SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THANH TÂM
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THANH TÂM
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số : 8 38 01 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thanh Tâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP
NGĂN CHẶN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .................... 7
1.1. Nhận thức chung về biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam ........7
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn ......................11
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG
GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 31
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................................31
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.............32
2.3. Nhận xét, đánh giá khái quát..............................................................................46
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI...............53
3.1. Dự báo về tình hình tội phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới............................53
3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................55
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 66
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT : An ninh trật tự
BPNC : Biện pháp ngăn chặn
CSĐT : Cảnh sát điều tra
ĐTV : Điều tra viên
KSV : Kiểm sát viên
Nxb : Nhà xuất bản
THTT : Tiến hành tố tụng
TAND : Tòa án nhân dân
TTHS : Tố tụng hình sự
VAHS : Vụ án hình sự
VKS : Viện kiểm sát
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, bao gồm 14 đơn vị hành
chính (01 thành phố, 06 huyện miền núi, 06 huyện đồng bằng ven biển và 01
huyện đảo); trong những năm gần đây, cùng với cả nước, tỉnh Quảng Ngãi đã
không ngừng phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội và đang dần trở thành
khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung.
Bên cạnh sự vươn lên của kinh tế, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa
bàn diễn biến ngày càng phức tạp, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 712 vụ
phạm pháp hình sự các loại với tính chất, mức độ, hành vi nguy hiểm cho xã hội
ngày càng tăng, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân. Trong bối cảnh
đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ
pháp luật quan tâm, giải quyết.
Các BPNC là một chế định pháp lý rất quan trọng trong Bộ luật TTHS Việt
Nam. Việc quy định và áp dụng đúng đắn các BPNC nhằm phòng ngừa tội phạm
và đảm bảo cho quá trình phát hiện kịp thời, nhanh chóng, chính xác; xử lý
nghiêm minh tất cả các hành vi phạm tội, không cho người phạm tội tiếp tục
thực hiện hành vi phạm tội cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác, không
cho họ trốn tránh, cản trở đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự. Việc áp dụng BPNC rất nhạy cảm, đụng chạm trực tiếp đến quyền cơ
bản của công dân như: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thân thể, thư tín, bí
mật đời tư,... Thực tiễn những năm qua (từ năm 2013 đến năm 2018), việc áp
dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, các biện
pháp này, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được áp dụng khá phổ
biến trong các vụ án hình sự. Việc áp dụng BPNC trong nhiều trường hợp đã kịp
thời ngăn chặn hành vi phạm tội, chặn đứng việc trốn tránh pháp luật của người
2
thực hiện hành vi phạm tội hoặc bảo đảm cho quá trình thi hành án đạt hiệu quả.
Kết quả áp dụng BPNC đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu, cần thường
xuyên tổng kết, bổ sung cho lý luận và nhân rộng trong thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những hạn chế, thiếu
sót nhất định trong đó có áp dụng các biện pháp ngăn chặn của các Cơ quan có
thẩm quyền THTT mà hậu quả là dẫn đến bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội,
vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân,
gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các
Cơ quan có thẩm quyền THTT.
Thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới cho công tác phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với
người phạm tội nói riêng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Vì vậy, việc
nghiên cứu vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt
Nam một cách đầy đủ, hệ thống về mặt lý luận, đánh giá một cách toàn diện,
chính xác, khách quan việc áp dụng trong thực tiễn thời gian qua, từ đó đề xuất
các giải pháp phù hợp, trước hết là giúp cơ quan và người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng tỉnh Quảng Ngãi nắm vững và vận dụng tốt vào thực tiễn hoạt động
công tác là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn áp dụng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Các biện pháp
ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng
Ngãi” làm luận văn thạc sỹ luật học, chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình
sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Các BPNC trong luật TTHS đã được nhiều học giả và các nhà khoa học
nghiên cứu, tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau. Trong những năm gần đây, có
thể kể đến một số công trình như sau: Giáo sư, tiến sĩ Võ Khánh Vinh có sách
“Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” ; tiến sĩ Võ Thị
Kim Oanh đã chủ biên Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, năm 2018; Viện
3
kiểm sát nhân dân tối cao có chuyên đề “Một số kinh nghiệm và biện pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành
án hình sự 2014”; tác giả Nguyễn Quốc Doanh có Luận văn thạc sĩ “Kiểm sát
tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định” năm 2015; tác giả Khổng Minh Quân có Luận văn thạc sĩ “Các biện
pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”
năm 2018; tác giả Võ Bình Vương có Luận văn thạc sĩ “Kiểm sát việc áp dụng
biện pháp tạm giữ, tạm giam theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh” năm 2018.
Từ nghiên cứu các công trình khoa học nêu trên, tác giả nhận thấy nhiều
quan điểm mang tính lý luận phù hợp với thực tiễn nên tác giả có kế thừa và phát
triển khi thực hiện luận văn. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng BPNC ở
tỉnh Quảng Ngãi, thông qua sự nghiên cứu những hạn chế, thiếu sót và những
khó khăn, vướng mắc của cấp cơ sở, từ đó phát hiện nguyên nhân để góp phần
xây dựng làm hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận; đề ra quan điểm và giải pháp bảo
đảm đúng đắn trong quá trình áp dụng các BPNC.
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề áp dụng “Các biện pháp ngăn
chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”
có nội dung đặc thù, cần tiếp tục được nghiên cứu không những để làm tiêu chí,
cơ sở cho hoạt động áp dụng pháp luật tại tỉnh Quảng Ngãi, mà còn là kinh
nghiệm áp dụng chung cho các tỉnh, thành khác trong phạm vi toàn quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích làm sáng tỏ một một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các
biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố từ thực tiễn tỉnh Quảng
Ngãi theo pháp luật tố tụng hình sự và làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn
chế, vướng mắc, nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các biện
4
pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích làm rõ những lý luận chung về các BPNC theo pháp luật TTHS
Việt Nam;
- Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc áp dụng các
biện pháp ngăn chặn liên quan đến đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, trình tự,
thủ tục áp dụng.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố của
Cơ quan CSĐT và VKS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Rút ra những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc về
mặt lý luận; hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn
và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó;
- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng
biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn do Cơ
quan CSĐT, VKS cấp huyện và cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: tập trung nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng
biện pháp ngăn chặn do Cơ quan CSĐT, VKS cấp tỉnh và cấp huyện ở tỉnh
Quảng Ngãi thực hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố theo quy định của pháp
luật tố tụng hình sự.
+ Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2018.
+ Về chủ thể, địa bàn: Cơ quan CSĐT, VKS cấp tỉnh và cấp huyện ở tỉnh
Quảng Ngãi thực hiện.
5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng ngừa tội phạm và áp dụng
các BPNC, đồng thời dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các phương pháp nghiên cứu mà đề tài đã áp
dụng:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tiến hành nghiên cứu phân tích
những tài liệu có liên quan đến áp dụng các BPNC. Từ đó, khái quát rút ra những
nhận định, nhận xét, kết luận có cơ sở, căn cứ khoa học.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các
BPNC trên địa bàn Quảng Ngãi thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo
chuyên đề, rút kinh nghiệm... để đánh giá, khái quát rút ra những bài học kinh
nghiệm.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Thống kê, so sánh số liệu có liên quan
đến việc áp dụng các BPNC trên địa bàn Quảng Ngãi để đánh giá, rút ra những
kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác này.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy
Công an, VKS một số đơn vị, địa phương và lãnh đạo Công an, VKS tỉnh có
chức năng, nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, thực hiện việc áp dụng các BPNC để
nghiên cứu, xây dựng những luận điểm khoa học của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Cung cấp thêm các luận điểm, luận cứ khoa học, góp
phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về áp dụng các BPNC nói chung và trên địa bàn
Quảng Ngãi nói riêng.
- Về thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng các BPNC trên địa bàn Quảng Ngãi.
Từ những đóng góp đó của bản luận văn là tài liệu nghiên cứu có giá trị
tham khảo đối với đơn vị chức năng thuộc Công an, VKS tỉnh Quảng Ngãi và có
6
thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong các trường Công an nhân dân, Kiểm
sát và các cơ sở đào tạo về Luật trong phạm vi cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương, cùng với phần mở đầu và phần kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong
Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra,
truy tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn
chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình
sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tại Mục I, Chương VII Bộ luật TTHS năm 2015 quy định rõ các BPNC,
gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt
tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Khoản 1, Điều 109 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định căn cứ áp dụng các
BPNC như sau: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ
người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp
tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ
người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để
bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh” [7,tr.99].
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế TTHS rất nghiêm khắc, đòi
hỏi có sự phân định rõ ràng về chủ thể áp dụng, thẩm quyền áp dụng, về đối
tượng bị áp dụng, về căn cứ và mục đích áp dụng để từ mới có một cách nhận
thức đầy đủ, thấu đáo và vận dụng đúng đắn vấn đề vào thực tiễn.
Ngoài ra, còn có một số quan niệm khác nữa về BPNC của các nhà khoa
học nghiên cứu pháp luật, những người làm công tác thực tiễn phòng ngừa và
đấu tranh chống tội phạm được công bố trong các giáo trình luật TTHS Việt
Nam, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành luật học. Các quan điểm đó dựa
trên cơ sở phân tích lý luận quy phạm pháp luật tại điều 61 Bộ luật TTHS năm
1988 sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992, 2000, Điều 79 Bộ luật TTHS năm 2003
và Điều 109 Bộ luật TTHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng BPNC trong công tác
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
8
Tổng hợp từ những quy định của Bộ luật TTHS và một số khái niệm trên,
qua phân tích có thể đưa ra khái niệm như sau: “Biện pháp ngăn chặn là biện
pháp do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng để kịp
thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây
khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm
bảo thi hành án”.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
Tội phạm là hành vi nguy hiểm nhất trong tất cả các loại hành vi vi phạm
pháp luật. Tính nguy hiểm của tội phạm là xâm phạm trực tiếp vào các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ, gây nên những thiệt hại cho xã hội ở mức đáng kể.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống
các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật, nên nhiệm vụ này luôn được tiến
hành thường xuyên, liên tục, chủ động, khôn khéo áp dụng các biện pháp khác
nhau để từng bước loại trừ chúng ra khỏi cuộc sống xã hội. Do người thực hiện
hành vi phạm tội nói chung luôn tìm mọi cách, đối phó, trốn tránh sự trừng phạt
của pháp luật nên áp dụng các BPNC trong quá trình giải quyết VAHS là cần
thiết, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho cuộc đấu tranh, phòng chống tội
phạm. Vì vậy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng BPNC trong TTHS là rất đặc
biệt, bao hàm những lý do sau:
Thứ nhất, nhằm loại bỏ những trở ngại trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ của TTHS như không cho tội phạm cản trở hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử; đảm bảo việc thi hành án đối với người phạm tội, buộc họ phải chịu hình
phạt của pháp luật. Sẽ trở nên vô nghĩa nếu trải qua quá trình điều tra, truy tố,
xét xử mà vẫn bỏ lọt người phạm tội, không xử lý được hành vi phạm tội của họ
theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, Điều 18 Bộ luật TTHS hiện hành đã
đưa ra yêu cầu là: “Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để
9
xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội”.
Thứ hai, việc áp dụng BPNC tước bỏ những khả năng, điều kiện thuận lợi,
không cho phép người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, gây nên những hậu
quả nguy hại cho xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
quyền lợi của nhà nước, xã hội. Thực tiễn đã chứng minh nếu không áp dụng
BPNC đối với những người đủ căn cứ và buộc phải áp dụng thì họ sẽ tiếp tục
thực hiện hành vi phạm tội gây nguy hại cho xã hội.
Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn góp phần tăng cường tính
pháp quyền và củng cố trật tự, quyền uy pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền, đòi hỏi mọi công dân phải nắm
vững và tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu đặt
ra muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần quan tâm đến công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng đến công dân để họ biết, nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật và tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Để
đạt được điều này thì việc áp dụng các BPNC trong TTHS cũng là một trong
những nhân tố quan trọng.
