SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

-----------
BOUATHONG VILAPHAN
NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
(TRONG TRƯỜNG HỢP LÀNG THẠT LUỔNG,
THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN)
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH NHÂN
HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

-----------
BOUATHONG VILAPHAN
NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
(TRONG TRƯỜNG HỢP LÀNG THẠT LUỔNG,
THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN)
Khoá luận tốt nghiệpchuyên ngành Nhân học
Mã số: 60310302
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN CHÍNH
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công
trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được thu thập và phân tích dựa trên nguồn số
liệu của các Cơ quan thống kê quốc gia, Chính quyền làng Thạt Luổng thuộc Thủ
đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Các nguồn tài liệu tham khảo
được trích dẫn đầy đủ và trung thực.
Hà Nội, tháng năm 2019
Xác nhận của người hướng dẫn Tác giả
PGS.TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH BOUATHONG VILAPHAN
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Khoá luận với đề tài “Người Việt Nam di cư tự do ở Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào (Trường hợp làng Thạt Luổng, Thủ đô Viêng
Chăn)”, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập
thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo trong Khoa
Nhân học và Phòng Đào tạo đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên
cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS Nguyễn Văn Chính
người thầy đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên của khoá luận và tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận đúng với mục tiêu đề ra.
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Chính quyền làng Thạt Luổng
- thủ đô Viêng Chăn; các cô chú, anh chị em cũng như cộng đồng người Việt Nam
di cư tại quê hương mới trên đất Lào thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này tại địa phương.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
BOUATHONG VILAPHAN
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NGƯỜI VIỆT NAM Ở LÀO: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN...................................................................................................... 5
1.1. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................................... 5
1.2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................................... 7
1.3. Lý thuyết và phương pháp tiếp cận.................................................................................. 11
Kết luận Chương 1............................................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2. NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO Ở LÀNG THẠT LUỔNG..........................25
2.1. Tóm tắt lịch sử di cư của người Việt sang Lào........................................................... 25
2.2. Tình hình di cư tự do của người Việt Nam từ sau đổi mới đến nay và đặc
điểm của cộng đồng người Việt tại Lào .................................................................................. 29
Kết luận Chương 2............................................................................................................................ 45
CHƯƠNG 3. SỰ HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DI CƯ TỰ DO......................46
3.1. Sự hội nhập về đời sống kinh tế......................................................................................... 46
3.2. Sự hội nhập về đời sống xã hội.......................................................................................... 48
3.3. Sự hội nhập về văn hóa lối sống........................................................................................ 54
3.4. Sự hội nhập về đời sống tâm linh...................................................................................... 63
3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong cuộc hội nhập của của người Việt Nam di
cư tự do tại làng Thạt Luổng........................................................................................................ 64
3.6. Vấn đề bảo tồn tiếng Việt và văn hóa truyền thống trong cộng đồng người
Việt Nam di cư tự do tại làng Thạt Luổng ............................................................................. 68
Kết luận Chương 3............................................................................................................................ 70
CHƯƠNG 4. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ LÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI DI CƯ TỰ
DO TẠI LÀO, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI
LÀNG THẠT LUỔNG........................................................................................................................71
4.1. Chính sách đối với người Việt Nam di cư tự do tại Lào......................................... 71
4.2. Những khó khăn, thách thức mà cộng đồng người Việt Nam di cư tại Lào
phải đối mặt về chính sách............................................................................................................ 88
Kết luận Chương 4............................................................................................................................ 93
KẾT LUẬN ..............................................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................96
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO
TẠI LÀNG THẠT LUỔNG
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC BẢN PHOTOCOPY CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ
NƯỚC LÀO LIÊN QUAN NGƯỜI NHẬP CƯ NƯỚC NGOÀI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ
CHDCND
CHXHCN
NDCM
Nxb
XHCN
:
:
:
:
:
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Nhân dân cách mạng
Nhà xuất bản
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT Số hiệu Tên Hình, Bảng
Số
trang
1 Hình 2.1 Vị trí làng Thạt Luổng tại thủ đô Viêng Chăn 33
2
Hình 2.2 Chùa Thạt Luổng – biểu tượng Phật giáo nổi tiếng
33
ở Lào
4
Bảng 2.1 Cơ cấu bộ phận người Việt Nam di cư tự do tại
36
làng Thạt Luổng
5
Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi của người Việt Nam di cư tự do tại
36
làng Thạt Luổng
6
Bảng 2.3 Cơ cấu ngành buôn bán của người Việt Nam di cư
39
tự do tại làng
7
Bảng 2.4 Chi tiêu sinh hoạt chủ yếu của người Việt Nam di
42
cư tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn
8
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành buôn bán của người Việt Nam di cư
39
tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu ngành nghề buôn bán của người Việt Nam
9 di cư tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng 40
Chăn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di cư (migration) không phải là một hiện tượng mới trong lịch sử phát triển
kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến
nhiều cuộc di cư lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc khai hoang lấn
biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các cuộc di dân có tổ chức
với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, luôn là mối quan tâm
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội cả ở trong và ngoài nước, trong đó có
nhân học.
Việc người dân Việt Nam di cư tự do không những tác động tới đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội tộc người, mà còn tác động đến các mối quan hệ quốc tế, hợp tác
phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia.... Với khoảng 2.337 km đường biên giới
chung, địa thế “núi tựa núi”, “lưng tựa lưng” đã tạo nên mối quan hệ láng giềng
thân thiện lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Lào. Trong lịch sử, Lào là mảnh đất
thuận lợi cho người Việt đến sinh sống. Sự thân thiện, tính cởi mở của người Lào đã
điều kiện tốt cho bộ phận dân cư Việt Nam hội nhập vào xã hội Lào. Ngày nay, đa
phần họ đã trở thành một bộ phận của Lào, cùng với người Lào, họ đã đóng góp về
nhiều mặt cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào.
Tuy nhiên, sự hội nhập giữa hai cộng đồng dân cư vốn có các đặc trưng văn
hóa khác biệt cũng có những vấn đề đặt ra trong hầu hết các khía cạnh của đời sống
xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của đất nước Lào cũng như đến quan hệ giữa
hai nước và hai chính phủ Việt – Lào. Do đó, việc nghiên cứu quá trình hội nhập ấy
vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao nhận thức về
cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Lào, giúp cho nhân dân hai nước hiểu biết
về văn hóa, lối sống của nhau, thông qua đó vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt
Nam – Lào ngày càng bền vững hơn.
Việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở nước ngoài từ lâu đã nhận được sự
quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hầu hết các công trình
thường dừng lại ở góc độ lịch sử, văn hóa, kinh tế của cộng đồng. Việc nghiên cứu
dưới góc độ nhân học, nhận diện tổng thể từ lịch sử di dân, định cư cho đến biến đổi
dân cư - dân tộc, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, địa vị pháp lí và vai trò của
1
họ trong mối bang giao Việt – Lào trong giai đoạn hiện nay vẫn có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cao; góp phần nâng cao nhận thức về cộng đồng người Việt Nam sinh
sống tại Lào, giúp nhân dân hai nước hiểu biết về văn hóa, lối sống của nhau, thông
qua đó, vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào ngày càng bền vững.
Hiện nay, có 5 trung tâm người Việt tập trung cư trú tại Lào là Pắc Sế (Chăm
pa sắc), Xa văn na khệt, Thà Khẹc (Khăm Muộn), Viêng Chăn và Luông Phrabang.
Trong đó, thủ đô Viêng Chăn, với tư cách là trung tâm chính trị - hành chính quốc
gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, đã
thu hút một lượng lớn kiều bào Việt Nam đến làm ăn sinh sống. Vì vậy, nghiên cứu
di cư và sự hội nhập văn hóa của người Việt Nam di cư tại Lào ở Viêng Chăn, cụ
thể là làng Thạt Luổng trường hợp mang tính điển hình.
Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Người Việt di cư tự
do ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trường hợp làng Thạt Luổng, Thủ đô Viêng
Chăn)” làm đề tài khoá luận nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quan
Khoá luận được nghiên cứu nhằm nhận diện chân dung các vấn đề liên quan
đến người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng, Thủ đô Viêng Chăn, từ đó, đề xuất
các chính sách thích hợp với cộng đồng này.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Phác họa rõ nét cuộc sống của người Việt Nam di cư tự do ở Lào;
- Phân tích quá trình hội nhập của người Việt Nam di cư tự do ở Lào và những
vấn đề phát sinh;
- Chính sách của Chính phủ Lào và chính quyền địa phương đối với người
Việt Nam di cư tự do ở Lào;
- Đề xuất các chính sách thích hợp để đảm bảo sự phát triển hài hòa của người
Việt di cư với cộng đồng địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Cộng đồng người Việt Nam di cư tự do, làm ăn sinh sống tại làng Thạt Luổng,
thủ đô Viêng Chăn.
2
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn.
- Về thời gian: Từ năm 2000 đến 2018.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài
4.1. Thuận lợi
Để hoàn thành được đề tài, tác giả đã có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các
nguồn tài liệu phong phú liên quan tới vấn đề nghiên cứu như:
- Nguồn tài liệu gốc: Thư tịch cổ, những báo cáo, văn bản hành chính của Pháp
lưu trữ tại các Phòng lưu trữ tài liệu của Pháp ở Đông Dương; văn bản, Nghị định,
chính sách chính thức của Đảng và Nhà nước, của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN
Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài; một số văn bản chính sách của
phía Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đối với cộng đồng người Việt trên lãnh thổ
nước này; các thiết chế, quy định của cộng đồng người Việt ở Lào.
- Nguồn tài liệu tham khảo: Bao gồm các cuốn sách, các bài viết đã công bố
trên các tạp chí, công trình đề tài nghiên cứu về người Việt ở Lào đã được xuất bản;
các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về cộng đồng người Việt trên
các lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, nhân học; các công trình khoa học cấp Nhà nước,
cấp Bộ, luận án tiến sĩ, khoá luận thạc sĩ, các báo cáo trong các hội thảo, các bài báo
trên các tạp chí chuyên ngành; các cuốn hồi ký, nhật ký, ghi chép (được xuất bản
hoặc chép tay) của các thế hệ người Việt đã và đang sinh sống ở Lào; các bài báo
điện tử, các website có liên quan đến đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng động
người Việt sinh sống ở làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn để khắc họa rõ nét
cuộc sống hiện tại thông qua các buổi phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi. Thông qua
đó, cho thấy những góc nhìn đa chiều từ lịch sử, chính sách của chính quyền cũng
như từ chính những người trong cuộc về sự hội nhập, chuyển đổi trong đời sống
người Việt Nam di cư tự do tại Lào.
4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận
văn, tác giả cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Bên cạnh nguồn tài liệu tham
khảo phong phú nhưng chủ yếu tập trung về đề tài di cư nói riêng, hoặc ở phạm vi
3
rất rộng về quốc gia. Do đó, để có thể tiếp cận được tài liệu về mặt lý thuyết, tác giả
đã phải đào sâu nghiên cứu từ những tài liệu tổng quan, từ đó phát triển thêm các
nội dung riêng của mình.
Cũng trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu hẹp, nên tác giả lựa chọn
phương pháp nghiên cứu điền dã, trực tiếp xuống địa bàn để cùng sinh hoạt với
cộng đồng người Việt tại đây. Trong quá trình đó, do tiếng Việt của tác giả còn
nhiều hạn chế, trong khi những người Việt di cư tại đây có người không nói được
tiếng Lào, hoặc chưa hiểu nội dung truyền đạt của tác giả. Vì vậy, việc bất đồng
ngôn ngữ đôi khi cũng gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện
Luận văn.
Tuy nhiên, với sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của
chính quyền làng Thạt Luổng, của cộng đồng người Việt di cư tại đây, tác giả đã có
những tư liệu quý để hoàn thành Khoá luận của mình. Do đó, những khó khăn trên
không phải là điều gây cản trở quá lớn đối với tác giả.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được
bố cục thành 4 chương sau:
Chương 1. Người Việt Nam ở Lào: Vấn đề nghiên cứu, lý thuyết và phương
pháp tiếp cận
Chương 2. Người Việt di cư tự do ở làng Thạt Luổng
Chương 3. Sự hội nhập của người Việt Nam di cư tự do
Chương 4. Chính sách của Chính phủ Lào đối với người di cư tự do, thách
thức đối với cộng đồng người Việt Nam tại làng Thạt Luổng.
4
CHƯƠNG 1
NGƯỜI VIỆT NAM Ở LÀO: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài “Người Việt di cư tự do ở Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào (Trong trường hợp làng Thạt Luổng Thủ đô Viêng Chăn)”, tác giả đã xác định
trọng tâm nghiên cứu bằng việc trả lời những câu hỏi sau:
- Tại sao một bộ phận người Việt Nam di cư tự do đến Lào và lịch sử quá trình
di cư của họ tới Lào như thế nào?
- Tại sao lại chọn làng Thạt Luổng thủ đô Viêng Chăn làm địa điểm nghiên cứu?
- Đặc điểm của cộng đồng người Việt Nam di cư tự do đến làng Thạt Luổng,
thủ đô Viêng Chăn hiện nay: (1) Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt di cư tự
do tại làng Thạt Luổng? (2) Công việc, thu nhập của người Việt di cư tự do tại làng
Thạt Luổng? (3) Đời sống hôn nhân hội nhập Việt – Lào trong truyền thống gia
đình của cộng đồng người Việt di cư tại làng Thạt Luổng? Từ đó chỉ ra, những
thách thức mà cộng đồng người Việt di cư tại làng Thạt Luổng phải đối mặt?
- Quá trình hội nhập của người Việt di cư tại làng Thạt Luổng thể hiện như thế
nào qua: (1) Đời sống kinh tế? (2) Đời sống xã hội? (3) Văn hóa lối sống? (4) Đời
sống tâm linh. Bên cạnh đó, những vấn đề bảo tồn về tiếng nói và bản sắc truyền
thống của dân tộc Việt Nam được thực hiện ra sao?
- Chính sách của Chính phủ Lào như thế nào đối với cộng đồng người Việt di
cư sinh sống tại làng Thạt Luổng, thông qua các nhóm quy định về: (1) Địa vị pháp
lý của người Việt di cư tại làng Thạt Luổng? (2) Quản lý lao động nước ngoài, trong
đó có lao động Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng? (3) Quản lý văn hóa, giáo dục,
trong đó có lao động Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng? (4) Tác động của chính
sách của Chính phủ Lào tới cuộc sống của người Việt di cư tại Lào.
Việc xác định các vấn đề nghiên cứu dựa trên những lý do sau:
Thứ nhất, từ quá khứ đến hiện tại, việc người Lào tới Việt Nam cũng như
người Việt Nam tới Lào làm ăn sinh sống là chuyện thường xuyên xảy ra. Quá trình
di dân của người Việt đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đất nước. Để
5
lý giải hiện tượng này cần thiết phải nghiên cứu lý do tại sao người Việt Nam chọn
Lào là địa điểm để di cư và luận giải dưới góc độ của lịch sử.
Thứ hai, người Việt Nam di cư tới Lào phân bố tại rất nhiều tỉnh thành của đất
nước song tập trung đông tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. Việc nghiên cứu
các yếu tố về lịch sử, đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội tại làng Thạt Luổng cho
thấy sự thu hút đông đảo người Việt di cư tự do tới đây, từ đó cũng góp phần tạo
nên đặc trưng của cộng đồng người Việt di cư tự do tới làng Thạt Luổng, trả lời cho
câu hỏi tại sao lại lựa chọn làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn làm địa điểm
nghiên cứu.
Thứ ba, việc nghiên cứu, khắc họa đời sống của cộng đồng người Việt Nam di
cư tự do tới làng Thạt Luổng cho thấy cái nhìn chân thực nhất thông qua góc nhìn
về đời sống kinh tế, văn hóa, hôn nhân gia đình.
Đây là tiền đề quan trọng để tác giả đào sâu vào việc tìm hiểu quá trình hội
nhập của người Việt Nam di cư tới làng Thạt Luổng trên các phương diện về đời
sống kinh tế, xã hội, văn hóa lối sống và đời sống tâm linh. Qua đó, phác họa được
quá trình để tồn tại và thích nghi trên một đất nước mới, buộc người Việt Nam di cư
tới đây phải có sự chuyển mình để thích ứng, đồng thời cũng vẫn giữ được bản sắc
và truyền thống văn hóa của dân tộc, đất nước mình.
Và cũng trên cơ sở thực trạng cuộc sống của người Việt Nam di cư tại làng
Thạt Luổng, tác giả tìm hiểu được tác động của chính sách của Chính phủ Lào đối
với đời sống của họ thông qua các quy định về địa vị pháp lý cũng như chính sách
quản lý đối với người lao động nước ngoài, trong đó có người Việt Nam.
Hơn nữa, người Việt Nam tại Lào đã trở thành một công đồng không nhỏ,
trung bình cứ một triệu người Lào thì có tới hơn năm nghìn người Việt cùng sinh
sống. Đây là một tỷ lệ không nhỏ giữa người dân di cư và người bản địa. Điều này
có thể tạo ra những tác động nhất định đối với đời sống cư dân sở tại và của chính
cộng đồng người di cư Việt Nam. Nhận thức rằng, quá trình hội nhập của người
Việt Nam tại Lào có những thuận lợi nhưng cũng gặp những trở ngại, khó khăn,
thách thức nhất định. Do vậy, việc tìm hiểu đời sống cộng đồng người Việt Nam di
cư tự do tại Lào, ở một địa điểm cụ thể, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng
6
nhằm đưa ra các luận cứ khoa học để Chính phủ hai Nhà nước, đặc biệt là Chính
phủ Lào có những chính sách hoạch định phù hợp với cộng đồng dân cư này.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về vấn đề người Việt Nam ở Lào
Dưới góc độ về nguồn gốc của các công trình nghiên cứu, có thể kể tới các
công trình nghiên cứu như sau:
* Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam:
Một số công trình đề cập tới mối quan hệ giữa người Việt và người Lào trong
