SlideShare a Scribd company logo
1 of 202
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành : Kinh tế học
Mã số : 9.31.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng
2. TS Phạm Thu Phương
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................9
1.1.Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài .................................................................9
1.1.1.Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH.........................................9
1.1.2.Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính..............................................................12
1.2.Tổng quan các nghiên cứu trong nước................................................................14
1.2.1.Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập ........................14
1.2.2.Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính..............................................................19
1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính......................................................19
1.2.4.Một số nghiên cứu có liên quan đến TCTC tại ĐHQG-HCM.........................20
1.3.Đánh giá tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ............................22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...............................................25
2.1.Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập..........25
2.1.1.Cơ sở giáo dục đại học công lập......................................................................25
2.1.2.Cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.................26
2.2.Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập.............33
2.2.1.Sứ mệnh của giáo dục đại học .........................................................................33
2.2.2.Lý thuyết về chia sẻ lợi ích và chi phí .............................................................34
2.2.3.Lý thuyết về mô hình quản lý công mới..........................................................35
2.2.4.Tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC cơ sở GDĐH công lập ..................................38
2.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC cơ sở GDĐH công lập ..................41
2.3.Kinh nghiệm về TCTC ở một số cơ sở GDĐH công lập trên thế giới ...............47
2.3.1.Kinh nghiệm về TCTC của các trường đại học tại Mỹ....................................47
2.3.2.Kinh nghiệm về TCTC của các trường ĐH tại Hàn Quốc...............................49
2.3.3.Kinh nghiệm TCTC ở một số quốc gia Châu Âu ............................................52
2.4.Kinh nghiệm về TCTC ở một số cơ sở GDĐH công lập Việt Nam ...................55
2.4.1.Kinh nghiệm TCTC tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng......................................55
2.4.2.Kinh nghiệm TCTC tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM....................................56
2.4.3.Kinh nghiệm TCTC tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ...................................58
2.4.4.Bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh TCTC các cơ sở GDĐH công lập Việt Nam..59
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................63
3.1.Tổng quan về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.................................63
3.1.1.Quá trình hình thành Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh...................63
3.1.2.Vai trò của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..................................63
3.2.Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.............64
3.2.1.Quá trình thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM........................................64
3.2.2.Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại ĐHQG-HCM.......................................66
3.2.3.Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại ĐHQG-HCM............................87
3.3.Đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân hạn chế của
cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM...............................................................................103
3.3.1.Các kết quả đạt được trong thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM..........103
3.3.2.Các hạn chế trong thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM........................105
3.3.3.Nguyên nhân của các hạn chế........................................................................107
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ
CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.114
4.1.Yêu cầu thực hiện TCTC tại ĐHQG-HCM ......................................................114
4.1.1.Bối cảnh phát triển GDĐH trong nước và quốc tế ........................................114
4.1.2.Mục tiêu phát triển của ĐHQG-HCM ...........................................................118
4.1.3.Mục tiêu TCTC của ĐHQG-HCM ................................................................118
4.1.4.Yêu cầu về TCTC của ĐHQG-HCM.............................................................118
4.2.Quan điểm và định hướng hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM ............119
4.2.1.Quan điểm hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM .................................119
4.2.2.Định hướng hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM................................120
4.2.3.Đề xuất mô hình TCTC tại ĐHQG-HCM......................................................121
4.3.Một số giải phápvàđềxuấtchínhsáchhoànthiệnvềcơchếTCTCtạiĐHQG-HCM.. 122
4.3.1.Đề xuất về hoàn thiện chủ trương chính sách của Nhà nước về cơ chế
TCTC tại ĐHQG-HCM ..........................................................................................122
4.3.2.Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.......127
4.3.3.Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và nhân sự ĐHQG-HCM đáp ứng
đổi mới cơ chế hoạt động........................................................................................129
4.3.4.Giải pháp tăng cường huy động nguồn thu ngoài NSNN tại ĐHQG-HCM..135
4.4.Mộtsốđềxuất,kiếnnghịnhằmđổimớicơchếTCTCtạicáccơsởGDĐHcônglập....140
4.4.1.Những đề xuất, kiến nghị nhằm đổi mới cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.....140
4.4.2.Một số đề xuất, kiến nghị chung đối với các Bộ, Ngành và Nhà nước. ........143
KẾT LUẬN............................................................................................................146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................150
PHỤ LỤC...............................................................................................................162
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDIO : Phương pháp đào tạo tiếp cận CDIO
CSVC : Cơ sở vật chất
CTĐT : Chương trình đào tạo
CTNB : Chi tiêu nội bộ
ĐH : Đại học
ĐHCL : Đại học công lập
ĐHQG : Đại học Quốc gia
ĐHQG-HCM : Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHQG-HN : Đại học Quốc gia Hà Nội
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDĐH : Giáo dục đại học
GS; PGS; TS; ThS : Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Thạc sĩ
HĐT : Hội đồng trường
KHCN : Khoa học công nghệ
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NSNN : Ngân sách nhà nước
QLTC : Quản lý tài chính
TCTC : Tự chủ tài chính
Trường ĐH BK : Trường Đại học Bách Khoa
Trường ĐH CNTT : Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Trường ĐH KHTN : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường ĐH KHXH&NV : Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn
Trường ĐH KT-L : Trường ĐH Kinh tế - Luật
XDCB : Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC của cơ sở GDĐH công lập.....40
Bảng 2.2: Tài trợ các trường đại học công (Tiểu Bang) tại Mỹ 1980- 2005 ............49
Bảng 2.3: Mức độ TCTC của các quốc gia Châu Âu năm 2017 ..............................52
Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017........................71
Bảng 3.2: Số liệu sinh viên/giảng viên của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017......72
Bảng 3.3: Trình độ nhân sự của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017.......................73
Bảng 3.4: Thống kê cơ sở vật chất của ĐHQG-HCM năm 2016 .............................76
Bảng 3.5: Thống kê tài sản dùng chung của ĐHQG-HCM......................................76
Bảng 3.6: Quy mô đào tạo của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017.........................77
Bảng 3.7: Quy mô tuyển sinh của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017....................78
Bảng 3.8: Sự biến động tuyển sinh của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ...........78
Bảng 3.9: Quy mô tốt nghiệp của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ....................79
Bảng 3.10: Số ngành đào tạo đại học của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2016........80
Bảng 3.11: Số lượng đề tài NCKH của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017............81
Bảng 3.12: Công bố khoa học của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017...................82
Bảng 3.13: Doanh thu từ NCKH của ĐHQG-HCM giai đoạn 2013-2017...............83
Bảng 3.14: Chương trình hợp tác quốc tế của ĐHQG-HCM giai đoạn 2013-2017.......84
Bảng 3.15: Tổng hợp nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017................88
Bảng 3.16: Cơ cấu nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017....................93
Bảng 3.17: Kết quả tính hệ số đa dạng hoá nguồn thu sự nghiệp.............................95
Bảng 3.18: Tổng hợp theo nhóm chi của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017.........95
Bảng 3.19: Chênh lệch thu chi của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ..................99
Bảng 3.20: Tổng hợp mức độ tự chủ tài chính ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-
2017..............................................................................................................101
Bảng 3.21: Mức độ TCTC các cơ sở GDĐH thành viên ĐHQG-HCM năm
2016..............................................................................................................102
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Khung phân tích cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở GDĐH công
lập tại Việt Nam ...............................................................................................46
Hình 3.1: Bảng xếp hạng QS World của một số trường đại học trên thế giới..........83
Hình 3.2: Cơ cấu các nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017................89
Hình 3.3: Cơ cấu các nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017................89
Hình 3.4: Cơ cấu nguồn thu ngoài NSNN của ĐHQG-HCM 2012-2017 ................90
Hình 3.5: Tổng hợp theo nhóm chi của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ...........96
Hình 3.6: Cơ cấu theo nhóm chi của ĐHQG-HCM 2012-2017 ...............................98
Hình 3.7: Mức độ tự chủ tài chính các trường ĐH thành viên năm 2016 ..............102
1
MỞ ĐẦU
1.!Tính cấp thiết
Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc
gia. Nếu không có cơ sở giáo dục đại học và không có nghiên cứu thích hợp để đào
tạo một số lượng lớn tri thức có trình độ chuyên môn cao thì không một nước nào
có thể tự phát triển một cách bền vững (UNESCO,1998), “giáo dục đại học để
chống nghèo đói, để phát triển bền vững và để thiết lập công bằng xã hội” [121].
Để các cơ sở GDĐH thực hiện được vai trò này thì chúng lại cần phải được
giao quyền để hoạt động độc lập, tự chủ. Chính vì vậy, việc trao quyền tự chủ cho
các cơ sở GDĐH đã trở thành mối quan tâm trên toàn thế giới. Salmi (2007) cho
rằng trách nhiệm giải trình chỉ có ý nghĩa khi giáo dục ở bậc đại học được thực sự
trao quyền để hoạt động một cách tự chủ và có trách nhiệm. European University
Association, EUA (2007, 2009, 2012) [90] phân tự chủ đại học thành 4 nội dung: (i)
Tự chủ về tổ chức, (ii) Tự chủ về tài chính, (iii) Tự chủ về học thuật, (iv) Tự chủ về
nhân sự. World Bank phân tự chủ đại học thành 2 loại: khái niệm tự chủ toàn diện
và tự chủ về quy trình (Berdahl, 1990; Raza, 2009). Tự chủ toàn diện bao gồm các
khía cạnh của học thuật và nghiên cứu còn tự chủ về quy trình bao gồm những lĩnh
vực phi học thuật liên quan nhiều đến vấn đề tài chính. Qua một số quan niệm nêu
trên có thể thấy tự chủ tài chính (TCTC) là một nội dung quan trọng để thực hiện tự
chủ trong các cơ sở GDĐH. Để tự chủ, các cơ sở GDĐH cần phải được TCTC [46].
Nhận thức được sự cần thiết việc phải đổi mới mô hình hoạt động của các cơ
sở GDĐH ở Việt Nam theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở GDĐH nhằm làm tăng tính chủ động, tính sáng tạo, tính năng động và nâng cao
năng lực quản trị của các cơ sở GDĐH là một đòi hỏi cấp bách, phù hợp với xu
hướng của thời đại. Trong thời gian qua Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách nhằm trao quyền tự chủ nói chung và TCTC nói riêng cho các cơ sở
GDĐH. Từ chỗ toàn bộ hệ thống GDĐH Việt Nam được xem như một trường đại
học lớn, chịu sự quản lý của Nhà nước về mọi mặt, các trường đại học đã dần được
trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp luật và chính sách như: Luật Giáo
dục số 38/2005/QH11 ghi nhận về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở GDĐH Việt Nam; Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung ban hành ngày
18/6/2012 đã tái khẳng định quyền tự chủ của cơ sở GDĐH tại Việt Nam. Bên cạnh
đó, nhằm cụ thể hoá các nội dung về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH công lập,
2
đặc biệt là quyền TCTC, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài
chính của đơn vị sự nghiệp công.
Tuy nhiên, cơ chế TCTC của các cơ sở GDĐH công lập Việt Nam nói chung
vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy các cơ chế tự chủ của các cơ sở GDĐH
công lập đã đi sau các cơ sở GDĐH ngoài công lập (không chịu sức ép từ phía các
cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản, được tự quyết định mức thu học phí, định mức
chi, huy động nguồn lực để đầu tư phát triển). Do đó, làm cho các cơ sở GDĐH
công lập thiếu sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc phát triển nguồn thu và
sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, dẫn tới việc hạn chế nguồn tài chính để nâng
cao thu nhập, đầu tư cơ sở vật chất... Khi tất cả các hoạt động liên quan mà thiếu đi
quyền tự chủ sẽ kéo theo sức ì, chậm đổi mới sáng tạo hoặc không phát huy hết khả
năng, tiềm lực sẵn có. Chính vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế TCTC nhằm
thúc đẩy TCTC của các cơ sở GDĐH công lập là rất cần thiết.
Là một trong hai ĐHQG của cả nước, ĐHQG-HCM “Được quyền tự chủ
cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc
tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và
các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng
Chính phủ quy định” [9]. Để giao quyền TCTC cho ĐHQG-HCM, Chính phủ cũng
đã ban hành Nghị định 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 về Đại học Quốc gia,
Quyết định 26/2014/QĐ-CP ngày 26/3/2014 về Quy chế về tổ chức và hoạt động
của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Nhưng trong thực
tế, cơ chế TCTC của ĐHQG-HCM còn nhiều hạn chế, quyền và trao quyền tự chủ cho
các cơ sở GDĐH thành viên còn nhiều bất cập, vì vậy các cơ sở GDĐH thành viên
chưa được hoàn toàn chủ động khai thác, sử dụng các nguồn tài chính của mình dẫn tới
kết quả các hoạt động của các trường chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
Những lý do nêu trên cho thấy sự cần thiết phải tiến hành tìm hiểu cơ chế
TCTC, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM góp phần thúc đẩy sự phát triển của GDĐH. Chính
vì vậy, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu “Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế học.
3
2.!Mục tiêu, nhiệm vụ, quy trình nghiên cứu
2.1.! Mục tiêu chung
Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM trên cơ
sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH công
lập và thực tiễn cơ chế TCTC tại ĐH quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2.2.! Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung nêu trên, mục tiêu cụ thể của luận án gồm:
Thứ nhất, hình thành khung lý luận về cơ chế TCTC trong các cơ sở GDĐH
công lập.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM để chỉ
ra được các kết quả đạt được, các vấn đề còn hạn chế trong cơ chế TCTC tại
ĐHQG-HCM và nguyên nhân của những hạn chế này.
Thứ ba, đề xuất một số quan điểm, định hướng, các giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.
2.3.!Quy trình nghiên cứu
2.3.1.! Các bước nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế TCTC đối với các cơ sở GDĐH
công lập để xác định khung lý thuyết.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp của các cơ sở GDĐH công lập, ĐHQG-HCM
và các cơ sở GDĐH thành viên, tài liệu, báo cáo về tình hình thực hiện cơ chế TCTC
và thực trạng cơ chế TCTC đối với ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH công lập.
Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp từ các cơ sở GDĐH công lập, ĐHQG-HCM
và các cơ sở GDĐH thành viên nhằm đánh giá một cách khách quan nhất về cơ chế
TCTC đối với các cơ sở GDĐH công lập.
Xây dựng nội dung phỏng vấn: các câu hỏi đảm bảo cung cấp đủ thông tin
cho vấn đề cần thu thập, đồng thời câu hỏi phải nhận được câu trả lời khách quan
nhằm đánh giá một cách khách quan nhất về thực hiện cơ chế TCTC đối với các cơ
sở GDĐH công lập.
Tiến hành phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý của cơ sở GDĐH
công lập thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77/2014/NQ-
CP của Chính phủ, các cơ sở GDĐH thành viên trực thuộc ĐHQG-HCM để thu
thập thông tin nhằm đánh giá tình hình thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM và
các cơ sở GDĐH công lập.
4
Bước 4: Đánh giá cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.
Bước 5: Định hướng, đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy cơ chế
TCTC tại ĐHQG-HCM.
2.3.2.! Quy trình nghiên cứu
Nguồn: [Nghiên cứu sinh]
3.!Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.!Đối tượng nghiên cứu
Cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập
3.2.! Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính tại ĐHQG-HCM.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM từ
năm 2012-2017 và hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM đến năm 2020.
Tổng quan nghiên cứu
Khung nghiên cứu cơ chế TCTC trong các
cơ sở GDĐH công lập
Dữ liệu thứ cấp
Phân tích thực trạng cơ chế TCTC
tại ĐHQG-HCM
Dữ liệu thứ cấpDữ liệu sơ cấp
Kết quả đạt được, những hạn chế trong
thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM
và các nguyên nhân của hạn chế
Đề xuất các quan điểm, định hướng và
một số giải pháp hoàn thiện cơ chế
TCTC tại ĐHQG-HCM
5
Về mặt nội dung: Nghiên cứu TCTC gồm các khía cạnh: Tự chủ về nguồn
thu, tự chủ về chi, về phân phối kết quả tài chính, tự chủ trong quản lý và sử dụng
tài sản.
4.!Phương pháp nghiên cứu
4.1.!Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
Luận án sử dụng kết hợp thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, các dữ liệu này
được thu nhập như sau:
Dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án gồm:
(1) Các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến đề tài, các tài
liệu này sẽ được sử dụng trong xây dựng tổng quan nghiên cứu, khung lý luận của
luận án.
(2) Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, gồm: Nghị định
10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp
có thu; Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 186/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Đại
học quốc gia; Quyết định 26/2014/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục thành viên; Nghị
quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối
với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017; Nghị định 16/2015/NĐ-CP của
Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
(3) Báo cáo của ĐHQG-HCM, các trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH
Kinh tế TP.HCM, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, ĐHQG-HN và ĐHQG-HCM, các
cơ sở GDĐH thành viên trực thuộc ĐHQG-HCM nhằm cung cấp các số liệu về: số
thu, chi, tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ sở vật chất, số công trình nghiên cứu khoa
học, quy mô sinh viên, chương trình đào tạo và các văn bản về quy định, quy chế
chi tiêu nội bộ.
Những tài liệu trên được thu nhập bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn và
được trích dẫn đầy đủ trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận án.
Dữ liệu sơ cấp:
6
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các nhà quản lý tại một số cơ sở
GDĐH công lập Việt Nam và ĐHQG-HCM nhằm tham chiếu, làm rõ hơn cho các
câu hỏi, số liệu thu thập, nội dung, vấn đề nghiên cứu của luận án.
Luận án đã thực hiện tham vấn (trực tiếp/qua mail/điện thoại) với các nhà
quản lý về các nội dung chủ yếu liên quan đến nghiên cứu của luận án [phụ lục 1].
4.2.!Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để xử lý các
thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước để hình thành khung lý thuyết về
cơ chế TCTC các cơ sở GDĐH công lập, phân tích thực trạng thực hiện các nội
dung TCTC để đánh giá những kết quả và hạn chế trong cơ chế TCTC của ĐHQG-
HCM.
Thứ hai, sử dụng phương pháp so sánh: Gồm so sánh chuỗi và so sánh chéo.
Trong đó, so sánh chuỗi được sử dụng trong phân tích thực trạng thực hiện cơ chế
TCTC tại ĐHQG-HCM thời gian qua. So sánh chéo để phân tích các nội dung
tương quan giữa ĐHQG-HCM với các trường ĐH khác (ĐHQG-HN).
Thứ ba, phương pháp thống kê, mô tả: Được sử dụng để xử lý các thông
tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG-
HCM.
5.!Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, luận án đã tiếp cận nghiên cứu về cơ chế TCTC của các cơ sở
GDĐH công lập nhằm thực hiện sứ mệnh của cơ sở GDĐH công lập, gia tăng lợi
ích của người học và của xã hội, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH
công lập.
Thứ hai, luận án đã làm rõ các cơ sở lý luận của cơ chế TCTC trong các cơ
sở GDĐH công lập.
Thứ ba, luận án đã đưa ra nội hàm của cơ chế TCTC và xây dựng hệ thống
các tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC.
Thứ tư, luận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC tại các cơ
sở GDĐH công lập.
7
Về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở vận dụng khung lý luận về cơ chế TCTC, luận án đã phân tích
thực trạng về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH thành viên, luận
án đã rút ra được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được những thành tựu, hạn chế trong cơ chế
TCTC tại ĐHQG-HCM. Trong đó, các hạn chế bao gồm: (1) Cơ chế TCTC chưa
đảm bảo được tính hiệu lực; (2) Thiếu văn bản quy định để thực hiện; (3) Một số
quy định về tài chính của cơ sở GDĐH thành viên còn chưa phù hợp với quy định
của nhà nước; (4) Cơ chế TCTC chưa đảm bảo được tính hiệu quả.
Thứ hai, luận án đã chỉ ra được các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong cơ
chế TCTC của ĐHQG-HCM gồm: (1) Bất cập trong chủ trương, chính sách của nhà
nước; (2) Thiếu khung pháp lý đồng bộ; (3) Bất cập trong bộ máy tổ chức và nhân
sự của ĐHQG-HCM và (4) Hạn chế về huy động nguồn thu ngoài NSNN tại
ĐHQG-HCM.
