SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO
DỤC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH MIỀN BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số : 60310105
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục
của các hộ gia đình miền Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung” là nghiên cứu
do chính tôi thực hiện.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có
độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
khoá luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên
cứu của mình. Học viên thực hiện khoá luận
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu khoá luận. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN. 6
1.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng 6
1.1.1 Định nghĩa 6
1.1.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng 6
1.1.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu 7
1.2 Lý thuyết đầu tư giáo dục 10
1.3 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình. 11
1.4 Các nghiên cứu liên quan 12
1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước 12
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước 14
1.5 Khung phân tích của nghiên cứu. 17
1.6 Tổng quan về chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH. 23
2.1 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết 23
2.2 Mô hình và dữ liệu nghiên cứu. 24
2.2.1 Mô hình nghiên cứu 24
2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu. 25
2.3 Cơ sở chọn lựa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của
các hộ gia đình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 26
2.3.1 Chi tiêu giáo dục của các hộ. 26
2.3.2 Chi tiêu bình quân của hộ gia đình. 26
2.3.3 Chi tiêu thực phẩm bình quân. 27
2.3.4 Chi tiêu y tế 28
2.3.5 Giới tính của chủ hộ. 28
2.3.6 Dân tộc của chủ hộ. 29
2.3.7 Trình độ học vấn của chủ hộ. 29
2.3.8 Tuổi của chủ hộ. 29
2.3.9 Quy mô hộ gia đình. 30
2.3.10 Nơi sinh sống của hộ gia đình. 30
2.3.11 Giới tính của trẻ 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 34
3.1 Mô tả đặc điểm hộ gia đình trong mẫu quan sát 34
3.1.1 Trình độ học vấn của chủ hộ. 34
3.1.2 Tuổi của chủ hộ. 35
3.1.3 Quy mô hộ gia đình. 35
3.2 Tổng quan về chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình. 36
3.2.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình. 36
3.2.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân. 36
3.2.3 Chi tiêu y tế 37
3.2.4 Chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học 38
3.2.5 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của chủ hộ. 39
3.2.6 Chi tiêu giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ. 40
3.2.7 Chi tiêu giáo dục phân theo nơi sinh sống của hộ gia đình. 41
3.2.8 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của trẻ 41
3.3 Kết quả định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục 42
3.3.1 Các bước kiểm định và hồi quy 43
3.3.2 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy 45
3.3.2.1. Chi tiêu bình quân hộ gia đình. 46
3.3.2.2. Chi tiêu thực phẩm bình quân. 47
3.3.2.3. Chi tiêu y tế 47
3.3.2.4. Dân tộc của chủ hộ. 48
3.3.2.5. Trình độ học vấn của chủ hộ. 48
3.3.2.6. Tuổi của chủ hộ. 49
3.3.2.7. Quy mô hộ gia đình. 49
3.3.2.8. Giới tính trẻ 50
3.3.2.9. Nơi sinh sống của hộ gia đình. 50
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51
4.1 Kết luận. 51
4.2 Các khuyến nghị 53
4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 61
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan 14
Bảng 1.2: Chi tiêu bình quân giáo dục của các hộ gia đình ở các vùng kinh tế Việt
Nam qua các năm (đơn vị tính: 1.000đồng) 19
Bảng 1.3: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt
Nam (đơn vị tính: %) 20
Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc cho vùng 3 25
Bảng 2.2: Tóm tắt đặc điểm các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu. 32
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính:
lớp) 34
Bảng 3.2: Thống kê mô tả quy mô hộ gia đình (đơn vị tính: người) 35
Bảng 3.3: Chi tiêu bình quân hộ gia đình phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính:
1.000đồng) 36
Bảng 3.4: Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị
tính: 1.000đồng) 37
Bảng 3.5: Chi tiêu cho y tế phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính:
1.000đồng) 37
Bảng 3.6: Chi tiêu giáo dục cho phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000
đồng) 38
Bảng 3.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong chi tiêu bình quân phân theo cấp học
của trẻ (đơn vị tính: %) 39
Bảng 3.8: Chi tiêu trung bình cho giáo dục phân theo giới tính chủ hộ (đơn vị tính:
1.000đồng) 39
Bảng 3.9: Chi tiêu cho giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ (đơn vị tính:
1.000đồng) 40
Bảng 3.10: Chi tiêu cho giáo dục phân theo khu vực sống của hộ gia đình (đơn vị
tính: 1.000đồng) 41
Bảng 3.11: Chi tiêu cho giáo dục phân theo giới tính của trẻ (đơn vị tính:
1.000đồng) 42
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy bốn mô hình 44
Bảng 3.13: Kết quả hồi quy bốn mô hình sau khi hiệu chỉnh 45
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Đường tiêu dùng theo thu nhập 8
Hình 1.2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu 8
Hình 1.3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ 9
Hình 1.4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp 10
Hình 1.5: Khung phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục 18
Hình 1.6: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt
Nam năm 2010 (đơn vị tính: %) 21
Hình 1.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt
Nam qua các năm (đơn vị tính: %). 22
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tại các quốc gia trên thế giới, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà ở mọi thời
đại giáo dục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển xã hội, giảm nghèo đói,
và là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng như các quốc
gia khác đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu và luôn dành sự đầu tư đặc biệt cho
sự nghiệp phát triển giáo dục. Becker (1993) cho rằng đối với cá nhân thì với nền
tảng giáo dục tốt sẽ tạo ra lợi thế cho cá nhân ở nhiều mặt trong cuộc sống như là tăng
năng suất lao động, khả năng tiếp cận với công nghệ, và là yếu tố ảnh hưởng đến mức
thu nhập cao hơn.
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó là chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng được cải thiện. Đánh giá mức sống của người dân, trước tiên
cần đánh giá các nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống như ăn uống, giáo dục, y
tế…Trong đó, chi tiêu cho giáo dục là một trong những chỉ tiêu đặc biệt của hộ gia
đình vì nó không mang lại lợi ích trước mắt và cho chính bản thân họ nhưng có tác
dụng về sau. Khi mức sống của người dân tăng lên thì hộ gia đình không còn phải lo
nhiều đến cái ăn, cái mặc thông thường, họ hướng đến những lợi ích cao hơn là lo
cho con cái. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia đình càng quan tâm đến chất
lượng giáo dục của con em thì họ càng chi tiêu cho nó nhiều hơn, và xem đó như một
khoản đầu tư mang lại lợi ích trong tương lai. Với nguồn thu nhập nhất định, hộ gia
đình cũng phải cân nhắc giữa chi tiêu như thế nào cho các nhu cầu cần thiết trong
cuộc sống, bên cạnh việc chi tiêu giáo dục cho con em học tại các bậc học khác nhau
sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh tế- xã hội của từng hộ gia đình.
Trong những năm gần đây nước ta luôn chú trọng việc nâng cao mức sống của
người dân. Thể hiện qua việc cố gắng cải cách chính sách tiền lương nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Theo số liệu thống
kê từ Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung cho người lao động
2
trong khu vực hành chính sự nghiệp đã điều chỉnh 8 lần từ 210.000 đồng/tháng lên đến
1.50.00 đồng/tháng, với mức tăng gần 5 lần. Việc tăng lương này phần nào đáp
ứng mức chi tiêu của các hộ gia đình. Nhưng liệu việc tăng lương, tăng chi tiêu này
thì người dân có tăng chi tiêu cho giáo dục không và tỷ lệ tăng này so với tăng chi
tiêu là như thế nào?
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 69,05% dân số sống ở nông thôn
thường có thu nhập thấp (Tổng Cục thống kê, 2010). Và trong những năm gần đây
thì quá trình đô thị hóa càng nhanh làm cho dân thành thị tăng nhanh chóng dẫn đến
thu nhập của người dân thành thị tăng nhanh từ 24,12% (2000) tăng lên 30,50%
(2010) (Tổng Cục thống kê, 2010). Sự khác nhau về thu nhập của các hộ gia đình
nông thôn và thành thị đang là mối bận tâm của chính phủ. Tuy nhiên, ở mức độ hộ
gia đình thì tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình này cũng là một trong
những vấn đề cần được quan tâm để có những chính sách giáo dục cho phù hợp với
từng vùng, từng địa phương.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên 90.790 km2
,
chiếm 28% diện tích tự nhiên cả nước và chia làm 2 tiểu vùng: Bắc Trung bộ gồm có
6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và
Duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Dân số trung bình theo thống kê
2012 là 10,09 triệu người, chiếm 11,39% dân số cả nước (Tổng Cục Thống kê). Kinh
tế vùng này những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác lâm nghiệp, thủy sản và nông
nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên lại không được thuận lợi. Với địa hình là dãi đất
hẹp nhất Việt Nam được tạo bởi vùng núi cao phía tây, sườn bờ biển ở phía đông đã
tạo nên những con sông ngắn và dốc. Bên cạnh đó, hầu hết các cơn bão vào Việt Nam
tập trung ở vùng này đã tạo nên những cơn lũ vét không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động
sản suất của người dân mà còn tàn phá cơ sở vật chất, hạ tầng làm cho cuộc sống
người dân sau những cơn bão trở nên khánh kiệt. Vì nạn chặt phá rừng bừa bãi và
đánh bắt hải sản
3
không có quy hoạch nên dù có rừng vàng, biển bạc thì cuộc sống của người dân vùng
này vẫn còn nhiều khó khăn, trừ một số thành phố lớn.Vậy có phải vì cuộc sống khó
khăn mà người dân vùng này đầu tư cho con cái họ đi học nhiều hơn hay ít hơn các
vùng khác và tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với các chi tiêu khác như thực phẩm, y tế
thì như thế nào?
Mức chi tiêu giáo dục cho con em trong hộ gia đình là một chỉ số có thể đại
diện cho sự quan tâm của hộ về giáo dục cho trẻ. Các yếu tố kinh tế-xã hội của hộ gia
đình, đặc điểm của trẻ ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu giáo dục là một vấn đề cần
quan tâm xem xét và đánh giá, từ đó kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những
nhà hoạch định chính sách giáo dục nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam” nhằm góp phần làm sáng tỏ
vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung,
Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích thống kê và định lượng số liệu từ bộ dữ liệu điều
tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 của Tổng Cục Thống kê. Để
đạt được mục tiêu này, đề tài tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi như sau:
- Các yếu tố kinh tế - xã hội nào ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho giáo dục của
các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam?
- Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên thì tỷ lệ tăng chi tiêu cho giáo dục như
thế nào và cấp học nào là bị tác động mạnh nhất?
- Chi tiêu lương thực thực phẩm và chi tiêu cho y tế có ảnh hưởng đến đến chi
tiêu cho giáo dục của hộ gia đình hay không?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình miền Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung, Việt Nam.
4
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian, không gian
như sau: (i) Về thời gian: nghiên cứu mức chi tiêu cho giáo dục trong năm 2009 theo
bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010. (ii) Về không gian:
Trong khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam, từ nông thôn đến
thành thị.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn số liệu chính là dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo
sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục Thống kê và nguồn dữ
liệu được thu thập từ Tổng Cục Thống kê.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để xử lý, so sánh, tổng hợp các số liệu và
đưa ra những nhận xét cơ bản.
- Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến xác định
các nhân tố tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ.
5. Kết cấu khoá luận.
Bài luận này gồm có các chương như: Phần mở đầu sẽ giới thiệu về lý do chọn
đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và kết cấu khoá luận. Chương 1 – Cơ sở lý thuyết và thực tiển sẽ giới thiệu về cơ
sở lý luận làm nền tảng cho bài nghiên cứu và tóm tắt các nghiên cứu liên quan.
Chương 2 – Phương pháp và mô hình sẽ trình bày các mô hình kinh tế, sự lựa chọn
mô hình của tác giả cho nghiên cứu này, trình bày cơ sở dữ liệu và phân tích để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung
bộ và Duyên hải miền Trung. Chương 3 – Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả
của mô hình và phân tích kết quả. Chương 4 – Kết luận và khuyến nghị. Nội dung
chương này sẽ tóm lược lại những kết quả đáng chú ý của đề tài và đặc biệt là kết quả
phân tích định lượng. Từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị, hàm ý về chính sách về mức
chi tiêu giáo dục của hộ gia
5
đình. Ngoài ra, chương này cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất
những hướng nghiên cứu tiếp theo.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết dùng để làm nền tảng
cho các phân tích trong bài nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung trong chương cũng trình
bày và phân tích một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan mà tác giả
đã tham khảo để lựa chọn các biến đưa vào trong mô hình nghiên cứu.
1.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng.
1.1.1 Định nghĩa.
- Theo James F. Engel và các cộng sự (2005): “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ
những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở
hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định
diễn ra trước, trong và sau hành động đó”.
Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu hành vi tiêu dùng là một quá trình mà
một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ. Quá trình này bao gồm những suy
nghĩ, cảm nhận, thái độ và các hành động mua sắm, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
1.1.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng.
Theo Mas-Colell và cộng sự (1995), lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết
định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng
hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn
rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình.
Max u(x) với điều kiện
p*x≤ I Trong đó,
x=(x1, x2,…,xn) là rổ hàng hóa tiêu dùng và x1, x2,…,xn là các loại hàng hóa.
p=(p1, p2,…,pn) là giá của rổ hàng hóa và p1, p2,…,pn là giá của từng loại hàng
hóa
trong rổ.
I: Ngân sách của người tiêu dùng.
7
Với mức giá p của thị trường và ngân sách I cố định, người tiêu dùng lựa chọn
sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất. Vấn đề này được thực hiện
dựa trên một số giả định cơ bản như thông tin thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng
chấp nhận giá và giá của hàng hóa có dạng tuyến tính.
1.1.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu.
Vào thế kỷ XIX, một nhà thống kê người Đức, Ernet Engel (1821-1896) đã thực
hiện một nghiên cứu thực nghiệm về ngân sách gia đình để đưa ra kết luận về các mô
hình chi tiêu tiêu dùng, đó là chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ khác nhau của các
hộ gia đình ở những mức thu nhập khác nhau.
Theo nghiên cứu của Engel, khi thu nhập tăng lên, tỷ trọng thu nhập chi cho các
hàng hóa thiết yếu như thực phẩm thì giảm và chi cho các hàng hóa xa xỉ như các
hàng hóa và dịch vụ công nghiệp lại tăng. Hay nói cách khác, các gia đình nghèo
thường dành tỷ trọng tương đối lớn trong thu nhập của họ cho các nhu cầu cần thiết,
trong khi các gia đình giàu lại dành phần lớn thu nhập cho các nhu cầu xa xỉ. Sự thay
đổi này trong các mô hình chi tiêu tiêu dùng với sự gia tăng thu nhập của các hộ gia
đình được gọi là quy luật Engel.
Để đơn giản, ta sẽ mô tả và giải thích mối quan hệ giữa thu nhập và số lượng
hàng hóa thay cho chi tiêu và giả định là giá của hàng hóa là không thay đổi.
Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần luợt là Px và Py, đường
ngân sách tương ứng là I1 và đường đẳng ích là U1. Điểm phối hợp tối ưu là E(x1,y1)
là tiếp điểm của đường ngân sách và đường đẳng ích.
Nếu thu nhập tăng lên là I2, giá của các sản phẩm không đổi là Px và Py thì đường
ngân sách sẽ là I2. Điểm phối hợp tối ưu mới là F(x2,y2) là tiếp điểm của đường ngân
sách với đường đẳng ích U2. Nối các điểm E, F ta sẽ được tiêu dùng theo thu nhập
(ICC).
Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối điểm tối ưu giữa hai sản
phẩm khi thu nhập thay đổi, giá của sản phẩm không đổi.
8
ICC
F
E
2
Y
I2/Py
I1/Py
0
I1/Px
X
I2
/
P
x
Hình 1.1: Đường tiêu dùng theo thu nhập.
Đường tiêu dùng – thu nhập ICC (Income-Consumption Curve): Đường tiêu dùng
– thu nhập đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương ứng với
từng mức thu nhập khi giá cả các loại hàng hóa là không đổi.
I
I2
I1
0 X1 X X
Hình 1.2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu.
Như vậy, đường cong tiêu thụ - thu nhập (ICC) có thể được sử dụng để giải
thích các mối quan hệ giữa mức độ thu nhập của người tiêu dùng với số lượng mua
của một mặt hàng và được gọi là đường cong Engel.
ICC
F
E
U2
U1
9
F
ICC
E
X
1
Độ dốc của đường cong Engel ICC như hình 1.2 là ΔI / ΔX với ΔI viết tắt của
sự thay đổi trong thu nhập và ΔX cho sự thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa X và
tỷ lệ này sẽ có dấu dương. Điều quan trọng cần lưu ý là độ dốc của đường cong Engel
trong hình 1.2 tăng lên khi thu nhập tăng lên. Điều này cho thấy rằng với mỗi mức
tăng bằng nhau trong thu nhập, thì số lượng hàng hóa mua sẽ giảm dần. Như vậy,
đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa thiết yếu thì số lượng mua của
hàng hóa tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ giảm dần.
I
I
2
I1
0
X X2
Hình 1.3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ.
Các đường cong Engel rút ra trong hình 1.3 có hướng lên trên dốc nhưng là lõm.
Điều này cho thấy rằng độ dốc của đường cong Engel (ΔI / ΔX) đang giảm với sự gia
tăng thu nhập. Nghĩa là, với mỗi mức tăng bằng nhau trong thu nhập, thì số lượng
hàng hóa mua sẽ tăng cao hơn. Như vậy, trong trường hợp này, số lượng mua của
hàng hóa tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ nhanh hơn. Hàng
hóa như vậy được gọi là xa xỉ.
10
ICC
F
E
X
2
I
I2
I1
0
X X1
Hình 1.4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp.
Đối với hàng hóa cấp thấp thì độ dốc của đường cong Engel có hệ số âm
(hình 1.4), nghĩa là khi thu nhập tăng lên thì người ta sẽ giảm chi tiêu cho hàng hóa
này.
Như vậy, dựa vào hình dạng của đường Engel của từng loại hàng hóa ta có
thể biết đó là sản phẩm thiết yếu, sản phẩm xa xỉ hay là sản phẩm cấp thấp.
1.2 Lý thuyết đầu tư giáo dục.
Lý thuyết vốn con người liên quan đến giáo dục như là một sự đầu tư để tối đa
hóa chất lượng cuộc sống (Schultz, 1961, Becker, 1993). Việc đầu tư thêm cho giáo
dục sẽ tạo ra lợi ích về mặt nâng cao thu nhập trong tương lai đồng thời đòi hỏi chi
phí trực tiếp và chi phí cơ hội vì không làm việc trong thời gian đi học. Mỗi người sẽ
so sánh những chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội với lợi ích trong tương lai của việc
đầu tư cho đi học. Việc đầu tư sẽ tiếp tục miễn là tỷ lệ biên lợi nhuận cao hơn chi phí
bây giờ đã bỏ ra. Việc đầu tư cho giáo dục sẽ tăng theo kỳ vọng lợi nhuận đạt được
trong tương lai và giảm theo chi phí đi học.
Becker (1993) và Schultz (1961) nhận định hai đối tượng có học vấn khác nhau
thường có những thu nhập khác nhau. Từ sự khác biệt trong thu nhập đó, cha mẹ sẽ
có
11
những quyết định cho con cái đi học trong bao nhiêu năm tùy thuộc vào nhận thức
