SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…/…
BỘ NỘI VỤ
…/…
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ MAI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Tải tài liệu nhanh 0936885877
Zalo/viber/tele
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Hà Nội, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…/…
BỘ NỘI VỤ
…/…
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA SAU ĐẠI HỌC
LÊ THỊ MAI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo rõ
ràng, khách quan. Luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo, thông tin được
đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí, các trang website theo danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.
Học viên
Lê Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại
Học viện Hành chính quốc gia, học viên luôn nhận được sự quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện, các thầy cô
trong Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và các Khoa
thuộc học viện. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn trân
trọng nhất đến các thầy cô, đặc biệt là cô hướng dẫn TS. Đặng Đình Thanh đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Với tất cả sự nỗ lực và hiểu biết của bản thân, học viên đã hoàn thành
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, học viên
rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy, cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
HỌC VIÊN LUẬN VĂN
Lê Thị Mai
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................
MỤC LỤC ..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................
Danh mục các hình vẽ, đồ thị...........................................................................
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu:........................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn................................................... 6
3.1. Mục đích....................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ: .................................................................................... 6
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................. 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................... 7
7. Kết cấucủa luận văn.......................................................................... 7
Chương 1 .................................................................................................. 8
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................................................8
ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP..................................................... 8
1.1. Những vấn đề chung về khu công nghiệp........................................ 8
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp....................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm, tầm quan trọng của khu công nghiệp ..................... 10
1.2. Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ................................... 15
1.2.1.Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp . 15
1.2.1.2.Nội dung quản lý nhà nước về khu công nghiệp .......................... 16
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng quản lý nhà nước đối với
các Khu công nghiệp......................................................................... 21
1.4. Bàihọc kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước về
khu công nghiệp...................................................................................... 25
1.4.2. TỉnhĐồng Nai ............................................................................. 25
1.4.3. Tỉnh Hải Phòng ......................................................................... 27
1.3.3. Bàihọc kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh....................................................... 30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊNĐỊABÀN TỈNH BẮC NINH. ....................................... 36
2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bắc Ninh. ................................................. 36
2.2. Giới thiệu về khu công nghiệp Bắc Ninh. ........................................ 38
2.2.1. Sự hình thành các khu công nghiệp tỉnhBắc Ninh. .................... 38
2.2.1.1. Khu công nghiệp QuếVõ........................................................ 38
2.2.1.2. Khuc công nghiệp Tiên Sơn .................................................. 39
2.2.1.3. Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn ................................. 39
2.2.1.4. Khu công nghiệp ViệtNam-Singapo..................................... 39
2.2.1.5. Khu công nghiệp Yên Phong.................................................. 40
2.2.2. Vị trí vai trò của khu công nghiệp đối với pháttriển kinhtế -
xã hội địa ............................................................................................. 40
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các khucông............ 49
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 49
2.3.1. Xây dựng và chỉ đạothực hiện quy hoạch,chiến lược, kế hoạch về
phát triển khu công nghiệp................................................................... 50
2.3.2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách và pháp luật,
tổ chức. thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vàokhu công nghiệp, khu
kinhtế................................................................................................... 50
2.3.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấychứng nhận đầu tư, giấychứng nhận
đăng. kýkinhdoanh, các loại giấyphép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức
thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên
quan đến hoạt động đầu tư và sản xuấtkinhdoanhcủa các tổ chức, cá
nhân trong khu công nghiệp, khu kinhtế.............................................. 51
2.3.4. Tổ chức bộ máy, đàotạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản
lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinhtế. ....................................... 53
2.3.5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánhgiá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát,
thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải
quyết các vấn đềphát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu
công nghiệp, khu kinhtế....................................................................... 55
2.3.6. Quản lýnhà nước về môi trường, an ninhtrật tự khu công
nghiệp,đảm bảophát triển toàn diện, bền vững..................................... 57
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 59
2.4.1 Những kết quả đạtđược trong công tác quản lý............................ 60
2.4.1.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát
triển khu công nghiệp........................................................................ 60
2.4.1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánhgiá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám
sát, thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm
và giải quyếtcác vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát
triển khu công nghiệp, khu kinhtế..................................................... 61
2.4.1.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồig giấychứng nhận đầu tư, Giấychứng
nhận đăng. kýkinhdoanh, các loại giấyphép, chứng chỉ, chứng nhận,
tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ
có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinhdoanhcủa các tổ
chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinhtế............................. 62
2.4.1.4. Đánhgiá chúng về công tác quản lýnhà nước về môi trường,
an ninhtrật tự khu công nghiệp,đảm bảo pháttriển toàn diện,
bền vững ........................................................................................... 65
2.4.2. Cáckhó khăn thách thức trong quản lýnhà nước ở các khu
công nghiệp......................................................................................... 66
2.4.2.1. Xây dựng quyhoạch,kế hoạch:.............................................. 66
2.4.2.2. Xây dựng chinh sách, pháp luật ............................................ 67
2.4.2.3. Giấychứng nhận đầu tư........................................................ 69
2.4.2.4.Tổ chức bộ máy:..................................................................... 70
2.4.2.5. Thanhtra, kiểm tra , giám sát................................................ 72
2.4.2.6. Môi trường và an ninhtrật tự:............................................... 73
2.4.3.Nguyên nhân hạn chế................................................................... 75
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan. .................................................... 75
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................... 78
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIÁI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH.............................................................................................. 84
3.1. Quan điểm........................................................................................ 84
3.2. Mục tiêu. ....................................................................................... 86
3.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................... 86
3.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................... 86
3.3. Phương hướng hoàn thiện quản lýnhà nước đối với các khu công
nghiệp ở Bắc Ninh................................................................................ 87
3.4.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lýnhà nước về khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnhBắcNinh.................................................................... 89
3.4.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp .................... 89
3.4.2. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luậtphù hợp với tình
hình thực tiễn công tác quản lý.......................................................... 90
3.4.3. Đổi mới hoạt động cấp phép, xúctiến đầu tư. ........................... 91
3.4.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộmáyquản lýnhà nước đối
với khu công nghiệp .......................................................................... 91
3.4.5. Tăng cường, nângcaochất lượng thanhtra,kiểm tra, giam sát. 92
3.4.6. Tăng cường công tác quản lý an ninhtrật tự, môi trường trong
các khu công nghiệp.......................................................................... 93
3.4.7. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động tích cực về công tác
quản lýnhà nước về lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền
vững khu công nghiệp ....................................................................... 95
3.4.8. Khắc phục những tồn tại của khu công nghiệp và các
doanhnghiệp..................................................................................... 97
3.4. 9. Nâng cao, cải thiện hoạt động liên quan đến chuyên môn nghiệp
vụ như: thủ tục hành chính, hoạt động truyền đạt ,tiếp nhận thông tin...
................................................................................................................... 98
3.4.10. Đánhgiá nhanh chóng, đúng đắn khó khăn ,tồn đọng thực tế
để có những kiến nghị đúng đắn với cấp trên hỗ trợ giải quyết ........100
3.2. Kiến nghị.........................................................................................101
3.2.1. Các kiến nghị đối với Quốc hội....................................................101
3.2.2. Các kiến nghị đối với Chính phủ .................................................102
KẾT LUẬN............................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................107
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 ANTT An ninh trật tự
2 BQL Ban quản lý
3 BQLKCN Ban quản lý khu công nghiệp
4 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5 GPMB Giải phóng mặt bằng
6 KCN Khu côngnghiệp
7 OMNT Ô nhiễm môi trường
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Sơ Đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khu công nghiệp .
Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010-2015
Biểu đồ 2.2. Kim nghạch xuất khẩu các khu công nghiệp 2010-2015
Biểu đồ 2.3. Tổng số lao động trong các khu công nghiệp 2010-2015
Biểu đồ 2.4. Nộp ngân sách các khu công nghiệp 2010-2015
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý thuyết Kinh tế học Phát triển và thực tế các nước công nghiệp hóa
mới (NICs) đã chỉ ra KCN là một nhân tố quan trọng với tiến trình công
nghiệp hoá và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Tại KCN các
công trình cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư nhanh với tốc độ cao, hiện đại
với diện tích lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành các cơ sở sản xuất công
nghiệp cùng các mạng lưới dịch vụ. Trên cơ sở này các KCN tạo điều phát
huy các lợi thế kinh tế dựa trên quy mô, phân công và tập trung sản xuất, từ
đó thu hút nhanh chóng đầu tư trong nước và nước ngoài. Tại Việt nam, trải
qua hơn 20 năm phát triển (1991 – 2014), tính đến cuối tháng 12/2014, cả
nước đã có 295 KCN, khu chế xuất được thành lập trên 59 tỉnh, thành phố cả
nước. Các KCN trên cả nước đã thu hút được 4.770 dự án FDI với tổng vốn
đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, và 5.210 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đăng ký 21,995 tỷ USD .
Trong suốt chiều dài lịch sử, Bắc Ninh - Kinh Bắc là một vùng đất văn
hiến và cách mạng, cái nôi của những nét đẹp văn hóa truyền thống, của
những làn điệu dân ca quan họ và những làng nghề nổi tiếng,… Hôm nay,
trong công cuộc đổi mới đất nước, Bắc Ninh lại được biết đến nhiều hơn với
vị thế là một tỉnh năng động trong phát triển kinh tế, là điểm đến hấp dẫn của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành quả ấy minh chứng cho tầm nhìn
chiến lược và định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của lãnh đạo tỉnh, là
sự hợp lực của các Sở, ban, ngành chức năng và chính quyền, nhân dân các
địa phương.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phát huy
lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện quy
hoạch xây dựng và phát triển các KCN, coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy
2
nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp,
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, và
XVIII “Đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2015”[1].Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh có 15 KCN được
Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch là 6.847ha. Có 9 KCN
đang triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên diện
tích đất cho thuê đạt 58,91%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê
đạt 74,85%. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng vào
chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục ở mức trên hai con số của tỉnh, cụ
thể như sau:
Một là, các KCN đã tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất
công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp
phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hai là, các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu,
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm,
đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người
lao động.
Bốn là, các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương.
Năm là, sự phát triển của các KCN thúc đẩy sự phát triển của các loại
hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.
Sáu là, sự phát triển các KCN đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; tạo sự
phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ
tầng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Qua 14 năm xây dựng và phát triển, các KCN đã trở thành nhân tố
3
quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng
trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH, HĐH) của tỉnh, đã thúc đẩy
liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế-xã
hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía
Bắc sông Đuống và phía Nam sông Đuống
Tuy nhiên quản lý nhà nước đối với các KCN hiện hành của Việt Nam
nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng vẫn còn khá nhiều bất cập hạn chế. Chất
lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được
phê duyệt chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; Công tác đền bù giải phóng
mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc; Hàm
lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao;
Công tác bảo vệ môi trường KCN vẫn còn bất cập; Đời sống công nhân trong
KCN còn nhiều khó khăn (phòng đầu tư ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh
)….. Do đó cần thiết có nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
trong thực tiễn phát triển KCN của tỉnh cùng với nguyên nhân của những
thành công và hạn chế là cơ sở khoa học đưa ra những giải pháp quản lý nhà
nước nhằm phát triển các KCN địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để xây dựng luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
KCN là một trong những mô hình cụ thể của loại hình đặc khu kinh tế
trên thế giới và là mô hình kinh tế mới; Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều
nhà khoa học đã quan tâm, nghiên cứu, cụ thể là:
- Trương Thị Minh Sâm (2004), "Cácgiảipháp nhằmnâng caovaitrò
và hiệu quả quản lý nhà nước, bảovệ môi trường ở các KCN, KCX", NXB
Khoa học xã hội. Trong cuốnsách này, tác giả đã đánh giá khá chi tiết và toàn
4
diện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm
phía nam, những thách thức đặt ra đốivới công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước đối với vấn đề này ở các KCN, KCX thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phíanam [2].
- Vũ Huy Hoàng (2007) “Tổng quan về hoạt động của các khu công
nghiệp”, Kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh. Tài liệu đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về khái niệm, đặc điểm
và tình hình hoạt động của các KCN trên cả nước [3].
- Lê Hồng Yến (2008), “Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý Nhà
nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay(qua thực tiễn khu
công nghiệp cáctỉnh phía Bắc)”, Luận án tiễn sĩ tại trường Đại học Thương
Mại. Luận án đã nghiên cứu thực trạng phát triển các KCN ở các tỉnh phía
Bắc, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý
nhà nước đốivới các KCN ở Việt Nam hiện nay [4].
- Hà Thị Thúy (2010), “ Cáckhu công nghiệp với sự pháttriển kinh tế -
xã hội ở Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, thông qua việc phân tíchthực trạng những
tác động tích cực và tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, tác giả đưa ra các giải
pháp để các KCN phát huy tốt vai trò tích cực đốivới sự phát triển kinh tế -
xã hội ở tỉnh Bắc Giang hiện nay [5].
- Ngô Quang Đông (2010), “Công tác quản lý nhà nướcđối với các
khu công nghiệp ở BắcNinh: thực trạng và giảipháp”, luận văn thạc sĩ kinh
tế nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu
thực trạng quản lý nhà nước đốivới các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ
đó, đưara các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
5
các KCN tại đây [6].
- Cao Thị Lan (2013), Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sỹ hành chính công trường Học
viện Hành chính Quốc gia. Luận văn này được tác giả nghiên cứu thực trạng
và đưa ra giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý nhà nước đối với các KCN
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc [7].
- Nguyễn Hồng Hải (2014), Quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoàivào các khu công nghiệp của tỉnh HảiDương, luận văn
thạc sỹ hành chính công trường Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã
nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đốivới thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các KCN của tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
KCN của tỉnh Hải Dương [8].
- Phạm Kim Thư (2016), “Quản lýnhà nước đối với các Khu công
nghiệp trên địa bàn thành phốHà Nội”, luận án tiến sĩ kinh tế trường Đại học
mỏ địa chất Hà Nội [9]. Luận án đưa ra dự báo về bối cảnh quốc tế, trong
nước và Thủ đô tác động đến hoàn thiện quản lý nhà nước đốivới các khu
công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các
nhóm giải pháp bao gồm: Hoàn thiện quy hoạch KCN trên địa bàn Thành phố
Hà nội; Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của BQL các KCN và CX Hà Nội;
Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư...
Các tác giả đã hệ thống hoá các lý luận về KCN, KCX, tình hình phát
triển các KCN, KCX ở Việt Nam nói chung, qua đó đánh giá những thành tựu
đã đạt được và những hạn chế trong quá trình phát triển các KCN, KCX nói
riêng. Ngoài ra còn có một số bài báo phân tích trên tạp chí chuyên ngành
khác, nhưng do mục đíchkhác nhau nên các công trình mới chỉ nghiên cứu ở
một khía cạnh nhất định của tình hình quản lý nhà nước đốivới các KCN.
