SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 8
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................8
2. Mục đích của đề tài...........................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................9
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................9
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẤP NƯỚC
SINH HOẠT NÔNG THÔN............................................................................ 10
1.1 Thực trạng quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn....................................10
1.1.1 Kết quả thực hiện của các địa phương và các bộ, ngành năm 2008........15
1.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
..........................................................................................................................17
1.2 Nhận xét và phân tích các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước
sinh hoạt nông thôn.............................................................................................21
1.2.1 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành.........................................................22
1.2.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành: ...................................................24
1.2.3 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành ...........................28
1.2.4 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành ...............................................31
1.3 Kết luận chương 1.........................................................................................34
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ VÀ
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC
SINH HOẠT NÔNG THÔN............................................................................ 36
2.1 Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn
...............................................................................................................................36
2.1.1 Sơ đồ của mô hình...................................................................................36
2.1.2 Giới thiệu mô hình...................................................................................37
2.1.3 Nhận xét...................................................................................................39
2.2 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sinh hoạt nông
thôn.......................................................................................................................39
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
2
2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí nước...................................................39
2.2.2 Chất lượng nước, lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội................................43
2.2.3 Nguyên tắc định gía tiêu thụ nước sạch nông thôn .................................45
2.2.4 Phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch.........................................47
2.2.5 Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt ..................................................50
2.2.6 Đề xuất phương pháp xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp
nước sạch nông thôn.........................................................................................51
2.3 Kết luận chương 2.........................................................................................57
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI
CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH TẠI XÃ DIỄN YÊN,
HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN........................................................ 58
3.1 Giới thiệu về dự án cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu
tỉnh Nghệ An........................................................................................................58
3.1.1 Điều kiện tự nhiên vùng dự án ................................................................58
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................58
3.1.3 Xác định nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt...............................................60
3.1.4 Căn cứ thực hiện dự án............................................................................62
3.1.5 Công nghệ và kỹ thuật.............................................................................66
3.1.6 Nghiên cứu và ứng dụng .........................................................................69
3.2 Mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ...................................................................................70
3.2.1 Sơ đồ của mô hình...................................................................................70
3.2.2 Giới thiệu mô hình...................................................................................70
3.2.3 Về nhân lực và tổ chức............................................................................72
3.2.4 Nghiệp vụ và cơ sở vật chất ....................................................................73
3.2.5 Quản lý và trách nhiệm vận hành dự án..................................................73
3.3 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sạch tại xã Diễn
Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An...............................................................75
3.3.1 Các khoản chi phí ....................................................................................75
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
3
3.3.2 Kế hoạch vốn tương ứng với tiến độ thực hiện đầu tư............................79
3.4 Quản lý tài chính...........................................................................................81
3.4.1 Cơ cấu nguồn vốn của dự án ...................................................................81
3.4.2 Kế hoạch dòng tiền mặt của dự án ..........................................................83
3.5 Phân tích kinh tế - tài chính cho dự án cấp nước sạch sinh hoạt tại xã
Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An......................................................85
3.5.1 Dòng tiền của dự án.................................................................................85
3.5.2 Xác định các chỉ tiêu kinh tế của dự án...................................................85
3.6 Kết luận chương 3.........................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 88
1. Những kết quả đạt được của luận văn..........................................................88
2. Kiến nghị..........................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
4
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hình ảnh nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm
Hình 1.2 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành
Hình 1.3 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang
Hình 1.4 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tại tỉnh Bình Thuận
Hình 1.5 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành
Hình 1.6 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam Định
Hình 1.7 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Quảng Trị
Hình 1.8 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành
Hình 1.9 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Đắk Nông
Hình 1.10 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành
Hình 1.11 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang
Hình 1.12 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Phú Thọ
Hình 2.1 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận
hành
Hình 2.2 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí của nước
Hình 3.1 Mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Hình 3.2 Mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sạch tái cơ cấu tại xã Diễn
Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Xác định giá thành toàn bộ của nước sạch
Bảng 2.2: Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt cho nông thôn
Bảng 3.1: Danh sách các tập thể đăng ký tham gia dự án
Bảng 3.2: Danh sách hộ gia đình đăng ký tham gia dự án
Bảng 3.3: Dự báo tổng nhu cầu dùng nước
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định mẫu nước thô kênh N1
Bảng 3.5: Cơ cấu tổ chức và nhân lực Trung tâm Nước SH&VSMTNT tỉnh
Bảng 3.6: Tổng hợp chi phí khấu hao
Bảng 3.7: Bảng tính trích khấu hao theo năm
Bảng 3.8: Chi phí điện năng cho 1m3
nước sạch
Bảng 3.9: Chi phí mua nước thô, hóa chất xử lý
Bảng 3.10: Các định mức liên quan
Bảng 3.11: Chi phí nhân công cho 1m3
/ nước sạch
Bảng 3.12: Bảng giá nước trong suốt chu kỳ hoạt động của công trình
Bảng 3.13: Đề xuất kế hoạch sử dụng vốn và tiến độ
Bảng 3.14: Cơ cấu các nguồn vốn và hình thức đóng góp
Bảng 3.15 Cơ cấu các nguồn vốn
Bảng 3.16: Khái toán vốn lưu động
Bảng 3.17: Dự kiến kế hoạch huy động tài chính đầu tư dự án
Bảng 3.18: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
6
VIẾT TẮT
NS&VSMTNT – Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
HTX – Hợp tác xã
PTNT - Phát triển nông thôn
BC - Báo cáo
DPMT - Dự phòng môi trường
WB – Ngân hàng thế giới
TW - Trung ương
NĐ – Nghị định
QĐ – Quyết định
CP – Chính phủ
CT-BNN – Chỉ thị - Bộ nông nghiệp
UBND - Ủy ban nhân dân
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
HPI-I – Chỉ số về sự nghèo nàn của con người
GDP – Tổng sản phẩm nội địa
TSCĐ – Tài sản cố định
TCN - Tiêu chuẩn cấp nước
ADB – Ngân hàng phát triển Châu Á
BHXH – Bảo hiểm xã hội
ODA – Hỗ trợ phát triển chính thức
NPV – Giá trị hiện tại
IRR – Suất thu hồi nội bộ
TTLT – Thông tư liên tịch
BTC – Bộ Tài chính
BYT - Bộ Y tế
BNN - Bộ Nông nghiệp
KPHĐ – Không phát hiện được
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
7
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn PGS.
TS Ngô Thị Thanh Vân, các thầy cô trong khoa Sau đại học, khoa Kinh tế và Quản
lý và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới
các cán bộ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, Sở Công Thương, Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An, thư viện trường Đại học Thủy lợi và những người đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo
nên thiếu xót và khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp, đó chính là sự
giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình
nghiên cứu và công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Hoàng Thị Thắm
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quốc gia, hướng
phát triển trong thời gian tới ở nước ta là phải đi sâu vào kinh doanh nước sạch, phát
triển chuyên ngành trên cơ sở hình thành dịch vụ người bán - người quản lý và
người mua nước, để dần dần loại bỏ bao cấp trong nước sạch và cơ bản hình thành
thị trường nước sạch nông thôn trên phạm vi toàn quốc vào năm 2020. Đây chính là
hướng đi bền vững cho chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường.
Tổ chức của lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn còn phân tán, sự phối hợp
giữa các Bộ, Ngành chưa tốt. Quản lý nguồn nước và cấp nước nông thôn thuộc
trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần
kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình cấp nước sạch mà vẫn áp
dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính.
Về pháp chế còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh
vực cấp nước sạch nông thôn.
Ngày 02/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 131/2009/QĐ-
TTg về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công
trình cấp nước sạch nông thôn, các dự án, công trình cấp nước sạch nông thôn phục
vụ cho cộng đồng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
nhưng được miễn tiền sử dụng đất.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động đầu tư, chuyển giao
công nghệ, quản lý khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ về nước sạch nông thôn
sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai, về thuế, được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
và huy động vốn, được hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn. Để được hưởng những
ưu đãi trên, các tổ chức, cá nhân phải có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, chuyển giao công nghệ; có năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
9
dịch vụ nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, thay đổi chính sách và môi trường quản lý ngành, trong đó quản lý
tài chính là một thách thức lớn đối với ngành cấp nước sạch nông thôn và cũng là
vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn cần được nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài
- Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn;
- Xác định chi phí tài chính phù hợp dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn;
- Áp dụng cho dự án cấp nước sạch nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn;
- Các văn bản về cơ chế tài chính;
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thực tế ở một số trung tâm cấp nước sạch nông thôn;
- Thu thập các văn bản về cơ chế tài chính;
- Phân tích tính toán.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
10
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẤP NƯỚC
SINH HOẠT NÔNG THÔN
1.1 Thực trạng quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn
Trong khoảng thời gian trước năm 1960, lĩnh vực cấp nước nông thôn Việt
Nam phát triển một cách tự phát và chưa được quan tâm đúng mức .Từ những năm
1960 ÷ 1970, ở miền Bắc có phong trào khuyến khích xây dựng giếng nước, nhà
tắm và hố xí cho từng hộ. Kết quả là đã làm gia tăng một số lượng lớn các công
trình này. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, chương trình nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là chương trình chủ yếu của nhà nước được
UNICEF hỗ trợ mạnh mẽ, có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông
thôn. Do vậy, trong một mức độ nào đó đã phát triển khả năng cấp nước sạch nông
thôn ở các tỉnh trong phạm vi cả nước. Hiện nay, nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đang được Chính phủ quan tâm và ưu tiên nhiều, năm 1994 Thủ tướng
Chính phủ ra chỉ thị 200-TTg đề ra mục tiêu lớn của Nhà nước là đến năm 2000 có
80% dân số được sử dụng nước sạch. Ngày 14/01/1998, Chính phủ đã đưa chương
trình Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong bảy chương
trình mục tiêu Quốc gia và đã ra quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03/12/1998
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn. Như vậy, Nhà nước đã có sự chú trọng vào tính bền vững lâu dài hơn là tỷ lệ
phục vụ trước mắt, và có sự thay đổi chung từ cách thức cung cấp nước truyền
thống sang một cách có hệ thống, tiếp cận được với công nghệ hiện đại, phù hợp với
sự phát triển của xã hội. Kết thúc giai đoạn 1999 - 2005, Chương trình đã đạt được
kết quả đáng khích lệ như sau:
1. Nâng cao một bước nhận thức của chính quyền và nhân dân nông thôn về việc sử
dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng nông thôn mới.
Các hoạt động của cộng đồng với nhiều phong trào như “Tuần lễ Quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường“, "làng văn hoá xanh, sạch, đẹp", "một mái nhà,
một bể nước, một con bò" đã phát huy nội lực và sức sáng tạo của người dân. Sự
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
11
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong lồng ghép chương trình NS &
VSMTNT với các chương trình xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hoá gia đình, phòng
chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm ở nhiều địa phương đã mang lại
kết quả tốt.
Sự tham gia của cộng đồng vào chương trình đã có nhiều tiến bộ, vai trò của
người sử dụng và của phụ nữ, các tổ chức chính trị, xã hội nhất là ở cơ sở vào quá
trình quyết định đầu tư và quản lý được tăng cường, từ đề xuất nhu cầu, lựa chọn
quy mô, loại hình công trình, hình thức tham gia vốn đầu tư đến giới thiệu người
thay mặt cộng đồng để quản lý đầu tư và vận hành công trình.
2. Đến năm 2005, tỷ lệ người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong cả nước đạt
62%, số hộ có hố xí vệ sinh đạt 50%, số chuồng trại hợp vệ sinh tăng thêm hàng
năm là 300.000 chuồng/năm. Môi trường nông thôn đã có bước cải thiện tiến bộ
theo mức độ khác nhau đối với từng vùng, đến năm 2010 có khoảng 85% số hộ
nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh với tiêu chuẩn cấp nước là 60 lít/người
trên 1 ngày đêm, 70% gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, đến năm 2020
tất cả các hộ dân ở nông thôn đều được cấp nước sinh hoạt với tiêu chuẩn là
60lít/người/ng.đ và có nhà tiêu hợp vệ sinh.
3. Đã có các mô hình để huy động vốn đầu tư cho Chương trình đạt hiệu quả bao
gồm các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, lồng ghép từ các Chương trình khác,
các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế và sự đóng góp của nhân dân.
Nhiều địa phương đã ban hành cơ chế thực hiện Chương trình phù hợp nên mang lại
hiệu quả tốt.
4. Cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn toàn quốc. Một số địa phương đã và đang triển khai quy hoạch đến cấp huyện.
Các quy hoạch này làm căn cứ xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm phù hợp với
từng vùng trong tỉnh để xác định nguồn vốn đầu tư, quy mô các dự án và khu vực
ưu tiên, các công trình cần ưu tiên xây dựng trong thời gian tới.
5. Đã xác định và ứng dụng được một số giải pháp khoa học công nghệ trong cấp
nước và vệ sinh phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc điểm dân cư, tập
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
12
quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt của từng địa phương. Ngoài ra còn có
nhiều loại hình cấp nước phân tán và nhiều giải pháp phù hợp để cấp nước cho các
vùng nhiễm mặn, vùng núi cao, vùng đá vôi, vùng lũ lụt. Việc kết hợp công trình
nước sạch với các công trình thủy lợi đã tạo sự ổn định về nguồn nước, nhờ đó việc
cấp nước được đảm bảo. Đã ban hành Tiêu chuẩn chất lượng nước sạch và các mô
hình hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn.
6. Đã hình thành được nhiều mô hình về quản lý vận hành các công trình cấp nước
như: tổ dịch vụ nước sạch của hợp tác xã nông nghiệp, HTX dịch vụ nước sạch,
doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm NS&VSMT tỉnh trực tiếp quản lý khai thác công
trình. Các mô hình này đã và đang hoạt động có hiệu quả và đang tiến dần đến các
mô hình bền vững.
7. Từng bước hoàn thiện được bộ máy quản lý thực hiện từ tỉnh đến xã. Các tỉnh đã
thành lập Ban chỉ đạo Chương trình và do Sở Nông nghiệp và PTNT làm thường
trực; đối với các huyện và các xã có đủ điều kiện được tỉnh phân cấp thực hiện
nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, làm chủ đầu tư tùy theo quy mô công trình.
Kiện toàn, đổi mới ban quản lý, tăng cường sự phối hợp với các đoàn thể chính trị -
xã hội và thu hút sự tham gia giám sát của người dân ở cấp huyện, xã.
Hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện từ tỉnh đến huyện, xã
tham gia các hoạt động của Chương trình. Các tỉnh đã chủ động phối hợp với các dự
án quốc tế để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân viên truyền thông, nhất là tăng
cường số lượng và kỹ năng đội ngũ tuyên truyền viên ở cấp thôn, bản và cải tiến
phương pháp truyền thông cho phù hợp.
