩn mực về công chức và đạo đức công vụ đã được nhà nước ban hành dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Từ những nội dung cơ bản này, Chính phủ và chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện và quản lý sâu rộng hơn, cụ thể hơn trong các hoạt động của nền công vụ. Đó là các quy định pháp luật về xây dựng cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức một cách minh bạch; những quy định nhằm tăng cường tính minh bạch thông qua việc công khai và giám sát đối với tài sản và trách nhiệm cá nhân, hoặc các quy định nhằm nâng cao đạo đức công vụ, hạn chế tiêu cực như sách nhiễu, vòi vĩnh, hối lộ..; Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho hoạt động và quản lý nhà nước có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi có những cơ chế, quy định pháp luật tốt hơn, phù hợp hơn để duy trì và phát huy cao nhất các giá trị cơ bản của nền công vụ - một nền công vụ vì dân. Việc hình thành nên các chuẩn mực về tư cách đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức là rất
  • 29. quan trọng.” (Nguồn http://www.moha.vn và tài liệu tập huấn công chức ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ) Tóm lại trong nghiên cứu luận văn này thì: đạo đức công vụ là đạo đức, lối sống, cách xử sự của CBCC trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công; đó còn là thái độ, tinh thần, trách nhiệm, ý thức của CBCC trong quá trình thực thi công vụ, tương tác đối với các tổ chức, cá nhân và trong giao dịch hành chính trên cơ sở quy định của pháp luật. 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu 2.3.1. Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng và Đạo đức công vụ Theo Li và Hung (2009) - Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển dạng và kết quả thực hiện công việc của các giáo viên giảng dạy tại các trường học ở Đài Loan: sau kết quả nghiên cứu chứng minh rằng các thành phần thuộc phong cách lãnh đạo chuyển dạng giúp cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên trong cùng tổ chức và từ đó có mối quan hệ cùng chiều với kết quả thực hiện công việc mang tính chất nghĩa vụ và kết quả thực hiện công việc mang tính chất bối cảnh. Theo tài liệu của Sở Khoa học Xã hội, Đại học Michigan tại Dearborn, Dearborn, MI, USA;Khoa Hành chính công, Đại học Bang New York tại Brockport, Rochester, NY,Hoa Kỳ: Nghiên cứu này tìm cách đóng góp cho phân tích cấp độ tổ chức doanh thu tự nguyện trong các tổ chức công cộng. Mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để khám phá cách lãnh đạo chuyển dạng tạo ra sự khác biệt trên thực tế của nhân viên bỏ hành vi. Hơn nữa, nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa ý định doanh thu và doanh thu thực tế. Những phát hiện được đề xuất sự lãnh đạo biến đổi đó không chỉ trực tiếp ngăn cản nhân viên hình thành ý định rời đi nhưng cũng gián tiếp thực hiện bằng cách nuôi dưỡng một nền văn hóa hợp tác. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng ý định doanh thu cao hơn dẫn đến doanh thu thực tế cao hơn tỷ lệ, vì vậy ý định doanh thu có thể là một ủy quyền hợp lệ của hành vi doanh thu thực tế. Trong văn học chính thống, lãnh đạo chuyển đổi có thể là nổi bật nhất yếu tố giải thích làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể định hướng hành vi mong muốn của
