SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI
TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung,
huyện An Lão, Hải Phòng)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI
TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung,
huyện An Lão, Hải Phòng)
Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 62 31 30 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS TRỊNH DUY LUÂN
2. TS. HÀ VIỆT HÙNG
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
Tác giả
Nguyễn Thị Phương Thảo
MỤC LỤ
MỞ ÐẦU…...............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙAVỤ NÔNG THÔN –
ÐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIAÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
..............................................................................................................14
1.1. Nghiên cứu về tác động đóng góp kinh tế từ tiền gửi của người di cư cho đến
đời sống kinh tế gia đình nơi xuất cư...................................................15
1.2. Nghiên cứu về những tác động xã hội của di cư đến các thành viên trong gia
đình có người di cư...............................................................................18
1.3. Nghiên cứu về chính sách đối với vấn đề di cư.................................................27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA
VỤ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIAÐÌNH NGƯỜI DI CƯ............34
2.1. Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu.......................................................34
2.2. Lý thuyết về di cư và cách tiếp cận...................................................................40
2.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................48
Chương 3: ÐẶC ÐIỂM CỦADI CƯ MÙAVỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ............59
3.1. Những đặc điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ.................................59
3. 2. Những đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ.................................................62
Chương 4: SỰ THAYÐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIAÐÌNH CÓ NGƯỜI DI
CƯ MÙAVỤ........................................................................................81
4.1. Vai trò giới trong tổ chức các hoạt động kinh tế...............................................82
4.2. Vai trò giới trong lĩnh vực nội trợ.....................................................................91
4.3. Vai trò giới trong chăm sóc con cái và bố mẹ già..............................................98
4.4. Vai trò giới trong các công việc dòng họ, cộng đồng........................................110
4.5. Nhận định về sự tác động của di cư mùa vụ đến gia đình..............................114
KẾT LUẬN...........................................................................................................135
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...........................................142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................143
PHỤ LỤC ............................................................................................................155
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1: Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ...............................................60
Biểu 3.2: Thống nhất ý kiến gia đình trước khi di cư.............................................63
Biểu 3.3: Đánh giá về đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ............................76
Biểu 3.4: Một số thay đổi trong đời sống vật chất của gia đình.
................................................................................................................79
Biểu 4.1: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chăn nuôi và sơ chế.........
...............................................................................................................87
Biểu 4.2: Người quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền…………………..94
Biểu 4.3: Thời gian quen việc nội trợ của người trả lời..........................................97
Biểu 4.4: Đảm nhiệm chính việc chăm sóc con lúc ốm.........................................103
Biểu 4.5: Đánh giá mức độ khó của việc chăm sóc, giáo dục con cái...................106
Biểu 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời
...........................................................................................................110
Biểu 4.7: Ý kiến của người trả lời về bình đẳng giới giữa hai vợ chồng................121
Biểu 4.8: Đánh giá về khối lượng các loại việc làm thay của người ở nhà theo giới
tính người trả lời......................................................................................................126
Biểu 4.9: Sắp xếp, phân công việc trong gia đình khi người di cư mùa vụ trở
về…….................................................................................................132
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỉ suất di cư 2011 - 2015...............50
Bảng 2.2: Một số kết quả kinh tế - xã hội của xã Quang Trung và Quốc Tuấn..........53
Bảng 2.3: Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho làm đường cao tốc............................55
Bảng 3.1: Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình....................................................59
Bảng 3.2: Giới tính của người di cư mùa vụ trong gia đình......................................62
Bảng 3.3: Các ưu tiên chính cho quyết định di cư.....................................................64
Bảng 3.4: Thời gian di cư mùa vụ chủ yếu trong năm...............................................65
Bảng 3.5: Địa bàn làm việc của người di cư mùa vụ.................................................66
Bảng 3.6: Nghề nghiệp của người hiện đang di cư mùa vụ trong gia đình.................68
Bảng 3.7: Tần suất liên lạc với gia đình...................................................................70
Bảng 3.8: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình có người di cư mùa vụ..................72
Bảng 3.9: Số tiền đóng góp trong những tháng di cư của người di cư mùa vụ...........74
Bảng 3.10: Đánh giá về điều kiện kinh tế hộ gia đình...............................................78
Bảng 4.1: Thay đổi vai trò giới trong sản xuất, kinh doanh.......................................83
Bảng 4.2: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động cày bừa, trồng cây, thu hoạch và
phun thuốc trừ sâu trước và trong khi có người di cư mùa vụ..................85
Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông
nghiệp theo nhóm gia đình.....................................................................89
Bảng 4.4: Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình trước và trong khi có
người di cư mùa vụ................................................................................92
Bảng 4.5: Vai trò giới trong hoạt động thu chi của gia đình trước và trong khi có
người di cư mùa vụ................................................................................93
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời...........96
Bảng 4.7: Kiểm định hồi quy tuyến tính trong hoạt động chãm sóc và giáo dục con
cái trước và trong di cư mùa vụ.............................................................98
Bảng 4.8: Vai trò giới trong đảm nhiệm chăm sóc con cái trước và trong khi có
người di cư mùa vụ................................................................................99
Bảng 4.9: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động trông con, dạy học, đưa con đi
học và họp phụ huynh..........................................................................102
Bảng 4.10: Cách thức nắm bắt tình hình con cái của người di cư mùa vụ................104
Bảng 4.11: Thời gian quen việc chăm sóc con cái của người làm thay theo nhóm
gia đình...............................................................................................105
Bảng 4.12: Thay đổi vai trò giới trong việc chăm sóc bố mẹ trước và trong di cư
mùa vụ................................................................................................108
Bảng 4.13: Thời gian quen việc chăm sóc bố mẹ già theo nhóm gia đình................109
Bảng 4.14 : Đảm nhiệm chính việc dòng họ, cộng đồng trước và trong khi gia
đình có người di cư mùa vụ..................................................................111
Bảng 4.15: Thay đổi vai trò giới trong việc họ hàng, cộng đồng..............................112
Bảng 4.16: Mức độ khó và thời gian quen việc khi đảm nhiệm thay việc họ
hàng, cộng đồng của người ở nhà.........................................................114
Bảng 4.17: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ
tới quan hệ vợ chồng theo giới tính người trả lời...................................117
Bảng 4.18: Ý kiến của người trả lời về tình cảm vợ - chồng theo giới tính..............119
Bảng 4.19: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ
tới tổ chức đời sống gia đình theo giới tính người trả lời.......................123
Bảng 4.20: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ
tới các vấn đề khác của gia đình theo giới tính người trả lời..................128
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Di cư nông thôn - đô thị là xu hướng mang tính quy luật ở các quốc gia đang
phát triển. Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới kinh tế (1986), các dòng cư
nói chung (lớn, nhỏ, trong nước và quốc tế) diễn ra ngày một phổ biến và thu hút
được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học.
Hiện nay, di cư ở Việt Nam bao gồm 3 loại hình chính: di cư lâu dài, di cư
ngắn hạn và di cư mùa vụ. Tuy nhiên, số liệu cấp quốc gia và các nghiên cứu quy
mô lớn về di cư nội địa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ về loại hình di cư ngắn
hạn và di cư mùa vụ [110; tr.07].
Nhìn chung, di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hoạt động góp phần cải thiện
cuộc sống, nâng cao thu nhập, triển kinh tế hộ gia đình và công cuộc xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động về kinh tế, di cư mùa vụ
cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại nơi đi.
Đó là những thay đổi trong quan hệ giữa các thành viên gia đình như phân công lao
động, sản xuất, công việc nội trợ, chăm sóc con cái và người cao tuổi trong gia đình,
… trong điều kiện (những) lao động trụ cột của gia đình thường xuyên phải đi làm
ăn xa nhà, chủ yếu ở các trung tâm đô thị. Từ đây, cũng nổi lên vấn đề vai trò giới
và những thay đổi của vai trò này dưới ảnh hưởng và tác động hoạt động di cư mùa
vụ của các thành viên chủ chốt trong gia đình.
Hoạt động di cư mùa vụ nông thôn- đô thị của người dân có đặc điểm là
khoảng cách di cư ngắn, có thể đi về trong ngày hoặc trong tuần. Tuy vậy, vẫn có
thể quan sát thấy những thay đổi trong việc tổ chức đời sống gia đình người di cư
tại địa phương gốc, nhằm thích nghi với điều kiện sống mới, khi có (những) lao
động chính, trụ cột của gia đình phải xa nhà một thời gian đi làm việc tại các trung
tâm đô thị. Đó có thể là những thay đổi trong mô hình phân công lao động giữa các
thành viên trong gia đình, đặc biệt giữa vợ và chồng, ai là người đảm nhiận các
công việc sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, trong công việc nội trợ, chăm sóc
2
người già và trẻ em… Từ đây có thể dẫn đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình,
ngắn hạn hay dài hạn.
Tuy nhiên, cho đến nay trên cả nước cũng như tại địa bàn thành phố Hải Phòng
chưa có nghiên cứu lớn và có hệ thống nào về di cư mùa vụ nông thôn – đô thị cũng
như những ảnh hưởng của nó đến vai trò giới trong gia đình. Hơn thế nữa, các
nghiên cứu về giới trong di cư nói chung thường tập trung nhiều đến hình thức di cư
lâu dài, di cư cùng gia đình và nhấn mạnh nhiều đến vấn đề phụ nữ di cư ở đô thị [] [].
Bên cạnh đó, bởi tính “động bất định” của loại hình di cư này mà số liệu thông kê của
thành phố và của cấp huyện, xã đều không có, chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề
xoay quanh di cư mùa vụ nông thôn – đô thị càng trở nên cần thiết.
Từ thực tế tìm hiểu, nhiều địa bàn của Hải Phòng có hiện tượng di cư mùa vụ
với số lượng người không nhỏ. Trong số đó, huyện An Lão là một huyện thuần nông
với số lượng di cư mùa vụ tăng nhiều trong hơn 5 năm trở lại đây. Việc thu hẹp dần
đất canh tác cho các dự án xây đường cao tốc, các nhà máy, xí nghiệp khiến nhiều
người dân rơi vào tình trạng thiếu/mất đất canh tác, đồng nghĩa là thiếu việc làm và
thời gian nông nhàn kéo dài. Hệ quả là nhiều người dân hoặc là làm thêm nghề khác
hoặc là di cư đi xa kiếm việc làm. Tuy vậy, việc coi nông nghiệp là sinh kế, là thẻ
“bảo hiểm” của mình vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người dân nông thôn
nên tại địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân thường chọn di cư ngắn hạn, theo
mùa vụ. Khác với các báo cáo nghiên cứu kết quả di cư cấp Quốc gia về hiện tượng
“nữ hoá di cư” [75] [], địa bàn nghiên cứu của Luận án có những đặc điểm khác biệt
nhất định về giới tính của người di cư, tần suất có mặt ở nhà của người di cư, sự
phân công lao động trong gia đình và một số vấn đề khác. Một trong số đó là việc
phân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư. Làm sao để có thể
thay thế các công việc cũ của lao động chính? Làm sao có thể thích nghi và hoàn
thành tốt các công việc đó? và làm sao để đảm bảo gia đình luôn ổn định, đoàn kết
và bền vững là những câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ.
Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị nhìn chung đã góp phần nâng cao thu nhập
cho gia đình, cải thiện chất lượng sống và cũng giải quyết việc làm trong thời gian
3
nông nhàn. Nhưng nó cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp gắn
với gia đình người di cư. Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia
đình khi lao động chính di cư. Vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Di cư mùa vụ
nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải
Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Từ thực trạng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu chỉ ra
những ảnh hưởng của nó tới sự thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ đặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu.
- Chỉ ra ảnh hýởng của di cư mùa vụ đến những thay đổi về vai trò giới trong
các gia đình có người di cư mùa vụ.
- Đề xuất những khuyến nghị có liên quan đến việc quản lý di cư mùa vụ ở địa
bàn nghiên cứu và nhận thức về bình đẳng giới trong điều kiện của các gia đình có
người di cư.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm di cư lao động mùa vụ nông thôn - đô thị tại Hải Phòng.
- Ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới sự thay đổi về vai trò giới trong gia đình có
người di cư ở nông thôn Hải Phòng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hộ gia đình của người di cư mùa vụ hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện
An Lão, thành phố Hải Phòng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: trong phạm vi khảo sát (2014 - 2016).
- Về không gian: xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng.
- Về nội dung nghiên cứu: trong phạm vi mối quan hệ giữa di cư mùa vụ và vai
trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Hộ gia đình có người di cư mùa vụ có những đặc điểm gì (về nhân khẩu xã
hội, về các hoạt động kinh tế - xã hội)?
- Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị ảnh hưởng như thế nào tới việc thay đổi vai
trò giới trong gia đình?
- Cần phải làm gì để các gia đình có người di cư mùa vụ đảm bảo sự ổn định,
bền vững về kinh tế và đời sống gia đình?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn người di cư mùa vụ là nam giới và đi làm xa nhà trong khoảng thời
gian ngắn.
- Các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi trong vai trò giới
nhưng chưa bền vững.
- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai là
người di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai).
- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không bền
vững, nhưng vẫn góp phần vào những thay đổi trong dài hạn.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Tác giả triển khai phương pháp thu thập thông tin áp dụng với người trả lời (vợ
hoặc chồng của các gia đình có người di cư mùa vụ) với mục đích đo lường nhận
thức, thái độ của họ về sự thay đổi vai trò giới khi có lao động chính di cư. Bên
cạnh đó, nghiên cứu của Luận án cũng chỉ ra các đánh giá của họ về tác động của di
cư mùa vụ đến sự thay đổi trong đời sống gia đình cũng như vai trò giới của các
thành viên trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
Trong nghiên cứu thường có hai cách tiếp cận: tiếp cận “trước - sau” và tiếp
cận “có – không”. Luận án sẽ so sánh sự thay đổi vai trò giới trong gia đình theo
thời gian trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ nên sẽ chọn cách tiếp
cận “trước – sau” (trong Luận án sẽ sử dụng cụm từ “trước – trong” cho phù hợp với
mục đích nghiên cứu), theo đó sẽ tập trung đo lường các quan hệ gia đình của người di
cư (đặc biệt là quan hệ vợ - chồng) trước và trong khi có người di cư mùa vụ.
Quá trình lập danh sách tổng thể và mẫu khảo sát cũng như việc thu thập dữ
liệu về vấn đề di cư mùa vụ có những trở ngại nhất định. Người di cư mùa vụ
thường khá “cơ động” và việc di chuyển thường mang tính chất “tự phát” nên việc
5
quản lý nhân khẩu và công tác thống kê về dân số của địa phương gặp nhưng trở
ngại nhất định. Do đó, việc tập hợp và chọn mẫu của Luận án không tránh khỏi
những khó khăn. Để thực hiện việc tìm hiểu sự thay đổi vai trò giới trong gia đình
có người di cư và một số so sánh bước đầu về vai trò giới ở các gia đình có và
không có người di cư mùa vụ, Luận án sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản, không mang tính đại diện tổng thể.
Từ danh sách tổng thể gồm 677/1222 hộ gia đình có người di cư mùa vụ của 2
xã Quốc Tuấn và Quang Trung chọn ra các hộ đưa vào mẫu theo bước nhảy là 02.
Kết quả đã chọn được 338 hộ gia đình, trong đó đạt đủ yêu cầu đơn vị mẫu là 300
hộ (người trả lời là vợ hoặc chồng của người di cư mùa vụ, chỉ lấy các hộ gia đình
có đầy đủ vợ chồng, trong đó có 1 hoặc 2 người di cư mùa vụ, gia đình có con nhỏ
dưới 15 tuổi). Cách lấy mẫu được mô tả như sau:
MÔ HÌNH CHỌN MẪU
Xã Quang Trung
[Dân số: 2488 người;
Số hộ: 693]
Xã Quốc Tuấn
[Dân số: 1691 người;
Số hộ: 529]
Huyện An Lão
Dân số: 12,224 người
Số hộ: 9086
Hộ có người
di cư mùa vụ:
415 hộ
Hộ có người
di cư mùa vụ:
257 hộ
Chọn ra: 338 hộ
Đáp ứng yêu cầu: 300 hộ
6
Mẫu khảo sát của đề tài có một số đặc điểm nhân khẩu học như sau:
71,3% số người được hỏi là nữ, còn lại là nam giới. Trên thực tế, số người di
cư mùa vụ là nam ở địa bàn nhiều hơn nữ giới (thường cao gấp 3 - 4 lần nữ giới).
Theo phản ánh của người dân cũng như cán bộ xã, từ khi có hiện tượng di cư đến
nay, phần lớn người di cư đều là nam giới, cụ thể hơn là người chồng, tỉ lệ nữ di cư
và số gia đình có cả 2 vợ chồng di cư cùng lúc tưõng đối ít.
Các hộ gia đình tham gia vào điều tra sinh sống ở các xã khác nhau, vì đề tài chọn
mẫu ngẫu nhiên nên có thể thấy số lượng các hộ có người di cư mùa vụ ở các xã không
giống nhau. Các thôn Câu Hạ A, Câu Hạ B, Tân Trung (xã Quang Trung) có tỉ lệ hộ gia
đình có người di cư mùa vụ cao hơn cả, lần lượt là 12,7%, 13,3% và 13%. Sau đó là
các thôn Câu Đông (xã Quang Trung) với 10,7%, thôn Đông Nham (xã Quốc Tuấn)
với 9,7%.
Quy mô gia đình của hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn gần đạt mức tưõng
đương với quy mô chung của hộ gia đình Việt Nam là 4,32 người/hộ. Phần lớn các
hộ gia đình chung sống 2 – 3 thế hệ, theo đó 264 hộ (88,0%) chung sống 2 thế hệ và
12,0% chung sống 3 thế hệ. Kết quả này phù hợp với các báo cáo về quy mô và số
thế hệ trong gia đình tại các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 2009, 2014
cũng như các kết quả thống kê về di cư qua các nãm 2004, 2015. Nhìn chung, việc
chung sống nhiều thế hệ có thể tạo nên bối cảnh khiến các thành viên tưõng trợ
nhau nhiều hơn khi gia đình có người di cư mùa vụ.
Người trả lời có độ tuổi trung bình 32,36, không có ai trên 60 tuổi tham gia
vào khảo sát. Đây là độ tuổi lao động điển hình của con người.
50,3% người trả lời đã từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà, trong khi đó, 32,3%
người trả lời chưa từng di cư mùa vụ, đặc biệt 17,3% người trả lời hiện đang di cư
mùa vụ. Kết quả này giúp cho đề tài có được các thông tin về người di cư, các vấn
đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới ở nhiều góc độ khác nhau.
7
MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA MẪU KHẢO SÁT
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1. Nõi cư trú của hộ gia đình Thôn
Xã Quang Trung
- Câu Hạ A 38 12,7
- Câu Hạ B 40 13,3
- Tân Trung 39 13,0
- Câu Đông 32 10,7
- Cẩm Vãn 1 29 9,7
- Cẩm Vãn 2 26 8,7
Xã Quốc Tuấn
- Đâu Kiên 24 8,0
- Đông Nham 28 9,3
- Hạ Câu 19 6,3
- Bạch Câu 25 8,3
2. Chủ hộ gia đình
Vợ 128 42,7
Chồng 172 57,3
3 Người đứng tên sở hữu đất
đai, nhà cửa.