Thứ ba, đề xuất được quan điểm, định hướng và mô hình về đổi mới cơ chế
TCTC tại ĐHQG-HCM. Theo đó, nghiên cứu đề xuất mô hình TCTC của ĐHQG-
HCM trong thời gian tới là mô hình “Tài chính kết quả”.
Thứ tư, đề xuất được một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC
tại ĐHQG-HCM gồm: (1) Hoàn thiện các chủ trương, chính sách của nhà nước; (2)
Hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế TCTC; (3) Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nhân
sự của ĐHQG-HCM; (4) Tăng cường huy động nguồn thu ngoài NSNN cấp tại
ĐHQG-HCM.
Thứ năm, đề xuất được một số kiến nghị nhằm đổi mới cơ chế TCTC tại các
cơ sở GDĐH công lập (đối với ĐHQG-HCM và các Bộ, Ngành và Nhà Nước).
6.!Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận theo cách tiếp cận của lý thuyết
kinh tế học về cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập ở Việt
Nam.
Nghiên cứu kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số quốc gia trên thế giới.
Rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ sở GDĐH công lập trong nước.
Phân tích thực trạng về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017.
Các định hướng và giải pháp, kiến nghị về cơ chế TCTC nhằm nâng cao hiệu
quả cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.
8
7.!Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 04 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại
học công lập.
Chương 3: Thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
9
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.! Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, nghiên cứu về TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập đã được
thực hiện khá nhiều. Luận án chủ yếu tổng quan một số công trình nghiên cứu điển
hình, có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nghiên cứu.
1.1.1.! Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH
Nội hàm TCTC có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, nếu theo
chủ thể bao gồm TCTC ở cấp độ hệ thống, ngành, cấp độ tổ chức, thậm chí cả cấp
độ cá nhân, hoặc tiếp cận theo phạm vi TCTC, TCTC có thể chỉ được xét trong
phạm vi về nguồn lực tiền tệ hoặc bao gồm cả nguồn lực phi tiền tệ. Cụ thể:
Thứ nhất, xét theo phạm vi: theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu về TCTC
có thể được tạm chia thành 2 nhóm là TCTC chỉ bao gồm tự chủ về nguồn lực tiền
tệ và TCTC bao gồm cả nguồn lực phi tiền tệ.
Các nghiên cứu TCTC trong phạm vi về nguồn lực tiền tệ:
Babbidge và Rosenweig (1962) đã định nghĩa “tự chủ đại học là sự không
phụ thuộc vào một nguồn hỗ trợ duy nhất và hạn chế nào”. Định nghĩa này của
Babbidge và Rosenweig đã đồng nhất giữa tự chủ đại học với TCTC. Theo đó,
TCTC là tự chủ trong đa dạng hoá nguồn thu của trường đại học [85]. Quan điểm
này của Babbidge và Rosenweig đã được Clark (1998) nhắc lại trong nghiên cứu về
“Creating Entrepreneurial Universities. Organizational Pathways of
Transformation”, cho rằng nguồn tài chính đa dạng hơn là điều kiện cần thiết để tạo
ra những thay đổi mang tính hệ thống và thiết thực. Theo đó, các trường đại học
ngoài nguồn tài chính từ ngân sách công, có thể thu hút từ các nguồn khác như thu
từ các khoản tài trợ và hợp đồng nghiên cứu, từ các công ty công nghiệp, chính
quyền địa phương và các quỹ từ thiện, thu nhập từ tài sản trí tuệ, thu nhập từ dịch
vụ khuôn viên trường, phí sinh viên và gây quỹ cho cựu sinh viên. Nguồn tài chính
mở rộng, tự chủ đại học sẽ mở rộng [86].
Ashby (1966) cho rằng có 6 yếu tố cơ bản để tạo ra tự chủ của trường đại
học là: Tự do lựa chọn sinh viên; tự do tuyển dụng; Tự do đưa ra chuẩn mực; Tự do
quyết định cấp bằng cho ai; Tự do thiết kế chương trình giảng dạy; Tự do quyết
10
định sử dụng các nguồn thu từ nhà nước và tư nhân [34]. Quan điểm của Ashby có
sự khác biệt hơn so với Babbidge và Rosenweig (1962) là đã có sự phân tách giữa
tự chủ đại học và TCTC; theo đó, TCTC chỉ là 1 trong những nội dung của tự chủ
đại học. Bên cạnh đó, nếu như Babbidge và Rosenweig (1962) và Clark (1998) cho
rằng TCTC là tự chủ trong huy động nguồn thu thì theo Ashby (1966), tự chủ của
trường đại học trên khía cạnh tài chính lại là tự chủ trong việc sử dụng các nguồn
thu, tức là tự chủ trong thực hiện chi. Trong đó, bao gồm cả tự chủ trong chi từ
nguồn ngân sách và nguồn từ tư nhân.
Tổng hợp quan điểm TCTC của Babbidge và Rosenweig (1962) và Clark
(1998) và Ashby (1966), Rothblatt (1992) đã cho rằng TCTC thể hiện qua quyền quyết
định độc lập về việc sử dụng NSNN cấp và cũng như quyền được tạo quỹ từ những
nguồn khác. Như vậy, theo quan điểm của Rothblatt, TCTC bao gồm cả 2 khía cạnh, tự
chủ trong huy động tài chính và tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính (mặc dù ông mới
chỉ đề cập đến tự chủ sử dụng nguồn tài chính từ nhà nước cấp) [111].
Sheehan (1997) trong nghiên cứu “Social Demand Versus Political Economy
in Higher. Education at the Turn of the Century” [112] đã cho rằng, trong bối cảnh
toàn cầu hoá, khu vực hoá, dân chủ hoá, quốc tế hoá thì nguồn tài chính cho giáo
dục rất đa dạng, trong đó các nguồn cơ bản gồm nguồn tài chính từ chính phủ, thu
của học sinh, phụ huynh và các tổ chức tài trợ cho giáo dục, vì vậy theo ông TCTC
là khả năng đưa ra các quyết định tài chính; sự độc lập với các nguồn tài chính từ
chính phủ, cho tới các tổ chức tài trợ, và khả năng tạo ra các nguồn tài trợ công và
phân bổ các nguồn tài chính này một cách độc lập. Quan điểm này của Sheehan
cũng đã gắn TCTC trong phạm vi tiền tệ, bao gồm cả hai khía cạnh đó tự chủ trong
khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, theo ông, tự do trong cả khai thác và sử dụng chỉ
gắn với nguồn tài chính ngoài nguồn tài chính từ chính phủ, còn đối với nguồn tài
chính từ chính phủ thì chỉ có quyền tự do phân bổ. Quan điểm này của Sheehan
(1997) cũng tương tự quan điểm của Rothblatt (1992).
Thứ hai, các nghiên cứu TCTC bao gồm cả nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ:
Cazenave (1992) khi nêu về giới hạn của tự chủ tài chính ông đã nhấn mạnh
những vấn đề như tuyển dụng nhân sự, sử dụng và trả lương, vị trí cá nhân, sở hữu
cơ sở vật chất và khả năng mua hoặc xây nhà mới bằng tiền của trường, duy tu các
tòa nhà và hệ thống ngân quỹ của nhà nước. Như vậy, theo Cazenave, TCTC không
chỉ giới hạn trong phạm vi nguồn lực tiền tệ mà còn bao gồm cả những vấn đề phi
11
tiền tệ. Tuy nhiên, những nội dung về TCTC ông đưa ra không chỉ trong lĩnh vực tài
chính có vẻ như đang có sự trùng lắp giữa tự chủ đại học và TCTC [34].
Trong các nghiên cứu của Neave, G. và Vught, V. (1994); Richardson, G. và
Fielden, J. (1997) Andeson, D. và Jonhson, R. (1998) đã có sự tách biệt rõ ràng giữa
tự chủ đại học và TCTC. Theo các tác giả này, tự chủ đại học gồm có 3 phương
diện cơ bản gồm: tự chủ về học thuật, tự chủ về tài chính và tự chủ về tổ chức và
quản lý. Trong đó, TCTC được quan niệm về là sự chủ động đảm bảo các nguồn lực
bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và NCKH của trường. Các trường ĐH
cần được tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm nguồn lực tài chính,
cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài sản tương
lai và cân đối các nguồn tài chính thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh
bạch, tuân thủ pháp luật và không vụ lợi. Quan niệm về TCTC như vậy là khá toàn
diện, bao gồm cả khía cạnh nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ, bao gồm cả hoạt động
thu và chi, đồng thời cũng thể hiện được yêu cầu của TCTC [81], [106], [110].
Ziderman (1994) đề xuất với 4 thẩm quyền về TCTC là: Thiết lập học phí;
Cơ chế phân bổ nội bộ; Tự do tạo nguồn từ các tài sản; Thành lập tổ chức trung
gian. Mc Daniel (1996) đề xuất 3 thẩm quyền trong TCTC là: Vay trên thị trường
vốn; Hoàn thiện định đoạt các hoạt động có liên quan tới những hợp đồng nghiên
cứu và giảng dạy mang tính thương mại; Giữ lại lợi nhuận. Ordorika (2003) với 4
đề xuất về TCTC gồm: Sự tài trợ; Phân bổ các nguồn lực; Học phí; Trách nhiệm
[103], [109].
Jongbloed và cộng sự (2000) trong nghiên cứu “Spending Strategies: A
Closer look at The Financial Management of the European University” đã đưa ra
quan niệm TCTC là tự chủ trong vận hành khía cạnh tài chính của trường đại học,
được biểu hiện qua các nội dung gồm: tự chủ sử dụng nhân lực, tự chủ trong thiết
lập mức học phí, tiến hành các hoạt động tạo thu nhập, chuyển giao tài sản và cơ sở
hạ tầng [102].
Theo Estermann, T. và Nokkala T. (2009), Estermann, Nokkala, và Steinel
(2012), TCTC của các trường ĐH bao gồm các nội dung: mức độ có thể tích lũy dự
trữ; mức độ có thể giữ lại thặng dư; quyền tự do thiết lập học phí; khả năng vay tiền
từ thị trường tài chính; khả năng đầu tư vào các sản phẩm tài chính; khả năng phát
hành cổ phiếu và trái phiếu và quyền sở hữu đất đai và các tòa nhà [91], [92].
12
Cotelnic, A. và cộng sự (2015) đều cho rằng quyền tự chủ tài chính được
xem là khả năng của của các trường đại học trong việc tích luỹ quỹ và tạo ra thặng
dư ngân sách; thiết lập học phí; vay tiền từ thị trường tài chính; đầu tư vào các sản
phẩm tài chính; phát hành cổ phiếu và trái phiếu; sở hữu đất đai và tòa nhà [87].
Các khái niệm nêu trên có sự khác nhau về phạm vi nhưng đều thống nhất
với nhau về quyền TCTC của các cơ sở GDĐH gắn với quyền tự chủ phân bổ các
nguồn lực (tiền tệ, phi tiền tệ). Quan điểm của luận án là TCTC được vận hành trên
cả hai nguồn lực là tiền tệ và phi tiền tệ, bởi vì hai nguồn lực này có sự liên quan và
nhiều điểm tương đồng với nhau. Hơn nữa, xét về tương lai, dựa trên yêu cầu hoạt
động có thể sẽ làm hạn chế việc huy động nguồn lực tài chính khi đơn thuần chỉ là
nguồn lực tiền tệ, bởi tương lai sẽ hướng đến nguồn lực nguồn lực tài chính theo
kiểu hỗn hợp.
Từ những quan niệm nêu trên cho thấy TCTC là một khái niệm thay đổi phụ
thuộc vào bối cảnh thời gian, chính trị, pháp luật… nên quan điểm về nội dung và
phạm vi nguồn lực cũng khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu để đưa ra quan niệm về
TCTC phù hợp với bối cảnh và đặc điểm riêng ở mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ
phát triển khác nhau là rất cần thiết.
1.1.2.! Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính
Cùng với sự khác biệt về quan niệm TCTC thì các tác giả cũng đưa ra các hệ
thống tiêu chí khác nhau để đánh giá mức độ TCTC. Trong đó có thể kể đến một số
nhóm tiêu chí sau:
Mc Danile (1996) đo lường các khía cạnh của TCTC là thẩm quyền vay
mượn tiền trên thị trường vốn; khả năng tự do định đoạt các hoạt động có liên quan
tới những hợp đồng nghiên cứu và giảng dạy mang tính thương mại; khả năng giữ
lại lợi nhuận.
Đo lường mức độ tự chủ tài chính của các trường ĐH ở một số quốc gia châu
Âu thông qua mức độ đa dạng hoá nguồn thu, Dominicis, L.D và cộng sự (2011) đã
sử dụng cơ cấu các nguồn tài chính cho GDĐH và chỉ số đa dạng của Simpson để
đo mức độ đa dạng hoá nguồn thu, chỉ số này được tính như sau:
! = #1 − ! = 1 − &'
(
)
'*+
Trong đó pi là phần của mỗi nguồn thu nhập trên tổng ngân sách của trường
đại học thứ i. Giá trị gần bằng 1 cho thấy sự đa dạng hóa cao, giá trị gần bằng 0 cho
thấy tính tập trung cao [102].
13
Cotelnic, A. và cộng sự (2015) đo lường mức độ TCTC của hệ thống các
trường ĐH ở các quốc gia Scotland, Đan Mạch, Romania, Thuỵ Điển, và Latvia
theo các nhóm tiêu chí sau: nhóm tiêu chí đánh giá về kinh phí đào tạo, nhóm tiêu
chí đánh giá về kinh phí cho hoạt động NCKH, tiêu chí đánh giá quyền được vay
mượn tiền từ thị trường tài chính (có được quyền vay không, vay nguồn nào), khả
năng được xác định mức học phí, quyền được sở hữu tài sản (có quyền sở hữu hay
chỉ có quyền quản lý sử dụng), cơ cấu các nguồn lực của trường (từ ngân sách nhà
nước, từ tư nhân) [87].
Pruvot, E.B và Estermann, T (2017) đã đưa ra phương pháp đo lường TCTC
trong các trường ĐH bằng cách cho điểm, theo các nội dung: (1) thời hạn và hình
thức cấp ngân sách, (2) khả năng được giữ lại lợi nhuận, (3) Khả năng vay tiền; (4)
Khả năng được sở hữu tài sản (nhà); (5) Khả năng được các định mức học phí. Ở
mỗi nội dung, Pruvot, E.B và Estermann chỉ ra các mức độ quyền của trường theo
thứ tự từ thấp đến cao, tính trọng số cho mỗi nội dung sau đó tính điểm tổng hợp về
mức độ TCTC [108]. Bên cạnh việc đưa ra nội hàm và các tiêu chí đánh giá thì các
nghiên cứu ngoài nước cũng đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến TCTC trong các
cơ sở GDĐH gồm:
(1) Năng lực của trường đại học:
Năng lực của trường ĐH là các đặc điểm, điều kiện, nguồn lực của trường.
Pruvot, E.B. & Estermann, T. (2017) trong báo cáo “University Autonomy in
Europe III. The Scorecard 2017” cho rằng không có xu hướng tự nhiên dẫn tới tăng
quyền TCTC cho cơ sở GDĐH, bởi đặc điểm, điều kiện, nguồn lực khác nhau giữa
các cơ sở GDĐH [108].
Năng lực của trường ĐH còn được thể hiện qua năng lực cạnh tranh, nếu
trường có năng lực cạnh tranh tốt, về nguyên tắc có thể dễ dàng hơn trong việc thu
hút các nguồn khác nhau; do đó sẽ ít phụ thuộc vào một dòng thu nhập duy nhất và
như vậy, khả năng thực hiện TCTC sẽ cao hơn [88].
(2) Khung pháp lý:
Tình trạng pháp lý của các cơ sở giáo dục đại học có ảnh hưởng đến tự chủ.
Trong nghiên cứu “Increased autonomy for universities in Asia: How to make it
work?” Michaela Martin (2013) đã chỉ ra ở bốn trong năm quốc gia được nghiên
cứu, sự thay đổi về tình trạng pháp lý của các cơ sở giáo dục đại học đã được sử
dụng như một phương tiện để tăng quyền tự chủ.
14
Các quy định và sự kiểm soát của Chính phủ cũng có ảnh hưởng đến mức độ
đạt được của TCTC, gồm các quy định liên quan đến cơ cấu quản lý các trường đại
học, các quy định về mô hình chuyển giao kiến thức (quyền sở hữu, quyền sở hữu trí
tuệ...), điều này được chỉ ra trong nghiên cứu của Cotelnic, A. và cộng sự (2015) [87].
(3) Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực GDĐH:
Tự chủ ĐH phụ thuộc vào thực tế, về ý chí chính trị của người điều hành
trong bối cảnh lịch sử xác định xã hội, chính trị và kinh tế (Ordorika, I, 2003).
Chính quyền trung ương có nhiệm vụ xác định các chính sách và chiến lược
phát triển của giáo dục, và chịu trách nhiệm đánh giá việc đạt được các chiến lược
này. Trong đó có chính sách phân bổ nguồn lực công cho các trường ĐH, mô hình
tài chính cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy. Ở các quốc gia khác nhau, có
những phương pháp riêng để phân bổ nguồn lực tài chính cho các trường do đó mức
độ phụ thuộc tài chính của các trường vào nguồn tài chính công sẽ khác nhau, dẫn
tới mức độ TCTC khác nhau [87].
(4) Các yếu tố thuộc về cơ quan chủ quản:
Năng lực thể chế, nguồn nhân lực, phương thức quản lý của cơ quan chủ
quản cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyền TCTC của các cơ sở GDĐH. Các biện
pháp giải trình trách nhiệm nặng nề làm giảm tính tự chủ của trường ĐH; các cải
cách trong lĩnh vực quản trị và tự chủ sẽ không thành công trừ khi chúng được đi
kèm với các biện pháp nhằm xây dựng năng lực thể chế và nguồn nhân lực [93].
(5) Mối tương quan giữa các lĩnh vực tự chủ khác:
Giữa các lĩnh vực tự chủ có mối tương quan mạnh mẽ với nhau, nếu các
trường đại học bị hạn chế về các khía cạnh tự chủ khác như tổ chức, nhân sự và tự
chủ học thuật thì tự chủ về tài chính cũng có thể bị hạn chế. Vì vậy, các nhà hoạch
định chính sách nên áp dụng một cách tiếp cận toàn diện để cải cách quyền tự chủ,
xem xét tất cả các khía cạnh của quyền tự chủ [93].
1.2.! Tổng quan các nghiên cứu trong nước
1.2.1.! Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập
Việc nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính GDĐH công lập trong nước là một
lĩnh vực khá mới, các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, chủ yếu là các bài báo
khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học cấp quốc gia hoặc các tạp chí
khoa học giáo dục. Trong đó, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
15
Tác giả Phan Đăng Sơn (2014), trong nghiên cứu “Một số giải pháp tăng
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam” đã xem xét
TCTC trong các cơ sở GDĐH dựa trên Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ đã nói đến việc giao quyền tự chủ tài chính cho các “đơn
vị sự nghiệp dịch vụ công cho rằng TCTC bao gồm tự chủ về các nguồn thu, chi.
Trong đó, nguồn thu của các trường gồm học phí và các nguồn tài chính hợp pháp
(vay, nhận tài trợ, viện trợ). Nguồn kinh phí giúp các trường trong việc chi tiêu nội
bộ như: Chi thường xuyên của đào tạo: cho lương của cán bộ, giảng viên, chi phí
quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, chi cung ứng dịch vụ, chi đầu tư phát triển…; Chi
mua sắm và sửa chữa thiết bị: mua sắm, sửa chữa các thiết bị, phòng học, duy tu
bảo dưỡng…; Chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học: nghiên cứu khoa học, tổ
chức hội thảo…; Chi đào tạo liên kết: Ở một số trường có các hoạt động liên kết với
các trường đại học khác trong cả nước hoặc một số các trường đại học quốc tế. Như
vậy, theo quan niệm này TCTC của trường ĐH mới chỉ ở phạm vi nguồn lực tài
chính, chưa đề cập đến khía cạnh tự chủ với các nguồn lực phi tài chính của các
trường. Đồng thời cũng chưa đề cập đến các khía cạnh về trách nhiệm của các
trường trong quản lý nguồn thu, chi, quản lý, sử dụng tài sản và thực hiện công khai
minh bạch về tài chính [51].
