SlideShare a Scribd company logo
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN
NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LƯU VỰC SÔNG BÙI
CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN
VŨ DUY QUANG
Hà Nội, 2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN
NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LƯU VỰC SÔNG BÙI
VŨ DUY QUANG
CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN
MÃ SỐ: 62440244
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG NGỌC QUANG
Hà Nội, 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Hoàng Ngọc Quang
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)
Cán bộ chấm phản biện 1:.PGS.TS Ngô Lê An
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)
Cán bộ chấm phản biện 2:PGS.TS Hoàng Minh Tuyển
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)
LUẬN VĂN THẠC SĨ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 17 tháng 09 năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Vũ Duy Quang
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khí tượng-
thủy văn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền thụ
kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Đặc biệt, em xin trân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS
Hoàng Ngọc Quang là người đã hướng dẫn và chỉ dạy rất tận tình cho em
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân cùng toàn thể các
bạn trong lớp đã luôn động viên khích lệ và là nguồn động lực to lớn giúp đỡ em
trong quá trình học tập và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn của mình.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân, mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Vì vậy, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 6 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Vũ Duy Quang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1
2. Mục tiêu:....................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 2
5. Nội dung : ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 3
1.1. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu ................................................... 3
1.1.1 Khái niệm và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu..................................... 3
1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến toàn cầu:........................................... 4
1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam.......................................... 6
1.1.4 Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước .................................................................................................................. 8
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 16
1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 16
1.2.2 Khí hậu................................................................................................... 17
1.2.3 Thảm phủ thực vật ................................................................................. 19
1.2.4 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi .............................................................. 20
iv
1.2.5 Hiện trạng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Bùi ................................ 21
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU.....24
2.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 24
2.2.1 Số liệu khí tượng.................................................................................... 28
2.2.2 Số liệu thủy văn...................................................................................... 28
2.3. Tác động của biến đổi khí hậu ................................................................. 29
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN
LƯU VỰC SÔNG BÙI.................................................................................. 37
3.1. Biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Bùi .................................. 37
3.2. Nghiên cứu biến động tài nguyên nước lưu vực sông Bùi – trạm Lâm Sơn
trong bối cảnh BĐKH ..................................................................................... 39
3.2.1. Áp dụng mô hình NAM tính toán sự thay đổi dòng chảy lưu vực sông
Bùi – trạm Lâm Sơn........................................................................................ 39
3.2.2. Sự thay đổi tài nguyên nước lưu vực sông Bùi – trạm Lâm Sơn trong
bối cảnh BĐKH............................................................................................... 42
3.3. Đề xuất các giải pháp ............................................................................... 48
3.3.1. Thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ ....................................................... 48
3.3.2. Thích ứng với sự gia tăng lượng mưa................................................... 49
3.3.3. Thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết
cực đoan, tai biến ............................................................................................ 50
3.3.4. Giải pháp hỗ trợ..................................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
v
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
+ Họ và tên học viên:Vũ Duy Quang
+ Lớp: CH2BT Khoá:2B
+ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Ngọc Quang
+ Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá biến động của tài nguyên nước mặt
trong bối cảnh biến đổi khí hậu lưu vực sông Bùi.
+ Tóm tắt:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.
- Chương 3: Đánh giá biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Bùi.
luận văn đã thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu lưu lượng, mực nước
trung bình ngày từ năm 1980 đến năm 2016, đánh giá được sự thay đổi tài
nguyên nước mặt sông Bùi trong quá khứ; sử dụng mô hình MIKE NAM
để tính toán sự thay đổi tài nguyên nước mặt trong tương lai theo kịch bản
Biến đổi khí hậu.Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp thích ứng và
hỗ trợ phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu
KHKTTV&MT: Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường
LVS: Lưu vực sông
TNN: Tài nguyên nước
TNNM: Tài nguyên nước mặt
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê diện tích khu vực hạn của Tỉnh Ninh Thuận.................... 7
Bảng 2.1. Các thông số cơ bản của mô hình NAM ........................................ 26
Bảng 2.2: Biến đổi nhiệt độ trung bình (o
C) so với thời kỳ cơ sở .................. 30
Bảng 2.3: Biến đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở ........................ 33
Bảng 3.1: Danh sách các trạm khí tượng thủy văn sử dụng trong mô hình.... 40
Bảng 3.2: Trị số NASH cho quá trình hiệu chỉnh........................................... 41
Bảng 3.3: Trị số Nash cho năm 2016.............................................................. 41
Bảng 3.4: Bộ thông số mô hình NAM cho lưu vực sông Bùi – trạm Lâm Sơn ... 42
Bảng 3.5: Dự tính lưu lượng trung bình năm.................................................. 44
Bảng 3.6: Dự tính lưu lượng trung bình mùa lũ ............................................. 46
Bảng 3.7: Dự tính lưu lượng trung bình mùa kiệt........................................... 47
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu 1850-
2012................................................................................................................... 5
Hình 1.2: Thay đổi lượng mưa quan sát được hằng năm của trái đất............... 5
Hình 1.3: Mức độ phủ băng của biển Bắc Cực vào mùa hè ............................. 6
Hình 1.4: Bản đồ lưu vực sông Bùi tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn ........... 17
Hình 1.5: Sơ đồ các bước nghiên cứu của LUẬN VĂN THẠC SĨ................ 23
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mô hình NAM...................................................... 25
Hình 2.2: Mức tăng nhiệt độ trung bình tỉnh Hòa Bình so với thời kỳ (1986-
2005)................................................................................................................ 31
Hình 2.3: Mức tăng lượng mưa so với thời kỳ (1986-2005) .......................... 34
Hình 3.1: Đường quá trình lưu lượng nhiều năm trạm Lâm Sơn ................... 37
Hình 3.2: Đường quá trình lưu lượng mùa lũ nhiều năm trạm Lâm Sơn ....... 38
Hình 3.3: Đường quá trình lưu lượng mùa kiệt nhiều năm trạm Lâm Sơn .... 38
Hình 3.4: Quá trình lưu lượng hiệu chỉnh mô hình......................................... 40
Hình 3.5: Quá trình lưu lượng kiểm định mô hình chuỗi năm 2006 - 2016... 41
Hình 3.6: Dự tính lưu lượng trung bình năm trạm Lâm Sơn theo2 kịch bản
BĐKH.............................................................................................................. 45
Hình 3.7: Dự tính lưu lượng trung bình mùa lũ trạm Lâm Sơn theo 2 kịch bản
BĐKH.............................................................................................................. 46
Hình 3.8: Dự tính lưu lượng trung bình mùa kiệt trạm Lâm Sơn theo 2 kịch
bản BĐKH....................................................................................................... 48
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề cấp thiết hàng
đầu, có ảnh hưởng đến toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của biến đổi
khí hậu toàn cầu sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết
được.Với kịch bản biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, nhưng thực tế
xảy ra còn có thể lớn hơn rất nhiều. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động
tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên
nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người... [7]
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm
20
C thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12%
diện tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất
nhà. Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu
Long và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt. [5]
Một trong số những đối tượng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi
biến đổi khí hậu là khu vực đồng bằng sông Hồng của nước ta, trong đó có
lưu vực sông Bùi.Sông Bùi là một nhánh của sông Nhuệ Đáy và là một trong
những con sông có ảnh hưởng lớn tới kinh tế nông nghiệp các huyện Lương
Sơn, Xuân Mai, Mỹ Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Tuy
nhiên, cũng như các lưu vực sông khác, tài nguyên nước mặt lưu vực ảnh
hưởng nhiều của BĐKH. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, các tỉnh Hòa
Bình, Hà Nội đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường
góp phần nhỏ để hạn chế BĐKH như Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và Chương trình
hành động thích ứng với biến đổi khí hậu đối với lưu vực sông Bùi
Tuy nhiên, vẫn chưa có kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo ứng phó
có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của BĐKH đến lưu
vực sông Bùi. Ngoài ra, lưu vực sông Bùi nhỏ (F=30 km2
), khép kín và tương
2
đối đồng nhất; trên lưu vực có trạm thủy văn Lâm Sơn quan trắc từ năm 1980.
Do vậy, luận văn “Nghiên cứu đánh giá biến động của tài nguyên nước mặt
trong bối cảnh biến đổi khí hậu lưu vực sông Bùi” là hết sức cấp thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu:
- Đánh giá được sự biến động tài nguyên nước mặt lưu vực sông Bùi
trong giai đoạn 1980-2016.
- Đánh giá biến động tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Bùi có
xét đến tác động của biến đổi khí hậu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Lưu vực sông Bùi tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn (xã Lâm Sơn, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn:
 Phương pháp thống kê: thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu
mưa, dòng chảy và các tài liệu liên quan để đánh giá sự biến động tài nguyên
nước mặt lưu vực sông Bùi giai đoạn 1980 -2016.
 Phương pháp mô hình toán: sử dụng mô hình mưa - dòng chảy
MIKE NAM để tính toán dòng chảy từ mưa ứng với các kịch bản BĐKH trên
lưu vực.
 Phương pháp kế thừa: kế thừa các công trình nghiên cứu của các
chuyên gia và phát triển các nghiên cứu đó.
5. Nội dung :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.
Chương 3: Đánh giá biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Bùi.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu
1.1.1 Khái niệm và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu – “Climate change” Theo định nghĩa Công ước
Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (UNFCCC): “Biến đổi khí
hậu là một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của
các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu,
bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ.
Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của
một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện
trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ.”[8]
Biến đổi khí hậu có thể do 2 nguyên nhân: do những quá trình tự nhiên
và do ảnh hưởng của con người dẫn đến sự gia tăng nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính.
● Nguyên nhân biến đổi khí hậu do những quá trình tự nhiên.
+ Do quá trình tự nhiên, sự tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ.
+ Do bức xạ từ Mặt trời.
● Nguyên nhân do tác động của con người.
Phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng hoạt động của con người
đã và đang làm BĐKH toàn cầu.
- Dân số tăng đến mức báo động; phát triển kinh tế quá nóng.
- Sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch
- Sử dụng phân bón, các loại hóa chất bảo vệ thực vật và sinh hoạt, thuốc
trừ sâu, khai thác sử dụng đất
- Khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả thải nước làm ô nhiễm ra môi
trường
4
- Các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà
kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
- Do chiến tranh.
1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến toàn cầu:
Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã tổ chức 5 lần báo
cáo đánh giá tình hình BĐKH toàn cầu vào các năm 1990, 1994, 2001, 2007
và 2014.[3]
Mỗi lần đánh giá đều có những tiến bộ mới về nguồn số liệu và phương
pháp, làm giảm đáng kể những điều chưa chắc chắn tồn tại trước đây, do đó,
nâng cao rõ rệt mức độ tin cậy của những kết luận về biến đổi khí hậu trong
quá khứ cũng như tương lai.
Theo báo cáo tổng quan lần thứ 5 của IPCC kể từ năm 1990, mọi việc đã
thay đổi kể từ đánh giá trước từ năm 2007. Các nhà khoa học đã cho rằng
khoảng 95% hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi
khí hậu (báo cáo đầu tiên nói rằng biến đổi khí hậu có thể không phải do
những biến đổi tự nhiên mà ra). Báo cáo lần này đã đưa ra các con số cụ thể
về sự biến đổi về khí hậu đang được diễn ra.
- Nhiệt độ trung bình của mặt đất và bề mặt nước biển đã tăng 0,85o
C
trong khoảng thời gian từ 1880 – 2012:
+ Trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã liên
tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Ở Bắc bán cầu,
giai đoạn từ 1983 đến 2012 dường như là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất
trong 1.400 năm qua.
5
Hình 1.1: Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu
1850-2012
Hình 1.2: Thay đổi lượng mưa quan sát được hằng năm của trái đất
6
+ Lượng mưa biến động mạnh mẽ và có dấu hiệu tăng lên vào mùa
mưa, giảm vào mùa ít mưa, hiện tượng mưa lớn gia tăng, hạn hán xuất hiện
thường xuyên hơn, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới phức tạp hơn, hiện
tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn và có biến động mạnh.
- Mực nước biển đã dâng cao 3,2mm mỗi năm trong khoảng thời gian
1993-2010, nhanh gấp đôi so với khoảng từ năm 1901-2010
- Độ axit của bề mặt đại dương đã tăng 26% kể từ cuộc cách mạng công
nghiệp.
- Các bề mặt băng ở Bắc cực đã giảm 40% trong một thập kỷ, và các
tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã biến mất hàng loạt.
Hình 1.3: Mức độ phủ băng của biển Bắc Cực vào mùa hè
1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam
Theo chỉ số về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI), đánh
giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới
thông qua 42 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường tại 193 quốc gia, Việt Nam
xếp hạng thứ 23 trong tổng số 193 quốc gia và là một trong 30 nước chịu “rủi
ro rất cao”.Các tác động của biến đổi khí hậu, như nước biển dâng, lũ lụt, hạn
7
hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan,... đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn,
rõ rệt hơn.[3]
Thực tế tại Việt Nam, BĐKH đã và đang gây ra rất nhiều sự thay đổi:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5o
C trong vòng 70 năm. Năm 2015
trên phạm vi toàn quốc đã xảy 17 đợt nắng nóng và các đợt nắng nóng đã xuất
hiện nhiều kỷ lục: đợt nắng nóng kéo dài lâu nhất, nhiều cực trị trong quá khứ
bị phá vỡ. Đặc biệt liên tiếp trong 3 tháng (6, 7, 8/2015), các đợt nắng nóng
đã xuất hiện giá trị nhiệt độ vượt lịch sử tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
+ Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu
hướng mở rộng nhưng lũ lụt cũng trở nên trầm trọng hơn.
Bảng 1.1: Thống kê diện tích khu vực hạn của Tỉnh Ninh Thuận
STT
Khu vực Diện tích bị hạn hán (tính đến 24/3/2016)
Diện tích
tự nhiên
(Km2
)
Diện tích
bị hạn
(Km2
)
% Bị
hạn
Diện
tích bị
hạn cao
(Km2
)
% Bị
hạn cao
1 Tỉnh Ninh Thuận 3362.394 991 28.7 477 13.5
2 TP. Phan Rang 80.056 17 21.5 20 25.3
3 Huyện Bác Ái 1031.966 260 25.2 126 12.2
4 Huyện Ninh Hải 253.250 23 9.8 9 3.8
5 Huyện Ninh Phước 344.087 147 43.1 34 10
6 Huyện Ninh Sơn 773.961 223 28.8 199 25.7
7 Huyện Thuận Bắc 318.609 91 28.6 7 2.2
8 Huyện Thuận Nam 560.465 230 43.6 82 15.5
+ Theo thống kê, số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong
vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 10-12 đợt
8
mỗi năm (từ 2010-2015).
+ Hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày
càng nhiều.
+ Mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm…
+ Sự xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt.
1.1.4 Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
tài nguyên nước
a. Trên Thế giới
Trên phạm vi toàn cầu, BĐKH có tác động tiêu cực đến nguồn TNN.
Có ý kiến cho rằng sự nóng lên làm tăng khả năng giữ ẩm của khí quyển, làm
thay đổi chế độ thủy văn và thay đổi các đặc điểm của mưa.Tuy nhiên, những
thay đổi về lượng mưa có thể tác động lớn hơn so với nhiệt độ, vì mưa tác
động đến lượng dòng chảy trong khi thay đổi nhiệt độ chủ yếu là ảnh hưởng
đến thời gian của dòng chảy. Sự biến đổi của khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ
dòng chảy, từ đó ảnh hưởng đến năng suất phát điện của các nhà máy thủy
điện, chế độ tưới cho cây trồng, và tăng nguy cơ thiên tai do nước gây ra như
là hạn hán và lũ lụt. Biến đổi khí hậu sẽ càng làm cho tình trạng khan hiếm,
thiếu nước và căng thẳng về nước trầm trọng hơn trong mùa khô. Biến đổi khí
hậu sẽ tác động đến PTBV của hầu hết các nước đang phát triển tại Châu Á
do nó tạo áp lực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên cùng với quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Tất cả những điều trên
cho thấy sự cần thiết phải có sự quan tâm nghiên cứu tác động của biến đổi
khí hậu đến TNN.[3]
Mô hình hoàn lưu toàn cầu (GCMs) là một công cụ phổ biến để đưa ra
các kịch bản BĐKH, đó là cơ sở cho việc xác định tác động của BĐKH. Hầu
hết các nghiên cứu sử dụng các biến khí hậu trực tiếp từ các mô hình hoàn lưu
toàn cầu hoặc các mô hình hoàn lưu khu vực (RCMS), những mô hình này sử
9
dụng phương trình vật lý về sự quan hệ lưu thông khí quyển và đại dương để
mô phỏng sự thay đổi của khí hậu. GCM/RCMS có thể khác nhau về nguyên
lý và thông số hóa của các quá trình, cũng như ở độ phân giải, thường là
khoảng 2,50
với GCM và 0,50
với RCMS. Theo IPCC, BĐKH hiện nay và
trong thế kỷ 21 phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức độ khai thác và sử
dụng các nhiên liệu hóa thạch của con người trong tương lai. Vì vậy, các kịch
bản BĐKH và nước biển dâng được xây dựng bởi IPCC dựa trên các kịch bản
phát triển KT-XH toàn cầu, và được tiến hành thông qua các nhóm kịch bản
phát thải nhà kính từ thấp đến cao như: RCP2.6 (mức thấp), RCP4.5 (mức
trung bình thấp), RCP6.0 (mức trung bình cao) và RCP8.5 (mức cao).[8]
Các biến khí hậu mô phỏng sau đó được sử dụng làm số liệu đầu vào
cho mô hình thủy văn.Khi khí hậu thay đổi, với hậu quả là sự gia tăng nhiệt
độ và thay đổi về đặc điểm mưa có thể gây nên những thay đổi trong chế độ
thủy văn.Đã có nhiều mô hình thủy văn địa phương và khu vực trên toàn thế
giới thực hiện đánh giá tác động tiềm tàng của BĐKH tới chế độ thủy văn và
TNN [137]. Những mô hình này giúp đưa ra khung nhận thức và tìm hiểu
được mối quan hệ giữa khí hậu và TNN.
Theo như Schulze (2005), mô hình mưa dòng chảy được đánh giá là
công cụ vô giá trong việc mô phỏng để cung cấp các thông tin cho việc ra
quyết định trong quy hoạch và quản lý nguồn nước, trong đó có cả việc xác
định tác động của BĐKH tới TNN. Mô hình toán đã được sử dụng rất sớm
trong việc đánh giá tác động của BĐKH tới TNN như trong các công bố của
Leavesley (1994) và Arnell (1998).Những nghiên cứu đó sử dụng giả thiết về
BĐKH ảnh hưởng tới chế độ thủy văn.Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu,
vào quy mô không gian, thời gian và dữ liệu sẵn có những mô hình nhận thức
và mô hình tham số hóa khác nhau được áp dụng. Gleick đã phát triển một mô
10
hình cân bằng nước hàng tháng cho lưu vực Sacramento. Nghiên cứu của
Gleick chỉ ra rằng mặc dù tăng lượng mưa năm, nhiệt độ tăng có thể gây ra sự
thay đổi dòng chảy từ mùa hè sang mùa đông. Arnell (1992) sử dụng loại mô
hình tương tự áp dụng cho các lưu vực trong phạm vi Vương quốc Anh để
ước tính sự thay đổi của dòng chảy tháng và phân tích các nhân tố chi phối
các tác động của những thay đổi này. Arnell (1998) chỉ ra rằng dòng chảy có
thể giảm ở phía Nam Vương Quốc Anh, trong khi ở phía Bắc có thể tăng lên,
đặc biệt là trong mùa đông. Kwadijk đã phát triển một mô hình cân bằng nước
tháng để so sánh các tác động thủy văn trong LVS Rhine cho các kịch bản khí
hậu khác nhau.
Bultot và nnk (1988) đã phát triển một mô hình thông số gộp (IRMB)
với bước thời gian ngày để xem xét việc chuyển từ mưa thành dòng chảy, bao
gồm cả các quy trình chẳng hạn như thấm, bốc hơi, và phân chia dòng chảy
thành những thành phần khác nhau. Mô hình này được áp dụng cho LVS ở Bỉ
và Thụy Sĩ. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của điều kiện địa chất thủy văn
của lưu vực dưới tác động của BĐKH. Sự gia tăng về tần suất lưu lượng đỉnh
được quan sát thấy ở hầu hết các trường hợp. Mô hình tương tự đã được sử
dụng bởi Mimikou và nnk (1991) và Panagoulia (1992) ở các lưu vực Hy Lạp,
trong đó lưu vực miền núi cho thấy giảm dòng chảy năm và nghiêm trọng
hơn, là dòng chảy mùa hè. Burn (1994) sử dụng phép thử phi tham số thống
kê để nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới dòng chảy mùa xuân ở tây miền
trung của Canada. James (1994) đã sử dụng mô hình BĐKH toàn cầu để xây
dựng mô hình BĐKH vùng và ứng dụng kịch bản BĐKH vùng để đánh giá
TNN cho LVS Sacramento, California Mỹ bằng cách sử dụng mô hình thủy
văn thông số phân bố (USGS hydrological model). Tác giả phân chia lưu vực
tính toán thành nhiều tiểu lưu vực thủy văn khác nhau, và ứng với mỗi tiểu
vùng sẽ có một môđun tính toán riêng trên cơ sở các thông số đầu vào liên
11
quan của tiểu vùng đó và kiểm định kết quả đầu ra của mô hình bằng phương
pháp thực nghiệm. Mansell (1997) đã nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới
xu thế mưa và nguy cơ lũ ở miền tây Scotland bằng phương pháp nhận biết đồ
họa và thống kê cơ bản. Westmacott và Burn (1997) xác định tác động tiềm
năng của BĐKH trên bốn biến thủy văn liên quan tới mức độ và thời gian của
chế độ thủy văn trong LVS Churchil-Nelson ở phía tây miền trung Canada
bằng phép thử phi tham số.
Andersen và nnk (2006) đã sử dụng bộ mô hình tổng hợp thủy động lực
học (NAM, MIKE 11-TRANS) để mô phỏng tác động của BĐKH tới dòng
chảy và động lực học dinh dưỡng ở hạ lưu một sông nhỏ của Đan Mạch. Choi
Daegyu và nnk (2010) đã nghiên cứu sự thay đổi của phân vùng thủy văn có
tính đến chỉ số bốc hơi Horton, để khai thác tác động của yếu tố thảm phủ
thực vật với BĐKH đến trạng thái cân bằng nước. Phương pháp phân tích
đường cong dòng chảy và mô hình số được thực hiện với chỉ số bốc hơi thảm
phủ thực vật dự tính để tính toán lượng dòng chảy trên phân vùng thủy văn ở
quy mô lưu vực.Báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng chỉ số bốc hơi
thảm phủ thực vật tương đối phù hợp với tính toán dòng chảy trong điều kiện
BĐKH tại các phân vùng thủy văn. Tezcan và nnk (2012) đánh giá tác động
của BĐKH đến TNN LVS Seyhan, Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng công nghệ
hệ thống thông tin địa lý (ArcGIS) và các mô hình toán vật lý thông số phân
bổ (MIKE-SHE) và mô hình thủy văn (MIKE-NAM), tích hợp với các kịch
bản BĐKH. Stacy Langsdale và nnk (2010) sử dụng mô hình phân phối
nguồn nước (MIKE-BASIN) kết hợp với mô hình quy hoạch hệ thống
(WEAP) và (OASIS) có tích hợp với các điều kiện BĐKH và phát triển KT-
XH. Tingju Zhu và Claudia Ringler (2010) nghiên cứu tác động của BĐKH
đến chế độ thủy văn và nguồn nước LVS Limpopo, Nam Phi bằng mô hình
thủy văn thông số bán phân bổ (semi-distributed hydrological model) và mô
12
phỏng nước (water simulation model), tác giả đã sử dụng 3 kịch bản BĐKH
để thực hiện tính toán cân bằng nước cho hiện tại và tương lai. Ngoài ra, hàng
loạt mô hình khác cũng được áp dụng trong việc đánh giá tác động của
BĐKH như IHACRES,, SWAT, HEC-HMS.
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học liên quan đến TNN trong điều
kiện BĐKH trên Thế giới có điểm chung là sử dụng mô hình thủy văn, mô
hình phân phối nguồn nước tích hợp với các kịch bản BĐKH để tính toán
TNN cho các lưu vực sông. Về cách tiếp cận nghiên cứu cơ bản giống nhau,
nhưng phương pháp luận của mỗi nghiên cứu lại không hoàn toàn giống nhau.
Với trình độ công nghệ thông tin, máy tính ngày càng phát triển, các hệ thống
máy tính ngày càng có khả năng tính toán với với số lượng phép tính khổng lồ
thì việc xây dựng và phát triển mô hình toán trong việc xây dựng kịch bản
BĐKH và mô phỏng sự thay đổi của các điều kiện thủy văn của lưu vực ngày
càng chính xác hơn. Điều đó giúp cho chúng ta có được những đánh giá toàn
diện hơn về tác động của BĐKH tới TNN trên lưu vực.
b. Việt Nam
Ở Việt Nam, BĐKH như nhiệt độ gia tăng, biến đổi của mưa, bao gồm
cả ENSO và mực nước biển dâng, cũng đã và đang ảnh hưởng đến TNNM và
