SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ THANH XUÂN
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ THANH XUÂN
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 9.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, các
thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng,
Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Thanh Xuân
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Quản lý - Luật kinh tế -
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu
Trường Đại học Công nghệ GTVT- Ban Giám đốc và các thầy cô giáo thuộc cơ sở
Đào tạo Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS
Đỗ Anh Tài - người đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn và động viên khích
lệ tôi, dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) đã luôn ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và thu thập tài
liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND Tỉnh Bắc Giang, Sở kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh Bắc Giang,
Trung tâm xúc tiến Đầu tư tỉnh Bắc Giang, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến
hành nghiên cứu.
Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình tôi. Những người thân yêu trong gia đình
luôn là những nguồn động viên lớn lao, luôn dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ trên
mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Trần Thị Thanh Xuân
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Điểm mới của luận án .............................................................................................4
6. Bố cục của luận án ..................................................................................................4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH.....5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án...........................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam........................................................13
1.1.3. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu ......................17
1.2. Lý luận chung về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh....................19
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và phân loại năng lực cạnh tranh .................19
1.2.2. Nội dung và cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .....................27
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.....................28
1.2.4. Mối quan hệ nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh .........................................................................................32
1.3. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................................33
1.3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam giai đoạn
2006-2017 ......................................................................................................35
1.3.2. Những chỉ số tăng điểm trong giai đoạn 2006-2017......................................38
1.3.3. Những chỉ số giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017.....................................39
iv
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số NLCT của một số địa phƣơng ở Việt Nam ....41
1.4.1. Tỉnh Bắc Ninh: Mô hình ứng dụng “Bác sĩ doanh nghiệp”...........................41
1.4.2. Tỉnh Quảng Ninh: Cải cách thủ tục hành chính về đầu tƣ - Mô hình IPA
và đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phƣơng (DDCI) ........42
1.4.3. Tỉnh Thái Nguyên: Tổ công tác trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ...44
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Giang.............................................45
Kết luận chƣơng 1.....................................................................................................46
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................48
2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang........................................48
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh......................................................................48
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.................................................................................50
2.1.3. Các khu công nghiệp và đô thị.......................................................................56
2.1.4. Tăng trƣởng kinh tế........................................................................................58
2.1.5. Cơ cấu ngành kinh tế......................................................................................59
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................60
2.2.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................60
2.2.2. Lựa chọn nội dung nghiên cứu.......................................................................62
2.2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ...............................................................................62
2.2.4. Chọn mẫu điều tra ..........................................................................................64
2.2.5. Dữ liệu sử dụng: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.............65
2.2.6. Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu.........................................................65
2.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................66
2.2.8. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu.......................................................................69
Kết luận chƣơng 2.....................................................................................................73
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH CỦA TỈNH BẮC GIANG QUA GIAI ĐOẠN 2006-2017 .............74
3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Giang giai đoạn
2006-2017.......................................................................................................74
3.1.1. So sánh tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong phạm vi cả nƣớc và trong khu
vực các tỉnh Miền núi phía Bắc......................................................................74
3.1.2. Kết quả khảo sát sơ bộ các chuyên gia là các nhà quản lý và của các
doanh nghiệp ..................................................................................................77
v
3.1.3. Về xếp hạng các chỉ số thành phần cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .....82
3.2. Phân tích nhân tố đƣa vào nghiên cứu tìm nguyên nhân ảnh hƣởng đến
kết quả đánh giá các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại tỉnh Bắc
Giang bị thấp và giảm điểm ...........................................................................91
3.2.1. Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha..........................................91
3.2.2. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm.............................................92
3.2.3. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh giảm điểm..........................................103
3.3. Đánh giá chung các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh bị giảm điểm và thấp điểm....................................................108
Kết luận chƣơng 3...................................................................................................110
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 ....111
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025........111
4.1.1. Những cơ hội và thách thức .........................................................................111
4.1.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2018-2025.....................................................................................................115
4.2. Các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2018-2025..........................................................................116
4.2.1. Giải pháp cho nhóm chỉ số thấp điểm..........................................................117
4.2.2. Giải pháp cho nhóm chỉ số giảm điểm.........................................................128
4.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh................................................................................................136
4.3.1. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính của doanh nghiệp........136
4.3.2. Xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực ..........................................................137
4.3.3. Liên kết trong kinh doanh ............................................................................138
Kết luận chƣơng 4...................................................................................................139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................140
1. Kết luận ...............................................................................................................140
2. Kiến nghị.............................................................................................................143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................147
PHỤ LỤC ..............................................................................................................157
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC Cán bộ công chức
CCC Cụm công nghiệp
CNH Công nghiệp hoá
CPKCT Chi phí không chính thức
CTBĐ Cạnh tranh bình đẳng
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc
DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân
GNTT Gia nhập thị trƣờng
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
GTVT Giao thông vận tải
HĐH Hiện đại hoá
KCN Khu công nghiệp
NCS Nghiên cứu sinh
NLCT Năng lực cạnh tranh
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index)
TMDV Thƣơng mại dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTHT Thủ tục hành chính
UBND Uỷ ban nhân dân
VCCI Phòng công nghiệp Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2017 ...........41
Bảng 1.2: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2017.......43
Bảng 1.3: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2017......44
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.............................51
Bảng 2.2: So sánh quy mô các KCN - KCX các địa phƣơng ................................57
Bảng 2.3: Thống kê khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay ........63
Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng mẫu phải đạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang..............64
Bảng 2.5: Thang đo các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến kết quả chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh .........................................................................................66
Bảng 3.1: Xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017 ......................76
Bảng 3.2: Nhóm chỉ số NLCT có điểm số cao của tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2006-2017..............................................................................................83
Bảng 3.3: Các chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm ....................................................83
Bảng 3.4: Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị giảm điểm..........................88
Bảng 3.5: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’
s Alpha cho biến nguyên
nhân để nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh ...............................................91
Bảng 3.6: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số gia nhập thị trƣờng thấp điểm...........92
Bảng 3.7: Đánh giá nguyên nhân của chỉ số tiếp cận đất đai thấp điểm................95
Bảng 3.8: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số Tính minh bạch thấp điểm ................97
Bảng 3.9: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số pháp lý thấp điểm..............................99
Bảng 3.10: Đánh giá của các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp về nguyên nhân chỉ
số cạnh tranh bình đẳng thấp điểm......................................................102
Bảng 3.11: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số chi phí không chính thức.................104
Bảng 3.12: Đánh giá nguyên nhân chỉ số lao động giảm điểm..............................105
Bảng 3.13: Đánh giá nguyên nhân về Chỉ số tính năng động và tiên phong của
chính quyền tỉnh ..................................................................................107
Bảng 3.14: Giá trị trung bình đánh giá các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ
số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang................................................108
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Điểm số trung vị PCI theo thời gian......................................................37
Hình 1.2: Diễn biến 10 chỉ số thành phần theo thời gian ......................................38
Hình 2.1: Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn (%) ...............................50
Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang so sánh với cả
nƣớc và một số tỉnh khác trong khu vực giai đoạn 2010 đến 2016.......59
Hình 2.3: Mức độ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp-xây dựng giai đoạn
2010-2017..............................................................................................60
Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu phƣơng pháp đánh giá nguyên nhân chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm.......................................61
Hình 3.1: So sánh chỉ số PCI với các tỉnh lân cận.................................................75
Hình 3.2: Điểm số các chỉ số thành phần cấu thành PCI, 2017 ............................76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là thƣớc đo đánh giá mức độ cạnh tranh
của địa phƣơng trong việc thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ phát triển trên địa
bàn một tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (NLCT) có thể đƣợc xem là “tập
hợp tiếng nói” của các doanh nghiệp đánh giá về môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh với
doanh nghiệp đang hoạt động (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI,
2011). Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai, cải thiện môi
trƣờng đầu tƣ, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là hƣớng đi quan trọng để chính
quyền địa phƣơng thực hiện việc lấp đầy khoảng trống và những hạn chế trong chính
sách cũng nhƣ giữa việc thiết kế và thi hành chính sách, giữa tập trung và phân
quyền, giữa ý tƣởng chính sách và đòi hỏi của cuộc sống, của doanh nghiệp và ngƣời
dân - đối tƣợng quan trọng nhất mà mọi chính sách phải phục vụ (Phạm Chi Lan -
Chuyên gia cao cấp kinh tế).
Một số địa phƣơng đã có thành công nhất định trong việc cải thiện và nâng cao
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả bƣớc đầu thể hiện rõ là đã ổn định đƣợc tình
hình kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực biến đổi theo chiều hƣớng tích cực và khẳng định
đƣợc vị thế của địa phƣơng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến
động. Theo báo cáo PCI năm 2016 của Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt
Nam chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2006-2017 ngày càng đƣợc rút
ngắn lại giữa các tỉnh thấp nhất và cao nhất trong 63 tỉnh thành của cả nƣớc (chỉ còn
khoảng 6 điểm). Điều đó cho thấy sức cạnh tranh giữa các tỉnh ngày càng trở lên
quyết liệt.
Tỉnh Bắc Giang nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội
và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng thủy nội địa. Tuy vậy, kinh tế của tỉnh phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng và thế mạnh, kết quả đánh giá xếp hạng thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh
2
cấp tỉnh của Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng
lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) cũng cho thấy Bắc Giang chƣa phải là địa phƣơng
có điểm số và thứ hạng tốt và ổn định trong nhiều năm qua.
Năm 2006, năm đầu tiên tỉnh Bắc Giang tham gia đánh giá đã đạt 55,89 điểm
xết thứ 16 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và thuộc nhóm “Khá”.
Song trong những năm tiếp theo đến 2017 có 2 năm tỉnh xếp loại “Tƣơng đối thấp”
đó là vào năm 2008 và năm 2013 đặc biệt lãnh đạo tỉnh đã đƣa ra nhiều chính sách,
biện pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tuy nhiên trong năm 2017 xếp
hạng của tỉnh vẫn chỉ đứng thứ 33/63 tỉnh thành phố và chỉ đạt loại “Trung bình”.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vì lý do gì? mà chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh
không đƣợc cải thiện mà còn có xu hƣớng giảm điểm nhƣ vậy.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang” làm luận án tiến sĩ của mình để
nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang
còn thấp và bị giảm điểm nhằm đề xuất các khuyến nghị về chính sách đối với tỉnh
để nâng cao chỉ số NLCT của tỉnh trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Thông qua nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và
giảm điểm cho tỉnh Bắc Giang tới năm 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án nghiên cứu nhằm giải quyết 3 mục tiêu cụ thể.
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chỉ số năng lực cạnh tranh và nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh.
2. Nghiên cứu xác định nguyên nhân làm cho một số chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017 bị thấp điểm và giảm điểm.
3. Đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025 nhằm tăng điểm cho các chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị thấp điểm và giảm điểm trong
giai đoạn qua.
3
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài hƣớng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Những chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2006 - 2017 bị thấp điểm và giảm điểm?
2) Những nguyên nhân nào làm cho chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang
bị đánh giá là thấp điểm và giảm điểm?
3) Chính quyền tỉnh nên chú trọng đến những vấn đề gì nhằm nâng cao chỉ số
NLCT cấp tỉnh đã bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017 của tỉnh
Bắc Giang và trong giai đoạn 2018 - 2025?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong
quan hệ ảnh hƣởng tới việc thu hút đầu tƣ, đến hoạt động các doanh nghiệp dân
doanh đóng trên địa bàn tỉnh tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị đánh giá thấp điểm và giảm điểm liên tục trong giai
đoạn 2006-2017.
Cụ thể là các nhóm chỉ số thấp điểm và giảm điểm nhƣ sau:
1. Nhóm chỉ số PCI thấp điểm: Chỉ số Gia nhập thị trƣờng; Chỉ số Tiếp cận đất
đai; Chỉ số Tính minh bạch; Chỉ số Thiết chế pháp lý và Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.
2. Nhóm chỉ số PCI giảm điểm: Chỉ số đào tạo lao động; Chỉ số chi phí không
chính thức và Chỉ số Tính năng động.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện trong khuôn khổ thời gian có hạn, các điều kiện phục vụ
cho nghiên cứu cũng đƣợc tính toán hợp lý để đảm bảo cho việc đánh giá thực trạng
các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2006 đến 2017, các nguyên nhân
làm ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm. Để
từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nội
dung của nghiên cứu tập trung chính vào lãnh đạo các cơ quan và các doanh nghiệp
phân bố trên địa bàn tỉnh.
1) Phạm vi đối tƣợng cung cấp thông tin: nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với
các DN thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, đang hoạt động trong các lĩnh vực:
4
Thƣơng mại, dịch vụ, Xây dựng và Công nghiệp, Hộ sản xuất kinh doanh, Lãnh đạo
các cơ quan (Các sở, phòng, ban) đang hoạt động tại tỉnh Bắc Giang.
2) Phạm vi nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu các nguyên nhân tại sao các chỉ
số NLCT bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017.
3) Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu sẽ tiến hành trên toàn địa bàn
tỉnh Bắc Giang (tại 9 huyện và thành phố), các cơ quan quản lý kinh tế và ngƣời dân
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa tỉnh Bắc Giang.
4) Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án đƣợc thu
thập trong giai đoạn 2006-2017. Số liệu điều tra sơ cấp đƣợc thu thập trong năm 2017.
5. Điểm mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc, luận án chỉ ra các nguyên nhân làm
cho các chỉ số PCI trong giai đoạn đến 2017 luôn bị đánh giá thấp điểm và giảm
điểm so điểm trung vị của cả nƣớc để đƣa ra các giải pháp giúp cải thiện các chỉ số
bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn tới. Đây là một nội dung mới mà luận án
sẽ đóng góp cho tỉnh Bắc Giang.
Các giải pháp mà luận án đƣa ra không chỉ có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối
với tỉnh Bắc Giang, mà mong muốn làm bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng
trong vùng, áp dụng, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đẩy nhanh quá
trình phát triển kinh tế bền vững của tỉnh.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục và tài liệu tham
khảo, luận án kết cấu gồm 4 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nâng cao
chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2006-2017.
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2018-2025.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách hệ
thống lại đƣợc bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay. Theo kết
quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế
ngƣời Anh là Buckley, Pass và Prescott, đến năm 1988 có rất ít định nghĩa về năng
lực cạnh tranh đƣợc chấp nhận. Còn M. E. Porter - một chuyên gia uy tín trên thế
giới về năng lực cạnh tranh lại chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực cạnh tranh
vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách đầy đủ và chƣa có một định nghĩa nào đƣợc chấp
nhận một cách thống nhất. Năm 1996, Waheeduzzan và các cộng sự cho rằng
"Năng lực canh tranh vẫn là một trong những khái niệm đƣợc hiểu thiếu đầy đủ"
(Misunderstood concept). Cho đến năm 2004, Henricsson và các cộng sự chỉ rõ
rằng khái niệm năng lực canh tranh vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định
chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế và các nhà báo. Có
nhiều hội thảo liên quan đến năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và
xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã đƣợc công bố nhƣng hầu hết các
nhà nghiên cứu đều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một số ít
các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của vùng
địa phƣơng.
Tổng luận tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả nhƣ
Thorne (2002), Momay (2005), Flanagan và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng, bắt đầu
từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bƣớc vào
thời kỳ "bùng nổ" với số lƣợng công trình nghiên cứu đƣợc công bố rất lớn. Qua
nghiên cứu của NCS chia thành các quan niệm sau:
* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống
Lý thuyết cạnh tranh truyền thống với các trƣờng phái nghiên cứu nổi tiếng nhƣ:
Kinh tế học Chamberlin, Một nhà kinh tế ngƣời Mỹ nổi tiếng với Lý thuyết
cạnh tranh độc quyền (1933). Trong lý thuyết này, ông đã phân tích tình hình thị
6
trƣờng giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền độc lập với công trình ở Anh của
Joaobinson. Ông cho rằng các hãng cạnh tranh với nhau vì cầu nối với sản phẩm
của họ bị tác động bởi sự tồn tại của các hãng khác, nhƣng mỗi hãng lại có mức độ
độc quyền nào đó vì chúng có các sản phẩm riêng mình. Cạnh tranh có thể dƣới
dạng cạnh tranh sản phẩm, trong đó quảng cáo rất quan trọng cũng nhƣ đối với cạnh
tranh bằng giá vậy. Chanberlin nhấn mạnh tính biến dị sản phẩm đối lập với sự
không hoàn hảo của thị trƣờng, bao gồm yếu tố nhƣ tên nhãn mác, chất lƣợng đặc
biệt, mẫu, bao bì và dịch vụ bán hàng. Một trong những kết luận nổi lên từ sự phân
tích của ông là cạnh tranh độc quyền có thể có đặc trƣng thừa năng lực, một kết quả
bị thách thức vì nó có vẻ phụ thuộc vào giả định rằng tất cả thành viên của một
nhóm hoạt động dƣới những điều kiện chi phí giống nhau.
Kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO) nhận định rằng
Một ngành khoa học thuộc kinh tế học, liên quan với hoạt động thuộc hệ thống giá.
Kinh tế học công nghiệp khảo sát sự liên hệ lẫn nhau giữa cơ cấu thị trƣờng, hƣớng
dẫn thị trƣờng và thao tác thị trƣờng, bằng cách sử dụng phân tích mô hình của lý
thuyết thị trƣờng
Lý thuyết cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO (Porter, 1980), Kinh doanh chủ
yếu vào cơ cấu ngành mà doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu của
ngành sẽ quyết định đến hành vi chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và điều
này sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh ngành.
Lý thuyết môi trƣờng kinh doanh (Baney,1991). Tuy nhiên, khi môi trƣờng
kinh doanh thay đổi và có tác động đến chiến lƣợc kinh doanh thì các thuộc tính
khác biệt của DN trong cùng ngành sẽ không thể tồn tại lâu dài vì chúng thƣờng có
thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chƣớc, hoặc mua bán trên thị trƣờng
nguồn lực.
Kinh tế học tổ chức và kinh tế độc quyền phân tích NLCT trong điều kiện mất
cân bằng của thị trƣờng và nền kinh tế độc quyền với giả định DN có lợi thế tuyệt
đối về các tài sản, nguồn lực. Do vậy, trong môi trƣờng kinh doanh thay đổi nhanh
chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, ... đã không còn là lợi thế
của DN. Mặt khác, đối tƣợng phân tích của kinh tế học tổ chức và cạnh tranh độc
quyền đều hƣớng tới các ngành kinh doanh với giả định là các DN trong cùng
7
ngành có điều kiện về tài sản, nguồn lực đồng nhất. Đây là hạn chế lớn nhất trong
việc giải thích lợi thế cạnh tranh của các DN trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh cổ điển
Chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển ra đời ở Anh vào thế kỷ XVIII mà nhân vật
đại biểu kiệt xuất là Adam Smith và David Ricardo. Trong tác phẩm “Nghiên cứu
tính chất và nguồn gốc của cải của quốc dân” hay còn gọi là “Quốc phú luận” đề
cập đến năng lực cạnh tranh toàn cầu xuất bản năm 1776 với tƣ tƣởng tự do kinh tế
trong đó có tƣ tƣởng tự do cạnh tranh.
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học lớn ngƣời
Scotland (1723-1790). Trong tác phẩm “Quốc phú luận”, tác giả cho rằng cạnh
tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Vì sự cạnh
tranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trƣờng
và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trƣờng. Theo Smith,
“Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân
phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “Cạnh tranh và thi đua
thƣờng tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Ngƣợc lại, chỉ có mục đích lớn lao nhƣng lại
không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra đƣợc
bất kỳ sự cố gắng lớn nào”.
Cũng trong một tác phẩm khác của mình là “Sự giàu có của các quốc gia”
xuất bản năm 1776. Đƣợc công nhận là tác giả khái niệm lợi thế tuyệt đối với tác
phẩm này. Trong đó nói rằng mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành
sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối.
David Ricardo nhà kinh tế học ngƣời Anh (1772-1823) với tác phẩm “Những
nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá” đã phát triển lý thuyết của Adam
Smith thành lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý thuyết này cho rằng một quốc gia sẽ
xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một
cách tƣơng đối so với quốc gia kia. Mỗi quốc gia mỗi ngành có lợi thế so sánh về tài
nguyên khác nhau, công nghệ khác nhau. Do đó có thể sản xuất và bán những sản
phẩm mình có lợi thế hơn và thông qua ngoại thƣơng nhập những mặt hàng mình
kém ƣu thế hơn. Adam smith và David Ricardo chỉ rõ giá trị và giá trị sử dụng hàng
8
hóa và chính 2 yếu tố này quyết định đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa [David
Ricardo, 1817].
* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển
Trƣờng phái tân cổ điển ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của
nhà nƣớc vào kinh tế, tin tƣởng cơ chế thị trƣờng sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng
bằng cung cầu và có hiệu quả.
Lý luận về cạnh tranh hoàn hảo của trƣờng phái Tân cổ điển cuối thế kỷ XIX,
đại biểu là W.S.Jevons (1835-1882), theo lý thuyết của ông thì thu nhập và của cải
đƣợc phân phối đều khắp, nhà nƣớc không phải nhúng tay vào và các doanh nghiệp
phải tự nó cạnh tranh với nhau.
Quy luật năng suất lao động của John Bates Clark, theo ông lợi ích của lao
động thể hiện ở năng suất lao động (ích lợi của các yếu tố sản xuất thể hiện ở năng
suất của nó). Song năng suất lao động của các yếu tố là giảm sút (bất tƣơng sứng).
Do vậy, đơn vị yếu tố sản xuất đƣợc sử dụng sau cùng là đơn vị yếu tố sản xuất giới
hạn - sản phẩm của nó là sản phẩm giới hạn, năng suất của nó là năng suất giới hạn,
nó quyết định đến tất cả năng suất của tất cả các yếu tố sản xuất khác.
Lý thuyết hệ thống sản xuất: Tính nhất quán và những động thái của A.
Mashall (1842-1924), Trong tác phẩm “Những nguyên lí kinh tế chính trị học” của
ông, A. Marshall đã nhận diện những tính kinh tế bên ngoài đƣợc ông đối lập với
những tính kinh tế bên trong của doanh nghiệp. Khái niệm tính kinh tế bên ngoài
thật ra có hai thiên hƣớng. Một mặt vấn đề là giải thích rằng qui luật lợi tức giảm
dần ở cấp độ mỗi doanh nghiệp dẫn đến việc giới hạn quy mô của doanh nghiệp có
thể tƣơng thích với sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Mặt khác phải giải thích
những lí do thúc đẩy các doanh nghiệp chuyên môn hoá về cùng một nghề, do đó
trực tiếp trở thành cạnh tranh nhau, tập hợp nhau lại trên cùng một lãnh thổ thay vì
ở rải rác xa nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau này giữa các doanh nghiệp kéo theo là
quyết định của mỗi tác nhân làm phát sinh những hiệu ứng mà doanh nghiệp
không đƣa vào trong những tính toán cá thể và riêng tƣ. Những tính kinh tế bên
ngoài trực tiếp (hàng hoá) hay gián tiếp (phi hàng hoá) hay hiệu ứng ngoại lai
đƣợc dùng để biện minh cho sự can thiệp của Nhà nƣớc vào các hệ thống sản xuất
9
dƣới hình thức chính sách công nghiệp, chính sách khoa học và kĩ thuật, chính
sách qui hoạch lãnh thổ,…
L. Walras (1834-1910), giả thiết rằng thị trƣờng không có độc quyền, không
có sự cọ xát, điều chỉnh để cân đối, ngƣời tham gia thị trƣờng có thông tin nhƣ
nhau. Cạnh tranh hoàn hảo thúc đẩy các ngành, doanh nghiệp điều chỉnh qui mô sản
xuất tới điểm thấp nhất của chi phí bình quân. Kết quả họ đã cho ra đời tƣ tƣởng về
thể chế kinh tế cạnh tranh hoàn hảo lấy thị trƣờng tự do hoặc chế độ trao đổi làm cốt
lõi. Lý luận này chú ý đến vấn đề hiệu quả phân phối hoặc sử dụng một cách tối ƣu
nguồn tài nguyên kinh tế.
Trong mọi thể chế kinh tế, cho dù tính chất xã hội thế nào chăng nữa, một
trong những vấn đề quan trọng là phân phối một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên
hiện có để các ngành, doanh nghiệp muốn có hiệu quả và lợi nhuận tối đa thì phải
bố trí sản xuất theo nguyên tắc giá thành cận biên gắn với lợi ích cận biên.
* NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh hiện đại
Lý thuyết “Lợi thế so sánh” của hai tác giả ngƣời Thuỵ Điển Eli Heckscher
(1879-1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) dựa trên ý tƣởng mức độ sẵn có của các
yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất để
làm ra các mặt hàng khác nhau là những nhân tố quan trọng trong quy định thƣơng
mại [Eli Heckscher và Bertil Ohlin, 1933].
Hay theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Anh Alfred Masshall
với tác phẩm “Các quy luật của kinh tế học” (1890), nền kinh tế thời đại này cân
đối, ổn định, do đó mà có trật tự, có thể dự đoán đƣợc. Trong nền kinh tế công
nghiệp sản xuất có khuynh hƣớng lặp đi lặp lại, cạnh tranh có nghĩa là phải làm cho
sản phẩm có chất lƣợng cao, giá rẻ. Do đó, phải cải tiến chất lƣợng, hạ giá thành, đi
đến giới hạn cuối cùng là giá thành tăng lên hoặc lợi nhuận giảm xuống.
Nghiên cứu khía cạnh vi mô của hai tác giả Feurer và Chaharbaghi (1994) nêu
ra rằng: Năng lực cạnh tranh mang tính tƣơng đối chứ không tuyệt đối. Nó phụ
thuộc vào các giá trị của ngƣời tiêu dùng và các cổ đông: sức mạnh tài chính, nhân
tố quyết định khả năng hành động và phản ứng lại trong một môi trƣờng cạnh tranh.
Tiềm năng của con ngƣời và công nghệ trong việc thực hiện những thay đổi mang
10
tính chiến lƣợc cần thiết. Năng lực cạnh tranh chỉ có thể duy trì nếu đƣợc sự cân đối
cần thiết đƣợc duy trì giữa những nhân tố này, hay hiểu chính xác hơn là những
nhân tố có thể mâu thuẫn nhau về bản chất [Feurer và Chaharbaghi (1994)].
Các nghiên cứu của Krels và cộng sự (1995) cho thấy NLCT có mối liên hệ
với các nền kinh tế đô thị. Nhóm tác giả nhấn mạnh đến sự cần thiết của các chỉ số
lựa chọn đƣợc dùng để đo lƣờng tính cạnh tranh và đã chỉ rõ sự tập trung vào sự
phát triển địa phƣơng có thể giúp đáng kể sự phát triển của đất nƣớc. Nhóm tác giả
đƣa ra 6 yếu tố cho là biểu hiện của một nền kinh tế đô thị cạnh tranh, bao gồm cả
mục tiêu số lƣợng và chất lƣợng, cụ thể:
- Việc làm phải là những công việc yêu cầu cao về mặt kĩ năng và mang lại
thu nhập cao.
- Sản xuất theo hƣớng đem lại các sản phẩm và dịch vụ thân thiện, không có
hại với môi trƣờng.
- Tập trung sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm nổi bật ví dụ
nhƣ đáp ứng yêu cầu đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân.
- Tăng trƣởng kinh tế phải tƣơng thích để đạt đƣợc số lƣợng việc làm tối đa
mà không gây ra ảnh hƣởng tiêu cực trong một thị trƣờng phải chịu áp lực quá lớn.
- Địa phƣơng nên tập trung vào những hoạt động có khả năng kiểm soát trong
tƣơng lai để có thể lựa chọn giữa các biện pháp thay thế thay vì sẽ chấp nhận một
cách bị động.
- Địa phƣơng cũng nên có khả năng nâng cao vị trí của mình trong hệ thống
quản lý địa phƣơng.
Để lý giải các yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh, Kresl đƣa ra ý kiến cho
sự phân chia của mình thành các yếu tố thuộc về kinh tế (yếu tố sản xuất, cơ sở hạ
tầng…) và yếu tố chiến lƣợc bao gồm các chính sách và luật pháp đƣợc ban hành.
Cũng cùng có quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh của địa phƣơng. Nhà
kinh tế học ngƣời Hoa kỳ Paul Krugman trong cuốn giáo trình Kinh tế học quốc tế:
Lý thuyết và chính sách (1996) cho rằng thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các địa
phƣơng không có gì hơn là sự chú trọng vào thƣơng nghiệp và do đó dẫn đến tự do
thƣơng mại. Krugman xem tính cạnh tranh nhƣ là sự đóng góp của các công ty,
11
doanh nghiệp chứ không phải của thành phố, khu vực quốc gia hay lục địa nào. Khả
năng trực giác cho rằng một thành phố hoặc một địa phƣơng nào làm tốt hơn nơi
khác và chúng ta có xu hƣớng coi đó là năng lực cạnh tranh.
Nhóm tác giả Gorden và Cheshire (1998) cho rằng năng lực cạnh tranh trong
phạm vi lãnh thổ có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự nỗ lực của các cơ quan đại diện cho
khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí bằng việc vận dụng khéo léo một số
yếu tố, đóng góp cho lợi ích của khu vực đó nhƣ một sự định vị cho nhiều hoạt
động khác nhau. Tại các địa phƣơng nơi mà chi phí cố định cao và chi phí nhân
công lao động đắt sẽ rơi vào thế bất lợi hơn. Đồng thời, lịch sử hình thành cũng nhƣ
sự tổng hòa của các ngành công nghiệp sẽ có tác động lâu dài đến khả năng sản xuất
của thành phố đó, từ đây có thể nắm bắt đƣợc các hình thức hoạt động mới.
Bên cạnh đó còn có quan niệm rất mới đó của nhóm tác giả Cuadrado-Roura
và Rubalcaba-Bermejo (1998), cho rằng tỉnh luôn luôn tổ chức một cách chuyên
môn hóa và coi sự chuyên môn hóa là trọng tâm để tỉnh phát triển nổi trội hơn so
với những nơi khác. Họ cũng cho rằng sự chuyên môn hóa có thể đem lại ảnh
hƣởng tiêu cực nếu các yếu tố bên trong và bên ngoài làm cho vị trí cạnh tranh của
thành phố suy giảm hoặc động lực thị trƣờng quốc tế sẽ tiêu hủy sự cần thiết của
chuyên môn hóa. Tuy nhiên hoạt động đa dạng hơn, mở rộng hơn có thể giúp thành
phố bù lại sự suy giảm tƣơng đối ở một số lĩnh vực thông qua phát triển các lĩnh
vực khác.
Năm 2002, tác giả Bạch Thụ Cƣờng, đã tổng kết tƣơng đối cụ thể và toàn diện
các lý thuyết cạnh tranh và đề cập sâu đến cạnh tranh toàn cầu trong nghiên cứu của
mình. Tác giả Bạch Thụ Cƣờng chỉ ra rằng khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi thế
cạnh tranh, tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị
phần lớn tạo ra doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thu nhập bình quân,
phƣơng pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng uy tín doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản
của doanh nghiệp đối với xã hội… các yếu tố này tạo lên lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động có hiệu suất
cao hơn các đối thủ cạnh tranh tạo ra giá trị khác biệt với chi phí thấp hơn đối thủ
cạnh tranh [Bạch Thụ Cƣờng, 2002].
12
Theo các tác giả Vũ Minh Khƣơng và Haughton (2004), một quốc gia, một
tỉnh hay một thành phố đƣợc cho là có khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
nếu nó có những chính sách và các điều kiện để đảm bảo và duy trì sự tăng trƣởng
bền vững cũng nhƣ mức độ thu nhập bình quân đầu ngƣời cao. Bên cạnh đó nhóm
tác giả còn đề cập đến chín nhóm chỉ số đo lƣờng năng lực cạnh tranh và phân loại
chín nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh này cũng chủ yếu dựa trên cơ sở các nghiên
cứu của tác giả M. Porter (2003) và tác giả Murg (2002). Cụ thể chín nhóm chỉ số
NLCT đó là: Chính Phủ và chính sách tài chính; Các thể chế; Kết cấu hạ tầng;
Nguồn nhân lực, Công nghệ; Tài chính; Độ mở cửa về thƣơng mại với thế giới bên
ngoài; Công nghiệp hỗ trợ và Cạnh tranh nội địa.
Michael E. Porter (2005), nhà tƣ tƣởng chiến lƣợc và là một trong những "bộ
óc" quản trị có ảnh hƣởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lƣợc và chính
sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc
gia. Khi phân tích khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cần phải phân tích chi
tiết mỗi một trong chín nhóm hoạt động trong chuỗi giá trị này. Từ đó sẽ đƣợc phân
tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Tiến hành phân tích tƣơng ứng đối thủ
cạnh tranh để hình dung đƣợc chuỗi giá trị của họ. Đây là những thông tin quan
trọng để doanh nghiệp phân tích hoạt động của mình phát huy những lợi thế, khắc
phục những khó khăn và các bất lợi làm tăng khả năng cạnh tranh.
Theo MingZhang (2009), các hành động của tỉnh nhằm nâng cao tính cạnh
tranh đặc biệt tập trung vào 3 khía cạnh đó là: Một là, Đáp ứng cơ sở hạ tầng nhƣ
giao thông vận tải, truyền thông, nƣớc, điện lƣới và vệ sinh. Hai là, nâng cao các
dịch vụ công cộng bao gồm: giáo dục, y tế, an ninh công cộng và nhà ở. Ba là,
Giảm chi phí kinh doanh thông qua đơn giản hóa các thủ tục hành chính để bắt đầu
kinh doanh, nộp thuế, thuê nhân công, thuê mặt bằng và thủ tục đóng cửa kinh
doanh dễ dàng hơn
Nhìn chung các nhà nghiên cứu chỉ rất rõ về cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh
tranh các cấp độ. Tất cả các vấn đề đó chỉ nêu góc độ cạnh tranh quốc gia, năng lực
cạnh tranh của địa phƣơng nhƣng chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào thông qua các
chỉ số năng lực cạnh tranh để đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và so sánh các
chỉ số cạnh tranh đó với các địa phƣơng trong khu vực đây có thể nói là khoảng
trống trong nghiên cứu để NCS hoàn thiện.
