SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHÚC THỊ XUÂN
TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH
Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 8 76.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công
tác xã hội đề tài “Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giải luận văn
Khúc Thị Xuân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ . 12
1.1. Một số khái niệm.................................................................................................. 12
1.2. Đặc điểm, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình ................................................ 20
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ.......................................................................................... 28
1.6. Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ................................................................................................................... 31
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC........ 34
XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TẠI THÁI BÌNH ....................................................................................................... 34
2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Thái Bình ................................................................. 34
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình ..................................... 38
2.3. Thực trạng truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ tại Thái Bình........................................................................................ 44
Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÁI BÌNH................................. 68
3.1. Định hướng thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình .......................................................................... 68
3.2. Một số biện pháp thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống
bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình.............................................................. 70
KẾT LUẬN................................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 78
MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐG: Bình đẳng giới
BLGĐ: Bạo lực gia đình
CTXH: Công tác xã hội
CTV CTXH: Cộng tác viên Công tác xã hội
MTTQ: Mặt trận tổ quốc
NV CTXH: Nhân viên Công tác xã hội
LHPN: Liên hiệp phụ nữ
LĐTBXH: Lao động Thương binh và xã hội
PCBLGĐ: Phòng chống bạo lực gia đình
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có truyền thống tôn trọng gia đình. Gia đình vừa là chỗ dựa
về kinh tế, vừa là nơi nương tựa về tinh thần cho con người trong suốt cuộc đời
nhiều khó khăn và trắc trở. Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề nhức
nhối trong xã hội, có chiều hướng gia tăng, đáng báo động và làm xói mòn các giá
trị truyền thống tốt đẹp. Bạo lực gia đình không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, mức
sống và trình độ văn hóa, thành thị hay nông thôn, không chỉ ở những đôi vợ chồng
mới kết hôn mà còn cả những đôi vợ chồng đã sống cùng nhau lâu dài. Bạo lực gia
đình gây ra hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người,
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tinh thần của mỗi cá nhân, đặc biệt
là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền
vững của gia đình Việt Nam, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng
và gây mất trật tự an toàn xã hội nghiêm trọng. Hiện nay phụ nữ Việt Nam đang
phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bạo lực gia đình - thực trạng này xâm
hại cả về thể chất và tinh thần của rất nhiều phụ nữ, làm mất ổn định cuộc sống và
hạnh phúc của nhiều gia đình. Nó làm cản trở quá trình xóa đói giảm nghèo và việc
thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, làm tăng sự bất bình đẳng và tổn hại
đến danh dự, sức khỏe, an sinh và quyền tự chủ của các nạn nhân.
Trong các năm từ 2011 – 2015 (ở nước ta) có 157.859 vụ bạo lực gia đình,
trong đó nạn nhân là nữ chiếm 74,24%. Trong số 492.520 vụ ly hôn đã giải quyết
thì nguyên nhân từ bạo lực gia đình chiếm 83,78%. Mỗi năm có hơn 8.000 vụ ly
hôn mà nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Đây là thông tin được đại biểu Điểu
Huỳnh Sang (Bình Phước), phát biểu tại Quốc hội sáng 10/11/2016. Kết quả nhiều
cuộc khảo sát và báo cáo địa phương cho thấy, hiện nay bạo lực gia đình đã gây ra
những hậu quả cho phụ nữ và xã hội nói chung. Nạn nhân của BLGĐ rất cần sự
giúp đỡ của xã hội và cộng đồng. Hiện nay trên toàn quốc đã có nhiều mô hình can
thiệp trợ giúp phụ nữ bị BLGĐ. Như: “mô hình trợ giúp pháp lý”, “mô hình nhóm
nhỏ”, “mô hình nhà tạm lánh”... Các mô hình trên đã thực hiện nhiều dịch vụ khác
2
nhau nhằm hỗ trợ tốt nhất cho phụ nữ bị BLGĐ, được an toàn, được động viên, an
ủi, sớm được trở lại với đời sống bình thường với một nhận thức mới, vị thế mới.
Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội. Do
vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu những hậu quả của bạo lực gia đình thì các quy
định của pháp luật cần phải được nghiêm chỉnh thi hành và có cơ chế theo dõi, giám
sát việc thi hành đó và cần có sự phối hợp và linh hoạt giữa các ban ngành, đoàn thể
với các nhân viên xã hội tại địa phương để bảo đảm sự ứng phó toàn diện đối với
phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Với tư cách là một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thế
trong xã hội vượt qua được vấn đề của mình, Công tác xã hội đóng vai trò quan
trọng trong việc trợ giúp những nạn nhân bị BLGĐ phục hồi về mặt thể chất, tâm
lý, để từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội. Do
vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu những hậu quả của bạo lực gia đình thì các quy
định của pháp luật cần phải được nghiêm chỉnh thi hành và có cơ chế theo dõi, giám
sát việc thi hành đó và cần có sự phối hợp và linh hoạt giữa các ban ngành, đoàn thể
với các nhân viên xã hội tại địa phương để bảo đảm sự ứng phó toàn diện đối với
phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Tại tỉnh Thái Bình chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để hình dung một
cách tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình và thực trạng xây dựng các
hoạt động truyền thông công tác xã hội, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực
gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. Điều đó đặt ra yêu cầu rằng chúng ta cần phải nghiên
cứu về vấn đề truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho
phụ nữ, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ góp phần giúp các cơ quan quản lý
nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình để tìm ra định hướng hiệu quả, đưa ra
những quyết định quản lý đúng đắn về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn
tỉnh Thái Bình.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng truyền thông Công tác xã hội trong phòng
chống bạo lực gia đình đối tổ chức các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình
3
đối với phụ nữ dưới góc độ là cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình, từ đó đề
xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông Công tác xã hội
trong phòng chống bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ và xây dựng các mô
hình về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Truyền
thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực
tiễn tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới
Hiện nay có rất nhiều tác phẩm trong và ngoài nước viết về vấn đề bạo lực
chống lại phụ nữ, trong đó đối với các tác phẩm nước ngoài phải kể đến các tác
phẩm như “Freedom from Violence - Women‟s Strategies from Around the World”
(Tự do từ bạo lực- Chiến lược toàn cầu của phụ nữ) của nhiều tác giả, do Margaret
Schuler chủ biên. Tác phẩm này đã phản ánh tình trạng bạo lực chống phụ nữ từ
nước Mỹ đến các nước đang phát triển ở châu Á đến châu Phi và châu Mỹ La tinh.
Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hóa, nguyên nhân, các hình thức bạo lực diễn ra ở
cả nơi làm việc, đường phố, gia đình mà các tác giả phản ánh đã nói lên tính phổ
biến của các dạng bạo lực chống phụ nữ trong đó có bạo lực gia đình. Các bài viết
đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược liên quan đặc biệt đến
bạo lực giới. Đó là mở rộng chương trình tuyên truyền vận động, giáo dục, cải cách
luật pháp và hành động chống bạo lực đối với phụ nữ. (tr.41, quyển bạo lực gia
đình, một sự sai lệch…)
Trong số các nghiên cứu của nước ngoài, phải kể đến đóng góp của nhà nữ
quyền Dobash với cuốn sách “Violence Against Wives” (Tạm dịch là Bạo lực
chống lại những người vợ - 1979) là một trong những công trình nghiên cứu nổi
tiếng về BLGĐ. Nghiên cứu được tiến hành ở Scotland bao gồm những cuộc phỏng
vấn sâu và phỏng vấn không chính thức 137 phụ nữ đang lánh nạn vì bạo lực của
người chồng. Trong số đó, có tới 84% các trường hợp phụ nữ bị tấn công lần đầu
tiên trong 3 năm đầu của hôn nhân. Dobash đã chỉ ra nguyên nhân chính của các vụ
bạo lực trong hôn nhân là do uy quyền của người chồng và sự phụ thuộc của người
4
phụ nữ vào đàn ông. Uy quyền của người chồng thường được khơi tỏa bởi sự ghen
tuông, tình dục, con cái, tiền nong, say rượu …. Dobash cũng chỉ ra rằng phụ nữ bị
bạo lực thường có xu hướng quay lại với người chồng bạo lực vì bị phụ thuộc về
kinh tế và lo lắng về sự thiếu vắng vai trò của người bố đối với con cái của họ.
Chính từ những lo lắng đó nên khi xảy ra bạo lực, những người phụ nữ thường
không muốn đi trình báo cảnh sát hoặc cơ quan chức năng. Do vậy, họ thường
không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng hay các dịch vụ phúc lợi.
Năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Trường Dược nhiệt đới
của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu đa quốc gia với chủ đề “Women’s Health
and Domestic Violence against Women” (Sức khỏe phụ nữ và BLGĐ chống lại
phụ nữ). Nghiên cứu đã tiếp cận với phụ nữ trên 10 quốc gia bao gồm Bawngladet,
Brazin, Ethiopia, Nhật, Peru, Namibia, Samoa, Serbia và Montenegro, Thái Lan và
nước Cộng hòa Tanzania cho thấy có 15% đến 71% phụ nữ phải chịu đựng một
hình thức bạo lực nào đó về thể xác và tình dục ngay trong gia đình họ và đây là vấn
đề có tính chất toàn cầu hiện đang xảy ra ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang
phát triển. Chi phí kinh tế cũng rất đáng quan tâm – một báo cáo năm 2003 của
Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ ước tính rằng chi phí cho những vụ bạo lực
do người quen biết gây ra chỉ tính riêng ở Mỹ cũng đã lên đến 5,8 tỷ đô la mỗi năm;
4,1 tỷ cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trực tiếp và 1,8 tỷ cho những thiệt
hại về khả năng lao động.
Báo cáo về “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” được Tổng thư ký
LHQ trình bày tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng LHQ là một tài liệu quan
trọng thể hiện rõ tình hình bạo lực đối với phụ nữ đang diễn ra ở 71 quốc gia trong
phạm vi nghiên cứu. Báo cáo đã chỉ ra các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ ở
các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu là việc sử dụng bạo lực để giải quyết những
mâu thuẫn và xung đột, quan điểm “riêng tư”, sự thờ ơ của các cấp ban ngành và
một số yếu tố nguy cơ ở cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng khác. Báo cáo đã
phản ánh một cách khái quát về tình hình bạo lực với phụ nữ trên Thế giới, cùng các
hình thức biểu hiện, các chỉ số và hậu quả của nó. Báo cáo cũng chỉ ra những hoạt
động có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này như: chú trọng vào pháp luật và
5
cung cấp các dịch vụ phòng ngừa. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những thách
thức, khó khăn không nhỏ cho nhân loại trong công tác phòng chống, ngăn chặn bạo
lực đối với phụ nữ như: nguồn lực mỗi quốc gia khác nhau, thiếu hụt ngân quỹ,
thiếu sự xử phạt, thiếu sự đánh giá hay các cách tiếp cận toàn diện.
Tác giả Lê Thị Phương Mai với “Bạo lực đối với phụ nữ, những hậu quả đối
với sức khỏe sinh sản”. Cùng với những tác phẩm, bài nghiên cứu trong nước về
bạo lực gia đình còn có những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như cuốn sách
của Heise, L., Ellsberg, M. (1994) Bạo lực đối với phụ nữ: Gánh nặng sức khỏe
tiềm ẩn; cùng tác giả với cuốn: Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ (1999). Các tác
giả có điểm chung khi đề cập đến vấn đề này, đều bày tỏ thái độ phản đối bạo lực,
những hậu quả đáng tiếc mà bạo lực gây ra, bên cạnh đó kêu gọi cộng đồng chung
tay đẩy lùi bạo lực và bất bình đẳng giới.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ, tuy nhiên các công trình
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng và đưa đến những giải
pháp và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về truyền thông công
tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ, chưa nghiên cứu xây
dựng mô hình can thiệp cho nhóm phụ nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình trên
góc độ của ngành công tác xã hội.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình, trong những năm
gần đây, không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, bạo lực gia đình đã trở thành một
trong những vấn đề được nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm.
Đây là một vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu và có thể coi là một loại vi phạm
quyền con người mang tính phổ biến nhất. Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới
văn hóa, đẳng cấp xã hội, trình độ học vấn, tuổi tác; nó đã và đang tác động đến mỗi
cá nhân và toàn xã hội. Cho đến nay, các tác phẩm, bài nghiên cứu viết về hoạt
động truyền thông phòng chống bạo lực gia đình một cách chuyên sâu còn rất ít.
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình cũng được bắt
đầu từ những năm 1990 và ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn, thu hút sự chú ý
6
đặc biệt của xã hội. Các góc cạnh của vấn đề được tìm tòi, phát hiện và công bố trên
nhiều ấn phẩm thuộc các chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau.
Từ những năm 1994, tác giả Lê Thị Quý - một trong những chuyên gia nghiên
cứu về Giới, gia đình đã có bài viết đầu tiên về “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên
tạp chí Khoa học và Phụ nữ, trong đó xác định 5 nguyên nhân chính của nạn bạo lực
gia đình; tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất, sâu xa nhất chính là bất bình đẳng trong
quan hệ giới. Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” tác giả Lê Thị Quý đã đi
sâu phân tích vấn đề bạo lực gia đình dưới hai dạng “Bạo lực không nhìn thấy được”
và “Bạo lực nhìn thấy được” trong đó nêu cụ thể dạng bạo lực không nhìn thấy được
xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp
dưới các khái niệm “thiên chức”, “hy sinh” của phụ nữ. Đây là một trong những phát
hiện về các dạng bạo lực trong gia đình mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt
động xã hội đã sử dụng.
Năm 1999, các tác giả: Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh thực
hiện công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” tiến hành ở 3 thành phố Hà Nội,
Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độ của cộng
đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá
nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn bạo lực trong gia đình”. Nghiên cứu cũng
đưa ra nhận xét tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng tại 3 thành phố nghiên
cứu, đặc biệt là trong những gia đình mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng
định vai trò kinh tế hộ. Nghiên cứu đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và
chỉ ra 7 kiến nghị nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình. Tuy
nhiên nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết trực tiếp giúp chị em
phụ nữ bị bạo lực gia đình nâng cao được năng lực của bản thân, từ đó họ có thể tự
giúp bản thân họ vươn lên, thoát khỏi hoàn cảnh.
Viết về nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình có nhiều cuốn sách trong
nước như cuốn của tác giả Nguyễn Thị Hoài Đức với “Bạo lực gia đình đối với phụ
nữ, Những thái độ và thực hành về Sức khỏe phụ nữ”, trong nghiên cứu này tác giả
đi vào phân tích sâu về hậu quả của bạo hành, cùng với những tác động tiêu cực
7
của nó đối với thể chất và tinh thần của người phụ nữ.
Tác giả Lê Thị Quý với “Bạo lực gia đình trong hoàn cảnh Việt Nam, các hình
thức, nguyên nhân và các khuyến nghị hành động”, trong nghiên cứu này tác giả
bằng phương pháp khảo sát thực tế và phỏng vấn cấu trúc đã phân tích sâu sắc
nguyên nhân, hình thức của bạo lực chủ yếu do bất bình đẳng giới; và tác giả cũng
có đưa ra một số giải pháp dành cho nạn nhân bị bạo lực. Song cách thức để tuyên
truyền về phòng, chống vẫn chưa được phân tích cụ thể, sâu sắc.
Bạo lực còn được nhắc đến dưới dạng bạo lực giới như nghiên cứu của Vũ
Mạnh Lợi với cuốn “Bạo lực trên cơ sở Giới tại Việt Nam”, và Quy, Lê Thi (2004)
– Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn với bài nghiên cứu “Bạo lực trên
cơ sở Giới trong gia đình, Điển cứu tại Thái Bình, Phú Thọ và Hà Nội”. Đặc biệt
người phụ nữ được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản chỉ đạo hoạt động và
công tác đoàn thể của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Tại tỉnh Thái Bình, năm 2001 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành thực
hiện đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” tại ba tỉnh: Thái Bình,
Lạng Sơn và Tiền Giang. Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề
tài đã tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và các cán bộ thi hành pháp luật
của các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương. Đề tài cũng đã chỉ ra được những
nguyên nhân và hậu quả của nạn BLGĐ đối với phụ nữ và phản ứng của nạn nhân
trước những hành vi bạo lực.
Năm 2012, Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
