SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
========================
NGÔ THỊ LỆ THU
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH
THAM GIA DU LỊCH THỂ THAO CỦA DU KHÁCH
TẠI BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
========================
NGÔ THỊ LỆ THU
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH
THAM GIA DU LỊCH THỂ THAO CỦA DU KHÁCH
TẠI BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BẢO TRUNG
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
nội dung của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào.
Ngô Thị Lệ Thu
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3
1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................3
1.4.2 Nghiên cứu chính thức.........................................................................3
1.5 Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................4
1.6 Kết cấu luận văn.........................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 5
2.1 Tổng quan về Du lịch tại Bình Thuận.............................................................5
2.2 Tổng quan về Du lịch thể thao........................................................................6
2.2.1 Giới thiệu về du lịch thể thao. ..................................................................6
2.2.2 Lịch sử du lịch thể thao............................................................................6
2.2.3 Phân loại Du lịch thể thao ........................................................................7
2.3 Các khái niệm liên quan. ..........................................................................10
2.3.1 Định nghĩa Du lịch thể thao....................................................................10
2.3.2 Ý định hành vi........................................................................................10
2.3.3 Động lực đi du lịch trong hệ thống du lịch..............................................11
2.3.4 Mô hình lý thuyết liên quan....................................................................12
2.3.5 Tóm lược các ứng dụng mô hình nghiên cứu hành vi. ............................19
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất. ....................................................................20
2.4.1 Cở sở đề xuất mô hình nghiên cứu. ........................................................20
2.4.2 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu....................................................21
Tóm tắt chương 2: ..................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 23
3.1Quy trình nghiên cứu.....................................................................................23
3.2 Xây dựng thang đo .......................................................................................25
3.2.1 Xây dựng thang đo nháp ........................................................................25
3.2.2 Xây dựng thang đo sơ bộ........................................................................28
3.2.3 Xây dựng thang đo chính thức. ..........................................................33
3.3 Nghiên cứu định lượng.................................................................................34
3.3.1 Thiết kế mẫu ..........................................................................................34
3.3.2 Thiết kế các bước nghiên cứu chính thức. ..............................................34
3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu........................................................................35
Tóm tắt chương 3: ..................................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 36
4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................................36
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo..................................................................38
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................40
4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .........................................43
4.4.1 Phân tích tương quan..............................................................................43
4.4.2 Phân tích hồi quy bội..............................................................................45
4.4.3 Kiểm định các giả thuyết........................................................................47
4.4.4 Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính.......................................51
4.4.5 Kiểm định sự khác biệt các biến định tính ..............................................54
Tóm tắt chương 4: ..................................................................................................... 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ..................... 60
5.1 Những kết luận chính ...................................................................................60
5.2 Đề xuất ứng dụng kết quả vào thực tiễn du lịch thể thao tại Bình Thuận.......60
5.2.1 Học hỏi/giao tiếp (LN):..........................................................................63
5.2.2 Trải nghiệm chuyến đi (EX)...................................................................63
5.2.3 Lợi ích (B) .............................................................................................63
5.2.4 Môi trường tự nhiên (W)........................................................................64
5.2.5 Giải trí/thoát ly thực tế (RN) ..................................................................64
5.2.6 Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S) ...............................................................64
5.2.7 Fan hâm mộ (F)......................................................................................65
5.2.8 Tính mới (N)..........................................................................................65
5.2.9 Thách thức/khẳng định bản thân (CN)....................................................65
5.2.10 Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN) .................................................................66
5.3 Đóng góp của nghiên cứu.............................................................................66
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
BI Ý định hành vi (Behavior intention)
EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis
HL TTQG Huấn luyện thể thao quốc gia
KMO Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin
PCM Mô hình kết nối tâm lý (Psychological continuum model)
SPSS Phần mềm thống kê (Statistical Package for the Social
Sciences)
TDTT Thể dục Thể thao
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
T-test Kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (Sample T-test)
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình Trang
Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. 8
Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. 12
Hình 2.3 Mô hình kết nối tâm lý 14
Hình 2.4: Mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao 16
Hình 2.5: Khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf 17
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 22
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot 50
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 51
Hình 4.3: Đồ thị Q-Q Plot của phần dư 52
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1 Bảng tổng kết điểm chính các nghiên cứu 19
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm Nhân tố đẩy 25
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm nhân tố kéo 26
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp thang đo nháp trải nghiệm chuyến đi 27
Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ 29
Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học 35
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 37
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA 40
Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan Pearson 43
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy 44
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giả thuyết 49
Bảng 4.7: Kết quả phân tích sự khác biệt giữa nhóm tuổi
Bảng 4.8: Kết quả phân tích sự khác biệt về trình độ
Bảng 4.9: Kết quả phân tích sự khác biệt về giới tính.
Bảng 4.10: Kết quả phân tích sự khác biệt về thu nhập
Bảng 4.11: Kết quả phân tích sự khác biệt về nghề nghiệp
Bảng 4.12: Kết quả phân tích sự khác biệt về quốc tịch
53
54
54
55
56
57
Bảng 5.1: Giá trị trung bình các biến quan sát 60
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang dần hội
nhập khi là thành viên chính thức của khối ASEAN, tham gia AFTA, APEC và trở
thành thành viên chính thức của WTO. Tốc độ GDP đầu người ngày càng tăng, nếu
như GDP bình quân đầu người năm 1990 là 130 USD thì con số này tới năm 2008
đã tăng lên gấp 8 lần với 1047 USD/người và năm 2012 đạt 1.749 USD.
Khi mà đời sống ngày càng tăng cao thì nhu cầu về một cuộc sống thoải mái,
hiện đại cũng ngày một tăng. Ngoài việc chi tiêu thu nhập cho những nhu cầu thiết
yếu, người dân còn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như giải trí, mua sắm, du
lịch,… Du lịch thể thao là một hiện tượng phát triển và phổ biến, là sản phẩm du
lịch; Tuy nhiên, nó không chỉ là điều diệu kỳ xuất hiện trong thế kỷ 20. Sự kết nối
giữa thể thao và du lịch đã có từ thời cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu như Delpy
(1980) và Gibson (1998) đã nhận ra rằng con người di chuyển để tham gia hay xem
các môn thể thao đã có từ hàng thế kỷ trước. Ở Việt Nam, lĩnh vực này dường như
còn mới mẻ, rất ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt,
khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Do
đó, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực
cạnh tranh nhằm giành và giữ khách hàng. Vì vậy, bài toán đặt ra là làm thế nào để
hiểu được cách tư duy và hành động của họ. Để tác động đến các yếu tố cái gì, khi
nào và như thế nào của hành vi khách hàng, trước hết các chuyên gia tiếp thị phải
hiểu được lý do tại sao?
Một chuyên gia tiếp thị nói: “Trí não con người không hoạt động một cách
thẳng tưng đơn giản. Không đời nào có chuyện trí não con người giống một cái máy
vi tính với nhiều ngăn lưu trữ, mỗi ngăn lại có nhiều tệp tin được đánh dấu rõ ràng
chứa các thương hiệu hay lô-gô hay gói sản phẩm dễ nhận diện, và những tệp tin
2
này có thể được truy cập dễ dàng bằng các quảng cáo hay chương trình thương mại
lời lẽ hay ho. Thay vào đó, trí não là một mớ lộn xộn, xoắn xít của các nơron nhảy
nhót, va chạm vào nhau và không ngừng tạo nên những khái niệm và ý nghĩ và các
mối quan hệ mới bên trong não bộ của mỗi con người trên khắp thế giới”.
Với sự phát triển mạnh về kinh tế ở khu vực Nam trung bộ, với vị thế địa lý,
điều kiện tự nhiên thuận lợi. Bình Thuận trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà
đầu tư trong lĩnh vực du lịch và thể thao. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao là cần thiết. Nó giúp cho các nhà làm du
lịch và thể thao có thể hoạch định các chiến lược phát triển trong từng lĩnh vực. Do
đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham
gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận” làm luận văn tốt nghiệp.
Tác giả chọn đề tài này vì một số lý do sau:
- Đề tài nghiên cứu ý định hành vi tham gia du lịch thể thao của du khách chưa
được thực hiện tại Việt Nam.
- Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn phân tích các nhân tố
ảnh ưởng đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách để từ đó đưa ra những
đề xuất cho các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển phù hợp về sản phẩm
du lịch này.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan nêu trên, việc nghiên cứu đề tài của luận
văn có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn, đồng thời đây cũng là tài liệu cần
thiết góp phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia du lịch thể
thao của du khách nói riêng và khả năng phát triển sản phẩm du lịch thể thao tại
Việt Nam trong thời gian tới nói chung.
1.2Mục tiêu nghiên cứu
• Xác định các nhân tố tác động đến ý định tham gia du lịch thể thao của du
khách.
• Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới ý định tham gia du lịch thể thao
của du khách.
3
• Đưa ra hàm ý chính sách cho nhà cung cấp các dịch vụ du lịch trong việc nắm
bắt thị hiếu nhằm đáp ứng các yêu cầu của du khách.
1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia
du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
+ Thời gian: Từ tháng 07/2014 đến hết tháng 09/2014.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ.
Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm làm rõ ý nghĩa, hiệu chỉnh, bổ sung
các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của
nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính trên cơ sở
nghiên cứu các vấn đề lý thuyết hành vi của du khách có ý định tham gia du lịch
thể thao. Các mô hình đúc kết từ nghiên cứu trước đây kết hợp với phỏng vấn
năm chuyên gia trong ngành du lịch và thể thao, phương pháp thảo luận nhóm
được sử dụng với mười người tham gia nhằm thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng
cho quá trình nghiên cứu chính thức tiếp theo.
1.4.2 Nghiên cứu chính thức.
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua bảng câu hỏi phỏng
vấn chính thức được gửi đến 250 khách hàng, tác giả tiến hành phân tích kết quả thu
được là 232 phiếu, bằng cách sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định
mức độ chặt chẽ trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá
EFA được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố
được cho là phù hợp; thông qua phương pháp phân tích hồi quy bội để đưa ra các
biến ảnh hưởng trực tiếp tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. Đồng
thời, phân tích sự khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu học tới ý định này.
4
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu giúp cho người quan tâm có cơ sở ban đầu về việc xác
định đúng đắn vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể
thao tại Bình Thuận. Qua đó tác giả mong muốn đóng góp kết quả nghiên cứu
của mình vào hiểu biết chung về những mong muốn, động cơ của du khách đối
với việc tham gia sử dụng sản phẩm du lịch thể thao. Đây cũng là một hoạt động
kinh tế còn tương đối mới mẻ cho nên rất cần các nghiên cứu trong việc áp dụng
thành công trong thực tế. Các nhân tố tìm thấy trong quá trình nghiên cứu có thể
được vận dụng cho sản phẩm du lịch thể thao trong từng doanh nghiệp cụ thể
sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Giúp các doanh nghiệp
ý thức hơn về vai trò của sản phẩm du lịch thể thao nhằm nâng cao hiệu quả
phục vụ của mình. Cụ thể:
- Xác định những nhân tố liên quan đến ý định tham gia du lịch thể thao
của du khách.
- Nhận dạng những vấn đề liên quan tới hoạt động du lịch thể thao nói
riêng cũng như các hoạt động du lịch nói chung.
- Đề xuất một số ý kiến phù hợp với việc mở rộng và phát triển sản phẩm
du lịch thể thao.
- Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu này cũng
góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Từng doanh nghiệp kinh
doanh du lịch có thể sử dụng kết quả nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo cho
từng trường hợp cụ thể, tổ chức mô hình kinh doanh riêng của chính mình.
1.6 Kết cấu luận văn.
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề xuất ứng dụng kết quả.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về du lịch tại Bình Thuận.
Từ năm 2000 trở đi, tỉnh Bình Thuận xác định du lịch là một ngành kinh tế
mũi nhọn, với mục tiêu phát triển thành khu du lịch trọng điểm quốc gia hấp dẫn và
có những chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển. Qua hơn chục năm, dẫu được coi là
còn non trẻ so với một só địa phương nhưng du lịch Bình Thuận đã và đang tạo
dựng được thương hiệu trở thành một điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tỉnh Bình Thuận có bở biển dài 192km, có nhiều cù lao, gành đá gần bờ, Phía Tây
là những ngọn núi cuối dãy Trường Sơn, có thung lũng sông La Ngà, vùng bảo tồn
thiên nhiên biển Lạc – Núi Ông,…Bên cạnh đó, Bình Thuận có gió quanh năm, điều
này lý giải sao Bình Thuận được chọn là nơi chơi các môn thể thao biển tốt nhất
Việt Nam. Hiện nay, Bình Thuận đang hình thành và phát triển bảy loại hình du lịch
chính gồm Du lịch xanh kết hợp với săn bắn, câu cá; Du lịch tham quan di tích lịch
sử-văn hóa kết hợp với nghiên cứu kiến trúc cổ người Chăm, Du lịch về nguồn ….
Trong lĩnh vực du lịch, nếu sản phẩm du lịch gồm những điểm đến, những khu nghỉ
mát, vui chơi, giải trí … là yêu cầu không thể thiếu thì loại hình du lịch sẽ là chiếc
cầu nối kéo khách du lịch đến sử dụng sản phẩm. Loại hình càng phong phú thì
khách đến càng đông và ngày lưu trú cũng dài hơn. Tỉnh Bình Thuận đang áp dụng
chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các dự án hình thành những tổ hợp du
lịch – thể thao quốc tế hoặc gắn liền với những dịch vụ thể thao trên biển tại Phan
Thiết, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình.
Đối với các hoạt động Du lịch thể thao, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Ông Ngô Minh Chính, đến năm 2015 du lịch Bình
Thuận dự kiến đón khoảng 4,5 triệu du khách, trong đó 12% khách quốc tế. Ngoài
sự phong phú về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, kiến trúc và lễ hội thì lợi
thế trong du lịch biển đang được tỉnh ưu tiên đầu tư, phát triển. Trong đó, chú trọng
khai thác thế mạnh của các môn thể thao biển như: dù lượn, lướt ván buồm, lướt
ván diều,... Sự kiện lễ hội kinh khí cầu quốc tế được tổ chức vào tháng 9/2012 là
6
tiền đề cho sản phẩm du lịch dịch vụ bay kinh khí cầu, nhằm xây dựng sản phẩm du
lịch mới, độc đáo để tạo sức hút cho du lịch Bình Thuận.
2.2. Tổng quan về Du lịch thể thao
2.2.1 Giới thiệu về du lịch thể thao.
Du lịch và thể thao là những yếu tố quan trọng của nền văn hóa hiện nay và
nó còn có một ảnh hưởng cụ thể về hành vi của xã hội. Người sáng lập của Thế vận
hội Olympic hiện đại, Pierre de Coubertin đã nói "Cạnh tranh tạo ra sự hòa hợp giữa
các đối thủ và các tổ chức hay các quốc gia mà họ đại diện”. Ông tin rằng, thể thao
đến với tất cả mọi người, mọi quốc gia là như nhau.
Đặc biệt, vào những năm 1960, thể thao đã trở thành một hiện tượng quốc tế
lớn với số lượng lớn giới truyền thông tham dự, mang tới những lợi ích về tài chính,
cũng như lợi ích chính trị. Mặt khác, du lịch lại là ngành công nghiệp lớn nhất đang
và rất phát triển mạnh mẽ của thế giới. Vì lý do này, sự kết hợp giữa hai lĩnh vực là
rất hấp dẫn và có nhiều ảnh hưởng văn hóa đến nhau.
Thể thao và du lịch cùng góp phần vào sự phát triển theo những cách khác
nhau. Như Weed và Bull (2004), đã mô tả ngành du lịch có thể giúp phát triển các
cơ sở thể dục thể thao địa phương hoặc mang tới cho cộng đồng cơ hội để tạo ra
chúng. Du lịch cũng có thể được hưởng những lợi ích đem lại từ các hoạt động thể
thao diễn ra trong các kỳ nghỉ.
Vì vậy, rõ ràng sự hợp tác của hai lĩnh vực là rất hấp dẫn trong việc sử dụng lợi
thế lẫn nhau.
2.2.2 Lịch sử du lịch thể thao.
Du lịch thể thao là một hiện tượng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, nó
không chỉ là điều diệu kỳ xuất hiện trong thế kỷ 20, sự kết nối giữa thể thao và
du lịch đã có từ thời cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu như Delpy (1998) và Gibson
(1998) đã nhận ra rằng con người di chuyển để tham gia hay xem các môn thể
thao đã có từ hàng thế kỷ trước. Ngày nay, thể thao và du lịch là một trong
những thành phần phát triển nhất thế giới sau giải trí.
7
2.2.3 Phân loại Du lịch thể thao
Hình 2.1 đưa ra một hệ thống các loại hình của du lịch thể thao được phân
loại trên nhiều dạng khác nhau của sự tham gia và phân biệt du lịch thể thao so với
các dạng khác.
Có hai loại hình của các kỳ nghỉ hoạt động thể thao.
1. Kỳ nghỉ hoạt động thể thao riêng lẻ: là nơi mà môn thể thao riêng biệt đó có
mục đích quan trọng của ngày nghỉ.
2. Ngày nghỉ hoạt động thể thao đa môn: là nơi mà sự tham gia trong vài loại
hình thể thao như là một phần quan trọng của quá trình du lịch (ví dụ như
một kỳ nghỉ ở câu lạc bộ thể thao hay trại hè).
Có hai loại hình của các hoạt động thể thao ngày nghỉ được xác định.
1. Tham gia ngẫu nhiên trong tổ chức thể thao, được cung cấp suốt kỳ nghỉ
(thường trong các nhóm như thi đấu các trò chơi bãi biển).
2. Các hoạt động thể thao độc lập hay cá nhân trong kỳ nghỉ (ví dụ đi bộ hay
đánh golf)
8
Các loại hình du lịch thể thao
Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao.
Nguồn: Standeven, J& Deknop, P, 1999
2.2.3.1 Du lịch thể thao chủ động
Hầu hết tài liệu đều ám chỉ tới hai hình thức du lịch thể thao chính. Một
trong hai hình thức đó là du lịch thể thao chủ động.
Thị trường du lịch thể thao chủ động bao gồm những người muốn tìm
kiếm những hoạt động thể thao mang tính cạnh tranh hoặc không cạnh tranh
(Hinch and Higham, 2004)
Nhiều hoạt
động thể thao
Ngày
thường/
công việc
Được tổ chức
Ngày nghỉ dành
cho các hoạt
động thể thao
Hoạt động thể
thao trong
ngày nghỉ
Thể thao
chủ động
Tình cờ quan sát
Am hiểu
Thể
thao thụ
động
Thể thao chủ động
Thể thao thụ động
Thể thao du lịch
Một hoạt
động thể thao
Độc lập
Ngày nghỉ
9
Theo Weed and Bull (2004, p.22), có một vài xu thế chủ đạo trong lĩnh vực
du lịch thể thao chủ động.
• Mối quan tâm về cuộc sống khỏe mạnh;
• Thị trường nghỉ lễ dựa trên hoạt động và chủ đề phát triển mạnh mẽ;
• Nhu cầu nghỉ ngơi và kì nghỉ thứ hai tăng mạnh.
Cùng với nhận thức rằng thời gian rảnh đang dần được xem như thời gian để
làm một việc gì đó hơn là thời gian thư giãn. Điều này cũng có nghĩa là một cơ hội
lớn để phát triển loại hình du lịch này.
2.2.3.2 Du lịch sự kiện thể thao
Qua nhiều năm, việc tăng trưởng đáng kể ngành du lịch sự kiện thể thao
được cho là do sự gia tăng nhu cầu và các hoạt động thương mại.
Từ viễn cảnh của điểm đến, thì du lịch sự kiện thể thao là sự phát triển và
tiếp thị của sự kiện thể thao để thu về lợi ích cộng đồng và kinh tế. Đối với đối
tượng khách hàng thì mục đích là thăm quan hay tham gia vào một sự kiện thể thao.
Từ viễn cảnh của nhà tổ chức sự kiện, khách du lịch có thể là một trong
những thị trường mục tiêu để thu hút trong suốt quá trình sự kiện. Có thể cần thiết
cho các nhà tổ chức du lịch sự kiện thể thao để định hướng các sự kiện như những
sản phẩm du lịch. Để bán được sản phẩm, sự kiện phải lôi cuốn các đối tượng mục
tiêu cụ thể, có chất lượng cao, giá cả phải chăng và trọn gói để đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch.
Tổ chức một sự kiện lớn thường được xem là một cách lý tưởng để một
thành phố tự đưa mình vào bản đố thế giới. Đặc biệt các sự kiện thể thao lớn như
Olympic Games, World Cup được xem như cách hoàn hảo để tạo ra sản phẩm du
lịch ở những thành phố hay quốc gia lớn.
10
2.3 Các khái niệm liên quan.
2.3.1 Định nghĩa Du lịch thể thao.
Định nghĩa về Thể thao.
Thể thao là toàn bộ hoạt động mang tính tranh đua hay không tranh đua mà
có liên quan tới kĩ năng, chiến lược hay cơ hội mà con người tham gia với trình độ
của họ, chỉ để giải trí và rèn luyện hoặc để tăng thành tích của họ tới trình độ xuất
sắc được công chúng công nhận (Paul De Knop,1999).