Vợ 90 30,0
Chồng 210 70,0
Người khác 0 0,0
4. Giới tính của người trả lời
- Nam 85 28,3
- Nữ 215 71,7
5. Tuổi trung bình của người
trả lời
32,36 tuổi
6. Trình độ học vấn của
người trả lời
- Tiểu học trở xuống 9 3,0
- THCS 163 54,3
- THPT 125 41,7
- Cao đẳng trở lên 3 1,0
7. Người được hỏi là
Người từng di cư mùa vụ
hiện đang ở nhà
151 44,3
Người đang di cư mùa vụ 52 17,3
Người ở nhà không di cư
mùa vụ
97 38,3
8. Quy mô hộ gia đình
(số người trung bình mỗi hộ)
4,32 người/hộ
9. Số thế hệ trong gia đình
1 0 0
2 178 59,3
3 122 40,7
10. Số gia đình sống cùng bố
mẹ
- Có 100 33,3
- Không 200 66,7%
8
5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Để làm rõ hơn các nội dung trong phỏng vấn bằng bảng hỏi cũng như góp phần
tìm hiểu sâu sắc hơn về tính chất, đặc điểm của vấn đề di cư mùa vụ và sự thay đổi vai
trò giới trong gia đình có người di cư, từ danh sách các hộ, tác giả chọn ngẫu nhiên 20
người để tiến hành phỏng vấn sâu. Các đối tượng phỏng vấn sâu là những cá nhân có
sự hiểu biết nhất định dối với các vấn đề mà Luận án muốn làm rõ, trong đó:
- 10 người trong các gia đình không có người di cư mùa vụ để có thể nhìn
nhận một số khác biệt về phân công lao động theo giới giữa loại hình gia đình này
với gia đình có người di cư mùa vụ.
- 08 người trong các gia đình có người di cư mùa vụ gồm 04 người hiện đang
di cư và 04 người hiện đang ở nhà. Các câu hỏi hướng tới mục đích làm sâu sắc hơn
thực trạng và các vấn đề có liên quan đến đời sống nói chung cũng như sự phân
công lao động về giới trong các gia đình trước và sau khi có người di cư mùa vụ.
- 02 cán bộ xã để làm rõ các vấn đề về thực trạng thu hồi đất cũng như một số
vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Các thông tin thu được thể hiện rõ ràng hơn quan điểm, thái độ của các gia
đình đối với sự phân công lao động và vai trò giới ở 4 lĩnh vực: sản xuất kinh tế; nội
trợ; chãm sóc con cái và bố mẹ già; việc dòng họ và cộng đồng. Qua phỏng vấn 2
cán bộ xã đã cung cấp những thông tin quan trọng có liên quan ít nhiều đến các vấn
đề kinh tế, môi trýờng, an sinh xã hội cũng như thực trạng việc làm và đời sống nói
chung của người dân ở địa phương. Bên cạnh đó, nội dung của các phỏng vấn sâu
cũng giúp luận án có những căn cứ để đánh giá rõ hõn về nguyên nhân di cư, thực
trạng việc làm tại địa phương cũng như khác biệt về vai trò giới giữa gia đình có
người di cư mùa vụ và không có người di cư mùa vụ.
5.3. Phương pháp phân tích nội dung tài liệu thứ cấp
Luận án sử dụng số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu
lao động, thống kê dân số - việc làm về hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị.
Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, internet để đưa ra các câu hỏi/giả thuyết
nghiên cứu và mục tiêu của đề tài.
9
6. Khung phân tích và các biến số
6.1. Khung phân tích
Chính sách kinh tế - xã hội của
Nhà nước và địa phương
Quá trình công nghiệp hoá
và đô thị hóa
Cung -
cầu của
thị
trường
lao động
Đặc
trưng
nhân
khẩu -
xã hội
của gia
đình
người di
cư mùa
vụ
Trong
lĩnh vực
sản xuất
Trong
công việc
nội trợ
Trong
chăm sóc
con cái và
cha mẹ già
Trong việc
dòng họ và
cộng đồng
Đặc điểm di cư
mùa vụ NT -
ĐT
Thay đổi
vai trò
giới trong
gia đình
có người
di cư
mùa vụ
10
6.2. Các biến số
6.2.1. Biến số độc lập
- Đặc trưng nhân khẩu xã hội chủ yếu của người đang ở nhà.
Tuổi.
Giới tính.
Học vấn.
Đặc điểm gia đình: quy mô gia đình, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, số thế
hệ của một gia đình.
Nghề nghiệp ở nơi đi.
Nghề nghiệp ở nơi đến.
Thu nhập của người di cư.
Mức sống của gia đình có người di cư mùa vụ.
- Một số đặc điểm của người di cư mùa vụ.
6.2.2. Biến số phụ thuộc
- Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.
- Vai trò người ở lại trong gia đình ở 4 lĩnh vực (trong khi người di cư mùa vụ
vắng nhà):
+ Lĩnh vực sản xuất.
+ Công việc nội trợ.
+ Chăm sóc con cái và bố mẹ.
+ Các công việc dòng họ và cộng đồng.
- Ý kiến đánh giá của người không di cư trong gia đình.
+ Nhận thức, thái độ, hành vi (người di cư, người ở nhà).
+ Khẳng định của người đi/ người ở nhà về lý do /ảnh hưởng của di cư tới thay
đổi vai trò giới (để thích nghi).
+ Đánh giá về ý nghĩa của sự thay đổi, đặc điểm, xu hướng của thay đổi vai trò
giới trong gia đình có người di cư mùa vụ (Ổn định bền vững hay tạm thời/
từng bước thay đổi nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới trong hành động….).
6.2.3. Biến số can thiệp
- Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương.
11
- Phong tục tập quán tại địa phương.
- Quá trình đô thị hóa.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển các lý thuyết gồm: hút –
đẩy, thay thế vai trò giới, chiến lược hộ gia đình; cũng như các phương pháp đặc thù
của chuyên ngành xã hội học (bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu) vào Luận
án. Nhờ các lý thuyết và phương pháp đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ
một số vấn đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới dưới tác động của di cư mùa vụ.
Thực tế cho thấy, một số nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng di cư mùa vụ tại địa
bàn nghiên cứu có sự trùng khớp với các luận điểm trong lý thuyết hút – đẩy, trong
đó, lý do kinh tế là lý do lớn nhất thu hút và thúc đẩy người lao động di cư. Bên
cạnh đó, người di cư, điểm đến khi di cư và thời gian di cư thường không phải là
quyết định của riêng người di cư đó, ngay cả khi cá nhân tự ý quyết định, họ vẫn có
sự tham khảo ý kiến của người thân (thường là bố mẹ, vợ hoặc chồng) có sự bàn
bạc và thống nhất ý kiến với người thân trong gia đình. Như vậy, việc lựa chọn ai đi
làm xa nhà là một kiểu chiến lược để đạt được lợi ích tối đa (phần lớn là lợi ích kinh
tế) của hộ gia đình. Sự vắng mặt của lao động chính (người vợ hoặc người chồng)
đặt ra yêu cầu thay thế vai trò giới, gia đình phải phân công, sắp xếp lại lao động
theo hýớng người ở nhà phải đảm nhiệm và thích nghi với một số loại việc mà trýớc
đây họ chưa từng hoặc ít khi làm. Vai trò giới có yếu tố hýớng tới sự bình đẳng khi
nam giới phải đảm nhiệm chính một số loại công việc mà người vợ vẫn thường làm
trýớc khi di cư như: nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chãm sóc con cái...
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần cho thấy thực trạng cụ thể của vấn đề di cư mùa vụ tại một địa
bàn xác định cũng như tác động của di cư mùa vụ đến vai trò giới trong các gia đình
có người di cư.
Đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân di cư và những thay đổi quan trọng trong đời
sống vật chất và tinh thần của gia đình có người di cư.
12
Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích đối với địa phương trong quá
trình làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như tìm kiếm giải pháp để giải quyết những
vấn đề có liên quan đến di cư mùa vụ. Đây cũng là tài liệu có thể dùng để tham khảo
cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu về giới và về di cư ở Việt Nam.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án dự
kiến có kết cấu nội dung gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai
trò giới trong gia đình người di cư.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về di cư mùa vụ và vai trò
giới trong gia đình có người di cư.
Chương 3: Những dặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị.
Chương 4: Sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.
KẾT LUẬN
13
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà hình thức, quy mô, tính chất di cư ở
nước ta diễn ra khác nhau. Trong những năm 1960 - 1980, di cư ở Việt Nam được
hiểu là di dân có tổ chức, được Nhà nước sắp xếp, vận động người dân di chuyển
vùng cư trú lên khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới. Di cư tự do và di cư
mùa vụ vì những đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ bao cấp đã chưa được chú ý
nghiên cứu. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (1986) cho đến nay, di cư có nhiều hình thức
phong phú và có sự thay đổi mạnh mẽ về loại hình, quy mô, tính chất. Với riêng
luồng di cư từ nông thôn ra đô thị, kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014
ghi nhận trong 5 năm trước thời điểm 1/4/1999, luồng di cư nông thôn – đô thị
chiếm 27,1% và tăng lên 31,4% trong 5 năm trước thời điểm 1/4/2009, tuy nhiên,
đến giai đoạn di cư 2009 – 2014 thì tỉ trọng luồng di cư này lại giảm xuống còn
29%. Mặc dù vậy, đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực đứng thứ 2 cả nước về thu
hút luồng di cư nông thôn – đô thị (296,9 nghìn người, chiếm 18,1% tổng số người di
cư từ nông thôn đến thành thị). Nghiên cứu cũng đồng thời đưa ra kết luận: 44,8%
người di cư đi với lý do tìm kiếm việc làm hoặc bắt đầu việc làm mới [76; tr.18].
Điều tra về di cư nội địa quốc gia Việt Nam 2015 tại 20 tỉnh thuộc 6 vùng kinh
tế kết luận 13,4% dân số của khu vực nông thôn là người di cư, xét theo 4 luồng di
cư (Nông thôn – đô thị; Đô thị – Nông thôn; Nông thôn – Nông thôn; Đô thị – Đô
thị) thì luồng di cư nông thôn – đô thị chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các dòng di cư
trong nước. Điều đó cho thấy di cư góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
lao động ngày càng tăng của lực lượng lao động thành thị, đồng thời làm giảm lực
lượng lao động ở nông thôn [79; tr.3].
Tuy nhiên các tác động của loại hình di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới
trong gia đình có người di cư mùa vụ còn chưa có nhiều nghiên cứu, chỉ có một số
ít công trình và tài liệu có nội dung ít nhiều liên hệ với đề tài của tác giả. Các tài
14
liệu này bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước, tập trung vào một số nội
dung chính như sau:
Một là: Nghiên cứu về tác động tiền gửi của người di cư đến đời sống kinh tế
gia đình.
Hai là: Nghiên cứu về những thách thức của các gia đình có người di cư.
Ba là: Di cư và các chính sách di cư.
Qua rất nhiều các nghiên cứu trước đó đều cho thấy di cư chính là cách thức
hỗ trợ gia đình, là con đường lao động giúp người di cư có thể cung cấp tài chính và
góp phần nâng cao chất lượng sống cho gia đình. Tuy nhiên, di cư (đặc biệt là di cư
lâu dài) có tác động không nhỏ đến việc tổ chức cuộc sống và phân công công việc
giữa các thành viên trong gia đình. Sự thiếu vắng một hay nhiều lao động chính sẽ
khiến gia đình họ phải đối mặt với những thách thức về tổ chức cuộc sống, thực
hiện các chức năng gia đình. Để giải quyết những tồn tại đó, các công trình nghiên
cứu trước đây đều ít nhiều đề cập và phân tích những điểm còn hạn chế về mặt
chính sách có liên quan đến di cư lao động và đưa ra các khuyến nghị từ góc độ
nghiên cứu của riêng mình.
1.1. NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐÓNG GÓP KINH TẾ TỪ TIỀN GỬI CỦA
NGƯỜI DI CƯ CHO ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH NƠI XUẤT CƯ
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhìn nhận nhóm di cư như một nhóm
xã hội đặc thù, một bộ phận dân cư quan trọng có xu hướng ngày càng gia tăng. Các
phân tích cũng chỉ ra rằng về mặt khách quan, công nghiệp hóa, đô thị hóa là tác
nhân cơ bản làm xuất hiện dòng di cư ngày càng cao từ nông thôn ra đô thị. Bên
cạnh đó, mặt chủ quan là do sự thiếu thốn về đời sống vật chất, do trình độ học vấn, áp
lực dân số... trong đó, yếu tố kinh tế (nhu cầu tăng thêm thu nhập) được nhấn mạnh và
được coi nguyên nhân chủ đạo khiến người dân nông thôn quyết định di cư.
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các nghiên cứu về khoản đóng góp kinh
tế (thông qua tiền gửi về) của người di cư đối với đời sống kinh tế của gia đình
tương đối nhiều. Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2003) tại khu vực châu
Phi đã chỉ ra tác động của di cư thông qua tiền gửi của cả nam và nữ về cho gia
15
đình. Theo đó, lượng tiền gửi về là một trong những đóng góp dễ dàng nhận thấy
nhất, khẳng định tính tích cực trong vai trò người di cư giúp gia đình cải thiện đời
sống kinh tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng giáo dục cho các thành
viên. Báo cáo cũng đồng thời chỉ ra ba tác động quan trọng của tiền gửi như sau: 1/
Cải thiện mức sống cho các thành viên; 2/ Cải thiện vấn đề sức khỏe và giáo dục; 3/
Tạo nên nguồn lực vật chất tài chính cho hộ gia đình. Số tiền đóng góp của người di
cư không chỉ để gửi tiết kiệm mà còn được sử dụng để đầu tư vào nhiều việc khác
như: mua sắm vật dụng đắt tiền, đầu tư mua đất đai, nhà cửa...Từ thực tế đó có thể thấy
di cư không chỉ là hoạt động sống mà còn là một phần chiến lược sống của hộ gia đình.
Hơn thế nữa, di cư cũng có thể coi là một hình thức góp phần đảm bảo an toàn cho đời
sống gia đình, là “thẻ bảo hiểm” giúp họ giảm bớt những khó khăn về kinh tế [144].
Cùng thời điểm năm 2003, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng tiến
hành một nghiên cứu về "Đánh giá nghèo đói ở đồng bằng sông Mê - Kông" [3] đã
chỉ ra rằng người di cư thường xuyên gửi một phần đáng kể thu nhập họ kiếm được
tại các thành phố về cho gia đình ở quê nhà. Số tiền này giúp các thành viên gia
đình cải thiện cuộc sống và đó là một trong những đóng góp tích cực nhất của di cư
mà nhiều nghiên cứu ở khu vực đồng bằng sông Mê – Kông trước đó đã chỉ ra.
Trong một nghiên cứu tại Ấn Độ của hai nhà nghiên cứu Priya Deshingkar và
Edward Anderson về “People on the move: new policy challenges for increasingly
mobile populations,” cùng chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác khi cho
rằng di cư mùa vụ góp phần nâng cao thu nhập gia đình, tạo cơ hội thu hẹp khoảng
cách về mức sống, điều kiện sống giữa nông thôn và đô thị [139] [140].
Qua khảo sát các quốc gia Đông Nam Á ở tiểu vùng sông Mê – Kông, nhóm
nghiên cứu Rosalia Sciortino, Therese Caouette và Philip Guest trong báo cáo
“Regional Integration and Migration in the Greater Mekong Sub-region: A Review”
đã kết luận rằng quá trình hợp tác kinh tế góp phần tạo thêm cơ hội việc làm, tạo ra
dòng di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Di cư mùa vụ xuất
hiện dòng di chuyển lao động ngắn hạn từ nông thôn ra đô thị và việc di cư này giúp
người dân tăng thêm nguồn thu nhập [143].
16
Nghiên cứu tiến hành năm 2001 tại Việt Nam của nhóm Heather Xiaoquan
Zhang, P. Mick Kelly, Catherine Locke, Alexandra Winkels và W.Neil Adger về
“Structure and implications of migration in a transitional economy: Beyond the
planned and spontaneous dichotomy in Vietnam” đã thấy được tính chất tích cực
trong động cơ di cư ở người nông dân. Nghiên cứu chỉ ra rằng qua di cư mà họ góp
phần tạo lập nguồn vốn cho địa phương, gắn kết xã hội qua việc phát triển vốn văn
hóa và phát triển con người - bởi nguồn thu nhập mà họ gửi về cộng đồng sẽ giúp
những trẻ em được học hành đàng hoàng, giúp những người trong gia đình có điều
kiện lấy chồng lấy vợ. Ngoài ra, nguồn thu nhập của họ cũng giúp gia đình có thể
cải tạo điều kiện vật chất như: xây nhà, mua sắm xe máy, mua sắm đồ dùng... Nói
một cách khác, việc di cư của họ góp phần nâng cao mức sống, nâng cao đời sống
văn hóa và kinh tế của địa phương [132].
Alan de Brauw and Tomoko Harigaya trong nghiên cứu “Seasonal migration
and improving living standards in Vietnam” (2004) đã khái quát tình hình di cư mùa
vụ ở Việt Nam từ những năm bắt đầu đổi mới cho đến thời điểm tiến hành điều tra
[119]. Nghiên cứu cho rằng kể từ năm 1992 - 1997, tỷ lệ người dân nông thôn di cư
mùa vụ ra đô thị tăng gấp 6 lần, tập trung ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Di cư mùa vụ ngoài việc có thể mang lại một khoản thu
nhập thêm vào gia đình, giảm tỷ lệ đói nghèo thì mặt khác còn giúp gia đình giảm đi
một phần gánh nặng về chi tiêu trong thời gian nông nhàn, ít việc hoặc không có
việc làm. Cũng theo nghiên cứu, việc di cư mùa vụ này không thể hiện được vai trò
của thông tin thị trường lao động về việc làm mà thông tin chính lại xuất phát từ
chính mạng lưới người di cư theo phương thức lan truyền giữa người này và người
kia. Nhận định đó có ý nghĩa nhất định đối với tác giả về mặt phương pháp nghiên
cứu, đặc biệt trong quá trình chọn mẫu tại địa bàn nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2008 có tên gọi “Di dân và bảo trợ xã
hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường” đã chỉ rõ di cư là
nguồn cung cấp bảo trợ xã hội cho người ở quê nhà. Những người di cư ra đô thị
làm việc phần lớn vì mục đích mưu sinh nhằm giúp đỡ người thân ở nhà. Sự kết nối
17
giữa nông thôn và đô thị được thể hiện qua việc chuyển giao lao động, kết nối thông
tin giữa người di cư và người ở nhà cũng như số tiền gửi và hàng hoá mà người di
cư gửi về cho gia đình họ. Nghiên cứu cũng khẳng định, lượng tiền bạc và hàng hoá mà
người di cư gửi về gia đình là một trong những khía cạnh quan trọng của di cư [30].
Năm 2012, nhóm tác giả Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm cùng các cộng
sự đã công bố kết quả nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố - tác động kinh tế -
xã hội của di cư”. Qua khảo sát 2088 người từ các hộ gia đình có người di cư và
không có người di cư, các tác giả đã cho thấy di cư tác động lên nhiều lĩnh vực khác
nhau ở cả nơi đi và nơi đến cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong đó, tiền gửi
về gia đình của người di cư là một nguồn lực quan trọng trong cuộc sống, ngoài
nâng cao đời sống vật chất, số tiền mà họ gửi về còn có vai trò quan trọng trong
giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ gia đình []. Tuy nhiên, nghiên cứu này hầu hết
chỉ tập trung vào sự tác động qua lại giữa người di cư và người ở lại chứ không đề
cập nhiều đến việc tổ chức đời sống gia đình hay sự thay đổi trong vai trò giới - đối
tượng chủ yếu mà nghiên cứu này hướng đến.
Trong các cuộc điều tra quy mô lớn về di cư ở Việt Nam, bao gồm các cuộc
tổng điều tra dân số và nhà ở cũng như điều tra về di cư trong nước qua các thời kỳ
khác nhau, đều cho thấy các quyết định di cư được đưa ra dựa trên nhiều cân nhắc,
nhưng yếu tố kinh tế và thu nhập luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Điều tra về di
cư nội địa quốc gia 2015: các kết quả chủ yếu” chỉ ra rằng “Lý do công việc/kinh
tế” là lý do quan trọng nhất dẫn đến việc di cư, số tiền trung bình mà người di cư
gửi về cho gia đình trong 12 tháng qua (tại thời điểm nghiên cứu) là 27,5 triệu đồng,
92,4% người trả lời nói rằng phần lớn số tiền đó dùng chi cho sinh hoạt gia đình
hàng ngày [; tr.58]. Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác
như: “Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” của Liên Hợp Quốc
(2014), “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”.