1.1.3. Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Bộ luật TTHS hiện hành không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng biện
pháp ngăn chặn mà chỉ quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, cụ thể
tại Điều 109 quy định, gồm các căn cứ sau:
- Thứ nhất, để kịp thời ngăn chặn tội phạm
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm có nghĩa là không để cho hậu quả của tội
phạm xảy ra hoặc tiếp tục xảy ra. Chính vì vậy, để kịp thời ngăn chặn tội phạm
thì CQĐT phải thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm sắp xảy ra hoặc
đang xảy ra, phải kịp thời ngăn chặn. Tội phạm sắp xảy ra là tội phạm chưa được
bắt đầu thực hiện, tội phạm đó mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện một trong các tội phạm được quy định tại Điều 14 của
Bộ luật hình sự hiện hành thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
10
Như vậy, một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm không thuộc các
điều trên hoặc người thực hiện tội phạm, mà tội phạm đó đã ở giai đoạn kết thúc
thì không áp dụng BPNC thuộc căn cứ này.
Tội phạm đang xảy ra là tội phạm đã được bắt đầu thực hiện nhưng chưa
kết thúc. Tội phạm này đang xảy ra hoặc đang tiếp diễn, người phạm tội đang
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đang gây ra những thiệt hại cho các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Vì vậy phải áp dụng BPNC để ngăn
chặn tội phạm.
Đối tượng bị áp dụng, thường là những người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp hoặc người bị bắt do phạm tội quả tang.
- Thứ hai, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
Căn cứ, được hiểu là những tài liệu có thật, những tài liệu đó phải tồn tại
khách quan; thu thập đúng nguồn, căn cứ là chứng cứ của vụ án, có đủ ba thuộc
tính: khách quan; liên quan; hợp pháp.
Bộ luật TTHS hiện hành đã cụ thể hơn căn cứ cản trở điều tra, truy tố, xét
xử đối với người bị buộc tội bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù
trên 2 năm bằng các căn cứ cụ thể, theo đó, việc tạm giam chỉ có thể được áp
dụng khi thuộc một trong năm trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 119.
- Thứ ba, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội
Để xác định người bị buộc tội sẽ hay không tiếp tục phạm tội, các cơ quan
có thẩm quyền phải dựa vào nhân thân và hành vi của người bị buộc tội.
+ Về nhân thân, người bị buộc tội có nhân thân xấu như: Lưu manh
chuyên nghiệp; côn đồ hung hãn; nhiều tiền án, tiền sự…. nguy cơ tái phạm sẽ
cao hơn người có nhân thân tốt.
+ Về hành vi, người bị buộc tội có hành động như: Đe doạ, trả thù, mua
chuộc, khống chế người làm chứng, người bị hại…hoặc chuẩn bị thực hiện tội
11
phạm mới.
- Thứ tư, để bảo đảm thi hành án
Tuỳ theo tính chất, mức độ của tội phạm, tuỳ theo đặc điểm nhân thân của
bị cáo mà Toà án sẽ áp dụng BPNC cần thiết để bảo đảm thi hành án.
Toà án thường áp dụng căn cứ này trong những trường hợp sau:
+ Tòa án cấp sơ thẩm có thể quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi
tuyên án nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
+ Tòa án cấp phúc thẩm có thể bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án
đối với những bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù.
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn
Những BPNC trong luật tố tụng hình sự là những biện pháp cưỡng chế
được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc trong một số trường hợp khác còn áp
dụng đối với người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm của họ,
ngăn ngừa họ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc có những hành động khác làm cản
trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Những BPNC là một trong
những công cụ hữu hiệu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Cơ
quan có thẩm quyền THTT đạt hiệu quả, đáp ứng được kịp thời yêu cầu đấu
tranh phòng chống tội phạm.
Vì những lý do như trên nên trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế
TTHS thì BPNC chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Hiến pháp và Bộ luật TTHS có
những quy định cụ thể về BPNC nhằm góp phần tăng cường tính dân chủ, hiệu
lực của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân hướng
đến xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo Điều 109 Bộ luật TTHS hiện hành, các BPNC trong tố tụng hình sự
gồm có 8 biện pháp bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm
giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn
xuất cảnh.
12
1.2.1. Quy định về biện pháp Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Giữ trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp giữ người khi có căn cứ xác
định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội
phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
- Khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định có 3 trường hợp
giữ trong trường hợp khẩn cấp, gồm:
+ Trường hợp thứ nhất: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi, kiểm
tra, xác minh các tin tức thu được và có đủ căn cứ xác định một người đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng nên cần giữ ngay, để ngăn chặn kịp thời việc người đó gây thiệt hại cho xã
hội.
Giữ người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện:
1) Phải có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại lợi ích
của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe
dọa rất nghiệm trọng;
2) Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Trường hợp thứ hai: Khi người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại
hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng
là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó
trốn. Giữ người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện:
1) Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm (có thể là người cùng thực
hiện tội phạm hoặc người bị hại hoặc người chứng kiến khác) chính mắt trông
thấy và trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm;
13
2) Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Điều này yêu cầu Cơ
quan điều tra phải tiến hành Giữ ngay người thực hiện hành vi phạm tội nếu
không họ sẽ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm.
+ Trường hợp thứ ba: Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở
hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và
xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Giữ người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện:
1) Tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm
việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm;
2) Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy
chứng cứ.
- Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định cụ thể những người
có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
- Thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của
người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật
TTHS và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật TTHS. Việc
thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại
khoản 2 Điều 113 của Bộ luật TTHS.
Lưu ý: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn
cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai
ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật
TTHS phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay
cho người đó.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài
14
liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều
tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ
khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những
người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS phải ra quyết định
tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay
cho người đó.
Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản
1 Điều 110 Bộ luật TTHS.
1.2.2. Quy định về biện pháp Bắt người
Bắt người là biện pháp hữu hiệu giúp cơ quan có thẩm quyền THTT kịp
thời ngăn chặn tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác khám phá sự thật
vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Tuy nhiên, bắt người có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản
của công dân …Do đó, bắt người luôn phải đảm bảo đúng theo các quy định của
Hiến pháp và pháp luật.
Các trường hợp bắt người được quy định tại Khoản 2 Điều 109 Bộ luật
TTHS hiện hành.
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc
người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can,
bị cáo tiếp tục phạm tội, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án.
+ Đối tượng và điều kiện áp dụng
Đối tượng bị bắt để tạm giam, chỉ có thể là bị can, bị cáo nhưng không
phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam, mà chỉ những bị can, bị cáo có
một trong ba điều kiện sau đây thì mới có thể bị bắt để tạm giam:
1) Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;
2) Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
15
sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một
trong các trường hợp:
* Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
* Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị
can;
* Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
* Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
* Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối,
cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ
án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm
chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;
3) Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình
phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội.
+ Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Điều 113 Bộ luật TTHS hiện hành quy định thẩm quyền bắt bị can, bị cáo
để tạm giam cho những người sau đây: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan
điều tra các cấp (trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê
chuẩn trước khi thi hành); Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp;
Hội đồng xét xử.
+ Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Khoản 2 và khoản 3 Điều 113 Bộ luật TTHS hiện hành quy định: Việc bắt
bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết
định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung
quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật TTHS.
Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang
hoặc bắt người đang bị truy nã.
16
* Đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, Ðiều 419 Bộ luật TTHS
hiện hành quy định:
Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc
tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng
hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ
luật TTHS hiện hành. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan,
người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn
khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ
luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b,
c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật TTHS hiện hành.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng,
tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112,
các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật TTHS hiện hành.
Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ
tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi có căn cứ xác
định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội
phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định có 3 trường hợp bắt
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gồm:
17
* Trường hợp thứ nhất: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi, kiểm
tra, xác minh các tin tức thu được và có đủ căn cứ xác định một người đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng nên cần bắt ngay, để ngăn chặn kịp thời việc người đó gây thiệt hại cho xã
hội.
Bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện:
1) Phải có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại lợi ích
của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe
dọa rất nghiệm trọng.
2) Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
* Trường hợp thứ hai: Bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai
điều kiện:
1) Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và
trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm.
2) Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Những căn cứ để xét và đi đến quyết định cần bắt để ngăn chặn ngay việc
người phạm tội trốn gồm các trường hợp sau đây: đang có hành động bỏ trốn
hoặc đang chuẩn bị bỏ trốn; tính chất tội phạm mà người đó thực hiện, thái độ
hành vi của người đó sau khi thực hiện tội phạm, không có nơi cư trú rõ ràng; có
nơi cư trú nhưng ở quá xa; là đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn; chưa xác
định được thân nhân người đó (căn cước lý lịch không rõ ràng).
* Trường hợp thứ ba:Bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai
điều kiện:
1) Tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm
18
việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm;
2) Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy
chứng cứ.
Dấu vết của tội phạm trong trường hợp này cần được hiểu về mặt pháp lý,
không chỉ là dấu vết vật chất được hình thành do kết quả tác động của vật này
này lên vật khác mà còn bao gồm: Vật chứng (Công cụ, phương tiện phạm tội,
vật mang dấu vết của tội phạm…); các dấu vết khác (Vết thương tích, máu, tinh
dịch…).
+ Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định cụ thể những người
có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
+ Thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại
Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành, nhìn chung về
quy định và áp dụng tương tự như thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy
nhiên cần lưu ý: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp
khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra,
Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và những người có thẩm
quyền theo luật định của những cơ quan này phải thực hiện: lấy lời khai của
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; nếu thấy có căn cứ thì ra quyết định tạm
giữ, lệnh bắt nguời bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và chuyển hồ sơ đề nghị
Viện kiểm sát phê chuẩn bao gồm: văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; lệnh giữ người trong trường
hợp khẩn cấp; lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; quyết định tạm
giữ; biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp; biên bản ghi lời khai người
bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp và chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến
việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ
căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành.
19
- Bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã
+ Bắt người phạm tội quả tang
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội
phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
Điều 111 Bộ luật TTHS hiện hành quy định cụ thể ba trường hợp phạm
tội quả tang sau đây:
* Trường hợp thứ nhất: Đang thực hiện tội phạm thì bị bắt.
Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa
kết thúc việc phạm tội mà bị phát hiện.
Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một
khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng, tội tàng trữ trái phép chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ… thì
trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Vì vậy, thời điểm nào
tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang.
* Trường hợp thứ hai:
Đây là trường hợp người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong chưa kịp
chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện, đang xóa những dấu vết của
tội phạm trước khi chạy trốn mà bị phát hiện.
Cần lưu ý để bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này phải có
chứng cứ chứng minh là người đó vừa gây tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự
phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra tức thời sau khi tội phạm được
thực hiện. Thông thường, các vật chứng (còn gọi là tang vật) mà người phạm tội
chưa kịp cất giấu, tẩu tán là những bằng chứng khiến người phạm tội không thể
chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Nhưng trong các
trường hợp không có vật chứng, sự có mặt của những người làm chứng cũng cho
phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này.
* Trường hợp thứ ba: Đang bị đuổi bắt.
20
Trong trường hợp phạm tội quả tang này, người phạm tội vừa thực hiện
tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm mà bị phát hiện nên đã chạy trốn và
bị đuổi bắt.
+ Bắt người đang bị truy nã
Theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành, khi bị can, bị cáo bỏ trốn thì
Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định truy nã. Trường hợp
người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi nơi giam thì Giám thị trại giam ra
quyết định truy nã.
+ Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
Điều 111 và Điều 112 Bộ luật TTHS hiện hành quy định bất kỳ người nào
cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã.
+ Thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, công dân
không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không tự ý giam giữ họ
mà phải giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân
nơi gần nhất. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan điều tra phải lời khai ngay,
trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Điều 114 Bộ luật TTHS hiện hành quy định thủ tục đối với trường hợp bắt
người đang bị truy nã: “Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã
thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra
quyết định truy nã đến nhận người bị bắt, sau đó phải ra ngay quyết định đình nã.
Trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay
người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra
ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã
biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến
nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết
định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để
xét phê chuẩn.
21
Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra
nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã
nơi gần nhất.
- Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ
Dẫn độ tội phạm là việc một quốc gia trao trả người phạm tội hay người bị
nghi ngờ là phạm tội theo đề nghị hay yêu cầu của một quốc gia khác để điều tra,
xét xử hay thi hành bản án hình sự, được quy định tại Khoản 1 Điều 503 Bộ luật
TTHS hiện hành, qua đó có thể thấy thẩm quyền và trình tự thủ tục bắt tạm giam
người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện như bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
1.2.3. Quy định về biện pháp Tạm giữ
Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan và
người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người bị bắt theo quyết
định truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú. Mục đích của tạm giữ để ngăn chặn
hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra, tạo điều kiện cho cơ
quan điều tra thu thập chứng cứ, đánh giá tính chất mức độ hành vi của người bị
tạm giữ, để quyết định khởi tố hình sự, tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn phù
hợp hoặc trả lại tự do cho người bị tạm giữ.
- Đối tượng bị tạm giữ: Là những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người bị bắt theo quyết
định truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú.
- Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ: Theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật TTHS hiện
hành quy định :“Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại
khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”.
- Thủ tục tạm giữ: Điều 117 Bộ luật TTHS hiện hành quy định:
Tạm giữ phải có quyết định của người có thẩm quyền; quyết định tạm giữ
phải ghi rõ lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ ngày hết thời hạn tạm giữ;
phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ biết; trong
22
thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải
gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm
sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
- Thời hạn tạm giữ: Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật TTHS hiện hành
thì thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày kể từ khi CQĐT, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt
hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi CQĐT
ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn
tạm giữ nhưng không quá 3 ngày (có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp hoặc VKS
có thẩm quyền). Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn
tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi
nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc
quyết định không phê chuẩn.
1.2.4. Quy định về biện pháp Tạm giam
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo khi có căn cứ
theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Là biện pháp ngăn chặn
hạn chế quyền tự do cá nhân nên việc áp dụng biện pháp này phải được quy định
một cách chặt chẽ, cụ thể trong Bộ luật TTHS về căn cứ, thời hạn áp dụng cũng
như thẩm quyền quyết định áp dụng.
- Đối tượng và căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam
Theo quy định của Điều 119 Bộ luật TTHS hiện hành thì những trường
hợp sau đây có thể áp dụng biện pháp tạm giam:
1) Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;
2) Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một
trong các trường hợp:
23
+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị
can;
+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian
dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của
vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm
chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;
3) Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình
phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết
định truy nã;
4) Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì
không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
+ Tiếp tục phạm tội;
+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian
dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của
vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm
chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người
này;
+ Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác
định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
- Thẩm quyền ra lệnh tạm giam
Theo khoản 5 Điều 119 Bộ luật TTHS hiện hành thì những người có thẩm
quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Khoản 1 Điều
113 của Bộ luật TTHS hiện hành có quyền ra lệnh tạm giam, Lệnh phải phải
24
được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
- Thủ tục tạm giam:
Theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành thì việc tạm giam bị can, bị
cáo phải có lệnh tạm giam. Lệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, chức vụ
của người ra lệnh, có chữ ký và có đóng dấu; lệnh phải ghi họ tên, địa chỉ của
người bị tạm giam; lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm
giam một bản.
- Thời hạn tạm giam:
+ Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 173 Bộ luật TTHS hiện hành quy định, thời hạn tạm giam bị can để
điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba
tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất
nghiêm trọng, và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Thời hạn tạm giam để truy tố
Điều 241 Bộ luật TTHS hiện hành quy định, thời hạn tạm giam không
được quá thời hạn truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật TTHS hiện
hành; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giam chỉ có thể gia hạn nếu VKS
gia hạn thời hạn truy tố, cụ thể: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm
nghiêm trọng thời hạn tạm giam tối đa là 20 ngày, có thể gia hạn thêm 10 ngày;
đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam tối đa là 30 ngày, có
thể gia hạn thêm 15 ngày; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn
tạm giam là 30 ngày, có thể gia hạn thêm 30 ngày.
+ Gia hạn tạm giam
Gia hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra
Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian
dài hơn để điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm
giam thì CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc gia hạn
tạm giam có thời hạn như sau:
25
* Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần
không quá 01 tháng;
* Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần
không quá 02 tháng;
* Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần
không quá 03 tháng;
* Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam
hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Thời hạn tạm giam trong trường hợp phục hồi điều tra
Thời hạn tạm giam trong trường hợp phục hồi điều tra được quy định tại
khoản 4 Điều 174 Bộ luật TTHS hiện hành như sau: “Trường hợp có căn cứ
theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục
hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều
tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”. Khoản 1 Điều 174 Bộ
luật TTHS hiện hành quy định về thời hạn phục hồi điều tra như sau: “Trường
hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra
tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc
điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm
nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn
bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm
trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng; Đối với tội
phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra
một lần không quá 02 tháng; Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể
được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng”.
26
Như vậy, tổng thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra không quá 3
tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; tổng thời hạn tạm giam để phục hồi điều
tra không quá 4 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; tổng thời hạn tạm giam để
phục hồi điều tra không quá 5 tháng đối với rất nghiêm trọng; tổng thời hạn tạm
giam để phục hồi điều tra không quá 6 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
Thời hạn tạm giam trong trường hợp điều tra bổ sung
Thời hạn tạm giam trong trường hợp điều tra bổ sung không được quá
thời hạn điều tra bổ sung. Nếu hồ sơ vụ án do VKS trả lại, yêu cầu điều tra bổ
sung thì thời hạn tạm giam là không quá 2 tháng, trong trường hợp này nếu hồ
sơ phải trả lại lần thứ hai để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam cũng không
được quá 2 tháng. Trường hợp hồ sơ do Tòa án trả lại, yêu cầu điều tra bổ sung
thì thời hạn tạm giam không quá 1 tháng, nếu bị trả lại và yêu cầu điều tra bổ
sung lần thứ hai thì thời hạn tạm giam cũng không quá 1 tháng.
1.2.5. Quy định về biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú
Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC của luật TTHS, có thể được áp dụng đối
với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ
theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, Tòa án.
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp này là:
1) Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, phạm tội
lần đầu, có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn, có cơ sở để
cho rằng họ không bỏ trốn, không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử
hay tiếp tục phạm tội;
2) Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới
36 tháng tuổi, là người già yếu, người bệnh nặng, có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng,
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật TTHS hiện
hành. Đồng thời bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ
quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật TTHS hiện hành và phải có mặt đúng thời
27
gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập.
- Thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Là những người được quy
định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật TTHS hiện hành, Thẩm phán được phân công
chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi
cư trú.
Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện
pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị
quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã,
phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã,
phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị
cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý
theo thẩm quyền.
- Thời hạn: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra,
truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư
trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến
thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
1.2.6. Quy định về biện pháp Bảo lĩnh
Bảo lĩnh là một trong những BPNC trong Luật tố tụng hình sự do cơ quan
hoặc người có thẩm quyền ở các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị
can, bị cáo khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định để thay thế biện pháp tạm
giam, nhằm bảo đảm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều
tra, truy tố, xét xử đồng thời bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của
các Cơ quan THTT.
- Điều kiện áp dụng
Bảo lĩnh là BPNC để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo,
CQĐT, VKS, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
28
Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ
quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có
xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì
có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong
trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy
cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú
hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam
đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều
121 Bộ luật TTHS hiện hành.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản
3 Điều 121 Bộ luật TTHS hiện hành thì bị tạm giam.
- Thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật
TTHS hiện hành, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh.
Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật
TTHS hiện hành phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
- Thời hạn bảo lĩnh
Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử
theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị
kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó
đi chấp hành án phạt tù.
1.2.7. Quy định về biện pháp Đặt tiền bảo đảm
Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài
sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định
29
cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa
vụ theo khoản 2 Điều 122 Bộ luật TTHS hiện hành. Người thân thích của bị can,
bị cáo được CQĐT, VKS, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm
giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản
2 Điều 122 Bộ luật TTHS hiện hành, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu,
nộp ngân sách nhà nước.
- Thẩm quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật
TTHS hiện hành, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc
đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1
Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê
chuẩn trước khi thi hành.
- Thời hạn đặt tiền
Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo
quy định tại Bộ luật TTHS hiện hành. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án
phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi
chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan
thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.
1.2.8. Quy định biện pháp Tạm hoãn xuất cảnh
Đây là BPNC mới được bổ sung trong Bộ luật TTHS năm 2015 nhằm đáp
ứng yêu cầu phát hiện và xử lý tội phạm, phù hợp với Luật nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Biện pháp tạm
hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với: người bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến
nghị khởi tố, bị can, bị cáo.
- Căn cứ áp dụng tạm hoãn xuất cảnh: Khi có căn cứ xác định việc xuất
cảnh của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có dấu hiệu bỏ trốn, cản trở hoạt
động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra,
30
truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối với bị can, bị cáo thì đương nhiên bị tạm hoãn
xuất cảnh.
- Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật
TTHS hiện hành, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn
xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành phải được thông báo ngay
cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
- Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn
tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật TTHS
hiện hành. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không
quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt
tù.
Kết luận chương 1
Tóm lại, trong chương 1, luận văn đã hệ thống, phân tích nhận thức chung
về BPNC nói chung và việc áp dụng BPNC đối với người bị buộc tội nói riêng,
bao gồm: Khái niệm, vai trò, ý nghĩa, căn cứ của việc áp dụng các BPNC; quy
định của pháp luật TTHS về các BPNC. Tuy chưa thật sự toàn diện, nhưng kết
quả của luận văn thể hiện trong Chương 1 đã tạo cơ sở lý luận cho việc đánh giá
những nội dung, quy định cụ thể của pháp luật TTHS về áp dụng các BPNC đối
với người thực hiện hành vi phạm tội và qua đó tạo ra cơ sở lý luận cho việc
khảo sát, đánh giá về việc áp dụng BPNC ở Chương 2 và đưa ra các giải pháp
Chương 3.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN
ĐIỀU TRA, TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng biện pháp ngăn
chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Tổng quan về lịch sử, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ,
có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh, có quốc lộ 24A nối Quảng
Ngãi với Tây nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; có bờ biển dài khoảng
130 km. Quảng Ngãi có khu kinh tế Dung Quất và 04 khu công nghiệp tiếp tục
được đầu tư phát triển; có nhà máy lọc dầu Dung Quất đầu tiên trong cả nước
(công trình trọng điểm liên quan đến ANQG); những năm gần đây cơ cấu kinh tế
của tỉnh chuyển dịch đúng định hướng, tổng sản phẩm (GRDP) ước đạt 45.386
tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2016, vượt 1,6% kế hoạch; nếu không tính sản
phẩm lọc hóa dầu thì GRDP tăng 9,1%, vượt 1,8% kế hoạch. GRDP bình quân
đầu người đạt 51,8 triệu đồng/người. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm
52,6%; dịch vụ chiếm 28,4%; nông, lâm, thủy sản chiếm 19%; Giá trị sản xuất
công nghiệp ước đạt 101.311 tỷ đồng, vượt kế hoạch 1,9%. Cơ cấu kinh tế phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện...Trong năm 2017, có 18 xã đạt chuẩn nông thôn
mới (NTM), nâng số xã đạt chuẩn NTM trong toàn tỉnh lên 42 xã. Riêng huyện
Nghĩa Hành đang được đề nghị công nhận đạt chuẩn huyện NTM đầu tiên của
Quảng Ngãi.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ngãi còn có nhiều trường đại học, cơ sở liên kết đào
tạo đại học… đã thu hút lực lượng lớn người từ các tỉnh thành (kể cả nước
ngoài) đến Quảng Ngãi công tác, học tập, lao động, du lịch, sinh sống. Đồng
32
thời, mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ
phát triển (internet) tác động mạnh mẽ đến nhận thức chính trị, tư tưởng của
người dân; làm cho khoảng cách giàu - nghèo ngày càng nới rộng; gia tăng số
lượng công nhân mất việc làm, học sinh bỏ học...làm gia tăng nguy cơ tội phạm.