  • 30. người theo dõi và đạt được mức hiệu suất tối ưu (Antonakis, Avolio và Sivasubramaniam 2003; 4 R.CN và W.WANG Moynihan, Pandey và Wright 2012). Xây dựng phân loại của Burns (Burns 1978) của hai hình thức lãnh đạo, Bass (1985) tiếp tục xác định và xây dựng loại hình mới này khả năng lãnh đạo. Ông lập luận rằng mô hình cũ của cuộc điều tra lãnh đạo chủ yếu tập trung hoàn thành nhiệm vụ, tuân thủ của nhân viên và mối quan hệ hợp đồng giữa lãnh đạo và những người theo dõi. Ông cho rằng cần phải thay đổi mô hình để hiểu làm thế nào các nhà lãnh đạo thúc đẩy những người theo dõi bằng cách nâng cao nhận thức của họ về các mục tiêu của tổ chức và nâng cao giá trị đạo đức của họ. Ông gọi loại lãnh đạo này là sự chuyển dạng lãnh đạo (Bass 1985 , 1999). Bass và các đồng nghiệp đã phân định rõ hơn về tầng lớp lãnh đạo này bằng mô hình bốn chiều bao gồm ảnh hưởng lý tưởng hóa, cảm hứng, sự cân nhắc cá nhân và kích thích trí tuệ (Bass và Avolio 1994). Chuyển dạng các nhà lãnh đạo là những hình mẫu có được sự ngưỡng mộ và tin tưởng từ cấp dưới. Họ có tầm nhìn xa, và truyền đạt các mục tiêu tổ chức hấp dẫn và hấp dẫn để người theo dõi. Họ thúc đẩy cấp dưới nhìn xa hơn lợi ích bản thân và có cam kết cao hơn cho các tổ chức của họ. Các nhà lãnh đạo chuyển dạng tập trung vào phát triển cá nhân của cấp dưới và xây dựng các kết nối cảm xúc mạnh mẽ với họ. Họ cũng coi trọng các cách tiếp cận phi truyền thống để giải quyết vấn đề, thực hiện quyết định và cải thiện hiệu suất (Avolio 1999 ; Bass 1998 ; Bass và Avolio 1994 ). Các tài liệu đã cho rằng lãnh đạo chuyển dạng đã có lợi thế trong việc ngăn cản cấp dưới ra quyết định bỏ việc. Chìa khóa Các tính năng của lãnh đạo chuyển đổi có thể tạo ra các cấp độ cao của tổ chức cam kết và sự hài lòng trong công việc. Đầu tiên, các nhà lãnh đạo chuyển dạng có thể truyền cảm hứng nhân viên để vượt lên trên lợi ích cá nhân của họ và hướng tới lợi ích tập thể, do đó khơi dậy mức độ cam kết cao đối với họ tổ chức (Bass 1985 ). Do đó, cấp dưới có nhiều khả năng ở lại hiện tại cơ quan. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo chuyển dạng coi trọng việc trao quyền và khuyến khích nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định (Özaralli 2003 ). mức độ tham gia của nhân viên vào quá trình này dẫn đến sự hài lòng trong công việc lớn hơn (Kim 2002 ). Hơn nữa, các
  • 31. nhà lãnh đạo chuyển dạng nhận ra và tham dự cho mỗi cá nhân “nhu cầu và nguyện vọng, và tạo ra một môi trường hỗ trợ cho các cá nhân” của nhân viên tăng trưởng và phát triển (Bass 1999). Nghiên cứu cho thấy rằng nhân viên báo cáo sự hài lòng công việc lớn hơn khi họ cảm nhận được các nhà lãnh đạo của họ như thể hiện hành vi định hướng chuyển đổi. Nhân viên có sự hài lòng công việc cao hơn là ít có khả năng rời khỏi tổ chức của họ. Trong lãnh đạo chuyển dạng có 5 nhân tố: sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo, sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo, sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo, sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo, sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo. 2.3.2. Một số nghiên cứu trước có liên quan 2.3.2.1. Nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016) Nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016) “Ảnh hưởng của lãnh đạo chuyển đổi đối với hành vi công dân tổ chức trong đơn vị quân đội chiến đấu Nam Phi” đã điều tra nhận thức lãnh đạo chuyển đổi để tác động đến các hành vi đối với hành vi công dân tổ chức trong một đơn vị quân đội chiến đấu ở Nam Phi. Kết quả khảo sát 300 binh sĩ Nam Phi cho thấy nhận thức của binh sĩ về phẩm chất lãnh đạo chuyển đổi trong số các nhà lãnh đạo được đào tạo về lãnh đạo chuyển đổi: Ảnh hưởng lý tưởng, Động lực truyền cảm hứng, Kích thích trí tuệ và Đánh giá cá nhân. Các tín đồ quân sự cũng tự báo cáo về của chính họ: Lòng vị tha, đức tính công dân, phép lịch sự, thể thao và ý thức. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phân tích hồi quy để dự đoán những người theo dõi quân đội. Các phát hiện chỉ ra rằng chỉ có Đánh giá cá nhân mới có thể dự đoán đáng kể hành vi công dân tổ chức gồm Lòng vị tha, đức tính công dân, thể thao và ý thức, nhưng không phải là phép lịch sự.