của từng cha mẹ đối với thu nhập của con cái họ trong tương lai.
Các nhu cầu học tập của trẻ em có thể được biểu diễn như là một hàm của tiền
lương của các thành viên hộ gia đình, chi phí cho giáo dục, thu nhập hộ gia đình chưa
được hưởng và một tập hợp các đặc điểm của trẻ em, gia đình và thị trường lao động
địa phương.
Các giả định về sự quan tâm của cha mẹ và nguồn vốn có giới hạn tạo ra mối
quan hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ và thu nhập của hộ đến việc đầu tư giáo
dục cho trẻ. Cha mẹ có học vấn cao sẽ quan tâm nhiều đến phúc lợi của con cái của
họ (Becker và Tomes, 1993). Giáo dục của cha mẹ có thể đại diện cho hành vi của họ
đối với việc học của trẻ và các yếu tố giáo dục của cha mẹ có thể phản ánh các khoản
đầu tư cho trẻ em học tiểu học. Giáo dục của người mẹ cũng có thể đại diện cho thu
nhập cố định, chi phí cơ hội của mẹ trong thị trường lao động và sản xuất của hộ gia
đình.
1.3 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình.
Khi ra quyết định cho một vấn đề nào đó của hộ gia đình thì liệu đó là quyết
định của người chủ hộ hay của tập thể các thành viên trong hộ gia đình đó? Trong
nghiên cứu của Douglas (1983) về quá trình ra quyết định của hộ gia đình thì quyết
định này được xem xét bởi các yều tố sau:
- Quá trình này dựa trên ý kiến của một số thành viên trong gia đình chứ không
phải là ý kiến riêng của chủ hộ và việc này đảm bảo tối đa lợi ích của các thành viên
trong gia đình cũng như hạn chế các quyết định gây bất lợi.
- Việc ra quyết định của hộ gia đình còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tư
vấn của người bán hàng… hay các điều kiện sống cũng như các môi trường kinh tế -
xã hội, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ mà hộ gia đình đó bị tác động.
Vì thế mà việc ra quyết định cho một vấn đề nào đó nói chung và cho việc chi
tiêu giáo dục hay thực phẩm nói riêng của hộ gia đình cần xem xét nhiều nhân tố từ
các yếu tố bên trong hộ gia đình đến các yếu tố từ bên ngoài xã hội.
12
1.4 Các nghiên cứu liên quan.
1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước.
Meng Zhao và Paul Glewwe (2007), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc
nhập học của cá nhân trong hộ gia đình ở miền nông thôn ở Trung Quốc. Nghiên cứu
này cho rằng nhu cầu cho số năm đi học của hộ gia đình là một hàm các yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí và lợi ích của việc học thêm gồm bốn nhóm: Đặc tính cá nhân của
trẻ (giới tính, tuổi, tình trạng dinh dưỡng), đặc điểm hộ gia đình (trình độ học vấn của
cha và mẹ, nhận thức về giáo dục giới tính của cha và mẹ, mong muốn của cha mẹ về
trình độ đạt được của trẻ, chi tiêu bình quân), đặc điểm công cộng (khoảng cách từ
nhà đến trường) và đặc điểm của trường học, giáo viên (học phí, số phòng thí nghiệm
khoa học, thư viện, kinh nghiệm, lương của giáo viên). Bài nghiên cứu đã sử dụng
hồi quy probit để ước lượng số năm đi học của trẻ.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thu nhập
của hộ gia đình có tác động tích cực đến số năm hoàn thành đi học của trẻ em. Trình
độ giáo dục và thái độ đối với giáo dục của trẻ của các bà mẹ cũng có tác động mạnh
mẽ. Các phòng thí nghiệm khoa học và kinh nghiệm của giáo viên cũng tác động tích
cực đối với việc học của trẻ.
Aysit Tansel (1999), nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến việc nhập
học của các bé trai và gái ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra
các yếu tố quyết định thành tựu giáo dục ở cấp tiểu học, trung học, phổ thông và cao
hơn. Bài nghiên cứu đã sử dụng hồi quy probit để ước lượng số năm đi học của trẻ
với các bậc như 0, 2, 5, 8, 11, 15 và nhiều năm học hơn. Trong đó, đối với những ai
không biết chữ thì nhận giá trị 0, biết chữ mà không tốt nghiệp ở bất cứ trường nào
thì có giá trị là 2, tốt nghiệp cấp tiểu học, trung học, phổ thông thì nhận giá trị 5, 8,
11 năm học còn tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn thì có 15 hoặc nhiều năm đi học hơn.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các yếu tố cá nhân và hộ gia đình như thu
nhập của hộ gia đình, giáo dục của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, các yếu tố đặc
điểm cộng đồng như khu
13
vực nông thôn – thành thị, khoảng cách đến các trung tâm tàu điện ngầm, thành phần
lao động địa phương, sự di dân để giải thích việc nhập học của các trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu này đã sử dụng hai mô hình cho từng giới tính của trẻ là trai hay gái để
giải thích thêm những yếu tố trên tác động tới bé trai và gái như thế nào.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ở bậc tiểu học thì tỷ lệ nhập học cao ở cả
bé trai và bé gái. Tuy nhiên ở vùng Đông Nam thì tỷ lệ bỏ học của bé gái nhiều hơn.
Và chỉ một nữa học sinh tốt nghiệp tiểu học đăng ký học trung học. Biến thu nhập
của hộ gia đình có tác động tích cực đến việc đi học của trẻ và hệ số biến này ở bé
gái lớn hơn mô hình của bé trai. Điều này cho thấy giáo dục là hàng hóa thông thường.
Biến số năm đi học của cha mẹ cũng như nghề nghiệp của cha mẹ có liên quan mạnh
mẽ đến thành tựu học tập của trẻ và các biến này cũng tác động đến các bé gái mạnh
hơn các bé trai. Sự tác động của giáo dục cha mẹ đối với các bé gái thì tăng dần ở các
cấp học cao hơn còn ở các bé trai thì hầu như là không có thay đổi. Bên cạnh đó các
hộ gia đình ở thành thị thường cho con mình đi học cao hơn các hộ gia đình ở nông
thôn.
Tilak, Jandhyala B.G (2002), nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho
giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ. Theo đó, Tilak đã ước lượng chi
tiêu cho giáo dục cho đứa trẻ của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ phụ thuộc vào
các yếu tố như thu nhập của hộ, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của chủ hộ, giới
tính của trẻ, quy mô hộ gia đình, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát triển
của làng xã nơi hộ gia đình sống và các khoản trợ cấp. Kết quả cho thấy thu nhập của
hộ gia đình có tác động tích cực đối với chi tiêu cho giáo dục của trẻ, quy mô hộ gia
đình làm tăng chi tiêu hộ gia đình nhưng mang tính gánh nặng, tiêu cực. Các yếu tố
còn lại không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến chi tiêu cho giáo dục
của hộ.
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác như Mauldin và cộng sự (2001), nghiên
cứu chi tiêu của cha mẹ đối với giáo dục của con cái với kết quả số tiền mà bố mẹ chi
cho việc học của con cái phụ thuộc vào thu nhập sau thuế của cha mẹ, trình độ học
vấn của cha mẹ, tuổi của cha mẹ, nơi sinh sống của gia đình (nông thôn hay thành
thị). Hay
14
nghiên cứu của Qian và Smyth (2008) đã sử dụng hồi quy Tobit để đánh giá tác động
của thu nhập và các đặc điểm hộ gia đình đến nhu cầu giáo dục. Kết quả của nghiên
cứu này là thu nhập của hộ gia đình vẫn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu cho
giáo dục của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ và tính chuyên
nghiệp của nghề nghiệp của cha mẹ cũng có tác động tích cực. Hộ gia đình có nhiều
trẻ đến trường thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Hộ gia đình sống ở ven biển có
xu hướng chi tiêu cho giáo dục khác với các hộ ở các vùng còn lại.
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước.
Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: nghiên cứu ở vùng Đông Nam bộ, Việt Nam.
Nghiên cứu này đã sử dụng bộ dữ liệu VHLSS năm 2008 của Tổng Cục thống kê với
phương pháp hồi quy OLS để xem xét các yếu tố tổng chi tiêu, quy mô hộ, nơi sinh
sống của hộ, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ và các trợ cấp cho
giáo dục đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng này.
Kết quả cho thấy tổng chi tiêu của hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ gia đình,
trình độ học vấn của chủ hộ, các khoản trợ cấp cho giáo dục có ảnh hưởng tích cực
đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình.
Nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013), đánh giá tác động của đặc điểm hộ
gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của các hộ gia đình Việt Nam. Nghiên cứu
này sử dụng bộ dữ liệu VHLSS (2010) và hồi quy OLS ước lượng các yếu tố tác động
đến giáo dục trung học. Kết quả cho thấy chi tiêu bình quân có tác động tích cực đến
chi tiêu cho giáo dục nhưng chi tiêu thực phẩm bình quân lại có tác động tiêu cực.
Ngoài ra các nhân tố khác như dân tộc, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, nơi sinh
sống của hộ gia đình đến có ý nghĩa.
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan.
Nghiên cứu Mô tả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu các - Dữ liệu nghiên cứu là từ điều tra - Thu nhập của hộ gia đình
15
nhân tố tác động
đến việc nhập
học của cá nhân
trong hộ gia đình
ở miền nông
thôn ở Trung
Quốc – Meng
Zhao và Paul
Glewwe (2007)
Cam Túc của trẻ em và gia đình
(GSCF), năm 2000 và 2004.
- Phương pháp nghiên cứu: hồi quy
Probit.
- Các biến giải thích: giới tính, tuổi,
trình độ dinh dưỡng của trẻ, trình độ
học vấn, thái độ về giới tính của trẻ,
mong muốn giáo dục của trẻ của cha
và mẹ, chi tiêu bình quân đầu người,
khoảng cách đến trường, học phí,
phòng khoa học, thư viện, kinh
nghiện, lương của giáo viên.
càng tăng thì số năm đi học
của trẻ càng cao.
- Trình độ học vấn và thái
độ đối với giáo dục của trẻ
của các bà mẹ có tác động
mạnh mẽ.
- Phòng thí nghiệm khoa
học và số năm kinh nghiệm
của giáo viên có tác động
tích cực đến số năm đi học
của trẻ
Nghiên cứu này
xem xét các yếu
tố tác động đến
việc nhập học
của các bé trai và
gái ở Thổ Nhĩ
Kỳ - Aysit
Tansel (1999)
- Dữ liệu nghiên cứu từ cuộc điều tra
chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình
của Viện thống kê nhà nước Thổ Nhĩ
Kỳ năm 1994.
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy
Probit hai mô hình riêng biệt cho bé
trai và gái.
- Các biến trong nghiên cứu: thu nhập
của hộ gia đình, giáo dục của cha mẹ,
nghề nghiệp của cha mẹ, khu vực
nông thôn – thành thị, khoảng cách
đến các trung tâm tàu điện ngầm,
thành phần lao động địa
phương, sự di dân.
- Thu nhập của hộ gia đình
có tác động tích cực đến
thành tựu học tập nhưng tác
động đến bé gái mạnh hơn.
- Trình độ học vấn của cha
mẹ cũng có tác động đến số
năm đi học của trẻ và mạnh
dần khi các bé gái học ở các
cấp cao hơn.
- Trẻ ở các khu vực thành
thị thường có số năm đi học
cao hơn trẻ ở các hộ
nông thôn.
Nghiên cứu các - Dữ liệu từ cuộc điều tra NCAER về - Thu nhập là yếu tố quan
16
yếu tố tác động
đến chi tiêu cho
giáo dục của các
hộ gia đình
nông thôn ở Ấn
Độ - Tilak,
Jandhyala B.G
(2002)
sự phát triển con người ở khu vực
nông thôn Ấn Độ năm 1994.
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy
OLS.
- Các biến trong mô hình: Thu nhập
của hộ, quy mô hộ, trình độ học vấn
và nghề nghiệp của chủ hộ, giới tính
của trẻ, đẳng cấp và tôn giáo của hộ,
các chỉ số phát triển nơi sinh sống
của hộ, các khoản trợ cấp.
trọng có tác động mạnh mẽ
đến chi tiêu cho giáo dục
của các hộ gia đình.
- Trình độ học vấn của chủ
hộ, giới tính trẻ có tác động
tích đến chi tiêu giáo dục.
- Nghề nghiệp của chủ hộ
thì không có tác động rõ rệt.
Nghiên cứu chi
tiêu của cha mẹ
đối với giáo dục
của con cái
Mauldin và
cộng sự (2001)
- Dữ liệu của nghiên cứu từ cuộc điều
tra chi tiêu tiêu dùng năm 1996.
- Các nhân tố trong mô hình gồm thu
nhập sau thuế, số trẻ em trong hộ,
trình độ học vấn của bố mẹ, tuổi của
bố mẹ, màu da, tình trạng hôn nhân
của cha mẹ, khu vực địa lý và đặc
điểm của địa bàn sinh sống.
Số tiền cha mẹ chi tiêu cho
giáo dục của con mình phụ
thuộc vào thu nhập sau thuế,
trình độ học vấn và tuổi của
cha mẹ, nơi sinh sống của
gia đình.
Nghiên cứu
đánh giá tác
động của thu
nhập và các đặc
điểm hộ gia
đình đến nhu cầu
giáo dục - Qian
và Smyth
(2008)
- Dữ liệu nghiên cứu từ cuộc điều tra
của Công ty nghiên cứu marketing
China Mainland ở Trung Quốc năm
2003.
- Các nhân tố dự đoán có tác động
như thu nhập hộ gia đình, nghề
nghiệp và trình độ học vấn của cha
mẹ, số trẻ trong hộ gia đình, nơi sinh
sống của hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy thu nhập của hộ gia
đình, nghề nghiệp và trình
độ học vấn của cha mẹ, nơi
sinh sống của hộ gia đình có
tác động đến nhu cầu giáo
dục.
17
Các nhân tố ảnh
hưởng đến chi
tiêu của hộ gia
đình cho giáo
dục: nghiên cứu
vùng Đông Nam
bộ, Việt Nam -
Trần Thanh Sơn
(2012).
- Dữ liệu nghiên cứu từ bộ dữ liệu
Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt
Nam năm 2008, trích cho vùng Đông
Nam bộ.
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy
OLS.
- Các nhân tố kỳ vọng tổng chi tiêu,
quy mô hộ, nơi sinh sống của hộ, dân
tộc, giới tính, trình độ học vấn, tuổi
của chủ hộ và các trợ cấp cho
giáo dục.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy tổng chi tiêu, nơi sinh
sống của hộ gia đình, trình
độ giáo dục của cha mẹ
cũng như các khoản trợ cấp
cho giáo dục có ảnh hưởng
đến chi tiêu cho giáo dục
của các hộ gia đình vùng
Đông Nam bộ.
Nghiên cứu
đánh giá tác
động của đặc
điểm hộ gia
đình đến chi
tiêu cho giáo dục
trung học của
các hộ gia đình
Việt Nam
– Đào Thị Yến
Nhi (2013)
- Dữ liệu nghiên cứu từ bộ VHLSS
năm 2010.
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy
OLS.
- Các nhân tố được xem xét như chi
tiêu bình quân, chi tiêu bình quân
thực phẩm, dân tộc, giáo dục, tuổi của
chủ hộ, nơi sinh sống của hộ gia đình,
các vùng trong nước, năm thành phố
trực thuộc Trung ương.
Riêng chi tiêu bình quân
thực phẩm có tác động tiêu
cực đến chi tiêu cho giáo
dục, các biến còn lại như chi
tiêu bình quân, dân tộc, giáo
dục và tuổi của chủ hộ, nơi
sinh sống của hộ có tác
động tích cực đến chi tiêu
cho giáo dục trung học của
các hộ gia đình.
1.5 Khung phân tích của nghiên cứu.
Theo Aysit Tansel (1999) thì giáo dục là một loại hàng hóa thông thường nên
khi chi tiêu cho giáo dục sẽ chịu tác động của chính hộ gia đình và các yếu tố khách
quan từ bên ngoài. Hay các nghiên cứu đến chi tiêu cho giáo dục của Meng Zhao,
Paul
18
ình
Đặc điểm khu vực sinh
sống hộ gia đình
Đặc điểm kinh tế của hộ
gia đình
Chi tiêu giáo dục cho
từng cấp học của hộ gia
đình
Đặc điểm nhân khẩu hộ
gia đình
Đặc điểm của trẻ
Glewwe (2007), Tilak (2002) đều xem xét các nhóm các nhân tố như đặc điểm của
trẻ, đặc điểm của hộ gia đình, đặc điểm nơi sinh sống và đặc điểm về trường lớp.
Sau khi sơ lược lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu có liên quan, tác giả dựa
vào số liệu của bộ dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này để xây dựng khung phân tích
xác định các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động đến chi tiêu cho giáo dục cho từng
cấp học của các hộ gia đình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung như sau:
dục.
Hình 1.5: Khung phân tích các nhóm nhân
tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo
1.6 Tổng quan về chi tiêu cho giáo dục
của các hộ gia đình Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống
hiếu học, nên bên cạnh các chính sách
khuyến khích giáo dục của nhà nước, các hộ gia đình Việt Nam cũng rất chú trọng
đến nền tảng giáo dục của con cháu mình. Nếu như tỷ lệ học sinh đến trường là chỉ
số thể hiện nhu cầu của hộ gia đình về mặt lượng của giáo dục thì chi tiêu cho việc đi
học thể hiện nhu cầu về chất (Decolalikar,1997).
19
Bảng 1.2: Chi tiêu bình quân giáo dục của các hộ gia đình ở các vùng kinh
tế qua các năm (đơn vị tính: 1.000đồng).
Năm
2004
Năm
2006
Năm
2008
Năm
2010
Đồng bằng sông Hồng 1.162 1.567 2.169 3.526
Trung du và miền núi phía Bắc 886 1.020 1.220 1.950
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung
1.201 1.529 2.221 3.180
Tây nguyên 1.448 1.716 2.246 3.118
Đông Nam bộ 1.989 2.417 3.704 4.789
Đồng bằng sông Cửu Long 778 897 1.313 1.756
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2010)
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê ở trên, ta có thể thấy chi tiêu bình
quân cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng
kinh tế. Thấp nhất là các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu
Long và cao nhất là vùng Đông Nam bộ. Nhưng nhìn chung thì chi tiêu cho giáo dục
của các hộ gia đình Việt Nam có xu hướng liên tục tăng qua các năm. Riêng vùng
nghiên cứu là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có chỉ số chi tiêu cho
giáo dục tương đối cao.Từ năm 2004 đến 2010, chi tiêu cho giáo dục ở vùng này đã
tăng hơn 2,5 lần.
Bên cạnh đó, tỷ trọng giữa chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của của các
hộ gia đình có sự biến động. Từ năm 2004 đến 2008 thì có xu hướng tăng, nhưng
những năm gần đây lại giảm một đáng kể. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng
để đánh giá chất lượng cuộc sống cũng như sự quan tâm của cha mẹ đối với tương lai
của con cháu mình.
20
Bảng 1.3: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh
tế (đơn vị tính: %).
Năm
2004
Năm
2006
Năm
2008
Năm
2010
Năm
2012
Đồng bằng sông Hồng 6,6 7,2 7,0 6,2 4,5
Trung du và miền núi phía
Bắc 4,9 5,5 4,4 4,0 3,0
Bắc trung bộ và Duyên hải
miền Trung
8,0 8,3 8,5 6,7 4,9
Tây nguyên 8,0 7,4 6,4 6,6 4,5
Đông Nam bộ 6,4 6,3 6,6 7,6 5,1
Đồng bằng sông Cửu Long 4,3 4,0 4,3 3,7 2,8
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2012)
Theo Todaro và Smith (2009) trong nghiên cứu về kinh tế học cho rằng ở các
vùng và quốc gia đang phát triển khi thu nhập tăng (hay khả năng chi tiêu của hộ gia
đình tăng) thì tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu lại giảm. Trong những
năm gần đây, do chính sách tiền lương thay đổi, thu nhập của người dân được nâng
cao làm cho khả năng chi tiêu của họ cũng tăng đáng kể. Khi tổng chi tiêu càng tăng
cao thì tỷ trọng giữa chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu càng giảm mạnh. Điều
này có thể được lý giải như sau:
- Việt Nam là một nước nông nghiệp. Hầu hết các hộ gia đình có thu nhập thấp
nên phần lớn thu nhập là dành cho ăn uống. Tỷ trọng chi tiêu cho thực phẩm của các
hộ gia đình Việt Nam ở mức khá cao, khoảng 52,9% năm 2010 (Tổng Cục thống kê).
Vì thế mà khi thu nhập tăng lên hay khả năng chi tiêu tăng lên thì tỷ trọng này tăng
nhanh nhất làm cho tỷ trọng các chi tiêu khác tăng chậm hoặc có thể giảm.
21
- Giáo dục nước ta chịu sự quản lý chặc chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tất
cả các khoảng thu chi của các trường đều bị chi phối của cơ quan này. Việc thu học
phí cũng như các nguồn thu khác sẽ được quy định nên các mức học phí là gần như
cố định. Vì vậy mà khi thu nhập của hộ gia đình có tăng cao thì các khoản đóng cho
trường học là gần như không đổi. Cha mẹ chỉ có thể đầu tư cho con mình học thêm
các môn kỹ năng khác như ngoại ngữ, nhạc… và các phương tiện học tập hiện đại
hơn.
Hình 1.6: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng
kinh tế Việt Nam năm 2010 (đơn vị tính: %).
22
Hình 1.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh
tế Việt Nam qua các năm (đơn vị tính: %).
Qua hình 1.7, ta có thể thấy vùng nghiên cứu, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung có tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình
luôn ở mức cao hơn các vùng khác. Tuy từ năm 2008 đến 2012 tỷ trọng này có giảm
ở hầu hết các vùng nhưng vùng nghiên cứu lại giảm rất mạnh từ 8,5 (năm 2008) xuống
còn 6,7 (năm 2010) và 4,9 (năm 2012).
Tóm tắt chương 1:
Nội dung chương 1 trình bày các cơ sở lý thuyết mà nghiên cứu ứng dụng như
lý thuyết về hành vi tiêu dùng, lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng và lý thuyết về đầu tư
cho giáo dục cũng như hành vi ra quyết định của hộ gia đình.
Chương này cũng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan để từ đó tổng hợp và lựa
chọn các biến cho mô hình. Ngoài ra, chương này còn trình bày các thực trạng tiêu
cho giáo dục ở Việt Nam và vùng nghiên cứu.
23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH.
Nội dung chương này sẽ giới thiệu về phương pháp, mô hình nghiên cứu của đề
tài, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, chương này cũng mô tả thống
kê các nhân tố kỳ vọng có tác động đến chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình.
2.1 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Houthakker (1957) đã xem xét ba dạng hàm để nghiên cứu các mô hình toán