Vũ Lan Hương (2012) trong nghiên cứu “Về thực hiện TCTC tại các đơn vị
sự nghiệp giáo dục” không nêu cụ thể về nội hàm TCTC nhưng đã cho rằng trao
quyền tự chủ quản lí tài chính nói riêng và tiến tới thực hiện hoàn toàn tự chủ nói
chung là những điều kiện cần và đủ để hoạt động quản lý giáo dục có hiệu lực, hiệu
quả đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong cải cách hành chính nhà nước; là yếu tố tất yếu,
là nhân tố bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong xu thế hội nhập [77].
Thống nhất với quan điểm Vũ Lan Hương (2012) về vai trò của TCTC, khi
bàn về “Tự chủ tài chính đối với giáo dục đại học công lập: Những vấn đề cần tháo
gỡ”, Phạm Ngọc Trường (2016) đã cho rằng: “…trong điều kiện nguồn ngân sách
dành cho giáo dục đại học còn hạn hẹp thì thực hiện TCTC của các trường đại học
công lập là tất yếu…”. Cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể về TCTC, nhưng
trong nghiên cứu này, Phạm Ngọc Trường (2016) xem xét TCTC trên các khía cạnh
gồm: tự chủ trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, tự chủ trong sử dụng ngân
sách nhà nước được giao, tự chủ trong tìm kiếm các nguồn thu để đầu tư cho giáo
dục. Việc xem xét các khía cạnh TCTC theo cơ chế trao quyền như vậy sẽ tạo điều
16
kiện để các cơ sở GDĐH công lập chủ động hơn trong việc gia tăng và phát triển
các nguồn thu ngoài NSNN cấp [50].
Mai Thị Sen (2017) đã phân tích “Vấn đề tự chủ tài chính của các trường
đại học công lập Việt Nam” dựa trên nội hàm tự chủ đại học theo quan niệm của
EUA (2003), gồm 4 nội dung chính: tự chủ về tổ chức, tài chính, nhân sự và học
thuật. Trong đó, TCTC gồm các nội dung: Quyết định mức học phí; Trả lương cho
giảng viên theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy; Phân bổ ngân sách một cách
độc lập; Sở hữu bất động sản, tài sản tài chính; Vay mượn, đầu tư ở thị trường tài
chính. Khi cơ sở GDĐH công lập TCTC được trao quyền cho những nội dung này
sẽ là khâu đột phá để các cơ sở GDĐH công lập chủ động nguồn tài chính, bởi
nguồn thu chủ yếu hiện nay của Trường là từ học phí; Việc được quyền quyết định
mức chi trả thu nhập sẽ tạo động lực cho cán bộ, giảng viên, người lao động làm
việc hiệu quả và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao; Với cơ chế phân bổ thuận lợi
sẽ giúp cho các cơ sở GDĐH công lập chủ động trong việc xây dựng định mức chi,
trích lập các quỹ; Tự chủ trong việc vay vốn sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục mở
rộng kênh huy động nguồn để đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện mục tiêu kế hoạch
chiến lược đề ra [31].
Đỗ Trung Tá (2017), trong nghiên cứu “Một số trao đổi về tự chủ giáo dục
đại học ở Việt Nam”, đã đưa ra các nội dung của tự chủ GDĐH gồm tự chủ về học
thuật, tự chủ về tài chính và tự chủ về tổ chức và quản lý. Trong đó, nội hàm TCTC
là “sự chủ động về việc đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ cho các hoạt
động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Các trường cần được tự quyết
định và chủ động về khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính, cách thức sử dụng các
nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư tài sản cho tương lai và cân đối các
nguồn tài chính thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ
pháp luật và không vụ lợi” [17].
Qua đó cho thấy, muốn đạt được kết quả nghiên cứu chất lượng, gia tăng các
công bố thì nguồn tài chính phải được đảm bảo. Cơ chế sử dụng tài sản cũng rất
quan trọng, khi được quyền mở rộng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản,
mang lại nguồn thu cho đơn vị qua khai thác các tài sản nhàn rỗi. TCTC cần phải
cân đối được nguồn tài chính, đáp ứng cho các hoạt động của cơ sở GDĐH công
lập. Gắn với TCTC là tự chịu trách nhiệm thì việc công khai thông tin tài chính và
17
tuân thủ các quy định, cam kết của cơ sở GDĐH công lập là yêu cầu bắt buộc cần
phải thực hiện.
Bên cạnh đó, còn có một số nghiêu cứu tiếp cận nội hàm TCTC theo các
Nghị quyết, nghị định của Chính phủ như:
(1) Trong nghiên cứu “Tự chủ tài chính - cơ hội nâng cao chất lượng cho
các trường đại học công lập ở Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hương và Tạ
Ngọc Cường (2016) đã đưa ra quan niệm về tự chủ đại học theo Nghị quyết 77/NĐ-
CP là “khả năng độc lập và tự quản trị của cơ sở giáo dục công lập”, trong đó
TCTC đại học tập trung vào các nội dung: tự chủ trong dự toán kinh phí đào tạo,
các khoản thu học phí, chế độ trả lương cho người lao động, trích lập các quĩ, chế
độ miễn, giảm, chính sách học bổng, tín dụng sinh viên, qũy học bổng và hỗ trợ
sinh viên, đầu tư phát triển và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất [46].
(2) Trong nghiên cứu “Đổi mới cơ chế tự chủ GDĐH công lập giai đoạn
2015-2017: Kết quả và kiến nghị chính sách”, Đồng Thế Hiển (2017) đánh giá về
thực hiện TCTC theo Nghị quyết 77/2014/NQ-CP nhấn mạnh các vấn đề thu chi,
chính sách học bổng và học phí đối với đối tượng chính sách hoạt động đầu tư, mua
sắm [18].
(3) Nguyễn Thị Dung (2017) trong nghiên cứu “Tự chủ tài chính - Cơ hội
và thách thức đối với các trường đại học công lập Việt Nam”, đã đánh giá các cơ
hội và thách thức trong TCTC ở các trường ĐHCL Việt Nam theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP, trong đó TCTC bao gồm các nội dung: về huy động vốn, mở rộng,
khai thác các nguồn thu và thu nhập tăng thêm của người lao động [37].
(4) Nguyễn Trường Giang (2012) với nghiên cứu “Đổi mới cơ chế tài chính
gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, đã nêu ra một số bất cập của cơ chế
tài chính hiện hành như: Mức học phí thấp không đủ bù đắp chi thường xuyên; việc
phân bổ ngân sách cho các cơ sở đào tạo công lập mang tính bình quân, chưa gắn
với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo; cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm tài chính còn nhiều bất cập (cơ chế phân bổ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính, hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người học) [43].
(5) Nguyễn Ngọc Vũ (2012) trong nghiên cứu “Thực trạng tình hình thí
điểm TCTC ở các cơ sở GDĐH – Một số vấn đề đặt ra”, đã nghiên cứu một số vấn
đề đặt ra đối với việc thí điểm tự chủ tài chính ở các cơ sở giáo dục đại học. Tác giả
đề cập 3 nhóm vấn đề chính là (i) Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện tự
18
chủ tài chính tại một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; (ii) Nêu các khó
khăn, hạn chế và (iii) Gợi ý một số giải pháp [49].
(6) Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012) nghiên cứu “Đổi mới cơ chế tài
chính hướng tới nền GDĐH tiên tiến, tự chủ”, về chính sách học phí trong bối cảnh
đổi mới cơ chế tài chính, hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ. Theo các
tác giả, việc áp mức trần học phí theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của
Chính phủ tại các trường được giao cơ chế tự chủ về tài chính là chưa hợp lý [53].
(7) Tại Hội thảo lần thứ 2 về giáo dục so sánh: “Giáo dục Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa” (2008) [80] do Viện Nghiên cứu giáo dục Trường Đại học
Sư phạm TP.HCM tổ chức, TS. Lê Văn Hảo có báo cáo giới thiệu về các mô hình
phát triển tài chính đại học trên thế giới và đề xuất những vấn đề cần quan tâm của
Việt Nam khi áp dụng các mô hình này để bổ sung nguồn lực tài chính cho GDĐH.
Cũng trong Hội thảo này, GS.TS. Lâm Quang Thiệp đã cho rằng: Quan niệm
GDĐH là lợi ích công thuần túy nên chuyển thành quan niệm GDĐH có một phần
lợi ích tư dẫn đến lập luận logic về nhu cầu chia sẻ kinh phí. Cũng trên quan điểm
đó, GS. Phạm Phụ phân tích về chi phí đơn vị hợp lý cho việc đào tạo của các
trường đại học, cơ sở khoa học của việc gánh chịu chi phí ở GDĐH và kiến nghị về
“chia sẻ chi phí” cho GDĐH Việt Nam.
Ngoài ra một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về TCTC ở các cơ sở GDĐH:
Luận án tiến sĩ của Trần Đức Cân (2012) [65], trong luận án này, tác giả đã
nghiên cứu TCTC trong các cơ sở GD ĐH công lập trong giai đoạn 2006-2011, bao
gồm cả các trường do Bộ GD - ĐT, các Bộ ngành chủ quản, các trường thành viên
của ĐHQG, các trường ĐH địa phương do UBND tỉnh quản lý. Trên cơ sở đó, luận
án đã đưa ra nội hàm về cơ chế TCTC trong các trường công lập là “các trường
được quyền tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đó là quản lý hoạt động thu
chi; phân phối quỹ kết dư, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản ly tài sản, quản lý nợ
phải trả…” gồm các nội dung: tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu, tự
chủ trong quản lý chi tiêu và tự chủ trong quản lý và sử dụng các tài sản của trường.
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trương Thị Hiền (2017) [66], “Quản lý tài
chính (QLTC) tại các trường đại học công lập (ĐHCL) trực thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ”. Luận án đã giải quyết được
các nội dung cơ bản: (1) Luận án đã tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính của 04
trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM; (2) Tập trung làm rõ
19
cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ và
luận án đã sử dụng mô hình thẻ bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để phân
tích tính ứng dụng của nó trong quản lý tài chính tại các trường ĐHCL nhằm thực
hiện tốt mục tiêu của nhà trường; phân tích và đánh giá thực tiễn QLTC trong điều
kiện thực hiện cơ chế TCTC tại 04 trường ĐHCL ở TP.HCM; (3) Đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác QLTC tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên
địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ.
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu ở trong nước vẫn đang tiếp cận nội hàm
của TCTC dưới nhiều góc độ khác nhau và chưa có sự thống nhất, do đó, nghiên
cứu để làm rõ, hoàn thiện nội hàm TCTC trong các trường ĐH nói chung vẫn rất
cần thiết.
1.2.2.! Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính
Nhìn chung các nghiên cứu trong nước chủ yếu đánh giá TCTC trong các cơ
sở GD ĐH trên góc độ triển khai thực hiện các quy định của nhà nước như: nghiên cứu
đánh giá khía cạnh cơ hội, thách thức hoặc khó khăn khi thực hiện TCTC của các
trường như: Vũ Lan Hương (2012), sử dụng phương pháp SWOT bài viết chỉ ra các
điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong thực hiện TCTC tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục. Hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2017) đã chỉ ra hai cơ hội và
năm thách thức đối với các trường ĐH công lập trong thực hiện TCTC [37].
Các nghiên cứu đánh giá TCTC thông qua các tiêu chí cụ thể còn khá ít và
chưa toàn diện. Chẳng hạn, luận án tiến sĩ của Trần Đức Cân đã đánh giá các khía
cạnh chất lượng và tác động của cơ chế TCTC thông qua các tiêu chí là tính hiệu
lực, tính hiệu quả, tính linh hoạt, tính công bằng, tính ràng buộc về mặt tổ chức và
sự thừa nhận của cộng đồng. Đây là một hệ thống tiêu chí đánh giá khá đầy đủ tuy
nhiên chưa đánh giá các khía cạnh tài chính của đơn vị cụ thể về cơ chế TCTC, thu,
chi, chính sách học phí và đối tượng chính sách, phân bổ kinh phí, sử dụng các quỹ,
quản lý và sử dụng tài sản.
1.2.3.! Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính
Các tác giả trong nước cũng đã đưa ra một số yếu tố, điều kiện cho thực hiện
tự chủ ĐH nói chung và TCTC trong các cơ sở GDĐH nói riêng gồm:
Phát triển các quan hệ thị trường giáo dục: Tự chủ đại học nói chung thể hiện
vai trò của chủ thể trường ĐH trên thị trường giáo dục, vì vậy, nếu thị trường GDĐH
phát triển, cạnh tranh và lành mạnh, tự chủ đại học sẽ phát huy tác dụng [17].
20
Đổi mới quản lý vĩ mô về GDĐH: Xét trên góc độ quản lý, khi đối tượng
quản lý thay đổi thì phương thức quản lý cũng phải thay đổi. Do đó, phương thức
quản lý vĩ mô về GDĐH, vai trò quản lý nhà nước có tác động đến TCĐH. Nếu cơ
chế quản lý vĩ mô thích hợp, vai trò của nhà nước trong GDĐH là giám sát và đánh
giá chứ không phải là quản lý trực tiếp, lúc này TCĐH mới được thực hiện [17].
Xây dựng hệ thống đánh giá về TCĐH: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm không
có nghĩa là các trường đại học tự tồn tại và thoát khỏi mọi sự đánh giá. Ở góc độ
quản lý nhà nước và đơn vị cơ sở đều phải quan tâm xây dựng hệ thống đánh giá,
duy trì thường xuyên, liên tục để đo mức độ đạt được của các hoạt động trước và
trong khi TCTC [17].
Năng lực tự chủ đại học: Không thể thực hiện việc trao quyền tự chủ như
nhau ở tất cả các trường ĐH mà phải căn cứ vào năng lực tự chủ của các trường
[17]. Năng lực mỗi trường thể hiện qua năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp
tác quốc tế và chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ… Khi các năng lực
này hạn chế làm cho các trường khó khăn trong đa dạng hoá nguồn thu, dẫn tới sự
thiếu sẵn sàng trong TCTC [115]. Năng lực TCĐH còn thể hiện ở năng lực tổ chức
quản lý của cơ sở đào tạo, năng lực này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực,
chất lượng đào tạo, do đó ảnh hưởng đến năng lực tự chủ các trường [18].
Khung pháp lý của nhà nước: Bao gồm các văn bản mang tính chất Luật, các
Nghị quyết, Nghị định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước, của Bộ GD-ĐT có liên
quan đến các khía cạnh của TCTC có ảnh hưởng đến thực hiện TCTC của các
trường. Nếu các văn bản này không đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp dẫn tới
việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn [18]. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân
dẫn tới hạn chế trong thực hiện TCTC ở các trường ĐH địa phương đã được chỉ ra
trong nghiên cứu của Nguyễn Khải Hoàn và Đặng Thị Minh Hiền (2017). Điều này
cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2017), thiếu hướng dẫn
cụ thể về mặt văn bản quy định của Nhà nước dẫn tới các trường ĐHCL “lúng
túng” trong việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ.
1.2.4.! Một số nghiên cứu có liên quan đến TCTC tại ĐHQG-HCM
Huỳnh Thành Đạt (2017), “Quyền tự chủ của Đại học quốc gia Hồ Chí Minh
sau hai mươi năm thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tổ
chức và hoạt động”. Bài viết đánh giá về chủ trương trao quyền tự chủ cho ĐHQG,
quyền tự chủ trong quản trị đại học, nâng cao chất lượng, nghiên cứu khoa học và
21
chuyển giao công nghệ. Đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện về cơ sở pháp lý
để ĐHQG-HCM tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của đơn vị giáo dục (về tự chủ đại học và các trung tâm đào tạo quốc gia, khoảng cách
quy định nhà nước và thực tiễn, tăng cường trao quyền tự chủ cho ĐHQG-HCM), chưa
đi sâu vào phân tích, đánh giá cụ thể TCTC tại ĐHQG-HCM [26].
Minh Hiền (2016), “ĐHQG-HCM hướng tới vị trí trong top đầu Châu á”,
Về phát triển mô hình đại học tự chủ, tiên tiến, tự chủ đại học: Tác giả nêu là thuộc
tính của trường đại học, là động lực và nguồn gốc cho phát triển đại học. Tự chủ
phải gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội… Cần xây dựng đại học tự
chủ toàn diện trên các lĩnh vực: đào tạo, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, nghiên
cứu khoa học, quan hệ đối ngoại để thực hiện sứ mệnh, hoàn thành nhiệm vụ của
một trường đại học. Tự chủ tài chính chỉ là điều kiện để làm cho tự chủ của trường
đại học được tốt nhất. Theo đó, ĐHQG-HCM chủ động xây dựng và hoàn thiện mô
hình quản trị đại học hiện đại với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao theo thông
lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thực hiện phân cấp mạnh cho các
trường, viện thành viên [32], [52].
Thái Việt (2017), “Tự chủ đại học câu chuyện bắt buộc”, theo xu hướng tất
yếu đó các cơ sở GDĐH thành viên ĐHQG-HCM sẽ chuyển sang cơ chế hoạt động
tự chủ theo lộ trình từ nay cho đến trước năm 2020 với ba nhóm đơn vị tự chủ:
nhóm tự chủ chi thường xuyên và đầu tư, nhóm tự chủ chi thường xuyên và tự đảm
bảo một phần kinh phí. Trong đó, nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phí với các ngành
khoa học cơ bản, khó tuyển, ngành cần duy trì cho nhu cầu tối thiểu của xã hội hiện
tại [63].
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hương (2015) [45], “Quản lý tài chính
(QLTC) tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG-HN) trong bối cảnh đổi mới giáo dục
đại học”. Đây là luận án nghiên cứu có tính chuyên sâu về QLTC đối với một lĩnh
vực, cụ thể là quản lý tài chính tại ĐHQG-HN. Theo nội dung nghiên cứu, luận án
đã đưa ra được một số kết quả nổi bật: (1) Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý tài chính của các trường ĐHCL; luận án đã làm rõ được quy trình lập và
phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL ở Việt Nam, mô hình quản lý tài chính. (2)
Luận án đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại ĐHQG-HN, luận án cũng chỉ ra
những bất cập, hạn chế về (mô hình tổ chức trong quản lý tài chính, huy động các
nguồn thu, phân bổ kinh phí). (3) Luận án đề xuất về quan điểm đổi mới cơ chế
22
QLTC, mục tiêu phương hướng hoàn thiện cơ chế QLTC và giải pháp nâng cao
hiệu quả QLTC của ĐHQG-HN.
1.3.! Đánh giá tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan một số nghiên cứu về TCTC ở cả ngoài nước và trong nước
nêu trên, luận án rút ra một số đánh giá như sau:
Đối với các nghiên cứu ngoài nước: Qua tổng quan các nghiên cứu ngoài
nước cho thấy khung lý thuyết tương đối đầy đủ về nội hàm của TCTC ở các cơ sở
GDĐH: theo đó quyền TCTC của các cơ sở GDĐH gắn với quyền tự chủ phân bổ
các nguồn lực bao gồm cả tiền tệ và phi tiền tệ, đưa ra được các tiêu chí đánh giá cơ
chế TCTC và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC ở các cơ sở
GDĐH. Đây là cơ sở giúp hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu cơ chế TCTC
ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề TCTC trong GDĐH chịu ảnh hưởng lớn về đặc điểm tổ
chức hệ thống GDĐH của mỗi quốc gia, đặc điểm mô hình tổ chức của các cơ sở
GDĐH, mối quan hệ giữa cơ sở GDĐH với các doanh nghiệp, chính quyền địa
phương. Vì vậy, khung lý thuyết này chưa hoàn toàn phù hợp để giải quyết vấn đề
TCTC trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam. Đây là một khoảng trống để luận án tiếp
tục nghiên cứu.