8. Trên cở sở các Quyết định, thông tư của Chính phủ, các Bộ, các Ngành các địa
phương đã chủ động xây dựng các văn bản về cơ chế chính sách, tài liệu về truyền
thông để triển khai thực hiện Chương trình.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng thực tế việc cấp nước sạch
& VSMTNT ở nước ta vẫn còn khá nhiều khó khăn và thách thức, đó là:
1. Chất lượng nước (kể cả chất lượng xây dựng các công trình cấp nước) nhìn chung
còn thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra. Đến nay vẫn còn 15% dân số nông thôn chưa
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
13
được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong số 85% dân số nông thôn được
sử dụng nước hợp vệ sinh thì chỉ có khoảng 30% được tiếp cận với nguồn nước đạt
tiêu chuẩn . Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do xâm nhập
mặn, chất thải chăn nuôi, làng nghề, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng
nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khoẻ của nhân dân. Bên cạnh đó,
nhiều khu vực ở các vùng đồng bằng đã phát hiện hàm lượng Asen có trong nước
ngầm khá cao so với tiêu chuẩn cho phép, đang là một trong những thách thức lớn
đối với công nghệ xử lý và nguồn lực đầu tư.
2. Việc cấp nước sạch chưa đồng đều ở các vùng. Trong 7 vùng kinh tế sinh thái, thì
4 vùng có số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt với tỉ lệ trên 60%, 3 vùng còn
lại chưa đến 50%. Nhiều vùng ở miền núi, ven biển và vùng khó khăn về nguồn
nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít/người/ngày, nhiều nơi tình
trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5 đến 6 tháng trong năm như nam Trung bộ, Tây
Nguyên, vùng cao núi đá.
3. Tính bền vững của các thành quả đã đạt được về cấp nước chưa cao. Số lượng và
chất lượng nước cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút, việc giám sát và kiểm
tra chất lượng nước chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các công trình cấp nước
nhỏ lẻ. Việc quản lý khai thác hiệu quả và bền vững công trình cấp nước tập trung
còn yếu, hầu hết không đủ kinh phí đảm bảo quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng và
sửa chữa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí ngừng hoạt động. Một số công
trình do tư nhân hoặc HTX nước sạch đầu tư và quản lý khai thác, tuy có khá hơn
nhưng cũng chỉ đảm bảo tái sản xuất giản đơn.
4. Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn, đặc biệt
là vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu. Chương
trình giai đoạn 1999 - 2005 mới chỉ tập trung giải quyết nước sinh hoạt cho người
dân, chưa quan tâm đầy đủ đến vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải, chất
thải chuồng trại chăn nuôi và làng nghề. Đây có thể là một trong những nguyên
nhân cản trở sự phát triển của các làng nghề và phát triển chăn nuôi ở nông thôn.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
14
5. Vấn đề vệ sinh nông thôn đã có nhiều tiến bộ so với trước kia thực hiện Chương
trình và từng bước được cải thiện, nhưng vẫn chưa được chú trọng như cấp nước.
Tính đến nay, cả nước vẫn còn 50% số hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh,
đang phải sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh (như nhà tiêu cầu, nhà tiêu
đào, nhà tiêu - ao cá) hiện là nguy cơ cao gây nhiễm bẩn các nguồn nước mặt phục
vụ sinh hoạt của cộng đồng. Trong khi đó, nhận thức của các cấp chính quyền và
người dân vẫn còn hạn chế, coi trọng vấn đề cấp nước hơn vệ sinh.
6. Tổng vốn đầu tư huy động của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu
phân bổ vốn đầu tư chưa thực sự hợp lý.
Mặc dù vẫn được ưu tiên phân bổ vốn năm sau cao hơn năm trước nhưng
tổng ngân sách Trung ương cấp cho Chương trình còn rất khiêm tốn so với nhu cầu
đề ra (chỉ bằng 22% tổng toàn bộ nguồn vốn huy động được). Ngân sách nhà nước
chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các vùng khó khăn, các hộ gia đình chính sách, các hộ
nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và xây mới các công trình, ít đầu tư
cho truyền thông và đào tạo nâng cao năng lực, nâng cấp và sửa chữa công trình.
7. Thị trường NS&VSMTNT chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến khích
đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần
kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân.
8. Theo báo cáo thống kê năm 2003 về các bệnh truyền nhiễm đã có 10/26 bệnh gây
dịch được giám sát có tỉ lệ mắc bệnh (trên 100.000 dân) cao nhất theo thứ tự là cúm,
tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amib, HIV/AIDS, viêm
gan virus, thủy đậu. Như vậy, khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ mắc
cao nhất là những bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh môi trường. Điều này cho
thấy cần phải tập trung hơn nữa cho việc cải thiện các điều kiện cấp nước và vệ sinh
nhằm từng bước khống chế và giảm tỉ lệ mắc của các bệnh dịch này.
9. Các công trình cấp NS &VSMTNT trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở
công cộng khác ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn
còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các công
trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nhiều cơ sở
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
15
công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình
cấp nước và vệ sinh.
Theo Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch
và Vệ sinh môi trường năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kế
hoạch Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn
năm 2008 đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày
19/11/2007 với mục tiêu cụ thể như sau:
- Về cấp nước sạch: đảm bảo tỷ lệ 75% dân số nông thôn tiếp cận với nguồn nước
hợp vệ sinh.
- Về vệ sinh môi trường: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 55%. Vận
động nhân dân thực hiện tốt việc xử lý chất thải chăn nuôi hộ gia đình và xây dựng
các mô hình điểm xử lý chất thải làng nghề.
- Về nguồn vốn: Cần huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho chương trình
trong năm 2008 là: 2.933 tỷ đồng
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 433 tỷ đồng, khoảng 15%
- Ngân sách lồng ghép: 500 tỷ đồng, khoảng 17%
- Viện trợ Quốc tế: 500 tỷ đồng, khoảng 17%
- Dân đóng góp và tự làm: 600 tỷ đồng, khoảng 21%
- Tín dụng ưu đãi: 900 tỷ đồng, khoảng 30%
1.1.1 Kết quả thực hiện của các địa phương và các bộ, ngành năm 2008
1) Các địa phương: Mặc dù còn có nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương đề
ra các giải pháp quyết liệt, huy động nhiều nguồn lực để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu
được giao, theo báo cáo của các địa phương tính đến hết ngày 10/4/2009 kết quả thực hiện
chương trình năm 2008 như sau:
- Về mục tiêu cấp nước sạch: đưa vào sử dụng khoảng 2.000 công trình cấp nước
tập trung và hàng vạn các công trình nhỏ lẻ có khả năng cung cấp nước sạch cho
khoảng 2,7 triệu người góp phần nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
16
hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 75%, trong đó có khoảng 40% nước đạt tiêu chuẩn theo quyết
định 09 của Bộ Y tế. Tuy nhiên cần phải tiếp tục đánh giá mức độ chính xác về số
liệu báo cáo của các địa phương.
- Về mục tiêu vệ sinh nông thôn: Theo báo cáo năm 2008 của các địa phương tỷ lệ
hộ gia đình nông thôn có sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đến cuối năm 2008 đạt 51%
thấp hơn mục tiêu được giao, trong đó có 15 tỉnh báo cáo kết quả thấp hơn năm
2007 gồm Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An,
Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre. Tuy
nhiên, theo báo cáo số 467/BC-DPMT ngày 31/3/2009 của Cục Y tế dự phòng và
Môi trường (Bộ Y tế) tổng hợp từ 47 tỉnh, thành phố thì tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh
đạt 57,5%, tăng 6,5% so với năm 2007.
- Hỗ trợ thực hiện các hoạt động cấp nước nhỏ lẻ và xây dựng các mô hình về vệ
sinh.
2) Các Bộ, ngành, đoàn thể: tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau :
- Tổ chức các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng
và nhiều đợt truyền thông trực tiếp tới các vùng trên cả nước như tuần lễ quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới, chương trình Thanh
niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương.
- Triển khai Dự án rửa tay bằng xà phòng do Unilever và Ngân hàng Thế giới tài trợ
tại 70 xã thuộc 18 tỉnh kết hợp tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Tiến hành tập huấn cho các cộng tác viên cấp cơ sở của Hội Phụ nữ (10 lớp với
400 học viên), Hội Nông dân (8 lớp với 400 học viên).
- Tổ chức nhiều hoạt động sản xuất các tài liệu tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh
môi trường như pa nô, tờ gấp để treo nơi công cộng và phân phát đến các hộ gia
đình.
- Xây dựng các mô hình thí điểm :
+ Hội Phụ nữ Việt Nam với mô hình tổ phụ nữ tự quản thu gom rác thải, quỹ
quay vòng vốn vệ sinh, sử dụng và bảo quản nước sạch tại hộ gia đình, bếp đun cải
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
17
tiến, làng văn hoá làng sức khoẻ, vận động 1 triệu phụ nữ rửa tay bằng xà phòng,
thực hành vệ sinh cá nhân.
+ Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với mô hình làng, xã
Xanh - Sạch - Đẹp, Đội thanh niên tình nguyện thu gom rác thải.
+ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với mô hình cải tạo nhà tiêu, cải tạo
chuồng trại hợp vệ sinh.
+ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các mô hình xử lý nước mặn
tại Tây Nam Bộ, mô hình xử lý nước tự chảy tại các tỉnh Nam Trung Bộ, lựa chọn
các thông số kỹ thuật, vật liệu mới trong xây dựng hệ thống cấp nước.
3) Nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình:
Tổng số: 2.921 tỷ đồng
Ngân sách TW: 433 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 15%
Ngân sách lồng ghép: 716 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24%
Viện trợ Quốc tế: 383 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 13%
Dân đóng góp và tự làm: 747 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26%
Tín dụng ưu đãi: 642 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22%
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội cùng nguồn hỗ
trợ từ ngân sách của TW đã tạo điều kiện cho 113.190 hộ vay để xây dựng và cải
tạo khoảng 55.600 công trình cấp nước sạch và 57.590 nhà tiêu hợp vệ sinh.
1.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1) Ưu điểm:
- Các địa phương, Bộ ngành đã chủ động triển khai thực hiện kế hoạch, nhiều địa
phương đã làm tốt hoạt động lồng ghép với các Chương trình phát triển xã hội khác
(đã huy động được 690 tỷ đồng bằng 24% tổng mức đầu tư), huy động sự tham gia
tự xây dựng và đóng góp của người dân (đã huy động được 1.369 tỷ đồng bằng
47,6% tổng mức đầu tư).
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định 62/2004/QĐ-CP ngày
16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ giúp cho các hộ vay để xây dựng và cải tạo
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
18
công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, dư nợ đến cuối năm 2008 đạt mức
3.217 tỷ đồng.
- Thực hiện Chỉ thị số 105/2006/CT-BNN ngày 16/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp & PTNT, các địa phương đã hình thành các tổ chức quản lý khai thác công
trình sau đầu tư phù hợp như: Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT các tỉnh, các
doanh nghiệp (Công ty cấp thoát nước nông thôn, công ty cổ phần...), các Hợp tác
xã, tổ hợp tác, tư nhân, cộng đồng trực tiếp quản lý, khai thác các công trình, giảm
dần hình thức UBND xã trực tiếp quản lý việc khai thác công trình.
- Nhiều địa phương đã chủ động tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh qui hoạch
cấp nước sạch và VSMTNT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đến nay
đã có 55 địa phương xây dựng kế hoạch trung hạn đến năm 2010 về cấp nước sạch
và VSMTNT đây là cơ sở tốt cho công tác kế hoạch hoá và quản lý, điều hành
chương trình.
- Quan hệ quốc tế được mở rộng, thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế hỗ trợ
thực hiện Chiến lược và Chương trình nhằm tăng thêm nguồn lực và hỗ trợ nâng
cao năng lực quản lý điều hành chương trình, giải quyết những yếu điểm trong quá
trình thực hiện chương trình trước đây, đặc biệt công tác vệ sinh trong các trường
học, trạm y tế. Hiện nay Chính phủ Úc tăng viện trợ thêm 9 triệu đô la Úc theo
phương thức hoà đồng ngân sách, WB xem xét tăng vốn vay ưu đãi bổ sung cho dự
án cải thiện điều kiện nước sạch và vệ sinh vùng đồng bằng sông Hồng.
2) Tồn tại:
- Thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã hình thành ở một số địa
phương nhưng chậm phát triển do chưa có chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc thực sự
của các cấp các ngành, các đoàn thể, của mọi thành phần kinh tế và sự gia tham gia
của người dân.
- Việc chuẩn bị ban hành một số cơ chế, chính sách còn chậm so với kế hoạch như:
Khung giá nước sạch nông thôn, Cơ chế khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực cấp nước
và vệ sinh nông thôn, Kế hoạch Thông tin - Giáo dục - Truyền thông.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
19
- Năng lực chuyên môn, lực lượng cán bộ bố trí cho việc thực hiện chương trình
cũng như sự phối hợp giữa 3 ngành (Nông nghiệp và PTNT, Y tế và Giáo dục và
Đào tạo) ở nhiều tỉnh còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả.
- Các địa phương chưa thực sự quan tâm đến mục tiêu về vệ sinh môi trường và cấp
nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở UBND xã.
- Công tác xử lý chất thải triển khai thực hiện chậm chạp (đặc biệt là ở các làng
nghề) nên môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
- Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của các đơn vị tham gia thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia rất kém, không kịp thời về thời gian và không đầy đủ về thông
tin, nội dung và nhiều số liệu mâu thuẫn, nhất là số liệu về tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu
hợp vệ sinh gây khó khăn trong việc tổng hợp và đánh giá tình hình..
Do tình hình nguồn nước ngày càng cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm, chắc
chắn các công trình cấp nước tập trung sẽ được đầu tư phát triển nhanh. Công trình
cấp nước tập trung với công nghệ tiên tiến, quy mô liên xã đã được đầu tư ở nhiều
vùng nông thôn trong những năm gần đây. Việc tăng trưởng nhanh của các công
trình cấp nước tập trung là cần thiết, vì những vùng dân cư tập trung đông, vùng
khó khăn nguồn nước. Tuy nhiên, khảo sát tại 4.803 công trình cấp nước tập trung ở
39 tỉnh, có: 2.025 công trình hoạt động tốt (chiếm 42%), 1.566 công trình hoạt động
trung bình (chiếm 33%), 991 công trình hoạt động kém (chiếm 20,5%) và 221 công
trình không hoạt động (chiếm 4,5%). Nhiều công trình hiện nay được đánh giá đang
hoạt động tốt hoặc trung bình cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững. (Theo T.S
Nguyễn Đình Ninh – Hội cấp thoát nước Việt Nam).
Hiện nay, để giải quyết vấn đề nước ăn uống và sinh hoạt cho vùng nông
thôn, các loại dụng cụ chứa nước thường là bể, chum, vại, còn nguồn nước cung cấp
là giếng, ao hồ nhỏ, nước mưa. Tại nhiều nơi, người dân địa phương áp dụng các
biện pháp như lọc thô, đánh phèn để làm sạch nguồn nước sinh hoạt của gia
đình. Nhưng trước tình hình ô nhiễm ngày càng tăng của sông ngòi, môi trường
sống, những biện pháp trên dần dần trở nên ít hiệu quả. Chất lượng nước sinh hoạt ở
nông thôn hiện nay là điều đáng lo ngại.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
20
Nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân đang bị ô
nhiễm trầm trọng bởi các chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt khu dân cư, chất
thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, nông nghiệp và các hành vi, thói quen không
hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hàng triệu người dân.
Hình 1.1 Hình ảnh nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm
(Theo website: http://www.24h.com.vn)
Trước thực trạng đó, việc tìm ra một giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu sử
dụng nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn ở nông thôn trở nên cấp thiết. Để tạo điều kịên
cho người dân nông thôn tiếp cận đựơc với nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt, Nhà
nước và chính quyền địa phương cần phải ưu tiên cải thiện điều kiện cấp nước và vệ
sinh cho người nghèo, khu vực nghèo và giải quyết đồng bộ các yếu tố xây dựng,
quản lý, công nghệ, nâng cao năng lực cộng đồng và thông tin, giáo dục, truyền
thông nâng cao nhận thức. Đồng thời thực hịên chủ trương tiếp cận dựa theo nhu
cầu và phân cấp quản lý, thực hiện công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông
thôn một cách mạnh mẽ hơn, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho
cộng đồng và lấy cộng đồng làm trọng tâm.
Việc ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân các vùng nông thôn, miền núi là nhu cầu bức thiết. Bởi, hiện nay tỷ lệ sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở các vùng nông thôn, miền núi ở mức rất thấp.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
21
Thường là các công trình nước sinh hoạt nông thôn sau khi nghiệm thu và đưa vào
sử dụng, các chủ đầu tư bàn giao cho ủy bân nhân dân xã quản lý và vận hành.
Thực tế trong những năm qua, phần lớn các công trình nước tự chảy được
bàn giao về cho địa phương quản lý đã không phát huy hiệu quả mà ngược lại đang
bị xuống cấp nhanh và hư hỏng nặng. Nhiều công trình được bàn giao, nước chỉ
chảy vài tháng thì hết nguồn. Có công trình đầu tư hàng trăm triệu đồng nhưng hoạt
động chưa đầy một năm đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân chính là do chính quyền
địa phương nhận bàn giao nhưng vẫn không thành lập ban quản lý chịu trách nhiệm
quản lý. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt công trình cấp nước khi đi vào
vận hành trong thời gian ngắn rơi vào tình trạng hư hỏng nặng, ngừng hoạt
động. Do vậy, các dịch vụ cấp nước sinh hoạt cho nông thôn vẫn gặp rất nhiều khó
khăn. Để khắc phục tình trạng trên thì cần thiết phải có sự quản lý khai thác dịch vụ
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn một cách tích cực và có trách
nhiệm, cần đưa ra một số giải pháp phù hợp cho từng vùng miền với các mô hình
quản lý dịch vụ có hiệu quả.
1.2 Nhận xét và phân tích các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh
hoạt nông thôn
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, những năm qua nhiều trạm cấp nước được đầu tư xây dựng ở khu vực
nông thôn góp phần cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sản xuất, đời sống nhân
dân. Tuy nhiên, một số trạm cấp nước thi công kéo dài, chậm đưa vào sử dụng hoặc
không phát huy hiệu quả gây bức xúc trong nhân dân. Thời gian gần đây, bằng
những giải pháp và mô hình quản lý phù hợp, các công trình cấp nước đã có sự
chuyển biến đem lại tín hiệu khả quan. Tiêu biểu có các mô hình quản lý khai thác
dịch vụ cấp nước: Mô hình tư nhân quản lý, vận hành; Mô hình hợp tác xã quản lý,
vận hành; Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành; Mô hình doanh
nghiệp quản lý, vận hành. Trong phần này tác giả sẽ đi sâu nhận xét các mô hình cụ
thể như sau:
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
22
1.2.1 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành
1) Sơ đồ của mô hình:
Hình 1.2 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành
2) Giới thiệu mô hình:
Mô hình này đơn giản, quy mô công trình rất nhỏ (công suất <50m3
/ngày
đêm) và vừa (công suất từ 50-300 m3
/ngày đêm), công nghệ cấp nước đơn giản chủ
yếu áp dụng cho một xóm, thôn. Khả năng quản lý, vận hành công trình thấp hoặc
trung bình. Cá nhân tự tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình sử dụng
nhân lực trong gia đình hoặc thuê lao động ngoài xã hội để quản lý, vận hành, bảo
dưỡng công trình nhằm đảm bảo việc cấp nước đầy đủ, chất lượng nước được kiểm
tra. Xây dựng giá nước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh và lợi ích người sử dụng nước. Công nhân vận hành, duy
tu bảo dưỡng công trình cần được đào tạo, tập huấn về quy trình vận hành, duy tu
bảo dưỡng công trình. Các thiết bị, dụng cụ cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa
như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ lắp đặt và sửa chữa đường
ống. Thiết bị liên lạc: điện thoại, internet. Mô hình này đã được áp dụng ở một số
tỉnh và đã đem lại hiệu quả đáng kể.
3) Ứng dụng của mô hình:
 Tại tỉnh Tiền Giang, mô hình này được áp dụng đem lại hiệu quả: dân có
nước sạch, người đầu tư có hiệu quả kinh tế.
Tư nhân quản lý
Hộ
gđ1
Hộ
gđ2
Hộ
gđ3
Hộ
gđ4
Hộ
gđ N
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
23
Đáng chú ý là các mô hình cấp nước bằng thuyền nổi cho vùng nông thôn sâu, nhất
là vùng lũ lụt kéo dài. Mô hình cung cấp thiết bị xử lý nước phèn, mặn cho các hộ
gia đình.
Hình 1.3 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang
(Theo website: http://www.trungtamnuocsach.vn)
 Tại tỉnh Bình Thuận, một số hộ dân ở Mũi Né đã tự đầu tư khoan giếng, xử
lý thủ công rồi cấp cho nhân dân xung quanh. Mô hình này cũng đã xuất hiện ở Phú
Hài, Hàm Đức.
Hình 1.4 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tại tỉnh Bình Thuận
(Theo website: http://trungtamnuocbrvt.com.vn)
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
24
Tuy nhiên, việc làm này rất hiếm vì nhà đầu tư không mạnh dạn. Nguyên nhân
là vì việc cấp nước đến giờ vẫn chưa thực sự là ngành kinh doanh, chỉ mang tính chất
dịch vụ công, phục vụ chính sách xã hội nên việc khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh
doanh rất khó. Tư nhân phải tự tính lấy phương án đầu tư, tự định đoạt giá cả sao cho
phù hợp với thị trường. Có thể tranh thủ sự đồng tình của chính quyền địa phương để
được giúp đỡ vay vốn, hỗ trợ mặt bằng và bảo vệ công trình nếu cần thiết.
4) Nhận xét:
Mô hình tư nhân quản lý, vận hành là một mô hình đơn giản có thể áp dụng
cho diện tích nhỏ phù hợp với những nơi mà các hệ thống cấp nước chưa đến được.
Đồng thời nâng cao được ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch của người dân
với công nghệ cấp nước đơn giản, có khả năng cơ động cao đến được những nơi
vùng sâu, vùng xa và những nơi lũ lụt kéo dài.
Tuy nhiên, mô hình này do tư nhân quản lý, vận hành không có sự tham gia
của Nhà nước nên Nhà nước khó quản lý, dễ gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn nước
và nhiễm mặn nguồn nước, chất lượng nước không đảm bảo và giá nước không có
sự quản lý của Nhà nước nên có thể xảy ra tình trạng giá nước quá cao vượt quá qui
định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới an ninh xã hội.
1.2.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành:
1) Sơ đồ của mô hình:
Hình 1.5 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành
Hợp tác xã
quản lý
Hộ
gđ1
Hộ
gđ2
Hộ
gđ3
Hộ
gđ4
Hộ
gđ N
Ban quản trị
Ban kiểm soát
Các phòng ban
Trạm cấp nước
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
25
2) Giới thiệu mô hình:
Quy mô công trình nhỏ (công suất từ 50 - 300 m3
/ngày đêm), và trung bình
(công suất từ 300 – 500 m3
/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho một thôn hoặc liên
thôn, xã, áp dụng phù hợp cho vùng đồng bằng dân cư tập trung. Khả năng quản lý
vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao.
Bộ máy tổ chức hợp tác xã gồm có: Ban quản trị (Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm
và thành viên Ban quản trị), Ban kiểm soát, các phòng ban bộ phận khác ( Kế toán,
Tài vụ, Vận hành bảo dưỡng). Công nhân vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình
được đào tạo, tập huấn về công nghệ kỹ thuật cấp nước, về quản lý chất lượng nước,
về quy trình vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất
kinh doanh về dịch vụ cấp nước sạch; Thực hiện đúng về chế độ tài chính theo quy
định của Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn, quản lý và sử dụng đất đai Nhà nước
giao theo quy định của luật đất đai; Thực hiện các cam kết, bảo đảm quyền lợi cho
xã viên. Nhiệm vụ cụ thể: Chủ nhiệm hợp tác xã chịu trách nhiệm về các hoạt động
của hợp tác xã, trực tiếp phụ trách về kế hoạch, tài chính; Phó chủ nhiệm hợp tác xã
phụ trách về kỹ thuật, quản lý vận hành các trạm cấp nước; Các tổ nghiệp vụ thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn; Trạm cấp nước trực tiếp quản lý, vận hành công trình,
thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa những hư
hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu
tiền nước của người sử dụng và nộp tiền lên bộ phận kế toán; Ban kiểm soát do Đại
hội xã viên bầu lên nhằm thực hiện công việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của
hợp tác xã.
Mô hình quản lý này có các thiết bị kiểm tra nhanh chất lượng nước; Các
dụng cụ cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình như: dụng cụ cơ khí,
dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ sửa chữa và đào đắp đường ống; Kho chứa vật liệu,
dụng cụ, hóa chất; Văn phòng cho các cán bộ, công nhân làm việc, máy điện thoại
và văn phòng phẩm.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
26
3) Ứng dụng của mô hình:
 Tại tỉnh Nam Định, mô hình này hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều
địa phương trong cả nước, điển hình như tỉnh Nam Định, theo báo cáo của Trung
tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm qua, nhiều hộ dân ở
trung tâm thành phố hay các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Nam Ðịnh đã có nước sạch
sử dụng hằng ngày.
Ðể làm nên những thành công trên có phần đóng góp của Công ty cổ phần
Nước sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh, với cách làm bài bản nhưng hiệu quả,
đó là cấp nước sạch theo mô hình liên xã.
Hình 1.6 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam Định
(Nguồn: http://www.trungtamnuocsach.vn)
Hiện nay, công ty đang quản lý 5 nhà máy, cung cấp nước cho 13 xã, với giá
bán đến từng gia đình là 3.800 đồng/m3
(đối với nhà máy đầu tư từ vốn chương
trình mục tiêu quốc gia) và 4.500 đồng/m3
(đối với nhà máy đầu tư từ vốn vay WB).
Năm 2008, công ty có hơn 12,3 nghìn hộ tham gia kết nối đồng hồ sử dụng nước,
tổng lượng nước thương phẩm bán ra là 754.950m3
, tỷ lệ thất thoát 19,9%, lượng
nước sử dụng bình quân của mỗi hộ là 5,7m3/tháng, doanh thu đạt hơn ba tỷ đồng.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
27
Với cách tổ chức cấp nước sạch theo mô hình liên xã của Công ty cổ phần Nước
sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh, nhiều gia đình ở các vùng nông thôn Nam
Ðịnh đã được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh. Mô hình cấp nước sạch liên xã
có các lợi thế như: khai thác triệt để nguồn nước mặt tại các sông lớn để xử lý thành
nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân vùng bị nhiễm asen, hiệu quả đầu tư cao
do các chi phí về đất, điện, máy móc, đường ống dẫn nước, có điều kiện áp dụng
công nghệ xử lý nước tiên tiến, tập trung quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động của
các nhà máy nước. Tuy nhiên, để xây dựng được các công trình cấp nước sạch tập
trung liên xã rất cần có nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là huy động nguồn vốn đối ứng
của dân.
 Tại tỉnh Quảng Trị, công trình nước sạch Hưng- An, một trong số 4 công
trình cấp nước hiện có ở xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, nhiều năm liền được đánh
giá là quản lý có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn nông thôn.
Hình 1.7 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Quảng Trị
(Website: http://www.baoquangtri.vn)
Cuối năm 2004, trạm nước sạch Hưng- An chính thức đi vào vận hành, cung
cấp nước sạch cho hơn 500 hộ dân của 2 thôn Hưng Nhơn và An Thơ của xã Hải
Hòa, huyện Hải Lăng. Đây cũng là công trình nước sạch thứ tư có quy mô khá lớn,
được xây dựng tại xã Hải Hòa do Tổ chức Đông Tây hội ngộ và người dân trong
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
28
thôn đóng góp với tổng số vốn gần 1,4 tỷ đồng. Trước năm 2000, số hộ dùng nước
sạch ở Hải Hòa chỉ chiếm khoảng 30%, còn hiện nay đã tăng lên 92% trong tổng số
1.050 hộ toàn xã, cao hơn gần 20% so với mặt bằng chung trong toàn huyện Hải
Lăng. Trạm nước sạch Hưng- An có thể là một một hình tốt cần học tập, nhân rộng.
4) Nhận xét:
Mô hình này có sự phối hợp quản lý giữa Nhà nước và các hợp tác xã nên giá
nước khá ổn định và phù hợp với khả năng chi trả của người dân, có sự gắn kết giữa
Ban quản trị hợp tác xã với người dân cho nên chất lượng nước được đảm bảo. Tuy
nhiên, mô hình cần có nguồn vốn đầu tư lớn do hệ thống cấp nước dàn trải và còn
gặp khó khăn trong việc triển khai cấp nước đến từng hộ dân khi mật độ dân cư
phân bố không đều, việc quản lý còn lỏng lẻo mà ý thức của người dân trong việc
bảo vệ cơ sở vật chất còn hạn chế.
1.2.3 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành
Mô hình bao gồm: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
Ban quản lý nước sạch
1) Sơ đồ của mô hình:
Hình 1.8 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành
Trung tâm nước sạch và vệ
sinh môi trường
Hộ
gđ 1
Hộ
gđ 2
Hộ
gđ 3
Hộ
gđ 4
Hộ
gđ N
Ban quản trị
Các phòng ban
Trạm cấp nước
Thôn,Xóm
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
29
2) Giới thiệu mô hình:
Quy mô công trình trung bình (công suất từ 300 – 500 m3
/ngày đêm) và quy
mô lớn (công suất >500 m3
/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho liên thôn (đồng bằng),
liên bản (miền núi), xã liên xã. Trình độ, năng lực quản lý, vận hành công trình thuộc
loại trung bình hoặc cao. Mô hình tổ chức gồm: Giám đốc, các phó giám đốc và các
phòng nghiệp vụ ( phòng quản lý cấp nước, phòng tổ chức – hành chính, phòng kỹ
thuật, phòng kế hoạch – tài chính…) và trạm cấp nước. Giám đốc chịu trách nhiệm
chung, trực tiếp quản lý phòng tổ chức – hành chính, kế hoạch – tài chính; Các phó
giám đốc phụ trách các phòng chuyên môn và các tổ chức quản lý vận hành; Các
phòng ban giúp việc cho giám đốc theo chuyên môn, nhiệm vụ được giao.
Mỗi trạm cấp nước thành lập một tổ quản lý vận hành trực thuộc phòng quản
lý cấp nước và chịu trách nhiệm sự quản lý của các phòng chức năng thuộc Trung
tâm, trực tiếp quản lý, vận hành công trình. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường
xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng
của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp lên bộ phận kế toán.
Mỗi tổ quản lý từ 3 -5 người ( 1 tổ trưởng 2 – 3 cán bộ vận hành bảo dưỡng và 1 kế
toán). Cán bộ, công nhân vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình được tuyển dụng
theo nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý, công nghệ kỹ thuật cấp nước, được đào tạo,
có bằng cấp chuyên môn. Nhiệm vụ chủ yếu của công trình là cung cấp dịch vụ cấp
nước sạch cho người sử dụng. Công trình có các thiết bị kiểm tra nhanh, hoặc một
phòng thí nghiệm phân tích, kiểm tra một số chỉ tiêu chính về chất lượng nước. Các
dụng cụ cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị của trạm cấp nước
như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ sữa chữa và đào đắp đường
ống. Văn phòng cho các cán bộ, công nhân làm việc, máy điện thoại và các văn
phòng phẩm.
3) Ứng dụng của mô hình:
Tại tỉnh Đắk Nông, vận dụng mô hình quản lý này và thu được những kết
quả đáng khích lệ như Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
30
Đắk Nông. Với nguồn vốn từ chương trình mục tiêu và nhiều nguồn vốn khác đã,
đang tiến hành xây dựng các công trình cấp nước với quy mô vừa và nhỏ.
Hình 1.9 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Đắk Nông
(Nguồn: http:/www.trungtamnuocsach.vn)
Tính đến cuối năm 2009 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh là 68%. Đã có 14 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, các công
trình còn lại đạt từ 60 đến 80% khối lượng công việc, đến cuối năm sẽ hoàn thành
100% khối lượng dự toán. Đa số các công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đều
phát huy hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật theo đúng thiết kế, góp phần
giúp người dân có nước sạch sinh hoạt.
4) Nhận xét:
Mô hình này đảm bảo cung cấp nước có chất lượng mà giá thành phù hợp
với người dân. Mô hình cũng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức trong
nước và ngoài nước, do đó cải thiện được kỹ thuật, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên
tiến trong quá trình xử lý nước đồng thời quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và
an ninh – xã hội.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
31
Tuy nhiên, mô hình này cũng cần nguồn vốn đầu tư lớn, việc quản lý và bảo
dưỡng còn gặp nhiều khó khăn, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của người dân còn yếu
kém.
1.2.4 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành
Mô hình bao gồm: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên, Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi
1) Sơ đồ của mô hình:
Hình 1.10 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành
2) Giới thiệu mô hình:
Quy mô công trình trung bình (công suất từ 300 – 500 m3
/ngày đêm) và quy
mô lớn (công suất từ > 500 m3
/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho liên thôn, liên
bản, xã, liên xã, huyện; áp dụng phù hợp cho vùng dân cư tập trung. Trình độ, năng
lực quản lý vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao.
Cơ cấu tổ chức của mô hình gồm: Giám đốc và các phòng ban giúp việc; Ban
kiểm soát; Trạm cấp nước; Cán bộ, công nhân vận hành duy tu bảo dưỡng công
trình được tuyển dụng theo đúng nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý, công nghệ kỹ
thuật cấp nước, được đào tạo, có bằng cấp chuyên môn.
Nhiệm vụ: Sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ cung cấp nước sạch cho
người sử dụng theo hợp đồng thỏa thuận; Thực hiện chế độ tài chính quy định của
Doanh nghiệp
quản lý
Hộ gđ1 Hộ gđ2 Hộ gđ3 Hộ gđ4 Hộ gđ N
Ban giám đốc
Các phòng ban
Trạm cấp nước
Thôn,Xóm
Ban kiểm soát
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
32
Nhà nước; Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động của công ty;
Các phòng ban giúp việc cho Giám đốc theo từng nghiệp vụ chuyên môn, chức
năng nhiệm vụ được giao; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt
động kinh doanh của công ty; Trạm cấp nước trực tiếp quản lý, vận hành công trình,
thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ
và ghi chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người
sử dụng và nộp lên bộ phận kế toán (công ty) hoặc có bộ máy, hạch toán độc lập
(công ty thành viên).
Mô hình cũng có các thiết bị kiểm tra nhanh, hoặc một phòng thí nghiệm
kiểm tra một số chỉ tiêu chính về chất lượng nước; Các dụng cụ cho việc vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị của công trình cấp nước như: dụng cụ cơ khí, dụng
cụ sửa chữa điện, dụng cụ sửa chữa và đào đắp đường ống; Văn phòng cho cán bộ,
công nhân làm việc, máy điện thoại và văn phòng phẩm.
3) Ứng dụng của mô hình:
 Tại tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho 4.000 hộ dân nông thôn
ở vùng sâu, vùng xa đang gặp khó khăn nghiêm trọng về nguồn nước sạch đặc biệt
trong mùa khô hạn 2010, với tổng kinh phí đầu tư 400.000 USD. Công ty TNHH có
chức năng cung cấp nước sạch cho hộ dân nông thôn., với yêu cầu của cam kết tài
trợ là các doanh nghiệp, đơn vị cấp nước làm toàn bộ thủ tục, thi công và cấp nước
đến tận hộ dân.
Hình 1.11 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: http://www.baotiengiang.vn)
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
33
Hiện nay, đã có 18 doanh nghiệp xây dựng và cấp nước sạch nông thôn đủ
điều kiện nhận tài trợ từ Tổ chức Đông Tây Hội ngộ và đang triển khai nhanh các
công trình để hoàn thành toàn bộ các công trình đưa vào phục vụ đến tháng 7 năm
2011.
 Tại tỉnh Phú Thọ, Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ đã đẩy mạnh hoạt động
sản xuất kinh doanh sau chuyển đổi. Cuối năm 2008, chuyển đổi từ Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên sang công ty cổ phần, công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ
đã củng cố lại bộ máy hoạt động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển. Năm 2009 - năm đầu tiên hoạt động ở hình thức mới, công ty đã sản xuất
phục vụ nhân dân 11 triệu m3
nước sạch, 3 triệu m3
nước thô, doanh thu đạt 63 tỷ
đồng, vượt 9% kế hoạch năm, tăng 14% so với năm 2008.
Năm 2010 công ty phấn đấu sản xuất khoảng 16 triệu m3
nước các loại, đáp
ứng đủ nhu cầu dùng nước sạch ngày càng tăng của người dân và các cơ quan
doanh nghiệp. Đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống cấp nước sạch tới nhiều địa
phương trong tỉnh. Hiện nay công ty có các xí nghiệp sản xuất nước sạch trên địa
bàn các huyện, thành, thị như: Việt Trì, TX. Phú Thọ, Cẩm Khê, Thanh Thuỷ.
Hình 1.12 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Phú Thọ
(Theo website: http://www.trungtamnuocsach.vn)
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
34
4) Nhận xét:
Mô hình này đã quan tâm tới vấn đề xử lý nước thải, góp phần giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, đồng thời chú trọng đến cải tiến kỹ thuật, thường xuyên tu sửa
và bảo dưỡng hệ thống cấp nước. Song, mô hình vẫn có giá thành sản xuất đầu vào
lớn dẫn đến giá nước cao và hiệu quả sử dụng nước sau đầu tư ở khu vực nông thôn,
miền núi, khu vực ven thành thị không cao.
1.3 Kết luận chương 1
Cấp nước sạch nông thôn được xác định là một chương trình quốc gia, mang
tính xã hội cao. Tuy nhiên, nếu không tính đến yếu tố kinh doanh lâu dài sẽ không
có vốn tái đầu tư và bảo dưỡng công trình. Chính vì vậy, ngay từ khi xây dựng các
công trình cấp nước nông thôn cần chủ trương đầu tư hiện đại, nước sản xuất phải
đạt tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh mục tiêu phục vụ là chính, các công trình cấp
nước nông thôn còn có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh để bù đắp kinh phí đầu tư.
Hiện nay, nước sinh hoạt do các nhà máy nước nông thôn sản xuất có chất lượng
không thua kém nước do các doanh nghiệp sản xuất phục vụ khu vực thành thị.
Ngoài việc cấp nước sinh hoạt cho người dân, các nhà máy nước còn cung cấp nước
đủ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong vùng sử dụng.
Chương 1 đã nhận xét được ưu, nhược điểm của các mô hình tư nhân quản lý,
vận hành; Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành; Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập
quản lý, vận hành; Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành. Nguyên nhân chủ yếu
của những hạn chế trong các mô hình trên là do: Cơ chế, chính sách quản lý cấp nước
chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn mang tính bao cấp trong
đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Mặt khác, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, ý
thức người dân trong việc bảo vệ và sử dụng các công trình cấp nước chưa cao, ô
nhiễm nguồn nước chưa được kiểm soát chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong
đầu tư phát triển, quản lý và vận hành các công trình cũng là những trở ngại lớn đối
với công tác phát triển cấp nước hiện nay. Việc kiểm tra, đôn đốc các địa phương lập
và thực hiện quy hoạch cấp nước sinh hoạt ở nông thôn còn hạn chế.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
35
Các mô hình trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để phát
huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm từ các mô hình đó, một mô hình quản
lý, khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn mới sẽ được đề xuất trong
chương 2. Mô hình này có sự quản lý kết hợp của Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân
và cộng đồng dân cư sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
36
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ VÀ
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC
SINH HOẠT NÔNG THÔN
2.1 Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn
Các mô hình được áp dụng vào thực tế đã mang lại được những hiệu quả
đáng kể, đáp ứng được bước đầu nhu cầu dùng nước của người dân. Tuy nhiên, hiệu
quả cấp nước đến từng hộ gia đình chưa cao, có nhiều vấn đề thiếu sót, thất thoát
xảy ra. Vì vậy, tác giả đề xuất mô hình này nhằm khắc phục được một số nhược
điểm của bốn mô hình nêu trên và việc quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước tới
người dân cũng linh hoạt và hợp lý hơn, đặc biệt nó phù với điều kiện cụ thể ở các
vùng nông thôn ở nước ta.
2.1.1 Sơ đồ của mô hình
Hình 2.1 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp tư nhân
quản lý, vận hành
Trung tâm Nước sạch & VSMTNTT
Phòng quản lý cấp nước Phòng T.chức-
H.chính- K.toán
Phòng KH – KT –
Tr.Thông
Các trạm
cấp nước
đã có
Các trạm cung
ứng hóa chất,
vật tư
Phòng phân
tích chất
lượng nước
Các đội xây lắp,
bảo dưỡng
công trình
Tổ quản lý
xóm 1
Tổ quản
lý xóm 2
Tổ quản lý
xóm 3
Tổ quản lý
xóm N
Doanh nghiệp tư nhân
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
37
2.1.2 Giới thiệu mô hình
Quy mô của công trình đa dạng, áp dụng được cho nhiều địa phương; Nguồn
vốn tư nhân nên có thể huy động số lượng lớn; Phạm vi cấp nước thôn liên thôn,
bản liên bản, xã liên xã; Trình độ quản lý, vận hành công trình thuộc loại khá.
Mô hình tổ chức gồm: Giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ
(phòng quản lý cấp nước, phòng tổ chức – hành chính – kế toán, phòng kế hoạch –
kỹ thuật – truyền thông). Tuy nhiên, đây là mô hình Nhà nước kết hợp với tư nhân
nên có sự quản lý của Nhà nước thông qua Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn của tỉnh. Trung tâm sẽ kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân
thành lập các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, quản lý, vận hành
và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát.
Trung tâm gồm có 2 bộ phận: Bộ phận làm việc văn phòng và bộ phận lao
động kỹ thuật có kinh nghiệm trong xây lắp, vận hành, bảo dưỡng các công trình
cấp nước nông thôn. Cán bộ, công nhân chịu trách nhiệm vận hành, duy tu, bảo
dưỡng được tuyển dụng đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, về công nghệ
kỹ thuật cấp nước, về quy trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.
Nhiệm vụ của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh:
Tham mưu cho Giám đốc sở trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện khi được phê
duyệt; Tham mưu cho Giám đốc sở, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc
gia của tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn, vật tư, thiết bị các chương trình, dự án được phân công và thực hiện
lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan;
Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng nước
sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; Bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật, nghiệp
vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho các tổ chức và cá nhân có nhu
cầu; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, xây dựng các mô hình
mẫu về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn để áp dụng và phổ biến
rộng rãi cho từng địa bàn nông thôn trong tỉnh; Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
38
phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng các công trình
cấp nước, chất lượng nước, và các công trình phục vụ vệ sinh môi trường nông
thôn; Kiểm nghiệm và phân tích mẫu nước theo một số chỉ tiêu cơ bản về nước sạch
nông thôn; Hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong và ngoài nước để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án
về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật và sự
phân công của UBND tỉnh; Tổ chức các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực cấp nước
và vệ sinh môi trường nông thôn, đầu tư và liên kết đầu tư để quản lý vận hành, khai
thác các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; Tư vấn lập
dự án, khảo sát, thiết kế, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, giám sát thi công, chuyển
giao các tiến bộ khoa học- công nghệ, mô hình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn; Thi công xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, bơm thử áp
lực tuyến ống, cung ứng vật tư, thiết bị, hóa chất ngành nước; Quản lý cán bộ, viên
chức, lao động, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác theo quy định của nhà nước
và phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực
hiện nhiệm vụ theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn giao. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
tỉnh chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua phòng hỗ trợ đồng thời quản lý
chung và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của Nhà nước.
Mô hình trang bị các thiết bị kiểm tra chất lượng nước, các dụng cụ vận
hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp nước như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa
điện, dụng cụ sửa chữa đào lắp đường ống, văn phòng cho các cán bộ, nhân viên
làm việc, các công cụ thông tin liên lạc và các phương tiện di chuyển làm việc.
Đây là mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp
tư nhân, vì vậy để mô hình hoạt động có hiệu quả cao cần sự quản lý, giám sát
thường xuyên của Nhà nước, đồng thời người dân cần phải có ý thức trách nhiệm
cao trong việc sử dụng cũng như bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước trong
khu vực. Với phương châm hoạt động phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa
vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý,
đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước
sạch và vệ sinh nông thôn. Đồng thời, hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ
sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
39
2.1.3 Nhận xét
Mô hình có sự quản lý của Nhà nước nên giá nước ổn định và phù hợp với khả
năng chi trả của người dân. Nguồn nước được khai thác và sử dụng hợp lý với chất
lượng nước đảm bảo. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự
đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cùng với người dân nên được sử dụng hiệu quả
hơn. Thuận tiện cho vấn đề quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước.
2.2 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn
2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí nước
Chi phí của nước được chia thành các thành phần sau:
+ Chi phí vận hành và bảo dưỡng của hệ thống cấp nước và phân phối nước;
+ Vốn đầu tư;
+ Chi phí cơ hội;
+ Chi phí ngoại lai; và
+ Chi phí môi trường.
Hình vẽ 2.2 sau đây mô tả tổng chi phí nước
Hình 2.2 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí của nước
Chi phí O&M
Chi phí vốn
Tổng
chi
phí
cung
cấp
Chi phí cơ hội
Các tác động kinh
tế ngoại lai
Các tác động môi
trường ngoại lai
Tổng
chi phí
kinh tế
Tổng chi phí
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
40
Hình 2.2 trình bày dưới dạng giản đồ tập hợp các thành phần tạo nên tổng chi
phí. Có 3 khái niệm quan trọng trong giản đồ đó: Tổng chi phí cung cấp, tổng chi
phí kinh tế và tổng chi phí. Mỗi chi phí đó được tạo thành từ các yếu tố riêng biệt và
cần được giải thích rõ thêm.
Tổng chi phí cung cấp bao gồm các chi phí liên quan tới việc cung cấp nước
tới một đối tượng sử dụng không kể đến các tác động ngoại lai tác động lên những
đối tượng khác hay các khả năng sử dụng khác. Tài nguyên nước mô tả các tác động
ngoại lai với ý nghĩa là các điều kiện đó có tính chất của sự sử dụng có ảnh hưởng
qua lại. Các cá nhân lấy nước sạch từ một môi trường mà sau đó họ đổ chất thải vào
chính môi trường đó, dẫn đến việc sử dụng nước không bao giờ còn sạch nữa cho
chính họ và những người khác. Theo cách nói kinh tế, những điều này được gọi là
các tác động ngoại lai. Tổng chi phí cung cấp được tạo thành bởi 2 thành phần riêng
biệt: Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) và chi phí đầu tư cơ bản. Chi phí vận
hành và bảo dưỡng (O&M), các chi phí này phát sinh do sự vận hành hàng ngày của
hệ thống. Các chi phí đặc thù bao gồm: phí mua nước chưa xử lý, điện bơm, công
lao động, các vật liệu để sửa chữa, phí đầu vào để quản lý và vận hành bể chứa, hệ
thống phân phối và nhà máy xử lý nước. Phí đầu tư cơ bản bao gồm phí sử dụng
vốn (các chi phí khấu hao) và phí trả lãi để xây dựng các công trình như hồ chứa,
nhà máy xử lý nước, các hệ thống dẫn và phân phối nước.
Tổng chi phí kinh tế của nước là tổng chi phí cung cấp đã được mô tả rõ ở
trên, chi phí cơ hội liên quan đến các khả năng sử dụng khác đối với cùng một
nguồn nước, và các yếu tố kinh tế ngoại lai tác động đến những đối tượng sử dụng
khác xuất phát từ việc sử dụng nước của một đối tượng xác định nào đó.
Chi phí cơ hội đề cập đến một thực tế bằng việc sử dụng nước, một đối tượng
sử dụng đang lấy mất cơ hội của một đối tượng sử dụng khác. Nếu đối tượng sử
dụng khác đó có giá trị sử dụng nước cao hơn thì xã hội sẽ phải gánh chịu những
chi phí cơ hội do việc phân bổ không hợp lý nguồn tài nguyên này. Chi phí cơ hội
của nước bằng 0 chỉ khi không có bất kỳ một khả năng sử dụng nào khác – tức là
không có sự thiếu nước. Việc bỏ qua chi phí cơ hội sẽ làm thấp giá trị của nước, dẫn
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
41
tới sai lầm trong đầu tư, và gây ra sự phân bổ bất hợp lý nguồn tài nguyên này giữa
các đối tượng sử dụng.
Các tác động kinh tế ngoại lai: nước là một nguồn tài nguyên liên tục biến
động, nên việc sử dụng nước dẫn tới các ảnh hưởng ngoại lai lan tràn (có nghĩa là
nước di chuyển từ nơi này sang nơi khác, nếu không được lấy và lưu trữ, người ta
không thể dễ dàng sở hữu được nó). Những tác động ngoại lai phổ biến nhất đó là
những ảnh hưởng gắn với tác động của sự nắn dòng tại thượng lưu hoặc việc thải
chất ô nhiễm đối với người sử dụng nước tại hạ lưu. Những tác động ngoại lai còn
do việc lấy nước quá nhiều từ các nguồn trữ nước phổ biến như hồ ao và nguồn
nước ngầm (những nguồn trữ nước phổ biến như các nguồn nước chung của làng,
các tâng nước ngầm và hồ ao mà mọi người đều được sử dụng trừ khi có những cơ
chế quy định không cho phép một vài người nào đó sử dụng hoặc phải trả thuế sử
dụng) hoặc do các nguồn dự trữ nước đó bị nhiễm bẩn. Cũng có những tác động
ngoại lai của sản xuất chẳng hạn như sản xuất nông nghiệp trong những vùng có hệ
thống thủy lợi tưới tiêu tác động xấu tới các thị trường của nông nghiệp không có hệ
thống thủy lợi ở vùng cao, hoặc buộc các thị trường đó phải thay đổi đầu vào. Cách
tiếp cận kinh tế chuẩn mực đối với các tác động ngoại lai là xác định một hệ thống
theo cách nội hóa các tác động ngoại lai. Các tác động ngoại lai có thể là tích cực
hoặc tiêu cực và việc xác định tính chất của từng trường hợp trong một bối cảnh sẵn
có, dự tính được các tác động ngoại lai tích cực hoặc tiêu cực và điều chỉnh được
tổng chi phí dựa theo những tác động này là rất quan trọng.
Các tác động ngoại lai tích cực xảy ra, chẳng hạn như việc tưới tiêu bề mặt
đáp ứng được cả nhu cầu bốc hơi nước của cây trồng và nạp lại lượng nước cho
tầng nước ngầm. Như vậy, việc tưới tiêu trên bề mặt cung cấp hiệu quả dịch vụ nạp.
Tuy nhiên, lợi ích thực của dịch vụ này sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng tổng thể giữa
tổng lượng nạp (từ nước mưa và nước tưới trên bề mặt) và tốc độ khai thác nước
ngầm. Ràng buộc bởi những điều kiện tại nơi mà nguồn nước ngầm đang được khai
thác, lượng nước nạp từ một hệ thống tưới tiêu bề mặt mang lại một lợi ích thực
bằng với giá trị thực của sản phẩm cây trồng được tạo thêm nhờ chính lượng nước
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
42
bổ sung này. Khi mà tổng lượng nước nạp lớn hơn tổng lượng nước bị khai thác
(nhưng cũng chưa tạo ra một mực nước ngầm cao), lợi ích thực có được từ dịch vụ
nạp bằng với việc giảm chi phí bơm nước. Việc tiết kiệm chi phí này có thể là nhỏ
(tương đương với chi phí nhiên liệu hoặc điện) nếu nó không mang lại việc tiết
kiệm đáng kể chi phí đầu tư nhờ tạo ra mực nươc ngầm cao hơn. Do vậy, lợi ích
thực của các tác động ngoại lai tích cực cần được ước tính một cách cẩn trọng dựa
vào các chi phí vốn bổ sung xây dựng các hồ chứa và hoặc chi phí xây dựng hệ
thống kênh dẫn và phân phối của các hệ thống tưới mặt rò rỉ.
Các tác động ngoại lai tiêu cực, như được thảo luận tại Briscoe năm 1996, có
thể gây ra nhưng chi phí cho người sử dụng nước ở hạ lưu nếu dòng chảy hồi quy bị
nhiễm mặn, hoặc những dòng chảy hồi quy từ các đô thị cũng gây ra những chi phí
cho người sử dụng nước ở hạ lưu. Một phương pháp được sử dụng có tính đến cá
tác động ngoại lai này, đó chính là đánh thuế nước mặn lên đối tượng sử dụng, tùy
thuộc vào cách sử dụng nước của họ.
Tổng chi phí của việc sử dụng nước là tổng chi phí kinh tế được nêu ở trên
cộng với các tác động môi trường ngoại lai. Các chi phí này cần phải được xác định
dựa trên những tổn thất nếu có sẵn số liệu hoặc là các chi phí phụ trội để xử lý nước
trở về chất lượng ban đầu.
Các tác động môi trường ngoại lai là những tác động gắn với sức khỏe cộng
đồng và việc duy trì hệ sinh thái. Do vậy, nếu ô nhiễm làm tăng các chi phí sản xuất
hoặc tiêu dùng cho các đối tượng sử dụng ở hạ lưu, đó chính là một tác động kinh tế
ngoại lai, nhưng nếu nó gây tác động tới sức khỏe cộng đồng hoặc hệ sinh thái, đó
là một tác động môi trường ngoại lai. Thường các tác động môi trường ngoại lai vốn
đã khó đánh giá về mặt kinh tế hơn các tác động kinh tế ngoại lai, nhưng trong hầu
hết mọi trường hợp, có thể ước tính được một số chi phí phục hồi để đưa ra một giới
hạn dưới của giá trị thiệt hại về mặt kinh tế. Vì dự án chỉ phục vụ dịch vụ cấp nước
sinh hoạt nông thôn, không sử dụng cho mục đích công nghiệp hay nông nghiệp nên
chi phí về nước chỉ bao gồm tổng chi phí cung cấp, tức là bao gồm các thành phần
vốn đầu tư và chi phí vận hành và bảo dưỡng. Tuy nước là hàng hoá kinh tế nhưng
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
43
cũng là phúc lợi xã hội và con người cần phải được hưởng một lượng nước tối thiểu
50l/người.ngày để tồn tại cuộc sống. (GT: Kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên
nước – Chương 2). Phần tiếp theo của luận văn sẽ trình bày rõ vấn đề này.
2.2.2 Chất lượng nước, lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội
1) Chất lượng nước phục vụ sự sống
Nguồn nước sạch đầy đủ là sự cần thiết cơ bản đối với sức khỏe con người
và hệ sinh thái, đối với thực phẩm, dịch vụ. Các chỉ số về chất lượng nước thường
phản ánh gián tiếp thu nhập hay tổng sản lượng nội địa. Chỉ số về sự nghèo nàn của
con người HPI-I (Human Poverty Index- HPI-I), chỉ số này không đánh giá về điều
kiện của nước mà đánh giá chất lượng sống của con người, nó phản ánh sức khỏe,
kinh tế, văn hóa – xã hội. Các chỉ số liên quan đến nước là các chỉ số về nguồn nước
sẵn có, quyền sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, nước sinh hoạt, chi phí và giá
nước, hệ thống thủy lợi làm thay đổi khí hậu. Ở đây sẽ tập trung về các chỉ số về
chất lượng con người và hệ sinh thái.
Một trong các chỉ số phản ánh đến lượng nước cho con người là chỉ số sức
khỏe do tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra bao gồm: sức khỏe tốt được đo bởi tuổi
thọ, phân bố sức khỏe tốt được đo bởi chỉ số phần trăm sống của trẻ sơ sinh, chỉ số
về hệ thống chăm sóc sức khỏe và sự phân bố hệ thống sức khỏe, chỉ số về tài chính
dành cho sức khỏe được thể hiện qua tỉ số giữa sự tiêu dùng cho sức khỏe và thu
nhập của họ.
Sau đây sẽ giới thiệu một số các chỉ số được sử dụng trên thế giới (Glieck
et.al, 2002):
- Chỉ số dùng nước uống và dịch vụ vệ sinh do tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra.
- Chỉ số cạnh tranh nước do chuyên gia nguồn nước Thụy Điển Falkenmark đưa ra.
Chỉ số được đo dựa vào tổng lượng nước có trong quốc gia là hàm số của tổng dân
số nước này, nó thể hiện có bao nhiêu người được cung cấp nước tự nhiên trong
vùng.
- Chỉ số về sự cần nước tối thiểu của con người cho uống, nấu ăn, tắm và vệ sinh là
50lít/người.ngày. Theo con số thống kê năm 1990 thì có gần một tỷ người trên thế
Luận văn thạc sĩ
Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT
44
giới không có đủ nước dùng, có nghĩa là lượng nước dùng của họ ít hơn
50lít/người.ngày.
- Chỉ số phát triển con người bao gồm: tuổi thọ, tri thức và tiêu chuẩn sống. Đó là
sự tổng hợp của các điều kiện như là tuổi thọ, số người biết đọc, biết viết, số người
đến trường và tổng sản lượng nội địa GDP. Chỉ số này không có thành phần của
nước nhưng nó liên quan đến nước như tuổi thọ liên quan đến chất lượng của hệ
sinh thái.
- Chỉ số nghèo nàn về nước phản ánh nguồn nước sẵn có và mức độ được sử dụng
nước của con người.
Các chỉ số trên phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng nước và con người.
Chúng giúp mọi người tăng sự nhận thức của cộng đồng về giá trị của nước, cở sở
để phát triển chính sách về nước.
2) Lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội của nước
Nước cần cho sự sống, vì vậy người dân sống trong vùng được cung cấp
nước phải được đảm bảo một lượng nước tối thiểu để sinh sống.
Nước cần phải đảm bảo cho người sử dụng với chi phí thấp hơn đối với khu vực có
mức sống thấp. Trợ cấp là cần thiết và cần được thực hiện hợp lý đối với một nhóm
người đặc biệt, như trợ cấp một số lượng nước tối thiểu để đảm bảo nhu cầu dùng
nước cho người dân thuộc diện quá nghèo.
Nước và dịch vụ nước phải được cung cấp một cách công bằng và hợp lý.
Nước và dịch vụ nước không thể miễn phí, giá nước cần phải khuyến khích việc sử
dụng nước có hiệu quả. Khi giá nước tăng thì đồng nghĩa với việc cải thiện dịch vụ
cấp nước. Kinh nghiệm cho thấy người sử dụng nước thường sẵn sàng chi trả phí
nước cao hơn khi có sự cải thiện dịch vụ cấp nước, thể hiện bằng sự tham gia đóng
góp của họ để nâng cao dịch vụ cấp nước.
Cung cấp nước sạch cho con người, đó là phúc lợi xã hội, không những cá
nhân được hưởng lợi mà nó còn có ý nghĩa nâng cao chất lượng sống của xã hội.
Cải thiện chất lượng nước có nghĩa là nâng cao chất lượng nước phục vụ mọi người
và cùng nhau chia sẻ nước trong một hệ thống cấp nước. Như vậy, nước mang tính
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY

More Related Content

What's hot

ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...hieu anh
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 

What's hot (20)

ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thônĐề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đĐề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 

Similar to Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY

Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...
Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...
Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...Morton Greenholt
 
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatDuy Vọng
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpNhaphuong4869
 
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatPhi Phi
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpNhaphuong4869
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY (20)

Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
Luận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAY
Luận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAYLuận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAY
Luận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAY
 
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệpQuản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
 
Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...
Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...
Luận văn Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với hệ ...
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới, HOT
Luận văn: Áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới, HOTLuận văn: Áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới, HOT
Luận văn: Áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới, HOT
 
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
 
So tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuatSo tay tai lieu ky thuat
So tay tai lieu ky thuat
 
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệpSổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
Sổ tay hướng dẫn xử lí nước thải một số ngành công nghiệp
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY

  • 1. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 8 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................8 2. Mục đích của đề tài...........................................................................................9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................9 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................9 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN............................................................................ 10 1.1 Thực trạng quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn....................................10 1.1.1 Kết quả thực hiện của các địa phương và các bộ, ngành năm 2008........15 1.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..........................................................................................................................17 1.2 Nhận xét và phân tích các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn.............................................................................................21 1.2.1 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành.........................................................22 1.2.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành: ...................................................24 1.2.3 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành ...........................28 1.2.4 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành ...............................................31 1.3 Kết luận chương 1.........................................................................................34 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN............................................................................ 36 2.1 Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn ...............................................................................................................................36 2.1.1 Sơ đồ của mô hình...................................................................................36 2.1.2 Giới thiệu mô hình...................................................................................37 2.1.3 Nhận xét...................................................................................................39 2.2 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn.......................................................................................................................39
  • 2. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 2 2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí nước...................................................39 2.2.2 Chất lượng nước, lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội................................43 2.2.3 Nguyên tắc định gía tiêu thụ nước sạch nông thôn .................................45 2.2.4 Phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch.........................................47 2.2.5 Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt ..................................................50 2.2.6 Đề xuất phương pháp xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sạch nông thôn.........................................................................................51 2.3 Kết luận chương 2.........................................................................................57 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH TẠI XÃ DIỄN YÊN, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN........................................................ 58 3.1 Giới thiệu về dự án cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An........................................................................................................58 3.1.1 Điều kiện tự nhiên vùng dự án ................................................................58 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................58 3.1.3 Xác định nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt...............................................60 3.1.4 Căn cứ thực hiện dự án............................................................................62 3.1.5 Công nghệ và kỹ thuật.............................................................................66 3.1.6 Nghiên cứu và ứng dụng .........................................................................69 3.2 Mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ...................................................................................70 3.2.1 Sơ đồ của mô hình...................................................................................70 3.2.2 Giới thiệu mô hình...................................................................................70 3.2.3 Về nhân lực và tổ chức............................................................................72 3.2.4 Nghiệp vụ và cơ sở vật chất ....................................................................73 3.2.5 Quản lý và trách nhiệm vận hành dự án..................................................73 3.3 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An...............................................................75 3.3.1 Các khoản chi phí ....................................................................................75
  • 3. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 3 3.3.2 Kế hoạch vốn tương ứng với tiến độ thực hiện đầu tư............................79 3.4 Quản lý tài chính...........................................................................................81 3.4.1 Cơ cấu nguồn vốn của dự án ...................................................................81 3.4.2 Kế hoạch dòng tiền mặt của dự án ..........................................................83 3.5 Phân tích kinh tế - tài chính cho dự án cấp nước sạch sinh hoạt tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An......................................................85 3.5.1 Dòng tiền của dự án.................................................................................85 3.5.2 Xác định các chỉ tiêu kinh tế của dự án...................................................85 3.6 Kết luận chương 3.........................................................................................87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 88 1. Những kết quả đạt được của luận văn..........................................................88 2. Kiến nghị..........................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90
  • 4. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 4 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình ảnh nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm Hình 1.2 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành Hình 1.3 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang Hình 1.4 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tại tỉnh Bình Thuận Hình 1.5 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành Hình 1.6 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam Định Hình 1.7 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Quảng Trị Hình 1.8 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành Hình 1.9 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Đắk Nông Hình 1.10 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành Hình 1.11 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang Hình 1.12 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Phú Thọ Hình 2.1 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận hành Hình 2.2 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí của nước Hình 3.1 Mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Hình 3.2 Mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sạch tái cơ cấu tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  • 5. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Xác định giá thành toàn bộ của nước sạch Bảng 2.2: Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt cho nông thôn Bảng 3.1: Danh sách các tập thể đăng ký tham gia dự án Bảng 3.2: Danh sách hộ gia đình đăng ký tham gia dự án Bảng 3.3: Dự báo tổng nhu cầu dùng nước Bảng 3.4: Kết quả kiểm định mẫu nước thô kênh N1 Bảng 3.5: Cơ cấu tổ chức và nhân lực Trung tâm Nước SH&VSMTNT tỉnh Bảng 3.6: Tổng hợp chi phí khấu hao Bảng 3.7: Bảng tính trích khấu hao theo năm Bảng 3.8: Chi phí điện năng cho 1m3 nước sạch Bảng 3.9: Chi phí mua nước thô, hóa chất xử lý Bảng 3.10: Các định mức liên quan Bảng 3.11: Chi phí nhân công cho 1m3 / nước sạch Bảng 3.12: Bảng giá nước trong suốt chu kỳ hoạt động của công trình Bảng 3.13: Đề xuất kế hoạch sử dụng vốn và tiến độ Bảng 3.14: Cơ cấu các nguồn vốn và hình thức đóng góp Bảng 3.15 Cơ cấu các nguồn vốn Bảng 3.16: Khái toán vốn lưu động Bảng 3.17: Dự kiến kế hoạch huy động tài chính đầu tư dự án Bảng 3.18: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án
  • 6. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 6 VIẾT TẮT NS&VSMTNT – Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn HTX – Hợp tác xã PTNT - Phát triển nông thôn BC - Báo cáo DPMT - Dự phòng môi trường WB – Ngân hàng thế giới TW - Trung ương NĐ – Nghị định QĐ – Quyết định CP – Chính phủ CT-BNN – Chỉ thị - Bộ nông nghiệp UBND - Ủy ban nhân dân TNHH - Trách nhiệm hữu hạn HPI-I – Chỉ số về sự nghèo nàn của con người GDP – Tổng sản phẩm nội địa TSCĐ – Tài sản cố định TCN - Tiêu chuẩn cấp nước ADB – Ngân hàng phát triển Châu Á BHXH – Bảo hiểm xã hội ODA – Hỗ trợ phát triển chính thức NPV – Giá trị hiện tại IRR – Suất thu hồi nội bộ TTLT – Thông tư liên tịch BTC – Bộ Tài chính BYT - Bộ Y tế BNN - Bộ Nông nghiệp KPHĐ – Không phát hiện được
  • 7. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 7 LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân, các thầy cô trong khoa Sau đại học, khoa Kinh tế và Quản lý và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, thư viện trường Đại học Thủy lợi và những người đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên thiếu xót và khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Hoàng Thị Thắm
  • 8. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quốc gia, hướng phát triển trong thời gian tới ở nước ta là phải đi sâu vào kinh doanh nước sạch, phát triển chuyên ngành trên cơ sở hình thành dịch vụ người bán - người quản lý và người mua nước, để dần dần loại bỏ bao cấp trong nước sạch và cơ bản hình thành thị trường nước sạch nông thôn trên phạm vi toàn quốc vào năm 2020. Đây chính là hướng đi bền vững cho chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường. Tổ chức của lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn còn phân tán, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành chưa tốt. Quản lý nguồn nước và cấp nước nông thôn thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình cấp nước sạch mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn. Ngày 02/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 131/2009/QĐ- TTg về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, các dự án, công trình cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho cộng đồng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, quản lý khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ về nước sạch nông thôn sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai, về thuế, được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động vốn, được hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn. Để được hưởng những ưu đãi trên, các tổ chức, cá nhân phải có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao công nghệ; có năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp
  • 9. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 9 dịch vụ nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, thay đổi chính sách và môi trường quản lý ngành, trong đó quản lý tài chính là một thách thức lớn đối với ngành cấp nước sạch nông thôn và cũng là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn cần được nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài - Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn; - Xác định chi phí tài chính phù hợp dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn; - Áp dụng cho dự án cấp nước sạch nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn; - Các văn bản về cơ chế tài chính; 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Điều tra khảo sát thực tế ở một số trung tâm cấp nước sạch nông thôn; - Thu thập các văn bản về cơ chế tài chính; - Phân tích tính toán.
  • 10. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 10 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 1.1 Thực trạng quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn Trong khoảng thời gian trước năm 1960, lĩnh vực cấp nước nông thôn Việt Nam phát triển một cách tự phát và chưa được quan tâm đúng mức .Từ những năm 1960 ÷ 1970, ở miền Bắc có phong trào khuyến khích xây dựng giếng nước, nhà tắm và hố xí cho từng hộ. Kết quả là đã làm gia tăng một số lượng lớn các công trình này. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là chương trình chủ yếu của nhà nước được UNICEF hỗ trợ mạnh mẽ, có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn. Do vậy, trong một mức độ nào đó đã phát triển khả năng cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh trong phạm vi cả nước. Hiện nay, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đang được Chính phủ quan tâm và ưu tiên nhiều, năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 200-TTg đề ra mục tiêu lớn của Nhà nước là đến năm 2000 có 80% dân số được sử dụng nước sạch. Ngày 14/01/1998, Chính phủ đã đưa chương trình Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong bảy chương trình mục tiêu Quốc gia và đã ra quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03/12/1998 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Như vậy, Nhà nước đã có sự chú trọng vào tính bền vững lâu dài hơn là tỷ lệ phục vụ trước mắt, và có sự thay đổi chung từ cách thức cung cấp nước truyền thống sang một cách có hệ thống, tiếp cận được với công nghệ hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kết thúc giai đoạn 1999 - 2005, Chương trình đã đạt được kết quả đáng khích lệ như sau: 1. Nâng cao một bước nhận thức của chính quyền và nhân dân nông thôn về việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng nông thôn mới. Các hoạt động của cộng đồng với nhiều phong trào như “Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường“, "làng văn hoá xanh, sạch, đẹp", "một mái nhà, một bể nước, một con bò" đã phát huy nội lực và sức sáng tạo của người dân. Sự
  • 11. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 11 phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong lồng ghép chương trình NS & VSMTNT với các chương trình xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm ở nhiều địa phương đã mang lại kết quả tốt. Sự tham gia của cộng đồng vào chương trình đã có nhiều tiến bộ, vai trò của người sử dụng và của phụ nữ, các tổ chức chính trị, xã hội nhất là ở cơ sở vào quá trình quyết định đầu tư và quản lý được tăng cường, từ đề xuất nhu cầu, lựa chọn quy mô, loại hình công trình, hình thức tham gia vốn đầu tư đến giới thiệu người thay mặt cộng đồng để quản lý đầu tư và vận hành công trình. 2. Đến năm 2005, tỷ lệ người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong cả nước đạt 62%, số hộ có hố xí vệ sinh đạt 50%, số chuồng trại hợp vệ sinh tăng thêm hàng năm là 300.000 chuồng/năm. Môi trường nông thôn đã có bước cải thiện tiến bộ theo mức độ khác nhau đối với từng vùng, đến năm 2010 có khoảng 85% số hộ nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh với tiêu chuẩn cấp nước là 60 lít/người trên 1 ngày đêm, 70% gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, đến năm 2020 tất cả các hộ dân ở nông thôn đều được cấp nước sinh hoạt với tiêu chuẩn là 60lít/người/ng.đ và có nhà tiêu hợp vệ sinh. 3. Đã có các mô hình để huy động vốn đầu tư cho Chương trình đạt hiệu quả bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, lồng ghép từ các Chương trình khác, các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế và sự đóng góp của nhân dân. Nhiều địa phương đã ban hành cơ chế thực hiện Chương trình phù hợp nên mang lại hiệu quả tốt. 4. Cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn toàn quốc. Một số địa phương đã và đang triển khai quy hoạch đến cấp huyện. Các quy hoạch này làm căn cứ xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm phù hợp với từng vùng trong tỉnh để xác định nguồn vốn đầu tư, quy mô các dự án và khu vực ưu tiên, các công trình cần ưu tiên xây dựng trong thời gian tới. 5. Đã xác định và ứng dụng được một số giải pháp khoa học công nghệ trong cấp nước và vệ sinh phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc điểm dân cư, tập