6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tíchvai trò, thực trạng quản lý nhà nước đối với quá
trình hình thành và phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đốivới các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ:
- Luận giải một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đốivới phát
triển các KCN.
- Phân tíchvà đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đốivới
các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp hoàn tăng cường hoạt động quản lý nhà nước
đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đốitượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước đốivới các KCN
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung:Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối
với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Không gian:Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc ninh.
Thời gian:Mốc đánh giá thực trạng: từ năm 2012 đến 2016; Mốc đề
xuất giải pháp: đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, luận văn dựa vào cơ sở duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các lý thuyết kinh tế và quản lý nhà
nước về kinh tế.
7
Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh, thu thập thông tin tài liệu để làm sáng tỏ nội dung của vấn
đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Phân tích cơ sở lý luận vai trò và nội dung quản lý nhà nước tới sự
phát triển KCN ở nước ta. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước
trong phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua. Tìmra những
nguyên nhân và tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với các KCN trên địa bàn trong thời gian tới.
7. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đốivới các khu công
nghiệp.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đốivới các khu công nghiệptrên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý nhà
nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Trên thế giới loại hình KCN đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn
100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho
đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc,
Singapore,…và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh
nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính
thức về KCN được thừa nhận chung. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có
những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau
nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Các tổ chức quốc tế
và các quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN.
Ở Philipine, theo luật về các KKT đặc biệt 1995, KCN được định
nghĩa như sau: “KCN là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào
một qui hoạch toàn diện dưới sự quản lý liên tục thống nhất và với các qui
định đối với cơ sở hạ tầng cơ bản và các tiện ích khác, có hay không có các
nhà xưởng tiêu chuẩn và các tiện ích công cộng được xây dựng sẵn cho việc
sử dụng chung trong KCN ”[10].
Trongkhi đó ở Inđônêxia, theo sắc lệnh của Tổngthống Cộnghòa
Inđônêxia số 98/1993 thì KCN được định nghĩa: “là khu vực tập trung các hoạt
động chế tạo công nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các
phương tiện hỗ trợ khác do côngty KCN cung cấp và quản lý[10]”. Ở đây,
“Công ty KCN là các công ty có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật của
Inđônêxia và ở trênlãnh thổInđônêxia,với chức năng quản lý nhà nước các KCN
9
”[10].
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển côngnghiệp Liên hiệp quốc
(UNIDO), trong tài liệu KCX tại các nước đang phát triển (Export processing
Zone in Developing Countries) công bố năm 1990 có nêu rằng “ KCN là khu
vực tương đốinhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu
thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cáchcung
cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch
thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó đặc
biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu
miễn thuế”.
Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế
trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn
hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết
định thành lập. Mặc dù có những quan điểm khác nhau về KCN, nhưng chúng
có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời của
một quốc gia, thường là những khu vực địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng
rào giới hạn với các vùng, lãnh thổ cònlại của nước sở tại và được chính phủ
nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển.
Thứhai, KCN là nơi hội tụ và thíchứng với nhau về mặt lợi íchvà mục
tiêu xác định giữa chủđầutư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môitrường kinh
doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu
đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nộiđịa. Chúng là nơi
có vịtrí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên
cơ sở các chínhsáchưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan,
thủ tục hành chính, chínhsáchtài chính- tiền tệ, môi trường đầu tư...
Thứba, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách
10
hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầutư nước ngoài, phát triển các loại hình
kinh doanh, sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính
sách KT - XH mở cửa của một đất nước.
1.1.2. Đặc điểm, tầm quantrọng của khu công nghiệp
1.1.2.1. Đặcđiểm Khu công nghiệp
Từ việc tổng kết, đưa ra khái niệm chung nhất về KCN, có thể rút ra
một số các đặc điểm cơ bản của KCN như sau:
- KCN là một phần lãnh thổ của nước sở tại, được xây dựng với một
kết cấu hạ tầng tương đốihiện đại. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cần khoản
kinh phí lớn, thời gian thu hồi vốn lại khá lâu, do đó cần phải có sự tham gia
của Nhà nước đốivới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp qua các thành phần kinh tế khác.
- KCN là một khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm công nghiệp trong một phạm vi nhất định. Các doanh nghiệp trong
KCN về cơ bản vẫn phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của nước
sở tại. Bên cạnh đó, cònđược hưởng một số quychế đặc thù của Nhà nước;
các quy chế này thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp phát triển.
- KCN thường được xây ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần
đường giao thông, thuận tiện giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn, gần cảng
biển, cảng sông, sân bay…Ngoài ra các KCN còn đòi hỏi phải có diện tích
khá lớn, tập trung tại một địa điểm, địa hình tương đốibằng phẳng, thíchhợp
cho xây dựng các công trình côngnghiệp, gần nguồn nước, có cơ sở hạ tầng
thích hợp.
- KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp. Các nguồn
lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một
khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu,
11
những ngành nghề mà nước sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bên cạnh đó thủ
tục hành chínhđơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt
tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh hàng hoá cho các khu vực khác.
- Lực lượng lao độnglàm việc trong KCN tương đối lớn nên kèm theo
đó nhiều vấn đềxã hội phát sinh, ví dụ như vấn đề nhà ở, vấn đềgiáo dục, y tế.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của Khu công nghiệp
KCN có những đóng góp quan trọng đốivới sựphát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia. Vai trò của KCN được thể hiện trên những điểm như sau:
Thứnhất,KCNlà nơithu hút nguồn vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước
để phát triển nền kinh tế
KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng
bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng không gian
lãnh thổ do vậy đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và
ngoài nước. Với quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, các
KCN đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn
đốivới các nhà đầu tư nước ngoài; hơn nữa việc phát triển các KCN cũng phù
hợp với chiến lược kinh doanh của các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong
việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở tranh thủ ưu đãi thuế quan từ phía
nước chủ nhà, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và khai thác thị trường mới ở
các nước đang phát triển. Do vậy, KCN giúp cho việc tăng cường huy động
vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế xã hội và là đầu
mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và là giải
pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia
thực hiện và đẩy nhanh sựnghiệp CNH-HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Mặt khác sự hoạt động của đồngvốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài đã tác động tíchcực, thúc đẩy sự lưu thông và hoạt động của
12
đồngvốn trong nước.
Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp
phần tăng nguồn thu ngân sách
Sự phát triển các KCN có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ
cấukinh tế theo hướngcôngnghiệp hóahướng về xuất khẩu. Hàng hóasảnxuất
ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu
củađịa phươngvà củacảnước. Khicác KCNmới bắtđầuđivào hoạtđộng, lúc
này nguồn thu ngoại tệ của các KCN chưa đảm bảo vì các doanhnghiệp phải
dùng số ngoạitệ thu được đểnhập khẩu côngnghệ, dây chuyền, máy móc thiết
bị … nhưng cái lợi thu được là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ. Khi các
doanhnghiệp đivào sản xuất ổn định, có hiệu quả thì lúc đó nguồn thu ngoại tệ
bắtđầutăng lên nhờ hoạtđộngxuất khẩu củacác doanhnghiệp KCN. Ngoài ra,
hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng nguyên vật liệu của các
doanhnghiệp trong nước cho các doanhnghiệp chế xuất hoạt độngtrong KCN
và việc một số doanhnghiệp chế xuất tổ chức gia côngmộtsố chitiết, phụtùng,
một số côngđoạntại các doanhnghiệp trong nước góp phần vào quá trình nội
địa hóatrong cơ cấugiá trị sảnphẩmcủa các doanhnghiệp. Ngoài ra, các KCN
cũng đónggóp đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sáchcho các địa phương
và đóng góp chung cho nguồn thu của quốc gia.
Thứ ba, tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý
hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh
nghiệp trong nước
Việc tiếp cận và vận dụng linh hoạt kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào
điều kiện cụ thể của từng quốc gia là một trong những giải pháp mà các nước
đang phát triển áp dụng nhằm rút ngắn thời gian của quá trình công nghiệp
hóa. Cùng với sựhoạt động của các KCN, một lượng không nhỏ các kỹ thuật
công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất đồng bộ, kỹ năng quản lý hiện
13
đại…đã được chuyển giao và áp dụng thành công trong các ngành công
nghiệp; Việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp
trong nước đã góp phần thúc đẩy vào việc tăng năng suất, mang lại hiệu quả
kinh tế cao trong các ngành công nghiệp. KCN thúc đẩy sự phát triển năng
lực khoa học công nghệ góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành
nghề mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất, kinh doanh
mới… giúp cho nền kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ cho sự nghiệp CNH-
HĐH của quốc gia.
KCN là nơi tập trung hóa sản xuất cao và từ việc được tổ chức sản xuất
khoa học, trang bị côngnghệ kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp FDI, các
cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc tại các KCN sẽ được đào tạo về
kinh nghiệm quản lý, phương pháp làm việc với công nghệ hiện đại, tác
phong công nghiệp …. Những kết quả này có ảnh hưởng gián tiếp và tác động
mạnh đến các doanh nghiệp trong nước trong việc đổi mới công nghệ, trang
thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổiphương pháp quản lý … để
nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Sự có mặt của
các tập đoàn công nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có uy tín trên
thế giới trong các KCN cũng là một tác nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp
phụ trợ theo hướng liên doanh, liên kết. Thông qua đó cho phép các công ty
trong nước có thể vươn lên trở thành các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế
và trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, các công ty đa quốc gia.
Thứ tư, tạo công ăn việc làm, xoá đóigiảm nghèo và phát triển nguồn
nhân lực
Xây dựng và phát triển KCN đã thu hút một lượng lớn lao động vào
làm việc tại các KCN và đã có tác động tíchcực tới việc xóa đói giảm nghèo
và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm
14
giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan
trọng trong việc phân cônglại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc
đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng
chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao động diễn ra ở thị trường này diễn ra gay
gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải
rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Như vậy, KCN
đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ
thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực
và quốc tế; hình thành độingũ lao động của nền công nghiệp hiện đại thông
qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải
quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN với nhà trường.
Thứ năm, thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt
nhân hình thành đô thị mới
Cùng với quá trình hình thành và phát triển KCN, kết cấu hạ tầng của
các KCN được hoàn thiện; kích thíchphát triển kinh tế địa phương thông qua
việc cải thiện các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực, gia tăng nhu
cầu về các dịch vụ phụ trợ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các
cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; góp phần rút ngắn khoảng cách
chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân;
Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu
hút các dự án đầu tư mới mà còntạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng
quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các
khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô
nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ
các mục đíchkhác của cộng đồng trong khu vực;
Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn
15
đảmbảo sựliên thông giữa các vùng, định hướng cho quyhoạchphát triển các
khu dâncư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành côngnghiệp phụ
trợ, dịch vụ… các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động
và cưdân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…;
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư vào các
ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các
hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển thị trường địa
ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt độngvà phát triển của các KCN ;
Phát triển KCN là hạt nhân hình thành đô thị mới, mang lại văn minh
đô thị góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng
lớn được đô thị hóa.
Thứ sáu,phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Do vậy đểmột
doanhnghiệp đơnlẻ xây dựng các côngtrìnhxửlý chất thải rất tốn kém, khó có
thể đảm bảo được chất lượng nhất là với một số KCN tập trung phần lớn là doanh
nghiệp vừa và nhỏ. KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp,
do vậycó điều kiện đầutư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xửlý chất thải
và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy việc xây dựng các KCN là tạo thuận lợi để
didờicác cơ sở sảnxuấtgây ô nhiễm từ nộithành, khu dâncưđôngđúc,hạn chế
một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướngthân thiện
vớimôi trường phục vụmục tiêu pháttriển bềnvững.
1.2. Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp
1.2.1. Khái niệm,nộidungquảnlýnhànướcđốivớiKhucôngnghiệp
1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đíchcủa chủ thể
quản lý lên đốitượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
16
các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quản lý xuất
hiện như một tất yếu khách quan. Có nhiều dạng quản lý, nhiều dạng chủ thể
quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Một trong số đó
là dạng quản lý rất cơ bản, đặc thù - quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể định
hướng điều hành, chi phối v.v... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
Quản lý nhà nước là sự quản lý bằng quyền lực của nhà nước, ý chí nhà
nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển
quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của conngười để đạt được mục tiêu kinh
tế xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao. Quản lý
nhà nước là một tất yếu khách quan, mang tính cưỡng bức, cưỡng chế, mệnh
lệnh và tính chính trị rõ nét, đại diện cho cả xã hội [13, Giáo trình quản lý
hành chính nhà nước, tập 1,tr.407].
Quản lý nhà nước đối với KCN là một dạng đặc thù của quản lý nhà
nước về kinh tế. Đó là sựtác động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối
với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống KCN trên một phạm vi
lãnh thổ nhất định của quốc gia thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch, xây
dựng và thực thi các cơ chế chính sách và pháp luật … có liên quan đến KCN
nhằm đạt được mục tiêu đã xác định cho sự phát triển KCN, đáp ứng yêu cầu
của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại nhiều lợi íchcho sự phát
triển kinh tế nước nhà.
1.2.1.2. Nộidung quản lý nhà nước về khu công nghiệp
Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quyhoạch,chiến lược, kế
hoạch về phát triển khu công nghiệp.
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia; chiến
17
lược phát triển vùng, lãnh thổ; chiến lược phát triển côngnghiệp, Nhà nước xây
dựng chiến lược phát triển KCN. Xây dựng chiến lược phát triển KCN phải
phù hợp với khả năng của quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hộicủa địa phương...Từchiếnlược pháttriển KCN, Nhà nước quyhoạchphát
triển các KCN nhằm thực hiện các chiến lược đãđề ra. Quy hoạch các KCN có
tác dụng hạn chế sựchồngchéo, triệt tiêu lẫn nhau trong hoạtđộng đầutư, xây
dựng, phát triển các KCN; đảm bảo phươnghướng phát triển và cơ cấukinh tế
theo đúng đường lối của Đảng cầm quyền; tạo nên sự bổ sung, tác động tích
cực giữa các KCN ; đảm bảo sựhài hoà, đồngbộ giữa các côngtrình kết cấu hạ
tầng bên trong và ngoài hàng rào KCN ; bảo vệ môi trường…
Thứ hai, ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống pháp luật và tổ chức
thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vàokhu công nghiệp, khu kinhtế.
Hệ thống văn bản pháp luật chính là cơ sở, là hành lang pháp lý để
quản lý các KCN ; đồng thời là cơ sở để các Nhà đầu tư triển khai thực hiện.