Định nghĩa Du lịch
Du lịch là các hoạt động tạm thời của con người ngoài phạm vi gia đình và
công việc, có liên quan tới các trải nghiệm không giống như những trải nghiệm của
đời sống hàng ngày. Những trải nghiệm này có thể xảy ra trong một kì nghỉ hay
trong một chuyến du lịch đi công tác (Paul De Knop, 1999).
Định nghĩa Du lịch thể thao.
Du lịch thể thao là toàn bộ các hoạt động chủ động hay thụ động có liên quan
tới thể thao, tham gia một cách tình cờ hay có tổ chức với những lý do mang tính
thương mại hay phi thương mại mà đòi hỏi người tham gia phải du lịch xa nhà và
nơi làm việc (Paul De Knop, 1999).
2.3.2 Ý định hành vi
Theo Fishbein và Ajzen (1975), một trong những yếu tố dự báo gần nhất
của hành vi là ý định hành vi. Ý định mua được ảnh hưởng bởi mức độ mà cá
nhân có thái độ tích cực đối với các hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và
chuẩn chủ quan. Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, ý định tiêu dùng là một quá
trình lựa chọn hay quyết định mua một sản phẩm hay thương hiệu được tạo ra
thông qua một quá trình lựa chọn hành vi hay hành động, được tạo ra thông qua
một quá trình lựa chọn hay quyết định tập trung vào niềm tin về những kết quả
của hành động.
Ý định mua cho thấy người tiêu dùng sẽ căn cứ theo kinh nghiệm, sở
11
thích và các yếu tố môi trường bên ngoài để thu thập thông tin, đánh giá các lựa
chọn thay thế và đưa ra quyết định mua hàng (Zeithaml, 1988; Dodds và cộng
sự, 1991; Schiffman và Kanuk, 2000; Yang, 2009).
Khái niệm hành vi của khách du lịch được giải thích trong mối liên quan
với hành vi của người tiêu dùng. Hành vi của người tiêu dùng là hành động thể
hiện trong việc lựa chọn, quyết định mua, sử dụng và số lượng sản phẩm dịch
vụ, ý muốn, sự cảm nhận để thỏa mãn nhu cầu của họ. Hành vi tiêu dùng cũng
được thể hiện trong việc lựa chọn trong số các sản phẩm có khả năng thay thế
cho nhau. Nghiên cứu hành vi mua của khách du lịch tức là chỉ ra làm thế nào
mà khách lại quyết định tiêu tốn tiền bạc, thời gian, sức lực của bản thân vào sử
dụng các dịch vụ du lịch. Đồng thời, nghiên cứu thói quen, nhận thức và sự cảm
nhận của du khách tác động tới hành vi thái độ của họ, ngược lại cũng nghiên
cứu các yếu tố môi trường đến phản ứng của khách du lịch sau khi tiêu dùng sản
phẩm dịch vụ du lịch.
Hành vi chịu ảnh hưởng bởi các quá trình tâm lý, các ảnh hưởng tâm lý
hoặc nội bộ tác động đến sự lựa chọn của cá nhân, thường được gọi là động lực
(Hà Nam Khánh Giao, 2011).
2.3.3 Động lực đi du lịch trong hệ thống du lịch.
Trong việc giải thích động lực du lịch, Leiper (1995) đề xuất có mô hình
được giải thích về ba cấp độ địa lý: Nơi sinh sống (TGR), nơi tuyến đường vận
chuyển (TRR), và điểm đến du lịch (TDR). Các TGR đề cập đến những nơi mà các
chuyến đi bắt đầu, TRR đề cập đến các khu vực mà khách du lịch phải đi du lịch để
đạt đến đích kế hoạch, và TDR đề cập đến các khu vực mà khách du lịch lựa chọn
để đến thăm.
12
Động lực Du lịch
Hình 2.2: Sự hiểu biết động lực du lịch trong hệ thống du lịch
Nguồn: Leiper (1995)
Pearce và các cộng sự (1998) làm rõ vai trò động lực du lịch bằng cách phân
biệt hai loại câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên “Tại sao một số nhóm khách du lịch đi du
lịch?” Liên quan đến tâm lý cá nhân của khách du lịch, trong khi câu hỏi thứ hai
“Tại sao người ta đi đến một nơi nào đó?” Liên quan đến khu vực điểm đến và mô
tả các thuộc tính quan trọng của điểm đến du lịch. Goodall (1991) và Kozak (2002)
cho rằng việc nghiên cứu nguồn gốc du lịch đã xác định được động cơ của khách du
lịch bằng cách nhấn mạnh các nhân tố thúc đẩy, trong khi nghiên cứu về các khu
vực điểm đến bao gồm việc nghiên cứu sự hấp dẫn của điểm đến, tập trung vào các
nhân tố kéo.
2.3.4 Mô hình lý thuyết liên quan.
2.3.4.1 Lý thuyết liên quan
Đầu thế kỷ XX, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được kiểm nghiệm
nhân tố, động cơ ảnh hưởng tới quyết định tham gia du lịch thể thao của du khách.
Có thể kể đến các lý thuyết sau:
Nhân tố đẩy Nhân tố kéo
Nơi sinh
sống
(TGR)
Điểm đến
du lịch
(TDR)
Đẩy con người đi du lịch từ TGR
Kéo con người tới thăm TDR
13
 Sirakaya & Woodside (2005) đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định
du lịch.
 Kurzman & Zauhar (2005) đã đưa ra bốn loại động lực áp dụng trong du lịch
thể thao.
 Hendrik-Jan Ottevanger (2007) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới động lực
tham gia sự kiện thể thao và mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao.
 Michael Karl Tschapke (2006) đưa ra bảy nhóm nhân tố ảnh hưởng tới động
lực tham gia loại hình du lịch mạo hiểm.
 Jae Hak Kim (2007) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới động lực tham gia và
mô hình nghiên cứu du lịch Golf tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
 Funk and James (2001) đưa ra bốn giai đoạn của tâm lý ảnh hưởng tới quyết
định tham dự sự kiện thể thao và mô hình nghiên cứu liên quan.
Các lý thuyết này đã được thực tế công nhận là các công cụ hữu ích trong
việc dự đoán thái độ của du khách và ảnh hưởng của chúng đến một tổ chức.
2.3.4.2 Mô hình kết nối tâm lý (PCM: Psychological continuum model)
Mô hình kết nối tâm lý là học thuyết đâu tiên về sự thống nhất tổ chức từ
ngành học khác nhau để giải thích thể thao và hành vi của khách hàng. Mô hình cho
thấy 4 giai đoạn: Nhận thức, hấp dẫn, gắn bó và trung thành, nhằm miêu tả quá trình
phát triển từ từ của thể thao và sự kiện tương ứng với thói quen như thế nào? PCM
sử dụng một mô hình dọc để mô tả các kết nối tâm lý khác nhau mà cá nhân tạo
thành với các đối tượng để giải thích vai trò hình thành của thái độ và sự thay đổi đó
chỉ đạo hành vi trên một loạt các hoạt động. Giải thích như thế nào và lý do tại sao
về hành vi của khách hàng trong thể thao và sự kiện thể thao. Nó thảo luận về cách
các yếu tố: Cá nhân, tâm lý và môi trường ảnh hưởng một loạt đến cách sử dụng các
hoạt động thể thao.
Trong khuôn khổ PCM, thông qua việc xử lý các yếu tố đầu vào nội bộ và
bên ngoài, cá nhân tiến bộ dần theo bốn giai đoạn kết nối tâm lý. Việc đánh giá tổng
14
thể của một đối tượng ở giai đoạn cụ thể là sản phẩm của quá trình xử lý cá nhân,
tâm lý và các yếu tố môi trường.
Hình 2.3 Mô hình kết nối tâm lý
Nguồn: Funk, D.C. and James, J, 2001
Nhận thức
Nhận thức được hiểu là khái niệm khi một cá nhân lần đầu tiên biết về một
môn thể thao nào đó, sự kiện hoặc nhóm tồn tại. Trong giai đoạn này, cá nhân đã
không được hình thành một sở thích hay đam mê. PCM cho thấy, nhận thức của
môn thể thao, các đội và các sự kiện bắt nguồn từ các kênh chính thức hoặc không
Giai đoạn trung thành
Độ bền và tác động
Giai đoạn gắn bó
Ý nghĩa của việc kết nối
nội bộ
Giai đoạn hấp dẫn
Chơi thể thao để đáp ứng
nhu cầu và lợi ích
Giai đoạn nhận thức
Hiểu biết và nhận thức
Quá trình gắn bó
Quá trình hấp dẫn
Quá trình nhận
thức
Đầu
vào
Đầu
vào
Đầu
vào
Đầu ra
Đầu ra
Đầu ra
15
chính thức. Ví dụ cha mẹ, bạn bè, trường học và các phương tiện truyền thông.
Trong hầu hết các trường hợp, nhận thức bắt nguồn trong thời thơ ấu, nhưng cũng
có thể xuất phát từ các kênh giao tiếp xã hội khác. Giá trị đặt trên các môn thể thao
và sự kiện cụ thể, từ góc độ xã hội là rất quan trọng trong giai đoạn này.
Hấp dẫn
Trong giai đoạn hấp dẫn, cá nhân có một sở thích thể thao, sự kiện, nhóm
hoặc thư giãn yêu thích. Hấp dẫn được dựa trên một số động cơ bên ngoài và bên
trong. Nói cách khác, sở thích thể thao, sự kiện, hoặc thư giãn cung cấp cơ hội để
đáp ứng nhu cầu và những lợi ích. Động cơ xuất phát từ một sự kết hợp của các yếu
tố cá nhân, tâm lý và môi trường. Quá trình hấp dẫn tạo ra kết quả tích cực của ảnh
hưởng và ý định, cũng như tham gia vào hành vi tiêu dùng liên quan đến các môn
thể thao và sự kiện.
Gắn bó
Trong giai đoạn gắn bó, những lợi ích và các đối tượng thể thao được tiếp
thu mang một ý nghĩa tình cảm, chức năng và biểu tượng. Tăng cường kết nối tâm
lý đối với một môn thể thao, sự kiện, đội hay sở thích giải trí. Quá trình bên trong
trở nên quan trọng hơn và ảnh hưởng của các tác nhân xã hội giảm đi.
Trung thành
Tiếp tục giai đoạn gắn bó, ý nghĩa của tập hợp bên trong trở nên bền hơn về
sự bền bỉ, sức đề kháng và có tác động lớn đến hoạt động và hành vi.
16
2.3.4.3 Mô hình khái niệm của sự kiện thể thao yêu thích (Hendrik-Jan
Ottevanger).
Hình 2.4: Mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao
Nguồn: Hendrik-Jan Ottevanger, 2007
Mô hình này cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố như tổng quan, nhân tố
đẩy – kéo và hạn chế (Pizam and Mansfeld, 2000; Robinson and Gammon, 2004;
Weed and Bull, 2004). Qua hình minh hoạ, ta có thể thấy ba yếu tố: Tổng quan,
nhân tố đẩy và nhân tố kéo được đặt ngang hàng nhau, cho thấy chúng có sự quan
trọng tương đương nhau, hay nói cách khác khó có thể đánh giá được cái nào quan
trọng hơn, vì điều này phụ thuộc vào phản ứng của các du khách. Mũi tên giữa ba
yếu tố thông tin, nhóm nhân tố đẩy và nhóm nhân tố kéo thể hiện sự liên kết và ảnh
hưởng lẫn nhau của chúng. Hạn chế được vẽ dưới ba nhân tố trên, thể hiện tầm
Tổng quan
+ Nhân khẩu học;
+ Trải nghiệm;
+ Tình hình tài
chính.
Nhân tố đẩy
+ Thoát ly;
+ Thư giãn;
+ Tự thăm dò;
+ Giải trí;
+ Xã hội
Nhân tố kéo
+ Uy tín;
+ Mới lạ;
+ Tự phát triển;
+ Fan hâm mộ.
Hạn chế
+ Rủi ro tài chính;
+ Các mối đe dọa;
+ Cạnh tranh.
Động lực tham gia
17
quan trọng của nó (là kết quả của ba nhân tố trên). Điều này cho thấy, một trong ba
yếu tố phía trên có thể rất quan trọng, tạo ra một hoặc nhiều hạn chế có thể có ảnh
hưởng tiêu cực đến việc thu hút du khách. Sau khi xem xét tất cả các nhân tố, kết
quả được mô tả ở dưới cùng là động cơ tham gia.
2.3.4.4 Mô hình khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf.
Hình 2.5: Khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf
Nguồn: Jae Hak Kim, 2007
Các ô bên phải, bên trái nằm phía dưới hộp động cơ du lịch trong hình 2.5
đại diện cho các khái niệm về các nhân tố đẩy và nhân tố kéo đã được sử dụng như
Nhân tố thúc đẩy
Nhu cầu du lịch tâm lý xã hội
Các nhân tố kéo
Thuộc tính điểm đến
Các loại hình du lịch
A
Nhóm B
C
Lựa chọn điểm đến
Thăm quan 1 điểm đến
ưa thích
Thói quen và đặc tính
Tiệc du lịch, hình thức,
độ dài,
Nhân khẩu học xã hội
Giới tính, thu nhập,
giáo dục
Hàm ý tiếp thị
Kết quả từ H1, H2, H3 và H4
H3
H4
H2
H1
Các động lực du lịch
18
một khuôn khổ để giải thích động cơ thúc đẩy du lịch và các đặc tính điểm đến
trong hệ thống du lịch (Dann, 1977; Crompton, 1979; Yuan McDonald & 1990;
Uysal & Jurowski năm 1994; Jamrozy & Uysal năm 1994; Fluker & Turner, 2000;
Goossens, 2000; Jang & Cai, 2002; Kim và cộng sự, 2003). Các nhân tố đẩy có liên
quan đến phát triển kinh tế, nhu cầu tâm lý như: Chạy trốn, tương tác xã hội, học
tập, thử thách, và lợi ích. Những nhân tố này được sử dụng để giải thích tại sao mọi
người thực hiện một chuyến đi từ nơi mình sinh ra. Ngược lại, các nhân tố kéo có
liên quan đến các đặc tính điểm đến như: Môi trường tự nhiên, điểm tham quan du
lịch, cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch, cuộc sống về đêm và giải trí. Những nhân tố
này được coi là có ảnh hưởng quan trọng tới việc mọi người sẽ ghé thăm một điểm
đến du lịch ưa thích.
Đánh giá: Dựa trên các lý thuyết nghiên cứu trước đây và ba mô hình nghiên
cứu về hành vi của du khách trong du lịch thể thao. Tác giả nhận thấy có ba biến
nghiên cứu quan trọng và phù hợp với đề tài đang nghiên cứu cần được đưa vào mô
hình, bao gồm: Nhân tố đẩy, nhân tố kéo và trải nghiệm chuyến đi (Sirakaya &
Woodside, 2005). Nhân tố đẩy liên quan tới nhu cầu tâm lý – xã hội là yếu tố tồn tại
bên trong con người, thúc đẩy họ có nên thực hiện ý định tham gia hay không?
Nhân tố kéo dựa vào các thuộc tính của điểm đến, như: Điểm đến có đủ hấp dẫn, có
đủ thu hút trước khi du khách quyết định đến một điểm đến cụ thể nào đó hay
không? Trải nghiệm chuyến đi là toàn bộ tâm trạng, cảm giác trong chuyến đi, đánh
giá quyết định mua hàng. Mặt khác, hành vi chịu ảnh hưởng bởi các quá trình tâm
lý, các ảnh hưởng tâm lý hoặc nội bộ tác động đến sự lựa chọn của cá nhân (Hà
Nam Khánh Giao, 2011). Do đó, trải nghiệm chuyến đi có ảnh hưởng rất lớn tới ý
định du khách có nên quyết định tiếp tục tham gia du lịch thể thao? Như vậy, có tất
cả ba nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất.
19
2.3.5 Tóm lược các ứng dụng mô hình nghiên cứu hành vi.
Bảng 2.1 Bảng tổng kết điểm chính các nghiên cứu
Tên nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng
Những nhân tố ảnh hưởng tới động lực tham
gia sự kiện thể thao (Hendrik-Ottevanger,
2007)
- Tổng quan;
- Nhân tố đẩy;
- Nhân tố kéo.
Xây dựng và kiểm tra lý thuyết về việc ra quyết
định của Du khách (Sirakaya & Woodside,
2005)
- Các biến nội;
- Các biến ngoại;
- Mục đích chuyến đi;
- Trải nghiệm chuyến đi.
Khám phá động lực và các loại hình du lịch:
Trường hợp du khách golf Hàn Quốc trong
vùng Châu Á Thái Bình Dương (Jae Hak Kim,
2007)
- Nhân tố đẩy;
- Nhân tố kéo;
- Lựa chọn điểm đến;
- Đặc điểm và hành vi;
- Xã hội – nhân khẩu học.
Một khung khái niệm cho sự hiểu biết của kết
nối tâm lý một cá nhân đến thể thao.
Mô hình Psychological Continuum Model
(Funk and James, 2001).
- Nhận thức;
- Hấp dẫn;
- Gắn bó;
- Trung thành.
Hấp dẫn, động lực và sở thích của người tham
gia hoạt động du lịch mạo hiểm lặn biển
(Michael Karl Tschapka, 2006)
- Thách thức;
- Phiêu lưu;
- Thư giãn;
- Mới lạ;
- Tầm vóc;
- Học hỏi;
- Săn bắn.
20
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất.
2.4.1 Cở sở đề xuất mô hình nghiên cứu.
Căn cứ theo bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây (Bảng 2.1), tác giả nhận
thấy mô hình Xây dựng và kiểm tra lý thuyết về việc ra quyết định của Du khách
(Sirakaya & Woodside, 2005) là mô hình tổng quát nhất với nhiều biến quan sát để
nghiên cứu hành vi của Du khách. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy mô hình có nhiều
biến quan sát chưa thực sự phù hợp với thực tiễn nghiên cứu của đề tài ý định tham
gia du lịch thể thao của Du khách.
Mặt khác, sản phẩm du lịch thể thao có đặc nét trưng riêng. Đối với những đối
tượng tham gia chơi thể thao hay coi các sự kiện thể thao thì các yếu tố về cá tính,
tìm kiếm thách thức, sự phiêu lưu, thể lực tốt hay cảm giác hoàn thiện bản thân,.. rất
mãnh liệt, không đơn thuần là muốn thoát ly thực tế, tìm kiếm điều mới lạ.
Ngoài ra, sau khi tiến hành phỏng vấn chuyên gia, tác giả nhận thấy sự kết hợp
giữa ba mô hình: Những nhân tố ảnh hưởng tới động cơ tham gia sự kiện thể thao
(Hendrik-Ottevanger, 2007); Xây dựng và kiểm tra lý thuyết về việc ra quyết định
của Du khách (Sirakaya & Woodside, 2005) và Khám phá động cơ và các loại hình
du lịch: Trường hợp du khách golf Hàn Quốc trong vùng Châu Á Thái Bình Dương
(Jae Hak Kim, 2007) là tương đối phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Sự kết hợp ba
mô hình cho thấy ý định hành vi bị tác động bới các nhân tố: Nhân tố đẩy, nhân tố
kéo, trải chuyển chuyến đi. Trong đó, nhân tố đẩy và nhân tố kéo là hai nhân tố
trung gian, chúng được đo lường bởi nhiều biến độc lập.
- Nhân tố đẩy được đo lường bởi các biến độc lập: Thách thức/thể hiện bản
thân; Giải trí/thoát ly thực tế; Học hỏi/giao tiếp; Ảnh hưởng gia đình/xã hội; Lợi
ích.
- Nhân tố kéo được đo lường bởi các biến độc lập: Tính mới; Môi trường tự
nhiên; Cơ sở vật chất/dịch vụ; Fan hâm mộ.
21
2.4.2 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
 Nhân tố đẩy
“Là nhân tố giải thích vì sao con người rời khỏi nơi mà họ đang sinh sống”
(Stimson & Minnery, 1998).
Theo Hendrik-Ottevanger (2007) và Jae Hak Kim(2007), các tác giả cho
rằng các yếu tố quyết định đi du lịch thể thao của con người liên quan tới phát triển
kinh tế xã hội, nhu cầu tâm lý, như: Thách thức/thể hiện bản thân, Giải trí/thoát ly
thực tế, Học hỏi/giao tiếp, Ảnh hưởng của gia đình/xã hội, Lợi ích.
Giả thuyết Hi: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố i và ý định tham gia
du lịch thể thao của du khách: Với i = 1: Thách thức/thể hiện bản thân; i = 2: Giải
trí/thoát ly thực tế; i = 3: Học hỏi/giao tiếp; i = 4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội, i = 5:
Lợi ích;
 Nhân tố kéo
“Là nhân tố thúc đẩy mọi người di chuyển đến một địa điểm được lựa chọn”
(Stimson & Minnery, 1998)
Theo Hendrik-Ottevanger (2007) và Jae Hak Kim(2007), các tác giả đã cho
rằng các nhân tố thuộc nhóm nhân tố kéo ảnh hưởng tới ý định hành vi của du
khách bao gồm các nhân tố liên quan tới các đặc tính của điểm đến, như: Tính mới;
Môi trường tự nhiên; Cơ sở vật chất/dịch vụ; Fan hâm mộ.