kinh tế giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể và tổng chi tiêu của hộ gia đình là
tuyến tính, bán logarit và logarit kép. Ông nhận định rằng dạng hàm tuyến tính không
phù hợp để phản ánh các mối quan hệ trong chi tiêu và đã sử dụng dạng hàm logarit
kép được phát triển từ lý thuyết đường cong Engel. Mô hình toán có dạng cụ thể như
sau:
log Yi = α i + βi log X 1 + γi log X2 + εi
Trong đó Yi là chi tiêu cho nhóm hàng hóa thứ i, X1 là tổng chi tiêu, X2 là số
lượng thành viên trong hộ gia đình, εi là sai số, α i , βi và γi là các hệ số được ước
lượng từ mô hình hồi quy OLS. Và βi và γi chính là hệ số co giãn của tổng chi tiêu và
quy mô hộ gia đình khi xem xét trong mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng thứ i.
Trong nghiên cứu năm 1998, Ndanshau đã xây dựng mô hình ước lượng tổng
quát cho chi tiêu hộ gia đình như sau:
Cij = f (TEXj, Aj ,HSj, Edj )
Trong đó Ci là phần chi tiêu của hộ gia đình thứ j dành cho hàng hóa i; TEXj là
tổng chi tiêu của hộ gia đình thứ j; Aj, Edj lần lượt là tuổi và trình độ giáo dục của chủ
hộ gia đình thứ j, HSj là quy mô (số thành viên trong hộ) của hộ gia đình thứ j. Từ mô
hình tổng quát trên, Ndanshau (1998) cũng đã để xuất triển khai thành hai dạng mô
hình gồm: tuyến tính và lin-log.
Dạng tuyến tính cụ thể như sau:
Ci = αi + βiTEX + γiA + δiHS +ψiEd + ui
24
Dạng lin – log cụ thể như sau:
Ci = αi + βilogTEX + γilog A + δiHS + ψiEd + ui
Trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia
đình nông thôn ở Ấn Độ, Tilak (2002) nhận định rằng mối quan hệ giữa các nhân tố
có khả năng tác động đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục với biến tổng chi tiêu hộ
gia đình cho giáo dục có thể được diễn đạt bằng dạng hàm tổng quát như sau:
lnHHEX = α + βiXi + εi
Trong đó ln HHEX là giá trị logarit của chi tiêu hàng năm của hộ gia đình cho
giáo dục, Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục, βi là các
hệ số hồi quy tương ứng εi là sai số ước lượng.
Với dạng hàm này cho phép người nghiên cứu có thể đưa vào mô hình nhiều
biến độc lập trên cơ sở xây dựng giả thiết nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến chi
tiêu hộ gia đình cho giáo dục và có thể dựa vào đó tính được độ co giãn chi tiêu cho
giáo dục cho các bậc học khác nhau.
2.2 Mô hình và dữ liệu nghiên cứu.
2.2.1 Mô hình nghiên cứu.
Với những mô hình kinh tế được trình bày ở trên, hầu hết đều sử dụng dạng hàm
logarit kép cho việc xác định mối quan hệ giữa chi tiêu của một loại hàng hóa với
tổng chi tiêu của hộ gia đình. Mối quan hệ này được thể hiện qua việc lấy logarit cho
giá trị của biến giải thích tổng chi tiêu hộ gia đình và biến phụ thuộc chi tiêu cho một
loại hàng hóa. Ngoài ra, bên cạnh tác động của tổng chi tiêu, các tác giả cũng nhận
thấy cần đưa thêm nhiều biến khác như chi tiêu cho thực phẩm, y tế của hộ gia đình,
quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ…để tăng tính giải
thích cho mô hình. Các biến được đưa thêm vào mô hình có thể được thể hiện dưới
dạng logarit tùy thuộc vào đặc điểm của dữ liệu và ý nghĩa giải thích của các biến đó.
Với mục tiêu nghiên cứu và dữ liệu, tác giả chọn và phát triển mô hình của Tilak
(2002) để làm nền tảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục.
25
2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu.
Dữ liệu của nghiên cứu này được trích xuất từ bộ số liệu khảo sát mức sống hộ
gia đình Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) do Tổng Cục Thống kê thực hiện. Dữ
liệu chỉ trích vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (vùng 3) với các mục sau:
Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học cơ bản liên quan đến mức
sống. Mục 2: Giáo dục.
Mục 3: Y tế.
Mục 5,6: Chi
tiêu
Tuy nhiên trong quá trình phân tích và xử lý số liệu, tác giả đã lọc bỏ một số
quan sát không đủ thông tin và dữ liệu cuối cùng được chiết suất như sau:
Cấp học Số quan sát
Cấp 1 984
Cấp 2 612
Cấp 3 448
Tổng 3 cấp 2.044
Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc cho vùng 3.
Nguồn Tên trường Tên biến Giải thích
Ho11
M1ac2 Gender Giới tính chủ hộ
dantoc Ethnic Dân tộc chủ hộ
tsnguoi HHsize Quy mô hộ
ttnt Urban Khu vực
Mục 1
M1ac5 Age Tuổi của chủ hộ
M1ac2 CGender Giới tính của trẻ
Mục 2
M1ac6 Edu Trình độ học vấn của chủ hộ
2ct EExpc Chi tiêu giáo dục
26
Mục 3
M3c9 Insure Bảo hiểm
M3c13,14 HExpc Chi tiêu cho y tế
Mục 5 M5a2ct FExpc Chi tiêu thực phẩm bình
quân
Ho14
m5a1ct,m5b1ct,
m5b3ct,m6c7
Expc Chi tiêu bình quân hộ gia
đình
2.3 Cơ sở chọn lựa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho
giáo dục của các hộ gia đình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung.
2.3.1 Chi tiêu giáo dục của các hộ.
Chi phí cho giáo dục của các hộ gia đình cho từng thành viên trong 12 tháng gồm:
- Các khoản đóng cho nhà trường như học phí theo quy định, học phí học trái
tuyến, các khoản đóng góp cho nhà trường, các quỷ phụ huynh, quỷ học sinh…
- Các khoản mua sắm vật dụng học tập như quần áo đồng phục và trang
phục, dụng cụ học tập như sách, vở, viết…
- Chi phí học thêm các môn thuộc chương trình quy định.
- Chi phí đào tạo giáo dục khác như học chứng chỉ nghề, học chứng chỉ ngoại
ngữ…
- Các chi phí khác như đi lại, nhà trọ, bảo hiểm …
2.3.2 Chi tiêu bình quân của hộ gia đình.
Trong các nghiên cứu trên, hầu hết các nhà nghiên cứu khi đề cập đến nhân tố
ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình thì luôn cho rằng thu nhập
của hộ gia đình nên xem xét đầu tiên. Như Meng Zhao, Paul Glewwe (2007), Aysit
Tansel (1999) hay Tilak (2002) cho rằng thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng tích
cực đến chi tiêu giáo dục của hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung nói riêng, việc sử dụng biến thu nhập để khảo sát
ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục thường không thật sự khách quan. Việc thống
kê số liệu liên
27
quan đến thu nhập thường không chính xác do tính minh bạch trong vấn đề kê khai,
người ta thường kê khai không đúng về thu nhập của mình.
Vì vậy mà hầu hết các nghiên cứu liên quan đến thu nhập ở Việt Nam thường
sử dụng biến chi tiêu để thay thế. Việc điều tra số liệu về chi tiêu sẽ dễ dàng hơn và
chính xác hơn. Tổng chi tiêu còn thể khả năng thanh toán thực tế và phụ thuộc vào
thu nhập thực tế của hộ gia đình. Với nhân tố này, chúng ta kỳ vọng rằng hộ gia đình
có tổng chi tiêu hay chi tiêu bình quân càng cao thì cũng chi tiêu cho giáo dục càng
cao và ngược lại.
2.3.3 Chi tiêu thực phẩm bình quân.
Tỷ trọng chi tiêu thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ gia đình là một chỉ số
dùng để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng
thấp và ngược lại. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển nên tỷ trọng này
có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Theo
Tổng Cục thống kê (2010), tỷ trọng này giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9%
năm 2010.
Thực phẩm và giáo dục là hai yếu tố hình thành nên nguồn nhân lực. Thực phẩm
là nền tản của thể lực, làm tăng khả năng hấp thu kiến thức và các kỹ năng còn giáo
dục là nền tảng của tri thức, truyền đạt các kiến thức, hình thành nên các kỹ năng cho
con người. Nếu ta xem giáo dục và thực phẩm là hai loại hàng hóa mà hộ gia đình sử
dụng thì theo lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng của Mas-collet và cộng sự (1995), trong
giới hạn về thu nhập của hộ gia đình và nhu cầu được sử dụng nhiều hàng hóa khác
nhau nên nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng chi tiêu cho hàng hóa này nhiều thì sẽ
giảm chi tiêu cho hàng hóa khác. Mức tăng hay giảm các loại hàng hóa tùy thuộc vào
sự lựa chọn, cân nhắc của từng hộ gia đình sao cho tối ưu hóa độ hữu dụng cho hộ
của mình. Vì vậy, sử dụng biến chi tiêu thực phẩm bình quân trong mô hình là muốn
xem xét liệu khi mức sống người dân tăng lên đồng nghĩa với tỷ trọng chi tiêu thực
phẩm giảm thì chi tiêu cho giáo dục có tăng hay không?
28
2.3.4 Chi tiêu y tế.
Chi tiêu cho y tế là một loại chi tiêu đặc biệt. Ngoài chi cho các loại bảo hiểm
thì các chi tiêu cho y tế khác đều không do mong muốn của hộ gia đình. Chi phí để
khám, chữa bệnh thường rất cao, đôi khi làm khánh kiệt kinh tế của hộ gia đình. Xem
xét ảnh hưởng của chi tiêu y tế đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nhằm
làm sáng tỏ liệu một trẻ mà có chi phí cho y tế cao thì chi tiêu cho giáo dục có giảm
hay không?
Ngoài ra, biến bảo hiểm y tế cũng được đưa vào mô hình để xem xét khi hộ gia
đình mua bảo hiểm cho trẻ thì chi tiêu cho y tế có tăng hay giảm và từ đó ảnh hưởng
đến chi tiêu cho giáo dục như thế nào.
2.3.5 Giới tính của chủ hộ.
Người chủ hộ trong gia đình Việt Nam thường là trụ cột, chủ lực trong gia đình
về mặt kinh tế và thường được nể trọng. Ngoài việc là đại diện cho các thành viên
trong gia đình về mặt pháp lý, thì đôi khi họ cũng là người ra quyết định cuối cùng
về một vấn đề nào đó của hộ gia đình.
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là một vùng đất tương đối nghèo của
đất nước, hàng năm hứng chịu gần như toàn bộ các cơn bão vào Việt Nam. Ở vùng
này, kinh tế chủ yếu dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp nên hầu hết đàn ông làm trụ cột
và là chủ hộ.
Theo truyền thống phương Đông, người đàn ông thường xem trọng sự nghiệp,
có tư tưởng cầu tiền, tiếp xúc nhiều với văn hóa tiên tiến nên họ nhận thức được việc
chỉ có học tập mới có thể nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống trong tương lai…Khi
họ đóng vai trò chủ hộ thì họ cũng mong muốn con họ đạt được những thành công,
tạo thu nhập tốt nên hộ sẽ đầu tư nhiều vào giáo dục của con em.
Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ chi tiêu
giáo dục của hộ gia đình ở vùng Đồng bằng song Cửu Long của Diệp Năng Quang
(2008) cho thấy chủ hộ là nữ giới có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo
dục trung học của các hộ vùng này hơn chủ hộ là nam giới.
29
Biến giới tính của chủ hộ trong mô hình được thể hiện dưới dạng biến giả, với
quy ước nam giới là 1 và nữ giới là 0.
2.3.6 Dân tộc của chủ hộ.
Dân tộc của chủ hộ được thể hiện theo dạng biến giả, với quy ước là 1 nếu chủ
hộ là dân tộc Kinh và 0 nếu chủ hộ là các dân tộc khác.
Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, với mỗi dân tộc có nhiều tập quán, quan
điểm sống và nhận thức khác nhau. Dân tộc Kinh tập trung nhiều ở vùng đồng bằng
nên dễ dàng tiếp thu những văn hóa thế giới nên nhận thức của họ thường cao hơn
các dân tộc khác. Ngoài ra, thu nhập của dân tộc Kinh cũng cao hơn vì thế mà họ
thường đầu tư cho giáo dục nhiều hơn các dân tộc khác.
2.3.7 Trình độ học vấn của chủ hộ.
Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện đã học hết lớp mấy theo hệ 12 năm. Số
liệu học vấn của chủ hộ sẽ có giá trị từ 0 đến 12. Nếu chủ hộ chưa từng đi học hoặc
học chưa hết lớp 1 thì có số liệu là 0.
Theo các nghiên cứu trước đều cho thấy trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh
hưởng đến chi tiêu cho giáo dục như: Meng Zhao, Paul Glewwe (2007) cho thấy trình
độ học vấn của người mẹ có tác động tích cực đến học vấn của trẻ cũng như kỳ vọng
con mình sẽ học cao hơn. Còn Aysit Tansel (1999) thì cho thấy só năm đi học của
người mẹ có tác động tích cực đến thành tựu học tập của trẻ.
Khi trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì họ càng nhận thức được tầm quan
trọng của giáo dục đối với vốn nhân lực trong tương lai. Nên Tilak (2002), nhận định
rằng trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu cho
giáo dục của các hộ gia đình. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012), cũng cho thấy
trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều.
2.3.8 Tuổi của chủ hộ.
Đây là nhân tố thể hiện tuổi đời của chủ hộ tại thời điểm khảo sát. Theo
Mauldin và cộng sự (2001) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng các chủ hộ
mà
30
có tuổi càng cao thì sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các hộ gia đình ít tuổi hơn.
Còn trong nghiên cứu của Huston (1995) đã sử dụng biến tuổi, tuổi bình phương và
tuổi lũy thừa 3 để xem xét ảnh hưởng của tuổi của chủ hộ đối với tỷ lệ chi tiêu cho
giáo dục của hộ gia đình. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy biến tuổi ảnh hưởng
đến tỷ lê chi tiêu cho giáo dục theo từng giai đoạn. Chủ hộ dưới 40 tuổi thì có chi tiêu
cho giáo dục thấp hơn nhóm chủ hộ có tuổi từ 40 đến 70, còn chủ hộ trên 70 tuổi thì
chi tiêu cho giáo dục lại giảm.
Ngày nay, khi cuộc sống được nâng cao, người dân thường tập trung vào phát
triển sự nghiệp vững vàng nên thường lập gia đình muộn hơn nhưng người không có
đi học cao và vì thế nhận thức của họ cũng cao hơn. Nếu một người đã đi học xong,
công việc ổn định rồi mới lập gia đình thì thu nhập lại thường cao hơn những người
khác nên càng chi tiêu cho giáo dục cao hơn.
2.3.9 Quy mô hộ gia đình.
Quy mô hộ gia đình là tổng số người trong một hộ. Quy mô hộ gia đình cũng có
thể ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Khi hộ gia đình có càng nhiều
thành viên thì chi phí cho giáo dục của hộ càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học của
các thành viên. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Tilak (2002). Tuy
nhiên, chi phí cho giáo dục của hộ gia đình tăng vì quy mô hộ gia đình lớn lại gánh
nặng nhân khẩu khi làm chi phí cho giáo dục tăng theo hướng tiêu cực. Cùng với khi
quy mô hộ gia đình tăng không những làm phát sinh các chi phí cho nhu cầu lương
thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống vật chất.
Trong nghiên cứu này, chi phí cho giáo dục được tính cho từng trẻ nên kỳ vọng
biến quy mô hộ gia đình sẽ làm cho chi phí giáo dục giảm.
2.3.10 Nơi sinh sống của hộ gia đình.
Nơi sinh sống của hộ gia đình thể hiện ở địa chỉ đăng ký thường trú của hộ và
địa chỉ này nằm ở khu vực nông thôn hay thành thị. Đây cũng là một kiểu biến giả
được
31
quy ước là 1 nếu hộ gia đình đó đăng ký thường trú tại thành thị và 0 nếu hộ gia đình
đó đăng ký thường trú ở nông thôn.
Qian và Smyth (2010) cho rằng các hộ gia đình sống ở vùng thành thị sẵn lòng
chi cho giáo dục nhiều hơn các hộ sống ở nông thôn. Do sự khác biệt về thu nhập
giữa nông thôn và thành thị, cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất như đường xá,
trường học. Ngoài ra, ở thành thị không những có nhiều trường, lớp khác nhau để lực
chọn mà còn có nhiều các trung tâm đào tạo các kỹ năng khác.
Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập học của các bé trai và
gái ở Thổ Nhĩ Kỳ, Aysit Tansel (1999) cũng đã đưa khu vực sinh sống của hộ gia
đình vào mô hình cũng đã cho thấy có tác động tích cực đến việc nhập học của trẻ và
tác động đến bé gái mạnh hơn đối với bé trai.
2.3.11 Giới tính của trẻ.
Việt Nam chịu nhiều tác động của văn hóa phương Đông nên tư tưởng trọng
nam, khinh nữ còn thể hiện rõ rệt trong toàn bộ cuộc sống của người dân, đặc biệt là
ở các vùng núi và nông thôn. Ở các vùng nông thôn, các bé gái thường ít được cho đi
học hay chỉ cho đi học để biết chữ chứ không được gia đình đầu tư lâu dài như các bé
trai. Tuy nhiên, nghiên cứu của Aysit Tansel (1999) cho thấy thu nhập của hộ gia
đình, trình độ giáo dục của cha mẹ và nơi sinh sống của hộ gia đình có ảnh hưởng
mạnh đối với các bé gái hơn là bé trai.
Các biến số trong các nhóm biến và kỳ vọng dấu ảnh hưởng của chúng đối với
chi tiêu giáo dục cho các cấp học được tóm lược trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tóm tắt đặc điểm các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu.
Tên biến Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng
Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 1 lnEExpc1 Nghìn đồng
Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 2 lnEExpc2 Nghìn đồng
Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 3 lnEExpc3 Nghìn đồng
32
Chi tiêu bình quân lnExpc Nghìn đồng +
Chi tiêu thực phẩm bình quân lnFExpc Nghìn đồng -/+
Chi tiêu y tế cho từng trẻ lnHExpc Nghìn đồng -/+
Nơi sinh sống của hộ gia đình Urban Thành thị: 1;
Nông thôn: 0
+
Quy mô hộ gia đình HHsize Người -
Dân tộc của chủ hộ Ethnic Kinh: 1;
Khác:0
+
Giới tính của chủ hộ Gender Nam: 1;
Nữ: 0
-/+
Trình độ học vấn của chủ hộ Edu Lớp +
Tuổi của chủ hộ Age năm -/+
Giới tính của trẻ CGender Nam: 1;
Nữ: 0
-/+
Bảo hiểm Insure Có: 1;
Không: 0
+
Tóm tắt chương 2:
Nội dung chương 2 trình bày một số mô hình kinh tế lượng có liên quan đến vấn
đề cần nghiên cứu và từ đó lựa chọn mô hình tối ưu nhất để ứng dụng cho bài nghiên
cứu này là mô hình của Tilak (2002): lnHHEX = α + βiXi + εi. Nguồn dữ liệu được
sự dụng là bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 (VHLSS
2010) do Tổng Cục Thống kê thực hiện.
Cũng trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở của các nhân tố được chọn
lựa để xem xét ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình như: chi tiêu bình
quân, chi tiêu bình quân thực phẩm, chi tiêu y tế, nơi sinh sống của hộ gia đình, quy
33
mô hộ, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn và tuổi của chủ hộ, giới tính của trẻ và
bảo hiểm.
34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo
dục tại 3 cấp học của hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam
(n=2044). Nội dung trình bày chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo các đặc điểm
kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình. Các
bước hồi quy, kiểm định, các kết quả của mô hình hồi quy, giải tích và so sánh kết
hồi quy với kết quả phân tích thống kê.
3.1 Mô tả đặc điểm hộ gia đình trong mẫu quan sát.
3.1.1 Trình độ học vấn của chủ hộ.
Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện đã học hết lớp mấy theo hệ 12 năm.
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính:
lớp).
Số quan
sát
Giá trị trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Cấp 1 984 7,1 3,6 0 12
Cấp 2 612 7,45 3,3 0 12
Cấp 3 448 8,42 3 0 12
Tổng 3 cấp 2.044 7,49 3,4 0 12
Theo thống kê trên, trình độ học vấn trung bình của chủ hộ tăng dần theo từng
cấp học của trẻ. Điều này có nghĩa là những trẻ học ở các cấp học cao thường có cha
hoặc mẹ có trình độ học vấn cao hơn. Kết quả phân tích phương sai giáo dục cha mẹ
giữa các cấp học cho thấy sự chênh lệch giữa cấp 1 với cấp 3, cấp 2 với cấp 3 có ý
nghĩa thống kê 1%, còn chênh lệch giữa cấp 1 và 2 thì không có ý nghĩa thống kê
(xem
35
phụ lục 3.1). Với nhân tố này, ta kỳ vọng trình độ học vấn của chủ hộ càng tăng thì
chi tiêu cho giáo dục của con cái họ cũng tăng và ngược lại.
3.1.2 Tuổi của chủ hộ.
Theo số liệu thống kê (phụ lục 3.2), tuổi trung bình của chủ hộ và giá trị nhỏ
nhất tuổi của chủ hộ tăng dần theo cấp học của trẻ. Điều này chứng tỏ số liệu thống
kê đúng với thật tế vì chủ hộ có con học ở các cấp cao là trẻ nhiều tuổi hơn nên tuổi
chủ hộ cũng cao. Để xem xét sự chênh lệch tuổi của chủ hộ giữa các cấp học có ý
nghĩa thống kê hay không, ta phân tích phương sai tuổi trung bình của chủ hộ. Với
mức ý nghĩa 5%, chênh lệch tuổi của chủ hộ giữa các bậc Tiểu học, Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông đều có ý nghĩa thống kê (Xem phụ lục 3.3).
3.1.3 Quy mô hộ gia đình.
Trong nghiên cứu này, chi phí cho giáo dục được tính cho từng trẻ nên kỳ vọng
biến quy mô hộ gia đình sẽ làm cho chi phí giáo dục giảm.
Bảng 3.2: Thống kê mô tả quy mô hộ gia đình (đơn vị tính: người).
Quy mô hộ
Số quan
sát
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Cấp 1 984 5 1,54 2 12
Cấp 2 612 4,99 1,34 2 12
Cấp 3 448 4,86 1,38 2 12
Tổng 3 cấp 2.044 4,97 1,45 2 12
Theo số liệu thống kê, quy mô hộ gia đình giảm dần trong các hộ gia đình có trẻ
học ở cấp càng cao. Nghĩa là những hộ gia đình ít người thường cho con đi học nhiều
hơn và cao hơn các hộ gia đình đông người. Tuy nhiên, khi phân tích phương sai
trung bình quy mô hộ gia đình giữa các cấp học lại không có ý nghĩa thống kê (phụ
lục 3.4)
36
3.2 Tổng quan về chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình.
3.2.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình.
Chi tiêu bình quân của hộ gia đình bao gồm các chi tiêu cho giáo dục, y tế, lương
thực, thực phẩm, các hàng hóa vật chất, phi vật chất và các chi phí khác phục vụ cuộc
sống.