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DI CƯ ĐẾN CÁC
THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
18
Di cư lao động luôn để lại khoảng trống trong gia đình, tác động đến phân
công lao động theo nhiều chiều hướng, bao gồm khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Trong hầu hết các kết quả nghiên cứu về di cư đều chỉ ra hệ quả đó.
1.2.1. Tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Trong các nghiên cứu về di cư nói chung, mối quan hệ giữa người di cư và vấn
đề chăm sóc con cái thường được phân tích nhiều. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa họ
với vấn đề chăm sóc người cao tuổi trong gia đình lại không có đề tài nghiên cứu
chuyên sâu. Do đó, với riêng mối quan hệ này, tác giả sẽ chỉ điểm qua một số
nghiên cứu có đề cập đến việc chăm sóc người già.
* Các nghiên cứu về chăm sóc con cái
Các nghiên cứu về di cư hầu hết đều cho thấy người di cư dù đi làm ăn xa gia
đình nhưng vẫn luôn giữ mối liên hệ với các thành viên khác, con cái vẫn liên hệ
với bố mẹ, bố mẹ thường xuyên liên lạc, gửi tiền hoặc dành thời gian về thăm con.
Tuy nhiên, mối quan hệ tình cảm có chiều hướng bị vật chất hoá khi khoảng cách và
sự quan tâm giữa hai bên không còn gần gũi như trước.
Trong nghiên cứu tiến hành năm 2008 – 2009 tại Hà Nội của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Tâm (Viện Gia đình và Giới) về “Sự thích ứng của người di cư tự do từ
nông thôn ra đô thị - Nghiên cứu trường hợp Hà Nội” cho thấy, người di cư đối phó
với khoảng trống vai trò của mình trong gia đình bằng cách xây dựng chiến lược
“làm cha mẹ từ xa” [70]. Phần lớn họ đều lo lắng về vấn đề cha mẹ, con cái ở nhà,
họ nhận biết rằng gia đình ở nông thôn nếu được tổ chức tốt thì bản thân họ mới yên
tâm ở lại đô thị làm việc. Họ thể hiện sự quan tâm của mình bằng cách gọi điện,
trao đổi tình hình với ông bà, con cái hàng ngày qua điện thoại, dành thời gian về
thăm nhà khi có điều kiện và gửi quà, gửi tiền về để phần nào bù đắp những thiệt
thòi của con khi thiếu vắng tình cảm của cha mẹ.
Giống như nhiều quốc gia khác, rất nhiều trẻ em Việt Nam đang sống trong
các gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa nhà, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tác
động của quá trình đó đến sức khoẻ tinh thần của các em còn rất hạn chế. Năm
2008, dự án CHAMPSEA do quỹ The Wellcome Trust của Anh tài trợ cho Việt Nam
19
đã tiến hành khảo sát định lượng 1.000 hộ gia đình ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương
và định tính 37 người chăm sóc chính các em nhỏ ở các hộ có người đi xuất khẩu
lao động ở nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự vắng mặt của cha/mẹ tác
động lớn đến tình cảm của trẻ nhỏ, việc bù đắp tình cảm của cha mẹ qua hiện vật
không thể giúp con cái giảm đi cảm giác thiếu thốn sự gần gũi, thân mật của cha
mẹ. Để hạn chế được điều đó, các gia đình có người di cư ứng phó theo nhiều cách
khác nhau, hình thức ứng phó cũng có sự khác nhau giữa những gia đình chỉ có vợ
di cư, chỉ có chồng di cư hay cả hai vợ chồng đều di cư. Trong nghiên cứu tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa di cư, sức khoẻ sinh sản và
phúc lợi gia đình, Catherine và các cộng sự (2009) chỉ ra rằng: Các gia đình có vợ
di cư, chồng ở nhà hoặc cả hai vợ chồng đều di cư thì người vợ thường phải đợi con
đến tuổi đi mẫu giáo hoặc gửi cha mẹ trông con giúp; Đối với các gia đình mà cả
cha mẹ và con cái đều di cư thì thông thường họ sẽ gửi con cái về quê khi con cái
đến tuổi đi học vì những khó khăn trong vấn đề xin học và học phí cùng nỗi lo con
cái nhiễm thói hư tật xấu [].
Trên thực tế, phụ nữ di cư luôn có nhiều rào cản hơn nam giới vì vai trò giới
của họ trong gia đình. Tác giả Hà Phương Tiến và Hà Quang Ngọc trong công trình
nghiên cứu về lao động nữ di cư tự do đã tập trung đánh giá những tác động của quá
trình di cư đến nơi đi, trong đó nhấn mạnh rằng phụ nữ di cư ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống gia đình trên nhiều phương diện như: nội trợ, sản xuất nông nghiệp và
đặc biệt là vấn đề chăm sóc giáo dục con cái và tình cảm vợ chồng [84]. Tuy nhiên,
đề tài này của các tác giả chú ý nhiều đến khía cạnh tác động đến các lĩnh vực của
đời sống mà không phân tích sâu hơn sự thay đổi vai trò giới giữa các thành viên
trong gia đình.
Những người đã làm cha mẹ khi ra quyết định di cư luôn có sự lo lắng về con
cái. Do đó, họ thường cân nhắc kỹ nơi di cư sao cho có thể về lại gia đình khi có
cần, nhất là phụ nữ. Trong báo cáo của tác giả Phạm Thị Huệ về “Vai trò giới trong
động cơ và quyết định di cư” cho thấy phụ nữ thường không di cư quá xa khỏi gia
đình bởi vai trò giới của họ không cho phép []. Họ thường đảm nhận trách nhiệm
20
nội trợ, chăm sóc con cái nên khó có thể đi làm quá xa và trong thời gian dài so với
nam giới.
Giống như nhiều thiết chế khác, gia đình là một thiết chế xã hội, các thành
viên trong đó đều có các vai trò và liên kết với nhau bằng các mối quan hệ xác định.
Sự vắng mặt của một hay một vài cá nhân trong đó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm
tàng có thể phá vỡ sự ổn định và trật tự của thiết chế. Nghiên cứu “Một số vấn đề xã
hội của phụ nữ nông thôn lấy chồng và lao động ở nước ngoài” (2010) và “Tính
thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị” (2009) của Viện gia đình và
Giới đã chỉ ra rằng di cư có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ rạn nứt hoặc tan vỡ gia
đình do nó tạo nên sự đứt đoạn trong đời sống tình cảm giữa các thành viên, nhất là
giữa hai vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái. Thời gian các vợ chồng sống xa cách
nhau sẽ gây nên sự thiếu thốn tình cảm và nhu cầu sinh lý, từ đó có thể dẫn đến các
mối quan hệ ngoài hôn nhân. Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn khi người di cư không
nhận thức đầy đủ về sự lây truyền các căn bệnh xã hội. Tác giả Đặng Nguyên Anh
(2008) trong báo cáo “Đánh giá tổn thương HIV/AIDS của lao động di cư và hậu
quả đối với gia đình” tại xã Vũ Tây, tỉnh Thái Bình đã cho thấy nhiều người đi làm
ăn xa có quan hệ với gái mại dâm và nhiều người không biết phải sử dụng bao cao
su nên đã lây bệnh cho vợ mình [8].
* Các nghiên cứu về chăm sóc cha mẹ già
Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ vốn là mối quan hệ nền tảng trong gia
đình. Đặc biệt khi con cái trưởng thành, xây dựng gia đình riêng và sống xa cha mẹ,
việc thể hiện tình cảm thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào không
gian sinh sống.
Điều tra gia đình Việt Nam (2006) cho thấy sự chăm sóc của con cái đối với
cha mẹ già có ý nghĩa quan trọng, 32,1% số người trong diện khảo sát đã trả lời
giúp đỡ bố mẹ bằng cách hỗ trợ tiền bạc []. Trong một nghiên cứu với 600 người
cao tuổi tại 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk (2003) của Trung ương Hội
người cao tuổi Việt Nam cho thấy khi ốm đau, người cao tuổi thường dựa vào sự
21
giúp đỡ của con cái là chủ yếu (62,5%), nhóm người cao tuổi ở thành thị có tỉ lệ
được con cháu giúp đỡ cao hơn ở nông thôn (70,5% so với 54,4%) [60].
Trong một nghiên cứu về người cao tuổi ở miền Nam Việt Nam, Barbieri
(2006) đã đánh giá mức độ hỗ trợ tiền bạc và vật chất của con cái đối với cha mẹ
già [120]. Nghiên cứu chỉ ra rằng con cái ở xa thường gửi tiền bạc và hàng hoá để
thay thế cho hình thức chăm sóc truyền thống, con trai gửi tiền thường xuyên hơn
con gái và nhóm tuổi cao hơn thường nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn. Quá trình đô
thị hoá mặc dù thúc đẩy di cư mạnh mẽ nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến việc
hỗ trợ của con cái đối với cha mẹ già [].
Từ khảo sát về nguồn lực vật chất của người cao tuổi tại đồng bằng sông
Hồng, tác giả Bùi Thế Cường (2006) chỉ ra rằng con cái không chỉ trợ giúp cha mẹ
già tiền bạc hay gửi trực tiếp hiện vật, mà còn giúp cha mẹ sản xuất nông nghiệp,
giúp đỡ lúc ốm đau []. Nghiên cứu cho thấy 42,8% con cái chu cấp thường xuyên
cho cha mẹ, khi họ đau ốm 37,7% người già có con cái hỗ trợ tài chính chủ yếu và
98,6% trong số họ được người thân trong gia đình chăm sóc. Một nghiên cứu khác
của tác giả Lê Ngọc Lân (2012) cho thấy con cái ở nhóm tuổi cao hơn có tỉ lệ hỗ trợ
kinh tế cho bố mẹ nhiều hơn, nếu như ở nhóm tuổi dưới 30 có khoảng 21% số
người giúp đỡ bố mẹ thì ở nhóm tuổi 41 – 50 tỉ lệ này tăng lên 38% [].
Nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới tại Khánh Mậu (Ninh Bình 2010) cho
thấy phần lớn con cái sống ở gần cha mẹ, 28,4% sống ở các xã kế bên hoặc các
huyện trong cùng tỉnh và cha mẹ nhận sự hỗ trợ từ con cái bằng nhiều hình thức
khác nhau như: hỗ trợ tiền bạc, hiện vật hay giúp sản xuất kinh doanh [110].
Tại thành phố Hải Phòng, trong năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã
công bố báo cáo kết quả khảo sát đất tại An Lão. Nghiên cứu này tiến hành trên địa
bàn 3 xã (Quang Trung, Quốc Tuấn, An Thắng – huyện An Lão) với sự tham gia của
150 hộ gia đình và 12 trường hợp phỏng vấn sâu. Đây là 3 xã có số đất nông nghiệp
bị thu hồi nhiều nhất nhằm phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông
trọng điểm quốc gia (bao gồm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án nâng cấp
Quốc lộ 10). Nghiên cứu cũng chỉ mối liên hệ giữa việc thiếu việc làm, cách sử
22
dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng với tình trạng mâu thuẫn giữa các thành viên
trong gia đình.
“Sau khi có tiền đền bù một số hộ gia đình không biết cách quản lý, các thành
viên trong gia đình không thống nhất quan điểm sử dụng tiền nên xuất hiện tình
trạng bạo lực gia đình” [; tr.3].
Tuy nhiên, nghiên cứu không tập trung vào khía cạnh di cư lao động cũng như
không đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có người đi
làm ăn xa.
1.2.2. Nghiên cứu về sự tác động của di cư đến vai trò giới trong gia đình
Một trong những vấn đề lớn nhất của di cư là sự thách thức giới tính do sự
vắng mặt của lao động chính (nhất là vợ hoặc chồng) trong gia đình, điều đó khiến
cho người ở lại phải ra quyết định nhiều hơn, gánh trách nhiệm nặng nề hơn.
Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về sự thay đổi vai trò giới trong gia
đình có người di cư trên diện rộng ở Việt nam hầu như chưa có. Phần lớn các
nghiên cứu đều có quy mô nhỏ lẻ, phân tán hoặc chỉ nhắc đến mà chưa phân tích có
hệ thống và sâu hơn. Trong khuôn khổ các nội dung có liên quan đến đề tài, tác giả
điểm qua một số nghiên cứu sau đây:
Các cuộc điều tra về di cư ở Việt Nam với quy mô lớn vào các năm 2004 (11
tỉnh, thành) và 2015 (20 tỉnh, thành) đã cung cấp thông tin về nhân khẩu học, phân
tích các nguyên nhân di cư, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của người di cư,
cung cấp những số liệu cho thấy hiện tượng nữ hoá di cư [] []. Tuy nhiên, cả hai
cuộc điều tra lớn này không tập trung vào vấn đề thay đổi vai trò giới trong gia đình
có người di cư – đối tượng mà đề tài hướng tới.
Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 và 2014 ở nước ta cung cấp các số
liệu cụ thể hơn về di cư nói chung và di cư lao động nữ nói riêng. Nghiên cứu chỉ ra
thực trạng “nữ hóa” di cư với số lượng ngày càng cao và độ tuổi ngày càng trẻ. Tuy
nhiên, điều tra này cũng đã tái khẳng định kết luận của cuộc điều tra về di cư Việt
Nam (2004): “Số liệu tổng điều tra dân số đã làm sáng tỏ một số đặc trưng của
nhóm dân số di cư "lâu dài hơn" nhưng bỏ qua nhóm di cư tạm thời; đây cũng là
nhóm dân số cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nghiên cứu tiếp theo”
23
[13; tr.4]. Bên cạnh đó, điều tra cũng chưa đi sâu phân tích sự thay đổi vị trí, vai trò
của các thành viên trong gia đình có người di cư. Tuy nhiên, các nhận định của điều
tra đã gợi mở cho đề tài góc nhìn về phạm vi di cư và nguyên nhân dẫn đến thực
trạng đó của lao động di cư nữ.
Nghiên cứu của Dhrama Chandra (2005) về phụ nữ và nam giới di cư trên
quần đảo Fiji khẳng định rằng: gia đình có đàn ông di cư thì người phụ nữ ở lại tăng
thêm quyền kiểm soát và quyền quyết định mọi công việc quan trọng liên quan đến
tài sản, con cái và các mối quan hệ khác. Nhờ đó, người phụ nữ được tự do hơn
trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc tham gia vào nhiều hoạt động cùng lúc khiến
người phụ nữ khó có thể đảm nhiệm tốt cùng lúc trách nhiệm của mình với gia đình,
do đó họ thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ trong việc chăm sóc nhà cửa và con
cái [124].
Ngược lại, khi người phụ nữ di cư, thách thức với người đàn ông ở lại căng
thẳng hơn nhiều. Từ các quan niệm truyền thống về vai trò cho thấy, nam giới
thường ít làm các loại công việc liên quan đến nội trợ, chăm nuôi con, quản lý tiền
bạc...Khi người vợ di cư, người chồng thường phải nhờ đến ông bà hai bên giúp đỡ.
Trong nghiên cứu về “Vai trò của người chồng trong những gia đình có vợ đi xuất
khẩu lao động” của tác giả Nguyễn Hà Đông cho thấy: vai trò của vợ và chồng có
sự biến đổi lớn khi gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động. Đầu tiên là vai trò kinh tế
của người chồng trở nên mờ nhạt khi trụ cột kinh tế chuyển giao sang người vợ. Sau
đó là sự tăng vai trò của người chồng trong lĩnh vực nội trợ, họ phải làm các loại
việc mà trước kia 96,5% do người vợ đảm nhiệm [36].
Tương tự, từ kết quả nghiên cứu thực tế của cuộc điều tra “Gia đình nông thôn
Bắc Bộ trong chuyển đổi” (2011), báo cáo của tác giả Trịnh Thị Lan về “Ảnh hưởng
của di chuyển lao động mùa vụ tới đời sống gia đình nông thôn” chỉ ra rằng: nếu gia
đình có người vợ đi làm ăn xa, người chồng có xu hướng đảm nhiệm thay hầu hết
các công việc mà trước đó người chồng ít khi hoặc chưa bao giờ làm như: nội trợ,
chăm sóc con cái, tham dự các đám hiếu, hỉ.... Và ngược lại, khi người chồng đi làm
xa nhà, người vợ phải gánh vác các việc trước đó người chồng vẫn làm []. Bên cạnh
24
đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm về những gia đình có vợ xuất khẩu lao
động nước ngoài dẫn số liệu cho thấy, 56,8% số gia đình vẫn phải nhờ đến sự trợ
giúp của ông bà trong việc nội trợ và chăm sóc con cái [69]. Đồng quan điểm với
các nghiên cứu khác về động cơ di cư của lao động nữ, tác giả Nguyễn Thị Thanh
Tâm cho rằng: "Vai trò giới có mối liên quan chặt chẽ tới động lực di cư, quyết định
di cư và tác động tới con đường di cư của phụ nữ và nam giới. Quyền quyết định di
cư bị ảnh hưởng bởi chiến lược lựa chọn tối ưu của các gia đình, theo đó, người có
nhiều cơ hội việc làm hơn và/hoặc có thể tích lũy nhiều tiền cho gia đình hơn sẽ là
người di cư. Hạnh phúc gia đình và khoảng cách địa lý giữa nơi đi và nơi đến cũng là
các yếu tố được các gia đình cân nhắc khi quyết định di cư" [70].
Các báo cáo nghiên cứu chuyên đề của tác giả Phạm Thị Huệ (2010) về “Vai
trò giới trong động cơ và quyết định di cư” và tác giả Đặng Thanh Nhàn (2012) về
“Sự thay đổi vai trò giới trong các gia đình có vợ/chồng di cư lao động” đã đưa ra
những phân tích về các trở ngại trong quyết định di cư của nữ so với nam và sự thay
đổi vai trò giới xảy ra khi nữ di cư lao động. Do phải đảm nhận vai trò tái sản xuất
như sinh đẻ, chăm sóc con cái, nội trợ cho nên phụ nữ thường chọn những công
việc tạo thu nhập gần nơi sinh sống của gia đình để có thể kết hợp vai trò sản xuất
với tái sản xuất của mình. Trong di cư, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới
trong quyết định di cư do vai trò tái sản xuất của mình [41]. Nếu gia đình có người
vợ đi làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể
cả chức năng tề gia nôôi trợ [59; tr.]. Báo cáo này có những phân tích cụ thể, xác thực
giúp cho đề tài của tác giả có thêm hướng nhìn nhận vấn đề. Ngoài ra, cũng cung cấp
một số lý thuyết có liên quan cũng như những tiền đề về phương pháp luận.
Sách chuyên khảo "Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới"
đã cung cấp nhiều quan điểm và dữ liệu quan trọng về khái niệm và cách tiếp cận.
Các bài viết của các nhà nghiên cứu như Mai Huy Bích, Lê Ngọc Văn, Lê Ngọc
Hùng, Vũ Mạnh Lợi, Trần Thị Vân Anh….đã đưa ra những quan điểm về giới,
những phân tích về lý thuyết nữ quyền, đặc biệt đã gợi ý cách tiếp cận giới trong
nghiên cứu gia đình [107]. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được các phân tích sâu
25
hơn về các vấn đề của gia đình trong nghiên cứu về "Gia đình Việt Nam" của nhóm
nghiên cứu Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu. Trong nghiên cứu này,
nhóm tác giả đã đưa ra một loạt những nhận định và kết luận về sự biến đổi của gia
đình Việt về cơ cấu, chức năng, vai trò giới theo thời gian, điều đó có ý nghĩa quan
trọng đối với việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo chiều hướng trước - sau của
đề tài này [10].
Tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý trong nghiên cứu "Gia đình học" đã
trình bày và phân tích một cách hệ thống, khoa học các vấn đề của gia đình nói
chung và gia đình Việt Nam nói riêng. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra vị trí, vai trò,
chức năng của gia đình, các vấn đề của gia đình như giáo dục, xã hội hóa cá nhân,
nghèo đói, bạo lực gia đình, sai lệch giá trị gia đình, các tác giả cũng phân tích làm
rõ sự khác nhau giữa phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình.….đặc biệt,
công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả hiểu sâu hơn về vấn đề giới trong gia đình
hiện đại, có những nhận định riêng tốt hơn về sự thay đổi mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam [45; tr.360 – 362].
Nghiên cứu “Di cư nội địa – Những tác động đến gia đình và thành viên ở lại”
của Viện Xã hội học (2009) tại Hội thảo về “Di dân, phát triển và giảm nghèo” là
một nghiên cứu có quy mô lớn trên diện rộng với 5 tỉnh và 600 hộ gia đình có người
di cư. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động của di cư trên cả hai chiều cạnh tích
cực và tiêu cực. Liên quan đến vấn đề thay đổi vai trò giới, nghiên cứu kết luận di
cư làm biến đổi phân công lao động theo hướng bình đẳng hơn, tăng vai trò của phụ
nữ trong gia đình hơn nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện xu hướng nữ hoá di cư,
người già và trẻ em phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc của gia đình [116].
Thông qua phân tích các chức năng, các mối quan hệ và vai trò giới trong gia đình
từ truyền thống đến gia đình hiện đại, tác giả Nguyễn Thị Hòa (2007) trong bài viết
“Giới, việc làm và đời sống gia đình: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới” đã cung cấp cho đề tài hướng tiếp cận giới trong gia đình có người di cư, qua
đó, xem xét sự thay đổi vai trò của người vợ và người chồng, quyền quyết định các công
việc gia đình của hai người khi người chồng di cư ra đô thị [; tr.205].
26
Trên cơ sở phân tích số liệu cuộc điều tra "Gia đình nông thôn Việt Nam trong
chuyển đổi" thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và
Thụy Điển (dự án VS-RDE-05), tác giả Trịnh Thị Lan cho thấy: "Nếu người vợ đi
làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể cả
chức năng tề gia nội trợ. Từ việc đồng ruộng, chăm sóc con cái, trông nom, dọn dẹp
nhà cửa đến những việc phải làm thay mặt gia đình như cưới hỏi, đám ma, họp hành
tết giỗ. Phần lớn những người đàn ông trong hoàn cảnh này đều biết quán xuyến các
công việc gia đình chu đáo [].
Trong báo cáo cấp Bộ của Viện Gia đình và Giới về “Xây dựng gia đình ở
người di cư lao động tự do” (2012) đã phân tích khá sâu sắc những tác động của di
cư đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu nhấn mạnh đến
vai trò của người phụ nữ trong gia đình, những trở ngại trong quyết định di cư của
họ và những ảnh hưởng của họ đến gia đình khi họ di cư xa nhà:
Bị ràng buộc bởi các trách nhiệm trong sản xuất và trong gia đình, phụ
nữ càng tự khó quyết định di cư một mình vì sự ra đi của họ thường gây
xung đột trực tiếp với vai trò tái sản xuất - sinh con, chăm sóc con cái và
nội trợ gia đình [111; tr.43].
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI CƯ
Hiện nay, Việt Nam chưa có bất cứ chính sách đáng kể gì mang tính đặc thù
đối với đối tượng di cư trong nước. Những khung pháp lý liên quan đến di cư được
xác định bởi Hiến pháp, một số Công ước và Tuyên ngôn quốc tế công nhận về
quyền lao động di cư trong nước vì lý do kinh tế hoặc cam kết của Việt Nam với
quốc tế. Các Luật của Việt Nam trực tiếp tác động đến người lao động gồm: Luật Lao
động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cư trú, Luật Dân sự, Luật khám chữa bệnh, Luận trợ
giúp pháp lý, Luật Bình đẳng giới, tuy nhiên hệ thống khung pháp lý này dù chặt chẽ
nhưng phạm vi điều chỉnh đều chung chung, không giới hạn đối với vấn đề di cư.
Trong báo cáo của tổ chức Act!Aid (2012) về “Phụ nữ di cư trong nước: hành
trình gian nan tìm kiếm cơ hội” chỉ ra rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001 – 2010, vấn đề di cư tự do được nhắc đến với chủ trương kiềm chế.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, vấn đề di cư hoàn toàn không
27
được nhắc tới. Thay vào đó, Nhà nước đưa ra mục tiêu tạo việc làm và đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, ưu tiên hỗ trợ giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ
người nghèo và các nhóm yếu thế...nhưng hoàn toàn không nhắc đến đối tượng di
cư lao động nghèo ở đô thị [; tr.65] .
Từ thực tế nói trên, hầu hết các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam không đi sâu
về chính sách mà chỉ đề cập đến các khía cạnh chính sách, khung pháp lý có tác
động đến nội dung nghiên cứu và đưa ra các kết luận, khuyến nghị từ góc độ nghiên
cứu của các tác giả.
Tác giả Đặng Nguyên Anh trong nghiên cứu "Chính sách di dân trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi" đã đưa ra các đánh giá tổng quan về
các chính sách di dân ở miền núi nước ta, nghiên cứu cũng phân tích thực trạng di
dân ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, chỉ ra hiệu quả của các chính sách
di dân đối với cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Cũng trong nghiên
cứu này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với từng loại hình di dân [].
Trong cuốn "Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị ở Việt
Nam hiện nay" của Mai Ngọc Cường (chủ biên) cùng các cộng sự tập trung khai
thác khía cạnh tác động của chính sách xã hội đến việc làm, thu nhập, đời sống, tác
động của chính sách đến nguyên nhân di cư của người lao động và ngược lại,
nghiên cứu cũng phân tích làm rõ sự tác động của môi trường thể chế, tổ chức, quản
lý đến chính sách xã hội [27]. Nghiên cứu cũng chỉ ra cụ thể thực trạng của từng
nhóm chính sách như chính sách việc làm, thu nhập, đời sống và an sinh xã hội;
thực trạng môi trường luật pháp, chính sách và tổ chức đối với di dân nông thôn -
đô thị ở nước ta. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề ra một số phương hướng, giải
pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách xã hội đối với di dân nông thôn -
đô thị Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp một loạt khái niệm có liên
quan đến di cư, các thông tin về chính sách xã hội với di dân nông thôn - đô thị
cũng như đưa ra các phép so sánh giữa gia đình có người di cư và gia đình không có
người di cư trên các phương diện chi giới tính chủ hộ, số nhân khẩu, chi tiêu, thu
nhập…. có ý nghĩa lớn với đề tài của tác giả về mặt lý luận và phương pháp.
28
Đề cập đến “Những khoảng trống chính sách” trong nghiên cứu “Từ nông
thôn ra thành phố - tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, tác giả Lê Bạch
Dương đã phân tích chỉ ra một số những "kẽ hở" cũng như sự bất cập trong các
chính sách như bảo trợ xã hội, vấn đề hộ khẩu và một số các chính sách xã hội khác
"Các chính sách bảo trợ xã hội hiện hành không điều chỉnh để bao gồm người di cư
tự do từ nông thôn ra thành phố. Quan điểm chung của nhà nước là không khuyến
khích di cư tự do vì cho rằng hình thức này có nhiều tiêu cực đối với sự phát triển;
"Hộ khẩu được gắn chặt với nơi cư trú, nếu một người thay đổi nơi cư trú thì hộ
khẩu của họ cũng phải thay đổi theo" [31; tr.145 – 166]….
Trong công trình "Bảo trợ xã hội cho người thiệt thòi ở Việt Nam" (2005), tác
giả Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh và cộng sự đã phân tích ba cấp độ của mô
hình bảo trợ xã hội gồm: cấp độ cao (các biện pháp nâng cao năng lực) đến trung
bình (các biện pháp phòng ngừa) và cấp thấp nhất (các biện pháp bảo vệ). Các tác
giả nhấn mạnh cho đến nay, người nhập cư thường bị loại ra ngoài mọi biện pháp
bảo trợ cao và trung cấp. Ngay cả các biện pháp cấp thấp họ cũng không được
hưởng một cách đầy đủ. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống bảo trợ
xã hội với mọi cấp độ và tạo điều kiện để người nhập cư, người di cư có cơ hội tiếp
cận và có quyền hưởng sự bảo trợ một cách bình đẳng [29].
Tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo trình bày tại hội thảo "Di dân, phát
triển và giảm nghèo" đã chỉ ra sự bất cập về mặt chính sách đối với vấn đề di cư
như: 70% lao động di cư không được hưởng phúc lợi gì, đa số không có hợp đồng
lao động, 90% không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tai nạn lao động. Những trở
ngại trong việc khai báo cư trú dẫn đến việc người di cư gặp khó khăn trong việc
tiếp cận các dịch vụ nhà ở, y tế, giáo dục... và họ cũng thường yếu thế trong vị thế
pháp lý và không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như lực
lượng công an và các đoàn thể….Những điều này tạo nên nguy cơ gia tăng lớp
người nghèo mới ở đô thị - là nhóm người di cư từ nông thôn tới. Tác giả đưa ra
một số khuyến nghị như việc tách rời hộ khẩu với việc tiếp nhận các dịch vụ công,
29
Nhà nước cần có chế tài để người di cư nhận được các hỗ trợ an sinh và tiếp cận các
dịch vụ xã hội một cách công bằng [].
Năm 2015, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã tiến hành cuộc
nghiên cứu quy mô cấp thành phố nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao
hiệu quả quản lý và chính sách xã hội đối với lao động nhập cư tại Hải Phòng [50].
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này thuần tuý mang tính chất thống kê số liệu
nhập cư (từ tỉnh khác đến nội đô Hải Phòng) và không đề cập đến vấn đề xuất cư từ
nông thôn ra đô thị mà đề tài hướng tới.
Bên cạnh các công trình, tài liệu nghiên cứu và các báo cáo kể trên, một số
các công trình nghiên cứu và đề tài khác có liên quan ít nhiều đến địa bàn nghiên
cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài như sau:
Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, dân số - lao động của thành phố cũng như
các báo cáo kinh tế - xã hội của huyện An Lão, xã Quang Trung và Quốc Tuấn qua
các năm (2010 – 2016) cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế,
xã hội, dân số tại địa bàn nghiên cứu [23; 24; 25]. Trong đó, “Điều tra Dân số và
Nhà ở giữa kỳ 01/04/2014” của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng bước đầu đã có
số liệu về tình hình di cư trên địa bàn thành phố [81]. Tuy nhiên, các số liệu đó
mang tính chất tổng thể, không có số liệu cụ thể ở cấp huyện, cấp xã, và không đề
cập tới hiện tượng di cư mùa vụ.
Báo cáo về “Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam” do
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện từ cuối năm 2012 đến năm 2015 với số
người tham gia nghiên cứu gồm 4212 nam giới và 4212 phụ nữ trong độ tuổi 18-65 tại
9 tỉnh, thành phố đã chỉ ra sự khác nhau giữa nam và nữ trong phân công lao động đối
với các công việc cụ thể (sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, việc nhà...) và quyền ra quyết
định trong các gia đình nông thôn [112; tr.104 – 115]. Nghiên cứu không trực tiếp đề
cập đến vấn đề di cư, nhưng đã đi sâu phân tích khía cạnh thay đổi giới trong tổ chức
đời sống gia đình nông thôn có liên quan trực tiếp tới đề tài này.
Nghiên cứu về “Phụ nữ di cư trong nước: hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”
(2012) được triển khai nghiên cứu tại Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí
30
Minh năm 2011, khảo sát nữ di cư từ nông thôn ra đô thị và hiện đang làm việc tại
các khu công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã phân tích kỹ lực đẩy và lực hút trong
quyết định di cư của nữ giới, bên cạnh đó, cũng chỉ ra những đặc trưng của người di
cư, phân tích nhưng khó khăn và trở ngại của họ tại đô thị. Mặc dù đề tài được triển
khai ở Hải Phòng, tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là lao động nữ di cư thời gian
dài hiện đang sống ở đô thị, do đó, đề tài không đề cập trực tiếp đến vấn đề di cư
mùa vụ và vấn đề giới trong gia đình nông thôn khi có người di cư [].
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đinh Đặng (2010) nhằm “Đánh giá thực trạng và
định hướng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng” tập trung phân tích
khía cạnh môi trường tác động đến quá trình sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện
An Lão [34]. Nghiên cứu này cung cấp số liệu về đất nông nghiệp trong các thời kỳ
trước đó so sánh với lượng đất nông nghiệp hiện tại ở địa bàn nghiên cứu của đề tài.
Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 huyện An Lão của
UBND thành phố Hải Phòng đã cung cấp kết quả thống kê qua bảng số liệu về kế
hoạch sử dụng đất, kế hoạch thu hồi đất và kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất
năm 2016 của thành phố đối với các xã cụ thể (trong đó có xã Quang Trung và
Quốc Tuấn) của huyện An Lão [102].
Báo cáo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Khoa học – Công nghệ thành phố về
“Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng nông thôn mới ở
thành phố Hải Phòng” (2016) đã phân tích thực trạng công tác bảo tồn và phát huy
giá trị truyền thống văn hóa – lịch sử của thành phố trong xây dựng nông thôn mới
[67]. Nội dung chủ yếu của đề tài tập trung vào khía cạnh bảo tồn, duy trì và phát
huy các di tích lịch sử, văn hoá tại các vùng nông thôn Hải Phòng nhằm phục vụ phát
triển du lịch, do đó, kết quả nghiên cứu đó không liên quan trực tiếp đến nội dung
nghiên cứu về di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư.
Tiểu kết chương 1
31
Tổng quan tình hình nghiên cứu về di cư và sự thay đổi vai trò giới trong gia
đình có người di cư tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính: Hướng nghiên cứu về
tác động của tiền gửi đến đời sống kinh tế hộ gia đình của người di cư tập trung tìm
hiểu sự tác động của tiền gửi đến việc cải thiện và nâng cao mức sống (vật chất) của
hộ gia đình và cách họ sử dụng tiền gửi để tái đầu tư cho tương lai; Hướng nghiên
cứu về tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hướng đến
việc tìm hiểu việc tác động của di cư đến tâm tư, tình cảm của người di cư đối với
con cái và cha mẹ già (nếu có) và quan trọng nhất là tác động của di cư đến sự thay
đổi vai trò giới trong gia đình; Hướng nghiên cứu về chính sách di cư nhằm tìm
hiểu vai trò của chính sách đối với việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình di cư, các
mặt tích cực và tồn tại của chính sách đối với vấn đề di cư.
Qua tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu trước đây về các vấn đề có liên quan
đến đề tài, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về di cư
đều phân tích ở nhiều góc độ, phản ánh đa dạng, nhiều chiều cạnh (cả khía cạnh tích
cực và tiêu cực) của vấn đề di cư như: nguyên nhân di cư, thực trạng di cư, các
dòng di cư, tác động của di cư đến kinh tế - văn hoá – xã hội...Trong đó, nhiều đề tài
nghiên cứu tập trung làm rõ sự tác động của di cư đến đời sống và mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình, các kết quả nghiên cứu đó đã giúp ích ít nhiều cho tác
giả về mặt lý luận, phương pháp và gợi ý về hướng tiếp cận cũng như nội dung
nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu riêng về dòng di cư mùa vụ từ
nông thôn ra đô thị hầu hết đều chưa làm rõ sự thay đổi vai trò giới trong gia đình
có người di cư, riêng ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống với quy mô lớn phản ánh một cách đầy đủ
vấn đề di cư mùa vụ cũng như sự tác động của nó đến thay đổi vai trò giới trong gia
đình nông thôn.
Đề tài “Di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư
ở nông thôn Hải Phòng hiện nay” sẽ tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề còn chưa được
nghiên cứu thấu đáo như sau:
32
1 – Từ các nghiên cứu về tác động của tiền gửi đến đời sống gia đình, đề tài sẽ
nhận định về đánh giá thực trạng sự thay đổi trong đời sống vật chất (kinh tế) của
gia đình cũng như vị thế, vai trò của người di cư mùa vụ trong gia đình.
2 – Sự tác động của di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có
người di cư, tìm hiểu sự khác nhau trong phân công công việc, khối lượng các loại
công việc trong gia đình thay đổi theo thời gian trước và sau khi có người di cư mùa
vụ.
3 – Đề xuất một số các giải pháp nhằm phát triển ngành nghề tại địa phương
một cách bền vững và đảm bảo sự ổn định trong cấu trúc của gia đình khi có lao
động chính làm ăn xa nhà.
33
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ
VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI DI CƯ
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TRONG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Gia đình
Trong xã hội nông thôn, thiết chế gia đình là thiết chế quan trọng bậc nhất. Gia
đình không chỉ quy định đặc điểm tâm lý cá nhân mà còn góp phần to lớn trong việc
hình thành tập thể nông thôn.
* Gia đình
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, “gia đình” là tập hợp người gắn
bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thông hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm
phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên với nhau. Từ nội dung của khái
niệm này, đề tài muốn đề cập đến sự hợp tác cùng nhau giữa các thành viên trong
việc tổ chức cuộc sống gia đình để cùng thực hiện các chức năng cơ bản như: sản
xuất kinh tế, chăm sóc con cái và cha mẹ già, quan hệ với các thiết chế khác...Qua
đó, xem xét sự tác động của việc di cư mùa vụ đến việc thay đổi vai trò giới khi
khuyết thiếu một hai một vài thành viên lao động chính trong gia đình.
* Gia đình nông thôn
Theo nhà nghiên cứu Tô Duy Hợp, gia đình nông thôn gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, gia đình nông thôn có tính thuần nhất hơn về mặt chủng tộc, tâm lý,
bền vững, hợp nhất và thực hiện các chức năng hữu cơ hơn so với gia đình đô thị.
Thứ hai, hầu hết các thành viên trong gia đình nông thôn đều gắn bó với
nghề nông.
Thứ ba, gia đình nông thôn có kỷ luật chặt chẽ và các thành viên phụ thuộc lần
nhau hơn so với gia đình đô thị.
Cuối cùng, gia đình nông thôn tham gia tích cực hơn vào những lĩnh vực hoạt
động chung, phần lớn thời gian trong ngày, các thành viên làm việc cùng nhau và
gắn với công việc của hộ nông dân [40; tr.74 – 81].
34
Khái niệm này cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình
nông thôn, từ đó cho thấy việc ra quyết định di cư khó có thể là quyết định từ một
bên, một cá nhân nào mà đó là quyết định của cấp hộ gia đình.
* Hộ gia đình
Khái niệm “Hộ gia đình” hiện vẫn chưa thống nhất trong các nghiên cứu xã
hội học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Theo điều 106 Bộ luật Dân sự
Việt Nam (2005) quy định “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng
đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ
thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Trong Dự thảo Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2015 gần đây khái niệm “hộ gia đình” không được nhắc tới.
Dựa vào tình hình nghiên cứu thực tế, căn cứ theo khái niệm “gia đình” dựa
theo khái niệm mà Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014 đưa ra, Luận án xác
định “hộ gia đình” bao gồm các cá nhân không nhất thiết phải có quan hệ huyết
thống hay được nuôi dưỡng, mỗi thành viên trong hộ cùng đóng góp vào sinh hoạt,
ăn uống và cùng chia sẻ quyền lợi về kinh tế.
2.1.2. Di cư
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính xác và
cũng không có một mô hình cụ thể nào về vấn đề di cư trên thế giới. Tuỳ vào cách
tiếp cận và trường hợp nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu có cách định
nghĩa và phân loại di cư khác nhau.
2.1.2.1. Hình thức di cư và các định nghĩa về “di cư”
Tiếp cận vi mô cho rằng “di cư” đơn giản là sự dịch chuyển cư trú từ khu vực
địa lý này sang khu vực địa lý khác, cụ thể hơn, “di cư” là sản phẩm của sự chênh
lệch khác nhau giữa các khu vực về mức sống, sự chênh lệch đó tạo thành các dòng
di cư khác nhau để tạo nên sự cân bằng về dân số và kinh tế [128].