  • 32. Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Oscar Sechudi & Benny Olivier (2016) 2.3.2.2. Nghiên cứu của Naveed Saif, Bakhtiar Khan Khattak & Ihsan Ullah Khan (2016) điều tra mối quan hệ giữa các thuộc tính khác nhau của lãnh đạo chuyển dạng và hành vi công dân tổ chức. Dữ liệu mục đích này được lấy từ khu vực sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại khu vực KPK và Islamabad. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phiên bản câu hỏi được thông qua để đo lường khả năng lãnh đạo chuyển dạng và hành vi công dân tổ chức của nhân viên. Cấu trúc hành vi công dân tổ chức đã được kiểm tra thông qua phân tích nhân tố khẳng định. Trong khi mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập được đo lường thông qua phân tích hồi quy đơn giản và bội. Kết quả chỉ ra rằng Hiệu suất cao là yếu tố dự báo cao nhất về hành vi công dân của nhân viên cho thấy mối quan hệ tích cực, tiếp theo là thuộc tính mục tiêu nhóm. Trong khi mối quan hệ giữa Đánh giá cá nhân cũng như Kích thích trí tuệ có mối quan hệ tiêu cực. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên có thể thực hiện trong bất kỳ nền văn hóa nào chỉ phù hợp với sự sống còn của họ. Nhưng nếu nhân viên được trao niềm tin cũng như nhu cầu cá nhân của họ được các nhà lãnh đạo hỗ trợ thì kết quả sẽ là lực lượng lao động có động lực cao.
  • 33. Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Naveed Saif, Bakhtiar Khan Khattak & Ihsan Ullah Khan (2016) 2.3.2.3. Nghiên cứu của M. As’ad Djalali, Christine Janavi T, Moh. Farid (2017) Nghiên cứu của M. As’ad Djalali, Christine Janavi T, Moh. Farid (2017) “Mối quan hệ giữa Phong cách chuyển đổi và Cam kết của tổ chức với Hành vi công dân tổ chức đối của nhân viên” được thực hiện để biết mối quan hệ giữa phong cách chuyển đổi của lãnh đạo và cam kết của tổ chức với Hành vi công dân tổ chức đối với các nhân viên. Đối tượng của nghiên cứu này là 30 nhân viên nhà nước của Aparatur Sipil Negara (Dịch vụ dân sự nhà nước) và 30 nhân viên không thường trực tại Dinas PU Bina Marga ở Đông Java. Các công cụ được sử dụng là quy mô của phong cách lãnh đạo chuyển đổi, quy mô cam kết của tổ chức và quy mô của Hành vi công dân tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan đáng kể đồng thời giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và cam kết của tổ chức với Hành vi công dân tổ chức đối với tất cả các cán bộ được xem từ kết quả phân tích hệ số cho thấy giá trị F = 4,961 với p = 0,010 (p <0,05 ). Kết quả phân tích một phần phong
  • 34. cách lãnh đạo biến đổi thay đổi với Hành vi công dân tổ chức đối với tất cả các cán bộ cho thấy giá trị của t = 2.190 với p = 0,033 (p <0,05) điều này có nghĩa là có một mối tương quan đáng kể về phong cách lãnh đạo chuyển đổi với quyền công dân tổ chức Hành vi trên tất cả các sĩ quan. Mặc dù kết quả phân tích một phần cam kết của tổ chức biến đổi với Hành vi công dân tổ chức đối với tất cả các cán bộ cho thấy giá trị của t = 2.326 với p = 0,024 (p <0,05), điều này có nghĩa là có mối tương quan đáng kể về cam kết của tổ chức với Hành vi công dân tổ chức đối với tất cả các nhân viên. 2.3.2.4. Nghiên cứu của Philip M. Podsakoff, Scott