SlideShare a Scribd company logo
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
NGHIÊM VĂN HỌC
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
NGHIÊM VĂN HỌC
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN
HÀ NỘI - 2014
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH,HĐH
Doanh nghiệp DN
Hợp tác xã HTX
Khoa học - công nghệ KHCN
Khoa học kỹ thuật KHKT
Khoa học xã hội KHXH
Kinh tế - xã hội KT-XH
Nhà xuất bản Nxb
Sản xuất kinh doanh SXKD
Thành phố Hà Nội TP Hà Nội
Uỷ ban nhân dân UBND
Văn hóa thể thao VHTT
Xã hội chủ nghĩa XHCN
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 12
1.1. Quan niệm về làng nghề và phát triển làng nghề 12
1.2. Vai trò của phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội 21
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương
và bài học đối với thành phố Hà Nội 29
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ơ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 40
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến phát
triển làng nghề ở thành phố Hà Nội 40
2.2. Thành tựu và hạn chế về phát triển làng nghề ở thành
phố Hà Nội thời gian qua 47
2.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết trong phát triển làng nghề ở thành
phố Hà Nội 60
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI
GIAN TỚI 73
3.1. Quan điểm chỉ đạo phát triển làng nghề ở thành phố Hà
Nội thời gian tới 73
3.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát triển làng nghề ở thành
phố Hà Nội thời gian tới 81
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 106
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng nghề Việt Nam là một kiểu làng điển hình, ra đời từ xa xưa và tồn
tại đến ngày nay. Sản phẩm của các làng nghề vừa có giá trị kinh tế cao vừa
mang đậm nét bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc, vừa là cầu nối của
quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, được
mở rộng năm 2008 (sát nhập Tỉnh Hà Tây, một huyện của Tỉnh Vĩnh Phúc và
một số xã của Tỉnh Hòa Bình), có diện tích tự nhiên 3.348,5km2, dân số 6,45
triệu người. Trong đó, khu vực nông thôn Hà Nội có diện tích tự nhiên là
2.841 km2, chiếm 84,9% và dân số là 4,07 triệu người chiếm 63,1%. Đây là
địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố. Trong những năm qua, cùng với chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn, các làng nghề ở TP Hà Nội đã dần được khôi phục,
phát triển. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần quan trọng trong tạo việc
làm, thu hút lao động dôi dư trong nông nghiệp vào các hoạt động sản xuất,
dịch vụ làng nghề, nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế sự di dân
tự do, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
những năm qua chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng vốn có của TP Hà
Nội. Bên cạnh những làng nghề phát triển mạnh như: Lụa Vạn Phúc, sơn mài
Duyên Thái, tiện gỗ Nhị Khê, thêu Quất Động, nón Chuông, khảm trai
Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, mộc Tràng Sơn, Sơn Đồng, gốm sứ Bát
Trang… thì còn không ít làng nghề đang đứng trước nhiều khó khăn. Tình
trạng thiếu vốn cho sản xuất, công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý kém,
môi trường sinh thái ô nhiễm… còn diễn ra ở nhiều làng nghề. Hầu hết các
làng nghề còn chưa có những giải pháp mang tính chiến lược trong xây dựng
và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình, do đó sức cạnh tranh tranh
trên thị trường trong nước và nước ngoài kém.
6
Với mong muốn phát triển làng nghề tương xứng với tiềm năng của
Thủ đô Hà Nội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH tác giả chọn:
“Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong chiếc nôi của nền văn minh lúa nước, các ngành nghề thủ công ở
Việt Nam dường như không tách rời khỏi nông nghiệp mà luôn đan xen, song
hành với nghề nông, làng nghề là một phần không thể thiếu của làng xã nông
nghiệp cổ truyền. Làng nghề và pháttriển làng nghề ở Việt Nam đãthu hút rộng
rãi sự quantâm củanhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu thuộc các lĩnh
vực khác nhau, dưới các hình thức như: đề tài khoa học các cấp, sách chuyên
khảo, các bài báo trên các tạp chí, dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
* Các sách tham khảo và chuyên khảo viết về sự phát triển của
làng nghề
“Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam” (6 tập) do
PGS.TS Trương Minh Hằng (chủ biên). Nxb Khoa học xã hội, Viên nghiên
cứu văn hóa. H. 2013. Xuyên suốt trong (6 tập) công trình đã làm rõ tiến trình
hình thành và phát triển của các nghề thủ công ở Việt Nam. Cuốn sách khẳng
định, làng nghề ở Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm nay, ngay từ trong xã
hội nguyên thủy, tuy nhiên đến khi cơ cấu làng Việt ra đời và ổn định thì làng
nghề mới trở thành một bộ phận cấu thành lịch sử kinh tế Việt Nam. Cho đến
nay nghề và làng nghề thủ công đã trở thành một bộ phận không thể tách rời
trong di sản văn hóa dân tộc
“Báu vật làng nghề Việt Nam”Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt
Nam Lưu Duy Dần (chủ biên). Nxb lao động xã hội (sách song ngữ) H.2012.
Cuốn sách là sự tổng hợp chân dung những cống hiến, đóng góp của các nghệ
nhân tiêu biểu cho sự phát triển làng nghề, đã được các tổ chức trong nước và
quốc tế vinh danh và Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu
nghệ nhân trong những năm qua. Đây sẽ là cầu nối đưa hình ảnh các nghệ
7
nhân làng truyền thống, giới thiệu và quảng bá hình ảnh làng nghề Việt Nam
đến với các bạn bè thế giới.
“Làng nghề thủ công Hà Nội” Tác giả Hà Nguyên. Nxb Thông tin và
truyền thông (sách song ngữ). H.2010. Cuốn sách phân tích nghề và làng nghề
Hà Nội tồn tại và phát triển trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, để lại dấu ấn
khó quên trong tâm hồn mỗi người dân Việt. Thăng Long – Hà Nội ngày nay
càng bộc lộ một diện mạo phong phú, một tiềm năng không nhỏ, một truyền
thống nghề và phát triển nghề không thể để mai một với thời gian
“Phát triển các làng nghề của Hà Nội trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, kỷ yếu hội thảo khoa học:
Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô. Nxb Đai học
Kinh tế quốc dân. H.2010. Tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung về làng
nghề, vai trò, tác động và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng
nghề. Đồng thời, đi sâu phân tích thực trạng tình hình sảnh xuất kinh doanh
của các làng nghề về lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm
và môi trường trong các làng nghề.
“Pháttriển hệ thống các làng nghềnhằm thúcđẩyCNH nông thôn Hà
Nội” trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của
thủ đô. Nxb Đai học Kinh tế quốc dân. H.2010. Công trình đã nghiên cứu và
làm rõ những ngành nghề ở nông thôn, vai trò, những vấn đề đặt ra và xu
hướng phát triển của các ngành nghề nông thôn ở Hà Nội. Đặc biệt trong công
trình này, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy
sự phát triển của hệ thống các ngành nghề nông thôn ở TP Hà Nội hiện nay.
“Ngành nghề nông thôn Việt Nam”. Nxb Nông Nghiệp. H.1998. “Bảo
tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH” của TS Dương
Bá Phượng. Nxb. KHXH, H.2001. Hai công trình này đã đề cập khá đầy đủ
của làng nghề: Từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành
nghề đến những vấn đề chung về làng nghề, vai trò, tác động và những nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. Đồng thời, đi sâu phân tích
8
thực trạng tình hình SXKD của các làng nghề về lao động, vốn, công nghệ, thị
trường tiêu thụ sản phẩm và môi trường trong các làng nghề. Các quan điểm
và phương hướng bảo tồn, phát triển các làng nghề trong quá trình CNH,
HĐH nông thôn mang tính khả thi cao và sát với thực tế.
“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”. Bùi Văn Vượng,
Nxb.VHTT, được xuất bản lần đầu vào năm 1998 và được chỉnh lý và bổ
sung. H.2002. Các nghề và làng nghề tiêu biểu của Việt Nam trong quá
khứ cũng như hiện tại được tác giả mô tả theo nhiều khía cạnh: Lịch sử,
kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, đặc biệt là các bí quyết,
và thủ pháp nghệ thuật – kỹ thuật của các nghệ nhân “bàn tay vàng”.
Đồng thời, cũng thể hiện sự trăn trở về nghề thủ công Việt Nam đang
đứng trước sự thăng trầm của lịch sử.
“Làng nghề Việt Nam và môi trường” do PGS, TS Đặng Kim Chi chủ
biên. Nxb. KH&KT. H.2005. Dây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất
thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay, nêu rõ các tồn tại ảnh
hưởng tới pháttriển kinh tế, sức khỏevà bảo vệ môi trường của làng nghề. Trên
cơ sở đánh giá thực trạng đề tài đã dự báo xu hướng phát triển và mức độ ô
nhiễm môitrường do hoạtđộng của các làng nghề đến năm 2010, đồng thời đề
xuất một số giải pháp bảo đảm phát triển và cải thiện môi trường cho làng nghề.
* Đềtài, luận án, luận văn nghiên cứu về tìnhhìnhpháttriển làng nghề
“Bảotồn và pháttriển cáclàngnghềvùng đồng bằng sông Hồng trong
quá trình công nghiệp hóa”. Đề tài cấp bộ của Viện Kinh tế học, Trung tâm
khoa học và xã hội nhân văn quốc gia năm 1999. Công trình đã nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp khả thi sát với thực trạng làng nghề hiện nay để bảo
tồn các giá trị làng nghề, khôi phục và phát triển làng nghề.
- “Nhữnggiảiphápnhằm pháttriển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng
sông Hồng”,Đềtài khoahọc cấp Bộ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam, do GS,TS Nguyễn Trí Dĩnh làm chủ nhiệm. H.2005. Đề tài đã tập
trung làm rõ những lý luận cơ bản về làng nghề như: khái niệm, tiêu chí, vai trò
9
và những nhân tố tác độngđến sự phát triển của làng nghề. Trên cơ sở đánh giá
thực trạng phát triển các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng từ năm 1986 đến
nay, côngtrìnhđãđề xuất hệ quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh
tế nâng cao sức cạnhtranh và tính hiệu quả củacác làng nghề ở một số tỉnhđồng
bằng sông Hồng trong thời gian tới.
“Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng
bằng sông Hồng hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, do TS Nguyễn Vĩnh Thanh làm chủ nhiệm. H.2006. Đề
tài đã tập trung luận giải vai trò của thương hiệu đối với việc phát triển sản
phẩm làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế
thị trường hội nhập hiện nay. Tác giả đã đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu
sản phẩm của làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
- “Nghiêncứu cơsở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính
sách và biện phápgiảiquyếtvấnđềmôitrường ở các làng nghềViêt Nam”. Đề
tài cấp Nhà nước do PGS.TS Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm. H.2003. Đề tài
nghiên cứu một cách chuyên sâu về môi trường làng nghề nói chung và những
định hướng cho việc xây dựng các chínhsách,biệnpháp đảmbảo phát triển làng
nghề bền vững, đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình
làng nghề của Việt Nam
“Về các giải pháp pháttriển thủ công nghiệp theohướng CNH, HĐH ở đồng
bằng sông Hồng”, Đề tàikhoa học cấp Bộ, của Học viện Chính trịquốc giaHồ Chí
Minh năm 1998 do TS Đặng Lê Nghị làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung phân tích
làm rõ đặc điểm, tính chất, vai trò lịch sử của Tiểu thủ công nghiệp và đánh giá một
cách khách quan thực trạng thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Từ những
vấn đề đặt ra với thủ công nghiệp, đề tài đã đưa ra 9 giảipháp cơ bản để phát triển thủ
công nghiệp đồng bằng sông Hồng thờigiantới.
“Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa
10
học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ nông nghiệp phát
triển nông thôn Việt Nam chủ trì năm 2003.
“Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá
trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Minh Yến, Hà Nội. 2003.
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề truyền
thống ở nông thôn theo những quan điểm của khoa học kinh tế chính trị Mác-
Lênin, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và làm rõ vai trò làng
nghề truyền thống ở nông thôn. Khái quát xu hướng vận động của làng nghề
truyền thống dưới tác động của quá trình CNH, HĐH nhằm xây dựng những
quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề truyền
thống ở nông thôn trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoàira còncó nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham
luận tại các hộithảo quốctếvàtrongnước, đềcập đến sự phát triển của các làng
nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau. Tiêu biểu như:
- “Doanhnghiệplàngnghềvớiquátrìnhhộinhập, cơ hội, thách thức và
giảipháp”, kếtquảhội thảo tổ chức bởi Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương – VAPEC (2007). Hội thảo đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng quát các
doanh nghiệp làng nghề hiện nay. Việt Nam cần có một chiến lược lâu dài, đầu
tư dài hạn, đòihỏisự kết hợp đồngbộ giữa các banngành, giữa các cơ chếchính
sáchvà giữa các bộ phận với nhau, như: nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp và nhà
phân phối sản phẩm nhằm tạo điều kiện thật thuận lợi cho sản phẩm làng nghề
có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.
“Kinhnghiệmpháttriển làngnghềtruyềnthống ở một số nước Châu Á”,
TrầnMinh Huân – Phạm Thanh Tùng, tạp chí công nghiệp, kỳ 1 năm 2007. Bài
báo nêu lên một số kinh nghiệm trong phát triển làng nghề truyền thống ở một
số nước Châu Á (Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan). Trong đó đã đề cập đến
những ý tưởng sáng tạo, khâu độtphávà sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên
cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển
khu vực này. Đồngthời khẳng định pháttriển làng nghề có ý nghĩavô cùng quan
11
trọngđốivới sựnghiệp CNH,HĐH nông nghiệp – nông thôn, tạo nền tảng thúc
đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước.
“Pháthuynhữnglợithế truyền thống trong xây dựng thương hiệu làng
nghề ở đồng bằng sông Hồng”, Vũ Trường Giang, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, số 15/2006. Bài báo đề xuất giải pháp để xây dựng
thương hiệu cho làng nghề. Theo các chuyên gia, ngoài sự chủ động, và tự ý
thức của các làng nghề. Nhà nước cũng cần hỗ trợ cho các làng nghề khắc phục
tình trạng sản xuất nhỏ lẻ và tạo tư cách pháp nhân cho các hộ sản xuất, các
doanh nghiệp mở rộng giao thương hàng hóa. Bên cạnh đó, cần đa dạng mẫu
mã, đào tạo thợ giỏi để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị
trường. Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia triển lãm, hội chợ xây
dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền
thống rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn. Có
như vậy mới nâng cao được giá trị xuất khẩu.
“Giảipháp nâng caosức cạnh tranh của các làng nghềtrong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế”, Vũ Thị Thoa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển
nông thôn – kỳ 2, tháng 1/2005. Bài báo tập trung phân tích vai trò của các
làng nghề. Phân tích giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề;
giải pháp nghiên cứu thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm; giải pháp quy
hoạch và chiến lược phát triển làng nghề ở từng địa phương; tập trung vào
giải pháp hoàn thiện các chính sách thúc đẩy sự phát triển làng nghề.
“Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển
bền vững”, Chu Thái Thành, Tạp chí Cộng sản số 11/2009. Bài báo đã
đưa ra số liệu dẫn chứng các chỉ số mức độ ô nhiễm và bức xúc môi
trường trong làng nghề. Đồng thời đề xuất nhiều giải pháp giải quyết hậu
quả ô nhiễm môi trường, đáng chú ý như: Chú trọng phát triển bền vững
các làng nghề; quy hoạch không gian các làng nghề; tổ chức thí điểm triển
khai áp dụng sản xuất sạch tại các làng nghề.