Hệ thống pháp luật vừa điều tiết, vừa bảo vệ quan hệ giữa các chủ thể trong
hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp,
ngăn ngừa các saiphạm. Hệ thống pháp luật phải được thường xuyên rà soát,
loại bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới
thuận lợi trong quá trình quản lý và quá trình đầu tư, phát triển của doanh
nghiệp.
Thứ ba, ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách về hoạt
động phát triển của khu công nghiệp
Chính sách phát triển công nghiệp bao gồm một hệ thống các chính
sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các
hoạt động của các KCN trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Theo tính chất, chính sách phát triển KCN gồm có:Chính sách tài
18
chính, chính sách thị trường, chính sách đất đai, chính sách lao động, chính
sách công nghệ….Hệ thống chính sách là công cụ quan trọng để đưa chiến
lược, quy hoạch phát triển KCN của Nhà nước vào thực tế đời sống. Nó có ý
nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư phát triển các KCN hoặc kìm hãm,
hạn chế sự phát triển của các KCN.
Để đảm bảo cho Nhà nước thực hiện tốt vai trò này, yêu cầu đặt ra đó là
trong quá trình soạn lập chínhsách cần phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa
các chính sách, việc xây dựng các chính sách cần phải xuất phát từ lợi íchcủa
nước chủ nhà và lợi íchlâu dài của các chủ đầu tư, các biện pháp ưu đãi cần
phải thể hiện tính cạnh tranh cao đối với các khu vực bên ngoài khu vực
KCN. Trong quá trình thực hiện, cần phải có sự thống nhất từ Trung ương đến
địa phương, đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của các chủ thể có liên quan.
Thứ tư, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ
chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên
quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá
nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Nhà nước phải có chiến lược lâu dài, trong đó đề ra các bước đi
cụ thể. Nhà nước cần có biện pháp giới thiệu cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước để cho họ có thể hiểu và nắm rõ môi trường đầu tư, các chínhsách
ưu đãi, các thủ tục đầu vào mà các nhà đầu tư cần thực hiện khi tiến hành đầu
tư vào nước ta… Đặc biệt, cần chú trọng đối với việc vận động xúc tiến đầu
tư với các đối tác nước ngoài.
Bên cạnhđó, hướngdẫn Nhà đầu tư lập hồ sơ dự án; tổ chức cấp, điều
chỉnh, thuhồicác loạigiấy phép;thực hiện các thủtục hành chínhNhànước...
Thứ năm, hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám
sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và
19
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển
khu công nghiệp, khu kinhtế.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh
nghiệp cần phải được thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề vướng mắc, nảy
sinh trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, kiểm soát và xử lí các vi
phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của Nhà
nước. Nội dung này nhằm định hướng hoạt độngcủa các KCN theo mục tiêu
đã đề ra.
Thứ sáu, tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan
quản lýnhà nước về khu công nghiệp, khu kinhtế.
KCN là một thực thể phức tạp bao gồm trong đó không chỉ là
hoạt động sản xuất côngnghiệp đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều hoạt động
khác như xuất, nhập khẩu, dịch vụ (ngân hàng, đào tạo, tư vấn…). Do đó,
quản lý các KCN là nhiệm vụ của cả bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp
hoạch định chính sách, pháp luật đến các cơ quan hành pháp thực thi pháp
luật và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế.
Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với các KCN gồm
nhiều cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý một lĩnh vực
riêng. Trong quá trình quản lý mặc dù là những lĩnh vực hoạt động độc lập
nhưng các cơ quan đều có sựphối hợp chặt chẽ với nhau.
20
CÁC BỘ.CƠ
QUAN, NGÀNH
BỘ KẾ HẠCH VÀ ĐẦU TƢ
(VỤ QUẢN LÝ KCN &KCX)
UBND CẤP TỈNH,
THÀNH PHỐ
.
(Nguồn: Sở Nội Vụ Tỉnh BắcNinh)
Quan hệ trực thuộc và trực tiếp quản lý.
Quan hệ phối hợp của các cơ quan .
Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhà nước.
Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về các khu công nghiệp
Bộ máy quản lý nhà nước đối với KCN được thực hiện thống nhất từ trung
ương đến địa phương thông qua cơ chế phân cấp uỷ quyền để thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với các KCN [12].
Thứ bảy, quản lý nhà nước về môi trường, an ninh trật tự khu công
nghiệp,đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững
Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn
được Đảng và Nhà nước coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 và
tiếp theo là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã
BAN QUẢN LÝ
KCN CẤP TỈNH,
THÀNH PHỐ
CÁC
KCN
CHÍNH PHỦ
21
đưa ra những định hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị, các
KCN phải thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc
hại.. Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, được Quốc
hội và nhân dân quan tâm, đánh giá.[5,Thực hiện các định hướng nêu trên,
Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005] đã được ban hành. Hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện trong từng thời kỳ và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Song song với vấn đề về môi trường là vấn đề về an ninh trật tự KCN,
có thể thấy rằng KCN là nơi tập trung nhiều nguồn vốn đầu tư, vật tư, thiết bị,
công nghệ có giá trị kinh tế cao của các Doanh nghiệp, thành phần kinh tế đa
quốc gia với tính chất hoạt động đầu tư đa dạng và phức tạp. Hoạt động sản
xuất kinh doanh với nhiều loại hình đan xen: Doanh nghiệp chế xuất, doanh
nghiệp sản xuất tiêu thụ trong nước, doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ
nội địa, doanh nghiệp chuyên sản xuất, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ
thuật, tài chính, thương mại và đời sống…Chính vì lẽ đó mà quan hệ lao động
cũng phức tạp không kém; với nhiều quốc tịch khác nhau mang theo nhiều
quan hệ văn hoá doanh nghiệp khác nhau, dễ dấn đến xung đột mâu thuẫn
trong quan hệ ứng xử. Đặc biệt là sự tập trung cao các nhà máy, xí nghiệp
cũng là môi trường dễ phát sinh phản ứng dây truyền tạo lập “điểm nóng”,
Mọi hoạt động của KCN có ảnh hưởng, tác động trực tiếp rất lớn đến các khu
vực dân cư xung quanh như công tác đền bù giải phóng mặt bằng, việc làm do
thu hồi đất, nhập cư lao động từ địa bàn khác, cư trú người nước ngoài… dẫn
đến hoạt động đời sốngxã hội vốn có bị xáo trộn, đòi hỏi phải có cách thức tổ
chức đời sống mới phù hợp.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối
với các Khu công nghiệp
Một là, chế độ, chính sách quản lý của Nhà nước đối với KCN
22
Chế độ, chínhsáchcủa Nhà nước ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với KCN trên các mặt:
- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa
phương, vùng, lãnh thổ, loại hình DN... đềutác độngđếnmục tiêu, nội dung và
phương thức quản lý của Nhà nước đối với KCN. Chế độ, chính sách chung
của Nhà nước rõ ràng, minh bạchcó độ nhất quán và ổnđịnh cao thì tạo cơ sở
pháp lý cho quản lý hiệu quả của Nhà nước đối với KCN. Ngược lại, chế độ,
chínhsáchchung của Nhà nước thiếu minh bạch, khôngrõ ràng, thiếu tính nhất
quán có thể cản trở các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý có kết quả các
KCN. Thậm chí, nếu chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sai lầm thì
quản lý nhà nước dễtrở thành lực cản sựphát triển của các KCN.
- Thể chếhoá của Nhà nước về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư,
thương mại, ngân sách, tiết kiệm,... phù hợp hay không phù hợp với kinh tế thị
trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước đốivới KCN. Bởi vì, nếu thể
chế, chínhsáchcủa Nhà nước phùhợp với kinh tế thị trường thì sẽhỗ trợ quản
lý nhà nước, làm cho quản lý nhà nước đốivới KCN đơngiản hơn, chiphí thấp
hơn, hiệu quả cao hơn, khuyến khích các KCN phát triển hiệu quả. Nếu việc
thể hoá không phù hợp với kinh tế thị trường thì sẽ làm cho quản lý nhà nước
đối với KCN vừa nặng nề, áp đặt mệnh lệnh hành chính quan liêu, do đó chi
phí quản lý cao, hiệu quả quản lý thấp, các cơ quan quản lý nhà nước các KCN
quá tải, bản thân KCN bịkìm hãm, không phát triển được.
Hailà,trình độ năng lực của chínhquyền địa phương
Các KCN thường gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, trong đó
có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa
phương. Chính vì thế, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền
địa phương ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước đốivới KCN.
Thứnhất, ảnh hưởng của trình độ ban hành chính sáchđối với KCN
23
của cấp Tỉnh/Thành Phố. Khía cạnh ảnh hưởng ở đây là năng lực chủ trì xây
dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn phù hợp với
quy hoạch tổng thể của cả nước. Mặc dù quy hoạch KCN ở địa phương phải
phù hợp với quy hoạch chung của vùng và cả nước, nhưng nội dung và chất
lượng quy hoạch KCN của từng địa phương phụ thuộc rất lớn vào sự quan
tâm, tầm nhìn và quyết tâm chỉ đạo của chính quyền cấp tỉnh. Thực tế cho
thấy, chính quyền địa phương nào sáng suốt và có tầm nhìn đúng đắn, có năng
lực chỉ đạo hiệu quả thì quản lý nhà nước ở địa phương đó cùng chiều với
phát triển KCN. Ngược lại, chính quyền địa phương thiếu năng lực, không có
tầm nhìn đúng, thiếu năng động thì quản lý nhà nước trở thành yếu tố cản trở
sự phát triển của KCN.
Thứ hai, ảnh hưởng của trình độ tổ chức thực hiện chính sách đối với
KCN của cấp tỉnh. Đó là ảnh hưởng của năng lực tài chính và sự chỉ đạo của
cấp tỉnh đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Tỉnh/Thành Phố
trong tổ chức xây dựng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài
hàng rào KCN đồng bộ với hoạt động trong KCN. Địa phương nào có tiềm
lực tài chính mạnh và có quyết tâm phát triển KCN thì thường ưu tiên đầu tư
cho cơ sở hạ tầng ngoài KCN nhằm tạo điều kiện cho KCN phát triển, do đó
quản lý nhà nước đốivới KCN của các ban ngành cũng thông thoáng hơn.
Ngược lại, các địa phương nghèo, thiếu quan tâm đến KCN thì quản lý của
các ban ngành thường chặt chẽ và ít nhiều gây khó khăn cho KCN. Ngoài ra,
các địa phương có điều kiện kinh tế tốt hơn còn có thể hỗ trợ đầu tư hệ thống
kết câu hạ tầng trong hàng rào KCN, tạo điều kiện hợp tác giữa cơ quan quản
lý nhà nước và nhà đầu tư trong KCN.
Thứba, ảnh hưởng của trình độ kiểm tra, thanh tra và giám sát đốivới
KCN của cấp tỉnh. Đó là năng lực của cấp Tỉnh/Thành Phố trong việc ban
hành và giám sát thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với
24
các sở, ban, ngành quyết định chất lượng quản lý nhà nước đốivới KCN. Nếu
việc phối hợp không tốt thì dù quyết tâm đến đâu quản lý nhà nước cũng trục
trặc. Ngược lại quy chế phối hợp rõ ràng, hiệu lực phối hợp cao, tiến độ phối
hợp nhịp nhàng sẽ làm cho quản lý nhà nước thích ứng nhanh với KCN và
hiệu quả cao hơn.
Năng lực cấp Tỉnh/Thành Phố còn ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với KCN ở khía cạnh chỉ đạo thực hiện về xây dựng, lao động, bảo vệ môi
trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự trong KCN. Tỉnh/Thành Phố
chính là cấp tổ chức và phốihợp các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương để đáp
ứng nhu cầu cho KCN. Tỉnh/Thành Phố cũng tiến hành kiểm tra giám sát việc
giải quyết các vấn đề phát sinh trong thẩm quyền và thực hiện các nghĩa vụ
của Nhà nước đốivới các chủ đầu tư và người lao độngtrong KCN. Chính vì
thế, sự quan tâm và năng lực giải quyết các vấn đề này của địa phương ảnh
hưởng sâu sắc đến chất lượng và kết quả quản lý nhà nước đốivới KCN.
Ngoài ra, cấp Tỉnh/Thành Phố đại diện cho nhiều quyền hạn quản lý
nhà nước khác về KCN theo quy định của pháp luật, do đó, hiển nhiên là, chất
lượng của cấp tỉnh quyết định chất lượng quản lý của họ đối với KCN.
Ba là,điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển KCN hỗ trợ quản lý nhà
nước đối với KCN trên các phương diện phát hiện nhu cầu, giảm nhẹ hỗ trợ
tài chính, dễ thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào KCN, các KCN có
điều kiện hoạt động hiệu quả nên hỗ trợ thu ngân sách nhà nước, các vướng
mắc cần tháo gỡ ít hơn. Ngược lại, ở các địa phương có điều kiện không huận
lợi cho phát triển KCN thì quản lý nhà nước vừa gặp nhiều vấn đề khó khăn
cần tháo gỡ, vừa phải trợ cấp lớn cho KCN, trong khi đó KCN có thể vẫn vận
hành không hiệu quả.
Về điều kiện kinh tế xã hội: Bản thân Nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt
25
và giúp đỡ KCN nếu như xây dựng KCN ở các vùng kém phát triển, lao động
vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn...Do đó, tuỳ theo
các điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau mà nội dung quản
lý nhà nước cũng khác nhau.
1.4. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước
về khu công nghiệp
1.4.2. Tỉnh Đồng Nai.
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều
thuận lợi để phát triển KCN. Trước giải phóng, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã
có KCN Biên hoà khá phát triển. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, tỉnh đã
coi phát triển KCN là phương thức trọng tâm nhằm hỗ trợ phát triển công
nghiệp của địa phương. Ngay từ khi luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có
hiệu lực, Đồng Nai đã tích cực tạo điều kiện để các KCN phát triển. Ngày
24/11/1988 khu chế xuất Long Bình đã được thành lập. Sau này tỉnh chuyển
hướng sang ưu tiên phát triển KCN tổng hợp. đến hết tháng 12/2004, tỉnh đã
có 16 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích
4.805 ha, thu hút 645 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.800 triệu USD, tỷ
lệ lấp đầy 57,7%. Hiện tỉnh đang đề nghị thành lập thêm 7 KCN nữa và quy
hoạch 9 KCN mới, nâng tổng số các KCN đến năm 2010 lên 32 với tổng diện
tích 11.189ha.
