SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN DƢƠNG
VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
CỦA NGƢỜI M’NÔNG Ở XÃ QUẢNG SƠN,
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN DƢƠNG
VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
CỦA NGƢỜI M’NÔNG Ở XÃ QUẢNG SƠN,
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHÚ VĂN HẲN
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Phú Văn Hẳn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài “Vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
của người M’Nông ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện
nay” là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Các số liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích rõ
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình trước pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Phan Văn Dƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC ..................................................................................................................8
1.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................................8
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc..........................................................................................................................12
Chƣơng 2: VĂN HOÁ VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA NGƢỜI M’NÔNG TẠI
ĐỊA PHƢƠNG HIỆN NAY....................................................................................24
2.1. Vài nét về xã Quảng Sơn ...............................................................................24
2.2. Con người và văn hóa của người M’Nông ....................................................26
2.3. Văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương .....................................30
2.4. Bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn.................................41
2.5. Một số hoạt động và kết quả nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông.................................................................................................................47
2.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông.................................................................................................................50
Chƣơng 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƢỜI M'NÔNG HIỆN NAY...........54
3.1. Vai trò của hệ thống chính trị xã Quảng Sơn trong công tác giữ gìn bản sắc
văn hóa của người M’Nông ..................................................................................54
3.2. Một số giải pháp đối với hệ thống chính trị địa phương trong việc giữ gìn
bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn ........................................57
KẾT LUẬN..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban Nhân dân
HĐND: Hội đồng Nhân dân
UBMTTQ: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
XHCN: Xã hội Chủ nghĩa
XHCNVN: Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
DTTS: Dân tộc thiểu số
LHQ: Liên Hiệp Quốc
TTPCBXH: Trung tâm phòng chống bệnh xã hội
HIV: Là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno -
deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người).
AIDS: Là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào
của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi
khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và
nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống lâu đời về văn hóa và văn hiến, kết
tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá trị phổ quát của văn hóa, của
mọi dân tộc trong quốc gia - dân tộc mình và trong cộng đồng nhân loại. Song mỗi
dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử riêng của mình, từ những trải
nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và
xã hội để tồn tại và phát triển, lại có những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng
của mình về chân - thiện - mỹ. Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập
quán và lối sống, tạo thành tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá
trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo
đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả
một dân tộc, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa.
Quảng Sơn là xã thuộc vùng núi đặc biệt khó khăn, bao gồm nhiều dân tộc
thiểu số sinh sống được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP vào ngày 27
tháng 6 năm 2005 của Chính phủ và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
chung của huyện Đắk Glong về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi dân tộc
sinh sống trên địa bàn xã đều có những đặc điểm riêng, sớm hình thành những nét
văn hóa vốn có, độc đáo của mình. Cũng như mọi dân tộc khác, người M’Nông tại
xã Quảng Sơn đã sớm hình thành một nền văn hóa mang màu sắc riêng và hết sức
đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa, sắc thái văn hóa ấy đã có những ảnh hưởng tới
các dân tộc tại địa phương nói chung và người M’Nông nói riêng, góp phần làm
phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Nguyên. Trong
thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xu
thế hội nhập và toàn cầu hóa là điều mà Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác
không thể đứng ngoài cuộc về vấn đề này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và
mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân
tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc
M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trước sự tác động
2
của cơ chế thị trường, sự mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và người M’Nông tại
xã Quảng Sơn nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được
bản sắc. Trước tình hình đó việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách
trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Huyện ủy,
UBND huyện, sự quan tâm tạo điều kiện, ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể cấp
huyện; sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành,
đoàn thể cấp xã, các đơn vị đóng chân trên địa bàn xã; xã Quảng Sơn đã đạt được
nhiều sự thành công. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của kinh tế, đời sống người
dân được nâng cao, cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng, hiện nay những giá trị
mang đậm bản sắc dân tộc thiểu số, đặc biệt là bản sắc văn hóa của người M’Nông
đang đứng trước những thách thức và có những biểu hiện mai một, biến đổi một
cách nghiêm trọng đó chính là sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống khác
như ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán bản địa trong cuộc sống, sinh hoạt,
lao động sản xuất hằng ngày. Một số vấn đề như không coi trọng việc học tập, việc
tiếp thu tri thức khoa học, xem nhẹ các giá trị về truyền thống, đạo đức, gia đình,
cộng đồng và có biểu hiện vi phạm pháp luật của một bộ phận người M’Nông đáng
được quan tâm, giải quyết. Từ những thực trạng đó cho thấy hệ thống chính trị các
cấp, đặc biệt là ở địa phương có phần trách nhiệm lớn và cần phát huy mạnh mẽ hơn
nữa trong vai trò của mình đối với công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông. Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa
phương, đang là câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân
trong toàn xã.
Đề tài:“Vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện
nay" là đề tài cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành chính trị học, nhằm đánh giá
đúng hiện trạng và tìm ra các giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những nghiên cứu đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa,
bản sắc văn hóa, vai trò của hệ thống chính trị trong thời gian gần đây được chú
trọng nhiều hơn, do vậy công trình nghiên cứu về đề tài này hết sức phong phú và
có ý nghĩa cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện tại. Trong các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa
các dân tộc nói chung và người M’Nông nói riêng vẫn còn khá ít. Đối với Đắk
Nông thì các đề tài và các công trình nghiên cứu có liên quan khá khiêm tốn. Tuy
nhiên để thực hiện đề tài, tác giả chỉ có thể nêu lên một số công trình có liên quan
trong quá trình thực hiện đề tài mà tác giả nghiên cứu và tìm hiểu như sau:
Trong nghiên cứu “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên trong quá
trình xây dựng văn hóa tinh thần ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” của tác giả
Trương Minh Dục [19] đã nhấn mạnh những giá trị văn hóa truyền thống của các
dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cần được giữ gìn và phát huy. Đồng thời thông qua
đó tác giả đưa ra và phân tích những thế mạnh của cộng đồng các dân tộc thiểu số,
những chủ trương, chính sách liên quan để làm tốt công tác giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa.
Bài viết “Văn hóa các tộc người Tây Nguyên – Thành tựu và thực trạng” thì
tác giả Tô Ngọc Thanh [32] cũng chú ý đi sâu vào phân tích thực trạng về văn hóa
của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó nêu cụ thể những thành tựu về văn hóa đã
đạt được và cũng làm rõ những yếu tố văn hóa đang bị mai một, những tác động và
ảnh hưởng xung quanh đối với văn hóa. Bài viết cũng đề cập đến vai trò của hệ
thống chính trị trong việc phát triển văn hóa.
Báo Đắk Nông với bài viết “Văn hóa Tây nguyên và sự phát triển bền vững”
đã nêu ra những giá trị đặc sắc văn hóa Tây Nguyên, bài viết cũng không quên đề
cập đến thực trạng của văn hóa Tây Nguyên, đồng thời đưa ra những giải pháp đề
cập đến vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Tây
Nguyên.
4
Một số công trình khác của tác giả Võ Thị Thùy Dung như “Lễ hội nông
nghiệp của tộc người M’Nông tỉnh Đắk Nông - Truyền thống và biến đổi” (Bài báo
hội thảo khoa học quốc tế tháng 6/2014) [16]; “Tôn giáo đa thần trong nghi lễ và lễ
hội của dân tộc M’Nông” (Bài đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa dân gian
tháng 10/2015 – ISSN 0866-7284)[18]; “Tác động của đô thị hóa đến lễ hội truyền
thống của người M’Nông tỉnh Đắk Nông” (Bài báo Hội thảo khoa học Trường Đại
học KHXH&NV Hà Nội tháng 11/2014) [17]; đều có đề cập đến vai trò của hệ
thống chính trị trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai mươi, tháng 4-1972
nhấn mạnh “Giáo dục tư tưởng XHCN, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa
học - kỹ thuật, sức khỏe và tay nghề của người lao động, mở rộng các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, truyền thanh, truyền hình…”. Hội nghị Trung ương 2 khóa IX năm
2012, nêu rõ phát triển đầy đủ thành 10 nhiệm vụ cụ thể trên tất cả các lĩnh vực văn
hóa, từ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới,
xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; phát triển văn
học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục -
đào tạo và khoa học - công nghệ; phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin
đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; thực hiện
chính sách văn hóa đối với tôn giáo đến củng cố, xây dựng, hoàn thiện thể chế văn
hóa và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII).
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã nêu lên bốn giải pháp cơ bản để xây
dựng và phát triển văn hóa:
- Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa.
- Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa.
- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.
Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ làm cho văn hóa
thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi mặt hoạt động, mọi quan hệ xã hội, thành sức mạnh
5
nội sinh quan trọng của phát triển bền vững. Xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, tạo điều kiện để xây dựng con người Việt Nam đẹp về nhân cách, đạo đức,
tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo; khỏe về thể chất; nâng cao trách
nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, phát huy tốt
vai trò chủ thể sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các đề tài, nghiên cứu, văn bản, nội dung liên quan đã đề cập đến giá trị văn
hóa, sắc thái văn hóa, thực trạng và những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến vấn đề
văn hóa; trong đó đã đưa ra những giải pháp nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính
trị trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đó.
Sự thiết thực và cấp bách đó đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới hết sức
cấp thiết về lý luận, thực tiễn phải nghiên cứu, luận giải, đề ra những giải pháp
mang tính khả thi, bảo đảm phát huy được vai trò của hệ thống chính trị trong việc
giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Với mong muốn làm rõ những giá trị của bản
sắc văn hóa, vai trò của hệ thống chính trị và đề xuất các giải pháp để phát huy tốt
hơn nữa vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cụ
thể đối với người M’Nông ở xã Quảng Sơn, đặt ra nhiệm vụ khoa học cần nghiên
cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và các vấn đề
thực tiễn có liên quan, làm rõ vai trò của hệ thống chính trị và đề xuất các giải pháp
thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc M’Nông tại xã
Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của hệ thống chính trị trong công tác
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương.
6
- Phân tích, đánh giá hiện trạng về văn hóa, bản sắc văn hóa của người
M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong hiện nay, nêu ra những thuật lợi, khó
khăn đối với công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, làm rõ vai trò của hệ thống chính trị địa
phương trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại xã
Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vấn là đề văn hóa, bản sắc văn
hóa dân tộc của người M’Nông và vai trò của hệ thống chính trị của địa phương
trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện các cơ chế, chính
sách, giải pháp, nội dung có liên quan của hệ thống chính trị đối với việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông và những đáp ứng của hệ thống chính
trị tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
- Về không gian: Trong khuôn khổ luận văn, đề tài nghiên cứu chủ yếu địa bàn
người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng về văn hóa dân tộc của người M’Nông tại
xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông giai đoạn hiện nay. Các giải pháp
đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả về việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông
tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, về vai trò của hệ thống
chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (nghiên cứu các văn bản về chính sách,
đường lối của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước
về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số).
- Phương pháp liệt kê, phân tích số liệu, tổng hợp số liệu, giải thích các thuật
ngữ liên quan được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (tiếp cận đối tượng nghiên cứu, không gian nghiên
cứu để làm rõ các vẫn đề nghiên cứu từ thực tiễn).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Vận dụng các lý thuyết và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước để đánh giá khách quan, khoa học công tác giữ gìn bản sắc
văn hóa của dân tộc, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông
và làm rõ vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của
người M’Nông để từ đó chỉ ra thực trạng, tồn tại, hạn chế và giải pháp giữ gìn, phát
triển bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua sự phân tích, nhìn nhận và đánh giá tình hình thực tiễn tại địa
phương, nhằm đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hơn, phù hợp
hơn đối với vai trò của hệ thống chính trị trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn. Kết quả của luận văn sẽ được ứng dụng
tham khảo và kế thừa cho các đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chƣơng 2: Văn hóa và bản sắc văn hóa của người M’Nông hiện nay
Chƣơng 3: Hệ thống chính trị và một số giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông hiện nay.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về
tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng
gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm
nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”[30]; còn hiểu theo nghĩa
hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng
xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”.
Theo Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa”[14, tr. 431].
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống
xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính dân tộc
được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và
văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Nội lực của dân tộc, một mặt, chính
là nguồn nhân lực to lớn, mặt khác, là truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được
kết tinh và hiện đại hóa. Có thể nói tính dân tộc là nội dung quan trọng, luôn được
Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hóa. Nó là
cơ sở của nền văn hóa tiên tiến, kết tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc
gia giàu mạnh và phát triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dân tộc
mà văn hóa mang bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh
oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình
9
trước kẻ thù xâm lược. Những ngày hôm nay biết bao người dân Việt Nam ở hải
ngoại vẫn khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc văn hóa
dân tộc [22].
Thông qua các định nghĩa nêu trên có thể thấy rằng văn hóa dân tộc của người
M’Nông bao gồm nhiều yếu tố văn hóa phi vật thể, vật thể như trang phục, ẩm thực,
phong tục tập quán, các nét văn hóa dân gian của chính họ.
1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Nó được thể hiện qua sắc thái
văn hóa và những nét văn hóa như đạo đức, lối sống, trang phục, phong tục tập
quán, lễ hội…có trong văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử hàng ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, nấc thang biến đổi,
phát triển. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất của
các cộng đồng dân tộc Việt Nam, nó có giá trị bền vững, trường tồn cùng thời gian,
nó như chất keo kết nối cộng đồng người gắn bó với nhau, để cùng tồn tại và phát
triển. Biểu hiện cụ thể của nó là: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc,
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao
động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...[20].
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá; là linh hồn của dân tộc
được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng
trầm của lịch sử; được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt
Nam. Tất cả những yếu tố đó đã tô thắm nét đẹp hài hòa giữa truyền thống và hiện
đại, khắc sâu trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất
để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá
khác.
10
Thông qua những phân tích của các định nghĩa trên có thể nói rằng bản sắc
văn hóa của người M’Nông có thể hiểu là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất để
phân biệt với bản sắc văn hóa các dân tộc khác. Bản sắc văn hóa của người M’Nông
đó chính là tính cộng đồng rất cao, nó được thể hiện qua những giá trị của các nét
văn hóa, sắc thái văn hóa trong cuộc sống, lao động hằng ngày của chính cộng đồng
người M’Nông.
1.1.3. Khái niệm về dân tộc thiểu số
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một định nghĩa nào về “dân tộc thiểu số”
(minorities) được chính thức xác nhận trong bất cứ văn kiện quốc tế nào của Liên
Hợp Quốc. Mỗi quốc gia đều có nét đặc thù riêng, mang bản sắc và hình ảnh đặc
trưng, do vậy cách hiểu và quan điểm về vấn đề DTTS đều khác nhau.
Ở Việt Nam, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc thì khái niệm “dân tộc thiểu số”
không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc mà chỉ
mang ý nghĩa đơn thuần về mặt số lượng. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có
nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Nghị
định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại Khoản
2- Điều 4 "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm
vi lãnh thổ nước CHXHCNVN"; khoản 3 - Điều 4: "Dân tộc đa số là dân tộc có số
dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia"[12].
Dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về
công tác dân tộc như sau:
“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [10].
Như vậy, có thể hiểu, dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ
trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc.
1.1.4. Khái niệm về hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực
hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị.
11
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã
hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp
pháp theo quy định và có mối quan hệ với nhau trong một hệ thống có tổ chức nhằm
thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được quy định đối trong đời sống xã hội; củng cố,
duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với chế độ và lợi ích của giai cấp cầm
quyền.
Có thể nói hệ thống chính trị ở nước ta là tổ chức của chính trị và dân chủ,
được xác lập bởi tổ chức và hoạt động của một hệ thống thống nhất các thiết chế
bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội khác có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quyền lực chính trị theo ủy quyền
của nhân dân, phát huy dân chủ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng của chủ
nghĩa xã hội theo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam (là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội);
- Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
- Các tổ chức chính trị - xã hội khác (Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
- Ở nước ta thì hệ thống chính trị được được tổ chức theo theo một hệ thống từ
địa phương đến trung ương [24].