Bảng 3.3: Chi tiêu bình quân hộ gia đình phân theo cấp học của trẻ (đơn vị
tính: 1.000đồng).
Chi tiêu bình quân
hộ gia đình
Số quan sát Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Cấp 1 984 11.930 14.941 1.643 251.820
Cấp 2 612 13.013 11.944 1.821 229.849
Cấp 3 448 13.451 8.898 2.766 101.270
Tổng 3 cấp 2.044 12.290 12.946 1.643 351.821
Theo số liệu thống kê bảng 3.3, chi tiêu bình quân theo từng cấp học không có
sự khác biệt nhiều giữa các cấp và cả vùng vì đây là số liệu thống kê chi tiêu chung
của các hộ. Kết quả phân tích phương sai chi tiêu bình quân giữa các cấp học cũng
không thấy có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.5).
3.2.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân.
Tỷ trọng chi tiêu thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ gia đình là một chỉ số
dùng để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng
thấp và ngược lại. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển nên tỷ trọng này
có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Theo
Tổng Cục thống kê (2010), tỷ trọng này giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9%
năm 2010.
37
Bảng 3.4: Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ phân theo cấp học của trẻ
(đơn vị tính: 1.000đồng).
Chi tiêu thực
phẩm bình quân
Số quan sát Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Cấp 1 984 5.589 4.167 1.114 66.324
Cấp 2 612 5.544 3.775 1.114 52.868
Cấp 3 448 5.805 3.184 1.740 41.224
Tổng 3 cấp 2.044 6.057 4.024 1.265 67.397
Vì chỉ số này tính bình quân cho các thành viên hộ gia đình nên chi tiêu thực
phẩm bình quân không có sự chênh lệch nhiêu theo từng cấp. Kết quả phân tích
phương sai chi tiêu thực phẩm bình quân giữa các cấp học cũng cho thấy không có
sự chênh lệch chi tiêu thực phẩm bình quân giữa các cấp học (phụ lục 3.6).
3.2.3 Chi tiêu y tế.
Chăm sóc sức khỏe thường khác nhau giữa các nước, các nhóm và cá nhân,
phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện xã hội và kinh tế cũng như các chính sách
y tế tại chỗ.
Bảng 3.5: Chi tiêu cho y tế của từng trẻ theo cấp học của trẻ (đơn vị tính:
1.000 đồng).
Chi tiêu cho y tế Số quan sát Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Cấp 1 984 874 3.629 0 60.122
Cấp 2 612 1.005 3.294 0 50.000
Cấp 3 448 1.032 3.162 0 49.000
Tổng 3 cấp 2.044 950 3.432 0 60.122
38
Vì đây là chi tiêu ngoài ý muốn của các hộ gia đình nên chi tiêu này chênh lệch
không đáng kể giữa các cấp học. Kết quả phân tích phương sai về chi tiêu trung bình
giữa các cấp học cũng cho kết quả tương tự (phụ lục 3.7)
3.2.4 Chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học.
Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục là phần ngân sách của hộ gia đình dùng
để trang trải cho việc tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo của các thành viên
trong gia đình bao gồm các chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí
cơ hội. Số liệu trong bảng 3.6 trình bày mức chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học.
Bảng 3.6: Chi tiêu giáo dục của cho từng trẻ phân theo cấp học (đơn vị tính:
1.000 đồng).
Chi tiêu giáo
dục cho từng trẻ
Số quan sát Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Cấp 1 984 947 1.425 0 20.720
Cấp 2 612 1.321 1.307 20 12.800
Cấp 3 448 2.462 2.590 130 42.000
Tổng 3 cấp 2.044 1.391 1.818 0 42.000
Theo kết quả thống kê, chi phí trung bình cho giáo dục theo từng người tăng
dần theo từng cấp học. Cụ thể là chi phí trung bình chi cho giáo dục cấp 2 đã tăng 1,4
lần so với cấp 1, chi phí cho cấp 3 tăng so với cấp 2 là 1,86 lần và so với cấp 1 là 2,6
lần. Và kết quả phân tích phương sai về chi tiêu giáo dục phân giữa các cấp học đều
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (phụ lục 3.8).
Vì chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình có sự khác nhau giữa các cấp học
mà chi tiêu bình quân lại không có chênh lệch nhiều nên tỷ trọng giữa chi tiêu cho
giáo dục với chi tiêu bình quân cũng có sự thay đổi cùng chiều với chi tiêu cho giáo
dục. Tức là tỷ trọng này tăng dần theo từng cấp học (bảng 3.7).
39
Bảng 3.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong chi tiêu bình quân phân
theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: %).
Tỷ trọng chi tiêu giáo
dục theo từng cấp
trong tổng chi tiêu
Số
quan
sát
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Cấp 1 984 8,56 7,81 0,00 70,39
Cấp 2 612 11,71 7,25 0,36 42,78
Cấp 3 448 19,53 12,45 2,18 103,76
Tổng 3 cấp 2.044 11,90 9,86 0,00 103,76
3.2.5 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của chủ hộ.
Trong vùng nghiên cứu, với số mẫu quan sát (n=2.044) giới tính của chủ hộ
có 339 nữ (tỷ trọng 16,59%), 1.705 nam (tỷ trọng 83,41%).
Bảng 3.8: Chi tiêu trung bình cho giáo dục phân theo giới tính chủ hộ
(đơn vị tính 1.000đồng).
Chi tiêu hộ gia đình theo giới
tính chủ hộ
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Tổng 3
cấp
Nữ 1.209 1.639 2.650 1.668
Nam 894 1.266 2.420 1.336
Chênh lệch (Nữ-Nam) 315 373 230 332
Mức ý nghĩa thống kê (t)
2,6126
***
2,5196
**
0,7201
NS
3,0814
***
Ghi chú: **, *** chỉ mức ý nghĩa thống kê theo thứ tự là 5% và 1%
NS: Non-significance
40
Theo số liệu thống kê ở bảng 3.8 thì chủ hộ là nữ giới chi tiêu cho giáo dục cao
hơn so với chủ hộ là nam giới, đặc biệt là ở cấp 1. Vì vậy mà chênh lệch chi tiêu cho
giáo dục giữa các nhóm giới tính chủ hộ ở cấp 1 và cả ba cấp có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 1%, cấp 2 thì có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% còn ở cấp 3 thì
không có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.9, 3.10, 3.11, 3.12).
3.2.6 Chi tiêu giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ.
Các hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh có chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn rất
nhiều so với chủ hộ là các dân tộc khác ở tất cả các cấp học (Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Chi tiêu cho giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ (đơn vị tính
1.000đồng).
Chi tiêu hộ gia đình theo
dân tộc chủ hộ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Tổng 3
cấp
Các dân tộc khác 231 476 1.069 415
Dân tộc Kinh 1.098 1.425 2.573 1.522
Chênh lệch (khác-Kinh) -867 -949 -1.504 -1.107
Mức ý nghĩa thống kê (t)
-6,6143
***
-5,7535
***
-3,2446
***
-9,0533
***
Ghi chú: *** chỉ mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Kết quả phân tích sự chênh lệch mức chi tiêu trung bình cho giáo dục của hai
nhóm dân tộc của chủ hộ cho thấy chủ hộ là dân tộc Kinh chi tiêu cho giáo dục nhiều
hơn so với chủ hộ là các dân tộc khác (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Mức chênh
lệch này tăng dần khi cấp học tăng lên, điều này càng chứng tỏ chủ hộ là dân tộc Kinh
quan tâm đến việc học của con cháu mình nhiều hơn so với chủ hộ là các dân tộc khác
và luôn đầu tư cho con mình học ở những cấp học cao (phụ lục 3.13, 3.13, 3.15, 3.16).
41
3.2.7 Chi tiêu giáo dục phân theo nơi sinh sống của hộ gia đình.
Tại thành thị, chi tiêu cho giáo dục của các hô gia đình luôn cao hơn các khu
vực nông thôn ở tất cả các cấp. Mức chi tiêu trung bình cho giáo dục ở thành thị của
vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là hơn 3,5 triệu còn ở nông thôn là hơn
2 triệu, chênh lệch này là gần gấp đôi (Bảng 3.10).
Bảng 3.10 : Chi tiêu cho giáo dục phân theo khu vực sống của hộ gia đình
(đơn vị tính 1.000đồng).
Chi tiêu giáo dục theo nơi sinh sống
của hộ gia đình
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Tổng 3
cấp
Nông thôn 602 999 2.045 1.033
Thành thị 1.840 2.369 3.482 2.369
Chênh lệch (nông thôn-thành thị) -1.238 -1.370 -1.437 -1.336
Mức ý nghĩa thống kê (t)
-13,2588
***
-12,2681
***
-5,5016
***
-15,5599
***
Ghi chú: *** chỉ mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Theo kết quả phân tích sự chênh lệch mức chi tiêu cho trung bình giáo dục của
hai nhóm khu vực sống của hộ gia đình cho thấy, với mức ý nghĩa 1%, chênh lệch về
chi tiêu cho giáo dục ở các hộ gia đình sống ở khu vực thành thị so với nông thôn là
rất lớn và chệnh lệch này tăng dần ở các cấp học cao hơn. Với biến này ta kỳ vọng sẽ
có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục và tác động mạnh đối với các trẻ học ở
các cấp học cao hơn (phụ lục 3.17, 3.18, 3.19, 3.20).
3.2.8 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của trẻ.
Mức chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình cho bé trai và bé gái phụ thuộc vào
nhận thức của cha mẹ. Ngày nay, sự phân biệt giới tính của trẻ đã giảm đi đáng kể do
các chính sách dân số của Chính phủ nên việc đầu tư cho các bé trai và gái ít có sự
khác biệt nhiều (Bảng 3.11).
42
Bảng 3.11: Chi tiêu cho giáo dục phân theo giới tính của trẻ (đơn vị
tính 1,000đồng).
Chi tiêu hộ gia đình theo giới
tính của trẻ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Tổng 3
cấp
Nữ 919 1.302 2.448 1.413
Nam 970 1.338 2.478 1.371
Chênh lệch (Nữ-Nam) -51 -36 -30 42
Mức ý nghĩa thống kê (t)
-0,5670
NS
-0,3409
NS
-0,1200
NS
-0,2571
NS
Ghi chú: NS: Non-significance
Kết quả phân tích sự chênh lệch chi tiêu trung bình giáo dục giữa hai nhóm
giới tính trẻ cũng cho thấy không có sự chênh lệch (phụ lục 3.25, 3.26, 3.27, 3.28).
3.3 Kết quả định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục.
Áp dụng mô hình của Tilak (2002), mô hình tổng quát của nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục cho từng trẻ của các hộ gia đình như sau:
lnEExpc=β0+βiXi+ui
Trong đó lnEExpc là giá trị logarit của chi tiêu cho giáo dục cho từng trẻ của hộ
gia đình, Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục cho từng trẻ của hộ gia
đình, βi là các hệ số hồi quy tương ứng và ui là sai số ước lượng.
Áp dụng mô hình trên, mô hình hồi quy chung của nghiên cứu được diễn đạt như
sau:
Mô hình 1:
lnEExpc=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban +
β5hhsize + β6Ethinic + β7Gender + β8Edu + β9Age + β10Age2 + β11CGender
+ β12Insure + ui (3.1)
43
Để so sánh chi tiêu giáo dục cho trẻ ở từng cấp học, ta triển khai thêm 3(ba)
mô hình cho ba cấp học như sau:
Mô hình 2 (cấp 1):
lnEExpc1=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban +
β5hhsize + β6Ethinic + β7Gender + β8Edu + β9Age +
β10Age2 +
β11CGender + β12Insure + ui
(3.2)
Mô hình 3 (cấp 2):
lnEExpc2=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban
+ β5hhsize + β6Ethinic β7Gender + β8Edu + β9Age +
β10Age2 +
β11CGender + β12Insure + ui
(
3.3) Mô hình 4 (cấp 3):
lnEExpc3=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban +
β5hhsize + β6Ethinic +β7Gender + β8Edu + β9Age + β10Age2 +
β11CGender
+ β12Insure + ui (3.4)
3.3.1 Các bước kiểm định và hồi quy.
Để cho kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS tốt nhất, ta cần xem xét bộ dữ
liệu có hiện tượng tương quan mạnh giữa các biến hay không. Ma trận tương quan
giữa các biến trong mô hình được thể hiện như sau (xem phụ lục 3.29, 3.30, 3.31,
3.32). Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), với dữ liệu chéo, khi hệ số tương quan giữa
các biến trong mô hình thấp (thường dưới 0,8) thì không có hiện tượng tương quan
mạnh giữa các biến. Với kết quả trên, ta thấy hệ số tương quan giữa các biến là tương
đối thấp (cao nhất là 0,5199). Điều này cho thấy ta được phép thực hiện các ước lượng
hồi quy bằng phương pháp hồi quy OLS.
Với bộ dữ liệu VHLSS (2010) của Tổng Cục Thống kê, tác giả sử dụng phần
mềm STATA để trích lục, xử lý các bước và chạy mô hình hồi quy OLS đã cho kết
quả như sau:
44
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy bốn mô hình.
Biến phụ
thuộc
LnEExpc
Mô hình 1
LnEExpc1
Mô hình 2
(Cấp 1)
LnEExpc2
Mô hình 3
(Cấp 2)
LnEExpc3
Mô hình 4
(Cấp 3)
Biến độc lập Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val
lnExpc 0,6950 0,000 0,6166 0,000 0,6782 0,000 0,5488 0,000
lnFExpc -0,2691 0,009 -0,3227 0,056 -0,1619 0,198 -0,0598 0,598
lnHExpc 0,0280 0,013 0,0447 0,006 -0,0214 0,111 -0,0138 0,340
Ethnic 0,7884 0,000 1.2814 0,000 0,5588 0,000 0,4446 0,000
Edu 0,0464 0,000 0,0167 0,280 0,0364 0,000 0,0025 0,809
Age 0,0705 0,000 0,0071 0,617 -0,0289 0,089 -0,0272 0,183
Age2 -0,0006 0,000 -0,0001 0,616 0,0002 0,150 0,0002 0,282
Gender 0,0452 0,408 -0,0207 0,822 -0,0941 0,202 0,0389 0,613
hhsize -0,0334 0,100 -0,0504 0,130 0,0157 0,379 -0,0108 0,592
CGender -0,0949 0,026 -0,0219 0,762 -0,0140 0,774 0,0852 0,122
Insure -0,0062 0,897 -0,0856 0,370 -0,0415 0,392 -0,0225 0,714
Urban 0,3154 0,000 0,4757 0,000 0,3729 0,000 0,2415 0,002
Constant -0,2360 0,664 1,897 0,032 1,9150 0,005 3,201 0,000
Số quan sát 2.044
78
6 984 612 448
R
R
-b
-b
ìn
ìn
h
h
phương phương
hiệu chỉnh
hiệu chỉn
0,3523
h
0,3507
0,4763 0,3308
Với mức ý nghĩa 10%, theo kết quả hồi quy của mô hình 1, các biến giới tính
của chủ hộ (Gender), bảo hiểm (Insure) có P-value trên 0,1 nên các biến này không
có ý nghĩa giải thích mô hình. Để xác định các biến phù hợp và có thể giải thích được
mô hình, tác giả đã sử dụng phương pháp chạy hồi quy Stepwise trên STATA với tùy
chọn
45
loại bỏ lần lượt khỏi mô hình các biến có P-value lớn hơn 0,1. Sau khi xử lý và loại
bỏ một số biến, kết quả hồi quy còn lại như sau:
Bảng 3.13: Kết quả hồi quy bốn mô hình sau khi hiệu chỉnh.
Biến phụ
thuộc
LnEExpc
Mô hình 1
LnEExpc
1 Mô hình
2
(Cấp 1)
LnEExpc2
Mô hình 3
(Cấp 2)
LnEExpc3
Mô hình 4
(Cấp 3)
Biến độc lập Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val
lnExpc
0,6989 0,000 0,6130 0,000 0,6956 0,000 0,5534 0,000
lnFExpc
-0,2736 0,008 -0,2994 0,066 -0,1968 0,117 -0,0703 0,541
lnHExpc
0,0279 0,012 0,0425 0,007 -0,0191 0,150 -0,0131 0,377
Ethnic
0,7933 0,000 1.2928 0,000 0,5661 0,000 0,4392 0,000
Edu
0,0455 0,000 0,0201 0,149 0,0361 0,000 0,0103 0,291
Age
0,0710 0,000
Age2
-0,0006 0,000
Hhsize -0,0365 0,064
CGender
-0,0936 0,029
Urban
0,3189 0,000 0,4790 0,000 0,3690 0,000 0,2237 0,004
Constant
-0,2756 0,609 1,6675 0,021 1,1953 0,015 2,3551 0,000
Số quan sát
2.044 984 612 448
R-bình
phương hiệu
chỉnh
0,3522 0,3470 0,4693 0,3191
3.3.2 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy.
Từ bảng kết quả 3.12, ta có bốn phương trình hồi quy như sau:
lnEExpc= -0,2756 + 0,6989*lnExpc – 0,2736*lnFExpc + 0,0279*lnHExpc +
0,7933*Ethnic + 0,0455*Edu + 0,071*Age – 0,0006*Age2 –
0,0365*Hhsize
– 0,0936*CGender + 0,3189*Urban (3.5)
46
lnEExpc1= 1,6675 + 0,613*lnExpc - 0,2994*lnFExpc + 0,0425*lnHExpc +
1,2928*Ethnic + 0,4790*Urban
(
3.6)
lnEExpc2= 1,1.1953 + 0,6956*lnExpc + 0,5661*Ethinic + 0,0361*Edu +
0,369*Urban
(
3.7)
lnEExpc3= 2,3551+ 0,5534*lnExpc +0,4392*Ethnic + 0,2237*Urban (3.8)
Như vậy, kết quả hồi quy mô hình 1 cuối cùng còn lại các biến có ảnh hưởng
đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung
gồm: Chi tiêu bình quân hộ gia đình, chi tiêu thực phẩm bình quân, chi tiêu y tế, dân
tộc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi và tuổi bình phương của chủ hộ, quy
mô hộ gia đình, giới tính của trẻ và nơi sinh sống của hộ. Tuy nhiên mô hình hồi quy
chi tiêu giáo dục cho từng cấp học lại có một số biến không có ý nghĩa thống kê. Để
đánh giá tác động của các yếu tố đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình, ta xem
xét các hệ số hồi quy của mô hình 1.
3.3.2.1. Chi tiêu bình quân hộ gia đình.
Hệ số biến chi tiêu bình quân của hộ gia đình là +0,6989, nghĩa là biến này có
quan hệ cùng chiều với biến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi giữa các hộ gia đình, nếu chi tiêu bình quân của các hộ gia
đình tăng 1% thì chi tiêu cho giáo dục tăng 0,6989% và ngược lại.
So sánh hệ số này của các mô hình 2, 3, 4 cho từng cấp học của trẻ như sau: cấp
1 là +0,613%, cấp 2 là +0,6956% và cấp 3 là +0,5534. Kết quả cho thấy khi chi tiêu
bình quân hộ gia đình tăng 1% thì các hộ sẽ tăng chi tiêu cho giáo dục tiểu học
0,613%, trung học 0,6956% và phổ thông 0,5534. Hệ số này ở cấp 2 tăng cao hơn so
với cấp 1 cho thấy khi thu nhập hay chi tiêu bình quân của hộ gia đình tăng lên thì
các hộ giành tỷ trọng chi tiêu giáo dục cho các trẻ học ở cấp 2 nhiều hơn so với cấp
1. Tuy nhiên, hệ số này ở cấp 3 lại giảm xuống so với cấp 2, điều này có thể giải thích
là chi tiêu giáo dục ở cấp 3 nhiều hơn so với các cấp 1 và 2 rất nhiều (xem bảng 3.6)
nên khi thu nhập có tăng lên thì tỷ trọng chi tiêu giáo dục cho cấp này cũng không
tăng nhiều.
47
3.3.2.2. Chi tiêu thực phẩm bình quân.
Biến chi tiêu thực phẩm bình quân trong mô hình 1 là -0,2736, nghĩa là trong
các điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi chi tiêu thực phẩm bình quân tăng
1% thì chi tiêu cho giáo dục giảm 0,2736% và ngược lại. Theo lý thuyết tháp nhu cầu
của con người thì thực phẩm là nhóm hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất
của con người. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải đảm bảo nhu cầu này thì mới có
thể tiến tới các nhu cầu khác cao hơn được, trong đó có giáo dục.
Kết quả hệ số hồi quy của chi tiêu thực phẩm bình quân trong mô hình cũng
chính là độ co giãn của chi tiêu giáo dục với chi tiêu thực phẩm bình quân. Hệ số này
mang dấu âm nên giáo dục và thực phẩm là hai hàng hóa thay thế nhau, nghĩa là sự
gia tăng chi tiêu của mặt hàng này sẽ làm giảm khoản chi cho mặt hàng kia và ngược
lại.
Hệ số này trong các mô hình cấp 1, 2, 3 thì không có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 5%. Tuy nhiên, ở mức ý nghĩa 10% thì mô hình ở cấp 1 là có ý nghĩa, với hệ
số là -0,2994.
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Yến Nhi, nghiên cứu cho
toàn quốc cũng cho kết quả gần giống nhau là -0,2232.
3.3.2.3. Chi tiêu y tế.
Chi tiêu cho y tế có quan hệ cùng chiều với chi tiêu của họ gia đình với hệ số là
0,0279. Nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi hộ gia đình tăng chi
tiêu cho y tế 1% thì cũng tăng chi tiêu cho giáo dục 0.0279%. Kết quả này cho thấy
giáo dục và y tế là hai loại hàng hóa không thay thế cho nhau, khi thu nhập tăng lên
hay chi tiêu bình quân hộ gia đình tăng lên thì chi tiêu cho giáo dục và y tế cùng tăng
nhưng y tế tăng chậm hơn nhiều. Đây là điểm mới của nghiên cứu. Điều này cho thấy
y tế là hàng hóa đặc biệt, ngoài chi phí chữa bệnh không mong muốn thì người dân
cũng rất ít chi cho các hoạt động y tế như các loại bảo hiểm.
Với biến này thì chỉ có mô hình cấp 1 là có ý nghĩa thống kê với hệ số +0,0425.
48
3.3.2.4. Dân tộc của chủ hộ.
Kết quả phân tích mô tả ở chương 2 cho thấy chi tiêu cho giáo dục của các hộ
có chủ hộ là dân tộc Kinh luôn cao hơn các dân tộc khác rất nhiều. Đặc biệt là chi
tiêu cho trẻ học ở cấp 1 của các hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh cao hơn với
chủ hộ là các dân tộc khác.
Một khi đã cho con học tới các cấp cao như cấp 3 thì dù chủ hộ là dân tộc nào
thì họ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên việc chi tiêu cho giáo
dục dần ít chịu sự tác động của biến dân tộc của chủ hộ.
Kết quả mô hình một lần nữa khẳng định hai nhận định trên là đúng. Trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi, chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình có chủ hộ
là dân tộc Kinh cao hơn các dân tộc khác ở cả ba cấp học.
3.3.2.5. Trình độ học vấn của chủ hộ.
Biến trình độ học vấn của chủ hộ có hệ số dương, nghĩa là biến này có tác động
tích cực đối với chi tiêu giáo dục. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi
chủ hộ học thêm một lớp thì hộ chi tiêu cho giáo dục tăng 4,55%. Với trình độ nhận
thức cao có được thông qua được giáo dục bài bản, chất lượng cộng với sự ảnh hưởng
của mình trong gia đình, khi đó người chủ hộ sẽ quyết định đầu tư nhiều hơn cho các
thành viên trong gia đình đi học và cho cả bản thân mình với mong muốn mọi người
trong nhà đạt được những thành tựu tốt đẹp hơn trong tương lai. Ngược lại, khi chủ
hộ có trình độ học vấn thấp thì thường xem nhẹ vấn đề học tập của con mình mà giành
thời gian và tiền bạc cho các chi tiêu khác.
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Yến Nhi, nghiên cứu cho
toàn quốc cũng cho kết quả gần giống nhau. Tuy nhiên hệ số lớn hơn so với 1,72%.
Điều này cho thấy trong vùng nghiên cứu nghiên cứu này, trình độ giáo dục tác động
mạnh hơn so với toàn quốc.
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung
Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung

More Related Content

What's hot

Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013vietlod.com
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện naylenazuki
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilMô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilXe Đạp
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...NguyenQuang195
 

What's hot (20)

Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
 
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
Luận văn: Nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân đến chất lư...
 
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tếTác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
 
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinhNhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
 
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế BrazilMô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh TếLuận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Đối Với Chất Lượng Đào Tạo Khối Kinh Tế
 
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM CỰC...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đLuận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
 

Similar to Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung

Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Tania Bergnaum
 
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu LongKhoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu LongDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...sividocz
 
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnĐề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...sividocz
 
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...tcoco3199
 
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung (20)

Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
 
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc KạnLuận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
 
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
Luận văn Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên,...
 
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu LongKhoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khoá Luận Ước Lượng Suất Sinh Lợi Của Giáo Dục Ở Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
 
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
 
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quả...
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnĐề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa AnĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
 
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
CL&KHPT
 
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
Luận văn: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ học nghề đối với người khuyế...
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Khoá Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Tiêu Cho Giáo Dục Của Các Hộ Gia Đình Miền Bắc Trung Bộ Và Duyên Hải Miền Trung

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH MIỀN BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60310105 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình miền Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung” là nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện khoá luận Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  • 3. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Kết cấu khoá luận. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN. 6 1.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng 6 1.1.1 Định nghĩa 6 1.1.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng 6 1.1.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu 7 1.2 Lý thuyết đầu tư giáo dục 10 1.3 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình. 11 1.4 Các nghiên cứu liên quan 12 1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước 12 1.4.2 Các nghiên cứu trong nước 14 1.5 Khung phân tích của nghiên cứu. 17 1.6 Tổng quan về chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam 18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH. 23 2.1 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết 23 2.2 Mô hình và dữ liệu nghiên cứu. 24 2.2.1 Mô hình nghiên cứu 24 2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu. 25 2.3 Cơ sở chọn lựa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 26 2.3.1 Chi tiêu giáo dục của các hộ. 26 2.3.2 Chi tiêu bình quân của hộ gia đình. 26 2.3.3 Chi tiêu thực phẩm bình quân. 27 2.3.4 Chi tiêu y tế 28 2.3.5 Giới tính của chủ hộ. 28 2.3.6 Dân tộc của chủ hộ. 29 2.3.7 Trình độ học vấn của chủ hộ. 29 2.3.8 Tuổi của chủ hộ. 29 2.3.9 Quy mô hộ gia đình. 30 2.3.10 Nơi sinh sống của hộ gia đình. 30 2.3.11 Giới tính của trẻ 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 34
  • 4. 3.1 Mô tả đặc điểm hộ gia đình trong mẫu quan sát 34 3.1.1 Trình độ học vấn của chủ hộ. 34 3.1.2 Tuổi của chủ hộ. 35 3.1.3 Quy mô hộ gia đình. 35 3.2 Tổng quan về chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình. 36 3.2.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình. 36 3.2.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân. 36 3.2.3 Chi tiêu y tế 37 3.2.4 Chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học 38 3.2.5 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của chủ hộ. 39 3.2.6 Chi tiêu giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ. 40 3.2.7 Chi tiêu giáo dục phân theo nơi sinh sống của hộ gia đình. 41 3.2.8 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của trẻ 41 3.3 Kết quả định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục 42 3.3.1 Các bước kiểm định và hồi quy 43 3.3.2 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy 45 3.3.2.1. Chi tiêu bình quân hộ gia đình. 46 3.3.2.2. Chi tiêu thực phẩm bình quân. 47 3.3.2.3. Chi tiêu y tế 47 3.3.2.4. Dân tộc của chủ hộ. 48 3.3.2.5. Trình độ học vấn của chủ hộ. 48 3.3.2.6. Tuổi của chủ hộ. 49 3.3.2.7. Quy mô hộ gia đình. 49 3.3.2.8. Giới tính trẻ 50 3.3.2.9. Nơi sinh sống của hộ gia đình. 50 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51 4.1 Kết luận. 51 4.2 Các khuyến nghị 53 4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC 61
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan 14 Bảng 1.2: Chi tiêu bình quân giáo dục của các hộ gia đình ở các vùng kinh tế Việt Nam qua các năm (đơn vị tính: 1.000đồng) 19 Bảng 1.3: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam (đơn vị tính: %) 20 Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc cho vùng 3 25 Bảng 2.2: Tóm tắt đặc điểm các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu. 32 Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: lớp) 34 Bảng 3.2: Thống kê mô tả quy mô hộ gia đình (đơn vị tính: người) 35 Bảng 3.3: Chi tiêu bình quân hộ gia đình phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng) 36 Bảng 3.4: Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng) 37 Bảng 3.5: Chi tiêu cho y tế phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng) 37 Bảng 3.6: Chi tiêu giáo dục cho phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000 đồng) 38 Bảng 3.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong chi tiêu bình quân phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: %) 39 Bảng 3.8: Chi tiêu trung bình cho giáo dục phân theo giới tính chủ hộ (đơn vị tính: 1.000đồng) 39 Bảng 3.9: Chi tiêu cho giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ (đơn vị tính: 1.000đồng) 40 Bảng 3.10: Chi tiêu cho giáo dục phân theo khu vực sống của hộ gia đình (đơn vị tính: 1.000đồng) 41 Bảng 3.11: Chi tiêu cho giáo dục phân theo giới tính của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng) 42
  • 6. Bảng 3.12: Kết quả hồi quy bốn mô hình 44 Bảng 3.13: Kết quả hồi quy bốn mô hình sau khi hiệu chỉnh 45
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Đường tiêu dùng theo thu nhập 8 Hình 1.2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu 8 Hình 1.3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ 9 Hình 1.4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp 10 Hình 1.5: Khung phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục 18 Hình 1.6: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam năm 2010 (đơn vị tính: %) 21 Hình 1.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam qua các năm (đơn vị tính: %). 22
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tại các quốc gia trên thế giới, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà ở mọi thời đại giáo dục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển xã hội, giảm nghèo đói, và là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu và luôn dành sự đầu tư đặc biệt cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Becker (1993) cho rằng đối với cá nhân thì với nền tảng giáo dục tốt sẽ tạo ra lợi thế cho cá nhân ở nhiều mặt trong cuộc sống như là tăng năng suất lao động, khả năng tiếp cận với công nghệ, và là yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập cao hơn. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó là chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Đánh giá mức sống của người dân, trước tiên cần đánh giá các nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống như ăn uống, giáo dục, y tế…Trong đó, chi tiêu cho giáo dục là một trong những chỉ tiêu đặc biệt của hộ gia đình vì nó không mang lại lợi ích trước mắt và cho chính bản thân họ nhưng có tác dụng về sau. Khi mức sống của người dân tăng lên thì hộ gia đình không còn phải lo nhiều đến cái ăn, cái mặc thông thường, họ hướng đến những lợi ích cao hơn là lo cho con cái. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia đình càng quan tâm đến chất lượng giáo dục của con em thì họ càng chi tiêu cho nó nhiều hơn, và xem đó như một khoản đầu tư mang lại lợi ích trong tương lai. Với nguồn thu nhập nhất định, hộ gia đình cũng phải cân nhắc giữa chi tiêu như thế nào cho các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, bên cạnh việc chi tiêu giáo dục cho con em học tại các bậc học khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh tế- xã hội của từng hộ gia đình. Trong những năm gần đây nước ta luôn chú trọng việc nâng cao mức sống của người dân. Thể hiện qua việc cố gắng cải cách chính sách tiền lương nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Theo số liệu thống kê từ Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung cho người lao động
  • 9. 2 trong khu vực hành chính sự nghiệp đã điều chỉnh 8 lần từ 210.000 đồng/tháng lên đến 1.50.00 đồng/tháng, với mức tăng gần 5 lần. Việc tăng lương này phần nào đáp ứng mức chi tiêu của các hộ gia đình. Nhưng liệu việc tăng lương, tăng chi tiêu này thì người dân có tăng chi tiêu cho giáo dục không và tỷ lệ tăng này so với tăng chi tiêu là như thế nào? Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 69,05% dân số sống ở nông thôn thường có thu nhập thấp (Tổng Cục thống kê, 2010). Và trong những năm gần đây thì quá trình đô thị hóa càng nhanh làm cho dân thành thị tăng nhanh chóng dẫn đến thu nhập của người dân thành thị tăng nhanh từ 24,12% (2000) tăng lên 30,50% (2010) (Tổng Cục thống kê, 2010). Sự khác nhau về thu nhập của các hộ gia đình nông thôn và thành thị đang là mối bận tâm của chính phủ. Tuy nhiên, ở mức độ hộ gia đình thì tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình này cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm để có những chính sách giáo dục cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên 90.790 km2 , chiếm 28% diện tích tự nhiên cả nước và chia làm 2 tiểu vùng: Bắc Trung bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Dân số trung bình theo thống kê 2012 là 10,09 triệu người, chiếm 11,39% dân số cả nước (Tổng Cục Thống kê). Kinh tế vùng này những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác lâm nghiệp, thủy sản và nông nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên lại không được thuận lợi. Với địa hình là dãi đất hẹp nhất Việt Nam được tạo bởi vùng núi cao phía tây, sườn bờ biển ở phía đông đã tạo nên những con sông ngắn và dốc. Bên cạnh đó, hầu hết các cơn bão vào Việt Nam tập trung ở vùng này đã tạo nên những cơn lũ vét không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản suất của người dân mà còn tàn phá cơ sở vật chất, hạ tầng làm cho cuộc sống người dân sau những cơn bão trở nên khánh kiệt. Vì nạn chặt phá rừng bừa bãi và đánh bắt hải sản
  • 10. 3 không có quy hoạch nên dù có rừng vàng, biển bạc thì cuộc sống của người dân vùng này vẫn còn nhiều khó khăn, trừ một số thành phố lớn.Vậy có phải vì cuộc sống khó khăn mà người dân vùng này đầu tư cho con cái họ đi học nhiều hơn hay ít hơn các vùng khác và tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với các chi tiêu khác như thực phẩm, y tế thì như thế nào? Mức chi tiêu giáo dục cho con em trong hộ gia đình là một chỉ số có thể đại diện cho sự quan tâm của hộ về giáo dục cho trẻ. Các yếu tố kinh tế-xã hội của hộ gia đình, đặc điểm của trẻ ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu giáo dục là một vấn đề cần quan tâm xem xét và đánh giá, từ đó kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách giáo dục nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục. Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích thống kê và định lượng số liệu từ bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 của Tổng Cục Thống kê. Để đạt được mục tiêu này, đề tài tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi như sau: - Các yếu tố kinh tế - xã hội nào ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam? - Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên thì tỷ lệ tăng chi tiêu cho giáo dục như thế nào và cấp học nào là bị tác động mạnh nhất? - Chi tiêu lương thực thực phẩm và chi tiêu cho y tế có ảnh hưởng đến đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình hay không? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình miền Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam.
  • 11. 4 Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian, không gian như sau: (i) Về thời gian: nghiên cứu mức chi tiêu cho giáo dục trong năm 2009 theo bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010. (ii) Về không gian: Trong khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị. 4. Phương pháp nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn số liệu chính là dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục Thống kê và nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng Cục Thống kê. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau: - Phương pháp thống kê mô tả: dùng để xử lý, so sánh, tổng hợp các số liệu và đưa ra những nhận xét cơ bản. - Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến xác định các nhân tố tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ. 5. Kết cấu khoá luận. Bài luận này gồm có các chương như: Phần mở đầu sẽ giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu khoá luận. Chương 1 – Cơ sở lý thuyết và thực tiển sẽ giới thiệu về cơ sở lý luận làm nền tảng cho bài nghiên cứu và tóm tắt các nghiên cứu liên quan. Chương 2 – Phương pháp và mô hình sẽ trình bày các mô hình kinh tế, sự lựa chọn mô hình của tác giả cho nghiên cứu này, trình bày cơ sở dữ liệu và phân tích để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Chương 3 – Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả của mô hình và phân tích kết quả. Chương 4 – Kết luận và khuyến nghị. Nội dung chương này sẽ tóm lược lại những kết quả đáng chú ý của đề tài và đặc biệt là kết quả phân tích định lượng. Từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị, hàm ý về chính sách về mức chi tiêu giáo dục của hộ gia
  • 12. 5 đình. Ngoài ra, chương này cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 13. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết dùng để làm nền tảng cho các phân tích trong bài nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung trong chương cũng trình bày và phân tích một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan mà tác giả đã tham khảo để lựa chọn các biến đưa vào trong mô hình nghiên cứu. 1.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng. 1.1.1 Định nghĩa. - Theo James F. Engel và các cộng sự (2005): “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau hành động đó”. Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu hành vi tiêu dùng là một quá trình mà một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ. Quá trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và các hành động mua sắm, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. 1.1.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng. Theo Mas-Colell và cộng sự (1995), lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình. Max u(x) với điều kiện p*x≤ I Trong đó, x=(x1, x2,…,xn) là rổ hàng hóa tiêu dùng và x1, x2,…,xn là các loại hàng hóa. p=(p1, p2,…,pn) là giá của rổ hàng hóa và p1, p2,…,pn là giá của từng loại hàng hóa trong rổ. I: Ngân sách của người tiêu dùng.
  • 14. 7 Với mức giá p của thị trường và ngân sách I cố định, người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất. Vấn đề này được thực hiện dựa trên một số giả định cơ bản như thông tin thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng chấp nhận giá và giá của hàng hóa có dạng tuyến tính. 1.1.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu. Vào thế kỷ XIX, một nhà thống kê người Đức, Ernet Engel (1821-1896) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về ngân sách gia đình để đưa ra kết luận về các mô hình chi tiêu tiêu dùng, đó là chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ khác nhau của các hộ gia đình ở những mức thu nhập khác nhau. Theo nghiên cứu của Engel, khi thu nhập tăng lên, tỷ trọng thu nhập chi cho các hàng hóa thiết yếu như thực phẩm thì giảm và chi cho các hàng hóa xa xỉ như các hàng hóa và dịch vụ công nghiệp lại tăng. Hay nói cách khác, các gia đình nghèo thường dành tỷ trọng tương đối lớn trong thu nhập của họ cho các nhu cầu cần thiết, trong khi các gia đình giàu lại dành phần lớn thu nhập cho các nhu cầu xa xỉ. Sự thay đổi này trong các mô hình chi tiêu tiêu dùng với sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình được gọi là quy luật Engel. Để đơn giản, ta sẽ mô tả và giải thích mối quan hệ giữa thu nhập và số lượng hàng hóa thay cho chi tiêu và giả định là giá của hàng hóa là không thay đổi. Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần luợt là Px và Py, đường ngân sách tương ứng là I1 và đường đẳng ích là U1. Điểm phối hợp tối ưu là E(x1,y1) là tiếp điểm của đường ngân sách và đường đẳng ích. Nếu thu nhập tăng lên là I2, giá của các sản phẩm không đổi là Px và Py thì đường ngân sách sẽ là I2. Điểm phối hợp tối ưu mới là F(x2,y2) là tiếp điểm của đường ngân sách với đường đẳng ích U2. Nối các điểm E, F ta sẽ được tiêu dùng theo thu nhập (ICC). Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối điểm tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập thay đổi, giá của sản phẩm không đổi.
  • 15. 8 ICC F E 2 Y I2/Py I1/Py 0 I1/Px X I2 / P x Hình 1.1: Đường tiêu dùng theo thu nhập. Đường tiêu dùng – thu nhập ICC (Income-Consumption Curve): Đường tiêu dùng – thu nhập đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương ứng với từng mức thu nhập khi giá cả các loại hàng hóa là không đổi. I I2 I1 0 X1 X X Hình 1.2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu. Như vậy, đường cong tiêu thụ - thu nhập (ICC) có thể được sử dụng để giải thích các mối quan hệ giữa mức độ thu nhập của người tiêu dùng với số lượng mua của một mặt hàng và được gọi là đường cong Engel. ICC F E U2 U1
  • 16. 9 F ICC E X 1 Độ dốc của đường cong Engel ICC như hình 1.2 là ΔI / ΔX với ΔI viết tắt của sự thay đổi trong thu nhập và ΔX cho sự thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa X và tỷ lệ này sẽ có dấu dương. Điều quan trọng cần lưu ý là độ dốc của đường cong Engel trong hình 1.2 tăng lên khi thu nhập tăng lên. Điều này cho thấy rằng với mỗi mức tăng bằng nhau trong thu nhập, thì số lượng hàng hóa mua sẽ giảm dần. Như vậy, đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa thiết yếu thì số lượng mua của hàng hóa tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ giảm dần. I I 2 I1 0 X X2 Hình 1.3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ. Các đường cong Engel rút ra trong hình 1.3 có hướng lên trên dốc nhưng là lõm. Điều này cho thấy rằng độ dốc của đường cong Engel (ΔI / ΔX) đang giảm với sự gia tăng thu nhập. Nghĩa là, với mỗi mức tăng bằng nhau trong thu nhập, thì số lượng hàng hóa mua sẽ tăng cao hơn. Như vậy, trong trường hợp này, số lượng mua của hàng hóa tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ nhanh hơn. Hàng hóa như vậy được gọi là xa xỉ.
