SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ NGỌC PHƢƠNG
Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội với đề
tài “Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương” tôi đã nhận được
rất nhiều sự trợ giúp, hướng dẫn.
Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn nhà
trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác xã hội
- trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Đỗ Thị Ngọc
Phương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa Xã hội học nói chung và bộ môn Công tác xã hội nói riêng đã
giảng dạy, cung cấp cho tôi những hệ thống kiến thức bổ ích, để vận dụng
hoàn thành nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giám
đốc, nhân viên y tế, nhân viên tổ công tác xã hội, bệnh viện tâm thần Hải
Dương tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đồng thời tôi cũng cám ơn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân bệnh viện tâm
thần Hải Dương đã cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích phục vụ cho
nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn
bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, những người luôn bên cạnh, động
viên, quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đối với tôi nghiên cứu là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng
của bản thân suốt quá trình dài. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế cho
nên nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người
quan tâm đến đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Nguyệt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4
3. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 11
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 11
6. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 12
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 12
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 12
9. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................18
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.........18
1.1. Các khái niệm công cụ........................................................................... 18
1.1.1. Công tác xã hội ..................................................................................... 18
1.1.2. Nhân viên Công tác xã hội.................................................................... 21
1.1.3. Sức khỏe tâm thần .................................................................................23
1.1.4. Bệnh tâm thần ....................................................................................... 25
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 26
1.2.1. Lý thuyết nhận thức hành vi.................................................................. 26
1.2.2. Lý thuyết vai trò .................................................................................... 28
1.2.3. Lý thuyết hệ thống................................................................................. 31
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 33
1.3.1. Quá trình hình thành............................................................................. 33
1.3.2.Nhiệm vụ chức năng............................................................................... 34
1.3.3. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ
NHU CẦU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
HẢI DƢƠNG.................................................................................................39
2.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện tâm thần Hải
Dƣơng ............................................................................................................. 39
2.2. Nhu cầu hoạt động công tác xã hội của bệnh viện tâm thần Hải
Dƣơng ............................................................................................................. 48
2.2.1. Nhu cầu của người nhà bệnh nhân về vai trò NVCTXH ........................... 48
2.2.2. Nhu cầu của bệnh viện về vai trò NVCTXH ......................................... 61
2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải
Dƣơng ............................................................................................................. 64
2.3.1. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người hỗ trợ....................... 66
2.3.2. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn71
2.3.3. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người kết nối, trung gian......... 72
2.3.4. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người biện hộ..................... 74
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................78
PHỤ LỤC.......................................................................................................92
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
CTXH Công tác xã hội
CSSSTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần
LĐ - TBXH Lao động - Thương Binh - Xã hội
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
TW Trung ương
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1: Hiểu biết của người nhà bệnh nhân về nhân viên công tác xã hội..39
Biểu 2.2: Những hướng dẫn của NVCTXH đối với người bệnh....................43
Biểu 2.3: Hỗ trợ về tâm lý cho gia đình bệnh nhân ........................................46
Biểu 2.4: Khó khăn của người nhà bệnh nhân................................................49
Biểu 2.5: Khó khăn về kinh tế của gia đình bệnh nhân ..................................51
Biểu 2.6: Khó khăn về tâm lý của người nhà bệnh nhân................................54
Biểu 2.7: Những khó khăn trong nắm bắt thông tin của người nhà bệnh nhân........57
Biểu 2.8: Khó khăn liên quan đến phục hồi bệnh nhân tại gia đình và cộng đồng ...60
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác xã hội là một ngành khoa học và nó cũng như bao ngành khoa
học khác đảm nhiệm sứ mệnh phát triển con người và xã hội. CTXH là một
nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và
cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã
hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn
đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát
triển. CTXH tác động vào nhiều lĩnh vực của đời sống như: Y tế, giáo dục,
trường học, tòa án, phúc lợi trẻ em, phúc lợi gia đình, dịch vụ xã hội cho
nhóm người đặc biệt…vv. Tuy nhiên trong tất cả những lĩnh vực đó thì
CTXH trong lĩnh vực y tế đang là một vấn đề mang tính thời sự, cấp bách và
nan giải.
Nói về y tế thì hiện nay vấn đề nâng cao sức khỏe cho mọi người là
mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế thế giới (WHO), của nhiều
quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta. Sức khỏe là thước đo chung
của mọi xã hội văn minh. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần là hai khía
cạnh không thể tách rời, trong đó sức khỏe tâm thần có một vai trò quan trọng
trong nỗ lực chung để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã
hội phát triển. Sức khỏe tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói riêng
đang là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới. Ước
tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với bệnh tâm thần
phân liệt. So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử
vong sớm hơn 15-20 năm, thất nghiệp nhiều hơn 6-7 lần và thường xuyên
phải đối mặt với cảnh vô gia cư và các tổ chức tội phạm...Tại Việt Nam, ước
tính có hơn 250.000 người mắc bệnh tâm thần phân liệt, những người này chủ
yếu sống tại gia đình và không có việc làm. Điều tra dịch tễ lâm sàng 10 bệnh
2
tâm thần ở các địa điểm thuộc tám vùng kinh tế, xã hội khác nhau trong cả
nước trong thời gian ba năm (2000-2002) cho thấy tỷ lệ mắc 10 chứng bệnh
tâm thần thường gặp chiếm 14.9% dân số. Nghiên cứu phối hợp giữa Bộ Y tế
và UNICEF năm 2003 ở nhóm thanh thiếu niên độ tuổi 14-25 cho thấy 32%
cảm thấy buồn chán về cuộc sống, 21% cảm thấy thất vọng về tương lai, 0,5%
đã từng tự tử và 2,8% đã từng có hành động tự làm hại bản thân. Bộ Y tế ước
tính, chỉ với 10 dạng bệnh tâm thần phổ biến, ở Việt Nam đã có không dưới
12 triệu ngừơi cần có sự CSSKTT. Theo nghiên cứu quy mô lớn, đa quốc gia
của WHO, tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở các nước đang phát triển chiếm 25-30%
dân số. Khoảng 20% trong số đó thuộc nhóm loạn thần, còn lại 80% là nhóm
cá bệnh tâm căn như trầm cảm, lo âu, rối loạn liên quan đến stress, rối nhiễu
hành vi, rối loạn tâm thần do nghiện chất, nghiện rượu. Tuy nhiên, việc điều
trị hiện nay mới chỉ tập trung vào các đối tượng động kinh, tâm thần phân liệt
và các bệnh rối loạn tâm thần nặng. Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao trong cộng
đồng và các bệnh có khả năng điều trị được như các rối nhiễu tâm trí dạng
trầm cảm, lo âu, mất ngủ, nghiện rượu… chiếm đến 80% gánh nặng bệnh tâm
thần cộng đồng chưa là trọng tâm của chương trình CSSKTT cộng đồng.