Hệ thống chính trị tại xã Quảng Sơn bao gồm: Đảng ủy, HĐND, UBND,
UBMTTQ Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến
binh, Công đoàn cấp xã; các chi bộ, ban tự quản, chi đoàn thanh niên, chi hội phụ
nữ, chi hội hội cựu chiến binh, chi hội nông dân, ban công tác mặt trận của các
thôn/bon, các chi bộ trường học, cơ quan, quân sự trực thuộc.
12
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc
1.2.1. Chủ trương và chính sách của Đảng
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đi vào cuộc sống 15 năm, được toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân đồng tình ủng hộ, được cả hệ thống chính trị quan tâm, tổ
chức thực hiện. Có thể nói, nó không chỉ là một văn kiện mang tính đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà còn thể hiện tư duy lý luận
văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn cách mạng mới. Thực tiễn
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong 15 năm qua đã gợi mở thêm
nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để bổ sung và phát triển tại Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI tới đây.
Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam được xác định tại Đề
cương văn hóa Việt Nam (1943): “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính
trị, kinh tế, văn hóa)”; “Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm
cách mạng văn hóa…”; “Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh
hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” và “Phải hoàn
thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội…”; “Cách mạng
văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”. Mục tiêu
trước mắt mà Đề cương văn hóa Việt Nam đề ra là xây dựng nền văn hóa mới dân
tộc, khoa học, đại chúng và mục tiêu lâu dài là xây dựng “văn hóa xã hội chủ
nghĩa”. Muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng phải nắm vững
ba nguyên tắc: dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Đường lối ấy được bổ
sung, phát triển qua các kỳ đại hội, hội nghị Trung ương từ khóa I đến khóa VIII.
Nhưng có thể nói đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) mới là văn
kiện đánh dấu sự phát triển toàn diện đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Sự phát triển toàn diện ấy được thể hiện
ở các điểm chủ yếu sau đây:
13
Từ nhận thức văn hóa, bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật (Đề cương văn
hóa Việt Nam 1943) đến văn hóa bao gồm: tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học,
giáo dục - đào tạo, thông đại chúng, văn học - nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng…
Từ nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng; dân tộc là hình thức, tân
dân chủ là nội dung (1943); là nền văn hóa “có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính
dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc”(1982) đến nền văn hóa mang tính
dân tộc, hiện đại, nhân văn (Hiến pháp 1992) và xây dựng, phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII -
1998).
Từ quan niệm “phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc
cải tạo xã hội” (1943); cách mạng tư tưởng - văn hóa là động lực (Đại hội IV) đến
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII).
Từ ba nguyên tắc vận động cách tân văn hóa: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa
học hóa (1943); tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm
cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời
sống tinh thần xã hội: kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của
tất cả các dân tộc trong nước; “tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng
một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người với trình
độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” [3]. “Phương hướng chung
của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại
đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng
người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh
vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao
đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII)
[2].
14
Hội nghị Trung ương 2 khóa IX, phát triển đầy đủ thành 10 nhiệm vụ cụ thể
trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, từ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người
Việt Nam trong giai đoạn mới, xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng tư tưởng,
đạo đức, lối sống; phát triển văn học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; phát triển đi
đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo đến củng cố,
xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa (Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII).
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã nêu lên bốn giải pháp cơ bản để xây
dựng và phát triển văn hóa [2]:
Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa.
Chú trọng và huy động nguồn lực, vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa.
Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.
Thông qua đó có thể thấy, các nội dung của Nghị quyết đã kịp thời định
hướng, thể hiện được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng,
khôi phục, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, phù hợp với
yêu cầu, nhiệm vụ của thời đại, đáp ứng với nhu cầu và nguyện vọng của đại đa số
nhân dân Việt Nam.
Nhận thức được điều này, ngay từ Đại hội VIII, Đảng và Nhà nước đã thông
qua nghị quyết số 03/NQ-TW tại hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung
ương Đảng vào ngày 16/07/1998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong phần xác định phương hướng, nhiệm vụ,
ban chấp hành trung ương Đảng đã nhận ra “Nền văn hoá Việt Nam là nên văn hoá
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, từ đó đặt ra một
trong các nhiệm vụ cụ thể là “bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc
thiểu số. Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng,
15
phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu
số”.
+ Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhấn
mạnh mục tiêu [7]:
Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi
trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo,
thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật;
đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người
với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Việc kiến tạo ra môi trường lành mạnh, phù hợp sự phát triển của văn hóa hòa
cùng dòng chảy của kinh tế, cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa
trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội
trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc
đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
Bên cạnh đó cũng ràng buộc những yếu tố liên quan đến văn hóa như quy
định, thế chế, cơ chế đặc thù để bảo đảm quá trình khôi phục, phục dựng, phát triển,
kế thừa văn hóa được thực hiện triệt để và có hiệu quả.
Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn
hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống
cấp về đạo đức xã hội.
1.2.2. Một số quy định của Nhà nước trong công tác bảo tồn, giữ gìn, phát
triển văn hóa các dân tộc
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng của mọi
công dân trước pháp luật, ghi nhận quyền được sử dụng tiếng nói và chữ viết của
đồng bào DTTS trong tố tụng hình sự.
16
+ Luật di sản văn hóa 2001, khẳng định Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản,
truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc ở Việt Nam.
+ Các văn bản dưới luật gồm có Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ban, ngành…Kể từ 1992 trở lại
đây, năm Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua mở ra một thời kỳ mới trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập. Đã có
hàng trăm văn bản dưới luật được ban hành nhằm phát triển vùng DTTS ở tất cả các
lĩnh khác nhau, đảm bảo quyền của đồng bào DTTS. Tại Quyết định số 2356/QĐ-
TTg, ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình
hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Thủ tướng Chính
phủ đã giao cho Ủy Ban dân tộc chủ trì, phối hợp Hội đồng dân tộc, các ủy ban của
Quốc hội và các Bộ, ngành thực hiện đề án xây dựng Luật Dân tộc, dự kiến thời
gian xây dựng và trình 2017- 2020, thời gian triển khai 2021.
+ Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại” (khoản 1 Điều 60) và “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa
tốt đẹp của mình (khoản 3 Điều 5).
+ Chương trình hành động của Chính phủ số 1109/CP-VX ngày 15/9/1998 về
việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII về việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, trong đó nhấn mạnh và chú trọng việc:
Xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể, bao gồm các di sản văn hóa dân gian truyền thồng, chú trọng các di sản
17
văn hóa quốc gia, di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận, di sản cách mạng
tiêu biểu và di sản cảnh quan thiên nhiên môi trường.
Tiến hành rà soát thống kê về cả số lượng, chất lượng của các di sản văn hóa,
để trong quá trình bảo tồn, giữ gìn và phát huy được thực hiện hiệu quả và phù hợp
với bối cảnh, đặc thù của từng địa phương.
Có chương trình phiên dịch, giới thiệu kịp thời kho tàng văn hóa Hán - Nôm.
Tiếp tục triển khai chương trình về văn hóa với 4 mục tiêu: chống xuống cấp
và tôn tạo các di tích lịch sử; phát triển điện ảnh Việt Nam; phát triển văn hóa,
thông tin cơ sở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và phát
huy vốn văn hóa dân tộc (văn hóa phi vật thể).
+ Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về bảo tồn, phát triển
văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhấn mạnh:
Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa VIII)
của Đảng về ''xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc''. Các ngành, các cấp phải có chủ trương, biện pháp gắn chặt nhiệm vụ
phát triển văn hóa - thông tin miền núi và vùng dân tộc thiểu số với nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Cụ thể là triển khai thực hiện tốt các Đề
án trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này của
Đảng. Tư tưởng và mục tiêu chỉ đạo là: ''Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị
truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ
thuật của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng
mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số''. Trước mắt, cần tập trung thực hiện
mục tiêu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa - thông tin ở vùng cao, biên giới, vùng
khó khăn, nhất là các xã nằm trong khu vực ba.
Qua đó thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm về việc xây dựng, giữ gìn bản
sắc văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số có hiệu quả và hệ thống. Song song phải
tạo được sự gắn kết, làm tốt công tác quản lý, khai thác, sưu tầm những nét độc đáo
của văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể.
18
Tổ chức nghiên cứu, cải tiến, giúp đỡ để phát triển các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ truyền thống của các dân tộc thiểu số theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn văn
hóa với du lịch. Tuyên truyền và quảng bá những nét đẹp của văn hóa thông qua
trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, để bảo tồn giá trị văn hóa các dân
tộc.
Cải thiện và nâng cao một bước mức hưởng thụ văn hóa, thông tin ở miền núi
và vùng các dân tộc thiểu số. Các ngành, các cấp phải có kế hoạch cụ thể nhằm tăng
cường nguồn lực cho văn hóa - thông tin ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đẩy
mạnh các hình thức xã hội hóa hoạt động văn hóa - thông tin, mở rộng sự hợp tác
quốc tế để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài.
Tổ chức, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội văn nghệ
quần chúng ở cơ sở. Ở cấp huyện, những nơi có điều kiện, có thể tổ chức đội văn
nghệ bán chuyên làm hạt nhân thúc đẩy các hoạt động văn hóa lành mạnh, đáp ứng
nhu cầu của sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từ đó hình thành những điểm sáng văn
hóa.
Tổ chức tốt các cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí về đề tài
miền núi, dân tộc thiểu số và có kế hoạch xuất bản, giới thiệu những tác phẩm này
nhằm phản ánh kịp thời những tiến bộ, những tâm tư nguyện vọng của nhân dân các
dân tộc trong quá trình đổi mới. Có kế hoạch giúp đỡ văn nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn
phục vụ miền núi, vùng các dân tộc thiểu số về tinh thần và vật chất.
Trước mắt và những năm tới phải làm tốt hơn việc tổ chức giao lưu văn hóa
giữa các dân tộc, mở rộng hình thức những ''Ngày hội văn hóa - thể thao các dân
tộc'' theo quy mô cụm, vùng, nhằm tăng cường hiểu biết, đoàn kết giữa các dân tộc,
đồng thời tăng cường giới thiệu văn hóa - nghệ thuật các dân tộc thiểu số ở trong
nước và thế giới.
Những nhiệm vụ và biện pháp nêu trên phải được cụ thể hóa trong kế hoạch,
chương trình hành động của các Bộ, ngành, các địa phương, trên cơ sở từng bước
tăng thêm ngân sách Nhà nước cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh
19
phí hoạt động sự nghiệp, đồng thời đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa thích hợp
nhằm phát triển văn hóa - thông tin ở miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
+ Tiếp tục hướng tới quyền giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, trong
đợt sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Điều 5 của Hiến pháp đã cụ thể hóa:
“Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc,
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng
nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền
thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
+ Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định việc
Nhà nước khuyến khích bảo tồn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ,
phát huy những thuần phong mỹ tục trong nếp sống của dân tộc, bài trừ những hủ
tục có hại; khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công
truyền thống; nghiên cứu và ứng dụng y, dược học cổ truyền, duy trì và phát huy giá
trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc. Thủ tướng Chính
phủ và các bộ, ban, ngành cũng đã ban hành nhiều quy định để bảo tồn, phát triển
văn hóa, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, tăng
cường đầu tư cho bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở Việt Nam.
+ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/1/2011 về Công tác các dân tộc tại
Điều 13 Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa nêu rõ [12]:
Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam.
Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân
tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết
của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật.
Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch
sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
20
Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng,
khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc,
định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu vực hoặc từng
dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Quyết định số 936/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn
2016 - 2020.
1.2.3. Quan điểm và một số chủ trương, định hướng của địa phương về giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số
- Cấp tỉnh
+ Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày
13-9-2004; Chương trình hành động số 31- CTr/TU, ngày 13-11-2014. Triển khai
các đề án, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục như:
Đề án “Phát triển văn hóa thông tin tỉnh Đắk Nông đến năm 2010”.
Đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và
nhạc cụ dân gian của dân tộc M’Nông tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2005 - 2009”.
Đề án “Xã hội hóa hoạt động văn hóa giai đoạn 2006 - 2010”.
Đề án tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk Nông giai
đoạn 2012 – 2020.
Đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và
nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2010 - 2015”.
Đề án “Sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hóa đến năm
2015, định hướng đến năm 2020”.
+ Kế hoạch số 630/KH-UBND, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đắk Nông về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển
văn hóa giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong đó nhấn mạnh nội
dung:
21
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông.
Xây dựng các thiết chế văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống góp
phần hướng tới mục tiêu chiến lược “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
- Cấp huyện
+ Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, các kế hoạch, Đề án của
UBND tỉnh; Huyện ủy Đắk Glong ban hành Chương trình hành động số 15-
CTr/ĐU, ngày 05-7-2016; Chương trình hành động số 41-CTr/ĐU, ngày 14-11-
2017. Triển khai các đề án, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục như:
“Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc
cụ dân gian của dân tộc M’Nông huyện Đắk Glong, giai đoạn 2015 - 2020”.
Chú trọng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa dân gian huyện Đắk
Glong đoạn 2015 – 2020.
“Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ
các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2016 – 2020”.
+ Thực hiện các Kế hoạch, Đề án của UBND tỉnh ban hành; Chương trình
hành động của Huyện ủy, UBND huyện ban hành các Kế hoạch năm 2016, 2017
trong đó nhấn mạnh các nội dung liên quan đến vấn đề văn hóa như:
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục dựng, bảo tồn lễ hội
tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số.
Duy trì, phục dựng lễ hội của người dân tộc Mạ, dân tộc M’Nông, dân tộc
Mông, dân tộc Tày trên địa bàn huyện.
Nâng cao văn hóa đọc trên địa bàn huyện.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức
làm công tác văn hóa trên địa bàn huyện.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các nghệ nhân về diễn tấu cồng chiêng, hát dân
ca trên địa bàn huyện.
22
- Cấp xã
+ Thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy, Kế hoạch của UBND
huyện, Đảng ủy xã Quảng Sơn ban hành Chương trình hành động số 28-CTr/ĐU,
ngày 25-7-2016; Chương trình hành động số 39-CTr/ĐU, ngày 23-11-2017.Triển
triển khai các đề án, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục như:
“Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc
cụ dân gian của dân tộc M’Nông xã Quảng Sơn, giai đoạn 2015 - 2020”;
Chú trọng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa dân gian xã Quảng Sơn
giai đoạn 2015 – 2020;
“Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ
các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2016 – 2020”.
+ Thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy, Kế hoạch của UBND
huyện, Chương trình hành động của Đảng ủy; UBND xã Quảng Sơn đã ban hành
các Kế hoạch năm 2016, 2017 trong đó nhấn mạnh các nội dung liên quan đến văn
hóa như:
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục dựng, bảo tồn lễ hội
tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số.
Duy trì, phục dựng lễ hội của người dân tộc Mạ, dân tộc M’Nông, dân tộc
Mông, dân tộc Tày trên địa bàn xã.
Xây dựng và duy trì lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc người M’Nông
(bao gồm già làng, trưởng bản, người có uy tín) và thực hiện tốt chính sách ưu đãi,
chế độ dành cho lực lượng này.
Nâng cao văn hóa đọc trên địa bàn xã.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở lý luận vận dụng vào việc trình bày các vấn đề về văn hóa, bản sắc
văn hóa các dân tộc đều có những giá trị quan trọng, góp phần vào việc giữ gìn bản
sắc văn hóa của người M’Nông sự phát triển chung của xã Quảng Sơn, cần được
quan tâm và chú trọng.
