SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÀO THỊ YẾN NHI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH
ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CỦA HỘ GIA ĐÌNH VI T NAM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÀO THỊ YẾN NHI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH
ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CỦA HỘ GIA ĐÌNH VI T NAM
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số : 60310105
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các số liệu, các nguồn
trích dẫn trong Khoá Luậnđược chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực.
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Học viên thực hiện
Đào Thị Yến Nhi
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Các định nghĩa và khái niệm 5
1.1.1 Hộ gia đình 5
1.1.2 Chủ hộ 5
1.1.3 Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình 6
1.1.4 Giáo dục trung học 7
1.2 Vấn đề lựa chọn tiêu dùng (Mas-collet và cộng sự, 1995) 7
1.3 Lý thuyết đầu tư giáo dục của hộ gia đình 8
1.3.1 Lý thuyết lợi nhuận đầu tư cho giáo dục 8
1.3.2 Mô hình lý thuyết về lựa chọn số năm đến trường của trẻ 8
1.4 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình 11
1.5 Các nghiên cứu có liên quan 11
1.5.1 Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở vùng nông thôn
Ấn Độ (Tilak, J.B.G. ,2002) 11
1.5.2 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: thể hiện tầm quan trọng của giáo dục
(Huston, S.J. ,1995) 12
1.5.3 Chi tiêu giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, các đặc
điểm hộ gia đình và nhu cầu giáo dục trong và ngoài nước (Quian and Smith,2008) 13
1.6 Khung phân tích của nghiên cứu 15
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 18
2.1 Mô hình lý thuyết kinh tế chi tiêu hộ gia đình 18
2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài 20
2.3 Lựa chọn các biến đại diện sử dụng trong mô hình 21
2.3.1 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình 21
2.3.1.1 Chi tiêu của hộ gia đình 21
2.3.1.2 Chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình 22
2.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 23
2.3.2.1 Tuổi của chủ hộ 23
2.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 23
2.3.2.3 Giới tính của chủ hộ 25
2.3.2.4 Sắc tộc của chủ hộ 25
2.3.2.5 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ 26
2.3.2.6 Số thành viên còn đi học ở các bậc học khác và số trẻ em dưới 6 tuổi 26
2.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 27
2.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 28
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA
HỘ GIA ĐÌNH 32
3.1 Tổng quan về mẫu dữ liệu 32
3.2 Tổng hợp các biến trong mô hình 33
3.3 Chi tiêu cho giáo dục trung học 34
3.3.1 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 34
3.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 36
3.3.3 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình 39
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH THỰC NGHI M 41
4.1 Mô hình hồi quy 41
4.2 Kiểm định mô hình 41
4.3 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy 43
4.3.1 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình 43
4.3.1.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình 43
4.3.1.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân hộ gia đình 43
4.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 44
4.3.2.1 Tuổi của chủ hộ 44
4.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 44
4.3.2.3 Sắc tộc của chủ hộ 45
4.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 45
4.3.3.1 Khu vực thành thị - nông thôn 45
4.3.3.2 Vùng miền 45
4.3.3.3 Thành phố trực thuộc trung ương 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 48
5.1 Các kết quả chính của đề tài 48
5.1.1 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình 48
5.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 49
5.1.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 51
5.2 Kiến nghị 52
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu mới 54
TÀI LI U THAM KHẢO 56
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 3.1: Phân bố mẫu ở Thành thị - Nông thôn theo nhóm dân tộc 1
Phụ lục 3.2: Phân bố mẫu ở 6 vùng địa lý theo nhóm dân tộc 1
Phụ lục 3.3: Số trẻ đang đi học ở các cấp còn lại phân theo khu vực 1
Phụ lục 3.4: Tình hình nhân khẩu – giới tính chủ hộ 1
Phụ lục 3.5: Tình hình nhân khẩu – hôn nhân chủ hộ 2
Phụ lục 3.6: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân
trẻ cho giữa các nhóm theo khu vực sinh sống của hộ 2
Phụ lục 3.7: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân
trẻ giữa các nhóm theo nhóm thành phố sinh sống của hộ 2
Phụ lục 3.8: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu
giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các vùng 3
Phụ lục 3.9: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân
trẻ giữa các nhóm theo giới tính của chủ hộ 3
Phụ lục 3.10: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân
trẻ giữa các nhóm theo dân tộc 4
Phụ lục 3.11: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân
trẻ giữa các nhóm theo tình trạng hôn nhân của chủ hộ 4
Phụ lục 3.12: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) về chi tiêu giáo dục trung học bình
quân trẻ giữa các nhóm theo số trẻ nhỏ dưới 6 tuổi 5
Phụ lục 3.13: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu
giáo dục trung học bình quân trẻ giữa số lượng thành viên đang đi học ở cấp học khác 5
Phụ lục 3.14: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu
giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các phân nhóm tuổi chủ hộ 6
Phụ lục 3.15: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu
giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các phân nhóm học vấn chủ hộ 6
Phụ lục 3.16: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu
giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các phân nhóm chi tiêu 7
Phụ lục 4.1: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến chính trong mô hình 7
Phụ lục 4.2: Kết quả hồi quy 8
Phụ lục 4.3: Hiện tượng đa cộng tuyến 8
Phụ lục 4.4: Hiện tượng phương sai thay đổi 9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
OLS: Phương pháp bình phương bé nhất.
Tp. Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ
Tp. Đà Nẵng: Thành phố Đà Nẵng.
Tp. Hà Nội: Thành phố Hà Nội.
Tp. Hài Phòng: Thành phố Hải Phòng.
Tp. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh.
UNICEF: United Nations Children’s Fund – Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc.
VHLSS : Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ dân cư.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về chi tiêu giáo dục 13
Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc 29
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình 30
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình 34
Bảng 3.2: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo khu vực hộ sinh sống .
35 Bảng 3.3: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo 5 thành phố lớn so
với các tỉnh/ thành còn lại 35
Bảng 3.4: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo sắc tộc của chủ hộ 37
Bảng 3.5: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ 37
Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình 42
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Phân bố trẻ đang theo học trung học trên cả nước 32
Hình 3.2: Phân bố số trẻ đi học trung học 33
Hình 3.3: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở 6 vùng. 36
Hình 3.4: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo nhóm tuổi của chủ hộ 38
Hình 3.5: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các nhóm học vấn của chủ
hộ 38
Hình 3.6: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các nhóm chi tiêu của hộ 39
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Phần mở đầu trình bày bối cảnh cũng như tính cần thiết của đề tài, mục tiêu và
đối tượng nghiên cứu, phương hướng mà tác giả sẽ thực hiện để tìm ra kết quả và các
kết luận chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Giáo dục giữ vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo đói và là nhân
tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Không chỉ trong giai đoạn hiện
nay mà ở mọi thời đại, Việt Nam và các quốc gia khác đều coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu và luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong
nghiên cứu về vốn nhân lực của mình, Becker (1993) nhận định giáo dục và đào tạo là
khoản đầu tư có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chiến lược phát triển vốn nhân lực. Ở
bình diện cá nhân thì nền tảng giáo dục tốt sẽ tạo ra lợi thế cho cá nhân ở nhiều mặt
trong cuộc sống như là tăng năng suất, khả năng tiếp cận với công nghệ và gia tăng thu
nhập.
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học, nên bên cạnh các chính sách
khuyến khích giáo dục của nhà nước, hộ gia đình Việt Nam cũng rất chú trọng đến nền
tảng giáo dục của con em mình. Nếu như số năm đến trường là chỉ số thể hiện nhu cầu
của hộ gia đình về mặt lượng của giáo dục thì chi tiêu cho việc đi học lại thể hiện nhu
cầu về chất (Deolalikar, 1997). Hộ gia đình càng quan tâm đến chất lượng giáo dục càng
chi tiêu cho nó nhiều hơn. Việc chi tiêu cho giáo dục của con em trong hộ cũng được
xem như một khoản đầu tư mang lại lợi ích trong tương lai. Ngoài các quyết định về
trường lớp sẽ đi học thì việc chi tiêu như thế nào cho các bậc học khác nhau của từng
thành viên cũng là vấn đề quan trọng của hộ gia đình, đặc biệt là đối với người đóng vai
trò trụ cột gia đình. Với nguồn ngân sách có mức giới hạn nhất định, hộ gia đình cần cân
nhắc giữa các quyết định chi tiêu sao cho đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Nếu xem chi tiêu
của hộ gia đình là một bài toán cần giải quyết thì sẽ có từng đáp áp tương ứng với điều
kiện và đặc điểm của từng hộ gia đình.
Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay có nhiều bậc học khác nhau, mỗi bậc học
lại có một vai trò riêng của nó trong việc hình thành nhân cách và kỹ năng của con
2
người. Nếu như giáo dục mầm non đóng vai trò là nơi đặt nền mống hình thành những
nét tính cách mang tính ổn định lâu dài của con người thì giáo dục tiểu học là nơi cung
cấp những kiến thức căn bản nhất mở đường cho con người tiếp xúc nhiều hơn với môi
trường bên ngoài. Giáo dục trung học chính là bước kế tiếp của quá trình bồi dưỡng và
hoàn thiện những kiến thức văn hóa - kỹ năng nền tảng cho con người. Vì vậy, giáo dục
trung học đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
đòi hỏi phải có những mức đầu tư tương xứng của nhà nước và hộ gia đình.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia cần phải nâng cao chất
lượng và số lượng lao động. Điều đó chỉ làm được dựa trên nền tảng giáo dục trung học
có chất lượng. Nhà nước sẵn sàng đầu tư thích đáng để phát triển giáo dục, nhưng vai
trò của hộ gia đình trong tham gia đầu tư giáo dục cũng rất quan trọng. Sự quan tâm của
hộ gia đình đến giáo dục trung học cho con em mình có thể được xem xét theo mức chi
tiêu giáo dục trung học. Vì vậy, việc đánh giá tác động của các nhân tố thuộc đặc điểm
hộ gia đình đến quyết định chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình là một vấn đề cần
lưu tâm xem xét và đánh giá. Các chỉ báo đặc điểm hộ gia đình tác động đến quyết định
chi tiêu giáo dục trung học là một trong các thông tin khách quan mà các nhà hoạch định
chính sách có được cách nhìn rõ hơn về xu hướng chi tiêu giáo dục trung học của hộ và
có những chính sách hợp lý để hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Đề tài
nghiên cứu: “Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung
học của hộ gia đình Việt Nam ” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá các nhân tố đặc điểm hộ gia đình tác động
đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá phân tích
định tính và định lượng các số liệu điều tra Khảo sát mức sống hộ dân cư Việt Nam
(VHLSS) năm 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình
Việt Nam cho con em trong hộ.
3
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là các nhân tố thuộc đặc điểm hộ gia đình nào có
ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở Việt Nam? Đề tài tập trung
giải đáp 3 câu hỏi cụ thể như sau:
− Chi tiêu giáo dục trung học có gia tăng khi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên hay
không?
− Chi tiêu lương thực thực phẩm có tác động như thế nào đến chi tiêu cho giáo dục
trung học của hộ gia đình?
− Các đặc điểm của hộ gia đình: sắc tộc của chủ hộ, số thành viên đang theo học
các bậc học, khu vực sinh sống của hộ… có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu
giáo dục trung học của hộ như thế nào?
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian và không
gian như sau: (1) về thời gian: nghiên cứu chi tiêu giáo dục trung học hộ gia đình Việt
Nam được thực hiện năm 2010 dựa theo bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ dân cư Việt
Nam năm 2010, (2) về không gian: chi tiêu giáo dục trung học hộ gia đình trên phạm
vi cả nước, từ thành thị đến nông thôn, 6 vùng địa lý từ đồng bằng sông Hồng đến đồng
bằng sông Cửu Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp có được từ
cuộc Khảo sát mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2010 do Tổng Cục Thống Kê thực
hiện.
Phương pháp phân tích: đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau: (1)
phương pháp thống kê: quá trình xử lý số liệu có so sánh, đối chiếu nhằm tổng hợp lại
những dữ liệu, đưa ra những nhận xét cơ bản, (2) phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
hồi quy hàm chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình và kiểm định tác động của các
yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học. Các hệ số hồi quy của mô hình được
ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
5. Cấu trúc đề tài
4
Nhằm đạt được tính chặt chẽ trong việc trình bày, đồng thời kết nối các nội dung
giúp người đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, tiếp
theo phần mở đầu thì nội dung đề tài sẽ được trình bày trong 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết và thực tiễn. Chương này sẽ trình bày một số
khái niệm, cơ sở lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu có liên quan để từ đó xây dựng
khung phân tích của đề tài.
Chương 2: Mô hình nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ trình bày mô hình
nghiên cứu, lựa chọn các biến đại diện cho các khái niệm được nêu lên ở khung phân
tích. Đồng thời nội dung chương này cũng trình bày quy trình xử lý, tinh lọc dữ liệu từ
bộ khảo sát mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2010
Chương 3: Thực trạng chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình.
Chương này sẽ tập trung mô tả bộ dữ liệu, thống kê mô tả dữ liệu trên cơ sở xây dựng
các bảng thống kê mô tả, đưa ra một số kết luận ban đầu về một số yếu tố có khả năng
ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam.
Chương 4: Mô hình thực nghiệm. Chương này sẽ trình bày quá trình thực hiện
hồi quy mô hình trên phần mềm Stata, phân tích ý nghĩa của các chỉ số trong kết quả mô
hình.
Chương 5: Kết luận - kiến nghị. Chương này sẽ tóm lược lại những kết quả
quan trọng của đề tài và đặc biệt là mô hình nghiên cứu. Từ đó có những kiến nghị chính
sách nhằm gia tăng mức chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Ngoài ra, chương
này còn đánh giá lại những hạn chế của đề tài để từ đó mở ra những hướng nghiên cứu
tiếp theo.
Sau cùng, Khoá Luậncũng đính kèm phần phụ lục để chứng minh chi tiết hơn
những kết quả phân tích đã được trình bày trong các chương.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
Trong phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu. Chương
này sẽ trình bày các định nghĩa- khái niệm có liên quan, lý thuyết về vấn đề lựa chọn
tiêu dùng và lý thuyết đầu tư giáo dục của hộ gia đình. Các nghiên cứu thực nghiệm về
vấn đề chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình cũng được đề cập và tổng hợp ở chương
này.
1.1 Các định nghĩa và khái niệm
1.1.1 Hộ gia đình
Hộ gia đình là một tế bào của xã hội, là một trong những đơn vị ảnh hưởng đến
các quyết định sản xuất và đầu tư của nền kinh tế. Blow (2004) định nghĩa hộ gia đình
có thể chỉ bao gồm một thành viên hoặc gồm nhiều thành viên sống cùng một nhà, sinh
hoạt và chia sẻ các công việc nhà. Các thành viên trong hộ không nhất thiết phải có quan
hệ huyết thống. Trong hộ gia đình sẽ có một hoặc nhiều đơn vị thành viên nhỏ, với mỗi
đơn vị thành viên nhỏ có thể chỉ gồm một người lớn duy nhất, hoặc một cặp vợ chồng
có hoặc không có trẻ em phụ thuộc.
Theo điều 106 Bộ luật dân sự (2005) định nghĩa hộ gia đình mà các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy
định và là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
1.1.2 Chủ hộ
Tổng cục thống kê (2010) định nghĩa chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản
lý gia đình, người hiện giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc chính của hộ.
Thông thường thì chủ hộ thường là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được toàn
bộ các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác trong hộ. Trong cuộc
khảo sát Mức sống hộ dân cư thì đa số chủ hộ theo khái niệm này trùng với chủ hộ theo
đăng ký hộ khẩu, nhưng cũng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với
chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu.
6
Chủ hộ theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu (2010) là người mà căn cứ đặc điểm
cá nhân của họ, chúng ta có thể phân loại và phân tích các thông tin đại diện cho hộ gia
đình mà người đó làm chủ hộ. Chủ hộ có thể là người có thu nhập lớn nhất trong hộ, chủ
sở hữu căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ.
Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (2005) thì chủ hộ là đại diện của hộ
gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành
viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Như vậy, xét tổng thể thì chủ hộ là những cá nhân đủ điều kiện cung cấp các
thông tin cần thiết về các đặc điểm nhân khẩu học, thu nhập và các hoạt động của hộ gia
đình. Vì vậy, các thông tin về chủ hộ có thể được sử dụng đại diện trong các nghiên cứu
về hộ gia đình nói chung.
1.1.3 Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình
Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình là phần ngân sách của hộ gia đình dùng để trang
trải cho việc tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo của các thành viên trong hộ gia
đình. Theo Ủy ban Châu Âu (2010) thì Chi tiêu giáo dục phát sinh của các hộ gia đình
có thể được phân thành ba loại: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội.
● Chi phí trực tiếp là các chi phí hộ gia đình phải tự chi trả: học phí của học sinh,
chi phí cho các nhà cung cấp các khóa học nâng cao tay nghề và kỹ năng, chi phí
mua sách vở và đồ dùng học tập, chi phí mua đồng phục, phí học thêm.
● Chi phí gián tiếp là những khoản chi mở rộng không nằm trong chi phí trực tiếp
trong quá trình học. Chúng bao gồm chi phí sinh hoạt cho học sinh, chi phí đi lại,
chi phí mua thức ăn và học nội trú- bán trú, chi phí mua đồ dùng học tập để tự
học.
● Chi phí cơ hội được phản ánh qua những công việc hoặc các hoạt động nghỉ ngơi
mà học viên phải bỏ qua để dành thời gian cho việc học tập.
Khoản chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo Lassible (1994) bao gồm những
phần cơ bản như sau:
7
● Các khoản chi được quy ước thành tiền mặt: bao gồm học phí phải đóng cho
trường học, cơ sở đào tạo; chi cho các loại bảo hiểm, những khoản đóng góp bắt
buộc hoặc tự nguyện từ phía phụ huynh.
● Các khoản chi cho việc mua đồ dùng phục vụ trực tiếp cho học tập như: sách giáo
khoa, sách tham khảo, tập vở, máy tính, dụng cụ vẽ; các dụng cụ hỗ trợ khác như:
đồng phục, quần áo thể dục, cặp sách, dụng cụ thể thao…
● Các khoản chi mua các dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ đưa đón di chuyển cho việc
đi lại của học sinh hoặc người đưa đón; chi phí cho các bữa ăn tại lớp và nơi ở
nội trú, bán trú.
Khoản chi tiêu giáo dục trung học chính thức của hộ gia đình bao gồm: học phí,
các khoản đóng góp cho trường lớp, quỹ phụ huynh- học sinh, đồng phục, sách giáo
khoa và sách tham khảo, dụng cụ học tập, chi phí học thêm và các khoản chi giáo dục
khác. Theo cách tính của Tổng cục thống kê (2010), chi giáo dục đào tạo bình quân một
người đi học trong 12 tháng qua theo cấp học được tính bằng tổng chi cho việc đi học
trong 12 tháng của các thành viên đang đi học trong cấp đó chia cho số người đi học
theo từng cấp một. Như vậy chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ sẽ bằng tổng chi
tiêu giáo dục cho các thành viên đang học trung học của hộ gia đình chia cho số trẻ đang
theo học bậc trung học của hộ. Trong đề tài này, chi tiêu giáo dục trung học bình quân
trẻ còn được gọi tắt là chi tiêu giáo dục trung học.
1.1.4 Giáo dục trung học
Theo Tổng cục thống kê (2010) thì trung học là bậc học nối tiếp của bậc tiểu học
nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc trung học
được bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở lớp 12.
1.2 Vấn đề lựa chọn tiêu dùng (Mas-collet và cộng sự, 1995)
Lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất
duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân
sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu
dụng của mình.
8
Max u(x) (1.1)
ĐK: p.x ≤ I
x = x( ): rổ hàng hóa tiêu dùng
p = p( ): giá của rổ hàng hóa tiêu dùng I:
ngân sách của người tiêu dùng
Với mức giá p và ngân sách I cho trước, tập hợp các lựa chọn của người tiêu dùng
sẽ được viết lại ở dạng sau: B (p,I) = { }
Để đạt mức hữu dụng cao nhất, người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng các hàng
hóa x B (p,I). Vấn đề này được thực hiện dựa trên một số giả định cơ bản như thông tin
thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng là người chấp nhận giá và giá cả hàng hóa có dạng
tuyến tính.