Dựa trên cách tổ chức, di cư được phân loại thành di cư tự phát, di cư được
quản lý, di cư có sự hỗ trợ và di cư bắt buộc. Trong đó, di cư tự phát là loại hình di
35
cư không có sự can thiệp của chính phủ và có thể thấy ở trong phạm vi một hay
nhiều quốc gia. Đối lập với nó là loại hình di cư có sự quản lý của Nhà nước [127].
Căn cứ vào điểm đến của di cư, người ta ra các loại hình: di cư nông thôn – đô
thị; di cư nông thôn – nông thôn và di cư đô thị - nông thôn. Trong đó loại hình di
cư nông thôn – đô thị phổ biến ở Việt Nam hơn cả do sự chênh lệch lớn về mức thu
nhập giữa hai khu vực này.
Dựa vào khoảng thời gian cư trú tại nơi đến, người ta phân loại thành di cư
mùa vụ, di cư tạm thời và di cư lâu dài. Trong đó, di cư mùa vụ còn được gọi là di
cư tạm thời và được coi là dạng di cư theo chu kỳ. Nhìn chung, di cư mùa vụ có xu
hướng tăng lên ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác do giao thông thuận
tiện, thông tin liên lạc dễ dàng và nhiều yếu tố khác. Di cư chu kỳ, đôi khi còn gọi
là di cư con lắc cũng là một hình thái di cư dần trở nên phổ biến ở Việt Nam với đặc
điểm thời gian di trú có thể dao động từ vài tuần lên đến vài năm và người di cư có
ý định trở về quê nhà [104].
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích di cư, người ta lại phân loại di cư thành: di cư
để kết hôn; Di cư để kiếm việc làm; Di cư theo chồng hoặc cha mẹ.
Nhìn chung, các định nghĩa, khái niệm về “di cư” rất đa dạng và phong phú
với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Để giải quyết thuật ngữ này, tổ chức Di dân
Quốc tế đã đưa ra kết luận có tính chất tổng hợp “Di cư là sự di chuyển của một
người hay nhóm người, kể cả qua biên giới quốc tế hay trong phạm vi một quốc gia.
Là sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ
dài, thành phần hay nguyên nhân. Nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh
nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong
đó có đoàn tụ gia đình” [133; tr.79].
2.1.2.2. Khái niệm “di cư mùa vụ nông thôn – đô thị”
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về "di cư mùa
vụ". Có quan điểm cho rằng di cư mùa vụ là hình thức di dân của dân cư đi tìm việc ở
nơi khác trong thời gian nông nhàn, rỗi rãi hoặc chuyển đi làm săn theo mùa của một
số nghề và vẫn quay trở về nơi cũ làm việc khi có nhu cầu cần lao động [42; tr.14].
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY

More Related Content

What's hot

Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
dự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồngdự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồng
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia laiLuận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
dự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồngdự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồng
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia laiLuận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên, 9đ
 

Similar to Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
NuioKila
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
luanvantrust
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạnĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOTLuận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viênNhững nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
luanvantrust
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đĐề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY (20)

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạnĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
 
Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOTLuận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
 
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viênNhững nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đĐề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
 
135 qua danh gia dau ki cuoi ki undp
135 qua danh gia dau ki cuoi ki   undp135 qua danh gia dau ki cuoi ki   undp
135 qua danh gia dau ki cuoi ki undp
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 

Recently uploaded (18)

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 

Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng) Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS TRỊNH DUY LUÂN 2. TS. HÀ VIỆT HÙNG Hà Nội - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo
  • 4. MỤC LỤ MỞ ÐẦU…...............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙAVỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIAÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ ..............................................................................................................14 1.1. Nghiên cứu về tác động đóng góp kinh tế từ tiền gửi của người di cư cho đến đời sống kinh tế gia đình nơi xuất cư...................................................15 1.2. Nghiên cứu về những tác động xã hội của di cư đến các thành viên trong gia đình có người di cư...............................................................................18 1.3. Nghiên cứu về chính sách đối với vấn đề di cư.................................................27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIAÐÌNH NGƯỜI DI CƯ............34 2.1. Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu.......................................................34 2.2. Lý thuyết về di cư và cách tiếp cận...................................................................40 2.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................48 Chương 3: ÐẶC ÐIỂM CỦADI CƯ MÙAVỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ............59 3.1. Những đặc điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ.................................59 3. 2. Những đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ.................................................62 Chương 4: SỰ THAYÐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIAÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙAVỤ........................................................................................81 4.1. Vai trò giới trong tổ chức các hoạt động kinh tế...............................................82 4.2. Vai trò giới trong lĩnh vực nội trợ.....................................................................91 4.3. Vai trò giới trong chăm sóc con cái và bố mẹ già..............................................98 4.4. Vai trò giới trong các công việc dòng họ, cộng đồng........................................110 4.5. Nhận định về sự tác động của di cư mùa vụ đến gia đình..............................114 KẾT LUẬN...........................................................................................................135 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...........................................142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................143 PHỤ LỤC ............................................................................................................155
  • 5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1: Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ...............................................60 Biểu 3.2: Thống nhất ý kiến gia đình trước khi di cư.............................................63 Biểu 3.3: Đánh giá về đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ............................76 Biểu 3.4: Một số thay đổi trong đời sống vật chất của gia đình. ................................................................................................................79 Biểu 4.1: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chăn nuôi và sơ chế......... ...............................................................................................................87 Biểu 4.2: Người quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền…………………..94 Biểu 4.3: Thời gian quen việc nội trợ của người trả lời..........................................97 Biểu 4.4: Đảm nhiệm chính việc chăm sóc con lúc ốm.........................................103 Biểu 4.5: Đánh giá mức độ khó của việc chăm sóc, giáo dục con cái...................106 Biểu 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời ...........................................................................................................110 Biểu 4.7: Ý kiến của người trả lời về bình đẳng giới giữa hai vợ chồng................121 Biểu 4.8: Đánh giá về khối lượng các loại việc làm thay của người ở nhà theo giới tính người trả lời......................................................................................................126 Biểu 4.9: Sắp xếp, phân công việc trong gia đình khi người di cư mùa vụ trở về…….................................................................................................132
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỉ suất di cư 2011 - 2015...............50 Bảng 2.2: Một số kết quả kinh tế - xã hội của xã Quang Trung và Quốc Tuấn..........53 Bảng 2.3: Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho làm đường cao tốc............................55 Bảng 3.1: Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình....................................................59 Bảng 3.2: Giới tính của người di cư mùa vụ trong gia đình......................................62 Bảng 3.3: Các ưu tiên chính cho quyết định di cư.....................................................64 Bảng 3.4: Thời gian di cư mùa vụ chủ yếu trong năm...............................................65 Bảng 3.5: Địa bàn làm việc của người di cư mùa vụ.................................................66 Bảng 3.6: Nghề nghiệp của người hiện đang di cư mùa vụ trong gia đình.................68 Bảng 3.7: Tần suất liên lạc với gia đình...................................................................70 Bảng 3.8: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình có người di cư mùa vụ..................72 Bảng 3.9: Số tiền đóng góp trong những tháng di cư của người di cư mùa vụ...........74 Bảng 3.10: Đánh giá về điều kiện kinh tế hộ gia đình...............................................78 Bảng 4.1: Thay đổi vai trò giới trong sản xuất, kinh doanh.......................................83 Bảng 4.2: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động cày bừa, trồng cây, thu hoạch và phun thuốc trừ sâu trước và trong khi có người di cư mùa vụ..................85 Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông nghiệp theo nhóm gia đình.....................................................................89 Bảng 4.4: Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ................................................................................92 Bảng 4.5: Vai trò giới trong hoạt động thu chi của gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ................................................................................93 Bảng 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời...........96 Bảng 4.7: Kiểm định hồi quy tuyến tính trong hoạt động chãm sóc và giáo dục con cái trước và trong di cư mùa vụ.............................................................98 Bảng 4.8: Vai trò giới trong đảm nhiệm chăm sóc con cái trước và trong khi có người di cư mùa vụ................................................................................99
  • 7. Bảng 4.9: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động trông con, dạy học, đưa con đi học và họp phụ huynh..........................................................................102 Bảng 4.10: Cách thức nắm bắt tình hình con cái của người di cư mùa vụ................104 Bảng 4.11: Thời gian quen việc chăm sóc con cái của người làm thay theo nhóm gia đình...............................................................................................105 Bảng 4.12: Thay đổi vai trò giới trong việc chăm sóc bố mẹ trước và trong di cư mùa vụ................................................................................................108 Bảng 4.13: Thời gian quen việc chăm sóc bố mẹ già theo nhóm gia đình................109 Bảng 4.14 : Đảm nhiệm chính việc dòng họ, cộng đồng trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ..................................................................111 Bảng 4.15: Thay đổi vai trò giới trong việc họ hàng, cộng đồng..............................112 Bảng 4.16: Mức độ khó và thời gian quen việc khi đảm nhiệm thay việc họ hàng, cộng đồng của người ở nhà.........................................................114 Bảng 4.17: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới quan hệ vợ chồng theo giới tính người trả lời...................................117 Bảng 4.18: Ý kiến của người trả lời về tình cảm vợ - chồng theo giới tính..............119 Bảng 4.19: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới tổ chức đời sống gia đình theo giới tính người trả lời.......................123 Bảng 4.20: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới các vấn đề khác của gia đình theo giới tính người trả lời..................128
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Di cư nông thôn - đô thị là xu hướng mang tính quy luật ở các quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới kinh tế (1986), các dòng cư nói chung (lớn, nhỏ, trong nước và quốc tế) diễn ra ngày một phổ biến và thu hút được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học. Hiện nay, di cư ở Việt Nam bao gồm 3 loại hình chính: di cư lâu dài, di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ. Tuy nhiên, số liệu cấp quốc gia và các nghiên cứu quy mô lớn về di cư nội địa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ về loại hình di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ [110; tr.07]. Nhìn chung, di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hoạt động góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, triển kinh tế hộ gia đình và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động về kinh tế, di cư mùa vụ cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại nơi đi. Đó là những thay đổi trong quan hệ giữa các thành viên gia đình như phân công lao động, sản xuất, công việc nội trợ, chăm sóc con cái và người cao tuổi trong gia đình, … trong điều kiện (những) lao động trụ cột của gia đình thường xuyên phải đi làm ăn xa nhà, chủ yếu ở các trung tâm đô thị. Từ đây, cũng nổi lên vấn đề vai trò giới và những thay đổi của vai trò này dưới ảnh hưởng và tác động hoạt động di cư mùa vụ của các thành viên chủ chốt trong gia đình. Hoạt động di cư mùa vụ nông thôn- đô thị của người dân có đặc điểm là khoảng cách di cư ngắn, có thể đi về trong ngày hoặc trong tuần. Tuy vậy, vẫn có thể quan sát thấy những thay đổi trong việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại địa phương gốc, nhằm thích nghi với điều kiện sống mới, khi có (những) lao động chính, trụ cột của gia đình phải xa nhà một thời gian đi làm việc tại các trung tâm đô thị. Đó có thể là những thay đổi trong mô hình phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt giữa vợ và chồng, ai là người đảm nhiận các công việc sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, trong công việc nội trợ, chăm sóc
  • 9. 2 người già và trẻ em… Từ đây có thể dẫn đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình, ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, cho đến nay trên cả nước cũng như tại địa bàn thành phố Hải Phòng chưa có nghiên cứu lớn và có hệ thống nào về di cư mùa vụ nông thôn – đô thị cũng như những ảnh hưởng của nó đến vai trò giới trong gia đình. Hơn thế nữa, các nghiên cứu về giới trong di cư nói chung thường tập trung nhiều đến hình thức di cư lâu dài, di cư cùng gia đình và nhấn mạnh nhiều đến vấn đề phụ nữ di cư ở đô thị [] []. Bên cạnh đó, bởi tính “động bất định” của loại hình di cư này mà số liệu thông kê của thành phố và của cấp huyện, xã đều không có, chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề xoay quanh di cư mùa vụ nông thôn – đô thị càng trở nên cần thiết. Từ thực tế tìm hiểu, nhiều địa bàn của Hải Phòng có hiện tượng di cư mùa vụ với số lượng người không nhỏ. Trong số đó, huyện An Lão là một huyện thuần nông với số lượng di cư mùa vụ tăng nhiều trong hơn 5 năm trở lại đây. Việc thu hẹp dần đất canh tác cho các dự án xây đường cao tốc, các nhà máy, xí nghiệp khiến nhiều người dân rơi vào tình trạng thiếu/mất đất canh tác, đồng nghĩa là thiếu việc làm và thời gian nông nhàn kéo dài. Hệ quả là nhiều người dân hoặc là làm thêm nghề khác hoặc là di cư đi xa kiếm việc làm. Tuy vậy, việc coi nông nghiệp là sinh kế, là thẻ “bảo hiểm” của mình vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người dân nông thôn nên tại địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân thường chọn di cư ngắn hạn, theo mùa vụ. Khác với các báo cáo nghiên cứu kết quả di cư cấp Quốc gia về hiện tượng “nữ hoá di cư” [75] [], địa bàn nghiên cứu của Luận án có những đặc điểm khác biệt nhất định về giới tính của người di cư, tần suất có mặt ở nhà của người di cư, sự phân công lao động trong gia đình và một số vấn đề khác. Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư. Làm sao để có thể thay thế các công việc cũ của lao động chính? Làm sao có thể thích nghi và hoàn thành tốt các công việc đó? và làm sao để đảm bảo gia đình luôn ổn định, đoàn kết và bền vững là những câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ. Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị nhìn chung đã góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, cải thiện chất lượng sống và cũng giải quyết việc làm trong thời gian
  • 10. 3 nông nhàn. Nhưng nó cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp gắn với gia đình người di cư. Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư. Vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Từ thực trạng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng của nó tới sự thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ đặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu. - Chỉ ra ảnh hýởng của di cư mùa vụ đến những thay đổi về vai trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ. - Đề xuất những khuyến nghị có liên quan đến việc quản lý di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu và nhận thức về bình đẳng giới trong điều kiện của các gia đình có người di cư. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đặc điểm di cư lao động mùa vụ nông thôn - đô thị tại Hải Phòng. - Ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới sự thay đổi về vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hộ gia đình của người di cư mùa vụ hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: trong phạm vi khảo sát (2014 - 2016). - Về không gian: xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng. - Về nội dung nghiên cứu: trong phạm vi mối quan hệ giữa di cư mùa vụ và vai trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
  • 11. 4 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Hộ gia đình có người di cư mùa vụ có những đặc điểm gì (về nhân khẩu xã hội, về các hoạt động kinh tế - xã hội)? - Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị ảnh hưởng như thế nào tới việc thay đổi vai trò giới trong gia đình? - Cần phải làm gì để các gia đình có người di cư mùa vụ đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế và đời sống gia đình? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Phần lớn người di cư mùa vụ là nam giới và đi làm xa nhà trong khoảng thời gian ngắn. - Các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi trong vai trò giới nhưng chưa bền vững. - Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai là người di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai). - Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không bền vững, nhưng vẫn góp phần vào những thay đổi trong dài hạn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả triển khai phương pháp thu thập thông tin áp dụng với người trả lời (vợ hoặc chồng của các gia đình có người di cư mùa vụ) với mục đích đo lường nhận thức, thái độ của họ về sự thay đổi vai trò giới khi có lao động chính di cư. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Luận án cũng chỉ ra các đánh giá của họ về tác động của di cư mùa vụ đến sự thay đổi trong đời sống gia đình cũng như vai trò giới của các thành viên trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu thường có hai cách tiếp cận: tiếp cận “trước - sau” và tiếp cận “có – không”. Luận án sẽ so sánh sự thay đổi vai trò giới trong gia đình theo thời gian trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ nên sẽ chọn cách tiếp cận “trước – sau” (trong Luận án sẽ sử dụng cụm từ “trước – trong” cho phù hợp với mục đích nghiên cứu), theo đó sẽ tập trung đo lường các quan hệ gia đình của người di cư (đặc biệt là quan hệ vợ - chồng) trước và trong khi có người di cư mùa vụ. Quá trình lập danh sách tổng thể và mẫu khảo sát cũng như việc thu thập dữ liệu về vấn đề di cư mùa vụ có những trở ngại nhất định. Người di cư mùa vụ thường khá “cơ động” và việc di chuyển thường mang tính chất “tự phát” nên việc
  • 12. 5 quản lý nhân khẩu và công tác thống kê về dân số của địa phương gặp nhưng trở ngại nhất định. Do đó, việc tập hợp và chọn mẫu của Luận án không tránh khỏi những khó khăn. Để thực hiện việc tìm hiểu sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư và một số so sánh bước đầu về vai trò giới ở các gia đình có và không có người di cư mùa vụ, Luận án sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, không mang tính đại diện tổng thể. Từ danh sách tổng thể gồm 677/1222 hộ gia đình có người di cư mùa vụ của 2 xã Quốc Tuấn và Quang Trung chọn ra các hộ đưa vào mẫu theo bước nhảy là 02. Kết quả đã chọn được 338 hộ gia đình, trong đó đạt đủ yêu cầu đơn vị mẫu là 300 hộ (người trả lời là vợ hoặc chồng của người di cư mùa vụ, chỉ lấy các hộ gia đình có đầy đủ vợ chồng, trong đó có 1 hoặc 2 người di cư mùa vụ, gia đình có con nhỏ dưới 15 tuổi). Cách lấy mẫu được mô tả như sau: MÔ HÌNH CHỌN MẪU Xã Quang Trung [Dân số: 2488 người; Số hộ: 693] Xã Quốc Tuấn [Dân số: 1691 người; Số hộ: 529] Huyện An Lão Dân số: 12,224 người Số hộ: 9086 Hộ có người di cư mùa vụ: 415 hộ Hộ có người di cư mùa vụ: 257 hộ Chọn ra: 338 hộ Đáp ứng yêu cầu: 300 hộ
  • 13. 6 Mẫu khảo sát của đề tài có một số đặc điểm nhân khẩu học như sau: 71,3% số người được hỏi là nữ, còn lại là nam giới. Trên thực tế, số người di cư mùa vụ là nam ở địa bàn nhiều hơn nữ giới (thường cao gấp 3 - 4 lần nữ giới). Theo phản ánh của người dân cũng như cán bộ xã, từ khi có hiện tượng di cư đến nay, phần lớn người di cư đều là nam giới, cụ thể hơn là người chồng, tỉ lệ nữ di cư và số gia đình có cả 2 vợ chồng di cư cùng lúc tưõng đối ít. Các hộ gia đình tham gia vào điều tra sinh sống ở các xã khác nhau, vì đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên nên có thể thấy số lượng các hộ có người di cư mùa vụ ở các xã không giống nhau. Các thôn Câu Hạ A, Câu Hạ B, Tân Trung (xã Quang Trung) có tỉ lệ hộ gia đình có người di cư mùa vụ cao hơn cả, lần lượt là 12,7%, 13,3% và 13%. Sau đó là các thôn Câu Đông (xã Quang Trung) với 10,7%, thôn Đông Nham (xã Quốc Tuấn) với 9,7%. Quy mô gia đình của hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn gần đạt mức tưõng đương với quy mô chung của hộ gia đình Việt Nam là 4,32 người/hộ. Phần lớn các hộ gia đình chung sống 2 – 3 thế hệ, theo đó 264 hộ (88,0%) chung sống 2 thế hệ và 12,0% chung sống 3 thế hệ. Kết quả này phù hợp với các báo cáo về quy mô và số thế hệ trong gia đình tại các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 2009, 2014 cũng như các kết quả thống kê về di cư qua các nãm 2004, 2015. Nhìn chung, việc chung sống nhiều thế hệ có thể tạo nên bối cảnh khiến các thành viên tưõng trợ nhau nhiều hơn khi gia đình có người di cư mùa vụ. Người trả lời có độ tuổi trung bình 32,36, không có ai trên 60 tuổi tham gia vào khảo sát. Đây là độ tuổi lao động điển hình của con người. 50,3% người trả lời đã từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà, trong khi đó, 32,3% người trả lời chưa từng di cư mùa vụ, đặc biệt 17,3% người trả lời hiện đang di cư mùa vụ. Kết quả này giúp cho đề tài có được các thông tin về người di cư, các vấn đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới ở nhiều góc độ khác nhau.