12
Nhìn chung, các công trình, đề tài luận án trên đã đề cập đến các vến đề:
Khái niệm làng nghề, những đặc trưng cơ bản của làng nghề, làng nghề truyền
thống, làng nghề mới; xu hướng vận động của làng nghề trong quá trìnhCNH,
HĐH; sự phát triển làng nghề trong CNH, HĐH trên địa bàn cả nước và ở một
số địa phương trong xu thế hội nhập; đã đề cập đến những thành tựu, khó khăn,
hạn chế trong phát triển làng nghề ở các địa phương cụ thể.
Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống
cơ sở lý luận, thực tiễn, giải pháp phát triển làng nghề ở TP Hà Nội dưới góc
độ khoa học kinh tế chính trị. Vì thế đề tài mà học viên lựa chọn là một công
trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình đã được công bố
và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển làng nghề
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố
Hà Nội, cụ thể là các quận, huyện có nhiều làng nghề, như: Hà Đông, Thường
Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh….
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến nay (giai đoạn sát nhập Hà Tây
với Hà Nội đến nay)
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề; qua đó
đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát làng nghề trên địa bàn
thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về phát triển làng nghề.
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, chỉ ra thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
13
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở thủ đô
Hà Nội trong thời gian tới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin; Quan điểm đường lối
của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn kiện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội, các sở, ban ngành về các vấn đề liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của kinh tế
chínhtrị như: trừu tượng hóa khoahọc, phươngpháp lôgic và lịch sử, phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm rõ hơn cơ sở khoa học về sự
phát triển làng nghề ở thủ đô Hà Nội; cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà
quản lý nghiên cứu tham khảo đề ra chủ trương, chính sách phát triển làng
nghề ở thủ đô Hà Nội thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy môn kinh tế
chính trị, kinh tế phát triển, kinh tế dulịch trong các trường đại học, học viện.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Quan niệm về làng nghề và phát triển làng nghề
1.1.1. Quan niệm về làng nghề
Hiện có nhiều quan niệm khác nhau đề cập đến làng nghề, tiêu biểu là:
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: Làng nghề là làng vẫn có trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (gà, lợn…) cũng có một số nghề phụ khác
(đan lát, làm tương, làm đậu phụ…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh
xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…cùng một số thợ và phó
nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư
nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu được bằng nghề đó và
sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ,
trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường tiến
tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả thị trường nước ngoài.
Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn
năm) “dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục
ngữ…trở thành di sản văn hóa dân gian” [9, tr.37- 39].
Quan niệm này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng
nghề nổi tiếng từ lâu đời, nhưng lại không thích hợp đối với làng nghề nói
chung và làng nghề mới hoạt động.
Theo Tác giả Mai Thế Hởn, thì: “Làng nghề là một cụm dân cư sinh
sống trong một thôn (làng) có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi
nông nghiệp để sản xuất độc lập, thu nhập từ các tay nghề đó chiếm tỷ trọng
cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng” [20, tr.8].
Theo TS. Dương Bá Phượng thì: “Làng nghề là làng ở nông thôn có
một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc
15
lập” [30, tr.13]. Quan niệm này đã nêu lên được hai yếu tố cấu thành của làng
nghề là làng và nghề.
Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực
hiện một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ “Về phát
triển làng nghề nông thôn” quy định như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều
cụm dân cư thôn ấp, bản làng, buôn, phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự
trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất
ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [5], có ngành nghề phi nông
nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập
quan trọng của người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có
từ 35- 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề ( thu nhập từ làng
nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) đồng thời giá trị sản lượng
của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. Hoạt
động sản xuất của các làng đạt tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian
liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm.
Từ các quan niệm trên cho thấy khái niệm về làng nghề được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề. Làng là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ nhất
định mà tại đó tồn tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa
họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nước ta vốn là một nước nông
nghiệp, một điển hình của nền văn minh lúa nước với nghề trồng lúa, trồng
màu, trồng rau quả và chăn nuôi. Sự hình thành và phát triển nông nghiệp gắn
liền với xã hội nông thôn và làng quê Việt Nam. Làng ở Việt Nam có lịch sử
lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước. Do đặc điểm kinh tế lúc đó
nên sự hình thành làng ở nước ta không phải do sự phân hoá của các thị tộc,
bộ lạc hay sự tập hợp dân cư dưới sự bảo hộ của những thủ lĩnh quân sự như
ở một số nơi khác mà hình thành trên cơ sở công xã nông thôn. Nghề là khái
niệm chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diễn ra tại khu
vực nông thôn mà lao động trong các nghề này thường được tách ra từ nông
nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập. Khi nói đến một làng nghề, ta không chỉ
16
chú ý đến các mặt đơn lẻ mà phải chú ý đến nhiều mặt, trong cả không gian
và thời gian, nghĩa là phải quan tâm tới tính hệ thống, toàn diện của làng nghề
đó. Trong đó, yếu tố quyết định là sản phẩm và kỹ thuật sản xuất. Làng nghề
là một trung tâm sản xuất hàng hoá, nơi quy tụ nhiều nghệ nhân, thợ giỏi và
nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự
liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ
thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có
những ước chế gia tộc và xã hội (đối với một số làng nghề truyền thống). Sản
phẩm của làng nghề làm ra chẳng những có tính thiết dụng mà hơn thế một số
sản phẩm còn là loại hàng hoá tinh xảo, nghệ thuật, mang nhiều giá trị văn
hoá và tinh thần. Vai trò, tác động của làng nghề đối với đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội là rất quan trọng, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Song,
không phải bất cứ quy mô nào của nghề cũng được gọi làng đó là làng nghề.
Quan niệm về làng nghề phải thể hiện được cả mặt định tính và định lượng.
Xét về mặt định tính, làng nghề phải thể hiện được sự khác biệt so với làng
thuần nông hoặc so với phố nghề ở thành thị. Xét về mặt định lượng, làng nghề
phải đạt đến quy mô nhất định và có tính ổn định tương đối cao. Vì có điểm
xuất phát là làng gắn với nông nghiệp nên quy mô làm nghề của làng phải phát
triển đến mức độ nào đó mới được gọi là làng nghề. Việc xác định sự phát triển
của làng nghề vừa phải đặt nó trong quy mô làng về số hộ, số lao động, thu
nhập từ hoạt động kinh tế của nghề, vừa phải xem xét bản thân hoạt động nghề
của làng. Từ cách tiếp cận trên đây, tác giả đưa ra quan niệm của mình về làng
nghề như sau: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (ấp,
làng) có một hay một số nghề được tách khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh
doanh độc lập, thu nhập từ làm nghề chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản
phẩm của làng.
1.1.2. Quan niệm về phát triển làng nghề
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin thì: Phát triển, là quá trình
vận động, biến đổi theo chiều hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
17
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển chịu sự tác động của
các nhân tố bên trong và bên ngoài, trong đó nhân tố bên trong giữ vị trí quyết
định, nhân tố bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Động lực của sự phát triển là
giải quyết các mâu thuẩn bên trong của sự vật hiện tượng.
Trong lịch sử, làng nghề được hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của kinh tế, dựa trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội. Làng nghề được phát triển tự phát là chủ yếu, do sự lan
tỏa của các nghề truyền thống từ trong một gia đình, dòng họ ra dân cư trong
làng, dưới tác động của các điều kinh tế, xã hội nhất định. Phát triển làng
nghề hiện nay được tiến hành trong điều kiện cách mạng KHCN phát triển
hiện đại; nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH; tiến hành trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đặc
điểm này vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi song cũng đặt ra không ít
những khó khăn, thách thức cho phát triển làng nghề.
Trên cơ sở quan niệm về làng nghề và quan niệm về phát triển nói
chung, tác giả đưa ra quan niệm của mình về phát triển làng nghề như sau:
Phát triển làng nghề là tổng thể các giải pháp mà cấp ủy Đảng,
chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện, trên cơ sở nhận thức và
vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan, đường lối, chính sách
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm làm gia tăng số lượng,
quy mô, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề
phù hợp với mục tiêu, bước đi và nội dung của CNH, HĐH.
Chủ thể của quá trình phát triển làng nghề là Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân các làng nghề. Trong đó, Đảng bộ Thành phố, Đảng bộ các huyện,
quận, xã có làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra đường lối, chủ
trương để định hướng quá trình phát triển làng nghề. Chính quyền các cấp xác
định chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch, triển khai thực hiện nhằm khôi
phục các làng nghề truyền thống bị mai một, mở rộng quy mô các làng nghề
18
đã có, phát triển các làng nghề mới. Nhân dân các làng nghề là chủ thể chính,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Thực tế đã chứng
minh, ở nhiều nơi, mặc dù Đảng bộ, chính quyền có những chủ trương, chính
sách đúng đắn nhằm thúc đẩy làng nghề phát triển, nhưng nhân dân không
đồng tình ủng hộ, hoặc kém năng động thì làng nghề ở đó cũng không thể
phát triển được.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập
kinh tế, để có chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển làng nghề đúng đắn,
đòi hỏi các chủ thể phải có sự nhận thực và vận dụng đúng đắn các quy luật
kinh tế, xã hội khách quan. Đặc biệt là quy luật của kinh tế hàng hóa, kinh tế
thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá
cả… Thực tế cho thấy, việc nhận thức và vận dụng các quy luật KT-XH
khách quan đến mức độ nào là tùy thuộc vào năng lực nhận thức và hành
động của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương các làng nghề.
Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng các quy luật KT-XH khách quan, chủ thể mới
có các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế làng nghề đúng
đắn, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm làm gia tăng số
lượng, quy mô, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các làng
nghề. Điều đáng chú ý là quá trình phát triển kinh tế làng nghề hiện nay đặt
trong bối cảnh và chịu sự tác động sâu sắc của CNH, HĐH đất nước, nên
trong quan niệm cũng như nội dung phát triển làng nghề cần quán triệt tốt
mục tiêu, bước đi và nội dung của CNH, HĐH cho phù hợp với tiến trình
phát triển KT-XH của từng địa phương.
Phát triển nghề và làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với
nhu cầu và các nguyên tắc thị trường, trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi
vùng, mỗi địa phương là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định
tới tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của sản xuất trong
làng nghề. Với tinh thần đó, mỗi làng nghề, mỗi địa phương nên tập trung
phát triển những ngành nghề, những sản phẩm mà mình có thế mạnh.
19
Trong điều kiện cáchmạng khoa học phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì
việc phát triển làng nghề truyền thống không chỉ dựa vào công nghệ truyền
thống mà còn phải ứng dụng KHCN hiện đại. Hiện đại hoá làng nghề truyền
thống, từng bước đổi mới trang thiết bị, lựa chọn, ứng dụng rộng rãi công nghệ
kĩ thuật tiến bộ, phù hợp với quy trình sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ hiện
đại phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, để
vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, vừa đảm
bảo tính chất truyền thống và giá trị của các loại sản phẩm đặc thù. Cùng với
những mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, việc đảm bảo môi trường phải được
coi là mục tiêu quan trọng của phát triển làng nghề. Nói cách khác, quá trình
phát triển nghề và làng nghề không thể tách rời vấn đề môi trường, mà phải đặt
nó trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát
triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng.
Phát triển nghề và làng nghề phải gắn với chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, việc kết hợp giữa nhà nước và
nhân dân là phương thức tốt nhất để phát huy tốt các nguồn lực, tạo những
động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của làng nghề trên
địa bàn thủ đô.
1.1.3. Nội dung phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội
Từ những nội dung phát triển làng nghề, CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn, căn cứ vào đặc điểm các làng nghề ở TP Hà Nội và từng địa
phương hiện nay, nội dung phát triển làng nghề trong giai đoạn CNH, HĐH ở
TP Hà Nội được xác định cụ thể như sau:
Một là, phát triển làng nghề về số lượng, quy mô
Phát triển làng nghề về số lượng được biểu hiện ở số lượng các làng nghề
tăng, quy mô các làng nghề mở rộng, số lượng các nghề trong làng nghề tăng,
sản phẩm tăng. Phát triển làng nghề mới, song song với khôi phục, bảo tồn
phát triển nghành nghề truyền thống. Bảo tồn các giá trị truyền thống của làng
nghề, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, tìm kiếm vật liệu thay thế khôi phục
20
các kỹ thuật đang có nguy cơ thất truyền. Cùng với việc khôi phục các làng
nghề truyền thống cần nghiên cứu nghề ở các làng nghề ở các địa bàn khác
nhau, trao đổi kinh nghiệm để nhân cấy các nghề mới phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng làng nghề. Đồng thời mở rộng quy
mô các nghề đã có sẵn trong các làng nghề của từng địa phương trong thành
phố. Tức là, mở rộng quy mô các làng nghề đã có và mở thêm nhiều nghề
mới. Ưu tiên phát triển ngành nghề chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm,
bảo quản chế biến rau quả, các vùng chuyên canh với quy mô ngày càng lớn
để có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đưa ra thị trường trong
nước và thế giới.
Hai là, phát triển làng nghề về chất lượng
Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở các
làng nghề nhằm tạo ra năng suất, chất lượng của sản phẩm, đồng thời phát
huy tối đa thế mạnh của từng ngành nghề, từng mặt hàng sản xuất tạo ra ưu
thế sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Nội dung phát
triển làng nghề về chất lượng được biểu hiện trên một số nét sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong điều kiện cạnh
tranh trên quy mô toàn cầu hiện nay, để tồn tại và phát triển, các làng nghề
phải sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các đối tượng tiêu
dùng của mình. Các yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định của khách
hàng trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ chính là chất lượng sản
phẩm. Bất kỳ đối tượng khách hàng nào, chất lượng đều là mối quan tâm
hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ .
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động có tay
nghề trình độ cao ở khu vực nông thôn. Mở rộng các hình thức đào tạo, truyền
nghề, theo phương thức truyền nghề tại chỗ và đào tạo tập trung. Kết hợp giữa
doanh nghiệp, hộ gia đình với các trường, các trung tâm, các cơ sở đào tạo
nghề cho người lao động. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao
21
độngở làng nghề. Hình thành độingũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ
tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.
Thứ ba, Duy trì và phát triển các sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế cao,
có thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục nét văn hoá truyền thống của làng
nghề, Thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu
kháchhàng trongvà ngoàinước. Đặc biệt chú trọng xuất khẩu các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ truyền thống có giá trị kinh tế cao, kết hợp phát triển làng nghề
truyền thốngvới phát triển du lịch làng nghề. Duy trì và phát triển các phố nghề
truyền thống khu vực nội thành, các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trí thích hợp, liên kết với các tuyến du
lịch theo quy hoạch của cả nước và của TP Hà Nội để xây dựng và phát triển
các vùng du lịch, văn hoá và sinh thái kết hợp với làng nghề. Xây dựng các kế
hoạch triển khai cụ thể, hạn chế tối thiểu tình trạng phát triển sản xuất gây ô
nhiễm môi trường. Phát triển, mở rộng sản xuất các làng nghề phải đảm bảo
cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng sống khu vực
dân cư tại địa phương có làng nghề. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ
môi trường trong quá trình phát triển sản xuất.