thực hiện “Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tính đột phá
trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016”. Cuộc điều tra này nhằm xác định thực
trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp có tính đột phá cho công tác phòng,
chống bạo lực gia đình những năm tiếp theo.
Năm 2013, Học viên Lê Thị Vân Anh – Khoa văn hóa học, trường Đại học
văn hóa Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoạt động truyền thông phòng
chống bạo lực gia đình tại trung tâm phụ nữ và phát triển từ năm 2007 đến nay” với
8
mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các lý thuyết về truyền thông trực tiếp, các
cách thức hoạt động truyền thông hiệu quả trong phòng chống bạo lực gia đình tại
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị và một
số giải pháp cho các đối tượng bị bạo lực gia đình, cho người làm công tác truyền
thông, Nhà nước và chính quyền các cấp.
Còn rất nhiều những công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau về vấn đề
BLGĐ đã được các tác giả thực hiện với mong muốn sẽ góp phần đưa đến một cái
nhìn đa sắc cạnh về vấn đề BLGĐ tại các địa phương trên cả nước. Các nghiên cứu
đã phần nào phản ánh được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ cũng như
đã đưa ra được các kết luận, khuyến nghị có ý nghĩa cho công tác phòng chống
BLGĐ ở nước ta.
Có thể thấy, trong các công trình khoa học đã được công bố, phần lớn đều đề
cập đến vấn đề về nguyên nhân của bạo lực gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình,
cũng có một số nghiên cứu đề cập đến giải pháp, song đó là những hướng giải pháp
chung về cách phòng tránh bạo lực gia đình rất ít các công trình nghiên cứu chuyên
sâu truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình. Đặc biệt,tại
tỉnh Thái Bình hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện dưới góc độ Công
tác xã hội trên địa bàn toàn tỉnh nên tôi nghiên cứu vấn đề Truyền thông Công tác
xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái
Bình. Ở luận văn này tôi đề cập một số giải pháp cụ thể, đó là hoạt động truyền
thông trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, những cách thức truyền
thông hiệu quả đã được Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức thành công.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về truyền thông trực tiếp, các cách thức
hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Thực
trạng hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ tại tỉnh Thái Bình; Đưa ra một số khuyến nghị và một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng truyền thông Công tác xã hội cho các đối tượng bị
9
BLGĐ, cho người làm công tác xã hội và chính quyền các cấp tại tỉnh Thái Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Công tác xã hội, truyền thông công tác
xã hội.
- Khảo sát đánh giá hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng
chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông Công tác xã hội trong
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Thái Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: 8 huyện, thành phố tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận về phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bạo lực gia đình và truyền thông
phòng, chống bạo lực gia đình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là phương pháp sử dụng các kỹ năng chuyên môn tìm hiểu, thu thập,
phân tích các tài liệu đã được công nhận có liên quan đến công tác xã hội đối với
phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình từ đó đánh giá vấn đề để đưa ra các định
hướng, giải pháp để nâng cao hoạt động truyền thông công tác xã hội trong phòng
chống bạo lực gia đình cho phụ nữ tỉnh Thái Bình.
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
10
Là phương pháp sử dụng bảng hỏi theo nội dung đã được soạn trước nhằm thu
thập thông tin về đời sống vật chất cũng như tinh thần của phụ nữ và về thái độ, kĩ
năng làm việc của nhân viên công tác xã hội. Qua bảng hỏi ta cũng nói lên tâm tư,
nguyện vọng của phụ nữ về các dịch vụ công tác xã hội cũng như các hoạt động
khác.
Tác giả sử dụng phương pháp này tại 8 xã thuộc 8 huyện, thành phố để phỏng
vấn 800 phụ nữ làm căn cứ dưa ra nhận định đánh giá về kết quả đạt được và những
khó khăn, hạn chế trong các hoạt động phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân của
BLGĐ đặc biệt là phụ nữ, đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện tốt truyền thông
CTXH trong PCBLGĐ cho phụ nữ tỉnh Thái Bình.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý trực tiếp
giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài
nghiên cứu. Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người
được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, thái độ, mối quan tâm của họ về vấn đề
công tác xã hội đối với phụ nữ, từ đó thu thập các thông tin phục vụ mục đích
nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu sâu hơn về vai
trò của CTXH trong PCBLGĐ cho phụ nữ. Thực hiện phỏng vấn sâu tại 8 xã thuộc
8 huyện/thành phố với tổng số 80 bảng hỏi. Cụ thể, mỗi xã phỏng vấn sâu sâu 10
người: 01CB đảng, 01 CB chính quyền, 01 CB LĐTBXH, 01 CB văn hóa, 01 CB
Hội phụ nữ, 01 CB MTTQ, 01 Công an và 3 phụ nữ đã từng là nạn nhân của BLGĐ.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng
rất hữu ích bằng cách thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông
tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Vận dụng các lý thuyết về truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình để
nghiên cứu và lý giải một cách khoa học vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, góp
11
phần tổng quan lý luận cơ bản truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp thêm các giải pháp nhằm giúp chính quyền, các ban, ngành, đoàn
thể của tỉnh nâng cao hiệu quả truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo
lực gia đình cho phụ nữ, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả của bạo lực gia
đình,bạo lực đối với phụ nữ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của luận văn được chia làm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về Truyền thông công tác xã hội trong phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông
Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình
12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Khái niệm truyền thông được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau:
Truyền thông đơn giản là quá trình truyền đạt thông tin, sử dụng ngôn ngữ,
chữ viết, hình ảnh, màu sắc nhằm tắc động trực tiếp đến tư duy suy nghĩ của đối
tượng mà chúng ta muốn hướng đến. (Trích theo Trịnh Đức Dương Blog)
Truyền thông: Đơn giản chỉ là quá trình truyền đạt thông tin thôi.
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin, một kiểu tương
tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và
tín hiệu chung.
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết
lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu
cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.
Truyền thông là kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó có hai tác nhân
tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Ở dạng dễ, thông tin
được truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận. Ở dạng khó hơn, các thông tin trao
đổi liên kết người gửi và người tiếp nhận.
Những yếu tố cơ bản của Truyền thông:
+ Nguồn là đem lại thông tin và bắt đầu quá trình truyền thông.
+ Thông điệp là thông điệp từ nhà truyền thông muốn gửi đến người nhận thông tin.
+ Kênh truyền thông là đường chuyển tải thông tin dữ liệu đến người tiếp thông tin.
+ Người tiếp nhận là một cá nhân hoặc tập thể nhận thông tin.
13
1.1.2. Khái niệm truyền thông công tác xã hội
Truyền thông CTXH là truyền tải những nguyên tắc của công tác xã hội, vai
trò của nhân viên CTXH, những dịch vụ CTXH và các hoạt động của CTXH qua
các kênh thông tin đại chúng, qua các cuộc trao đổi, tọa đàm, hội nghị ….đến người
dân trong cộng đồng.
Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình là quá trình liên tục chia sẻ thông
tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng giữa người truyền thông và đối tượng
tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về bạo
lực gia đình theo mục tiêu truyền thông đề ra.
1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình
- Khái niệm bạo lực
Bạo lực là một hiện tượng xã hội, phương thức ứng xử trong các mối quan hệ
xã hội tồn tại trong mọi xã hội từ khi hình thành xã hội loài người. Đây là mối quan
hệ khi một bên sử dụng quyền lực để trấn áp bên kia.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bạo lực được hiểu là việc đe dọa hay dùng
sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm
người, một cộng đồng người mà gây ra hay làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử
vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa bạo lực “là sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn
áp hoặc lật đổ” (tr.33, Từ điển Tiếng Việt (2007), NXB Lý luận CT, HN). Với giải
thích này, bạo lực thường được hiểu theo nghĩa là phương thức thực hiện một cuộc
cách mạng lật đổ chính quyền và thiên về sử dụng vật chất.
- Khái niệm bạo lực gia đình
Định nghĩa bạo lực gia đình của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối
với phụ nữ ngày 20/12/1993 đã định nghĩa: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành
động nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn
hại hoặc gay đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời
đe dọa hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời
sống riêng tư”.
14
Ở Việt Nam, vào ngày 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa
XII đã thông qua bản dự thảo Luật Phòng,chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa
ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2 Điều 1, Luật PCBLGĐ
năm 2007)
Hành vi bạo lực gia đình thường xảy ra ở giữa những người có quan hệ đặc
biệt (vợ chồng, con dâu, con rể) hoặc ruột thịt (ông, bà, cha mẹ, con cháu, anh chị
em họ hàng) có thể trong cùng một mái nhà hoặc khác mái nhà. Nạn nhân của bạo
lực thân thể thường là phụ nữ, trẻ em hoặc người cao tuổi. Còn nam giới, họ là nạn
nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền
văn hóa, tôn giáo, không phân biệt hoàn cảnh, trình độ.
+ Các loại hình bạo lực gia đình
Theo quan hệ của các đối tượng bạo lực gia đình có thể phân chia thành một
số loại bạo lực gia đình:
- Bạo lực giữa vợ chồng với nhau là loại bạo lực phổ biến, được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm.
- Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là loại bạo lực giữa anh
chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu.
- Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con
cái, ông bà với cháu, anh chị đối với em.
- Bạo lực ngược: bạo lực của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn như con
cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh chị.
Theo phương cách ứng xử, có thể phân bạo lực gia đình ở các dạng sau:
- Bạo lực về thể chất
Bạo lực về thể chất được biểu hiện qua các hành vi thô bạo như thượng cẳng
chân,hạ cẳng tay nhằm gây thương tích cho nạn nhân; hạn chế các nhu cầu thiết yếu
(ăn, uống, ngủ); đuổi ra khỏi nhà, bỏ rơi nơi vắng vẻ.
15
- Bạo lực tinh thần
Bạo lực tinh thần không gây hậu quả nghiêm trọng đến thể chất người bị bạo
hành, nhưng có nhiều trường hợp, người bị bạo hành phải tìm đến cái chết để giải
thoát. Bạo lực tinh thần phổ biến, âm ỉ và dai dẳng hành hạ nạn nhân. Biểu hiện của
kiểu bạo hành này là các hành vi chửi mắng, hạ nhục với lời lẽ thô thiển, nặng nề
xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Thậm chí, có khi bạo lực tinh thần tồn tại
dưới một số dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý gây nên sự ức chế, phẫn
uất, khủng hoảng ý thức.
Ngược lại với kiểu hành hạ bằng lời là kiểu hành hạ bằng tình cảm, với các
hành vi như tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, “chiến tranh lạnh”, tỏ ra vô trách nhiệm.
- Bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục là hành vi ép buộc bằng bạo lực, gạ gẫm, đe dọa, lừa gạt
hoặc dùng kinh tế để ép buộc quan hệ tình dục với người khác trái với ý muốn của
họ. Dùng các thủ đoạn khiến nạn nhân lệ thuộc hay trong tình trạng quẫn bách phải
miễn cưỡng chấp nhận, bắt quan hệ ngay cả khi bạn đời đau ốm,mệt mỏi.
Trong các hình thức bạo lực thì bạo lực tình dục ít bị phát hiện và nạn nhân
không được bảo vệ vì ở nước ta, đây là một vấn đề tế nhị khó tìm hiểu. Trong lĩnh
vực này, nạn nhân nữ chịu ảnh hưởng nặng nề của các chuẩn mực đạo đức, các giá
trị văn hóa truyền thống chi phối. Đối với người chồng, họ có nghĩa vụ phải phục
tùng, thậm chí bị ép buộc sinh thêm con, không cho dùng các biện pháp tránh thai,
cưỡng ép quan hệ khi họ không muốn.
- Bạo lực kinh tế
Bạo lực kinh tế bao gồm các hành vi như: kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời lệ
thuộc về tài chính, chi tiêu, không cho giữ tiền và đi làm, phải chứng minh mọi chi
tiêu mua sắm lớn nhỏ. Ở Việt Nam, loại bạo lực này chưa có thống kê đầy đủ, tuy
nhiên thực tế cho thấy đây là hình thức phổ biến rộng rãi.
- Bạo lực xã hội
Bạo lực xã hội bao gồm các hành vi như cắt đứt mối quan hệ giữa vợ (chồng)
và người trong gia đình với bạn bè, người thân, họ hàng, đe dọa họ, cô lập họ bằng
16
nhiều cách như nhốt trong nhà, hạn chế cho đi ra ngoài và giao tiếp với mọi người,
cắt điện thoại, ngăn cản không được tham gia bất kỳ một hoạt động xã hội nào như
đi học, đi làm, không tham gia các tổ chức xã hội, không được hưởng các quyền lợi
chính đáng của mình.
Tuy nhiên, thường không có ranh giới rõ ràng giữa các loại bạo lực, bởi
người có hành vi bạo lực thường sử dụng nhiều hình thức bạo lực cùng một lúc như
vừa đánh đập, bắt lao động quá sức vừa chửi bới, lăng mạ, nhốt không cho tiếp xúc
với bên ngoài hoặc đuổi ra khỏi nhà và có những loại bạo lực vừa nhìn thấy được
thể hiện qua các tác động của cơ thể, sức khỏe, vừa không nhìn thấy được thể hiện
qua những tổn thương về tinh thần, tình cảm, như bạo lực về thể chất, bạo lực tình
dục. Điều này cho thấy rằng, vấn đề bạo lực gia đình và các hành vi bạo lực gia đình là
một vấn đề phức tạp.
+ Nguyên nhân của bạo lực gia đình
Một là, nhận thức về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Ảnh hưởng của nền
văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là
những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn
mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa,
vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia
đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho
người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt,
quyết định mọi việc trong gia đình. Bên cạnh đó, cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo
lực gia đình là chuyện riêng của gia đình mà không can thiệp kịp thời, chưa tạo ra
dư luận rộng rãi.
Hai là, khó khăn về kinh tế cũng là một yếu tố làm nảy sinh bạo lực trong gia
đình, khi năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế sẽ
hình thành ở họ tư tưởng tự ti, hẹp hòi, dễ nổi nóng dẫn đến các mâu thuẫn, xung
đột trong gia đình. Hoặc trong hoàn cảnh, nữ giới bị hạn chế về cơ hội tiếp cận việc
làm, phải phụ thuộc vào nam giới về mặt tài chính thì những khó khăn về kinh tế sẽ
tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với các thành viên trong gia đình, từ đó dẫn
17
tới các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột; nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể
gây nên bạo lực gia đình.
Ba là, trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, sự chênh lệch nghề nghiệp
giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan dẫn đến tình trạng BLGĐ.
Bốn là, sự khủng hoảng của các mối quan hệ gia đình. Thực tế đã khẳng
định, ngoài những yếu tố khách quan từ bên ngoài, bạo lực gia đình còn xảy ra do
chính những nguyên nhân trong nội bộ gia đình. Gia đình không hạnh phúc, không
có tình yêu thương, sẻ chia là điều kiện tốt nhất làm cho các loại bạo lực có thể phát
triển. Do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội, gia đình Việt Nam đang
có những dấu hiệu của sự khủng hoảng; nhiều giá trị truyền thống về gia đình đã có
sự thay đổi. Các mối quan hệ giữa những người ruột thịt trong nhiều gia đình không
còn bền chặt như trước.
Năm là, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ
phận người dân còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình
vẫn còn tiếp tục xảy ra.
Sáu là, tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm cũng là
những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình.
+ Hậu quả của bạo lực gia đình
Thứ nhất, bạo lực gia đình dù ở hình thức nào cũng gây tổn thương đến sức
khỏe và tinh thần đối với nạn nhân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con
người nhất là đối với phụ nữ, trẻ em, các thành viên khác trong gia đình và toàn xã
hội; vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Bạo lực gia đình xảy ra phổ biến
đối với phụ nữ nhưng đó cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống
của trẻ em, có tác động rất xấu đến sự phát triển thể chất,tinh thần, đạo đức, trí tuệ
và nhân cách của chúng. Những trẻ em này sẽ có sự tác động tâm lý như trầm cảm,
sợ hãi, mất ngủ, tự ti, bi quan, nóng giận…
Thứ hai, bạo lực gia đình tác động tiêu cực đến lực lượng lao động, ảnh hưởng
đến năng suất lao động và chất lượng công việc; do đó cũng ảnh hưởng xấu đến các
18
hoạt động kinh tế, nó đang trực tiếp gây ra những hậu quả khôn lường cả về vật chất,
tinh thần cho nạn nhân, gia đình họ và cộng đồng. Nạn nhân bị bạo lực gia đình luôn
trong tình trạng bất ổn, hoảng loạn cộng với những tổn hại về sức khỏe, thể chất làm
giảm năng suất lao động, gia tăng bệnh tật. Bên cạnh đó, người gây ra bạo lực thường
có tinh thần thiếu minh mẫn, không kiểm soát được hành động, tư tưởng không được
thoải mái để lao động, làm việc, học tập.
Thứ ba, bạo lực gia đình tạo ra gánh nặng cho xã hội khi phát sinh các chi