  • 14. 7 MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA MẪU KHẢO SÁT Số người Tỷ lệ (%) 1. Nõi cư trú của hộ gia đình Thôn Xã Quang Trung - Câu Hạ A 38 12,7 - Câu Hạ B 40 13,3 - Tân Trung 39 13,0 - Câu Đông 32 10,7 - Cẩm Vãn 1 29 9,7 - Cẩm Vãn 2 26 8,7 Xã Quốc Tuấn - Đâu Kiên 24 8,0 - Đông Nham 28 9,3 - Hạ Câu 19 6,3 - Bạch Câu 25 8,3 2. Chủ hộ gia đình Vợ 128 42,7 Chồng 172 57,3 3 Người đứng tên sở hữu đất đai, nhà cửa. Vợ 90 30,0 Chồng 210 70,0 Người khác 0 0,0 4. Giới tính của người trả lời - Nam 85 28,3 - Nữ 215 71,7 5. Tuổi trung bình của người trả lời 32,36 tuổi 6. Trình độ học vấn của người trả lời - Tiểu học trở xuống 9 3,0 - THCS 163 54,3 - THPT 125 41,7 - Cao đẳng trở lên 3 1,0 7. Người được hỏi là Người từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà 151 44,3 Người đang di cư mùa vụ 52 17,3 Người ở nhà không di cư mùa vụ 97 38,3 8. Quy mô hộ gia đình (số người trung bình mỗi hộ) 4,32 người/hộ 9. Số thế hệ trong gia đình 1 0 0 2 178 59,3 3 122 40,7 10. Số gia đình sống cùng bố mẹ - Có 100 33,3 - Không 200 66,7%
  • 15. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Để làm rõ hơn các nội dung trong phỏng vấn bằng bảng hỏi cũng như góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về tính chất, đặc điểm của vấn đề di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư, từ danh sách các hộ, tác giả chọn ngẫu nhiên 20 người để tiến hành phỏng vấn sâu. Các đối tượng phỏng vấn sâu là những cá nhân có sự hiểu biết nhất định dối với các vấn đề mà Luận án muốn làm rõ, trong đó: - 10 người trong các gia đình không có người di cư mùa vụ để có thể nhìn nhận một số khác biệt về phân công lao động theo giới giữa loại hình gia đình này với gia đình có người di cư mùa vụ. - 08 người trong các gia đình có người di cư mùa vụ gồm 04 người hiện đang di cư và 04 người hiện đang ở nhà. Các câu hỏi hướng tới mục đích làm sâu sắc hơn thực trạng và các vấn đề có liên quan đến đời sống nói chung cũng như sự phân công lao động về giới trong các gia đình trước và sau khi có người di cư mùa vụ. - 02 cán bộ xã để làm rõ các vấn đề về thực trạng thu hồi đất cũng như một số vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các thông tin thu được thể hiện rõ ràng hơn quan điểm, thái độ của các gia đình đối với sự phân công lao động và vai trò giới ở 4 lĩnh vực: sản xuất kinh tế; nội trợ; chãm sóc con cái và bố mẹ già; việc dòng họ và cộng đồng. Qua phỏng vấn 2 cán bộ xã đã cung cấp những thông tin quan trọng có liên quan ít nhiều đến các vấn đề kinh tế, môi trýờng, an sinh xã hội cũng như thực trạng việc làm và đời sống nói chung của người dân ở địa phương. Bên cạnh đó, nội dung của các phỏng vấn sâu cũng giúp luận án có những căn cứ để đánh giá rõ hõn về nguyên nhân di cư, thực trạng việc làm tại địa phương cũng như khác biệt về vai trò giới giữa gia đình có người di cư mùa vụ và không có người di cư mùa vụ. 5.3. Phương pháp phân tích nội dung tài liệu thứ cấp Luận án sử dụng số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động, thống kê dân số - việc làm về hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị. Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, internet để đưa ra các câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu của đề tài.
  • 16. 9 6. Khung phân tích và các biến số 6.1. Khung phân tích Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và địa phương Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa Cung - cầu của thị trường lao động Đặc trưng nhân khẩu - xã hội của gia đình người di cư mùa vụ Trong lĩnh vực sản xuất Trong công việc nội trợ Trong chăm sóc con cái và cha mẹ già Trong việc dòng họ và cộng đồng Đặc điểm di cư mùa vụ NT - ĐT Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ
  • 17. 10 6.2. Các biến số 6.2.1. Biến số độc lập - Đặc trưng nhân khẩu xã hội chủ yếu của người đang ở nhà. Tuổi. Giới tính. Học vấn. Đặc điểm gia đình: quy mô gia đình, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, số thế hệ của một gia đình. Nghề nghiệp ở nơi đi. Nghề nghiệp ở nơi đến. Thu nhập của người di cư. Mức sống của gia đình có người di cư mùa vụ. - Một số đặc điểm của người di cư mùa vụ. 6.2.2. Biến số phụ thuộc - Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ. - Vai trò người ở lại trong gia đình ở 4 lĩnh vực (trong khi người di cư mùa vụ vắng nhà): + Lĩnh vực sản xuất. + Công việc nội trợ. + Chăm sóc con cái và bố mẹ. + Các công việc dòng họ và cộng đồng. - Ý kiến đánh giá của người không di cư trong gia đình. + Nhận thức, thái độ, hành vi (người di cư, người ở nhà). + Khẳng định của người đi/ người ở nhà về lý do /ảnh hưởng của di cư tới thay đổi vai trò giới (để thích nghi). + Đánh giá về ý nghĩa của sự thay đổi, đặc điểm, xu hướng của thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ (Ổn định bền vững hay tạm thời/ từng bước thay đổi nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới trong hành động….). 6.2.3. Biến số can thiệp - Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 18. 11 - Phong tục tập quán tại địa phương. - Quá trình đô thị hóa. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển các lý thuyết gồm: hút – đẩy, thay thế vai trò giới, chiến lược hộ gia đình; cũng như các phương pháp đặc thù của chuyên ngành xã hội học (bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu) vào Luận án. Nhờ các lý thuyết và phương pháp đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới dưới tác động của di cư mùa vụ. Thực tế cho thấy, một số nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu có sự trùng khớp với các luận điểm trong lý thuyết hút – đẩy, trong đó, lý do kinh tế là lý do lớn nhất thu hút và thúc đẩy người lao động di cư. Bên cạnh đó, người di cư, điểm đến khi di cư và thời gian di cư thường không phải là quyết định của riêng người di cư đó, ngay cả khi cá nhân tự ý quyết định, họ vẫn có sự tham khảo ý kiến của người thân (thường là bố mẹ, vợ hoặc chồng) có sự bàn bạc và thống nhất ý kiến với người thân trong gia đình. Như vậy, việc lựa chọn ai đi làm xa nhà là một kiểu chiến lược để đạt được lợi ích tối đa (phần lớn là lợi ích kinh tế) của hộ gia đình. Sự vắng mặt của lao động chính (người vợ hoặc người chồng) đặt ra yêu cầu thay thế vai trò giới, gia đình phải phân công, sắp xếp lại lao động theo hýớng người ở nhà phải đảm nhiệm và thích nghi với một số loại việc mà trýớc đây họ chưa từng hoặc ít khi làm. Vai trò giới có yếu tố hýớng tới sự bình đẳng khi nam giới phải đảm nhiệm chính một số loại công việc mà người vợ vẫn thường làm trýớc khi di cư như: nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chãm sóc con cái... 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần cho thấy thực trạng cụ thể của vấn đề di cư mùa vụ tại một địa bàn xác định cũng như tác động của di cư mùa vụ đến vai trò giới trong các gia đình có người di cư. Đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân di cư và những thay đổi quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của gia đình có người di cư.
  • 19. 12 Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích đối với địa phương trong quá trình làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như tìm kiếm giải pháp để giải quyết những vấn đề có liên quan đến di cư mùa vụ. Đây cũng là tài liệu có thể dùng để tham khảo cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu về giới và về di cư ở Việt Nam. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án dự kiến có kết cấu nội dung gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình người di cư. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về di cư mùa vụ và vai trò giới trong gia đình có người di cư. Chương 3: Những dặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị. Chương 4: Sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ. KẾT LUẬN
  • 20. 13 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà hình thức, quy mô, tính chất di cư ở nước ta diễn ra khác nhau. Trong những năm 1960 - 1980, di cư ở Việt Nam được hiểu là di dân có tổ chức, được Nhà nước sắp xếp, vận động người dân di chuyển vùng cư trú lên khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới. Di cư tự do và di cư mùa vụ vì những đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ bao cấp đã chưa được chú ý nghiên cứu. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (1986) cho đến nay, di cư có nhiều hình thức phong phú và có sự thay đổi mạnh mẽ về loại hình, quy mô, tính chất. Với riêng luồng di cư từ nông thôn ra đô thị, kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014 ghi nhận trong 5 năm trước thời điểm 1/4/1999, luồng di cư nông thôn – đô thị chiếm 27,1% và tăng lên 31,4% trong 5 năm trước thời điểm 1/4/2009, tuy nhiên, đến giai đoạn di cư 2009 – 2014 thì tỉ trọng luồng di cư này lại giảm xuống còn 29%. Mặc dù vậy, đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực đứng thứ 2 cả nước về thu hút luồng di cư nông thôn – đô thị (296,9 nghìn người, chiếm 18,1% tổng số người di cư từ nông thôn đến thành thị). Nghiên cứu cũng đồng thời đưa ra kết luận: 44,8% người di cư đi với lý do tìm kiếm việc làm hoặc bắt đầu việc làm mới [76; tr.18]. Điều tra về di cư nội địa quốc gia Việt Nam 2015 tại 20 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế kết luận 13,4% dân số của khu vực nông thôn là người di cư, xét theo 4 luồng di cư (Nông thôn – đô thị; Đô thị – Nông thôn; Nông thôn – Nông thôn; Đô thị – Đô thị) thì luồng di cư nông thôn – đô thị chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các dòng di cư trong nước. Điều đó cho thấy di cư góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng của lực lượng lao động thành thị, đồng thời làm giảm lực lượng lao động ở nông thôn [79; tr.3]. Tuy nhiên các tác động của loại hình di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ còn chưa có nhiều nghiên cứu, chỉ có một số ít công trình và tài liệu có nội dung ít nhiều liên hệ với đề tài của tác giả. Các tài
  • 21. 14 liệu này bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước, tập trung vào một số nội dung chính như sau: Một là: Nghiên cứu về tác động tiền gửi của người di cư đến đời sống kinh tế gia đình. Hai là: Nghiên cứu về những thách thức của các gia đình có người di cư. Ba là: Di cư và các chính sách di cư. Qua rất nhiều các nghiên cứu trước đó đều cho thấy di cư chính là cách thức hỗ trợ gia đình, là con đường lao động giúp người di cư có thể cung cấp tài chính và góp phần nâng cao chất lượng sống cho gia đình. Tuy nhiên, di cư (đặc biệt là di cư lâu dài) có tác động không nhỏ đến việc tổ chức cuộc sống và phân công công việc giữa các thành viên trong gia đình. Sự thiếu vắng một hay nhiều lao động chính sẽ khiến gia đình họ phải đối mặt với những thách thức về tổ chức cuộc sống, thực hiện các chức năng gia đình. Để giải quyết những tồn tại đó, các công trình nghiên cứu trước đây đều ít nhiều đề cập và phân tích những điểm còn hạn chế về mặt chính sách có liên quan đến di cư lao động và đưa ra các khuyến nghị từ góc độ nghiên cứu của riêng mình. 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐÓNG GÓP KINH TẾ TỪ TIỀN GỬI CỦA NGƯỜI DI CƯ CHO ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH NƠI XUẤT CƯ Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhìn nhận nhóm di cư như một nhóm xã hội đặc thù, một bộ phận dân cư quan trọng có xu hướng ngày càng gia tăng. Các phân tích cũng chỉ ra rằng về mặt khách quan, công nghiệp hóa, đô thị hóa là tác nhân cơ bản làm xuất hiện dòng di cư ngày càng cao từ nông thôn ra đô thị. Bên cạnh đó, mặt chủ quan là do sự thiếu thốn về đời sống vật chất, do trình độ học vấn, áp lực dân số... trong đó, yếu tố kinh tế (nhu cầu tăng thêm thu nhập) được nhấn mạnh và được coi nguyên nhân chủ đạo khiến người dân nông thôn quyết định di cư. Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các nghiên cứu về khoản đóng góp kinh tế (thông qua tiền gửi về) của người di cư đối với đời sống kinh tế của gia đình tương đối nhiều. Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2003) tại khu vực châu Phi đã chỉ ra tác động của di cư thông qua tiền gửi của cả nam và nữ về cho gia
  • 22. 15 đình. Theo đó, lượng tiền gửi về là một trong những đóng góp dễ dàng nhận thấy nhất, khẳng định tính tích cực trong vai trò người di cư giúp gia đình cải thiện đời sống kinh tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng giáo dục cho các thành viên. Báo cáo cũng đồng thời chỉ ra ba tác động quan trọng của tiền gửi như sau: 1/ Cải thiện mức sống cho các thành viên; 2/ Cải thiện vấn đề sức khỏe và giáo dục; 3/ Tạo nên nguồn lực vật chất tài chính cho hộ gia đình. Số tiền đóng góp của người di cư không chỉ để gửi tiết kiệm mà còn được sử dụng để đầu tư vào nhiều việc khác như: mua sắm vật dụng đắt tiền, đầu tư mua đất đai, nhà cửa...Từ thực tế đó có thể thấy di cư không chỉ là hoạt động sống mà còn là một phần chiến lược sống của hộ gia đình. Hơn thế nữa, di cư cũng có thể coi là một hình thức góp phần đảm bảo an toàn cho đời sống gia đình, là “thẻ bảo hiểm” giúp họ giảm bớt những khó khăn về kinh tế [144]. Cùng thời điểm năm 2003, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng tiến hành một nghiên cứu về "Đánh giá nghèo đói ở đồng bằng sông Mê - Kông" [3] đã chỉ ra rằng người di cư thường xuyên gửi một phần đáng kể thu nhập họ kiếm được tại các thành phố về cho gia đình ở quê nhà. Số tiền này giúp các thành viên gia đình cải thiện cuộc sống và đó là một trong những đóng góp tích cực nhất của di cư mà nhiều nghiên cứu ở khu vực đồng bằng sông Mê – Kông trước đó đã chỉ ra. Trong một nghiên cứu tại Ấn Độ của hai nhà nghiên cứu Priya Deshingkar và Edward Anderson về “People on the move: new policy challenges for increasingly mobile populations,” cùng chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác khi cho rằng di cư mùa vụ góp phần nâng cao thu nhập gia đình, tạo cơ hội thu hẹp khoảng cách về mức sống, điều kiện sống giữa nông thôn và đô thị [139] [140]. Qua khảo sát các quốc gia Đông Nam Á ở tiểu vùng sông Mê – Kông, nhóm nghiên cứu Rosalia Sciortino, Therese Caouette và Philip Guest trong báo cáo “Regional Integration and Migration in the Greater Mekong Sub-region: A Review” đã kết luận rằng quá trình hợp tác kinh tế góp phần tạo thêm cơ hội việc làm, tạo ra dòng di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Di cư mùa vụ xuất hiện dòng di chuyển lao động ngắn hạn từ nông thôn ra đô thị và việc di cư này giúp người dân tăng thêm nguồn thu nhập [143].