Chăm sóc sức khoẻ tâm trí phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên vẫn
chưa được quan tâm và chưa có dịch vụ tại cộng đồng. Con số này chưa kể
đến các bệnh nhân giấu bệnh, không biết mình có bệnh hoặc khi tới bệnh viện
căn bệnh đã ở tình trạng rất xấu [20]. Những con số này cho thấy sức khỏe
tâm thần hiện nay đang là một vấn đề cần được quan tâm từ nhiều cấp, ban
ngành. Tuy nhiên có một thực tế là lĩnh vực sức khỏe tâm thần đang gặp phải
nhiều vấn đề khó khăn mà vấn đề giải quyết nó hiện còn đang là bài toán cần
lời giải. Hệ thống dịch vụ và hệ thống thông tin về CSSKTT đảm bảo chất
lượng lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các dịch vụ CSSKTT còn nhiều bất
cập. Nhiều dự án trợ giúp người yếu thế có sự kết hợp giữa Bộ LĐ - TBXH
và Bộ Y tế chưa mang tính thiết thực cao. Đội ngũ bác sỹ về chăm sóc sức
3
khỏe tâm thần của nước ta còn thiếu nhiều, đặc biệt thiếu kiến thức và kỹ
năng tiếp cận với người bệnh và phối hợp với các bên liên quan [24]. Do ảnh
hưởng đến thần kinh nên các đối tượng rất khó tiếp cận. Đối với những bệnh
tâm thần nặng thì bệnh nhân không điều chỉnh được hành vi, cảm xúc của
mình nên quá trình điều trị kéo dài kết hợp với bệnh nhân khó hợp tác nên gây
áp lực lớn đối với y bác sỹ, điều dưỡng và nhân viên chăm nuôi.
CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo
dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa
người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và
với hệ thống nhân viên y tế. Sự có mặt của NVCTXH trong bệnh viện giúp
quá trình khám và điều trị của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và
chuyên nghiệp hơn. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn khi người bệnh bị mắc
các chứng về tâm thần. Bởi nguyên nhân gây nên bệnh một phần là do người
bệnh không kiểm soát được cảm xúc. NVCTXH khi can thiệp tới tâm lý
người bệnh sẽ giúp bệnh nhân mau bình phục hơn. Chính vì thế tại các nước
phát triển, hầu hết các bệnh viện đều có phòng CTXH và đây là một trong
những điều kiện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện. Sự hỗ trợ
của NVCTXH đã làm tăng thêm sự hài lòng của người bệnh và gia đình người
bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện. Tại Việt Nam, hình thành và phát triển
nghề CTXH có vai trò rất quan trọng do đó ngày 15/3/2010, Thủ tướng Chính
Phủ đã ban hành Quyết định 32/2010/QĐ - TTg về việc phê duyệt Đề án phát
triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội
dung hoạt động nhằm phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Đây
là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH
trong các lĩnh vực y tế ở nước ta nói chung và CTXH trong bệnh viện tâm
thần nói riêng.
CTXH trong bệnh viện cũng đã bước đầu xuất hiện tại một số bệnh
viện tuyến TW và tuyến tỉnh với cả đội ngũ chuyên nghiệp và không chuyên
4
như bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Nhi đồng 2, viện
Huyết học và Truyền máu TW, bệnh viện Bạch Mai… Hoạt động này đã góp
phần hỗ trợ cho bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế giảm tải những khó
khăn, áp lực trong quá trình khám chữa bệnh. Trong khi đó vấn đề CTXH
trong bệnh viện tâm thần là một vấn đề mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Sự
can thiệp của ngành trong vấn đề nâng cao sức khỏe tâm thần mới bắt đầu
được vận dụng. Vì thế rất cần có những đề tài làm rõ nhu cầu, vai trò của
CTXH trong bệnh viện tâm thần, trên cơ sở đó đề xuất với các bên liên quan
những khuyến nghị, giải pháp hữu hiệu để xây dựng có hiệu quả mô hình
CTXH chuyên nghiệp nâng cao sự hài lòng của người bệnh và người nhà
bệnh nhân.
Bệnh viện tâm thần Hải Dương là bệnh viện hạng II, là cơ sở khám
chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Hải Dương có chức năng khám chữa bệnh và
phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trên toàn tỉnh Hải Dương. Mỗi
năm công suất giường bệnh lên tới 120%. Tổng số lượt khám chữa bệnh năm
2015 là 24318 lần đạt tỉ lệ 121%. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
song song với các hoạt động y tế, bệnh viện cũng đã thành lập tổ CTXH vào
năm 2016 để hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất. Vậy nhu cầu của bệnh viện
về CTXH chuyên nghiệp hiện nay như thế nào? Thực trạng hoạt động CTXH
ra sao? NVCTXH có những vai trò gì? Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa
dịch vụ CTXH tại bệnh viện hiện nay? Để trả lời những câu hỏi này tôi quyết
định nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải
Dương”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn
2011-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 2514/QĐ - BYT ngày
15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đề án với mục tiêu hình thành và phát triển
nghề CTXH trong ngành y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của
5
sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hoạt động khảo
sát thực trạng về nhu cầu triển khai CTXH trong ngành Y tế được Viện Chiến
lược và Chính sách Y tế và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Dân số - Y
tế thực hiện. Từ tháng 5/2010 đến tháng 4/2011, Trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Dân số - Y tế đã tiến hành khảo sát nhanh về một số mô hình
CTXH trong bệnh viện và cộng đồng. Nghiên cứu đã chỉ ra: Hiện tại ở cả 3
cấp độ hoạt động của ngành y tế (tại cộng đồng, trong bệnh viện và ở cấp độ
hoạch định chính sách) đều thiếu hoặt ít có sự tham gia của CTXH [1]. Tuy
nhiên nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được thực trạng nhân lực, nhu cầu phát
triển và đánh giá những kết quả cụ thể của NVCTXH trong các bệnh viện.
Sự ra đời Đề án 1215/QĐ - TTG theo quyết định của Thủ tướng chính
phủ, ngày 22/7/2011 “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm
thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020”. Mục
tiêu của đề án là huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng
đồng, trợ giúp về vật chất và tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm
thần để họ ổn định cuộc sống, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí, góp phần
đảm bảo an sinh xã hội [4]. Một trong những giải pháp để thực hiện điều này
là: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, can thiệp
sớm, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí; Điều
tra, khảo sát, xây dựng các chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức
năng cho người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần dựa vào cộng đồng. Như
vậy, nghiên cứu này còn đóng góp cho đề án một giải pháp thiết thực và có ý
nghĩa quan trọng trong vấn đề trợ giúp xã hội cho người tâm thần.
Báo cáo “Đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần”
thuộc quản lý của Bộ LĐ - TBXH được triển khai với sự hợp tác giữa Trung
tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) và Cục Bảo trợ xã
hội với mục tiêu chính là đánh giá thực trạng hệ thống dịch vụ chăm sóc
người bệnh tâm thần từ đó đưa ra các kiến nghị định hướng hành động cho kế
6
hoạch toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020 [20]. Đóng góp lớn nhất của báo cáo
là đã thống kê và chỉ ra số lượng bệnh nhân tâm thần trên cả nước, thực trạng
hệ thống dịch vụ chăm sóc, nhu cầu chăm sóc bệnh nhân tâm thần của một số
tỉnh và kiến nghị. Tuy báo cáo không đề cập đến sự tham gia của CTXH song
nó đã cung cấp một số kiến nghị là gợi ý để phát triển mô hình CTXH tại
cộng đồng.