  • 12. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 12 quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt của từng địa phương. Ngoài ra còn có nhiều loại hình cấp nước phân tán và nhiều giải pháp phù hợp để cấp nước cho các vùng nhiễm mặn, vùng núi cao, vùng đá vôi, vùng lũ lụt. Việc kết hợp công trình nước sạch với các công trình thủy lợi đã tạo sự ổn định về nguồn nước, nhờ đó việc cấp nước được đảm bảo. Đã ban hành Tiêu chuẩn chất lượng nước sạch và các mô hình hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn. 6. Đã hình thành được nhiều mô hình về quản lý vận hành các công trình cấp nước như: tổ dịch vụ nước sạch của hợp tác xã nông nghiệp, HTX dịch vụ nước sạch, doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm NS&VSMT tỉnh trực tiếp quản lý khai thác công trình. Các mô hình này đã và đang hoạt động có hiệu quả và đang tiến dần đến các mô hình bền vững. 7. Từng bước hoàn thiện được bộ máy quản lý thực hiện từ tỉnh đến xã. Các tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình và do Sở Nông nghiệp và PTNT làm thường trực; đối với các huyện và các xã có đủ điều kiện được tỉnh phân cấp thực hiện nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, làm chủ đầu tư tùy theo quy mô công trình. Kiện toàn, đổi mới ban quản lý, tăng cường sự phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội và thu hút sự tham gia giám sát của người dân ở cấp huyện, xã. Hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện từ tỉnh đến huyện, xã tham gia các hoạt động của Chương trình. Các tỉnh đã chủ động phối hợp với các dự án quốc tế để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân viên truyền thông, nhất là tăng cường số lượng và kỹ năng đội ngũ tuyên truyền viên ở cấp thôn, bản và cải tiến phương pháp truyền thông cho phù hợp. 8. Trên cở sở các Quyết định, thông tư của Chính phủ, các Bộ, các Ngành các địa phương đã chủ động xây dựng các văn bản về cơ chế chính sách, tài liệu về truyền thông để triển khai thực hiện Chương trình. Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng thực tế việc cấp nước sạch & VSMTNT ở nước ta vẫn còn khá nhiều khó khăn và thách thức, đó là: 1. Chất lượng nước (kể cả chất lượng xây dựng các công trình cấp nước) nhìn chung còn thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra. Đến nay vẫn còn 15% dân số nông thôn chưa
  • 13. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 13 được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong số 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh thì chỉ có khoảng 30% được tiếp cận với nguồn nước đạt tiêu chuẩn . Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do xâm nhập mặn, chất thải chăn nuôi, làng nghề, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khoẻ của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều khu vực ở các vùng đồng bằng đã phát hiện hàm lượng Asen có trong nước ngầm khá cao so với tiêu chuẩn cho phép, đang là một trong những thách thức lớn đối với công nghệ xử lý và nguồn lực đầu tư. 2. Việc cấp nước sạch chưa đồng đều ở các vùng. Trong 7 vùng kinh tế sinh thái, thì 4 vùng có số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt với tỉ lệ trên 60%, 3 vùng còn lại chưa đến 50%. Nhiều vùng ở miền núi, ven biển và vùng khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít/người/ngày, nhiều nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5 đến 6 tháng trong năm như nam Trung bộ, Tây Nguyên, vùng cao núi đá. 3. Tính bền vững của các thành quả đã đạt được về cấp nước chưa cao. Số lượng và chất lượng nước cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút, việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ. Việc quản lý khai thác hiệu quả và bền vững công trình cấp nước tập trung còn yếu, hầu hết không đủ kinh phí đảm bảo quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí ngừng hoạt động. Một số công trình do tư nhân hoặc HTX nước sạch đầu tư và quản lý khai thác, tuy có khá hơn nhưng cũng chỉ đảm bảo tái sản xuất giản đơn. 4. Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu. Chương trình giai đoạn 1999 - 2005 mới chỉ tập trung giải quyết nước sinh hoạt cho người dân, chưa quan tâm đầy đủ đến vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải, chất thải chuồng trại chăn nuôi và làng nghề. Đây có thể là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của các làng nghề và phát triển chăn nuôi ở nông thôn.
  • 14. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 14 5. Vấn đề vệ sinh nông thôn đã có nhiều tiến bộ so với trước kia thực hiện Chương trình và từng bước được cải thiện, nhưng vẫn chưa được chú trọng như cấp nước. Tính đến nay, cả nước vẫn còn 50% số hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, đang phải sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh (như nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu - ao cá) hiện là nguy cơ cao gây nhiễm bẩn các nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt của cộng đồng. Trong khi đó, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân vẫn còn hạn chế, coi trọng vấn đề cấp nước hơn vệ sinh. 6. Tổng vốn đầu tư huy động của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu phân bổ vốn đầu tư chưa thực sự hợp lý. Mặc dù vẫn được ưu tiên phân bổ vốn năm sau cao hơn năm trước nhưng tổng ngân sách Trung ương cấp cho Chương trình còn rất khiêm tốn so với nhu cầu đề ra (chỉ bằng 22% tổng toàn bộ nguồn vốn huy động được). Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các vùng khó khăn, các hộ gia đình chính sách, các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và xây mới các công trình, ít đầu tư cho truyền thông và đào tạo nâng cao năng lực, nâng cấp và sửa chữa công trình. 7. Thị trường NS&VSMTNT chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân. 8. Theo báo cáo thống kê năm 2003 về các bệnh truyền nhiễm đã có 10/26 bệnh gây dịch được giám sát có tỉ lệ mắc bệnh (trên 100.000 dân) cao nhất theo thứ tự là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amib, HIV/AIDS, viêm gan virus, thủy đậu. Như vậy, khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ mắc cao nhất là những bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh môi trường. Điều này cho thấy cần phải tập trung hơn nữa cho việc cải thiện các điều kiện cấp nước và vệ sinh nhằm từng bước khống chế và giảm tỉ lệ mắc của các bệnh dịch này. 9. Các công trình cấp NS &VSMTNT trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nhiều cơ sở
  • 15. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 15 công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh. Theo Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kế hoạch Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2008 đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 với mục tiêu cụ thể như sau: - Về cấp nước sạch: đảm bảo tỷ lệ 75% dân số nông thôn tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh. - Về vệ sinh môi trường: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 55%. Vận động nhân dân thực hiện tốt việc xử lý chất thải chăn nuôi hộ gia đình và xây dựng các mô hình điểm xử lý chất thải làng nghề. - Về nguồn vốn: Cần huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho chương trình trong năm 2008 là: 2.933 tỷ đồng Trong đó: - Ngân sách Trung ương: 433 tỷ đồng, khoảng 15% - Ngân sách lồng ghép: 500 tỷ đồng, khoảng 17% - Viện trợ Quốc tế: 500 tỷ đồng, khoảng 17% - Dân đóng góp và tự làm: 600 tỷ đồng, khoảng 21% - Tín dụng ưu đãi: 900 tỷ đồng, khoảng 30% 1.1.1 Kết quả thực hiện của các địa phương và các bộ, ngành năm 2008 1) Các địa phương: Mặc dù còn có nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương đề ra các giải pháp quyết liệt, huy động nhiều nguồn lực để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu được giao, theo báo cáo của các địa phương tính đến hết ngày 10/4/2009 kết quả thực hiện chương trình năm 2008 như sau: - Về mục tiêu cấp nước sạch: đưa vào sử dụng khoảng 2.000 công trình cấp nước tập trung và hàng vạn các công trình nhỏ lẻ có khả năng cung cấp nước sạch cho khoảng 2,7 triệu người góp phần nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước
  • 16. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 16 hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 75%, trong đó có khoảng 40% nước đạt tiêu chuẩn theo quyết định 09 của Bộ Y tế. Tuy nhiên cần phải tiếp tục đánh giá mức độ chính xác về số liệu báo cáo của các địa phương. - Về mục tiêu vệ sinh nông thôn: Theo báo cáo năm 2008 của các địa phương tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đến cuối năm 2008 đạt 51% thấp hơn mục tiêu được giao, trong đó có 15 tỉnh báo cáo kết quả thấp hơn năm 2007 gồm Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre. Tuy nhiên, theo báo cáo số 467/BC-DPMT ngày 31/3/2009 của Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) tổng hợp từ 47 tỉnh, thành phố thì tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 57,5%, tăng 6,5% so với năm 2007. - Hỗ trợ thực hiện các hoạt động cấp nước nhỏ lẻ và xây dựng các mô hình về vệ sinh. 2) Các Bộ, ngành, đoàn thể: tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau : - Tổ chức các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều đợt truyền thông trực tiếp tới các vùng trên cả nước như tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới, chương trình Thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương. - Triển khai Dự án rửa tay bằng xà phòng do Unilever và Ngân hàng Thế giới tài trợ tại 70 xã thuộc 18 tỉnh kết hợp tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Tiến hành tập huấn cho các cộng tác viên cấp cơ sở của Hội Phụ nữ (10 lớp với 400 học viên), Hội Nông dân (8 lớp với 400 học viên). - Tổ chức nhiều hoạt động sản xuất các tài liệu tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường như pa nô, tờ gấp để treo nơi công cộng và phân phát đến các hộ gia đình. - Xây dựng các mô hình thí điểm : + Hội Phụ nữ Việt Nam với mô hình tổ phụ nữ tự quản thu gom rác thải, quỹ quay vòng vốn vệ sinh, sử dụng và bảo quản nước sạch tại hộ gia đình, bếp đun cải
  • 17. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 17 tiến, làng văn hoá làng sức khoẻ, vận động 1 triệu phụ nữ rửa tay bằng xà phòng, thực hành vệ sinh cá nhân. + Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với mô hình làng, xã Xanh - Sạch - Đẹp, Đội thanh niên tình nguyện thu gom rác thải. + Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với mô hình cải tạo nhà tiêu, cải tạo chuồng trại hợp vệ sinh. + Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các mô hình xử lý nước mặn tại Tây Nam Bộ, mô hình xử lý nước tự chảy tại các tỉnh Nam Trung Bộ, lựa chọn các thông số kỹ thuật, vật liệu mới trong xây dựng hệ thống cấp nước. 3) Nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình: Tổng số: 2.921 tỷ đồng Ngân sách TW: 433 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 15% Ngân sách lồng ghép: 716 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24% Viện trợ Quốc tế: 383 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 13% Dân đóng góp và tự làm: 747 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26% Tín dụng ưu đãi: 642 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22% Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội cùng nguồn hỗ trợ từ ngân sách của TW đã tạo điều kiện cho 113.190 hộ vay để xây dựng và cải tạo khoảng 55.600 công trình cấp nước sạch và 57.590 nhà tiêu hợp vệ sinh. 1.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1) Ưu điểm: - Các địa phương, Bộ ngành đã chủ động triển khai thực hiện kế hoạch, nhiều địa phương đã làm tốt hoạt động lồng ghép với các Chương trình phát triển xã hội khác (đã huy động được 690 tỷ đồng bằng 24% tổng mức đầu tư), huy động sự tham gia tự xây dựng và đóng góp của người dân (đã huy động được 1.369 tỷ đồng bằng 47,6% tổng mức đầu tư). - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định 62/2004/QĐ-CP ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ giúp cho các hộ vay để xây dựng và cải tạo
  • 18. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 18 công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, dư nợ đến cuối năm 2008 đạt mức 3.217 tỷ đồng. - Thực hiện Chỉ thị số 105/2006/CT-BNN ngày 16/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, các địa phương đã hình thành các tổ chức quản lý khai thác công trình sau đầu tư phù hợp như: Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT các tỉnh, các doanh nghiệp (Công ty cấp thoát nước nông thôn, công ty cổ phần...), các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tư nhân, cộng đồng trực tiếp quản lý, khai thác các công trình, giảm dần hình thức UBND xã trực tiếp quản lý việc khai thác công trình. - Nhiều địa phương đã chủ động tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh qui hoạch cấp nước sạch và VSMTNT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đến nay đã có 55 địa phương xây dựng kế hoạch trung hạn đến năm 2010 về cấp nước sạch và VSMTNT đây là cơ sở tốt cho công tác kế hoạch hoá và quản lý, điều hành chương trình. - Quan hệ quốc tế được mở rộng, thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện Chiến lược và Chương trình nhằm tăng thêm nguồn lực và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý điều hành chương trình, giải quyết những yếu điểm trong quá trình thực hiện chương trình trước đây, đặc biệt công tác vệ sinh trong các trường học, trạm y tế. Hiện nay Chính phủ Úc tăng viện trợ thêm 9 triệu đô la Úc theo phương thức hoà đồng ngân sách, WB xem xét tăng vốn vay ưu đãi bổ sung cho dự án cải thiện điều kiện nước sạch và vệ sinh vùng đồng bằng sông Hồng. 2) Tồn tại: - Thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã hình thành ở một số địa phương nhưng chậm phát triển do chưa có chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc thực sự của các cấp các ngành, các đoàn thể, của mọi thành phần kinh tế và sự gia tham gia của người dân. - Việc chuẩn bị ban hành một số cơ chế, chính sách còn chậm so với kế hoạch như: Khung giá nước sạch nông thôn, Cơ chế khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn, Kế hoạch Thông tin - Giáo dục - Truyền thông.
  • 19. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 19 - Năng lực chuyên môn, lực lượng cán bộ bố trí cho việc thực hiện chương trình cũng như sự phối hợp giữa 3 ngành (Nông nghiệp và PTNT, Y tế và Giáo dục và Đào tạo) ở nhiều tỉnh còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. - Các địa phương chưa thực sự quan tâm đến mục tiêu về vệ sinh môi trường và cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở UBND xã. - Công tác xử lý chất thải triển khai thực hiện chậm chạp (đặc biệt là ở các làng nghề) nên môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. - Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia rất kém, không kịp thời về thời gian và không đầy đủ về thông tin, nội dung và nhiều số liệu mâu thuẫn, nhất là số liệu về tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh gây khó khăn trong việc tổng hợp và đánh giá tình hình.. Do tình hình nguồn nước ngày càng cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm, chắc chắn các công trình cấp nước tập trung sẽ được đầu tư phát triển nhanh. Công trình cấp nước tập trung với công nghệ tiên tiến, quy mô liên xã đã được đầu tư ở nhiều vùng nông thôn trong những năm gần đây. Việc tăng trưởng nhanh của các công trình cấp nước tập trung là cần thiết, vì những vùng dân cư tập trung đông, vùng khó khăn nguồn nước. Tuy nhiên, khảo sát tại 4.803 công trình cấp nước tập trung ở 39 tỉnh, có: 2.025 công trình hoạt động tốt (chiếm 42%), 1.566 công trình hoạt động trung bình (chiếm 33%), 991 công trình hoạt động kém (chiếm 20,5%) và 221 công trình không hoạt động (chiếm 4,5%). Nhiều công trình hiện nay được đánh giá đang hoạt động tốt hoặc trung bình cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững. (Theo T.S Nguyễn Đình Ninh – Hội cấp thoát nước Việt Nam). Hiện nay, để giải quyết vấn đề nước ăn uống và sinh hoạt cho vùng nông thôn, các loại dụng cụ chứa nước thường là bể, chum, vại, còn nguồn nước cung cấp là giếng, ao hồ nhỏ, nước mưa. Tại nhiều nơi, người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô, đánh phèn để làm sạch nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Nhưng trước tình hình ô nhiễm ngày càng tăng của sông ngòi, môi trường sống, những biện pháp trên dần dần trở nên ít hiệu quả. Chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn hiện nay là điều đáng lo ngại.
  • 20. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 20 Nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt khu dân cư, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, nông nghiệp và các hành vi, thói quen không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hàng triệu người dân. Hình 1.1 Hình ảnh nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm (Theo website: http://www.24h.com.vn) Trước thực trạng đó, việc tìm ra một giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn ở nông thôn trở nên cấp thiết. Để tạo điều kịên cho người dân nông thôn tiếp cận đựơc với nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải ưu tiên cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh cho người nghèo, khu vực nghèo và giải quyết đồng bộ các yếu tố xây dựng, quản lý, công nghệ, nâng cao năng lực cộng đồng và thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức. Đồng thời thực hịên chủ trương tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực hiện công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn một cách mạnh mẽ hơn, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng và lấy cộng đồng làm trọng tâm. Việc ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi là nhu cầu bức thiết. Bởi, hiện nay tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở các vùng nông thôn, miền núi ở mức rất thấp.
  • 21. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 21 Thường là các công trình nước sinh hoạt nông thôn sau khi nghiệm thu và đưa vào sử dụng, các chủ đầu tư bàn giao cho ủy bân nhân dân xã quản lý và vận hành. Thực tế trong những năm qua, phần lớn các công trình nước tự chảy được bàn giao về cho địa phương quản lý đã không phát huy hiệu quả mà ngược lại đang bị xuống cấp nhanh và hư hỏng nặng. Nhiều công trình được bàn giao, nước chỉ chảy vài tháng thì hết nguồn. Có công trình đầu tư hàng trăm triệu đồng nhưng hoạt động chưa đầy một năm đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân chính là do chính quyền địa phương nhận bàn giao nhưng vẫn không thành lập ban quản lý chịu trách nhiệm quản lý. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt công trình cấp nước khi đi vào vận hành trong thời gian ngắn rơi vào tình trạng hư hỏng nặng, ngừng hoạt động. Do vậy, các dịch vụ cấp nước sinh hoạt cho nông thôn vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên thì cần thiết phải có sự quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn một cách tích cực và có trách nhiệm, cần đưa ra một số giải pháp phù hợp cho từng vùng miền với các mô hình quản lý dịch vụ có hiệu quả. 1.2 Nhận xét và phân tích các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm qua nhiều trạm cấp nước được đầu tư xây dựng ở khu vực nông thôn góp phần cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân. Tuy nhiên, một số trạm cấp nước thi công kéo dài, chậm đưa vào sử dụng hoặc không phát huy hiệu quả gây bức xúc trong nhân dân. Thời gian gần đây, bằng những giải pháp và mô hình quản lý phù hợp, các công trình cấp nước đã có sự chuyển biến đem lại tín hiệu khả quan. Tiêu biểu có các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước: Mô hình tư nhân quản lý, vận hành; Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành; Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành; Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành. Trong phần này tác giả sẽ đi sâu nhận xét các mô hình cụ thể như sau:
  • 22. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 22 1.2.1 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 1) Sơ đồ của mô hình: Hình 1.2 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 2) Giới thiệu mô hình: Mô hình này đơn giản, quy mô công trình rất nhỏ (công suất <50m3 /ngày đêm) và vừa (công suất từ 50-300 m3 /ngày đêm), công nghệ cấp nước đơn giản chủ yếu áp dụng cho một xóm, thôn. Khả năng quản lý, vận hành công trình thấp hoặc trung bình. Cá nhân tự tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình sử dụng nhân lực trong gia đình hoặc thuê lao động ngoài xã hội để quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình nhằm đảm bảo việc cấp nước đầy đủ, chất lượng nước được kiểm tra. Xây dựng giá nước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và lợi ích người sử dụng nước. Công nhân vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình cần được đào tạo, tập huấn về quy trình vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình. Các thiết bị, dụng cụ cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ lắp đặt và sửa chữa đường ống. Thiết bị liên lạc: điện thoại, internet. Mô hình này đã được áp dụng ở một số tỉnh và đã đem lại hiệu quả đáng kể. 3) Ứng dụng của mô hình:  Tại tỉnh Tiền Giang, mô hình này được áp dụng đem lại hiệu quả: dân có nước sạch, người đầu tư có hiệu quả kinh tế. Tư nhân quản lý Hộ gđ1 Hộ gđ2 Hộ gđ3 Hộ gđ4 Hộ gđ N
  • 23. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 23 Đáng chú ý là các mô hình cấp nước bằng thuyền nổi cho vùng nông thôn sâu, nhất là vùng lũ lụt kéo dài. Mô hình cung cấp thiết bị xử lý nước phèn, mặn cho các hộ gia đình. Hình 1.3 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang (Theo website: http://www.trungtamnuocsach.vn)  Tại tỉnh Bình Thuận, một số hộ dân ở Mũi Né đã tự đầu tư khoan giếng, xử lý thủ công rồi cấp cho nhân dân xung quanh. Mô hình này cũng đã xuất hiện ở Phú Hài, Hàm Đức. Hình 1.4 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tại tỉnh Bình Thuận (Theo website: http://trungtamnuocbrvt.com.vn)
  • 24. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 24 Tuy nhiên, việc làm này rất hiếm vì nhà đầu tư không mạnh dạn. Nguyên nhân là vì việc cấp nước đến giờ vẫn chưa thực sự là ngành kinh doanh, chỉ mang tính chất dịch vụ công, phục vụ chính sách xã hội nên việc khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh rất khó. Tư nhân phải tự tính lấy phương án đầu tư, tự định đoạt giá cả sao cho phù hợp với thị trường. Có thể tranh thủ sự đồng tình của chính quyền địa phương để được giúp đỡ vay vốn, hỗ trợ mặt bằng và bảo vệ công trình nếu cần thiết. 4) Nhận xét: Mô hình tư nhân quản lý, vận hành là một mô hình đơn giản có thể áp dụng cho diện tích nhỏ phù hợp với những nơi mà các hệ thống cấp nước chưa đến được. Đồng thời nâng cao được ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch của người dân với công nghệ cấp nước đơn giản, có khả năng cơ động cao đến được những nơi vùng sâu, vùng xa và những nơi lũ lụt kéo dài. Tuy nhiên, mô hình này do tư nhân quản lý, vận hành không có sự tham gia của Nhà nước nên Nhà nước khó quản lý, dễ gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn nước và nhiễm mặn nguồn nước, chất lượng nước không đảm bảo và giá nước không có sự quản lý của Nhà nước nên có thể xảy ra tình trạng giá nước quá cao vượt quá qui định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới an ninh xã hội. 1.2.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành: 1) Sơ đồ của mô hình: Hình 1.5 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành Hợp tác xã quản lý Hộ gđ1 Hộ gđ2 Hộ gđ3 Hộ gđ4 Hộ gđ N Ban quản trị Ban kiểm soát Các phòng ban Trạm cấp nước
  • 25. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 25 2) Giới thiệu mô hình: Quy mô công trình nhỏ (công suất từ 50 - 300 m3 /ngày đêm), và trung bình (công suất từ 300 – 500 m3 /ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho một thôn hoặc liên thôn, xã, áp dụng phù hợp cho vùng đồng bằng dân cư tập trung. Khả năng quản lý vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao. Bộ máy tổ chức hợp tác xã gồm có: Ban quản trị (Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và thành viên Ban quản trị), Ban kiểm soát, các phòng ban bộ phận khác ( Kế toán, Tài vụ, Vận hành bảo dưỡng). Công nhân vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình được đào tạo, tập huấn về công nghệ kỹ thuật cấp nước, về quản lý chất lượng nước, về quy trình vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh về dịch vụ cấp nước sạch; Thực hiện đúng về chế độ tài chính theo quy định của Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn, quản lý và sử dụng đất đai Nhà nước giao theo quy định của luật đất đai; Thực hiện các cam kết, bảo đảm quyền lợi cho xã viên. Nhiệm vụ cụ thể: Chủ nhiệm hợp tác xã chịu trách nhiệm về các hoạt động của hợp tác xã, trực tiếp phụ trách về kế hoạch, tài chính; Phó chủ nhiệm hợp tác xã phụ trách về kỹ thuật, quản lý vận hành các trạm cấp nước; Các tổ nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Trạm cấp nước trực tiếp quản lý, vận hành công trình, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp tiền lên bộ phận kế toán; Ban kiểm soát do Đại hội xã viên bầu lên nhằm thực hiện công việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của hợp tác xã. Mô hình quản lý này có các thiết bị kiểm tra nhanh chất lượng nước; Các dụng cụ cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ sửa chữa và đào đắp đường ống; Kho chứa vật liệu, dụng cụ, hóa chất; Văn phòng cho các cán bộ, công nhân làm việc, máy điện thoại và văn phòng phẩm.
  • 26. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 26 3) Ứng dụng của mô hình:  Tại tỉnh Nam Định, mô hình này hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước, điển hình như tỉnh Nam Định, theo báo cáo của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm qua, nhiều hộ dân ở trung tâm thành phố hay các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Nam Ðịnh đã có nước sạch sử dụng hằng ngày. Ðể làm nên những thành công trên có phần đóng góp của Công ty cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh, với cách làm bài bản nhưng hiệu quả, đó là cấp nước sạch theo mô hình liên xã. Hình 1.6 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam Định (Nguồn: http://www.trungtamnuocsach.vn) Hiện nay, công ty đang quản lý 5 nhà máy, cung cấp nước cho 13 xã, với giá bán đến từng gia đình là 3.800 đồng/m3 (đối với nhà máy đầu tư từ vốn chương trình mục tiêu quốc gia) và 4.500 đồng/m3 (đối với nhà máy đầu tư từ vốn vay WB). Năm 2008, công ty có hơn 12,3 nghìn hộ tham gia kết nối đồng hồ sử dụng nước, tổng lượng nước thương phẩm bán ra là 754.950m3 , tỷ lệ thất thoát 19,9%, lượng nước sử dụng bình quân của mỗi hộ là 5,7m3/tháng, doanh thu đạt hơn ba tỷ đồng.
  • 27. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 27 Với cách tổ chức cấp nước sạch theo mô hình liên xã của Công ty cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh, nhiều gia đình ở các vùng nông thôn Nam Ðịnh đã được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh. Mô hình cấp nước sạch liên xã có các lợi thế như: khai thác triệt để nguồn nước mặt tại các sông lớn để xử lý thành nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân vùng bị nhiễm asen, hiệu quả đầu tư cao do các chi phí về đất, điện, máy móc, đường ống dẫn nước, có điều kiện áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến, tập trung quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động của các nhà máy nước. Tuy nhiên, để xây dựng được các công trình cấp nước sạch tập trung liên xã rất cần có nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là huy động nguồn vốn đối ứng của dân.  Tại tỉnh Quảng Trị, công trình nước sạch Hưng- An, một trong số 4 công trình cấp nước hiện có ở xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, nhiều năm liền được đánh giá là quản lý có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn nông thôn. Hình 1.7 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Quảng Trị (Website: http://www.baoquangtri.vn) Cuối năm 2004, trạm nước sạch Hưng- An chính thức đi vào vận hành, cung cấp nước sạch cho hơn 500 hộ dân của 2 thôn Hưng Nhơn và An Thơ của xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng. Đây cũng là công trình nước sạch thứ tư có quy mô khá lớn, được xây dựng tại xã Hải Hòa do Tổ chức Đông Tây hội ngộ và người dân trong
  • 28. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 28 thôn đóng góp với tổng số vốn gần 1,4 tỷ đồng. Trước năm 2000, số hộ dùng nước sạch ở Hải Hòa chỉ chiếm khoảng 30%, còn hiện nay đã tăng lên 92% trong tổng số 1.050 hộ toàn xã, cao hơn gần 20% so với mặt bằng chung trong toàn huyện Hải Lăng. Trạm nước sạch Hưng- An có thể là một một hình tốt cần học tập, nhân rộng. 4) Nhận xét: Mô hình này có sự phối hợp quản lý giữa Nhà nước và các hợp tác xã nên giá nước khá ổn định và phù hợp với khả năng chi trả của người dân, có sự gắn kết giữa Ban quản trị hợp tác xã với người dân cho nên chất lượng nước được đảm bảo. Tuy nhiên, mô hình cần có nguồn vốn đầu tư lớn do hệ thống cấp nước dàn trải và còn gặp khó khăn trong việc triển khai cấp nước đến từng hộ dân khi mật độ dân cư phân bố không đều, việc quản lý còn lỏng lẻo mà ý thức của người dân trong việc bảo vệ cơ sở vật chất còn hạn chế. 1.2.3 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành Mô hình bao gồm: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý nước sạch 1) Sơ đồ của mô hình: Hình 1.8 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Hộ gđ 1 Hộ gđ 2 Hộ gđ 3 Hộ gđ 4 Hộ gđ N Ban quản trị Các phòng ban Trạm cấp nước Thôn,Xóm
  • 29. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 29 2) Giới thiệu mô hình: Quy mô công trình trung bình (công suất từ 300 – 500 m3 /ngày đêm) và quy mô lớn (công suất >500 m3 /ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho liên thôn (đồng bằng), liên bản (miền núi), xã liên xã. Trình độ, năng lực quản lý, vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao. Mô hình tổ chức gồm: Giám đốc, các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ ( phòng quản lý cấp nước, phòng tổ chức – hành chính, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch – tài chính…) và trạm cấp nước. Giám đốc chịu trách nhiệm chung, trực tiếp quản lý phòng tổ chức – hành chính, kế hoạch – tài chính; Các phó giám đốc phụ trách các phòng chuyên môn và các tổ chức quản lý vận hành; Các phòng ban giúp việc cho giám đốc theo chuyên môn, nhiệm vụ được giao. Mỗi trạm cấp nước thành lập một tổ quản lý vận hành trực thuộc phòng quản lý cấp nước và chịu trách nhiệm sự quản lý của các phòng chức năng thuộc Trung tâm, trực tiếp quản lý, vận hành công trình. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp lên bộ phận kế toán. Mỗi tổ quản lý từ 3 -5 người ( 1 tổ trưởng 2 – 3 cán bộ vận hành bảo dưỡng và 1 kế toán). Cán bộ, công nhân vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình được tuyển dụng theo nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý, công nghệ kỹ thuật cấp nước, được đào tạo, có bằng cấp chuyên môn. Nhiệm vụ chủ yếu của công trình là cung cấp dịch vụ cấp nước sạch cho người sử dụng. Công trình có các thiết bị kiểm tra nhanh, hoặc một phòng thí nghiệm phân tích, kiểm tra một số chỉ tiêu chính về chất lượng nước. Các dụng cụ cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị của trạm cấp nước như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ sữa chữa và đào đắp đường ống. Văn phòng cho các cán bộ, công nhân làm việc, máy điện thoại và các văn phòng phẩm. 3) Ứng dụng của mô hình: Tại tỉnh Đắk Nông, vận dụng mô hình quản lý này và thu được những kết quả đáng khích lệ như Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn
  • 30. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 30 Đắk Nông. Với nguồn vốn từ chương trình mục tiêu và nhiều nguồn vốn khác đã, đang tiến hành xây dựng các công trình cấp nước với quy mô vừa và nhỏ. Hình 1.9 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Đắk Nông (Nguồn: http:/www.trungtamnuocsach.vn) Tính đến cuối năm 2009 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 68%. Đã có 14 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, các công trình còn lại đạt từ 60 đến 80% khối lượng công việc, đến cuối năm sẽ hoàn thành 100% khối lượng dự toán. Đa số các công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật theo đúng thiết kế, góp phần giúp người dân có nước sạch sinh hoạt. 4) Nhận xét: Mô hình này đảm bảo cung cấp nước có chất lượng mà giá thành phù hợp với người dân. Mô hình cũng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và ngoài nước, do đó cải thiện được kỹ thuật, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quá trình xử lý nước đồng thời quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và an ninh – xã hội.
  • 31. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 31 Tuy nhiên, mô hình này cũng cần nguồn vốn đầu tư lớn, việc quản lý và bảo dưỡng còn gặp nhiều khó khăn, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của người dân còn yếu kém. 1.2.4 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành Mô hình bao gồm: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi 1) Sơ đồ của mô hình: Hình 1.10 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành 2) Giới thiệu mô hình: Quy mô công trình trung bình (công suất từ 300 – 500 m3 /ngày đêm) và quy mô lớn (công suất từ > 500 m3 /ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho liên thôn, liên bản, xã, liên xã, huyện; áp dụng phù hợp cho vùng dân cư tập trung. Trình độ, năng lực quản lý vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao. Cơ cấu tổ chức của mô hình gồm: Giám đốc và các phòng ban giúp việc; Ban kiểm soát; Trạm cấp nước; Cán bộ, công nhân vận hành duy tu bảo dưỡng công trình được tuyển dụng theo đúng nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý, công nghệ kỹ thuật cấp nước, được đào tạo, có bằng cấp chuyên môn. Nhiệm vụ: Sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ cung cấp nước sạch cho người sử dụng theo hợp đồng thỏa thuận; Thực hiện chế độ tài chính quy định của Doanh nghiệp quản lý Hộ gđ1 Hộ gđ2 Hộ gđ3 Hộ gđ4 Hộ gđ N Ban giám đốc Các phòng ban Trạm cấp nước Thôn,Xóm Ban kiểm soát
  • 32. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 32 Nhà nước; Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động của công ty; Các phòng ban giúp việc cho Giám đốc theo từng nghiệp vụ chuyên môn, chức năng nhiệm vụ được giao; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty; Trạm cấp nước trực tiếp quản lý, vận hành công trình, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp lên bộ phận kế toán (công ty) hoặc có bộ máy, hạch toán độc lập (công ty thành viên). Mô hình cũng có các thiết bị kiểm tra nhanh, hoặc một phòng thí nghiệm kiểm tra một số chỉ tiêu chính về chất lượng nước; Các dụng cụ cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị của công trình cấp nước như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ sửa chữa và đào đắp đường ống; Văn phòng cho cán bộ, công nhân làm việc, máy điện thoại và văn phòng phẩm. 3) Ứng dụng của mô hình:  Tại tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho 4.000 hộ dân nông thôn ở vùng sâu, vùng xa đang gặp khó khăn nghiêm trọng về nguồn nước sạch đặc biệt trong mùa khô hạn 2010, với tổng kinh phí đầu tư 400.000 USD. Công ty TNHH có chức năng cung cấp nước sạch cho hộ dân nông thôn., với yêu cầu của cam kết tài trợ là các doanh nghiệp, đơn vị cấp nước làm toàn bộ thủ tục, thi công và cấp nước đến tận hộ dân. Hình 1.11 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang (Nguồn: http://www.baotiengiang.vn)
  • 33. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 33 Hiện nay, đã có 18 doanh nghiệp xây dựng và cấp nước sạch nông thôn đủ điều kiện nhận tài trợ từ Tổ chức Đông Tây Hội ngộ và đang triển khai nhanh các công trình để hoàn thành toàn bộ các công trình đưa vào phục vụ đến tháng 7 năm 2011.  Tại tỉnh Phú Thọ, Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh sau chuyển đổi. Cuối năm 2008, chuyển đổi từ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sang công ty cổ phần, công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ đã củng cố lại bộ máy hoạt động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Năm 2009 - năm đầu tiên hoạt động ở hình thức mới, công ty đã sản xuất phục vụ nhân dân 11 triệu m3 nước sạch, 3 triệu m3 nước thô, doanh thu đạt 63 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch năm, tăng 14% so với năm 2008. Năm 2010 công ty phấn đấu sản xuất khoảng 16 triệu m3 nước các loại, đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước sạch ngày càng tăng của người dân và các cơ quan doanh nghiệp. Đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống cấp nước sạch tới nhiều địa phương trong tỉnh. Hiện nay công ty có các xí nghiệp sản xuất nước sạch trên địa bàn các huyện, thành, thị như: Việt Trì, TX. Phú Thọ, Cẩm Khê, Thanh Thuỷ. Hình 1.12 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Phú Thọ (Theo website: http://www.trungtamnuocsach.vn)
