SlideShare a Scribd company logo
1 of 189
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Các số liệu
khảo sát xã hội học của luận án là trung thực. Các số liệu và tài liệu khác được trích
dẫn nguồn tham khảo rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi phân tích một cách trung thực,
khách quan và phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Minh Nhựt
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN MINH NHỰT
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Xã hội học
Mã số: 9310301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Trịnh Duy Luân
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Các số liệu
khảo sát xã hội học của luận án là trung thực. Các số liệu và tài liệu khác được trích
dẫn nguồn tham khảo rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi phân tích một cách trung thực,
khách quan và phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Minh Nhựt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................8
1.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu ................................8
1.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng......................................................................................................................15
1.3 Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền trong các giải pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ...........................................................................................21
1.4 Các nghiên cứu về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong ứng phó biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng .......................................................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................29
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài luận án .................................................................................29
2.1.1 Các khái niệm được sử dụng trong luận án ...............................................................29
2.1.2 Các lý thuyết được sử dụng trong luận án .................................................................38
2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................46
2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu ..................................................................................47
2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.........................................................................47
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu......................................................................................50
2.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung ....................................................................51
2.3 Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................51
2.3.1 Những cơ sở pháp lý...................................................................................................51
2.3.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..............................................................................54
Chương 3: NHẬN THỨC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................59
3.1 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu và phong tục, tập quán của người dân
huyện Cần Giờ ...................................................................................................................59
3.1.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường và những biểu hiện của BĐKH tại huyện
Cần Giờ ...............................................................................................................................59
3.1.2 Một số phong tục, tập quán thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân huyện
Cần Giờ ...............................................................................................................................62
3.2 Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ..........................................................63
3.2.1 Nhận thức về những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu..........63
3.2.2 Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà người dân tiếp cận...............................65
3.2.3 Nhận thức về tác hại của biến đổi khí hậu tới các hộ gia đình..................................67
3.3 Nhận thức của người dân về sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến
đổi khí hậu..........................................................................................................................69
3.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi
khí hậu .................................................................................................................................69
3.3.2 Nhận thức về mức độ sẵn sàng tham gia của người dân ứng phó với biến đổi khí hậu ....71
3.3.3 Nhận thức về những thuận lợi và khó khăn khi người dân tham gia ứng phó với
biến đổi khí hậu tại địa phương...........................................................................................75
3.4 Nhận thức của chính quyền địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng.....................................................................................................................77
3.4.1 Nhận thức về sự cần thiết của ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .....77
3.4.2 Nhận thức về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại
địa phương...........................................................................................................................80
3.5 Nhận thức của các tổ chức xã hội trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng......................................................................................................88
Chương 4: THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................93
4.1 Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu ...........93
4.1.1 Các hình thức tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó với biến đổi
khí hậu nói chung ................................................................................................................93
4.1.2 Các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa bàn khảo sát..103
4.2. Vai trò tổ chức và tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với
biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ................................................................................115
4.2.1 Cách thức chính quyền địa phương tổ chức và huy động người dân chuẩn bị và
ứng phó với biến đổi khí hậu...............................................................................................115
4.2.2 Sự tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với
biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ...................................................................................121
4.3 Sự tham gia của các tổ chức xã hội (đại diện là Hội Chữ thập đỏ) trong ứng
phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Cần Giờ ....................................124
4.3.1 Các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.................125
4.3.2 Mối liên hệ với cộng đồng của Hội Chữ thập đỏ trong hoạt động ứng phó với
biến đổi khí hậu ..................................................................................................................133
4.4 Hiệu quả hoạt động và những triển vọng thực hiện ứng phó với biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng trong thời gian tới .....................................................................135
4.4.1 Hiệu quả của các hình thức tổ chức ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng
đồng .....................................................................................................................................135
4.4.2 Những dự định tham gia ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng trong thời gian
tới.........................................................................................................................................137
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................152
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát ý kiến hộ gia đình về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng (Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh)...............................................163
PHỤ LỤC 2: Nội dung phỏng vấn sâu...............................................................................176
PHỤ LỤC 3: Nội dung thảo luận nhóm tập trung..............................................................180
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BCH PCLB và TKCN: Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
CS PCCC&CHCN: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
CBA : Tiếp cận dựa vào cộng đồng
CTĐ : Chữ thập đỏ
HGĐ : Hộ gia đình
IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
NĐH : Người được hỏi
NGOs : Tổ chức phi chính phủ
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PV : Phỏng vấn
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc
UNFCCC : Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
UBND : Ủy ban nhân dân
VNGO&CC : Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu
WB : Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng phân bố mẫu nghiên cứu tại 33 ấp/khu phố của huyện Cần Giờ............48
Bảng 2.2: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu khảo sát.................................................49
Bảng 3 : Tầm quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức
khác trong ứng phó với thiên tai/biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng............89
Bảng 4.1: Hình thức ứng phó với biến đổi khí hậu của gia đình phân theo nghề nghiệp
người trả lời......................................................................................................94
Bảng 4.2: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính tức thời
trong những năm vừa qua tại địa phương ........................................................108
Bảng 4.3: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính lâu dài
trong những năm vừa qua tại địa phương ........................................................110
Bảng 4.4: Những công việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại
địa phương........................................................................................................112
Bảng 4.5: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm
vừa qua tại địa phương.....................................................................................116
Bảng 4.6: Những công việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại
địa phương........................................................................................................119
Bảng 4.7: Người tham gia tích cực nhất trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí
hậu ở địa phương trong những năm gần đây ...................................................121
Bảng 4.8: Đánh giá về hiệu quả của cách thức tổ chức ứng phó với biến đổi khí hậu
trong 5-10 năm qua tại địa phương..................................................................136
Bảng 4.9: Những giải pháp của HGĐ có tầm quan trọng trong vòng 5 năm tới để ứng
phó với hiện tượng thời tiết bất thường/ biến đổi khí hậu ...............................139
Bảng 4.10: Những dự định cụ thể nhằm ứng phó với thiên tai/biến đổi khí hậu, trong
vòng 5 năm tới của các hộ gia đình .................................................................140
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Nhận thức của người dân về các biểu hiện của biến đổi khí hậu ....................63
Hình 3.2: Những vấn đề nghiêm trọng theo nhận thức của người dân địa phương
hiện nay............................................................................................................64
Hình 3.3: Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà người dân tiếp cận được tại
địa phương hiện nay.........................................................................................66
Hình 3.4: Nhận thức của người dân về tác hại của thời tiết bất thường/BĐKH tới các
hộ gia đình........................................................................................................67
Hình 3.5: Biến đổi khí hậu có xu hướng ảnh hưởng xấu đến hộ gia đình trong 5 năm
tới .....................................................................................................................68
Hình 4.1: Các hình thức ứng phó với biến đổi khí hậu được các hộ gia đình thực
hiện trong thời gian qua ...................................................................................94
Hình 4.2: Hai phương thức ứng phó với BĐKH của các HGĐ trong thời gian qua,
theo mức sống (%)...........................................................................................95
Hình 4.3: Các hình thức ứng phó với BĐKH được các HGĐ thực hiện trong thời
gian qua, theo nguồn gốc dân cư (%) ..............................................................96
Hình 4.4: Lý do không tham gia vào hình thức tổ chức liên kết giữa hộ gia đình,
cộng đồng và chính quyền ...............................................................................97
Hình 4.5: Những đóng góp của hộ gia đình trong chương trình liên kết giữa hộ gia
đình, cộng đồng và chính quyền để ứng phó với biến đổi khí hậu..................98
Hình 4.6: Những đóng góp của HGĐ trong chương trình liên kết giữa HGĐ, cộng
đồng và chính quyền để ứng phó với BĐKH, theo mức sống (%)..................99
Hình 4.7: Những đóng góp của HGĐ trong chương trình liên kết giữa HGĐ, cộng
đồng và chính quyền để ứng phó với BĐKH, theo nghề nghiệp (%)..............100
Hình 4.8: Cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu quan trọng cần được đầy mạnh tại
địa phương trong 5 năm tới..............................................................................101
Hình 4.9: Cách thức ứng phó với BĐKH quan trọng cần được đẩy mạnh tại địa
phương trong 5 năm tới, theo học vấn (%)......................................................102
Hình 4.10: Các nhóm hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu mà các hộ gia đình có tham
gia trong 5-10 năm qua ....................................................................................103
Hình 4.11: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5
năm qua, theo nghề nghiệp (%) .......................................................................104
Hình 4.12: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5
năm qua, theo mức sống (%) ...........................................................................106
Hình 4.13: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5
năm qua, theo học vấn (%) ..............................................................................107
Hình 4.14: Những công việc chuẩn bị ứng phó với BĐKH mang tính lâu dài trong
những năm vừa qua tại địa phương, theo mức sống (%).................................111
Hình 4.15: Những công việc ứng phó với BĐKH trong những năm vừa qua tại địa
phương, theo mức sống (%).............................................................................115
Hình 4.16: Biết về sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ trong các hoạt động ứng phó
thiên tai/biến đổi khí hậu tại địa phương trong thời gian qua..........................125
Hình 4.17: Hoạt động chuẩn bị ứng phó của Hội Chữ thập đỏ trước khi ứng phó thiên
tai/biến đổi khí hậu ..........................................................................................127
Hình 4.18: Hoạt động ứng phó của Hội Chữ thập đỏ khi có thiên tai/biến đổi khí hậu....129
Hình 4.19: Hoạt động khắc phục hậu quả của Hội Chữ thập đỏ sau khi có thiên
tai/biến đổi khí hậu ..........................................................................................131
Hình 4.20: Sự sẵn sàng của người dân tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu trong thời gian tới................................................................................138
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu đang từng ngày làm thay đổi thế giới của chúng ta rất nhanh
theo chiều hướng xấu đi, và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Biểu hiện dễ thấy nhất của BĐKH là nhiệt độ trung bình ở nhiều nơi
trên thế giới có chiều hướng gia tăng, lượng mưa thay đổi bất thường, các loại hình
thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cường độ và vị trí, tác
động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội.
Trong các loại hình, phương thức ứng phó với BĐKH, Chương trình Phát triển
Liên Hợp quốc (UNDP) cho rằng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng là biện pháp
hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lý do là cơ chế hoạt
động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều kiện văn hóa, phong tục
tập quán của địa phương nên nó sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần vào sự
phát triển bền vững của cộng đồng. Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng
thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Các mô hình này, có nhiều lợi ích
đã thu hút được cộng đồng cùng tham gia một cách chủ động vào các giải pháp ứng
phó với thiên tai và phát triển bền vững mang tính chất dài hạn với chi phí không cao.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều diễn biến khí hậu bất thường đã
xuất hiện thường xuyên hơn khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động
nhằm đối phó và thích ứng với hoàn cảnh mới như đầu tư vào nhiều lĩnh vực để làm
cho cả xã hội, đặc biệt là những người nghèo khó và dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất,
có khả năng chống chịu cao hơn trước những tác động của BĐKH.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất, có diện tích
rừng ngập mặn chiếm 50% tổng diện tích của huyện, chịu tác động của BĐKH và
nước biển dâng của khu vực hạ lưu sông Mê - Kông. Đây cũng là địa bàn xung yếu, có
nhiều hộ dân sống ở ven sông, ven biển trong rừng phòng hộ, vùng trũng thấp, luôn có
nguy cơ bị sạt lở, nhà cửa đơn sơ không đảm bảo an toàn,…và nhìn chung luôn có
nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của BĐKH.
Trong các cuộc diễn tập hay thực hành ứng phó với BĐKH, các sở - ngành, đơn
vị, chính quyền các cấp của thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng ứng
phó tại chỗ, trong đó có các hoạt động của người dân/ cộng đồng, của chính quyền và
của các tổ chức xã hội.
2
Từ đây có thể thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá một
cách khách quan về mức độ nhận thức và hành động của người dân, cán bộ (chính
quyền, các cơ quan chức năng), các tổ chức xã hội cũng như sự tham gia của cộng
đồng trong ứng phó với BĐKH của huyện Cần Giờ ở nhiều chiều cạnh xã hội khác
nhau. Qua đó, giúp chỉ ra các hoạt động cần thiết để cộng đồng nơi đây thích ứng
BĐKH trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các hoạt động giảm nhẹ, khắc phục hậu
quả đối với BĐKH. Đồng thời, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, những vấn đề đặt ra trong
các hoạt động ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng. Từ đó đề xuất các khuyến nghị
định hướng chính sách, giải pháp ứng phó với BĐKH hiện nay thông qua việc phát
huy sức mạnh của cộng đồng dân cư tại huyện Cần Giờ và các cộng đồng dân cư ven
biển có chung đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như huyện Cần Giờ.
Từ những luận giải trên, NCS đã quyết định lựa chọn đề tài “Ứng phó với Biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề
tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ xã hội học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
Tìm hiểu nhận thức và hành động của người dân/cộng đồng, chính quyền địa
phương và các tổ chức xã hội trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách
nhằm phát huy các nguồn lực cộng đồng và nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH tại
địa phương.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án.
- Đánh giá nhận thức của người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các
tổ chức xã hội về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng.
- Phân tích thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người
dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội.
- Đề xuất các khuyến nghị chính sách cho các chủ thể tham gia ứng phó với
BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa phương được nghiên cứu.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và hành động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của các chủ
thể: người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Các đại diện hộ gia đình được chọn mẫu tại các cộng đồng dân cư thuộc huyện
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện cán bộ lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực tại các sở ngành có liên quan của
thành phố.
Đại diện chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng huyện Cần Giờ.
Đại diện cán bộ Hội Chữ thập đỏ thành phố và các cơ sở Hội tại huyện Cần Giờ.
3.3 Phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, thời gian)
Nghiên cứu giới hạn tìm hiểu một số khía cạnh nhận thức, thực trạng ứng phó
với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ trong khoảng thời gian 5
năm gần đây.
4. Phương pháp luận
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Một là, nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội
huyện Cần Giờ về các vấn đề có liên quan đến ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng
hiện nay như thế nào?
Hai là, người dân, chính quyền địa phương và tổ chức xã hội tham gia vào các
hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần giờ như thế nào?
Ba là, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong ứng
phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Một là, nhận thức về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân,
chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội huyện Cần Giờ còn chưa đầy đủ.
Hai là, sự tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân,
chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội tại huyện Cần Giờ còn nhiều yếu tố tự
phát, chưa đầy đủ, toàn diện nên chưa tận dụng được hết ưu thế và sức mạnh của cộng
đồng.
4
Ba là, các yếu tố mức sống, nghề nghiệp, học vấn, nguồn gốc cư trú có ảnh
hưởng nhất định đến sự tham gia của người dân trong ứng phó với BĐKH tại huyện
Cần Giờ.
4.3 Khung phân tích
Dựa trên những phân tích tổng quan về biến đổi khí hậu, luận án tiến hành xây
dựng một lược đồ phân tích bao gồm:
- Biến phụ thuộc cơ bản của nghiên cứu này là “ứng phó với BĐKH dựa vào
cộng đồng” - được hiểu như một cách tiếp cận đang được triển khai trên thực tế tại
huyện Cần Giờ. Biến số này được thao tác hóa theo 3 chủ thể (người dân/ cộng đồng,
chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội). Sẽ phân tích theo hai chiều cạnh: 1)
“Nhận thức BĐKH, ứng phó BĐKH và ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng của 3 chủ
thể và 2) Hành động tham gia ứng phó BĐKH, ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng,
hiệu quả và triển vọng của 3 chủ thể trong các hoạt động ứng phó dưới 3 hình thức tổ
chức chính là: i) cá nhân/ HGĐ tự làm; ii) các nhóm HGĐ/ cộng đồng cùng làm; và
iii) cộng đồng cùng làm dưới sự tổ chức chỉ đạo của chính quyền / cơ quan chức năng.
Các hành động tham gia này cũng tính tới theo 2 giai đoạn: thích ứng (giai đoạn chuẩn
bị) và giảm nhẹ (giai đoạn khắc phục hậu quả); Bên cạnh đó, vai trò tham gia của Hội
Chữ thập đỏ như là đại diện của các tổ chức xã hội (chủ thể thứ 3) trong ứng phó
BĐKH cũng được chỉ ra, với các hoạt động chính như tuyên truyền, cứu trợ khẩn cấp,
trợ giúp nhân đạo...qua ý kiến người dân.
- Nhóm các biến độc lập hay trung gian có tác động đến việc vận dụng cách tiếp
cận ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng bao gồm: mức sống, học vấn, nghề
nghiệp, nguồn gốc cư trú (dân gốc, dân nhập cư),…
5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thứ nhất, luận án phân tích thực trạng nhận thức về cách ứng phó và sự tham
gia của cộng đồng vào các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng.
- Thứ hai, luận án phân tích hành động của các chủ thể (người dân/cộng đồng,
chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội) tham gia vào các hoạt động ứng phó
với BĐKH trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó nhấn mạnh đến chủ thể người
dân/cộng đồng.
- Thứ ba, luận án chỉ ra sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ, như là đại diện cho
các tổ chức xã hội, phục vụ các nhu cầu của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH.