23
Chính sách về phát triển và giữ gìn văn hóa, bản sắc văn hóa các dân tộc ở
nước ta là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
hội nhập quốc tế hiện nay. Các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và
những quy định của Nhà nước; quan điểm và một số chủ trương, định hướng của
địa phương liên quan, nhất là đối với hệ thống chính trị trong vai trò giữ gìn bản sắc
văn hóa các dân tộc nói chung và người M’Nông nói riêng có vai trò, ý nghĩa thực
tiễn trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước.
Bằng việc vận dụng trình bày các vấn đề lý luận nêu trên, đã xây dựng được
cơ sở khoa học cho việc phân tích và đánh giá những sáng tạo, văn hóa, bản sắc văn
hóa của người M’Nông, những thuận lợi khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương xã Quảng Sơn ở chương 2.
24
Chƣơng 2
VĂN HOÁ VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA
CỦA NGƢỜI M’NÔNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG HIỆN NAY
2.1. Vài nét về xã Quảng Sơn
- Vị trí địa hình
Xã Quảng sơn có 13 thôn/bon; nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông và
phía bắc của huyện Đắk Glong có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp với xã Đạ K’Nàng huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng và xã
Quảng Hòa huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
+ Phía Tây giáp với xã Đắk Ha huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
+ Phía Nam giáp với xã Đắk Môi, Đắk Hòa, xã Nậm N’Jang huyện Đắk Song
tỉnh Đắk Nông.
+ Phía Bắc giáp với các xã Quảng Phú, xã Đắk Nang, xã Đức Xuyên, xã Nâm
N’Dirr – huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Quảng Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, có giá trị công nghiệp
cao như các mỏ quặng, kim loại.... được đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu rất
lớn cho huyện. Ngoài ra, diện tích lớn và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp với nhiều
loại cây công nghiệp (cà phê, tiêu, cao Su, điều...).
- Khí hậu thời tiết: Khí hậu nơi đây mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp và các yếu tố sáng tạo văn hóa gắn với
thiên nhiên, núi rừng.
- Đất đai: Quảng Sơn có diện tích rộng lớn là 45.176 Km2
.
- Đặc điểm kinh tế, xã hội:
Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng đang có chuyển biến mạnh
mẽ qua công nghiệp thương mại và dịch vụ, trên địa bàn xã có công trình thuỷ điện
Đồng Nai 3 và 4 đã và đang trong giai đoạn hoàn thành và các thuỷ điện nhỏ như
Đắk Nteng....sẽ tạo nên động lực cho việc phát triện kinh tế xã hội của xã. Nhiều
đơn vị, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn xã cũng là điều kiện thuận để thúc đẩy
nền kinh tế địa phương phát triển, thu hút đầu tư của các nguồn lực trong và ngoài
25
địa phương cụ thể như một số đơn vị, doanh nghiệp điển hình như: Đoàn Kinh tế
Quốc phòng Quảng Sơn, các doanh nghiệp xăng dầu Tân Sơn, Khắc Nhẫn, các điểm
kinh doanh về nông sản, phân bón, buôn bán nhỏ lẻ, các Hợp tác xã thương mại
dịch vụ như: Hợp tác xã bon Nting, Hợp Tiến....
- Tình hình về dân số: Cụ thể dân số toàn xã là: 5.246 hộ với 20.381 khẩu,
9.955 nữ, 13.565 tuổi 14 trở lên.
- Tình hình về các dân tộc cư trú trên địa bàn xã: Quảng Sơn hiện tại gồm có
22 dân tộc (theo số liệu của UBND xã Quảng Sơn đến tháng 6 năm 2018) cụ thể:
STT Dân tộc Số hộ Số khẩu Tỉ lệ %
1 Kinh 3185 11246 60,8%
2 M’Nông 688 3235 13,3%
3 Nùng 312 1272 5,98%
4 Tày 282 1076 5,47%
5 Dao 271 1111 5,02%
6 Mông 236 1226 4,16%
7 Mường 71 289 1,38%
8 Cao lan (Sán cháy) 45 199 0,87%
9 Thái 43 179 0,81%
10 Sán Dìu 39 155 0,75%
11 Hoa (hán) 29 134 0,52%
12 Khơ Me 11 45 0,21%
13 Mạ 9 27 0,17%
14 Thổ 8 28 0,15%
15 Ê Đê 5 21 0,09%
16 Chăm 4 11 0,07%
17 Sán Chỉ 3 13 0,58%
18 Chu Ru 1 2 0,01%
19 Cơ Ho 1 4 0,01%
26
20 Co 1 1 0,01%
21 Chơ Ro 1 1 0,01%
22 Sơ Đăng 0 1 0,01%
Tổng công: 22 dân tộc 5.246 20.281 100%
- Tình hình về tôn giáo: Xã Quảng Sơn hiện có 05 thành phần tôn giáo
Tên đạo giáo Số hộ Số khẩu Số nữ Tuổi 14
Thiên chúa 988 3777 1892 2510
Tin lành 500 2339 1135 1463
Đạo Phật 109 372 154 233
Cao đài 8 22 9 13
Hoà hảo 10 30 13 20
Tổng 1.490 6.188 2.950 4.018
Trong đó số hộ, nhân khẩu là người M’Nông là 207 hộ gia đình với 989 nhân
khẩu theo đạo Thiên chúa; 325 hộ gia đình với 1578 nhân khẩu theo đạo Tin lành.
2.2. Con ngƣời và văn hóa của ngƣời M’Nông
Người M’Nông là một trong những tộc người xuất hiện sớm ở vùng đất Tây
Nguyên và bảo lưu được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc tại chỗ. Dân tộc
M’Nông có lễ hội truyền thống như đâm trâu, mừng thu hoạch và kho tàng văn hóa
dân gian độc đáo như kể chuyện sử thi, đánh cồng chiêng, dân ca, dân vũ.
M’Nông là tên gọi của dân tộc này.
Dân tộc M’Nông có các nhhóm địa phương như M’Nông Gar, M’Nông Nông,
M’Nông Chil, M’Nông Kuênh, M’Nông Rlâm, M’Nông Preh, M’Nông Prâng,
M’Nông Ðíp, M’Nông Bhiêt, M’Nông Sitô, M’Nông Bu Ðâng, M’Nông Bu Nor,
M’Nông Bu Ðêh...
Dân số: 102.741 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009).
27
Ngôn ngữ: Tiếng M’Nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam
Á). Hiện nay chính quyền địa phương đã tổ chức biên nhiều chương trình dạy tiếng
M’Nông và được phát trên hệ thống phát thanh, truyền hình bằng tiếng M’Nông.
Lịch sử: Người M’Nông là cư dân có lịch sử xuất hiện sớm ở vùng Tây
Nguyên.
Nhà mới: Khi một ngôi nhà được xây cất hoàn tất thì lễ khánh thành để vào
nhà mới sẽ được tổ chức linh đình bằng một ngày tiệc mặn cúng hiến sinh heo. Sau
bữa ăn rồi mới đến tiệc rượu cần rất rôm rả trong tiếng nhạc cồng chiêng.
Lễ tết: Đâm trâu là lễ hội truyền thống được coi là nét đẹp và đặc trưng nhất
của người M’Nông. Sau mỗi vụ mùa kết thúc, người M’Nông đều tổ chức lẽ ăn
mừng cơm mới thu hoạch, tạ ơn trời đất và thần lúa. Trâu là con vật được con người
M’Nông xem là người bạn nhưng cũng chính là linh vật cho họ một mùa vụ mới với
nhiều hi vọng và thành công.
Lịch: Nông lịch cổ truyền M’Nông tính theo lịch âm, dựa vào quy trình canh
tác rẫy. Mỗi năm cũng có 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày.
Học: Tiếng M’Nông vốn trước đây chưa có chữ viết, chỉ có văn chương truyền
miệng. Việc giáo dục, học tập được thực hiện bằng phương pháp chỉ dẫn trực tiếp,
làm mẫu noi theo, bắt chước. Thập kỷ gần đây mới xuất hiện chữ viết nhưng sự phổ
biến rộng rãi đang vấp phải không ít trở ngại.
Văn nghệ: Chứa kho tàng truyện cổ, đặc biệt là sử thi và tập quán pháp ca tiềm
ẩn nhiều giá trị, đã và đang được khai thác giới thiệu. Tục ngữ, ca dao, dân ca rất
phong phú. Nhạc cụ có cồng chiêng, kèn bầu, kèn sừng trâu, kèn môi, đàn độc
huyền, đàn 8 dây, sáo dọc. Ðặc biệt là vỏ trái bầu khô được sử dụng một cách phổ
biến để tạo nên bộ phận khuếch đại âm thanh trong nhiều nhạc cụ bằng tre, nứa.
Người ta đã tìm thấy ở vùng cư trú của người M’Nông bộ đàn đá nguyên thuỷ nổi
tiếng từ giữa thế kỷ XX.
Chơi: Trẻ em thường thích chơi diều, đánh cù, bịt mắt bắt dê, chạy, nhảy...
Trong lao động và sản xuất: Người M’Nông trồng lúa nương trên rẫy bằng
phương pháp "đao canh hoả chủng", phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt; thu hoạch theo lối
28
tuốt lúa bằng tay. Họ trồng lúa nước bằng phương pháp "đao canh thuỷ nậu" trên
những vùng đầm lầy, dùng trâu để quần ruộng cho nhão đất rồi gieo hạt, không cấy
mạ như ở đồng bằng. Ðiều đáng lưu ý là vai trò của cái cuốc trong nền nông nghiệp
cổ truyền M’Nông. Ði đôi với nền sản xuất nông phẩm, việc săn bắn, hái lượm còn
giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Sản xuất thủ công nghiệp gia
đình phổ biến là nghề đan đồ gia dụng bằng nguyên liệu mây, tre, lá; thứ đến là
nghề trồng bông dệt vải do phụ nữ đảm nhiệm. Trong mỗi thôn/bon, cộng đồng
người M’Nông còn có một số người biết làm gốm thô, nặn bằng tay và nung lộ
thiên. Sản phẩm là nồi đất các loại, bát ăn cơm và vò, hũ. Nghề rèn nông cụ không
được phát triển lắm trong các vùng M’Nông.
Phương tiện di chuyển: Người M’Nông vẫn còn sử dụng chủ yếu cái gùi cõng
trên lưng nhờ có hai quai quàng qua đôi vai. Việc vận chuyển bằng voi là phương
thức đặc biệt được chú trọng song không còn phổ biến như xưa ở vùng người
M’Nông. Việc đi lại, vận chuyển trên sông, hồ có thuyền độc mộc vẫn còn sử dụng.
Trong ăn uống, ẩm thực: Người M’Nông ăn cơm gạo tẻ nấu trong những nồi
đất nung, xa xưa thì phổ biến là cơm lam (gạo nếp nấu trong ống nứa). Bữa ăn trưa
ở trên ruộng rẫy thường là món cháo chua đựng trong những trái bầu khô. Thức ăn
chủ yếu là muối ớt, canh rau rừng, thịt chim, thú và cá suối bắt được. Việc chăn
nuôi gia súc, gia cầm không phát triển. Rau củ được trồng trên rẫy để bổ sung cho
nguồn thức ăn do hái lượm đem lại, thức uống phổ biến là rượu cần.
Ăn mặc: Mùa nóng, đàn ông M’Nông xưa kia thường đóng khố ở trần; còn
đàn bà thì quấn váy tấm và cũng ở trần. Mùa lạnh, họ khoác thêm trên mình một
tấm mền, kiểu phục sức rất phổ biến ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Hiện nay trong
trang phục M’Nông đã tiếp nhận cách ăn mặc như người Việt ở địa phương. Tập
quán "cà răng căng tai" phổ biến trong xã hội cổ truyền, đến nay chỉ còn lại dấu ấn
ở những người cao niên.
Chỗ ở: Tuỳ theo nhóm cộng đồng người M’Nông mà họ xây cất nhà trệt hoặc
nhà sàn. Nhà trệt có mái tranh gần sát đất và nền đất là mặt bằng sinh hoạt, rất phổ
biến ở nhóm M’Nông Gar, M’Nông Preh, M’Nông Prâng...Còn nhà sàn thường là
29
sàn thấp, chỉ cách mặt đất khoảng 0m70 đến1m00 và phổ biến ở nhóm M’Nông
Kuênh, M’Nông Chil, M’Nông Bhiêt...Dù là nhà sàn hay nhà trệt thì mái vẫn là cỏ
tranh: khung và sườn nhà được kết hợp hai loại nguyên liệu là tre nứa và gỗ cây...
Các bộ phận được liên kết bằng chạc, ngoãm, dây mây và dây rừng.
Quan hệ xã hội: Ðơn vị cư trú cơ bản gọi là bon hay buôn, tương ứng với làng,
xóm (phổ biến như người Việt). Các gia đình trong làng có quan hệ láng giềng,
quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân. Làng nhỏ có độ mươi nóc nhà, làng lớn
có khi tập trung đến vài chục nóc. Quan hệ huyết thống ở đây tính theo dòng họ mẹ.
Dấu vết của chế độ mẫu hệ còn rất đậm nét trong mọi quan hệ xã hội hiện nay. Song
tập quán mẫu hệ đã và đang tan rã ở nhiều thang bậc khác nhau theo từng nhóm địa
phương. Trong xã hội cổ truyền người đứng đầu mỗi làng gọi là Rnút hay Kroanh
bon, bên cạnh có người phụ tá gọi là Rnoi, Rnớp. Khi cần chiến đấu thì cử ra một
chức sắc gọi là Né tăm lăm lở làm thủ lĩnh quân sự.
Cưới xin: Phụ nữ và bên đàng gái thường chủ động hơn trong việc hôn nhân.
Lễ cưới do hai bên cùng phối hợp tổ chức. Sau hôn nhân phổ biến là cư trú phía nhà
gái. Ở nhiều nhóm địa phương lại phổ biến hình thức luân cư song phương. Con
sinh ra đều mang họ mẹ. Trong tập quán cưới xin có ba nghi lễ là Sa ur, Tâm ốp và
Tám Nsông tương ứng với lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn. Chế độ một vợ
một chồng là truyền thống chặt chẽ trong quan hệ hôn nhân của dân tộc này. Luật
tục M’Nông phạt rất nghiêm với tội loạn luân và ngoại tình.
Ma chay: Khi có người chết, cả làng nghỉ việc đồng áng để cùng lo mai táng,
ma chay. Thi hài được quàn tại nhà khoảng hai ngày đối với người chết già, chết vì
bệnh tật. Họ rất kinh hãi và chối bỏ việc ma chay đối với mọi cái chết do tai nạn gây
nên (chết đuối, ngã cây, rắn cắn, hổ vồ... và chết do chiến tranh, đâm chém). Những
cái chết "bất đắc kỳ tử" như vừa nêu thì thi hài không được đem vào nhà mà phải
mai táng tức khắc một cách thầm lặng. Thổ táng là hình thức duy nhất trong việc
tang ma, không có tập quán cải táng. Mọi người chết đều được chia tài sản để mang
về "lập nghiệp" ở thế giới của ông bà gọi là Phan.
30
Theo phong tục, cứ sau một mùa rẫy là các bon làng người M’Nông lại tổ
chức các nghi lễ và lễ hội, nhằm tạ ơn các vị thần linh, trời đất, tạ ơn tổ tiên ông bà
đã phù hộ cho mọi người lúa thóc đầy bồ, heo bò đầy sân, chật bãi. Những lễ hội
như: lễ hội rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng voi...mang
bản sắc của một cộng đồng sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, săn bắn, hái
lượm…Lễ hội lớn nữa là lễ hội đua voi của người M’Nông, đến nay gần như trở
thành lễ hội của vùng Tây Nguyên.
