SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VI MINH TÚ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI – 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VI MINH TÚ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8.34.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa sử dụng để bảo vệ bất cứ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2019
Tác giả
Vi Minh Tú
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2. Một số khái niệm 8
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và phát triển hệ thống
trường Phổ thông dân tộc bán trú 12
1.4. Hệ thống văn bản chỉ đạo các cấp liên quan đến trường Phổ thông dân tộc bán trú 16
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CỦA TỈNH LẠNG SƠN HIỆN
NAY 21
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển các trường phổ
thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn 21
2.2.Thực trạng phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn 26
2.3. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân 41
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
CỦA TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030 45
3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp 45
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường
Phổ thông dân tộc bán trú vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CBQL Cán bộ quản lý
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
GV Giáo viên
HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HS, HSBT Học sinh, học sinh bán trú
KNS, GTS Kỹ năng sống, giá trị sống
PGD&ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo
PTDH, TBDH Phương tiện dạy học, thiết bị dạy học
PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú
PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú
SGD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo
TDTT Thể dục thể thao
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
TPTĐ Tổng phụ trách đội
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân
VHVN Văn hóa văn nghệ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển hệ thống trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) là một nội
dung quan trọng trong công tác quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhằm đáp
ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng núi, đồng bào dân tộc, góp
phần chủ động trong xu thế hội nhập. Đối với tỉnh Lạng Sơn, việc phát triển hệ thống
trường PTDTBT sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2030.
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GDĐT) tỉnh Lạng Sơn
nói chung, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chỉ
đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức
xã hội và sự đồng tình ủng hộ, chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã đạt
được những kết quả quan trọng. Số trường, lớp, số học sinh tăng nhanh qua các năm;
cơ sở vật chất được tăng cường, củng cố; chất lượng giáo dục được nâng lên. Tỉnh
Lạng Sơn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (GD THCS) năm 2006; đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (GDTH), chống mù chữ năm 1997 và đạt chuẩn phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008; chất lượng giáo dục đại trà ngày càng
được nâng cao; tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm, số học sinh khá, giỏi tăng. Những
năm gần đây số tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ổn định trên 90%. Tỷ lệ huy
động trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học và trúng tuyển đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên từng bước
được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý
giáo dục tiếp tục được đổi mới. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và có
nhiều chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa.
Tuy nhiên do địa bàn và địa hình khó khăn phần nào đã ảnh hưởng và làm hạn
chế việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ chuyên cần của học sinh, chất
lượng GDĐT đã tác động đến tính bền vững của kết quả phổ cập giáo dục. Trình độ
dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu
thốn. Dân số trong độ tuổi học sinh các cấp ở mỗi xã không nhiều nên các trường tiểu
học vùng đặc biệt khó khăn có nhiều điểm trường lẻ cách xa trường chính. Học sinh ít
có cơ hội, điều kiện được tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại. Trường tiểu học còn
duy trì mô hình lớp ghép (lớp học ghép nhiều trình độ) đã ảnh hưởng không nhỏ đến
2
chất lượng GDĐT. Các trường phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện không đáp
ứng đủ nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc địa phương vì đa số là đồng
bào dân tộc thiểu số.
Để khắc phục những khó khăn trên, với tinh thần hiếu học, cũng giống như
nhiều địa phương khác, nhiều năm qua người dân vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã
dựng lều lán, làm nhà tạm ở gần trường cho con em đi học (hình thức bán trú dân
nuôi). Song điều kiện rất thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh và an toàn. Nhu cầu của
học sinh ở bán trú trong trường để có điều kiện học tập, tham gia đầy đủ các hoạt động
giáo dục của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTBT
vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn là một điều rất cần thiết.
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh và của ngành GDĐT trong
những năm vừa qua, nhằm thực hiện tốt Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc.
Trước tình hình đó, mô hình trường PTDTBT đã và đang hình thành, phát triển
tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt trong
việc huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học (TH) và THCS đến trường, đảm bảo duy trì
sĩ số, cải thiện chất lượng giáo dục dân tộc.
Với những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác của bản thân - là
một cán bộ làm công tác Đảng ở tỉnh Lạng Sơn và vận dụng kết quả học tập từ bộ môn
khoa học chính sách công, tôi quyết định lựa chọn Đề tài: “CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG
SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022” để làm Luận văn tốt nghiệp kết thúc khóa học Thạc sỹ
chuyên ngành Chính sách công năm học (2017- 2019). Hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ
là sự tổng kết những bài học kinh nghiệm mang tính thực tiễn sâu sắc, đóng góp vào lý
luận và thực tiễn trong quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong hệ
thống trường PTDTBT của tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo nói riêng và của
các địa phương khác trong cả nước nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực trạng thực hiện chính sách phát triển các
trường phổ thông dân tộc bán trú; đánh giá chất lượng giáo dục học sinh trường
3
PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, đề tài đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh các trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh giai đoạn hiện
nay theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy
mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2030.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục dân tộc, chính sách phát triển hệ thống
trường PTDTBT của Đảng và Nhà nước;
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường
PTDTBT, công tác tổ chức và chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT tại vùng
đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay;
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT
vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với giáo dục ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách và việc thực hiện chính sách phát triển các
trường Phổ thông dân tộc bán trú.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chính sách và việc thực hiện chính sách phát triển các trường
Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Qua đó, đưa ra các giải
pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục HS các trường PTDTBT vùng
đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến năm 2030.
4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ Nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta,
những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách giáo
dục và chính sách dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp và hệ thống
hoá cá nguồn tài liệu về lý luận với thực tiễn có liên quan đến chính sách phát triển hệ
thống trường PTDTBT để làm rõ các vấn đề của nội dung luận văn, làm cho luận văn
có tính lôgic, sát với thực tế và đi vào trọng tâm cần giải quyết của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận về chính sách phát triển hệ
thống trường PTDTBT ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bổ sung hoàn thiện
những vấn đề lý luận về về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách
giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đồng thời qua khảo sát nghiên
cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT tỉnh
Lạng Sơn đề tài chỉ ra những bất cập, những việc thực hiện chưa tốt, những mặt còn
hạn chế của việc thực hiện chính sách này ở địa phương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề
xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
trường PTDTBT, cũng như chất lượng giáo dục phổ thông.
Đề tài góp phần tổng hợp, đánh giá về quy mô mạng lưới trường PTDTBT trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất xây dựng mô hình quản lý hiệu quả, kịp thời đối
với loại hình trường PTDTBT - một loại hình trường tổ chức tương đối mới trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn. Với các giải pháp cụ thể, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh PTDTBT, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh,
tăng số lượng, chất lượng học sinh đỗ tốt nghiệp THCS và tiếp tục học cấp THPT, tạo
nguồn cán bộ dân tộc cho địa phương sau này. Qua đó, đề tài góp phần thực hiện
những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo được trình bày gồm 3 chương:
5
- Chương I. Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển trường phổ thông dân
tộc bán trú.
- Chương II. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển các trường phổ thông
dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
- Chương III.Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018- 2022 và
định hướng đến năm 2030.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cả nước và các địa phương
Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở vùng núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Trong hệ thống chính sách đối với vùng DTTS và vùng cao thì
chính sách giáo dục đóng một vai trò quan trọng, được xem là phương tiện phát triển
kinh tế - xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Kể từ
những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, việc tìm hiểu, khảo sát việc thực hiện và hiệu
quả của chính sách giáo dục vùng DTTS nói chung bắt đầu được thực hiện, tuy nhiên
số lượng các công trình này còn rất khiêm tốn (Nguyễn Ngọc Thanh 2012, trang 13-
14). Trong lịch sử phát triển, hệ thống trường lớp vùng cao có học sinh bán trú dân
nuôi đã tồn tại từ sớm nhưng chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT mới được
bắt đầu từ năm 2010. Trước đó, một số bài viết, nghiên cứu nhỏ đặt ra vấn đề cần
nghiên cứu khảo sát xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ cho học sinh trường
PTDTBT cũng như phát triển hệ thống giáo dục này ở một số vùng và cả nước. Có thể
kể đến nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thái (2007) “Nghiên cứu khảo sát xây dựng hệ
thống chính sách hỗ trợ cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú”, Nguyễn Hồng
Thái (2008) “Trường phổ thông dân tộc bán trú – sự nỗ lực sáng tạo cộng đồng để phát
triển giáo dục bền vững vùng dân tộc và miền núi” ; bài viết của Trần Văn Thuật
(2004) “Cần có cơ chế và chính sách hỗ trợ trường phổ thông dân tộc bán trú”; một số
bài viết của tác giả Trương Xuân Cừ: “Trường bán trú dân nuôi: Khâu đột phá phát
triển bền vững giáo dục vùng Tây Bắc” (2009), “Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ
thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú khu vực Tây Bắc” (2009).