- Thứ tư, luận án đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách,
quy định của pháp luật về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài được phân tích từ góc nhìn xã hội học để làm rõ nhận thức của
người dân về BĐKH, sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó BĐKH, nhận thức của
chính quyền địa phương về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu cũng xác
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN,
BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI,
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
Người dân /
Cộng đồng
Chính quyền
địa phương
Tổ chức xã hội
(Hội CTĐ)
Mức sống
Học vấn
Nghề nghiệp
Nguồn gốc cư trú
ỨNG PHÓ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG
(Theo 3 chủ thể)
NHẬN THỨC
-BĐKH
-Ứng phó
BĐKH
-Ứng phó
BĐKH dựa vào
cộng đồng
HÀNH ĐỘNG
- Ứng phó
BĐKH
- Ứng phó
BĐKH dựa vào
cộng đồng
- Hiệu quả &
triển vọng
6
định được thực trạng ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng ở nhiều chiều cạnh khác
nhau như: sự tham gia của người dân và cộng đồng, vai trò tổ chức và tham gia của
chính quyền địa phương, sự tham gia của các tổ chức xã hội (đại diện Hội Chữ thập
đỏ), hiệu quả hoạt động và những triển vọng thực hiện ứng phó với BĐKH dựa vào
cộng đồng đóng góp vào sự hiểu biết khoa học về những khác biệt của các đối tượng
nghiên cứu tại địa bàn dân cư.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần đánh giá nhận thức, thực trạng của người dân, chính quyền
địa phương và sự tham gia của các tổ chức xã hội (trường hợp Hội Chữ thập đỏ) về
ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở rất quan trọng
tạo điều kiện cho chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện về thực trạng đã và
đang diễn ra để có hướng điều chỉnh chính sách và đưa ra các giải pháp khắc phục phù
hợp nhằm thực hiện tốt công tác ứng phó BĐKH tại địa phương trên cơ sở dựa vào
cộng đồng.
Cần Giờ là huyện biển duy nhất của TP.HCM, có thể có những đặc điểm tương
đồng với các khu vực duyên hải ở các địa phương khác nên nghiên cứu về ứng phó
BĐKH dựa vào cộng đồng ở đây cũng có thể chia sẻ với các tỉnh thành khác.
Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong công tác
ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; các dự án hỗ trợ cộng đồng; là tài
liệu tham khảo trong đào tạo về xã hội học môi trường và phát triển cộng đồng, về sự
tham gia của người dân và của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, luận án bao gồm 4
chương nội dung, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương này tập trung phân tích các nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam
về BĐKH, ứng phó với BĐKH và ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng, vai trò
tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động ứng phó BĐKH, từ đó tìm ra các chiều
cạnh/ vấn đề chưa được đề cập để luận án tập trung tìm hiểu và nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này đề tài sẽ phân tích những khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận
và phương pháp nghiên cứu để làm cở sở lý luận; cơ sở pháp lý và các đặc điểm tự
nhiên-xã hội của địa bàn nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
7
Chương 3: Nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
ở huyện Cần Giờ
Chương này trình bày vài nét đặc trưng về diễn biến thời tiết, khí hậu bất
thường, những biểu hiện của BĐKH tại địa bàn nghiên cứu và phong tục, tập quán
thích ứng của người dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, đánh giá
nhận thức của người dân/cộng đồng về BĐKH dựa trên kết quả khảo sát thực địa bằng
phương pháp phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. Nhận
thức của người dân về sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó BĐKH được phân
tích dựa trên sự cần thiết, mức độ sẵn sàng về sự tham gia của người dân, những thuận
lợi-khó khăn để người dân tham gia ứng phó với BĐKH trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Ngoài nhận thức của người dân, chương này cũng phân tích nhận thức của chính
quyền địa phương và các tổ chức xã hội tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng
đồng tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở
huyện Cần Giờ
Chương này sẽ làm rõ thực tiễn ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng và
những thành công, hạn chế trong áp dụng tiếp cận này. Các kết quả khảo sát thực địa
sẽ chỉ ra thực trạng cộng đồng được tổ chức như thế nào, hiệu quả ra sao, có những
vấn đề gì đặt ra nhằm bảo đảm thành công việc áp dụng tiếp cận ứng phó với BĐKH
dựa vào cộng đồng. Nó cũng xác định sự tham gia của chính quyền địa phương trong
các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng dưới góc nhìn đa chiều từ người
dân, cộng đồng và chính quyền. Đồng thời, chương này sẽ làm rõ sự tham gia của Hội
Chữ thập đỏ như là đại diện của các tổ chức xã hội tham gia vào thực tiễn ứng phó với
BĐKH tại địa phương. Việc tham gia vào các hoạt động chuẩn bị ứng phó, ứng phó và
khắc phục hậu quả của BĐKH của Hội trên tinh thần “dựa vào cộng đồng” được thể
hiện qua việc kết nối với mạng lưới các hội viên, tình nguyện viên tại chỗ và người
dân cộng đồng, cũng như việc phối hợp hoạt động với các tổ chức khác trên địa bàn.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Biến đổi khí hậu đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng
như người dân ở hầu hết các quốc gia. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước,
đặc biệt là của các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
(UNDP), Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới v.v… đã đưa ra những
phân tích, đánh giá, thách thức về BĐKH trong thế kỷ 21. Các nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng chúng ta cần hành động để ứng phó, tránh BĐKH nguy hiểm, yêu cầu nâng cao
năng lực thích ứng của người dân với BĐKH dựa vào cộng đồng, đặc biệt ở các quốc
gia đang phát triển. Vai trò cực kỳ quan trọng của sự điều tiết và hành động của chính
phủ của mỗi quốc gia, phải có chiến lược giảm nhẹ và hợp tác quốc tế trong công tác
thích ứng với BĐKH.
Hiện nay trên văn bản và trên các trang mạng có một khối lượng rất lớn các tài
liệu về BĐKH và ứng phó với BĐKH. Trong phạm vi luận án, tới đây sẽ điểm qua
những tài liệu liên quan đến nội dung BĐKH, ứng phó BĐKH, đặc biệt là ứng phó với
BĐKH dựa vào cộng đồng – một cách tiếp cận phổ biến, song mới được vận dụng ở
Việt Nam trong thập niên gần đây.
1.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu
Ở Việt Nam, BĐKH đã trở thành mối quan tâm của nhiều ngành khoa học như:
sinh thái môi trường, lâm nghiệp, khí tượng thủy văn, y tế công cộng. Riêng lĩnh vực
khoa học xã hội, những năm gần đây, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan
đến BĐKH có chiều hướng tăng lên theo thời gian. Vấn đề BĐKH và môi trường có
thể được tiếp cận từ góc độ của xã hội học môi trường, nhân học sinh thái, nhân học y
tế, lịch sử môi trường, địa lý học kinh tế, v.v…Một số bài viết có liên quan tới thích
ứng BĐKH cũng được xem xét dưới góc nhìn nhân học, nghiên cứu con người, v.v…
khi đề cập đến các vấn đề như: tri thức bản địa, chính sách nhà nước như quản lý, sử
dụng tài nguyên rừng và nguồn nước, canh tác nông nghiệp, định canh định cư, an
ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng, v.v…tại các tỉnh miền Bắc. Những nghiên cứu
này không chỉ đóng góp vào phát triển các cơ sở lí luận khoa học mà còn đưa ra các
giải pháp áp dụng trong thực tiễn ứng phó BĐKH tại Việt Nam hiện nay.
Các nghiên cứu về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam đã nhận được sự chú
ý của các nhà khoa học và các nhà làm chính sách từ đầu thập niên 1990. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này thường chỉ tập trung đến các khía cạnh vật lý của BĐKH
như sự phát thải khí nhà kính, sự nóng lên của trái đất, vấn đề sử dụng hiệu quả
9
năng lượng, tác động môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh thái, các kịch bản khí
hậu,…Các khía cạnh xã hội liên quan tới thích ứng với BĐKH như các tổn thương
và khả năng hồi phục của cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, sinh kế, sức khỏe, phúc
lợi, di cư, an ninh lương thực, bảo hiểm rủi ro, quyền con người, bất bình đẳng xã
hội…và vai trò của khoa học xã hội chưa nhận được sự quan tâm đúng mức
(Nguyễn Ngọc Toại, 2013: tr.16).
Các tác giả đã nhấn mạnh: BĐKH là sự thay đổi cơ bản nhất các hệ thống môi
trường của trái đất bao gồm cả nhiệt độ và lượng mưa. Chẳng hạn như: lưu thông thủy
văn và tài nguyên nước, hiểm họa về nước và bờ biển, hệ sinh thái trên cạn và trên
biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, sức khỏe con người và công nghiệp (Trần
Quang Minh, 2013: tr.25). BĐKH được nhận định là một trong các thách thức lớn nhất
của nhân loại trong thế kỷ XXI. Trong hơn chục năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu
được tiến hành nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về BĐKH và các nguy cơ
của BĐKH tác động tới sự phát triển kinh tế và xã hội. BĐKH không còn đơn thuần là
một vấn đề khoa học mà đã trở thành vấn đề xã hội, chính trị và triết học (Watkinson,
2011, dẫn theo Lê Quang Cảnh, 2014). BĐKH sẽ làm tăng khả năng dễ bị tổn thương
và khiến cho nhiều người phải đối mặt với các đe dọa của khí hậu thường xuyên và
trong khoảng thời gian dài hơn. Điều này yêu cầu phải có các chính sách xã hội để trợ
giúp các nhóm sinh kế đang dần dần biến mất do BĐKH (WB, 2010). BĐKH đã đặt ra
những vấn đề cơ bản về sinh kế, an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước –
những vấn đề liên quan tới vai trò của các cá nhân và chính phủ trong ứng phó với
BĐKH (Lê Quang Cảnh, 2014).
Trên phương diện khác, BĐKH sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, môi trường, triển
vọng tăng trưởng và phát triển của cá nhân và quốc gia. Những ảnh hưởng này là
không đồng đều và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Đối với các nước nghèo thì
BĐKH là một rủi ro thực sự, bởi tính dễ tổn thương của người nghèo và khả năng ứng
phó hạn chế (Stern, 2007, dẫn theo Lê Quang Cảnh, 2014). BĐKH không phải là vấn
đề hàn lâm mà thực tế nó có tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp
đến sức khỏe và cuộc sống của con người (Trần Quang Minh, 2013: tr.25).
Biểu hiện rõ nhất của BĐKH có thể nhận thấy sự thay đổi một cách bất thường
của tình hình thời tiết như: rét đậm, mưa lớn, bão to, nắng nóng gay gắt và kéo
dài…Khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, Châu Phi
và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt với nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ
dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy
ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa
10
đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ…có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua (Trần
Quang Minh, 2013: tr.23-24). Ngoài ra, BĐKH còn làm trầm trọng hơn tình trạng khô
hạn, cản trở hoạt động sản xuất nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực, gây nên
cháy rừng, xuống cấp rừng, hủy hoại tài nguyên biển và ven biển, đồng thời làm tăng
nguy cơ về sức khỏe. Hạn hán đã làm giảm dòng chảy của nhiều con sông lớn và làm
tăng áp lực về nước tại nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, làm mùa màng bị phá hoại và
tình trạng thiếu nước sạch (ADB, 2009).
Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay chủ yếu tới 90% là do
con người gây ra, chỉ có 10% là do tự nhiên. Hầu hết giới khoa học đã khẳng định
nguyên nhân chủ yếu gây ra BĐKH hiện nay là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính
tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao đã làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất ấm lên. Và
sự ấm lên của nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tạo ra những biến đổi khác thường trong các
vấn đề thời tiết hiện nay (Trần Quang Minh, 2013: tr16). Điều đáng báo động là những
tác động nghiêm trọng đó diễn ra trong bối cảnh loài người đã nỗ lực rất lớn để ứng
phó với nó ngay từ khi nó hiện hữu – gần 20 năm qua. Bắt đầu từ năm 1992, nguyên
thủ quốc gia đến từ hơn 150 nước đã ký một Công ước khung của Liên hiệp quốc về
biến đổi khí hậu, gọi tắt là UNFCCC. Từ đó, đã gần 20 năm qua, hằng năm, hàng trăm
quốc gia lại tham gia Hội nghị của UNFCCC để bàn thảo, thống nhất các cam kết về
nỗ lực ứng phó với BĐKH toàn cầu. Tuy nhiên, trên thực tế dường như nỗ lực của
Liên hiệp quốc cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phần nào đó bị đình trệ vì
những bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia ký kết các văn kiện UNFCCC
(Quang Thu Nguyệt, 2014: tr.14).
Ngày nay, người ta có thể nhận biết được những diễn biến của BĐKH qua các
trạm quan trắc của các quốc gia bằng việc đo đạc nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ, gió và
các thông số khác sau đó tập hợp lại và đưa ra một số liệu trung bình biểu đồ của nhiệt
độ từng năm và đem so sánh với các năm trước. Chúng ta cũng có thể nhận biết được
BĐKH một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại
ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước.
Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc
biệt là cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa
đông ngắn lại…Tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con
người (Trần Quang Minh, 2013: tr15-16). Đây cũng là một trong những động cơ quan
trọng thúc đẩy các nước tiến tới xây dựng mô hình kinh tế mới theo chiều hướng tăng
trưởng xanh, ít sử dụng tài nguyên để thích ứng với BĐKH và giảm thiểu tác động của
11
nó, tạo ra một mô hình tăng trưởng bền vững trong tương lai (Nguyễn Huy Hoàng,
2015: tr.228-229).
Các tác giả đã nhận định rằng: BĐKH hiện đang là một vấn đề cấp bách và
mang tính toàn cầu. Đối phó với sự thay đổi này đòi hỏi nhiều nỗ lực không chỉ của
các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới mà đó còn là nhiệm vụ của từng cá nhân.
Nhưng các nghiên cứu hiện nay đang chỉ ra rằng BĐKH còn khá xa lạ đối với bộ phận
lớn dân cư; mức độ hiểu biết và quan tâm của người dân đối với BĐKH còn thấp (Lê
Thanh Sang, 2009), kể cả đối với một bộ phận trí thức như sinh viên, cán bộ công
chức tuy đã có cái nhìn bao quát về vấn đề BĐKH nhưng chủ yếu dựa trên những trực
quan bản thân nên tính khoa học chưa cao (Nguyễn Thị Quỳnh và Lê Thị Bé Trúc,
2012; Trần Trọng Đức, 2012).
Một thực trạng đáng quan tâm hiện nay là: tại Việt Nam, cơ quan chủ trì các dự
án liên quan đến BĐKH chủ yếu là Bộ Tài nguyên và Môi trường (MoNRE). Các
nghiên cứu dự án này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá các tác động về mặt vật lý
của BĐKH theo các kịch bản giả định, trong khi các khía cạnh xã hội của sự thích ứng
– phần lớn nhất, quan trọng nhất và khó khăn nhất, liên quan đến hành vi con người,
chưa được quan tâm thích đáng. Một số công trình tiên phong có đề cập đến các khía
cạnh xã hội chủ yếu là từ các dự án có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài
(Nguyễn Ngọc Toại, 2013: tr.16-17).
Ở một khía cạnh khác, BĐKH toàn cầu đã tác động bất lợi đến lớp người nghèo
yếu thế, đặc biệt là những nước kém phát triển. Trái đất nóng lên hầu hết do khí thải
công nghiệp của những nước phát triển - là hoạt động của những người giàu - nhưng
người nghèo lại phải gánh chịu. Cái giá phải trả cho BĐKH cho dù khó lượng định,
song đang ngày một gia tăng. Trong 16 quốc gia cực kỳ rủi ro, dẫn đầu là ở Nam Á,
tiếp đó là Đông Phi và Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí 13 trong nhóm này (Lê
Thành Ý, 2011).
Ở Việt Nam trong 70 năm (1931-2000) khí hậu có một số biến đổi nổi bật sau
đây: nhiệt độ không khí trung bình năm đã tăng trung bình 0,7 độ C; số đợt không khí
lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ gần đây, từ 29 đợt mỗi năm
trong các thập kỷ 1971-1980, xuống còn 15-16 đợt mỗi năm trong các năm 1994 và
2007; số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam có xu thế
giảm trong 4 thập kỷ qua; số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc
muộn hơn, quỹ đạo bão dị thường hơn, số cơn bão ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ có
xu hướng tăng lên v.v… Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là
từ cực Nam Trung Bộ; Mực nước biển trung bình đã tăng 25-30 cm trong khoảng 50
12
năm qua; Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơn, gây ra
nhiều hiện tượng dị thường về thời tiết như nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện
rộng, cháy rừng khi có El Nino, điển hình là năm 1997-1998; mưa lớn, lũ lụt và rét hại
khi có La Nina như năm 2007 (Nguyễn Đình Bồng, 2013: tr.100-102).
Ở góc nhìn quản lý, các tác giả cho rằng: BĐKH đã và đang là một hiểm họa đe
dọa trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đe dọa đến đời sống của
nhân dân và theo dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, mức độ ngày càng nặng nề
hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn (Đào Hải, 2013). Dưới tác động của BĐKH, tình
hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng. Nước biển dâng đã
có những tác động xấu và đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước. Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) xếp Việt Nam là một trong năm quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng BĐKH và Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong
danh sách 10 Thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH (Huỳnh Thái
Ngọc, 2012), trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế
giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng (Tạ Văn Việt, 2015).
Trong hai thập kỷ gần đây, BĐKH và sự phát triển thiếu bền vững đang tác
động đến sinh kế của người dân ở hai bên dòng sông Mekong, như làm gia tăng lũ lụt,
ô nhiễm môi trường nước, giảm lượng cá, mất đa dạng sinh học, mở rộng diện tích
ngập mặn v.v…(Nguyễn Mạnh Hùng, 2012). Một trong những biểu hiện của BĐKH là
sự gia tăng của tình trạng lũ bất thường, khó dự đoán về cường độ và thời gian xảy ra.