1.3 Lý thuyết đầu tư giáo dục của hộ gia đình
1.3.1 Lý thuyết lợi nhuận đầu tư cho giáo dục
Becker (1993) và Schultz (1961) nhận định có sự chênh lệch rõ ràng trong thu
nhập của hai đối tượng có trình độ học vấn khác nhau. Từ sự khác biệt trong thu nhập
đó, cha mẹ sẽ quyết định cho con cái đi học trong bao nhiêu năm tùy thuộc vào sự tiên
đoán về mức thu nhập của con cái họ ở những trình độ khác nhau.
Theo đó, lợi nhuận của việc đầu tư vào giáo dục là khoản chênh lệch giữa hiện
giá khoản thu nhập trong tương lai trừ đi chi phí của việc đi học (bao gồm chi phí trực
tiếp và chi phí cơ hội). Điều đó có nghĩa là cha mẹ, như là một nhà đầu tư, sẽ so sánh
phần lợi nhuận chênh lệch giữa việc đầu tư và không đầu tư cho trẻ đi học tiếp hay
không. Nếu phần chênh lệch này thu lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục đầu tư cho trẻ đi học. Nếu
phần đầu tư giáo dục không mang lại lợi nhuận, bố mẹ sẽ không cho trẻ tiếp tục đến
trường.
1.3.2 Mô hình Lý thuyết về lựa chọn số năm đến trường của trẻ
Trong nghiên cứu của Glick và Sahn (2000), hộ gia đình được được giả định là
một thể thống nhất, nghĩa là hộ gia đình đó sẽ ra quyết định vì mục tiêu tối đa hóa hàm
hữu dụng của hộ. Trong đó cha mẹ (hoặc người có vai trò chủ chốt trong hộ gia đình)
9
chính là người đưa ra quyết định bao gồm cả các quyết định về việc giáo dục của trẻ em
trong hộ.
Giả sử một hộ gia đình bao gồm cha, mẹ, m người con gái và n người con trai.
Cha mẹ được giả định là những người sống qua 2 thời kỳ. Họ làm việc và sinh con trong
thời kỳ đầu và nghỉ hưu ở thời kỳ thứ hai. Trong thời kỳ đầu tiên, tiêu dùng của hộ gia
đình bằng tổng thu nhập của hộ trừ đi các khoản đầu tư cho giáo dục của con cái. Chính
khoản đầu tư cho giáo dục ở thời kỳ thứ nhất này sẽ quyết định thu nhập của bố mẹ ở
thời kỳ thứ hai thông qua các khoản chuyển giao trở lại từ chính thu nhập của những
đứa trẻ. Do đó, bố mẹ phải đánh đổi giữa tiêu dùng ở thời kỳ thứ nhất (tương ứng với
khoản đầu tư giáo dục cho con cái) với chi tiêu trong thời kỳ thứ hai. Quyết định này
của cha mẹ có thể được trình bày qua hàm hữu dụng sau:
( ) (1.2)
Trong đó: lần lượt là tiêu dùng của hộ ở thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai;
lần lượt là thu nhập của người con gái thứ i và người con trai thứ j.
Thu nhập của những người con ở thời kỳ thứ hai còn tùy thuộc vào số năm đi học
của chúng ở thời kỳ thứ nhất và các yếu tố khác thuộc về bản thân những người con (Z)
như gen di truyền, giới tính, khả năng bản thân…
( ) và ( ) (1.3)
Thu nhập của những người con trong thời kỳ thứ hai được tính như sau:
và (1.4)
Với là trình độ học vấn của người con gái thứ i và người con trai thứ j; và
lần lượt là suất sinh lợi từ đầu tư cho giáo dục của người con gái thứ i và người con
trai thứ j.
Giả thiết đặt ra rằng chi tiêu của bố mẹ ở thời kỳ thứ hai phụ thuộc hoàn toàn vào sự
chuyển giao thu nhập của con cái. Phương trình chi tiêu ở thời kỳ thứ hai như sau:
∑ ∑ (1.5)
10
Trong đó: lần lượt là tỷ lệ chuyển giao thu nhập từ người con gái thứ i và người con
trai thứ j.
Ta cũng đồng thời giả thiết rằng trong thời kỳ thứ nhất, cha mẹ sẽ dành toàn bộ
thời gian cho việc đi làm để kiếm tiền, những đứa trẻ sẽ sử dụng thời gian cho việc đi
học và làm thêm. Phương trình tổng hợp thu nhập của hộ gia đình được viết lại như sau:
∑ ( ) ∑ ( ) ∑ ∑ (1.6)
Vế trái của phương trình (1.6) thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình ở thời kỳ
thứ nhất. Trong đó V đại diện cho nguồn thu nhập không từ lao động; là tổng thời
gian tham gia vào thị trường lao động của cha và mẹ với mức lương lần lượt là
và ; , là tổng lượng thời gian của người con gái thứ i và người con trai thứ j và
( ), ( ) lần lượt là thời gian người con gái thứ i và người con trai thứ j làm
thêm kiếm thu nhập với mức lương là , . P là chi phí trực tiếp cho việc đi học bao
gồm học phí, sách giáo khoa, đồng phục…Vế phải của phương trình (1.6) chính là tổng
chi tiêu của hộ gia đình ở thời kỳ thứ nhất bao gồm chi tiêu hộ gia đình và chi tiêu cho
giáo dục của con cái. Chúng ta giả thiết rằng chi phí của việc đi học giống nhau giữa các
lớp và không có sự phân biệt nam nữ.
Để tối đa hóa hàm hữu dụng của hộ gia đình, cha mẹ sẽ phải cân nhắc chi tiêu ở
thời kỳ thứ nhất cho giáo dục sao cho vẫn đảm bảo được khoản chi tiêu của hộ ở thời kỳ
thứ hai. Vì vậy cha mẹ sẽ phải quyết định số năm đến trường của con gái và con trai, tức
là và . Thay phương trình (1.3), (1.4), (1.5), (1.6) vào phương trình (1.2). Hàm hữu
dụng của hộ gia đình được viết lại như sau:
( ∑ [ ( ) ] ∑ [ ( ) ]
∑ ∑ ) (1.7)
Rút gọn phương trình (1.7), chúng ta có số năm đi học của trẻ sẽ là một hàm số
dựa vào các yếu tố sau:
( ) và (1.8)
( )
11
Với phương trình (1.8) cho thấy rằng, số năm đi học của một đứa trẻ là một hàm
số của các yếu tố: mức lương của cha mẹ, thu nhập ngoài lao động, chi phí giáo dục,
trình độ học vấn của cha mẹ, đặc điểm của những đứa trẻ, và các yếu tố khác của hộ gia
đình và xã hội (H).
1.4 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình
Hộ gia đình là đơn vị tiêu dùng trong nền kinh tế, là tập hợp tổng thể của nhiều
cá nhân, hành vi ra quyết định cho một vấn đề nào đó vì vậy cũng chịu sự chi phối phần
nào từ các thành viên trong hộ gia đình. Trong nghiên cứu của Douglas (1983) đã tổng
hợp lại một lần nữa các điểm cần lưu ý trong hành vi ra quyết định của hộ gia đình:
● Quy trình ra quyết định của hộ gia đình có nhiều yếu tố phức tạp tác động, cần
phải cân nhắc để đưa ra được quyết định có lợi nhất, giúp tối đa hóa tổng hữu
dụng của hộ gia đình, hạn chế các lựa chọn bất lợi. Việc ra quyết định của hộ gia
đình không những chịu tác động từ các thành viên trong hộ gia đình mà còn chịu
tác động từ các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân này có thể từ người bán hàng,
hoặc các đối tượng khác có khả năng tác động đến việc ra quyết định đó.
● Hoàn cảnh và các điều kiện sống, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ mà
hộ gia đình đó đang bị tác động cũng ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của
hộ gia đình.
Như vậy, quá trình ra quyết định nào đó của hộ gia đình nói chung, hay một quyết
định chi tiêu cụ thể chịu tác động của các yếu tố liên quan, từ đặc điểm hộ gia đình đến
các điều kiện môi trường xã hội, các quy định chính phủ…. Do đó, quá trình ra quyết
định của hộ gia đình cũng như các quyết định chi tiêu giáo dục cần phải được xem xét
nghiên cứu trong trường hợp có nhiều nhân tố có thể chi phối.
1.5 Các nghiên cứu có liên quan
1.5.1 Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở vùng nông thôn
Ấn Độ (Tilak, J. B.G.,2002)
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 33.230 hộ gia đình nông thôn sống trong 1.765
ngôi làng, 195 địa phương và 16 bang chính của Ấn Độ thông qua cuộc điều tra về sự
12
phát triển nhân lực ở khu vực nông thôn Ấn Độ năm 1994, Tilak đã ước lượng khoản
chi tiêu giáo dục cho đứa trẻ của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn Ấn Độ là một hàm
số phụ thuộc vào thu nhập của hộ, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của chủ hộ, giới
tính của đứa trẻ, quy mô của hộ gia đình, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát
triển của làng xã nơi hộ sinh sống, đặc điểm trường lớp và các khoản trợ cấp được nhận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ co giãn trong chi tiêu giáo dục hộ gia đình chịu
tác động nhiều bởi thu nhập của hộ gia đình. Đặc điểm hộ gia đình (bao gồm thu nhập
hộ gia đình và trình độ giáo dục của chủ hộ gia đình) là nhân tố quan trọng tác động đến
chi tiêu giáo dục bình quân trẻ. Chủ hộ có trình độ giáo dục càng cao thì họ sẽ mạnh dạn
chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn. Hộ gia đình có xu hướng ưu tiên chi tiêu giáo dục cho
trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ.
Bên cạnh đó, quy mô hộ gia đình và tôn giáo cũng có tác động đến quyết định chi
tiêu cho giáo dục. Hộ gia đình với quy mô càng lớn thì có nhiều khoản chi phí khác nhau
cho nhiều người, dẫn đến việc giảm chi tiêu cho giáo dục nhằm đảm bảo các khoản chi
tiêu thiết yếu khác. Một số các nhân tố được kỳ vọng như giới tính của trẻ, nghề nghiệp
của bố mẹ và một số yếu tố liên quan đến đặc điểm trường lớp không có tác động hoặc
có tác động không đáng kể đến các quyết định chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
1.5.2 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: thể hiện tầm quan trọng của giáo dục
(Huston, S. J., 1995)
Sử dụng mẫu của 661 hộ gia đình rút ra từ bộ dữ liệu điều tra chi tiêu tiêu dùng
năm 1990-1991 để phân tích tác động của thu nhập và các yếu tố khác của hộ gia đình
đến tỷ lệ ngân sách của hộ gia đình chi tiêu cho giáo dục. Tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình
là biến đo lường tầm quan trọng của giáo dục đối với nhận thức của mỗi hộ gia đình.
Trong bài nghiên cứu này, Huston (1995) ước lượng tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục
của các hộ gia đình là một hàm logit của các yếu tố: thu nhập của hộ, tuổi của chủ hộ,
trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, quy mô hộ
gia đình, đặc điểm nơi sinh sống, chủng tộc, và số trẻ em của hộ gia đình.
13
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình, khu vực sinh sống và các đặc
điểm của chủ hộ như: tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, giới tính đều có tác động đến tỷ
lệ chi tiêu cho giáo dục. Chủ hộ là người da đen có tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục ít hơn
những hộ gia đình có chủ hộ có sắc da khác.
1.5.3 Chi tiêu giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, các đặc
điểm hộ gia đình và nhu cầu giáo dục trong và ngoài nước (Qian và Smyth, 2010)
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ 10.793 người trả lời ở 32 thành
phố rải rác khắp Trung Quốc năm 2003 được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu
marketing China Mainland nhằm đo lường các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo
dục trong và ngoài nước của hộ gia đình ở khu vực thành thị của quốc gia này.
Chi tiêu cho giáo dục được hồi quy theo dạng hàm Tobit với các biến giải thích
dựa trên các đặc điểm hộ gia đình như: thu nhập của hộ, trình độ học vấn của bố mẹ,
nghề nghiệp của bố mẹ, số trẻ em trong gia đình, đặc điểm nơi sinh sống của hộ và tình
trạng hôn nhân của bố mẹ. Kết quả nghiên cứu có cho thấy rằng thu nhập hộ gia đình
vẫn là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
Bên cạnh đó, bố mẹ có trình độ học vấn càng cao và nghề nghiệp càng chuyên nghiệp
thì chi tiêu giáo dục cho trẻ càng nhiều. Càng có nhiều trẻ trong độ tuổi đến trường thì
hộ gia đình chi tiêu giáo dục càng nhiều. Hộ gia đình có bố đơn thân thì khoản chi tiêu
giáo dục này sẽ ít hơn hộ có đầy đủ bố mẹ. Với hộ gia đình sinh sống ở vùng ven biển
thì xu hướng chi tiêu cho giáo dục có sự khác biệt với những hộ gia đình sinh sống ở
những vùng còn lại.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về chi tiêu giáo dục
Nghiên cứu Mô tả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Chi tiêu giáo
dục ở vùng
thành thị Trung
Quốc: tác động
của thu nhập,
Dữ liệu được thu thập từ cuộc điều tra
của China Mainland trên 32 thành phố
thuộc lãnh thổ Trung Quốc năm 2003.
Biến độc lập được sử dụng là biến
Hộ gia đình có thu nhập
càng cao, bố mẹ có trình
độ học vấn càng cao và
nghề nghiệp càng chuyên
nghiệp thì chi tiêu giáo
14
các đặc điểm hộ
gia đình và nhu
cầu giáo dục
trong và ngoài
nước - Qian và
Smyth (2010)
thu nhập hộ gia đình, nghề nghiệp-
trình độ học vấn của bố mẹ, số trẻ
trong hộ gia đình, tình trạng hôn nhân
của bố mẹ, đặc điểm khu vực sinh
sống.
dục cho trẻ càng nhiều.
Ngoài ra, tình trạng hôn
nhân của bố mẹ, số trẻ
trong hộ gia đình và đặc
điểm khu vực sinh sống
cũng có tác động đến chi
tiêu giáo dục của hộ.
Tỷ lệ chi tiêu
giáo dục của hộ
gia đình: khám
phá tầm quan
trọng của giáo
dục – Huston
(1995)
Sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra chi
tiêu tiêu dùng năm 1990-1991 với 661
hộ gia đình.
Biến giải thích cho nghiên cứu bao
gồm: thu nhập của hộ gia đình; tuổi,
giới tính và trình độ học vấn của chủ
hộ; quy mô hộ gia đình, khu vực địa
lý, số trẻ trong hộ gia đình, sắc tộc.
Tuổi tác và trình độ học
vấn của chủ hộ, thu nhập,
khu vực địa lý, sắc tộc và
quy mô hộ gia đình là
những nhân tố có tác động
đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục
của hộ gia đình.
Các yếu tố tác
động đến chi
tiêu cho giáo
dục của hộ gia
đình ở vùng
nông thôn Ấn
Độ- Tilak
(2002)
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ
33.230 hộ gia đình nông thôn sống
trong 1.765 ngôi làng, 195 địa phương
và 16 bang chính của Ấn Độ thông
qua cuộc điều tra về sự phát triển con
người ở khu vực nông thôn Ấn Độ
năm 1994.
Biến giải thích bao gồm: thu nhập của
hộ, trình độ học vấn và nghề nghiệp
của chủ hộ, giới tính của đứa trẻ, quy
mô của hộ gia đình, đẳng cấp và tôn
giáo của hộ, các chỉ số phát triển của
làng xã nơi hộ sinh sống, các trợ cấp
được nhận.
Thu nhập là nhân tố quan
trọng tác động đến chi tiêu
giáo dục của hộ gia đình.
Trình độ học vấn của chủ
hộ, giới tính của đứa trẻ,
thu nhập của hộ cũng tác
động đến chi tiêu giáo dục
của hộ. Nghề nghiệp của
chủ hộ không tác động
đáng kể đến khoản chi tiêu
giáo dục.
Các nhân tố ảnh Dữ liệu nghiên cứu được rút trích từ Kết quả nghiên cứu cho
15
hưởng đến chi
tiêu của hộ gia
đình cho giáo
dục: nghiên cứu
ở vùng Đông
Nam Bộ -Trần
Thanh Sơn
(2012)
bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ dân
cư (VHLSS) 2008 của Tổng cục thống
kê Việt Nam với 594 quan sát là hộ gia
đình ở vùng Đông Nam Bộ.
Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình được
dự đoán phụ thuộc vào các yếu tố:
tổng chi tiêu, quy mô hộ gia đình, nơi
sinh sống của hộ, các khoản trợ cấp
giáo dục, dân tộc, các đặc điểm của
chủ hộ như: giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn.
thấy các yếu tố tổng chi
tiêu hộ gia đình, nơi sinh
sống của hộ, trình độ học
vấn của chủ hộ, các khoản
trợ cấp giáo dục được nhận
định có ảnh hưởng đến
khoản chi tiêu giáo dục
của hộ gia đình ở vùng
Đông Nam Bộ.
Chi tiêu của bố
mẹ cho giáo dục
của trẻ -
Mauldin và
cộng sự (2001)
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ cuộc
điều tra chi tiêu tiêu dùng năm 1996
bao gồm 331 hộ gia đình chi tiêu cho
giáo dục bậc tiểu học và trung học.
Các nhân tố được dự đoán có tác động
đến khoản chi cho giáo dục của bố mẹ
bao gồm: thu nhập sau thuế, số trẻ em
trong hộ, trình độ học vấn của bố mẹ,
tuổi của bố mẹ, màu da, tình trạng hôn
nhân của bố mẹ, tuổi của trẻ nhỏ nhất
trong hộ, khu vực địa lý sinh sống, đặc
điểm của địa bàn sinh sống (nông thôn
hay thành thị), mùa trong năm.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy các nhân tố như: thu
nhập sau thuế, trình độ học
vấn của bố mẹ, khu vực địa
lý và mùa trong năm có tác
động đến khoản chi tiêu
của bố mẹ cho giáo dục
của trẻ.
1.6 Khung phân tích của nghiên cứu
Quyết định chi tiêu cho hàng hóa – dịch vụ của người tiêu dùng chắc chắn sẽ chịu
nhiều tác động không những từ chính bản thân người tiêu dùng mà còn chịu tác động
khách quan từ các yếu tố bên ngoài. Nếu xem giáo dục như một loại hàng hóa thì chắc
chắn, mặt hàng đặc biệt này cũng không tránh khỏi những vấn đề nói trên.
16
Đặc điểm kinh tế của
hộ gia đình
Đặc điểm nhân khẩu
học của hộ gia đình
Đặc điểm khu vực sinh
sống của hộ gia đình
Chi tiêu giáo dục trung học
của hộ gia đình
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình của Tilak
(2002) đã đưa ra nhiều nhóm đặc điểm có tác động đến quyết định chi tiêu giáo dục của
hộ gia đình như: nhóm đặc điểm của hộ gia đình bao gồm đặc điểm kinh tế, đặc điểm xã
hội của hộ (như tầng lớp xã hội, tôn giáo, dân tộc), đặc điểm nhân khẩu học, nhóm đặc
điểm của chủ hộ; đặc điểm cá nhân; đặc điểm về trường lớp nơi hộ gia đình đang sinh
sống; đặc điểm phát triển kinh tế địa phương.
Sau khi sơ lược lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu có liên quan, tác giả dựa
vào cách phân chia các nhóm đặc điểm có tác động đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình của
Tilak (2002) làm nền tảng. Kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở đầu bài là phân
tích tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học, tác giả xây dựng
khung phân tích cho nghiên cứu này. Trong đó đặc điểm của hộ gia đình được chia thành
ba nhóm đặc điểm cụ thể: đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu
vực sinh sống của hộ gia đình tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình.
Tóm tắt chương 1:
Nội dung chương 1 đã trình bày rõ ràng các định nghĩa và khái niệm có liên quan,
lý thuyết hành vi tiêu dùng, lý thuyết về quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình. Dựa
theo các nghiên cứu tương tự ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, tác giả đã lựa chọn
và phát triển mô hình của Tilak (2002) làm nền tảng để xây dựng khung phân tích cho
nghiên cứu. Theo đó, chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình chịu tác
17
động của 3 nhóm đặc điểm của hộ gia đình bao gồm: đặc điểm kinh tế của hộ gia đình,
đặc điểm nhân khẩu học và sau cùng là đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình.
18
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Sau khi xây dựng được khung phân tích các đặc điểm hộ gia đình có khả năng
tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở chương 1, chương này tác giả
tiến hành triển khai xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua lựa chọn mô hình kinh tế
chi tiêu hộ gia đình thích hợp. Đồng thời xem xét các biến đại diện đưa vào mô hình
nghiên cứu.
