SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHÙNG THU THÚY
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÔGIC - LỊCH SỬ
VÀO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHÙNG THU THÚY
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÔGIC - LỊCH SỬ
VÀO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ
VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thái Việt
Hà Nội - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học “Sử dụng phương pháp
lôgic - lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi. Những số liệu, kết luận được nêu trong luận văn là trung
thực, chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2012
Người cam đoan
Phùng Thu Thúy
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3
NỘI DUNG .....................................................................................................12
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG......................................12
1.1. Triết học văn hóa......................................................................................12
1.2. Tổng quan về phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic......................18
1.2.1. Tổng quan về phương pháp lịch sử..................................................18
1.2.2. Tổng quan về phương pháp lôgic.....................................................20
1.2.3. Trước phép biện chứng duy vật, phương pháp lôgic và phương
pháp lịch sử tồn tại độc lập tương đối.............................................................20
1.3. Sự thống nhất của phương pháp lôgic - lịch sử trong phép biện chứng
duy vật.............................................................................................................22
1.3.1. Cái lôgic, cái lịch sử và nguyên tắc thống nhất lôgic - lịch sử........22
1.3.2. Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử.......27
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LÔGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM......................34
2.1. Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam .........34
2.1.1. Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam ..............................................34
2.1.2. Các yếu tố văn hóa đặc trưng...........................................................36
2.1.3. Hạn chế của phương pháp lịch sử khi nghiên cứu văn hóa làng xã.43
2.2. Phương pháp lôgic trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam............43
2.2.1. Sự ưu việt của việc sử dụng phương pháp lôgic so với phương
pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam..............................43
2.2.2. Sự tác động của quá trình đô thị hóa tới văn hóa làng xã................47
2.2.3. Tiếp thu các phương tiện văn hóa, hình thành các giá trị văn hóa
hiện đại............................................................................................................51
2
2.2.4. Sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật ..........................................54
2.2.5. Hạn chế của phương pháp lôgic.......................................................59
2.3. Vai trò của phương pháp lôgic - lịch sử trong nghiên văn hóa làng xã...60
Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRÊN CƠ SỞ THỐNG NHẤT LÔGIC -
LỊCH SỬ .........................................................................................................63
3.1. Bảo tồn, phát huy giá trị hạt nhân cơ bản của làng xã - gia đình, dòng
họ.....................................................................................................................63
3.1.1. Quan hệ gia đình - quan hệ cơ bản nhất của làng xã .......................63
3.1.2. Phát huy những giá trị của quan hệ gia đình, dòng họ.....................65
3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần của lễ hội truyền thống..................67
3.2.1. Lễ hội cổ truyền ...............................................................................67
3.2.2. Gìn giữ nét văn hóa của lễ hội trong thời đại ngày nay...................68
3.3. Lưu giữ, bảo tồn, phát triển văn hóa làng xã gắn liền với xây dựng nông
thôn mới ..........................................................................................................70
3.3.1. Vai trò của văn hóa làng xã trong công cuộc đổi mới hiện nay ......70
3.3.2. Chủ trương của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
trong nền kinh tế mở .......................................................................................73
3.3.3. Một số giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông
thôn mới đi đôi với xây dựng văn hóa mới.....................................................74
KẾT LUẬN.....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................83
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Văn hóa là một hiện tượng xã hội độc đáo, đa dạng và có quy luật, vì
thế việc tìm kiếm bản chất của văn hóa, tất yếu phải có lý luận về nó, triết học
văn hóa ra đời đáp ứng yêu cầu đó. Thực tiễn lịch sử cũng chỉ ra rằng cần
phải có những phương pháp tư duy lý luận hiệu quả của triết học để phân tích
một cách sâu sắc các vấn đề về truyền thống dân tộc, hiện trạng kinh tế - xã
hội - văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh quốc tế chung.
Hiện nay, không một ai hoài nghi về tầm quan trọng của văn hóa đối
với các mặt của đời sống cá thể cũng như cộng đồng. Văn hóa là một đối
tượng phức tạp, là tổng thể những giá trị tinh thần, vật chất, đặc trưng cho một
xã hội. Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến kết luận trên. Thứ nhất: trong tiến
trình lịch sử, các mối liên kết cộng đồng trên cơ sở của văn hóa thường tỏ ra
bền vững và chịu được thử thách của thời gian hơn so với những mô thức liên
kết khác, chẳng hạn như thị trường hay nhà nước. Nguyên nhân thứ hai: nhu
cầu tự khẳng định và bảo tồn kết cấu của dân tộc trước áp lực của toàn cầu
hóa đang hối thúc các chính phủ khẳng định tính đồng nhất dựa trên lịch sử,
truyền thống. Trên thế giới, đang diễn ra sự hình thành và củng cố các khối
liên minh EU, AU, các hiệp ước đa phương, khu vực như WTO, ASEAN…
Đứng trước tình hình đó, phản ứng của các nước có khác nhau. Ở các nước
phát triển, xuất hiện nhu cầu bảo tồn bản sắc văn hóa, duy trì các nguyên tắc
truyền thống về dân chủ và công bằng xã hội. Còn các nước kém phát triển,
chính phủ viện đến bản sắc văn hóa dân tộc, các ý thức hệ truyền thống nhằm
chống lại sự áp đặt từ phía các nước lớn khi họ nhân danh các giá trị và chuẩn
mực toàn cầu để đưa ra các phán quyết bất lợi cho các nước kém phát triển.
Nguyên nhân thứ ba: nhu cầu phản tư của các quốc gia trước tính bất định và
4
xu thế nhất dạng hóa, phát sinh từ toàn cầu hóa. Sự mạnh lên của các quốc
gia, một cách tất yếu đòi hỏi phải khẳng định tính cá biệt của quốc gia, sao
cho cá thể không bị hòa tan vào những hệ chuẩn mang tính toàn cầu đang lấp
đầy không gian sống. Nguyên nhân thứ tư, văn hóa ngày càng có tiếng nói
quyết định đối với kinh tế, văn hóa trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế
tương lai - kinh tế tri thức. Vậy nên, hiện nay cùng với đẩy mạnh toàn cầu
hóa, văn hóa cũng sẽ không ngừng gia tăng sức mạnh, với tư cách là lực
lượng đại diện cho tính da dạng, đối trọng lại quá trình nhất dạng hóa.
Đứng trước sự gia tăng ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đối với kinh tế
cũng như chính trị, ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều
công trình nghiên cứu về văn hóa. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những
phương pháp khác nhau trong nghiên cứu văn hóa, theo đó là sự xuất hiện của
các bộ môn chuyên nghiên cứu văn hóa: khởi đầu là dân tộc chí, tiếp đó là
triết học văn hóa, tâm lý học văn hóa, dân tộc học, sau đó là nhân học, xã hội
học văn hóa, ký hiệu học, ngôn ngữ học tộc người… Những kết quả nghiên
cứu của các bộ môn khoa học đã tạo lượng tri thức khổng lồ và những luận
thuyết khoa học về sự phát triển của văn hóa vùng, văn hóa dân tộc và nhân
loại. Tuy nhiên, mỗi phương pháp mới chỉ dừng lại tiếp cận văn hóa ở một
góc độ, đi sâu vào một vài phương diện của văn hóa. Trước yêu cầu của thực
tiễn, nghiên cứu văn hóa góp phần quan trọng không chỉ vào việc “dựng lại”
quá khứ của con người, mà còn vào việc giải quyết những vấn đề xã hội và
con người trong xã hội đương đại. Vì vậy, các phương pháp trên chưa đủ hiệu
quả để giải quyết vấn đề đó. Việc áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào các
nghiên cứu văn hóa là một trong những biện pháp giải quyết yêu cầu trên.
Văn hóa làng xã - một trong những thành tố văn hóa quan trọng cấu
thành văn hóa Việt Nam. GS Hà Văn Tấn nhận định, có nghiên cứu làng xã
5
chúng ta mới nhận thức đầy đủ xã hội và văn hóa Việt Nam trong lịch sử, để
từ đó tìm được những biện pháp đúng đắn xây dựng nông thôn mới hiện tại.
Giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng “Nước là họp các làng mà thành. Từ làng
mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước” [26. tr.5].
“Làng Việt Nam là cái chìa khóa để giải mã bí mật Việt Nam, thần kỳ Việt
Nam” [26. tr.5]. Tuy nhiên cũng chính trong quá trình nghiên cứu về văn hóa
làng xã, đã nảy sinh nhu cầu về một phương pháp tư duy tổng hợp, cho phép tái
hiện bức tranh văn hóa làng xã trong tính chỉnh thể. Vì vậy, học viên chọn văn
hóa làng xã làm đối tượng nghiên cứu, để thấy được nhu cầu và khả năng vận
dụng phương pháp lôgic - lịch sử có thể góp phần giải quyết thực trạng
nghiên cứu văn hóa hiện nay.
Học viên áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào các nghiên cứu về
văn hóa làng xã với hy vọng rằng, việc làm đó sẽ góp góp phần vào việc nhận
thức đầy đủ hơn về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử, cũng như tìm
được những biện pháp đúng đắn để bảo tồn, phát triển giá trị của văn hóa làng
xã trong thời đại ngày nay. Vì lý do trên, học viên đã chọn đề tài “sử dụng
phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam” làm
đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về văn hóa:
Trên thế giới đã bắt đầu có những công trình lý thuyết và giáo trình theo
hệ thống của văn hóa học, ví dụ: “Văn hóa nguyên thủy” của B.E.Tylor, “Triết
học các hình thái biểu tượng” của Ernst Casierer, “Vật tổ và cấm kỵ” của
Sigmund Freud, “Triết học văn hóa” của Peter Zimmar, “Nhân học cấu trúc” của
C. L. Strauss, “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” của Trần Đức Thảo…
6
Ở Việt Nam, người có công đầu tiên trong việc xây dựng cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu văn hóa là Đào Duy Anh. Ông là người đầu tiên đưa ra
quan niệm có tính khoa học về văn hóa trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử
cương” xuất bản năm 1938. Nhiều công trình của PSG. Từ Chi, PGS. Phan
Ngọc, GS. Đinh Gia Khánh, GS. Phạm Đức Dương, GS. Tô Ngọc Thanh, GS.
Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn… đã đi theo hướng văn hóa học. Về giáo
trình đại học, chúng ta đã có “Văn hóa học” của Đoàn Văn Chúc, “Cơ sở văn
hóa” Việt Nam do GS. Trần Quốc Vượng chủ biên, “Cơ sở văn hóa Việt
Nam” của PGS.TSKH. Trần Ngọc Thêm.
Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam:
Làng xã Việt Nam là một thực thể xã hội, một đối tượng khoa học, từ
hàng trăm năm qua đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Từ cuối thế kỷ trước, khi Henry Revie tiến hành cuộc chiến tranh đánh chiếm
Bắc kỳ, thì các học giả người Pháp đã chú ý tìm hiểu làng xã Việt Nam. Mục
đích của họ là cung cấp những hiểu biết về xã hội Việt Nam cho chính quyền
thực dân Pháp.
Văn hóa làng xã xưa và nay là đề tài được nhiều tác giả quan tâm hơn
cả. Có hàng loạt công trình về hội làng, hương ước, nếp sống, phong tục, tôn
giáo, tín ngưỡng làng xã. Các nhà nghiên cứu đã cung cấp nhiều tư liệu mới,
đưa ra nhiều nhận định mới, nâng cao nhận thức về thực thể làng xã và xã hội
Việt Nam truyền thống và hiện đại. Nửa trước của thế kỷ thứ XX, nhiều tác
phẩm của người Việt đã đề cập đến làng xã Việt Nam rất phong phú và sâu
sắc như “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính. Ngoài ra còn có một số học
giả người Pháp như Y.Henry, P.Gourou… ý kiến chung của họ là phê phán
lối sống làng xã, đặc biệt là phong tục tập quán mang tính lạc hậu, cổ hủ.
7
Từ sau cách mạng tháng Tám, công việc nghiên cứu về làng xã được
tiếp tục mở rộng. Những công trình nghiên cứu/khảo cứu như “Nền kinh tế
làng xã” của Vũ Quốc Thúc (1950), hai tập kỷ yếu “Nông thôn Việt Nam
trong lịch sử” (1977 và 1978) - kết quả của hai cuộc hội thảo lớn về làng xã
đã đem lại một cách đánh giá đúng đắn về vai trò của làng xã, của nông dân
trong tiến trình của lịch sử Việt Nam, cũng như cách tiếp cận về tất cả các
mặt: hạ tầng và thượng tầng, kinh tế và chính trị, văn hoá vật chất và văn hóa
tinh thần, hệ tư tưởng.
Trong những thập niên gần đây, nhiều công trình khoa học lớn của
những bậc thầy về làng xã cổ truyền Việt Nam được công bố như “Chế độ
ruộng đất Việt Nam” tập 1, 2 của Trương Hữu Quýnh; “Cơ cấu tổ chức làng
Việt cổ truyền” của Trần Từ; “Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế –
văn hóa – xã hội” của GS. Phan Đại Doãn; “Về một số làng buôn ở đồng bằng
Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX” của PGS – TS. Nguyễn Quang Ngọc; “Lệ làng
phép nước” của TS. Bùi Xuân Đính; “Nghiên cứu văn hóa dân gian: phương
pháp, lịch sử, thể loại” của Chu Xuân Diên; “Làng Việt Nam đa nguyên và
chặt” của Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Hải Kế; “Bản sắc văn hóa Việt Nam”
của Phan Ngọc; “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm;
“Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá” của Đỗ Lai Thúy… đã phản
ánh khá đầy đủ về kết cấu kinh tế, tổ chức vận hành xã thôn và đời sống văn
hóa của làng xã. Những nghiên cứu đó rất hữu ích cho thế hệ nghiên cứu sau.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ về văn hóa
làng xã như Nguyễn Thế Hoàn với Cấu trúc và văn hóa làng xã người Việt ở
Quảng Bình, Luận án tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Có thể nói các
công trình trên đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc thù của văn hóa
8
học như lịch sử, lôgic, so sánh, phân tích, tổng hợp, điền dã… tạo nên một hệ
thống kiến thức phong phú về văn hóa làng xã Việt Nam.
Liên quan đến chủ đề áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên
cứu văn hóa làng xã Việt Nam, hiện có rất ít công trình luận bàn trực tiếp, mà chỉ
gián tiếp coi đó là phương pháp chủ đạo trong công trình nghiên cứu của mình.
Có một số tác giả đã đề cập đến phương pháp lôgic - lịch sử trong nghiên cứu
văn hóa như: Phạm Thái Việt với “Đại cương văn hóa Việt Nam”, “Toàn cầu
hóa, những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa”… Nguyễn
Trần Bạt với “Văn hóa và con người”, Nguyễn Văn Thắng với “Hành trình vào
văn hóa học”, Nguyễn Ngọc Thêm với “Bản sắc văn hóa Việt Nam”… Tuy
nhiên, có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu thuần túy về phương pháp
lôgic và phương pháp lịch sử vẫn chiếm số lượng áp đảo. Nói cách khác, đa số
các nhà khoa học đề cập đến phương pháp lôgic - lịch sử một cách chuyên biệt
từ góc độ phương pháp luận. Chẳng hạn như, GS. TS Lê Hữu Nghĩa với luận án
“Lịch sử và lôgic”, TS. Phạm Thái Việt với “Sự thống nhất giữa cái lôgic và cái
lịch sử, một nguyên tắc của nhận thức lý luận”…
Qua tổng quan tài liệu, có thể thấy rằng, giữa các nghiên cứu về văn
hóa làng xã ở Việt Nam với các nghiên cứu về phương pháp trong lĩnh vực
triết học vẫn tồn tại một khoảng trống lớn. Các phương pháp được sử dụng
trong nghiên cứu văn hóa làng xã vẫn thường thiên về hoặc mô tả, hoặc sử
liệu học, hoặc xã hội học.
Trên thực tế, các công trình đi theo hướng đơn ngành không thể nghiên
cứu văn hóa một cách toàn diện, không thể đảm nhận được những nội dung
ngày càng phức tạp mà thời đại đặt ra đối với nghiên cứu văn hóa (hàng loạt
những vấn đề như: bản sắc, quá trình biến đổi và tích hợp văn hóa, thể chế
văn hóa, chính sách văn hóa, tính dân tộc, tính hiện đại trong văn hóa, văn hóa
9
và phát triển…). Bởi vậy, việc tìm kiếm các phương tiện khoa học cho phép tổ
hợp các tri thức từ nhiều lĩnh vực để tạo ra nhận thức chỉnh thể về đối tượng
nghiên cứu - mà trong trường hợp này là văn hóa làng xã là điều cần thiết. Xét
cho cùng, văn hóa là một hiện tượng xã hội, nó cũng tuân thủ các quy luật xã
hội, do đó, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của lôgic biện chứng
chắn chắn có tác dụng tốt. Nguyên tắc thống nhất lôgic và lịch sử là một trong
số các phương pháp cơ bản của phương pháp biện chứng, đã được C.Mác sử
dụng thành công trong nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, mà minh chứng cụ thể là
tác phẩm "Tư bản".
Thực trạng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu văn hóa làng xã ở Việt
Nam là có sự tách biệt khá lớn giữa nghiên cứu phương pháp (lĩnh vực đặc
thù cho triết học) với nghiên cứu ứng dụng (lĩnh vực đặc thù cho các khoa học
cụ thể). Các nghiên cứu cụ thể về làng xã ở Việt Nam, mặc dù đã đạt được
nhiều thành tựu, nhưng vẫn chưa cho phép hình dung một bức tranh chỉnh thể
về đối tượng nghiên cứu. Một minh chứng cụ thể cho nhận định này là các
nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa làng xã nói riêng vẫn còn chưa
làm rõ được nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa trong tiến trình đổi mới,
trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây
dựng, trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và
quốc tế, văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn xác định vai trò của phương pháp lôgic và phương
pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã; áp dụng phương pháp lôgic - lịch
sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam đương đại.
Để thực hiện mục những mục tiêu nêu trên, luận văn giải quyết các
nhiệm vụ sau:
10
1. Chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa triết học với văn hóa dưới hình
thái "triết học văn hóa"; từ đó luận chứng cho tính hợp lý của việc ứng dụng
các phương pháp triết học vào nghiên cứu văn hóa.
2. Làm rõ nội dung của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử,
cùng mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong ứng dụng (nguyên tắc thống
nhất giữa lôgic và lịch sử) trong triết học.
3. Trình bày việc ứng dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic
trong nghiên cứu văn hóa làng xã.
4. Trình bày việc kết hợp biện chứng hai phương pháp nói trên trong
nghiên cứu văn hóa làng xã và đưa ra một số khuyến nghị tham khảo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phương pháp lôgic - lịch sử và
văn hóa làng xã Việt Nam .
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế,
đề tài chỉ tập trung khảo cứu làng xã Bắc Bộ Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn
Luận văn sử dụng các nguyên lý của triết học Mácxit, với các nguyên
tắc như: thống nhất lôgic - lịch sử, thống nhất giữa phân tích và tổng hợp,
phương pháp tiếp cận hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…
6. Đóng góp của luận văn
Thông qua các nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu, hệ thống lại
những điểm cơ bản nhất của văn hóa làng xã bằng phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic. Đưa ra bức tranh văn hóa làng xã bằng phương pháp tiếp cận
thống nhất giữa lôgic và lịch sử để có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa làng xã.
11
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đóng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng hệ thống lý luận khoa học về
văn hóa làng xã. Góp phần cho hoạt động nghiên cứu văn hóa làng xã trên thực
tế đạt nhiều hiệu quả, nhất là trong thời kỳ cả nước xây dựng nông thôn mới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương với 9 tiết.
12
NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Triết học văn hóa
Mối quan hệ giữa triết học và văn hóa đã có ngay khi triết học mới hình
thành. Nhưng chỉ đến thế kỷ XVIII, khi đã trở thành một khái niệm độc lập
văn hóa mới trở thành một vấn đề nghiên cứu mới của triết học [15. tr.9].
Người đầu tiên tiếp cận văn hóa như một chỉnh thể là I. Kant. Trước
ông, các nhà triết học đã tiếp cận văn hóa bằng những con đường khác nhau,
hoặc theo chủ nghĩa nhân đạo coi văn hóa là một biểu hiện của đạo đức, hoặc
theo chủ nghĩa duy lý coi văn hóa là mặt đối lập với tự nhiên. I. Kant hiểu văn
hóa như chính hoạt động của con người, các giá trị là kết quả của hoạt động
này. Văn hóa được nghiên cứu trong tính chỉnh thể, năng động, trong tính
thống nhất của lịch sử được thể hiện ở quá trình tiếp nối từ thế hệ này đến thế
hệ khác, trong mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động có mục đích của con
người với tự nhiên và xã hội. Theo I. Kant, lịch sử của loài người được thực
hiện theo hai phương diện, phương diện tự nhiên và phương diện trí tuệ. Để
hiểu xã hội, con người phải khám phá ra những quy luật phát triển của lịch sử
được ẩn dấu dưới vẻ ngẫu nhiên của các sự kiện, đó là cái bản tính. Con người
luôn đi tới những mục đích thầm kín của cái bản tính như theo một sự chỉ dẫn
đường. Văn hóa thể hiện khả năng con người biết tự đặt ra mục đích cho
mình. Mục đích là sự tổng hợp của giác tính, lý tính trong sự đặc thù của tộc
loại người như một bộ phận của tự nhiên. Văn hóa thể hiện vị trí của con
người trong mối quan hệ với thế giới, là con đường đi đến cái bản tính.
