SlideShare a Scribd company logo
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
VIỆT NAM
Báo cáo chính
ii
iii
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
VIỆT NAM
Báo cáo chính
12/2013
iv
v
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam do Nhóm công tác của Ngân
hàng Thế giới thực hiện. Các thành viên của Nhóm công tác gồm ông Lê Duy Hưng (Chuyên gia
cao cấp về đô thị, EASVS, Trưởng nhóm), ông Alan Coulthart (Kỹ sư trưởng về đô thị, EASIN,
đồng Trưởng đoàn từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012), ông Sudipto Sarkar (Trưởng ban,
EASWE, đồng Trưởng đoàn từ tháng 07/2012 đến nay), ông James Corning (Tư vấn quốc tế chính
từ tháng 03/2012 đến tháng 03/2013), ông Nguyễn Việt Anh (Phó giáo sư, Tiến sỹ, Chuyên gia về
Quản lý nước thải), bà Trần Việt Nga (Tiến sỹ, trợ lý) và ông Ross Kearton (Biên tập viên).
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình của bà Victoria Kwakwa (Giám
đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam), bà Jennifer Sara (Quản lý ngành, EASVS), ông Charles
Feinstein (Quản lý ngành, EASWE), ông Parameswaran Iyer (Chuyên gia chính về Nước và Vệ
sinh), ông Victor Vazquez Alvarez (Chuyên gia Nước và Vệ sinh) cũng như của các chuyên gia
khác của Ngân hàng Thế giới. Chúng tôi rất cảm ơn những góp ý xây dựng quý báu của các thành
viên phản biện là ông Manuel Marino (Chuyên gia chính về Nước và Vệ sinh, ESCUW) và bà
Claire Kfouri (Chuyên gia cap cấp về Nước và Vệ sinh, MNSWA).
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên Ban cố vấn đã hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị và
hoàn thiện báo cáo:Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Tiến (Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ
Xây dựng), ông Trần Quang Hưng (Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam), Phó
giáo sư, Tiến sỹ Ứng Quốc Dũng (Phó chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam), Tiến sỹ Phạm Sỹ
Liêm (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng), ông Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), Tiến sỹ Dương Đức Ưng (nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối
ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và bà Nguyễn Hồng Yến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính đối
ngoại, Bộ Tài chính).
Nhóm công tác cũng xin cảm ơn các cán bộ của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các tỉnh/thành phố, các cơ quan, doanh nghiệp
quản lý, vận hành các công trình thoát nước, xử lý nước thải cũng như các đồng nghiệp từ các tổ
chức tài trợ có liên quan như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đã hỗ trợ và hợp tác với chúng tôi trong quá trình
chuẩn bị báo cáo này. Danh sách các cá nhân, tổ chức tham vấn được trình bày trong Phụ lục C.
Nghiên cứu đánh giá quản lý nước thải đô thị Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
(AusAID) tài trợ.
Quan điểm nêu trong báo cáo này là của các tác
giả, không thể hiện quan điểm của Cơ quan Phát
triển Quốc tế Úc (AusAID).
Nghiên cứu này là sản phẩm của cán bộ Ngân hàng
Thế giới. Các phát hiện, phân tích và kết luận của
báo cáo này không nhất thiết thể hiện quan điểm của
Ban lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hay chính phủ của
nước được nghiên cứu.
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................................ix
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................................xi
BÁO CÁO TÓM TẮT..............................................................................................................1
Giới thiệu...................................................................................................................................2
1. Hiện trạng hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam..................................................2
2. Những thông điệp chính và kiến nghị ..........................................................................6
BÁO CÁO CHÍNH.................................................................................................................10
1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ..........11
1.1 Bối cảnh và giới thiệu ....................................................................................................11
1.2 Lịch sử phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam .................................................................11
1.2.1 Phát triển VSMT ở các thành phố lớn................................................................13
1.2.2 Phát triển VSMT ở các đô thị cấp tỉnh ...............................................................15
1.2.3 Hệ thống xử lý phân tán và tại chỗ.....................................................................17
1.2.4 Xây dựng khung pháp lý về vệ sinh môi trường ................................................17
1.3 Đánh giá hoạt động quản lý nước thải ...........................................................................18
1.3.1 Khía cạnh kỹ thuật..............................................................................................18
1.3.2 Chính sách ..........................................................................................................26
1.3.3 Thể chế ...............................................................................................................30
1.3.4 Xã hội .................................................................................................................33
1.3.5 Tài chính.............................................................................................................34
2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG...........................44
2.1 Động lực và hạn chế.......................................................................................................44
2.1.1 Các yếu tố thúc đẩy phát triển VSMT đô thị......................................................44
2.1.2 Nhân tố khuyến khích cải thiện chất lượng dịch vụ VSMT đô thị.....................46
2.1.3 Các nhân tố cản trở phát triển VSMT đô thị ......................................................47
2.1.4 Nhân tố cản trở hoạt động cải thiện dịch vụ VSMT đô thị.................................49
2.2 Các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển VSMT............................................................49
2.2.1 Công nghệ xử lý nước thải .................................................................................50
2.2.2 So sánh hệ thống thoát nước chung và riêng......................................................52
vii
2.2.3 Đấu nối hộ gia đình ............................................................................................56
2.2.4 Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý...........................................................................57
2.2.5 Thu hồi chi phí....................................................................................................58
2.2.6 Quản lý bùn thải nhà vệ sinh ..............................................................................61
2.2.7 Hệ thống xử lý tập trung và hệ thống xử lý phân tán .........................................62
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................63
3.1 Ý chí chính trị, cải cách thể chế và cải thiện khung chính sách pháp luật.....................63
3.2 Quản lý tổng hợp, đầu tư ưu tiên và lập kế hoạch thực hiện dự án................................64
3.3 Hệ thống quản lý nước thải: xử lý tập trung/phân tán, hệ thống thoát nước chung/riêng.
Vai trò của đấu nối hộ gia đình ......................................................................................66
3.4 Công nghệ xử lý nước thải và tiêu chuẩn xả thải...........................................................69
3.5 Cơ chế tài trợ cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải và thu hồi chi phí...............71
3.6 Tích cực, sáng tạo và đổi mới để mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ thoát nước
và xử lý nước thải...........................................................................................................73
3.7 Quản lý phân bùn ở khu vực đô thị là một nội dung quan trọng của công tác lập kế
hoạch phát triển VSMT..................................................................................................74
PHỤ LỤC ................................................................................................................................79
PHỤ LỤC A - CÁC CHỈ SỐ CHÍNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.......................................................................................................80
PHỤ LỤC B - DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI (NMXLNT) .........83
PHỤ LỤC C - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH ........................................................................90
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 1: CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI, TIÊU CHUẨN THẢI
VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ..............................................................................90
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 2: PHÍ NƯỚC THẢI VÀ THU HỒI CHI PHÍ.................103
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 3: ĐẤU NỐI HỘ GIA ĐÌNH..............................................109
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 4: QUẢN LÝ PHÂN BÙN VÀ BỂ TỰ HOẠI ..................119
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 5: LẬP KẾ HOẠCH, THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ HIỆU
QUẢ DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC THẢI..............................................................................137
PHỤ LỤC D - DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM VẤN ....................................................147
PHỤ LỤC E - ALBUM ẢNH ..............................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................160
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả xử lý của 15 NMXLNTđô thị đang hoạt động ở Việt
Nam ..................................................................................................................................... 22
Bảng 1.2 Những thay đổi về các tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp .............................. 29
Bảng 1.3 Hỗ trợ tài chính nước ngoài cho phát triển đô thị, nước và VSMT (1993–nay).. 34
Bảng 1.4 Phí nước thải áp dụng ở các thành phố và thị xã Việt Nam (dữ liệu năm 2012). 37
Bảng 1.5 So sánh chi phí vận hành và bảo dưỡng của các nhà máy xử lý nước thải đang
hoạt động ............................................................................................................................. 39
Bảng 2.1 So sánh hệ thống thoát nước chung và riêng ở các đô thị Việt Nam ................... 52
Bảng 2.2 So sánh đặc điểm của hệ thống thoát nước chung và riêng ................................. 56
Bảng 3.1 Kiến nghị các hoạt động cần thực hiện để cải thiện công tác quản lý và phát triển
bền vững lĩnh vực VSMT đô thị.......................................................................................... 76
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2 Xây dựng trục tiêu thoát nước chính ở thành phố Hà Nội.................................... 15
Hình 1.3 Qúa trình phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam..................................................... 16
Hình 1.4 Hiện trạng quản lý nước thải đô thị Việt Nam ..................................................... 18
Hình 1.5 So sánh công suất hoạt động thực tế và công suất thiết kế của 15 nhà máy xử lý
nước thải đã khảo sát ........................................................................................................... 20
Hình 1.6 So sánh nồng độ chất ô nhiễm của nước thải trong hệ thống thoát nước chung và
riêng..................................................................................................................................... 21
Hình 1.7 Sân phơi bùn ở Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt................................................. 25
Hình 1.8 Một Hội thảo về sửa đổi Nghị định 88 về thoát nước do Bộ Xây dựng tổ chức.. 28
Hình 1.9 Sơ đồ quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải đô thị Việt Nam ........ 30
Hình 1.10 Nạo vét mương thoát nước ................................................................................ 31
Hình 1.11 Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè sau khi cải tạo ....................................................... 33
Hình 1.12 Nguồn ngân sách cho hoạt động xây dựng , vận hành và bảo dưỡng hệ thống
thoát nước đô thị ở Việt Nam. ............................................................................................. 35
Hình 1.13 Tỷ lệ vốn đầu tư vào các công trình vệ sinh đô thị............................................. 36
Hình 1.14 So sánh chi phí đầu tư cơ bản (CAPEX, USD/đơn vị dân cư) của các nhà máy
xử lý nước thải áp dụng các nhóm công nghệ xử lý khác nhau .......................................... 40
Hình 1.15 So sánh chi phí vận hành, bảo dưỡng (OPEX, USD/ đơn vị dân cư/năm) cho các
nhà máy xử lý nước thải áp dụng các nhóm công nghệ xử lý khác nhau............................ 41
Hình 1.16 So sánh chi phí vận hành bảo dưỡng (OPEX, USD/m3
nước thải xử lý) của các
nhà máy xử lý nước thải áp dụng nhóm công nghệ xử lý khác nhau.. ................................ 41
Hình 1.17 So sánh chi phí vận hành, bảo dưỡng (OPEX, VNĐ/ m3
nước thải được xử lý)
của các nhà máy xử lý nước thải áp dụng nhóm công nghệ xử lý khác nhau và theo biểu
phí nước thải khác nhau....................................................................................................... 42
Hình 2.1 So sánh tỷ lệ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị với mức GDP/đầu người
của thành phố....................................................................................................................... 45
Hình 2.2 Ngập lụt tại Hà Nội tháng 11/2008 ...................................................................... 48
Hình 2.3 Trạm xử lý nước thải Bắc Giang .......................................................................... 50
Hình 2.4 Giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong tiêu chuẩn nước thải, Việt Nam 1995 –
2011 ..................................................................................................................................... 58
Hình 2.5 Giá nước sạch và nước thải năm 2012 của một số thành phố .............................. 59
Hình 2.6 So sánh mức giá nước sạch và nước thải trung bình của một số nước................. 59
Hình 3.1 Hệ thống xử lý nước thải quy mô phân tán cho tòa nhà chung cư, văn phòng ... 67
x
Hình 3.2 Đấu nối hộ gia đình với hệ thống thoát nước riêng bên ngoài ........................... 68
Hình 3.3 Xả tràn từ giếng tách nước mưa ra bờ biền Đà nẵng .......................................... 70
Hình 3.4 Trạm xử lý nước thải ứng dụng công nghệ bùn hoạt tính .................................. 72
xi
DANH MỤC VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
A2O Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí
AS/ASP/CAS Quá trình xử lý nước thải bùn hoạt tính truyền thống
BOD Nhu cầu oxy hóa sinh học
CAPEX Chi phí đầu tư
C:N Tỷ lệ Các bon : Ni-tơ
COD Nhu cầu oxy hóa hóa học
CSO Giếng tràn tách nước mưa
CSS Hệ thống thoát nước chung
DOLISA Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội
DONRE Sở Tài Nguyên và Môi trường
EP Bảo vệ Môi trường
EPL Luật Bảo vệ Môi trường
ESI Sáng kiến về kinh tế học trong vệ sinh môi trường
FSM Quản lý phân bùn
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HCMC Thành phố Hồ Chí Minh
HSDC Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội
HHs/HHC Hộ gia đình/Đấu nối hộ gia đình
IEC Thông tin, Giáo dục, Truyền thông
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KfW KreditstaltfürWiederaufbau (Ngân hàng Tái thiết Đức)
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
MOC Bộ Xây dựng
MOF Bộ Tài Chính
MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
M&E Theo dõi và Đánh giá
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xii
MPN Mật độ khuẩn lạc
OD Kênh (Mương) oxy hóa
ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức
O&M Vận hành và Bảo dưỡng
OPEX Chi phí vận hành
PC/PPC Ủy ban nhân dân/ Ủy ban nhân dân tỉnh
PPP Hợp tác Công - Tư
PSP Sự tham gia của khối tư nhân
QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia
RBA Tiếp cận theo lưu vực sông
SBR Bể phản ứng sinh học hoạt động theo mẻ
SOE Hiện trạng Môi trường
SSS Hệ thống thoát nước riêng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TF Bể lọc sinh học nhỏ giọt
TN Tổng ni-tơ
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
U3SAP Chiến lược thống nhất về Vệ sinh môi trường và Kế hoạch hành
động
VND Đồng Việt Nam
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
USD Đô la Mỹ
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
WSP Chương trình Nước và Vệ sinh
WWTP Trạm xử lý nước thải
1
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
2
Giới thiệu
1. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do tốc độ
đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong 20 năm qua, Chính phủ
Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách, ban hành nhiều văn bản pháp quy về vệ sinh môi
trường đô thị cũng như đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó có việc đầu tư xây dựng các hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải.
2. Nghiên cứu này là một trong ba nghiên cứu quốc gia thực hiện ở các nước đang
phát triển là Việt Nam, Phi-lip-pin và In-đô-nê-si-a trong Chương trình nghiên cứu về Vệ
sinh môi trường đô thị các nước Đông Á. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả các hoạt động
đã thực hiện, và kiến nghị các giải pháp nhân rộng cho Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện
hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này. Chính phủ và các ban ngành, địa phương có thể sử
dụng các bài học kinh nghiệm rút ra từ đây để tiếp tục phát triển các hệ thống thoát nước,
xử lý nước thải hiện nay và trong tương lai.
1. Hiện trạng hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam
Các phát hiện chính trong hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam
3. Từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách
cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh đô thị, khiến lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải
phát triển mạnh mẽ. Các kết quả chính đạt được là:
 Hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho người nghèo đô thị
được cải thiện đáng kể, không còn tình trạng đi vệ sinh bừa bãi.
 94% người dân sử dụng nhà vệ sinh1
, trong đó 90% số hộ gia đình sử dụng bể tự hoại
làm công trình xử lý tại chỗ2
.
 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, thường là hệ thống cống
chung3
.
 Đến năm 2012, 17 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã được xây dựng ở
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 hệ thống khác xây dựng ở các đô thị
cấp tỉnh với tổng công suất là 530.000 m3
/ngày.
 Hiện nay khoảng 32 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang trong quá trình thiết
kế/ thi công, vẫn chủ yếu là hệ thống thoát nước chung.
 Trong thập niên vừa qua, đầu tư hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh đô thị đạt 150 triệu Đô
la Mỹ, chiếm 0,45% GDP hàng năm4
, với tổng mức đầu tư cho thoát nước và xử lý
nước thải giai đoạn 1995 – 2009 là 2,1 tỷ Đô la Mỹ.
1
JMP, WHO – Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) 2008
2
Nguyễn V. A., 2012