Đối với các nghiên cứu trong nước: Các nghiên cứu về TCTC trong cơ sở
GDĐH đã được thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, trong những điều kiện khác
nhau, với những khía cạnh nội dung khác nhau. Các nghiên cứu này đã đạt được
một số kết quả:
Thứ nhất, cơ bản các nghiên cứu đều thống nhất về sự cần thiết của TCTC
đối với sự phát triển GDĐH. TCTC là cơ sở tiền đề, điều kiện để các cơ sở GDĐH
có thể tự chủ hoàn toàn giúp nâng cao chất lượng GDĐH, nghiên cứu đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, khung nghiên cứu TCTC trong các cơ sở GDĐH đã dần được làm
rõ (về nội hàm, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng).
Thứ ba, các nghiên cứu cũng đã đánh giá được những cơ hội thách thức,
những khó khăn trong thực hiện TCTC trong các cơ sở GDĐH thời gian qua và
đánh giá thực hiện TCTC trong các cơ sở GDĐH thời gian qua nhìn chung vẫn còn
nhiều hạn chế thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
23
Thứ tư, các nghiên cứu đã chỉ ra được một số các nguyên nhân dẫn tới những
hạn chế trong thực hiện TCTC ở các cơ sở GDĐH và đã đề xuất các giải pháp để
đẩy mạnh thực hiện TCTC của các cơ sở GDĐH.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số hạn chế và
khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu về cơ chế TCTC ở Việt Nam đã được thực hiện ở
nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vấn đề TCTC có liên quan trực tiếp đến trình độ
phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường giáo dục… vì vậy, các vấn đề
liên quan đến TCTC sẽ thường xuyên thay đổi. Đây cũng là một khoảng trống để
luận án tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, qua tổng quan một số tài liệu trên cho thấy ở Việt Nam có nhiều
loại hình cơ sở GDĐH khác nhau như hệ thống các cơ sở GDĐH công lập trực
thuộc Bộ GD&ĐT, hệ thống các cơ sở GDĐH địa phương, Đại học vùng, Đại học
quốc gia… Mỗi loại hình có những đặc trưng riêng tác động đến TCTC. Hiện nay,
các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào loại hình cơ sở GDĐH thuộc bộ, địa
phương, chưa nhiều nghiên cứu đối với các loại hình trường đặc trưng là Đại học
quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế TCTC đối với ĐHQG-HCM vẫn là cần thiết.
Thứ ba, các nghiên cứu về TCTC ở các cơ sở GDĐH chủ yếu quan tâm
nhiều hơn đến việc triển khai Nghị quyết, quy định của các cơ quan ban ngành về
TCTC, chưa nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM nên
nghiên cứu tiếp theo là rất cần thiết.
Thứ tư, TCTC ở các cơ sở GDĐH công lập đã được khẳng định là rất cần
thiết tuy nhiên, bản chất của cơ chế TCTC vẫn chưa được thống nhất.
Thứ năm, đối với ĐHQG-HCM, các nghiên cứu liên quan đến cơ chế tài
chính, quản lý tài chính và TCTC chưa đi và phân tích, đánh giá cụ thể về cơ chế
TCTC tại ĐHQG-HCM, mới đề cập tới nội dung về chủ trương, vấn đề cần tiếp tục
hoàn thiện và trường hợp cụ thể của tác giả Nguyễn Thị Hương đi sâu nghiên cứu
về quản lý tài chính tại ĐHQG-HN. Vì vậy, cần có một nghiên cứu đánh giá toàn
diện về thực trạng cơ chế TCTC của ĐHQG-HCM thì mới có thể có được những đề
xuất xác đáng.
Từ những phân tích, đánh giá khoảng trống nghiên cứu trên, luận án sẽ giải
quyết các vấn đề sau:
24
Thứ nhất, luận án sẽ xây dựng khung nghiên cứu cơ chế TCTC trong cơ sở
GDĐH công lập (làm rõ nội hàm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động) nhấn
mạnh đến khía cạnh: Cơ chế TCTC đối với đơn vị tài chính cấp 1 và kết quả thực
hiện TCTC nhằm mục tiêu gia tăng lợi ích cho người học và xã hội, nâng cao trách
nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH công lập.
Thứ hai, luận án phân tích đánh giá toàn diện thực trạng cơ chế TCTC tại
ĐHQG-HCM về thực hiện các nội dung cơ chế TCTC, tiêu chí đánh giá cơ chế
TCTC, kết quả thực hiện cơ chế TCTC và các tác động của cơ chế TCTC đến chất
lượng hoạt động đào tạo, NCKH; từ đó rút ra các thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế này và là cơ sở đưa ra định hướng, đề xuất mô hình TCTC,
một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM thời gian tới.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 luận án đã tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước điển hình có liên quan đến cơ chế TCTC và kết quả thực hiện cơ chế TCTC
trong các cơ sở GDĐH công lập. Qua đó đã hình thành cơ sở xây dựng khung
nghiên cứu về cơ chế TCTC về cách tiếp cận nghiên cứu, nội hàm về TCTC, các
tiêu chí đo lường TCTC và yếu tố ảnh hưởng đến TCTC ở các cơ sở GDĐH công
lập. Bên cạnh đó, qua tổng quan, luận án cũng đã rút ra được một số các khoảng
trống trong các nghiên cứu này để có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu: về lý luận:
(1) TCTC ở các cơ sở GDĐH được nghiên cứu ở nhiều giai đoạn khác nhau, ở các
quốc gia khác nhau với các điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử khác nhau, vì vậy,
việc tiếp tục nghiên cứu để đưa ra được nội hàm TCTC và cơ chế TCTC phù hợp
trong điều kiện Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, (2) thiếu các tiêu chí đánh giá
toàn diện cơ chế TCTC trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam; về thực tiễn: còn thiếu
các nghiên cứu đánh giá toàn diện về cơ chế TCTC cho GDĐH trong các cơ sở
GDĐH công lập nói chung và ĐHQG-HCM nói riêng. Đây chính là những gợi ý để
luận án giải quyết trong các chương tiếp theo.
25
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
2.1.! Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
2.1.1.! Cơ sở giáo dục đại học công lập
Trên thế giới, khái niệm đại học công lập được sử dụng từ khá lâu, tuy nhiên
ở Việt Nam, sự phân biệt giữa đại học công lập và ngoài công lập mới được manh
nha từ cuối những năm 1980, bắt đầu bằng sự ra đời của Trung tâm đào tạo Thăng
Long và chính thức bắt đầu vào năm 1994 khi Trung tâm này được Chính phủ ra
Quyết định nâng cấp thành Trường đại học dân lập Thăng Long. Từ đó đến nay, hệ
thống GDĐH Việt Nam được tổ chức theo các loại hình là cơ sở GDĐH công lập và
cơ sở GDĐH ngoài công lập. Thời gian qua, định nghĩa về cơ sở GDĐH công lập
cũng như cơ sở GDĐH ngoài công lập (hiện nay là cơ sở GDĐH tư thục) đã được
thay đổi nhiều lần. Theo Khoản 2 Điều 7, Luật Giáo dục đại học (2012) được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 18/6/2012:
“Cơ sở GDĐH công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước thành lập, đầu
tư, xây dựng cơ sở vật chất”.
“Cơ sở GDĐH tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật
chất”.
Sử dụng các khái niệm theo quy định trên, có thể thấy những đặc điểm cơ
bản của cơ sở GDĐH công lập gồm:
- Cơ sở GDĐH công lập là sở hữu thuộc về Nhà nước, do Nhà nước thành
lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị do Nhà nước giao. Do đó,
hoạt động GDĐH công lập chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, ý chí chủ quan của
các nhà quản lý, chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát Nhà nước hoặc chính quyền các
cấp cả về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính và cả vấn đề chuyên môn như nội
dung chương trình đào tạo, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh. Đặc điểm này sẽ
gây khó khăn cho các cơ sở GDĐH trong quản lý, vận hành, duy trì các hoạt động.
- Các cơ sở GDĐH công lập do Nhà nước đầu tư kinh phí để xây dựng, hoạt
động nên trong nguồn tài chính của các cơ sở GDĐH, NSNN (có thể là trung ương
26
hoặc địa phương...) chiếm một tỷ trọng khá lớn. Nguồn này thường được sử dụng
để đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện
nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Bên cạnh đó, hiện nay các cơ sở GDĐH
công lập được phép thu hút các nguồn tài chính ngoài NSNN như: (i) thu học phí, lệ
phí; (ii) tổ chức hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ (nghiên cứu khoa học công
nghệ; thu từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ); (iii) thu từ tài trợ, viện trợ, quà biếu,
tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài; đầu tư của các tổ
chức, cá nhân trong và nước ngoài... Như vậy, nguồn tài chính của các cơ sở GDĐH
công lập bao gồm cả nguồn lực từ NSNN và ngoài NSNN, bao gồm cả nguồn lực
tiền tệ và nguồn lực phi tiền tệ (cơ sở vật chất). Đối với nguồn NSNN, các cơ sở
GDĐH công lập sẽ bị phụ thuộc bởi các quy định hiện hành và dự toán thu chi,
chính sách và phê duyệt của Chính phủ; đối với các nguồn ngoài NSNN phụ thuộc
vào khung, định mức, danh mục nguồn thu (theo quy định của Nhà nước và quy
định của cơ sở GDĐH công lập), tương ứng với chất lượng dịch vụ cung cấp.
- Hoạt động của cơ sở GDĐH công lập thường không vì mục đích lợi nhuận.
Vì vậy, trong quản trị tài chính của cơ sở GDĐH công lập mục tiêu cơ bản là thu bù
đắp đủ chi phí và có tích luỹ ở một mức độ nhất định.
2.1.2.! Cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập
2.1.2.1.!Tự chủ tài chính
Khái niệm:
“Tự chủ” theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn (2003)
giải nghĩa là việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc của tổ chức,
không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối [74]. Từ điển tiếng Anh Oxford, tự chủ
“autonomy” là nói đến trạng thái chất lượng của một đối tượng hoặc một đơn vị như
là nhà nước, chính quyền địa phương, một tổ chức, một cơ quan [96].
Tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập:
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu ở chương 1 và đặc điểm của cơ sở GDĐH
công lập được phân tích ở trên, luận án quan niệm tài chính trong các cơ sở GDĐH
công lập không chỉ giới hạn trong phạm vi nguồn lực tiền tệ mà còn bao gồm cả
nguồn lực phi tiền tệ.
Theo tổng kết của World Bank nguồn lực tiền tệ gồm:
(i) Nguồn tài chính công: là nguồn được cấp từ NSNN, có thể là trung ương
hoặc địa phương...
27
(ii) Nguồn huy động từ tư nhân:
+ Học phí, lệ phí tuyển sinh: Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà
người học phải nộp cho cơ sở GDĐH công lập để bù đắp chi phí đào tạo. Tuỳ mỗi
quốc gia sẽ có những quy định về việc thu học phí và mức học phí khác nhau.
+ Thu từ nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác đào tạo: Nguồn thu từ hoạt
động NCKH, hợp tác, liên kết đào tạo với các đơn vị trong nước và nước ngoài.
+ Thu từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Nguồn thu từ hoạt động sản xuất
dịch vụ… cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất.
+ Thu từ tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho, đầu tư: Nguồn thu của các cá
nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
+ Nguồn lực phi tiền tệ gồm tài sản, cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, đất đai.
Trên cơ sở các quan niệm về TCTC đã tổng quan ở chương 1, và những phân
tích ở trên, luận án quan niệm: TCTC của các cơ sở GDĐH công lập là quyền chủ
động của các cơ sở GDĐH công lập trong việc khai thác, tìm kiếm và sử dụng
các nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ phục vụ cho các hoạt động đào tạo và NCKH
nhằm đảm bảo được các yêu cầu đặt ra.
Từ quan niệm nêu trên có thể thấy:
Thứ nhất, nội hàm của TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập:
- Tự chủ thu: Quyền tự chủ thu của các cơ sở GDĐH công lập được thể hiện
qua việc các cơ sở GDĐH công lập được tự quyết định nguồn thu (bao gồm nguồn
NSNN và ngoài NSNN và mức thu (mức thu theo quy định Nhà nước và mức thu
do cơ sở GDĐH công lập tự quy định).
+ Tự chủ đối với nguồn thu trong NSNN là nguồn NSNN được phân bổ phải
tương xứng với chất lượng đầu ra của cơ sở GDĐH công lập (chất lượng đào tạo và
NCKH). Như vậy, việc NSNN được cấp là do các cơ sở đào tạo tự quyết trên cơ sở
cam kết về chất lượng đầu ra. Tương ứng với mỗi mức chất lượng đầu ra, cơ sở sẽ
được cấp mức NSNN phù hợp.
+ Tự chủ đối với nguồn thu ngoài NSNN là quyền được tự quyết về danh
mục nguồn thu và mức thu: xây dựng mức thu học phí, các khoản thu ngoài học phí,
thu từ các hoạt động NCKH, cung cấp các dịch vụ…
- Tự chủ chi: quyền tự chủ chi có nghĩa là các cơ sở GDĐH công lập được
chủ động sử dụng các nguồn tài chính của mình để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ
hoạt động giáo dục đào tạo và chi thường xuyên.
28
+ Tự chủ chi thường xuyên: các cơ sở GDĐH công lập được chủ động trong
chi trả thu nhập (lương, các khoản phụ cấp…), chi chế độ miễn giảm, chính sách
học bổng, tín dụng sinh viên...theo quy định và theo quy chế của cơ sở giáo dục.
+ Tự chủ chi đầu tư, mua sắm: cơ sở GDĐH công lập trên cơ sở nhu cầu và
khả năng cân đối các nguồn tài chính có quyền chủ động cân đối nguồn và huy
động các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; quyết định
việc lập kế hoạch, dự toán, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định.
- Tự chủ về phân phối kết quả tài chính: Trên cơ sở cân đối nguồn thu, các
cơ sở GDĐH công lập thực hiện phân phối kết quả tài chính. Hàng năm, sau khi
hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác theo
quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên của cơ sở GDĐH công lập
được sử dụng để trích lập các quỹ như: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ bổ
sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, Quỹ khác.
- Tự chủ về quản lý và sử dụng tài sản: là các cơ sở GDĐH có quyền:
+ Định giá tài sản, cơ sở vật chất của cơ sở GDĐH công lập
+ Sử dụng các tài sản của trường trong lập phương án sử dụng, cho thuê, liên
doanh, liên kết với các tổ chức để khai thác.
+ Xây dựng và áp dụng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý sử
dụng các tài sản.
Thứ hai, Mục tiêu của TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập:
TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập không phải là việc các cơ sở GDĐH
“tự lo” về tài chính nhằm giảm dần kinh phí NSNN cấp và tăng tỷ lệ nguồn thu
ngoài NSNN hoặc cao nhất là tự đảm bảo 100% chi thường xuyên và đầu tư mà là
các cơ sở GDĐH công lập thông qua các hoạt động của mình để thu hút các nguồn
lực, tự chủ và tự chịu trách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu của các bên cung cấp nguồn lực (nhà
nước, người học, xã hội…) [24], [124].
Thứ ba, điều kiện để TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập:
TCTC là điều kiện để các cơ sở GDĐH công lập tiến tới tự chủ hoàn toàn và
tự chịu trách nhiệm xã hội. Hoạt động của cơ sở GDĐH công lập liên quan đến
nhiều mặt như: đào tạo, NCKH, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính, tài sản…
Trong khi đó, các mặt hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn với trách
nhiệm giải trình và không thể tách rời [109].
29
Các cơ sở GDĐH công lập tự chủ về nguồn tài chính càng cao thì được tự
chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân
sự, về quản lý, sử dụng kết quả tài chính và ngược lại (đi kèm theo đó là tự chủ thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự) [75].
Chính vì thế, cùng với việc trao quyền TCTC, các cơ sở GDĐH công lập cần
phải được trao quyền tự chủ trên tất cả các mặt hoạt động, để phát huy hiệu quả do
cơ chế TCTC mang lại [17], [123].
Các mô hình TCTC cho giáo dục đại học:
Theo tổng kết của Viktoriia, O. (2018), hiện nay ở các nước trên thế giới có
7 mô hình TCTC của các cơ sở GDĐH, cụ thể theo bảng sau:
Mô
hình
Nước áp
dụng
Bản chất Các loại tài chính
Tài
chính
chi tiêu
Canada,
Pháp, Nhật
Bản, Thụy
Điển, Na Uy,
Trung Quốc,
Nigeria
NSNN sẽ được chuyển
trực tiếp đến các cơ sở
GDĐH cao hơn, và việc
sử dụng chúng sẽ được
nhà nước kiểm soát rõ
ràng. Mức độ tự chủ, và
do đó trách nhiệm của các
cơ sở GDĐH trong cung
cấp dịch vụ giáo dục có
chất lượng thấp
Gồm 2 loại: (1) Ngân
sách thường xuyên được
ước tính phân phối theo
loại chi tiêu (tiền lương,
thiết bị, dịch vụ sinh
viên); (2) Ngân sách theo
chương trình do các trung
tâm chi phí phân phối (tới
từng phòng ban hoặc
thậm chí đến từng giáo
viên chịu trách nhiệm cho
chương trình);
Tài
chính
kết quả
Đan Mạch,
Phần Lan,
Israel, Hà
Lan, Hoa Kỳ
Trường đại học có nhiều
thẩm quyền hơn trong
quản lý tài chính và quản
trị, nhưng các bộ ngành
thực hiện giám sát liên tục
chất lượng giáo dục
Việc phân bổ ngân sách
phụ thuộc vào kết quả
hoạt động nghiên cứu và
học thuật của các cơ sở
GDĐH, bao gồm:
- Kết quả trực tiếp (chất
lượng và khối lượng dịch
vụ giáo dục được cung
cấp)
- Kết quả cuối cùng (hiệu
quả kinh tế xã hội của
giáo dục: sự phát triển
nghề nghiệp của sinh viên
tốt nghiệp của các cơ sở
giáo dục đại học, thu nhập
của họ, sự hài lòng của
người sử dụng lao động
với chất lượng đào tạo
30
sinh viên tốt nghiệp).
Hợp
đồng tài
chính
giáo dục
Brazil,
Argentina,
Ấn Độ, Hy
Lạp, Ý
Cung cấp tài chính cho
GDĐH dựa trên kết quả
của các cuộc đàm phán
giữa đại diện trường ĐH
và Bộ Giáo dục hoặc các tổ
chức tài chính. Các chuyên
gia không xem xét tài
chính theo hợp đồng của
giáo dục đại học để có hiệu
quả vì sự bất ổn kinh tế
cao và sự phụ thuộc vào
những thông tin bên ngoài.
Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, ở nhiều
nước, kết quả đàm phán
giữa Bộ và trường đại học
hình thành các hợp đồng
dài hạn, trong đó quyền và
trách nhiệm của các trường
ĐH về nguồn lực và số
lượng sinh viên có thể
được xác định trên cơ sở
của điều chỉnh hàng năm.
Tài chính cho GDĐH
được hình thành thông
qua:
a) tăng số tiền tương ứng
với giai đoạn trước theo
kế hoạch phát triển một
cơ sở GDĐH;
b) sử dụng các thỏa thuận
«adhoc», có tính đến
trọng lượng chính trị của
xã hội của đại diện các tổ
chức này;
c) theo phương pháp thiết
lập một tỷ lệ phần trăm
nhất định trong thu nhập
quốc dân cho từng
trường.
Cấp
ngân
sách
theo
khối
Áo, Estonia,
Na Uy, Ba
Lan, Thụy
Sĩ, Slovakia
Ngân sách được cấp thành
1 khoản thay vì cấp ngân
sách theo khoản mục. Cấp
ngân sách theo loại hình,
mức độ tự chủ, trong đó
bao gồm một số loại chi
tiêu: đào tạo, chi phí hoạt
động hiện tại, hoạt động
nghiên cứu
Cấp ngân sách theo khối
có thể có các mức độ tự
chủ khác nhau:
- Khoản trợ cấp được
phân phối độc lập để đáp
ứng nhu cầu của các
trường
- Có những hạn chế trong
sử dụng ngân sách như
ngân sách cho đào tạo và
NCKH và cho các yêu
cầu khác, như các quy
định về thủ tục mua sắm
công.