phí phục vụ cho việc hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và xử lý các vụ vi phạm
bạo lực gia đình. Chi phí cho việc thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như
tuyên truyền, tư vấn và các chi phí khác như y tế, giáo dục rất tốn kém.
Thứ tư, hậu quả đối với người gây bạo lực là bị phạt hành chính hoặc xử lý
hình sự và mất uy tín đối với cộng đồng.
Ngoài ra, bạo lực gia đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự an
toàn xã hội, trật tự tại cộng đồng, khu dân cư; khiến cho các giá trị truyền thống của
gia đình Việt Nam bị lung lay và suy giảm. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức,
nhân phẩm, mất tính dân chủ xã hội, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng đến thế hệ
tương lai, gây nguy cơ tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam.
1.1.4. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Bạo lực đối với phụ nữ gây tổn hại cho phụ nữ về mặt thể chất, tình dục, tâm lý
hay kinh tế, bao gồm cả đe dọa thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố tình
tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư.
Không phải tất cả các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ đều là bạo lực trên cơ sở
giới nhưng trong bối cảnh bất bình đẳng giới còn phổ biến ở Việt Nam, hầu hết các
trường hợp bạo lực đối với phụ nữ do chồng hay bạn tình lâu dài gây ra bạo lực trên cơ
sở giới.
Bạo lực đối với phụ nữ vi phạm nghiêm trọng những quyền con người cơ
bản nhất và là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của bất bình đẳng giới. Đây
là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe cho phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thạm chí gây
tử vong (Tham khảo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh
19
sản, trang 460, Bộ Y tế 2016 ban hành theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày
9/7/2016). Bạo lực trên cơ sở giới được quy định là một trong những hành vi bị cấm
trong điều 10 Luật Bình đẳng giới năm 2016. Theo Luật Phòng chống bạo lực gia
đình năm 2007, bạo lực đối với phụ nữ do chồng hoặc các thành viên khác trong gia
đình gây ra là hành vi vi phạm pháp luật.
1.1.5. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là việc thực hiện cac biện pháp
nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, giúp cho người phụ nữ
tránh được bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người và có cuộc sống hạnh phúc.
Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một công việc rất khó khăn và
lâu dài. Để bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ quyền và vị trí của người phụ nữ cần thiết
phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
chỉ đạt được hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật, phù hợp với pháp
luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ được hiểu là phòng ngừa những
hành vi trái pháp luật phòng chống bạo lực gia đình, có lỗi, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ mà nạn nhân của bạo hành gia đình là người phụ nữ.
Như vậy, Phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ là phòng ngừa các hành vi bạo
hành gia đình đối với phụ nữ mà trong đó nạn nhân là người phụ nữ, người gây ra bạo
hành chủ yếu là nam giới. Người phụ nữ không chỉ bị bạo hành từ phía người chồng,
mà còn bị bạo hành từ phía gia đình nhà chồng, bố, mẹ, anh, chị, em của chồng.
1.1.6. Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình
Theo giáo trình CTXH trong phòng, chống BLGĐ của Học viên Phụ nữ Việt
Nam năm 2015, CTXH trong PCBLGĐ là các hoạt động phòng ngừa, giảm nhẹ, giải
quyết vấn đề BLGĐ từ cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng được thực hiện bởi đội
ngũ nhân viên CTXH.
1.1.7. Truyền thông công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình
20
Truyền thông công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình là truyền tải
những nguyên tắc của công tác xã hội, vai trò của nhân viên CTXH, những dịch vụ
CTXH và các hoạt động của CTXH trong phòng, chống bạo lực gia đình qua các
kênh thông tin đại chúng, qua các cuộc trao đổi, tọa đàm, hội nghị …. chia sẻ thông
tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng đến người dân trong cộng đồng nhằm
nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về bạo lực gia đình theo
mục tiêu truyền thông đề ra.
1.2. Đặc điểm, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.2.1. Đặc điểm của phụ nữ bị bạo lực gia đình
Phụ nữ bị bạo lực gia đình đa dạng, ở nhiều độ tuổi, hình thức và mức độ bị
bạo lực khác nhau; trong đó họ là những người thiếu kinh nghiệm trong làm ăn,
không có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất và phát triển kinh tế, trình độ tay
nghề không có hoặc rất thấp, chính vì vậy đời sống của họ và gia đình họ hầu hết
gặp rất nhiều khó khăn.
Đa số phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ bị tổ thương tâm lý nặng nề, tâm trạng
thường thấy thua thiệt so với bạn bè, anh chị em trong gia đình, nếu làm họ bị tổn
thương thì họ cảm thấy bị xúc phạm và rất dễ bất mãn. Một số khác có tâm lý cho
rằng người khác không hiểu hoàn cảnh của mình nên chán nản, bất mãn từ đó họ
cảm thấy khó hòa nhập với gia đình, cộng đồng, không có ý chí phấn đấu vươn lên.
Tuy nhiên, có những nạn nhân nỗ lực tìm kiếm cho mình giải pháp phù hợp để
đấu tranh với người gây bạo hành, có người đã dần dần cảm hóa được người gây ra
bạo lực, vì vậy cuộc sống của họ trở lên hạnh phúc; Có nạn nhân tìm kiếm sự hỗ trợ
của người thân, bạn bè và các dịch vụ trợ giúp xã hội để thoát khỏi hoàn cảnh bạo
lực; trong số những nạn nhân này có thể trở thành người hỗ trợ đắc lực cho chính
quyền địa phương trong công tác tư vấn, giải quyết, trợ giúp các ca bị bạo lực từ trải
nghiệm của chính mình.
Phụ nữ bị BLGĐ thường có cảm giác lo lắng, xấu hổ, nhục nhã, ít nói, phủ
nhận việc mình bị BLGĐ và không muốn kết nối, chia sẻ với những người khác
21
trong gia đình; đồng thời họ không làm gì để ngăn chặn bạo lực xảy ra và tự đổ lỗi
cho bản thân về việc
1.2.2. Nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình
Là con người trong xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu về vật chất và
nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và
luôn phát triển, biến đổi cùng với sự phát triển của con người. Nhu cầu con người
phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tuỳ theo hoàn cảnh sống, yếu tố
văn hoá, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Để tồn tại con người cần phải được đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống, như: ăn, mặc, nhà ở, và chăm sóc
y tế,…; để phát triển con người cần được đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu
được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét
cho cùng sự vận động và phát triển của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng
ngày càng cao các nhu cầu của con người. Việc đáp ứng các nhu cầu con người
chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những
người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology),
trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang
biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa
hành vi (Behaviorism). Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm
ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu
(Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu
của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ
cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn
trước. Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của
con người theo 5 cấp bậc:
Nhu cầu cơ bản ((basic needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người
như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất
và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu
22
này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu
ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa
mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành
động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Nhu cầu cơ bản này phù hợp với quan
điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Con người trước
hết phải được đáp ứng các các nhu cầu ăn, mặc ở...
Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety needs): Nhu cầu an toàn và an ninh này
thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự
sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt
động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh,
thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn...
Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong
muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về
tình cảm, tình thương (needs of love). Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp
ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tâm lý.
Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu
tự trọng vì nó thể hiện hai cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng
thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản
thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu
này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải
ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá
nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để
làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng,
tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả, cống
hiến cho cộng đồng xã hội.
Thông qua lý thuyết về thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học
Abraham Maslow, nhân viên xã hội sẽ tìm hiểu và chỉ ra hệ thống những nhu cầu
của thân chủ. Phù hợp với nhu cầu của đối tượng là yêu cầu tiên quyết, không thể
23
thiếu quyết định hiệu quả của các hoạt động trợ giúp; việc tìm hiểu nhu cầu của
nhóm thân chủ là khâu không thể thiếu trong việc thực hành công tác xã hội.
Thuyết nhu cầu của Maslow là căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của
con người nói chung. Tuy nhiên đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với
từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập
với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau. Tiếp cận
theo nhu cầu sẽ giúp nhân viên CTXH tránh được việc “đánh đồng” hay “chủ quan”
khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Thay vào đó nhân viên xã hội cần tìm kiếm những
nhu cầu thực mà đối tượng đang mong muốn được thoả mãn. Đối tượng và vấn đề
của họ được đặt vào vị trí trung tâm chứ không phải ý muốn chủ quan của cơ quan
hỗ trợ hay của nhân viên xã hội. Cung cấp đúng các dịch vụ mà đối tượng mong
muốn cũng như các hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và hiệu quả vấn đề mà đối
tượng gặp phải. Tiếp cận theo nhu cầu là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Tính
nhân văn thể hiện ở việc coi trọng con người và những nhu cầu của chính bản thân họ.
Tiếp cận theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhân viên CTXH đặt những người
phụ nữ và những đặc điểm riêng của họ vào vị trí trung tâm. Tiếp cận theo nhu cầu
giúp nhân viên xã hội loại bỏ tính chủ quan khi tiếp cận và nhận diện các đối tượng.
Thay vào đó nhân viên xã hội cần phải lắng nghe để cảm thông một cách sâu sắc
với những mong muốn của đối tượng. Tính nhân văn còn được thể hiện ở việc tin
tưởng vào khả năng của con người trong việc tự làm chủ những vấn đề của mình.
Nhân viên xã hội với cách tiếp cận theo nhu cầu luôn tin tưởng đối tượng có khả
năng tự giải quyết vấn đề của chính họ. Vì thế, sau khi tìm ra những nhu cầu của
thân chủ, nhân viên xã hội sẽ cố gắng một cách tối đa để động viên, khích lệ thân
chủ tham gia vào quá trình hiện thực hoá các nhu cầu của họ, cùng với sự hỗ trợ của
các nguồn lực cần thiết.
Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ đối
tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình:
Thứ nhất, hầu hết phụ nữ bị bạo lực gia đình thiếu thốn các nguồn lực để đáp
ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những người đặc biệt khó
24
khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân nhân như việc lo
ăn, học hành, chữa bệnh cho con cái,… và thậm chí có nguy cơ bị đe doạ đến sự an
toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội
và đặc biệt là ngành CTXH.
Thứ hai, việc đáp ứng các nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy họ
tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng các nhu cầu của
con người thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho xã hội.
Thứ ba, tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hỗ trợ giảm chi phí và tăng hiệu quả
khi tránh được những dư thừa hay không đầy đủ khi trợ giúp cho thân chủ.
Đặc biệt, tham vấn tâm lý là nhu cầu cần thiết trong xã hội hiện đại ngày
nay. Phụ nữ bị bạo lực gia đình là đối tượng yếu thế cần được sự trợ giúp toàn diện,
trong đó có sự trợ giúp về mặt tâm lý. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu
tham vấn tâm lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó,
tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của họ, giúp họ
vượt qua những vấn đề của mình, tạo điều kiện phát triển nhân cách cá nhân.
Nhu cầu nói chung chỉ xuất hiện khi cơ thể có những đòi hỏi đối với thế giới
bên ngoài cần đáp ứng một điều gì đó để tồn tại và phát triển. Với tư cách là một
nhu cầu cấp cao, nhu cầu tham vấn tâm lý của PN bị BLGĐ trước hết là mong
muốn được giải tỏa cảm xúc, chia sẻ, từ đó tháo gỡ các vấn đề khó khăn mà mình
gặp phải. Nhu cầu tham vấn tâm lý của PN bị BLGĐ đối với hoạt động tham vấn biểu
hiện cụ thể ở nhận thức, mong muốn, hành vi của họ đối với với hoạt động tham vấn.
Trước khi đi tìm hiểu những hiểu biết của phụ nữ bị BLGĐ về tham vấn,
chúng ta đi sẽ tìm hiểu những khó khăn trong cuộc sống – nguyên nhân hình thành
nhu cầu tham vấn của của họ.
1.3. Các hoạt động truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ
- Truyền thông hoạt động phòng ngừa: Tổ chức các hoạt động truyền thông
nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về BLGĐ, luật pháp chính sách
25
về BLGĐ và vai trò của CTXH trong PCBLGĐ. Vận động cộng đồng tham gia các
hoạt động PCBLGĐ.
- Truyền thông hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ: Hỗ trợ nạn nhân tìm nới
tạm lánh, đảm bảo an toàn và các nhu cầu thiết yếu; hỗ trợ nạn nhân chăm sóc y tế;
tham vấn hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân; Cùng nạn nhân lập kế hoạch an toàn ngắn hạn
và dài hạn; Hỗ trợ nạn nhân giải quyết vấn đề BLGĐ; Hỗ trợ nạn nhân học nghề,
tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng.
- Truyền thông hoạt động hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ trẻ em và những người dễ bị
tổn thương trong gia đình có bạo lực: Đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già, người
khuyết tật khi có BLGĐ xảy ra; Hỗ trợ nạn nhân chăm sóc trẻ em trong thời gian
BLGĐ chưa được giải quyết; đảm bảo cho trẻ em không bị gián đoạn việc học tập,
tham vấn để ổn định tâm lý cho trẻ em.
- Truyền thông hoạt động hỗ trợ người gây bạo lực: Giúp người gây bạo lực
nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm với hành vi của
mình; Hỗ trợ người gây bạo lực thay đổi cảm xúc, hành vi, biết cách cư xử với các
thành viên trong gia đình trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo an toàn.
Truyền thông CTXH thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các mối quan hệ,
tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học
thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào những
thời điểm khi con người tương tác với các môi trường của mình. Nhân quyền và
công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của CTXH
1.4. Các nguyên tắc công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Khoản 1, Điều 3
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện
pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác
tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn
hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Hành vi bạo lực gia đình
được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; Nạn nhân
26
bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của
họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ; Phát huy vai trò, trách nhiệm
của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, BLGĐ”.
Trong đó, nguyên tắc “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng,
chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền,
giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục,
tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam” mang tính chủ đạo trong phòng, chống bạo
lực gia đình bởi nhiều lý do: Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình mang tính
khép kín với những người xung quanh, việc trong gia đình thì người ngoài ít có cơ
hội xen vào. Trong thực tế, những vụ bạo lực gia đình thường khó phát hiện, khi bị
phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết
chuyện và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao. Mặt khác, sự
can thiệp của pháp luật có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ các thành viên gia
đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải là rất quan trọng,
góp phần định hướng hành vi của mỗi người nhằm mục tiêu giúp nạn nhân được
trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực sẽ nhận thức được
tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết
được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.
Việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập
quán tốt đẹp của dân tộc sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn, bởi vì người Việt Nam nói
chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những quan niệm
“phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua
các phong tục, tập quán sẽ phát huy hiệu quả lớn nhất.
Về nguyên tắc “Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp
thời theo quy định của pháp luật”. Trong lĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi bạo lực có ý nghĩa quan trọng, vì nếu không
kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc thì có thể trở thành thói quen, được chấp nhận
27
với cả nạn nhân và người vi phạm. Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài sẽ gây ra
nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn thương tới mối quan hệ gia đình, xã hội.
Nguyên tắc “Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu
tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ
nữ”. Giúp đỡ nạn nhân, bảo vệ quyền, lợi ích của họ là điều cần thiết và được pháp
luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng mà mọi người đều phải tuân theo.
Những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự
quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, vì họ coi đấy là chuyện
riêng tư, nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là
khi họ còn lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra việc giúp đỡ nạn
nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất
định. Do vậy, pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự phù
hợp nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi…
Về nguyên tắc “Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng
đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình”. Bạo lực gia đình từ
lâu đã không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây mất ổn định xã hội. Do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm
chung của cộng đồng chứ không phải chỉ là của nhà nước và những người có liên
quan. Bên canh đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn
khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các thành
viên trong xã hội.
Việc Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định những nguyên tắc phòng,
chống bạo lực gia đình rất cụ thể đã thể hiện tầm quan trọng của công tác phòng
ngừa, ngăn chặn, xử lý và phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng
đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã hội trong phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.5.1. Yếu tố về phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này
có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính gia trưởng
được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho
những người đàn ông trong gia đình: họ có “quyền” quyết định những vấn đề quan
trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ
con theo ý mình… Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết
để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy
rạng”, “vợ chồng đóng cửa bảo nhau” nên những việc trong gia đình thì những
người khác thường không muốn can thiệp vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn
rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính già
yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ “phu
thê cung kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực tới việc bảo vệ
những thành viên yếu thế trong các gia đình: người già được kính trọng, trẻ con
được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau… Những tư tưởng này nếu được
phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần quan trọng, tích
cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình Việt Nam.
1.5.2. Yếu tố về tâm lý cộng đồng và định kiến giới
Khái niệm tâm lý được đề cập trong phần này là tâm lý của từng thành viên trong
gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em với nhau và với vấn đề BLGĐ.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chúng vẫn là “phu xướng phụ tùy”, đề cao
vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ
của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều này đã ăn sâu vào
suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Vợ đánh chồng luôn bị coi là hành vi
xấu, xã hội và cộng đồng lên án; còn người chồng đánh vơh thì mặc nhiên được gọi
là “Biết dạy vợ”, hành vi “đòi hỏi” của người chồng luôn được coi là chính đáng và
29
người vợ chỉ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Với đàn ông, việc sử dụng sức
mạnh thể chất để khẳng định mình như đã là thói quen, không thể thiếu và thực chất
jhar năng kiềm chế của họ không bằng phụ nữ nên rất dễ “Thượng cẳng chân, hạ
cẳng tay” khi phải giải quyết mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, trong suy nghĩ
của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường mà
không nghĩ đó là hành vi bạo lực gây tổn thương tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái mình. Song
phần đông người Việt Nam có quan niệm về giáo dục con là “Yêu cho roi cho vọt”.
Do vậy cha mẹ đánh đạp, mắng chửi các con được coi là chuyện đươcng nhiên và
rất bình thường, thậm chí là rất cần thiết để dạy các con thành người. các con phải
chấp nhận sự giáo dục này để chịu đựng. Nhiều cha mẹ còn cho rằng “con cái là của
riêng mình” nên mình có quyền đối xử tùy ý, không được ai can thiệp vào.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên
nhường dưới” luôn luôn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa,
sự áp đặt của nhừng thành viên lớn tuổi đối với những thành viên nhỏ tuổi hơn
trong gia đình là khá phổ biến và họ luôn quan niệm “không không đến trẻ, khỏe
không đến già”. Điều này, hiện nay thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới
trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh BLGĐ.
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Việt nam
từ bao đời nay và đã và đang cướp đi quá nhiều quyền lợi chính đánh, hợp pháp của
những người phụ nữ. Người vợ, người mẹ, người con gái trong gia đình không được
tôn trọng, không được hưởng quyền lợi về vật chất, tinh thần và thường xuyên phải
chịu rất nhiều tổn thương như bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bị ép quan hệ tình dục,
bị đánh đập. Quan niệm “Con gái là con nhà người ta” cũng khiến nhiều bé gái chịu thiệt
thòi hơn bé trai. Cả xã hội chấp nhận sự bất bình đẳng giới như vậy nên người phụ nữ
thường bị coi thường. Đây là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực
đối với phụ nữ trong gia đình. Cũng chính điều này làm cản trở tới quá trình truyền thông
nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội.
30
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc truyền thông phòng, chống bạo lực
gia đình ở phần trên có thể giải quyết được phần nào bằng việc nâng cao trình độ
dân trí. Khi được tiếp cận những tri thức tiến bộ, khoa học, được hiểu biết về vai trò
của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng như các quy
định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, các dịch vụ công tác xã hội,
biết đến nhân viên công tác xã hội, nhân viên xã hội thì hành vi vi phạm pháp luật
về bạo lực gia đình sẽ giảm xuống rất nhiều. Như trên trình bày những yếu tố tâm
lý, phong tục tập quán, định kiến giới đã làm cho người gây ra hành vi bạo lực, nạn
nhân và những người xung quanh, có thể cả những cơ quan có thẩm quyền cho rằng
hành vi đó rất đời thười, là được phép và không phải chịu trách nhiệm về hành
chính, hình sự, dân sự nào cả. Do vậy, tình trạng bạo lực gia đình có tính chất ngày
càng phức tạp và không được ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả.
Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của mỗi thành viên trong gia
đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì hành vi bạo lực
sẽ khó có cơ hội phát triển; nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và có kỹ năng ứng
phó để áp dụng những biện pháp tự bảo vệ khi cần thiết; người gây ra bạo lực hiểu
rõ tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể phải gánh chịu thì lúc đó sẽ
phải cân nhắc thật kỹ; Những người hàng xóm, cộng đồng, những có quan/tổ chức
có thẩm quyền khi biết nghĩa vụ và quyền hạn của mình sẽ tham gia phòng, chống
bạo lực chủ động hơn, tích cực hơn
1.5.3. Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - Xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh nhất tới các mối quan
hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên căng thẳng,
tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn đến các hành vi bạo lực về thể chất, tinh
thần và kinh tế. Việc thiếu thốn, khó khăn về kinh tế làm cho các thành viên trong
gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến bộ nên
không định hướng về cách giao tiếp ứng xử trong gia đình khiến tình trạng bạo lực
càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều gia đình đầy đủ điều kiện vật chất
nhưng vẫn có bạo lực gia đình xảy ra. Điều này lý giải như sau: Khi kinh tế phát
triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn lợi ích cá nhân mà thiếu
31
đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau, hoặc vì quá đam mê các lợi ích kinh tế mà phát
sinh tranh chấp với những người thaanh trong gia đình dẫn đến bạo lực về tinh thần.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của yếu tó văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực
có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người giải quyêt những mâu
thuẫn phat sinh bằng bạo lực. Ngoài ra còn kể đển sự suy giảm các giá trị truyền
thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây
như: Vợ đánh chống, con cái đánh đập, chửi bới bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia
đình ngày càng tăng…
1.5.4. Yếu tố về trình độ, năng lực của nhân viên xã hội, nhân viên CTXH
Đa số nhân viên xã hội, nhân viên công tác xã hội tại địa phương là những
người được tận dụng từ các ngành, đoàn thể. Rất ít người được đào tạo bài bản nên
kiến thức và kỹ năng truyền thông công tác xã hội còn rất nhiều hạn chế. Đây cũng
là lý do người dân chưa biết đến hoạt động của ngành công tác xã hội.
1.5.5. Yếu tố về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự tạo điều kiện
của chính quyền
Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến truyền
thông Công tác xã hội trong phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ, do vậy nên chưa
đầu tư vào nguồn lực (cả nhân lực và vật lực) để triển khai thực hiện công tác truyền
thông công tác xã hội trong phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ tại địa phương.
Tại địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội chưa chú trọng công tác phối kết
hợp với các ngành chức năng, với chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận
động trong công tác phòng chống bạo lực gia đình.
1.6. Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ
- Công ước CEDAW năm 1981 về xóa bỏ mọi hình thức phânbiệt đối xử với
phụ nữ.
- Cam kết với kế hoạch hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát
triển tại Cairo năm 1994
- Cương lĩnh hành động của Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995.
32
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008, trong đó tại Điều 38 của Luật đã quy định trách
nhiệm của Bộ Lao động – TBXH đối với việc triển khai phòng, chống BLGĐ như:
Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân BLGĐ tại các cơ sở bảo trợ xã hội; Chỉ
đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống BLGĐ vào các chương trình xoá đói,
giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 68/2008/NĐ-CP đã qui định qui trình tiếp nhận các
đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, bao gồm nạn nhân của BLGĐ vào chăm sóc, cụ
thể như: Khi tiếp nhận nạn nhân BLGĐ, cần tổ chức lập biên bản tiếp nhận, có chữ
ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính
quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở; đánh giá về mức độ tổn thương, khả
năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp; bảo đảm
an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp
thời. Ngoài việc được tiếp nhận, nạn nhân BLGĐ còn được cung cấp các dịch vụ trợ
giúp xã hội như: phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp trong các hoạt
động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ.
Đặc biệt, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội cũng đã quy định nạn nhân BLGĐ được
chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng được hỗ trợ: Tiền ăn trong thời gian sống tại
hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế; Chi phí đưa đối
tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Đối với nạn nhân
BLGĐ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được trợ cấp
nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (270.000đ) nhân
với hệ số tương ứng quy định, ngoài ra còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí,
33
cấp vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày, khi chết được hỗ trợ mai táng phí bằng
20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Đề án 32 của Chính phủ về phát triển nghề CTXH. Theo Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát
triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu chung: Phát triển CTXH trở thành
một nghề Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH, xây dựng
đội ngũ cán bộ, viên chức. nhân viên, cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu
cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các
cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Tiểu kết chương
Trong chương 1, luận văn đã làm rõ một số khái niệm công cụ để nghiên cứu
đề tài, bao gồm các khái niệm: Khái niệm truyền thông, Khái niệm truyền thông công
tác xã hội, Khái niệm bạo lực gia đình, Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ,
Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Đặc biệt, chương 1 đã hệ
thống Đặc điểm xã hội và đặc điểm tâm lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình, Nhu cầu
của phụ nữ bị bạo lực gia đình; Các hoạt động công tác xã hội trong phòng chống
bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Các nguyên tắc công tác xã hội trong phòng chống
bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã
hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Các cơ sở pháp lý về công
tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Những lý luận này là
cơ sở để tác giả tìm hiểu thực trạng truyền thông Công tác xã hội trong phòng,
chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình ở chương tiếp theo.
34
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TẠI THÁI BÌNH
2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Thái Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số
Tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng,
có những ảnh hưởng trực tiếp đến tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh. Về địa lý Thái Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và
thành phố Hải Phòng; phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía
đông là bờ biển giáp vịnh Bắc Bộ.
Nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Thái
Bình có đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế: phía bắc
và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu
của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài
67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang
đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba
Lạt, Trà Lý, Lân. Với hệ thống sông ngòi gắn với quốc lộ 10, 39A, 218 cùng cảng
biển quốc gia Diêm Điền và các trục đường chính trong tỉnh đã tạo thành mạng lưới
giao thông thuỷ, bộ thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa trong
vùng đồng bằng sông Hồng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Về diện tích tự nhiên, Thái Bình có tổng diện tích là 1.542,24 km2 chiếm
0,5% diện tích đất đai của cả nước. Thái Bình có 7 huyện và 1 thành phố, bao gồm:
huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ
Thư và thành phố Thái Bình. Tổng số các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh là 286
xã, phường, thị trấn.
Dân số trung bình của Thái Bình năm 2017 ước đạt 1.790,5 nghìn người. Phân
theo giới tính: dân số nam ước đạt 865,4 nghìn người; dân số nữ ước đạt 925,1
nghìn người. Dân số khu vực nông thôn ước đạt 1.602,7 nghìn người.
35
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế
Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp. Năm
2011, trong tổng diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng nông
nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và thu hút gần
60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế, từ những năm đổi mới cho
đến nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi, tương đối
toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, nó còn là đòn bẩy cho ngành
công nghiệp chế biến, dịch vụ… phát triển tương đối mạnh cả về chất và về lượng.
Bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh
vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều thuận lợi trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng về năng lực sản xuất song cũng phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức như: tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc đặc biệt dịch tả
lợn Châu Phi, dịch trên đàn gia cầm, sâu bệnh trên lúa và hoa màu, ô nhiễm môi
trường, thị trường bao tiêu sản phẩm ... Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực
cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế trong tỉnh
đã thu được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể: Nền kinh tế tiếp tục ổn định và duy
trì đà tăng trưởng khá; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, giá so sánh năm 2010)
ước đạt trên 49.870 tỷ đồng, tăng 10,53% so với năm 2017; trong đó: khu vực nông,
lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 12.233 tỷ đồng, tăng 3,97%, công nghiệp và xây dựng
ước đạt 18.227 tỷ đồng, tăng 20,07% (công nghiệp ước đạt 12.217 tỷ đồng, tăng
21,98%; xây dựng ước đạt 6.011 tỷ đồng, tăng 16,37%), dịch vụ ước đạt 16.765 tỷ
đồng, tăng 6,68%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 133.237 tỷ đồng, tăng 12,25% so
với năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản chiếm 25,82%, công nghiệp và xây dựng chiếm 38,24%, dịch vụ chiếm
35,94%. Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả tích cực;
giá trị sản xuất ước đạt 26.994 tỷ đồng, tăng 3,99% so với năm 2017, vượt kế hoạch
đề ra (kế hoạch tăng 2,7%), đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua; là năm được
mùa cả 2 vụ lúa, năng suất cả năm ước đạt 130,76 tạ/ha (tăng 9,96% so với năm
2017). Tổng diện tích gieo trồng 207.983 ha, giảm 473 ha so với năm 2017, trong
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình

More Related Content

What's hot

Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
foreman
 
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt RaBẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt RaQuốc Giang
 
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
luanvantrust
 
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAYPhòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAYLuận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
KhoTi1
 
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
Trường Bảo
 
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đìnhBáo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đìnhHồng Nhung (Ỉn con)
 

What's hot (20)

Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt RaBẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
BẠo HÀnh VÀ NhỮng VẤn ĐỀ ĐẶt Ra
 
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
 
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
 
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAYPhòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAYLuận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo ...
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đìnhBáo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
 

Similar to Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình

Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt NamLuận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdfNâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
NuioKila
 
Bao hanh gia dinh
Bao hanh gia dinhBao hanh gia dinh
Bao hanh gia dinhanhthuan201
 
hùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxhùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptx
Ngoc182585
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioiCac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioitripmhs
 
Các phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiCác phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giới
NhnTrn71
 
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đPhòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptx
Tổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptxTổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptx
Tổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptx
nguyennvinh2007
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
luanvantrust
 
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú NinhChính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đLuận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Giải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm Bảo
Giải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm BảoGiải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm Bảo
Giải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm Bảoedmond871
 
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
tripmhs
 

Similar to Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình (20)

Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt NamLuận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
 
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdfNâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau.pdf
 
Bao hanh gia dinh
Bao hanh gia dinhBao hanh gia dinh
Bao hanh gia dinh
 
hùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxhùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptx
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
 
Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioiCac phuong phap lam viec voi nam gioi
Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
 
Các phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiCác phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giới
 
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đPhòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
 
Tổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptx
Tổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptxTổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptx
Tổ 1 11a6.pptx_20240111_220912_0000.pptx
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
 
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú NinhChính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
Chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Phú Ninh
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
 
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đLuận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
 
Giải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm Bảo
Giải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm BảoGiải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm Bảo
Giải Pháp Trị Bệnh Bốc Hỏa Đảm Bảo
 
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 

Recently uploaded (18)