3
Nguyễn V. A., 2012
4
Grontmij – Chương trình Nước và Vệ sinh (WSP) 2012.
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
3
4. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy, lĩnh vực vệ sinh môi
trường đô thị tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề quan trọng cần nhanh chóng
giải quyết như:
 Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, hầu hết nước thải
được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng nước thải được xử
lý.
 Trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, chỉ 4% lượng phân bùn được
xử lý. Công tác quản lý phân bùn ở hầu hết các thành phố còn yếu kém.
 Vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải tới nay hầu hết đều dành để xây
dựng công trình xử lý, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có mạng lưới thu gom phù
hợp.
 Việt Nam đang thu phí thoát nước ở mức 10% giá nước sạch, khả năng thu hồi chi phí
đầu tư xây dựng và chi phí vận hành và bảo dưỡng nói chung còn thấp.
 Các sắp xếp thể chế chưa khuyến khích hiệu quả vận hành hệ thống, các đơn vị chịu
trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải có quyền tự chủ rất hạn chế trong hoạt động
quản lý vận hành và phát triển hệ thống.
 Nhu cầu vốn rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỷ Đô la Mỹ để cung cấp dịch vụ thoát nước
cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025. Việt Nam phải phấn đấu đáp ứng được
nhu cầu này, khi mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém đang là 780 triệu Đô la Mỹ mỗi
năm, tương đương 1,3% GDP (WSP, 2007).
5. Hiện trạng quản lý nước thải ở Việt Nam được minh họa bằng Hình 1 dưới đây.
Hình 0–Hiện trạng công tác quản lý nước thải đô thị Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2012)
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
4
Phân tích kết quả hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam
6. Các nguyên tắc Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và Quản lý theo lưu vực
sông. Mặc dù các văn bản pháp quy như Luật Tài nguyên Nước (1998, sửa đổi năm 2012),
Luật Bảo vệ Môi trường (2005) quy định áp dụng các nguyên tắc “quản lý tổng hợp tài
nguyên nước” và “quản lý theo lưu vực sông”, Uỷ ban lưu vực sông cũng đã được thành
lập ở ba lưu vực sông chính của Việt nam, trên thực tế các nguyên tắc này vẫn chưa được
áp dụng.
7. Sắp xếp thể chế và sự sở hữu. Hầu hết các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thoát
nước và xử lý nước thải không sở hữu công trình thoát nước và xử lý nước thải mà chỉ vận
hành hệ thống này theo “đặt hàng của chính quyền thành phố” và do ngân sách thành phố
trực tiếp chi trả. Việc cấp cho doanh nghiệp lượng ngân sách cố định hàng năm để vận
hành hệ thống khiến doanh nghiệp không thể đầu tư nghiên cứu phát triển hoặc tìm cách
tối ưu hóa hệ thống này. Doanh nghiệp phải được trình duyệt các chi phí phát sinh ngoài
dự kiến lên các cơ quan quản lý của thành phố. Quy trình này mất nhiều thời gian và có thể
ảnh hưởng đến dịch vụ thoát nước.
8. Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý: Kể từ khi ban hành tiêu chuẩn đầu tiên (TCVN
5945:1995) vào năm 1995, các quy định về chất lượng nước thải sau xử lý đã thay đổi 6
lần trong giai đoạn 2000 – 2011, khiến chính quyền địa phương và các bên tham gia lúng
túng khi thực hiện các dự án nước thải. Cần rà soát kỹ các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn xả thải,
và các công nghệ xử lý khi lựa chọn, để đảm bảo cả các giải pháp công nghệ chi phí thấp
cũng được xem xét, tránh sức ép của việc tăng chi phí vận hành, trong khi giá dịch vụ thoát
nước và xử lý nước thải còn thấp.
9. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải. Mặc dù nước thải tiếp nhận từ hệ thống
thoát nước chung của 13 nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động có nồng độ BOD và các
thông số khác thấp5
, 8 nhà máy áp dụng công nghệ xử lý với bùn hoạt tính truyền thống. 25
nhà máy đang trong quá trình thiết kế/thi công cũng sẽ áp dụng công nghệ này. Các nguyên
nhân khiến nước thải trong hệ thống thoát nước chung có nồng độ chất ô nhiễm thấp bao
gồm: tỷ lệ đấu nối hộ gia đình thấp, thành phần hữu cơ trong nước thải được xử lý hay
phân hủy sơ bộ trong bể tự hoại và kênh, mương thoát nước, nước ngầm xâm nhập vào hệ
thống cống, và do đặc điểm của hệ thống thoát nươc chung nước mưa được thu gom lẫn
với nước thải. Khi nồng độ hữu cơ trong nước thải đầu vào các công trình xử lý thấp, lẽ ra
có thể lựa chọn áp dụng các công nghệ xử lý chi phí thấp và cho phép nâng cấp, cải tiến
dần, khi nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên. Tuy nhiên, do người ra quyết định chưa hiểu
biết thấu đáo về các công nghệ xử lý phù hợp, cũng như quỹ đất bố trí cho nhà máy xử lý
nước thải rất hạn chế, khiến các công nghệ tiên tiến, có chi phí đắt hơn tiếp tục được lựa
chọn. Các công trình có mức tiêu thụ điện thấp, có khả năng thu hồi tài nguyên từ bùn hoặc
tái sử dụng nước thải sau xử lý còn chưa được chú trọng, ưu tiên lựa chọn từ khâu quy
hoạch ở Việt Nam.
5
Nồng độ BOD trung bình trong nước thải đầu vào của 13 nhà máy xử lý nước thải này là 67,5mg/l (xem
Bảng 1.1 - Báo cáo chính)
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
5
10. Đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thoát nước công cộng là hợp phần quan trọng,
đảm bảo các chất ô nhiễm trong nước thải được vận chuyển về công trình xử lý, bất kể đó
là hệ thống thoát nước chung hay riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nếu sử dụng hệ thống
thoát nước chung, việc đấu nối của các hộ gia đình vào hệ thống thoát nước chưa là quy
định bắt buộc. Nhiều trường hợp, các gia đình chỉ đấu nối khi nền đất không có khả năng
thấm nước, họ chỉ có thể thoát nước ra khỏi nhà bằng cách đấu nối vào hệ thống cống. Hầu
hết các hộ dân đều có bể tự hoại; do đó nước thải đã được xử lý sơ bộ trước khi chảy vào
hệ thống thoát nước chung. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nước tiếp nhận từ hệ thống cống chung của các nhà máy xử lý có nồng độ chất hữu cơ đầu
vào thấp.
11. Hệ thống thoát nước riêng đòi hỏi các hộ gia đình trong khu vực cung cấp dịch vụ
phải thực hiện đấu nối vì đây là nguồn cung cấp nước thải duy nhất cho hệ thống. Thông
thường, chính quyền quy định bắt buộc thực hiện đấu nối hộ gia đình, bỏ qua bể tự hoại.
Do vậy, các công trình xử lý tiếp nhận nguồn nước thải có nồng độ BOD cao hơn, như các
nhà máy xử lý nước thải ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuột.6
12. Quản lý phân bùn. Hiện nay chưa có một mô hình quản lý phân bùn hiệu quả nào
ở Việt Nam. Hoạt động hút phân bùn bể tự hoại mới chỉ được thực hiện định kỳ ở một
thành phố (Hải Phòng). Tại một số thành phố, phân bùn được xử lý tại trạm xử lý nước thải
hoặc tại bãi chôn lấp rác thải. Bể tự hoại gia đình hầu hết đều không được thiết kế và vận
hành đúng kỹ thuật. Hoạt động thông hút, vận chuyển và đổ thải phân bùn hầu hết do khối
tư nhân đảm nhiệm và chính quyền chưa kiểm soát được. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến
và gây ra nhiều vấn đề môi trường ở các đô thị Việt Nam.
13. Nguồn vốn tài trợ: Trong 10 năm qua, vốn đầu tư vào lĩnh vực vệ sinh môi trường
đô thị, đặc biệt là xử lý nước thải ở các thành phố trung bình và lớn ngày càng tăng, chủ
yếu là vốn ODA. Tuy nhiên, chủ yếu là đầu tư xây dựng công trình xử lý và chưa chú trọng
phát triển hệ thống thu gom, do vậy hiệu quả vốn đầu tư chưa cao. Cần xây dựng một chiến
lược hoặc chương trình phù hợp để định hướng đầu tư, nhằm giải quyết các vấn đề môi
trường và sức khỏe cộng đồng cụ thể một cách hiệu quả và có kế hoạch đầu tư phù hợp.
14. Cam kết tài chính và thu hồi chi phí: Mặc dù thu hồi chi phí là yếu tố cần thiết để
đảm bảo tính bền vững tài chính cho công trình, Việt Nam chưa chú trọng thực hiện các
giải pháp nhằm thu hồi được chi phí. Đa số chính quyền địa phương hiện nay vẫn tiếp tục
trợ cấp các chi phí vận hành. Mặc dù Nghị định 88 quy định rõ nguyên tắc thu hồi chi phí,
chính quyền địa phương cần cam kết và thực hiện trong quá trình quản lý thực tế. Chi phí
vận hành và bảo dưỡng và khả năng thu hồi chi phí cũng còn phụ thuộc vào mức độ công
nghệ áp dụng.
15. Sự tham gia của khối tư nhân. Việt Nam chưa có các chính sách ưu đãi về tài
chính và hoạt động để khuyến khích khối tư nhân tham gia lĩnh vực thu gom và xử lý nước
thải. Biểu phí chưa phù hợp và hệ thống quy phạm pháp luật kém hiệu quả là những
6
Xem Bảng 1.1, Báo cáo chính.
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
6
nguyên nhân chính cản trở sự tham gia của khối tư nhân. Tới nay, Việt Nam mới thực hiện
được rất ít dự án thoát nước và xử lý nước thải có sự tham gia của khối tư nhân.7
16. Nhận thức cộng đồng và thay đổi hành vi. Hầu hết các công ty thoát nước chưa
quan tâm đến lợi ích mang lại từ hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng. Vốn đầu tư vào
lĩnh vực vệ sinh môi trường thường theo chỉ đạo từ trên xuống và được nhà nước hỗ trợ,
trong đó phần đóng góp của cộng đồng là rất nhỏ. Kết quả là cộng đồng không hiểu được
các lợi ích môi trường và sức khỏe cộng đồng của việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải. Do vậy, họ chưa nhiệt tình trả phí để góp phần thu hồi chi
phí và miễn cưỡng đấu nối công trình nhà mình vào hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải.
2. Những thông điệp chính và kiến nghị
Thông điệp cho các nhà quản lý cấp trung ương
17. Xây dựng Chiến lược quốc gia, áp dụng những nguyên tắc quản lý tổng hợp
tài nguyên nước. Cân nhắc xây dựng một Chiến lược quốc gia, áp dụng những nguyên tắc
quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý theo lưu vực sông trong vệ sinh môi trường
đô thị, để duy trì cam kết của Chính phủ về cải thiện điều kiện vệ sinh, cũng như đưa vệ
sinh đô thị vào chương trình nghị sự. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 và Luật Tài nguyên
nước 2012 là cơ sở để ban hành các quy định pháp luật, các cơ chế điều phối trong lĩnh vực
vệ sinh đô thị, huy động các nhà cung cấp dịch vụ và tập trung vào việc kiểm soát chất
lượng nước tại các lưu vực sông, cũng như tăng cường giám sát hoạt động ngành ở cấp
trung ương.Phương thức này cho phép lồng ghép các hợp phần cấp nước, vệ sinh môi
trường và vệ sinh cá nhân, cải thiện sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, khối tư
nhân và cộng đồng. Chiến lược quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh đô
thị cũng sẽ đảm bảo rằng các kết quả thu được từ những nỗ lực trên sẽ bền vững, đồng thời
làm cơ sở để xác định các thứ tự ưu tiên đầu tư, tăng cường năng lực về kỹ thuật và thể chế,
thiết lập cơ chế tài chính phù hợp để huy động và tập trung các nguồn lực nhằm đáp ứng
các ưu tiên đó.
18. Phát triển các chính sách và cơ chế phù hợp về tài chính cho lĩnh vực vệ sinh,
kể cả đầu tư và vận hành, bảo dưỡng. Các nguồn tài chính có thể bao gồm cả vốn nay,
viện trợ, trái phiếu chính phủ, các chính sách thuế và phí, các mô hình hợp tác công tư và
các nguồn tài chính sáng tạo khác, ví dụ như tính thuế tài sản vào thuế thu nhập cá nhân.
Tăng giá dịch vụ thoát nước là công cụ quan trọng để đảm bảo thu hồi được chi phí vận
hành – bảo dưỡng cũng như đảm bảo hệ thống hoạt động bền vững.
19. Xây dựng các chính sách về cải tổ doanh nghiệp trong lĩnh vực vệ sinh... Lĩnh
vực này sẽ hưởng lợi từ việc tạo môi trường thuận lợi để hình thành các tổ hợp hay doanh
nghiệp tư nhân, cung cấp các dịch vụ lồng ghép, bao gồm cả cấp nước, thoát nước, vệ sinh
7
Hiện nay chỉ các dự án xây dựng và chuyển giao ở Hà Nội và Đà Nẵng khuyến khích được sự tham gia của
khu vực tư nhân.
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
7
và quản lý phân bùn. Phương thức này đòi hỏi một cơ chế thuận lợi cho việc tự chủ của
doanh nghiệp, áp dụng phương thức quản lý theo kết quả dịch vụ vận hành và bảo dưỡng,
thay đổi cách tính giá dịch vụ để đảm bảo thu hồi chi phí, xây dựng mô hình quản lý mới,
kể cả phương án hình thành một đơn vị quản lý độc lập, và cung cấp các chương trình tăng
cường năng lực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
20. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích mô hình Đối tác công – tư
(PPP) và sự tham gia của khối tư nhân (PSP). Chính sách khuyến khích khối tư nhân
tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường bao gồm các hoạt động cải thiện môi trường kinh
doanh như tăng khả năng tiếp cận vốn vay và tăng phí thoát nước nhằm đảm bảo thu hồi
chi phí vận hành – bảo dưỡng. Kết hợp các dịch vụ cấp thoát nước và xử lý nước thải là
một biện pháp giúp lĩnh vực này hấp dẫn khối tư nhân hơn. Các nhà đầu tư tư nhân tham
gia phát triển địa ốc có thể đưa chi phí đầu tư cơ bản công trình thu gom và xử lý nước thải
vào giá thành bán cho khách hàng theo giá thị trường, nhờ đó giảm chi tiêu ngân sách nhà
nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân cần phát triển hạ tầng phù hợp với quy hoạch của
thành phố. Có một số mô hình khuyến khích khối tư nhân tham gia có thể áp dụng ở Việt
Nam. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đầu tư của khối tư nhân kết hợp với vốn đầu tư của nhà
nước cần đảm bảo có kết quả là xây dựng được hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
hoàn thiện bao gồm các công trình đấu nối, mạng lưới và công trình xử lý. Bên cạnh đó,
các công trình hạ tầng xây dựng bởi khối tư nhân phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô
thị. Khuyến khích khối tư nhân tham gia quản lý phân bùn cũng thực sự mang lại hiệu quả,
khi năng lực của các doanh nghiệp công ích hạn chế.
21. Quy định chất lượng nước thải sau xử lý một cách linh hoạt, tùy theo nguồn
tiếp nhận. Khi thiết kế công trình xử lý, cần xem xét khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp
nhận nước thải, cũng như chất lượng nước thải đầu vào. Các tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
hiện nay quy định nước thải phải được xử lý bậc cao để đảm bảo nồng độ a-mô-ni và tổng
ni-tơ thấp, do vậy loại trừ khả năng áp dụng các công nghệ chi phí thấp hơn như chuỗi hồ
sinh học hoặc bể lọc sinh học nhỏ giọt. Kết quả là chi phí vận hành – bảo dưỡng công trình
thường rất cao. Một số giải pháp thu gom và xử lý nước thải có chi phí hợp lý, có thể áp
dụng trong các hệ thống xử lý nước thải phân tán như hệ thống thoát nước giản lược, bể tự
hoại với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí, bãi lọc trồng cây, hay công trình vệ sinh
công cộng có thu hồi khí sinh học. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý này có thể chưa cho phép
đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn thải hiện hành. Cách tiếp cận phù hợp là, trong giai đoạn
đầu, nên áp dụng tiêu chuẩn xả thải có các yêu cầu về các thông số chất dinh dưỡng thấp,
hoặc không yêu cầu (nếu nguồn tiếp nhận nước không có yêu cầu khắt khe), sau đó sẽ áp
dụng từng bước các tiêu chuẩn cao hơn theo thời gian, theo sự phát triển của hệ thống thoát
nước đô thị cũng như mức độ huy động vốn đầu tư.
Thông điệp tới chính quyền và các đơn vị cung cấp dịch vụ ở địa phương
22. Lập quy hoạch vệ sinh môi trường cho toàn thành phố/ lưu vực sông. Phương
thức này cần tính đến đầy đủ các khía cạnh xã hội, kỹ thuật, thể chế và kinh tế có thể tác
động đến khả năng cung cấp được một dịch vụ bền vững tới tất cả các hoạt động của cộng
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
8
đồng đô thị. Quy hoạch vệ sinh môi trường cần đáp ứng đúng các như cầu của người sử
dụng, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý hệ thống hiệu quả, cho phép cân
nhắc áp dụng linh hoạt các giải pháp công nghệ khác nhau, tùy từng điều kiện cụ thể. Quy
hoạch vệ sinh môi trường và cung cấp dịch vụ cần phải xem xét các nhu cầu và phát triển
các dịch vụ về hạ tầng từ các khu dân cư hay cộng đồng, coi đây là cấp đầu tiên.
23. Hoàn thiện các quy định thể chế và pháp luật ở địa phương. Tổ chức thể chế ở
mỗi tỉnh/thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả chuẩn bị, thực hiện dự án và vận
hành công trình. Để cải thiện hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ, cần thay thế mối quan
hệ dựa vào cơ chế đặt hàng hàng năm giữa đơn vị cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý
nước thải với chính quyền đô thị hiện nay bằng hợp đồng quản lý vận hành hệ thống nước
thải. Cần thiết lập một cơ quan giám sát với thành viên là chính quyền tỉnh và đại diện
cộng đồng để phê duyệt đơn giá và biểu phí dịch vụ thoát nước. Cần có những quy định rõ
ràng về thiết kế, xây dựng bể tự hoại, yêu cầu hút bùn định kỳ và các hoạt động quản lý
phân bùn được kiểm soát trong các quy định về quan rlys hệ thống thoát nước do chính
quyền địa phương ban hành.
24. Lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý phân tán hay tập trung theo điều kiện của
địa phương. Không nên quan niệm hệ thống xử lý tập trung có thể giải quyết tất cả các
vấn đề VSMT ở Việt Nam. Nên cân nhắc áp dụng hệ thống xử lý phân tán tại các khu vực
mà mạng lưới tập trung không thể phục vụ hiệu quả về mặt kinh tế. Những hệ thống này
sau có thể dần được thay thế hay mở rộng quy mô thành các hệ thống thu gom và xử lý tập
trung khi mật độ dân cư tăng lên. Trong quá trình xây dựng chiến lược vệ sinh môi trường
toàn thành phố, khi mới bắt đầu lập quy hoạch cần xác định sẽ phát triển hệ thống tập trung
và hệ thống phân tán theo từng giai đoạn. Quyết định phân kỳ dự án và lựa chọn khu vực
ưu tiên đầu tư cần dựa trên cơ sở phân tích toàn diện, trong đó chú trọng yếu tố chi phí thấp
nhất và phù hợp khả năng chi trả.
25. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Để phát triển hiệu quả lĩnh vực vệ
sinh môi trường ở Việt Nam, cần quan tâm hơn nữa đến công tác lựa chọn công nghệ xử
lý. Công nghệ xử lý cần phù hợp với đặc tính nước thải đầu vào, các quá trình xử lý cần
thiết để đạt tiêu chuẩn xả thải, điều kiện cụ thể của khu vực xử lý và nguồn tiếp nhận nước.
Cần khuyến khích cán bộ chịu trách nhiệm tham gia vào quá trình lựa chọn công nghệ và
thiết kế, để đảm bảo các công nghệ được lựa chọn và công trình được thiết kế thành công,
mang lại lợi ích về mặt kinh tế - tài chính, với chi phí phù hợp với khả năng chi trả của địa
phương. Bể tự hoại sẽ còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng xử lý sơ bộ nước thải hộ gia
đình ở các khu đô thị hiện có với hệ thống thoát nước chung. Bể tự hoại và quản lý phân
bùn bể tự hoại cần phải được coi như một hợp phần không thể tách rời của hệ thống thoát
nước.
26. Đảm bảo thực hiện đấu nối hộ gia đình trong quá trình phát triển hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải. Đấu nối hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc
thực hiện thành công các dự án thoát nước và xử lý nước thải; công tác này phải được lồng
ghép vào trong quá trình lập kế hoạch và tài trợ chương trình. Cần cải thiện chất lượng và
gia tăng số lượng đấu nối hộ gia đình vào hệ thống cống, cho dù là hệ thống thoát nước
chung hay riêng để có thể sử dụng hiệu quả nhất hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải đô
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
9
thị. Để làm được điều đó, cần bắt đầu bằng cách quy định bắt buộc các hộ gia đình, cơ sở
kinh doanh và doanh nghiệp trong khu vực có mạng lưới thu gom nước thải phải thực hiện
đấu nối.
27. Lập lộ trình tăng doanh thu và tiến tới thu hồi chi phí. Chi phí quản lý và vận
hành – bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sẽ do người tiêu dùng chi trả thông
qua phí thoát nước. Chính quyền địa phương cần có quan điểm tích cực đối với việc tăng
phí thoát nước khi ban hành các quy định về nước thải nhằm đảm bảo thu hồi chi phí. Mức
thu hồi chi phí càng cao càng đáp ứng nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” và công
trình càng bền vững về mặt tài chính. Cơ quan vận hành cùng với chính quyền tỉnh cần có
động thái tích cực để tăng doanh thu trang trải chi phí vận hành. Để thực hiện được điều