Thứ tư, nâng cao khả năng ứng dụng KHCN vào quá trình sản xuất. Đầu
tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong từng công đoạn nhưng vẫn
đản bảo sự tinh xảo, độc đáo củanghề truyền thống. Nghiên cứu, sử dụng công
nghệ hiện đại thay thế công nghệ cũ để tiết kiệm tiêu hao năng lượng, giảm bớt
chi phí mức độ nặng nhọc cho người lao động, giảm thiểu ô nhiễm, gia tăng
hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Nâng cao hiệu quản sử dụng tư liệu sản
xuất, giảm bớt sự phụ thuộc vào tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Thứnăm, thực hiện đa dạnghóa các loại hình SXKD. Trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế thì kinh tế tư nhân và kinh
tế hộ cáthể có xu hướng pháttriển ngày càng tăng. Các côngtytư nhân ra đờiđã
từng bước thay thế các doanhnghiệp nhà nước hoặc tập thể trong phát triển sản
xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong
22
các làng nghề sẽtạo ra sựliên kết chặtchẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong phát
triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động. Do vậy, nội dung phát triển làng nghề trong thời gian tới cần đa dạng hóa
các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh. Bên cạnh việc khuyến khích
kinh tế tư nhân pháttriển cần có giải pháp đồng bộ phát triển các doanh nghiệp
nhà nước, hợp tác xã làng nghề nhằm tạo ra mộtcơ cấu kinh tế hiện đại phù hợp
với quá trình CNH, HĐH.
Ba là, phát triển làng nghề về cơ cấu
Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học
công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Chú trọng sản xuất những sản phẩm tinh
xảo, độc đáo, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất
khẩu ra nước ngoài. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện.
Thứ nhất, phát triển cơ cấu theo vùng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của
từng vùng, từng địa phương và có sự liên kết giữa các vùng trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng đảm bảo tăng trưởng bền vững, hiệu quả.
Thứ hai, phát triển cơ cấu theo ngành, từng bước nâng cao hiệu quả
của ngành công nghiệp chế biến, sản xuất điện nước, khí đốt, môi trường. cần
có sự rà soát để sử dụng tài nguyên có hiệu quả yêu cầu chung là phải bảo
đảm công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường.Tập trung xây dựng đồng bộ hạ
tầng kết cấu, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp,
thoát nước và xử lý chất thải, nước thải ở các đô thị và các khu công nghiệp.
Đầu tư hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp của thành
phố, đồng thời phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với
ngành nghề đa dạng. Đẩy nhanh việc khôi phục và phát triển một số làng nghề
truyền thống, làng nghề mới gắn với việc du nhập, nhân rộng làng nghề phù
hợp với điều kiện của từng địa phương.
Thứ ba, phát triển cơ cấu theo thành phần kinh tế, tiếp tục đổi mới,
điều chỉnh, bổ sung cơ chế quản lý đối với các làng nghề phù hợp với thể
23
chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tạo môi trường và điều kiện thúc
đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, thu hút các doanh nghiệp quy
mô lớn có vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đầu
tư vào địa phương.
Thứ tư, phát triển về cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng lao động ngành
nông, lâm, thủy sản trong tổng lao động tại các làng nghề.Tăng tỷ trọng lao
động ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Thực hiện các biện pháp để
nâng cao trình độ lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, hạ dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang
phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao và bền vững.
1.2. Vai trò của phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội
Phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội có vai trò vô cùng to lớn
đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Dưới
đây là những vai trò cụ thể:
Thứnhất, pháttriển làng nghềtạo khả năng giảiquyếtviệc làm tại chỗ,
tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
Cơ sở sản xuất làng nghề từ các hộ gia đình đến các thành phần kinh tế
trong làng nghề phát triển đã thu hút một số lượng lao động lớn, hạn chế tình
trạng lao động nông thôn di cư ra thành thị tìm việc làm. Ngành nghề đã thu
hút từ 30-70% số hộ và từ 50-90% số lao động tham gia sản xuất nghề với
trên 300.000 lao động thường xuyên. Ngoài ra còn thu hút hàng nghìn lao
động nơi khác đến làm như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng dệt Vạn Phúc,
khảm trai xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên),…Sự phát triển của các làng nghề còn
mang lại một nguồn thu nhập tương đối ổn định cho những hộ làm nghề. Thu
nhập bình quân của lao động nghề phi nông nghiệp cao hơn khoảng 3-4 lần
thu nhập của lao động nông nghiệp; thu nhập của lao động ở đô thị cao hơn
khoảng 3,7 lần so với lao động ở nông thôn [13, tr.33-39]. Từ đó ta thấy rằng
24
phát triển làng nghề sẽ tạo điều kiện để giảm dần khoảng cách chênh lệch thu
nhập giữa thành thị và nông thôn. Ở những nơi có làng nghề phát triển thì tỉ lệ
hộ khá và giàu thường cao hơn, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn so với những
vùng thuần tuý sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, phát triển làng nghề sẽ kéo
theo sự phát triển của các ngành dịch vụ liên quan như vận tải, kinh doanh
hàng hóa, phục vụ ăn uống…Tại các làng nghề, tỉ lệ lao động trong công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 75% đến 85% trong tổng số
lao động, lao động thuần nông chỉ còn từ 15-25%. Ngoài ra các làng nghề còn
góp phần giả quyết việc làm cho các lao động dôi dư trong quá trình đô thị
hóa, từ đó góp phân công lại lực lượng lao động [34, tr.40].
Phát triển làng nghề còn có ý nghĩa khác là góp phân tạo ra bình đẳng cho
phụ nữ. Phụ nữ nước ta chiếm 49% lực lượng lao động, nhưng chỉ có 26% là
có công việc chính trong lĩnh vực làm công ăn lương (ở nam giới là 41%).
Phát triển ngành nghề nông thôn đã thu hút được số lượng lớn phụ nữ với thu
nhập ổn định, góp phân nâng cao vị thế của phụ nữ [34, tr.62].
Như vậy có thể thấy rõ ràng rằng phát triển các làng nghề đã góp phần
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn
trật tự nông thôn ngay trên địa bàn TP Hà Nội.
Thứhai, pháttriển làng nghềsẽ góp phần quantrọng trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực.
Hiện nay phát triển làng nghề đã đóng góp vai trò quan trọng trong
việc phát triển KT-XH ở địa phương. Phát triển thủ công nghiệp và công
nghiệp chế biến và dịch vụ đã tạo việc làm cho người lao động tăng hiệu quả
kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống dân cư. Từ đó thu hút lao động chuyển
sang làm các ngành nghề của làng nghề hoặc làm các nghề có liên quan khác
như thương mại, dịch vụ, vận tải… Khi đó cơ cấu lao động nông thôn sẽ có sự
thay đổi, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động trong
các ngành nghề nông thôn tăng. Góp phần phân công lại lao động một cách
25
hợp lý theo hướng CNH, HĐH. Sự phát triển các làng nghề còn góp phần phá
thế thuần nông, tạo đà cho công nghiệp và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn phát triển.
Sức mạnh của cơ cấu thị trường tác động mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu
kinh tế ngày càng đa dạng và năng động. Những bước thay đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH sẽ đáp ứng yêu cầu một nền sản xuất nông nghiệp sản
xuất hàng hóa gắn liền với sự nghiệp CNH,HĐH. Các làng nghề sẽ là cầu nối
giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây
dựng công nghiệp lớn hiện đại, là trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông,
nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn hiện đại và đô thị hóa. Làng nghề còn là
điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông -
công nghiệp - dịch vụ có hiệu quả. Sự phát triển của các làng nghề là một
trong những hướng đi quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH.
Thứ ba, pháttriển làng nghề góp phần huy động và sử dụng một cách
hiệu quả vốn nhàn rỗi trong dân.
Nguồn vốn trong dân cư được hiểu là toàn bộ những nguồn tài chính
nhàn rỗi, được dành dụm trong dân cư và được biểu hiện thông qua các hình
thức như tiền mặt để giành tại nhà, gửi tiết kiệm, vàng bạc… Số lượng vốn
nhàn dỗi trong dân tương đối lớn tồn tại dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu
dùng để tích trữ và dự phòng. Phát triển làng nghề là một biện pháp hữu hiệu
nhằm huy động tốt nguồn vốn này vào sản xuất. Việc khai thác những nguồn
vốn này sẽ tránh được tinh trạng lãng phí một nguồn lực được coi là khan
hiếm bậc nhất của nền kinh tế. Thực tế, ở các làng nghề hầu hết các đơn vị
sản xuất đều có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất. Đối với các cơ sở
làm nghề (thường là các hộ gia đình) đầu tư cho sản xuất không đòi hỏi lượng
vốn quá cao so với các hình thức doanh nghiệp khác. Đối với người dân, khi
nguồn vốn của họ bỏ ra đầu tư phát triển sẽ mang lại cho họ nhiều lợi ích như
số gốc được bảo toàn, được hưởng lãi trong kết quả hoạt động sản SXKD, tạo
26
ra sự tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến mức
sống của họ. Điều đó cho thấy, làng nghề phát triển tạo điều kiện thu hút vốn
trong dân, phát huy thế mạnh của kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra,
phát triển làng nghề còn có ưu điểm là với quy mô sản xuất không lớn, sản
xuất tiến hành ngay trên địa bàn cư trú của chủ cơ sở sản xuất. Do vậy, tiết
kiệm được khoản đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng lưu chứa
hàng hóa. Trên thực tế ở các làng nghề khoản tiết kiệm này lên tới 30 – 40%
vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứtư, pháttriển làngnghềsẽthúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn.
Từnhững nguồn vốnhuy động được của nhân dân, doanh nghiệp tại các
địa phương làng nghề trong thời gian qua, đã đầu tư vào việc xây dựng, cải tạo,
nâng cấp hệ thống đường liên huyện, liên xã, thôn. Như vậy cho thấy hệ thống
giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của phát triển làng
nghề. Đầu tiên làng nghề được hìnhthành ở những vùng có giao thông thuận lợi,
đồng thời làng nghề phát triển sẽ làm nảy sinh nhu cầu xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập của
người dân đã tạo một nguồn tích lũy khá lớn và ổn định ngân sách địa phương
cũng như các hộ gia đình. Vì vậy, càng có điều kiện thực hiện có hiệu quả phát
triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm biến thế điện,
hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấuhạ tầng phục vụ sinh hoạt,
nâng cao dân trí và sức khỏe của người dân như giáo dục, văn hóa, y tế, môi
trường, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Thứ năm, phát triển làng nghề góp phần duy trì, bảo tồn bản sắc văn
hóa dân tộc và phát triển du lịch.
Lịch sử phát triển của các làng nghề gắn với lịch sử phát triển văn hóa
dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, thể hiện những
sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Bảo tồn và phát triển làng nghề chính là sự kế
thừa và phát huy đội ngũ nghệ nhân có bàn tay khéo léo cùng những bí quyết
27
nghề quý giá, thông qua đó bảo tồn những nét độc đáo củabản sắc dân tộc Việt
Nam nói chung và của TP Hà Nội nói riêng trong cộng đồng quốc tế. Các sản
phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và
phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam, vừa
mang nét đặc sắc riêng biệt vừa mang nét tương đồng với những sản phẩm của
các dân tộc khác trên thế giới. Giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống
được khách hàng trong và ngoài nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hóa,
nghệ thuật dân tộc sau đó mới đến vấn đề kỹ thuật và kinh tế. Do vậy, đẩy
mạnh phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn sẽ làm tăng sức mạnh cội
nguồn, gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân
trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, sự phát triển của làng nghề đang dần
khằng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của đất
nước. Thực tế cho thấy việc phát triển du lịch làng nghề là con đường hữu hiệu
để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là một phương thức giới thiệu
sinh động về mỗi vùng, miền địa phương trên đất nước. Du khách đến với Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không chỉ được chiêm ngưỡng các danh
thắng, di tích lịch sử mà còn muốn tìm hiểu về con người Việt Nam qua các
tiến trình lịch sử thì chỉ có làng nghề mới đáp ứng được nhu cầu đó. Đến với
làng nghề du khách có thể tìm hiểu được phong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt
của con người tại mỗi vùng trên quê hương Việt Nam, được tham gia các lễ hội
truyền thống tại các làng nghề, được thưởng thức ngắm nhìn cả một bảo tàng
sống động về các sản phẩm đặc sắc, phong phú và đa dạng của các làng nghề
đã được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm lịch sử, đây cũng là một lợi thế
rất lớn cho việc khai thác được giá trị của các sản phẩm làng nghề. Như vậy, có
thể nói việc phát triển làng nghề thu hút khách du lịch, góp phần không nhỏ
trong phát triển du lịch, phát triển văn hóa cộng đồng dân cư, và ngược lại du
28
lịch làng nghề phát triển sẽ phát triển được làng nghề, góp phần mở rộng thị
trường sản phẩm và tăng thu nhập cho làng nghề tại địa phương.
Thứ sáu, phát triển làng nghề góp phần củng cố tăng cường quốc
phòng, an ninh trên địa bàn.
Phát triển làng nghề góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, an
ninh, điều đó được thể hiện trên các nội dung sau:
Một là, pháttriển làng nghềsẽ tạo công ăn việc làm, hạn chế các tệ nạn
xã hội
Làng nghề phát triển sẽ tạo điều kiện thu hút lao động, giải quyết việc
làm, tạo thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn. Đây là điều kiện để góp
phần thúc đẩy sản xuất, ổn định trật tự xã hội, giảm bớt nguy cơ phát sinh các
tệ nạn xã hội do không có việc làm. Ông cha ta đã từng có câu: “Nhàn vi cư bất
thiện”. Đồng thời, cùng với phát triển sản xuất, giao lưu, tiêu thụ hàng hóa,
trình độ dân trí của người dân cũng được nâng cao. Do thu nhập tăng, tích luỹ
tăng nên cơ sở hạ tầng cho sảnxuất và sinh hoạt, các côngttrình phúc lợi xã hội,
côngtrìnhcôngcộngđược xâydựngnhiều hơn ở khu vực nông thôn. Mặt khác,
tăng lượng người tham gia lao động ở các làng nghề còn tạo ra khả năng phát
triển các nghề mới, phong phú hoá các loại hình ngành nghề ở nông thôn và
nâng cao trìnhđộ taynghề cho người lao động. Làng nghề phát triển, thu hút lao
động, góp phầnhạnchế tìnhtrạng dicưtự do từ nông thôn ra thành phố, đô thị
tìm kiếm việc làm, góp phần giảm áp lực cho thành phố, đô thị.
Hai là, pháttriển làng nghềsẽtạo nguồn thu ngân sách, đóng góp cho
quốc phòng, an ninh
Bước vào thời kỳ đổi mới, trước bối cảnh quốc tế vừa có những thuận
lợi, vừa tiểm ẩn những nguy cơ, thách thức mới, đặc biệt là âm mưu “Diễn
biến hòa bình” của các thế lực phản động quốc tế không ngừng chống phá chế
độ XHCN. Tiếp tục vận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
29
Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng với quan điểm: “Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ
quốc, toàn dân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước”, Đảng ta chủ trương:
“Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh công cuộc xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng hậu phương đất nước một cách toàn
diện”. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát
triển KT-XH với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong một chỉnh
thể thống nhất. Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và
nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động phát triển KT-XH; quốc
phòng, an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như
từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức
mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng
CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn bởi kinh tế, quốc phòng, an ninh
là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập, có chủ
quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi
phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố quyết định đến nguồn gốc ra đời,
sức mạnh của quốc phòng, an ninh; ngược lại, quốc phòng, an ninh cũng có
tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện để thúc đẩy kinh
tế phát triển. Do đó việc phát triển làng nghề sẽ đem lại hiệu quả KT-XH cao,
kinh tế phát triển, tạo nguồn thu ngân sách đóng góp cho quốc phòng, an ninh,
góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, bảo vệ độc lập
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đẩy
lùi nguy cơ chiến tranh.