Khi chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT được ban hành, đã có một
số bài viết đề xuất giải pháp triển khai thực hiện thông tư 24/TT-BGDĐT về loại hình
trường phổ thông dân tộc bán trú (Hà Đức Đà 2011). Sau một vài năm thực hiện Thông
tư này, đã có một số nghiên cứu đánh giá bước đầu về thành công, thực trạng quản lý
mô hình và chất lượng giáo dục của các trường cũng như đề xuất một số giải pháp nâng
7
cao chất lượng hoạt động hệ thống giáo dục này ở phạm vi một số địa phương nói riêng
và cả nước nói chung. Trong đó có thể kể đến các bài viết như: “Phát triển trường phổ
thông dân tộc bán trú các tỉnh Tây Nguyên: Thành tựu và triển vọng” (Nguyễn Sỹ Thư
2012), “Một số vấn đề về công tác quản lí ở trường phổ thông dân tộc bán trú”
(Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2012), “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường phổ
thông dân tộc bán trú tiểu học ở Lào Cai” (Nguyễn Thị Hài 2013), “Nâng cao chất
lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Gia Lai” (Hồ Xuân Hồng
2014), “Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các
trường trung học phổ thông huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang” (Hoàng Thị Mai
2017).
Từ góc độ ngành Dân tộc học/Nhân học, bài viết gần đây nhất “Các lợi ích của
chương trình học tập nội trú ở trường học xã Sủng Thái, huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang” của Nguyễn Thanh Tùng (2019) là một nghiên cứu trường hợp xem xét lợi ích
thực tiễn của mô hình trường PTDTBT ở cấp xã, qua đó nêu lên sự cần thiết thúc đẩy
các sáng tạo nhằm đa dạng hóa lợi ích của trường học địa phương trong chính sách
giáo dục dân tộc.
Ngoài ra, trong thời gian qua, có hàng chục bài viết trên các báo: Nhân dân,
Giáo dục và Thời đại, Dân trí, Tuổi trẻ và một số báo của các tỉnh cũng quan tâm, đề
cập đến sự phát triển của mô hình này ở một số địa phương và trên quy mô cả nước:
“Mô hình trường bán trú dân nuôi” (Thanh Sơn 2010), “Xây dựng trường phổ thông
dân tộc bán trú: Những vấn đề cần quan tâm” (Lê Thị Liêm 2013), “Trường bán trú
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc” (Giáo dục và Thời đại 2016), “Quảng
Nam: Dân góp gạo xây dựng mô hình trường “bán trú dân nuôi” (Đ. Hiệp – C. Bính
2017), “Thầy cô dựng nhà trọ cho học sinh” (Vũ Toàn 2016), “Niềm vui từ ngôi trường
bán trú” (Đình Diệu 2015), …
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có những công trình chuyên sâu về chính sách
phát triển cũng như hệ thống giáo dục này. Từ góc độ quản lý giáo dục, mới có một vài
luận văn, luận án tiếp cận vấn đề quản lý học sinh bán trú dân nuôi và hoàn thiện có
hiệu quả chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số ở một số địa phương, vùng như
tỉnh Phú Thọ, khu vực Nam Trung Bộ (Lê Mã Lương 2017, Đinh Phương Lan 2018).
1.1.2. Ở tỉnh Lạng Sơn
8
Qua nghiên cứu các nguồn tài liệu, tôi nhận thấy tại Lạng Sơn đến thời điểm
hiện nay đã có hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp hướng dẫn ngành GDĐT và chính
quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi thành lập trường và yêu cầu nâng
cao chất lượng trường PTDTBT. Trong các tài liệu, văn bản của ngành GDĐT tỉnh
Lạng Sơn, các phương tiện thông tin, truyền thông có các chuyên đề, bài viết phản ánh
sâu sắc các quan điểm, nội dung và kết quả đạt được của công tác giáo dục dân tộc và
thực hiện xây dựng hệ thống trường PTDTBT trên địa bàn toàn tỉnh. Song, cho đến
nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về "Chính sách phát triển hệ
thống trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2022”.
Từ tiếp cận góc độ chính sách công, nghiên cứu này mong muốn làm rõ thực
trạng, hiệu quả đã đạt được trong việc phát triển hệ thống trường dân tộc bán trú ở vùng
đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản, thiết
thực để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu
số mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra thông qua việc thực hiện tại địa bàn tỉnh Lạng
Sơn.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Chính sách
Trong luận văn này, có một số khái niệm về chính sách cần được làm rõ như
sau:
Chính sách là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàn xã hội
này vào nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua các thiết chế khác nhau của hệ thống
chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trước.
Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan nhằm lựa chọn
các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện chính sách nhằm giải quyết các
vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định của Đảng chính trị cầm quyền (Đỗ
Phú Hải 2012, trang 32).
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quan
điểm, nguyên tắc, chủ trương, giải pháp tác động đến các dân tộc, vùng dân tộc, nhằm
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa các dân tộc theo hướng đảm bảo khối đại đoàn kết,
thống nhất giữa các dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam (Hoàng Hữu
Bình, Phan Văn Hùng 2013, trang 8).
1.2.2. Phát triển
9
Có rất nhiều định nghĩa về phát triển. Trở nên thịnh hành từ sau Thế chiến II,
phát triển thường được xem là một cái gì đó tích cực, đáng mong muốn, đối với một xã
hội, một khu vực, hoặc một nhóm người và thậm chí đối với cá nhân con người (Bùi
Thế Cường, Đỗ Minh Khuê 2006, trang 67). Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng khái
niệm phát triển là sự mở mang rộng rãi, làm cho tốt hơn (Nguyễn Lân 1998) với ngụ ý
mở rộng, nâng cao chất lượng mô hình, hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tại
tỉnh Lạng Sơn.
1.2.3. Trường phổ thông dân tộc bán trú
Trường/lớp Dân tộc bán trú (theo cách gọi của Luật giáo dục) là trường phổ
thông tại vùng dân tộc và miền núi, có học sinh tiểu học và trung học cơ sở ăn ở, học
tập tại trường chính ở trung tâm xã. Đây chủ yếu là số học sinh không có lớp học tại
thôn bản, ở xa trường, không thể đi học và trở về trong ngày, tùy từng địa phương, học
sinh có thể được tổ chức ăn, ở tập trung với sự trợ giúp của cộng đồng, chính quyền
hoặc học sinh tự túc ăn ở với nhiều hình thức đan xem (Nguyễn Hồng Thái 2007, trang
87). Tuy nhiên, cần có sự phân biệt khái niệm trường dân tộc bán trú với trường dân
tộc nội trú và trường có học sinh bán trú dân nuôi.
Quyết định số 49/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/2008, về việc ban hành quy chế tổ
chức và hoạt động của trường PTDTNT của BGD&ĐT đã ban hành hệ thống
trường PTDTNT bao gồm:
Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp THCS được thành lập tại các
huyẹ̛n miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;
Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp THPT được thành lạ̛p tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Để đào tạo nguồn cán bợ là con em dân tộc thiểu số
ở vùng có điều kiẹ̛n kinh tế đạ̛c biêt khó kha̛n, Ủy ban nhân dân Tỉnh có thể giao
cho trường PTDTNT cấp huyẹ̛n đào tạo cả cấp THPT; Bợ chủ quản có thể giao
cho trường PTDTNT thuợc Bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS.
Còn trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biẹ̛t, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lạ̛p cho con em dân tợc thiểu số, con
em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi
đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bợ cho các vùng này
bao gồm trường phổ thông dân tợc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là
người dân tợc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ
10
thông dân tợc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là
người dân tợc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ
thông dân tợc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tợc
thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.
Trường THCS có học sinh bán trú dân nuôi là trường phổ thông công lạ̛p
trong hẹ̛ thống GD quốc dân. Bên cạnh viẹ̛c thực hiẹ̛n các nhiẹ̛m vụ chung của
mợt Trường THCS theo quy định của Điều lẹ̛ trường THCS, thì Trường
THCS có HSBTDN còn phải đảm nhạ̛n nhiẹ̛m vụ quản lý, cha̛m sóc, nuôi
dưỡng mợt lượng không nhỏ học sinh dân tộc thiểu số, con hợ nghèo sống ở
các khu vực xa trường, giao thông đi lại khó kha̛n và nguy hiểm ở BTDN tại
trường trong tuần và được sự hỗ trợ mợt phần tài chính của nhà nước hàng
tháng theo na̛m học để phục vụ chi phí a̛n, ở tại trường hoạ̛c ở trọ nhà dân.
Học sinh bán trú dân nuôi là khái niẹ̛m chỉ đối tượng học sinh đang học tại
các trường Trường THCS, TH và THCS có HSBTDN ở vùng có điều kiẹ̛n kinh
tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n; được Ủy ban nhân dân huyẹ̛n phê duyẹ̛t cho
phép ở lại trường để học tạ̛p trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà
trong ngày. Kể từ na̛m học 2011 – 2012 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành chính
sách hỗ trợ mợt phần kinh phí cho HSBTDN. Học sinh BTDN được hưởng 40%
mức lương cơ bản để chi phí cho tiền a̛n cho mợt tháng và 10% mức
lương tối thiểu/ tháng/ 1 HS để hỗ trợ tiền ở đối với HSBTDN phải thuê trọ bên
ngoài nhà trường khi ở BTDN.