quá khứ như: “Đất nước Lào - lịch sử và văn hóa” của tác giả Lương Ninh (1996);
bài viết “Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” của tác giả Phạm Đức Thành (2004);
cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của các tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị
Vinh (2005); cuốn sách chuyên khảo “Lịch sử Đông Nam Á”, tập 4 do Trần Khánh
chủ biên năm 2012. Các tác phẩm này đã cung cấp cho tác giả những kiến thức cơ
bản về bối cảnh Việt Nam và Đông Á, về các nhân tố khách quan và chủ quan tác
động đến sự di cư và quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng người Việt ở
Lào, dù chỉ ở mức độ khái quát.
Các công trình nghiên cứu về quá trình di dân, định cư của người Việt tại Lào
và những biến đổi trong đời sống cộng đồng người Việt tại Lào như: Sách chuyên
khảo “Người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, (Nxb
Chính trị Quốc gia năm 1997); cuốn “Việt kiều Lào – Thái với quê hương” của tác
giả Trần Đình Lưu (Nxb Chính trị Quốc gia năm 2004); bài viết “Tài liệu lưu trữ
thời kỳ thuộc địa Pháp liên quan đến đề tài – Cộng đồng người Việt ở Lào” của tác
giả Nguyễn Hào Hùng (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.71-78); bài
viết “Nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt đến Lào” của tác giả Vũ Thị
Vân Anh ( Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số (2), tr.37-43); bài viết “Vai trò
kinh tế của người Việt tại Lào” của tác giả Phạm Đức Thành ( Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á, số 2/2007, tr.19-26)
Đặc biệt, cần phải kể đến công trình “Di cư và chuyển đổi lối sống: Trường
hợp Cộng đồng người Việt ở Lào” do tác giả Nguyễn Duy Thiệu chủ biên xuất bản
năm 2008. Công trình này đã chỉ ra 6 vấn đề chính trong Di cư và chuyển đổi lối
sống trong Cộng đồng người Việt ở Lào là: (1) Nguyên nhân và các đợt di dư chính
7
của người Việt đến Lào; (2) Những chuyển đổi trong phương thức kiếm sống và
trong đời sống vật chất của cộng đồng người Việt tại Lào; (3) Những chuyển đổi
trong đời sống xã hội và đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt tại Lào; (4)
Chuyển đổi bản sắc văn hóa trong nhóm hôn nhân chồng Lào vợ Việt; (5) Nghi lễ
vòng đời của người Việt ở Lào và vấn đề giao thoa văn hóa Việt – Lào; (6) Luật
pháp và chính sách của Chính phủ Lào đối với người nước ngoài và người Việt
Nam tại Lào. Đây là những nội dung vô cùng quý báu giúp tác giả xác định được
những vấn đề cần tập trung nghiên cứu khi thực hiện đề tài.
Các bài viết của các học giả người Việt Nam thường tập trung đi sâu vào việc
lý giải lý do tại sao người Việt lại di cư tới Lào, các yếu tố ảnh hưởng tới cuộc sống
của người Việt tại Lào cũng như quá trình biến đổi cuộc sống để tự thích nghi với
môi trường mà chưa có sự đánh giá thích đáng tới những tác động từ việc di cư đó
tới các mặt đời sống của cư dân Lào nơi có nhiều người Việt sinh sống. Đây là điều
tác giả nghĩ rằng các công trình nghiên cứu đa phần thể hiện góc nhìn một chiều, do
đó, không thể tránh việc dẫn tới những kết luận mang tính phiến diện về vấn đề này.
* Các công trình nghiên cứu của học giả Lào:
Khác với số lượng các bài viết và công trình nghiên cứu khá đa dạng của các
học giả người Việt Nam, thì các công trình nghiên cứu của học giả người Lào về
vấn đề người Việt Nam di cư tự do đến Lào lại khá khiêm tốn. Việc khai thác và tìm
hiểu các nội dung liên quan tới đề tài hầu như được khai thác thông qua các công
trình nghiên cứu tổng quan như “Historic Relationship between Laos and Viet Nam
through the Quy Hop Documents (XVII-XIX centuries) của tác giả Kạp muang
Phuon (2001); Về tình hình di dân tự do xuyên biên giới giữa Việt Nam với Lào,
Campuchia có nghiên cứu Di cư bất hợp pháp trong tiểu vùng Mê Kôngcủa Skeldon
Ronald (2010).
Rất ít các công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề di cư của người Việt Nam tới
Lào như bài viết “Việc di cư của người Việt Nam đến định cư tại thị xã Xa văn na
khệt từ năm 1893-1945” của tác giả Promana – Thawatchai in trong cuốn “Việt
Nam: đất nước con người và văn hóa” do Srinakharinwirot University xuất bản năm
2007; bài viết “Bước đầu tìm hiểu luật pháp và chính sách của Chính phủ Lào đối
với người nước ngoài và người Việt Nam tại Lào” của tác giả Amthilo
8
Latthanhot đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.63-71; và cuốn
“Những biến đổi trong phương thức kiếm sống và trong đời sống vật chất của cộng
đồng người Việt ở Lào” của tác giả Khămpheng Thipmuntaly xuất bản năm 2008.
Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các học giả Lào, tác giả
thấy được những phân tích và đánh giá về vấn đề người Việt Nam di cư tới Lào từ
lăng kính của chính những người dân Lào. Họ không đi sâu vào việc trả lời câu hỏi
“Tại sao”, mà cung cấp cho người đọc góc nhìn chân thực về cuộc sống hiện tại của
người dân Việt Nam ở Lào và khắc họa vấn đề mang tính hiện tượng theo cách nhìn
của họ, bước đầu đặt trong mối quan hệ giữa cá thể với tập thể, giữa người dân với
những chế định quản lý nhà nước – pháp luật. Đây là nội dung quan trọng để tác giả
tìm hiểu và phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện Chương 4 của Luận văn.
* Các công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế:
Các học giả quốc tế đã cung cấp những đánh giá và phân tích khách quan về
vấn đề di cư tại Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói riêng. Tuy nhiên,
các học giả quốc tế cũng chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu về việc người
Việt Nam di cư đến Lào. Các nội dung liên quan tới đề tài được chắt lọc trong
những công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử di dân Việt Nam, tình trạng hôn
nhân liên tộc người… Điển hình là công trình của M. Giovanna Merli (1997),
Estimation of International Migration for Vietnam, 1979-1989 (Ước lượng về di cư
quốc tế ở Việt Nam, 1979-1989); The Human Rights Solidarity for Women and
Migration (2001), Migrant Women and Inter-ethnic Marriage (Phụ nữ di cư và hôn
nhân liên tộc người) bàn về vai trò của di cư với phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa
hoặc hình thành quan hệ tộc người mới thông qua hôn nhân. Cùng với đó, di cư tự
do xuyên biên giới của những người đồng tộc là vấn đề rất phức tạp trong quản lý
dân cư ở vùng biên giới hiện nay.
1.2.2. Đánh giá nội dung nghiên cứu và những đóng góp của Luận văn
Trên cơ sở tiếp cận với nguồn tài liệu nghiên cứu về vấn đề người Việt Nam di
cư tự do tới Lào cho thấy các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp khá tổng quan
về những khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề di cư, người Việt Nam di cư đến
Lào và sự hội nhập của cộng đồng người Việt Nam di cư tự do tại Lào. Đây là
9
những nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả có thể tham khảo để bổ sung, hoàn thiện
Khoá luận của mình một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể tư liệu mà tác giả có điều kiện tiếp xúc và khai
thác cho thấy, những nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Lào chưa nhiều. Đặc
biệt, việc tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng này cũng
chưa được các tác giả thực sự quan tâm. Hoạt động và đóng góp của cộng đồng
người Việt ở Lào đến nay vẫn chưa thực sự có sự nhìn nhận và đánh giá tương
xứng. Để có một cái nhìn hệ thống lý giải về cộng đồng người Việt ở Lào nói riêng
và trên thế giới nói chung rõ ràng còn là mảng đề tài khá trống vắng, đòi hỏi những
đầu tư nghiên cứu hoàn chỉnh trong thời gian tới.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình đi trước, Khoá luận sẽ
đi sâu nghiên cứu về vấn đề cuộc sống và sự hội nhập của cộng đồng người Việt
Nam di cư tự do tại một địa điểm cụ thể như Thủ đô Viêng Chăn hay làng Thạt
Luổng, thủ đô Viêng Chăn dưới góc độ nhân học, nhằm bổ khuyết cho những thiếu
sót trong việc nghiên cứu cộng đồng người Việt tại Lào về cuộc sống và những
chuyển đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm linh của cộng đồng người
Việt tại địa điểm cụ thể - làng Thạt Luổng Thủ đô Viêng Chăn. Hay nói cách khác,
tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp tư liệu một cách có hệ
thống về thực trạng đời sống thực tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, tinh thần của người
Việt Nam di cư tại Lào, giúp cho mọi người, đặc biệt là hai Chính phủ Việt Nam và
Lào hiểu biết đúng các vấn đề liên quan đến người Việt Nam di cư tự do tại Lào, để
có thái độ ứng xử hoặc có các chính sách thích hợp đối với cộng đồng người này.
Cùng với đó, những kết quả nghiên cứu của Khoá luận về sự di cư và chuyển
đổi văn hóa – đời sống của cộng đồng người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng,
thủ đô Viêng Chăn nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về những vấn đề nảy sinh trong
vấn đề này như chủ quyền lãnh thổ, vấn đề sử dụng nguồn lợi để mưu sinh, vấn đề
chủng tộc, vấn đề biến đổi bản sắc văn hóa… có thể gây nên hiềm khích giữa người
bản địa và người nhập cư; là cơ sở để hoạch định chính sách, quản lý nhà nước và
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đối với người Việt Nam di cư tự do tại Lào, nhằm
hạn chế xung đột có thể xảy ra, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân các dân tộc Việt Nam, các bộ tộc Lào, tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai
10
dân tộc. Cùng với đó là các kiến nghị với cơ quan hữu quan trong việc thực hiện
chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài như: Chính sách thu hút nguồn lực
của kiều bào, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống Việt đối với cộng đồng người
Việt ở Lào nói riêng, người Việt ở nước ngoài nói chung.
Kết quả khoá luận góp phần nâng cao nhận thức về cộng đồng người Việt Nam
sinh sống tại Lào, giúp nhân dân hai nước hiểu biết về văn hóa, lối sống của nhau,
từ đó, vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào ngày càng bền vững hơn.
Ngoài ra, công trình này là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan hữu
quan, các học giả và những người quan tâm đến vấn đề cộng đồng người Việt ở Lào.
1.3. Lý thuyết và phương pháp tiếp cận
1.3.1. Cơ sở lý thuyết
Khoá luận đã tham khảo, vận dụng và các lý thuyết di cư như thuyết tân cổ
điển, thuyết mạng lưới xã hội, thuyết cấu trúc… vào việc nghiên cứu vấn đề cộng
đồng người Việt ở Lào dưới góc độ một cộng đồng di cư ra nước ngoài và có mối
quan hệ chặt chẽ với đất nước Việt Nam. Cụ thể là:
* Lý thuyết mạng lưới xã hội:
Những nghiên cứu về di cư trên thế giới gần đây ngày càng quan tâm đến ảnh
hưởng của các yếu tố văn hóa - xã hội đối với di cư, trong đó, mạng lưới xã hội đã
được xem như một nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ quá trình chuyển cư.
Trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lưới xã hội dựa trên cơ sở lý thuyết
hệ thống và tương tác xã hội. Mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá
nhân hay các nhóm dân cư nhất định [6, tr.16]. Đặc trưng rõ nét nhất của mạng lưới
xã hội phục vụ cho mục đích di dân là sự liên kết xã hội giữa những người di
chuyển. Thông qua quan hệ họ hàng, bạn bè, người thân, những người di chuyển có
thể tiếp nhận các thông tin và sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển đến.
Chính ở đây các quan hệ lâu bền dựa trên nền tảng gia đình trở nên hết sức quan
trọng, sự gắn kết chặt chẽ với nhau giữa người di chuyển với người ở nơi đến, tạo
nên những liên kết thông qua gia đình, thân tộc tin cậy hơn nhiều so với những quan
hệ với người ngoài.
Mạng lưới xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các loại hình di
dân, quá trình định cư và thích ứng của người di chuyển cũng như ý định chuyển cư
11
trong tương lai. Bởi di dân vốn là một quá trình có nhiều yếu tố bất trắc, một mạng
lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm thấp những rủi ro do thiếu thông tin. Các
liên kết xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư, sẽ làm giảm cái giá phải trả cho quá
trình di dân, đồng thời làm tăng cơ hội thành công của đối tượng di chuyển tại nơi
chuyển đến. Gia đình, bạn bè, người thân tại nơi chuyển đến thường giữ vai trò cưu
mang, tư vấn, cung cấp thông tin, giúp liên hệ việc làm cũng như vượt qua khó khăn
ban đầu [7, tr.80]. Do đó, thuyết mạng lưới xã hội được sử dụng để tìm hiểu nguyên
nhân, xu hướng di cư, sự hòa nhập của cộng đồng người Việt Nam tại nơi chuyển
đến (Lào).
* Lý thuyết hút – đẩy:
Ravenstein trong cuốn “Law of Migration” (1889) đưa ra mô hình “hút – đẩy”
và bảy qui luật động thái dân số, trong đó, ông cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội
mới và để gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, lực hút bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối
với những người di cư bởi có người di cư vì họ bị đẩy khỏi nơi sinh sống [22, tr.8].
Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường
chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì
chạy khỏi tình thế không thỏa mãn hiện thời. Ravenstein chứng minh rằng dòng di
cư bao giờ cũng gắn với sự di chuyển đến các trung tâm công nghiệp và thương
mại. Tiếp nối và phát triển lý thuyết của Raveinstein, Everett S.Lee đã đưa ra các
phân tích về di cư lao động được trình bày trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết
về di cư” xuất bản năm 1966 tại Mỹ. Ông lập luận rằng các quyết định di cư được
dựa trên 4 nhóm nhân tố: 1/ Các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc; 2/ Các yếu tố gắn với
nơi sẽ đến; 3/ Các trở ngại của quá trình di cư; 4/ Các nhân tố thuộc về người di cư.
Tiêu biểu cho lý thuyết lực hút và lực đẩy là: Pipton (1976). Khi nghiên cứu những
người di dân từ nông thôn ra đô thị đã chia họ ra làm hai nhóm chính. Nhóm thứ
nhất: những người nghèo khổ thiếu ruộng đất, ít học hành bị tác động của “lực đẩy”
ra khỏi vùng, đến các đô thị hoặc đến các vùng khác kiếm kế sinh nhai. Nhóm thứ
hai: những người tương đối khá giả có học vấn thường bị tác động của “lực hút” từ
các vùng đô thị hoặc các vùng có điều kiện phát triển kinh tế lôi cuốn [9, tr.13].
Lực đẩy, là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn
hóa… ở vùng xuất phát (vùng xuất cư) đang gây ra nhiều khó khăn cho người dân ở
12
đây. Đó là sự không đáp ứng được các nhu cầu sinh sống về vật chất, tinh thần, về
việc làm, sự khan hiếm về đất canh tác, tiền công ít… khiến họ phải ra đi tìm kiếm
một vùng đất mới đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ.
Lực hút, là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội,
chính trị, văn hoá ở nơi đến (vùng nhập cư) đã cuốn hút người di dân ở nơi khác di
chuyển đến làm ăn sinh sống. Lực hút thường là khả năng có được việc làm, thu
nhập cao, thuận tiện trong sản xuất kinh doanh…và các điều kiện về giáo dục đào
tạo, y tế, hệ thống dịch vụ xã hội tốt hơn.
Như vậy, lý thuyết lực hút - lực đẩy chỉ có ý nghĩa liệt kê các nhân tố tác động
đến quá trình di dân, không giải thích được tại sao trong cùng một hoàn cảnh lại có một
số người di chuyển, một số người khác lại không di chuyển và các yếu tố nào quyết
định sự di dân. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, thực chất di dân là một vấn đề xã
hội phức tạp, đối tượng tham gia di dân rất đa dạng. Việc di chuyển ngoài các động cơ
cá nhân còn liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác như: tình trạng hôn nhân, thay đổi
nghề nghiệp, việc làm, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tôn giáo và các mối quan hệ
trong gia đình cũng như các mối quan hệ cá nhân với cộng đồng dân cư mà họ sẽ
chuyển đến. Do đó, Lý thuyết “hút – đẩy” được áp dụng để xác định rõ nguyên nhân di
cư của người Việt Nam sang Lào trong suốt chiều dài lịch sử.
1.3.2. Các phương pháp tiếp cận
Khoá luận được triển khai trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê
nin, quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, của Đảng và Nhà nước Lào đối với
người nước ngoài, ngoại kiều nói chung, người Việt Nam tại Lào nói riêng.
Để giải quyết những nhiệm vụ do đề tài khoá luận đặt ra, tác giả dựa vào các
phương pháp chủ yếu là:
(1) Định nghĩa khái niệm
* Di cư tự do
Di cư có thể có nhiều hình thức và có nhiều cách phân loại khác nhau, nếu căn
cứ vào hình thức tổ chức có thể chia làm di cư có tổ chức và di cư không có tổ chức.
Di dân tự do (tự phát, hay di dân không có tổ chức) là hiện tượng di dân do một
người, một hộ gia đình, hoặc nhóm hộ tự thực hiện không theo một phương án,
13
chương trình và sự quản lý, điều hành của bất kỳ một cơ quan hoặc tổ chức nào
[24]. Nói cách khác, di cư tự do là dòng di dân tự phát không do Nhà nước hoặc
một nhóm xã hội nào tổ chức, bảo trợ hoặc đầu tư trong quá trình di chuyển. Mọi lo
liệu do cá nhân, gia đình hoặc nhóm người quyết định. Dòng di dân này thể hiện
bản chất tự nguyện, tính năng động của con người trong xã hội. Ngoài ra nó còn thể
hiện sức thu hút của nơi đến và lực đẩy của nơi đi.
Di cư tự do được phân loại thành hai hình thức: Di cư tự do hợp pháp
(documented migrant) được hiểu là những người “... đã, đang và sẽ làm một công
việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân”. Di cư
tự do bất hợp pháp được hiểu là người di cư không có giấy tờ (undocumented
migrant), trong đó, họ là những người không được trao các quyền được một nước
cho phép vào, ở lại và làm một công việc được trả lương tại quốc gia đó. Di cư tự
do là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu được diễn ra dưới nhiều nền kinh tế
khác nhau và đặc biệt ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ
công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nước.
* Những đặc điểm chung của quá trình di cư
Di cư là một quá trình thay đổi nơi cư trú trong khoảng thời gian nào đó và nó
do các yếu tố khác nhau tác động, tạo nên đặc điểm ở một một số khía cạnh:
- Sự chọn lọc về tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu thì việc di cư diễn ra ở những
người trẻ bước vào độ tuổi lao động chiếm to lệ lớn. Thanh niên thích nghi và hòa
nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, dễ dàng thay đổi hơn. Cũng
chính vì tính chọn lọc trong tuổi tác mà những vùng nhập cư có cơ cấu tuổi trẻ hơn.
- Sự chọn lọc theo giới tính, việc di cư nữ hoặc nam, nhiều hoặc ít hơn phụ
thuộc vào không gian, thời gian khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà
có thể có sự khác biệt.
- Tình trạng hôn nhân: Trong những lý luận về di cư, người ta cũng thường đề
cập đến tình trạng hôn nhân, thông thường to lệ những người chưa có gia đình hoặc
đang có gia đình là những đối tượng có to lệ lớn trong dân số. Ở những nước đang
phát triển, thường người trẻ chưa lập gia đình di cư nhiều hơn. Điều này cũng giống
như các nước đang phát triển thời kỳ trước. Tuy nhiên, ngày nay ở các nước phát
triển, những người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người có gia đình.
14
- Nghề nghiệp, trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn hoặc có
trình độ tay nghề thường dễ thay đổi công việc, do đó họ năng động hơn so với đối
tượng khác. Những lao động lành nghề thường di cư nhiều hơn. Những người có
chuyên môn có tỷ lệ cao hơn cả. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ
học vấn và sự chọn lọc di cư. Nghiên cứu này sẽ xem xét vấn đề trình độ học vấn
với di cư việc làm có sự tác động như thế nào.
* Nguyên nhân, động cơ của các cuộc di cư
Vấn đề di cư thường liên quan đến kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý
chỉ ra rằng kinh tế có ảnh hưởng quan trong đối với sự biến động của dân cư. Mọi
sự thay đổi về kinh tế đều có thể tác động đến sự di chuyển của người dân từ địa
phương này đến địa phương khác. Và sự di chuyển đấy thường liên quan đến
nguyên nhân là kinh tế, kinh tế đề cập có thể là kinh tế vĩ mô, hay kinh tế gia đình