Dự án “Những đổi mới cơ bản” với mục tiêu nhằm tăng cường chăm
sóc sức khỏe tinh thần cho người lớn và trẻ nhỏ. Dự án này do Trung tâm
Nghiên cứu Ứng dụng về sức khỏe tâm thần và Khoa giảng dạy các môn
Khoa học Sức khỏe, Đại học Simon Fraser (Canada) phối hợp thực hiện. Để
cung cấp những dịch vụ CSSKTT cho những cá nhân dễ bị tổn thương trong
xã hội, dự án cung cấp hai hoạt động: Thứ nhất, đào tạo đội ngũ nhân viên y
tế chuyên môn về sức khỏe tâm thần để điều trị cho các bệnh nhân lớn tuổi
mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc và trầm cảm. Thứ hai, cung cấp dịch vụ tư
vấn qua điện thoại và hỗ trợ cho các gia đình có bệnh nhi gặp chứng rối loạn
hành vi. Dự án được triển khai tại một số tỉnh thành của Việt Nam và đã điều
trị cho khoảng 4.250 bệnh nhân mắc chứng trầm cảm, trong đó 1.280 người
bệnh đã có những chuyển biến tích cực, 740 trẻ nhỏ và gia đình các em được
chuyên gia huấn luyện trong vòng 3 năm. Tuy đây không phải là một nghiên
cứu rõ ràng về CTXH trong lĩnh vực CSSKTT nhưng dự án đã đề cập tới
những đối tượng đáng lưu tâm nhất và những cách thức hỗ trợ họ một cách
hiệu quả.
Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển Công tác xã hội với chăm sóc
sức khỏe tâm thần ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” do Trường Đại học
Lao động - Xã hội phối hợp với Đại học tổng hợp South Carolina (Mỹ) tổ
chức vào ngày 3/6/2014, tại Hà Nội. Hội thảo đề cập sâu sắc tới các vấn đề
thông qua các tham luận khoa học: Đào tạo CTXH và CTXH trong lĩnh vực
CSSKTT - kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Đại học South Carolina; Vai trò,
7
nhiệm vụ của CTXH trong hệ thống CSSKTT; Lồng ghép CTXH vào hệ
thống CSSKTT đã có sẵn, kinh nghiệm quốc tế và một vài quan sát tại Việt
Nam; Định hướng của Việt Nam trong phát triển CTXH trong CSSKTT và
những thách thức. Những bản tham luận này là tiền đề đánh dấu sự phát triển
của CTXH nói chung và lĩnh vực CTXH trong CSSKTT nói riêng. Bên cạnh
đó, với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, hội thảo cũng đưa ra được
kế hoạch chung và phương án hợp tác cụ thể về phát triển CTXH với chăm
sóc sức khỏe toàn dân.
Nghiên cứu “Dịch tễ học rối nhiễu tâm trí và mô hình chăm sóc sức
khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng” của Bác sỹ.Tiến sỹ Trần Tuấn. Bài viết
trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Hà Nội
tháng 1 năm 2008 được Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam xuất bản.
Tác giả trình bày gánh nặng của bệnh tâm thần trong xã hội cùng cơ sở khoa
học của công tác phát hiện sớm, can thiệp điều trị sớm rối nhiễu tâm trí. Đồng
thời, trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho công tác CSSKTT
ở các nước đang phát triển, tác giả xây dựng mô hình CSSKTT dựa vào cộng
đồng và khuyến cáo các bước đi thực tế trong điều kiện hiện nay của nước ta.
Thành công của nghiên cứu đã chỉ ra cụ thể mục tiêu, ai tham gia, ai làm gì
trong mô hình chăm sóc rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
Nghiên cứu “Đánh giá các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần phát
triển bởi các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam”. Với sự thống nhất giữa Bộ
LĐ - TBXH - WHO - UNICEF, Cục Bảo trợ xã hội đã hợp tác, tổ chức
nghiên cứu với Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển Cộng đồng
(RTCCD) làm rõ vấn đề nên chú trọng cải thiện và mở rộng mạng lưới các
trung tâm Bảo trợ xã hội hay chú trọng vào phát triển hệ thống điều trị, chăm
sóc và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các bệnh nhân tâm thần.
Bên cạnh đó một số vấn đề khác cũng được làm rõ như: Quy mô của các dịch
vụ CSSKTT và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần do các NGO cung
8
cấp đến đâu? Cụ thể gồm những dịch vụ gì? Chất lượng ra sao? Tính bền vững
của các dịch vụ này? Và những bài học rút ra cho Bộ LĐ - TBXH nhằm phục vụ
cho tiến trình phát triển đề án quốc gia về củng cố hệ thống bảo trợ xã hội và
CSSKTT dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2011 - 2020 [19].
Tham luận khoa học “Tiếp cận vốn xã hội với công tác xã hội trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nhằm đảm bảo an
sinh xã hội” của Phó Giáo sư.Tiến sỹ Nguyễn Hồi Loan. Tham luận chỉ ra
rằng vốn xã hội là tổng thể những yếu tố hỗ trợ cuộc sống cộng đồng và qua
đó đẩy mạnh sự phát triển xã hội, còn gọi là mạng lưới xã hội. Tham luận còn
chỉ ra những thành phần tham gia vào vốn xã hội trong CSSKTT cho người
cao tuổi bao gồm: Mạng lưới cán bộ y tế xã phường, quận, huyện, chính
quyền cơ sở, thôn/tổ dân phố, người dân trên địa bàn; mạng lưới cộng tác
viên: Hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội doanh nghiệp,
đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ và những người tình nguyện; gia đình người
thân; người cao tuổi [22]. Tham luận đã chỉ ra những nguồn lực hữu hiệu
trong điều trị, chăm sóc vấn đề sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi.
Bài báo “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam”
của tác giả Thân Trung Dũng (đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em - trang 16, số
47, ngày 24/11/2011) đã nêu được thực trạng CSSKTT của CTXH và đề ra một
số giải pháp thúc đẩy tiến trình CSSKTT. Đây là bài viết mang tính khái quát và
cũng là gợi ý cho những nghiên cứu mang tính chuyên sâu và cụ thể hơn về
vai trò CTXH trong bệnh viện tâm thần tại Việt Nam.
Bài viết “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” của
BS.TS Trần Tuấn, phục vụ trong hội thảo Quốc tế về phát triển nghề CTXH
tại Đà Nẵng, ngày 3 - 4 tháng 11 năm 2009. Bài viết cung cấp thông tin làm
sáng tỏ câu hỏi “Người làm công tác xã hội tham gia đến đâu trong tiến trình
chăm sóc sức khỏe tâm thần?”.
9
Tập bài giảng “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” của
Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ - TBXH thuộc chương trình đào tạo, bồi
dưỡng nghề cho cán bộ tuyến cơ sở theo đề án 32. Tập tài liệu nêu khá rõ
những nội dung CSSKTT tại cộng đồng và vai trò của CTXH. Những kết quả
của tập bài giảng này nhằm hỗ trợ viên chức, nhân viên và cộng tác viên
CTXH tuyến cơ sở (thôn, ấp, bản) hiểu sâu và hình dung cụ thể hướng thực
hành những hoạt động trợ giúp người bệnh tâm thần trong trung tâm và cộng
đồng. Trang bị và nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ cho họ về công tác
CSSKTT tại cộng đồng.