Lễ bỏ mả (nghi lễ tiễn biệt người chết) được người M’Nông rất coi trọng, vì
theo quan niệm của người M’Nông, một người vừa qua đời thì linh hồn của họ vẫn
giữ mối liên hệ với người sống. Do vậy, sau khi người chết được an táng, gia đình
vẫn làm lễ cúng cơm. Phải sau 3 đến 5 năm sau, dân trông bon/làng mới tổ chức lễ
bỏ mả. Theo phong tục sau lễ bỏ mả tiễn biệt người chết, người ta không bao giờ
nhắc đến người chết nữa và cho rằng người chết đã đến một thế giới khác. Nghi lễ
bỏ mả gồm các nghi lễ diễn xướng tổng hợp như đánh cồng chiêng, múa, hát, múa
rối và cả các các trò chơi dân gian. Tuỳ điều kiện kinh tế của gia đình mà họ làm lễ
bỏ mả. Gia đình mổ heo, gà đãi dân làng, phân công người vào trong rừng lấy gỗ tạc
tượng (gọi là tượng nhà mồ). Các tượng này luôn gắn với cuộc sống của người chết
như tượng voi, chim thú, người giã gạo, cho con bú, tượng người ôm mặt khóc hay
tượng người đánh trống…thể hiện tình cảm với người chết.
2.3. Văn hóa dân tộc của ngƣời M’Nông tại địa phƣơng
2.3.1. Văn hóa của người M’Nông ở Đắk Nông nói chung
Đắk Nông được biết tới là mảnh đất có truyền thống lịch sử hào hùng, là ngọn
cờ đầu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ của đồng bào các dân
tộc ở cao nguyên M’Nông dưới sự lãnh đạo của các vị tù trưởng, tộc trưởng Ama
Jhao, N’Trang Gưh, N’Trang Lơng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được đánh dấu
bằng sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập trong nhà ngục Đắk
Mil (năm 1943). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
đồng bào các dân tộc M’Nông, Mạ,…đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng, từ đây
Đắk Nông trở thành căn cứ địa vững chắc, là hậu cứ quan trọng, là địa bàn trọng
31
yếu của hành lang chiến lược Bắc – Nam, từ Nam Tây nguyên vào Đông Nam bộ.
Đắk Nông cũng là nơi nổ phát súng đầu tiên cùng với các huyện của tỉnh Đắk Lắk
và Buôn Ma Thuột mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử, tiến tới giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nói đến Đắk Nông không thể không đề cập tới nền văn hóa đa dạng, giàu bản
sắc riêng của nhiều dân tộc, cư dân bản địa, là chủ nhân của nhiều hiện vật văn hóa
độc đáo. Tiêu biểu là đàn đá Đắk Kar có niên đại hàng ngàn năm tuổi, là hệ thống
các nghi lễ, lễ hội đặc sắc, là kho tàng truyện cổ, dân ca, dân vũ, có kho tàng sử thi
Ot N’drông với tầm vóc và số lượng đồ sộ với hàng vạn câu văn vần của người
M’Nông.
Đắk Nông là vùng đất giao thoa, hội tụ những giá trị văn hóa dân gian truyền
thống của đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Nơi đây, còn lưu giữ
những nét văn văn hóa đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội gắn với đời sống tâm
linh huyền bí như: sử thi, sinh hoạt cồng chiêng, các điệu múa dân gian truyền
thống, văn hóa ẩm thực, trang phục và cả luật tục duy trì sự ổn định của cộng
đồng...Các loại hình văn hóa dân gian ấy có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh
thần của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Nam Tây Nguyên ngày nay.
Sự hình thành của cộng đồng dân cư và chuyển hóa xã hội qua diễn trình lịch
sử, đã tạo cho Đắk Nông có nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc thù về không
gian và thời gian. Văn hóa của người M’Nông nói chung tại Đắk Nông được biết
đến qua nhiều di chỉ được khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được những
công cụ lao động như: rìu, bôn, cuốc nhỏ thân dài, những viên cuội khoan lỗ để tra
cán...Chúng có niên đại thuộc thời hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí và nhiều bằng
chứng khảo cổ học khác. Các dấu tích của con người trước đây được phát hiện là cơ
sở khoa học quan trọng để khôi phục lại bức tranh đời sống sinh hoạt văn hóa của
cư dân xưa. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, đời sống văn hóa tinh thần rất đa dạng,
phong phú như: nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, trang trí, trang sức, trang phục...Bên
cạnh đó, là những hệ thống nghi lễ phục vụ cho đời sống tâm linh như: lễ hội mừng
mùa, lễ mừng lúa mới, lễ kết nghĩa, lễ ăn cơm mới, lễ hội runglăp bon (lễ hội đoàn
32
kết các bon làng), lễ hội tách năng yô, lễ đón khách, lễ hội sum họp cộng đồng, lễ
cúng thần rừng... Đồng thời, cư dân nơi đây còn sở hữu một kho tàng văn học dân
gian truyền miệng rất phong phú, bao gồm các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cổ,
truyền thuyết...
Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tây Nguyên nói chung và Đắk
Nông nói riêng đã góp phần tạo nên những giá trị của di sản nhân loại đó. Chỉ có
đời sống của con người gắn liền với núi rừng hùng vĩ, dòng sông chảy xiết, với
ngôi nhà dài, hay những chiếc chiêng, cồng cổ...mới làm nên sự hấp dẫn riêng biệt
của không gian văn hóa Tây Nguyên này. Cồng chiêng, sử thi, các lễ hội truyền
thống...là những đặc trưng văn hóa dân gian của đồng bào các tộc người anh em ở
Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng. Nó bắt nguồn từ đời sống, từ những
sinh hoạt thường ngày, là nguồn cảm hứng thể hiện tâm hồn và tiếp thêm sức sống
cho con người Tây Nguyên.
Cồng chiêng và nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng là một trong những loại hình
sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của con người
M’Nông ngay từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vũ trụ. Nó được thể
hiện qua các nghi thức trong lễ hội, tín ngưỡng tâm linh, ẩm thực dân gian...Cồng
chiêng là loại nhạc cụ có khả năng trình diễn độc lập và cũng có thể kết hợp với các
loại nhạc cụ khác và không thể thiếu trong các lễ hội có quy mô nhỏ như gia đình
cũng như của cả cộng đồng. Đặc điểm nổi bật của dàn cồng, chiêng là sự kết hợp
linh hoạt trong tiết tấu, giai điệu là những âm thanh của núi rừng, tiếng suối reo,
thác chảy và tâm hôn chân thành của đồng bào M’Nông thể hiện được lòng thành,
tâm niệm, sự tôn trọng đối với thiên nhiên, thần linh và chính những truyền thống
của cồng đồng họ. Đồng thời cũng là của cải vật chất mà từ đó có thể phân biệt
được sự giàu nghèo, là sức mạnh, được người khác kính trọng. Cồng chiêng còn giữ
vai trò là phương tiện để khẳng định bản sắc văn hóa cộng đồng các tộc người ở
Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Nông nói riêng. Mỗi tộc người có một cách đánh
khách nhau, nên khi nghe chúng ta có thể phân biệt được đó là của tộc người nào.
33
Âm thanh của cồng chiêng luôn mang đến cho người nghe những cảm xúc rạo rực
khó tả khiến mọi người tìm đến nhau để cùng chung vui. Vào những ngày lễ hội,
hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa, chóe rượu cần, trong tiếng
cồng chiêng vang vọng giữ núi rừng tạo nên một không gian kỳ bí và huyền ảo. Vì
thế có thể khẳng định rằng, cồng chiêng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong
đời sống tinh thần của đồng bào M’Nông trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, sử thi M’Nông mang một giá trị văn hóa
hết sức đặc biệt, là món ăn tinh thần không thể thiếu còn lưu giữ đến ngày nay. Sử
thi M’Nông được tạo dựng nên từ hàng nghìn câu văn có vần điệu, một thể loại văn
học truyền miệng với những câu chuyện mang đậm nét thần thoại về các hiện tượng
tự nhiên, nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc...Sử thi là sự trộn lẫn của ngôn ngữ
với giai điệu của thơ ca. Nó chứa đựng nhiều hình ảnh mang tính biểu cảm sâu sắc.
Bộ ót n’rông là viên ngọc quý trong kho tàng văn học và truyện cổ dân gian Việt
Nam đã được Nhà nước công nhận. Hát kể sử thi đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Trong đó, nghệ nhân có thể
nhớ tới hàng vạn câu sử thi, họ có giọng hát hay và tài diễn tấu độc đáo để lưu
truyền hát kể sử thi cho con cháu nghe. Người hát kể sử thi và người nghe có thể
ngồi thâu đêm suốt sáng bên cạnh bếp lửa lung linh, ấm áp. Thông qua đó, người
nghe nhận biết được quan niệm về sự ra đời của đất, trời, của con người, tín
ngưỡng, mối quan hệ trong cộng đồng, phong tục tập quán, sự hình thành và phát
triển đời sống xã hội như:
Buổi sáng kể chuyện nương rẫy
Buổi trưa kể chuyện của nước
Buổi chiều kể chuyện anh hùng
Tối sáng trăng kể chuyện Ndu, Tiăng...
Nghệ thuật hát kể sử thi thu hút rất đông người nghe, đặc biệt trong dịp nông
nhàn, lễ hội...Tuy chưa định hình rõ ràng, đầy đủ nhưng nó vẫn có âm hưởng của
làn điệu mượt mà gắn liền với đời sống xã hội. Ngày nay, sử thi vẫn còn đóng vai
trò quan trọng trong đời sống xã hội của người M’Nông trên vùng đất Nam Tây
34
Nguyên. Vì thế việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị sử thi của người
M’Nông càng có ý nghĩa để truyền lại cho con cháu thế hệ mai sau. Một số sử thi
tiêu biểu của người M’Nông như:
- Cướp Chiêng Cổ Bon Tiăng.
- Lêng Nghịch Đá Thần Của Yang.
- Bắt Con Lươn Ở Suối Dak Huch.
- Con Đĩa Nuốt Bon Tiăng.
- Cướp Chăn Lêng Của Jrêng, Lênh Con Ốt.
- Kră, Nông Cướp Binh, Kông Con Lông.
- Lấy Hoa Bạc, Hoa Đồng.
- Lêng, Kong Mbong Lấy Ché Voi Trắng.
- Thuốc Cá Ở Hồ Bầu Trời, Mặt Trăng.
- Yơng, Yang Lấy Ống Bạc Tượng Người.
- Bing Con Măch Xin Làm Vợ Yang.
- Con Hổ Cắn Mẹ Rong.
- Đẻ Lêng.
- Kể Gia Phả Sử Thi – Ot Ndrong.
- Lấy Ché Con Ó Của Tiăng.
- Lùa Cây Bạc, Cây Đồng.
- Rôch, Rông Bắt Hồn Lêng.
- Tiăng Cướp Djăn, Dje.
- Tiăng Lấy Gươm Tự Chém.
- Ting, Rung Chết.
- Trâu Bon Tiăng Chạy Đến Bon Krơn, Lơng Con Jiăng.
- Yang Bán Bing Con Lông.
- Cướp Bung Con Klêt.
- Sung, Trang Con Mung Thăm Tiăng.
- Tiăng Giành Lại Bụi Tre Lồ Ô.
35
Người M’Nông ở Đắk Nông đã sáng tạo ra nhiều thể loại dân ca, dân vũ đặc
trưng riêng của mình. Các thể loại dân ca, dân vũ tiêu biểu như hát ru, hát giao
duyên, sinh hoạt, luật tục, lễ hội...nhiều làn điệu rất đặc sắc, sâu lắng với thời gian
thể hiện dài. Những lời ca thường có vần điệu khá chặt chẽ, gieo vần linh hoạt, ngôn
ngữ dễ thuộc, dễ nhớ. Hiện nay, sinh hoạt hát dân ca cùng với các loại nhạc cụ dân
tộc được đồng bào M’Nông luôn duy trì, phát triển ở các bon và được lưu giữ,
truyền dạy lại từ gia đình đến cộng đồng. Dân ca, dân vũ không chỉ gắn bó chặt chẽ
với cuộc sống của đồng bào mà còn có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng. Hàng
năm, tỉnh Đắk Nông đều phát động và tổ chức nhiều hội thi trình diễn dân ca, dân
vũ và nhạc cụ dân tộc từ xã đến tỉnh và khu vực. Đây là hoạt động quan trọng nhằm
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của bà con các tộc người ở
Đắk Nông. Nhạc cụ của người M’Nông cũng rất độc đáo, đa dạng về âm
điệu và chức năng. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày của con người nói chung và người M’Nông nói riêng. Đặc biệt, nó gắn
với môi trường sinh sống, gắn với tâm hồn của người Tây Nguyên. Các nhạc cụ
được làm bằng tre nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, bằng kim loại và còn có những bộ đàn
đá đã tạo nên những nét chấm phá riêng để phục vụ đời sống tinh thần. Dù bằng
một ống nứa, thanh tre, quả bầu thì các loại nhạc cụ dân gian đều rất độc đáo. Các
nghệ nhân đã cảm nhận, chế tác, truyền thụ âm nhạc dân tộc truyền thống theo một
cách riêng của mình. Họ dựa vào đôi tai để xác định độ trầm, bỗng từng loại nhạc
cụ như: nung ki jơh, m’buốt, lút, tlăk tlơr...Mỗi nhạc cụ đều đi kèm với một câu
chuyện, một hoàn cảnh khác nhau. Có loại dùng trong lễ hội, có loại chỉ đánh trên
nương rẫy, có loại là phương tiện để bày tỏ tình yêu đôi lứa, có loại vừa để giải trí
vừa để xua đuổi thú rừng...
Các lễ hội của đồng bào M’Nông là loại hình văn hóa dân gian hết sức quan
trọng trong đời sống cộng đồng. Ở đó còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng
riêng thể hiện qua các lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh huyền bí như lễ
hội: rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành...Lễ hội tạo nên niềm
hứng khởi, náo nức của con người, nó lan tỏa trong cộng đồng, hòa vào với đời
36
sống của người dân. Trên cơ sở của những tín ngưỡng dân gian về thần linh, điều
cấm kỵ, hệ thống nghi lễ và lễ hội của đồng bào đã được hình thành, góp phần vào
việc quản lý cộng đồng. Với quan niệm vạn vật hữu linh, đồng bào dân tộc M’Nông
còn có cả một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp, lễ vòng đời gắn với những sinh
hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo khác. Lễ hội dân gian bao gồm cả sinh
hoạt tín ngưỡng, tâm linh đa thần của người M’Nông. Thông qua đó, để họ cầu
xin Yàng mang lại những điều tốt lành cho cộng đồng. Và, họ cũng muốn thể hiện
tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên chinh phục thiên nhiên, thể hiện khát vọng về
cuộc sống. Tất cả đều ghi lại những dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian tồn tại từ
ngàn xưa cùng với núi rừng Tây Nguyên.
Hoa văn là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các vật dụng
hàng ngày cũng như hoạt động cộng đồng. Hoa văn mang các hình tượng về trời
đất, con người, muông thú được thể hiện rõ nét nhất trên trang phục, cây nêu trong
lễ hội hay trên những hoa văn trang trí nhà cửa...Nó thể hiện những quan niệm tâm
linh, tình cảm, cũng như những mong ước về một cuộc sống yên bình với thiên
nhiên...Trong đời sống của người M’Nông, nhất là trong các nghi lễ truyền thống,
họ đặc biệt quan tâm đến trang phục. Do đó, cách trang trí trên trang phục là yếu tố
hỗ trợ đắc lực làm nổi bật lên những đường nét cụ thể, thể hiện sự sinh động trong
cuộc sống đời thường. Trang phục người M’Nông thể hiện rõ bố cục qua cách bố trí
màu sắc, hình thù lấy từ thiên nhiên hoặc những hình ảnh sinh hoạt cộng đồng.
Trong các lễ hội, chúng ta dễ nhận thấy màu sắc hoa văn qua hình ảnh cây nêu tạo
nên sự uy nghi, linh thiêng của lễ hội. Nét đẹp hoa văn còn thể hiện trong việc trang
trí trên kiến trúc, tạo nên sự ấm cúng, kín đáo của ngôi nhà. Những hoa văn của
đồng bào M’Nông hết sức độc đáo ấy, luôn được các nghệ nhân truyền các kỹ năng
cho thế hệ nghệ nhân tiếp theo.