13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại Việt Nam về NLCT trong những năm gần đây cũng đƣợc rất
nhiều nhà nghiên cứu và các các học giả quan tâm. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào hai hƣớng chính, đó là: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng
cao NLCT của DN trong một ngành; Nghiên cứu về các yếu tố nội tại tác động đến
NLCT của địa phƣơng. Trong luận án của mình NCS tìm hiểu nghiên cứu về các yếu
tố nội tại tác động đến NLCT của địa phƣơng .
Về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, một trong số những nghiên cứu đầu tiên đƣợc
thực hiện đó tại Việt Nam là nghiên cứu của tác giả Vũ Thành Hƣng (2005), nghiên
cứu đã khái quát một số vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam,
thông qua xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) phân tích thực trạng năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phƣơng trong cả nƣớc, trên cơ sở đó một số kiến
nghị đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam [Vũ Thành
Hƣng (2005)].
Tác giả Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều
kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Lao động. Là cuốn sách đã thâu lƣợc toàn bộ nội
dung về cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá trong từng giai đoạn trƣớc thế kỷ
XX đến nay và xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam. Điểm khác biệt so
với các nghiên cứu trƣớc đó là phân tích các yếu tố. Tác giả chỉ ra có hai yếu tố tác
động ảnh hƣớng đến NLCT đó là: Nhóm các yếu tố bên trong (Nhận thức chung của
ngƣời lao động trong DN; Quản trị DN; Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào; Cơ
cấu tổ chức của DN và các chính sách chiến lƣợc của doanh nghiệp). Nhóm các yếu
tố bên ngoài (Ngƣời cung ứng các đầu vào; Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; Sản phẩm
thay thế; Rủi ro; Sự thay đổi các yếu tố kinh tế-xã hội; Các yếu tố thuộc cơ sở hạ
tầng; Các chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô và NLCT quốc gia, NLCT của DN
và NLCT nông nghiệp. Tuy nhiên tác giả lại không đề cập đến yếu tố ảnh hƣởng
đến đó là chính sách thuế, các văn bản luật kinh doanh và thực trạng ngành TM-DV
trong nền kinh tế quốc tế hiện nay [Trần Sửu (2005].
Cũng lựa chọn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tuy nhiên tác giả
Phan Nhật Thanh (2011) tập trung phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên
14
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010, so sánh chỉ số này
của tỉnh Hải Dƣơng với một số địa phƣơng khác trong cả nƣớc để có góc nhìn đa
chiều hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu đã
khẳng định những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Hải Dƣơng
trong cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt
động của chính quyền tỉnh trong những năm tới. Trọng tâm của những khuyến nghị
nhằm vào những chỉ số thành phần nhƣ Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Thiết
chế pháp lý; Đào tạo lao động; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và
diễn dịch kết quả nghiên cứu dựa vào số liệu thống kê của VCCI và số liệu khảo sát
của tác giả từ các doanh nghiệp và từ đại diện chính quyền địa phƣơng. Luận án chƣa
đề cập đến những chỉ số thành phần có xu hƣớng giảm, bao gồm tiếp cận đất đai và
sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí gia nhập thị trƣờng [Phan Nhật Thanh (2011)].
Tác giả Nguyễn Đinh Dƣơng (2014), tập trung nghiên cứu thực trạng “Một số
vấn đề về năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội”. Cuốn sách đề cập đến các
tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn. Cuốn sách đã khái quát tình hình phát triển kinh tế -xã hội
giai đoạn 2008-2012, lợi thế và bất lợi của thành phố. Đặc biệt khái quát về đặc
điểm của các doanh nghiệp điều tra khảo sát phục vụ đánh giá NLCT của thành phố
Hà Nội, qua đó đánh giá NLCT qua điều tra, khảo sát theo bẩy chỉ tiêu đánh giá
NLCT của Hà Nội, cụ thể các chỉ tiêu là: Môi trƣờng thể chế; Các yếu tố đầu vào cơ
bản; Độ mở và khả năng liên kết, hội nhập; Kết cấu hạ tầng; Năng lực cạnh tranh
của DN và các nhóm sản phẩm chủ lực; Lợi thế tuyệt đối của Hà Nội. Trên cơ sở đó
đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2020[Nguyễn Đinh Dƣơng (2014)].
Nguyễn Đức Hải (2013), Luận án tiến sĩ với đề tài “Marketing lãnh thổ nhằm
thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trong luận án,
tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về marketing lãnh thổ nhằm
thu hút FDI, đồng thời đánh giá thực trạng cũng nhƣ nhân tố ảnh hƣởng đến thành
phố Hà Nội trong giai đoạn 2009-2012. Trên cơ sở đánh giá nói trên, tác giả đề xuất
15
các giải pháp hoàn thiện công tác marketing lãnh thổ cho thành phố Hà Nội nhằm
thu hút FDI trong giai đoạn 2013- 2020. Trong nghiên cứu, tác giả đã phân tích cơ
sở để xây dựng chính sách marketing lãnh thổ, gồm các nhân tố bên ngoài 9mooi
trƣờng vĩ mô, môi trƣờng cạnh tranh lãnh thổ, hành vi của các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài trong quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ) và các nhân tố môi
trƣờng bên trong (chính sách thu hút FDI của chính quyền thành phố, thái độ và
hành vi của ngƣời dân thủ đô đối với FDI và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài). Từ đó, tác giả
đề xuất các giải pháp marketing và chƣơng trình marketing cho thành phố Hà nội,
cụ thể gồm có hai giải pháp:
- Truyền thông, quảng bá lãnh thổ; nâng cao hiệu quả của Trung tâm xúc tiến
đầu tƣ.
- Tìm kiếm sự ủng hộ của ngƣời dân.
Khác với nghiên cứu của tác giả Phan Nhật Thanh (2011), tác giả Thái Thị
Kim Oanh (2015) đã nghiên cứu “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo
của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách” với nguồn số liệu thứ cấp trong giai
đoạn 2000 đến 2014. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình Dwyer và Kim
(2003) để phân tích các yếu tố sẵn có (Tự nhiên, di sản) và các yếu tố tạo mới, phụ
trợ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra tác động của năng lực cạnh tranh có ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh
tranh và phúc lợi xã hội và hơn hết có tác động trực tiếp đến chỉ số chất lƣợng sống.
Về cơ bản, kết quả nghiên cứu phù hợp cả trên phƣơng diện lý thuyết lẫn thực tế
[Thái Thị Kim Oanh (2015)].
Cùng nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch còn có tác giả Nguyễn Nam Thắng
(2015) với đề tài “Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực
du lịch”. Tác giả chỉ ra 6 mô hình nhƣ: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn
cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992); Mô hình đánh giá năng lực cạnh
tranh điểm đến của Crouch (2007); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa
phƣơng trong du lịch của M. Porter (2008); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh
Phát triển kinh tế Thành phố theo cụm ngành CCED của Choe và Roberts (2011);
Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain Dupeyras và Meil
16
MacCallum OECD (2013). Và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ
hành TTCI của Jennifer Blanke và Thea Chiesa; Diễn đàn kinh tế thế giới WEF
(2014). Đóng góp của nghiên cứu là xây dựng đƣợc mô hình năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực du lịch [Nguyễn Nam Thắng (2015)].
Viện nghiên cứu kinh tế TW (CIEM) chủ trì phối hợp với học viện Năng lực
cạnh tranh Châu Á Singapore (ACI) dƣới sự chỉ đạo chuyên môn của Michael E.
Poter đã nghiên cứu và công bố Báo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010
(VCR2010). Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh của DN, của ngành có giá trị đã đƣợc công bố [Báo Năng lực cạnh tranh của
Việt Nam năm 2010 (VCR2010)].
Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm là tập hợp tiếng
nói của cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh trong nƣớc, đánh giá chất lƣợng
công tác điều hành cũng nhƣ chia sẻ cảm nhận về môi trƣờng kinh doanh của 63
tỉnh thành phố tại Việt Nam. Báo cáo đƣợc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USADI) tiến hành điều tra
đánh giá PCI. Kết quả đƣợc các doanh nghiệp chia sẻ những trải nghiệm về thủ tục
hành chính và cảm nhận về tính hiệu quả và chất lƣợng điều hành của các cơ quan
chính quyền địa phƣơng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thông qua
10 chỉ số thành phần để phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự
phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân. Cụ thể các chỉ số PCI đó là: Chi phí gia nhập
thị trƣờng; Tiếp cận đất đai và sử dụng đất; Tính minh bạch và thông tin kinh
doanh; Chi phí không chính thức; Chi phí thời gian; Môi trƣờng cạnh tranh bình
đẳng; Chính quyền tỉnh năng động sáng tạo; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo
lao động; Cạnh tranh bình đẳng.
Để xây dựng PCI, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành
khảo sát doanh nghiệp tại tỉnh theo phƣơng pháp chọn mẫu phân tổ. Mỗi năm có
khoảng gần 10.000 DN trả lời điều tra qua thƣ điện tử. Để xây dựng bộ chỉ số này,
ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của Phòng Thƣơng mại và Công
nghiệp Việt Nam còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các Bộ, ngành…
17
Nhìn chung, nghiên cứu xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh của Phòng Thƣơng mại và
Công nghiệp Việt nam đã đề cấp đến vấn đề xếp hạng NLCT của tỉnh, lƣợng hóa
bằng điểm số để so sánh, tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số
chỉ tiêu, tập chung đánh giá ở một số khía cạnh nhất định về mức độ cải thiện môi
trƣờng kinh doanh (từ công tác quản lý và điều hành kinh tế) đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong nƣớc ở địa phƣơng thông qua “cảm nhận” về một số năng
lực cạnh tranh của khu vực này. [VCCI, 2006-2017].
Tóm lại, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay liên quan đến năng lực cạnh
tranh đang tập trung tƣơng đối nhiều vào việc phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh chung của cả nƣớc hoặc năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phƣơng
thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh đƣợc công bố, và tìm hiểu các nhân tố ảnh
hƣởng đến năng lực cạnh tranh đó, nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung đi tìm
hiểu nội tại nguyên nhân tại sao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng lại có đánh giá
khác nhau. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu nội tại của vấn đề, các
doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cơ quan- chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình
đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh là đối tƣợng hƣớng tới trực tiếp khảo sát, đề
từ đó NCS có góc nhìn từ chính các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp về đánh giá
từng chỉ số NLCT hƣớng tới tìm hiểu các nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang. Đây là khoảng trống, do
vậy, luận án của NCS vừa mang tính kế thừa vừa mang tính nghiên cứu mới.
1.1.3. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài cho thấy: Quan điểm năng
lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng
xuất phát từ nội tại đã xác định đƣợc thành công của địa phƣơng đó, nó phụ thuộc
vào các chính sách phát triển của một địa phƣơng biết khai thác lợi thế của tỉnh,
nguồn lực và năng lực tạo ra giá trị gia tăng.
Nhƣ vậy, nâng cao NLCT trong phạm vi lãnh thổ có thể hiểu nhƣ là sự nỗ lực
của các cơ quan đại diện cho khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí nhằm
có đƣợc các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc phát triển
(Nhóm tác giả Gorden & Cheshire (1998); Nhóm tác giả Cuadrado Roura &
18
Ruabalcaba Bermejo (1998); Các tác giả Vũ Minh Khƣơng và Haughton (2004); tác
giả Bạch Thụ Cƣờng (2002)…
Tổng quan các nghiên cứu ngoài nƣớc đƣợc NCS chia thành các quan niệm lý
thuyết NLCT khác nhau nhƣ: Lý thuyết NLCT truyền thống, lý thuyết NLCT cổ
điển; lý thuyết NLCT tân cổ điển và lý thuyết NLCT hiện đại, để thấy rằng trong
mỗi giai đoạn có cách nhìn nhận đánh giá riêng về NLCT. Trên cơ sở kế thừa của
các nhà học giả nghiên cứu trƣớc NCS tìm ra lỗ hổng để phát triển trong nghiên cứu
luận án của mình.
Tuy nhiên các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu của
doanh nghiệp hay một địa phƣơng của nƣớc ngoài và đƣợc đánh giá tại thời điểm
nhất định so với một địa phƣơng ở Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều
kiện nghiên cứu.
Trong khi đó tại Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác động
đến chỉ số NLCT đặc biệt là nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh
Bắc Giang theo hƣớng tiếp cận tìm nguyên nhân tại sao chỉ số đó lại thấp điểm và
giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017. Bên cạnh đó, đối tƣợng nghiên cứu của luận
án là các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, các DN đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng theo định
hƣớng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc chắn có sự khác biệt nhất
định so với nền kinh tế thị trƣờng ở các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Do
vậy, nghiên cứu nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang chắc chắn có
nhiều khác biệt so với các nghiên cứu ở nƣớc ngoài.
Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc cũng cho thấy các đề tài nghiên cứu về
NLCT của DN, của ngành đã đề cập tới các nhân tố tác động đến NLCT và đánh giá
thực trạng NLCT của các đối tƣợng nghiên cứu, từ đó, đƣa ra những giải pháp chủ
quan về NLCT. Hay trong báo cáo kết quả PCI hàng năm của Phòng Thƣơng mại và
Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cũng chỉ đƣa ra kết quả
điểm số cho từng chỉ số cấu thành nên PCI của từng địa phƣơng cho từng năm.
Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chƣa chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc đánh
giá từng chỉ số của từng địa phƣơng. Chƣa có một nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân
19
ảnh hƣởng tới kết quả đánh giá chỉ số NLCT đƣợc công bố hàng năm trong giai
đoạn 2006-2017 của các địa phƣơng cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là
khoảng trống để NCS tập trung nghiên cứu khi xem xét về nâng cao chỉ số NLCT
cấp tỉnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang.
1.2. Lý luận chung về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và phân loại năng lực cạnh tranh
1.2.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Khái niệm về năng lực cạnh tranh đã đƣợc bàn thảo nhiều và đƣa ra theo nhiều
quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Viện nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung Ƣơng (CIEM) và Học viện năng lực cạnh tranh Châu Á
của Singapore quan niệm về năng lực cạnh tranh gồm năng lực cạnh tranh vĩ mô,
với các nhóm nhân tố chất lƣợng của hạ tầng xã hội và thể chế chính trị cũng nhƣ
các chính sách kinh tế vĩ mô. Năng lực cạnh tranh vi mô gồm các nhóm nhân tố nhƣ
sự tinh thông của doanh nghiệp, trình độ phát triển của các cụm ngành và chất
lƣợng của môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó là các lợi thế tự nhiên cũng là một
nhóm nhân tố nữa cần xem xét, vì nhóm nhân tố này cũng tạo ra một môi trƣờng
tổng thể mà trong đó vì vị thế tƣơng đối của nó so với các nền kinh tế khác đƣợc
xác định [CIEM, Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, 2003].
Dƣới đây là một số khái niệm về năng lực cạnh tranh:
Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc
gia là năng suất. Điều đó cho thấy năng suất càng lớn thì năng lực cạnh tranh của
quốc gia đó càng mạnh (M. Porter, 2003).
Theo Paul Krugman (2008) thì năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ
doanh nghiệp vì ranh giới cận dƣới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi
phí ở hiện tại hoặc tƣơng lai sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản.
Nguyễn Nhƣ Ý (2008), Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong
cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trƣờng tiêu thụ.
Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo lập đƣợc những thuận lợi hay lợi thế của
chủ thể cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt đƣợc
mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững (Phan Nhật Thanh, 2010).
20
Ở Việt Nam, hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế từ tập trung
bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thì quan điểm về
cạnh tranh cũng bắt đầu hình thành rõ rệt trên tất cả các phƣơng diện kinh tế-chính
trị và xã hội. Trong quá trình đổi mới đó pháp luật là công cụ để điều hành nền kinh
tế đúng hƣớng nhất. Luật cạnh tranh 2015, đã cụ thể hoá các quan điểm về cạnh
tranh và đƣa ra một số giải thích thuật ngữ cạnh tranh nhƣ sau: Cạnh tranh có thể
đƣợc xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh tế pháp lý, cạnh tranh
đƣợc hiểu là sự chạy đua giữa các thành viên cùng một thị trƣờng nhằm mục đích
lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ cụ thể.
Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh không những là động lực
thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ
kinh tế xã hội.