Trường THCS có HSBTDN vốn là hình thức tổ chức có tính tự phát cho phù
hợp với đạ̛c điểm địa phương, khu vực ở các xã có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi
đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n trong các huyẹ̛n nghèo miền núi theo quy định của nhà
nước, nơi mà học sinh không thể đi học và trở về ngay trong ngày thuạ̛n lợi
được do đường giao thông xa, qua sông, suối và dốc đồi trở ngại. Mô hình
Trường THCS, Tiểu học và THCS có học sinh bán trú dân nuôi đã hình thành tự phát
vào cuối những na̛m 1950 của thế kỷ trước và nhân rợng trong những na̛m đầu
thạ̛p kỷ 90 của thế kỷ XX tại các tỉnh miền núi của nước ta, nhằm đáp ứng nhu cầu
học tạ̛p, nâng cao dân trí cho con em đồng bào các dân tợc thiểu số. Mạ̛c dù
chưa có các va̛n bản pháp lý của Nhà nước, ngành quy định về loại hình bán trú
dân nuôi, nhưng trong thực tế thì nhà Trường THCS có HSBTDN này vẫn tồn tại
11
trong các trường THCS, TH&THCS ở miền núi như mợt nhu cầu tất yếu đối với
thực tiễn GD vùng dân tợc của nước ta.
1.2.4. Vùng đặc biệt khó khăn
Vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n là vùng được
quy định tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 na̛m 1998 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyẹ̛t Chương trình phát triển kinh tế - xã hợi các xã
đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 164/2006/QĐ-
TTg ngày 11 tháng 7 na̛m 2006 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t
danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư
Chương trình phát triển kinh tế - xã hợi, các xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n vùng
đồng bào dân tợc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn
II); Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 na̛m 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t bổ sung danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên
giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách
xã ra khỏi diẹ̛n đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số
1105/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 na̛m 2009 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c
phê duyẹ̛t danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào
diẹ̛n đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã hoàn thành mục
tiêu, ra khỏi diẹ̛n đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 na̛m 2008 của Chính phủ về mợt số chính sách
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyẹ̛n nghèo và các Quyết định khác
của Thủ tướng bổ sung.
Các xã đặc biệt khó khăn cũng được quy định tại Quyết định số 30/2012/QĐ-
TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó
khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số
2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm
2014 và năm 2015; Thông tư số 01/2012/TT-UBDT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số
30/2012/QĐ-TTg.
Ngoài ra, còn có quy định về xã khu vực III - là xã thuộc vùng dân tộc và miền
núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất và có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau:
12
Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc). Tỷ lệ hộ
nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 20% trở lên. Có ít
nhất 2 trong 3 điều kiện sau: Còn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ
lệ lao động chưa qua đào tạo nghề trên 60%; Trên 50% cán bộ chuyên trách, công chức
xã chưa đạt chuẩn theo quy định. Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện: Còn từ 20% số hộ trở
lên thiếu đất sản xuất theo quy định; Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư xã đạt chuẩn; Dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp. Có ít nhất 3 trong 5 điều
kiện sau: Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa; Còn có ít nhất một
thôn chưa có điện lưới quốc gia; Chưa đủ phòng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp
học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn
theo quy định của Bộ Y tế; Nhà văn hóa xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 19/9/2013, công nhận thôn đặc biệt khó
khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tỉnh Lạng Sơn được công nhận 91 xã đặc biệt khó
khăn, có 838 thôn, bản thuộc khu vực III; 8 xã an toàn khu.
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và phát triển hệ thống
trường Phổ thông dân tộc bán trú
1.3.1. Giáo dục dân tộc
Ngay từ thời dựng nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc, các dân tộc luôn
cố kết bên nhau xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó mà ngay từ khi mới ra
đời, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quán
triệt tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề ra nguyên tắc định hướng chiến lược và chính sách về dân tộc ở Việt Nam
đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và nhà nước ta luôn xác định nguyên tắc: Làm
cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp
các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, trong cán bộ
cũng như nhân dân cần khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi,
đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên xã hội chủ nghĩa.
13
Đối với vấn đề giáo dục dân tộc, tại Điều 10, Luật Giáo dục năm 2005 có nêu
về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn
giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, đều
bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo
điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo
được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà
nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi,
người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện
quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Qua các kỳ đại hội, đặc biệt Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đại
hội lần thứ XI, XII của Đảng đều xác định nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là
“Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Để tiếp tục thực hiện tốt
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công
tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc
thiểu số, nhất là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn.
1.3.2. Quy định về trường PTDTBT và học sinh PTDTBT
Luật Giáo dục 2005, Điều 61, Khoản 1 nêu: “Nhà nước thành lập trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con
em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các
vùng này”.
Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục
và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán
trú. Điều 2, Khoản 1 nêu: “Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước
thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào
tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy
định”.
Trường PTDTBT là trường chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được
thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào
14
tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có một bộ phận học sinh bán trú là học
sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được phép ở lại trường
để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
1.3.3. Chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
đã khẳng định: “Đối với miền núi, vùng sâu vùng khó khǎn, xóa "điểm trắng" về giáo
dục ở bản, ấp. Mở thêm các trường dân tộc nội trú và bán trú cụm xã, các huyện, tạo
nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để tạo cán bộ cho các dân tộc, trước
hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý.”
Thông báo Kết luận số 242-TB/TU ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) về nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến
năm 2020 về đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục: “Nhà nước tập trung đầu tư
cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự
chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Thực hiện tốt chính sách cử
tuyển, đào tạo theo địa chỉ với việc bổ túc nâng cao trình độ cho đối tượng cử tuyển.
Quan tâm đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở).
Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên,
hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số”.
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, trong đó chính sách
giáo dục, đào tạo đã nêu: Bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà
bán trú dân nuôi, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản ... để đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn là
giải quyết những khó khăn của giáo dục dân tộc vùng đặc biệt khó khăn hiện nay, Bộ
GDĐT ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 Ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT. Có thể nói đây là Thông tư đánh dấu sự ra
đời chính thức của hệ thống trường PTDTBT. Xuất phát từ thực tiễn ở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, thường có địa hình phức tạp,
việc đi lại khó khăn, cách trở; có một bộ phận học sinh ở vùng này đến trường học
nhưng không thể trở về nhà trong ngày, phải ở lại trong trường hoặc trong nhà dân gần
trường để theo học đủ các ngày trong tuần. Cuối tuần, học sinh mới về gia đình lấy
15
lương thực, thực phẩm, chất đốt,…mang đến trường để nấu ăn tập trung do nhà trường
quản lý hoặc tự nấu. Hình thức tổ chức trường lớp đặc trưng này đã có từ những năm
1960 của thế kỷ XX ở vùng miền núi phía Bắc của nước ta. Chính sách phát triển
trường PTDTBT có thể coi là sự hiện thực hoá chính sách của nhà nước với công tác
xã hội hoá giáo dục và mô hình trường học dựa vào cộng đồng.
Ở cấp tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 76/KH-
UBND ngày 29/7/2011 thực hiện Chỉ thị số 1971/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Có kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi một số trường tiểu
học, trung học cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn sang loại hình trường PTDTBT theo
Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng
thời triển khai Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT.
Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 25/4/2014, về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc
đến năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn nêu rõ: Nâng cao chất lượng giáo
dục ở các thôn, bản, các xã khu vực đặc biệt khó khăn; quan tâm xây dựng các trường
bán trú, bán trú dân nuôi ở các cấp học. Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh cho
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 05/6/2014, triển khai thực hiện Chiến lược
công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
đã nêu nhiệm vụ cụ thể: Phát triển giáo dục, đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng
giáo dục ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu…; quan
tâm đầu tư xây dựng các trường bán trú, bán trú dân nuôi ở các cấp học.
Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 26/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào
dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững đối với giáo dục dân tộc.
Sau 3 na̛m triển khai Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ, ngày
13/5/2014, Bợ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị về trường Phổ thông dân
tợc bán trú tại Hà Nợi cho các đơn vị có loại hình trường này. Tính đến tháng 4
na̛m 2014 cả nước có 25 tỉnh đã thành lạ̛p trường phổ thông DTBT gồm 797
trường với 128.645 học sinh bán trú. Trong đó, cấp Tiểu học 228 trường với 29.849
học sinh bán trú; Cấp Phổ thông cơ sở (gồm Tiểu học và THCS) có 110 trường với
16
25.250 học sinh bán trú; cấp THCS gồm 459 trường với 73.546 học sinh bán trú.
Tính đến năm học 2016-2017, cả nước có 1.013 trường PTDTBT và khoảng 159.212
học sinh bán trú.
Ở Lạng Sơn, đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn đã có trường học, nhà mẫu
giáo và các lớp bán trú dân nuôi. Các bản xa trung tâm đều có điểm trường, tình trạng
học ca 3 được xóa bỏ, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt trên 99%.
Mô hình trường PTDTBT nâng cao chất lượng giáo dục cho con em đồng bào
dân tộc thiểu số, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã kịp thời
tháo gỡ những trở ngại, vất vả từ nhiều năm nay cho con em đồng bào dân tộc vùng
khó khăn nhất. Góp phần thiết thực phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
1.4. Hệ thống văn bản chỉ đạo các cấp liên quan đến trường Phổ thông dân tộc
bán trú
1.4.1. Hệ thống văn bản chỉ đạo của Trung ương
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục ngày 25/11/2009.
- Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011, của Bộ Chính trị về phổ cập GD mầm
non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục TH và THCS, tăng cường phân luồng học
sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.
- Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27/10/2010, của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường công tác dân tộc thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
- Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006, của Chính phủ về
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010, của Chính phủ về chính sách
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang
công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011, của Chính phủ về công tác
dân tộc.
- Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013, của Chính phủ Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006, của Chính phủ về
17
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và
vùng sâu, vùng xa.
- Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 25/8/2008, của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu
vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư
Chương trình 135 giai đoạn II.
- Quyết định số 1105/2009/QĐ-TTg ngày 28/7/2009, của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện
đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi
diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.
- Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, của Thủ tướng Chính phủ
Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT.
- Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013, của Thủ tướng chính phủ
Quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn.
- Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013, của Thủ tướng Chính phủ về
việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao
được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008, của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013, của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (gọi tắt là Chiến lược).
- Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 18/6/2013, của Thủ tướng Chính phủ
Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
- Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013, của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của
chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.
18
- Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban dân tộc về việc Công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng
dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.
- Thông tư liên tịch số: 06 /2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 27 tháng 03
năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm
2006 của Chính phủ.
- Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010, của Bộ Giáo dục và Đào
tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT.
- Thông tư số 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22/12/2011, của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, của Thủ tướng Chính phủ Ban hành
một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT.
- Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 /10/2015, của Chính phủ về miễn giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020- 2021.
- Thông tư số 30/2015/TT- BGD ĐT ngày 11 tháng 12 năm 2015, của Bộ Giáo
dục và đào tạo Sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của
trường PT Dân tộc Bán trú ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT- BGDĐT ngày 02
tháng 8 năm 2010, của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tao.
- Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy
định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
1.4.2. Hệ thống văn bản chỉ đạo của tỉnh
- Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 20/01/2011, của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020.
- Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 29/7/2011, của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị
số 1971/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 18/4/2013, về việc Ban hành tiêu chí
và địa bàn xét duyệt học sinh bán trú tỉnh Lạng Sơn.
- Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 25/4/2014, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn
về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (gọi tắt là Chỉ thị) trong giai
đoạn hiện nay.
19
- Quyết định số 09/2015/QĐ- UBND ngày 26/01/2015, về việc bổ sung địa bàn
xét duyệt học sinh bán trú theo Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND.
1.5. Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ, ý nghĩa của trường Phổ thông dân tộc bán trú đối
với học sinh vùng đặc biệt khó khăn
1.5.1. Mục tiêu
Giáo dục cho học sinh những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cơ bản làm cơ sở
để tiếp tục học lên cao, hoặc tiếp thu những kiến thức phổ thông để áp dụng vào cuộc
sống (đối với PTDTBT cấp THCS). Đồng thời đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến
thức phổ thông để áp dụng trong cuộc sống: năng lực thích ứng với thay đổi ngày càng
cao trong thực tiễn, có thể tự chủ, tự lập trong lao động, trong cuộc sống; năng lực hành
động trên cơ sở nhận thức việc học để biết, học để làm nền tảng trong ứng xử cuộc
sống, sống nhân ái, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội; năng lực tự
khẳng định mình, sống tự tin, tự trọng, trung thực, năng động, sáng tạo linh hoạt.
1.5.2. Vị trí, nhiệm vụ của trường PTDTBT
Trường PTDT bán trú là trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc
dân, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an
ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc thiểu số. Trường PTDTBT có ý nghĩa chính trị, kinh
tế, xã hội rất lớn đặc biệt đối với các vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi.
Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông
và các nhiệm vụ sau: Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt
học sinh bán trú. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Tổ chức các hoạt động
dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao, các hoạt động cộng đồng và tổ chức nuôi
dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.
1.5.3. Ý nghĩa
Hình thức tổ chức trường PTDTBT giúp khắc phục những trở ngại về điều kiện
địa hình, đường xá đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số cho học sinh vùng đặc biệt khó
khăn. Học sinh (dân tộc thiểu số thuộc diện chính sách theo quy định) được Nhà nước
hỗ trợ các điều kiện về sinh hoạt và học tập, giảm gánh nặng cho gia đình. Được ở tập
trung tại trường không phải đi lại trong ngày, các em có thời gian, đủ sức khoẻ để học
tập. Đồng thời học sinh còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
hoạt động công đồng, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vui tươi, bổ
ích. Và xác đinh trường PTDTBT là ngôi nhà thứ hai của học sinh vùng đặc biệt khó
20
khăn ở miền núi.
Tiểu kết chương
Qua nội dung chương I, chúng ta thấy được toàn diện và cơ bản nhất những vấn
đề lý luận về giáo dục dân tộc, chính sách phát triển trường PTDTBT ở Việt Nam nói
chung và ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Qua đó thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước đối với công tác giáo dục dân tộc, những hoạt động thực tế trong thực hiện chính
sách giáo dục dân tộc trong thời gian qua.
Những nội dung này là cơ sở quan trọng để có cái nhìn khái quát về mô hình
trường PTDTBT – từ chỗ là sự phát triển tự phát trong lịch sử giáo dục miền núi
nước ta, đã và đang được quan tâm và tổ chức thực hiẹ̛n như là mợt biẹ̛n pháp
hữu hiẹ̛u để nâng cao chất lượng giáo dục cho HS đồng bào dân tộc thiểu số, cũng
như các vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n. Cùng với sự
đổi mới và phát triển của giáo dục thì số lượng học sinh có nhu cầu ở bán trú ngày
càng đông nên nhu cầu phát triển trường lớp bán trú ngày càng cấp thiết. Viẹ̛c
thành lạ̛p trường phổ thông dân tợc bán trú là mợt trong những quyết sách rất
có ý nghĩa để nuôi dưỡng ước mơ tri thức cho con em đồng bào dân tợc ít
người đang sống tại các huyẹ̛n miền núi và vùng sâu vùng xa. Đây là cơ sở quan
trọng để nghiên cứu này xem xét thực trạng phát triển hệ thống trường PTDTBT ở tỉnh
Lạng Sơn và từ đó xác định cơ sở khoa học của các giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh trường PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà.
21
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CỦA TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển các
trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc Tổ quốc với diện tích tự
nhiên là 8.320,76 km2
, có đường biên giới với Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây
của Trung Quốc dài 231,74 km và tiếp giáp với 5 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh. Tỉnh có 5 huyện biên giới (Tràng Định, Văn Lãng,
Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập); có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, các cửa khẩu quốc gia
và các cặp chợ đường biên; là đầu mối giao lưu giữa Việt Nam với Trung Quốc và các
nước ASEAN.
Địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi và đồi, không có nhiều núi cao. Độ cao
trung bình là 250m so với mực nước biển. Hướng địa hình rất đa dạng và tương đối
phức tạp, có thể chia ra làm 3 khu vực cơ bản: Vùng núi đá vôi cánh cung Bắc, vùng
đồi núi tả ngạn sông Kỳ Cùng và dọc thung lũng sông Thương, vùng máng trũng Thất
Khê - Lộc Bình và đồi núi dọc biên giới Việt – Trung. Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới
gió mùa với mùa đông lạnh kéo dài, giá buốt và có tuyết rơi ở vùng núi cao, có lượng
mưa thấp nhất so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ. Lượng mưa trung bình năm phổ biến
từ 1200 đến 1600mm, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hạ, cao nhất vào tháng 7 hàng
năm.
Tỉnh Lạng Sơn được chia thành l l đơn vị hành chính, gồm l thành phố và 10
huyện. Toàn tỉnh có 226 xã, phường, thị trấn; có 91 xã, 838 thôn, bản thuộc khu vực III
và 8 xã an toàn khu. Năm 2013, Lạng Sơn có 2 huyện được hưởng chính sách hỗ trợ có
mục tiêu theo Nghị quyết số 30a/2008 của Chính phủ là huyện Bình Gia và Đình Lập.
Dân số của tỉnh có trên 75 vạn người. Toàn tỉnh có trên 85% đồng bào là dân
tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Bao gồm các
thành phần dân tộc anh em như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán chay, Hmông.... Dân tộc
Nùng (43%), Tày (35%), Kinh (17,%), Dao (3,5%), Hoa (0,66%), Sán chay (0,6%) và
một lượng nhỏ các thành phần dân tộc khác.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới còn nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời
sống nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người còn
22
thấp, thiếu tính ổn định. Số hộ nghèo trong tỉnh chiếm tỷ lệ cao. Năm 2017, toàn tỉnh
còn 36.537 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19%; số hộ cận nghèo là 22.522 hộ, chiếm tỷ lệ
11,9% trên tổng số hộ toàn tỉnh. Số hộ thuộc diện đối tượng đặc biệt khó khăn khoảng
13.960 hộ, chiếm 7,63% trên tổng số hộ toàn tỉnh. Năm 2018, tỷ lên hộ nghèo của tỉnh
giảm được 1,5%, tương đương 2.700 hộ. Lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp (77,7%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, mới đạt khoảng 50,0%.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng
được yêu cầu của địa phương và chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của
tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng năm 2018 của tỉnh đạt 8,36% (mục tiêu 8 - 8,5%), cao hơn
các năm 2016 và 2017, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 2,55% (mục tiêu 2 - 3%), công
nghiệp - xây dựng tăng 19,24% (mục tiêu 20 - 21%), dịch vụ tăng 7,60% (mục tiêu 8 -
9%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm nghiệp chiếm
20,30%, công nghiệp - xây dựng 19,68%, dịch vụ 49,78%. GRDP bình quân đầu người
đạt 38,4 triệu đồng (mục tiêu 37 - 38 triệu đồng).