Ngay từ đầu và cho đến nay, các KCN của Đồng Nai được quy hoạch dọc
theo hành lang quốc lộ 1A và quốc lộ 51, tập trung tại địa bàn trọng điểm từ
thành phố Biên Hoà lan toả dần ra các huyện lân cận (Long Thành, Nhơn
Trạch, Trảng Bom…) Đồng Nai dự kiến phấn đấu đến 2010 tất cả các huyện
đều có KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. đi
cùng chủ trương sớm phát triển KCN và quy hoạch tương đối dài hơi, chính
quyền Đồng Nai còn tích cực vận động xúc tiến đầu tư, sử dụng nhiều biện
26
pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào KCN như hàng năm Tỉnh uỷ và ủy
ban nhân dân có kế hoạch đi xúc tiến đầu tư ở một số nước trọng điểm, có
chính sách đối ngoại mềm dẻo để tạo thiện cảm với các nhà đầu tư, tổ chức
trọng thể việc trao giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, tích cực hỗ
trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Trong nghiệp vụ quản lý cụ thể, ngoài hoạt động của Ban quản lý các
KCN với cơ chế một cửa khá tốt, Đồng Nai còn tạo điều kiện khuyến khích
các sở, ban ngành rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư trong quá trình
cấp phép, phối hợp với các cơ quan thuế, hải quan tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Đồng Nai đã thành lập một số trung tâm
và công ty tư vấn hỗ trợ thông tin và thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư
trong KCN.
Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển các KCN của Đồng Nai thời kỳ đầu
còn vấp phải một số hạn chế như chưa chú trọng đúng mức tiêu chuẩn môi
trường, chưa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp và dịch vụ tương xứng với
công nghiệp…Mặc dù là tỉnh phát triển nhanh các KCN, nhưng vai trò của
các KCN ở Đồng Nai đối với nông nghiệp và nông thôn còn rất hạn chế.
Nguyên nhân là do Đồng Nai quy hoạch các KCN tách rời dân cư, chủ yếu
bám vào các vùng ven đô thị có sẵn, chính quyền địa phương chưa xây dựng
các mối liên hệ giữa các KCN với nông thôn một cách rõ nét, nên KCN chưa
giúp được nhiều cho hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vốn đầu tư mới
cho các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn còn chiếm tỷ trọng nhỏ
trong KCN. Trên địa bàn tỉnh chưa hình thành liên kết chặt chẽ trong hoạt
động sản xuất giữa nông nghiệp với công nghiệp thông qua các KCN. Đồng
Nai cũng chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước vào KCN (chỉ
chiếm 6% tổng vốn đăng ký vào KCN ). Thực tế này cho thấy việc phát huy
nội lực và sự phát triển bền vững của tỉnh chưa cao. Ngoài ra, Đồng Nai cũng
27
chưa phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ trong KCN và ngoài KCN nhằm hỗ
trợ đẩy nhanh tốc độ xây dựng các KCN… Để khắc phục các nhược điểm trên
và tiếp tục phát triển hiệu quả các KCN, gần đây Đồng Nai đã xây dựng các
quan điểm, biện pháp và vạch ra lộ trình cụ thể để xây dựng các KCN theo
hướng nâng cao chất lượng và hướng về phát triển bền vững.
Từ thực tế nhìn nhận những tiến bộ đi trước của KCN tỉnh Đồng Nai, bài
học kinh nghiệm rút ra là :
Phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Coi KCN là bộ
phận cấu thành của sự nghiệp CNH, HĐH, là giải pháp để ddẩy nhanh sự
nghiệp CNH, HĐH kinh tế của tỉnh.
Phát huy tối đa và hài hoà các nguồn nội lực và ngoại lực dựa trên lợi thế
so sánh; lấy nội lực làm cơ sở để hấp thụ ngoại lực.
Xây dựng cơ cấu đầu tư sản xuất hợp lý trên cơ sở phát triển KCN theo
chiều sâu, hướng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả KCN, trong đó chú ý
cân đối cơ cấu thành phần kinh tế (đặc biệt là trong nước và nước ngoài), cơ
cấu ngành và kinh tế kỹ thuật, cơ cấu vùng lãnh thổ.
Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn
nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn phương án phát triển KCN.
Nhận thấy định hướng quy hoạch phát triển các KCN của Đồng Nai là đa
dạng hoá mô hình các KCN hướng tới nhu cầu của các nhà đầu tư, chú trọng
các mô hình sau; do đó nên tạp trung phát triển Mô hình KCN tập trung đồng
ngành (có tính chuyên ngành). Hình thành các khu liên hợp công nghiệp -
Dân cư - Thương mại - Dịch vụ. Và tiếp đó là ưu tiên KCN sinh thái, khu
công nghệ cao.
1.4.3. Tỉnh Hải Phòng
Được thành lập sớm, từ 1994, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 3 KCN
28
được thành lập (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ, Đồ Sơn) với tổng diện tích
đất tự nhiên 467 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 292.000 USD. Đến năm 2007,
Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm 4 KCN. Tuy nhiên,
đến hết năm 2006, các KCN trên địa bàn mới chỉ thu hút được trên 70 dự án
với tổng vốn FDI hơn 800 triệu USD, vốn DDI khoảng 1.280 tỷ đồng; 56 quy
mô dự án nhỏ, thiết bị, công nghệ trung bình; lao động làm việc trong các
doanh nghiệp KCN 8.000 người.
Nhận thức và đánh giá được vai trò, vị trí quan trọng của các KCN đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, từ năm 2007, Hải Phòng đã có
những biện pháp, giải pháp quản lý tích cực, đẩy mạnh và nâng cao công tác
quản lý nhà nước các KCN. Tính lũy kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2015,
trong các KCN và Khu kinh tế tại Hải Phòng có 203 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 7,916 tỷ USD; 99 dự án có vốn
đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 46.822 tỷ VNĐ
Đạt được các thành tựu trên là do Hải Phòng đã thực hiện các biện pháp
quản lý sau:
Về hoạch định, quy hoạch các KCN. Quy hoạch KCN đổi mới và thay đổi
lớn: Đề án điều chỉnh, xây dựng mới các KCN của thành phố Hải Phòng đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt (tại văn bản 180/TTg-CÔNG NGHIỆP ngày 01/2/2008), theo đó điều
chỉnh mở rộng 2 KCN, bổ sung 11 KCN mới, tổng diện tích đất 8.157 ha.
Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung KCN Cầu Cựu
của thành phố Hải Phòng, diện tích 106 ha vào Quy hoạch phát triển các KCN
Việt Nam. Như vậy, đến nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 17 KCN
được quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 10.000 ha. Đặc biệt, ngày
10/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-
TTg thành lập KKT Đình Vũ - Cát Hải với quy mô 21.640 ha (nay được điều
29
chỉnh bổ sung thành 22.140 ha). Đây là khu kinh tế có nhiều điều kiện thuận
lợi để xây dựng một khu kinh tế tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng
biệt; là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: kinh tế
hàng hải (trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng, phát huy lợi thế thương hiệu
cảng Hải Phòng có lịch sử hơn 100 năm, kết hợp với cảng quốc tế Lạch
Huyện sắp tới), trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, du lịch,
thương mại; là “cửa sổ hướng ngoại và hội nhập”, là hạt nhân, động lực phát
triển kinh tế của Hải Phòng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Về tổ chức thực hiện triển khai quy hoạch .Tập trung tăng cường quan hệ
phối hợp công tác hài hoà, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý của thành phố,
chính quyền, quận, huyện với BQL các khu chế xuất & công nghiệp Hải
Phòng (nay là Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng), cải cách thủ tục hành
chính, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến KCN như giải phóng mặt bằng (
GPMB), giao đất cho các chủ đầu tư triển khai dự án, kết nối cơ sở hạ tầng
trong và ngoài KCN, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo nguồn lao động
cung ứng cho các doanh nghiệp, chăm sóc, hỗ trợ, giải quyết các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo
môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất, kinh doanh ổn định, thuận
lợi...
Bằng các hoạt động tích cực đó, trong vòng gần 5 năm (từ năm 2011 đến
2015), KCN của Hải Phòng đã khởi sắc với những kết quả rõ nét ở nhiều mặt.
Kết quả xây dựng KCN và thu hút đầu tư tăng nhanh: Trong 4 năm 2007-
2011, có 7 Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư (gấp hơn 2 lần của 13 năm trước đó), nâng tổng số các KCN được
thành lập và đi vào hoạt động là 10 khu với tổng diện tích gần 4.000 ha, tổng
vốn đầu tư cơ sở hạ tầng quy đổi 1,26 tỷ USD, loại hình công ty xây dựng và
kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đa dạng hơn (có 4 công ty liên doanh với nước
30
ngoài, 1 công ty 100% vốn nước ngoài, 5 công ty 100% vốn trong nước).
Trong số này có 2 KCN đã lấp đầy diện tích giai đoạn I và đang triển khai giai
đoạn II (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ). Năm 2015, có 93 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài được BQL Khu kinh tế Hải Phòng điều chỉnh Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, trong đó có 16 dự án điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư 192,776
triệu USD; 08 dự án có vốn đầu tư trong nước được BQL Khu kinh tế Hải
Phòng điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 03 dự án điều
chỉnh tăng tổng vốn đầu tư 6.551 tỷ VNĐ . KCN đã đóng góp tích cực đối với
sự phát triển kinh tế xã hội: Các KCN, khu kinh tế Hải Phòng đã góp phần tạo
ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật mới, huy động được nguồn lực đáng kể của các
thành phần kinh tế để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng CNH, HĐH, đa
dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm, tăng cường xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế; tham gia giải
quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ môi
trường đảm bảo đầu tư bền vững, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày
một gia tăng.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhìn lại những tháng năm đất nước ta gồng mình trong khó khăn để vươn
mình đổi mới, trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, khó
lường; trong nước những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen,
chúng ta đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” cả trên lĩnh
vực kinh tế cũng khẳng định đổi mới là sự lựa chọn chính xác và chứng minh
đường lối đổi mới nói chung và đổi mới kinh tế nói riêng của Đảng ta là đúng
đắn, khoa học, sáng tạo. Sự vấp váp, hạn chế, thậm chí yếu kém trên con
đường phát triển càng chứng tỏ đổi mới là một sự nghiệp khó khăn, lâu dài,
31
phức tạp, đòi hỏi phải chủ động, kiên định và không ngừng sáng tạo, phải
thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút những kinh nghiệm thành lý luận để
điều chỉnh, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng “để sớm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thực
hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo đó phát triển KCN là một nội dung của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là bước đi có tinh “ tuần tự” của các nước đang phát triển.
Phát triển KCN cần chú trọng đảm bảo phát triển bền vững, có tính lâu dài,
bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Cần hoàn thiện đồng bộ, hệ thống các giải pháp từ: quản lý vĩ mô( luật
pháp, chính sách, cơ chế, công tác quy hoạch…) đến hoạt động quản lý vĩ mô
của các doanh nghiệp
Phát triển KCN cần chú trọng đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển
kinh tế với gải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng quan tâm đến đời sống, việc
làm của nhân dân.
Tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong
các điểm KCN, từng bước giảm tình trạng quy hoạch treo, dự án treo trong
các KCN.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đảm bảo tầm nhìn xa và khả
năng tiếp nối của các KCN với các cụm công nghiệp, khu đô thị dịch vụ và
thương mại.
Chú trọng chăm lo tới đời sống người lao động, bố trí sắp xếp quy hoạch
nhà ở, trạm xá, trường học và hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với phát triển
KCN ở địa phương.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các KCN của một
số nước Châu Á và một số tỉnh của Việt Nam, cũng như đặc điểm, ưu thế
chung của tỉnh, có thể rút ra các bài học sau cho Bắc Ninh:
32
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhưng có nhiều lợi thế về phát triển
KCN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
với tổng diện tích 7.681ha (KCN 6.847ha và Khu đô thị 834ha). 8 KCN đã đi
vào hoạt động, trên 600 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư đăng ký 6,58 tỷ USD. Việc thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, có thương
hiệu toàn cầu như Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần
Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia),… tạo nên hình
ảnh đặc trưng của các KCN Bắc Ninh, từ đó góp phần khẳng định vị thế vững
chắc của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các KCN của một
số tỉnh của Việt Nam, có thể rút ra các bài học sau cho Bắc Ninh:
Thứ nhất, phát triển các KCN là con đường thích hợp để CNH, HĐH kinh
tế địa phương. Thực tiễn phát triển KCN của các tỉnh chỉ ra một số xu hướng
có tính quy luật sau:
Các KCN là nhân tố chủ yếu duy trì tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp; là giải pháp
quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất
công nghiệp.
Hầu hết các KCN lúc đầu đều được xây dựng theo mô hình chỉ hướng vào
mục tiêu sản xuất công nghiệp. Đến giai đoạn sau, các tỉnh đều có biện pháp
điều chỉnh, bổ sung chức năng KCN từ sản xuất công nghiệp thuần tuý sang
đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp (tức là đáp ứng hoạt động
dịch vụ đời sống, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tài chính…); từ chức năng tổng
hợp các ngành sản xuất sang phân khu chức năng chuyên môn hoá theo nhóm,
tính chất, ngành nghề (nhu cầu về liên kết sản xuất).
Các KCN chuyển dần từ độc lập về hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, đến
chỗ đòi hỏi phải có quy hoạch chặt chẽ trong mối liên hệ với các khu dân cư
đô thị, hạ tầng xã hội khác ngoài hàng rào KCN.
33
Chuyển dần từ phát triển chỉ về lượng sang chú trọng về chất lượng đầu tư
trong KCN : công nghệ cao, vốn lớn, tạo giá trị gia tăng cao; cơ cấu về thành
phần, ngành nghề… cũng đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối và một yếu tố
không thể thiếu là khả năng cạnh tranh cao.
Chú trọng hơn các tiêu chuẩn môi trường, lao động và sinh thái trong các
KCN.
Mô hình KCN phát triển theo hướng KCN - Dịch vụ - đô thị đang là xu
hướng phát triển có tính định hướng các KCN ở các tỉnh nói trên và sẽ là xu
hướng phát triển chung của các KCN Việt Nam.
Thứ hai, hầu hết các địa phương đều có chính sách phát triển KCN nằm
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được chia thành các giai đoạn
thích hợp hướng tới các mục tiêu cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện từng địa
phương và phát triển từ thấp đến cao.
Thứ ba, những địa phương đạt được thành công nhất định trong việc phát
triển các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện sau:
Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chính quyền địa
phương khuyến khích doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thương mại
thích hợp; Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính
đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành
chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư; Thực thi một số biện pháp khuyến
khích ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, nhất là thuế; Thu
hút được lượng lao động dồi dào, có kỹ năng; Có địa điểm thuận lợi, chi phí
đầu tư có sức cạnh tranh; Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội tốt, gần trung tâm đô thị và công nghiệp có khả năng hậu thuẫn cho hoạt
động kinh tế; Được các ngành khác hỗ trợ.