Một số những nghiên cứu điều tra về số lượng tâm thần học nghiên cứu
chuyên môn từ năm 1992 đến nay do các nhóm bác sỹ và các cơ quan chuyên
môn tâm thần thực hiện, ví dụ: “Nhìn chung một số thống kê, điều tra cơ bản
về bệnh tâm thần phân liệt ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Sim (1996) đăng
trên thông tin y học Hội tâm thần học Việt Nam; “Dịch tễ và thống kê ứng
dụng trong nghiên cứu khoa học” của trường Đại học Y khoa Thái Bình
(1996)…“Lo âu trầm cảm trong thực hành tâm thần học” của Nguyễn Viết
Thiêm (2001), đăng trên nội san Tâm thần học, Hội tâm thần Việt Nam;
“Nghiên cứu rối loạn trầm cảm tại một phường dân cư thành phố Hà Nội”
của Trần Hữu Bình (2005) đăng trên nội san tâm thần học, Hội tâm thần Việt
Nam, “Tâm lý học thần kinh” của Võ Thị Minh Trí (2003) của Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, “Giáo trình bài giảng dịch tễ học tâm thần” của
Đặng Hoàng Hải (2010) của trường Đại học Y Hà Nội…đã cung cấp nhiều
kiến thức chuyên môn và những con số liên tục tăng cùng những hiểu hiện
triệu chứng nhiều thay đổi. Nghiên cứu này đóng góp to lớn vào sự đánh giá
tầm quan trọng của vấn đề.
Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chủ yếu nghiêng theo hướng
cung cấp kiến thức, điều tra xác định quy mô, số lượng chứ chưa sâu sát trong
khía cạnh vai trò của CTXH trong CSSKTT và làm thế nào để CTXH có thể
10
giúp đỡ được các bệnh nhân tâm thần. Và sự can thiệp, giúp đỡ đó được biểu
hiện bằng những biện pháp cụ thể như thế nào? Vậy nên xác định được điều
đó, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài này với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu
tình hình CTXH trong một bệnh viện cụ thể để có thể thấy được những tồn tại
cũng như những yêu cầu về vai trò CTXH trong bệnh viện tâm thần. Nghiên
cứu tìm ra những vai trò hỗ trợ của NVCXH đối với hệ thống nhân viên y tế,
người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bệnh viện. Và cuối cùng từ những kết
quả thu nhận được từ cuộc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hoặc mô hình
ứng dụng vào thực tiễn bệnh viện tâm thần.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu có cơ hội sử dụng một số lý thuyết CTXH nhằm lý giải một
số vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân tích tình hình
CSSKTT, người tâm thần tại bệnh viện tâm thần Hải Dương như: Lý thuyết
nhận thức hành vi, lý thuyết hệ thống, lý thuyết vai trò và việc vận dụng
những lý thuyết này trong thực hành CTXH chuyên nghiệp.
Cung cấp cơ sở lý luận và khái niệm công cụ về CSSKTT tại Việt Nam
và một số khái niệm liên quan. Đồng thời làm rõ việc vận dụng các phương
pháp và kỹ năng CTXH trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn hiểu
biết về các lý thuyết, phương pháp và kỹ năng CTXH đã được học và thực
hành trong thực tiễn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng sức khỏe tâm thần và
hoạt động CTXH trong bệnh viện tâm thần Hải Dương.
Đánh giá được nhu cầu và vai trò của NVCTXH trong lĩnh vực
CSSKTT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CTXH
chuyên nghiệp trong bệnh viện tâm thần Hải Dương.
11
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ ngành
y tế về tiếp cận và hỗ trợ chữa trị chăm sóc người tâm thần trong bệnh viện,
đồng thời là tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm CTXH trong nghiên cứu
và hoạt động thực tiễn.
Nghiên cứu còn là cơ hội cho học viên được vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tế, tạo điều kiện cho học viên được tham gia vào các hoạt
động CTXH trong bệnh viện, có cơ hội được chia sẻ, hỗ trợ đối với các đối
tượng nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nhu cầu hoạt động CTXH trong chăm
sóc, điều trị và phục hồi bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hải Dương và vai
trò của NVCTXH trong bệnh viện tâm thần. Từ đó đề xuất một số giải pháp
đối với các bên liên quan nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động CTXH chuyên
nghiệp trong bệnh viện tâm thần nói riêng và các bệnh viện nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng hoạt động CTXH tại bệnh viện tâm thần Hải
Dương.
Tìm hiểu nhu cầu hoạt động CTXH và vai trò của NVCTXH trong
việc trợ giúp người bệnh tâm thần và người nhà bệnh nhân.
Đề xuất một số giải pháp về tăng cường hoạt động CTXH chuyên
nghiệp trong bệnh viện tâm thần để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và
hỗ trợ đối với các bệnh nhân trong bệnh viện.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương.
12
5.2. Khách thể nghiên cứu
Bệnh nhân tâm thần và người nhà bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hải
Dương tỉnh Hải Dương.
Nhân viên y tế trong bệnh viện tâm thần Hải Dương.
Nhân viên CTXH làm việc tại bệnh viện tâm thần Hải Dương.
Một số ban ngành liên quan như: Phòng LĐTB-XH Thành Phố Hải
Dương, Sở Y tế tỉnh Hải Dương.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi thời gian
Từ ngày 1/1/2015 - 20/9/2016.
6.2. Phạm vi không gian
Bệnh viện tâm thần Hải Dương và một số địa điểm khác tại thành phố
Hải Dương.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1:Thực trạng về hoạt động CTXH tại bệnh viện tâm thần Hải
Dương ra sao?
Câu hỏi 2: Nhu cầu hoạt động CTXH và vai trò của NVCTXH như thế
nào trong việc khám bệnh, điều trị và hỗ trợ hòa nhập cho bệnh nhân tại bệnh
viện tâm thần Hải Dương?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hoạt động CTXH trong bệnh viện tâm thần Hải Dương
đã có những hiệu quả nhất định, tuy nhiên còn có một số khó khăn.
Giả thuyết 2: Nhu cầu hoạt động CTXH trong bệnh viện tâm thần là rất
cao và vai trò của NVCTXH trong bệnh viện tâm thần là rất quan trọng để hỗ
trợ bệnh nhân khám và điều trị có hiệu quả.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tập hợp và
phân tích tài liệu, phương pháp trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn sâu
và phương pháp quan sát.
13
9.1. Phương pháp tập hợp và phân tích tài liệu
Đề tài thu thập và phân tích tài liệu liên quan như:
Các bài báo, tạp chí, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CTXH
trong CSSKTT. Kết quả phân tích tài liệu này được sử dụng trong phần tổng
quan nghiên cứu của đề tài, chỉ ra tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu
gì, hạn chế của những nghiên cứu này nhằm có cái nhìn tổng quan, phát hiện
vấn đề.
Những chính sách, văn bản, đề án, tài liệu về nội dung CSSKTT làm cơ
sở pháp lý và tính cấp thiết cho việc nghiên cứu. Đồng thời những tài liệu này
cũng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích để cá nhân tiến hành nghiên cứu
luận văn.
Tài liệu, báo cáo, đề án về công tác CSSKTT từ bệnh viện tâm thần Hải
Dương để có thể đánh giá được công tác chăm sóc người bệnh tâm thần, sự
can thiệp CTXH ở mức độ nào, những kế hoạch và định hướng của bệnh viện.