Giả thuyết Hj: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố j và ý định tham gia
du lịch thể thao của du khách: Với j = 6: Tính mới; j = 7: Môi trường tự nhiên; j =
8: Cơ sở vật chất/dịch vụ; j = 9: Fan hâm mộ.
 Trải nghiệm chuyến đi
“Là toàn bộ tâm trạng, cảm giác trong chuyến đi và việc đánh giá quyết định
mua hàng” (Sirakaya & Woodside, 2005).
22
Khi tương tác với bất kỳ một tổ chức nào khách hàng đều có trải nghiệm. Nó
xuất hiện khi khách hàng đang có một bữa ăn tại một nhà hàng, chơi một môn thể
thao hay mua một món hàng. Như vậy, trải nghiệm chuyến đi tác động trực tiếp tới
ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
Giả thuyết H10: Có mối quan hệ thuận chiều giữa trải nghiệm chuyến đi và ý
định tham gia du lịch thể thao.
 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tóm tắt chương 2:
Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết về ý định hành vi, mô hình nghiên cứu
cùng với các giả thuyết về các mối quan hệ trong mô hình được xây dựng. Trong
mô hình nghiên cứu biến phụ thuộc là ý định tham gia du lịch thể thao và các biến
độc lập là Thách thức/khẳng định bản thân, Giải trí/thoát ly thực tế, Học hỏi/giao
tiếp, Ảnh hưởng gia đình/xã hội, Lợi ích, Tính mới, Môi trường tự nhiên, Cơ sở vật
chất/dịch vụ, Fan hâm mộ, Trải nghiệm chuyến đi.
Chương tiếp theo sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để xây dựng và đánh
giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu.
Trải nghiệm chuyến đi
Nhân tố đẩy
- Thách thức/thể hiện
bản thân;
- Giải trí/thoát ly thực tế.
- Học hỏi/giao tiếp;
- Ảnh hưởng gia đình/xã
hội;
- Lợi ích.
Nhân tố kéo
- Tính mới;
- Môi trường tự
nhiên;
- Cơ sở vật chất/dịch
vụ;
- Fan hâm mộ
Ý định
hành vi
23
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu của luận văn được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này
được thực hiện bao gồm các công việc như thành lập thang đo nháp, phỏng vấn
chuyên gia am hiểu về lĩnh vực Du lịch và Thể thao, đồng thời, kết hợp với thảo
luận nhóm. Dựa trên kết quả phỏng vấn, tác giả sẽ điều chỉnh bổ sung và sửa đổi
các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính
được thực hiện như sau: Câu hỏi nghiên cứu được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu
đã thực hiện trước. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra thang đo nháp. Sau đó,
từ thang đo nháp, phỏng vấn năm chuyên gia và thảo luận nhóm mười người được
sử dụng để đưa ra thang đo sơ bộ và lên bảng câu hỏi gửi đến năm mươi du khách.
Tiếp theo, tiến hành đánh giá thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố EFA từng nhân tố. Cuối cùng, tác giả điều chỉnh thang đo sơ bộ thành thang
đo chính thức phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Giai đoạn 2 áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua bảng
câu hỏi phỏng vấn chính thức được gửi đến khách hàng, tác giả tiến hành phân tích
kết quả thu được, tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức
độ chặt chẽ trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá EFA
được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được
cho là phù hợp; thông qua phương pháp phân tích hồi quy bội để đưa ra các biến
ảnh hưởng trực tiếp tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
24
Mục tiêu nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng tới ý
định tham gia du lịch thể thao
của du khách tại Bình Thuận
Lý thuyết hành vi Thang đo
nháp
Nghiên cứu sơ bộ định
lượng (n = 50)
Cronbach’s Alpha,
EFA từng nhân tố
Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn chuyêngia,
Thảo luận nhóm
Thang đo
sơ bộ
Thang đo
chính thức
Nghiên cứu chính thức
định lượng (n = 250)
Kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha >= 0.6
Tương quan biến – tổng>= 0.3
Kiểm định giá trị thang đo EFA
KMO, phương sai trích, Eigenvalue……
Tương quan, hồi quy
Kết luận và đề xuất ứng dụng
kết quả
25
3.2 Xây dựng thang đo
3.2.1 Xây dựng thang đo nháp
Dựa vào các nghiên cứu trước đây và mô hình đề xuất, luận văn xây dựng các
biến cho từng yếu tố của mô hình.
3.2.1.1 Nhân tố đẩy
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm Nhân tố đẩy
TT Biến quan sát Nguồn tham khảo
I Thách thức/khẳng định bản thân
1 Tôi tham gia với mục đích giữ gìn sức khỏe.
Michael Karl
Tschapka, 2006
2 Tôi tham gia du lịch thể thao để trinh phục thử
thách, khẳng định bản thân.
3 Để thể hiện rằng bản thân tôi có thể làm được
điều đó.
4 Tôi muốn tham gia như một người chơi chuyên
nghiệp.
Jae Hank Kim, 2007
II Giải trí/thoát ly thực tế
1 Tham gia du lịch thể thao giúp tôi thoát khỏi áp
lực công việc hàng ngày.
Hendrik – Ottevanger,
2007
2 Tham gia du lịch thể thao để khám phá bản
thân.
3 Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo (VD:
quay một đoạn video,…).
Michael Karl
Tschapka, 2006;
III Học hỏi/giao tiếp
1 Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu thích với
người khác Hendrik – Ottevanger,
2007
2 Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới.
3 Cơ hội làm quen với người dân địa phương.
4 Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ niệm. Michael Karl
26
Tschapka, 2006
5 Tham gia du lịch thể thao Giúp tôi học hỏi
nhiều hơn từ môi trường tôi tham dự.
Hendrik – Ottevanger,
2007
IV Ảnh hưởng gia đình/xã hội
1 Cơ hội tham gia các hoạt động cùng các thành
viên trong gia đình
Sirakaya &
Woodside, 2005
2 Cơ hội để thể hiện tình đoàn kết, tinh thần thi
đấu cạnh tranh của nhân viên trong đơn vị.
PGS.TS Lâm Quang
Thành
3 Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với bạn bè. Jae Hank Kim, 2007
V Lợi ích
1 Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn thêm
phụ phí. Jae Hank Kim, 2007
2 Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp hơn du
lịch thể thao ở nơi khác trong nước.
3 Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn phí thành
viên.
27
3.2.1.2 Nhân tố kéo
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm nhân tố kéo
TT Biến quan sát Nguồn tham khảo
I Tính mới
1 Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi. Hendrik –
Ottevanger, 2007;
Michael Karl
Tschapka, 2006
2 Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ.
3 Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài việc tham
gia thể thao.
II Môi trường tự nhiên
1 Tận hưởng không khí trong lành. Michael Karl
Tschapka, 2006
2 Phong cảnh thiên nhiên nổi bật. Jae Hank Kim, 2007
3 Thời tiết tốt
III Cơ sở vật chất/dịch vụ
1 Tôi tham gia du lịch thể thao vì mức độ an toàn
của các dịch vụ. Michael Karl
Tschapka, 2006
2 Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn địa điểm
này.
3 Có nhiều khách sạn/resort đẹp. Jae Hank Kim, 2007
4 Thuận tiện cho việc mua sắm
IV Fan hâm mộ
1 Tham gia du lịch thể thao là ước mơ của tôi.
Hendrik –
Ottevanger, 2007;
2 Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động viên mà
tôi hâm mộ.
28
3.2.1.3 Trải nghiệm chuyến đi
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp thang đo nháp trải nghiệm chuyến đi
TT Biến quan sát Nguồn tham khảo
1 Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ nghỉ thể
thao tuyệt vời.
Sirakaya &
Woodside, 2005
Jae Hank Kim,
2007;
3 Tôi muốn trải nghiệm những nét văn hóa của
địa điểm du lịch mà tôi tham gia.
Từ các lý thuyết và mô hình nghiên cứu về động lực tham gia du lịch thể
thao mà các nghiên cứu trước thường áp dụng, tác giả tập hợp thành thanh đo nháp
theo bảng 3.1, 3.2 và 3.3.
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu về ý định của du khách
tham gia du lịch thể thao và do tính chuyên môn sâu đối với sản phẩm du lịch thể
thao. Vì vậy, bước đầu tiên trong phần nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng kỹ
thuật phỏng vấn tay đôi, cụ thể là tiến hành phỏng vấn năm chuyên gia am hiểu về
lĩnh vực du lịch và thể thao để có thể làm rõ và đào sâu dữ liệu. Đồng thời, xây
dựng bức tranh tổng thể của các khái niệm.
3.2.2 Xây dựng thang đo sơ bộ
Để hoàn thiện hơn về khung lý thuyết, tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận
nhóm mười người trong bước cuối cùng. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng vì
nó cho phép nhiều thành viên tham gia, tạo ra môi trường tương tác, thảo luận, tranh
cãi giúp kích thích ý tưởng mới, những lý do chi tiết giải thích hành vi. Dựa trên dữ
liệu thảo luận được, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, sau đó trao đổi lại
lần nữa với các đối tượng tham gia, đảm bảo cho các phát biểu trong thang đo có
ngữ nghĩa rõ ràng và dễ hiểu. Quá trình nghiên cứu định tính kết thúc khi các câu
hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự
thay đổi gì mới.
29
Nội dung phỏng vấn: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
du lịch thể thao; các biến quan sát của từng thang đo trong mô hình.
Kết quả thu được sau khi thảo luận nhóm: Có 42 biến quan sát thuộc 10
biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Từ đây, tác giả hình thành lên thang đo sơ bộ.
30
Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ
Mã
hóa
Biến quan sát Nguồn tham khảo
PS Thang đo nhân tố đẩy
C Thách thức/khẳng định bản thân
C1 Tôi tham gia với mục đích giữ gìn sức khỏe.
Michael Karl
Tschapka, 2006
C2 Để chinh phục thử thách.
C3 Khẳng định rằng bản thân tôi có thể làm được
điều đó.
C4 Tôi muốn tham gia như một người chơi chuyên
nghiệp.
Jae Hank Kim,
2007
R Giải trí/thoát ly thực tế
R1 Giúp tôi thoát khỏi áp lực công việc hàng ngày. Hendrik –
Ottevanger, 2007
R2 Để khám phá bản thân.
R3 Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo (VD: quay
một đoạn video,…).
Michael Karl
Tschapka, 2006;
R4 Để giải trí Thảo luận nhóm
L Học hỏi/giao tiếp
L1 Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu thích với
người khác Hendrik –
Ottevanger, 2007
L2 Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới.
L3 Cơ hội làm quen với người dân địa phương.
L4 Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ niệm. Michael Karl
Tschapka, 2006
L5 Giúp tôi học hỏi nhiều hơn. Hendrik –
Ottevanger, 2007
L6 Cơ hội để nâng cao kỹ năng giao tiếp Thảo luận nhóm
S Ảnh hưởnggia đình/xã hội
31
S1 Cơ hội tham gia các hoạt động cùng các thành
viên trong gia đình
Sirakaya &
Woodside, 2005
S2 Cơ hội để thể hiện tình đoàn kết, tinh thần thi đấu
cạnh tranh của nhân viên trong đơn vị.
GS.TS Lâm Quang
Thành
S3 Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với bạn bè. Jae Hank Kim,
2007
B Lợi ích
B1 Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn thêm phụ
phí. Jae Hank Kim,
2007
B2 Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp hơn du lịch
thể thao ở nơi khác trong nước.
B3 Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn phí thành
viên.
B4 Chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ. Thảo luận nhóm
B5 Giá khách sạn/resort ổn định
PL Thang đo nhân tố kéo
N Tính mới
N1 Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi. Hendrik –
Ottevanger, 2007;
Michael Karl
Tschapka, 2006
N2 Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ.
N3 Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài việc tham
gia thể thao.
W Môi trường tự nhiên
W1 Tận hưởng không khí trong lành. Michael Karl
Tschapka, 2006
W2 Phong cảnh thiên nhiên nổi bật. Jae Hank Kim,
2007
W3 Thời tiết tốt
T Cơ sở vật chất/dịch vụ
T1 Tôi tham gia du lịch thể thao vì mức độ an toàn
32
của các dịch vụ. Michael Karl
Tschapka, 2006
T2 Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn địa điểm
này.
T3 Có nhiều khách sạn/resort đẹp. Jae Hank Kim,
2007
T4 Thuận tiện cho việc mua sắm
F Fan hâm mộ
F1 Sự hấp dẫn của môn thể thao là lý do duy nhất
khiến tôi đi du lịch.
Thảo luận nhóm
F2 Tham gia du lịch thể thao là ước mơ của tôi.
Hendrik –
Ottevanger, 2007
F3 Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động viên mà tôi
hâm mộ.
EX Thang đo trải nghiệm chuyến đi
EX1 Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ nghỉ thể
thao tuyệt vời.
Sirakaya &
Woodside, 2005
Thảo luận nhóm
Jae Hank Kim,
2007;
Thảo luận nhóm
EX2 Đây là điều thích thú nhất tôi đã từng làm.
EX3 Tôi muốn trải nghiệm những nét văn hóa của Bình
Thuận.
EX4 Du lịch thể thao là quyết định đúng đắn.
BI Thang đo ý định hành vi
BI1 Tôi sẽ tiếp tục tham gia du lịch thể thao ở Bình
Thuận
Thảo luận nhóm
BI2 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè những trải nghiệm
thú vị của tôi về những môn thể thao của Bình
Thuận
BI3 Tôi sẽ giới thiệu về tour du lịch thể thao của Bình
Thuận nếu có người hỏi.
33
3.2.3 Xây dựng thang đo chính thức.
Trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức, cuộc khảo sát sơ bộ với mẫu
gồm 50 người được thực hiện nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu
hỏi. Đồng thời sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để loại đi những biến quan sát
không đạt yêu cầu và loại bỏ những thang đo không đủ độ tin cậy (Xem phụ lục 4:
Kết quả phân tích sang đo sơ bộ). Sau đó, tiếp tục chỉnh sửa thang đo chính thức và
đưa bảng câu hỏi vào khảo sát chính thức (Xem phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát).
Sau đây là bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu thang đo sơ bộ.
Phân tích Cronbach’s Alpha: Tác giả chọn tiêu chuẩn đánh giá thang đo là
0.6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0.95 và tương quan biến – tổng > 0.3 (Hoàng Trọng
2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011, p.353, p.404).
Như vậy, sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s
Alpha và loại bỏ biến rác, thang đo thành phần nhân tố đẩy từ 22 biến xuống còn 19
biến do loại bỏ biến C1 từ thang đo Thách thức/khẳng định bản thân, biến R4 từ
thang đo Giải trí/thoát ly thực tế, biến L5 từ thang đo Học hỏi/giao tiếp. Thang đo
thành phần nhân tố kéo từ 13 biến quan sát xuống còn 12 biến do loại biến T1 từ
thang đo Cơ sở vật chất/dịch vụ. Thang đo trải nghiệm chuyến đi và thang đo ý định
hành vi vẫn giữ nguyên 7 biến. Tổng cộng có 38 biến (gồm 35 biến thuộc 10 biến
độc lập và 03 biến của thang đo ý định hành vi) sẽ được đưa vào phân tích nhân tố
để tìm mối liên hệ cũng như loại bỏ tiếp các biến không phù hợp.
Phân tích EFA:
Sử dụng phương pháp Principal component analysis với phép qua Varimax
và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Phân tích nhân tố 38 biến
quan sát cho thấy: Hệ số KMO nhân tố đẩy và nhân tố kéo lần lượt là 0.658; 0.622
đạt yêu cầu ≥ 0.5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett đều bằng 0,000 đạt yêu cầu ≤
0.05; tổng phương sai trích của 2 nhân tố lần lượt là 74.311% và 81.294% đạt yêu
cầu ≥ 50%. Ở bước này do mẫu chỉ đạt 50 mẫu nên tác giả chưa căn cứ vào hệ số tải
để loại biến, mà quyết định giữ lại tất cả 38 biến quan sát cho nghiên cứu chính
thức.
34
3.3 Nghiên cứu định lượng.
3.3.1 Thiết kế mẫu
Đối tượng khảo sát là tất cả các du khách đã và đang tham gia du lịch thể
thao tại Bình Thuận.
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải bằng năm
lần tổng biến quan sát (Hair, Anderson, Tatham & Black 1998, trang 98). Trong
nghiên cứu này, có tất cả 38 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, cỡ mẫu tối
thiểu cần đạt là 38 x 5 = 190 mẫu.
Đối với hồi quy bội: Theo Tabachnick & Fidell (1996) cỡ mẫu tối thiểu được
tính theo công thức n ≥ 50 + 8*m (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình)
(trích Pallant, 2001). Trong nghiên cứu này có 10 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu
là 50 + 8*10 = 130 mẫu.
Như vậy, để có thể phân tích định lượng được thuận lợi, mẫu khảo sát tối
thiểu cần có là 190 mẫu. Trong nghiên cứu ngày kích thước mẫu chọn là 250 mẫu.
Tác giả thực hiện thu thập mẫu một cách ngẫu nhiên thông qua hình thức
phát phiếu câu hỏi trực tiếp cho du khách.
3.3.2 Thiết kế các bước nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức gồm các bước sau.
Bước 1: Gửi bảng câu hỏi chính thức tới du khách đã và đang tham gia du
lịch thể thao tại Bình Thuận.
Bước 2: Tập hợp bảng trả lời, làm sạch dữ liệu, mã hóa, nhập liệu vào SPSS
Bước 3: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
Bước 4: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha.
Bước 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bước 6: Phân tích hồi quy bội.
Bước 7: Kiểm tra các kiểm định ngầm của hồi quy tuyến tính.
Bước 8: Kiểm định các giả thuyết.
Bước 9: Kiểm định sự khác biệt các biến định tính.
35
Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thang đo trong nghiên cứu là
thang Likert năm mức độ.
3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu.
Cuộc điều tra cho nghiên cứu chính thức đã được thực hiện trong khoảng
thời gian từ ngày 01/07/2014 đến ngày 30/9/2014. Kết quả cụ thể của cuộc điều tra
được trình bày cụ thể như sau:
Để có thể đạt được cỡ mẫu khảo sát là 200, thì tổng số bảng câu hỏi điều tra
được phát ra cho 250 du khách, số lượng phiếu trả lời thu về được là 244.
Với dữ liệu thu thập được từ phiếu trả lời tác giả sàng loc lại và loại bỏ các
phiếu trả lời không hợp lệ, có 232 phiếu trả lời hợp lệ được giữ lại. Các dữ liệu của
232 phiếu trả lời hợp lệ này sẽ được mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm
SPSS 18.0.
Tóm tắt chương 3:
Chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu và các phương
pháp nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ
thuật phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm; phương pháp định lượng với cuộc
khảo sát sơ bộ. Sau khi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả hình thành
thang đo sơ bộ gồm 42 biến quan sát đo lường 4 khái niệm nghiên cứu trong mô
hình. Khảo sát định lượng sơ bộ được thực hiện với mẫu là 50. Sau khi thực hiện
khảo sát định lượng, tác giả sử dụng phân tích Cronbach’s Alpha để loại biến, và
phân tích nhân tố EFA. Kết quả cuối cùng đưa vào khảo sát chính thức với 38 biến
quan sát thuộc 10 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng
với kỹ thuật gửi bảng câu hỏi trực tiếp cho du khách để thu thập thông tin, thang đo
trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert năm mức độ. Khảo sát chính thức
được thực hiện với 232 mẫu.
36
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát
Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học
Thông tin mẫu Tần số Tỷ lệ %
Giới tính Nam
Nữ
136
96
58.6
41.4
Tuổi 18 – 25
26 – 35
36 – 45
46 – 55
Trên 55
88
71
39
15
20
37.9
30.6
16.4
6.5
8.6
Trình độ Phổ thông
Trung cấp, cao đẳng
Đại học
Sau đại học
23
61
101
47
9.9
26.3
43.5
20.3
Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên
Huấn luyện viên, vận động viên
Nhân viên văn phòng
Doanh nhân
Nghề nghiệp khác
27
33
39
48
85
11.6
14.2
16.8
20.7
36.6
Thu nhập Dưới 10 triệu
10 – 20 triệu
Trên 20 triệu
92
89
51
39.7
38.3
22.0
Quốc tịch Việt Nam
Nước khác
146
86
62.9
37.1
Nguồn: Kết quả khảo sát
37
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện và thu thập thông
qua bảng câu hỏi gửi trực tiếp cho du khách. Sau khi chọn lọc đã có 232 mẫu phù
hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Mẫu bao gồm các du khách đang và đã
đi du lịch thể thao tại Bình Thuận.
Thống kê nhân khẩu học đối với đối tượng nghiên cứu cho thấy:
Về giới tính: Có 136 đối tượng là nam (chiếm 58.6%), 96 đối tượng là nữ
(chiếm 41.4%)
Về độ tuổi: Có 88 người ở độ tuổi từ 18 – 25 (chiếm 37.9%), 71 người ở độ
tuổi từ 26 – 35 (chiếm 30.6%), 38 người ở độ tuổi từ 36 – 45 (chiếm 16.4%), 15
người ở độ tuổi từ 46 – 55 (chiếm 6.5%), 20 người ở độ tuổi trên 55 (chiếm 8.6%).