  • 17. 10 ICC F E X 2 I I2 I1 0 X X1 Hình 1.4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp. Đối với hàng hóa cấp thấp thì độ dốc của đường cong Engel có hệ số âm (hình 1.4), nghĩa là khi thu nhập tăng lên thì người ta sẽ giảm chi tiêu cho hàng hóa này. Như vậy, dựa vào hình dạng của đường Engel của từng loại hàng hóa ta có thể biết đó là sản phẩm thiết yếu, sản phẩm xa xỉ hay là sản phẩm cấp thấp. 1.2 Lý thuyết đầu tư giáo dục. Lý thuyết vốn con người liên quan đến giáo dục như là một sự đầu tư để tối đa hóa chất lượng cuộc sống (Schultz, 1961, Becker, 1993). Việc đầu tư thêm cho giáo dục sẽ tạo ra lợi ích về mặt nâng cao thu nhập trong tương lai đồng thời đòi hỏi chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội vì không làm việc trong thời gian đi học. Mỗi người sẽ so sánh những chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội với lợi ích trong tương lai của việc đầu tư cho đi học. Việc đầu tư sẽ tiếp tục miễn là tỷ lệ biên lợi nhuận cao hơn chi phí bây giờ đã bỏ ra. Việc đầu tư cho giáo dục sẽ tăng theo kỳ vọng lợi nhuận đạt được trong tương lai và giảm theo chi phí đi học. Becker (1993) và Schultz (1961) nhận định hai đối tượng có học vấn khác nhau thường có những thu nhập khác nhau. Từ sự khác biệt trong thu nhập đó, cha mẹ sẽ có
  • 18. 11 những quyết định cho con cái đi học trong bao nhiêu năm tùy thuộc vào nhận thức của từng cha mẹ đối với thu nhập của con cái họ trong tương lai. Các nhu cầu học tập của trẻ em có thể được biểu diễn như là một hàm của tiền lương của các thành viên hộ gia đình, chi phí cho giáo dục, thu nhập hộ gia đình chưa được hưởng và một tập hợp các đặc điểm của trẻ em, gia đình và thị trường lao động địa phương. Các giả định về sự quan tâm của cha mẹ và nguồn vốn có giới hạn tạo ra mối quan hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ và thu nhập của hộ đến việc đầu tư giáo dục cho trẻ. Cha mẹ có học vấn cao sẽ quan tâm nhiều đến phúc lợi của con cái của họ (Becker và Tomes, 1993). Giáo dục của cha mẹ có thể đại diện cho hành vi của họ đối với việc học của trẻ và các yếu tố giáo dục của cha mẹ có thể phản ánh các khoản đầu tư cho trẻ em học tiểu học. Giáo dục của người mẹ cũng có thể đại diện cho thu nhập cố định, chi phí cơ hội của mẹ trong thị trường lao động và sản xuất của hộ gia đình. 1.3 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình. Khi ra quyết định cho một vấn đề nào đó của hộ gia đình thì liệu đó là quyết định của người chủ hộ hay của tập thể các thành viên trong hộ gia đình đó? Trong nghiên cứu của Douglas (1983) về quá trình ra quyết định của hộ gia đình thì quyết định này được xem xét bởi các yều tố sau: - Quá trình này dựa trên ý kiến của một số thành viên trong gia đình chứ không phải là ý kiến riêng của chủ hộ và việc này đảm bảo tối đa lợi ích của các thành viên trong gia đình cũng như hạn chế các quyết định gây bất lợi. - Việc ra quyết định của hộ gia đình còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tư vấn của người bán hàng… hay các điều kiện sống cũng như các môi trường kinh tế - xã hội, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ mà hộ gia đình đó bị tác động. Vì thế mà việc ra quyết định cho một vấn đề nào đó nói chung và cho việc chi tiêu giáo dục hay thực phẩm nói riêng của hộ gia đình cần xem xét nhiều nhân tố từ các yếu tố bên trong hộ gia đình đến các yếu tố từ bên ngoài xã hội.
  • 19. 12 1.4 Các nghiên cứu liên quan. 1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước. Meng Zhao và Paul Glewwe (2007), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc nhập học của cá nhân trong hộ gia đình ở miền nông thôn ở Trung Quốc. Nghiên cứu này cho rằng nhu cầu cho số năm đi học của hộ gia đình là một hàm các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và lợi ích của việc học thêm gồm bốn nhóm: Đặc tính cá nhân của trẻ (giới tính, tuổi, tình trạng dinh dưỡng), đặc điểm hộ gia đình (trình độ học vấn của cha và mẹ, nhận thức về giáo dục giới tính của cha và mẹ, mong muốn của cha mẹ về trình độ đạt được của trẻ, chi tiêu bình quân), đặc điểm công cộng (khoảng cách từ nhà đến trường) và đặc điểm của trường học, giáo viên (học phí, số phòng thí nghiệm khoa học, thư viện, kinh nghiệm, lương của giáo viên). Bài nghiên cứu đã sử dụng hồi quy probit để ước lượng số năm đi học của trẻ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đến số năm hoàn thành đi học của trẻ em. Trình độ giáo dục và thái độ đối với giáo dục của trẻ của các bà mẹ cũng có tác động mạnh mẽ. Các phòng thí nghiệm khoa học và kinh nghiệm của giáo viên cũng tác động tích cực đối với việc học của trẻ. Aysit Tansel (1999), nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến việc nhập học của các bé trai và gái ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các yếu tố quyết định thành tựu giáo dục ở cấp tiểu học, trung học, phổ thông và cao hơn. Bài nghiên cứu đã sử dụng hồi quy probit để ước lượng số năm đi học của trẻ với các bậc như 0, 2, 5, 8, 11, 15 và nhiều năm học hơn. Trong đó, đối với những ai không biết chữ thì nhận giá trị 0, biết chữ mà không tốt nghiệp ở bất cứ trường nào thì có giá trị là 2, tốt nghiệp cấp tiểu học, trung học, phổ thông thì nhận giá trị 5, 8, 11 năm học còn tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn thì có 15 hoặc nhiều năm đi học hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các yếu tố cá nhân và hộ gia đình như thu nhập của hộ gia đình, giáo dục của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, các yếu tố đặc điểm cộng đồng như khu
  • 20. 13 vực nông thôn – thành thị, khoảng cách đến các trung tâm tàu điện ngầm, thành phần lao động địa phương, sự di dân để giải thích việc nhập học của các trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này đã sử dụng hai mô hình cho từng giới tính của trẻ là trai hay gái để giải thích thêm những yếu tố trên tác động tới bé trai và gái như thế nào. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ở bậc tiểu học thì tỷ lệ nhập học cao ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên ở vùng Đông Nam thì tỷ lệ bỏ học của bé gái nhiều hơn. Và chỉ một nữa học sinh tốt nghiệp tiểu học đăng ký học trung học. Biến thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đến việc đi học của trẻ và hệ số biến này ở bé gái lớn hơn mô hình của bé trai. Điều này cho thấy giáo dục là hàng hóa thông thường. Biến số năm đi học của cha mẹ cũng như nghề nghiệp của cha mẹ có liên quan mạnh mẽ đến thành tựu học tập của trẻ và các biến này cũng tác động đến các bé gái mạnh hơn các bé trai. Sự tác động của giáo dục cha mẹ đối với các bé gái thì tăng dần ở các cấp học cao hơn còn ở các bé trai thì hầu như là không có thay đổi. Bên cạnh đó các hộ gia đình ở thành thị thường cho con mình đi học cao hơn các hộ gia đình ở nông thôn. Tilak, Jandhyala B.G (2002), nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ. Theo đó, Tilak đã ước lượng chi tiêu cho giáo dục cho đứa trẻ của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ phụ thuộc vào các yếu tố như thu nhập của hộ, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của chủ hộ, giới tính của trẻ, quy mô hộ gia đình, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát triển của làng xã nơi hộ gia đình sống và các khoản trợ cấp. Kết quả cho thấy thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đối với chi tiêu cho giáo dục của trẻ, quy mô hộ gia đình làm tăng chi tiêu hộ gia đình nhưng mang tính gánh nặng, tiêu cực. Các yếu tố còn lại không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến chi tiêu cho giáo dục của hộ. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác như Mauldin và cộng sự (2001), nghiên cứu chi tiêu của cha mẹ đối với giáo dục của con cái với kết quả số tiền mà bố mẹ chi cho việc học của con cái phụ thuộc vào thu nhập sau thuế của cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ, tuổi của cha mẹ, nơi sinh sống của gia đình (nông thôn hay thành thị). Hay
  • 21. 14 nghiên cứu của Qian và Smyth (2008) đã sử dụng hồi quy Tobit để đánh giá tác động của thu nhập và các đặc điểm hộ gia đình đến nhu cầu giáo dục. Kết quả của nghiên cứu này là thu nhập của hộ gia đình vẫn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ và tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp của cha mẹ cũng có tác động tích cực. Hộ gia đình có nhiều trẻ đến trường thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Hộ gia đình sống ở ven biển có xu hướng chi tiêu cho giáo dục khác với các hộ ở các vùng còn lại. 1.4.2 Các nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: nghiên cứu ở vùng Đông Nam bộ, Việt Nam. Nghiên cứu này đã sử dụng bộ dữ liệu VHLSS năm 2008 của Tổng Cục thống kê với phương pháp hồi quy OLS để xem xét các yếu tố tổng chi tiêu, quy mô hộ, nơi sinh sống của hộ, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ và các trợ cấp cho giáo dục đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng này. Kết quả cho thấy tổng chi tiêu của hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, các khoản trợ cấp cho giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình. Nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013), đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của các hộ gia đình Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu VHLSS (2010) và hồi quy OLS ước lượng các yếu tố tác động đến giáo dục trung học. Kết quả cho thấy chi tiêu bình quân có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục nhưng chi tiêu thực phẩm bình quân lại có tác động tiêu cực. Ngoài ra các nhân tố khác như dân tộc, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, nơi sinh sống của hộ gia đình đến có ý nghĩa. Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan. Nghiên cứu Mô tả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu các - Dữ liệu nghiên cứu là từ điều tra - Thu nhập của hộ gia đình
  • 22. 15 nhân tố tác động đến việc nhập học của cá nhân trong hộ gia đình ở miền nông thôn ở Trung Quốc – Meng Zhao và Paul Glewwe (2007) Cam Túc của trẻ em và gia đình (GSCF), năm 2000 và 2004. - Phương pháp nghiên cứu: hồi quy Probit. - Các biến giải thích: giới tính, tuổi, trình độ dinh dưỡng của trẻ, trình độ học vấn, thái độ về giới tính của trẻ, mong muốn giáo dục của trẻ của cha và mẹ, chi tiêu bình quân đầu người, khoảng cách đến trường, học phí, phòng khoa học, thư viện, kinh nghiện, lương của giáo viên. càng tăng thì số năm đi học của trẻ càng cao. - Trình độ học vấn và thái độ đối với giáo dục của trẻ của các bà mẹ có tác động mạnh mẽ. - Phòng thí nghiệm khoa học và số năm kinh nghiệm của giáo viên có tác động tích cực đến số năm đi học của trẻ Nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến việc nhập học của các bé trai và gái ở Thổ Nhĩ Kỳ - Aysit Tansel (1999) - Dữ liệu nghiên cứu từ cuộc điều tra chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình của Viện thống kê nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ năm 1994. - Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy Probit hai mô hình riêng biệt cho bé trai và gái. - Các biến trong nghiên cứu: thu nhập của hộ gia đình, giáo dục của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, khu vực nông thôn – thành thị, khoảng cách đến các trung tâm tàu điện ngầm, thành phần lao động địa phương, sự di dân. - Thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đến thành tựu học tập nhưng tác động đến bé gái mạnh hơn. - Trình độ học vấn của cha mẹ cũng có tác động đến số năm đi học của trẻ và mạnh dần khi các bé gái học ở các cấp cao hơn. - Trẻ ở các khu vực thành thị thường có số năm đi học cao hơn trẻ ở các hộ nông thôn. Nghiên cứu các - Dữ liệu từ cuộc điều tra NCAER về - Thu nhập là yếu tố quan
  • 23. 16 yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ - Tilak, Jandhyala B.G (2002) sự phát triển con người ở khu vực nông thôn Ấn Độ năm 1994. - Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS. - Các biến trong mô hình: Thu nhập của hộ, quy mô hộ, trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ, giới tính của trẻ, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát triển nơi sinh sống của hộ, các khoản trợ cấp. trọng có tác động mạnh mẽ đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình. - Trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính trẻ có tác động tích đến chi tiêu giáo dục. - Nghề nghiệp của chủ hộ thì không có tác động rõ rệt. Nghiên cứu chi tiêu của cha mẹ đối với giáo dục của con cái Mauldin và cộng sự (2001) - Dữ liệu của nghiên cứu từ cuộc điều tra chi tiêu tiêu dùng năm 1996. - Các nhân tố trong mô hình gồm thu nhập sau thuế, số trẻ em trong hộ, trình độ học vấn của bố mẹ, tuổi của bố mẹ, màu da, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, khu vực địa lý và đặc điểm của địa bàn sinh sống. Số tiền cha mẹ chi tiêu cho giáo dục của con mình phụ thuộc vào thu nhập sau thuế, trình độ học vấn và tuổi của cha mẹ, nơi sinh sống của gia đình. Nghiên cứu đánh giá tác động của thu nhập và các đặc điểm hộ gia đình đến nhu cầu giáo dục - Qian và Smyth (2008) - Dữ liệu nghiên cứu từ cuộc điều tra của Công ty nghiên cứu marketing China Mainland ở Trung Quốc năm 2003. - Các nhân tố dự đoán có tác động như thu nhập hộ gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của cha mẹ, số trẻ trong hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của cha mẹ, nơi sinh sống của hộ gia đình có tác động đến nhu cầu giáo dục.
  • 24. 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: nghiên cứu vùng Đông Nam bộ, Việt Nam - Trần Thanh Sơn (2012). - Dữ liệu nghiên cứu từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008, trích cho vùng Đông Nam bộ. - Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS. - Các nhân tố kỳ vọng tổng chi tiêu, quy mô hộ, nơi sinh sống của hộ, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ và các trợ cấp cho giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi tiêu, nơi sinh sống của hộ gia đình, trình độ giáo dục của cha mẹ cũng như các khoản trợ cấp cho giáo dục có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng Đông Nam bộ. Nghiên cứu đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục trung học của các hộ gia đình Việt Nam – Đào Thị Yến Nhi (2013) - Dữ liệu nghiên cứu từ bộ VHLSS năm 2010. - Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS. - Các nhân tố được xem xét như chi tiêu bình quân, chi tiêu bình quân thực phẩm, dân tộc, giáo dục, tuổi của chủ hộ, nơi sinh sống của hộ gia đình, các vùng trong nước, năm thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng chi tiêu bình quân thực phẩm có tác động tiêu cực đến chi tiêu cho giáo dục, các biến còn lại như chi tiêu bình quân, dân tộc, giáo dục và tuổi của chủ hộ, nơi sinh sống của hộ có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục trung học của các hộ gia đình. 1.5 Khung phân tích của nghiên cứu. Theo Aysit Tansel (1999) thì giáo dục là một loại hàng hóa thông thường nên khi chi tiêu cho giáo dục sẽ chịu tác động của chính hộ gia đình và các yếu tố khách quan từ bên ngoài. Hay các nghiên cứu đến chi tiêu cho giáo dục của Meng Zhao, Paul
  • 25. 18 ình Đặc điểm khu vực sinh sống hộ gia đình Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình Chi tiêu giáo dục cho từng cấp học của hộ gia đình Đặc điểm nhân khẩu hộ gia đình Đặc điểm của trẻ Glewwe (2007), Tilak (2002) đều xem xét các nhóm các nhân tố như đặc điểm của trẻ, đặc điểm của hộ gia đình, đặc điểm nơi sinh sống và đặc điểm về trường lớp. Sau khi sơ lược lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu có liên quan, tác giả dựa vào số liệu của bộ dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này để xây dựng khung phân tích xác định các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động đến chi tiêu cho giáo dục cho từng cấp học của các hộ gia đình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung như sau: dục. Hình 1.5: Khung phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo 1.6 Tổng quan về chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học, nên bên cạnh các chính sách khuyến khích giáo dục của nhà nước, các hộ gia đình Việt Nam cũng rất chú trọng đến nền tảng giáo dục của con cháu mình. Nếu như tỷ lệ học sinh đến trường là chỉ số thể hiện nhu cầu của hộ gia đình về mặt lượng của giáo dục thì chi tiêu cho việc đi học thể hiện nhu cầu về chất (Decolalikar,1997).
  • 26. 19 Bảng 1.2: Chi tiêu bình quân giáo dục của các hộ gia đình ở các vùng kinh tế qua các năm (đơn vị tính: 1.000đồng). Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Đồng bằng sông Hồng 1.162 1.567 2.169 3.526 Trung du và miền núi phía Bắc 886 1.020 1.220 1.950 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 1.201 1.529 2.221 3.180 Tây nguyên 1.448 1.716 2.246 3.118 Đông Nam bộ 1.989 2.417 3.704 4.789 Đồng bằng sông Cửu Long 778 897 1.313 1.756 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2010) Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê ở trên, ta có thể thấy chi tiêu bình quân cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng kinh tế. Thấp nhất là các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và cao nhất là vùng Đông Nam bộ. Nhưng nhìn chung thì chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam có xu hướng liên tục tăng qua các năm. Riêng vùng nghiên cứu là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có chỉ số chi tiêu cho giáo dục tương đối cao.Từ năm 2004 đến 2010, chi tiêu cho giáo dục ở vùng này đã tăng hơn 2,5 lần. Bên cạnh đó, tỷ trọng giữa chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của của các hộ gia đình có sự biến động. Từ năm 2004 đến 2008 thì có xu hướng tăng, nhưng những năm gần đây lại giảm một đáng kể. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống cũng như sự quan tâm của cha mẹ đối với tương lai của con cháu mình.
  • 27. 20 Bảng 1.3: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế (đơn vị tính: %). Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Đồng bằng sông Hồng 6,6 7,2 7,0 6,2 4,5 Trung du và miền núi phía Bắc 4,9 5,5 4,4 4,0 3,0 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 8,0 8,3 8,5 6,7 4,9 Tây nguyên 8,0 7,4 6,4 6,6 4,5 Đông Nam bộ 6,4 6,3 6,6 7,6 5,1 Đồng bằng sông Cửu Long 4,3 4,0 4,3 3,7 2,8 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2012) Theo Todaro và Smith (2009) trong nghiên cứu về kinh tế học cho rằng ở các vùng và quốc gia đang phát triển khi thu nhập tăng (hay khả năng chi tiêu của hộ gia đình tăng) thì tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu lại giảm. Trong những năm gần đây, do chính sách tiền lương thay đổi, thu nhập của người dân được nâng cao làm cho khả năng chi tiêu của họ cũng tăng đáng kể. Khi tổng chi tiêu càng tăng cao thì tỷ trọng giữa chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu càng giảm mạnh. Điều này có thể được lý giải như sau: - Việt Nam là một nước nông nghiệp. Hầu hết các hộ gia đình có thu nhập thấp nên phần lớn thu nhập là dành cho ăn uống. Tỷ trọng chi tiêu cho thực phẩm của các hộ gia đình Việt Nam ở mức khá cao, khoảng 52,9% năm 2010 (Tổng Cục thống kê). Vì thế mà khi thu nhập tăng lên hay khả năng chi tiêu tăng lên thì tỷ trọng này tăng nhanh nhất làm cho tỷ trọng các chi tiêu khác tăng chậm hoặc có thể giảm.
  • 28. 21 - Giáo dục nước ta chịu sự quản lý chặc chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tất cả các khoảng thu chi của các trường đều bị chi phối của cơ quan này. Việc thu học phí cũng như các nguồn thu khác sẽ được quy định nên các mức học phí là gần như cố định. Vì vậy mà khi thu nhập của hộ gia đình có tăng cao thì các khoản đóng cho trường học là gần như không đổi. Cha mẹ chỉ có thể đầu tư cho con mình học thêm các môn kỹ năng khác như ngoại ngữ, nhạc… và các phương tiện học tập hiện đại hơn. Hình 1.6: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam năm 2010 (đơn vị tính: %).