Thứ tư, kinh nghiệm các địa phương cho thấy, chính quyền địa phương có
vai trò to lớn trong thúc đẩy KCN phát triển, nhất là trong hoạch định chiến
34
lược công nghiệp hóa hiệu quả, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín
dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Địa phương nào có chính quyền năng động
thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để
tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ
trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều
tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà quản lý nhà nước, chính sách công
khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của người lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của các KCN ở
địa phương.
Thứ năm, kinh nghiệm các địa phương chỉ cho Bắc Ninh thấy rằng, trong
việc quản lý nhà nước đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính
sau:
Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm
trong việc đầu tư vào các KCN ; Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch
ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn
các KCN với các khu đô thị và dịch vụ; Công khai các thủ tục hành chính,
giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà
nước; Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp vi
phạm pháp luật; Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các
sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tư trong KCN ; Phải có đội ngũ
công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý
nhà nước trong các KCN.
Thứ sáu, quá trình phát triển các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng,
phong phú. Mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều
có điểm chung là nỗ lực phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các
ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa
rộng rãi theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trường
35
trong nước.
Tóm tắt chương I
Trong chương này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau: Luận văn đã làm rõ
khái niệm về KCN, vai trò của KCN đối với nền kinh tế. Luận văn đã hệ
thống hóa và làm rõ khái niệm quản lý nhà nước đối với các KCN. Từ đó luận
văn đã chỉ rõ các loại hình KCN : theo tính chất nghành nghề, theo cấp độ
quản lý, theo đặc điểm quản lý . Luận văn phân tích rõ nội dung của quản lý
nhà nước đối với các KCN theo quy trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN ; Tổ chức
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các
KCN ; Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN ; Luận
văn cũng đưa ra các công cụ tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý nhà nước đối với các KCN.Luận văn đã giới thiệu khái quát về
quản lý nhà nước tại một số địa phương của Việt Nam, như: Hải Phòng, Đồng
Nai, Bình Dương. Từ đó rút ra bài học có thể áp dụng cho Bắc Ninh trong
công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn
36
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊNĐỊABÀN TỈNH BẮC NINH.
2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài,
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc
Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với
các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc, Việt Nam:
- Đường 1quốc lộ 1A
- Quốc lộ 1B mới
- Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất
thuận tiện đi sân bay Quốc tế Nội Bài và đi cảng biển nước sâu Cái Lân,
Quảng Ninh.
- Quốc lộ 38, Tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc.
Bắc Ninh có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận, như cảng biển
Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng
kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc
xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát
Đế nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian. Nhiều công trình văn hoá nghệ
thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ
thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài
nước.
Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Ninh ngày nay thuộc
bộ Võ Ninh. Đời Hồng đức gọi là Kinh Bắc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi
tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của
tranh dân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ
phương có nhiều địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển
hách của dân tộc Việt Nam.
37
Trong những kỳ thi đình dưới các triều đại phong kiến, cả nước chọn được
47 trạng nguyên và 2991 tiến sẽ thì riêng Kinh Bắc đã có tới 17 trạng nguyên
và 622 tiến sĩ.
Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ
tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao phổ biến 3 - 7m so với mặt biển. Do được
bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên
vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ
chiếm 0,5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp,cao nhất là núi Hàm
Long 171m.
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước
và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Theo
kết quả tổng điều tra diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh, đến năm 2014, toàn
tỉnh có 57,7% diện tích đất nông nghiệp; 41,6% diện tích đất phi nông nghiệp
và 0,7% diện tích đất chưa sử dụng.
Năm 2015, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, trong đó, nam 557.190
người chiếm 48,3% và nữ 575.041 người chiếm 51,7%; khu vực thành thị
318.516 người, chiếm 27,6% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 813.715
người, chiếm 72,4%. Mật độ dân số trung bình là 1.376 người/km2
Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành
chính bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện là: Yên Phong,
Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Hiện Bắc
Ninh có 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 97 xã, 23 phường và 6 thị
trấn.
Về nguồn nhân lực, nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh tương đối trẻ với
hơn 700.000 người đang trong độ tuổi lao động; lực lượng lao động đã qua
đào tạo chiếm 20,4%, có khả năng tiếp cận nhanh chóng các công nghệ hiện
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp

More Related Content

What's hot

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ nataliej4
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đLuận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOTLuận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
 
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đQuản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Tổng Hợp Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Sản Xuất Mới Nhất
Tổng Hợp Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Sản Xuất Mới NhấtTổng Hợp Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Sản Xuất Mới Nhất
Tổng Hợp Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Sản Xuất Mới Nhất
 
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luậtLuận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
Chuyên đề TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 

Similar to Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp

CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp (20)

Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAYQuản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam ĐịnhLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
 
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng tại ngành y tế, tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng tại ngành y tế, tỉnh Tiền GiangLuận văn: Quản lý chất lượng xây dựng tại ngành y tế, tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng tại ngành y tế, tỉnh Tiền Giang
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
 
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà TĩnhLuận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …/… BỘ NỘI VỤ …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Tải tài liệu nhanh 0936885877 Zalo/viber/tele Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …/… BỘ NỘI VỤ …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC LÊ THỊ MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN:TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo rõ ràng, khách quan. Luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí, các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Học viên Lê Thị Mai
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại Học viện Hành chính quốc gia, học viên luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện, các thầy cô trong Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và các Khoa thuộc học viện. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy cô, đặc biệt là cô hướng dẫn TS. Đặng Đình Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Với tất cả sự nỗ lực và hiểu biết của bản thân, học viên đã hoàn thành luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, học viên rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy, cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 HỌC VIÊN LUẬN VĂN Lê Thị Mai MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. LỜI CẢM ƠN....................................................................................................
  • 5. MỤC LỤC .......................................................................................................... DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................. Danh mục các hình vẽ, đồ thị........................................................................... LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu:........................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn................................................... 6 3.1. Mục đích....................................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ: .................................................................................... 6 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................. 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................... 7 7. Kết cấucủa luận văn.......................................................................... 7 Chương 1 .................................................................................................. 8 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................................................8 ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP..................................................... 8 1.1. Những vấn đề chung về khu công nghiệp........................................ 8 1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp....................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm, tầm quan trọng của khu công nghiệp ..................... 10 1.2. Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ................................... 15 1.2.1.Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp . 15 1.2.1.2.Nội dung quản lý nhà nước về khu công nghiệp .......................... 16 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp......................................................................... 21 1.4. Bàihọc kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước về khu công nghiệp...................................................................................... 25
  • 6. 1.4.2. TỉnhĐồng Nai ............................................................................. 25 1.4.3. Tỉnh Hải Phòng ......................................................................... 27 1.3.3. Bàihọc kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh....................................................... 30 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊNĐỊABÀN TỈNH BẮC NINH. ....................................... 36 2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bắc Ninh. ................................................. 36 2.2. Giới thiệu về khu công nghiệp Bắc Ninh. ........................................ 38 2.2.1. Sự hình thành các khu công nghiệp tỉnhBắc Ninh. .................... 38 2.2.1.1. Khu công nghiệp QuếVõ........................................................ 38 2.2.1.2. Khuc công nghiệp Tiên Sơn .................................................. 39 2.2.1.3. Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn ................................. 39 2.2.1.4. Khu công nghiệp ViệtNam-Singapo..................................... 39 2.2.1.5. Khu công nghiệp Yên Phong.................................................. 40 2.2.2. Vị trí vai trò của khu công nghiệp đối với pháttriển kinhtế - xã hội địa ............................................................................................. 40 2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các khucông............ 49 nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 49 2.3.1. Xây dựng và chỉ đạothực hiện quy hoạch,chiến lược, kế hoạch về phát triển khu công nghiệp................................................................... 50 2.3.2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách và pháp luật, tổ chức. thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vàokhu công nghiệp, khu kinhtế................................................................................................... 50 2.3.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấychứng nhận đầu tư, giấychứng nhận đăng. kýkinhdoanh, các loại giấyphép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuấtkinhdoanhcủa các tổ chức, cá
  • 7. nhân trong khu công nghiệp, khu kinhtế.............................................. 51 2.3.4. Tổ chức bộ máy, đàotạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinhtế. ....................................... 53 2.3.5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánhgiá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đềphát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinhtế....................................................................... 55 2.3.6. Quản lýnhà nước về môi trường, an ninhtrật tự khu công nghiệp,đảm bảophát triển toàn diện, bền vững..................................... 57 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 59 2.4.1 Những kết quả đạtđược trong công tác quản lý............................ 60 2.4.1.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát triển khu công nghiệp........................................................................ 60 2.4.1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánhgiá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyếtcác vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinhtế..................................................... 61 2.4.1.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồig giấychứng nhận đầu tư, Giấychứng nhận đăng. kýkinhdoanh, các loại giấyphép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinhdoanhcủa các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinhtế............................. 62 2.4.1.4. Đánhgiá chúng về công tác quản lýnhà nước về môi trường, an ninhtrật tự khu công nghiệp,đảm bảo pháttriển toàn diện, bền vững ........................................................................................... 65 2.4.2. Cáckhó khăn thách thức trong quản lýnhà nước ở các khu
  • 8. công nghiệp......................................................................................... 66 2.4.2.1. Xây dựng quyhoạch,kế hoạch:.............................................. 66 2.4.2.2. Xây dựng chinh sách, pháp luật ............................................ 67 2.4.2.3. Giấychứng nhận đầu tư........................................................ 69 2.4.2.4.Tổ chức bộ máy:..................................................................... 70 2.4.2.5. Thanhtra, kiểm tra , giám sát................................................ 72 2.4.2.6. Môi trường và an ninhtrật tự:............................................... 73 2.4.3.Nguyên nhân hạn chế................................................................... 75 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan. .................................................... 75 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................... 78 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIÁI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.............................................................................................. 84 3.1. Quan điểm........................................................................................ 84 3.2. Mục tiêu. ....................................................................................... 86 3.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................... 86 3.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................... 86 3.3. Phương hướng hoàn thiện quản lýnhà nước đối với các khu công nghiệp ở Bắc Ninh................................................................................ 87 3.4.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lýnhà nước về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnhBắcNinh.................................................................... 89 3.4.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp .................... 89 3.4.2. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luậtphù hợp với tình hình thực tiễn công tác quản lý.......................................................... 90 3.4.3. Đổi mới hoạt động cấp phép, xúctiến đầu tư. ........................... 91 3.4.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộmáyquản lýnhà nước đối với khu công nghiệp .......................................................................... 91
  • 9. 3.4.5. Tăng cường, nângcaochất lượng thanhtra,kiểm tra, giam sát. 92 3.4.6. Tăng cường công tác quản lý an ninhtrật tự, môi trường trong các khu công nghiệp.......................................................................... 93 3.4.7. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động tích cực về công tác quản lýnhà nước về lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững khu công nghiệp ....................................................................... 95 3.4.8. Khắc phục những tồn tại của khu công nghiệp và các doanhnghiệp..................................................................................... 97 3.4. 9. Nâng cao, cải thiện hoạt động liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ như: thủ tục hành chính, hoạt động truyền đạt ,tiếp nhận thông tin... ................................................................................................................... 98 3.4.10. Đánhgiá nhanh chóng, đúng đắn khó khăn ,tồn đọng thực tế để có những kiến nghị đúng đắn với cấp trên hỗ trợ giải quyết ........100 3.2. Kiến nghị.........................................................................................101 3.2.1. Các kiến nghị đối với Quốc hội....................................................101 3.2.2. Các kiến nghị đối với Chính phủ .................................................102 KẾT LUẬN............................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................107
  • 10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ANTT An ninh trật tự 2 BQL Ban quản lý 3 BQLKCN Ban quản lý khu công nghiệp 4 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 GPMB Giải phóng mặt bằng 6 KCN Khu côngnghiệp 7 OMNT Ô nhiễm môi trường
  • 11. Danh mục các hình vẽ, đồ thị Sơ Đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khu công nghiệp . Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010-2015 Biểu đồ 2.2. Kim nghạch xuất khẩu các khu công nghiệp 2010-2015 Biểu đồ 2.3. Tổng số lao động trong các khu công nghiệp 2010-2015 Biểu đồ 2.4. Nộp ngân sách các khu công nghiệp 2010-2015
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý thuyết Kinh tế học Phát triển và thực tế các nước công nghiệp hóa mới (NICs) đã chỉ ra KCN là một nhân tố quan trọng với tiến trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Tại KCN các công trình cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư nhanh với tốc độ cao, hiện đại với diện tích lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng các mạng lưới dịch vụ. Trên cơ sở này các KCN tạo điều phát huy các lợi thế kinh tế dựa trên quy mô, phân công và tập trung sản xuất, từ đó thu hút nhanh chóng đầu tư trong nước và nước ngoài. Tại Việt nam, trải qua hơn 20 năm phát triển (1991 – 2014), tính đến cuối tháng 12/2014, cả nước đã có 295 KCN, khu chế xuất được thành lập trên 59 tỉnh, thành phố cả nước. Các KCN trên cả nước đã thu hút được 4.770 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, và 5.210 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 21,995 tỷ USD . Trong suốt chiều dài lịch sử, Bắc Ninh - Kinh Bắc là một vùng đất văn hiến và cách mạng, cái nôi của những nét đẹp văn hóa truyền thống, của những làn điệu dân ca quan họ và những làng nghề nổi tiếng,… Hôm nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, Bắc Ninh lại được biết đến nhiều hơn với vị thế là một tỉnh năng động trong phát triển kinh tế, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành quả ấy minh chứng cho tầm nhìn chiến lược và định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của lãnh đạo tỉnh, là sự hợp lực của các Sở, ban, ngành chức năng và chính quyền, nhân dân các địa phương. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phát huy lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN, coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy
  • 13. 2 nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, và XVIII “Đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015”[1].Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh có 15 KCN được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch là 6.847ha. Có 9 KCN đang triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất cho thuê đạt 58,91%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,85%. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục ở mức trên hai con số của tỉnh, cụ thể như sau: Một là, các KCN đã tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai là, các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Ba là, các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. Bốn là, các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Năm là, sự phát triển của các KCN thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. Sáu là, sự phát triển các KCN đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Qua 14 năm xây dựng và phát triển, các KCN đã trở thành nhân tố
  • 14. 3 quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH, HĐH) của tỉnh, đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc sông Đuống và phía Nam sông Đuống Tuy nhiên quản lý nhà nước đối với các KCN hiện hành của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng vẫn còn khá nhiều bất cập hạn chế. Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc; Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao; Công tác bảo vệ môi trường KCN vẫn còn bất cập; Đời sống công nhân trong KCN còn nhiều khó khăn (phòng đầu tư ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh )….. Do đó cần thiết có nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong thực tiễn phát triển KCN của tỉnh cùng với nguyên nhân của những thành công và hạn chế là cơ sở khoa học đưa ra những giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển các KCN địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để xây dựng luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu: KCN là một trong những mô hình cụ thể của loại hình đặc khu kinh tế trên thế giới và là mô hình kinh tế mới; Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều nhà khoa học đã quan tâm, nghiên cứu, cụ thể là: - Trương Thị Minh Sâm (2004), "Cácgiảipháp nhằmnâng caovaitrò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảovệ môi trường ở các KCN, KCX", NXB Khoa học xã hội. Trong cuốnsách này, tác giả đã đánh giá khá chi tiết và toàn
  • 15. 4 diện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm phía nam, những thách thức đặt ra đốivới công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với vấn đề này ở các KCN, KCX thuộc vùng kinh tế trọng điểm phíanam [2]. - Vũ Huy Hoàng (2007) “Tổng quan về hoạt động của các khu công nghiệp”, Kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về khái niệm, đặc điểm và tình hình hoạt động của các KCN trên cả nước [3]. - Lê Hồng Yến (2008), “Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay(qua thực tiễn khu công nghiệp cáctỉnh phía Bắc)”, Luận án tiễn sĩ tại trường Đại học Thương Mại. Luận án đã nghiên cứu thực trạng phát triển các KCN ở các tỉnh phía Bắc, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đốivới các KCN ở Việt Nam hiện nay [4]. - Hà Thị Thúy (2010), “ Cáckhu công nghiệp với sự pháttriển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, thông qua việc phân tíchthực trạng những tác động tích cực và tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, tác giả đưa ra các giải pháp để các KCN phát huy tốt vai trò tích cực đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Giang hiện nay [5]. - Ngô Quang Đông (2010), “Công tác quản lý nhà nướcđối với các khu công nghiệp ở BắcNinh: thực trạng và giảipháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đốivới các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó, đưara các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
  • 16. 5 các KCN tại đây [6]. - Cao Thị Lan (2013), Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sỹ hành chính công trường Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn này được tác giả nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc [7]. - Nguyễn Hồng Hải (2014), Quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàivào các khu công nghiệp của tỉnh HảiDương, luận văn thạc sỹ hành chính công trường Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đốivới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN của tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN của tỉnh Hải Dương [8]. - Phạm Kim Thư (2016), “Quản lýnhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phốHà Nội”, luận án tiến sĩ kinh tế trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội [9]. Luận án đưa ra dự báo về bối cảnh quốc tế, trong nước và Thủ đô tác động đến hoàn thiện quản lý nhà nước đốivới các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp bao gồm: Hoàn thiện quy hoạch KCN trên địa bàn Thành phố Hà nội; Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của BQL các KCN và CX Hà Nội; Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư... Các tác giả đã hệ thống hoá các lý luận về KCN, KCX, tình hình phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam nói chung, qua đó đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình phát triển các KCN, KCX nói riêng. Ngoài ra còn có một số bài báo phân tích trên tạp chí chuyên ngành khác, nhưng do mục đíchkhác nhau nên các công trình mới chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh nhất định của tình hình quản lý nhà nước đốivới các KCN.