Khác hẳn với những người đi trước, Hegel coi sự vận động sáng tạo ra
văn hóa là sự vận động đến cái tuyệt đối. Hegel xem tư duy như là quá trình
vận động và phát triển của văn hóa nhân loại. Khái niệm không chỉ là từ ngữ
13
hay thuật ngữ mà là thể hiện phương thức, hình thức hoạt động của con người
trong quá trình trao đổi với tự nhiên. Trong hoạt động hiện thực, con người đã
đối tượng hóa hình thức của tư duy vào thế giới tự nhiên. Văn hóa là phương
thức hoạt động của con người. Lịch sử phát triển của văn hóa nhân loại cũng
chính là lịch sử tinh thần của nhân loại, lịch sử phát triển của tư duy loài người.
Tuy nhiên, Hegel coi hoạt động văn hóa như một hình thức hoạt động của ý
niệm tuyệt đối, mang tính thứ nhất, là cái đầu tiên, không cần một tiền đề nào
bên ngoài. Còn hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo ra văn hóa là cái thứ
hai, là phương tiện để ý niệm tuyệt đối tự nhận thức lại mình, là sự tồn tại dưới
dạng khác của ý niệm tuyệt đối, sự tha hóa của tư duy vô hạn.
Bước sang thế kỷ XIX, XX, văn hóa trở thành vấn đề cấp bách của triết
học hiện đại. E.Cátxirơ - nhà triết học người Đức, đại biểu của chủ nghĩa Kant
mới, đại biểu cho cách tiếp cận biểu tượng về văn hóa. Văn hóa là sự đa dạng
của các hình thức khác nhau như ngôn ngữ, thần thoại, tôn giáo, nghệ thuật và
nhận thức lý luận. Các hình thức văn hóa này tạo thành một chỉnh thể nhờ có
sự thống nhất bên trong. Đến lượt mình, mỗi hình thức văn hóa lại là sự đa
dạng của các nhân tố văn hóa và các nhân tố này cũng có sự thống nhất bên
trong để làm cho mỗi hình thức cũng lại là một tiểu chỉnh thể. Nhiệm vụ của
triết học văn hóa là chỉ ra mỗi một hình thức nêu trên là cái gì và ý nghĩa của
chúng ra sao? Chúng hoàn thành chức năng như thế nào? Ngôn ngữ thần
thoại, nghệ thuật, tôn giáo quan hệ với nhau bằng cách nào? Cái gì phân biệt
chúng và cái gì liên kết chúng với nhau? Như vậy, theo ông, toàn bộ sự đa
dạng của văn hóa chỉ là sự thể hiện vị trí tinh thần trong tự nhiên, nhưng đó
không phải là tự nhiên tự nó mà là tự nhiên đã được nhân hóa. Biểu tượng là
sự tổng hợp tính đa dạng cảm tính về mặt hình thức, là khả năng kiến tạo thế
giới một cách sáng tạo. Theo ông, toàn bộ quá trình nhận thức của con người
14
là nhận thức về biểu tượng. Biểu tượng là nhân tố chung cho mọi hình thức
văn hóa và có khả năng tạo nên sự thống nhất trong chúng, đồng thời giữ gìn
sự độc đáo của chúng.
A.Schweitzer nhà triết học người Đức cho rằng triết học văn hóa
nghiên cứu cái đặc thù của văn hóa theo hướng tiến bộ, gắn với đạo đức. Văn
hóa là bất kỳ khả năng tiến bộ nào ở cả trong hoạt động vật chất lẫn hoạt động
tinh thần của con người. Triết học hiện thời chỉ ở mức độ lý luận thuần túy, đề
cập đến bộ máy lôgic hình thức, bởi thế sự sáng tạo triết học bị chuyển thành
sự sáng tạo của các hình thức tư duy. Nhưng nhờ có những luận triết học,
chúng ta có thể mô tả các lớp bề ngoài của tồn tại riêng biệt (tự nhiên, xã hội,
văn hóa) nhưng không thể thâm nhập sâu vào đặc thù của chúng. Nếu chỉ
thuần túy lý luận thì không thể nghiên cứu được bản chất của văn hóa, mà
kìm hãm sự sáng tạo văn hóa. Triết học muốn nghiên cứu văn hóa trong toàn
bộ chỉnh thể của nó phải có sự kết hợp giữa đạo đức học và lý luận nhận thức,
phải luận chứng cho sự thống nhất của hai loại tiến bộ vật chất và tiến bộ tinh
thần, triết học phải suy ngẫm về con người thực, cuộc sống thực.
Như vậy, vấn đề mối quan hệ giữa triết học và văn hóa đã xuất hiện từ
lâu trong lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, triết học văn hóa chỉ là sự
biến dạng của triết học lịch sử, có ý kiến cho rằng triết học văn hóa khác biệt
với triết học lịch sử và mới được hình thành vào đầu thế kỷ XIX; một số khác
thì khẳng định rằng, văn hóa thực sự trở thành một khái niệm khoa học cùng
với sự phát triển của của chủ nghĩa tư bản và chỉ trong triết học cổ điển Đức
lần đầu tiên nó mới được xem xét và nghiên cứu như một chỉnh thể. Văn hóa
là một hiện tượng xã hội độc đáo, đa dạng và phức hợp, vì thế trong việc tìm
kiếm bản chất của văn hóa, tất yếu phải có lý luận về nó, triết học văn hóa ra
đời đáp ứng yêu cầu đó.
15
Triết học Macxit tiếp cận văn hóa bằng việc vận dụng nhận thức duy
vật lịch sử của C.Mác làm cơ sở phương pháp luận của mình, khẳng định văn
hóa là một hiện tượng xã hội, để hiểu bản chất của nó thì không có con đường
nào khác là nghiên cứu văn hóa trong chính sự chuyển động và phát triển của
đời sống xã hội.
Như vậy, trước đây, việc nghiên cứu văn hóa chủ yếu ở trạng thái tĩnh,
xem đời sống xã hội nói chung và văn hóa nói riêng là có sẵn, lý giải đời sống
xã hội chỉ dừng lại ở cấp độ hệ thống, theo lý luận hệ thống. Cách tiếp cận giá
trị học quan tâm đến mối quan hệ giữa giữa bộ phận và hệ thống trên góc độ
giá trị; tiếp cận hoạt động chú trọng cấu trúc và chức năng; tiếp cận nhân cách
lại giải thích mối quan hệ tiền đề và kết quả của hệ thống; tiếp cận ký hiệu
học chỉ lưu ý đến phương tiện truyền tin của hệ thống văn hóa.
Kết quả tất yếu của phương pháp đó là coi văn hóa chỉ đơn giản là
chính trị, khoa học công nghệ, nghệ thuật, lối sống… Điều đó đã đẻ ra những
con người méo mó, những con người thuần chính trị, thuần tôn giáo hay nghệ
thuật, chỉ cần chính trị, đạo đức hay nghệ thuật là giải quyết xong mọi vấn đề
của đời sống con người. Chỉ trong lý luận biện chứng về xã hội, chúng ta mới
thấy rõ quá trình vận động của văn hóa, mới hiểu bản chất, vai trò của nó
trong đời sống xã hội. Vì vậy, cần phải sử dụng các phương pháp của triết học
để nghiên cứu văn hóa.
Triết học văn hóa ra đời nhằm giải quyết những yêu cầu mang tính cấp
thiết của văn hóa. Sản phẩm của các nhà triết học là đáp ứng yêu cầu của thời
đại, của văn hóa. Để đạt được một kết quả như vậy thì cần thiết phải thừa
nhận tính đa dạng và các nền văn hoá khác nhau, và thừa nhận triết học tự nó
là một sản phẩm của văn hoá mà có thể làm lan tỏa và phát triển văn hoá.
16
Hơn nữa, còn có một lý do chính đáng để tin rằng triết học xuất hiện từ
văn hoá; rằng, mối quan hệ giữa triết học và văn hoá không phải là sự vô tình
và ngẫu nhiên. Triết học xuất hiện từ văn hóa. Văn hoá cho thấy cả ý nghĩa của
những câu hỏi mà triết học đưa ra và tìm kiếm câu trả lời lẫn cả những phương
pháp hoặc cách thức để chúng ta tìm kiếm câu trả lời. Tuy nhiên, do khả năng
có thể vượt lên tính đặc thù và tính cục bộ nên triết học có thể tìm cách để đáp
ứng một số mục tiêu của tính hiện đại. Có thể kết luận triết học không chỉ xuất
hiện từ văn hoá, mà còn có thể không bao giờ tách khỏi văn hoá.
Nhưng trước khi có thể đánh giá luận điểm này một cách toàn thể, chúng
ta cần xem xét vế đầu của nó - triết học xuất phát từ văn hoá có nghĩa là gì và
đâu là cơ sở để khẳng định như vậy. Ở mức độ trần tục nhất, người ta có thể nói
rằng triết học xuất hiện từ văn hoá theo nghĩa văn hoá là một phần, hoặc ảnh
hưởng đến môi trường vật chất là nơi nảy sinh ra những vấn đề triết học. Ví dụ,
văn hoá tạo ra những cơ hội và đặc tính của thời gian nhàn rỗi và nói chung, nó
chỉ có ở những nơi con người được giải phóng khỏi các nhu cầu thiết yếu nhằm
duy trì cuộc sống, khi họ có thời gian rỗi để dành cho suy tư triết học.
Văn hoá tạo ra những loại vấn đề và những nghi vấn đặc thù để nhà
triết học theo đuổi, chúng ta nhận thấy những truy tầm triết học hướng tới các
vấn đề về bản chất con người, quyền cá nhân, trật tự chính trị và những quan
niệm về cái thiện. Ví dụ, trong thế kỷ XVII – XVIII ở phương Tây – nơi mà
chủ nghĩa cá nhân đang gia tăng, là thời điểm mà khoa học và công nghệ đã
làm cho những hình thức lao động truyền thống trở nên lỗi thời, và khi con
người không chỉ đơn giản kiếm tìm nhiều nguồn lực hơn, mà còn tìm cách để
mở rộng thị trường. Triết học không phải là tiên đề hoá, và người ta cũng
không dễ tìm thấy miếng đất vững chắc dưới chân nó. Chẳng phải vô cớ mà
nhiều nhà thông thái đã nói rằng, triết học - đó là vật không thể đem nhử con
17
chó trong cũi chui ra, và khi đọc tác phẩm triết học thì người ta có ấn tượng là
nhai mãi một cái gì đó nhưng lại chẳng có gì để nuốt [15. tr.38].
Văn hoá ảnh hưởng đến chính “ngôn ngữ” dùng để diễn đạt và giải đáp
những vấn đề triết học, đến gì được coi là câu trả lời thoả đáng. Ví dụ, bằng
việc thiết lập những chuẩn mực lý tính, hoặc thông qua những giá trị được đề
cao (như những giá trị cá nhân; lợi ích chung; cái thiện của những cộng đồng,
như dân tộc, nhà thờ, con người, sinh quyển), một nền văn hoá có thể cho
chúng ta một “ngôn ngữ” để thiết lập những giới hạn cho những vấn đề triết
học nào có thể được coi là có ý nghĩa để suy ngẫm.
Cuối cùng, nói rộng hơn, một số người có thể nói rằng, “triết học xuất
hiện từ văn hoá” theo nghĩa văn hoá cung cấp, hoặc áp đặt bộ khung khái
niệm cho những suy ngẫm (nghiên cứu) triết học. C. Mác đã nói rằng “triết
học là tinh hoa văn hóa của một thời đại, là linh hồn sống động của của văn
hóa” [15.tr.18]
Văn hóa là một lĩnh vực được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học
khác nhau, lượng kiến thức tích hợp, thu thập kết quả nghiên cứu của một loạt
khoa học chuyên ngành nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã
hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, sử học… là vô cùng đồ sộ. Phương pháp
luận nghiên cứu giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu văn hóa. Nhiệm vụ
của nó là giúp các nhà nghiên cứu tìm ra quy luật và bản chất của các đối
tượng văn hóa; cho phép đi từ những quy luật chung đến thấu hiểu các hiện
tượng văn hóa riêng.
Như vậy, triết học văn hóa là môn khoa học sử dụng các phương pháp
triết học vào việc nghiên cứu văn hóa để tìm ra quy luật, bản chất, vai trò của
văn hóa trong đời sống xã hội.
18
1.2. Tổng quan về phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
1.2.1. Tổng quan về phương pháp lịch sử
Trong lịch sử nhận thức khoa học, cả phương pháp lôgic và phương
pháp lịch sử từ lâu đã tồn tại như những công cụ nhận thức chuyên biệt
truyền thống.
Ở trình độ kinh nghiệm, hai phương pháp này độc lập với nhau xét về
vai trò cũng như về chức năng. Trong lịch sử nhận thức khoa học, phương
pháp lịch sử luôn giữ vị trí hàng đầu trong các khoa học lịch sử, khảo cổ, phân
loại học… Trong các ngành khoa học như toán, vật lý, lôgic học… phương
pháp lôgic được áp dụng như là phương pháp chủ đạo.
Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của phương pháp lịch sử:
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào khi đã tồn tại đều trải qua một quá
trình lịch sử của sự nảy sinh, hình thành, phát triển và tiêu vong. Quá trình đó
bao gồm các trạng thái, các giai đoạn khác nhau về chất, nảy sinh kế tiếp nhau
theo cách cái nọ kế tiếp cái kia, tạo nên sự phát triển của sự vật từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Thuật ngữ lịch sử trong tiếng Hy Lạp cổ, lúc đầu chỉ những sự kiện
diễn ra trong đời sống tự nhiên và xã hội. Cùng với sự phát triển của nhận
thức nhân loại, phạm trù lịch sử dùng để chỉ mọi quá trình phát triển thực tế,
tức là toàn bộ hiện thực trong sự phát triển của nó với những hình thức biểu
hiện phong phú, đa dạng, cụ thể.
Lịch sử luôn mang tính khách quan nội tại vốn có, độc lập với ý thức,
tư tưởng của con người. Phát triển là một thuộc tính cơ bản, là khuynh hướng
chung của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Do vậy, để nhận
thức được bản chất của sự vật, cần phải xem xét nó trong sự vận động, sinh
thành, phát triển.
19
Cho đến cuối thế kỷ XVIII, các ngành khoa học chủ yếu vẫn ở trình độ
mô tả, đến nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều ngành khoa học đã chuyển thành khoa
học về các quá trình cùng với những mối liên hệ gắn bó không chỉ giữa các
yếu tố trong một quá trình, mà cả giữa những quá trình với nhau. Hàng loạt
ngành khoa học giáp ranh đã xuất hiện. Dưới con mắt của nhà khoa học, giới
tự nhiên và xã hội hiện ra như một quá trình trong tính chỉnh thể, toàn vẹn.
Đây là trình độ phát triển tất yếu của nhận thức nhân loại trên cơ sở tích hợp
những tri thức kinh nghiệm cần thiết: trình độ lý luận.
Đó là lý do phương pháp lịch sử được hình thành. Trên cơ sở tổng kết
và khái quát các tri thức kinh nghiệm, nhận thức lý luận phát hiện ra những
mối liên hệ tất yếu, phổ biến ẩn giấu đằng sau những hiện tượng, các sự kiện
riêng biệt của hiện thực. Dựa vào những mối liên hệ khách quan có tính quy
luật, nó tái hiện dưới dạng hình ảnh tinh thần sự phát triển của khách thể
nghiên cứu.
Mục đích của phương pháp lịch sử là khám phá ra sợi chỉ đỏ xuyên
suốt quá trình lịch sử, liên kết các sự kiện, các mặt dường như tách biệt thành
một chỉnh thể toàn vẹn, để tái hiện khách thể trong quá trình vận động, phát
triển. Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện sự vật thông qua những
mối liên hệ lịch sử căn bản, xem xét mỗi vấn đề trên quan điểm sự vật đó xuất
hiện như thế nào trong lịch sử, đã trải qua những giái đoạn phát triển chủ yếu
nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển để xem hiện nay nó là gì.
Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là hình dung sự vật xuyên qua lăng
kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những bước quanh co, những gián đoạn theo
trình tự thời gian. Nét quan trọng nhất của phương pháp lịch sử là sự mô tả sự
kiện – niên đại con đường lịch sử - cụ thể của sự hình thành sự vật, nó phản ánh
sự vật theo trình tự phát sinh nghiêm ngặt. Giá trị của phương pháp này là ở chỗ
20
nhờ nó có thể nắm sự vận động lịch sử phong phú và nhiều vẻ của các hình thái
biểu hiện cụ thể của nó và thông qua nó có thể nắm bản chất khách thể.
Như vậy, sự kiện đóng vai rất quan trọng trong nhận thức lịch sử. Các
sự kiện với tư cách là những mặt, những yếu tố nào đó của hiện thực, được
con người thụ cảm và được nghi nhận dưới một hình thức nhất định, đóng
một vai trò quan trọng không những đối với nhà nghiên cứu lịch sử, mà còn
đối với tất cả các nhà khoa học. Bởi vì sự kiện là không khí của nhà khoa học.
Chỉ có thể dựa trên sự kiện nhà khoa học mới có thể đi sâu vào bản chất của
khách thể nghiên cứu, khám phá ra những thuộc tính và những mối liên hệ tất
yếu của nó, những quy luật phát triển của nó.
1.2.2. Tổng quan về phương pháp lôgic
Lôgic ngoài triết học: Cũng như bản thân thế giới, nhận thức của nhân
loại trải qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Chỉ đến một trình độ phát
triển nhất định của nhận thức nhân loại, thế giới mới được quan niệm như một
hệ thống, ở trong quá trình vận động tiến lên, thông qua những bước
quanh co, thụt lùi.
Phương pháp lôgic xem xét quá trình phát triển của đối tượng ở thời
điểm nó đạt đến hình thức kinh điển chín muồi nhất. Có được khả năng đó là
do khi tái hiện sự vật ở hình thức cao, chín muồi của nó, hình thức này đã bao
hàm những giai đoạn phát triển trước đây dưới dạng lọc bỏ. Chúng ta nhờ vậy
nhận thức được cả những mốc lịch sử cơ bản của nó.
1.2.3. Trước phép biện chứng duy vật, phương pháp lôgic và phương
pháp lịch sử tồn tại độc lập tương đối
Nhu cầu kết hợp hai phương pháp lôgic và lịch sử đã xuất hiện từ sớm
trong lịch sử nhận thức. Trong các ngành khoa học thực nghiệm, phương pháp
lịch sử được sử dụng để mô tả, sưu tập theo trình tự thời gian các tài liệu thực
21
nghiệm thu được từ quan sát thí nghiệm. Phương pháp lôgic lại là việc vận
dụng các thủ pháp duy lý (thuật toán, các thao tác lôgic như quy nạp, diễn
dịch, loại tỷ… ) vào việc xử lý các tài liệu ấy.
Khi còn ở trình độ nhận thức kinh nghiệm, do thói quen xem xét sự vật
theo cách kinh nghiệm chủ nghĩa, hai phương pháp này được quan niệm tách
biệt, loại trừ nhau. Đối tượng của phương pháp lịch sử là những sự kiện đơn
nhất, ngẫu nhiên, bề ngoài… xảy ra theo trình tự thời gian; trái lại, phương
pháp lôgic lại lấy cái phổ biến, tất nhiên, bản chất làm “vương quốc” riêng
của mình, chỉ tuân thủ trình tự lôgic của chính nó.
Khi nhận thức chuyển từ trình độ kinh nghiệm lên trình độ lý luận thì
tình trạng đối lập tuyệt đối giữa hai phương pháp này cũng biến mất. Thay vì
nghiên cứu các sự vật, hiện tượng riêng lẻ, biệt lập, nhân loại cũng đặt ra cho
nhận thức lý luận nhiệm vụ nghiên cứu các hệ thống, các quá trình. Khách thể
của nhận thức lý luận là một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa cái bản
chất và hiện tượng, cái chung và cái riêng, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, quy
luật và sự phát triển hiện thực… Do đó trình độ nhận thức không còn chỗ cho
những cái suy diễn, lập luận lôgic hình thức. Một cách tất yếu, không tồn tại
phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử dưới dạng thuần túy, được sử
dụng hoàn toàn biệt lập trong hoạt động nhận thức khoa học.
Theo đó, phương pháp lôgic được hiểu là phương pháp lịch sử, chỉ có
điều đã thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn. Còn
phương pháp lịch sử là sự ứng dụng của phương pháp lôgic vào những tài liệu
lịch sử cụ thể.
Phải đến khi phép biện chứng ra đời, sự thống nhất của phương pháp
lôgic và lịch sử thực sự mang tính lý luận, hệ thống.