Những năm gần đây, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới của
tỉnh đã có bước chuyển biến khá tích cực; nhiều chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch và
tăng khá so với cùng kỳ; tư duy sản xuất bước đầu đã có sự thay đổi theo hướng sản
xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm.
Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
tiếp tục được đẩy mạnh, đã hình thành một số hình thức tổ chức sản xuất mới, mô hình
sản xuất hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng diện tích cây trồng có giá trị
kinh tế, tập trung cho các nhóm sản phẩm chủ lực và đặc sản của địa phương gắn với
lợi thế của từng vùng sản xuất và nhu cầu của thị trường, đã hình thành khá rõ nét một
số mô hình sản xuất có hiệu quả.
Năm 2018, sản xuất nông lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, cao hơn các
năm 2016, 2017. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 96.914 ha, đạt 95,3%
kế hoạch; tổng sản lượng lương thực 317,6 nghìn tấn, đạt 102,5% kế hoạch. Tỷ lệ che
phủ rừng ước đạt 62%. Xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến và đạt kết
quả tích cực hơn những năm trước. Công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng
Sơn. Công tác cải cách thủ tục hành chính, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và
23
phối hợp giải quyết công việc của các lực lượng chức năng ngày càng được nâng lên,
tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu ước đạt 4.855 triệu USD, đạt 100,7% kế hoạch, giảm 7,5% so với cùng kỳ,
trong đó xuất khẩu 2.955 triệu USD, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 0,2%; nhập khẩu 1.900
triệu USD, đạt 96,5% kế hoạch, giảm 17,4%; xuất khẩu hàng địa phương 125,5 triệu
USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,6%.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%
so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 17,7%; công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 4,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,5%; cung cấp nước, xử lý nước
thải tăng 5,1%; các sản phẩm chủ yếu đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Trong
đó, một số sản phẩm tăng khá như: Điện sản xuất, điện thương phẩm, than, xi măng,
đá, gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, nước máy, bột đá mài,...
Tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi
mới sáng tạo, khởi nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi sang mô
hình doanh nghiệp, rút ngắn thời gian và hỗ trợ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp.
Giáo dục và đào tạo đã có chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục toàn diện ở
các cấp học dần được nâng lên và đi vào nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục
được duy trì. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng
được một phần yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa cơ sở vật chất các trường học; hoàn
thành thủ tục đầu tư và khởi công các công trình thuộc Chương trình kiên cố hóa
trường lớp học mầm non, tiểu học tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020. Công nhận
thêm 20 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn đến hết năm 2018 lên
192 trường; sáp nhập 27 cặp trường tiểu học và trung học cơ sở; chuyển đổi 02 trường
phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trường phổ thông dân tộc bán trú lên 101
trường.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Các hoạt động văn hóa,
thể thao tiếp tục được quan tâm. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản văn
hóa của tỉnh. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được quan tâm; toàn tỉnh có
96% thôn, khối phố có nhà văn hóa, 74% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 52%
thôn, bản, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 73% xã, phường, thị trấn có sân chơi, bãi
tập thể thao. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và có hiệu
quả.
24
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn
những năm gần đây và năm 2018 còn khó khăn, hạn chế trên một số lĩnh vực sau:
Chất lượng giáo dục và đào tạo ở một số vùng nông thôn, vùng cao còn thấp; cơ
sở vật chất của nhiều trường học còn thiếu thốn đặc biệt là các trường, cụm trường bán
trú tại các xã vùng ba. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn có nhiều vướng
mắc, bất cập; việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến chưa đạt yêu cầu.
Công tác quản lý, phát huy giá trị di tích, danh thắng chưa hiệu quả. Chưa khai thác tốt
các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Kết quả giảm nghèo một số nơi chưa thật sự
vững chắc; đời sống của một bộ phận nhân dân ở nông thôn, vùng cao, biên giới còn
khó khăn.
Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả và
sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành tuy đã có chuyển biến tích cực
nhưng vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc, chưa phát huy được
vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, nhiều nhiệm vụ được giao thực hiện chậm,
chất lượng chưa cao, chưa chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính
sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; một bộ phận cán bộ, công chức năng
lực còn hạn chế, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường đầu tư kinh doanh. Một số cơ chế chính sách mới ban hành chậm đi vào cuộc
sống. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác tiếp công dân; giải quyết
khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời.
Việc phối hợp xử lý công việc của các sở, ngành, UBND huyện, thành phố
trong thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có lúc chưa đồng bộ, một
số nhiệm vụ còn kéo dài, chậm được giải quyết. Chất lượng tham mưu và giải quyết
công việc còn thấp.
Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tuy đạt mục tiêu kế hoạch nhưng chưa
bền vững, chưa phát huy hết thế mạnh của các ngành, lĩnh vực. Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, lúng túng,
công tác quản lý vật tư nông nghiệp chưa thực sự chặt chẽ. Tiến độ xây dựng nông
thôn mới mặc dù chuyển biến tích cực hơn những năm trước nhưng vẫn chậm so với kế
hoạch, nhất là trong việc chuẩn bị thủ tục đầu tư; huy động nguồn lực cho đầu tư kết
cấu hạ tầng nông thôn còn hạn chế, nhất là nguồn lực trong dân và hỗ trợ từ doanh
nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu còn khó khăn, vẫn còn tình trạng ùn tắc cục bộ tại
một số cửa khẩu vào một số thời điểm. Hệ thống đường giao thông kết nối với các cửa
khẩu, hạ tầng bến bãi tập kết hàng hóa, nhà làm việc, nhà công vụ, ... tại một số cửa
25
khẩu phụ như: Bình Nghi, Nà Nưa, Ba Sơn, Pò Nhùng còn thấp kém, chưa thu hút
được hoạt động xuất nhập khẩu. Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ bé, thiếu mặt bằng
sạch để thu hút đầu tư.
Việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn cho
đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước
chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác giải phóng mặt bằng tuy có chuyển biến nhưng
vẫn còn khó khăn, vướng mắc, một số công trình, dự án đã triển khai nhiều năm nhưng
chưa được giải quyết dứt điểm, sự phối hợp của các cấp, ngành trong công tác giải
phóng mặt bằng chưa tốt, chưa cương quyết, chưa kiên trì xử lý dứt điểm đối với các
trường hợp vướng mắc. Nhiều dự án đầu tư công tiến độ triển khai chậm, ngoài nguyên
nhân về công tác giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư thì nguyên nhân chủ quan vẫn
là chủ yếu, nhiều chủ đầu tư còn hạn chế về năng lực, chưa chủ động, chỉ đạo thiếu
quyết liệt, việc phối hợp giữa các cơ quan còn nhiều hạn chế, ... Các cơ quan chuyên
môn còn lúng túng trong việc hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, dẫn
đến tiến độ xây dựng một số dự án còn chậm.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ
năm 2017 do nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu tiếp tục giảm thuế theo lộ trình thực hiện
Hiệp định thương mại ASEAN - Trung Quốc và các chính sách kiểm soát chất lượng ở
một số mặt hàng; một số khoản thu nội địa đạt thấp so với kế hoạch.
Công tác quản lý đô thị, tài nguyên khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường chưa
chặt chẽ ở một số nơi, tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, khai thác khoáng sản, ô
nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra; khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai còn lãng phí,
chưa hiệu quả. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và
đời sống còn hạn chế, tính ứng dụng chưa cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả
giữa nghiên cứu với phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp huyện và cơ sở còn yếu kém,
chưa sâu sát; thực hiện một số thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho nhân
dân và doanh nghiệp. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy được thực hiện tích cực nhưng ở
một số sở, ngành, huyện việc nghiên cứu, đánh giá và xây dựng phương án chưa kỹ
nên sau khi tổ chức, sắp xếp lại hiệu quả chưa thực sự cao.
Đời sống nhân dân ở các xã vùng ba, xã biên giới còn nhiều khó khăn; vấn đề
chất lượng giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội, an
ninh trật tự, chấp hành luật giao thông, ý thức công dân, cộng đồng… đang là vấn đề
26
phức tạp và bức thiết. Tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh có
thể xảy ra ảnh hưởng đến phát triển và đời sống của nhân dân.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển các trường Phổ thông dân
tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn những năm qua.
2.2.1. Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách xây dựng trường Phổ
thông dân tộc bán trú tại tỉnh Lạng sơn.