  • 17. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tíchvai trò, thực trạng quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành và phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đốivới các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: - Luận giải một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đốivới phát triển các KCN. - Phân tíchvà đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đốivới các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp hoàn tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đốitượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước đốivới các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung:Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Không gian:Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc ninh. Thời gian:Mốc đánh giá thực trạng: từ năm 2012 đến 2016; Mốc đề xuất giải pháp: đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, luận văn dựa vào cơ sở duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các lý thuyết kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế.
  • 18. 7 Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, thu thập thông tin tài liệu để làm sáng tỏ nội dung của vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Phân tích cơ sở lý luận vai trò và nội dung quản lý nhà nước tới sự phát triển KCN ở nước ta. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước trong phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua. Tìmra những nguyên nhân và tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn trong thời gian tới. 7. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đốivới các khu công nghiệp. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đốivới các khu công nghiệptrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
  • 19. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về khu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp Trên thế giới loại hình KCN đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore,…và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về KCN được thừa nhận chung. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN. Ở Philipine, theo luật về các KKT đặc biệt 1995, KCN được định nghĩa như sau: “KCN là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào một qui hoạch toàn diện dưới sự quản lý liên tục thống nhất và với các qui định đối với cơ sở hạ tầng cơ bản và các tiện ích khác, có hay không có các nhà xưởng tiêu chuẩn và các tiện ích công cộng được xây dựng sẵn cho việc sử dụng chung trong KCN ”[10]. Trongkhi đó ở Inđônêxia, theo sắc lệnh của Tổngthống Cộnghòa Inđônêxia số 98/1993 thì KCN được định nghĩa: “là khu vực tập trung các hoạt động chế tạo công nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ khác do côngty KCN cung cấp và quản lý[10]”. Ở đây, “Công ty KCN là các công ty có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật của Inđônêxia và ở trênlãnh thổInđônêxia,với chức năng quản lý nhà nước các KCN
  • 20. 9 ”[10]. Theo quan điểm của Tổ chức phát triển côngnghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), trong tài liệu KCX tại các nước đang phát triển (Export processing Zone in Developing Countries) công bố năm 1990 có nêu rằng “ KCN là khu vực tương đốinhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cáchcung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế”. Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập. Mặc dù có những quan điểm khác nhau về KCN, nhưng chúng có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời của một quốc gia, thường là những khu vực địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào giới hạn với các vùng, lãnh thổ cònlại của nước sở tại và được chính phủ nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển. Thứhai, KCN là nơi hội tụ và thíchứng với nhau về mặt lợi íchvà mục tiêu xác định giữa chủđầutư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môitrường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nộiđịa. Chúng là nơi có vịtrí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên cơ sở các chínhsáchưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chínhsáchtài chính- tiền tệ, môi trường đầu tư... Thứba, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách
  • 21. 10 hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầutư nước ngoài, phát triển các loại hình kinh doanh, sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách KT - XH mở cửa của một đất nước. 1.1.2. Đặc điểm, tầm quantrọng của khu công nghiệp 1.1.2.1. Đặcđiểm Khu công nghiệp Từ việc tổng kết, đưa ra khái niệm chung nhất về KCN, có thể rút ra một số các đặc điểm cơ bản của KCN như sau: - KCN là một phần lãnh thổ của nước sở tại, được xây dựng với một kết cấu hạ tầng tương đốihiện đại. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cần khoản kinh phí lớn, thời gian thu hồi vốn lại khá lâu, do đó cần phải có sự tham gia của Nhà nước đốivới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua các thành phần kinh tế khác. - KCN là một khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp trong một phạm vi nhất định. Các doanh nghiệp trong KCN về cơ bản vẫn phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của nước sở tại. Bên cạnh đó, cònđược hưởng một số quychế đặc thù của Nhà nước; các quy chế này thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. - KCN thường được xây ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần đường giao thông, thuận tiện giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn, gần cảng biển, cảng sông, sân bay…Ngoài ra các KCN còn đòi hỏi phải có diện tích khá lớn, tập trung tại một địa điểm, địa hình tương đốibằng phẳng, thíchhợp cho xây dựng các công trình côngnghiệp, gần nguồn nước, có cơ sở hạ tầng thích hợp. - KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp. Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu,
  • 22. 11 những ngành nghề mà nước sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bên cạnh đó thủ tục hành chínhđơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh hàng hoá cho các khu vực khác. - Lực lượng lao độnglàm việc trong KCN tương đối lớn nên kèm theo đó nhiều vấn đềxã hội phát sinh, ví dụ như vấn đề nhà ở, vấn đềgiáo dục, y tế. 1.1.2.2. Tầm quan trọng của Khu công nghiệp KCN có những đóng góp quan trọng đốivới sựphát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Vai trò của KCN được thể hiện trên những điểm như sau: Thứnhất,KCNlà nơithu hút nguồn vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ do vậy đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước. Với quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, các KCN đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư nước ngoài; hơn nữa việc phát triển các KCN cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh của các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở tranh thủ ưu đãi thuế quan từ phía nước chủ nhà, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và khai thác thị trường mới ở các nước đang phát triển. Do vậy, KCN giúp cho việc tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế xã hội và là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sựnghiệp CNH-HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác sự hoạt động của đồngvốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tác động tíchcực, thúc đẩy sự lưu thông và hoạt động của
  • 23. 12 đồngvốn trong nước. Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách Sự phát triển các KCN có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướngcôngnghiệp hóahướng về xuất khẩu. Hàng hóasảnxuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu củađịa phươngvà củacảnước. Khicác KCNmới bắtđầuđivào hoạtđộng, lúc này nguồn thu ngoại tệ của các KCN chưa đảm bảo vì các doanhnghiệp phải dùng số ngoạitệ thu được đểnhập khẩu côngnghệ, dây chuyền, máy móc thiết bị … nhưng cái lợi thu được là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ. Khi các doanhnghiệp đivào sản xuất ổn định, có hiệu quả thì lúc đó nguồn thu ngoại tệ bắtđầutăng lên nhờ hoạtđộngxuất khẩu củacác doanhnghiệp KCN. Ngoài ra, hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng nguyên vật liệu của các doanhnghiệp trong nước cho các doanhnghiệp chế xuất hoạt độngtrong KCN và việc một số doanhnghiệp chế xuất tổ chức gia côngmộtsố chitiết, phụtùng, một số côngđoạntại các doanhnghiệp trong nước góp phần vào quá trình nội địa hóatrong cơ cấugiá trị sảnphẩmcủa các doanhnghiệp. Ngoài ra, các KCN cũng đónggóp đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sáchcho các địa phương và đóng góp chung cho nguồn thu của quốc gia. Thứ ba, tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước Việc tiếp cận và vận dụng linh hoạt kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia là một trong những giải pháp mà các nước đang phát triển áp dụng nhằm rút ngắn thời gian của quá trình công nghiệp hóa. Cùng với sựhoạt động của các KCN, một lượng không nhỏ các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất đồng bộ, kỹ năng quản lý hiện
  • 24. 13 đại…đã được chuyển giao và áp dụng thành công trong các ngành công nghiệp; Việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp trong nước đã góp phần thúc đẩy vào việc tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành công nghiệp. KCN thúc đẩy sự phát triển năng lực khoa học công nghệ góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất, kinh doanh mới… giúp cho nền kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH của quốc gia. KCN là nơi tập trung hóa sản xuất cao và từ việc được tổ chức sản xuất khoa học, trang bị côngnghệ kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp FDI, các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc tại các KCN sẽ được đào tạo về kinh nghiệm quản lý, phương pháp làm việc với công nghệ hiện đại, tác phong công nghiệp …. Những kết quả này có ảnh hưởng gián tiếp và tác động mạnh đến các doanh nghiệp trong nước trong việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổiphương pháp quản lý … để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Sự có mặt của các tập đoàn công nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có uy tín trên thế giới trong các KCN cũng là một tác nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng liên doanh, liên kết. Thông qua đó cho phép các công ty trong nước có thể vươn lên trở thành các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, các công ty đa quốc gia. Thứ tư, tạo công ăn việc làm, xoá đóigiảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực Xây dựng và phát triển KCN đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tíchcực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm
  • 25. 14 giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân cônglại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao động diễn ra ở thị trường này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Như vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế; hình thành độingũ lao động của nền công nghiệp hiện đại thông qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN với nhà trường. Thứ năm, thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới Cùng với quá trình hình thành và phát triển KCN, kết cấu hạ tầng của các KCN được hoàn thiện; kích thíchphát triển kinh tế địa phương thông qua việc cải thiện các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực, gia tăng nhu cầu về các dịch vụ phụ trợ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còntạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đíchkhác của cộng đồng trong khu vực; Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn
  • 26. 15 đảmbảo sựliên thông giữa các vùng, định hướng cho quyhoạchphát triển các khu dâncư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành côngnghiệp phụ trợ, dịch vụ… các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cưdân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư vào các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển thị trường địa ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt độngvà phát triển của các KCN ; Phát triển KCN là hạt nhân hình thành đô thị mới, mang lại văn minh đô thị góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hóa. Thứ sáu,phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Do vậy đểmột doanhnghiệp đơnlẻ xây dựng các côngtrìnhxửlý chất thải rất tốn kém, khó có thể đảm bảo được chất lượng nhất là với một số KCN tập trung phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp, do vậycó điều kiện đầutư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xửlý chất thải và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy việc xây dựng các KCN là tạo thuận lợi để didờicác cơ sở sảnxuấtgây ô nhiễm từ nộithành, khu dâncưđôngđúc,hạn chế một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướngthân thiện vớimôi trường phục vụmục tiêu pháttriển bềnvững. 1.2. Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp 1.2.1. Khái niệm,nộidungquảnlýnhànướcđốivớiKhucôngnghiệp 1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đíchcủa chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
  • 27. 16 các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quản lý xuất hiện như một tất yếu khách quan. Có nhiều dạng quản lý, nhiều dạng chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Một trong số đó là dạng quản lý rất cơ bản, đặc thù - quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể định hướng điều hành, chi phối v.v... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Quản lý nhà nước là sự quản lý bằng quyền lực của nhà nước, ý chí nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của conngười để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao. Quản lý nhà nước là một tất yếu khách quan, mang tính cưỡng bức, cưỡng chế, mệnh lệnh và tính chính trị rõ nét, đại diện cho cả xã hội [13, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1,tr.407]. Quản lý nhà nước đối với KCN là một dạng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế. Đó là sựtác động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống KCN trên một phạm vi lãnh thổ nhất định của quốc gia thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và thực thi các cơ chế chính sách và pháp luật … có liên quan đến KCN nhằm đạt được mục tiêu đã xác định cho sự phát triển KCN, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại nhiều lợi íchcho sự phát triển kinh tế nước nhà. 1.2.1.2. Nộidung quản lý nhà nước về khu công nghiệp Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quyhoạch,chiến lược, kế hoạch về phát triển khu công nghiệp. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia; chiến
  • 28. 17 lược phát triển vùng, lãnh thổ; chiến lược phát triển côngnghiệp, Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển KCN. Xây dựng chiến lược phát triển KCN phải phù hợp với khả năng của quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa địa phương...Từchiếnlược pháttriển KCN, Nhà nước quyhoạchphát triển các KCN nhằm thực hiện các chiến lược đãđề ra. Quy hoạch các KCN có tác dụng hạn chế sựchồngchéo, triệt tiêu lẫn nhau trong hoạtđộng đầutư, xây dựng, phát triển các KCN; đảm bảo phươnghướng phát triển và cơ cấukinh tế theo đúng đường lối của Đảng cầm quyền; tạo nên sự bổ sung, tác động tích cực giữa các KCN ; đảm bảo sựhài hoà, đồngbộ giữa các côngtrình kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài hàng rào KCN ; bảo vệ môi trường… Thứ hai, ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vàokhu công nghiệp, khu kinhtế. Hệ thống văn bản pháp luật chính là cơ sở, là hành lang pháp lý để quản lý các KCN ; đồng thời là cơ sở để các Nhà đầu tư triển khai thực hiện. Hệ thống pháp luật vừa điều tiết, vừa bảo vệ quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, ngăn ngừa các saiphạm. Hệ thống pháp luật phải được thường xuyên rà soát, loại bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới thuận lợi trong quá trình quản lý và quá trình đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Thứ ba, ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách về hoạt động phát triển của khu công nghiệp Chính sách phát triển công nghiệp bao gồm một hệ thống các chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động của các KCN trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo tính chất, chính sách phát triển KCN gồm có:Chính sách tài
  • 29. 18 chính, chính sách thị trường, chính sách đất đai, chính sách lao động, chính sách công nghệ….Hệ thống chính sách là công cụ quan trọng để đưa chiến lược, quy hoạch phát triển KCN của Nhà nước vào thực tế đời sống. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư phát triển các KCN hoặc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của các KCN. Để đảm bảo cho Nhà nước thực hiện tốt vai trò này, yêu cầu đặt ra đó là trong quá trình soạn lập chínhsách cần phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách, việc xây dựng các chính sách cần phải xuất phát từ lợi íchcủa nước chủ nhà và lợi íchlâu dài của các chủ đầu tư, các biện pháp ưu đãi cần phải thể hiện tính cạnh tranh cao đối với các khu vực bên ngoài khu vực KCN. Trong quá trình thực hiện, cần phải có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của các chủ thể có liên quan. Thứ tư, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Nhà nước phải có chiến lược lâu dài, trong đó đề ra các bước đi cụ thể. Nhà nước cần có biện pháp giới thiệu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để cho họ có thể hiểu và nắm rõ môi trường đầu tư, các chínhsách ưu đãi, các thủ tục đầu vào mà các nhà đầu tư cần thực hiện khi tiến hành đầu tư vào nước ta… Đặc biệt, cần chú trọng đối với việc vận động xúc tiến đầu tư với các đối tác nước ngoài. Bên cạnhđó, hướngdẫn Nhà đầu tư lập hồ sơ dự án; tổ chức cấp, điều chỉnh, thuhồicác loạigiấy phép;thực hiện các thủtục hành chínhNhànước... Thứ năm, hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và
  • 30. 19 giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinhtế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cần phải được thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, kiểm soát và xử lí các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước. Nội dung này nhằm định hướng hoạt độngcủa các KCN theo mục tiêu đã đề ra. Thứ sáu, tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lýnhà nước về khu công nghiệp, khu kinhtế. KCN là một thực thể phức tạp bao gồm trong đó không chỉ là hoạt động sản xuất côngnghiệp đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều hoạt động khác như xuất, nhập khẩu, dịch vụ (ngân hàng, đào tạo, tư vấn…). Do đó, quản lý các KCN là nhiệm vụ của cả bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp hoạch định chính sách, pháp luật đến các cơ quan hành pháp thực thi pháp luật và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế. Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với các KCN gồm nhiều cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý một lĩnh vực riêng. Trong quá trình quản lý mặc dù là những lĩnh vực hoạt động độc lập nhưng các cơ quan đều có sựphối hợp chặt chẽ với nhau.