  • 29. 22 Hình 1.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam qua các năm (đơn vị tính: %). Qua hình 1.7, ta có thể thấy vùng nghiên cứu, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình luôn ở mức cao hơn các vùng khác. Tuy từ năm 2008 đến 2012 tỷ trọng này có giảm ở hầu hết các vùng nhưng vùng nghiên cứu lại giảm rất mạnh từ 8,5 (năm 2008) xuống còn 6,7 (năm 2010) và 4,9 (năm 2012). Tóm tắt chương 1: Nội dung chương 1 trình bày các cơ sở lý thuyết mà nghiên cứu ứng dụng như lý thuyết về hành vi tiêu dùng, lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng và lý thuyết về đầu tư cho giáo dục cũng như hành vi ra quyết định của hộ gia đình. Chương này cũng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan để từ đó tổng hợp và lựa chọn các biến cho mô hình. Ngoài ra, chương này còn trình bày các thực trạng tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và vùng nghiên cứu.
  • 30. 23 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH. Nội dung chương này sẽ giới thiệu về phương pháp, mô hình nghiên cứu của đề tài, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, chương này cũng mô tả thống kê các nhân tố kỳ vọng có tác động đến chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình. 2.1 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết. Houthakker (1957) đã xem xét ba dạng hàm để nghiên cứu các mô hình toán kinh tế giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể và tổng chi tiêu của hộ gia đình là tuyến tính, bán logarit và logarit kép. Ông nhận định rằng dạng hàm tuyến tính không phù hợp để phản ánh các mối quan hệ trong chi tiêu và đã sử dụng dạng hàm logarit kép được phát triển từ lý thuyết đường cong Engel. Mô hình toán có dạng cụ thể như sau: log Yi = α i + βi log X 1 + γi log X2 + εi Trong đó Yi là chi tiêu cho nhóm hàng hóa thứ i, X1 là tổng chi tiêu, X2 là số lượng thành viên trong hộ gia đình, εi là sai số, α i , βi và γi là các hệ số được ước lượng từ mô hình hồi quy OLS. Và βi và γi chính là hệ số co giãn của tổng chi tiêu và quy mô hộ gia đình khi xem xét trong mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng thứ i. Trong nghiên cứu năm 1998, Ndanshau đã xây dựng mô hình ước lượng tổng quát cho chi tiêu hộ gia đình như sau: Cij = f (TEXj, Aj ,HSj, Edj ) Trong đó Ci là phần chi tiêu của hộ gia đình thứ j dành cho hàng hóa i; TEXj là tổng chi tiêu của hộ gia đình thứ j; Aj, Edj lần lượt là tuổi và trình độ giáo dục của chủ hộ gia đình thứ j, HSj là quy mô (số thành viên trong hộ) của hộ gia đình thứ j. Từ mô hình tổng quát trên, Ndanshau (1998) cũng đã để xuất triển khai thành hai dạng mô hình gồm: tuyến tính và lin-log. Dạng tuyến tính cụ thể như sau: Ci = αi + βiTEX + γiA + δiHS +ψiEd + ui
  • 31. 24 Dạng lin – log cụ thể như sau: Ci = αi + βilogTEX + γilog A + δiHS + ψiEd + ui Trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ, Tilak (2002) nhận định rằng mối quan hệ giữa các nhân tố có khả năng tác động đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục với biến tổng chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục có thể được diễn đạt bằng dạng hàm tổng quát như sau: lnHHEX = α + βiXi + εi Trong đó ln HHEX là giá trị logarit của chi tiêu hàng năm của hộ gia đình cho giáo dục, Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục, βi là các hệ số hồi quy tương ứng εi là sai số ước lượng. Với dạng hàm này cho phép người nghiên cứu có thể đưa vào mô hình nhiều biến độc lập trên cơ sở xây dựng giả thiết nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục và có thể dựa vào đó tính được độ co giãn chi tiêu cho giáo dục cho các bậc học khác nhau. 2.2 Mô hình và dữ liệu nghiên cứu. 2.2.1 Mô hình nghiên cứu. Với những mô hình kinh tế được trình bày ở trên, hầu hết đều sử dụng dạng hàm logarit kép cho việc xác định mối quan hệ giữa chi tiêu của một loại hàng hóa với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Mối quan hệ này được thể hiện qua việc lấy logarit cho giá trị của biến giải thích tổng chi tiêu hộ gia đình và biến phụ thuộc chi tiêu cho một loại hàng hóa. Ngoài ra, bên cạnh tác động của tổng chi tiêu, các tác giả cũng nhận thấy cần đưa thêm nhiều biến khác như chi tiêu cho thực phẩm, y tế của hộ gia đình, quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ…để tăng tính giải thích cho mô hình. Các biến được đưa thêm vào mô hình có thể được thể hiện dưới dạng logarit tùy thuộc vào đặc điểm của dữ liệu và ý nghĩa giải thích của các biến đó. Với mục tiêu nghiên cứu và dữ liệu, tác giả chọn và phát triển mô hình của Tilak (2002) để làm nền tảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục.
  • 32. 25 2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu của nghiên cứu này được trích xuất từ bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) do Tổng Cục Thống kê thực hiện. Dữ liệu chỉ trích vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (vùng 3) với các mục sau: Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học cơ bản liên quan đến mức sống. Mục 2: Giáo dục. Mục 3: Y tế. Mục 5,6: Chi tiêu Tuy nhiên trong quá trình phân tích và xử lý số liệu, tác giả đã lọc bỏ một số quan sát không đủ thông tin và dữ liệu cuối cùng được chiết suất như sau: Cấp học Số quan sát Cấp 1 984 Cấp 2 612 Cấp 3 448 Tổng 3 cấp 2.044 Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc cho vùng 3. Nguồn Tên trường Tên biến Giải thích Ho11 M1ac2 Gender Giới tính chủ hộ dantoc Ethnic Dân tộc chủ hộ tsnguoi HHsize Quy mô hộ ttnt Urban Khu vực Mục 1 M1ac5 Age Tuổi của chủ hộ M1ac2 CGender Giới tính của trẻ Mục 2 M1ac6 Edu Trình độ học vấn của chủ hộ 2ct EExpc Chi tiêu giáo dục
  • 33. 26 Mục 3 M3c9 Insure Bảo hiểm M3c13,14 HExpc Chi tiêu cho y tế Mục 5 M5a2ct FExpc Chi tiêu thực phẩm bình quân Ho14 m5a1ct,m5b1ct, m5b3ct,m6c7 Expc Chi tiêu bình quân hộ gia đình 2.3 Cơ sở chọn lựa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. 2.3.1 Chi tiêu giáo dục của các hộ. Chi phí cho giáo dục của các hộ gia đình cho từng thành viên trong 12 tháng gồm: - Các khoản đóng cho nhà trường như học phí theo quy định, học phí học trái tuyến, các khoản đóng góp cho nhà trường, các quỷ phụ huynh, quỷ học sinh… - Các khoản mua sắm vật dụng học tập như quần áo đồng phục và trang phục, dụng cụ học tập như sách, vở, viết… - Chi phí học thêm các môn thuộc chương trình quy định. - Chi phí đào tạo giáo dục khác như học chứng chỉ nghề, học chứng chỉ ngoại ngữ… - Các chi phí khác như đi lại, nhà trọ, bảo hiểm … 2.3.2 Chi tiêu bình quân của hộ gia đình. Trong các nghiên cứu trên, hầu hết các nhà nghiên cứu khi đề cập đến nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình thì luôn cho rằng thu nhập của hộ gia đình nên xem xét đầu tiên. Như Meng Zhao, Paul Glewwe (2007), Aysit Tansel (1999) hay Tilak (2002) cho rằng thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung nói riêng, việc sử dụng biến thu nhập để khảo sát ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục thường không thật sự khách quan. Việc thống kê số liệu liên
  • 34. 27 quan đến thu nhập thường không chính xác do tính minh bạch trong vấn đề kê khai, người ta thường kê khai không đúng về thu nhập của mình. Vì vậy mà hầu hết các nghiên cứu liên quan đến thu nhập ở Việt Nam thường sử dụng biến chi tiêu để thay thế. Việc điều tra số liệu về chi tiêu sẽ dễ dàng hơn và chính xác hơn. Tổng chi tiêu còn thể khả năng thanh toán thực tế và phụ thuộc vào thu nhập thực tế của hộ gia đình. Với nhân tố này, chúng ta kỳ vọng rằng hộ gia đình có tổng chi tiêu hay chi tiêu bình quân càng cao thì cũng chi tiêu cho giáo dục càng cao và ngược lại. 2.3.3 Chi tiêu thực phẩm bình quân. Tỷ trọng chi tiêu thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ gia đình là một chỉ số dùng để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển nên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Theo Tổng Cục thống kê (2010), tỷ trọng này giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010. Thực phẩm và giáo dục là hai yếu tố hình thành nên nguồn nhân lực. Thực phẩm là nền tản của thể lực, làm tăng khả năng hấp thu kiến thức và các kỹ năng còn giáo dục là nền tảng của tri thức, truyền đạt các kiến thức, hình thành nên các kỹ năng cho con người. Nếu ta xem giáo dục và thực phẩm là hai loại hàng hóa mà hộ gia đình sử dụng thì theo lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng của Mas-collet và cộng sự (1995), trong giới hạn về thu nhập của hộ gia đình và nhu cầu được sử dụng nhiều hàng hóa khác nhau nên nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng chi tiêu cho hàng hóa này nhiều thì sẽ giảm chi tiêu cho hàng hóa khác. Mức tăng hay giảm các loại hàng hóa tùy thuộc vào sự lựa chọn, cân nhắc của từng hộ gia đình sao cho tối ưu hóa độ hữu dụng cho hộ của mình. Vì vậy, sử dụng biến chi tiêu thực phẩm bình quân trong mô hình là muốn xem xét liệu khi mức sống người dân tăng lên đồng nghĩa với tỷ trọng chi tiêu thực phẩm giảm thì chi tiêu cho giáo dục có tăng hay không?
  • 35. 28 2.3.4 Chi tiêu y tế. Chi tiêu cho y tế là một loại chi tiêu đặc biệt. Ngoài chi cho các loại bảo hiểm thì các chi tiêu cho y tế khác đều không do mong muốn của hộ gia đình. Chi phí để khám, chữa bệnh thường rất cao, đôi khi làm khánh kiệt kinh tế của hộ gia đình. Xem xét ảnh hưởng của chi tiêu y tế đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nhằm làm sáng tỏ liệu một trẻ mà có chi phí cho y tế cao thì chi tiêu cho giáo dục có giảm hay không? Ngoài ra, biến bảo hiểm y tế cũng được đưa vào mô hình để xem xét khi hộ gia đình mua bảo hiểm cho trẻ thì chi tiêu cho y tế có tăng hay giảm và từ đó ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục như thế nào. 2.3.5 Giới tính của chủ hộ. Người chủ hộ trong gia đình Việt Nam thường là trụ cột, chủ lực trong gia đình về mặt kinh tế và thường được nể trọng. Ngoài việc là đại diện cho các thành viên trong gia đình về mặt pháp lý, thì đôi khi họ cũng là người ra quyết định cuối cùng về một vấn đề nào đó của hộ gia đình. Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là một vùng đất tương đối nghèo của đất nước, hàng năm hứng chịu gần như toàn bộ các cơn bão vào Việt Nam. Ở vùng này, kinh tế chủ yếu dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp nên hầu hết đàn ông làm trụ cột và là chủ hộ. Theo truyền thống phương Đông, người đàn ông thường xem trọng sự nghiệp, có tư tưởng cầu tiền, tiếp xúc nhiều với văn hóa tiên tiến nên họ nhận thức được việc chỉ có học tập mới có thể nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống trong tương lai…Khi họ đóng vai trò chủ hộ thì họ cũng mong muốn con họ đạt được những thành công, tạo thu nhập tốt nên hộ sẽ đầu tư nhiều vào giáo dục của con em. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở vùng Đồng bằng song Cửu Long của Diệp Năng Quang (2008) cho thấy chủ hộ là nữ giới có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trung học của các hộ vùng này hơn chủ hộ là nam giới.
  • 36. 29 Biến giới tính của chủ hộ trong mô hình được thể hiện dưới dạng biến giả, với quy ước nam giới là 1 và nữ giới là 0. 2.3.6 Dân tộc của chủ hộ. Dân tộc của chủ hộ được thể hiện theo dạng biến giả, với quy ước là 1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh và 0 nếu chủ hộ là các dân tộc khác. Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, với mỗi dân tộc có nhiều tập quán, quan điểm sống và nhận thức khác nhau. Dân tộc Kinh tập trung nhiều ở vùng đồng bằng nên dễ dàng tiếp thu những văn hóa thế giới nên nhận thức của họ thường cao hơn các dân tộc khác. Ngoài ra, thu nhập của dân tộc Kinh cũng cao hơn vì thế mà họ thường đầu tư cho giáo dục nhiều hơn các dân tộc khác. 2.3.7 Trình độ học vấn của chủ hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện đã học hết lớp mấy theo hệ 12 năm. Số liệu học vấn của chủ hộ sẽ có giá trị từ 0 đến 12. Nếu chủ hộ chưa từng đi học hoặc học chưa hết lớp 1 thì có số liệu là 0. Theo các nghiên cứu trước đều cho thấy trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục như: Meng Zhao, Paul Glewwe (2007) cho thấy trình độ học vấn của người mẹ có tác động tích cực đến học vấn của trẻ cũng như kỳ vọng con mình sẽ học cao hơn. Còn Aysit Tansel (1999) thì cho thấy só năm đi học của người mẹ có tác động tích cực đến thành tựu học tập của trẻ. Khi trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì họ càng nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với vốn nhân lực trong tương lai. Nên Tilak (2002), nhận định rằng trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012), cũng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. 2.3.8 Tuổi của chủ hộ. Đây là nhân tố thể hiện tuổi đời của chủ hộ tại thời điểm khảo sát. Theo Mauldin và cộng sự (2001) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng các chủ hộ mà
  • 37. 30 có tuổi càng cao thì sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các hộ gia đình ít tuổi hơn. Còn trong nghiên cứu của Huston (1995) đã sử dụng biến tuổi, tuổi bình phương và tuổi lũy thừa 3 để xem xét ảnh hưởng của tuổi của chủ hộ đối với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy biến tuổi ảnh hưởng đến tỷ lê chi tiêu cho giáo dục theo từng giai đoạn. Chủ hộ dưới 40 tuổi thì có chi tiêu cho giáo dục thấp hơn nhóm chủ hộ có tuổi từ 40 đến 70, còn chủ hộ trên 70 tuổi thì chi tiêu cho giáo dục lại giảm. Ngày nay, khi cuộc sống được nâng cao, người dân thường tập trung vào phát triển sự nghiệp vững vàng nên thường lập gia đình muộn hơn nhưng người không có đi học cao và vì thế nhận thức của họ cũng cao hơn. Nếu một người đã đi học xong, công việc ổn định rồi mới lập gia đình thì thu nhập lại thường cao hơn những người khác nên càng chi tiêu cho giáo dục cao hơn. 2.3.9 Quy mô hộ gia đình. Quy mô hộ gia đình là tổng số người trong một hộ. Quy mô hộ gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Khi hộ gia đình có càng nhiều thành viên thì chi phí cho giáo dục của hộ càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học của các thành viên. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Tilak (2002). Tuy nhiên, chi phí cho giáo dục của hộ gia đình tăng vì quy mô hộ gia đình lớn lại gánh nặng nhân khẩu khi làm chi phí cho giáo dục tăng theo hướng tiêu cực. Cùng với khi quy mô hộ gia đình tăng không những làm phát sinh các chi phí cho nhu cầu lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống vật chất. Trong nghiên cứu này, chi phí cho giáo dục được tính cho từng trẻ nên kỳ vọng biến quy mô hộ gia đình sẽ làm cho chi phí giáo dục giảm. 2.3.10 Nơi sinh sống của hộ gia đình. Nơi sinh sống của hộ gia đình thể hiện ở địa chỉ đăng ký thường trú của hộ và địa chỉ này nằm ở khu vực nông thôn hay thành thị. Đây cũng là một kiểu biến giả được
  • 38. 31 quy ước là 1 nếu hộ gia đình đó đăng ký thường trú tại thành thị và 0 nếu hộ gia đình đó đăng ký thường trú ở nông thôn. Qian và Smyth (2010) cho rằng các hộ gia đình sống ở vùng thành thị sẵn lòng chi cho giáo dục nhiều hơn các hộ sống ở nông thôn. Do sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất như đường xá, trường học. Ngoài ra, ở thành thị không những có nhiều trường, lớp khác nhau để lực chọn mà còn có nhiều các trung tâm đào tạo các kỹ năng khác. Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập học của các bé trai và gái ở Thổ Nhĩ Kỳ, Aysit Tansel (1999) cũng đã đưa khu vực sinh sống của hộ gia đình vào mô hình cũng đã cho thấy có tác động tích cực đến việc nhập học của trẻ và tác động đến bé gái mạnh hơn đối với bé trai. 2.3.11 Giới tính của trẻ. Việt Nam chịu nhiều tác động của văn hóa phương Đông nên tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn thể hiện rõ rệt trong toàn bộ cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng núi và nông thôn. Ở các vùng nông thôn, các bé gái thường ít được cho đi học hay chỉ cho đi học để biết chữ chứ không được gia đình đầu tư lâu dài như các bé trai. Tuy nhiên, nghiên cứu của Aysit Tansel (1999) cho thấy thu nhập của hộ gia đình, trình độ giáo dục của cha mẹ và nơi sinh sống của hộ gia đình có ảnh hưởng mạnh đối với các bé gái hơn là bé trai. Các biến số trong các nhóm biến và kỳ vọng dấu ảnh hưởng của chúng đối với chi tiêu giáo dục cho các cấp học được tóm lược trong bảng 2.2. Bảng 2.2: Tóm tắt đặc điểm các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu. Tên biến Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 1 lnEExpc1 Nghìn đồng Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 2 lnEExpc2 Nghìn đồng Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 3 lnEExpc3 Nghìn đồng
  • 39. 32 Chi tiêu bình quân lnExpc Nghìn đồng + Chi tiêu thực phẩm bình quân lnFExpc Nghìn đồng -/+ Chi tiêu y tế cho từng trẻ lnHExpc Nghìn đồng -/+ Nơi sinh sống của hộ gia đình Urban Thành thị: 1; Nông thôn: 0 + Quy mô hộ gia đình HHsize Người - Dân tộc của chủ hộ Ethnic Kinh: 1; Khác:0 + Giới tính của chủ hộ Gender Nam: 1; Nữ: 0 -/+ Trình độ học vấn của chủ hộ Edu Lớp + Tuổi của chủ hộ Age năm -/+ Giới tính của trẻ CGender Nam: 1; Nữ: 0 -/+ Bảo hiểm Insure Có: 1; Không: 0 + Tóm tắt chương 2: Nội dung chương 2 trình bày một số mô hình kinh tế lượng có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và từ đó lựa chọn mô hình tối ưu nhất để ứng dụng cho bài nghiên cứu này là mô hình của Tilak (2002): lnHHEX = α + βiXi + εi. Nguồn dữ liệu được sự dụng là bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) do Tổng Cục Thống kê thực hiện. Cũng trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở của các nhân tố được chọn lựa để xem xét ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình như: chi tiêu bình quân, chi tiêu bình quân thực phẩm, chi tiêu y tế, nơi sinh sống của hộ gia đình, quy
  • 40. 33 mô hộ, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn và tuổi của chủ hộ, giới tính của trẻ và bảo hiểm.
  • 41. 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo dục tại 3 cấp học của hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam (n=2044). Nội dung trình bày chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình. Các bước hồi quy, kiểm định, các kết quả của mô hình hồi quy, giải tích và so sánh kết hồi quy với kết quả phân tích thống kê. 3.1 Mô tả đặc điểm hộ gia đình trong mẫu quan sát. 3.1.1 Trình độ học vấn của chủ hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện đã học hết lớp mấy theo hệ 12 năm. Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: lớp). Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 7,1 3,6 0 12 Cấp 2 612 7,45 3,3 0 12 Cấp 3 448 8,42 3 0 12 Tổng 3 cấp 2.044 7,49 3,4 0 12 Theo thống kê trên, trình độ học vấn trung bình của chủ hộ tăng dần theo từng cấp học của trẻ. Điều này có nghĩa là những trẻ học ở các cấp học cao thường có cha hoặc mẹ có trình độ học vấn cao hơn. Kết quả phân tích phương sai giáo dục cha mẹ giữa các cấp học cho thấy sự chênh lệch giữa cấp 1 với cấp 3, cấp 2 với cấp 3 có ý nghĩa thống kê 1%, còn chênh lệch giữa cấp 1 và 2 thì không có ý nghĩa thống kê (xem
  • 42. 35 phụ lục 3.1). Với nhân tố này, ta kỳ vọng trình độ học vấn của chủ hộ càng tăng thì chi tiêu cho giáo dục của con cái họ cũng tăng và ngược lại. 3.1.2 Tuổi của chủ hộ. Theo số liệu thống kê (phụ lục 3.2), tuổi trung bình của chủ hộ và giá trị nhỏ nhất tuổi của chủ hộ tăng dần theo cấp học của trẻ. Điều này chứng tỏ số liệu thống kê đúng với thật tế vì chủ hộ có con học ở các cấp cao là trẻ nhiều tuổi hơn nên tuổi chủ hộ cũng cao. Để xem xét sự chênh lệch tuổi của chủ hộ giữa các cấp học có ý nghĩa thống kê hay không, ta phân tích phương sai tuổi trung bình của chủ hộ. Với mức ý nghĩa 5%, chênh lệch tuổi của chủ hộ giữa các bậc Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều có ý nghĩa thống kê (Xem phụ lục 3.3). 3.1.3 Quy mô hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, chi phí cho giáo dục được tính cho từng trẻ nên kỳ vọng biến quy mô hộ gia đình sẽ làm cho chi phí giáo dục giảm. Bảng 3.2: Thống kê mô tả quy mô hộ gia đình (đơn vị tính: người). Quy mô hộ Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 5 1,54 2 12 Cấp 2 612 4,99 1,34 2 12 Cấp 3 448 4,86 1,38 2 12 Tổng 3 cấp 2.044 4,97 1,45 2 12 Theo số liệu thống kê, quy mô hộ gia đình giảm dần trong các hộ gia đình có trẻ học ở cấp càng cao. Nghĩa là những hộ gia đình ít người thường cho con đi học nhiều hơn và cao hơn các hộ gia đình đông người. Tuy nhiên, khi phân tích phương sai trung bình quy mô hộ gia đình giữa các cấp học lại không có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.4)