Như vậy, nhóm tuổi phổ biến của du khách chủ yếu từ 18 – 45 tuổi (chiếm 84.9%).
Về trình độ học vấn:Trình độ phổ thông có 23 người (chiếm 9.9%), trình độ
trung cấp, cao đẳng có 61 người (chiếm 26.3%), trình độ đại học có 101 người
(chiếm 43.5%), trình độ sau đại học có 47 người (chiếm 20.3%). Trình độ phổ biến
của khách hàng là từ đại học trở lên (chiếm 63.8%)
Về nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên có 27 người (chiếm 11.6%), huấn
luyện viên, vận động viên có 33 người (chiếm 14.2%), nhân viên văn phòng có 39
người (chiếm 16.8%), doanh nhân có 48 người (chiếm 20.7%), nghề nghiệp khác có
85 người (chiếm 36.6%).
Về thu nhập: Có 92 người có thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng (chiếm
39.7%), có 89 người có thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/tháng (chiếm 38.34%), có 51
người có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng (chiếm 22.0%). Phần lớn du khách tham
gia có thu nhập cao từ 10 triệu đồng trở lên (chiếm 60.3%).
Về quốc tịch: Việt Nam có 146 người (chiếm 62.9%), nước khác có 96
người (chiếm 37.1%).
Tóm lại: Đối tượng tham gia chủ yếu là những người có trình độ và thu nhập
cao, độ tuổi trong khoảng từ 18 – 45 tuổi và còn độc thân, đủ các ngành nghề khác
nhau. Qua đó cho thấy khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập, trình độ
cao và chủ yếu là nam giới.
38
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Biến quan sát
Ký
hiệu
Trung
bình thang
đo nếu loại
biến
Phương
sai thang
đo nếu
loại biến
Tương
quan
biến
tổng
Alpha
nếu loại
biến
này
1.Thách thức/khẳng định bản thân CN:Alpha = .832
Để chinh phục thử thách. CN1 7.54 2.821 .684 .776
Khẳng định rằng bản thân tôi có thể làm
được điều đó.
CN2 7.51 2.848 .723 .744
Tôi muốn tham gia như một người chơi
chuyên nghiệp.
CN3 7.73 2.422 .685 .786
2.Giải trí/thoát ly thực tế RN: Alpha = .827
Giúp tôi thoát khỏi áp lực công việc hàng
ngày.
RN1 7.77 2.560 .694 .755
Để khám phá bản thân. RN2 7.97 2.432 .697 .749
Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo (VD:
quay một đoạn video,…).
RN3 8.09 2.303 .669 .782
3.Học hỏi/giao tiếp LN: Alpha = .864
Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu
thích với người khác
LN1 16.50 6.996 .657 .843
Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới. LN2 16.35 6.697 .724 .826
Cơ hội làm quen với người dân địa
phương.
LN3 16.42 6.626 .678 .838
Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ niệm. LN4 16.27 6.709 .705 .831
Cơ hội để nâng cao kỹ năng giao tiếp LN5 16.44 6.602 .664 .842
4.Ảnh hưởng gia đình/xã hội S: Alpha = .786
Cơ hội tham gia các hoạt động cùng các
thành viên trong gia đình
S1 8.28 2.071 .628 .713
Cơ hội để thể hiện tình đoàn kết, tinh thần
thi đấu cạnh tranh của nhân viên trong đơn
vị.
S2 8.22 2.256 .631 .705
Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với bạn
bè.
S3 8.11 2.438 .627 .714
5.Lợi ích B: Alpha = .893
Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn B1 15.97 8.891 .761 .865
39
thêm phụ phí.
Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp hơn
du lịch thể thao ở nơi khác trong nước.
B2 15.90 9.388 .694 .880
Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn phí
thành viên.
B3 15.99 8.835 .805 .854
Chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ. B4 15.91 9.485 .752 .867
Giá khách sạn/resort ổn định B5 15.85 9.765 .684 .882
6.Tính mới N: Alpha = .765
Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi. N1 8.37 1.930 .595 .686
Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ. N2 8.18 1.947 .652 .622
Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài việc
tham gia thể thao.
N3 8.11 2.091 .545 .740
7.Môi trường tự nhiên W: Alpha = .854
Tận hưởng không khí trong lành. W1 8.30 2.359 .733 .791
Phong cảnh thiên nhiên nổi bật. W2 8.26 2.385 .784 .741
Thời tiết tốt W3 8.27 2.640 .665 .851
8.Cơ sở vật chất/dịch vụ TN: Alpha = .857
Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn địa
điểm này.
TN1 7.41 2.234 .724 .805
Có nhiều khách sạn/resort đẹp. TN2 7.26 2.247 .750 .781
Thuận tiện cho việc mua sắm TN3 7.59 2.287 .716 .813
9.Fan hâm mộ F: Alpha = .855
Sự hấp dẫn của môn thể thao là lý do duy
nhất khiến tôi đi du lịch.
F1 7.96 3.132 .718 .807
Tham gia du lịch thể thao là ước mơ của
tôi.
F2 7.78 3.062 .766 .764
Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động viên
mà tôi hâm mộ.
F3 7.84 2.822 .707 .823
10.Thang đo trải nghiệm chuyến đi EX: Alpha = .842
Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ nghỉ
thể thao tuyệt vời.
EX1 11.62 4.436 .669 .803
Đây là điều thích thú nhất tôi đã từng làm. EX2 11.90 3.920 .735 .773
Tôi muốn trải nghiệm những nét văn hóa
của Bình Thuận.
EX3 11.38 4.824 .630 .820
Du lịch thể thao là quyết định đúng đắn. EX4 11.81 4.446 .680 .798
11.Thang đo ý định hành vi BI: Alpha = .855
Tôi sẽ tiếp tục tham gia du lịch thể thao ở BI1 8.59 1.949 .718 .808
40
Bình Thuận
Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè những trải
nghiệm thú vị của tôi về những môn thể
thao của Bình Thuận
BI2 8.38 1.883 .767 .759
Tôi sẽ giới thiệu về tour du lịch thể thao
của Bình Thuận nếu có người hỏi.
BI3 8.26 2.177 .703 .822
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu
Kết quả: Phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin
cậy, hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu ≥ 0.6; các hệ số tương quan biến - tổng đạt
yêu cầu > 0.3 (Xem phụ lục 6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng
Cronbach’s Alpha). Tất cả 38 biến quan sát sẽ được giữ lại để sử dụng trong bước
phân tích EFA tiếp theo.
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh
giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để nhận dạng và
xác định các khái niệm liên quan.
Điều kiện để phân tích nhân tố mà tác giả yêu cầu là: (1) Hệ số KMO
(Kaiser-Mayer-Olkin) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≥ 0.05; (2) Hệ số tải
nhân tố (Factor loading) > 0.5. (3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai
trích ≥ 50%; (4) Hệ số eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998); (5) Khác biệt
hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân
biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).
Phương pháp EFA được sử dụng cho 38 biến quan sát, sử dụng phương pháp
Principal component analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các
yếu tố có Eigenvalue là 1 (Xem phụ lục 7: Phân tích nhân tố khám phá EFA).
41
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .906
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4904.422
Df 595
Sig. .000
Rotated Component Matrix
a
Biến quan sát Ký
hiệu
Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn
phí thành viên
B3 .808
Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn
thêm phụ phí
B1 .784
Giá khách sạn/resort ổn định B5 .699
Chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ B4 .688
Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp
hơn du lịch thể thao ở nơi khác trong
nước
B2 .681
Cơ hội để nâng cao kỹ năng giao tiếp LN5 .814
Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới LN2 .741
Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ
niệm
LN4 .715
Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu
thích với người khác
LN1 .575
Cơ hội làm quen với người dân địa
phương
LN3 .571
Đây là điều thích thú nhất tôi từng làm EX2 .727
Tôi muốn trải nghiệm những nét văn
hóa của Bình Thuận
EX3 .724
Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ
nghỉ thể thao tuyệt vời
EX1 .689
Du lịch thể thao là quyết định đúng
đắn
EX4 .631
Tôi muốn tham gia như một người
chơi chuyên nghiệp
CN3 .858
42
Kết quả: Phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0.906 đạt yêu cầu ≥ 0.5;
mức ý nghĩa của kiểm định Barlett = 0.000 đạt yêu cầu ≤ 0.05; tổng phương sai
Khẳng định rằng bản thân tôi có thể
làm được điều đó
CN2 .785
Để trinh phục thử thách CN1 .714
Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động
viên mà tôi hâm mộ
F3 .837
Tham gia du lịch thể thao là ước mơ
của tôi
F2 .766
Sự hấp dẫn của môn thể thao là lý do
duy nhất khiến tôi đi du lịch
F1 .684
Có nhiều khách sạn/resort đẹp TN2 .853
Thuận tiện cho việc mua sắm TN3 .849
Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn
địa điểm này
TN1 .847
Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với
bạn bè
S3 .762
Cơ hội để thể hiện tinh thần đoàn kết,
tinh thần thi đấu cạnh tranh của nhân
viên trong đơn vị
S2 .759
Cơ hội tham gia các hoạt đồng cùng
các thành viên trong gia đình
S1 .733
Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo
(VD: quay một đoạn video,...)
RN3 .794
Để khám phá bản thân RN2 .787
Giúp tôi thoát khỏi áp lực công việc
hàng ngày
RN1 .751
Phong cảnh thiên nhiên nổi bật W2 .786
Tận hưởng không khí trong lành W1 .779
Thời tiết tốt W3 .758
Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài
việc tham gia thể thao
N3 .797
Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ N2 .728
Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi N1 .672
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu
43
trích được là 74,62% (xem Phụ lục 7: Phân tích nhân tố khám phá) đạt yêu cầu ≥
50%; hệ số tải nhân tố đều > 0.5 nên đạt yêu cầu.
Thang đo chính sức sau khi xử lý EFA gồm 38 biến quan sát. Tác giả sẽ
dùng giá trị trung bình của từng thang đo để phân tích tương quan và phân tích hồi
quy.
4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
4.4.1 Phân tích tương quan
Phân tích tương quan Pearson’s sẽ được sử dụng trong phần này để phân tích
mối quan hệ giữa các yếu tố trong nghiên cứu. Từ mô hình nghiên cứu ta có tương
quan giữa biến Ý định hành vi (BI) với 10 biến độc lập, gồm: Thách thức/khẳng
định bản thân (CN); Giải trí/thoát ly thực tế (RN); Học hỏi/giao tiếp (LN); Ảnh
hưởng gia đình/xã hội (S); Lợi ích (B); Tính mới (N); Môi trường tự nhiên (W); Cơ
sở vật chất/dịch vụ (TN); Fan hâm mộ (F); Trải nghiệm chuyến đi (EX).
44
Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan Pearson
F_CN F_RN F_LN F_S F_B F_N F_W F_TN F_F F_EX F_BI
F_CN Pearson Correlation 1 .415
**
.433
**
.314
**
.469
**
.352
**
.363
**
.216
**
.308
**
.451
**
.534
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .001 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_RN Pearson Correlation .415
**
1 .500
**
.360
**
.455
**
.355
**
.380
**
.202
**
.393
**
.464
**
.577
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_LN Pearson Correlation .433
**
.500
**
1 .537
**
.535
**
.424
**
.519
**
.278
**
.466
**
.521
**
.692
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_S Pearson Correlation .314
**
.360
**
.537
**
1 .394
**
.362
**
.443
**
.286
**
.338
**
.472
**
.574
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_B Pearson Correlation .469
**
.455
**
.535
**
.394
**
1 .507
**
.512
**
.242
**
.544
**
.570
**
.673
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_N Pearson Correlation .352
**
.355
**
.424
**
.362
**
.507
**
1 .450
**
.194
**
.432
**
.450
**
.566
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .003 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_W Pearson Correlation .363
**
.380
**
.519
**
.443
**
.512
**
.450
**
1 .198
**
.476
**
.500
**
.623
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_TN Pearson Correlation .216
**
.202
**
.278
**
.286
**
.242
**
.194
**
.198
**
1 .318
**
.311
**
.378
**
Sig. (2-tailed) .001 .002 .000 .000 .000 .003 .002 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_F Pearson Correlation .308
**
.393
**
.466
**
.338
**
.544
**
.432
**
.476
**
.318
**
1 .562
**
.611
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_EX Pearson Correlation .451
**
.464
**
.521
**
.472
**
.570
**
.450
**
.500
**
.311
**
.562
**
1 .687
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
F_BI Pearson Correlation .534
**
.577
**
.692
**
.574
**
.673
**
.566
**
.623
**
.378
**
.611
**
.687
**
1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả trong Bảng 4.4 đã chỉ ra rằng các hệ số tương quan đều có ý nghĩa
thống kê (sig.<0.01) nên tất cả các biến sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy ở
bước tiếp theo.
45
4.4.2 Phân tích hồi quy bội
Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4 + β5*X5 + β6*X6 + β7*X7 +
β8*X8 + β9*X9 + β10*X10
Trong đó:
Y: Ý định tham gia du lịch thể thao (BI)
X1: Thách thức/khẳng định bản thân (CN)
X2: Giải trí/thoát ly thực tế (RN)
X3: Học hỏi/giao tiếp (LN)
X4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S)
X5: Lợi ích (B)
X6: Tính mới (N)
X7: Môi trường tự nhiên (W)
X8: Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN)
X9: Fan hâm mộ (F)
X10: Trải nghiệm chuyến đi
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy
Mô
hình
Hệ số tương
quan R
R2
R2
hiệu
chỉnh
Sai số thống
kê
Durbin-
Watson
1 .869a
.756 .745 .34519 1.717
a. Predictors: (Constant), F_EX, F_TN, F_N, F_CN, F_S, F_RN, F_W, F_F, F_LN, F_B
b. Dependent Variable: F_BI
46
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa
t Sig.
Đo lường đa cộng
tuyến
B
Sai số
chuẩn Beta
Độ chấp nhận
cua biến VIF
1 (Constant) -.509 .194 -
2.624
.009
F_CN .083 .035 .096 2.380 .018 .679 1.473
F_RN .109 .038 .119 2.889 .004 .651 1.536
F_LN .200 .051 .186 3.952 .000 .496 2.015
F_S .110 .040 .115 2.743 .007 .629 1.590
F_B .126 .043 .138 2.908 .004 .487 2.052
F_N .108 .042 .106 2.565 .011 .653 1.532
F_W .116 .039 .128 2.936 .004 .580 1.724
F_TN .080 .034 .085 2.349 .020 .846 1.182
F_F .090 .036 .111 2.482 .014 .555 1.801
F_EX .158 .048 .158 3.317 .001 .486 2.059
a. Dependent Variable: F_BI
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số R2
hiệu chỉnh = 0.745 chứng tỏ
độ phù hợp của mô hình khá cao. Các biến độc lập giải thích được 74.5% biến ý
định hành vi (BI).
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Để suy diễn mô hình này thành mô
hình tổng thể, cần phải xem xét kiểm định F thông qua phân tích phương sai như
bảng trên. Vì Sig. = 0.000 ta bác bỏ giả thuyết hệ số xác định tổng thể R2
= 0, có
nghĩa là ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Mô hình hồi
quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
47
- Xem xét đa cộng tuyến: Để xác định rằng các biến độc lập đều ảnh hưởng
đến biến phụ thuốc, ta xem kiểm định t như bảng trên. Với giả thuyết H0 là hệ số
hồi quy của các biến độc lập β = 0, theo bảng trên thì các biến độc lập của mô hình
đều có Sig. < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 95%. Điều này có nghĩa là
các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Hệ số phóng đại phương sai
VIF = 1/Tolerance thỏa điều kiện 1 ≤ VIF ≤ 5, chứng tỏ không có hiện tượng đa
cộng tuyến.
4.4.3 Kiểm định các giả thuyết.
4.4.3.1 Thách thức/ khẳng định bản thân (CN)
Giả thuyết H1: Thách thức/khẳng định bản thân có tác động thuận chiều với
ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0.096,
sig.( β1) = 0.018 < 0.05: ủng hộ giả thuyết.
Nhận xét: Đối với người chơi và đam mê thể thao, đặc biệt là những môn thể
thao có tính chất mạo hiểm, như: Winsurding hay Sailing … thì việc muốn khẳng
định bản thân có tác động tích cực đến ý định tham gia du lịch thể thao của du
khách.
4.4.3.2 Giải trí/thoát ly thực tế (RN)
Giả thuyết H2: Giải trí/thoát ly thực tế có tác động thuận chiều với ý định
tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0.119, sig.(β2) = 0.004 <
0,05: ủng hộ giả thuyết.
Nhận xét: Những ý muốn thoát khỏi áp lực công việc hàng ngày, tự khám
phá bản thân, … sẽ giúp gia tăng ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
4.4.3.3 Học hỏi/giao tiếp (LN)
Giả thuyết H3: Học hỏi/giao tiếp có tác động thuận chiều với ý định tham gia
du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3 =0.186, sig. (β3) = 0.000< 0.05: ủng
hộ giả thuyết.
Nhận xét: Ngoài những mong muốn cá nhân nâng cao kỹ năng giao tiếp thì
cơ hội được học hỏi, gặp gỡ bạn bè mới, … làm gia tăng đáng kể ý định tham gia du
lịch thể thao.
48
4.4.3.4 Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S)
Giả thuyết H4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội có tác động thuận chiều với ý
định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4 = 0.115, sig.(β4) =
0.007< 0.05: ủng hộ giả thuyết.
Nhận xét: Tuy thể thao bao gồm, cả các môn cá nhân và môn tập thể. Đối với
nhưng người chơi chuyên nghiệp thì việc đi du lịch chơi thể thao thường kết hợp
với các đợt tập huấn theo đội. Còn đối với những người đi du lịch thể thao nghiệp
dư, thì ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp có tác động rất lớn tới ý định
tham gia du lịch thể thao.
4.4.3.5 Lợi ích (B)
Giả thuyết H5: Lợi ích có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch
thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β5 = 0.138, sig.(β5) = 0.004< 0.05: ủng hộ giả
thuyết.
Nhận xét: Để cân nhắc việc đi du lịch thể thao ở nơi này và nơi khác thì vấn
đề lợi ích đạt được từ địa điểm du lịch lựa chọn tối ưu sẽ có tác động tích cực làm
gia tăng ý định tham gia du lịch thể thao.
4.4.3.6 Tính mới (N)
Giả thuyết H6: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch
thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β6 = 0.106, sig.(β6) = 0.011< 0.05: ủng hộ giả
thuyết.
Nhận xét: Con người thường hay hiếu kỳ và bị hấp dẫn bởi những điều mới
mẻ. Do đó, sự hấp dẫn của điểm đến thỏa mãn được đặc tính của du khách sẽ có tác
động tích cực tới ý định tham gia du lịch thể thao.
4.4.3.7 Môi trường tự nhiên (W).
Giả thuyết H7: Môi trường tự nhiên có tác động thuận chiều với ý định tham
gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β7 = 0.128, sig.(β7) = 0.004< 0.05:
ủng hộ giả thuyết.
Nhận xét: Môi trường tự nhiên là đặc trưng riêng biệt của từng điểm đến mà
tạo hóa ban tặng. Một điểm đến có môi trường tự nhiên lý tưởng như phong cảnh,
49
thời tiết tốt, không khí trong lành có tác động tích cực làm gia tăng ý định tham gia
du lịch thể thao.
4.4.3.8 Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN)
Giả thuyết H8: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch
thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β8 = 0.085, sig.(β8) = 0.020< 0.05: ủng hộ giả
thuyết.
Nhận xét: Đối với sản phẩm du lịch thì việc đáp ứng cơ sở vật chất, dịch vụ
được cung cấp đầy đủ; con người chu đáo, tận tình, cởi mở, … sẽ có tác động tích
cực tới ý định tham gia du lịch thể thao.
4.4.3.9 Fan hâm mộ (F)
Giả thuyết H9: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch
thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β9 = 0.111, sig.(β9) = 0.014< 0.05: ủng hộ giả
thuyết.
Nhận xét: Yêu thích môn thể thao, hâm mộ vận động viên sẽ thúc đẩy sự gia
tăng ý định đi du lịch thể thao.
4.4.3.10 Trải nghiệm chuyến đi (EX)
Giả thuyết H10: Trải nghiệm chuyến đi có tác động thuận chiều với ý định
tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β10 = 0.158, sig.(β10) = 0.001<
0.05: ủng hộ giả thuyết.
Nhận xét: Trải nghiệm, cảm giác, thói quen của chuyến đi trước kia có ảnh
hưởng lớn làm gia tăng ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
50
Kết quả kiểm định giả thuyết được tóm tắt như bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giả thuyết.