  • 23. 16 Nghiên cứu tiến hành năm 2001 tại Việt Nam của nhóm Heather Xiaoquan Zhang, P. Mick Kelly, Catherine Locke, Alexandra Winkels và W.Neil Adger về “Structure and implications of migration in a transitional economy: Beyond the planned and spontaneous dichotomy in Vietnam” đã thấy được tính chất tích cực trong động cơ di cư ở người nông dân. Nghiên cứu chỉ ra rằng qua di cư mà họ góp phần tạo lập nguồn vốn cho địa phương, gắn kết xã hội qua việc phát triển vốn văn hóa và phát triển con người - bởi nguồn thu nhập mà họ gửi về cộng đồng sẽ giúp những trẻ em được học hành đàng hoàng, giúp những người trong gia đình có điều kiện lấy chồng lấy vợ. Ngoài ra, nguồn thu nhập của họ cũng giúp gia đình có thể cải tạo điều kiện vật chất như: xây nhà, mua sắm xe máy, mua sắm đồ dùng... Nói một cách khác, việc di cư của họ góp phần nâng cao mức sống, nâng cao đời sống văn hóa và kinh tế của địa phương [132]. Alan de Brauw and Tomoko Harigaya trong nghiên cứu “Seasonal migration and improving living standards in Vietnam” (2004) đã khái quát tình hình di cư mùa vụ ở Việt Nam từ những năm bắt đầu đổi mới cho đến thời điểm tiến hành điều tra [119]. Nghiên cứu cho rằng kể từ năm 1992 - 1997, tỷ lệ người dân nông thôn di cư mùa vụ ra đô thị tăng gấp 6 lần, tập trung ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Di cư mùa vụ ngoài việc có thể mang lại một khoản thu nhập thêm vào gia đình, giảm tỷ lệ đói nghèo thì mặt khác còn giúp gia đình giảm đi một phần gánh nặng về chi tiêu trong thời gian nông nhàn, ít việc hoặc không có việc làm. Cũng theo nghiên cứu, việc di cư mùa vụ này không thể hiện được vai trò của thông tin thị trường lao động về việc làm mà thông tin chính lại xuất phát từ chính mạng lưới người di cư theo phương thức lan truyền giữa người này và người kia. Nhận định đó có ý nghĩa nhất định đối với tác giả về mặt phương pháp nghiên cứu, đặc biệt trong quá trình chọn mẫu tại địa bàn nghiên cứu. Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2008 có tên gọi “Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường” đã chỉ rõ di cư là nguồn cung cấp bảo trợ xã hội cho người ở quê nhà. Những người di cư ra đô thị làm việc phần lớn vì mục đích mưu sinh nhằm giúp đỡ người thân ở nhà. Sự kết nối
  • 24. 17 giữa nông thôn và đô thị được thể hiện qua việc chuyển giao lao động, kết nối thông tin giữa người di cư và người ở nhà cũng như số tiền gửi và hàng hoá mà người di cư gửi về cho gia đình họ. Nghiên cứu cũng khẳng định, lượng tiền bạc và hàng hoá mà người di cư gửi về gia đình là một trong những khía cạnh quan trọng của di cư [30]. Năm 2012, nhóm tác giả Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm cùng các cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố - tác động kinh tế - xã hội của di cư”. Qua khảo sát 2088 người từ các hộ gia đình có người di cư và không có người di cư, các tác giả đã cho thấy di cư tác động lên nhiều lĩnh vực khác nhau ở cả nơi đi và nơi đến cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong đó, tiền gửi về gia đình của người di cư là một nguồn lực quan trọng trong cuộc sống, ngoài nâng cao đời sống vật chất, số tiền mà họ gửi về còn có vai trò quan trọng trong giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ gia đình []. Tuy nhiên, nghiên cứu này hầu hết chỉ tập trung vào sự tác động qua lại giữa người di cư và người ở lại chứ không đề cập nhiều đến việc tổ chức đời sống gia đình hay sự thay đổi trong vai trò giới - đối tượng chủ yếu mà nghiên cứu này hướng đến. Trong các cuộc điều tra quy mô lớn về di cư ở Việt Nam, bao gồm các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở cũng như điều tra về di cư trong nước qua các thời kỳ khác nhau, đều cho thấy các quyết định di cư được đưa ra dựa trên nhiều cân nhắc, nhưng yếu tố kinh tế và thu nhập luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Điều tra về di cư nội địa quốc gia 2015: các kết quả chủ yếu” chỉ ra rằng “Lý do công việc/kinh tế” là lý do quan trọng nhất dẫn đến việc di cư, số tiền trung bình mà người di cư gửi về cho gia đình trong 12 tháng qua (tại thời điểm nghiên cứu) là 27,5 triệu đồng, 92,4% người trả lời nói rằng phần lớn số tiền đó dùng chi cho sinh hoạt gia đình hàng ngày [; tr.58]. Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác như: “Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” của Liên Hợp Quốc (2014), “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”. 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DI CƯ ĐẾN CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
  • 25. 18 Di cư lao động luôn để lại khoảng trống trong gia đình, tác động đến phân công lao động theo nhiều chiều hướng, bao gồm khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong hầu hết các kết quả nghiên cứu về di cư đều chỉ ra hệ quả đó. 1.2.1. Tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Trong các nghiên cứu về di cư nói chung, mối quan hệ giữa người di cư và vấn đề chăm sóc con cái thường được phân tích nhiều. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa họ với vấn đề chăm sóc người cao tuổi trong gia đình lại không có đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Do đó, với riêng mối quan hệ này, tác giả sẽ chỉ điểm qua một số nghiên cứu có đề cập đến việc chăm sóc người già. * Các nghiên cứu về chăm sóc con cái Các nghiên cứu về di cư hầu hết đều cho thấy người di cư dù đi làm ăn xa gia đình nhưng vẫn luôn giữ mối liên hệ với các thành viên khác, con cái vẫn liên hệ với bố mẹ, bố mẹ thường xuyên liên lạc, gửi tiền hoặc dành thời gian về thăm con. Tuy nhiên, mối quan hệ tình cảm có chiều hướng bị vật chất hoá khi khoảng cách và sự quan tâm giữa hai bên không còn gần gũi như trước. Trong nghiên cứu tiến hành năm 2008 – 2009 tại Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm (Viện Gia đình và Giới) về “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị - Nghiên cứu trường hợp Hà Nội” cho thấy, người di cư đối phó với khoảng trống vai trò của mình trong gia đình bằng cách xây dựng chiến lược “làm cha mẹ từ xa” [70]. Phần lớn họ đều lo lắng về vấn đề cha mẹ, con cái ở nhà, họ nhận biết rằng gia đình ở nông thôn nếu được tổ chức tốt thì bản thân họ mới yên tâm ở lại đô thị làm việc. Họ thể hiện sự quan tâm của mình bằng cách gọi điện, trao đổi tình hình với ông bà, con cái hàng ngày qua điện thoại, dành thời gian về thăm nhà khi có điều kiện và gửi quà, gửi tiền về để phần nào bù đắp những thiệt thòi của con khi thiếu vắng tình cảm của cha mẹ. Giống như nhiều quốc gia khác, rất nhiều trẻ em Việt Nam đang sống trong các gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa nhà, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tác động của quá trình đó đến sức khoẻ tinh thần của các em còn rất hạn chế. Năm 2008, dự án CHAMPSEA do quỹ The Wellcome Trust của Anh tài trợ cho Việt Nam
  • 26. 19 đã tiến hành khảo sát định lượng 1.000 hộ gia đình ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương và định tính 37 người chăm sóc chính các em nhỏ ở các hộ có người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự vắng mặt của cha/mẹ tác động lớn đến tình cảm của trẻ nhỏ, việc bù đắp tình cảm của cha mẹ qua hiện vật không thể giúp con cái giảm đi cảm giác thiếu thốn sự gần gũi, thân mật của cha mẹ. Để hạn chế được điều đó, các gia đình có người di cư ứng phó theo nhiều cách khác nhau, hình thức ứng phó cũng có sự khác nhau giữa những gia đình chỉ có vợ di cư, chỉ có chồng di cư hay cả hai vợ chồng đều di cư. Trong nghiên cứu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa di cư, sức khoẻ sinh sản và phúc lợi gia đình, Catherine và các cộng sự (2009) chỉ ra rằng: Các gia đình có vợ di cư, chồng ở nhà hoặc cả hai vợ chồng đều di cư thì người vợ thường phải đợi con đến tuổi đi mẫu giáo hoặc gửi cha mẹ trông con giúp; Đối với các gia đình mà cả cha mẹ và con cái đều di cư thì thông thường họ sẽ gửi con cái về quê khi con cái đến tuổi đi học vì những khó khăn trong vấn đề xin học và học phí cùng nỗi lo con cái nhiễm thói hư tật xấu []. Trên thực tế, phụ nữ di cư luôn có nhiều rào cản hơn nam giới vì vai trò giới của họ trong gia đình. Tác giả Hà Phương Tiến và Hà Quang Ngọc trong công trình nghiên cứu về lao động nữ di cư tự do đã tập trung đánh giá những tác động của quá trình di cư đến nơi đi, trong đó nhấn mạnh rằng phụ nữ di cư ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình trên nhiều phương diện như: nội trợ, sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là vấn đề chăm sóc giáo dục con cái và tình cảm vợ chồng [84]. Tuy nhiên, đề tài này của các tác giả chú ý nhiều đến khía cạnh tác động đến các lĩnh vực của đời sống mà không phân tích sâu hơn sự thay đổi vai trò giới giữa các thành viên trong gia đình. Những người đã làm cha mẹ khi ra quyết định di cư luôn có sự lo lắng về con cái. Do đó, họ thường cân nhắc kỹ nơi di cư sao cho có thể về lại gia đình khi có cần, nhất là phụ nữ. Trong báo cáo của tác giả Phạm Thị Huệ về “Vai trò giới trong động cơ và quyết định di cư” cho thấy phụ nữ thường không di cư quá xa khỏi gia đình bởi vai trò giới của họ không cho phép []. Họ thường đảm nhận trách nhiệm
  • 27. 20 nội trợ, chăm sóc con cái nên khó có thể đi làm quá xa và trong thời gian dài so với nam giới. Giống như nhiều thiết chế khác, gia đình là một thiết chế xã hội, các thành viên trong đó đều có các vai trò và liên kết với nhau bằng các mối quan hệ xác định. Sự vắng mặt của một hay một vài cá nhân trong đó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm tàng có thể phá vỡ sự ổn định và trật tự của thiết chế. Nghiên cứu “Một số vấn đề xã hội của phụ nữ nông thôn lấy chồng và lao động ở nước ngoài” (2010) và “Tính thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị” (2009) của Viện gia đình và Giới đã chỉ ra rằng di cư có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ rạn nứt hoặc tan vỡ gia đình do nó tạo nên sự đứt đoạn trong đời sống tình cảm giữa các thành viên, nhất là giữa hai vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái. Thời gian các vợ chồng sống xa cách nhau sẽ gây nên sự thiếu thốn tình cảm và nhu cầu sinh lý, từ đó có thể dẫn đến các mối quan hệ ngoài hôn nhân. Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn khi người di cư không nhận thức đầy đủ về sự lây truyền các căn bệnh xã hội. Tác giả Đặng Nguyên Anh (2008) trong báo cáo “Đánh giá tổn thương HIV/AIDS của lao động di cư và hậu quả đối với gia đình” tại xã Vũ Tây, tỉnh Thái Bình đã cho thấy nhiều người đi làm ăn xa có quan hệ với gái mại dâm và nhiều người không biết phải sử dụng bao cao su nên đã lây bệnh cho vợ mình [8]. * Các nghiên cứu về chăm sóc cha mẹ già Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ vốn là mối quan hệ nền tảng trong gia đình. Đặc biệt khi con cái trưởng thành, xây dựng gia đình riêng và sống xa cha mẹ, việc thể hiện tình cảm thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào không gian sinh sống. Điều tra gia đình Việt Nam (2006) cho thấy sự chăm sóc của con cái đối với cha mẹ già có ý nghĩa quan trọng, 32,1% số người trong diện khảo sát đã trả lời giúp đỡ bố mẹ bằng cách hỗ trợ tiền bạc []. Trong một nghiên cứu với 600 người cao tuổi tại 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk (2003) của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam cho thấy khi ốm đau, người cao tuổi thường dựa vào sự
  • 28. 21 giúp đỡ của con cái là chủ yếu (62,5%), nhóm người cao tuổi ở thành thị có tỉ lệ được con cháu giúp đỡ cao hơn ở nông thôn (70,5% so với 54,4%) [60]. Trong một nghiên cứu về người cao tuổi ở miền Nam Việt Nam, Barbieri (2006) đã đánh giá mức độ hỗ trợ tiền bạc và vật chất của con cái đối với cha mẹ già [120]. Nghiên cứu chỉ ra rằng con cái ở xa thường gửi tiền bạc và hàng hoá để thay thế cho hình thức chăm sóc truyền thống, con trai gửi tiền thường xuyên hơn con gái và nhóm tuổi cao hơn thường nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn. Quá trình đô thị hoá mặc dù thúc đẩy di cư mạnh mẽ nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến việc hỗ trợ của con cái đối với cha mẹ già []. Từ khảo sát về nguồn lực vật chất của người cao tuổi tại đồng bằng sông Hồng, tác giả Bùi Thế Cường (2006) chỉ ra rằng con cái không chỉ trợ giúp cha mẹ già tiền bạc hay gửi trực tiếp hiện vật, mà còn giúp cha mẹ sản xuất nông nghiệp, giúp đỡ lúc ốm đau []. Nghiên cứu cho thấy 42,8% con cái chu cấp thường xuyên cho cha mẹ, khi họ đau ốm 37,7% người già có con cái hỗ trợ tài chính chủ yếu và 98,6% trong số họ được người thân trong gia đình chăm sóc. Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Ngọc Lân (2012) cho thấy con cái ở nhóm tuổi cao hơn có tỉ lệ hỗ trợ kinh tế cho bố mẹ nhiều hơn, nếu như ở nhóm tuổi dưới 30 có khoảng 21% số người giúp đỡ bố mẹ thì ở nhóm tuổi 41 – 50 tỉ lệ này tăng lên 38% []. Nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới tại Khánh Mậu (Ninh Bình 2010) cho thấy phần lớn con cái sống ở gần cha mẹ, 28,4% sống ở các xã kế bên hoặc các huyện trong cùng tỉnh và cha mẹ nhận sự hỗ trợ từ con cái bằng nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ tiền bạc, hiện vật hay giúp sản xuất kinh doanh [110]. Tại thành phố Hải Phòng, trong năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã công bố báo cáo kết quả khảo sát đất tại An Lão. Nghiên cứu này tiến hành trên địa bàn 3 xã (Quang Trung, Quốc Tuấn, An Thắng – huyện An Lão) với sự tham gia của 150 hộ gia đình và 12 trường hợp phỏng vấn sâu. Đây là 3 xã có số đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất nhằm phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm quốc gia (bao gồm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án nâng cấp Quốc lộ 10). Nghiên cứu cũng chỉ mối liên hệ giữa việc thiếu việc làm, cách sử
  • 29. 22 dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng với tình trạng mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. “Sau khi có tiền đền bù một số hộ gia đình không biết cách quản lý, các thành viên trong gia đình không thống nhất quan điểm sử dụng tiền nên xuất hiện tình trạng bạo lực gia đình” [; tr.3]. Tuy nhiên, nghiên cứu không tập trung vào khía cạnh di cư lao động cũng như không đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có người đi làm ăn xa. 1.2.2. Nghiên cứu về sự tác động của di cư đến vai trò giới trong gia đình Một trong những vấn đề lớn nhất của di cư là sự thách thức giới tính do sự vắng mặt của lao động chính (nhất là vợ hoặc chồng) trong gia đình, điều đó khiến cho người ở lại phải ra quyết định nhiều hơn, gánh trách nhiệm nặng nề hơn. Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư trên diện rộng ở Việt nam hầu như chưa có. Phần lớn các nghiên cứu đều có quy mô nhỏ lẻ, phân tán hoặc chỉ nhắc đến mà chưa phân tích có hệ thống và sâu hơn. Trong khuôn khổ các nội dung có liên quan đến đề tài, tác giả điểm qua một số nghiên cứu sau đây: Các cuộc điều tra về di cư ở Việt Nam với quy mô lớn vào các năm 2004 (11 tỉnh, thành) và 2015 (20 tỉnh, thành) đã cung cấp thông tin về nhân khẩu học, phân tích các nguyên nhân di cư, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của người di cư, cung cấp những số liệu cho thấy hiện tượng nữ hoá di cư [] []. Tuy nhiên, cả hai cuộc điều tra lớn này không tập trung vào vấn đề thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư – đối tượng mà đề tài hướng tới. Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 và 2014 ở nước ta cung cấp các số liệu cụ thể hơn về di cư nói chung và di cư lao động nữ nói riêng. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng “nữ hóa” di cư với số lượng ngày càng cao và độ tuổi ngày càng trẻ. Tuy nhiên, điều tra này cũng đã tái khẳng định kết luận của cuộc điều tra về di cư Việt Nam (2004): “Số liệu tổng điều tra dân số đã làm sáng tỏ một số đặc trưng của nhóm dân số di cư "lâu dài hơn" nhưng bỏ qua nhóm di cư tạm thời; đây cũng là nhóm dân số cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nghiên cứu tiếp theo”
  • 30. 23 [13; tr.4]. Bên cạnh đó, điều tra cũng chưa đi sâu phân tích sự thay đổi vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình có người di cư. Tuy nhiên, các nhận định của điều tra đã gợi mở cho đề tài góc nhìn về phạm vi di cư và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó của lao động di cư nữ. Nghiên cứu của Dhrama Chandra (2005) về phụ nữ và nam giới di cư trên quần đảo Fiji khẳng định rằng: gia đình có đàn ông di cư thì người phụ nữ ở lại tăng thêm quyền kiểm soát và quyền quyết định mọi công việc quan trọng liên quan đến tài sản, con cái và các mối quan hệ khác. Nhờ đó, người phụ nữ được tự do hơn trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc tham gia vào nhiều hoạt động cùng lúc khiến người phụ nữ khó có thể đảm nhiệm tốt cùng lúc trách nhiệm của mình với gia đình, do đó họ thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ trong việc chăm sóc nhà cửa và con cái [124]. Ngược lại, khi người phụ nữ di cư, thách thức với người đàn ông ở lại căng thẳng hơn nhiều. Từ các quan niệm truyền thống về vai trò cho thấy, nam giới thường ít làm các loại công việc liên quan đến nội trợ, chăm nuôi con, quản lý tiền bạc...Khi người vợ di cư, người chồng thường phải nhờ đến ông bà hai bên giúp đỡ. Trong nghiên cứu về “Vai trò của người chồng trong những gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động” của tác giả Nguyễn Hà Đông cho thấy: vai trò của vợ và chồng có sự biến đổi lớn khi gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động. Đầu tiên là vai trò kinh tế của người chồng trở nên mờ nhạt khi trụ cột kinh tế chuyển giao sang người vợ. Sau đó là sự tăng vai trò của người chồng trong lĩnh vực nội trợ, họ phải làm các loại việc mà trước kia 96,5% do người vợ đảm nhiệm [36]. Tương tự, từ kết quả nghiên cứu thực tế của cuộc điều tra “Gia đình nông thôn Bắc Bộ trong chuyển đổi” (2011), báo cáo của tác giả Trịnh Thị Lan về “Ảnh hưởng của di chuyển lao động mùa vụ tới đời sống gia đình nông thôn” chỉ ra rằng: nếu gia đình có người vợ đi làm ăn xa, người chồng có xu hướng đảm nhiệm thay hầu hết các công việc mà trước đó người chồng ít khi hoặc chưa bao giờ làm như: nội trợ, chăm sóc con cái, tham dự các đám hiếu, hỉ.... Và ngược lại, khi người chồng đi làm xa nhà, người vợ phải gánh vác các việc trước đó người chồng vẫn làm []. Bên cạnh
  • 31. 24 đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm về những gia đình có vợ xuất khẩu lao động nước ngoài dẫn số liệu cho thấy, 56,8% số gia đình vẫn phải nhờ đến sự trợ giúp của ông bà trong việc nội trợ và chăm sóc con cái [69]. Đồng quan điểm với các nghiên cứu khác về động cơ di cư của lao động nữ, tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: "Vai trò giới có mối liên quan chặt chẽ tới động lực di cư, quyết định di cư và tác động tới con đường di cư của phụ nữ và nam giới. Quyền quyết định di cư bị ảnh hưởng bởi chiến lược lựa chọn tối ưu của các gia đình, theo đó, người có nhiều cơ hội việc làm hơn và/hoặc có thể tích lũy nhiều tiền cho gia đình hơn sẽ là người di cư. Hạnh phúc gia đình và khoảng cách địa lý giữa nơi đi và nơi đến cũng là các yếu tố được các gia đình cân nhắc khi quyết định di cư" [70]. Các báo cáo nghiên cứu chuyên đề của tác giả Phạm Thị Huệ (2010) về “Vai trò giới trong động cơ và quyết định di cư” và tác giả Đặng Thanh Nhàn (2012) về “Sự thay đổi vai trò giới trong các gia đình có vợ/chồng di cư lao động” đã đưa ra những phân tích về các trở ngại trong quyết định di cư của nữ so với nam và sự thay đổi vai trò giới xảy ra khi nữ di cư lao động. Do phải đảm nhận vai trò tái sản xuất như sinh đẻ, chăm sóc con cái, nội trợ cho nên phụ nữ thường chọn những công việc tạo thu nhập gần nơi sinh sống của gia đình để có thể kết hợp vai trò sản xuất với tái sản xuất của mình. Trong di cư, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới trong quyết định di cư do vai trò tái sản xuất của mình [41]. Nếu gia đình có người vợ đi làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể cả chức năng tề gia nôôi trợ [59; tr.]. Báo cáo này có những phân tích cụ thể, xác thực giúp cho đề tài của tác giả có thêm hướng nhìn nhận vấn đề. Ngoài ra, cũng cung cấp một số lý thuyết có liên quan cũng như những tiền đề về phương pháp luận. Sách chuyên khảo "Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới" đã cung cấp nhiều quan điểm và dữ liệu quan trọng về khái niệm và cách tiếp cận. Các bài viết của các nhà nghiên cứu như Mai Huy Bích, Lê Ngọc Văn, Lê Ngọc Hùng, Vũ Mạnh Lợi, Trần Thị Vân Anh….đã đưa ra những quan điểm về giới, những phân tích về lý thuyết nữ quyền, đặc biệt đã gợi ý cách tiếp cận giới trong nghiên cứu gia đình [107]. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được các phân tích sâu
  • 32. 25 hơn về các vấn đề của gia đình trong nghiên cứu về "Gia đình Việt Nam" của nhóm nghiên cứu Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra một loạt những nhận định và kết luận về sự biến đổi của gia đình Việt về cơ cấu, chức năng, vai trò giới theo thời gian, điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo chiều hướng trước - sau của đề tài này [10]. Tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý trong nghiên cứu "Gia đình học" đã trình bày và phân tích một cách hệ thống, khoa học các vấn đề của gia đình nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra vị trí, vai trò, chức năng của gia đình, các vấn đề của gia đình như giáo dục, xã hội hóa cá nhân, nghèo đói, bạo lực gia đình, sai lệch giá trị gia đình, các tác giả cũng phân tích làm rõ sự khác nhau giữa phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình.….đặc biệt, công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả hiểu sâu hơn về vấn đề giới trong gia đình hiện đại, có những nhận định riêng tốt hơn về sự thay đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [45; tr.360 – 362]. Nghiên cứu “Di cư nội địa – Những tác động đến gia đình và thành viên ở lại” của Viện Xã hội học (2009) tại Hội thảo về “Di dân, phát triển và giảm nghèo” là một nghiên cứu có quy mô lớn trên diện rộng với 5 tỉnh và 600 hộ gia đình có người di cư. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động của di cư trên cả hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực. Liên quan đến vấn đề thay đổi vai trò giới, nghiên cứu kết luận di cư làm biến đổi phân công lao động theo hướng bình đẳng hơn, tăng vai trò của phụ nữ trong gia đình hơn nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện xu hướng nữ hoá di cư, người già và trẻ em phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc của gia đình [116]. Thông qua phân tích các chức năng, các mối quan hệ và vai trò giới trong gia đình từ truyền thống đến gia đình hiện đại, tác giả Nguyễn Thị Hòa (2007) trong bài viết “Giới, việc làm và đời sống gia đình: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” đã cung cấp cho đề tài hướng tiếp cận giới trong gia đình có người di cư, qua đó, xem xét sự thay đổi vai trò của người vợ và người chồng, quyền quyết định các công việc gia đình của hai người khi người chồng di cư ra đô thị [; tr.205].