Sự thay đổi này đã và đang gây ra nhiều tác hại đối với kinh tế - xã hội nói chung và
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng. Lũ lụt đang tác động trực tiếp
tới sinh kế của người dân và có thể vào sự di cư ngày càng tăng lên ở Đồng bằng sông
Cửu Long, nơi ngập lụt xảy ra đều đặn hàng năm (Nguyễn Ngọc Toại, 2014).
Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận: BĐKH là sự thay đổi của khí hậu do tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người. Cùng với suy thoái tài nguyên,
ô nhiễm môi trường, BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh
thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển, đe dọa an ninh môi trường,
năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, con người cần
phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính những
hoạt động phù hợp của con người (Tạ Văn Việt, 2015).
Bên cạnh đó, các nghiên cũng chỉ ra: Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng
được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương
thực, tài nguyên nước, sức khỏe, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi…Các cộng
đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi,
13
người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị (Lê Thanh Sang,
Bùi Đức Kính, 2010). BĐKH sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản theo
hướng thu hẹp dần do nước bị nhiễm mặn khi nước biển dâng và điều kiện sống
thích nghi bị thay đổi. Nước biển dâng lên còn đẩy quá trình xâm nhập mặn sâu vào
nội địa, làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của dân cư, làm gia tăng một số loại
dịch hại mới và các đợt dịch bùng phát trên diện rộng (Nguyễn Việt Phương,
Nguyễn Đức Chính, 2014).
Nhìn chung, các tác giả đã phát họa đậm nét bức tranh toàn cảnh về thực
trạng BĐKH hiện nay đang diễn ra trên toàn thế giới. Về ý nghĩa thực tiễn, BĐKH
đã tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội và có chiều
hướng gia tăng về cường độ và làm thay đổi các quy luật tự nhiên, gây đảo lộn và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống của con người. Mặc dù, Liên hiệp
quốc và Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực để có tiếng nói
chung nhằm ứng phó với BĐKH và hướng đến mô hình tăng trưởng bền vững trong
tương lai ít sử dụng tài nguyên, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng về nghĩa vụ và
quyền lợi đối với các nước lớn.
Các nghiên cứu của xã hội học và tâm lý học nhấn mạnh rằng: từ nhận thức
đúng vấn đề môi trường đến việc có hành vi đúng với môi trường là một khoảng cách
rất xa, và mối quan hệ nhân quả giữa chúng cần được kiểm định thống kê. Tuy nhiên,
một người không có nhận thức đúng về vấn đề BĐKH thì khó có thể có thái độ đúng
và càng khó có hành vi đúng trong việc ứng phó với BĐKH. Vì vậy, nâng cao nhận
thức và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng thay đổi hành vi, đặc biệt đối với
cộng đồng dễ bị tổn thương càng được quan tâm nhiều hơn (Lê Thanh Sang, Bùi Đức
Kính, 2010). Kết quả của một nghiên cứu tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008
cho thấy hơn 1/3 dân số đô thị và gần một nửa dân số nông thôn chưa từng nghe nói
đến BĐKH (Lê Thanh Sang, 2009: tr.36). Một nghiên cứu khác tại TP. Hồ Chí Minh
năm 2010 cũng cho kết quả tương tự, có khoảng 1/3 số người trả lời chưa từng nghe
nói đến BĐKH (Lê Thanh Sang, 2010). Như vậy, nâng cao nhận thức về BĐKH và
biện pháp thích ứng là một thách thức lớn (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010).
Ở góc nhìn khác, tác giả Nguyễn Ngọc Diễm khẳng định: việc phân bố nơi ở
và nghề nghiệp cũng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng. Hộ gia đình sống càng sát
biển, thì nhận biết về bão biển, sóng to, triều cường và sói lỏ đất rõ ràng hơn.
Người làm nông, thủy sản thì thường để ý đến tình trạng khô hạn, lượng mưa hay
thời tiết thất thường. Những người sống sâu bên trong đất liền hoặc có điều kiện
nhà ở tốt hơn nên các bất thường của khí hậu không thực sự ảnh hưởng đến đời
14
sống và hoạt động kinh tế của gia đình (Nguyễn Ngọc Diễm, 2013). Ứng phó với
BĐKH còn đòi hỏi các cơ chế, chính sách và chế tài phù hợp, nhằm thu hút, khuyến
khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội, các tổ chức cộng đồng trong
nước, quốc tế đầu tư vào các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH ở Việt Nam
(Lê Văn Khoa (chủ biên), 2012: tr.224).
Một số tác giả khác thì cho rằng: Để ứng phó với BĐKH, có hai vấn đề cần đặt
ra. Một là làm giảm tốc độ của BĐKH và hai là thích ứng với BĐKH. Để làm giảm tốc
độ của BĐKH cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý nhằm giảm phát
thải khí thải nhà kính. Trong nông nghiệp và lâm nghiệp cần sử dụng nhiều phân bón
hữu cơ để tránh phát thải khí metan. Ngoài ra, còn có rất nhiều các biện pháp liên
ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục
tiêu đạt được hiệu quả tối đa. Mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc bảo vệ môi
trường, bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người
một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không
sử dụng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết
sức quan trọng, sẽ làm cho thế giới tốt hơn.
Các tác giả cũng lưu ý: Việc nghe và hiểu cụm từ “thích ứng BĐKH” đối với cư
dân ven biển còn hạn chế. Tuy vậy, trong quá trình khảo sát, các thuật ngữ liên quan
đến thời tiết, những biểu hiện đặc thù và những thay đổi của thời tiết, khí hậu lại được
nhiều người dân tiếp nhận và trả lời khá chính xác. Internet là phương tiện chuyển tải
thông tin rất hiệu quả, nhưng rất ít hộ gia đình có máy vi tính và kết nối internet, đặc
biệt ở khu vực nông thôn, vùng ven biển. Truyền hình là phương tiện truyền thông về
BĐKH phổ biến nhất đối với cộng đồng, còn loa phát thanh, phương tiện được nhà
nước đầu tư nhằm cung cấp thông tin cho người dân coi là không thuận tiện (Nguyễn
Ngọc Diễm, 2013).
Các tác giả đã nhấn mạnh: Chiến lược ứng phó với BĐKH bao gồm chiến lược
giảm nhẹ BĐKH và chiến lược thích ứng với BĐKH. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có
nội dung chủ yếu là chiến lược giảm khí nhà kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải khí
nhà kính đồng thời với tăng bể hấp thụ khí nhà kính trên phạm vị toàn cầu. Trong khi
đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH,
kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi nhân tạo, đối với các hệ thống tự nhiên và hệ thống
xã hội trên Trái Đất. Do tính chất bất khả kháng của xu thế BĐKH, nên vấn đề quan
trọng hàng đầu trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam là phải thích ứng chứ không
phải là giảm nhẹ BĐKH (Lê Văn Khoa (chủ biên), 2012).
15
Về phương pháp, tác giả Nguyễn Ngọc Toại (2014) sử dụng phân tích định tính
trong nghiên cứu, thông qua dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu, cuộc thảo luận nhóm
hộ gia đình, cuộc phỏng vấn với cán bộ Phòng Thủy lợi, Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn. Nghiên cứu còn dựa trên các báo cáo và số liệu thống kê tại địa
phương. Nguyễn Huy Hoàng (2015) thì sử dụng phương pháp tiếp cận các chính sách
và cơ chế thích ứng với BĐKH, thể chế hóa việc lồng ghép các biện pháp thích ứng
với các phản ứng giảm nhẹ tác động của BĐKH. Trên cơ sở đó, tăng cường năng lực
thể chế và thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ của không chỉ các chính sách mới
mang tính đặc thù của ứng phó với BĐKH, mà cả những chính sách được lồng ghép
vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội đạt được mục tiêu tăng trưởng bền
vững, thân thiện với môi trường (tr.122-123).
Nhìn chung, các phương pháp tiếp cận của các tác giả trên cho thấy sự vận
dụng linh hoạt các phương pháp tiếp cận vào trong các tình huống cụ thể, nhìn nhận
các vấn đề trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau, đảm bảo tính khách quan và
cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho các hoạch định chính sách và các hoạt
động của con người và cộng đồng trong ứng phó với BĐKH.
1.2 Các nghiên cứu về sự tham của cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu
dựa vào cộng đồng
Trong các nghiên cứu về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng, phần lớn các tác
giả sử dụng phương pháp lập bản đồ tổn thương cộng đồng và lập bản đồ tài sản cộng
đồng để chọn lựa cộng đồng nghiên cứu phù hợp. Các phân tích so sánh giữa các tỉnh
ven biển, các huyện trong tỉnh, và các xã trong huyện đã đưa đến việc chọn lựa những
cộng đồng thích hợp nhất cho nghiên cứu. Bên cạnh việc hỏi trực tiếp các HGĐ,
những quan sát thực tế về sự phân bố dân cư, tình hình kinh tế, các quan hệ xã hội diễn
ra trong cộng đồng dân cư cũng là các phương pháp bổ trợ quan trọng (Nguyễn Ngọc
Diễm, 2013).
Tiếp cận nghiên cứu dựa vào cộng đồng cũng được dùng để đánh giá tính dễ bị
tổn thương sinh kế của cộng đồng trong bối cảnh BĐKH. Thông qua các quan sát thực
địa, phỏng vấn bằng bảng hỏi và thảo luận nhóm về lịch mùa vụ, các hiện tượng thời
tiết cực đoan diễn ra trên địa bàn,…và chỉ ra mức độ dễ bị tổn thương đối với từng loại
hình sinh kế, và khả năng thích ứng được xây dựng dựa trên ý kiến phản hồi của người
dân (Lê Thị Kim Thoa, 2013).
Darryn Mcevoy và Nhóm Nghiên cứu (2014) đã tổng quan các tài liệu hàn lâm
và phi chính thức, tích hợp các phương pháp tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương từ
dưới lên và đánh giá rủi ro khí hậu từ trên xuống; các cuộc khảo sát cộng đồng và các
16
kỹ thuật có sự tham gia như các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, các hội thảo với sự tham
gia của các chuyên gia và các bên liên quan để hỗ trợ cho các phân tích dựa trên người
đồng hành nhằm góp phần nâng cao năng lực địa phương.
Khi nghiên cứu về khả năng thích ứng với BĐKH của các cộng đồng cư dân
khác nhau, các bài viết về chủ đề này cho thấy thích ứng là giải pháp chiến lược để
ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Cách tiếp cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái, trên cơ
sở phối, kết hợp các nguồn lực và các chủ thể trong vùng, là cách tiếp cận phù hợp để
Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng hiệu quả với BĐKH đang ngày càng tăng. Trong
đó, thích ứng dựa vào cộng đồng nhắm đến mục tiêu phát triển năng lực thích ứng của
người dân địa phương, xây dựng các chiến lược thích ứng dựa vào sự tham gia của
cộng đồng trên các nền tảng văn hóa, kinh tế, xã hội và chuẩn mực của chính cộng
đồng đó, là hướng tiếp cận từ dưới lên và là hướng thích ứng với BĐKH quan trọng
được nhiều chủ thể quan tâm và có nhiều điểm tương đồng với hướng “tiếp cận dựa
trên tổn thương” (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010).
Còn theo hướng tiếp cận phát triển bền vững dựa vào cộng đồng kết hợp với
nguyên tắc sinh thái đã cho thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa mức độ ý thức sinh
thái cộng đồng và hoạt động bảo vệ môi trường. Có thể nói hoạt động của chính
quyền, của các tổ chức đoàn thể, văn hóa và sự gắn kết cộng đồng có tác động lớn đến
ý thức sinh thái cộng đồng. Ở các cộng đồng được đánh giá là môi trường có vấn đề,
thường có đặc điểm coi trọng giá trị kinh tế hơn môi trường. Phong trào bảo vệ môi
trường do các cộng đồng phát động không được duy trì thường xuyên và hiệu quả thấp
(Trần Thị Nhung, Võ Dao Chi, 2013). Như vậy, mô hình hoạt động từ dưới lên đang
cho thấy hiệu quả bước đầu không chỉ ở những cải thiện thực tế mà còn ở chỗ bảo đảm
tính bền vững cho những cải thiện đó. Mô hình này đang liên kết ba chủ thể hành động
là cộng đồng dân cư – những người làm phát triển cộng đồng chuyên nghiệp – các cấp
quản lý hành chính có liên quan. Trong hoạt động thực tế tại các cộng đồng nghèo,
quan hệ liên thông giữa phong trào xã hội và các thiết chế xã hội là rất quan trọng.
Chuyển giao năng lực phát triển cộng đồng phải từ lưu ý tìm kiếm và đào tạo những
“thủ lĩnh” cộng đồng để làm hạt nhân liên kết các thành viên trong cộng đồng, đến
nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cả người dân. Mô hình từ dưới lên nhắm đến
việc thay đổi hành vi và nâng cao tính tự giác thông qua các hoạt động nhóm. Đây là
phương pháp mang tính đột phá. Kiểu quy định từ trên xuống đã được thay thế bằng
cách làm mới: có sự thảo luận trong dân trước để thống nhất ý kiến về: xác định vấn
đề, đánh giá tiềm năng, nhu cầu và đề xuất của cộng đồng. Tổng hợp ý kiến này là cơ
17
sở cho chính quyền địa phương ra quy định phù hợp để người dân thực hiện. Có lẽ đó
là cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm triệt để nhất (Trần Đan Tâm, 2005).
Ở cấp độ địa phương và cộng đồng, nhận thức về vấn đề này còn đơn giản và
vai trò tích cực, chủ động của mỗi cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Để ứng
phó với BĐKH đạt hiệu quả, cần phải có tri thức khoa học liên ngành và đa ngành,
trong đó không thể thiếu sự đóng góp của khoa học xã hội (Lê Thanh Sang, Bùi Đức
Kính, 2010).
Tuy số lượng bài viết về chủ đề BĐKH dưới góc nhìn xã hội học được đăng
trên các tạp chí chuyên ngành còn khá hạn chế, song những đóng góp bước đầu của
những nhà xã hội học trong nghiên cứu các vấn đề về BĐKH tại Đồng bằng sông Cửu
Long rất đáng quan tâm. Các nhà xã hội học và nhân học cũng có những điểm chung
trong cách tiếp cận thích ứng hiệu quả với BĐKH như tiếp cận dựa trên tổn thương,
dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái.
Kết quả các cuộc khảo sát ý kiến cộng đồng chỉ ra việc quá nhiều người bi quan
cho rằng BĐKH là một vấn đề không thể giải quyết được cũng trở thành rào cản cho
những nỗ lực hành động vì nó gây ra tâm lý bất lực trong cộng đồng nên việc đưa tin
về BĐKH trên các trang báo cũng gặp phải các vấn đề còn lớn hơn. Nhiều vấn đề cần
được giải quyết lại quá phức tạp, rất khó có thể truyền thông cho công chúng nên một
số thông tin đưa ra, đã làm nhiễu sự hiểu biết của cộng đồng (UNDP, 2007/2008). Với
các hộ nghèo, thậm chí chỉ một áp lực vừa phải của khí hậu cũng có thể dẫn đến những
tổn thất không thể khắc phục về vốn con người và vật chất. Dựa vào kiến thức địa
phương và kiến thức truyền thống về quản lý rủi ro khí hậu là điều rất quan trọng.
Trước hết, nhiều cộng đồng, nhất là những dân tộc, bản địa, đã có kiến thức và những
chiến lược để giải quyết rủi ro khí hậu dựa trên bối cảnh thích hợp. Các nỗ lực để kết
hợp giữa phát triển với thích ứng khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sẽ đem
lại lợi ích từ những cách thức mà người dân luôn luôn sử dụng để ứng phó với các rủi
ro khí hậu. Tuy nhiên, các chiến lược đói phó và thích ứng truyền thống chỉ có thể
giúp các cộng đồng chuẩn bị cho một số rủi ro đã được nhận thức, và không thể giúp
họ chuẩn bị cho những rủi ro khác do BĐKH. Do đó, các cộng đồng có thể đã thích
ứng tốt với điều kiện khí hậu hiện tại nhưng ít có khả năng thích ứng hơn với BĐKH
(WB, 2010).
Ở một số tài liệu, các tác giả lại tiếp cận ở góc độ khác khi cho rằng có nhiều
cách thích ứng với BĐKH như: thích ứng dựa trên hệ sinh thái, cộng đồng và quyền
lợi…Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về cộng đồng thường sử dụng cách tiếp cận dựa
vào cộng đồng để nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng đồng với BĐKH. Cách tiếp
18
cận thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một phương pháp luận để thu thập, tổ
chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng
đồng, HGĐ và cá nhân (Care International, 2010: tr.15, dẫn theo Quang Thu Nguyệt,
2014). Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng cũng được dùng để nghiên cứu tính
dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH. Phương pháp này tập trung vào
việc thích ứng với BĐKH, giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của
BĐKH trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và kiến thức cộng đồng để lập kế
hoạch thích ứng (Hannah, 2009: tr.15-16, dẫn theo Quang Thu Nguyệt, 2014).