Cộng đồng người M’Nông ở Đắk Nông nhiều nơi hiện vẫn giữ gìn được
những sinh hoạt văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, tại các địa phương ở tỉnh Đắk
Nông, các cơ quan chức năng còn biên soạn, tổ chức mở các trại sáng tác âm nhạc,
văn học, hội họa, nhiếp ảnh, hội thi dân ca, dân vũ, thi hát kể sử thi...Các hoạt động
37
thiết thực này đã và đang giúp đồng bào dân tộc M’Nông giữ gìn được nét đặc trưng
của văn hóa của dân tộc mình trong xu thế hội nhập và phát triển.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tất yếu của xã hội, cùng với sự du nhập ồ ạt
của văn hóa các dân tộc khắp cả nước về sinh sống ở vùng đất này nên vấn đề bảo
tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người M’Nông ở Đắk Nông nói chung và và các
địa phương khác nói riêng đứng trước những thách thức không nhỏ. Một số sử thi bị
lãng quên; lễ hội bị mai một; số lượng nghệ nhân am hiểu sâu sắc văn hóa dân tộc
rơi rụng dần; không gian sống, không gian văn hóa bị thu hẹp đáng kể vì nhiều lý
do, hệ lụy của những tác động về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần.
2.3.2. Văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông
Trong 13 thôn/bon của toàn xã, người M’Nông sống tập trung hầu hết tại các
thôn/bon cụ thể như: bon Nting, bon SaNar, bon R’Bút, bon Phi Glê, bon BuSir,
bon Rlong Phe, bon Nđoh, rải rác tại các thôn Quảng Hợp, thôn Quảng Tiến và trừ
các thôn/bon khác tập trung chủ yếu các dân tộc phía bắc như thôn 4, thôn 5, thôn
Đắk Snao, thôn Đắk Snao 2. Hiện tại người M’Nông tại xã Quảng Sơn có tổng số
hộ là 688 hộ với 3.235 nhân khẩu chiếm 13,3% so với tổng số hộ của toàn xã là
5.246 hộ và tổng số dân của toàn xã là 20.281 nhân khẩu. Trong đó nữ giới 1.735
khẩu chiếm tỉ lệ 53%, nam giới 46%, trẻ em dưới tuổi lao động là 798 người chiếm
tỉ lệ 24.66% so với tổng số nhân khẩu của người M’Nông trên toàn xã là 3.235 nhân
khẩu.
Cũng giống các nét văn hóa của người M’Nông ở các vùng miền và địa
phương khác nói chung; người bản địa M’Nông tại xã Quảng Sơn có đời sống văn
hóa phong phú và đa dạng, đặc biệt là văn hóa dân gian. Nét văn hóa ấy được thể
hiện phong phú trong sinh hoạt hằng ngày của chính người M’Nông.
Cũng giống như một số địa phương khác có người M’Nông sinh sống, tại xã
Quảng Sơn nét truyền thống trong nền văn hóa đó được thể hiện đậm đà trong các
loại hình sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật hàng ngày của đồng bào người M’Nông. Đó
là ca dao, tục ngữ, lời nói vần (nao m’pring) còn tiềm ẩn trong trí nhớ để lưu truyền
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa

More Related Content

What's hot

Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
nataliej4
 
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Trần Đức Anh
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt NamLuận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường
Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường
Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường
An Nguyen
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chí
moneylove2
 
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đìnhBáo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đìnhHồng Nhung (Ỉn con)
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà XùaLuận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM
Luận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCMLuận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM
Luận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (16)

Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt NamLuận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
Luận án: Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường
Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường
Báo chí chuyên nghiệp trong và ngoài giảng đường
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chí
 
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đìnhBáo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà XùaLuận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
 
Luận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM
Luận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCMLuận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM
Luận án: Văn hoá ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
 

Similar to Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa

Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội AnLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
BnhMinh89
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAYBài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
nataliej4
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc NinhQuản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
jackjohn45
 

Similar to Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa (20)

Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội AnLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAYBài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc NinhQuản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 

Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN DƢƠNG VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƢỜI M’NÔNG Ở XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN DƢƠNG VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƢỜI M’NÔNG Ở XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY Ngành: Chính trị học Mã số: 8 31 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÚ VĂN HẲN HÀ NỘI, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phú Văn Hẳn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài “Vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay” là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Các số liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình trước pháp luật. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Phan Văn Dƣơng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC ..................................................................................................................8 1.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................................8 1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc..........................................................................................................................12 Chƣơng 2: VĂN HOÁ VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA NGƢỜI M’NÔNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG HIỆN NAY....................................................................................24 2.1. Vài nét về xã Quảng Sơn ...............................................................................24 2.2. Con người và văn hóa của người M’Nông ....................................................26 2.3. Văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương .....................................30 2.4. Bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn.................................41 2.5. Một số hoạt động và kết quả nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông.................................................................................................................47 2.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông.................................................................................................................50 Chƣơng 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƢỜI M'NÔNG HIỆN NAY...........54 3.1. Vai trò của hệ thống chính trị xã Quảng Sơn trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông ..................................................................................54 3.2. Một số giải pháp đối với hệ thống chính trị địa phương trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn ........................................57 KẾT LUẬN..............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban Nhân dân HĐND: Hội đồng Nhân dân UBMTTQ: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc XHCN: Xã hội Chủ nghĩa XHCNVN: Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam DTTS: Dân tộc thiểu số LHQ: Liên Hiệp Quốc TTPCBXH: Trung tâm phòng chống bệnh xã hội HIV: Là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno - deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). AIDS: Là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân tộc Việt Nam có một truyền thống lâu đời về văn hóa và văn hiến, kết tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá trị phổ quát của văn hóa, của mọi dân tộc trong quốc gia - dân tộc mình và trong cộng đồng nhân loại. Song mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử riêng của mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển, lại có những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng của mình về chân - thiện - mỹ. Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa. Quảng Sơn là xã thuộc vùng núi đặc biệt khó khăn, bao gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP vào ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chung của huyện Đắk Glong về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn xã đều có những đặc điểm riêng, sớm hình thành những nét văn hóa vốn có, độc đáo của mình. Cũng như mọi dân tộc khác, người M’Nông tại xã Quảng Sơn đã sớm hình thành một nền văn hóa mang màu sắc riêng và hết sức đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa, sắc thái văn hóa ấy đã có những ảnh hưởng tới các dân tộc tại địa phương nói chung và người M’Nông nói riêng, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Nguyên. Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là điều mà Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài cuộc về vấn đề này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trước sự tác động
  • 7. 2 của cơ chế thị trường, sự mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và người M’Nông tại xã Quảng Sơn nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Trước tình hình đó việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Huyện ủy, UBND huyện, sự quan tâm tạo điều kiện, ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể cấp xã, các đơn vị đóng chân trên địa bàn xã; xã Quảng Sơn đã đạt được nhiều sự thành công. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của kinh tế, đời sống người dân được nâng cao, cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng, hiện nay những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc thiểu số, đặc biệt là bản sắc văn hóa của người M’Nông đang đứng trước những thách thức và có những biểu hiện mai một, biến đổi một cách nghiêm trọng đó chính là sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống khác như ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán bản địa trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất hằng ngày. Một số vấn đề như không coi trọng việc học tập, việc tiếp thu tri thức khoa học, xem nhẹ các giá trị về truyền thống, đạo đức, gia đình, cộng đồng và có biểu hiện vi phạm pháp luật của một bộ phận người M’Nông đáng được quan tâm, giải quyết. Từ những thực trạng đó cho thấy hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là ở địa phương có phần trách nhiệm lớn và cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong vai trò của mình đối với công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông. Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương, đang là câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong toàn xã. Đề tài:“Vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay" là đề tài cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành chính trị học, nhằm đánh giá đúng hiện trạng và tìm ra các giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
  • 8. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nghiên cứu đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa, bản sắc văn hóa, vai trò của hệ thống chính trị trong thời gian gần đây được chú trọng nhiều hơn, do vậy công trình nghiên cứu về đề tài này hết sức phong phú và có ý nghĩa cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện tại. Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung và người M’Nông nói riêng vẫn còn khá ít. Đối với Đắk Nông thì các đề tài và các công trình nghiên cứu có liên quan khá khiêm tốn. Tuy nhiên để thực hiện đề tài, tác giả chỉ có thể nêu lên một số công trình có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài mà tác giả nghiên cứu và tìm hiểu như sau: Trong nghiên cứu “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên trong quá trình xây dựng văn hóa tinh thần ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” của tác giả Trương Minh Dục [19] đã nhấn mạnh những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cần được giữ gìn và phát huy. Đồng thời thông qua đó tác giả đưa ra và phân tích những thế mạnh của cộng đồng các dân tộc thiểu số, những chủ trương, chính sách liên quan để làm tốt công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa. Bài viết “Văn hóa các tộc người Tây Nguyên – Thành tựu và thực trạng” thì tác giả Tô Ngọc Thanh [32] cũng chú ý đi sâu vào phân tích thực trạng về văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó nêu cụ thể những thành tựu về văn hóa đã đạt được và cũng làm rõ những yếu tố văn hóa đang bị mai một, những tác động và ảnh hưởng xung quanh đối với văn hóa. Bài viết cũng đề cập đến vai trò của hệ thống chính trị trong việc phát triển văn hóa. Báo Đắk Nông với bài viết “Văn hóa Tây nguyên và sự phát triển bền vững” đã nêu ra những giá trị đặc sắc văn hóa Tây Nguyên, bài viết cũng không quên đề cập đến thực trạng của văn hóa Tây Nguyên, đồng thời đưa ra những giải pháp đề cập đến vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
  • 9. 4 Một số công trình khác của tác giả Võ Thị Thùy Dung như “Lễ hội nông nghiệp của tộc người M’Nông tỉnh Đắk Nông - Truyền thống và biến đổi” (Bài báo hội thảo khoa học quốc tế tháng 6/2014) [16]; “Tôn giáo đa thần trong nghi lễ và lễ hội của dân tộc M’Nông” (Bài đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa dân gian tháng 10/2015 – ISSN 0866-7284)[18]; “Tác động của đô thị hóa đến lễ hội truyền thống của người M’Nông tỉnh Đắk Nông” (Bài báo Hội thảo khoa học Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội tháng 11/2014) [17]; đều có đề cập đến vai trò của hệ thống chính trị trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai mươi, tháng 4-1972 nhấn mạnh “Giáo dục tư tưởng XHCN, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa học - kỹ thuật, sức khỏe và tay nghề của người lao động, mở rộng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thanh, truyền hình…”. Hội nghị Trung ương 2 khóa IX năm 2012, nêu rõ phát triển đầy đủ thành 10 nhiệm vụ cụ thể trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, từ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới, xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; phát triển văn học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo đến củng cố, xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII). Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã nêu lên bốn giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển văn hóa: - Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. - Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa. - Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa. - Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa. Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi mặt hoạt động, mọi quan hệ xã hội, thành sức mạnh
  • 10. 5 nội sinh quan trọng của phát triển bền vững. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để xây dựng con người Việt Nam đẹp về nhân cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo; khỏe về thể chất; nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, phát huy tốt vai trò chủ thể sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các đề tài, nghiên cứu, văn bản, nội dung liên quan đã đề cập đến giá trị văn hóa, sắc thái văn hóa, thực trạng và những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến vấn đề văn hóa; trong đó đã đưa ra những giải pháp nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đó. Sự thiết thực và cấp bách đó đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới hết sức cấp thiết về lý luận, thực tiễn phải nghiên cứu, luận giải, đề ra những giải pháp mang tính khả thi, bảo đảm phát huy được vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Với mong muốn làm rõ những giá trị của bản sắc văn hóa, vai trò của hệ thống chính trị và đề xuất các giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cụ thể đối với người M’Nông ở xã Quảng Sơn, đặt ra nhiệm vụ khoa học cần nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và các vấn đề thực tiễn có liên quan, làm rõ vai trò của hệ thống chính trị và đề xuất các giải pháp thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của hệ thống chính trị trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương.
  • 11. 6 - Phân tích, đánh giá hiện trạng về văn hóa, bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong hiện nay, nêu ra những thuật lợi, khó khăn đối với công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản, làm rõ vai trò của hệ thống chính trị địa phương trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vấn là đề văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông và vai trò của hệ thống chính trị của địa phương trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp, nội dung có liên quan của hệ thống chính trị đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông và những đáp ứng của hệ thống chính trị tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay. - Về không gian: Trong khuôn khổ luận văn, đề tài nghiên cứu chủ yếu địa bàn người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. - Về thời gian: Phân tích thực trạng về văn hóa dân tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông giai đoạn hiện nay. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả về việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, về vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
  • 12. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (nghiên cứu các văn bản về chính sách, đường lối của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số). - Phương pháp liệt kê, phân tích số liệu, tổng hợp số liệu, giải thích các thuật ngữ liên quan được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu. - Phương pháp quan sát (tiếp cận đối tượng nghiên cứu, không gian nghiên cứu để làm rõ các vẫn đề nghiên cứu từ thực tiễn). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng các lý thuyết và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để đánh giá khách quan, khoa học công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông và làm rõ vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông để từ đó chỉ ra thực trạng, tồn tại, hạn chế và giải pháp giữ gìn, phát triển bền vững. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua sự phân tích, nhìn nhận và đánh giá tình hình thực tiễn tại địa phương, nhằm đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hơn, phù hợp hơn đối với vai trò của hệ thống chính trị trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn. Kết quả của luận văn sẽ được ứng dụng tham khảo và kế thừa cho các đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chƣơng 2: Văn hóa và bản sắc văn hóa của người M’Nông hiện nay Chƣơng 3: Hệ thống chính trị và một số giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông hiện nay.
  • 13. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về văn hóa Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”[30]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”. Theo Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[14, tr. 431]. Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Nội lực của dân tộc, một mặt, chính là nguồn nhân lực to lớn, mặt khác, là truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được kết tinh và hiện đại hóa. Có thể nói tính dân tộc là nội dung quan trọng, luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hóa. Nó là cơ sở của nền văn hóa tiên tiến, kết tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc gia giàu mạnh và phát triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dân tộc mà văn hóa mang bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình
  • 14. 9 trước kẻ thù xâm lược. Những ngày hôm nay biết bao người dân Việt Nam ở hải ngoại vẫn khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc văn hóa dân tộc [22]. Thông qua các định nghĩa nêu trên có thể thấy rằng văn hóa dân tộc của người M’Nông bao gồm nhiều yếu tố văn hóa phi vật thể, vật thể như trang phục, ẩm thực, phong tục tập quán, các nét văn hóa dân gian của chính họ. 1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Nó được thể hiện qua sắc thái văn hóa và những nét văn hóa như đạo đức, lối sống, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội…có trong văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, nấc thang biến đổi, phát triển. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, nó có giá trị bền vững, trường tồn cùng thời gian, nó như chất keo kết nối cộng đồng người gắn bó với nhau, để cùng tồn tại và phát triển. Biểu hiện cụ thể của nó là: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...[20]. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá; là linh hồn của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử; được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt Nam. Tất cả những yếu tố đó đã tô thắm nét đẹp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, khắc sâu trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá khác.
