SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
---------------
PHẠM HOÀNG NHƢ PHƢƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA
NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH VĨNH LONG
Ý Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Ý
Ý Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Ý
Ý Website: luanvantrust.com
Ý
Ý Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
Vĩnh Long, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
---------------
PHẠM HOÀNG NHƢ PHƢƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA
NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
NGƢỜIHƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƢU TIẾN THUẬN
Vĩnh Long, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định mua thực
phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong đề tài này đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực.
Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ
luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác trƣớc đây.
Vĩnh Long, ngày 11 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Hoàng Nhƣ Phƣơng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lƣu Tiến Thuận, ngƣời hƣớng
dẫn trực tiếp tôi thực hiện đề tài này. Thầy đã hƣớng dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài, giúp tôi định hƣớng nghiên cứu, dành cho tôi những lời
khuyên quý báu, lời góp ý và phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Quý Thầy, Cô đã nhiệt tình giảng dạy
và truyền đạt phƣơng pháp tƣ duy cũng nhƣ kiến thức quý báu trong suốt hai năm
học tập tại trƣờng.
Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên để tôi
hoàn thành luận văn này.
Vĩnh Long, ngày 11 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Hoàng Nhƣ Phƣơng
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về ý định mua TPCN và nhận dạng các
nhóm yếu tố nào ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng tại tỉnh
Vĩnh Long. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố
đến ý định mua TPCN. Với mục tiêu nhƣ vậy, mô hình nghiên cứu đã đề xuất 4
nhân tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN bao gồm: “thái độ đối với TPCN”,
“chuẩn chủ quan”, “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” và “sự an toàn khi dùng
TPCN”. Các nhân tố này đƣợc đƣa ra dựa trên cơ sở lý thuyết là “thuyết hành vi dự
định (TPB)” và dựa trên các nghiên cứu về TPCN trƣớc đây. Mỗi nhân tố này sẽ
đƣợc đo lƣờng bằng các biến quan sát. Tổng số biến quan sát trong mô hình nghiên
cứu là 26 biến quan sát.
Sau khi tiến hành khảo sát 202 mẫu, dữ liệu thu thập đƣợc đƣa vào phần
mềm SPSS 16.0 để có thể có đƣợc các chỉ số đánh giá cho mô hình nghiên cứu. Sau
khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, có 3 biến bị loại bỏ TD7
(Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên), CCQ3 (Đồng
nghiệp tôi cho rằng tôi nên mua TPCN), AT4 (Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu
đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều) do có hệ số tải thấp (< 0,5). Kết quả phân tích hồi
quy đa biến đã xác định ý định mua TPCN bị ảnh hƣởng bởi 3 nhân tố. Các nhân tố
này xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu nhƣ sau: “thái độ đối với TPCN”, “sự kiểm
soát hành vi đƣợc cảm nhận”, “chuẩn chủ quan”. Mô hình hồi quy tuyến tính trong
nghiên cứu đã giải thích đƣợc 47,7% biến thiên của biến phụ thuộc là ý định mua
TPCN của ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho
thấy các yếu tố về nhân khẩu học nhƣ trình độ học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp và thu
nhập đều có sự khác biệt trong ý định mua TPCN.
Thông qua kết quả thu đƣợc, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị cho
doanh nghiệp.
ABSTRACT
The objective of the study is to learn about and purchase intent function food:
identification of factors affecting the intention of consumers buy function food in
Vinh Long province. In addition, the study also looked at the influence of various
factors on purchase intention of function food. With such goals, modeling studies
have suggested four factors that affect the intention to buy function food: including:
" attitude towards function food", "subjective norm", "perceived behavior control "
and "the safe use function food". These factors are given on the basis of the theory
is the "Theory of planned behavior (TPB)" and based on previous research on
function food. Each of these factors will be measured by the observed variables.
Total variable pattern observed in the study was 26 observed variables.
After 202 samples surveyed, the data collected into SPSS 16.0 software to be
able to get the evaluation index for research models. After assessing the reliability
of the scale and factor analysis, with 3 variables removed TD7 (I can prevent
infections during frequent use function food), CCQ3 (I think my colleague should
buy function food), AT4 (I noticed an adverse effect on my function food if I use
too much) due to low loading factor (<0.5). Results Multivariate regression analysis
identified intend to buy function food affected by 3 factors. These factors are listed
in the order from strong to weak as follows: " attitude towards function food", "
perceived behavior control", "subjective norm". Linear regression model in the
study was 47,7% explained variance of the dependent variable is the intention of the
consumer to buy function food in Vinh Long province. In addition, test results also
show that the demographic factors such as education level, age, occupation and
income are differences in purchase intent function food.
Through the results obtained, the authors suggest a number of implications
for corporate governance.
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
TÓM TẮT .....................................................................................................................
ABSTRACT ..................................................................................................................
MỤC LỤC .............................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................ vii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .....................................................................1
1.1 Giới thiệu ...................................................................................................................1
1.1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
1.4. Bố cục của luận văn .................................................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................6
2.1 Một số khái niệm quan trọng...................................................................................6
2.1.1 Khái niệm thực phẩm chức năng.....................................................................6
2.1.2 Khái niệm ý định mua hàng..............................................................................6
2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết.......................................................................................7
2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)..................7
2.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behavior – TPB)
8
2.3. Lƣợc khảo tài liệu ...................................................................................................9
2.3.1 Nghiên cứu về thái độ và ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời
tiêu dùng Thụy Điển (Christine Mitchell và Elin Ring, 2010) .............................9
2.3.2 Nghiên cứu kiến thức và sự chấp nhận thực phẩm chức năng trong giới
trẻ Malaysia (G. Rezai, P.K.Teng, Z. Mohanned và M.N Shamsudin (2012)) 10
ii
2.3.3 Nghiên cứu về sự chấp nhận thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu dùng
Italia (Annunziata và Vecchio, 2010) ................................................................... 11
2.3.4 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu dùng Phần
Lan (Nina Urala, 2005)........................................................................................... 12
2.3.5 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu dùng
Croatia (Markovina và cộng sự, 2011) ................................................................. 13
2.3.6 Nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu
dùng Australia (O’Connor và White, 2010)......................................................... 14
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 16
2.4.1. Xây dựng thang đo........................................................................................ 17
2.4.2. Giả thuyết của nghiên cứu............................................................................ 18
2.5 Phân tích từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất ............................... 18
2.5.1. Thái độ đối với việc mua TPCN.................................................................. 18
2.5.2. Chuẩn chủ quan.............................................................................................. 19
2.5.3. Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận......................................................... 20
2.5.4. Sự an toàn khi dùng TPCN........................................................................... 20
2.5.5. Ý định mua TPCN......................................................................................... 21
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 24
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 24
3.2. Xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra............................................................ 24
3.2.1. Điều chỉnh và phát triển thang đo............................................................... 26
3.2.2. Đánh giá sơ bộ thang đo .............................................................................. 28
3.2.3. Đánh giá chính thức...................................................................................... 28
3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ..................................................... 29
3.4. Mô tả về mẫu khảo sát ......................................................................................... 30
3.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu........................................................................... 31
3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ............... 31
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá ......................................................................... 32
3.5.3. Phân tích hệ số tƣơng quan và phân tích hồi quy tuyến tính. ................. 33
iii
3.5.4. Phân tích sự khác biệt về xu hƣớng sử dụng theo các đặc điểm về nhân
chủng học bằng kiểm định T-Test và ANOVA. ............................................... 34
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 36
4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ 36
4.2. Phân tích độ tin cậy ........................................................................................ 38
4.3 Phân tích nhân tố ........................................................................................... 40
4.3.1 Phân tích nhân tố (EFA) lần 1 ................................................................ 41
4.3.2 Phân tích nhân tố (EFA) lần 2 .................................................................. 41
4.3.3 Phân tích nhân tố (EFA) lần 3 ................................................................ 42
4.3.4 Phân tích nhân tố (EFA) lần 4 ................................................................ 42
4.3.5 Phân tích nhân tố (EFA) biến phụ thuộc .................................................. 44
4.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. .................. 44
4.5 Phân tích hồi quy ........................................................................................... 46
4.5.1 Phân tích tƣơng quan ............................................................................. 46
4.5.2 Đánh giá các giả định trong hồi quy tuyến tính .................................... 48
4.5.3 Kết quả hồi quy tuyến tính ...................................................................... 50
4.6 Kiểm định giả thuyết ...................................................................................... 52
4.7 Kiểm định sự khác biệt của các biến kiểm soát (nhân chủng học) ................ 53
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa
những ngƣời có độ tuổi khác nhau .................................................................. 53
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa
những ngƣời có trình độ học vấn khác nhau ................................................... 54
4.7.3 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa
những nhóm nghề nghiệp khác nhau ............................................................... 55
4.7.4 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa
những ngƣời có thu nhập khác nhau ............................................................... 57
4.8 Mức độ ảnh hƣởng của từng biến quan sát trong nhóm nhân tố ................ 59
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý ................................................. 60
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 60
iv
5.2 Hàm ý cho kết quả nghiên cứu ....................................................................... 61
5.3 Một số kiến nghị ............................................................................................. 62
5.3.1 . Đối với các doanh nghiệp ...................................................................... 62
5.3.2 . Đối với ngƣời tiêu dùng ......................................................................... 63
5.4 Các hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 66
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ANOVA Analysis of Variance Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai
EFA
Exploratory Factor Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám
Analysis phá
KMO Kaiser – Meyer – Olkin Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA
TPB
Theory of Planned
Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Behavior
TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành vi hợp lý
VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phƣơng sai
TPCN Thực phẩm chức năng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng kết các nghiên cứu về ý định mua TPCN.......................................... 16
Bảng 2.2. Thang đo “Thái độ đối với việc mua TPCN”.............................................. 19
Bảng 2.3. Thang đo “Chuẩn chủ quan”.......................................................................... 19
Bảng 2.4. Thang đo “Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”..................................... 20
Bảng 2.5. Thang đo “sự an toàn khi dùng TPCN”. ...................................................... 21
Bảng 2.6. Thang đo “Ý định mua TPCN”..................................................................... 22
Bảng 2.7. Bảng tổng kết thang đo.................................................................................. 22
Bảng 3.1. Các biến đo lƣờng trong thang đo nháp đầu............................................... 26
Bảng 3.2. Thang đo chính thức....................................................................................... 28
Bảng 4.1. Mô tả thông tin đối tƣợng khảo sát.............................................................. 36
Bảng 4.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha........................................................... 39
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố lần 4 cho các biến độc lập................................ 43
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc............................................ 44
Bảng 4.5. Thang đo các khái niệm nghiên cứu sau khi điều chỉnh mô hình............. 44
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tƣơng quan Pearson .............................................................. 47
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp Enter ................................................... 50
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu............................................. 52
Bảng 4.9. Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi. .............................................................. 54
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định các nhóm tuổi theo phƣơng pháp Kruskal-Wallis.. 54
Bảng 4.11. Thống kê mô tả mẫu về trình độ học vấn, ................................................. 55
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis............................................................. 55
Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt về nghề nghiệp..................................................... 56
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp theo phƣơng
pháp Bonferroni................................................................................................................ 56
Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt về thu nhập hàng tháng....................................... 58
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập theo phƣơng
pháp Bonferroni................................................................................................................ 58
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình2.1. Mô hình TRA ............................................................................................. 8
Hình2.2. Mô hình TPB ............................................................................................. 9
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Thụy Điển (Christine Mitchell
và Elin Ring, 2010) ................................................................................................... 10
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Malaysia (G. Rezai và cộng sự,
2012).......................................................................................................................... 11
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận TPCN ở Italia (Annunziata và
Vecchio, 2010) .......................................................................................................... 12
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Phần Lan (Urala, 2005) ......... 13
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Croatia (Markovina và cộng sự,
2011)........................................................................................................... ............... 14
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng TPCN ở ngƣời tiêu dùng
Australia (O’Connor và White, 2010) ............................................. .......................... 15
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 17
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu và kiểm định thang đo trong nghiên cứu ............... 25
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố ...................................... 46
Hình 4.2. Đồ thị phân tán. ....................................................................................... 48
Hình 4.3. Đồ thị tần số phần dƣ chuẩn hóa. ............................................................. 49
Hình 4.4. Đồ thị P-P. ................................................................................................ 49
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu
1.1.1. Đặt vấn đề
Nguyên lý “Thực phẩm là thuốc, thuốc là thực phẩm” của Hippocrates đã có
cách đây gần 2500 năm và đang nhận đƣợc sự quan tâm trở lại. Nó cung cấp một
phƣơng pháp mới về ý tƣởng ăn uống lành mạnh bằng cách liên kết một thành phần
đơn với kết quả sức khỏe chắc chắn trong một sản phẩm đơn. Ngày nay, với sự nhận
thức ngày càng tăng về các vấn đề sức khỏe và môi trƣờng, thuật ngữ “Thực phẩm
chức năng” đã trở nên phổ biến hơn trên thị trƣờng.
Sử dụng thực phẩm chức năng đã trở thành xu hƣớng trên toàn thế giới. Tại
những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada việc sử dụng
thực phẩm chức năng là rất phổ biến. Tại Mỹ, trên 70% ngƣời dân sử dụng thực
phẩm chức năng (Trần Đáng, 2013). Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật
này. Theo thông tin của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, thực phẩm chức
năng mới vào Việt Nam từ năm 2000 nhƣng đến năm 2013 số cơ sở sản xuất kinh
doanh TPCN đã tăng lên 3.512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6.851 sản phẩm
(tăng 124%). Trong đó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu, 20% sản phẩm sản xuất
trong nƣớc.
Thực phẩm chức năng đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều ngƣời dân còn chƣa biết nhiều đến chúng. Theo định nghĩa của
Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ
quan bộ phận trong cơ thể ngƣời, có tác dụng dinh dƣỡng, tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dƣỡng cơ
bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cƣờng sức khỏe nhờ các
chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lyconpen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ
và một số thành phần khác. Loại thực phẩm chức năng đƣợc kể đến đầu tiên là
những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lƣợng
2
lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô
đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gen để tăng hàm lƣợng một số chất có
lợi.
Xã hội hiện đại với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn đến nhiều
thay đổi trong phƣơng thức làm việc (ngồi văn phòng nhiều hơn, vận động ít
hơn…), thay đổi phƣơng thức đi lại (trƣớc đây đi bộ nhiều, nay có nhiều phƣơng
tiện cơ giới hỗ trợ), rồi việc ăn quá nhiều, chuộng thức ăn nhanh… nên nguy cơ
bệnh tật cũng nhiều hơn. Việc bổ sung thực phẩm chức năng vì vậy mà trở nên quan
trọng, cần thiết, nó đƣợc ví nhƣ “vaccine” dự phòng dịch bệnh mạn tính, đáp ứng
đƣợc nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng TPCN mỗi ngày có tác động rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều
trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch giúp
các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể tự tổng hợp đƣợc.
TPCN giúp con ngƣời nâng cao sức đề kháng, tự cơ thể sản sinh ra kháng thể chống
lại các yếu tố gây hại từ môi trƣờng xung quanh. Song song với việc chủ động giữ
gìn vệ sinh môi trƣơng sống, sống lành mạnh, sử dụng thêm TPCN có tác dụng hỗ
trợ giải độc, tăng cƣờng hệ miễn dịch, bổ sung dƣỡng chất và vitamin cho cơ thể là
cách hữu hiệu để ngăn chặn bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ bên trong.
Ngay từ bây giờ, mọi ngƣời cần ý thức đƣợc mức độ nguy hiểm của bệnh tật và chủ
động phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình mình. Ngoài việc nâng cao ý thức
chăm sóc sức khỏe, tăng cƣờng vận động tập luyện thể dục thể thao, bổ sung hợp lý
các thực phẩm dinh dƣỡng cho bữa ăn thì lựa chọn những TPCN uy tín, có hiệu quả
tốt cũng là cách để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm
hiện nay.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng và sự cạnh tranh gay gắt trong
lĩnh vực thực phẩm chức năng, hàng loạt các vấn đề bất cập trong quản lý khiến thị
trƣờng càng trở nên hỗn loạn. Một số loại thực phẩm chức năng lại đƣợc quảng cáo
3
thái quá, thổi phồng sự thật về khả năng chữa bệnh khiến nhiều ngƣời tốn rất nhiều
tiền để mua lấy niềm hy vọng chữa khỏi một số bệnh nan y (Trần Đáng, 2013).
Ngƣời tiêu dùng hiện nay tiếp cận với thực phẩm chức năng chủ yếu qua phƣơng
tiện truyền thông, hàng xách tay, hàng bán ở siêu thị, hiệu thuốc mà tƣ vấn viên
chính là ngƣời bán hàng. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng còn thiếu thông tin, thiếu
kiến thức và hiểu biết chƣa đúng về mặt hàng này, lo lắng vì không biết bản chất
thực phẩm chức năng là gì, chức năng có tốt nhƣ quảng cáo, giá bán có phản ánh
đúng giá trị sản phẩm hay không,…
Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của thực phẩm chức năng trong đời
sống sức khỏe còn ngƣời cũng nhƣ tình hình phát triển của thị trƣờng chức năng
Việt Nam, đã có nhiều cuộc họp, hội thảo nghiên cứu, hội thảo, phỏng vấn diễn ra
xoay quanh vấn đề phát triển và quản lý thực phẩm chức năng nhƣng chƣa thực sự
có nhiều nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu nhu cầu thực sự của ngƣời tiêu dùng
và các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi của họ. Vì vậy, để tìm hiểu thị trƣờng
thực phẩm chức năng hiện nay, trƣớc hết cần phải hiểu đối tƣợng tiêu dùng là đối
tƣợng nào, có nhu cầu ra sao về thực phẩm chức năng, ý định hành vi tiêu dùng
chịu tác động bởi các yếu tố nào, từ đó có cách thức, biện pháp thay đổi ý định hành
vi của họ theo hƣớng tích cực. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời
tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: đề tài tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý
định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

 Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu về nhận thức của ngƣời tiêu dùng về thực phẩm chức năng.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của
ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Vĩnh Long.
4
- Đề xuất các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp đẩy mạnh các yếu tố tích
cực nhằm nâng cao nhận thức và ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu
dùng.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu
dùng.
 Đối tƣợng khảo sát: ngƣời tiêu dùng có ý định mua thực phẩm chức năng.