30
Ba là, phát triển làng nghề sẽ góp phần hình thành cộng đồng dân cư
gắn kết chặt chẽ trong sản xuất, tạo tiền đề cho xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc
Trong xã hội Việt Nam trước đây, kết cấu kinh tế làng xã có ba thành
phần: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp là tương đối phổ biến
ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. Kết cấu kinh tế này thực sự đã tạo cho làng
xã có thể ổn định lâu dài, vững chắc mà những biến động xã hội mấy thế kỷ
qua, thậm chí cho đến đầu thế kỷ này tác động vào cũng không làm cho nó
thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể). Mối quan hệ trên không chỉ giản đơn
là sự kết hợp về nghề nghiệp và cư dân mà còn là sự kết hợp các tổ chức và
quan hệ xã hội; trong mỗi làng nghề có hương ước, có tộc ước lại có thêm cả
phường lệ. Kết cấu đa dạng và chặt chẽ, bền vững của làng nghề đã tạo ra một
định hướng hành vi hoạt động của cá thể và của toàn thể, của gia đình và xã
hội, đã tạo một sự thống nhất tương đối, đồng thời với sự tự điều chỉnh và ổn
định. Trong các quan hệ đứng: cấp trên và dưới, già và trẻ, địa phương cơ sở
và cấp chính quyền cao hơn cũng như các quan hệ ngang, cùng đẳng cấp, giai
cấp, lứa tuổi, làng quê, bè bạn… đều có một cách ứng xử được quy định từ
trước, có quy chế, quy tắc áp dụng trong một làng, một vùng. Cá nhân và gia
đình không tồn tại riêng biệt mà là một bộ phận hữu cơ gắn chặt với tổ chức
làng nên chịu định hướng của làng trong suy nghĩ và hành vi xã hội. Tóm lại,
sự đan xen các nghề nghiệp công, nông, thương và các tổ chức sản xuất xã hội
như phường hội; sự duy trì các quan hệ họ hàng, xóm giáp; sự chồng xếp các
hệ tư tưởng và tôn giáo về mặt nào đó đã tạo cho làng nghề phát triển vững
mạnh. Sự tồn tại các cá thể không phải với tư cách đơn lẻ riêng biệt mà bao
giờ cũng là với tư cách thành viên của cộng đồng làng; và sức sống của làng
tồn tại là ở chỗ tái sản xuất ra những thành viên của nó, cũng như người tiểu
nông muốn sống ổn định trong làng bao giờ cũng phải với tư cách là thành
viên trong tổ chức này. Sự gắn kết chặt chẽ cộng đồng dân cư này đã khơi dậy
thành công sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Nét nổi bật trong hoạt động
31
của mặt trận các cấp TP Hà Nội trong thời gian qua là đã thực hiện tốt nhiệm
vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước; chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi
đua yêu nước, các cuộc vận động lớn như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”, “Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo”, “Chung sức xây dựng NTM”... góp phần tạo sự chuyển biến về
nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó, người dân chủ
động thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
mới, tích cực đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi TNXH, đảm bảo an ninh trật tự,
bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nhất là thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, góp phần
giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương và bài
học đối với Thành phố Hà Nội
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương
Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Thành phố Huế
Làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế được hình thành và phát triển
gắn liền với quá trình lịch sử khai phá, mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn,
nhất là sau khi các chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm thủ phủ xứ Đàng Trong.
Trong quá trình phát triển, các làng nghề ở Thừa thiên Huế đã trải qua nhiều
bước thăng trầm, gắn liền với những biến động của lịch sử. Cho đến nay, trên
địa bàn Thừa Thiên Huế có hơn 1.600 cơ sở sản xuất hàng thủ công truyền
thống thu hút trên 6.500 lao động, tổng giá trị sản xuất đạt 156 tỷ đồng, giá trị
xuất khẩu đạt 6,2 triệu USD.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, thông
qua chương trình khuyến công và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư đã
làm cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và một số
ngành truyền thống và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển.
32
Những ngành như mộc gia dụng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng, mây tre đan, thêu
đan, dệt thổ cẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, bún bánh, chế biến nông sản
thực phẩm... và hàng chục cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung
được hình thành ở các huyện và thành phố Huế. Bên cạnh một số nghề truyền
thống được khôi phục, có một số nghề mới được du nhập như mây tre xiên,
thêu móc, composit mỹ nghệ, chế biến cau khô xuất khẩu... Các làng nghề
truyền thống phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế như đúc đồng (phường Đúc),
cẩn - khảm xà cừ (Địa Linh), điêu khắc (Mỹ Xuyên), kim hoàn (Kế Môn), rèn
(Hiền Lương), gốm (Phước Tích), tranh giấy (Làng Sình), hoa giấy (Thanh
Tiên), thêu đan, dệt vải... góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mang bản
sắc dân tộc.
Tuy nhiên, công tác phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống còn
chậm. Sự phát triển nghề và làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng và lợi
thế của địa phương, thu nhập của người làm nghề còn thấp, ít sản phẩm có
sức cạnh tranh và có thương hiệu trên thị trường.
Một số hạn chế và yếu kém trong quá trình phát triển các làng nghề ở
Thừa Thiên Huế mà chính quyền các cấp đang giải quyết như: Đầu ra cho các
mặt hàng thủ công truyền thống còn gặp khó khăn, do vậy sản xuất không ổn
định, doanh thu, lợi nhuận thấp. Lực luợng lao động cho lĩnh vực này phát
triển chậm, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi không còn gắn bó với nghề, hoặc bỏ đi
làm ăn ở các tỉnh, thành phố lớn, trong khi lớp thợ trẻ không thích theo nghề
vì lao động nặng nhọc và thu nhập thấp. Mẫu mã sản phẩm và bao bì thiếu
sức hấp dẫn, còn đơn điệu, hầu hết chỉ sản xuất những mẫu hàng cũ, công tác
sáng tác mẫu mã mới còn yếu, chưa tạo ra được những mẫu mã riêng, phù
hợp với nhu cầu thị trường, chưa có nhiều mặt hàng lưu niệm đẹp mang nét
đặc trưng văn hóa Huế phục vụ du khách, đặc biệt qua các kỳ Festival Huế.
Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,
trong đó khu vực ngoại thành có 24 ngành nghề, vùng đô thị hoá có 10
33
ngành nghề và vùng nội thành có 31 ngành nghề. Các ngành nghề rất đa
dạng về qui mô và lĩnh vực, như: Liên quan đến chế biến, bảo quản nông,
lâm, thuỷ sản (bánh tráng, bún tươi, giò chả, nem…); sản xuất vật liệu xây
dựng; đồ gỗ, mây tre đan; gốm sứ, thuỷ tinh; dệt may, sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ; hoa, cây kiểng...
Việc phát triển các làng nghề ở nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động của thành
phố, góp phần tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sốngcho lao động nông
nghiệp, nông thôn, tạo côngăn việc làm cho lao độngnông nhàn, góp phần xoá
đói, giảm nghèo. Giá trị sản phẩm của nhiều làng nghề khá cao so với giá trị
các sản phẩm nông nghiệp. Điển hình là làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông:
Sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu các thị trường
lớn như Nhật, Mỹ, EU… Sản lượng bình quân trên 20.000 tấn /năm, giải quyết
việc làm thường xuyên cho trên 6.000 lao động; thu nhập bình quân 1,5 triệu
đồng/người/ tháng. Hợp tác xã Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông tuy mới
thành lập trong 3 năm trở lại đây song đã tăng dần thị phần nội địa, liên kết với
Sài Gòn Co-op phát triển sản phẩm, xuất khẩu bánh tráng sang Pháp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong phát triển làng nghề những
năm qua còn tồn tại nhiều vấn đề mà Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh cùng
với các cấp các ngành vẫn đang giải quyết, đó là: Hoàn thiện thủ tục để công
nhận những làng nghề chưa được công nhận là làng nghề truyền thống theo
tiêu chí mới; thực hiện chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển ngành
nghề nông thôn theo Thông tư số 112/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính; nguồn
kinh phí cho hoạt động làng nghề còn hạn chế, nhất là trong thu mua nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất; đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao
động hạ giá thành sản phẩm. Thiếu nguồn nhân lực trong các làng nghề, nhất
là nguồn nhân lực có chất lượng cao do quá trình đô thị hoá, xây dựng các
khu công nghiệp nên lao động làng nghề bỏ nghề tìm việc làm tại các doanh
nghiệp, khu công nghiệp. Công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động
34
làng nghề chưa được chú trọng triển khai thực hiện. Kỹ thuật, công nghệ đang
sử dụng tại làng nghề chủ yếu là thủ công, cổ truyền, mức độ cơ giới hoá còn
thấp. Hệ thống giao thông trong các làng nghề, đặc biệt hệ thống thông tin
liên lạc, quảng bá sản phẩm, hệ thống các ngành sản xuất hỗ trợ, nhất là trong
các khâu sản xuất, khai thác và xử lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại
ngành nghề dù đã được tăng cường vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển...
chưa có các trung tâm đào tạo, cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, trung
tâm xúc tiếp thương mại, bảo tàng về nghề thủ công mỹ nghệ. Môi trường
một số làng nghề đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự phát triển tự phát
và sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu; nguồn chất thải rắn và khí độc
thải ra trong quá trình sản xuất hầu như không được xử lý.
- Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, lao động trong
nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 86,7% trong tổng số lao động trong toàn tỉnh.
Bắc Ninh có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như đúc đồng, khắc gỗ, làm
giấy,... Là một tỉnh mới được tái lập (năm 1997), nhưng GDP của Bắc Ninh
luôn có bước tăng trưởng cao, với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,9% (
riêng năm 2005 tăng 14,5%); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp tăng gấp nhiều lần so với trước khi tái lập tỉnh. Với nhận thức như
vậy, lãnh đạo các cấp của Bắc Ninh đã tập trung coi trọng phát triển mạnh
nghề và làng nghề. Nếu năm 2000, Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong đó có 30
làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới, thì đến nay, số lượng làng nghề
ở Bắc Ninh đã tăng lên 62. Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các
làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc
doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn
tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng,
chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3% giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp
35
ngoài quốc doanh của cả tỉnh đạt 1.410,26 tỷ đồng thì giá trị sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đạt 1.057,5 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 31,5% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 2003, giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công
nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp
trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng. Chất lượng đời sống nhân dân ngày
càng được cải thiện. Bắc Ninh có được kết quả như trên phần quan trọng là
nhờ sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
đặc biệt là từ các làng nghề.
Trong quá trình CNH, HĐH mặc dù các làng nghề ở Bắc Ninh đã có
sự phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp không nhỏ trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, song làng nghề ở Bắc Ninh vẫn chưa
phát triển tương xứng với tiềm năng và yêu cầu do còn có những tồn tại
khó khăn mà các cấp chính quyền địa phương của Tinh Bắc Ninh đã và
đang khắc phục cụ thể như:
Vấn đề vốn: Các nguồn vốn để cung cấp cho phát triển làng nghề còn rất
hạn chế. Sự thiếu vốn thường diễn ra do khả năng tích lũy để đầu tư phát triển
sản xuất của các cơ sở còn thấp, đồng thời khả năng tiếp cận các nguồn vốn
chính thức hay bán chính thức còn hạn hẹp.
Vấn đề quy hoạch: Sự phát triển không theo quy hoạch ở các làng nghề
đã làm cho mức độ ô nhiễm môi trường rất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống dân cư. Ở hầu hết các làng nghề nhất là các làng nghề chế biến thực
phẩm, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng… các chất thải sản xuất đều được
thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý làm ảnh hưởng tới sức khỏe
đời sống cộng đồng.
Vấn đề giao thông: Hệ thống giao thông nông thôn ở làng nghề đã được
cứng hóa song còn chật hẹp mà không có khả năng để giải tỏa, mở rộng được
36
vì chi phí quá lớn nên tình trạng ùn tắc giao thông ở các làng nghề là khá phổ
biến, đặc biệt là ở các trục đường chính huyết mạch của thôn, xã, gây cản trở
cho việc giao thương nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cũng như đi lại của
người dân…
Vấn đề KHCN: Về cơ bản trình độ kỹ thuật công nghệ ở các làng nghề
còn thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa hệ thống, chưa cơ bản. Vấn đề
thương hiệu, mẫu mã sản phẩm cũng tồn tại nhiều hạn chế: một số sản
phẩm đã mất hẳn trên thị trường do không phù hợp với nhu cầu, quá trình
cải tiến diễn ra chậm chạp và mang tính tự phát ở một số cơ sở…
Vấn đề thị trường: Khả năng tiếp thị - bán hàng thấp, thị trường tiêu thụ
sản phẩm còn nhỏ bé, chưa ổn định, chưa được mở rộng, nhất là thị trường
xuất khẩu. Cho đến nay, chưa làng nghề nào chủ động được nguồn nguyên
liệu bởi không có nguồn nguyên liệu riêng cho mình, các cơ sở sản xuất
vẫn chủ yếu thông qua khâu trung gian hay tự đi mua nguyên liệu các nơi
khác về dẫn đến chất lượng nguyên vật liệu không đồng đều, ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
1.3.2. Bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội
Từ những kinh nghiệm phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
của các địa phương nêu trên, rút ra một số bài học tham khảo cho thành phố
Hà nội như sau:
Một là, bài học về quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề
Trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề thì vấn đề tạo mặt
bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát
triển làng nghề. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực
chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng
nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời đến khu sản
37
xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Việc làm này cần phù hợp
với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, TP Hà Nội cần có chủ
trương thực hiện việc di dời phù hợp. Di dời đối với những khâu sản xuất
đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm, còn đối với hoạt
động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức
khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình
nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân
trong làng nghề.
Hai là, bài học về hoàn thiện cơ chế chính sách
Để tạo điều kiện cho phát triển các nghề và làng nghề ở TP Hà Nội, nhất
thiết phải hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách liên quan đến làng nghề. Rà
xoát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đã có, thống nhất triển
khai trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các làng
nghề phát triển. Chú trọng các thông tin hai chiều giữa Sở, Ban, Ngành và
giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề để
phát hiện những tồn tại nhằm đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ
phù hợp có hiệu quả. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành,
Mặt trận Tổ quốc, và các đoàn thể triển khai các chương trình phục vụ phát
triển nghề và làng nghề đạt hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa
bảo đảm thông thoáng, giải quyết công việc nhanh gọn kịp thời, hiệu quả để
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ sản xuất
trong làng nghề sản xuất kinh doanh.
Các địa phương tập trung bổ sung hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển làng nghề của mình trên cơ sở quy hoạch của TP Hà Nội; tổ chức triển
khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch một cách nghiêm túc, quyết liệt.
38
Ba là, bài học về huy động các nguồn lực
Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động, tìm kiếm và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực, như: Nguồn vốn trong và ngoài nước, nguồn nhân lực,
KHCN, nguồn nguyên liệu… Tạo điều kiện và quan tâm hỗ trợ cho doanh
nghiệp, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn phát triển theo
định hướng của Thành phố. Tăng cường hướng dẫn thực hiện tốt chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các hộ, doanh nghiệp SXKD nghề.
Thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả các nguồn lực, các nhiệm vụ đầu tư đã
thực hiện để đôn đốc quyết toán dự án hoàn thành, trong đó ưu tiên bố trí vốn
để các công trình chuyển tiếp hoàn thành sớm đưa vào khai thác, sử dụng; rà
soát, đề nghị cho chủ trương và bố trí vốn đầu tư đối với những dự án thực sự
cấp bách, cần thiết theo quy định của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Bên
cạnh đó phải thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề
bức xúc của xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làng nghề;
thực hiện tốt chínhsáchđốivới người có công, thực hiện bảo trợ xã hội đối với
các đối tượng yếu thế trong xã hội; các chính sách giải quyết việc làm và xóa
đói, giảm nghèo; chính sách hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho người nghèo;
chính sách tín dụng an sinh xã hội…
Bốn là, bài học về mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
Đối với thị trường trong nước: Tạo lập và phát triển đồng bộ hệ thống
tiêu thụ sản phẩm làng nghề tại thị trường trong nước, trong đó tập trung việc
gắn kết giữa hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ
của các tập đoàn kinh tế lớn với các làng nghề để đưa sản phẩm vào các hệ
thống phân phối. Hàng năm có các chương trình đưa hàng về nông thôn,
nhằm quảng bá, giới thiệu và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề
ngay tại thị trường nông thôn.