Giả thuyết Kết quả kiểm định
Giả thuyết H1: Thách thức/khẳng định bản thân có
tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể
thao của du khách
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β1) = 0.018 < 0.05
Giả thuyết H2: Giải trí/thoát ly thực tế có tác động
thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β2) = 0.004 < 0.05
Giả thuyết H3: Học hỏi/giao tiếp có tác động thuận
chiều với ý định tham gia du lịch thể thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β3) = 0.000< 0.05
Giả thuyết H4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội có tác
động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể
thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β4) = 0.007< 0.05
Giả thuyết H5: Lợi tích có tác động thuận chiều với
ý định tham gia du lịch thể thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β5) = 0.004< 0.05
Giả thuyết H6: Tính mới có tác động thuận chiều
với ý định tham gia du lịch thể thao.
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β6) = 0,011< 0,05
Giả thuyết H7: Môi trường tự nhiên có tác động
thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β7) = 0.004< 0.05
Giả thuyết H8: Tính mới có tác động thuận chiều
với ý định tham gia du lịch thể thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β8) = 0.020< 0.05
Giả thuyết H9: Tính mới có tác động thuận chiều
với ý định tham gia du lịch thể thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β9) = 0.014< 0.05
Giả thuyết H10: Trải nghiệm chuyến đi có tác động
thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao
Chấp nhận giả thuyết vì
sig.(β10) = 0.001< 0.05
51
4.4.4 Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính.
* Giả định 1: Giả định về liên hệ tuyến tính
Đồ thị biểu diễn giá trị dự đoán chuẩn theo phần dư chuẩn hóa cho thấy sự
phân tán ngẫu nhiên (Xem phụ lục 9: Kết quả phân tích hồi quy). Chính vì vậy giả
định này không bị vi phạm.
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot
52
* Giả định 2: Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Giá trị trung bình Mean = 1.87*10-15
(gần bằng 0) và độ lệch chuẩn = 0.978
(gần bằng 1). Hơn nữa, đồ thị phân phối chuẩn của phần dư cho thấy phân phối của
phần dư có dạng phân phối chuẩn.
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638

More Related Content

What's hot

Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 

What's hot (20)

Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinhNhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
 
Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàngYếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm điện lạnh, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoánLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phườngLuận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nướcThu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn Tây
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn TâyChất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn Tây
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn Tây
 
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
 

Similar to Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638

đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...hieu anh
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...NuioKila
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...HanaTiti
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638 (20)

đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Ảnh hưởng của yếu tố Văn hóa Tổ chức đến chia sẻ tri thức tại VNPT
Ảnh hưởng của yếu tố Văn hóa Tổ chức đến chia sẻ tri thức tại VNPTẢnh hưởng của yếu tố Văn hóa Tổ chức đến chia sẻ tri thức tại VNPT
Ảnh hưởng của yếu tố Văn hóa Tổ chức đến chia sẻ tri thức tại VNPT
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước As...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường HợpLuận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
Luận Văn Chất Lượng Cuộc Sống Của Khách Hàng Sau Phẫu Thuật Thẫm Mỹ Trường Hợp
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhiĐề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
Đề tài: Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Trung tâm thanh thiếu nhi
 
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
 
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ du lịch, công ty du lịch, HAY!
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ du lịch, công ty du lịch, HAY!Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ du lịch, công ty du lịch, HAY!
Đề tài: Hoạt động marketing dịch vụ du lịch, công ty du lịch, HAY!
 
TLMCC.docx
TLMCC.docxTLMCC.docx
TLMCC.docx
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại bình thuận 6674638

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ======================== NGÔ THỊ LỆ THU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH THAM GIA DU LỊCH THỂ THAO CỦA DU KHÁCH TẠI BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ======================== NGÔ THỊ LỆ THU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH THAM GIA DU LỊCH THỂ THAO CỦA DU KHÁCH TẠI BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BẢO TRUNG Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội dung của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Ngô Thị Lệ Thu
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3 1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................3 1.4.2 Nghiên cứu chính thức.........................................................................3 1.5 Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................4 1.6 Kết cấu luận văn.........................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 5 2.1 Tổng quan về Du lịch tại Bình Thuận.............................................................5 2.2 Tổng quan về Du lịch thể thao........................................................................6 2.2.1 Giới thiệu về du lịch thể thao. ..................................................................6 2.2.2 Lịch sử du lịch thể thao............................................................................6 2.2.3 Phân loại Du lịch thể thao ........................................................................7 2.3 Các khái niệm liên quan. ..........................................................................10 2.3.1 Định nghĩa Du lịch thể thao....................................................................10
  • 5. 2.3.2 Ý định hành vi........................................................................................10 2.3.3 Động lực đi du lịch trong hệ thống du lịch..............................................11 2.3.4 Mô hình lý thuyết liên quan....................................................................12 2.3.5 Tóm lược các ứng dụng mô hình nghiên cứu hành vi. ............................19 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất. ....................................................................20 2.4.1 Cở sở đề xuất mô hình nghiên cứu. ........................................................20 2.4.2 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu....................................................21 Tóm tắt chương 2: ..................................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 23 3.1Quy trình nghiên cứu.....................................................................................23 3.2 Xây dựng thang đo .......................................................................................25 3.2.1 Xây dựng thang đo nháp ........................................................................25 3.2.2 Xây dựng thang đo sơ bộ........................................................................28 3.2.3 Xây dựng thang đo chính thức. ..........................................................33 3.3 Nghiên cứu định lượng.................................................................................34 3.3.1 Thiết kế mẫu ..........................................................................................34 3.3.2 Thiết kế các bước nghiên cứu chính thức. ..............................................34 3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu........................................................................35 Tóm tắt chương 3: ..................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 36 4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................................36 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo..................................................................38 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................40 4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .........................................43
  • 6. 4.4.1 Phân tích tương quan..............................................................................43 4.4.2 Phân tích hồi quy bội..............................................................................45 4.4.3 Kiểm định các giả thuyết........................................................................47 4.4.4 Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính.......................................51 4.4.5 Kiểm định sự khác biệt các biến định tính ..............................................54 Tóm tắt chương 4: ..................................................................................................... 58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ..................... 60 5.1 Những kết luận chính ...................................................................................60 5.2 Đề xuất ứng dụng kết quả vào thực tiễn du lịch thể thao tại Bình Thuận.......60 5.2.1 Học hỏi/giao tiếp (LN):..........................................................................63 5.2.2 Trải nghiệm chuyến đi (EX)...................................................................63 5.2.3 Lợi ích (B) .............................................................................................63 5.2.4 Môi trường tự nhiên (W)........................................................................64 5.2.5 Giải trí/thoát ly thực tế (RN) ..................................................................64 5.2.6 Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S) ...............................................................64 5.2.7 Fan hâm mộ (F)......................................................................................65 5.2.8 Tính mới (N)..........................................................................................65 5.2.9 Thách thức/khẳng định bản thân (CN)....................................................65 5.2.10 Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN) .................................................................66 5.3 Đóng góp của nghiên cứu.............................................................................66 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7.
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance) BI Ý định hành vi (Behavior intention) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis HL TTQG Huấn luyện thể thao quốc gia KMO Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin PCM Mô hình kết nối tâm lý (Psychological continuum model) SPSS Phần mềm thống kê (Statistical Package for the Social Sciences) TDTT Thể dục Thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh T-test Kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (Sample T-test)
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Trang Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. 8 Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. 12 Hình 2.3 Mô hình kết nối tâm lý 14 Hình 2.4: Mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao 16 Hình 2.5: Khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf 17 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 22 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot 50 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 51 Hình 4.3: Đồ thị Q-Q Plot của phần dư 52
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 Bảng tổng kết điểm chính các nghiên cứu 19 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm Nhân tố đẩy 25 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm nhân tố kéo 26 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp thang đo nháp trải nghiệm chuyến đi 27 Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ 29 Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học 35 Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 37 Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA 40 Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan Pearson 43 Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy 44 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giả thuyết 49 Bảng 4.7: Kết quả phân tích sự khác biệt giữa nhóm tuổi Bảng 4.8: Kết quả phân tích sự khác biệt về trình độ Bảng 4.9: Kết quả phân tích sự khác biệt về giới tính. Bảng 4.10: Kết quả phân tích sự khác biệt về thu nhập Bảng 4.11: Kết quả phân tích sự khác biệt về nghề nghiệp Bảng 4.12: Kết quả phân tích sự khác biệt về quốc tịch 53 54 54 55 56 57 Bảng 5.1: Giá trị trung bình các biến quan sát 60
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1Lý do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang dần hội nhập khi là thành viên chính thức của khối ASEAN, tham gia AFTA, APEC và trở thành thành viên chính thức của WTO. Tốc độ GDP đầu người ngày càng tăng, nếu như GDP bình quân đầu người năm 1990 là 130 USD thì con số này tới năm 2008 đã tăng lên gấp 8 lần với 1047 USD/người và năm 2012 đạt 1.749 USD. Khi mà đời sống ngày càng tăng cao thì nhu cầu về một cuộc sống thoải mái, hiện đại cũng ngày một tăng. Ngoài việc chi tiêu thu nhập cho những nhu cầu thiết yếu, người dân còn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như giải trí, mua sắm, du lịch,… Du lịch thể thao là một hiện tượng phát triển và phổ biến, là sản phẩm du lịch; Tuy nhiên, nó không chỉ là điều diệu kỳ xuất hiện trong thế kỷ 20. Sự kết nối giữa thể thao và du lịch đã có từ thời cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu như Delpy (1980) và Gibson (1998) đã nhận ra rằng con người di chuyển để tham gia hay xem các môn thể thao đã có từ hàng thế kỷ trước. Ở Việt Nam, lĩnh vực này dường như còn mới mẻ, rất ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong xu hướng toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Do đó, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giành và giữ khách hàng. Vì vậy, bài toán đặt ra là làm thế nào để hiểu được cách tư duy và hành động của họ. Để tác động đến các yếu tố cái gì, khi nào và như thế nào của hành vi khách hàng, trước hết các chuyên gia tiếp thị phải hiểu được lý do tại sao? Một chuyên gia tiếp thị nói: “Trí não con người không hoạt động một cách thẳng tưng đơn giản. Không đời nào có chuyện trí não con người giống một cái máy vi tính với nhiều ngăn lưu trữ, mỗi ngăn lại có nhiều tệp tin được đánh dấu rõ ràng chứa các thương hiệu hay lô-gô hay gói sản phẩm dễ nhận diện, và những tệp tin
  • 12. 2 này có thể được truy cập dễ dàng bằng các quảng cáo hay chương trình thương mại lời lẽ hay ho. Thay vào đó, trí não là một mớ lộn xộn, xoắn xít của các nơron nhảy nhót, va chạm vào nhau và không ngừng tạo nên những khái niệm và ý nghĩ và các mối quan hệ mới bên trong não bộ của mỗi con người trên khắp thế giới”. Với sự phát triển mạnh về kinh tế ở khu vực Nam trung bộ, với vị thế địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Bình Thuận trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch và thể thao. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao là cần thiết. Nó giúp cho các nhà làm du lịch và thể thao có thể hoạch định các chiến lược phát triển trong từng lĩnh vực. Do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận” làm luận văn tốt nghiệp. Tác giả chọn đề tài này vì một số lý do sau: - Đề tài nghiên cứu ý định hành vi tham gia du lịch thể thao của du khách chưa được thực hiện tại Việt Nam. - Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn phân tích các nhân tố ảnh ưởng đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách để từ đó đưa ra những đề xuất cho các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển phù hợp về sản phẩm du lịch này. Xuất phát từ yêu cầu khách quan nêu trên, việc nghiên cứu đề tài của luận văn có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn, đồng thời đây cũng là tài liệu cần thiết góp phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách nói riêng và khả năng phát triển sản phẩm du lịch thể thao tại Việt Nam trong thời gian tới nói chung. 1.2Mục tiêu nghiên cứu • Xác định các nhân tố tác động đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. • Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
  • 13. 3 • Đưa ra hàm ý chính sách cho nhà cung cấp các dịch vụ du lịch trong việc nắm bắt thị hiếu nhằm đáp ứng các yêu cầu của du khách. 1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. + Thời gian: Từ tháng 07/2014 đến hết tháng 09/2014. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm làm rõ ý nghĩa, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết hành vi của du khách có ý định tham gia du lịch thể thao. Các mô hình đúc kết từ nghiên cứu trước đây kết hợp với phỏng vấn năm chuyên gia trong ngành du lịch và thể thao, phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng với mười người tham gia nhằm thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng cho quá trình nghiên cứu chính thức tiếp theo. 1.4.2 Nghiên cứu chính thức. Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được gửi đến 250 khách hàng, tác giả tiến hành phân tích kết quả thu được là 232 phiếu, bằng cách sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp; thông qua phương pháp phân tích hồi quy bội để đưa ra các biến ảnh hưởng trực tiếp tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. Đồng thời, phân tích sự khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu học tới ý định này.
  • 14. 4 1.5 Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu giúp cho người quan tâm có cơ sở ban đầu về việc xác định đúng đắn vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao tại Bình Thuận. Qua đó tác giả mong muốn đóng góp kết quả nghiên cứu của mình vào hiểu biết chung về những mong muốn, động cơ của du khách đối với việc tham gia sử dụng sản phẩm du lịch thể thao. Đây cũng là một hoạt động kinh tế còn tương đối mới mẻ cho nên rất cần các nghiên cứu trong việc áp dụng thành công trong thực tế. Các nhân tố tìm thấy trong quá trình nghiên cứu có thể được vận dụng cho sản phẩm du lịch thể thao trong từng doanh nghiệp cụ thể sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Giúp các doanh nghiệp ý thức hơn về vai trò của sản phẩm du lịch thể thao nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của mình. Cụ thể: - Xác định những nhân tố liên quan đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. - Nhận dạng những vấn đề liên quan tới hoạt động du lịch thể thao nói riêng cũng như các hoạt động du lịch nói chung. - Đề xuất một số ý kiến phù hợp với việc mở rộng và phát triển sản phẩm du lịch thể thao. - Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu này cũng góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Từng doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể sử dụng kết quả nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo cho từng trường hợp cụ thể, tổ chức mô hình kinh doanh riêng của chính mình. 1.6 Kết cấu luận văn. Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và đề xuất ứng dụng kết quả.
  • 15. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về du lịch tại Bình Thuận. Từ năm 2000 trở đi, tỉnh Bình Thuận xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu phát triển thành khu du lịch trọng điểm quốc gia hấp dẫn và có những chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển. Qua hơn chục năm, dẫu được coi là còn non trẻ so với một só địa phương nhưng du lịch Bình Thuận đã và đang tạo dựng được thương hiệu trở thành một điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tỉnh Bình Thuận có bở biển dài 192km, có nhiều cù lao, gành đá gần bờ, Phía Tây là những ngọn núi cuối dãy Trường Sơn, có thung lũng sông La Ngà, vùng bảo tồn thiên nhiên biển Lạc – Núi Ông,…Bên cạnh đó, Bình Thuận có gió quanh năm, điều này lý giải sao Bình Thuận được chọn là nơi chơi các môn thể thao biển tốt nhất Việt Nam. Hiện nay, Bình Thuận đang hình thành và phát triển bảy loại hình du lịch chính gồm Du lịch xanh kết hợp với săn bắn, câu cá; Du lịch tham quan di tích lịch sử-văn hóa kết hợp với nghiên cứu kiến trúc cổ người Chăm, Du lịch về nguồn …. Trong lĩnh vực du lịch, nếu sản phẩm du lịch gồm những điểm đến, những khu nghỉ mát, vui chơi, giải trí … là yêu cầu không thể thiếu thì loại hình du lịch sẽ là chiếc cầu nối kéo khách du lịch đến sử dụng sản phẩm. Loại hình càng phong phú thì khách đến càng đông và ngày lưu trú cũng dài hơn. Tỉnh Bình Thuận đang áp dụng chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các dự án hình thành những tổ hợp du lịch – thể thao quốc tế hoặc gắn liền với những dịch vụ thể thao trên biển tại Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Đối với các hoạt động Du lịch thể thao, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Ông Ngô Minh Chính, đến năm 2015 du lịch Bình Thuận dự kiến đón khoảng 4,5 triệu du khách, trong đó 12% khách quốc tế. Ngoài sự phong phú về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, kiến trúc và lễ hội thì lợi thế trong du lịch biển đang được tỉnh ưu tiên đầu tư, phát triển. Trong đó, chú trọng khai thác thế mạnh của các môn thể thao biển như: dù lượn, lướt ván buồm, lướt ván diều,... Sự kiện lễ hội kinh khí cầu quốc tế được tổ chức vào tháng 9/2012 là
  • 16. 6 tiền đề cho sản phẩm du lịch dịch vụ bay kinh khí cầu, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch mới, độc đáo để tạo sức hút cho du lịch Bình Thuận. 2.2. Tổng quan về Du lịch thể thao 2.2.1 Giới thiệu về du lịch thể thao. Du lịch và thể thao là những yếu tố quan trọng của nền văn hóa hiện nay và nó còn có một ảnh hưởng cụ thể về hành vi của xã hội. Người sáng lập của Thế vận hội Olympic hiện đại, Pierre de Coubertin đã nói "Cạnh tranh tạo ra sự hòa hợp giữa các đối thủ và các tổ chức hay các quốc gia mà họ đại diện”. Ông tin rằng, thể thao đến với tất cả mọi người, mọi quốc gia là như nhau. Đặc biệt, vào những năm 1960, thể thao đã trở thành một hiện tượng quốc tế lớn với số lượng lớn giới truyền thông tham dự, mang tới những lợi ích về tài chính, cũng như lợi ích chính trị. Mặt khác, du lịch lại là ngành công nghiệp lớn nhất đang và rất phát triển mạnh mẽ của thế giới. Vì lý do này, sự kết hợp giữa hai lĩnh vực là rất hấp dẫn và có nhiều ảnh hưởng văn hóa đến nhau. Thể thao và du lịch cùng góp phần vào sự phát triển theo những cách khác nhau. Như Weed và Bull (2004), đã mô tả ngành du lịch có thể giúp phát triển các cơ sở thể dục thể thao địa phương hoặc mang tới cho cộng đồng cơ hội để tạo ra chúng. Du lịch cũng có thể được hưởng những lợi ích đem lại từ các hoạt động thể thao diễn ra trong các kỳ nghỉ. Vì vậy, rõ ràng sự hợp tác của hai lĩnh vực là rất hấp dẫn trong việc sử dụng lợi thế lẫn nhau. 2.2.2 Lịch sử du lịch thể thao. Du lịch thể thao là một hiện tượng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, nó không chỉ là điều diệu kỳ xuất hiện trong thế kỷ 20, sự kết nối giữa thể thao và du lịch đã có từ thời cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu như Delpy (1998) và Gibson (1998) đã nhận ra rằng con người di chuyển để tham gia hay xem các môn thể thao đã có từ hàng thế kỷ trước. Ngày nay, thể thao và du lịch là một trong những thành phần phát triển nhất thế giới sau giải trí.
  • 17. 7 2.2.3 Phân loại Du lịch thể thao Hình 2.1 đưa ra một hệ thống các loại hình của du lịch thể thao được phân loại trên nhiều dạng khác nhau của sự tham gia và phân biệt du lịch thể thao so với các dạng khác. Có hai loại hình của các kỳ nghỉ hoạt động thể thao. 1. Kỳ nghỉ hoạt động thể thao riêng lẻ: là nơi mà môn thể thao riêng biệt đó có mục đích quan trọng của ngày nghỉ. 2. Ngày nghỉ hoạt động thể thao đa môn: là nơi mà sự tham gia trong vài loại hình thể thao như là một phần quan trọng của quá trình du lịch (ví dụ như một kỳ nghỉ ở câu lạc bộ thể thao hay trại hè). Có hai loại hình của các hoạt động thể thao ngày nghỉ được xác định. 1. Tham gia ngẫu nhiên trong tổ chức thể thao, được cung cấp suốt kỳ nghỉ (thường trong các nhóm như thi đấu các trò chơi bãi biển). 2. Các hoạt động thể thao độc lập hay cá nhân trong kỳ nghỉ (ví dụ đi bộ hay đánh golf)
  • 18. 8 Các loại hình du lịch thể thao Hình 2.1 Các hoạt động của Du lịch thể thao. Nguồn: Standeven, J& Deknop, P, 1999 2.2.3.1 Du lịch thể thao chủ động Hầu hết tài liệu đều ám chỉ tới hai hình thức du lịch thể thao chính. Một trong hai hình thức đó là du lịch thể thao chủ động. Thị trường du lịch thể thao chủ động bao gồm những người muốn tìm kiếm những hoạt động thể thao mang tính cạnh tranh hoặc không cạnh tranh (Hinch and Higham, 2004) Nhiều hoạt động thể thao Ngày thường/ công việc Được tổ chức Ngày nghỉ dành cho các hoạt động thể thao Hoạt động thể thao trong ngày nghỉ Thể thao chủ động Tình cờ quan sát Am hiểu Thể thao thụ động Thể thao chủ động Thể thao thụ động Thể thao du lịch Một hoạt động thể thao Độc lập Ngày nghỉ
  • 19. 9 Theo Weed and Bull (2004, p.22), có một vài xu thế chủ đạo trong lĩnh vực du lịch thể thao chủ động. • Mối quan tâm về cuộc sống khỏe mạnh; • Thị trường nghỉ lễ dựa trên hoạt động và chủ đề phát triển mạnh mẽ; • Nhu cầu nghỉ ngơi và kì nghỉ thứ hai tăng mạnh. Cùng với nhận thức rằng thời gian rảnh đang dần được xem như thời gian để làm một việc gì đó hơn là thời gian thư giãn. Điều này cũng có nghĩa là một cơ hội lớn để phát triển loại hình du lịch này. 2.2.3.2 Du lịch sự kiện thể thao Qua nhiều năm, việc tăng trưởng đáng kể ngành du lịch sự kiện thể thao được cho là do sự gia tăng nhu cầu và các hoạt động thương mại. Từ viễn cảnh của điểm đến, thì du lịch sự kiện thể thao là sự phát triển và tiếp thị của sự kiện thể thao để thu về lợi ích cộng đồng và kinh tế. Đối với đối tượng khách hàng thì mục đích là thăm quan hay tham gia vào một sự kiện thể thao. Từ viễn cảnh của nhà tổ chức sự kiện, khách du lịch có thể là một trong những thị trường mục tiêu để thu hút trong suốt quá trình sự kiện. Có thể cần thiết cho các nhà tổ chức du lịch sự kiện thể thao để định hướng các sự kiện như những sản phẩm du lịch. Để bán được sản phẩm, sự kiện phải lôi cuốn các đối tượng mục tiêu cụ thể, có chất lượng cao, giá cả phải chăng và trọn gói để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tổ chức một sự kiện lớn thường được xem là một cách lý tưởng để một thành phố tự đưa mình vào bản đố thế giới. Đặc biệt các sự kiện thể thao lớn như Olympic Games, World Cup được xem như cách hoàn hảo để tạo ra sản phẩm du lịch ở những thành phố hay quốc gia lớn.