chế độ dòng chảy và TNNM của các sông. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu
được triển khai và thực hiện nhằm đánh giá tác động của BĐKH đến TNNM
trên cơ sở các kịch bản BĐKH cho Việt Nam để chủ động thực hiện các biện
pháp thích ứng phù hợp. Kết quả của những nghiên cứu này được tóm tắt và
trình bày như sau:[7]
- Lưu vực sông Hồng-Thái Bình
Trong một nghiên cứu điển hình trên LVS Hồng – Thái Bình, Vũ Văn
Minh và nnk (2011) đã sử dụng các mô hình MIKE NAM, MIKE BASIN và
MIKE 11 để tính toán biến động dòng chảy, nhu cầu nước và cân bằng nước
13
hệ thống cho LVS Hồng – Thái Bình theo các kịch bản BĐKH. Kết quả
nghiên cứu cho thấy dòng chảy trung bình năm trên LVS Hồng – Thái Bình
có xu hướng tăng lên; đối với phân phối dòng chảy, dòng chày mùa lũ có xu
hướng tăng lên trong khi dòng chảy mùa kiệt có xu hướng giảm xuống; giai
đoạn 2080-2099, nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản
B2 và A2 tăng lần lượt 0,84 triệu và 1,01 triệu m3
/năm so với giai đoạn nền
1986-2005; và lượng nước thiếu hụt trên toàn lưu vực dao động từ 4,1 đến 4,7
tỷ m3
/năm, chiếm 15-17% tổng lượng nhu cầu sử dụng nước.
Nguyễn Thanh Sơn và nnk (2011) sử dụng mô hình toán MIKE NAM
để tính toán biến động dòng chảy và lưu lượng lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
do tác động của BĐKH. Kết quả tính toán cho thấy, vào năm 2020, tại các lưu
vực thu nước bộ phận, dòng chảy trung bình năm tăng khoảng 0,9-1,3%; với
dòng chảy lũ tại các lưu vực tăng lên lớn hơn so với trung bình năm trong
khoảng từ xấp xỉ 1,3%-2,1%; lưu lượng mùa kiệt có biến động so với hiện
trạng, tuy rất nhỏ. Đến năm 2050, lưu lượng tại các tiểu lưu vực tăng 1,1-
1,9% so với hiện trạng. Đối với mùa kiệt, lưu lượng biến động so với hiện
trạng, tuy không lớn là 0,08m3
/s.
Trong nghiên cứu “Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước lưu vực
sông Lô”, Nguyễn Hoàng Minh và nnk (2015) đã sử dụng các mô hình toán
MIKE NAM, MIKE BASIN, MIKE 11. Kết quả nghiên cứu thể hiện dòng
chảy năm ở các trạm thủy văn trên LVS Lô có xu hướng tăng nhanh trong
tương lai; dòng chảy phân phối không đồng đều trong năm, tăng nhanh vào
mùa lũ và giảm vào mùa kiệt; và nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế
cũng có xu hướng tăng nhanh dẫn đến việc thiếu hụt nước ngày càng tăng lên;
lượng nước thiếu hụt trong giai đoạn 2080-2099 dao động trong khoảng
252,1-267,7 triệu m3
, chiếm khoảng 11-12% nhu cầu nước.
14
Kết quả nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng ĐBSH trong
điều kiện BĐKH và nước biển dâng” do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện
đã chỉ ra nhu cầu sử dụng nước trong điều kiện xét đến kịch bản BĐKH tăng
khoảng 30-290 triệu m3
so với trường hợp không xét đến kịch bản BĐKH.
Trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng, lưu lượng trên các sông đều giàm
đi; mực nước giảm tại các trạm Sơn Tây, Hà Nội và Thượng Cát.
- Lưu vực sông Cả
Sử dụng mô hình MIKE NAM và MIKE BASIN, Viện KHKTTV&MT
(2010) đã chỉ ra dòng chảy năm trên toàn LVS Cả có xu hướng tăng ở cả 3
kịch bản BĐKH A2, B2, B1. Đối với phân phối dòng chảy năm, dưới tác
động của BĐKH, dòng chảy mùa lũ có xu hướng tăng lên trong khi dòng chảy
mùa kiệt có xu hướng giảm xuống; giai đoạn 2080-2099, nhu cầu nước sử
dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt 0,038 triệu và
0,04 triệu m3
/năm so với giai đoạn nền 1986-2005; lượng nước thiếu hụt cho
tưới tăng nhanh theo thời gian từ 65,6 triệu m3
lên 72,7 triệu m3
trong kịch
bản A2 thời kỳ 2020 – 2039. Thời kỳ 2080 – 2099 lượng nước thiếu hụt theo
3 kịch bản A2, B2, B1 lần lượt là là 101 triệu m3
(tăng 54,6% ), 98,7 triệu m3
(50,3%) và 88,3 triệu m3
(34,4%).
Dự án “Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
của tỉnh Hà Tĩnh” đã sử dụng mô hình MIKE NAM để tính toán sự thay đổi
của dòng chảy trong bối cảnh BĐKH. Kết quả cho thấy dòng chảy năm có xu
hướng tăng phù hợp với xu thế biến đổi của bốc hơi và lượng mưa trong các
kịch bản BĐKH; hệ số dòng chảy trên hệ thống sông giảm rất ít trong thời kỳ
tính toán.
- Lưu vực sông Hương và sông Ba
Trên LVS Hương, sử dụng mô hình MIKE NAM, Trần Thục (2010) đã
cho thấy dòng chảy năm giai đoạn 1971-2100 tăng lên từ 5 đến 9%.
15
Trên LVS Ba, Viện KHKTTV&MT (2010) sử dụng mô hình MIKE
NAM và MIKE BASIN để nghiên cứu “Tác động của BĐKH lên tài nguyên
nước và các biện pháp thích ứng”. Kết quả tính toán giai đoạn 2080-2099, nhu
cầu nước sử dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt
0,56 triệu và 0,8 triệu m3
/năm so với giai đoạn nền 1986-2005.
- Lưu vực sông Đồng Nai
Trong nghiên cứu “Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các
biện pháp thích ứng”, Viện KHKTTV&MT (2010) đã sử dụng mô hình MIKE
NAM và MIKE BASIN để tính toán dòng chảy và cân bằng nước trên LVS
Đồng Nai. Kết quả thể hiện dòng chảy trung bình có xu thế giảm trên toàn lưu
vực trong chuỗi thời gian từ năm 2020 – 2100.Nhiều tiểu lưu vực do ảnh
hưởng của BĐKH nên có lượng bốc hơi tiềm năng rất lớn dẫn đến dòng chảy
trên các lưu vực đó bị giảm một cách đột ngột; giai đoạn 2080-2099. Nhu cầu
nước sử dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt 3,11
triệu và 4,2 triệu m3
/năm so với giai đoạn nền 1986-2005; và lượng nước
thiếu trên toàn lưu vực tăng khá nhanh so với giai đoạn hiện trạng, từ khoảng
trên 10 triệu m3
/năm (trung bình toàn lưu vực) đến giai đoạn 2080 – 2099
lượng nước thiếu đã lên hơn 170 triệu m3
/năm.
Mô hình MIKE NAM và MIKE BASIN đã được sử dụng để đưa ra kết
quả dòng chảy trung bình năm ở các sông chính ở Bình Thuận có xu hướng
tăng lên trong bối cảnh BĐKH. Đối với phân phối dòng chảy trong năm, dòng
chảy mùa lũ có xu hướng tăng mạnh trong khi dòng chảy mùa kiệt có xu
hướng giảm. Trong nghiên cứu của Trần Hồng Thái (2011) về “Đánh giá tác
động của BĐKH đến cân bằng nước hệ thống LVS Đồng Nai”, tác giả đã sử
dụng mô hình MIKE BASIN để xác định lượng nước thiếu hụt trong tương lai
cho các hộ dùng nước và sự thay đổi của sản lượng điện dưới tác động của
BĐKH. Kết quả cho thấy lượng nước đến trên toàn lưu vực có xu hướng giảm
16
xuống, lượng nước thiếu trên toàn vùng tăng mạnh từ 13 triệu m3
đến 220
triệu m3
vào cuối thế kỷ 21, sản lượng điện giảm ở tất cả các công trình thủy
điện do lượng nước đến giảm.
- Đồng bằng sông Cửu Long
Mô hình SWAT và IQQM đã được sử dụng để tính toán sự thay đổi của
dòng chảy sông Cửu Long [62].Kết quả cho thấy tác động của BĐKH sẽ làm
cho dòng chảy năm của sông Cửu Long tăng lên. Mức tăng trung bình trong
thời kỳ 2010-2050 của dòng chảy năm của sông Cửu Long tại Kratie và Tân
Châu tăng tương ứng khoảng 7% và 4% đối với kịch bản B2; 12,5% và 7,6%
đối với kịch bản A2 so với thời kỳ 1985-2000.
-Lưu vực sông Bùi
Trên LVS Bùi, Viện KHKTTV&MT (2010) đã ứng dụng mô hình
MIKE NAM và MIKE BASIN để chỉ ra dòng chảy mùa lũ trên sông Bùi chỉ
tăng dưới 2% vào thời kì 2040-2059 và dưới 3% vào thời kì 2080-2099. Nhu
cầu nước sử dụng cho nông nghiệp vào giai đoạn 2080-2099 theo các kịch
bản B2 và A2 tăng lần lượt 1,87 triệu và 3 triệu m3
/năm so với giai đoạn nền
1986-2005.
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Bùi thuộc địa phận xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình, là cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm Hà Nội 43km, cách
thành phố Hòa Bình 33km. Phía đông giáp xã Hòa Sơn của huyện Lương Sơn
và thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), phía tây giáp xã Lâm Sơn,
phía nam giáp hai xã Nhuận Trạch và Tân Vinh (huyện Lương Sơn,Hòa
Bình), phía bắc giáp xã Đông Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
17
Hình 1.4: Bản đồ lưu vực sông Bùi tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn
Lưu vực này có lợi thế về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn
hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng vì có
quốc lộ 6 là tuyến giao thông huyết mạch kinh tế - quốc phòng từ thủ đô Hà
Nội, nối các tỉnh đồng bằng lên các tỉnh miền núi Tây Bắc và ngược lại, cùng
với quốc lộ 6 là tuyến đường 21 nối thị trấn Lương Sơn với huyện Kim Bôi,
Lạc Thủy và các huyện nối thành phố Hà Nội xuôi xuống đồng bằng.
1.2.2 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa - kiểu khí hậu
chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ - với mỗi năm có một mùa đông lạnh và
khô; một mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều. Giữa hai mùa này có sự chuyển
18
giao về khí hậu, điển hình là tháng IV và tháng X nên có thể coi khí hậu ở đây
có 4 mùa.
Bức xạ mặt trời là nguồn nhiệt chính tạo nên nhiệt độ không khí và
nhiệt độ đất. Phân bố bức xạ trong năm liên quan đến tiến trình năm của độ
cao mặt trời và thời gian chiếu sáng trong ngày.Tổng lượng bức xạ hàng năm
ở khu vực nghiên cứu cỡ 122,8 kcal/cm2/năm. Bức xạ cực đại thường xảy ra
vào tháng VII (15,2 kcal/cm2/tháng) và cực tiểu thường xảy ra vào tháng II
(5.2 kcal/cm2/tháng). Số giờ nắng hàng năm đạt dao động trong khoảng từ
1300 đến 1700 giờ.
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tới 42.8oC, thấp nhất tuyệt đối
chỉ 2,7o
C, trung bình năm dao động trong khoảng 23 ÷24o
C. Trong những
năm gần đây, do ảnh hưởng chung của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ
không khí có xu hướng tăng cao nên nền nhiệt độ không khí trung bình năm
của những năm gần đây cũng tăng lên (như năm 1998 là 25.1o
C).
Độ ẩm không khí trong khu vực nghiên cứu khá lớn, trung bình năm dao
động trong khoảng 84 ÷86%. Mùa có mưa phùn (tháng III và IV hàng năm) là
thời kỳ ẩm ướt nhất còn nửa đầu mùa đông (tháng XII và tháng I hàng năm), do
ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc khô hanh nên là thời kỳ khô nhất của năm.
Diễn biến của lượng bốc hơi phụ thuộc vào diễn biến của nhiệt độ và
độ ẩm không khí. Lượng bốc hơi tháng bình quân nhiều năm dao động trong
khoảng 60 ÷ 100 mm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm là tháng
VII, tới 98 mm. Thời kỳ khô hanh đầu mùa đông cũng là thời kỳ có lượng bốc
hơi lớn,trung bình dao động trong khoảng 90 ÷ 95 mm.
Tốc độ gió ở khu vực không lớn lắm. Tốc độ gió trung bình của tháng
lớn nhất (tháng IV) cũng chỉ khoảng 2.5m/s còn của tháng nhỏ nhất (tháng I)
rất thấp, chỉ 1.5m/s. Tuy nhiên, tốc độ gió mạnh nhất có thể đạt tới trên 40 m/s.
19
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng mưa trung bình của đồng bằng
Bắc Bộ. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng từ 1521 -
2256 mm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng
mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành
hai mùa mưa và khô rất rõ rệt.
Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng X với tổng
lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm.Tháng mưa nhiều nhất
thường là VII hoặc VIII với lượng mưa chiếm tới trên 18% tổng lượng mưa
năm.Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là VII, VIII, IX.Tổng lượng
mưa của ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm.
Mùa khô thường kéo dài 7 tháng, từ tháng XI đến tháng IV năm sau với
tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm. Tháng ít mưa
nhất thường là tháng XII hoặc tháng I với lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 1%
tổng lượng mưa năm.Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng XII, I và II. Tổng
lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm.
1.2.3 Thảm phủ thực vật
Hiện nay rừng đầu nguồn đang bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng làm
giảm diện tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học bị giảm sút.
Do lưu vực sông Bùi có địa hình đa dạng, với các vùng đồi, núi và
đồng bằng, nên trên lưu vực có nhiều hệ sinh thái khác nhau như rừng trên núi
đất, núi đá vôi, các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, các vùng đất ngập nước.
Hệ sinh thái tự nhiên trong lưu vực sông Bùi gồm:
+ Hệ sinh thái rừng kín cây lá rộng;
+ Hệ sinh thái tràng cây bụi, cỏ trên núi đất;
+ Hệ sinh thái rừng kín thường xanh, cây lá rộng nhiệt đới trên núi
đá vôi;
+ Hệ sinh thái tràng cây bụi, tràng cỏ trên núi đá vôi .
20
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích
tự nhiên. Rừng tự nhiên của lưu vực khá đa dạng và phong phú với nhiều loại
gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay
thế chúng là rừng thứ sinh.
Diện tích rừng phân bố dàn trải trên lưu vực. Nhờ quan tâm phát triển
kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho
người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải
thiện cảnh quan khu vực.
1.2.4 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi
Lưu vực có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong
các xã.Sông Bùi chảy qua Thị trấn Lương Sơn là một con sông quan trọng về
giao thông đường thủy của Tỉnh Hòa Bình. Sông Bùi là phụ lưu lớn của sông
Tích có chiều dài 9 km, chiều dài lưu vực là 8 km, diện tích lưu vực là 33.1
km2
, chiều rộng bình quân lưu vực là 4.1 km, hệ số uốn khúc sông là 1.13.
Sông Bùi bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn chảy qua xã Cao Răm, Tân
Vinh, Thị trấn Lương Sơn, Nhuận Trạch và chảy vào địa phận huyện Chương
Mỹ - Hà Nội. [6]
Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân
Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi
hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận
huyện Lương Sơn.
Ngoài sông Bùi trong lưu vực còn một số sông, suối nhỏ “nội địa” có
khả năng tiêu thoát nước tốt.
Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong lưu vực có ý nghĩa về mặt
kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết
hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
21
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho lưu vực
những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng,
vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ
đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời
sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh
thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1.2.5 Hiện trạng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Bùi
Sông Bùi là phụ lưu lớn của sông Tích có chiều dài 9 km, chiều dài lưu
vực là 8 km, diện tích lưu vực là 33.1 km2, chiều rộng bình quân lưu vực là
4.1 km, hệ số uốn khúc sông là 1.13. Sông Bùi bắt nguồn từ dãy núi cao
Trường Sơn chảy qua xã Cao Răm, Tân Vinh, Thị trấn Lương Sơn, Nhuận
Trạch và chảy vào địa phận huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Mực nước trung
bình hàng năm của con sông là 1987cm. [6]
Do lưu vực có dạng hình tròn, dòng chảy ngắn (9km), độ dốc bình quân
lưu vực lớn (16,8%), khả năng tập trung dòng chảy của lưu vực rất nhanh, lũ
thường có dạng đỉnh nhọn, thời gian lũ ngắn. Cường suất lũ rất cao , chỉ trong
9 đến 10 giờ lũ có thể lên từ vài m3/s đến gần 200 m3/s và đạt đến đỉnh.
Chẳng hạn, lũ tháng IX/1978 lưu lượng tăng từ 5 m3/s đến đỉnh 194 m3/s
trong vòng 10 giờ, lũ tháng VIII/1994 lưu lượng từ 10 m3/s đến đỉnh 186
m3/s trong vòng 8 giờ. Điển hình như lũ tháng IX/1973 trong vòng 5 giờ, tăng
từ 5,4 m3/s đến 139 m3/s, sau đó lại xuống rất nhanh, tuy cường suất không
cao bằng lũ lên. Thời gian trung bình các trận lũ chỉ khoảng 20 đến 30 giờ.
Là một lưu vực nhỏ, lũ trên lưu vực chủ yếu là lũ đơn; lũ kép ít xảy ra
và nếu có thì thường đỉnh trận lũ chính vẫn chênh lệch khá nhiều so với các
đỉnh lũ phụ. Do địa hình dốc núi cao, có cả núi đá, khả năng sinh dòng chảy
của lưu vực cũng khá lớn, chỉ với lượng mưa nhỏ từ 10mm trở lên đã có khả
năng sinh ra dòng chảy lũ. Đối với các trận mưa lớn dòng chảy lũ có cường
22
độ cao, mô đun đỉnh lũ đạt tới hàng nghìn l/s.km2, chẳng hạn lũ tháng
IX/1975 đạt 8212 l/s.km2, lũ tháng IX/1978 đạt 5878 l/s.km2, lũ tháng
VIII/1994 đạt 5636 l/s.km2.
Dạng lũ đơn, một đỉnh, cường suất lũ lên xuống nhanh, mô đun dòng
chảy lũ rất lớn là những đặc trưng nổi bật của lưu vực này.
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra
rất mạnh đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên,
ngoài những lợi ích mang lại thì tình trạng ô nhiễm do những mặt trái của các
hoạt động trên gây ra đang ở mức báo động, môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng trong khu vực đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe người lao động cũng như người dân sống trong vùng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm,hầu hết là do
việc xả thải vào môi trường không đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình gây nên
tình trạng mất cân bằng, dẫn đến ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đó chủ yếu
là do các hoạt động: nước thải từ sinh hoạt và đô thị, từ công nghiệp, từ các
làng nghề và tiểu thủ công nghiệp, từ nông nghiệp.
Đoạn sông bị ô nhiễm dài 7km, bắt nguồn từ xóm Cời, xã Tân Vinh,
chảy qua các xóm Đầm Rái, Cầu Sơn, Đồng Bưng, Đồng Si (xã Nhuận
Trạch); qua địa phận Sư đoàn 308 đóng trên huyện Lương Sơn. Hiện nay,
dòng sông đã chuyển sang đen thẫm, bọt khí sủi tăm, nguyên nhân là do hàm
lượng khí CO2 và cồn trong nước quá cao.
Kết luận: Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giời đã áp dụng rất
nhiều mô hình trong việc tính toán biến động TNNM trên các lưu vực sông.
Sông Bùi là một con sông nhỏ nhưng rất quan trọng trong sự phát triển kinh
tế, noogn nghiệp của huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Với hiện trạng ô nhiễm
nguồn nước hiện nay, việc tính toán biến động TNNM lưu vực sông Bùi là rất
cần thiết. Các bước tính toán của luận văn được thể hiện trong hình 1.5.
23
Hình 1.5: Sơ đồ các bước nghiên cứu của luận văn
B2: Đánh giá biến động TNN
trong quá khứ
Q, H trạm Lâm Sơn giai
đoạn 1980 - 2016
B3: Đánh giá biến
động TNN trong
tương lai
B1: Thu thập số liệu
Lưu lượng, mực nước, mưa,
nhiệt độ, bốc hơi trạm Lâm Sơn
Thiết lập mô hình NAM
Mô phỏng TNN với 2
kịch bản BĐKH:
RCP4.5 và RCP8.5
Hiệu chỉnh, kiểm định
mô hình
B4: Đề xuất các giải pháp
ứng phó
24
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1.Phương pháp nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được triển khai và thực hiện nhằm
đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước trên cơ sở các kịch bản
BĐKH. Để tính toán biến động dòng chảy, nhu cầu nước và cân bằng nước
trên hệ thống, các tác giả đã sử dụng một số mô hình như: Mô hình MIKE
NAM, MIKE BASIN, MIKE 11, mô hình SWAT và IQQM,… Mỗi mô hình
có ưu, nhược điểm khác nhau. [2]
Trong đó, mô hình MIKE NAM là mô hình mưa – dòng chảy, phù hợp
cho việc tính toán dòng chảy mặt.Vì vậy, tác giả sử dụng mô hình MIKE
NAM để tính toán dòng chảy mặt cho lưu vực sông Bùi.
Mô hình NAM (Nedbor Afstromnings Model = Mô hình mưa-dòng
chảy) là mô hình tính toán dòng chảy trên một lưu vực từ mưa hoặc tuyết tan
do Viện Nghiên cứu Thủy lực Đan Mạch (DHI) phát triển.
Trong mô hình NAM, mỗi lưu vực được xem là một đơn vị xử lý (Hình
2.1). Do đó, các thông số và các biến là đại diện cho các giá trị được trung
bình hóa trên toàn lưu vực. Cấu trúc mô hình NAM được xây dựng trên
nguyên tắc các bể chứa theo chiều thẳng đứng và các bể chứa tuyến tính, gồm
có các bể chứa sau theo chiều thẳng đứng.
Bể chứa tuyết: kiểm soát bằng các điều kiện nhiệt độ. Đối với điều kiện
khí hậu nhiệt đới ở nước ta thì không xét đến bể chứa này.
Bể chứa nước mặt: lượng nước ở bể chứa này bao gồm lượng nước
mưa do lớp phủ thực vật chặn lại, lượng nước đọng lại trong các chỗ trũng và
lượng nước trong tầng sát mặt. Giới hạn trên của bể chứa này được ký hiệu
bằng Umax.
25
Bể chứa nước sát mặt: là vùng đất có rễ cây nên cây cối có thể hút
nước cho bốc, thoát hơi. Giới hạn trên của lượng nước trong bể chứa này
được ký hiệu bằng Lmax, lượng nước hiện tại được ký hiệu là L và tỷ số
L/Lmax biểu thị trạng thái ẩm của bể chứa.
Bể chứa nước ngầm: Lượng cấp nước ngầm được phân chia thành
hai bể chứa: tầng trên và tầng dưới, hoạt động như các hồ chứa tuyến tính với
các hằng số thời gian khác nhau. Hai bể chứa này liên tục chảy ra sông tạo
thành dòng chảy gốc.
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mô hình NAM.
Mưa hoặc tuyết tan đều đi vào bể chứa mặt. Lượng nước (U) trong
bể chứa mặt liên tục cung cấp cho bốc hơi và thấm ngang thành dòng chảy sát
mặt. Khi U đạt đến Umax, lượng nước thừa là dòng chảy tràn trực tiếp ra sông
và một phần còn lại sẽ thấm xuống các bể chứa tầng dưới và bể chứa ngầm.
26
Nước trong bể chứa tầng dưới liên tục cung cấp cho bốc thoát hơi và thấm
xuống bể chứa ngầm. Lượng cấp nước ngầm được phân chia thành hai bể
chứa: tầng trên và tầng dưới, hoạt động như các hồ chứa tuyến tính với các
hằng số thời gian khác nhau. Hai bể chứa này liên tục chảy ra sông tạo thành
dòng chảy gốc. Dòng chảy tràn và dòng chảy sát mặt được diễn toán qua một
hồ chứa tuyến tính thứ nhất, sau đó các thành phần dòng chảy được cộng lại
và diễn toán qua hồ chứa tuyến tính thứ hai. Cuối cùng cũng thu được dòng
chảy tổng cộng tại cửa ra.
Số liệu đầu vào của mô hình NAM đó là các thông số về khí tượng
(mưa, bốc hơi) cùng với các thông tin khác về điều kiện đất đai (độ ẩm, khả
năng bổ sung nước ngầm, mực nước ngầm. v.v..). Số liệu đầu ra của mô hình
sẽ là chuỗi dòng chảy cho cả 3 thành phần: dòng chảy bề mặt, dòng chảy sát
mặt (tầng bão hoà) và dòng chảy nước ngầm.
Các thông số cơ bản của mô hình được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các thông số cơ bản của mô hình NAM
STT
Thông
số
Giá trị
giới
hạn
Ý nghĩa
1 CQOF
0.01 -
0.99
Hệ số dòng chảy tràn không có thứ nguyên. Nó phản
ánh điều kiện thấm và cấp nước ngầm. Vì vậy nó ảnh
hưởng nhiều đến tổng lượng dòng chảy và đoạn cuối
của đường rút. Thông số này rất quan trọng vì nó
quyết định phần nước dư thừa để tạo thành dòng chảy
tràn và lượng nước thấm. Các lưu vực có địa hình
bằng phẳng, cấu tạo bởi cát thô thì giá trị CQOF
tương đối nhỏ, ở những lưu vực mà tính thấm nước
của thổ nhưỡng kém như sét, đá tảng thì giá trị của nó
sẽ rất lớn.
27
2 CQIF 0.0-1.0
Hệ số dòng chảy sát mặt, có thứ nguyên là thời gian
(giờ)-1. Nó chính là phần của lượng nước trong bể
chứa mặt (U) chảy sinh ra dòng chảy sát mặt trong
một đơn vị thời gian. Thông số này ảnh hưởng không
lớn đến tổng lượng lũ, đường rút nước.
3 CBL 0.0-1.0
Là thông số dòng chảy ngầm, được dùng để chia dòng
chảy ngầm ra làm hai thành phần: BFU và BFL.
Trường hợp dòng chảy ngầm không quan trọng thì có
thể chỉ dùng một trong 2 bể chứa nước ngầm, khi đó
chỉ cần CBFL = 0, tức là lượng cấp nước ngầm đều đi
vào bể chứa ngầm tầng trên.
4
CLOF,
CLIF
0.0-1.0
Các ngưỡng dưới của các bể chứa để sinh dòng chảy
tràn, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm, không có
thứ nguyên và có giá trị nhỏ hơn 1. Chúng có liên
quan đến độ ẩm trong đất. Khi các giá trị của ngưỡng
này nhỏ hơn L/Lmax thì sẽ không có dòng chảy tràn,
dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm. Về ý nghĩa vật
lý, các thông số này phản ánh mức độ biến đổi trong
không gian của các đặc trưng lưu vực sông. Do vậy,
giá trị các ngưỡng của lưu vực nhỏ thường lớn so với
lưu vực lớn.
5
Umax, 10-25
Thông số khả năng chứa tối đa của các bể chứa tầng
trên và tầng dưới. Do vậy, Umax và Lmax chính là
lượng tổn thất ban đầu lớn nhất, phụ thuộc và điều
kiện mặt đệm của lưu vực. Một đặc điểm của mô hình
là lượng chứa Umax phải nằm trong sức chứa tối đa
trước khi có lượng mưa vượt quá, PN xuất hiện, tức là
Lmax 50-250
28
U< Umax. Do đó trong thời kỳ khô hạn, tổn thất của
lượng mưa trước khi có dòng chảy tràn xuất hiện có
thể được lấy làm Umax ban đầu.
6 CK1,2 0-100
Là các hằng số thời gian về thời gian tập trung nước.
Chúng là các thông số rất quan trọng, ảnh hưởng đến
dạng đường quá trình và đỉnh.
7 CKBF 0-5000
Là các hằng số thời gian về thời gian tập trung nước.
Chúng là các thông số rất quan trọng, ảnh hưởng đến
dạng đường quá trình và đỉnh.
2.2.1 Số liệu khí tượng
Số liệu khí tượng bao gồm số liệu mưa và bốc hơi được dùng để phục
vụ cho mô hình tính toán mưa – dòng chảy (NAM). Trong luận văn sử dụng
số liệu mưa ngày, bốc hơi ngày của trạm Lâm Sơn từ năm 1986 đến năm 2016
để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng số liệu nhiệt độ trung bình ngày của 2
trạm Lâm Sơn từ năm 1986 đến năm 2016 làm cơ sở dữ liệu nền để tính toán
sự thay đổi nhiệt độ, bốc hơi theo kịch bản Biến đổi khí hậu. Từ đó, tính toán
được sự thay đổi tài nguyên nước mặt trong tương lai.
2.2.2 Số liệu thủy văn
Trên lưu vực sông Bùi có 1 trạm thủy văn là trạm Lâm Sơn đo cả mực
nước và lưu lượng. Số liệu thủy văn được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Số liệu lưu lượng, mực nước trung bình ngày từ năm 1980 đến năm
2016 để tính toán sự thay đổi tài nguyên nước mặt sông Bùi trong quá khứ.
- Số liệu lưu lượng, mực nước trung bình ngày từ năm 1986 đến năm
2016 để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình Mike Nam và là cơ sở để tính toán sự
thay đổi tài nguyên nước mặt sông Bùi trong tương lai theo kịch bản Biến đổi
khí hậu.
29
2.3. Tác động của biến đổi khí hậu
Kịch bản BĐKH, nước biển dâng Việt Nam đã được Bộ TN&MT cập
nhật năm 2016 ở mức chi tiết hơn so với kịch bản công bố năm 2012. Được
xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước biển của
Việt Nam cập nhật đến năm 2015; số liệu địa hình được cập nhật đến tháng 3
năm 2016; phương pháp mới nhất trong Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 5
của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu; các mô hình khí hậu toàn cầu và
mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo phương pháp chi tiết hóa
động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình. Các kịch bản biến
đổi khí hậu và nước biển dâng có mức độ chi tiết đến đơn vị hành chính cấp
tỉnh và các đảo, quần đảo của Việt Nam. Bản đồ nguy cơ ngập do nước biển
dâng có mức độ chi tiết đến cấp huyện và đến cấp xã đối với các khu vực có
bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Kịch bản về một số đặc trưng cực trị khí hậu được
cung cấp để phục vụ công tác quy hoạch [1].
Các kịch bản BĐKH và nước biển dâng đã được cập nhật này đều được
tính toán theo các kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5), kịch bản nồng
độ khí nhà kính trung bình cao (RCP6.0), kịch bản nồng độ khí nhà kính trung
bình thấp (RCP4.5), kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp (RCP2.6). Trong đó
kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đã được Bộ TN&MT khuyến nghị sử dụng làm
định hướng trong việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng và xây
dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Vì vậy, trong LUẬN VĂN
THẠC SĨ tác giả lựa chọn kịch bản BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản
RCP4.5 và RCP8.5 làm cơ sở tính toán. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chi
tiết về các kịch bản BĐKH theo kịch bản phát thải RCP4.5 và RCP8.5 đến
năm 2099.
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
nataliej4
 