Tổ chức cáchộichợ triển lãm chuyên ngành, các cuộc trưng bày giới thiệu
sảnphẩmlàng nghề cũngnhư hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm
39
trongnước, tạo điềukiện cho cáclàng nghề quảngbá, giớithiệu sảnphẩm, gặp gỡ
kết nối kinh doanh với các đối tác nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng
nghề Hà Nội, tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm
ngay tại các làng nghề truyền thống, để vừa quảng bá sản phẩm vừa tăng thêm
hấp dẫn cho các tour du lịch.
Hỗ trợ cho các làng nghề thuộc các lĩnh vực: Cơ khí, dệt may, da giầy…
hình thành các mối liên kết trong sản xuất với các doanh nghiệp, tập đoàn
kinh tế lớn trong nước nhằm tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các
làng nghề, giúp các làng nghề trở thành các vệ tinh sản xuất cho các doanh
nghiệp và tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực công
nghiệp phụ trợ.
Đối với thị trường nước ngoài: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ
trợ xuất khẩu cho các làng nghề thông qua các nguồn kinh phí (xúc tiến
thương mại, khuyến công, tín dụng xuất khẩu…), trong đó chú trọng đến
dịch vụ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương, tham
gia hội chợ triển lãm quốc tế, tham quan khảo sát thị trường… Tổ chức các
hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp thuộc làng nghề với các
doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà nhập khẩu nước ngoài. Hỗ trợ kinh phí
cho các làng nghề đưa sản phẩm trưng bày tại các trung tâm trưng bày giới
thiệu sản phẩm của Hà Nội và tại một số nước là thị trường truyền thống
của sản phẩm làng nghề Hà Nội. Hỗ trợ các hiệp hội, các làng nghề xây
dựng và duy trì trang Website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm trên
Internet. TP Hà Nội xây dựng trang Website về làng nghề Hà Nội để xúc
tiến thương mại, giao lưu, giới thiệu quảng bá các nghề, sản phẩm làng
nghề trên toàn quốc và thế giới.
40
Năm là, bài học về xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề
Thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn
và có kế hoạch từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các hộ gia đình thực
hiện tốt các công tác bảo vệ mội trường. Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ
chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề (hệ thống chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hoàn thiện bộ máy
quản lý môi trường cấp xã, thị trấn).
Tổ chức di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng ra khỏi khu dân cư, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm bởi các hoá chất
có chứa H2SO4, H2S, NH3, HCl, NaOH...; các loại kim loại nặng như chì, thủy
ngân, asen; không khí có các hợp chất có chứa SO2, CO2, CO, NO2.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất về công nghệ xử lí rác thải sản xuất.
Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để lập dự án cải tạo, đầu tư xử
lý ô nhiễm môi trường (chất thải rắn, nước thải) ở các làng nghề. Kết hợp bố trí
nguồn vốn, chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn thu từ đấu giá
quyền sửdụng đất, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống thu gom, xử lý nước
thải, chất thải tập trung. Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước cho sản xuất và
hệ thống xử lý nước thải tại các làng nghề tập trung theo phương châm Nhà
nước và người dân cùng làm. Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn bằng
các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích xã hội hóa công
tác bảo vệ môi trường và tăng cường, đa dạng hóa đầu tư tài chính cho bảo vệ
môi trường. Có các cơ chế, chínhsáchhỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh
công tác kiểm tra môi trường làng nghề, kịp thời phát hiện những yếu tố gây
nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao độngở các cơ sở
sản xuất tại làng nghề.
41
*
* *
Phát triển làng nghề là một hướng đi đúng, phù hợp với quy luật kinh
tế khách quan và lợi thế vốn có của TP Hà Nội. Phát triển làng nghề không
chỉ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH, đảm bảo quốc
phòng an ninh ở địa phương, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mà còn góp phần bảo tồn và phát triển văn
hóa dân tộc. Phát triển làng nghề không chỉ dừng lại ở mục tiêu phát triển
kinh tế nông thôn, mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, làm cho mọi
người thêm tự hào và trân trọng di sản văn hóa, truyền thống vẻ vang của
dân tộc, góp phần xây dựng mối quan hệ cộng đồng văn hóa xã hội tốt đẹp.
Nội dung phát triển làng nghề ở TP Hà Nội tập trung vào: Phát triển
số lượng, chất lượng, cơ cấu làng nghề và cơ sở hạ tầng phục vụ cho làng
nghề phát triển...
Luận văn phân tích những thành công và hạn chế trong phát triển
làng nghề ở thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian qua, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý giá, đồng thời là cơ
sở khoa học để hoạch định đường lối, chính sách cùng những giải pháp
phát triển làng nghề của TP Hà Nội trong thời gian tới.
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà ĐôngĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng NgãiLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam ĐịnhĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOT
Đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOTĐề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOT
Đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂMNâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà ĐôngĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng NgãiLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam ĐịnhĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
 
Đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOT
Đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOTĐề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOT
Đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại huyện đảo Lý Sơn, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
 
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂMNâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
 

Similar to Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ

Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Trịnh Minh Tâm
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà NộiPhát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
jackjohn45
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..docPhát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhậpLuận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đPhát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.docPhát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương MỹLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
NuioKila
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ (20)

Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
 
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà NộiPhát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..docPhát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
 
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhậpLuận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
 
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đPhát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
 
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.docPhát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương MỹLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 

Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    NGHIÊM VĂN HỌC HIỆU QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    NGHIÊM VĂN HỌC HIỆU QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH,HĐH Doanh nghiệp DN Hợp tác xã HTX Khoa học - công nghệ KHCN Khoa học kỹ thuật KHKT Khoa học xã hội KHXH Kinh tế - xã hội KT-XH Nhà xuất bản Nxb Sản xuất kinh doanh SXKD Thành phố Hà Nội TP Hà Nội Uỷ ban nhân dân UBND Văn hóa thể thao VHTT Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 12 1.1. Quan niệm về làng nghề và phát triển làng nghề 12 1.2. Vai trò của phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội 21 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương và bài học đối với thành phố Hà Nội 29 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ơ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 40 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội 40 2.2. Thành tựu và hạn chế về phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội thời gian qua 47 2.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội 60 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 73 3.1. Quan điểm chỉ đạo phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội thời gian tới 73 3.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội thời gian tới 81 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 106
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng nghề Việt Nam là một kiểu làng điển hình, ra đời từ xa xưa và tồn tại đến ngày nay. Sản phẩm của các làng nghề vừa có giá trị kinh tế cao vừa mang đậm nét bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc, vừa là cầu nối của quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới. Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, được mở rộng năm 2008 (sát nhập Tỉnh Hà Tây, một huyện của Tỉnh Vĩnh Phúc và một số xã của Tỉnh Hòa Bình), có diện tích tự nhiên 3.348,5km2, dân số 6,45 triệu người. Trong đó, khu vực nông thôn Hà Nội có diện tích tự nhiên là 2.841 km2, chiếm 84,9% và dân số là 4,07 triệu người chiếm 63,1%. Đây là địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong những năm qua, cùng với chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các làng nghề ở TP Hà Nội đã dần được khôi phục, phát triển. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần quan trọng trong tạo việc làm, thu hút lao động dôi dư trong nông nghiệp vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ làng nghề, nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế sự di dân tự do, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH những năm qua chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng vốn có của TP Hà Nội. Bên cạnh những làng nghề phát triển mạnh như: Lụa Vạn Phúc, sơn mài Duyên Thái, tiện gỗ Nhị Khê, thêu Quất Động, nón Chuông, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, mộc Tràng Sơn, Sơn Đồng, gốm sứ Bát Trang… thì còn không ít làng nghề đang đứng trước nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu vốn cho sản xuất, công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý kém, môi trường sinh thái ô nhiễm… còn diễn ra ở nhiều làng nghề. Hầu hết các làng nghề còn chưa có những giải pháp mang tính chiến lược trong xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình, do đó sức cạnh tranh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài kém.
  • 6. 6 Với mong muốn phát triển làng nghề tương xứng với tiềm năng của Thủ đô Hà Nội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH tác giả chọn: “Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong chiếc nôi của nền văn minh lúa nước, các ngành nghề thủ công ở Việt Nam dường như không tách rời khỏi nông nghiệp mà luôn đan xen, song hành với nghề nông, làng nghề là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền. Làng nghề và pháttriển làng nghề ở Việt Nam đãthu hút rộng rãi sự quantâm củanhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau, dưới các hình thức như: đề tài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí, dưới đây là một số công trình tiêu biểu: * Các sách tham khảo và chuyên khảo viết về sự phát triển của làng nghề “Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam” (6 tập) do PGS.TS Trương Minh Hằng (chủ biên). Nxb Khoa học xã hội, Viên nghiên cứu văn hóa. H. 2013. Xuyên suốt trong (6 tập) công trình đã làm rõ tiến trình hình thành và phát triển của các nghề thủ công ở Việt Nam. Cuốn sách khẳng định, làng nghề ở Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm nay, ngay từ trong xã hội nguyên thủy, tuy nhiên đến khi cơ cấu làng Việt ra đời và ổn định thì làng nghề mới trở thành một bộ phận cấu thành lịch sử kinh tế Việt Nam. Cho đến nay nghề và làng nghề thủ công đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong di sản văn hóa dân tộc “Báu vật làng nghề Việt Nam”Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần (chủ biên). Nxb lao động xã hội (sách song ngữ) H.2012. Cuốn sách là sự tổng hợp chân dung những cống hiến, đóng góp của các nghệ nhân tiêu biểu cho sự phát triển làng nghề, đã được các tổ chức trong nước và quốc tế vinh danh và Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân trong những năm qua. Đây sẽ là cầu nối đưa hình ảnh các nghệ
  • 7. 7 nhân làng truyền thống, giới thiệu và quảng bá hình ảnh làng nghề Việt Nam đến với các bạn bè thế giới. “Làng nghề thủ công Hà Nội” Tác giả Hà Nguyên. Nxb Thông tin và truyền thông (sách song ngữ). H.2010. Cuốn sách phân tích nghề và làng nghề Hà Nội tồn tại và phát triển trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, để lại dấu ấn khó quên trong tâm hồn mỗi người dân Việt. Thăng Long – Hà Nội ngày nay càng bộc lộ một diện mạo phong phú, một tiềm năng không nhỏ, một truyền thống nghề và phát triển nghề không thể để mai một với thời gian “Phát triển các làng nghề của Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô. Nxb Đai học Kinh tế quốc dân. H.2010. Tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung về làng nghề, vai trò, tác động và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. Đồng thời, đi sâu phân tích thực trạng tình hình sảnh xuất kinh doanh của các làng nghề về lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm và môi trường trong các làng nghề. “Pháttriển hệ thống các làng nghềnhằm thúcđẩyCNH nông thôn Hà Nội” trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của thủ đô. Nxb Đai học Kinh tế quốc dân. H.2010. Công trình đã nghiên cứu và làm rõ những ngành nghề ở nông thôn, vai trò, những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển của các ngành nghề nông thôn ở Hà Nội. Đặc biệt trong công trình này, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các ngành nghề nông thôn ở TP Hà Nội hiện nay. “Ngành nghề nông thôn Việt Nam”. Nxb Nông Nghiệp. H.1998. “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH” của TS Dương Bá Phượng. Nxb. KHXH, H.2001. Hai công trình này đã đề cập khá đầy đủ của làng nghề: Từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành nghề đến những vấn đề chung về làng nghề, vai trò, tác động và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. Đồng thời, đi sâu phân tích
  • 8. 8 thực trạng tình hình SXKD của các làng nghề về lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm và môi trường trong các làng nghề. Các quan điểm và phương hướng bảo tồn, phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông thôn mang tính khả thi cao và sát với thực tế. “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”. Bùi Văn Vượng, Nxb.VHTT, được xuất bản lần đầu vào năm 1998 và được chỉnh lý và bổ sung. H.2002. Các nghề và làng nghề tiêu biểu của Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại được tác giả mô tả theo nhiều khía cạnh: Lịch sử, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, đặc biệt là các bí quyết, và thủ pháp nghệ thuật – kỹ thuật của các nghệ nhân “bàn tay vàng”. Đồng thời, cũng thể hiện sự trăn trở về nghề thủ công Việt Nam đang đứng trước sự thăng trầm của lịch sử. “Làng nghề Việt Nam và môi trường” do PGS, TS Đặng Kim Chi chủ biên. Nxb. KH&KT. H.2005. Dây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay, nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới pháttriển kinh tế, sức khỏevà bảo vệ môi trường của làng nghề. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đề tài đã dự báo xu hướng phát triển và mức độ ô nhiễm môitrường do hoạtđộng của các làng nghề đến năm 2010, đồng thời đề xuất một số giải pháp bảo đảm phát triển và cải thiện môi trường cho làng nghề. * Đềtài, luận án, luận văn nghiên cứu về tìnhhìnhpháttriển làng nghề “Bảotồn và pháttriển cáclàngnghềvùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa”. Đề tài cấp bộ của Viện Kinh tế học, Trung tâm khoa học và xã hội nhân văn quốc gia năm 1999. Công trình đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khả thi sát với thực trạng làng nghề hiện nay để bảo tồn các giá trị làng nghề, khôi phục và phát triển làng nghề. - “Nhữnggiảiphápnhằm pháttriển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”,Đềtài khoahọc cấp Bộ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do GS,TS Nguyễn Trí Dĩnh làm chủ nhiệm. H.2005. Đề tài đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về làng nghề như: khái niệm, tiêu chí, vai trò
  • 9. 9 và những nhân tố tác độngđến sự phát triển của làng nghề. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng từ năm 1986 đến nay, côngtrìnhđãđề xuất hệ quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nâng cao sức cạnhtranh và tính hiệu quả củacác làng nghề ở một số tỉnhđồng bằng sông Hồng trong thời gian tới. “Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do TS Nguyễn Vĩnh Thanh làm chủ nhiệm. H.2006. Đề tài đã tập trung luận giải vai trò của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay. Tác giả đã đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới. - “Nghiêncứu cơsở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện phápgiảiquyếtvấnđềmôitrường ở các làng nghềViêt Nam”. Đề tài cấp Nhà nước do PGS.TS Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm. H.2003. Đề tài nghiên cứu một cách chuyên sâu về môi trường làng nghề nói chung và những định hướng cho việc xây dựng các chínhsách,biệnpháp đảmbảo phát triển làng nghề bền vững, đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam “Về các giải pháp pháttriển thủ công nghiệp theohướng CNH, HĐH ở đồng bằng sông Hồng”, Đề tàikhoa học cấp Bộ, của Học viện Chính trịquốc giaHồ Chí Minh năm 1998 do TS Đặng Lê Nghị làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung phân tích làm rõ đặc điểm, tính chất, vai trò lịch sử của Tiểu thủ công nghiệp và đánh giá một cách khách quan thực trạng thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Từ những vấn đề đặt ra với thủ công nghiệp, đề tài đã đưa ra 9 giảipháp cơ bản để phát triển thủ công nghiệp đồng bằng sông Hồng thờigiantới. “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa
  • 10. 10 học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì năm 2003. “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Minh Yến, Hà Nội. 2003. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống ở nông thôn theo những quan điểm của khoa học kinh tế chính trị Mác- Lênin, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và làm rõ vai trò làng nghề truyền thống ở nông thôn. Khái quát xu hướng vận động của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình CNH, HĐH nhằm xây dựng những quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoàira còncó nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại các hộithảo quốctếvàtrongnước, đềcập đến sự phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau. Tiêu biểu như: - “Doanhnghiệplàngnghềvớiquátrìnhhộinhập, cơ hội, thách thức và giảipháp”, kếtquảhội thảo tổ chức bởi Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương – VAPEC (2007). Hội thảo đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng quát các doanh nghiệp làng nghề hiện nay. Việt Nam cần có một chiến lược lâu dài, đầu tư dài hạn, đòihỏisự kết hợp đồngbộ giữa các banngành, giữa các cơ chếchính sáchvà giữa các bộ phận với nhau, như: nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp và nhà phân phối sản phẩm nhằm tạo điều kiện thật thuận lợi cho sản phẩm làng nghề có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế. “Kinhnghiệmpháttriển làngnghềtruyềnthống ở một số nước Châu Á”, TrầnMinh Huân – Phạm Thanh Tùng, tạp chí công nghiệp, kỳ 1 năm 2007. Bài báo nêu lên một số kinh nghiệm trong phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước Châu Á (Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan). Trong đó đã đề cập đến những ý tưởng sáng tạo, khâu độtphávà sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này. Đồngthời khẳng định pháttriển làng nghề có ý nghĩavô cùng quan
  • 11. 11 trọngđốivới sựnghiệp CNH,HĐH nông nghiệp – nông thôn, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. “Pháthuynhữnglợithế truyền thống trong xây dựng thương hiệu làng nghề ở đồng bằng sông Hồng”, Vũ Trường Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 15/2006. Bài báo đề xuất giải pháp để xây dựng thương hiệu cho làng nghề. Theo các chuyên gia, ngoài sự chủ động, và tự ý thức của các làng nghề. Nhà nước cũng cần hỗ trợ cho các làng nghề khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ và tạo tư cách pháp nhân cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mở rộng giao thương hàng hóa. Bên cạnh đó, cần đa dạng mẫu mã, đào tạo thợ giỏi để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia triển lãm, hội chợ xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn. Có như vậy mới nâng cao được giá trị xuất khẩu. “Giảipháp nâng caosức cạnh tranh của các làng nghềtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Vũ Thị Thoa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn – kỳ 2, tháng 1/2005. Bài báo tập trung phân tích vai trò của các làng nghề. Phân tích giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề; giải pháp nghiên cứu thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm; giải pháp quy hoạch và chiến lược phát triển làng nghề ở từng địa phương; tập trung vào giải pháp hoàn thiện các chính sách thúc đẩy sự phát triển làng nghề. “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”, Chu Thái Thành, Tạp chí Cộng sản số 11/2009. Bài báo đã đưa ra số liệu dẫn chứng các chỉ số mức độ ô nhiễm và bức xúc môi trường trong làng nghề. Đồng thời đề xuất nhiều giải pháp giải quyết hậu quả ô nhiễm môi trường, đáng chú ý như: Chú trọng phát triển bền vững các làng nghề; quy hoạch không gian các làng nghề; tổ chức thí điểm triển khai áp dụng sản xuất sạch tại các làng nghề.