B. MacKenzie, Robert H. Moorman & Richard Fetter (1990) Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra tác động của các hành vi lãnh đạo biến đổi đối với các hành vi công dân tổ chức và vai trò trung gian tiềm năng do cấp dưới tin tưởng và sự hài lòng trong quá trình đó. Để đạt được mục tiêu này, (a) thang đo đã được phát triển để đo lường sáu hành vi lãnh đạo biến đổi và năm hành vi công dân tổ chức, và (b) các tác động trực tiếp và gián tiếp của các hành vi lãnh đạo chuyển đổi này đối với các hành vi công dân tổ chức đã được kiểm tra. Ngoài ra, để phù hợp với Bass '(Avolio & Bass, 1988; Bass, 1985) rằng các tác động của hành vi lãnh đạo chuyển đổi làm tăng tác dụng của hành vi lãnh đạo giao dịch, chúng tôi đã xem xét tác động của các hành vi chuyển đổi trong bối cảnh thực nghiệm về tác động của hành vi lãnh đạo giao dịch nguyên tắc được xác định bởi hành vi khen thưởng của anh ta. 2.3.2.5. Nghiên cứu của Li và Hung (2009) Nghiên cứu của Li và Hung (2009) “Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển dạng và kết quả thực hiện công việc của giáo viên tại các trường học ở Đài Loan” cho thấy các thành phần thuộc phong cách lãnh đạo chuyển dạng giúp cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên trong cùng tổ chức và từ đó có mối quan hệ cùng chiều với kết quả thực hiện công việc mang tính chất nghĩa vụ và kết quả thực hiện công việc mang tính chất bối cảnh. 2.3.2.6. Nghiên cứu của Firestone (2010)
  • 35. Nghiên cứu của Firestone (2010) “Dự án chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của tổ chức” cho thấy tất cả các thành phần thuộc phong cách lãnh đạo chuyển dạng và phong cách lãnh đạo chuyển tác có mối quan hệ cùng chiều với sự nỗ lực vượt bậc của nhân viên, trong khi các thành phần thuộc phong cách lãnh đạo bị động - tự do lại cho kết quả ngược chiều. 2.3.2.7. Nghiên cứu của Aziz và cộng sự (2013) Nghiên cứu của Aziz và cộng sự (2013) “Mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia” cho thấy phong cách lãnh đạo chuyển dạng, phong cách lãnh đạo chuyển tác có mối quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh; trong khi đó, phong cách lãnh đạo bị động - tự do có mối quan hệ ngược chiều. 2.3.2.8. Nghiên cứu của Trần Viết Hoàng Nguyên (2014) Nghiên cứu của Trần Viết Hoàng Nguyên (2014) “Tác động phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc tại các công ty phần mềm ở Việt Nam” cho thấy kết quả thực hiện công việc sẽ chịu tác động của 9 biến độc lập là các nhân tố thuộc phong cách lãnh đạo, trong khi đó phong cách lãnh đạo bị động - tự do có mối tương quan ngược chiều với kết quả thực hiện công việc. 2.3.2.9. Nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017) Nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017) “Tác động của các nhân tố thuộc phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn tại tỉnh Sóc Trăng” cho thấy có 6 nhân tố tác động đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ công chức theo thứ tự tác động giảm dần là: (1) quản lý bằng ngoại lệ - chủ động, (2) sự hấp dẫn của nhà lãnh đạo, (3) sự kích thích trí tuệ, (4) sự truyền cảm hứng, (5) sự quan tâm, (6) thưởng theo thành tích.