- Tỉnh đã chỉ đạo ngàng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành liên quan,
ủy ban nhân dân các huyện xây dựng đề án và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện
chính sách xây dựng tường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh:
Trên cơ sở quy định của Trung ương, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục - Đào tạo
tham mưu, phối hợp với các ngành, ủy ban nhân dân các huyện thành lập Ban chỉ đạo
cấp tỉnh, cấp huyện và xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách
phát triển các trường bán trú trong tỉnh. Bao gồm xác định mục tiêu, định hướng, giải
pháp huy động các nguồn lực, phân công đơn vị, cá nhân thực hiện chính sách.
Từ khi có chủ trương đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống Trường PTDTBT,
hàng năm Sở Giáo dục – Đào tạo luôn kịp thời tham mưu đảm bảo yêu cầu trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đều được triển khai
thực hiện kịp thời. Đến nay cơ bản các trường Phổ thông cơ sở, tiểu học, trung học cơ
sở có đủ điều kiện đã chuyển đổi thành công sang hình thức trường Phổ thông dân tộc
bán trú.
- Phổ biến, tuyên truyền về thực hiện chính sách xây dựng trường bán trú đối
với người dân và học sinh dân tộc thiểu số:
Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với các sở,
ngành và ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo các nhà trườn trực tiếp tổ chức phổ biến,
tuyên truyền chính sách đến từng hộ gia đinh học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số và
nhận được sự nhiệt tình đón nhận.
- Phân công, phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chính
sách đối với các trường có đủ điều kiện chuyển đổi sang bán trú và các trường đã
chuyển đôi:
27
Sở Giáo dục – Đào tạo là cơ quan trực tiếp tham mưu Ủy Ban nhân dân tỉnh về
tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách xây dựng và chuyển đổi trường bán
trú. Trong gần mười năm qua, sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh xây dựng đề án, phê duyệt, ban hành các văn bản, quy chế phối hợp giữa các sở,
ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện về thực hiện chính sách đối với các trường
bán trú, cụ thể: Tỉnh đã triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyển đổi, thành
lập trường PTDTBT, hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề án xây dựng hệ thống trường
bán trú, phù hợp quy hoạch và được UBND tỉnh và các huyện phê duyệt théo đúng
thẩm quyền quy định. Việc chuyển đổi trường phổ thông sang loại hình Trường
PTDTBT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thực hiện đúng theo quy định. Các đề án
thành lập, chuyển đổi trường PTDTBT đảm bảo rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các quy
định. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo yêu cầu tối thiểu 50% học sinh toàn
trường. Hồ sơ thành lập, chuyển đổi trường đầy đủ các văn bản theo quy định.
Quy trình thực hiện chuyển đổi, thành lập Trường PTDTBT được thực hiện
theo các bước hướng dẫn của các văn bản chỉ đạo. Hiện nay 101/101 trường PTDTBT
(100%) có đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nhờ vậy trong những năm qua, việc thực hiện
chuyển đổi sang trường bán trú luôn được thực hiện nghiêm túc và theo đúng lộ trình,
công tác vận động, hỗ trợ và các nội dung công việc được thực hiện nhanh chóng và
kịp thời, các cơ quan phối hợp luôn thực hiện có trách nhiệm trong việc giải quyết công
việc. Gắn với đó, hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá, biểu dương, phê
bình và khen thưởng các đơn vị, nhà trường phối hợp thực hiện chính sách hoàn thành
tốt, nhờ đó công tác chuyển đổi và duy trì trường, lớp học luôn được kịp thời và hiệu
quả.
- Việc duy trì chính sách đối với các Trường bán trú đã chuyển đổi ở tỉnh Lạng
Sơn. Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho sở Giáo duc- Đào tạo là cơ quan chủ trì, tham mưu
chỉ đạo Ủy Ban nhân dân các huyện và các Trường bán trú duy trì việc thực hiện chính
sách đã chuyển đổi trường bán trú:
Hàng năm Sở giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy Ban nhân dân tỉnh ban hành
các văn bản chỉ đạo các huyện, các trường đang thụ hưởng chính sách bán trú và các
28
trường đang có kế hoạch chuyển đổi tăng cường thực hiện các chính sách triệt để,
nghiêm túc theo quy định. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát
nhằm nhắc nhở, đôn đốc việc các huyện thực hiện chính sách đối với các trường bán
trú, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp giúp cho chính sách xây dựng trường bán trú
được thực hiện triệt để nhằm giúp cho con em các dân tộc thiểu số được ổn đinh và có
môi trường học tập thuận lợi, góp phần vào việc đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng
cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Điều chỉnh chính sách xây dựng Trường bán trú đối với các trường PTDTBT
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:
Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT tại
tỉnh Lạng Sơn, những nội dung được đánh giá là không còn phù hợp hoặc hiệu quả
kém, Sở Giáo dục - Đạo tạo tham mưu Ủy Ban nhân dân tỉnh kiến nghị các cấp điều
chỉnh chính sách cho phù hợp hoặc ban hành chính sách mới thay thế như : Quyết định
số 85/2010/QĐ -TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Thông
tư số 24/2010/TT -BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Nghị
quyết 30a, Chương trình 135 giai đoạn II, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững,... và các chính sách hỗ trợ đồng bào vùng khó khăn trong chương trình xây
dựng nông thôn mới. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục- Đào tạo
thường xuyên theo dõi, tham mưu đề xuất cấp trên điều chỉnh các chính sách cho phù
hợp. Trong năm 2017, Ủy Ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định Số 28 /2017/QĐ-
UBND , ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về: Quy
định khoảng cách, địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà
trong ngày; quy định tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh trường phổ
thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh theo
quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.… đến nay
một số chính sách đã được Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn quan tâm điều chỉnh, bổ sung,
hoặc sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.
29
- Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đối với các trường PTDTBT
tại Lạng Sơn:
Đối với công tác Giáo dục và Đào đạo, đặc biệt già giáo dục dân tộc luôn được
tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc. Do đó Sở Giáo dục - Đào tạo
luôn chủ động trong công tác tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám
sát hàng năm. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát Việc thực hiện chức năng nhiệm
vụ giáo dục dân tộc luôn được phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp và các cơ
quan đơn vị có liên quan. Do đó tùy theo nội dung cụ thể mà Sở Giáo dục- Đào tạo sẽ
tham mưu cho Ủy Ban nhân dân tỉnh hoặc cùng các đơn vị liên quan tiến hành thực
hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Trong những năm qua,
việc kiểm tra giám sát luôn được thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt và luôn
được quan tâm trong thực hiện kiểm tra giám sát, đó là chính sách xét duyệt hồ sơ, hỗ
trợ cho học sinh, xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị dạy học, chuyên môn
và các nguồn xã hội hóa về xây dựng trường, lớp ....
Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm là những nội dung rất quan trọng, quyết
định sự thành công, hay thất bại của việc thực hiện chính sách. Một chính sách khi
được ban hành và thực hiện, muốn nó đi vào cuộc sống phải tiến hành kiểm tra, giám
sát để đánh giá, phân tích và biết được tính ưu việt của nó, giúp cho chúng ta nhận
định, phân tích chính sách công một cách rõ hơn, sát và đúng với thực tế hơn. Từ khi
có chủ trương xây dựng và phát triển trường PTDTBT đến nay, Sở Giáo dục và Đào
tạo đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyên, đồng thời chỉ đạo Phòng giáo dục -
Đào tạo các huyện tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chính
sách xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trường PTDTBT trên địa bàn
toàn tỉnh, để chính sách mang lại hiệu quả, đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, việc kiểm tra,
giám sát chưa thường xuyên, kịp thời nên dẫn đến việc quản lý ở một số trường còn
lỏng lẻo, một số chính sách mang lại hiệu quả chưa cao.
- Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với các
Trường PTDTBT tại tỉnh Lạng Sơn:
30
Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Lạng Sơn hàng năm luôn tổ chức các hội nghị đánh
giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách giáo dục dân tộc và xây dựng Trường
PTDTBT trên địa bàn toàn tỉnh cụ thể: Sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số
1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu
thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn
với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 về lĩnh vực giáo dục dân tộc. Sơ kết,
tông kết hàng năm về công tác giáo dục dân tộc..... Thông qua việc tổng kết, đánh giá,
rút kinh nghiệm đã kịp thời chấn chỉnh những vướng mắc, khuyết điểm trong quá trình
thực hiện. Đồng thời đề xuất những thay đổi trong thực hiện chính sách đối với các
Trường PTDTBT và học sinh bán trú về những nội dung chính sách mới, giúp chính
sách ngày càng hiệu quả hơn.