22
1.3. Sự thống nhất của phương pháp lôgic - lịch sử trong phép biện
chứng duy vật
1.3.1. Cái lôgic, cái lịch sử và nguyên tắc thống nhất lôgic - lịch sử
* Quan niệm về cái lôgic
Cái lôgic chính là tư tưởng, tư duy. Rô-đen-tan viết: “Lôgic” là hình thức
của nhận thức của sự phản ánh hiện tượng, là bản sao của tư tưởng, là bức ảnh
chụp từ hiện thực, là trật tự nhất định của sự vận động tư tưởng tiến đến khách
thể. V.A.Grisenko thì viết: “Lôgic… biểu hiện với tư cách là phạm trù triết học
dùng để chỉ tổng số các quy luật của tư duy trừu tượng mà sự phản ánh phù
hợp thế giới diễn ra theo quy luật ấy, là tổng số các quy luật mà theo đó kết cấu
của thế giới vật chất được thể hiện trong kết cấu của tư tưởng” [34.tr.15].
Khía cạch hợp lý của tất cả những định nghĩa trên về cái lôgic là thừa
nhận nó phản ánh sự vật khách quan. Nhưng sẽ không đúng nếu đồng nhất
lôgic với tư duy, tư tưởng hoặc với nhận thức nói chung. Nếu “lịch sử” được
hiểu là sự vận động của sự vật thực tế, còn “lôgic” là sự phản ánh sự vận động
và phát triển của sự vật trong ý thức con người, khi đó vấn đề tương quan của
lôgic và lịch sử sẽ giản đơn chỉ là tên gọi khác của vấn đề cơ bản của triết
học - vấn đề quan hệ của tư duy và tồn tại.
Cái lôgic không chỉ tồn tại trong lĩnh vực tinh thần mà ngay cả trong
lịch sử hiện thực khách quan. Đây là khuynh hướng khách quan hóa cái lôgic,
tiêu biểu của một số tác giả như E.V.Iliencov, V.A.Grisenko… Theo họ, bản
thân sự phát triển hiện thực của khách thể đã hàm chứa cái lôgic nội tại của nó
và cái lôgic này mang một ý nghĩa hoàn toàn khách quan. Quan điểm trên đây
có những mặt hạn chế nhất định. Mặc dù kế thừa từ quan điểm của Lênin về
lôgic khách quan nhưng lôgic khách quan của Lê nin là chỉ các tính quy luật,
tính tất yếu trong sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng của thế
23
giới khách quan. Và tính tất yếu này không thể đồng nhất với tính tất yếu
trong sự phát triển của tư duy, mặc dù xét đến cùng, lôgic ấy phải là sự phản
ánh đúng các quy luật khách quan của thế giới vật chất, nhưng cái phản ánh
và cái được phán ánh là khác nhau về cơ bản.
Vậy cái lôgic là gì? Cái lôgic là một phạm trù của lôgic biện chứng
dùng để chỉ tính tất yếu trong sự phát triển của tư duy lý luận khi tái hiện
khách thể trong sự phát triển lịch sử của nó. Cái lôgic thể hiện thành các mối
liên hệ tất yếu liên kết các phạm trù (khái niệm) theo một trình tự phát triển
xác định từ trừu tượng đến cụ thể, phù hợp với quy luật phát triển khách quan
của hiện thực được nó phản ánh (cái lịch sử). Lôgic là sự biểu hiện khái quát,
trừu tượng trong tư duy các khách thể của thế giới bên ngoài, các thuộc tính
và quan hệ của chúng dưới hình thức hệ thống khái niệm, phạm trù và quy
luật của khoa học. Lênin nhận xét rằng “Những quy luật của lôgic là phản ánh
cái khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người”, rằng “những hình
thức lôgic và những quy luật lôgic không phải là một cái vỏ trống rỗng, mà là
phản ánh của thế giới khách quan” [34. tr.42].
Cái lôgic phản ánh thế giới khách quan thông qua hệ thống những khái
niệm. Những khái niệm, phạm trù lôgic có tính biện chứng; chúng nằm trong
sự liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau, trong sự đồng nhất
các mặt đối lập. Thông qua hoạt động của các quy luật lôgic, ý thức con người
có khả năng khám phá ra bản chất nội tại của các sự vật, giải phóng nó khỏi
những ngẫu nhiên và những cái thứ yếu, nắm tính nhiều vẻ của các hiện tượng
của hiện thực dưới dạng cô đọng. Do đó theo Ăngghen, cái lôgic đó là cái lịch
sử nhưng đã được trừu tượng hoá, tức được rút ra, được làm sạch khỏi cái
ngẫu nhiên, được gải phóng khỏi những quanh co của lịch sử thực tế, tức là sự
phản ánh đã được sửa chữa, được thoát khỏi những hình thức lịch sử và
24
những ngẫu nhiên pha trộn. Quá trình “làm sạch”, “trưng cất” hiện thực lịch
sử nhằm thu nhận những trừu tượng lôgic được bộc lộ rõ ràng nhất khi hình
thành các khái niệm khoa học.
* Quan niệm về cái lịch sử
Có 3 quan niệm về cái lịch sử:
Cái lịch sử đồng nhất với vật chất, lịch sử chính là thế giới bên ngoài,
hiện thực khách quan.
Cái lịch sử dùng để chỉ hiện thực khách quan trong sự vận động, biến
đổi. A.P.Sheptulin viết “trong triết học mácxit, cái lịch sử được hiểu là hiện
thực khách quan được xét trong vận động và phát triển” [48. tr.34].
Cái lịch sử không chỉ lột tả nội dung phát triển của thế giới khách quan,
mà ngay cả lĩnh vực tư duy, nhận thức, ý thức nói chung cũng được lột tả trên
bình diện phát triển.
Cái hợp lý trong tất cả các định nghĩa nói trên về cái lịch sử thể hiện ở
chỗ lịch sử được xem là cái khách quan tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con
người. Hiện thực vật chất biểu hiện rất phức tạp nhiều mặt, muôn vẻ. Mỗi
phạm trù của phép biện chứng duy vật phản ánh chỉ một mặt, một khía cạnh
nhất định của hệ thống chỉnh thể phong phú các sự vật và hiện tượng của thế
giới khách quan. Không chỉ giới tự nhiên, xã hội, mà ý thức con người cũng có
quá trình phát triển lịch sử, có tính lịch sử. Tính lịch sử này xuyên thấm trong
tất cả các hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, nhận thức khoa
học cần phải xuất phát từ tính lịch sử của hiện thực thực tế và phản ánh tính
lịch sử đó ngày càng đầy đủ và cụ thể. Chính Mác - Ăng-ghen đã nói đến điều
đó khi viết: “ chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất – khoa học lịch sử…”
Vậy, cái lịch sử là phạm trù của lôgic biện chứng biểu hiện quá trình
lịch sử – cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hoá của các khách thể vật
25
chất biểu hiện tính lịch sử, tính cụ thể, sự phát sinh, hình thành và các giai
đoạn phát triển của chúng. Phạm trù “cái lịch sử” chỉ là quá trình biến đổi,
phát triển diễn ra thực tế của một khách thể này hay khách thể khác trong hiện
thực khách quan với những hình thức biểu hiện nhiều vẻ, và với những bước
quanh co, những ngẫu nhiên của nó.
Không tồn tại cái lịch sử độc lập, chỉ có lịch sử của những sự vật, hiện
tượng nhất định, khi nhận thức lý luận chuyển các sự vật, hiện tượng ấy thành
đối tượng nghiên cứu của mình, nó đã thâu tóm tính quy định lịch sử phổ biến
của chúng vào một sự trừu tượng mang tính khái quát lý luận - cái lịch sử.
Như vậy, cái lịch sử không phải là lịch sử tự nó mà là lịch sử được xét trong
mối quan hệ với nhận thức.
* Mối tương quan giữa cái lôgic và cái lịch sử
Sự thống nhất của lịch sử và lôgic như là nguyên tắc quan trọng nhất
của sự phát triển nhận thức khoa học đã được hoàn tất trong phương pháp
luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê-nin.
Cho đến nay, trong sách báo triết học, các khái niệm này vẫn được
dùng với nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn như “vật chất” và “tư tưởng” như
“khách thể của nhận thức” và “nhận thức khoa học” như “lịch sử” (nhận thức
lịch sử) và “lý luận” (nhận thức lý luận), như “lịch sử của nhận thức” (của tư
duy, lý luận, khoa học) và “những quy luật của nhận thức” (của tư duy), như
“phương pháp lịch sử” và “phương pháp lôgic” như “quá trình phát triển” và
“kết quả của sự phát triển…
Grusin cho rằng cần phải hiểu cái lịch sử là những quá trình khách quan
của sự phát triển lịch sử của sự vật, còn cái lôgic là những phương pháp tái
hiện quá trình phát triển và kết quả của quá trình đó là kết quả của nó, vì vậy
lịch sử và lôgic là những phương pháp tái hiện quá trình phát triển và kết quả
26
của quá trình đó, tức là tái hiện cái “đang sinh thành” và cái “đã trở thành”
của sự vật [34. tr.47].
Từ trình bày trên chúng ta có thể nhận thấy rằng vấn đề tương quan của
lịch sử và lôgic có liên hệ hữu cơ, mặc dù không đồng nhất với vấn đề cơ bản
của triết học. Có thể nói rằng cơ sở, tiền đề để giải quyết đúng đắn vấn đề
tương quan của lôgic và lịch sử, đó là việc giải quyết quan hệ vật chất và ý
thức trên quan điểm duy vật biện chứng. Ở đây mỗi phạm trù đặc trưng là một
trong những khía cạnh của tồn tại và ý thức. Phạm trù cái lịch sử biểu hiện
tính chất biến đổi, tính lịch sử của tồn tại, còn phạm trù cái lôgic là từ trong
lĩnh vực ý thức nắm lấy cái mặt quan trọng của nó: trật tự lôgic của các quy
luật và phạm trù của lý luận trong tính chỉnh thể, trong hệ thống. Đồng thời
phạm trù lôgic chỉ ra sự phụ thuộc của các tri thức vào thế giới khách quan
xung quanh mà những tri thức ấy phản ánh.
Như vậy vấn đề tương quan của lịch sử và lôgic là sự phát triển tiếp
tục, là sự cụ thể hoá vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết đúng đắn vấn đề
thứ nhất cho phép hiểu vấn đề thứ hai sâu hơn, cụ thể hơn. Mặt khác, có quan
điểm lịch sử đối với vấn đề quan hệ của vật chất và ý thức, tính đến tương
quan của lôgic và lịch sử trong cách tiếp cận đối với nó là một trong những
điều kiện để giải quyết một cách duy vật triệt để vấn đề cơ bản của triết học.
Lôgic và lịch sử cái này không thể bao quát hết cái kia cũng như không
thể bị thay thế bởi cái kia. Sự phụ thuộc của tương quan lôgic và lịch sử vào
vấn đề cơ bản của triết học chính lại giả định một cách biện chứng tính độc
lập tương đối của cái lôgic và cái lịch sử, mặc dù tất cả các khía cạnh của nó
bằng cách này hay cách khác đều đụng đến vấn đề cơ bản của triết học. Chẳng
hạn, ta biết rằng quan hệ nhận thức của chủ thể với khách thể được sinh ra do
thực tiễn, nhưng từ đó không nên quy lý luận về thực tiễn cũng như tách rời lý
27
luận khỏi thực tiễn. Quan niệm như vậy cho phép lý giải các phạm trù cái lịch
sử và cái lôgic trong mối liên hệ chặt chẽ với những phạm trù và những
nguyên lý khác của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, nếu không thì không thể nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học.
Như vậy, vấn đề tương quan của lôgic và lịch sử được các nhà Mácxit
chia ra làm ba khía cạnh sau:
1) Mối liên hệ giữa lịch sử hiện thực của khách thể với lý thuyết khoa
học về khách thể ấy.
2) Mối quan hệ giữa lịch sử nhận thức về khách thể với bản thân lôgic
của sự nhận thức cũng về khách thể ấy.
3) Sự thống nhất biện chứng giữa phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic.
Nguyên tắc thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử một mặt là sự khái
quát, tóm tắt, cô đọng về tính quy luật thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử
nêu trên; mặt khác nó có tác dụng điều chỉnh quá trình nhận thức đi tới những
tri thức mới theo cách là ngày càng đầy đủ, cụ thể và sâu sắc hơn về khách thể
nghiên cứu. Theo đó, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy phải bắt đầu
từ đó; tiến trình phát triển lôgic của quá trình tư duy phải phản ánh, tái hiện
được lịch sử hiện thực ở những nét chính yếu nhất.
Kết cấu lôgic của lý luận phải phù hợp với lịch sử của đối tượng mà nó
phản ánh, ăn khớp nhau ở điểm khởi đầu và ở những nấc thang phát triển
chính yếu từ điểm khởi đầu đến trang thái đang xem xét. Kết cấu đó cũng
đồng thời là tổng kết các tri thức đã có về đối tượng.
1.3.2. Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử
Sự thống nhất giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thể hiện
ở những điểm sau:
28
Phương pháp lôgic cũng là phương pháp lịch sử nhưng thoát khỏi những
hình thức lịch sử, thì đến lượt mình, phương pháp lịch sử phải bao hàm trong
mình yếu tố phương pháp nghiên cứu lôgic. Cả hai phương pháp đều hàm chứa
tính thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử, mặc dù ở những cấp độ khác nhau,
khiến cho không có phương pháp lịch sử thuần túy, cũng như không có phương
pháp lôgic thuần túy. Theo phép biện chứng duy vật giữa hai phương pháp này
không có một sự khác biệt tuyệt đối nào, mà sự khác biệt chỉ là tương đối, có
điều kiện. Nếu thiếu cái lôgic thì phương pháp lịch sử là mù quáng, còn nếu
không nghiên cứu lịch sử hiện thực, phương pháp lôgic sẽ mất đối tượng. Có
thể nói đó là hai quá trình khác nhau trong việc áp dụng phương pháp thống
nhất của lôgic biện chứng trong nghiên cứu khách thể. Thậm chí theo một
nghĩa nào đó có thể nói rằng phương pháp lịch sử của sự nghiên cứu là sự ứng
dụng riêng của phương pháp lôgic đối với tài liệu lịch sử cụ thể.
Trong phương pháp lịch sử, cái lôgic giữ vai trò là yếu tố tòng thuộc của
cái lịch sử, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử không sa đà vào các tiểu tiết ngẫu
nhiên, không chệch hướng khi lần tìm sợi dây tất yếu liên kết các sự biến lịch
sử. Còn đối với phương pháp lôgic, mặc dù cái lôgic là yếu tố chi phối nhưng
điều đó không có nghĩa là nó được quyền rút ra một cách tư biện khái niệm này
từ khái niệm khác. Sự phân tích lôgic chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các tài liệu
lịch sử, tuân thủ quy luật của lịch sử, các bước triển khai phải ăn khớp với tiến
trình khách quan của lịch sử.
Lịch sử của sự vật biểu hiện dưới dạng một chuỗi sự kiện cụ thể không
trùng lặp. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự kiện nào cũng bị tan biến trong
lịch sử, không để lại dấu tích gì. Chỉ có một số trong đó được duy trì để rồi
phát triển thành cái phổ biến tất yếu ở giai đoạn lịch sử tiếp theo.
29
Đặc điểm của lịch sử là tính liên tục của các sự biến trong thời gian, với
tất cả những hình thái ngẫu nhiên, lịch sử, đa dạng, nhiều vẻ với những bước
nhảy vọt và cả những bước quanh co, thụt lùi. Phương pháp lịch sử của nhận
thức đòi hỏi phải phản ánh lịch sử đó trong tính đa dạng các hình thái lịch sử
của nó bằng cách theo dõi các bước phát triển hiện thực. Khác với phương
pháp lịch sử, phương pháp lôgic không bám sát các diễn biến lịch sử của
khách thể để khám phá ra bản chất, quy luật ẩn tàng đằng sau các sự biến lịch
sử và thể hiện trong lôgic của khái niệm.
Có quan điểm cho rằng phương pháp lôgic vạch ra sự vận động khách
thể chủ yếu trong không gian. Theo “đường nằm ngang”, đó là khía cạnh
đồng đại của sự tiếp cận đối với khách thể. Còn phương pháp lịch sử chỉ ra sự
vận động của khách thể theo “đường thẳng đứng”, đem lại lát cắt lịch sử của
sự vận động khách thể. Tuy nhiên sự phân chia như vậy giữa lịch sử và lôgic
không thể coi là hoàn toàn chính xác.
Nếu hòa tan hoàn toàn phương pháp này vào phương pháp khác sẽ sai
lầm. Những phương pháp này dù xuyên thẩm vào nhau, bổ sung cho nhau,
nhưng mỗi phương pháp có ý nghĩa độc lập tương đối và được áp dụng chủ
yếu trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của khoa học. Phương pháp lôgic có
một số ưu thế so với phương pháp lịch sử, vì vậy Mác đã đưa ra một mệnh đề
nổi tiếng “Giải phẫu học về con người là chìa khóa cho giải phẫu học về con
khỉ”. Công thức này có nghĩa: một là, lý luận thật sự khoa học về khách thể
được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của nó dưới dạng tương
đối chín muồi; hai là, tri thức về trạng thái chín muồi hiện nay của khách thể
là phương tiện để nhận thức những mặt nhất định của trạng thái quá khứ của
nó trong sự vận động lịch sử từ quá khứ đến hiện tại. Giải phẫu cái hiện tại
30
hay giải phẫu cái phát triển, trạng thái cao của khách thể là chìa khóa để nhận
thức cái quá khứ hay cái chưa phát triển trạng thái thấp của nó.
Sự phân tích lôgic cái hiện tại đã phát triển là cơ sở để nhận thức cái
quá khứ kém phát triển hơn. Do đó, C.Mác đã thiên về vận dụng phương pháp
lôgic vào nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng không phải ngẫu
nhiên mà C.Mác chọn nước Anh làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp.
Bản thân phương pháp lôgic phải bao hàm nguyên tắc thống nhất của
lôgic và lịch sử. Phương pháp lôgic được hiểu là phương pháp lịch sử đã thoát
khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn. Phương pháp
lôgic không có nghĩa là rút một cách tự biện khái niệm này từ khái niệm khác.
Nó dựa trên sự phản ánh khách thể, nhưng chỉ trong những yếu tố tất yếu của
sự phát triển mà không nhất thiết theo dõi mối liên hệ tạm thời của những yếu
tố đó như nó biểu diễn trên bề mặt.
Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu coi trình tự lôgic của các phạm trù như là
sự phù hợp dập khuôn, trực tiếp với trình tự lịch sử hiện thực. Trật tự lôgic
của các phạm trù phụ thuộc vào vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động và
phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể. C.Mác đã phê phán quan điểm
đó. Mác viết: “Sắp xếp các phạm trù kinh tế theo cái trình tự mà chúng đóng
vai trò quyết định trong lịch sử, là một điều không thể được và sai lầm.
Ngược lại, cái trình tự của phạm trù được quyết định bởi mối quan hệ qua lại
của chúng ở trong xã hội tư bản hiện đại, hơn nữa mối quan hệ đó chính là
ngược lại với cái trình tự dường như phù hợp với cái trình tự của sự phát triển
lịch sử” [34. tr.58].
Như vậy theo Mác, khi nghiên cứu sự phát triển của khách thể nằm trên
mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nó, không nên nắm các yếu tố đang tác
động qua lại trong kết cấu của nó theo cái trình tự mà chúng đã xuất hiện
31
trong tiến trình lịch sử phát sinh, hình thành của khách thể như thế nào, mà
cần phải xuất phát từ chỗ là những yếu tố ấy chiếm vị trí như thế nào trong sự
vận động và phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể.
Hình thức lôgic phải được bổ sung bằng phương pháp lịch sử. Muốn
hiểu được bản chất, quy luật của khách thể thì phải hiểu được lịch sử của nó;
ngược lại, nắm được bản chất và quy luật của khách thể mới nhận thức thấu
đáo lịch sử của nó. Nhận thức lý luận nhất thiết phải vận dụng phương pháp
lôgic và phương pháp lịch sử theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tùy thuộc
vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, vào những vấn đề cụ thể nảy sinh
trong quá trình nghiên cứu.
Nếu chỉ dựa riêng vào phương pháp lôgic là phương pháp hướng vào
phân tích trạng thái chín muồi của đối tượng thì không đủ. Cần phải kết hợp
nó với nguyên tắc lịch sử và lịch sử cụ thể. Theo đó, khách thể cần được hiểu
như một hệ thống các định vận động và phát triển tự thân.
Dưới ánh sáng của nguyên tắc lịch sử cụ thể, lịch sử không còn là một
chuỗi các sự kiện liên hệ với nhau trên phương diện thời gian; trái lại, lịch sử
được quan niệm hoàn toàn cụ thể, là sự phát triển hiện thực của một sự vật
nhất định; không có lịch sử phi cụ thể, lịch sử nói chung, thuần túy.
Sự phối hợp giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thực chất
là sự triển khai, sự cụ thể hóa yêu cầu của nguyên tắc lịch sử vào nghiên cứu
một đối tượng cụ thể trong sự sinh thành, phát triển và diệt vong của nó. Cách
tiếp cận lịch sử trong nhận thức lý luận không loại trừ cái lôgic, mà trái lại,
biến cái lôgic thành phương tiện biểu đạt cái lịch sử.