của người di cư. Yếu tố bao trùm nhất cho nguyên nhân và mọi cuộc di chuyển dân
cư ở nông thôn ra thành thị, trong nước ra nước ngoài hiện nay là lý do kinh tế
(thiếu việc làm, thu nhập quá thấp ở nơi đi). Việc đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng
quyền tự do làm việc cách sống đã tạo ra sự tiền đề cơ bản cho sự di chuyển. Các
chính sách phát triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các đô thị lớn tạo ra những cơ
hội mở rộng việc làm có thu nhập cao hơn đã thúc đẩy và làm tăng các dòng nhập
cư vào đô thị, đặc biệt các đô thị lớn. Sự phát triển của đô thị ngày càng diễn ra
nhanh chóng. Với sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao ở khu vực đô thị, đã tạo
nhiều việc làm mới. Đô thị có một sức hút hấp dẫn đối với lao động từ nông thôn
tới. Sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị cũng là, một yếu tố
quan trọng tác động đến hiện tượng di cư, lao động nông thôn vào đô thị tìm việc
dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính sách về cư trú của người nhân ngày càng
được thuận lợi. Việc giao lưu đi lại trong phạm vi cả nước, giữa thành thị - nông
thôn được dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước đây. Do đó thông tin về
việc làm đến với người lao động cần việc ở cả nông thôn và thành thị ngày nay càng
nhanh, nhạy hơn rất nhiều.
* Nhân tố tác động tới di cư
Theo Michael P. Todao, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư rất khác
biệt và phức tạp. Bởi vì, di cư là quá trình chọn lựa quyết định của cá nhân liên
15
quan đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục và điều kiện tự nhiên cụ thể. Tựu
chung lại, quá trình di cư luôn chịu tác động của yếu tố “nhân tố đẩy” và “nhân tố
hút” hay quá trình di cư xảy ra khi có sự khác biệt về đặc trưng giữa hai vùng: vùng
đi và vùng đến. Sự kết hợp giữa nhân tố đẩy và nhân tố kéo đã thúc đẩy quá trình di
cư diễn ra.
Ảnh hưởng của các yếu tố “đẩy” ở nơi xuất cư: Hiện tượng lao động từ nông
thôn ta các đô thị tìm việc là do nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động.
Nó là kết quả tác động của “lực đẩy” từ các vùng nông thôn nghèo như: dư thừa lao
động, thiếu đất canh tác. Đời sống thấp kém, cùng các tác động của “lực hút” từ khu
đô thị có các điều kiện hoạt động kinh tế và sinh hoạt hấp dẫn hơn, có cơ hội tìm
kiếm việc làm và thu nhập cao hơn ở nông thôn. Những nhân tố chính tạo nên các
“lực đẩy” và “lực hút” này bao gồm: Quỹ đất đai ngày càng giảm, kể cả số lượng và
chất lượng, chương trình sử dụng đất đai có hiệu quả lâu bền gặp phải khó khăn là
khả năng đầu tư, đặc biệt là những vùng điều kiện tự nhiên khắc nhiệt và đời sống
dân cư còn nghèo đói. Do thiếu việc làm và việc làm kém hiệu quả ở những vùng
này, nên lao động phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc. Đời sống của những
hộ nông dân những năm gần đây có khá lên, song còn một bộ phận dân cư không ít
nằm trong diện đói nghèo. Những hộ nghèo, thậm chí cả những hộ có mức sống
trung bình, đều thiếu việc làm. Tình trạng thiếu việc làm là phổ biến ở nông thôn.
Ngoài ra, việc làm ở nông thôn lại có thu nhập không cao, chưa tìm được cơ sở phát
triển kinh tế hiệu quả. Mặt khác, do tồn tại của một số chính sách của nhà nước, đặc
biệt là chính sách giá cả, giá nông sản thấp hơn giá hàng công nghiệp, dịch vụ.
Cùng với việc tìm phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tại địa phương, họ
phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc ở nơi khác – đó là các thành phố - để
tăng thêm thu nhập.
Các yếu tố thuộc về “hút” ở đầu nhập cư: Sự tăng trưởng kinh tế cao, cùng
với sự phát triển kinh tế của khu vực tư nhân (nhất là lĩnh vực xây dựng nhà ở) hiện
nay đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, nặng nhọc, cần nhiều người phục vụ và người
buôn bán nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở đô thị. Đây cũng là một
trong những sức hút về “cung” – “cầu” lao động ở thành phố tới dòng người lao
động ngoại tỉnh đổ về các thành phố lớn ngày càng nhiều. Điều kiện kiếm tiền ở
16
thành phố cao hơn nhiều so với nông thôn hiện nay là một lực hút quan trọng để
người nông dân tới đô thị tìm và làm việc.
Theo cách tiếp cận kinh tế, người ta đã xem xét quá trình di dân xem đó là sự
hài hòa từ hai phía cung (supply) và cầu (demand) lao động và việc làm.
* Tác động của di cư được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ bản
thân người di cư và gia đình của họ ở nơi đi cũng như cộng đồng xã hội nơi đến cả
về mặt tích cực lẫn tiêu cực:
Thứ nhất, về tác động tích cực:
- Di cư góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa và xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn. Do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, những năm gần đây,
nhiều nông dân bị mất đất sản xuất - là tư liệu sản xuất chủ yếu, hậu quả là hàng
triệu nông dân bị mất việc làm. Do đó, họ phải chuyển đổi sang ngành nghề phi
nông nghiệp. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh,
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành, lao động tại chỗ không đáp
ứng kịp nên các nhà sử dụng lao động có xu hướng tuyển dụng lao động nông thôn.
Lao động nông thôn ra thành phố làm việc, ngoài khoản chi tiêu dùng tại các thành
phố, một phần thu nhập của họ sẽ được chuyển về nông thôn, đây là một trong
những nguồn lực góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo [21].
- Di cư góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Đa số người lao
động ở nông thôn trước khi di cư làm nghề nông. Sau khi di cư, họ đã có sự thay đổi
cơ bản về nghề nghiệp, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đây là một xu hướng
tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những giải pháp đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần cải thiện đời
sống, nâng cao thu nhập của các hộ gia đình, ngoài ra người lao động có nhiều cơ
hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế giáo dục, thông tin, văn hóa…
- Di dân đã góp phần bổ sung một lực lượng lao động lớn và trẻ hóa cho các
thành phố. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở các thành phố lớn đòi hỏi
nhiều về nguồn nhân lực. Trong khi đó, lao động dư thừa tiềm tàng chủ yếu vẫn ở
khu vực nông thôn và do đó đã trở thành nguồn cung lao động chủ yếu cho các
thành thị. Số liệu thống kê cho thấy lao động nhập cư ở độ tuổi cơ bản từ 15 đến 40
tuổi - chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần dân nhập cư, chiếm khoảng 65 - 67%.
17
Điều đặc biệt ở đây là lao động nhập cư vào các thành phố là lao động bổ sung chứ
không phải lao động thay thế cho lao động địa phương. Tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất ở Viêng Chăn, lực lượng lao động là dân nhập cư chiếm 42,93%.
- Di cư đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các thành phố: Lao động nhập
cư vào các thành phố không chỉ là nguồn lực cho phát triển, họ còn đóng góp vào
tăng trưởng sản lượng (Tổng sản phẩm trong nước - GDP) của địa phương thông
qua việc tiêu dùng cá nhân như: ăn uống, thuê nhà ở, một số dịch vụ xã hội khác…
- Di cư làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở thành thị với nhiều nét văn
hóa từ các vùng miền khác nhau du nhập vào theo dân nhập cư. Người nhập cư tạo
dựng sinh kế ở nơi đến, du nhập văn hóa của cư dân bản địa, đồng thời cũng có ảnh
hưởng trở lại đối với văn hóa của các cộng đồng này bởi lẽ mỗi người dân nhập cư
đều mang theo những nét văn hóa riêng của vùng, miền, quê hương họ nhưng có
một điều chúng ta phải thừa nhận là những dòng văn hóa đó không xung đột mà hòa
nhập vào nhau làm phong phú thêm đời sống văn hóa đô thị. Thông qua quá trình di
cư, người lao động có cơ hội giao lưu, tiếp thu các yếu tố văn hóa mới nhưng vẫn
giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương mình.
Thứ hai, về tác động tiêu cực:
- Thiếu lao động ở nông thôn vào những thời điểm thu hoạch mùa màng. Di
dân với mục đích chủ yếu là tìm kiếm việc làm trong quá trình đô thị hóa vừa là xu
thế khách quan vừa trở thành phong trào ở nhiều địa phương, để lại nông thôn
những người già và trẻ em. Hệ quả tất yếu xảy ra đó là thiếu lao động ở nông thôn
vào những thời điểm vụ mùa, tạo nên sự mất cân đối cục bộ, thay đổi trong cấu trúc
và phân công lao động gia đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp
và những hoạt động khác ở nông thôn.
- Một số vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh. Quá trình lao động di cư từ nông
thôn ra thành thị bên cạnh tạo điều kiện cho người di cư có cơ hội được tiếp xúc với
xã hội đô thị, học hỏi nhiều điều hay, nhiều kiến thức mới thì quá trình di dân cũng
làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp do hậu quả của người lao động đưa về
nông thôn. Những người nhập cư sống xa gia đình thường ít bị ràng buộc nên dễ bị
cám dỗ, sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, lô đề, trộm
cướp… và các tệ nạn này sẽ theo lao động về nông thôn.
18
- Tạo sức ép trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội ở các thành phố: Đa phần
người nhập cư không có khả năng mua được nhà để ở, họ phải đi thuê nhà, tạo sức
ép cho nhà ở. Hơn nữa, khi lượng người di cư đến các thành phố đông, cùng với đó
phương tiện giao thông sử dụng tăng lên tương ứng, kết cấu hạ tầng giao thông đô
thị không đáp ứng kịp đã gây nên tình trạng kẹt xe ở hầu hết các đô thị, nhiều hệ
quả phái sinh khác như ô nhiễm tiếng ồn, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường...
là một trong những thách thức của các đô thị. Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo tiếp cận
công bằng các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc y tế, giáo dục và các dịch vụ xã
hội khác cho người nhập cư cũng là gánh nặng cho các thành phố. Ở một khía cạnh
khác, di dân từ nông thôn vào các thành phố làm cho kết cấu hạ tầng giao thông,
cảnh quan đô thị bị phá vỡ, làm chệch hướng mục tiêu xây dựng đô thị văn minh,
hiện đại. Người nhập cư quen với lối sống ở nông thôn, tâm lý và cách hành xử
mang đậm tính tiểu nông đã tạo nên những tác động nghịch chiều. Đây rõ ràng là
một rào cản đối với quá trình phát triển bền vững của các đô thị.
- Gia tăng sức ép về quản lý trật tự xã hội cho các cấp chính quyền: Lao động
tự do di chuyển vào các thành phố, đặc biệt là di cư mùa vụ tìm việc làm trong thời
gian nhàn rỗi, họ thường không đăng ký tạm trú, điều này gây ra những khó khăn
nhất định cho việc quản lý nhân khẩu tại các đô thị, dẫn đến hiện tượng mất trật tự
công cộng và an toàn xã hội, làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp cho dân cư
đô thị và trở thành gánh nặng đối với công tác quản lý trật tự xã hội của các cấp
chính quyền. Những người di cư đa số có những hạn chế nhất định về chuyên môn,
tay nghề nên họ làm đủ các loại công việc từ công nhân cho đến thợ nề, từ buôn bán
rong đến người dọn vệ sinh... Do vậy, họ tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội,
dễ bị ảnh hưởng các thói hư tật xấu, góp phần làm phức tạp thêm những vấn đề xã
hội vốn đã nan giải ở các đô thị gây khó khăn cho công tác quản lý.
* Cộng đồng dân cư:
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng (Community). Theo một số tài
liệu của các tổ chức quốc tế và các tổ chức NGOs tại Việt Nam, cộng đồng là một
thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, như sau: Cộng đồng có thể được định nghĩa theo
địa lý: cụm tuyến dân cư, một làng nhỏ hay vùng lân cận trong một thị trấn; Cộng
đồng có thể được định nghĩa qua sự chia sẻ kinh nghiệm, ví dụ nhóm có sở thích
19
đặc biệt, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm chuyên gia, ngôn ngữ, đặc biệt là các nhóm
đối mặt với hiểm hoạ thiên tai v.v…; Cộng đồng có thể được định nghĩa theo lĩnh
vực, ví dụ như nông dân, ngư dân, kinh doanh v.v…; Cộng đồng cũng có thể được
sử dụng để đề cập đến các nhóm bị ảnh hưởng và các nhóm này có thể hỗ trợ giảm
nhẹ hiểm hoạ và tình trạng dễ bị tổn thương. Trong các cuốn từ điển tiếng Việt,
không có khái niệm cộng đồng dân cư mà chỉ có khái niệm về cộng đồng hay cộng
đồng xã hội. Theo Từ điển tiếng Việt, cộng đồng được hiểu là “toàn thể những
người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt
xã hội” [2, tr.192]. Những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung đó có thể là
thành phần giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm sinh tụ và cư trú, ngôn ngữ, văn hóa, tín
ngưỡng, tâm lý, lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính
ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội.
Các học giả Việt Nam cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về cộng đồng.
Theo Tô Duy Hợp (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức
(chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc
bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi
giữa các thành viên. Các đặc điểm đó có thể là đặc điểm về kinh tế xã hội; đặc điểm
về huyết thống; mối quan tâm và quan điểm; môi trường, nhân văn. Theo khái niệm
của Trương Văn Tuyển (2007) thì cộng đồng là một nhóm người có chung một hay
nhiều đặc điểm nào đó, cộng đồng là một khái niệm rộng tùy vào cách tiếp cận của
nghiên cứu, các tiêu chí của nghiên cứu, các hoạt động mà cộng đồng sẽ bao gồm
một hay nhiều các đối tượng xã hội khác nhau. Vì thế một cá nhân cùng lúc là thành
viên của nhiều cộng đồng khác nhau và một cộng đồng lớn có thể bao gồm nhiều
cộng đồng nhỏ. Tác giả Đinh Phi Hổ (2011) có nhận định về cộng đồng theo 2
hướng: “Cộng đồng như là một hình thể xã hội thực tế thể hiện qua tính địa
phương” hoặc “Cộng đồng được xem xét trong phạm vi rất rộng của những hoạt
động và những đặc tính cụ thể điển hình cho cuộc sống hàng ngày nhưng không cần
thiết tương đồng với nhau về một phương diện nào đó” [23, tr.6]. Trong bài viết
“Phát triển cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng các tiếp cận trong bối
cảnh mới” [37], các tác giả Trình Văn Tùng và Nguyễn Thị Thu Trang đã chỉ ra
rằng, có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng tựu chung, khái niệm này
20
bao hàm những tiêu chí chính sau: Đơn vị hành chính, lãnh thổ; Sự liên hệ lẫn nhau,
chia sẻ nền tảng chung (văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,…); Chia sẻ mối quan tâm
chung về những vấn đề cụ thể (nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, ô
nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nước, thất học, bệnh tật…).
Thuật ngữ “cộng đồng” còn được hiểu như là một phân thể/đơn vị/nhóm người
trong hệ thống xã hội, ở đó mọi người ý thức được những đặc trưng và tính chất chung
về những gì mà mình đang có. Quan niệm mácxít cho rằng: Cộng đồng là mối quan hệ
qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành
viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp
thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác
của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản
xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các
mục tiêu và phương tiện hoạt động [32]. Vậy, cộng đồng chính là tập hợp những người
cùng sống và hoạt động trong một môi trường tương đồng nhất định như cùng khu vực
địa lý, có chung đặc điểm tâm lý, tình cảm gắn bó, hệ giá trị chuẩn mực, điều kiện
sống. Cộng đồng bao gồm các tổ chức xã hội được thiết lập bởi chính cộng đồng để đại
diện cho quan điểm và hoạt động của họ [4, tr.16].
Cộng đồng dân cư là một dạng của cộng đồng. Hiểu một cách đơn giản nhất,
cộng đồng dân như là nhiều người, nhiều nhà, gia đình, cá thể, nhóm cùng sống
trong một khoảng không gian hoặc là những người cùng sinh sống trong một khu
vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính họ gắn bó, liên kết cùng nhau thực hiện lợi ích,
nghĩa vụ [4]… Khái niệm cộng đồng dân cư xuất hiện đồng thời với sự ra đời của
một quốc gia, dân tộc, hay nói xa xưa hơn là của cả lịch sử loài người. Theo Đại từ
điển tiếng Việt thì dân cư là "toàn bộ những người đang cư trú trên một địa bàn
lãnh thổ nhất định một cách tự nhiên trong lịch sử và phát triển không ngừng” [20,
tr.158]. Hoặc có thể định nghĩa dân cư là “tập hợp những người có những điểm
giống nhau làm thành một khối như là xã hội” [2, tr.461]. Theo đó, cộng đồng dân
cư có thể hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong một thực thể xã hội, trong một
địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng hệ giá trị chuẩn mực. Dưới
góc độ pháp lý, cộng đồng dân cư được quy định tại Khoản 24 Điều 2 Luật Lâm
nghiệp 2017 như sau: “Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh
21
sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm
dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán”. Tác giả Trương Hồng Quang đã
chỉ ra rằng, cộng đồng dân cư có thể tồn tại dưới các hình thức sau đây: Các cộng
đồng theo khu vực địa lý: ví dụ như cộng đồng dân cư Bắc, Trung, Nam; Các cộng
đồng dân cư theo vùng miền đặc thù: đô thị, nông thôn, dân tộc, miền núi,…; Cộng
đồng dân cư ở khu vực giao thoa: giao nhau giữa hai khu vực, vùng, miền,… [39]
Cộng đồng dân cư có những đặc điểm sau: Thứ nhất, cộng đồng dân cư mang
tính chất đặc trưng cho một cộng đồng người, qua đó thực hiện các nghĩa vụ và
hưởng các quyền lợi của công dân, dân tộc. Thứ hai, nói đến cộng đồng dân cư là
nói đến một tập thể gắn kết cao, mang tính chất xã hội nhiều hơn so với các loại
cộng đồng khác. Thứ ba, về mặt kinh tế, cộng đồng dân cư là một tập hợp của nhiều
thành phần kinh tế.
Từ đó, trong phạm vi khoá luận này, tác giả quan niệm cộng đồng người Việt ở
Lào là một cộng đồng xã hội ở quy mô nhỏ mà thành phần là những người có chung
nguồn gốc từ đất nước Việt Nam, sang Lào sinh sống tập trung, ổn định trong một
không gian địa lý; sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt và tiếng Lào; cùng nhau
lưu giữ những nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và có mối quan hệ khăng khít
với nhau.
(2) Phương pháp định lượng thông qua điều tra, phỏng vấn các đối tượng
cung cấp thông tin bằng bảng hỏi:
Tác giả tiến hành phỏng vấn, tìm hiểu tư liệu thực tế bằng cách sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi để tiến hành thu thập thông tin
về nghề nghiệp, mức thu nhập, chi tiêu, các vấn đề về kết hôn, đời sống gia đình của
các hộ gia đình người Việt Nam tại làng Thạt Luổng thủ đô Viêng Chăn. Các số liệu
trên sẽ giúp tác giả rất lớn trong việc phân tích, tổng hợp, xác định các thông tín
viên tiềm năng cho đề tài nghiên cứu trong quá trình điền dã và là căn cứ để so
sánh, đối chiếu với tình hình thực tế.
Qua số liệu thu thập được từ bảng hỏi tác giả sẽ chọn ra được các đối tượng
thông tín viên tiềm năng có thể cung cấp cho tác giả những thông tin quan trọng cho
nghiên cứu của mình để tiến hành phỏng vấn sâu.
22
Cùng với đó, tác giả còn kết hợp thêm phương pháp lịch sử và phương pháp
logic, nhằm phục dựng một cách khách quan và toàn diện về sự hình thành, quá
trình phát triển và một số nhận xét về cộng đồng người Việt ở Lào. Ngoài ra, để
hoàn thành luận văn, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành khác như: Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích đối chiếu, so sánh,…
(3) Phương pháp định tính thông qua:
- Phỏng vấn chuyên sâu:
Theo đó, tác giả sẽ phỏng vấn một số cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng
người Việt tại Lào cùng người dân sở tại theo ba nhóm:
(i) Một là, Chính quyền làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn;
(ii) Hai là, người dân sở tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn;
(iii) Ba là, bộ phận những người Việt Nam di cư tự do tại Lào đang sinh sống
tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn.
Việc chia các đối tượng nghiên cứu thành 3 nhóm như vậy là để thuận tiện cho
việc quan sát các mức độ hội nhập xã hội khác nhau của cộng đồng người Việt tại
Lào một cách toàn diện.