đó, có thể tăng dần phí dịch vụ theo thời gian nhằm tránh gây căng thẳng kinh tế - xã hội
cho cộng đồng. Có thể hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo xây dựng công trình vệ sinh thông
qua hỗ trợ giảm phí hoặc các chương trình tài trợ vi mô như tín dụng vi mô và quỹ quay
vòng.
28. Nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan ở địa phương. Cần xây dựng
năng lực cho tất cả các cơ quan tham gia quản lý vệ sinh môi trường đô thị, từ trung ương
đến địa phương. Hoạt động này bao gồm việc nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp
dịch vụ và chủ sở hữu các công trình vệ sinh môi trường. Năng lực được cải thiện, hiệu quả
phối hợp được nâng cao sẽ giúp dự án thực hiện hiệu quả. Cùng với thiết kế các công trình
kỹ thuật, cần thực hiện “các biện pháp mềm” như xây dựng năng lực, sắp xếp thể chế và tài
chính. Chính quyền địa phương cần đảm bảo tất các bên liên quan, từ cán bộ lãnh đạo đến
công nhân viên trong công ty công ích và đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cao được nhận
thức chung về các vấn đề kỹ thuật, môi trường, quản lý, thể chế, xã hội và có kỹ năng cần
thiết để phát triển dự án và cung cấp dịch vụ thành công.
29. Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ vệ sinh môi trường. Cần
thực hiện Chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông thay đổi hành vi để nâng cao
nhận thức cộng đồng và để mọi người đánh giá được lợi ích vệ sinh môi trường tốt mang
lại. Cũng như chính quyền địa phương cần có “công cụ” để tính phí dịch vụ vệ sinh, người
sử dụng dịch vụ cũng cần nhận thức được lợi ích dịch vụ mang lại và sẵn sàng trả chi phí
dịch vụ. Các dự án thoát nước và xử lý nước thải cần thực hiện chương trình Thông tin –
Giáo dục – Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề vệ sinh nói
chung và nhận thức về các lợi ích mà hệ thống vệ sinh này mang lại. Nhờ đó người sử
dụng dịch vụ sẽ tích cực tham gia đấu nối đường ống vệ sinh trong nhà vào hệ thống thoát
nước công cộng, sẵn sàng chi trả phí dịch vụ; do đó tăng doanh thu từ phí và cải thiện được
hiệu quả thu hồi chi phí. Các chiến dịch truyền thông cũng có thể được sử dụng để tuyên
truyền về các quy định về quản lý nước thải, bao gồm cả các nội dung như thiết kế và xây
dựng bể tự hoại, hút bùn định kỳ, quản lý phân bùn có kiểm soát.
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt
10
BÁO CÁO CHÍNH
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
11
1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
ĐÔ THỊ
1.1 Bối cảnh và giới thiệu
1. Nghiên cứu ở Việt Nam là một phần của Nghiên cứu VSMT Đông Á. Đây là
một nghiên cứu khu vực, tập trung vào ba quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình
ở Đông Á là In-đô-nê-si-a, Việt Nam và Phi-líp-pin. Nghiên cứu này nhằm xây dựng một
khung chiến lược khu vực, hỗ trợ các quốc gia xây dựng và thực hiện các chương trình
VSMT đô thị cấp quốc gia ở khu vực Đông Á. Dự kiến khung chiến lược phát triển trong
dự án này sẽ là nguồn tham khảo cho các cấp lãnh đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả
hơn các chiến lược cải thiện VSMT đô thị. Khung chiến lược khu vực này cũng sẽ hỗ trợ
các trao đổi cấp quốc gia giữa các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ và đối tác ở ba
quốc gia này.
2. Các nghiên cứu quốc gia, được thực hiện ở ba nước, đóng góp cho việc biên soạn
báo cáo nghiên cứu khu vực.Nghiên cứu ở Việt Nam xem xét kỹ các hoạt động VSMT đô
thị, chú trọng vào các mối quan hệ tương tác và các vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh
như kinh tế chính trị, xã hội, chính sách, kỹ thuật, tài chính và thể chế khi mở rộng phạm vi
cung cấp dịch vụ VSMT cho người dân (bao gồm cả người nghèo) một cách phù hợp và
bền vững.
3. Để phục vụ cho nghiên cứu ở Việt Nam, hai chuyến công tác thực địa trong thời
gian từ 29/03/2012 đến 31/08/2012 đã được thực hiện. Báo cáo đã được nhóm chuyên gia
phản biện, các tổ chức tài chính quốc tế và phía đối tác Việt Nam góp ý trong thời gian
tháng 11 – 12/2012. Ngoài ra, một hội thảo tham vấn cũng đã được tổ chức ở Hà Nội vào
ngày 13/12/2012. Ý kiến góp ý của các chuyên gia phản biện và các đại biểu trong hội thảo
đã được tiếp thu vào báo cáo cuối cùng này.
1.2 Lịch sử phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam
4. Vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam thể hiện rõ nét ở hai nhóm: nhóm 1 – các
dự án VSMT đang triển khai ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh (trước là Sài
Gòn) và Đà Nẵng; nhóm 2 – các dự án VSMT thực hiện ở các đô thị cấp tỉnh. Trong từng
nhóm, điều kiện cụ thể của các dự án cũng khác nhau và ảnh hưởng đến việc ra quyết định
áp dụng chính sách VSMT.
5. Hệ thống thoát nước bề mặt được xây dựng ở hầu hết các đô thị với mục tiêu ban
đầu nhằm thu gom nước mưa và chống úng ngập. Về sau, do dân cư ngày càng đông, các
hộ gia đình này cần phải thoát nước thải của mình. Nhu cầu này được đáp ứng bới hệ thống
thoát nước mưa, và hệ thống này trở thành hệ thống thoát nước chung, thu gom cả nước
mưa và nước thải trong cùng một đường cống (Hình 1.1). Sau này, hệ thống thoát nước
riêng được xây dựng ở một số nơi ở Việt Nam, nhằm giảm thiểu lưu lượng nước thải thu
gom bằng cách loại bỏ nước mưa và nước chảy tràn bề mặt; tuy nhiên số lượng hệ thống
thoát nước riêng hiện còn rất hạn chế.
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
12
6. Trước năm 2000, hoạt động xử lý nước thải ở Việt Nam hầu như chỉ được thực
hiện trong các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại, công trình được người Pháp
mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19 trong thời kỳ thuộc địa. Sau đó, công trình này được sử
dụng rộng rãi và chính phủ giờ đây quy định tất cả các hộ gia đình phải xây dựng công
trình vệ sinh tại chỗ. Ở các đô thị lớn, ước tính trên 90% hộ gia đình có công trình vệ sinh
tại chỗ, thường là bể tự hoại (WHO – UNICEF, 2008; WB - Hydroconceil& PEM, 2008;
Nguyễn V. A. và cộng sự, 2011).
7. Khi mật độ dân số đô thị tăng, lượng nước thải phát sinh tác động đến nguồn tiếp
nhận nước và làm nảy sinh nhu cầu xử lý nước thải thu gom để xả thải an toàn hơn. Nhà
máy xử lý nước thải đầu tiên ở Việt Nam bắt đầu hoạt động khoảng năm 2000 và đến cuối
năm 2012, Việt Nam có tổng cộng 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung, khá ít so
với con số trên 87 triệu dân trên cả nước. Trong số đó, 12 nhà máy được xây dựng ở 3
thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 nhà máy còn lại nằm rải rác ở các đô thị
cấp tỉnh. Ngoài ra hiện nay cả nước có trên 30 dự án xử lý nước thải đô thị trong quá trình
thiết kế hoặc xây dựng. Qúa trình triển khai đến nay còn chậm do một số nguyên nhân như
chính quyền chưa nhiệt tình, chưa ra quyết định kịp thời khiến công tác thiết kế và thi công
bị chậm và các nguyên nhân khác như trình bày trong Nghiên cứu điển hình số 5, Phụ lục
C.
Hình 1.1 Hệ thống thoát nước phổ biến của các thành phố Việt Nam
(theo Nguyễn V. A., 2004)
Với nhiều dự án đang trong giai đoạn thiết kế hoặc thi công, lĩnh vực VSMT đô thị ở Việt
Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
13
nước thải. Phụ lục B trình bày tóm tắt các dự án VSMT đang trong giai đoạn thiết kế hoặc
thi công.
1.2.1 Phát triển VSMT ở các thành phố lớn
8. Do đặc điểm đặc thù, các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng được xem xét riêng. Tại các thành phố này, lý do phát triển hạ tầng thoát
nước và xử lý nước thải là để giải quyết các vấn đề VSMT đô thị quan trọng có liên quan
đến tình trạng mật độ dân cư đông và thiếu công trình tiêu thoát lượng nước thải phát sinh
ngày càng lớn.
9. Thành phố lớn đầu tiên ở Việt Nam phát triển hạ tầng nước thải là Hà Nội với
hai hệ thống thu gom và xử lý nước thải do JICA tài trợ phục vụ khu vực hồ Kim Liên và
Trúc Bạch đi vào hoạt động từ năm 2005. Hai trạm này có công suất nhỏ (Kim Liên có
công suất là 3.700 m3
/ngày và Trúc Bạch là 2.300 m3
/ngày) vì đây là dự án thí điểm để
chính quyền địa phương hiểu rõ hơn cách thức áp dụng VSMT đô thị ở các khu vực thành
phố lớn. Các trạm xử lý nước thải này giúp giảm ô nhiễm cho các mương, hồ trước đây
tiếp nhận nước thải và nước mưa chưa xử lý. Hai trạm đều áp dụng công nghệ bùn hoạt
tính (A2O). Mỗi dự án chỉ xử lý một phần nhỏ khu vực tiêu thoát của các hồ, mương nước.
10. Dự án khác do JICA tài trợ sau đó là nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng
Long được xây dựng để phục vụ khu vực dân cư có số dân dự kiến là 150.000 người. Mặc
dù nhà máy đã vận hành từ năm 2009, hệ thống cống thoát nước chung mà chính quyền địa
phương hứa xây dựng để phục vụ khu vực này vẫn chưa được thi công vì hợp phần này
không thuộc vốn tài trợ của JICA mà lấy vốn từ ngân sách địa phương. Do vậy, chính
quyền phải quyết định dẫn nước thải đã xử lý bậc một từ khu công nghiệp gần đó đến nhà
máy Bắc Thăng Long để tiếp tục xử lý; tuy nhiên lượng nước này chỉ đạt 17% tổng công
suất thiết kế là 42.000m3
/ngày. Tình trạng này cho thấy cần xây dựng đồng bộ công trình
thu gom và xử lý nước thải để tránh lãng phí vốn đầu tư.
11. Công trình hạ tầng VSMT mới xây của thành phố Hà Nội là nhà máy xử lý
nước thải Yên Sở có công suất 200.000 m3
/ngày áp dụng công nghệ xử lý bùn hoạt tính
phản ứng theo mẻ (SBR). Phạm vi phục vụ là tất cả các tuyến cống thoát nước dẫn đến
sông Kim Ngưu (125.000m3
/ngày) và sông Sét (75.000m3
/ngày), vì đây là nguồn cấp nước
thải chính cho nhà máy xử lý nước thải Yên Sở. Một lần nữa hệ thống thu gom nước thải
chính chưa được xây dựng, sông Kim Ngưu được sử dụng để dẫn cả nước mưa và nước
thải đến nhà máy. Thời gian lưu nước trên hệ thống cống và sông thoát nước dài khiến
nồng độ BOD trong nước thải giảm, gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của công trình xử lý.
Nồng độ BOD giảm cũng làm mất cân đối tỷ lệ Các-bon – Ni-tơ (C-N) trong nước thải thô,
khiến nhà máy gặp khó khăn trong việc đạt tiêu chuẩn xả thải đặc biệt với chỉ tiêu chất
dinh dưỡng (Ni-tơ).
12. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có ba dự án tiêu biểu về phát triển VSMT đô thị.
Đầu tiên là dự án do chính phủ Bỉ tài trợ ở Bình Hưng Hòa xử lý nước thải từ hệ thống
kênh thoát nước chung. Hệ thống hồ hiếu khí và chuỗi hồ được xây dựng trên diện tích khá
lớn (37ha), là công nghệ chi phí thấp, độc đáo giúp xử lý nước thải cho khu vực đô thị
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
14
đông dân này. Nhà máy tiếp nhận nước thải có nồng độ chất ô nhiễm không cao và xử lý
đạt tiêu chuẩn môi trường. Vận hành từ năm 2006, nhà máy Bình Hưng Hòa có công suất
thiết kế là 46.000m3
/ngày, nhưng hiện nay mới chỉ xử lý 30.000m3
/ngày.
13. Tiếp theo là dự án thành phố Hồ Chí Minh – giai đoạn 1 do JICA tài trợ, thoát
nước cho khu vực dân cư đông đúc ở quận 1 và quận 5 và dẫn về nhà máy xử lý nước thải
Bình Hưng. Dự án bắt đầu từ năm 2009 nhưng thời gian triển khai dự án bị kéo dài hơn dự
kiến do những vấn đề liên quan đến thi công tuyến cống bao đường kính lớn trên các
đường phố đông đúc. Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính
truyền thống (CAS) có công suất ban đầu là 141.000m3
/ngày, dự kiến sẽ nâng lên
512.000m3
/ngày song song với việc mở rộng hệ thống thu gom nước thải trong giai đoạn
2.8
14. Dự án thứ ba là hệ thống thoát nước chung kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang
triển khai với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Dự án này không bao gồm nhà máy xử
lý nước thải nhưng đã cải thiện đáng kể điều kiện môi trường ở khu vực. Khu vực dự án
trước đây từng là khu ổ chuột đông người sinh sống hình thành trên một kênh thoát nước ô
nhiễm trầm trọng do tiếp nhận tất cả lượng nước thải phát sinh trong khu vực. Dự án hoàn
tất vào năm 2011 cho thấy có thể cải thiện VSMT bằng cách xây dựng hệ thống cống bao
để phục hồi nguồn tiếp nhận nước. Trước khi triển khai dự án, khu vực này bị ô nhiễm
nghiêm trọng và có nhiều vấn đề xã hội. Hỗn hợp nước mưa và nước thải trước đây xả
thẳng xuống kênh khiến kênh bị ô nhiễm giờ được dẫn đến các giếng tách rồi chảy vào các
đường ống riêng. Trong giai đoạn 2, dự án sẽ xây dựng một nhà máy xử lý nước thải ở
quận 2 với công suất thiết kế là 480.000m3
/ngày, thay cho việc thoát nước trực tiếp vào
sông Sài Gòn như hiện nay. Cần lưu ý rằng hệ thống thoát nước riêng đã được đề xuất xây
dựng ở Quận 2.
15. Ở Đà Nẵng, thành phố sử dụng mạng lưới thoát nước chung để thu gom nước
thải cho 4 nhà máy xử lý áp dụng cùng một công nghệ là hồ yếm khí có phủ bạt kín. Ban
đầu các nhà máy này được thiết kế và thi công là các hồ yếm khí không phủ bạt. Tuy
nhiên, do nhà máy nằm gần khu vực dân cư cũng như các vấn đề về ô nhiễm mùi, tất cả
các hồ này đã được Ngân hàng Thế giới tài trợ (năm 2008) để phủ bạt kín. Với tổng công
suất thiết kế là 64.400m3
/ngày, bốn nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng phục vụ cho
378.000 người, tương đương 40% dân số thành phố. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đến đặc
điểm của hệ thống thoát nước chung là nồng độ chất hữu cơ (BOD) thấp, do đó việc xử lý
nước thải là không cần thiết vào mùa mưa; tình trạng này khiến các đơn vị vận hành không
sử dụng các trạm bơm có giếng tách nước mưa, và hỗn hợp nước thải và nước mưa được
xả thắng vào nguồn tiếp nhận, bao gồm cả bãi biển ở bán đảo Sơn Trà.
8
Nước thải loại B là nước thải xả vào nguồn nước không phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt.
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
15
1.2.2 Phát triển VSMT ở các đô thị cấp tỉnh
16. Nhóm thứ hai trong hệ thống VSMT là công trình nằm ở cấp tỉnh; các công
trình này áp dụng các phương pháp kỹ thuật khá đa dạng khi thu gom (thoát nước chung
hay riêng) và xử lý (từ chuỗi hồ sinh học đơn giản đến xử lý bằng bùn hoạt tính phức tạp).
17. Trong các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cấp tỉnh, công trình thoát nước
của hộ gia đình lâu nay đấu nối vào hệ thống thoát nước một cách tùy tiện, hầu hết là đấu
nối trực tiếp từ bể tự hoại gia đình. Đây là tình trạng xảy ra ở thành phố Bắc Giang và hai
khu vực thoát nước ở Quảng Ninh.
Tuy nhiên thành phố cao nguyên
như Đà Lạt và Buôn Ma Thuột
cũng như ở Phú Mỹ Hưng (gần
thành phố Hồ Chí Minh) lại sử
dụng hệ thống thoát nước riêng,
hoàn toàn không thu gom nước
mưa. Nước thải mà nhà máy xử lý
tiếp nhận từ hệ thống thoát nước
riêng có nồng độ các chất ô nhiễm
cao hơn nhiều so với từ hệ thống
thoát nước chung (vốn có nồng độ
các chất hữu cơ thấp hơn).
18. Công nghệ áp dụng ở 5
nhà máy xử lý nước thải cấp tỉnh
có trình độ kỹ thuật rất khác
nhau, từ rất đơn giản đến phức
tạp. Công trình VSMT đầu tiên hoạt động năm 2006 là ở Đà Lạt (công suất thiết kế là
7.000m3
/ngày) và Buôn Ma Thuột (công suất thiết kế là 8.125 m3
/ngày). Hai nhà máy do
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch tài trợ xây dựng này đều áp dụng các giải
pháp chi phí thấp để xử lý nước thải là bể lọc sinh học nhỏ giọt và chuỗi hồ sinh học. Sau
này, các nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy (2007, công nghệ bùn hoạt tính hoạt động theo
mẻ SBR), Hà Khánh (2009, SBR), Châu Đốc (2011, hồ hiếu khí), Bắc Giang (2012,
mương oxy hóa) áp dụng giải pháp công nghệ cao hơn.
19. Đặc điểm chung khi phát triển VSMT ở hầu hết các đô thị Việt Nam là phát triển
không có kế hoạch, tình trạng này gây ra nhiều khó khăn cho công tác phát triển hạ tầng.
Mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương đã cố gắng xây dựng chính sách phát triển
VSMT phù hợp, nhưng các mô hình quản lý truyền thống và những hạn chế về thể chế vẫn
còn tồn tại, cản trở sự phát triển và quản lý hiệu quả hạ tầng đô thị, bao gồm cả hạ tầng vệ
sinh.
Hình 1.3 dưới đây trình bày lịch sử phát triển lĩnh vực vệ sinh môi trường ở Việt Nam
Hình 1.2 Xây dựng trục tiêu thoát nước chính ở
thành phố Hà Nội
(Ảnh: Nguyễn V. A., 2005)
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
16
Hình 1.3 Qúa trình phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam
(Lưu ý: tỷ lệ xích thời gian trong hình trên chỉ mang tính tương đối)
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
17
1.2.3 Hệ thống xử lý phân tán và tại chỗ
20. Phương thức vệ sinh tại chỗ và vệ sinh phân tán đều đang được áp dụng ở Việt
Nam. Ở đô thị, công trình vệ sinh tại chỗ áp dụng trong các khách sạn lớn mới xây, các bệnh
viện và toà nhà văn phòng, xử lý nước thải đạt loại B trước khi xả vào mạng lưới thoát nước
công cộng. Tuy nhiên, các công trình vệ sinh tại chỗ ở bệnh viện thường sớm hư hỏng. Trong
khi đó, bể tự hoại vẫn là công trình vệ sinh tại chỗ được sử dụng phổ biến trong các toà nhà
cũ, chung cư và các trung tâm thương mại nhỏ.
21. Số lượng hệ thống thu gom và xử lý nước thải phân tán quy mô nhỏ phục vụ cộng
đồng nhỏ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Một số hệ thống xử lý nước thải
phân tán áp dụng công nghệ chi phí thấp như các hệ thống vệ sinh dựa vào cộng đồng ở thôn
Lai Xá, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hệ thống này sử dụng bể tự hoại với các
vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí BASTAF và bãi lọc ngập nước trồng cây dòng chảy
ngang. Hệ thống xử lý nước thải cho một nhóm hộ gia đình (30 hộ) ở xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm,
Hà Nội), ở thị trấn Chợ Mới và Chợ Rã (Bắc Kạn) cũng áp dụng công nghệ tương tự. Khác hệ
thống xử lý tập trung quy mô lớn, các bên tham gia đầu tư, quản lý hệ thống xử lý nước thải
phân tán là các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư địa phương và chính quyền địa
phương. Vận hành và bảo dưỡng bền vững là vấn đề chính của hệ thống xử lý nước thải phân
tán, do những hạn chế trong kỹ năng bảo trì và quản lý hệ thống.
22. Phân bùn từ bể tự hoại hiện là vấn đề đáng quan ngại. Mặc dù bể tự hoại là công
trình vệ sinh phổ biến nhất ở các đô thị, hiện Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hệ thống
quản lý phân bùn hiệu quả.
1.2.4 Xây dựng khung pháp lý về vệ sinh môi trường
23. Việt Nam đã cải thiện đáng kể khung chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, phát
triển hạ tầng đô thị và nông thôn và về quản lý VSMT/nước thải. Luật Bảo vệ môi trường đầu
tiên được ban hành năm 1995 và sửa đổi năm 2005. Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với
nước thải đô thị và công nghiệp áp dụng từ 2003. Các Nghị định quan trọng về cấp nước,
quản lý nước thải, quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp được ban hành năm 2007.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn III (NTP3) (2011
– 2015) chú trọng hoạt động cải thiện VSMT (xem Hình 1.4). Tiêu chuẩn xả thải cho nhiều
loại nước thải khác nhau đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa
để xây dựng khung chính sách pháp luật về quản lý nước thải sát với thực tế và hiệu quả hơn.
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
18
1.3 Đánh giá hoạt động quản lý nước thải
Hình 1.4 Hiện trạng quản lý nước thải đô thị Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2013)
1.3.1 Khía cạnh kỹ thuật
24. Các vấn đề kỹ thuật chính trong lĩnh vực VSMT được trình bày trong nội dung này, và
Hình 1.4 thể hiện các dòng thải chính ở đô thị Việt Nam. Mức độ xử lý nước thải và phân bùn
bể tự hoại còn thấp, và nhiệm vụ trung tâm nhằm cải thiện lĩnh vực VSMT sẽ là tăng việc thu
gom và xử lý nước thải và phân bùn bể tự hoại.
VSMT đô thị ở Việt Nam xuất phát từ xử lý tại chỗ trong mỗi hộ gia đình
25. Các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại vẫn là công trình xử lý nước thải
chính ở Việt Nam, ngay cả khi các hộ gia đình đã đấu nối vào hệ thống thoát nước công
cộng. Trừ trường hợp hệ thống thoát nước ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và các khu
vực đô thị mới, vì theo thiết kế, các hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước riêng sẽ