Mục tiêu chung của hai phương pháp đều nhằm tái hiện quy luật lịch sử
của khách thể nghiên cứu. Mỗi phương pháp thực thi công việc đó theo cách
của riêng mình. Bởi vậy, sự thống nhất của chúng không loại trừ, mà mang
32
tính độc lập tương đối trong quan hệ với nhau. Kết hợp thống nhất hai phương
pháp nêu trên trong nghiên cứu khách thể là điều tất yếu.
Tóm lại, tính lịch sử trước hết là tính lịch sử của sự tái sinh, sự hoạt
động chứ không phải là trình tự niên đại của sự phát sinh, sự hình thành, cái
lôgic biểu hiện như là sự phản ánh được sửa chữa cái lịch sử, sự sửa chữa này
có nghĩa là sự nhận thức sâu sắc hơn bản thân lịch sử. Vì vậy xét đến cùng
lôgic là phù hợp với lịch sử, mặc dù chỉ là trong những kết quả chung.
Phải có sự kết hợp phương pháp lôgic - lịch sử để lôgic không mang tính
suy diễn, ngụy biện, lịch sử không phải là liệt kê. Tri thức về bản chất của sự
vật nằm ở giai đoạn phát triển chín muồi cho phép hiểu tốt hơn lịch sử của nó,
nhưng mặt khác, tri thức về lịch sử sinh thành lại cho phép hiểu tốt hơn trạng
thái hiện tại của nó và những khuynh hướng phát triển tiếp theo của nó. Ở đây
hình như có trạng thái luẩn quẩn: để hiểu lịch sử sự vật cần phải hiểu bản chất
của nó, còn muốn hiểu bản chất cần phải hiểu lịch sử của nó. Lối thoát khỏi
vòng luẩn quẩn đó là phân tích sự vật ở giai đoạn chín muồi, dưới hình thức
kinh điển của sự phát triển của nó. Bởi vì lịch sử của sự vật được tích lũy, được
“thu lại” trong bản chất của nó, chính khách thể trưởng thành dường như “chứa
đựng” lịch sử của mình dưới dạng tập trung. Trong bất cứ trường hợp nào việc
nghiên cứu bản chất của sự vật nằm ở giai đoạn chín muồi cũng không thể thay
cho việc nghiên cứu trực tiếp lịch sử, cũng giống như việc nghiên cứu lịch sử
sinh thành của sự vật.
Về phương diện đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là gần
nhau về nguyên tắc. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau và sự khác
nhau đó là ở chỗ phương pháp lịch sử mô tả tính quy luật của lịch sử thông
qua những sự kiện, hiện tượng cụ thể bằng cách theo sát từng bước những sự
kiện ấy, bằng cách phản ánh chúng theo đúng trình tự thời gian, trong khi đó
33
phương pháp lôgic vạch ra tính quy luật dưới hình thức trừu tượng nhất quán
về lý luận thông qua hệ thống các phạm trù lôgic.
Tóm lại, phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu đối tượng ở
giai đoạn chín muồi, thâm nhập ngay vao trạng thái của đối tượng để tìm ra
bản chất, quy luật sau các sự biến lịch sử của đối tượng. Lúc này, đối tượng sẽ
bao hàm cả những giai đoạn phát triển trước đây dưới dạng lọc bỏ.
Phương pháp lịch sử: mô tả sự kiện, niên đại, con đường lịch sử và sự
phát sinh, phát triển nghiêm ngặt của đối tượng, gạt bỏ những ngẫu nhiên, tìm
ra bản chất của đối tượng.
Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử là sự
phản ánh khách thể trong tính toàn vẹn lịch sử của nó, một kết cấu có tính lịch
sử cũng đồng thời phải trình bày trong tính lôgic. Không tồn tại phương pháp
lịch sử và lôgic thuần túy, lịch sử nhờ cái lôgic để thoát khỏi những tiểu tiết
ngẫu nhiên, lôgic nhờ lịch sử để tránh tư biện, phân tích lôgic phải dựa trên cơ
sở tài liệu lịch sử.
Tiểu kết chương 1. Phương pháp vạch ra cho chủ thể nhận thức thái độ
xử sự thích hợp đối với khách thể và thiết lập các thao tác cụ thể cũng như trình
tự phối hợp các thao tác ấy nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Các nguyên tắc của
phương pháp nhận thức khoa học có cơ sở là những tính quy luật khách quan
tương ứng. Vì vậy mà phương pháp nhận thức khoa học mới có được năng lực
điều chỉnh và dẫn dắt chủ thể nhận thức đi đến những tri thức mới, không
những không mâu thuẫn mà còn nhất trí với thế giới theo nghĩa là phản ánh thế
giới ngày một đầy đủ, chính xác, cụ thể hơn. Phương pháp lôgic và phương
pháp lịch sử đã được sử dụng trong khoa học rất lâu đời, nhưng chỉ đến phép
biện chứng, sự thống nhất giữa chúng mới được đánh giá cao và mở ra một
phương pháp hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
34
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LÔGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH
SỬ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất xem làng xã là đơn vị cơ bản của xã
hội nông thôn, là một hệ thống tổ chức và thiết chế xã hội nông thôn đặc
trưng theo nghĩa truyền thống và cả theo nghĩa hiện đại hóa đối với xã hội dân
sự và đối với Nhà nước. Làng xã truyền thống vốn là đơn vị xã hội cơ bản của
nông thôn truyền thống, còn làng xã hiện đại là đơn vị xã hội cơ bản của nông
thôn hiện đại hóa.
2.1. Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt
Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam
Làng xã Việt Nam được hình thành trong quá trình liên hiệp tự nguyện
giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục những vùng
đất mới để trồng trọt. Ở nơi ấy, họ phải chiến thắng đầm lầy, rừng rậm, chiến
thắng lũ lụt, đẩy lùi biển cả, chiến đấu liên tục và bền bỉ để chống thiên tai,
ngoại xâm nhằm bảo đảm cuộc sống trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đầy
biến động.
Ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam: về lịch sử thay đổi của làng
xã có ba lần biến cách: biến cách lần một là vào thế kỷ XV khi chế độ quân
điền được thực hiện. Theo đánh giá của GS. Trương Hữu Quýnh: chính sách
quân điền thời Lê Sơ đã biến làng xã tương đối tự trị trước đây trở thành một
đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nước phong kiến. Thành viên công xã nông thôn
trở thành những tá điền phụ thuộc phong kiến, và chính sách quân điền đã góp
phần quan trọng vào việc xác lập những quan hệ sản xuất phong kiến ở nông
thôn vào nửa sau thế kỷ XV.
35
Từ thế kỷ XVI – XVIII, là giai đoạn lịch sử phức tạp. Những cuộc
chiến tranh xâm lược tạm chấm dứt. Thay thế vào đó là những cuộc chiến
tranh giữa các thế lực phong kiến và chiến tranh nông dân. Nhà nước trung
ương tập quyền suy yếu, đất nước bị chia cắt, hỗn chiến phong kiến triền miên
và nông thôn Việt Nam thực sự tuột khỏi tay quyền kiểm soát chính quyền
phong kiến Lê – Trịnh. Dân chúng làng xã phiêu tán nhiều và hiện tượng
“phép vua thua lệ làng” là vấn đề nổi cộm. Xu hướng tái lập quyền tự trị của
làng xã xuất hiện và phát triển.
Cho đến thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn phần nào đã khắc
phục được những hiện trạng trên. Vốn là thủ lĩnh phong trào nông dân trở
thành hoàng đế Quang Trung, ngay từ ngày đầu tổ chức vương triều, ông đã
cương quyết “ổn định lại trật tự xã thôn” như đưa dân phiêu tán trở về quê sản
xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang… Nhưng tiếc rằng chủ
trương này vừa mới được triển khai thì ông sớm qua đời. Người kế nghiệp
ông đã không đủ tài năng và bản lĩnh để thực hiện chủ trương đó nên tình
hình không những không được cải thiện mà thậm chí ngày một xấu đi.
Trong hai thế kỷ XVII, XVIII, những người dân Việt ở miền Trung đã
đến khai phá những vùng đất mới ở phía Nam. Tuy làng Việt ở miền Nam
được thành lập sau các làng ở miền Bắc, miền Trung nhưng ngay từ đầu các
chúa Nguyễn và sau này nhà Nguyễn đã can thiệp trực tiếp vào việc thành lập
và tổ chức làng. Sau khi đánh bại Tây Sơn, thiết lập nên vương triều Nguyễn,
các vua Nguyễn đều cố gắng chấn chỉnh hương thôn trong toàn quốc. Từ sự
chỉnh đốn lại phong tục ở hương thôn của Gia Long (1804) đến quyết định tiến
hành cải tổ bộ máy hành chính xã thôn của Minh Mệnh trong việc “khép chặt
lại tính tự trị của làng xã” để nâng cao sức tập quyền của nhà nước phong kiến.
36
Biến cách lần hai là vào cuối thế kỷ thứ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách
thống trị trên đất nước ta. Trong thời gian đầu chúng đã lợi dụng cơ chế và bộ
máy sẵn có của làng xã nước ta để thực hiện sự cai trị. Nhưng sau nửa thế kỷ
thống trị nước ta, thực dân Pháp nhận thấy làng xã đã trở nên bất lợi cho
chính quyền thực dân. Tính độc lập, tính tự trị của làng xã đã trở thành một
pháo đài chống Pháp và chúng quyết định tiến hành “cải lương hương chính”,
bắt đầu được thử nghiệm ở Nam Kỳ vào năm 1904, ở Trung Kỳ vào năm
1942, còn ở Bắc Kỳ vào những năm 1921, 1941.
Biến cách lần thứ ba đối với làng xã cổ truyền Việt Nam là cuộc cách
mạng tháng Tám năm 1945 – cải cách ruộng đất. Cách mạng tháng Tám năm
1945 và cải cách ruộng đất làm thay đổi hẳn cơ chế làng xã, tác động mạnh
vào cơ chế cổ truyền này, để tạo ra những nội lực mới, đổi thay mới trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thông qua ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam, chúng ta thấy vị
trí trọng yếu của làng xã trong lịch sử nhà nước Việt Nam qua các chế độ,
thời kỳ lịch sử của dân tộc.
2.1.2. Các yếu tố văn hóa đặc trưng
- Ngôi đình làng:
Ngôi đình làng là biểu tượng tiêu biểu cho văn hóa vật chất làng xã.
Thông thường một tộc người, một đơn vị dân cư, một đơn vị hành chính cơ sở
đều có một ngôi nhà chung để giải quyết những vấn đề luật tự, luật pháp, tín
ngưỡng, tôn giáo và những nhu cầu văn hoá của cộng đồng. Buổi đầu có thể
là ngôi nhà của thủ lĩnh, của tộc trưởng. Khi tín ngưỡng phát triển, luật pháp
được đề cao, thì cơ sở vật chất của cộng đồng cư dân theo đơn vị hành chính
thấp nhất (làng, bản, buôn, sóc...) dần tách khỏi sự ràng buộc của những cá
nhân, để ngôi nhà chung hình thành - đối với người Kinh đó là đình làng. Có
thể nói, trong lịch sử, nơi nào có người Việt tụ cư thành làng xã, phố phường
37
là ở đó có đình làng. Những thợ thủ công lên Thăng Long làm ăn đã xây đình
tại phố, thờ vọng Thành hoàng làng, như thợ đóng giầy của Tam Lâm (gia
tộc), thợ nhuộm Đan Loan, thợ Vàng bạc Châu Khê (Bình Giang)...
Khoảng từ thế kỷ XV, đình trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã
hội của làng xã người Việt. Ba yếu tố trên thường xuyên diễn ra ở đình làng,
không dễ gì tách bạch ra từng yếu tố.
Về mặt chính trị: đình là trụ sở hành chính của làng xã, hầu hết công
việc của chính quyền cơ sở giải quyết tại đây.
Về mặt văn hoá: đình làng là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn
hoá, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì những thuần phong mỹ tục.
Đình là nơi thờ Thành hoàng, nó không phụ thuộc một tôn giáo nào.
Thành hoàng có thể là những người có công với nước, với dân... Thành hoàng
làng cũng có thể là người có công đầu trong việc lập làng, hoặc khởi xướng
một ngành nghề, tức các vị tổ nghề. Đôi khi Thành hoàng làng chỉ là những
nhân vật huyền thoại. Đình cũng có thể thờ những anh hùng cái thế của dân
tộc, từ vua chúa đến các danh nhân, các vị tổ các dòng họ có công lập làng và
những người có nhiều công đức với làng tuy không được tôn làm Thành
hoàng. Thành hoàng làng được thờ đều có thần tích hay thần phả ghi tiểu sử
và các tiết lệ tế lễ hàng năm.
Thành hoàng làng đều có ngày sinh, ngày hoá, ngày khánh hạ. Đây là
những ngày lễ trọng. Đối với các tỉnh phía Bắc, dân chúng thường chọn một
trong ba ngày đó, vào thời gian nông nhàn và mát mẻ để mở hội làng, thông
thường là vào mùa xuân hoặc cuối thu sang đông. Đêm giao thừa, mọi nhà đều
có người đến đình làng để thắp hương lễ Thành hoàng làng hoặc ra chùa lễ
Phật, khi về thường hái một cành lộc để lấy may. Các thành viên làng xã, từ
nhỏ, đã được cha dẫn đến đình để học lễ nghi, những thuần phong mỹ tục, cấm
38
kỵ những việc làm thất đức, hỗn xược... Những việc làm như thế có tác dụng
giáo dục rất lớn, nó quy định hành vi, tình cảm, nếp sống của cả cộng đồng.
Về mặt xã hội: đình làng là nơi giải quyết những vấn đề xã hội của làng
xã. Giải quyết tốt các vấn đề về chính trị và văn hoá là đã giải quyết căn bản
vấn đề xã hội, không những thế, đình làng còn là nơi hội họp, giải quyết mọi
chuyện vui, buồn của làng xã, hoà giải những bất đồng trong nội bộ cộng
đồng. Chính vì vị thế của đình làng như vậy mà mọi thành viên trong làng đều
có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ. Người ta giành cho đình làng cơ sở vật
chất tốt nhất, những tài năng siêu việt nhất trong quá trình xây dựng, đồng
thời cũng cung tiến cho đình những đồ tế tự quý báu.
Thành hoàng được coi là thần bản mệnh của cộng đồng. Những vị thần
này có nguồn gốc khác nhau tùy theo từng làng. Thành hoàng có thể là các vị
thần tự nhiên như thần núi, thần sông hay các “nhiên thần” nguồn gốc là cây,
đá. Có khi là các thần vì lý do nào đó có quan hệ với cộng đồng nhưng mang
đậm chất thiêng. Thành hoàng cũng có thể là các vị tổ sư các nghề, người lập
làng, dựng làng, người có công với nước, các danh nhân văn hóa, các anh
hùng dân tộc, các nhân vật tôn giáo…
Việc mỗi làng tự chọn cho mình một hay một số vị thần bảo hộ riêng
không có nghĩa là “ly tâm” thoát ra khỏi sự thống nhất của quốc gia thống
nhất. Hay việc ban cấp sắc phong thành hoàng là biểu hiện sự cố gắng “thống
nhất” tinh thần giữa triều đình và làng xã, giữa chính quyền và thần quyền,
mà chính quyền chi phối thần quyền. Khi Gia Long lên ngôi và những vua kế
nghiệp đều tái lập sự chi phối, sự khống chế các thành hoàng làng xã từ Bắc
đến Nam. Sắc thờ thành hoàng của các làng trong cả nước phải được triều
đình phong cấp lại. Vua là chủ của bách thần. Triều đình tiến hành can thiệp
vào tín ngưỡng thờ thành hoàng bằng cách tái cấp sắc cho thành hoàng, loại
39
bỏ một số “dâm thần”, “ngụy thần”. Cũng như các triều đại khác, các thành
hoàng được phân chia làm 3 hạng: thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng. Như
vậy, tín ngưỡng thành hoàng làm cho sự thống nhất của chính quyền và thần
quyền ngày càng tăng thêm tính chuyên chế của nhà nước quân chủ, nhà vua
không chỉ coi là phần “xác” mà còn là “giáo chủ của phần hồn”.
Ngoài ra, cổng làng, một nét văn hóa tiêu biểu của văn hóa làng xã.
Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng.
Cổng làng chủ yếu có ở những vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã, đặc biệt
là vùng đất châu thổ sông Hồng. Dù to dù nhỏ, dù xây bằng gạch hay ghép đá,
chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng bề thế, chỉn
chu. Cửa nhà trong làng có thể xộc xệch, sơ sài; con người có thể lam lũ,
nhếch nhác nhưng cổng làng thì phải đàng hoàng, chững chạc. Ðơn giản chỉ
bởi cổng làng là bộ mặt, là biểu tượng của làng quê, phần nào thể hiện được
cốt cách của làng, tư chất của mỗi người dân trong làng.
Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương mà chỉ nhằm khẳng
định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian của làng quê vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Cổng làng thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất, dễ nhìn
thấy nhất và thường thì chỉ có một cửa chính nhưng ở nhiều nơi, liền với cửa
chính còn có hai cửa phụ thấp và nhỏ hơn, được xây dựng trang trí hài hoà với
cổng chính, tạo thành một thể kiến trúc thống nhất tựa như những ngôi tam
quan của chùa, hay như những bức cửa mã ở đình làng.
- Tín ngưỡng của cư dân làng xã:
Cơ sở tín ngưỡng sơ khai của người dân làng xã Việt Nam là tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cơ sở của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm
về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống
(cùng chung huyết thống) bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành
40
vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng
này đạo lý là nội dung nổi trội. Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con
cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như
khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của
con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ
trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình,
dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể.
Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có
nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn trong tiến
trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh để
thể chế hóa thành một thứ đạo: Đạo tổ tiên - Đạo Ông Bà. Tác giả Đỗ Lai
Thúy khẳng định “hình thức tiêu biểu nhất của tín ngưỡng gia đình ở người
Việt là thờ cúng tổ tiên. Đây là tín ngưỡng phổ biến, cơ bản và bền vững của
người Việt mà mục đích, ý nghĩa của nó không chỉ để biểu thị lòng biết ơn
các thế hệ tiền bối, nhắc nhở sự có mặt của họ trong cuộc sống thường ngày,
mà còn là một phương thức quan trọng và hữu hiệu nhằm củng cố các quan hệ
gia đình dưới sự bảo trợ của cái thiêng” [47. tr.35].
Vai trò: Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và người đã
chết gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có
sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không
cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được thế tục hóa trở
thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình
thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như
lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu
41
học, lòng yêu nước. Ngoài ra, người Việt còn có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
như thờ thần mặt trời, thần sông, thần núi và phồn thực với những nghi lễ cầu
mong được mùa, các giống loài sinh sôi, nảy nở…
Các tôn giáo khác khi du nhập vào nước ta đều phải hòa nhập vào tín
ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt. Đó là hiện tượng thờ Tứ pháp, thờ
Mẫu trong các chùa, thờ thủ lĩnh, thờ thần sông, núi, cây, cỏ… Đây chính là
biểu hiện của sự đồng nguyên tam giáo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam,
nó còn in đậm trong đời sống văn hóa làng xã Việt Nam hiện nay.
Vào buổi đầu độc lập, Phật giáo ở các làng xã phát triển đến mức cực
thịnh. Lê Văn Hưu đã nhận xét “dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước
chỗ nào cũng chùa chiền” [27.tr.38]. Trong bối cảnh ấy, đời sống tín ngưỡng
của người dân trong làng xã chủ yếu là Phật giáo. Cùng với Nho giáo, Đạo
giáo, các hình thức tín ngưỡng dân gian vẫn song song tồn tại. Đến cuối thời
Trần, Phật giáo ở làng xã và cả quốc gia suy yếu, từ thời Lê trở đi, xã hội Việt
Nam được xây dựng theo mô hình Nho giáo. Tuy nhiên, Nho giáo cũng được
biến đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam lúc đó. Mặt khác, Nho giáo chỉ ảnh
hưởng chủ yếu trong các tầng lớp trí thức, phong kiến bên trên, trong khi cuộc
sống của đại đa số người dân sống trong làng xã vẫn chưa bị đóng cứng lại
theo các khuôn phép của đạo Nho.
Khi nhà nước trung ương tập quyền sụp đổ, tư tưởng Nho giáo bị
khủng hoảng và suy yếu thì Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức tín ngưỡng
dân gian lại có điều kiện trỗi dậy mạnh mẽ. Cũng từ thời kỳ này, đạo Thiên
Chúa theo sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây bắt đầu du
nhập vào khu vực duyên hải Bắc Bộ, rồi dần dần lan tỏa ra cả nước. Các nhà
truyền giáo đã khôn khéo đi sâu vào các làng xã, hiểu được nguyện vọng của
người dân và khai thác triệt để những khó khăn, bế tắc, những mâu thuẫn
42
trong cuộc sống vật chất và tinh thần ở các làng quê để hướng người dân đi
theo đạo. Tuy gặp muôn vàn khó khăn trong suốt quá trình du nhập, nhưng
Thiên Chúa giáo cũng đã giành được chỗ đứng trong nhiều vùng, làng, xã.