Nghiên cứu cũng rút ra kết luận: Ngoài những lợi ích về nâng cao khả năng
phục hồi, phân cấp quản lý nguồn lực có thể đem lại những lợi ích đồng bộ cho giảm
thiểu và thích ứng. Học hỏi xã hội dựa vào cộng đồng và dựa vào kinh nghiệm là
phương tiện chính để đối phó với các rủi ro khí hậu trong quá khứ, nhưng có lẻ chưa
đủ để đói phó với BĐKH. Do đó, các chiến lược hiệu quả để thích ứng với khí hậu cần
phải cân đối giữa tăng năng lực và kiến thức địa phương so với các hạn chế về kiến
thức khoa học và phạm vi hành động hẹp (WB, 2010). Trước những nguy cơ đối với
phát triển con người do BĐKH gây ra, thế giới cần một chiến lược huy động tài chính
cho công tác thích ứng. Đây không phải là một nghĩa cử nhân đạo của những nước
giàu, mà phải coi đó là một khoản đầu tư vào công tác bảo hiểm trước BĐKH cho
những người dân nghèo trên thế giới có đủ khả năng để đối phó với một nguy cơ
không phải do họ gây ra (UNDP, 2007/2008:197).
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học xã hội cũng gợi ra nhiều giải pháp trước mắt
và lâu dài cho Việt Nam trong việc thích ứng với BĐKH trong hiện tại và tương lai.
Hai vấn đề chính mà nhà nhân học và xã hội học hướng đến là nhận thức, thái độ và
các hướng thích ứng của cộng đồng đối với BĐKH. Về hướng thích ứng, các nhà xã
hội học có lưu ý hướng “thích ứng dựa vào cộng đồng” và hướng “thích ứng dựa và hệ
sinh thái” (Lê Thanh Sang, 2010:47). Đối với các nhà nhân học, đó là hướng thích ứng
dựa vào tri thức bản địa như quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, nguồn nước, chăm sóc
sức khỏe, phương thức sinh kế, v.v để ứng phó với BĐKH (Đặng Vũ Trung, 2003:54;
Vương Xuân Tình, 2008; Nguyễn Công Thảo, 2009). Một nhóm tác giả khác cũng cho
rằng, thích ứng với BĐKH không chỉ là các kết quả về kỹ thuật, mà còn quan trọng ở
chỗ là nhận ra sự thích ứng như một quá trình học tập. Vừa học vừa làm và việc chia
sẻ kiến thức, đặc biệt thực hành là rất quan trọng cho việc tăng cường khả năng thích
ứng của địa phương (Darryn Mcevoy và Nhóm Nghiên cứu, 2014).
19
Một thực tế mà nhiều tác giả chỉ ra là: ứng phó với BĐKH sẽ có kết quả tốt
đẹp nếu nhận thức xã hội về nguy cơ được nâng cao và người dân thực sự tham gia
vào các hoạt động để đưa ra giải pháp hữu hiệu trong các chương trình hành động.
Những chương trình xây dựng cần quan tâm hơn đến nhóm người dễ bị tổn thương,
đặc biệt là người dân có thu thập thấp và khó tiếp cận được với dịch vụ công (Lê
Thành Ý, 2011). Tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân
và cộng đồng ứng phó với những thách thức của BĐKH. Để giảm nhẹ các thiệt hại
nặng nề do BĐKH gây ra, người ta nghiên cứu áp dụng tổng hợp các biện pháp
hướng tới sống chung với BĐKH và nhận thức BĐKH là một quá trình không thể
đảo ngược được (Đào Hải, 2013).
Nhìn chung, người dân vẫn còn bị động trong việc ứng phó với những ảnh
hưởng của BĐKH tới sinh kế của họ. Những giải pháp, nếu có, thì cũng mang tính giải
quyết hậu quả tạm thời, trước mắt và không mang tính chiến lược lâu dài. Các gia đình
cũng không nhận được nhiều sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và các tổ chức tại địa
phương. Để đói phó với thời điểm mùa khô hạn, người dân đã phải tìm biện pháp ứng
phó với nước mặn bằng cách trữ nước ngọt. Gia đình nào khá giả thì làm bể hứng
nước mưa, còn những người khó khăn chỉ trữ trong 1 hồ hoặc những lu nhỏ để sử dụng
hoặc hút nước từ sông lên lóng phèn, nếu không đủ, họ phải mua nước ngọt để sử
dụng. Như vậy, người dân có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau để giảm thiểu
những ảnh hưởng của thiên tai đối với gia đình họ, nhưng đáng lưu ý là phần lớn họ
phải “tự thân vận động” trong việc này (Nguyễn Ngọc Toại, 2013). Còn với kết quả
nghiên cứu ở tỉnh Bến Tre cho thấy, các hộ trồng màu có khả năng thích ứng với các
hiện tượng thời tiết cực đoan tốt hơn các hộ sinh kế khác. Một số giải pháp ứng phó
hiện tại của các nông hộ hiện nay là đa dạng hóa các loại rau màu nhằm giảm thiểu
tình trạng mất mùa, đặc biệt chú ý tới khâu chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện tự
nhiên và thời tiết, khí hậu địa phương, áp dụng mô hình phủ bạt nhằm tránh bốc hơi,
giảm dịch bệnh,…Những hộ này có tính linh hoạt cao trong việc điều chỉnh lịch mùa
vụ một cách hiệu quả và đưa ra những giải pháp ứng phó kịp thời, có tác dụng không
chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn có thể áp dụng lâu dài trong tương lai (Lê Thị Kim
Thoa, 2013).
Mặt khác, ứng phó với BĐKH trong tình thế hiện nay là giảm thiểu tình trạng
dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng phục hồi nhanh chóng của người dân địa phương,
các dịch vụ xã hội, doanh nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng. Thực tế cho thấy, BĐKH
với thiên tai thường cướp đi nhiều mạng sống, gây những thiệt hại to lớn về kinh tế;
song những người dân bản địa lại thực sự là sức mạnh chế ngự hậu quả nặng nề. Phát
20
huy kinh nghiệm và tăng cường năng lực địa phương cần được quan tâm trong những
chương trình giảm thiểu thiên tai dựa trên sức mạnh cộng đồng (Lê Thành Ý, 2011).
Kết quả nghiên cứu cho rằng, cộng đồng là người hành động chính cũng là
người hưởng lợi trước tiên của quá trình thích ứng. Thật vậy, cộng đồng là chủ nhân
nhưng cũng là nạn nhân nhận lãnh hậu quả BĐKH, do đó, từ việc xác định vai trò của
cộng đồng trong ứng phó với BĐKH cho thấy cần phải có sự tham gia tốt của cộng
đồng, xem cộng đồng như là một đối tác cùng với chính quyền, tạo nên sức mạnh tại
chỗ. Theo nhiều chuyên gia, cộng đồng dân cư là chìa khóa giải quyết những vấn đề
cơ bản của BĐKH. Người dân không hề biết đến khái niệm “biến đổi khí hậu” nhưng
vốn tri thức bản địa của họ kịp thời có sự điều chỉnh, bổ sung để thích ứng một cách
hợp lý trước mọi sự thay đổi, biến động của điều kiện tự nhiên, có hành vi thân thiện
môi trường và khí hậu. Vì vậy, cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng, học hỏi từ tri
thức, kinh nghiệm tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng
lối sống xanh cho cả cộng đồng nhằm làm chậm lại tần suất của BĐKH (Quang Thu
Nguyệt, 2014: tr.11-12). Các hoạt động xây dựng đê bao, bờ kè ven biển, hay các hoạt
động bảo đảm an toàn cho người dân ven biển hiện nay chủ yếu được thực hiện bởi
chính quyền địa phương hay qua các dự án phát triển, chưa có sự phối hợp hay tận
dụng nguồn lực tại chỗ. Nên chăng, cần có một cơ chế phối hợp tùy theo hoàn cảnh,
điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực dân cư biển, sao cho qua đó, người dân
thấy được tầm quan trọng của môi trường, các vấn đề của BĐKH và trách nhiệm cần
làm của mỗi người (Nguyễn Ngọc Diễm, 2013).
Nhìn chung tài liệu nghiên cứu về BĐKH, ứng phó với BĐKH và ứng phó với
BĐKH dựa vào cộng đồng có khá nhiều, được thực hiện bởi các nhóm tác giả thuộc
các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Trung tâm Con người và Thiên nhiên
(Pannature); một số nghiên cứu của nước ngoài được dịch và giới thiệu trên các tạp chí
nghiên cứu chuyên ngành như: Xã hội học, Nghiên cứu Kinh tế, Khoa học Xã hội; các
tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, và một số
Luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp phân tích giữa hoạt động
ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng đặt trong bối cảnh địa phương một thành phố
ven biển, chịu nhiều tác động của BĐKH như thành phố Hồ Chí Minh, do vậy càng
cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
21
1.3 Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền trong các giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
Nhận thức rõ những tác động phức tạp của BĐKH và coi ứng phó với BĐKH là
vấn đề có ý nghĩa sống còn, Chính phủ Việt Nam đã sớm phê chuẩn công ước khung
của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, đồng thời từng bước hoàn thiện
các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai, ứng phó với BĐKH (Đào Hải, 2013). Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã triển
khai các chương trình, dự án nghiên cứu diễn biến và tác động của BĐKH đến tài
nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế-xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các
giải pháp ứng phó (Bộ TN & MT, 2008: tr.7).
Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ mới thể hiện ở một số bộ, ngành cấp trung
ương được giao nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến các hoạt động này. Các biện pháp
ứng phó thường mang tính ngắn hạn, nhằm giải quyết hậu quả thiên tai, chưa có tính
dài hạn. Ở cấp độ địa phương và cộng đồng, nhận thức về vấn đề này còn đơn giản,
công tác tuyên truyền chưa được chú trọng; chưa xây dựng được các kịch bản về mức
độ, phạm vi, lĩnh vực bị tác động; biện pháp thích ứng và sự tham gia tích cực và chủ
động của mỗi cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức (Lê Thanh Sang, 2008, dẫn
lại Nguyễn Ngọc Toại, 2013).
Ứng phó với BĐKH vừa là vấn đề cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài, đòi
hỏi có sự tham gia của mọi ngành, mọi người và sự hợp tác rộng rãi trong nước và
quốc tế. Song, một trong những khó khăn lớn nhất đối với các quốc gia là sự hạn chế
về nhận thức của xã hội đối với vấn đề này cũng như về thể chế và tổ chức để thực
hiện (Lê Văn Khoa (chủ biên), 2012: tr.224).
Ứng phó BĐKH là một hoạt động phức tạp đòi hỏi phải có nhiều bên tham
gia ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng ở cấp địa
phương, quốc gia. Chính phủ cần thiết phải lồng ghép được các rủi ro, cơ hội và
ứng phó BĐKH vào các chính sách, kế hoạch của mình. Đầu tư nghiên cứu phát
triển những kiến thức, bí quyết, giải pháp và nâng cao năng lực ứng phó BĐKH,
hoặc bằng các chính sách thích hợp, cũng có thể đóng vai trò khuyến khích sự tham
gia của khu vực tư nhân vào nghiên cứu và triển khai các hành động, giải pháp ứng
phó BĐKH (Lê Quang Cảnh, 2014).
22
Để thích ứng với BĐKH, cần phải có những biện pháp đối phó thích nghi sống
cùng BĐKH và tránh thiệt hại tối đa. Cần có các chính sách và biện pháp ứng phó trực
tiếp như: việc đắp đê biển, trồng rừng ngập mặn để bảo vệ, nghiên cứu phát triển các
loại giống cây trồng và gia súc mới phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi…là những
biện pháp thích ứng (Trần Quang Minh, 2013: tr.56-57).
Trong những năm gần đây, biện pháp giảm nhẹ BĐKH vẫn nhận được sự chú ý,
mặc dù biện pháp này có kết quả rất hạn chế. Ford (2008, tr.5-6) nhận định, các giải
pháp về mặt chính sách công đối với BĐKH cho đến nay tập trung chủ yếu vào sự
giảm nhẹ. Điều này ngăn cản các nghiên cứu hàn lâm vào những ứng dụng thực tế của
các chính sách BĐKH và bỏ quên một hướng ứng phó quan trọng là sự thích ứng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của
BĐKH. Thích ứng với BĐKH cần phải được xem là giải pháp chiến lược để ứng phó
với BĐKH ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Cách tiếp
cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng, và dựa vào hệ sinh thái, trên cơ sở phối,
kết hợp các nguồn lực và các chủ thể trong vùng, là cách tiếp cận phù hợp để đồng
bằng sông Cửu Long thích ứng hiệu quả với BĐKH đang ngày càng tăng (Lê Thanh
Sang, Bùi Đức Kính, 2010).
Thích ứng với BĐKH được hiểu là quá trình làm giảm những tác động bất lợi
và tận dụng cơ hội mà môi trường có thể đem lại. Đây là việc làm mang tính điều
chỉnh hoặc phòng ngừa, nhằm giảm thiểu tổn thương và cải thiện tác động bất lợi (Lê
Thành Ý, 2011). Chẳng hạn, Việt Nam không hy vọng nhiều ở việc can thiệp vào dòng
chảy tự nhiên của sông Mê Kông ở thượng nguồn (với nhiều hồ đập, thủy điện do
Trung quốc xây dựng trên đó). Vì thế, đối mặt với ngày càng nhiều thách thức về môi
trường và BĐKH như vậy thì thích ứng sẽ là giải pháp quan trọng nhất trong ứng phó
với BĐKH của Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng (Lê Thanh
Sang, Bùi Đức Kính, 2010). Người dân đồng bằng sông cửu Long phải thích nghi bằng
nhiều cách khác nhau trước các sức ép môi trường. Đó có thể là hoạt động di cư, tạo ra
các luồng di cư đến vùng đô thị. Chiến lược “sống chung với lũ” của Việt Nam sẽ kết
hợp tái định cư, chuyển đổi sinh kế (ví dụ từ trồng lúa sang nuôi và đánh bắt cá) và di
cư một phần. Kinh nghiệm cho thấy các lợi ích có thể được tối đa hóa và các nguy cơ
có thể giảm tối thiểu nếu các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương được tham gia đúng
nghĩa vào quá trình lập kế hoạch, triển khai, theo dõi và đánh giá các hoạt động ứng
phó với biến đổi môi trường (Pannature, 2009);
23
Mặt khác, ứng phó với BĐKH là một vấn đề phức tạp, thời gian dài và ẩn chứa
nhiều bất ổn. Điều đó khiến thị trường thất bại, cá nhân và doanh nghiệp gặp nhiều
thách thức khi ứng phó BĐKH, còn sự can thiệp của chính phủ lại có thể gặp khó khăn
do hậu quả của BĐKH và năng lực ứng phó BĐKH là rất không đồng đều. Là công
việc đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bên, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của
Chính phủ. Ở góc độ lý thuyết, chỉ có chính phủ mới có khả năng và nguồn lực giải
quyết các khiếm khuyết của thị trường trong ứng phó BĐKH. Trong thực tế, các
nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, các hành động của chính phủ quyết định tới
sự thành công của công tác ứng phó với BĐKH (Cimato và Mullan, 2010, dẫn theo Lê
Quang Cảnh, 2014).
Vấn đề thích ứng với BĐKH tại Indonesia, điều kiện nông nghiệp ở nước này
khá tương đồng với điều kiện nông nghiệp Việt Nam. Một mặt, nước này xây dựng
nên những kịch bản ứng phó với những tác hại xấu của BĐKH, mặt khác lại nghiên
cứu tận dụng những cơ hội của BĐKH để xây dựng đến 30 kịch bản thích ứng với
BĐKH, trong đó tập trung cho những vùng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những vùng
nông nghiệp bị tác động mạnh bởi BĐKH. Điểm quan trọng là các kịch bản đó đề ra
các giải pháp tận dụng các cơ hội từ BĐKH như chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khai
thác các nguồn lợi của BĐKH (Nguyễn Huy Hoàng, 2015: tr.86-87).
Philippines đã lồng ghép các giải pháp vào trong các đạo luật nhằm tạo tính
pháp lý và bắt buộc đối với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội cũng như
các cơ quan của chính phủ, buộc họ phải triệt để thực hiện các giải pháp ứng phó với
BĐKH (Nguyễn Huy Hoàng, 2015: tr.148).
Chiến lược của Thái Lan là đưa ra một bộ sách hướng dẫn toàn diện của quốc
gia trong việc ứng phó với các thách thức và thích ứng với BĐKH nhằm giúp các cơ
quan cả cấp quốc gia và địa phương thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến việc xây
dựng kế hoạch hành động riêng của họ tương ứng với các nguyên tắc được quy định
trong kế hoạch chiến lược chung (Nguyễn Huy Hoàng, 2015: tr.199).
Các nghiên cứu đã kết luận rằng: Thích ứng là chìa khóa để giảm thiểu những
tác động của BĐKH vốn đã gắn liền với hệ thống khí hậu. Điều này đòi hỏi phải nâng
cao năng lực thích ứng và thực hiện những hành động kỹ thuật và phi kỹ thuật, khi mà
về cơ bản, năng lực thích ứng của một đất nước phụ thuộc vào trình độ phát triển của
nó, Đông Nam Á cần nỗ lực hơn để nâng cao nhận thức cộng đồng, tiến hành thêm các
nghiên cứu để lấp đầy những khoảng trống về kiến thức và điều phối tốt hơn giữa các
ngành, các cấp của Chính phủ. Những nỗ lực này sẽ phải đi suốt một chặng đường dài
để tăng cường năng lực thích ứng tại khu vực Đông Nam Á (ADB, 2009).