không có bể tự hoại.
26. Việc xem bể tự hoại như là một công trình xử lý nước thải sơ bộ cũng là một vấn đề,
do hầu hết các hộ gia đình quản lý bể tự hoại chưa tốt. Cần phải hút bùn thường xuyên nhưng
các hộ gia đình chỉ thực hiện khi bể bị tràn. Do vậy, nhiều bể tự hoại hoạt động trong tình
trạng bị quá tải, không xử lý hay xử lý kém hiệu quả nước thải trước khi xả vào hệ thống thoát
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
19
nước công cộng. Nước thải chưa xử lý tốt trong bể tự hoại khi xả vào hệ thống thoát nước
chung vốn đã xuống cấp có thể chứa các chất rắn và làm tắc nghẽn dòng chảy hoặc phát sinh
mùi.
Hệ thống thu gom nước thải ở Việt Nam
27. Đa phần các hộ gia đình thực hiện đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải (bao gồm
đấu nối trực tiếp từ bể tự hoại vào hệ thống thoát nước) để giải quyết nhu cầu thoát nước thải
phát sinh ra ngoài nhà. Tại hầu hết các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Hải Phòng và các thành phố cấp tỉnh khác, nền đất không thấm nước và các hộ gia đình không
thể áp dụng các giải pháp thoát nước tại chỗ được. Do vậy, họ không có cách nào khác ngoài
việc thoát nước ra chỗ khác, thường là vào đường cống trước nhà. Đấu nối hộ gia đình vào hệ
thống thoát nước thường không được thiết kế và thực hiện đúng kỹ thuật. Việc các hộ gia đình
tự đấu nối để thoát nước thải vào hệ thống cống công cộng xảy ra phổ biến ở Việt Nam, dẫn
đến tình trạng ô nhiễm mùi ở nhiều khu vực xung quanh nhà. Trong khi đó, tỷ lệ đấu nối hộ
gia đình vào hệ thống thoát nước công cộng ở các thị trấn nhỏ vùng sâu vùng xa, khu vực ven
đô và trong các đô thị miền Trung lại rất thấp do nền đất chủ yếu là cát cho phép nước thấm
nước tốt. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới ở Đà Nẵng năm 2012 cho thấy khu vực miền
Trung có tỷ lệ đấu nối vào hệ thống thoát nước dưới 10%, hầu hết các bể tự hoại đều có giếng
thấm để thoát nước (Khảo sát của Ngân hàng Thế giới, 2012).
Về mặt kỹ thuật, lĩnh vực VSMT đô thị đang hoạt động như thế nào?
28. Tỷ lệ sử dụng công trình vệ sinh cao nhưng chưa bảo vệ môi trường hiệu quả.
Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để cải thiện con số 10% lượng nước thải phát sinh ở các đô thị
được xử lý. Hiện nay, nhà nước chưa ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng VSMT, đặc biệt là hệ
thống thu gom và đấu nối hộ gia đình. Nguyên nhân chính là do chưa tiếp cận được vốn, cán
bộ lãnh đạo thiếu kiến thức kỹ thuật để có thể lựa chọn công nghệ phù hợp và năng lực quản
lý đô thị của chính quyền còn yếu.
Hiệu quả hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải đô thị tại Việt Nam.
29. Nước thải trong hệ thống thoát nước chung và riêng có đặc điểm khác nhau, xem
so sánh trong Hình 1.5 và Bảng 1.2. Chỉ có bốn trong số 17 nhà máy xử lý nước thải tập
trung tiếp nhận nước thải từ hệ thống thoát nước riêng, mười ba nhà máy xử lý nước thải còn
lại tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung. Nước thải đầu vào mà các nhà máy xử lý
tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung có nồng độ BOD trung bình giao động từ 31-135mg/l,
mức trung bình là 67,5mg/l9
trong khi nước thải đầu vào mà các nhà máy xử lý tiếp nhận từ
hệ thống thoát nước riêng (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt) có nồng độ BOD trong khoảng 336-
380 mg/l, trung bình là 358mg/l. Nồng độ các chất ô nhiễm khác cũng khác nhau giữa hai hệ
thống thoát nước này, xem Hình 1.5.
9
Gía trị thống kê trung bình năm của 13 nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát. Các nhà máy này không ghi chép
sự thay đổi trong nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
20
So sánh công suất vận hành thực tế với công suất thiết kế
Hình 1.5 So sánh công suất hoạt động thực tế và công suất thiết kế của 15 nhà máy xử lý nước
thải đã khảo sát
Chú thích: 1- Trạm Kim Liên; 2-Trạm Trúc Bạch; 3- Nhà máy Bắc Thăng Long Vân Trì; 4-Nhà máy
Yên Sở; 5- Nhà máy Bình Hưng; 6- Nhà máy Bình Hưng Hòa; 8- Nhà máy Sơn Trà; 9- Nhà máy Hòa
Cường; 10- Nhà máy Phú Lộc; 11- Nhà máy Ngũ Hành Sơn; 12- Nhà máy Bãi Cháy; 13- Nhà máy Hà
Khánh; 14- Nhà máy Đà Lạt ; 15- Nhà máy Buôn Ma Thuột
30. Công suất hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải đô thị giao động trong khoảng
18,4% đến 128% công suất thiết kế. Hình 1.5 so sánh công suất vận hành thực tế với công
suất thiết kế của 15 nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát (Xem Bảng 1.1). Một số nhà máy
như Kim Liên, Trúc Bạch (Hà Nội), Bình Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh), Sơn Trà (Đà
Nẵng), Bãi Cháy (Quảng Ninh) có công suất hoạt động cao hơn công suất thiết kế trong khi
các nhà máy còn lại đều hoạt động dưới công suất thiết kế. Nhà máy có công suất hoạt động
thấp nhất là Bắc Thăng Long (Hà Nội) với công suất chỉ đạt 18,4% do chưa thực hiện đấu nối
vào hệ thống thoát nước, nhà máy tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp gần đó chứ không
phải khu dân sinh dự kiến ban đầu. Đây là bằng chứng cho thấy hiệu quả đầu tư kém do
không thi công đồng bộ công trình xử lý nước thải và mạng lưới thu gom cũng như chưa thực
hiện chương trình khuyến khích thực hiện đấu nối hộ gia đình. Một nguyên nhân khác là trong
giai đoạn chuẩn bị dự án đã tính lưu lượng nước thải đầu vào quá cao.
31. Hầu hết các nhà máy xử lý nước thải đều xử lý đạt tiêu chuẩn, dù tiếp nhận nước
thải từ hệ thống thoát nước chung hay riêng. Công suất hoạt động và nồng độ chất ô nhiễm
trong nước thải đầu vào thấp hơn thiết kế giúp hầu hết các nhà máy xử lý nước thải tiếp nhận
nước từ hệ thống thoát nước chung dễ dàng xử lý đạt tiêu chuẩn, cho dù áp dụng công nghệ
xử lý nào. Nước thải sau xử lý của hai nhà máy tiếp nhận từ hệ thống thoát nước riêng (Buôn
Ma Thuột và Đà Lạt) đạt tiêu chuẩn xả thải loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT về nồng độ ô
xy sinh hóa (BOD), ô xy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng ni-tơ (TN),
nhưng chưa đạt chuẩn về nồng độ A-mô-ni; riêng nhà máy Đà Lạt còn chưa xử lý đạt chuẩn
thông số Phốt-pho.
Công suất thiết kế Công suất vận hành trung bình NMXLNT
Cô
ng
suấ
t,
m3
/ng
ày
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
21
32. Cần cân nhắc cẩn trọng các đặc điểm khác biệt của nước thải trong hai phương pháp
thu gom khi lập kế hoạch dự án xử lý nước thải và lựa chọn công nghệ xử lý. Hệ thống thoát
nước riêng có tỷ lệ đấu nối hộ gia đình trực tiếp vào cống thoát nước cao (không qua bể tự
hoại), do vậy nước thải đầu vào có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với nước thải chảy
trong hệ thống thoát nước chung (xem Hình 1.5). Tuy nhiên, hiện nay khi thiết kế công trình
xử lý và lựa chọn công nghệ chính quyền vẫn tính nồng độ chất ô nhiễm trong hai hệ thống
này như nhau.
Hình 1.6 So sánh nồng độ chất ô nhiễm của nước thải trong hệ thống thoát nước chung và
riêng
Chú thích: Các cột biểu thị giá trị trung bình, cao nhất và thấp nhất của thông số ô nhiễm trung bình
hàng năm của các nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát
QCVN40:2011/BTNMT, ClassB
QCVN40:2011/BTNMT, ClassB
QCVN40:2011/BTNMT, ClassB
QCVN40:2011/BTNMT, ClassB
QCVN40:2011/BTNMT, ClassB
QCVN40:2011/BTNMT, ClassB
(b) Nồng độ COD trong hệ thống thoát nước
chung và riêng
(a) Nồng độ BOD trong hệ thống thoát
nước chung và riêng
Đầ
u
vào
Đầ
u
vào
Đầ
u ra
Đầ
u ra
(d) Nồng độ NH4-N trong hệ thống thoát nước
chung và riêng
( c ) Nồng độ TSS trong hệ thống thoát nước
chung và riêng
Đầ
u
vào
Đầ
u
vào Đầ
u ra
Đầ
u ra
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
22
Bảng 1.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả xử lý của 15 nhà máy XLNT10
đô thị đang hoạt động ở Việt Nam11
ST
T
Nhà máy xử lý
nước thải
Thành phố
Quá trình xử lý Hệ thống
thoát
nước
BOD
(mg/L)
COD (mg/L) TSS (mg/L)
NH4-N
(mgN/L)
T-N (mg/L) T-P (mg/L)
Coliform
(MPN/
100ml)
Tiêu chuẩn áp dụng
Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Ra
1 Kim Liên
Hà Nội
A2O Chung 115 9 145 18 85 5 18 - 40 17 6.5 1.7 0 TCVN5945-2005, B
2 Trúc Bạch A2O Chung 135 8 155 15 85 5 - - 34 16 6.5 1 0 TCVN5945-2005, B
3
Bắc Thăng
Long
A2O Chung 85 12 135 16 65 8 - - 38 12 5.4 0.85 100 QCVN40-2011, A
4 Yên Sở Bể SH theo mẻ Chung 45 6 132 24 51 10 28 0.5 34 8 7.2 6.5 - QCVN40-2011, B
5 Bình Hưng Tp. Hồ Chí
Minh
Hồ sinh học Chung 42 3 135 30 103 7 - - 11 7 175 QCVN14-2008, B
6 Bình Hưng Hòa BHT truyền thống Chung 78 10 203 50 49 18 17.9 3.3 - - - QCVN14-2008, B
7 Sơn Trà
Đà Nẵng
Hồ yếm khí Chung 37 25 67 49 38 19 - - 18 14 1.7 1.4 -
QCVN40-2011, B
8 Hòa Cường Hồ yếm khí Chung 63 31 115 60 59 23 - - 23.6 18.6 1.9 1.5 -
9 Phú Lộc Hồ yếm khí Chung 96 37 169 73 71 23 - - 28.3 21.4 2.2 1.8 -
10 Ngũ Hành Sơn Hồ yếm khí Chung 31 22 60 44 27 16 - - 15.6 12.9 1.4 1.1 -
11 Bãi Cháy
Quảng Ninh
Bể SH theo mẻ Chung 36 20 80 32 196 11 1.3 0.79 - - - - 13
12 Hà Khánh Bể SH theo mẻ Chung 45 23 68 68 41 35 1.1 1 - - - - 43
13 Đà Lạt Đà Lạt
Bể lắng hai vỏ +
Lọc nhỏ giọt
Riêng 380 14 604 65 792 82 68 25.6 95 30 19.7 9 - QCVN24-2009, B
14 Buôn Ma Thuột BMT Hồ sinh học Riêng 336 45 564 98 286 76 36.4 32 93.7 23 11.2 4.3 15000 QCVN24-2009, B
15 Bắc Giang Bắc Giang Kênh oxy hóa Chung 90 - 120 25 - - - - - - - - - QCVN14-2008, B
QCVN40:2011/BTNMT, cột A 30 75 50 5 20 4 3000
CVN40:2011/BTNMT, cột B 50 150 100 10 40 6 5000
10
Báo cáo này chưa có thông tin về hai nhà máy XLNT Cảnh Đới và Nam Viên tại KĐT Phú Mỹ Hưng
11
Cập nhật thông tin mới nhất: Tính đến thời điểm hiện tại có thêm một số nhà máy xử lý nước thải mới đi vào hoạt động như nhà máy XLNT Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
(công suất thiết kế 5.000m3
/ngày, bắt đầu hoạt động năm 2012), nhà máy XLNT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Công suất thiết kế 25.000m3
/ngày, bắt đầu hoạt động năm
2012), nhà máy XLNT Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (công suất thiết kế 17.500m3
/ngày, bắt đầu hoạt động năm 2013), nhà máy XLNT Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Công
suất thiết kế 17.650m3
/ngày, bắt đầu hoạt động năm 2013), nhà máy XLNT Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Công suất thiết kế 13.000m3
/ngày, bắt đầu hoạt động năm 2013)
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
23
So sánh các công nghệ xử lý nước thải
33. Các công nghệ xử lý nước thải sử dụng trong 17 nhà máy xử lý nước thải rất
khác nhau. Tám trong số mười ba nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung
áp dụng công nghệ bùn hoạt tính, sử dụng phương pháp bùn hoạt tính truyền thống (CAS),
Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O), bể phản ứng sinh học hoạt động theo mẻ (SBR)
hay mương oxi hóa (OD). Các phương pháp này đảm bảo xử lý nước thải đạt chất lượng
cao và thường được thiết kế để xử lý nước thải đầu vào có nồng độ BOD cao hơn nhiều so
với nồng độ thực tế nhà máy đang tiếp nhận. Vì vậy, tám nhà máy xử lý nước thải có khả
năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải hiện hành. Nồng độ BOD trung bình trong nước
thải sau xử lý của tám nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung giao động từ
3-23 mg/l, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 50mg/l cho loại “B”. Với nồng độ chất ô
nhiễm thấp như vậy, thực ra có thể xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra bằng cách phân kỳ
xây dựng nhà máy xử lý hoặc lựa chọn công nghệ xử lý thấp hơn, nhờ đó có thể tiết kiệm
chi phí đầu tư cơ bản.
34. Hai nhà máy xử lý nước thải ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuột tiếp nhận nước từ hệ
thống thoát nước riêng có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn và áp dụng công nghệ xử lý ít
phức tạp hơn. Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt sử dụng bể lắng hai vỏ xử lý cấp một/cấp
hai đi kèm với hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, trong khi nhà máy xử lý nước thải Buôn Ma
Thuột sử dụng hệ thống chuỗi hồ sinh học, bao gồm hồ yếm khí, hồ tùy tiện, và hồ hoàn
thiện. Mặc dù các nhà máy xử lý nước thải này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn thải về
nồng độ BOD, COD, tổng chất rắn lơ lửng, Tổng ni-tơ nhưng hiệu quả xử lý A-mô-ni của
mỗi nhà máy này còn hạn chế, như đề cập trong Bảng 1.2.
35. Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt là trường hợp đặc biệt vì nhà máy này tiếp nhận
nước thải đầu vào có nồng độ A-mô-ni trung bình là 67mg/l, so với mức A-mô-ni trong
nước thải đầu vào ở Buôn Mê Thuột là 36 mg/l. Nồng độ A-mô-ni trong nước thải đầu vào
của nhà máy Đà Lạt cao, có thể do nguyên nhân nhà máy này tiếp nhận trực tiếp nước thải
chưa qua xử lý từ các lò mổ xả vào hệ thống thoát nước riêng cũng như ba xe bùn mỗi
ngày từ các đơn vị thông hút bể tự hoại. Tuy nhiên, hệ thống xử lý bằng bể lọc hai vỏ
(Imhoff) và bể lọc sinh học nhỏ giọt ở Đà Lạt nhìn chung không thể xử lý để đạt yêu cầu
xả thải theo A-mô-ni do nồng độ A-mô-ni trong nước thải đầu vào rất cao. Tương tự, nhà
máy xử lý nước thải Buôn Ma Thuột tiếp nhận nước thải đầu vào từ hệ thống thoát nước
riêng có nồng độ A-mô-ni cao, hệ thống hồ ổn định sinh học không đảm bảo đạt hiệu quả
quá trình nitrat hóa để loại bỏ A-mô-ni theo yêu cầu. Nhà máy Đà Lạt có thể khắc phục
hạn chế của mình bằng cách quy định bắt buộc các đơn vị thoát nước xử lý sơ bộ trước khi
xả vào cống. Chính quyền cần nâng cấp nhà máy Buôn Ma Thuột để có thể xử lý đạt chuẩn
về nồng độ A-mô-ni-a, mặc dù nước thải sau xử lý có thể không cần phải đạt tiêu chuẩn
cao như hiện nay do được sử dụng để tưới cà phê.
36. Trong giai đoạn thiết kế và nghiên cứu khả thi dự án VSMT, sự khác nhau về điều
kiện kinh tế-xã hội, địa hình giữa các địa phương thường không được xem xét thỏa đáng
trong khi các yếu tố này có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định. Một trong những nguyên
nhân của tình trạng này là do các địa phương chưa lập quy hoạch VSMT toàn diện phù hợp
với quy hoạch phát triển đô thị. Một ví dụ tiêu biểu là việc lựa chọn sử dụng hệ thống thoát
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
24
nước chung hay riêng ở Việt Nam. Kết quả lựa chọn này sẽ tác động đến toàn bộ các yếu
tố khác trong quá trình triển khai dự án. Trong giai đoạn lập kế hoạch dự án thường chưa
lựa chọn được công nghệ xử lý phù hợp do địa phương không dành đủ đất để áp dụng các
giải pháp công nghệ thấp hoặc do địa phương nghiêng về lựa chọn áp dụng các giải pháp
thông dụng hoặc đơn giản là làm theo những gì mà các nhà máy khác đã làm. Hơn nữa, hệ
thống xử lý và thu gom nước thải chưa hoàn hiện cũng không giúp cải thiện hiệu quả môi
trường. Điều này thể hiện rõ ở các nhà máy Bắc Giang, Bãi Cháy, Hà Khánh và một số nhà
máy mới xây dựng, toàn bộ các nhà máy đều áp dụng công nghệ bùn hoạt tính để xử lý
nước thải đầu vào có nồng độ chất ô nhiễm rất thấp do tiếp nhận từ hệ thống thoát nước
chung chưa xây dựng hoàn thiện. Nhà máy Bắc Thăng Long đã vận hành vài năm nhưng
khu vực này thậm chí chưa phát triển đô thị và chưa xây dựng mạng lưới thu gom nước
thải. Ở Đà Nẵng, bốn nhà máy xử lý nước thải ban đầu là các hồ kỵ khí lộ thiên, giải pháp
này không phù hợp vì các nhà máy này nằm trong khu dân cư với khoảng cách cách ly an
toàn rất hạn chế. Sau này, các nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng phải phủ bạt kín trước
phản ứng của cộng đồng về tình trạng ô nhiễm mùi, biện pháp này giờ đây lại gây khó
khăn cho hoạt động của các công trình, vì bạt phủ che mất cửa bảo dưỡng và thông hút bùn
của công trình.
37. Trong quá trình triển khai các dự án VSMT đô thị thường bỏ qua hợp phần đấu nối
hộ gia đình vào mạng lưới thoát nước. Đấu nối hộ gia đình, ngay cả trong mạng lưới thoát
nước chung, cũng giúp tăng nồng độ chất hữu cơ trong nước thải đầu vào. Tuy nhiên, ở Đà
Nẵng thì ngược lại, nền đất cát thấm nước tốt cho phép các hộ gia đình cho nước thấm tại
chỗ sau khi xử lý trong bể tự hoại. Do vậy, nồng độ chất hữu cơ đo được trong nước thải
đầu vào của các nhà máy xử lý ở Đà Nẵng khá thấp, do rất ít chất hữu cơ chảy vào hệ
thống thu gom.
Xử lý bùn của hệ thống thoát nước
38. Hiện nay cách xử lý bùn phát sinh từ mạng lưới thoát nước và trạm XLNT phổ biến
nhất là chôn lấp. Hệ thống thoát nước chung chứa bùn với thành phần phức tạp và hàm
lượng chất vô cơ cao, không phù hợp để thu hồi các chất có ích. Nhiều thành phố đang gặp
khó khăn trong việc bố trí diện tích chôn lấp bùn thải nhà máy xử lý nước thải. Một nhà
máy ở Đà Lạt đang thử sản xuất phân vi sinh sau khi làm khô và ổn định bùn trong các sân
phơi bùn, trong khi nhu cầu sử dụng phân vi sinh của các trang trại trồng hoa và rau màu
trong thành phố khá lớn. Nhà máy Bình Hưng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng sản xuất
phân vi sinh sau khi làm khô bùn cơ học. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ phân vi sinh trong
trường hợp này lại thiếu, và nhà máy hiện đang phải đối mặt với tình trạng các công trình
xử lý phát sinh mùi hôi nghiêm trọng.
39. Thu hồi tài nguyên từ bùn chưa phải là vấn đề quan tâm của các dự án thoát
nước và xử lý nước thải. Đây là nội dung sẽ được xem xét trong những năm tới khi các
mô hình quản lý, nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn và các biện pháp kiểm soát được phát
triển đồng bộ với các công nghệ xử lý phù hợp. Hiện nay mới chỉ có nhà máy Yên Sở với
công suất 200.000 m3
/ngày được thiết kế áp dụng công nghệ phân hủy kỵ khí để ổn định
bùn. Khí biogas sẽ được thu hồi và đốt. Tuy nhiên, cho tới nay nhà máy chưa tạo ra bùn và
Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính
25
khí biogas do chưa vận hành hết công suất và do nước thải đầu vào có nồng độ chất ô
nhiễm thấp, do đó không đủ lượng carbon cần thiết.
Quản lý phân bùn
40. Hiện nay chưa thành phố nào ở Việt Nam xây dựng được chiến lược quản lý
phân bùn và đưa ra công nghệ xử lý rõ ràng. Cách xử lý phân bùn phổ biến nhất của các
đơn vị thông hút tư nhân và nhà nước là chôn trong bãi chôn lấp. Nhiều đơn vị tư nhân vẫn
đổ trộm bùn thải nhà vệ sinh vào các đường cống, ống thoát nước, hồ chứa hoặc bãi đất
trống. Ở một vài thành phố đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải như Buôn Ma Thuột và
Đà Lạt, chất thải nhà vệ sinh được vận chuyển tới bể tiếp nhận nước thải đầu vào của nhà
máy và được phối hợp xử lý cùng với nước thải. Phương án này không ảnh hưởng tới hoạt
động của nhà máy về thủy lực và nồng độ chất hữu cơ. Tuy nhiên, nồng độ A-mô-ni cao
(500-1000mg/l) và tỷ lệ mầm bệnh ký sinh trùng cao trong chất thải nhà vệ sinh có thể gây
mất cân bằng chỉ số C:N trong quá trình xử lý sinh học cũng như khiến chất lượng nước
thải đầu ra không an toàn. Các nhà máy xử lý nước thải khác lựa chọn phối trộn bùn thải bể
tự hoại với bùn cống thoát nước trên sân phơi sau khi khử trùng bằng vôi (nhà máy Bãi
Cháy, Hạ Long). Tuy nhiên, trên thực tế, theo quan sát của Đoàn đánh giá khi đến khảo sát,
các nhà máy trước đây có phun vôi bột nhưng hiện nay không thực hiện hoạt động này
nữa. Hoạt động quản lý phân bùn không hiệu quả khiến bùn thải nhà vệ sinh chưa được xử
lý hợp vệ sinh.
Hình 1.7 Sân phơi bùn ở Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt
(Ảnh: Nguyễn V. A., 2012)
41. Nhận thức được chất thải nhà vệ sinh có giá trị hữu cơ và dưỡng chất cao, một vài
đơn vị thông hút bể tự hoại đã cung cấp chất thải nhà vệ sinh cho nông dân để sử dụng trực
tiếp hoặc gián tiếp trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Một vài doanh nghiệp tư
nhân đã phối trộn chất thải nhà vệ sinh với chất thải nông nghiệp và chất thải hữu cơ để tạo
ra phân bón hữu cơ. Tuy vậy, Việt Nam chưa xây dựng chiến lược kiểm soát chất lượng
hoạt động tái sử dụng an toàn các sản phẩm vi sinh có nguồn gốc từ chất thải nhà vệ sinh,
ngoại trừ Quyết định số 04/2007/-QĐ của Bộ NN&PTNT cấm sử dụng phân bón làm từ
chất thải con người và động vật cho rau.
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"