  • 43. 36 3.2 Tổng quan về chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình. 3.2.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình bao gồm các chi tiêu cho giáo dục, y tế, lương thực, thực phẩm, các hàng hóa vật chất, phi vật chất và các chi phí khác phục vụ cuộc sống. Bảng 3.3: Chi tiêu bình quân hộ gia đình phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng). Chi tiêu bình quân hộ gia đình Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 11.930 14.941 1.643 251.820 Cấp 2 612 13.013 11.944 1.821 229.849 Cấp 3 448 13.451 8.898 2.766 101.270 Tổng 3 cấp 2.044 12.290 12.946 1.643 351.821 Theo số liệu thống kê bảng 3.3, chi tiêu bình quân theo từng cấp học không có sự khác biệt nhiều giữa các cấp và cả vùng vì đây là số liệu thống kê chi tiêu chung của các hộ. Kết quả phân tích phương sai chi tiêu bình quân giữa các cấp học cũng không thấy có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.5). 3.2.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân. Tỷ trọng chi tiêu thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ gia đình là một chỉ số dùng để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển nên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Theo Tổng Cục thống kê (2010), tỷ trọng này giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010.
  • 44. 37 Bảng 3.4: Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng). Chi tiêu thực phẩm bình quân Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 5.589 4.167 1.114 66.324 Cấp 2 612 5.544 3.775 1.114 52.868 Cấp 3 448 5.805 3.184 1.740 41.224 Tổng 3 cấp 2.044 6.057 4.024 1.265 67.397 Vì chỉ số này tính bình quân cho các thành viên hộ gia đình nên chi tiêu thực phẩm bình quân không có sự chênh lệch nhiêu theo từng cấp. Kết quả phân tích phương sai chi tiêu thực phẩm bình quân giữa các cấp học cũng cho thấy không có sự chênh lệch chi tiêu thực phẩm bình quân giữa các cấp học (phụ lục 3.6). 3.2.3 Chi tiêu y tế. Chăm sóc sức khỏe thường khác nhau giữa các nước, các nhóm và cá nhân, phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện xã hội và kinh tế cũng như các chính sách y tế tại chỗ. Bảng 3.5: Chi tiêu cho y tế của từng trẻ theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000 đồng). Chi tiêu cho y tế Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 874 3.629 0 60.122 Cấp 2 612 1.005 3.294 0 50.000 Cấp 3 448 1.032 3.162 0 49.000 Tổng 3 cấp 2.044 950 3.432 0 60.122
  • 45. 38 Vì đây là chi tiêu ngoài ý muốn của các hộ gia đình nên chi tiêu này chênh lệch không đáng kể giữa các cấp học. Kết quả phân tích phương sai về chi tiêu trung bình giữa các cấp học cũng cho kết quả tương tự (phụ lục 3.7) 3.2.4 Chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học. Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục là phần ngân sách của hộ gia đình dùng để trang trải cho việc tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo của các thành viên trong gia đình bao gồm các chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội. Số liệu trong bảng 3.6 trình bày mức chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học. Bảng 3.6: Chi tiêu giáo dục của cho từng trẻ phân theo cấp học (đơn vị tính: 1.000 đồng). Chi tiêu giáo dục cho từng trẻ Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 947 1.425 0 20.720 Cấp 2 612 1.321 1.307 20 12.800 Cấp 3 448 2.462 2.590 130 42.000 Tổng 3 cấp 2.044 1.391 1.818 0 42.000 Theo kết quả thống kê, chi phí trung bình cho giáo dục theo từng người tăng dần theo từng cấp học. Cụ thể là chi phí trung bình chi cho giáo dục cấp 2 đã tăng 1,4 lần so với cấp 1, chi phí cho cấp 3 tăng so với cấp 2 là 1,86 lần và so với cấp 1 là 2,6 lần. Và kết quả phân tích phương sai về chi tiêu giáo dục phân giữa các cấp học đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (phụ lục 3.8). Vì chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình có sự khác nhau giữa các cấp học mà chi tiêu bình quân lại không có chênh lệch nhiều nên tỷ trọng giữa chi tiêu cho giáo dục với chi tiêu bình quân cũng có sự thay đổi cùng chiều với chi tiêu cho giáo dục. Tức là tỷ trọng này tăng dần theo từng cấp học (bảng 3.7).
  • 46. 39 Bảng 3.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong chi tiêu bình quân phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: %). Tỷ trọng chi tiêu giáo dục theo từng cấp trong tổng chi tiêu Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 8,56 7,81 0,00 70,39 Cấp 2 612 11,71 7,25 0,36 42,78 Cấp 3 448 19,53 12,45 2,18 103,76 Tổng 3 cấp 2.044 11,90 9,86 0,00 103,76 3.2.5 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của chủ hộ. Trong vùng nghiên cứu, với số mẫu quan sát (n=2.044) giới tính của chủ hộ có 339 nữ (tỷ trọng 16,59%), 1.705 nam (tỷ trọng 83,41%). Bảng 3.8: Chi tiêu trung bình cho giáo dục phân theo giới tính chủ hộ (đơn vị tính 1.000đồng). Chi tiêu hộ gia đình theo giới tính chủ hộ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tổng 3 cấp Nữ 1.209 1.639 2.650 1.668 Nam 894 1.266 2.420 1.336 Chênh lệch (Nữ-Nam) 315 373 230 332 Mức ý nghĩa thống kê (t) 2,6126 *** 2,5196 ** 0,7201 NS 3,0814 *** Ghi chú: **, *** chỉ mức ý nghĩa thống kê theo thứ tự là 5% và 1% NS: Non-significance
  • 47. 40 Theo số liệu thống kê ở bảng 3.8 thì chủ hộ là nữ giới chi tiêu cho giáo dục cao hơn so với chủ hộ là nam giới, đặc biệt là ở cấp 1. Vì vậy mà chênh lệch chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm giới tính chủ hộ ở cấp 1 và cả ba cấp có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cấp 2 thì có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% còn ở cấp 3 thì không có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.9, 3.10, 3.11, 3.12). 3.2.6 Chi tiêu giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ. Các hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh có chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn rất nhiều so với chủ hộ là các dân tộc khác ở tất cả các cấp học (Bảng 3.9). Bảng 3.9: Chi tiêu cho giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ (đơn vị tính 1.000đồng). Chi tiêu hộ gia đình theo dân tộc chủ hộ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tổng 3 cấp Các dân tộc khác 231 476 1.069 415 Dân tộc Kinh 1.098 1.425 2.573 1.522 Chênh lệch (khác-Kinh) -867 -949 -1.504 -1.107 Mức ý nghĩa thống kê (t) -6,6143 *** -5,7535 *** -3,2446 *** -9,0533 *** Ghi chú: *** chỉ mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả phân tích sự chênh lệch mức chi tiêu trung bình cho giáo dục của hai nhóm dân tộc của chủ hộ cho thấy chủ hộ là dân tộc Kinh chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với chủ hộ là các dân tộc khác (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Mức chênh lệch này tăng dần khi cấp học tăng lên, điều này càng chứng tỏ chủ hộ là dân tộc Kinh quan tâm đến việc học của con cháu mình nhiều hơn so với chủ hộ là các dân tộc khác và luôn đầu tư cho con mình học ở những cấp học cao (phụ lục 3.13, 3.13, 3.15, 3.16).
  • 48. 41 3.2.7 Chi tiêu giáo dục phân theo nơi sinh sống của hộ gia đình. Tại thành thị, chi tiêu cho giáo dục của các hô gia đình luôn cao hơn các khu vực nông thôn ở tất cả các cấp. Mức chi tiêu trung bình cho giáo dục ở thành thị của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là hơn 3,5 triệu còn ở nông thôn là hơn 2 triệu, chênh lệch này là gần gấp đôi (Bảng 3.10). Bảng 3.10 : Chi tiêu cho giáo dục phân theo khu vực sống của hộ gia đình (đơn vị tính 1.000đồng). Chi tiêu giáo dục theo nơi sinh sống của hộ gia đình Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tổng 3 cấp Nông thôn 602 999 2.045 1.033 Thành thị 1.840 2.369 3.482 2.369 Chênh lệch (nông thôn-thành thị) -1.238 -1.370 -1.437 -1.336 Mức ý nghĩa thống kê (t) -13,2588 *** -12,2681 *** -5,5016 *** -15,5599 *** Ghi chú: *** chỉ mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% Theo kết quả phân tích sự chênh lệch mức chi tiêu cho trung bình giáo dục của hai nhóm khu vực sống của hộ gia đình cho thấy, với mức ý nghĩa 1%, chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục ở các hộ gia đình sống ở khu vực thành thị so với nông thôn là rất lớn và chệnh lệch này tăng dần ở các cấp học cao hơn. Với biến này ta kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục và tác động mạnh đối với các trẻ học ở các cấp học cao hơn (phụ lục 3.17, 3.18, 3.19, 3.20). 3.2.8 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của trẻ. Mức chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình cho bé trai và bé gái phụ thuộc vào nhận thức của cha mẹ. Ngày nay, sự phân biệt giới tính của trẻ đã giảm đi đáng kể do các chính sách dân số của Chính phủ nên việc đầu tư cho các bé trai và gái ít có sự khác biệt nhiều (Bảng 3.11).
  • 49. 42 Bảng 3.11: Chi tiêu cho giáo dục phân theo giới tính của trẻ (đơn vị tính 1,000đồng). Chi tiêu hộ gia đình theo giới tính của trẻ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tổng 3 cấp Nữ 919 1.302 2.448 1.413 Nam 970 1.338 2.478 1.371 Chênh lệch (Nữ-Nam) -51 -36 -30 42 Mức ý nghĩa thống kê (t) -0,5670 NS -0,3409 NS -0,1200 NS -0,2571 NS Ghi chú: NS: Non-significance Kết quả phân tích sự chênh lệch chi tiêu trung bình giáo dục giữa hai nhóm giới tính trẻ cũng cho thấy không có sự chênh lệch (phụ lục 3.25, 3.26, 3.27, 3.28). 3.3 Kết quả định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. Áp dụng mô hình của Tilak (2002), mô hình tổng quát của nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục cho từng trẻ của các hộ gia đình như sau: lnEExpc=β0+βiXi+ui Trong đó lnEExpc là giá trị logarit của chi tiêu cho giáo dục cho từng trẻ của hộ gia đình, Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục cho từng trẻ của hộ gia đình, βi là các hệ số hồi quy tương ứng và ui là sai số ước lượng. Áp dụng mô hình trên, mô hình hồi quy chung của nghiên cứu được diễn đạt như sau: Mô hình 1: lnEExpc=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban + β5hhsize + β6Ethinic + β7Gender + β8Edu + β9Age + β10Age2 + β11CGender + β12Insure + ui (3.1)
  • 50. 43 Để so sánh chi tiêu giáo dục cho trẻ ở từng cấp học, ta triển khai thêm 3(ba) mô hình cho ba cấp học như sau: Mô hình 2 (cấp 1): lnEExpc1=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban + β5hhsize + β6Ethinic + β7Gender + β8Edu + β9Age + β10Age2 + β11CGender + β12Insure + ui (3.2) Mô hình 3 (cấp 2): lnEExpc2=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban + β5hhsize + β6Ethinic β7Gender + β8Edu + β9Age + β10Age2 + β11CGender + β12Insure + ui ( 3.3) Mô hình 4 (cấp 3): lnEExpc3=β0 + β1lnExpc + β2lnFExpc + β3lnHExpc + β4Urban + β5hhsize + β6Ethinic +β7Gender + β8Edu + β9Age + β10Age2 + β11CGender + β12Insure + ui (3.4) 3.3.1 Các bước kiểm định và hồi quy. Để cho kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS tốt nhất, ta cần xem xét bộ dữ liệu có hiện tượng tương quan mạnh giữa các biến hay không. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình được thể hiện như sau (xem phụ lục 3.29, 3.30, 3.31, 3.32). Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), với dữ liệu chéo, khi hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình thấp (thường dưới 0,8) thì không có hiện tượng tương quan mạnh giữa các biến. Với kết quả trên, ta thấy hệ số tương quan giữa các biến là tương đối thấp (cao nhất là 0,5199). Điều này cho thấy ta được phép thực hiện các ước lượng hồi quy bằng phương pháp hồi quy OLS. Với bộ dữ liệu VHLSS (2010) của Tổng Cục Thống kê, tác giả sử dụng phần mềm STATA để trích lục, xử lý các bước và chạy mô hình hồi quy OLS đã cho kết quả như sau:
  • 51. 44 Bảng 3.12: Kết quả hồi quy bốn mô hình. Biến phụ thuộc LnEExpc Mô hình 1 LnEExpc1 Mô hình 2 (Cấp 1) LnEExpc2 Mô hình 3 (Cấp 2) LnEExpc3 Mô hình 4 (Cấp 3) Biến độc lập Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val lnExpc 0,6950 0,000 0,6166 0,000 0,6782 0,000 0,5488 0,000 lnFExpc -0,2691 0,009 -0,3227 0,056 -0,1619 0,198 -0,0598 0,598 lnHExpc 0,0280 0,013 0,0447 0,006 -0,0214 0,111 -0,0138 0,340 Ethnic 0,7884 0,000 1.2814 0,000 0,5588 0,000 0,4446 0,000 Edu 0,0464 0,000 0,0167 0,280 0,0364 0,000 0,0025 0,809 Age 0,0705 0,000 0,0071 0,617 -0,0289 0,089 -0,0272 0,183 Age2 -0,0006 0,000 -0,0001 0,616 0,0002 0,150 0,0002 0,282 Gender 0,0452 0,408 -0,0207 0,822 -0,0941 0,202 0,0389 0,613 hhsize -0,0334 0,100 -0,0504 0,130 0,0157 0,379 -0,0108 0,592 CGender -0,0949 0,026 -0,0219 0,762 -0,0140 0,774 0,0852 0,122 Insure -0,0062 0,897 -0,0856 0,370 -0,0415 0,392 -0,0225 0,714 Urban 0,3154 0,000 0,4757 0,000 0,3729 0,000 0,2415 0,002 Constant -0,2360 0,664 1,897 0,032 1,9150 0,005 3,201 0,000 Số quan sát 2.044 78 6 984 612 448 R R -b -b ìn ìn h h phương phương hiệu chỉnh hiệu chỉn 0,3523 h 0,3507 0,4763 0,3308 Với mức ý nghĩa 10%, theo kết quả hồi quy của mô hình 1, các biến giới tính của chủ hộ (Gender), bảo hiểm (Insure) có P-value trên 0,1 nên các biến này không có ý nghĩa giải thích mô hình. Để xác định các biến phù hợp và có thể giải thích được mô hình, tác giả đã sử dụng phương pháp chạy hồi quy Stepwise trên STATA với tùy chọn
  • 52. 45 loại bỏ lần lượt khỏi mô hình các biến có P-value lớn hơn 0,1. Sau khi xử lý và loại bỏ một số biến, kết quả hồi quy còn lại như sau: Bảng 3.13: Kết quả hồi quy bốn mô hình sau khi hiệu chỉnh. Biến phụ thuộc LnEExpc Mô hình 1 LnEExpc 1 Mô hình 2 (Cấp 1) LnEExpc2 Mô hình 3 (Cấp 2) LnEExpc3 Mô hình 4 (Cấp 3) Biến độc lập Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val Hệ số P-val lnExpc 0,6989 0,000 0,6130 0,000 0,6956 0,000 0,5534 0,000 lnFExpc -0,2736 0,008 -0,2994 0,066 -0,1968 0,117 -0,0703 0,541 lnHExpc 0,0279 0,012 0,0425 0,007 -0,0191 0,150 -0,0131 0,377 Ethnic 0,7933 0,000 1.2928 0,000 0,5661 0,000 0,4392 0,000 Edu 0,0455 0,000 0,0201 0,149 0,0361 0,000 0,0103 0,291 Age 0,0710 0,000 Age2 -0,0006 0,000 Hhsize -0,0365 0,064 CGender -0,0936 0,029 Urban 0,3189 0,000 0,4790 0,000 0,3690 0,000 0,2237 0,004 Constant -0,2756 0,609 1,6675 0,021 1,1953 0,015 2,3551 0,000 Số quan sát 2.044 984 612 448 R-bình phương hiệu chỉnh 0,3522 0,3470 0,4693 0,3191 3.3.2 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy. Từ bảng kết quả 3.12, ta có bốn phương trình hồi quy như sau: lnEExpc= -0,2756 + 0,6989*lnExpc – 0,2736*lnFExpc + 0,0279*lnHExpc + 0,7933*Ethnic + 0,0455*Edu + 0,071*Age – 0,0006*Age2 – 0,0365*Hhsize – 0,0936*CGender + 0,3189*Urban (3.5)
  • 53. 46 lnEExpc1= 1,6675 + 0,613*lnExpc - 0,2994*lnFExpc + 0,0425*lnHExpc + 1,2928*Ethnic + 0,4790*Urban ( 3.6) lnEExpc2= 1,1.1953 + 0,6956*lnExpc + 0,5661*Ethinic + 0,0361*Edu + 0,369*Urban ( 3.7) lnEExpc3= 2,3551+ 0,5534*lnExpc +0,4392*Ethnic + 0,2237*Urban (3.8) Như vậy, kết quả hồi quy mô hình 1 cuối cùng còn lại các biến có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung gồm: Chi tiêu bình quân hộ gia đình, chi tiêu thực phẩm bình quân, chi tiêu y tế, dân tộc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi và tuổi bình phương của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, giới tính của trẻ và nơi sinh sống của hộ. Tuy nhiên mô hình hồi quy chi tiêu giáo dục cho từng cấp học lại có một số biến không có ý nghĩa thống kê. Để đánh giá tác động của các yếu tố đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình, ta xem xét các hệ số hồi quy của mô hình 1. 3.3.2.1. Chi tiêu bình quân hộ gia đình. Hệ số biến chi tiêu bình quân của hộ gia đình là +0,6989, nghĩa là biến này có quan hệ cùng chiều với biến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi giữa các hộ gia đình, nếu chi tiêu bình quân của các hộ gia đình tăng 1% thì chi tiêu cho giáo dục tăng 0,6989% và ngược lại. So sánh hệ số này của các mô hình 2, 3, 4 cho từng cấp học của trẻ như sau: cấp 1 là +0,613%, cấp 2 là +0,6956% và cấp 3 là +0,5534. Kết quả cho thấy khi chi tiêu bình quân hộ gia đình tăng 1% thì các hộ sẽ tăng chi tiêu cho giáo dục tiểu học 0,613%, trung học 0,6956% và phổ thông 0,5534. Hệ số này ở cấp 2 tăng cao hơn so với cấp 1 cho thấy khi thu nhập hay chi tiêu bình quân của hộ gia đình tăng lên thì các hộ giành tỷ trọng chi tiêu giáo dục cho các trẻ học ở cấp 2 nhiều hơn so với cấp 1. Tuy nhiên, hệ số này ở cấp 3 lại giảm xuống so với cấp 2, điều này có thể giải thích là chi tiêu giáo dục ở cấp 3 nhiều hơn so với các cấp 1 và 2 rất nhiều (xem bảng 3.6) nên khi thu nhập có tăng lên thì tỷ trọng chi tiêu giáo dục cho cấp này cũng không tăng nhiều.
  • 54. 47 3.3.2.2. Chi tiêu thực phẩm bình quân. Biến chi tiêu thực phẩm bình quân trong mô hình 1 là -0,2736, nghĩa là trong các điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi chi tiêu thực phẩm bình quân tăng 1% thì chi tiêu cho giáo dục giảm 0,2736% và ngược lại. Theo lý thuyết tháp nhu cầu của con người thì thực phẩm là nhóm hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải đảm bảo nhu cầu này thì mới có thể tiến tới các nhu cầu khác cao hơn được, trong đó có giáo dục. Kết quả hệ số hồi quy của chi tiêu thực phẩm bình quân trong mô hình cũng chính là độ co giãn của chi tiêu giáo dục với chi tiêu thực phẩm bình quân. Hệ số này mang dấu âm nên giáo dục và thực phẩm là hai hàng hóa thay thế nhau, nghĩa là sự gia tăng chi tiêu của mặt hàng này sẽ làm giảm khoản chi cho mặt hàng kia và ngược lại. Hệ số này trong các mô hình cấp 1, 2, 3 thì không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, ở mức ý nghĩa 10% thì mô hình ở cấp 1 là có ý nghĩa, với hệ số là -0,2994. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Yến Nhi, nghiên cứu cho toàn quốc cũng cho kết quả gần giống nhau là -0,2232. 3.3.2.3. Chi tiêu y tế. Chi tiêu cho y tế có quan hệ cùng chiều với chi tiêu của họ gia đình với hệ số là 0,0279. Nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi hộ gia đình tăng chi tiêu cho y tế 1% thì cũng tăng chi tiêu cho giáo dục 0.0279%. Kết quả này cho thấy giáo dục và y tế là hai loại hàng hóa không thay thế cho nhau, khi thu nhập tăng lên hay chi tiêu bình quân hộ gia đình tăng lên thì chi tiêu cho giáo dục và y tế cùng tăng nhưng y tế tăng chậm hơn nhiều. Đây là điểm mới của nghiên cứu. Điều này cho thấy y tế là hàng hóa đặc biệt, ngoài chi phí chữa bệnh không mong muốn thì người dân cũng rất ít chi cho các hoạt động y tế như các loại bảo hiểm. Với biến này thì chỉ có mô hình cấp 1 là có ý nghĩa thống kê với hệ số +0,0425.
  • 55. 48 3.3.2.4. Dân tộc của chủ hộ. Kết quả phân tích mô tả ở chương 2 cho thấy chi tiêu cho giáo dục của các hộ có chủ hộ là dân tộc Kinh luôn cao hơn các dân tộc khác rất nhiều. Đặc biệt là chi tiêu cho trẻ học ở cấp 1 của các hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh cao hơn với chủ hộ là các dân tộc khác. Một khi đã cho con học tới các cấp cao như cấp 3 thì dù chủ hộ là dân tộc nào thì họ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên việc chi tiêu cho giáo dục dần ít chịu sự tác động của biến dân tộc của chủ hộ. Kết quả mô hình một lần nữa khẳng định hai nhận định trên là đúng. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh cao hơn các dân tộc khác ở cả ba cấp học. 3.3.2.5. Trình độ học vấn của chủ hộ. Biến trình độ học vấn của chủ hộ có hệ số dương, nghĩa là biến này có tác động tích cực đối với chi tiêu giáo dục. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi chủ hộ học thêm một lớp thì hộ chi tiêu cho giáo dục tăng 4,55%. Với trình độ nhận thức cao có được thông qua được giáo dục bài bản, chất lượng cộng với sự ảnh hưởng của mình trong gia đình, khi đó người chủ hộ sẽ quyết định đầu tư nhiều hơn cho các thành viên trong gia đình đi học và cho cả bản thân mình với mong muốn mọi người trong nhà đạt được những thành tựu tốt đẹp hơn trong tương lai. Ngược lại, khi chủ hộ có trình độ học vấn thấp thì thường xem nhẹ vấn đề học tập của con mình mà giành thời gian và tiền bạc cho các chi tiêu khác. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Yến Nhi, nghiên cứu cho toàn quốc cũng cho kết quả gần giống nhau. Tuy nhiên hệ số lớn hơn so với 1,72%. Điều này cho thấy trong vùng nghiên cứu nghiên cứu này, trình độ giáo dục tác động mạnh hơn so với toàn quốc.