Trong đời sống tín ngưỡng của mỗi con người, mỗi làng xã, đình vốn
để thở thành hoàng mà cũng còn thờ cả thần, thánh, tổ tiên. Chùa thờ Phật và
cũng còn kết hợp thờ cả Mẫu, Liễu Hạnh, Đức Thánh… Văn chỉ thờ Khổng
Tử và đồng thời thờ tổ tiên, những người đỗ đạt. Một gò cao trong làng, một
cây đa cổ thụ, một phiến đá góc vườn… tất cả dường như đều có hồn, đều hòa
nhập cả vào cuộc sống tâm linh của mỗi làng quê.
- Lễ hội truyền thống:
PGS.TS Nguyễn Chí Bền nhận xét rằng, không có tín ngưỡng, không có
nhân vật phụng thờ không thành lễ hội, phi lễ bất thành hội. Ông viết: "ở Việt
Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một thành tố không thể thiếu vắng trong
đời sống cộng đồng. Là những cư dân nông nghiệp sống với nghề trồng lúa
nước, vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong con người những nhu
cầu tâm linh mà lễ hội chính là nơi, là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu tâm linh ấy
của họ. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, nếu cây đa, giếng nước,
sân đình là những thành tố gắn bó thân thiết với mỗi người từ thuở thiếu thời
cho đến lúc giã biệt cõi đời thì lễ hội lại là thành tố văn hóa gắn bó không
những thân thiết mà vừa thiêng liêng lại vừa mãnh liệt, gần gũi” [37. tr.5].
Lễ hội dân gian là một tổng thể gồm hai yếu tố lễ và hội gắn bó chặt chẽ
với nhau, ra đời cùng sự phát triển của làng xã. Những ngày lễ hội trong năm,
trong âm thanh của cồng, chiêng, các nhạc cụ dân gian, người dân cùng ca hát,
nhảy múa, vui chơi. Trong lẽ hôi, họ tiến hành các nghi lễ nông nghiệp cầu
mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, sinh sôi nảy nở thịnh vượng. Lễ
hội thuở sơ khai diễn ra tự nhiên, thuần phác, biểu hiện quan hệ hòa đồng, cộng
Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6795496
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6795496

More Related Content

Similar to Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6795496

Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...sividocz
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533jackjohn45
 

Similar to Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6795496 (20)

Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam ĐịnhĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An, HAYLuận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An, HAY
 
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAYLuận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long An
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long AnLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long An
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long An
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6795496

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHÙNG THU THÚY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÔGIC - LỊCH SỬ VÀO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội – 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHÙNG THU THÚY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÔGIC - LỊCH SỬ VÀO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thái Việt Hà Nội - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học “Sử dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những số liệu, kết luận được nêu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2012 Người cam đoan Phùng Thu Thúy
  • 4. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3 NỘI DUNG .....................................................................................................12 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG......................................12 1.1. Triết học văn hóa......................................................................................12 1.2. Tổng quan về phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic......................18 1.2.1. Tổng quan về phương pháp lịch sử..................................................18 1.2.2. Tổng quan về phương pháp lôgic.....................................................20 1.2.3. Trước phép biện chứng duy vật, phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử tồn tại độc lập tương đối.............................................................20 1.3. Sự thống nhất của phương pháp lôgic - lịch sử trong phép biện chứng duy vật.............................................................................................................22 1.3.1. Cái lôgic, cái lịch sử và nguyên tắc thống nhất lôgic - lịch sử........22 1.3.2. Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử.......27 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LÔGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM......................34 2.1. Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam .........34 2.1.1. Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam ..............................................34 2.1.2. Các yếu tố văn hóa đặc trưng...........................................................36 2.1.3. Hạn chế của phương pháp lịch sử khi nghiên cứu văn hóa làng xã.43 2.2. Phương pháp lôgic trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam............43 2.2.1. Sự ưu việt của việc sử dụng phương pháp lôgic so với phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam..............................43 2.2.2. Sự tác động của quá trình đô thị hóa tới văn hóa làng xã................47 2.2.3. Tiếp thu các phương tiện văn hóa, hình thành các giá trị văn hóa hiện đại............................................................................................................51
  • 5. 2 2.2.4. Sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật ..........................................54 2.2.5. Hạn chế của phương pháp lôgic.......................................................59 2.3. Vai trò của phương pháp lôgic - lịch sử trong nghiên văn hóa làng xã...60 Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRÊN CƠ SỞ THỐNG NHẤT LÔGIC - LỊCH SỬ .........................................................................................................63 3.1. Bảo tồn, phát huy giá trị hạt nhân cơ bản của làng xã - gia đình, dòng họ.....................................................................................................................63 3.1.1. Quan hệ gia đình - quan hệ cơ bản nhất của làng xã .......................63 3.1.2. Phát huy những giá trị của quan hệ gia đình, dòng họ.....................65 3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần của lễ hội truyền thống..................67 3.2.1. Lễ hội cổ truyền ...............................................................................67 3.2.2. Gìn giữ nét văn hóa của lễ hội trong thời đại ngày nay...................68 3.3. Lưu giữ, bảo tồn, phát triển văn hóa làng xã gắn liền với xây dựng nông thôn mới ..........................................................................................................70 3.3.1. Vai trò của văn hóa làng xã trong công cuộc đổi mới hiện nay ......70 3.3.2. Chủ trương của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế mở .......................................................................................73 3.3.3. Một số giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới đi đôi với xây dựng văn hóa mới.....................................................74 KẾT LUẬN.....................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................83
  • 6. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Văn hóa là một hiện tượng xã hội độc đáo, đa dạng và có quy luật, vì thế việc tìm kiếm bản chất của văn hóa, tất yếu phải có lý luận về nó, triết học văn hóa ra đời đáp ứng yêu cầu đó. Thực tiễn lịch sử cũng chỉ ra rằng cần phải có những phương pháp tư duy lý luận hiệu quả của triết học để phân tích một cách sâu sắc các vấn đề về truyền thống dân tộc, hiện trạng kinh tế - xã hội - văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh quốc tế chung. Hiện nay, không một ai hoài nghi về tầm quan trọng của văn hóa đối với các mặt của đời sống cá thể cũng như cộng đồng. Văn hóa là một đối tượng phức tạp, là tổng thể những giá trị tinh thần, vật chất, đặc trưng cho một xã hội. Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến kết luận trên. Thứ nhất: trong tiến trình lịch sử, các mối liên kết cộng đồng trên cơ sở của văn hóa thường tỏ ra bền vững và chịu được thử thách của thời gian hơn so với những mô thức liên kết khác, chẳng hạn như thị trường hay nhà nước. Nguyên nhân thứ hai: nhu cầu tự khẳng định và bảo tồn kết cấu của dân tộc trước áp lực của toàn cầu hóa đang hối thúc các chính phủ khẳng định tính đồng nhất dựa trên lịch sử, truyền thống. Trên thế giới, đang diễn ra sự hình thành và củng cố các khối liên minh EU, AU, các hiệp ước đa phương, khu vực như WTO, ASEAN… Đứng trước tình hình đó, phản ứng của các nước có khác nhau. Ở các nước phát triển, xuất hiện nhu cầu bảo tồn bản sắc văn hóa, duy trì các nguyên tắc truyền thống về dân chủ và công bằng xã hội. Còn các nước kém phát triển, chính phủ viện đến bản sắc văn hóa dân tộc, các ý thức hệ truyền thống nhằm chống lại sự áp đặt từ phía các nước lớn khi họ nhân danh các giá trị và chuẩn mực toàn cầu để đưa ra các phán quyết bất lợi cho các nước kém phát triển. Nguyên nhân thứ ba: nhu cầu phản tư của các quốc gia trước tính bất định và
  • 7. 4 xu thế nhất dạng hóa, phát sinh từ toàn cầu hóa. Sự mạnh lên của các quốc gia, một cách tất yếu đòi hỏi phải khẳng định tính cá biệt của quốc gia, sao cho cá thể không bị hòa tan vào những hệ chuẩn mang tính toàn cầu đang lấp đầy không gian sống. Nguyên nhân thứ tư, văn hóa ngày càng có tiếng nói quyết định đối với kinh tế, văn hóa trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế tương lai - kinh tế tri thức. Vậy nên, hiện nay cùng với đẩy mạnh toàn cầu hóa, văn hóa cũng sẽ không ngừng gia tăng sức mạnh, với tư cách là lực lượng đại diện cho tính da dạng, đối trọng lại quá trình nhất dạng hóa. Đứng trước sự gia tăng ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đối với kinh tế cũng như chính trị, ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp khác nhau trong nghiên cứu văn hóa, theo đó là sự xuất hiện của các bộ môn chuyên nghiên cứu văn hóa: khởi đầu là dân tộc chí, tiếp đó là triết học văn hóa, tâm lý học văn hóa, dân tộc học, sau đó là nhân học, xã hội học văn hóa, ký hiệu học, ngôn ngữ học tộc người… Những kết quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học đã tạo lượng tri thức khổng lồ và những luận thuyết khoa học về sự phát triển của văn hóa vùng, văn hóa dân tộc và nhân loại. Tuy nhiên, mỗi phương pháp mới chỉ dừng lại tiếp cận văn hóa ở một góc độ, đi sâu vào một vài phương diện của văn hóa. Trước yêu cầu của thực tiễn, nghiên cứu văn hóa góp phần quan trọng không chỉ vào việc “dựng lại” quá khứ của con người, mà còn vào việc giải quyết những vấn đề xã hội và con người trong xã hội đương đại. Vì vậy, các phương pháp trên chưa đủ hiệu quả để giải quyết vấn đề đó. Việc áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào các nghiên cứu văn hóa là một trong những biện pháp giải quyết yêu cầu trên. Văn hóa làng xã - một trong những thành tố văn hóa quan trọng cấu thành văn hóa Việt Nam. GS Hà Văn Tấn nhận định, có nghiên cứu làng xã
  • 8. 5 chúng ta mới nhận thức đầy đủ xã hội và văn hóa Việt Nam trong lịch sử, để từ đó tìm được những biện pháp đúng đắn xây dựng nông thôn mới hiện tại. Giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng “Nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước” [26. tr.5]. “Làng Việt Nam là cái chìa khóa để giải mã bí mật Việt Nam, thần kỳ Việt Nam” [26. tr.5]. Tuy nhiên cũng chính trong quá trình nghiên cứu về văn hóa làng xã, đã nảy sinh nhu cầu về một phương pháp tư duy tổng hợp, cho phép tái hiện bức tranh văn hóa làng xã trong tính chỉnh thể. Vì vậy, học viên chọn văn hóa làng xã làm đối tượng nghiên cứu, để thấy được nhu cầu và khả năng vận dụng phương pháp lôgic - lịch sử có thể góp phần giải quyết thực trạng nghiên cứu văn hóa hiện nay. Học viên áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào các nghiên cứu về văn hóa làng xã với hy vọng rằng, việc làm đó sẽ góp góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử, cũng như tìm được những biện pháp đúng đắn để bảo tồn, phát triển giá trị của văn hóa làng xã trong thời đại ngày nay. Vì lý do trên, học viên đã chọn đề tài “sử dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về văn hóa: Trên thế giới đã bắt đầu có những công trình lý thuyết và giáo trình theo hệ thống của văn hóa học, ví dụ: “Văn hóa nguyên thủy” của B.E.Tylor, “Triết học các hình thái biểu tượng” của Ernst Casierer, “Vật tổ và cấm kỵ” của Sigmund Freud, “Triết học văn hóa” của Peter Zimmar, “Nhân học cấu trúc” của C. L. Strauss, “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” của Trần Đức Thảo…
  • 9. 6 Ở Việt Nam, người có công đầu tiên trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu văn hóa là Đào Duy Anh. Ông là người đầu tiên đưa ra quan niệm có tính khoa học về văn hóa trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” xuất bản năm 1938. Nhiều công trình của PSG. Từ Chi, PGS. Phan Ngọc, GS. Đinh Gia Khánh, GS. Phạm Đức Dương, GS. Tô Ngọc Thanh, GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn… đã đi theo hướng văn hóa học. Về giáo trình đại học, chúng ta đã có “Văn hóa học” của Đoàn Văn Chúc, “Cơ sở văn hóa” Việt Nam do GS. Trần Quốc Vượng chủ biên, “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của PGS.TSKH. Trần Ngọc Thêm. Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam: Làng xã Việt Nam là một thực thể xã hội, một đối tượng khoa học, từ hàng trăm năm qua đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Từ cuối thế kỷ trước, khi Henry Revie tiến hành cuộc chiến tranh đánh chiếm Bắc kỳ, thì các học giả người Pháp đã chú ý tìm hiểu làng xã Việt Nam. Mục đích của họ là cung cấp những hiểu biết về xã hội Việt Nam cho chính quyền thực dân Pháp. Văn hóa làng xã xưa và nay là đề tài được nhiều tác giả quan tâm hơn cả. Có hàng loạt công trình về hội làng, hương ước, nếp sống, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng làng xã. Các nhà nghiên cứu đã cung cấp nhiều tư liệu mới, đưa ra nhiều nhận định mới, nâng cao nhận thức về thực thể làng xã và xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại. Nửa trước của thế kỷ thứ XX, nhiều tác phẩm của người Việt đã đề cập đến làng xã Việt Nam rất phong phú và sâu sắc như “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính. Ngoài ra còn có một số học giả người Pháp như Y.Henry, P.Gourou… ý kiến chung của họ là phê phán lối sống làng xã, đặc biệt là phong tục tập quán mang tính lạc hậu, cổ hủ.
  • 10. 7 Từ sau cách mạng tháng Tám, công việc nghiên cứu về làng xã được tiếp tục mở rộng. Những công trình nghiên cứu/khảo cứu như “Nền kinh tế làng xã” của Vũ Quốc Thúc (1950), hai tập kỷ yếu “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử” (1977 và 1978) - kết quả của hai cuộc hội thảo lớn về làng xã đã đem lại một cách đánh giá đúng đắn về vai trò của làng xã, của nông dân trong tiến trình của lịch sử Việt Nam, cũng như cách tiếp cận về tất cả các mặt: hạ tầng và thượng tầng, kinh tế và chính trị, văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần, hệ tư tưởng. Trong những thập niên gần đây, nhiều công trình khoa học lớn của những bậc thầy về làng xã cổ truyền Việt Nam được công bố như “Chế độ ruộng đất Việt Nam” tập 1, 2 của Trương Hữu Quýnh; “Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền” của Trần Từ; “Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế – văn hóa – xã hội” của GS. Phan Đại Doãn; “Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX” của PGS – TS. Nguyễn Quang Ngọc; “Lệ làng phép nước” của TS. Bùi Xuân Đính; “Nghiên cứu văn hóa dân gian: phương pháp, lịch sử, thể loại” của Chu Xuân Diên; “Làng Việt Nam đa nguyên và chặt” của Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Hải Kế; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc; “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm; “Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá” của Đỗ Lai Thúy… đã phản ánh khá đầy đủ về kết cấu kinh tế, tổ chức vận hành xã thôn và đời sống văn hóa của làng xã. Những nghiên cứu đó rất hữu ích cho thế hệ nghiên cứu sau. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ về văn hóa làng xã như Nguyễn Thế Hoàn với Cấu trúc và văn hóa làng xã người Việt ở Quảng Bình, Luận án tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Có thể nói các công trình trên đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc thù của văn hóa
  • 11. 8 học như lịch sử, lôgic, so sánh, phân tích, tổng hợp, điền dã… tạo nên một hệ thống kiến thức phong phú về văn hóa làng xã Việt Nam. Liên quan đến chủ đề áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam, hiện có rất ít công trình luận bàn trực tiếp, mà chỉ gián tiếp coi đó là phương pháp chủ đạo trong công trình nghiên cứu của mình. Có một số tác giả đã đề cập đến phương pháp lôgic - lịch sử trong nghiên cứu văn hóa như: Phạm Thái Việt với “Đại cương văn hóa Việt Nam”, “Toàn cầu hóa, những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa”… Nguyễn Trần Bạt với “Văn hóa và con người”, Nguyễn Văn Thắng với “Hành trình vào văn hóa học”, Nguyễn Ngọc Thêm với “Bản sắc văn hóa Việt Nam”… Tuy nhiên, có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu thuần túy về phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử vẫn chiếm số lượng áp đảo. Nói cách khác, đa số các nhà khoa học đề cập đến phương pháp lôgic - lịch sử một cách chuyên biệt từ góc độ phương pháp luận. Chẳng hạn như, GS. TS Lê Hữu Nghĩa với luận án “Lịch sử và lôgic”, TS. Phạm Thái Việt với “Sự thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử, một nguyên tắc của nhận thức lý luận”… Qua tổng quan tài liệu, có thể thấy rằng, giữa các nghiên cứu về văn hóa làng xã ở Việt Nam với các nghiên cứu về phương pháp trong lĩnh vực triết học vẫn tồn tại một khoảng trống lớn. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu văn hóa làng xã vẫn thường thiên về hoặc mô tả, hoặc sử liệu học, hoặc xã hội học. Trên thực tế, các công trình đi theo hướng đơn ngành không thể nghiên cứu văn hóa một cách toàn diện, không thể đảm nhận được những nội dung ngày càng phức tạp mà thời đại đặt ra đối với nghiên cứu văn hóa (hàng loạt những vấn đề như: bản sắc, quá trình biến đổi và tích hợp văn hóa, thể chế văn hóa, chính sách văn hóa, tính dân tộc, tính hiện đại trong văn hóa, văn hóa
  • 12. 9 và phát triển…). Bởi vậy, việc tìm kiếm các phương tiện khoa học cho phép tổ hợp các tri thức từ nhiều lĩnh vực để tạo ra nhận thức chỉnh thể về đối tượng nghiên cứu - mà trong trường hợp này là văn hóa làng xã là điều cần thiết. Xét cho cùng, văn hóa là một hiện tượng xã hội, nó cũng tuân thủ các quy luật xã hội, do đó, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của lôgic biện chứng chắn chắn có tác dụng tốt. Nguyên tắc thống nhất lôgic và lịch sử là một trong số các phương pháp cơ bản của phương pháp biện chứng, đã được C.Mác sử dụng thành công trong nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, mà minh chứng cụ thể là tác phẩm "Tư bản". Thực trạng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu văn hóa làng xã ở Việt Nam là có sự tách biệt khá lớn giữa nghiên cứu phương pháp (lĩnh vực đặc thù cho triết học) với nghiên cứu ứng dụng (lĩnh vực đặc thù cho các khoa học cụ thể). Các nghiên cứu cụ thể về làng xã ở Việt Nam, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn chưa cho phép hình dung một bức tranh chỉnh thể về đối tượng nghiên cứu. Một minh chứng cụ thể cho nhận định này là các nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa làng xã nói riêng vẫn còn chưa làm rõ được nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa trong tiến trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn xác định vai trò của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã; áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam đương đại. Để thực hiện mục những mục tiêu nêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
  • 13. 10 1. Chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa triết học với văn hóa dưới hình thái "triết học văn hóa"; từ đó luận chứng cho tính hợp lý của việc ứng dụng các phương pháp triết học vào nghiên cứu văn hóa. 2. Làm rõ nội dung của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, cùng mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong ứng dụng (nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử) trong triết học. 3. Trình bày việc ứng dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic trong nghiên cứu văn hóa làng xã. 4. Trình bày việc kết hợp biện chứng hai phương pháp nói trên trong nghiên cứu văn hóa làng xã và đưa ra một số khuyến nghị tham khảo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phương pháp lôgic - lịch sử và văn hóa làng xã Việt Nam . Phạm vi nghiên cứu của luận văn: do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chỉ tập trung khảo cứu làng xã Bắc Bộ Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn Luận văn sử dụng các nguyên lý của triết học Mácxit, với các nguyên tắc như: thống nhất lôgic - lịch sử, thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… 6. Đóng góp của luận văn Thông qua các nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu, hệ thống lại những điểm cơ bản nhất của văn hóa làng xã bằng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Đưa ra bức tranh văn hóa làng xã bằng phương pháp tiếp cận thống nhất giữa lôgic và lịch sử để có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa làng xã.
  • 14. 11 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đóng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng hệ thống lý luận khoa học về văn hóa làng xã. Góp phần cho hoạt động nghiên cứu văn hóa làng xã trên thực tế đạt nhiều hiệu quả, nhất là trong thời kỳ cả nước xây dựng nông thôn mới. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với 9 tiết.