  • 15. 10 Thông qua những phân tích của các định nghĩa trên có thể nói rằng bản sắc văn hóa của người M’Nông có thể hiểu là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất để phân biệt với bản sắc văn hóa các dân tộc khác. Bản sắc văn hóa của người M’Nông đó chính là tính cộng đồng rất cao, nó được thể hiện qua những giá trị của các nét văn hóa, sắc thái văn hóa trong cuộc sống, lao động hằng ngày của chính cộng đồng người M’Nông. 1.1.3. Khái niệm về dân tộc thiểu số Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một định nghĩa nào về “dân tộc thiểu số” (minorities) được chính thức xác nhận trong bất cứ văn kiện quốc tế nào của Liên Hợp Quốc. Mỗi quốc gia đều có nét đặc thù riêng, mang bản sắc và hình ảnh đặc trưng, do vậy cách hiểu và quan điểm về vấn đề DTTS đều khác nhau. Ở Việt Nam, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc mà chỉ mang ý nghĩa đơn thuần về mặt số lượng. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại Khoản 2- Điều 4 "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước CHXHCNVN"; khoản 3 - Điều 4: "Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia"[12]. Dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau: “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [10]. Như vậy, có thể hiểu, dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. 1.1.4. Khái niệm về hệ thống chính trị Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị.
  • 16. 11 Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp theo quy định và có mối quan hệ với nhau trong một hệ thống có tổ chức nhằm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được quy định đối trong đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với chế độ và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Có thể nói hệ thống chính trị ở nước ta là tổ chức của chính trị và dân chủ, được xác lập bởi tổ chức và hoạt động của một hệ thống thống nhất các thiết chế bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quyền lực chính trị theo ủy quyền của nhân dân, phát huy dân chủ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng của chủ nghĩa xã hội theo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: - Đảng Cộng sản Việt Nam (là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội); - Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; - Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; - Các tổ chức chính trị - xã hội khác (Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam). - Ở nước ta thì hệ thống chính trị được được tổ chức theo theo một hệ thống từ địa phương đến trung ương [24]. Hệ thống chính trị tại xã Quảng Sơn bao gồm: Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Công đoàn cấp xã; các chi bộ, ban tự quản, chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội hội cựu chiến binh, chi hội nông dân, ban công tác mặt trận của các thôn/bon, các chi bộ trường học, cơ quan, quân sự trực thuộc.
  • 17. 12 1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 1.2.1. Chủ trương và chính sách của Đảng Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đi vào cuộc sống 15 năm, được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đồng tình ủng hộ, được cả hệ thống chính trị quan tâm, tổ chức thực hiện. Có thể nói, nó không chỉ là một văn kiện mang tính đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà còn thể hiện tư duy lý luận văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn cách mạng mới. Thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong 15 năm qua đã gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để bổ sung và phát triển tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI tới đây. Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam được xác định tại Đề cương văn hóa Việt Nam (1943): “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa)”; “Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa…”; “Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” và “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội…”; “Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”. Mục tiêu trước mắt mà Đề cương văn hóa Việt Nam đề ra là xây dựng nền văn hóa mới dân tộc, khoa học, đại chúng và mục tiêu lâu dài là xây dựng “văn hóa xã hội chủ nghĩa”. Muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng phải nắm vững ba nguyên tắc: dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Đường lối ấy được bổ sung, phát triển qua các kỳ đại hội, hội nghị Trung ương từ khóa I đến khóa VIII. Nhưng có thể nói đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) mới là văn kiện đánh dấu sự phát triển toàn diện đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Sự phát triển toàn diện ấy được thể hiện ở các điểm chủ yếu sau đây:
  • 18. 13 Từ nhận thức văn hóa, bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật (Đề cương văn hóa Việt Nam 1943) đến văn hóa bao gồm: tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học, giáo dục - đào tạo, thông đại chúng, văn học - nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng… Từ nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng; dân tộc là hình thức, tân dân chủ là nội dung (1943); là nền văn hóa “có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc”(1982) đến nền văn hóa mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn (Hiến pháp 1992) và xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - 1998). Từ quan niệm “phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội” (1943); cách mạng tư tưởng - văn hóa là động lực (Đại hội IV) đến văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII). Từ ba nguyên tắc vận động cách tân văn hóa: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa (1943); tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội: kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước; “tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” [3]. “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII) [2].
  • 19. 14 Hội nghị Trung ương 2 khóa IX, phát triển đầy đủ thành 10 nhiệm vụ cụ thể trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, từ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới, xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; phát triển văn học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo đến củng cố, xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII). Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã nêu lên bốn giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển văn hóa [2]: Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa. Chú trọng và huy động nguồn lực, vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa. Thông qua đó có thể thấy, các nội dung của Nghị quyết đã kịp thời định hướng, thể hiện được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng, khôi phục, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời đại, đáp ứng với nhu cầu và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam. Nhận thức được điều này, ngay từ Đại hội VIII, Đảng và Nhà nước đã thông qua nghị quyết số 03/NQ-TW tại hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 16/07/1998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong phần xác định phương hướng, nhiệm vụ, ban chấp hành trung ương Đảng đã nhận ra “Nền văn hoá Việt Nam là nên văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, từ đó đặt ra một trong các nhiệm vụ cụ thể là “bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số. Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng,
  • 20. 15 phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”. + Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhấn mạnh mục tiêu [7]: Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Việc kiến tạo ra môi trường lành mạnh, phù hợp sự phát triển của văn hóa hòa cùng dòng chảy của kinh tế, cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh đó cũng ràng buộc những yếu tố liên quan đến văn hóa như quy định, thế chế, cơ chế đặc thù để bảo đảm quá trình khôi phục, phục dựng, phát triển, kế thừa văn hóa được thực hiện triệt để và có hiệu quả. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội. 1.2.2. Một số quy định của Nhà nước trong công tác bảo tồn, giữ gìn, phát triển văn hóa các dân tộc + Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, ghi nhận quyền được sử dụng tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS trong tố tụng hình sự.
  • 21. 16 + Luật di sản văn hóa 2001, khẳng định Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam. + Các văn bản dưới luật gồm có Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ban, ngành…Kể từ 1992 trở lại đây, năm Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua mở ra một thời kỳ mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập. Đã có hàng trăm văn bản dưới luật được ban hành nhằm phát triển vùng DTTS ở tất cả các lĩnh khác nhau, đảm bảo quyền của đồng bào DTTS. Tại Quyết định số 2356/QĐ- TTg, ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Ủy Ban dân tộc chủ trì, phối hợp Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và các Bộ, ngành thực hiện đề án xây dựng Luật Dân tộc, dự kiến thời gian xây dựng và trình 2017- 2020, thời gian triển khai 2021. + Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (khoản 1 Điều 60) và “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình (khoản 3 Điều 5). + Chương trình hành động của Chính phủ số 1109/CP-VX ngày 15/9/1998 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhấn mạnh và chú trọng việc: Xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bao gồm các di sản văn hóa dân gian truyền thồng, chú trọng các di sản
  • 22. 17 văn hóa quốc gia, di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận, di sản cách mạng tiêu biểu và di sản cảnh quan thiên nhiên môi trường. Tiến hành rà soát thống kê về cả số lượng, chất lượng của các di sản văn hóa, để trong quá trình bảo tồn, giữ gìn và phát huy được thực hiện hiệu quả và phù hợp với bối cảnh, đặc thù của từng địa phương. Có chương trình phiên dịch, giới thiệu kịp thời kho tàng văn hóa Hán - Nôm. Tiếp tục triển khai chương trình về văn hóa với 4 mục tiêu: chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử; phát triển điện ảnh Việt Nam; phát triển văn hóa, thông tin cơ sở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và phát huy vốn văn hóa dân tộc (văn hóa phi vật thể). + Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhấn mạnh: Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa VIII) của Đảng về ''xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc''. Các ngành, các cấp phải có chủ trương, biện pháp gắn chặt nhiệm vụ phát triển văn hóa - thông tin miền núi và vùng dân tộc thiểu số với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Cụ thể là triển khai thực hiện tốt các Đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này của Đảng. Tư tưởng và mục tiêu chỉ đạo là: ''Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số''. Trước mắt, cần tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa - thông tin ở vùng cao, biên giới, vùng khó khăn, nhất là các xã nằm trong khu vực ba. Qua đó thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm về việc xây dựng, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số có hiệu quả và hệ thống. Song song phải tạo được sự gắn kết, làm tốt công tác quản lý, khai thác, sưu tầm những nét độc đáo của văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể.
  • 23. 18 Tổ chức nghiên cứu, cải tiến, giúp đỡ để phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc thiểu số theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn văn hóa với du lịch. Tuyên truyền và quảng bá những nét đẹp của văn hóa thông qua trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, để bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc. Cải thiện và nâng cao một bước mức hưởng thụ văn hóa, thông tin ở miền núi và vùng các dân tộc thiểu số. Các ngành, các cấp phải có kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường nguồn lực cho văn hóa - thông tin ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa hoạt động văn hóa - thông tin, mở rộng sự hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài. Tổ chức, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Ở cấp huyện, những nơi có điều kiện, có thể tổ chức đội văn nghệ bán chuyên làm hạt nhân thúc đẩy các hoạt động văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từ đó hình thành những điểm sáng văn hóa. Tổ chức tốt các cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí về đề tài miền núi, dân tộc thiểu số và có kế hoạch xuất bản, giới thiệu những tác phẩm này nhằm phản ánh kịp thời những tiến bộ, những tâm tư nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong quá trình đổi mới. Có kế hoạch giúp đỡ văn nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn phục vụ miền núi, vùng các dân tộc thiểu số về tinh thần và vật chất. Trước mắt và những năm tới phải làm tốt hơn việc tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, mở rộng hình thức những ''Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc'' theo quy mô cụm, vùng, nhằm tăng cường hiểu biết, đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời tăng cường giới thiệu văn hóa - nghệ thuật các dân tộc thiểu số ở trong nước và thế giới. Những nhiệm vụ và biện pháp nêu trên phải được cụ thể hóa trong kế hoạch, chương trình hành động của các Bộ, ngành, các địa phương, trên cơ sở từng bước tăng thêm ngân sách Nhà nước cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh
  • 24. 19 phí hoạt động sự nghiệp, đồng thời đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa thích hợp nhằm phát triển văn hóa - thông tin ở miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. + Tiếp tục hướng tới quyền giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đợt sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Điều 5 của Hiến pháp đã cụ thể hóa: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. + Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định việc Nhà nước khuyến khích bảo tồn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong nếp sống của dân tộc, bài trừ những hủ tục có hại; khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống; nghiên cứu và ứng dụng y, dược học cổ truyền, duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc. Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban, ngành cũng đã ban hành nhiều quy định để bảo tồn, phát triển văn hóa, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, tăng cường đầu tư cho bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở Việt Nam. + Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/1/2011 về Công tác các dân tộc tại Điều 13 Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa nêu rõ [12]: Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật. Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
  • 25. 20 Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu vực hoặc từng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. + Quyết định số 936/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020. 1.2.3. Quan điểm và một số chủ trương, định hướng của địa phương về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số - Cấp tỉnh + Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 13-9-2004; Chương trình hành động số 31- CTr/TU, ngày 13-11-2014. Triển khai các đề án, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục như: Đề án “Phát triển văn hóa thông tin tỉnh Đắk Nông đến năm 2010”. Đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc M’Nông tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2005 - 2009”. Đề án “Xã hội hóa hoạt động văn hóa giai đoạn 2006 - 2010”. Đề án tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 – 2020. Đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2010 - 2015”. Đề án “Sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. + Kế hoạch số 630/KH-UBND, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong đó nhấn mạnh nội dung:
  • 26. 21 Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Xây dựng các thiết chế văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống góp phần hướng tới mục tiêu chiến lược “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. - Cấp huyện + Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, các kế hoạch, Đề án của UBND tỉnh; Huyện ủy Đắk Glong ban hành Chương trình hành động số 15- CTr/ĐU, ngày 05-7-2016; Chương trình hành động số 41-CTr/ĐU, ngày 14-11- 2017. Triển khai các đề án, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục như: “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc M’Nông huyện Đắk Glong, giai đoạn 2015 - 2020”. Chú trọng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa dân gian huyện Đắk Glong đoạn 2015 – 2020. “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2016 – 2020”. + Thực hiện các Kế hoạch, Đề án của UBND tỉnh ban hành; Chương trình hành động của Huyện ủy, UBND huyện ban hành các Kế hoạch năm 2016, 2017 trong đó nhấn mạnh các nội dung liên quan đến vấn đề văn hóa như: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục dựng, bảo tồn lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì, phục dựng lễ hội của người dân tộc Mạ, dân tộc M’Nông, dân tộc Mông, dân tộc Tày trên địa bàn huyện. Nâng cao văn hóa đọc trên địa bàn huyện. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác văn hóa trên địa bàn huyện. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các nghệ nhân về diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca trên địa bàn huyện.
  • 27. 22 - Cấp xã + Thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy, Kế hoạch của UBND huyện, Đảng ủy xã Quảng Sơn ban hành Chương trình hành động số 28-CTr/ĐU, ngày 25-7-2016; Chương trình hành động số 39-CTr/ĐU, ngày 23-11-2017.Triển triển khai các đề án, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục như: “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc M’Nông xã Quảng Sơn, giai đoạn 2015 - 2020”; Chú trọng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa dân gian xã Quảng Sơn giai đoạn 2015 – 2020; “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2016 – 2020”. + Thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy, Kế hoạch của UBND huyện, Chương trình hành động của Đảng ủy; UBND xã Quảng Sơn đã ban hành các Kế hoạch năm 2016, 2017 trong đó nhấn mạnh các nội dung liên quan đến văn hóa như: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục dựng, bảo tồn lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì, phục dựng lễ hội của người dân tộc Mạ, dân tộc M’Nông, dân tộc Mông, dân tộc Tày trên địa bàn xã. Xây dựng và duy trì lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc người M’Nông (bao gồm già làng, trưởng bản, người có uy tín) và thực hiện tốt chính sách ưu đãi, chế độ dành cho lực lượng này. Nâng cao văn hóa đọc trên địa bàn xã. Tiểu kết chƣơng 1 Trên cơ sở lý luận vận dụng vào việc trình bày các vấn đề về văn hóa, bản sắc văn hóa các dân tộc đều có những giá trị quan trọng, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông sự phát triển chung của xã Quảng Sơn, cần được quan tâm và chú trọng.
  • 28. 23 Chính sách về phát triển và giữ gìn văn hóa, bản sắc văn hóa các dân tộc ở nước ta là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay. Các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và những quy định của Nhà nước; quan điểm và một số chủ trương, định hướng của địa phương liên quan, nhất là đối với hệ thống chính trị trong vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung và người M’Nông nói riêng có vai trò, ý nghĩa thực tiễn trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước. Bằng việc vận dụng trình bày các vấn đề lý luận nêu trên, đã xây dựng được cơ sở khoa học cho việc phân tích và đánh giá những sáng tạo, văn hóa, bản sắc văn hóa của người M’Nông, những thuận lợi khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương xã Quảng Sơn ở chương 2.