- Điền dã dân tộc học
Đây là phương pháp đặc thù của nhân học; là quá trình nhà nghiên cứu phải
hòa nhập vào cộng đồng đó, để làm cách nào xóa mờ một cách tối đa khoảng cách
giữa nhà nghiên cứu và cộng đồng nghiên cứu. Lý tưởng nhất là khiến họ chấp nhận
như mình là một thành viên của cộng đồng. Đề làm được điều này, bản thân tác giả
phải cùng ăn, cùng ở và cùng làm với cộng đồng. Tham gia càng nhiều, càng tốt vào
cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, với khoảng thời gian không nhiều, việc khiến
họ chấp nhận tác giả như một thành viên của cộng đồng là một thách thức không hề
đơn giản. Tuy nhiên, tác giả có thể cố gắng chiếm thiện cảm và tạo dựng lòng tin ở
một mức độ mà họ có thể tâm sự một cách thoải mái nhất có thể. Vì nhiều khi chính
những người không quá thân thiết như tác giả lại là những người có mà họ có thể dễ
dàng bộc lộ những suy nghĩ mà bình thường không dám nói ra cho những người biết
quá rõ về bản thân họ.
23
Theo kế hoạch, tác giả dự kiến sẽ thực hiện một số chuyến điền dã đến làng
Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn để nghiên cứu, xem xét, khảo sát cuộc sống của
người Việt Nam di cư tự do tại đây như sau:
- Tháng 11/2018, tác giả đến thủ đô Viêng Chăn, làng Thạt Luổng, thủ đô
Viêng Chăn để thu thập những nguồn tài liệu và thông tin ban đầu về địa bàn nghiên
cứu, thống kê số người Việt Nam di cư tại thủ đô Viêng Chăn, tại làng Thạt Luổng,
thủ đô Viêng Chăn.
- Tháng 01/2019, tác giả trở lại làng Thạt Luổng để thu thập thêm số liệu, tiến
hành phỏng vấn sâu các trường hợp thông tín viên tiềm năng: (1) Việt Kiều hoặc
những người làm ăn sinh sống lâu dài tại Lào; (2) Những người Việt Nam mới sang
cư trú tại Lào trong thời gian chưa lâu hoặc họ chỉ sang Lào làm ăn theo mùa vụ.
- Tháng 3/2019, quay trở lại tiếp tục thu thập, bổ sung thêm thông tin.
- Tháng 5/2019, đây là lần cuối cùng tác giả đến địa bàn nghiên cứu để bổ
sung tư liệu và hoàn thiện luận văn.
Kết luận Chương 1
Vấn đề người Việt Nam di cư tự do tới làng Thạt Luổng nói riêng và tại Lào
nói chung gồm nhiều nội dung liên quan tới bối cảnh lịch sử, đặc điểm cộng đồng
người Việt sinh sống tại làng Thạt Luổng trong mối tương quan với cộng đồng
người bản địa về các phương diện đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội, tâm linh. Theo
chiều dài lịch sử về mặt lý luận, vấn đề di cư đã được nhiều học giả trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đó thường được triển khai ở mức
độ phạm vi địa lý rộng lớn, do đó, mang tính tổng quát cao. Và cho tới nay lại chưa
có một công trình nào nghiên cứu cụ thể và chi tiết về vấn đề người Việt Nam di cư
tự do tới làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. Để thực hiện Đề tài này, tác giả đã
vận dụng các cơ sở lý thuyết về mạng xã hội và lý thuyết hút – đẩy, cùng với sự kết
hợp linh hoạt các phương pháp tiếp cận định tính, định lượng nhằm xác định và
phân tích, làm sáng tỏ vấn đề. Đây là tiền đề quan trọng để tác giả tăng tính thuyết
phục trong việc triển khai các Chương tiếp theo của Luận văn.
24
CHƯƠNG 2
NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO Ở LÀNG THẠT
LUỔNG 2.1. Tóm tắt lịch sử di cư của người Việt sang Lào
Quá trình thiên di của người Việt đến Lào trong suốt chiều dài lịch sử của hai
dân tộc có thể chia ra làm 04 giai đoạn chính sau:
2.1.1. Thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn
Trong lịch sử và thực tiễn thiên di của người Việt Nam, quá trình di dân của
người Việt đến Lào tạo thành các đợt di cư bắt đầu diễn ra từ thời phong kiến nhà
Nguyễn khi người Việt sang Lào để tránh bị đàn áp vì chính sách “bình Tây sát
Đạo” của chính quyền nhà Nguyễn. Đây có thể coi là giai đoạn đầu tiên bắt đầu quá
trình di dân lâu dài tạo thành các cộng đồng người Việt tại Lào. Bên cạnh đó, những
lý do xuất phát từ thiên tai, mất mùa, đói kém, sưu cao thuế nặng cũng là lý do quan
trọng khiến người Việt Nam phải ròi bỏ quê hương để di cư sang Lào.
Hơn thế nữa, việc di cư của người dân Việt Nam còn diễn ra trong bối cảnh xã
hội rối ren với hàng loạt cuộc nổi dậy chống triều đình và các cuộc khởi nghĩa của
nông dân. Đến thời kỳ tiếp theo, sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước đầu
hàng thực dân Pháp thì các cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra khắp nơi, tiêu biểu là
phong trào Cần Vương. Phong trào Cần Vương bắt đầu từ năm 1885, kéo dài được
trên 10 năm đến năm 1896 thì bị thực dân Pháp đàn áp dập tắt. Cuộc khởi nghĩa thất
bại khiến vua Hàm Nghi bị bắt nên một số người trong nhóm ủng hộ theo vua Hàm
Nghi chống Pháp trong phong trào Cần Vương đã phải chạy sang Lào tránh nạn để
tránh sự tàn sát. Các cuộc lánh nạn diễn ra khắp nơi. Những người Việt sang lánh
nạn tại Lào đầu tiên tập trung sinh sống ở khu vực Xiềng Vang (Xieng Wang) tỉnh
Khăm Muộn của Lào. Theo ông Hồng, một người dân làng Xiềng Vang, thì làng
Xiềng Vang này được thành lập từ năm 1892 do ông Đặng Văn Phèng cùng một số
bà con ở Quảng Bình tham gia cuộc cách mạng của cụ Phan Bội Châu bị Pháp lùng
bắt nên chạy tới đây. Từ đó người Việt trốn đi thì lấy nơi đây làm điểm tới và cái
tên Xiềng Vang được lấy của ông Xiêng còn Vang là chỗ bình yên. Hiện nay, nơi
đây vẫn còn giữ được và bảo tồn gần như nguyên vẹn nhiều di tích, phong tục tập
quán và ngôn ngữ Việt cũng như lưu giữ nhiều hoài niệm về quá trình di cư sang
Lào của cha ông họ.
25
2.1.2. Thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp
Trong một thời kỳ dài từ 1858 đến năm 1896, Thực dân Pháp tiến hành xâm
lược và bình định Đông Dương. Từ năm 1899, nước Lào – xứ Ai Lao bị thực dân
Pháp sáp nhập vào Liên Bang Đông Dương. Sau khi ổn định xong Đông Dương, từ
năm 1897 đến những năm đầu của thế kỷ XX, Pháp tiến hành “Chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ nhất”. Trong thời gian này, số lượng người Việt sang Lào đã
tăng lên nhanh chóng cả chính thức và phi chính thức do thực dân Pháp điều động
đưa sang và cả do di dân tự phát. Nhiều dòng người Việt Nam di cư đã đổ sang Lào,
tập trung ở các tỉnh miền Trung và Nam Lào.
Việc người Việt di cư đến Lào đông đảo nhất trong thời kỳ Đông Dương thuộc
Pháp, bởi lẽ, nước Lào vốn là nơi đất rộng, người thưa, núi và cao nguyên chiếm
phần lớn diện tích của đất nước, nhưng do nhân lực tại chỗ quá thiếu, mãi sau chiến
tranh thế giới thứ nhất (1911-1918), Pháp mới bắt đầu tổ chức khai thác xứ Lào với
phương hướng sử dụng nhân lực của các xứ khác trong Đông Dương thuộc Pháp.
Bên cạnh việc thực dân Pháp điều động người Việt sang Lào, trong thời kỳ
này, những người thợ thủ công, công nhân nông nghiệp, nhà buôn đã tự phát rời
khỏi làng bỏ sang lập nghiệp tại Lào. Hơn nữa, thời kỳ những năm 1931-1932, Việt
Nam đang bị Pháp khủng bố trắng, người Việt hoạt động chống Pháp trốn sang các
bản mường Lào, dựa vào sự che dấu, đùm bọc, nuôi nấng của người Lào rất đông,
số bị Pháp truy lùng cuối cùng bị bắt giữ tại Lào cũng không ít. Đến những năm
1941 đến 3/1945, Pháp – Nhật thỏa hiệp cai trị liên bang Đông Dương, số dân
nghèo ở Việt Nam tiếp tục tìm đến Lào để kiếm sống ngày càng nhiều [36, tr.36].
Những chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp
đã khiến cho số lượng người Việt di cư sang Lào trong giai đoạn này tăng lên nhanh
chóng. Vào năm 1910, số lượng người Việt ở Lào chỉ là 4.000 người, thì đến năm
1943, số lượng người Việt ở Lào đã tăng lên 44.500 người. Theo nghiên cứu của tác
giả E. Pietrantoni tại 6 thành phố của Lào: Thủ đô Viêng Chăn, Kinh đô Luông Pha
Băng, Thà Khẹc, Xa văn na khệt, Pak xế, Xiêng Khoảng, thì vào năm 1943, trong
tổng số cư dân 51.150 người có đến 30.300 là người Việt [43]. Có thể nói, trải qua
các giai đoạn di dân đến thời kỳ này, các cộng đồng Việt kiều ở Lào đã dần được
hình thành và ổn định và vẫn duy trì được nhiều bản sắc vốn có của quê nhà.
26
2.1.3. Thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
Trong thời kỳ kháng chống chống Pháp – Mỹ, có một lượng lớn di chuyển dân
cư tại Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt. Phần lớn là do sơ tán khỏi các
vùng tranh chấp. Một số khác sang Lào làm ăn hoặc đi chơi, thăm họ hàng bị mắc
kẹt lại do cuộc chiến của Pháp tại Đông Dương.
Trên cơ sở pháp lý của Hiệp định thành lập Liên quân Lào-Việt, những năm
1945-1947, Liên quân Lào-Việt hình thành đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ
đội chủ lực, bộ đội địa phương của Khu 4 (Việt Nam) sang chiến đấu. Tiếp theo đó,
trong những năm 1948-1950, một số đơn vị Quân tình nguyện của các liên khu 3, 4,
5 và 10 (Việt Nam) lần lượt được cử sang Lào giúp bạn xây dựng cơ sở, phát triển
lực lượng kháng chiến. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, các dân thường người Lào và
cả người Việt (phần lớn là Việt Kiều) đã bị giết hai. Vì vậy, hàng nghìn người Việt
ở Lào vượt sông Mê Kông thoát sang Thái Lan để tránh cuộc càn quét trả đũa của
Pháp. Số lượng người Việt tại Lào vì vậy giảm nhiều.
Tiếp sau thời kỳ chiến tranh Đông Dương là thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thế chân Pháp tại Đông Dương. Phát huy
truyền thống đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp,
một lần nữa, quân đội hai nước Việt-Lào đoàn kết giúp đỡ nhau quyết tâm kháng
chiến chống Mỹ xâm lược. Theo yêu cầu của Chính phủ kháng chiến và Mặt trận
Neo Lào Ít-xa-la, tháng 8- 1954, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử Đoàn 100 cố vấn
quân sự sang giúp quân dân Lào đấu tranh vì hòa bình, trung lập và hòa hợp dân tộc
(1954-1959). Tiếp đó, những năm 1960-1968, khi Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc
biệt” ở Lào, Bộ Quốc phòng Việt Nam lần lượt cử các Đoàn: 959, 463, 565 chuyên
gia quân sự và các Đoàn: 335, 766, 866, 763, 968 Quân tình nguyện sang giúp bạn
xây dựng lực lượng, chiến đấu bảo vệ căn cứ Trung ương và các khu căn cứ, vùng
giải phóng của Lào. Những năm 1973-1975, theo yêu cầu của cách mạng Lào, một
bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam ở lại giúp bạn bảo vệ vùng giải phóng, chống
âm mưu, thủ đoạn phá hoại hiệp định của Mỹ và chính quyền Viêng Chăn. Đến giữa
năm 1975, khi thời cơ cách mạng chín muồi, Quân tình nguyện Việt Nam tiến hành
nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực quân và dân Lào giành chính quyền về tay
27
nhân dân, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2-12-1975), hoàn thành
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân 30 năm ở Lào.
Trong thời kỳ này, nhiều lực lượng phe phái nổi lên nên cuộc sống của người
dân Lào nói chung và bà con Việt kiều ở Lào cũng có nhiều xáo trộn và ảnh hưởng,
không được hưởng cuộc sống yên bình, làm ăn yên ổn bởi họ phải chạy giặc, tản cư
trốn tránh mong tìm con đường sống.
2.1.4. Thời kỳ sau năm 1975
Sau năm 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời. Tuy nhiên, thời
gian này, người Việt tại Lào gặp rất nhiều khó khăn do họ sinh sống bằng các nghề
tiểu thương và dưới chính sách bài ngoại. Do đó, số người Việt tại lào thời kỳ này
đã giảm đáng kể, phần lớn vượt biên thoát ra nước ngoài.
Từ năm 1977, trong thời kỳ phát triển kinh tế, Lào và Việt Nam tiếp tục xây
dựng đất nước, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị. Khoảng 7.000 sinh viên
Lào được cử sang Việt Nam học tập, nhiều người trong số này đã kết hôn với người
Việt Nam và khi quay về Lào, họ đã mang theo gia đình Việt Nam của họ. Điều này
cũng tạo nên làn sóng mới người Việt Nam di cư đến Lào.
Qua giai đoạn này, đến thời kỳ tái thiết xây dựng đất nước và nền kinh tế hội
nhập với khu vực và thế giới, cả Việt Nam và Lào đều bước vào thời kỳ đổi mới và
phát triển kinh tế. Thời kỳ mở cửa và phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực đã tác
động và tạo ra những động lực nhất định tạo nên những trào lưu di cư mới của
người Việt ngày một gia tăng và hình thành những làn sóng di dân sang Lào trong
những thập niên gần đây.
Nhìn chung do nhiều nguyên nhân khiến người Việt Nam ở Lào nhưng tựu
chung lại có thể rút ra hai nguyên nhân chính: Chiến tranh và các yếu tố chính trị.
Cho dù vì nguyên nhân gì thì hiện tại ước tính có khoảng 80.000 người Việt đang
sinh sống tại Lào [46], được phân thành ba bộ phận: Một bộ phận đã trở thành
người Lào, mang quốc tịch Lào; một bộ phận được công nhận là Việt Kiều, hưởng
quy chế Việt kiều được cư trú và làm ăn sinh sống tại Lào; bộ phận khác bởi nhiều
lý do chưa có đầy đủ các quy định để trở thành Việt kiều và những người mới đến
Lào làm ăn theo mùa vụ.
28
2.2. Tình hình di cư tự do của người Việt Nam từ sau đổi mới đến nay và
đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Lào
2.2.1. Tình hình di cư tự do của người Việt Nam từ sau đổi mới đến nay
Từ những những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, làn sóng người Việt Nam
sang Lào buôn bán đã tăng mạnh bao gồm những người “di cư tự do” đến Lào để
tìm kiếm công ăn việc làm theo mùa vụ, đa phần từ những vùng quê nghèo miền
Trung Việt Nam, nơi có đường biên giới khá dài tiếp giáp với Lào. Những người di
cư tự do hầu hết đều không có giấy tờ và chịu nhiều rủi ro trong quá trình di dân
như bị trục xuất về nước. Điều này được thể hiện phần nào qua lời kể của những
người trong cuộc đã từng trải qua: “… Tôi quê ở Ngọc Lâm, Quảng Bình… Tôi sang
đây từ năm lên 13 từ những năm 85-86 cơ… Hồi đấy do quê mất mùa… với lại gia
đình cũng nghèo đói quá nên sang đây… thích thì đi tự do thôi,… chẳng có giấy tờ
gì đâu… Đợt đấy nhiều người sang cả gia đình đấy những do không có giấy tờ…
Lào họ đuổi về hết, đuổi nhiều người về Việt Nam rồi… Chồng tôi người Việt nhưng
có quốc tịch rồi nên tôi được ở lại Lào…” [18, tr.84].
Ngoài ra còn có những người di dân theo kiểu “xâm canh, xâm cư” ở các vùng
biên giới giữa hai nước Việt – Lào vì các mục đích sinh kế theo mùa vụ hoặc lâu
dài, những người di dân loại này thường là những người dân vùng biên qua lại buôn
bán trao đổi hàng hóa. Số lượng những người “xâm canh xâm cư” khó xác định
được chính sách nhưng cũng chiếm tỷ lệ khá lớn và ngày càng gia tăng khi các hoạt
động buôn bán vùng biên và xuất nhập khẩu biên mậu đang trên đà phát triển không
chỉ ở các cửa khẩu chính thức được mở giữa Việt Nam và Lào mà còn ở cả những
vùng giáp ranh biên giới giữa hai nước [18, tr.85].
Bước sang thế kỷ XXI, người Việt Nam di cư sang Lào phần lớn là vì mục
đích kinh tế. Một số không nhỏ sang lao động ở Lào. Theo bản báo cáo của Hiệp
hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) năm 2016 thì có khoảng 13.000 lao
công người Việt tại Lào, phục vụ trong nhiều ngành, từ thủy điện, xây cất, lâm sản,
đến đồn điền cao su.
Người Việt tập trung sinh sống tại một số khu vực, thành phố lớn của Lào,
trong đó, thủ đô Viêng Chăn hiện nay có khoảng trên 10.000 người Việt Nam sinh
sống. Với một cộng đồng người Việt khá đông đảo ở Lào thì quá trình di dân của
29
người Việt đã có những tác động không nhỏ đến hầu hết các khía cạnh của đời sống
xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của đất nước Lào cũng như đến quan hệ giữa
hai nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai [18, tr.86].
2.2.2. Một số đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Lào
Thứ nhất, cộng đồng người Việt tại Lào do 3 bộ phận hợp thành: Một, bộ phận
người Việt đã nhập quốc tịch Lào (người Lào gốc Việt). Về mặt pháp lý họ được
hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ công dân Lào,
nhưng chứng minh thư nhân dân của Lào vẫn có những dấu hiệu để phân biệt giữa
người Lào gốc Lào với người Lào gốc Việt. Hai, những người được sinh ra hoặc đã
làm ăn sinh sống lâu đời tại Lào, họ có quyền đăng ký hộ khẩu tại Lào, nhưng là
công dân Việt Nam. Ba, những người Việt Nam mới sang cư trú tại Lào trong thời
gian chưa lâu hoặc họ chỉ sang Lào làm ăn theo mùa vụ. Ba bộ phận dân cư này có
những chế độ pháp lý khác nhau. Đương nhiên, không phải tất cả mọi thành viên
của người Việt tại Lào - nhất là nhóm người chỉ sang Lào làm ăn theo thời vụ - đều
tham gia vào đời sống cộng đồng.
Thứ hai, nguồn gốc xuất cư rải rác tại nhiều địa phương trong cả nước. Theo
số liệu điều tra vào tháng 4/2005 của nhóm tác giả Nguyễn Duy Thiệu trên 316 hộ
người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Lào, thì họ đến Lào từ 35 tỉnh, thành phố khác
nhau, phân bố khắp ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam, nhưng đại bộ phận tập
trung ở hai vùng chính: khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, mà
mỗi miền như vậy, tập quán, lối sống rất khác nhau. Các tỉnh có đường biên giáp
với Lào như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị... đã có
hàng nghìn người di cư tự do. Cụ thể: mỗi năm tỉnh Nghệ An có từ 5.000 đến 6.000
lao động tự do đi làm việc tại Lào[5]; cả tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 6.000 lao
động đang làm việc tại Lào[10]...
Thứ ba, về độ tuổi, sức khỏe và trình độ học vấn của người di cư tự do: Tại các
nước đang phát triển, di cư lao động diễn ra thường xuyên hơn ở lứa tuổi lao động
hiệu quả nhất. Trên 80% số người di cư nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30. Nếu xét cả
những độ tuổi lớn hơn, thì có đến 90% số người di cư có tuổi từ 18 đến 50.
Khoảng 98% số người di cư tự đánh giá có tình trạng sức khỏe tốt hoặc rất tốt.
Sức khỏe là một chiều cạnh đặc thù khác của tính chọn lọc di cư. Thường những
30
thành viên gia đình với sức khỏe tốt sẽ có nhiều khả năng di cư hơn. Ngoài ra, di cư
là một trong những chiến lược sinh kế của gia đình, nhằm giảm thiểu rủi ro, những
thành viên có sức khỏe tốt hơn được ưu tiên đi kiếm việc làm ở nước ngoài.
Trình độ học vấn của người di cư được đo bằng mức độ học vấn cao nhất đạt
được: hơn 65% số người được hỏi đã tốt nghiệp cấp 3, khoảng 6% số người trả lời
đã tốt nghiệp ở những bậc học cao hơn [25]. Nhìn chung, người di cư đều có trình
độ học vấn tương đối khá so với chỉ số trung bình của cả nước. Điều này có thể
được coi là bằng chứng về vốn con người đang trở nên cơ động hơn hoặc do tính
chọn lọc trong di cư, đặc biệt là di cư lao động quốc tế.
Thứ tư, về phân bố lao động di cư tại Lào không đồng đều: Các khu vực Trung
và Nam Lào thu hút tới 163 dự án của Việt Nam, chiếm 78% tổng số dự án của Việt
Nam đầu tư sang Lào [3]. Do đó số lượng người lao động tự do làm việc trong các
dự án, công trình tại hai khu vực này nhiều hơn khu vực Bắc Lào. Khu vực Trung
Lào có số lượng lao động tự do người Việt Nam lớn nhất, tập trung chủ yếu tại thủ
đô Viêng Chăn. Theo ước đoán của tác giả Phạm Thị Mùi, lao động tự do người
Việt Nam hiện nay tại khu vực Trung Lào tập trung nhiều nhất với khoảng 45%,
khu vực Nam Lào chiếm 30% và Bắc Lào là 25% [25].
Thứ năm, về đặc điểm nghề nghiệp và thu nhập của người di cư:
Theo quy định của Luật Lao động Lào, người nước ngoài không được làm
công chức trong các bộ máy công quyền và chính quyền, không được sở hữu đất đai
bất động sản và không được cấp thẻ môn bài để sản xuất kinh doanh tại Lào [12].
Do không có đất, người lao động tự do thường làm ruộng thuê, làm công nhân trong
các công trường, dự án, nhà máy hay trở thành những người bán hàng, tham gia vào
nhiều lĩnh vực dịch vụ giải trí…
Tài liệu điều tra trên thực tế cho thấy người Việt trên đất Lào đã làm rất nhiều
nghề: May mặc; Thợ nề, thợ mộc; Thầu khoán; Buôn, bán vàng bạc, giày dép; Mở
trường học tư; Làm nghề kim hoàn; Mở nhà máy làm tôn, sắt, lắp ráp ô tô; Đóng
giày, làm quạt máy...chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. Người Việt khá thành công
trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ so với người bản xứ. Chị Thy chủ một cửa hàng
tạp hóa bán buôn rất sầm uất trong những ngày Tết Lào, gian hàng nằm tại một vị trí
đắc địa của chị đang được sửa sang lại cho sang trọng và hiện đại hơn, chị Thy
31
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)