More Related Content

What's hot

Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tuấn Nguyễn
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự án
foreman
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngPowerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Nhung Lê
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongnhóc Ngố
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đất
Nhung Lê
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
kuuxinh
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
YenPhuong16
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
Long Hoang Van
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
Cau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiemCau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiem
tuyencongchuc
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtsamesb
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự án
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngPowerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truong
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đất
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Cau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiemCau hoi trac_nghiem
Cau hoi trac_nghiem
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đất
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị mới phú điền, HAY
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 

Similar to Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"

Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpCẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Lâm Nguyễn Hoàng
 
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpCẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
PhanVuBao
 
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thứcĐề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếLuận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Ngoclt1003
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
nataliej4
 
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
nataliej4
 
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệpQuản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...
Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...
Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...
jackjohn45
 
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Du lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong senDu lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong sen
0987500412
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vnDmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
tienquangdn
 
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà ĐôngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đ
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đ
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAYLuận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013" (20)

Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công NghiệpCẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
Cẩm nang Quan Trắc Nước Thải Công Nghiệp
 
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệpCẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp
 
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thứcĐề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tếLuận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
 
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
 
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệpQuản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
 
Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...
Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...
Tài liệu hướng dẫn lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững ng...
 
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Du lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong senDu lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong sen
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
 
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vnDmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
 
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà ĐôngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đ
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đ
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP Hạ Long, 9đ
 
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong hội nhập - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAYLuận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
Luận văn: Đề xuất mô hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (12)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"