  • 12. 12 Nhìn chung, các công trình, đề tài luận án trên đã đề cập đến các vến đề: Khái niệm làng nghề, những đặc trưng cơ bản của làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới; xu hướng vận động của làng nghề trong quá trìnhCNH, HĐH; sự phát triển làng nghề trong CNH, HĐH trên địa bàn cả nước và ở một số địa phương trong xu thế hội nhập; đã đề cập đến những thành tựu, khó khăn, hạn chế trong phát triển làng nghề ở các địa phương cụ thể. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn, giải pháp phát triển làng nghề ở TP Hà Nội dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì thế đề tài mà học viên lựa chọn là một công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình đã được công bố và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển làng nghề * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là các quận, huyện có nhiều làng nghề, như: Hà Đông, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh…. - Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến nay (giai đoạn sát nhập Hà Tây với Hà Nội đến nay) 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề; qua đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát làng nghề trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận về phát triển làng nghề. - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, chỉ ra thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
  • 13. 13 - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin; Quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn kiện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, các sở, ban ngành về các vấn đề liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chínhtrị như: trừu tượng hóa khoahọc, phươngpháp lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu của luận văn làm rõ hơn cơ sở khoa học về sự phát triển làng nghề ở thủ đô Hà Nội; cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lý nghiên cứu tham khảo đề ra chủ trương, chính sách phát triển làng nghề ở thủ đô Hà Nội thời gian tới. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy môn kinh tế chính trị, kinh tế phát triển, kinh tế dulịch trong các trường đại học, học viện. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
  • 14. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Quan niệm về làng nghề và phát triển làng nghề 1.1.1. Quan niệm về làng nghề Hiện có nhiều quan niệm khác nhau đề cập đến làng nghề, tiêu biểu là: Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: Làng nghề là làng vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (gà, lợn…) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả…cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả thị trường nước ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) “dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ…trở thành di sản văn hóa dân gian” [9, tr.37- 39]. Quan niệm này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng từ lâu đời, nhưng lại không thích hợp đối với làng nghề nói chung và làng nghề mới hoạt động. Theo Tác giả Mai Thế Hởn, thì: “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập, thu nhập từ các tay nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng” [20, tr.8]. Theo TS. Dương Bá Phượng thì: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc
  • 15. 15 lập” [30, tr.13]. Quan niệm này đã nêu lên được hai yếu tố cấu thành của làng nghề là làng và nghề. Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ “Về phát triển làng nghề nông thôn” quy định như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư thôn ấp, bản làng, buôn, phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [5], có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35- 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề ( thu nhập từ làng nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) đồng thời giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. Hoạt động sản xuất của các làng đạt tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm. Từ các quan niệm trên cho thấy khái niệm về làng nghề được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề. Làng là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ nhất định mà tại đó tồn tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, một điển hình của nền văn minh lúa nước với nghề trồng lúa, trồng màu, trồng rau quả và chăn nuôi. Sự hình thành và phát triển nông nghiệp gắn liền với xã hội nông thôn và làng quê Việt Nam. Làng ở Việt Nam có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước. Do đặc điểm kinh tế lúc đó nên sự hình thành làng ở nước ta không phải do sự phân hoá của các thị tộc, bộ lạc hay sự tập hợp dân cư dưới sự bảo hộ của những thủ lĩnh quân sự như ở một số nơi khác mà hình thành trên cơ sở công xã nông thôn. Nghề là khái niệm chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diễn ra tại khu vực nông thôn mà lao động trong các nghề này thường được tách ra từ nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập. Khi nói đến một làng nghề, ta không chỉ
  • 16. 16 chú ý đến các mặt đơn lẻ mà phải chú ý đến nhiều mặt, trong cả không gian và thời gian, nghĩa là phải quan tâm tới tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó. Trong đó, yếu tố quyết định là sản phẩm và kỹ thuật sản xuất. Làng nghề là một trung tâm sản xuất hàng hoá, nơi quy tụ nhiều nghệ nhân, thợ giỏi và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có những ước chế gia tộc và xã hội (đối với một số làng nghề truyền thống). Sản phẩm của làng nghề làm ra chẳng những có tính thiết dụng mà hơn thế một số sản phẩm còn là loại hàng hoá tinh xảo, nghệ thuật, mang nhiều giá trị văn hoá và tinh thần. Vai trò, tác động của làng nghề đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội là rất quan trọng, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Song, không phải bất cứ quy mô nào của nghề cũng được gọi làng đó là làng nghề. Quan niệm về làng nghề phải thể hiện được cả mặt định tính và định lượng. Xét về mặt định tính, làng nghề phải thể hiện được sự khác biệt so với làng thuần nông hoặc so với phố nghề ở thành thị. Xét về mặt định lượng, làng nghề phải đạt đến quy mô nhất định và có tính ổn định tương đối cao. Vì có điểm xuất phát là làng gắn với nông nghiệp nên quy mô làm nghề của làng phải phát triển đến mức độ nào đó mới được gọi là làng nghề. Việc xác định sự phát triển của làng nghề vừa phải đặt nó trong quy mô làng về số hộ, số lao động, thu nhập từ hoạt động kinh tế của nghề, vừa phải xem xét bản thân hoạt động nghề của làng. Từ cách tiếp cận trên đây, tác giả đưa ra quan niệm của mình về làng nghề như sau: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (ấp, làng) có một hay một số nghề được tách khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, thu nhập từ làm nghề chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản phẩm của làng. 1.1.2. Quan niệm về phát triển làng nghề Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin thì: Phát triển, là quá trình vận động, biến đổi theo chiều hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
  • 17. 17 phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển chịu sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài, trong đó nhân tố bên trong giữ vị trí quyết định, nhân tố bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Động lực của sự phát triển là giải quyết các mâu thuẩn bên trong của sự vật hiện tượng. Trong lịch sử, làng nghề được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế, dựa trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Làng nghề được phát triển tự phát là chủ yếu, do sự lan tỏa của các nghề truyền thống từ trong một gia đình, dòng họ ra dân cư trong làng, dưới tác động của các điều kinh tế, xã hội nhất định. Phát triển làng nghề hiện nay được tiến hành trong điều kiện cách mạng KHCN phát triển hiện đại; nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH; tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đặc điểm này vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho phát triển làng nghề. Trên cơ sở quan niệm về làng nghề và quan niệm về phát triển nói chung, tác giả đưa ra quan niệm của mình về phát triển làng nghề như sau: Phát triển làng nghề là tổng thể các giải pháp mà cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm làm gia tăng số lượng, quy mô, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề phù hợp với mục tiêu, bước đi và nội dung của CNH, HĐH. Chủ thể của quá trình phát triển làng nghề là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các làng nghề. Trong đó, Đảng bộ Thành phố, Đảng bộ các huyện, quận, xã có làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra đường lối, chủ trương để định hướng quá trình phát triển làng nghề. Chính quyền các cấp xác định chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch, triển khai thực hiện nhằm khôi phục các làng nghề truyền thống bị mai một, mở rộng quy mô các làng nghề
  • 18. 18 đã có, phát triển các làng nghề mới. Nhân dân các làng nghề là chủ thể chính, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Thực tế đã chứng minh, ở nhiều nơi, mặc dù Đảng bộ, chính quyền có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩy làng nghề phát triển, nhưng nhân dân không đồng tình ủng hộ, hoặc kém năng động thì làng nghề ở đó cũng không thể phát triển được. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập kinh tế, để có chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển làng nghề đúng đắn, đòi hỏi các chủ thể phải có sự nhận thực và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế, xã hội khách quan. Đặc biệt là quy luật của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả… Thực tế cho thấy, việc nhận thức và vận dụng các quy luật KT-XH khách quan đến mức độ nào là tùy thuộc vào năng lực nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương các làng nghề. Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng các quy luật KT-XH khách quan, chủ thể mới có các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế làng nghề đúng đắn, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm làm gia tăng số lượng, quy mô, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Điều đáng chú ý là quá trình phát triển kinh tế làng nghề hiện nay đặt trong bối cảnh và chịu sự tác động sâu sắc của CNH, HĐH đất nước, nên trong quan niệm cũng như nội dung phát triển làng nghề cần quán triệt tốt mục tiêu, bước đi và nội dung của CNH, HĐH cho phù hợp với tiến trình phát triển KT-XH của từng địa phương. Phát triển nghề và làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu và các nguyên tắc thị trường, trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của sản xuất trong làng nghề. Với tinh thần đó, mỗi làng nghề, mỗi địa phương nên tập trung phát triển những ngành nghề, những sản phẩm mà mình có thế mạnh.