More Related Content

What's hot

Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngBảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngnataliej4
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếLap Dinh
 

What's hot (20)

Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải PhòngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đìnhTruyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậyĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
 
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngBảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
 
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAYLuận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợpLuận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
Luận án: Đặc tính của cellulase tự nhiên và tạo cellulase tái tổ hợp
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)

Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...
[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...
[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...HanaTiti
 
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...HanaTiti
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn) (20)

Khóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAY
Khóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAYKhóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAY
Khóa luận: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAYLuận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
 
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...
[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...
[123doc] - trang-phuc-truyen-thong-hien-nay-cua-nguoi-lo-lo-hoa-o-huyen-meo-v...
 
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ...
 
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trong Trường Hợp Làng Thạt Luổng, Thủ Đô Viêng Chăn)

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------  ----------- BOUATHONG VILAPHAN NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (TRONG TRƯỜNG HỢP LÀNG THẠT LUỔNG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN) NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC HÀ NỘI - NĂM 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------  ----------- BOUATHONG VILAPHAN NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (TRONG TRƯỜNG HỢP LÀNG THẠT LUỔNG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN) Khoá luận tốt nghiệpchuyên ngành Nhân học Mã số: 60310302 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN CHÍNH Hà Nội - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được thu thập và phân tích dựa trên nguồn số liệu của các Cơ quan thống kê quốc gia, Chính quyền làng Thạt Luổng thuộc Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực. Hà Nội, tháng năm 2019 Xác nhận của người hướng dẫn Tác giả PGS.TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH BOUATHONG VILAPHAN
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khoá luận với đề tài “Người Việt Nam di cư tự do ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trường hợp làng Thạt Luổng, Thủ đô Viêng Chăn)”, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Nhân học và Phòng Đào tạo đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS Nguyễn Văn Chính người thầy đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên của khoá luận và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận đúng với mục tiêu đề ra. Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Chính quyền làng Thạt Luổng - thủ đô Viêng Chăn; các cô chú, anh chị em cũng như cộng đồng người Việt Nam di cư tại quê hương mới trên đất Lào thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này tại địa phương. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả BOUATHONG VILAPHAN
  • 5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NGƯỜI VIỆT NAM Ở LÀO: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN...................................................................................................... 5 1.1. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................................... 5 1.2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................................... 7 1.3. Lý thuyết và phương pháp tiếp cận.................................................................................. 11 Kết luận Chương 1............................................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2. NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO Ở LÀNG THẠT LUỔNG..........................25 2.1. Tóm tắt lịch sử di cư của người Việt sang Lào........................................................... 25 2.2. Tình hình di cư tự do của người Việt Nam từ sau đổi mới đến nay và đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Lào .................................................................................. 29 Kết luận Chương 2............................................................................................................................ 45 CHƯƠNG 3. SỰ HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DI CƯ TỰ DO......................46 3.1. Sự hội nhập về đời sống kinh tế......................................................................................... 46 3.2. Sự hội nhập về đời sống xã hội.......................................................................................... 48 3.3. Sự hội nhập về văn hóa lối sống........................................................................................ 54 3.4. Sự hội nhập về đời sống tâm linh...................................................................................... 63 3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong cuộc hội nhập của của người Việt Nam di cư tự do tại làng Thạt Luổng........................................................................................................ 64
  • 6. 3.6. Vấn đề bảo tồn tiếng Việt và văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Việt Nam di cư tự do tại làng Thạt Luổng ............................................................................. 68 Kết luận Chương 3............................................................................................................................ 70 CHƯƠNG 4. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ LÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI DI CƯ TỰ DO TẠI LÀO, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI LÀNG THẠT LUỔNG........................................................................................................................71 4.1. Chính sách đối với người Việt Nam di cư tự do tại Lào......................................... 71 4.2. Những khó khăn, thách thức mà cộng đồng người Việt Nam di cư tại Lào phải đối mặt về chính sách............................................................................................................ 88 Kết luận Chương 4............................................................................................................................ 93 KẾT LUẬN ..............................................................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................96 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO TẠI LÀNG THẠT LUỔNG PHỤ LỤC 2: DANH MỤC BẢN PHOTOCOPY CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC LÀO LIÊN QUAN NGƯỜI NHẬP CƯ NƯỚC NGOÀI
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ CHDCND CHXHCN NDCM Nxb XHCN : : : : : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nhân dân cách mạng Nhà xuất bản Xã hội chủ nghĩa
  • 8. DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ TT Số hiệu Tên Hình, Bảng Số trang 1 Hình 2.1 Vị trí làng Thạt Luổng tại thủ đô Viêng Chăn 33 2 Hình 2.2 Chùa Thạt Luổng – biểu tượng Phật giáo nổi tiếng 33 ở Lào 4 Bảng 2.1 Cơ cấu bộ phận người Việt Nam di cư tự do tại 36 làng Thạt Luổng 5 Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi của người Việt Nam di cư tự do tại 36 làng Thạt Luổng 6 Bảng 2.3 Cơ cấu ngành buôn bán của người Việt Nam di cư 39 tự do tại làng 7 Bảng 2.4 Chi tiêu sinh hoạt chủ yếu của người Việt Nam di 42 cư tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn 8 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành buôn bán của người Việt Nam di cư 39 tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn Biểu đồ 2.2 Cơ cấu ngành nghề buôn bán của người Việt Nam 9 di cư tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng 40 Chăn
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di cư (migration) không phải là một hiện tượng mới trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc di cư lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc khai hoang lấn biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các cuộc di dân có tổ chức với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội cả ở trong và ngoài nước, trong đó có nhân học. Việc người dân Việt Nam di cư tự do không những tác động tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tộc người, mà còn tác động đến các mối quan hệ quốc tế, hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia.... Với khoảng 2.337 km đường biên giới chung, địa thế “núi tựa núi”, “lưng tựa lưng” đã tạo nên mối quan hệ láng giềng thân thiện lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Lào. Trong lịch sử, Lào là mảnh đất thuận lợi cho người Việt đến sinh sống. Sự thân thiện, tính cởi mở của người Lào đã điều kiện tốt cho bộ phận dân cư Việt Nam hội nhập vào xã hội Lào. Ngày nay, đa phần họ đã trở thành một bộ phận của Lào, cùng với người Lào, họ đã đóng góp về nhiều mặt cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào. Tuy nhiên, sự hội nhập giữa hai cộng đồng dân cư vốn có các đặc trưng văn hóa khác biệt cũng có những vấn đề đặt ra trong hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của đất nước Lào cũng như đến quan hệ giữa hai nước và hai chính phủ Việt – Lào. Do đó, việc nghiên cứu quá trình hội nhập ấy vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao nhận thức về cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Lào, giúp cho nhân dân hai nước hiểu biết về văn hóa, lối sống của nhau, thông qua đó vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào ngày càng bền vững hơn. Việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở nước ngoài từ lâu đã nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hầu hết các công trình thường dừng lại ở góc độ lịch sử, văn hóa, kinh tế của cộng đồng. Việc nghiên cứu dưới góc độ nhân học, nhận diện tổng thể từ lịch sử di dân, định cư cho đến biến đổi dân cư - dân tộc, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, địa vị pháp lí và vai trò của 1
  • 10. họ trong mối bang giao Việt – Lào trong giai đoạn hiện nay vẫn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao; góp phần nâng cao nhận thức về cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Lào, giúp nhân dân hai nước hiểu biết về văn hóa, lối sống của nhau, thông qua đó, vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào ngày càng bền vững. Hiện nay, có 5 trung tâm người Việt tập trung cư trú tại Lào là Pắc Sế (Chăm pa sắc), Xa văn na khệt, Thà Khẹc (Khăm Muộn), Viêng Chăn và Luông Phrabang. Trong đó, thủ đô Viêng Chăn, với tư cách là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, đã thu hút một lượng lớn kiều bào Việt Nam đến làm ăn sinh sống. Vì vậy, nghiên cứu di cư và sự hội nhập văn hóa của người Việt Nam di cư tại Lào ở Viêng Chăn, cụ thể là làng Thạt Luổng trường hợp mang tính điển hình. Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Người Việt di cư tự do ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trường hợp làng Thạt Luổng, Thủ đô Viêng Chăn)” làm đề tài khoá luận nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quan Khoá luận được nghiên cứu nhằm nhận diện chân dung các vấn đề liên quan đến người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng, Thủ đô Viêng Chăn, từ đó, đề xuất các chính sách thích hợp với cộng đồng này. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Phác họa rõ nét cuộc sống của người Việt Nam di cư tự do ở Lào; - Phân tích quá trình hội nhập của người Việt Nam di cư tự do ở Lào và những vấn đề phát sinh; - Chính sách của Chính phủ Lào và chính quyền địa phương đối với người Việt Nam di cư tự do ở Lào; - Đề xuất các chính sách thích hợp để đảm bảo sự phát triển hài hòa của người Việt di cư với cộng đồng địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng người Việt Nam di cư tự do, làm ăn sinh sống tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. 2
  • 11. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. - Về thời gian: Từ năm 2000 đến 2018. 4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài 4.1. Thuận lợi Để hoàn thành được đề tài, tác giả đã có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu phong phú liên quan tới vấn đề nghiên cứu như: - Nguồn tài liệu gốc: Thư tịch cổ, những báo cáo, văn bản hành chính của Pháp lưu trữ tại các Phòng lưu trữ tài liệu của Pháp ở Đông Dương; văn bản, Nghị định, chính sách chính thức của Đảng và Nhà nước, của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài; một số văn bản chính sách của phía Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đối với cộng đồng người Việt trên lãnh thổ nước này; các thiết chế, quy định của cộng đồng người Việt ở Lào. - Nguồn tài liệu tham khảo: Bao gồm các cuốn sách, các bài viết đã công bố trên các tạp chí, công trình đề tài nghiên cứu về người Việt ở Lào đã được xuất bản; các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về cộng đồng người Việt trên các lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, nhân học; các công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án tiến sĩ, khoá luận thạc sĩ, các báo cáo trong các hội thảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành; các cuốn hồi ký, nhật ký, ghi chép (được xuất bản hoặc chép tay) của các thế hệ người Việt đã và đang sinh sống ở Lào; các bài báo điện tử, các website có liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng động người Việt sinh sống ở làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn để khắc họa rõ nét cuộc sống hiện tại thông qua các buổi phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi. Thông qua đó, cho thấy những góc nhìn đa chiều từ lịch sử, chính sách của chính quyền cũng như từ chính những người trong cuộc về sự hội nhập, chuyển đổi trong đời sống người Việt Nam di cư tự do tại Lào. 4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn, tác giả cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Bên cạnh nguồn tài liệu tham khảo phong phú nhưng chủ yếu tập trung về đề tài di cư nói riêng, hoặc ở phạm vi 3
  • 12. rất rộng về quốc gia. Do đó, để có thể tiếp cận được tài liệu về mặt lý thuyết, tác giả đã phải đào sâu nghiên cứu từ những tài liệu tổng quan, từ đó phát triển thêm các nội dung riêng của mình. Cũng trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu hẹp, nên tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu điền dã, trực tiếp xuống địa bàn để cùng sinh hoạt với cộng đồng người Việt tại đây. Trong quá trình đó, do tiếng Việt của tác giả còn nhiều hạn chế, trong khi những người Việt di cư tại đây có người không nói được tiếng Lào, hoặc chưa hiểu nội dung truyền đạt của tác giả. Vì vậy, việc bất đồng ngôn ngữ đôi khi cũng gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện Luận văn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của chính quyền làng Thạt Luổng, của cộng đồng người Việt di cư tại đây, tác giả đã có những tư liệu quý để hoàn thành Khoá luận của mình. Do đó, những khó khăn trên không phải là điều gây cản trở quá lớn đối với tác giả. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được bố cục thành 4 chương sau: Chương 1. Người Việt Nam ở Lào: Vấn đề nghiên cứu, lý thuyết và phương pháp tiếp cận Chương 2. Người Việt di cư tự do ở làng Thạt Luổng Chương 3. Sự hội nhập của người Việt Nam di cư tự do Chương 4. Chính sách của Chính phủ Lào đối với người di cư tự do, thách thức đối với cộng đồng người Việt Nam tại làng Thạt Luổng. 4
  • 13. CHƯƠNG 1 NGƯỜI VIỆT NAM Ở LÀO: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 1.1. Vấn đề nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài “Người Việt di cư tự do ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trong trường hợp làng Thạt Luổng Thủ đô Viêng Chăn)”, tác giả đã xác định trọng tâm nghiên cứu bằng việc trả lời những câu hỏi sau: - Tại sao một bộ phận người Việt Nam di cư tự do đến Lào và lịch sử quá trình di cư của họ tới Lào như thế nào? - Tại sao lại chọn làng Thạt Luổng thủ đô Viêng Chăn làm địa điểm nghiên cứu? - Đặc điểm của cộng đồng người Việt Nam di cư tự do đến làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn hiện nay: (1) Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt di cư tự do tại làng Thạt Luổng? (2) Công việc, thu nhập của người Việt di cư tự do tại làng Thạt Luổng? (3) Đời sống hôn nhân hội nhập Việt – Lào trong truyền thống gia đình của cộng đồng người Việt di cư tại làng Thạt Luổng? Từ đó chỉ ra, những thách thức mà cộng đồng người Việt di cư tại làng Thạt Luổng phải đối mặt? - Quá trình hội nhập của người Việt di cư tại làng Thạt Luổng thể hiện như thế nào qua: (1) Đời sống kinh tế? (2) Đời sống xã hội? (3) Văn hóa lối sống? (4) Đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, những vấn đề bảo tồn về tiếng nói và bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam được thực hiện ra sao? - Chính sách của Chính phủ Lào như thế nào đối với cộng đồng người Việt di cư sinh sống tại làng Thạt Luổng, thông qua các nhóm quy định về: (1) Địa vị pháp lý của người Việt di cư tại làng Thạt Luổng? (2) Quản lý lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng? (3) Quản lý văn hóa, giáo dục, trong đó có lao động Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng? (4) Tác động của chính sách của Chính phủ Lào tới cuộc sống của người Việt di cư tại Lào. Việc xác định các vấn đề nghiên cứu dựa trên những lý do sau: Thứ nhất, từ quá khứ đến hiện tại, việc người Lào tới Việt Nam cũng như người Việt Nam tới Lào làm ăn sinh sống là chuyện thường xuyên xảy ra. Quá trình di dân của người Việt đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đất nước. Để 5
  • 14. lý giải hiện tượng này cần thiết phải nghiên cứu lý do tại sao người Việt Nam chọn Lào là địa điểm để di cư và luận giải dưới góc độ của lịch sử. Thứ hai, người Việt Nam di cư tới Lào phân bố tại rất nhiều tỉnh thành của đất nước song tập trung đông tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. Việc nghiên cứu các yếu tố về lịch sử, đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội tại làng Thạt Luổng cho thấy sự thu hút đông đảo người Việt di cư tự do tới đây, từ đó cũng góp phần tạo nên đặc trưng của cộng đồng người Việt di cư tự do tới làng Thạt Luổng, trả lời cho câu hỏi tại sao lại lựa chọn làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn làm địa điểm nghiên cứu. Thứ ba, việc nghiên cứu, khắc họa đời sống của cộng đồng người Việt Nam di cư tự do tới làng Thạt Luổng cho thấy cái nhìn chân thực nhất thông qua góc nhìn về đời sống kinh tế, văn hóa, hôn nhân gia đình. Đây là tiền đề quan trọng để tác giả đào sâu vào việc tìm hiểu quá trình hội nhập của người Việt Nam di cư tới làng Thạt Luổng trên các phương diện về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa lối sống và đời sống tâm linh. Qua đó, phác họa được quá trình để tồn tại và thích nghi trên một đất nước mới, buộc người Việt Nam di cư tới đây phải có sự chuyển mình để thích ứng, đồng thời cũng vẫn giữ được bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc, đất nước mình. Và cũng trên cơ sở thực trạng cuộc sống của người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng, tác giả tìm hiểu được tác động của chính sách của Chính phủ Lào đối với đời sống của họ thông qua các quy định về địa vị pháp lý cũng như chính sách quản lý đối với người lao động nước ngoài, trong đó có người Việt Nam. Hơn nữa, người Việt Nam tại Lào đã trở thành một công đồng không nhỏ, trung bình cứ một triệu người Lào thì có tới hơn năm nghìn người Việt cùng sinh sống. Đây là một tỷ lệ không nhỏ giữa người dân di cư và người bản địa. Điều này có thể tạo ra những tác động nhất định đối với đời sống cư dân sở tại và của chính cộng đồng người di cư Việt Nam. Nhận thức rằng, quá trình hội nhập của người Việt Nam tại Lào có những thuận lợi nhưng cũng gặp những trở ngại, khó khăn, thách thức nhất định. Do vậy, việc tìm hiểu đời sống cộng đồng người Việt Nam di cư tự do tại Lào, ở một địa điểm cụ thể, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng 6