2.1 Mô hình lý thuyết kinh tế chi tiêu hộ gia đình
Mô hình toán kinh tế về mối quan hệ của chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể
và tổng chi tiêu hộ gia đình đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra các mô
hình thực nghiệm. Nhà nghiên cứu Houthakker (1957) đã xem xét 3 dạng hàm gồm:
tuyến tính, bán logarit và logarit kép để thành lập mô hình giải thích hiệu quả nhất cho
mối qua hệ kinh tế giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể và tổng chi tiêu của hộ gia
đình. Với ưu điểm của dạng hàm logarit kép được phát triển từ lý thuyết đường cong
Engel, nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình cụ thể như sau:
(2.1)
Trong đó: là chi tiêu của nhóm hàng hóa thứ i, là tổng chi tiêu, là số lượng
thành viên trong hộ gia đình, là sai số. là các hệ số của ước lượng hồi quy OLS.
và cũng chính là hệ số co giãn theo tổng chi tiêu và quy mô hộ gia đình khi xem xét
mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng thứ i.
Nghiên cứu Chi tiêu hộ gia đình ở Nairobi của tác giả Massell và Heyer (1969)
cũng đã sử dụng mô hình tương tự như trên để ước lượng chi tiêu của hộ gia đình:
( ) ( ) ( ) (2.2)
Với là chi tiêu cho hàng hóa thứ i, E là tổng chi tiêu của hộ gia đình, N là số thành viên
của hộ gia đình, a là các hệ số cần ước lượng của mô hình và là sai số.
Massell và Heyer (1969) đã nhận định dạng hàm logarit kép được sử dụng trong
nhiều nghiên cứu nhờ vào tính đơn giản và có thể thêm vào nhiều yếu tố có liên quan
khác nhằm tăng tính giải thích cho mô hình.
19
Ndanshau (1998) xây dựng mô hình ước lượng tổng quát cho chi tiêu hộ gia đình như
sau:
( ) (2.3)
Trong đó: là phần chi tiêu của hộ gia đình thứ j cho hàng hóa thứ i; là tổng
chi tiêu của hộ gia đình; và là biến tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ, là biến
quy mô hộ gia đình thứ j. Từ mô hình tổng quát trên, tác giả Ndanshau (1998) triển khai
dạng mô hình lin-log như sau:
(2.4)
Trong bài nghiên cứu về Chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục của Tilak (2002) đã
trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ
gia đình với dạng hàm tổng quát sau:
(2.5)
Với lnHHEX là giá trị logarit của chi tiêu giáo dục hằng năm của hộ gia đình,
là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, là các hệ số hồi quy
tương ứng, là sai số ước lượng. Tilak (2002) dựa trên mô hình tổng quát trên để phát
triển 3 mô hình kinh tế cụ thể hơn để tính toán độ co giãn của chi tiêu giáo dục của hộ,
độ co giãn chi tiêu giáo dục bình quân và cuối cùng là độ co giãn chi tiêu giáo
dục tiểu học bình quân học sinh. Các biến phụ thuộc lần lượt là tổng chi tiêu giáo dục
của hộ gia đình, chi tiêu giáo dục bình quân của hộ gia đình và cuối cùng là chi tiêu giáo
dục tiểu học bình quân học sinh của hộ gia đình.
Ưu điểm của mô hình này chính là nhà nghiên cứu có thể đưa vào mô hình nhiều
biến độc lập trên cơ sở xây dựng giả thiết nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến chi
tiêu giáo dục của hộ gia đình. Bên cạnh đó còn có thể áp dụng mô hình để tính được độ
co giãn và đánh giá các nhân tố tác động đến chi tiêu giáo dục cho các bậc học khác
nhau.
Với những mô hình kinh tế được trình bày ở trên, hầu hết đều sử dụng dạng hàm
logarit kép cho việc xác định mối quan hệ giữa chi tiêu của một loại hàng hóa với tổng
chi tiêu của hộ gia đình. Mối quan hệ này được thể hiện qua việc lấy logarit cho
20
giá trị của biến giải thích tổng chi tiêu hộ gia đình và biến phụ thuộc chi tiêu cho một
loại hàng hóa. Ngoài ra, bên cạnh tác động của tổng chi tiêu hộ gia đình, các tác giả cũng
nhận thấy cần đưa thêm nhiều biến khác như quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn của
chủ hộ, tuổi của chủ hộ… để tăng tính giải thích cho mô hình. Các biến được đưa thêm
vào mô hình có thể được thể hiện dưới dạng logarit tùy thuộc vào đặc điểm của dữ liệu,
và ý nghĩa giải thích của các biến.
2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài
Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng của
những đặc điểm hộ gia đình như sau: đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc
điểm về khu vực sinh sống của hộ gia đình.
Với mục tiêu nghiên cứu chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình hướng đến
đối tượng là các hộ gia đình đang có thành viên theo học từ lớp 6 đến lớp 12. Mô hình
kinh tế cụ thể trong nghiên cứu của Tilak (2002) với biến phụ thuộc là logarit tự nhiên
của chi tiêu giáo dục tiểu học bình quân trẻ là phù hợp với mục tiêu trên. Do đó tác giả
dựa trên mô hình toán kinh tế trong nghiên cứu này làm nền tảng để xây dựng mô hình
chính thức cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng dạng logarit tự nhiên cho
đặc điểm kinh tế hộ gia đình, kế thừa từ kinh nghiệm sử dụng logarit cho biến chi tiêu
trong các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình của Houthakker (1957), Ndanshau (1998),
Massell và Heyer (1969). Mô hình cụ thể dưới dạng toán học được viết tổng quát như
sau:
(2.6)
Với: ln là logarit tự nhiên.
EExpch: chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ của hộ gia đình.
C: véctơ các đặc điểm kinh tế hộ gia đình.
X: véctơ các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình.
A: véctơ các đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình.
là các tham số ước lượng.
là sai số.
21
Những tham số trong mô hình trên sẽ được ước lượng bằng phương pháp bình
phương bé nhất (OLS). Phần tiếp theo tác giả sẽ thảo luận về các biến được lựa chọn để
sử dụng trong mô hình.
2.3 Lựa chọn các biến đại diện sử dụng trong mô hình.
2.3.1 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình
Đo lường các yếu tố tác động đến các quyết định giáo dục thường phân loại theo
các nhóm đặc điểm của trường lớp, đặc điểm của hộ gia đình và các chính sách của
chính phủ. Trong nhóm đặc điểm hộ gia đình thì đặc điểm kinh tế của hộ là nhân tố quan
trọng. Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình có thể được đo lường bằng khoản chi tiêu hoặc
thu nhập của hộ gia đình (Filmer và Pritchett, 1998).
Chi tiêu giáo dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu hộ gia đình, vì thế
khi thu nhập/ chi tiêu của hộ gia đình gia tăng, nhiều khả năng chi tiêu giáo dục của hộ
cũng gia tăng theo chiều hướng tích cực hơn. Huston (1995), Zou và Luo (2010) trong
các nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập đến các quyết định
chi tiêu giáo dục. Kết quả nghiên cứu của Huston (1995) nhận định rằng quyết định chi
tiêu giáo dục của hộ gia đình nhạy cảm với sự thay đổi của thu nhập hộ gia đình.
Với tình hình thực tế trong thu thập dữ liệu ở Việt Nam thì dựa vào thu nhập để
đánh giá tình trạng kinh tế của hộ gia đình là không thực sự khách quan. Từ thu nhập thì
người ta chỉ có thế dự đoán được chi tiêu ở dạng tiềm năng chứ không hẳn là chi tiêu
thực sự. Thêm vào đó, đặc tính của người Việt Nam có nhiều nguồn thu nhập từ các hoạt
động kinh tế khác nhau và một vài lý do tâm lý nên người dân không muốn thông báo
chính xác các nguồn thu nhập của họ. Mặt khác thì tổng chi tiêu thể hiện rõ khả năng
chi tiêu thực của hộ gia đình chứ không còn ở dạng tiềm năng. Các số liệu chi tiêu
thường dễ dàng thu thập và có tính chính xác hơn số liệu thu nhập. Do đó việc sử dụng
thông tin về chi tiêu để xác định đặc điểm kinh tế của hộ gia đình tác động như thế nào
đến chi tiêu cho giáo dục trung học của trẻ sẽ chuẩn xác và thực tế hơn.
2.3.1.1 Chi tiêu của hộ gia đình
22
Nghiên cứu chi tiêu giáo dục của hộ gia đình vùng Đông Nam Bộ của Trần Thanh
Sơn (2012) cho thấy vai trò của của nhân tố tổng chi tiêu tác động tích cực đến chi tiêu
giáo dục hộ gia đình. Chi tiêu hộ gia đình càng tăng, hộ gia đình càng có khả năng chi
tiêu nhiều hơn cho các hoạt động giáo dục.
Để tránh trường hợp hai hộ gia đình có cùng một mức chi tiêu nhưng số thành
viên trong hộ khác nhau, thì lúc này thành viên của hộ có quy mô nhỏ hơn sẽ có cơ hội
được chi tiêu nhiều hơn. Deolalikar (1997) đã sử dụng chi tiêu bình quân đầu người hằng
năm như là biến tác động đến chi tiêu giáo dục của trẻ trong nghiên cứu về tỷ lệ nhập
học và chi tiêu giáo dục ở Kenya. Tilak (2002) cũng đã đề nghị sử dụng biến chi giáo
dục bình quân và chi tiêu bình quân để kết quả ước lượng chính xác hơn. Trong nghiên
cứu của Glick and Sahn (2010), nhóm tác giả đã sử dụng chi tiêu bình quân làm biến
đại diện cho nhân tố thu nhập của hộ gia đình để đánh giá tác động của nhân tố này đến
số năm đến trường của trẻ. Như vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng biến chi tiêu bình quân
hộ gia đình và kỳ vọng rằng khi chi tiêu bình quân hộ gia đình gia tăng sẽ làm cho chi
tiêu giáo dục trung học cũng tăng lên.
2.3.1.2 Chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình
Tỷ trọng chi thực phẩm trong chi tiêu đời sống hộ gia đình là một chỉ tiêu đánh
giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại.
Việt Nam là nước còn nghèo nên tỷ trọng chi tiêu thực phẩm vẫn còn cao, tuy có xu
hướng giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010 (Tổng cục thống kê, 2010).
Giáo dục và thực phẩm là hai loại hàng hóa luôn luôn hiện hữu trong rổ hàng hóa
được sử dụng của hộ gia đình. Cả hai yếu tố này đều có những tác động phần nào đến
vốn nhân lực. Nếu như tiêu dùng thực phẩm là cái gốc để hình thành nền tảng thể lực,
gia tăng khả năng tiếp thu kiến thức và các kĩ năng, thì giáo dục giữ nhiệm vụ truyền đạt
các kiến thức và hình thành kỹ năng cho con người. Nhưng ngân sách thì có hạn và hộ
gia đình lại có nhu cầu sử dụng nhiều loại hàng hóa khác nhau nên nhiều khả năng sẽ
dẫn đến tình trạng khi chi tiêu cho hàng hóa này tăng thì chi tiêu cho các hàng hóa còn
lại sẽ giảm. Mức tăng giảm trong chi tiêu các loại hàng hóa còn tùy
23
thuộc vào lựa chọn, cân nhắc của từng hộ gia đình. Do đó, sử dụng biến chi tiêu thực
phẩm bình quân đại diện cho chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình sẽ giúp chúng ta hình
dung rõ hơn mỗi quan hệ giữa hai hàng hóa này như thế nào.
2.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình
2.3.2.1 Tuổi của chủ hộ
Tuổi của chủ hộ đại diện cho những giai đoạn đời sống hộ gia đình.Với những
ngưỡng tuổi khác nhau thì sự quan tâm đến giáo dục cũng khác nhau, các quyết định chi
tiêu giáo dục cho trẻ cũng khác nhau (Huston,1995). Nghiên cứu tỷ lệ chi tiêu cho giáo
dục của Huston (1995) sử dụng biến tuổi, tuổi lũy thừa 2 và tuổi lũy thừa 3 để xem xét
mối quan hệ tương quan giữa tuổi chủ hộ và tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Kết
quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của trẻ có sự tăng giảm theo độ
tuổi của chủ hộ. Tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình có chủ hộ từ 20 đến 40 tuổi giảm
dần, sau đó lại tăng lên. Với hộ gia đình có chủ hộ trên 67 tuổi thì tỷ lệ chi tiêu giáo dục
giảm dần trở lại.
Nghiên cứu của Mauldin và cộng sự (2001) phân chia 4 nhóm tuổi chủ hộ với
nhóm chủ hộ dưới 30 tuổi làm nhóm cơ sở. Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt với
kết quả nghiên cứu của Huston (1995), cho thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa độ
tuổi của chủ hộ và mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu của
Otah và Moffatt (2007) nhận định tuổi của chủ hộ cũng là một biến đại diện cho nhận
thức của bố mẹ về tầm quan trọng của giáo dục. Tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng đến
trường của trẻ càng thấp.
Có thể thấy rằng, ở những quốc gia có truyền thống và đặc điểm khác nhau thì
những người chủ hộ ở cùng độ tuổi có mức chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình khác nhau.
Biến tuổi chủ hộ được tính theo số tuổi của chủ hộ có thể được thể hiện dưới dạng tuyến
tính hoặc phi tuyến (lũy thừa 2, lũy thừa 3) với mục đích xác định tương quan giữa tuổi
của chủ hộ gia đình với chi tiêu giáo dục trung học.
2.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn của người có tiếng nói trong các quyết định của hộ gia đình
cũng là nhân tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục trung học.
24
Nghiên cứu ở nông thôn Peru của Ilon và Moock (1991) cũng sử dụng biến học
vấn của cả bố và mẹ để đánh giá nhu cầu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu
cho thấy trình độ giáo dục của mẹ còn tác động mạnh hơn đến các quyết định giáo dục
của con trẻ trong hộ gia đình. Trình độ học vấn của bố mẹ có mối quan hệ tích cực với
số năm được đến trường của trẻ (Glick and Sahn, 2000). Nghiên cứu của Lee (2008)
cũng cho kết quả tương tự về mối tương quan thuận chiều giữa trình độ học vấn của bố
mẹ và quyết định đầu tư giáo dục cho con cái. Trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì
họ đầu tư giáo dục cho con cái càng nhiều. Có thể thấy rằng, trình độ học vấn của bố mẹ
- những người có vai trò quyết định trong hộ gia đình có ảnh hưởng đến các quyết định
giáo dục của trẻ, trong đó có cả vấn đề chi tiêu cho giáo dục bao nhiêu.
Bên cạnh việc sử dụng biến trình độ giáo dục của bố mẹ, một vài nghiên cứu khác
sử dụng trình độ học vấn của chủ hộ để đo lường khả năng chi tiêu giáo dục của hộ gia
đình. Tilak (2002) nhận định rằng trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Người chủ hộ trong các gia đình ở Việt
Nam thường là chủ lực trong gia đình về mặt kinh tế hoặc có vai vế được nể trọng.
Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao
thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao, khả năng thu
nhập của họ cũng sẽ cao hơn và sẽ dành nhiều sự ưu tiên cho chi tiêu giáo dục của các
thành viên trong hộ gia đình. Mặt ngược lại của vấn đề, khi chủ hộ có trình độ học vấn
thấp, nhiều khả năng họ có mức thu nhập thấp, từ đó chi phối đến các quyết định phân
bổ ngân sách cho hoạt động giáo dục trung học.
Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện cho trình độ nhận thức của chủ hộ và có thể
được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Theo Filmer và Pritchett (1998) thì học vấn
của một người có thể đo lường bằng số năm đi học. Một cách đo lường khác được Huston
(1995) đề nghị và được sử dụng trong nghiên cứu của Qian và Smyth (2008) là sử dụng
các biến giả đại diện cho các bậc học khác nhau (tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông…).
Các nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam cũng như một số nghiên cứu của nước
ngoài sử dụng số năm đi học để đo lường trình độ học vấn và cho kết quả phù hợp với
25
mục tiêu nghiên cứu ban đầu, nên trong nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng số năm đi
học để đo lường trình độ học vấn của chủ hộ. Kỳ vọng đặt ra là số năm đi học của chủ
hộ càng nhiều thì chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình càng tăng.
2.3.2.3 Giới tính của chủ hộ
Trong các nghiên cứu về hành vi ra quyết định của hộ gia đình, giới tính của chủ
hộ cũng được xem như một yếu tố có ảnh hưởng đến các lựa chọn được đưa ra. Nữ giới
thường có nhiều bất lợi trong tuyển chọn và xác định lương bổng trong thị trường lao
động, ảnh hưởng đến các khoản thu nhập của họ. Mặc dù thu nhập của họ có khả năng
thấp hơn nam giới nhưng với vai trò là người ra quyết định sau cùng của hộ gia đình, nữ
giới có nhận biết về vai trò của giáo dục tốt hơn nam giới (Huston,1995). Tuy nhiên kết
quả nghiên cứu của Huston (1995) cho thấy giới tính của chủ hộ không ảnh hưởng có ý
nghĩa thống kê đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu đánh giá ảnh
hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long của Diep Nang Quang (2008) cho thấy chủ hộ là nữ giới có ảnh hưởng tích
cực đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình ở vùng này hơn chủ hộ là
nam giới.
Tuy nhiên Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống văn hoá Phương Đông,
quan niệm người đàn ông thường xem trọng sự nghiệp, mong muốn được nắm giữ những
vị trí quan trọng. Họ nhận thức rằng học tập sẽ giúp họ đạt được những gì kỳ vọng. Giữ
vai trò chủ hộ, nam giới cũng sẽ có những hành động khuyến khích các thành viên học
tập nhiều hơn. Nữ giới cũng chịu ảnh hưởng văn hoá lâu đời, nhưng ngược lại giới nữ
lại có xu hướng e ngại cạnh tranh và tham vọng ở các vị trí cao nên xu hướng đầu tư cho
tri thức không được đặt lên hàng đầu. Từ quan niệm nêu trên dễ dẫn đến kỳ vọng chủ hộ
là nam giới sẽ chi tiêu giáo dục trung học nhiều hơn chủ hộ là nữ giới.
2.3.2.4 Sắc tộc của chủ hộ
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có những
đặc điểm tập quán khác nhau. Điều này dẫn đến có sự khác biệt trong những quan điểm
và thói quen về các vấn đề trong cuộc sống giữa các dân tộc. UNICEF
26
(2010) đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhập học trung học của trẻ em thuộc dân
tộc Kinh cao hơn trẻ em thuộc nhóm hộ gia đình dân tộc ít người. Nghiên cứu của Diep
Nang Quang (2008) cho thấy có sự khác biệt trong các quyết định chi tiêu cho giáo dục
giữa các nhóm dân tộc Kinh, Hoa, Khơ me, Tày. Trong số các dân tộc thì dân tộc Kinh
– Hoa chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước. Đồng thời nhóm dân tộc này có trình độ dân trí
cao, mức quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn. Do vậy đề tài kỳ vọng nhóm dân tộc
Kinh - Hoa này có mức chi tiêu giáo dục trung học cao hơn nhóm dân tộc còn lại.
2.3.2.5 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ
Tình trạng hôn nhân của chủ hộ có nhiều khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục
trung học của hộ gia đình. Hộ gia đình với chủ hộ có đầy đủ vợ chồng sẵn lòng chi tiêu
giáo dục nhiều hơn hộ gia đình với chủ hộ đơn thân. Chủ hộ đơn thân chỉ có một nguồn
thu nhập duy nhất, trong khi hộ gia đình có đầy đủ vợ/chồng có thêm sự hỗ trợ thu nhập
từ người vợ/chồng còn lại. Kết quả nghiên cứu từ Mauldin và cộng sự (2001) cho thấy
hộ gia đình có bố mẹ đơn thân chi tiêu cho giáo dục của con trẻ ít hơn hộ gia đình có
đầy đủ bố mẹ. Tình trạng hôn nhân còn đầy đủ vợ/chồng của chủ hộ được kỳ vọng sẽ có
tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình.