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà NẵngỨng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
nhóc Ngố
 
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfoCông nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Khoa Truong Dinh
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sôngĐề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0... Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
PinkHandmade
 
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
 
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà NẵngỨng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
 
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfoCông nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
Công nghệ GIS và ứng dụng với MapInfo
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sôngĐề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
 
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0... Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
 
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, HAY - Gửi miễn...
 

Similar to NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LƯU VỰC SÔNG BÙI_10264112052019

Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
ssuser499fca
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
ssuser499fca
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
nataliej4
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
hanhha12
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
luanvantrust
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
hieupham236
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường HợpLuận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đĐề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đLuận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào Cai
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào CaiLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào Cai
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào Cai
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LƯU VỰC SÔNG BÙI_10264112052019 (20)

Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
 
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
Nghiên cứu thiết kế xây dựng sổ tay hướng dẫn công tác bảo vệ và xử lý môi tr...
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
 
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường HợpLuận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đĐề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
Đề tài: Đánh giá hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, HOT, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đLuận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình, 9đ
 
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào Cai
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào CaiLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào Cai
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại Lào Cai
 

More from KhoTi1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
KhoTi1
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
KhoTi1
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
KhoTi1
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
KhoTi1
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
KhoTi1
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
KhoTi1
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
KhoTi1
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
KhoTi1
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
KhoTi1
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
KhoTi1
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
KhoTi1
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
KhoTi1
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
KhoTi1
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
KhoTi1
 

More from KhoTi1 (20)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LƯU VỰC SÔNG BÙI_10264112052019