  • 15. nhằm đưa ra các luận cứ khoa học để Chính phủ hai Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ Lào có những chính sách hoạch định phù hợp với cộng đồng dân cư này. 1.2. Lịch sử nghiên cứu 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về vấn đề người Việt Nam ở Lào Dưới góc độ về nguồn gốc của các công trình nghiên cứu, có thể kể tới các công trình nghiên cứu như sau: * Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam: Một số công trình đề cập tới mối quan hệ giữa người Việt và người Lào trong quá khứ như: “Đất nước Lào - lịch sử và văn hóa” của tác giả Lương Ninh (1996); bài viết “Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” của tác giả Phạm Đức Thành (2004); cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của các tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh (2005); cuốn sách chuyên khảo “Lịch sử Đông Nam Á”, tập 4 do Trần Khánh chủ biên năm 2012. Các tác phẩm này đã cung cấp cho tác giả những kiến thức cơ bản về bối cảnh Việt Nam và Đông Á, về các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến sự di cư và quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng người Việt ở Lào, dù chỉ ở mức độ khái quát. Các công trình nghiên cứu về quá trình di dân, định cư của người Việt tại Lào và những biến đổi trong đời sống cộng đồng người Việt tại Lào như: Sách chuyên khảo “Người Việt Nam ở nước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, (Nxb Chính trị Quốc gia năm 1997); cuốn “Việt kiều Lào – Thái với quê hương” của tác giả Trần Đình Lưu (Nxb Chính trị Quốc gia năm 2004); bài viết “Tài liệu lưu trữ thời kỳ thuộc địa Pháp liên quan đến đề tài – Cộng đồng người Việt ở Lào” của tác giả Nguyễn Hào Hùng (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.71-78); bài viết “Nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt đến Lào” của tác giả Vũ Thị Vân Anh ( Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số (2), tr.37-43); bài viết “Vai trò kinh tế của người Việt tại Lào” của tác giả Phạm Đức Thành ( Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.19-26) Đặc biệt, cần phải kể đến công trình “Di cư và chuyển đổi lối sống: Trường hợp Cộng đồng người Việt ở Lào” do tác giả Nguyễn Duy Thiệu chủ biên xuất bản năm 2008. Công trình này đã chỉ ra 6 vấn đề chính trong Di cư và chuyển đổi lối sống trong Cộng đồng người Việt ở Lào là: (1) Nguyên nhân và các đợt di dư chính 7
  • 16. của người Việt đến Lào; (2) Những chuyển đổi trong phương thức kiếm sống và trong đời sống vật chất của cộng đồng người Việt tại Lào; (3) Những chuyển đổi trong đời sống xã hội và đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt tại Lào; (4) Chuyển đổi bản sắc văn hóa trong nhóm hôn nhân chồng Lào vợ Việt; (5) Nghi lễ vòng đời của người Việt ở Lào và vấn đề giao thoa văn hóa Việt – Lào; (6) Luật pháp và chính sách của Chính phủ Lào đối với người nước ngoài và người Việt Nam tại Lào. Đây là những nội dung vô cùng quý báu giúp tác giả xác định được những vấn đề cần tập trung nghiên cứu khi thực hiện đề tài. Các bài viết của các học giả người Việt Nam thường tập trung đi sâu vào việc lý giải lý do tại sao người Việt lại di cư tới Lào, các yếu tố ảnh hưởng tới cuộc sống của người Việt tại Lào cũng như quá trình biến đổi cuộc sống để tự thích nghi với môi trường mà chưa có sự đánh giá thích đáng tới những tác động từ việc di cư đó tới các mặt đời sống của cư dân Lào nơi có nhiều người Việt sinh sống. Đây là điều tác giả nghĩ rằng các công trình nghiên cứu đa phần thể hiện góc nhìn một chiều, do đó, không thể tránh việc dẫn tới những kết luận mang tính phiến diện về vấn đề này. * Các công trình nghiên cứu của học giả Lào: Khác với số lượng các bài viết và công trình nghiên cứu khá đa dạng của các học giả người Việt Nam, thì các công trình nghiên cứu của học giả người Lào về vấn đề người Việt Nam di cư tự do đến Lào lại khá khiêm tốn. Việc khai thác và tìm hiểu các nội dung liên quan tới đề tài hầu như được khai thác thông qua các công trình nghiên cứu tổng quan như “Historic Relationship between Laos and Viet Nam through the Quy Hop Documents (XVII-XIX centuries) của tác giả Kạp muang Phuon (2001); Về tình hình di dân tự do xuyên biên giới giữa Việt Nam với Lào, Campuchia có nghiên cứu Di cư bất hợp pháp trong tiểu vùng Mê Kôngcủa Skeldon Ronald (2010). Rất ít các công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề di cư của người Việt Nam tới Lào như bài viết “Việc di cư của người Việt Nam đến định cư tại thị xã Xa văn na khệt từ năm 1893-1945” của tác giả Promana – Thawatchai in trong cuốn “Việt Nam: đất nước con người và văn hóa” do Srinakharinwirot University xuất bản năm 2007; bài viết “Bước đầu tìm hiểu luật pháp và chính sách của Chính phủ Lào đối với người nước ngoài và người Việt Nam tại Lào” của tác giả Amthilo 8
  • 17. Latthanhot đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007, tr.63-71; và cuốn “Những biến đổi trong phương thức kiếm sống và trong đời sống vật chất của cộng đồng người Việt ở Lào” của tác giả Khămpheng Thipmuntaly xuất bản năm 2008. Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các học giả Lào, tác giả thấy được những phân tích và đánh giá về vấn đề người Việt Nam di cư tới Lào từ lăng kính của chính những người dân Lào. Họ không đi sâu vào việc trả lời câu hỏi “Tại sao”, mà cung cấp cho người đọc góc nhìn chân thực về cuộc sống hiện tại của người dân Việt Nam ở Lào và khắc họa vấn đề mang tính hiện tượng theo cách nhìn của họ, bước đầu đặt trong mối quan hệ giữa cá thể với tập thể, giữa người dân với những chế định quản lý nhà nước – pháp luật. Đây là nội dung quan trọng để tác giả tìm hiểu và phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện Chương 4 của Luận văn. * Các công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế: Các học giả quốc tế đã cung cấp những đánh giá và phân tích khách quan về vấn đề di cư tại Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói riêng. Tuy nhiên, các học giả quốc tế cũng chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu về việc người Việt Nam di cư đến Lào. Các nội dung liên quan tới đề tài được chắt lọc trong những công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử di dân Việt Nam, tình trạng hôn nhân liên tộc người… Điển hình là công trình của M. Giovanna Merli (1997), Estimation of International Migration for Vietnam, 1979-1989 (Ước lượng về di cư quốc tế ở Việt Nam, 1979-1989); The Human Rights Solidarity for Women and Migration (2001), Migrant Women and Inter-ethnic Marriage (Phụ nữ di cư và hôn nhân liên tộc người) bàn về vai trò của di cư với phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa hoặc hình thành quan hệ tộc người mới thông qua hôn nhân. Cùng với đó, di cư tự do xuyên biên giới của những người đồng tộc là vấn đề rất phức tạp trong quản lý dân cư ở vùng biên giới hiện nay. 1.2.2. Đánh giá nội dung nghiên cứu và những đóng góp của Luận văn Trên cơ sở tiếp cận với nguồn tài liệu nghiên cứu về vấn đề người Việt Nam di cư tự do tới Lào cho thấy các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp khá tổng quan về những khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề di cư, người Việt Nam di cư đến Lào và sự hội nhập của cộng đồng người Việt Nam di cư tự do tại Lào. Đây là 9
  • 18. những nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả có thể tham khảo để bổ sung, hoàn thiện Khoá luận của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể tư liệu mà tác giả có điều kiện tiếp xúc và khai thác cho thấy, những nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Lào chưa nhiều. Đặc biệt, việc tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng này cũng chưa được các tác giả thực sự quan tâm. Hoạt động và đóng góp của cộng đồng người Việt ở Lào đến nay vẫn chưa thực sự có sự nhìn nhận và đánh giá tương xứng. Để có một cái nhìn hệ thống lý giải về cộng đồng người Việt ở Lào nói riêng và trên thế giới nói chung rõ ràng còn là mảng đề tài khá trống vắng, đòi hỏi những đầu tư nghiên cứu hoàn chỉnh trong thời gian tới. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình đi trước, Khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu về vấn đề cuộc sống và sự hội nhập của cộng đồng người Việt Nam di cư tự do tại một địa điểm cụ thể như Thủ đô Viêng Chăn hay làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn dưới góc độ nhân học, nhằm bổ khuyết cho những thiếu sót trong việc nghiên cứu cộng đồng người Việt tại Lào về cuộc sống và những chuyển đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm linh của cộng đồng người Việt tại địa điểm cụ thể - làng Thạt Luổng Thủ đô Viêng Chăn. Hay nói cách khác, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp tư liệu một cách có hệ thống về thực trạng đời sống thực tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, tinh thần của người Việt Nam di cư tại Lào, giúp cho mọi người, đặc biệt là hai Chính phủ Việt Nam và Lào hiểu biết đúng các vấn đề liên quan đến người Việt Nam di cư tự do tại Lào, để có thái độ ứng xử hoặc có các chính sách thích hợp đối với cộng đồng người này. Cùng với đó, những kết quả nghiên cứu của Khoá luận về sự di cư và chuyển đổi văn hóa – đời sống của cộng đồng người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về những vấn đề nảy sinh trong vấn đề này như chủ quyền lãnh thổ, vấn đề sử dụng nguồn lợi để mưu sinh, vấn đề chủng tộc, vấn đề biến đổi bản sắc văn hóa… có thể gây nên hiềm khích giữa người bản địa và người nhập cư; là cơ sở để hoạch định chính sách, quản lý nhà nước và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đối với người Việt Nam di cư tự do tại Lào, nhằm hạn chế xung đột có thể xảy ra, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc Việt Nam, các bộ tộc Lào, tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai 10
  • 19. dân tộc. Cùng với đó là các kiến nghị với cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài như: Chính sách thu hút nguồn lực của kiều bào, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống Việt đối với cộng đồng người Việt ở Lào nói riêng, người Việt ở nước ngoài nói chung. Kết quả khoá luận góp phần nâng cao nhận thức về cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Lào, giúp nhân dân hai nước hiểu biết về văn hóa, lối sống của nhau, từ đó, vun đắp cho mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào ngày càng bền vững hơn. Ngoài ra, công trình này là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan hữu quan, các học giả và những người quan tâm đến vấn đề cộng đồng người Việt ở Lào. 1.3. Lý thuyết và phương pháp tiếp cận 1.3.1. Cơ sở lý thuyết Khoá luận đã tham khảo, vận dụng và các lý thuyết di cư như thuyết tân cổ điển, thuyết mạng lưới xã hội, thuyết cấu trúc… vào việc nghiên cứu vấn đề cộng đồng người Việt ở Lào dưới góc độ một cộng đồng di cư ra nước ngoài và có mối quan hệ chặt chẽ với đất nước Việt Nam. Cụ thể là: * Lý thuyết mạng lưới xã hội: Những nghiên cứu về di cư trên thế giới gần đây ngày càng quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa - xã hội đối với di cư, trong đó, mạng lưới xã hội đã được xem như một nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ quá trình chuyển cư. Trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lưới xã hội dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống và tương tác xã hội. Mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay các nhóm dân cư nhất định [6, tr.16]. Đặc trưng rõ nét nhất của mạng lưới xã hội phục vụ cho mục đích di dân là sự liên kết xã hội giữa những người di chuyển. Thông qua quan hệ họ hàng, bạn bè, người thân, những người di chuyển có thể tiếp nhận các thông tin và sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển đến. Chính ở đây các quan hệ lâu bền dựa trên nền tảng gia đình trở nên hết sức quan trọng, sự gắn kết chặt chẽ với nhau giữa người di chuyển với người ở nơi đến, tạo nên những liên kết thông qua gia đình, thân tộc tin cậy hơn nhiều so với những quan hệ với người ngoài. Mạng lưới xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các loại hình di dân, quá trình định cư và thích ứng của người di chuyển cũng như ý định chuyển cư 11
  • 20. trong tương lai. Bởi di dân vốn là một quá trình có nhiều yếu tố bất trắc, một mạng lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm thấp những rủi ro do thiếu thông tin. Các liên kết xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư, sẽ làm giảm cái giá phải trả cho quá trình di dân, đồng thời làm tăng cơ hội thành công của đối tượng di chuyển tại nơi chuyển đến. Gia đình, bạn bè, người thân tại nơi chuyển đến thường giữ vai trò cưu mang, tư vấn, cung cấp thông tin, giúp liên hệ việc làm cũng như vượt qua khó khăn ban đầu [7, tr.80]. Do đó, thuyết mạng lưới xã hội được sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân, xu hướng di cư, sự hòa nhập của cộng đồng người Việt Nam tại nơi chuyển đến (Lào). * Lý thuyết hút – đẩy: Ravenstein trong cuốn “Law of Migration” (1889) đưa ra mô hình “hút – đẩy” và bảy qui luật động thái dân số, trong đó, ông cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, lực hút bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối với những người di cư bởi có người di cư vì họ bị đẩy khỏi nơi sinh sống [22, tr.8]. Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thỏa mãn hiện thời. Ravenstein chứng minh rằng dòng di cư bao giờ cũng gắn với sự di chuyển đến các trung tâm công nghiệp và thương mại. Tiếp nối và phát triển lý thuyết của Raveinstein, Everett S.Lee đã đưa ra các phân tích về di cư lao động được trình bày trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết về di cư” xuất bản năm 1966 tại Mỹ. Ông lập luận rằng các quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm nhân tố: 1/ Các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc; 2/ Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến; 3/ Các trở ngại của quá trình di cư; 4/ Các nhân tố thuộc về người di cư. Tiêu biểu cho lý thuyết lực hút và lực đẩy là: Pipton (1976). Khi nghiên cứu những người di dân từ nông thôn ra đô thị đã chia họ ra làm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất: những người nghèo khổ thiếu ruộng đất, ít học hành bị tác động của “lực đẩy” ra khỏi vùng, đến các đô thị hoặc đến các vùng khác kiếm kế sinh nhai. Nhóm thứ hai: những người tương đối khá giả có học vấn thường bị tác động của “lực hút” từ các vùng đô thị hoặc các vùng có điều kiện phát triển kinh tế lôi cuốn [9, tr.13]. Lực đẩy, là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa… ở vùng xuất phát (vùng xuất cư) đang gây ra nhiều khó khăn cho người dân ở 12
  • 21. đây. Đó là sự không đáp ứng được các nhu cầu sinh sống về vật chất, tinh thần, về việc làm, sự khan hiếm về đất canh tác, tiền công ít… khiến họ phải ra đi tìm kiếm một vùng đất mới đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ. Lực hút, là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá ở nơi đến (vùng nhập cư) đã cuốn hút người di dân ở nơi khác di chuyển đến làm ăn sinh sống. Lực hút thường là khả năng có được việc làm, thu nhập cao, thuận tiện trong sản xuất kinh doanh…và các điều kiện về giáo dục đào tạo, y tế, hệ thống dịch vụ xã hội tốt hơn. Như vậy, lý thuyết lực hút - lực đẩy chỉ có ý nghĩa liệt kê các nhân tố tác động đến quá trình di dân, không giải thích được tại sao trong cùng một hoàn cảnh lại có một số người di chuyển, một số người khác lại không di chuyển và các yếu tố nào quyết định sự di dân. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, thực chất di dân là một vấn đề xã hội phức tạp, đối tượng tham gia di dân rất đa dạng. Việc di chuyển ngoài các động cơ cá nhân còn liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác như: tình trạng hôn nhân, thay đổi nghề nghiệp, việc làm, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tôn giáo và các mối quan hệ trong gia đình cũng như các mối quan hệ cá nhân với cộng đồng dân cư mà họ sẽ chuyển đến. Do đó, Lý thuyết “hút – đẩy” được áp dụng để xác định rõ nguyên nhân di cư của người Việt Nam sang Lào trong suốt chiều dài lịch sử. 1.3.2. Các phương pháp tiếp cận Khoá luận được triển khai trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, của Đảng và Nhà nước Lào đối với người nước ngoài, ngoại kiều nói chung, người Việt Nam tại Lào nói riêng. Để giải quyết những nhiệm vụ do đề tài khoá luận đặt ra, tác giả dựa vào các phương pháp chủ yếu là: (1) Định nghĩa khái niệm * Di cư tự do Di cư có thể có nhiều hình thức và có nhiều cách phân loại khác nhau, nếu căn cứ vào hình thức tổ chức có thể chia làm di cư có tổ chức và di cư không có tổ chức. Di dân tự do (tự phát, hay di dân không có tổ chức) là hiện tượng di dân do một người, một hộ gia đình, hoặc nhóm hộ tự thực hiện không theo một phương án, 13
  • 22. chương trình và sự quản lý, điều hành của bất kỳ một cơ quan hoặc tổ chức nào [24]. Nói cách khác, di cư tự do là dòng di dân tự phát không do Nhà nước hoặc một nhóm xã hội nào tổ chức, bảo trợ hoặc đầu tư trong quá trình di chuyển. Mọi lo liệu do cá nhân, gia đình hoặc nhóm người quyết định. Dòng di dân này thể hiện bản chất tự nguyện, tính năng động của con người trong xã hội. Ngoài ra nó còn thể hiện sức thu hút của nơi đến và lực đẩy của nơi đi. Di cư tự do được phân loại thành hai hình thức: Di cư tự do hợp pháp (documented migrant) được hiểu là những người “... đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân”. Di cư tự do bất hợp pháp được hiểu là người di cư không có giấy tờ (undocumented migrant), trong đó, họ là những người không được trao các quyền được một nước cho phép vào, ở lại và làm một công việc được trả lương tại quốc gia đó. Di cư tự do là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu được diễn ra dưới nhiều nền kinh tế khác nhau và đặc biệt ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nước. * Những đặc điểm chung của quá trình di cư Di cư là một quá trình thay đổi nơi cư trú trong khoảng thời gian nào đó và nó do các yếu tố khác nhau tác động, tạo nên đặc điểm ở một một số khía cạnh: - Sự chọn lọc về tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu thì việc di cư diễn ra ở những người trẻ bước vào độ tuổi lao động chiếm to lệ lớn. Thanh niên thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, dễ dàng thay đổi hơn. Cũng chính vì tính chọn lọc trong tuổi tác mà những vùng nhập cư có cơ cấu tuổi trẻ hơn. - Sự chọn lọc theo giới tính, việc di cư nữ hoặc nam, nhiều hoặc ít hơn phụ thuộc vào không gian, thời gian khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà có thể có sự khác biệt. - Tình trạng hôn nhân: Trong những lý luận về di cư, người ta cũng thường đề cập đến tình trạng hôn nhân, thông thường to lệ những người chưa có gia đình hoặc đang có gia đình là những đối tượng có to lệ lớn trong dân số. Ở những nước đang phát triển, thường người trẻ chưa lập gia đình di cư nhiều hơn. Điều này cũng giống như các nước đang phát triển thời kỳ trước. Tuy nhiên, ngày nay ở các nước phát triển, những người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người có gia đình. 14