2.3.2.6 Số thành viên còn đi học ở các bậc học khác và số trẻ em dưới 6 tuổi
Trong các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình thì quy mô hộ gia đình cũng
là một nhân tố có ảnh hưởng đến các quyết định giáo dục nói chung và chi tiêu giáo dục
trung học nói riêng. Các nghiên cứu trước của Huston (1995) và Tilak (2002) đã chứng
minh được quy mô hộ gia đình có tác động đến các khoản chi tiêu giáo dục của hộ gia
đình. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp những hộ gia đình có nhiều thành viên, nhưng
đa số các thành viên đã tham gia lao động, thì các thành viên còn lại nhiều khả năng sẽ
được chi tiêu giáo dục nhiều hơn. Vì vậy, trong một số nghiên cứu đánh giá nhân tố tác
động đến các quyết định giáo dục đã thay thế biến quy mô hộ gia đình bằng một vài biến
phân loại cụ thể hơn. Mauldin và cộng sự (2001) đã sử dụng số trẻ em trong hộ thay thế
nhân tố quy mô hộ gia đình để đánh giá tác động đến việc đến trường và chi tiêu giáo
dục của trẻ. Nghiên cứu Chi tiêu giáo dục hộ gia đình ở khu
27
vực thành thị của Trung Quốc (Quian và Smith, 2010) cũng nhận thấy số trẻ em ở độ
tuổi dưới 6 ảnh hưởng có ý nghĩa và tác động tiêu cực đến chi tiêu giáo dục. Điều này
có nghĩa là hộ gia đình có càng nhiều trẻ em dưới 6 tuổi, chi tiêu dành cho những thành
viên nhỏ tuổi này sẽ làm giảm chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
Bên cạnh đó, số thành viên còn lại đang đi học nhiều khả năng cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Số thành viên còn đang đi học
ở các bậc học khác càng nhiều, mức phân bổ ngân sách cho các thành viên đang đi học
trung học có thể giảm.
Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng số thành viên còn lại trong hộ đang theo học
ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi đại diện quy mô hộ gia đình để đánh giá tác
động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Nghiên cứu kỳ vọng số thành viên
đang đi học ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi càng tăng thì chi tiêu giáo dục trung
học càng giảm.
2.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình
Nhiều nghiên cứu cho thấy nơi sinh sống của hộ gia đình cũng có tác động đến
mức chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu về chi tiêu giáo dục của bố mẹ cho
trẻ được thực hiện ở Hoa Kỳ của Mauldin và cộng sự (2001) phân chia đặc điểm khu
vực sinh sống của hộ gia đình thành 2 đặc điểm: hộ gia đình sinh sống ở vùng thành thị
hay nông thôn và vùng miền mà hộ gia đình đang sinh sống. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các hộ gia đình ở vùng Đông Bắc và phía Tây của Hoa Kỳ chi tiêu cho giáo dục ít
hơn các hộ gia đình ở khu vực phía Nam, và các hộ gia đình ở khu vực thành thị chi tiêu
cho giáo dục nhiều hơn hộ gia đình ở nông thôn. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012)
cho thấy hộ gia đình đang sinh sống ở khu vực thành thị vùng Đông Nam Bộ có mức
chi tiêu giáo dục cao hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn. Kỳ vọng nghiên
cứu đặt ra là hộ gia đình sinh sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu giáo dục trung
học nhiều hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn.
Trong nghiên cứu tỷ lệ bỏ học trong khoảng thời gian 2006 đến 2008 ở Việt Nam,
Le Anh Khang (2012) đã sử dụng thêm đặc điểm vùng miền vào nghiên cứu của mình.
Kết quả nghiên cứu của Le Anh Khang (2012) cho thấy tình trạng trẻ em bỏ học
28
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ cao hơn các vùng
còn lại trên cả nước. Như vậy, các đặc điểm vùng miền nhiều khả năng ảnh hưởng đến
các quyết định liên quan đến giáo dục của hộ gia đình. Mỗi vùng miền có những đặc
điểm kinh tế - xã hội và tập quán khác nhau phần nào cũng chi phối quyết định của con
người.
Phân chia khu vực sinh sống của hộ gia đình sẽ là thiếu sót nếu không phân định
những hộ gia đình đang sinh sống ở 5 thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm TP.
Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ) với các tỉnh
thành còn lại. Để đánh giá tổng thể hơn sự khác biệt giữa các thành phố lớn với các tỉnh
thành còn lại, để tài sử dụng 5 thành phố trực thuộc trung ương để tìm hiểu thêm về mức
độ khác biệt này. Mức độ phát triển kinh tế -xã hội ở 5 thành phố lớn này có sự khác
biệt với các tỉnh/thành còn lại trong cả nước nên nhiều khả năng xảy ra hiện tượng
chênh lệch trong chi tiêu hộ gia đình nói chung và chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia
đình nói riêng.
2.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp thống kê mô tả các
nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Thống
kê mô tả được thực hiện trên phần mềm Excel, Stata. Phương pháp định lượng xử lý số
liệu được sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS 2010 do Tổng cục thống kê Việt Nam thực
hiện năm 2010 để trích lọc các thông tin về chi tiêu giáo dục và các đặc điểm của hộ gia
đình. Bộ dữ liệu có tổng cộng 69.360 hộ được điều tra trên 3.133 xã/phường thuộc 64
tỉnh thành, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương.
Cuộc khảo sát thu thập thông tin theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 2 đến quý 4
năm 2010 và một kỳ vào quý 1 năm 2011. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp
được các phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa
29
bàn khảo sát. Tiêu chí để lựa chọn hộ gia đình nghiên cứu trong đề tài này như sau: (i)
có thành viên đang theo học từ lớp 6 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân của
Việt Nam; (ii) thành viên đang đi học nằm trong độ tuổi theo học bậc trung học từ 11
tuổi đến 18 tuổi.
Các thông tin được thu thập chủ yếu trên cơ sở trích xuất từ các mục:
Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến đặc điểm hộ gia
đình
Mục 2: Giáo dục
Mục 5: Chi tiêu
Tuy nhiên có một số quan sát không thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết hoặc do
thông tin điền sai theo quy ước nên có thể dẫn đến lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu của
phần mềm. Sau khi lọc bỏ các quan sát này, cuối cùng dữ liệu còn giữ lại 2955 quan sát
tương ứng với 2955 hộ gia đình. Chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ được tính
bằng tổng chi tiêu cho giáo dục của các thành viên đang theo học từ lớp 6 đến lớp 12
chia cho số thành viên đang theo học bậc học này của hộ gia đình.
Các số liệu được trích và đặt tên các biến được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc
Nguồn Tên trường Tên biến Ý nghĩa
muc1.dta Tinh Vung01 Vùng đồng bằng sông Hồng
Tinh Vung02 Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Tinh Vung03 Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
Tinh Vung04 Vùng Tây Nguyên
Tinh Vung05 Vùng Đông Nam Bộ
Tinh big5 5 thành phố lớn
m1ac5 Age Tuổi chủ hộ
m1ac2 Gender Giới tính chủ hộ
m1ac6 Marital Tình trạng hôn nhân của chủ hộ
m1ac5 Treduoi6 Số trẻ em dưới 6
30
ho11.dta Dantoc Ethnic Dân tộc của chủ hộ
Ttnt Urban Khu vực thành thị - nông thôn
muc2a1.dta m2ac6 Mem Số thành viên còn đang đi học các bậc học
khác
m2ac1, m2ac2a,
m2ac2b
Edu Trình độ học vấn của chủ hộ
muc2_QX_
cau9_11.dta
m2ac11k EExpch Chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ
ho14.dta
muc7.dta
ho11.dta
ho15.dta
m5a1ct,m5a2ct,
m5b1ct,m5b2ct
m5b3ct,m6c7,
m7c23,m2act,
m3ct
Expc Chi tiêu bình quân đầu người
ho14.dta m5a1ct, m5a2ct FExpc Chi tiêu thực phẩm bình quân đầu người
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n=2955)
Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình
Mã biến Ý nghĩa Kỳ vọng
lnExpc Ln Chi tiêu bình quân +
lnFExpc Ln Chi tiêu thực phẩm bình quân +/-
Ethnic Dân tộc của chủ hộ +
Edu Trình độ học vấn của chủ hộ +
Age Tuổi của chủ hộ +/-
Gender Giới tính của chủ hộ +
Marital Tình trạng hôn nhân của chủ hộ +
Mem Số thành viên đang đi học các bậc học khác -
Treduoi6 Số trẻ em dưới 6 tuổi của hộ -
Urban Khu vực thành thị - nông thôn +
Vung01 Vùng đồng bằng sông Hồng +/-
Vung02 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc +/-
31
Vung03 Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung +/-
Vung04 Vùng Tây Nguyên +/-
Vung05 Vùng Đông Nam Bộ +/-
Big5 Thành phố lớn trực thuộc trung ương +
Tóm tắt chương 2:
Chương này tác giả đã tiến hành tóm tắt các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình.
Từ đó đã lựa chọn được mô hình kinh tế sử dụng cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó,
thông qua việc lược sơ các kết quả nghiên cứu trước đã lựa chọn được các biến đại diện
cho các đặc điểm hộ gia đình phù hợp với khung phân tích đã nêu ở chương 1. Các yếu
tố được dự đoán sẽ có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học bao gồm: chi tiêu bình
quân, chi tiêu thực phẩm bình quân, tuổi – trình độ học vấn – giới tính – tình trạng hôn
nhân- sắc tộc của chủ hộ, số thành viên đang theo học các bậc khác, số trẻ em dưới 6
tuổi, khu vực sinh sống thành thị - nông thôn, các vùng miền trên cả nước và cuối cùng
là khu vực sinh sống ở 5 thành phố lớn. Phần cuối của chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ
bộ về bộ dữ liệu VHLSS 2010 và cách rút trích biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
và tóm tắt dấu kỳ vọng của các nhân tố được dự đoán có tác động đến chi tiêu giáo dục
trung học của hộ gia đình.
32
Đb.SôngCửuLong,
509
Đồng bằngSông
Hồng, 623
Đôngnambộ,290
Tây nguyên,
218
Trung du &
MN
phíabắc,568
Bắctrungbộ&DH
miền trung, 747
Hình 3.1: Phân bố trẻ đang theo học trung học trên cả nước
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo
dục trung học của hộ gia đình Việt Nam. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) tổng
quan về mẫu dữ liệu; (ii) tổng hợp các biến trong mô hình; (iii) chi tiêu giáo dục trung
học của hộ gia đình theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu
vực sinh sống của hộ gia đình.
3.1 Tổng quan về mẫu dữ liệu (n=2955)
Dữ liệu khảo sát của đề tài bao gồm 2955 quan sát hộ trên cả nước có chi tiêu cho
giáo dục trung học. Trong đó, số hộ ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung
chiếm tỷ trọng cao nhất với 747 quan sát, tiếp đến là đồng bằng Sông Hồng (623 quan
sát) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 218 quan sát [Hình 3.1].
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Phân theo khu vực sinh sống, số quan sát ở khu vực thành thị và nông thôn lần
lượt là 800 và 2155 quan sát. Trong mỗi khu vực, số hộ có dân tộc Kinh và Hoa chiếm
áp đảo so với các dân tộc khác với tỷ trọng tương ứng là 78% và 93% ở khu vực nông
thôn và thành thị [Phụ lục 3.1]. Đồng thời, các quan sát có dân tộc khác (ngoài dân tộc
33
Hình 3.2: Phân bố số trẻ đi học trung học
Kinh và Hoa) tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (349/568 quan
sát). [phụ lục 3.2]
Về tình hình nhân khẩu, có 571 hộ có chủ hộ là nữ (tập trung chủ yếu ở nông
thôn). Số hộ có tình trạng hôn nhân của chủ hộ là ly thân (bao gồm cả góa) chiếm gần
10% tổng số hộ trong khảo sát [phụ lục 3.4; 3.5].
Về tình hình giáo dục của trẻ: số trẻ đang học trung học của hộ gia đình chủ yếu
ở nhóm 1 đến 2 trẻ, chiếm trên 97% số quan sát [Hình 3.2]. Số trẻ đang theo học ở các
cấp học còn lại trong mỗi hộ tập trung cao nhất ở nhóm 1 hoặc 2 trẻ [phụ lục 3.3].
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 ( n = 2955)
3.2 Tổng hợp các biến trong mô hình
Tổng số quan sát được sử dụng trong mô hình là 2955. Thông tin tóm tắt các biến
được mô tả ở bảng 3.1. Giá trị trung bình của lnEExpch là 7,10, lnExpc là 9,48 và
lnFExpc là 8,66 tương ứng với mức chi tiêu lần lượt là 1,9; 16,6 và 6,6 triệu
đồng/hộ/năm.
34
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình
Mã biến Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Min Max
lnExpc 9,48 0,65 7,40 12,44
lnEExpch 7,10 0,96 2,30 11,09
lnFExpc 8,66 0,50 7,11 10,87
Ethinic 0,82 0,38 0 1
Edu 8,01 4,00 0 22
Age 45,70 10,16 18 92
Gender 0,81 0,39 0 1
Marital 0,90 0,30 0 1
Mem 0,53 0,66 0 5
Treduoi6 0,21 0,46 0 4
Urban 0,27 0,44 0 1
Vung01 0,21 0,41 0 1
Vung02 0,19 0,39 0 1
Vung03 0,25 0,43 0 1
Vung04 0,74 0,26 0 1
Vung05 0,98 0,30 0 1
Big5 0,10 0.30 0 1
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 ( n = 2955)
Trung bình số năm đi học của chủ hộ vào khoảng 8 năm so với số năm đi học cao
nhất là 22 năm. Số thành viên đang theo học các bậc học còn lại dao động từ 0 đến 5 trẻ.
Số trẻ dưới 6 tuổi của hộ gia đình nhiều nhất là 4 trẻ.
3.3 Chi tiêu cho giáo dục trung học
3.3.1 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình
Chi tiêu cho giáo dục trung học có sự khác nhau theo địa điểm nơi hộ gia đình
sinh sống. Cụ thể, mức chi tiêu cho giáo dục trung học ở khu vực thàn thị cao gấp hơn
2 lần so với mức chi tiêu ở khu vực nông thôn. Mức chi tiêu cho giáo dục trung học của
hộ gia đình ở khu vực thành thị gần 3,3 triệu so với mức 1,4 triệu ở khu vực nông
35
thôn và 1,9 triệu chung cho cả nước. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
[Bảng 3.2].
Bảng 3.2: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo khu vực hộ sinh
sống (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm)
Nông thôn 1384,1
Thành thị 3299,2
Cả nước 1902,6
Chênh lệch (Nông thôn - Thành thị) -1915,1
Mức ý nghĩa 5% Có
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Sự chênh lệch chi tiêu cho giáo dục trung học còn cao hơn giữa các hộ gia đình
sinh sống ở 5 thành phố lớn so với các hộ gia đình sinh sống ở các tỉnh/thành còn lại
trên cả nước. Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình ở 5 thành phố này cao gấp
2,8 lần so với các tỉnh/thành còn lại, với mức chi tiêu gần 4,5 triệu đồng/trẻ/năm so với
mức 1,6 triệu đồng/trẻ/năm ở các tỉnh/thành khác. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống
kê ở mức 5% [Bảng 3.3].
Bảng 3.3: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo 5 thành phố lớn so
với các tỉnh/thành còn lại (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm)
5 thành phố lớn 4482,1
Tỉnh khác 1613,3
Cả nước 1902,6
Chênh lệch (Tỉnh khác - 5 thành phố lớn) -2868,8
Mức ý nghĩa 5% Có
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Ngoài ra, giữa các vùng địa lý trên cả nước cũng có sự chênh lệch về mức chi
tiêu của hộ gia đình cho giáo dục trung học. Kết quả phân tích phương sai giữa các vùng
đều cho thấy sự chênh lệch này đều có ý nghĩa thống kê 1% [phụ lục 3.8]. Theo đó, hộ
gia đình ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng có mức chi cho giáo dục trung
học cao nhất nước với mức chi cao nhất là 3,7 triệu đồng/trẻ/năm ở Đông Nam bộ. Hộ
gia đình ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức chi cho giáo dục trung học thấp
nhất nước, với mức chi 1 triệu đồng/trẻ/năm so với mức chung 1,9 triệu
36
của cả nước [Hình 3.3]. Điểm đáng lưu ý ở phần chi giáo dục trung học của hộ gia đình
ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Mức chi ở vùng này chỉ chạm mức 1,46 triệu và chỉ
cao hơn vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
3.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình
Các yếu tố nhân khẩu học của hộ được đề cập trong nghiên cứu bao gồm: tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, số trẻ đang theo học các bậc
học còn lại, số trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và sắc tộc của chủ hộ. Ngoài yếu tố tình trạng hôn
nhân [phụ lục 3.11] và yếu tố số trẻ nhỏ 6 tuổi [phụ lục 3.12] không có mối quan hệ rõ
ràng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình, các yếu tố còn lại đều mối quan hệ
với mức chi tiêu này.
Đầu tiên, các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh và Hoa có mức chi cho giáo dục
trung học cao hơn đáng kể so với các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác. Mức chi này
ở các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh và Hoa là 2,16 triệu đồng/trẻ/năm, rất cao so với
số 682 nghìn đồng ở các hộ gia đình thuộc dân tộc khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê ở mức 5% [Bảng 3.4].
4000.
0
3701.
7
3500.
0
3000.
0
2417.
5
2500.
0
2000.
0
1795.
2
1902.
6
1603.
7 1459.
7
1500.
0
1072.
1
1000.
0
500.
0
0.0
Đồng bằngTrung du
SôngHồng&MNphía
bắc
Bắctrung
bộ & DH
miềntru
ng
Tây
nguyê
n
Đông namĐb.Sông Cảnước
bộ CửuLong
Hình 3.3: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở 6 vùng
nghìn
đồng/năm/trẻ
37
Bảng 3.4: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo sắc tộc của chủ hộ
(đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm)
Kinh và Hoa 2164,5
Dân tộc khác 682,0
Cả nước 1902,6
Chênh lệch (Dân tộc khác - Kinh và Hoa) -1482,5
Mức ý nghĩa 5% Có
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Theo giới tính của chủ hộ, kết quả phân tích sự chênh lệch mức chi tiêu trung
bình cho giáo dục trung học của hai nhóm chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ cho thấy ở
nhóm chủ hộ là nữ có mức chi tiêu này là nhiều hơn tương đối so với nhóm chủ hộ là
nam (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%). Mức chi tiêu một năm cho giáo dục trung học ở
hai nhóm chủ hộ này lần lượt là 2,3 triệu và 1,8 triệu. Chênh lệch về chi tiêu giáo dục
trung học của hai nhóm chủ hộ này khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.5].
Bảng 3.5: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo giới tính của chủ
hộ (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm)
Nữ 2294,2
Nam 1808,8
Cả nước 1902,6
Chênh lệch (Nữ - Nam) 485,5
Mức ý nghĩa 5% Có
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Số trẻ đang theo học ở các bậc học còn lại có mối quan hệ với chi tiêu giáo dục
trung học. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa rõ ràng và thiếu ý nghĩa thống kê. Kết quả
phân tích phương sai giữa các nhóm trẻ đang theo học ở các cấp còn lại này chưa cho
thấy việc gia tăng số trẻ đi học ở các cấp khác sẽ làm giảm mức chi tiêu cho nhóm trẻ
học trung học [phụ lục 3.13].
Tuổi của chủ hộ có mối quan hệ thuận chiều với mức chi tiêu cho giáo dục trung
học của hộ gia đình. Các hộ có chủ hộ thuộc nhóm tuổi càng cao thì mức chi cho giáo
dục trung học càng nhiều. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở các nhóm tuổi dưới 52,
38
ở nhóm tuổi cao nhất (từ 52 tuổi trở lên) lại cho thấy điều ngược lại. Do vậy, mối tương
quan giữa tuổi của chủ hộ với mức chi tiêu giáo dục trung học của trẻ sẽ có dạng parabol
úp xuống (lồi) [hình 3.4]. Tất cả các sự chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục trung học
giữa các nhóm tuổi chủ hộ này đều có ý nghĩa thống kê 5% [phụ lục 3.14].
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 201 (n = 2955)
Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có mối quan hệ tuyến tính với mức
chi tiêu cho giáo dục trung học của trẻ [hình 3.5].
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
2408.
6
2500.
0 2079.
1
2006.
0
2000.
0
1836.
3
1902.
6
1374.
2
1500.
0
1000.
0
500.
0
0.0
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Cả nước
Nhóm 1: nhóm tuổi nhỏ nhất; nhóm 5: nhóm tuổi cao nhất
Hình 3.4: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo
nhóm tuổi của chủ hộ
4000.
0
3500.
0
3618.
7
3000.0
2444.
2
2500.0
1847.7
1902.
6
2000.
0
1481.
8
1500.
0
1000.
0
500.
0
1178.