  • 15. 12 NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Triết học văn hóa Mối quan hệ giữa triết học và văn hóa đã có ngay khi triết học mới hình thành. Nhưng chỉ đến thế kỷ XVIII, khi đã trở thành một khái niệm độc lập văn hóa mới trở thành một vấn đề nghiên cứu mới của triết học [15. tr.9]. Người đầu tiên tiếp cận văn hóa như một chỉnh thể là I. Kant. Trước ông, các nhà triết học đã tiếp cận văn hóa bằng những con đường khác nhau, hoặc theo chủ nghĩa nhân đạo coi văn hóa là một biểu hiện của đạo đức, hoặc theo chủ nghĩa duy lý coi văn hóa là mặt đối lập với tự nhiên. I. Kant hiểu văn hóa như chính hoạt động của con người, các giá trị là kết quả của hoạt động này. Văn hóa được nghiên cứu trong tính chỉnh thể, năng động, trong tính thống nhất của lịch sử được thể hiện ở quá trình tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác, trong mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động có mục đích của con người với tự nhiên và xã hội. Theo I. Kant, lịch sử của loài người được thực hiện theo hai phương diện, phương diện tự nhiên và phương diện trí tuệ. Để hiểu xã hội, con người phải khám phá ra những quy luật phát triển của lịch sử được ẩn dấu dưới vẻ ngẫu nhiên của các sự kiện, đó là cái bản tính. Con người luôn đi tới những mục đích thầm kín của cái bản tính như theo một sự chỉ dẫn đường. Văn hóa thể hiện khả năng con người biết tự đặt ra mục đích cho mình. Mục đích là sự tổng hợp của giác tính, lý tính trong sự đặc thù của tộc loại người như một bộ phận của tự nhiên. Văn hóa thể hiện vị trí của con người trong mối quan hệ với thế giới, là con đường đi đến cái bản tính. Khác hẳn với những người đi trước, Hegel coi sự vận động sáng tạo ra văn hóa là sự vận động đến cái tuyệt đối. Hegel xem tư duy như là quá trình vận động và phát triển của văn hóa nhân loại. Khái niệm không chỉ là từ ngữ
  • 16. 13 hay thuật ngữ mà là thể hiện phương thức, hình thức hoạt động của con người trong quá trình trao đổi với tự nhiên. Trong hoạt động hiện thực, con người đã đối tượng hóa hình thức của tư duy vào thế giới tự nhiên. Văn hóa là phương thức hoạt động của con người. Lịch sử phát triển của văn hóa nhân loại cũng chính là lịch sử tinh thần của nhân loại, lịch sử phát triển của tư duy loài người. Tuy nhiên, Hegel coi hoạt động văn hóa như một hình thức hoạt động của ý niệm tuyệt đối, mang tính thứ nhất, là cái đầu tiên, không cần một tiền đề nào bên ngoài. Còn hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo ra văn hóa là cái thứ hai, là phương tiện để ý niệm tuyệt đối tự nhận thức lại mình, là sự tồn tại dưới dạng khác của ý niệm tuyệt đối, sự tha hóa của tư duy vô hạn. Bước sang thế kỷ XIX, XX, văn hóa trở thành vấn đề cấp bách của triết học hiện đại. E.Cátxirơ - nhà triết học người Đức, đại biểu của chủ nghĩa Kant mới, đại biểu cho cách tiếp cận biểu tượng về văn hóa. Văn hóa là sự đa dạng của các hình thức khác nhau như ngôn ngữ, thần thoại, tôn giáo, nghệ thuật và nhận thức lý luận. Các hình thức văn hóa này tạo thành một chỉnh thể nhờ có sự thống nhất bên trong. Đến lượt mình, mỗi hình thức văn hóa lại là sự đa dạng của các nhân tố văn hóa và các nhân tố này cũng có sự thống nhất bên trong để làm cho mỗi hình thức cũng lại là một tiểu chỉnh thể. Nhiệm vụ của triết học văn hóa là chỉ ra mỗi một hình thức nêu trên là cái gì và ý nghĩa của chúng ra sao? Chúng hoàn thành chức năng như thế nào? Ngôn ngữ thần thoại, nghệ thuật, tôn giáo quan hệ với nhau bằng cách nào? Cái gì phân biệt chúng và cái gì liên kết chúng với nhau? Như vậy, theo ông, toàn bộ sự đa dạng của văn hóa chỉ là sự thể hiện vị trí tinh thần trong tự nhiên, nhưng đó không phải là tự nhiên tự nó mà là tự nhiên đã được nhân hóa. Biểu tượng là sự tổng hợp tính đa dạng cảm tính về mặt hình thức, là khả năng kiến tạo thế giới một cách sáng tạo. Theo ông, toàn bộ quá trình nhận thức của con người
  • 17. 14 là nhận thức về biểu tượng. Biểu tượng là nhân tố chung cho mọi hình thức văn hóa và có khả năng tạo nên sự thống nhất trong chúng, đồng thời giữ gìn sự độc đáo của chúng. A.Schweitzer nhà triết học người Đức cho rằng triết học văn hóa nghiên cứu cái đặc thù của văn hóa theo hướng tiến bộ, gắn với đạo đức. Văn hóa là bất kỳ khả năng tiến bộ nào ở cả trong hoạt động vật chất lẫn hoạt động tinh thần của con người. Triết học hiện thời chỉ ở mức độ lý luận thuần túy, đề cập đến bộ máy lôgic hình thức, bởi thế sự sáng tạo triết học bị chuyển thành sự sáng tạo của các hình thức tư duy. Nhưng nhờ có những luận triết học, chúng ta có thể mô tả các lớp bề ngoài của tồn tại riêng biệt (tự nhiên, xã hội, văn hóa) nhưng không thể thâm nhập sâu vào đặc thù của chúng. Nếu chỉ thuần túy lý luận thì không thể nghiên cứu được bản chất của văn hóa, mà kìm hãm sự sáng tạo văn hóa. Triết học muốn nghiên cứu văn hóa trong toàn bộ chỉnh thể của nó phải có sự kết hợp giữa đạo đức học và lý luận nhận thức, phải luận chứng cho sự thống nhất của hai loại tiến bộ vật chất và tiến bộ tinh thần, triết học phải suy ngẫm về con người thực, cuộc sống thực. Như vậy, vấn đề mối quan hệ giữa triết học và văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, triết học văn hóa chỉ là sự biến dạng của triết học lịch sử, có ý kiến cho rằng triết học văn hóa khác biệt với triết học lịch sử và mới được hình thành vào đầu thế kỷ XIX; một số khác thì khẳng định rằng, văn hóa thực sự trở thành một khái niệm khoa học cùng với sự phát triển của của chủ nghĩa tư bản và chỉ trong triết học cổ điển Đức lần đầu tiên nó mới được xem xét và nghiên cứu như một chỉnh thể. Văn hóa là một hiện tượng xã hội độc đáo, đa dạng và phức hợp, vì thế trong việc tìm kiếm bản chất của văn hóa, tất yếu phải có lý luận về nó, triết học văn hóa ra đời đáp ứng yêu cầu đó.
  • 18. 15 Triết học Macxit tiếp cận văn hóa bằng việc vận dụng nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác làm cơ sở phương pháp luận của mình, khẳng định văn hóa là một hiện tượng xã hội, để hiểu bản chất của nó thì không có con đường nào khác là nghiên cứu văn hóa trong chính sự chuyển động và phát triển của đời sống xã hội. Như vậy, trước đây, việc nghiên cứu văn hóa chủ yếu ở trạng thái tĩnh, xem đời sống xã hội nói chung và văn hóa nói riêng là có sẵn, lý giải đời sống xã hội chỉ dừng lại ở cấp độ hệ thống, theo lý luận hệ thống. Cách tiếp cận giá trị học quan tâm đến mối quan hệ giữa giữa bộ phận và hệ thống trên góc độ giá trị; tiếp cận hoạt động chú trọng cấu trúc và chức năng; tiếp cận nhân cách lại giải thích mối quan hệ tiền đề và kết quả của hệ thống; tiếp cận ký hiệu học chỉ lưu ý đến phương tiện truyền tin của hệ thống văn hóa. Kết quả tất yếu của phương pháp đó là coi văn hóa chỉ đơn giản là chính trị, khoa học công nghệ, nghệ thuật, lối sống… Điều đó đã đẻ ra những con người méo mó, những con người thuần chính trị, thuần tôn giáo hay nghệ thuật, chỉ cần chính trị, đạo đức hay nghệ thuật là giải quyết xong mọi vấn đề của đời sống con người. Chỉ trong lý luận biện chứng về xã hội, chúng ta mới thấy rõ quá trình vận động của văn hóa, mới hiểu bản chất, vai trò của nó trong đời sống xã hội. Vì vậy, cần phải sử dụng các phương pháp của triết học để nghiên cứu văn hóa. Triết học văn hóa ra đời nhằm giải quyết những yêu cầu mang tính cấp thiết của văn hóa. Sản phẩm của các nhà triết học là đáp ứng yêu cầu của thời đại, của văn hóa. Để đạt được một kết quả như vậy thì cần thiết phải thừa nhận tính đa dạng và các nền văn hoá khác nhau, và thừa nhận triết học tự nó là một sản phẩm của văn hoá mà có thể làm lan tỏa và phát triển văn hoá.
  • 19. 16 Hơn nữa, còn có một lý do chính đáng để tin rằng triết học xuất hiện từ văn hoá; rằng, mối quan hệ giữa triết học và văn hoá không phải là sự vô tình và ngẫu nhiên. Triết học xuất hiện từ văn hóa. Văn hoá cho thấy cả ý nghĩa của những câu hỏi mà triết học đưa ra và tìm kiếm câu trả lời lẫn cả những phương pháp hoặc cách thức để chúng ta tìm kiếm câu trả lời. Tuy nhiên, do khả năng có thể vượt lên tính đặc thù và tính cục bộ nên triết học có thể tìm cách để đáp ứng một số mục tiêu của tính hiện đại. Có thể kết luận triết học không chỉ xuất hiện từ văn hoá, mà còn có thể không bao giờ tách khỏi văn hoá. Nhưng trước khi có thể đánh giá luận điểm này một cách toàn thể, chúng ta cần xem xét vế đầu của nó - triết học xuất phát từ văn hoá có nghĩa là gì và đâu là cơ sở để khẳng định như vậy. Ở mức độ trần tục nhất, người ta có thể nói rằng triết học xuất hiện từ văn hoá theo nghĩa văn hoá là một phần, hoặc ảnh hưởng đến môi trường vật chất là nơi nảy sinh ra những vấn đề triết học. Ví dụ, văn hoá tạo ra những cơ hội và đặc tính của thời gian nhàn rỗi và nói chung, nó chỉ có ở những nơi con người được giải phóng khỏi các nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì cuộc sống, khi họ có thời gian rỗi để dành cho suy tư triết học. Văn hoá tạo ra những loại vấn đề và những nghi vấn đặc thù để nhà triết học theo đuổi, chúng ta nhận thấy những truy tầm triết học hướng tới các vấn đề về bản chất con người, quyền cá nhân, trật tự chính trị và những quan niệm về cái thiện. Ví dụ, trong thế kỷ XVII – XVIII ở phương Tây – nơi mà chủ nghĩa cá nhân đang gia tăng, là thời điểm mà khoa học và công nghệ đã làm cho những hình thức lao động truyền thống trở nên lỗi thời, và khi con người không chỉ đơn giản kiếm tìm nhiều nguồn lực hơn, mà còn tìm cách để mở rộng thị trường. Triết học không phải là tiên đề hoá, và người ta cũng không dễ tìm thấy miếng đất vững chắc dưới chân nó. Chẳng phải vô cớ mà nhiều nhà thông thái đã nói rằng, triết học - đó là vật không thể đem nhử con
  • 20. 17 chó trong cũi chui ra, và khi đọc tác phẩm triết học thì người ta có ấn tượng là nhai mãi một cái gì đó nhưng lại chẳng có gì để nuốt [15. tr.38]. Văn hoá ảnh hưởng đến chính “ngôn ngữ” dùng để diễn đạt và giải đáp những vấn đề triết học, đến gì được coi là câu trả lời thoả đáng. Ví dụ, bằng việc thiết lập những chuẩn mực lý tính, hoặc thông qua những giá trị được đề cao (như những giá trị cá nhân; lợi ích chung; cái thiện của những cộng đồng, như dân tộc, nhà thờ, con người, sinh quyển), một nền văn hoá có thể cho chúng ta một “ngôn ngữ” để thiết lập những giới hạn cho những vấn đề triết học nào có thể được coi là có ý nghĩa để suy ngẫm. Cuối cùng, nói rộng hơn, một số người có thể nói rằng, “triết học xuất hiện từ văn hoá” theo nghĩa văn hoá cung cấp, hoặc áp đặt bộ khung khái niệm cho những suy ngẫm (nghiên cứu) triết học. C. Mác đã nói rằng “triết học là tinh hoa văn hóa của một thời đại, là linh hồn sống động của của văn hóa” [15.tr.18] Văn hóa là một lĩnh vực được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau, lượng kiến thức tích hợp, thu thập kết quả nghiên cứu của một loạt khoa học chuyên ngành nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, sử học… là vô cùng đồ sộ. Phương pháp luận nghiên cứu giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu văn hóa. Nhiệm vụ của nó là giúp các nhà nghiên cứu tìm ra quy luật và bản chất của các đối tượng văn hóa; cho phép đi từ những quy luật chung đến thấu hiểu các hiện tượng văn hóa riêng. Như vậy, triết học văn hóa là môn khoa học sử dụng các phương pháp triết học vào việc nghiên cứu văn hóa để tìm ra quy luật, bản chất, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.
  • 21. 18 1.2. Tổng quan về phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic 1.2.1. Tổng quan về phương pháp lịch sử Trong lịch sử nhận thức khoa học, cả phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử từ lâu đã tồn tại như những công cụ nhận thức chuyên biệt truyền thống. Ở trình độ kinh nghiệm, hai phương pháp này độc lập với nhau xét về vai trò cũng như về chức năng. Trong lịch sử nhận thức khoa học, phương pháp lịch sử luôn giữ vị trí hàng đầu trong các khoa học lịch sử, khảo cổ, phân loại học… Trong các ngành khoa học như toán, vật lý, lôgic học… phương pháp lôgic được áp dụng như là phương pháp chủ đạo. Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của phương pháp lịch sử: Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào khi đã tồn tại đều trải qua một quá trình lịch sử của sự nảy sinh, hình thành, phát triển và tiêu vong. Quá trình đó bao gồm các trạng thái, các giai đoạn khác nhau về chất, nảy sinh kế tiếp nhau theo cách cái nọ kế tiếp cái kia, tạo nên sự phát triển của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Thuật ngữ lịch sử trong tiếng Hy Lạp cổ, lúc đầu chỉ những sự kiện diễn ra trong đời sống tự nhiên và xã hội. Cùng với sự phát triển của nhận thức nhân loại, phạm trù lịch sử dùng để chỉ mọi quá trình phát triển thực tế, tức là toàn bộ hiện thực trong sự phát triển của nó với những hình thức biểu hiện phong phú, đa dạng, cụ thể. Lịch sử luôn mang tính khách quan nội tại vốn có, độc lập với ý thức, tư tưởng của con người. Phát triển là một thuộc tính cơ bản, là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Do vậy, để nhận thức được bản chất của sự vật, cần phải xem xét nó trong sự vận động, sinh thành, phát triển.
  • 22. 19 Cho đến cuối thế kỷ XVIII, các ngành khoa học chủ yếu vẫn ở trình độ mô tả, đến nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều ngành khoa học đã chuyển thành khoa học về các quá trình cùng với những mối liên hệ gắn bó không chỉ giữa các yếu tố trong một quá trình, mà cả giữa những quá trình với nhau. Hàng loạt ngành khoa học giáp ranh đã xuất hiện. Dưới con mắt của nhà khoa học, giới tự nhiên và xã hội hiện ra như một quá trình trong tính chỉnh thể, toàn vẹn. Đây là trình độ phát triển tất yếu của nhận thức nhân loại trên cơ sở tích hợp những tri thức kinh nghiệm cần thiết: trình độ lý luận. Đó là lý do phương pháp lịch sử được hình thành. Trên cơ sở tổng kết và khái quát các tri thức kinh nghiệm, nhận thức lý luận phát hiện ra những mối liên hệ tất yếu, phổ biến ẩn giấu đằng sau những hiện tượng, các sự kiện riêng biệt của hiện thực. Dựa vào những mối liên hệ khách quan có tính quy luật, nó tái hiện dưới dạng hình ảnh tinh thần sự phát triển của khách thể nghiên cứu. Mục đích của phương pháp lịch sử là khám phá ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử, liên kết các sự kiện, các mặt dường như tách biệt thành một chỉnh thể toàn vẹn, để tái hiện khách thể trong quá trình vận động, phát triển. Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện sự vật thông qua những mối liên hệ lịch sử căn bản, xem xét mỗi vấn đề trên quan điểm sự vật đó xuất hiện như thế nào trong lịch sử, đã trải qua những giái đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển để xem hiện nay nó là gì. Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là hình dung sự vật xuyên qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những bước quanh co, những gián đoạn theo trình tự thời gian. Nét quan trọng nhất của phương pháp lịch sử là sự mô tả sự kiện – niên đại con đường lịch sử - cụ thể của sự hình thành sự vật, nó phản ánh sự vật theo trình tự phát sinh nghiêm ngặt. Giá trị của phương pháp này là ở chỗ
  • 23. 20 nhờ nó có thể nắm sự vận động lịch sử phong phú và nhiều vẻ của các hình thái biểu hiện cụ thể của nó và thông qua nó có thể nắm bản chất khách thể. Như vậy, sự kiện đóng vai rất quan trọng trong nhận thức lịch sử. Các sự kiện với tư cách là những mặt, những yếu tố nào đó của hiện thực, được con người thụ cảm và được nghi nhận dưới một hình thức nhất định, đóng một vai trò quan trọng không những đối với nhà nghiên cứu lịch sử, mà còn đối với tất cả các nhà khoa học. Bởi vì sự kiện là không khí của nhà khoa học. Chỉ có thể dựa trên sự kiện nhà khoa học mới có thể đi sâu vào bản chất của khách thể nghiên cứu, khám phá ra những thuộc tính và những mối liên hệ tất yếu của nó, những quy luật phát triển của nó. 1.2.2. Tổng quan về phương pháp lôgic Lôgic ngoài triết học: Cũng như bản thân thế giới, nhận thức của nhân loại trải qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Chỉ đến một trình độ phát triển nhất định của nhận thức nhân loại, thế giới mới được quan niệm như một hệ thống, ở trong quá trình vận động tiến lên, thông qua những bước quanh co, thụt lùi. Phương pháp lôgic xem xét quá trình phát triển của đối tượng ở thời điểm nó đạt đến hình thức kinh điển chín muồi nhất. Có được khả năng đó là do khi tái hiện sự vật ở hình thức cao, chín muồi của nó, hình thức này đã bao hàm những giai đoạn phát triển trước đây dưới dạng lọc bỏ. Chúng ta nhờ vậy nhận thức được cả những mốc lịch sử cơ bản của nó. 1.2.3. Trước phép biện chứng duy vật, phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử tồn tại độc lập tương đối Nhu cầu kết hợp hai phương pháp lôgic và lịch sử đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử nhận thức. Trong các ngành khoa học thực nghiệm, phương pháp lịch sử được sử dụng để mô tả, sưu tập theo trình tự thời gian các tài liệu thực
  • 24. 21 nghiệm thu được từ quan sát thí nghiệm. Phương pháp lôgic lại là việc vận dụng các thủ pháp duy lý (thuật toán, các thao tác lôgic như quy nạp, diễn dịch, loại tỷ… ) vào việc xử lý các tài liệu ấy. Khi còn ở trình độ nhận thức kinh nghiệm, do thói quen xem xét sự vật theo cách kinh nghiệm chủ nghĩa, hai phương pháp này được quan niệm tách biệt, loại trừ nhau. Đối tượng của phương pháp lịch sử là những sự kiện đơn nhất, ngẫu nhiên, bề ngoài… xảy ra theo trình tự thời gian; trái lại, phương pháp lôgic lại lấy cái phổ biến, tất nhiên, bản chất làm “vương quốc” riêng của mình, chỉ tuân thủ trình tự lôgic của chính nó. Khi nhận thức chuyển từ trình độ kinh nghiệm lên trình độ lý luận thì tình trạng đối lập tuyệt đối giữa hai phương pháp này cũng biến mất. Thay vì nghiên cứu các sự vật, hiện tượng riêng lẻ, biệt lập, nhân loại cũng đặt ra cho nhận thức lý luận nhiệm vụ nghiên cứu các hệ thống, các quá trình. Khách thể của nhận thức lý luận là một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa cái bản chất và hiện tượng, cái chung và cái riêng, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, quy luật và sự phát triển hiện thực… Do đó trình độ nhận thức không còn chỗ cho những cái suy diễn, lập luận lôgic hình thức. Một cách tất yếu, không tồn tại phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử dưới dạng thuần túy, được sử dụng hoàn toàn biệt lập trong hoạt động nhận thức khoa học. Theo đó, phương pháp lôgic được hiểu là phương pháp lịch sử, chỉ có điều đã thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn. Còn phương pháp lịch sử là sự ứng dụng của phương pháp lôgic vào những tài liệu lịch sử cụ thể. Phải đến khi phép biện chứng ra đời, sự thống nhất của phương pháp lôgic và lịch sử thực sự mang tính lý luận, hệ thống.