  • 23. - Nghề nghiệp, trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn hoặc có trình độ tay nghề thường dễ thay đổi công việc, do đó họ năng động hơn so với đối tượng khác. Những lao động lành nghề thường di cư nhiều hơn. Những người có chuyên môn có tỷ lệ cao hơn cả. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc di cư. Nghiên cứu này sẽ xem xét vấn đề trình độ học vấn với di cư việc làm có sự tác động như thế nào. * Nguyên nhân, động cơ của các cuộc di cư Vấn đề di cư thường liên quan đến kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý chỉ ra rằng kinh tế có ảnh hưởng quan trong đối với sự biến động của dân cư. Mọi sự thay đổi về kinh tế đều có thể tác động đến sự di chuyển của người dân từ địa phương này đến địa phương khác. Và sự di chuyển đấy thường liên quan đến nguyên nhân là kinh tế, kinh tế đề cập có thể là kinh tế vĩ mô, hay kinh tế gia đình của người di cư. Yếu tố bao trùm nhất cho nguyên nhân và mọi cuộc di chuyển dân cư ở nông thôn ra thành thị, trong nước ra nước ngoài hiện nay là lý do kinh tế (thiếu việc làm, thu nhập quá thấp ở nơi đi). Việc đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng quyền tự do làm việc cách sống đã tạo ra sự tiền đề cơ bản cho sự di chuyển. Các chính sách phát triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các đô thị lớn tạo ra những cơ hội mở rộng việc làm có thu nhập cao hơn đã thúc đẩy và làm tăng các dòng nhập cư vào đô thị, đặc biệt các đô thị lớn. Sự phát triển của đô thị ngày càng diễn ra nhanh chóng. Với sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao ở khu vực đô thị, đã tạo nhiều việc làm mới. Đô thị có một sức hút hấp dẫn đối với lao động từ nông thôn tới. Sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị cũng là, một yếu tố quan trọng tác động đến hiện tượng di cư, lao động nông thôn vào đô thị tìm việc dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính sách về cư trú của người nhân ngày càng được thuận lợi. Việc giao lưu đi lại trong phạm vi cả nước, giữa thành thị - nông thôn được dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước đây. Do đó thông tin về việc làm đến với người lao động cần việc ở cả nông thôn và thành thị ngày nay càng nhanh, nhạy hơn rất nhiều. * Nhân tố tác động tới di cư Theo Michael P. Todao, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư rất khác biệt và phức tạp. Bởi vì, di cư là quá trình chọn lựa quyết định của cá nhân liên 15
  • 24. quan đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục và điều kiện tự nhiên cụ thể. Tựu chung lại, quá trình di cư luôn chịu tác động của yếu tố “nhân tố đẩy” và “nhân tố hút” hay quá trình di cư xảy ra khi có sự khác biệt về đặc trưng giữa hai vùng: vùng đi và vùng đến. Sự kết hợp giữa nhân tố đẩy và nhân tố kéo đã thúc đẩy quá trình di cư diễn ra. Ảnh hưởng của các yếu tố “đẩy” ở nơi xuất cư: Hiện tượng lao động từ nông thôn ta các đô thị tìm việc là do nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động. Nó là kết quả tác động của “lực đẩy” từ các vùng nông thôn nghèo như: dư thừa lao động, thiếu đất canh tác. Đời sống thấp kém, cùng các tác động của “lực hút” từ khu đô thị có các điều kiện hoạt động kinh tế và sinh hoạt hấp dẫn hơn, có cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập cao hơn ở nông thôn. Những nhân tố chính tạo nên các “lực đẩy” và “lực hút” này bao gồm: Quỹ đất đai ngày càng giảm, kể cả số lượng và chất lượng, chương trình sử dụng đất đai có hiệu quả lâu bền gặp phải khó khăn là khả năng đầu tư, đặc biệt là những vùng điều kiện tự nhiên khắc nhiệt và đời sống dân cư còn nghèo đói. Do thiếu việc làm và việc làm kém hiệu quả ở những vùng này, nên lao động phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc. Đời sống của những hộ nông dân những năm gần đây có khá lên, song còn một bộ phận dân cư không ít nằm trong diện đói nghèo. Những hộ nghèo, thậm chí cả những hộ có mức sống trung bình, đều thiếu việc làm. Tình trạng thiếu việc làm là phổ biến ở nông thôn. Ngoài ra, việc làm ở nông thôn lại có thu nhập không cao, chưa tìm được cơ sở phát triển kinh tế hiệu quả. Mặt khác, do tồn tại của một số chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách giá cả, giá nông sản thấp hơn giá hàng công nghiệp, dịch vụ. Cùng với việc tìm phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tại địa phương, họ phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc ở nơi khác – đó là các thành phố - để tăng thêm thu nhập. Các yếu tố thuộc về “hút” ở đầu nhập cư: Sự tăng trưởng kinh tế cao, cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực tư nhân (nhất là lĩnh vực xây dựng nhà ở) hiện nay đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, nặng nhọc, cần nhiều người phục vụ và người buôn bán nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở đô thị. Đây cũng là một trong những sức hút về “cung” – “cầu” lao động ở thành phố tới dòng người lao động ngoại tỉnh đổ về các thành phố lớn ngày càng nhiều. Điều kiện kiếm tiền ở 16
  • 25. thành phố cao hơn nhiều so với nông thôn hiện nay là một lực hút quan trọng để người nông dân tới đô thị tìm và làm việc. Theo cách tiếp cận kinh tế, người ta đã xem xét quá trình di dân xem đó là sự hài hòa từ hai phía cung (supply) và cầu (demand) lao động và việc làm. * Tác động của di cư được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ bản thân người di cư và gia đình của họ ở nơi đi cũng như cộng đồng xã hội nơi đến cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực: Thứ nhất, về tác động tích cực: - Di cư góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, những năm gần đây, nhiều nông dân bị mất đất sản xuất - là tư liệu sản xuất chủ yếu, hậu quả là hàng triệu nông dân bị mất việc làm. Do đó, họ phải chuyển đổi sang ngành nghề phi nông nghiệp. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành, lao động tại chỗ không đáp ứng kịp nên các nhà sử dụng lao động có xu hướng tuyển dụng lao động nông thôn. Lao động nông thôn ra thành phố làm việc, ngoài khoản chi tiêu dùng tại các thành phố, một phần thu nhập của họ sẽ được chuyển về nông thôn, đây là một trong những nguồn lực góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo [21]. - Di cư góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Đa số người lao động ở nông thôn trước khi di cư làm nghề nông. Sau khi di cư, họ đã có sự thay đổi cơ bản về nghề nghiệp, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của các hộ gia đình, ngoài ra người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế giáo dục, thông tin, văn hóa… - Di dân đã góp phần bổ sung một lực lượng lao động lớn và trẻ hóa cho các thành phố. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở các thành phố lớn đòi hỏi nhiều về nguồn nhân lực. Trong khi đó, lao động dư thừa tiềm tàng chủ yếu vẫn ở khu vực nông thôn và do đó đã trở thành nguồn cung lao động chủ yếu cho các thành thị. Số liệu thống kê cho thấy lao động nhập cư ở độ tuổi cơ bản từ 15 đến 40 tuổi - chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần dân nhập cư, chiếm khoảng 65 - 67%. 17
  • 26. Điều đặc biệt ở đây là lao động nhập cư vào các thành phố là lao động bổ sung chứ không phải lao động thay thế cho lao động địa phương. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Viêng Chăn, lực lượng lao động là dân nhập cư chiếm 42,93%. - Di cư đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các thành phố: Lao động nhập cư vào các thành phố không chỉ là nguồn lực cho phát triển, họ còn đóng góp vào tăng trưởng sản lượng (Tổng sản phẩm trong nước - GDP) của địa phương thông qua việc tiêu dùng cá nhân như: ăn uống, thuê nhà ở, một số dịch vụ xã hội khác… - Di cư làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở thành thị với nhiều nét văn hóa từ các vùng miền khác nhau du nhập vào theo dân nhập cư. Người nhập cư tạo dựng sinh kế ở nơi đến, du nhập văn hóa của cư dân bản địa, đồng thời cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn hóa của các cộng đồng này bởi lẽ mỗi người dân nhập cư đều mang theo những nét văn hóa riêng của vùng, miền, quê hương họ nhưng có một điều chúng ta phải thừa nhận là những dòng văn hóa đó không xung đột mà hòa nhập vào nhau làm phong phú thêm đời sống văn hóa đô thị. Thông qua quá trình di cư, người lao động có cơ hội giao lưu, tiếp thu các yếu tố văn hóa mới nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương mình. Thứ hai, về tác động tiêu cực: - Thiếu lao động ở nông thôn vào những thời điểm thu hoạch mùa màng. Di dân với mục đích chủ yếu là tìm kiếm việc làm trong quá trình đô thị hóa vừa là xu thế khách quan vừa trở thành phong trào ở nhiều địa phương, để lại nông thôn những người già và trẻ em. Hệ quả tất yếu xảy ra đó là thiếu lao động ở nông thôn vào những thời điểm vụ mùa, tạo nên sự mất cân đối cục bộ, thay đổi trong cấu trúc và phân công lao động gia đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và những hoạt động khác ở nông thôn. - Một số vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh. Quá trình lao động di cư từ nông thôn ra thành thị bên cạnh tạo điều kiện cho người di cư có cơ hội được tiếp xúc với xã hội đô thị, học hỏi nhiều điều hay, nhiều kiến thức mới thì quá trình di dân cũng làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp do hậu quả của người lao động đưa về nông thôn. Những người nhập cư sống xa gia đình thường ít bị ràng buộc nên dễ bị cám dỗ, sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, lô đề, trộm cướp… và các tệ nạn này sẽ theo lao động về nông thôn. 18
  • 27. - Tạo sức ép trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội ở các thành phố: Đa phần người nhập cư không có khả năng mua được nhà để ở, họ phải đi thuê nhà, tạo sức ép cho nhà ở. Hơn nữa, khi lượng người di cư đến các thành phố đông, cùng với đó phương tiện giao thông sử dụng tăng lên tương ứng, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị không đáp ứng kịp đã gây nên tình trạng kẹt xe ở hầu hết các đô thị, nhiều hệ quả phái sinh khác như ô nhiễm tiếng ồn, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường... là một trong những thách thức của các đô thị. Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo tiếp cận công bằng các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác cho người nhập cư cũng là gánh nặng cho các thành phố. Ở một khía cạnh khác, di dân từ nông thôn vào các thành phố làm cho kết cấu hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị bị phá vỡ, làm chệch hướng mục tiêu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Người nhập cư quen với lối sống ở nông thôn, tâm lý và cách hành xử mang đậm tính tiểu nông đã tạo nên những tác động nghịch chiều. Đây rõ ràng là một rào cản đối với quá trình phát triển bền vững của các đô thị. - Gia tăng sức ép về quản lý trật tự xã hội cho các cấp chính quyền: Lao động tự do di chuyển vào các thành phố, đặc biệt là di cư mùa vụ tìm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, họ thường không đăng ký tạm trú, điều này gây ra những khó khăn nhất định cho việc quản lý nhân khẩu tại các đô thị, dẫn đến hiện tượng mất trật tự công cộng và an toàn xã hội, làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp cho dân cư đô thị và trở thành gánh nặng đối với công tác quản lý trật tự xã hội của các cấp chính quyền. Những người di cư đa số có những hạn chế nhất định về chuyên môn, tay nghề nên họ làm đủ các loại công việc từ công nhân cho đến thợ nề, từ buôn bán rong đến người dọn vệ sinh... Do vậy, họ tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội, dễ bị ảnh hưởng các thói hư tật xấu, góp phần làm phức tạp thêm những vấn đề xã hội vốn đã nan giải ở các đô thị gây khó khăn cho công tác quản lý. * Cộng đồng dân cư: Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng (Community). Theo một số tài liệu của các tổ chức quốc tế và các tổ chức NGOs tại Việt Nam, cộng đồng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, như sau: Cộng đồng có thể được định nghĩa theo địa lý: cụm tuyến dân cư, một làng nhỏ hay vùng lân cận trong một thị trấn; Cộng đồng có thể được định nghĩa qua sự chia sẻ kinh nghiệm, ví dụ nhóm có sở thích 19
  • 28. đặc biệt, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm chuyên gia, ngôn ngữ, đặc biệt là các nhóm đối mặt với hiểm hoạ thiên tai v.v…; Cộng đồng có thể được định nghĩa theo lĩnh vực, ví dụ như nông dân, ngư dân, kinh doanh v.v…; Cộng đồng cũng có thể được sử dụng để đề cập đến các nhóm bị ảnh hưởng và các nhóm này có thể hỗ trợ giảm nhẹ hiểm hoạ và tình trạng dễ bị tổn thương. Trong các cuốn từ điển tiếng Việt, không có khái niệm cộng đồng dân cư mà chỉ có khái niệm về cộng đồng hay cộng đồng xã hội. Theo Từ điển tiếng Việt, cộng đồng được hiểu là “toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội” [2, tr.192]. Những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung đó có thể là thành phần giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm sinh tụ và cư trú, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Các học giả Việt Nam cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về cộng đồng. Theo Tô Duy Hợp (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm đó có thể là đặc điểm về kinh tế xã hội; đặc điểm về huyết thống; mối quan tâm và quan điểm; môi trường, nhân văn. Theo khái niệm của Trương Văn Tuyển (2007) thì cộng đồng là một nhóm người có chung một hay nhiều đặc điểm nào đó, cộng đồng là một khái niệm rộng tùy vào cách tiếp cận của nghiên cứu, các tiêu chí của nghiên cứu, các hoạt động mà cộng đồng sẽ bao gồm một hay nhiều các đối tượng xã hội khác nhau. Vì thế một cá nhân cùng lúc là thành viên của nhiều cộng đồng khác nhau và một cộng đồng lớn có thể bao gồm nhiều cộng đồng nhỏ. Tác giả Đinh Phi Hổ (2011) có nhận định về cộng đồng theo 2 hướng: “Cộng đồng như là một hình thể xã hội thực tế thể hiện qua tính địa phương” hoặc “Cộng đồng được xem xét trong phạm vi rất rộng của những hoạt động và những đặc tính cụ thể điển hình cho cuộc sống hàng ngày nhưng không cần thiết tương đồng với nhau về một phương diện nào đó” [23, tr.6]. Trong bài viết “Phát triển cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng các tiếp cận trong bối cảnh mới” [37], các tác giả Trình Văn Tùng và Nguyễn Thị Thu Trang đã chỉ ra rằng, có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng tựu chung, khái niệm này 20
  • 29. bao hàm những tiêu chí chính sau: Đơn vị hành chính, lãnh thổ; Sự liên hệ lẫn nhau, chia sẻ nền tảng chung (văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,…); Chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể (nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nước, thất học, bệnh tật…). Thuật ngữ “cộng đồng” còn được hiểu như là một phân thể/đơn vị/nhóm người trong hệ thống xã hội, ở đó mọi người ý thức được những đặc trưng và tính chất chung về những gì mà mình đang có. Quan niệm mácxít cho rằng: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [32]. Vậy, cộng đồng chính là tập hợp những người cùng sống và hoạt động trong một môi trường tương đồng nhất định như cùng khu vực địa lý, có chung đặc điểm tâm lý, tình cảm gắn bó, hệ giá trị chuẩn mực, điều kiện sống. Cộng đồng bao gồm các tổ chức xã hội được thiết lập bởi chính cộng đồng để đại diện cho quan điểm và hoạt động của họ [4, tr.16]. Cộng đồng dân cư là một dạng của cộng đồng. Hiểu một cách đơn giản nhất, cộng đồng dân như là nhiều người, nhiều nhà, gia đình, cá thể, nhóm cùng sống trong một khoảng không gian hoặc là những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính họ gắn bó, liên kết cùng nhau thực hiện lợi ích, nghĩa vụ [4]… Khái niệm cộng đồng dân cư xuất hiện đồng thời với sự ra đời của một quốc gia, dân tộc, hay nói xa xưa hơn là của cả lịch sử loài người. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì dân cư là "toàn bộ những người đang cư trú trên một địa bàn lãnh thổ nhất định một cách tự nhiên trong lịch sử và phát triển không ngừng” [20, tr.158]. Hoặc có thể định nghĩa dân cư là “tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như là xã hội” [2, tr.461]. Theo đó, cộng đồng dân cư có thể hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng hệ giá trị chuẩn mực. Dưới góc độ pháp lý, cộng đồng dân cư được quy định tại Khoản 24 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau: “Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh 21
  • 30. sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán”. Tác giả Trương Hồng Quang đã chỉ ra rằng, cộng đồng dân cư có thể tồn tại dưới các hình thức sau đây: Các cộng đồng theo khu vực địa lý: ví dụ như cộng đồng dân cư Bắc, Trung, Nam; Các cộng đồng dân cư theo vùng miền đặc thù: đô thị, nông thôn, dân tộc, miền núi,…; Cộng đồng dân cư ở khu vực giao thoa: giao nhau giữa hai khu vực, vùng, miền,… [39] Cộng đồng dân cư có những đặc điểm sau: Thứ nhất, cộng đồng dân cư mang tính chất đặc trưng cho một cộng đồng người, qua đó thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi của công dân, dân tộc. Thứ hai, nói đến cộng đồng dân cư là nói đến một tập thể gắn kết cao, mang tính chất xã hội nhiều hơn so với các loại cộng đồng khác. Thứ ba, về mặt kinh tế, cộng đồng dân cư là một tập hợp của nhiều thành phần kinh tế. Từ đó, trong phạm vi khoá luận này, tác giả quan niệm cộng đồng người Việt ở Lào là một cộng đồng xã hội ở quy mô nhỏ mà thành phần là những người có chung nguồn gốc từ đất nước Việt Nam, sang Lào sinh sống tập trung, ổn định trong một không gian địa lý; sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt và tiếng Lào; cùng nhau lưu giữ những nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và có mối quan hệ khăng khít với nhau. (2) Phương pháp định lượng thông qua điều tra, phỏng vấn các đối tượng cung cấp thông tin bằng bảng hỏi: Tác giả tiến hành phỏng vấn, tìm hiểu tư liệu thực tế bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi để tiến hành thu thập thông tin về nghề nghiệp, mức thu nhập, chi tiêu, các vấn đề về kết hôn, đời sống gia đình của các hộ gia đình người Việt Nam tại làng Thạt Luổng thủ đô Viêng Chăn. Các số liệu trên sẽ giúp tác giả rất lớn trong việc phân tích, tổng hợp, xác định các thông tín viên tiềm năng cho đề tài nghiên cứu trong quá trình điền dã và là căn cứ để so sánh, đối chiếu với tình hình thực tế. Qua số liệu thu thập được từ bảng hỏi tác giả sẽ chọn ra được các đối tượng thông tín viên tiềm năng có thể cung cấp cho tác giả những thông tin quan trọng cho nghiên cứu của mình để tiến hành phỏng vấn sâu. 22
  • 31. Cùng với đó, tác giả còn kết hợp thêm phương pháp lịch sử và phương pháp logic, nhằm phục dựng một cách khách quan và toàn diện về sự hình thành, quá trình phát triển và một số nhận xét về cộng đồng người Việt ở Lào. Ngoài ra, để hoàn thành luận văn, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như: Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích đối chiếu, so sánh,… (3) Phương pháp định tính thông qua: - Phỏng vấn chuyên sâu: Theo đó, tác giả sẽ phỏng vấn một số cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng người Việt tại Lào cùng người dân sở tại theo ba nhóm: (i) Một là, Chính quyền làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn; (ii) Hai là, người dân sở tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn; (iii) Ba là, bộ phận những người Việt Nam di cư tự do tại Lào đang sinh sống tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. Việc chia các đối tượng nghiên cứu thành 3 nhóm như vậy là để thuận tiện cho việc quan sát các mức độ hội nhập xã hội khác nhau của cộng đồng người Việt tại Lào một cách toàn diện. - Điền dã dân tộc học Đây là phương pháp đặc thù của nhân học; là quá trình nhà nghiên cứu phải hòa nhập vào cộng đồng đó, để làm cách nào xóa mờ một cách tối đa khoảng cách giữa nhà nghiên cứu và cộng đồng nghiên cứu. Lý tưởng nhất là khiến họ chấp nhận như mình là một thành viên của cộng đồng. Đề làm được điều này, bản thân tác giả phải cùng ăn, cùng ở và cùng làm với cộng đồng. Tham gia càng nhiều, càng tốt vào cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, với khoảng thời gian không nhiều, việc khiến họ chấp nhận tác giả như một thành viên của cộng đồng là một thách thức không hề đơn giản. Tuy nhiên, tác giả có thể cố gắng chiếm thiện cảm và tạo dựng lòng tin ở một mức độ mà họ có thể tâm sự một cách thoải mái nhất có thể. Vì nhiều khi chính những người không quá thân thiết như tác giả lại là những người có mà họ có thể dễ dàng bộc lộ những suy nghĩ mà bình thường không dám nói ra cho những người biết quá rõ về bản thân họ. 23