6
0.0
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm5 Cả nước
Nhóm 1: học vấn thấp nhất; nhóm 5: học vấn cao nhất
Hình 3.5: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các
nhóm học vấn của chủ hộ
nghìn
đồng/năm/trẻ
nghìn
đồng/năm/trẻ
39
1902.6
1000.
0
500.0
0.0
668.9
Nhóm1 Nhóm2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm5 Cả nước
Nhóm 1: ít chi tiêu nhất; nhóm 5: chi tiêu nhiều nhất
Hình 3.6: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các
nhóm chi tiêu của hộ
Học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ càng
nhiều. Ở nhóm có học vấn cao nhất (tối thiểu 13 năm đi học) cao hơn gấp 3 lần so với
nhóm có học vấn thấp nhất (tối đa là 6 năm đi học). Tất cả các sự chênh lệch về chi tiêu
cho giáo dục trung học giữa các nhóm học vấn này đều có ý nghĩa thống kê 5% [phụ lục
3.15].
3.3.3 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình
Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với mức chi
tiêu bình quân đầu người của hộ. Theo đó, những hộ thuộc nhóm chi tiêu cao nhất (nhóm
4, nhóm 5) có mức chi tiêu giáo dục trung học cao hơn rất nhiều so với các nhóm có
mức chi tiêu thấp nhất (nhóm 1, nhóm 2) [Hình 3.6]. Ngoài ra, kết quả phân tích
ANOVA Oneway [phụ lục 3.16] cho thấy mức chi tiêu của hộ tăng sẽ làm tăng tương
ứng mức chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình cho trẻ.
4500.0 4070.7
4000.0
3500.0
3000.0
2500.0 2077.1
2000.0 1552.6
1500.0 1143.7
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Tóm tắt chương 3:
Bộ dữ liệu khảo sát sử dụng trong đề tài bao gồm 2955 quan sát. Các quan sát
được phân bố trên cả 6 vùng địa lý, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Kết quả thống
kê bước đầu trên bộ dữ liệu này cho thấy chi tiêu giáo dục trung học có sự khác nhau
theo địa điểm hộ sinh sống. Cụ thể: ở khu vực thành thị có mức chi bình quân lớn hơn
nghìn
đồng/năm/trẻ
40
nông thôn, ở các thành phố lớn thì mức chi bình quân lớn hơn các tỉnh/thành còn lại;
mức chi bình quân lớn nhất, và thấp nhất tương ứng ở vùng Đông Nam Bộ và Trung du
& miền núi phía Bắc so với các vùng còn lại. Ngoài ra, chi tiêu giáo dục trung học còn
phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu của hộ. Các yếu tố như chi tiêu hoặc dân tộc của
hộ, giới tính, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ đều có mối quan hệ chặt chẽ với mức chi
tiêu giáo dục trung học.
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam
Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam

More Related Content

What's hot

Ứng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdf
Ứng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdfỨng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdf
Ứng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilMô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilXe Đạp
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangĐề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 
Ứng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdf
Ứng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdfỨng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdf
Ứng dụng phần mềm STATA trong phân tích và xử lý bộ số liệu VHLSS.pdf
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệpLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biểnLuận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilMô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 

Similar to Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam

Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu LongKhoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu LongDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcTiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclChau Phan
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam (20)

Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu LongKhoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
 
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcTiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Khu Vực Bắc Trung Bộ Đ...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Khu Vực Bắc Trung Bộ Đ...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Khu Vực Bắc Trung Bộ Đ...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Khu Vực Bắc Trung Bộ Đ...
 
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc KạnLuận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
 
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
 
Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...
Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...
Khoá Luận Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Về Xây Dựng Cơ Bản Cho Giáo Dục Trun...
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk Lăk
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trúLuận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Hợp Tác Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt...
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
 
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
 
Bc kdclgd t02.2018
Bc kdclgd t02.2018Bc kdclgd t02.2018
Bc kdclgd t02.2018
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 

Khoá Luận Đánh Giá Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Trung Học Của Hộ Gia Đình Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ YẾN NHI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VI T NAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ YẾN NHI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VI T NAM NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số : 60310105 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong Khoá Luậnđược chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Học viên thực hiện Đào Thị Yến Nhi
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cấu trúc đề tài 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 5 1.1 Các định nghĩa và khái niệm 5 1.1.1 Hộ gia đình 5 1.1.2 Chủ hộ 5 1.1.3 Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình 6 1.1.4 Giáo dục trung học 7 1.2 Vấn đề lựa chọn tiêu dùng (Mas-collet và cộng sự, 1995) 7 1.3 Lý thuyết đầu tư giáo dục của hộ gia đình 8 1.3.1 Lý thuyết lợi nhuận đầu tư cho giáo dục 8 1.3.2 Mô hình lý thuyết về lựa chọn số năm đến trường của trẻ 8 1.4 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình 11 1.5 Các nghiên cứu có liên quan 11 1.5.1 Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở vùng nông thôn Ấn Độ (Tilak, J.B.G. ,2002) 11
  • 5. 1.5.2 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: thể hiện tầm quan trọng của giáo dục (Huston, S.J. ,1995) 12 1.5.3 Chi tiêu giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, các đặc điểm hộ gia đình và nhu cầu giáo dục trong và ngoài nước (Quian and Smith,2008) 13 1.6 Khung phân tích của nghiên cứu 15 CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 18 2.1 Mô hình lý thuyết kinh tế chi tiêu hộ gia đình 18 2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài 20 2.3 Lựa chọn các biến đại diện sử dụng trong mô hình 21 2.3.1 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình 21 2.3.1.1 Chi tiêu của hộ gia đình 21 2.3.1.2 Chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình 22 2.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 23 2.3.2.1 Tuổi của chủ hộ 23 2.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 23 2.3.2.3 Giới tính của chủ hộ 25 2.3.2.4 Sắc tộc của chủ hộ 25 2.3.2.5 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ 26 2.3.2.6 Số thành viên còn đi học ở các bậc học khác và số trẻ em dưới 6 tuổi 26 2.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 27 2.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 28 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu 28 2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu 28 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH 32 3.1 Tổng quan về mẫu dữ liệu 32 3.2 Tổng hợp các biến trong mô hình 33 3.3 Chi tiêu cho giáo dục trung học 34
  • 6. 3.3.1 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 34 3.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 36 3.3.3 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình 39 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH THỰC NGHI M 41 4.1 Mô hình hồi quy 41 4.2 Kiểm định mô hình 41 4.3 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy 43 4.3.1 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình 43 4.3.1.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình 43 4.3.1.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân hộ gia đình 43 4.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 44 4.3.2.1 Tuổi của chủ hộ 44 4.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 44 4.3.2.3 Sắc tộc của chủ hộ 45 4.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 45 4.3.3.1 Khu vực thành thị - nông thôn 45 4.3.3.2 Vùng miền 45 4.3.3.3 Thành phố trực thuộc trung ương 46 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 48 5.1 Các kết quả chính của đề tài 48 5.1.1 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình 48 5.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 49 5.1.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình 51 5.2 Kiến nghị 52 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu mới 54 TÀI LI U THAM KHẢO 56 PHẦN PHỤ LỤC
  • 7. Phụ lục 3.1: Phân bố mẫu ở Thành thị - Nông thôn theo nhóm dân tộc 1 Phụ lục 3.2: Phân bố mẫu ở 6 vùng địa lý theo nhóm dân tộc 1 Phụ lục 3.3: Số trẻ đang đi học ở các cấp còn lại phân theo khu vực 1 Phụ lục 3.4: Tình hình nhân khẩu – giới tính chủ hộ 1 Phụ lục 3.5: Tình hình nhân khẩu – hôn nhân chủ hộ 2 Phụ lục 3.6: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ cho giữa các nhóm theo khu vực sinh sống của hộ 2 Phụ lục 3.7: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các nhóm theo nhóm thành phố sinh sống của hộ 2 Phụ lục 3.8: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các vùng 3 Phụ lục 3.9: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các nhóm theo giới tính của chủ hộ 3 Phụ lục 3.10: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các nhóm theo dân tộc 4 Phụ lục 3.11: Kết quả phân tích giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các nhóm theo tình trạng hôn nhân của chủ hộ 4 Phụ lục 3.12: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các nhóm theo số trẻ nhỏ dưới 6 tuổi 5 Phụ lục 3.13: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa số lượng thành viên đang đi học ở cấp học khác 5 Phụ lục 3.14: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các phân nhóm tuổi chủ hộ 6 Phụ lục 3.15: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các phân nhóm học vấn chủ hộ 6 Phụ lục 3.16: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho giá trị trung bình về chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ giữa các phân nhóm chi tiêu 7 Phụ lục 4.1: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến chính trong mô hình 7
  • 8. Phụ lục 4.2: Kết quả hồi quy 8 Phụ lục 4.3: Hiện tượng đa cộng tuyến 8 Phụ lục 4.4: Hiện tượng phương sai thay đổi 9
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OLS: Phương pháp bình phương bé nhất. Tp. Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ Tp. Đà Nẵng: Thành phố Đà Nẵng. Tp. Hà Nội: Thành phố Hà Nội. Tp. Hài Phòng: Thành phố Hải Phòng. Tp. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh. UNICEF: United Nations Children’s Fund – Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc. VHLSS : Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ dân cư.
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về chi tiêu giáo dục 13 Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc 29 Bảng 2.2: Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình 30 Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình 34 Bảng 3.2: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo khu vực hộ sinh sống . 35 Bảng 3.3: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo 5 thành phố lớn so với các tỉnh/ thành còn lại 35 Bảng 3.4: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo sắc tộc của chủ hộ 37 Bảng 3.5: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ 37 Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình 42 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Phân bố trẻ đang theo học trung học trên cả nước 32 Hình 3.2: Phân bố số trẻ đi học trung học 33 Hình 3.3: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở 6 vùng. 36 Hình 3.4: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo nhóm tuổi của chủ hộ 38 Hình 3.5: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các nhóm học vấn của chủ hộ 38 Hình 3.6: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các nhóm chi tiêu của hộ 39
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu trình bày bối cảnh cũng như tính cần thiết của đề tài, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, phương hướng mà tác giả sẽ thực hiện để tìm ra kết quả và các kết luận chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Giáo dục giữ vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo đói và là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà ở mọi thời đại, Việt Nam và các quốc gia khác đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong nghiên cứu về vốn nhân lực của mình, Becker (1993) nhận định giáo dục và đào tạo là khoản đầu tư có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chiến lược phát triển vốn nhân lực. Ở bình diện cá nhân thì nền tảng giáo dục tốt sẽ tạo ra lợi thế cho cá nhân ở nhiều mặt trong cuộc sống như là tăng năng suất, khả năng tiếp cận với công nghệ và gia tăng thu nhập. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học, nên bên cạnh các chính sách khuyến khích giáo dục của nhà nước, hộ gia đình Việt Nam cũng rất chú trọng đến nền tảng giáo dục của con em mình. Nếu như số năm đến trường là chỉ số thể hiện nhu cầu của hộ gia đình về mặt lượng của giáo dục thì chi tiêu cho việc đi học lại thể hiện nhu cầu về chất (Deolalikar, 1997). Hộ gia đình càng quan tâm đến chất lượng giáo dục càng chi tiêu cho nó nhiều hơn. Việc chi tiêu cho giáo dục của con em trong hộ cũng được xem như một khoản đầu tư mang lại lợi ích trong tương lai. Ngoài các quyết định về trường lớp sẽ đi học thì việc chi tiêu như thế nào cho các bậc học khác nhau của từng thành viên cũng là vấn đề quan trọng của hộ gia đình, đặc biệt là đối với người đóng vai trò trụ cột gia đình. Với nguồn ngân sách có mức giới hạn nhất định, hộ gia đình cần cân nhắc giữa các quyết định chi tiêu sao cho đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Nếu xem chi tiêu của hộ gia đình là một bài toán cần giải quyết thì sẽ có từng đáp áp tương ứng với điều kiện và đặc điểm của từng hộ gia đình. Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay có nhiều bậc học khác nhau, mỗi bậc học lại có một vai trò riêng của nó trong việc hình thành nhân cách và kỹ năng của con
  • 12. 2 người. Nếu như giáo dục mầm non đóng vai trò là nơi đặt nền mống hình thành những nét tính cách mang tính ổn định lâu dài của con người thì giáo dục tiểu học là nơi cung cấp những kiến thức căn bản nhất mở đường cho con người tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Giáo dục trung học chính là bước kế tiếp của quá trình bồi dưỡng và hoàn thiện những kiến thức văn hóa - kỹ năng nền tảng cho con người. Vì vậy, giáo dục trung học đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi phải có những mức đầu tư tương xứng của nhà nước và hộ gia đình. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia cần phải nâng cao chất lượng và số lượng lao động. Điều đó chỉ làm được dựa trên nền tảng giáo dục trung học có chất lượng. Nhà nước sẵn sàng đầu tư thích đáng để phát triển giáo dục, nhưng vai trò của hộ gia đình trong tham gia đầu tư giáo dục cũng rất quan trọng. Sự quan tâm của hộ gia đình đến giáo dục trung học cho con em mình có thể được xem xét theo mức chi tiêu giáo dục trung học. Vì vậy, việc đánh giá tác động của các nhân tố thuộc đặc điểm hộ gia đình đến quyết định chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình là một vấn đề cần lưu tâm xem xét và đánh giá. Các chỉ báo đặc điểm hộ gia đình tác động đến quyết định chi tiêu giáo dục trung học là một trong các thông tin khách quan mà các nhà hoạch định chính sách có được cách nhìn rõ hơn về xu hướng chi tiêu giáo dục trung học của hộ và có những chính sách hợp lý để hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam ” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá các nhân tố đặc điểm hộ gia đình tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá phân tích định tính và định lượng các số liệu điều tra Khảo sát mức sống hộ dân cư Việt Nam (VHLSS) năm 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam cho con em trong hộ.
  • 13. 3 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là các nhân tố thuộc đặc điểm hộ gia đình nào có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở Việt Nam? Đề tài tập trung giải đáp 3 câu hỏi cụ thể như sau: − Chi tiêu giáo dục trung học có gia tăng khi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên hay không? − Chi tiêu lương thực thực phẩm có tác động như thế nào đến chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình? − Các đặc điểm của hộ gia đình: sắc tộc của chủ hộ, số thành viên đang theo học các bậc học, khu vực sinh sống của hộ… có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu giáo dục trung học của hộ như thế nào? Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian và không gian như sau: (1) về thời gian: nghiên cứu chi tiêu giáo dục trung học hộ gia đình Việt Nam được thực hiện năm 2010 dựa theo bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2010, (2) về không gian: chi tiêu giáo dục trung học hộ gia đình trên phạm vi cả nước, từ thành thị đến nông thôn, 6 vùng địa lý từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp có được từ cuộc Khảo sát mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2010 do Tổng Cục Thống Kê thực hiện. Phương pháp phân tích: đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau: (1) phương pháp thống kê: quá trình xử lý số liệu có so sánh, đối chiếu nhằm tổng hợp lại những dữ liệu, đưa ra những nhận xét cơ bản, (2) phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: hồi quy hàm chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình và kiểm định tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học. Các hệ số hồi quy của mô hình được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS). 5. Cấu trúc đề tài
  • 14. 4 Nhằm đạt được tính chặt chẽ trong việc trình bày, đồng thời kết nối các nội dung giúp người đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, tiếp theo phần mở đầu thì nội dung đề tài sẽ được trình bày trong 5 chương sau: Chương 1: Tổng quan lý thuyết và thực tiễn. Chương này sẽ trình bày một số khái niệm, cơ sở lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu có liên quan để từ đó xây dựng khung phân tích của đề tài. Chương 2: Mô hình nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ trình bày mô hình nghiên cứu, lựa chọn các biến đại diện cho các khái niệm được nêu lên ở khung phân tích. Đồng thời nội dung chương này cũng trình bày quy trình xử lý, tinh lọc dữ liệu từ bộ khảo sát mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2010 Chương 3: Thực trạng chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình. Chương này sẽ tập trung mô tả bộ dữ liệu, thống kê mô tả dữ liệu trên cơ sở xây dựng các bảng thống kê mô tả, đưa ra một số kết luận ban đầu về một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam. Chương 4: Mô hình thực nghiệm. Chương này sẽ trình bày quá trình thực hiện hồi quy mô hình trên phần mềm Stata, phân tích ý nghĩa của các chỉ số trong kết quả mô hình. Chương 5: Kết luận - kiến nghị. Chương này sẽ tóm lược lại những kết quả quan trọng của đề tài và đặc biệt là mô hình nghiên cứu. Từ đó có những kiến nghị chính sách nhằm gia tăng mức chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Ngoài ra, chương này còn đánh giá lại những hạn chế của đề tài để từ đó mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo. Sau cùng, Khoá Luậncũng đính kèm phần phụ lục để chứng minh chi tiết hơn những kết quả phân tích đã được trình bày trong các chương.
  • 15. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Trong phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các định nghĩa- khái niệm có liên quan, lý thuyết về vấn đề lựa chọn tiêu dùng và lý thuyết đầu tư giáo dục của hộ gia đình. Các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình cũng được đề cập và tổng hợp ở chương này. 1.1 Các định nghĩa và khái niệm 1.1.1 Hộ gia đình Hộ gia đình là một tế bào của xã hội, là một trong những đơn vị ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất và đầu tư của nền kinh tế. Blow (2004) định nghĩa hộ gia đình có thể chỉ bao gồm một thành viên hoặc gồm nhiều thành viên sống cùng một nhà, sinh hoạt và chia sẻ các công việc nhà. Các thành viên trong hộ không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống. Trong hộ gia đình sẽ có một hoặc nhiều đơn vị thành viên nhỏ, với mỗi đơn vị thành viên nhỏ có thể chỉ gồm một người lớn duy nhất, hoặc một cặp vợ chồng có hoặc không có trẻ em phụ thuộc. Theo điều 106 Bộ luật dân sự (2005) định nghĩa hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định và là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này. 1.1.2 Chủ hộ Tổng cục thống kê (2010) định nghĩa chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, người hiện giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc chính của hộ. Thông thường thì chủ hộ thường là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được toàn bộ các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác trong hộ. Trong cuộc khảo sát Mức sống hộ dân cư thì đa số chủ hộ theo khái niệm này trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng cũng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu.
  • 16. 6 Chủ hộ theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu (2010) là người mà căn cứ đặc điểm cá nhân của họ, chúng ta có thể phân loại và phân tích các thông tin đại diện cho hộ gia đình mà người đó làm chủ hộ. Chủ hộ có thể là người có thu nhập lớn nhất trong hộ, chủ sở hữu căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ. Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam (2005) thì chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Như vậy, xét tổng thể thì chủ hộ là những cá nhân đủ điều kiện cung cấp các thông tin cần thiết về các đặc điểm nhân khẩu học, thu nhập và các hoạt động của hộ gia đình. Vì vậy, các thông tin về chủ hộ có thể được sử dụng đại diện trong các nghiên cứu về hộ gia đình nói chung. 1.1.3 Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình là phần ngân sách của hộ gia đình dùng để trang trải cho việc tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo của các thành viên trong hộ gia đình. Theo Ủy ban Châu Âu (2010) thì Chi tiêu giáo dục phát sinh của các hộ gia đình có thể được phân thành ba loại: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội. ● Chi phí trực tiếp là các chi phí hộ gia đình phải tự chi trả: học phí của học sinh, chi phí cho các nhà cung cấp các khóa học nâng cao tay nghề và kỹ năng, chi phí mua sách vở và đồ dùng học tập, chi phí mua đồng phục, phí học thêm. ● Chi phí gián tiếp là những khoản chi mở rộng không nằm trong chi phí trực tiếp trong quá trình học. Chúng bao gồm chi phí sinh hoạt cho học sinh, chi phí đi lại, chi phí mua thức ăn và học nội trú- bán trú, chi phí mua đồ dùng học tập để tự học. ● Chi phí cơ hội được phản ánh qua những công việc hoặc các hoạt động nghỉ ngơi mà học viên phải bỏ qua để dành thời gian cho việc học tập. Khoản chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình theo Lassible (1994) bao gồm những phần cơ bản như sau:
  • 17. 7 ● Các khoản chi được quy ước thành tiền mặt: bao gồm học phí phải đóng cho trường học, cơ sở đào tạo; chi cho các loại bảo hiểm, những khoản đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện từ phía phụ huynh. ● Các khoản chi cho việc mua đồ dùng phục vụ trực tiếp cho học tập như: sách giáo khoa, sách tham khảo, tập vở, máy tính, dụng cụ vẽ; các dụng cụ hỗ trợ khác như: đồng phục, quần áo thể dục, cặp sách, dụng cụ thể thao… ● Các khoản chi mua các dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ đưa đón di chuyển cho việc đi lại của học sinh hoặc người đưa đón; chi phí cho các bữa ăn tại lớp và nơi ở nội trú, bán trú. Khoản chi tiêu giáo dục trung học chính thức của hộ gia đình bao gồm: học phí, các khoản đóng góp cho trường lớp, quỹ phụ huynh- học sinh, đồng phục, sách giáo khoa và sách tham khảo, dụng cụ học tập, chi phí học thêm và các khoản chi giáo dục khác. Theo cách tính của Tổng cục thống kê (2010), chi giáo dục đào tạo bình quân một người đi học trong 12 tháng qua theo cấp học được tính bằng tổng chi cho việc đi học trong 12 tháng của các thành viên đang đi học trong cấp đó chia cho số người đi học theo từng cấp một. Như vậy chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ sẽ bằng tổng chi tiêu giáo dục cho các thành viên đang học trung học của hộ gia đình chia cho số trẻ đang theo học bậc trung học của hộ. Trong đề tài này, chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ còn được gọi tắt là chi tiêu giáo dục trung học. 1.1.4 Giáo dục trung học Theo Tổng cục thống kê (2010) thì trung học là bậc học nối tiếp của bậc tiểu học nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc trung học được bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở lớp 12. 1.2 Vấn đề lựa chọn tiêu dùng (Mas-collet và cộng sự, 1995) Lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình.