2.2.2. Quy mô, mạng lưới cấp học, số trường, học sinh PTDTBT và trường PT
có HSBT
Tỉnh Lạng Sơn bắt đầu có trường PTDTBT từ năm học 2010-2011. Đến năm
học 2017- 2018, 10/10 huyện đã có trường PTDTBT. Về quy mô, toàn tỉnh hiện nay có
101 trường PTDT bán trú và 254 trường phổ thông có học sinh bán trú với tổng số học
sinh bán trú là 67.955 em; số học sinh là người dân tộc thiểu số là 10.604/111.260 em
(chiếm 9,53%), quy mô cụ thể:
Bảng 2.1: Quy mô số trường và số lượng học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán
trú năm học 2017-2018
Mô hình TS trường TS HS HS bán trú HSBT là người DTTS
PTDTBT 101 14.802 10.750 10.604
PT có HSBT 254 53.152 17.515 16.639
Tổng 355 67.955 28.265 27.243
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn
Ở các xã đặc biệt khó khăn, do chưa kịp thời chuyển loại hình trường bán trú
nên đã hình thành tự phát mô hình bán trú, với số học sinh hơn 8000 em, chiếm tỷ lệ
52%. Một số học sinh trọ trong khuôn viên trường, một số trọ trong nhà dân và đa phần
ở lều, lán tạm bợ xung quanh trường, điều kiện ăn ở hết sức khó khăn và mất vệ sinh.
Mặc dù hệ thống và số lượng trường PTDTBT đã tăng nhiều, tuy nhiên chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh ở các trường PTDTBT còn nhiều hạn chế cả về kiến
thức văn hóa, chất lượng giáo dục toàn diện, kĩ năng sống.
31
Hiện nay toàn tỉnh còn có 254 trường THCS, PTCS và TH vùng đặc biệt khó
khăn có học sinh bán trú có kế hoạch chuyển đổi sang mô hình trường (xem chi tiết
bảng 2).
Bảng 2.2. Thống kê cấp học, số trường, HS PTDTBT năm học (2017-2018)
TT Trường Chia ra Số lượng
1
Trường
PTDTBT
Cấp Tiểu học
Tổng số trường 41
Tổng số học sinh 6,714
Tổng số học sinh bán trú 4,180
Số học sinh BT là người DT thiểu số 4,138
Số học sinh BT trú nữ DT thiểu số 1,981
Cấp Tiểu học và Trung học cơ sở
Tổng số trường 15
Tổng số học sinh 2,090
Tổng số học sinh bán trú, trong đó: 1,827
- Số học sinh bán trú cấp Tiểu học 1,004
- Số học sinh bán trú cấp THCS 823
Số học sinh BT là người DT thiểu số 1,826
Số học sinh BT là nữ dân tộc thiểu số 911
Cấp Trung học cơ sở
Tổng số trường 45
Tổng số học sinh 5,998
Tổng số học sinh bán trú 4,743
Số học sinh BT là người DT thiểu số 4,640
Số học sinh BT nữ dân tộc thiểu số 1,807
2
Trường
phổ thông
có học sinh
bán trú
Cấp Tiểu học
Tổng số trường 142
Tổng số học sinh 31,727
Tổng số học sinh bán trú 10,329
Số học sinh BT là người DT thiểu số 9,727
Số học sinh BT là nữ dân tộc thiểu số 4,578
Cấp Tiểu học và Trung học cơ sở
Tổng số trường 17
Tổng số học sinh 2,961
Tổng số học sinh bán trú, trong đó: 1,546
- Số học sinh bán trú cấp Tiểu học 876
- Số học sinh bán trú cấp THCS 670
Số học sinh BT là người DT thiểu số 1,527
Số học sinh BT là nữ dân tộc thiểu số 708
Cấp Trung học cơ sở
Tổng số trường 95
32
TT Trường Chia ra Số lượng
Tổng số học sinh 18,465
Tổng số học sinh bán trú 5,640
Số học BT trú là người DT thiểu số 5,385
Số học BT trú là nữ dân tộc thiểu số 2,491
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn
2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường PTDTBT và trường PT có
HSBT
Các trường PTDTBT có 1868 CBQL, giáo viên, trong đó 1040 CBQL, giáo
viên (97,3% đạt chuẩn trở lên) cấp tiểu học, 828 CBQL, giáo viên cấp THCS (96,1%
đạt chuẩn trở lên); 213 nhân viên cấp dưỡng, 80 nhân viên y tế của cấp tiểu học và cấp
THCS.
Các trường phổ thông có học sinh bán trú có 2516 CBQL, giáo viên trong đó
1898 CBQL, giáo viên cấp tiểu học (88% đạt chuẩn trở lên), 618 CBQL, giáo viên cấp
THCS (97% đạt chuẩn trở lên), 259 nhân viên cấp dưỡng, 62 nhân viên y tế cấp tiểu
học và cấp THCS.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường PTDTBT và các trường phổ
thông có học sinh bán trú được bố trí hợp lý, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học.
Với tình hình thực tế, các trường đã từng bước tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học
sinh; tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; các trường đã
thành lập ban quản sinh, bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách và phân công trực bán trú
nghiêm túc.
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, các chủ đề,
chuyên đề và giáo dục kỹ năng sống, đạo đức lối sống và giáo dục truyền thống, văn
hóa dân tộc kỹ năng sinh hoạt nội trú, kỹ năng giao tiếp cho học sinh nội trú.
Về cơ bản, đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đủ đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy
học, tổ chức ăn ở bán trú cho học sinh trong các trường PTDTBT và phổ thông có học
sinh bán trú.
Các nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học, thực hiện đổi mới công
tác sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tổ chức hội giảng cấp
trường, cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng và tỉ lệ giáo viên khá giỏi; tổ chức các
buổi hội thảo về giáo dục kỉ luật tích cực, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, đặc
biệt hội nghị chuyên đề dành riêng cho giáo viên về việc nâng cao chất lượng giáo dục
33
học sinh dân tộc thiểu số. Song song với nhiệm vụ chuyên môn, các nhà trường thực
hiện cuộc vận động xây dựng hũ gạo tình thương; phong trào giáo viên giúp đỡ học
sinh tiến bộ, giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp phát triển...
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ít có điều kiện được giao lưu học
tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chậm đổi mới phương
pháp dạy học, cập nhật kiến thức mới. Nhiều giáo viên dạy ở điểm trường lẻ, cách xa
trường chính, dạy lớp ghép nhiều trình độ, nhiều đối tượng học sinh. Ngoài ra, đối với
cấp THCS, vẫn còn những trường hợp giáo viên phải dạy trái môn, hoặc không có thời
gian đầu tư và tập trung vào chuyên môn do đó cũng phần nào ảnh hưởng đến chất
lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
Một số CBQL, giáo viên chưa thực sự tâm huyết với học sinh, với loại hình
trường bán trú, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn ít và đơn điệu. Còn không
ít giáo viên chưa có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo việc đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) vào giảng dạy còn hạn chế; còn ngại đổi mới, ngại sưu tầm thông tin, tư
liệu để đưa vào giảng dạy; kĩ năng, kĩ thuật lên lớp và kĩ năng làm việc với trẻ còn chưa
phong phú; sự hợp tác với đồng nghiệp còn hạn chế.
2.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ việc nuôi dưỡng và thiết bị dạy học cho HSBT
2.2.4.1. Cơ sở vật chất
Tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm đến cơ sở vật chất của các nhà trường PTDTBT
và coi đây là một giải pháp để duy trì sỹ số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên cơ sở vật chất cho dạy học và sinh hoạt bán trú còn
khó khăn, thiếu thốn. Nhiều trường còn thiếu phòng học, phòng ở nội trú, phòng sinh
hoạt, nhà ăn, bếp nấu, trang thiết bị phục vụ dạy học ... Hầu hết cơ sở vật chất các
trường PTDTBT chưa đảm bảo các điều kiện theo Thông tư 24 như: phòng học, phòng
ở, giường ngủ, nhà bếp, nhà ăn, dụng cụ nấu ăn, thư viện, phòng chức năng... Hệ thống
sân chơi, bài tập hầu hết chưa đảm bảo đủ diện tích và tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu học
tập, rèn luyện, vui chơi của học sinh. Cụ thể:
Hiện nay, toàn tỉnh có 355 trường PTDTBT và trường PT có học sinh bán trú
với 67.955 học sinh, có 2.384 phòng học các loại, 65 phòng bộ môn, 270 phòng phục
vụ học tập.
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú
Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCMĐề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCMLuận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAYQuản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Lenam711.tk@gmail.com
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
Hieu Nguyen
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk LắkLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt NamLuận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênLuận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Man_Ebook
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCMĐề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
 
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCMLuận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
 
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAYQuản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
 
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk LắkLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
 
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
 
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt NamLuận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênLuận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện qua dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 

Similar to Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú

Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lậpLuận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm nonKhóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
sividocz
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
jackjohn45
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...
sividocz
 
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOTLuận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.docĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
XunLongNg
 
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucDt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
chinhhuynhvan
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú (20)

Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lậpLuận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
 
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm nonKhóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Luận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý giáo viên THCS công lập tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Hải Châu, Th...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOTLuận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.docĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
 
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
Khoá Luận Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Chi Tiêu Giáo Dục Của Hộ Gia Đìn...