  • 25. 22 1.3. Sự thống nhất của phương pháp lôgic - lịch sử trong phép biện chứng duy vật 1.3.1. Cái lôgic, cái lịch sử và nguyên tắc thống nhất lôgic - lịch sử * Quan niệm về cái lôgic Cái lôgic chính là tư tưởng, tư duy. Rô-đen-tan viết: “Lôgic” là hình thức của nhận thức của sự phản ánh hiện tượng, là bản sao của tư tưởng, là bức ảnh chụp từ hiện thực, là trật tự nhất định của sự vận động tư tưởng tiến đến khách thể. V.A.Grisenko thì viết: “Lôgic… biểu hiện với tư cách là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng số các quy luật của tư duy trừu tượng mà sự phản ánh phù hợp thế giới diễn ra theo quy luật ấy, là tổng số các quy luật mà theo đó kết cấu của thế giới vật chất được thể hiện trong kết cấu của tư tưởng” [34.tr.15]. Khía cạch hợp lý của tất cả những định nghĩa trên về cái lôgic là thừa nhận nó phản ánh sự vật khách quan. Nhưng sẽ không đúng nếu đồng nhất lôgic với tư duy, tư tưởng hoặc với nhận thức nói chung. Nếu “lịch sử” được hiểu là sự vận động của sự vật thực tế, còn “lôgic” là sự phản ánh sự vận động và phát triển của sự vật trong ý thức con người, khi đó vấn đề tương quan của lôgic và lịch sử sẽ giản đơn chỉ là tên gọi khác của vấn đề cơ bản của triết học - vấn đề quan hệ của tư duy và tồn tại. Cái lôgic không chỉ tồn tại trong lĩnh vực tinh thần mà ngay cả trong lịch sử hiện thực khách quan. Đây là khuynh hướng khách quan hóa cái lôgic, tiêu biểu của một số tác giả như E.V.Iliencov, V.A.Grisenko… Theo họ, bản thân sự phát triển hiện thực của khách thể đã hàm chứa cái lôgic nội tại của nó và cái lôgic này mang một ý nghĩa hoàn toàn khách quan. Quan điểm trên đây có những mặt hạn chế nhất định. Mặc dù kế thừa từ quan điểm của Lênin về lôgic khách quan nhưng lôgic khách quan của Lê nin là chỉ các tính quy luật, tính tất yếu trong sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng của thế
  • 26. 23 giới khách quan. Và tính tất yếu này không thể đồng nhất với tính tất yếu trong sự phát triển của tư duy, mặc dù xét đến cùng, lôgic ấy phải là sự phản ánh đúng các quy luật khách quan của thế giới vật chất, nhưng cái phản ánh và cái được phán ánh là khác nhau về cơ bản. Vậy cái lôgic là gì? Cái lôgic là một phạm trù của lôgic biện chứng dùng để chỉ tính tất yếu trong sự phát triển của tư duy lý luận khi tái hiện khách thể trong sự phát triển lịch sử của nó. Cái lôgic thể hiện thành các mối liên hệ tất yếu liên kết các phạm trù (khái niệm) theo một trình tự phát triển xác định từ trừu tượng đến cụ thể, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của hiện thực được nó phản ánh (cái lịch sử). Lôgic là sự biểu hiện khái quát, trừu tượng trong tư duy các khách thể của thế giới bên ngoài, các thuộc tính và quan hệ của chúng dưới hình thức hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật của khoa học. Lênin nhận xét rằng “Những quy luật của lôgic là phản ánh cái khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người”, rằng “những hình thức lôgic và những quy luật lôgic không phải là một cái vỏ trống rỗng, mà là phản ánh của thế giới khách quan” [34. tr.42]. Cái lôgic phản ánh thế giới khách quan thông qua hệ thống những khái niệm. Những khái niệm, phạm trù lôgic có tính biện chứng; chúng nằm trong sự liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau, trong sự đồng nhất các mặt đối lập. Thông qua hoạt động của các quy luật lôgic, ý thức con người có khả năng khám phá ra bản chất nội tại của các sự vật, giải phóng nó khỏi những ngẫu nhiên và những cái thứ yếu, nắm tính nhiều vẻ của các hiện tượng của hiện thực dưới dạng cô đọng. Do đó theo Ăngghen, cái lôgic đó là cái lịch sử nhưng đã được trừu tượng hoá, tức được rút ra, được làm sạch khỏi cái ngẫu nhiên, được gải phóng khỏi những quanh co của lịch sử thực tế, tức là sự phản ánh đã được sửa chữa, được thoát khỏi những hình thức lịch sử và
  • 27. 24 những ngẫu nhiên pha trộn. Quá trình “làm sạch”, “trưng cất” hiện thực lịch sử nhằm thu nhận những trừu tượng lôgic được bộc lộ rõ ràng nhất khi hình thành các khái niệm khoa học. * Quan niệm về cái lịch sử Có 3 quan niệm về cái lịch sử: Cái lịch sử đồng nhất với vật chất, lịch sử chính là thế giới bên ngoài, hiện thực khách quan. Cái lịch sử dùng để chỉ hiện thực khách quan trong sự vận động, biến đổi. A.P.Sheptulin viết “trong triết học mácxit, cái lịch sử được hiểu là hiện thực khách quan được xét trong vận động và phát triển” [48. tr.34]. Cái lịch sử không chỉ lột tả nội dung phát triển của thế giới khách quan, mà ngay cả lĩnh vực tư duy, nhận thức, ý thức nói chung cũng được lột tả trên bình diện phát triển. Cái hợp lý trong tất cả các định nghĩa nói trên về cái lịch sử thể hiện ở chỗ lịch sử được xem là cái khách quan tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người. Hiện thực vật chất biểu hiện rất phức tạp nhiều mặt, muôn vẻ. Mỗi phạm trù của phép biện chứng duy vật phản ánh chỉ một mặt, một khía cạnh nhất định của hệ thống chỉnh thể phong phú các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Không chỉ giới tự nhiên, xã hội, mà ý thức con người cũng có quá trình phát triển lịch sử, có tính lịch sử. Tính lịch sử này xuyên thấm trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, nhận thức khoa học cần phải xuất phát từ tính lịch sử của hiện thực thực tế và phản ánh tính lịch sử đó ngày càng đầy đủ và cụ thể. Chính Mác - Ăng-ghen đã nói đến điều đó khi viết: “ chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất – khoa học lịch sử…” Vậy, cái lịch sử là phạm trù của lôgic biện chứng biểu hiện quá trình lịch sử – cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hoá của các khách thể vật
  • 28. 25 chất biểu hiện tính lịch sử, tính cụ thể, sự phát sinh, hình thành và các giai đoạn phát triển của chúng. Phạm trù “cái lịch sử” chỉ là quá trình biến đổi, phát triển diễn ra thực tế của một khách thể này hay khách thể khác trong hiện thực khách quan với những hình thức biểu hiện nhiều vẻ, và với những bước quanh co, những ngẫu nhiên của nó. Không tồn tại cái lịch sử độc lập, chỉ có lịch sử của những sự vật, hiện tượng nhất định, khi nhận thức lý luận chuyển các sự vật, hiện tượng ấy thành đối tượng nghiên cứu của mình, nó đã thâu tóm tính quy định lịch sử phổ biến của chúng vào một sự trừu tượng mang tính khái quát lý luận - cái lịch sử. Như vậy, cái lịch sử không phải là lịch sử tự nó mà là lịch sử được xét trong mối quan hệ với nhận thức. * Mối tương quan giữa cái lôgic và cái lịch sử Sự thống nhất của lịch sử và lôgic như là nguyên tắc quan trọng nhất của sự phát triển nhận thức khoa học đã được hoàn tất trong phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Cho đến nay, trong sách báo triết học, các khái niệm này vẫn được dùng với nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn như “vật chất” và “tư tưởng” như “khách thể của nhận thức” và “nhận thức khoa học” như “lịch sử” (nhận thức lịch sử) và “lý luận” (nhận thức lý luận), như “lịch sử của nhận thức” (của tư duy, lý luận, khoa học) và “những quy luật của nhận thức” (của tư duy), như “phương pháp lịch sử” và “phương pháp lôgic” như “quá trình phát triển” và “kết quả của sự phát triển… Grusin cho rằng cần phải hiểu cái lịch sử là những quá trình khách quan của sự phát triển lịch sử của sự vật, còn cái lôgic là những phương pháp tái hiện quá trình phát triển và kết quả của quá trình đó là kết quả của nó, vì vậy lịch sử và lôgic là những phương pháp tái hiện quá trình phát triển và kết quả
  • 29. 26 của quá trình đó, tức là tái hiện cái “đang sinh thành” và cái “đã trở thành” của sự vật [34. tr.47]. Từ trình bày trên chúng ta có thể nhận thấy rằng vấn đề tương quan của lịch sử và lôgic có liên hệ hữu cơ, mặc dù không đồng nhất với vấn đề cơ bản của triết học. Có thể nói rằng cơ sở, tiền đề để giải quyết đúng đắn vấn đề tương quan của lôgic và lịch sử, đó là việc giải quyết quan hệ vật chất và ý thức trên quan điểm duy vật biện chứng. Ở đây mỗi phạm trù đặc trưng là một trong những khía cạnh của tồn tại và ý thức. Phạm trù cái lịch sử biểu hiện tính chất biến đổi, tính lịch sử của tồn tại, còn phạm trù cái lôgic là từ trong lĩnh vực ý thức nắm lấy cái mặt quan trọng của nó: trật tự lôgic của các quy luật và phạm trù của lý luận trong tính chỉnh thể, trong hệ thống. Đồng thời phạm trù lôgic chỉ ra sự phụ thuộc của các tri thức vào thế giới khách quan xung quanh mà những tri thức ấy phản ánh. Như vậy vấn đề tương quan của lịch sử và lôgic là sự phát triển tiếp tục, là sự cụ thể hoá vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết đúng đắn vấn đề thứ nhất cho phép hiểu vấn đề thứ hai sâu hơn, cụ thể hơn. Mặt khác, có quan điểm lịch sử đối với vấn đề quan hệ của vật chất và ý thức, tính đến tương quan của lôgic và lịch sử trong cách tiếp cận đối với nó là một trong những điều kiện để giải quyết một cách duy vật triệt để vấn đề cơ bản của triết học. Lôgic và lịch sử cái này không thể bao quát hết cái kia cũng như không thể bị thay thế bởi cái kia. Sự phụ thuộc của tương quan lôgic và lịch sử vào vấn đề cơ bản của triết học chính lại giả định một cách biện chứng tính độc lập tương đối của cái lôgic và cái lịch sử, mặc dù tất cả các khía cạnh của nó bằng cách này hay cách khác đều đụng đến vấn đề cơ bản của triết học. Chẳng hạn, ta biết rằng quan hệ nhận thức của chủ thể với khách thể được sinh ra do thực tiễn, nhưng từ đó không nên quy lý luận về thực tiễn cũng như tách rời lý
  • 30. 27 luận khỏi thực tiễn. Quan niệm như vậy cho phép lý giải các phạm trù cái lịch sử và cái lôgic trong mối liên hệ chặt chẽ với những phạm trù và những nguyên lý khác của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nếu không thì không thể nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học. Như vậy, vấn đề tương quan của lôgic và lịch sử được các nhà Mácxit chia ra làm ba khía cạnh sau: 1) Mối liên hệ giữa lịch sử hiện thực của khách thể với lý thuyết khoa học về khách thể ấy. 2) Mối quan hệ giữa lịch sử nhận thức về khách thể với bản thân lôgic của sự nhận thức cũng về khách thể ấy. 3) Sự thống nhất biện chứng giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Nguyên tắc thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử một mặt là sự khái quát, tóm tắt, cô đọng về tính quy luật thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử nêu trên; mặt khác nó có tác dụng điều chỉnh quá trình nhận thức đi tới những tri thức mới theo cách là ngày càng đầy đủ, cụ thể và sâu sắc hơn về khách thể nghiên cứu. Theo đó, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy phải bắt đầu từ đó; tiến trình phát triển lôgic của quá trình tư duy phải phản ánh, tái hiện được lịch sử hiện thực ở những nét chính yếu nhất. Kết cấu lôgic của lý luận phải phù hợp với lịch sử của đối tượng mà nó phản ánh, ăn khớp nhau ở điểm khởi đầu và ở những nấc thang phát triển chính yếu từ điểm khởi đầu đến trang thái đang xem xét. Kết cấu đó cũng đồng thời là tổng kết các tri thức đã có về đối tượng. 1.3.2. Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử Sự thống nhất giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thể hiện ở những điểm sau:
  • 31. 28 Phương pháp lôgic cũng là phương pháp lịch sử nhưng thoát khỏi những hình thức lịch sử, thì đến lượt mình, phương pháp lịch sử phải bao hàm trong mình yếu tố phương pháp nghiên cứu lôgic. Cả hai phương pháp đều hàm chứa tính thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử, mặc dù ở những cấp độ khác nhau, khiến cho không có phương pháp lịch sử thuần túy, cũng như không có phương pháp lôgic thuần túy. Theo phép biện chứng duy vật giữa hai phương pháp này không có một sự khác biệt tuyệt đối nào, mà sự khác biệt chỉ là tương đối, có điều kiện. Nếu thiếu cái lôgic thì phương pháp lịch sử là mù quáng, còn nếu không nghiên cứu lịch sử hiện thực, phương pháp lôgic sẽ mất đối tượng. Có thể nói đó là hai quá trình khác nhau trong việc áp dụng phương pháp thống nhất của lôgic biện chứng trong nghiên cứu khách thể. Thậm chí theo một nghĩa nào đó có thể nói rằng phương pháp lịch sử của sự nghiên cứu là sự ứng dụng riêng của phương pháp lôgic đối với tài liệu lịch sử cụ thể. Trong phương pháp lịch sử, cái lôgic giữ vai trò là yếu tố tòng thuộc của cái lịch sử, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử không sa đà vào các tiểu tiết ngẫu nhiên, không chệch hướng khi lần tìm sợi dây tất yếu liên kết các sự biến lịch sử. Còn đối với phương pháp lôgic, mặc dù cái lôgic là yếu tố chi phối nhưng điều đó không có nghĩa là nó được quyền rút ra một cách tư biện khái niệm này từ khái niệm khác. Sự phân tích lôgic chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các tài liệu lịch sử, tuân thủ quy luật của lịch sử, các bước triển khai phải ăn khớp với tiến trình khách quan của lịch sử. Lịch sử của sự vật biểu hiện dưới dạng một chuỗi sự kiện cụ thể không trùng lặp. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự kiện nào cũng bị tan biến trong lịch sử, không để lại dấu tích gì. Chỉ có một số trong đó được duy trì để rồi phát triển thành cái phổ biến tất yếu ở giai đoạn lịch sử tiếp theo.
  • 32. 29 Đặc điểm của lịch sử là tính liên tục của các sự biến trong thời gian, với tất cả những hình thái ngẫu nhiên, lịch sử, đa dạng, nhiều vẻ với những bước nhảy vọt và cả những bước quanh co, thụt lùi. Phương pháp lịch sử của nhận thức đòi hỏi phải phản ánh lịch sử đó trong tính đa dạng các hình thái lịch sử của nó bằng cách theo dõi các bước phát triển hiện thực. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic không bám sát các diễn biến lịch sử của khách thể để khám phá ra bản chất, quy luật ẩn tàng đằng sau các sự biến lịch sử và thể hiện trong lôgic của khái niệm. Có quan điểm cho rằng phương pháp lôgic vạch ra sự vận động khách thể chủ yếu trong không gian. Theo “đường nằm ngang”, đó là khía cạnh đồng đại của sự tiếp cận đối với khách thể. Còn phương pháp lịch sử chỉ ra sự vận động của khách thể theo “đường thẳng đứng”, đem lại lát cắt lịch sử của sự vận động khách thể. Tuy nhiên sự phân chia như vậy giữa lịch sử và lôgic không thể coi là hoàn toàn chính xác. Nếu hòa tan hoàn toàn phương pháp này vào phương pháp khác sẽ sai lầm. Những phương pháp này dù xuyên thẩm vào nhau, bổ sung cho nhau, nhưng mỗi phương pháp có ý nghĩa độc lập tương đối và được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của khoa học. Phương pháp lôgic có một số ưu thế so với phương pháp lịch sử, vì vậy Mác đã đưa ra một mệnh đề nổi tiếng “Giải phẫu học về con người là chìa khóa cho giải phẫu học về con khỉ”. Công thức này có nghĩa: một là, lý luận thật sự khoa học về khách thể được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của nó dưới dạng tương đối chín muồi; hai là, tri thức về trạng thái chín muồi hiện nay của khách thể là phương tiện để nhận thức những mặt nhất định của trạng thái quá khứ của nó trong sự vận động lịch sử từ quá khứ đến hiện tại. Giải phẫu cái hiện tại
  • 33. 30 hay giải phẫu cái phát triển, trạng thái cao của khách thể là chìa khóa để nhận thức cái quá khứ hay cái chưa phát triển trạng thái thấp của nó. Sự phân tích lôgic cái hiện tại đã phát triển là cơ sở để nhận thức cái quá khứ kém phát triển hơn. Do đó, C.Mác đã thiên về vận dụng phương pháp lôgic vào nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng không phải ngẫu nhiên mà C.Mác chọn nước Anh làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Bản thân phương pháp lôgic phải bao hàm nguyên tắc thống nhất của lôgic và lịch sử. Phương pháp lôgic được hiểu là phương pháp lịch sử đã thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn. Phương pháp lôgic không có nghĩa là rút một cách tự biện khái niệm này từ khái niệm khác. Nó dựa trên sự phản ánh khách thể, nhưng chỉ trong những yếu tố tất yếu của sự phát triển mà không nhất thiết theo dõi mối liên hệ tạm thời của những yếu tố đó như nó biểu diễn trên bề mặt. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu coi trình tự lôgic của các phạm trù như là sự phù hợp dập khuôn, trực tiếp với trình tự lịch sử hiện thực. Trật tự lôgic của các phạm trù phụ thuộc vào vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động và phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể. C.Mác đã phê phán quan điểm đó. Mác viết: “Sắp xếp các phạm trù kinh tế theo cái trình tự mà chúng đóng vai trò quyết định trong lịch sử, là một điều không thể được và sai lầm. Ngược lại, cái trình tự của phạm trù được quyết định bởi mối quan hệ qua lại của chúng ở trong xã hội tư bản hiện đại, hơn nữa mối quan hệ đó chính là ngược lại với cái trình tự dường như phù hợp với cái trình tự của sự phát triển lịch sử” [34. tr.58]. Như vậy theo Mác, khi nghiên cứu sự phát triển của khách thể nằm trên mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nó, không nên nắm các yếu tố đang tác động qua lại trong kết cấu của nó theo cái trình tự mà chúng đã xuất hiện
  • 34. 31 trong tiến trình lịch sử phát sinh, hình thành của khách thể như thế nào, mà cần phải xuất phát từ chỗ là những yếu tố ấy chiếm vị trí như thế nào trong sự vận động và phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể. Hình thức lôgic phải được bổ sung bằng phương pháp lịch sử. Muốn hiểu được bản chất, quy luật của khách thể thì phải hiểu được lịch sử của nó; ngược lại, nắm được bản chất và quy luật của khách thể mới nhận thức thấu đáo lịch sử của nó. Nhận thức lý luận nhất thiết phải vận dụng phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, vào những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình nghiên cứu. Nếu chỉ dựa riêng vào phương pháp lôgic là phương pháp hướng vào phân tích trạng thái chín muồi của đối tượng thì không đủ. Cần phải kết hợp nó với nguyên tắc lịch sử và lịch sử cụ thể. Theo đó, khách thể cần được hiểu như một hệ thống các định vận động và phát triển tự thân. Dưới ánh sáng của nguyên tắc lịch sử cụ thể, lịch sử không còn là một chuỗi các sự kiện liên hệ với nhau trên phương diện thời gian; trái lại, lịch sử được quan niệm hoàn toàn cụ thể, là sự phát triển hiện thực của một sự vật nhất định; không có lịch sử phi cụ thể, lịch sử nói chung, thuần túy. Sự phối hợp giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thực chất là sự triển khai, sự cụ thể hóa yêu cầu của nguyên tắc lịch sử vào nghiên cứu một đối tượng cụ thể trong sự sinh thành, phát triển và diệt vong của nó. Cách tiếp cận lịch sử trong nhận thức lý luận không loại trừ cái lôgic, mà trái lại, biến cái lôgic thành phương tiện biểu đạt cái lịch sử. Mục tiêu chung của hai phương pháp đều nhằm tái hiện quy luật lịch sử của khách thể nghiên cứu. Mỗi phương pháp thực thi công việc đó theo cách của riêng mình. Bởi vậy, sự thống nhất của chúng không loại trừ, mà mang
  • 35. 32 tính độc lập tương đối trong quan hệ với nhau. Kết hợp thống nhất hai phương pháp nêu trên trong nghiên cứu khách thể là điều tất yếu. Tóm lại, tính lịch sử trước hết là tính lịch sử của sự tái sinh, sự hoạt động chứ không phải là trình tự niên đại của sự phát sinh, sự hình thành, cái lôgic biểu hiện như là sự phản ánh được sửa chữa cái lịch sử, sự sửa chữa này có nghĩa là sự nhận thức sâu sắc hơn bản thân lịch sử. Vì vậy xét đến cùng lôgic là phù hợp với lịch sử, mặc dù chỉ là trong những kết quả chung. Phải có sự kết hợp phương pháp lôgic - lịch sử để lôgic không mang tính suy diễn, ngụy biện, lịch sử không phải là liệt kê. Tri thức về bản chất của sự vật nằm ở giai đoạn phát triển chín muồi cho phép hiểu tốt hơn lịch sử của nó, nhưng mặt khác, tri thức về lịch sử sinh thành lại cho phép hiểu tốt hơn trạng thái hiện tại của nó và những khuynh hướng phát triển tiếp theo của nó. Ở đây hình như có trạng thái luẩn quẩn: để hiểu lịch sử sự vật cần phải hiểu bản chất của nó, còn muốn hiểu bản chất cần phải hiểu lịch sử của nó. Lối thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó là phân tích sự vật ở giai đoạn chín muồi, dưới hình thức kinh điển của sự phát triển của nó. Bởi vì lịch sử của sự vật được tích lũy, được “thu lại” trong bản chất của nó, chính khách thể trưởng thành dường như “chứa đựng” lịch sử của mình dưới dạng tập trung. Trong bất cứ trường hợp nào việc nghiên cứu bản chất của sự vật nằm ở giai đoạn chín muồi cũng không thể thay cho việc nghiên cứu trực tiếp lịch sử, cũng giống như việc nghiên cứu lịch sử sinh thành của sự vật. Về phương diện đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là gần nhau về nguyên tắc. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau và sự khác nhau đó là ở chỗ phương pháp lịch sử mô tả tính quy luật của lịch sử thông qua những sự kiện, hiện tượng cụ thể bằng cách theo sát từng bước những sự kiện ấy, bằng cách phản ánh chúng theo đúng trình tự thời gian, trong khi đó
  • 36. 33 phương pháp lôgic vạch ra tính quy luật dưới hình thức trừu tượng nhất quán về lý luận thông qua hệ thống các phạm trù lôgic. Tóm lại, phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu đối tượng ở giai đoạn chín muồi, thâm nhập ngay vao trạng thái của đối tượng để tìm ra bản chất, quy luật sau các sự biến lịch sử của đối tượng. Lúc này, đối tượng sẽ bao hàm cả những giai đoạn phát triển trước đây dưới dạng lọc bỏ. Phương pháp lịch sử: mô tả sự kiện, niên đại, con đường lịch sử và sự phát sinh, phát triển nghiêm ngặt của đối tượng, gạt bỏ những ngẫu nhiên, tìm ra bản chất của đối tượng. Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử là sự phản ánh khách thể trong tính toàn vẹn lịch sử của nó, một kết cấu có tính lịch sử cũng đồng thời phải trình bày trong tính lôgic. Không tồn tại phương pháp lịch sử và lôgic thuần túy, lịch sử nhờ cái lôgic để thoát khỏi những tiểu tiết ngẫu nhiên, lôgic nhờ lịch sử để tránh tư biện, phân tích lôgic phải dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử. Tiểu kết chương 1. Phương pháp vạch ra cho chủ thể nhận thức thái độ xử sự thích hợp đối với khách thể và thiết lập các thao tác cụ thể cũng như trình tự phối hợp các thao tác ấy nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Các nguyên tắc của phương pháp nhận thức khoa học có cơ sở là những tính quy luật khách quan tương ứng. Vì vậy mà phương pháp nhận thức khoa học mới có được năng lực điều chỉnh và dẫn dắt chủ thể nhận thức đi đến những tri thức mới, không những không mâu thuẫn mà còn nhất trí với thế giới theo nghĩa là phản ánh thế giới ngày một đầy đủ, chính xác, cụ thể hơn. Phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử đã được sử dụng trong khoa học rất lâu đời, nhưng chỉ đến phép biện chứng, sự thống nhất giữa chúng mới được đánh giá cao và mở ra một phương pháp hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
  • 37. 34 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LÔGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM Các nhà nghiên cứu đều thống nhất xem làng xã là đơn vị cơ bản của xã hội nông thôn, là một hệ thống tổ chức và thiết chế xã hội nông thôn đặc trưng theo nghĩa truyền thống và cả theo nghĩa hiện đại hóa đối với xã hội dân sự và đối với Nhà nước. Làng xã truyền thống vốn là đơn vị xã hội cơ bản của nông thôn truyền thống, còn làng xã hiện đại là đơn vị xã hội cơ bản của nông thôn hiện đại hóa. 2.1. Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam Làng xã Việt Nam được hình thành trong quá trình liên hiệp tự nguyện giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục những vùng đất mới để trồng trọt. Ở nơi ấy, họ phải chiến thắng đầm lầy, rừng rậm, chiến thắng lũ lụt, đẩy lùi biển cả, chiến đấu liên tục và bền bỉ để chống thiên tai, ngoại xâm nhằm bảo đảm cuộc sống trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đầy biến động. Ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam: về lịch sử thay đổi của làng xã có ba lần biến cách: biến cách lần một là vào thế kỷ XV khi chế độ quân điền được thực hiện. Theo đánh giá của GS. Trương Hữu Quýnh: chính sách quân điền thời Lê Sơ đã biến làng xã tương đối tự trị trước đây trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nước phong kiến. Thành viên công xã nông thôn trở thành những tá điền phụ thuộc phong kiến, và chính sách quân điền đã góp phần quan trọng vào việc xác lập những quan hệ sản xuất phong kiến ở nông thôn vào nửa sau thế kỷ XV.