2.1.2. Đặc điểm, tình hình và kết quả xử lý tội phạm xảy ra trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 đến năm 2018
Qua khảo sát nhận thấy, trong những năm gần đây, tình hình ANTT trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được giữ vững, ổn định, tội phạm được kiềm chế, giảm
về số vụ và số người phạm tội nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến
phức tạp, tội phạm hoạt động với các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt,
mang tính chất băng nhóm, có sự liên kết nhiều tỉnh thành trong cả nước, tội
phạm sử dụng công nghệ cao và tội phạm cho vay lãi nặng núp bóng dưới các
công ty tài chính. Nhận thức được điều đó nên Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
hai cấp đã có nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm,
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Kết quả từ năm 2013 đến năm 2018: Cơ quan cảnh sát điều tra hai cấp
tỉnh Quảng Ngãi đã thụ lý điều tra và đề nghị Viện kiểm sát truy tố 2.210 vụ,
3.041 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 3.041 bị can. Trong đó: tội
phạm về ma túy chiếm 198 vụ (8,95%); tội phạm về kinh tế, chức vụ chiếm 42
vụ (1,9%); tội phạm về sở hữu chiếm 1.138 vụ (51,4%); tội phạm về trật tự xã
hội chiếm 860 vụ (38,9%); tội phạm về tư pháp chiếm 02 vụ (0,09%). [xem Phụ
lục 1]
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi
2.2.1. Trong giai đoạn điều tra
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nguy hiểm với phương thức, thủ
đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, nhưng Cơ quan CSĐT, VKS hai cấp đã có
33
nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhìn chung việc áp dụng các BPNC trong
hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự bảo đảm đúng căn cứ, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân.
Các cơ quan khắc phục hạn chế, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố,
nhờ đó tình hình áp dụng BPNC thiếu căn cứ, oan, sai đã giảm đáng kể so với
trước đây. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp
năm 2013 thì việc áp dụng các BPNC phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm vẫn
còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần phải có sự phối hợp nghiên cứu khoa học để áp
dụng chính xác theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.
Dưới đây là bảng tổng hợp số liệu của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Quảng Ngãi về tình hình áp dụng các BPNC từ năm 2013 đến năm 2018.
BPNC
Năm
Bắt người Tạm giữ Tạm giam Cấm
đi
khỏi
nơi
cư
trú
Bảo
lĩnhKhẩn
cấp
Quả
tang,
truy
nã
Tạm
giam
Bắt
khẩn
cấp
chuyển
Bắt
quả
tang,
truy nã
chuyển
Đầu
thú,
tự
thú
Tạm
giữ
chuyển
Bắt
tạm
giam
chuyển
2013 282 92 51 282 92 17 326 51 61 45
2014 216 87 64 216 87 19 287 64 52 47
2015 184 75 66 184 75 17 241 66 65 58
2016 335 98 85 335 98 18 412 85 73 61
2017 233 76 63 233 76 14 288 63 86 66
2018 231 78 74 231 78 19 293 74 82 63
Nguồn: Công an tỉnh Quảng Ngãi
34
Năm 2013
Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tuy có kiềm chế, nhưng
vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, tình hình băng nhóm, tội phạm trong lứa
tuổi thanh, thiếu niên sử dụng hung khí gây án với tính chất manh động, gây lo
lắng trong quần chúng nhân dân. Đáng chú ý là tội phạm hiếp dâm, chống người
thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, giết người và tội phạm về ma túy gia tăng.
Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 527 bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt tổng số 425 người, trong đó:
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 282
người (cấp tỉnh 52 người, cấp huyện 230 người); áp dụng biện pháp bắt người
phạm tội quả tang, truy nã 92 người (cấp tỉnh 37 người, cấp huyện 55 người); áp
dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 51 bị can (cấp tỉnh 16 bị can, cấp huyện
35 bị can).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 391 người, từ các nguồn:
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 282 người (cấp tỉnh 52 người, cấp huyện
230 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 92 người (cấp tỉnh 37 người,
cấp huyện 55 người); đầu thú, tự thú 17 người (cấp tỉnh 5 người, cấp huyện 12
người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 377 người, từ các
nguồn: Tạm giữ chuyển 326 người (cấp tỉnh 81 người, cấp huyện 245 người);
bắt bị can để tạm giam 51 người (cấp tỉnh 16 người, cấp huyện 35 người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 61 người,
trong đó có 4 người bỏ trốn và 3 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo
lĩnh tổng số 45 người, trong đó có 1 người tiếp tục phạm tội; không có trường
hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo.
Năm 2014
Tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng và
phức tạp, nhất là tình hình liên quan đến Biển Đông, ảnh hưởng trực đến tình
35
hình ANTT của nhiều địa phương, dẫn đến hoạt động của tội phạm có nhiều biểu
hiện khó lường như: tội phạm giết người, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích,
cướp giật, đánh bạc; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, buôn
lậu, cố ý làm trái, …. gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân.
Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 451 bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt tổng số 367 người, trong đó:
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 216
người (cấp tỉnh 35 người, cấp huyện 181 người); áp dụng biện pháp bắt người
phạm tội quả tang, truy nã 87 người (cấp tỉnh 28 người, cấp huyện 59 người); áp
dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 64 bị can (cấp tỉnh 14 bị can, cấp huyện
50 bị can).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 322 người, từ các nguồn:
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 216 người (cấp tỉnh 35 người, cấp huyện
181 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 87 người (cấp tỉnh 28 người,
cấp huyện 59 người); đầu thú, tự thú 19 người (cấp tỉnh 4 người, cấp huyện 15
người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 351 người, từ các
nguồn: Tạm giữ chuyển 287 người (cấp tỉnh 60 người, cấp huyện 227 người);
bắt bị can để tạm giam 64 người (cấp tỉnh 14 người, cấp huyện 50 người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 52 người,
trong đó có 2 người bỏ trốn và 2 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo
lĩnh tổng số 47 người, trong đó có 2 người tiếp tục phạm tội; không có trường
hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo.
Năm 2015
Tình hình vi phạm pháp luật và phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi nổi lên là giết người, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài
sản, cố ý gây thương tích và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cờ bạc, tàng
trữ, mua bán trái phép chất ma túy gia tăng; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
36
kinh tế, tham nhũng, chức vụ chủ yếu là buôn lậu, khai thác trái phép tài nguyên,
lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản…gây nhiều khó khăn thách thức cho lực
lượng phòng chống tội phạm, ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của Nhân dân.
Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 424 bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt tổng số 325 người, trong đó:
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 184
người (cấp tỉnh 42 người, cấp huyện 142 người); áp dụng biện pháp bắt người
phạm tội quả tang, truy nã 75 người (cấp tỉnh 31 người, cấp huyện 44 người); áp
dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 66 bị can (cấp tỉnh 21 bị can, cấp huyện
45 bị can).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 276 người, từ các nguồn:
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 184 người (cấp tỉnh 42 người, cấp huyện
142 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 75 người (cấp tỉnh 31 người,
cấp huyện 44 người); đầu thú, tự thú 17 người (cấp tỉnh 6 người, cấp huyện 11
người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 307 người, từ các
nguồn: Tạm giữ chuyển 241 người (cấp tỉnh 74 người, cấp huyện 167 người);
bắt bị can để tạm giam 66 người (cấp tỉnh 21 người, cấp huyện 45 người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 65 người,
trong đó có 4 người bỏ trốn và 1 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo
lĩnh tổng số 58 người, không có trường hợp bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo.
Năm 2016
Tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục được giữ vững, ổn
định. Đặc biệt là đảm bảo tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa
bàn tỉnh diễn ra thành công tốt đẹp. Với tinh thần ấy, lực lượng Công an tỉnh
Quảng Ngãi đã mở nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm trên nhiều lĩnh vực như:
37
Trật tự xã hội, kinh tế, ma túy…đạt hiệu quả cao.
Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 636 bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt tổng số 498 người, trong đó:
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 335
người (cấp tỉnh 76 người, cấp huyện 259 người); áp dụng biện pháp bắt người
phạm tội quả tang, truy nã 98 người (cấp tỉnh 35 người, cấp huyện 63 người); áp
dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 85 bị can (cấp tỉnh 28 bị can, cấp huyện
57 bị can).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 451 người, từ các nguồn:
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 335 người (cấp tỉnh 76 người, cấp huyện
259 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 98 người (cấp tỉnh 35 người,
cấp huyện 63 người); đầu thú, tự thú 18 người (cấp tỉnh 4 người, cấp huyện 14
người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 497 người, từ các
nguồn: Tạm giữ chuyển 412 người (cấp tỉnh 97 người, cấp huyện 315 người);
bắt bị can để tạm giam 85 người (cấp tỉnh 28 người, cấp huyện 57 người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 73 người,
trong đó có 3 người bỏ trốn và 2 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo
lĩnh tổng số 61 người, không có trường hợp bỏ trốn, có 1 trường hợp tiếp tục
phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị
đảm bảo.
Năm 2017
Tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh được đảm bảo ổn định; lực lượng Công
an tỉnh Quảng Ngãi tập trung ra quân tấn công trấn áp tội phạm lập thành tích
chào mừng 55 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Năm
APEC 2017.
Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 497 bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt tổng số 372 người, trong đó:
38
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 233
người (cấp tỉnh 47 người, cấp huyện 186 người); áp dụng biện pháp bắt người
phạm tội quả tang, truy nã 76 người (cấp tỉnh 29 người, cấp huyện 47 người); áp
dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 63 bị can (cấp tỉnh 17 bị can, cấp huyện
46 bị can). Tuy nhiên vẫn còn trường hợp VKS không phê chuẩn quyết định gia
hạn tạm giữ hoặc không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, cụ thể:
+ Ngày 25/5/2017, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Quảng Ngãi bắt
quả tang Lê Phạm Tú Huy (sinh năm: 1972; trú tại: Tổ 22, phường Trần Phú,
thành phố Quảng Ngãi) và tạm giữ 06 ngày về hành vi “Tàng trữ trái phép chất
ma túy” nhưng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Quảng Ngãi không phê chuẩn
quyết định gia hạn tạm giữ vì lý do chưa đủ căn cứ xác định Lê Phạm Tú Huy
thực hiện hành vi phạm tội.
+ Ngày 11/8/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định
không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng
Ngãi đối với: Lê Thị Mỹ Thùy (Sinh năm: 1986; HKTT: Số 126/2/5 Võ Thị Sáu,
phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi) và Võ Tài (Sinh năm: 1964; HKTT:
Xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hành vi: “Làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại
Điều 267 và Điều 139 Bô luật Hình sự năm 1999, với lý do: “Võ Tài có nơi cư
trú rõ ràng và chưa có tài liệu xác định việc Võ Tài bỏ trốn”, “Lê Thị Mỹ Thùy
có nơi cứ trú rõ ràng đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, chưa có tài liệu xác định
Thùy sẽ bỏ trốn”.
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 323 người, từ các nguồn:
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 233 người (cấp tỉnh 47 người, cấp huyện
186 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 76 người (cấp tỉnh 29 người,
cấp huyện 47 người); đầu thú, tự thú 14 người (cấp tỉnh 05 người, cấp huyện 09
người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 351 người, từ các
39
nguồn: Tạm giữ chuyển 288 người (cấp tỉnh 76 người, cấp huyện 212 người);
bắt bị can để tạm giam 63 người (cấp tỉnh 17 người, cấp huyện 46 người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 86 người,
trong đó có 4 người bỏ trốn và 3 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo
lĩnh tổng số 66 người, không có trường hợp bỏ trốn, có 02 trường hợp tiếp tục
phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị
đảm bảo.
Năm 2018
Tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh cơ bản được bảo đảm ổn định, tuy
nhiên tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và thủ đoạn cho vay tiền lãi suất cao để đáo hạn ngân hàng diễn ra phức
tạp. Tình hình tội phạm có tổ chức liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, đòi
nợ thuê vẫn còn xảy ra ở nhiều địa bàn trong tỉnh, có vụ đối tượng huy động vốn
kinh doanh với lãi suất cao rồi bỏ trốn, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng gây ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT trong tỉnh.
Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 506 bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt tổng số 383 người, trong đó:
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 231
người (cấp tỉnh 49 người, cấp huyện 182 người); áp dụng biện pháp bắt người
phạm tội quả tang, truy nã 78 người (cấp tỉnh 27 người, cấp huyện 51 người); áp
dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 74 bị can (cấp tỉnh 22 bị can, cấp huyện
52 bị can).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 328 người, từ các nguồn:
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 231 người (cấp tỉnh 49 người, cấp huyện
182 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 78 người (cấp tỉnh 27 người,
cấp huyện 51 người); đầu thú, tự thú 19 người (cấp tỉnh 04 người, cấp huyện 15
người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 403 người, từ các
40
nguồn: Tạm giữ chuyển 329 người (cấp tỉnh 78 người, cấp huyện 251 người);
bắt bị can để tạm giam 74 người (cấp tỉnh 22 người, cấp huyện 52 người).