Đề án, chương trình phát triển CTXH trong tỉnh được Sở Y tế và Phòng
LĐ - TBXH cung cấp. Những tài liệu này đánh giá chung về tình hình CTXH
trong ngành y tế nói chung và sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ NVCTXH
trong bệnh viện tâm thần Hải Dương nói riêng.
9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu tôi đã tiến hành 17 cuộc phỏng vấn sâu. Cụ thể:
Ban ngành liên quan: Lãnh đạo Phòng LĐ - TBXH (01 pvs); Lãnh đạo
Sở Y tế Hải Dương (01 pvs).
Bệnh viện tâm thần Hải Dương bao gồm: Giám đốc bệnh viện (01 pvs);
Bác sỹ trưởng khoa (02 pvs); Y tá (01 pvs); Điều dưỡng (01 pvs); NVCTXH
(03 pvs).
Người nhà bệnh nhân (07 pvs).
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50649
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Nengyong Ye
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...jackjohn45
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 
Công tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônCông tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônforeman
 

What's hot (20)

bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tậtLuận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.docBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đìnhTruyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Công tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônCông tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập môn
 
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
 

Similar to Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY

đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947jackjohn45
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Man_Ebook
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY (20)

Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận độngLuận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
 
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung họcPhát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDSLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS
 
Luan van hoat dong chat van cua dai bieu hoi dong nhan dan
Luan van hoat dong chat van cua dai bieu hoi dong nhan danLuan van hoat dong chat van cua dai bieu hoi dong nhan dan
Luan van hoat dong chat van cua dai bieu hoi dong nhan dan
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS, HOT
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS, HOTLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS, HOT
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS, HOT
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
 
Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóa
Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóaHoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóa
Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóa
 
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
 
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, HAY!
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- NGUYỄN THỊ NGUYỆT CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội – 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- NGUYỄN THỊ NGUYỆT CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƢƠNG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ NGỌC PHƢƠNG Hà Nội – 2016
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội với đề tài “Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương” tôi đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp, hướng dẫn. Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác xã hội - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Đỗ Thị Ngọc Phương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học nói chung và bộ môn Công tác xã hội nói riêng đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những hệ thống kiến thức bổ ích, để vận dụng hoàn thành nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giám đốc, nhân viên y tế, nhân viên tổ công tác xã hội, bệnh viện tâm thần Hải Dương tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời tôi cũng cám ơn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân bệnh viện tâm thần Hải Dương đã cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích phục vụ cho nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Đối với tôi nghiên cứu là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của bản thân suốt quá trình dài. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế cho nên nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Nguyệt
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4 3. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 11 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 11 6. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 12 7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 12 8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 12 9. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................18 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.........18 1.1. Các khái niệm công cụ........................................................................... 18 1.1.1. Công tác xã hội ..................................................................................... 18 1.1.2. Nhân viên Công tác xã hội.................................................................... 21 1.1.3. Sức khỏe tâm thần .................................................................................23 1.1.4. Bệnh tâm thần ....................................................................................... 25 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 26 1.2.1. Lý thuyết nhận thức hành vi.................................................................. 26 1.2.2. Lý thuyết vai trò .................................................................................... 28 1.2.3. Lý thuyết hệ thống................................................................................. 31 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 33 1.3.1. Quá trình hình thành............................................................................. 33 1.3.2.Nhiệm vụ chức năng............................................................................... 34 1.3.3. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ NHU CẦU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƢƠNG.................................................................................................39
  • 5. 2.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện tâm thần Hải Dƣơng ............................................................................................................. 39 2.2. Nhu cầu hoạt động công tác xã hội của bệnh viện tâm thần Hải Dƣơng ............................................................................................................. 48 2.2.1. Nhu cầu của người nhà bệnh nhân về vai trò NVCTXH ........................... 48 2.2.2. Nhu cầu của bệnh viện về vai trò NVCTXH ......................................... 61 2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dƣơng ............................................................................................................. 64 2.3.1. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người hỗ trợ....................... 66 2.3.2. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn71 2.3.3. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người kết nối, trung gian......... 72 2.3.4. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người biện hộ..................... 74 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................78 PHỤ LỤC.......................................................................................................92