  • 18. 8 Max u(x) (1.1) ĐK: p.x ≤ I x = x( ): rổ hàng hóa tiêu dùng p = p( ): giá của rổ hàng hóa tiêu dùng I: ngân sách của người tiêu dùng Với mức giá p và ngân sách I cho trước, tập hợp các lựa chọn của người tiêu dùng sẽ được viết lại ở dạng sau: B (p,I) = { } Để đạt mức hữu dụng cao nhất, người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng các hàng hóa x B (p,I). Vấn đề này được thực hiện dựa trên một số giả định cơ bản như thông tin thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng là người chấp nhận giá và giá cả hàng hóa có dạng tuyến tính. 1.3 Lý thuyết đầu tư giáo dục của hộ gia đình 1.3.1 Lý thuyết lợi nhuận đầu tư cho giáo dục Becker (1993) và Schultz (1961) nhận định có sự chênh lệch rõ ràng trong thu nhập của hai đối tượng có trình độ học vấn khác nhau. Từ sự khác biệt trong thu nhập đó, cha mẹ sẽ quyết định cho con cái đi học trong bao nhiêu năm tùy thuộc vào sự tiên đoán về mức thu nhập của con cái họ ở những trình độ khác nhau. Theo đó, lợi nhuận của việc đầu tư vào giáo dục là khoản chênh lệch giữa hiện giá khoản thu nhập trong tương lai trừ đi chi phí của việc đi học (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội). Điều đó có nghĩa là cha mẹ, như là một nhà đầu tư, sẽ so sánh phần lợi nhuận chênh lệch giữa việc đầu tư và không đầu tư cho trẻ đi học tiếp hay không. Nếu phần chênh lệch này thu lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục đầu tư cho trẻ đi học. Nếu phần đầu tư giáo dục không mang lại lợi nhuận, bố mẹ sẽ không cho trẻ tiếp tục đến trường. 1.3.2 Mô hình Lý thuyết về lựa chọn số năm đến trường của trẻ Trong nghiên cứu của Glick và Sahn (2000), hộ gia đình được được giả định là một thể thống nhất, nghĩa là hộ gia đình đó sẽ ra quyết định vì mục tiêu tối đa hóa hàm hữu dụng của hộ. Trong đó cha mẹ (hoặc người có vai trò chủ chốt trong hộ gia đình)
  • 19. 9 chính là người đưa ra quyết định bao gồm cả các quyết định về việc giáo dục của trẻ em trong hộ. Giả sử một hộ gia đình bao gồm cha, mẹ, m người con gái và n người con trai. Cha mẹ được giả định là những người sống qua 2 thời kỳ. Họ làm việc và sinh con trong thời kỳ đầu và nghỉ hưu ở thời kỳ thứ hai. Trong thời kỳ đầu tiên, tiêu dùng của hộ gia đình bằng tổng thu nhập của hộ trừ đi các khoản đầu tư cho giáo dục của con cái. Chính khoản đầu tư cho giáo dục ở thời kỳ thứ nhất này sẽ quyết định thu nhập của bố mẹ ở thời kỳ thứ hai thông qua các khoản chuyển giao trở lại từ chính thu nhập của những đứa trẻ. Do đó, bố mẹ phải đánh đổi giữa tiêu dùng ở thời kỳ thứ nhất (tương ứng với khoản đầu tư giáo dục cho con cái) với chi tiêu trong thời kỳ thứ hai. Quyết định này của cha mẹ có thể được trình bày qua hàm hữu dụng sau: ( ) (1.2) Trong đó: lần lượt là tiêu dùng của hộ ở thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai; lần lượt là thu nhập của người con gái thứ i và người con trai thứ j. Thu nhập của những người con ở thời kỳ thứ hai còn tùy thuộc vào số năm đi học của chúng ở thời kỳ thứ nhất và các yếu tố khác thuộc về bản thân những người con (Z) như gen di truyền, giới tính, khả năng bản thân… ( ) và ( ) (1.3) Thu nhập của những người con trong thời kỳ thứ hai được tính như sau: và (1.4) Với là trình độ học vấn của người con gái thứ i và người con trai thứ j; và lần lượt là suất sinh lợi từ đầu tư cho giáo dục của người con gái thứ i và người con trai thứ j. Giả thiết đặt ra rằng chi tiêu của bố mẹ ở thời kỳ thứ hai phụ thuộc hoàn toàn vào sự chuyển giao thu nhập của con cái. Phương trình chi tiêu ở thời kỳ thứ hai như sau: ∑ ∑ (1.5)
  • 20. 10 Trong đó: lần lượt là tỷ lệ chuyển giao thu nhập từ người con gái thứ i và người con trai thứ j. Ta cũng đồng thời giả thiết rằng trong thời kỳ thứ nhất, cha mẹ sẽ dành toàn bộ thời gian cho việc đi làm để kiếm tiền, những đứa trẻ sẽ sử dụng thời gian cho việc đi học và làm thêm. Phương trình tổng hợp thu nhập của hộ gia đình được viết lại như sau: ∑ ( ) ∑ ( ) ∑ ∑ (1.6) Vế trái của phương trình (1.6) thể hiện tổng thu nhập của hộ gia đình ở thời kỳ thứ nhất. Trong đó V đại diện cho nguồn thu nhập không từ lao động; là tổng thời gian tham gia vào thị trường lao động của cha và mẹ với mức lương lần lượt là và ; , là tổng lượng thời gian của người con gái thứ i và người con trai thứ j và ( ), ( ) lần lượt là thời gian người con gái thứ i và người con trai thứ j làm thêm kiếm thu nhập với mức lương là , . P là chi phí trực tiếp cho việc đi học bao gồm học phí, sách giáo khoa, đồng phục…Vế phải của phương trình (1.6) chính là tổng chi tiêu của hộ gia đình ở thời kỳ thứ nhất bao gồm chi tiêu hộ gia đình và chi tiêu cho giáo dục của con cái. Chúng ta giả thiết rằng chi phí của việc đi học giống nhau giữa các lớp và không có sự phân biệt nam nữ. Để tối đa hóa hàm hữu dụng của hộ gia đình, cha mẹ sẽ phải cân nhắc chi tiêu ở thời kỳ thứ nhất cho giáo dục sao cho vẫn đảm bảo được khoản chi tiêu của hộ ở thời kỳ thứ hai. Vì vậy cha mẹ sẽ phải quyết định số năm đến trường của con gái và con trai, tức là và . Thay phương trình (1.3), (1.4), (1.5), (1.6) vào phương trình (1.2). Hàm hữu dụng của hộ gia đình được viết lại như sau: ( ∑ [ ( ) ] ∑ [ ( ) ] ∑ ∑ ) (1.7) Rút gọn phương trình (1.7), chúng ta có số năm đi học của trẻ sẽ là một hàm số dựa vào các yếu tố sau: ( ) và (1.8) ( )
  • 21. 11 Với phương trình (1.8) cho thấy rằng, số năm đi học của một đứa trẻ là một hàm số của các yếu tố: mức lương của cha mẹ, thu nhập ngoài lao động, chi phí giáo dục, trình độ học vấn của cha mẹ, đặc điểm của những đứa trẻ, và các yếu tố khác của hộ gia đình và xã hội (H). 1.4 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình Hộ gia đình là đơn vị tiêu dùng trong nền kinh tế, là tập hợp tổng thể của nhiều cá nhân, hành vi ra quyết định cho một vấn đề nào đó vì vậy cũng chịu sự chi phối phần nào từ các thành viên trong hộ gia đình. Trong nghiên cứu của Douglas (1983) đã tổng hợp lại một lần nữa các điểm cần lưu ý trong hành vi ra quyết định của hộ gia đình: ● Quy trình ra quyết định của hộ gia đình có nhiều yếu tố phức tạp tác động, cần phải cân nhắc để đưa ra được quyết định có lợi nhất, giúp tối đa hóa tổng hữu dụng của hộ gia đình, hạn chế các lựa chọn bất lợi. Việc ra quyết định của hộ gia đình không những chịu tác động từ các thành viên trong hộ gia đình mà còn chịu tác động từ các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân này có thể từ người bán hàng, hoặc các đối tượng khác có khả năng tác động đến việc ra quyết định đó. ● Hoàn cảnh và các điều kiện sống, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ mà hộ gia đình đó đang bị tác động cũng ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của hộ gia đình. Như vậy, quá trình ra quyết định nào đó của hộ gia đình nói chung, hay một quyết định chi tiêu cụ thể chịu tác động của các yếu tố liên quan, từ đặc điểm hộ gia đình đến các điều kiện môi trường xã hội, các quy định chính phủ…. Do đó, quá trình ra quyết định của hộ gia đình cũng như các quyết định chi tiêu giáo dục cần phải được xem xét nghiên cứu trong trường hợp có nhiều nhân tố có thể chi phối. 1.5 Các nghiên cứu có liên quan 1.5.1 Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở vùng nông thôn Ấn Độ (Tilak, J. B.G.,2002) Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 33.230 hộ gia đình nông thôn sống trong 1.765 ngôi làng, 195 địa phương và 16 bang chính của Ấn Độ thông qua cuộc điều tra về sự
  • 22. 12 phát triển nhân lực ở khu vực nông thôn Ấn Độ năm 1994, Tilak đã ước lượng khoản chi tiêu giáo dục cho đứa trẻ của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn Ấn Độ là một hàm số phụ thuộc vào thu nhập của hộ, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của chủ hộ, giới tính của đứa trẻ, quy mô của hộ gia đình, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát triển của làng xã nơi hộ sinh sống, đặc điểm trường lớp và các khoản trợ cấp được nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ co giãn trong chi tiêu giáo dục hộ gia đình chịu tác động nhiều bởi thu nhập của hộ gia đình. Đặc điểm hộ gia đình (bao gồm thu nhập hộ gia đình và trình độ giáo dục của chủ hộ gia đình) là nhân tố quan trọng tác động đến chi tiêu giáo dục bình quân trẻ. Chủ hộ có trình độ giáo dục càng cao thì họ sẽ mạnh dạn chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn. Hộ gia đình có xu hướng ưu tiên chi tiêu giáo dục cho trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ. Bên cạnh đó, quy mô hộ gia đình và tôn giáo cũng có tác động đến quyết định chi tiêu cho giáo dục. Hộ gia đình với quy mô càng lớn thì có nhiều khoản chi phí khác nhau cho nhiều người, dẫn đến việc giảm chi tiêu cho giáo dục nhằm đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu khác. Một số các nhân tố được kỳ vọng như giới tính của trẻ, nghề nghiệp của bố mẹ và một số yếu tố liên quan đến đặc điểm trường lớp không có tác động hoặc có tác động không đáng kể đến các quyết định chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. 1.5.2 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: thể hiện tầm quan trọng của giáo dục (Huston, S. J., 1995) Sử dụng mẫu của 661 hộ gia đình rút ra từ bộ dữ liệu điều tra chi tiêu tiêu dùng năm 1990-1991 để phân tích tác động của thu nhập và các yếu tố khác của hộ gia đình đến tỷ lệ ngân sách của hộ gia đình chi tiêu cho giáo dục. Tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình là biến đo lường tầm quan trọng của giáo dục đối với nhận thức của mỗi hộ gia đình. Trong bài nghiên cứu này, Huston (1995) ước lượng tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình là một hàm logit của các yếu tố: thu nhập của hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, đặc điểm nơi sinh sống, chủng tộc, và số trẻ em của hộ gia đình.
  • 23. 13 Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình, khu vực sinh sống và các đặc điểm của chủ hộ như: tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, giới tính đều có tác động đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục. Chủ hộ là người da đen có tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục ít hơn những hộ gia đình có chủ hộ có sắc da khác. 1.5.3 Chi tiêu giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, các đặc điểm hộ gia đình và nhu cầu giáo dục trong và ngoài nước (Qian và Smyth, 2010) Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ 10.793 người trả lời ở 32 thành phố rải rác khắp Trung Quốc năm 2003 được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu marketing China Mainland nhằm đo lường các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục trong và ngoài nước của hộ gia đình ở khu vực thành thị của quốc gia này. Chi tiêu cho giáo dục được hồi quy theo dạng hàm Tobit với các biến giải thích dựa trên các đặc điểm hộ gia đình như: thu nhập của hộ, trình độ học vấn của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, số trẻ em trong gia đình, đặc điểm nơi sinh sống của hộ và tình trạng hôn nhân của bố mẹ. Kết quả nghiên cứu có cho thấy rằng thu nhập hộ gia đình vẫn là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Bên cạnh đó, bố mẹ có trình độ học vấn càng cao và nghề nghiệp càng chuyên nghiệp thì chi tiêu giáo dục cho trẻ càng nhiều. Càng có nhiều trẻ trong độ tuổi đến trường thì hộ gia đình chi tiêu giáo dục càng nhiều. Hộ gia đình có bố đơn thân thì khoản chi tiêu giáo dục này sẽ ít hơn hộ có đầy đủ bố mẹ. Với hộ gia đình sinh sống ở vùng ven biển thì xu hướng chi tiêu cho giáo dục có sự khác biệt với những hộ gia đình sinh sống ở những vùng còn lại. Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về chi tiêu giáo dục Nghiên cứu Mô tả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Chi tiêu giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, Dữ liệu được thu thập từ cuộc điều tra của China Mainland trên 32 thành phố thuộc lãnh thổ Trung Quốc năm 2003. Biến độc lập được sử dụng là biến Hộ gia đình có thu nhập càng cao, bố mẹ có trình độ học vấn càng cao và nghề nghiệp càng chuyên nghiệp thì chi tiêu giáo
  • 24. 14 các đặc điểm hộ gia đình và nhu cầu giáo dục trong và ngoài nước - Qian và Smyth (2010) thu nhập hộ gia đình, nghề nghiệp- trình độ học vấn của bố mẹ, số trẻ trong hộ gia đình, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, đặc điểm khu vực sinh sống. dục cho trẻ càng nhiều. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, số trẻ trong hộ gia đình và đặc điểm khu vực sinh sống cũng có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ. Tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: khám phá tầm quan trọng của giáo dục – Huston (1995) Sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra chi tiêu tiêu dùng năm 1990-1991 với 661 hộ gia đình. Biến giải thích cho nghiên cứu bao gồm: thu nhập của hộ gia đình; tuổi, giới tính và trình độ học vấn của chủ hộ; quy mô hộ gia đình, khu vực địa lý, số trẻ trong hộ gia đình, sắc tộc. Tuổi tác và trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập, khu vực địa lý, sắc tộc và quy mô hộ gia đình là những nhân tố có tác động đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở vùng nông thôn Ấn Độ- Tilak (2002) Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 33.230 hộ gia đình nông thôn sống trong 1.765 ngôi làng, 195 địa phương và 16 bang chính của Ấn Độ thông qua cuộc điều tra về sự phát triển con người ở khu vực nông thôn Ấn Độ năm 1994. Biến giải thích bao gồm: thu nhập của hộ, trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ, giới tính của đứa trẻ, quy mô của hộ gia đình, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát triển của làng xã nơi hộ sinh sống, các trợ cấp được nhận. Thu nhập là nhân tố quan trọng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của đứa trẻ, thu nhập của hộ cũng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ. Nghề nghiệp của chủ hộ không tác động đáng kể đến khoản chi tiêu giáo dục. Các nhân tố ảnh Dữ liệu nghiên cứu được rút trích từ Kết quả nghiên cứu cho
  • 25. 15 hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ -Trần Thanh Sơn (2012) bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ dân cư (VHLSS) 2008 của Tổng cục thống kê Việt Nam với 594 quan sát là hộ gia đình ở vùng Đông Nam Bộ. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình được dự đoán phụ thuộc vào các yếu tố: tổng chi tiêu, quy mô hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ, các khoản trợ cấp giáo dục, dân tộc, các đặc điểm của chủ hộ như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. thấy các yếu tố tổng chi tiêu hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, các khoản trợ cấp giáo dục được nhận định có ảnh hưởng đến khoản chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở vùng Đông Nam Bộ. Chi tiêu của bố mẹ cho giáo dục của trẻ - Mauldin và cộng sự (2001) Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ cuộc điều tra chi tiêu tiêu dùng năm 1996 bao gồm 331 hộ gia đình chi tiêu cho giáo dục bậc tiểu học và trung học. Các nhân tố được dự đoán có tác động đến khoản chi cho giáo dục của bố mẹ bao gồm: thu nhập sau thuế, số trẻ em trong hộ, trình độ học vấn của bố mẹ, tuổi của bố mẹ, màu da, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, tuổi của trẻ nhỏ nhất trong hộ, khu vực địa lý sinh sống, đặc điểm của địa bàn sinh sống (nông thôn hay thành thị), mùa trong năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như: thu nhập sau thuế, trình độ học vấn của bố mẹ, khu vực địa lý và mùa trong năm có tác động đến khoản chi tiêu của bố mẹ cho giáo dục của trẻ. 1.6 Khung phân tích của nghiên cứu Quyết định chi tiêu cho hàng hóa – dịch vụ của người tiêu dùng chắc chắn sẽ chịu nhiều tác động không những từ chính bản thân người tiêu dùng mà còn chịu tác động khách quan từ các yếu tố bên ngoài. Nếu xem giáo dục như một loại hàng hóa thì chắc chắn, mặt hàng đặc biệt này cũng không tránh khỏi những vấn đề nói trên.
  • 26. 16 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình của Tilak (2002) đã đưa ra nhiều nhóm đặc điểm có tác động đến quyết định chi tiêu giáo dục của hộ gia đình như: nhóm đặc điểm của hộ gia đình bao gồm đặc điểm kinh tế, đặc điểm xã hội của hộ (như tầng lớp xã hội, tôn giáo, dân tộc), đặc điểm nhân khẩu học, nhóm đặc điểm của chủ hộ; đặc điểm cá nhân; đặc điểm về trường lớp nơi hộ gia đình đang sinh sống; đặc điểm phát triển kinh tế địa phương. Sau khi sơ lược lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu có liên quan, tác giả dựa vào cách phân chia các nhóm đặc điểm có tác động đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình của Tilak (2002) làm nền tảng. Kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở đầu bài là phân tích tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học, tác giả xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu này. Trong đó đặc điểm của hộ gia đình được chia thành ba nhóm đặc điểm cụ thể: đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Tóm tắt chương 1: Nội dung chương 1 đã trình bày rõ ràng các định nghĩa và khái niệm có liên quan, lý thuyết hành vi tiêu dùng, lý thuyết về quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình. Dựa theo các nghiên cứu tương tự ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, tác giả đã lựa chọn và phát triển mô hình của Tilak (2002) làm nền tảng để xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu. Theo đó, chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình chịu tác
  • 27. 17 động của 3 nhóm đặc điểm của hộ gia đình bao gồm: đặc điểm kinh tế của hộ gia đình, đặc điểm nhân khẩu học và sau cùng là đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình.