  • 19. 19 Trong điều kiện cáchmạng khoa học phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc phát triển làng nghề truyền thống không chỉ dựa vào công nghệ truyền thống mà còn phải ứng dụng KHCN hiện đại. Hiện đại hoá làng nghề truyền thống, từng bước đổi mới trang thiết bị, lựa chọn, ứng dụng rộng rãi công nghệ kĩ thuật tiến bộ, phù hợp với quy trình sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, để vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo tính chất truyền thống và giá trị của các loại sản phẩm đặc thù. Cùng với những mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, việc đảm bảo môi trường phải được coi là mục tiêu quan trọng của phát triển làng nghề. Nói cách khác, quá trình phát triển nghề và làng nghề không thể tách rời vấn đề môi trường, mà phải đặt nó trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng. Phát triển nghề và làng nghề phải gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, việc kết hợp giữa nhà nước và nhân dân là phương thức tốt nhất để phát huy tốt các nguồn lực, tạo những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của làng nghề trên địa bàn thủ đô. 1.1.3. Nội dung phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội Từ những nội dung phát triển làng nghề, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, căn cứ vào đặc điểm các làng nghề ở TP Hà Nội và từng địa phương hiện nay, nội dung phát triển làng nghề trong giai đoạn CNH, HĐH ở TP Hà Nội được xác định cụ thể như sau: Một là, phát triển làng nghề về số lượng, quy mô Phát triển làng nghề về số lượng được biểu hiện ở số lượng các làng nghề tăng, quy mô các làng nghề mở rộng, số lượng các nghề trong làng nghề tăng, sản phẩm tăng. Phát triển làng nghề mới, song song với khôi phục, bảo tồn phát triển nghành nghề truyền thống. Bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, tìm kiếm vật liệu thay thế khôi phục
  • 20. 20 các kỹ thuật đang có nguy cơ thất truyền. Cùng với việc khôi phục các làng nghề truyền thống cần nghiên cứu nghề ở các làng nghề ở các địa bàn khác nhau, trao đổi kinh nghiệm để nhân cấy các nghề mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng làng nghề. Đồng thời mở rộng quy mô các nghề đã có sẵn trong các làng nghề của từng địa phương trong thành phố. Tức là, mở rộng quy mô các làng nghề đã có và mở thêm nhiều nghề mới. Ưu tiên phát triển ngành nghề chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, bảo quản chế biến rau quả, các vùng chuyên canh với quy mô ngày càng lớn để có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đưa ra thị trường trong nước và thế giới. Hai là, phát triển làng nghề về chất lượng Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở các làng nghề nhằm tạo ra năng suất, chất lượng của sản phẩm, đồng thời phát huy tối đa thế mạnh của từng ngành nghề, từng mặt hàng sản xuất tạo ra ưu thế sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Nội dung phát triển làng nghề về chất lượng được biểu hiện trên một số nét sau: Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong điều kiện cạnh tranh trên quy mô toàn cầu hiện nay, để tồn tại và phát triển, các làng nghề phải sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các đối tượng tiêu dùng của mình. Các yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định của khách hàng trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ chính là chất lượng sản phẩm. Bất kỳ đối tượng khách hàng nào, chất lượng đều là mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ . Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động có tay nghề trình độ cao ở khu vực nông thôn. Mở rộng các hình thức đào tạo, truyền nghề, theo phương thức truyền nghề tại chỗ và đào tạo tập trung. Kết hợp giữa doanh nghiệp, hộ gia đình với các trường, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao
  • 21. 21 độngở làng nghề. Hình thành độingũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề. Thứ ba, Duy trì và phát triển các sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục nét văn hoá truyền thống của làng nghề, Thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu kháchhàng trongvà ngoàinước. Đặc biệt chú trọng xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống có giá trị kinh tế cao, kết hợp phát triển làng nghề truyền thốngvới phát triển du lịch làng nghề. Duy trì và phát triển các phố nghề truyền thống khu vực nội thành, các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trí thích hợp, liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của cả nước và của TP Hà Nội để xây dựng và phát triển các vùng du lịch, văn hoá và sinh thái kết hợp với làng nghề. Xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể, hạn chế tối thiểu tình trạng phát triển sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Phát triển, mở rộng sản xuất các làng nghề phải đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất. Thứ tư, nâng cao khả năng ứng dụng KHCN vào quá trình sản xuất. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong từng công đoạn nhưng vẫn đản bảo sự tinh xảo, độc đáo củanghề truyền thống. Nghiên cứu, sử dụng công nghệ hiện đại thay thế công nghệ cũ để tiết kiệm tiêu hao năng lượng, giảm bớt chi phí mức độ nặng nhọc cho người lao động, giảm thiểu ô nhiễm, gia tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Nâng cao hiệu quản sử dụng tư liệu sản xuất, giảm bớt sự phụ thuộc vào tự nhiên trong quá trình sản xuất. Thứnăm, thực hiện đa dạnghóa các loại hình SXKD. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế thì kinh tế tư nhân và kinh tế hộ cáthể có xu hướng pháttriển ngày càng tăng. Các côngtytư nhân ra đờiđã từng bước thay thế các doanhnghiệp nhà nước hoặc tập thể trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong
  • 22. 22 các làng nghề sẽtạo ra sựliên kết chặtchẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Do vậy, nội dung phát triển làng nghề trong thời gian tới cần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh. Bên cạnh việc khuyến khích kinh tế tư nhân pháttriển cần có giải pháp đồng bộ phát triển các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã làng nghề nhằm tạo ra mộtcơ cấu kinh tế hiện đại phù hợp với quá trình CNH, HĐH. Ba là, phát triển làng nghề về cơ cấu Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Chú trọng sản xuất những sản phẩm tinh xảo, độc đáo, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện. Thứ nhất, phát triển cơ cấu theo vùng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương và có sự liên kết giữa các vùng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đảm bảo tăng trưởng bền vững, hiệu quả. Thứ hai, phát triển cơ cấu theo ngành, từng bước nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp chế biến, sản xuất điện nước, khí đốt, môi trường. cần có sự rà soát để sử dụng tài nguyên có hiệu quả yêu cầu chung là phải bảo đảm công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường.Tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng kết cấu, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải, nước thải ở các đô thị và các khu công nghiệp. Đầu tư hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp của thành phố, đồng thời phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng. Đẩy nhanh việc khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống, làng nghề mới gắn với việc du nhập, nhân rộng làng nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Thứ ba, phát triển cơ cấu theo thành phần kinh tế, tiếp tục đổi mới, điều chỉnh, bổ sung cơ chế quản lý đối với các làng nghề phù hợp với thể
  • 23. 23 chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn có vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đầu tư vào địa phương. Thứ tư, phát triển về cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng lao động ngành nông, lâm, thủy sản trong tổng lao động tại các làng nghề.Tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Thực hiện các biện pháp để nâng cao trình độ lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, hạ dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao và bền vững. 1.2. Vai trò của phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội Phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội có vai trò vô cùng to lớn đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Dưới đây là những vai trò cụ thể: Thứnhất, pháttriển làng nghềtạo khả năng giảiquyếtviệc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Cơ sở sản xuất làng nghề từ các hộ gia đình đến các thành phần kinh tế trong làng nghề phát triển đã thu hút một số lượng lao động lớn, hạn chế tình trạng lao động nông thôn di cư ra thành thị tìm việc làm. Ngành nghề đã thu hút từ 30-70% số hộ và từ 50-90% số lao động tham gia sản xuất nghề với trên 300.000 lao động thường xuyên. Ngoài ra còn thu hút hàng nghìn lao động nơi khác đến làm như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng dệt Vạn Phúc, khảm trai xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên),…Sự phát triển của các làng nghề còn mang lại một nguồn thu nhập tương đối ổn định cho những hộ làm nghề. Thu nhập bình quân của lao động nghề phi nông nghiệp cao hơn khoảng 3-4 lần thu nhập của lao động nông nghiệp; thu nhập của lao động ở đô thị cao hơn khoảng 3,7 lần so với lao động ở nông thôn [13, tr.33-39]. Từ đó ta thấy rằng
  • 24. 24 phát triển làng nghề sẽ tạo điều kiện để giảm dần khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Ở những nơi có làng nghề phát triển thì tỉ lệ hộ khá và giàu thường cao hơn, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn so với những vùng thuần tuý sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, phát triển làng nghề sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ liên quan như vận tải, kinh doanh hàng hóa, phục vụ ăn uống…Tại các làng nghề, tỉ lệ lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 75% đến 85% trong tổng số lao động, lao động thuần nông chỉ còn từ 15-25%. Ngoài ra các làng nghề còn góp phần giả quyết việc làm cho các lao động dôi dư trong quá trình đô thị hóa, từ đó góp phân công lại lực lượng lao động [34, tr.40]. Phát triển làng nghề còn có ý nghĩa khác là góp phân tạo ra bình đẳng cho phụ nữ. Phụ nữ nước ta chiếm 49% lực lượng lao động, nhưng chỉ có 26% là có công việc chính trong lĩnh vực làm công ăn lương (ở nam giới là 41%). Phát triển ngành nghề nông thôn đã thu hút được số lượng lớn phụ nữ với thu nhập ổn định, góp phân nâng cao vị thế của phụ nữ [34, tr.62]. Như vậy có thể thấy rõ ràng rằng phát triển các làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn trật tự nông thôn ngay trên địa bàn TP Hà Nội. Thứhai, pháttriển làng nghềsẽ góp phần quantrọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực. Hiện nay phát triển làng nghề đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH ở địa phương. Phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến và dịch vụ đã tạo việc làm cho người lao động tăng hiệu quả kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống dân cư. Từ đó thu hút lao động chuyển sang làm các ngành nghề của làng nghề hoặc làm các nghề có liên quan khác như thương mại, dịch vụ, vận tải… Khi đó cơ cấu lao động nông thôn sẽ có sự thay đổi, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động trong các ngành nghề nông thôn tăng. Góp phần phân công lại lao động một cách
  • 25. 25 hợp lý theo hướng CNH, HĐH. Sự phát triển các làng nghề còn góp phần phá thế thuần nông, tạo đà cho công nghiệp và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phát triển. Sức mạnh của cơ cấu thị trường tác động mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế ngày càng đa dạng và năng động. Những bước thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH sẽ đáp ứng yêu cầu một nền sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn liền với sự nghiệp CNH,HĐH. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp lớn hiện đại, là trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn hiện đại và đô thị hóa. Làng nghề còn là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông - công nghiệp - dịch vụ có hiệu quả. Sự phát triển của các làng nghề là một trong những hướng đi quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Thứ ba, pháttriển làng nghề góp phần huy động và sử dụng một cách hiệu quả vốn nhàn rỗi trong dân. Nguồn vốn trong dân cư được hiểu là toàn bộ những nguồn tài chính nhàn rỗi, được dành dụm trong dân cư và được biểu hiện thông qua các hình thức như tiền mặt để giành tại nhà, gửi tiết kiệm, vàng bạc… Số lượng vốn nhàn dỗi trong dân tương đối lớn tồn tại dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu dùng để tích trữ và dự phòng. Phát triển làng nghề là một biện pháp hữu hiệu nhằm huy động tốt nguồn vốn này vào sản xuất. Việc khai thác những nguồn vốn này sẽ tránh được tinh trạng lãng phí một nguồn lực được coi là khan hiếm bậc nhất của nền kinh tế. Thực tế, ở các làng nghề hầu hết các đơn vị sản xuất đều có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất. Đối với các cơ sở làm nghề (thường là các hộ gia đình) đầu tư cho sản xuất không đòi hỏi lượng vốn quá cao so với các hình thức doanh nghiệp khác. Đối với người dân, khi nguồn vốn của họ bỏ ra đầu tư phát triển sẽ mang lại cho họ nhiều lợi ích như số gốc được bảo toàn, được hưởng lãi trong kết quả hoạt động sản SXKD, tạo
  • 26. 26 ra sự tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Điều đó cho thấy, làng nghề phát triển tạo điều kiện thu hút vốn trong dân, phát huy thế mạnh của kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, phát triển làng nghề còn có ưu điểm là với quy mô sản xuất không lớn, sản xuất tiến hành ngay trên địa bàn cư trú của chủ cơ sở sản xuất. Do vậy, tiết kiệm được khoản đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng lưu chứa hàng hóa. Trên thực tế ở các làng nghề khoản tiết kiệm này lên tới 30 – 40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thứtư, pháttriển làngnghềsẽthúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Từnhững nguồn vốnhuy động được của nhân dân, doanh nghiệp tại các địa phương làng nghề trong thời gian qua, đã đầu tư vào việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường liên huyện, liên xã, thôn. Như vậy cho thấy hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của phát triển làng nghề. Đầu tiên làng nghề được hìnhthành ở những vùng có giao thông thuận lợi, đồng thời làng nghề phát triển sẽ làm nảy sinh nhu cầu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo một nguồn tích lũy khá lớn và ổn định ngân sách địa phương cũng như các hộ gia đình. Vì vậy, càng có điều kiện thực hiện có hiệu quả phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấuhạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khỏe của người dân như giáo dục, văn hóa, y tế, môi trường, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Thứ năm, phát triển làng nghề góp phần duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch. Lịch sử phát triển của các làng nghề gắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Bảo tồn và phát triển làng nghề chính là sự kế thừa và phát huy đội ngũ nghệ nhân có bàn tay khéo léo cùng những bí quyết
  • 27. 27 nghề quý giá, thông qua đó bảo tồn những nét độc đáo củabản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và của TP Hà Nội nói riêng trong cộng đồng quốc tế. Các sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam, vừa mang nét đặc sắc riêng biệt vừa mang nét tương đồng với những sản phẩm của các dân tộc khác trên thế giới. Giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống được khách hàng trong và ngoài nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hóa, nghệ thuật dân tộc sau đó mới đến vấn đề kỹ thuật và kinh tế. Do vậy, đẩy mạnh phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn sẽ làm tăng sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, sự phát triển của làng nghề đang dần khằng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy việc phát triển du lịch làng nghề là con đường hữu hiệu để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là một phương thức giới thiệu sinh động về mỗi vùng, miền địa phương trên đất nước. Du khách đến với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không chỉ được chiêm ngưỡng các danh thắng, di tích lịch sử mà còn muốn tìm hiểu về con người Việt Nam qua các tiến trình lịch sử thì chỉ có làng nghề mới đáp ứng được nhu cầu đó. Đến với làng nghề du khách có thể tìm hiểu được phong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt của con người tại mỗi vùng trên quê hương Việt Nam, được tham gia các lễ hội truyền thống tại các làng nghề, được thưởng thức ngắm nhìn cả một bảo tàng sống động về các sản phẩm đặc sắc, phong phú và đa dạng của các làng nghề đã được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm lịch sử, đây cũng là một lợi thế rất lớn cho việc khai thác được giá trị của các sản phẩm làng nghề. Như vậy, có thể nói việc phát triển làng nghề thu hút khách du lịch, góp phần không nhỏ trong phát triển du lịch, phát triển văn hóa cộng đồng dân cư, và ngược lại du
  • 28. 28 lịch làng nghề phát triển sẽ phát triển được làng nghề, góp phần mở rộng thị trường sản phẩm và tăng thu nhập cho làng nghề tại địa phương. Thứ sáu, phát triển làng nghề góp phần củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Phát triển làng nghề góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, điều đó được thể hiện trên các nội dung sau: Một là, pháttriển làng nghềsẽ tạo công ăn việc làm, hạn chế các tệ nạn xã hội Làng nghề phát triển sẽ tạo điều kiện thu hút lao động, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn. Đây là điều kiện để góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định trật tự xã hội, giảm bớt nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội do không có việc làm. Ông cha ta đã từng có câu: “Nhàn vi cư bất thiện”. Đồng thời, cùng với phát triển sản xuất, giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, trình độ dân trí của người dân cũng được nâng cao. Do thu nhập tăng, tích luỹ tăng nên cơ sở hạ tầng cho sảnxuất và sinh hoạt, các côngttrình phúc lợi xã hội, côngtrìnhcôngcộngđược xâydựngnhiều hơn ở khu vực nông thôn. Mặt khác, tăng lượng người tham gia lao động ở các làng nghề còn tạo ra khả năng phát triển các nghề mới, phong phú hoá các loại hình ngành nghề ở nông thôn và nâng cao trìnhđộ taynghề cho người lao động. Làng nghề phát triển, thu hút lao động, góp phầnhạnchế tìnhtrạng dicưtự do từ nông thôn ra thành phố, đô thị tìm kiếm việc làm, góp phần giảm áp lực cho thành phố, đô thị. Hai là, pháttriển làng nghềsẽtạo nguồn thu ngân sách, đóng góp cho quốc phòng, an ninh Bước vào thời kỳ đổi mới, trước bối cảnh quốc tế vừa có những thuận lợi, vừa tiểm ẩn những nguy cơ, thách thức mới, đặc biệt là âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động quốc tế không ngừng chống phá chế độ XHCN. Tiếp tục vận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
  • 29. 29 Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với quan điểm: “Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, toàn dân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước”, Đảng ta chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng hậu phương đất nước một cách toàn diện”. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong một chỉnh thể thống nhất. Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động phát triển KT-XH; quốc phòng, an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn bởi kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập, có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh; ngược lại, quốc phòng, an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế phát triển. Do đó việc phát triển làng nghề sẽ đem lại hiệu quả KT-XH cao, kinh tế phát triển, tạo nguồn thu ngân sách đóng góp cho quốc phòng, an ninh, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.
  • 30. 30 Ba là, phát triển làng nghề sẽ góp phần hình thành cộng đồng dân cư gắn kết chặt chẽ trong sản xuất, tạo tiền đề cho xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc Trong xã hội Việt Nam trước đây, kết cấu kinh tế làng xã có ba thành phần: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp là tương đối phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. Kết cấu kinh tế này thực sự đã tạo cho làng xã có thể ổn định lâu dài, vững chắc mà những biến động xã hội mấy thế kỷ qua, thậm chí cho đến đầu thế kỷ này tác động vào cũng không làm cho nó thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể). Mối quan hệ trên không chỉ giản đơn là sự kết hợp về nghề nghiệp và cư dân mà còn là sự kết hợp các tổ chức và quan hệ xã hội; trong mỗi làng nghề có hương ước, có tộc ước lại có thêm cả phường lệ. Kết cấu đa dạng và chặt chẽ, bền vững của làng nghề đã tạo ra một định hướng hành vi hoạt động của cá thể và của toàn thể, của gia đình và xã hội, đã tạo một sự thống nhất tương đối, đồng thời với sự tự điều chỉnh và ổn định. Trong các quan hệ đứng: cấp trên và dưới, già và trẻ, địa phương cơ sở và cấp chính quyền cao hơn cũng như các quan hệ ngang, cùng đẳng cấp, giai cấp, lứa tuổi, làng quê, bè bạn… đều có một cách ứng xử được quy định từ trước, có quy chế, quy tắc áp dụng trong một làng, một vùng. Cá nhân và gia đình không tồn tại riêng biệt mà là một bộ phận hữu cơ gắn chặt với tổ chức làng nên chịu định hướng của làng trong suy nghĩ và hành vi xã hội. Tóm lại, sự đan xen các nghề nghiệp công, nông, thương và các tổ chức sản xuất xã hội như phường hội; sự duy trì các quan hệ họ hàng, xóm giáp; sự chồng xếp các hệ tư tưởng và tôn giáo về mặt nào đó đã tạo cho làng nghề phát triển vững mạnh. Sự tồn tại các cá thể không phải với tư cách đơn lẻ riêng biệt mà bao giờ cũng là với tư cách thành viên của cộng đồng làng; và sức sống của làng tồn tại là ở chỗ tái sản xuất ra những thành viên của nó, cũng như người tiểu nông muốn sống ổn định trong làng bao giờ cũng phải với tư cách là thành viên trong tổ chức này. Sự gắn kết chặt chẽ cộng đồng dân cư này đã khơi dậy thành công sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Nét nổi bật trong hoạt động
  • 31. 31 của mặt trận các cấp TP Hà Nội trong thời gian qua là đã thực hiện tốt nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, “Chung sức xây dựng NTM”... góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó, người dân chủ động thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, tích cực đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi TNXH, đảm bảo an ninh trật tự, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nhất là thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương và bài học đối với Thành phố Hà Nội 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Thành phố Huế Làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình lịch sử khai phá, mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn, nhất là sau khi các chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm thủ phủ xứ Đàng Trong. Trong quá trình phát triển, các làng nghề ở Thừa thiên Huế đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với những biến động của lịch sử. Cho đến nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có hơn 1.600 cơ sở sản xuất hàng thủ công truyền thống thu hút trên 6.500 lao động, tổng giá trị sản xuất đạt 156 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 6,2 triệu USD. Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, thông qua chương trình khuyến công và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư đã làm cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và một số ngành truyền thống và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển.