  • 1. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VIỆT NAM Báo cáo chính
  • 2. ii
  • 3. iii ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VIỆT NAM Báo cáo chính 12/2013
  • 4. iv
  • 5. v LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam do Nhóm công tác của Ngân hàng Thế giới thực hiện. Các thành viên của Nhóm công tác gồm ông Lê Duy Hưng (Chuyên gia cao cấp về đô thị, EASVS, Trưởng nhóm), ông Alan Coulthart (Kỹ sư trưởng về đô thị, EASIN, đồng Trưởng đoàn từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012), ông Sudipto Sarkar (Trưởng ban, EASWE, đồng Trưởng đoàn từ tháng 07/2012 đến nay), ông James Corning (Tư vấn quốc tế chính từ tháng 03/2012 đến tháng 03/2013), ông Nguyễn Việt Anh (Phó giáo sư, Tiến sỹ, Chuyên gia về Quản lý nước thải), bà Trần Việt Nga (Tiến sỹ, trợ lý) và ông Ross Kearton (Biên tập viên). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình của bà Victoria Kwakwa (Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam), bà Jennifer Sara (Quản lý ngành, EASVS), ông Charles Feinstein (Quản lý ngành, EASWE), ông Parameswaran Iyer (Chuyên gia chính về Nước và Vệ sinh), ông Victor Vazquez Alvarez (Chuyên gia Nước và Vệ sinh) cũng như của các chuyên gia khác của Ngân hàng Thế giới. Chúng tôi rất cảm ơn những góp ý xây dựng quý báu của các thành viên phản biện là ông Manuel Marino (Chuyên gia chính về Nước và Vệ sinh, ESCUW) và bà Claire Kfouri (Chuyên gia cap cấp về Nước và Vệ sinh, MNSWA). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên Ban cố vấn đã hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị và hoàn thiện báo cáo:Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Tiến (Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng), ông Trần Quang Hưng (Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam), Phó giáo sư, Tiến sỹ Ứng Quốc Dũng (Phó chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam), Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng), ông Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), Tiến sỹ Dương Đức Ưng (nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và bà Nguyễn Hồng Yến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính). Nhóm công tác cũng xin cảm ơn các cán bộ của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các tỉnh/thành phố, các cơ quan, doanh nghiệp quản lý, vận hành các công trình thoát nước, xử lý nước thải cũng như các đồng nghiệp từ các tổ chức tài trợ có liên quan như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đã hỗ trợ và hợp tác với chúng tôi trong quá trình chuẩn bị báo cáo này. Danh sách các cá nhân, tổ chức tham vấn được trình bày trong Phụ lục C. Nghiên cứu đánh giá quản lý nước thải đô thị Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) tài trợ. Quan điểm nêu trong báo cáo này là của các tác giả, không thể hiện quan điểm của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID). Nghiên cứu này là sản phẩm của cán bộ Ngân hàng Thế giới. Các phát hiện, phân tích và kết luận của báo cáo này không nhất thiết thể hiện quan điểm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thế giới hay chính phủ của nước được nghiên cứu.
  • 6. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................................ix DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................................xi BÁO CÁO TÓM TẮT..............................................................................................................1 Giới thiệu...................................................................................................................................2 1. Hiện trạng hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam..................................................2 2. Những thông điệp chính và kiến nghị ..........................................................................6 BÁO CÁO CHÍNH.................................................................................................................10 1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ..........11 1.1 Bối cảnh và giới thiệu ....................................................................................................11 1.2 Lịch sử phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam .................................................................11 1.2.1 Phát triển VSMT ở các thành phố lớn................................................................13 1.2.2 Phát triển VSMT ở các đô thị cấp tỉnh ...............................................................15 1.2.3 Hệ thống xử lý phân tán và tại chỗ.....................................................................17 1.2.4 Xây dựng khung pháp lý về vệ sinh môi trường ................................................17 1.3 Đánh giá hoạt động quản lý nước thải ...........................................................................18 1.3.1 Khía cạnh kỹ thuật..............................................................................................18 1.3.2 Chính sách ..........................................................................................................26 1.3.3 Thể chế ...............................................................................................................30 1.3.4 Xã hội .................................................................................................................33 1.3.5 Tài chính.............................................................................................................34 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG...........................44 2.1 Động lực và hạn chế.......................................................................................................44 2.1.1 Các yếu tố thúc đẩy phát triển VSMT đô thị......................................................44 2.1.2 Nhân tố khuyến khích cải thiện chất lượng dịch vụ VSMT đô thị.....................46 2.1.3 Các nhân tố cản trở phát triển VSMT đô thị ......................................................47 2.1.4 Nhân tố cản trở hoạt động cải thiện dịch vụ VSMT đô thị.................................49 2.2 Các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển VSMT............................................................49 2.2.1 Công nghệ xử lý nước thải .................................................................................50 2.2.2 So sánh hệ thống thoát nước chung và riêng......................................................52
  • 7. vii 2.2.3 Đấu nối hộ gia đình ............................................................................................56 2.2.4 Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý...........................................................................57 2.2.5 Thu hồi chi phí....................................................................................................58 2.2.6 Quản lý bùn thải nhà vệ sinh ..............................................................................61 2.2.7 Hệ thống xử lý tập trung và hệ thống xử lý phân tán .........................................62 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................63 3.1 Ý chí chính trị, cải cách thể chế và cải thiện khung chính sách pháp luật.....................63 3.2 Quản lý tổng hợp, đầu tư ưu tiên và lập kế hoạch thực hiện dự án................................64 3.3 Hệ thống quản lý nước thải: xử lý tập trung/phân tán, hệ thống thoát nước chung/riêng. Vai trò của đấu nối hộ gia đình ......................................................................................66 3.4 Công nghệ xử lý nước thải và tiêu chuẩn xả thải...........................................................69 3.5 Cơ chế tài trợ cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải và thu hồi chi phí...............71 3.6 Tích cực, sáng tạo và đổi mới để mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải...........................................................................................................73 3.7 Quản lý phân bùn ở khu vực đô thị là một nội dung quan trọng của công tác lập kế hoạch phát triển VSMT..................................................................................................74 PHỤ LỤC ................................................................................................................................79 PHỤ LỤC A - CÁC CHỈ SỐ CHÍNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.......................................................................................................80 PHỤ LỤC B - DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI (NMXLNT) .........83 PHỤ LỤC C - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH ........................................................................90 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 1: CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI, TIÊU CHUẨN THẢI VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ..............................................................................90 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 2: PHÍ NƯỚC THẢI VÀ THU HỒI CHI PHÍ.................103 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 3: ĐẤU NỐI HỘ GIA ĐÌNH..............................................109 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 4: QUẢN LÝ PHÂN BÙN VÀ BỂ TỰ HOẠI ..................119 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 5: LẬP KẾ HOẠCH, THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC THẢI..............................................................................137 PHỤ LỤC D - DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM VẤN ....................................................147 PHỤ LỤC E - ALBUM ẢNH ..............................................................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................160
  • 8. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả xử lý của 15 NMXLNTđô thị đang hoạt động ở Việt Nam ..................................................................................................................................... 22 Bảng 1.2 Những thay đổi về các tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp .............................. 29 Bảng 1.3 Hỗ trợ tài chính nước ngoài cho phát triển đô thị, nước và VSMT (1993–nay).. 34 Bảng 1.4 Phí nước thải áp dụng ở các thành phố và thị xã Việt Nam (dữ liệu năm 2012). 37 Bảng 1.5 So sánh chi phí vận hành và bảo dưỡng của các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động ............................................................................................................................. 39 Bảng 2.1 So sánh hệ thống thoát nước chung và riêng ở các đô thị Việt Nam ................... 52 Bảng 2.2 So sánh đặc điểm của hệ thống thoát nước chung và riêng ................................. 56 Bảng 3.1 Kiến nghị các hoạt động cần thực hiện để cải thiện công tác quản lý và phát triển bền vững lĩnh vực VSMT đô thị.......................................................................................... 76
  • 9. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.2 Xây dựng trục tiêu thoát nước chính ở thành phố Hà Nội.................................... 15 Hình 1.3 Qúa trình phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam..................................................... 16 Hình 1.4 Hiện trạng quản lý nước thải đô thị Việt Nam ..................................................... 18 Hình 1.5 So sánh công suất hoạt động thực tế và công suất thiết kế của 15 nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát ........................................................................................................... 20 Hình 1.6 So sánh nồng độ chất ô nhiễm của nước thải trong hệ thống thoát nước chung và riêng..................................................................................................................................... 21 Hình 1.7 Sân phơi bùn ở Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt................................................. 25 Hình 1.8 Một Hội thảo về sửa đổi Nghị định 88 về thoát nước do Bộ Xây dựng tổ chức.. 28 Hình 1.9 Sơ đồ quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải đô thị Việt Nam ........ 30 Hình 1.10 Nạo vét mương thoát nước ................................................................................ 31 Hình 1.11 Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè sau khi cải tạo ....................................................... 33 Hình 1.12 Nguồn ngân sách cho hoạt động xây dựng , vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước đô thị ở Việt Nam. ............................................................................................. 35 Hình 1.13 Tỷ lệ vốn đầu tư vào các công trình vệ sinh đô thị............................................. 36 Hình 1.14 So sánh chi phí đầu tư cơ bản (CAPEX, USD/đơn vị dân cư) của các nhà máy xử lý nước thải áp dụng các nhóm công nghệ xử lý khác nhau .......................................... 40 Hình 1.15 So sánh chi phí vận hành, bảo dưỡng (OPEX, USD/ đơn vị dân cư/năm) cho các nhà máy xử lý nước thải áp dụng các nhóm công nghệ xử lý khác nhau............................ 41 Hình 1.16 So sánh chi phí vận hành bảo dưỡng (OPEX, USD/m3 nước thải xử lý) của các nhà máy xử lý nước thải áp dụng nhóm công nghệ xử lý khác nhau.. ................................ 41 Hình 1.17 So sánh chi phí vận hành, bảo dưỡng (OPEX, VNĐ/ m3 nước thải được xử lý) của các nhà máy xử lý nước thải áp dụng nhóm công nghệ xử lý khác nhau và theo biểu phí nước thải khác nhau....................................................................................................... 42 Hình 2.1 So sánh tỷ lệ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị với mức GDP/đầu người của thành phố....................................................................................................................... 45 Hình 2.2 Ngập lụt tại Hà Nội tháng 11/2008 ...................................................................... 48 Hình 2.3 Trạm xử lý nước thải Bắc Giang .......................................................................... 50 Hình 2.4 Giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong tiêu chuẩn nước thải, Việt Nam 1995 – 2011 ..................................................................................................................................... 58 Hình 2.5 Giá nước sạch và nước thải năm 2012 của một số thành phố .............................. 59 Hình 2.6 So sánh mức giá nước sạch và nước thải trung bình của một số nước................. 59 Hình 3.1 Hệ thống xử lý nước thải quy mô phân tán cho tòa nhà chung cư, văn phòng ... 67
  • 10. x Hình 3.2 Đấu nối hộ gia đình với hệ thống thoát nước riêng bên ngoài ........................... 68 Hình 3.3 Xả tràn từ giếng tách nước mưa ra bờ biền Đà nẵng .......................................... 70 Hình 3.4 Trạm xử lý nước thải ứng dụng công nghệ bùn hoạt tính .................................. 72
  • 11. xi DANH MỤC VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á A2O Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí AS/ASP/CAS Quá trình xử lý nước thải bùn hoạt tính truyền thống BOD Nhu cầu oxy hóa sinh học CAPEX Chi phí đầu tư C:N Tỷ lệ Các bon : Ni-tơ COD Nhu cầu oxy hóa hóa học CSO Giếng tràn tách nước mưa CSS Hệ thống thoát nước chung DOLISA Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội DONRE Sở Tài Nguyên và Môi trường EP Bảo vệ Môi trường EPL Luật Bảo vệ Môi trường ESI Sáng kiến về kinh tế học trong vệ sinh môi trường FSM Quản lý phân bùn GDP Tổng sản phẩm quốc nội HCMC Thành phố Hồ Chí Minh HSDC Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội HHs/HHC Hộ gia đình/Đấu nối hộ gia đình IEC Thông tin, Giáo dục, Truyền thông JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KfW KreditstaltfürWiederaufbau (Ngân hàng Tái thiết Đức) MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MOC Bộ Xây dựng MOF Bộ Tài Chính MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường M&E Theo dõi và Đánh giá MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • 12. xii MPN Mật độ khuẩn lạc OD Kênh (Mương) oxy hóa ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức O&M Vận hành và Bảo dưỡng OPEX Chi phí vận hành PC/PPC Ủy ban nhân dân/ Ủy ban nhân dân tỉnh PPP Hợp tác Công - Tư PSP Sự tham gia của khối tư nhân QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia RBA Tiếp cận theo lưu vực sông SBR Bể phản ứng sinh học hoạt động theo mẻ SOE Hiện trạng Môi trường SSS Hệ thống thoát nước riêng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TF Bể lọc sinh học nhỏ giọt TN Tổng ni-tơ TSS Tổng chất rắn lơ lửng U3SAP Chiến lược thống nhất về Vệ sinh môi trường và Kế hoạch hành động VND Đồng Việt Nam UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng Thế giới WHO Tổ chức Y tế Thế giới WSP Chương trình Nước và Vệ sinh WWTP Trạm xử lý nước thải
  • 14. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 2 Giới thiệu 1. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách, ban hành nhiều văn bản pháp quy về vệ sinh môi trường đô thị cũng như đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó có việc đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. 2. Nghiên cứu này là một trong ba nghiên cứu quốc gia thực hiện ở các nước đang phát triển là Việt Nam, Phi-lip-pin và In-đô-nê-si-a trong Chương trình nghiên cứu về Vệ sinh môi trường đô thị các nước Đông Á. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả các hoạt động đã thực hiện, và kiến nghị các giải pháp nhân rộng cho Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này. Chính phủ và các ban ngành, địa phương có thể sử dụng các bài học kinh nghiệm rút ra từ đây để tiếp tục phát triển các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải hiện nay và trong tương lai. 1. Hiện trạng hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam Các phát hiện chính trong hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam 3. Từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh đô thị, khiến lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải phát triển mạnh mẽ. Các kết quả chính đạt được là:  Hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho người nghèo đô thị được cải thiện đáng kể, không còn tình trạng đi vệ sinh bừa bãi.  94% người dân sử dụng nhà vệ sinh1 , trong đó 90% số hộ gia đình sử dụng bể tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ2 .  60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, thường là hệ thống cống chung3 .  Đến năm 2012, 17 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã được xây dựng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 hệ thống khác xây dựng ở các đô thị cấp tỉnh với tổng công suất là 530.000 m3 /ngày.  Hiện nay khoảng 32 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang trong quá trình thiết kế/ thi công, vẫn chủ yếu là hệ thống thoát nước chung.  Trong thập niên vừa qua, đầu tư hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh đô thị đạt 150 triệu Đô la Mỹ, chiếm 0,45% GDP hàng năm4 , với tổng mức đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 1995 – 2009 là 2,1 tỷ Đô la Mỹ. 1 JMP, WHO – Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) 2008 2 Nguyễn V. A., 2012 3 Nguyễn V. A., 2012 4 Grontmij – Chương trình Nước và Vệ sinh (WSP) 2012.
  • 15. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 3 4. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy, lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề quan trọng cần nhanh chóng giải quyết như:  Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý.  Trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, chỉ 4% lượng phân bùn được xử lý. Công tác quản lý phân bùn ở hầu hết các thành phố còn yếu kém.  Vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải tới nay hầu hết đều dành để xây dựng công trình xử lý, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có mạng lưới thu gom phù hợp.  Việt Nam đang thu phí thoát nước ở mức 10% giá nước sạch, khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành và bảo dưỡng nói chung còn thấp.  Các sắp xếp thể chế chưa khuyến khích hiệu quả vận hành hệ thống, các đơn vị chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải có quyền tự chủ rất hạn chế trong hoạt động quản lý vận hành và phát triển hệ thống.  Nhu cầu vốn rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỷ Đô la Mỹ để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025. Việt Nam phải phấn đấu đáp ứng được nhu cầu này, khi mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém đang là 780 triệu Đô la Mỹ mỗi năm, tương đương 1,3% GDP (WSP, 2007). 5. Hiện trạng quản lý nước thải ở Việt Nam được minh họa bằng Hình 1 dưới đây. Hình 0–Hiện trạng công tác quản lý nước thải đô thị Việt Nam (Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2012)
  • 16. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 4 Phân tích kết quả hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam 6. Các nguyên tắc Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và Quản lý theo lưu vực sông. Mặc dù các văn bản pháp quy như Luật Tài nguyên Nước (1998, sửa đổi năm 2012), Luật Bảo vệ Môi trường (2005) quy định áp dụng các nguyên tắc “quản lý tổng hợp tài nguyên nước” và “quản lý theo lưu vực sông”, Uỷ ban lưu vực sông cũng đã được thành lập ở ba lưu vực sông chính của Việt nam, trên thực tế các nguyên tắc này vẫn chưa được áp dụng. 7. Sắp xếp thể chế và sự sở hữu. Hầu hết các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải không sở hữu công trình thoát nước và xử lý nước thải mà chỉ vận hành hệ thống này theo “đặt hàng của chính quyền thành phố” và do ngân sách thành phố trực tiếp chi trả. Việc cấp cho doanh nghiệp lượng ngân sách cố định hàng năm để vận hành hệ thống khiến doanh nghiệp không thể đầu tư nghiên cứu phát triển hoặc tìm cách tối ưu hóa hệ thống này. Doanh nghiệp phải được trình duyệt các chi phí phát sinh ngoài dự kiến lên các cơ quan quản lý của thành phố. Quy trình này mất nhiều thời gian và có thể ảnh hưởng đến dịch vụ thoát nước. 8. Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý: Kể từ khi ban hành tiêu chuẩn đầu tiên (TCVN 5945:1995) vào năm 1995, các quy định về chất lượng nước thải sau xử lý đã thay đổi 6 lần trong giai đoạn 2000 – 2011, khiến chính quyền địa phương và các bên tham gia lúng túng khi thực hiện các dự án nước thải. Cần rà soát kỹ các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn xả thải, và các công nghệ xử lý khi lựa chọn, để đảm bảo cả các giải pháp công nghệ chi phí thấp cũng được xem xét, tránh sức ép của việc tăng chi phí vận hành, trong khi giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải còn thấp. 9. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải. Mặc dù nước thải tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung của 13 nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động có nồng độ BOD và các thông số khác thấp5 , 8 nhà máy áp dụng công nghệ xử lý với bùn hoạt tính truyền thống. 25 nhà máy đang trong quá trình thiết kế/thi công cũng sẽ áp dụng công nghệ này. Các nguyên nhân khiến nước thải trong hệ thống thoát nước chung có nồng độ chất ô nhiễm thấp bao gồm: tỷ lệ đấu nối hộ gia đình thấp, thành phần hữu cơ trong nước thải được xử lý hay phân hủy sơ bộ trong bể tự hoại và kênh, mương thoát nước, nước ngầm xâm nhập vào hệ thống cống, và do đặc điểm của hệ thống thoát nươc chung nước mưa được thu gom lẫn với nước thải. Khi nồng độ hữu cơ trong nước thải đầu vào các công trình xử lý thấp, lẽ ra có thể lựa chọn áp dụng các công nghệ xử lý chi phí thấp và cho phép nâng cấp, cải tiến dần, khi nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên. Tuy nhiên, do người ra quyết định chưa hiểu biết thấu đáo về các công nghệ xử lý phù hợp, cũng như quỹ đất bố trí cho nhà máy xử lý nước thải rất hạn chế, khiến các công nghệ tiên tiến, có chi phí đắt hơn tiếp tục được lựa chọn. Các công trình có mức tiêu thụ điện thấp, có khả năng thu hồi tài nguyên từ bùn hoặc tái sử dụng nước thải sau xử lý còn chưa được chú trọng, ưu tiên lựa chọn từ khâu quy hoạch ở Việt Nam. 5 Nồng độ BOD trung bình trong nước thải đầu vào của 13 nhà máy xử lý nước thải này là 67,5mg/l (xem Bảng 1.1 - Báo cáo chính)
  • 17. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 5 10. Đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thoát nước công cộng là hợp phần quan trọng, đảm bảo các chất ô nhiễm trong nước thải được vận chuyển về công trình xử lý, bất kể đó là hệ thống thoát nước chung hay riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nếu sử dụng hệ thống thoát nước chung, việc đấu nối của các hộ gia đình vào hệ thống thoát nước chưa là quy định bắt buộc. Nhiều trường hợp, các gia đình chỉ đấu nối khi nền đất không có khả năng thấm nước, họ chỉ có thể thoát nước ra khỏi nhà bằng cách đấu nối vào hệ thống cống. Hầu hết các hộ dân đều có bể tự hoại; do đó nước thải đã được xử lý sơ bộ trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiếp nhận từ hệ thống cống chung của các nhà máy xử lý có nồng độ chất hữu cơ đầu vào thấp. 11. Hệ thống thoát nước riêng đòi hỏi các hộ gia đình trong khu vực cung cấp dịch vụ phải thực hiện đấu nối vì đây là nguồn cung cấp nước thải duy nhất cho hệ thống. Thông thường, chính quyền quy định bắt buộc thực hiện đấu nối hộ gia đình, bỏ qua bể tự hoại. Do vậy, các công trình xử lý tiếp nhận nguồn nước thải có nồng độ BOD cao hơn, như các nhà máy xử lý nước thải ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuột.6 12. Quản lý phân bùn. Hiện nay chưa có một mô hình quản lý phân bùn hiệu quả nào ở Việt Nam. Hoạt động hút phân bùn bể tự hoại mới chỉ được thực hiện định kỳ ở một thành phố (Hải Phòng). Tại một số thành phố, phân bùn được xử lý tại trạm xử lý nước thải hoặc tại bãi chôn lấp rác thải. Bể tự hoại gia đình hầu hết đều không được thiết kế và vận hành đúng kỹ thuật. Hoạt động thông hút, vận chuyển và đổ thải phân bùn hầu hết do khối tư nhân đảm nhiệm và chính quyền chưa kiểm soát được. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến và gây ra nhiều vấn đề môi trường ở các đô thị Việt Nam. 13. Nguồn vốn tài trợ: Trong 10 năm qua, vốn đầu tư vào lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị, đặc biệt là xử lý nước thải ở các thành phố trung bình và lớn ngày càng tăng, chủ yếu là vốn ODA. Tuy nhiên, chủ yếu là đầu tư xây dựng công trình xử lý và chưa chú trọng phát triển hệ thống thu gom, do vậy hiệu quả vốn đầu tư chưa cao. Cần xây dựng một chiến lược hoặc chương trình phù hợp để định hướng đầu tư, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng cụ thể một cách hiệu quả và có kế hoạch đầu tư phù hợp. 14. Cam kết tài chính và thu hồi chi phí: Mặc dù thu hồi chi phí là yếu tố cần thiết để đảm bảo tính bền vững tài chính cho công trình, Việt Nam chưa chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm thu hồi được chi phí. Đa số chính quyền địa phương hiện nay vẫn tiếp tục trợ cấp các chi phí vận hành. Mặc dù Nghị định 88 quy định rõ nguyên tắc thu hồi chi phí, chính quyền địa phương cần cam kết và thực hiện trong quá trình quản lý thực tế. Chi phí vận hành và bảo dưỡng và khả năng thu hồi chi phí cũng còn phụ thuộc vào mức độ công nghệ áp dụng. 15. Sự tham gia của khối tư nhân. Việt Nam chưa có các chính sách ưu đãi về tài chính và hoạt động để khuyến khích khối tư nhân tham gia lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải. Biểu phí chưa phù hợp và hệ thống quy phạm pháp luật kém hiệu quả là những 6 Xem Bảng 1.1, Báo cáo chính.
