SlideShare a Scribd company logo
1 of 176
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN GIA VIỄN
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 9 38 01 04
LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồ Trọng Ngũ
HÀ NỘI - 2019
Lời cam đoan
Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đề
cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích
dẫn rõ ràng.
Tác giả Luận án
Nguyễn Gia Viễn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước................................................................................ 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.............................................................................. 11
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................. 24
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.................................................................. 26
2.1. Pháp luật về áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội .................................... 26
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội ....................................................................................................................... 34
2.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................. 71
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TẠI TỈNH SÓC
TRĂNG............................................................................................................................... 72
3.1. Thực trạng pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội....... 72
3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................ 122
Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI...................................................................... 123
4.1. Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới ................................................................. 123
4.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ................................................................................ 128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................ 146
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 151
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Sóc Trăng là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm
ở cuối hạ lưu Sông Hậu, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài 72 km bờ biển với 3 cửa
sông lớn là Trần Đề, Bassac và Định An, toàn tỉnh có khoảng 1.321.000 người
(với 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ me, dân tộc Khơ me chiếm 30% dân số toàn
tỉnh). Trong đó, có một số dân nhập cư ở các nơi về đây để hành nghề đánh bắt,
khai thác thủy, hải sản dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp tăng,
tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận không nhỏ người
chưa thành niên bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào hoạt động phạm tội.
Tình hình người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội có chiều
hướng tăng, tính chất nguy hiểm cho xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi các cấp,
các ngành phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo
tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển
bền vững của cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là các quy định của pháp luật
hình sự và cơ chế đảm bảo áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội chưa thể hiện rõ được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với họ.
Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế vẫn
còn nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không thống nhất lý luận và quy
định của pháp luật đặc biệt là tính hiệu quả của cơ chế bảo đảm cho việc thực
hiện đúng các quy định đó, đã và đang làm giảm hiệu quả của việc áp dụng hình
phạt do người chưa thành niên thực hiện trong thực tế. Việc áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn xét xử vẫn còn
lúng túng, chưa thống nhất trong việc vận dụng các quy định của pháp luật. Mặc
dù đã khắc phục những điểm chưa được rõ ràng, chưa cụ thể, thiếu thống nhất
của Bộ luật hình sự năm 1999, song các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn chưa đáp ứng được nhân đạo hóa, phân hóa
2
và quốc tế hóa của luật hình sự nói chung và của việc áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội nói riêng.
Số liệu thống kê công tác xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng (09 năm, từ khi Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 có hiệu lực đến hết năm
2018) cho thấy trung bình mỗi năm khoảng 494 vụ, trong đó, người chưa thành
niên bị đưa ra xét xử 36,7 vụ, chiếm tỉ lệ 7,44%, với 43,5 bị báo, chiếm 5,68%.
Thực tiễn tình hình xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc
Trăng còn cho thấy rất nhiều bất cập: (i) Các quy định của Bộ luật hình sự có
nhiều điểm mới chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích chính thức,
nhiều điểm chưa được tổng kết, hướng dẫn; (ii) Các loại hình phạt không được
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa có cơ chế đảm bảo thực
hiện; (iii) Chế tài áp dụng pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội còn nặng về phạt tù có thời hạn; (iv) Nhận thức của một bộ phận không nhỏ
Thẩm phán còn khác nhau về người chưa thành niên phạm tội; (v) Chưa có đội
ngũ cán bộ có chuyên môn cao chuyên về người chưa thành niên phạm tội để
tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm
tâm sinh lý của người chưa thành niên,…; Những hạn chế, bất cập nêu trên đã
ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội tại Sóc Trăng trong thời gian qua, dẫn đến thực tiễn áp dụng hình phạt
quá nặng hoặc quá nhẹ, không hoặc rất ít trường hợp áp dụng miễn trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt theo đúng chính sách hình sự của Đảng
và Nhà nước ta nói chung, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta về người
chưa thành niên phạm tội nói riêng.
Để làm giảm những hạn chế, bất cập nêu trên, cần phải có công trình nghiên
cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn
áp dụng trong thực tế nhằm góp phần đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đáp ứng những yêu cầu đặt
ra trong thời gian tới. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, luận
án đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội nói chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Phân tích khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội; khái niệm,
đặc điểm của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung và
ý nghĩa của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; các yếu tố tác
động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Phân tích thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua,
qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
đó trong các quy định của pháp luật và trong áp dụng vào thực tiễn.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các giải
pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn và giải pháp
bảo đảm thực thi về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội tại tỉnh Sóc Trăng. Bởi vậy, luận án lấy các quan điểm khoa học, các quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu các vấn đề thuộc
nội dung nghiên cứu của đề tài.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài của luận án được tác giả nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật
hình sự và luật tố tụng hình sự;
- Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng;
- Về thời gian, các số liệu xét xử phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được
thu thập trong giai đoạn năm 2010 đến hết năm 2018.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án
được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; quan điểm Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm và hình phạt;
quán triệt đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương
pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể,
phương pháp thống kê; tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu,
cũng như phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ở
tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:
+ Chương 1, Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, hệ thống hóa các luận
điểm khoa học, tổng hợp và đánh giá để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan
tới đề tài và là nền tảng cho các vấn đề đặt ra mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu.
+ Chương 2, Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống và tổng quan các công trình đã được
công bố trong và ngoài nước để tạo nền kiến thức chung và giải quyết triệt để cơ
sở lý luận về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ngoài ra, tác giả còn dự kiến sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành
và liên ngành như xã hội học, tâm lý học tại chương này.
+ Chương 3, Sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân
tích để đánh giá các quy định về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
5
niên phạm tội trong Bộ luật hình sự. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp khảo
sát, thống kê và xã hội học pháp luật để đánh giá thực trạng phạm tội do người
chưa thành niên thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và thực trạng những vấn đề áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn này nhằm đánh
giá và phát hiện những thành công và những hạn chế cần khắc phục.
+ Chương 4, Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ
thống để đề ra phương hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, hoàn thiện các hoạt động thực tiễn
áp dụng hình phạt đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội cho một địa bàn cấp tỉnh tại các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long tương tự như tỉnh Sóc Trăng.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về việc áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thứ hai, luận án phân tích quy định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án làm rõ những vấn đề của thực tiễn áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, qua đó tìm ra những bất
cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó trong các quy định
của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn.
Thứ tư, luận án phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng phát triển của pháp
luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện
nay trên thế giới, qua đó đề xuất, kiến nghị góp phần thực hiện tốt hơn về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn tới.
Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp, tổng thể các vấn đề về áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam
hiện nay với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học, những yêu cầu, giải pháp về
mặt lý luận cũng như thực tiễn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm tiền đề cho một cơ
6
chế thực thi pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội ở các địa bàn tương tự như tỉnh Sóc Trăng.
Luận án là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
theo pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp luận án tiến sĩ nghiên cứu về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Luận
án góp phần bổ sung lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội; cách tiếp cận phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội và kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới.
Luận án là tài liệu tham khảo cho việc quy định và áp dụng các quy định
của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội, cũng như cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về luật hình sự.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án có 4 chương sau đây:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội.
- Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng.
- Chương 4: Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới và giải pháp bảo đảm thực thi.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Vấn đề người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội và việc áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ngày càng được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số những công trình khoa học đã công bố
ở nước ngoài về các vấn đề nêu trên, có thể kể đến:
Công trình nghiên cứu “A Century of Juvenile Justice”, (Dịch: Công lý của
người chưa thành niên trong một thế kỷ) của Giáo sư Franklin E Zimring và Giáo
sư Margaret K. Rosenheim – Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ cùng Trợ lý David
S.Tanenhaus – Trường Đại học Nevada, Hoa Kỳ và Bemardine Dohm, Giám đốc
Trung tâm tư pháp lĩnh vực gia đình và trẻ em của Trường Đại học Northwestern,
Hoa Kỳ. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu trong thời gian
20 năm về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, rồi đặt ra
nhiều vấn đề và so sánh các vấn đề đó với chính sách pháp luật áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội, từ đó, chỉ ra những bất lợi trong thực hiện chính
sách người chưa thành niên phạm tội, đồng thời, đưa ra các chính sách mới nhằm áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tốt hơn. [130]
Cuốn sách “Protecting the world's children: Impact of the Convention of
the Rights of the Child in Diverse Legal Systems”, (Dịch: Bảo vệ trẻ em trên thế
giới: Tác động của công ước của các quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật đa
dạng) của UNICEF (2007) đề cập nghiên cứu về vấn đề tư pháp người chưa
thành niên dưới góc độ so sánh các kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia và
thực tiễn áp dụng tại 191 nước với bốn hệ thống pháp luật điển hình: Hệ thống
pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật Common Law, hệ thống pháp luật Châu
Phi thuộc khu vực tiểu sa mạc Sahara và hệ thống pháp luật Muslim [147].
Trong công trình nghiên cứu “Justice for Children: Detention as a Last
Resort. Innovative Initiatives in the East Asia and Pacific Region”, (Dịch: Công
8
lý cho trẻ em: Phạt tù được xem như là biện pháp cuối cùng. Sáng kiến ở khu
vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương) của Unicef (2003), các tác giả tiếp cận
vấn đề tư pháp về người chưa thành niên phạm tội thông qua thực tiễn tại ba
nước thuộc khu vực Đông Nam Á gồm: Campuchia, Thái Lan và Philippines.
Các tác giả của công trình nghiên cứu này nghiên cứu tư pháp người chưa thành
niên không chỉ để hướng tới người chưa thành niên phạm tội mà còn giải quyết
các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên là nạn nhân của tình trạng nghèo
đói, bóc lột sức lao động, người chưa thành niên là nạn nhân của việc buôn
người, của công nghiệp tình dục. Dưới góc nhìn những tiêu chuẩn của pháp luật
quốc tế, so sánh với những hoạt động lập pháp của các nước, thực tiễn áp dụng
pháp luật để bảo vệ người chưa thành niên tại các nước này thông qua các hệ
thống pháp luật hình sự được ban hành thì việc áp dụng hình phạt tù đối với
người chưa thành niên như là biện pháp cuối cùng [146].
Cuốn sách chuyên khảo của Franklin E.Jimring (2005) “American juvenle
Justice”, (Dịch: Công lý Hoa kỳ) xuất bản bởi Oxford University, tập trung
nghiên cứu bốn nội dung chính: (1) Người chưa thành niên phạm tội: Thực trạng
và quan điểm pháp luật; (2) Thành lập tư pháp người chưa thành niên Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ; (3) Bảo vệ người chưa thành niên phạm tội; (4) Các vấn đề chính
sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện đại. Tác giả của cuốn sách chuyên
khảo này phân tích các lý do cần phải thành lập Tòa án dành cho người chưa
thành niên, biện pháp xử lý chuyển hướng thân thiện đối với tội phạm là người
chưa thành niên..., trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề tư pháp người chưa thành
niên dưới góc độ dẫn chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó
tác giả đưa ra các vấn đề chính sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện
đại nhằm bảo vệ người chưa thành niên phạm tội [129].
Trong công trình nghiên cứu “Juvenile Delinquency”, (Dịch: Người chưa
thành niên phạm tội) Giáo sư Donald J. Shoemaker, Trường đại học bang Virginia,
Hoa Kỳ đã phân tích, làm rõ thế nào là người chưa thành niên, người chưa thành
niên phạm tội, phân tích đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội, cách thức
9
xử lý người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự hiện hành, từ đó đưa ra
những quan điểm mới về hành vi phạm tội và việc áp dụng pháp luật đối với người
chưa thành niên phạm tội, với mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của
người chưa thành niên [139].
“National Report 1999” - Báo cáo quốc gia của Hoa Kỳ năm 1999, về tội
phạm người chưa thành niên và nạn nhân đã đưa ra thực trạng và đề xuất các giải
pháp trong hệ thống của Tòa án Hoa Kỳ đối với người chưa thành niên tham gia
vào tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với các trường hợp người chưa thành niên
phạm tội cũng có một giá trị nghiên cứu rất to lớn. Báo cáo nhấn mạnh các hình
thức xử lý mà các Tòa án bang và Tòa án liên bang áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội thông qua các án lệ, các nguyên tắc đối với tư pháp người
chưa thành niên nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên khi tham gia tố tụng hình sự theo chuẩn mực của pháp luật quốc tế [153].
Công trình nghiên cứu của Barry C. Feld (1999) với cuốn sách “Bad kids:
race and the transformation of Juvenile Court”, (Dịch: Những đứa trẻ xấu xa:
chủng tộc và sự biến đổi của Tòa án người chưa thành niên) được xuất bản bởi
Oxford University, đề cập nghiên cứu quá trình hình thành và thay đổi của hệ
thống pháp luật của người chưa thành niên tại Hoa Kỳ. Tác giả công trình nghiên
cứu này đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng từ sự thay đổi trong xã hội về kinh tế,
văn hóa, xã hội, tình trạng di dân... đến sự thay đổi trong các gia đình hiện đại tại
Hoa Kỳ, từ đó, làm ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức pháp luật của người
chưa thành niên. Cũng xuất phát từ những thay đổi đó trong xã hội, tác giả làm
rõ hơn về vai trò của Tòa án người chưa thành niên. Song, Barry C. Feld nêu vấn
đề khi người chưa thành niên phạm tội thì đó là lỗi lầm hay là tội phạm. Từ đó,
Barry C. Feld đã đưa ra quan điểm của ông về Tòa án người chưa thành niên
nghiêng về xem xét đến tâm, sinh lý để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp đối với
người chưa thành niên phạm tội hơn là trừng trị [123].