  • 29. 24 Chƣơng 2 VĂN HOÁ VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA NGƢỜI M’NÔNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG HIỆN NAY 2.1. Vài nét về xã Quảng Sơn - Vị trí địa hình Xã Quảng sơn có 13 thôn/bon; nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông và phía bắc của huyện Đắk Glong có vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Đông giáp với xã Đạ K’Nàng huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng và xã Quảng Hòa huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. + Phía Tây giáp với xã Đắk Ha huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. + Phía Nam giáp với xã Đắk Môi, Đắk Hòa, xã Nậm N’Jang huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông. + Phía Bắc giáp với các xã Quảng Phú, xã Đắk Nang, xã Đức Xuyên, xã Nâm N’Dirr – huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Quảng Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, có giá trị công nghiệp cao như các mỏ quặng, kim loại.... được đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu rất lớn cho huyện. Ngoài ra, diện tích lớn và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, tiêu, cao Su, điều...). - Khí hậu thời tiết: Khí hậu nơi đây mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp và các yếu tố sáng tạo văn hóa gắn với thiên nhiên, núi rừng. - Đất đai: Quảng Sơn có diện tích rộng lớn là 45.176 Km2 . - Đặc điểm kinh tế, xã hội: Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng đang có chuyển biến mạnh mẽ qua công nghiệp thương mại và dịch vụ, trên địa bàn xã có công trình thuỷ điện Đồng Nai 3 và 4 đã và đang trong giai đoạn hoàn thành và các thuỷ điện nhỏ như Đắk Nteng....sẽ tạo nên động lực cho việc phát triện kinh tế xã hội của xã. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn xã cũng là điều kiện thuận để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, thu hút đầu tư của các nguồn lực trong và ngoài
  • 30. 25 địa phương cụ thể như một số đơn vị, doanh nghiệp điển hình như: Đoàn Kinh tế Quốc phòng Quảng Sơn, các doanh nghiệp xăng dầu Tân Sơn, Khắc Nhẫn, các điểm kinh doanh về nông sản, phân bón, buôn bán nhỏ lẻ, các Hợp tác xã thương mại dịch vụ như: Hợp tác xã bon Nting, Hợp Tiến.... - Tình hình về dân số: Cụ thể dân số toàn xã là: 5.246 hộ với 20.381 khẩu, 9.955 nữ, 13.565 tuổi 14 trở lên. - Tình hình về các dân tộc cư trú trên địa bàn xã: Quảng Sơn hiện tại gồm có 22 dân tộc (theo số liệu của UBND xã Quảng Sơn đến tháng 6 năm 2018) cụ thể: STT Dân tộc Số hộ Số khẩu Tỉ lệ % 1 Kinh 3185 11246 60,8% 2 M’Nông 688 3235 13,3% 3 Nùng 312 1272 5,98% 4 Tày 282 1076 5,47% 5 Dao 271 1111 5,02% 6 Mông 236 1226 4,16% 7 Mường 71 289 1,38% 8 Cao lan (Sán cháy) 45 199 0,87% 9 Thái 43 179 0,81% 10 Sán Dìu 39 155 0,75% 11 Hoa (hán) 29 134 0,52% 12 Khơ Me 11 45 0,21% 13 Mạ 9 27 0,17% 14 Thổ 8 28 0,15% 15 Ê Đê 5 21 0,09% 16 Chăm 4 11 0,07% 17 Sán Chỉ 3 13 0,58% 18 Chu Ru 1 2 0,01% 19 Cơ Ho 1 4 0,01%
  • 31. 26 20 Co 1 1 0,01% 21 Chơ Ro 1 1 0,01% 22 Sơ Đăng 0 1 0,01% Tổng công: 22 dân tộc 5.246 20.281 100% - Tình hình về tôn giáo: Xã Quảng Sơn hiện có 05 thành phần tôn giáo Tên đạo giáo Số hộ Số khẩu Số nữ Tuổi 14 Thiên chúa 988 3777 1892 2510 Tin lành 500 2339 1135 1463 Đạo Phật 109 372 154 233 Cao đài 8 22 9 13 Hoà hảo 10 30 13 20 Tổng 1.490 6.188 2.950 4.018 Trong đó số hộ, nhân khẩu là người M’Nông là 207 hộ gia đình với 989 nhân khẩu theo đạo Thiên chúa; 325 hộ gia đình với 1578 nhân khẩu theo đạo Tin lành. 2.2. Con ngƣời và văn hóa của ngƣời M’Nông Người M’Nông là một trong những tộc người xuất hiện sớm ở vùng đất Tây Nguyên và bảo lưu được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc tại chỗ. Dân tộc M’Nông có lễ hội truyền thống như đâm trâu, mừng thu hoạch và kho tàng văn hóa dân gian độc đáo như kể chuyện sử thi, đánh cồng chiêng, dân ca, dân vũ. M’Nông là tên gọi của dân tộc này. Dân tộc M’Nông có các nhhóm địa phương như M’Nông Gar, M’Nông Nông, M’Nông Chil, M’Nông Kuênh, M’Nông Rlâm, M’Nông Preh, M’Nông Prâng, M’Nông Ðíp, M’Nông Bhiêt, M’Nông Sitô, M’Nông Bu Ðâng, M’Nông Bu Nor, M’Nông Bu Ðêh... Dân số: 102.741 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
  • 32. 27 Ngôn ngữ: Tiếng M’Nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Hiện nay chính quyền địa phương đã tổ chức biên nhiều chương trình dạy tiếng M’Nông và được phát trên hệ thống phát thanh, truyền hình bằng tiếng M’Nông. Lịch sử: Người M’Nông là cư dân có lịch sử xuất hiện sớm ở vùng Tây Nguyên. Nhà mới: Khi một ngôi nhà được xây cất hoàn tất thì lễ khánh thành để vào nhà mới sẽ được tổ chức linh đình bằng một ngày tiệc mặn cúng hiến sinh heo. Sau bữa ăn rồi mới đến tiệc rượu cần rất rôm rả trong tiếng nhạc cồng chiêng. Lễ tết: Đâm trâu là lễ hội truyền thống được coi là nét đẹp và đặc trưng nhất của người M’Nông. Sau mỗi vụ mùa kết thúc, người M’Nông đều tổ chức lẽ ăn mừng cơm mới thu hoạch, tạ ơn trời đất và thần lúa. Trâu là con vật được con người M’Nông xem là người bạn nhưng cũng chính là linh vật cho họ một mùa vụ mới với nhiều hi vọng và thành công. Lịch: Nông lịch cổ truyền M’Nông tính theo lịch âm, dựa vào quy trình canh tác rẫy. Mỗi năm cũng có 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. Học: Tiếng M’Nông vốn trước đây chưa có chữ viết, chỉ có văn chương truyền miệng. Việc giáo dục, học tập được thực hiện bằng phương pháp chỉ dẫn trực tiếp, làm mẫu noi theo, bắt chước. Thập kỷ gần đây mới xuất hiện chữ viết nhưng sự phổ biến rộng rãi đang vấp phải không ít trở ngại. Văn nghệ: Chứa kho tàng truyện cổ, đặc biệt là sử thi và tập quán pháp ca tiềm ẩn nhiều giá trị, đã và đang được khai thác giới thiệu. Tục ngữ, ca dao, dân ca rất phong phú. Nhạc cụ có cồng chiêng, kèn bầu, kèn sừng trâu, kèn môi, đàn độc huyền, đàn 8 dây, sáo dọc. Ðặc biệt là vỏ trái bầu khô được sử dụng một cách phổ biến để tạo nên bộ phận khuếch đại âm thanh trong nhiều nhạc cụ bằng tre, nứa. Người ta đã tìm thấy ở vùng cư trú của người M’Nông bộ đàn đá nguyên thuỷ nổi tiếng từ giữa thế kỷ XX. Chơi: Trẻ em thường thích chơi diều, đánh cù, bịt mắt bắt dê, chạy, nhảy... Trong lao động và sản xuất: Người M’Nông trồng lúa nương trên rẫy bằng phương pháp "đao canh hoả chủng", phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt; thu hoạch theo lối
  • 33. 28 tuốt lúa bằng tay. Họ trồng lúa nước bằng phương pháp "đao canh thuỷ nậu" trên những vùng đầm lầy, dùng trâu để quần ruộng cho nhão đất rồi gieo hạt, không cấy mạ như ở đồng bằng. Ðiều đáng lưu ý là vai trò của cái cuốc trong nền nông nghiệp cổ truyền M’Nông. Ði đôi với nền sản xuất nông phẩm, việc săn bắn, hái lượm còn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Sản xuất thủ công nghiệp gia đình phổ biến là nghề đan đồ gia dụng bằng nguyên liệu mây, tre, lá; thứ đến là nghề trồng bông dệt vải do phụ nữ đảm nhiệm. Trong mỗi thôn/bon, cộng đồng người M’Nông còn có một số người biết làm gốm thô, nặn bằng tay và nung lộ thiên. Sản phẩm là nồi đất các loại, bát ăn cơm và vò, hũ. Nghề rèn nông cụ không được phát triển lắm trong các vùng M’Nông. Phương tiện di chuyển: Người M’Nông vẫn còn sử dụng chủ yếu cái gùi cõng trên lưng nhờ có hai quai quàng qua đôi vai. Việc vận chuyển bằng voi là phương thức đặc biệt được chú trọng song không còn phổ biến như xưa ở vùng người M’Nông. Việc đi lại, vận chuyển trên sông, hồ có thuyền độc mộc vẫn còn sử dụng. Trong ăn uống, ẩm thực: Người M’Nông ăn cơm gạo tẻ nấu trong những nồi đất nung, xa xưa thì phổ biến là cơm lam (gạo nếp nấu trong ống nứa). Bữa ăn trưa ở trên ruộng rẫy thường là món cháo chua đựng trong những trái bầu khô. Thức ăn chủ yếu là muối ớt, canh rau rừng, thịt chim, thú và cá suối bắt được. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không phát triển. Rau củ được trồng trên rẫy để bổ sung cho nguồn thức ăn do hái lượm đem lại, thức uống phổ biến là rượu cần. Ăn mặc: Mùa nóng, đàn ông M’Nông xưa kia thường đóng khố ở trần; còn đàn bà thì quấn váy tấm và cũng ở trần. Mùa lạnh, họ khoác thêm trên mình một tấm mền, kiểu phục sức rất phổ biến ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Hiện nay trong trang phục M’Nông đã tiếp nhận cách ăn mặc như người Việt ở địa phương. Tập quán "cà răng căng tai" phổ biến trong xã hội cổ truyền, đến nay chỉ còn lại dấu ấn ở những người cao niên. Chỗ ở: Tuỳ theo nhóm cộng đồng người M’Nông mà họ xây cất nhà trệt hoặc nhà sàn. Nhà trệt có mái tranh gần sát đất và nền đất là mặt bằng sinh hoạt, rất phổ biến ở nhóm M’Nông Gar, M’Nông Preh, M’Nông Prâng...Còn nhà sàn thường là
  • 34. 29 sàn thấp, chỉ cách mặt đất khoảng 0m70 đến1m00 và phổ biến ở nhóm M’Nông Kuênh, M’Nông Chil, M’Nông Bhiêt...Dù là nhà sàn hay nhà trệt thì mái vẫn là cỏ tranh: khung và sườn nhà được kết hợp hai loại nguyên liệu là tre nứa và gỗ cây... Các bộ phận được liên kết bằng chạc, ngoãm, dây mây và dây rừng. Quan hệ xã hội: Ðơn vị cư trú cơ bản gọi là bon hay buôn, tương ứng với làng, xóm (phổ biến như người Việt). Các gia đình trong làng có quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân. Làng nhỏ có độ mươi nóc nhà, làng lớn có khi tập trung đến vài chục nóc. Quan hệ huyết thống ở đây tính theo dòng họ mẹ. Dấu vết của chế độ mẫu hệ còn rất đậm nét trong mọi quan hệ xã hội hiện nay. Song tập quán mẫu hệ đã và đang tan rã ở nhiều thang bậc khác nhau theo từng nhóm địa phương. Trong xã hội cổ truyền người đứng đầu mỗi làng gọi là Rnút hay Kroanh bon, bên cạnh có người phụ tá gọi là Rnoi, Rnớp. Khi cần chiến đấu thì cử ra một chức sắc gọi là Né tăm lăm lở làm thủ lĩnh quân sự. Cưới xin: Phụ nữ và bên đàng gái thường chủ động hơn trong việc hôn nhân. Lễ cưới do hai bên cùng phối hợp tổ chức. Sau hôn nhân phổ biến là cư trú phía nhà gái. Ở nhiều nhóm địa phương lại phổ biến hình thức luân cư song phương. Con sinh ra đều mang họ mẹ. Trong tập quán cưới xin có ba nghi lễ là Sa ur, Tâm ốp và Tám Nsông tương ứng với lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn. Chế độ một vợ một chồng là truyền thống chặt chẽ trong quan hệ hôn nhân của dân tộc này. Luật tục M’Nông phạt rất nghiêm với tội loạn luân và ngoại tình. Ma chay: Khi có người chết, cả làng nghỉ việc đồng áng để cùng lo mai táng, ma chay. Thi hài được quàn tại nhà khoảng hai ngày đối với người chết già, chết vì bệnh tật. Họ rất kinh hãi và chối bỏ việc ma chay đối với mọi cái chết do tai nạn gây nên (chết đuối, ngã cây, rắn cắn, hổ vồ... và chết do chiến tranh, đâm chém). Những cái chết "bất đắc kỳ tử" như vừa nêu thì thi hài không được đem vào nhà mà phải mai táng tức khắc một cách thầm lặng. Thổ táng là hình thức duy nhất trong việc tang ma, không có tập quán cải táng. Mọi người chết đều được chia tài sản để mang về "lập nghiệp" ở thế giới của ông bà gọi là Phan.