  • 20. 10 2.3 Các khái niệm liên quan. 2.3.1 Định nghĩa Du lịch thể thao. Định nghĩa về Thể thao. Thể thao là toàn bộ hoạt động mang tính tranh đua hay không tranh đua mà có liên quan tới kĩ năng, chiến lược hay cơ hội mà con người tham gia với trình độ của họ, chỉ để giải trí và rèn luyện hoặc để tăng thành tích của họ tới trình độ xuất sắc được công chúng công nhận (Paul De Knop,1999). Định nghĩa Du lịch Du lịch là các hoạt động tạm thời của con người ngoài phạm vi gia đình và công việc, có liên quan tới các trải nghiệm không giống như những trải nghiệm của đời sống hàng ngày. Những trải nghiệm này có thể xảy ra trong một kì nghỉ hay trong một chuyến du lịch đi công tác (Paul De Knop, 1999). Định nghĩa Du lịch thể thao. Du lịch thể thao là toàn bộ các hoạt động chủ động hay thụ động có liên quan tới thể thao, tham gia một cách tình cờ hay có tổ chức với những lý do mang tính thương mại hay phi thương mại mà đòi hỏi người tham gia phải du lịch xa nhà và nơi làm việc (Paul De Knop, 1999). 2.3.2 Ý định hành vi Theo Fishbein và Ajzen (1975), một trong những yếu tố dự báo gần nhất của hành vi là ý định hành vi. Ý định mua được ảnh hưởng bởi mức độ mà cá nhân có thái độ tích cực đối với các hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan. Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, ý định tiêu dùng là một quá trình lựa chọn hay quyết định mua một sản phẩm hay thương hiệu được tạo ra thông qua một quá trình lựa chọn hành vi hay hành động, được tạo ra thông qua một quá trình lựa chọn hay quyết định tập trung vào niềm tin về những kết quả của hành động. Ý định mua cho thấy người tiêu dùng sẽ căn cứ theo kinh nghiệm, sở
  • 21. 11 thích và các yếu tố môi trường bên ngoài để thu thập thông tin, đánh giá các lựa chọn thay thế và đưa ra quyết định mua hàng (Zeithaml, 1988; Dodds và cộng sự, 1991; Schiffman và Kanuk, 2000; Yang, 2009). Khái niệm hành vi của khách du lịch được giải thích trong mối liên quan với hành vi của người tiêu dùng. Hành vi của người tiêu dùng là hành động thể hiện trong việc lựa chọn, quyết định mua, sử dụng và số lượng sản phẩm dịch vụ, ý muốn, sự cảm nhận để thỏa mãn nhu cầu của họ. Hành vi tiêu dùng cũng được thể hiện trong việc lựa chọn trong số các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau. Nghiên cứu hành vi mua của khách du lịch tức là chỉ ra làm thế nào mà khách lại quyết định tiêu tốn tiền bạc, thời gian, sức lực của bản thân vào sử dụng các dịch vụ du lịch. Đồng thời, nghiên cứu thói quen, nhận thức và sự cảm nhận của du khách tác động tới hành vi thái độ của họ, ngược lại cũng nghiên cứu các yếu tố môi trường đến phản ứng của khách du lịch sau khi tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch. Hành vi chịu ảnh hưởng bởi các quá trình tâm lý, các ảnh hưởng tâm lý hoặc nội bộ tác động đến sự lựa chọn của cá nhân, thường được gọi là động lực (Hà Nam Khánh Giao, 2011). 2.3.3 Động lực đi du lịch trong hệ thống du lịch. Trong việc giải thích động lực du lịch, Leiper (1995) đề xuất có mô hình được giải thích về ba cấp độ địa lý: Nơi sinh sống (TGR), nơi tuyến đường vận chuyển (TRR), và điểm đến du lịch (TDR). Các TGR đề cập đến những nơi mà các chuyến đi bắt đầu, TRR đề cập đến các khu vực mà khách du lịch phải đi du lịch để đạt đến đích kế hoạch, và TDR đề cập đến các khu vực mà khách du lịch lựa chọn để đến thăm.
  • 22. 12 Động lực Du lịch Hình 2.2: Sự hiểu biết động lực du lịch trong hệ thống du lịch Nguồn: Leiper (1995) Pearce và các cộng sự (1998) làm rõ vai trò động lực du lịch bằng cách phân biệt hai loại câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên “Tại sao một số nhóm khách du lịch đi du lịch?” Liên quan đến tâm lý cá nhân của khách du lịch, trong khi câu hỏi thứ hai “Tại sao người ta đi đến một nơi nào đó?” Liên quan đến khu vực điểm đến và mô tả các thuộc tính quan trọng của điểm đến du lịch. Goodall (1991) và Kozak (2002) cho rằng việc nghiên cứu nguồn gốc du lịch đã xác định được động cơ của khách du lịch bằng cách nhấn mạnh các nhân tố thúc đẩy, trong khi nghiên cứu về các khu vực điểm đến bao gồm việc nghiên cứu sự hấp dẫn của điểm đến, tập trung vào các nhân tố kéo. 2.3.4 Mô hình lý thuyết liên quan. 2.3.4.1 Lý thuyết liên quan Đầu thế kỷ XX, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được kiểm nghiệm nhân tố, động cơ ảnh hưởng tới quyết định tham gia du lịch thể thao của du khách. Có thể kể đến các lý thuyết sau: Nhân tố đẩy Nhân tố kéo Nơi sinh sống (TGR) Điểm đến du lịch (TDR) Đẩy con người đi du lịch từ TGR Kéo con người tới thăm TDR
  • 23. 13  Sirakaya & Woodside (2005) đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định du lịch.  Kurzman & Zauhar (2005) đã đưa ra bốn loại động lực áp dụng trong du lịch thể thao.  Hendrik-Jan Ottevanger (2007) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới động lực tham gia sự kiện thể thao và mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao.  Michael Karl Tschapke (2006) đưa ra bảy nhóm nhân tố ảnh hưởng tới động lực tham gia loại hình du lịch mạo hiểm.  Jae Hak Kim (2007) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới động lực tham gia và mô hình nghiên cứu du lịch Golf tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.  Funk and James (2001) đưa ra bốn giai đoạn của tâm lý ảnh hưởng tới quyết định tham dự sự kiện thể thao và mô hình nghiên cứu liên quan. Các lý thuyết này đã được thực tế công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ của du khách và ảnh hưởng của chúng đến một tổ chức. 2.3.4.2 Mô hình kết nối tâm lý (PCM: Psychological continuum model) Mô hình kết nối tâm lý là học thuyết đâu tiên về sự thống nhất tổ chức từ ngành học khác nhau để giải thích thể thao và hành vi của khách hàng. Mô hình cho thấy 4 giai đoạn: Nhận thức, hấp dẫn, gắn bó và trung thành, nhằm miêu tả quá trình phát triển từ từ của thể thao và sự kiện tương ứng với thói quen như thế nào? PCM sử dụng một mô hình dọc để mô tả các kết nối tâm lý khác nhau mà cá nhân tạo thành với các đối tượng để giải thích vai trò hình thành của thái độ và sự thay đổi đó chỉ đạo hành vi trên một loạt các hoạt động. Giải thích như thế nào và lý do tại sao về hành vi của khách hàng trong thể thao và sự kiện thể thao. Nó thảo luận về cách các yếu tố: Cá nhân, tâm lý và môi trường ảnh hưởng một loạt đến cách sử dụng các hoạt động thể thao. Trong khuôn khổ PCM, thông qua việc xử lý các yếu tố đầu vào nội bộ và bên ngoài, cá nhân tiến bộ dần theo bốn giai đoạn kết nối tâm lý. Việc đánh giá tổng
  • 24. 14 thể của một đối tượng ở giai đoạn cụ thể là sản phẩm của quá trình xử lý cá nhân, tâm lý và các yếu tố môi trường. Hình 2.3 Mô hình kết nối tâm lý Nguồn: Funk, D.C. and James, J, 2001 Nhận thức Nhận thức được hiểu là khái niệm khi một cá nhân lần đầu tiên biết về một môn thể thao nào đó, sự kiện hoặc nhóm tồn tại. Trong giai đoạn này, cá nhân đã không được hình thành một sở thích hay đam mê. PCM cho thấy, nhận thức của môn thể thao, các đội và các sự kiện bắt nguồn từ các kênh chính thức hoặc không Giai đoạn trung thành Độ bền và tác động Giai đoạn gắn bó Ý nghĩa của việc kết nối nội bộ Giai đoạn hấp dẫn Chơi thể thao để đáp ứng nhu cầu và lợi ích Giai đoạn nhận thức Hiểu biết và nhận thức Quá trình gắn bó Quá trình hấp dẫn Quá trình nhận thức Đầu vào Đầu vào Đầu vào Đầu ra Đầu ra Đầu ra
  • 25. 15 chính thức. Ví dụ cha mẹ, bạn bè, trường học và các phương tiện truyền thông. Trong hầu hết các trường hợp, nhận thức bắt nguồn trong thời thơ ấu, nhưng cũng có thể xuất phát từ các kênh giao tiếp xã hội khác. Giá trị đặt trên các môn thể thao và sự kiện cụ thể, từ góc độ xã hội là rất quan trọng trong giai đoạn này. Hấp dẫn Trong giai đoạn hấp dẫn, cá nhân có một sở thích thể thao, sự kiện, nhóm hoặc thư giãn yêu thích. Hấp dẫn được dựa trên một số động cơ bên ngoài và bên trong. Nói cách khác, sở thích thể thao, sự kiện, hoặc thư giãn cung cấp cơ hội để đáp ứng nhu cầu và những lợi ích. Động cơ xuất phát từ một sự kết hợp của các yếu tố cá nhân, tâm lý và môi trường. Quá trình hấp dẫn tạo ra kết quả tích cực của ảnh hưởng và ý định, cũng như tham gia vào hành vi tiêu dùng liên quan đến các môn thể thao và sự kiện. Gắn bó Trong giai đoạn gắn bó, những lợi ích và các đối tượng thể thao được tiếp thu mang một ý nghĩa tình cảm, chức năng và biểu tượng. Tăng cường kết nối tâm lý đối với một môn thể thao, sự kiện, đội hay sở thích giải trí. Quá trình bên trong trở nên quan trọng hơn và ảnh hưởng của các tác nhân xã hội giảm đi. Trung thành Tiếp tục giai đoạn gắn bó, ý nghĩa của tập hợp bên trong trở nên bền hơn về sự bền bỉ, sức đề kháng và có tác động lớn đến hoạt động và hành vi.
  • 26. 16 2.3.4.3 Mô hình khái niệm của sự kiện thể thao yêu thích (Hendrik-Jan Ottevanger). Hình 2.4: Mô hình khái niệm của sự quan tâm sự kiện thể thao Nguồn: Hendrik-Jan Ottevanger, 2007 Mô hình này cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố như tổng quan, nhân tố đẩy – kéo và hạn chế (Pizam and Mansfeld, 2000; Robinson and Gammon, 2004; Weed and Bull, 2004). Qua hình minh hoạ, ta có thể thấy ba yếu tố: Tổng quan, nhân tố đẩy và nhân tố kéo được đặt ngang hàng nhau, cho thấy chúng có sự quan trọng tương đương nhau, hay nói cách khác khó có thể đánh giá được cái nào quan trọng hơn, vì điều này phụ thuộc vào phản ứng của các du khách. Mũi tên giữa ba yếu tố thông tin, nhóm nhân tố đẩy và nhóm nhân tố kéo thể hiện sự liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau của chúng. Hạn chế được vẽ dưới ba nhân tố trên, thể hiện tầm Tổng quan + Nhân khẩu học; + Trải nghiệm; + Tình hình tài chính. Nhân tố đẩy + Thoát ly; + Thư giãn; + Tự thăm dò; + Giải trí; + Xã hội Nhân tố kéo + Uy tín; + Mới lạ; + Tự phát triển; + Fan hâm mộ. Hạn chế + Rủi ro tài chính; + Các mối đe dọa; + Cạnh tranh. Động lực tham gia
  • 27. 17 quan trọng của nó (là kết quả của ba nhân tố trên). Điều này cho thấy, một trong ba yếu tố phía trên có thể rất quan trọng, tạo ra một hoặc nhiều hạn chế có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút du khách. Sau khi xem xét tất cả các nhân tố, kết quả được mô tả ở dưới cùng là động cơ tham gia. 2.3.4.4 Mô hình khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf. Hình 2.5: Khám phá sự không đồng nhất trong thói quen du lịch golf Nguồn: Jae Hak Kim, 2007 Các ô bên phải, bên trái nằm phía dưới hộp động cơ du lịch trong hình 2.5 đại diện cho các khái niệm về các nhân tố đẩy và nhân tố kéo đã được sử dụng như Nhân tố thúc đẩy Nhu cầu du lịch tâm lý xã hội Các nhân tố kéo Thuộc tính điểm đến Các loại hình du lịch A Nhóm B C Lựa chọn điểm đến Thăm quan 1 điểm đến ưa thích Thói quen và đặc tính Tiệc du lịch, hình thức, độ dài, Nhân khẩu học xã hội Giới tính, thu nhập, giáo dục Hàm ý tiếp thị Kết quả từ H1, H2, H3 và H4 H3 H4 H2 H1 Các động lực du lịch
  • 28. 18 một khuôn khổ để giải thích động cơ thúc đẩy du lịch và các đặc tính điểm đến trong hệ thống du lịch (Dann, 1977; Crompton, 1979; Yuan McDonald & 1990; Uysal & Jurowski năm 1994; Jamrozy & Uysal năm 1994; Fluker & Turner, 2000; Goossens, 2000; Jang & Cai, 2002; Kim và cộng sự, 2003). Các nhân tố đẩy có liên quan đến phát triển kinh tế, nhu cầu tâm lý như: Chạy trốn, tương tác xã hội, học tập, thử thách, và lợi ích. Những nhân tố này được sử dụng để giải thích tại sao mọi người thực hiện một chuyến đi từ nơi mình sinh ra. Ngược lại, các nhân tố kéo có liên quan đến các đặc tính điểm đến như: Môi trường tự nhiên, điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch, cuộc sống về đêm và giải trí. Những nhân tố này được coi là có ảnh hưởng quan trọng tới việc mọi người sẽ ghé thăm một điểm đến du lịch ưa thích. Đánh giá: Dựa trên các lý thuyết nghiên cứu trước đây và ba mô hình nghiên cứu về hành vi của du khách trong du lịch thể thao. Tác giả nhận thấy có ba biến nghiên cứu quan trọng và phù hợp với đề tài đang nghiên cứu cần được đưa vào mô hình, bao gồm: Nhân tố đẩy, nhân tố kéo và trải nghiệm chuyến đi (Sirakaya & Woodside, 2005). Nhân tố đẩy liên quan tới nhu cầu tâm lý – xã hội là yếu tố tồn tại bên trong con người, thúc đẩy họ có nên thực hiện ý định tham gia hay không? Nhân tố kéo dựa vào các thuộc tính của điểm đến, như: Điểm đến có đủ hấp dẫn, có đủ thu hút trước khi du khách quyết định đến một điểm đến cụ thể nào đó hay không? Trải nghiệm chuyến đi là toàn bộ tâm trạng, cảm giác trong chuyến đi, đánh giá quyết định mua hàng. Mặt khác, hành vi chịu ảnh hưởng bởi các quá trình tâm lý, các ảnh hưởng tâm lý hoặc nội bộ tác động đến sự lựa chọn của cá nhân (Hà Nam Khánh Giao, 2011). Do đó, trải nghiệm chuyến đi có ảnh hưởng rất lớn tới ý định du khách có nên quyết định tiếp tục tham gia du lịch thể thao? Như vậy, có tất cả ba nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất.
  • 29. 19 2.3.5 Tóm lược các ứng dụng mô hình nghiên cứu hành vi. Bảng 2.1 Bảng tổng kết điểm chính các nghiên cứu Tên nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng Những nhân tố ảnh hưởng tới động lực tham gia sự kiện thể thao (Hendrik-Ottevanger, 2007) - Tổng quan; - Nhân tố đẩy; - Nhân tố kéo. Xây dựng và kiểm tra lý thuyết về việc ra quyết định của Du khách (Sirakaya & Woodside, 2005) - Các biến nội; - Các biến ngoại; - Mục đích chuyến đi; - Trải nghiệm chuyến đi. Khám phá động lực và các loại hình du lịch: Trường hợp du khách golf Hàn Quốc trong vùng Châu Á Thái Bình Dương (Jae Hak Kim, 2007) - Nhân tố đẩy; - Nhân tố kéo; - Lựa chọn điểm đến; - Đặc điểm và hành vi; - Xã hội – nhân khẩu học. Một khung khái niệm cho sự hiểu biết của kết nối tâm lý một cá nhân đến thể thao. Mô hình Psychological Continuum Model (Funk and James, 2001). - Nhận thức; - Hấp dẫn; - Gắn bó; - Trung thành. Hấp dẫn, động lực và sở thích của người tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm lặn biển (Michael Karl Tschapka, 2006) - Thách thức; - Phiêu lưu; - Thư giãn; - Mới lạ; - Tầm vóc; - Học hỏi; - Săn bắn.
  • 30. 20 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất. 2.4.1 Cở sở đề xuất mô hình nghiên cứu. Căn cứ theo bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây (Bảng 2.1), tác giả nhận thấy mô hình Xây dựng và kiểm tra lý thuyết về việc ra quyết định của Du khách (Sirakaya & Woodside, 2005) là mô hình tổng quát nhất với nhiều biến quan sát để nghiên cứu hành vi của Du khách. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy mô hình có nhiều biến quan sát chưa thực sự phù hợp với thực tiễn nghiên cứu của đề tài ý định tham gia du lịch thể thao của Du khách. Mặt khác, sản phẩm du lịch thể thao có đặc nét trưng riêng. Đối với những đối tượng tham gia chơi thể thao hay coi các sự kiện thể thao thì các yếu tố về cá tính, tìm kiếm thách thức, sự phiêu lưu, thể lực tốt hay cảm giác hoàn thiện bản thân,.. rất mãnh liệt, không đơn thuần là muốn thoát ly thực tế, tìm kiếm điều mới lạ. Ngoài ra, sau khi tiến hành phỏng vấn chuyên gia, tác giả nhận thấy sự kết hợp giữa ba mô hình: Những nhân tố ảnh hưởng tới động cơ tham gia sự kiện thể thao (Hendrik-Ottevanger, 2007); Xây dựng và kiểm tra lý thuyết về việc ra quyết định của Du khách (Sirakaya & Woodside, 2005) và Khám phá động cơ và các loại hình du lịch: Trường hợp du khách golf Hàn Quốc trong vùng Châu Á Thái Bình Dương (Jae Hak Kim, 2007) là tương đối phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Sự kết hợp ba mô hình cho thấy ý định hành vi bị tác động bới các nhân tố: Nhân tố đẩy, nhân tố kéo, trải chuyển chuyến đi. Trong đó, nhân tố đẩy và nhân tố kéo là hai nhân tố trung gian, chúng được đo lường bởi nhiều biến độc lập. - Nhân tố đẩy được đo lường bởi các biến độc lập: Thách thức/thể hiện bản thân; Giải trí/thoát ly thực tế; Học hỏi/giao tiếp; Ảnh hưởng gia đình/xã hội; Lợi ích. - Nhân tố kéo được đo lường bởi các biến độc lập: Tính mới; Môi trường tự nhiên; Cơ sở vật chất/dịch vụ; Fan hâm mộ.