Do vậy, NLCT trƣớc hết là đƣợc tạo ra từ thực lực của mình. Đó là yếu tố nội
tại đƣợc tính bằng thu nhập tài chính, phát triển công nghệ, cách quản trị, an ninh…
Tuy nhiên sẽ là vô nghĩa nếu không so sánh, đối chiếu các yếu tố đó với các đối tác
khác để tìm ra lợi thế của mình bên cạnh đó còn thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu để
phát triển nó và khắc phục khó khăn đó. Năng lực cạnh tranh còn có thể đƣợc hiểu
là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt đƣợc một số kết quả mong muốn dƣới
dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lƣợng các sản phẩm cũng nhƣ năng lực của
nó để khai thác các cơ hội thị trƣờng hiện tại và làm nảy sinh thị trƣờng mới.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS khái quát chung về năng lực cạnh
tranh nhƣ sau: Năng lực cạnh tranh là khả năng tập hợp đầy đủ các nguồn lực, lợi
thế của mình và được vận dụng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế đó nhằm
mang lại hiệu quả cao thực hiện những mục tiêu nhất định so với các điều kiện
chung, giống nhau với các đối tượng khác.
1.2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Cùng với quá trình phi tập trung, phân quyền hạn và trách nhiệm, thẩm quyền
về quản lý kinh tế của Trung ƣơng cho chính quyền địa phƣơng, trong phạm vi một
21
quốc gia cũng xuất hiện sự ganh đua giữa các vùng hay địa phƣơng, do đó cũng
xuất hiện thuật ngữ năng lực cạnh tranh cấp vùng, địa phƣơng, năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh, thành phố.
Việc phát triển các vùng sẽ xuất phát đáng kể vào nâng cao khả năng cạnh
tranh của vùng này, từ đó giúp cho cả quốc gia trở nên mạnh mẽ hơn (Briguglio and
Cordina, 2004).
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng ganh đua của các tỉnh nhằm thu hút
đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phƣơng trong mối quan hệ
liên kết với những địa phƣơng khác trong phạm vi quốc gia (Phan Nhật Thanh, 2010).
NLCT cấp tỉnh là mối quan tâm thƣờng trực của các chính quyền TW và chính
quyền cấp tỉnh. Nghiên cứu NLCT cấp tỉnh là để đánh giá hiệu quả điều hành, điều
mà chính quyền địa phƣơng nào cũng có thể làm đƣợc do phụ thuộc vào tƣ duy chứ
không phụ thuộc vào điều kiện địa lý hay các điều kiện khác. Càng nhiều tổ chức
độc lập đánh giá về các đối tƣợng có tổ chức, có chức quyền tác động mạnh đến
môi trƣờng kinh doanh và đời sống dân sinh thì xã hội càng có thêm nhiều sự giám
sát tích cực.
NLCT cấp quốc gia và NLCT cấp tỉnh rất khác với NLCT của doanh nghiệp
hay NLCT sản phẩm. Bởi cạnh tranh cấp quốc gia hay cấp tỉnh không thể đẩy quốc
gia hay cấp tỉnh đó đi đến phá sản rút lui khỏi thị trƣờng nhƣng nó có thể đẫn đến
quốc gia đó hay tỉnh đó chậm phát triển đời sống kinh tế - xã hội gặp khó khăn và
các vấn đề tiêu cực khác nảy sinh: lạm phát, thất nghiệp, các tệ nạn xã hội,…
Đánh giá NLCT cấp tỉnh đƣợc đánh giá thông qua các chỉ số năng lực cạnh
tranh là chỉ số đo lƣờng và xếp hạng chất lƣợng điều hành kinh tế của các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng đối với môi trƣờng kinh doanh để thúc đẩy sự
phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp
dân doanh trên địa bàn. Đƣợc phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) công bố chính thức từ năm 2005 và đánh giá xếp hạng hàng năm cho các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong nƣớc từ năm 2006.
Theo Thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc tăng một điểm của chỉ
số Tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân,
22
tăng 17% đầu tƣ bình quân đầu ngƣời và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh
nghiệp. Cải thiện một điểm trong chỉ số Đào tạo lao động giúp tăng 30% số doanh
nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tƣ bình quân đầu ngƣời và 58 triệu đồng lợi nhuận
trên mỗi doanh nghiệp. Điều đó cho thấy sự ganh đua giữa các địa phƣơng ở Việt
Nam đang tồn tại một cấp độ cạnh tranh đặc thù là cạnh tranh cấp tỉnh ngày càng
gay gắt. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sẽ đƣợc hiểu hoàn toàn khác, xuất
phát từ sự gắn bó, kết nối và có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ bởi các vai trò dẫn
dắt của chính quyền cấp tỉnh với các lợi thế của địa phƣơng.
Từ các quan niệm trên về NLCT cấp tỉnh NCS có quan niệm về NLCT cấp
tỉnh nhƣ sau: NLCT cấp tỉnh là thực hiện tốt các chỉ tiêu dựa trên những nguồn lực
sẵn có của địa phương và khắc phục những bất lợi của địa phương đó. Mỗi địa
phương sẽ có những chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình
trong thu hút vốn đầu tư và xây dựng DNTN phát triển. Tăng trưởng kinh tế - xã hội
theo những mục tiêu đã định chính là năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Do vậy một
tỉnh có NLCT cao thể hiện sự hấp dẫn về đầu tƣ và kinh doanh đối với các DN, nhà
đầu tƣ hay đã tạo lập đƣợc môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy kinh tế phát
triển xã hội của tỉnh đó.
1.2.1.3. Khái niệm về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đƣợc nghiên cứu xuất phát từ một
phạm vi, không gian, thời gian riêng biệt của mỗi tỉnh mà ở đó có nhiều yếu tố tác
động, thay đổi theo của các chủ thể khác nhau. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh xuất phát từ sự tổng hợp các thế mạnh của địa phƣơng đƣợc phát huy
tối đa. Quá trình này đƣợc diễn ra nhịp nhàng, với tƣ duy kinh tế của đội ngũ lãnh
đạo tỉnh kết hợp với lợi thế của địa phƣơng mình, từ đó có các chính sách hợp lý,
hiệu quả hơn so với các tỉnh, thành phố khác [Đỗ Minh Trí, 2015].
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng tạo lập môi trƣờng kinh doanh thuận
lợi, thông thoáng, lành mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là yêu cầu tất yếu đặt ra trong
công cuộc đổi mới hiện nay. Điều này cũng trả lời cho câu hỏi tại sao có những tỉnh,
thành phố luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ [Nguyễn Thị Thu Hà, 2008].
23
Ở Việt Nam, tổ chức có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc theo dõi, hỗ
trợ hoạt động kinh tế và phát triển doanh nghiệp là Phòng Thƣơng mại và Công
nghiệp Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt
Nam (USAID) đã tổ chức khảo sát hàng năm đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh
của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đƣợc xây dựng nhằm đánh
giá môi trƣờng kinh doanh, chất lƣợng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành
chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam [VCCI, 2013].
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các
lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ
nhân. Một địa phƣơng đƣợc coi là có chất lƣợng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia
nhập thị trƣờng thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi
trƣờng kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không
chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các qui định, thủ tục
hành chính nhanh chóng; 6) Môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh
năng động sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển, chất lƣợng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và 10)
Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng hiệu quả.
Để nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực
phi vật chất (hay nguồn lực mềm) đều rất quan trọng. Trong khi các nguồn lực vật
chất dễ nhận biết, lƣợng hoá thì nguồn lực phi vật chất không phải lúc nào và ai
cũng nhìn nhận ra đƣợc và nhìn nhận nhƣ nhau. Vì thế, khi nói đến Năng lực cạnh
tranh và tạo dựng Năng lực cạnh tranh cho địa phƣơng mình, mỗi tỉnh nhìn nhận và
cách làm khác nhau. Trong tƣ duy cạnh tranh cũ, có tỉnh đã “xé rào” để thu hút các
nhà đầu tƣ. Trong tƣ duy “cạnh tranh phát triển bền vững”. Năng lực cạnh tranh của
tỉnh đƣợc đánh giá chủ yếu trong “con mắt” của nhà đầu tƣ và DN mà không chỉ
dƣới góc nhìn chính quyền tỉnh. Đồng thời, các tỉnh cạnh tranh đặt trong mối quan
hệ hợp tác, liên kết để phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi tỉnh trong khung khổ luật
pháp quốc gia và thông lệ quốc tế.
Nhƣ vậy, theo quan niệm của NCS: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh là quá trình rà soát, kiểm tra đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến
24
việc đánh giá của những người tham gia đối với 10 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đúng nhằm thay đổi quan điểm theo hướng tích
cực của những người tham gia đánh giá các chỉ số NLCT cấp tỉnh.
1.2.1.4. Phân loại năng lực cạnh tranh
Khi xem xét dƣới giác độ về phạm vi liên quan đến địa giới hành chính, địa lý
có cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh vùng lãnh thổ.
Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
tất cả các sản phẩm trên thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu về năng
lực cạnh tranh cấp quốc gia.
Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trƣờng
cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và
duy trì mức tăng trƣởng cao, bền vững. Môi trƣờng cạnh tranh kinh tế chung có ý
nghĩa rất to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà
kinh doanh và các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trƣờng đƣợc thông tin đầy đủ.
Ngƣợc lại sự dịch chuyển cơ cấu ngành theo hƣớng ngày càng có hiệu quả hơn, tốc
độ tăng trƣởng, sự phồn thịnh kinh tế lại phụ thuộc vào sự phát triển năng động của
doanh nghiệp.
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm NLCT có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia.
NLCT phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con ngƣời, tài nguyên và vốn của
quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lƣơng,
tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận thu đƣợc từ tài nguyên thiên nhiên.
NLCT không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vƣợng
mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả nhƣ thế nào trong các lĩnh vực. Năng suất của
nền kinh tế quốc dân có đƣợc nhờ sự kết hợp của các DN trong và ngoài nƣớc.
Theo Asia Development Outlook (2003), NLCT là khả năng cạnh tranh của
một nƣớc để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đƣợc thử thách của thị
trƣờng quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của công dân
nƣớc đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nƣớc
để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thƣơng mại
quốc tế, trong khi kiếm đƣợc thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó.
25
Ủy ban phụ trách về năng lực cạnh tranh của các ngành ở Hoa Kỳ (The U.S.
Presidents Commission on Industrial Competitiveness) đƣa ra định nghĩa về năng
lực cạnh tranh của một Quốc gia nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là
khả năng quốc gia đó - trong điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng - có thể sản
xuất hàng hóa dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị trƣờng quốc tế, đồng thời vẫn duy trì
và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của công dân nƣớc mình”.
Theo Michael E. Porter, ta có thể hiểu việc nâng cao NLCT là làm sao giúp
cho các doanh nghiệp (những ngƣời tham gia đánh giá NLCT) có thể duy trì tăng
trƣởng nhanh và bền vững. Chính vì vậy mà Chính phủ có chức năng cải thiện môi
trƣờng thúc đẩy nâng cao năng suất, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các công trình
hạ tầng, ban hành chính sách nhằm kích thích sáng tạo và tăng năng suất các DN.
Trong đó NLCT quốc gia chủ yếu phát huy chính sách chính phủ áp dụng, nghĩa là
nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực xác định mục tiêu, thực hiện và hoạch định chính
sách của Chính phủ. Vai trò phù hợp của chính phủ là thúc đẩy. Ở cấp độ rộng nhất,
một trong những vai trò thiết yếu nhất của chính phủ là báo hiệu (Dự báo, định
hƣớng). Vì thế, đo lƣờng NLCT quốc gia suy cho cùng là đo lƣờng năng lực chỉ đạo
và điều hành kinh tế của Chính phủ [Michael E. Port, 2005)].
Nhƣ vậy, quan điểm của NCS về NLCT cấp quốc gia là tăng năng lực của một
nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và
ngoài nước, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống người dân. Một
nền kinh tế của một quốc gia muốn có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh
nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh
tranh trên thị trường
Năng lực cạnh tranh vùng (địa phương): Các yếu tố đất đai, tài nguyên, vị trí
địa lý, dân số luôn đƣợc xem xét nhiều hơn, trên thực tế các vùng (địa phƣơng) nếu
biết kết hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên mới là quan trọng nhất và đạt đƣợc
mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của việc khám phá các nguồn lực sẵn có tại địa
phƣơng lại nằm trong quá trình đổi mới và triển khai hợp lý với thực tế. Kết quả
cuối cùng của năng lực cạnh tranh địa phƣơng trong lĩnh vực kinh tế đƣợc thể hiện
26
là những thông tin về tăng trƣởng kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội, trình độ dân trí,
hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phản ánh rõ nhất.
Vì vậy, theo quan niệm của NCS: Năng lực cạnh tranh địa phương (cấp tỉnh)
chính là việc tập hợp đầy đủ ưu điểm của các nguồn lực sẵn có của địa phương
mang lại để rút ngắn quá trình tự vận động nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội
địa phương hiệu quả hơn.
1.2.1.5. Vai trò nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Qua quá trình nghiên cứu kết quả công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh hàng năm cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các nỗ lực cải thiện chất
lƣợng điều hành và sự phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân. Cụ thể, cải thiện kinh
tế còn có tác động dài hạn. Tăng một điểm PCI sẽ giúp tăng thêm doanh nghiệp
thành lập mới lên 3% trong 10 năm tiếp theo [VCCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh, 2016].
Cạnh tranh cấp tỉnh có vai trò rất quan trọng để sàng lọc, kiếm tìm các nhà sản
xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh là sự tồn tại phát triển hay
phá sản. Đối với một địa phƣơng đó là sự thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào tỉnh đó
nó còn đƣợc thể hiện chất lƣợng cuộc sống, tỷ lệ lao động, thất nghiệp… Để thúc
đẩy đƣợc các hoạt động kinh tế, các địa phƣơng nên chú trọng tăng cƣờng khả năng
tiếp cận đất đai, cải thiện tính minh bạch và nâng cao chất lƣợng đào tạo lao động.
Ngoài ra cần cải thiện chỉ số minh bạch và giảm thiểu các chi phí không chính thức.
Tất cả các lĩnh vực này đều có tác động trong ngắn hạn. Cụ thể, tăng một điểm
trong chỉ số Tiếp cận đất đai hay đào tạo lao động sẽ giúp tăng thêm 12% doanh
nghiệp mới đăng ký (VCCI, 2016).
Việc đánh giá cụ thể các yếu tố cấu thành, hay nhóm yếu tố có khả năng tác
động tới quá trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là rất rộng, bởi
nhiều nhóm yếu tố có khả năng tác động đồng thời hay gián tiếp từ khách quan, chủ
quan, bên trong hay bên ngoài. Vì vậy, việc nghiên cứu cần dựa chủ yếu vào các
yếu tố bên trong, đảm bảo tính nổi trội trong vai trò nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh và tránh các yếu tố bị chịu tác động từ chính sách của Trung ƣơng,
hoặc các yếu tố phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.
27
Để đánh giá các yếu tố cấu thành, đồng thời xem xét yếu tố có tác động tới nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ta cần phân chia nhóm yếu tố phụ thuộc vào
phạm vi điều chỉnh của chính quyền Trung ƣơng, chính quyền cấp tỉnh. Trong khuôn
khổ của vấn đề nghiên cứu này luận án tập trung vào nhóm yếu tố thuộc phạm vi, vai
trò điều chỉnh bởi chính quyền cấp tỉnh, nhóm yếu tố này đƣợc nhận định bƣớc đầu là
năng động, trụ cột trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bởi vậy, vai trò
của chính quyền cấp tỉnh càng thể hiện rõ nét đó là nét rất đặc trƣng cơ bản của vai
trò là tính toàn diện, trực tiếp và là trung tâm điều phối trên mọi lĩnh vực của địa
phƣơng. Vai trò ấy gắn liền với năng lực quản lý, tổ chức điều hành trên mọi lĩnh vực
sản xuất, đời sống xã hội của địa phƣơng, đồng thời gắn trực tiếp với quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức cho những nhóm đối tƣợng cụ thể. Chính quyền cấp
tỉnh luôn giữ vai trò trung tâm và hoạt động trong hệ thống chính quyền địa phƣơng.
Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện chất lƣợng
điều hành kinh tế, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính thông
thoáng sẽ đem lại những lợi ích lâu dài cho các địa phƣơng, thậm chí còn góp phần
khắc phục đƣợc những hạn chế, bất lợi về vị trí địa lý hay các điều kiện kém phát
triển về hạ tầng. Vậy, nếu xem xét kỹ nội hàm tổng thể của cả quá trình nâng cao
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, điều đó có nghĩa là vai trò, phƣơng pháp lãnh
đạo của chính quyền cấp tỉnh sẽ đƣợc xem xét qua việc phát hiện, sử dụng các
nguồn lực sẵn có và kế hoạch phát triển các lợi thế mới của địa phƣơng.