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 

Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHÚC THỊ XUÂN TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8 76.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI, 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội đề tài “Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giải luận văn Khúc Thị Xuân
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ . 12 1.1. Một số khái niệm.................................................................................................. 12 1.2. Đặc điểm, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình ................................................ 20 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.......................................................................................... 28 1.6. Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ................................................................................................................... 31 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC........ 34 XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÁI BÌNH ....................................................................................................... 34 2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Thái Bình ................................................................. 34 2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình ..................................... 38 2.3. Thực trạng truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình........................................................................................ 44 Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÁI BÌNH................................. 68 3.1. Định hướng thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình .......................................................................... 68 3.2. Một số biện pháp thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình.............................................................. 70 KẾT LUẬN................................................................................................................ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 78
  • 4. MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐG: Bình đẳng giới BLGĐ: Bạo lực gia đình CTXH: Công tác xã hội CTV CTXH: Cộng tác viên Công tác xã hội MTTQ: Mặt trận tổ quốc NV CTXH: Nhân viên Công tác xã hội LHPN: Liên hiệp phụ nữ LĐTBXH: Lao động Thương binh và xã hội PCBLGĐ: Phòng chống bạo lực gia đình
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có truyền thống tôn trọng gia đình. Gia đình vừa là chỗ dựa về kinh tế, vừa là nơi nương tựa về tinh thần cho con người trong suốt cuộc đời nhiều khó khăn và trắc trở. Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội, có chiều hướng gia tăng, đáng báo động và làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp. Bạo lực gia đình không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, mức sống và trình độ văn hóa, thành thị hay nông thôn, không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn cả những đôi vợ chồng đã sống cùng nhau lâu dài. Bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tinh thần của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và gây mất trật tự an toàn xã hội nghiêm trọng. Hiện nay phụ nữ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bạo lực gia đình - thực trạng này xâm hại cả về thể chất và tinh thần của rất nhiều phụ nữ, làm mất ổn định cuộc sống và hạnh phúc của nhiều gia đình. Nó làm cản trở quá trình xóa đói giảm nghèo và việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, làm tăng sự bất bình đẳng và tổn hại đến danh dự, sức khỏe, an sinh và quyền tự chủ của các nạn nhân. Trong các năm từ 2011 – 2015 (ở nước ta) có 157.859 vụ bạo lực gia đình, trong đó nạn nhân là nữ chiếm 74,24%. Trong số 492.520 vụ ly hôn đã giải quyết thì nguyên nhân từ bạo lực gia đình chiếm 83,78%. Mỗi năm có hơn 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Đây là thông tin được đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước), phát biểu tại Quốc hội sáng 10/11/2016. Kết quả nhiều cuộc khảo sát và báo cáo địa phương cho thấy, hiện nay bạo lực gia đình đã gây ra những hậu quả cho phụ nữ và xã hội nói chung. Nạn nhân của BLGĐ rất cần sự giúp đỡ của xã hội và cộng đồng. Hiện nay trên toàn quốc đã có nhiều mô hình can thiệp trợ giúp phụ nữ bị BLGĐ. Như: “mô hình trợ giúp pháp lý”, “mô hình nhóm nhỏ”, “mô hình nhà tạm lánh”... Các mô hình trên đã thực hiện nhiều dịch vụ khác
  • 6. 2 nhau nhằm hỗ trợ tốt nhất cho phụ nữ bị BLGĐ, được an toàn, được động viên, an ủi, sớm được trở lại với đời sống bình thường với một nhận thức mới, vị thế mới. Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội. Do vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu những hậu quả của bạo lực gia đình thì các quy định của pháp luật cần phải được nghiêm chỉnh thi hành và có cơ chế theo dõi, giám sát việc thi hành đó và cần có sự phối hợp và linh hoạt giữa các ban ngành, đoàn thể với các nhân viên xã hội tại địa phương để bảo đảm sự ứng phó toàn diện đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Với tư cách là một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội vượt qua được vấn đề của mình, Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những nạn nhân bị BLGĐ phục hồi về mặt thể chất, tâm lý, để từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội. Do vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu những hậu quả của bạo lực gia đình thì các quy định của pháp luật cần phải được nghiêm chỉnh thi hành và có cơ chế theo dõi, giám sát việc thi hành đó và cần có sự phối hợp và linh hoạt giữa các ban ngành, đoàn thể với các nhân viên xã hội tại địa phương để bảo đảm sự ứng phó toàn diện đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Tại tỉnh Thái Bình chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để hình dung một cách tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình và thực trạng xây dựng các hoạt động truyền thông công tác xã hội, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. Điều đó đặt ra yêu cầu rằng chúng ta cần phải nghiên cứu về vấn đề truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình để tìm ra định hướng hiệu quả, đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối tổ chức các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình
  • 7. 3 đối với phụ nữ dưới góc độ là cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ và xây dựng các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới Hiện nay có rất nhiều tác phẩm trong và ngoài nước viết về vấn đề bạo lực chống lại phụ nữ, trong đó đối với các tác phẩm nước ngoài phải kể đến các tác phẩm như “Freedom from Violence - Women‟s Strategies from Around the World” (Tự do từ bạo lực- Chiến lược toàn cầu của phụ nữ) của nhiều tác giả, do Margaret Schuler chủ biên. Tác phẩm này đã phản ánh tình trạng bạo lực chống phụ nữ từ nước Mỹ đến các nước đang phát triển ở châu Á đến châu Phi và châu Mỹ La tinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hóa, nguyên nhân, các hình thức bạo lực diễn ra ở cả nơi làm việc, đường phố, gia đình mà các tác giả phản ánh đã nói lên tính phổ biến của các dạng bạo lực chống phụ nữ trong đó có bạo lực gia đình. Các bài viết đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược liên quan đặc biệt đến bạo lực giới. Đó là mở rộng chương trình tuyên truyền vận động, giáo dục, cải cách luật pháp và hành động chống bạo lực đối với phụ nữ. (tr.41, quyển bạo lực gia đình, một sự sai lệch…) Trong số các nghiên cứu của nước ngoài, phải kể đến đóng góp của nhà nữ quyền Dobash với cuốn sách “Violence Against Wives” (Tạm dịch là Bạo lực chống lại những người vợ - 1979) là một trong những công trình nghiên cứu nổi tiếng về BLGĐ. Nghiên cứu được tiến hành ở Scotland bao gồm những cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn không chính thức 137 phụ nữ đang lánh nạn vì bạo lực của người chồng. Trong số đó, có tới 84% các trường hợp phụ nữ bị tấn công lần đầu tiên trong 3 năm đầu của hôn nhân. Dobash đã chỉ ra nguyên nhân chính của các vụ bạo lực trong hôn nhân là do uy quyền của người chồng và sự phụ thuộc của người
  • 8. 4 phụ nữ vào đàn ông. Uy quyền của người chồng thường được khơi tỏa bởi sự ghen tuông, tình dục, con cái, tiền nong, say rượu …. Dobash cũng chỉ ra rằng phụ nữ bị bạo lực thường có xu hướng quay lại với người chồng bạo lực vì bị phụ thuộc về kinh tế và lo lắng về sự thiếu vắng vai trò của người bố đối với con cái của họ. Chính từ những lo lắng đó nên khi xảy ra bạo lực, những người phụ nữ thường không muốn đi trình báo cảnh sát hoặc cơ quan chức năng. Do vậy, họ thường không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng hay các dịch vụ phúc lợi. Năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Trường Dược nhiệt đới của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu đa quốc gia với chủ đề “Women’s Health and Domestic Violence against Women” (Sức khỏe phụ nữ và BLGĐ chống lại phụ nữ). Nghiên cứu đã tiếp cận với phụ nữ trên 10 quốc gia bao gồm Bawngladet, Brazin, Ethiopia, Nhật, Peru, Namibia, Samoa, Serbia và Montenegro, Thái Lan và nước Cộng hòa Tanzania cho thấy có 15% đến 71% phụ nữ phải chịu đựng một hình thức bạo lực nào đó về thể xác và tình dục ngay trong gia đình họ và đây là vấn đề có tính chất toàn cầu hiện đang xảy ra ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Chi phí kinh tế cũng rất đáng quan tâm – một báo cáo năm 2003 của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ ước tính rằng chi phí cho những vụ bạo lực do người quen biết gây ra chỉ tính riêng ở Mỹ cũng đã lên đến 5,8 tỷ đô la mỗi năm; 4,1 tỷ cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trực tiếp và 1,8 tỷ cho những thiệt hại về khả năng lao động. Báo cáo về “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” được Tổng thư ký LHQ trình bày tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng LHQ là một tài liệu quan trọng thể hiện rõ tình hình bạo lực đối với phụ nữ đang diễn ra ở 71 quốc gia trong phạm vi nghiên cứu. Báo cáo đã chỉ ra các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ ở các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu là việc sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn và xung đột, quan điểm “riêng tư”, sự thờ ơ của các cấp ban ngành và một số yếu tố nguy cơ ở cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng khác. Báo cáo đã phản ánh một cách khái quát về tình hình bạo lực với phụ nữ trên Thế giới, cùng các hình thức biểu hiện, các chỉ số và hậu quả của nó. Báo cáo cũng chỉ ra những hoạt động có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này như: chú trọng vào pháp luật và
  • 9. 5 cung cấp các dịch vụ phòng ngừa. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức, khó khăn không nhỏ cho nhân loại trong công tác phòng chống, ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ như: nguồn lực mỗi quốc gia khác nhau, thiếu hụt ngân quỹ, thiếu sự xử phạt, thiếu sự đánh giá hay các cách tiếp cận toàn diện. Tác giả Lê Thị Phương Mai với “Bạo lực đối với phụ nữ, những hậu quả đối với sức khỏe sinh sản”. Cùng với những tác phẩm, bài nghiên cứu trong nước về bạo lực gia đình còn có những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như cuốn sách của Heise, L., Ellsberg, M. (1994) Bạo lực đối với phụ nữ: Gánh nặng sức khỏe tiềm ẩn; cùng tác giả với cuốn: Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ (1999). Các tác giả có điểm chung khi đề cập đến vấn đề này, đều bày tỏ thái độ phản đối bạo lực, những hậu quả đáng tiếc mà bạo lực gây ra, bên cạnh đó kêu gọi cộng đồng chung tay đẩy lùi bạo lực và bất bình đẳng giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ, tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng và đưa đến những giải pháp và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về truyền thông công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ, chưa nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp cho nhóm phụ nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình trên góc độ của ngành công tác xã hội. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình, trong những năm gần đây, không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, bạo lực gia đình đã trở thành một trong những vấn đề được nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm. Đây là một vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu và có thể coi là một loại vi phạm quyền con người mang tính phổ biến nhất. Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới văn hóa, đẳng cấp xã hội, trình độ học vấn, tuổi tác; nó đã và đang tác động đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Cho đến nay, các tác phẩm, bài nghiên cứu viết về hoạt động truyền thông phòng chống bạo lực gia đình một cách chuyên sâu còn rất ít. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình cũng được bắt đầu từ những năm 1990 và ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn, thu hút sự chú ý
  • 10. 6 đặc biệt của xã hội. Các góc cạnh của vấn đề được tìm tòi, phát hiện và công bố trên nhiều ấn phẩm thuộc các chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau. Từ những năm 1994, tác giả Lê Thị Quý - một trong những chuyên gia nghiên cứu về Giới, gia đình đã có bài viết đầu tiên về “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên tạp chí Khoa học và Phụ nữ, trong đó xác định 5 nguyên nhân chính của nạn bạo lực gia đình; tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất, sâu xa nhất chính là bất bình đẳng trong quan hệ giới. Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” tác giả Lê Thị Quý đã đi sâu phân tích vấn đề bạo lực gia đình dưới hai dạng “Bạo lực không nhìn thấy được” và “Bạo lực nhìn thấy được” trong đó nêu cụ thể dạng bạo lực không nhìn thấy được xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên chức”, “hy sinh” của phụ nữ. Đây là một trong những phát hiện về các dạng bạo lực trong gia đình mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đã sử dụng. Năm 1999, các tác giả: Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh thực hiện công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” tiến hành ở 3 thành phố Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn bạo lực trong gia đình”. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng tại 3 thành phố nghiên cứu, đặc biệt là trong những gia đình mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ. Nghiên cứu đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và chỉ ra 7 kiến nghị nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết trực tiếp giúp chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình nâng cao được năng lực của bản thân, từ đó họ có thể tự giúp bản thân họ vươn lên, thoát khỏi hoàn cảnh. Viết về nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình có nhiều cuốn sách trong nước như cuốn của tác giả Nguyễn Thị Hoài Đức với “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Những thái độ và thực hành về Sức khỏe phụ nữ”, trong nghiên cứu này tác giả đi vào phân tích sâu về hậu quả của bạo hành, cùng với những tác động tiêu cực
  • 11. 7 của nó đối với thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Tác giả Lê Thị Quý với “Bạo lực gia đình trong hoàn cảnh Việt Nam, các hình thức, nguyên nhân và các khuyến nghị hành động”, trong nghiên cứu này tác giả bằng phương pháp khảo sát thực tế và phỏng vấn cấu trúc đã phân tích sâu sắc nguyên nhân, hình thức của bạo lực chủ yếu do bất bình đẳng giới; và tác giả cũng có đưa ra một số giải pháp dành cho nạn nhân bị bạo lực. Song cách thức để tuyên truyền về phòng, chống vẫn chưa được phân tích cụ thể, sâu sắc. Bạo lực còn được nhắc đến dưới dạng bạo lực giới như nghiên cứu của Vũ Mạnh Lợi với cuốn “Bạo lực trên cơ sở Giới tại Việt Nam”, và Quy, Lê Thi (2004) – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn với bài nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở Giới trong gia đình, Điển cứu tại Thái Bình, Phú Thọ và Hà Nội”. Đặc biệt người phụ nữ được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản chỉ đạo hoạt động và công tác đoàn thể của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tại tỉnh Thái Bình, năm 2001 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành thực hiện đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” tại ba tỉnh: Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang. Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đã tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và các cán bộ thi hành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương. Đề tài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân và hậu quả của nạn BLGĐ đối với phụ nữ và phản ứng của nạn nhân trước những hành vi bạo lực. Năm 2012, Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện “Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tính đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016”. Cuộc điều tra này nhằm xác định thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp có tính đột phá cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình những năm tiếp theo. Năm 2013, Học viên Lê Thị Vân Anh – Khoa văn hóa học, trường Đại học văn hóa Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoạt động truyền thông phòng chống bạo lực gia đình tại trung tâm phụ nữ và phát triển từ năm 2007 đến nay” với
  • 12. 8 mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các lý thuyết về truyền thông trực tiếp, các cách thức hoạt động truyền thông hiệu quả trong phòng chống bạo lực gia đình tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị và một số giải pháp cho các đối tượng bị bạo lực gia đình, cho người làm công tác truyền thông, Nhà nước và chính quyền các cấp. Còn rất nhiều những công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau về vấn đề BLGĐ đã được các tác giả thực hiện với mong muốn sẽ góp phần đưa đến một cái nhìn đa sắc cạnh về vấn đề BLGĐ tại các địa phương trên cả nước. Các nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ cũng như đã đưa ra được các kết luận, khuyến nghị có ý nghĩa cho công tác phòng chống BLGĐ ở nước ta. Có thể thấy, trong các công trình khoa học đã được công bố, phần lớn đều đề cập đến vấn đề về nguyên nhân của bạo lực gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình, cũng có một số nghiên cứu đề cập đến giải pháp, song đó là những hướng giải pháp chung về cách phòng tránh bạo lực gia đình rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình. Đặc biệt,tại tỉnh Thái Bình hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện dưới góc độ Công tác xã hội trên địa bàn toàn tỉnh nên tôi nghiên cứu vấn đề Truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. Ở luận văn này tôi đề cập một số giải pháp cụ thể, đó là hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, những cách thức truyền thông hiệu quả đã được Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức thành công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về truyền thông trực tiếp, các cách thức hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Thực trạng hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Thái Bình; Đưa ra một số khuyến nghị và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông Công tác xã hội cho các đối tượng bị
  • 13. 9 BLGĐ, cho người làm công tác xã hội và chính quyền các cấp tại tỉnh Thái Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Công tác xã hội, truyền thông công tác xã hội. - Khảo sát đánh giá hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Thái Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về địa bàn nghiên cứu: 8 huyện, thành phố tỉnh Thái Bình. - Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bạo lực gia đình và truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đây là phương pháp sử dụng các kỹ năng chuyên môn tìm hiểu, thu thập, phân tích các tài liệu đã được công nhận có liên quan đến công tác xã hội đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình từ đó đánh giá vấn đề để đưa ra các định hướng, giải pháp để nâng cao hoạt động truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ tỉnh Thái Bình. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