  • 28. 18 CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Sau khi xây dựng được khung phân tích các đặc điểm hộ gia đình có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở chương 1, chương này tác giả tiến hành triển khai xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua lựa chọn mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình thích hợp. Đồng thời xem xét các biến đại diện đưa vào mô hình nghiên cứu. 2.1 Mô hình lý thuyết kinh tế chi tiêu hộ gia đình Mô hình toán kinh tế về mối quan hệ của chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể và tổng chi tiêu hộ gia đình đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra các mô hình thực nghiệm. Nhà nghiên cứu Houthakker (1957) đã xem xét 3 dạng hàm gồm: tuyến tính, bán logarit và logarit kép để thành lập mô hình giải thích hiệu quả nhất cho mối qua hệ kinh tế giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể và tổng chi tiêu của hộ gia đình. Với ưu điểm của dạng hàm logarit kép được phát triển từ lý thuyết đường cong Engel, nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình cụ thể như sau: (2.1) Trong đó: là chi tiêu của nhóm hàng hóa thứ i, là tổng chi tiêu, là số lượng thành viên trong hộ gia đình, là sai số. là các hệ số của ước lượng hồi quy OLS. và cũng chính là hệ số co giãn theo tổng chi tiêu và quy mô hộ gia đình khi xem xét mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng thứ i. Nghiên cứu Chi tiêu hộ gia đình ở Nairobi của tác giả Massell và Heyer (1969) cũng đã sử dụng mô hình tương tự như trên để ước lượng chi tiêu của hộ gia đình: ( ) ( ) ( ) (2.2) Với là chi tiêu cho hàng hóa thứ i, E là tổng chi tiêu của hộ gia đình, N là số thành viên của hộ gia đình, a là các hệ số cần ước lượng của mô hình và là sai số. Massell và Heyer (1969) đã nhận định dạng hàm logarit kép được sử dụng trong nhiều nghiên cứu nhờ vào tính đơn giản và có thể thêm vào nhiều yếu tố có liên quan khác nhằm tăng tính giải thích cho mô hình.
  • 29. 19 Ndanshau (1998) xây dựng mô hình ước lượng tổng quát cho chi tiêu hộ gia đình như sau: ( ) (2.3) Trong đó: là phần chi tiêu của hộ gia đình thứ j cho hàng hóa thứ i; là tổng chi tiêu của hộ gia đình; và là biến tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ, là biến quy mô hộ gia đình thứ j. Từ mô hình tổng quát trên, tác giả Ndanshau (1998) triển khai dạng mô hình lin-log như sau: (2.4) Trong bài nghiên cứu về Chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục của Tilak (2002) đã trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình với dạng hàm tổng quát sau: (2.5) Với lnHHEX là giá trị logarit của chi tiêu giáo dục hằng năm của hộ gia đình, là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, là các hệ số hồi quy tương ứng, là sai số ước lượng. Tilak (2002) dựa trên mô hình tổng quát trên để phát triển 3 mô hình kinh tế cụ thể hơn để tính toán độ co giãn của chi tiêu giáo dục của hộ, độ co giãn chi tiêu giáo dục bình quân và cuối cùng là độ co giãn chi tiêu giáo dục tiểu học bình quân học sinh. Các biến phụ thuộc lần lượt là tổng chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, chi tiêu giáo dục bình quân của hộ gia đình và cuối cùng là chi tiêu giáo dục tiểu học bình quân học sinh của hộ gia đình. Ưu điểm của mô hình này chính là nhà nghiên cứu có thể đưa vào mô hình nhiều biến độc lập trên cơ sở xây dựng giả thiết nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Bên cạnh đó còn có thể áp dụng mô hình để tính được độ co giãn và đánh giá các nhân tố tác động đến chi tiêu giáo dục cho các bậc học khác nhau. Với những mô hình kinh tế được trình bày ở trên, hầu hết đều sử dụng dạng hàm logarit kép cho việc xác định mối quan hệ giữa chi tiêu của một loại hàng hóa với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Mối quan hệ này được thể hiện qua việc lấy logarit cho
  • 30. 20 giá trị của biến giải thích tổng chi tiêu hộ gia đình và biến phụ thuộc chi tiêu cho một loại hàng hóa. Ngoài ra, bên cạnh tác động của tổng chi tiêu hộ gia đình, các tác giả cũng nhận thấy cần đưa thêm nhiều biến khác như quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ… để tăng tính giải thích cho mô hình. Các biến được đưa thêm vào mô hình có thể được thể hiện dưới dạng logarit tùy thuộc vào đặc điểm của dữ liệu, và ý nghĩa giải thích của các biến. 2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm hộ gia đình như sau: đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm về khu vực sinh sống của hộ gia đình. Với mục tiêu nghiên cứu chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình hướng đến đối tượng là các hộ gia đình đang có thành viên theo học từ lớp 6 đến lớp 12. Mô hình kinh tế cụ thể trong nghiên cứu của Tilak (2002) với biến phụ thuộc là logarit tự nhiên của chi tiêu giáo dục tiểu học bình quân trẻ là phù hợp với mục tiêu trên. Do đó tác giả dựa trên mô hình toán kinh tế trong nghiên cứu này làm nền tảng để xây dựng mô hình chính thức cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng dạng logarit tự nhiên cho đặc điểm kinh tế hộ gia đình, kế thừa từ kinh nghiệm sử dụng logarit cho biến chi tiêu trong các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình của Houthakker (1957), Ndanshau (1998), Massell và Heyer (1969). Mô hình cụ thể dưới dạng toán học được viết tổng quát như sau: (2.6) Với: ln là logarit tự nhiên. EExpch: chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ của hộ gia đình. C: véctơ các đặc điểm kinh tế hộ gia đình. X: véctơ các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình. A: véctơ các đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình. là các tham số ước lượng. là sai số.
  • 31. 21 Những tham số trong mô hình trên sẽ được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Phần tiếp theo tác giả sẽ thảo luận về các biến được lựa chọn để sử dụng trong mô hình. 2.3 Lựa chọn các biến đại diện sử dụng trong mô hình. 2.3.1 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình Đo lường các yếu tố tác động đến các quyết định giáo dục thường phân loại theo các nhóm đặc điểm của trường lớp, đặc điểm của hộ gia đình và các chính sách của chính phủ. Trong nhóm đặc điểm hộ gia đình thì đặc điểm kinh tế của hộ là nhân tố quan trọng. Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình có thể được đo lường bằng khoản chi tiêu hoặc thu nhập của hộ gia đình (Filmer và Pritchett, 1998). Chi tiêu giáo dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu hộ gia đình, vì thế khi thu nhập/ chi tiêu của hộ gia đình gia tăng, nhiều khả năng chi tiêu giáo dục của hộ cũng gia tăng theo chiều hướng tích cực hơn. Huston (1995), Zou và Luo (2010) trong các nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập đến các quyết định chi tiêu giáo dục. Kết quả nghiên cứu của Huston (1995) nhận định rằng quyết định chi tiêu giáo dục của hộ gia đình nhạy cảm với sự thay đổi của thu nhập hộ gia đình. Với tình hình thực tế trong thu thập dữ liệu ở Việt Nam thì dựa vào thu nhập để đánh giá tình trạng kinh tế của hộ gia đình là không thực sự khách quan. Từ thu nhập thì người ta chỉ có thế dự đoán được chi tiêu ở dạng tiềm năng chứ không hẳn là chi tiêu thực sự. Thêm vào đó, đặc tính của người Việt Nam có nhiều nguồn thu nhập từ các hoạt động kinh tế khác nhau và một vài lý do tâm lý nên người dân không muốn thông báo chính xác các nguồn thu nhập của họ. Mặt khác thì tổng chi tiêu thể hiện rõ khả năng chi tiêu thực của hộ gia đình chứ không còn ở dạng tiềm năng. Các số liệu chi tiêu thường dễ dàng thu thập và có tính chính xác hơn số liệu thu nhập. Do đó việc sử dụng thông tin về chi tiêu để xác định đặc điểm kinh tế của hộ gia đình tác động như thế nào đến chi tiêu cho giáo dục trung học của trẻ sẽ chuẩn xác và thực tế hơn. 2.3.1.1 Chi tiêu của hộ gia đình
  • 32. 22 Nghiên cứu chi tiêu giáo dục của hộ gia đình vùng Đông Nam Bộ của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy vai trò của của nhân tố tổng chi tiêu tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình. Chi tiêu hộ gia đình càng tăng, hộ gia đình càng có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động giáo dục. Để tránh trường hợp hai hộ gia đình có cùng một mức chi tiêu nhưng số thành viên trong hộ khác nhau, thì lúc này thành viên của hộ có quy mô nhỏ hơn sẽ có cơ hội được chi tiêu nhiều hơn. Deolalikar (1997) đã sử dụng chi tiêu bình quân đầu người hằng năm như là biến tác động đến chi tiêu giáo dục của trẻ trong nghiên cứu về tỷ lệ nhập học và chi tiêu giáo dục ở Kenya. Tilak (2002) cũng đã đề nghị sử dụng biến chi giáo dục bình quân và chi tiêu bình quân để kết quả ước lượng chính xác hơn. Trong nghiên cứu của Glick and Sahn (2010), nhóm tác giả đã sử dụng chi tiêu bình quân làm biến đại diện cho nhân tố thu nhập của hộ gia đình để đánh giá tác động của nhân tố này đến số năm đến trường của trẻ. Như vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng biến chi tiêu bình quân hộ gia đình và kỳ vọng rằng khi chi tiêu bình quân hộ gia đình gia tăng sẽ làm cho chi tiêu giáo dục trung học cũng tăng lên. 2.3.1.2 Chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình Tỷ trọng chi thực phẩm trong chi tiêu đời sống hộ gia đình là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là nước còn nghèo nên tỷ trọng chi tiêu thực phẩm vẫn còn cao, tuy có xu hướng giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010 (Tổng cục thống kê, 2010). Giáo dục và thực phẩm là hai loại hàng hóa luôn luôn hiện hữu trong rổ hàng hóa được sử dụng của hộ gia đình. Cả hai yếu tố này đều có những tác động phần nào đến vốn nhân lực. Nếu như tiêu dùng thực phẩm là cái gốc để hình thành nền tảng thể lực, gia tăng khả năng tiếp thu kiến thức và các kĩ năng, thì giáo dục giữ nhiệm vụ truyền đạt các kiến thức và hình thành kỹ năng cho con người. Nhưng ngân sách thì có hạn và hộ gia đình lại có nhu cầu sử dụng nhiều loại hàng hóa khác nhau nên nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng khi chi tiêu cho hàng hóa này tăng thì chi tiêu cho các hàng hóa còn lại sẽ giảm. Mức tăng giảm trong chi tiêu các loại hàng hóa còn tùy
  • 33. 23 thuộc vào lựa chọn, cân nhắc của từng hộ gia đình. Do đó, sử dụng biến chi tiêu thực phẩm bình quân đại diện cho chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn mỗi quan hệ giữa hai hàng hóa này như thế nào. 2.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình 2.3.2.1 Tuổi của chủ hộ Tuổi của chủ hộ đại diện cho những giai đoạn đời sống hộ gia đình.Với những ngưỡng tuổi khác nhau thì sự quan tâm đến giáo dục cũng khác nhau, các quyết định chi tiêu giáo dục cho trẻ cũng khác nhau (Huston,1995). Nghiên cứu tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của Huston (1995) sử dụng biến tuổi, tuổi lũy thừa 2 và tuổi lũy thừa 3 để xem xét mối quan hệ tương quan giữa tuổi chủ hộ và tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của trẻ có sự tăng giảm theo độ tuổi của chủ hộ. Tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình có chủ hộ từ 20 đến 40 tuổi giảm dần, sau đó lại tăng lên. Với hộ gia đình có chủ hộ trên 67 tuổi thì tỷ lệ chi tiêu giáo dục giảm dần trở lại. Nghiên cứu của Mauldin và cộng sự (2001) phân chia 4 nhóm tuổi chủ hộ với nhóm chủ hộ dưới 30 tuổi làm nhóm cơ sở. Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Huston (1995), cho thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa độ tuổi của chủ hộ và mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu của Otah và Moffatt (2007) nhận định tuổi của chủ hộ cũng là một biến đại diện cho nhận thức của bố mẹ về tầm quan trọng của giáo dục. Tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng đến trường của trẻ càng thấp. Có thể thấy rằng, ở những quốc gia có truyền thống và đặc điểm khác nhau thì những người chủ hộ ở cùng độ tuổi có mức chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình khác nhau. Biến tuổi chủ hộ được tính theo số tuổi của chủ hộ có thể được thể hiện dưới dạng tuyến tính hoặc phi tuyến (lũy thừa 2, lũy thừa 3) với mục đích xác định tương quan giữa tuổi của chủ hộ gia đình với chi tiêu giáo dục trung học. 2.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn của người có tiếng nói trong các quyết định của hộ gia đình cũng là nhân tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục trung học.
  • 34. 24 Nghiên cứu ở nông thôn Peru của Ilon và Moock (1991) cũng sử dụng biến học vấn của cả bố và mẹ để đánh giá nhu cầu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của mẹ còn tác động mạnh hơn đến các quyết định giáo dục của con trẻ trong hộ gia đình. Trình độ học vấn của bố mẹ có mối quan hệ tích cực với số năm được đến trường của trẻ (Glick and Sahn, 2000). Nghiên cứu của Lee (2008) cũng cho kết quả tương tự về mối tương quan thuận chiều giữa trình độ học vấn của bố mẹ và quyết định đầu tư giáo dục cho con cái. Trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì họ đầu tư giáo dục cho con cái càng nhiều. Có thể thấy rằng, trình độ học vấn của bố mẹ - những người có vai trò quyết định trong hộ gia đình có ảnh hưởng đến các quyết định giáo dục của trẻ, trong đó có cả vấn đề chi tiêu cho giáo dục bao nhiêu. Bên cạnh việc sử dụng biến trình độ giáo dục của bố mẹ, một vài nghiên cứu khác sử dụng trình độ học vấn của chủ hộ để đo lường khả năng chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Tilak (2002) nhận định rằng trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Người chủ hộ trong các gia đình ở Việt Nam thường là chủ lực trong gia đình về mặt kinh tế hoặc có vai vế được nể trọng. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao, khả năng thu nhập của họ cũng sẽ cao hơn và sẽ dành nhiều sự ưu tiên cho chi tiêu giáo dục của các thành viên trong hộ gia đình. Mặt ngược lại của vấn đề, khi chủ hộ có trình độ học vấn thấp, nhiều khả năng họ có mức thu nhập thấp, từ đó chi phối đến các quyết định phân bổ ngân sách cho hoạt động giáo dục trung học. Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện cho trình độ nhận thức của chủ hộ và có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Theo Filmer và Pritchett (1998) thì học vấn của một người có thể đo lường bằng số năm đi học. Một cách đo lường khác được Huston (1995) đề nghị và được sử dụng trong nghiên cứu của Qian và Smyth (2008) là sử dụng các biến giả đại diện cho các bậc học khác nhau (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…). Các nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam cũng như một số nghiên cứu của nước ngoài sử dụng số năm đi học để đo lường trình độ học vấn và cho kết quả phù hợp với
  • 35. 25 mục tiêu nghiên cứu ban đầu, nên trong nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng số năm đi học để đo lường trình độ học vấn của chủ hộ. Kỳ vọng đặt ra là số năm đi học của chủ hộ càng nhiều thì chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình càng tăng. 2.3.2.3 Giới tính của chủ hộ Trong các nghiên cứu về hành vi ra quyết định của hộ gia đình, giới tính của chủ hộ cũng được xem như một yếu tố có ảnh hưởng đến các lựa chọn được đưa ra. Nữ giới thường có nhiều bất lợi trong tuyển chọn và xác định lương bổng trong thị trường lao động, ảnh hưởng đến các khoản thu nhập của họ. Mặc dù thu nhập của họ có khả năng thấp hơn nam giới nhưng với vai trò là người ra quyết định sau cùng của hộ gia đình, nữ giới có nhận biết về vai trò của giáo dục tốt hơn nam giới (Huston,1995). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Huston (1995) cho thấy giới tính của chủ hộ không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Diep Nang Quang (2008) cho thấy chủ hộ là nữ giới có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình ở vùng này hơn chủ hộ là nam giới. Tuy nhiên Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống văn hoá Phương Đông, quan niệm người đàn ông thường xem trọng sự nghiệp, mong muốn được nắm giữ những vị trí quan trọng. Họ nhận thức rằng học tập sẽ giúp họ đạt được những gì kỳ vọng. Giữ vai trò chủ hộ, nam giới cũng sẽ có những hành động khuyến khích các thành viên học tập nhiều hơn. Nữ giới cũng chịu ảnh hưởng văn hoá lâu đời, nhưng ngược lại giới nữ lại có xu hướng e ngại cạnh tranh và tham vọng ở các vị trí cao nên xu hướng đầu tư cho tri thức không được đặt lên hàng đầu. Từ quan niệm nêu trên dễ dẫn đến kỳ vọng chủ hộ là nam giới sẽ chi tiêu giáo dục trung học nhiều hơn chủ hộ là nữ giới. 2.3.2.4 Sắc tộc của chủ hộ Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có những đặc điểm tập quán khác nhau. Điều này dẫn đến có sự khác biệt trong những quan điểm và thói quen về các vấn đề trong cuộc sống giữa các dân tộc. UNICEF
  • 36. 26 (2010) đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhập học trung học của trẻ em thuộc dân tộc Kinh cao hơn trẻ em thuộc nhóm hộ gia đình dân tộc ít người. Nghiên cứu của Diep Nang Quang (2008) cho thấy có sự khác biệt trong các quyết định chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm dân tộc Kinh, Hoa, Khơ me, Tày. Trong số các dân tộc thì dân tộc Kinh – Hoa chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước. Đồng thời nhóm dân tộc này có trình độ dân trí cao, mức quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn. Do vậy đề tài kỳ vọng nhóm dân tộc Kinh - Hoa này có mức chi tiêu giáo dục trung học cao hơn nhóm dân tộc còn lại. 2.3.2.5 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ Tình trạng hôn nhân của chủ hộ có nhiều khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Hộ gia đình với chủ hộ có đầy đủ vợ chồng sẵn lòng chi tiêu giáo dục nhiều hơn hộ gia đình với chủ hộ đơn thân. Chủ hộ đơn thân chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất, trong khi hộ gia đình có đầy đủ vợ/chồng có thêm sự hỗ trợ thu nhập từ người vợ/chồng còn lại. Kết quả nghiên cứu từ Mauldin và cộng sự (2001) cho thấy hộ gia đình có bố mẹ đơn thân chi tiêu cho giáo dục của con trẻ ít hơn hộ gia đình có đầy đủ bố mẹ. Tình trạng hôn nhân còn đầy đủ vợ/chồng của chủ hộ được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. 2.3.2.6 Số thành viên còn đi học ở các bậc học khác và số trẻ em dưới 6 tuổi Trong các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình thì quy mô hộ gia đình cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến các quyết định giáo dục nói chung và chi tiêu giáo dục trung học nói riêng. Các nghiên cứu trước của Huston (1995) và Tilak (2002) đã chứng minh được quy mô hộ gia đình có tác động đến các khoản chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp những hộ gia đình có nhiều thành viên, nhưng đa số các thành viên đã tham gia lao động, thì các thành viên còn lại nhiều khả năng sẽ được chi tiêu giáo dục nhiều hơn. Vì vậy, trong một số nghiên cứu đánh giá nhân tố tác động đến các quyết định giáo dục đã thay thế biến quy mô hộ gia đình bằng một vài biến phân loại cụ thể hơn. Mauldin và cộng sự (2001) đã sử dụng số trẻ em trong hộ thay thế nhân tố quy mô hộ gia đình để đánh giá tác động đến việc đến trường và chi tiêu giáo dục của trẻ. Nghiên cứu Chi tiêu giáo dục hộ gia đình ở khu