1.2.2. Nội dung và cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đƣợc hợp tác nghiên
cứu và trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID/ Việt
Nam, đã xác định các chỉ số để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành
của Việt Nam trong việc xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc phát
triển doanh nghiệp dân doanh, đó chính là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
PCI là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh "Provincial Competitiveness Index". PCI
đƣợc công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi
chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố
của Việt Nam, theo đó đã có 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam đƣợc xếp hạng và
đánh giá.
28
Năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trƣờng kinh doanh- Thiết chế pháp
lý và Đào tạo lao động- đƣợc đƣa vào xây dựng chỉ số PCI và cũng từ năm 2006 trở
đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều đƣợc đƣa vào bảng xếp hạng, đồng thời
các chỉ số thành phần cũng đƣợc tăng cƣờng thêm. Năm 2009, phƣơng pháp luận
PCI đƣợc điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế
và các thay đổi trong môi trƣờng pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số Ƣu
đãi doanh nghiệp nhà nƣớc, hiện nay, PCI còn 9 chỉ số thành phần. Năm 2013, PCI
đánh dấu bƣớc thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đƣợc đƣa vào bộ chỉ
số là một thƣớc đo đánh giá cho đến nay, theo đó, một tỉnh đƣợc đánh giá là thực
hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có:
1) Chi phí gia nhập thị trƣờng thấp; 2) Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai
và có mặt bằng kinh doanh ổn định; 3) Môi trƣờng kinh doanh công khai minh
bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh
và các văn bản pháp luật cần thiết; 4) Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực
hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian).
5) Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu; 6) Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành
phần mới; 7) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, do khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân cung cấp; 9) Có chính sách đào tạo lao
động tốt; 10) Hệ thống pháp luật và tƣ pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và
hiệu quả. Hàng năm cứ trung tuần tháng 3, Phòng Công nghiệp và thƣơng mại Việt
Nam (VCCI) công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của năm trƣớc.
Khi đó sẽ có kết quả xếp hạng điểm số từ thấp nhất đến cao nhất cho 63 tỉnh thành
trong cả nƣớc căn cứ trên từng chỉ số thành phần đƣợc các doanh nghiệp dân doanh
đánh giá. Do vậy sẽ có điểm số cao nhất và điểm số thấp nhất. VCCI lấy điểm
chênh lệch giữa điểm số cao nhất và thấp nhất làm điểm trung vị để so sánh.
Trên cơ sở đó NCS đƣa ra khái niệm chỉ số NLCT thấp điểm và giảm điểm
làm cơ sở đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân tại sao điểm số của chỉ số đó lại bị thấp
điểm và giảm điểm. Mỗi điểm số đánh giá sẽ đƣợc gắn với thời gian cụ thể.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đều có sự phụ thuộc lẫn
nhau, bởi tác động của mỗi yếu tố thƣờng dựa vào sự thay đổi trạng thái của yếu tố
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOTLuận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
 
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
 
Luận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị
Luận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thịLuận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị
Luận văn: Quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóaLuận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo...
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thônĐề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
 

Similar to LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG

Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Man_Ebook
 

Similar to LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG (20)

Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
 
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAY
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAYSự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAY
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học, HAY
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa họcĐề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của Viện Khoa học
 
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAYBÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam 6547179
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
 
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèoKết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
Kết quả thực hiện của chương trình phát triển nông thôn tới xóa đói giảm nghèo
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THANH XUÂN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THANH XUÂN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN - 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Thanh Xuân
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Quản lý - Luật kinh tế - Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghệ GTVT- Ban Giám đốc và các thầy cô giáo thuộc cơ sở Đào tạo Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS Đỗ Anh Tài - người đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn và động viên khích lệ tôi, dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã luôn ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và thu thập tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND Tỉnh Bắc Giang, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, Trung tâm xúc tiến Đầu tư tỉnh Bắc Giang, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình tôi. Những người thân yêu trong gia đình luôn là những nguồn động viên lớn lao, luôn dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Trần Thị Thanh Xuân
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 5. Điểm mới của luận án .............................................................................................4 6. Bố cục của luận án ..................................................................................................4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH.....5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án...........................5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam........................................................13 1.1.3. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu ......................17 1.2. Lý luận chung về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh....................19 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và phân loại năng lực cạnh tranh .................19 1.2.2. Nội dung và cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .....................27 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.....................28 1.2.4. Mối quan hệ nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .........................................................................................32 1.3. Cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................................33 1.3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam giai đoạn 2006-2017 ......................................................................................................35 1.3.2. Những chỉ số tăng điểm trong giai đoạn 2006-2017......................................38 1.3.3. Những chỉ số giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017.....................................39
  • 6. iv 1.4. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số NLCT của một số địa phƣơng ở Việt Nam ....41 1.4.1. Tỉnh Bắc Ninh: Mô hình ứng dụng “Bác sĩ doanh nghiệp”...........................41 1.4.2. Tỉnh Quảng Ninh: Cải cách thủ tục hành chính về đầu tƣ - Mô hình IPA và đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phƣơng (DDCI) ........42 1.4.3. Tỉnh Thái Nguyên: Tổ công tác trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ...44 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Giang.............................................45 Kết luận chƣơng 1.....................................................................................................46 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................48 2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang........................................48 2.1.1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh......................................................................48 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.................................................................................50 2.1.3. Các khu công nghiệp và đô thị.......................................................................56 2.1.4. Tăng trƣởng kinh tế........................................................................................58 2.1.5. Cơ cấu ngành kinh tế......................................................................................59 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................60 2.2.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................60 2.2.2. Lựa chọn nội dung nghiên cứu.......................................................................62 2.2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ...............................................................................62 2.2.4. Chọn mẫu điều tra ..........................................................................................64 2.2.5. Dữ liệu sử dụng: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.............65 2.2.6. Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu.........................................................65 2.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................66 2.2.8. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu.......................................................................69 Kết luận chƣơng 2.....................................................................................................73 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH BẮC GIANG QUA GIAI ĐOẠN 2006-2017 .............74 3.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Giang giai đoạn 2006-2017.......................................................................................................74 3.1.1. So sánh tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong phạm vi cả nƣớc và trong khu vực các tỉnh Miền núi phía Bắc......................................................................74 3.1.2. Kết quả khảo sát sơ bộ các chuyên gia là các nhà quản lý và của các doanh nghiệp ..................................................................................................77
  • 7. v 3.1.3. Về xếp hạng các chỉ số thành phần cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .....82 3.2. Phân tích nhân tố đƣa vào nghiên cứu tìm nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang bị thấp và giảm điểm ...........................................................................91 3.2.1. Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha..........................................91 3.2.2. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm.............................................92 3.2.3. Đối với nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh giảm điểm..........................................103 3.3. Đánh giá chung các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị giảm điểm và thấp điểm....................................................108 Kết luận chƣơng 3...................................................................................................110 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 ....111 4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025........111 4.1.1. Những cơ hội và thách thức .........................................................................111 4.1.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025.....................................................................................................115 4.2. Các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025..........................................................................116 4.2.1. Giải pháp cho nhóm chỉ số thấp điểm..........................................................117 4.2.2. Giải pháp cho nhóm chỉ số giảm điểm.........................................................128 4.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh................................................................................................136 4.3.1. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính của doanh nghiệp........136 4.3.2. Xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực ..........................................................137 4.3.3. Liên kết trong kinh doanh ............................................................................138 Kết luận chƣơng 4...................................................................................................139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................140 1. Kết luận ...............................................................................................................140 2. Kiến nghị.............................................................................................................143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................147 PHỤ LỤC ..............................................................................................................157
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ công chức CCC Cụm công nghiệp CNH Công nghiệp hoá CPKCT Chi phí không chính thức CTBĐ Cạnh tranh bình đẳng ĐKKD Đăng ký kinh doanh DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân GNTT Gia nhập thị trƣờng GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp GTVT Giao thông vận tải HĐH Hiện đại hoá KCN Khu công nghiệp NCS Nghiên cứu sinh NLCT Năng lực cạnh tranh NSNN Ngân sách nhà nƣớc PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index) TMDV Thƣơng mại dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTHT Thủ tục hành chính UBND Uỷ ban nhân dân VCCI Phòng công nghiệp Việt Nam
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2017 ...........41 Bảng 1.2: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2017.......43 Bảng 1.3: Kết quả xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2017......44 Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.............................51 Bảng 2.2: So sánh quy mô các KCN - KCX các địa phƣơng ................................57 Bảng 2.3: Thống kê khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay ........63 Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng mẫu phải đạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang..............64 Bảng 2.5: Thang đo các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .........................................................................................66 Bảng 3.1: Xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017 ......................76 Bảng 3.2: Nhóm chỉ số NLCT có điểm số cao của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017..............................................................................................83 Bảng 3.3: Các chỉ số NLCT cấp tỉnh thấp điểm ....................................................83 Bảng 3.4: Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị giảm điểm..........................88 Bảng 3.5: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’ s Alpha cho biến nguyên nhân để nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh ...............................................91 Bảng 3.6: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số gia nhập thị trƣờng thấp điểm...........92 Bảng 3.7: Đánh giá nguyên nhân của chỉ số tiếp cận đất đai thấp điểm................95 Bảng 3.8: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số Tính minh bạch thấp điểm ................97 Bảng 3.9: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số pháp lý thấp điểm..............................99 Bảng 3.10: Đánh giá của các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp về nguyên nhân chỉ số cạnh tranh bình đẳng thấp điểm......................................................102 Bảng 3.11: Đánh giá nguyên nhân về chỉ số chi phí không chính thức.................104 Bảng 3.12: Đánh giá nguyên nhân chỉ số lao động giảm điểm..............................105 Bảng 3.13: Đánh giá nguyên nhân về Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh ..................................................................................107 Bảng 3.14: Giá trị trung bình đánh giá các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang................................................108
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Điểm số trung vị PCI theo thời gian......................................................37 Hình 1.2: Diễn biến 10 chỉ số thành phần theo thời gian ......................................38 Hình 2.1: Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn (%) ...............................50 Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang so sánh với cả nƣớc và một số tỉnh khác trong khu vực giai đoạn 2010 đến 2016.......59 Hình 2.3: Mức độ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp-xây dựng giai đoạn 2010-2017..............................................................................................60 Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu phƣơng pháp đánh giá nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm.......................................61 Hình 3.1: So sánh chỉ số PCI với các tỉnh lân cận.................................................75 Hình 3.2: Điểm số các chỉ số thành phần cấu thành PCI, 2017 ............................76
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là thƣớc đo đánh giá mức độ cạnh tranh của địa phƣơng trong việc thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ phát triển trên địa bàn một tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (NLCT) có thể đƣợc xem là “tập hợp tiếng nói” của các doanh nghiệp đánh giá về môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh với doanh nghiệp đang hoạt động (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI, 2011). Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là hƣớng đi quan trọng để chính quyền địa phƣơng thực hiện việc lấp đầy khoảng trống và những hạn chế trong chính sách cũng nhƣ giữa việc thiết kế và thi hành chính sách, giữa tập trung và phân quyền, giữa ý tƣởng chính sách và đòi hỏi của cuộc sống, của doanh nghiệp và ngƣời dân - đối tƣợng quan trọng nhất mà mọi chính sách phải phục vụ (Phạm Chi Lan - Chuyên gia cao cấp kinh tế). Một số địa phƣơng đã có thành công nhất định trong việc cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả bƣớc đầu thể hiện rõ là đã ổn định đƣợc tình hình kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực biến đổi theo chiều hƣớng tích cực và khẳng định đƣợc vị thế của địa phƣơng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động. Theo báo cáo PCI năm 2016 của Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2006-2017 ngày càng đƣợc rút ngắn lại giữa các tỉnh thấp nhất và cao nhất trong 63 tỉnh thành của cả nƣớc (chỉ còn khoảng 6 điểm). Điều đó cho thấy sức cạnh tranh giữa các tỉnh ngày càng trở lên quyết liệt. Tỉnh Bắc Giang nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy nội địa. Tuy vậy, kinh tế của tỉnh phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh, kết quả đánh giá xếp hạng thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh
  • 12. 2 cấp tỉnh của Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) cũng cho thấy Bắc Giang chƣa phải là địa phƣơng có điểm số và thứ hạng tốt và ổn định trong nhiều năm qua. Năm 2006, năm đầu tiên tỉnh Bắc Giang tham gia đánh giá đã đạt 55,89 điểm xết thứ 16 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và thuộc nhóm “Khá”. Song trong những năm tiếp theo đến 2017 có 2 năm tỉnh xếp loại “Tƣơng đối thấp” đó là vào năm 2008 và năm 2013 đặc biệt lãnh đạo tỉnh đã đƣa ra nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tuy nhiên trong năm 2017 xếp hạng của tỉnh vẫn chỉ đứng thứ 33/63 tỉnh thành phố và chỉ đạt loại “Trung bình”. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vì lý do gì? mà chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh không đƣợc cải thiện mà còn có xu hƣớng giảm điểm nhƣ vậy. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang” làm luận án tiến sĩ của mình để nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang còn thấp và bị giảm điểm nhằm đề xuất các khuyến nghị về chính sách đối với tỉnh để nâng cao chỉ số NLCT của tỉnh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Thông qua nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm cho tỉnh Bắc Giang tới năm 2025. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận án nghiên cứu nhằm giải quyết 3 mục tiêu cụ thể. 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chỉ số năng lực cạnh tranh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. 2. Nghiên cứu xác định nguyên nhân làm cho một số chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017 bị thấp điểm và giảm điểm. 3. Đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025 nhằm tăng điểm cho các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn qua.
  • 13. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài hƣớng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Những chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2017 bị thấp điểm và giảm điểm? 2) Những nguyên nhân nào làm cho chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị đánh giá là thấp điểm và giảm điểm? 3) Chính quyền tỉnh nên chú trọng đến những vấn đề gì nhằm nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh đã bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017 của tỉnh Bắc Giang và trong giai đoạn 2018 - 2025? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong quan hệ ảnh hƣởng tới việc thu hút đầu tƣ, đến hoạt động các doanh nghiệp dân doanh đóng trên địa bàn tỉnh tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị đánh giá thấp điểm và giảm điểm liên tục trong giai đoạn 2006-2017. Cụ thể là các nhóm chỉ số thấp điểm và giảm điểm nhƣ sau: 1. Nhóm chỉ số PCI thấp điểm: Chỉ số Gia nhập thị trƣờng; Chỉ số Tiếp cận đất đai; Chỉ số Tính minh bạch; Chỉ số Thiết chế pháp lý và Chỉ số cạnh tranh bình đẳng. 2. Nhóm chỉ số PCI giảm điểm: Chỉ số đào tạo lao động; Chỉ số chi phí không chính thức và Chỉ số Tính năng động. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài đƣợc thực hiện trong khuôn khổ thời gian có hạn, các điều kiện phục vụ cho nghiên cứu cũng đƣợc tính toán hợp lý để đảm bảo cho việc đánh giá thực trạng các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2006 đến 2017, các nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm. Để từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nội dung của nghiên cứu tập trung chính vào lãnh đạo các cơ quan và các doanh nghiệp phân bố trên địa bàn tỉnh. 1) Phạm vi đối tƣợng cung cấp thông tin: nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với các DN thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, đang hoạt động trong các lĩnh vực:
  • 14. 4 Thƣơng mại, dịch vụ, Xây dựng và Công nghiệp, Hộ sản xuất kinh doanh, Lãnh đạo các cơ quan (Các sở, phòng, ban) đang hoạt động tại tỉnh Bắc Giang. 2) Phạm vi nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu các nguyên nhân tại sao các chỉ số NLCT bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017. 3) Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu sẽ tiến hành trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Giang (tại 9 huyện và thành phố), các cơ quan quản lý kinh tế và ngƣời dân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa tỉnh Bắc Giang. 4) Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án đƣợc thu thập trong giai đoạn 2006-2017. Số liệu điều tra sơ cấp đƣợc thu thập trong năm 2017. 5. Điểm mới của luận án Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc, luận án chỉ ra các nguyên nhân làm cho các chỉ số PCI trong giai đoạn đến 2017 luôn bị đánh giá thấp điểm và giảm điểm so điểm trung vị của cả nƣớc để đƣa ra các giải pháp giúp cải thiện các chỉ số bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn tới. Đây là một nội dung mới mà luận án sẽ đóng góp cho tỉnh Bắc Giang. Các giải pháp mà luận án đƣa ra không chỉ có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với tỉnh Bắc Giang, mà mong muốn làm bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng trong vùng, áp dụng, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục và tài liệu tham khảo, luận án kết cấu gồm 4 chƣơng chính: Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nâng cao chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025.