24
Ở một góc độ khác, các nhóm tác giả của UNDP đã nhận định: Ứng phó với
BĐKH phải được lồng ghép vào trong các chiến lược xóa đói giảm nghèo và công tác
hoạch định ngân sách. Việc ứng phó với các rủi ro không chỉ dừng lại ở việc đầu tư
vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khắc phục sau thiên tai. Nó còn bao gồm, việc tạo khả
năng cho người dân đối phó với các chấn động khí hậu thông qua các khoản đầu tư
cho nhà nước giúp giảm thiểu thiệt hại. Trong đó quan trọng nhất là phương pháp tiếp
cận nhằm nâng cao vị thế của người dân – và qua đó là tăng khả năng chống đỡ khí
hậu cho họ (UNDP, 2007/2008:197-198). Nhằm giải quyết những khả năng bị tổn
thương thường xuyên, nhiều mạng lưới an sinh có thể cung cấp tiền mặt hoặc hiện vật
cho các HGĐ nghèo. Nếu được sử dụng hiệu quả, các mạng lưới an sinh sẽ tác động
ngay lập tức để giảm sự bất bình đẳng, là cách tiếp cận tốt nhất và trước tiên để giải
quyết các tác động đói nghèo từ sự tăng giá cả hàng hóa. Các mạng lưới an sinh sẽ tạo
điều kiện cho các HGĐ đầu tư vào các sinh kế tương lai và quản lý rủi ro bằng cách
giảm tỷ lệ áp dụng các chiến lược đói phó một cách tiêu cực. Các mạng lưới an sinh có
thể được thiết kế để khuyến khích các HGĐ đầu tư vào nguồn vốn con người nhằm
tăng khả năng phục hồi về dài hạn (WB, 2010). Một trong những cách tiếp cận thiết
thực để đối phó với BĐKH là tình trạng di cư đang ngày càng gia tăng. Cơ hội để một
số người di cư theo mùa, gửi tiền hỗ trợ và trở về quê nhà là một dẫn chứng cho thấy
di cư tạm thời là một chiến lược thích nghi trước tình trạng môi trường đang bị hủy
hoại (Pannature, 2009).
Di cư cũng là một ứng phó hiệu quả với BĐKH, đây sẽ là ứng phó duy nhất
trong một số trường hợp. Di cư liên quan đến BĐKH có thể sẽ bắt đầu trước hết từ
vùng nông thôn ở các nước đang phát triển ra các thị trấn, thành phố và đô thị. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho di cư như một ứng phó với tác động khí hậu, tốt hơn hết là nên
xây dựng các chính sách kết hợp phát triển với di cư để giải quyết nhu cầu của những
người di cư tự nguyện và hỗ trợ họ về khả năng kinh doanh cũng như kỹ năng, kỹ
thuật (WB, 2010: 129-132);
Các kết quả nghiên cứu cũng cho rằng: Chính phủ các nước đang phát triển có
trách nhiệm xây dựng các chiến lược cần thiết để xây dựng sức đề kháng chống lại sự
BĐKH. Tuy nhiên, để thành công phải lồng ghép công tác thích ứng vào các chiến
lược xóa đói giảm nghèo và phối hợp hành động trên nhiều mặt, và xem viện trợ quốc
tế sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho quá trình thích ứng; tăng
cường đầu tư vào giảm thiểu rủi ro thiên tai và củng cố khả năng hỗ trợ khắc phục
thiên tai là một yêu cầu thiết yếu thông qua các hoạt động cứu trợ nhân đạo của cộng
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (17)

Tác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Tác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệpTác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Tác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
 
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy họcLuận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
Luận văn: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
 
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
 
Đánh Giá Sự Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Sự Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghi...Đánh Giá Sự Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Sự Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghi...
 
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
ỨNG DỤNG GIS VÀ AHP TRONG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO CÂY MACCA TẠI HUYỆN ...
 
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộXu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanhLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
 
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAYĐề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
 

Similar to Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY

Similar to Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY (20)

Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOTLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà GiangLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
 
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOTSử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn tham khảo 1.pdf
Luận văn tham khảo 1.pdfLuận văn tham khảo 1.pdf
Luận văn tham khảo 1.pdf
 
Luận văn tham khảo 1.pdf
Luận văn tham khảo 1.pdfLuận văn tham khảo 1.pdf
Luận văn tham khảo 1.pdf
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Các số liệu khảo sát xã hội học của luận án là trung thực. Các số liệu và tài liệu khác được trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Nhựt VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH NHỰT ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Xã hội học Mã số: 9310301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Trịnh Duy Luân HÀ NỘI, 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Các số liệu khảo sát xã hội học của luận án là trung thực. Các số liệu và tài liệu khác được trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Nhựt
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................8 1.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu ................................8 1.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng......................................................................................................................15 1.3 Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ...........................................................................................21 1.4 Các nghiên cứu về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .......................................................................................................2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................29 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài luận án .................................................................................29 2.1.1 Các khái niệm được sử dụng trong luận án ...............................................................29 2.1.2 Các lý thuyết được sử dụng trong luận án .................................................................38 2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................46 2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu ..................................................................................47 2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.........................................................................47 2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu......................................................................................50 2.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung ....................................................................51 2.3 Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................51 2.3.1 Những cơ sở pháp lý...................................................................................................51 2.3.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..............................................................................54 Chương 3: NHẬN THỨC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................59 3.1 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu và phong tục, tập quán của người dân huyện Cần Giờ ...................................................................................................................59 3.1.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường và những biểu hiện của BĐKH tại huyện Cần Giờ ...............................................................................................................................59 3.1.2 Một số phong tục, tập quán thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân huyện Cần Giờ ...............................................................................................................................62 3.2 Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ..........................................................63 3.2.1 Nhận thức về những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu..........63
  • 4. 3.2.2 Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà người dân tiếp cận...............................65 3.2.3 Nhận thức về tác hại của biến đổi khí hậu tới các hộ gia đình..................................67 3.3 Nhận thức của người dân về sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu..........................................................................................................................69 3.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu .................................................................................................................................69 3.3.2 Nhận thức về mức độ sẵn sàng tham gia của người dân ứng phó với biến đổi khí hậu ....71 3.3.3 Nhận thức về những thuận lợi và khó khăn khi người dân tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương...........................................................................................75 3.4 Nhận thức của chính quyền địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.....................................................................................................................77 3.4.1 Nhận thức về sự cần thiết của ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .....77 3.4.2 Nhận thức về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa phương...........................................................................................................................80 3.5 Nhận thức của các tổ chức xã hội trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng......................................................................................................88 Chương 4: THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................93 4.1 Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu ...........93 4.1.1 Các hình thức tham gia của người dân và cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung ................................................................................................................93 4.1.2 Các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa bàn khảo sát..103 4.2. Vai trò tổ chức và tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ................................................................................115 4.2.1 Cách thức chính quyền địa phương tổ chức và huy động người dân chuẩn bị và ứng phó với biến đổi khí hậu...............................................................................................115 4.2.2 Sự tham gia của chính quyền địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ...................................................................................121 4.3 Sự tham gia của các tổ chức xã hội (đại diện là Hội Chữ thập đỏ) trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Cần Giờ ....................................124 4.3.1 Các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.................125
  • 5. 4.3.2 Mối liên hệ với cộng đồng của Hội Chữ thập đỏ trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ..................................................................................................................133 4.4 Hiệu quả hoạt động và những triển vọng thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong thời gian tới .....................................................................135 4.4.1 Hiệu quả của các hình thức tổ chức ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .....................................................................................................................................135 4.4.2 Những dự định tham gia ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng trong thời gian tới.........................................................................................................................................137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................152 PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát ý kiến hộ gia đình về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh)...............................................163 PHỤ LỤC 2: Nội dung phỏng vấn sâu...............................................................................176 PHỤ LỤC 3: Nội dung thảo luận nhóm tập trung..............................................................180
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á BĐKH : Biến đổi khí hậu BCH PCLB và TKCN: Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn CS PCCC&CHCN: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn CBA : Tiếp cận dựa vào cộng đồng CTĐ : Chữ thập đỏ HGĐ : Hộ gia đình IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu NĐH : Người được hỏi NGOs : Tổ chức phi chính phủ NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PV : Phỏng vấn TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc UNFCCC : Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu UBND : Ủy ban nhân dân VNGO&CC : Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu WB : Ngân hàng Thế giới
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phân bố mẫu nghiên cứu tại 33 ấp/khu phố của huyện Cần Giờ............48 Bảng 2.2: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu khảo sát.................................................49 Bảng 3 : Tầm quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức khác trong ứng phó với thiên tai/biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng............89 Bảng 4.1: Hình thức ứng phó với biến đổi khí hậu của gia đình phân theo nghề nghiệp người trả lời......................................................................................................94 Bảng 4.2: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính tức thời trong những năm vừa qua tại địa phương ........................................................108 Bảng 4.3: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính lâu dài trong những năm vừa qua tại địa phương ........................................................110 Bảng 4.4: Những công việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại địa phương........................................................................................................112 Bảng 4.5: Những công việc chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại địa phương.....................................................................................116 Bảng 4.6: Những công việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua tại địa phương........................................................................................................119 Bảng 4.7: Người tham gia tích cực nhất trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương trong những năm gần đây ...................................................121 Bảng 4.8: Đánh giá về hiệu quả của cách thức tổ chức ứng phó với biến đổi khí hậu trong 5-10 năm qua tại địa phương..................................................................136 Bảng 4.9: Những giải pháp của HGĐ có tầm quan trọng trong vòng 5 năm tới để ứng phó với hiện tượng thời tiết bất thường/ biến đổi khí hậu ...............................139 Bảng 4.10: Những dự định cụ thể nhằm ứng phó với thiên tai/biến đổi khí hậu, trong vòng 5 năm tới của các hộ gia đình .................................................................140
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Nhận thức của người dân về các biểu hiện của biến đổi khí hậu ....................63 Hình 3.2: Những vấn đề nghiêm trọng theo nhận thức của người dân địa phương hiện nay............................................................................................................64 Hình 3.3: Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà người dân tiếp cận được tại địa phương hiện nay.........................................................................................66 Hình 3.4: Nhận thức của người dân về tác hại của thời tiết bất thường/BĐKH tới các hộ gia đình........................................................................................................67 Hình 3.5: Biến đổi khí hậu có xu hướng ảnh hưởng xấu đến hộ gia đình trong 5 năm tới .....................................................................................................................68 Hình 4.1: Các hình thức ứng phó với biến đổi khí hậu được các hộ gia đình thực hiện trong thời gian qua ...................................................................................94 Hình 4.2: Hai phương thức ứng phó với BĐKH của các HGĐ trong thời gian qua, theo mức sống (%)...........................................................................................95 Hình 4.3: Các hình thức ứng phó với BĐKH được các HGĐ thực hiện trong thời gian qua, theo nguồn gốc dân cư (%) ..............................................................96 Hình 4.4: Lý do không tham gia vào hình thức tổ chức liên kết giữa hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền ...............................................................................97 Hình 4.5: Những đóng góp của hộ gia đình trong chương trình liên kết giữa hộ gia đình, cộng đồng và chính quyền để ứng phó với biến đổi khí hậu..................98 Hình 4.6: Những đóng góp của HGĐ trong chương trình liên kết giữa HGĐ, cộng đồng và chính quyền để ứng phó với BĐKH, theo mức sống (%)..................99 Hình 4.7: Những đóng góp của HGĐ trong chương trình liên kết giữa HGĐ, cộng đồng và chính quyền để ứng phó với BĐKH, theo nghề nghiệp (%)..............100 Hình 4.8: Cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu quan trọng cần được đầy mạnh tại địa phương trong 5 năm tới..............................................................................101 Hình 4.9: Cách thức ứng phó với BĐKH quan trọng cần được đẩy mạnh tại địa phương trong 5 năm tới, theo học vấn (%)......................................................102 Hình 4.10: Các nhóm hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu mà các hộ gia đình có tham gia trong 5-10 năm qua ....................................................................................103
  • 9. Hình 4.11: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5 năm qua, theo nghề nghiệp (%) .......................................................................104 Hình 4.12: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5 năm qua, theo mức sống (%) ...........................................................................106 Hình 4.13: Các nhóm hoạt động ứng phó với BĐKH mà các HGĐ có tham gia trong 5 năm qua, theo học vấn (%) ..............................................................................107 Hình 4.14: Những công việc chuẩn bị ứng phó với BĐKH mang tính lâu dài trong những năm vừa qua tại địa phương, theo mức sống (%).................................111 Hình 4.15: Những công việc ứng phó với BĐKH trong những năm vừa qua tại địa phương, theo mức sống (%).............................................................................115 Hình 4.16: Biết về sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ trong các hoạt động ứng phó thiên tai/biến đổi khí hậu tại địa phương trong thời gian qua..........................125 Hình 4.17: Hoạt động chuẩn bị ứng phó của Hội Chữ thập đỏ trước khi ứng phó thiên tai/biến đổi khí hậu ..........................................................................................127 Hình 4.18: Hoạt động ứng phó của Hội Chữ thập đỏ khi có thiên tai/biến đổi khí hậu....129 Hình 4.19: Hoạt động khắc phục hậu quả của Hội Chữ thập đỏ sau khi có thiên tai/biến đổi khí hậu ..........................................................................................131 Hình 4.20: Sự sẵn sàng của người dân tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới................................................................................138
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu đang từng ngày làm thay đổi thế giới của chúng ta rất nhanh theo chiều hướng xấu đi, và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biểu hiện dễ thấy nhất của BĐKH là nhiệt độ trung bình ở nhiều nơi trên thế giới có chiều hướng gia tăng, lượng mưa thay đổi bất thường, các loại hình thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cường độ và vị trí, tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Trong các loại hình, phương thức ứng phó với BĐKH, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) cho rằng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng là biện pháp hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lý do là cơ chế hoạt động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều kiện văn hóa, phong tục tập quán của địa phương nên nó sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Các mô hình này, có nhiều lợi ích đã thu hút được cộng đồng cùng tham gia một cách chủ động vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững mang tính chất dài hạn với chi phí không cao. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều diễn biến khí hậu bất thường đã xuất hiện thường xuyên hơn khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động nhằm đối phó và thích ứng với hoàn cảnh mới như đầu tư vào nhiều lĩnh vực để làm cho cả xã hội, đặc biệt là những người nghèo khó và dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất, có khả năng chống chịu cao hơn trước những tác động của BĐKH. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất, có diện tích rừng ngập mặn chiếm 50% tổng diện tích của huyện, chịu tác động của BĐKH và nước biển dâng của khu vực hạ lưu sông Mê - Kông. Đây cũng là địa bàn xung yếu, có nhiều hộ dân sống ở ven sông, ven biển trong rừng phòng hộ, vùng trũng thấp, luôn có nguy cơ bị sạt lở, nhà cửa đơn sơ không đảm bảo an toàn,…và nhìn chung luôn có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của BĐKH. Trong các cuộc diễn tập hay thực hành ứng phó với BĐKH, các sở - ngành, đơn vị, chính quyền các cấp của thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng ứng phó tại chỗ, trong đó có các hoạt động của người dân/ cộng đồng, của chính quyền và của các tổ chức xã hội.
  • 11. 2 Từ đây có thể thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách khách quan về mức độ nhận thức và hành động của người dân, cán bộ (chính quyền, các cơ quan chức năng), các tổ chức xã hội cũng như sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH của huyện Cần Giờ ở nhiều chiều cạnh xã hội khác nhau. Qua đó, giúp chỉ ra các hoạt động cần thiết để cộng đồng nơi đây thích ứng BĐKH trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các hoạt động giảm nhẹ, khắc phục hậu quả đối với BĐKH. Đồng thời, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, những vấn đề đặt ra trong các hoạt động ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng. Từ đó đề xuất các khuyến nghị định hướng chính sách, giải pháp ứng phó với BĐKH hiện nay thông qua việc phát huy sức mạnh của cộng đồng dân cư tại huyện Cần Giờ và các cộng đồng dân cư ven biển có chung đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như huyện Cần Giờ. Từ những luận giải trên, NCS đã quyết định lựa chọn đề tài “Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ xã hội học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích Tìm hiểu nhận thức và hành động của người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát huy các nguồn lực cộng đồng và nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH tại địa phương. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án. - Đánh giá nhận thức của người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. - Phân tích thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội. - Đề xuất các khuyến nghị chính sách cho các chủ thể tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa phương được nghiên cứu.
  • 12. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nhận thức và hành động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của các chủ thể: người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội. 3.2 Khách thể nghiên cứu Các đại diện hộ gia đình được chọn mẫu tại các cộng đồng dân cư thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện cán bộ lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực tại các sở ngành có liên quan của thành phố. Đại diện chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng huyện Cần Giờ. Đại diện cán bộ Hội Chữ thập đỏ thành phố và các cơ sở Hội tại huyện Cần Giờ. 3.3 Phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, thời gian) Nghiên cứu giới hạn tìm hiểu một số khía cạnh nhận thức, thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ trong khoảng thời gian 5 năm gần đây. 4. Phương pháp luận 4.1 Câu hỏi nghiên cứu Một là, nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội huyện Cần Giờ về các vấn đề có liên quan đến ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện nay như thế nào? Hai là, người dân, chính quyền địa phương và tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần giờ như thế nào? Ba là, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ? 4.2 Giả thuyết nghiên cứu Một là, nhận thức về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội huyện Cần Giờ còn chưa đầy đủ. Hai là, sự tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng của người dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội tại huyện Cần Giờ còn nhiều yếu tố tự phát, chưa đầy đủ, toàn diện nên chưa tận dụng được hết ưu thế và sức mạnh của cộng đồng.