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 82 người,
trong đó có 2 người bỏ trốn và 3 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo
lĩnh tổng số 63 người, không có trường hợp bỏ trốn, có 01 trường hợp tiếp tục
phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị
đảm bảo.
Trong 06 BPNC được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2003, có những
biện pháp mà Cơ quan CSĐT hai cấp ở tỉnh Quảng Ngãi áp dụng nhiều như biện
pháp bắt người (bao gồm các trường hợp bắt khẩn cấp, bắt bị can để tạm giam và
bắt người phạm tội quả tang, truy nã), tạm giữ, tạm giam; Có biện pháp không
được áp dụng như biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Điều này có cơ sở
thực tiễn từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm là phải áp dụng
những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn ngay tội phạm đang xảy ra, ngăn chặn việc
người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc tiêu hủy chứng cứ, thông
cung hay có các hành vi khác gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý tội
phạm. Thực hiện yêu cầu này, các biện pháp tạm thời tước bỏ tự do của người bị
buộc tội như bắt, tạm giữ, tạm giam là hiệu quả nhất. Thực tế Cơ quan CSĐT hai
cấp ở tỉnh Quảng Ngãi trong nhiều trường hợp xét thấy không cần thiết phải tước
bỏ tự do của người bị buộc tội nên cũng đã chú trọng sử dụng một số BPNC
khác ít nghiêm khắc hơn nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân như
cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên khi áp dụng 02 BPNC này thì vẫn còn nhiều
trường hợp bỏ trốn (19 trường hợp) hoặc tiếp tục phạm tội (21 trường hợp), dó
đó cần phải tìm ra những hạn chế, thiếu sót khi áp dụng 02 BPNC này.
2.2.2. Trong giai đoạn truy tố
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hai cấp chú trọng,
quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác kiểm sát việc áp dụng các BPNC nói chung
đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; quán triệt thực hiện nghiêm túc
41
các Nghị quyết của Quốc hội về công tác ngành Kiểm sát, các Chỉ thị của Viện
trưởng VKSND tối cao về công tác kiểm sát hàng năm của ngành Kiểm sát nhân
dân, Chỉ thị số 06/CT-VKSTC, Chỉ thị số 04/CT-VKSTC. Trong kế hoạch công
tác hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã quan tâm giảm tỷ lệ bắt, tạm
giữ hình sự sau trả tự do để xử lý hành chính hoặc bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng
không chứng minh được hành vi phạm tội; khắc phục việc lạm dụng bắt, tạm
giữ, tạm giam... Viện kiểm sát nhân dân hai cấp kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng
các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Các trường hợp bắt, tạm giữ,
tạm giam về cơ bản bảo đảm có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Công tác phê
chuẩn, không phê chuẩn các lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia
hạn tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải
quyết tốt việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, công tác kiểm
sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn còn một số
hạn chế, thiếu sót cần tổ chức rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục trong
lực lượng kiểm sát tỉnh Quảng Ngãi. Dưới đây là tình hình áp dụng BPNC của
Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2013
Áp dụng biện pháp tạm giam tổng số 415 bị can, trong đó: 400 bị can do
Cơ quan CSĐT chuyển, 15 bị can thuộc trường hợp VKS nhân dân cấp huyện
bắt bị can để tạm giam; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 27 trường hợp,
không có trường hợp bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
Năm 2014
Áp dụng biện pháp tạm giam tổng số 355 bị can, trong đó: 343 bị can do
Cơ quan CSĐT chuyển, 12 bị can thuộc trường hợp VKS nhân dân cấp huyện
bắt bị can để tạm giam; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 32 trường hợp,
không có trường hợp bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
Năm 2015
Áp dụng biện pháp tạm giam tổng số 306 bị can, trong đó: 289 bị can do
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (17)

Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo luật quận Cẩm Lệ
Luận văn: Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo luật quận Cẩm LệLuận văn: Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo luật quận Cẩm Lệ
Luận văn: Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo luật quận Cẩm Lệ
 
Kiểm sát biện pháp tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự, HOT
Kiểm sát biện pháp tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự, HOTKiểm sát biện pháp tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự, HOT
Kiểm sát biện pháp tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luậtLuận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
 
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Thực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAY
Thực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAYThực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAY
Thực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAY
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Quảng NamLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Nam
 
Tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn...
Tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn...Tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn...
Tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn...
 
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Luận văn thạc sĩ các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Luận văn thạc sĩ các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Luận văn thạc sĩ các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmLuận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
 

Similar to Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ

Similar to Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ (20)

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
 
Luận án: Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp l...
Luận án: Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp l...Luận án: Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp l...
Luận án: Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp l...
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật Việt Nam tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật Việt Nam tại Vĩnh PhúcLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật Việt Nam tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật Việt Nam tại Vĩnh Phúc
 
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ...
 
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luậtLuận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sựLuận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCMLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án hình sự tại huyện Sơn Hà, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án hình sự tại huyện Sơn Hà, HAYLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án hình sự tại huyện Sơn Hà, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án hình sự tại huyện Sơn Hà, HAY
 
Luận văn: Áp dụng biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Áp dụng biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụngLuận văn: Áp dụng biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Áp dụng biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sựLuận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Giám định tư pháp hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Áp dụng các biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh
Áp dụng các biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh tỉnh Tây NinhÁp dụng các biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh
Áp dụng các biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THANH TÂM CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THANH TÂM CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số : 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thanh Tâm
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .................... 7 1.1. Nhận thức chung về biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam ........7 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn ......................11 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 31 2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................................31 2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.............32 2.3. Nhận xét, đánh giá khái quát..............................................................................46 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI...............53 3.1. Dự báo về tình hình tội phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới............................53 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................55 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 66 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự BPNC : Biện pháp ngăn chặn CSĐT : Cảnh sát điều tra ĐTV : Điều tra viên KSV : Kiểm sát viên Nxb : Nhà xuất bản THTT : Tiến hành tố tụng TAND : Tòa án nhân dân TTHS : Tố tụng hình sự VAHS : Vụ án hình sự VKS : Viện kiểm sát XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, bao gồm 14 đơn vị hành chính (01 thành phố, 06 huyện miền núi, 06 huyện đồng bằng ven biển và 01 huyện đảo); trong những năm gần đây, cùng với cả nước, tỉnh Quảng Ngãi đã không ngừng phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội và đang dần trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung. Bên cạnh sự vươn lên của kinh tế, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 712 vụ phạm pháp hình sự các loại với tính chất, mức độ, hành vi nguy hiểm cho xã hội ngày càng tăng, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân. Trong bối cảnh đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm, giải quyết. Các BPNC là một chế định pháp lý rất quan trọng trong Bộ luật TTHS Việt Nam. Việc quy định và áp dụng đúng đắn các BPNC nhằm phòng ngừa tội phạm và đảm bảo cho quá trình phát hiện kịp thời, nhanh chóng, chính xác; xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi phạm tội, không cho người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác, không cho họ trốn tránh, cản trở đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Việc áp dụng BPNC rất nhạy cảm, đụng chạm trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân như: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thân thể, thư tín, bí mật đời tư,... Thực tiễn những năm qua (từ năm 2013 đến năm 2018), việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, các biện pháp này, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được áp dụng khá phổ biến trong các vụ án hình sự. Việc áp dụng BPNC trong nhiều trường hợp đã kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, chặn đứng việc trốn tránh pháp luật của người
  • 7. 2 thực hiện hành vi phạm tội hoặc bảo đảm cho quá trình thi hành án đạt hiệu quả. Kết quả áp dụng BPNC đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu, cần thường xuyên tổng kết, bổ sung cho lý luận và nhân rộng trong thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những hạn chế, thiếu sót nhất định trong đó có áp dụng các biện pháp ngăn chặn của các Cơ quan có thẩm quyền THTT mà hậu quả là dẫn đến bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các Cơ quan có thẩm quyền THTT. Thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội nói riêng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam một cách đầy đủ, hệ thống về mặt lý luận, đánh giá một cách toàn diện, chính xác, khách quan việc áp dụng trong thực tiễn thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, trước hết là giúp cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tỉnh Quảng Ngãi nắm vững và vận dụng tốt vào thực tiễn hoạt động công tác là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn áp dụng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ luật học, chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Tình hình nghiên cứu Các BPNC trong luật TTHS đã được nhiều học giả và các nhà khoa học nghiên cứu, tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau. Trong những năm gần đây, có thể kể đến một số công trình như sau: Giáo sư, tiến sĩ Võ Khánh Vinh có sách “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” ; tiến sĩ Võ Thị Kim Oanh đã chủ biên Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, năm 2018; Viện
  • 8. 3 kiểm sát nhân dân tối cao có chuyên đề “Một số kinh nghiệm và biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự 2014”; tác giả Nguyễn Quốc Doanh có Luận văn thạc sĩ “Kiểm sát tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” năm 2015; tác giả Khổng Minh Quân có Luận văn thạc sĩ “Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” năm 2018; tác giả Võ Bình Vương có Luận văn thạc sĩ “Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh” năm 2018. Từ nghiên cứu các công trình khoa học nêu trên, tác giả nhận thấy nhiều quan điểm mang tính lý luận phù hợp với thực tiễn nên tác giả có kế thừa và phát triển khi thực hiện luận văn. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng BPNC ở tỉnh Quảng Ngãi, thông qua sự nghiên cứu những hạn chế, thiếu sót và những khó khăn, vướng mắc của cấp cơ sở, từ đó phát hiện nguyên nhân để góp phần xây dựng làm hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận; đề ra quan điểm và giải pháp bảo đảm đúng đắn trong quá trình áp dụng các BPNC. Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề áp dụng “Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” có nội dung đặc thù, cần tiếp tục được nghiên cứu không những để làm tiêu chí, cơ sở cho hoạt động áp dụng pháp luật tại tỉnh Quảng Ngãi, mà còn là kinh nghiệm áp dụng chung cho các tỉnh, thành khác trong phạm vi toàn quốc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Phân tích làm sáng tỏ một một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi theo pháp luật tố tụng hình sự và làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các biện
  • 9. 4 pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: - Phân tích làm rõ những lý luận chung về các BPNC theo pháp luật TTHS Việt Nam; - Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố của Cơ quan CSĐT và VKS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; - Rút ra những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc về mặt lý luận; hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó; - Kiến nghị, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn do Cơ quan CSĐT, VKS cấp huyện và cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: tập trung nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn do Cơ quan CSĐT, VKS cấp tỉnh và cấp huyện ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. + Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2018. + Về chủ thể, địa bàn: Cơ quan CSĐT, VKS cấp tỉnh và cấp huyện ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện.