  • 15. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách hệ thống lại đƣợc bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay. Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế ngƣời Anh là Buckley, Pass và Prescott, đến năm 1988 có rất ít định nghĩa về năng lực cạnh tranh đƣợc chấp nhận. Còn M. E. Porter - một chuyên gia uy tín trên thế giới về năng lực cạnh tranh lại chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách đầy đủ và chƣa có một định nghĩa nào đƣợc chấp nhận một cách thống nhất. Năm 1996, Waheeduzzan và các cộng sự cho rằng "Năng lực canh tranh vẫn là một trong những khái niệm đƣợc hiểu thiếu đầy đủ" (Misunderstood concept). Cho đến năm 2004, Henricsson và các cộng sự chỉ rõ rằng khái niệm năng lực canh tranh vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế và các nhà báo. Có nhiều hội thảo liên quan đến năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã đƣợc công bố nhƣng hầu hết các nhà nghiên cứu đều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một số ít các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của vùng địa phƣơng. Tổng luận tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả nhƣ Thorne (2002), Momay (2005), Flanagan và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bƣớc vào thời kỳ "bùng nổ" với số lƣợng công trình nghiên cứu đƣợc công bố rất lớn. Qua nghiên cứu của NCS chia thành các quan niệm sau: * NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống Lý thuyết cạnh tranh truyền thống với các trƣờng phái nghiên cứu nổi tiếng nhƣ: Kinh tế học Chamberlin, Một nhà kinh tế ngƣời Mỹ nổi tiếng với Lý thuyết cạnh tranh độc quyền (1933). Trong lý thuyết này, ông đã phân tích tình hình thị
  • 16. 6 trƣờng giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền độc lập với công trình ở Anh của Joaobinson. Ông cho rằng các hãng cạnh tranh với nhau vì cầu nối với sản phẩm của họ bị tác động bởi sự tồn tại của các hãng khác, nhƣng mỗi hãng lại có mức độ độc quyền nào đó vì chúng có các sản phẩm riêng mình. Cạnh tranh có thể dƣới dạng cạnh tranh sản phẩm, trong đó quảng cáo rất quan trọng cũng nhƣ đối với cạnh tranh bằng giá vậy. Chanberlin nhấn mạnh tính biến dị sản phẩm đối lập với sự không hoàn hảo của thị trƣờng, bao gồm yếu tố nhƣ tên nhãn mác, chất lƣợng đặc biệt, mẫu, bao bì và dịch vụ bán hàng. Một trong những kết luận nổi lên từ sự phân tích của ông là cạnh tranh độc quyền có thể có đặc trƣng thừa năng lực, một kết quả bị thách thức vì nó có vẻ phụ thuộc vào giả định rằng tất cả thành viên của một nhóm hoạt động dƣới những điều kiện chi phí giống nhau. Kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO) nhận định rằng Một ngành khoa học thuộc kinh tế học, liên quan với hoạt động thuộc hệ thống giá. Kinh tế học công nghiệp khảo sát sự liên hệ lẫn nhau giữa cơ cấu thị trƣờng, hƣớng dẫn thị trƣờng và thao tác thị trƣờng, bằng cách sử dụng phân tích mô hình của lý thuyết thị trƣờng Lý thuyết cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO (Porter, 1980), Kinh doanh chủ yếu vào cơ cấu ngành mà doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu của ngành sẽ quyết định đến hành vi chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và điều này sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh ngành. Lý thuyết môi trƣờng kinh doanh (Baney,1991). Tuy nhiên, khi môi trƣờng kinh doanh thay đổi và có tác động đến chiến lƣợc kinh doanh thì các thuộc tính khác biệt của DN trong cùng ngành sẽ không thể tồn tại lâu dài vì chúng thƣờng có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chƣớc, hoặc mua bán trên thị trƣờng nguồn lực. Kinh tế học tổ chức và kinh tế độc quyền phân tích NLCT trong điều kiện mất cân bằng của thị trƣờng và nền kinh tế độc quyền với giả định DN có lợi thế tuyệt đối về các tài sản, nguồn lực. Do vậy, trong môi trƣờng kinh doanh thay đổi nhanh chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, ... đã không còn là lợi thế của DN. Mặt khác, đối tƣợng phân tích của kinh tế học tổ chức và cạnh tranh độc quyền đều hƣớng tới các ngành kinh doanh với giả định là các DN trong cùng
  • 17. 7 ngành có điều kiện về tài sản, nguồn lực đồng nhất. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc giải thích lợi thế cạnh tranh của các DN trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. * NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh cổ điển Chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển ra đời ở Anh vào thế kỷ XVIII mà nhân vật đại biểu kiệt xuất là Adam Smith và David Ricardo. Trong tác phẩm “Nghiên cứu tính chất và nguồn gốc của cải của quốc dân” hay còn gọi là “Quốc phú luận” đề cập đến năng lực cạnh tranh toàn cầu xuất bản năm 1776 với tƣ tƣởng tự do kinh tế trong đó có tƣ tƣởng tự do cạnh tranh. Adam Smith là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học lớn ngƣời Scotland (1723-1790). Trong tác phẩm “Quốc phú luận”, tác giả cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Vì sự cạnh tranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trƣờng và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trƣờng. Theo Smith, “Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “Cạnh tranh và thi đua thƣờng tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Ngƣợc lại, chỉ có mục đích lớn lao nhƣng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra đƣợc bất kỳ sự cố gắng lớn nào”. Cũng trong một tác phẩm khác của mình là “Sự giàu có của các quốc gia” xuất bản năm 1776. Đƣợc công nhận là tác giả khái niệm lợi thế tuyệt đối với tác phẩm này. Trong đó nói rằng mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối. David Ricardo nhà kinh tế học ngƣời Anh (1772-1823) với tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá” đã phát triển lý thuyết của Adam Smith thành lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý thuyết này cho rằng một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tƣơng đối so với quốc gia kia. Mỗi quốc gia mỗi ngành có lợi thế so sánh về tài nguyên khác nhau, công nghệ khác nhau. Do đó có thể sản xuất và bán những sản phẩm mình có lợi thế hơn và thông qua ngoại thƣơng nhập những mặt hàng mình kém ƣu thế hơn. Adam smith và David Ricardo chỉ rõ giá trị và giá trị sử dụng hàng
  • 18. 8 hóa và chính 2 yếu tố này quyết định đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa [David Ricardo, 1817]. * NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển Trƣờng phái tân cổ điển ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nƣớc vào kinh tế, tin tƣởng cơ chế thị trƣờng sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả. Lý luận về cạnh tranh hoàn hảo của trƣờng phái Tân cổ điển cuối thế kỷ XIX, đại biểu là W.S.Jevons (1835-1882), theo lý thuyết của ông thì thu nhập và của cải đƣợc phân phối đều khắp, nhà nƣớc không phải nhúng tay vào và các doanh nghiệp phải tự nó cạnh tranh với nhau. Quy luật năng suất lao động của John Bates Clark, theo ông lợi ích của lao động thể hiện ở năng suất lao động (ích lợi của các yếu tố sản xuất thể hiện ở năng suất của nó). Song năng suất lao động của các yếu tố là giảm sút (bất tƣơng sứng). Do vậy, đơn vị yếu tố sản xuất đƣợc sử dụng sau cùng là đơn vị yếu tố sản xuất giới hạn - sản phẩm của nó là sản phẩm giới hạn, năng suất của nó là năng suất giới hạn, nó quyết định đến tất cả năng suất của tất cả các yếu tố sản xuất khác. Lý thuyết hệ thống sản xuất: Tính nhất quán và những động thái của A. Mashall (1842-1924), Trong tác phẩm “Những nguyên lí kinh tế chính trị học” của ông, A. Marshall đã nhận diện những tính kinh tế bên ngoài đƣợc ông đối lập với những tính kinh tế bên trong của doanh nghiệp. Khái niệm tính kinh tế bên ngoài thật ra có hai thiên hƣớng. Một mặt vấn đề là giải thích rằng qui luật lợi tức giảm dần ở cấp độ mỗi doanh nghiệp dẫn đến việc giới hạn quy mô của doanh nghiệp có thể tƣơng thích với sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Mặt khác phải giải thích những lí do thúc đẩy các doanh nghiệp chuyên môn hoá về cùng một nghề, do đó trực tiếp trở thành cạnh tranh nhau, tập hợp nhau lại trên cùng một lãnh thổ thay vì ở rải rác xa nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau này giữa các doanh nghiệp kéo theo là quyết định của mỗi tác nhân làm phát sinh những hiệu ứng mà doanh nghiệp không đƣa vào trong những tính toán cá thể và riêng tƣ. Những tính kinh tế bên ngoài trực tiếp (hàng hoá) hay gián tiếp (phi hàng hoá) hay hiệu ứng ngoại lai đƣợc dùng để biện minh cho sự can thiệp của Nhà nƣớc vào các hệ thống sản xuất
  • 19. 9 dƣới hình thức chính sách công nghiệp, chính sách khoa học và kĩ thuật, chính sách qui hoạch lãnh thổ,… L. Walras (1834-1910), giả thiết rằng thị trƣờng không có độc quyền, không có sự cọ xát, điều chỉnh để cân đối, ngƣời tham gia thị trƣờng có thông tin nhƣ nhau. Cạnh tranh hoàn hảo thúc đẩy các ngành, doanh nghiệp điều chỉnh qui mô sản xuất tới điểm thấp nhất của chi phí bình quân. Kết quả họ đã cho ra đời tƣ tƣởng về thể chế kinh tế cạnh tranh hoàn hảo lấy thị trƣờng tự do hoặc chế độ trao đổi làm cốt lõi. Lý luận này chú ý đến vấn đề hiệu quả phân phối hoặc sử dụng một cách tối ƣu nguồn tài nguyên kinh tế. Trong mọi thể chế kinh tế, cho dù tính chất xã hội thế nào chăng nữa, một trong những vấn đề quan trọng là phân phối một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên hiện có để các ngành, doanh nghiệp muốn có hiệu quả và lợi nhuận tối đa thì phải bố trí sản xuất theo nguyên tắc giá thành cận biên gắn với lợi ích cận biên. * NLCT theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh hiện đại Lý thuyết “Lợi thế so sánh” của hai tác giả ngƣời Thuỵ Điển Eli Heckscher (1879-1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) dựa trên ý tƣởng mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất để làm ra các mặt hàng khác nhau là những nhân tố quan trọng trong quy định thƣơng mại [Eli Heckscher và Bertil Ohlin, 1933]. Hay theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Anh Alfred Masshall với tác phẩm “Các quy luật của kinh tế học” (1890), nền kinh tế thời đại này cân đối, ổn định, do đó mà có trật tự, có thể dự đoán đƣợc. Trong nền kinh tế công nghiệp sản xuất có khuynh hƣớng lặp đi lặp lại, cạnh tranh có nghĩa là phải làm cho sản phẩm có chất lƣợng cao, giá rẻ. Do đó, phải cải tiến chất lƣợng, hạ giá thành, đi đến giới hạn cuối cùng là giá thành tăng lên hoặc lợi nhuận giảm xuống. Nghiên cứu khía cạnh vi mô của hai tác giả Feurer và Chaharbaghi (1994) nêu ra rằng: Năng lực cạnh tranh mang tính tƣơng đối chứ không tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào các giá trị của ngƣời tiêu dùng và các cổ đông: sức mạnh tài chính, nhân tố quyết định khả năng hành động và phản ứng lại trong một môi trƣờng cạnh tranh. Tiềm năng của con ngƣời và công nghệ trong việc thực hiện những thay đổi mang
  • 20. 10 tính chiến lƣợc cần thiết. Năng lực cạnh tranh chỉ có thể duy trì nếu đƣợc sự cân đối cần thiết đƣợc duy trì giữa những nhân tố này, hay hiểu chính xác hơn là những nhân tố có thể mâu thuẫn nhau về bản chất [Feurer và Chaharbaghi (1994)]. Các nghiên cứu của Krels và cộng sự (1995) cho thấy NLCT có mối liên hệ với các nền kinh tế đô thị. Nhóm tác giả nhấn mạnh đến sự cần thiết của các chỉ số lựa chọn đƣợc dùng để đo lƣờng tính cạnh tranh và đã chỉ rõ sự tập trung vào sự phát triển địa phƣơng có thể giúp đáng kể sự phát triển của đất nƣớc. Nhóm tác giả đƣa ra 6 yếu tố cho là biểu hiện của một nền kinh tế đô thị cạnh tranh, bao gồm cả mục tiêu số lƣợng và chất lƣợng, cụ thể: - Việc làm phải là những công việc yêu cầu cao về mặt kĩ năng và mang lại thu nhập cao. - Sản xuất theo hƣớng đem lại các sản phẩm và dịch vụ thân thiện, không có hại với môi trƣờng. - Tập trung sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm nổi bật ví dụ nhƣ đáp ứng yêu cầu đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân. - Tăng trƣởng kinh tế phải tƣơng thích để đạt đƣợc số lƣợng việc làm tối đa mà không gây ra ảnh hƣởng tiêu cực trong một thị trƣờng phải chịu áp lực quá lớn. - Địa phƣơng nên tập trung vào những hoạt động có khả năng kiểm soát trong tƣơng lai để có thể lựa chọn giữa các biện pháp thay thế thay vì sẽ chấp nhận một cách bị động. - Địa phƣơng cũng nên có khả năng nâng cao vị trí của mình trong hệ thống quản lý địa phƣơng. Để lý giải các yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh, Kresl đƣa ra ý kiến cho sự phân chia của mình thành các yếu tố thuộc về kinh tế (yếu tố sản xuất, cơ sở hạ tầng…) và yếu tố chiến lƣợc bao gồm các chính sách và luật pháp đƣợc ban hành. Cũng cùng có quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh của địa phƣơng. Nhà kinh tế học ngƣời Hoa kỳ Paul Krugman trong cuốn giáo trình Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách (1996) cho rằng thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các địa phƣơng không có gì hơn là sự chú trọng vào thƣơng nghiệp và do đó dẫn đến tự do thƣơng mại. Krugman xem tính cạnh tranh nhƣ là sự đóng góp của các công ty,
  • 21. 11 doanh nghiệp chứ không phải của thành phố, khu vực quốc gia hay lục địa nào. Khả năng trực giác cho rằng một thành phố hoặc một địa phƣơng nào làm tốt hơn nơi khác và chúng ta có xu hƣớng coi đó là năng lực cạnh tranh. Nhóm tác giả Gorden và Cheshire (1998) cho rằng năng lực cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự nỗ lực của các cơ quan đại diện cho khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí bằng việc vận dụng khéo léo một số yếu tố, đóng góp cho lợi ích của khu vực đó nhƣ một sự định vị cho nhiều hoạt động khác nhau. Tại các địa phƣơng nơi mà chi phí cố định cao và chi phí nhân công lao động đắt sẽ rơi vào thế bất lợi hơn. Đồng thời, lịch sử hình thành cũng nhƣ sự tổng hòa của các ngành công nghiệp sẽ có tác động lâu dài đến khả năng sản xuất của thành phố đó, từ đây có thể nắm bắt đƣợc các hình thức hoạt động mới. Bên cạnh đó còn có quan niệm rất mới đó của nhóm tác giả Cuadrado-Roura và Rubalcaba-Bermejo (1998), cho rằng tỉnh luôn luôn tổ chức một cách chuyên môn hóa và coi sự chuyên môn hóa là trọng tâm để tỉnh phát triển nổi trội hơn so với những nơi khác. Họ cũng cho rằng sự chuyên môn hóa có thể đem lại ảnh hƣởng tiêu cực nếu các yếu tố bên trong và bên ngoài làm cho vị trí cạnh tranh của thành phố suy giảm hoặc động lực thị trƣờng quốc tế sẽ tiêu hủy sự cần thiết của chuyên môn hóa. Tuy nhiên hoạt động đa dạng hơn, mở rộng hơn có thể giúp thành phố bù lại sự suy giảm tƣơng đối ở một số lĩnh vực thông qua phát triển các lĩnh vực khác. Năm 2002, tác giả Bạch Thụ Cƣờng, đã tổng kết tƣơng đối cụ thể và toàn diện các lý thuyết cạnh tranh và đề cập sâu đến cạnh tranh toàn cầu trong nghiên cứu của mình. Tác giả Bạch Thụ Cƣờng chỉ ra rằng khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần lớn tạo ra doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thu nhập bình quân, phƣơng pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng uy tín doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp đối với xã hội… các yếu tố này tạo lên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động có hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh tạo ra giá trị khác biệt với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh [Bạch Thụ Cƣờng, 2002].