  • 32. 32 Những ngành như mộc gia dụng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng, mây tre đan, thêu đan, dệt thổ cẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, bún bánh, chế biến nông sản thực phẩm... và hàng chục cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung được hình thành ở các huyện và thành phố Huế. Bên cạnh một số nghề truyền thống được khôi phục, có một số nghề mới được du nhập như mây tre xiên, thêu móc, composit mỹ nghệ, chế biến cau khô xuất khẩu... Các làng nghề truyền thống phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế như đúc đồng (phường Đúc), cẩn - khảm xà cừ (Địa Linh), điêu khắc (Mỹ Xuyên), kim hoàn (Kế Môn), rèn (Hiền Lương), gốm (Phước Tích), tranh giấy (Làng Sình), hoa giấy (Thanh Tiên), thêu đan, dệt vải... góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, công tác phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống còn chậm. Sự phát triển nghề và làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, thu nhập của người làm nghề còn thấp, ít sản phẩm có sức cạnh tranh và có thương hiệu trên thị trường. Một số hạn chế và yếu kém trong quá trình phát triển các làng nghề ở Thừa Thiên Huế mà chính quyền các cấp đang giải quyết như: Đầu ra cho các mặt hàng thủ công truyền thống còn gặp khó khăn, do vậy sản xuất không ổn định, doanh thu, lợi nhuận thấp. Lực luợng lao động cho lĩnh vực này phát triển chậm, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi không còn gắn bó với nghề, hoặc bỏ đi làm ăn ở các tỉnh, thành phố lớn, trong khi lớp thợ trẻ không thích theo nghề vì lao động nặng nhọc và thu nhập thấp. Mẫu mã sản phẩm và bao bì thiếu sức hấp dẫn, còn đơn điệu, hầu hết chỉ sản xuất những mẫu hàng cũ, công tác sáng tác mẫu mã mới còn yếu, chưa tạo ra được những mẫu mã riêng, phù hợp với nhu cầu thị trường, chưa có nhiều mặt hàng lưu niệm đẹp mang nét đặc trưng văn hóa Huế phục vụ du khách, đặc biệt qua các kỳ Festival Huế. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó khu vực ngoại thành có 24 ngành nghề, vùng đô thị hoá có 10
  • 33. 33 ngành nghề và vùng nội thành có 31 ngành nghề. Các ngành nghề rất đa dạng về qui mô và lĩnh vực, như: Liên quan đến chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản (bánh tráng, bún tươi, giò chả, nem…); sản xuất vật liệu xây dựng; đồ gỗ, mây tre đan; gốm sứ, thuỷ tinh; dệt may, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; hoa, cây kiểng... Việc phát triển các làng nghề ở nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố, góp phần tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sốngcho lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo côngăn việc làm cho lao độngnông nhàn, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Giá trị sản phẩm của nhiều làng nghề khá cao so với giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Điển hình là làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông: Sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU… Sản lượng bình quân trên 20.000 tấn /năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6.000 lao động; thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/ tháng. Hợp tác xã Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông tuy mới thành lập trong 3 năm trở lại đây song đã tăng dần thị phần nội địa, liên kết với Sài Gòn Co-op phát triển sản phẩm, xuất khẩu bánh tráng sang Pháp. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong phát triển làng nghề những năm qua còn tồn tại nhiều vấn đề mà Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh cùng với các cấp các ngành vẫn đang giải quyết, đó là: Hoàn thiện thủ tục để công nhận những làng nghề chưa được công nhận là làng nghề truyền thống theo tiêu chí mới; thực hiện chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Thông tư số 112/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính; nguồn kinh phí cho hoạt động làng nghề còn hạn chế, nhất là trong thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm. Thiếu nguồn nhân lực trong các làng nghề, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao do quá trình đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp nên lao động làng nghề bỏ nghề tìm việc làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động
  • 34. 34 làng nghề chưa được chú trọng triển khai thực hiện. Kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng tại làng nghề chủ yếu là thủ công, cổ truyền, mức độ cơ giới hoá còn thấp. Hệ thống giao thông trong các làng nghề, đặc biệt hệ thống thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm, hệ thống các ngành sản xuất hỗ trợ, nhất là trong các khâu sản xuất, khai thác và xử lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại ngành nghề dù đã được tăng cường vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển... chưa có các trung tâm đào tạo, cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, trung tâm xúc tiếp thương mại, bảo tàng về nghề thủ công mỹ nghệ. Môi trường một số làng nghề đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự phát triển tự phát và sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu; nguồn chất thải rắn và khí độc thải ra trong quá trình sản xuất hầu như không được xử lý. - Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, lao động trong nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 86,7% trong tổng số lao động trong toàn tỉnh. Bắc Ninh có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như đúc đồng, khắc gỗ, làm giấy,... Là một tỉnh mới được tái lập (năm 1997), nhưng GDP của Bắc Ninh luôn có bước tăng trưởng cao, với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,9% ( riêng năm 2005 tăng 14,5%); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gấp nhiều lần so với trước khi tái lập tỉnh. Với nhận thức như vậy, lãnh đạo các cấp của Bắc Ninh đã tập trung coi trọng phát triển mạnh nghề và làng nghề. Nếu năm 2000, Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới, thì đến nay, số lượng làng nghề ở Bắc Ninh đã tăng lên 62. Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp
  • 35. 35 ngoài quốc doanh của cả tỉnh đạt 1.410,26 tỷ đồng thì giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đạt 1.057,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,5% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng. Chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Bắc Ninh có được kết quả như trên phần quan trọng là nhờ sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là từ các làng nghề. Trong quá trình CNH, HĐH mặc dù các làng nghề ở Bắc Ninh đã có sự phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, song làng nghề ở Bắc Ninh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và yêu cầu do còn có những tồn tại khó khăn mà các cấp chính quyền địa phương của Tinh Bắc Ninh đã và đang khắc phục cụ thể như: Vấn đề vốn: Các nguồn vốn để cung cấp cho phát triển làng nghề còn rất hạn chế. Sự thiếu vốn thường diễn ra do khả năng tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất của các cơ sở còn thấp, đồng thời khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức hay bán chính thức còn hạn hẹp. Vấn đề quy hoạch: Sự phát triển không theo quy hoạch ở các làng nghề đã làm cho mức độ ô nhiễm môi trường rất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư. Ở hầu hết các làng nghề nhất là các làng nghề chế biến thực phẩm, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng… các chất thải sản xuất đều được thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý làm ảnh hưởng tới sức khỏe đời sống cộng đồng. Vấn đề giao thông: Hệ thống giao thông nông thôn ở làng nghề đã được cứng hóa song còn chật hẹp mà không có khả năng để giải tỏa, mở rộng được
  • 36. 36 vì chi phí quá lớn nên tình trạng ùn tắc giao thông ở các làng nghề là khá phổ biến, đặc biệt là ở các trục đường chính huyết mạch của thôn, xã, gây cản trở cho việc giao thương nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cũng như đi lại của người dân… Vấn đề KHCN: Về cơ bản trình độ kỹ thuật công nghệ ở các làng nghề còn thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa hệ thống, chưa cơ bản. Vấn đề thương hiệu, mẫu mã sản phẩm cũng tồn tại nhiều hạn chế: một số sản phẩm đã mất hẳn trên thị trường do không phù hợp với nhu cầu, quá trình cải tiến diễn ra chậm chạp và mang tính tự phát ở một số cơ sở… Vấn đề thị trường: Khả năng tiếp thị - bán hàng thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ bé, chưa ổn định, chưa được mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, chưa làng nghề nào chủ động được nguồn nguyên liệu bởi không có nguồn nguyên liệu riêng cho mình, các cơ sở sản xuất vẫn chủ yếu thông qua khâu trung gian hay tự đi mua nguyên liệu các nơi khác về dẫn đến chất lượng nguyên vật liệu không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 1.3.2. Bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội Từ những kinh nghiệm phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH của các địa phương nêu trên, rút ra một số bài học tham khảo cho thành phố Hà nội như sau: Một là, bài học về quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề Trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề thì vấn đề tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời đến khu sản
  • 37. 37 xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Việc làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, TP Hà Nội cần có chủ trương thực hiện việc di dời phù hợp. Di dời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm, còn đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề. Hai là, bài học về hoàn thiện cơ chế chính sách Để tạo điều kiện cho phát triển các nghề và làng nghề ở TP Hà Nội, nhất thiết phải hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách liên quan đến làng nghề. Rà xoát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đã có, thống nhất triển khai trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các làng nghề phát triển. Chú trọng các thông tin hai chiều giữa Sở, Ban, Ngành và giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề để phát hiện những tồn tại nhằm đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp có hiệu quả. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc, và các đoàn thể triển khai các chương trình phục vụ phát triển nghề và làng nghề đạt hiệu quả. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa bảo đảm thông thoáng, giải quyết công việc nhanh gọn kịp thời, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ sản xuất trong làng nghề sản xuất kinh doanh. Các địa phương tập trung bổ sung hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề của mình trên cơ sở quy hoạch của TP Hà Nội; tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch một cách nghiêm túc, quyết liệt.
  • 38. 38 Ba là, bài học về huy động các nguồn lực Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động, tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, như: Nguồn vốn trong và ngoài nước, nguồn nhân lực, KHCN, nguồn nguyên liệu… Tạo điều kiện và quan tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn phát triển theo định hướng của Thành phố. Tăng cường hướng dẫn thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các hộ, doanh nghiệp SXKD nghề. Thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả các nguồn lực, các nhiệm vụ đầu tư đã thực hiện để đôn đốc quyết toán dự án hoàn thành, trong đó ưu tiên bố trí vốn để các công trình chuyển tiếp hoàn thành sớm đưa vào khai thác, sử dụng; rà soát, đề nghị cho chủ trương và bố trí vốn đầu tư đối với những dự án thực sự cấp bách, cần thiết theo quy định của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó phải thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làng nghề; thực hiện tốt chínhsáchđốivới người có công, thực hiện bảo trợ xã hội đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội; các chính sách giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo; chính sách hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho người nghèo; chính sách tín dụng an sinh xã hội… Bốn là, bài học về mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề Đối với thị trường trong nước: Tạo lập và phát triển đồng bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm làng nghề tại thị trường trong nước, trong đó tập trung việc gắn kết giữa hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ của các tập đoàn kinh tế lớn với các làng nghề để đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối. Hàng năm có các chương trình đưa hàng về nông thôn, nhằm quảng bá, giới thiệu và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ngay tại thị trường nông thôn. Tổ chức cáchộichợ triển lãm chuyên ngành, các cuộc trưng bày giới thiệu sảnphẩmlàng nghề cũngnhư hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm
  • 39. 39 trongnước, tạo điềukiện cho cáclàng nghề quảngbá, giớithiệu sảnphẩm, gặp gỡ kết nối kinh doanh với các đối tác nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội, tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm ngay tại các làng nghề truyền thống, để vừa quảng bá sản phẩm vừa tăng thêm hấp dẫn cho các tour du lịch. Hỗ trợ cho các làng nghề thuộc các lĩnh vực: Cơ khí, dệt may, da giầy… hình thành các mối liên kết trong sản xuất với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong nước nhằm tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các làng nghề, giúp các làng nghề trở thành các vệ tinh sản xuất cho các doanh nghiệp và tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Đối với thị trường nước ngoài: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cho các làng nghề thông qua các nguồn kinh phí (xúc tiến thương mại, khuyến công, tín dụng xuất khẩu…), trong đó chú trọng đến dịch vụ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, tham quan khảo sát thị trường… Tổ chức các hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp thuộc làng nghề với các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà nhập khẩu nước ngoài. Hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề đưa sản phẩm trưng bày tại các trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm của Hà Nội và tại một số nước là thị trường truyền thống của sản phẩm làng nghề Hà Nội. Hỗ trợ các hiệp hội, các làng nghề xây dựng và duy trì trang Website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm trên Internet. TP Hà Nội xây dựng trang Website về làng nghề Hà Nội để xúc tiến thương mại, giao lưu, giới thiệu quảng bá các nghề, sản phẩm làng nghề trên toàn quốc và thế giới.
  • 40. 40 Năm là, bài học về xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề Thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các hộ gia đình thực hiện tốt các công tác bảo vệ mội trường. Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề (hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã, thị trấn). Tổ chức di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm bởi các hoá chất có chứa H2SO4, H2S, NH3, HCl, NaOH...; các loại kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen; không khí có các hợp chất có chứa SO2, CO2, CO, NO2. Khuyến khích các cơ sở sản xuất về công nghệ xử lí rác thải sản xuất. Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để lập dự án cải tạo, đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường (chất thải rắn, nước thải) ở các làng nghề. Kết hợp bố trí nguồn vốn, chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn thu từ đấu giá quyền sửdụng đất, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải tập trung. Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước cho sản xuất và hệ thống xử lý nước thải tại các làng nghề tập trung theo phương châm Nhà nước và người dân cùng làm. Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn bằng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và tăng cường, đa dạng hóa đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường. Có các cơ chế, chínhsáchhỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường làng nghề, kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao độngở các cơ sở sản xuất tại làng nghề.
  • 41. 41 * * * Phát triển làng nghề là một hướng đi đúng, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan và lợi thế vốn có của TP Hà Nội. Phát triển làng nghề không chỉ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mà còn góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Phát triển làng nghề không chỉ dừng lại ở mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, làm cho mọi người thêm tự hào và trân trọng di sản văn hóa, truyền thống vẻ vang của dân tộc, góp phần xây dựng mối quan hệ cộng đồng văn hóa xã hội tốt đẹp. Nội dung phát triển làng nghề ở TP Hà Nội tập trung vào: Phát triển số lượng, chất lượng, cơ cấu làng nghề và cơ sở hạ tầng phục vụ cho làng nghề phát triển... Luận văn phân tích những thành công và hạn chế trong phát triển làng nghề ở thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý giá, đồng thời là cơ sở khoa học để hoạch định đường lối, chính sách cùng những giải pháp phát triển làng nghề của TP Hà Nội trong thời gian tới.