Mô
hình
hợp tác
khác
biệt
Đông Âu,
Pháp, Tây
Ban Nha,
Thổ Nhĩ Kỳ
Tài chính cho GDĐH được
cung cấp thu nhập từ hình
thức giáo dục có trả tiền
dựa vào đóng góp hàng
năm của sinh viên để trang
trải một phần hoặc toàn bộ
chi phí học tập, chi phí
quản lý tại các cơ sở
Học phí được thiết lập
bởi: trường đại học, một
bộ hoặc một cơ quan công
quyền, hoặc bởi cả cơ sở
GDĐH và chính quyền.
Chính quyền xác định
trần học phí mà các
trường ĐH được tự do
31
GDĐH quyết định hoặc phê duyệt
mức học phí được thiết
lập bởi cơ sở GDĐH
Mô
hình
pháp lý
Áo, Bỉ, Đan
Mạch, Pháp,
Đức, Bồ Đào
Nha, Tây
Ban Nha,
Anh
Các cơ sở GDĐH có thu
nhập từ hoạt động chuyển
giao quyền về công nghệ
Độc quyền đối với quyền
sở hữu trí tuệ thuộc về tổ
chức sử dụng lao động,
đó là do:
- Một mặt, sự cần thiết
phải thúc đẩy chuyển giao
quyền để thúc đẩy thương
mại hóa các kết quả nghiên
cứu nhằm tạo nguồn thu
cho các tổ chức khoa học
và các cơ sở GDĐH.
- Mặt khác các việc thương
mại hóa các phát triển sáng
tạo giúp nâng cao khả năng
tổ chức nghiên cứu cho các
cơ sở GDĐH.
Sử dụng
các
khoản
vay tài
chính
Đan Mạch,
Latvia, Thụy
Điển, Pháp
Các cơ sở GDĐH được
phép vay tiền với các giới
hạn nhất định
Việc vay tiền của các cơ
sở GDĐH phải được sự
cho phép của các tổ chức
có liên quan:
- Các cơ sở GDĐH chỉ
được vay tiền một số tiền
nhất định từ ngân Ngân
hàng trung ương
- Có thể vay tiền từ các
ngân hàng nhưng với các
điều kiện rất khó khăn.
Nguồn: NCS tổng hợp, [122].
2.1.2.2.! Cơ chế tự chủ tài chính
“Cơ chế” theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học năm (2003) giải
nghĩa là “cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện” [74]. Từ điển Le Petit
Larousse năm (1999) định nghĩa cơ chế “mécanisme” là “cách thức hoạt động của
một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau” [104]. Từ điển Oxford định nghĩa
“mechanism” là [97] “Một hệ thống các bộ phận làm việc cùng nhau trong một bộ
máy”, "Một quy trình tự nhiên hoặc được con người tổ chức mà qua đó một việc gì
đó được xác lập hoặc thực hiện" hoặc “một phương thức hoặc một hệ thống nhằm
đạt được điều gì đó” [78], [107].
Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ “Cơ chế tự chủ của đơn
vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương
Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công ThươngQuản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương
Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại TP Hải Phòng, HOT
 

Similar to Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY

Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Trần Đức Anh
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...nataliej4
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdfQuản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdfHanaTiti
 

Similar to Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY (20)

Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
 
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
 
Luận văn: Quản lí các trường ĐH ngoài công lập tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lí các trường ĐH ngoài công lập tại TPHCM, HAYLuận văn: Quản lí các trường ĐH ngoài công lập tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lí các trường ĐH ngoài công lập tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
Luận văn đại học kinh tế Hà Nội ngành tài chính ngân hàng, HAY
Luận văn đại học kinh tế Hà Nội ngành tài chính ngân hàng, HAYLuận văn đại học kinh tế Hà Nội ngành tài chính ngân hàng, HAY
Luận văn đại học kinh tế Hà Nội ngành tài chính ngân hàng, HAY
 
Luận án: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam, HAY
Luận án: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam, HAYLuận án: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam, HAY
Luận án: Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên Bái
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên BáiLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên Bái
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên Bái
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
 
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAYĐề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt NamLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdfQuản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH HƯNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH HƯNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : Kinh tế học Mã số : 9.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng 2. TS Phạm Thu Phương HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................9 1.1.Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài .................................................................9 1.1.1.Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH.........................................9 1.1.2.Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính..............................................................12 1.2.Tổng quan các nghiên cứu trong nước................................................................14 1.2.1.Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập ........................14 1.2.2.Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính..............................................................19 1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính......................................................19 1.2.4.Một số nghiên cứu có liên quan đến TCTC tại ĐHQG-HCM.........................20 1.3.Đánh giá tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ............................22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...............................................25 2.1.Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập..........25 2.1.1.Cơ sở giáo dục đại học công lập......................................................................25 2.1.2.Cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.................26 2.2.Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập.............33 2.2.1.Sứ mệnh của giáo dục đại học .........................................................................33 2.2.2.Lý thuyết về chia sẻ lợi ích và chi phí .............................................................34 2.2.3.Lý thuyết về mô hình quản lý công mới..........................................................35 2.2.4.Tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC cơ sở GDĐH công lập ..................................38 2.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC cơ sở GDĐH công lập ..................41 2.3.Kinh nghiệm về TCTC ở một số cơ sở GDĐH công lập trên thế giới ...............47 2.3.1.Kinh nghiệm về TCTC của các trường đại học tại Mỹ....................................47 2.3.2.Kinh nghiệm về TCTC của các trường ĐH tại Hàn Quốc...............................49 2.3.3.Kinh nghiệm TCTC ở một số quốc gia Châu Âu ............................................52 2.4.Kinh nghiệm về TCTC ở một số cơ sở GDĐH công lập Việt Nam ...................55 2.4.1.Kinh nghiệm TCTC tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng......................................55 2.4.2.Kinh nghiệm TCTC tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM....................................56
  • 5. 2.4.3.Kinh nghiệm TCTC tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ...................................58 2.4.4.Bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh TCTC các cơ sở GDĐH công lập Việt Nam..59 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................63 3.1.Tổng quan về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.................................63 3.1.1.Quá trình hình thành Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh...................63 3.1.2.Vai trò của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..................................63 3.2.Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.............64 3.2.1.Quá trình thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM........................................64 3.2.2.Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại ĐHQG-HCM.......................................66 3.2.3.Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại ĐHQG-HCM............................87 3.3.Đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM...............................................................................103 3.3.1.Các kết quả đạt được trong thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM..........103 3.3.2.Các hạn chế trong thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM........................105 3.3.3.Nguyên nhân của các hạn chế........................................................................107 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.114 4.1.Yêu cầu thực hiện TCTC tại ĐHQG-HCM ......................................................114 4.1.1.Bối cảnh phát triển GDĐH trong nước và quốc tế ........................................114 4.1.2.Mục tiêu phát triển của ĐHQG-HCM ...........................................................118 4.1.3.Mục tiêu TCTC của ĐHQG-HCM ................................................................118 4.1.4.Yêu cầu về TCTC của ĐHQG-HCM.............................................................118 4.2.Quan điểm và định hướng hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM ............119 4.2.1.Quan điểm hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM .................................119 4.2.2.Định hướng hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM................................120 4.2.3.Đề xuất mô hình TCTC tại ĐHQG-HCM......................................................121 4.3.Một số giải phápvàđềxuấtchínhsáchhoànthiệnvềcơchếTCTCtạiĐHQG-HCM.. 122 4.3.1.Đề xuất về hoàn thiện chủ trương chính sách của Nhà nước về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM ..........................................................................................122 4.3.2.Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.......127
  • 6. 4.3.3.Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và nhân sự ĐHQG-HCM đáp ứng đổi mới cơ chế hoạt động........................................................................................129 4.3.4.Giải pháp tăng cường huy động nguồn thu ngoài NSNN tại ĐHQG-HCM..135 4.4.Mộtsốđềxuất,kiếnnghịnhằmđổimớicơchếTCTCtạicáccơsởGDĐHcônglập....140 4.4.1.Những đề xuất, kiến nghị nhằm đổi mới cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.....140 4.4.2.Một số đề xuất, kiến nghị chung đối với các Bộ, Ngành và Nhà nước. ........143 KẾT LUẬN............................................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................150 PHỤ LỤC...............................................................................................................162
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDIO : Phương pháp đào tạo tiếp cận CDIO CSVC : Cơ sở vật chất CTĐT : Chương trình đào tạo CTNB : Chi tiêu nội bộ ĐH : Đại học ĐHCL : Đại học công lập ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐHQG-HCM : Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐHQG-HN : Đại học Quốc gia Hà Nội GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDĐH : Giáo dục đại học GS; PGS; TS; ThS : Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Thạc sĩ HĐT : Hội đồng trường KHCN : Khoa học công nghệ NCKH : Nghiên cứu khoa học NSNN : Ngân sách nhà nước QLTC : Quản lý tài chính TCTC : Tự chủ tài chính Trường ĐH BK : Trường Đại học Bách Khoa Trường ĐH CNTT : Trường Đại học Công nghệ Thông tin Trường ĐH KHTN : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trường ĐH KHXH&NV : Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Trường ĐH KT-L : Trường ĐH Kinh tế - Luật XDCB : Xây dựng cơ bản
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tổng hợp tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC của cơ sở GDĐH công lập.....40 Bảng 2.2: Tài trợ các trường đại học công (Tiểu Bang) tại Mỹ 1980- 2005 ............49 Bảng 2.3: Mức độ TCTC của các quốc gia Châu Âu năm 2017 ..............................52 Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017........................71 Bảng 3.2: Số liệu sinh viên/giảng viên của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017......72 Bảng 3.3: Trình độ nhân sự của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017.......................73 Bảng 3.4: Thống kê cơ sở vật chất của ĐHQG-HCM năm 2016 .............................76 Bảng 3.5: Thống kê tài sản dùng chung của ĐHQG-HCM......................................76 Bảng 3.6: Quy mô đào tạo của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017.........................77 Bảng 3.7: Quy mô tuyển sinh của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017....................78 Bảng 3.8: Sự biến động tuyển sinh của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ...........78 Bảng 3.9: Quy mô tốt nghiệp của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ....................79 Bảng 3.10: Số ngành đào tạo đại học của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2016........80 Bảng 3.11: Số lượng đề tài NCKH của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017............81 Bảng 3.12: Công bố khoa học của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017...................82 Bảng 3.13: Doanh thu từ NCKH của ĐHQG-HCM giai đoạn 2013-2017...............83 Bảng 3.14: Chương trình hợp tác quốc tế của ĐHQG-HCM giai đoạn 2013-2017.......84 Bảng 3.15: Tổng hợp nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017................88 Bảng 3.16: Cơ cấu nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017....................93 Bảng 3.17: Kết quả tính hệ số đa dạng hoá nguồn thu sự nghiệp.............................95 Bảng 3.18: Tổng hợp theo nhóm chi của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017.........95 Bảng 3.19: Chênh lệch thu chi của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ..................99 Bảng 3.20: Tổng hợp mức độ tự chủ tài chính ĐHQG-HCM giai đoạn 2012- 2017..............................................................................................................101 Bảng 3.21: Mức độ TCTC các cơ sở GDĐH thành viên ĐHQG-HCM năm 2016..............................................................................................................102
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Khung phân tích cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở GDĐH công lập tại Việt Nam ...............................................................................................46 Hình 3.1: Bảng xếp hạng QS World của một số trường đại học trên thế giới..........83 Hình 3.2: Cơ cấu các nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017................89 Hình 3.3: Cơ cấu các nguồn thu của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017................89 Hình 3.4: Cơ cấu nguồn thu ngoài NSNN của ĐHQG-HCM 2012-2017 ................90 Hình 3.5: Tổng hợp theo nhóm chi của ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017 ...........96 Hình 3.6: Cơ cấu theo nhóm chi của ĐHQG-HCM 2012-2017 ...............................98 Hình 3.7: Mức độ tự chủ tài chính các trường ĐH thành viên năm 2016 ..............102
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1.!Tính cấp thiết Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Nếu không có cơ sở giáo dục đại học và không có nghiên cứu thích hợp để đào tạo một số lượng lớn tri thức có trình độ chuyên môn cao thì không một nước nào có thể tự phát triển một cách bền vững (UNESCO,1998), “giáo dục đại học để chống nghèo đói, để phát triển bền vững và để thiết lập công bằng xã hội” [121]. Để các cơ sở GDĐH thực hiện được vai trò này thì chúng lại cần phải được giao quyền để hoạt động độc lập, tự chủ. Chính vì vậy, việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH đã trở thành mối quan tâm trên toàn thế giới. Salmi (2007) cho rằng trách nhiệm giải trình chỉ có ý nghĩa khi giáo dục ở bậc đại học được thực sự trao quyền để hoạt động một cách tự chủ và có trách nhiệm. European University Association, EUA (2007, 2009, 2012) [90] phân tự chủ đại học thành 4 nội dung: (i) Tự chủ về tổ chức, (ii) Tự chủ về tài chính, (iii) Tự chủ về học thuật, (iv) Tự chủ về nhân sự. World Bank phân tự chủ đại học thành 2 loại: khái niệm tự chủ toàn diện và tự chủ về quy trình (Berdahl, 1990; Raza, 2009). Tự chủ toàn diện bao gồm các khía cạnh của học thuật và nghiên cứu còn tự chủ về quy trình bao gồm những lĩnh vực phi học thuật liên quan nhiều đến vấn đề tài chính. Qua một số quan niệm nêu trên có thể thấy tự chủ tài chính (TCTC) là một nội dung quan trọng để thực hiện tự chủ trong các cơ sở GDĐH. Để tự chủ, các cơ sở GDĐH cần phải được TCTC [46]. Nhận thức được sự cần thiết việc phải đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDĐH nhằm làm tăng tính chủ động, tính sáng tạo, tính năng động và nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GDĐH là một đòi hỏi cấp bách, phù hợp với xu hướng của thời đại. Trong thời gian qua Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm trao quyền tự chủ nói chung và TCTC nói riêng cho các cơ sở GDĐH. Từ chỗ toàn bộ hệ thống GDĐH Việt Nam được xem như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý của Nhà nước về mọi mặt, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp luật và chính sách như: Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ghi nhận về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDĐH Việt Nam; Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung ban hành ngày 18/6/2012 đã tái khẳng định quyền tự chủ của cơ sở GDĐH tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hoá các nội dung về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH công lập,
  • 11. 2 đặc biệt là quyền TCTC, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Tuy nhiên, cơ chế TCTC của các cơ sở GDĐH công lập Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy các cơ chế tự chủ của các cơ sở GDĐH công lập đã đi sau các cơ sở GDĐH ngoài công lập (không chịu sức ép từ phía các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản, được tự quyết định mức thu học phí, định mức chi, huy động nguồn lực để đầu tư phát triển). Do đó, làm cho các cơ sở GDĐH công lập thiếu sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc phát triển nguồn thu và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, dẫn tới việc hạn chế nguồn tài chính để nâng cao thu nhập, đầu tư cơ sở vật chất... Khi tất cả các hoạt động liên quan mà thiếu đi quyền tự chủ sẽ kéo theo sức ì, chậm đổi mới sáng tạo hoặc không phát huy hết khả năng, tiềm lực sẵn có. Chính vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế TCTC nhằm thúc đẩy TCTC của các cơ sở GDĐH công lập là rất cần thiết. Là một trong hai ĐHQG của cả nước, ĐHQG-HCM “Được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định” [9]. Để giao quyền TCTC cho ĐHQG-HCM, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 về Đại học Quốc gia, Quyết định 26/2014/QĐ-CP ngày 26/3/2014 về Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Nhưng trong thực tế, cơ chế TCTC của ĐHQG-HCM còn nhiều hạn chế, quyền và trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH thành viên còn nhiều bất cập, vì vậy các cơ sở GDĐH thành viên chưa được hoàn toàn chủ động khai thác, sử dụng các nguồn tài chính của mình dẫn tới kết quả các hoạt động của các trường chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Những lý do nêu trên cho thấy sự cần thiết phải tiến hành tìm hiểu cơ chế TCTC, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM góp phần thúc đẩy sự phát triển của GDĐH. Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu “Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế học.
  • 12. 3 2.!Mục tiêu, nhiệm vụ, quy trình nghiên cứu 2.1.! Mục tiêu chung Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập và thực tiễn cơ chế TCTC tại ĐH quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2.2.! Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung nêu trên, mục tiêu cụ thể của luận án gồm: Thứ nhất, hình thành khung lý luận về cơ chế TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM để chỉ ra được các kết quả đạt được, các vấn đề còn hạn chế trong cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM và nguyên nhân của những hạn chế này. Thứ ba, đề xuất một số quan điểm, định hướng, các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM. 2.3.!Quy trình nghiên cứu 2.3.1.! Các bước nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế TCTC đối với các cơ sở GDĐH công lập để xác định khung lý thuyết. Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp của các cơ sở GDĐH công lập, ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH thành viên, tài liệu, báo cáo về tình hình thực hiện cơ chế TCTC và thực trạng cơ chế TCTC đối với ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH công lập. Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp từ các cơ sở GDĐH công lập, ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH thành viên nhằm đánh giá một cách khách quan nhất về cơ chế TCTC đối với các cơ sở GDĐH công lập. Xây dựng nội dung phỏng vấn: các câu hỏi đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho vấn đề cần thu thập, đồng thời câu hỏi phải nhận được câu trả lời khách quan nhằm đánh giá một cách khách quan nhất về thực hiện cơ chế TCTC đối với các cơ sở GDĐH công lập. Tiến hành phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý của cơ sở GDĐH công lập thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77/2014/NQ- CP của Chính phủ, các cơ sở GDĐH thành viên trực thuộc ĐHQG-HCM để thu thập thông tin nhằm đánh giá tình hình thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH công lập.
  • 13. 4 Bước 4: Đánh giá cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM. Bước 5: Định hướng, đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM. 2.3.2.! Quy trình nghiên cứu Nguồn: [Nghiên cứu sinh] 3.!Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.!Đối tượng nghiên cứu Cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập 3.2.! Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính tại ĐHQG-HCM. Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM từ năm 2012-2017 và hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM đến năm 2020. Tổng quan nghiên cứu Khung nghiên cứu cơ chế TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập Dữ liệu thứ cấp Phân tích thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM Dữ liệu thứ cấpDữ liệu sơ cấp Kết quả đạt được, những hạn chế trong thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM và các nguyên nhân của hạn chế Đề xuất các quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM
  • 14. 5 Về mặt nội dung: Nghiên cứu TCTC gồm các khía cạnh: Tự chủ về nguồn thu, tự chủ về chi, về phân phối kết quả tài chính, tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản. 4.!Phương pháp nghiên cứu 4.1.!Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu Luận án sử dụng kết hợp thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, các dữ liệu này được thu nhập như sau: Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án gồm: (1) Các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến đề tài, các tài liệu này sẽ được sử dụng trong xây dựng tổng quan nghiên cứu, khung lý luận của luận án. (2) Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, gồm: Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 186/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Đại học quốc gia; Quyết định 26/2014/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục thành viên; Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017; Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. (3) Báo cáo của ĐHQG-HCM, các trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, ĐHQG-HN và ĐHQG-HCM, các cơ sở GDĐH thành viên trực thuộc ĐHQG-HCM nhằm cung cấp các số liệu về: số thu, chi, tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ sở vật chất, số công trình nghiên cứu khoa học, quy mô sinh viên, chương trình đào tạo và các văn bản về quy định, quy chế chi tiêu nội bộ. Những tài liệu trên được thu nhập bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn và được trích dẫn đầy đủ trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận án. Dữ liệu sơ cấp:
  • 15. 6 Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các nhà quản lý tại một số cơ sở GDĐH công lập Việt Nam và ĐHQG-HCM nhằm tham chiếu, làm rõ hơn cho các câu hỏi, số liệu thu thập, nội dung, vấn đề nghiên cứu của luận án. Luận án đã thực hiện tham vấn (trực tiếp/qua mail/điện thoại) với các nhà quản lý về các nội dung chủ yếu liên quan đến nghiên cứu của luận án [phụ lục 1]. 4.2.!Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thứ nhất, phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để xử lý các thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước để hình thành khung lý thuyết về cơ chế TCTC các cơ sở GDĐH công lập, phân tích thực trạng thực hiện các nội dung TCTC để đánh giá những kết quả và hạn chế trong cơ chế TCTC của ĐHQG- HCM. Thứ hai, sử dụng phương pháp so sánh: Gồm so sánh chuỗi và so sánh chéo. Trong đó, so sánh chuỗi được sử dụng trong phân tích thực trạng thực hiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM thời gian qua. So sánh chéo để phân tích các nội dung tương quan giữa ĐHQG-HCM với các trường ĐH khác (ĐHQG-HN). Thứ ba, phương pháp thống kê, mô tả: Được sử dụng để xử lý các thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG- HCM. 5.!Đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý luận: Thứ nhất, luận án đã tiếp cận nghiên cứu về cơ chế TCTC của các cơ sở GDĐH công lập nhằm thực hiện sứ mệnh của cơ sở GDĐH công lập, gia tăng lợi ích của người học và của xã hội, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH công lập. Thứ hai, luận án đã làm rõ các cơ sở lý luận của cơ chế TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập. Thứ ba, luận án đã đưa ra nội hàm của cơ chế TCTC và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC. Thứ tư, luận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC tại các cơ sở GDĐH công lập.