  • 22. 12 Theo các tác giả Vũ Minh Khƣơng và Haughton (2004), một quốc gia, một tỉnh hay một thành phố đƣợc cho là có khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nếu nó có những chính sách và các điều kiện để đảm bảo và duy trì sự tăng trƣởng bền vững cũng nhƣ mức độ thu nhập bình quân đầu ngƣời cao. Bên cạnh đó nhóm tác giả còn đề cập đến chín nhóm chỉ số đo lƣờng năng lực cạnh tranh và phân loại chín nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh này cũng chủ yếu dựa trên cơ sở các nghiên cứu của tác giả M. Porter (2003) và tác giả Murg (2002). Cụ thể chín nhóm chỉ số NLCT đó là: Chính Phủ và chính sách tài chính; Các thể chế; Kết cấu hạ tầng; Nguồn nhân lực, Công nghệ; Tài chính; Độ mở cửa về thƣơng mại với thế giới bên ngoài; Công nghiệp hỗ trợ và Cạnh tranh nội địa. Michael E. Porter (2005), nhà tƣ tƣởng chiến lƣợc và là một trong những "bộ óc" quản trị có ảnh hƣởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lƣợc và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Khi phân tích khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cần phải phân tích chi tiết mỗi một trong chín nhóm hoạt động trong chuỗi giá trị này. Từ đó sẽ đƣợc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Tiến hành phân tích tƣơng ứng đối thủ cạnh tranh để hình dung đƣợc chuỗi giá trị của họ. Đây là những thông tin quan trọng để doanh nghiệp phân tích hoạt động của mình phát huy những lợi thế, khắc phục những khó khăn và các bất lợi làm tăng khả năng cạnh tranh. Theo MingZhang (2009), các hành động của tỉnh nhằm nâng cao tính cạnh tranh đặc biệt tập trung vào 3 khía cạnh đó là: Một là, Đáp ứng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông vận tải, truyền thông, nƣớc, điện lƣới và vệ sinh. Hai là, nâng cao các dịch vụ công cộng bao gồm: giáo dục, y tế, an ninh công cộng và nhà ở. Ba là, Giảm chi phí kinh doanh thông qua đơn giản hóa các thủ tục hành chính để bắt đầu kinh doanh, nộp thuế, thuê nhân công, thuê mặt bằng và thủ tục đóng cửa kinh doanh dễ dàng hơn Nhìn chung các nhà nghiên cứu chỉ rất rõ về cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh tranh các cấp độ. Tất cả các vấn đề đó chỉ nêu góc độ cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của địa phƣơng nhƣng chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào thông qua các chỉ số năng lực cạnh tranh để đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và so sánh các chỉ số cạnh tranh đó với các địa phƣơng trong khu vực đây có thể nói là khoảng trống trong nghiên cứu để NCS hoàn thiện.
  • 23. 13 1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam Các nghiên cứu tại Việt Nam về NLCT trong những năm gần đây cũng đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu và các các học giả quan tâm. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai hƣớng chính, đó là: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng cao NLCT của DN trong một ngành; Nghiên cứu về các yếu tố nội tại tác động đến NLCT của địa phƣơng. Trong luận án của mình NCS tìm hiểu nghiên cứu về các yếu tố nội tại tác động đến NLCT của địa phƣơng . Về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, một trong số những nghiên cứu đầu tiên đƣợc thực hiện đó tại Việt Nam là nghiên cứu của tác giả Vũ Thành Hƣng (2005), nghiên cứu đã khái quát một số vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam, thông qua xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phƣơng trong cả nƣớc, trên cơ sở đó một số kiến nghị đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam [Vũ Thành Hƣng (2005)]. Tác giả Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Lao động. Là cuốn sách đã thâu lƣợc toàn bộ nội dung về cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá trong từng giai đoạn trƣớc thế kỷ XX đến nay và xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam. Điểm khác biệt so với các nghiên cứu trƣớc đó là phân tích các yếu tố. Tác giả chỉ ra có hai yếu tố tác động ảnh hƣớng đến NLCT đó là: Nhóm các yếu tố bên trong (Nhận thức chung của ngƣời lao động trong DN; Quản trị DN; Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào; Cơ cấu tổ chức của DN và các chính sách chiến lƣợc của doanh nghiệp). Nhóm các yếu tố bên ngoài (Ngƣời cung ứng các đầu vào; Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; Sản phẩm thay thế; Rủi ro; Sự thay đổi các yếu tố kinh tế-xã hội; Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng; Các chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô và NLCT quốc gia, NLCT của DN và NLCT nông nghiệp. Tuy nhiên tác giả lại không đề cập đến yếu tố ảnh hƣởng đến đó là chính sách thuế, các văn bản luật kinh doanh và thực trạng ngành TM-DV trong nền kinh tế quốc tế hiện nay [Trần Sửu (2005]. Cũng lựa chọn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tuy nhiên tác giả Phan Nhật Thanh (2011) tập trung phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên
  • 24. 14 địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010, so sánh chỉ số này của tỉnh Hải Dƣơng với một số địa phƣơng khác trong cả nƣớc để có góc nhìn đa chiều hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu đã khẳng định những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Hải Dƣơng trong cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong những năm tới. Trọng tâm của những khuyến nghị nhằm vào những chỉ số thành phần nhƣ Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Thiết chế pháp lý; Đào tạo lao động; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và diễn dịch kết quả nghiên cứu dựa vào số liệu thống kê của VCCI và số liệu khảo sát của tác giả từ các doanh nghiệp và từ đại diện chính quyền địa phƣơng. Luận án chƣa đề cập đến những chỉ số thành phần có xu hƣớng giảm, bao gồm tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí gia nhập thị trƣờng [Phan Nhật Thanh (2011)]. Tác giả Nguyễn Đinh Dƣơng (2014), tập trung nghiên cứu thực trạng “Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội”. Cuốn sách đề cập đến các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Cuốn sách đã khái quát tình hình phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2008-2012, lợi thế và bất lợi của thành phố. Đặc biệt khái quát về đặc điểm của các doanh nghiệp điều tra khảo sát phục vụ đánh giá NLCT của thành phố Hà Nội, qua đó đánh giá NLCT qua điều tra, khảo sát theo bẩy chỉ tiêu đánh giá NLCT của Hà Nội, cụ thể các chỉ tiêu là: Môi trƣờng thể chế; Các yếu tố đầu vào cơ bản; Độ mở và khả năng liên kết, hội nhập; Kết cấu hạ tầng; Năng lực cạnh tranh của DN và các nhóm sản phẩm chủ lực; Lợi thế tuyệt đối của Hà Nội. Trên cơ sở đó đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020[Nguyễn Đinh Dƣơng (2014)]. Nguyễn Đức Hải (2013), Luận án tiến sĩ với đề tài “Marketing lãnh thổ nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về marketing lãnh thổ nhằm thu hút FDI, đồng thời đánh giá thực trạng cũng nhƣ nhân tố ảnh hƣởng đến thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2009-2012. Trên cơ sở đánh giá nói trên, tác giả đề xuất
  • 25. 15 các giải pháp hoàn thiện công tác marketing lãnh thổ cho thành phố Hà Nội nhằm thu hút FDI trong giai đoạn 2013- 2020. Trong nghiên cứu, tác giả đã phân tích cơ sở để xây dựng chính sách marketing lãnh thổ, gồm các nhân tố bên ngoài 9mooi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng cạnh tranh lãnh thổ, hành vi của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ) và các nhân tố môi trƣờng bên trong (chính sách thu hút FDI của chính quyền thành phố, thái độ và hành vi của ngƣời dân thủ đô đối với FDI và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài). Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp marketing và chƣơng trình marketing cho thành phố Hà nội, cụ thể gồm có hai giải pháp: - Truyền thông, quảng bá lãnh thổ; nâng cao hiệu quả của Trung tâm xúc tiến đầu tƣ. - Tìm kiếm sự ủng hộ của ngƣời dân. Khác với nghiên cứu của tác giả Phan Nhật Thanh (2011), tác giả Thái Thị Kim Oanh (2015) đã nghiên cứu “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách” với nguồn số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2000 đến 2014. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình Dwyer và Kim (2003) để phân tích các yếu tố sẵn có (Tự nhiên, di sản) và các yếu tố tạo mới, phụ trợ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động của năng lực cạnh tranh có ảnh hƣởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh và phúc lợi xã hội và hơn hết có tác động trực tiếp đến chỉ số chất lƣợng sống. Về cơ bản, kết quả nghiên cứu phù hợp cả trên phƣơng diện lý thuyết lẫn thực tế [Thái Thị Kim Oanh (2015)]. Cùng nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch còn có tác giả Nguyễn Nam Thắng (2015) với đề tài “Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch”. Tác giả chỉ ra 6 mô hình nhƣ: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh địa phƣơng trong du lịch của M. Porter (2008); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh Phát triển kinh tế Thành phố theo cụm ngành CCED của Choe và Roberts (2011); Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của Alain Dupeyras và Meil
  • 26. 16 MacCallum OECD (2013). Và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI của Jennifer Blanke và Thea Chiesa; Diễn đàn kinh tế thế giới WEF (2014). Đóng góp của nghiên cứu là xây dựng đƣợc mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch [Nguyễn Nam Thắng (2015)]. Viện nghiên cứu kinh tế TW (CIEM) chủ trì phối hợp với học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á Singapore (ACI) dƣới sự chỉ đạo chuyên môn của Michael E. Poter đã nghiên cứu và công bố Báo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010 (VCR2010). Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của DN, của ngành có giá trị đã đƣợc công bố [Báo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010 (VCR2010)]. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm là tập hợp tiếng nói của cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh trong nƣớc, đánh giá chất lƣợng công tác điều hành cũng nhƣ chia sẻ cảm nhận về môi trƣờng kinh doanh của 63 tỉnh thành phố tại Việt Nam. Báo cáo đƣợc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USADI) tiến hành điều tra đánh giá PCI. Kết quả đƣợc các doanh nghiệp chia sẻ những trải nghiệm về thủ tục hành chính và cảm nhận về tính hiệu quả và chất lƣợng điều hành của các cơ quan chính quyền địa phƣơng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thông qua 10 chỉ số thành phần để phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân. Cụ thể các chỉ số PCI đó là: Chi phí gia nhập thị trƣờng; Tiếp cận đất đai và sử dụng đất; Tính minh bạch và thông tin kinh doanh; Chi phí không chính thức; Chi phí thời gian; Môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng; Chính quyền tỉnh năng động sáng tạo; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Cạnh tranh bình đẳng. Để xây dựng PCI, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại tỉnh theo phƣơng pháp chọn mẫu phân tổ. Mỗi năm có khoảng gần 10.000 DN trả lời điều tra qua thƣ điện tử. Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các Bộ, ngành…
  • 27. 17 Nhìn chung, nghiên cứu xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt nam đã đề cấp đến vấn đề xếp hạng NLCT của tỉnh, lƣợng hóa bằng điểm số để so sánh, tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số chỉ tiêu, tập chung đánh giá ở một số khía cạnh nhất định về mức độ cải thiện môi trƣờng kinh doanh (từ công tác quản lý và điều hành kinh tế) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nƣớc ở địa phƣơng thông qua “cảm nhận” về một số năng lực cạnh tranh của khu vực này. [VCCI, 2006-2017]. Tóm lại, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay liên quan đến năng lực cạnh tranh đang tập trung tƣơng đối nhiều vào việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh chung của cả nƣớc hoặc năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phƣơng thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh đƣợc công bố, và tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh đó, nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu tập trung đi tìm hiểu nội tại nguyên nhân tại sao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng lại có đánh giá khác nhau. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu nội tại của vấn đề, các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cơ quan- chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh là đối tƣợng hƣớng tới trực tiếp khảo sát, đề từ đó NCS có góc nhìn từ chính các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp về đánh giá từng chỉ số NLCT hƣớng tới tìm hiểu các nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang. Đây là khoảng trống, do vậy, luận án của NCS vừa mang tính kế thừa vừa mang tính nghiên cứu mới. 1.1.3. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài cho thấy: Quan điểm năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng xuất phát từ nội tại đã xác định đƣợc thành công của địa phƣơng đó, nó phụ thuộc vào các chính sách phát triển của một địa phƣơng biết khai thác lợi thế của tỉnh, nguồn lực và năng lực tạo ra giá trị gia tăng. Nhƣ vậy, nâng cao NLCT trong phạm vi lãnh thổ có thể hiểu nhƣ là sự nỗ lực của các cơ quan đại diện cho khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí nhằm có đƣợc các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc phát triển (Nhóm tác giả Gorden & Cheshire (1998); Nhóm tác giả Cuadrado Roura &
  • 28. 18 Ruabalcaba Bermejo (1998); Các tác giả Vũ Minh Khƣơng và Haughton (2004); tác giả Bạch Thụ Cƣờng (2002)… Tổng quan các nghiên cứu ngoài nƣớc đƣợc NCS chia thành các quan niệm lý thuyết NLCT khác nhau nhƣ: Lý thuyết NLCT truyền thống, lý thuyết NLCT cổ điển; lý thuyết NLCT tân cổ điển và lý thuyết NLCT hiện đại, để thấy rằng trong mỗi giai đoạn có cách nhìn nhận đánh giá riêng về NLCT. Trên cơ sở kế thừa của các nhà học giả nghiên cứu trƣớc NCS tìm ra lỗ hổng để phát triển trong nghiên cứu luận án của mình. Tuy nhiên các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu của doanh nghiệp hay một địa phƣơng của nƣớc ngoài và đƣợc đánh giá tại thời điểm nhất định so với một địa phƣơng ở Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều kiện nghiên cứu. Trong khi đó tại Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác động đến chỉ số NLCT đặc biệt là nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang theo hƣớng tiếp cận tìm nguyên nhân tại sao chỉ số đó lại thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn 2006-2017. Bên cạnh đó, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các DN đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trƣờng ở các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, nghiên cứu nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang chắc chắn có nhiều khác biệt so với các nghiên cứu ở nƣớc ngoài. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc cũng cho thấy các đề tài nghiên cứu về NLCT của DN, của ngành đã đề cập tới các nhân tố tác động đến NLCT và đánh giá thực trạng NLCT của các đối tƣợng nghiên cứu, từ đó, đƣa ra những giải pháp chủ quan về NLCT. Hay trong báo cáo kết quả PCI hàng năm của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cũng chỉ đƣa ra kết quả điểm số cho từng chỉ số cấu thành nên PCI của từng địa phƣơng cho từng năm. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chƣa chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá từng chỉ số của từng địa phƣơng. Chƣa có một nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân
  • 29. 19 ảnh hƣởng tới kết quả đánh giá chỉ số NLCT đƣợc công bố hàng năm trong giai đoạn 2006-2017 của các địa phƣơng cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là khoảng trống để NCS tập trung nghiên cứu khi xem xét về nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh tại tỉnh Bắc Giang. 1.2. Lý luận chung về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và phân loại năng lực cạnh tranh 1.2.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Khái niệm về năng lực cạnh tranh đã đƣợc bàn thảo nhiều và đƣa ra theo nhiều quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ƣơng (CIEM) và Học viện năng lực cạnh tranh Châu Á của Singapore quan niệm về năng lực cạnh tranh gồm năng lực cạnh tranh vĩ mô, với các nhóm nhân tố chất lƣợng của hạ tầng xã hội và thể chế chính trị cũng nhƣ các chính sách kinh tế vĩ mô. Năng lực cạnh tranh vi mô gồm các nhóm nhân tố nhƣ sự tinh thông của doanh nghiệp, trình độ phát triển của các cụm ngành và chất lƣợng của môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó là các lợi thế tự nhiên cũng là một nhóm nhân tố nữa cần xem xét, vì nhóm nhân tố này cũng tạo ra một môi trƣờng tổng thể mà trong đó vì vị thế tƣơng đối của nó so với các nền kinh tế khác đƣợc xác định [CIEM, Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, 2003]. Dƣới đây là một số khái niệm về năng lực cạnh tranh: Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất. Điều đó cho thấy năng suất càng lớn thì năng lực cạnh tranh của quốc gia đó càng mạnh (M. Porter, 2003). Theo Paul Krugman (2008) thì năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dƣới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí ở hiện tại hoặc tƣơng lai sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Nguyễn Nhƣ Ý (2008), Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trƣờng tiêu thụ. Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo lập đƣợc những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt đƣợc mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững (Phan Nhật Thanh, 2010).