  • 18. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 6 nguyên nhân chính cản trở sự tham gia của khối tư nhân. Tới nay, Việt Nam mới thực hiện được rất ít dự án thoát nước và xử lý nước thải có sự tham gia của khối tư nhân.7 16. Nhận thức cộng đồng và thay đổi hành vi. Hầu hết các công ty thoát nước chưa quan tâm đến lợi ích mang lại từ hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng. Vốn đầu tư vào lĩnh vực vệ sinh môi trường thường theo chỉ đạo từ trên xuống và được nhà nước hỗ trợ, trong đó phần đóng góp của cộng đồng là rất nhỏ. Kết quả là cộng đồng không hiểu được các lợi ích môi trường và sức khỏe cộng đồng của việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Do vậy, họ chưa nhiệt tình trả phí để góp phần thu hồi chi phí và miễn cưỡng đấu nối công trình nhà mình vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. 2. Những thông điệp chính và kiến nghị Thông điệp cho các nhà quản lý cấp trung ương 17. Xây dựng Chiến lược quốc gia, áp dụng những nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Cân nhắc xây dựng một Chiến lược quốc gia, áp dụng những nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý theo lưu vực sông trong vệ sinh môi trường đô thị, để duy trì cam kết của Chính phủ về cải thiện điều kiện vệ sinh, cũng như đưa vệ sinh đô thị vào chương trình nghị sự. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 và Luật Tài nguyên nước 2012 là cơ sở để ban hành các quy định pháp luật, các cơ chế điều phối trong lĩnh vực vệ sinh đô thị, huy động các nhà cung cấp dịch vụ và tập trung vào việc kiểm soát chất lượng nước tại các lưu vực sông, cũng như tăng cường giám sát hoạt động ngành ở cấp trung ương.Phương thức này cho phép lồng ghép các hợp phần cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, cải thiện sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, khối tư nhân và cộng đồng. Chiến lược quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh đô thị cũng sẽ đảm bảo rằng các kết quả thu được từ những nỗ lực trên sẽ bền vững, đồng thời làm cơ sở để xác định các thứ tự ưu tiên đầu tư, tăng cường năng lực về kỹ thuật và thể chế, thiết lập cơ chế tài chính phù hợp để huy động và tập trung các nguồn lực nhằm đáp ứng các ưu tiên đó. 18. Phát triển các chính sách và cơ chế phù hợp về tài chính cho lĩnh vực vệ sinh, kể cả đầu tư và vận hành, bảo dưỡng. Các nguồn tài chính có thể bao gồm cả vốn nay, viện trợ, trái phiếu chính phủ, các chính sách thuế và phí, các mô hình hợp tác công tư và các nguồn tài chính sáng tạo khác, ví dụ như tính thuế tài sản vào thuế thu nhập cá nhân. Tăng giá dịch vụ thoát nước là công cụ quan trọng để đảm bảo thu hồi được chi phí vận hành – bảo dưỡng cũng như đảm bảo hệ thống hoạt động bền vững. 19. Xây dựng các chính sách về cải tổ doanh nghiệp trong lĩnh vực vệ sinh... Lĩnh vực này sẽ hưởng lợi từ việc tạo môi trường thuận lợi để hình thành các tổ hợp hay doanh nghiệp tư nhân, cung cấp các dịch vụ lồng ghép, bao gồm cả cấp nước, thoát nước, vệ sinh 7 Hiện nay chỉ các dự án xây dựng và chuyển giao ở Hà Nội và Đà Nẵng khuyến khích được sự tham gia của khu vực tư nhân.
  • 19. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 7 và quản lý phân bùn. Phương thức này đòi hỏi một cơ chế thuận lợi cho việc tự chủ của doanh nghiệp, áp dụng phương thức quản lý theo kết quả dịch vụ vận hành và bảo dưỡng, thay đổi cách tính giá dịch vụ để đảm bảo thu hồi chi phí, xây dựng mô hình quản lý mới, kể cả phương án hình thành một đơn vị quản lý độc lập, và cung cấp các chương trình tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. 20. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích mô hình Đối tác công – tư (PPP) và sự tham gia của khối tư nhân (PSP). Chính sách khuyến khích khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường bao gồm các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh như tăng khả năng tiếp cận vốn vay và tăng phí thoát nước nhằm đảm bảo thu hồi chi phí vận hành – bảo dưỡng. Kết hợp các dịch vụ cấp thoát nước và xử lý nước thải là một biện pháp giúp lĩnh vực này hấp dẫn khối tư nhân hơn. Các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển địa ốc có thể đưa chi phí đầu tư cơ bản công trình thu gom và xử lý nước thải vào giá thành bán cho khách hàng theo giá thị trường, nhờ đó giảm chi tiêu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân cần phát triển hạ tầng phù hợp với quy hoạch của thành phố. Có một số mô hình khuyến khích khối tư nhân tham gia có thể áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đầu tư của khối tư nhân kết hợp với vốn đầu tư của nhà nước cần đảm bảo có kết quả là xây dựng được hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hoàn thiện bao gồm các công trình đấu nối, mạng lưới và công trình xử lý. Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng xây dựng bởi khối tư nhân phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị. Khuyến khích khối tư nhân tham gia quản lý phân bùn cũng thực sự mang lại hiệu quả, khi năng lực của các doanh nghiệp công ích hạn chế. 21. Quy định chất lượng nước thải sau xử lý một cách linh hoạt, tùy theo nguồn tiếp nhận. Khi thiết kế công trình xử lý, cần xem xét khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải, cũng như chất lượng nước thải đầu vào. Các tiêu chuẩn nước thải sau xử lý hiện nay quy định nước thải phải được xử lý bậc cao để đảm bảo nồng độ a-mô-ni và tổng ni-tơ thấp, do vậy loại trừ khả năng áp dụng các công nghệ chi phí thấp hơn như chuỗi hồ sinh học hoặc bể lọc sinh học nhỏ giọt. Kết quả là chi phí vận hành – bảo dưỡng công trình thường rất cao. Một số giải pháp thu gom và xử lý nước thải có chi phí hợp lý, có thể áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải phân tán như hệ thống thoát nước giản lược, bể tự hoại với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí, bãi lọc trồng cây, hay công trình vệ sinh công cộng có thu hồi khí sinh học. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý này có thể chưa cho phép đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn thải hiện hành. Cách tiếp cận phù hợp là, trong giai đoạn đầu, nên áp dụng tiêu chuẩn xả thải có các yêu cầu về các thông số chất dinh dưỡng thấp, hoặc không yêu cầu (nếu nguồn tiếp nhận nước không có yêu cầu khắt khe), sau đó sẽ áp dụng từng bước các tiêu chuẩn cao hơn theo thời gian, theo sự phát triển của hệ thống thoát nước đô thị cũng như mức độ huy động vốn đầu tư. Thông điệp tới chính quyền và các đơn vị cung cấp dịch vụ ở địa phương 22. Lập quy hoạch vệ sinh môi trường cho toàn thành phố/ lưu vực sông. Phương thức này cần tính đến đầy đủ các khía cạnh xã hội, kỹ thuật, thể chế và kinh tế có thể tác động đến khả năng cung cấp được một dịch vụ bền vững tới tất cả các hoạt động của cộng
  • 20. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 8 đồng đô thị. Quy hoạch vệ sinh môi trường cần đáp ứng đúng các như cầu của người sử dụng, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý hệ thống hiệu quả, cho phép cân nhắc áp dụng linh hoạt các giải pháp công nghệ khác nhau, tùy từng điều kiện cụ thể. Quy hoạch vệ sinh môi trường và cung cấp dịch vụ cần phải xem xét các nhu cầu và phát triển các dịch vụ về hạ tầng từ các khu dân cư hay cộng đồng, coi đây là cấp đầu tiên. 23. Hoàn thiện các quy định thể chế và pháp luật ở địa phương. Tổ chức thể chế ở mỗi tỉnh/thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả chuẩn bị, thực hiện dự án và vận hành công trình. Để cải thiện hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ, cần thay thế mối quan hệ dựa vào cơ chế đặt hàng hàng năm giữa đơn vị cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải với chính quyền đô thị hiện nay bằng hợp đồng quản lý vận hành hệ thống nước thải. Cần thiết lập một cơ quan giám sát với thành viên là chính quyền tỉnh và đại diện cộng đồng để phê duyệt đơn giá và biểu phí dịch vụ thoát nước. Cần có những quy định rõ ràng về thiết kế, xây dựng bể tự hoại, yêu cầu hút bùn định kỳ và các hoạt động quản lý phân bùn được kiểm soát trong các quy định về quan rlys hệ thống thoát nước do chính quyền địa phương ban hành. 24. Lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý phân tán hay tập trung theo điều kiện của địa phương. Không nên quan niệm hệ thống xử lý tập trung có thể giải quyết tất cả các vấn đề VSMT ở Việt Nam. Nên cân nhắc áp dụng hệ thống xử lý phân tán tại các khu vực mà mạng lưới tập trung không thể phục vụ hiệu quả về mặt kinh tế. Những hệ thống này sau có thể dần được thay thế hay mở rộng quy mô thành các hệ thống thu gom và xử lý tập trung khi mật độ dân cư tăng lên. Trong quá trình xây dựng chiến lược vệ sinh môi trường toàn thành phố, khi mới bắt đầu lập quy hoạch cần xác định sẽ phát triển hệ thống tập trung và hệ thống phân tán theo từng giai đoạn. Quyết định phân kỳ dự án và lựa chọn khu vực ưu tiên đầu tư cần dựa trên cơ sở phân tích toàn diện, trong đó chú trọng yếu tố chi phí thấp nhất và phù hợp khả năng chi trả. 25. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Để phát triển hiệu quả lĩnh vực vệ sinh môi trường ở Việt Nam, cần quan tâm hơn nữa đến công tác lựa chọn công nghệ xử lý. Công nghệ xử lý cần phù hợp với đặc tính nước thải đầu vào, các quá trình xử lý cần thiết để đạt tiêu chuẩn xả thải, điều kiện cụ thể của khu vực xử lý và nguồn tiếp nhận nước. Cần khuyến khích cán bộ chịu trách nhiệm tham gia vào quá trình lựa chọn công nghệ và thiết kế, để đảm bảo các công nghệ được lựa chọn và công trình được thiết kế thành công, mang lại lợi ích về mặt kinh tế - tài chính, với chi phí phù hợp với khả năng chi trả của địa phương. Bể tự hoại sẽ còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng xử lý sơ bộ nước thải hộ gia đình ở các khu đô thị hiện có với hệ thống thoát nước chung. Bể tự hoại và quản lý phân bùn bể tự hoại cần phải được coi như một hợp phần không thể tách rời của hệ thống thoát nước. 26. Đảm bảo thực hiện đấu nối hộ gia đình trong quá trình phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Đấu nối hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công các dự án thoát nước và xử lý nước thải; công tác này phải được lồng ghép vào trong quá trình lập kế hoạch và tài trợ chương trình. Cần cải thiện chất lượng và gia tăng số lượng đấu nối hộ gia đình vào hệ thống cống, cho dù là hệ thống thoát nước chung hay riêng để có thể sử dụng hiệu quả nhất hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải đô
  • 21. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 9 thị. Để làm được điều đó, cần bắt đầu bằng cách quy định bắt buộc các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp trong khu vực có mạng lưới thu gom nước thải phải thực hiện đấu nối. 27. Lập lộ trình tăng doanh thu và tiến tới thu hồi chi phí. Chi phí quản lý và vận hành – bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sẽ do người tiêu dùng chi trả thông qua phí thoát nước. Chính quyền địa phương cần có quan điểm tích cực đối với việc tăng phí thoát nước khi ban hành các quy định về nước thải nhằm đảm bảo thu hồi chi phí. Mức thu hồi chi phí càng cao càng đáp ứng nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” và công trình càng bền vững về mặt tài chính. Cơ quan vận hành cùng với chính quyền tỉnh cần có động thái tích cực để tăng doanh thu trang trải chi phí vận hành. Để thực hiện được điều đó, có thể tăng dần phí dịch vụ theo thời gian nhằm tránh gây căng thẳng kinh tế - xã hội cho cộng đồng. Có thể hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo xây dựng công trình vệ sinh thông qua hỗ trợ giảm phí hoặc các chương trình tài trợ vi mô như tín dụng vi mô và quỹ quay vòng. 28. Nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan ở địa phương. Cần xây dựng năng lực cho tất cả các cơ quan tham gia quản lý vệ sinh môi trường đô thị, từ trung ương đến địa phương. Hoạt động này bao gồm việc nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ sở hữu các công trình vệ sinh môi trường. Năng lực được cải thiện, hiệu quả phối hợp được nâng cao sẽ giúp dự án thực hiện hiệu quả. Cùng với thiết kế các công trình kỹ thuật, cần thực hiện “các biện pháp mềm” như xây dựng năng lực, sắp xếp thể chế và tài chính. Chính quyền địa phương cần đảm bảo tất các bên liên quan, từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân viên trong công ty công ích và đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cao được nhận thức chung về các vấn đề kỹ thuật, môi trường, quản lý, thể chế, xã hội và có kỹ năng cần thiết để phát triển dự án và cung cấp dịch vụ thành công. 29. Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ vệ sinh môi trường. Cần thực hiện Chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông thay đổi hành vi để nâng cao nhận thức cộng đồng và để mọi người đánh giá được lợi ích vệ sinh môi trường tốt mang lại. Cũng như chính quyền địa phương cần có “công cụ” để tính phí dịch vụ vệ sinh, người sử dụng dịch vụ cũng cần nhận thức được lợi ích dịch vụ mang lại và sẵn sàng trả chi phí dịch vụ. Các dự án thoát nước và xử lý nước thải cần thực hiện chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề vệ sinh nói chung và nhận thức về các lợi ích mà hệ thống vệ sinh này mang lại. Nhờ đó người sử dụng dịch vụ sẽ tích cực tham gia đấu nối đường ống vệ sinh trong nhà vào hệ thống thoát nước công cộng, sẵn sàng chi trả phí dịch vụ; do đó tăng doanh thu từ phí và cải thiện được hiệu quả thu hồi chi phí. Các chiến dịch truyền thông cũng có thể được sử dụng để tuyên truyền về các quy định về quản lý nước thải, bao gồm cả các nội dung như thiết kế và xây dựng bể tự hoại, hút bùn định kỳ, quản lý phân bùn có kiểm soát.
  • 22. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo tóm tắt 10 BÁO CÁO CHÍNH
  • 23. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 11 1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ 1.1 Bối cảnh và giới thiệu 1. Nghiên cứu ở Việt Nam là một phần của Nghiên cứu VSMT Đông Á. Đây là một nghiên cứu khu vực, tập trung vào ba quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình ở Đông Á là In-đô-nê-si-a, Việt Nam và Phi-líp-pin. Nghiên cứu này nhằm xây dựng một khung chiến lược khu vực, hỗ trợ các quốc gia xây dựng và thực hiện các chương trình VSMT đô thị cấp quốc gia ở khu vực Đông Á. Dự kiến khung chiến lược phát triển trong dự án này sẽ là nguồn tham khảo cho các cấp lãnh đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả hơn các chiến lược cải thiện VSMT đô thị. Khung chiến lược khu vực này cũng sẽ hỗ trợ các trao đổi cấp quốc gia giữa các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ và đối tác ở ba quốc gia này. 2. Các nghiên cứu quốc gia, được thực hiện ở ba nước, đóng góp cho việc biên soạn báo cáo nghiên cứu khu vực.Nghiên cứu ở Việt Nam xem xét kỹ các hoạt động VSMT đô thị, chú trọng vào các mối quan hệ tương tác và các vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh như kinh tế chính trị, xã hội, chính sách, kỹ thuật, tài chính và thể chế khi mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ VSMT cho người dân (bao gồm cả người nghèo) một cách phù hợp và bền vững. 3. Để phục vụ cho nghiên cứu ở Việt Nam, hai chuyến công tác thực địa trong thời gian từ 29/03/2012 đến 31/08/2012 đã được thực hiện. Báo cáo đã được nhóm chuyên gia phản biện, các tổ chức tài chính quốc tế và phía đối tác Việt Nam góp ý trong thời gian tháng 11 – 12/2012. Ngoài ra, một hội thảo tham vấn cũng đã được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 13/12/2012. Ý kiến góp ý của các chuyên gia phản biện và các đại biểu trong hội thảo đã được tiếp thu vào báo cáo cuối cùng này. 1.2 Lịch sử phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam 4. Vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam thể hiện rõ nét ở hai nhóm: nhóm 1 – các dự án VSMT đang triển khai ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh (trước là Sài Gòn) và Đà Nẵng; nhóm 2 – các dự án VSMT thực hiện ở các đô thị cấp tỉnh. Trong từng nhóm, điều kiện cụ thể của các dự án cũng khác nhau và ảnh hưởng đến việc ra quyết định áp dụng chính sách VSMT. 5. Hệ thống thoát nước bề mặt được xây dựng ở hầu hết các đô thị với mục tiêu ban đầu nhằm thu gom nước mưa và chống úng ngập. Về sau, do dân cư ngày càng đông, các hộ gia đình này cần phải thoát nước thải của mình. Nhu cầu này được đáp ứng bới hệ thống thoát nước mưa, và hệ thống này trở thành hệ thống thoát nước chung, thu gom cả nước mưa và nước thải trong cùng một đường cống (Hình 1.1). Sau này, hệ thống thoát nước riêng được xây dựng ở một số nơi ở Việt Nam, nhằm giảm thiểu lưu lượng nước thải thu gom bằng cách loại bỏ nước mưa và nước chảy tràn bề mặt; tuy nhiên số lượng hệ thống thoát nước riêng hiện còn rất hạn chế.
  • 24. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 12 6. Trước năm 2000, hoạt động xử lý nước thải ở Việt Nam hầu như chỉ được thực hiện trong các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại, công trình được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19 trong thời kỳ thuộc địa. Sau đó, công trình này được sử dụng rộng rãi và chính phủ giờ đây quy định tất cả các hộ gia đình phải xây dựng công trình vệ sinh tại chỗ. Ở các đô thị lớn, ước tính trên 90% hộ gia đình có công trình vệ sinh tại chỗ, thường là bể tự hoại (WHO – UNICEF, 2008; WB - Hydroconceil& PEM, 2008; Nguyễn V. A. và cộng sự, 2011). 7. Khi mật độ dân số đô thị tăng, lượng nước thải phát sinh tác động đến nguồn tiếp nhận nước và làm nảy sinh nhu cầu xử lý nước thải thu gom để xả thải an toàn hơn. Nhà máy xử lý nước thải đầu tiên ở Việt Nam bắt đầu hoạt động khoảng năm 2000 và đến cuối năm 2012, Việt Nam có tổng cộng 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung, khá ít so với con số trên 87 triệu dân trên cả nước. Trong số đó, 12 nhà máy được xây dựng ở 3 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 nhà máy còn lại nằm rải rác ở các đô thị cấp tỉnh. Ngoài ra hiện nay cả nước có trên 30 dự án xử lý nước thải đô thị trong quá trình thiết kế hoặc xây dựng. Qúa trình triển khai đến nay còn chậm do một số nguyên nhân như chính quyền chưa nhiệt tình, chưa ra quyết định kịp thời khiến công tác thiết kế và thi công bị chậm và các nguyên nhân khác như trình bày trong Nghiên cứu điển hình số 5, Phụ lục C. Hình 1.1 Hệ thống thoát nước phổ biến của các thành phố Việt Nam (theo Nguyễn V. A., 2004) Với nhiều dự án đang trong giai đoạn thiết kế hoặc thi công, lĩnh vực VSMT đô thị ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý
  • 25. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 13 nước thải. Phụ lục B trình bày tóm tắt các dự án VSMT đang trong giai đoạn thiết kế hoặc thi công. 1.2.1 Phát triển VSMT ở các thành phố lớn 8. Do đặc điểm đặc thù, các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng được xem xét riêng. Tại các thành phố này, lý do phát triển hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải là để giải quyết các vấn đề VSMT đô thị quan trọng có liên quan đến tình trạng mật độ dân cư đông và thiếu công trình tiêu thoát lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn. 9. Thành phố lớn đầu tiên ở Việt Nam phát triển hạ tầng nước thải là Hà Nội với hai hệ thống thu gom và xử lý nước thải do JICA tài trợ phục vụ khu vực hồ Kim Liên và Trúc Bạch đi vào hoạt động từ năm 2005. Hai trạm này có công suất nhỏ (Kim Liên có công suất là 3.700 m3 /ngày và Trúc Bạch là 2.300 m3 /ngày) vì đây là dự án thí điểm để chính quyền địa phương hiểu rõ hơn cách thức áp dụng VSMT đô thị ở các khu vực thành phố lớn. Các trạm xử lý nước thải này giúp giảm ô nhiễm cho các mương, hồ trước đây tiếp nhận nước thải và nước mưa chưa xử lý. Hai trạm đều áp dụng công nghệ bùn hoạt tính (A2O). Mỗi dự án chỉ xử lý một phần nhỏ khu vực tiêu thoát của các hồ, mương nước. 10. Dự án khác do JICA tài trợ sau đó là nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long được xây dựng để phục vụ khu vực dân cư có số dân dự kiến là 150.000 người. Mặc dù nhà máy đã vận hành từ năm 2009, hệ thống cống thoát nước chung mà chính quyền địa phương hứa xây dựng để phục vụ khu vực này vẫn chưa được thi công vì hợp phần này không thuộc vốn tài trợ của JICA mà lấy vốn từ ngân sách địa phương. Do vậy, chính quyền phải quyết định dẫn nước thải đã xử lý bậc một từ khu công nghiệp gần đó đến nhà máy Bắc Thăng Long để tiếp tục xử lý; tuy nhiên lượng nước này chỉ đạt 17% tổng công suất thiết kế là 42.000m3 /ngày. Tình trạng này cho thấy cần xây dựng đồng bộ công trình thu gom và xử lý nước thải để tránh lãng phí vốn đầu tư. 11. Công trình hạ tầng VSMT mới xây của thành phố Hà Nội là nhà máy xử lý nước thải Yên Sở có công suất 200.000 m3 /ngày áp dụng công nghệ xử lý bùn hoạt tính phản ứng theo mẻ (SBR). Phạm vi phục vụ là tất cả các tuyến cống thoát nước dẫn đến sông Kim Ngưu (125.000m3 /ngày) và sông Sét (75.000m3 /ngày), vì đây là nguồn cấp nước thải chính cho nhà máy xử lý nước thải Yên Sở. Một lần nữa hệ thống thu gom nước thải chính chưa được xây dựng, sông Kim Ngưu được sử dụng để dẫn cả nước mưa và nước thải đến nhà máy. Thời gian lưu nước trên hệ thống cống và sông thoát nước dài khiến nồng độ BOD trong nước thải giảm, gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của công trình xử lý. Nồng độ BOD giảm cũng làm mất cân đối tỷ lệ Các-bon – Ni-tơ (C-N) trong nước thải thô, khiến nhà máy gặp khó khăn trong việc đạt tiêu chuẩn xả thải đặc biệt với chỉ tiêu chất dinh dưỡng (Ni-tơ). 12. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có ba dự án tiêu biểu về phát triển VSMT đô thị. Đầu tiên là dự án do chính phủ Bỉ tài trợ ở Bình Hưng Hòa xử lý nước thải từ hệ thống kênh thoát nước chung. Hệ thống hồ hiếu khí và chuỗi hồ được xây dựng trên diện tích khá lớn (37ha), là công nghệ chi phí thấp, độc đáo giúp xử lý nước thải cho khu vực đô thị
  • 26. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 14 đông dân này. Nhà máy tiếp nhận nước thải có nồng độ chất ô nhiễm không cao và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Vận hành từ năm 2006, nhà máy Bình Hưng Hòa có công suất thiết kế là 46.000m3 /ngày, nhưng hiện nay mới chỉ xử lý 30.000m3 /ngày. 13. Tiếp theo là dự án thành phố Hồ Chí Minh – giai đoạn 1 do JICA tài trợ, thoát nước cho khu vực dân cư đông đúc ở quận 1 và quận 5 và dẫn về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Dự án bắt đầu từ năm 2009 nhưng thời gian triển khai dự án bị kéo dài hơn dự kiến do những vấn đề liên quan đến thi công tuyến cống bao đường kính lớn trên các đường phố đông đúc. Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính truyền thống (CAS) có công suất ban đầu là 141.000m3 /ngày, dự kiến sẽ nâng lên 512.000m3 /ngày song song với việc mở rộng hệ thống thu gom nước thải trong giai đoạn 2.8 14. Dự án thứ ba là hệ thống thoát nước chung kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang triển khai với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Dự án này không bao gồm nhà máy xử lý nước thải nhưng đã cải thiện đáng kể điều kiện môi trường ở khu vực. Khu vực dự án trước đây từng là khu ổ chuột đông người sinh sống hình thành trên một kênh thoát nước ô nhiễm trầm trọng do tiếp nhận tất cả lượng nước thải phát sinh trong khu vực. Dự án hoàn tất vào năm 2011 cho thấy có thể cải thiện VSMT bằng cách xây dựng hệ thống cống bao để phục hồi nguồn tiếp nhận nước. Trước khi triển khai dự án, khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng và có nhiều vấn đề xã hội. Hỗn hợp nước mưa và nước thải trước đây xả thẳng xuống kênh khiến kênh bị ô nhiễm giờ được dẫn đến các giếng tách rồi chảy vào các đường ống riêng. Trong giai đoạn 2, dự án sẽ xây dựng một nhà máy xử lý nước thải ở quận 2 với công suất thiết kế là 480.000m3 /ngày, thay cho việc thoát nước trực tiếp vào sông Sài Gòn như hiện nay. Cần lưu ý rằng hệ thống thoát nước riêng đã được đề xuất xây dựng ở Quận 2. 15. Ở Đà Nẵng, thành phố sử dụng mạng lưới thoát nước chung để thu gom nước thải cho 4 nhà máy xử lý áp dụng cùng một công nghệ là hồ yếm khí có phủ bạt kín. Ban đầu các nhà máy này được thiết kế và thi công là các hồ yếm khí không phủ bạt. Tuy nhiên, do nhà máy nằm gần khu vực dân cư cũng như các vấn đề về ô nhiễm mùi, tất cả các hồ này đã được Ngân hàng Thế giới tài trợ (năm 2008) để phủ bạt kín. Với tổng công suất thiết kế là 64.400m3 /ngày, bốn nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng phục vụ cho 378.000 người, tương đương 40% dân số thành phố. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đến đặc điểm của hệ thống thoát nước chung là nồng độ chất hữu cơ (BOD) thấp, do đó việc xử lý nước thải là không cần thiết vào mùa mưa; tình trạng này khiến các đơn vị vận hành không sử dụng các trạm bơm có giếng tách nước mưa, và hỗn hợp nước thải và nước mưa được xả thắng vào nguồn tiếp nhận, bao gồm cả bãi biển ở bán đảo Sơn Trà. 8 Nước thải loại B là nước thải xả vào nguồn nước không phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • 27. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 15 1.2.2 Phát triển VSMT ở các đô thị cấp tỉnh 16. Nhóm thứ hai trong hệ thống VSMT là công trình nằm ở cấp tỉnh; các công trình này áp dụng các phương pháp kỹ thuật khá đa dạng khi thu gom (thoát nước chung hay riêng) và xử lý (từ chuỗi hồ sinh học đơn giản đến xử lý bằng bùn hoạt tính phức tạp). 17. Trong các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cấp tỉnh, công trình thoát nước của hộ gia đình lâu nay đấu nối vào hệ thống thoát nước một cách tùy tiện, hầu hết là đấu nối trực tiếp từ bể tự hoại gia đình. Đây là tình trạng xảy ra ở thành phố Bắc Giang và hai khu vực thoát nước ở Quảng Ninh. Tuy nhiên thành phố cao nguyên như Đà Lạt và Buôn Ma Thuột cũng như ở Phú Mỹ Hưng (gần thành phố Hồ Chí Minh) lại sử dụng hệ thống thoát nước riêng, hoàn toàn không thu gom nước mưa. Nước thải mà nhà máy xử lý tiếp nhận từ hệ thống thoát nước riêng có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với từ hệ thống thoát nước chung (vốn có nồng độ các chất hữu cơ thấp hơn). 18. Công nghệ áp dụng ở 5 nhà máy xử lý nước thải cấp tỉnh có trình độ kỹ thuật rất khác nhau, từ rất đơn giản đến phức tạp. Công trình VSMT đầu tiên hoạt động năm 2006 là ở Đà Lạt (công suất thiết kế là 7.000m3 /ngày) và Buôn Ma Thuột (công suất thiết kế là 8.125 m3 /ngày). Hai nhà máy do Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch tài trợ xây dựng này đều áp dụng các giải pháp chi phí thấp để xử lý nước thải là bể lọc sinh học nhỏ giọt và chuỗi hồ sinh học. Sau này, các nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy (2007, công nghệ bùn hoạt tính hoạt động theo mẻ SBR), Hà Khánh (2009, SBR), Châu Đốc (2011, hồ hiếu khí), Bắc Giang (2012, mương oxy hóa) áp dụng giải pháp công nghệ cao hơn. 19. Đặc điểm chung khi phát triển VSMT ở hầu hết các đô thị Việt Nam là phát triển không có kế hoạch, tình trạng này gây ra nhiều khó khăn cho công tác phát triển hạ tầng. Mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương đã cố gắng xây dựng chính sách phát triển VSMT phù hợp, nhưng các mô hình quản lý truyền thống và những hạn chế về thể chế vẫn còn tồn tại, cản trở sự phát triển và quản lý hiệu quả hạ tầng đô thị, bao gồm cả hạ tầng vệ sinh. Hình 1.3 dưới đây trình bày lịch sử phát triển lĩnh vực vệ sinh môi trường ở Việt Nam Hình 1.2 Xây dựng trục tiêu thoát nước chính ở thành phố Hà Nội (Ảnh: Nguyễn V. A., 2005)