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CTXH Công tác xã hội CSSSTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần LĐ - TBXH Lao động - Thương Binh - Xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội TW Trung ương WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  • 7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1: Hiểu biết của người nhà bệnh nhân về nhân viên công tác xã hội..39 Biểu 2.2: Những hướng dẫn của NVCTXH đối với người bệnh....................43 Biểu 2.3: Hỗ trợ về tâm lý cho gia đình bệnh nhân ........................................46 Biểu 2.4: Khó khăn của người nhà bệnh nhân................................................49 Biểu 2.5: Khó khăn về kinh tế của gia đình bệnh nhân ..................................51 Biểu 2.6: Khó khăn về tâm lý của người nhà bệnh nhân................................54 Biểu 2.7: Những khó khăn trong nắm bắt thông tin của người nhà bệnh nhân........57 Biểu 2.8: Khó khăn liên quan đến phục hồi bệnh nhân tại gia đình và cộng đồng ...60
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác xã hội là một ngành khoa học và nó cũng như bao ngành khoa học khác đảm nhiệm sứ mệnh phát triển con người và xã hội. CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển. CTXH tác động vào nhiều lĩnh vực của đời sống như: Y tế, giáo dục, trường học, tòa án, phúc lợi trẻ em, phúc lợi gia đình, dịch vụ xã hội cho nhóm người đặc biệt…vv. Tuy nhiên trong tất cả những lĩnh vực đó thì CTXH trong lĩnh vực y tế đang là một vấn đề mang tính thời sự, cấp bách và nan giải. Nói về y tế thì hiện nay vấn đề nâng cao sức khỏe cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta. Sức khỏe là thước đo chung của mọi xã hội văn minh. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần là hai khía cạnh không thể tách rời, trong đó sức khỏe tâm thần có một vai trò quan trọng trong nỗ lực chung để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội phát triển. Sức khỏe tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói riêng đang là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới. Ước tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với bệnh tâm thần phân liệt. So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn 15-20 năm, thất nghiệp nhiều hơn 6-7 lần và thường xuyên phải đối mặt với cảnh vô gia cư và các tổ chức tội phạm...Tại Việt Nam, ước tính có hơn 250.000 người mắc bệnh tâm thần phân liệt, những người này chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm. Điều tra dịch tễ lâm sàng 10 bệnh
  • 9. 2 tâm thần ở các địa điểm thuộc tám vùng kinh tế, xã hội khác nhau trong cả nước trong thời gian ba năm (2000-2002) cho thấy tỷ lệ mắc 10 chứng bệnh tâm thần thường gặp chiếm 14.9% dân số. Nghiên cứu phối hợp giữa Bộ Y tế và UNICEF năm 2003 ở nhóm thanh thiếu niên độ tuổi 14-25 cho thấy 32% cảm thấy buồn chán về cuộc sống, 21% cảm thấy thất vọng về tương lai, 0,5% đã từng tự tử và 2,8% đã từng có hành động tự làm hại bản thân. Bộ Y tế ước tính, chỉ với 10 dạng bệnh tâm thần phổ biến, ở Việt Nam đã có không dưới 12 triệu ngừơi cần có sự CSSKTT. Theo nghiên cứu quy mô lớn, đa quốc gia của WHO, tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở các nước đang phát triển chiếm 25-30% dân số. Khoảng 20% trong số đó thuộc nhóm loạn thần, còn lại 80% là nhóm cá bệnh tâm căn như trầm cảm, lo âu, rối loạn liên quan đến stress, rối nhiễu hành vi, rối loạn tâm thần do nghiện chất, nghiện rượu. Tuy nhiên, việc điều trị hiện nay mới chỉ tập trung vào các đối tượng động kinh, tâm thần phân liệt và các bệnh rối loạn tâm thần nặng. Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và các bệnh có khả năng điều trị được như các rối nhiễu tâm trí dạng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, nghiện rượu… chiếm đến 80% gánh nặng bệnh tâm thần cộng đồng chưa là trọng tâm của chương trình CSSKTT cộng đồng. Chăm sóc sức khoẻ tâm trí phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên vẫn chưa được quan tâm và chưa có dịch vụ tại cộng đồng. Con số này chưa kể đến các bệnh nhân giấu bệnh, không biết mình có bệnh hoặc khi tới bệnh viện căn bệnh đã ở tình trạng rất xấu [20]. Những con số này cho thấy sức khỏe tâm thần hiện nay đang là một vấn đề cần được quan tâm từ nhiều cấp, ban ngành. Tuy nhiên có một thực tế là lĩnh vực sức khỏe tâm thần đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn mà vấn đề giải quyết nó hiện còn đang là bài toán cần lời giải. Hệ thống dịch vụ và hệ thống thông tin về CSSKTT đảm bảo chất lượng lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các dịch vụ CSSKTT còn nhiều bất cập. Nhiều dự án trợ giúp người yếu thế có sự kết hợp giữa Bộ LĐ - TBXH và Bộ Y tế chưa mang tính thiết thực cao. Đội ngũ bác sỹ về chăm sóc sức
  • 10. 3 khỏe tâm thần của nước ta còn thiếu nhiều, đặc biệt thiếu kiến thức và kỹ năng tiếp cận với người bệnh và phối hợp với các bên liên quan [24]. Do ảnh hưởng đến thần kinh nên các đối tượng rất khó tiếp cận. Đối với những bệnh tâm thần nặng thì bệnh nhân không điều chỉnh được hành vi, cảm xúc của mình nên quá trình điều trị kéo dài kết hợp với bệnh nhân khó hợp tác nên gây áp lực lớn đối với y bác sỹ, điều dưỡng và nhân viên chăm nuôi. CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với hệ thống nhân viên y tế. Sự có mặt của NVCTXH trong bệnh viện giúp quá trình khám và điều trị của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn khi người bệnh bị mắc các chứng về tâm thần. Bởi nguyên nhân gây nên bệnh một phần là do người bệnh không kiểm soát được cảm xúc. NVCTXH khi can thiệp tới tâm lý người bệnh sẽ giúp bệnh nhân mau bình phục hơn. Chính vì thế tại các nước phát triển, hầu hết các bệnh viện đều có phòng CTXH và đây là một trong những điều kiện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện. Sự hỗ trợ của NVCTXH đã làm tăng thêm sự hài lòng của người bệnh và gia đình người bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện. Tại Việt Nam, hình thành và phát triển nghề CTXH có vai trò rất quan trọng do đó ngày 15/3/2010, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 32/2010/QĐ - TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động nhằm phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực y tế ở nước ta nói chung và CTXH trong bệnh viện tâm thần nói riêng. CTXH trong bệnh viện cũng đã bước đầu xuất hiện tại một số bệnh viện tuyến TW và tuyến tỉnh với cả đội ngũ chuyên nghiệp và không chuyên
  • 11. 4 như bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Nhi đồng 2, viện Huyết học và Truyền máu TW, bệnh viện Bạch Mai… Hoạt động này đã góp phần hỗ trợ cho bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế giảm tải những khó khăn, áp lực trong quá trình khám chữa bệnh. Trong khi đó vấn đề CTXH trong bệnh viện tâm thần là một vấn đề mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Sự can thiệp của ngành trong vấn đề nâng cao sức khỏe tâm thần mới bắt đầu được vận dụng. Vì thế rất cần có những đề tài làm rõ nhu cầu, vai trò của CTXH trong bệnh viện tâm thần, trên cơ sở đó đề xuất với các bên liên quan những khuyến nghị, giải pháp hữu hiệu để xây dựng có hiệu quả mô hình CTXH chuyên nghiệp nâng cao sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân. Bệnh viện tâm thần Hải Dương là bệnh viện hạng II, là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Hải Dương có chức năng khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trên toàn tỉnh Hải Dương. Mỗi năm công suất giường bệnh lên tới 120%. Tổng số lượt khám chữa bệnh năm 2015 là 24318 lần đạt tỉ lệ 121%. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, song song với các hoạt động y tế, bệnh viện cũng đã thành lập tổ CTXH vào năm 2016 để hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất. Vậy nhu cầu của bệnh viện về CTXH chuyên nghiệp hiện nay như thế nào? Thực trạng hoạt động CTXH ra sao? NVCTXH có những vai trò gì? Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa dịch vụ CTXH tại bệnh viện hiện nay? Để trả lời những câu hỏi này tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 2514/QĐ - BYT ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đề án với mục tiêu hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của