  • 31. 21 2.4.2 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.  Nhân tố đẩy “Là nhân tố giải thích vì sao con người rời khỏi nơi mà họ đang sinh sống” (Stimson & Minnery, 1998). Theo Hendrik-Ottevanger (2007) và Jae Hak Kim(2007), các tác giả cho rằng các yếu tố quyết định đi du lịch thể thao của con người liên quan tới phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tâm lý, như: Thách thức/thể hiện bản thân, Giải trí/thoát ly thực tế, Học hỏi/giao tiếp, Ảnh hưởng của gia đình/xã hội, Lợi ích. Giả thuyết Hi: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố i và ý định tham gia du lịch thể thao của du khách: Với i = 1: Thách thức/thể hiện bản thân; i = 2: Giải trí/thoát ly thực tế; i = 3: Học hỏi/giao tiếp; i = 4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội, i = 5: Lợi ích;  Nhân tố kéo “Là nhân tố thúc đẩy mọi người di chuyển đến một địa điểm được lựa chọn” (Stimson & Minnery, 1998) Theo Hendrik-Ottevanger (2007) và Jae Hak Kim(2007), các tác giả đã cho rằng các nhân tố thuộc nhóm nhân tố kéo ảnh hưởng tới ý định hành vi của du khách bao gồm các nhân tố liên quan tới các đặc tính của điểm đến, như: Tính mới; Môi trường tự nhiên; Cơ sở vật chất/dịch vụ; Fan hâm mộ. Giả thuyết Hj: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố j và ý định tham gia du lịch thể thao của du khách: Với j = 6: Tính mới; j = 7: Môi trường tự nhiên; j = 8: Cơ sở vật chất/dịch vụ; j = 9: Fan hâm mộ.  Trải nghiệm chuyến đi “Là toàn bộ tâm trạng, cảm giác trong chuyến đi và việc đánh giá quyết định mua hàng” (Sirakaya & Woodside, 2005).
  • 32. 22 Khi tương tác với bất kỳ một tổ chức nào khách hàng đều có trải nghiệm. Nó xuất hiện khi khách hàng đang có một bữa ăn tại một nhà hàng, chơi một môn thể thao hay mua một món hàng. Như vậy, trải nghiệm chuyến đi tác động trực tiếp tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. Giả thuyết H10: Có mối quan hệ thuận chiều giữa trải nghiệm chuyến đi và ý định tham gia du lịch thể thao.  Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất Tóm tắt chương 2: Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết về ý định hành vi, mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết về các mối quan hệ trong mô hình được xây dựng. Trong mô hình nghiên cứu biến phụ thuộc là ý định tham gia du lịch thể thao và các biến độc lập là Thách thức/khẳng định bản thân, Giải trí/thoát ly thực tế, Học hỏi/giao tiếp, Ảnh hưởng gia đình/xã hội, Lợi ích, Tính mới, Môi trường tự nhiên, Cơ sở vật chất/dịch vụ, Fan hâm mộ, Trải nghiệm chuyến đi. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để xây dựng và đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu. Trải nghiệm chuyến đi Nhân tố đẩy - Thách thức/thể hiện bản thân; - Giải trí/thoát ly thực tế. - Học hỏi/giao tiếp; - Ảnh hưởng gia đình/xã hội; - Lợi ích. Nhân tố kéo - Tính mới; - Môi trường tự nhiên; - Cơ sở vật chất/dịch vụ; - Fan hâm mộ Ý định hành vi
  • 33. 23 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu của luận văn được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này được thực hiện bao gồm các công việc như thành lập thang đo nháp, phỏng vấn chuyên gia am hiểu về lĩnh vực Du lịch và Thể thao, đồng thời, kết hợp với thảo luận nhóm. Dựa trên kết quả phỏng vấn, tác giả sẽ điều chỉnh bổ sung và sửa đổi các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện như sau: Câu hỏi nghiên cứu được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu đã thực hiện trước. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra thang đo nháp. Sau đó, từ thang đo nháp, phỏng vấn năm chuyên gia và thảo luận nhóm mười người được sử dụng để đưa ra thang đo sơ bộ và lên bảng câu hỏi gửi đến năm mươi du khách. Tiếp theo, tiến hành đánh giá thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA từng nhân tố. Cuối cùng, tác giả điều chỉnh thang đo sơ bộ thành thang đo chính thức phục vụ cho công tác nghiên cứu. Giai đoạn 2 áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được gửi đến khách hàng, tác giả tiến hành phân tích kết quả thu được, tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp; thông qua phương pháp phân tích hồi quy bội để đưa ra các biến ảnh hưởng trực tiếp tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
  • 34. 24 Mục tiêu nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại Bình Thuận Lý thuyết hành vi Thang đo nháp Nghiên cứu sơ bộ định lượng (n = 50) Cronbach’s Alpha, EFA từng nhân tố Nghiên cứu định tính Phỏng vấn chuyêngia, Thảo luận nhóm Thang đo sơ bộ Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức định lượng (n = 250) Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha >= 0.6 Tương quan biến – tổng>= 0.3 Kiểm định giá trị thang đo EFA KMO, phương sai trích, Eigenvalue…… Tương quan, hồi quy Kết luận và đề xuất ứng dụng kết quả
  • 35. 25 3.2 Xây dựng thang đo 3.2.1 Xây dựng thang đo nháp Dựa vào các nghiên cứu trước đây và mô hình đề xuất, luận văn xây dựng các biến cho từng yếu tố của mô hình. 3.2.1.1 Nhân tố đẩy Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm Nhân tố đẩy TT Biến quan sát Nguồn tham khảo I Thách thức/khẳng định bản thân 1 Tôi tham gia với mục đích giữ gìn sức khỏe. Michael Karl Tschapka, 2006 2 Tôi tham gia du lịch thể thao để trinh phục thử thách, khẳng định bản thân. 3 Để thể hiện rằng bản thân tôi có thể làm được điều đó. 4 Tôi muốn tham gia như một người chơi chuyên nghiệp. Jae Hank Kim, 2007 II Giải trí/thoát ly thực tế 1 Tham gia du lịch thể thao giúp tôi thoát khỏi áp lực công việc hàng ngày. Hendrik – Ottevanger, 2007 2 Tham gia du lịch thể thao để khám phá bản thân. 3 Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo (VD: quay một đoạn video,…). Michael Karl Tschapka, 2006; III Học hỏi/giao tiếp 1 Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu thích với người khác Hendrik – Ottevanger, 2007 2 Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới. 3 Cơ hội làm quen với người dân địa phương. 4 Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ niệm. Michael Karl
  • 36. 26 Tschapka, 2006 5 Tham gia du lịch thể thao Giúp tôi học hỏi nhiều hơn từ môi trường tôi tham dự. Hendrik – Ottevanger, 2007 IV Ảnh hưởng gia đình/xã hội 1 Cơ hội tham gia các hoạt động cùng các thành viên trong gia đình Sirakaya & Woodside, 2005 2 Cơ hội để thể hiện tình đoàn kết, tinh thần thi đấu cạnh tranh của nhân viên trong đơn vị. PGS.TS Lâm Quang Thành 3 Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với bạn bè. Jae Hank Kim, 2007 V Lợi ích 1 Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn thêm phụ phí. Jae Hank Kim, 2007 2 Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp hơn du lịch thể thao ở nơi khác trong nước. 3 Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn phí thành viên.
  • 37. 27 3.2.1.2 Nhân tố kéo Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thang đo nháp thuộc nhóm nhân tố kéo TT Biến quan sát Nguồn tham khảo I Tính mới 1 Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi. Hendrik – Ottevanger, 2007; Michael Karl Tschapka, 2006 2 Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ. 3 Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài việc tham gia thể thao. II Môi trường tự nhiên 1 Tận hưởng không khí trong lành. Michael Karl Tschapka, 2006 2 Phong cảnh thiên nhiên nổi bật. Jae Hank Kim, 2007 3 Thời tiết tốt III Cơ sở vật chất/dịch vụ 1 Tôi tham gia du lịch thể thao vì mức độ an toàn của các dịch vụ. Michael Karl Tschapka, 2006 2 Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn địa điểm này. 3 Có nhiều khách sạn/resort đẹp. Jae Hank Kim, 2007 4 Thuận tiện cho việc mua sắm IV Fan hâm mộ 1 Tham gia du lịch thể thao là ước mơ của tôi. Hendrik – Ottevanger, 2007; 2 Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động viên mà tôi hâm mộ.
  • 38. 28 3.2.1.3 Trải nghiệm chuyến đi Bảng 3.3: Bảng tổng hợp thang đo nháp trải nghiệm chuyến đi TT Biến quan sát Nguồn tham khảo 1 Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ nghỉ thể thao tuyệt vời. Sirakaya & Woodside, 2005 Jae Hank Kim, 2007; 3 Tôi muốn trải nghiệm những nét văn hóa của địa điểm du lịch mà tôi tham gia. Từ các lý thuyết và mô hình nghiên cứu về động lực tham gia du lịch thể thao mà các nghiên cứu trước thường áp dụng, tác giả tập hợp thành thanh đo nháp theo bảng 3.1, 3.2 và 3.3. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu về ý định của du khách tham gia du lịch thể thao và do tính chuyên môn sâu đối với sản phẩm du lịch thể thao. Vì vậy, bước đầu tiên trong phần nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn tay đôi, cụ thể là tiến hành phỏng vấn năm chuyên gia am hiểu về lĩnh vực du lịch và thể thao để có thể làm rõ và đào sâu dữ liệu. Đồng thời, xây dựng bức tranh tổng thể của các khái niệm. 3.2.2 Xây dựng thang đo sơ bộ Để hoàn thiện hơn về khung lý thuyết, tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm mười người trong bước cuối cùng. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng vì nó cho phép nhiều thành viên tham gia, tạo ra môi trường tương tác, thảo luận, tranh cãi giúp kích thích ý tưởng mới, những lý do chi tiết giải thích hành vi. Dựa trên dữ liệu thảo luận được, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, sau đó trao đổi lại lần nữa với các đối tượng tham gia, đảm bảo cho các phát biểu trong thang đo có ngữ nghĩa rõ ràng và dễ hiểu. Quá trình nghiên cứu định tính kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.
  • 39. 29 Nội dung phỏng vấn: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia du lịch thể thao; các biến quan sát của từng thang đo trong mô hình. Kết quả thu được sau khi thảo luận nhóm: Có 42 biến quan sát thuộc 10 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Từ đây, tác giả hình thành lên thang đo sơ bộ.
  • 40. 30 Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo PS Thang đo nhân tố đẩy C Thách thức/khẳng định bản thân C1 Tôi tham gia với mục đích giữ gìn sức khỏe. Michael Karl Tschapka, 2006 C2 Để chinh phục thử thách. C3 Khẳng định rằng bản thân tôi có thể làm được điều đó. C4 Tôi muốn tham gia như một người chơi chuyên nghiệp. Jae Hank Kim, 2007 R Giải trí/thoát ly thực tế R1 Giúp tôi thoát khỏi áp lực công việc hàng ngày. Hendrik – Ottevanger, 2007 R2 Để khám phá bản thân. R3 Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo (VD: quay một đoạn video,…). Michael Karl Tschapka, 2006; R4 Để giải trí Thảo luận nhóm L Học hỏi/giao tiếp L1 Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu thích với người khác Hendrik – Ottevanger, 2007 L2 Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới. L3 Cơ hội làm quen với người dân địa phương. L4 Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ niệm. Michael Karl Tschapka, 2006 L5 Giúp tôi học hỏi nhiều hơn. Hendrik – Ottevanger, 2007 L6 Cơ hội để nâng cao kỹ năng giao tiếp Thảo luận nhóm S Ảnh hưởnggia đình/xã hội
  • 41. 31 S1 Cơ hội tham gia các hoạt động cùng các thành viên trong gia đình Sirakaya & Woodside, 2005 S2 Cơ hội để thể hiện tình đoàn kết, tinh thần thi đấu cạnh tranh của nhân viên trong đơn vị. GS.TS Lâm Quang Thành S3 Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với bạn bè. Jae Hank Kim, 2007 B Lợi ích B1 Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn thêm phụ phí. Jae Hank Kim, 2007 B2 Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp hơn du lịch thể thao ở nơi khác trong nước. B3 Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn phí thành viên. B4 Chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ. Thảo luận nhóm B5 Giá khách sạn/resort ổn định PL Thang đo nhân tố kéo N Tính mới N1 Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi. Hendrik – Ottevanger, 2007; Michael Karl Tschapka, 2006 N2 Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ. N3 Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài việc tham gia thể thao. W Môi trường tự nhiên W1 Tận hưởng không khí trong lành. Michael Karl Tschapka, 2006 W2 Phong cảnh thiên nhiên nổi bật. Jae Hank Kim, 2007 W3 Thời tiết tốt T Cơ sở vật chất/dịch vụ T1 Tôi tham gia du lịch thể thao vì mức độ an toàn
  • 42. 32 của các dịch vụ. Michael Karl Tschapka, 2006 T2 Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn địa điểm này. T3 Có nhiều khách sạn/resort đẹp. Jae Hank Kim, 2007 T4 Thuận tiện cho việc mua sắm F Fan hâm mộ F1 Sự hấp dẫn của môn thể thao là lý do duy nhất khiến tôi đi du lịch. Thảo luận nhóm F2 Tham gia du lịch thể thao là ước mơ của tôi. Hendrik – Ottevanger, 2007 F3 Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động viên mà tôi hâm mộ. EX Thang đo trải nghiệm chuyến đi EX1 Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ nghỉ thể thao tuyệt vời. Sirakaya & Woodside, 2005 Thảo luận nhóm Jae Hank Kim, 2007; Thảo luận nhóm EX2 Đây là điều thích thú nhất tôi đã từng làm. EX3 Tôi muốn trải nghiệm những nét văn hóa của Bình Thuận. EX4 Du lịch thể thao là quyết định đúng đắn. BI Thang đo ý định hành vi BI1 Tôi sẽ tiếp tục tham gia du lịch thể thao ở Bình Thuận Thảo luận nhóm BI2 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè những trải nghiệm thú vị của tôi về những môn thể thao của Bình Thuận BI3 Tôi sẽ giới thiệu về tour du lịch thể thao của Bình Thuận nếu có người hỏi.
  • 43. 33 3.2.3 Xây dựng thang đo chính thức. Trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức, cuộc khảo sát sơ bộ với mẫu gồm 50 người được thực hiện nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi. Đồng thời sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu và loại bỏ những thang đo không đủ độ tin cậy (Xem phụ lục 4: Kết quả phân tích sang đo sơ bộ). Sau đó, tiếp tục chỉnh sửa thang đo chính thức và đưa bảng câu hỏi vào khảo sát chính thức (Xem phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát). Sau đây là bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu thang đo sơ bộ. Phân tích Cronbach’s Alpha: Tác giả chọn tiêu chuẩn đánh giá thang đo là 0.6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0.95 và tương quan biến – tổng > 0.3 (Hoàng Trọng 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011, p.353, p.404). Như vậy, sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và loại bỏ biến rác, thang đo thành phần nhân tố đẩy từ 22 biến xuống còn 19 biến do loại bỏ biến C1 từ thang đo Thách thức/khẳng định bản thân, biến R4 từ thang đo Giải trí/thoát ly thực tế, biến L5 từ thang đo Học hỏi/giao tiếp. Thang đo thành phần nhân tố kéo từ 13 biến quan sát xuống còn 12 biến do loại biến T1 từ thang đo Cơ sở vật chất/dịch vụ. Thang đo trải nghiệm chuyến đi và thang đo ý định hành vi vẫn giữ nguyên 7 biến. Tổng cộng có 38 biến (gồm 35 biến thuộc 10 biến độc lập và 03 biến của thang đo ý định hành vi) sẽ được đưa vào phân tích nhân tố để tìm mối liên hệ cũng như loại bỏ tiếp các biến không phù hợp. Phân tích EFA: Sử dụng phương pháp Principal component analysis với phép qua Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Phân tích nhân tố 38 biến quan sát cho thấy: Hệ số KMO nhân tố đẩy và nhân tố kéo lần lượt là 0.658; 0.622 đạt yêu cầu ≥ 0.5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett đều bằng 0,000 đạt yêu cầu ≤ 0.05; tổng phương sai trích của 2 nhân tố lần lượt là 74.311% và 81.294% đạt yêu cầu ≥ 50%. Ở bước này do mẫu chỉ đạt 50 mẫu nên tác giả chưa căn cứ vào hệ số tải để loại biến, mà quyết định giữ lại tất cả 38 biến quan sát cho nghiên cứu chính thức.
  • 44. 34 3.3 Nghiên cứu định lượng. 3.3.1 Thiết kế mẫu Đối tượng khảo sát là tất cả các du khách đã và đang tham gia du lịch thể thao tại Bình Thuận. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải bằng năm lần tổng biến quan sát (Hair, Anderson, Tatham & Black 1998, trang 98). Trong nghiên cứu này, có tất cả 38 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 38 x 5 = 190 mẫu. Đối với hồi quy bội: Theo Tabachnick & Fidell (1996) cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức n ≥ 50 + 8*m (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình) (trích Pallant, 2001). Trong nghiên cứu này có 10 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*10 = 130 mẫu. Như vậy, để có thể phân tích định lượng được thuận lợi, mẫu khảo sát tối thiểu cần có là 190 mẫu. Trong nghiên cứu ngày kích thước mẫu chọn là 250 mẫu. Tác giả thực hiện thu thập mẫu một cách ngẫu nhiên thông qua hình thức phát phiếu câu hỏi trực tiếp cho du khách. 3.3.2 Thiết kế các bước nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức gồm các bước sau. Bước 1: Gửi bảng câu hỏi chính thức tới du khách đã và đang tham gia du lịch thể thao tại Bình Thuận. Bước 2: Tập hợp bảng trả lời, làm sạch dữ liệu, mã hóa, nhập liệu vào SPSS Bước 3: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập được. Bước 4: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Bước 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA. Bước 6: Phân tích hồi quy bội. Bước 7: Kiểm tra các kiểm định ngầm của hồi quy tuyến tính. Bước 8: Kiểm định các giả thuyết. Bước 9: Kiểm định sự khác biệt các biến định tính.
  • 45. 35 Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thang đo trong nghiên cứu là thang Likert năm mức độ. 3.3.3 Thu thập và xử lý dữ liệu. Cuộc điều tra cho nghiên cứu chính thức đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01/07/2014 đến ngày 30/9/2014. Kết quả cụ thể của cuộc điều tra được trình bày cụ thể như sau: Để có thể đạt được cỡ mẫu khảo sát là 200, thì tổng số bảng câu hỏi điều tra được phát ra cho 250 du khách, số lượng phiếu trả lời thu về được là 244. Với dữ liệu thu thập được từ phiếu trả lời tác giả sàng loc lại và loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ, có 232 phiếu trả lời hợp lệ được giữ lại. Các dữ liệu của 232 phiếu trả lời hợp lệ này sẽ được mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Tóm tắt chương 3: Chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm; phương pháp định lượng với cuộc khảo sát sơ bộ. Sau khi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả hình thành thang đo sơ bộ gồm 42 biến quan sát đo lường 4 khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Khảo sát định lượng sơ bộ được thực hiện với mẫu là 50. Sau khi thực hiện khảo sát định lượng, tác giả sử dụng phân tích Cronbach’s Alpha để loại biến, và phân tích nhân tố EFA. Kết quả cuối cùng đưa vào khảo sát chính thức với 38 biến quan sát thuộc 10 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng với kỹ thuật gửi bảng câu hỏi trực tiếp cho du khách để thu thập thông tin, thang đo trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert năm mức độ. Khảo sát chính thức được thực hiện với 232 mẫu.