Công trình nghiên cứu của Maharukh Adenwalla (2006) với nghiên cứu
“Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law” (Dịch:
10
“Bảo vệ và chế độ pháp lý trẻ người chưa thành niên trong xung đột với pháp
luật”) đã làm rõ khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên xung
đột với pháp luật, mức độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên; trách nhiệm của cảnh sát, của người giám sát người chưa thành niên
bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trách nhiệm của nhân viên công tác
xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, của luật sư, của các phương tiện thông tin
đại chúng đối với người chưa thành niên xung đột với pháp luật tại Ấn Độ.
Ngoài ra, M.Adenwalla đã nghiên cứu 13 trường hợp về người chưa thành niên
xung đột với pháp luật ở Ấn Độ để làm rõ hơn các quan điểm của mình [139].
Công trình nghiên cứu Juvenile Delinquency: An Integated Approach
(Người chưa thành niên phạm tội: Cách tiếp cận tổng quan) của James Burfeind
(Giáo sư xã hội học, Đại học Montana, Hoa Kỳ) và Dawn Jeglum Bartusch (Tiến
sĩ, trợ lý của Giáo sư James Burfeind) chỉ ra cách nhìn tổng quan nhất nhằm
phân tích về hiện tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội
học, tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học... Đồng thời, đưa ra hướng tiếp xúc,
giúp đỡ cho người chưa thành niên phát triển tốt hơn [136].
Trong công trình nghiên cứu Juvenile Delinquena Diverse Society, (Dịch:
Người chưa thành niên phạm tội trong một xã hội đa dạng) Giáo sư, Tiến sĩ
Kristin A. Bastes - Trường đại học Washington và Giáo sư, Tiến sĩ Richelle s.
Swan - Trường Đại học Irvine bang Califonia, có cách nhìn hiện tượng người
chưa thành niên phạm tội trong bối cảnh xã hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng,
nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội, các chính sách
dân cư, quan niệm về người chưa thành niên phạm tội. [137]
Công trình nghiên cứu “Juvenile Delinqueny: The Core”, (Dịch: Bản chất
của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội) của Giáo sư Larry J. Siegel và
Brandon c. Welsh (Hoa Kỳ) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến người chưa thành
niên phạm tội, đồng thời nghiên cứu những yếu tố cốt lõi của nó thuộc về bản
chất của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội.[138]
Qua nghiên cứu các công trình nêu trên cho thấy, một số công trình có
11
phạm vi nghiên cứu khá rộng, chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm
người chưa thành niên, người chưa thành niên xung đột với pháp luật, mức độ
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong bối cảnh xã
hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng, nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã
hội, các yếu tố xã hội, các chính sách dân cư, quan niệm về người chưa thành
niên phạm tội, một số công trình nghiên cứu tác giả nêu lên các nguyên nhân cần
phải thành lập Tòa án dành cho người chưa thành niên, biện pháp xử lý chuyển
hướng thân thiện đối với tội phạm người chưa thành niên, phân tích về hiện tượng
người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội học, tội phạm học, tâm lý
học, sinh vật học... mà chưa giải quyết vấn đề của áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội. Đa số các công trình nghiên cứu liên quan đến người
chưa thành niên phạm tội, nhưng chưa nghiên cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội. Một số công trình nghiêu cứu cách đây quá lâu và
cũng không còn phù hợp với tình trạng người chưa thành niên phạm tội hiện nay.
Chính vì lẽ đó, mà việc tiếp tục nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra các
giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội là vấn đề rất cần thiết.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng ngày
càng đưa các nhà luật học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, trong thời
gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về người chưa thành niên,
người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội tại Việt Nam, trong số đó có thể kể đến:
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt, chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Để nghiên cứu vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội cần phải dựa trên lý luận về hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự và
quyết định hình phạt nói chung. Bên cạnh đó phải dựa vào chính sách, pháp luật
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi lẽ, áp dụng hình phạt đối
12
với người chưa thành niên là một dạng đặc thù của áp dụng hình phạt nói chung.
Không thể làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên nếu không nghiên cứu hình phạt với các phương
diện của nó như mục đích, bản chất, nội dung, nguyên tắc, phương pháp… áp
dụng hình phạt và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Nhóm tài liệu thứ nhất: Về trách nhiệm hình sự, hình phạt, áp dụng pháp
luật hình sự và quyết định hình phạt.
Sách “Trách nhiệm hình sự và hình phạt” của Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001. Đây là công trình nghiên cứu lý luận toàn
diện và đầy đủ về trách nhiệm hình sự, hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
Các vấn đề cơ bản nhất của trách nhiệm hình sự đã được đặt ra và giải quyết
như: Khái niệm trách nhiệm hình sự và mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự
với miễn trách nhiệm hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình
sự trong một số trường hợp đặc biệt [31].
Vấn đề trách nhiệm hình sự cũng được đề cập trong công trình “Hoàn thiện
pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền:
Một số vấn đề cơ bản của phần chung” của GS. TSKH. Lê Cảm, Nxb Công an
nhân dân, 2004. Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ và có hệ
thống của khoa học pháp lý nhà nước ta về hoàn thiện pháp luật hình sự trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong đó, có đề cập đến vấn đề trách
nhiệm hình sự và hình phạt [9]. Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm hình sự cũng
được nghiên cứu khá công phu trong công trình của nhóm tác giả Lê Cảm, Phạm
Mạnh Hùng, Trịnh Tiến Việt (2005) về Trách nhiệm hình sự và miễn trách
nhiệm hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội [11];
Luận án “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Chu Thị Trang Vân bảo
vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009. Luận án đã trình bày cơ sở
lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và Tòa án. Trong đó, có đề cấp đến áp dụng pháp luật trong quyết định
13
hình phạt của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Luận án cũng đề cập
đến các trường hợp áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt với đối tượng
là người chưa thành niên. Ngoài ra, công trình này cũng đã phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Tòa án Việt Nam và đề ra các yêu cầu và giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt
động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa
án trong giai đoạn hiện nay [101].
Luận án tiến sĩ Luật học “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam” của Dương Tuyết Miên bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Luận
án đã hệ thống hóa sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự
Việt Nam về quyết định hình phạt; phân tích những nội dung cụ thể của chế định
này về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, luận án tiến hành phân
tích, đánh giá những quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện hành về quyết
định hình phạt, thực tiễn áp dụng những quy định này cũng như tham khảo pháp
luật hình sự của một số quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những kiến nghị
nhằm hoàn thiện những quy định về quyết định hình phạt, góp phần nâng cao
hiệu quả của hình phạt [35].
Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình liên quan đến quyết định hình phạt
như: Tác giả Đinh Văn Quế (2005) về Một số vấn đề về quyết định hình phạt quy
định trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2005 [52];
Và Tiến sĩ Dương Tuyết Miên (2007) với công trình Định tội danh và quyết định
hình phạt, Nxb Lao động – Xã hội [36]. Các công trình nghiên cứu nêu trên hầu
hết phân tích về các vấn đề lý luận chung trong việc áp dụng hình phạt cụ thể
như: Các căn cứ pháp lý về áp dụng hình phạt, cách thức và điều kiện áp dụng
hình phạt trong một vài trường hợp cụ thể..., Đồng thời, tác giả còn nêu lên thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự về vấn đề quyết định hình phạt và đưa ra một số
đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định pháp luật về
các vấn đề đó.
14
Các công trình nghiên cứu về chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội:
“Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” thuộc Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc thể
hiện thái độ của nhà nước đối với đối tượng đặc thù là người chưa thành niên phạm
tội trong Bộ luật hình sự với mức độ chênh lệch, giảm nhẹ đáng kể so với nguyên
tắc chung để làm chuẩn mực xử lý người chưa thành niên phạm tội [110].
Luận án tiến sĩ luật học“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2013) của Trần Hưng
Bình, Học viện khoa học xã hội - Viện hàm lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận
án đã tập trung giải quyết về mặt lý luận quyền của người chưa thành niên nói
chung và quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
nói riêng; đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự [4]; Công trình “Chính sách hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ
Luật học của TS Hoàng Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội năm 2016. Trên cơ
sở lý luận về chính sách hình sự nói chung, tác giả đã làm rõ nội hàm khái niệm
chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; xác định vị trí, vai trò,
đặc điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm; phân tích làm rõ yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng và thực hiện
chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung, các nhân tố
tác động và các biện pháp thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội; sự thể hiện của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam với các nội dung, mục tiêu, quan điểm,
đường lối xử lý, nguyên tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối
với chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội [26].
15
“Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 4/2001, tác giả đã đề cập nội dung của chính sách hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong Bộ luật hình sự năm
1999 như: những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, phân tích nguyên tắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự người
chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ
trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào
đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, vậy, trường
hợp nào là “cần thiết”, khi nào thì phải xét đến sự “cần thiết” của việc truy cứu
trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội [6].
Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, (2007) nghiên cứu về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”.
Tác giả đã nghiên cứu một cách khoa học về thủ tục tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng này. Cụ thể,
tác giả phân tích, làm rõ những quy định chung về thủ tục tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên, đưa ra những bất cập, hạn chế, những đề xuất, kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong thực tế. Đồng thời, tác giả
còn đưa ra các khái niệm về người chưa thành niên, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo là người chưa thành niên; xây dựng mô hình tổ chức của Tòa án người chưa
thành niên tại Việt Nam [46].
Tác giả Đặng Thanh Nga (2008) với nghiên cứu“Một số đặc điểm tâm lý của
người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí luật học, Số 1/2008. Nghiên cứu này
phân tích một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội với mục đích
làm sáng tỏ một phần nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên [43].
Những quan điểm, quan niệm tiến bộ trong các công trình nghiên cứu nêu
trên đã được tích hợp trong “Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành
niên Việt Nam” (2013) của Tòa án nhân dân tối cao [98].
16
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội
Trần Hoàng Dũng (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam”. Tác giả phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về việc áp dụng
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tác giả làm rõ khái niệm, đặc
điểm, nguyên tắc xử lý của người dưới 18 tuổi phạm tội; các vấn đề chung, các
quy định pháp luật về việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đồng thời, phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, để tìm ra nguyên nhân của
những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật khi áp dụng hình
phạt. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam [168].
Đinh Ngọc Thủy (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Phú Thọ”. Tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm của người phạm tội dưới
18 tuổi; khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự, hình phạt và áp dụng
hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Qua đó, tác giả đánh giá thực tiễn
áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, phân tích kết quả đạt
được, tìm ra những hạn chế, yếu kếm trong áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, đề xuất kiến nghị những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ [73].
Tác giả Quách Hữu Thái (2010) với bài viết “Những vướng mắc trong thực
tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội”, đang trên Tạp chí Tòa án nhân dân số
06/2010. Tác giả đề cặp đến thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người
chưa thành niên phạm tội không có gì vướng mắc vì tính chất của nó không có gì
phức tạp, bởi đã có các quy định có liên quan được quy định tương đối rõ ràng hệ
thống pháp luật Việt Nam về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên.
17
Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc nhất định khi xét xử người chưa thành niên
phạm tội. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vướng mắc trong thực tiễn
xét xử người chưa thành niên phạm tội như: (1) Về “đại diện gia đình” và sự có mặt
của đại diện gia đình của bị cáo; (2) Về vấn đề người bào chữa và cấp giấy chứng
nhận bào chữa; (3) Về việc Hội thẩm tham gia phiên tòa; (4) Về hiểu biết và đánh
giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử; (5) Về việc áp dụng quy
định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và cho được hưởng án treo; (6) Về
việc bồi thường thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường [68].
Tác giả Vũ Thị Thúy (2010) với nghiên cứu “Bàn về việc áp dụng hình
phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt
Nam”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đưa ra những
điểm bất hợp lý được quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự, không đồng tình với
việc quy định bốn loại hình phạt chính. Ví dụ như: Người chưa thành niên phạm
tội là người nước ngoài thì vẫn có thể áp dụng được loại hình phạt khác đó là
hình phạt trục xuất. Tác giả cũng đưa ra quan điểm về những trường hợp người
phạm tội có thể áp dụng loại hình phạt trục xuất nhằm bảo đảm cho quyền và lợi
ích hợp pháp của h khi họ là người nước ngoài [72].
Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2010) với bài viết “Bàn về quyết định hình
phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội”, đăng trên
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đã đưa ra những hạn chế, bất cập
trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt cải tạo
không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm
tội. Tác giả chỉ ra những hạn chế, bất cập đó chính là những khó khăn, vướng
mắc của đội ngũ, cán bộ làm công tác xét xử khi áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, nên cần phải được hướng dẫn kịp thời để đảm bảo
thực thi [74].
Tác giả Quách Thành Vinh (2011) với chủ đề “Mấy vấn đề áp dụng pháp luật
đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù”, đăng trên Tạp chí Tòa án
nhân dân, Số 6 (03)/2011. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến
18
(2010), trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập khi áp
dụng các quy định về quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù
đối với người chưa thành niên phạm tội trong quá trình áp dụng pháp luật [115].
Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Lương Ngọc Trâm (2017) “Quyết định
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả phân tích, làm rõ hơn những
vấn đề về lý luận về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội;
phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội và thực trạng quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ những
bất cập và nguyên nhân của bất cập trong việc quyết định hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội để đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội cũng như đưa những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh [80].
Tác giả Dương Tuyết Miên (2009) với bài viết đăng trên Tạp chí Luật học
số 04/2009 “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”.
Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến những nguyên tắc và nội dung khi quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, đề cập đến
những hạn chế, bất cập và vướng mắc trong Bộ luật hình sự có liên quan đến vấn
đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội [37].
Tác giả Nguyễn Khắc Quang (2012) với công trình nghiên cứu “Quyết định
hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt”, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 4 (288)/2012. Tác giả phân
tích sâu sắc những điểm xung đột pháp luật trong việc áp dụng cùng lúc cả hai quy
định về quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành
niên tại chương X, Bộ luật hình sự và trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự như: mức tối đa và mức tối thiểu của
19
hình phạt thì quy định nào được ưu tiên áp dụng trước. Đồng thời, tác giả đưa ra
một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện chế định này [47].
Tác giả Trần Thị Ngọc Thu (2017) với “Hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà
Nội” Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam. Tác giả đã phân tích làm rõ một số vấn đề chung về người
chưa thành niên phạm tội, các hình phạt áp dụng với các đối tượng này; Phân
tích, so sánh những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và năm 2015, liên hệ
điểm mới các quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
trong Bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội từ thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những
giải pháp nângcao hiệu quả áp dụng các hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn [71].
Tác giả Trần Văn Dũng (2000) với bài viết “Quyết định hình phạt cho
người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học số 05/2000. Tác giả đã
phân tích, làm rõ những quy định chưa được rõ ràng, cụ thể trong trong việc
quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội được quy
định tại Điều 75 Bộ luật hình sự, cũng như cách xác định tội nặng nhất, mức
hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự và đưa ra một số quan
điểm của tác giả để giải thích những quy định chưa được rõ ràng đó đã nêu trong
Điều 74, 75 Bộ luật hình sự năm 1999 [19].
Tiến sĩ Nguyễn Sơn (2002) với luận án Tiến sĩ Luật học “Các hình phạt
chính trong luật hình sự Việt Nam”. Tác giả nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận
chung về các hình phạt chính được quy định trong Bộ luật hình sự; Phân tích
khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, ý nghĩa của các hình phạt chính đó; Đồng
thời, nêu lên hiệu quả của các hình phạt chính và đề xuất, kiến nghị các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của việc xử lý chuyển hướng [65].
Tác giả Nguyễn Hữu Thế Trạch (2011) với nghiên cứu “Cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc thiết lập Toà án người chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học
20
pháp lý (số 3), tr. 20-26. Tác giả chỉ ra một trong những vấn đề áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên còn nhiều bất cập là xuất phát từ chưa có đội
ngũ cán bộ có chuyên môn cao, chưa hiểu về tâm, sinh lý của người chưa thành
niên phạm tội, dẫn đến việc quyết định hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm
tâm sinh lý của họ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những cơ sở lý luận và thực
tiễn trong việc “Thành lập Tòa án người chưa thành niên” để giải quyết vấn đề
này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi áp dụng hình phạt [79].
“Đề án góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng
hình sự liên quan đến quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội” ủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2015).
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu khác như: Tư pháp với người
chưa thành niên và quyền trẻ em của Vũ Ngọc Bình, 1997 Nxb CTQG [5];
Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội của Đinh Văn
Quế, Tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2003 [50]; Chế tài hình sự đối với trường
hợp trẻ em và người chưa thành niên phạm tội của Hà Anh, 2006, Nxb Tư pháp,
Hà Nội [1]; Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có án treo và người chưa
thành niên phạm tội của Phạm Văn Thiệu, Tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2008
[70]; Về nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt và đối với người chưa thành niên phạm tội của Nguyễn Minh
Hải, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2009 [27]; Cần sửa đổi, bổ sung một số quy
định về người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự năm 1999 của Đoàn
Tấn Minh,Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tạp chí kiểm sát số 20/2009
[38]; Quyết định hình phạt thế nào khi người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội
hoặc phạm tội chưa đạt, Nguyễn Đức Tuất, Tạp chí Tòa án nhân dân số 01/2010
[76]; Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội của Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Tòa
án nhân dân số 13/2010, số 14/2010 [107].
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một giai đoạn
quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự, giai đoạn này rất quan trọng
21
trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Điều quan trọng, đặc biệt thể hiện
trước hết là: (i) Tòa án là cơ quan duy nhất được giao quyền áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội; (ii) Áp dụng hình phạt với người chưa
thành niên phạm tội được quy định nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội
có cùng tính chất, mức độ và hành vi phạm tội và các tình tiết khác, mức độ
giảm nhẹ hình phạt hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tuổi của người phạm tội.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết về áp dụng hình phạt với người chưa
thành niên phạm tội đã đề cập rõ nét và phân tích sâu sắc các khái niệm, đặc
điểm của người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội, các quy
định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội, làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, miễn, giảm hình phạt,….
Các nguyên tắc áp dụng hình phạt... Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nêu lên
những bất cập, hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật hiện hành khi áp
dụng trên thực tiễn, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện những bất cập, hạn chế, vướng mắc đó.
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án
1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình về áp dụng hình phạt và liên quan về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở trong và ngoài nước có
thể thấy, các công trình đã phân tích khá sâu các khái niệm, đặc điểm của người
chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, các khái niệm, đặc điểm,
nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, các quy định pháp luật
hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội,
làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn, giảm hình
phạt, án treo, xóa án tích…. Bên cạnh đó, cũng đã nêu lên những bất cập, hạn
chế của quy định pháp luật hiện hành khi áp dụng hình phạt trên thực tiễn, đồng
thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập, hạn
chế đó. Một số công trình nghiên cứu phân tích những vấn đề lý luận chung về
22
người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, trách nhiệm hình sự,
miễn, giảm hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp khác đối với người chưa
thành niên phạm tội, nhưng vẫn còn một số vấn đề quan trọng liên quan đến
người chưa thành niên phạm tội mà các tác giả đang có sự tranh luận về: Đặc
điểm, tâm sinh lý về thể chất và tinh thần với khả năng chịu hoặc không phải
chịu hình phạt, nguyên tắc xử lý hướng thiện mà cần phải áp dụng biện pháp
thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn chưa
được các tác giả nghiên cứu, phân tích sâu sắc.
Nhiều công trình nghiên cứu nêu lên được những vướng mắc, bất cập trong
các quy định của pháp luật hình sự hiện hành, kể cả Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi bổ sung năm 2017 về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội. Tuy nhiên, các công trình này phần lớn chỉ ra một hoặc một
vài bất cập của luật thực định nhưng chưa phân tích sâu và cụ thể hơn các bất
cập đó; chưa lý giải và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện một cách cơ bản những giải
pháp cụ thể và toàn diện nhằm bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội có tính khả thi trong thực tế. Phần lớn các công
trình khoa học pháp lý về vấn đề này được công bố dưới hình thức Luận văn, các
bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc tham luận
trong các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế, nên vẫn chưa giải quyết
được một cách thỏa đáng các vấn đề lý luận, pháp luật liên quan đến áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu
nào liên quan đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là khu vực có đông đồng bào dân tộc Hoa, Khơme sinh
sống, nên có nhiều đặc điểm khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,
phong tục tập quán,... Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến rất phức
tạp, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cũng rất khó khăn, không tương
đồng so với các địa bàn khác, nên việc áp dụng hình phạt đối với họ phải dựa
trên chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, gắn với đặc
23
điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên trên cơ sở hướng thiện, chủ yếu
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân
có ích cho xã hội.
Do vậy, luận án này là công trình khoa học ở cấp độ tiến sĩ đầu tiên nghiên
cứu những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội; thực trạng áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
tại tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những tồn tại, hạn chế khi
áp dụng hình phạt. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng
đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy việc nghiên cứu về áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được tiến hành chưa được toàn
diện, sâu sắc, cần phải được tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:
- Nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, tập trung phân tích làm
rõ hơn về khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên, người chưa thành niên
phạm tội; Nội dung, đặc điểm, nguyên tắc xử lý của việc áp dụng hình phạt người
chưa thành niên phạm tội; Sự điều chỉnh pháp luật hình sự của áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội; Các yếu tố tác động đến áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; Cơ chế bảo đảm áp dụng đúng đắn
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế.
- Nghiên cứu làm rõ hơn các đặc điểm, tâm sinh lý về thể chất và tinh thần với
khả năng chịu hoặc không phải chịu hình phạt, nguyên tắc xử lý hướng thiện, biện
pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, chính sách hình
sự liên quan đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập trong áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
đó và đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục.
24
- Phân tích làm rõ thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội góp phần áp dụng chính sách pháp luật hình sự đối với họ được tốt hơn.
- Phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng phát triển của pháp luật hình sự về
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay, qua đó đề
xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Các công trình nghiên cứu đã được công bố cho thấy việc nghiên cứu về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội các tác giả đã phân tích
khá sâu các khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên, người chưa thành
niên phạm tội, các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử lý đối với người chưa
thành niên phạm tội, các quy định pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội, làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, tổng
hợp hình phạt, miễn, giảm hình phạt, án treo, xóa án tích…., phân tích những
vấn đề lý luận chung về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội,
trách nhiệm hình sự, miễn, giảm hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp khác
đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế một số vấn
đề sau:
Các công trình nghiên cứu đã đưa ra và phân tích những vấn đề lý luận
chung về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn còn
đang tranh luận về đặc điểm về nhân thân với khả năng chịu hoặc không phải
chịu hình phạt, nguyên tắc xử lý hướng thiện, các biện pháp thay thế xử lý hình
sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn chưa được các công trình
nghiên cứu trước đây phân tích làm rõ.
Các công trình nghiên cứu đã nêu ra được những vướng mắc, bất cập trong
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, nhưng chưa đi sâu,
phân tích rõ ràng và cụ thể các vướng mắc, bất cập đó; chưa lý giải và đề xuất
định hướng hoàn thiện một cách cơ bản; chưa giải quyết được một cách thỏa
25
đáng các vấn đề xung đột pháp lý liên quan đến áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đến việc áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, qua thực tiễn
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để
xem xét, đánh giá có thật sự hợp lý chưa và cần phải có cơ chế đảm bảo nào
nhằm đưa ra giải pháp bảo đảm thực thi là cần thiết.
Do vậy, trong công trình này, tác giả sẽ nghiên cứu vấn đề áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội còn bỏ ngõ, từ đó đề xuất những giải pháp
bảo đảm việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung
và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
26
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
2.1. Pháp luật về áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
2.1.1.Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên
Trong khoa học xã hội nói chung và khoa học luật hình sự nói riêng có rất
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm người chưa thành niên. Thực trạng nhận
thức đó phần nào phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã
hội, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Đối với việc ghi nhận khái
niệm này trong pháp luật, điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Xét một cách chung
nhất, đa số các quốc gia đều ghi nhận độ tuổi là tiêu chí để xác định người chưa
thành niên.
Công ước Quốc tế và Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông
qua ngày 20/11/1989, tại Điều 1 quy định: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em
có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em có
quy định tuổi thành niên sớm hơn” [16]. Tổ chức y tế thế giới (WTO) xác định lứa
tuổi vị thành niên là từ 10 tuổi đến 19 tuổi, thanh niên trẻ là từ 19 tuổi đến 24 tuổi.
Một số quy định khác, điển hình như: “Quy tắc Bắc Kinh”(1985), “Hướng
dẫn Riyadh” (1990)… đều có cùng quan điểm trẻ em hay người chưa thành niên
là những người dưới 18 tuổi. Trong khi đó, Văn kiện của các tổ chức thuộc Liên
Hiệp Quốc như: UNESSCO - Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp
Quốc, ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế thì lại quy định trẻ em là những người
chưa đủ 15 tuổi.
Theo pháp luật Việt Nam, tuỳ theo từng ngành luật các nhà làm luật đã đưa
ra khái niệm về người chưa thành niên như sau:
Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [60].
27
Điều 119 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động chưa thành niên là
người lao động dưới 18 tuổi” [57].
Điều 21, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên là
người chưa đủ mười tám tuổi.” [61].
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người chưa thành niên là người từ đủ
mười bốn tuổi đến dưới mười tám tuổi. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 thay đổi thuật ngữ “người chưa thành niên” thành “người dưới
18 tuổi”. Đây là một trong những điểm mới trong quá trình lập pháp, việc thay
đổi này nhằm mục đích tránh sự mâu thuẫn giữa Bộ luật hình sự với các đạo
Luật khác của nước ta. Theo tác giả, việc quy định như vậy là phù hợp với Hiến
pháp năm 2013, Luật giáo dục năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số văn bản quy phạm pháp luật
khác. Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đều quy định độ tuổi của người
chưa thành niên là dưới 18 tuổi, Các văn bản quy phạm pháp luật quy định như
vậy là hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em thông qua ngày
20/11/1989.