  • 12. 5 sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hoạt động khảo sát thực trạng về nhu cầu triển khai CTXH trong ngành Y tế được Viện Chiến lược và Chính sách Y tế và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Dân số - Y tế thực hiện. Từ tháng 5/2010 đến tháng 4/2011, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Dân số - Y tế đã tiến hành khảo sát nhanh về một số mô hình CTXH trong bệnh viện và cộng đồng. Nghiên cứu đã chỉ ra: Hiện tại ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành y tế (tại cộng đồng, trong bệnh viện và ở cấp độ hoạch định chính sách) đều thiếu hoặt ít có sự tham gia của CTXH [1]. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được thực trạng nhân lực, nhu cầu phát triển và đánh giá những kết quả cụ thể của NVCTXH trong các bệnh viện. Sự ra đời Đề án 1215/QĐ - TTG theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, ngày 22/7/2011 “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020”. Mục tiêu của đề án là huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng, trợ giúp về vật chất và tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần để họ ổn định cuộc sống, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí, góp phần đảm bảo an sinh xã hội [4]. Một trong những giải pháp để thực hiện điều này là: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, can thiệp sớm, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí; Điều tra, khảo sát, xây dựng các chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần dựa vào cộng đồng. Như vậy, nghiên cứu này còn đóng góp cho đề án một giải pháp thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề trợ giúp xã hội cho người tâm thần. Báo cáo “Đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần” thuộc quản lý của Bộ LĐ - TBXH được triển khai với sự hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) và Cục Bảo trợ xã hội với mục tiêu chính là đánh giá thực trạng hệ thống dịch vụ chăm sóc người bệnh tâm thần từ đó đưa ra các kiến nghị định hướng hành động cho kế
  • 13. 6 hoạch toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020 [20]. Đóng góp lớn nhất của báo cáo là đã thống kê và chỉ ra số lượng bệnh nhân tâm thần trên cả nước, thực trạng hệ thống dịch vụ chăm sóc, nhu cầu chăm sóc bệnh nhân tâm thần của một số tỉnh và kiến nghị. Tuy báo cáo không đề cập đến sự tham gia của CTXH song nó đã cung cấp một số kiến nghị là gợi ý để phát triển mô hình CTXH tại cộng đồng. Dự án “Những đổi mới cơ bản” với mục tiêu nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lớn và trẻ nhỏ. Dự án này do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về sức khỏe tâm thần và Khoa giảng dạy các môn Khoa học Sức khỏe, Đại học Simon Fraser (Canada) phối hợp thực hiện. Để cung cấp những dịch vụ CSSKTT cho những cá nhân dễ bị tổn thương trong xã hội, dự án cung cấp hai hoạt động: Thứ nhất, đào tạo đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn về sức khỏe tâm thần để điều trị cho các bệnh nhân lớn tuổi mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc và trầm cảm. Thứ hai, cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại và hỗ trợ cho các gia đình có bệnh nhi gặp chứng rối loạn hành vi. Dự án được triển khai tại một số tỉnh thành của Việt Nam và đã điều trị cho khoảng 4.250 bệnh nhân mắc chứng trầm cảm, trong đó 1.280 người bệnh đã có những chuyển biến tích cực, 740 trẻ nhỏ và gia đình các em được chuyên gia huấn luyện trong vòng 3 năm. Tuy đây không phải là một nghiên cứu rõ ràng về CTXH trong lĩnh vực CSSKTT nhưng dự án đã đề cập tới những đối tượng đáng lưu tâm nhất và những cách thức hỗ trợ họ một cách hiệu quả. Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển Công tác xã hội với chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” do Trường Đại học Lao động - Xã hội phối hợp với Đại học tổng hợp South Carolina (Mỹ) tổ chức vào ngày 3/6/2014, tại Hà Nội. Hội thảo đề cập sâu sắc tới các vấn đề thông qua các tham luận khoa học: Đào tạo CTXH và CTXH trong lĩnh vực CSSKTT - kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Đại học South Carolina; Vai trò,
  • 14. 7 nhiệm vụ của CTXH trong hệ thống CSSKTT; Lồng ghép CTXH vào hệ thống CSSKTT đã có sẵn, kinh nghiệm quốc tế và một vài quan sát tại Việt Nam; Định hướng của Việt Nam trong phát triển CTXH trong CSSKTT và những thách thức. Những bản tham luận này là tiền đề đánh dấu sự phát triển của CTXH nói chung và lĩnh vực CTXH trong CSSKTT nói riêng. Bên cạnh đó, với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, hội thảo cũng đưa ra được kế hoạch chung và phương án hợp tác cụ thể về phát triển CTXH với chăm sóc sức khỏe toàn dân. Nghiên cứu “Dịch tễ học rối nhiễu tâm trí và mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng” của Bác sỹ.Tiến sỹ Trần Tuấn. Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Hà Nội tháng 1 năm 2008 được Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam xuất bản. Tác giả trình bày gánh nặng của bệnh tâm thần trong xã hội cùng cơ sở khoa học của công tác phát hiện sớm, can thiệp điều trị sớm rối nhiễu tâm trí. Đồng thời, trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho công tác CSSKTT ở các nước đang phát triển, tác giả xây dựng mô hình CSSKTT dựa vào cộng đồng và khuyến cáo các bước đi thực tế trong điều kiện hiện nay của nước ta. Thành công của nghiên cứu đã chỉ ra cụ thể mục tiêu, ai tham gia, ai làm gì trong mô hình chăm sóc rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu “Đánh giá các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần phát triển bởi các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam”. Với sự thống nhất giữa Bộ LĐ - TBXH - WHO - UNICEF, Cục Bảo trợ xã hội đã hợp tác, tổ chức nghiên cứu với Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển Cộng đồng (RTCCD) làm rõ vấn đề nên chú trọng cải thiện và mở rộng mạng lưới các trung tâm Bảo trợ xã hội hay chú trọng vào phát triển hệ thống điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các bệnh nhân tâm thần. Bên cạnh đó một số vấn đề khác cũng được làm rõ như: Quy mô của các dịch vụ CSSKTT và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần do các NGO cung
  • 15. 8 cấp đến đâu? Cụ thể gồm những dịch vụ gì? Chất lượng ra sao? Tính bền vững của các dịch vụ này? Và những bài học rút ra cho Bộ LĐ - TBXH nhằm phục vụ cho tiến trình phát triển đề án quốc gia về củng cố hệ thống bảo trợ xã hội và CSSKTT dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2011 - 2020 [19]. Tham luận khoa học “Tiếp cận vốn xã hội với công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nhằm đảm bảo an sinh xã hội” của Phó Giáo sư.Tiến sỹ Nguyễn Hồi Loan. Tham luận chỉ ra rằng vốn xã hội là tổng thể những yếu tố hỗ trợ cuộc sống cộng đồng và qua đó đẩy mạnh sự phát triển xã hội, còn gọi là mạng lưới xã hội. Tham luận còn chỉ ra những thành phần tham gia vào vốn xã hội trong CSSKTT cho người cao tuổi bao gồm: Mạng lưới cán bộ y tế xã phường, quận, huyện, chính quyền cơ sở, thôn/tổ dân phố, người dân trên địa bàn; mạng lưới cộng tác viên: Hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội doanh nghiệp, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ và những người tình nguyện; gia đình người thân; người cao tuổi [22]. Tham luận đã chỉ ra những nguồn lực hữu hiệu trong điều trị, chăm sóc vấn đề sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi. Bài báo “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam” của tác giả Thân Trung Dũng (đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em - trang 16, số 47, ngày 24/11/2011) đã nêu được thực trạng CSSKTT của CTXH và đề ra một số giải pháp thúc đẩy tiến trình CSSKTT. Đây là bài viết mang tính khái quát và cũng là gợi ý cho những nghiên cứu mang tính chuyên sâu và cụ thể hơn về vai trò CTXH trong bệnh viện tâm thần tại Việt Nam. Bài viết “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” của BS.TS Trần Tuấn, phục vụ trong hội thảo Quốc tế về phát triển nghề CTXH tại Đà Nẵng, ngày 3 - 4 tháng 11 năm 2009. Bài viết cung cấp thông tin làm sáng tỏ câu hỏi “Người làm công tác xã hội tham gia đến đâu trong tiến trình chăm sóc sức khỏe tâm thần?”.