  • 35. 30 Theo phong tục, cứ sau một mùa rẫy là các bon làng người M’Nông lại tổ chức các nghi lễ và lễ hội, nhằm tạ ơn các vị thần linh, trời đất, tạ ơn tổ tiên ông bà đã phù hộ cho mọi người lúa thóc đầy bồ, heo bò đầy sân, chật bãi. Những lễ hội như: lễ hội rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng voi...mang bản sắc của một cộng đồng sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, săn bắn, hái lượm…Lễ hội lớn nữa là lễ hội đua voi của người M’Nông, đến nay gần như trở thành lễ hội của vùng Tây Nguyên. Lễ bỏ mả (nghi lễ tiễn biệt người chết) được người M’Nông rất coi trọng, vì theo quan niệm của người M’Nông, một người vừa qua đời thì linh hồn của họ vẫn giữ mối liên hệ với người sống. Do vậy, sau khi người chết được an táng, gia đình vẫn làm lễ cúng cơm. Phải sau 3 đến 5 năm sau, dân trông bon/làng mới tổ chức lễ bỏ mả. Theo phong tục sau lễ bỏ mả tiễn biệt người chết, người ta không bao giờ nhắc đến người chết nữa và cho rằng người chết đã đến một thế giới khác. Nghi lễ bỏ mả gồm các nghi lễ diễn xướng tổng hợp như đánh cồng chiêng, múa, hát, múa rối và cả các các trò chơi dân gian. Tuỳ điều kiện kinh tế của gia đình mà họ làm lễ bỏ mả. Gia đình mổ heo, gà đãi dân làng, phân công người vào trong rừng lấy gỗ tạc tượng (gọi là tượng nhà mồ). Các tượng này luôn gắn với cuộc sống của người chết như tượng voi, chim thú, người giã gạo, cho con bú, tượng người ôm mặt khóc hay tượng người đánh trống…thể hiện tình cảm với người chết. 2.3. Văn hóa dân tộc của ngƣời M’Nông tại địa phƣơng 2.3.1. Văn hóa của người M’Nông ở Đắk Nông nói chung Đắk Nông được biết tới là mảnh đất có truyền thống lịch sử hào hùng, là ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ của đồng bào các dân tộc ở cao nguyên M’Nông dưới sự lãnh đạo của các vị tù trưởng, tộc trưởng Ama Jhao, N’Trang Gưh, N’Trang Lơng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được đánh dấu bằng sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập trong nhà ngục Đắk Mil (năm 1943). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các dân tộc M’Nông, Mạ,…đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng, từ đây Đắk Nông trở thành căn cứ địa vững chắc, là hậu cứ quan trọng, là địa bàn trọng
  • 36. 31 yếu của hành lang chiến lược Bắc – Nam, từ Nam Tây nguyên vào Đông Nam bộ. Đắk Nông cũng là nơi nổ phát súng đầu tiên cùng với các huyện của tỉnh Đắk Lắk và Buôn Ma Thuột mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Nói đến Đắk Nông không thể không đề cập tới nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc riêng của nhiều dân tộc, cư dân bản địa, là chủ nhân của nhiều hiện vật văn hóa độc đáo. Tiêu biểu là đàn đá Đắk Kar có niên đại hàng ngàn năm tuổi, là hệ thống các nghi lễ, lễ hội đặc sắc, là kho tàng truyện cổ, dân ca, dân vũ, có kho tàng sử thi Ot N’drông với tầm vóc và số lượng đồ sộ với hàng vạn câu văn vần của người M’Nông. Đắk Nông là vùng đất giao thoa, hội tụ những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Nơi đây, còn lưu giữ những nét văn văn hóa đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội gắn với đời sống tâm linh huyền bí như: sử thi, sinh hoạt cồng chiêng, các điệu múa dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục và cả luật tục duy trì sự ổn định của cộng đồng...Các loại hình văn hóa dân gian ấy có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Nam Tây Nguyên ngày nay. Sự hình thành của cộng đồng dân cư và chuyển hóa xã hội qua diễn trình lịch sử, đã tạo cho Đắk Nông có nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc thù về không gian và thời gian. Văn hóa của người M’Nông nói chung tại Đắk Nông được biết đến qua nhiều di chỉ được khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được những công cụ lao động như: rìu, bôn, cuốc nhỏ thân dài, những viên cuội khoan lỗ để tra cán...Chúng có niên đại thuộc thời hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí và nhiều bằng chứng khảo cổ học khác. Các dấu tích của con người trước đây được phát hiện là cơ sở khoa học quan trọng để khôi phục lại bức tranh đời sống sinh hoạt văn hóa của cư dân xưa. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, đời sống văn hóa tinh thần rất đa dạng, phong phú như: nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, trang trí, trang sức, trang phục...Bên cạnh đó, là những hệ thống nghi lễ phục vụ cho đời sống tâm linh như: lễ hội mừng mùa, lễ mừng lúa mới, lễ kết nghĩa, lễ ăn cơm mới, lễ hội runglăp bon (lễ hội đoàn
  • 37. 32 kết các bon làng), lễ hội tách năng yô, lễ đón khách, lễ hội sum họp cộng đồng, lễ cúng thần rừng... Đồng thời, cư dân nơi đây còn sở hữu một kho tàng văn học dân gian truyền miệng rất phong phú, bao gồm các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết... Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng đã góp phần tạo nên những giá trị của di sản nhân loại đó. Chỉ có đời sống của con người gắn liền với núi rừng hùng vĩ, dòng sông chảy xiết, với ngôi nhà dài, hay những chiếc chiêng, cồng cổ...mới làm nên sự hấp dẫn riêng biệt của không gian văn hóa Tây Nguyên này. Cồng chiêng, sử thi, các lễ hội truyền thống...là những đặc trưng văn hóa dân gian của đồng bào các tộc người anh em ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng. Nó bắt nguồn từ đời sống, từ những sinh hoạt thường ngày, là nguồn cảm hứng thể hiện tâm hồn và tiếp thêm sức sống cho con người Tây Nguyên. Cồng chiêng và nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của con người M’Nông ngay từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vũ trụ. Nó được thể hiện qua các nghi thức trong lễ hội, tín ngưỡng tâm linh, ẩm thực dân gian...Cồng chiêng là loại nhạc cụ có khả năng trình diễn độc lập và cũng có thể kết hợp với các loại nhạc cụ khác và không thể thiếu trong các lễ hội có quy mô nhỏ như gia đình cũng như của cả cộng đồng. Đặc điểm nổi bật của dàn cồng, chiêng là sự kết hợp linh hoạt trong tiết tấu, giai điệu là những âm thanh của núi rừng, tiếng suối reo, thác chảy và tâm hôn chân thành của đồng bào M’Nông thể hiện được lòng thành, tâm niệm, sự tôn trọng đối với thiên nhiên, thần linh và chính những truyền thống của cồng đồng họ. Đồng thời cũng là của cải vật chất mà từ đó có thể phân biệt được sự giàu nghèo, là sức mạnh, được người khác kính trọng. Cồng chiêng còn giữ vai trò là phương tiện để khẳng định bản sắc văn hóa cộng đồng các tộc người ở Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Nông nói riêng. Mỗi tộc người có một cách đánh khách nhau, nên khi nghe chúng ta có thể phân biệt được đó là của tộc người nào.
  • 38. 33 Âm thanh của cồng chiêng luôn mang đến cho người nghe những cảm xúc rạo rực khó tả khiến mọi người tìm đến nhau để cùng chung vui. Vào những ngày lễ hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa, chóe rượu cần, trong tiếng cồng chiêng vang vọng giữ núi rừng tạo nên một không gian kỳ bí và huyền ảo. Vì thế có thể khẳng định rằng, cồng chiêng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào M’Nông trên vùng đất Nam Tây Nguyên. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, sử thi M’Nông mang một giá trị văn hóa hết sức đặc biệt, là món ăn tinh thần không thể thiếu còn lưu giữ đến ngày nay. Sử thi M’Nông được tạo dựng nên từ hàng nghìn câu văn có vần điệu, một thể loại văn học truyền miệng với những câu chuyện mang đậm nét thần thoại về các hiện tượng tự nhiên, nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc...Sử thi là sự trộn lẫn của ngôn ngữ với giai điệu của thơ ca. Nó chứa đựng nhiều hình ảnh mang tính biểu cảm sâu sắc. Bộ ót n’rông là viên ngọc quý trong kho tàng văn học và truyện cổ dân gian Việt Nam đã được Nhà nước công nhận. Hát kể sử thi đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Trong đó, nghệ nhân có thể nhớ tới hàng vạn câu sử thi, họ có giọng hát hay và tài diễn tấu độc đáo để lưu truyền hát kể sử thi cho con cháu nghe. Người hát kể sử thi và người nghe có thể ngồi thâu đêm suốt sáng bên cạnh bếp lửa lung linh, ấm áp. Thông qua đó, người nghe nhận biết được quan niệm về sự ra đời của đất, trời, của con người, tín ngưỡng, mối quan hệ trong cộng đồng, phong tục tập quán, sự hình thành và phát triển đời sống xã hội như: Buổi sáng kể chuyện nương rẫy Buổi trưa kể chuyện của nước Buổi chiều kể chuyện anh hùng Tối sáng trăng kể chuyện Ndu, Tiăng... Nghệ thuật hát kể sử thi thu hút rất đông người nghe, đặc biệt trong dịp nông nhàn, lễ hội...Tuy chưa định hình rõ ràng, đầy đủ nhưng nó vẫn có âm hưởng của làn điệu mượt mà gắn liền với đời sống xã hội. Ngày nay, sử thi vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của người M’Nông trên vùng đất Nam Tây
  • 39. 34 Nguyên. Vì thế việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị sử thi của người M’Nông càng có ý nghĩa để truyền lại cho con cháu thế hệ mai sau. Một số sử thi tiêu biểu của người M’Nông như: - Cướp Chiêng Cổ Bon Tiăng. - Lêng Nghịch Đá Thần Của Yang. - Bắt Con Lươn Ở Suối Dak Huch. - Con Đĩa Nuốt Bon Tiăng. - Cướp Chăn Lêng Của Jrêng, Lênh Con Ốt. - Kră, Nông Cướp Binh, Kông Con Lông. - Lấy Hoa Bạc, Hoa Đồng. - Lêng, Kong Mbong Lấy Ché Voi Trắng. - Thuốc Cá Ở Hồ Bầu Trời, Mặt Trăng. - Yơng, Yang Lấy Ống Bạc Tượng Người. - Bing Con Măch Xin Làm Vợ Yang. - Con Hổ Cắn Mẹ Rong. - Đẻ Lêng. - Kể Gia Phả Sử Thi – Ot Ndrong. - Lấy Ché Con Ó Của Tiăng. - Lùa Cây Bạc, Cây Đồng. - Rôch, Rông Bắt Hồn Lêng. - Tiăng Cướp Djăn, Dje. - Tiăng Lấy Gươm Tự Chém. - Ting, Rung Chết. - Trâu Bon Tiăng Chạy Đến Bon Krơn, Lơng Con Jiăng. - Yang Bán Bing Con Lông. - Cướp Bung Con Klêt. - Sung, Trang Con Mung Thăm Tiăng. - Tiăng Giành Lại Bụi Tre Lồ Ô.
  • 40. 35 Người M’Nông ở Đắk Nông đã sáng tạo ra nhiều thể loại dân ca, dân vũ đặc trưng riêng của mình. Các thể loại dân ca, dân vũ tiêu biểu như hát ru, hát giao duyên, sinh hoạt, luật tục, lễ hội...nhiều làn điệu rất đặc sắc, sâu lắng với thời gian thể hiện dài. Những lời ca thường có vần điệu khá chặt chẽ, gieo vần linh hoạt, ngôn ngữ dễ thuộc, dễ nhớ. Hiện nay, sinh hoạt hát dân ca cùng với các loại nhạc cụ dân tộc được đồng bào M’Nông luôn duy trì, phát triển ở các bon và được lưu giữ, truyền dạy lại từ gia đình đến cộng đồng. Dân ca, dân vũ không chỉ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của đồng bào mà còn có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng. Hàng năm, tỉnh Đắk Nông đều phát động và tổ chức nhiều hội thi trình diễn dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc từ xã đến tỉnh và khu vực. Đây là hoạt động quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của bà con các tộc người ở Đắk Nông. Nhạc cụ của người M’Nông cũng rất độc đáo, đa dạng về âm điệu và chức năng. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người nói chung và người M’Nông nói riêng. Đặc biệt, nó gắn với môi trường sinh sống, gắn với tâm hồn của người Tây Nguyên. Các nhạc cụ được làm bằng tre nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, bằng kim loại và còn có những bộ đàn đá đã tạo nên những nét chấm phá riêng để phục vụ đời sống tinh thần. Dù bằng một ống nứa, thanh tre, quả bầu thì các loại nhạc cụ dân gian đều rất độc đáo. Các nghệ nhân đã cảm nhận, chế tác, truyền thụ âm nhạc dân tộc truyền thống theo một cách riêng của mình. Họ dựa vào đôi tai để xác định độ trầm, bỗng từng loại nhạc cụ như: nung ki jơh, m’buốt, lút, tlăk tlơr...Mỗi nhạc cụ đều đi kèm với một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau. Có loại dùng trong lễ hội, có loại chỉ đánh trên nương rẫy, có loại là phương tiện để bày tỏ tình yêu đôi lứa, có loại vừa để giải trí vừa để xua đuổi thú rừng... Các lễ hội của đồng bào M’Nông là loại hình văn hóa dân gian hết sức quan trọng trong đời sống cộng đồng. Ở đó còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh huyền bí như lễ hội: rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành...Lễ hội tạo nên niềm hứng khởi, náo nức của con người, nó lan tỏa trong cộng đồng, hòa vào với đời
  • 41. 36 sống của người dân. Trên cơ sở của những tín ngưỡng dân gian về thần linh, điều cấm kỵ, hệ thống nghi lễ và lễ hội của đồng bào đã được hình thành, góp phần vào việc quản lý cộng đồng. Với quan niệm vạn vật hữu linh, đồng bào dân tộc M’Nông còn có cả một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp, lễ vòng đời gắn với những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo khác. Lễ hội dân gian bao gồm cả sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh đa thần của người M’Nông. Thông qua đó, để họ cầu xin Yàng mang lại những điều tốt lành cho cộng đồng. Và, họ cũng muốn thể hiện tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên chinh phục thiên nhiên, thể hiện khát vọng về cuộc sống. Tất cả đều ghi lại những dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian tồn tại từ ngàn xưa cùng với núi rừng Tây Nguyên. Hoa văn là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các vật dụng hàng ngày cũng như hoạt động cộng đồng. Hoa văn mang các hình tượng về trời đất, con người, muông thú được thể hiện rõ nét nhất trên trang phục, cây nêu trong lễ hội hay trên những hoa văn trang trí nhà cửa...Nó thể hiện những quan niệm tâm linh, tình cảm, cũng như những mong ước về một cuộc sống yên bình với thiên nhiên...Trong đời sống của người M’Nông, nhất là trong các nghi lễ truyền thống, họ đặc biệt quan tâm đến trang phục. Do đó, cách trang trí trên trang phục là yếu tố hỗ trợ đắc lực làm nổi bật lên những đường nét cụ thể, thể hiện sự sinh động trong cuộc sống đời thường. Trang phục người M’Nông thể hiện rõ bố cục qua cách bố trí màu sắc, hình thù lấy từ thiên nhiên hoặc những hình ảnh sinh hoạt cộng đồng. Trong các lễ hội, chúng ta dễ nhận thấy màu sắc hoa văn qua hình ảnh cây nêu tạo nên sự uy nghi, linh thiêng của lễ hội. Nét đẹp hoa văn còn thể hiện trong việc trang trí trên kiến trúc, tạo nên sự ấm cúng, kín đáo của ngôi nhà. Những hoa văn của đồng bào M’Nông hết sức độc đáo ấy, luôn được các nghệ nhân truyền các kỹ năng cho thế hệ nghệ nhân tiếp theo. Cộng đồng người M’Nông ở Đắk Nông nhiều nơi hiện vẫn giữ gìn được những sinh hoạt văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, tại các địa phương ở tỉnh Đắk Nông, các cơ quan chức năng còn biên soạn, tổ chức mở các trại sáng tác âm nhạc, văn học, hội họa, nhiếp ảnh, hội thi dân ca, dân vũ, thi hát kể sử thi...Các hoạt động
  • 42. 37 thiết thực này đã và đang giúp đồng bào dân tộc M’Nông giữ gìn được nét đặc trưng của văn hóa của dân tộc mình trong xu thế hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tất yếu của xã hội, cùng với sự du nhập ồ ạt của văn hóa các dân tộc khắp cả nước về sinh sống ở vùng đất này nên vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người M’Nông ở Đắk Nông nói chung và và các địa phương khác nói riêng đứng trước những thách thức không nhỏ. Một số sử thi bị lãng quên; lễ hội bị mai một; số lượng nghệ nhân am hiểu sâu sắc văn hóa dân tộc rơi rụng dần; không gian sống, không gian văn hóa bị thu hẹp đáng kể vì nhiều lý do, hệ lụy của những tác động về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần. 2.3.2. Văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông Trong 13 thôn/bon của toàn xã, người M’Nông sống tập trung hầu hết tại các thôn/bon cụ thể như: bon Nting, bon SaNar, bon R’Bút, bon Phi Glê, bon BuSir, bon Rlong Phe, bon Nđoh, rải rác tại các thôn Quảng Hợp, thôn Quảng Tiến và trừ các thôn/bon khác tập trung chủ yếu các dân tộc phía bắc như thôn 4, thôn 5, thôn Đắk Snao, thôn Đắk Snao 2. Hiện tại người M’Nông tại xã Quảng Sơn có tổng số hộ là 688 hộ với 3.235 nhân khẩu chiếm 13,3% so với tổng số hộ của toàn xã là 5.246 hộ và tổng số dân của toàn xã là 20.281 nhân khẩu. Trong đó nữ giới 1.735 khẩu chiếm tỉ lệ 53%, nam giới 46%, trẻ em dưới tuổi lao động là 798 người chiếm tỉ lệ 24.66% so với tổng số nhân khẩu của người M’Nông trên toàn xã là 3.235 nhân khẩu. Cũng giống các nét văn hóa của người M’Nông ở các vùng miền và địa phương khác nói chung; người bản địa M’Nông tại xã Quảng Sơn có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, đặc biệt là văn hóa dân gian. Nét văn hóa ấy được thể hiện phong phú trong sinh hoạt hằng ngày của chính người M’Nông. Cũng giống như một số địa phương khác có người M’Nông sinh sống, tại xã Quảng Sơn nét truyền thống trong nền văn hóa đó được thể hiện đậm đà trong các loại hình sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật hàng ngày của đồng bào người M’Nông. Đó là ca dao, tục ngữ, lời nói vần (nao m’pring) còn tiềm ẩn trong trí nhớ để lưu truyền