  • 16. 7 Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở vận dụng khung lý luận về cơ chế TCTC, luận án đã phân tích thực trạng về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH thành viên, luận án đã rút ra được một số kết quả như sau: Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được những thành tựu, hạn chế trong cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM. Trong đó, các hạn chế bao gồm: (1) Cơ chế TCTC chưa đảm bảo được tính hiệu lực; (2) Thiếu văn bản quy định để thực hiện; (3) Một số quy định về tài chính của cơ sở GDĐH thành viên còn chưa phù hợp với quy định của nhà nước; (4) Cơ chế TCTC chưa đảm bảo được tính hiệu quả. Thứ hai, luận án đã chỉ ra được các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong cơ chế TCTC của ĐHQG-HCM gồm: (1) Bất cập trong chủ trương, chính sách của nhà nước; (2) Thiếu khung pháp lý đồng bộ; (3) Bất cập trong bộ máy tổ chức và nhân sự của ĐHQG-HCM và (4) Hạn chế về huy động nguồn thu ngoài NSNN tại ĐHQG-HCM. Thứ ba, đề xuất được quan điểm, định hướng và mô hình về đổi mới cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM. Theo đó, nghiên cứu đề xuất mô hình TCTC của ĐHQG- HCM trong thời gian tới là mô hình “Tài chính kết quả”. Thứ tư, đề xuất được một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM gồm: (1) Hoàn thiện các chủ trương, chính sách của nhà nước; (2) Hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế TCTC; (3) Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nhân sự của ĐHQG-HCM; (4) Tăng cường huy động nguồn thu ngoài NSNN cấp tại ĐHQG-HCM. Thứ năm, đề xuất được một số kiến nghị nhằm đổi mới cơ chế TCTC tại các cơ sở GDĐH công lập (đối với ĐHQG-HCM và các Bộ, Ngành và Nhà Nước). 6.!Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận theo cách tiếp cận của lý thuyết kinh tế học về cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số quốc gia trên thế giới. Rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ sở GDĐH công lập trong nước. Phân tích thực trạng về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM giai đoạn 2012-2017. Các định hướng và giải pháp, kiến nghị về cơ chế TCTC nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM.
  • 17. 8 7.!Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 04 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập. Chương 3: Thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 18. 9 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.! Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, nghiên cứu về TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập đã được thực hiện khá nhiều. Luận án chủ yếu tổng quan một số công trình nghiên cứu điển hình, có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nghiên cứu. 1.1.1.! Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH Nội hàm TCTC có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, nếu theo chủ thể bao gồm TCTC ở cấp độ hệ thống, ngành, cấp độ tổ chức, thậm chí cả cấp độ cá nhân, hoặc tiếp cận theo phạm vi TCTC, TCTC có thể chỉ được xét trong phạm vi về nguồn lực tiền tệ hoặc bao gồm cả nguồn lực phi tiền tệ. Cụ thể: Thứ nhất, xét theo phạm vi: theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu về TCTC có thể được tạm chia thành 2 nhóm là TCTC chỉ bao gồm tự chủ về nguồn lực tiền tệ và TCTC bao gồm cả nguồn lực phi tiền tệ. Các nghiên cứu TCTC trong phạm vi về nguồn lực tiền tệ: Babbidge và Rosenweig (1962) đã định nghĩa “tự chủ đại học là sự không phụ thuộc vào một nguồn hỗ trợ duy nhất và hạn chế nào”. Định nghĩa này của Babbidge và Rosenweig đã đồng nhất giữa tự chủ đại học với TCTC. Theo đó, TCTC là tự chủ trong đa dạng hoá nguồn thu của trường đại học [85]. Quan điểm này của Babbidge và Rosenweig đã được Clark (1998) nhắc lại trong nghiên cứu về “Creating Entrepreneurial Universities. Organizational Pathways of Transformation”, cho rằng nguồn tài chính đa dạng hơn là điều kiện cần thiết để tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống và thiết thực. Theo đó, các trường đại học ngoài nguồn tài chính từ ngân sách công, có thể thu hút từ các nguồn khác như thu từ các khoản tài trợ và hợp đồng nghiên cứu, từ các công ty công nghiệp, chính quyền địa phương và các quỹ từ thiện, thu nhập từ tài sản trí tuệ, thu nhập từ dịch vụ khuôn viên trường, phí sinh viên và gây quỹ cho cựu sinh viên. Nguồn tài chính mở rộng, tự chủ đại học sẽ mở rộng [86]. Ashby (1966) cho rằng có 6 yếu tố cơ bản để tạo ra tự chủ của trường đại học là: Tự do lựa chọn sinh viên; tự do tuyển dụng; Tự do đưa ra chuẩn mực; Tự do quyết định cấp bằng cho ai; Tự do thiết kế chương trình giảng dạy; Tự do quyết
  • 19. 10 định sử dụng các nguồn thu từ nhà nước và tư nhân [34]. Quan điểm của Ashby có sự khác biệt hơn so với Babbidge và Rosenweig (1962) là đã có sự phân tách giữa tự chủ đại học và TCTC; theo đó, TCTC chỉ là 1 trong những nội dung của tự chủ đại học. Bên cạnh đó, nếu như Babbidge và Rosenweig (1962) và Clark (1998) cho rằng TCTC là tự chủ trong huy động nguồn thu thì theo Ashby (1966), tự chủ của trường đại học trên khía cạnh tài chính lại là tự chủ trong việc sử dụng các nguồn thu, tức là tự chủ trong thực hiện chi. Trong đó, bao gồm cả tự chủ trong chi từ nguồn ngân sách và nguồn từ tư nhân. Tổng hợp quan điểm TCTC của Babbidge và Rosenweig (1962) và Clark (1998) và Ashby (1966), Rothblatt (1992) đã cho rằng TCTC thể hiện qua quyền quyết định độc lập về việc sử dụng NSNN cấp và cũng như quyền được tạo quỹ từ những nguồn khác. Như vậy, theo quan điểm của Rothblatt, TCTC bao gồm cả 2 khía cạnh, tự chủ trong huy động tài chính và tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính (mặc dù ông mới chỉ đề cập đến tự chủ sử dụng nguồn tài chính từ nhà nước cấp) [111]. Sheehan (1997) trong nghiên cứu “Social Demand Versus Political Economy in Higher. Education at the Turn of the Century” [112] đã cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, dân chủ hoá, quốc tế hoá thì nguồn tài chính cho giáo dục rất đa dạng, trong đó các nguồn cơ bản gồm nguồn tài chính từ chính phủ, thu của học sinh, phụ huynh và các tổ chức tài trợ cho giáo dục, vì vậy theo ông TCTC là khả năng đưa ra các quyết định tài chính; sự độc lập với các nguồn tài chính từ chính phủ, cho tới các tổ chức tài trợ, và khả năng tạo ra các nguồn tài trợ công và phân bổ các nguồn tài chính này một cách độc lập. Quan điểm này của Sheehan cũng đã gắn TCTC trong phạm vi tiền tệ, bao gồm cả hai khía cạnh đó tự chủ trong khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, theo ông, tự do trong cả khai thác và sử dụng chỉ gắn với nguồn tài chính ngoài nguồn tài chính từ chính phủ, còn đối với nguồn tài chính từ chính phủ thì chỉ có quyền tự do phân bổ. Quan điểm này của Sheehan (1997) cũng tương tự quan điểm của Rothblatt (1992). Thứ hai, các nghiên cứu TCTC bao gồm cả nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ: Cazenave (1992) khi nêu về giới hạn của tự chủ tài chính ông đã nhấn mạnh những vấn đề như tuyển dụng nhân sự, sử dụng và trả lương, vị trí cá nhân, sở hữu cơ sở vật chất và khả năng mua hoặc xây nhà mới bằng tiền của trường, duy tu các tòa nhà và hệ thống ngân quỹ của nhà nước. Như vậy, theo Cazenave, TCTC không chỉ giới hạn trong phạm vi nguồn lực tiền tệ mà còn bao gồm cả những vấn đề phi
  • 20. 11 tiền tệ. Tuy nhiên, những nội dung về TCTC ông đưa ra không chỉ trong lĩnh vực tài chính có vẻ như đang có sự trùng lắp giữa tự chủ đại học và TCTC [34]. Trong các nghiên cứu của Neave, G. và Vught, V. (1994); Richardson, G. và Fielden, J. (1997) Andeson, D. và Jonhson, R. (1998) đã có sự tách biệt rõ ràng giữa tự chủ đại học và TCTC. Theo các tác giả này, tự chủ đại học gồm có 3 phương diện cơ bản gồm: tự chủ về học thuật, tự chủ về tài chính và tự chủ về tổ chức và quản lý. Trong đó, TCTC được quan niệm về là sự chủ động đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và NCKH của trường. Các trường ĐH cần được tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm nguồn lực tài chính, cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài sản tương lai và cân đối các nguồn tài chính thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật và không vụ lợi. Quan niệm về TCTC như vậy là khá toàn diện, bao gồm cả khía cạnh nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ, bao gồm cả hoạt động thu và chi, đồng thời cũng thể hiện được yêu cầu của TCTC [81], [106], [110]. Ziderman (1994) đề xuất với 4 thẩm quyền về TCTC là: Thiết lập học phí; Cơ chế phân bổ nội bộ; Tự do tạo nguồn từ các tài sản; Thành lập tổ chức trung gian. Mc Daniel (1996) đề xuất 3 thẩm quyền trong TCTC là: Vay trên thị trường vốn; Hoàn thiện định đoạt các hoạt động có liên quan tới những hợp đồng nghiên cứu và giảng dạy mang tính thương mại; Giữ lại lợi nhuận. Ordorika (2003) với 4 đề xuất về TCTC gồm: Sự tài trợ; Phân bổ các nguồn lực; Học phí; Trách nhiệm [103], [109]. Jongbloed và cộng sự (2000) trong nghiên cứu “Spending Strategies: A Closer look at The Financial Management of the European University” đã đưa ra quan niệm TCTC là tự chủ trong vận hành khía cạnh tài chính của trường đại học, được biểu hiện qua các nội dung gồm: tự chủ sử dụng nhân lực, tự chủ trong thiết lập mức học phí, tiến hành các hoạt động tạo thu nhập, chuyển giao tài sản và cơ sở hạ tầng [102]. Theo Estermann, T. và Nokkala T. (2009), Estermann, Nokkala, và Steinel (2012), TCTC của các trường ĐH bao gồm các nội dung: mức độ có thể tích lũy dự trữ; mức độ có thể giữ lại thặng dư; quyền tự do thiết lập học phí; khả năng vay tiền từ thị trường tài chính; khả năng đầu tư vào các sản phẩm tài chính; khả năng phát hành cổ phiếu và trái phiếu và quyền sở hữu đất đai và các tòa nhà [91], [92].
  • 21. 12 Cotelnic, A. và cộng sự (2015) đều cho rằng quyền tự chủ tài chính được xem là khả năng của của các trường đại học trong việc tích luỹ quỹ và tạo ra thặng dư ngân sách; thiết lập học phí; vay tiền từ thị trường tài chính; đầu tư vào các sản phẩm tài chính; phát hành cổ phiếu và trái phiếu; sở hữu đất đai và tòa nhà [87]. Các khái niệm nêu trên có sự khác nhau về phạm vi nhưng đều thống nhất với nhau về quyền TCTC của các cơ sở GDĐH gắn với quyền tự chủ phân bổ các nguồn lực (tiền tệ, phi tiền tệ). Quan điểm của luận án là TCTC được vận hành trên cả hai nguồn lực là tiền tệ và phi tiền tệ, bởi vì hai nguồn lực này có sự liên quan và nhiều điểm tương đồng với nhau. Hơn nữa, xét về tương lai, dựa trên yêu cầu hoạt động có thể sẽ làm hạn chế việc huy động nguồn lực tài chính khi đơn thuần chỉ là nguồn lực tiền tệ, bởi tương lai sẽ hướng đến nguồn lực nguồn lực tài chính theo kiểu hỗn hợp. Từ những quan niệm nêu trên cho thấy TCTC là một khái niệm thay đổi phụ thuộc vào bối cảnh thời gian, chính trị, pháp luật… nên quan điểm về nội dung và phạm vi nguồn lực cũng khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu để đưa ra quan niệm về TCTC phù hợp với bối cảnh và đặc điểm riêng ở mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhau là rất cần thiết. 1.1.2.! Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính Cùng với sự khác biệt về quan niệm TCTC thì các tác giả cũng đưa ra các hệ thống tiêu chí khác nhau để đánh giá mức độ TCTC. Trong đó có thể kể đến một số nhóm tiêu chí sau: Mc Danile (1996) đo lường các khía cạnh của TCTC là thẩm quyền vay mượn tiền trên thị trường vốn; khả năng tự do định đoạt các hoạt động có liên quan tới những hợp đồng nghiên cứu và giảng dạy mang tính thương mại; khả năng giữ lại lợi nhuận. Đo lường mức độ tự chủ tài chính của các trường ĐH ở một số quốc gia châu Âu thông qua mức độ đa dạng hoá nguồn thu, Dominicis, L.D và cộng sự (2011) đã sử dụng cơ cấu các nguồn tài chính cho GDĐH và chỉ số đa dạng của Simpson để đo mức độ đa dạng hoá nguồn thu, chỉ số này được tính như sau: ! = #1 − ! = 1 − &' ( ) '*+ Trong đó pi là phần của mỗi nguồn thu nhập trên tổng ngân sách của trường đại học thứ i. Giá trị gần bằng 1 cho thấy sự đa dạng hóa cao, giá trị gần bằng 0 cho thấy tính tập trung cao [102].
  • 22. 13 Cotelnic, A. và cộng sự (2015) đo lường mức độ TCTC của hệ thống các trường ĐH ở các quốc gia Scotland, Đan Mạch, Romania, Thuỵ Điển, và Latvia theo các nhóm tiêu chí sau: nhóm tiêu chí đánh giá về kinh phí đào tạo, nhóm tiêu chí đánh giá về kinh phí cho hoạt động NCKH, tiêu chí đánh giá quyền được vay mượn tiền từ thị trường tài chính (có được quyền vay không, vay nguồn nào), khả năng được xác định mức học phí, quyền được sở hữu tài sản (có quyền sở hữu hay chỉ có quyền quản lý sử dụng), cơ cấu các nguồn lực của trường (từ ngân sách nhà nước, từ tư nhân) [87]. Pruvot, E.B và Estermann, T (2017) đã đưa ra phương pháp đo lường TCTC trong các trường ĐH bằng cách cho điểm, theo các nội dung: (1) thời hạn và hình thức cấp ngân sách, (2) khả năng được giữ lại lợi nhuận, (3) Khả năng vay tiền; (4) Khả năng được sở hữu tài sản (nhà); (5) Khả năng được các định mức học phí. Ở mỗi nội dung, Pruvot, E.B và Estermann chỉ ra các mức độ quyền của trường theo thứ tự từ thấp đến cao, tính trọng số cho mỗi nội dung sau đó tính điểm tổng hợp về mức độ TCTC [108]. Bên cạnh việc đưa ra nội hàm và các tiêu chí đánh giá thì các nghiên cứu ngoài nước cũng đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến TCTC trong các cơ sở GDĐH gồm: (1) Năng lực của trường đại học: Năng lực của trường ĐH là các đặc điểm, điều kiện, nguồn lực của trường. Pruvot, E.B. & Estermann, T. (2017) trong báo cáo “University Autonomy in Europe III. The Scorecard 2017” cho rằng không có xu hướng tự nhiên dẫn tới tăng quyền TCTC cho cơ sở GDĐH, bởi đặc điểm, điều kiện, nguồn lực khác nhau giữa các cơ sở GDĐH [108]. Năng lực của trường ĐH còn được thể hiện qua năng lực cạnh tranh, nếu trường có năng lực cạnh tranh tốt, về nguyên tắc có thể dễ dàng hơn trong việc thu hút các nguồn khác nhau; do đó sẽ ít phụ thuộc vào một dòng thu nhập duy nhất và như vậy, khả năng thực hiện TCTC sẽ cao hơn [88]. (2) Khung pháp lý: Tình trạng pháp lý của các cơ sở giáo dục đại học có ảnh hưởng đến tự chủ. Trong nghiên cứu “Increased autonomy for universities in Asia: How to make it work?” Michaela Martin (2013) đã chỉ ra ở bốn trong năm quốc gia được nghiên cứu, sự thay đổi về tình trạng pháp lý của các cơ sở giáo dục đại học đã được sử dụng như một phương tiện để tăng quyền tự chủ.