  • 10. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng ngừa tội phạm và áp dụng các BPNC, đồng thời dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các phương pháp nghiên cứu mà đề tài đã áp dụng: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tiến hành nghiên cứu phân tích những tài liệu có liên quan đến áp dụng các BPNC. Từ đó, khái quát rút ra những nhận định, nhận xét, kết luận có cơ sở, căn cứ khoa học. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các BPNC trên địa bàn Quảng Ngãi thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề, rút kinh nghiệm... để đánh giá, khái quát rút ra những bài học kinh nghiệm. - Phương pháp thống kê, so sánh: Thống kê, so sánh số liệu có liên quan đến việc áp dụng các BPNC trên địa bàn Quảng Ngãi để đánh giá, rút ra những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác này. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Công an, VKS một số đơn vị, địa phương và lãnh đạo Công an, VKS tỉnh có chức năng, nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, thực hiện việc áp dụng các BPNC để nghiên cứu, xây dựng những luận điểm khoa học của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Cung cấp thêm các luận điểm, luận cứ khoa học, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về áp dụng các BPNC nói chung và trên địa bàn Quảng Ngãi nói riêng. - Về thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC trên địa bàn Quảng Ngãi. Từ những đóng góp đó của bản luận văn là tài liệu nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với đơn vị chức năng thuộc Công an, VKS tỉnh Quảng Ngãi và có
  • 11. 6 thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong các trường Công an nhân dân, Kiểm sát và các cơ sở đào tạo về Luật trong phạm vi cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 3 chương, cùng với phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
  • 12. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 1.1. Những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Tại Mục I, Chương VII Bộ luật TTHS năm 2015 quy định rõ các BPNC, gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Khoản 1, Điều 109 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định căn cứ áp dụng các BPNC như sau: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh” [7,tr.99]. Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế TTHS rất nghiêm khắc, đòi hỏi có sự phân định rõ ràng về chủ thể áp dụng, thẩm quyền áp dụng, về đối tượng bị áp dụng, về căn cứ và mục đích áp dụng để từ mới có một cách nhận thức đầy đủ, thấu đáo và vận dụng đúng đắn vấn đề vào thực tiễn. Ngoài ra, còn có một số quan niệm khác nữa về BPNC của các nhà khoa học nghiên cứu pháp luật, những người làm công tác thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm được công bố trong các giáo trình luật TTHS Việt Nam, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành luật học. Các quan điểm đó dựa trên cơ sở phân tích lý luận quy phạm pháp luật tại điều 61 Bộ luật TTHS năm 1988 sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992, 2000, Điều 79 Bộ luật TTHS năm 2003 và Điều 109 Bộ luật TTHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng BPNC trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
  • 13. 8 Tổng hợp từ những quy định của Bộ luật TTHS và một số khái niệm trên, qua phân tích có thể đưa ra khái niệm như sau: “Biện pháp ngăn chặn là biện pháp do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án”. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn Tội phạm là hành vi nguy hiểm nhất trong tất cả các loại hành vi vi phạm pháp luật. Tính nguy hiểm của tội phạm là xâm phạm trực tiếp vào các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, gây nên những thiệt hại cho xã hội ở mức đáng kể. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật, nên nhiệm vụ này luôn được tiến hành thường xuyên, liên tục, chủ động, khôn khéo áp dụng các biện pháp khác nhau để từng bước loại trừ chúng ra khỏi cuộc sống xã hội. Do người thực hiện hành vi phạm tội nói chung luôn tìm mọi cách, đối phó, trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật nên áp dụng các BPNC trong quá trình giải quyết VAHS là cần thiết, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Vì vậy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng BPNC trong TTHS là rất đặc biệt, bao hàm những lý do sau: Thứ nhất, nhằm loại bỏ những trở ngại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của TTHS như không cho tội phạm cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; đảm bảo việc thi hành án đối với người phạm tội, buộc họ phải chịu hình phạt của pháp luật. Sẽ trở nên vô nghĩa nếu trải qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà vẫn bỏ lọt người phạm tội, không xử lý được hành vi phạm tội của họ theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, Điều 18 Bộ luật TTHS hiện hành đã đưa ra yêu cầu là: “Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để
  • 14. 9 xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội”. Thứ hai, việc áp dụng BPNC tước bỏ những khả năng, điều kiện thuận lợi, không cho phép người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, gây nên những hậu quả nguy hại cho xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền lợi của nhà nước, xã hội. Thực tiễn đã chứng minh nếu không áp dụng BPNC đối với những người đủ căn cứ và buộc phải áp dụng thì họ sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội gây nguy hại cho xã hội. Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn góp phần tăng cường tính pháp quyền và củng cố trật tự, quyền uy pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền, đòi hỏi mọi công dân phải nắm vững và tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng đến công dân để họ biết, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều này thì việc áp dụng các BPNC trong TTHS cũng là một trong những nhân tố quan trọng. 1.1.3. Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn Bộ luật TTHS hiện hành không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn mà chỉ quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, cụ thể tại Điều 109 quy định, gồm các căn cứ sau: - Thứ nhất, để kịp thời ngăn chặn tội phạm Để kịp thời ngăn chặn tội phạm có nghĩa là không để cho hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc tiếp tục xảy ra. Chính vì vậy, để kịp thời ngăn chặn tội phạm thì CQĐT phải thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm sắp xảy ra hoặc đang xảy ra, phải kịp thời ngăn chặn. Tội phạm sắp xảy ra là tội phạm chưa được bắt đầu thực hiện, tội phạm đó mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện một trong các tội phạm được quy định tại Điều 14 của Bộ luật hình sự hiện hành thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • 15. 10 Như vậy, một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm không thuộc các điều trên hoặc người thực hiện tội phạm, mà tội phạm đó đã ở giai đoạn kết thúc thì không áp dụng BPNC thuộc căn cứ này. Tội phạm đang xảy ra là tội phạm đã được bắt đầu thực hiện nhưng chưa kết thúc. Tội phạm này đang xảy ra hoặc đang tiếp diễn, người phạm tội đang thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đang gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Vì vậy phải áp dụng BPNC để ngăn chặn tội phạm. Đối tượng bị áp dụng, thường là những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị bắt do phạm tội quả tang. - Thứ hai, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Căn cứ, được hiểu là những tài liệu có thật, những tài liệu đó phải tồn tại khách quan; thu thập đúng nguồn, căn cứ là chứng cứ của vụ án, có đủ ba thuộc tính: khách quan; liên quan; hợp pháp. Bộ luật TTHS hiện hành đã cụ thể hơn căn cứ cản trở điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị buộc tội bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm bằng các căn cứ cụ thể, theo đó, việc tạm giam chỉ có thể được áp dụng khi thuộc một trong năm trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 119. - Thứ ba, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội Để xác định người bị buộc tội sẽ hay không tiếp tục phạm tội, các cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào nhân thân và hành vi của người bị buộc tội. + Về nhân thân, người bị buộc tội có nhân thân xấu như: Lưu manh chuyên nghiệp; côn đồ hung hãn; nhiều tiền án, tiền sự…. nguy cơ tái phạm sẽ cao hơn người có nhân thân tốt. + Về hành vi, người bị buộc tội có hành động như: Đe doạ, trả thù, mua chuộc, khống chế người làm chứng, người bị hại…hoặc chuẩn bị thực hiện tội
  • 16. 11 phạm mới. - Thứ tư, để bảo đảm thi hành án Tuỳ theo tính chất, mức độ của tội phạm, tuỳ theo đặc điểm nhân thân của bị cáo mà Toà án sẽ áp dụng BPNC cần thiết để bảo đảm thi hành án. Toà án thường áp dụng căn cứ này trong những trường hợp sau: + Tòa án cấp sơ thẩm có thể quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. + Tòa án cấp phúc thẩm có thể bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án đối với những bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù. 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn Những BPNC trong luật tố tụng hình sự là những biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc trong một số trường hợp khác còn áp dụng đối với người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm của họ, ngăn ngừa họ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc có những hành động khác làm cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Những BPNC là một trong những công cụ hữu hiệu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Cơ quan có thẩm quyền THTT đạt hiệu quả, đáp ứng được kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì những lý do như trên nên trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế TTHS thì BPNC chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Hiến pháp và Bộ luật TTHS có những quy định cụ thể về BPNC nhằm góp phần tăng cường tính dân chủ, hiệu lực của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân hướng đến xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo Điều 109 Bộ luật TTHS hiện hành, các BPNC trong tố tụng hình sự gồm có 8 biện pháp bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.
  • 17. 12 1.2.1. Quy định về biện pháp Giữ người trong trường hợp khẩn cấp Giữ trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp giữ người khi có căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. - Khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định có 3 trường hợp giữ trong trường hợp khẩn cấp, gồm: + Trường hợp thứ nhất: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi, kiểm tra, xác minh các tin tức thu được và có đủ căn cứ xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần giữ ngay, để ngăn chặn kịp thời việc người đó gây thiệt hại cho xã hội. Giữ người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện: 1) Phải có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe dọa rất nghiệm trọng; 2) Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. + Trường hợp thứ hai: Khi người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Giữ người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện: 1) Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm (có thể là người cùng thực hiện tội phạm hoặc người bị hại hoặc người chứng kiến khác) chính mắt trông thấy và trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm;
  • 18. 13 2) Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Điều này yêu cầu Cơ quan điều tra phải tiến hành Giữ ngay người thực hiện hành vi phạm tội nếu không họ sẽ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm. + Trường hợp thứ ba: Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Giữ người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện: 1) Tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm; 2) Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. - Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp Khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định cụ thể những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. - Thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật TTHS. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật TTHS. Lưu ý: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài
  • 19. 14 liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS. 1.2.2. Quy định về biện pháp Bắt người Bắt người là biện pháp hữu hiệu giúp cơ quan có thẩm quyền THTT kịp thời ngăn chặn tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác khám phá sự thật vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tuy nhiên, bắt người có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân …Do đó, bắt người luôn phải đảm bảo đúng theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các trường hợp bắt người được quy định tại Khoản 2 Điều 109 Bộ luật TTHS hiện hành. - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. + Đối tượng và điều kiện áp dụng Đối tượng bị bắt để tạm giam, chỉ có thể là bị can, bị cáo nhưng không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam, mà chỉ những bị can, bị cáo có một trong ba điều kiện sau đây thì mới có thể bị bắt để tạm giam: 1) Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; 2) Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
  • 20. 15 sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: * Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; * Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; * Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; * Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; * Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này; 3) Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội. + Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Điều 113 Bộ luật TTHS hiện hành quy định thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam cho những người sau đây: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành); Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. + Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam Khoản 2 và khoản 3 Điều 113 Bộ luật TTHS hiện hành quy định: Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật TTHS. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
  • 21. 16 * Đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, Ðiều 419 Bộ luật TTHS hiện hành quy định: Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật TTHS hiện hành. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật TTHS hiện hành. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật TTHS hiện hành. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. - Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi có căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định có 3 trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gồm:
  • 22. 17 * Trường hợp thứ nhất: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi, kiểm tra, xác minh các tin tức thu được và có đủ căn cứ xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần bắt ngay, để ngăn chặn kịp thời việc người đó gây thiệt hại cho xã hội. Bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện: 1) Phải có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe dọa rất nghiệm trọng. 2) Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. * Trường hợp thứ hai: Bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện: 1) Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. 2) Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Những căn cứ để xét và đi đến quyết định cần bắt để ngăn chặn ngay việc người phạm tội trốn gồm các trường hợp sau đây: đang có hành động bỏ trốn hoặc đang chuẩn bị bỏ trốn; tính chất tội phạm mà người đó thực hiện, thái độ hành vi của người đó sau khi thực hiện tội phạm, không có nơi cư trú rõ ràng; có nơi cư trú nhưng ở quá xa; là đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn; chưa xác định được thân nhân người đó (căn cước lý lịch không rõ ràng). * Trường hợp thứ ba:Bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn hai điều kiện: 1) Tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm
  • 23. 18 việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm; 2) Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Dấu vết của tội phạm trong trường hợp này cần được hiểu về mặt pháp lý, không chỉ là dấu vết vật chất được hình thành do kết quả tác động của vật này này lên vật khác mà còn bao gồm: Vật chứng (Công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm…); các dấu vết khác (Vết thương tích, máu, tinh dịch…). + Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp Khoản 2 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành quy định cụ thể những người có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. + Thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành, nhìn chung về quy định và áp dụng tương tự như thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên cần lưu ý: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và những người có thẩm quyền theo luật định của những cơ quan này phải thực hiện: lấy lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; nếu thấy có căn cứ thì ra quyết định tạm giữ, lệnh bắt nguời bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn bao gồm: văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; quyết định tạm giữ; biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp; biên bản ghi lời khai người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp và chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật TTHS hiện hành.
  • 24. 19 - Bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã + Bắt người phạm tội quả tang Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Điều 111 Bộ luật TTHS hiện hành quy định cụ thể ba trường hợp phạm tội quả tang sau đây: * Trường hợp thứ nhất: Đang thực hiện tội phạm thì bị bắt. Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc việc phạm tội mà bị phát hiện. Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tội tàng trữ trái phép chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Vì vậy, thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang. * Trường hợp thứ hai: Đây là trường hợp người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn mà bị phát hiện. Cần lưu ý để bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này phải có chứng cứ chứng minh là người đó vừa gây tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra tức thời sau khi tội phạm được thực hiện. Thông thường, các vật chứng (còn gọi là tang vật) mà người phạm tội chưa kịp cất giấu, tẩu tán là những bằng chứng khiến người phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Nhưng trong các trường hợp không có vật chứng, sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này. * Trường hợp thứ ba: Đang bị đuổi bắt.