  • 36. Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Cao Minh Trí và Cao Thị Út (2017) 2.3.3. Các giả thuyết nghiên cứu Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo và đạo đức công vụ Hành vi của người lãnh đạo luôn được CBCC cấp dưới xem xét, đánh giá và học tập. Do đó, người lãnh đạo cần phải là tấm gương gương mẫu cho CBCC noi theo, từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức tốt. Việc người lãnh đạo hành động và làm việc theo đúng quy định của pháp luật, gương mẫu chấp hành các quy định của ngành, tổ chức càng làm cho CBCC cấp dưới tin tưởng, tuân thủ và làm theo những gì mà người lãnh đạo truyền đạt. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Ritz, Giauque, Varone và Anderfuhren- Biget (2014); Krogsgaard, Thomsen và Andersen (2014); Carless, Wearing và Mann (2000); Podsakoff, MacKenzie, Moorman và Fetter (1990) thì các biến của thang đo sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo ảnh hưởng tích cực. Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H1: Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của CBCC. Sự hấp dẫn từ phẩm chất của người lãnh đạo và đạo đức công vụ
  • 37. Phẩm chất của người lãnh đạo rất quan trọng. Con người thường có xu hướng tin tưởng và làm theo những cá nhân có phẩm chất nổi bật. Do đó, người lãnh đạo có phẩm chất, đạo đức tốt sẽ ảnh hưởng tới CBCC cấp dưới và duy trì được tầm ảnh hưởng của mình khi định hướng CBCC đến với những nhiệm vụ mới. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016); Park và Rainey (2008); Kroll và Vogel (2014) thì các biến của thang đo sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo tác động tích cực. Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H2: Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của CBCC. Sự quan tâm nhân viên từ người lãnh đạo và đạo đức công vụ Sự quan tâm, chia sẻ của người lãnh đạo sẽ giúp khích lệ người CBCC trong công việc cũng như cuộc sống. Trong công việc, người lãnh đạo cần chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với cấp dưới, từ đó hình thành mối quan hệ vững chắc; giúp CBCC cấp dưới tin tưởng vào những chỉ đạo, quyết định của người lãnh đạo. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016); Pandey và Peng (2016); Park và Rainey (2008); Kroll và Vogel (2014) thì các biến của thang đo sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo có tác động tích cực. Vì vậy tác giả luận văn đề xuất H3: Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến Đạo đức công vụ của CBCC. Sự truyền cảm hứng từ người lãnh đạo và đạo đức công vụ Người lãnh đạo cần phải tạo động lực cho CBCC cấp dưới trong việc truyền cảm hứng trong công việc để khích lệ tinh thần, cũng như nâng cao hiệu suất công việc ở mỗi CBCC. Một môi trường làm việc năng động, phấn khởi sẽ có hiệu suất cao hơn so với môi trường trầm lắng, thụ động. Người lãnh đạo cần khơi nguồn cảm
  • 38. hứng truyền năng lượng để giúp CBCC hành động và làm việc theo mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức đã đề ra. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016); Ritz, Giauque, Varone và Anderfuhren-Biget (2014); Park và Rainey (2008); Trottier, Van Wart và Wang (2008) thì các biến của thang đo sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo có tác động tích cực. Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H4: Sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của CBCC. Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo và đạo đức công vụ Khuyến khích nhân viên suy nghĩ về các vấn đề cũ theo cách mới, tạo ra cơ hội mới, giải quyết vấn đề theo cách mới và đưa ra một tầm nhìn mới về tương lai. Đó là vấn đề mà người lãnh đạo cần thực hiện để trao cơ hội cho CBCC tham gia vào giải quyết các vấn đề của tổ chức. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Park và Rainey (2008); Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016); Trottier, Van Wart và Wang (2008); Podsakoff, MacKenzie, Moorman và Fetter (1990) thì các biến của thang đo sự kích thích trí tuệ của lãnh đạo tác động tích cực. Vì vậy cho phép tác giả luận văn phát biểu giả thuyết H5: Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến đạo đức công vụ của CBCC. Căn cứ vào các lý thuyết và nghiên cứu trước đây, đặc biệt là của Bass và Avolio (2004), Koopmans và cộng sự (2013) cũng như mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng và đạo đức công vụ, hoạt động tại UBND 14 phường Quận 3, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
  • 39. Hình 2.4 : Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: tác giả luận văn đề xuất Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ kết hợp khám phá mối liên hệ giữa độ tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập và thâm niên công tác đến hành vi của CBCC tại UBND 14 phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết luận chương 2 Chương 2 đã lược thảo cơ sở lý thuyết về phong cách lãnh đạo chuyển dạng, đạo đức công vụ để đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn này. Để đưa ra mô hình nghiên cứu cho luận văn, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố của phong cách lãnh đạo chuyển dạng cũng như mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng và đạo đức công vụ. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, mô hình “Phân tích ảnh hưởng lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” đề xuất bao gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; đó là: (1) Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo, (2) Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo, (3) Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo, (4) Sự truyền cảm hứng của người lãnh
  • 40. đạo, (5) Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo. Các nhân tố này chủ yếu kế thừa từ Bass (1985). Vì theo Bass (1985) khẳng định rằng nhà lãnh đạo chuyển dạng đạt được sứ mệnh tổ chức bằng cách phát triển năng lực nhân viên để làm việc và cống hiến vượt trên lợi ích cá nhân của họ; điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều yếu tố liên quan đến phong cách lãnh đạo chuyển dạng như: ảnh hưởng lý tưởng, kích thích trí tuệ, động lực truyền cảm hứng và quan tâm cá nhân. Đầu tiên, trong việc thực hiện ảnh hưởng lý tưởng là hành vi và phẩm chất của các nhà lãnh đạo sẽ thể hiện chức năng của họ là các hình mẫu về vai trò, nhân viên sẽ nhận ra được mục tiêu của lãnh đạo và chuyển hướng hành động của họ theo đó. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải được nhận thức ở mức độ cao về sự chính trực và thông thái. Thứ hai, quan tâm cá nhân đề cập đến việc hỗ trợ trong công việc và cuộc sống cá nhân, đối xử với các cá nhân theo nhu cầu đặc thù của họ, gia tăng việc trao quyền khi nhân viên dần trở nên quen thuộc với công việc, nhìn chung khía cạnh này nói đến việc tôn trọng và đồng cảm với nhân viên của nhà lãnh đạo. Thứ ba, động lực truyền cảm hứng được thực hiện bằng cách nêu rõ tầm nhìn hấp dẫn của tổ chức. Khi nhà lãnh đạo thành công trong việc sử dụng động lực truyền cảm hứng thì nhân viên của họ có thể chuyển đổi những quan tâm cá nhân thành sự hứng khởi với mục tiêu và thành tích chung của tổ chức. Thông qua việc tăng cường tinh thần đồng đội, nhà lãnh đạo có thể động viên nhân viên đạt được những tiêu chuẩn cao hơn hoặc hy sinh cho lợi ích chung mà không cần dùng đến các phần thưởng bên ngoài, đây là thành phần quan trọng nhất của lãnh đạo chuyển dạng. Thứ tư, kích thích trí tuệ có liên quan đến việc khuyến khích nhân viên suy nghĩ về các vấn đề cũ theo cách mới, tạo ra cơ hội mới, giải quyết vấn đề theo cách mới và đưa ra một tầm nhìn mới về tương lai.