 Phạm vi nghiên cứu: đề tài khảo sát ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian từ
tháng 3 đến tháng 6/2016.
1.4. Bố cục của luận văn:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan: Chƣơng này mô tả một cách tổng quan về
TPCN và xác định vấn đề cần đƣợc giải quyết trong luận văn, đƣa ra mục tiêu
nghiên cứu từ vấn đề đƣợc xác định. Các phƣơng pháp nói chung và tầm quan
trọng của nghiên cứu cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: chƣơng này giải thích một số khái niệm cơ bản
liên quan đến TPCN. Trong chƣơng này, một số lý thuyết liên quan đến ý định mua
hàng cũng đƣợc xem xét. Những lý thuyết này đƣợc phân tích để có thể chọn lý
thuyết thích hợp nhất áp dụng trong cuộc khảo sát.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: chƣơng này trình bày các phƣơng pháp
áp dụng để thu thập và phân tích dữ liệu. Chƣơng này cũng cung cấp các cấ u trúc
và đặc điểm khác của cuộc khảo sát chẳng hạn nhƣ kích thƣớc, bảng câu hỏi và
mẫu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: Sau khi khảo sát đƣợc tiến hành, kết quả phân
tích dữ liệu đƣợc trình bày trong chƣơng này. Các dữ liệu đƣợc phân tích trong
chƣơng này bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của những ngƣời tham gia, số
liệu thống kê mô tả của các biến và kết quả thử nghiệm giả thuyết.
5
Chƣơng 5: Kết luận và đề xuất hàm ý: Với phát hiện thu đƣợc từ chƣơng 4,
chƣơng 5 sẽ tóm tắt các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN và cung cấp các
đề nghị để áp dụng kết quả này trong kinh doanh hoặc các họat động xã hội.
6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng này giải thích lý thuyết nền tảng cho việc nghiên cứu, cấu trúc của
nghiên cứu và đánh giá các lý thuyết liên quan để thiết lập nền tảng thích hợp cho
nghiên cứu. Tác giả cũng sẽ trình bày những lý thuyết cơ bản về ý định hành vi và
một số nghiên cứu về ý định hành vi. Từ cơ sở lý thuyết đó, tác giả sẽ đề xuất mô
hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết cho đề tài nghiên cứu này.
2.1 Một số khái niệm quan trọng
2.1.1 Khái niệm thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng (tiếng Anh: functional foods) là các sản phẩm có nguồn
gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến đƣợc bổ sung thêm các chất
"chức năng". Cũng nhƣ thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa
giữa thực phẩm và thuốc có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cƣờng) chức
năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dƣỡng, tạo cho cơ thể
tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute -
ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động
của cơ thể nhƣ cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là
so với giá trị dinh dƣỡng mà nó mang lại".
Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để
hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể ngƣời, có tác dụng dinh dƣỡng, tạo
cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Tuỳ theo công thức, hàm lƣợng vi chất và hƣớng dẫn sử dụng, thực phẩm chức
năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dƣỡng, thực phẩm bổ
sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dƣỡng y học.
2.1.2 Khái niệm ý định mua hàng
Ý định: theo Ajzen, I. (1991, tr. 181) ý định đƣợc xem là “bao gồm các yếu tố
động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức
độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”.
7
(Nguyên tác “Intentions are assumed to capture the motivational factors that
influence a behavior: they are indications of how people are willing to try, of how
much an effort they are planning to exert, in order to peform the behavior”).
2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết
Có nhiều lý thuyết giải thích cho hành vi của con ngƣời nói chung và hành vi
mua của ngƣời tiêu dùng nói riêng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có Lý
thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975) và Lý thuyết hành vi có kế
hoạch (TPB) (Ajzen, 1991). Hai lý thuyết này đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc giải
thích ý định thực hiện hành vi của con ngƣời.
2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
TRA là mô hình giải thích và dự đoán ý định hành vi trong các trƣờng hợp
chấp nhận một hệ thống công nghệ thông tin. TRA dựa trên giả định rằng con ngƣời
có lý trí và họ đƣa ra những quyết định hợp lí dựa trên những thông tin mà họ biết.
Mục tiêu của thuyết TRA là để dự đoán và hiểu về hành vi của một cá nhân.
Lý thuyết này chỉ ra rằng ý định hành vi là dự đoán tốt nhất của hành vi thực
sự đồng thời đƣợc xác định bởi thái độ và các chuẩn chủ quan (Subjective Norms).

Thái độ là cảm nhận tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện một hành vi và
có thể đƣợc quyết định bởi sự dự báo về kết quả của những hành động của họ.



Chuẩn chủ quan là nhận thức của một ngƣời về việc phải ứng xử thế nào cho
phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân về việc ngƣời khác sẽ
nghĩ nhƣ thế nào về hành động của mình. Chuẩn chủ quan đại diện cho việc cá
nhân nhận thức rằng những ngƣời quan trọng đối với việc ra quyết định của họ
mong muốn họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể nào đó.

8
Niềm tin
Thái độ
Sự đánh giá
Ý định hành vi
Hành vi
thực sự
Niềm tin quy
chuẩn
Chuẩn chủ quan
Động cơ
Hình 2.1. Mô hình TRA
Thuyết hành động hợp lý cũng đã cung cấp một nền tảng lý thuyết rất hữu ích
trong việc tìm hiểu thái độ đối với hành động trong tiến trình chấp nhận của ngƣời
tiêu dùng, theo đó đã cho thấy xu hƣớng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất cho
hành vi tiêu dùng.
2.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behavior –
TPB)
Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991), đƣợc phát triển từ lý thuyết
hành vi hợp lý (TRA) (Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể
đƣợc dự báo hoặc giải thích bởi các xu hƣớng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các
xu hƣớng hành vi đƣợc giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hƣởng đến
hành vi, và đƣợc định nghĩa nhƣ là mức độ nổ lực mà mọi ngƣời cố gắng để thực
hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Mô hình TPB khắc phục nhƣợc điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến
nữa là Sự kiểm soát hành vi cảm nhận. Biến này phản ánh việc dễ dàng hay khó
khăn khi thực hiện hành vi, phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội
để thực hiện hành vi… Mô hình TPB đƣợc xem nhƣ tối ƣu hơn đối với TRA
9
trong việc dự đoán và giải thích hành vi của ngƣời tiêu dùng trong cùng một nội
dung và hoàn cảnh nghiên cứu.
Thái độ
Chuẩn chủ quan Ý định Hành vi
Sự kiểm soát hành
vi đƣợc cảm nhận
Hình 2.2. Mô hình TPB
Nhƣ vậy, lý thuyết hành vi có kế hoạch chỉ ra ba nhân tố độc lập về mặt khái
niệm quyết định nên ý định. Đầu tiên là thái độ đối với hành vi, đó là mức độ mà mỗi
cá nhân đánh giá cao hay thấp một hành vi nào đó. Thứ hai là chuẩn chủ quan, đó là
nhận thức về áp lực mà xã hội đặt lên cá nhân trong việc thực hiện hay không thực hiện
hành vi. Thứ ba là kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận, đó là nhận thức về việc dễ hay
khó để thực hiện một hành vi cụ thể. Nhìn chung, thái độ đối với hành vi càng tích cực,
chuẩn mực chủ quan càng ủng hộ việc thực hiện hành vi và sự kiểm soát hành vi đƣợc
cảm nhận càng ít cản trở thì ý định thực hiện hành vi càng mạnh mẽ.
2.3. Lƣợc khảo tài liệu
2.3.1 Nghiên cứu về thái độ và ý định mua thực phẩm chức năng của người
tiêu dùng Thụy Điển (Christine Mitchell và Elin Ring, 2010)
Một nghiên cứu đƣợc giới khoa học trong ngành đánh giá rất cao là nghiên
cứu của Mitchell và Ring về ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng Thụy Điển.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 257 ngƣời tiêu dùng ở Thụy Điển về ý định mua
TPCN của họ dựa trên nền lý thuyết hành vi dự định TPB. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy các yếu tố “niềm tin” và “quy chuẩn” tác động đến ý định hành vi thông
qua 2 yếu tố là “thái độ” (Attitude toward behavior) và “chuẩn chủ quan”
(subjective norm). Tuy nhiên, không hoàn toàn giống với mô hình TPB gốc, “sự
10
kiểm soát” có tác động trực tiếp đến “ý định hành vi” chứ không thông qua biến “sự
kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” (perceived behavioral control). Thông qua
nghiên cứu này, “Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” cho thấy không có tác động
trực tiếp đến “ý định hành vi”. Cũng vậy, “sự kiểm soát” cũng không có tác động
trực tiếp đến “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”. Tuy vậy từ cơ sở lý thuyết và
các giả định nghiên cứu, các mối quan hệ này đƣợc thể hiện bằng các đƣờng nét
đứt.
Niềm tin
Quy chuẩn
Sự kiểm soát
Thái độ đối với thực
phẩm chức năng
Chuẩn chủ quan
Sự kiểm soát hành
vi đƣợc cảm nhận
Ý định mua
TPCN
Hành vi
mua
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Thụy Điển
(Christine Mitchell và Elin Ring, 2010)
2.3.2 Nghiên cứu kiến thức và sự chấp nhận thực phẩm chức năng trong
giới trẻ Malaysia (G. Rezai, P.K.Teng, Z. Mohanned và M.N Shamsudin (2012))
G. Rezai và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về ý định mua TPCN của những
ngƣời tiêu dùng trẻ ở khu vực Klang Valley, Malaysia. Nghiên cứu sử dụng thuyết
hành vi dự định (TPB) làm lý thuyết nền nhằm tìm ra sự tác động giữa nhận thức và
cảm nhận về TPCN tới ý định mua TPCN. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 3
nhân tố có ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng trong việc chọn mua TPCN là “thái độ
của ngƣời tiêu dùng đối với TPCN”, “cảm nhận của ngƣời tiêu dùng” và “sự kiểm
11
soát hành vi”. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đa phần ngƣời sử dụng TPCN cho
rằng giá TPCN cao hơn so với thực phẩm thông thƣờng.
Các thuộc tính nhân
chủng học (giới
tính, độ tuổi, nơi ở,
trình độ học vấn)
Nhận thức và cảm
nhận về TPCN
Thái độ đối với
TPCN
Chuẩn chủ quan
(không đo lƣờng)
Sự kiểm soát hành
vi (thu nhập)
Ý định mua TPCN
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Malaysia (G. Rezai
và cộng sự, 2012).
Khi so sánh các đặc điểm nhân chủng học, ý định mua TPCN của ngƣời tiêu
dùng có độ tuổi từ 26-40 lớn hơn của ngƣời tiêu dùng trong độ tuổi từ 17-25.
Ngƣời có thu nhập cao cũng mua nhiều TPCN hơn là những ngƣời có mức thu
nhập thấp hơn. Tuy nhiên trình độ học vấn lại không ảnh hƣởng đến ý định mua
TPCN của ngƣời tiêu dùng trong nghiên cứu.
2.3.3 Nghiên cứu về sự chấp nhận thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng
Italia (Annunziata và Vecchio, 2010)
Không giống nhƣ Rezai và cộng sự, Annunziata và Vecchio thì có nghiên cứu về
“sự chấp nhận TPCN” của ngƣời tiêu dùng. Nghiên cứu tập trung vào những lý do
khiến ngƣời tiêu dùng chấp nhận tiêu dùng TPCN và TPCN có là một phần trong nhu
cầu dinh dƣỡng hằng ngày của họ. Dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp
12
đƣợc thu thập từ 400 ngƣời tiêu dùng Italia. Và đƣợc phân tích theo phƣơng pháp
phân tích nhân tố chính để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến thái độ đối với
TPCN. Nghiên cứu chỉ ra rằng “cảm nhận về sức khỏe”, “sự tự tin” và “sự thỏa mãn
với sản phẩm” là những yếu tố tác động đến sự chấp nhận TPCN của ngƣời tiêu
dùng Italia. Nghiên cứu cũng cho thấy ngƣời tiêu dùng Italia vẫn chƣa có một định
nghĩa và nhận thức rõ ràng về TPCN. Ngƣời tiêu dùng vẫn quen với các sản phẩm
nhƣ sữa chua bổ sung probiotic, sữa bổ sung dƣỡng chất và canxi hay các loại
nƣớc ép bổ sung vitamin. Thế nên ngƣời tiêu dùng chỉ có thái độ tích cực với các
sản phẩm TPCN này. Về các yếu tố nhân chủng học, nghiên cứu chỉ ra rằng giới
tính và độ tuổi không có tác động đến việc tiêu dùng TPCN. Tuy nhiên trình độ học
vấn lại có tác động đến việc chấp nhận tiêu dùng TPCN. Ngoài ra nghiên cứu còn
cho thấy những gia đình có một hay nhiều thành viên có vấn đề về sức khỏe sẽ có
xu hƣớng tiêu dùng TPCN nhiều hơn những gia đình bình thƣờng khác.
Cảm nhận về sức khỏe
Sự tự tin sử dụng
TPCN (an toàn TPCN)
Sự thỏa mãn khi dùng
TPCN
Sự chấp nhận TPCN
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận TPCN ở Italia (Annunziata
và Vecchio, 2010)
2.3.4 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng
Phần Lan (Nina Urala, 2005)
Ở Phần Lan, Nina Urala cũng có nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý
định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng. Dữ liệu của nghiên cứu đƣợc lấy mẫu theo
phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện với sự tham gia của 958 ngƣời tiêu dùng Phần
13
Lan để tìm ra các nhân tố tác động đến ý định mua TPCN. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy nữ giới có thái độ tích cực hơn đối với TPCN hơn nam giới. Sự khác biệt
này có nguyên nhân vì nữ giới có động lực cá nhân đối với bệnh tật lớn hơn nam
giới. Ngoài ra, những ngƣời đã từng dùng TPCN rồi cũng có thái độ tích cực hơn
với TPCN so với những ngƣời chƣa từng mua TPCN cũng đƣợc chỉ ra trong
nghiên cứu này.
Lợi ích có đƣợc từ
việc dùng TPCN
Sự cần thiết của TPCN
Sự tin tƣởng và tự tin
dùng TPCN
Ý định mua TPCN
Sự an toàn của TPCN
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Phần Lan (Urala, 2005)
2.3.5 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng
Croatia (Markovina và cộng sự, 2011)
Markovina và cộng sự thì có một nghiên cứu về cảm nhận của ngƣời tiêu dùng
trẻ tuổi về TPCN ở Croatia. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 583 ngƣời ở độ
tuổi từ 14-18 và 452 ngƣời ở độ tuổi từ 19-30. Số ngƣời đã từng mua TPCN trong
nghiên cứu này 75% tổng số ngƣời và có hơn 50% trả lời sẽ tiếp tục mua TPCN. Về
các đặc điểm nhân chủng học, Nghiên cứu cho thấy nhóm ngƣời trong độ tuổi từ
19-30 có xu hƣớng mua TPCN nhiều hơn nhóm trong độ tuổi từ 14-18. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng cho thấy nữ giới, nhóm ngƣời có thu nhập cao, nhóm gia đình có ít
14
thành viên sẽ mua TPCN nhiều hơn nhóm nam giới, ngƣời có thu nhập thấp và
nhóm ngƣời mà gia đình có đông thành viên. Những nơi mua TPCN phổ biến theo
thứ tự là: siêu thị, khu mua sắm, cửa hàng chuyên bán TPCN và trực tiếp từ nhà sản
xuất.
Nhận thức về sức khỏe và sự tự
tin sử dụng TPCN
Sự tin tƣởng vào TPCN Ý định mua TPCN
trong tƣơng lai
Giá cả và chất lƣợng TPCN
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Croatia (Markovina
và cộng sự, 2011)
2.3.6 Nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng thực phẩm chức năng ở người tiêu
dùng Australia (O’Connor và White, 2010)
O'Connor và White thì tiến hành nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng TPCN và
thực phẩm bổ sung vitamin ở thị trƣờng Australia. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên
388 ngƣời với mô hình nghiên cứu là thuyết hành vi dự định TPB. Kết quả nghiên
cứu cho thấy cả ba yếu tố của thuyết hành vi dự định là “thái độ”, “chuẩn chủ quan”
và “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” đều có tác động đến ý định mua thực
phẩm chức năng. Ngoài ra, do TPCN là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trƣờng nên
nghiên cứu đã khảo sát thêm hai yếu tố là “sự sợ hãi với các rủi ro” và “sự quen
thuộc với các rủi ro” và thấy cả hai đều có tác động đến ý định mua TPCN. Về sự
tác động của các yếu tố nhân chủng học đến ý định dùng TPCN và thực phẩm bổ
15
sung vitamin, nghiên cứu cho thấy đặc điểm tuổi tác và giới tính không có tác động
đến ý định hành vi.
Thái độ đối với thực phẩm
chức năng
Chuẩn chủ quan
Sự kiểm soát hành vi đƣợc
cảm nhận
Sự sẵn lòng sử dụng thực
phẩm chức năng
Sự sợ hãi và các rủi ro
Sự quen thuộc với các rủi ro
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng TPCN ở người
tiêu dùng Australia (O’Connor và White, 2010)
16
Bảng tổng kết nghiên cứu
Bảng 2.1. Tổng kết các nghiên cứu về ý định mua TPCN
Thang đo
Tác giả và Thị trƣờng Mục tiêu
năm nghiên cứu nghiên cứu
+ Lợi ích có đƣợc từ việc tiêu dùng
TPCN
+ Sự cần thiết của TPCN Urala
Phần Lan
Ý định mua
+ Sự tin tƣởng và tự tin dùng (2005) TPCN
TPCN
+ Sự an toàn khi dùng TPCN
+ Cảm nhận về sức khỏe Annunziata
Sự chấp nhận
+ Sự tự tin sử dụng TPCN và Vecchio Italia
TPCN
+ Sự thỏa mãn khi dùng TPCN (2010)
+ Thái độ đối với TPCN Mitchell và
Ý định mua
+ Chuẩn chủ quan Ring Thụy Điển
TPCN
+ Sự kiểm soát (2010)
+ Thái độ đối với TPCN
+ Chuẩn chủ quan
O’Connor Sự sẵn lòng
+ Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm
và White Australia sử dụng
nhận
(2010) TPCN
+ Sự sợ hãi các rủi ro
+ Sự quen với các rủi ro
+ Nhận thức về sức khỏe và sự tự
Ý định mua
Markovina TPCN trong
tin sử dụng TPCN
và cộng sự Croatia tƣơng lai ở
+ Sự tin tƣởng vào TPCN
(2011) ngƣời tiêu
+ Giá cả và chất lƣợng của TPCN
dùng trẻ
+ Thái độ đối với việc mua TPCN Rezai và Ý định mua
+ Nhận thức và cảm nhận về TPCN cộng sự Malaysia TPCN ở
+ Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm (2012) ngƣời tiêu
nhận (thu nhập) dùng trẻ
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
17
2.4.1. Xây dựng thang đo
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trƣớc đây và sự chấp nhận của ngƣời tiêu
dùng đối với sản phẩm TPCN tác giả nhận thấy mô hình thuyết hành vi dự định
TPB là phù hợp để áp dụng vào nghiên cứu ở thị trƣờng Vĩnh Long. Từ các nghiên
cứu trƣớc đây, 4 nhân tố là “thái độ đối với việc mua TPCN”, “chuẩn chủ quan”,
“sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” và “sự an toàn khi dùng TPCN” đều có tác
động đến ý định mua TPCN. Nên ngoài mô hình gốc TPB, tác giả thêm vào một
nhân tố nữa là “sự an toàn khi dùng TPCN” để hình thành nên mô hình nghiên cứu
cho đề tài. Ngoài ra, đối với “ý định mua TPCN” thì các yếu tố liên quan đến đặc
điểm của ngƣời tiêu dùng nhƣ giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề
nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong “ý định mua TPCN” của ngƣời tiêu
dùng.
Do đó, mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận văn sẽ gồm 4 nhân tố là “thái
độ đối với TPCN”, “chuẩn chủ quan”, “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” và
“sự an toàn khi dùng TPCN” tác động trực tiếp đến “ý định mua TPCN”.
Thái độ đối với thực
phẩm chức năng
Chuẩn chủ quan
Sự kiểm soát hành vi
đƣợc cảm nhận
Sự an toàn khi sử dụng
TPCN
H1
H2
H3
H4
Ý định mua TPCN
Hình 2.9. Mô hình nghiêncứu đề xuất
18
2.4.2. Giả thuyết của nghiên cứu
- Giả thuyết H1: Thái độ đối với TPCN có tác động đồng biến (+) đến ý định
mua TPCN.
- Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động đồng biến (+) đến ý định mua
- Giả thuyết H3: Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận có tác động đồng biến
(+) đến ý định mua TPCN.
- Giả thuyết H4: Sự an toàn khi dùng TPCN có tác động nghịch biến (-) đến ý
định mua TPCN.
2.5 Phân tíchtừng nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.1. Thái độ đối với việc mua TPCN
Thái độ đối với hành vi: là mức độ mà một ngƣời đánh giá một hành vi là tích
cực hoặc tiêu cực (Fishbein và Ajzen, 1975). Thái độ là một trạng thái tâm lý diễn
tả sự đánh giá lên một chủ thể với các mức độ từ thích đến không thích (Eagly và
Chaiken, 1993, trích Mitchell và Ring, 2010). Trong nghiên cứu này, thái độ đƣợc
dùng để chỉ trạng thái tâm lý cho hành động mua TPCN.
Trong nghiên cứu của Rezai và cộng sự (2012) ở thị trƣờng Malaysia. Tác giả
dựa trên mô hình TPB và tiến hành nghiên cứu trên 439 ngƣời để khảo sát các yếu
tố có ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng TPCN. Tác giả đã nhận thấy 3 yếu tố sau có
tác động đến ý định mua TPCN: nhận thức và cảm nhận về TPCN, thái độ đối với
TPCN và yếu tố thu nhập trong việc kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận.
Urala (2005) đã tiến hành nghiên cứu về sự cảm nhận về TPCN của ngƣời
tiêu dùng Phần Lan. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2004
trên 4536 ngƣời tiêu dùng Phần Lan. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các tác dụng
có lợi của TPCN không thể đƣợc cảm nhận trực tiếp từ ngƣời tiêu dùng. Những tác
dụng này phải đƣợc truyền tải đến ngƣời tiêu dùng thông qua các phƣơng tiện
truyền thông. Từ các nghiên cứu trên, thang đo cho “thái độ đối với việc mua
TPCN” đƣợc trình bày ở bảng 2.2.
19
Bảng 2.2. Thang đo “Thái độ đối với việc mua TPCN”
Mã Tên biến quan sát
TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi.
TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thƣờng ngày.
TD3 Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có đƣợc những
dƣỡng chất cần thiết cho cuộc sống thƣờng ngày.
TD4 Tâm trạng của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD5 Vẻ bề ngoài của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh.
TD7 Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
2.5.2. Chuẩn chủ quan
Trong nghiên cứu của Mitchell và Ring (2010). Tác giả đã nghiên cứu các
yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng Thụy Điển. Nghiên
cứu dựa trên mô hình TPB và thực hiện khảo sát trên 257 ngƣời. Nghiên cứu đã cho
thấy kết quả là ngƣời tiêu dùng Thụy Điển có thái độ trung lập đối với ý định mua
TPCN. Ba nhóm nhân tố có tác động đến ý định mua TPCN trong nghiên cứu của
Mitchell và Ring bao gồm: thái độ đối với TPCN, chuẩn chủ quan và sự kiểm soát
hành vi đƣợc cảm nhận.
Từ nghiên cứu của Mitchell và Ring, các biến quan sát trong nhóm “chuẩn
chủ quan” đƣợc trích ra để khảo sát và đƣợc trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thang đo “Chuẩn chủ quan”
Mã Tên biến quan sát
CCQ1 Những ngƣời quan trọng với tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ2 Những ngƣời quan trọng với tôi đều dùng TPCN.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Chuẩn chủ quan đƣợc định nghĩa nhƣ là nhận thức của một ngƣời về những áp
lực xã hội khiến ngƣời đó thực hiện hay không thực hiện các hành vi (Fishbein và
20
Ajzen, 1975). Nhƣ vậy, có thể hiểu chuẩn chủ quan là cảm nhận của một ngƣời về
việc ngƣời khác (gia đình, bạn bè, xã hội,...) cảm thấy nhƣ thế nào khi họ thực hiện
hành vi tiêu dùng TPCN.
2.5.3. Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận
Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận đề cập đến nhận thức về sự dễ dàng
hay khó khăn trong việc thực hiện các hành vi (Ajzen, 1991).
Ajzen (1991) cho rằng sự kiểm soát hành vi là sự cảm nhận của cá nhân về
mức độ dễ hay khó thực hiện hành vi cụ thể. Và ông cũng cho rằng sự kiểm soát
hành vi sẽ tác động lên dự định hoặc hành vi. Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận
đề cập đến nhận thức của một ngƣời dựa trên các kỹ năng có sẵn, tài nguyên và cơ
hội mà có thể ngăn chặn, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi.
O’Connor và White (2010) đã tiến hành nghiên cứu trên 226 ngƣời tiêu dùng
Australia về thái độ, chuẩn chủ quan, sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận và mức
độ quen với các mối nguy hiểm đến ý định mua TPCN. Kết quả cho thấy thái độ đối
với TPCN, chuẩn chủ quan và sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận có ảnh hƣởng
đáng kể đến ý định tiêu dùng TPCN. Từ nghiên cứu trên, các yếu tố về “sự kiểm
soát hành vi đƣợc cảm nhận” đƣợc trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thang đo “Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”
Mã Tên biến quan sát
KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới.
KS2 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN.
KS3 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
2.5.4. Sự an toàn khi dùng TPCN
Sự an toàn khi dùng thực phẩm là mức độ an toàn từ việc ăn các loại thực phẩm.
Mức độ an toàn này là những rủi ro đƣợc đánh giá từ lúc sản phẩm đƣợc nuôi trồng,
đóng gói, phân phối và quy trình chế biến thức ăn (Lucas, 2004). Trong bài
21
luận văn này, sự an toàn khi dùng TPCN là những rủi ro hay tác dụng phụ mà ngƣời
tiêu dùng có thể gặp phải khi họ dùng các sản phẩm TPCN.
Trong nghiên cứu của Annunziata và Vecchio (2010) về các yếu tố ảnh
hƣởng đến hành vi tiêu dùng TPCN của ngƣời tiêu dùng Italia. Tác giả đã nghiên
cứu trên 340 ngƣời trong độ tuổi từ 18 đến 75 và thƣờng mua thực phẩm cho gia
đình. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cảm nhận về sức khỏe, sự an toàn, sự thỏa
mãn và nhu cầu về sức khỏe làm nên một nhu cầu lớn đối với TPCN. Từ các nghiên
cứu trên, các biến quan sát trong nhóm “sự an toàn khi dùng TPCN” đƣợc trích ra
để khảo sát và đƣợc trình bày trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thang đo “Sự an toàn khi dùng TPCN”.
Mã Tên biến quan sát
AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ.
AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể tôi.
AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN.
AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
2.5.5. Ý định mua TPCN
Ý định đƣợc xem là bao gồm các yếu tố, động cơ có ảnh hƣởng đến hành vi
của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân
sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi. Ý định đại diện các thành phần động lực của một
hành vi, đó là mức độ nỗ lực có ý thức rằng một ngƣời sẽ thực hiện một hành vi
(Ajzen, 1991).
Ý định mua là sự sẵn lòng của ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời tiêu dùng có một
kế hoạch mà họ nghĩ rằng họ sẽ mua một sản phẩm trong tƣơng lai (Mitchell và
Ring, 2010). Nhƣ vậy có thể hiểu ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng là sự sẵn
lòng của ngƣời tiêu dùng, hoặc ngƣời tiêu dùng có kế hoạch sẽ mua các sản phẩm
TPCN. Từ nghiên cứu của Mitchell và Ring (2010), các biến quan sát về nhóm “ý
định mua TPCN” đƣợc trình bày ở bảng 2.6.
22
Bảng 2.6. Thang đo “Ý định mua TPCN”
Mã Tên biến quan sát
YD1 Tôi có ý định mua TPCN.
YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Tổng kết các nghiên cứu về ý định mua TPCN
Bảng 2.7. Bảng tổng kết thang đo
Thang đo Tác giả và năm nghiên cứu
Thị trƣờng
nghiên cứu
Thái độ đối với việc mua Rezai và cộng sự (2012) Malaysia
TPCN Urala (2005) Phần Lan
Chuẩn chủ quan Mitchell và Ring (2010) Thụy Điển
Sự kiểm soát hành vi đƣợc
O’Connor và White (2010) Australia
cảm nhận
Sự an toàn khi dùng TPCN Annunziata và Vecchio (2010) Italia
Ý định mua TPCN Mitchell và Ring (2010) Thụy Điển
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Điểm mới và đóng góp của đề tài