  • 32. Theo kế hoạch, tác giả dự kiến sẽ thực hiện một số chuyến điền dã đến làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn để nghiên cứu, xem xét, khảo sát cuộc sống của người Việt Nam di cư tự do tại đây như sau: - Tháng 11/2018, tác giả đến thủ đô Viêng Chăn, làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn để thu thập những nguồn tài liệu và thông tin ban đầu về địa bàn nghiên cứu, thống kê số người Việt Nam di cư tại thủ đô Viêng Chăn, tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. - Tháng 01/2019, tác giả trở lại làng Thạt Luổng để thu thập thêm số liệu, tiến hành phỏng vấn sâu các trường hợp thông tín viên tiềm năng: (1) Việt Kiều hoặc những người làm ăn sinh sống lâu dài tại Lào; (2) Những người Việt Nam mới sang cư trú tại Lào trong thời gian chưa lâu hoặc họ chỉ sang Lào làm ăn theo mùa vụ. - Tháng 3/2019, quay trở lại tiếp tục thu thập, bổ sung thêm thông tin. - Tháng 5/2019, đây là lần cuối cùng tác giả đến địa bàn nghiên cứu để bổ sung tư liệu và hoàn thiện luận văn. Kết luận Chương 1 Vấn đề người Việt Nam di cư tự do tới làng Thạt Luổng nói riêng và tại Lào nói chung gồm nhiều nội dung liên quan tới bối cảnh lịch sử, đặc điểm cộng đồng người Việt sinh sống tại làng Thạt Luổng trong mối tương quan với cộng đồng người bản địa về các phương diện đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội, tâm linh. Theo chiều dài lịch sử về mặt lý luận, vấn đề di cư đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đó thường được triển khai ở mức độ phạm vi địa lý rộng lớn, do đó, mang tính tổng quát cao. Và cho tới nay lại chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể và chi tiết về vấn đề người Việt Nam di cư tự do tới làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. Để thực hiện Đề tài này, tác giả đã vận dụng các cơ sở lý thuyết về mạng xã hội và lý thuyết hút – đẩy, cùng với sự kết hợp linh hoạt các phương pháp tiếp cận định tính, định lượng nhằm xác định và phân tích, làm sáng tỏ vấn đề. Đây là tiền đề quan trọng để tác giả tăng tính thuyết phục trong việc triển khai các Chương tiếp theo của Luận văn. 24
  • 33. CHƯƠNG 2 NGƯỜI VIỆT DI CƯ TỰ DO Ở LÀNG THẠT LUỔNG 2.1. Tóm tắt lịch sử di cư của người Việt sang Lào Quá trình thiên di của người Việt đến Lào trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc có thể chia ra làm 04 giai đoạn chính sau: 2.1.1. Thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn Trong lịch sử và thực tiễn thiên di của người Việt Nam, quá trình di dân của người Việt đến Lào tạo thành các đợt di cư bắt đầu diễn ra từ thời phong kiến nhà Nguyễn khi người Việt sang Lào để tránh bị đàn áp vì chính sách “bình Tây sát Đạo” của chính quyền nhà Nguyễn. Đây có thể coi là giai đoạn đầu tiên bắt đầu quá trình di dân lâu dài tạo thành các cộng đồng người Việt tại Lào. Bên cạnh đó, những lý do xuất phát từ thiên tai, mất mùa, đói kém, sưu cao thuế nặng cũng là lý do quan trọng khiến người Việt Nam phải ròi bỏ quê hương để di cư sang Lào. Hơn thế nữa, việc di cư của người dân Việt Nam còn diễn ra trong bối cảnh xã hội rối ren với hàng loạt cuộc nổi dậy chống triều đình và các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Đến thời kỳ tiếp theo, sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp thì các cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra khắp nơi, tiêu biểu là phong trào Cần Vương. Phong trào Cần Vương bắt đầu từ năm 1885, kéo dài được trên 10 năm đến năm 1896 thì bị thực dân Pháp đàn áp dập tắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại khiến vua Hàm Nghi bị bắt nên một số người trong nhóm ủng hộ theo vua Hàm Nghi chống Pháp trong phong trào Cần Vương đã phải chạy sang Lào tránh nạn để tránh sự tàn sát. Các cuộc lánh nạn diễn ra khắp nơi. Những người Việt sang lánh nạn tại Lào đầu tiên tập trung sinh sống ở khu vực Xiềng Vang (Xieng Wang) tỉnh Khăm Muộn của Lào. Theo ông Hồng, một người dân làng Xiềng Vang, thì làng Xiềng Vang này được thành lập từ năm 1892 do ông Đặng Văn Phèng cùng một số bà con ở Quảng Bình tham gia cuộc cách mạng của cụ Phan Bội Châu bị Pháp lùng bắt nên chạy tới đây. Từ đó người Việt trốn đi thì lấy nơi đây làm điểm tới và cái tên Xiềng Vang được lấy của ông Xiêng còn Vang là chỗ bình yên. Hiện nay, nơi đây vẫn còn giữ được và bảo tồn gần như nguyên vẹn nhiều di tích, phong tục tập quán và ngôn ngữ Việt cũng như lưu giữ nhiều hoài niệm về quá trình di cư sang Lào của cha ông họ. 25
  • 34. 2.1.2. Thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp Trong một thời kỳ dài từ 1858 đến năm 1896, Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và bình định Đông Dương. Từ năm 1899, nước Lào – xứ Ai Lao bị thực dân Pháp sáp nhập vào Liên Bang Đông Dương. Sau khi ổn định xong Đông Dương, từ năm 1897 đến những năm đầu của thế kỷ XX, Pháp tiến hành “Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất”. Trong thời gian này, số lượng người Việt sang Lào đã tăng lên nhanh chóng cả chính thức và phi chính thức do thực dân Pháp điều động đưa sang và cả do di dân tự phát. Nhiều dòng người Việt Nam di cư đã đổ sang Lào, tập trung ở các tỉnh miền Trung và Nam Lào. Việc người Việt di cư đến Lào đông đảo nhất trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, bởi lẽ, nước Lào vốn là nơi đất rộng, người thưa, núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích của đất nước, nhưng do nhân lực tại chỗ quá thiếu, mãi sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1911-1918), Pháp mới bắt đầu tổ chức khai thác xứ Lào với phương hướng sử dụng nhân lực của các xứ khác trong Đông Dương thuộc Pháp. Bên cạnh việc thực dân Pháp điều động người Việt sang Lào, trong thời kỳ này, những người thợ thủ công, công nhân nông nghiệp, nhà buôn đã tự phát rời khỏi làng bỏ sang lập nghiệp tại Lào. Hơn nữa, thời kỳ những năm 1931-1932, Việt Nam đang bị Pháp khủng bố trắng, người Việt hoạt động chống Pháp trốn sang các bản mường Lào, dựa vào sự che dấu, đùm bọc, nuôi nấng của người Lào rất đông, số bị Pháp truy lùng cuối cùng bị bắt giữ tại Lào cũng không ít. Đến những năm 1941 đến 3/1945, Pháp – Nhật thỏa hiệp cai trị liên bang Đông Dương, số dân nghèo ở Việt Nam tiếp tục tìm đến Lào để kiếm sống ngày càng nhiều [36, tr.36]. Những chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp đã khiến cho số lượng người Việt di cư sang Lào trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng. Vào năm 1910, số lượng người Việt ở Lào chỉ là 4.000 người, thì đến năm 1943, số lượng người Việt ở Lào đã tăng lên 44.500 người. Theo nghiên cứu của tác giả E. Pietrantoni tại 6 thành phố của Lào: Thủ đô Viêng Chăn, Kinh đô Luông Pha Băng, Thà Khẹc, Xa văn na khệt, Pak xế, Xiêng Khoảng, thì vào năm 1943, trong tổng số cư dân 51.150 người có đến 30.300 là người Việt [43]. Có thể nói, trải qua các giai đoạn di dân đến thời kỳ này, các cộng đồng Việt kiều ở Lào đã dần được hình thành và ổn định và vẫn duy trì được nhiều bản sắc vốn có của quê nhà. 26
  • 35. 2.1.3. Thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Trong thời kỳ kháng chống chống Pháp – Mỹ, có một lượng lớn di chuyển dân cư tại Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt. Phần lớn là do sơ tán khỏi các vùng tranh chấp. Một số khác sang Lào làm ăn hoặc đi chơi, thăm họ hàng bị mắc kẹt lại do cuộc chiến của Pháp tại Đông Dương. Trên cơ sở pháp lý của Hiệp định thành lập Liên quân Lào-Việt, những năm 1945-1947, Liên quân Lào-Việt hình thành đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương của Khu 4 (Việt Nam) sang chiến đấu. Tiếp theo đó, trong những năm 1948-1950, một số đơn vị Quân tình nguyện của các liên khu 3, 4, 5 và 10 (Việt Nam) lần lượt được cử sang Lào giúp bạn xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng kháng chiến. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, các dân thường người Lào và cả người Việt (phần lớn là Việt Kiều) đã bị giết hai. Vì vậy, hàng nghìn người Việt ở Lào vượt sông Mê Kông thoát sang Thái Lan để tránh cuộc càn quét trả đũa của Pháp. Số lượng người Việt tại Lào vì vậy giảm nhiều. Tiếp sau thời kỳ chiến tranh Đông Dương là thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thế chân Pháp tại Đông Dương. Phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp, một lần nữa, quân đội hai nước Việt-Lào đoàn kết giúp đỡ nhau quyết tâm kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Theo yêu cầu của Chính phủ kháng chiến và Mặt trận Neo Lào Ít-xa-la, tháng 8- 1954, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử Đoàn 100 cố vấn quân sự sang giúp quân dân Lào đấu tranh vì hòa bình, trung lập và hòa hợp dân tộc (1954-1959). Tiếp đó, những năm 1960-1968, khi Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào, Bộ Quốc phòng Việt Nam lần lượt cử các Đoàn: 959, 463, 565 chuyên gia quân sự và các Đoàn: 335, 766, 866, 763, 968 Quân tình nguyện sang giúp bạn xây dựng lực lượng, chiến đấu bảo vệ căn cứ Trung ương và các khu căn cứ, vùng giải phóng của Lào. Những năm 1973-1975, theo yêu cầu của cách mạng Lào, một bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam ở lại giúp bạn bảo vệ vùng giải phóng, chống âm mưu, thủ đoạn phá hoại hiệp định của Mỹ và chính quyền Viêng Chăn. Đến giữa năm 1975, khi thời cơ cách mạng chín muồi, Quân tình nguyện Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực quân và dân Lào giành chính quyền về tay 27
  • 36. nhân dân, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2-12-1975), hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân 30 năm ở Lào. Trong thời kỳ này, nhiều lực lượng phe phái nổi lên nên cuộc sống của người dân Lào nói chung và bà con Việt kiều ở Lào cũng có nhiều xáo trộn và ảnh hưởng, không được hưởng cuộc sống yên bình, làm ăn yên ổn bởi họ phải chạy giặc, tản cư trốn tránh mong tìm con đường sống. 2.1.4. Thời kỳ sau năm 1975 Sau năm 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời. Tuy nhiên, thời gian này, người Việt tại Lào gặp rất nhiều khó khăn do họ sinh sống bằng các nghề tiểu thương và dưới chính sách bài ngoại. Do đó, số người Việt tại lào thời kỳ này đã giảm đáng kể, phần lớn vượt biên thoát ra nước ngoài. Từ năm 1977, trong thời kỳ phát triển kinh tế, Lào và Việt Nam tiếp tục xây dựng đất nước, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị. Khoảng 7.000 sinh viên Lào được cử sang Việt Nam học tập, nhiều người trong số này đã kết hôn với người Việt Nam và khi quay về Lào, họ đã mang theo gia đình Việt Nam của họ. Điều này cũng tạo nên làn sóng mới người Việt Nam di cư đến Lào. Qua giai đoạn này, đến thời kỳ tái thiết xây dựng đất nước và nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, cả Việt Nam và Lào đều bước vào thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế. Thời kỳ mở cửa và phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực đã tác động và tạo ra những động lực nhất định tạo nên những trào lưu di cư mới của người Việt ngày một gia tăng và hình thành những làn sóng di dân sang Lào trong những thập niên gần đây. Nhìn chung do nhiều nguyên nhân khiến người Việt Nam ở Lào nhưng tựu chung lại có thể rút ra hai nguyên nhân chính: Chiến tranh và các yếu tố chính trị. Cho dù vì nguyên nhân gì thì hiện tại ước tính có khoảng 80.000 người Việt đang sinh sống tại Lào [46], được phân thành ba bộ phận: Một bộ phận đã trở thành người Lào, mang quốc tịch Lào; một bộ phận được công nhận là Việt Kiều, hưởng quy chế Việt kiều được cư trú và làm ăn sinh sống tại Lào; bộ phận khác bởi nhiều lý do chưa có đầy đủ các quy định để trở thành Việt kiều và những người mới đến Lào làm ăn theo mùa vụ. 28
  • 37. 2.2. Tình hình di cư tự do của người Việt Nam từ sau đổi mới đến nay và đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Lào 2.2.1. Tình hình di cư tự do của người Việt Nam từ sau đổi mới đến nay Từ những những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, làn sóng người Việt Nam sang Lào buôn bán đã tăng mạnh bao gồm những người “di cư tự do” đến Lào để tìm kiếm công ăn việc làm theo mùa vụ, đa phần từ những vùng quê nghèo miền Trung Việt Nam, nơi có đường biên giới khá dài tiếp giáp với Lào. Những người di cư tự do hầu hết đều không có giấy tờ và chịu nhiều rủi ro trong quá trình di dân như bị trục xuất về nước. Điều này được thể hiện phần nào qua lời kể của những người trong cuộc đã từng trải qua: “… Tôi quê ở Ngọc Lâm, Quảng Bình… Tôi sang đây từ năm lên 13 từ những năm 85-86 cơ… Hồi đấy do quê mất mùa… với lại gia đình cũng nghèo đói quá nên sang đây… thích thì đi tự do thôi,… chẳng có giấy tờ gì đâu… Đợt đấy nhiều người sang cả gia đình đấy những do không có giấy tờ… Lào họ đuổi về hết, đuổi nhiều người về Việt Nam rồi… Chồng tôi người Việt nhưng có quốc tịch rồi nên tôi được ở lại Lào…” [18, tr.84]. Ngoài ra còn có những người di dân theo kiểu “xâm canh, xâm cư” ở các vùng biên giới giữa hai nước Việt – Lào vì các mục đích sinh kế theo mùa vụ hoặc lâu dài, những người di dân loại này thường là những người dân vùng biên qua lại buôn bán trao đổi hàng hóa. Số lượng những người “xâm canh xâm cư” khó xác định được chính sách nhưng cũng chiếm tỷ lệ khá lớn và ngày càng gia tăng khi các hoạt động buôn bán vùng biên và xuất nhập khẩu biên mậu đang trên đà phát triển không chỉ ở các cửa khẩu chính thức được mở giữa Việt Nam và Lào mà còn ở cả những vùng giáp ranh biên giới giữa hai nước [18, tr.85]. Bước sang thế kỷ XXI, người Việt Nam di cư sang Lào phần lớn là vì mục đích kinh tế. Một số không nhỏ sang lao động ở Lào. Theo bản báo cáo của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) năm 2016 thì có khoảng 13.000 lao công người Việt tại Lào, phục vụ trong nhiều ngành, từ thủy điện, xây cất, lâm sản, đến đồn điền cao su. Người Việt tập trung sinh sống tại một số khu vực, thành phố lớn của Lào, trong đó, thủ đô Viêng Chăn hiện nay có khoảng trên 10.000 người Việt Nam sinh sống. Với một cộng đồng người Việt khá đông đảo ở Lào thì quá trình di dân của 29
  • 38. người Việt đã có những tác động không nhỏ đến hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của đất nước Lào cũng như đến quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai [18, tr.86]. 2.2.2. Một số đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Lào Thứ nhất, cộng đồng người Việt tại Lào do 3 bộ phận hợp thành: Một, bộ phận người Việt đã nhập quốc tịch Lào (người Lào gốc Việt). Về mặt pháp lý họ được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ công dân Lào, nhưng chứng minh thư nhân dân của Lào vẫn có những dấu hiệu để phân biệt giữa người Lào gốc Lào với người Lào gốc Việt. Hai, những người được sinh ra hoặc đã làm ăn sinh sống lâu đời tại Lào, họ có quyền đăng ký hộ khẩu tại Lào, nhưng là công dân Việt Nam. Ba, những người Việt Nam mới sang cư trú tại Lào trong thời gian chưa lâu hoặc họ chỉ sang Lào làm ăn theo mùa vụ. Ba bộ phận dân cư này có những chế độ pháp lý khác nhau. Đương nhiên, không phải tất cả mọi thành viên của người Việt tại Lào - nhất là nhóm người chỉ sang Lào làm ăn theo thời vụ - đều tham gia vào đời sống cộng đồng. Thứ hai, nguồn gốc xuất cư rải rác tại nhiều địa phương trong cả nước. Theo số liệu điều tra vào tháng 4/2005 của nhóm tác giả Nguyễn Duy Thiệu trên 316 hộ người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Lào, thì họ đến Lào từ 35 tỉnh, thành phố khác nhau, phân bố khắp ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam, nhưng đại bộ phận tập trung ở hai vùng chính: khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, mà mỗi miền như vậy, tập quán, lối sống rất khác nhau. Các tỉnh có đường biên giáp với Lào như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị... đã có hàng nghìn người di cư tự do. Cụ thể: mỗi năm tỉnh Nghệ An có từ 5.000 đến 6.000 lao động tự do đi làm việc tại Lào[5]; cả tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 6.000 lao động đang làm việc tại Lào[10]... Thứ ba, về độ tuổi, sức khỏe và trình độ học vấn của người di cư tự do: Tại các nước đang phát triển, di cư lao động diễn ra thường xuyên hơn ở lứa tuổi lao động hiệu quả nhất. Trên 80% số người di cư nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30. Nếu xét cả những độ tuổi lớn hơn, thì có đến 90% số người di cư có tuổi từ 18 đến 50. Khoảng 98% số người di cư tự đánh giá có tình trạng sức khỏe tốt hoặc rất tốt. Sức khỏe là một chiều cạnh đặc thù khác của tính chọn lọc di cư. Thường những 30
  • 39. thành viên gia đình với sức khỏe tốt sẽ có nhiều khả năng di cư hơn. Ngoài ra, di cư là một trong những chiến lược sinh kế của gia đình, nhằm giảm thiểu rủi ro, những thành viên có sức khỏe tốt hơn được ưu tiên đi kiếm việc làm ở nước ngoài. Trình độ học vấn của người di cư được đo bằng mức độ học vấn cao nhất đạt được: hơn 65% số người được hỏi đã tốt nghiệp cấp 3, khoảng 6% số người trả lời đã tốt nghiệp ở những bậc học cao hơn [25]. Nhìn chung, người di cư đều có trình độ học vấn tương đối khá so với chỉ số trung bình của cả nước. Điều này có thể được coi là bằng chứng về vốn con người đang trở nên cơ động hơn hoặc do tính chọn lọc trong di cư, đặc biệt là di cư lao động quốc tế. Thứ tư, về phân bố lao động di cư tại Lào không đồng đều: Các khu vực Trung và Nam Lào thu hút tới 163 dự án của Việt Nam, chiếm 78% tổng số dự án của Việt Nam đầu tư sang Lào [3]. Do đó số lượng người lao động tự do làm việc trong các dự án, công trình tại hai khu vực này nhiều hơn khu vực Bắc Lào. Khu vực Trung Lào có số lượng lao động tự do người Việt Nam lớn nhất, tập trung chủ yếu tại thủ đô Viêng Chăn. Theo ước đoán của tác giả Phạm Thị Mùi, lao động tự do người Việt Nam hiện nay tại khu vực Trung Lào tập trung nhiều nhất với khoảng 45%, khu vực Nam Lào chiếm 30% và Bắc Lào là 25% [25]. Thứ năm, về đặc điểm nghề nghiệp và thu nhập của người di cư: Theo quy định của Luật Lao động Lào, người nước ngoài không được làm công chức trong các bộ máy công quyền và chính quyền, không được sở hữu đất đai bất động sản và không được cấp thẻ môn bài để sản xuất kinh doanh tại Lào [12]. Do không có đất, người lao động tự do thường làm ruộng thuê, làm công nhân trong các công trường, dự án, nhà máy hay trở thành những người bán hàng, tham gia vào nhiều lĩnh vực dịch vụ giải trí… Tài liệu điều tra trên thực tế cho thấy người Việt trên đất Lào đã làm rất nhiều nghề: May mặc; Thợ nề, thợ mộc; Thầu khoán; Buôn, bán vàng bạc, giày dép; Mở trường học tư; Làm nghề kim hoàn; Mở nhà máy làm tôn, sắt, lắp ráp ô tô; Đóng giày, làm quạt máy...chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. Người Việt khá thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ so với người bản xứ. Chị Thy chủ một cửa hàng tạp hóa bán buôn rất sầm uất trong những ngày Tết Lào, gian hàng nằm tại một vị trí đắc địa của chị đang được sửa sang lại cho sang trọng và hiện đại hơn, chị Thy 31