  • 41. CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương này giới thiệu phương pháp nghiên cứu; cụ thể, giới thiệu quy trình nghiên cứu, phương pháp thiết kế nghiên cứu bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi, mô tả cách thức thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ liệu, cách thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách xác định hệ số. Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự khác biệt về giới tính, các nhóm tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác và thu nhập với hành vi công dân tổ chức của người lao động (cán bộ, công chức). 3.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu được xây dựng theo mô hình 6 bước như sau Bước 1 - xác định vấn đề nghiên cứu: nhiệm vụ trong bước 1 là xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. Bước 2 - Tiếp cận nghiên cứu: bước 2 có nhiệm vụ tổng quan cơ sở lý thuyết và những đề tài có liên quan; để từ đó xác định các khái niệm, xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân tổ chức của người lao động (CBCC) tại UBND 14 phường, Quận 3. Bước 3 - Thiết kế nghiên cứu: bước này xác định hình thức nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xác định cỡ mẫu, công cụ thu thập số liệu, phương pháp điều tra thu thập số liệu cũng như các kỹ thuật phân tích số liệu. Bước 4 - Điều tra đối tượng nghiên cứu: sau khi thiết kế nghiên cứu thì bước này sẽ tổ chức điều tra thu thập số liệu thông qua phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi định lượng chính thức. Bước 4 sẽ phát hiện những sai sót trong quá trình thu mẫu khảo sát và có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo độ tin cậy tối đa cho số liệu thu thập được sau khảo sát.
  • 42. Bước 5 - Phân tích số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS; bước này bao gồm: mã hóa biến, nhập số liệu vào máy tính và tiến hành phân tích số liệu theo các phương pháp. Bước 6 - Viết báo cáo nghiên cứu: dựa trên các kết quả phân tích số liệu; luận văn được trình bày hoàn chỉnh tất cả các bước nêu trên. Thiết kế khảo sát là thiết kế nghiên cứu thích hợp nhất để dùng trong nghiên cứu vì nó bao gồm các khái niệm và phương pháo định lượng liên quan (Creswell, 2009, trang 145). Nghiên cứu điều tra thực tế được sử dụng vì nó ít chi phí hơn và tương đối dễ thực hiện (Kerlinger,1986); nghiên cứu này dùng bảng câu hỏi để thu thập số liệu cho cuộc khảo sát và sử dụng phương pháp cắt ngang thời gian bởi vì nó tương đối ít chi phí và có thể thực hiện trong một thời gian ngắn (Salkind, 2003) Tác giả xác định vấn đề nghiên cứu:“Phân tích ảnh hưởng lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” và xây dựng mục tiêu nghiên cứu: - Xác định các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng ảnh hưởng đến đạo đức công vụ CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các nhà lãnh đạo của UBND các phường, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh có thể thúc đẩy đạo đức công vụ của CBCC tại cơ quan. Từ đó đề xuất quá trình nghiên cứu định lượng được trình bày theo sơ đồ sau đây:
  • 43. Cở sở lý thuyết (Thang đo lãnh đạo chuyển dạng, thang đo OCB) Bảng câu hỏi Khảo sát 10 chuyên gia để hiệu chỉnh, sửa đổi bảng câu hỏi Phỏng vấn chính thức Nghiên cứu định lượng với 200 quan sát từ mẫu khảo sát của tác giả luận văn - Thực hiện khảo sát 200 cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND 14 phường thuộc địa bàn Quận 3 TP. Hồ Chí Minh. - Nhập dữ liệu thô. Thống kê dữ liệu. - Kiểm tra độ tin cậy của thang đo lãnh đạo chuyển dạng, thang đo OCB. - Phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích hồi quy. - Phân tích phương sai (ANOVA), T-Test. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu 3.2. Chọn mẫu Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Nguồn: tác giả luận văn đề xuất - Những người tham gia khảo sát là những CBCC làm việc tại UBND 14 phường thuộc Quận 3, TP.Hồ Chính Minh. - Cách chọn mẫu: mẫu được chọn theo hình thức thuận tiện. 3.3. Cấu trúc của câu hỏi Bảng câu hỏi được xây dựng từ các thang đo được nêu ở phần trên; gồm có 03 phần: phần A là phần giới thiệu trình bày nội dung, mục tiêu nghiên cứu và cam kết bảo mật đối với người trả lời bảng hỏi; phần B là phần trình bày thang đo của nghiên cứu; phần C là phần yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin cá nhân. Các