  • 25. 20 Trong trường hợp phạm tội quả tang này, người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm mà bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. + Bắt người đang bị truy nã Theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành, khi bị can, bị cáo bỏ trốn thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định truy nã. Trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi nơi giam thì Giám thị trại giam ra quyết định truy nã. + Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã Điều 111 và Điều 112 Bộ luật TTHS hiện hành quy định bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã. + Thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, công dân không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không tự ý giam giữ họ mà phải giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan điều tra phải lời khai ngay, trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Điều 114 Bộ luật TTHS hiện hành quy định thủ tục đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã: “Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt, sau đó phải ra ngay quyết định đình nã. Trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
  • 26. 21 Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất. - Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ Dẫn độ tội phạm là việc một quốc gia trao trả người phạm tội hay người bị nghi ngờ là phạm tội theo đề nghị hay yêu cầu của một quốc gia khác để điều tra, xét xử hay thi hành bản án hình sự, được quy định tại Khoản 1 Điều 503 Bộ luật TTHS hiện hành, qua đó có thể thấy thẩm quyền và trình tự thủ tục bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện như bắt bị can, bị cáo để tạm giam. 1.2.3. Quy định về biện pháp Tạm giữ Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú. Mục đích của tạm giữ để ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra thu thập chứng cứ, đánh giá tính chất mức độ hành vi của người bị tạm giữ, để quyết định khởi tố hình sự, tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp hoặc trả lại tự do cho người bị tạm giữ. - Đối tượng bị tạm giữ: Là những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú. - Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ: Theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật TTHS hiện hành quy định :“Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”. - Thủ tục tạm giữ: Điều 117 Bộ luật TTHS hiện hành quy định: Tạm giữ phải có quyết định của người có thẩm quyền; quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ ngày hết thời hạn tạm giữ; phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ biết; trong
  • 27. 22 thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. - Thời hạn tạm giữ: Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật TTHS hiện hành thì thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày kể từ khi CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi CQĐT ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày (có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền). Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. 1.2.4. Quy định về biện pháp Tạm giam Tạm giam là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Là biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do cá nhân nên việc áp dụng biện pháp này phải được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể trong Bộ luật TTHS về căn cứ, thời hạn áp dụng cũng như thẩm quyền quyết định áp dụng. - Đối tượng và căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam Theo quy định của Điều 119 Bộ luật TTHS hiện hành thì những trường hợp sau đây có thể áp dụng biện pháp tạm giam: 1) Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; 2) Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
  • 28. 23 + Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; + Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; + Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này; 3) Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; 4) Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; + Tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; + Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. - Thẩm quyền ra lệnh tạm giam Theo khoản 5 Điều 119 Bộ luật TTHS hiện hành thì những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành có quyền ra lệnh tạm giam, Lệnh phải phải
  • 29. 24 được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. - Thủ tục tạm giam: Theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành thì việc tạm giam bị can, bị cáo phải có lệnh tạm giam. Lệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, chức vụ của người ra lệnh, có chữ ký và có đóng dấu; lệnh phải ghi họ tên, địa chỉ của người bị tạm giam; lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm giam một bản. - Thời hạn tạm giam: + Thời hạn tạm giam để điều tra Điều 173 Bộ luật TTHS hiện hành quy định, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. + Thời hạn tạm giam để truy tố Điều 241 Bộ luật TTHS hiện hành quy định, thời hạn tạm giam không được quá thời hạn truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật TTHS hiện hành; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giam chỉ có thể gia hạn nếu VKS gia hạn thời hạn truy tố, cụ thể: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng thời hạn tạm giam tối đa là 20 ngày, có thể gia hạn thêm 10 ngày; đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam tối đa là 30 ngày, có thể gia hạn thêm 15 ngày; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam là 30 ngày, có thể gia hạn thêm 30 ngày. + Gia hạn tạm giam Gia hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn để điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam có thời hạn như sau:
  • 30. 25 * Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; * Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; * Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng; * Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng. Thời hạn tạm giam trong trường hợp phục hồi điều tra Thời hạn tạm giam trong trường hợp phục hồi điều tra được quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật TTHS hiện hành như sau: “Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”. Khoản 1 Điều 174 Bộ luật TTHS hiện hành quy định về thời hạn phục hồi điều tra như sau: “Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng; Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng”.
  • 31. 26 Như vậy, tổng thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra không quá 3 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; tổng thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra không quá 4 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; tổng thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra không quá 5 tháng đối với rất nghiêm trọng; tổng thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra không quá 6 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thời hạn tạm giam trong trường hợp điều tra bổ sung Thời hạn tạm giam trong trường hợp điều tra bổ sung không được quá thời hạn điều tra bổ sung. Nếu hồ sơ vụ án do VKS trả lại, yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam là không quá 2 tháng, trong trường hợp này nếu hồ sơ phải trả lại lần thứ hai để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam cũng không được quá 2 tháng. Trường hợp hồ sơ do Tòa án trả lại, yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam không quá 1 tháng, nếu bị trả lại và yêu cầu điều tra bổ sung lần thứ hai thì thời hạn tạm giam cũng không quá 1 tháng. 1.2.5. Quy định về biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC của luật TTHS, có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, Tòa án. - Đối tượng bị áp dụng biện pháp này là: 1) Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn, có cơ sở để cho rằng họ không bỏ trốn, không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tiếp tục phạm tội; 2) Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bệnh nặng, có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật TTHS hiện hành. Đồng thời bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật TTHS hiện hành và phải có mặt đúng thời
  • 32. 27 gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập. - Thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Là những người được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật TTHS hiện hành, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền. - Thời hạn: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. 1.2.6. Quy định về biện pháp Bảo lĩnh Bảo lĩnh là một trong những BPNC trong Luật tố tụng hình sự do cơ quan hoặc người có thẩm quyền ở các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định để thay thế biện pháp tạm giam, nhằm bảo đảm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử đồng thời bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các Cơ quan THTT. - Điều kiện áp dụng Bảo lĩnh là BPNC để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
  • 33. 28 Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật TTHS hiện hành. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật TTHS hiện hành thì bị tạm giam. - Thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. - Thời hạn bảo lĩnh Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. 1.2.7. Quy định về biện pháp Đặt tiền bảo đảm Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định
  • 34. 29 cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 122 Bộ luật TTHS hiện hành. Người thân thích của bị can, bị cáo được CQĐT, VKS, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật TTHS hiện hành, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. - Thẩm quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. - Thời hạn đặt tiền Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật TTHS hiện hành. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt. 1.2.8. Quy định biện pháp Tạm hoãn xuất cảnh Đây là BPNC mới được bổ sung trong Bộ luật TTHS năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện và xử lý tội phạm, phù hợp với Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với: người bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo. - Căn cứ áp dụng tạm hoãn xuất cảnh: Khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có dấu hiệu bỏ trốn, cản trở hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra,
  • 35. 30 truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối với bị can, bị cáo thì đương nhiên bị tạm hoãn xuất cảnh. - Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật TTHS hiện hành phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. - Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Kết luận chương 1 Tóm lại, trong chương 1, luận văn đã hệ thống, phân tích nhận thức chung về BPNC nói chung và việc áp dụng BPNC đối với người bị buộc tội nói riêng, bao gồm: Khái niệm, vai trò, ý nghĩa, căn cứ của việc áp dụng các BPNC; quy định của pháp luật TTHS về các BPNC. Tuy chưa thật sự toàn diện, nhưng kết quả của luận văn thể hiện trong Chương 1 đã tạo cơ sở lý luận cho việc đánh giá những nội dung, quy định cụ thể của pháp luật TTHS về áp dụng các BPNC đối với người thực hiện hành vi phạm tội và qua đó tạo ra cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đánh giá về việc áp dụng BPNC ở Chương 2 và đưa ra các giải pháp Chương 3.
  • 36. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Tổng quan về lịch sử, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh, có quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; có bờ biển dài khoảng 130 km. Quảng Ngãi có khu kinh tế Dung Quất và 04 khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển; có nhà máy lọc dầu Dung Quất đầu tiên trong cả nước (công trình trọng điểm liên quan đến ANQG); những năm gần đây cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng định hướng, tổng sản phẩm (GRDP) ước đạt 45.386 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2016, vượt 1,6% kế hoạch; nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì GRDP tăng 9,1%, vượt 1,8% kế hoạch. GRDP bình quân đầu người đạt 51,8 triệu đồng/người. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 52,6%; dịch vụ chiếm 28,4%; nông, lâm, thủy sản chiếm 19%; Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 101.311 tỷ đồng, vượt kế hoạch 1,9%. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện...Trong năm 2017, có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng số xã đạt chuẩn NTM trong toàn tỉnh lên 42 xã. Riêng huyện Nghĩa Hành đang được đề nghị công nhận đạt chuẩn huyện NTM đầu tiên của Quảng Ngãi. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ngãi còn có nhiều trường đại học, cơ sở liên kết đào tạo đại học… đã thu hút lực lượng lớn người từ các tỉnh thành (kể cả nước ngoài) đến Quảng Ngãi công tác, học tập, lao động, du lịch, sinh sống. Đồng
  • 37. 32 thời, mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ phát triển (internet) tác động mạnh mẽ đến nhận thức chính trị, tư tưởng của người dân; làm cho khoảng cách giàu - nghèo ngày càng nới rộng; gia tăng số lượng công nhân mất việc làm, học sinh bỏ học...làm gia tăng nguy cơ tội phạm. 2.1.2. Đặc điểm, tình hình và kết quả xử lý tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 đến năm 2018 Qua khảo sát nhận thấy, trong những năm gần đây, tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được giữ vững, ổn định, tội phạm được kiềm chế, giảm về số vụ và số người phạm tội nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, tội phạm hoạt động với các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, mang tính chất băng nhóm, có sự liên kết nhiều tỉnh thành trong cả nước, tội phạm sử dụng công nghệ cao và tội phạm cho vay lãi nặng núp bóng dưới các công ty tài chính. Nhận thức được điều đó nên Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hai cấp đã có nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kết quả từ năm 2013 đến năm 2018: Cơ quan cảnh sát điều tra hai cấp tỉnh Quảng Ngãi đã thụ lý điều tra và đề nghị Viện kiểm sát truy tố 2.210 vụ, 3.041 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 3.041 bị can. Trong đó: tội phạm về ma túy chiếm 198 vụ (8,95%); tội phạm về kinh tế, chức vụ chiếm 42 vụ (1,9%); tội phạm về sở hữu chiếm 1.138 vụ (51,4%); tội phạm về trật tự xã hội chiếm 860 vụ (38,9%); tội phạm về tư pháp chiếm 02 vụ (0,09%). [xem Phụ lục 1] 2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Trong giai đoạn điều tra Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nguy hiểm với phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, nhưng Cơ quan CSĐT, VKS hai cấp đã có
  • 38. 33 nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhìn chung việc áp dụng các BPNC trong hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự bảo đảm đúng căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan khắc phục hạn chế, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, nhờ đó tình hình áp dụng BPNC thiếu căn cứ, oan, sai đã giảm đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc áp dụng các BPNC phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần phải có sự phối hợp nghiên cứu khoa học để áp dụng chính xác theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật. Dưới đây là bảng tổng hợp số liệu của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ngãi về tình hình áp dụng các BPNC từ năm 2013 đến năm 2018. BPNC Năm Bắt người Tạm giữ Tạm giam Cấm đi khỏi nơi cư trú Bảo lĩnhKhẩn cấp Quả tang, truy nã Tạm giam Bắt khẩn cấp chuyển Bắt quả tang, truy nã chuyển Đầu thú, tự thú Tạm giữ chuyển Bắt tạm giam chuyển 2013 282 92 51 282 92 17 326 51 61 45 2014 216 87 64 216 87 19 287 64 52 47 2015 184 75 66 184 75 17 241 66 65 58 2016 335 98 85 335 98 18 412 85 73 61 2017 233 76 63 233 76 14 288 63 86 66 2018 231 78 74 231 78 19 293 74 82 63 Nguồn: Công an tỉnh Quảng Ngãi