  • 30. 20 Ở Việt Nam, hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thì quan điểm về cạnh tranh cũng bắt đầu hình thành rõ rệt trên tất cả các phƣơng diện kinh tế-chính trị và xã hội. Trong quá trình đổi mới đó pháp luật là công cụ để điều hành nền kinh tế đúng hƣớng nhất. Luật cạnh tranh 2015, đã cụ thể hoá các quan điểm về cạnh tranh và đƣa ra một số giải thích thuật ngữ cạnh tranh nhƣ sau: Cạnh tranh có thể đƣợc xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh tế pháp lý, cạnh tranh đƣợc hiểu là sự chạy đua giữa các thành viên cùng một thị trƣờng nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế xã hội. Do vậy, NLCT trƣớc hết là đƣợc tạo ra từ thực lực của mình. Đó là yếu tố nội tại đƣợc tính bằng thu nhập tài chính, phát triển công nghệ, cách quản trị, an ninh… Tuy nhiên sẽ là vô nghĩa nếu không so sánh, đối chiếu các yếu tố đó với các đối tác khác để tìm ra lợi thế của mình bên cạnh đó còn thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu để phát triển nó và khắc phục khó khăn đó. Năng lực cạnh tranh còn có thể đƣợc hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt đƣợc một số kết quả mong muốn dƣới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lƣợng các sản phẩm cũng nhƣ năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trƣờng hiện tại và làm nảy sinh thị trƣờng mới. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS khái quát chung về năng lực cạnh tranh nhƣ sau: Năng lực cạnh tranh là khả năng tập hợp đầy đủ các nguồn lực, lợi thế của mình và được vận dụng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế đó nhằm mang lại hiệu quả cao thực hiện những mục tiêu nhất định so với các điều kiện chung, giống nhau với các đối tượng khác. 1.2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Cùng với quá trình phi tập trung, phân quyền hạn và trách nhiệm, thẩm quyền về quản lý kinh tế của Trung ƣơng cho chính quyền địa phƣơng, trong phạm vi một
  • 31. 21 quốc gia cũng xuất hiện sự ganh đua giữa các vùng hay địa phƣơng, do đó cũng xuất hiện thuật ngữ năng lực cạnh tranh cấp vùng, địa phƣơng, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố. Việc phát triển các vùng sẽ xuất phát đáng kể vào nâng cao khả năng cạnh tranh của vùng này, từ đó giúp cho cả quốc gia trở nên mạnh mẽ hơn (Briguglio and Cordina, 2004). Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng ganh đua của các tỉnh nhằm thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phƣơng trong mối quan hệ liên kết với những địa phƣơng khác trong phạm vi quốc gia (Phan Nhật Thanh, 2010). NLCT cấp tỉnh là mối quan tâm thƣờng trực của các chính quyền TW và chính quyền cấp tỉnh. Nghiên cứu NLCT cấp tỉnh là để đánh giá hiệu quả điều hành, điều mà chính quyền địa phƣơng nào cũng có thể làm đƣợc do phụ thuộc vào tƣ duy chứ không phụ thuộc vào điều kiện địa lý hay các điều kiện khác. Càng nhiều tổ chức độc lập đánh giá về các đối tƣợng có tổ chức, có chức quyền tác động mạnh đến môi trƣờng kinh doanh và đời sống dân sinh thì xã hội càng có thêm nhiều sự giám sát tích cực. NLCT cấp quốc gia và NLCT cấp tỉnh rất khác với NLCT của doanh nghiệp hay NLCT sản phẩm. Bởi cạnh tranh cấp quốc gia hay cấp tỉnh không thể đẩy quốc gia hay cấp tỉnh đó đi đến phá sản rút lui khỏi thị trƣờng nhƣng nó có thể đẫn đến quốc gia đó hay tỉnh đó chậm phát triển đời sống kinh tế - xã hội gặp khó khăn và các vấn đề tiêu cực khác nảy sinh: lạm phát, thất nghiệp, các tệ nạn xã hội,… Đánh giá NLCT cấp tỉnh đƣợc đánh giá thông qua các chỉ số năng lực cạnh tranh là chỉ số đo lƣờng và xếp hạng chất lƣợng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đối với môi trƣờng kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn. Đƣợc phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chính thức từ năm 2005 và đánh giá xếp hạng hàng năm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong nƣớc từ năm 2006. Theo Thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc tăng một điểm của chỉ số Tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân,
  • 32. 22 tăng 17% đầu tƣ bình quân đầu ngƣời và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp. Cải thiện một điểm trong chỉ số Đào tạo lao động giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tƣ bình quân đầu ngƣời và 58 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp. Điều đó cho thấy sự ganh đua giữa các địa phƣơng ở Việt Nam đang tồn tại một cấp độ cạnh tranh đặc thù là cạnh tranh cấp tỉnh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sẽ đƣợc hiểu hoàn toàn khác, xuất phát từ sự gắn bó, kết nối và có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ bởi các vai trò dẫn dắt của chính quyền cấp tỉnh với các lợi thế của địa phƣơng. Từ các quan niệm trên về NLCT cấp tỉnh NCS có quan niệm về NLCT cấp tỉnh nhƣ sau: NLCT cấp tỉnh là thực hiện tốt các chỉ tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của địa phương và khắc phục những bất lợi của địa phương đó. Mỗi địa phương sẽ có những chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình trong thu hút vốn đầu tư và xây dựng DNTN phát triển. Tăng trưởng kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã định chính là năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Do vậy một tỉnh có NLCT cao thể hiện sự hấp dẫn về đầu tƣ và kinh doanh đối với các DN, nhà đầu tƣ hay đã tạo lập đƣợc môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy kinh tế phát triển xã hội của tỉnh đó. 1.2.1.3. Khái niệm về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đƣợc nghiên cứu xuất phát từ một phạm vi, không gian, thời gian riêng biệt của mỗi tỉnh mà ở đó có nhiều yếu tố tác động, thay đổi theo của các chủ thể khác nhau. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xuất phát từ sự tổng hợp các thế mạnh của địa phƣơng đƣợc phát huy tối đa. Quá trình này đƣợc diễn ra nhịp nhàng, với tƣ duy kinh tế của đội ngũ lãnh đạo tỉnh kết hợp với lợi thế của địa phƣơng mình, từ đó có các chính sách hợp lý, hiệu quả hơn so với các tỉnh, thành phố khác [Đỗ Minh Trí, 2015]. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng tạo lập môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, lành mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là yêu cầu tất yếu đặt ra trong công cuộc đổi mới hiện nay. Điều này cũng trả lời cho câu hỏi tại sao có những tỉnh, thành phố luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ [Nguyễn Thị Thu Hà, 2008].
  • 33. 23 Ở Việt Nam, tổ chức có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc theo dõi, hỗ trợ hoạt động kinh tế và phát triển doanh nghiệp là Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) đã tổ chức khảo sát hàng năm đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đƣợc xây dựng nhằm đánh giá môi trƣờng kinh doanh, chất lƣợng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam [VCCI, 2013]. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân. Một địa phƣơng đƣợc coi là có chất lƣợng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia nhập thị trƣờng thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi trƣờng kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các qui định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) Môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh năng động sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lƣợng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng hiệu quả. Để nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật chất (hay nguồn lực mềm) đều rất quan trọng. Trong khi các nguồn lực vật chất dễ nhận biết, lƣợng hoá thì nguồn lực phi vật chất không phải lúc nào và ai cũng nhìn nhận ra đƣợc và nhìn nhận nhƣ nhau. Vì thế, khi nói đến Năng lực cạnh tranh và tạo dựng Năng lực cạnh tranh cho địa phƣơng mình, mỗi tỉnh nhìn nhận và cách làm khác nhau. Trong tƣ duy cạnh tranh cũ, có tỉnh đã “xé rào” để thu hút các nhà đầu tƣ. Trong tƣ duy “cạnh tranh phát triển bền vững”. Năng lực cạnh tranh của tỉnh đƣợc đánh giá chủ yếu trong “con mắt” của nhà đầu tƣ và DN mà không chỉ dƣới góc nhìn chính quyền tỉnh. Đồng thời, các tỉnh cạnh tranh đặt trong mối quan hệ hợp tác, liên kết để phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi tỉnh trong khung khổ luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế. Nhƣ vậy, theo quan niệm của NCS: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là quá trình rà soát, kiểm tra đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến
  • 34. 24 việc đánh giá của những người tham gia đối với 10 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đúng nhằm thay đổi quan điểm theo hướng tích cực của những người tham gia đánh giá các chỉ số NLCT cấp tỉnh. 1.2.1.4. Phân loại năng lực cạnh tranh Khi xem xét dƣới giác độ về phạm vi liên quan đến địa giới hành chính, địa lý có cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh vùng lãnh thổ. Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trƣởng cao, bền vững. Môi trƣờng cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh và các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trƣờng đƣợc thông tin đầy đủ. Ngƣợc lại sự dịch chuyển cơ cấu ngành theo hƣớng ngày càng có hiệu quả hơn, tốc độ tăng trƣởng, sự phồn thịnh kinh tế lại phụ thuộc vào sự phát triển năng động của doanh nghiệp. Ở cấp độ quốc gia, khái niệm NLCT có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. NLCT phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con ngƣời, tài nguyên và vốn của quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lƣơng, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận thu đƣợc từ tài nguyên thiên nhiên. NLCT không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vƣợng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả nhƣ thế nào trong các lĩnh vực. Năng suất của nền kinh tế quốc dân có đƣợc nhờ sự kết hợp của các DN trong và ngoài nƣớc. Theo Asia Development Outlook (2003), NLCT là khả năng cạnh tranh của một nƣớc để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đƣợc thử thách của thị trƣờng quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của công dân nƣớc đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nƣớc để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thƣơng mại quốc tế, trong khi kiếm đƣợc thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó.
  • 35. 25 Ủy ban phụ trách về năng lực cạnh tranh của các ngành ở Hoa Kỳ (The U.S. Presidents Commission on Industrial Competitiveness) đƣa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh của một Quốc gia nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng quốc gia đó - trong điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng - có thể sản xuất hàng hóa dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị trƣờng quốc tế, đồng thời vẫn duy trì và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của công dân nƣớc mình”. Theo Michael E. Porter, ta có thể hiểu việc nâng cao NLCT là làm sao giúp cho các doanh nghiệp (những ngƣời tham gia đánh giá NLCT) có thể duy trì tăng trƣởng nhanh và bền vững. Chính vì vậy mà Chính phủ có chức năng cải thiện môi trƣờng thúc đẩy nâng cao năng suất, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các công trình hạ tầng, ban hành chính sách nhằm kích thích sáng tạo và tăng năng suất các DN. Trong đó NLCT quốc gia chủ yếu phát huy chính sách chính phủ áp dụng, nghĩa là nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực xác định mục tiêu, thực hiện và hoạch định chính sách của Chính phủ. Vai trò phù hợp của chính phủ là thúc đẩy. Ở cấp độ rộng nhất, một trong những vai trò thiết yếu nhất của chính phủ là báo hiệu (Dự báo, định hƣớng). Vì thế, đo lƣờng NLCT quốc gia suy cho cùng là đo lƣờng năng lực chỉ đạo và điều hành kinh tế của Chính phủ [Michael E. Port, 2005)]. Nhƣ vậy, quan điểm của NCS về NLCT cấp quốc gia là tăng năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và ngoài nước, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống người dân. Một nền kinh tế của một quốc gia muốn có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Năng lực cạnh tranh vùng (địa phương): Các yếu tố đất đai, tài nguyên, vị trí địa lý, dân số luôn đƣợc xem xét nhiều hơn, trên thực tế các vùng (địa phƣơng) nếu biết kết hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên mới là quan trọng nhất và đạt đƣợc mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, lợi ích lâu dài của việc khám phá các nguồn lực sẵn có tại địa phƣơng lại nằm trong quá trình đổi mới và triển khai hợp lý với thực tế. Kết quả cuối cùng của năng lực cạnh tranh địa phƣơng trong lĩnh vực kinh tế đƣợc thể hiện
  • 36. 26 là những thông tin về tăng trƣởng kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội, trình độ dân trí, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phản ánh rõ nhất. Vì vậy, theo quan niệm của NCS: Năng lực cạnh tranh địa phương (cấp tỉnh) chính là việc tập hợp đầy đủ ưu điểm của các nguồn lực sẵn có của địa phương mang lại để rút ngắn quá trình tự vận động nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội địa phương hiệu quả hơn. 1.2.1.5. Vai trò nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Qua quá trình nghiên cứu kết quả công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các nỗ lực cải thiện chất lƣợng điều hành và sự phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân. Cụ thể, cải thiện kinh tế còn có tác động dài hạn. Tăng một điểm PCI sẽ giúp tăng thêm doanh nghiệp thành lập mới lên 3% trong 10 năm tiếp theo [VCCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, 2016]. Cạnh tranh cấp tỉnh có vai trò rất quan trọng để sàng lọc, kiếm tìm các nhà sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh là sự tồn tại phát triển hay phá sản. Đối với một địa phƣơng đó là sự thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào tỉnh đó nó còn đƣợc thể hiện chất lƣợng cuộc sống, tỷ lệ lao động, thất nghiệp… Để thúc đẩy đƣợc các hoạt động kinh tế, các địa phƣơng nên chú trọng tăng cƣờng khả năng tiếp cận đất đai, cải thiện tính minh bạch và nâng cao chất lƣợng đào tạo lao động. Ngoài ra cần cải thiện chỉ số minh bạch và giảm thiểu các chi phí không chính thức. Tất cả các lĩnh vực này đều có tác động trong ngắn hạn. Cụ thể, tăng một điểm trong chỉ số Tiếp cận đất đai hay đào tạo lao động sẽ giúp tăng thêm 12% doanh nghiệp mới đăng ký (VCCI, 2016). Việc đánh giá cụ thể các yếu tố cấu thành, hay nhóm yếu tố có khả năng tác động tới quá trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là rất rộng, bởi nhiều nhóm yếu tố có khả năng tác động đồng thời hay gián tiếp từ khách quan, chủ quan, bên trong hay bên ngoài. Vì vậy, việc nghiên cứu cần dựa chủ yếu vào các yếu tố bên trong, đảm bảo tính nổi trội trong vai trò nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tránh các yếu tố bị chịu tác động từ chính sách của Trung ƣơng, hoặc các yếu tố phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • 37. 27 Để đánh giá các yếu tố cấu thành, đồng thời xem xét yếu tố có tác động tới nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ta cần phân chia nhóm yếu tố phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của chính quyền Trung ƣơng, chính quyền cấp tỉnh. Trong khuôn khổ của vấn đề nghiên cứu này luận án tập trung vào nhóm yếu tố thuộc phạm vi, vai trò điều chỉnh bởi chính quyền cấp tỉnh, nhóm yếu tố này đƣợc nhận định bƣớc đầu là năng động, trụ cột trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bởi vậy, vai trò của chính quyền cấp tỉnh càng thể hiện rõ nét đó là nét rất đặc trƣng cơ bản của vai trò là tính toàn diện, trực tiếp và là trung tâm điều phối trên mọi lĩnh vực của địa phƣơng. Vai trò ấy gắn liền với năng lực quản lý, tổ chức điều hành trên mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội của địa phƣơng, đồng thời gắn trực tiếp với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức cho những nhóm đối tƣợng cụ thể. Chính quyền cấp tỉnh luôn giữ vai trò trung tâm và hoạt động trong hệ thống chính quyền địa phƣơng. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện chất lƣợng điều hành kinh tế, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính thông thoáng sẽ đem lại những lợi ích lâu dài cho các địa phƣơng, thậm chí còn góp phần khắc phục đƣợc những hạn chế, bất lợi về vị trí địa lý hay các điều kiện kém phát triển về hạ tầng. Vậy, nếu xem xét kỹ nội hàm tổng thể của cả quá trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, điều đó có nghĩa là vai trò, phƣơng pháp lãnh đạo của chính quyền cấp tỉnh sẽ đƣợc xem xét qua việc phát hiện, sử dụng các nguồn lực sẵn có và kế hoạch phát triển các lợi thế mới của địa phƣơng. 1.2.2. Nội dung và cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đƣợc hợp tác nghiên cứu và trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID/ Việt Nam, đã xác định các chỉ số để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh, đó chính là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. PCI là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh "Provincial Competitiveness Index". PCI đƣợc công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam đƣợc xếp hạng và đánh giá.
  • 38. 28 Năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trƣờng kinh doanh- Thiết chế pháp lý và Đào tạo lao động- đƣợc đƣa vào xây dựng chỉ số PCI và cũng từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều đƣợc đƣa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng đƣợc tăng cƣờng thêm. Năm 2009, phƣơng pháp luận PCI đƣợc điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trƣờng pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số Ƣu đãi doanh nghiệp nhà nƣớc, hiện nay, PCI còn 9 chỉ số thành phần. Năm 2013, PCI đánh dấu bƣớc thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đƣợc đƣa vào bộ chỉ số là một thƣớc đo đánh giá cho đến nay, theo đó, một tỉnh đƣợc đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có: 1) Chi phí gia nhập thị trƣờng thấp; 2) Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định; 3) Môi trƣờng kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết; 4) Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian). 5) Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu; 6) Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành phần mới; 7) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân cung cấp; 9) Có chính sách đào tạo lao động tốt; 10) Hệ thống pháp luật và tƣ pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả. Hàng năm cứ trung tuần tháng 3, Phòng Công nghiệp và thƣơng mại Việt Nam (VCCI) công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của năm trƣớc. Khi đó sẽ có kết quả xếp hạng điểm số từ thấp nhất đến cao nhất cho 63 tỉnh thành trong cả nƣớc căn cứ trên từng chỉ số thành phần đƣợc các doanh nghiệp dân doanh đánh giá. Do vậy sẽ có điểm số cao nhất và điểm số thấp nhất. VCCI lấy điểm chênh lệch giữa điểm số cao nhất và thấp nhất làm điểm trung vị để so sánh. Trên cơ sở đó NCS đƣa ra khái niệm chỉ số NLCT thấp điểm và giảm điểm làm cơ sở đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân tại sao điểm số của chỉ số đó lại bị thấp điểm và giảm điểm. Mỗi điểm số đánh giá sẽ đƣợc gắn với thời gian cụ thể. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, bởi tác động của mỗi yếu tố thƣờng dựa vào sự thay đổi trạng thái của yếu tố