  • 23. 14 Các quy định và sự kiểm soát của Chính phủ cũng có ảnh hưởng đến mức độ đạt được của TCTC, gồm các quy định liên quan đến cơ cấu quản lý các trường đại học, các quy định về mô hình chuyển giao kiến thức (quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ...), điều này được chỉ ra trong nghiên cứu của Cotelnic, A. và cộng sự (2015) [87]. (3) Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực GDĐH: Tự chủ ĐH phụ thuộc vào thực tế, về ý chí chính trị của người điều hành trong bối cảnh lịch sử xác định xã hội, chính trị và kinh tế (Ordorika, I, 2003). Chính quyền trung ương có nhiệm vụ xác định các chính sách và chiến lược phát triển của giáo dục, và chịu trách nhiệm đánh giá việc đạt được các chiến lược này. Trong đó có chính sách phân bổ nguồn lực công cho các trường ĐH, mô hình tài chính cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy. Ở các quốc gia khác nhau, có những phương pháp riêng để phân bổ nguồn lực tài chính cho các trường do đó mức độ phụ thuộc tài chính của các trường vào nguồn tài chính công sẽ khác nhau, dẫn tới mức độ TCTC khác nhau [87]. (4) Các yếu tố thuộc về cơ quan chủ quản: Năng lực thể chế, nguồn nhân lực, phương thức quản lý của cơ quan chủ quản cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyền TCTC của các cơ sở GDĐH. Các biện pháp giải trình trách nhiệm nặng nề làm giảm tính tự chủ của trường ĐH; các cải cách trong lĩnh vực quản trị và tự chủ sẽ không thành công trừ khi chúng được đi kèm với các biện pháp nhằm xây dựng năng lực thể chế và nguồn nhân lực [93]. (5) Mối tương quan giữa các lĩnh vực tự chủ khác: Giữa các lĩnh vực tự chủ có mối tương quan mạnh mẽ với nhau, nếu các trường đại học bị hạn chế về các khía cạnh tự chủ khác như tổ chức, nhân sự và tự chủ học thuật thì tự chủ về tài chính cũng có thể bị hạn chế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách nên áp dụng một cách tiếp cận toàn diện để cải cách quyền tự chủ, xem xét tất cả các khía cạnh của quyền tự chủ [93]. 1.2.! Tổng quan các nghiên cứu trong nước 1.2.1.! Về nội hàm tự chủ tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập Việc nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính GDĐH công lập trong nước là một lĩnh vực khá mới, các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, chủ yếu là các bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học cấp quốc gia hoặc các tạp chí khoa học giáo dục. Trong đó, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
  • 24. 15 Tác giả Phan Đăng Sơn (2014), trong nghiên cứu “Một số giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam” đã xem xét TCTC trong các cơ sở GDĐH dựa trên Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã nói đến việc giao quyền tự chủ tài chính cho các “đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cho rằng TCTC bao gồm tự chủ về các nguồn thu, chi. Trong đó, nguồn thu của các trường gồm học phí và các nguồn tài chính hợp pháp (vay, nhận tài trợ, viện trợ). Nguồn kinh phí giúp các trường trong việc chi tiêu nội bộ như: Chi thường xuyên của đào tạo: cho lương của cán bộ, giảng viên, chi phí quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, chi cung ứng dịch vụ, chi đầu tư phát triển…; Chi mua sắm và sửa chữa thiết bị: mua sắm, sửa chữa các thiết bị, phòng học, duy tu bảo dưỡng…; Chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học: nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo…; Chi đào tạo liên kết: Ở một số trường có các hoạt động liên kết với các trường đại học khác trong cả nước hoặc một số các trường đại học quốc tế. Như vậy, theo quan niệm này TCTC của trường ĐH mới chỉ ở phạm vi nguồn lực tài chính, chưa đề cập đến khía cạnh tự chủ với các nguồn lực phi tài chính của các trường. Đồng thời cũng chưa đề cập đến các khía cạnh về trách nhiệm của các trường trong quản lý nguồn thu, chi, quản lý, sử dụng tài sản và thực hiện công khai minh bạch về tài chính [51]. Vũ Lan Hương (2012) trong nghiên cứu “Về thực hiện TCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục” không nêu cụ thể về nội hàm TCTC nhưng đã cho rằng trao quyền tự chủ quản lí tài chính nói riêng và tiến tới thực hiện hoàn toàn tự chủ nói chung là những điều kiện cần và đủ để hoạt động quản lý giáo dục có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong cải cách hành chính nhà nước; là yếu tố tất yếu, là nhân tố bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong xu thế hội nhập [77]. Thống nhất với quan điểm Vũ Lan Hương (2012) về vai trò của TCTC, khi bàn về “Tự chủ tài chính đối với giáo dục đại học công lập: Những vấn đề cần tháo gỡ”, Phạm Ngọc Trường (2016) đã cho rằng: “…trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho giáo dục đại học còn hạn hẹp thì thực hiện TCTC của các trường đại học công lập là tất yếu…”. Cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể về TCTC, nhưng trong nghiên cứu này, Phạm Ngọc Trường (2016) xem xét TCTC trên các khía cạnh gồm: tự chủ trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, tự chủ trong sử dụng ngân sách nhà nước được giao, tự chủ trong tìm kiếm các nguồn thu để đầu tư cho giáo dục. Việc xem xét các khía cạnh TCTC theo cơ chế trao quyền như vậy sẽ tạo điều
  • 25. 16 kiện để các cơ sở GDĐH công lập chủ động hơn trong việc gia tăng và phát triển các nguồn thu ngoài NSNN cấp [50]. Mai Thị Sen (2017) đã phân tích “Vấn đề tự chủ tài chính của các trường đại học công lập Việt Nam” dựa trên nội hàm tự chủ đại học theo quan niệm của EUA (2003), gồm 4 nội dung chính: tự chủ về tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật. Trong đó, TCTC gồm các nội dung: Quyết định mức học phí; Trả lương cho giảng viên theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy; Phân bổ ngân sách một cách độc lập; Sở hữu bất động sản, tài sản tài chính; Vay mượn, đầu tư ở thị trường tài chính. Khi cơ sở GDĐH công lập TCTC được trao quyền cho những nội dung này sẽ là khâu đột phá để các cơ sở GDĐH công lập chủ động nguồn tài chính, bởi nguồn thu chủ yếu hiện nay của Trường là từ học phí; Việc được quyền quyết định mức chi trả thu nhập sẽ tạo động lực cho cán bộ, giảng viên, người lao động làm việc hiệu quả và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao; Với cơ chế phân bổ thuận lợi sẽ giúp cho các cơ sở GDĐH công lập chủ động trong việc xây dựng định mức chi, trích lập các quỹ; Tự chủ trong việc vay vốn sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục mở rộng kênh huy động nguồn để đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược đề ra [31]. Đỗ Trung Tá (2017), trong nghiên cứu “Một số trao đổi về tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam”, đã đưa ra các nội dung của tự chủ GDĐH gồm tự chủ về học thuật, tự chủ về tài chính và tự chủ về tổ chức và quản lý. Trong đó, nội hàm TCTC là “sự chủ động về việc đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Các trường cần được tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính, cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư tài sản cho tương lai và cân đối các nguồn tài chính thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật và không vụ lợi” [17]. Qua đó cho thấy, muốn đạt được kết quả nghiên cứu chất lượng, gia tăng các công bố thì nguồn tài chính phải được đảm bảo. Cơ chế sử dụng tài sản cũng rất quan trọng, khi được quyền mở rộng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, mang lại nguồn thu cho đơn vị qua khai thác các tài sản nhàn rỗi. TCTC cần phải cân đối được nguồn tài chính, đáp ứng cho các hoạt động của cơ sở GDĐH công lập. Gắn với TCTC là tự chịu trách nhiệm thì việc công khai thông tin tài chính và
  • 26. 17 tuân thủ các quy định, cam kết của cơ sở GDĐH công lập là yêu cầu bắt buộc cần phải thực hiện. Bên cạnh đó, còn có một số nghiêu cứu tiếp cận nội hàm TCTC theo các Nghị quyết, nghị định của Chính phủ như: (1) Trong nghiên cứu “Tự chủ tài chính - cơ hội nâng cao chất lượng cho các trường đại học công lập ở Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hương và Tạ Ngọc Cường (2016) đã đưa ra quan niệm về tự chủ đại học theo Nghị quyết 77/NĐ- CP là “khả năng độc lập và tự quản trị của cơ sở giáo dục công lập”, trong đó TCTC đại học tập trung vào các nội dung: tự chủ trong dự toán kinh phí đào tạo, các khoản thu học phí, chế độ trả lương cho người lao động, trích lập các quĩ, chế độ miễn, giảm, chính sách học bổng, tín dụng sinh viên, qũy học bổng và hỗ trợ sinh viên, đầu tư phát triển và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất [46]. (2) Trong nghiên cứu “Đổi mới cơ chế tự chủ GDĐH công lập giai đoạn 2015-2017: Kết quả và kiến nghị chính sách”, Đồng Thế Hiển (2017) đánh giá về thực hiện TCTC theo Nghị quyết 77/2014/NQ-CP nhấn mạnh các vấn đề thu chi, chính sách học bổng và học phí đối với đối tượng chính sách hoạt động đầu tư, mua sắm [18]. (3) Nguyễn Thị Dung (2017) trong nghiên cứu “Tự chủ tài chính - Cơ hội và thách thức đối với các trường đại học công lập Việt Nam”, đã đánh giá các cơ hội và thách thức trong TCTC ở các trường ĐHCL Việt Nam theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, trong đó TCTC bao gồm các nội dung: về huy động vốn, mở rộng, khai thác các nguồn thu và thu nhập tăng thêm của người lao động [37]. (4) Nguyễn Trường Giang (2012) với nghiên cứu “Đổi mới cơ chế tài chính gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, đã nêu ra một số bất cập của cơ chế tài chính hiện hành như: Mức học phí thấp không đủ bù đắp chi thường xuyên; việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở đào tạo công lập mang tính bình quân, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính còn nhiều bất cập (cơ chế phân bổ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người học) [43]. (5) Nguyễn Ngọc Vũ (2012) trong nghiên cứu “Thực trạng tình hình thí điểm TCTC ở các cơ sở GDĐH – Một số vấn đề đặt ra”, đã nghiên cứu một số vấn đề đặt ra đối với việc thí điểm tự chủ tài chính ở các cơ sở giáo dục đại học. Tác giả đề cập 3 nhóm vấn đề chính là (i) Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện tự
  • 27. 18 chủ tài chính tại một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; (ii) Nêu các khó khăn, hạn chế và (iii) Gợi ý một số giải pháp [49]. (6) Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012) nghiên cứu “Đổi mới cơ chế tài chính hướng tới nền GDĐH tiên tiến, tự chủ”, về chính sách học phí trong bối cảnh đổi mới cơ chế tài chính, hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ. Theo các tác giả, việc áp mức trần học phí theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại các trường được giao cơ chế tự chủ về tài chính là chưa hợp lý [53]. (7) Tại Hội thảo lần thứ 2 về giáo dục so sánh: “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2008) [80] do Viện Nghiên cứu giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức, TS. Lê Văn Hảo có báo cáo giới thiệu về các mô hình phát triển tài chính đại học trên thế giới và đề xuất những vấn đề cần quan tâm của Việt Nam khi áp dụng các mô hình này để bổ sung nguồn lực tài chính cho GDĐH. Cũng trong Hội thảo này, GS.TS. Lâm Quang Thiệp đã cho rằng: Quan niệm GDĐH là lợi ích công thuần túy nên chuyển thành quan niệm GDĐH có một phần lợi ích tư dẫn đến lập luận logic về nhu cầu chia sẻ kinh phí. Cũng trên quan điểm đó, GS. Phạm Phụ phân tích về chi phí đơn vị hợp lý cho việc đào tạo của các trường đại học, cơ sở khoa học của việc gánh chịu chi phí ở GDĐH và kiến nghị về “chia sẻ chi phí” cho GDĐH Việt Nam. Ngoài ra một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về TCTC ở các cơ sở GDĐH: Luận án tiến sĩ của Trần Đức Cân (2012) [65], trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu TCTC trong các cơ sở GD ĐH công lập trong giai đoạn 2006-2011, bao gồm cả các trường do Bộ GD - ĐT, các Bộ ngành chủ quản, các trường thành viên của ĐHQG, các trường ĐH địa phương do UBND tỉnh quản lý. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra nội hàm về cơ chế TCTC trong các trường công lập là “các trường được quyền tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đó là quản lý hoạt động thu chi; phân phối quỹ kết dư, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản ly tài sản, quản lý nợ phải trả…” gồm các nội dung: tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu, tự chủ trong quản lý chi tiêu và tự chủ trong quản lý và sử dụng các tài sản của trường. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trương Thị Hiền (2017) [66], “Quản lý tài chính (QLTC) tại các trường đại học công lập (ĐHCL) trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ”. Luận án đã giải quyết được các nội dung cơ bản: (1) Luận án đã tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính của 04 trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM; (2) Tập trung làm rõ
  • 28. 19 cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ và luận án đã sử dụng mô hình thẻ bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để phân tích tính ứng dụng của nó trong quản lý tài chính tại các trường ĐHCL nhằm thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường; phân tích và đánh giá thực tiễn QLTC trong điều kiện thực hiện cơ chế TCTC tại 04 trường ĐHCL ở TP.HCM; (3) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLTC tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ. Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu ở trong nước vẫn đang tiếp cận nội hàm của TCTC dưới nhiều góc độ khác nhau và chưa có sự thống nhất, do đó, nghiên cứu để làm rõ, hoàn thiện nội hàm TCTC trong các trường ĐH nói chung vẫn rất cần thiết. 1.2.2.! Các tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính Nhìn chung các nghiên cứu trong nước chủ yếu đánh giá TCTC trong các cơ sở GD ĐH trên góc độ triển khai thực hiện các quy định của nhà nước như: nghiên cứu đánh giá khía cạnh cơ hội, thách thức hoặc khó khăn khi thực hiện TCTC của các trường như: Vũ Lan Hương (2012), sử dụng phương pháp SWOT bài viết chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong thực hiện TCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2017) đã chỉ ra hai cơ hội và năm thách thức đối với các trường ĐH công lập trong thực hiện TCTC [37]. Các nghiên cứu đánh giá TCTC thông qua các tiêu chí cụ thể còn khá ít và chưa toàn diện. Chẳng hạn, luận án tiến sĩ của Trần Đức Cân đã đánh giá các khía cạnh chất lượng và tác động của cơ chế TCTC thông qua các tiêu chí là tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính linh hoạt, tính công bằng, tính ràng buộc về mặt tổ chức và sự thừa nhận của cộng đồng. Đây là một hệ thống tiêu chí đánh giá khá đầy đủ tuy nhiên chưa đánh giá các khía cạnh tài chính của đơn vị cụ thể về cơ chế TCTC, thu, chi, chính sách học phí và đối tượng chính sách, phân bổ kinh phí, sử dụng các quỹ, quản lý và sử dụng tài sản. 1.2.3.! Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính Các tác giả trong nước cũng đã đưa ra một số yếu tố, điều kiện cho thực hiện tự chủ ĐH nói chung và TCTC trong các cơ sở GDĐH nói riêng gồm: Phát triển các quan hệ thị trường giáo dục: Tự chủ đại học nói chung thể hiện vai trò của chủ thể trường ĐH trên thị trường giáo dục, vì vậy, nếu thị trường GDĐH phát triển, cạnh tranh và lành mạnh, tự chủ đại học sẽ phát huy tác dụng [17].
  • 29. 20 Đổi mới quản lý vĩ mô về GDĐH: Xét trên góc độ quản lý, khi đối tượng quản lý thay đổi thì phương thức quản lý cũng phải thay đổi. Do đó, phương thức quản lý vĩ mô về GDĐH, vai trò quản lý nhà nước có tác động đến TCĐH. Nếu cơ chế quản lý vĩ mô thích hợp, vai trò của nhà nước trong GDĐH là giám sát và đánh giá chứ không phải là quản lý trực tiếp, lúc này TCĐH mới được thực hiện [17]. Xây dựng hệ thống đánh giá về TCĐH: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm không có nghĩa là các trường đại học tự tồn tại và thoát khỏi mọi sự đánh giá. Ở góc độ quản lý nhà nước và đơn vị cơ sở đều phải quan tâm xây dựng hệ thống đánh giá, duy trì thường xuyên, liên tục để đo mức độ đạt được của các hoạt động trước và trong khi TCTC [17]. Năng lực tự chủ đại học: Không thể thực hiện việc trao quyền tự chủ như nhau ở tất cả các trường ĐH mà phải căn cứ vào năng lực tự chủ của các trường [17]. Năng lực mỗi trường thể hiện qua năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ… Khi các năng lực này hạn chế làm cho các trường khó khăn trong đa dạng hoá nguồn thu, dẫn tới sự thiếu sẵn sàng trong TCTC [115]. Năng lực TCĐH còn thể hiện ở năng lực tổ chức quản lý của cơ sở đào tạo, năng lực này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực, chất lượng đào tạo, do đó ảnh hưởng đến năng lực tự chủ các trường [18]. Khung pháp lý của nhà nước: Bao gồm các văn bản mang tính chất Luật, các Nghị quyết, Nghị định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước, của Bộ GD-ĐT có liên quan đến các khía cạnh của TCTC có ảnh hưởng đến thực hiện TCTC của các trường. Nếu các văn bản này không đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp dẫn tới việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn [18]. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong thực hiện TCTC ở các trường ĐH địa phương đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Nguyễn Khải Hoàn và Đặng Thị Minh Hiền (2017). Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2017), thiếu hướng dẫn cụ thể về mặt văn bản quy định của Nhà nước dẫn tới các trường ĐHCL “lúng túng” trong việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ. 1.2.4.! Một số nghiên cứu có liên quan đến TCTC tại ĐHQG-HCM Huỳnh Thành Đạt (2017), “Quyền tự chủ của Đại học quốc gia Hồ Chí Minh sau hai mươi năm thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tổ chức và hoạt động”. Bài viết đánh giá về chủ trương trao quyền tự chủ cho ĐHQG, quyền tự chủ trong quản trị đại học, nâng cao chất lượng, nghiên cứu khoa học và
  • 30. 21 chuyển giao công nghệ. Đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện về cơ sở pháp lý để ĐHQG-HCM tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị giáo dục (về tự chủ đại học và các trung tâm đào tạo quốc gia, khoảng cách quy định nhà nước và thực tiễn, tăng cường trao quyền tự chủ cho ĐHQG-HCM), chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá cụ thể TCTC tại ĐHQG-HCM [26]. Minh Hiền (2016), “ĐHQG-HCM hướng tới vị trí trong top đầu Châu á”, Về phát triển mô hình đại học tự chủ, tiên tiến, tự chủ đại học: Tác giả nêu là thuộc tính của trường đại học, là động lực và nguồn gốc cho phát triển đại học. Tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội… Cần xây dựng đại học tự chủ toàn diện trên các lĩnh vực: đào tạo, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, quan hệ đối ngoại để thực hiện sứ mệnh, hoàn thành nhiệm vụ của một trường đại học. Tự chủ tài chính chỉ là điều kiện để làm cho tự chủ của trường đại học được tốt nhất. Theo đó, ĐHQG-HCM chủ động xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đại học hiện đại với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thực hiện phân cấp mạnh cho các trường, viện thành viên [32], [52]. Thái Việt (2017), “Tự chủ đại học câu chuyện bắt buộc”, theo xu hướng tất yếu đó các cơ sở GDĐH thành viên ĐHQG-HCM sẽ chuyển sang cơ chế hoạt động tự chủ theo lộ trình từ nay cho đến trước năm 2020 với ba nhóm đơn vị tự chủ: nhóm tự chủ chi thường xuyên và đầu tư, nhóm tự chủ chi thường xuyên và tự đảm bảo một phần kinh phí. Trong đó, nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phí với các ngành khoa học cơ bản, khó tuyển, ngành cần duy trì cho nhu cầu tối thiểu của xã hội hiện tại [63]. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hương (2015) [45], “Quản lý tài chính (QLTC) tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG-HN) trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học”. Đây là luận án nghiên cứu có tính chuyên sâu về QLTC đối với một lĩnh vực, cụ thể là quản lý tài chính tại ĐHQG-HN. Theo nội dung nghiên cứu, luận án đã đưa ra được một số kết quả nổi bật: (1) Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của các trường ĐHCL; luận án đã làm rõ được quy trình lập và phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL ở Việt Nam, mô hình quản lý tài chính. (2) Luận án đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại ĐHQG-HN, luận án cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế về (mô hình tổ chức trong quản lý tài chính, huy động các nguồn thu, phân bổ kinh phí). (3) Luận án đề xuất về quan điểm đổi mới cơ chế
  • 31. 22 QLTC, mục tiêu phương hướng hoàn thiện cơ chế QLTC và giải pháp nâng cao hiệu quả QLTC của ĐHQG-HN. 1.3.! Đánh giá tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Qua tổng quan một số nghiên cứu về TCTC ở cả ngoài nước và trong nước nêu trên, luận án rút ra một số đánh giá như sau: Đối với các nghiên cứu ngoài nước: Qua tổng quan các nghiên cứu ngoài nước cho thấy khung lý thuyết tương đối đầy đủ về nội hàm của TCTC ở các cơ sở GDĐH: theo đó quyền TCTC của các cơ sở GDĐH gắn với quyền tự chủ phân bổ các nguồn lực bao gồm cả tiền tệ và phi tiền tệ, đưa ra được các tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC ở các cơ sở GDĐH. Đây là cơ sở giúp hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu cơ chế TCTC ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề TCTC trong GDĐH chịu ảnh hưởng lớn về đặc điểm tổ chức hệ thống GDĐH của mỗi quốc gia, đặc điểm mô hình tổ chức của các cơ sở GDĐH, mối quan hệ giữa cơ sở GDĐH với các doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Vì vậy, khung lý thuyết này chưa hoàn toàn phù hợp để giải quyết vấn đề TCTC trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam. Đây là một khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu. Đối với các nghiên cứu trong nước: Các nghiên cứu về TCTC trong cơ sở GDĐH đã được thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, trong những điều kiện khác nhau, với những khía cạnh nội dung khác nhau. Các nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả: Thứ nhất, cơ bản các nghiên cứu đều thống nhất về sự cần thiết của TCTC đối với sự phát triển GDĐH. TCTC là cơ sở tiền đề, điều kiện để các cơ sở GDĐH có thể tự chủ hoàn toàn giúp nâng cao chất lượng GDĐH, nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thứ hai, khung nghiên cứu TCTC trong các cơ sở GDĐH đã dần được làm rõ (về nội hàm, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng). Thứ ba, các nghiên cứu cũng đã đánh giá được những cơ hội thách thức, những khó khăn trong thực hiện TCTC trong các cơ sở GDĐH thời gian qua và đánh giá thực hiện TCTC trong các cơ sở GDĐH thời gian qua nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
  • 32. 23 Thứ tư, các nghiên cứu đã chỉ ra được một số các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong thực hiện TCTC ở các cơ sở GDĐH và đã đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh thực hiện TCTC của các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số hạn chế và khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu về cơ chế TCTC ở Việt Nam đã được thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vấn đề TCTC có liên quan trực tiếp đến trình độ phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường giáo dục… vì vậy, các vấn đề liên quan đến TCTC sẽ thường xuyên thay đổi. Đây cũng là một khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, qua tổng quan một số tài liệu trên cho thấy ở Việt Nam có nhiều loại hình cơ sở GDĐH khác nhau như hệ thống các cơ sở GDĐH công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, hệ thống các cơ sở GDĐH địa phương, Đại học vùng, Đại học quốc gia… Mỗi loại hình có những đặc trưng riêng tác động đến TCTC. Hiện nay, các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào loại hình cơ sở GDĐH thuộc bộ, địa phương, chưa nhiều nghiên cứu đối với các loại hình trường đặc trưng là Đại học quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế TCTC đối với ĐHQG-HCM vẫn là cần thiết. Thứ ba, các nghiên cứu về TCTC ở các cơ sở GDĐH chủ yếu quan tâm nhiều hơn đến việc triển khai Nghị quyết, quy định của các cơ quan ban ngành về TCTC, chưa nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM nên nghiên cứu tiếp theo là rất cần thiết. Thứ tư, TCTC ở các cơ sở GDĐH công lập đã được khẳng định là rất cần thiết tuy nhiên, bản chất của cơ chế TCTC vẫn chưa được thống nhất. Thứ năm, đối với ĐHQG-HCM, các nghiên cứu liên quan đến cơ chế tài chính, quản lý tài chính và TCTC chưa đi và phân tích, đánh giá cụ thể về cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM, mới đề cập tới nội dung về chủ trương, vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện và trường hợp cụ thể của tác giả Nguyễn Thị Hương đi sâu nghiên cứu về quản lý tài chính tại ĐHQG-HN. Vì vậy, cần có một nghiên cứu đánh giá toàn diện về thực trạng cơ chế TCTC của ĐHQG-HCM thì mới có thể có được những đề xuất xác đáng. Từ những phân tích, đánh giá khoảng trống nghiên cứu trên, luận án sẽ giải quyết các vấn đề sau:
  • 33. 24 Thứ nhất, luận án sẽ xây dựng khung nghiên cứu cơ chế TCTC trong cơ sở GDĐH công lập (làm rõ nội hàm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động) nhấn mạnh đến khía cạnh: Cơ chế TCTC đối với đơn vị tài chính cấp 1 và kết quả thực hiện TCTC nhằm mục tiêu gia tăng lợi ích cho người học và xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH công lập. Thứ hai, luận án phân tích đánh giá toàn diện thực trạng cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM về thực hiện các nội dung cơ chế TCTC, tiêu chí đánh giá cơ chế TCTC, kết quả thực hiện cơ chế TCTC và các tác động của cơ chế TCTC đến chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH; từ đó rút ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này và là cơ sở đưa ra định hướng, đề xuất mô hình TCTC, một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế TCTC tại ĐHQG-HCM thời gian tới. Tiểu kết chương 1 Chương 1 luận án đã tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước điển hình có liên quan đến cơ chế TCTC và kết quả thực hiện cơ chế TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập. Qua đó đã hình thành cơ sở xây dựng khung nghiên cứu về cơ chế TCTC về cách tiếp cận nghiên cứu, nội hàm về TCTC, các tiêu chí đo lường TCTC và yếu tố ảnh hưởng đến TCTC ở các cơ sở GDĐH công lập. Bên cạnh đó, qua tổng quan, luận án cũng đã rút ra được một số các khoảng trống trong các nghiên cứu này để có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu: về lý luận: (1) TCTC ở các cơ sở GDĐH được nghiên cứu ở nhiều giai đoạn khác nhau, ở các quốc gia khác nhau với các điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử khác nhau, vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để đưa ra được nội hàm TCTC và cơ chế TCTC phù hợp trong điều kiện Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, (2) thiếu các tiêu chí đánh giá toàn diện cơ chế TCTC trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam; về thực tiễn: còn thiếu các nghiên cứu đánh giá toàn diện về cơ chế TCTC cho GDĐH trong các cơ sở GDĐH công lập nói chung và ĐHQG-HCM nói riêng. Đây chính là những gợi ý để luận án giải quyết trong các chương tiếp theo.