Theo nghiên cứu của tác giả, các nghiên cứu thực phẩm chức năng chỉ dừng
lại ở số lƣợng ngƣời sử dụng thực phẩm chức năng tại các thành phố lớn nhƣ Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh (theo điều tra của Cục an toàn thực phẩm năm
2011), chƣa có nghiên cứu nào về thực phẩm chức năng tại thị trƣờng tỉnh Vĩnh
Long. Đề tài này sẽ đi tiên phong trong nghiên cứu về ý định mua của ngƣời tiêu
dùng Vĩnh Long về thực phẩm chức năng. Đề tài này sẽ giúp các nhà doanh nghiệp
nắm bắt đƣợc các yếu tố chính tác động đến ý định mua của khách hàng, từ đó nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm tắt chƣơng 2
23
Tóm lại, chƣơng 2 đã tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy ý định là
yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi cá nhân. Mô hình nghiên cứu đƣợc xây
dựng dựa trên mô hình chủ đạo là thuyết hành vi dự định TPB, đồng thời kết hợp
với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện Việt Nam. Có 4 nhân tố đƣợc hình thành
từ cơ sở lý thuyết là Thái độ đối với việc mua TPCN, Chuẩn chủ quan, Sự kiểm soát
hành vi đƣợc cảm nhận và Sự an toàn khi dùng TPCN.
Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc là ý định mua TPCN. Trong 4 giả
thuyết đƣợc đƣa ra, chỉ có mối quan hệ giữa Sự an toàn khi dùng TPCN và ý định
mua TPCN là nghịch biến, còn các giả thuyết còn lại đều là quan hệ đồng biến.
24
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả đã tiến hành thực
hiện trong đề tài. Phần phƣơng pháp này bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng
thang đo và bảng câu hỏi điều tra khảo sát. Tiếp đó, chƣơng 3 sẽ trình bày cách thu
thập dữ liệu, mô tả mẫu và các bƣớc phân tích dữ liệu. Mục đích của chƣơng này là
đƣa ra cách thức nhằm để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở chƣơng 2.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Các thang đo đƣợc điều chỉnh và phát triển từ cơ sở lý thuyết và từ các mô
hình nghiên cứu trƣớc. Các thang đo này đƣợc dịch sang tiếng Việt từ những thang
đo gốc đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu bằng tiếng Anh trƣớc đây. Vì vậy khi
hình thành thang đo chính thức, các cuộc phỏng vấn sâu cần phải đƣợc thực hiện
nhằm điều chỉnh, bổ sung các nhân tố có tác động tới thị trƣờng ở Việt Nam. Kỹ
thuật phỏng vấn sâu cũng giúp cho việc trình bày nội dung, từ ngữ trong bảng câu
hỏi khảo sát trở nên dễ hiểu hơn và tránh bị hiểu nhầm. Thang đo đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ.
Quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc: điều chỉnh và phát triển
thang đo, đánh giá sơ bộ thang đo và thực hiện nghiên cứu chính thức. Quy trình
nghiên cứu đƣợc trình bày trong hình 3.1.
3.2. Xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra
Các thang đo đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở lý thuyết và mô hình
nghiên cứu. Các thang đo này đƣợc dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã đƣợc
sử dụng trong các nghiên cứu đƣợc công bố trƣớc đó. Thang đo đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5 mức độ nhƣ sau: Hoàn toàn không đồng
ý, Không đồng ý, Không có ý kiến, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Việc sử dụng thang
đo này trong nghiên cứu kinh tế xã hội là phù hợp vì các vấn đề trong kinh tế xã hội
đều mang tính đa khía cạnh.
25
Review các nghiên
cứu trƣớc
Nghiên cứu
sơ bộ
định lƣợng
Thang đo nháp đầu
Thang đo nháp cuối
Độ tin cậy
EFA
Thảo luận tay đôi
Tƣơng quan biến
tổng Cronbach Alpha
Trọng số nhân tố
EFA Phƣơng sai trích
Thang đo chính thức
Tƣơng quan biến tổng
Nghiên cứu Độ tin cậy
chính thức Cronbach Alpha
định lƣợng
Trọng số nhân tố EFA
EFA
Phƣơng sai trích
Kiểm tra mô hình
Phân tích hồi quy
Kiểm tra sự khác biệt về
các yếu tố nhân khẩu học
Kết luận và đề xuất hàm ý
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu và kiểm định thang đo trong nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
26
3.2.1. Điều chỉnh và phát triển thang đo
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu của Rezai và cộng sự (2012), Urala
(2005), Mitchell và Ring (2010), O'Connor và White (2010), Annunziata và
Vecchio (2010). Thang đo nháp đầu của nghiên cứu đƣợc trích và trình bày ở bảng
3.1.
Thang đo nháp đầu đƣợc dùng để thảo luận và phát triển thành thang đo
nháp cuối. Kỹ thuật thảo luận tay đôi mục đích để khám phá, khẳng định, điều
chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN của ngƣời dân ở Vĩnh
Long. Thảo luận tay đôi đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Đối tƣợng tham gia thảo luận tay đôi gồm 6 ngƣời có ý định mua TPCN. Độ
tuổi của ngƣời tham gia phỏng vấn là từ 24 đến 45 tuổi.
Quy trình thảo luận tay đôi: đầu tiên, tác giả đƣa cho mỗi ngƣời bảng các biến
quan sát đƣợc dùng lại từ các nghiên cứu trƣớc đây. Các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn
đƣợc yêu cầu chỉnh sửa các từ ngữ trong thang đo và loại bỏ các biến quan sát mà họ
cho rằng không có tác động đến ý định mua TPCN của họ. Các biến quan sát nếu bị họ
loại bỏ sẽ đƣợc đƣa vào thảo luận với tác giả. Sau khi thảo luận, biến nào có trên 50%
số ngƣời loại bỏ sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Sau quy trình loại biến quan sát, các đối
tƣợng phỏng vấn đƣợc yêu cầu đƣa thêm các nhân tố tác động đến
ý định mua TPCN của họ. Các nhân tố đƣợc thêm vào tiếp tục đƣợc thảo luận với
tác giả để đánh giá các biến quan sát mới này.
Bảng 3.1. Các biến đo lƣờng trong thang đo nháp đầu.
Thái độ đối với việc mua TPCN
TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi.
TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thƣờng ngày.
TD3 Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có đƣợc
những dƣỡng chất cần thiết cho cuộc sống thƣờng ngày.
TD4 Tâm trạng của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD5 Vẻ bề ngoài của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
27
TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh.
TD7 Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên.
Chuẩn chủ quan
CCQ1 Những ngƣời quan trọng với tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ2 Những ngƣời quan trọng với tôi đều dùng TPCN.
Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận
KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới.
KS2 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN.
KS3 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN.
Sự an toàn khi dùng TPCN
AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ.
AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể tôi.
AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN.
AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều.
Ý định mua TPCN
YD1 Tôi có ý định mua TPCN.
YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới.
(Nguồn: Phụ lục 4)
Kết quả của quá trình thảo luận tay đôi là không có biến nào bị loại bỏ. Biến
CCQ1 và CCQ2 ở thang đo gốc đƣợc tách ra để phù hợp với đặc điểm ngƣời Việt
Nam. Các biến tách ra từ CCQ1: gia đình (cha mẹ, anh chị …) tôi cho rằng tôi nên
mua TPCN, bạn bè tôi cho rằng tôi nên mua TPCN và đồng nghiệp tôi cho rằng tôi
nên mua TPCN. Từ thang đo CCQ2 là: gia đình tôi đều dùng TPCN, bạn bè tôi đều
dùng TPCN và đồng nghiệp tôi đều dùng TPCN.
Trong nhóm “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”, sau khi tiến hành thảo
luận thì có 1 biến quan sát đƣợc thêm vào: “đối với tôi, việc sử dụng TPCN là dễ
dàng”.
28
Trong nhóm “ý định mua TPCN”, sau khi thảo luận, có 3 biến quan sát mới
đƣợc thêm vào: “tôi có ý định khuyên gia đình mua TPCN”, “tôi có ý định khuyên
bạn bè mua TPCN” và “tôi có ý định khuyên đồng nghiệp mua TPCN”.
3.2.2. Đánh giá sơ bộ thang đo
Việc đánh giá sơ bộ thang đo đƣợc tiến hành bằng nghiên cứu sơ bộ định
lƣợng. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện trên 55 ngƣời đƣợc chọn theo phƣơng
pháp thuận tiện (gửi bảng khảo sát trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát). Những ngƣời
thực hiện khảo sát sẽ thực hiện bằng cách điền vào bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu
hỏi khảo sát là bảng câu hỏi sau khi đã tiến hành nghiên cứu định tính, đƣợc trình
bày trong bảng 3.2. Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng sẽ đƣợc xử lý dữ liệu bằng phần
mềm SPSS nhằm để đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang
đo. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là để loại bỏ các biến rác. Nếu các biến rác này
vô tình gộp chung với các biến khác trong EFA, chúng ta sẽ không có cơ sở để giải
thích chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả sau khi đánh giá sơ bộ thang đo đƣợc trình bày trong Phụ lục 5, các
biến quan sát đều phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất và không biến nào bị
loại bỏ khỏi mô hình.
3.2.3. Đánh giá chính thức
Bảng câu hỏi điều tra trong nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện qua 2
bƣớc. Đầu tiên, dựa vào cơ sở lý thuyết và nhu cầu nghiên cứu, bảng câu hỏi để
nghiên cứu sơ bộ đƣợc hình thành. Sau khi khảo sát và kiểm định thang đo với bảng
khảo sát sơ bộ, nghiên cứu có bảng khảo sát cho nghiên cứu định lƣợng chính thức.
Và bảng khảo sát này không đổi so với nghiên cứu sơ bộ định lƣợng.
Bảng 3.2. Thang đo chính thức
Thái độ đối với việc mua TPCN
TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi.
TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thƣờng ngày.
TD3 Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có đƣợc
những dƣỡng chất cần thiết cho cuộc sống thƣờng ngày.
29
TD4 Tâm trạng của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD5 Vẻ bề ngoài của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh.
TD7 Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên.
Chuẩn chủ quan
CCQ1 Gia đình (cha mẹ, anh chị …) tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ2 Bạn bè tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ3 Đồng nghiệp tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ4 Gia đình tôi đều dùng TPCN.
CCQ5 Bạn bè tôi đều dùng TPCN.
CCQ6 Đồng nghiệp tôi đều dùng TPCN.
Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận
KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới.
KS2 Đối với tôi, việc sử dụng TPCN là dễ dàng.
KS3 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN.
KS4 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN.
Sự an toàn khi dùng TPCN
AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ.
AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể tôi.
AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN.
AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều.
Ý định mua TPCN
YD1 Tôi có ý định mua TPCN.
YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới.
YD3 Tôi có ý định khuyên gia đình mua TPCN.
YD4 Tôi có ý định khuyên bạn bè mua TPCN.
YD5 Tôi có ý định khuyên đồng nghiệp mua TPCN.
(Nguồn: Phụ lục 4)
Bảng 3.2 trình bày bảng khảo sát trong nghiên cứu chính thức định lƣợng.
Bảng hỏi điều tra sơ bộ đƣợc trình bày trong Phụ lục 2. Trên cơ sở điều chỉnh bảng
hỏi sơ bộ, bảng hỏi chính thức đƣợc hình thành và trình bảy trong phụ lục 3.
3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu
- Tổng thể nghiên cứu: là những ngƣời đã biết về TPCN nhƣng chƣa từng
dùng.
30
- Phƣơng pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu trong mô hình nghiên cứu đƣợc
thực hiện theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp này là chọn mẫu phi
xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng
pháp thuận tiện. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp
cận của đối tƣợng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc
đối tƣợng. Phƣơng pháp này cho phép nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu
bằng phƣơng pháp thuận tiện - là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào
mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Kích thƣớc mẫu: tỷ lệ mẫu trên số biến quan sát phải đạt tối thiều là 5:1
(Bollen, 1986). Nhƣ vậy, nghiên cứu có 26 biến quan sát nên số lƣợng khảo sát tối
thiểu phải là 26x5 = 130 phiếu khảo sát.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
+ Số liệu thứ cấp
Đƣợc thu thập từ các tài liệu đƣợc chọn lọc từ niên giám thống kê, báo cáo
tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, các bài viết đƣợc đăng trên tạp chí và các
công trình nghiên cứu khoa học.
+ Số liệu sơ cấp
Để thực hiện nghiên cứu, các khái niệm đƣợc đo lƣờng bằng các biến quan sát
và các biến quan sát đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 mức độ: theo thứ tự từ 1
đến 5, thể hiện mức độ đồng ý tăng dần (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng
ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý) của ngƣời tiêu dùng trong
tình Vĩnh Long. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 2 phần: thông tin khảo sát và
thông tin cá nhân. Thang đo gồm 26 biến quan sát. Trong đó, 21 biến quan sát đầu
tiên đƣợc sử dụng để đo lƣờng 4 biến độc lập và 5 biến quan sát cuối là đo lƣờng
biến phụ thuộc. Sau khi thu thập thông tin, các bảng phỏng vấn đƣợc xem xét và
loại đi những bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và làm
sạch dữ liệu bằng SPSS 16. Phần mềm này giúp tác giả phân tích dữ liệu, kiểm định
thang đo và mô hình lý thuyết..
3.4. Mô tả về mẫu khảo sát
31
Tổng số lƣợng mẫu khảo sát là 350, bảng khảo sát đƣợc gửi trực tiếp đến đối
tƣợng khảo sát. Những ngƣời thực hiện khảo sát sẽ thực hiện bằng cách điền vào
bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát là bảng câu hỏi sau khi đã tiến hành
nghiên cứu định tính, đƣợc trình bày trong bảng 3.2 Số lƣợng phản hồi cho mẫu
khảo sát là 251 chiếm tỷ lệ 71,71%. Trong tổng số 251 mẫu nhận đƣợc, có 49 phiếu
không hợp lệ (chƣa biết đến TPCN, đã sử dụng TPCN, bỏ trống câu hỏi, một số
khảo sát giống nhau từ đầu đến cuối, không nằm trong độ tuổi khảo sát). Số lƣợng
mẫu khảo sát cuối cùng là 202 đạt tỉ lệ 57,71% của tổng số mẫu khảo sát phát ra.
Trong đó mẫu đƣợc chia theo tỷ lệ nhƣ sau:
- Tại trƣờng đại học Cửu Long khảo sát 20 ngƣời;
- Tại trƣờng xây dựng Miền Tây khảo sát 30 ngƣời;
- Tại trƣờng Sƣ phạm Kỹ Thuật khảo sát 20 ngƣời;
- Tại Nhà thuốc Khải Hoàn khảo sát 20 ngƣời;
- Tại Nhà thuốc Thanh Tân khảo sát 20 ngƣời;
- Tại siêu thị Coopmart khảo sát 38 ngƣời;
- Tại Công ty cổ phần dƣợc phẩm Cửu Long khảo sát 34 ngƣời;
- Tại Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long khảo sát 20 ngƣời.
3.5. Phƣơng pháp phân tíchdữ liệu
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu sau khi thu thập: nghiên cứu này sử dụng
phƣơng pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo, phân tích hồi quy để kiểm
định giả thuyết nghiên cứu.
3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Công cụ phân tích đầu tiên mà tác giả sử dụng là hệ số Cronbach Alpha để
loại bỏ các biến có độ tin cậy của thang đo thấp vì những biến này có thể tạo ra các
nhân tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Các tiêu chí thống
kê đƣợc sử dụng trong phân tích này bao gồm: loại các biến quan sát có hệ số
tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6. Cụ thể:
32
Cronbach Alpha > 0,8 thì độ tin cậy của thang đo là tốt, từ 0,7 đến 0,8 thì độ tin cậy
của thang đo là sử dụng đƣợc, từ 0,6 đến 0,7 thì có thể sử dụng đƣợc trong các
nghiên cứu mới.
Trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach Alpha
bằng hoặc lớn hơn 0,6 và các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn
0,3.
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để
xem xét sự tác động của các yếu tố thành phần đến ý định sử dụng TPCN có độ kết
dính cao hay không và chúng có thể rút gọn lại thành một số yếu tố ít hơn để xem
xét hay không. Các tham số thống kê trong phân tích EFA nhƣ sau:
Đánh giá chỉ số Kaiser-Mayer (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố khám phá. Nếu KMO nằm trong khoảng từ 0,5 – 1 thì phân tích nhân tố
khám phá sẽ phù hợp.
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tƣơng quan giữa các biến số
quan sát bằng 0. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig <0,05) thì các biến có
tƣơng quan với nhau trong tổng thể.
Các hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị
loại bỏ để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến. Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là
Principal Components và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1,
tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng các tiêu chuẩn sau để thực
hiện phân tích nhân tố khám phá EFA:
- KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05).
- Loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 và điểm dừng
khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn
hơn 50%.
33
- Chênh lệch giữa các trọng số nhân tố của một biến quan sát phải ≥ 0,3 để
tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.5.3. Phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính.
Phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để kiểm định mối tƣơng quan
tuyến tính giữa các biến trong mô hình, giữa các biến độc lập với nhau và giữa biến
phụ thuộc và biến độc lập. Có hai phƣơng án để đánh giá mức độ tƣơng quan trong
phân tích hồi quy tuyến tính là qua đồ thị phân tán hoặc hệ số tƣơng quan Pearson.
Trong đó, hệ số tƣơng quan Pearson càng tiến đến 1 thì hai biến có mối tƣơng quan
càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra, tác giả cũng xem xét mối tƣơng quan giữa các biến độc lập với
nhau để đảm bảo đa cộng tuyến không xảy ra và đảm bảo mô hình hồi quy tuyến
tính sử dụng đƣợc. Hệ số đa cộng tuyến có thể đƣợc kiểm định thông qua hệ số
phóng đại phƣơng sai (VIF), VIF > 10 thì sẽ xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến
(Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Sau khi phân tích tƣơng quan giữa các biến sử dụng, tác giả sẽ thực hiện các
kỹ thuật hồi quy dựa trên ƣớc lƣợng trung bình nhỏ nhất (OLS) với điều kiện là
phân phối chuẩn đƣợc đảm bảo. Kết quả của hồi quy tuyến tính sẽ giúp kiểm định
các giả thuyết đã nêu ra trong chƣơng 2. Bên cạnh đó, hệ số góc thu đƣợc trong
phƣơng trình hồi quy tuyến tính sẽ đại diện cho mức độ ảnh hƣởng của từng biến
độc lập đến biến phụ thuộc. Trong trƣờng hợp các biến sử dụng cùng một thang đo
định danh có giá trị từ 1 đến 5, thì hệ số góc càng lớn thì biến độc lập càng có ảnh
hƣởng mạnh đến biến phụ thuộc hơn so với các biến độc lập khác.
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng các tiêu chuẩn sau trong
phân tích hệ số tƣơng quan và phân tích hồi quy tuyến tính:
- Hệ số R2
điều chỉnh là hệ số thể hiện phần biến thiên của ý định mua
- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính
tổng thể.
34
- Đánh giá mức độ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông
qua hệ số Beta.
- Cuối cùng, nhằm đánh giá kết quả phân tích hồi quy là phù hợp, các dò tìm
vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính đƣợc thực hiện. Các giả
định đƣợc kiểm định bao gồm giả định về liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập,
tính độc lập của phần dƣ và hiện tƣợng đa công tuyến.
3.5.4. Phân tích sự khác biệt về xu hướng sử dụng theo các đặc điểm về
nhân chủng học bằng kiểm định T-Test và ANOVA.
Sau khi có kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả sẽ tiến hành phân tích
sự khác biệt về ý định mua TPCN của ngƣời dân ở tỉnh Vĩnh Long theo các thông
tin về nhân chủng học bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và
thu nhập. Mục đích của phân tích này nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho
những nhà phân phối hay những nhà sản xuất TPCN có chiến lƣợc marketing toàn
diện hơn đến ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Vĩnh Long. Kiểm định thực hiện thông qua hai
bƣớc:
 Bƣớc 1: Kiểm định Levene H0: “Phƣơng sai bằng
nhau” Sig < 0,05: bác bỏ H0