  • 1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LƯU VỰC SÔNG BÙI CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN VŨ DUY QUANG Hà Nội, 2018
  • 2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LƯU VỰC SÔNG BÙI VŨ DUY QUANG CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN MÃ SỐ: 62440244 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG NGỌC QUANG Hà Nội, 2018
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Hoàng Ngọc Quang (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm phản biện 1:.PGS.TS Ngô Lê An (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm phản biện 2:PGS.TS Hoàng Minh Tuyển (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) LUẬN VĂN THẠC SĨ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 17 tháng 09 năm 2018
  • 4. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN (Ký và ghi rõ họ tên) Vũ Duy Quang
  • 5. ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khí tượng- thủy văn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền thụ kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua. Đặc biệt, em xin trân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Hoàng Ngọc Quang là người đã hướng dẫn và chỉ dạy rất tận tình cho em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân cùng toàn thể các bạn trong lớp đã luôn động viên khích lệ và là nguồn động lực to lớn giúp đỡ em trong quá trình học tập và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn của mình. Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 6 năm 2018 Sinh viên thực hiện Vũ Duy Quang
  • 6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ................................................................. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1 2. Mục tiêu:....................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 2 5. Nội dung : ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 3 1.1. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu ................................................... 3 1.1.1 Khái niệm và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu..................................... 3 1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến toàn cầu:........................................... 4 1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam.......................................... 6 1.1.4 Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước .................................................................................................................. 8 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 16 1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 16 1.2.2 Khí hậu................................................................................................... 17 1.2.3 Thảm phủ thực vật ................................................................................. 19 1.2.4 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi .............................................................. 20
  • 7. iv 1.2.5 Hiện trạng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Bùi ................................ 21 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU.....24 2.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 24 2.2.1 Số liệu khí tượng.................................................................................... 28 2.2.2 Số liệu thủy văn...................................................................................... 28 2.3. Tác động của biến đổi khí hậu ................................................................. 29 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG BÙI.................................................................................. 37 3.1. Biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Bùi .................................. 37 3.2. Nghiên cứu biến động tài nguyên nước lưu vực sông Bùi – trạm Lâm Sơn trong bối cảnh BĐKH ..................................................................................... 39 3.2.1. Áp dụng mô hình NAM tính toán sự thay đổi dòng chảy lưu vực sông Bùi – trạm Lâm Sơn........................................................................................ 39 3.2.2. Sự thay đổi tài nguyên nước lưu vực sông Bùi – trạm Lâm Sơn trong bối cảnh BĐKH............................................................................................... 42 3.3. Đề xuất các giải pháp ............................................................................... 48 3.3.1. Thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ ....................................................... 48 3.3.2. Thích ứng với sự gia tăng lượng mưa................................................... 49 3.3.3. Thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan, tai biến ............................................................................................ 50 3.3.4. Giải pháp hỗ trợ..................................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
  • 8. v TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ + Họ và tên học viên:Vũ Duy Quang + Lớp: CH2BT Khoá:2B + Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Ngọc Quang + Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá biến động của tài nguyên nước mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu lưu vực sông Bùi. + Tóm tắt: - Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu. - Chương 3: Đánh giá biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Bùi. luận văn đã thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu lưu lượng, mực nước trung bình ngày từ năm 1980 đến năm 2016, đánh giá được sự thay đổi tài nguyên nước mặt sông Bùi trong quá khứ; sử dụng mô hình MIKE NAM để tính toán sự thay đổi tài nguyên nước mặt trong tương lai theo kịch bản Biến đổi khí hậu.Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp thích ứng và hỗ trợ phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
  • 9. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu KHKTTV&MT: Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường LVS: Lưu vực sông TNN: Tài nguyên nước TNNM: Tài nguyên nước mặt
  • 10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê diện tích khu vực hạn của Tỉnh Ninh Thuận.................... 7 Bảng 2.1. Các thông số cơ bản của mô hình NAM ........................................ 26 Bảng 2.2: Biến đổi nhiệt độ trung bình (o C) so với thời kỳ cơ sở .................. 30 Bảng 2.3: Biến đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở ........................ 33 Bảng 3.1: Danh sách các trạm khí tượng thủy văn sử dụng trong mô hình.... 40 Bảng 3.2: Trị số NASH cho quá trình hiệu chỉnh........................................... 41 Bảng 3.3: Trị số Nash cho năm 2016.............................................................. 41 Bảng 3.4: Bộ thông số mô hình NAM cho lưu vực sông Bùi – trạm Lâm Sơn ... 42 Bảng 3.5: Dự tính lưu lượng trung bình năm.................................................. 44 Bảng 3.6: Dự tính lưu lượng trung bình mùa lũ ............................................. 46 Bảng 3.7: Dự tính lưu lượng trung bình mùa kiệt........................................... 47
  • 11. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu 1850- 2012................................................................................................................... 5 Hình 1.2: Thay đổi lượng mưa quan sát được hằng năm của trái đất............... 5 Hình 1.3: Mức độ phủ băng của biển Bắc Cực vào mùa hè ............................. 6 Hình 1.4: Bản đồ lưu vực sông Bùi tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn ........... 17 Hình 1.5: Sơ đồ các bước nghiên cứu của LUẬN VĂN THẠC SĨ................ 23 Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mô hình NAM...................................................... 25 Hình 2.2: Mức tăng nhiệt độ trung bình tỉnh Hòa Bình so với thời kỳ (1986- 2005)................................................................................................................ 31 Hình 2.3: Mức tăng lượng mưa so với thời kỳ (1986-2005) .......................... 34 Hình 3.1: Đường quá trình lưu lượng nhiều năm trạm Lâm Sơn ................... 37 Hình 3.2: Đường quá trình lưu lượng mùa lũ nhiều năm trạm Lâm Sơn ....... 38 Hình 3.3: Đường quá trình lưu lượng mùa kiệt nhiều năm trạm Lâm Sơn .... 38 Hình 3.4: Quá trình lưu lượng hiệu chỉnh mô hình......................................... 40 Hình 3.5: Quá trình lưu lượng kiểm định mô hình chuỗi năm 2006 - 2016... 41 Hình 3.6: Dự tính lưu lượng trung bình năm trạm Lâm Sơn theo2 kịch bản BĐKH.............................................................................................................. 45 Hình 3.7: Dự tính lưu lượng trung bình mùa lũ trạm Lâm Sơn theo 2 kịch bản BĐKH.............................................................................................................. 46 Hình 3.8: Dự tính lưu lượng trung bình mùa kiệt trạm Lâm Sơn theo 2 kịch bản BĐKH....................................................................................................... 48
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề cấp thiết hàng đầu, có ảnh hưởng đến toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết được.Với kịch bản biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, nhưng thực tế xảy ra còn có thể lớn hơn rất nhiều. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người... [7] Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 20 C thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt. [5] Một trong số những đối tượng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu là khu vực đồng bằng sông Hồng của nước ta, trong đó có lưu vực sông Bùi.Sông Bùi là một nhánh của sông Nhuệ Đáy và là một trong những con sông có ảnh hưởng lớn tới kinh tế nông nghiệp các huyện Lương Sơn, Xuân Mai, Mỹ Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, cũng như các lưu vực sông khác, tài nguyên nước mặt lưu vực ảnh hưởng nhiều của BĐKH. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường góp phần nhỏ để hạn chế BĐKH như Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu đối với lưu vực sông Bùi Tuy nhiên, vẫn chưa có kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của BĐKH đến lưu vực sông Bùi. Ngoài ra, lưu vực sông Bùi nhỏ (F=30 km2 ), khép kín và tương
  • 13. 2 đối đồng nhất; trên lưu vực có trạm thủy văn Lâm Sơn quan trắc từ năm 1980. Do vậy, luận văn “Nghiên cứu đánh giá biến động của tài nguyên nước mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu lưu vực sông Bùi” là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu: - Đánh giá được sự biến động tài nguyên nước mặt lưu vực sông Bùi trong giai đoạn 1980-2016. - Đánh giá biến động tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Bùi có xét đến tác động của biến đổi khí hậu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Lưu vực sông Bùi tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn (xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình). 4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng trong luận văn:  Phương pháp thống kê: thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu mưa, dòng chảy và các tài liệu liên quan để đánh giá sự biến động tài nguyên nước mặt lưu vực sông Bùi giai đoạn 1980 -2016.  Phương pháp mô hình toán: sử dụng mô hình mưa - dòng chảy MIKE NAM để tính toán dòng chảy từ mưa ứng với các kịch bản BĐKH trên lưu vực.  Phương pháp kế thừa: kế thừa các công trình nghiên cứu của các chuyên gia và phát triển các nghiên cứu đó. 5. Nội dung : Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu. Chương 3: Đánh giá biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Bùi.
  • 14. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu 1.1.1 Khái niệm và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu – “Climate change” Theo định nghĩa Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (UNFCCC): “Biến đổi khí hậu là một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ. Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ.”[8] Biến đổi khí hậu có thể do 2 nguyên nhân: do những quá trình tự nhiên và do ảnh hưởng của con người dẫn đến sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. ● Nguyên nhân biến đổi khí hậu do những quá trình tự nhiên. + Do quá trình tự nhiên, sự tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ. + Do bức xạ từ Mặt trời. ● Nguyên nhân do tác động của con người. Phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu. - Dân số tăng đến mức báo động; phát triển kinh tế quá nóng. - Sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch - Sử dụng phân bón, các loại hóa chất bảo vệ thực vật và sinh hoạt, thuốc trừ sâu, khai thác sử dụng đất - Khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả thải nước làm ô nhiễm ra môi trường
  • 15. 4 - Các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. - Do chiến tranh. 1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến toàn cầu: Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã tổ chức 5 lần báo cáo đánh giá tình hình BĐKH toàn cầu vào các năm 1990, 1994, 2001, 2007 và 2014.[3] Mỗi lần đánh giá đều có những tiến bộ mới về nguồn số liệu và phương pháp, làm giảm đáng kể những điều chưa chắc chắn tồn tại trước đây, do đó, nâng cao rõ rệt mức độ tin cậy của những kết luận về biến đổi khí hậu trong quá khứ cũng như tương lai. Theo báo cáo tổng quan lần thứ 5 của IPCC kể từ năm 1990, mọi việc đã thay đổi kể từ đánh giá trước từ năm 2007. Các nhà khoa học đã cho rằng khoảng 95% hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu (báo cáo đầu tiên nói rằng biến đổi khí hậu có thể không phải do những biến đổi tự nhiên mà ra). Báo cáo lần này đã đưa ra các con số cụ thể về sự biến đổi về khí hậu đang được diễn ra. - Nhiệt độ trung bình của mặt đất và bề mặt nước biển đã tăng 0,85o C trong khoảng thời gian từ 1880 – 2012: + Trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 dường như là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua.
  • 16. 5 Hình 1.1: Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu 1850-2012 Hình 1.2: Thay đổi lượng mưa quan sát được hằng năm của trái đất
  • 17. 6 + Lượng mưa biến động mạnh mẽ và có dấu hiệu tăng lên vào mùa mưa, giảm vào mùa ít mưa, hiện tượng mưa lớn gia tăng, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới phức tạp hơn, hiện tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn và có biến động mạnh. - Mực nước biển đã dâng cao 3,2mm mỗi năm trong khoảng thời gian 1993-2010, nhanh gấp đôi so với khoảng từ năm 1901-2010 - Độ axit của bề mặt đại dương đã tăng 26% kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. - Các bề mặt băng ở Bắc cực đã giảm 40% trong một thập kỷ, và các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã biến mất hàng loạt. Hình 1.3: Mức độ phủ băng của biển Bắc Cực vào mùa hè 1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam Theo chỉ số về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI), đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới thông qua 42 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường tại 193 quốc gia, Việt Nam xếp hạng thứ 23 trong tổng số 193 quốc gia và là một trong 30 nước chịu “rủi ro rất cao”.Các tác động của biến đổi khí hậu, như nước biển dâng, lũ lụt, hạn
  • 18. 7 hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan,... đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn.[3] Thực tế tại Việt Nam, BĐKH đã và đang gây ra rất nhiều sự thay đổi: + Nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5o C trong vòng 70 năm. Năm 2015 trên phạm vi toàn quốc đã xảy 17 đợt nắng nóng và các đợt nắng nóng đã xuất hiện nhiều kỷ lục: đợt nắng nóng kéo dài lâu nhất, nhiều cực trị trong quá khứ bị phá vỡ. Đặc biệt liên tiếp trong 3 tháng (6, 7, 8/2015), các đợt nắng nóng đã xuất hiện giá trị nhiệt độ vượt lịch sử tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. + Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng nhưng lũ lụt cũng trở nên trầm trọng hơn. Bảng 1.1: Thống kê diện tích khu vực hạn của Tỉnh Ninh Thuận STT Khu vực Diện tích bị hạn hán (tính đến 24/3/2016) Diện tích tự nhiên (Km2 ) Diện tích bị hạn (Km2 ) % Bị hạn Diện tích bị hạn cao (Km2 ) % Bị hạn cao 1 Tỉnh Ninh Thuận 3362.394 991 28.7 477 13.5 2 TP. Phan Rang 80.056 17 21.5 20 25.3 3 Huyện Bác Ái 1031.966 260 25.2 126 12.2 4 Huyện Ninh Hải 253.250 23 9.8 9 3.8 5 Huyện Ninh Phước 344.087 147 43.1 34 10 6 Huyện Ninh Sơn 773.961 223 28.8 199 25.7 7 Huyện Thuận Bắc 318.609 91 28.6 7 2.2 8 Huyện Thuận Nam 560.465 230 43.6 82 15.5 + Theo thống kê, số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 10-12 đợt