  • 13. 4 Ba là, các yếu tố mức sống, nghề nghiệp, học vấn, nguồn gốc cư trú có ảnh hưởng nhất định đến sự tham gia của người dân trong ứng phó với BĐKH tại huyện Cần Giờ. 4.3 Khung phân tích Dựa trên những phân tích tổng quan về biến đổi khí hậu, luận án tiến hành xây dựng một lược đồ phân tích bao gồm: - Biến phụ thuộc cơ bản của nghiên cứu này là “ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng” - được hiểu như một cách tiếp cận đang được triển khai trên thực tế tại huyện Cần Giờ. Biến số này được thao tác hóa theo 3 chủ thể (người dân/ cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội). Sẽ phân tích theo hai chiều cạnh: 1) “Nhận thức BĐKH, ứng phó BĐKH và ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng của 3 chủ thể và 2) Hành động tham gia ứng phó BĐKH, ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng, hiệu quả và triển vọng của 3 chủ thể trong các hoạt động ứng phó dưới 3 hình thức tổ chức chính là: i) cá nhân/ HGĐ tự làm; ii) các nhóm HGĐ/ cộng đồng cùng làm; và iii) cộng đồng cùng làm dưới sự tổ chức chỉ đạo của chính quyền / cơ quan chức năng. Các hành động tham gia này cũng tính tới theo 2 giai đoạn: thích ứng (giai đoạn chuẩn bị) và giảm nhẹ (giai đoạn khắc phục hậu quả); Bên cạnh đó, vai trò tham gia của Hội Chữ thập đỏ như là đại diện của các tổ chức xã hội (chủ thể thứ 3) trong ứng phó BĐKH cũng được chỉ ra, với các hoạt động chính như tuyên truyền, cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo...qua ý kiến người dân. - Nhóm các biến độc lập hay trung gian có tác động đến việc vận dụng cách tiếp cận ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng bao gồm: mức sống, học vấn, nghề nghiệp, nguồn gốc cư trú (dân gốc, dân nhập cư),…
  • 14. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thứ nhất, luận án phân tích thực trạng nhận thức về cách ứng phó và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. - Thứ hai, luận án phân tích hành động của các chủ thể (người dân/cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội) tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó nhấn mạnh đến chủ thể người dân/cộng đồng. - Thứ ba, luận án chỉ ra sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ, như là đại diện cho các tổ chức xã hội, phục vụ các nhu cầu của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. - Thứ tư, luận án đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách, quy định của pháp luật về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài được phân tích từ góc nhìn xã hội học để làm rõ nhận thức của người dân về BĐKH, sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó BĐKH, nhận thức của chính quyền địa phương về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu cũng xác ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI, TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH Người dân / Cộng đồng Chính quyền địa phương Tổ chức xã hội (Hội CTĐ) Mức sống Học vấn Nghề nghiệp Nguồn gốc cư trú ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Theo 3 chủ thể) NHẬN THỨC -BĐKH -Ứng phó BĐKH -Ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng HÀNH ĐỘNG - Ứng phó BĐKH - Ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng - Hiệu quả & triển vọng
  • 15. 6 định được thực trạng ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng ở nhiều chiều cạnh khác nhau như: sự tham gia của người dân và cộng đồng, vai trò tổ chức và tham gia của chính quyền địa phương, sự tham gia của các tổ chức xã hội (đại diện Hội Chữ thập đỏ), hiệu quả hoạt động và những triển vọng thực hiện ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng đóng góp vào sự hiểu biết khoa học về những khác biệt của các đối tượng nghiên cứu tại địa bàn dân cư. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần đánh giá nhận thức, thực trạng của người dân, chính quyền địa phương và sự tham gia của các tổ chức xã hội (trường hợp Hội Chữ thập đỏ) về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở rất quan trọng tạo điều kiện cho chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện về thực trạng đã và đang diễn ra để có hướng điều chỉnh chính sách và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác ứng phó BĐKH tại địa phương trên cơ sở dựa vào cộng đồng. Cần Giờ là huyện biển duy nhất của TP.HCM, có thể có những đặc điểm tương đồng với các khu vực duyên hải ở các địa phương khác nên nghiên cứu về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng ở đây cũng có thể chia sẻ với các tỉnh thành khác. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; các dự án hỗ trợ cộng đồng; là tài liệu tham khảo trong đào tạo về xã hội học môi trường và phát triển cộng đồng, về sự tham gia của người dân và của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương nội dung, cụ thể là: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương này tập trung phân tích các nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam về BĐKH, ứng phó với BĐKH và ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng, vai trò tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động ứng phó BĐKH, từ đó tìm ra các chiều cạnh/ vấn đề chưa được đề cập để luận án tập trung tìm hiểu và nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong chương này đề tài sẽ phân tích những khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để làm cở sở lý luận; cơ sở pháp lý và các đặc điểm tự nhiên-xã hội của địa bàn nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
  • 16. 7 Chương 3: Nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Cần Giờ Chương này trình bày vài nét đặc trưng về diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường, những biểu hiện của BĐKH tại địa bàn nghiên cứu và phong tục, tập quán thích ứng của người dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, đánh giá nhận thức của người dân/cộng đồng về BĐKH dựa trên kết quả khảo sát thực địa bằng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. Nhận thức của người dân về sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó BĐKH được phân tích dựa trên sự cần thiết, mức độ sẵn sàng về sự tham gia của người dân, những thuận lợi-khó khăn để người dân tham gia ứng phó với BĐKH trên địa bàn huyện Cần Giờ. Ngoài nhận thức của người dân, chương này cũng phân tích nhận thức của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tham gia ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Cần Giờ Chương này sẽ làm rõ thực tiễn ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng và những thành công, hạn chế trong áp dụng tiếp cận này. Các kết quả khảo sát thực địa sẽ chỉ ra thực trạng cộng đồng được tổ chức như thế nào, hiệu quả ra sao, có những vấn đề gì đặt ra nhằm bảo đảm thành công việc áp dụng tiếp cận ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng. Nó cũng xác định sự tham gia của chính quyền địa phương trong các hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng dưới góc nhìn đa chiều từ người dân, cộng đồng và chính quyền. Đồng thời, chương này sẽ làm rõ sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ như là đại diện của các tổ chức xã hội tham gia vào thực tiễn ứng phó với BĐKH tại địa phương. Việc tham gia vào các hoạt động chuẩn bị ứng phó, ứng phó và khắc phục hậu quả của BĐKH của Hội trên tinh thần “dựa vào cộng đồng” được thể hiện qua việc kết nối với mạng lưới các hội viên, tình nguyện viên tại chỗ và người dân cộng đồng, cũng như việc phối hợp hoạt động với các tổ chức khác trên địa bàn.
  • 17. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Biến đổi khí hậu đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như người dân ở hầu hết các quốc gia. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là của các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới v.v… đã đưa ra những phân tích, đánh giá, thách thức về BĐKH trong thế kỷ 21. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chúng ta cần hành động để ứng phó, tránh BĐKH nguy hiểm, yêu cầu nâng cao năng lực thích ứng của người dân với BĐKH dựa vào cộng đồng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Vai trò cực kỳ quan trọng của sự điều tiết và hành động của chính phủ của mỗi quốc gia, phải có chiến lược giảm nhẹ và hợp tác quốc tế trong công tác thích ứng với BĐKH. Hiện nay trên văn bản và trên các trang mạng có một khối lượng rất lớn các tài liệu về BĐKH và ứng phó với BĐKH. Trong phạm vi luận án, tới đây sẽ điểm qua những tài liệu liên quan đến nội dung BĐKH, ứng phó BĐKH, đặc biệt là ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng – một cách tiếp cận phổ biến, song mới được vận dụng ở Việt Nam trong thập niên gần đây. 1.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu Ở Việt Nam, BĐKH đã trở thành mối quan tâm của nhiều ngành khoa học như: sinh thái môi trường, lâm nghiệp, khí tượng thủy văn, y tế công cộng. Riêng lĩnh vực khoa học xã hội, những năm gần đây, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến BĐKH có chiều hướng tăng lên theo thời gian. Vấn đề BĐKH và môi trường có thể được tiếp cận từ góc độ của xã hội học môi trường, nhân học sinh thái, nhân học y tế, lịch sử môi trường, địa lý học kinh tế, v.v…Một số bài viết có liên quan tới thích ứng BĐKH cũng được xem xét dưới góc nhìn nhân học, nghiên cứu con người, v.v… khi đề cập đến các vấn đề như: tri thức bản địa, chính sách nhà nước như quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và nguồn nước, canh tác nông nghiệp, định canh định cư, an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng, v.v…tại các tỉnh miền Bắc. Những nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào phát triển các cơ sở lí luận khoa học mà còn đưa ra các giải pháp áp dụng trong thực tiễn ứng phó BĐKH tại Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam đã nhận được sự chú ý của các nhà khoa học và các nhà làm chính sách từ đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường chỉ tập trung đến các khía cạnh vật lý của BĐKH như sự phát thải khí nhà kính, sự nóng lên của trái đất, vấn đề sử dụng hiệu quả
  • 18. 9 năng lượng, tác động môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh thái, các kịch bản khí hậu,…Các khía cạnh xã hội liên quan tới thích ứng với BĐKH như các tổn thương và khả năng hồi phục của cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, sinh kế, sức khỏe, phúc lợi, di cư, an ninh lương thực, bảo hiểm rủi ro, quyền con người, bất bình đẳng xã hội…và vai trò của khoa học xã hội chưa nhận được sự quan tâm đúng mức (Nguyễn Ngọc Toại, 2013: tr.16). Các tác giả đã nhấn mạnh: BĐKH là sự thay đổi cơ bản nhất các hệ thống môi trường của trái đất bao gồm cả nhiệt độ và lượng mưa. Chẳng hạn như: lưu thông thủy văn và tài nguyên nước, hiểm họa về nước và bờ biển, hệ sinh thái trên cạn và trên biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, sức khỏe con người và công nghiệp (Trần Quang Minh, 2013: tr.25). BĐKH được nhận định là một trong các thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Trong hơn chục năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về BĐKH và các nguy cơ của BĐKH tác động tới sự phát triển kinh tế và xã hội. BĐKH không còn đơn thuần là một vấn đề khoa học mà đã trở thành vấn đề xã hội, chính trị và triết học (Watkinson, 2011, dẫn theo Lê Quang Cảnh, 2014). BĐKH sẽ làm tăng khả năng dễ bị tổn thương và khiến cho nhiều người phải đối mặt với các đe dọa của khí hậu thường xuyên và trong khoảng thời gian dài hơn. Điều này yêu cầu phải có các chính sách xã hội để trợ giúp các nhóm sinh kế đang dần dần biến mất do BĐKH (WB, 2010). BĐKH đã đặt ra những vấn đề cơ bản về sinh kế, an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước – những vấn đề liên quan tới vai trò của các cá nhân và chính phủ trong ứng phó với BĐKH (Lê Quang Cảnh, 2014). Trên phương diện khác, BĐKH sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, môi trường, triển vọng tăng trưởng và phát triển của cá nhân và quốc gia. Những ảnh hưởng này là không đồng đều và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Đối với các nước nghèo thì BĐKH là một rủi ro thực sự, bởi tính dễ tổn thương của người nghèo và khả năng ứng phó hạn chế (Stern, 2007, dẫn theo Lê Quang Cảnh, 2014). BĐKH không phải là vấn đề hàn lâm mà thực tế nó có tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người (Trần Quang Minh, 2013: tr.25). Biểu hiện rõ nhất của BĐKH có thể nhận thấy sự thay đổi một cách bất thường của tình hình thời tiết như: rét đậm, mưa lớn, bão to, nắng nóng gay gắt và kéo dài…Khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, Châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt với nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa
  • 19. 10 đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua (Trần Quang Minh, 2013: tr.23-24). Ngoài ra, BĐKH còn làm trầm trọng hơn tình trạng khô hạn, cản trở hoạt động sản xuất nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực, gây nên cháy rừng, xuống cấp rừng, hủy hoại tài nguyên biển và ven biển, đồng thời làm tăng nguy cơ về sức khỏe. Hạn hán đã làm giảm dòng chảy của nhiều con sông lớn và làm tăng áp lực về nước tại nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, làm mùa màng bị phá hoại và tình trạng thiếu nước sạch (ADB, 2009). Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay chủ yếu tới 90% là do con người gây ra, chỉ có 10% là do tự nhiên. Hầu hết giới khoa học đã khẳng định nguyên nhân chủ yếu gây ra BĐKH hiện nay là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao đã làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất ấm lên. Và sự ấm lên của nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tạo ra những biến đổi khác thường trong các vấn đề thời tiết hiện nay (Trần Quang Minh, 2013: tr16). Điều đáng báo động là những tác động nghiêm trọng đó diễn ra trong bối cảnh loài người đã nỗ lực rất lớn để ứng phó với nó ngay từ khi nó hiện hữu – gần 20 năm qua. Bắt đầu từ năm 1992, nguyên thủ quốc gia đến từ hơn 150 nước đã ký một Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, gọi tắt là UNFCCC. Từ đó, đã gần 20 năm qua, hằng năm, hàng trăm quốc gia lại tham gia Hội nghị của UNFCCC để bàn thảo, thống nhất các cam kết về nỗ lực ứng phó với BĐKH toàn cầu. Tuy nhiên, trên thực tế dường như nỗ lực của Liên hiệp quốc cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phần nào đó bị đình trệ vì những bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia ký kết các văn kiện UNFCCC (Quang Thu Nguyệt, 2014: tr.14). Ngày nay, người ta có thể nhận biết được những diễn biến của BĐKH qua các trạm quan trắc của các quốc gia bằng việc đo đạc nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ, gió và các thông số khác sau đó tập hợp lại và đưa ra một số liệu trung bình biểu đồ của nhiệt độ từng năm và đem so sánh với các năm trước. Chúng ta cũng có thể nhận biết được BĐKH một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại…Tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con người (Trần Quang Minh, 2013: tr15-16). Đây cũng là một trong những động cơ quan trọng thúc đẩy các nước tiến tới xây dựng mô hình kinh tế mới theo chiều hướng tăng trưởng xanh, ít sử dụng tài nguyên để thích ứng với BĐKH và giảm thiểu tác động của
  • 20. 11 nó, tạo ra một mô hình tăng trưởng bền vững trong tương lai (Nguyễn Huy Hoàng, 2015: tr.228-229). Các tác giả đã nhận định rằng: BĐKH hiện đang là một vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu. Đối phó với sự thay đổi này đòi hỏi nhiều nỗ lực không chỉ của các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới mà đó còn là nhiệm vụ của từng cá nhân. Nhưng các nghiên cứu hiện nay đang chỉ ra rằng BĐKH còn khá xa lạ đối với bộ phận lớn dân cư; mức độ hiểu biết và quan tâm của người dân đối với BĐKH còn thấp (Lê Thanh Sang, 2009), kể cả đối với một bộ phận trí thức như sinh viên, cán bộ công chức tuy đã có cái nhìn bao quát về vấn đề BĐKH nhưng chủ yếu dựa trên những trực quan bản thân nên tính khoa học chưa cao (Nguyễn Thị Quỳnh và Lê Thị Bé Trúc, 2012; Trần Trọng Đức, 2012). Một thực trạng đáng quan tâm hiện nay là: tại Việt Nam, cơ quan chủ trì các dự án liên quan đến BĐKH chủ yếu là Bộ Tài nguyên và Môi trường (MoNRE). Các nghiên cứu dự án này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá các tác động về mặt vật lý của BĐKH theo các kịch bản giả định, trong khi các khía cạnh xã hội của sự thích ứng – phần lớn nhất, quan trọng nhất và khó khăn nhất, liên quan đến hành vi con người, chưa được quan tâm thích đáng. Một số công trình tiên phong có đề cập đến các khía cạnh xã hội chủ yếu là từ các dự án có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài (Nguyễn Ngọc Toại, 2013: tr.16-17). Ở một khía cạnh khác, BĐKH toàn cầu đã tác động bất lợi đến lớp người nghèo yếu thế, đặc biệt là những nước kém phát triển. Trái đất nóng lên hầu hết do khí thải công nghiệp của những nước phát triển - là hoạt động của những người giàu - nhưng người nghèo lại phải gánh chịu. Cái giá phải trả cho BĐKH cho dù khó lượng định, song đang ngày một gia tăng. Trong 16 quốc gia cực kỳ rủi ro, dẫn đầu là ở Nam Á, tiếp đó là Đông Phi và Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí 13 trong nhóm này (Lê Thành Ý, 2011). Ở Việt Nam trong 70 năm (1931-2000) khí hậu có một số biến đổi nổi bật sau đây: nhiệt độ không khí trung bình năm đã tăng trung bình 0,7 độ C; số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ gần đây, từ 29 đợt mỗi năm trong các thập kỷ 1971-1980, xuống còn 15-16 đợt mỗi năm trong các năm 1994 và 2007; số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam có xu thế giảm trong 4 thập kỷ qua; số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn hơn, quỹ đạo bão dị thường hơn, số cơn bão ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ có xu hướng tăng lên v.v… Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là từ cực Nam Trung Bộ; Mực nước biển trung bình đã tăng 25-30 cm trong khoảng 50