Sig ≥ 0,05: chấp nhận H0 => đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA

 Bƣớc 2: Kiểm định One – Way ANOVA H0: “Trung bình bằng nhau”
Sig > 0,05: bác bỏ H0 => chƣa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt.
Sig ≤ 0,05: chấp nhận H0 => đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt.
Khi có sự khác biệt thì có thể phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt nhƣ
thế nào giữa các nhóm quan sát.
Tóm tắt chƣơng 3
Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu và quy
trình nghiên cứu. Theo đó, bảng khảo sát sơ bộ đƣợc xây dựng từ cơ sở lý thuyết và
đƣợc điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng định
tính và định lƣợng để điều chỉnh mô hình cho phù hợp. Nghiên cứu chính thức đƣợc
thực hiện hoàn toàn bằng định lƣợng. Dữ liệu thu thập đƣợc phân tích bằng
35
phần mềm SPSS theo quy trình: phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố và phân tích
hồi quy.
36
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ kết quả khảo sát đƣợc thu thập, chƣơng 4 sẽ tiến hành phân tích dữ liệu
đƣợc khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0. Các phân tích dữ liệu trong chƣơng này
gồm có: phân tích thống kê mô tả mẫu, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố, phân
tích hồi quy và kiểm định mô hình lý thuyết và cuối cùng là kiểm định ANOVA để
xem sự khác biệt về ý định mua TPCN khác nhau nhƣ thế nào trong các nhóm độ
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.
4.1. Phân tích thống kê mô tả
Bảng 4.1. Mô tả thông tin đối tƣợng khảo sát
Tiêu chí Tần số (người) Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 96 47,52
Nữ 106 52,48
Tổng 202 100
Độ tuổi
Từ 18-25 tuổi 55 27,23
Từ 26-35 tuổi 61 30,20
Từ 36-45 tuổi 67 33,17
Từ 45-60 tuổi 19 9,41
Tổng 202 100
Trình độ học vấn
Phổ thông 5 2,48
Trung cấp, cao đẳng 83 41,09
Đại học 88 43,56
Sau đại học 26 12,87
Tổng 202 100
Nghề nghiệp
Học sinh/ Sinh viên 70 34,65
37
Nhân viên văn phòng 32 15,84
Chuyên viên kỹ thuật 34 16,83
Quản lý 25 12,38
Nội trợ 28 13,86
Khác 13 6,44
Tổng 202 100
Thu nhập
Dƣới 5 triệu đồng 7 3,47
Từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng 65 32,18
Từ 10 đến dƣới 15 triệu đồng 88 43,56
Trên 15 triệu đồng 42 20,79
Tổng 202 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)
Kết quả khảo sát về giới tính: Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tỉ lệ
ngƣời đƣợc khảo sát là nam hay nữ chênh lệch nhau không nhiều. Cụ thể, có 106
ngƣời tham gia là nữ chiếm 52,48%, 96 ngƣời tham gia là nam chiếm 47,52%.
Kết quả khảo sát về độ tuổi: có 55 ngƣời có độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm
27,23%, có 61 ngƣời từ 26 đến 35 tuổi chiếm 30,2%, có 67 ngƣời từ 36 đến dƣới
45 tuổi chiếm 33,17%, có 19 ngƣời từ 46 đến dƣới 60 tuổi chiếm 9,41%. Trong 202
ngƣời đƣợc khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 45 chiếm hơn 90%, trong đó nhóm tuổi từ
36-45 chiếm cao nhất.
Kết quả khảo sát về trình độ học vấn: Nghiên cứu này đƣợc khảo sát trên 5
ngƣời có trình độ học vấn trung học phổ thông, 83 ngƣời có trình độ trung cấp -
cao đẳng, 88 ngƣời có trình độ đại học và 26 ngƣời có trình độ sau đại học. Tính
theo tỷ lệ phần trăm, số ngƣời tham gia khảo sát theo trình tự trên lần lƣợt là
2,48%, 41,09%, 43,56% và 12,87%. Kết quả cho thấy hầu hết đáp viên đƣợc hỏi có
học vấn từ trung cấp trở lên chiếm hơn 97%. Trình độ học vấn cao giúp ngƣời tiêu
dùng dễ dàng tìm hiểu, lựa chọn cũng nhƣ cho đánh giá tốt hơn về thực phẩm chức
năng cũng nhƣ bảng câu hỏi.
38
Kết quả khảo sát về nghề nghiệp: Đối tƣợng đƣợc khảo sát đến từ các ngành
nghề khác nhau, trong đó cao nhất là sinh viên có 70 ngƣời tham gia, chiếm tỷ lệ
34,65%; kế đến là chuyên viên kỹ thuật 16,83% (34 ngƣời); nhân viên văn phòng
đứng vị trí thứ ba 15,84% (32 ngƣời); nội trợ đứng vị trí thứ tƣ chiếm 13,86% (28
ngƣời); vị trí thứ năm là quản lý: 25 ngƣời, chiếm 12,38% và những ngành nghề
khác có 13 ngƣời, chiếm 6,44%. Với kết quả thu đƣợc ta thấy đối tƣợng khảo sát
đƣợc phân bố rộng khắp, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, điều này sẽ cho kết
quả đánh giá tốt hơn, bao quát và khách quan hơn.
Kết quả khảo sát về thu nhập: có 7 ngƣời có thu nhập dƣới 5 triệu đồng
chiếm 3,47%, 65 ngƣời thu nhập từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng chiếm 32,18%, có 88
ngƣời có thu nhập từ 10 đến dƣới 15 triệu đồng chiếm 43,56%, có 42 ngƣời có thu
nhập từ 15 triệu đồng trở lên chiếm 20,79%. Ta thấy thu nhập trung bình hàng tháng
của đáp viên có đến hơn 95% có thu nhập trung bình hàng tháng từ 5 triệu đồng trở
lên. Với mức thu nhập này cũng xem nhƣ phù hợp với nghề nghiệp của đáp viên là
nhân viên văn phòng, chuyên viên kỹ thuật, quản lý,…
4.2. Phân tích độ tin cậy
Thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ kiểm định Cronbach
Alpha. Hệ số α của Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt
chẽ của các biến trong thang đo với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Thông thƣờng một hệ số α đƣợc đánh giá là tốt khi nó ở trong khoảng [0,75
- 0,95]. Tuy nhiên giá trị Cronbach Alpha ở mức 0,6 là có thể đảm bảo độ tin cậy và
đƣợc chấp nhận. Hệ số Cronbach Alpha bằng 1 (trùng lắp hoàn toàn) cho thấy các
biến đo lƣờng trong thang đo cùng làm một việc và chỉ cần một trong hai biến là đủ
(Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả phân tích độ tin cậy ở bảng 4.2 cho thấy các nhóm yếu tố đều có
Cronbach Alpha lơn hơn 0,6 và không có hai biến đo lƣờng nào trùng lắp hoàn toàn
nên thang đo đƣợc chấp nhận về mặt độ tin cậy.
39
Bảng 4.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha.
Biến Trung bình Phƣơng sai Tƣơng Cronbach
quan sát thang đo nếu thang đo nếu loại quan biến Alpha nếu
loại biến biến tổng loại biến
Thái độ đối với việc mua thực phẩm chức năng (TD), Cronbach Alpha =
0,847, n=7
TD1 24,62 6,864 0,390 0,856
TD2 24,98 5,915 0,721 0,807
TD3 25,01 6,398 0,497 0,843
TD4 25,02 6,203 0,693 0,813
TD5 24,77 6,008 0,674 0,815
TD6 24,60 6,350 0,636 0,821
TD7 24,79 6,208 0,645 0,819
Chuẩn chủ quan (CCQ), Cronbach Alpha = 0,920, n=6
CCQ1 18,94 5,115 0,853 0,893
CCQ2 18,87 5,486 0,771 0,905
CCQ3 18,77 6,866 0,361 0,949
CCQ4 18,91 5,220 0,914 0,885
CCQ5 18,95 5,106 0,836 0,896
CCQ6 18,89 5,341 0,889 0,889
Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận (KS), Cronbach Alpha = 0,856, n=4
KS1 10,36 3,287 0,761 0,790
KS2 10,30 3,416 0,632 0,845
KS3 10,45 3,383 0,665 0,831
KS4 10,53 3,374 0,744 0,798
Sự an toàn khi dùng thực phẩm chức năng (AT), Cronbach Alpha = 0,742,
n=4
AT1 8,57 3,032 0,511 0,704
AT2 8,80 3,622 0,598 0,667
AT3 9,19 2,933 0,614 0,635
AT4 9,71 3,459 0,462 0,723
Ý định mua thực phẩm chức năng (YD), Cronbach Alpha = 0,919, n=5
YD1 14,60 6,809 0,710 0,917
40
YD2 14,43 6,495 0,835 0,894
YD3 14,49 6,251 0,826 0,894
YD4 14,71 6,196 0,776 0,905
YD5 14,70 6,082 0,824 0,895
((Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục 7)
Nhận xét:
Thang đo “thái độ đối với TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,847, hệ số
tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các
biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích
nhân tố khám phá EFA. Tuy nhiên, khi loại biến TD1 thì độ tin cậy của thang đo
TD tăng lên từ 0,847 thành 0,856. Việc giữ hay loại bỏ biến TD1 sẽ đƣợc phân tích
tiếp trong phần phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “chuẩn chủ quan” có hệ số Cronbach Alpha = 0,920, hệ số tƣơng
quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3; riêng biến CCQ3,
khi loại biến CCQ3 thì độ tin cậy của thang đo CCQ tăng lên từ 0,920 thành 0,949.
Các biến còn lại đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích nhân tố
khám phá EFA.
Thang đo “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” có hệ số Cronbach Alpha
= 0,856, hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn
0,3. Do đó, các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng
trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “sự an toàn khi dùng TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,742, hệ
số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy,
các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân
tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “ý định mua TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,919, hệ số tƣơng
quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo
lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích nhân tố
khám phá EFA.
4.3 Phân tíchnhân tố
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Đàm Thế Ngọc
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Little Stone
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtRiêng Trời
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Ngọc Hưng
 