  • 33. 26 Trên cơ sở phân tích số liệu cuộc điều tra "Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi" thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển (dự án VS-RDE-05), tác giả Trịnh Thị Lan cho thấy: "Nếu người vợ đi làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể cả chức năng tề gia nội trợ. Từ việc đồng ruộng, chăm sóc con cái, trông nom, dọn dẹp nhà cửa đến những việc phải làm thay mặt gia đình như cưới hỏi, đám ma, họp hành tết giỗ. Phần lớn những người đàn ông trong hoàn cảnh này đều biết quán xuyến các công việc gia đình chu đáo []. Trong báo cáo cấp Bộ của Viện Gia đình và Giới về “Xây dựng gia đình ở người di cư lao động tự do” (2012) đã phân tích khá sâu sắc những tác động của di cư đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình, những trở ngại trong quyết định di cư của họ và những ảnh hưởng của họ đến gia đình khi họ di cư xa nhà: Bị ràng buộc bởi các trách nhiệm trong sản xuất và trong gia đình, phụ nữ càng tự khó quyết định di cư một mình vì sự ra đi của họ thường gây xung đột trực tiếp với vai trò tái sản xuất - sinh con, chăm sóc con cái và nội trợ gia đình [111; tr.43]. 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI CƯ Hiện nay, Việt Nam chưa có bất cứ chính sách đáng kể gì mang tính đặc thù đối với đối tượng di cư trong nước. Những khung pháp lý liên quan đến di cư được xác định bởi Hiến pháp, một số Công ước và Tuyên ngôn quốc tế công nhận về quyền lao động di cư trong nước vì lý do kinh tế hoặc cam kết của Việt Nam với quốc tế. Các Luật của Việt Nam trực tiếp tác động đến người lao động gồm: Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cư trú, Luật Dân sự, Luật khám chữa bệnh, Luận trợ giúp pháp lý, Luật Bình đẳng giới, tuy nhiên hệ thống khung pháp lý này dù chặt chẽ nhưng phạm vi điều chỉnh đều chung chung, không giới hạn đối với vấn đề di cư. Trong báo cáo của tổ chức Act!Aid (2012) về “Phụ nữ di cư trong nước: hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội” chỉ ra rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, vấn đề di cư tự do được nhắc đến với chủ trương kiềm chế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, vấn đề di cư hoàn toàn không
  • 34. 27 được nhắc tới. Thay vào đó, Nhà nước đưa ra mục tiêu tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên hỗ trợ giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người nghèo và các nhóm yếu thế...nhưng hoàn toàn không nhắc đến đối tượng di cư lao động nghèo ở đô thị [; tr.65] . Từ thực tế nói trên, hầu hết các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam không đi sâu về chính sách mà chỉ đề cập đến các khía cạnh chính sách, khung pháp lý có tác động đến nội dung nghiên cứu và đưa ra các kết luận, khuyến nghị từ góc độ nghiên cứu của các tác giả. Tác giả Đặng Nguyên Anh trong nghiên cứu "Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi" đã đưa ra các đánh giá tổng quan về các chính sách di dân ở miền núi nước ta, nghiên cứu cũng phân tích thực trạng di dân ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, chỉ ra hiệu quả của các chính sách di dân đối với cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với từng loại hình di dân []. Trong cuốn "Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị ở Việt Nam hiện nay" của Mai Ngọc Cường (chủ biên) cùng các cộng sự tập trung khai thác khía cạnh tác động của chính sách xã hội đến việc làm, thu nhập, đời sống, tác động của chính sách đến nguyên nhân di cư của người lao động và ngược lại, nghiên cứu cũng phân tích làm rõ sự tác động của môi trường thể chế, tổ chức, quản lý đến chính sách xã hội [27]. Nghiên cứu cũng chỉ ra cụ thể thực trạng của từng nhóm chính sách như chính sách việc làm, thu nhập, đời sống và an sinh xã hội; thực trạng môi trường luật pháp, chính sách và tổ chức đối với di dân nông thôn - đô thị ở nước ta. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề ra một số phương hướng, giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - đô thị Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp một loạt khái niệm có liên quan đến di cư, các thông tin về chính sách xã hội với di dân nông thôn - đô thị cũng như đưa ra các phép so sánh giữa gia đình có người di cư và gia đình không có người di cư trên các phương diện chi giới tính chủ hộ, số nhân khẩu, chi tiêu, thu nhập…. có ý nghĩa lớn với đề tài của tác giả về mặt lý luận và phương pháp.
  • 35. 28 Đề cập đến “Những khoảng trống chính sách” trong nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố - tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, tác giả Lê Bạch Dương đã phân tích chỉ ra một số những "kẽ hở" cũng như sự bất cập trong các chính sách như bảo trợ xã hội, vấn đề hộ khẩu và một số các chính sách xã hội khác "Các chính sách bảo trợ xã hội hiện hành không điều chỉnh để bao gồm người di cư tự do từ nông thôn ra thành phố. Quan điểm chung của nhà nước là không khuyến khích di cư tự do vì cho rằng hình thức này có nhiều tiêu cực đối với sự phát triển; "Hộ khẩu được gắn chặt với nơi cư trú, nếu một người thay đổi nơi cư trú thì hộ khẩu của họ cũng phải thay đổi theo" [31; tr.145 – 166]…. Trong công trình "Bảo trợ xã hội cho người thiệt thòi ở Việt Nam" (2005), tác giả Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh và cộng sự đã phân tích ba cấp độ của mô hình bảo trợ xã hội gồm: cấp độ cao (các biện pháp nâng cao năng lực) đến trung bình (các biện pháp phòng ngừa) và cấp thấp nhất (các biện pháp bảo vệ). Các tác giả nhấn mạnh cho đến nay, người nhập cư thường bị loại ra ngoài mọi biện pháp bảo trợ cao và trung cấp. Ngay cả các biện pháp cấp thấp họ cũng không được hưởng một cách đầy đủ. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống bảo trợ xã hội với mọi cấp độ và tạo điều kiện để người nhập cư, người di cư có cơ hội tiếp cận và có quyền hưởng sự bảo trợ một cách bình đẳng [29]. Tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo trình bày tại hội thảo "Di dân, phát triển và giảm nghèo" đã chỉ ra sự bất cập về mặt chính sách đối với vấn đề di cư như: 70% lao động di cư không được hưởng phúc lợi gì, đa số không có hợp đồng lao động, 90% không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tai nạn lao động. Những trở ngại trong việc khai báo cư trú dẫn đến việc người di cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ nhà ở, y tế, giáo dục... và họ cũng thường yếu thế trong vị thế pháp lý và không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như lực lượng công an và các đoàn thể….Những điều này tạo nên nguy cơ gia tăng lớp người nghèo mới ở đô thị - là nhóm người di cư từ nông thôn tới. Tác giả đưa ra một số khuyến nghị như việc tách rời hộ khẩu với việc tiếp nhận các dịch vụ công,
  • 36. 29 Nhà nước cần có chế tài để người di cư nhận được các hỗ trợ an sinh và tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách công bằng []. Năm 2015, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã tiến hành cuộc nghiên cứu quy mô cấp thành phố nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý và chính sách xã hội đối với lao động nhập cư tại Hải Phòng [50]. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này thuần tuý mang tính chất thống kê số liệu nhập cư (từ tỉnh khác đến nội đô Hải Phòng) và không đề cập đến vấn đề xuất cư từ nông thôn ra đô thị mà đề tài hướng tới. Bên cạnh các công trình, tài liệu nghiên cứu và các báo cáo kể trên, một số các công trình nghiên cứu và đề tài khác có liên quan ít nhiều đến địa bàn nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài như sau: Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, dân số - lao động của thành phố cũng như các báo cáo kinh tế - xã hội của huyện An Lão, xã Quang Trung và Quốc Tuấn qua các năm (2010 – 2016) cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, dân số tại địa bàn nghiên cứu [23; 24; 25]. Trong đó, “Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 01/04/2014” của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng bước đầu đã có số liệu về tình hình di cư trên địa bàn thành phố [81]. Tuy nhiên, các số liệu đó mang tính chất tổng thể, không có số liệu cụ thể ở cấp huyện, cấp xã, và không đề cập tới hiện tượng di cư mùa vụ. Báo cáo về “Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện từ cuối năm 2012 đến năm 2015 với số người tham gia nghiên cứu gồm 4212 nam giới và 4212 phụ nữ trong độ tuổi 18-65 tại 9 tỉnh, thành phố đã chỉ ra sự khác nhau giữa nam và nữ trong phân công lao động đối với các công việc cụ thể (sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, việc nhà...) và quyền ra quyết định trong các gia đình nông thôn [112; tr.104 – 115]. Nghiên cứu không trực tiếp đề cập đến vấn đề di cư, nhưng đã đi sâu phân tích khía cạnh thay đổi giới trong tổ chức đời sống gia đình nông thôn có liên quan trực tiếp tới đề tài này. Nghiên cứu về “Phụ nữ di cư trong nước: hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội” (2012) được triển khai nghiên cứu tại Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí
  • 37. 30 Minh năm 2011, khảo sát nữ di cư từ nông thôn ra đô thị và hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã phân tích kỹ lực đẩy và lực hút trong quyết định di cư của nữ giới, bên cạnh đó, cũng chỉ ra những đặc trưng của người di cư, phân tích nhưng khó khăn và trở ngại của họ tại đô thị. Mặc dù đề tài được triển khai ở Hải Phòng, tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là lao động nữ di cư thời gian dài hiện đang sống ở đô thị, do đó, đề tài không đề cập trực tiếp đến vấn đề di cư mùa vụ và vấn đề giới trong gia đình nông thôn khi có người di cư []. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đinh Đặng (2010) nhằm “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng” tập trung phân tích khía cạnh môi trường tác động đến quá trình sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện An Lão [34]. Nghiên cứu này cung cấp số liệu về đất nông nghiệp trong các thời kỳ trước đó so sánh với lượng đất nông nghiệp hiện tại ở địa bàn nghiên cứu của đề tài. Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 huyện An Lão của UBND thành phố Hải Phòng đã cung cấp kết quả thống kê qua bảng số liệu về kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch thu hồi đất và kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 của thành phố đối với các xã cụ thể (trong đó có xã Quang Trung và Quốc Tuấn) của huyện An Lão [102]. Báo cáo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Khoa học – Công nghệ thành phố về “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hải Phòng” (2016) đã phân tích thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa – lịch sử của thành phố trong xây dựng nông thôn mới [67]. Nội dung chủ yếu của đề tài tập trung vào khía cạnh bảo tồn, duy trì và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá tại các vùng nông thôn Hải Phòng nhằm phục vụ phát triển du lịch, do đó, kết quả nghiên cứu đó không liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu về di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư. Tiểu kết chương 1
  • 38. 31 Tổng quan tình hình nghiên cứu về di cư và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính: Hướng nghiên cứu về tác động của tiền gửi đến đời sống kinh tế hộ gia đình của người di cư tập trung tìm hiểu sự tác động của tiền gửi đến việc cải thiện và nâng cao mức sống (vật chất) của hộ gia đình và cách họ sử dụng tiền gửi để tái đầu tư cho tương lai; Hướng nghiên cứu về tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hướng đến việc tìm hiểu việc tác động của di cư đến tâm tư, tình cảm của người di cư đối với con cái và cha mẹ già (nếu có) và quan trọng nhất là tác động của di cư đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình; Hướng nghiên cứu về chính sách di cư nhằm tìm hiểu vai trò của chính sách đối với việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình di cư, các mặt tích cực và tồn tại của chính sách đối với vấn đề di cư. Qua tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu trước đây về các vấn đề có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về di cư đều phân tích ở nhiều góc độ, phản ánh đa dạng, nhiều chiều cạnh (cả khía cạnh tích cực và tiêu cực) của vấn đề di cư như: nguyên nhân di cư, thực trạng di cư, các dòng di cư, tác động của di cư đến kinh tế - văn hoá – xã hội...Trong đó, nhiều đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ sự tác động của di cư đến đời sống và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, các kết quả nghiên cứu đó đã giúp ích ít nhiều cho tác giả về mặt lý luận, phương pháp và gợi ý về hướng tiếp cận cũng như nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu riêng về dòng di cư mùa vụ từ nông thôn ra đô thị hầu hết đều chưa làm rõ sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư, riêng ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống với quy mô lớn phản ánh một cách đầy đủ vấn đề di cư mùa vụ cũng như sự tác động của nó đến thay đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn. Đề tài “Di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng hiện nay” sẽ tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề còn chưa được nghiên cứu thấu đáo như sau:
  • 39. 32 1 – Từ các nghiên cứu về tác động của tiền gửi đến đời sống gia đình, đề tài sẽ nhận định về đánh giá thực trạng sự thay đổi trong đời sống vật chất (kinh tế) của gia đình cũng như vị thế, vai trò của người di cư mùa vụ trong gia đình. 2 – Sự tác động của di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư, tìm hiểu sự khác nhau trong phân công công việc, khối lượng các loại công việc trong gia đình thay đổi theo thời gian trước và sau khi có người di cư mùa vụ. 3 – Đề xuất một số các giải pháp nhằm phát triển ngành nghề tại địa phương một cách bền vững và đảm bảo sự ổn định trong cấu trúc của gia đình khi có lao động chính làm ăn xa nhà.
  • 40. 33 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI DI CƯ 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TRONG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Gia đình Trong xã hội nông thôn, thiết chế gia đình là thiết chế quan trọng bậc nhất. Gia đình không chỉ quy định đặc điểm tâm lý cá nhân mà còn góp phần to lớn trong việc hình thành tập thể nông thôn. * Gia đình Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, “gia đình” là tập hợp người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thông hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên với nhau. Từ nội dung của khái niệm này, đề tài muốn đề cập đến sự hợp tác cùng nhau giữa các thành viên trong việc tổ chức cuộc sống gia đình để cùng thực hiện các chức năng cơ bản như: sản xuất kinh tế, chăm sóc con cái và cha mẹ già, quan hệ với các thiết chế khác...Qua đó, xem xét sự tác động của việc di cư mùa vụ đến việc thay đổi vai trò giới khi khuyết thiếu một hai một vài thành viên lao động chính trong gia đình. * Gia đình nông thôn Theo nhà nghiên cứu Tô Duy Hợp, gia đình nông thôn gồm những đặc điểm sau: Thứ nhất, gia đình nông thôn có tính thuần nhất hơn về mặt chủng tộc, tâm lý, bền vững, hợp nhất và thực hiện các chức năng hữu cơ hơn so với gia đình đô thị. Thứ hai, hầu hết các thành viên trong gia đình nông thôn đều gắn bó với nghề nông. Thứ ba, gia đình nông thôn có kỷ luật chặt chẽ và các thành viên phụ thuộc lần nhau hơn so với gia đình đô thị. Cuối cùng, gia đình nông thôn tham gia tích cực hơn vào những lĩnh vực hoạt động chung, phần lớn thời gian trong ngày, các thành viên làm việc cùng nhau và gắn với công việc của hộ nông dân [40; tr.74 – 81].
  • 41. 34 Khái niệm này cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình nông thôn, từ đó cho thấy việc ra quyết định di cư khó có thể là quyết định từ một bên, một cá nhân nào mà đó là quyết định của cấp hộ gia đình. * Hộ gia đình Khái niệm “Hộ gia đình” hiện vẫn chưa thống nhất trong các nghiên cứu xã hội học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Theo điều 106 Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005) quy định “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Trong Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2015 gần đây khái niệm “hộ gia đình” không được nhắc tới. Dựa vào tình hình nghiên cứu thực tế, căn cứ theo khái niệm “gia đình” dựa theo khái niệm mà Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014 đưa ra, Luận án xác định “hộ gia đình” bao gồm các cá nhân không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống hay được nuôi dưỡng, mỗi thành viên trong hộ cùng đóng góp vào sinh hoạt, ăn uống và cùng chia sẻ quyền lợi về kinh tế. 2.1.2. Di cư Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính xác và cũng không có một mô hình cụ thể nào về vấn đề di cư trên thế giới. Tuỳ vào cách tiếp cận và trường hợp nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu có cách định nghĩa và phân loại di cư khác nhau. 2.1.2.1. Hình thức di cư và các định nghĩa về “di cư” Tiếp cận vi mô cho rằng “di cư” đơn giản là sự dịch chuyển cư trú từ khu vực địa lý này sang khu vực địa lý khác, cụ thể hơn, “di cư” là sản phẩm của sự chênh lệch khác nhau giữa các khu vực về mức sống, sự chênh lệch đó tạo thành các dòng di cư khác nhau để tạo nên sự cân bằng về dân số và kinh tế [128]. Dựa trên cách tổ chức, di cư được phân loại thành di cư tự phát, di cư được quản lý, di cư có sự hỗ trợ và di cư bắt buộc. Trong đó, di cư tự phát là loại hình di
  • 42. 35 cư không có sự can thiệp của chính phủ và có thể thấy ở trong phạm vi một hay nhiều quốc gia. Đối lập với nó là loại hình di cư có sự quản lý của Nhà nước [127]. Căn cứ vào điểm đến của di cư, người ta ra các loại hình: di cư nông thôn – đô thị; di cư nông thôn – nông thôn và di cư đô thị - nông thôn. Trong đó loại hình di cư nông thôn – đô thị phổ biến ở Việt Nam hơn cả do sự chênh lệch lớn về mức thu nhập giữa hai khu vực này. Dựa vào khoảng thời gian cư trú tại nơi đến, người ta phân loại thành di cư mùa vụ, di cư tạm thời và di cư lâu dài. Trong đó, di cư mùa vụ còn được gọi là di cư tạm thời và được coi là dạng di cư theo chu kỳ. Nhìn chung, di cư mùa vụ có xu hướng tăng lên ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác do giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc dễ dàng và nhiều yếu tố khác. Di cư chu kỳ, đôi khi còn gọi là di cư con lắc cũng là một hình thái di cư dần trở nên phổ biến ở Việt Nam với đặc điểm thời gian di trú có thể dao động từ vài tuần lên đến vài năm và người di cư có ý định trở về quê nhà [104]. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích di cư, người ta lại phân loại di cư thành: di cư để kết hôn; Di cư để kiếm việc làm; Di cư theo chồng hoặc cha mẹ. Nhìn chung, các định nghĩa, khái niệm về “di cư” rất đa dạng và phong phú với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Để giải quyết thuật ngữ này, tổ chức Di dân Quốc tế đã đưa ra kết luận có tính chất tổng hợp “Di cư là sự di chuyển của một người hay nhóm người, kể cả qua biên giới quốc tế hay trong phạm vi một quốc gia. Là sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân. Nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình” [133; tr.79]. 2.1.2.2. Khái niệm “di cư mùa vụ nông thôn – đô thị” Hiện tại, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về "di cư mùa vụ". Có quan điểm cho rằng di cư mùa vụ là hình thức di dân của dân cư đi tìm việc ở nơi khác trong thời gian nông nhàn, rỗi rãi hoặc chuyển đi làm săn theo mùa của một số nghề và vẫn quay trở về nơi cũ làm việc khi có nhu cầu cần lao động [42; tr.14].