  • 21. 12 năm qua; Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơn, gây ra nhiều hiện tượng dị thường về thời tiết như nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có El Nino, điển hình là năm 1997-1998; mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina như năm 2007 (Nguyễn Đình Bồng, 2013: tr.100-102). Ở góc nhìn quản lý, các tác giả cho rằng: BĐKH đã và đang là một hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đe dọa đến đời sống của nhân dân và theo dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, mức độ ngày càng nặng nề hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn (Đào Hải, 2013). Dưới tác động của BĐKH, tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng. Nước biển dâng đã có những tác động xấu và đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) xếp Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng BĐKH và Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 Thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH (Huỳnh Thái Ngọc, 2012), trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng (Tạ Văn Việt, 2015). Trong hai thập kỷ gần đây, BĐKH và sự phát triển thiếu bền vững đang tác động đến sinh kế của người dân ở hai bên dòng sông Mekong, như làm gia tăng lũ lụt, ô nhiễm môi trường nước, giảm lượng cá, mất đa dạng sinh học, mở rộng diện tích ngập mặn v.v…(Nguyễn Mạnh Hùng, 2012). Một trong những biểu hiện của BĐKH là sự gia tăng của tình trạng lũ bất thường, khó dự đoán về cường độ và thời gian xảy ra. Sự thay đổi này đã và đang gây ra nhiều tác hại đối với kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng. Lũ lụt đang tác động trực tiếp tới sinh kế của người dân và có thể vào sự di cư ngày càng tăng lên ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi ngập lụt xảy ra đều đặn hàng năm (Nguyễn Ngọc Toại, 2014). Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận: BĐKH là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người. Cùng với suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển, đe dọa an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp của con người (Tạ Văn Việt, 2015). Bên cạnh đó, các nghiên cũng chỉ ra: Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi…Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi,
  • 22. 13 người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010). BĐKH sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản theo hướng thu hẹp dần do nước bị nhiễm mặn khi nước biển dâng và điều kiện sống thích nghi bị thay đổi. Nước biển dâng lên còn đẩy quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của dân cư, làm gia tăng một số loại dịch hại mới và các đợt dịch bùng phát trên diện rộng (Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Đức Chính, 2014). Nhìn chung, các tác giả đã phát họa đậm nét bức tranh toàn cảnh về thực trạng BĐKH hiện nay đang diễn ra trên toàn thế giới. Về ý nghĩa thực tiễn, BĐKH đã tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội và có chiều hướng gia tăng về cường độ và làm thay đổi các quy luật tự nhiên, gây đảo lộn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống của con người. Mặc dù, Liên hiệp quốc và Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực để có tiếng nói chung nhằm ứng phó với BĐKH và hướng đến mô hình tăng trưởng bền vững trong tương lai ít sử dụng tài nguyên, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với các nước lớn. Các nghiên cứu của xã hội học và tâm lý học nhấn mạnh rằng: từ nhận thức đúng vấn đề môi trường đến việc có hành vi đúng với môi trường là một khoảng cách rất xa, và mối quan hệ nhân quả giữa chúng cần được kiểm định thống kê. Tuy nhiên, một người không có nhận thức đúng về vấn đề BĐKH thì khó có thể có thái độ đúng và càng khó có hành vi đúng trong việc ứng phó với BĐKH. Vì vậy, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng thay đổi hành vi, đặc biệt đối với cộng đồng dễ bị tổn thương càng được quan tâm nhiều hơn (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010). Kết quả của một nghiên cứu tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008 cho thấy hơn 1/3 dân số đô thị và gần một nửa dân số nông thôn chưa từng nghe nói đến BĐKH (Lê Thanh Sang, 2009: tr.36). Một nghiên cứu khác tại TP. Hồ Chí Minh năm 2010 cũng cho kết quả tương tự, có khoảng 1/3 số người trả lời chưa từng nghe nói đến BĐKH (Lê Thanh Sang, 2010). Như vậy, nâng cao nhận thức về BĐKH và biện pháp thích ứng là một thách thức lớn (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010). Ở góc nhìn khác, tác giả Nguyễn Ngọc Diễm khẳng định: việc phân bố nơi ở và nghề nghiệp cũng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng. Hộ gia đình sống càng sát biển, thì nhận biết về bão biển, sóng to, triều cường và sói lỏ đất rõ ràng hơn. Người làm nông, thủy sản thì thường để ý đến tình trạng khô hạn, lượng mưa hay thời tiết thất thường. Những người sống sâu bên trong đất liền hoặc có điều kiện nhà ở tốt hơn nên các bất thường của khí hậu không thực sự ảnh hưởng đến đời
  • 23. 14 sống và hoạt động kinh tế của gia đình (Nguyễn Ngọc Diễm, 2013). Ứng phó với BĐKH còn đòi hỏi các cơ chế, chính sách và chế tài phù hợp, nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội, các tổ chức cộng đồng trong nước, quốc tế đầu tư vào các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH ở Việt Nam (Lê Văn Khoa (chủ biên), 2012: tr.224). Một số tác giả khác thì cho rằng: Để ứng phó với BĐKH, có hai vấn đề cần đặt ra. Một là làm giảm tốc độ của BĐKH và hai là thích ứng với BĐKH. Để làm giảm tốc độ của BĐKH cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý nhằm giảm phát thải khí thải nhà kính. Trong nông nghiệp và lâm nghiệp cần sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan. Ngoài ra, còn có rất nhiều các biện pháp liên ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục tiêu đạt được hiệu quả tối đa. Mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không sử dụng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng, sẽ làm cho thế giới tốt hơn. Các tác giả cũng lưu ý: Việc nghe và hiểu cụm từ “thích ứng BĐKH” đối với cư dân ven biển còn hạn chế. Tuy vậy, trong quá trình khảo sát, các thuật ngữ liên quan đến thời tiết, những biểu hiện đặc thù và những thay đổi của thời tiết, khí hậu lại được nhiều người dân tiếp nhận và trả lời khá chính xác. Internet là phương tiện chuyển tải thông tin rất hiệu quả, nhưng rất ít hộ gia đình có máy vi tính và kết nối internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng ven biển. Truyền hình là phương tiện truyền thông về BĐKH phổ biến nhất đối với cộng đồng, còn loa phát thanh, phương tiện được nhà nước đầu tư nhằm cung cấp thông tin cho người dân coi là không thuận tiện (Nguyễn Ngọc Diễm, 2013). Các tác giả đã nhấn mạnh: Chiến lược ứng phó với BĐKH bao gồm chiến lược giảm nhẹ BĐKH và chiến lược thích ứng với BĐKH. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chủ yếu là chiến lược giảm khí nhà kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải khí nhà kính đồng thời với tăng bể hấp thụ khí nhà kính trên phạm vị toàn cầu. Trong khi đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi nhân tạo, đối với các hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trên Trái Đất. Do tính chất bất khả kháng của xu thế BĐKH, nên vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam là phải thích ứng chứ không phải là giảm nhẹ BĐKH (Lê Văn Khoa (chủ biên), 2012).
  • 24. 15 Về phương pháp, tác giả Nguyễn Ngọc Toại (2014) sử dụng phân tích định tính trong nghiên cứu, thông qua dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu, cuộc thảo luận nhóm hộ gia đình, cuộc phỏng vấn với cán bộ Phòng Thủy lợi, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nghiên cứu còn dựa trên các báo cáo và số liệu thống kê tại địa phương. Nguyễn Huy Hoàng (2015) thì sử dụng phương pháp tiếp cận các chính sách và cơ chế thích ứng với BĐKH, thể chế hóa việc lồng ghép các biện pháp thích ứng với các phản ứng giảm nhẹ tác động của BĐKH. Trên cơ sở đó, tăng cường năng lực thể chế và thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ của không chỉ các chính sách mới mang tính đặc thù của ứng phó với BĐKH, mà cả những chính sách được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, thân thiện với môi trường (tr.122-123). Nhìn chung, các phương pháp tiếp cận của các tác giả trên cho thấy sự vận dụng linh hoạt các phương pháp tiếp cận vào trong các tình huống cụ thể, nhìn nhận các vấn đề trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau, đảm bảo tính khách quan và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho các hoạch định chính sách và các hoạt động của con người và cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. 1.2 Các nghiên cứu về sự tham của cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Trong các nghiên cứu về ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng, phần lớn các tác giả sử dụng phương pháp lập bản đồ tổn thương cộng đồng và lập bản đồ tài sản cộng đồng để chọn lựa cộng đồng nghiên cứu phù hợp. Các phân tích so sánh giữa các tỉnh ven biển, các huyện trong tỉnh, và các xã trong huyện đã đưa đến việc chọn lựa những cộng đồng thích hợp nhất cho nghiên cứu. Bên cạnh việc hỏi trực tiếp các HGĐ, những quan sát thực tế về sự phân bố dân cư, tình hình kinh tế, các quan hệ xã hội diễn ra trong cộng đồng dân cư cũng là các phương pháp bổ trợ quan trọng (Nguyễn Ngọc Diễm, 2013). Tiếp cận nghiên cứu dựa vào cộng đồng cũng được dùng để đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của cộng đồng trong bối cảnh BĐKH. Thông qua các quan sát thực địa, phỏng vấn bằng bảng hỏi và thảo luận nhóm về lịch mùa vụ, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra trên địa bàn,…và chỉ ra mức độ dễ bị tổn thương đối với từng loại hình sinh kế, và khả năng thích ứng được xây dựng dựa trên ý kiến phản hồi của người dân (Lê Thị Kim Thoa, 2013). Darryn Mcevoy và Nhóm Nghiên cứu (2014) đã tổng quan các tài liệu hàn lâm và phi chính thức, tích hợp các phương pháp tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương từ dưới lên và đánh giá rủi ro khí hậu từ trên xuống; các cuộc khảo sát cộng đồng và các
  • 25. 16 kỹ thuật có sự tham gia như các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, các hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia và các bên liên quan để hỗ trợ cho các phân tích dựa trên người đồng hành nhằm góp phần nâng cao năng lực địa phương. Khi nghiên cứu về khả năng thích ứng với BĐKH của các cộng đồng cư dân khác nhau, các bài viết về chủ đề này cho thấy thích ứng là giải pháp chiến lược để ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Cách tiếp cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái, trên cơ sở phối, kết hợp các nguồn lực và các chủ thể trong vùng, là cách tiếp cận phù hợp để Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng hiệu quả với BĐKH đang ngày càng tăng. Trong đó, thích ứng dựa vào cộng đồng nhắm đến mục tiêu phát triển năng lực thích ứng của người dân địa phương, xây dựng các chiến lược thích ứng dựa vào sự tham gia của cộng đồng trên các nền tảng văn hóa, kinh tế, xã hội và chuẩn mực của chính cộng đồng đó, là hướng tiếp cận từ dưới lên và là hướng thích ứng với BĐKH quan trọng được nhiều chủ thể quan tâm và có nhiều điểm tương đồng với hướng “tiếp cận dựa trên tổn thương” (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010). Còn theo hướng tiếp cận phát triển bền vững dựa vào cộng đồng kết hợp với nguyên tắc sinh thái đã cho thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa mức độ ý thức sinh thái cộng đồng và hoạt động bảo vệ môi trường. Có thể nói hoạt động của chính quyền, của các tổ chức đoàn thể, văn hóa và sự gắn kết cộng đồng có tác động lớn đến ý thức sinh thái cộng đồng. Ở các cộng đồng được đánh giá là môi trường có vấn đề, thường có đặc điểm coi trọng giá trị kinh tế hơn môi trường. Phong trào bảo vệ môi trường do các cộng đồng phát động không được duy trì thường xuyên và hiệu quả thấp (Trần Thị Nhung, Võ Dao Chi, 2013). Như vậy, mô hình hoạt động từ dưới lên đang cho thấy hiệu quả bước đầu không chỉ ở những cải thiện thực tế mà còn ở chỗ bảo đảm tính bền vững cho những cải thiện đó. Mô hình này đang liên kết ba chủ thể hành động là cộng đồng dân cư – những người làm phát triển cộng đồng chuyên nghiệp – các cấp quản lý hành chính có liên quan. Trong hoạt động thực tế tại các cộng đồng nghèo, quan hệ liên thông giữa phong trào xã hội và các thiết chế xã hội là rất quan trọng. Chuyển giao năng lực phát triển cộng đồng phải từ lưu ý tìm kiếm và đào tạo những “thủ lĩnh” cộng đồng để làm hạt nhân liên kết các thành viên trong cộng đồng, đến nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cả người dân. Mô hình từ dưới lên nhắm đến việc thay đổi hành vi và nâng cao tính tự giác thông qua các hoạt động nhóm. Đây là phương pháp mang tính đột phá. Kiểu quy định từ trên xuống đã được thay thế bằng cách làm mới: có sự thảo luận trong dân trước để thống nhất ý kiến về: xác định vấn đề, đánh giá tiềm năng, nhu cầu và đề xuất của cộng đồng. Tổng hợp ý kiến này là cơ
  • 26. 17 sở cho chính quyền địa phương ra quy định phù hợp để người dân thực hiện. Có lẽ đó là cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm triệt để nhất (Trần Đan Tâm, 2005). Ở cấp độ địa phương và cộng đồng, nhận thức về vấn đề này còn đơn giản và vai trò tích cực, chủ động của mỗi cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Để ứng phó với BĐKH đạt hiệu quả, cần phải có tri thức khoa học liên ngành và đa ngành, trong đó không thể thiếu sự đóng góp của khoa học xã hội (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010). Tuy số lượng bài viết về chủ đề BĐKH dưới góc nhìn xã hội học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành còn khá hạn chế, song những đóng góp bước đầu của những nhà xã hội học trong nghiên cứu các vấn đề về BĐKH tại Đồng bằng sông Cửu Long rất đáng quan tâm. Các nhà xã hội học và nhân học cũng có những điểm chung trong cách tiếp cận thích ứng hiệu quả với BĐKH như tiếp cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái. Kết quả các cuộc khảo sát ý kiến cộng đồng chỉ ra việc quá nhiều người bi quan cho rằng BĐKH là một vấn đề không thể giải quyết được cũng trở thành rào cản cho những nỗ lực hành động vì nó gây ra tâm lý bất lực trong cộng đồng nên việc đưa tin về BĐKH trên các trang báo cũng gặp phải các vấn đề còn lớn hơn. Nhiều vấn đề cần được giải quyết lại quá phức tạp, rất khó có thể truyền thông cho công chúng nên một số thông tin đưa ra, đã làm nhiễu sự hiểu biết của cộng đồng (UNDP, 2007/2008). Với các hộ nghèo, thậm chí chỉ một áp lực vừa phải của khí hậu cũng có thể dẫn đến những tổn thất không thể khắc phục về vốn con người và vật chất. Dựa vào kiến thức địa phương và kiến thức truyền thống về quản lý rủi ro khí hậu là điều rất quan trọng. Trước hết, nhiều cộng đồng, nhất là những dân tộc, bản địa, đã có kiến thức và những chiến lược để giải quyết rủi ro khí hậu dựa trên bối cảnh thích hợp. Các nỗ lực để kết hợp giữa phát triển với thích ứng khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sẽ đem lại lợi ích từ những cách thức mà người dân luôn luôn sử dụng để ứng phó với các rủi ro khí hậu. Tuy nhiên, các chiến lược đói phó và thích ứng truyền thống chỉ có thể giúp các cộng đồng chuẩn bị cho một số rủi ro đã được nhận thức, và không thể giúp họ chuẩn bị cho những rủi ro khác do BĐKH. Do đó, các cộng đồng có thể đã thích ứng tốt với điều kiện khí hậu hiện tại nhưng ít có khả năng thích ứng hơn với BĐKH (WB, 2010). Ở một số tài liệu, các tác giả lại tiếp cận ở góc độ khác khi cho rằng có nhiều cách thích ứng với BĐKH như: thích ứng dựa trên hệ sinh thái, cộng đồng và quyền lợi…Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về cộng đồng thường sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng đồng với BĐKH. Cách tiếp
  • 27. 18 cận thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một phương pháp luận để thu thập, tổ chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng, HGĐ và cá nhân (Care International, 2010: tr.15, dẫn theo Quang Thu Nguyệt, 2014). Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng cũng được dùng để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH. Phương pháp này tập trung vào việc thích ứng với BĐKH, giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của BĐKH trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và kiến thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng (Hannah, 2009: tr.15-16, dẫn theo Quang Thu Nguyệt, 2014). Nghiên cứu cũng rút ra kết luận: Ngoài những lợi ích về nâng cao khả năng phục hồi, phân cấp quản lý nguồn lực có thể đem lại những lợi ích đồng bộ cho giảm thiểu và thích ứng. Học hỏi xã hội dựa vào cộng đồng và dựa vào kinh nghiệm là phương tiện chính để đối phó với các rủi ro khí hậu trong quá khứ, nhưng có lẻ chưa đủ để đói phó với BĐKH. Do đó, các chiến lược hiệu quả để thích ứng với khí hậu cần phải cân đối giữa tăng năng lực và kiến thức địa phương so với các hạn chế về kiến thức khoa học và phạm vi hành động hẹp (WB, 2010). Trước những nguy cơ đối với phát triển con người do BĐKH gây ra, thế giới cần một chiến lược huy động tài chính cho công tác thích ứng. Đây không phải là một nghĩa cử nhân đạo của những nước giàu, mà phải coi đó là một khoản đầu tư vào công tác bảo hiểm trước BĐKH cho những người dân nghèo trên thế giới có đủ khả năng để đối phó với một nguy cơ không phải do họ gây ra (UNDP, 2007/2008:197). Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học xã hội cũng gợi ra nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài cho Việt Nam trong việc thích ứng với BĐKH trong hiện tại và tương lai. Hai vấn đề chính mà nhà nhân học và xã hội học hướng đến là nhận thức, thái độ và các hướng thích ứng của cộng đồng đối với BĐKH. Về hướng thích ứng, các nhà xã hội học có lưu ý hướng “thích ứng dựa vào cộng đồng” và hướng “thích ứng dựa và hệ sinh thái” (Lê Thanh Sang, 2010:47). Đối với các nhà nhân học, đó là hướng thích ứng dựa vào tri thức bản địa như quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, nguồn nước, chăm sóc sức khỏe, phương thức sinh kế, v.v để ứng phó với BĐKH (Đặng Vũ Trung, 2003:54; Vương Xuân Tình, 2008; Nguyễn Công Thảo, 2009). Một nhóm tác giả khác cũng cho rằng, thích ứng với BĐKH không chỉ là các kết quả về kỹ thuật, mà còn quan trọng ở chỗ là nhận ra sự thích ứng như một quá trình học tập. Vừa học vừa làm và việc chia sẻ kiến thức, đặc biệt thực hành là rất quan trọng cho việc tăng cường khả năng thích ứng của địa phương (Darryn Mcevoy và Nhóm Nghiên cứu, 2014).