  • 19. 8 mỗi năm (từ 2010-2015). + Hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều. + Mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm… + Sự xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt. 1.1.4 Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước a. Trên Thế giới Trên phạm vi toàn cầu, BĐKH có tác động tiêu cực đến nguồn TNN. Có ý kiến cho rằng sự nóng lên làm tăng khả năng giữ ẩm của khí quyển, làm thay đổi chế độ thủy văn và thay đổi các đặc điểm của mưa.Tuy nhiên, những thay đổi về lượng mưa có thể tác động lớn hơn so với nhiệt độ, vì mưa tác động đến lượng dòng chảy trong khi thay đổi nhiệt độ chủ yếu là ảnh hưởng đến thời gian của dòng chảy. Sự biến đổi của khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy, từ đó ảnh hưởng đến năng suất phát điện của các nhà máy thủy điện, chế độ tưới cho cây trồng, và tăng nguy cơ thiên tai do nước gây ra như là hạn hán và lũ lụt. Biến đổi khí hậu sẽ càng làm cho tình trạng khan hiếm, thiếu nước và căng thẳng về nước trầm trọng hơn trong mùa khô. Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến PTBV của hầu hết các nước đang phát triển tại Châu Á do nó tạo áp lực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Tất cả những điều trên cho thấy sự cần thiết phải có sự quan tâm nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến TNN.[3] Mô hình hoàn lưu toàn cầu (GCMs) là một công cụ phổ biến để đưa ra các kịch bản BĐKH, đó là cơ sở cho việc xác định tác động của BĐKH. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng các biến khí hậu trực tiếp từ các mô hình hoàn lưu toàn cầu hoặc các mô hình hoàn lưu khu vực (RCMS), những mô hình này sử
  • 20. 9 dụng phương trình vật lý về sự quan hệ lưu thông khí quyển và đại dương để mô phỏng sự thay đổi của khí hậu. GCM/RCMS có thể khác nhau về nguyên lý và thông số hóa của các quá trình, cũng như ở độ phân giải, thường là khoảng 2,50 với GCM và 0,50 với RCMS. Theo IPCC, BĐKH hiện nay và trong thế kỷ 21 phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức độ khai thác và sử dụng các nhiên liệu hóa thạch của con người trong tương lai. Vì vậy, các kịch bản BĐKH và nước biển dâng được xây dựng bởi IPCC dựa trên các kịch bản phát triển KT-XH toàn cầu, và được tiến hành thông qua các nhóm kịch bản phát thải nhà kính từ thấp đến cao như: RCP2.6 (mức thấp), RCP4.5 (mức trung bình thấp), RCP6.0 (mức trung bình cao) và RCP8.5 (mức cao).[8] Các biến khí hậu mô phỏng sau đó được sử dụng làm số liệu đầu vào cho mô hình thủy văn.Khi khí hậu thay đổi, với hậu quả là sự gia tăng nhiệt độ và thay đổi về đặc điểm mưa có thể gây nên những thay đổi trong chế độ thủy văn.Đã có nhiều mô hình thủy văn địa phương và khu vực trên toàn thế giới thực hiện đánh giá tác động tiềm tàng của BĐKH tới chế độ thủy văn và TNN [137]. Những mô hình này giúp đưa ra khung nhận thức và tìm hiểu được mối quan hệ giữa khí hậu và TNN. Theo như Schulze (2005), mô hình mưa dòng chảy được đánh giá là công cụ vô giá trong việc mô phỏng để cung cấp các thông tin cho việc ra quyết định trong quy hoạch và quản lý nguồn nước, trong đó có cả việc xác định tác động của BĐKH tới TNN. Mô hình toán đã được sử dụng rất sớm trong việc đánh giá tác động của BĐKH tới TNN như trong các công bố của Leavesley (1994) và Arnell (1998).Những nghiên cứu đó sử dụng giả thiết về BĐKH ảnh hưởng tới chế độ thủy văn.Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, vào quy mô không gian, thời gian và dữ liệu sẵn có những mô hình nhận thức và mô hình tham số hóa khác nhau được áp dụng. Gleick đã phát triển một mô
  • 21. 10 hình cân bằng nước hàng tháng cho lưu vực Sacramento. Nghiên cứu của Gleick chỉ ra rằng mặc dù tăng lượng mưa năm, nhiệt độ tăng có thể gây ra sự thay đổi dòng chảy từ mùa hè sang mùa đông. Arnell (1992) sử dụng loại mô hình tương tự áp dụng cho các lưu vực trong phạm vi Vương quốc Anh để ước tính sự thay đổi của dòng chảy tháng và phân tích các nhân tố chi phối các tác động của những thay đổi này. Arnell (1998) chỉ ra rằng dòng chảy có thể giảm ở phía Nam Vương Quốc Anh, trong khi ở phía Bắc có thể tăng lên, đặc biệt là trong mùa đông. Kwadijk đã phát triển một mô hình cân bằng nước tháng để so sánh các tác động thủy văn trong LVS Rhine cho các kịch bản khí hậu khác nhau. Bultot và nnk (1988) đã phát triển một mô hình thông số gộp (IRMB) với bước thời gian ngày để xem xét việc chuyển từ mưa thành dòng chảy, bao gồm cả các quy trình chẳng hạn như thấm, bốc hơi, và phân chia dòng chảy thành những thành phần khác nhau. Mô hình này được áp dụng cho LVS ở Bỉ và Thụy Sĩ. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của điều kiện địa chất thủy văn của lưu vực dưới tác động của BĐKH. Sự gia tăng về tần suất lưu lượng đỉnh được quan sát thấy ở hầu hết các trường hợp. Mô hình tương tự đã được sử dụng bởi Mimikou và nnk (1991) và Panagoulia (1992) ở các lưu vực Hy Lạp, trong đó lưu vực miền núi cho thấy giảm dòng chảy năm và nghiêm trọng hơn, là dòng chảy mùa hè. Burn (1994) sử dụng phép thử phi tham số thống kê để nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới dòng chảy mùa xuân ở tây miền trung của Canada. James (1994) đã sử dụng mô hình BĐKH toàn cầu để xây dựng mô hình BĐKH vùng và ứng dụng kịch bản BĐKH vùng để đánh giá TNN cho LVS Sacramento, California Mỹ bằng cách sử dụng mô hình thủy văn thông số phân bố (USGS hydrological model). Tác giả phân chia lưu vực tính toán thành nhiều tiểu lưu vực thủy văn khác nhau, và ứng với mỗi tiểu vùng sẽ có một môđun tính toán riêng trên cơ sở các thông số đầu vào liên
  • 22. 11 quan của tiểu vùng đó và kiểm định kết quả đầu ra của mô hình bằng phương pháp thực nghiệm. Mansell (1997) đã nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới xu thế mưa và nguy cơ lũ ở miền tây Scotland bằng phương pháp nhận biết đồ họa và thống kê cơ bản. Westmacott và Burn (1997) xác định tác động tiềm năng của BĐKH trên bốn biến thủy văn liên quan tới mức độ và thời gian của chế độ thủy văn trong LVS Churchil-Nelson ở phía tây miền trung Canada bằng phép thử phi tham số. Andersen và nnk (2006) đã sử dụng bộ mô hình tổng hợp thủy động lực học (NAM, MIKE 11-TRANS) để mô phỏng tác động của BĐKH tới dòng chảy và động lực học dinh dưỡng ở hạ lưu một sông nhỏ của Đan Mạch. Choi Daegyu và nnk (2010) đã nghiên cứu sự thay đổi của phân vùng thủy văn có tính đến chỉ số bốc hơi Horton, để khai thác tác động của yếu tố thảm phủ thực vật với BĐKH đến trạng thái cân bằng nước. Phương pháp phân tích đường cong dòng chảy và mô hình số được thực hiện với chỉ số bốc hơi thảm phủ thực vật dự tính để tính toán lượng dòng chảy trên phân vùng thủy văn ở quy mô lưu vực.Báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng chỉ số bốc hơi thảm phủ thực vật tương đối phù hợp với tính toán dòng chảy trong điều kiện BĐKH tại các phân vùng thủy văn. Tezcan và nnk (2012) đánh giá tác động của BĐKH đến TNN LVS Seyhan, Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (ArcGIS) và các mô hình toán vật lý thông số phân bổ (MIKE-SHE) và mô hình thủy văn (MIKE-NAM), tích hợp với các kịch bản BĐKH. Stacy Langsdale và nnk (2010) sử dụng mô hình phân phối nguồn nước (MIKE-BASIN) kết hợp với mô hình quy hoạch hệ thống (WEAP) và (OASIS) có tích hợp với các điều kiện BĐKH và phát triển KT- XH. Tingju Zhu và Claudia Ringler (2010) nghiên cứu tác động của BĐKH đến chế độ thủy văn và nguồn nước LVS Limpopo, Nam Phi bằng mô hình thủy văn thông số bán phân bổ (semi-distributed hydrological model) và mô
  • 23. 12 phỏng nước (water simulation model), tác giả đã sử dụng 3 kịch bản BĐKH để thực hiện tính toán cân bằng nước cho hiện tại và tương lai. Ngoài ra, hàng loạt mô hình khác cũng được áp dụng trong việc đánh giá tác động của BĐKH như IHACRES,, SWAT, HEC-HMS. Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học liên quan đến TNN trong điều kiện BĐKH trên Thế giới có điểm chung là sử dụng mô hình thủy văn, mô hình phân phối nguồn nước tích hợp với các kịch bản BĐKH để tính toán TNN cho các lưu vực sông. Về cách tiếp cận nghiên cứu cơ bản giống nhau, nhưng phương pháp luận của mỗi nghiên cứu lại không hoàn toàn giống nhau. Với trình độ công nghệ thông tin, máy tính ngày càng phát triển, các hệ thống máy tính ngày càng có khả năng tính toán với với số lượng phép tính khổng lồ thì việc xây dựng và phát triển mô hình toán trong việc xây dựng kịch bản BĐKH và mô phỏng sự thay đổi của các điều kiện thủy văn của lưu vực ngày càng chính xác hơn. Điều đó giúp cho chúng ta có được những đánh giá toàn diện hơn về tác động của BĐKH tới TNN trên lưu vực. b. Việt Nam Ở Việt Nam, BĐKH như nhiệt độ gia tăng, biến đổi của mưa, bao gồm cả ENSO và mực nước biển dâng, cũng đã và đang ảnh hưởng đến TNNM và chế độ dòng chảy và TNNM của các sông. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu được triển khai và thực hiện nhằm đánh giá tác động của BĐKH đến TNNM trên cơ sở các kịch bản BĐKH cho Việt Nam để chủ động thực hiện các biện pháp thích ứng phù hợp. Kết quả của những nghiên cứu này được tóm tắt và trình bày như sau:[7] - Lưu vực sông Hồng-Thái Bình Trong một nghiên cứu điển hình trên LVS Hồng – Thái Bình, Vũ Văn Minh và nnk (2011) đã sử dụng các mô hình MIKE NAM, MIKE BASIN và MIKE 11 để tính toán biến động dòng chảy, nhu cầu nước và cân bằng nước
  • 24. 13 hệ thống cho LVS Hồng – Thái Bình theo các kịch bản BĐKH. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng chảy trung bình năm trên LVS Hồng – Thái Bình có xu hướng tăng lên; đối với phân phối dòng chảy, dòng chày mùa lũ có xu hướng tăng lên trong khi dòng chảy mùa kiệt có xu hướng giảm xuống; giai đoạn 2080-2099, nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt 0,84 triệu và 1,01 triệu m3 /năm so với giai đoạn nền 1986-2005; và lượng nước thiếu hụt trên toàn lưu vực dao động từ 4,1 đến 4,7 tỷ m3 /năm, chiếm 15-17% tổng lượng nhu cầu sử dụng nước. Nguyễn Thanh Sơn và nnk (2011) sử dụng mô hình toán MIKE NAM để tính toán biến động dòng chảy và lưu lượng lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy do tác động của BĐKH. Kết quả tính toán cho thấy, vào năm 2020, tại các lưu vực thu nước bộ phận, dòng chảy trung bình năm tăng khoảng 0,9-1,3%; với dòng chảy lũ tại các lưu vực tăng lên lớn hơn so với trung bình năm trong khoảng từ xấp xỉ 1,3%-2,1%; lưu lượng mùa kiệt có biến động so với hiện trạng, tuy rất nhỏ. Đến năm 2050, lưu lượng tại các tiểu lưu vực tăng 1,1- 1,9% so với hiện trạng. Đối với mùa kiệt, lưu lượng biến động so với hiện trạng, tuy không lớn là 0,08m3 /s. Trong nghiên cứu “Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước lưu vực sông Lô”, Nguyễn Hoàng Minh và nnk (2015) đã sử dụng các mô hình toán MIKE NAM, MIKE BASIN, MIKE 11. Kết quả nghiên cứu thể hiện dòng chảy năm ở các trạm thủy văn trên LVS Lô có xu hướng tăng nhanh trong tương lai; dòng chảy phân phối không đồng đều trong năm, tăng nhanh vào mùa lũ và giảm vào mùa kiệt; và nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế cũng có xu hướng tăng nhanh dẫn đến việc thiếu hụt nước ngày càng tăng lên; lượng nước thiếu hụt trong giai đoạn 2080-2099 dao động trong khoảng 252,1-267,7 triệu m3 , chiếm khoảng 11-12% nhu cầu nước.
  • 25. 14 Kết quả nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng ĐBSH trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng” do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện đã chỉ ra nhu cầu sử dụng nước trong điều kiện xét đến kịch bản BĐKH tăng khoảng 30-290 triệu m3 so với trường hợp không xét đến kịch bản BĐKH. Trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng, lưu lượng trên các sông đều giàm đi; mực nước giảm tại các trạm Sơn Tây, Hà Nội và Thượng Cát. - Lưu vực sông Cả Sử dụng mô hình MIKE NAM và MIKE BASIN, Viện KHKTTV&MT (2010) đã chỉ ra dòng chảy năm trên toàn LVS Cả có xu hướng tăng ở cả 3 kịch bản BĐKH A2, B2, B1. Đối với phân phối dòng chảy năm, dưới tác động của BĐKH, dòng chảy mùa lũ có xu hướng tăng lên trong khi dòng chảy mùa kiệt có xu hướng giảm xuống; giai đoạn 2080-2099, nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt 0,038 triệu và 0,04 triệu m3 /năm so với giai đoạn nền 1986-2005; lượng nước thiếu hụt cho tưới tăng nhanh theo thời gian từ 65,6 triệu m3 lên 72,7 triệu m3 trong kịch bản A2 thời kỳ 2020 – 2039. Thời kỳ 2080 – 2099 lượng nước thiếu hụt theo 3 kịch bản A2, B2, B1 lần lượt là là 101 triệu m3 (tăng 54,6% ), 98,7 triệu m3 (50,3%) và 88,3 triệu m3 (34,4%). Dự án “Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Hà Tĩnh” đã sử dụng mô hình MIKE NAM để tính toán sự thay đổi của dòng chảy trong bối cảnh BĐKH. Kết quả cho thấy dòng chảy năm có xu hướng tăng phù hợp với xu thế biến đổi của bốc hơi và lượng mưa trong các kịch bản BĐKH; hệ số dòng chảy trên hệ thống sông giảm rất ít trong thời kỳ tính toán. - Lưu vực sông Hương và sông Ba Trên LVS Hương, sử dụng mô hình MIKE NAM, Trần Thục (2010) đã cho thấy dòng chảy năm giai đoạn 1971-2100 tăng lên từ 5 đến 9%.
  • 26. 15 Trên LVS Ba, Viện KHKTTV&MT (2010) sử dụng mô hình MIKE NAM và MIKE BASIN để nghiên cứu “Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng”. Kết quả tính toán giai đoạn 2080-2099, nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt 0,56 triệu và 0,8 triệu m3 /năm so với giai đoạn nền 1986-2005. - Lưu vực sông Đồng Nai Trong nghiên cứu “Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng”, Viện KHKTTV&MT (2010) đã sử dụng mô hình MIKE NAM và MIKE BASIN để tính toán dòng chảy và cân bằng nước trên LVS Đồng Nai. Kết quả thể hiện dòng chảy trung bình có xu thế giảm trên toàn lưu vực trong chuỗi thời gian từ năm 2020 – 2100.Nhiều tiểu lưu vực do ảnh hưởng của BĐKH nên có lượng bốc hơi tiềm năng rất lớn dẫn đến dòng chảy trên các lưu vực đó bị giảm một cách đột ngột; giai đoạn 2080-2099. Nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt 3,11 triệu và 4,2 triệu m3 /năm so với giai đoạn nền 1986-2005; và lượng nước thiếu trên toàn lưu vực tăng khá nhanh so với giai đoạn hiện trạng, từ khoảng trên 10 triệu m3 /năm (trung bình toàn lưu vực) đến giai đoạn 2080 – 2099 lượng nước thiếu đã lên hơn 170 triệu m3 /năm. Mô hình MIKE NAM và MIKE BASIN đã được sử dụng để đưa ra kết quả dòng chảy trung bình năm ở các sông chính ở Bình Thuận có xu hướng tăng lên trong bối cảnh BĐKH. Đối với phân phối dòng chảy trong năm, dòng chảy mùa lũ có xu hướng tăng mạnh trong khi dòng chảy mùa kiệt có xu hướng giảm. Trong nghiên cứu của Trần Hồng Thái (2011) về “Đánh giá tác động của BĐKH đến cân bằng nước hệ thống LVS Đồng Nai”, tác giả đã sử dụng mô hình MIKE BASIN để xác định lượng nước thiếu hụt trong tương lai cho các hộ dùng nước và sự thay đổi của sản lượng điện dưới tác động của BĐKH. Kết quả cho thấy lượng nước đến trên toàn lưu vực có xu hướng giảm
  • 27. 16 xuống, lượng nước thiếu trên toàn vùng tăng mạnh từ 13 triệu m3 đến 220 triệu m3 vào cuối thế kỷ 21, sản lượng điện giảm ở tất cả các công trình thủy điện do lượng nước đến giảm. - Đồng bằng sông Cửu Long Mô hình SWAT và IQQM đã được sử dụng để tính toán sự thay đổi của dòng chảy sông Cửu Long [62].Kết quả cho thấy tác động của BĐKH sẽ làm cho dòng chảy năm của sông Cửu Long tăng lên. Mức tăng trung bình trong thời kỳ 2010-2050 của dòng chảy năm của sông Cửu Long tại Kratie và Tân Châu tăng tương ứng khoảng 7% và 4% đối với kịch bản B2; 12,5% và 7,6% đối với kịch bản A2 so với thời kỳ 1985-2000. -Lưu vực sông Bùi Trên LVS Bùi, Viện KHKTTV&MT (2010) đã ứng dụng mô hình MIKE NAM và MIKE BASIN để chỉ ra dòng chảy mùa lũ trên sông Bùi chỉ tăng dưới 2% vào thời kì 2040-2059 và dưới 3% vào thời kì 2080-2099. Nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp vào giai đoạn 2080-2099 theo các kịch bản B2 và A2 tăng lần lượt 1,87 triệu và 3 triệu m3 /năm so với giai đoạn nền 1986-2005. 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý Lưu vực sông Bùi thuộc địa phận xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, là cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm Hà Nội 43km, cách thành phố Hòa Bình 33km. Phía đông giáp xã Hòa Sơn của huyện Lương Sơn và thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), phía tây giáp xã Lâm Sơn, phía nam giáp hai xã Nhuận Trạch và Tân Vinh (huyện Lương Sơn,Hòa Bình), phía bắc giáp xã Đông Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
  • 28. 17 Hình 1.4: Bản đồ lưu vực sông Bùi tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn Lưu vực này có lợi thế về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng vì có quốc lộ 6 là tuyến giao thông huyết mạch kinh tế - quốc phòng từ thủ đô Hà Nội, nối các tỉnh đồng bằng lên các tỉnh miền núi Tây Bắc và ngược lại, cùng với quốc lộ 6 là tuyến đường 21 nối thị trấn Lương Sơn với huyện Kim Bôi, Lạc Thủy và các huyện nối thành phố Hà Nội xuôi xuống đồng bằng. 1.2.2 Khí hậu Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa - kiểu khí hậu chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ - với mỗi năm có một mùa đông lạnh và khô; một mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều. Giữa hai mùa này có sự chuyển