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi NamHoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Namluanvantrust
 

What's hot (20)

Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sản
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sảnĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sản
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sản
 
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đSự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ ...
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
 
Hòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAY
Hòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAYHòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAY
Hòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi NamHoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
Hoàn thiện quy trình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư Phi Nam
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...anh hieu
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Man_Ebook
 
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ
Luận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn MỹLuận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ
Luận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn MỹViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại T...
 
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex Cần Thơ - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả phân phối tại công ty Nicotex, HAY
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Th...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Th...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Th...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Th...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
 
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết đị...
 
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền NissinLuận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Sâm Ngọc Linh Của Người Tiêu Dùn...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
 
Luận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ
Luận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn MỹLuận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ
Luận Văn Trải Nghiệm Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart, 9đ
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart, 9đLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart, 9đ
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
 
Đề tài: Chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ
Đề tài: Chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụĐề tài: Chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ
Đề tài: Chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh việnLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG --------------- PHẠM HOÀNG NHƢ PHƢƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH VĨNH LONG Ý Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Ý Ý Dịch vụ viết luận văn chất lượng Ý Ý Website: luanvantrust.com Ý Ý Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 Vĩnh Long, 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG --------------- PHẠM HOÀNG NHƢ PHƢƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 NGƢỜIHƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢU TIẾN THUẬN Vĩnh Long, 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây. Vĩnh Long, ngày 11 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Hoàng Nhƣ Phƣơng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lƣu Tiến Thuận, ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp tôi thực hiện đề tài này. Thầy đã hƣớng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài, giúp tôi định hƣớng nghiên cứu, dành cho tôi những lời khuyên quý báu, lời góp ý và phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Quý Thầy, Cô đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt phƣơng pháp tƣ duy cũng nhƣ kiến thức quý báu trong suốt hai năm học tập tại trƣờng. Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này. Vĩnh Long, ngày 11 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Hoàng Nhƣ Phƣơng
  • 5. TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về ý định mua TPCN và nhận dạng các nhóm yếu tố nào ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến ý định mua TPCN. Với mục tiêu nhƣ vậy, mô hình nghiên cứu đã đề xuất 4 nhân tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN bao gồm: “thái độ đối với TPCN”, “chuẩn chủ quan”, “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” và “sự an toàn khi dùng TPCN”. Các nhân tố này đƣợc đƣa ra dựa trên cơ sở lý thuyết là “thuyết hành vi dự định (TPB)” và dựa trên các nghiên cứu về TPCN trƣớc đây. Mỗi nhân tố này sẽ đƣợc đo lƣờng bằng các biến quan sát. Tổng số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu là 26 biến quan sát. Sau khi tiến hành khảo sát 202 mẫu, dữ liệu thu thập đƣợc đƣa vào phần mềm SPSS 16.0 để có thể có đƣợc các chỉ số đánh giá cho mô hình nghiên cứu. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, có 3 biến bị loại bỏ TD7 (Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên), CCQ3 (Đồng nghiệp tôi cho rằng tôi nên mua TPCN), AT4 (Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều) do có hệ số tải thấp (< 0,5). Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định ý định mua TPCN bị ảnh hƣởng bởi 3 nhân tố. Các nhân tố này xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu nhƣ sau: “thái độ đối với TPCN”, “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”, “chuẩn chủ quan”. Mô hình hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu đã giải thích đƣợc 47,7% biến thiên của biến phụ thuộc là ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy các yếu tố về nhân khẩu học nhƣ trình độ học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập đều có sự khác biệt trong ý định mua TPCN. Thông qua kết quả thu đƣợc, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị cho doanh nghiệp.
  • 6. ABSTRACT The objective of the study is to learn about and purchase intent function food: identification of factors affecting the intention of consumers buy function food in Vinh Long province. In addition, the study also looked at the influence of various factors on purchase intention of function food. With such goals, modeling studies have suggested four factors that affect the intention to buy function food: including: " attitude towards function food", "subjective norm", "perceived behavior control " and "the safe use function food". These factors are given on the basis of the theory is the "Theory of planned behavior (TPB)" and based on previous research on function food. Each of these factors will be measured by the observed variables. Total variable pattern observed in the study was 26 observed variables. After 202 samples surveyed, the data collected into SPSS 16.0 software to be able to get the evaluation index for research models. After assessing the reliability of the scale and factor analysis, with 3 variables removed TD7 (I can prevent infections during frequent use function food), CCQ3 (I think my colleague should buy function food), AT4 (I noticed an adverse effect on my function food if I use too much) due to low loading factor (<0.5). Results Multivariate regression analysis identified intend to buy function food affected by 3 factors. These factors are listed in the order from strong to weak as follows: " attitude towards function food", " perceived behavior control", "subjective norm". Linear regression model in the study was 47,7% explained variance of the dependent variable is the intention of the consumer to buy function food in Vinh Long province. In addition, test results also show that the demographic factors such as education level, age, occupation and income are differences in purchase intent function food. Through the results obtained, the authors suggest a number of implications for corporate governance.
  • 7. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... TÓM TẮT ..................................................................................................................... ABSTRACT .................................................................................................................. MỤC LỤC .............................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................ vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .....................................................................1 1.1 Giới thiệu ...................................................................................................................1 1.1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4 1.4. Bố cục của luận văn .................................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................6 2.1 Một số khái niệm quan trọng...................................................................................6 2.1.1 Khái niệm thực phẩm chức năng.....................................................................6 2.1.2 Khái niệm ý định mua hàng..............................................................................6 2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết.......................................................................................7 2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)..................7 2.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behavior – TPB) 8 2.3. Lƣợc khảo tài liệu ...................................................................................................9 2.3.1 Nghiên cứu về thái độ và ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng Thụy Điển (Christine Mitchell và Elin Ring, 2010) .............................9 2.3.2 Nghiên cứu kiến thức và sự chấp nhận thực phẩm chức năng trong giới trẻ Malaysia (G. Rezai, P.K.Teng, Z. Mohanned và M.N Shamsudin (2012)) 10
  • 8. ii 2.3.3 Nghiên cứu về sự chấp nhận thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu dùng Italia (Annunziata và Vecchio, 2010) ................................................................... 11 2.3.4 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu dùng Phần Lan (Nina Urala, 2005)........................................................................................... 12 2.3.5 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu dùng Croatia (Markovina và cộng sự, 2011) ................................................................. 13 2.3.6 Nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng thực phẩm chức năng ở ngƣời tiêu dùng Australia (O’Connor và White, 2010)......................................................... 14 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 16 2.4.1. Xây dựng thang đo........................................................................................ 17 2.4.2. Giả thuyết của nghiên cứu............................................................................ 18 2.5 Phân tích từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất ............................... 18 2.5.1. Thái độ đối với việc mua TPCN.................................................................. 18 2.5.2. Chuẩn chủ quan.............................................................................................. 19 2.5.3. Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận......................................................... 20 2.5.4. Sự an toàn khi dùng TPCN........................................................................... 20 2.5.5. Ý định mua TPCN......................................................................................... 21 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 24 3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 24 3.2. Xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra............................................................ 24 3.2.1. Điều chỉnh và phát triển thang đo............................................................... 26 3.2.2. Đánh giá sơ bộ thang đo .............................................................................. 28 3.2.3. Đánh giá chính thức...................................................................................... 28 3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ..................................................... 29 3.4. Mô tả về mẫu khảo sát ......................................................................................... 30 3.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu........................................................................... 31 3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ............... 31 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá ......................................................................... 32 3.5.3. Phân tích hệ số tƣơng quan và phân tích hồi quy tuyến tính. ................. 33
  • 9. iii 3.5.4. Phân tích sự khác biệt về xu hƣớng sử dụng theo các đặc điểm về nhân chủng học bằng kiểm định T-Test và ANOVA. ............................................... 34 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 36 4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ 36 4.2. Phân tích độ tin cậy ........................................................................................ 38 4.3 Phân tích nhân tố ........................................................................................... 40 4.3.1 Phân tích nhân tố (EFA) lần 1 ................................................................ 41 4.3.2 Phân tích nhân tố (EFA) lần 2 .................................................................. 41 4.3.3 Phân tích nhân tố (EFA) lần 3 ................................................................ 42 4.3.4 Phân tích nhân tố (EFA) lần 4 ................................................................ 42 4.3.5 Phân tích nhân tố (EFA) biến phụ thuộc .................................................. 44 4.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. .................. 44 4.5 Phân tích hồi quy ........................................................................................... 46 4.5.1 Phân tích tƣơng quan ............................................................................. 46 4.5.2 Đánh giá các giả định trong hồi quy tuyến tính .................................... 48 4.5.3 Kết quả hồi quy tuyến tính ...................................................................... 50 4.6 Kiểm định giả thuyết ...................................................................................... 52 4.7 Kiểm định sự khác biệt của các biến kiểm soát (nhân chủng học) ................ 53 4.7.1 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa những ngƣời có độ tuổi khác nhau .................................................................. 53 4.7.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa những ngƣời có trình độ học vấn khác nhau ................................................... 54 4.7.3 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa những nhóm nghề nghiệp khác nhau ............................................................... 55 4.7.4 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua thực phẩm chức năng giữa những ngƣời có thu nhập khác nhau ............................................................... 57 4.8 Mức độ ảnh hƣởng của từng biến quan sát trong nhóm nhân tố ................ 59 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý ................................................. 60 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 60
  • 10. iv 5.2 Hàm ý cho kết quả nghiên cứu ....................................................................... 61 5.3 Một số kiến nghị ............................................................................................. 62 5.3.1 . Đối với các doanh nghiệp ...................................................................... 62 5.3.2 . Đối với ngƣời tiêu dùng ......................................................................... 63 5.4 Các hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 66
  • 11. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ANOVA Analysis of Variance Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai EFA Exploratory Factor Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám Analysis phá KMO Kaiser – Meyer – Olkin Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA TPB Theory of Planned Lý thuyết hành vi có kế hoạch Behavior TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành vi hợp lý VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phƣơng sai TPCN Thực phẩm chức năng
  • 12. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng kết các nghiên cứu về ý định mua TPCN.......................................... 16 Bảng 2.2. Thang đo “Thái độ đối với việc mua TPCN”.............................................. 19 Bảng 2.3. Thang đo “Chuẩn chủ quan”.......................................................................... 19 Bảng 2.4. Thang đo “Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”..................................... 20 Bảng 2.5. Thang đo “sự an toàn khi dùng TPCN”. ...................................................... 21 Bảng 2.6. Thang đo “Ý định mua TPCN”..................................................................... 22 Bảng 2.7. Bảng tổng kết thang đo.................................................................................. 22 Bảng 3.1. Các biến đo lƣờng trong thang đo nháp đầu............................................... 26 Bảng 3.2. Thang đo chính thức....................................................................................... 28 Bảng 4.1. Mô tả thông tin đối tƣợng khảo sát.............................................................. 36 Bảng 4.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha........................................................... 39 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố lần 4 cho các biến độc lập................................ 43 Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc............................................ 44 Bảng 4.5. Thang đo các khái niệm nghiên cứu sau khi điều chỉnh mô hình............. 44 Bảng 4.6. Ma trận hệ số tƣơng quan Pearson .............................................................. 47 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp Enter ................................................... 50 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu............................................. 52 Bảng 4.9. Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi. .............................................................. 54 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định các nhóm tuổi theo phƣơng pháp Kruskal-Wallis.. 54 Bảng 4.11. Thống kê mô tả mẫu về trình độ học vấn, ................................................. 55 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis............................................................. 55 Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt về nghề nghiệp..................................................... 56 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp theo phƣơng pháp Bonferroni................................................................................................................ 56 Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt về thu nhập hàng tháng....................................... 58 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập theo phƣơng pháp Bonferroni................................................................................................................ 58