  • 37. 27 vực thành thị của Trung Quốc (Quian và Smith, 2010) cũng nhận thấy số trẻ em ở độ tuổi dưới 6 ảnh hưởng có ý nghĩa và tác động tiêu cực đến chi tiêu giáo dục. Điều này có nghĩa là hộ gia đình có càng nhiều trẻ em dưới 6 tuổi, chi tiêu dành cho những thành viên nhỏ tuổi này sẽ làm giảm chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Bên cạnh đó, số thành viên còn lại đang đi học nhiều khả năng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Số thành viên còn đang đi học ở các bậc học khác càng nhiều, mức phân bổ ngân sách cho các thành viên đang đi học trung học có thể giảm. Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng số thành viên còn lại trong hộ đang theo học ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi đại diện quy mô hộ gia đình để đánh giá tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Nghiên cứu kỳ vọng số thành viên đang đi học ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi càng tăng thì chi tiêu giáo dục trung học càng giảm. 2.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình Nhiều nghiên cứu cho thấy nơi sinh sống của hộ gia đình cũng có tác động đến mức chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu về chi tiêu giáo dục của bố mẹ cho trẻ được thực hiện ở Hoa Kỳ của Mauldin và cộng sự (2001) phân chia đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình thành 2 đặc điểm: hộ gia đình sinh sống ở vùng thành thị hay nông thôn và vùng miền mà hộ gia đình đang sinh sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình ở vùng Đông Bắc và phía Tây của Hoa Kỳ chi tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ gia đình ở khu vực phía Nam, và các hộ gia đình ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ gia đình ở nông thôn. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy hộ gia đình đang sinh sống ở khu vực thành thị vùng Đông Nam Bộ có mức chi tiêu giáo dục cao hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn. Kỳ vọng nghiên cứu đặt ra là hộ gia đình sinh sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu giáo dục trung học nhiều hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn. Trong nghiên cứu tỷ lệ bỏ học trong khoảng thời gian 2006 đến 2008 ở Việt Nam, Le Anh Khang (2012) đã sử dụng thêm đặc điểm vùng miền vào nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu của Le Anh Khang (2012) cho thấy tình trạng trẻ em bỏ học
  • 38. 28 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ cao hơn các vùng còn lại trên cả nước. Như vậy, các đặc điểm vùng miền nhiều khả năng ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến giáo dục của hộ gia đình. Mỗi vùng miền có những đặc điểm kinh tế - xã hội và tập quán khác nhau phần nào cũng chi phối quyết định của con người. Phân chia khu vực sinh sống của hộ gia đình sẽ là thiếu sót nếu không phân định những hộ gia đình đang sinh sống ở 5 thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ) với các tỉnh thành còn lại. Để đánh giá tổng thể hơn sự khác biệt giữa các thành phố lớn với các tỉnh thành còn lại, để tài sử dụng 5 thành phố trực thuộc trung ương để tìm hiểu thêm về mức độ khác biệt này. Mức độ phát triển kinh tế -xã hội ở 5 thành phố lớn này có sự khác biệt với các tỉnh/thành còn lại trong cả nước nên nhiều khả năng xảy ra hiện tượng chênh lệch trong chi tiêu hộ gia đình nói chung và chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình nói riêng. 2.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp thống kê mô tả các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình. Thống kê mô tả được thực hiện trên phần mềm Excel, Stata. Phương pháp định lượng xử lý số liệu được sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất (OLS). 2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS 2010 do Tổng cục thống kê Việt Nam thực hiện năm 2010 để trích lọc các thông tin về chi tiêu giáo dục và các đặc điểm của hộ gia đình. Bộ dữ liệu có tổng cộng 69.360 hộ được điều tra trên 3.133 xã/phường thuộc 64 tỉnh thành, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Cuộc khảo sát thu thập thông tin theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 2 đến quý 4 năm 2010 và một kỳ vào quý 1 năm 2011. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp được các phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa
  • 39. 29 bàn khảo sát. Tiêu chí để lựa chọn hộ gia đình nghiên cứu trong đề tài này như sau: (i) có thành viên đang theo học từ lớp 6 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam; (ii) thành viên đang đi học nằm trong độ tuổi theo học bậc trung học từ 11 tuổi đến 18 tuổi. Các thông tin được thu thập chủ yếu trên cơ sở trích xuất từ các mục: Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến đặc điểm hộ gia đình Mục 2: Giáo dục Mục 5: Chi tiêu Tuy nhiên có một số quan sát không thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết hoặc do thông tin điền sai theo quy ước nên có thể dẫn đến lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu của phần mềm. Sau khi lọc bỏ các quan sát này, cuối cùng dữ liệu còn giữ lại 2955 quan sát tương ứng với 2955 hộ gia đình. Chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ được tính bằng tổng chi tiêu cho giáo dục của các thành viên đang theo học từ lớp 6 đến lớp 12 chia cho số thành viên đang theo học bậc học này của hộ gia đình. Các số liệu được trích và đặt tên các biến được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc Nguồn Tên trường Tên biến Ý nghĩa muc1.dta Tinh Vung01 Vùng đồng bằng sông Hồng Tinh Vung02 Vùng trung du và miền núi phía Bắc Tinh Vung03 Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Tinh Vung04 Vùng Tây Nguyên Tinh Vung05 Vùng Đông Nam Bộ Tinh big5 5 thành phố lớn m1ac5 Age Tuổi chủ hộ m1ac2 Gender Giới tính chủ hộ m1ac6 Marital Tình trạng hôn nhân của chủ hộ m1ac5 Treduoi6 Số trẻ em dưới 6
  • 40. 30 ho11.dta Dantoc Ethnic Dân tộc của chủ hộ Ttnt Urban Khu vực thành thị - nông thôn muc2a1.dta m2ac6 Mem Số thành viên còn đang đi học các bậc học khác m2ac1, m2ac2a, m2ac2b Edu Trình độ học vấn của chủ hộ muc2_QX_ cau9_11.dta m2ac11k EExpch Chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ ho14.dta muc7.dta ho11.dta ho15.dta m5a1ct,m5a2ct, m5b1ct,m5b2ct m5b3ct,m6c7, m7c23,m2act, m3ct Expc Chi tiêu bình quân đầu người ho14.dta m5a1ct, m5a2ct FExpc Chi tiêu thực phẩm bình quân đầu người Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n=2955) Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình Bảng 2.2: Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình Mã biến Ý nghĩa Kỳ vọng lnExpc Ln Chi tiêu bình quân + lnFExpc Ln Chi tiêu thực phẩm bình quân +/- Ethnic Dân tộc của chủ hộ + Edu Trình độ học vấn của chủ hộ + Age Tuổi của chủ hộ +/- Gender Giới tính của chủ hộ + Marital Tình trạng hôn nhân của chủ hộ + Mem Số thành viên đang đi học các bậc học khác - Treduoi6 Số trẻ em dưới 6 tuổi của hộ - Urban Khu vực thành thị - nông thôn + Vung01 Vùng đồng bằng sông Hồng +/- Vung02 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc +/-
  • 41. 31 Vung03 Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung +/- Vung04 Vùng Tây Nguyên +/- Vung05 Vùng Đông Nam Bộ +/- Big5 Thành phố lớn trực thuộc trung ương + Tóm tắt chương 2: Chương này tác giả đã tiến hành tóm tắt các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình. Từ đó đã lựa chọn được mô hình kinh tế sử dụng cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó, thông qua việc lược sơ các kết quả nghiên cứu trước đã lựa chọn được các biến đại diện cho các đặc điểm hộ gia đình phù hợp với khung phân tích đã nêu ở chương 1. Các yếu tố được dự đoán sẽ có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học bao gồm: chi tiêu bình quân, chi tiêu thực phẩm bình quân, tuổi – trình độ học vấn – giới tính – tình trạng hôn nhân- sắc tộc của chủ hộ, số thành viên đang theo học các bậc khác, số trẻ em dưới 6 tuổi, khu vực sinh sống thành thị - nông thôn, các vùng miền trên cả nước và cuối cùng là khu vực sinh sống ở 5 thành phố lớn. Phần cuối của chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về bộ dữ liệu VHLSS 2010 và cách rút trích biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu và tóm tắt dấu kỳ vọng của các nhân tố được dự đoán có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình.
  • 42. 32 Đb.SôngCửuLong, 509 Đồng bằngSông Hồng, 623 Đôngnambộ,290 Tây nguyên, 218 Trung du & MN phíabắc,568 Bắctrungbộ&DH miền trung, 747 Hình 3.1: Phân bố trẻ đang theo học trung học trên cả nước CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) tổng quan về mẫu dữ liệu; (ii) tổng hợp các biến trong mô hình; (iii) chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình. 3.1 Tổng quan về mẫu dữ liệu (n=2955) Dữ liệu khảo sát của đề tài bao gồm 2955 quan sát hộ trên cả nước có chi tiêu cho giáo dục trung học. Trong đó, số hộ ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung chiếm tỷ trọng cao nhất với 747 quan sát, tiếp đến là đồng bằng Sông Hồng (623 quan sát) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 218 quan sát [Hình 3.1]. Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) Phân theo khu vực sinh sống, số quan sát ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 800 và 2155 quan sát. Trong mỗi khu vực, số hộ có dân tộc Kinh và Hoa chiếm áp đảo so với các dân tộc khác với tỷ trọng tương ứng là 78% và 93% ở khu vực nông thôn và thành thị [Phụ lục 3.1]. Đồng thời, các quan sát có dân tộc khác (ngoài dân tộc
  • 43. 33 Hình 3.2: Phân bố số trẻ đi học trung học Kinh và Hoa) tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (349/568 quan sát). [phụ lục 3.2] Về tình hình nhân khẩu, có 571 hộ có chủ hộ là nữ (tập trung chủ yếu ở nông thôn). Số hộ có tình trạng hôn nhân của chủ hộ là ly thân (bao gồm cả góa) chiếm gần 10% tổng số hộ trong khảo sát [phụ lục 3.4; 3.5]. Về tình hình giáo dục của trẻ: số trẻ đang học trung học của hộ gia đình chủ yếu ở nhóm 1 đến 2 trẻ, chiếm trên 97% số quan sát [Hình 3.2]. Số trẻ đang theo học ở các cấp học còn lại trong mỗi hộ tập trung cao nhất ở nhóm 1 hoặc 2 trẻ [phụ lục 3.3]. Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 ( n = 2955) 3.2 Tổng hợp các biến trong mô hình Tổng số quan sát được sử dụng trong mô hình là 2955. Thông tin tóm tắt các biến được mô tả ở bảng 3.1. Giá trị trung bình của lnEExpch là 7,10, lnExpc là 9,48 và lnFExpc là 8,66 tương ứng với mức chi tiêu lần lượt là 1,9; 16,6 và 6,6 triệu đồng/hộ/năm.
  • 44. 34 Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình Mã biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Min Max lnExpc 9,48 0,65 7,40 12,44 lnEExpch 7,10 0,96 2,30 11,09 lnFExpc 8,66 0,50 7,11 10,87 Ethinic 0,82 0,38 0 1 Edu 8,01 4,00 0 22 Age 45,70 10,16 18 92 Gender 0,81 0,39 0 1 Marital 0,90 0,30 0 1 Mem 0,53 0,66 0 5 Treduoi6 0,21 0,46 0 4 Urban 0,27 0,44 0 1 Vung01 0,21 0,41 0 1 Vung02 0,19 0,39 0 1 Vung03 0,25 0,43 0 1 Vung04 0,74 0,26 0 1 Vung05 0,98 0,30 0 1 Big5 0,10 0.30 0 1 Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 ( n = 2955) Trung bình số năm đi học của chủ hộ vào khoảng 8 năm so với số năm đi học cao nhất là 22 năm. Số thành viên đang theo học các bậc học còn lại dao động từ 0 đến 5 trẻ. Số trẻ dưới 6 tuổi của hộ gia đình nhiều nhất là 4 trẻ. 3.3 Chi tiêu cho giáo dục trung học 3.3.1 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình Chi tiêu cho giáo dục trung học có sự khác nhau theo địa điểm nơi hộ gia đình sinh sống. Cụ thể, mức chi tiêu cho giáo dục trung học ở khu vực thàn thị cao gấp hơn 2 lần so với mức chi tiêu ở khu vực nông thôn. Mức chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình ở khu vực thành thị gần 3,3 triệu so với mức 1,4 triệu ở khu vực nông
  • 45. 35 thôn và 1,9 triệu chung cho cả nước. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.2]. Bảng 3.2: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo khu vực hộ sinh sống (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) Nông thôn 1384,1 Thành thị 3299,2 Cả nước 1902,6 Chênh lệch (Nông thôn - Thành thị) -1915,1 Mức ý nghĩa 5% Có Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) Sự chênh lệch chi tiêu cho giáo dục trung học còn cao hơn giữa các hộ gia đình sinh sống ở 5 thành phố lớn so với các hộ gia đình sinh sống ở các tỉnh/thành còn lại trên cả nước. Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình ở 5 thành phố này cao gấp 2,8 lần so với các tỉnh/thành còn lại, với mức chi tiêu gần 4,5 triệu đồng/trẻ/năm so với mức 1,6 triệu đồng/trẻ/năm ở các tỉnh/thành khác. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.3]. Bảng 3.3: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo 5 thành phố lớn so với các tỉnh/thành còn lại (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) 5 thành phố lớn 4482,1 Tỉnh khác 1613,3 Cả nước 1902,6 Chênh lệch (Tỉnh khác - 5 thành phố lớn) -2868,8 Mức ý nghĩa 5% Có Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) Ngoài ra, giữa các vùng địa lý trên cả nước cũng có sự chênh lệch về mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục trung học. Kết quả phân tích phương sai giữa các vùng đều cho thấy sự chênh lệch này đều có ý nghĩa thống kê 1% [phụ lục 3.8]. Theo đó, hộ gia đình ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng có mức chi cho giáo dục trung học cao nhất nước với mức chi cao nhất là 3,7 triệu đồng/trẻ/năm ở Đông Nam bộ. Hộ gia đình ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức chi cho giáo dục trung học thấp nhất nước, với mức chi 1 triệu đồng/trẻ/năm so với mức chung 1,9 triệu
  • 46. 36 của cả nước [Hình 3.3]. Điểm đáng lưu ý ở phần chi giáo dục trung học của hộ gia đình ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Mức chi ở vùng này chỉ chạm mức 1,46 triệu và chỉ cao hơn vùng trung du và miền núi phía Bắc. Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) 3.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình Các yếu tố nhân khẩu học của hộ được đề cập trong nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, số trẻ đang theo học các bậc học còn lại, số trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và sắc tộc của chủ hộ. Ngoài yếu tố tình trạng hôn nhân [phụ lục 3.11] và yếu tố số trẻ nhỏ 6 tuổi [phụ lục 3.12] không có mối quan hệ rõ ràng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình, các yếu tố còn lại đều mối quan hệ với mức chi tiêu này. Đầu tiên, các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh và Hoa có mức chi cho giáo dục trung học cao hơn đáng kể so với các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác. Mức chi này ở các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh và Hoa là 2,16 triệu đồng/trẻ/năm, rất cao so với số 682 nghìn đồng ở các hộ gia đình thuộc dân tộc khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.4]. 4000. 0 3701. 7 3500. 0 3000. 0 2417. 5 2500. 0 2000. 0 1795. 2 1902. 6 1603. 7 1459. 7 1500. 0 1072. 1 1000. 0 500. 0 0.0 Đồng bằngTrung du SôngHồng&MNphía bắc Bắctrung bộ & DH miềntru ng Tây nguyê n Đông namĐb.Sông Cảnước bộ CửuLong Hình 3.3: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình ở 6 vùng nghìn đồng/năm/trẻ
  • 47. 37 Bảng 3.4: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo sắc tộc của chủ hộ (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) Kinh và Hoa 2164,5 Dân tộc khác 682,0 Cả nước 1902,6 Chênh lệch (Dân tộc khác - Kinh và Hoa) -1482,5 Mức ý nghĩa 5% Có Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) Theo giới tính của chủ hộ, kết quả phân tích sự chênh lệch mức chi tiêu trung bình cho giáo dục trung học của hai nhóm chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ cho thấy ở nhóm chủ hộ là nữ có mức chi tiêu này là nhiều hơn tương đối so với nhóm chủ hộ là nam (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%). Mức chi tiêu một năm cho giáo dục trung học ở hai nhóm chủ hộ này lần lượt là 2,3 triệu và 1,8 triệu. Chênh lệch về chi tiêu giáo dục trung học của hai nhóm chủ hộ này khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.5]. Bảng 3.5: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) Nữ 2294,2 Nam 1808,8 Cả nước 1902,6 Chênh lệch (Nữ - Nam) 485,5 Mức ý nghĩa 5% Có Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) Số trẻ đang theo học ở các bậc học còn lại có mối quan hệ với chi tiêu giáo dục trung học. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa rõ ràng và thiếu ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm trẻ đang theo học ở các cấp còn lại này chưa cho thấy việc gia tăng số trẻ đi học ở các cấp khác sẽ làm giảm mức chi tiêu cho nhóm trẻ học trung học [phụ lục 3.13]. Tuổi của chủ hộ có mối quan hệ thuận chiều với mức chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình. Các hộ có chủ hộ thuộc nhóm tuổi càng cao thì mức chi cho giáo dục trung học càng nhiều. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở các nhóm tuổi dưới 52,
  • 48. 38 ở nhóm tuổi cao nhất (từ 52 tuổi trở lên) lại cho thấy điều ngược lại. Do vậy, mối tương quan giữa tuổi của chủ hộ với mức chi tiêu giáo dục trung học của trẻ sẽ có dạng parabol úp xuống (lồi) [hình 3.4]. Tất cả các sự chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục trung học giữa các nhóm tuổi chủ hộ này đều có ý nghĩa thống kê 5% [phụ lục 3.14]. Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 201 (n = 2955) Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có mối quan hệ tuyến tính với mức chi tiêu cho giáo dục trung học của trẻ [hình 3.5]. Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) 2408. 6 2500. 0 2079. 1 2006. 0 2000. 0 1836. 3 1902. 6 1374. 2 1500. 0 1000. 0 500. 0 0.0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Cả nước Nhóm 1: nhóm tuổi nhỏ nhất; nhóm 5: nhóm tuổi cao nhất Hình 3.4: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo nhóm tuổi của chủ hộ 4000. 0 3500. 0 3618. 7 3000.0 2444. 2 2500.0 1847.7 1902. 6 2000. 0 1481. 8 1500. 0 1000. 0 500. 0 1178. 6 0.0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm5 Cả nước Nhóm 1: học vấn thấp nhất; nhóm 5: học vấn cao nhất Hình 3.5: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các nhóm học vấn của chủ hộ nghìn đồng/năm/trẻ nghìn đồng/năm/trẻ
  • 49. 39 1902.6 1000. 0 500.0 0.0 668.9 Nhóm1 Nhóm2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm5 Cả nước Nhóm 1: ít chi tiêu nhất; nhóm 5: chi tiêu nhiều nhất Hình 3.6: Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các nhóm chi tiêu của hộ Học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ càng nhiều. Ở nhóm có học vấn cao nhất (tối thiểu 13 năm đi học) cao hơn gấp 3 lần so với nhóm có học vấn thấp nhất (tối đa là 6 năm đi học). Tất cả các sự chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục trung học giữa các nhóm học vấn này đều có ý nghĩa thống kê 5% [phụ lục 3.15]. 3.3.3 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với mức chi tiêu bình quân đầu người của hộ. Theo đó, những hộ thuộc nhóm chi tiêu cao nhất (nhóm 4, nhóm 5) có mức chi tiêu giáo dục trung học cao hơn rất nhiều so với các nhóm có mức chi tiêu thấp nhất (nhóm 1, nhóm 2) [Hình 3.6]. Ngoài ra, kết quả phân tích ANOVA Oneway [phụ lục 3.16] cho thấy mức chi tiêu của hộ tăng sẽ làm tăng tương ứng mức chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình cho trẻ. 4500.0 4070.7 4000.0 3500.0 3000.0 2500.0 2077.1 2000.0 1552.6 1500.0 1143.7 Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955) Tóm tắt chương 3: Bộ dữ liệu khảo sát sử dụng trong đề tài bao gồm 2955 quan sát. Các quan sát được phân bố trên cả 6 vùng địa lý, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Kết quả thống kê bước đầu trên bộ dữ liệu này cho thấy chi tiêu giáo dục trung học có sự khác nhau theo địa điểm hộ sinh sống. Cụ thể: ở khu vực thành thị có mức chi bình quân lớn hơn nghìn đồng/năm/trẻ
  • 50. 40 nông thôn, ở các thành phố lớn thì mức chi bình quân lớn hơn các tỉnh/thành còn lại; mức chi bình quân lớn nhất, và thấp nhất tương ứng ở vùng Đông Nam Bộ và Trung du & miền núi phía Bắc so với các vùng còn lại. Ngoài ra, chi tiêu giáo dục trung học còn phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu của hộ. Các yếu tố như chi tiêu hoặc dân tộc của hộ, giới tính, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ đều có mối quan hệ chặt chẽ với mức chi tiêu giáo dục trung học.