  • 14. 10 Là phương pháp sử dụng bảng hỏi theo nội dung đã được soạn trước nhằm thu thập thông tin về đời sống vật chất cũng như tinh thần của phụ nữ và về thái độ, kĩ năng làm việc của nhân viên công tác xã hội. Qua bảng hỏi ta cũng nói lên tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ về các dịch vụ công tác xã hội cũng như các hoạt động khác. Tác giả sử dụng phương pháp này tại 8 xã thuộc 8 huyện, thành phố để phỏng vấn 800 phụ nữ làm căn cứ dưa ra nhận định đánh giá về kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế trong các hoạt động phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ đặc biệt là phụ nữ, đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện tốt truyền thông CTXH trong PCBLGĐ cho phụ nữ tỉnh Thái Bình. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, thái độ, mối quan tâm của họ về vấn đề công tác xã hội đối với phụ nữ, từ đó thu thập các thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu sâu hơn về vai trò của CTXH trong PCBLGĐ cho phụ nữ. Thực hiện phỏng vấn sâu tại 8 xã thuộc 8 huyện/thành phố với tổng số 80 bảng hỏi. Cụ thể, mỗi xã phỏng vấn sâu sâu 10 người: 01CB đảng, 01 CB chính quyền, 01 CB LĐTBXH, 01 CB văn hóa, 01 CB Hội phụ nữ, 01 CB MTTQ, 01 Công an và 3 phụ nữ đã từng là nạn nhân của BLGĐ. 5.2.4. Phương pháp quan sát Quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích bằng cách thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng các lý thuyết về truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình để nghiên cứu và lý giải một cách khoa học vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, góp
  • 15. 11 phần tổng quan lý luận cơ bản truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thêm các giải pháp nhằm giúp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh nâng cao hiệu quả truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả của bạo lực gia đình,bạo lực đối với phụ nữ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình
  • 16. 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm truyền thông Khái niệm truyền thông được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau: Truyền thông đơn giản là quá trình truyền đạt thông tin, sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, hình ảnh, màu sắc nhằm tắc động trực tiếp đến tư duy suy nghĩ của đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến. (Trích theo Trịnh Đức Dương Blog) Truyền thông: Đơn giản chỉ là quá trình truyền đạt thông tin thôi. Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin, một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Truyền thông là kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Ở dạng dễ, thông tin được truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận. Ở dạng khó hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người tiếp nhận. Những yếu tố cơ bản của Truyền thông: + Nguồn là đem lại thông tin và bắt đầu quá trình truyền thông. + Thông điệp là thông điệp từ nhà truyền thông muốn gửi đến người nhận thông tin. + Kênh truyền thông là đường chuyển tải thông tin dữ liệu đến người tiếp thông tin. + Người tiếp nhận là một cá nhân hoặc tập thể nhận thông tin.
  • 17. 13 1.1.2. Khái niệm truyền thông công tác xã hội Truyền thông CTXH là truyền tải những nguyên tắc của công tác xã hội, vai trò của nhân viên CTXH, những dịch vụ CTXH và các hoạt động của CTXH qua các kênh thông tin đại chúng, qua các cuộc trao đổi, tọa đàm, hội nghị ….đến người dân trong cộng đồng. Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình là quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng giữa người truyền thông và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về bạo lực gia đình theo mục tiêu truyền thông đề ra. 1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình - Khái niệm bạo lực Bạo lực là một hiện tượng xã hội, phương thức ứng xử trong các mối quan hệ xã hội tồn tại trong mọi xã hội từ khi hình thành xã hội loài người. Đây là mối quan hệ khi một bên sử dụng quyền lực để trấn áp bên kia. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bạo lực được hiểu là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người, một cộng đồng người mà gây ra hay làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa bạo lực “là sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” (tr.33, Từ điển Tiếng Việt (2007), NXB Lý luận CT, HN). Với giải thích này, bạo lực thường được hiểu theo nghĩa là phương thức thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền và thiên về sử dụng vật chất. - Khái niệm bạo lực gia đình Định nghĩa bạo lực gia đình của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ ngày 20/12/1993 đã định nghĩa: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại hoặc gay đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời đe dọa hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư”.
  • 18. 14 Ở Việt Nam, vào ngày 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XII đã thông qua bản dự thảo Luật Phòng,chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2 Điều 1, Luật PCBLGĐ năm 2007) Hành vi bạo lực gia đình thường xảy ra ở giữa những người có quan hệ đặc biệt (vợ chồng, con dâu, con rể) hoặc ruột thịt (ông, bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em họ hàng) có thể trong cùng một mái nhà hoặc khác mái nhà. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ, trẻ em hoặc người cao tuổi. Còn nam giới, họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không phân biệt hoàn cảnh, trình độ. + Các loại hình bạo lực gia đình Theo quan hệ của các đối tượng bạo lực gia đình có thể phân chia thành một số loại bạo lực gia đình: - Bạo lực giữa vợ chồng với nhau là loại bạo lực phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. - Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là loại bạo lực giữa anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu. - Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với cháu, anh chị đối với em. - Bạo lực ngược: bạo lực của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn như con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh chị. Theo phương cách ứng xử, có thể phân bạo lực gia đình ở các dạng sau: - Bạo lực về thể chất Bạo lực về thể chất được biểu hiện qua các hành vi thô bạo như thượng cẳng chân,hạ cẳng tay nhằm gây thương tích cho nạn nhân; hạn chế các nhu cầu thiết yếu (ăn, uống, ngủ); đuổi ra khỏi nhà, bỏ rơi nơi vắng vẻ.
  • 19. 15 - Bạo lực tinh thần Bạo lực tinh thần không gây hậu quả nghiêm trọng đến thể chất người bị bạo hành, nhưng có nhiều trường hợp, người bị bạo hành phải tìm đến cái chết để giải thoát. Bạo lực tinh thần phổ biến, âm ỉ và dai dẳng hành hạ nạn nhân. Biểu hiện của kiểu bạo hành này là các hành vi chửi mắng, hạ nhục với lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Thậm chí, có khi bạo lực tinh thần tồn tại dưới một số dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý gây nên sự ức chế, phẫn uất, khủng hoảng ý thức. Ngược lại với kiểu hành hạ bằng lời là kiểu hành hạ bằng tình cảm, với các hành vi như tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, “chiến tranh lạnh”, tỏ ra vô trách nhiệm. - Bạo lực tình dục Bạo lực tình dục là hành vi ép buộc bằng bạo lực, gạ gẫm, đe dọa, lừa gạt hoặc dùng kinh tế để ép buộc quan hệ tình dục với người khác trái với ý muốn của họ. Dùng các thủ đoạn khiến nạn nhân lệ thuộc hay trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chấp nhận, bắt quan hệ ngay cả khi bạn đời đau ốm,mệt mỏi. Trong các hình thức bạo lực thì bạo lực tình dục ít bị phát hiện và nạn nhân không được bảo vệ vì ở nước ta, đây là một vấn đề tế nhị khó tìm hiểu. Trong lĩnh vực này, nạn nhân nữ chịu ảnh hưởng nặng nề của các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống chi phối. Đối với người chồng, họ có nghĩa vụ phải phục tùng, thậm chí bị ép buộc sinh thêm con, không cho dùng các biện pháp tránh thai, cưỡng ép quan hệ khi họ không muốn. - Bạo lực kinh tế Bạo lực kinh tế bao gồm các hành vi như: kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời lệ thuộc về tài chính, chi tiêu, không cho giữ tiền và đi làm, phải chứng minh mọi chi tiêu mua sắm lớn nhỏ. Ở Việt Nam, loại bạo lực này chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thực tế cho thấy đây là hình thức phổ biến rộng rãi. - Bạo lực xã hội Bạo lực xã hội bao gồm các hành vi như cắt đứt mối quan hệ giữa vợ (chồng) và người trong gia đình với bạn bè, người thân, họ hàng, đe dọa họ, cô lập họ bằng
  • 20. 16 nhiều cách như nhốt trong nhà, hạn chế cho đi ra ngoài và giao tiếp với mọi người, cắt điện thoại, ngăn cản không được tham gia bất kỳ một hoạt động xã hội nào như đi học, đi làm, không tham gia các tổ chức xã hội, không được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, thường không có ranh giới rõ ràng giữa các loại bạo lực, bởi người có hành vi bạo lực thường sử dụng nhiều hình thức bạo lực cùng một lúc như vừa đánh đập, bắt lao động quá sức vừa chửi bới, lăng mạ, nhốt không cho tiếp xúc với bên ngoài hoặc đuổi ra khỏi nhà và có những loại bạo lực vừa nhìn thấy được thể hiện qua các tác động của cơ thể, sức khỏe, vừa không nhìn thấy được thể hiện qua những tổn thương về tinh thần, tình cảm, như bạo lực về thể chất, bạo lực tình dục. Điều này cho thấy rằng, vấn đề bạo lực gia đình và các hành vi bạo lực gia đình là một vấn đề phức tạp. + Nguyên nhân của bạo lực gia đình Một là, nhận thức về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt, quyết định mọi việc trong gia đình. Bên cạnh đó, cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của gia đình mà không can thiệp kịp thời, chưa tạo ra dư luận rộng rãi. Hai là, khó khăn về kinh tế cũng là một yếu tố làm nảy sinh bạo lực trong gia đình, khi năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế sẽ hình thành ở họ tư tưởng tự ti, hẹp hòi, dễ nổi nóng dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Hoặc trong hoàn cảnh, nữ giới bị hạn chế về cơ hội tiếp cận việc làm, phải phụ thuộc vào nam giới về mặt tài chính thì những khó khăn về kinh tế sẽ tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với các thành viên trong gia đình, từ đó dẫn
  • 21. 17 tới các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột; nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Ba là, trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, sự chênh lệch nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan dẫn đến tình trạng BLGĐ. Bốn là, sự khủng hoảng của các mối quan hệ gia đình. Thực tế đã khẳng định, ngoài những yếu tố khách quan từ bên ngoài, bạo lực gia đình còn xảy ra do chính những nguyên nhân trong nội bộ gia đình. Gia đình không hạnh phúc, không có tình yêu thương, sẻ chia là điều kiện tốt nhất làm cho các loại bạo lực có thể phát triển. Do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội, gia đình Việt Nam đang có những dấu hiệu của sự khủng hoảng; nhiều giá trị truyền thống về gia đình đã có sự thay đổi. Các mối quan hệ giữa những người ruột thịt trong nhiều gia đình không còn bền chặt như trước. Năm là, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ phận người dân còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp tục xảy ra. Sáu là, tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. + Hậu quả của bạo lực gia đình Thứ nhất, bạo lực gia đình dù ở hình thức nào cũng gây tổn thương đến sức khỏe và tinh thần đối với nạn nhân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người nhất là đối với phụ nữ, trẻ em, các thành viên khác trong gia đình và toàn xã hội; vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Bạo lực gia đình xảy ra phổ biến đối với phụ nữ nhưng đó cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em, có tác động rất xấu đến sự phát triển thể chất,tinh thần, đạo đức, trí tuệ và nhân cách của chúng. Những trẻ em này sẽ có sự tác động tâm lý như trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, tự ti, bi quan, nóng giận… Thứ hai, bạo lực gia đình tác động tiêu cực đến lực lượng lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng công việc; do đó cũng ảnh hưởng xấu đến các
  • 22. 18 hoạt động kinh tế, nó đang trực tiếp gây ra những hậu quả khôn lường cả về vật chất, tinh thần cho nạn nhân, gia đình họ và cộng đồng. Nạn nhân bị bạo lực gia đình luôn trong tình trạng bất ổn, hoảng loạn cộng với những tổn hại về sức khỏe, thể chất làm giảm năng suất lao động, gia tăng bệnh tật. Bên cạnh đó, người gây ra bạo lực thường có tinh thần thiếu minh mẫn, không kiểm soát được hành động, tư tưởng không được thoải mái để lao động, làm việc, học tập. Thứ ba, bạo lực gia đình tạo ra gánh nặng cho xã hội khi phát sinh các chi phí phục vụ cho việc hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và xử lý các vụ vi phạm bạo lực gia đình. Chi phí cho việc thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như tuyên truyền, tư vấn và các chi phí khác như y tế, giáo dục rất tốn kém. Thứ tư, hậu quả đối với người gây bạo lực là bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự và mất uy tín đối với cộng đồng. Ngoài ra, bạo lực gia đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự an toàn xã hội, trật tự tại cộng đồng, khu dân cư; khiến cho các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam bị lung lay và suy giảm. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, nhân phẩm, mất tính dân chủ xã hội, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, gây nguy cơ tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam. 1.1.4. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ Bạo lực đối với phụ nữ gây tổn hại cho phụ nữ về mặt thể chất, tình dục, tâm lý hay kinh tế, bao gồm cả đe dọa thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố tình tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư. Không phải tất cả các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ đều là bạo lực trên cơ sở giới nhưng trong bối cảnh bất bình đẳng giới còn phổ biến ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ do chồng hay bạn tình lâu dài gây ra bạo lực trên cơ sở giới. Bạo lực đối với phụ nữ vi phạm nghiêm trọng những quyền con người cơ bản nhất và là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của bất bình đẳng giới. Đây là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe cho phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thạm chí gây tử vong (Tham khảo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh
  • 23. 19 sản, trang 460, Bộ Y tế 2016 ban hành theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 9/7/2016). Bạo lực trên cơ sở giới được quy định là một trong những hành vi bị cấm trong điều 10 Luật Bình đẳng giới năm 2016. Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo lực đối với phụ nữ do chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình gây ra là hành vi vi phạm pháp luật. 1.1.5. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là việc thực hiện cac biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, giúp cho người phụ nữ tránh được bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người và có cuộc sống hạnh phúc. Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một công việc rất khó khăn và lâu dài. Để bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ quyền và vị trí của người phụ nữ cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ chỉ đạt được hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật, phù hợp với pháp luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ được hiểu là phòng ngừa những hành vi trái pháp luật phòng chống bạo lực gia đình, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ mà nạn nhân của bạo hành gia đình là người phụ nữ. Như vậy, Phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ là phòng ngừa các hành vi bạo hành gia đình đối với phụ nữ mà trong đó nạn nhân là người phụ nữ, người gây ra bạo hành chủ yếu là nam giới. Người phụ nữ không chỉ bị bạo hành từ phía người chồng, mà còn bị bạo hành từ phía gia đình nhà chồng, bố, mẹ, anh, chị, em của chồng. 1.1.6. Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình Theo giáo trình CTXH trong phòng, chống BLGĐ của Học viên Phụ nữ Việt Nam năm 2015, CTXH trong PCBLGĐ là các hoạt động phòng ngừa, giảm nhẹ, giải quyết vấn đề BLGĐ từ cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên CTXH. 1.1.7. Truyền thông công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình
  • 24. 20 Truyền thông công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình là truyền tải những nguyên tắc của công tác xã hội, vai trò của nhân viên CTXH, những dịch vụ CTXH và các hoạt động của CTXH trong phòng, chống bạo lực gia đình qua các kênh thông tin đại chúng, qua các cuộc trao đổi, tọa đàm, hội nghị …. chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng đến người dân trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về bạo lực gia đình theo mục tiêu truyền thông đề ra. 1.2. Đặc điểm, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình 1.2.1. Đặc điểm của phụ nữ bị bạo lực gia đình Phụ nữ bị bạo lực gia đình đa dạng, ở nhiều độ tuổi, hình thức và mức độ bị bạo lực khác nhau; trong đó họ là những người thiếu kinh nghiệm trong làm ăn, không có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất và phát triển kinh tế, trình độ tay nghề không có hoặc rất thấp, chính vì vậy đời sống của họ và gia đình họ hầu hết gặp rất nhiều khó khăn. Đa số phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ bị tổ thương tâm lý nặng nề, tâm trạng thường thấy thua thiệt so với bạn bè, anh chị em trong gia đình, nếu làm họ bị tổn thương thì họ cảm thấy bị xúc phạm và rất dễ bất mãn. Một số khác có tâm lý cho rằng người khác không hiểu hoàn cảnh của mình nên chán nản, bất mãn từ đó họ cảm thấy khó hòa nhập với gia đình, cộng đồng, không có ý chí phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, có những nạn nhân nỗ lực tìm kiếm cho mình giải pháp phù hợp để đấu tranh với người gây bạo hành, có người đã dần dần cảm hóa được người gây ra bạo lực, vì vậy cuộc sống của họ trở lên hạnh phúc; Có nạn nhân tìm kiếm sự hỗ trợ của người thân, bạn bè và các dịch vụ trợ giúp xã hội để thoát khỏi hoàn cảnh bạo lực; trong số những nạn nhân này có thể trở thành người hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong công tác tư vấn, giải quyết, trợ giúp các ca bị bạo lực từ trải nghiệm của chính mình. Phụ nữ bị BLGĐ thường có cảm giác lo lắng, xấu hổ, nhục nhã, ít nói, phủ nhận việc mình bị BLGĐ và không muốn kết nối, chia sẻ với những người khác
  • 25. 21 trong gia đình; đồng thời họ không làm gì để ngăn chặn bạo lực xảy ra và tự đổ lỗi cho bản thân về việc 1.2.2. Nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình Là con người trong xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và luôn phát triển, biến đổi cùng với sự phát triển của con người. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tuỳ theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hoá, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Để tồn tại con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống, như: ăn, mặc, nhà ở, và chăm sóc y tế,…; để phát triển con người cần được đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng sự vận động và phát triển của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của con người. Việc đáp ứng các nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism). Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: Nhu cầu cơ bản ((basic needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu
  • 26. 22 này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Nhu cầu cơ bản này phù hợp với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Con người trước hết phải được đáp ứng các các nhu cầu ăn, mặc ở... Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety needs): Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn... Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tâm lý. Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện hai cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả, cống hiến cho cộng đồng xã hội. Thông qua lý thuyết về thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, nhân viên xã hội sẽ tìm hiểu và chỉ ra hệ thống những nhu cầu của thân chủ. Phù hợp với nhu cầu của đối tượng là yêu cầu tiên quyết, không thể