  • 31. 20 CÁC BỘ.CƠ QUAN, NGÀNH BỘ KẾ HẠCH VÀ ĐẦU TƢ (VỤ QUẢN LÝ KCN &KCX) UBND CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ . (Nguồn: Sở Nội Vụ Tỉnh BắcNinh) Quan hệ trực thuộc và trực tiếp quản lý. Quan hệ phối hợp của các cơ quan . Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhà nước. Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về các khu công nghiệp Bộ máy quản lý nhà nước đối với KCN được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương thông qua cơ chế phân cấp uỷ quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN [12]. Thứ bảy, quản lý nhà nước về môi trường, an ninh trật tự khu công nghiệp,đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 và tiếp theo là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã BAN QUẢN LÝ KCN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ CÁC KCN CHÍNH PHỦ
  • 32. 21 đưa ra những định hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN phải thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại.. Hàng năm, chỉ tiêu tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, được Quốc hội và nhân dân quan tâm, đánh giá.[5,Thực hiện các định hướng nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005] đã được ban hành. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong từng thời kỳ và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Song song với vấn đề về môi trường là vấn đề về an ninh trật tự KCN, có thể thấy rằng KCN là nơi tập trung nhiều nguồn vốn đầu tư, vật tư, thiết bị, công nghệ có giá trị kinh tế cao của các Doanh nghiệp, thành phần kinh tế đa quốc gia với tính chất hoạt động đầu tư đa dạng và phức tạp. Hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình đan xen: Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ trong nước, doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp chuyên sản xuất, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, tài chính, thương mại và đời sống…Chính vì lẽ đó mà quan hệ lao động cũng phức tạp không kém; với nhiều quốc tịch khác nhau mang theo nhiều quan hệ văn hoá doanh nghiệp khác nhau, dễ dấn đến xung đột mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử. Đặc biệt là sự tập trung cao các nhà máy, xí nghiệp cũng là môi trường dễ phát sinh phản ứng dây truyền tạo lập “điểm nóng”, Mọi hoạt động của KCN có ảnh hưởng, tác động trực tiếp rất lớn đến các khu vực dân cư xung quanh như công tác đền bù giải phóng mặt bằng, việc làm do thu hồi đất, nhập cư lao động từ địa bàn khác, cư trú người nước ngoài… dẫn đến hoạt động đời sốngxã hội vốn có bị xáo trộn, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức đời sống mới phù hợp. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp Một là, chế độ, chính sách quản lý của Nhà nước đối với KCN
  • 33. 22 Chế độ, chínhsáchcủa Nhà nước ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với KCN trên các mặt: - Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương, vùng, lãnh thổ, loại hình DN... đềutác độngđếnmục tiêu, nội dung và phương thức quản lý của Nhà nước đối với KCN. Chế độ, chính sách chung của Nhà nước rõ ràng, minh bạchcó độ nhất quán và ổnđịnh cao thì tạo cơ sở pháp lý cho quản lý hiệu quả của Nhà nước đối với KCN. Ngược lại, chế độ, chínhsáchchung của Nhà nước thiếu minh bạch, khôngrõ ràng, thiếu tính nhất quán có thể cản trở các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý có kết quả các KCN. Thậm chí, nếu chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sai lầm thì quản lý nhà nước dễtrở thành lực cản sựphát triển của các KCN. - Thể chếhoá của Nhà nước về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thương mại, ngân sách, tiết kiệm,... phù hợp hay không phù hợp với kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước đốivới KCN. Bởi vì, nếu thể chế, chínhsáchcủa Nhà nước phùhợp với kinh tế thị trường thì sẽhỗ trợ quản lý nhà nước, làm cho quản lý nhà nước đốivới KCN đơngiản hơn, chiphí thấp hơn, hiệu quả cao hơn, khuyến khích các KCN phát triển hiệu quả. Nếu việc thể hoá không phù hợp với kinh tế thị trường thì sẽ làm cho quản lý nhà nước đối với KCN vừa nặng nề, áp đặt mệnh lệnh hành chính quan liêu, do đó chi phí quản lý cao, hiệu quả quản lý thấp, các cơ quan quản lý nhà nước các KCN quá tải, bản thân KCN bịkìm hãm, không phát triển được. Hailà,trình độ năng lực của chínhquyền địa phương Các KCN thường gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương. Chính vì thế, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền địa phương ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước đốivới KCN. Thứnhất, ảnh hưởng của trình độ ban hành chính sáchđối với KCN
  • 34. 23 của cấp Tỉnh/Thành Phố. Khía cạnh ảnh hưởng ở đây là năng lực chủ trì xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước. Mặc dù quy hoạch KCN ở địa phương phải phù hợp với quy hoạch chung của vùng và cả nước, nhưng nội dung và chất lượng quy hoạch KCN của từng địa phương phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, tầm nhìn và quyết tâm chỉ đạo của chính quyền cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, chính quyền địa phương nào sáng suốt và có tầm nhìn đúng đắn, có năng lực chỉ đạo hiệu quả thì quản lý nhà nước ở địa phương đó cùng chiều với phát triển KCN. Ngược lại, chính quyền địa phương thiếu năng lực, không có tầm nhìn đúng, thiếu năng động thì quản lý nhà nước trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của KCN. Thứ hai, ảnh hưởng của trình độ tổ chức thực hiện chính sách đối với KCN của cấp tỉnh. Đó là ảnh hưởng của năng lực tài chính và sự chỉ đạo của cấp tỉnh đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Tỉnh/Thành Phố trong tổ chức xây dựng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN đồng bộ với hoạt động trong KCN. Địa phương nào có tiềm lực tài chính mạnh và có quyết tâm phát triển KCN thì thường ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài KCN nhằm tạo điều kiện cho KCN phát triển, do đó quản lý nhà nước đốivới KCN của các ban ngành cũng thông thoáng hơn. Ngược lại, các địa phương nghèo, thiếu quan tâm đến KCN thì quản lý của các ban ngành thường chặt chẽ và ít nhiều gây khó khăn cho KCN. Ngoài ra, các địa phương có điều kiện kinh tế tốt hơn còn có thể hỗ trợ đầu tư hệ thống kết câu hạ tầng trong hàng rào KCN, tạo điều kiện hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư trong KCN. Thứba, ảnh hưởng của trình độ kiểm tra, thanh tra và giám sát đốivới KCN của cấp tỉnh. Đó là năng lực của cấp Tỉnh/Thành Phố trong việc ban hành và giám sát thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với
  • 35. 24 các sở, ban, ngành quyết định chất lượng quản lý nhà nước đốivới KCN. Nếu việc phối hợp không tốt thì dù quyết tâm đến đâu quản lý nhà nước cũng trục trặc. Ngược lại quy chế phối hợp rõ ràng, hiệu lực phối hợp cao, tiến độ phối hợp nhịp nhàng sẽ làm cho quản lý nhà nước thích ứng nhanh với KCN và hiệu quả cao hơn. Năng lực cấp Tỉnh/Thành Phố còn ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với KCN ở khía cạnh chỉ đạo thực hiện về xây dựng, lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự trong KCN. Tỉnh/Thành Phố chính là cấp tổ chức và phốihợp các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương để đáp ứng nhu cầu cho KCN. Tỉnh/Thành Phố cũng tiến hành kiểm tra giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong thẩm quyền và thực hiện các nghĩa vụ của Nhà nước đốivới các chủ đầu tư và người lao độngtrong KCN. Chính vì thế, sự quan tâm và năng lực giải quyết các vấn đề này của địa phương ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng và kết quả quản lý nhà nước đốivới KCN. Ngoài ra, cấp Tỉnh/Thành Phố đại diện cho nhiều quyền hạn quản lý nhà nước khác về KCN theo quy định của pháp luật, do đó, hiển nhiên là, chất lượng của cấp tỉnh quyết định chất lượng quản lý của họ đối với KCN. Ba là,điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển KCN hỗ trợ quản lý nhà nước đối với KCN trên các phương diện phát hiện nhu cầu, giảm nhẹ hỗ trợ tài chính, dễ thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào KCN, các KCN có điều kiện hoạt động hiệu quả nên hỗ trợ thu ngân sách nhà nước, các vướng mắc cần tháo gỡ ít hơn. Ngược lại, ở các địa phương có điều kiện không huận lợi cho phát triển KCN thì quản lý nhà nước vừa gặp nhiều vấn đề khó khăn cần tháo gỡ, vừa phải trợ cấp lớn cho KCN, trong khi đó KCN có thể vẫn vận hành không hiệu quả. Về điều kiện kinh tế xã hội: Bản thân Nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt
  • 36. 25 và giúp đỡ KCN nếu như xây dựng KCN ở các vùng kém phát triển, lao động vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn...Do đó, tuỳ theo các điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau mà nội dung quản lý nhà nước cũng khác nhau. 1.4. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước về khu công nghiệp 1.4.2. Tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phát triển KCN. Trước giải phóng, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có KCN Biên hoà khá phát triển. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, tỉnh đã coi phát triển KCN là phương thức trọng tâm nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp của địa phương. Ngay từ khi luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Đồng Nai đã tích cực tạo điều kiện để các KCN phát triển. Ngày 24/11/1988 khu chế xuất Long Bình đã được thành lập. Sau này tỉnh chuyển hướng sang ưu tiên phát triển KCN tổng hợp. đến hết tháng 12/2004, tỉnh đã có 16 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích 4.805 ha, thu hút 645 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.800 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy 57,7%. Hiện tỉnh đang đề nghị thành lập thêm 7 KCN nữa và quy hoạch 9 KCN mới, nâng tổng số các KCN đến năm 2010 lên 32 với tổng diện tích 11.189ha. Ngay từ đầu và cho đến nay, các KCN của Đồng Nai được quy hoạch dọc theo hành lang quốc lộ 1A và quốc lộ 51, tập trung tại địa bàn trọng điểm từ thành phố Biên Hoà lan toả dần ra các huyện lân cận (Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom…) Đồng Nai dự kiến phấn đấu đến 2010 tất cả các huyện đều có KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. đi cùng chủ trương sớm phát triển KCN và quy hoạch tương đối dài hơi, chính quyền Đồng Nai còn tích cực vận động xúc tiến đầu tư, sử dụng nhiều biện
  • 37. 26 pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào KCN như hàng năm Tỉnh uỷ và ủy ban nhân dân có kế hoạch đi xúc tiến đầu tư ở một số nước trọng điểm, có chính sách đối ngoại mềm dẻo để tạo thiện cảm với các nhà đầu tư, tổ chức trọng thể việc trao giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh… Trong nghiệp vụ quản lý cụ thể, ngoài hoạt động của Ban quản lý các KCN với cơ chế một cửa khá tốt, Đồng Nai còn tạo điều kiện khuyến khích các sở, ban ngành rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư trong quá trình cấp phép, phối hợp với các cơ quan thuế, hải quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Đồng Nai đã thành lập một số trung tâm và công ty tư vấn hỗ trợ thông tin và thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong KCN. Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển các KCN của Đồng Nai thời kỳ đầu còn vấp phải một số hạn chế như chưa chú trọng đúng mức tiêu chuẩn môi trường, chưa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp và dịch vụ tương xứng với công nghiệp…Mặc dù là tỉnh phát triển nhanh các KCN, nhưng vai trò của các KCN ở Đồng Nai đối với nông nghiệp và nông thôn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do Đồng Nai quy hoạch các KCN tách rời dân cư, chủ yếu bám vào các vùng ven đô thị có sẵn, chính quyền địa phương chưa xây dựng các mối liên hệ giữa các KCN với nông thôn một cách rõ nét, nên KCN chưa giúp được nhiều cho hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vốn đầu tư mới cho các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong KCN. Trên địa bàn tỉnh chưa hình thành liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất giữa nông nghiệp với công nghiệp thông qua các KCN. Đồng Nai cũng chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước vào KCN (chỉ chiếm 6% tổng vốn đăng ký vào KCN ). Thực tế này cho thấy việc phát huy nội lực và sự phát triển bền vững của tỉnh chưa cao. Ngoài ra, Đồng Nai cũng
  • 38. 27 chưa phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ trong KCN và ngoài KCN nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ xây dựng các KCN… Để khắc phục các nhược điểm trên và tiếp tục phát triển hiệu quả các KCN, gần đây Đồng Nai đã xây dựng các quan điểm, biện pháp và vạch ra lộ trình cụ thể để xây dựng các KCN theo hướng nâng cao chất lượng và hướng về phát triển bền vững. Từ thực tế nhìn nhận những tiến bộ đi trước của KCN tỉnh Đồng Nai, bài học kinh nghiệm rút ra là : Phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Coi KCN là bộ phận cấu thành của sự nghiệp CNH, HĐH, là giải pháp để ddẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH kinh tế của tỉnh. Phát huy tối đa và hài hoà các nguồn nội lực và ngoại lực dựa trên lợi thế so sánh; lấy nội lực làm cơ sở để hấp thụ ngoại lực. Xây dựng cơ cấu đầu tư sản xuất hợp lý trên cơ sở phát triển KCN theo chiều sâu, hướng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả KCN, trong đó chú ý cân đối cơ cấu thành phần kinh tế (đặc biệt là trong nước và nước ngoài), cơ cấu ngành và kinh tế kỹ thuật, cơ cấu vùng lãnh thổ. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn phương án phát triển KCN. Nhận thấy định hướng quy hoạch phát triển các KCN của Đồng Nai là đa dạng hoá mô hình các KCN hướng tới nhu cầu của các nhà đầu tư, chú trọng các mô hình sau; do đó nên tạp trung phát triển Mô hình KCN tập trung đồng ngành (có tính chuyên ngành). Hình thành các khu liên hợp công nghiệp - Dân cư - Thương mại - Dịch vụ. Và tiếp đó là ưu tiên KCN sinh thái, khu công nghệ cao. 1.4.3. Tỉnh Hải Phòng Được thành lập sớm, từ 1994, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 3 KCN