  • 13. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình2.1. Mô hình TRA ............................................................................................. 8 Hình2.2. Mô hình TPB ............................................................................................. 9 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Thụy Điển (Christine Mitchell và Elin Ring, 2010) ................................................................................................... 10 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Malaysia (G. Rezai và cộng sự, 2012).......................................................................................................................... 11 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận TPCN ở Italia (Annunziata và Vecchio, 2010) .......................................................................................................... 12 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Phần Lan (Urala, 2005) ......... 13 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Croatia (Markovina và cộng sự, 2011)........................................................................................................... ............... 14 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng TPCN ở ngƣời tiêu dùng Australia (O’Connor và White, 2010) ............................................. .......................... 15 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 17 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu và kiểm định thang đo trong nghiên cứu ............... 25 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố ...................................... 46 Hình 4.2. Đồ thị phân tán. ....................................................................................... 48 Hình 4.3. Đồ thị tần số phần dƣ chuẩn hóa. ............................................................. 49 Hình 4.4. Đồ thị P-P. ................................................................................................ 49
  • 14. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu 1.1.1. Đặt vấn đề Nguyên lý “Thực phẩm là thuốc, thuốc là thực phẩm” của Hippocrates đã có cách đây gần 2500 năm và đang nhận đƣợc sự quan tâm trở lại. Nó cung cấp một phƣơng pháp mới về ý tƣởng ăn uống lành mạnh bằng cách liên kết một thành phần đơn với kết quả sức khỏe chắc chắn trong một sản phẩm đơn. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng tăng về các vấn đề sức khỏe và môi trƣờng, thuật ngữ “Thực phẩm chức năng” đã trở nên phổ biến hơn trên thị trƣờng. Sử dụng thực phẩm chức năng đã trở thành xu hƣớng trên toàn thế giới. Tại những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada việc sử dụng thực phẩm chức năng là rất phổ biến. Tại Mỹ, trên 70% ngƣời dân sử dụng thực phẩm chức năng (Trần Đáng, 2013). Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật này. Theo thông tin của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, thực phẩm chức năng mới vào Việt Nam từ năm 2000 nhƣng đến năm 2013 số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN đã tăng lên 3.512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6.851 sản phẩm (tăng 124%). Trong đó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu, 20% sản phẩm sản xuất trong nƣớc. Thực phẩm chức năng đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều ngƣời dân còn chƣa biết nhiều đến chúng. Theo định nghĩa của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ quan bộ phận trong cơ thể ngƣời, có tác dụng dinh dƣỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dƣỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cƣờng sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lyconpen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác. Loại thực phẩm chức năng đƣợc kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lƣợng
  • 15. 2 lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gen để tăng hàm lƣợng một số chất có lợi. Xã hội hiện đại với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn đến nhiều thay đổi trong phƣơng thức làm việc (ngồi văn phòng nhiều hơn, vận động ít hơn…), thay đổi phƣơng thức đi lại (trƣớc đây đi bộ nhiều, nay có nhiều phƣơng tiện cơ giới hỗ trợ), rồi việc ăn quá nhiều, chuộng thức ăn nhanh… nên nguy cơ bệnh tật cũng nhiều hơn. Việc bổ sung thực phẩm chức năng vì vậy mà trở nên quan trọng, cần thiết, nó đƣợc ví nhƣ “vaccine” dự phòng dịch bệnh mạn tính, đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài Việc sử dụng TPCN mỗi ngày có tác động rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể tự tổng hợp đƣợc. TPCN giúp con ngƣời nâng cao sức đề kháng, tự cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại các yếu tố gây hại từ môi trƣờng xung quanh. Song song với việc chủ động giữ gìn vệ sinh môi trƣơng sống, sống lành mạnh, sử dụng thêm TPCN có tác dụng hỗ trợ giải độc, tăng cƣờng hệ miễn dịch, bổ sung dƣỡng chất và vitamin cho cơ thể là cách hữu hiệu để ngăn chặn bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ bên trong. Ngay từ bây giờ, mọi ngƣời cần ý thức đƣợc mức độ nguy hiểm của bệnh tật và chủ động phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình mình. Ngoài việc nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, tăng cƣờng vận động tập luyện thể dục thể thao, bổ sung hợp lý các thực phẩm dinh dƣỡng cho bữa ăn thì lựa chọn những TPCN uy tín, có hiệu quả tốt cũng là cách để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng và sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, hàng loạt các vấn đề bất cập trong quản lý khiến thị trƣờng càng trở nên hỗn loạn. Một số loại thực phẩm chức năng lại đƣợc quảng cáo
  • 16. 3 thái quá, thổi phồng sự thật về khả năng chữa bệnh khiến nhiều ngƣời tốn rất nhiều tiền để mua lấy niềm hy vọng chữa khỏi một số bệnh nan y (Trần Đáng, 2013). Ngƣời tiêu dùng hiện nay tiếp cận với thực phẩm chức năng chủ yếu qua phƣơng tiện truyền thông, hàng xách tay, hàng bán ở siêu thị, hiệu thuốc mà tƣ vấn viên chính là ngƣời bán hàng. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng còn thiếu thông tin, thiếu kiến thức và hiểu biết chƣa đúng về mặt hàng này, lo lắng vì không biết bản chất thực phẩm chức năng là gì, chức năng có tốt nhƣ quảng cáo, giá bán có phản ánh đúng giá trị sản phẩm hay không,… Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của thực phẩm chức năng trong đời sống sức khỏe còn ngƣời cũng nhƣ tình hình phát triển của thị trƣờng chức năng Việt Nam, đã có nhiều cuộc họp, hội thảo nghiên cứu, hội thảo, phỏng vấn diễn ra xoay quanh vấn đề phát triển và quản lý thực phẩm chức năng nhƣng chƣa thực sự có nhiều nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu nhu cầu thực sự của ngƣời tiêu dùng và các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi của họ. Vì vậy, để tìm hiểu thị trƣờng thực phẩm chức năng hiện nay, trƣớc hết cần phải hiểu đối tƣợng tiêu dùng là đối tƣợng nào, có nhu cầu ra sao về thực phẩm chức năng, ý định hành vi tiêu dùng chịu tác động bởi các yếu tố nào, từ đó có cách thức, biện pháp thay đổi ý định hành vi của họ theo hƣớng tích cực. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: đề tài tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.   Mục tiêu cụ thể:  - Tìm hiểu về nhận thức của ngƣời tiêu dùng về thực phẩm chức năng. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Vĩnh Long.
  • 17. 4 - Đề xuất các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp đẩy mạnh các yếu tố tích cực nhằm nâng cao nhận thức và ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: ý định mua thực phẩm chức năng của ngƣời tiêu dùng.  Đối tƣợng khảo sát: ngƣời tiêu dùng có ý định mua thực phẩm chức năng.   Phạm vi nghiên cứu: đề tài khảo sát ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6/2016. 1.4. Bố cục của luận văn: Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan: Chƣơng này mô tả một cách tổng quan về TPCN và xác định vấn đề cần đƣợc giải quyết trong luận văn, đƣa ra mục tiêu nghiên cứu từ vấn đề đƣợc xác định. Các phƣơng pháp nói chung và tầm quan trọng của nghiên cứu cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: chƣơng này giải thích một số khái niệm cơ bản liên quan đến TPCN. Trong chƣơng này, một số lý thuyết liên quan đến ý định mua hàng cũng đƣợc xem xét. Những lý thuyết này đƣợc phân tích để có thể chọn lý thuyết thích hợp nhất áp dụng trong cuộc khảo sát. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: chƣơng này trình bày các phƣơng pháp áp dụng để thu thập và phân tích dữ liệu. Chƣơng này cũng cung cấp các cấ u trúc và đặc điểm khác của cuộc khảo sát chẳng hạn nhƣ kích thƣớc, bảng câu hỏi và mẫu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: Sau khi khảo sát đƣợc tiến hành, kết quả phân tích dữ liệu đƣợc trình bày trong chƣơng này. Các dữ liệu đƣợc phân tích trong chƣơng này bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của những ngƣời tham gia, số liệu thống kê mô tả của các biến và kết quả thử nghiệm giả thuyết.
  • 18. 5 Chƣơng 5: Kết luận và đề xuất hàm ý: Với phát hiện thu đƣợc từ chƣơng 4, chƣơng 5 sẽ tóm tắt các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN và cung cấp các đề nghị để áp dụng kết quả này trong kinh doanh hoặc các họat động xã hội.
  • 19. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng này giải thích lý thuyết nền tảng cho việc nghiên cứu, cấu trúc của nghiên cứu và đánh giá các lý thuyết liên quan để thiết lập nền tảng thích hợp cho nghiên cứu. Tác giả cũng sẽ trình bày những lý thuyết cơ bản về ý định hành vi và một số nghiên cứu về ý định hành vi. Từ cơ sở lý thuyết đó, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết cho đề tài nghiên cứu này. 2.1 Một số khái niệm quan trọng 2.1.1 Khái niệm thực phẩm chức năng Thực phẩm chức năng (tiếng Anh: functional foods) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến đƣợc bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng nhƣ thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cƣờng) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dƣỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể nhƣ cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dƣỡng mà nó mang lại". Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể ngƣời, có tác dụng dinh dƣỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lƣợng vi chất và hƣớng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dƣỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dƣỡng y học. 2.1.2 Khái niệm ý định mua hàng Ý định: theo Ajzen, I. (1991, tr. 181) ý định đƣợc xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”.
  • 20. 7 (Nguyên tác “Intentions are assumed to capture the motivational factors that influence a behavior: they are indications of how people are willing to try, of how much an effort they are planning to exert, in order to peform the behavior”). 2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết Có nhiều lý thuyết giải thích cho hành vi của con ngƣời nói chung và hành vi mua của ngƣời tiêu dùng nói riêng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991). Hai lý thuyết này đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc giải thích ý định thực hiện hành vi của con ngƣời. 2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) TRA là mô hình giải thích và dự đoán ý định hành vi trong các trƣờng hợp chấp nhận một hệ thống công nghệ thông tin. TRA dựa trên giả định rằng con ngƣời có lý trí và họ đƣa ra những quyết định hợp lí dựa trên những thông tin mà họ biết. Mục tiêu của thuyết TRA là để dự đoán và hiểu về hành vi của một cá nhân. Lý thuyết này chỉ ra rằng ý định hành vi là dự đoán tốt nhất của hành vi thực sự đồng thời đƣợc xác định bởi thái độ và các chuẩn chủ quan (Subjective Norms).  Thái độ là cảm nhận tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện một hành vi và có thể đƣợc quyết định bởi sự dự báo về kết quả của những hành động của họ.    Chuẩn chủ quan là nhận thức của một ngƣời về việc phải ứng xử thế nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân về việc ngƣời khác sẽ nghĩ nhƣ thế nào về hành động của mình. Chuẩn chủ quan đại diện cho việc cá nhân nhận thức rằng những ngƣời quan trọng đối với việc ra quyết định của họ mong muốn họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. 
  • 21. 8 Niềm tin Thái độ Sự đánh giá Ý định hành vi Hành vi thực sự Niềm tin quy chuẩn Chuẩn chủ quan Động cơ Hình 2.1. Mô hình TRA Thuyết hành động hợp lý cũng đã cung cấp một nền tảng lý thuyết rất hữu ích trong việc tìm hiểu thái độ đối với hành động trong tiến trình chấp nhận của ngƣời tiêu dùng, theo đó đã cho thấy xu hƣớng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất cho hành vi tiêu dùng. 2.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behavior – TPB) Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991), đƣợc phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể đƣợc dự báo hoặc giải thích bởi các xu hƣớng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hƣớng hành vi đƣợc giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hƣởng đến hành vi, và đƣợc định nghĩa nhƣ là mức độ nổ lực mà mọi ngƣời cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Mô hình TPB khắc phục nhƣợc điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là Sự kiểm soát hành vi cảm nhận. Biến này phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi… Mô hình TPB đƣợc xem nhƣ tối ƣu hơn đối với TRA
  • 22. 9 trong việc dự đoán và giải thích hành vi của ngƣời tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Thái độ Chuẩn chủ quan Ý định Hành vi Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận Hình 2.2. Mô hình TPB Nhƣ vậy, lý thuyết hành vi có kế hoạch chỉ ra ba nhân tố độc lập về mặt khái niệm quyết định nên ý định. Đầu tiên là thái độ đối với hành vi, đó là mức độ mà mỗi cá nhân đánh giá cao hay thấp một hành vi nào đó. Thứ hai là chuẩn chủ quan, đó là nhận thức về áp lực mà xã hội đặt lên cá nhân trong việc thực hiện hay không thực hiện hành vi. Thứ ba là kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận, đó là nhận thức về việc dễ hay khó để thực hiện một hành vi cụ thể. Nhìn chung, thái độ đối với hành vi càng tích cực, chuẩn mực chủ quan càng ủng hộ việc thực hiện hành vi và sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận càng ít cản trở thì ý định thực hiện hành vi càng mạnh mẽ. 2.3. Lƣợc khảo tài liệu 2.3.1 Nghiên cứu về thái độ và ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng Thụy Điển (Christine Mitchell và Elin Ring, 2010) Một nghiên cứu đƣợc giới khoa học trong ngành đánh giá rất cao là nghiên cứu của Mitchell và Ring về ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng Thụy Điển. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 257 ngƣời tiêu dùng ở Thụy Điển về ý định mua TPCN của họ dựa trên nền lý thuyết hành vi dự định TPB. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố “niềm tin” và “quy chuẩn” tác động đến ý định hành vi thông qua 2 yếu tố là “thái độ” (Attitude toward behavior) và “chuẩn chủ quan” (subjective norm). Tuy nhiên, không hoàn toàn giống với mô hình TPB gốc, “sự
  • 23. 10 kiểm soát” có tác động trực tiếp đến “ý định hành vi” chứ không thông qua biến “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” (perceived behavioral control). Thông qua nghiên cứu này, “Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” cho thấy không có tác động trực tiếp đến “ý định hành vi”. Cũng vậy, “sự kiểm soát” cũng không có tác động trực tiếp đến “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”. Tuy vậy từ cơ sở lý thuyết và các giả định nghiên cứu, các mối quan hệ này đƣợc thể hiện bằng các đƣờng nét đứt. Niềm tin Quy chuẩn Sự kiểm soát Thái độ đối với thực phẩm chức năng Chuẩn chủ quan Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận Ý định mua TPCN Hành vi mua Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Thụy Điển (Christine Mitchell và Elin Ring, 2010) 2.3.2 Nghiên cứu kiến thức và sự chấp nhận thực phẩm chức năng trong giới trẻ Malaysia (G. Rezai, P.K.Teng, Z. Mohanned và M.N Shamsudin (2012)) G. Rezai và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về ý định mua TPCN của những ngƣời tiêu dùng trẻ ở khu vực Klang Valley, Malaysia. Nghiên cứu sử dụng thuyết hành vi dự định (TPB) làm lý thuyết nền nhằm tìm ra sự tác động giữa nhận thức và cảm nhận về TPCN tới ý định mua TPCN. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố có ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng trong việc chọn mua TPCN là “thái độ của ngƣời tiêu dùng đối với TPCN”, “cảm nhận của ngƣời tiêu dùng” và “sự kiểm
  • 24. 11 soát hành vi”. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đa phần ngƣời sử dụng TPCN cho rằng giá TPCN cao hơn so với thực phẩm thông thƣờng. Các thuộc tính nhân chủng học (giới tính, độ tuổi, nơi ở, trình độ học vấn) Nhận thức và cảm nhận về TPCN Thái độ đối với TPCN Chuẩn chủ quan (không đo lƣờng) Sự kiểm soát hành vi (thu nhập) Ý định mua TPCN Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Malaysia (G. Rezai và cộng sự, 2012). Khi so sánh các đặc điểm nhân chủng học, ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng có độ tuổi từ 26-40 lớn hơn của ngƣời tiêu dùng trong độ tuổi từ 17-25. Ngƣời có thu nhập cao cũng mua nhiều TPCN hơn là những ngƣời có mức thu nhập thấp hơn. Tuy nhiên trình độ học vấn lại không ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng trong nghiên cứu. 2.3.3 Nghiên cứu về sự chấp nhận thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng Italia (Annunziata và Vecchio, 2010) Không giống nhƣ Rezai và cộng sự, Annunziata và Vecchio thì có nghiên cứu về “sự chấp nhận TPCN” của ngƣời tiêu dùng. Nghiên cứu tập trung vào những lý do khiến ngƣời tiêu dùng chấp nhận tiêu dùng TPCN và TPCN có là một phần trong nhu cầu dinh dƣỡng hằng ngày của họ. Dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp
  • 25. 12 đƣợc thu thập từ 400 ngƣời tiêu dùng Italia. Và đƣợc phân tích theo phƣơng pháp phân tích nhân tố chính để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến thái độ đối với TPCN. Nghiên cứu chỉ ra rằng “cảm nhận về sức khỏe”, “sự tự tin” và “sự thỏa mãn với sản phẩm” là những yếu tố tác động đến sự chấp nhận TPCN của ngƣời tiêu dùng Italia. Nghiên cứu cũng cho thấy ngƣời tiêu dùng Italia vẫn chƣa có một định nghĩa và nhận thức rõ ràng về TPCN. Ngƣời tiêu dùng vẫn quen với các sản phẩm nhƣ sữa chua bổ sung probiotic, sữa bổ sung dƣỡng chất và canxi hay các loại nƣớc ép bổ sung vitamin. Thế nên ngƣời tiêu dùng chỉ có thái độ tích cực với các sản phẩm TPCN này. Về các yếu tố nhân chủng học, nghiên cứu chỉ ra rằng giới tính và độ tuổi không có tác động đến việc tiêu dùng TPCN. Tuy nhiên trình độ học vấn lại có tác động đến việc chấp nhận tiêu dùng TPCN. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy những gia đình có một hay nhiều thành viên có vấn đề về sức khỏe sẽ có xu hƣớng tiêu dùng TPCN nhiều hơn những gia đình bình thƣờng khác. Cảm nhận về sức khỏe Sự tự tin sử dụng TPCN (an toàn TPCN) Sự thỏa mãn khi dùng TPCN Sự chấp nhận TPCN Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận TPCN ở Italia (Annunziata và Vecchio, 2010) 2.3.4 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng Phần Lan (Nina Urala, 2005) Ở Phần Lan, Nina Urala cũng có nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng. Dữ liệu của nghiên cứu đƣợc lấy mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện với sự tham gia của 958 ngƣời tiêu dùng Phần
  • 26. 13 Lan để tìm ra các nhân tố tác động đến ý định mua TPCN. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nữ giới có thái độ tích cực hơn đối với TPCN hơn nam giới. Sự khác biệt này có nguyên nhân vì nữ giới có động lực cá nhân đối với bệnh tật lớn hơn nam giới. Ngoài ra, những ngƣời đã từng dùng TPCN rồi cũng có thái độ tích cực hơn với TPCN so với những ngƣời chƣa từng mua TPCN cũng đƣợc chỉ ra trong nghiên cứu này. Lợi ích có đƣợc từ việc dùng TPCN Sự cần thiết của TPCN Sự tin tƣởng và tự tin dùng TPCN Ý định mua TPCN Sự an toàn của TPCN Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Phần Lan (Urala, 2005) 2.3.5 Nghiên cứu về ý định mua thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng Croatia (Markovina và cộng sự, 2011) Markovina và cộng sự thì có một nghiên cứu về cảm nhận của ngƣời tiêu dùng trẻ tuổi về TPCN ở Croatia. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 583 ngƣời ở độ tuổi từ 14-18 và 452 ngƣời ở độ tuổi từ 19-30. Số ngƣời đã từng mua TPCN trong nghiên cứu này 75% tổng số ngƣời và có hơn 50% trả lời sẽ tiếp tục mua TPCN. Về các đặc điểm nhân chủng học, Nghiên cứu cho thấy nhóm ngƣời trong độ tuổi từ 19-30 có xu hƣớng mua TPCN nhiều hơn nhóm trong độ tuổi từ 14-18. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy nữ giới, nhóm ngƣời có thu nhập cao, nhóm gia đình có ít