  • 27. 23 thiếu quyết định hiệu quả của các hoạt động trợ giúp; việc tìm hiểu nhu cầu của nhóm thân chủ là khâu không thể thiếu trong việc thực hành công tác xã hội. Thuyết nhu cầu của Maslow là căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau. Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp nhân viên CTXH tránh được việc “đánh đồng” hay “chủ quan” khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Thay vào đó nhân viên xã hội cần tìm kiếm những nhu cầu thực mà đối tượng đang mong muốn được thoả mãn. Đối tượng và vấn đề của họ được đặt vào vị trí trung tâm chứ không phải ý muốn chủ quan của cơ quan hỗ trợ hay của nhân viên xã hội. Cung cấp đúng các dịch vụ mà đối tượng mong muốn cũng như các hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và hiệu quả vấn đề mà đối tượng gặp phải. Tiếp cận theo nhu cầu là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Tính nhân văn thể hiện ở việc coi trọng con người và những nhu cầu của chính bản thân họ. Tiếp cận theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhân viên CTXH đặt những người phụ nữ và những đặc điểm riêng của họ vào vị trí trung tâm. Tiếp cận theo nhu cầu giúp nhân viên xã hội loại bỏ tính chủ quan khi tiếp cận và nhận diện các đối tượng. Thay vào đó nhân viên xã hội cần phải lắng nghe để cảm thông một cách sâu sắc với những mong muốn của đối tượng. Tính nhân văn còn được thể hiện ở việc tin tưởng vào khả năng của con người trong việc tự làm chủ những vấn đề của mình. Nhân viên xã hội với cách tiếp cận theo nhu cầu luôn tin tưởng đối tượng có khả năng tự giải quyết vấn đề của chính họ. Vì thế, sau khi tìm ra những nhu cầu của thân chủ, nhân viên xã hội sẽ cố gắng một cách tối đa để động viên, khích lệ thân chủ tham gia vào quá trình hiện thực hoá các nhu cầu của họ, cùng với sự hỗ trợ của các nguồn lực cần thiết. Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình: Thứ nhất, hầu hết phụ nữ bị bạo lực gia đình thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những người đặc biệt khó
  • 28. 24 khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân nhân như việc lo ăn, học hành, chữa bệnh cho con cái,… và thậm chí có nguy cơ bị đe doạ đến sự an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội và đặc biệt là ngành CTXH. Thứ hai, việc đáp ứng các nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy họ tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng các nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho xã hội. Thứ ba, tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hỗ trợ giảm chi phí và tăng hiệu quả khi tránh được những dư thừa hay không đầy đủ khi trợ giúp cho thân chủ. Đặc biệt, tham vấn tâm lý là nhu cầu cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Phụ nữ bị bạo lực gia đình là đối tượng yếu thế cần được sự trợ giúp toàn diện, trong đó có sự trợ giúp về mặt tâm lý. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của họ, giúp họ vượt qua những vấn đề của mình, tạo điều kiện phát triển nhân cách cá nhân. Nhu cầu nói chung chỉ xuất hiện khi cơ thể có những đòi hỏi đối với thế giới bên ngoài cần đáp ứng một điều gì đó để tồn tại và phát triển. Với tư cách là một nhu cầu cấp cao, nhu cầu tham vấn tâm lý của PN bị BLGĐ trước hết là mong muốn được giải tỏa cảm xúc, chia sẻ, từ đó tháo gỡ các vấn đề khó khăn mà mình gặp phải. Nhu cầu tham vấn tâm lý của PN bị BLGĐ đối với hoạt động tham vấn biểu hiện cụ thể ở nhận thức, mong muốn, hành vi của họ đối với với hoạt động tham vấn. Trước khi đi tìm hiểu những hiểu biết của phụ nữ bị BLGĐ về tham vấn, chúng ta đi sẽ tìm hiểu những khó khăn trong cuộc sống – nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn của của họ. 1.3. Các hoạt động truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ - Truyền thông hoạt động phòng ngừa: Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về BLGĐ, luật pháp chính sách
  • 29. 25 về BLGĐ và vai trò của CTXH trong PCBLGĐ. Vận động cộng đồng tham gia các hoạt động PCBLGĐ. - Truyền thông hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ: Hỗ trợ nạn nhân tìm nới tạm lánh, đảm bảo an toàn và các nhu cầu thiết yếu; hỗ trợ nạn nhân chăm sóc y tế; tham vấn hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân; Cùng nạn nhân lập kế hoạch an toàn ngắn hạn và dài hạn; Hỗ trợ nạn nhân giải quyết vấn đề BLGĐ; Hỗ trợ nạn nhân học nghề, tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng. - Truyền thông hoạt động hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương trong gia đình có bạo lực: Đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già, người khuyết tật khi có BLGĐ xảy ra; Hỗ trợ nạn nhân chăm sóc trẻ em trong thời gian BLGĐ chưa được giải quyết; đảm bảo cho trẻ em không bị gián đoạn việc học tập, tham vấn để ổn định tâm lý cho trẻ em. - Truyền thông hoạt động hỗ trợ người gây bạo lực: Giúp người gây bạo lực nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm với hành vi của mình; Hỗ trợ người gây bạo lực thay đổi cảm xúc, hành vi, biết cách cư xử với các thành viên trong gia đình trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo an toàn. Truyền thông CTXH thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào những thời điểm khi con người tương tác với các môi trường của mình. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của CTXH 1.4. Các nguyên tắc công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; Nạn nhân
  • 30. 26 bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ; Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, BLGĐ”. Trong đó, nguyên tắc “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam” mang tính chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình bởi nhiều lý do: Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình mang tính khép kín với những người xung quanh, việc trong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào. Trong thực tế, những vụ bạo lực gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao. Mặt khác, sự can thiệp của pháp luật có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người nhằm mục tiêu giúp nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực sẽ nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp. Việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn, bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán sẽ phát huy hiệu quả lớn nhất. Về nguyên tắc “Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật”. Trong lĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi bạo lực có ý nghĩa quan trọng, vì nếu không kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc thì có thể trở thành thói quen, được chấp nhận
  • 31. 27 với cả nạn nhân và người vi phạm. Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn thương tới mối quan hệ gia đình, xã hội. Nguyên tắc “Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ”. Giúp đỡ nạn nhân, bảo vệ quyền, lợi ích của họ là điều cần thiết và được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng mà mọi người đều phải tuân theo. Những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, vì họ coi đấy là chuyện riêng tư, nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra việc giúp đỡ nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định. Do vậy, pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự phù hợp nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi… Về nguyên tắc “Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình”. Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không phải chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Bên canh đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Việc Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định những nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình rất cụ thể đã thể hiện tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
  • 32. 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ 1.5.1. Yếu tố về phong tục, tập quán Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có “quyền” quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình… Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “vợ chồng đóng cửa bảo nhau” nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ “phu thê cung kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực tới việc bảo vệ những thành viên yếu thế trong các gia đình: người già được kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau… Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình Việt Nam. 1.5.2. Yếu tố về tâm lý cộng đồng và định kiến giới Khái niệm tâm lý được đề cập trong phần này là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em với nhau và với vấn đề BLGĐ. Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chúng vẫn là “phu xướng phụ tùy”, đề cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Vợ đánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, xã hội và cộng đồng lên án; còn người chồng đánh vơh thì mặc nhiên được gọi là “Biết dạy vợ”, hành vi “đòi hỏi” của người chồng luôn được coi là chính đáng và
  • 33. 29 người vợ chỉ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Với đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để khẳng định mình như đã là thói quen, không thể thiếu và thực chất jhar năng kiềm chế của họ không bằng phụ nữ nên rất dễ “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” khi phải giải quyết mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường mà không nghĩ đó là hành vi bạo lực gây tổn thương tinh thần cho người chồng. Cha mẹ luôn dành tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái mình. Song phần đông người Việt Nam có quan niệm về giáo dục con là “Yêu cho roi cho vọt”. Do vậy cha mẹ đánh đạp, mắng chửi các con được coi là chuyện đươcng nhiên và rất bình thường, thậm chí là rất cần thiết để dạy các con thành người. các con phải chấp nhận sự giáo dục này để chịu đựng. Nhiều cha mẹ còn cho rằng “con cái là của riêng mình” nên mình có quyền đối xử tùy ý, không được ai can thiệp vào. Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên nhường dưới” luôn luôn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự áp đặt của nhừng thành viên lớn tuổi đối với những thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình là khá phổ biến và họ luôn quan niệm “không không đến trẻ, khỏe không đến già”. Điều này, hiện nay thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh BLGĐ. Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Việt nam từ bao đời nay và đã và đang cướp đi quá nhiều quyền lợi chính đánh, hợp pháp của những người phụ nữ. Người vợ, người mẹ, người con gái trong gia đình không được tôn trọng, không được hưởng quyền lợi về vật chất, tinh thần và thường xuyên phải chịu rất nhiều tổn thương như bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bị ép quan hệ tình dục, bị đánh đập. Quan niệm “Con gái là con nhà người ta” cũng khiến nhiều bé gái chịu thiệt thòi hơn bé trai. Cả xã hội chấp nhận sự bất bình đẳng giới như vậy nên người phụ nữ thường bị coi thường. Đây là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Cũng chính điều này làm cản trở tới quá trình truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội.
  • 34. 30 Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình ở phần trên có thể giải quyết được phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí. Khi được tiếp cận những tri thức tiến bộ, khoa học, được hiểu biết về vai trò của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng như các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, các dịch vụ công tác xã hội, biết đến nhân viên công tác xã hội, nhân viên xã hội thì hành vi vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình sẽ giảm xuống rất nhiều. Như trên trình bày những yếu tố tâm lý, phong tục tập quán, định kiến giới đã làm cho người gây ra hành vi bạo lực, nạn nhân và những người xung quanh, có thể cả những cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi đó rất đời thười, là được phép và không phải chịu trách nhiệm về hành chính, hình sự, dân sự nào cả. Do vậy, tình trạng bạo lực gia đình có tính chất ngày càng phức tạp và không được ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả. Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của mỗi thành viên trong gia đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì hành vi bạo lực sẽ khó có cơ hội phát triển; nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và có kỹ năng ứng phó để áp dụng những biện pháp tự bảo vệ khi cần thiết; người gây ra bạo lực hiểu rõ tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể phải gánh chịu thì lúc đó sẽ phải cân nhắc thật kỹ; Những người hàng xóm, cộng đồng, những có quan/tổ chức có thẩm quyền khi biết nghĩa vụ và quyền hạn của mình sẽ tham gia phòng, chống bạo lực chủ động hơn, tích cực hơn 1.5.3. Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - Xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh nhất tới các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên căng thẳng, tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn đến các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần và kinh tế. Việc thiếu thốn, khó khăn về kinh tế làm cho các thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến bộ nên không định hướng về cách giao tiếp ứng xử trong gia đình khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều gia đình đầy đủ điều kiện vật chất nhưng vẫn có bạo lực gia đình xảy ra. Điều này lý giải như sau: Khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn lợi ích cá nhân mà thiếu
  • 35. 31 đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau, hoặc vì quá đam mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp với những người thaanh trong gia đình dẫn đến bạo lực về tinh thần. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của yếu tó văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người giải quyêt những mâu thuẫn phat sinh bằng bạo lực. Ngoài ra còn kể đển sự suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây như: Vợ đánh chống, con cái đánh đập, chửi bới bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình ngày càng tăng… 1.5.4. Yếu tố về trình độ, năng lực của nhân viên xã hội, nhân viên CTXH Đa số nhân viên xã hội, nhân viên công tác xã hội tại địa phương là những người được tận dụng từ các ngành, đoàn thể. Rất ít người được đào tạo bài bản nên kiến thức và kỹ năng truyền thông công tác xã hội còn rất nhiều hạn chế. Đây cũng là lý do người dân chưa biết đến hoạt động của ngành công tác xã hội. 1.5.5. Yếu tố về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ, do vậy nên chưa đầu tư vào nguồn lực (cả nhân lực và vật lực) để triển khai thực hiện công tác truyền thông công tác xã hội trong phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ tại địa phương. Tại địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội chưa chú trọng công tác phối kết hợp với các ngành chức năng, với chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. 1.6. Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ - Công ước CEDAW năm 1981 về xóa bỏ mọi hình thức phânbiệt đối xử với phụ nữ. - Cam kết với kế hoạch hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairo năm 1994 - Cương lĩnh hành động của Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995.
  • 36. 32 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 - Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008, trong đó tại Điều 38 của Luật đã quy định trách nhiệm của Bộ Lao động – TBXH đối với việc triển khai phòng, chống BLGĐ như: Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân BLGĐ tại các cơ sở bảo trợ xã hội; Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống BLGĐ vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm. - Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2008/NĐ-CP đã qui định qui trình tiếp nhận các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, bao gồm nạn nhân của BLGĐ vào chăm sóc, cụ thể như: Khi tiếp nhận nạn nhân BLGĐ, cần tổ chức lập biên bản tiếp nhận, có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở; đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp; bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời. Ngoài việc được tiếp nhận, nạn nhân BLGĐ còn được cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội như: phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ. Đặc biệt, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội cũng đã quy định nạn nhân BLGĐ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng được hỗ trợ: Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế; Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Đối với nạn nhân BLGĐ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (270.000đ) nhân với hệ số tương ứng quy định, ngoài ra còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí,
  • 37. 33 cấp vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày, khi chết được hỗ trợ mai táng phí bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. Đề án 32 của Chính phủ về phát triển nghề CTXH. Theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu chung: Phát triển CTXH trở thành một nghề Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức. nhân viên, cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Tiểu kết chương Trong chương 1, luận văn đã làm rõ một số khái niệm công cụ để nghiên cứu đề tài, bao gồm các khái niệm: Khái niệm truyền thông, Khái niệm truyền thông công tác xã hội, Khái niệm bạo lực gia đình, Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Đặc biệt, chương 1 đã hệ thống Đặc điểm xã hội và đặc điểm tâm lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình, Nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình; Các hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Các nguyên tắc công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Những lý luận này là cơ sở để tác giả tìm hiểu thực trạng truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình ở chương tiếp theo.
  • 38. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÁI BÌNH 2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Thái Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số Tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có những ảnh hưởng trực tiếp đến tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Về địa lý Thái Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng; phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía đông là bờ biển giáp vịnh Bắc Bộ. Nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Thái Bình có đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Với hệ thống sông ngòi gắn với quốc lộ 10, 39A, 218 cùng cảng biển quốc gia Diêm Điền và các trục đường chính trong tỉnh đã tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa trong vùng đồng bằng sông Hồng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Về diện tích tự nhiên, Thái Bình có tổng diện tích là 1.542,24 km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước. Thái Bình có 7 huyện và 1 thành phố, bao gồm: huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư và thành phố Thái Bình. Tổng số các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh là 286 xã, phường, thị trấn. Dân số trung bình của Thái Bình năm 2017 ước đạt 1.790,5 nghìn người. Phân theo giới tính: dân số nam ước đạt 865,4 nghìn người; dân số nữ ước đạt 925,1 nghìn người. Dân số khu vực nông thôn ước đạt 1.602,7 nghìn người.
  • 39. 35 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp. Năm 2011, trong tổng diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng nông nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và thu hút gần 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế, từ những năm đổi mới cho đến nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi, tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, nó còn là đòn bẩy cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ… phát triển tương đối mạnh cả về chất và về lượng. Bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng về năng lực sản xuất song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc đặc biệt dịch tả lợn Châu Phi, dịch trên đàn gia cầm, sâu bệnh trên lúa và hoa màu, ô nhiễm môi trường, thị trường bao tiêu sản phẩm ... Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế trong tỉnh đã thu được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể: Nền kinh tế tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng khá; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, giá so sánh năm 2010) ước đạt trên 49.870 tỷ đồng, tăng 10,53% so với năm 2017; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 12.233 tỷ đồng, tăng 3,97%, công nghiệp và xây dựng ước đạt 18.227 tỷ đồng, tăng 20,07% (công nghiệp ước đạt 12.217 tỷ đồng, tăng 21,98%; xây dựng ước đạt 6.011 tỷ đồng, tăng 16,37%), dịch vụ ước đạt 16.765 tỷ đồng, tăng 6,68%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 133.237 tỷ đồng, tăng 12,25% so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 25,82%, công nghiệp và xây dựng chiếm 38,24%, dịch vụ chiếm 35,94%. Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả tích cực; giá trị sản xuất ước đạt 26.994 tỷ đồng, tăng 3,99% so với năm 2017, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 2,7%), đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua; là năm được mùa cả 2 vụ lúa, năng suất cả năm ước đạt 130,76 tạ/ha (tăng 9,96% so với năm 2017). Tổng diện tích gieo trồng 207.983 ha, giảm 473 ha so với năm 2017, trong