  • 16. 9 Tập bài giảng “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” của Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ - TBXH thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề cho cán bộ tuyến cơ sở theo đề án 32. Tập tài liệu nêu khá rõ những nội dung CSSKTT tại cộng đồng và vai trò của CTXH. Những kết quả của tập bài giảng này nhằm hỗ trợ viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH tuyến cơ sở (thôn, ấp, bản) hiểu sâu và hình dung cụ thể hướng thực hành những hoạt động trợ giúp người bệnh tâm thần trong trung tâm và cộng đồng. Trang bị và nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ cho họ về công tác CSSKTT tại cộng đồng. Một số những nghiên cứu điều tra về số lượng tâm thần học nghiên cứu chuyên môn từ năm 1992 đến nay do các nhóm bác sỹ và các cơ quan chuyên môn tâm thần thực hiện, ví dụ: “Nhìn chung một số thống kê, điều tra cơ bản về bệnh tâm thần phân liệt ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Sim (1996) đăng trên thông tin y học Hội tâm thần học Việt Nam; “Dịch tễ và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học” của trường Đại học Y khoa Thái Bình (1996)…“Lo âu trầm cảm trong thực hành tâm thần học” của Nguyễn Viết Thiêm (2001), đăng trên nội san Tâm thần học, Hội tâm thần Việt Nam; “Nghiên cứu rối loạn trầm cảm tại một phường dân cư thành phố Hà Nội” của Trần Hữu Bình (2005) đăng trên nội san tâm thần học, Hội tâm thần Việt Nam, “Tâm lý học thần kinh” của Võ Thị Minh Trí (2003) của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, “Giáo trình bài giảng dịch tễ học tâm thần” của Đặng Hoàng Hải (2010) của trường Đại học Y Hà Nội…đã cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn và những con số liên tục tăng cùng những hiểu hiện triệu chứng nhiều thay đổi. Nghiên cứu này đóng góp to lớn vào sự đánh giá tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chủ yếu nghiêng theo hướng cung cấp kiến thức, điều tra xác định quy mô, số lượng chứ chưa sâu sát trong khía cạnh vai trò của CTXH trong CSSKTT và làm thế nào để CTXH có thể
  • 17. 10 giúp đỡ được các bệnh nhân tâm thần. Và sự can thiệp, giúp đỡ đó được biểu hiện bằng những biện pháp cụ thể như thế nào? Vậy nên xác định được điều đó, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài này với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu tình hình CTXH trong một bệnh viện cụ thể để có thể thấy được những tồn tại cũng như những yêu cầu về vai trò CTXH trong bệnh viện tâm thần. Nghiên cứu tìm ra những vai trò hỗ trợ của NVCXH đối với hệ thống nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bệnh viện. Và cuối cùng từ những kết quả thu nhận được từ cuộc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hoặc mô hình ứng dụng vào thực tiễn bệnh viện tâm thần. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu có cơ hội sử dụng một số lý thuyết CTXH nhằm lý giải một số vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân tích tình hình CSSKTT, người tâm thần tại bệnh viện tâm thần Hải Dương như: Lý thuyết nhận thức hành vi, lý thuyết hệ thống, lý thuyết vai trò và việc vận dụng những lý thuyết này trong thực hành CTXH chuyên nghiệp. Cung cấp cơ sở lý luận và khái niệm công cụ về CSSKTT tại Việt Nam và một số khái niệm liên quan. Đồng thời làm rõ việc vận dụng các phương pháp và kỹ năng CTXH trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn hiểu biết về các lý thuyết, phương pháp và kỹ năng CTXH đã được học và thực hành trong thực tiễn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng sức khỏe tâm thần và hoạt động CTXH trong bệnh viện tâm thần Hải Dương. Đánh giá được nhu cầu và vai trò của NVCTXH trong lĩnh vực CSSKTT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện tâm thần Hải Dương.
  • 18. 11 Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ ngành y tế về tiếp cận và hỗ trợ chữa trị chăm sóc người tâm thần trong bệnh viện, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm CTXH trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu còn là cơ hội cho học viên được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện cho học viên được tham gia vào các hoạt động CTXH trong bệnh viện, có cơ hội được chia sẻ, hỗ trợ đối với các đối tượng nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nhu cầu hoạt động CTXH trong chăm sóc, điều trị và phục hồi bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hải Dương và vai trò của NVCTXH trong bệnh viện tâm thần. Từ đó đề xuất một số giải pháp đối với các bên liên quan nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện tâm thần nói riêng và các bệnh viện nói chung. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đánh giá thực trạng hoạt động CTXH tại bệnh viện tâm thần Hải Dương. Tìm hiểu nhu cầu hoạt động CTXH và vai trò của NVCTXH trong việc trợ giúp người bệnh tâm thần và người nhà bệnh nhân. Đề xuất một số giải pháp về tăng cường hoạt động CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện tâm thần để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hỗ trợ đối với các bệnh nhân trong bệnh viện. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương.
  • 19. 12 5.2. Khách thể nghiên cứu Bệnh nhân tâm thần và người nhà bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hải Dương tỉnh Hải Dương. Nhân viên y tế trong bệnh viện tâm thần Hải Dương. Nhân viên CTXH làm việc tại bệnh viện tâm thần Hải Dương. Một số ban ngành liên quan như: Phòng LĐTB-XH Thành Phố Hải Dương, Sở Y tế tỉnh Hải Dương. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi thời gian Từ ngày 1/1/2015 - 20/9/2016. 6.2. Phạm vi không gian Bệnh viện tâm thần Hải Dương và một số địa điểm khác tại thành phố Hải Dương. 7. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào 2 câu hỏi sau: Câu hỏi 1:Thực trạng về hoạt động CTXH tại bệnh viện tâm thần Hải Dương ra sao? Câu hỏi 2: Nhu cầu hoạt động CTXH và vai trò của NVCTXH như thế nào trong việc khám bệnh, điều trị và hỗ trợ hòa nhập cho bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hải Dương? 8. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Hoạt động CTXH trong bệnh viện tâm thần Hải Dương đã có những hiệu quả nhất định, tuy nhiên còn có một số khó khăn. Giả thuyết 2: Nhu cầu hoạt động CTXH trong bệnh viện tâm thần là rất cao và vai trò của NVCTXH trong bệnh viện tâm thần là rất quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân khám và điều trị có hiệu quả. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tập hợp và phân tích tài liệu, phương pháp trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp quan sát.
  • 20. 13 9.1. Phương pháp tập hợp và phân tích tài liệu Đề tài thu thập và phân tích tài liệu liên quan như: Các bài báo, tạp chí, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CTXH trong CSSKTT. Kết quả phân tích tài liệu này được sử dụng trong phần tổng quan nghiên cứu của đề tài, chỉ ra tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu gì, hạn chế của những nghiên cứu này nhằm có cái nhìn tổng quan, phát hiện vấn đề. Những chính sách, văn bản, đề án, tài liệu về nội dung CSSKTT làm cơ sở pháp lý và tính cấp thiết cho việc nghiên cứu. Đồng thời những tài liệu này cũng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích để cá nhân tiến hành nghiên cứu luận văn. Tài liệu, báo cáo, đề án về công tác CSSKTT từ bệnh viện tâm thần Hải Dương để có thể đánh giá được công tác chăm sóc người bệnh tâm thần, sự can thiệp CTXH ở mức độ nào, những kế hoạch và định hướng của bệnh viện. Đề án, chương trình phát triển CTXH trong tỉnh được Sở Y tế và Phòng LĐ - TBXH cung cấp. Những tài liệu này đánh giá chung về tình hình CTXH trong ngành y tế nói chung và sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ NVCTXH trong bệnh viện tâm thần Hải Dương nói riêng. 9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Trong nghiên cứu tôi đã tiến hành 17 cuộc phỏng vấn sâu. Cụ thể: Ban ngành liên quan: Lãnh đạo Phòng LĐ - TBXH (01 pvs); Lãnh đạo Sở Y tế Hải Dương (01 pvs). Bệnh viện tâm thần Hải Dương bao gồm: Giám đốc bệnh viện (01 pvs); Bác sỹ trưởng khoa (02 pvs); Y tá (01 pvs); Điều dưỡng (01 pvs); NVCTXH (03 pvs). Người nhà bệnh nhân (07 pvs).
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50649 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562