  • 27. 14 thành viên sẽ mua TPCN nhiều hơn nhóm nam giới, ngƣời có thu nhập thấp và nhóm ngƣời mà gia đình có đông thành viên. Những nơi mua TPCN phổ biến theo thứ tự là: siêu thị, khu mua sắm, cửa hàng chuyên bán TPCN và trực tiếp từ nhà sản xuất. Nhận thức về sức khỏe và sự tự tin sử dụng TPCN Sự tin tƣởng vào TPCN Ý định mua TPCN trong tƣơng lai Giá cả và chất lƣợng TPCN Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu ý định mua TPCN ở Croatia (Markovina và cộng sự, 2011) 2.3.6 Nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng Australia (O’Connor và White, 2010) O'Connor và White thì tiến hành nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng TPCN và thực phẩm bổ sung vitamin ở thị trƣờng Australia. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 388 ngƣời với mô hình nghiên cứu là thuyết hành vi dự định TPB. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba yếu tố của thuyết hành vi dự định là “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” đều có tác động đến ý định mua thực phẩm chức năng. Ngoài ra, do TPCN là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trƣờng nên nghiên cứu đã khảo sát thêm hai yếu tố là “sự sợ hãi với các rủi ro” và “sự quen thuộc với các rủi ro” và thấy cả hai đều có tác động đến ý định mua TPCN. Về sự tác động của các yếu tố nhân chủng học đến ý định dùng TPCN và thực phẩm bổ
  • 28. 15 sung vitamin, nghiên cứu cho thấy đặc điểm tuổi tác và giới tính không có tác động đến ý định hành vi. Thái độ đối với thực phẩm chức năng Chuẩn chủ quan Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận Sự sẵn lòng sử dụng thực phẩm chức năng Sự sợ hãi và các rủi ro Sự quen thuộc với các rủi ro Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu về sự sẵn lòng sử dụng TPCN ở người tiêu dùng Australia (O’Connor và White, 2010)
  • 29. 16 Bảng tổng kết nghiên cứu Bảng 2.1. Tổng kết các nghiên cứu về ý định mua TPCN Thang đo Tác giả và Thị trƣờng Mục tiêu năm nghiên cứu nghiên cứu + Lợi ích có đƣợc từ việc tiêu dùng TPCN + Sự cần thiết của TPCN Urala Phần Lan Ý định mua + Sự tin tƣởng và tự tin dùng (2005) TPCN TPCN + Sự an toàn khi dùng TPCN + Cảm nhận về sức khỏe Annunziata Sự chấp nhận + Sự tự tin sử dụng TPCN và Vecchio Italia TPCN + Sự thỏa mãn khi dùng TPCN (2010) + Thái độ đối với TPCN Mitchell và Ý định mua + Chuẩn chủ quan Ring Thụy Điển TPCN + Sự kiểm soát (2010) + Thái độ đối với TPCN + Chuẩn chủ quan O’Connor Sự sẵn lòng + Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm và White Australia sử dụng nhận (2010) TPCN + Sự sợ hãi các rủi ro + Sự quen với các rủi ro + Nhận thức về sức khỏe và sự tự Ý định mua Markovina TPCN trong tin sử dụng TPCN và cộng sự Croatia tƣơng lai ở + Sự tin tƣởng vào TPCN (2011) ngƣời tiêu + Giá cả và chất lƣợng của TPCN dùng trẻ + Thái độ đối với việc mua TPCN Rezai và Ý định mua + Nhận thức và cảm nhận về TPCN cộng sự Malaysia TPCN ở + Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm (2012) ngƣời tiêu nhận (thu nhập) dùng trẻ (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
  • 30. 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
  • 31. 17 2.4.1. Xây dựng thang đo Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trƣớc đây và sự chấp nhận của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm TPCN tác giả nhận thấy mô hình thuyết hành vi dự định TPB là phù hợp để áp dụng vào nghiên cứu ở thị trƣờng Vĩnh Long. Từ các nghiên cứu trƣớc đây, 4 nhân tố là “thái độ đối với việc mua TPCN”, “chuẩn chủ quan”, “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” và “sự an toàn khi dùng TPCN” đều có tác động đến ý định mua TPCN. Nên ngoài mô hình gốc TPB, tác giả thêm vào một nhân tố nữa là “sự an toàn khi dùng TPCN” để hình thành nên mô hình nghiên cứu cho đề tài. Ngoài ra, đối với “ý định mua TPCN” thì các yếu tố liên quan đến đặc điểm của ngƣời tiêu dùng nhƣ giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong “ý định mua TPCN” của ngƣời tiêu dùng. Do đó, mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận văn sẽ gồm 4 nhân tố là “thái độ đối với TPCN”, “chuẩn chủ quan”, “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” và “sự an toàn khi dùng TPCN” tác động trực tiếp đến “ý định mua TPCN”. Thái độ đối với thực phẩm chức năng Chuẩn chủ quan Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận Sự an toàn khi sử dụng TPCN H1 H2 H3 H4 Ý định mua TPCN Hình 2.9. Mô hình nghiêncứu đề xuất
  • 32. 18 2.4.2. Giả thuyết của nghiên cứu - Giả thuyết H1: Thái độ đối với TPCN có tác động đồng biến (+) đến ý định mua TPCN. - Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động đồng biến (+) đến ý định mua - Giả thuyết H3: Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận có tác động đồng biến (+) đến ý định mua TPCN. - Giả thuyết H4: Sự an toàn khi dùng TPCN có tác động nghịch biến (-) đến ý định mua TPCN. 2.5 Phân tíchtừng nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất 2.5.1. Thái độ đối với việc mua TPCN Thái độ đối với hành vi: là mức độ mà một ngƣời đánh giá một hành vi là tích cực hoặc tiêu cực (Fishbein và Ajzen, 1975). Thái độ là một trạng thái tâm lý diễn tả sự đánh giá lên một chủ thể với các mức độ từ thích đến không thích (Eagly và Chaiken, 1993, trích Mitchell và Ring, 2010). Trong nghiên cứu này, thái độ đƣợc dùng để chỉ trạng thái tâm lý cho hành động mua TPCN. Trong nghiên cứu của Rezai và cộng sự (2012) ở thị trƣờng Malaysia. Tác giả dựa trên mô hình TPB và tiến hành nghiên cứu trên 439 ngƣời để khảo sát các yếu tố có ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng TPCN. Tác giả đã nhận thấy 3 yếu tố sau có tác động đến ý định mua TPCN: nhận thức và cảm nhận về TPCN, thái độ đối với TPCN và yếu tố thu nhập trong việc kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận. Urala (2005) đã tiến hành nghiên cứu về sự cảm nhận về TPCN của ngƣời tiêu dùng Phần Lan. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2004 trên 4536 ngƣời tiêu dùng Phần Lan. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các tác dụng có lợi của TPCN không thể đƣợc cảm nhận trực tiếp từ ngƣời tiêu dùng. Những tác dụng này phải đƣợc truyền tải đến ngƣời tiêu dùng thông qua các phƣơng tiện truyền thông. Từ các nghiên cứu trên, thang đo cho “thái độ đối với việc mua TPCN” đƣợc trình bày ở bảng 2.2.
  • 33. 19 Bảng 2.2. Thang đo “Thái độ đối với việc mua TPCN” Mã Tên biến quan sát TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi. TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thƣờng ngày. TD3 Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có đƣợc những dƣỡng chất cần thiết cho cuộc sống thƣờng ngày. TD4 Tâm trạng của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN. TD5 Vẻ bề ngoài của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN. TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh. TD7 Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 2.5.2. Chuẩn chủ quan Trong nghiên cứu của Mitchell và Ring (2010). Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng Thụy Điển. Nghiên cứu dựa trên mô hình TPB và thực hiện khảo sát trên 257 ngƣời. Nghiên cứu đã cho thấy kết quả là ngƣời tiêu dùng Thụy Điển có thái độ trung lập đối với ý định mua TPCN. Ba nhóm nhân tố có tác động đến ý định mua TPCN trong nghiên cứu của Mitchell và Ring bao gồm: thái độ đối với TPCN, chuẩn chủ quan và sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận. Từ nghiên cứu của Mitchell và Ring, các biến quan sát trong nhóm “chuẩn chủ quan” đƣợc trích ra để khảo sát và đƣợc trình bày trong bảng 2.3. Bảng 2.3. Thang đo “Chuẩn chủ quan” Mã Tên biến quan sát CCQ1 Những ngƣời quan trọng với tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. CCQ2 Những ngƣời quan trọng với tôi đều dùng TPCN. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Chuẩn chủ quan đƣợc định nghĩa nhƣ là nhận thức của một ngƣời về những áp lực xã hội khiến ngƣời đó thực hiện hay không thực hiện các hành vi (Fishbein và
  • 34. 20 Ajzen, 1975). Nhƣ vậy, có thể hiểu chuẩn chủ quan là cảm nhận của một ngƣời về việc ngƣời khác (gia đình, bạn bè, xã hội,...) cảm thấy nhƣ thế nào khi họ thực hiện hành vi tiêu dùng TPCN. 2.5.3. Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận đề cập đến nhận thức về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện các hành vi (Ajzen, 1991). Ajzen (1991) cho rằng sự kiểm soát hành vi là sự cảm nhận của cá nhân về mức độ dễ hay khó thực hiện hành vi cụ thể. Và ông cũng cho rằng sự kiểm soát hành vi sẽ tác động lên dự định hoặc hành vi. Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận đề cập đến nhận thức của một ngƣời dựa trên các kỹ năng có sẵn, tài nguyên và cơ hội mà có thể ngăn chặn, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi. O’Connor và White (2010) đã tiến hành nghiên cứu trên 226 ngƣời tiêu dùng Australia về thái độ, chuẩn chủ quan, sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận và mức độ quen với các mối nguy hiểm đến ý định mua TPCN. Kết quả cho thấy thái độ đối với TPCN, chuẩn chủ quan và sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận có ảnh hƣởng đáng kể đến ý định tiêu dùng TPCN. Từ nghiên cứu trên, các yếu tố về “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” đƣợc trình bày ở bảng 2.4. Bảng 2.4. Thang đo “Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” Mã Tên biến quan sát KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới. KS2 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN. KS3 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 2.5.4. Sự an toàn khi dùng TPCN Sự an toàn khi dùng thực phẩm là mức độ an toàn từ việc ăn các loại thực phẩm. Mức độ an toàn này là những rủi ro đƣợc đánh giá từ lúc sản phẩm đƣợc nuôi trồng, đóng gói, phân phối và quy trình chế biến thức ăn (Lucas, 2004). Trong bài
  • 35. 21 luận văn này, sự an toàn khi dùng TPCN là những rủi ro hay tác dụng phụ mà ngƣời tiêu dùng có thể gặp phải khi họ dùng các sản phẩm TPCN. Trong nghiên cứu của Annunziata và Vecchio (2010) về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng TPCN của ngƣời tiêu dùng Italia. Tác giả đã nghiên cứu trên 340 ngƣời trong độ tuổi từ 18 đến 75 và thƣờng mua thực phẩm cho gia đình. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cảm nhận về sức khỏe, sự an toàn, sự thỏa mãn và nhu cầu về sức khỏe làm nên một nhu cầu lớn đối với TPCN. Từ các nghiên cứu trên, các biến quan sát trong nhóm “sự an toàn khi dùng TPCN” đƣợc trích ra để khảo sát và đƣợc trình bày trong bảng 2.5. Bảng 2.5. Thang đo “Sự an toàn khi dùng TPCN”. Mã Tên biến quan sát AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ. AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể tôi. AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN. AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 2.5.5. Ý định mua TPCN Ý định đƣợc xem là bao gồm các yếu tố, động cơ có ảnh hƣởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi. Ý định đại diện các thành phần động lực của một hành vi, đó là mức độ nỗ lực có ý thức rằng một ngƣời sẽ thực hiện một hành vi (Ajzen, 1991). Ý định mua là sự sẵn lòng của ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời tiêu dùng có một kế hoạch mà họ nghĩ rằng họ sẽ mua một sản phẩm trong tƣơng lai (Mitchell và Ring, 2010). Nhƣ vậy có thể hiểu ý định mua TPCN của ngƣời tiêu dùng là sự sẵn lòng của ngƣời tiêu dùng, hoặc ngƣời tiêu dùng có kế hoạch sẽ mua các sản phẩm TPCN. Từ nghiên cứu của Mitchell và Ring (2010), các biến quan sát về nhóm “ý định mua TPCN” đƣợc trình bày ở bảng 2.6.
  • 36. 22 Bảng 2.6. Thang đo “Ý định mua TPCN” Mã Tên biến quan sát YD1 Tôi có ý định mua TPCN. YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Tổng kết các nghiên cứu về ý định mua TPCN Bảng 2.7. Bảng tổng kết thang đo Thang đo Tác giả và năm nghiên cứu Thị trƣờng nghiên cứu Thái độ đối với việc mua Rezai và cộng sự (2012) Malaysia TPCN Urala (2005) Phần Lan Chuẩn chủ quan Mitchell và Ring (2010) Thụy Điển Sự kiểm soát hành vi đƣợc O’Connor và White (2010) Australia cảm nhận Sự an toàn khi dùng TPCN Annunziata và Vecchio (2010) Italia Ý định mua TPCN Mitchell và Ring (2010) Thụy Điển (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)  Điểm mới và đóng góp của đề tài  Theo nghiên cứu của tác giả, các nghiên cứu thực phẩm chức năng chỉ dừng lại ở số lƣợng ngƣời sử dụng thực phẩm chức năng tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (theo điều tra của Cục an toàn thực phẩm năm 2011), chƣa có nghiên cứu nào về thực phẩm chức năng tại thị trƣờng tỉnh Vĩnh Long. Đề tài này sẽ đi tiên phong trong nghiên cứu về ý định mua của ngƣời tiêu dùng Vĩnh Long về thực phẩm chức năng. Đề tài này sẽ giúp các nhà doanh nghiệp nắm bắt đƣợc các yếu tố chính tác động đến ý định mua của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm tắt chƣơng 2
  • 37. 23 Tóm lại, chƣơng 2 đã tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy ý định là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi cá nhân. Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên mô hình chủ đạo là thuyết hành vi dự định TPB, đồng thời kết hợp với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện Việt Nam. Có 4 nhân tố đƣợc hình thành từ cơ sở lý thuyết là Thái độ đối với việc mua TPCN, Chuẩn chủ quan, Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận và Sự an toàn khi dùng TPCN. Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc là ý định mua TPCN. Trong 4 giả thuyết đƣợc đƣa ra, chỉ có mối quan hệ giữa Sự an toàn khi dùng TPCN và ý định mua TPCN là nghịch biến, còn các giả thuyết còn lại đều là quan hệ đồng biến.
  • 38. 24 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả đã tiến hành thực hiện trong đề tài. Phần phƣơng pháp này bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi điều tra khảo sát. Tiếp đó, chƣơng 3 sẽ trình bày cách thu thập dữ liệu, mô tả mẫu và các bƣớc phân tích dữ liệu. Mục đích của chƣơng này là đƣa ra cách thức nhằm để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở chƣơng 2. 3.1. Quy trình nghiên cứu Các thang đo đƣợc điều chỉnh và phát triển từ cơ sở lý thuyết và từ các mô hình nghiên cứu trƣớc. Các thang đo này đƣợc dịch sang tiếng Việt từ những thang đo gốc đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu bằng tiếng Anh trƣớc đây. Vì vậy khi hình thành thang đo chính thức, các cuộc phỏng vấn sâu cần phải đƣợc thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung các nhân tố có tác động tới thị trƣờng ở Việt Nam. Kỹ thuật phỏng vấn sâu cũng giúp cho việc trình bày nội dung, từ ngữ trong bảng câu hỏi khảo sát trở nên dễ hiểu hơn và tránh bị hiểu nhầm. Thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ. Quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc: điều chỉnh và phát triển thang đo, đánh giá sơ bộ thang đo và thực hiện nghiên cứu chính thức. Quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày trong hình 3.1. 3.2. Xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra Các thang đo đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Các thang đo này đƣợc dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu đƣợc công bố trƣớc đó. Thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5 mức độ nhƣ sau: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Không có ý kiến, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Việc sử dụng thang đo này trong nghiên cứu kinh tế xã hội là phù hợp vì các vấn đề trong kinh tế xã hội đều mang tính đa khía cạnh.
  • 39. 25 Review các nghiên cứu trƣớc Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng Thang đo nháp đầu Thang đo nháp cuối Độ tin cậy EFA Thảo luận tay đôi Tƣơng quan biến tổng Cronbach Alpha Trọng số nhân tố EFA Phƣơng sai trích Thang đo chính thức Tƣơng quan biến tổng Nghiên cứu Độ tin cậy chính thức Cronbach Alpha định lƣợng Trọng số nhân tố EFA EFA Phƣơng sai trích Kiểm tra mô hình Phân tích hồi quy Kiểm tra sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học Kết luận và đề xuất hàm ý Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu và kiểm định thang đo trong nghiên cứu (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
  • 40. 26 3.2.1. Điều chỉnh và phát triển thang đo Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu của Rezai và cộng sự (2012), Urala (2005), Mitchell và Ring (2010), O'Connor và White (2010), Annunziata và Vecchio (2010). Thang đo nháp đầu của nghiên cứu đƣợc trích và trình bày ở bảng 3.1. Thang đo nháp đầu đƣợc dùng để thảo luận và phát triển thành thang đo nháp cuối. Kỹ thuật thảo luận tay đôi mục đích để khám phá, khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua TPCN của ngƣời dân ở Vĩnh Long. Thảo luận tay đôi đƣợc tiến hành nhƣ sau: Đối tƣợng tham gia thảo luận tay đôi gồm 6 ngƣời có ý định mua TPCN. Độ tuổi của ngƣời tham gia phỏng vấn là từ 24 đến 45 tuổi. Quy trình thảo luận tay đôi: đầu tiên, tác giả đƣa cho mỗi ngƣời bảng các biến quan sát đƣợc dùng lại từ các nghiên cứu trƣớc đây. Các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đƣợc yêu cầu chỉnh sửa các từ ngữ trong thang đo và loại bỏ các biến quan sát mà họ cho rằng không có tác động đến ý định mua TPCN của họ. Các biến quan sát nếu bị họ loại bỏ sẽ đƣợc đƣa vào thảo luận với tác giả. Sau khi thảo luận, biến nào có trên 50% số ngƣời loại bỏ sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Sau quy trình loại biến quan sát, các đối tƣợng phỏng vấn đƣợc yêu cầu đƣa thêm các nhân tố tác động đến ý định mua TPCN của họ. Các nhân tố đƣợc thêm vào tiếp tục đƣợc thảo luận với tác giả để đánh giá các biến quan sát mới này. Bảng 3.1. Các biến đo lƣờng trong thang đo nháp đầu. Thái độ đối với việc mua TPCN TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi. TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thƣờng ngày. TD3 Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có đƣợc những dƣỡng chất cần thiết cho cuộc sống thƣờng ngày. TD4 Tâm trạng của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN. TD5 Vẻ bề ngoài của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
  • 41. 27 TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh. TD7 Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên. Chuẩn chủ quan CCQ1 Những ngƣời quan trọng với tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. CCQ2 Những ngƣời quan trọng với tôi đều dùng TPCN. Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới. KS2 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN. KS3 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN. Sự an toàn khi dùng TPCN AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ. AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể tôi. AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN. AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều. Ý định mua TPCN YD1 Tôi có ý định mua TPCN. YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới. (Nguồn: Phụ lục 4) Kết quả của quá trình thảo luận tay đôi là không có biến nào bị loại bỏ. Biến CCQ1 và CCQ2 ở thang đo gốc đƣợc tách ra để phù hợp với đặc điểm ngƣời Việt Nam. Các biến tách ra từ CCQ1: gia đình (cha mẹ, anh chị …) tôi cho rằng tôi nên mua TPCN, bạn bè tôi cho rằng tôi nên mua TPCN và đồng nghiệp tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. Từ thang đo CCQ2 là: gia đình tôi đều dùng TPCN, bạn bè tôi đều dùng TPCN và đồng nghiệp tôi đều dùng TPCN. Trong nhóm “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”, sau khi tiến hành thảo luận thì có 1 biến quan sát đƣợc thêm vào: “đối với tôi, việc sử dụng TPCN là dễ dàng”.