  • 38. 35 Từ thế kỷ XVI – XVIII, là giai đoạn lịch sử phức tạp. Những cuộc chiến tranh xâm lược tạm chấm dứt. Thay thế vào đó là những cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến và chiến tranh nông dân. Nhà nước trung ương tập quyền suy yếu, đất nước bị chia cắt, hỗn chiến phong kiến triền miên và nông thôn Việt Nam thực sự tuột khỏi tay quyền kiểm soát chính quyền phong kiến Lê – Trịnh. Dân chúng làng xã phiêu tán nhiều và hiện tượng “phép vua thua lệ làng” là vấn đề nổi cộm. Xu hướng tái lập quyền tự trị của làng xã xuất hiện và phát triển. Cho đến thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn phần nào đã khắc phục được những hiện trạng trên. Vốn là thủ lĩnh phong trào nông dân trở thành hoàng đế Quang Trung, ngay từ ngày đầu tổ chức vương triều, ông đã cương quyết “ổn định lại trật tự xã thôn” như đưa dân phiêu tán trở về quê sản xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang… Nhưng tiếc rằng chủ trương này vừa mới được triển khai thì ông sớm qua đời. Người kế nghiệp ông đã không đủ tài năng và bản lĩnh để thực hiện chủ trương đó nên tình hình không những không được cải thiện mà thậm chí ngày một xấu đi. Trong hai thế kỷ XVII, XVIII, những người dân Việt ở miền Trung đã đến khai phá những vùng đất mới ở phía Nam. Tuy làng Việt ở miền Nam được thành lập sau các làng ở miền Bắc, miền Trung nhưng ngay từ đầu các chúa Nguyễn và sau này nhà Nguyễn đã can thiệp trực tiếp vào việc thành lập và tổ chức làng. Sau khi đánh bại Tây Sơn, thiết lập nên vương triều Nguyễn, các vua Nguyễn đều cố gắng chấn chỉnh hương thôn trong toàn quốc. Từ sự chỉnh đốn lại phong tục ở hương thôn của Gia Long (1804) đến quyết định tiến hành cải tổ bộ máy hành chính xã thôn của Minh Mệnh trong việc “khép chặt lại tính tự trị của làng xã” để nâng cao sức tập quyền của nhà nước phong kiến.
  • 39. 36 Biến cách lần hai là vào cuối thế kỷ thứ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta. Trong thời gian đầu chúng đã lợi dụng cơ chế và bộ máy sẵn có của làng xã nước ta để thực hiện sự cai trị. Nhưng sau nửa thế kỷ thống trị nước ta, thực dân Pháp nhận thấy làng xã đã trở nên bất lợi cho chính quyền thực dân. Tính độc lập, tính tự trị của làng xã đã trở thành một pháo đài chống Pháp và chúng quyết định tiến hành “cải lương hương chính”, bắt đầu được thử nghiệm ở Nam Kỳ vào năm 1904, ở Trung Kỳ vào năm 1942, còn ở Bắc Kỳ vào những năm 1921, 1941. Biến cách lần thứ ba đối với làng xã cổ truyền Việt Nam là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 – cải cách ruộng đất. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cải cách ruộng đất làm thay đổi hẳn cơ chế làng xã, tác động mạnh vào cơ chế cổ truyền này, để tạo ra những nội lực mới, đổi thay mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thông qua ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam, chúng ta thấy vị trí trọng yếu của làng xã trong lịch sử nhà nước Việt Nam qua các chế độ, thời kỳ lịch sử của dân tộc. 2.1.2. Các yếu tố văn hóa đặc trưng - Ngôi đình làng: Ngôi đình làng là biểu tượng tiêu biểu cho văn hóa vật chất làng xã. Thông thường một tộc người, một đơn vị dân cư, một đơn vị hành chính cơ sở đều có một ngôi nhà chung để giải quyết những vấn đề luật tự, luật pháp, tín ngưỡng, tôn giáo và những nhu cầu văn hoá của cộng đồng. Buổi đầu có thể là ngôi nhà của thủ lĩnh, của tộc trưởng. Khi tín ngưỡng phát triển, luật pháp được đề cao, thì cơ sở vật chất của cộng đồng cư dân theo đơn vị hành chính thấp nhất (làng, bản, buôn, sóc...) dần tách khỏi sự ràng buộc của những cá nhân, để ngôi nhà chung hình thành - đối với người Kinh đó là đình làng. Có thể nói, trong lịch sử, nơi nào có người Việt tụ cư thành làng xã, phố phường
  • 40. 37 là ở đó có đình làng. Những thợ thủ công lên Thăng Long làm ăn đã xây đình tại phố, thờ vọng Thành hoàng làng, như thợ đóng giầy của Tam Lâm (gia tộc), thợ nhuộm Đan Loan, thợ Vàng bạc Châu Khê (Bình Giang)... Khoảng từ thế kỷ XV, đình trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của làng xã người Việt. Ba yếu tố trên thường xuyên diễn ra ở đình làng, không dễ gì tách bạch ra từng yếu tố. Về mặt chính trị: đình là trụ sở hành chính của làng xã, hầu hết công việc của chính quyền cơ sở giải quyết tại đây. Về mặt văn hoá: đình làng là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì những thuần phong mỹ tục. Đình là nơi thờ Thành hoàng, nó không phụ thuộc một tôn giáo nào. Thành hoàng có thể là những người có công với nước, với dân... Thành hoàng làng cũng có thể là người có công đầu trong việc lập làng, hoặc khởi xướng một ngành nghề, tức các vị tổ nghề. Đôi khi Thành hoàng làng chỉ là những nhân vật huyền thoại. Đình cũng có thể thờ những anh hùng cái thế của dân tộc, từ vua chúa đến các danh nhân, các vị tổ các dòng họ có công lập làng và những người có nhiều công đức với làng tuy không được tôn làm Thành hoàng. Thành hoàng làng được thờ đều có thần tích hay thần phả ghi tiểu sử và các tiết lệ tế lễ hàng năm. Thành hoàng làng đều có ngày sinh, ngày hoá, ngày khánh hạ. Đây là những ngày lễ trọng. Đối với các tỉnh phía Bắc, dân chúng thường chọn một trong ba ngày đó, vào thời gian nông nhàn và mát mẻ để mở hội làng, thông thường là vào mùa xuân hoặc cuối thu sang đông. Đêm giao thừa, mọi nhà đều có người đến đình làng để thắp hương lễ Thành hoàng làng hoặc ra chùa lễ Phật, khi về thường hái một cành lộc để lấy may. Các thành viên làng xã, từ nhỏ, đã được cha dẫn đến đình để học lễ nghi, những thuần phong mỹ tục, cấm
  • 41. 38 kỵ những việc làm thất đức, hỗn xược... Những việc làm như thế có tác dụng giáo dục rất lớn, nó quy định hành vi, tình cảm, nếp sống của cả cộng đồng. Về mặt xã hội: đình làng là nơi giải quyết những vấn đề xã hội của làng xã. Giải quyết tốt các vấn đề về chính trị và văn hoá là đã giải quyết căn bản vấn đề xã hội, không những thế, đình làng còn là nơi hội họp, giải quyết mọi chuyện vui, buồn của làng xã, hoà giải những bất đồng trong nội bộ cộng đồng. Chính vì vị thế của đình làng như vậy mà mọi thành viên trong làng đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ. Người ta giành cho đình làng cơ sở vật chất tốt nhất, những tài năng siêu việt nhất trong quá trình xây dựng, đồng thời cũng cung tiến cho đình những đồ tế tự quý báu. Thành hoàng được coi là thần bản mệnh của cộng đồng. Những vị thần này có nguồn gốc khác nhau tùy theo từng làng. Thành hoàng có thể là các vị thần tự nhiên như thần núi, thần sông hay các “nhiên thần” nguồn gốc là cây, đá. Có khi là các thần vì lý do nào đó có quan hệ với cộng đồng nhưng mang đậm chất thiêng. Thành hoàng cũng có thể là các vị tổ sư các nghề, người lập làng, dựng làng, người có công với nước, các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc, các nhân vật tôn giáo… Việc mỗi làng tự chọn cho mình một hay một số vị thần bảo hộ riêng không có nghĩa là “ly tâm” thoát ra khỏi sự thống nhất của quốc gia thống nhất. Hay việc ban cấp sắc phong thành hoàng là biểu hiện sự cố gắng “thống nhất” tinh thần giữa triều đình và làng xã, giữa chính quyền và thần quyền, mà chính quyền chi phối thần quyền. Khi Gia Long lên ngôi và những vua kế nghiệp đều tái lập sự chi phối, sự khống chế các thành hoàng làng xã từ Bắc đến Nam. Sắc thờ thành hoàng của các làng trong cả nước phải được triều đình phong cấp lại. Vua là chủ của bách thần. Triều đình tiến hành can thiệp vào tín ngưỡng thờ thành hoàng bằng cách tái cấp sắc cho thành hoàng, loại
  • 42. 39 bỏ một số “dâm thần”, “ngụy thần”. Cũng như các triều đại khác, các thành hoàng được phân chia làm 3 hạng: thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng. Như vậy, tín ngưỡng thành hoàng làm cho sự thống nhất của chính quyền và thần quyền ngày càng tăng thêm tính chuyên chế của nhà nước quân chủ, nhà vua không chỉ coi là phần “xác” mà còn là “giáo chủ của phần hồn”. Ngoài ra, cổng làng, một nét văn hóa tiêu biểu của văn hóa làng xã. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Cổng làng chủ yếu có ở những vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã, đặc biệt là vùng đất châu thổ sông Hồng. Dù to dù nhỏ, dù xây bằng gạch hay ghép đá, chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng bề thế, chỉn chu. Cửa nhà trong làng có thể xộc xệch, sơ sài; con người có thể lam lũ, nhếch nhác nhưng cổng làng thì phải đàng hoàng, chững chạc. Ðơn giản chỉ bởi cổng làng là bộ mặt, là biểu tượng của làng quê, phần nào thể hiện được cốt cách của làng, tư chất của mỗi người dân trong làng. Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cổng làng thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất, dễ nhìn thấy nhất và thường thì chỉ có một cửa chính nhưng ở nhiều nơi, liền với cửa chính còn có hai cửa phụ thấp và nhỏ hơn, được xây dựng trang trí hài hoà với cổng chính, tạo thành một thể kiến trúc thống nhất tựa như những ngôi tam quan của chùa, hay như những bức cửa mã ở đình làng. - Tín ngưỡng của cư dân làng xã: Cơ sở tín ngưỡng sơ khai của người dân làng xã Việt Nam là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cơ sở của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành
  • 43. 40 vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng này đạo lý là nội dung nổi trội. Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh để thể chế hóa thành một thứ đạo: Đạo tổ tiên - Đạo Ông Bà. Tác giả Đỗ Lai Thúy khẳng định “hình thức tiêu biểu nhất của tín ngưỡng gia đình ở người Việt là thờ cúng tổ tiên. Đây là tín ngưỡng phổ biến, cơ bản và bền vững của người Việt mà mục đích, ý nghĩa của nó không chỉ để biểu thị lòng biết ơn các thế hệ tiền bối, nhắc nhở sự có mặt của họ trong cuộc sống thường ngày, mà còn là một phương thức quan trọng và hữu hiệu nhằm củng cố các quan hệ gia đình dưới sự bảo trợ của cái thiêng” [47. tr.35]. Vai trò: Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và người đã chết gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu
  • 44. 41 học, lòng yêu nước. Ngoài ra, người Việt còn có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên như thờ thần mặt trời, thần sông, thần núi và phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, các giống loài sinh sôi, nảy nở… Các tôn giáo khác khi du nhập vào nước ta đều phải hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt. Đó là hiện tượng thờ Tứ pháp, thờ Mẫu trong các chùa, thờ thủ lĩnh, thờ thần sông, núi, cây, cỏ… Đây chính là biểu hiện của sự đồng nguyên tam giáo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nó còn in đậm trong đời sống văn hóa làng xã Việt Nam hiện nay. Vào buổi đầu độc lập, Phật giáo ở các làng xã phát triển đến mức cực thịnh. Lê Văn Hưu đã nhận xét “dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền” [27.tr.38]. Trong bối cảnh ấy, đời sống tín ngưỡng của người dân trong làng xã chủ yếu là Phật giáo. Cùng với Nho giáo, Đạo giáo, các hình thức tín ngưỡng dân gian vẫn song song tồn tại. Đến cuối thời Trần, Phật giáo ở làng xã và cả quốc gia suy yếu, từ thời Lê trở đi, xã hội Việt Nam được xây dựng theo mô hình Nho giáo. Tuy nhiên, Nho giáo cũng được biến đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam lúc đó. Mặt khác, Nho giáo chỉ ảnh hưởng chủ yếu trong các tầng lớp trí thức, phong kiến bên trên, trong khi cuộc sống của đại đa số người dân sống trong làng xã vẫn chưa bị đóng cứng lại theo các khuôn phép của đạo Nho. Khi nhà nước trung ương tập quyền sụp đổ, tư tưởng Nho giáo bị khủng hoảng và suy yếu thì Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian lại có điều kiện trỗi dậy mạnh mẽ. Cũng từ thời kỳ này, đạo Thiên Chúa theo sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây bắt đầu du nhập vào khu vực duyên hải Bắc Bộ, rồi dần dần lan tỏa ra cả nước. Các nhà truyền giáo đã khôn khéo đi sâu vào các làng xã, hiểu được nguyện vọng của người dân và khai thác triệt để những khó khăn, bế tắc, những mâu thuẫn
  • 45. 42 trong cuộc sống vật chất và tinh thần ở các làng quê để hướng người dân đi theo đạo. Tuy gặp muôn vàn khó khăn trong suốt quá trình du nhập, nhưng Thiên Chúa giáo cũng đã giành được chỗ đứng trong nhiều vùng, làng, xã. Trong đời sống tín ngưỡng của mỗi con người, mỗi làng xã, đình vốn để thở thành hoàng mà cũng còn thờ cả thần, thánh, tổ tiên. Chùa thờ Phật và cũng còn kết hợp thờ cả Mẫu, Liễu Hạnh, Đức Thánh… Văn chỉ thờ Khổng Tử và đồng thời thờ tổ tiên, những người đỗ đạt. Một gò cao trong làng, một cây đa cổ thụ, một phiến đá góc vườn… tất cả dường như đều có hồn, đều hòa nhập cả vào cuộc sống tâm linh của mỗi làng quê. - Lễ hội truyền thống: PGS.TS Nguyễn Chí Bền nhận xét rằng, không có tín ngưỡng, không có nhân vật phụng thờ không thành lễ hội, phi lễ bất thành hội. Ông viết: "ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng. Là những cư dân nông nghiệp sống với nghề trồng lúa nước, vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong con người những nhu cầu tâm linh mà lễ hội chính là nơi, là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu tâm linh ấy của họ. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, nếu cây đa, giếng nước, sân đình là những thành tố gắn bó thân thiết với mỗi người từ thuở thiếu thời cho đến lúc giã biệt cõi đời thì lễ hội lại là thành tố văn hóa gắn bó không những thân thiết mà vừa thiêng liêng lại vừa mãnh liệt, gần gũi” [37. tr.5]. Lễ hội dân gian là một tổng thể gồm hai yếu tố lễ và hội gắn bó chặt chẽ với nhau, ra đời cùng sự phát triển của làng xã. Những ngày lễ hội trong năm, trong âm thanh của cồng, chiêng, các nhạc cụ dân gian, người dân cùng ca hát, nhảy múa, vui chơi. Trong lẽ hôi, họ tiến hành các nghi lễ nông nghiệp cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, sinh sôi nảy nở thịnh vượng. Lễ hội thuở sơ khai diễn ra tự nhiên, thuần phác, biểu hiện quan hệ hòa đồng, cộng Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