  • 28. 19 Một thực tế mà nhiều tác giả chỉ ra là: ứng phó với BĐKH sẽ có kết quả tốt đẹp nếu nhận thức xã hội về nguy cơ được nâng cao và người dân thực sự tham gia vào các hoạt động để đưa ra giải pháp hữu hiệu trong các chương trình hành động. Những chương trình xây dựng cần quan tâm hơn đến nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người dân có thu thập thấp và khó tiếp cận được với dịch vụ công (Lê Thành Ý, 2011). Tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức của BĐKH. Để giảm nhẹ các thiệt hại nặng nề do BĐKH gây ra, người ta nghiên cứu áp dụng tổng hợp các biện pháp hướng tới sống chung với BĐKH và nhận thức BĐKH là một quá trình không thể đảo ngược được (Đào Hải, 2013). Nhìn chung, người dân vẫn còn bị động trong việc ứng phó với những ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế của họ. Những giải pháp, nếu có, thì cũng mang tính giải quyết hậu quả tạm thời, trước mắt và không mang tính chiến lược lâu dài. Các gia đình cũng không nhận được nhiều sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và các tổ chức tại địa phương. Để đói phó với thời điểm mùa khô hạn, người dân đã phải tìm biện pháp ứng phó với nước mặn bằng cách trữ nước ngọt. Gia đình nào khá giả thì làm bể hứng nước mưa, còn những người khó khăn chỉ trữ trong 1 hồ hoặc những lu nhỏ để sử dụng hoặc hút nước từ sông lên lóng phèn, nếu không đủ, họ phải mua nước ngọt để sử dụng. Như vậy, người dân có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau để giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai đối với gia đình họ, nhưng đáng lưu ý là phần lớn họ phải “tự thân vận động” trong việc này (Nguyễn Ngọc Toại, 2013). Còn với kết quả nghiên cứu ở tỉnh Bến Tre cho thấy, các hộ trồng màu có khả năng thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan tốt hơn các hộ sinh kế khác. Một số giải pháp ứng phó hiện tại của các nông hộ hiện nay là đa dạng hóa các loại rau màu nhằm giảm thiểu tình trạng mất mùa, đặc biệt chú ý tới khâu chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thời tiết, khí hậu địa phương, áp dụng mô hình phủ bạt nhằm tránh bốc hơi, giảm dịch bệnh,…Những hộ này có tính linh hoạt cao trong việc điều chỉnh lịch mùa vụ một cách hiệu quả và đưa ra những giải pháp ứng phó kịp thời, có tác dụng không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn có thể áp dụng lâu dài trong tương lai (Lê Thị Kim Thoa, 2013). Mặt khác, ứng phó với BĐKH trong tình thế hiện nay là giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng phục hồi nhanh chóng của người dân địa phương, các dịch vụ xã hội, doanh nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng. Thực tế cho thấy, BĐKH với thiên tai thường cướp đi nhiều mạng sống, gây những thiệt hại to lớn về kinh tế; song những người dân bản địa lại thực sự là sức mạnh chế ngự hậu quả nặng nề. Phát
  • 29. 20 huy kinh nghiệm và tăng cường năng lực địa phương cần được quan tâm trong những chương trình giảm thiểu thiên tai dựa trên sức mạnh cộng đồng (Lê Thành Ý, 2011). Kết quả nghiên cứu cho rằng, cộng đồng là người hành động chính cũng là người hưởng lợi trước tiên của quá trình thích ứng. Thật vậy, cộng đồng là chủ nhân nhưng cũng là nạn nhân nhận lãnh hậu quả BĐKH, do đó, từ việc xác định vai trò của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH cho thấy cần phải có sự tham gia tốt của cộng đồng, xem cộng đồng như là một đối tác cùng với chính quyền, tạo nên sức mạnh tại chỗ. Theo nhiều chuyên gia, cộng đồng dân cư là chìa khóa giải quyết những vấn đề cơ bản của BĐKH. Người dân không hề biết đến khái niệm “biến đổi khí hậu” nhưng vốn tri thức bản địa của họ kịp thời có sự điều chỉnh, bổ sung để thích ứng một cách hợp lý trước mọi sự thay đổi, biến động của điều kiện tự nhiên, có hành vi thân thiện môi trường và khí hậu. Vì vậy, cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng, học hỏi từ tri thức, kinh nghiệm tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống xanh cho cả cộng đồng nhằm làm chậm lại tần suất của BĐKH (Quang Thu Nguyệt, 2014: tr.11-12). Các hoạt động xây dựng đê bao, bờ kè ven biển, hay các hoạt động bảo đảm an toàn cho người dân ven biển hiện nay chủ yếu được thực hiện bởi chính quyền địa phương hay qua các dự án phát triển, chưa có sự phối hợp hay tận dụng nguồn lực tại chỗ. Nên chăng, cần có một cơ chế phối hợp tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực dân cư biển, sao cho qua đó, người dân thấy được tầm quan trọng của môi trường, các vấn đề của BĐKH và trách nhiệm cần làm của mỗi người (Nguyễn Ngọc Diễm, 2013). Nhìn chung tài liệu nghiên cứu về BĐKH, ứng phó với BĐKH và ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng có khá nhiều, được thực hiện bởi các nhóm tác giả thuộc các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pannature); một số nghiên cứu của nước ngoài được dịch và giới thiệu trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: Xã hội học, Nghiên cứu Kinh tế, Khoa học Xã hội; các tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, và một số Luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp phân tích giữa hoạt động ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng đặt trong bối cảnh địa phương một thành phố ven biển, chịu nhiều tác động của BĐKH như thành phố Hồ Chí Minh, do vậy càng cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
  • 30. 21 1.3 Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Nhận thức rõ những tác động phức tạp của BĐKH và coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn, Chính phủ Việt Nam đã sớm phê chuẩn công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, đồng thời từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH (Đào Hải, 2013). Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế-xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó (Bộ TN & MT, 2008: tr.7). Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ mới thể hiện ở một số bộ, ngành cấp trung ương được giao nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến các hoạt động này. Các biện pháp ứng phó thường mang tính ngắn hạn, nhằm giải quyết hậu quả thiên tai, chưa có tính dài hạn. Ở cấp độ địa phương và cộng đồng, nhận thức về vấn đề này còn đơn giản, công tác tuyên truyền chưa được chú trọng; chưa xây dựng được các kịch bản về mức độ, phạm vi, lĩnh vực bị tác động; biện pháp thích ứng và sự tham gia tích cực và chủ động của mỗi cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức (Lê Thanh Sang, 2008, dẫn lại Nguyễn Ngọc Toại, 2013). Ứng phó với BĐKH vừa là vấn đề cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài, đòi hỏi có sự tham gia của mọi ngành, mọi người và sự hợp tác rộng rãi trong nước và quốc tế. Song, một trong những khó khăn lớn nhất đối với các quốc gia là sự hạn chế về nhận thức của xã hội đối với vấn đề này cũng như về thể chế và tổ chức để thực hiện (Lê Văn Khoa (chủ biên), 2012: tr.224). Ứng phó BĐKH là một hoạt động phức tạp đòi hỏi phải có nhiều bên tham gia ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng ở cấp địa phương, quốc gia. Chính phủ cần thiết phải lồng ghép được các rủi ro, cơ hội và ứng phó BĐKH vào các chính sách, kế hoạch của mình. Đầu tư nghiên cứu phát triển những kiến thức, bí quyết, giải pháp và nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, hoặc bằng các chính sách thích hợp, cũng có thể đóng vai trò khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào nghiên cứu và triển khai các hành động, giải pháp ứng phó BĐKH (Lê Quang Cảnh, 2014).
  • 31. 22 Để thích ứng với BĐKH, cần phải có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng BĐKH và tránh thiệt hại tối đa. Cần có các chính sách và biện pháp ứng phó trực tiếp như: việc đắp đê biển, trồng rừng ngập mặn để bảo vệ, nghiên cứu phát triển các loại giống cây trồng và gia súc mới phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi…là những biện pháp thích ứng (Trần Quang Minh, 2013: tr.56-57). Trong những năm gần đây, biện pháp giảm nhẹ BĐKH vẫn nhận được sự chú ý, mặc dù biện pháp này có kết quả rất hạn chế. Ford (2008, tr.5-6) nhận định, các giải pháp về mặt chính sách công đối với BĐKH cho đến nay tập trung chủ yếu vào sự giảm nhẹ. Điều này ngăn cản các nghiên cứu hàn lâm vào những ứng dụng thực tế của các chính sách BĐKH và bỏ quên một hướng ứng phó quan trọng là sự thích ứng. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của BĐKH. Thích ứng với BĐKH cần phải được xem là giải pháp chiến lược để ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Cách tiếp cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng, và dựa vào hệ sinh thái, trên cơ sở phối, kết hợp các nguồn lực và các chủ thể trong vùng, là cách tiếp cận phù hợp để đồng bằng sông Cửu Long thích ứng hiệu quả với BĐKH đang ngày càng tăng (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010). Thích ứng với BĐKH được hiểu là quá trình làm giảm những tác động bất lợi và tận dụng cơ hội mà môi trường có thể đem lại. Đây là việc làm mang tính điều chỉnh hoặc phòng ngừa, nhằm giảm thiểu tổn thương và cải thiện tác động bất lợi (Lê Thành Ý, 2011). Chẳng hạn, Việt Nam không hy vọng nhiều ở việc can thiệp vào dòng chảy tự nhiên của sông Mê Kông ở thượng nguồn (với nhiều hồ đập, thủy điện do Trung quốc xây dựng trên đó). Vì thế, đối mặt với ngày càng nhiều thách thức về môi trường và BĐKH như vậy thì thích ứng sẽ là giải pháp quan trọng nhất trong ứng phó với BĐKH của Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010). Người dân đồng bằng sông cửu Long phải thích nghi bằng nhiều cách khác nhau trước các sức ép môi trường. Đó có thể là hoạt động di cư, tạo ra các luồng di cư đến vùng đô thị. Chiến lược “sống chung với lũ” của Việt Nam sẽ kết hợp tái định cư, chuyển đổi sinh kế (ví dụ từ trồng lúa sang nuôi và đánh bắt cá) và di cư một phần. Kinh nghiệm cho thấy các lợi ích có thể được tối đa hóa và các nguy cơ có thể giảm tối thiểu nếu các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương được tham gia đúng nghĩa vào quá trình lập kế hoạch, triển khai, theo dõi và đánh giá các hoạt động ứng phó với biến đổi môi trường (Pannature, 2009);
  • 32. 23 Mặt khác, ứng phó với BĐKH là một vấn đề phức tạp, thời gian dài và ẩn chứa nhiều bất ổn. Điều đó khiến thị trường thất bại, cá nhân và doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi ứng phó BĐKH, còn sự can thiệp của chính phủ lại có thể gặp khó khăn do hậu quả của BĐKH và năng lực ứng phó BĐKH là rất không đồng đều. Là công việc đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bên, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của Chính phủ. Ở góc độ lý thuyết, chỉ có chính phủ mới có khả năng và nguồn lực giải quyết các khiếm khuyết của thị trường trong ứng phó BĐKH. Trong thực tế, các nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, các hành động của chính phủ quyết định tới sự thành công của công tác ứng phó với BĐKH (Cimato và Mullan, 2010, dẫn theo Lê Quang Cảnh, 2014). Vấn đề thích ứng với BĐKH tại Indonesia, điều kiện nông nghiệp ở nước này khá tương đồng với điều kiện nông nghiệp Việt Nam. Một mặt, nước này xây dựng nên những kịch bản ứng phó với những tác hại xấu của BĐKH, mặt khác lại nghiên cứu tận dụng những cơ hội của BĐKH để xây dựng đến 30 kịch bản thích ứng với BĐKH, trong đó tập trung cho những vùng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những vùng nông nghiệp bị tác động mạnh bởi BĐKH. Điểm quan trọng là các kịch bản đó đề ra các giải pháp tận dụng các cơ hội từ BĐKH như chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khai thác các nguồn lợi của BĐKH (Nguyễn Huy Hoàng, 2015: tr.86-87). Philippines đã lồng ghép các giải pháp vào trong các đạo luật nhằm tạo tính pháp lý và bắt buộc đối với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội cũng như các cơ quan của chính phủ, buộc họ phải triệt để thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH (Nguyễn Huy Hoàng, 2015: tr.148). Chiến lược của Thái Lan là đưa ra một bộ sách hướng dẫn toàn diện của quốc gia trong việc ứng phó với các thách thức và thích ứng với BĐKH nhằm giúp các cơ quan cả cấp quốc gia và địa phương thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng kế hoạch hành động riêng của họ tương ứng với các nguyên tắc được quy định trong kế hoạch chiến lược chung (Nguyễn Huy Hoàng, 2015: tr.199). Các nghiên cứu đã kết luận rằng: Thích ứng là chìa khóa để giảm thiểu những tác động của BĐKH vốn đã gắn liền với hệ thống khí hậu. Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng lực thích ứng và thực hiện những hành động kỹ thuật và phi kỹ thuật, khi mà về cơ bản, năng lực thích ứng của một đất nước phụ thuộc vào trình độ phát triển của nó, Đông Nam Á cần nỗ lực hơn để nâng cao nhận thức cộng đồng, tiến hành thêm các nghiên cứu để lấp đầy những khoảng trống về kiến thức và điều phối tốt hơn giữa các ngành, các cấp của Chính phủ. Những nỗ lực này sẽ phải đi suốt một chặng đường dài để tăng cường năng lực thích ứng tại khu vực Đông Nam Á (ADB, 2009).
  • 33. 24 Ở một góc độ khác, các nhóm tác giả của UNDP đã nhận định: Ứng phó với BĐKH phải được lồng ghép vào trong các chiến lược xóa đói giảm nghèo và công tác hoạch định ngân sách. Việc ứng phó với các rủi ro không chỉ dừng lại ở việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khắc phục sau thiên tai. Nó còn bao gồm, việc tạo khả năng cho người dân đối phó với các chấn động khí hậu thông qua các khoản đầu tư cho nhà nước giúp giảm thiểu thiệt hại. Trong đó quan trọng nhất là phương pháp tiếp cận nhằm nâng cao vị thế của người dân – và qua đó là tăng khả năng chống đỡ khí hậu cho họ (UNDP, 2007/2008:197-198). Nhằm giải quyết những khả năng bị tổn thương thường xuyên, nhiều mạng lưới an sinh có thể cung cấp tiền mặt hoặc hiện vật cho các HGĐ nghèo. Nếu được sử dụng hiệu quả, các mạng lưới an sinh sẽ tác động ngay lập tức để giảm sự bất bình đẳng, là cách tiếp cận tốt nhất và trước tiên để giải quyết các tác động đói nghèo từ sự tăng giá cả hàng hóa. Các mạng lưới an sinh sẽ tạo điều kiện cho các HGĐ đầu tư vào các sinh kế tương lai và quản lý rủi ro bằng cách giảm tỷ lệ áp dụng các chiến lược đói phó một cách tiêu cực. Các mạng lưới an sinh có thể được thiết kế để khuyến khích các HGĐ đầu tư vào nguồn vốn con người nhằm tăng khả năng phục hồi về dài hạn (WB, 2010). Một trong những cách tiếp cận thiết thực để đối phó với BĐKH là tình trạng di cư đang ngày càng gia tăng. Cơ hội để một số người di cư theo mùa, gửi tiền hỗ trợ và trở về quê nhà là một dẫn chứng cho thấy di cư tạm thời là một chiến lược thích nghi trước tình trạng môi trường đang bị hủy hoại (Pannature, 2009). Di cư cũng là một ứng phó hiệu quả với BĐKH, đây sẽ là ứng phó duy nhất trong một số trường hợp. Di cư liên quan đến BĐKH có thể sẽ bắt đầu trước hết từ vùng nông thôn ở các nước đang phát triển ra các thị trấn, thành phố và đô thị. Để tạo điều kiện thuận lợi cho di cư như một ứng phó với tác động khí hậu, tốt hơn hết là nên xây dựng các chính sách kết hợp phát triển với di cư để giải quyết nhu cầu của những người di cư tự nguyện và hỗ trợ họ về khả năng kinh doanh cũng như kỹ năng, kỹ thuật (WB, 2010: 129-132); Các kết quả nghiên cứu cũng cho rằng: Chính phủ các nước đang phát triển có trách nhiệm xây dựng các chiến lược cần thiết để xây dựng sức đề kháng chống lại sự BĐKH. Tuy nhiên, để thành công phải lồng ghép công tác thích ứng vào các chiến lược xóa đói giảm nghèo và phối hợp hành động trên nhiều mặt, và xem viện trợ quốc tế sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho quá trình thích ứng; tăng cường đầu tư vào giảm thiểu rủi ro thiên tai và củng cố khả năng hỗ trợ khắc phục thiên tai là một yêu cầu thiết yếu thông qua các hoạt động cứu trợ nhân đạo của cộng