  • 28. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 16 Hình 1.3 Qúa trình phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam (Lưu ý: tỷ lệ xích thời gian trong hình trên chỉ mang tính tương đối)
  • 29. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 17 1.2.3 Hệ thống xử lý phân tán và tại chỗ 20. Phương thức vệ sinh tại chỗ và vệ sinh phân tán đều đang được áp dụng ở Việt Nam. Ở đô thị, công trình vệ sinh tại chỗ áp dụng trong các khách sạn lớn mới xây, các bệnh viện và toà nhà văn phòng, xử lý nước thải đạt loại B trước khi xả vào mạng lưới thoát nước công cộng. Tuy nhiên, các công trình vệ sinh tại chỗ ở bệnh viện thường sớm hư hỏng. Trong khi đó, bể tự hoại vẫn là công trình vệ sinh tại chỗ được sử dụng phổ biến trong các toà nhà cũ, chung cư và các trung tâm thương mại nhỏ. 21. Số lượng hệ thống thu gom và xử lý nước thải phân tán quy mô nhỏ phục vụ cộng đồng nhỏ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Một số hệ thống xử lý nước thải phân tán áp dụng công nghệ chi phí thấp như các hệ thống vệ sinh dựa vào cộng đồng ở thôn Lai Xá, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hệ thống này sử dụng bể tự hoại với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí BASTAF và bãi lọc ngập nước trồng cây dòng chảy ngang. Hệ thống xử lý nước thải cho một nhóm hộ gia đình (30 hộ) ở xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), ở thị trấn Chợ Mới và Chợ Rã (Bắc Kạn) cũng áp dụng công nghệ tương tự. Khác hệ thống xử lý tập trung quy mô lớn, các bên tham gia đầu tư, quản lý hệ thống xử lý nước thải phân tán là các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư địa phương và chính quyền địa phương. Vận hành và bảo dưỡng bền vững là vấn đề chính của hệ thống xử lý nước thải phân tán, do những hạn chế trong kỹ năng bảo trì và quản lý hệ thống. 22. Phân bùn từ bể tự hoại hiện là vấn đề đáng quan ngại. Mặc dù bể tự hoại là công trình vệ sinh phổ biến nhất ở các đô thị, hiện Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hệ thống quản lý phân bùn hiệu quả. 1.2.4 Xây dựng khung pháp lý về vệ sinh môi trường 23. Việt Nam đã cải thiện đáng kể khung chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn và về quản lý VSMT/nước thải. Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên được ban hành năm 1995 và sửa đổi năm 2005. Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với nước thải đô thị và công nghiệp áp dụng từ 2003. Các Nghị định quan trọng về cấp nước, quản lý nước thải, quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp được ban hành năm 2007. Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn III (NTP3) (2011 – 2015) chú trọng hoạt động cải thiện VSMT (xem Hình 1.4). Tiêu chuẩn xả thải cho nhiều loại nước thải khác nhau đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để xây dựng khung chính sách pháp luật về quản lý nước thải sát với thực tế và hiệu quả hơn.
  • 30. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 18 1.3 Đánh giá hoạt động quản lý nước thải Hình 1.4 Hiện trạng quản lý nước thải đô thị Việt Nam (Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2013) 1.3.1 Khía cạnh kỹ thuật 24. Các vấn đề kỹ thuật chính trong lĩnh vực VSMT được trình bày trong nội dung này, và Hình 1.4 thể hiện các dòng thải chính ở đô thị Việt Nam. Mức độ xử lý nước thải và phân bùn bể tự hoại còn thấp, và nhiệm vụ trung tâm nhằm cải thiện lĩnh vực VSMT sẽ là tăng việc thu gom và xử lý nước thải và phân bùn bể tự hoại. VSMT đô thị ở Việt Nam xuất phát từ xử lý tại chỗ trong mỗi hộ gia đình 25. Các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại vẫn là công trình xử lý nước thải chính ở Việt Nam, ngay cả khi các hộ gia đình đã đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. Trừ trường hợp hệ thống thoát nước ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và các khu vực đô thị mới, vì theo thiết kế, các hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước riêng sẽ không có bể tự hoại. 26. Việc xem bể tự hoại như là một công trình xử lý nước thải sơ bộ cũng là một vấn đề, do hầu hết các hộ gia đình quản lý bể tự hoại chưa tốt. Cần phải hút bùn thường xuyên nhưng các hộ gia đình chỉ thực hiện khi bể bị tràn. Do vậy, nhiều bể tự hoại hoạt động trong tình trạng bị quá tải, không xử lý hay xử lý kém hiệu quả nước thải trước khi xả vào hệ thống thoát
  • 31. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 19 nước công cộng. Nước thải chưa xử lý tốt trong bể tự hoại khi xả vào hệ thống thoát nước chung vốn đã xuống cấp có thể chứa các chất rắn và làm tắc nghẽn dòng chảy hoặc phát sinh mùi. Hệ thống thu gom nước thải ở Việt Nam 27. Đa phần các hộ gia đình thực hiện đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải (bao gồm đấu nối trực tiếp từ bể tự hoại vào hệ thống thoát nước) để giải quyết nhu cầu thoát nước thải phát sinh ra ngoài nhà. Tại hầu hết các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các thành phố cấp tỉnh khác, nền đất không thấm nước và các hộ gia đình không thể áp dụng các giải pháp thoát nước tại chỗ được. Do vậy, họ không có cách nào khác ngoài việc thoát nước ra chỗ khác, thường là vào đường cống trước nhà. Đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thoát nước thường không được thiết kế và thực hiện đúng kỹ thuật. Việc các hộ gia đình tự đấu nối để thoát nước thải vào hệ thống cống công cộng xảy ra phổ biến ở Việt Nam, dẫn đến tình trạng ô nhiễm mùi ở nhiều khu vực xung quanh nhà. Trong khi đó, tỷ lệ đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thoát nước công cộng ở các thị trấn nhỏ vùng sâu vùng xa, khu vực ven đô và trong các đô thị miền Trung lại rất thấp do nền đất chủ yếu là cát cho phép nước thấm nước tốt. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới ở Đà Nẵng năm 2012 cho thấy khu vực miền Trung có tỷ lệ đấu nối vào hệ thống thoát nước dưới 10%, hầu hết các bể tự hoại đều có giếng thấm để thoát nước (Khảo sát của Ngân hàng Thế giới, 2012). Về mặt kỹ thuật, lĩnh vực VSMT đô thị đang hoạt động như thế nào? 28. Tỷ lệ sử dụng công trình vệ sinh cao nhưng chưa bảo vệ môi trường hiệu quả. Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để cải thiện con số 10% lượng nước thải phát sinh ở các đô thị được xử lý. Hiện nay, nhà nước chưa ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng VSMT, đặc biệt là hệ thống thu gom và đấu nối hộ gia đình. Nguyên nhân chính là do chưa tiếp cận được vốn, cán bộ lãnh đạo thiếu kiến thức kỹ thuật để có thể lựa chọn công nghệ phù hợp và năng lực quản lý đô thị của chính quyền còn yếu. Hiệu quả hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải đô thị tại Việt Nam. 29. Nước thải trong hệ thống thoát nước chung và riêng có đặc điểm khác nhau, xem so sánh trong Hình 1.5 và Bảng 1.2. Chỉ có bốn trong số 17 nhà máy xử lý nước thải tập trung tiếp nhận nước thải từ hệ thống thoát nước riêng, mười ba nhà máy xử lý nước thải còn lại tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung. Nước thải đầu vào mà các nhà máy xử lý tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung có nồng độ BOD trung bình giao động từ 31-135mg/l, mức trung bình là 67,5mg/l9 trong khi nước thải đầu vào mà các nhà máy xử lý tiếp nhận từ hệ thống thoát nước riêng (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt) có nồng độ BOD trong khoảng 336- 380 mg/l, trung bình là 358mg/l. Nồng độ các chất ô nhiễm khác cũng khác nhau giữa hai hệ thống thoát nước này, xem Hình 1.5. 9 Gía trị thống kê trung bình năm của 13 nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát. Các nhà máy này không ghi chép sự thay đổi trong nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào
  • 32. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 20 So sánh công suất vận hành thực tế với công suất thiết kế Hình 1.5 So sánh công suất hoạt động thực tế và công suất thiết kế của 15 nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát Chú thích: 1- Trạm Kim Liên; 2-Trạm Trúc Bạch; 3- Nhà máy Bắc Thăng Long Vân Trì; 4-Nhà máy Yên Sở; 5- Nhà máy Bình Hưng; 6- Nhà máy Bình Hưng Hòa; 8- Nhà máy Sơn Trà; 9- Nhà máy Hòa Cường; 10- Nhà máy Phú Lộc; 11- Nhà máy Ngũ Hành Sơn; 12- Nhà máy Bãi Cháy; 13- Nhà máy Hà Khánh; 14- Nhà máy Đà Lạt ; 15- Nhà máy Buôn Ma Thuột 30. Công suất hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải đô thị giao động trong khoảng 18,4% đến 128% công suất thiết kế. Hình 1.5 so sánh công suất vận hành thực tế với công suất thiết kế của 15 nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát (Xem Bảng 1.1). Một số nhà máy như Kim Liên, Trúc Bạch (Hà Nội), Bình Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh), Sơn Trà (Đà Nẵng), Bãi Cháy (Quảng Ninh) có công suất hoạt động cao hơn công suất thiết kế trong khi các nhà máy còn lại đều hoạt động dưới công suất thiết kế. Nhà máy có công suất hoạt động thấp nhất là Bắc Thăng Long (Hà Nội) với công suất chỉ đạt 18,4% do chưa thực hiện đấu nối vào hệ thống thoát nước, nhà máy tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp gần đó chứ không phải khu dân sinh dự kiến ban đầu. Đây là bằng chứng cho thấy hiệu quả đầu tư kém do không thi công đồng bộ công trình xử lý nước thải và mạng lưới thu gom cũng như chưa thực hiện chương trình khuyến khích thực hiện đấu nối hộ gia đình. Một nguyên nhân khác là trong giai đoạn chuẩn bị dự án đã tính lưu lượng nước thải đầu vào quá cao. 31. Hầu hết các nhà máy xử lý nước thải đều xử lý đạt tiêu chuẩn, dù tiếp nhận nước thải từ hệ thống thoát nước chung hay riêng. Công suất hoạt động và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào thấp hơn thiết kế giúp hầu hết các nhà máy xử lý nước thải tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung dễ dàng xử lý đạt tiêu chuẩn, cho dù áp dụng công nghệ xử lý nào. Nước thải sau xử lý của hai nhà máy tiếp nhận từ hệ thống thoát nước riêng (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt) đạt tiêu chuẩn xả thải loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT về nồng độ ô xy sinh hóa (BOD), ô xy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng ni-tơ (TN), nhưng chưa đạt chuẩn về nồng độ A-mô-ni; riêng nhà máy Đà Lạt còn chưa xử lý đạt chuẩn thông số Phốt-pho. Công suất thiết kế Công suất vận hành trung bình NMXLNT Cô ng suấ t, m3 /ng ày
  • 33. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 21 32. Cần cân nhắc cẩn trọng các đặc điểm khác biệt của nước thải trong hai phương pháp thu gom khi lập kế hoạch dự án xử lý nước thải và lựa chọn công nghệ xử lý. Hệ thống thoát nước riêng có tỷ lệ đấu nối hộ gia đình trực tiếp vào cống thoát nước cao (không qua bể tự hoại), do vậy nước thải đầu vào có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với nước thải chảy trong hệ thống thoát nước chung (xem Hình 1.5). Tuy nhiên, hiện nay khi thiết kế công trình xử lý và lựa chọn công nghệ chính quyền vẫn tính nồng độ chất ô nhiễm trong hai hệ thống này như nhau. Hình 1.6 So sánh nồng độ chất ô nhiễm của nước thải trong hệ thống thoát nước chung và riêng Chú thích: Các cột biểu thị giá trị trung bình, cao nhất và thấp nhất của thông số ô nhiễm trung bình hàng năm của các nhà máy xử lý nước thải đã khảo sát QCVN40:2011/BTNMT, ClassB QCVN40:2011/BTNMT, ClassB QCVN40:2011/BTNMT, ClassB QCVN40:2011/BTNMT, ClassB QCVN40:2011/BTNMT, ClassB QCVN40:2011/BTNMT, ClassB (b) Nồng độ COD trong hệ thống thoát nước chung và riêng (a) Nồng độ BOD trong hệ thống thoát nước chung và riêng Đầ u vào Đầ u vào Đầ u ra Đầ u ra (d) Nồng độ NH4-N trong hệ thống thoát nước chung và riêng ( c ) Nồng độ TSS trong hệ thống thoát nước chung và riêng Đầ u vào Đầ u vào Đầ u ra Đầ u ra
  • 34. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 22 Bảng 1.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả xử lý của 15 nhà máy XLNT10 đô thị đang hoạt động ở Việt Nam11 ST T Nhà máy xử lý nước thải Thành phố Quá trình xử lý Hệ thống thoát nước BOD (mg/L) COD (mg/L) TSS (mg/L) NH4-N (mgN/L) T-N (mg/L) T-P (mg/L) Coliform (MPN/ 100ml) Tiêu chuẩn áp dụng Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Ra 1 Kim Liên Hà Nội A2O Chung 115 9 145 18 85 5 18 - 40 17 6.5 1.7 0 TCVN5945-2005, B 2 Trúc Bạch A2O Chung 135 8 155 15 85 5 - - 34 16 6.5 1 0 TCVN5945-2005, B 3 Bắc Thăng Long A2O Chung 85 12 135 16 65 8 - - 38 12 5.4 0.85 100 QCVN40-2011, A 4 Yên Sở Bể SH theo mẻ Chung 45 6 132 24 51 10 28 0.5 34 8 7.2 6.5 - QCVN40-2011, B 5 Bình Hưng Tp. Hồ Chí Minh Hồ sinh học Chung 42 3 135 30 103 7 - - 11 7 175 QCVN14-2008, B 6 Bình Hưng Hòa BHT truyền thống Chung 78 10 203 50 49 18 17.9 3.3 - - - QCVN14-2008, B 7 Sơn Trà Đà Nẵng Hồ yếm khí Chung 37 25 67 49 38 19 - - 18 14 1.7 1.4 - QCVN40-2011, B 8 Hòa Cường Hồ yếm khí Chung 63 31 115 60 59 23 - - 23.6 18.6 1.9 1.5 - 9 Phú Lộc Hồ yếm khí Chung 96 37 169 73 71 23 - - 28.3 21.4 2.2 1.8 - 10 Ngũ Hành Sơn Hồ yếm khí Chung 31 22 60 44 27 16 - - 15.6 12.9 1.4 1.1 - 11 Bãi Cháy Quảng Ninh Bể SH theo mẻ Chung 36 20 80 32 196 11 1.3 0.79 - - - - 13 12 Hà Khánh Bể SH theo mẻ Chung 45 23 68 68 41 35 1.1 1 - - - - 43 13 Đà Lạt Đà Lạt Bể lắng hai vỏ + Lọc nhỏ giọt Riêng 380 14 604 65 792 82 68 25.6 95 30 19.7 9 - QCVN24-2009, B 14 Buôn Ma Thuột BMT Hồ sinh học Riêng 336 45 564 98 286 76 36.4 32 93.7 23 11.2 4.3 15000 QCVN24-2009, B 15 Bắc Giang Bắc Giang Kênh oxy hóa Chung 90 - 120 25 - - - - - - - - - QCVN14-2008, B QCVN40:2011/BTNMT, cột A 30 75 50 5 20 4 3000 CVN40:2011/BTNMT, cột B 50 150 100 10 40 6 5000 10 Báo cáo này chưa có thông tin về hai nhà máy XLNT Cảnh Đới và Nam Viên tại KĐT Phú Mỹ Hưng 11 Cập nhật thông tin mới nhất: Tính đến thời điểm hiện tại có thêm một số nhà máy xử lý nước thải mới đi vào hoạt động như nhà máy XLNT Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận (công suất thiết kế 5.000m3 /ngày, bắt đầu hoạt động năm 2012), nhà máy XLNT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Công suất thiết kế 25.000m3 /ngày, bắt đầu hoạt động năm 2012), nhà máy XLNT Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (công suất thiết kế 17.500m3 /ngày, bắt đầu hoạt động năm 2013), nhà máy XLNT Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Công suất thiết kế 17.650m3 /ngày, bắt đầu hoạt động năm 2013), nhà máy XLNT Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Công suất thiết kế 13.000m3 /ngày, bắt đầu hoạt động năm 2013)
  • 35. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 23 So sánh các công nghệ xử lý nước thải 33. Các công nghệ xử lý nước thải sử dụng trong 17 nhà máy xử lý nước thải rất khác nhau. Tám trong số mười ba nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung áp dụng công nghệ bùn hoạt tính, sử dụng phương pháp bùn hoạt tính truyền thống (CAS), Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O), bể phản ứng sinh học hoạt động theo mẻ (SBR) hay mương oxi hóa (OD). Các phương pháp này đảm bảo xử lý nước thải đạt chất lượng cao và thường được thiết kế để xử lý nước thải đầu vào có nồng độ BOD cao hơn nhiều so với nồng độ thực tế nhà máy đang tiếp nhận. Vì vậy, tám nhà máy xử lý nước thải có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải hiện hành. Nồng độ BOD trung bình trong nước thải sau xử lý của tám nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung giao động từ 3-23 mg/l, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 50mg/l cho loại “B”. Với nồng độ chất ô nhiễm thấp như vậy, thực ra có thể xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra bằng cách phân kỳ xây dựng nhà máy xử lý hoặc lựa chọn công nghệ xử lý thấp hơn, nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí đầu tư cơ bản. 34. Hai nhà máy xử lý nước thải ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuột tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước riêng có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn và áp dụng công nghệ xử lý ít phức tạp hơn. Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt sử dụng bể lắng hai vỏ xử lý cấp một/cấp hai đi kèm với hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, trong khi nhà máy xử lý nước thải Buôn Ma Thuột sử dụng hệ thống chuỗi hồ sinh học, bao gồm hồ yếm khí, hồ tùy tiện, và hồ hoàn thiện. Mặc dù các nhà máy xử lý nước thải này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn thải về nồng độ BOD, COD, tổng chất rắn lơ lửng, Tổng ni-tơ nhưng hiệu quả xử lý A-mô-ni của mỗi nhà máy này còn hạn chế, như đề cập trong Bảng 1.2. 35. Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt là trường hợp đặc biệt vì nhà máy này tiếp nhận nước thải đầu vào có nồng độ A-mô-ni trung bình là 67mg/l, so với mức A-mô-ni trong nước thải đầu vào ở Buôn Mê Thuột là 36 mg/l. Nồng độ A-mô-ni trong nước thải đầu vào của nhà máy Đà Lạt cao, có thể do nguyên nhân nhà máy này tiếp nhận trực tiếp nước thải chưa qua xử lý từ các lò mổ xả vào hệ thống thoát nước riêng cũng như ba xe bùn mỗi ngày từ các đơn vị thông hút bể tự hoại. Tuy nhiên, hệ thống xử lý bằng bể lọc hai vỏ (Imhoff) và bể lọc sinh học nhỏ giọt ở Đà Lạt nhìn chung không thể xử lý để đạt yêu cầu xả thải theo A-mô-ni do nồng độ A-mô-ni trong nước thải đầu vào rất cao. Tương tự, nhà máy xử lý nước thải Buôn Ma Thuột tiếp nhận nước thải đầu vào từ hệ thống thoát nước riêng có nồng độ A-mô-ni cao, hệ thống hồ ổn định sinh học không đảm bảo đạt hiệu quả quá trình nitrat hóa để loại bỏ A-mô-ni theo yêu cầu. Nhà máy Đà Lạt có thể khắc phục hạn chế của mình bằng cách quy định bắt buộc các đơn vị thoát nước xử lý sơ bộ trước khi xả vào cống. Chính quyền cần nâng cấp nhà máy Buôn Ma Thuột để có thể xử lý đạt chuẩn về nồng độ A-mô-ni-a, mặc dù nước thải sau xử lý có thể không cần phải đạt tiêu chuẩn cao như hiện nay do được sử dụng để tưới cà phê. 36. Trong giai đoạn thiết kế và nghiên cứu khả thi dự án VSMT, sự khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, địa hình giữa các địa phương thường không được xem xét thỏa đáng trong khi các yếu tố này có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các địa phương chưa lập quy hoạch VSMT toàn diện phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị. Một ví dụ tiêu biểu là việc lựa chọn sử dụng hệ thống thoát
  • 36. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 24 nước chung hay riêng ở Việt Nam. Kết quả lựa chọn này sẽ tác động đến toàn bộ các yếu tố khác trong quá trình triển khai dự án. Trong giai đoạn lập kế hoạch dự án thường chưa lựa chọn được công nghệ xử lý phù hợp do địa phương không dành đủ đất để áp dụng các giải pháp công nghệ thấp hoặc do địa phương nghiêng về lựa chọn áp dụng các giải pháp thông dụng hoặc đơn giản là làm theo những gì mà các nhà máy khác đã làm. Hơn nữa, hệ thống xử lý và thu gom nước thải chưa hoàn hiện cũng không giúp cải thiện hiệu quả môi trường. Điều này thể hiện rõ ở các nhà máy Bắc Giang, Bãi Cháy, Hà Khánh và một số nhà máy mới xây dựng, toàn bộ các nhà máy đều áp dụng công nghệ bùn hoạt tính để xử lý nước thải đầu vào có nồng độ chất ô nhiễm rất thấp do tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung chưa xây dựng hoàn thiện. Nhà máy Bắc Thăng Long đã vận hành vài năm nhưng khu vực này thậm chí chưa phát triển đô thị và chưa xây dựng mạng lưới thu gom nước thải. Ở Đà Nẵng, bốn nhà máy xử lý nước thải ban đầu là các hồ kỵ khí lộ thiên, giải pháp này không phù hợp vì các nhà máy này nằm trong khu dân cư với khoảng cách cách ly an toàn rất hạn chế. Sau này, các nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng phải phủ bạt kín trước phản ứng của cộng đồng về tình trạng ô nhiễm mùi, biện pháp này giờ đây lại gây khó khăn cho hoạt động của các công trình, vì bạt phủ che mất cửa bảo dưỡng và thông hút bùn của công trình. 37. Trong quá trình triển khai các dự án VSMT đô thị thường bỏ qua hợp phần đấu nối hộ gia đình vào mạng lưới thoát nước. Đấu nối hộ gia đình, ngay cả trong mạng lưới thoát nước chung, cũng giúp tăng nồng độ chất hữu cơ trong nước thải đầu vào. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng thì ngược lại, nền đất cát thấm nước tốt cho phép các hộ gia đình cho nước thấm tại chỗ sau khi xử lý trong bể tự hoại. Do vậy, nồng độ chất hữu cơ đo được trong nước thải đầu vào của các nhà máy xử lý ở Đà Nẵng khá thấp, do rất ít chất hữu cơ chảy vào hệ thống thu gom. Xử lý bùn của hệ thống thoát nước 38. Hiện nay cách xử lý bùn phát sinh từ mạng lưới thoát nước và trạm XLNT phổ biến nhất là chôn lấp. Hệ thống thoát nước chung chứa bùn với thành phần phức tạp và hàm lượng chất vô cơ cao, không phù hợp để thu hồi các chất có ích. Nhiều thành phố đang gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích chôn lấp bùn thải nhà máy xử lý nước thải. Một nhà máy ở Đà Lạt đang thử sản xuất phân vi sinh sau khi làm khô và ổn định bùn trong các sân phơi bùn, trong khi nhu cầu sử dụng phân vi sinh của các trang trại trồng hoa và rau màu trong thành phố khá lớn. Nhà máy Bình Hưng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng sản xuất phân vi sinh sau khi làm khô bùn cơ học. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ phân vi sinh trong trường hợp này lại thiếu, và nhà máy hiện đang phải đối mặt với tình trạng các công trình xử lý phát sinh mùi hôi nghiêm trọng. 39. Thu hồi tài nguyên từ bùn chưa phải là vấn đề quan tâm của các dự án thoát nước và xử lý nước thải. Đây là nội dung sẽ được xem xét trong những năm tới khi các mô hình quản lý, nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn và các biện pháp kiểm soát được phát triển đồng bộ với các công nghệ xử lý phù hợp. Hiện nay mới chỉ có nhà máy Yên Sở với công suất 200.000 m3 /ngày được thiết kế áp dụng công nghệ phân hủy kỵ khí để ổn định bùn. Khí biogas sẽ được thu hồi và đốt. Tuy nhiên, cho tới nay nhà máy chưa tạo ra bùn và
  • 37. Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam Báo cáo chính 25 khí biogas do chưa vận hành hết công suất và do nước thải đầu vào có nồng độ chất ô nhiễm thấp, do đó không đủ lượng carbon cần thiết. Quản lý phân bùn 40. Hiện nay chưa thành phố nào ở Việt Nam xây dựng được chiến lược quản lý phân bùn và đưa ra công nghệ xử lý rõ ràng. Cách xử lý phân bùn phổ biến nhất của các đơn vị thông hút tư nhân và nhà nước là chôn trong bãi chôn lấp. Nhiều đơn vị tư nhân vẫn đổ trộm bùn thải nhà vệ sinh vào các đường cống, ống thoát nước, hồ chứa hoặc bãi đất trống. Ở một vài thành phố đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải như Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, chất thải nhà vệ sinh được vận chuyển tới bể tiếp nhận nước thải đầu vào của nhà máy và được phối hợp xử lý cùng với nước thải. Phương án này không ảnh hưởng tới hoạt động của nhà máy về thủy lực và nồng độ chất hữu cơ. Tuy nhiên, nồng độ A-mô-ni cao (500-1000mg/l) và tỷ lệ mầm bệnh ký sinh trùng cao trong chất thải nhà vệ sinh có thể gây mất cân bằng chỉ số C:N trong quá trình xử lý sinh học cũng như khiến chất lượng nước thải đầu ra không an toàn. Các nhà máy xử lý nước thải khác lựa chọn phối trộn bùn thải bể tự hoại với bùn cống thoát nước trên sân phơi sau khi khử trùng bằng vôi (nhà máy Bãi Cháy, Hạ Long). Tuy nhiên, trên thực tế, theo quan sát của Đoàn đánh giá khi đến khảo sát, các nhà máy trước đây có phun vôi bột nhưng hiện nay không thực hiện hoạt động này nữa. Hoạt động quản lý phân bùn không hiệu quả khiến bùn thải nhà vệ sinh chưa được xử lý hợp vệ sinh. Hình 1.7 Sân phơi bùn ở Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt (Ảnh: Nguyễn V. A., 2012) 41. Nhận thức được chất thải nhà vệ sinh có giá trị hữu cơ và dưỡng chất cao, một vài đơn vị thông hút bể tự hoại đã cung cấp chất thải nhà vệ sinh cho nông dân để sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Một vài doanh nghiệp tư nhân đã phối trộn chất thải nhà vệ sinh với chất thải nông nghiệp và chất thải hữu cơ để tạo ra phân bón hữu cơ. Tuy vậy, Việt Nam chưa xây dựng chiến lược kiểm soát chất lượng hoạt động tái sử dụng an toàn các sản phẩm vi sinh có nguồn gốc từ chất thải nhà vệ sinh, ngoại trừ Quyết định số 04/2007/-QĐ của Bộ NN&PTNT cấm sử dụng phân bón làm từ chất thải con người và động vật cho rau.