  • 29. 18 giao về khí hậu, điển hình là tháng IV và tháng X nên có thể coi khí hậu ở đây có 4 mùa. Bức xạ mặt trời là nguồn nhiệt chính tạo nên nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất. Phân bố bức xạ trong năm liên quan đến tiến trình năm của độ cao mặt trời và thời gian chiếu sáng trong ngày.Tổng lượng bức xạ hàng năm ở khu vực nghiên cứu cỡ 122,8 kcal/cm2/năm. Bức xạ cực đại thường xảy ra vào tháng VII (15,2 kcal/cm2/tháng) và cực tiểu thường xảy ra vào tháng II (5.2 kcal/cm2/tháng). Số giờ nắng hàng năm đạt dao động trong khoảng từ 1300 đến 1700 giờ. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tới 42.8oC, thấp nhất tuyệt đối chỉ 2,7o C, trung bình năm dao động trong khoảng 23 ÷24o C. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng chung của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ không khí có xu hướng tăng cao nên nền nhiệt độ không khí trung bình năm của những năm gần đây cũng tăng lên (như năm 1998 là 25.1o C). Độ ẩm không khí trong khu vực nghiên cứu khá lớn, trung bình năm dao động trong khoảng 84 ÷86%. Mùa có mưa phùn (tháng III và IV hàng năm) là thời kỳ ẩm ướt nhất còn nửa đầu mùa đông (tháng XII và tháng I hàng năm), do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc khô hanh nên là thời kỳ khô nhất của năm. Diễn biến của lượng bốc hơi phụ thuộc vào diễn biến của nhiệt độ và độ ẩm không khí. Lượng bốc hơi tháng bình quân nhiều năm dao động trong khoảng 60 ÷ 100 mm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm là tháng VII, tới 98 mm. Thời kỳ khô hanh đầu mùa đông cũng là thời kỳ có lượng bốc hơi lớn,trung bình dao động trong khoảng 90 ÷ 95 mm. Tốc độ gió ở khu vực không lớn lắm. Tốc độ gió trung bình của tháng lớn nhất (tháng IV) cũng chỉ khoảng 2.5m/s còn của tháng nhỏ nhất (tháng I) rất thấp, chỉ 1.5m/s. Tuy nhiên, tốc độ gió mạnh nhất có thể đạt tới trên 40 m/s.
  • 30. 19 Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng mưa trung bình của đồng bằng Bắc Bộ. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng từ 1521 - 2256 mm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng X với tổng lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm.Tháng mưa nhiều nhất thường là VII hoặc VIII với lượng mưa chiếm tới trên 18% tổng lượng mưa năm.Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là VII, VIII, IX.Tổng lượng mưa của ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 7 tháng, từ tháng XI đến tháng IV năm sau với tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm. Tháng ít mưa nhất thường là tháng XII hoặc tháng I với lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 1% tổng lượng mưa năm.Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng XII, I và II. Tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm. 1.2.3 Thảm phủ thực vật Hiện nay rừng đầu nguồn đang bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng làm giảm diện tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học bị giảm sút. Do lưu vực sông Bùi có địa hình đa dạng, với các vùng đồi, núi và đồng bằng, nên trên lưu vực có nhiều hệ sinh thái khác nhau như rừng trên núi đất, núi đá vôi, các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, các vùng đất ngập nước. Hệ sinh thái tự nhiên trong lưu vực sông Bùi gồm: + Hệ sinh thái rừng kín cây lá rộng; + Hệ sinh thái tràng cây bụi, cỏ trên núi đất; + Hệ sinh thái rừng kín thường xanh, cây lá rộng nhiệt đới trên núi đá vôi; + Hệ sinh thái tràng cây bụi, tràng cỏ trên núi đá vôi .
  • 31. 20 Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của lưu vực khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh. Diện tích rừng phân bố dàn trải trên lưu vực. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực. 1.2.4 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Lưu vực có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã.Sông Bùi chảy qua Thị trấn Lương Sơn là một con sông quan trọng về giao thông đường thủy của Tỉnh Hòa Bình. Sông Bùi là phụ lưu lớn của sông Tích có chiều dài 9 km, chiều dài lưu vực là 8 km, diện tích lưu vực là 33.1 km2 , chiều rộng bình quân lưu vực là 4.1 km, hệ số uốn khúc sông là 1.13. Sông Bùi bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn chảy qua xã Cao Răm, Tân Vinh, Thị trấn Lương Sơn, Nhuận Trạch và chảy vào địa phận huyện Chương Mỹ - Hà Nội. [6] Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện Lương Sơn. Ngoài sông Bùi trong lưu vực còn một số sông, suối nhỏ “nội địa” có khả năng tiêu thoát nước tốt. Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong lưu vực có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • 32. 21 Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho lưu vực những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. 1.2.5 Hiện trạng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Bùi Sông Bùi là phụ lưu lớn của sông Tích có chiều dài 9 km, chiều dài lưu vực là 8 km, diện tích lưu vực là 33.1 km2, chiều rộng bình quân lưu vực là 4.1 km, hệ số uốn khúc sông là 1.13. Sông Bùi bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn chảy qua xã Cao Răm, Tân Vinh, Thị trấn Lương Sơn, Nhuận Trạch và chảy vào địa phận huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Mực nước trung bình hàng năm của con sông là 1987cm. [6] Do lưu vực có dạng hình tròn, dòng chảy ngắn (9km), độ dốc bình quân lưu vực lớn (16,8%), khả năng tập trung dòng chảy của lưu vực rất nhanh, lũ thường có dạng đỉnh nhọn, thời gian lũ ngắn. Cường suất lũ rất cao , chỉ trong 9 đến 10 giờ lũ có thể lên từ vài m3/s đến gần 200 m3/s và đạt đến đỉnh. Chẳng hạn, lũ tháng IX/1978 lưu lượng tăng từ 5 m3/s đến đỉnh 194 m3/s trong vòng 10 giờ, lũ tháng VIII/1994 lưu lượng từ 10 m3/s đến đỉnh 186 m3/s trong vòng 8 giờ. Điển hình như lũ tháng IX/1973 trong vòng 5 giờ, tăng từ 5,4 m3/s đến 139 m3/s, sau đó lại xuống rất nhanh, tuy cường suất không cao bằng lũ lên. Thời gian trung bình các trận lũ chỉ khoảng 20 đến 30 giờ. Là một lưu vực nhỏ, lũ trên lưu vực chủ yếu là lũ đơn; lũ kép ít xảy ra và nếu có thì thường đỉnh trận lũ chính vẫn chênh lệch khá nhiều so với các đỉnh lũ phụ. Do địa hình dốc núi cao, có cả núi đá, khả năng sinh dòng chảy của lưu vực cũng khá lớn, chỉ với lượng mưa nhỏ từ 10mm trở lên đã có khả năng sinh ra dòng chảy lũ. Đối với các trận mưa lớn dòng chảy lũ có cường
  • 33. 22 độ cao, mô đun đỉnh lũ đạt tới hàng nghìn l/s.km2, chẳng hạn lũ tháng IX/1975 đạt 8212 l/s.km2, lũ tháng IX/1978 đạt 5878 l/s.km2, lũ tháng VIII/1994 đạt 5636 l/s.km2. Dạng lũ đơn, một đỉnh, cường suất lũ lên xuống nhanh, mô đun dòng chảy lũ rất lớn là những đặc trưng nổi bật của lưu vực này. Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra rất mạnh đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại thì tình trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt động trên gây ra đang ở mức báo động, môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trong khu vực đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động cũng như người dân sống trong vùng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm,hầu hết là do việc xả thải vào môi trường không đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình gây nên tình trạng mất cân bằng, dẫn đến ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đó chủ yếu là do các hoạt động: nước thải từ sinh hoạt và đô thị, từ công nghiệp, từ các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp, từ nông nghiệp. Đoạn sông bị ô nhiễm dài 7km, bắt nguồn từ xóm Cời, xã Tân Vinh, chảy qua các xóm Đầm Rái, Cầu Sơn, Đồng Bưng, Đồng Si (xã Nhuận Trạch); qua địa phận Sư đoàn 308 đóng trên huyện Lương Sơn. Hiện nay, dòng sông đã chuyển sang đen thẫm, bọt khí sủi tăm, nguyên nhân là do hàm lượng khí CO2 và cồn trong nước quá cao. Kết luận: Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giời đã áp dụng rất nhiều mô hình trong việc tính toán biến động TNNM trên các lưu vực sông. Sông Bùi là một con sông nhỏ nhưng rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, noogn nghiệp của huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Với hiện trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay, việc tính toán biến động TNNM lưu vực sông Bùi là rất cần thiết. Các bước tính toán của luận văn được thể hiện trong hình 1.5.
  • 34. 23 Hình 1.5: Sơ đồ các bước nghiên cứu của luận văn B2: Đánh giá biến động TNN trong quá khứ Q, H trạm Lâm Sơn giai đoạn 1980 - 2016 B3: Đánh giá biến động TNN trong tương lai B1: Thu thập số liệu Lưu lượng, mực nước, mưa, nhiệt độ, bốc hơi trạm Lâm Sơn Thiết lập mô hình NAM Mô phỏng TNN với 2 kịch bản BĐKH: RCP4.5 và RCP8.5 Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình B4: Đề xuất các giải pháp ứng phó
  • 35. 24 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 2.1.Phương pháp nghiên cứu Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được triển khai và thực hiện nhằm đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước trên cơ sở các kịch bản BĐKH. Để tính toán biến động dòng chảy, nhu cầu nước và cân bằng nước trên hệ thống, các tác giả đã sử dụng một số mô hình như: Mô hình MIKE NAM, MIKE BASIN, MIKE 11, mô hình SWAT và IQQM,… Mỗi mô hình có ưu, nhược điểm khác nhau. [2] Trong đó, mô hình MIKE NAM là mô hình mưa – dòng chảy, phù hợp cho việc tính toán dòng chảy mặt.Vì vậy, tác giả sử dụng mô hình MIKE NAM để tính toán dòng chảy mặt cho lưu vực sông Bùi. Mô hình NAM (Nedbor Afstromnings Model = Mô hình mưa-dòng chảy) là mô hình tính toán dòng chảy trên một lưu vực từ mưa hoặc tuyết tan do Viện Nghiên cứu Thủy lực Đan Mạch (DHI) phát triển. Trong mô hình NAM, mỗi lưu vực được xem là một đơn vị xử lý (Hình 2.1). Do đó, các thông số và các biến là đại diện cho các giá trị được trung bình hóa trên toàn lưu vực. Cấu trúc mô hình NAM được xây dựng trên nguyên tắc các bể chứa theo chiều thẳng đứng và các bể chứa tuyến tính, gồm có các bể chứa sau theo chiều thẳng đứng. Bể chứa tuyết: kiểm soát bằng các điều kiện nhiệt độ. Đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta thì không xét đến bể chứa này. Bể chứa nước mặt: lượng nước ở bể chứa này bao gồm lượng nước mưa do lớp phủ thực vật chặn lại, lượng nước đọng lại trong các chỗ trũng và lượng nước trong tầng sát mặt. Giới hạn trên của bể chứa này được ký hiệu bằng Umax.
  • 36. 25 Bể chứa nước sát mặt: là vùng đất có rễ cây nên cây cối có thể hút nước cho bốc, thoát hơi. Giới hạn trên của lượng nước trong bể chứa này được ký hiệu bằng Lmax, lượng nước hiện tại được ký hiệu là L và tỷ số L/Lmax biểu thị trạng thái ẩm của bể chứa. Bể chứa nước ngầm: Lượng cấp nước ngầm được phân chia thành hai bể chứa: tầng trên và tầng dưới, hoạt động như các hồ chứa tuyến tính với các hằng số thời gian khác nhau. Hai bể chứa này liên tục chảy ra sông tạo thành dòng chảy gốc. Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mô hình NAM. Mưa hoặc tuyết tan đều đi vào bể chứa mặt. Lượng nước (U) trong bể chứa mặt liên tục cung cấp cho bốc hơi và thấm ngang thành dòng chảy sát mặt. Khi U đạt đến Umax, lượng nước thừa là dòng chảy tràn trực tiếp ra sông và một phần còn lại sẽ thấm xuống các bể chứa tầng dưới và bể chứa ngầm.
  • 37. 26 Nước trong bể chứa tầng dưới liên tục cung cấp cho bốc thoát hơi và thấm xuống bể chứa ngầm. Lượng cấp nước ngầm được phân chia thành hai bể chứa: tầng trên và tầng dưới, hoạt động như các hồ chứa tuyến tính với các hằng số thời gian khác nhau. Hai bể chứa này liên tục chảy ra sông tạo thành dòng chảy gốc. Dòng chảy tràn và dòng chảy sát mặt được diễn toán qua một hồ chứa tuyến tính thứ nhất, sau đó các thành phần dòng chảy được cộng lại và diễn toán qua hồ chứa tuyến tính thứ hai. Cuối cùng cũng thu được dòng chảy tổng cộng tại cửa ra. Số liệu đầu vào của mô hình NAM đó là các thông số về khí tượng (mưa, bốc hơi) cùng với các thông tin khác về điều kiện đất đai (độ ẩm, khả năng bổ sung nước ngầm, mực nước ngầm. v.v..). Số liệu đầu ra của mô hình sẽ là chuỗi dòng chảy cho cả 3 thành phần: dòng chảy bề mặt, dòng chảy sát mặt (tầng bão hoà) và dòng chảy nước ngầm. Các thông số cơ bản của mô hình được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Các thông số cơ bản của mô hình NAM STT Thông số Giá trị giới hạn Ý nghĩa 1 CQOF 0.01 - 0.99 Hệ số dòng chảy tràn không có thứ nguyên. Nó phản ánh điều kiện thấm và cấp nước ngầm. Vì vậy nó ảnh hưởng nhiều đến tổng lượng dòng chảy và đoạn cuối của đường rút. Thông số này rất quan trọng vì nó quyết định phần nước dư thừa để tạo thành dòng chảy tràn và lượng nước thấm. Các lưu vực có địa hình bằng phẳng, cấu tạo bởi cát thô thì giá trị CQOF tương đối nhỏ, ở những lưu vực mà tính thấm nước của thổ nhưỡng kém như sét, đá tảng thì giá trị của nó sẽ rất lớn.
  • 38. 27 2 CQIF 0.0-1.0 Hệ số dòng chảy sát mặt, có thứ nguyên là thời gian (giờ)-1. Nó chính là phần của lượng nước trong bể chứa mặt (U) chảy sinh ra dòng chảy sát mặt trong một đơn vị thời gian. Thông số này ảnh hưởng không lớn đến tổng lượng lũ, đường rút nước. 3 CBL 0.0-1.0 Là thông số dòng chảy ngầm, được dùng để chia dòng chảy ngầm ra làm hai thành phần: BFU và BFL. Trường hợp dòng chảy ngầm không quan trọng thì có thể chỉ dùng một trong 2 bể chứa nước ngầm, khi đó chỉ cần CBFL = 0, tức là lượng cấp nước ngầm đều đi vào bể chứa ngầm tầng trên. 4 CLOF, CLIF 0.0-1.0 Các ngưỡng dưới của các bể chứa để sinh dòng chảy tràn, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm, không có thứ nguyên và có giá trị nhỏ hơn 1. Chúng có liên quan đến độ ẩm trong đất. Khi các giá trị của ngưỡng này nhỏ hơn L/Lmax thì sẽ không có dòng chảy tràn, dòng chảy sát mặt và dòng chảy ngầm. Về ý nghĩa vật lý, các thông số này phản ánh mức độ biến đổi trong không gian của các đặc trưng lưu vực sông. Do vậy, giá trị các ngưỡng của lưu vực nhỏ thường lớn so với lưu vực lớn. 5 Umax, 10-25 Thông số khả năng chứa tối đa của các bể chứa tầng trên và tầng dưới. Do vậy, Umax và Lmax chính là lượng tổn thất ban đầu lớn nhất, phụ thuộc và điều kiện mặt đệm của lưu vực. Một đặc điểm của mô hình là lượng chứa Umax phải nằm trong sức chứa tối đa trước khi có lượng mưa vượt quá, PN xuất hiện, tức là Lmax 50-250
  • 39. 28 U< Umax. Do đó trong thời kỳ khô hạn, tổn thất của lượng mưa trước khi có dòng chảy tràn xuất hiện có thể được lấy làm Umax ban đầu. 6 CK1,2 0-100 Là các hằng số thời gian về thời gian tập trung nước. Chúng là các thông số rất quan trọng, ảnh hưởng đến dạng đường quá trình và đỉnh. 7 CKBF 0-5000 Là các hằng số thời gian về thời gian tập trung nước. Chúng là các thông số rất quan trọng, ảnh hưởng đến dạng đường quá trình và đỉnh. 2.2.1 Số liệu khí tượng Số liệu khí tượng bao gồm số liệu mưa và bốc hơi được dùng để phục vụ cho mô hình tính toán mưa – dòng chảy (NAM). Trong luận văn sử dụng số liệu mưa ngày, bốc hơi ngày của trạm Lâm Sơn từ năm 1986 đến năm 2016 để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng số liệu nhiệt độ trung bình ngày của 2 trạm Lâm Sơn từ năm 1986 đến năm 2016 làm cơ sở dữ liệu nền để tính toán sự thay đổi nhiệt độ, bốc hơi theo kịch bản Biến đổi khí hậu. Từ đó, tính toán được sự thay đổi tài nguyên nước mặt trong tương lai. 2.2.2 Số liệu thủy văn Trên lưu vực sông Bùi có 1 trạm thủy văn là trạm Lâm Sơn đo cả mực nước và lưu lượng. Số liệu thủy văn được sử dụng trong luận văn bao gồm: - Số liệu lưu lượng, mực nước trung bình ngày từ năm 1980 đến năm 2016 để tính toán sự thay đổi tài nguyên nước mặt sông Bùi trong quá khứ. - Số liệu lưu lượng, mực nước trung bình ngày từ năm 1986 đến năm 2016 để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình Mike Nam và là cơ sở để tính toán sự thay đổi tài nguyên nước mặt sông Bùi trong tương lai theo kịch bản Biến đổi khí hậu.
  • 40. 29 2.3. Tác động của biến đổi khí hậu Kịch bản BĐKH, nước biển dâng Việt Nam đã được Bộ TN&MT cập nhật năm 2016 ở mức chi tiết hơn so với kịch bản công bố năm 2012. Được xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước biển của Việt Nam cập nhật đến năm 2015; số liệu địa hình được cập nhật đến tháng 3 năm 2016; phương pháp mới nhất trong Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu; các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo phương pháp chi tiết hóa động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng có mức độ chi tiết đến đơn vị hành chính cấp tỉnh và các đảo, quần đảo của Việt Nam. Bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng có mức độ chi tiết đến cấp huyện và đến cấp xã đối với các khu vực có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Kịch bản về một số đặc trưng cực trị khí hậu được cung cấp để phục vụ công tác quy hoạch [1]. Các kịch bản BĐKH và nước biển dâng đã được cập nhật này đều được tính toán theo các kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5), kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao (RCP6.0), kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5), kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp (RCP2.6). Trong đó kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đã được Bộ TN&MT khuyến nghị sử dụng làm định hướng trong việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Vì vậy, trong LUẬN VĂN THẠC SĨ tác giả lựa chọn kịch bản BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 làm cơ sở tính toán. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chi tiết về các kịch bản BĐKH theo kịch bản phát thải RCP4.5 và RCP8.5 đến năm 2099.