  • 39. 28 được thành lập (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ, Đồ Sơn) với tổng diện tích đất tự nhiên 467 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 292.000 USD. Đến năm 2007, Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm 4 KCN. Tuy nhiên, đến hết năm 2006, các KCN trên địa bàn mới chỉ thu hút được trên 70 dự án với tổng vốn FDI hơn 800 triệu USD, vốn DDI khoảng 1.280 tỷ đồng; 56 quy mô dự án nhỏ, thiết bị, công nghệ trung bình; lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN 8.000 người. Nhận thức và đánh giá được vai trò, vị trí quan trọng của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, từ năm 2007, Hải Phòng đã có những biện pháp, giải pháp quản lý tích cực, đẩy mạnh và nâng cao công tác quản lý nhà nước các KCN. Tính lũy kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, trong các KCN và Khu kinh tế tại Hải Phòng có 203 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 7,916 tỷ USD; 99 dự án có vốn đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 46.822 tỷ VNĐ Đạt được các thành tựu trên là do Hải Phòng đã thực hiện các biện pháp quản lý sau: Về hoạch định, quy hoạch các KCN. Quy hoạch KCN đổi mới và thay đổi lớn: Đề án điều chỉnh, xây dựng mới các KCN của thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại văn bản 180/TTg-CÔNG NGHIỆP ngày 01/2/2008), theo đó điều chỉnh mở rộng 2 KCN, bổ sung 11 KCN mới, tổng diện tích đất 8.157 ha. Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung KCN Cầu Cựu của thành phố Hải Phòng, diện tích 106 ha vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Như vậy, đến nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 17 KCN được quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 10.000 ha. Đặc biệt, ngày 10/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ- TTg thành lập KKT Đình Vũ - Cát Hải với quy mô 21.640 ha (nay được điều
  • 40. 29 chỉnh bổ sung thành 22.140 ha). Đây là khu kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một khu kinh tế tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng biệt; là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: kinh tế hàng hải (trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng, phát huy lợi thế thương hiệu cảng Hải Phòng có lịch sử hơn 100 năm, kết hợp với cảng quốc tế Lạch Huyện sắp tới), trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại; là “cửa sổ hướng ngoại và hội nhập”, là hạt nhân, động lực phát triển kinh tế của Hải Phòng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Về tổ chức thực hiện triển khai quy hoạch .Tập trung tăng cường quan hệ phối hợp công tác hài hoà, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý của thành phố, chính quyền, quận, huyện với BQL các khu chế xuất & công nghiệp Hải Phòng (nay là Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng), cải cách thủ tục hành chính, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến KCN như giải phóng mặt bằng ( GPMB), giao đất cho các chủ đầu tư triển khai dự án, kết nối cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo nguồn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, chăm sóc, hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất, kinh doanh ổn định, thuận lợi... Bằng các hoạt động tích cực đó, trong vòng gần 5 năm (từ năm 2011 đến 2015), KCN của Hải Phòng đã khởi sắc với những kết quả rõ nét ở nhiều mặt. Kết quả xây dựng KCN và thu hút đầu tư tăng nhanh: Trong 4 năm 2007- 2011, có 7 Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (gấp hơn 2 lần của 13 năm trước đó), nâng tổng số các KCN được thành lập và đi vào hoạt động là 10 khu với tổng diện tích gần 4.000 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng quy đổi 1,26 tỷ USD, loại hình công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đa dạng hơn (có 4 công ty liên doanh với nước
  • 41. 30 ngoài, 1 công ty 100% vốn nước ngoài, 5 công ty 100% vốn trong nước). Trong số này có 2 KCN đã lấp đầy diện tích giai đoạn I và đang triển khai giai đoạn II (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ). Năm 2015, có 93 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được BQL Khu kinh tế Hải Phòng điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 16 dự án điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư 192,776 triệu USD; 08 dự án có vốn đầu tư trong nước được BQL Khu kinh tế Hải Phòng điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 03 dự án điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư 6.551 tỷ VNĐ . KCN đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Các KCN, khu kinh tế Hải Phòng đã góp phần tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật mới, huy động được nguồn lực đáng kể của các thành phần kinh tế để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế; tham gia giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ môi trường đảm bảo đầu tư bền vững, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày một gia tăng. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Nhìn lại những tháng năm đất nước ta gồng mình trong khó khăn để vươn mình đổi mới, trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, chúng ta đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” cả trên lĩnh vực kinh tế cũng khẳng định đổi mới là sự lựa chọn chính xác và chứng minh đường lối đổi mới nói chung và đổi mới kinh tế nói riêng của Đảng ta là đúng đắn, khoa học, sáng tạo. Sự vấp váp, hạn chế, thậm chí yếu kém trên con đường phát triển càng chứng tỏ đổi mới là một sự nghiệp khó khăn, lâu dài,
  • 42. 31 phức tạp, đòi hỏi phải chủ động, kiên định và không ngừng sáng tạo, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút những kinh nghiệm thành lý luận để điều chỉnh, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng “để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Theo đó phát triển KCN là một nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là bước đi có tinh “ tuần tự” của các nước đang phát triển. Phát triển KCN cần chú trọng đảm bảo phát triển bền vững, có tính lâu dài, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Cần hoàn thiện đồng bộ, hệ thống các giải pháp từ: quản lý vĩ mô( luật pháp, chính sách, cơ chế, công tác quy hoạch…) đến hoạt động quản lý vĩ mô của các doanh nghiệp Phát triển KCN cần chú trọng đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với gải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng quan tâm đến đời sống, việc làm của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các điểm KCN, từng bước giảm tình trạng quy hoạch treo, dự án treo trong các KCN. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đảm bảo tầm nhìn xa và khả năng tiếp nối của các KCN với các cụm công nghiệp, khu đô thị dịch vụ và thương mại. Chú trọng chăm lo tới đời sống người lao động, bố trí sắp xếp quy hoạch nhà ở, trạm xá, trường học và hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với phát triển KCN ở địa phương. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các KCN của một số nước Châu Á và một số tỉnh của Việt Nam, cũng như đặc điểm, ưu thế chung của tỉnh, có thể rút ra các bài học sau cho Bắc Ninh:
  • 43. 32 Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhưng có nhiều lợi thế về phát triển KCN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681ha (KCN 6.847ha và Khu đô thị 834ha). 8 KCN đã đi vào hoạt động, trên 600 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,58 tỷ USD. Việc thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, có thương hiệu toàn cầu như Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia),… tạo nên hình ảnh đặc trưng của các KCN Bắc Ninh, từ đó góp phần khẳng định vị thế vững chắc của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các KCN của một số tỉnh của Việt Nam, có thể rút ra các bài học sau cho Bắc Ninh: Thứ nhất, phát triển các KCN là con đường thích hợp để CNH, HĐH kinh tế địa phương. Thực tiễn phát triển KCN của các tỉnh chỉ ra một số xu hướng có tính quy luật sau: Các KCN là nhân tố chủ yếu duy trì tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp; là giải pháp quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất công nghiệp. Hầu hết các KCN lúc đầu đều được xây dựng theo mô hình chỉ hướng vào mục tiêu sản xuất công nghiệp. Đến giai đoạn sau, các tỉnh đều có biện pháp điều chỉnh, bổ sung chức năng KCN từ sản xuất công nghiệp thuần tuý sang đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp (tức là đáp ứng hoạt động dịch vụ đời sống, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tài chính…); từ chức năng tổng hợp các ngành sản xuất sang phân khu chức năng chuyên môn hoá theo nhóm, tính chất, ngành nghề (nhu cầu về liên kết sản xuất). Các KCN chuyển dần từ độc lập về hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, đến chỗ đòi hỏi phải có quy hoạch chặt chẽ trong mối liên hệ với các khu dân cư đô thị, hạ tầng xã hội khác ngoài hàng rào KCN.
  • 44. 33 Chuyển dần từ phát triển chỉ về lượng sang chú trọng về chất lượng đầu tư trong KCN : công nghệ cao, vốn lớn, tạo giá trị gia tăng cao; cơ cấu về thành phần, ngành nghề… cũng đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối và một yếu tố không thể thiếu là khả năng cạnh tranh cao. Chú trọng hơn các tiêu chuẩn môi trường, lao động và sinh thái trong các KCN. Mô hình KCN phát triển theo hướng KCN - Dịch vụ - đô thị đang là xu hướng phát triển có tính định hướng các KCN ở các tỉnh nói trên và sẽ là xu hướng phát triển chung của các KCN Việt Nam. Thứ hai, hầu hết các địa phương đều có chính sách phát triển KCN nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được chia thành các giai đoạn thích hợp hướng tới các mục tiêu cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện từng địa phương và phát triển từ thấp đến cao. Thứ ba, những địa phương đạt được thành công nhất định trong việc phát triển các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện sau: Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chính quyền địa phương khuyến khích doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thương mại thích hợp; Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư; Thực thi một số biện pháp khuyến khích ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, nhất là thuế; Thu hút được lượng lao động dồi dào, có kỹ năng; Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tư có sức cạnh tranh; Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, gần trung tâm đô thị và công nghiệp có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế; Được các ngành khác hỗ trợ. Thứ tư, kinh nghiệm các địa phương cho thấy, chính quyền địa phương có vai trò to lớn trong thúc đẩy KCN phát triển, nhất là trong hoạch định chiến
  • 45. 34 lược công nghiệp hóa hiệu quả, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Địa phương nào có chính quyền năng động thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà quản lý nhà nước, chính sách công khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của người lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của các KCN ở địa phương. Thứ năm, kinh nghiệm các địa phương chỉ cho Bắc Ninh thấy rằng, trong việc quản lý nhà nước đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính sau: Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm trong việc đầu tư vào các KCN ; Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn các KCN với các khu đô thị và dịch vụ; Công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà nước; Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật; Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tư trong KCN ; Phải có đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý nhà nước trong các KCN. Thứ sáu, quá trình phát triển các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trường
  • 46. 35 trong nước. Tóm tắt chương I Trong chương này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau: Luận văn đã làm rõ khái niệm về KCN, vai trò của KCN đối với nền kinh tế. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm quản lý nhà nước đối với các KCN. Từ đó luận văn đã chỉ rõ các loại hình KCN : theo tính chất nghành nghề, theo cấp độ quản lý, theo đặc điểm quản lý . Luận văn phân tích rõ nội dung của quản lý nhà nước đối với các KCN theo quy trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN ; Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN ; Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN ; Luận văn cũng đưa ra các công cụ tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN.Luận văn đã giới thiệu khái quát về quản lý nhà nước tại một số địa phương của Việt Nam, như: Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương. Từ đó rút ra bài học có thể áp dụng cho Bắc Ninh trong công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn
  • 47. 36 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊNĐỊABÀN TỈNH BẮC NINH. 2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc, Việt Nam: - Đường 1quốc lộ 1A - Quốc lộ 1B mới - Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất thuận tiện đi sân bay Quốc tế Nội Bài và đi cảng biển nước sâu Cái Lân, Quảng Ninh. - Quốc lộ 38, Tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Bắc Ninh có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận, như cảng biển Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian. Nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước. Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Ninh ngày nay thuộc bộ Võ Ninh. Đời Hồng đức gọi là Kinh Bắc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranh dân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ phương có nhiều địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam.
  • 48. 37 Trong những kỳ thi đình dưới các triều đại phong kiến, cả nước chọn được 47 trạng nguyên và 2991 tiến sẽ thì riêng Kinh Bắc đã có tới 17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ. Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao phổ biến 3 - 7m so với mặt biển. Do được bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm 0,5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp,cao nhất là núi Hàm Long 171m. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh, đến năm 2014, toàn tỉnh có 57,7% diện tích đất nông nghiệp; 41,6% diện tích đất phi nông nghiệp và 0,7% diện tích đất chưa sử dụng. Năm 2015, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, trong đó, nam 557.190 người chiếm 48,3% và nữ 575.041 người chiếm 51,7%; khu vực thành thị 318.516 người, chiếm 27,6% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 813.715 người, chiếm 72,4%. Mật độ dân số trung bình là 1.376 người/km2 Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Hiện Bắc Ninh có 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 97 xã, 23 phường và 6 thị trấn. Về nguồn nhân lực, nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh tương đối trẻ với hơn 700.000 người đang trong độ tuổi lao động; lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 20,4%, có khả năng tiếp cận nhanh chóng các công nghệ hiện