  • 42. 28 Trong nhóm “ý định mua TPCN”, sau khi thảo luận, có 3 biến quan sát mới đƣợc thêm vào: “tôi có ý định khuyên gia đình mua TPCN”, “tôi có ý định khuyên bạn bè mua TPCN” và “tôi có ý định khuyên đồng nghiệp mua TPCN”. 3.2.2. Đánh giá sơ bộ thang đo Việc đánh giá sơ bộ thang đo đƣợc tiến hành bằng nghiên cứu sơ bộ định lƣợng. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện trên 55 ngƣời đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện (gửi bảng khảo sát trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát). Những ngƣời thực hiện khảo sát sẽ thực hiện bằng cách điền vào bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát là bảng câu hỏi sau khi đã tiến hành nghiên cứu định tính, đƣợc trình bày trong bảng 3.2. Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng sẽ đƣợc xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS nhằm để đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là để loại bỏ các biến rác. Nếu các biến rác này vô tình gộp chung với các biến khác trong EFA, chúng ta sẽ không có cơ sở để giải thích chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả sau khi đánh giá sơ bộ thang đo đƣợc trình bày trong Phụ lục 5, các biến quan sát đều phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất và không biến nào bị loại bỏ khỏi mô hình. 3.2.3. Đánh giá chính thức Bảng câu hỏi điều tra trong nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện qua 2 bƣớc. Đầu tiên, dựa vào cơ sở lý thuyết và nhu cầu nghiên cứu, bảng câu hỏi để nghiên cứu sơ bộ đƣợc hình thành. Sau khi khảo sát và kiểm định thang đo với bảng khảo sát sơ bộ, nghiên cứu có bảng khảo sát cho nghiên cứu định lƣợng chính thức. Và bảng khảo sát này không đổi so với nghiên cứu sơ bộ định lƣợng. Bảng 3.2. Thang đo chính thức Thái độ đối với việc mua TPCN TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi. TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thƣờng ngày. TD3 Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có đƣợc những dƣỡng chất cần thiết cho cuộc sống thƣờng ngày.
  • 43. 29 TD4 Tâm trạng của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN. TD5 Vẻ bề ngoài của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN. TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh. TD7 Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên. Chuẩn chủ quan CCQ1 Gia đình (cha mẹ, anh chị …) tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. CCQ2 Bạn bè tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. CCQ3 Đồng nghiệp tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. CCQ4 Gia đình tôi đều dùng TPCN. CCQ5 Bạn bè tôi đều dùng TPCN. CCQ6 Đồng nghiệp tôi đều dùng TPCN. Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới. KS2 Đối với tôi, việc sử dụng TPCN là dễ dàng. KS3 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN. KS4 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN. Sự an toàn khi dùng TPCN AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ. AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể tôi. AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN. AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều. Ý định mua TPCN YD1 Tôi có ý định mua TPCN. YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới. YD3 Tôi có ý định khuyên gia đình mua TPCN. YD4 Tôi có ý định khuyên bạn bè mua TPCN. YD5 Tôi có ý định khuyên đồng nghiệp mua TPCN. (Nguồn: Phụ lục 4) Bảng 3.2 trình bày bảng khảo sát trong nghiên cứu chính thức định lƣợng. Bảng hỏi điều tra sơ bộ đƣợc trình bày trong Phụ lục 2. Trên cơ sở điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ, bảng hỏi chính thức đƣợc hình thành và trình bảy trong phụ lục 3. 3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu - Tổng thể nghiên cứu: là những ngƣời đã biết về TPCN nhƣng chƣa từng dùng.
  • 44. 30 - Phƣơng pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu trong mô hình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp này là chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tƣợng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc đối tƣợng. Phƣơng pháp này cho phép nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phƣơng pháp thuận tiện - là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). - Kích thƣớc mẫu: tỷ lệ mẫu trên số biến quan sát phải đạt tối thiều là 5:1 (Bollen, 1986). Nhƣ vậy, nghiên cứu có 26 biến quan sát nên số lƣợng khảo sát tối thiểu phải là 26x5 = 130 phiếu khảo sát. - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: + Số liệu thứ cấp Đƣợc thu thập từ các tài liệu đƣợc chọn lọc từ niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, các bài viết đƣợc đăng trên tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học. + Số liệu sơ cấp Để thực hiện nghiên cứu, các khái niệm đƣợc đo lƣờng bằng các biến quan sát và các biến quan sát đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 mức độ: theo thứ tự từ 1 đến 5, thể hiện mức độ đồng ý tăng dần (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý) của ngƣời tiêu dùng trong tình Vĩnh Long. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 2 phần: thông tin khảo sát và thông tin cá nhân. Thang đo gồm 26 biến quan sát. Trong đó, 21 biến quan sát đầu tiên đƣợc sử dụng để đo lƣờng 4 biến độc lập và 5 biến quan sát cuối là đo lƣờng biến phụ thuộc. Sau khi thu thập thông tin, các bảng phỏng vấn đƣợc xem xét và loại đi những bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng SPSS 16. Phần mềm này giúp tác giả phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết.. 3.4. Mô tả về mẫu khảo sát
  • 45. 31 Tổng số lƣợng mẫu khảo sát là 350, bảng khảo sát đƣợc gửi trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát. Những ngƣời thực hiện khảo sát sẽ thực hiện bằng cách điền vào bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát là bảng câu hỏi sau khi đã tiến hành nghiên cứu định tính, đƣợc trình bày trong bảng 3.2 Số lƣợng phản hồi cho mẫu khảo sát là 251 chiếm tỷ lệ 71,71%. Trong tổng số 251 mẫu nhận đƣợc, có 49 phiếu không hợp lệ (chƣa biết đến TPCN, đã sử dụng TPCN, bỏ trống câu hỏi, một số khảo sát giống nhau từ đầu đến cuối, không nằm trong độ tuổi khảo sát). Số lƣợng mẫu khảo sát cuối cùng là 202 đạt tỉ lệ 57,71% của tổng số mẫu khảo sát phát ra. Trong đó mẫu đƣợc chia theo tỷ lệ nhƣ sau: - Tại trƣờng đại học Cửu Long khảo sát 20 ngƣời; - Tại trƣờng xây dựng Miền Tây khảo sát 30 ngƣời; - Tại trƣờng Sƣ phạm Kỹ Thuật khảo sát 20 ngƣời; - Tại Nhà thuốc Khải Hoàn khảo sát 20 ngƣời; - Tại Nhà thuốc Thanh Tân khảo sát 20 ngƣời; - Tại siêu thị Coopmart khảo sát 38 ngƣời; - Tại Công ty cổ phần dƣợc phẩm Cửu Long khảo sát 34 ngƣời; - Tại Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long khảo sát 20 ngƣời. 3.5. Phƣơng pháp phân tíchdữ liệu Phƣơng pháp phân tích dữ liệu sau khi thu thập: nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. 3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Công cụ phân tích đầu tiên mà tác giả sử dụng là hệ số Cronbach Alpha để loại bỏ các biến có độ tin cậy của thang đo thấp vì những biến này có thể tạo ra các nhân tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Các tiêu chí thống kê đƣợc sử dụng trong phân tích này bao gồm: loại các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6. Cụ thể:
  • 46. 32 Cronbach Alpha > 0,8 thì độ tin cậy của thang đo là tốt, từ 0,7 đến 0,8 thì độ tin cậy của thang đo là sử dụng đƣợc, từ 0,6 đến 0,7 thì có thể sử dụng đƣợc trong các nghiên cứu mới. Trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach Alpha bằng hoặc lớn hơn 0,6 và các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0,3. 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của các yếu tố thành phần đến ý định sử dụng TPCN có độ kết dính cao hay không và chúng có thể rút gọn lại thành một số yếu tố ít hơn để xem xét hay không. Các tham số thống kê trong phân tích EFA nhƣ sau: Đánh giá chỉ số Kaiser-Mayer (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá. Nếu KMO nằm trong khoảng từ 0,5 – 1 thì phân tích nhân tố khám phá sẽ phù hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tƣơng quan giữa các biến số quan sát bằng 0. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig <0,05) thì các biến có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. Các hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến. Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng các tiêu chuẩn sau để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA: - KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1. - Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05). - Loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
  • 47. 33 - Chênh lệch giữa các trọng số nhân tố của một biến quan sát phải ≥ 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011). 3.5.3. Phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính. Phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để kiểm định mối tƣơng quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình, giữa các biến độc lập với nhau và giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Có hai phƣơng án để đánh giá mức độ tƣơng quan trong phân tích hồi quy tuyến tính là qua đồ thị phân tán hoặc hệ số tƣơng quan Pearson. Trong đó, hệ số tƣơng quan Pearson càng tiến đến 1 thì hai biến có mối tƣơng quan càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, tác giả cũng xem xét mối tƣơng quan giữa các biến độc lập với nhau để đảm bảo đa cộng tuyến không xảy ra và đảm bảo mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng đƣợc. Hệ số đa cộng tuyến có thể đƣợc kiểm định thông qua hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF), VIF > 10 thì sẽ xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Sau khi phân tích tƣơng quan giữa các biến sử dụng, tác giả sẽ thực hiện các kỹ thuật hồi quy dựa trên ƣớc lƣợng trung bình nhỏ nhất (OLS) với điều kiện là phân phối chuẩn đƣợc đảm bảo. Kết quả của hồi quy tuyến tính sẽ giúp kiểm định các giả thuyết đã nêu ra trong chƣơng 2. Bên cạnh đó, hệ số góc thu đƣợc trong phƣơng trình hồi quy tuyến tính sẽ đại diện cho mức độ ảnh hƣởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Trong trƣờng hợp các biến sử dụng cùng một thang đo định danh có giá trị từ 1 đến 5, thì hệ số góc càng lớn thì biến độc lập càng có ảnh hƣởng mạnh đến biến phụ thuộc hơn so với các biến độc lập khác. Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng các tiêu chuẩn sau trong phân tích hệ số tƣơng quan và phân tích hồi quy tuyến tính: - Hệ số R2 điều chỉnh là hệ số thể hiện phần biến thiên của ý định mua - Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
  • 48. 34 - Đánh giá mức độ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Beta. - Cuối cùng, nhằm đánh giá kết quả phân tích hồi quy là phù hợp, các dò tìm vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính đƣợc thực hiện. Các giả định đƣợc kiểm định bao gồm giả định về liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, tính độc lập của phần dƣ và hiện tƣợng đa công tuyến. 3.5.4. Phân tích sự khác biệt về xu hướng sử dụng theo các đặc điểm về nhân chủng học bằng kiểm định T-Test và ANOVA. Sau khi có kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả sẽ tiến hành phân tích sự khác biệt về ý định mua TPCN của ngƣời dân ở tỉnh Vĩnh Long theo các thông tin về nhân chủng học bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập. Mục đích của phân tích này nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho những nhà phân phối hay những nhà sản xuất TPCN có chiến lƣợc marketing toàn diện hơn đến ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Vĩnh Long. Kiểm định thực hiện thông qua hai bƣớc:  Bƣớc 1: Kiểm định Levene H0: “Phƣơng sai bằng nhau” Sig < 0,05: bác bỏ H0  Sig ≥ 0,05: chấp nhận H0 => đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA   Bƣớc 2: Kiểm định One – Way ANOVA H0: “Trung bình bằng nhau” Sig > 0,05: bác bỏ H0 => chƣa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt. Sig ≤ 0,05: chấp nhận H0 => đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt. Khi có sự khác biệt thì có thể phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt nhƣ thế nào giữa các nhóm quan sát. Tóm tắt chƣơng 3 Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu và quy trình nghiên cứu. Theo đó, bảng khảo sát sơ bộ đƣợc xây dựng từ cơ sở lý thuyết và đƣợc điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng định tính và định lƣợng để điều chỉnh mô hình cho phù hợp. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện hoàn toàn bằng định lƣợng. Dữ liệu thu thập đƣợc phân tích bằng
  • 49. 35 phần mềm SPSS theo quy trình: phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy.
  • 50. 36 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ kết quả khảo sát đƣợc thu thập, chƣơng 4 sẽ tiến hành phân tích dữ liệu đƣợc khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0. Các phân tích dữ liệu trong chƣơng này gồm có: phân tích thống kê mô tả mẫu, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy và kiểm định mô hình lý thuyết và cuối cùng là kiểm định ANOVA để xem sự khác biệt về ý định mua TPCN khác nhau nhƣ thế nào trong các nhóm độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập. 4.1. Phân tích thống kê mô tả Bảng 4.1. Mô tả thông tin đối tƣợng khảo sát Tiêu chí Tần số (người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 96 47,52 Nữ 106 52,48 Tổng 202 100 Độ tuổi Từ 18-25 tuổi 55 27,23 Từ 26-35 tuổi 61 30,20 Từ 36-45 tuổi 67 33,17 Từ 45-60 tuổi 19 9,41 Tổng 202 100 Trình độ học vấn Phổ thông 5 2,48 Trung cấp, cao đẳng 83 41,09 Đại học 88 43,56 Sau đại học 26 12,87 Tổng 202 100 Nghề nghiệp Học sinh/ Sinh viên 70 34,65
  • 51. 37 Nhân viên văn phòng 32 15,84 Chuyên viên kỹ thuật 34 16,83 Quản lý 25 12,38 Nội trợ 28 13,86 Khác 13 6,44 Tổng 202 100 Thu nhập Dƣới 5 triệu đồng 7 3,47 Từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng 65 32,18 Từ 10 đến dƣới 15 triệu đồng 88 43,56 Trên 15 triệu đồng 42 20,79 Tổng 202 100 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Kết quả khảo sát về giới tính: Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tỉ lệ ngƣời đƣợc khảo sát là nam hay nữ chênh lệch nhau không nhiều. Cụ thể, có 106 ngƣời tham gia là nữ chiếm 52,48%, 96 ngƣời tham gia là nam chiếm 47,52%. Kết quả khảo sát về độ tuổi: có 55 ngƣời có độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm 27,23%, có 61 ngƣời từ 26 đến 35 tuổi chiếm 30,2%, có 67 ngƣời từ 36 đến dƣới 45 tuổi chiếm 33,17%, có 19 ngƣời từ 46 đến dƣới 60 tuổi chiếm 9,41%. Trong 202 ngƣời đƣợc khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 45 chiếm hơn 90%, trong đó nhóm tuổi từ 36-45 chiếm cao nhất. Kết quả khảo sát về trình độ học vấn: Nghiên cứu này đƣợc khảo sát trên 5 ngƣời có trình độ học vấn trung học phổ thông, 83 ngƣời có trình độ trung cấp - cao đẳng, 88 ngƣời có trình độ đại học và 26 ngƣời có trình độ sau đại học. Tính theo tỷ lệ phần trăm, số ngƣời tham gia khảo sát theo trình tự trên lần lƣợt là 2,48%, 41,09%, 43,56% và 12,87%. Kết quả cho thấy hầu hết đáp viên đƣợc hỏi có học vấn từ trung cấp trở lên chiếm hơn 97%. Trình độ học vấn cao giúp ngƣời tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu, lựa chọn cũng nhƣ cho đánh giá tốt hơn về thực phẩm chức năng cũng nhƣ bảng câu hỏi.
  • 52. 38 Kết quả khảo sát về nghề nghiệp: Đối tƣợng đƣợc khảo sát đến từ các ngành nghề khác nhau, trong đó cao nhất là sinh viên có 70 ngƣời tham gia, chiếm tỷ lệ 34,65%; kế đến là chuyên viên kỹ thuật 16,83% (34 ngƣời); nhân viên văn phòng đứng vị trí thứ ba 15,84% (32 ngƣời); nội trợ đứng vị trí thứ tƣ chiếm 13,86% (28 ngƣời); vị trí thứ năm là quản lý: 25 ngƣời, chiếm 12,38% và những ngành nghề khác có 13 ngƣời, chiếm 6,44%. Với kết quả thu đƣợc ta thấy đối tƣợng khảo sát đƣợc phân bố rộng khắp, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, điều này sẽ cho kết quả đánh giá tốt hơn, bao quát và khách quan hơn. Kết quả khảo sát về thu nhập: có 7 ngƣời có thu nhập dƣới 5 triệu đồng chiếm 3,47%, 65 ngƣời thu nhập từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng chiếm 32,18%, có 88 ngƣời có thu nhập từ 10 đến dƣới 15 triệu đồng chiếm 43,56%, có 42 ngƣời có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên chiếm 20,79%. Ta thấy thu nhập trung bình hàng tháng của đáp viên có đến hơn 95% có thu nhập trung bình hàng tháng từ 5 triệu đồng trở lên. Với mức thu nhập này cũng xem nhƣ phù hợp với nghề nghiệp của đáp viên là nhân viên văn phòng, chuyên viên kỹ thuật, quản lý,… 4.2. Phân tích độ tin cậy Thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ kiểm định Cronbach Alpha. Hệ số α của Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến trong thang đo với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thông thƣờng một hệ số α đƣợc đánh giá là tốt khi nó ở trong khoảng [0,75 - 0,95]. Tuy nhiên giá trị Cronbach Alpha ở mức 0,6 là có thể đảm bảo độ tin cậy và đƣợc chấp nhận. Hệ số Cronbach Alpha bằng 1 (trùng lắp hoàn toàn) cho thấy các biến đo lƣờng trong thang đo cùng làm một việc và chỉ cần một trong hai biến là đủ (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả phân tích độ tin cậy ở bảng 4.2 cho thấy các nhóm yếu tố đều có Cronbach Alpha lơn hơn 0,6 và không có hai biến đo lƣờng nào trùng lắp hoàn toàn nên thang đo đƣợc chấp nhận về mặt độ tin cậy.
  • 53. 39 Bảng 4.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha. Biến Trung bình Phƣơng sai Tƣơng Cronbach quan sát thang đo nếu thang đo nếu loại quan biến Alpha nếu loại biến biến tổng loại biến Thái độ đối với việc mua thực phẩm chức năng (TD), Cronbach Alpha = 0,847, n=7 TD1 24,62 6,864 0,390 0,856 TD2 24,98 5,915 0,721 0,807 TD3 25,01 6,398 0,497 0,843 TD4 25,02 6,203 0,693 0,813 TD5 24,77 6,008 0,674 0,815 TD6 24,60 6,350 0,636 0,821 TD7 24,79 6,208 0,645 0,819 Chuẩn chủ quan (CCQ), Cronbach Alpha = 0,920, n=6 CCQ1 18,94 5,115 0,853 0,893 CCQ2 18,87 5,486 0,771 0,905 CCQ3 18,77 6,866 0,361 0,949 CCQ4 18,91 5,220 0,914 0,885 CCQ5 18,95 5,106 0,836 0,896 CCQ6 18,89 5,341 0,889 0,889 Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận (KS), Cronbach Alpha = 0,856, n=4 KS1 10,36 3,287 0,761 0,790 KS2 10,30 3,416 0,632 0,845 KS3 10,45 3,383 0,665 0,831 KS4 10,53 3,374 0,744 0,798 Sự an toàn khi dùng thực phẩm chức năng (AT), Cronbach Alpha = 0,742, n=4 AT1 8,57 3,032 0,511 0,704 AT2 8,80 3,622 0,598 0,667 AT3 9,19 2,933 0,614 0,635 AT4 9,71 3,459 0,462 0,723 Ý định mua thực phẩm chức năng (YD), Cronbach Alpha = 0,919, n=5 YD1 14,60 6,809 0,710 0,917
  • 54. 40 YD2 14,43 6,495 0,835 0,894 YD3 14,49 6,251 0,826 0,894 YD4 14,71 6,196 0,776 0,905 YD5 14,70 6,082 0,824 0,895 ((Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục 7) Nhận xét: Thang đo “thái độ đối với TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,847, hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Tuy nhiên, khi loại biến TD1 thì độ tin cậy của thang đo TD tăng lên từ 0,847 thành 0,856. Việc giữ hay loại bỏ biến TD1 sẽ đƣợc phân tích tiếp trong phần phân tích nhân tố khám phá EFA. Thang đo “chuẩn chủ quan” có hệ số Cronbach Alpha = 0,920, hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3; riêng biến CCQ3, khi loại biến CCQ3 thì độ tin cậy của thang đo CCQ tăng lên từ 0,920 thành 0,949. Các biến còn lại đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Thang đo “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” có hệ số Cronbach Alpha = 0,856, hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Thang đo “sự an toàn khi dùng TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,742, hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Thang đo “ý định mua TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,919, hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. 4.3 Phân tíchnhân tố