Tuy nhiên, các định nghĩa trên đều là định nghĩa của luật thực định và lấy
dấu hiệu tuổi làm tiêu chí để xác định người chưa thành niên. Dưới góc độ khoa
học pháp lý khái niệm người chưa thành niên cần phải nghiên cứu ở hai phương
diện: Đặc điểm sinh học, xã hội và khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý của
người chưa thành niên.
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh
thần, cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Vì vậy, người chưa
thành niên có những đặc điểm riêng biệt về tâm, sinh lý, chính những đặc điểm
riêng biệt này đã chi phối đến quá trình xây dựng chính sách pháp luật hình sự
của nhà nước ta. Cụ thể: Về khía cạnh tâm lý: chưa thành niên đang trong quá
trình phát triển cả về sinh lý, tâm lý và ý thức, tâm sinh lý chưa ổn định, nhân
cách chưa hoàn thiện, nhận thức về các vấn đề xã hội còn hạn chế, thậm chí sai
lệch. Đối với họ thường có tính cách khác biệt như là: hiếu thắng, liều lĩnh,
28
không tự kiềm chế được bản thân mỗi khi có các yếu tố bên ngoài tác động, họ
dễ dẫn đến manh động và có các hành vi chống trả, sự chống trả đó thường họ
bắt chước theo những hành vi sai trái của người lớn. Ở lứa tuổi này, trạng thái
tâm lý của họ thường biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hành vi như là cố
chấp, ngang bướng, dễ gây gổ, xung đột. Ngoài ra, nhu cầu của họ thường xuất
hiện dưới dạng khám phá, tìm hiểu những gì mới lạ, đó cũng là một trong những
nhu cầu của lứa tuổi chưa thành niên, nhu cầu đó của họ lại trở thành một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội.
Nhìn dưới góc độ pháp luật: Người chưa thành niên chưa có khả năng nhận
thức đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính cần thiết cho xã hội của
các hành vi mà mình gây ra. Không ít hành vi phạm tội của họ chỉ để thỏa mãn
nhu cầu không đúng đắn của cá nhân, mà không quan tâm đến hậu quả do hành
vi nguy hiểm cho xã hội của họ gây ra.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: Người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên chưa phát triển hoàn
thiện về thể chất và tinh thần và do đó họ chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
pháp lý như người đã thành niên.
Đặc điểm của người chưa thành niên
Xét về độ tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Ở độ tuổi
này, những đặc điểm về tâm, sinh lý của họ có những biểu hiện khác biệt và
mang những đặc trưng riêng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của họ. Qua
việc nghiên cứu những đặc trưng này, chúng ta dể nhìn thấy những điểm khác
biệt của họ so với người đã thành niên:
- Thứ nhất, họ là người chưa phát triển đẩy đủ, toàn diện về thể lực, trí
tuệ, tinh thần như người đã thành niên. Sự phát triển này được biểu hiện dưới
dạng về tăng trưởng, về trọng lượng, về chiều cao….
- Thứ hai, họ là người chưa phát triển đầy đủ về trí tuệ, cũng như tâm,
sinh lý, sự phát triển này luôn đi cùng với sự phát triển về thể chất.
29
- Thứ ba, họ là người chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân
như người đã thành niên. Các nhà làm luật thường căn cứ vào độ tuổi của mỗi
người để làm ranh giới phân biệt giữa người chưa thành niên với người thành niên.
2.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người chưa thành niên hay Bộ luật
hình sự năm 2015 quy định người dưới 18 tuổi đều là những người chưa đủ 18
tuổi, thế nhưng chỉ có người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mới
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của họ gây ra, còn người chưa đủ
14 tuổi trở xuống thì Bộ luật hình sự không quy định họ phải chịu trách nhiệm hình
sự. Trong đó, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169,
170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,
303 và 304 của Bộ luật hình sự, còn người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ
luật hình sự có quy định khác.
Câu hỏi đặt ra vì sao Bộ luật hình sự quy định người dưới 14 tuổi không
phải chịu trách nhiệm hình sự, còn người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội do Bộ luật hình sự quy
định. Lý giải vấn đề này có thể nói rằng về mặt lý luận, người dưới 14 tuổi
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ đã
gây ra, bởi vì người dưới 14 tuổi trí tuệ của họ chưa phát triển đầy đủ, toàn diện
về thể lực, trí tuệ, tinh thần, chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động, cho nên ở độ tuổi này họ không
bị coi là có lỗi về hành vi mà họ đã thực hiện. Người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội được coi là không có lỗi thì Bộ luật hình sự coi họ chưa đủ yếu
tố cấu thành tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực
trách nhiệm hình sự đầy đủ, nên họ chỉ chịu trách nhiệm hình sự về một số tội
30
phạm mà Bộ luật hình sự quy định những tội đó thuộc tội rất nghiêm trọng (do
cố ý) hoặc đặc biệt nghiêm trọng (do lỗi cố ý hoặc vô ý) mà không phải chịu
trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm như người đã thành niên. Bộ luật hình
sự quy định như vậy là thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta
trong pháp luật hình sự.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về người
chưa thành niên phạm tội như sau: Người chưa thành niên phạm tội là người có
độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đã thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi bị luật hình sự quy định là tội phạm.
Khi nghiên cứu về những trường hợp phạm tội do người chưa thành niên
thực hiện, có thể thấy người chưa thành niên phạm tội có một số đặc điểm cơ
bản sau đây:
- Một là, người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển về
thể chất và tâm, sinh lý, họ chưa có đầy đủ nhận thức về những chuẩn mực đạo
đức; chưa thể có cuộc sống tự lập, tự chủ; Họ thích tìm hiểu, trãi nghiệm những
điều mới lạ trong cuộc sống, họ rất dễ làm theo những hành vi, sự việc trước mắt
họ, nhất là những hành động mang tính chất phiêu lưu, mạo hiểm, những hành vi
mang tính chất bạo lực, kích động nên rất dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội;
- Hai là, người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi thuộc vào giai
đoạn mất cân bằng về cảm xúc, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
nên dể bị xúc động, có những phản ứng tức thời, vô cớ bất thường, dễ bị
kích thích và dễ nổi nóng, không làm chủ được cảm xúc, hành động thiếu
suy nghĩ, mù quáng. Trong cuộc sống họ chưa có nhiều kinh nghiệm, nên
khả năng làm chủ hành vi không cao, dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội;
- Ba là, người chưa thành niên luôn nghĩ mình đã trở thành người thành
niên và thích được đối xử như người đã thành niên, không coi mình còn trẻ nữa,
không muốn phụ thuộc vào gia đình và xã hội, muốn hành động theo cách riêng
của họ. Họ thường có những hành động chống đối lại sự kiểm soát, giám sát của
31
gia đình, nhà trường và xã hội, thường xuyên tụ tập thành băng nhóm. Từ đó, dể
lao vào con đường phạm tội;
- Bốn là, giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là giai đoạn dậy thì của
người chưa thành niên. Ở độ tuổi này, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có sự
phát triển mạnh về cảm xúc giới tính, họ bắt đầu quan tâm đến người khác giới,
thích tìm những cảm giác, cảm xúc giới tính khác lạ, luôn tỏa ra nhiều tâm trạng
vui, buồn, nhớ nhung, muốn được quan tâm, âu yếm người khác giới… có khi lại
bi quan, chán nản, thù ghét …. Không kiềm chế được hành động của bản thân họ;
- Năm là, người chưa thành niên có sự hạn chế về nhận thức pháp luật, nhận
thức về pháp luật của người chưa thành niên chưa được hình thành đầy đủ, toàn
diện, thường bị lệch lạc theo ý chí chủ quan của họ. Những hạn chế này của người
chưa thành niên diễn ra khá phổ biến với tính chất và cường độ mạnh hơn người đã
thành niên bởi sự lệch lạc trong ý thức của họ. Ý thức pháp luật là yếu tố quan trọng
đối với sự phát triển nhân cách của người chưa thành niên nên khi họ có suy nghĩ
lệch lạc, không đúng đắn về pháp luật thì sẽ dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội.
Có nhiều trường hợp người chưa thành niên khi thực hiện hành vi phạm tội nhưng
họ không biết mình phạm tội vì không hiểu rõ các quy định của pháp luật.
Do đó, khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì
Hội đồng xét xử cần phải cân nhắc các đặc điểm cơ bản của họ để lựa chọn loại
hình phạt hợp lý hoặc biện pháp tư pháp khác nhằm giúp họ nhận ra những sai
lầm, khuyết điểm của họ. Việc áp dụng hình phạt, miễn hình phạt hay áp dụng
biện pháp tư pháp khác đối với người chưa thành niên cần thực hiện theo hướng
giúp đỡ, giáo dục và tạo điều kiện để họ sửa chữa những sai lầm, trở thành
những công dân có ích cho xã hội. [80]
2.1.2. Điều chỉnh pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội
Trong xã hội, để duy trì và trật tự hóa các quan hệ xã hội, Nhà nước sử
dụng nhiều công cụ để điều chỉnh khác nhau, như: pháp luật, tập quán, đạo đức,
dư luận xã hội... Trong đó, pháp luật là công cụ điều chỉnh giữ vai trò đặc biệt
32
quan trọng. Điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội thực chất là việc
thực hiện sự tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Sự tác động của
pháp luật lên các quan hệ xã hội thường xảy ra theo hai hướng: một là, đối với
những quan hệ xã hội phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đáp ứng được
lợi ích của nhà nước và xã hội thì pháp luật bảo vệ, củng cố và tạo điều kiện cho
chúng phát triển; hai là, đối với những quan hệ xã hội không đáp ứng được lợi
ích của nhà nước, của xã hội, lạc hậu, không phù hợp với quy luật phát triển thì
pháp luật ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của chúng và từng bước loại bỏ chúng
ra khỏi đời sống xã hội.[83]
Pháp luật tác động lên các mối quan hệ xã hội bằng cách quy định cho các
chủ thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, cùng với việc xác
định điều kiện bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện nghiêm
túc. Như vậy, điều chỉnh pháp luật là một quá trình trong đó Nhà nước dùng
pháp luật tác động đến hành vi của các chủ thể trong xã hội nhằm trật tự hóa các
quan hệ xã hội theo những mục đích, yêu cầu của pháp luật.
Quá trình áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đã làm
nảy sinh nhiều quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ xã hội giữa người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng với người chưa thành niên phạm tội. Đây là một trong
những quan hệ xã hội cơ bản của quá trình tố tụng hình sự, trong đó các bên
tham gia có địa vị pháp lý khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nếu như người có
thẩm quyền tiến hành thực hiện công tác áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội và một số thủ tục thi hành án thì người bị buộc tội là người
chưa thành niên có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của các cá
nhân được trao quyền này.
Do đó, để đảm bảo cho hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật đối
với người chưa thành niên thì nhà nước ta phải dùng pháp luật để tác động lên
hành vi của các đối tượng này. Nói cách khác, sự điều chỉnh pháp luật đối với
hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một yêu
33
cầu tất yếu, khách quan. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một nội dung của điều chỉnh
pháp luật, trong đó Nhà nước dùng pháp luật để tác động lên các chủ thể tham
gia vào hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
nhằm tạo ra những quan hệ xã hội ổn định và phát triển phù hợp với ý chí nhà
nước hoặc ngăn chặn, loại bỏ những quan hệ xã hội tiêu cực, đặc biệt là đối với
người chưa thành niên phạm tội.
Về phạm vi nội dung điều chỉnh, hoạt động áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công
dân, quyền trẻ em, hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên được quy
định trong Hiến pháp, do đó việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội phải hết sức thận trọng. Đặc biệt trong quá trình điều chỉnh pháp
luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần quan tâm
đến quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em khi tổng hợp hình phạt, khi
áp dụng án treo, hoặc khi miễn, giảm hình phạt, xóa án tích. Ý nghĩa và tầm
quan trọng của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi
nó phải được pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể và toàn diện nhằm tránh việc
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng cho xã hội và con người. Vì vậy, sự điều chỉnh pháp luật đối
với áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải bao quát
được những nội dung cốt lõi trong các biện pháp này, như: thẩm quyền áp dụng;
đối tượng bị áp dụng; căn cứ áp dụng; mục đích áp dụng; thủ tục áp dụng. Nhìn
chung các chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ quyền con
người của người chưa thành niên phạm tội, ngoài việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống tội phạm, thì còn có trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng các lợi
ích thiết thực của người chưa thành niên phạm tội.
Trong quá trình điều chỉnh các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội Tòa án cần phải tuân thủ nghiêm túc
nguyên tắc: không thể áp dụng biện pháp nào khác để khoan hồng cho người
34
chưa thành niên thì mới phải xử lý về hình sự đối với họ; tuyệt đối tránh áp dụng
các loại hình phạt làm hạn chế các quyền tự do của người chưa thành niên. Điều
này thể hiện quan điểm xử lý người chưa thành niên phạm tội phải coi đó là một
vấn đề mang tính chất xã hội. Vì, khi xử lý họ không đơn giản là vấn đề pháp lý
mà còn là vấn đề xã hội nên trong đường lối xử lý người chưa thành niên phạm
tội đòi hỏi phải có quy định cụ thể về vấn đề này.
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội
2.2.1. Khái niệm của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội
Để có thể nêu ra khái niệm áp dụng hình phạt, trước hết cần khái quát thế
nào là hình phạt. Hình phạt là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu
của khoa học luật hình sự, việc phân tích, làm rõ khái niệm hình phạt là một vấn
đề hết sức quan trọng trong khoa học luật hình sự. Tuy vậy, về vấn đề này trong
khoa học luật hình sự ở trong và ngoài nước từ trước đến nay vẫn còn tồn tại hai
loại quan điểm khác nhau, nhưng các quan điểm đó có thể được chia thành ba
loại: 1) Coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù người phạm tội; 2) Coi hình
phạt là công cụ phòng ngừa tội phạm; 3) Coi hình phạt không chỉ trừng trị người
phạm tội mà còn là công cụ phòng ngừa tội phạm.
Quan điểm thứ nhất, coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù của Nhà
nước dựa theo học thuyết trừng trị hay còn gọi là học thuyết hình phạt tuyệt đối
do I. Kant và F. Hegel, là những triết gia người Đức chủ trương. I. Kant cho là,
sự bất công do hành vi của người phạm tội gây ra phải được đền bù bằng hình
phạt, thông qua đó trật tự pháp luật bị xâm phạm được khôi phục. Việc áp dụng
hình phạt nhằm đảm bảo công lý, công bằng. Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của hình
phạt theo học thuyết hình phạt tuyệt đối, chỉ nằm ở sự trừng trị, trả thù, có nghĩa
là bằng việc áp dụng hình phạt, sự bất công mà người phạm tội đã có lỗi gây ra
được đền bù công bằng. Còn F. Hegel lại coi hình phạt là sự phủ định của sự phủ
định (Negation der Negation). Ông cho rằng, tội phạm là sự phủ định các quyền,
35
nên hình phạt là công cụ để phủ định tội phạm, nhằm khôi phục lại các quyền đã
bị vi phạm. Hình phạt là sự trừng trị, trả thù của Nhà nước, là điều ác trả bằng
điều ác. Hình phạt chỉ có mục đích tự thân, không có mục đích cải tạo, răn đe,
phòng ngừa chung [100].
Do có quan điểm coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù của Nhà nước,
nên hình phạt được các học giả định nghĩa như là “sự đau đớn về thể chất hoặc
tinh thần hoặc sự bất lợi nhất định nào đó dành cho người có hành vi phạm tội
theo một bản án hoặc quyết định của Tòa án” [3]; “là sự đau đớn mà người ta
làm cho chủ thể của hành vi phạm pháp chịu đau khổ vì nguyên nhân của hành
vi này; đó là tổn hại mà người phạm tội phải chịu bởi vì anh ta đã làm một điều
ác” [134].
Quan niệm thứ hai, coi hình phạt là công cụ để phòng ngừa tội phạm. Học
thuyết về phòng ngừa tội phạm của hình phạt hay còn gọi là học thuyết hình phạt
tương đối do Cesare Beccaria, một luật gia người Italia khởi xướng, sau đó là
Jeremy Bentham, P.J.A. Feuerbach và F. v. Liszt. Học thuyết này, coi hình phạt
không phải là việc trả thù đối với người phạm tội mà chỉ nhằm phòng ngừa tội
phạm.[23]
Quan niệm thứ ba, coi hình phạt không chỉ có mục đích trừng trị mà còn có
mục đích phòng ngừa tội phạm. Những người đại diện cho quan niệm này là A.
Merkel [122]; R.V. Hippel [144]; H. L. A. Hart [132]. Với nhận thức về hình
phạt như trên, nên trong khoa học luật hình sự nước ngoài có những định nghĩa
về khái niệm hình phạt như: “Hình phạt là sự trừng trị được luật quy định để
phòng ngừa và trấn áp hành vi cấu thành tội phạm gây tổn hại đến trật tự xã
hội...; sự trừng trị buộc người phạm tội phải chịu trong lĩnh vực hình sự thuộc
quyền của thẩm phán hình sự, chiếu theo quy định của pháp luật” [134]; “Hình
phạt là sự đền bù của hành vi trái pháp luật nghiêm trọng bằng việc trừng trị
các điều ác được làm thích ứng với mức độ của sự bất công và lỗi. Nó là sự
khiển trách công khai đối với hành vi trái pháp luật, thông qua đó khôi phục lại
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAYLuận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTBiện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiệnLuận văn: Phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 

Similar to Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...anh hieu
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY (20)

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
 
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạnLuận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
 
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAYLuận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đLuận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sựBiện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
 
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tộiHình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCMLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN GIA VIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9 38 01 04 LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồ Trọng Ngũ HÀ NỘI - 2019
  • 2. Lời cam đoan Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đề cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả Luận án Nguyễn Gia Viễn
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước................................................................................ 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.............................................................................. 11 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................. 24 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.................................................................. 26 2.1. Pháp luật về áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội .................................... 26 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ....................................................................................................................... 34 2.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................. 71 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG............................................................................................................................... 72 3.1. Thực trạng pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội....... 72 3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. 103 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................ 122 Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI...................................................................... 123 4.1. Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới ................................................................. 123 4.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ................................................................................ 128 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................ 146 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 151
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Sóc Trăng là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cuối hạ lưu Sông Hậu, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Bassac và Định An, toàn tỉnh có khoảng 1.321.000 người (với 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ me, dân tộc Khơ me chiếm 30% dân số toàn tỉnh). Trong đó, có một số dân nhập cư ở các nơi về đây để hành nghề đánh bắt, khai thác thủy, hải sản dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp tăng, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận không nhỏ người chưa thành niên bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào hoạt động phạm tội. Tình hình người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội có chiều hướng tăng, tính chất nguy hiểm cho xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển bền vững của cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là các quy định của pháp luật hình sự và cơ chế đảm bảo áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội chưa thể hiện rõ được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với họ. Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không thống nhất lý luận và quy định của pháp luật đặc biệt là tính hiệu quả của cơ chế bảo đảm cho việc thực hiện đúng các quy định đó, đã và đang làm giảm hiệu quả của việc áp dụng hình phạt do người chưa thành niên thực hiện trong thực tế. Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn xét xử vẫn còn lúng túng, chưa thống nhất trong việc vận dụng các quy định của pháp luật. Mặc dù đã khắc phục những điểm chưa được rõ ràng, chưa cụ thể, thiếu thống nhất của Bộ luật hình sự năm 1999, song các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn chưa đáp ứng được nhân đạo hóa, phân hóa
  • 5. 2 và quốc tế hóa của luật hình sự nói chung và của việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Số liệu thống kê công tác xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng (09 năm, từ khi Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 có hiệu lực đến hết năm 2018) cho thấy trung bình mỗi năm khoảng 494 vụ, trong đó, người chưa thành niên bị đưa ra xét xử 36,7 vụ, chiếm tỉ lệ 7,44%, với 43,5 bị báo, chiếm 5,68%. Thực tiễn tình hình xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng còn cho thấy rất nhiều bất cập: (i) Các quy định của Bộ luật hình sự có nhiều điểm mới chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích chính thức, nhiều điểm chưa được tổng kết, hướng dẫn; (ii) Các loại hình phạt không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa có cơ chế đảm bảo thực hiện; (iii) Chế tài áp dụng pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội còn nặng về phạt tù có thời hạn; (iv) Nhận thức của một bộ phận không nhỏ Thẩm phán còn khác nhau về người chưa thành niên phạm tội; (v) Chưa có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao chuyên về người chưa thành niên phạm tội để tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên,…; Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Sóc Trăng trong thời gian qua, dẫn đến thực tiễn áp dụng hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, không hoặc rất ít trường hợp áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt theo đúng chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta nói chung, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta về người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Để làm giảm những hạn chế, bất cập nêu trên, cần phải có công trình nghiên cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng trong thực tế nhằm góp phần đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
  • 6. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, luận án đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Phân tích khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội; khái niệm, đặc điểm của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung và ý nghĩa của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. - Phân tích thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua, qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó trong các quy định của pháp luật và trong áp dụng vào thực tiễn. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn và giải pháp bảo đảm thực thi về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Bởi vậy, luận án lấy các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
  • 7. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài của luận án được tác giả nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và luật tố tụng hình sự; - Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng; - Về thời gian, các số liệu xét xử phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập trong giai đoạn năm 2010 đến hết năm 2018. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm và hình phạt; quán triệt đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê; tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, cũng như phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ở tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau: + Chương 1, Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, hệ thống hóa các luận điểm khoa học, tổng hợp và đánh giá để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài và là nền tảng cho các vấn đề đặt ra mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu. + Chương 2, Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống và tổng quan các công trình đã được công bố trong và ngoài nước để tạo nền kiến thức chung và giải quyết triệt để cơ sở lý luận về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Ngoài ra, tác giả còn dự kiến sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành như xã hội học, tâm lý học tại chương này. + Chương 3, Sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân tích để đánh giá các quy định về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
  • 8. 5 niên phạm tội trong Bộ luật hình sự. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê và xã hội học pháp luật để đánh giá thực trạng phạm tội do người chưa thành niên thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và thực trạng những vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn này nhằm đánh giá và phát hiện những thành công và những hạn chế cần khắc phục. + Chương 4, Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống để đề ra phương hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, hoàn thiện các hoạt động thực tiễn áp dụng hình phạt đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cho một địa bàn cấp tỉnh tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tương tự như tỉnh Sóc Trăng. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Thứ hai, luận án phân tích quy định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam. Thứ ba, luận án làm rõ những vấn đề của thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó trong các quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn. Thứ tư, luận án phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng phát triển của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay trên thế giới, qua đó đề xuất, kiến nghị góp phần thực hiện tốt hơn về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn tới. Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp, tổng thể các vấn đề về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học, những yêu cầu, giải pháp về mặt lý luận cũng như thực tiễn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm tiền đề cho một cơ
  • 9. 6 chế thực thi pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở các địa bàn tương tự như tỉnh Sóc Trăng. Luận án là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp luận án tiến sĩ nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Luận án góp phần bổ sung lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; cách tiếp cận phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới. Luận án là tài liệu tham khảo cho việc quy định và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, cũng như cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về luật hình sự. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án có 4 chương sau đây: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. - Chương 2: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. - Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. - Chương 4: Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới và giải pháp bảo đảm thực thi.
  • 10. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Vấn đề người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội và việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số những công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài về các vấn đề nêu trên, có thể kể đến: Công trình nghiên cứu “A Century of Juvenile Justice”, (Dịch: Công lý của người chưa thành niên trong một thế kỷ) của Giáo sư Franklin E Zimring và Giáo sư Margaret K. Rosenheim – Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ cùng Trợ lý David S.Tanenhaus – Trường Đại học Nevada, Hoa Kỳ và Bemardine Dohm, Giám đốc Trung tâm tư pháp lĩnh vực gia đình và trẻ em của Trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu trong thời gian 20 năm về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, rồi đặt ra nhiều vấn đề và so sánh các vấn đề đó với chính sách pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, từ đó, chỉ ra những bất lợi trong thực hiện chính sách người chưa thành niên phạm tội, đồng thời, đưa ra các chính sách mới nhằm áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tốt hơn. [130] Cuốn sách “Protecting the world's children: Impact of the Convention of the Rights of the Child in Diverse Legal Systems”, (Dịch: Bảo vệ trẻ em trên thế giới: Tác động của công ước của các quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật đa dạng) của UNICEF (2007) đề cập nghiên cứu về vấn đề tư pháp người chưa thành niên dưới góc độ so sánh các kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia và thực tiễn áp dụng tại 191 nước với bốn hệ thống pháp luật điển hình: Hệ thống pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật Common Law, hệ thống pháp luật Châu Phi thuộc khu vực tiểu sa mạc Sahara và hệ thống pháp luật Muslim [147]. Trong công trình nghiên cứu “Justice for Children: Detention as a Last Resort. Innovative Initiatives in the East Asia and Pacific Region”, (Dịch: Công
  • 11. 8 lý cho trẻ em: Phạt tù được xem như là biện pháp cuối cùng. Sáng kiến ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương) của Unicef (2003), các tác giả tiếp cận vấn đề tư pháp về người chưa thành niên phạm tội thông qua thực tiễn tại ba nước thuộc khu vực Đông Nam Á gồm: Campuchia, Thái Lan và Philippines. Các tác giả của công trình nghiên cứu này nghiên cứu tư pháp người chưa thành niên không chỉ để hướng tới người chưa thành niên phạm tội mà còn giải quyết các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên là nạn nhân của tình trạng nghèo đói, bóc lột sức lao động, người chưa thành niên là nạn nhân của việc buôn người, của công nghiệp tình dục. Dưới góc nhìn những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế, so sánh với những hoạt động lập pháp của các nước, thực tiễn áp dụng pháp luật để bảo vệ người chưa thành niên tại các nước này thông qua các hệ thống pháp luật hình sự được ban hành thì việc áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên như là biện pháp cuối cùng [146]. Cuốn sách chuyên khảo của Franklin E.Jimring (2005) “American juvenle Justice”, (Dịch: Công lý Hoa kỳ) xuất bản bởi Oxford University, tập trung nghiên cứu bốn nội dung chính: (1) Người chưa thành niên phạm tội: Thực trạng và quan điểm pháp luật; (2) Thành lập tư pháp người chưa thành niên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; (3) Bảo vệ người chưa thành niên phạm tội; (4) Các vấn đề chính sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện đại. Tác giả của cuốn sách chuyên khảo này phân tích các lý do cần phải thành lập Tòa án dành cho người chưa thành niên, biện pháp xử lý chuyển hướng thân thiện đối với tội phạm là người chưa thành niên..., trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề tư pháp người chưa thành niên dưới góc độ dẫn chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó tác giả đưa ra các vấn đề chính sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện đại nhằm bảo vệ người chưa thành niên phạm tội [129]. Trong công trình nghiên cứu “Juvenile Delinquency”, (Dịch: Người chưa thành niên phạm tội) Giáo sư Donald J. Shoemaker, Trường đại học bang Virginia, Hoa Kỳ đã phân tích, làm rõ thế nào là người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, phân tích đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội, cách thức
  • 12. 9 xử lý người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự hiện hành, từ đó đưa ra những quan điểm mới về hành vi phạm tội và việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, với mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên [139]. “National Report 1999” - Báo cáo quốc gia của Hoa Kỳ năm 1999, về tội phạm người chưa thành niên và nạn nhân đã đưa ra thực trạng và đề xuất các giải pháp trong hệ thống của Tòa án Hoa Kỳ đối với người chưa thành niên tham gia vào tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với các trường hợp người chưa thành niên phạm tội cũng có một giá trị nghiên cứu rất to lớn. Báo cáo nhấn mạnh các hình thức xử lý mà các Tòa án bang và Tòa án liên bang áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội thông qua các án lệ, các nguyên tắc đối với tư pháp người chưa thành niên nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên khi tham gia tố tụng hình sự theo chuẩn mực của pháp luật quốc tế [153]. Công trình nghiên cứu của Barry C. Feld (1999) với cuốn sách “Bad kids: race and the transformation of Juvenile Court”, (Dịch: Những đứa trẻ xấu xa: chủng tộc và sự biến đổi của Tòa án người chưa thành niên) được xuất bản bởi Oxford University, đề cập nghiên cứu quá trình hình thành và thay đổi của hệ thống pháp luật của người chưa thành niên tại Hoa Kỳ. Tác giả công trình nghiên cứu này đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng từ sự thay đổi trong xã hội về kinh tế, văn hóa, xã hội, tình trạng di dân... đến sự thay đổi trong các gia đình hiện đại tại Hoa Kỳ, từ đó, làm ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức pháp luật của người chưa thành niên. Cũng xuất phát từ những thay đổi đó trong xã hội, tác giả làm rõ hơn về vai trò của Tòa án người chưa thành niên. Song, Barry C. Feld nêu vấn đề khi người chưa thành niên phạm tội thì đó là lỗi lầm hay là tội phạm. Từ đó, Barry C. Feld đã đưa ra quan điểm của ông về Tòa án người chưa thành niên nghiêng về xem xét đến tâm, sinh lý để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp đối với người chưa thành niên phạm tội hơn là trừng trị [123]. Công trình nghiên cứu của Maharukh Adenwalla (2006) với nghiên cứu “Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law” (Dịch:
  • 13. 10 “Bảo vệ và chế độ pháp lý trẻ người chưa thành niên trong xung đột với pháp luật”) đã làm rõ khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên xung đột với pháp luật, mức độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên; trách nhiệm của cảnh sát, của người giám sát người chưa thành niên bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, của luật sư, của các phương tiện thông tin đại chúng đối với người chưa thành niên xung đột với pháp luật tại Ấn Độ. Ngoài ra, M.Adenwalla đã nghiên cứu 13 trường hợp về người chưa thành niên xung đột với pháp luật ở Ấn Độ để làm rõ hơn các quan điểm của mình [139]. Công trình nghiên cứu Juvenile Delinquency: An Integated Approach (Người chưa thành niên phạm tội: Cách tiếp cận tổng quan) của James Burfeind (Giáo sư xã hội học, Đại học Montana, Hoa Kỳ) và Dawn Jeglum Bartusch (Tiến sĩ, trợ lý của Giáo sư James Burfeind) chỉ ra cách nhìn tổng quan nhất nhằm phân tích về hiện tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội học, tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học... Đồng thời, đưa ra hướng tiếp xúc, giúp đỡ cho người chưa thành niên phát triển tốt hơn [136]. Trong công trình nghiên cứu Juvenile Delinquena Diverse Society, (Dịch: Người chưa thành niên phạm tội trong một xã hội đa dạng) Giáo sư, Tiến sĩ Kristin A. Bastes - Trường đại học Washington và Giáo sư, Tiến sĩ Richelle s. Swan - Trường Đại học Irvine bang Califonia, có cách nhìn hiện tượng người chưa thành niên phạm tội trong bối cảnh xã hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng, nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội, các chính sách dân cư, quan niệm về người chưa thành niên phạm tội. [137] Công trình nghiên cứu “Juvenile Delinqueny: The Core”, (Dịch: Bản chất của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội) của Giáo sư Larry J. Siegel và Brandon c. Welsh (Hoa Kỳ) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên phạm tội, đồng thời nghiên cứu những yếu tố cốt lõi của nó thuộc về bản chất của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội.[138] Qua nghiên cứu các công trình nêu trên cho thấy, một số công trình có
  • 14. 11 phạm vi nghiên cứu khá rộng, chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên xung đột với pháp luật, mức độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong bối cảnh xã hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng, nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội, các chính sách dân cư, quan niệm về người chưa thành niên phạm tội, một số công trình nghiên cứu tác giả nêu lên các nguyên nhân cần phải thành lập Tòa án dành cho người chưa thành niên, biện pháp xử lý chuyển hướng thân thiện đối với tội phạm người chưa thành niên, phân tích về hiện tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội học, tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học... mà chưa giải quyết vấn đề của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Đa số các công trình nghiên cứu liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, nhưng chưa nghiên cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Một số công trình nghiêu cứu cách đây quá lâu và cũng không còn phù hợp với tình trạng người chưa thành niên phạm tội hiện nay. Chính vì lẽ đó, mà việc tiếp tục nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là vấn đề rất cần thiết. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng ngày càng đưa các nhà luật học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam, trong số đó có thể kể đến: 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt, chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Để nghiên cứu vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần phải dựa trên lý luận về hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự và quyết định hình phạt nói chung. Bên cạnh đó phải dựa vào chính sách, pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi lẽ, áp dụng hình phạt đối
  • 15. 12 với người chưa thành niên là một dạng đặc thù của áp dụng hình phạt nói chung. Không thể làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên nếu không nghiên cứu hình phạt với các phương diện của nó như mục đích, bản chất, nội dung, nguyên tắc, phương pháp… áp dụng hình phạt và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhóm tài liệu thứ nhất: Về trách nhiệm hình sự, hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự và quyết định hình phạt. Sách “Trách nhiệm hình sự và hình phạt” của Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001. Đây là công trình nghiên cứu lý luận toàn diện và đầy đủ về trách nhiệm hình sự, hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Các vấn đề cơ bản nhất của trách nhiệm hình sự đã được đặt ra và giải quyết như: Khái niệm trách nhiệm hình sự và mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp đặc biệt [31]. Vấn đề trách nhiệm hình sự cũng được đề cập trong công trình “Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề cơ bản của phần chung” của GS. TSKH. Lê Cảm, Nxb Công an nhân dân, 2004. Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ và có hệ thống của khoa học pháp lý nhà nước ta về hoàn thiện pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong đó, có đề cập đến vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt [9]. Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm hình sự cũng được nghiên cứu khá công phu trong công trình của nhóm tác giả Lê Cảm, Phạm Mạnh Hùng, Trịnh Tiến Việt (2005) về Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội [11]; Luận án “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Chu Thị Trang Vân bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trong đó, có đề cấp đến áp dụng pháp luật trong quyết định
  • 16. 13 hình phạt của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Luận án cũng đề cập đến các trường hợp áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt với đối tượng là người chưa thành niên. Ngoài ra, công trình này cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam và đề ra các yêu cầu và giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn hiện nay [101]. Luận án tiến sĩ Luật học “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Dương Tuyết Miên bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Luận án đã hệ thống hóa sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt; phân tích những nội dung cụ thể của chế định này về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, luận án tiến hành phân tích, đánh giá những quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện hành về quyết định hình phạt, thực tiễn áp dụng những quy định này cũng như tham khảo pháp luật hình sự của một số quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định về quyết định hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt [35]. Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình liên quan đến quyết định hình phạt như: Tác giả Đinh Văn Quế (2005) về Một số vấn đề về quyết định hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2005 [52]; Và Tiến sĩ Dương Tuyết Miên (2007) với công trình Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động – Xã hội [36]. Các công trình nghiên cứu nêu trên hầu hết phân tích về các vấn đề lý luận chung trong việc áp dụng hình phạt cụ thể như: Các căn cứ pháp lý về áp dụng hình phạt, cách thức và điều kiện áp dụng hình phạt trong một vài trường hợp cụ thể..., Đồng thời, tác giả còn nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về vấn đề quyết định hình phạt và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định pháp luật về các vấn đề đó.
  • 17. 14 Các công trình nghiên cứu về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” thuộc Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc thể hiện thái độ của nhà nước đối với đối tượng đặc thù là người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự với mức độ chênh lệch, giảm nhẹ đáng kể so với nguyên tắc chung để làm chuẩn mực xử lý người chưa thành niên phạm tội [110]. Luận án tiến sĩ luật học“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2013) của Trần Hưng Bình, Học viện khoa học xã hội - Viện hàm lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã tập trung giải quyết về mặt lý luận quyền của người chưa thành niên nói chung và quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự nói riêng; đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự [4]; Công trình “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của TS Hoàng Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội năm 2016. Trên cơ sở lý luận về chính sách hình sự nói chung, tác giả đã làm rõ nội hàm khái niệm chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; xác định vị trí, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phân tích làm rõ yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng và thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung, các nhân tố tác động và các biện pháp thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; sự thể hiện của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam với các nội dung, mục tiêu, quan điểm, đường lối xử lý, nguyên tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối với chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội [26].
  • 18. 15 “Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2001, tác giả đã đề cập nội dung của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong Bộ luật hình sự năm 1999 như: những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, phân tích nguyên tắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, vậy, trường hợp nào là “cần thiết”, khi nào thì phải xét đến sự “cần thiết” của việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội [6]. Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, (2007) nghiên cứu về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Tác giả đã nghiên cứu một cách khoa học về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng này. Cụ thể, tác giả phân tích, làm rõ những quy định chung về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên, đưa ra những bất cập, hạn chế, những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong thực tế. Đồng thời, tác giả còn đưa ra các khái niệm về người chưa thành niên, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên; xây dựng mô hình tổ chức của Tòa án người chưa thành niên tại Việt Nam [46]. Tác giả Đặng Thanh Nga (2008) với nghiên cứu“Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí luật học, Số 1/2008. Nghiên cứu này phân tích một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội với mục đích làm sáng tỏ một phần nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên [43]. Những quan điểm, quan niệm tiến bộ trong các công trình nghiên cứu nêu trên đã được tích hợp trong “Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên Việt Nam” (2013) của Tòa án nhân dân tối cao [98].
  • 19. 16 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Trần Hoàng Dũng (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Tác giả phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tác giả làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử lý của người dưới 18 tuổi phạm tội; các vấn đề chung, các quy định pháp luật về việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, để tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật khi áp dụng hình phạt. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam [168]. Đinh Ngọc Thủy (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ”. Tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm của người phạm tội dưới 18 tuổi; khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự, hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Qua đó, tác giả đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, phân tích kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế, yếu kếm trong áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, đề xuất kiến nghị những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ [73]. Tác giả Quách Hữu Thái (2010) với bài viết “Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội”, đang trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 06/2010. Tác giả đề cặp đến thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội không có gì vướng mắc vì tính chất của nó không có gì phức tạp, bởi đã có các quy định có liên quan được quy định tương đối rõ ràng hệ thống pháp luật Việt Nam về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên.
  • 20. 17 Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc nhất định khi xét xử người chưa thành niên phạm tội. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội như: (1) Về “đại diện gia đình” và sự có mặt của đại diện gia đình của bị cáo; (2) Về vấn đề người bào chữa và cấp giấy chứng nhận bào chữa; (3) Về việc Hội thẩm tham gia phiên tòa; (4) Về hiểu biết và đánh giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử; (5) Về việc áp dụng quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và cho được hưởng án treo; (6) Về việc bồi thường thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường [68]. Tác giả Vũ Thị Thúy (2010) với nghiên cứu “Bàn về việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đưa ra những điểm bất hợp lý được quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự, không đồng tình với việc quy định bốn loại hình phạt chính. Ví dụ như: Người chưa thành niên phạm tội là người nước ngoài thì vẫn có thể áp dụng được loại hình phạt khác đó là hình phạt trục xuất. Tác giả cũng đưa ra quan điểm về những trường hợp người phạm tội có thể áp dụng loại hình phạt trục xuất nhằm bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của h khi họ là người nước ngoài [72]. Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2010) với bài viết “Bàn về quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đã đưa ra những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội. Tác giả chỉ ra những hạn chế, bất cập đó chính là những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ, cán bộ làm công tác xét xử khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, nên cần phải được hướng dẫn kịp thời để đảm bảo thực thi [74]. Tác giả Quách Thành Vinh (2011) với chủ đề “Mấy vấn đề áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 6 (03)/2011. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến
  • 21. 18 (2010), trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập khi áp dụng các quy định về quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội trong quá trình áp dụng pháp luật [115]. Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Lương Ngọc Trâm (2017) “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả phân tích, làm rõ hơn những vấn đề về lý luận về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội; phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực trạng quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ những bất cập và nguyên nhân của bất cập trong việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội để đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như đưa những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh [80]. Tác giả Dương Tuyết Miên (2009) với bài viết đăng trên Tạp chí Luật học số 04/2009 “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến những nguyên tắc và nội dung khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, đề cập đến những hạn chế, bất cập và vướng mắc trong Bộ luật hình sự có liên quan đến vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội [37]. Tác giả Nguyễn Khắc Quang (2012) với công trình nghiên cứu “Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt”, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 4 (288)/2012. Tác giả phân tích sâu sắc những điểm xung đột pháp luật trong việc áp dụng cùng lúc cả hai quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên tại chương X, Bộ luật hình sự và trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự như: mức tối đa và mức tối thiểu của
  • 22. 19 hình phạt thì quy định nào được ưu tiên áp dụng trước. Đồng thời, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện chế định này [47]. Tác giả Trần Thị Ngọc Thu (2017) với “Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả đã phân tích làm rõ một số vấn đề chung về người chưa thành niên phạm tội, các hình phạt áp dụng với các đối tượng này; Phân tích, so sánh những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và năm 2015, liên hệ điểm mới các quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội từ thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nângcao hiệu quả áp dụng các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn [71]. Tác giả Trần Văn Dũng (2000) với bài viết “Quyết định hình phạt cho người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học số 05/2000. Tác giả đã phân tích, làm rõ những quy định chưa được rõ ràng, cụ thể trong trong việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự, cũng như cách xác định tội nặng nhất, mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự và đưa ra một số quan điểm của tác giả để giải thích những quy định chưa được rõ ràng đó đã nêu trong Điều 74, 75 Bộ luật hình sự năm 1999 [19]. Tiến sĩ Nguyễn Sơn (2002) với luận án Tiến sĩ Luật học “Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam”. Tác giả nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận chung về các hình phạt chính được quy định trong Bộ luật hình sự; Phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, ý nghĩa của các hình phạt chính đó; Đồng thời, nêu lên hiệu quả của các hình phạt chính và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xử lý chuyển hướng [65]. Tác giả Nguyễn Hữu Thế Trạch (2011) với nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết lập Toà án người chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học
  • 23. 20 pháp lý (số 3), tr. 20-26. Tác giả chỉ ra một trong những vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên còn nhiều bất cập là xuất phát từ chưa có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, chưa hiểu về tâm, sinh lý của người chưa thành niên phạm tội, dẫn đến việc quyết định hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của họ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc “Thành lập Tòa án người chưa thành niên” để giải quyết vấn đề này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi áp dụng hình phạt [79]. “Đề án góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội” ủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2015). Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu khác như: Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em của Vũ Ngọc Bình, 1997 Nxb CTQG [5]; Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội của Đinh Văn Quế, Tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2003 [50]; Chế tài hình sự đối với trường hợp trẻ em và người chưa thành niên phạm tội của Hà Anh, 2006, Nxb Tư pháp, Hà Nội [1]; Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có án treo và người chưa thành niên phạm tội của Phạm Văn Thiệu, Tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2008 [70]; Về nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đối với người chưa thành niên phạm tội của Nguyễn Minh Hải, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2009 [27]; Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định về người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự năm 1999 của Đoàn Tấn Minh,Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tạp chí kiểm sát số 20/2009 [38]; Quyết định hình phạt thế nào khi người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, Nguyễn Đức Tuất, Tạp chí Tòa án nhân dân số 01/2010 [76]; Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội của Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Tòa án nhân dân số 13/2010, số 14/2010 [107]. Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một giai đoạn quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự, giai đoạn này rất quan trọng
  • 24. 21 trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Điều quan trọng, đặc biệt thể hiện trước hết là: (i) Tòa án là cơ quan duy nhất được giao quyền áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; (ii) Áp dụng hình phạt với người chưa thành niên phạm tội được quy định nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội có cùng tính chất, mức độ và hành vi phạm tội và các tình tiết khác, mức độ giảm nhẹ hình phạt hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tuổi của người phạm tội. Các công trình nghiên cứu, các bài viết về áp dụng hình phạt với người chưa thành niên phạm tội đã đề cập rõ nét và phân tích sâu sắc các khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội, các quy định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, miễn, giảm hình phạt,…. Các nguyên tắc áp dụng hình phạt... Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nêu lên những bất cập, hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật hiện hành khi áp dụng trên thực tiễn, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập, hạn chế, vướng mắc đó. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu Qua nghiên cứu các công trình về áp dụng hình phạt và liên quan về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở trong và ngoài nước có thể thấy, các công trình đã phân tích khá sâu các khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, các quy định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn, giảm hình phạt, án treo, xóa án tích…. Bên cạnh đó, cũng đã nêu lên những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành khi áp dụng hình phạt trên thực tiễn, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập, hạn chế đó. Một số công trình nghiên cứu phân tích những vấn đề lý luận chung về
  • 25. 22 người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, trách nhiệm hình sự, miễn, giảm hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp khác đối với người chưa thành niên phạm tội, nhưng vẫn còn một số vấn đề quan trọng liên quan đến người chưa thành niên phạm tội mà các tác giả đang có sự tranh luận về: Đặc điểm, tâm sinh lý về thể chất và tinh thần với khả năng chịu hoặc không phải chịu hình phạt, nguyên tắc xử lý hướng thiện mà cần phải áp dụng biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn chưa được các tác giả nghiên cứu, phân tích sâu sắc. Nhiều công trình nghiên cứu nêu lên được những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật hình sự hiện hành, kể cả Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, các công trình này phần lớn chỉ ra một hoặc một vài bất cập của luật thực định nhưng chưa phân tích sâu và cụ thể hơn các bất cập đó; chưa lý giải và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện một cách cơ bản những giải pháp cụ thể và toàn diện nhằm bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội có tính khả thi trong thực tế. Phần lớn các công trình khoa học pháp lý về vấn đề này được công bố dưới hình thức Luận văn, các bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc tham luận trong các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế, nên vẫn chưa giải quyết được một cách thỏa đáng các vấn đề lý luận, pháp luật liên quan đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là khu vực có đông đồng bào dân tộc Hoa, Khơme sinh sống, nên có nhiều đặc điểm khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, phong tục tập quán,... Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến rất phức tạp, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cũng rất khó khăn, không tương đồng so với các địa bàn khác, nên việc áp dụng hình phạt đối với họ phải dựa trên chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, gắn với đặc
  • 26. 23 điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên trên cơ sở hướng thiện, chủ yếu giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Do vậy, luận án này là công trình khoa học ở cấp độ tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thực trạng áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những tồn tại, hạn chế khi áp dụng hình phạt. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy việc nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được tiến hành chưa được toàn diện, sâu sắc, cần phải được tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau: - Nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, tập trung phân tích làm rõ hơn về khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội; Nội dung, đặc điểm, nguyên tắc xử lý của việc áp dụng hình phạt người chưa thành niên phạm tội; Sự điều chỉnh pháp luật hình sự của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; Cơ chế bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế. - Nghiên cứu làm rõ hơn các đặc điểm, tâm sinh lý về thể chất và tinh thần với khả năng chịu hoặc không phải chịu hình phạt, nguyên tắc xử lý hướng thiện, biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, chính sách hình sự liên quan đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. - Phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập trong áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó và đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục.
  • 27. 24 - Phân tích làm rõ thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội góp phần áp dụng chính sách pháp luật hình sự đối với họ được tốt hơn. - Phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng phát triển của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay, qua đó đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn tới. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Các công trình nghiên cứu đã được công bố cho thấy việc nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội các tác giả đã phân tích khá sâu các khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, các quy định pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn, giảm hình phạt, án treo, xóa án tích…., phân tích những vấn đề lý luận chung về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, trách nhiệm hình sự, miễn, giảm hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp khác đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế một số vấn đề sau: Các công trình nghiên cứu đã đưa ra và phân tích những vấn đề lý luận chung về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn còn đang tranh luận về đặc điểm về nhân thân với khả năng chịu hoặc không phải chịu hình phạt, nguyên tắc xử lý hướng thiện, các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn chưa được các công trình nghiên cứu trước đây phân tích làm rõ. Các công trình nghiên cứu đã nêu ra được những vướng mắc, bất cập trong áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, nhưng chưa đi sâu, phân tích rõ ràng và cụ thể các vướng mắc, bất cập đó; chưa lý giải và đề xuất định hướng hoàn thiện một cách cơ bản; chưa giải quyết được một cách thỏa
  • 28. 25 đáng các vấn đề xung đột pháp lý liên quan đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, qua thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để xem xét, đánh giá có thật sự hợp lý chưa và cần phải có cơ chế đảm bảo nào nhằm đưa ra giải pháp bảo đảm thực thi là cần thiết. Do vậy, trong công trình này, tác giả sẽ nghiên cứu vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội còn bỏ ngõ, từ đó đề xuất những giải pháp bảo đảm việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
  • 29. 26 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1. Pháp luật về áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2.1.1.Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội 2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên Trong khoa học xã hội nói chung và khoa học luật hình sự nói riêng có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm người chưa thành niên. Thực trạng nhận thức đó phần nào phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Đối với việc ghi nhận khái niệm này trong pháp luật, điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Xét một cách chung nhất, đa số các quốc gia đều ghi nhận độ tuổi là tiêu chí để xác định người chưa thành niên. Công ước Quốc tế và Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/11/1989, tại Điều 1 quy định: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [16]. Tổ chức y tế thế giới (WTO) xác định lứa tuổi vị thành niên là từ 10 tuổi đến 19 tuổi, thanh niên trẻ là từ 19 tuổi đến 24 tuổi. Một số quy định khác, điển hình như: “Quy tắc Bắc Kinh”(1985), “Hướng dẫn Riyadh” (1990)… đều có cùng quan điểm trẻ em hay người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi. Trong khi đó, Văn kiện của các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc như: UNESSCO - Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế thì lại quy định trẻ em là những người chưa đủ 15 tuổi. Theo pháp luật Việt Nam, tuỳ theo từng ngành luật các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm về người chưa thành niên như sau: Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [60].
  • 30. 27 Điều 119 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” [57]. Điều 21, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.” [61]. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người chưa thành niên là người từ đủ mười bốn tuổi đến dưới mười tám tuổi. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thay đổi thuật ngữ “người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi”. Đây là một trong những điểm mới trong quá trình lập pháp, việc thay đổi này nhằm mục đích tránh sự mâu thuẫn giữa Bộ luật hình sự với các đạo Luật khác của nước ta. Theo tác giả, việc quy định như vậy là phù hợp với Hiến pháp năm 2013, Luật giáo dục năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đều quy định độ tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi, Các văn bản quy phạm pháp luật quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em thông qua ngày 20/11/1989. Tuy nhiên, các định nghĩa trên đều là định nghĩa của luật thực định và lấy dấu hiệu tuổi làm tiêu chí để xác định người chưa thành niên. Dưới góc độ khoa học pháp lý khái niệm người chưa thành niên cần phải nghiên cứu ở hai phương diện: Đặc điểm sinh học, xã hội và khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý của người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Vì vậy, người chưa thành niên có những đặc điểm riêng biệt về tâm, sinh lý, chính những đặc điểm riêng biệt này đã chi phối đến quá trình xây dựng chính sách pháp luật hình sự của nhà nước ta. Cụ thể: Về khía cạnh tâm lý: chưa thành niên đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý, tâm lý và ý thức, tâm sinh lý chưa ổn định, nhân cách chưa hoàn thiện, nhận thức về các vấn đề xã hội còn hạn chế, thậm chí sai lệch. Đối với họ thường có tính cách khác biệt như là: hiếu thắng, liều lĩnh,
  • 31. 28 không tự kiềm chế được bản thân mỗi khi có các yếu tố bên ngoài tác động, họ dễ dẫn đến manh động và có các hành vi chống trả, sự chống trả đó thường họ bắt chước theo những hành vi sai trái của người lớn. Ở lứa tuổi này, trạng thái tâm lý của họ thường biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hành vi như là cố chấp, ngang bướng, dễ gây gổ, xung đột. Ngoài ra, nhu cầu của họ thường xuất hiện dưới dạng khám phá, tìm hiểu những gì mới lạ, đó cũng là một trong những nhu cầu của lứa tuổi chưa thành niên, nhu cầu đó của họ lại trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội. Nhìn dưới góc độ pháp luật: Người chưa thành niên chưa có khả năng nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính cần thiết cho xã hội của các hành vi mà mình gây ra. Không ít hành vi phạm tội của họ chỉ để thỏa mãn nhu cầu không đúng đắn của cá nhân, mà không quan tâm đến hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ gây ra. Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần và do đó họ chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Đặc điểm của người chưa thành niên Xét về độ tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Ở độ tuổi này, những đặc điểm về tâm, sinh lý của họ có những biểu hiện khác biệt và mang những đặc trưng riêng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của họ. Qua việc nghiên cứu những đặc trưng này, chúng ta dể nhìn thấy những điểm khác biệt của họ so với người đã thành niên: - Thứ nhất, họ là người chưa phát triển đẩy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần như người đã thành niên. Sự phát triển này được biểu hiện dưới dạng về tăng trưởng, về trọng lượng, về chiều cao…. - Thứ hai, họ là người chưa phát triển đầy đủ về trí tuệ, cũng như tâm, sinh lý, sự phát triển này luôn đi cùng với sự phát triển về thể chất.
  • 32. 29 - Thứ ba, họ là người chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân như người đã thành niên. Các nhà làm luật thường căn cứ vào độ tuổi của mỗi người để làm ranh giới phân biệt giữa người chưa thành niên với người thành niên. 2.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người chưa thành niên hay Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người dưới 18 tuổi đều là những người chưa đủ 18 tuổi, thế nhưng chỉ có người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của họ gây ra, còn người chưa đủ 14 tuổi trở xuống thì Bộ luật hình sự không quy định họ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự, còn người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác. Câu hỏi đặt ra vì sao Bộ luật hình sự quy định người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội do Bộ luật hình sự quy định. Lý giải vấn đề này có thể nói rằng về mặt lý luận, người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ đã gây ra, bởi vì người dưới 14 tuổi trí tuệ của họ chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần, chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động, cho nên ở độ tuổi này họ không bị coi là có lỗi về hành vi mà họ đã thực hiện. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là không có lỗi thì Bộ luật hình sự coi họ chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, nên họ chỉ chịu trách nhiệm hình sự về một số tội
  • 33. 30 phạm mà Bộ luật hình sự quy định những tội đó thuộc tội rất nghiêm trọng (do cố ý) hoặc đặc biệt nghiêm trọng (do lỗi cố ý hoặc vô ý) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm như người đã thành niên. Bộ luật hình sự quy định như vậy là thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong pháp luật hình sự. Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về người chưa thành niên phạm tội như sau: Người chưa thành niên phạm tội là người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi bị luật hình sự quy định là tội phạm. Khi nghiên cứu về những trường hợp phạm tội do người chưa thành niên thực hiện, có thể thấy người chưa thành niên phạm tội có một số đặc điểm cơ bản sau đây: - Một là, người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển về thể chất và tâm, sinh lý, họ chưa có đầy đủ nhận thức về những chuẩn mực đạo đức; chưa thể có cuộc sống tự lập, tự chủ; Họ thích tìm hiểu, trãi nghiệm những điều mới lạ trong cuộc sống, họ rất dễ làm theo những hành vi, sự việc trước mắt họ, nhất là những hành động mang tính chất phiêu lưu, mạo hiểm, những hành vi mang tính chất bạo lực, kích động nên rất dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội; - Hai là, người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi thuộc vào giai đoạn mất cân bằng về cảm xúc, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương nên dể bị xúc động, có những phản ứng tức thời, vô cớ bất thường, dễ bị kích thích và dễ nổi nóng, không làm chủ được cảm xúc, hành động thiếu suy nghĩ, mù quáng. Trong cuộc sống họ chưa có nhiều kinh nghiệm, nên khả năng làm chủ hành vi không cao, dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội; - Ba là, người chưa thành niên luôn nghĩ mình đã trở thành người thành niên và thích được đối xử như người đã thành niên, không coi mình còn trẻ nữa, không muốn phụ thuộc vào gia đình và xã hội, muốn hành động theo cách riêng của họ. Họ thường có những hành động chống đối lại sự kiểm soát, giám sát của
  • 34. 31 gia đình, nhà trường và xã hội, thường xuyên tụ tập thành băng nhóm. Từ đó, dể lao vào con đường phạm tội; - Bốn là, giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là giai đoạn dậy thì của người chưa thành niên. Ở độ tuổi này, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có sự phát triển mạnh về cảm xúc giới tính, họ bắt đầu quan tâm đến người khác giới, thích tìm những cảm giác, cảm xúc giới tính khác lạ, luôn tỏa ra nhiều tâm trạng vui, buồn, nhớ nhung, muốn được quan tâm, âu yếm người khác giới… có khi lại bi quan, chán nản, thù ghét …. Không kiềm chế được hành động của bản thân họ; - Năm là, người chưa thành niên có sự hạn chế về nhận thức pháp luật, nhận thức về pháp luật của người chưa thành niên chưa được hình thành đầy đủ, toàn diện, thường bị lệch lạc theo ý chí chủ quan của họ. Những hạn chế này của người chưa thành niên diễn ra khá phổ biến với tính chất và cường độ mạnh hơn người đã thành niên bởi sự lệch lạc trong ý thức của họ. Ý thức pháp luật là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của người chưa thành niên nên khi họ có suy nghĩ lệch lạc, không đúng đắn về pháp luật thì sẽ dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp người chưa thành niên khi thực hiện hành vi phạm tội nhưng họ không biết mình phạm tội vì không hiểu rõ các quy định của pháp luật. Do đó, khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì Hội đồng xét xử cần phải cân nhắc các đặc điểm cơ bản của họ để lựa chọn loại hình phạt hợp lý hoặc biện pháp tư pháp khác nhằm giúp họ nhận ra những sai lầm, khuyết điểm của họ. Việc áp dụng hình phạt, miễn hình phạt hay áp dụng biện pháp tư pháp khác đối với người chưa thành niên cần thực hiện theo hướng giúp đỡ, giáo dục và tạo điều kiện để họ sửa chữa những sai lầm, trở thành những công dân có ích cho xã hội. [80] 2.1.2. Điều chỉnh pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Trong xã hội, để duy trì và trật tự hóa các quan hệ xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để điều chỉnh khác nhau, như: pháp luật, tập quán, đạo đức, dư luận xã hội... Trong đó, pháp luật là công cụ điều chỉnh giữ vai trò đặc biệt
  • 35. 32 quan trọng. Điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội thực chất là việc thực hiện sự tác động của pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội thường xảy ra theo hai hướng: một là, đối với những quan hệ xã hội phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đáp ứng được lợi ích của nhà nước và xã hội thì pháp luật bảo vệ, củng cố và tạo điều kiện cho chúng phát triển; hai là, đối với những quan hệ xã hội không đáp ứng được lợi ích của nhà nước, của xã hội, lạc hậu, không phù hợp với quy luật phát triển thì pháp luật ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của chúng và từng bước loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội.[83] Pháp luật tác động lên các mối quan hệ xã hội bằng cách quy định cho các chủ thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, cùng với việc xác định điều kiện bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện nghiêm túc. Như vậy, điều chỉnh pháp luật là một quá trình trong đó Nhà nước dùng pháp luật tác động đến hành vi của các chủ thể trong xã hội nhằm trật tự hóa các quan hệ xã hội theo những mục đích, yêu cầu của pháp luật. Quá trình áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đã làm nảy sinh nhiều quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ xã hội giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người chưa thành niên phạm tội. Đây là một trong những quan hệ xã hội cơ bản của quá trình tố tụng hình sự, trong đó các bên tham gia có địa vị pháp lý khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nếu như người có thẩm quyền tiến hành thực hiện công tác áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và một số thủ tục thi hành án thì người bị buộc tội là người chưa thành niên có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của các cá nhân được trao quyền này. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật đối với người chưa thành niên thì nhà nước ta phải dùng pháp luật để tác động lên hành vi của các đối tượng này. Nói cách khác, sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một yêu
  • 36. 33 cầu tất yếu, khách quan. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một nội dung của điều chỉnh pháp luật, trong đó Nhà nước dùng pháp luật để tác động lên các chủ thể tham gia vào hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tạo ra những quan hệ xã hội ổn định và phát triển phù hợp với ý chí nhà nước hoặc ngăn chặn, loại bỏ những quan hệ xã hội tiêu cực, đặc biệt là đối với người chưa thành niên phạm tội. Về phạm vi nội dung điều chỉnh, hoạt động áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em, hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên được quy định trong Hiến pháp, do đó việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải hết sức thận trọng. Đặc biệt trong quá trình điều chỉnh pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần quan tâm đến quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em khi tổng hợp hình phạt, khi áp dụng án treo, hoặc khi miễn, giảm hình phạt, xóa án tích. Ý nghĩa và tầm quan trọng của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi nó phải được pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể và toàn diện nhằm tránh việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và con người. Vì vậy, sự điều chỉnh pháp luật đối với áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải bao quát được những nội dung cốt lõi trong các biện pháp này, như: thẩm quyền áp dụng; đối tượng bị áp dụng; căn cứ áp dụng; mục đích áp dụng; thủ tục áp dụng. Nhìn chung các chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội, ngoài việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, thì còn có trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng các lợi ích thiết thực của người chưa thành niên phạm tội. Trong quá trình điều chỉnh các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Tòa án cần phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc: không thể áp dụng biện pháp nào khác để khoan hồng cho người
  • 37. 34 chưa thành niên thì mới phải xử lý về hình sự đối với họ; tuyệt đối tránh áp dụng các loại hình phạt làm hạn chế các quyền tự do của người chưa thành niên. Điều này thể hiện quan điểm xử lý người chưa thành niên phạm tội phải coi đó là một vấn đề mang tính chất xã hội. Vì, khi xử lý họ không đơn giản là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề xã hội nên trong đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi phải có quy định cụ thể về vấn đề này. 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 2.2.1. Khái niệm của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Để có thể nêu ra khái niệm áp dụng hình phạt, trước hết cần khái quát thế nào là hình phạt. Hình phạt là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học luật hình sự, việc phân tích, làm rõ khái niệm hình phạt là một vấn đề hết sức quan trọng trong khoa học luật hình sự. Tuy vậy, về vấn đề này trong khoa học luật hình sự ở trong và ngoài nước từ trước đến nay vẫn còn tồn tại hai loại quan điểm khác nhau, nhưng các quan điểm đó có thể được chia thành ba loại: 1) Coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù người phạm tội; 2) Coi hình phạt là công cụ phòng ngừa tội phạm; 3) Coi hình phạt không chỉ trừng trị người phạm tội mà còn là công cụ phòng ngừa tội phạm. Quan điểm thứ nhất, coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù của Nhà nước dựa theo học thuyết trừng trị hay còn gọi là học thuyết hình phạt tuyệt đối do I. Kant và F. Hegel, là những triết gia người Đức chủ trương. I. Kant cho là, sự bất công do hành vi của người phạm tội gây ra phải được đền bù bằng hình phạt, thông qua đó trật tự pháp luật bị xâm phạm được khôi phục. Việc áp dụng hình phạt nhằm đảm bảo công lý, công bằng. Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của hình phạt theo học thuyết hình phạt tuyệt đối, chỉ nằm ở sự trừng trị, trả thù, có nghĩa là bằng việc áp dụng hình phạt, sự bất công mà người phạm tội đã có lỗi gây ra được đền bù công bằng. Còn F. Hegel lại coi hình phạt là sự phủ định của sự phủ định (Negation der Negation). Ông cho rằng, tội phạm là sự phủ định các quyền,
  • 38. 35 nên hình phạt là công cụ để phủ định tội phạm, nhằm khôi phục lại các quyền đã bị vi phạm. Hình phạt là sự trừng trị, trả thù của Nhà nước, là điều ác trả bằng điều ác. Hình phạt chỉ có mục đích tự thân, không có mục đích cải tạo, răn đe, phòng ngừa chung [100]. Do có quan điểm coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù của Nhà nước, nên hình phạt được các học giả định nghĩa như là “sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần hoặc sự bất lợi nhất định nào đó dành cho người có hành vi phạm tội theo một bản án hoặc quyết định của Tòa án” [3]; “là sự đau đớn mà người ta làm cho chủ thể của hành vi phạm pháp chịu đau khổ vì nguyên nhân của hành vi này; đó là tổn hại mà người phạm tội phải chịu bởi vì anh ta đã làm một điều ác” [134]. Quan niệm thứ hai, coi hình phạt là công cụ để phòng ngừa tội phạm. Học thuyết về phòng ngừa tội phạm của hình phạt hay còn gọi là học thuyết hình phạt tương đối do Cesare Beccaria, một luật gia người Italia khởi xướng, sau đó là Jeremy Bentham, P.J.A. Feuerbach và F. v. Liszt. Học thuyết này, coi hình phạt không phải là việc trả thù đối với người phạm tội mà chỉ nhằm phòng ngừa tội phạm.[23] Quan niệm thứ ba, coi hình phạt không chỉ có mục đích trừng trị mà còn có mục đích phòng ngừa tội phạm. Những người đại diện cho quan niệm này là A. Merkel [122]; R.V. Hippel [144]; H. L. A. Hart [132]. Với nhận thức về hình phạt như trên, nên trong khoa học luật hình sự nước ngoài có những định nghĩa về khái niệm hình phạt như: “Hình phạt là sự trừng trị được luật quy định để phòng ngừa và trấn áp hành vi cấu thành tội phạm gây tổn hại đến trật tự xã hội...; sự trừng trị buộc người phạm tội phải chịu trong lĩnh vực hình sự thuộc quyền của thẩm phán hình sự, chiếu theo quy định của pháp luật” [134]; “Hình phạt là sự đền bù của hành vi trái pháp luật nghiêm trọng bằng việc trừng trị các điều ác được làm thích ứng với mức độ của sự bất công và lỗi. Nó là sự khiển trách công khai đối với hành vi trái pháp luật, thông qua đó khôi phục lại