  • 39. 34 Năm 2013 Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tuy có kiềm chế, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, tình hình băng nhóm, tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên sử dụng hung khí gây án với tính chất manh động, gây lo lắng trong quần chúng nhân dân. Đáng chú ý là tội phạm hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, giết người và tội phạm về ma túy gia tăng. Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 527 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tổng số 425 người, trong đó: - Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 282 người (cấp tỉnh 52 người, cấp huyện 230 người); áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang, truy nã 92 người (cấp tỉnh 37 người, cấp huyện 55 người); áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 51 bị can (cấp tỉnh 16 bị can, cấp huyện 35 bị can). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 391 người, từ các nguồn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 282 người (cấp tỉnh 52 người, cấp huyện 230 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 92 người (cấp tỉnh 37 người, cấp huyện 55 người); đầu thú, tự thú 17 người (cấp tỉnh 5 người, cấp huyện 12 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 377 người, từ các nguồn: Tạm giữ chuyển 326 người (cấp tỉnh 81 người, cấp huyện 245 người); bắt bị can để tạm giam 51 người (cấp tỉnh 16 người, cấp huyện 35 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 61 người, trong đó có 4 người bỏ trốn và 3 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 45 người, trong đó có 1 người tiếp tục phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo. Năm 2014 Tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp, nhất là tình hình liên quan đến Biển Đông, ảnh hưởng trực đến tình
  • 40. 35 hình ANTT của nhiều địa phương, dẫn đến hoạt động của tội phạm có nhiều biểu hiện khó lường như: tội phạm giết người, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, cướp giật, đánh bạc; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, buôn lậu, cố ý làm trái, …. gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân. Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 451 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tổng số 367 người, trong đó: - Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 216 người (cấp tỉnh 35 người, cấp huyện 181 người); áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang, truy nã 87 người (cấp tỉnh 28 người, cấp huyện 59 người); áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 64 bị can (cấp tỉnh 14 bị can, cấp huyện 50 bị can). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 322 người, từ các nguồn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 216 người (cấp tỉnh 35 người, cấp huyện 181 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 87 người (cấp tỉnh 28 người, cấp huyện 59 người); đầu thú, tự thú 19 người (cấp tỉnh 4 người, cấp huyện 15 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 351 người, từ các nguồn: Tạm giữ chuyển 287 người (cấp tỉnh 60 người, cấp huyện 227 người); bắt bị can để tạm giam 64 người (cấp tỉnh 14 người, cấp huyện 50 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 52 người, trong đó có 2 người bỏ trốn và 2 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 47 người, trong đó có 2 người tiếp tục phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo. Năm 2015 Tình hình vi phạm pháp luật và phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nổi lên là giết người, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cờ bạc, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy gia tăng; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
  • 41. 36 kinh tế, tham nhũng, chức vụ chủ yếu là buôn lậu, khai thác trái phép tài nguyên, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản…gây nhiều khó khăn thách thức cho lực lượng phòng chống tội phạm, ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của Nhân dân. Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 424 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tổng số 325 người, trong đó: - Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 184 người (cấp tỉnh 42 người, cấp huyện 142 người); áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang, truy nã 75 người (cấp tỉnh 31 người, cấp huyện 44 người); áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 66 bị can (cấp tỉnh 21 bị can, cấp huyện 45 bị can). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 276 người, từ các nguồn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 184 người (cấp tỉnh 42 người, cấp huyện 142 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 75 người (cấp tỉnh 31 người, cấp huyện 44 người); đầu thú, tự thú 17 người (cấp tỉnh 6 người, cấp huyện 11 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 307 người, từ các nguồn: Tạm giữ chuyển 241 người (cấp tỉnh 74 người, cấp huyện 167 người); bắt bị can để tạm giam 66 người (cấp tỉnh 21 người, cấp huyện 45 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 65 người, trong đó có 4 người bỏ trốn và 1 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 58 người, không có trường hợp bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo. Năm 2016 Tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục được giữ vững, ổn định. Đặc biệt là đảm bảo tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn tỉnh diễn ra thành công tốt đẹp. Với tinh thần ấy, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ngãi đã mở nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm trên nhiều lĩnh vực như:
  • 42. 37 Trật tự xã hội, kinh tế, ma túy…đạt hiệu quả cao. Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 636 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tổng số 498 người, trong đó: - Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 335 người (cấp tỉnh 76 người, cấp huyện 259 người); áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang, truy nã 98 người (cấp tỉnh 35 người, cấp huyện 63 người); áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 85 bị can (cấp tỉnh 28 bị can, cấp huyện 57 bị can). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 451 người, từ các nguồn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 335 người (cấp tỉnh 76 người, cấp huyện 259 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 98 người (cấp tỉnh 35 người, cấp huyện 63 người); đầu thú, tự thú 18 người (cấp tỉnh 4 người, cấp huyện 14 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 497 người, từ các nguồn: Tạm giữ chuyển 412 người (cấp tỉnh 97 người, cấp huyện 315 người); bắt bị can để tạm giam 85 người (cấp tỉnh 28 người, cấp huyện 57 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 73 người, trong đó có 3 người bỏ trốn và 2 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 61 người, không có trường hợp bỏ trốn, có 1 trường hợp tiếp tục phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo. Năm 2017 Tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh được đảm bảo ổn định; lực lượng Công an tỉnh Quảng Ngãi tập trung ra quân tấn công trấn áp tội phạm lập thành tích chào mừng 55 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Năm APEC 2017. Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 497 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tổng số 372 người, trong đó:
  • 43. 38 - Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 233 người (cấp tỉnh 47 người, cấp huyện 186 người); áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang, truy nã 76 người (cấp tỉnh 29 người, cấp huyện 47 người); áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 63 bị can (cấp tỉnh 17 bị can, cấp huyện 46 bị can). Tuy nhiên vẫn còn trường hợp VKS không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ hoặc không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, cụ thể: + Ngày 25/5/2017, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Quảng Ngãi bắt quả tang Lê Phạm Tú Huy (sinh năm: 1972; trú tại: Tổ 22, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi) và tạm giữ 06 ngày về hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy” nhưng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Quảng Ngãi không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ vì lý do chưa đủ căn cứ xác định Lê Phạm Tú Huy thực hiện hành vi phạm tội. + Ngày 11/8/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ngãi đối với: Lê Thị Mỹ Thùy (Sinh năm: 1986; HKTT: Số 126/2/5 Võ Thị Sáu, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi) và Võ Tài (Sinh năm: 1964; HKTT: Xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hành vi: “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 267 và Điều 139 Bô luật Hình sự năm 1999, với lý do: “Võ Tài có nơi cư trú rõ ràng và chưa có tài liệu xác định việc Võ Tài bỏ trốn”, “Lê Thị Mỹ Thùy có nơi cứ trú rõ ràng đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, chưa có tài liệu xác định Thùy sẽ bỏ trốn”. - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 323 người, từ các nguồn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 233 người (cấp tỉnh 47 người, cấp huyện 186 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 76 người (cấp tỉnh 29 người, cấp huyện 47 người); đầu thú, tự thú 14 người (cấp tỉnh 05 người, cấp huyện 09 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 351 người, từ các
  • 44. 39 nguồn: Tạm giữ chuyển 288 người (cấp tỉnh 76 người, cấp huyện 212 người); bắt bị can để tạm giam 63 người (cấp tỉnh 17 người, cấp huyện 46 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 86 người, trong đó có 4 người bỏ trốn và 3 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 66 người, không có trường hợp bỏ trốn, có 02 trường hợp tiếp tục phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo. Năm 2018 Tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh cơ bản được bảo đảm ổn định, tuy nhiên tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thủ đoạn cho vay tiền lãi suất cao để đáo hạn ngân hàng diễn ra phức tạp. Tình hình tội phạm có tổ chức liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, đòi nợ thuê vẫn còn xảy ra ở nhiều địa bàn trong tỉnh, có vụ đối tượng huy động vốn kinh doanh với lãi suất cao rồi bỏ trốn, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT trong tỉnh. Qua đấu tranh, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 506 bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tổng số 383 người, trong đó: - Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp 231 người (cấp tỉnh 49 người, cấp huyện 182 người); áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang, truy nã 78 người (cấp tỉnh 27 người, cấp huyện 51 người); áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam 74 bị can (cấp tỉnh 22 bị can, cấp huyện 52 bị can). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tổng số 328 người, từ các nguồn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 231 người (cấp tỉnh 49 người, cấp huyện 182 người); bắt người phạm tội quả tang, truy nã 78 người (cấp tỉnh 27 người, cấp huyện 51 người); đầu thú, tự thú 19 người (cấp tỉnh 04 người, cấp huyện 15 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tổng số 403 người, từ các
  • 45. 40 nguồn: Tạm giữ chuyển 329 người (cấp tỉnh 78 người, cấp huyện 251 người); bắt bị can để tạm giam 74 người (cấp tỉnh 22 người, cấp huyện 52 người). - Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tổng số 82 người, trong đó có 2 người bỏ trốn và 3 người tiếp tục phạm tội; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 63 người, không có trường hợp bỏ trốn, có 01 trường hợp tiếp tục phạm tội; không có trường hợp áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đảm bảo. Trong 06 BPNC được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2003, có những biện pháp mà Cơ quan CSĐT hai cấp ở tỉnh Quảng Ngãi áp dụng nhiều như biện pháp bắt người (bao gồm các trường hợp bắt khẩn cấp, bắt bị can để tạm giam và bắt người phạm tội quả tang, truy nã), tạm giữ, tạm giam; Có biện pháp không được áp dụng như biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Điều này có cơ sở thực tiễn từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm là phải áp dụng những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn ngay tội phạm đang xảy ra, ngăn chặn việc người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc tiêu hủy chứng cứ, thông cung hay có các hành vi khác gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý tội phạm. Thực hiện yêu cầu này, các biện pháp tạm thời tước bỏ tự do của người bị buộc tội như bắt, tạm giữ, tạm giam là hiệu quả nhất. Thực tế Cơ quan CSĐT hai cấp ở tỉnh Quảng Ngãi trong nhiều trường hợp xét thấy không cần thiết phải tước bỏ tự do của người bị buộc tội nên cũng đã chú trọng sử dụng một số BPNC khác ít nghiêm khắc hơn nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân như cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên khi áp dụng 02 BPNC này thì vẫn còn nhiều trường hợp bỏ trốn (19 trường hợp) hoặc tiếp tục phạm tội (21 trường hợp), dó đó cần phải tìm ra những hạn chế, thiếu sót khi áp dụng 02 BPNC này. 2.2.2. Trong giai đoạn truy tố Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hai cấp chú trọng, quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác kiểm sát việc áp dụng các BPNC nói chung đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; quán triệt thực hiện nghiêm túc
  • 46. 41 các Nghị quyết của Quốc hội về công tác ngành Kiểm sát, các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác kiểm sát hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân, Chỉ thị số 06/CT-VKSTC, Chỉ thị số 04/CT-VKSTC. Trong kế hoạch công tác hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã quan tâm giảm tỷ lệ bắt, tạm giữ hình sự sau trả tự do để xử lý hành chính hoặc bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng không chứng minh được hành vi phạm tội; khắc phục việc lạm dụng bắt, tạm giữ, tạm giam... Viện kiểm sát nhân dân hai cấp kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Các trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam về cơ bản bảo đảm có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Công tác phê chuẩn, không phê chuẩn các lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết tốt việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, công tác kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót cần tổ chức rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục trong lực lượng kiểm sát tỉnh Quảng Ngãi. Dưới đây là tình hình áp dụng BPNC của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2013 Áp dụng biện pháp tạm giam tổng số 415 bị can, trong đó: 400 bị can do Cơ quan CSĐT chuyển, 15 bị can thuộc trường hợp VKS nhân dân cấp huyện bắt bị can để tạm giam; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 27 trường hợp, không có trường hợp bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Năm 2014 Áp dụng biện pháp tạm giam tổng số 355 bị can, trong đó: 343 bị can do Cơ quan CSĐT chuyển, 12 bị can thuộc trường hợp VKS nhân dân cấp huyện bắt bị can để tạm giam; áp dụng biện pháp bảo lĩnh tổng số 32 trường hợp, không có trường hợp bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Năm 2015 Áp dụng biện pháp tạm giam tổng số 306 bị can, trong đó: 289 bị can do