  • 34. 25 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 2.1.! Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập 2.1.1.! Cơ sở giáo dục đại học công lập Trên thế giới, khái niệm đại học công lập được sử dụng từ khá lâu, tuy nhiên ở Việt Nam, sự phân biệt giữa đại học công lập và ngoài công lập mới được manh nha từ cuối những năm 1980, bắt đầu bằng sự ra đời của Trung tâm đào tạo Thăng Long và chính thức bắt đầu vào năm 1994 khi Trung tâm này được Chính phủ ra Quyết định nâng cấp thành Trường đại học dân lập Thăng Long. Từ đó đến nay, hệ thống GDĐH Việt Nam được tổ chức theo các loại hình là cơ sở GDĐH công lập và cơ sở GDĐH ngoài công lập. Thời gian qua, định nghĩa về cơ sở GDĐH công lập cũng như cơ sở GDĐH ngoài công lập (hiện nay là cơ sở GDĐH tư thục) đã được thay đổi nhiều lần. Theo Khoản 2 Điều 7, Luật Giáo dục đại học (2012) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012: “Cơ sở GDĐH công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước thành lập, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất”. “Cơ sở GDĐH tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất”. Sử dụng các khái niệm theo quy định trên, có thể thấy những đặc điểm cơ bản của cơ sở GDĐH công lập gồm: - Cơ sở GDĐH công lập là sở hữu thuộc về Nhà nước, do Nhà nước thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị do Nhà nước giao. Do đó, hoạt động GDĐH công lập chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, ý chí chủ quan của các nhà quản lý, chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát Nhà nước hoặc chính quyền các cấp cả về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính và cả vấn đề chuyên môn như nội dung chương trình đào tạo, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh. Đặc điểm này sẽ gây khó khăn cho các cơ sở GDĐH trong quản lý, vận hành, duy trì các hoạt động. - Các cơ sở GDĐH công lập do Nhà nước đầu tư kinh phí để xây dựng, hoạt động nên trong nguồn tài chính của các cơ sở GDĐH, NSNN (có thể là trung ương
  • 35. 26 hoặc địa phương...) chiếm một tỷ trọng khá lớn. Nguồn này thường được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Bên cạnh đó, hiện nay các cơ sở GDĐH công lập được phép thu hút các nguồn tài chính ngoài NSNN như: (i) thu học phí, lệ phí; (ii) tổ chức hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ (nghiên cứu khoa học công nghệ; thu từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ); (iii) thu từ tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài... Như vậy, nguồn tài chính của các cơ sở GDĐH công lập bao gồm cả nguồn lực từ NSNN và ngoài NSNN, bao gồm cả nguồn lực tiền tệ và nguồn lực phi tiền tệ (cơ sở vật chất). Đối với nguồn NSNN, các cơ sở GDĐH công lập sẽ bị phụ thuộc bởi các quy định hiện hành và dự toán thu chi, chính sách và phê duyệt của Chính phủ; đối với các nguồn ngoài NSNN phụ thuộc vào khung, định mức, danh mục nguồn thu (theo quy định của Nhà nước và quy định của cơ sở GDĐH công lập), tương ứng với chất lượng dịch vụ cung cấp. - Hoạt động của cơ sở GDĐH công lập thường không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, trong quản trị tài chính của cơ sở GDĐH công lập mục tiêu cơ bản là thu bù đắp đủ chi phí và có tích luỹ ở một mức độ nhất định. 2.1.2.! Cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập 2.1.2.1.!Tự chủ tài chính Khái niệm: “Tự chủ” theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn (2003) giải nghĩa là việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc của tổ chức, không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối [74]. Từ điển tiếng Anh Oxford, tự chủ “autonomy” là nói đến trạng thái chất lượng của một đối tượng hoặc một đơn vị như là nhà nước, chính quyền địa phương, một tổ chức, một cơ quan [96]. Tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập: Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu ở chương 1 và đặc điểm của cơ sở GDĐH công lập được phân tích ở trên, luận án quan niệm tài chính trong các cơ sở GDĐH công lập không chỉ giới hạn trong phạm vi nguồn lực tiền tệ mà còn bao gồm cả nguồn lực phi tiền tệ. Theo tổng kết của World Bank nguồn lực tiền tệ gồm: (i) Nguồn tài chính công: là nguồn được cấp từ NSNN, có thể là trung ương hoặc địa phương...
  • 36. 27 (ii) Nguồn huy động từ tư nhân: + Học phí, lệ phí tuyển sinh: Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở GDĐH công lập để bù đắp chi phí đào tạo. Tuỳ mỗi quốc gia sẽ có những quy định về việc thu học phí và mức học phí khác nhau. + Thu từ nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác đào tạo: Nguồn thu từ hoạt động NCKH, hợp tác, liên kết đào tạo với các đơn vị trong nước và nước ngoài. + Thu từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Nguồn thu từ hoạt động sản xuất dịch vụ… cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất. + Thu từ tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho, đầu tư: Nguồn thu của các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định. + Nguồn lực phi tiền tệ gồm tài sản, cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, đất đai. Trên cơ sở các quan niệm về TCTC đã tổng quan ở chương 1, và những phân tích ở trên, luận án quan niệm: TCTC của các cơ sở GDĐH công lập là quyền chủ động của các cơ sở GDĐH công lập trong việc khai thác, tìm kiếm và sử dụng các nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ phục vụ cho các hoạt động đào tạo và NCKH nhằm đảm bảo được các yêu cầu đặt ra. Từ quan niệm nêu trên có thể thấy: Thứ nhất, nội hàm của TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập: - Tự chủ thu: Quyền tự chủ thu của các cơ sở GDĐH công lập được thể hiện qua việc các cơ sở GDĐH công lập được tự quyết định nguồn thu (bao gồm nguồn NSNN và ngoài NSNN và mức thu (mức thu theo quy định Nhà nước và mức thu do cơ sở GDĐH công lập tự quy định). + Tự chủ đối với nguồn thu trong NSNN là nguồn NSNN được phân bổ phải tương xứng với chất lượng đầu ra của cơ sở GDĐH công lập (chất lượng đào tạo và NCKH). Như vậy, việc NSNN được cấp là do các cơ sở đào tạo tự quyết trên cơ sở cam kết về chất lượng đầu ra. Tương ứng với mỗi mức chất lượng đầu ra, cơ sở sẽ được cấp mức NSNN phù hợp. + Tự chủ đối với nguồn thu ngoài NSNN là quyền được tự quyết về danh mục nguồn thu và mức thu: xây dựng mức thu học phí, các khoản thu ngoài học phí, thu từ các hoạt động NCKH, cung cấp các dịch vụ… - Tự chủ chi: quyền tự chủ chi có nghĩa là các cơ sở GDĐH công lập được chủ động sử dụng các nguồn tài chính của mình để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục đào tạo và chi thường xuyên.
  • 37. 28 + Tự chủ chi thường xuyên: các cơ sở GDĐH công lập được chủ động trong chi trả thu nhập (lương, các khoản phụ cấp…), chi chế độ miễn giảm, chính sách học bổng, tín dụng sinh viên...theo quy định và theo quy chế của cơ sở giáo dục. + Tự chủ chi đầu tư, mua sắm: cơ sở GDĐH công lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn tài chính có quyền chủ động cân đối nguồn và huy động các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; quyết định việc lập kế hoạch, dự toán, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định. - Tự chủ về phân phối kết quả tài chính: Trên cơ sở cân đối nguồn thu, các cơ sở GDĐH công lập thực hiện phân phối kết quả tài chính. Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên của cơ sở GDĐH công lập được sử dụng để trích lập các quỹ như: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, Quỹ khác. - Tự chủ về quản lý và sử dụng tài sản: là các cơ sở GDĐH có quyền: + Định giá tài sản, cơ sở vật chất của cơ sở GDĐH công lập + Sử dụng các tài sản của trường trong lập phương án sử dụng, cho thuê, liên doanh, liên kết với các tổ chức để khai thác. + Xây dựng và áp dụng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý sử dụng các tài sản. Thứ hai, Mục tiêu của TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập: TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập không phải là việc các cơ sở GDĐH “tự lo” về tài chính nhằm giảm dần kinh phí NSNN cấp và tăng tỷ lệ nguồn thu ngoài NSNN hoặc cao nhất là tự đảm bảo 100% chi thường xuyên và đầu tư mà là các cơ sở GDĐH công lập thông qua các hoạt động của mình để thu hút các nguồn lực, tự chủ và tự chịu trách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu của các bên cung cấp nguồn lực (nhà nước, người học, xã hội…) [24], [124]. Thứ ba, điều kiện để TCTC trong các cơ sở GDĐH công lập: TCTC là điều kiện để các cơ sở GDĐH công lập tiến tới tự chủ hoàn toàn và tự chịu trách nhiệm xã hội. Hoạt động của cơ sở GDĐH công lập liên quan đến nhiều mặt như: đào tạo, NCKH, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính, tài sản… Trong khi đó, các mặt hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn với trách nhiệm giải trình và không thể tách rời [109].
  • 38. 29 Các cơ sở GDĐH công lập tự chủ về nguồn tài chính càng cao thì được tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự, về quản lý, sử dụng kết quả tài chính và ngược lại (đi kèm theo đó là tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự) [75]. Chính vì thế, cùng với việc trao quyền TCTC, các cơ sở GDĐH công lập cần phải được trao quyền tự chủ trên tất cả các mặt hoạt động, để phát huy hiệu quả do cơ chế TCTC mang lại [17], [123]. Các mô hình TCTC cho giáo dục đại học: Theo tổng kết của Viktoriia, O. (2018), hiện nay ở các nước trên thế giới có 7 mô hình TCTC của các cơ sở GDĐH, cụ thể theo bảng sau: Mô hình Nước áp dụng Bản chất Các loại tài chính Tài chính chi tiêu Canada, Pháp, Nhật Bản, Thụy Điển, Na Uy, Trung Quốc, Nigeria NSNN sẽ được chuyển trực tiếp đến các cơ sở GDĐH cao hơn, và việc sử dụng chúng sẽ được nhà nước kiểm soát rõ ràng. Mức độ tự chủ, và do đó trách nhiệm của các cơ sở GDĐH trong cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng thấp Gồm 2 loại: (1) Ngân sách thường xuyên được ước tính phân phối theo loại chi tiêu (tiền lương, thiết bị, dịch vụ sinh viên); (2) Ngân sách theo chương trình do các trung tâm chi phí phân phối (tới từng phòng ban hoặc thậm chí đến từng giáo viên chịu trách nhiệm cho chương trình); Tài chính kết quả Đan Mạch, Phần Lan, Israel, Hà Lan, Hoa Kỳ Trường đại học có nhiều thẩm quyền hơn trong quản lý tài chính và quản trị, nhưng các bộ ngành thực hiện giám sát liên tục chất lượng giáo dục Việc phân bổ ngân sách phụ thuộc vào kết quả hoạt động nghiên cứu và học thuật của các cơ sở GDĐH, bao gồm: - Kết quả trực tiếp (chất lượng và khối lượng dịch vụ giáo dục được cung cấp) - Kết quả cuối cùng (hiệu quả kinh tế xã hội của giáo dục: sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, thu nhập của họ, sự hài lòng của người sử dụng lao động với chất lượng đào tạo
  • 39. 30 sinh viên tốt nghiệp). Hợp đồng tài chính giáo dục Brazil, Argentina, Ấn Độ, Hy Lạp, Ý Cung cấp tài chính cho GDĐH dựa trên kết quả của các cuộc đàm phán giữa đại diện trường ĐH và Bộ Giáo dục hoặc các tổ chức tài chính. Các chuyên gia không xem xét tài chính theo hợp đồng của giáo dục đại học để có hiệu quả vì sự bất ổn kinh tế cao và sự phụ thuộc vào những thông tin bên ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều nước, kết quả đàm phán giữa Bộ và trường đại học hình thành các hợp đồng dài hạn, trong đó quyền và trách nhiệm của các trường ĐH về nguồn lực và số lượng sinh viên có thể được xác định trên cơ sở của điều chỉnh hàng năm. Tài chính cho GDĐH được hình thành thông qua: a) tăng số tiền tương ứng với giai đoạn trước theo kế hoạch phát triển một cơ sở GDĐH; b) sử dụng các thỏa thuận «adhoc», có tính đến trọng lượng chính trị của xã hội của đại diện các tổ chức này; c) theo phương pháp thiết lập một tỷ lệ phần trăm nhất định trong thu nhập quốc dân cho từng trường. Cấp ngân sách theo khối Áo, Estonia, Na Uy, Ba Lan, Thụy Sĩ, Slovakia Ngân sách được cấp thành 1 khoản thay vì cấp ngân sách theo khoản mục. Cấp ngân sách theo loại hình, mức độ tự chủ, trong đó bao gồm một số loại chi tiêu: đào tạo, chi phí hoạt động hiện tại, hoạt động nghiên cứu Cấp ngân sách theo khối có thể có các mức độ tự chủ khác nhau: - Khoản trợ cấp được phân phối độc lập để đáp ứng nhu cầu của các trường - Có những hạn chế trong sử dụng ngân sách như ngân sách cho đào tạo và NCKH và cho các yêu cầu khác, như các quy định về thủ tục mua sắm công. Mô hình hợp tác khác biệt Đông Âu, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ Tài chính cho GDĐH được cung cấp thu nhập từ hình thức giáo dục có trả tiền dựa vào đóng góp hàng năm của sinh viên để trang trải một phần hoặc toàn bộ chi phí học tập, chi phí quản lý tại các cơ sở Học phí được thiết lập bởi: trường đại học, một bộ hoặc một cơ quan công quyền, hoặc bởi cả cơ sở GDĐH và chính quyền. Chính quyền xác định trần học phí mà các trường ĐH được tự do
  • 40. 31 GDĐH quyết định hoặc phê duyệt mức học phí được thiết lập bởi cơ sở GDĐH Mô hình pháp lý Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh Các cơ sở GDĐH có thu nhập từ hoạt động chuyển giao quyền về công nghệ Độc quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc về tổ chức sử dụng lao động, đó là do: - Một mặt, sự cần thiết phải thúc đẩy chuyển giao quyền để thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu nhằm tạo nguồn thu cho các tổ chức khoa học và các cơ sở GDĐH. - Mặt khác các việc thương mại hóa các phát triển sáng tạo giúp nâng cao khả năng tổ chức nghiên cứu cho các cơ sở GDĐH. Sử dụng các khoản vay tài chính Đan Mạch, Latvia, Thụy Điển, Pháp Các cơ sở GDĐH được phép vay tiền với các giới hạn nhất định Việc vay tiền của các cơ sở GDĐH phải được sự cho phép của các tổ chức có liên quan: - Các cơ sở GDĐH chỉ được vay tiền một số tiền nhất định từ ngân Ngân hàng trung ương - Có thể vay tiền từ các ngân hàng nhưng với các điều kiện rất khó khăn. Nguồn: NCS tổng hợp, [122]. 2.1.2.2.! Cơ chế tự chủ tài chính “Cơ chế” theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học năm (2003) giải nghĩa là “cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện” [74]. Từ điển Le Petit Larousse năm (1999) định nghĩa cơ chế “mécanisme” là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau” [104]. Từ điển Oxford định nghĩa “mechanism” là [97] “Một hệ thống các bộ phận làm việc cùng nhau trong một bộ máy”, "Một quy trình tự nhiên hoặc được con người tổ chức mà qua đó một việc gì đó được xác lập hoặc thực hiện" hoặc “một phương thức hoặc một hệ thống nhằm đạt được điều gì đó” [78], [107]. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc