SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN GIA VIỄN
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 9 38 01 04
LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồ Trọng Ngũ
HÀ NỘI - 2019
Lời cam đoan
Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đề
cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích
dẫn rõ ràng.
Tác giả Luận án
Nguyễn Gia Viễn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước................................................................................ 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.............................................................................. 11
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................. 24
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.................................................................. 26
2.1. Pháp luật về áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội .................................... 26
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội ....................................................................................................................... 34
2.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................. 71
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TẠI TỈNH SÓC
TRĂNG............................................................................................................................... 72
3.1. Thực trạng pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội....... 72
3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................ 122
Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI...................................................................... 123
4.1. Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới ................................................................. 123
4.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ................................................................................ 128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................ 146
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 151
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Sóc Trăng là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm
ở cuối hạ lưu Sông Hậu, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài 72 km bờ biển với 3 cửa
sông lớn là Trần Đề, Bassac và Định An, toàn tỉnh có khoảng 1.321.000 người
(với 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ me, dân tộc Khơ me chiếm 30% dân số toàn
tỉnh). Trong đó, có một số dân nhập cư ở các nơi về đây để hành nghề đánh bắt,
khai thác thủy, hải sản dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp tăng,
tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận không nhỏ người
chưa thành niên bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào hoạt động phạm tội.
Tình hình người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội có chiều
hướng tăng, tính chất nguy hiểm cho xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi các cấp,
các ngành phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo
tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển
bền vững của cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là các quy định của pháp luật
hình sự và cơ chế đảm bảo áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội chưa thể hiện rõ được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với họ.
Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế vẫn
còn nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không thống nhất lý luận và quy
định của pháp luật đặc biệt là tính hiệu quả của cơ chế bảo đảm cho việc thực
hiện đúng các quy định đó, đã và đang làm giảm hiệu quả của việc áp dụng hình
phạt do người chưa thành niên thực hiện trong thực tế. Việc áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn xét xử vẫn còn
lúng túng, chưa thống nhất trong việc vận dụng các quy định của pháp luật. Mặc
dù đã khắc phục những điểm chưa được rõ ràng, chưa cụ thể, thiếu thống nhất
của Bộ luật hình sự năm 1999, song các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn chưa đáp ứng được nhân đạo hóa, phân hóa
2
và quốc tế hóa của luật hình sự nói chung và của việc áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội nói riêng.
Số liệu thống kê công tác xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng (09 năm, từ khi Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 có hiệu lực đến hết năm
2018) cho thấy trung bình mỗi năm khoảng 494 vụ, trong đó, người chưa thành
niên bị đưa ra xét xử 36,7 vụ, chiếm tỉ lệ 7,44%, với 43,5 bị báo, chiếm 5,68%.
Thực tiễn tình hình xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc
Trăng còn cho thấy rất nhiều bất cập: (i) Các quy định của Bộ luật hình sự có
nhiều điểm mới chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích chính thức,
nhiều điểm chưa được tổng kết, hướng dẫn; (ii) Các loại hình phạt không được
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa có cơ chế đảm bảo thực
hiện; (iii) Chế tài áp dụng pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội còn nặng về phạt tù có thời hạn; (iv) Nhận thức của một bộ phận không nhỏ
Thẩm phán còn khác nhau về người chưa thành niên phạm tội; (v) Chưa có đội
ngũ cán bộ có chuyên môn cao chuyên về người chưa thành niên phạm tội để
tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm
tâm sinh lý của người chưa thành niên,…; Những hạn chế, bất cập nêu trên đã
ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội tại Sóc Trăng trong thời gian qua, dẫn đến thực tiễn áp dụng hình phạt
quá nặng hoặc quá nhẹ, không hoặc rất ít trường hợp áp dụng miễn trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt theo đúng chính sách hình sự của Đảng
và Nhà nước ta nói chung, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta về người
chưa thành niên phạm tội nói riêng.
Để làm giảm những hạn chế, bất cập nêu trên, cần phải có công trình nghiên
cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn
áp dụng trong thực tế nhằm góp phần đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đáp ứng những yêu cầu đặt
ra trong thời gian tới. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, luận
án đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội nói chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Phân tích khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội; khái niệm,
đặc điểm của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung và
ý nghĩa của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; các yếu tố tác
động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Phân tích thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua,
qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
đó trong các quy định của pháp luật và trong áp dụng vào thực tiễn.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các giải
pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn và giải pháp
bảo đảm thực thi về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội tại tỉnh Sóc Trăng. Bởi vậy, luận án lấy các quan điểm khoa học, các quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu các vấn đề thuộc
nội dung nghiên cứu của đề tài.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài của luận án được tác giả nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật
hình sự và luật tố tụng hình sự;
- Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng;
- Về thời gian, các số liệu xét xử phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được
thu thập trong giai đoạn năm 2010 đến hết năm 2018.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án
được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; quan điểm Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm và hình phạt;
quán triệt đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương
pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể,
phương pháp thống kê; tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu,
cũng như phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ở
tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:
+ Chương 1, Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, hệ thống hóa các luận
điểm khoa học, tổng hợp và đánh giá để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan
tới đề tài và là nền tảng cho các vấn đề đặt ra mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu.
+ Chương 2, Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống và tổng quan các công trình đã được
công bố trong và ngoài nước để tạo nền kiến thức chung và giải quyết triệt để cơ
sở lý luận về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ngoài ra, tác giả còn dự kiến sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành
và liên ngành như xã hội học, tâm lý học tại chương này.
+ Chương 3, Sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân
tích để đánh giá các quy định về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
5
niên phạm tội trong Bộ luật hình sự. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp khảo
sát, thống kê và xã hội học pháp luật để đánh giá thực trạng phạm tội do người
chưa thành niên thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và thực trạng những vấn đề áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn này nhằm đánh
giá và phát hiện những thành công và những hạn chế cần khắc phục.
+ Chương 4, Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ
thống để đề ra phương hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, hoàn thiện các hoạt động thực tiễn
áp dụng hình phạt đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội cho một địa bàn cấp tỉnh tại các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long tương tự như tỉnh Sóc Trăng.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về việc áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thứ hai, luận án phân tích quy định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án làm rõ những vấn đề của thực tiễn áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, qua đó tìm ra những bất
cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó trong các quy định
của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn.
Thứ tư, luận án phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng phát triển của pháp
luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện
nay trên thế giới, qua đó đề xuất, kiến nghị góp phần thực hiện tốt hơn về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn tới.
Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp, tổng thể các vấn đề về áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam
hiện nay với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học, những yêu cầu, giải pháp về
mặt lý luận cũng như thực tiễn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm tiền đề cho một cơ
6
chế thực thi pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội ở các địa bàn tương tự như tỉnh Sóc Trăng.
Luận án là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
theo pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp luận án tiến sĩ nghiên cứu về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Luận
án góp phần bổ sung lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội; cách tiếp cận phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội và kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới.
Luận án là tài liệu tham khảo cho việc quy định và áp dụng các quy định
của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội, cũng như cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về luật hình sự.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án có 4 chương sau đây:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội.
- Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng.
- Chương 4: Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới và giải pháp bảo đảm thực thi.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Vấn đề người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội và việc áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ngày càng được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số những công trình khoa học đã công bố
ở nước ngoài về các vấn đề nêu trên, có thể kể đến:
Công trình nghiên cứu “A Century of Juvenile Justice”, (Dịch: Công lý của
người chưa thành niên trong một thế kỷ) của Giáo sư Franklin E Zimring và Giáo
sư Margaret K. Rosenheim – Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ cùng Trợ lý David
S.Tanenhaus – Trường Đại học Nevada, Hoa Kỳ và Bemardine Dohm, Giám đốc
Trung tâm tư pháp lĩnh vực gia đình và trẻ em của Trường Đại học Northwestern,
Hoa Kỳ. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu trong thời gian
20 năm về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, rồi đặt ra
nhiều vấn đề và so sánh các vấn đề đó với chính sách pháp luật áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội, từ đó, chỉ ra những bất lợi trong thực hiện chính
sách người chưa thành niên phạm tội, đồng thời, đưa ra các chính sách mới nhằm áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tốt hơn. [130]
Cuốn sách “Protecting the world's children: Impact of the Convention of
the Rights of the Child in Diverse Legal Systems”, (Dịch: Bảo vệ trẻ em trên thế
giới: Tác động của công ước của các quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật đa
dạng) của UNICEF (2007) đề cập nghiên cứu về vấn đề tư pháp người chưa
thành niên dưới góc độ so sánh các kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia và
thực tiễn áp dụng tại 191 nước với bốn hệ thống pháp luật điển hình: Hệ thống
pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật Common Law, hệ thống pháp luật Châu
Phi thuộc khu vực tiểu sa mạc Sahara và hệ thống pháp luật Muslim [147].
Trong công trình nghiên cứu “Justice for Children: Detention as a Last
Resort. Innovative Initiatives in the East Asia and Pacific Region”, (Dịch: Công
8
lý cho trẻ em: Phạt tù được xem như là biện pháp cuối cùng. Sáng kiến ở khu
vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương) của Unicef (2003), các tác giả tiếp cận
vấn đề tư pháp về người chưa thành niên phạm tội thông qua thực tiễn tại ba
nước thuộc khu vực Đông Nam Á gồm: Campuchia, Thái Lan và Philippines.
Các tác giả của công trình nghiên cứu này nghiên cứu tư pháp người chưa thành
niên không chỉ để hướng tới người chưa thành niên phạm tội mà còn giải quyết
các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên là nạn nhân của tình trạng nghèo
đói, bóc lột sức lao động, người chưa thành niên là nạn nhân của việc buôn
người, của công nghiệp tình dục. Dưới góc nhìn những tiêu chuẩn của pháp luật
quốc tế, so sánh với những hoạt động lập pháp của các nước, thực tiễn áp dụng
pháp luật để bảo vệ người chưa thành niên tại các nước này thông qua các hệ
thống pháp luật hình sự được ban hành thì việc áp dụng hình phạt tù đối với
người chưa thành niên như là biện pháp cuối cùng [146].
Cuốn sách chuyên khảo của Franklin E.Jimring (2005) “American juvenle
Justice”, (Dịch: Công lý Hoa kỳ) xuất bản bởi Oxford University, tập trung
nghiên cứu bốn nội dung chính: (1) Người chưa thành niên phạm tội: Thực trạng
và quan điểm pháp luật; (2) Thành lập tư pháp người chưa thành niên Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ; (3) Bảo vệ người chưa thành niên phạm tội; (4) Các vấn đề chính
sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện đại. Tác giả của cuốn sách chuyên
khảo này phân tích các lý do cần phải thành lập Tòa án dành cho người chưa
thành niên, biện pháp xử lý chuyển hướng thân thiện đối với tội phạm là người
chưa thành niên..., trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề tư pháp người chưa thành
niên dưới góc độ dẫn chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó
tác giả đưa ra các vấn đề chính sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện
đại nhằm bảo vệ người chưa thành niên phạm tội [129].
Trong công trình nghiên cứu “Juvenile Delinquency”, (Dịch: Người chưa
thành niên phạm tội) Giáo sư Donald J. Shoemaker, Trường đại học bang Virginia,
Hoa Kỳ đã phân tích, làm rõ thế nào là người chưa thành niên, người chưa thành
niên phạm tội, phân tích đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội, cách thức
9
xử lý người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự hiện hành, từ đó đưa ra
những quan điểm mới về hành vi phạm tội và việc áp dụng pháp luật đối với người
chưa thành niên phạm tội, với mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của
người chưa thành niên [139].
“National Report 1999” - Báo cáo quốc gia của Hoa Kỳ năm 1999, về tội
phạm người chưa thành niên và nạn nhân đã đưa ra thực trạng và đề xuất các giải
pháp trong hệ thống của Tòa án Hoa Kỳ đối với người chưa thành niên tham gia
vào tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với các trường hợp người chưa thành niên
phạm tội cũng có một giá trị nghiên cứu rất to lớn. Báo cáo nhấn mạnh các hình
thức xử lý mà các Tòa án bang và Tòa án liên bang áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội thông qua các án lệ, các nguyên tắc đối với tư pháp người
chưa thành niên nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên khi tham gia tố tụng hình sự theo chuẩn mực của pháp luật quốc tế [153].
Công trình nghiên cứu của Barry C. Feld (1999) với cuốn sách “Bad kids:
race and the transformation of Juvenile Court”, (Dịch: Những đứa trẻ xấu xa:
chủng tộc và sự biến đổi của Tòa án người chưa thành niên) được xuất bản bởi
Oxford University, đề cập nghiên cứu quá trình hình thành và thay đổi của hệ
thống pháp luật của người chưa thành niên tại Hoa Kỳ. Tác giả công trình nghiên
cứu này đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng từ sự thay đổi trong xã hội về kinh tế,
văn hóa, xã hội, tình trạng di dân... đến sự thay đổi trong các gia đình hiện đại tại
Hoa Kỳ, từ đó, làm ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức pháp luật của người
chưa thành niên. Cũng xuất phát từ những thay đổi đó trong xã hội, tác giả làm
rõ hơn về vai trò của Tòa án người chưa thành niên. Song, Barry C. Feld nêu vấn
đề khi người chưa thành niên phạm tội thì đó là lỗi lầm hay là tội phạm. Từ đó,
Barry C. Feld đã đưa ra quan điểm của ông về Tòa án người chưa thành niên
nghiêng về xem xét đến tâm, sinh lý để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp đối với
người chưa thành niên phạm tội hơn là trừng trị [123].
Công trình nghiên cứu của Maharukh Adenwalla (2006) với nghiên cứu
“Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law” (Dịch:
10
“Bảo vệ và chế độ pháp lý trẻ người chưa thành niên trong xung đột với pháp
luật”) đã làm rõ khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên xung
đột với pháp luật, mức độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên; trách nhiệm của cảnh sát, của người giám sát người chưa thành niên
bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trách nhiệm của nhân viên công tác
xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, của luật sư, của các phương tiện thông tin
đại chúng đối với người chưa thành niên xung đột với pháp luật tại Ấn Độ.
Ngoài ra, M.Adenwalla đã nghiên cứu 13 trường hợp về người chưa thành niên
xung đột với pháp luật ở Ấn Độ để làm rõ hơn các quan điểm của mình [139].
Công trình nghiên cứu Juvenile Delinquency: An Integated Approach
(Người chưa thành niên phạm tội: Cách tiếp cận tổng quan) của James Burfeind
(Giáo sư xã hội học, Đại học Montana, Hoa Kỳ) và Dawn Jeglum Bartusch (Tiến
sĩ, trợ lý của Giáo sư James Burfeind) chỉ ra cách nhìn tổng quan nhất nhằm
phân tích về hiện tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội
học, tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học... Đồng thời, đưa ra hướng tiếp xúc,
giúp đỡ cho người chưa thành niên phát triển tốt hơn [136].
Trong công trình nghiên cứu Juvenile Delinquena Diverse Society, (Dịch:
Người chưa thành niên phạm tội trong một xã hội đa dạng) Giáo sư, Tiến sĩ
Kristin A. Bastes - Trường đại học Washington và Giáo sư, Tiến sĩ Richelle s.
Swan - Trường Đại học Irvine bang Califonia, có cách nhìn hiện tượng người
chưa thành niên phạm tội trong bối cảnh xã hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng,
nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội, các chính sách
dân cư, quan niệm về người chưa thành niên phạm tội. [137]
Công trình nghiên cứu “Juvenile Delinqueny: The Core”, (Dịch: Bản chất
của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội) của Giáo sư Larry J. Siegel và
Brandon c. Welsh (Hoa Kỳ) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến người chưa thành
niên phạm tội, đồng thời nghiên cứu những yếu tố cốt lõi của nó thuộc về bản
chất của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội.[138]
Qua nghiên cứu các công trình nêu trên cho thấy, một số công trình có
11
phạm vi nghiên cứu khá rộng, chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm
người chưa thành niên, người chưa thành niên xung đột với pháp luật, mức độ
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong bối cảnh xã
hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng, nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã
hội, các yếu tố xã hội, các chính sách dân cư, quan niệm về người chưa thành
niên phạm tội, một số công trình nghiên cứu tác giả nêu lên các nguyên nhân cần
phải thành lập Tòa án dành cho người chưa thành niên, biện pháp xử lý chuyển
hướng thân thiện đối với tội phạm người chưa thành niên, phân tích về hiện tượng
người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội học, tội phạm học, tâm lý
học, sinh vật học... mà chưa giải quyết vấn đề của áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội. Đa số các công trình nghiên cứu liên quan đến người
chưa thành niên phạm tội, nhưng chưa nghiên cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội. Một số công trình nghiêu cứu cách đây quá lâu và
cũng không còn phù hợp với tình trạng người chưa thành niên phạm tội hiện nay.
Chính vì lẽ đó, mà việc tiếp tục nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra các
giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội là vấn đề rất cần thiết.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng ngày
càng đưa các nhà luật học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, trong thời
gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về người chưa thành niên,
người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội tại Việt Nam, trong số đó có thể kể đến:
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt, chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Để nghiên cứu vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội cần phải dựa trên lý luận về hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự và
quyết định hình phạt nói chung. Bên cạnh đó phải dựa vào chính sách, pháp luật
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi lẽ, áp dụng hình phạt đối
12
với người chưa thành niên là một dạng đặc thù của áp dụng hình phạt nói chung.
Không thể làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên nếu không nghiên cứu hình phạt với các phương
diện của nó như mục đích, bản chất, nội dung, nguyên tắc, phương pháp… áp
dụng hình phạt và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Nhóm tài liệu thứ nhất: Về trách nhiệm hình sự, hình phạt, áp dụng pháp
luật hình sự và quyết định hình phạt.
Sách “Trách nhiệm hình sự và hình phạt” của Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001. Đây là công trình nghiên cứu lý luận toàn
diện và đầy đủ về trách nhiệm hình sự, hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
Các vấn đề cơ bản nhất của trách nhiệm hình sự đã được đặt ra và giải quyết
như: Khái niệm trách nhiệm hình sự và mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự
với miễn trách nhiệm hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình
sự trong một số trường hợp đặc biệt [31].
Vấn đề trách nhiệm hình sự cũng được đề cập trong công trình “Hoàn thiện
pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền:
Một số vấn đề cơ bản của phần chung” của GS. TSKH. Lê Cảm, Nxb Công an
nhân dân, 2004. Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ và có hệ
thống của khoa học pháp lý nhà nước ta về hoàn thiện pháp luật hình sự trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong đó, có đề cập đến vấn đề trách
nhiệm hình sự và hình phạt [9]. Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm hình sự cũng
được nghiên cứu khá công phu trong công trình của nhóm tác giả Lê Cảm, Phạm
Mạnh Hùng, Trịnh Tiến Việt (2005) về Trách nhiệm hình sự và miễn trách
nhiệm hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội [11];
Luận án “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Chu Thị Trang Vân bảo
vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009. Luận án đã trình bày cơ sở
lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và Tòa án. Trong đó, có đề cấp đến áp dụng pháp luật trong quyết định
13
hình phạt của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Luận án cũng đề cập
đến các trường hợp áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt với đối tượng
là người chưa thành niên. Ngoài ra, công trình này cũng đã phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Tòa án Việt Nam và đề ra các yêu cầu và giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt
động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa
án trong giai đoạn hiện nay [101].
Luận án tiến sĩ Luật học “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam” của Dương Tuyết Miên bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Luận
án đã hệ thống hóa sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự
Việt Nam về quyết định hình phạt; phân tích những nội dung cụ thể của chế định
này về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, luận án tiến hành phân
tích, đánh giá những quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện hành về quyết
định hình phạt, thực tiễn áp dụng những quy định này cũng như tham khảo pháp
luật hình sự của một số quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những kiến nghị
nhằm hoàn thiện những quy định về quyết định hình phạt, góp phần nâng cao
hiệu quả của hình phạt [35].
Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình liên quan đến quyết định hình phạt
như: Tác giả Đinh Văn Quế (2005) về Một số vấn đề về quyết định hình phạt quy
định trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2005 [52];
Và Tiến sĩ Dương Tuyết Miên (2007) với công trình Định tội danh và quyết định
hình phạt, Nxb Lao động – Xã hội [36]. Các công trình nghiên cứu nêu trên hầu
hết phân tích về các vấn đề lý luận chung trong việc áp dụng hình phạt cụ thể
như: Các căn cứ pháp lý về áp dụng hình phạt, cách thức và điều kiện áp dụng
hình phạt trong một vài trường hợp cụ thể..., Đồng thời, tác giả còn nêu lên thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự về vấn đề quyết định hình phạt và đưa ra một số
đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định pháp luật về
các vấn đề đó.
14
Các công trình nghiên cứu về chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội:
“Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” thuộc Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc thể
hiện thái độ của nhà nước đối với đối tượng đặc thù là người chưa thành niên phạm
tội trong Bộ luật hình sự với mức độ chênh lệch, giảm nhẹ đáng kể so với nguyên
tắc chung để làm chuẩn mực xử lý người chưa thành niên phạm tội [110].
Luận án tiến sĩ luật học“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2013) của Trần Hưng
Bình, Học viện khoa học xã hội - Viện hàm lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận
án đã tập trung giải quyết về mặt lý luận quyền của người chưa thành niên nói
chung và quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
nói riêng; đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự [4]; Công trình “Chính sách hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ
Luật học của TS Hoàng Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội năm 2016. Trên cơ
sở lý luận về chính sách hình sự nói chung, tác giả đã làm rõ nội hàm khái niệm
chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; xác định vị trí, vai trò,
đặc điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm; phân tích làm rõ yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng và thực hiện
chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung, các nhân tố
tác động và các biện pháp thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội; sự thể hiện của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam với các nội dung, mục tiêu, quan điểm,
đường lối xử lý, nguyên tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối
với chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội [26].
15
“Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 4/2001, tác giả đã đề cập nội dung của chính sách hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong Bộ luật hình sự năm
1999 như: những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, phân tích nguyên tắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự người
chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ
trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào
đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, vậy, trường
hợp nào là “cần thiết”, khi nào thì phải xét đến sự “cần thiết” của việc truy cứu
trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội [6].
Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, (2007) nghiên cứu về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”.
Tác giả đã nghiên cứu một cách khoa học về thủ tục tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng này. Cụ thể,
tác giả phân tích, làm rõ những quy định chung về thủ tục tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên, đưa ra những bất cập, hạn chế, những đề xuất, kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong thực tế. Đồng thời, tác giả
còn đưa ra các khái niệm về người chưa thành niên, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo là người chưa thành niên; xây dựng mô hình tổ chức của Tòa án người chưa
thành niên tại Việt Nam [46].
Tác giả Đặng Thanh Nga (2008) với nghiên cứu“Một số đặc điểm tâm lý của
người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí luật học, Số 1/2008. Nghiên cứu này
phân tích một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội với mục đích
làm sáng tỏ một phần nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên [43].
Những quan điểm, quan niệm tiến bộ trong các công trình nghiên cứu nêu
trên đã được tích hợp trong “Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành
niên Việt Nam” (2013) của Tòa án nhân dân tối cao [98].
16
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội
Trần Hoàng Dũng (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam”. Tác giả phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về việc áp dụng
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tác giả làm rõ khái niệm, đặc
điểm, nguyên tắc xử lý của người dưới 18 tuổi phạm tội; các vấn đề chung, các
quy định pháp luật về việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đồng thời, phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, để tìm ra nguyên nhân của
những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật khi áp dụng hình
phạt. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam [168].
Đinh Ngọc Thủy (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Phú Thọ”. Tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm của người phạm tội dưới
18 tuổi; khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự, hình phạt và áp dụng
hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Qua đó, tác giả đánh giá thực tiễn
áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, phân tích kết quả đạt
được, tìm ra những hạn chế, yếu kếm trong áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, đề xuất kiến nghị những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ [73].
Tác giả Quách Hữu Thái (2010) với bài viết “Những vướng mắc trong thực
tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội”, đang trên Tạp chí Tòa án nhân dân số
06/2010. Tác giả đề cặp đến thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người
chưa thành niên phạm tội không có gì vướng mắc vì tính chất của nó không có gì
phức tạp, bởi đã có các quy định có liên quan được quy định tương đối rõ ràng hệ
thống pháp luật Việt Nam về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên.
17
Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc nhất định khi xét xử người chưa thành niên
phạm tội. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vướng mắc trong thực tiễn
xét xử người chưa thành niên phạm tội như: (1) Về “đại diện gia đình” và sự có mặt
của đại diện gia đình của bị cáo; (2) Về vấn đề người bào chữa và cấp giấy chứng
nhận bào chữa; (3) Về việc Hội thẩm tham gia phiên tòa; (4) Về hiểu biết và đánh
giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử; (5) Về việc áp dụng quy
định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và cho được hưởng án treo; (6) Về
việc bồi thường thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường [68].
Tác giả Vũ Thị Thúy (2010) với nghiên cứu “Bàn về việc áp dụng hình
phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt
Nam”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đưa ra những
điểm bất hợp lý được quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự, không đồng tình với
việc quy định bốn loại hình phạt chính. Ví dụ như: Người chưa thành niên phạm
tội là người nước ngoài thì vẫn có thể áp dụng được loại hình phạt khác đó là
hình phạt trục xuất. Tác giả cũng đưa ra quan điểm về những trường hợp người
phạm tội có thể áp dụng loại hình phạt trục xuất nhằm bảo đảm cho quyền và lợi
ích hợp pháp của h khi họ là người nước ngoài [72].
Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2010) với bài viết “Bàn về quyết định hình
phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội”, đăng trên
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đã đưa ra những hạn chế, bất cập
trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt cải tạo
không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm
tội. Tác giả chỉ ra những hạn chế, bất cập đó chính là những khó khăn, vướng
mắc của đội ngũ, cán bộ làm công tác xét xử khi áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, nên cần phải được hướng dẫn kịp thời để đảm bảo
thực thi [74].
Tác giả Quách Thành Vinh (2011) với chủ đề “Mấy vấn đề áp dụng pháp luật
đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù”, đăng trên Tạp chí Tòa án
nhân dân, Số 6 (03)/2011. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54037
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOTLuận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sựLuận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tộiChính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiÁp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niênLuận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niên
 
Luận văn: Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Luận văn: Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựLuận văn: Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Luận văn: Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
 
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiÁp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội
Pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tộiPháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội
Pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 

Similar to Luận án: Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng

Similar to Luận án: Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng (20)

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH ...
 
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình ...
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật huyện Xuân Lộc, 9đ
 
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạnLuận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
 
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAYLuận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
Luận văn: Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đLuận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sựBiện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
 
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tộiHình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCMLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 

Luận án: Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN GIA VIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9 38 01 04 LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồ Trọng Ngũ HÀ NỘI - 2019
  • 2. Lời cam đoan Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đề cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả Luận án Nguyễn Gia Viễn
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước................................................................................ 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.............................................................................. 11 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................. 24 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.................................................................. 26 2.1. Pháp luật về áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội .................................... 26 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ....................................................................................................................... 34 2.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................. 71 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG............................................................................................................................... 72 3.1. Thực trạng pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội....... 72 3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. 103 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................ 122 Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI...................................................................... 123 4.1. Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới ................................................................. 123 4.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ................................................................................ 128 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................ 146 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 151
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Sóc Trăng là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cuối hạ lưu Sông Hậu, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Bassac và Định An, toàn tỉnh có khoảng 1.321.000 người (với 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ me, dân tộc Khơ me chiếm 30% dân số toàn tỉnh). Trong đó, có một số dân nhập cư ở các nơi về đây để hành nghề đánh bắt, khai thác thủy, hải sản dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp tăng, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận không nhỏ người chưa thành niên bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào hoạt động phạm tội. Tình hình người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội có chiều hướng tăng, tính chất nguy hiểm cho xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển bền vững của cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là các quy định của pháp luật hình sự và cơ chế đảm bảo áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội chưa thể hiện rõ được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với họ. Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không thống nhất lý luận và quy định của pháp luật đặc biệt là tính hiệu quả của cơ chế bảo đảm cho việc thực hiện đúng các quy định đó, đã và đang làm giảm hiệu quả của việc áp dụng hình phạt do người chưa thành niên thực hiện trong thực tế. Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn xét xử vẫn còn lúng túng, chưa thống nhất trong việc vận dụng các quy định của pháp luật. Mặc dù đã khắc phục những điểm chưa được rõ ràng, chưa cụ thể, thiếu thống nhất của Bộ luật hình sự năm 1999, song các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn chưa đáp ứng được nhân đạo hóa, phân hóa
  • 5. 2 và quốc tế hóa của luật hình sự nói chung và của việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Số liệu thống kê công tác xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng (09 năm, từ khi Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 có hiệu lực đến hết năm 2018) cho thấy trung bình mỗi năm khoảng 494 vụ, trong đó, người chưa thành niên bị đưa ra xét xử 36,7 vụ, chiếm tỉ lệ 7,44%, với 43,5 bị báo, chiếm 5,68%. Thực tiễn tình hình xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng còn cho thấy rất nhiều bất cập: (i) Các quy định của Bộ luật hình sự có nhiều điểm mới chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích chính thức, nhiều điểm chưa được tổng kết, hướng dẫn; (ii) Các loại hình phạt không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa có cơ chế đảm bảo thực hiện; (iii) Chế tài áp dụng pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội còn nặng về phạt tù có thời hạn; (iv) Nhận thức của một bộ phận không nhỏ Thẩm phán còn khác nhau về người chưa thành niên phạm tội; (v) Chưa có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao chuyên về người chưa thành niên phạm tội để tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên,…; Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Sóc Trăng trong thời gian qua, dẫn đến thực tiễn áp dụng hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, không hoặc rất ít trường hợp áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt theo đúng chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta nói chung, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta về người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Để làm giảm những hạn chế, bất cập nêu trên, cần phải có công trình nghiên cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng trong thực tế nhằm góp phần đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
  • 6. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, luận án đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Phân tích khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội; khái niệm, đặc điểm của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung và ý nghĩa của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. - Phân tích thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua, qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó trong các quy định của pháp luật và trong áp dụng vào thực tiễn. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn và giải pháp bảo đảm thực thi về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Bởi vậy, luận án lấy các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
  • 7. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài của luận án được tác giả nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và luật tố tụng hình sự; - Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng; - Về thời gian, các số liệu xét xử phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập trong giai đoạn năm 2010 đến hết năm 2018. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm và hình phạt; quán triệt đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê; tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, cũng như phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ở tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau: + Chương 1, Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, hệ thống hóa các luận điểm khoa học, tổng hợp và đánh giá để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài và là nền tảng cho các vấn đề đặt ra mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu. + Chương 2, Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống và tổng quan các công trình đã được công bố trong và ngoài nước để tạo nền kiến thức chung và giải quyết triệt để cơ sở lý luận về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Ngoài ra, tác giả còn dự kiến sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành như xã hội học, tâm lý học tại chương này. + Chương 3, Sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân tích để đánh giá các quy định về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
  • 8. 5 niên phạm tội trong Bộ luật hình sự. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê và xã hội học pháp luật để đánh giá thực trạng phạm tội do người chưa thành niên thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và thực trạng những vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn này nhằm đánh giá và phát hiện những thành công và những hạn chế cần khắc phục. + Chương 4, Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống để đề ra phương hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, hoàn thiện các hoạt động thực tiễn áp dụng hình phạt đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cho một địa bàn cấp tỉnh tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tương tự như tỉnh Sóc Trăng. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Thứ hai, luận án phân tích quy định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam. Thứ ba, luận án làm rõ những vấn đề của thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó trong các quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn. Thứ tư, luận án phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng phát triển của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay trên thế giới, qua đó đề xuất, kiến nghị góp phần thực hiện tốt hơn về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn tới. Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp, tổng thể các vấn đề về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học, những yêu cầu, giải pháp về mặt lý luận cũng như thực tiễn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm tiền đề cho một cơ
  • 9. 6 chế thực thi pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở các địa bàn tương tự như tỉnh Sóc Trăng. Luận án là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp luận án tiến sĩ nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Luận án góp phần bổ sung lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; cách tiếp cận phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới. Luận án là tài liệu tham khảo cho việc quy định và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, cũng như cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về luật hình sự. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án có 4 chương sau đây: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. - Chương 2: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. - Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. - Chương 4: Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới và giải pháp bảo đảm thực thi.
  • 10. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Vấn đề người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội và việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số những công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài về các vấn đề nêu trên, có thể kể đến: Công trình nghiên cứu “A Century of Juvenile Justice”, (Dịch: Công lý của người chưa thành niên trong một thế kỷ) của Giáo sư Franklin E Zimring và Giáo sư Margaret K. Rosenheim – Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ cùng Trợ lý David S.Tanenhaus – Trường Đại học Nevada, Hoa Kỳ và Bemardine Dohm, Giám đốc Trung tâm tư pháp lĩnh vực gia đình và trẻ em của Trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu trong thời gian 20 năm về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, rồi đặt ra nhiều vấn đề và so sánh các vấn đề đó với chính sách pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, từ đó, chỉ ra những bất lợi trong thực hiện chính sách người chưa thành niên phạm tội, đồng thời, đưa ra các chính sách mới nhằm áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tốt hơn. [130] Cuốn sách “Protecting the world's children: Impact of the Convention of the Rights of the Child in Diverse Legal Systems”, (Dịch: Bảo vệ trẻ em trên thế giới: Tác động của công ước của các quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật đa dạng) của UNICEF (2007) đề cập nghiên cứu về vấn đề tư pháp người chưa thành niên dưới góc độ so sánh các kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia và thực tiễn áp dụng tại 191 nước với bốn hệ thống pháp luật điển hình: Hệ thống pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật Common Law, hệ thống pháp luật Châu Phi thuộc khu vực tiểu sa mạc Sahara và hệ thống pháp luật Muslim [147]. Trong công trình nghiên cứu “Justice for Children: Detention as a Last Resort. Innovative Initiatives in the East Asia and Pacific Region”, (Dịch: Công
  • 11. 8 lý cho trẻ em: Phạt tù được xem như là biện pháp cuối cùng. Sáng kiến ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương) của Unicef (2003), các tác giả tiếp cận vấn đề tư pháp về người chưa thành niên phạm tội thông qua thực tiễn tại ba nước thuộc khu vực Đông Nam Á gồm: Campuchia, Thái Lan và Philippines. Các tác giả của công trình nghiên cứu này nghiên cứu tư pháp người chưa thành niên không chỉ để hướng tới người chưa thành niên phạm tội mà còn giải quyết các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên là nạn nhân của tình trạng nghèo đói, bóc lột sức lao động, người chưa thành niên là nạn nhân của việc buôn người, của công nghiệp tình dục. Dưới góc nhìn những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế, so sánh với những hoạt động lập pháp của các nước, thực tiễn áp dụng pháp luật để bảo vệ người chưa thành niên tại các nước này thông qua các hệ thống pháp luật hình sự được ban hành thì việc áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên như là biện pháp cuối cùng [146]. Cuốn sách chuyên khảo của Franklin E.Jimring (2005) “American juvenle Justice”, (Dịch: Công lý Hoa kỳ) xuất bản bởi Oxford University, tập trung nghiên cứu bốn nội dung chính: (1) Người chưa thành niên phạm tội: Thực trạng và quan điểm pháp luật; (2) Thành lập tư pháp người chưa thành niên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; (3) Bảo vệ người chưa thành niên phạm tội; (4) Các vấn đề chính sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện đại. Tác giả của cuốn sách chuyên khảo này phân tích các lý do cần phải thành lập Tòa án dành cho người chưa thành niên, biện pháp xử lý chuyển hướng thân thiện đối với tội phạm là người chưa thành niên..., trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề tư pháp người chưa thành niên dưới góc độ dẫn chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó tác giả đưa ra các vấn đề chính sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện đại nhằm bảo vệ người chưa thành niên phạm tội [129]. Trong công trình nghiên cứu “Juvenile Delinquency”, (Dịch: Người chưa thành niên phạm tội) Giáo sư Donald J. Shoemaker, Trường đại học bang Virginia, Hoa Kỳ đã phân tích, làm rõ thế nào là người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, phân tích đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội, cách thức
  • 12. 9 xử lý người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự hiện hành, từ đó đưa ra những quan điểm mới về hành vi phạm tội và việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, với mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên [139]. “National Report 1999” - Báo cáo quốc gia của Hoa Kỳ năm 1999, về tội phạm người chưa thành niên và nạn nhân đã đưa ra thực trạng và đề xuất các giải pháp trong hệ thống của Tòa án Hoa Kỳ đối với người chưa thành niên tham gia vào tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với các trường hợp người chưa thành niên phạm tội cũng có một giá trị nghiên cứu rất to lớn. Báo cáo nhấn mạnh các hình thức xử lý mà các Tòa án bang và Tòa án liên bang áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội thông qua các án lệ, các nguyên tắc đối với tư pháp người chưa thành niên nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên khi tham gia tố tụng hình sự theo chuẩn mực của pháp luật quốc tế [153]. Công trình nghiên cứu của Barry C. Feld (1999) với cuốn sách “Bad kids: race and the transformation of Juvenile Court”, (Dịch: Những đứa trẻ xấu xa: chủng tộc và sự biến đổi của Tòa án người chưa thành niên) được xuất bản bởi Oxford University, đề cập nghiên cứu quá trình hình thành và thay đổi của hệ thống pháp luật của người chưa thành niên tại Hoa Kỳ. Tác giả công trình nghiên cứu này đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng từ sự thay đổi trong xã hội về kinh tế, văn hóa, xã hội, tình trạng di dân... đến sự thay đổi trong các gia đình hiện đại tại Hoa Kỳ, từ đó, làm ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức pháp luật của người chưa thành niên. Cũng xuất phát từ những thay đổi đó trong xã hội, tác giả làm rõ hơn về vai trò của Tòa án người chưa thành niên. Song, Barry C. Feld nêu vấn đề khi người chưa thành niên phạm tội thì đó là lỗi lầm hay là tội phạm. Từ đó, Barry C. Feld đã đưa ra quan điểm của ông về Tòa án người chưa thành niên nghiêng về xem xét đến tâm, sinh lý để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp đối với người chưa thành niên phạm tội hơn là trừng trị [123]. Công trình nghiên cứu của Maharukh Adenwalla (2006) với nghiên cứu “Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law” (Dịch:
  • 13. 10 “Bảo vệ và chế độ pháp lý trẻ người chưa thành niên trong xung đột với pháp luật”) đã làm rõ khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên xung đột với pháp luật, mức độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên; trách nhiệm của cảnh sát, của người giám sát người chưa thành niên bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, của luật sư, của các phương tiện thông tin đại chúng đối với người chưa thành niên xung đột với pháp luật tại Ấn Độ. Ngoài ra, M.Adenwalla đã nghiên cứu 13 trường hợp về người chưa thành niên xung đột với pháp luật ở Ấn Độ để làm rõ hơn các quan điểm của mình [139]. Công trình nghiên cứu Juvenile Delinquency: An Integated Approach (Người chưa thành niên phạm tội: Cách tiếp cận tổng quan) của James Burfeind (Giáo sư xã hội học, Đại học Montana, Hoa Kỳ) và Dawn Jeglum Bartusch (Tiến sĩ, trợ lý của Giáo sư James Burfeind) chỉ ra cách nhìn tổng quan nhất nhằm phân tích về hiện tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội học, tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học... Đồng thời, đưa ra hướng tiếp xúc, giúp đỡ cho người chưa thành niên phát triển tốt hơn [136]. Trong công trình nghiên cứu Juvenile Delinquena Diverse Society, (Dịch: Người chưa thành niên phạm tội trong một xã hội đa dạng) Giáo sư, Tiến sĩ Kristin A. Bastes - Trường đại học Washington và Giáo sư, Tiến sĩ Richelle s. Swan - Trường Đại học Irvine bang Califonia, có cách nhìn hiện tượng người chưa thành niên phạm tội trong bối cảnh xã hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng, nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội, các chính sách dân cư, quan niệm về người chưa thành niên phạm tội. [137] Công trình nghiên cứu “Juvenile Delinqueny: The Core”, (Dịch: Bản chất của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội) của Giáo sư Larry J. Siegel và Brandon c. Welsh (Hoa Kỳ) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên phạm tội, đồng thời nghiên cứu những yếu tố cốt lõi của nó thuộc về bản chất của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội.[138] Qua nghiên cứu các công trình nêu trên cho thấy, một số công trình có
  • 14. 11 phạm vi nghiên cứu khá rộng, chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên xung đột với pháp luật, mức độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong bối cảnh xã hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng, nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội, các chính sách dân cư, quan niệm về người chưa thành niên phạm tội, một số công trình nghiên cứu tác giả nêu lên các nguyên nhân cần phải thành lập Tòa án dành cho người chưa thành niên, biện pháp xử lý chuyển hướng thân thiện đối với tội phạm người chưa thành niên, phân tích về hiện tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội học, tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học... mà chưa giải quyết vấn đề của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Đa số các công trình nghiên cứu liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, nhưng chưa nghiên cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Một số công trình nghiêu cứu cách đây quá lâu và cũng không còn phù hợp với tình trạng người chưa thành niên phạm tội hiện nay. Chính vì lẽ đó, mà việc tiếp tục nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là vấn đề rất cần thiết. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng ngày càng đưa các nhà luật học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam, trong số đó có thể kể đến: 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt, chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Để nghiên cứu vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần phải dựa trên lý luận về hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự và quyết định hình phạt nói chung. Bên cạnh đó phải dựa vào chính sách, pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi lẽ, áp dụng hình phạt đối
  • 15. 12 với người chưa thành niên là một dạng đặc thù của áp dụng hình phạt nói chung. Không thể làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên nếu không nghiên cứu hình phạt với các phương diện của nó như mục đích, bản chất, nội dung, nguyên tắc, phương pháp… áp dụng hình phạt và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhóm tài liệu thứ nhất: Về trách nhiệm hình sự, hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự và quyết định hình phạt. Sách “Trách nhiệm hình sự và hình phạt” của Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001. Đây là công trình nghiên cứu lý luận toàn diện và đầy đủ về trách nhiệm hình sự, hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Các vấn đề cơ bản nhất của trách nhiệm hình sự đã được đặt ra và giải quyết như: Khái niệm trách nhiệm hình sự và mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp đặc biệt [31]. Vấn đề trách nhiệm hình sự cũng được đề cập trong công trình “Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề cơ bản của phần chung” của GS. TSKH. Lê Cảm, Nxb Công an nhân dân, 2004. Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ và có hệ thống của khoa học pháp lý nhà nước ta về hoàn thiện pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong đó, có đề cập đến vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt [9]. Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm hình sự cũng được nghiên cứu khá công phu trong công trình của nhóm tác giả Lê Cảm, Phạm Mạnh Hùng, Trịnh Tiến Việt (2005) về Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội [11]; Luận án “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Chu Thị Trang Vân bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trong đó, có đề cấp đến áp dụng pháp luật trong quyết định
  • 16. 13 hình phạt của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Luận án cũng đề cập đến các trường hợp áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt với đối tượng là người chưa thành niên. Ngoài ra, công trình này cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam và đề ra các yêu cầu và giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn hiện nay [101]. Luận án tiến sĩ Luật học “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Dương Tuyết Miên bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Luận án đã hệ thống hóa sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt; phân tích những nội dung cụ thể của chế định này về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, luận án tiến hành phân tích, đánh giá những quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện hành về quyết định hình phạt, thực tiễn áp dụng những quy định này cũng như tham khảo pháp luật hình sự của một số quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định về quyết định hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt [35]. Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình liên quan đến quyết định hình phạt như: Tác giả Đinh Văn Quế (2005) về Một số vấn đề về quyết định hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2005 [52]; Và Tiến sĩ Dương Tuyết Miên (2007) với công trình Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động – Xã hội [36]. Các công trình nghiên cứu nêu trên hầu hết phân tích về các vấn đề lý luận chung trong việc áp dụng hình phạt cụ thể như: Các căn cứ pháp lý về áp dụng hình phạt, cách thức và điều kiện áp dụng hình phạt trong một vài trường hợp cụ thể..., Đồng thời, tác giả còn nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về vấn đề quyết định hình phạt và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định pháp luật về các vấn đề đó.
  • 17. 14 Các công trình nghiên cứu về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” thuộc Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc thể hiện thái độ của nhà nước đối với đối tượng đặc thù là người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự với mức độ chênh lệch, giảm nhẹ đáng kể so với nguyên tắc chung để làm chuẩn mực xử lý người chưa thành niên phạm tội [110]. Luận án tiến sĩ luật học“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2013) của Trần Hưng Bình, Học viện khoa học xã hội - Viện hàm lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã tập trung giải quyết về mặt lý luận quyền của người chưa thành niên nói chung và quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự nói riêng; đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự [4]; Công trình “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của TS Hoàng Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội năm 2016. Trên cơ sở lý luận về chính sách hình sự nói chung, tác giả đã làm rõ nội hàm khái niệm chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; xác định vị trí, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phân tích làm rõ yêu cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng và thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung, các nhân tố tác động và các biện pháp thực hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; sự thể hiện của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam với các nội dung, mục tiêu, quan điểm, đường lối xử lý, nguyên tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối với chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội [26].
  • 18. 15 “Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2001, tác giả đã đề cập nội dung của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong Bộ luật hình sự năm 1999 như: những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, phân tích nguyên tắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, vậy, trường hợp nào là “cần thiết”, khi nào thì phải xét đến sự “cần thiết” của việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội [6]. Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, (2007) nghiên cứu về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Tác giả đã nghiên cứu một cách khoa học về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng này. Cụ thể, tác giả phân tích, làm rõ những quy định chung về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên, đưa ra những bất cập, hạn chế, những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong thực tế. Đồng thời, tác giả còn đưa ra các khái niệm về người chưa thành niên, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên; xây dựng mô hình tổ chức của Tòa án người chưa thành niên tại Việt Nam [46]. Tác giả Đặng Thanh Nga (2008) với nghiên cứu“Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí luật học, Số 1/2008. Nghiên cứu này phân tích một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội với mục đích làm sáng tỏ một phần nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên [43]. Những quan điểm, quan niệm tiến bộ trong các công trình nghiên cứu nêu trên đã được tích hợp trong “Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên Việt Nam” (2013) của Tòa án nhân dân tối cao [98].
  • 19. 16 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Trần Hoàng Dũng (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Tác giả phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tác giả làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử lý của người dưới 18 tuổi phạm tội; các vấn đề chung, các quy định pháp luật về việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, để tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật khi áp dụng hình phạt. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam [168]. Đinh Ngọc Thủy (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ”. Tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm của người phạm tội dưới 18 tuổi; khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự, hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Qua đó, tác giả đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, phân tích kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế, yếu kếm trong áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, đề xuất kiến nghị những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ [73]. Tác giả Quách Hữu Thái (2010) với bài viết “Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội”, đang trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 06/2010. Tác giả đề cặp đến thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội không có gì vướng mắc vì tính chất của nó không có gì phức tạp, bởi đã có các quy định có liên quan được quy định tương đối rõ ràng hệ thống pháp luật Việt Nam về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên.
  • 20. 17 Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc nhất định khi xét xử người chưa thành niên phạm tội. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội như: (1) Về “đại diện gia đình” và sự có mặt của đại diện gia đình của bị cáo; (2) Về vấn đề người bào chữa và cấp giấy chứng nhận bào chữa; (3) Về việc Hội thẩm tham gia phiên tòa; (4) Về hiểu biết và đánh giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử; (5) Về việc áp dụng quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và cho được hưởng án treo; (6) Về việc bồi thường thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường [68]. Tác giả Vũ Thị Thúy (2010) với nghiên cứu “Bàn về việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đưa ra những điểm bất hợp lý được quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự, không đồng tình với việc quy định bốn loại hình phạt chính. Ví dụ như: Người chưa thành niên phạm tội là người nước ngoài thì vẫn có thể áp dụng được loại hình phạt khác đó là hình phạt trục xuất. Tác giả cũng đưa ra quan điểm về những trường hợp người phạm tội có thể áp dụng loại hình phạt trục xuất nhằm bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của h khi họ là người nước ngoài [72]. Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2010) với bài viết “Bàn về quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đã đưa ra những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội. Tác giả chỉ ra những hạn chế, bất cập đó chính là những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ, cán bộ làm công tác xét xử khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, nên cần phải được hướng dẫn kịp thời để đảm bảo thực thi [74]. Tác giả Quách Thành Vinh (2011) với chủ đề “Mấy vấn đề áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 6 (03)/2011. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54037 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562