  • 34. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 34 4) Nhận xét: Mô hình này đã quan tâm tới vấn đề xử lý nước thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời chú trọng đến cải tiến kỹ thuật, thường xuyên tu sửa và bảo dưỡng hệ thống cấp nước. Song, mô hình vẫn có giá thành sản xuất đầu vào lớn dẫn đến giá nước cao và hiệu quả sử dụng nước sau đầu tư ở khu vực nông thôn, miền núi, khu vực ven thành thị không cao. 1.3 Kết luận chương 1 Cấp nước sạch nông thôn được xác định là một chương trình quốc gia, mang tính xã hội cao. Tuy nhiên, nếu không tính đến yếu tố kinh doanh lâu dài sẽ không có vốn tái đầu tư và bảo dưỡng công trình. Chính vì vậy, ngay từ khi xây dựng các công trình cấp nước nông thôn cần chủ trương đầu tư hiện đại, nước sản xuất phải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh mục tiêu phục vụ là chính, các công trình cấp nước nông thôn còn có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh để bù đắp kinh phí đầu tư. Hiện nay, nước sinh hoạt do các nhà máy nước nông thôn sản xuất có chất lượng không thua kém nước do các doanh nghiệp sản xuất phục vụ khu vực thành thị. Ngoài việc cấp nước sinh hoạt cho người dân, các nhà máy nước còn cung cấp nước đủ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong vùng sử dụng. Chương 1 đã nhận xét được ưu, nhược điểm của các mô hình tư nhân quản lý, vận hành; Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành; Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành; Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong các mô hình trên là do: Cơ chế, chính sách quản lý cấp nước chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn mang tính bao cấp trong đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Mặt khác, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, ý thức người dân trong việc bảo vệ và sử dụng các công trình cấp nước chưa cao, ô nhiễm nguồn nước chưa được kiểm soát chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong đầu tư phát triển, quản lý và vận hành các công trình cũng là những trở ngại lớn đối với công tác phát triển cấp nước hiện nay. Việc kiểm tra, đôn đốc các địa phương lập và thực hiện quy hoạch cấp nước sinh hoạt ở nông thôn còn hạn chế.
  • 35. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 35 Các mô hình trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm từ các mô hình đó, một mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn mới sẽ được đề xuất trong chương 2. Mô hình này có sự quản lý kết hợp của Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng dân cư sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2.
  • 36. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 36 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 2.1 Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn Các mô hình được áp dụng vào thực tế đã mang lại được những hiệu quả đáng kể, đáp ứng được bước đầu nhu cầu dùng nước của người dân. Tuy nhiên, hiệu quả cấp nước đến từng hộ gia đình chưa cao, có nhiều vấn đề thiếu sót, thất thoát xảy ra. Vì vậy, tác giả đề xuất mô hình này nhằm khắc phục được một số nhược điểm của bốn mô hình nêu trên và việc quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước tới người dân cũng linh hoạt và hợp lý hơn, đặc biệt nó phù với điều kiện cụ thể ở các vùng nông thôn ở nước ta. 2.1.1 Sơ đồ của mô hình Hình 2.1 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận hành Trung tâm Nước sạch & VSMTNTT Phòng quản lý cấp nước Phòng T.chức- H.chính- K.toán Phòng KH – KT – Tr.Thông Các trạm cấp nước đã có Các trạm cung ứng hóa chất, vật tư Phòng phân tích chất lượng nước Các đội xây lắp, bảo dưỡng công trình Tổ quản lý xóm 1 Tổ quản lý xóm 2 Tổ quản lý xóm 3 Tổ quản lý xóm N Doanh nghiệp tư nhân
  • 37. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 37 2.1.2 Giới thiệu mô hình Quy mô của công trình đa dạng, áp dụng được cho nhiều địa phương; Nguồn vốn tư nhân nên có thể huy động số lượng lớn; Phạm vi cấp nước thôn liên thôn, bản liên bản, xã liên xã; Trình độ quản lý, vận hành công trình thuộc loại khá. Mô hình tổ chức gồm: Giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ (phòng quản lý cấp nước, phòng tổ chức – hành chính – kế toán, phòng kế hoạch – kỹ thuật – truyền thông). Tuy nhiên, đây là mô hình Nhà nước kết hợp với tư nhân nên có sự quản lý của Nhà nước thông qua Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh. Trung tâm sẽ kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân thành lập các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Trung tâm gồm có 2 bộ phận: Bộ phận làm việc văn phòng và bộ phận lao động kỹ thuật có kinh nghiệm trong xây lắp, vận hành, bảo dưỡng các công trình cấp nước nông thôn. Cán bộ, công nhân chịu trách nhiệm vận hành, duy tu, bảo dưỡng được tuyển dụng đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, về công nghệ kỹ thuật cấp nước, về quy trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình. Nhiệm vụ của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh: Tham mưu cho Giám đốc sở trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt; Tham mưu cho Giám đốc sở, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, thiết bị các chương trình, dự án được phân công và thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan; Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; Bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, xây dựng các mô hình mẫu về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn để áp dụng và phổ biến rộng rãi cho từng địa bàn nông thôn trong tỉnh; Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và
  • 38. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 38 phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng các công trình cấp nước, chất lượng nước, và các công trình phục vụ vệ sinh môi trường nông thôn; Kiểm nghiệm và phân tích mẫu nước theo một số chỉ tiêu cơ bản về nước sạch nông thôn; Hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND tỉnh; Tổ chức các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, đầu tư và liên kết đầu tư để quản lý vận hành, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; Tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, giám sát thi công, chuyển giao các tiến bộ khoa học- công nghệ, mô hình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; Thi công xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, bơm thử áp lực tuyến ống, cung ứng vật tư, thiết bị, hóa chất ngành nước; Quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác theo quy định của nhà nước và phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua phòng hỗ trợ đồng thời quản lý chung và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của Nhà nước. Mô hình trang bị các thiết bị kiểm tra chất lượng nước, các dụng cụ vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp nước như: dụng cụ cơ khí, dụng cụ sửa chữa điện, dụng cụ sửa chữa đào lắp đường ống, văn phòng cho các cán bộ, nhân viên làm việc, các công cụ thông tin liên lạc và các phương tiện di chuyển làm việc. Đây là mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, vì vậy để mô hình hoạt động có hiệu quả cao cần sự quản lý, giám sát thường xuyên của Nhà nước, đồng thời người dân cần phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc sử dụng cũng như bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước trong khu vực. Với phương châm hoạt động phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Đồng thời, hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
  • 39. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 39 2.1.3 Nhận xét Mô hình có sự quản lý của Nhà nước nên giá nước ổn định và phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Nguồn nước được khai thác và sử dụng hợp lý với chất lượng nước đảm bảo. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cùng với người dân nên được sử dụng hiệu quả hơn. Thuận tiện cho vấn đề quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước. 2.2 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn 2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí nước Chi phí của nước được chia thành các thành phần sau: + Chi phí vận hành và bảo dưỡng của hệ thống cấp nước và phân phối nước; + Vốn đầu tư; + Chi phí cơ hội; + Chi phí ngoại lai; và + Chi phí môi trường. Hình vẽ 2.2 sau đây mô tả tổng chi phí nước Hình 2.2 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí của nước Chi phí O&M Chi phí vốn Tổng chi phí cung cấp Chi phí cơ hội Các tác động kinh tế ngoại lai Các tác động môi trường ngoại lai Tổng chi phí kinh tế Tổng chi phí
  • 40. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 40 Hình 2.2 trình bày dưới dạng giản đồ tập hợp các thành phần tạo nên tổng chi phí. Có 3 khái niệm quan trọng trong giản đồ đó: Tổng chi phí cung cấp, tổng chi phí kinh tế và tổng chi phí. Mỗi chi phí đó được tạo thành từ các yếu tố riêng biệt và cần được giải thích rõ thêm. Tổng chi phí cung cấp bao gồm các chi phí liên quan tới việc cung cấp nước tới một đối tượng sử dụng không kể đến các tác động ngoại lai tác động lên những đối tượng khác hay các khả năng sử dụng khác. Tài nguyên nước mô tả các tác động ngoại lai với ý nghĩa là các điều kiện đó có tính chất của sự sử dụng có ảnh hưởng qua lại. Các cá nhân lấy nước sạch từ một môi trường mà sau đó họ đổ chất thải vào chính môi trường đó, dẫn đến việc sử dụng nước không bao giờ còn sạch nữa cho chính họ và những người khác. Theo cách nói kinh tế, những điều này được gọi là các tác động ngoại lai. Tổng chi phí cung cấp được tạo thành bởi 2 thành phần riêng biệt: Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) và chi phí đầu tư cơ bản. Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M), các chi phí này phát sinh do sự vận hành hàng ngày của hệ thống. Các chi phí đặc thù bao gồm: phí mua nước chưa xử lý, điện bơm, công lao động, các vật liệu để sửa chữa, phí đầu vào để quản lý và vận hành bể chứa, hệ thống phân phối và nhà máy xử lý nước. Phí đầu tư cơ bản bao gồm phí sử dụng vốn (các chi phí khấu hao) và phí trả lãi để xây dựng các công trình như hồ chứa, nhà máy xử lý nước, các hệ thống dẫn và phân phối nước. Tổng chi phí kinh tế của nước là tổng chi phí cung cấp đã được mô tả rõ ở trên, chi phí cơ hội liên quan đến các khả năng sử dụng khác đối với cùng một nguồn nước, và các yếu tố kinh tế ngoại lai tác động đến những đối tượng sử dụng khác xuất phát từ việc sử dụng nước của một đối tượng xác định nào đó. Chi phí cơ hội đề cập đến một thực tế bằng việc sử dụng nước, một đối tượng sử dụng đang lấy mất cơ hội của một đối tượng sử dụng khác. Nếu đối tượng sử dụng khác đó có giá trị sử dụng nước cao hơn thì xã hội sẽ phải gánh chịu những chi phí cơ hội do việc phân bổ không hợp lý nguồn tài nguyên này. Chi phí cơ hội của nước bằng 0 chỉ khi không có bất kỳ một khả năng sử dụng nào khác – tức là không có sự thiếu nước. Việc bỏ qua chi phí cơ hội sẽ làm thấp giá trị của nước, dẫn
  • 41. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 41 tới sai lầm trong đầu tư, và gây ra sự phân bổ bất hợp lý nguồn tài nguyên này giữa các đối tượng sử dụng. Các tác động kinh tế ngoại lai: nước là một nguồn tài nguyên liên tục biến động, nên việc sử dụng nước dẫn tới các ảnh hưởng ngoại lai lan tràn (có nghĩa là nước di chuyển từ nơi này sang nơi khác, nếu không được lấy và lưu trữ, người ta không thể dễ dàng sở hữu được nó). Những tác động ngoại lai phổ biến nhất đó là những ảnh hưởng gắn với tác động của sự nắn dòng tại thượng lưu hoặc việc thải chất ô nhiễm đối với người sử dụng nước tại hạ lưu. Những tác động ngoại lai còn do việc lấy nước quá nhiều từ các nguồn trữ nước phổ biến như hồ ao và nguồn nước ngầm (những nguồn trữ nước phổ biến như các nguồn nước chung của làng, các tâng nước ngầm và hồ ao mà mọi người đều được sử dụng trừ khi có những cơ chế quy định không cho phép một vài người nào đó sử dụng hoặc phải trả thuế sử dụng) hoặc do các nguồn dự trữ nước đó bị nhiễm bẩn. Cũng có những tác động ngoại lai của sản xuất chẳng hạn như sản xuất nông nghiệp trong những vùng có hệ thống thủy lợi tưới tiêu tác động xấu tới các thị trường của nông nghiệp không có hệ thống thủy lợi ở vùng cao, hoặc buộc các thị trường đó phải thay đổi đầu vào. Cách tiếp cận kinh tế chuẩn mực đối với các tác động ngoại lai là xác định một hệ thống theo cách nội hóa các tác động ngoại lai. Các tác động ngoại lai có thể là tích cực hoặc tiêu cực và việc xác định tính chất của từng trường hợp trong một bối cảnh sẵn có, dự tính được các tác động ngoại lai tích cực hoặc tiêu cực và điều chỉnh được tổng chi phí dựa theo những tác động này là rất quan trọng. Các tác động ngoại lai tích cực xảy ra, chẳng hạn như việc tưới tiêu bề mặt đáp ứng được cả nhu cầu bốc hơi nước của cây trồng và nạp lại lượng nước cho tầng nước ngầm. Như vậy, việc tưới tiêu trên bề mặt cung cấp hiệu quả dịch vụ nạp. Tuy nhiên, lợi ích thực của dịch vụ này sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng tổng thể giữa tổng lượng nạp (từ nước mưa và nước tưới trên bề mặt) và tốc độ khai thác nước ngầm. Ràng buộc bởi những điều kiện tại nơi mà nguồn nước ngầm đang được khai thác, lượng nước nạp từ một hệ thống tưới tiêu bề mặt mang lại một lợi ích thực bằng với giá trị thực của sản phẩm cây trồng được tạo thêm nhờ chính lượng nước
  • 42. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 42 bổ sung này. Khi mà tổng lượng nước nạp lớn hơn tổng lượng nước bị khai thác (nhưng cũng chưa tạo ra một mực nước ngầm cao), lợi ích thực có được từ dịch vụ nạp bằng với việc giảm chi phí bơm nước. Việc tiết kiệm chi phí này có thể là nhỏ (tương đương với chi phí nhiên liệu hoặc điện) nếu nó không mang lại việc tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư nhờ tạo ra mực nươc ngầm cao hơn. Do vậy, lợi ích thực của các tác động ngoại lai tích cực cần được ước tính một cách cẩn trọng dựa vào các chi phí vốn bổ sung xây dựng các hồ chứa và hoặc chi phí xây dựng hệ thống kênh dẫn và phân phối của các hệ thống tưới mặt rò rỉ. Các tác động ngoại lai tiêu cực, như được thảo luận tại Briscoe năm 1996, có thể gây ra nhưng chi phí cho người sử dụng nước ở hạ lưu nếu dòng chảy hồi quy bị nhiễm mặn, hoặc những dòng chảy hồi quy từ các đô thị cũng gây ra những chi phí cho người sử dụng nước ở hạ lưu. Một phương pháp được sử dụng có tính đến cá tác động ngoại lai này, đó chính là đánh thuế nước mặn lên đối tượng sử dụng, tùy thuộc vào cách sử dụng nước của họ. Tổng chi phí của việc sử dụng nước là tổng chi phí kinh tế được nêu ở trên cộng với các tác động môi trường ngoại lai. Các chi phí này cần phải được xác định dựa trên những tổn thất nếu có sẵn số liệu hoặc là các chi phí phụ trội để xử lý nước trở về chất lượng ban đầu. Các tác động môi trường ngoại lai là những tác động gắn với sức khỏe cộng đồng và việc duy trì hệ sinh thái. Do vậy, nếu ô nhiễm làm tăng các chi phí sản xuất hoặc tiêu dùng cho các đối tượng sử dụng ở hạ lưu, đó chính là một tác động kinh tế ngoại lai, nhưng nếu nó gây tác động tới sức khỏe cộng đồng hoặc hệ sinh thái, đó là một tác động môi trường ngoại lai. Thường các tác động môi trường ngoại lai vốn đã khó đánh giá về mặt kinh tế hơn các tác động kinh tế ngoại lai, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, có thể ước tính được một số chi phí phục hồi để đưa ra một giới hạn dưới của giá trị thiệt hại về mặt kinh tế. Vì dự án chỉ phục vụ dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn, không sử dụng cho mục đích công nghiệp hay nông nghiệp nên chi phí về nước chỉ bao gồm tổng chi phí cung cấp, tức là bao gồm các thành phần vốn đầu tư và chi phí vận hành và bảo dưỡng. Tuy nước là hàng hoá kinh tế nhưng
  • 43. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 43 cũng là phúc lợi xã hội và con người cần phải được hưởng một lượng nước tối thiểu 50l/người.ngày để tồn tại cuộc sống. (GT: Kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước – Chương 2). Phần tiếp theo của luận văn sẽ trình bày rõ vấn đề này. 2.2.2 Chất lượng nước, lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội 1) Chất lượng nước phục vụ sự sống Nguồn nước sạch đầy đủ là sự cần thiết cơ bản đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, đối với thực phẩm, dịch vụ. Các chỉ số về chất lượng nước thường phản ánh gián tiếp thu nhập hay tổng sản lượng nội địa. Chỉ số về sự nghèo nàn của con người HPI-I (Human Poverty Index- HPI-I), chỉ số này không đánh giá về điều kiện của nước mà đánh giá chất lượng sống của con người, nó phản ánh sức khỏe, kinh tế, văn hóa – xã hội. Các chỉ số liên quan đến nước là các chỉ số về nguồn nước sẵn có, quyền sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, nước sinh hoạt, chi phí và giá nước, hệ thống thủy lợi làm thay đổi khí hậu. Ở đây sẽ tập trung về các chỉ số về chất lượng con người và hệ sinh thái. Một trong các chỉ số phản ánh đến lượng nước cho con người là chỉ số sức khỏe do tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra bao gồm: sức khỏe tốt được đo bởi tuổi thọ, phân bố sức khỏe tốt được đo bởi chỉ số phần trăm sống của trẻ sơ sinh, chỉ số về hệ thống chăm sóc sức khỏe và sự phân bố hệ thống sức khỏe, chỉ số về tài chính dành cho sức khỏe được thể hiện qua tỉ số giữa sự tiêu dùng cho sức khỏe và thu nhập của họ. Sau đây sẽ giới thiệu một số các chỉ số được sử dụng trên thế giới (Glieck et.al, 2002): - Chỉ số dùng nước uống và dịch vụ vệ sinh do tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra. - Chỉ số cạnh tranh nước do chuyên gia nguồn nước Thụy Điển Falkenmark đưa ra. Chỉ số được đo dựa vào tổng lượng nước có trong quốc gia là hàm số của tổng dân số nước này, nó thể hiện có bao nhiêu người được cung cấp nước tự nhiên trong vùng. - Chỉ số về sự cần nước tối thiểu của con người cho uống, nấu ăn, tắm và vệ sinh là 50lít/người.ngày. Theo con số thống kê năm 1990 thì có gần một tỷ người trên thế
  • 44. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 44 giới không có đủ nước dùng, có nghĩa là lượng nước dùng của họ ít hơn 50lít/người.ngày. - Chỉ số phát triển con người bao gồm: tuổi thọ, tri thức và tiêu chuẩn sống. Đó là sự tổng hợp của các điều kiện như là tuổi thọ, số người biết đọc, biết viết, số người đến trường và tổng sản lượng nội địa GDP. Chỉ số này không có thành phần của nước nhưng nó liên quan đến nước như tuổi thọ liên quan đến chất lượng của hệ sinh thái. - Chỉ số nghèo nàn về nước phản ánh nguồn nước sẵn có và mức độ được sử dụng nước của con người. Các chỉ số trên phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng nước và con người. Chúng giúp mọi người tăng sự nhận thức của cộng đồng về giá trị của nước, cở sở để phát triển chính sách về nước. 2) Lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội của nước Nước cần cho sự sống, vì vậy người dân sống trong vùng được cung cấp nước phải được đảm bảo một lượng nước tối thiểu để sinh sống. Nước cần phải đảm bảo cho người sử dụng với chi phí thấp hơn đối với khu vực có mức sống thấp. Trợ cấp là cần thiết và cần được thực hiện hợp lý đối với một nhóm người đặc biệt, như trợ cấp một số lượng nước tối thiểu để đảm bảo nhu cầu dùng nước cho người dân thuộc diện quá nghèo. Nước và dịch vụ nước phải được cung cấp một cách công bằng và hợp lý. Nước và dịch vụ nước không thể miễn phí, giá nước cần phải khuyến khích việc sử dụng nước có hiệu quả. Khi giá nước tăng thì đồng nghĩa với việc cải thiện dịch vụ cấp nước. Kinh nghiệm cho thấy người sử dụng nước thường sẵn sàng chi trả phí nước cao hơn khi có sự cải thiện dịch vụ cấp nước, thể hiện bằng sự tham gia đóng góp của họ để nâng cao dịch vụ cấp nước. Cung cấp nước sạch cho con người, đó là phúc lợi xã hội, không những cá nhân được hưởng lợi mà nó còn có ý nghĩa nâng cao chất lượng sống của xã hội. Cải thiện chất lượng nước có nghĩa là nâng cao chất lượng nước phục vụ mọi người và cùng nhau chia sẻ nước trong một hệ thống cấp nước. Như vậy, nước mang tính