  • 44. câu hỏi thuộc dạng từ 1 đến 5 đối với từng phát biểu, tương ứng với mức độ đồng ý của đối tương; phần dữ liệu cá nhân bao gồm các câu hỏi lựa chọn về giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, thu nhập và trình độ học vấn của CBCC đang làm việc tại UBND 14 phường, Quận 3. 3.4. Thang đo Người tham gia khảo sát sẽ được yêu cầu đánh giá các câu trả lời của họ theo thang điểm likert với 5 mức độ; từ mức độ 1 (rất không đồng ý) đến mức độ 5 (hoàn toàn đồng ý). Thông tin cá nhân được thu thập từ người trả lời, bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập và thâm niên công tác. Bảng 3.1 Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu Thang đo Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tác giả Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo HV 1 Là người đề xuất các cách làm mới để tiến hành công việc Ritz, Giauque, Varone và Anderfuhren-Biget (2014) HV 2 Là người nhận thức rõ ràng về việc tổ chức này sẽ trở nên như thế nào trong tương lai. Krogsgaard, Thomsen và Andersen (2014) HV 3 Là người động viên và công nhận thành tích của nhân viên Carless, Wearing và Mann (2000) HV 4 Là người thể hiện rõ những giá trị của họ và thực hiện những gì mà họ truyền đạt. Carless, Wearing và Mann (2000) HV 5 Là người dẫn dắt bằng cách “làm” thay vì chỉ đơn giản bằng cách “nói” Podsakoff, MacKenzie, Moorman và Fetter (1990) Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo PC 1 Lãnh đạo bằng cách thiết lập một hình mẫu điển hình Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016) PC 2 Là người thúc đẩy sự liêm chính, trung thực và quan tâm đến lợi ích cộng đồng Park và Rainey (2008) PC 3 Lãnh đạo bằng việc trở Kroll và Vogel (2014)
  • 45. thành một hình mẫu tốt PC 4 Là người thể hiện sự tôn trọng đối với cảm xúc cá nhân của tôi Kroll và Vogel (2014) PC 5 Là người cư xử với thái độ ân cần về những nhu cầu cá nhân của tôi Kroll và Vogel (2014) Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo QT 1 Là người quan tâm đến phúc lợi cá nhân của nhân viên trong nhóm làm việc Park và Rainey (2008) QT 2 Là người khuyến khích tôi phát triển sự nghiệp Park và Rainey (2008) QT 3 Là người quan tâm đến sự phát triển của nhân viên Kroll và Vogel (2014) QT 4 Là người tạo niềm tin giữa các nhân viên, khuyến khích mọi người tham gia và hợp tác. Carless, Wearing và Mann (2000) QT 5 Là người khuyến khích nhân viên suy nghĩ về các vấn đề theo cách mới Carless, Wearing và Mann (2000) Sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo TCH1 Là người phác thảo tầm nhìn rõ ràng của họ về tương lai Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016) TCH2 Là người trao đổi một cách hào hứng về những gì sẽ đạt được Ritz, Giauque, Varone và Anderfuhren-Biget (2014) TCH3 Là người truyền đạt một tầm nhìn có thể giúp động viên tôi làm việc một cách hăng say. Ritz, Giauque, Varone và Anderfuhren-Biget (2014) TCH4 Là người cố gắng giúp đỡ những nhân viên làm việc kém để họ tiến bộ hơn Park và Rainey (2008) TCH5 Là người truyền đạt những điều làm cho nhân viên tự hào là vì mình một phần của tổ chức Moynihan, Pandey và Wright (2009, 2011, 2012); Pandey, Davis, Pandey và Peng (2016) TCH6 Là người tạo cho nhân viên có cảm giác được trao quyền và làm chủ quá trình làm việc Trottier, Van Wart và Wang (2008)