  • 46. 36 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu học Thông tin mẫu Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam Nữ 136 96 58.6 41.4 Tuổi 18 – 25 26 – 35 36 – 45 46 – 55 Trên 55 88 71 39 15 20 37.9 30.6 16.4 6.5 8.6 Trình độ Phổ thông Trung cấp, cao đẳng Đại học Sau đại học 23 61 101 47 9.9 26.3 43.5 20.3 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên Huấn luyện viên, vận động viên Nhân viên văn phòng Doanh nhân Nghề nghiệp khác 27 33 39 48 85 11.6 14.2 16.8 20.7 36.6 Thu nhập Dưới 10 triệu 10 – 20 triệu Trên 20 triệu 92 89 51 39.7 38.3 22.0 Quốc tịch Việt Nam Nước khác 146 86 62.9 37.1 Nguồn: Kết quả khảo sát
  • 47. 37 Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện và thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi trực tiếp cho du khách. Sau khi chọn lọc đã có 232 mẫu phù hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Mẫu bao gồm các du khách đang và đã đi du lịch thể thao tại Bình Thuận. Thống kê nhân khẩu học đối với đối tượng nghiên cứu cho thấy: Về giới tính: Có 136 đối tượng là nam (chiếm 58.6%), 96 đối tượng là nữ (chiếm 41.4%) Về độ tuổi: Có 88 người ở độ tuổi từ 18 – 25 (chiếm 37.9%), 71 người ở độ tuổi từ 26 – 35 (chiếm 30.6%), 38 người ở độ tuổi từ 36 – 45 (chiếm 16.4%), 15 người ở độ tuổi từ 46 – 55 (chiếm 6.5%), 20 người ở độ tuổi trên 55 (chiếm 8.6%). Như vậy, nhóm tuổi phổ biến của du khách chủ yếu từ 18 – 45 tuổi (chiếm 84.9%). Về trình độ học vấn:Trình độ phổ thông có 23 người (chiếm 9.9%), trình độ trung cấp, cao đẳng có 61 người (chiếm 26.3%), trình độ đại học có 101 người (chiếm 43.5%), trình độ sau đại học có 47 người (chiếm 20.3%). Trình độ phổ biến của khách hàng là từ đại học trở lên (chiếm 63.8%) Về nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên có 27 người (chiếm 11.6%), huấn luyện viên, vận động viên có 33 người (chiếm 14.2%), nhân viên văn phòng có 39 người (chiếm 16.8%), doanh nhân có 48 người (chiếm 20.7%), nghề nghiệp khác có 85 người (chiếm 36.6%). Về thu nhập: Có 92 người có thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng (chiếm 39.7%), có 89 người có thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/tháng (chiếm 38.34%), có 51 người có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng (chiếm 22.0%). Phần lớn du khách tham gia có thu nhập cao từ 10 triệu đồng trở lên (chiếm 60.3%). Về quốc tịch: Việt Nam có 146 người (chiếm 62.9%), nước khác có 96 người (chiếm 37.1%). Tóm lại: Đối tượng tham gia chủ yếu là những người có trình độ và thu nhập cao, độ tuổi trong khoảng từ 18 – 45 tuổi và còn độc thân, đủ các ngành nghề khác nhau. Qua đó cho thấy khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập, trình độ cao và chủ yếu là nam giới.
  • 48. 38 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Biến quan sát Ký hiệu Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến này 1.Thách thức/khẳng định bản thân CN:Alpha = .832 Để chinh phục thử thách. CN1 7.54 2.821 .684 .776 Khẳng định rằng bản thân tôi có thể làm được điều đó. CN2 7.51 2.848 .723 .744 Tôi muốn tham gia như một người chơi chuyên nghiệp. CN3 7.73 2.422 .685 .786 2.Giải trí/thoát ly thực tế RN: Alpha = .827 Giúp tôi thoát khỏi áp lực công việc hàng ngày. RN1 7.77 2.560 .694 .755 Để khám phá bản thân. RN2 7.97 2.432 .697 .749 Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo (VD: quay một đoạn video,…). RN3 8.09 2.303 .669 .782 3.Học hỏi/giao tiếp LN: Alpha = .864 Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu thích với người khác LN1 16.50 6.996 .657 .843 Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới. LN2 16.35 6.697 .724 .826 Cơ hội làm quen với người dân địa phương. LN3 16.42 6.626 .678 .838 Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ niệm. LN4 16.27 6.709 .705 .831 Cơ hội để nâng cao kỹ năng giao tiếp LN5 16.44 6.602 .664 .842 4.Ảnh hưởng gia đình/xã hội S: Alpha = .786 Cơ hội tham gia các hoạt động cùng các thành viên trong gia đình S1 8.28 2.071 .628 .713 Cơ hội để thể hiện tình đoàn kết, tinh thần thi đấu cạnh tranh của nhân viên trong đơn vị. S2 8.22 2.256 .631 .705 Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với bạn bè. S3 8.11 2.438 .627 .714 5.Lợi ích B: Alpha = .893 Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn B1 15.97 8.891 .761 .865
  • 49. 39 thêm phụ phí. Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp hơn du lịch thể thao ở nơi khác trong nước. B2 15.90 9.388 .694 .880 Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn phí thành viên. B3 15.99 8.835 .805 .854 Chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ. B4 15.91 9.485 .752 .867 Giá khách sạn/resort ổn định B5 15.85 9.765 .684 .882 6.Tính mới N: Alpha = .765 Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi. N1 8.37 1.930 .595 .686 Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ. N2 8.18 1.947 .652 .622 Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài việc tham gia thể thao. N3 8.11 2.091 .545 .740 7.Môi trường tự nhiên W: Alpha = .854 Tận hưởng không khí trong lành. W1 8.30 2.359 .733 .791 Phong cảnh thiên nhiên nổi bật. W2 8.26 2.385 .784 .741 Thời tiết tốt W3 8.27 2.640 .665 .851 8.Cơ sở vật chất/dịch vụ TN: Alpha = .857 Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn địa điểm này. TN1 7.41 2.234 .724 .805 Có nhiều khách sạn/resort đẹp. TN2 7.26 2.247 .750 .781 Thuận tiện cho việc mua sắm TN3 7.59 2.287 .716 .813 9.Fan hâm mộ F: Alpha = .855 Sự hấp dẫn của môn thể thao là lý do duy nhất khiến tôi đi du lịch. F1 7.96 3.132 .718 .807 Tham gia du lịch thể thao là ước mơ của tôi. F2 7.78 3.062 .766 .764 Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động viên mà tôi hâm mộ. F3 7.84 2.822 .707 .823 10.Thang đo trải nghiệm chuyến đi EX: Alpha = .842 Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ nghỉ thể thao tuyệt vời. EX1 11.62 4.436 .669 .803 Đây là điều thích thú nhất tôi đã từng làm. EX2 11.90 3.920 .735 .773 Tôi muốn trải nghiệm những nét văn hóa của Bình Thuận. EX3 11.38 4.824 .630 .820 Du lịch thể thao là quyết định đúng đắn. EX4 11.81 4.446 .680 .798 11.Thang đo ý định hành vi BI: Alpha = .855 Tôi sẽ tiếp tục tham gia du lịch thể thao ở BI1 8.59 1.949 .718 .808
  • 50. 40 Bình Thuận Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè những trải nghiệm thú vị của tôi về những môn thể thao của Bình Thuận BI2 8.38 1.883 .767 .759 Tôi sẽ giới thiệu về tour du lịch thể thao của Bình Thuận nếu có người hỏi. BI3 8.26 2.177 .703 .822 Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu Kết quả: Phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu ≥ 0.6; các hệ số tương quan biến - tổng đạt yêu cầu > 0.3 (Xem phụ lục 6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha). Tất cả 38 biến quan sát sẽ được giữ lại để sử dụng trong bước phân tích EFA tiếp theo. 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để nhận dạng và xác định các khái niệm liên quan. Điều kiện để phân tích nhân tố mà tác giả yêu cầu là: (1) Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≥ 0.05; (2) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5. (3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%; (4) Hệ số eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998); (5) Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003). Phương pháp EFA được sử dụng cho 38 biến quan sát, sử dụng phương pháp Principal component analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1 (Xem phụ lục 7: Phân tích nhân tố khám phá EFA).
  • 51. 41 Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .906 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4904.422 Df 595 Sig. .000 Rotated Component Matrix a Biến quan sát Ký hiệu Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tôi có thể chơi dễ dàng mà không tốn phí thành viên B3 .808 Tôi có thể chơi nhiều hơn mà không tốn thêm phụ phí B1 .784 Giá khách sạn/resort ổn định B5 .699 Chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ B4 .688 Tôi đi du lịch thể thao với chi phí thấp hơn du lịch thể thao ở nơi khác trong nước B2 .681 Cơ hội để nâng cao kỹ năng giao tiếp LN5 .814 Cơ hội để tôi gặp gỡ bạn bè mới LN2 .741 Tạo ra các kỷ niệm và chia sẻ các kỷ niệm LN4 .715 Cơ hội để tôi chia sẻ môn thể thao yêu thích với người khác LN1 .575 Cơ hội làm quen với người dân địa phương LN3 .571 Đây là điều thích thú nhất tôi từng làm EX2 .727 Tôi muốn trải nghiệm những nét văn hóa của Bình Thuận EX3 .724 Tôi có cảm giác được trải qua một kỳ nghỉ thể thao tuyệt vời EX1 .689 Du lịch thể thao là quyết định đúng đắn EX4 .631 Tôi muốn tham gia như một người chơi chuyên nghiệp CN3 .858
  • 52. 42 Kết quả: Phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0.906 đạt yêu cầu ≥ 0.5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett = 0.000 đạt yêu cầu ≤ 0.05; tổng phương sai Khẳng định rằng bản thân tôi có thể làm được điều đó CN2 .785 Để trinh phục thử thách CN1 .714 Để thấy đội tuyển quốc gia/vận động viên mà tôi hâm mộ F3 .837 Tham gia du lịch thể thao là ước mơ của tôi F2 .766 Sự hấp dẫn của môn thể thao là lý do duy nhất khiến tôi đi du lịch F1 .684 Có nhiều khách sạn/resort đẹp TN2 .853 Thuận tiện cho việc mua sắm TN3 .849 Dịch vụ tốt là lý do khiến tôi lựa chọn địa điểm này TN1 .847 Tôi có thể cải thiện mối quan hệ với bạn bè S3 .762 Cơ hội để thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần thi đấu cạnh tranh của nhân viên trong đơn vị S2 .759 Cơ hội tham gia các hoạt đồng cùng các thành viên trong gia đình S1 .733 Tôi muốn tạo một điều gì đó sáng tạo (VD: quay một đoạn video,...) RN3 .794 Để khám phá bản thân RN2 .787 Giúp tôi thoát khỏi áp lực công việc hàng ngày RN1 .751 Phong cảnh thiên nhiên nổi bật W2 .786 Tận hưởng không khí trong lành W1 .779 Thời tiết tốt W3 .758 Tôi muốn thăm những nơi khác ngoài việc tham gia thể thao N3 .797 Khám phá các điểm đến du lịch mới lạ N2 .728 Thỏa mãn sự hiếu kỳ, tò mò của tôi N1 .672 Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu
  • 53. 43 trích được là 74,62% (xem Phụ lục 7: Phân tích nhân tố khám phá) đạt yêu cầu ≥ 50%; hệ số tải nhân tố đều > 0.5 nên đạt yêu cầu. Thang đo chính sức sau khi xử lý EFA gồm 38 biến quan sát. Tác giả sẽ dùng giá trị trung bình của từng thang đo để phân tích tương quan và phân tích hồi quy. 4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 4.4.1 Phân tích tương quan Phân tích tương quan Pearson’s sẽ được sử dụng trong phần này để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong nghiên cứu. Từ mô hình nghiên cứu ta có tương quan giữa biến Ý định hành vi (BI) với 10 biến độc lập, gồm: Thách thức/khẳng định bản thân (CN); Giải trí/thoát ly thực tế (RN); Học hỏi/giao tiếp (LN); Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S); Lợi ích (B); Tính mới (N); Môi trường tự nhiên (W); Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN); Fan hâm mộ (F); Trải nghiệm chuyến đi (EX).
  • 54. 44 Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan Pearson F_CN F_RN F_LN F_S F_B F_N F_W F_TN F_F F_EX F_BI F_CN Pearson Correlation 1 .415 ** .433 ** .314 ** .469 ** .352 ** .363 ** .216 ** .308 ** .451 ** .534 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .001 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_RN Pearson Correlation .415 ** 1 .500 ** .360 ** .455 ** .355 ** .380 ** .202 ** .393 ** .464 ** .577 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_LN Pearson Correlation .433 ** .500 ** 1 .537 ** .535 ** .424 ** .519 ** .278 ** .466 ** .521 ** .692 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_S Pearson Correlation .314 ** .360 ** .537 ** 1 .394 ** .362 ** .443 ** .286 ** .338 ** .472 ** .574 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_B Pearson Correlation .469 ** .455 ** .535 ** .394 ** 1 .507 ** .512 ** .242 ** .544 ** .570 ** .673 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_N Pearson Correlation .352 ** .355 ** .424 ** .362 ** .507 ** 1 .450 ** .194 ** .432 ** .450 ** .566 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .003 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_W Pearson Correlation .363 ** .380 ** .519 ** .443 ** .512 ** .450 ** 1 .198 ** .476 ** .500 ** .623 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_TN Pearson Correlation .216 ** .202 ** .278 ** .286 ** .242 ** .194 ** .198 ** 1 .318 ** .311 ** .378 ** Sig. (2-tailed) .001 .002 .000 .000 .000 .003 .002 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_F Pearson Correlation .308 ** .393 ** .466 ** .338 ** .544 ** .432 ** .476 ** .318 ** 1 .562 ** .611 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_EX Pearson Correlation .451 ** .464 ** .521 ** .472 ** .570 ** .450 ** .500 ** .311 ** .562 ** 1 .687 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 F_BI Pearson Correlation .534 ** .577 ** .692 ** .574 ** .673 ** .566 ** .623 ** .378 ** .611 ** .687 ** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 232 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Kết quả trong Bảng 4.4 đã chỉ ra rằng các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (sig.<0.01) nên tất cả các biến sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy ở bước tiếp theo.
  • 55. 45 4.4.2 Phân tích hồi quy bội Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4 + β5*X5 + β6*X6 + β7*X7 + β8*X8 + β9*X9 + β10*X10 Trong đó: Y: Ý định tham gia du lịch thể thao (BI) X1: Thách thức/khẳng định bản thân (CN) X2: Giải trí/thoát ly thực tế (RN) X3: Học hỏi/giao tiếp (LN) X4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S) X5: Lợi ích (B) X6: Tính mới (N) X7: Môi trường tự nhiên (W) X8: Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN) X9: Fan hâm mộ (F) X10: Trải nghiệm chuyến đi Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy Mô hình Hệ số tương quan R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số thống kê Durbin- Watson 1 .869a .756 .745 .34519 1.717 a. Predictors: (Constant), F_EX, F_TN, F_N, F_CN, F_S, F_RN, F_W, F_F, F_LN, F_B b. Dependent Variable: F_BI
  • 56. 46 Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Đo lường đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận cua biến VIF 1 (Constant) -.509 .194 - 2.624 .009 F_CN .083 .035 .096 2.380 .018 .679 1.473 F_RN .109 .038 .119 2.889 .004 .651 1.536 F_LN .200 .051 .186 3.952 .000 .496 2.015 F_S .110 .040 .115 2.743 .007 .629 1.590 F_B .126 .043 .138 2.908 .004 .487 2.052 F_N .108 .042 .106 2.565 .011 .653 1.532 F_W .116 .039 .128 2.936 .004 .580 1.724 F_TN .080 .034 .085 2.349 .020 .846 1.182 F_F .090 .036 .111 2.482 .014 .555 1.801 F_EX .158 .048 .158 3.317 .001 .486 2.059 a. Dependent Variable: F_BI Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu - Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.745 chứng tỏ độ phù hợp của mô hình khá cao. Các biến độc lập giải thích được 74.5% biến ý định hành vi (BI). - Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Để suy diễn mô hình này thành mô hình tổng thể, cần phải xem xét kiểm định F thông qua phân tích phương sai như bảng trên. Vì Sig. = 0.000 ta bác bỏ giả thuyết hệ số xác định tổng thể R2 = 0, có nghĩa là ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
  • 57. 47 - Xem xét đa cộng tuyến: Để xác định rằng các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuốc, ta xem kiểm định t như bảng trên. Với giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập β = 0, theo bảng trên thì các biến độc lập của mô hình đều có Sig. < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 95%. Điều này có nghĩa là các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Hệ số phóng đại phương sai VIF = 1/Tolerance thỏa điều kiện 1 ≤ VIF ≤ 5, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến. 4.4.3 Kiểm định các giả thuyết. 4.4.3.1 Thách thức/ khẳng định bản thân (CN) Giả thuyết H1: Thách thức/khẳng định bản thân có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0.096, sig.( β1) = 0.018 < 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Đối với người chơi và đam mê thể thao, đặc biệt là những môn thể thao có tính chất mạo hiểm, như: Winsurding hay Sailing … thì việc muốn khẳng định bản thân có tác động tích cực đến ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. 4.4.3.2 Giải trí/thoát ly thực tế (RN) Giả thuyết H2: Giải trí/thoát ly thực tế có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0.119, sig.(β2) = 0.004 < 0,05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Những ý muốn thoát khỏi áp lực công việc hàng ngày, tự khám phá bản thân, … sẽ giúp gia tăng ý định tham gia du lịch thể thao của du khách. 4.4.3.3 Học hỏi/giao tiếp (LN) Giả thuyết H3: Học hỏi/giao tiếp có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3 =0.186, sig. (β3) = 0.000< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Ngoài những mong muốn cá nhân nâng cao kỹ năng giao tiếp thì cơ hội được học hỏi, gặp gỡ bạn bè mới, … làm gia tăng đáng kể ý định tham gia du lịch thể thao.
  • 58. 48 4.4.3.4 Ảnh hưởng gia đình/xã hội (S) Giả thuyết H4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4 = 0.115, sig.(β4) = 0.007< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Tuy thể thao bao gồm, cả các môn cá nhân và môn tập thể. Đối với nhưng người chơi chuyên nghiệp thì việc đi du lịch chơi thể thao thường kết hợp với các đợt tập huấn theo đội. Còn đối với những người đi du lịch thể thao nghiệp dư, thì ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp có tác động rất lớn tới ý định tham gia du lịch thể thao. 4.4.3.5 Lợi ích (B) Giả thuyết H5: Lợi ích có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β5 = 0.138, sig.(β5) = 0.004< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Để cân nhắc việc đi du lịch thể thao ở nơi này và nơi khác thì vấn đề lợi ích đạt được từ địa điểm du lịch lựa chọn tối ưu sẽ có tác động tích cực làm gia tăng ý định tham gia du lịch thể thao. 4.4.3.6 Tính mới (N) Giả thuyết H6: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β6 = 0.106, sig.(β6) = 0.011< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Con người thường hay hiếu kỳ và bị hấp dẫn bởi những điều mới mẻ. Do đó, sự hấp dẫn của điểm đến thỏa mãn được đặc tính của du khách sẽ có tác động tích cực tới ý định tham gia du lịch thể thao. 4.4.3.7 Môi trường tự nhiên (W). Giả thuyết H7: Môi trường tự nhiên có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β7 = 0.128, sig.(β7) = 0.004< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Môi trường tự nhiên là đặc trưng riêng biệt của từng điểm đến mà tạo hóa ban tặng. Một điểm đến có môi trường tự nhiên lý tưởng như phong cảnh,
  • 59. 49 thời tiết tốt, không khí trong lành có tác động tích cực làm gia tăng ý định tham gia du lịch thể thao. 4.4.3.8 Cơ sở vật chất/dịch vụ (TN) Giả thuyết H8: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β8 = 0.085, sig.(β8) = 0.020< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Đối với sản phẩm du lịch thì việc đáp ứng cơ sở vật chất, dịch vụ được cung cấp đầy đủ; con người chu đáo, tận tình, cởi mở, … sẽ có tác động tích cực tới ý định tham gia du lịch thể thao. 4.4.3.9 Fan hâm mộ (F) Giả thuyết H9: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β9 = 0.111, sig.(β9) = 0.014< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Yêu thích môn thể thao, hâm mộ vận động viên sẽ thúc đẩy sự gia tăng ý định đi du lịch thể thao. 4.4.3.10 Trải nghiệm chuyến đi (EX) Giả thuyết H10: Trải nghiệm chuyến đi có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Hệ số hồi quy chuẩn hóa β10 = 0.158, sig.(β10) = 0.001< 0.05: ủng hộ giả thuyết. Nhận xét: Trải nghiệm, cảm giác, thói quen của chuyến đi trước kia có ảnh hưởng lớn làm gia tăng ý định tham gia du lịch thể thao của du khách.
  • 60. 50 Kết quả kiểm định giả thuyết được tóm tắt như bảng 4.6 sau: Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giả thuyết. Giả thuyết Kết quả kiểm định Giả thuyết H1: Thách thức/khẳng định bản thân có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao của du khách Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β1) = 0.018 < 0.05 Giả thuyết H2: Giải trí/thoát ly thực tế có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β2) = 0.004 < 0.05 Giả thuyết H3: Học hỏi/giao tiếp có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β3) = 0.000< 0.05 Giả thuyết H4: Ảnh hưởng gia đình/xã hội có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β4) = 0.007< 0.05 Giả thuyết H5: Lợi tích có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β5) = 0.004< 0.05 Giả thuyết H6: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao. Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β6) = 0,011< 0,05 Giả thuyết H7: Môi trường tự nhiên có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β7) = 0.004< 0.05 Giả thuyết H8: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β8) = 0.020< 0.05 Giả thuyết H9: Tính mới có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β9) = 0.014< 0.05 Giả thuyết H10: Trải nghiệm chuyến đi có tác động thuận chiều với ý định tham gia du lịch thể thao Chấp nhận giả thuyết vì sig.(β10) = 0.001< 0.05
  • 61. 51 4.4.4 Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính. * Giả định 1: Giả định về liên hệ tuyến tính Đồ thị biểu diễn giá trị dự đoán chuẩn theo phần dư chuẩn hóa cho thấy sự phân tán ngẫu nhiên (Xem phụ lục 9: Kết quả phân tích hồi quy). Chính vì vậy giả định này không bị vi phạm. Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot
  • 62. 52 * Giả định 2: Giả định về phân phối chuẩn của phần dư Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Giá trị trung bình Mean = 1.87*10-15 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn = 0.978 (gần bằng 1). Hơn nữa, đồ thị phân phối chuẩn của phần dư cho thấy phân phối của phần dư có dạng phân phối chuẩn.