 
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucDt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Luận văn: Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VI MINH TÚ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VI MINH TÚ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 Ngành: Chính sách công Mã số: 8.34.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ bất cứ luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2019 Tác giả Vi Minh Tú
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6 1.2. Một số khái niệm 8 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú 12 1.4. Hệ thống văn bản chỉ đạo các cấp liên quan đến trường Phổ thông dân tộc bán trú 16 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CỦA TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY 21 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn 21 2.2.Thực trạng phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 26 2.3. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân 41 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CỦA TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 45 3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp 45 3.2. Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
  • 5. BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam GV Giáo viên HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp HS, HSBT Học sinh, học sinh bán trú KNS, GTS Kỹ năng sống, giá trị sống PGD&ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo PTDH, TBDH Phương tiện dạy học, thiết bị dạy học PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú SGD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo TDTT Thể dục thể thao TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TPTĐ Tổng phụ trách đội TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân VHVN Văn hóa văn nghệ
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển hệ thống trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) là một nội dung quan trọng trong công tác quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng núi, đồng bào dân tộc, góp phần chủ động trong xu thế hội nhập. Đối với tỉnh Lạng Sơn, việc phát triển hệ thống trường PTDTBT sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2030. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GDĐT) tỉnh Lạng Sơn nói chung, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và sự đồng tình ủng hộ, chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã đạt được những kết quả quan trọng. Số trường, lớp, số học sinh tăng nhanh qua các năm; cơ sở vật chất được tăng cường, củng cố; chất lượng giáo dục được nâng lên. Tỉnh Lạng Sơn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (GD THCS) năm 2006; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (GDTH), chống mù chữ năm 1997 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008; chất lượng giáo dục đại trà ngày càng được nâng cao; tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm, số học sinh khá, giỏi tăng. Những năm gần đây số tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ổn định trên 90%. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học và trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên từng bước được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa. Tuy nhiên do địa bàn và địa hình khó khăn phần nào đã ảnh hưởng và làm hạn chế việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ chuyên cần của học sinh, chất lượng GDĐT đã tác động đến tính bền vững của kết quả phổ cập giáo dục. Trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu thốn. Dân số trong độ tuổi học sinh các cấp ở mỗi xã không nhiều nên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn có nhiều điểm trường lẻ cách xa trường chính. Học sinh ít có cơ hội, điều kiện được tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại. Trường tiểu học còn duy trì mô hình lớp ghép (lớp học ghép nhiều trình độ) đã ảnh hưởng không nhỏ đến
  • 7. 2 chất lượng GDĐT. Các trường phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện không đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc địa phương vì đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Để khắc phục những khó khăn trên, với tinh thần hiếu học, cũng giống như nhiều địa phương khác, nhiều năm qua người dân vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã dựng lều lán, làm nhà tạm ở gần trường cho con em đi học (hình thức bán trú dân nuôi). Song điều kiện rất thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh và an toàn. Nhu cầu của học sinh ở bán trú trong trường để có điều kiện học tập, tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTBT vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn là một điều rất cần thiết. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh và của ngành GDĐT trong những năm vừa qua, nhằm thực hiện tốt Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Trước tình hình đó, mô hình trường PTDTBT đã và đang hình thành, phát triển tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt trong việc huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học (TH) và THCS đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số, cải thiện chất lượng giáo dục dân tộc. Với những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác của bản thân - là một cán bộ làm công tác Đảng ở tỉnh Lạng Sơn và vận dụng kết quả học tập từ bộ môn khoa học chính sách công, tôi quyết định lựa chọn Đề tài: “CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022” để làm Luận văn tốt nghiệp kết thúc khóa học Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công năm học (2017- 2019). Hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ là sự tổng kết những bài học kinh nghiệm mang tính thực tiễn sâu sắc, đóng góp vào lý luận và thực tiễn trong quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong hệ thống trường PTDTBT của tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo nói riêng và của các địa phương khác trong cả nước nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực trạng thực hiện chính sách phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú; đánh giá chất lượng giáo dục học sinh trường
  • 8. 3 PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh các trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục dân tộc, chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT của Đảng và Nhà nước; Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT, công tác tổ chức và chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT tại vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách và việc thực hiện chính sách phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chính sách và việc thực hiện chính sách phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục HS các trường PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến năm 2030.
  • 9. 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ Nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách giáo dục và chính sách dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá cá nguồn tài liệu về lý luận với thực tiễn có liên quan đến chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT để làm rõ các vấn đề của nội dung luận văn, làm cho luận văn có tính lôgic, sát với thực tế và đi vào trọng tâm cần giải quyết của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận về chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đồng thời qua khảo sát nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT tỉnh Lạng Sơn đề tài chỉ ra những bất cập, những việc thực hiện chưa tốt, những mặt còn hạn chế của việc thực hiện chính sách này ở địa phương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT, cũng như chất lượng giáo dục phổ thông. Đề tài góp phần tổng hợp, đánh giá về quy mô mạng lưới trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất xây dựng mô hình quản lý hiệu quả, kịp thời đối với loại hình trường PTDTBT - một loại hình trường tổ chức tương đối mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Với các giải pháp cụ thể, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh PTDTBT, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, tăng số lượng, chất lượng học sinh đỗ tốt nghiệp THCS và tiếp tục học cấp THPT, tạo nguồn cán bộ dân tộc cho địa phương sau này. Qua đó, đề tài góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được trình bày gồm 3 chương:
  • 10. 5 - Chương I. Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú. - Chương II. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn hiện nay. - Chương III.Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018- 2022 và định hướng đến năm 2030.
  • 11. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cả nước và các địa phương Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong hệ thống chính sách đối với vùng DTTS và vùng cao thì chính sách giáo dục đóng một vai trò quan trọng, được xem là phương tiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Kể từ những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, việc tìm hiểu, khảo sát việc thực hiện và hiệu quả của chính sách giáo dục vùng DTTS nói chung bắt đầu được thực hiện, tuy nhiên số lượng các công trình này còn rất khiêm tốn (Nguyễn Ngọc Thanh 2012, trang 13- 14). Trong lịch sử phát triển, hệ thống trường lớp vùng cao có học sinh bán trú dân nuôi đã tồn tại từ sớm nhưng chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT mới được bắt đầu từ năm 2010. Trước đó, một số bài viết, nghiên cứu nhỏ đặt ra vấn đề cần nghiên cứu khảo sát xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ cho học sinh trường PTDTBT cũng như phát triển hệ thống giáo dục này ở một số vùng và cả nước. Có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thái (2007) “Nghiên cứu khảo sát xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú”, Nguyễn Hồng Thái (2008) “Trường phổ thông dân tộc bán trú – sự nỗ lực sáng tạo cộng đồng để phát triển giáo dục bền vững vùng dân tộc và miền núi” ; bài viết của Trần Văn Thuật (2004) “Cần có cơ chế và chính sách hỗ trợ trường phổ thông dân tộc bán trú”; một số bài viết của tác giả Trương Xuân Cừ: “Trường bán trú dân nuôi: Khâu đột phá phát triển bền vững giáo dục vùng Tây Bắc” (2009), “Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú khu vực Tây Bắc” (2009). Khi chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT được ban hành, đã có một số bài viết đề xuất giải pháp triển khai thực hiện thông tư 24/TT-BGDĐT về loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú (Hà Đức Đà 2011). Sau một vài năm thực hiện Thông tư này, đã có một số nghiên cứu đánh giá bước đầu về thành công, thực trạng quản lý mô hình và chất lượng giáo dục của các trường cũng như đề xuất một số giải pháp nâng
  • 12. 7 cao chất lượng hoạt động hệ thống giáo dục này ở phạm vi một số địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Trong đó có thể kể đến các bài viết như: “Phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú các tỉnh Tây Nguyên: Thành tựu và triển vọng” (Nguyễn Sỹ Thư 2012), “Một số vấn đề về công tác quản lí ở trường phổ thông dân tộc bán trú” (Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2012), “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học ở Lào Cai” (Nguyễn Thị Hài 2013), “Nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Gia Lai” (Hồ Xuân Hồng 2014), “Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang” (Hoàng Thị Mai 2017). Từ góc độ ngành Dân tộc học/Nhân học, bài viết gần đây nhất “Các lợi ích của chương trình học tập nội trú ở trường học xã Sủng Thái, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” của Nguyễn Thanh Tùng (2019) là một nghiên cứu trường hợp xem xét lợi ích thực tiễn của mô hình trường PTDTBT ở cấp xã, qua đó nêu lên sự cần thiết thúc đẩy các sáng tạo nhằm đa dạng hóa lợi ích của trường học địa phương trong chính sách giáo dục dân tộc. Ngoài ra, trong thời gian qua, có hàng chục bài viết trên các báo: Nhân dân, Giáo dục và Thời đại, Dân trí, Tuổi trẻ và một số báo của các tỉnh cũng quan tâm, đề cập đến sự phát triển của mô hình này ở một số địa phương và trên quy mô cả nước: “Mô hình trường bán trú dân nuôi” (Thanh Sơn 2010), “Xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú: Những vấn đề cần quan tâm” (Lê Thị Liêm 2013), “Trường bán trú góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc” (Giáo dục và Thời đại 2016), “Quảng Nam: Dân góp gạo xây dựng mô hình trường “bán trú dân nuôi” (Đ. Hiệp – C. Bính 2017), “Thầy cô dựng nhà trọ cho học sinh” (Vũ Toàn 2016), “Niềm vui từ ngôi trường bán trú” (Đình Diệu 2015), … Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có những công trình chuyên sâu về chính sách phát triển cũng như hệ thống giáo dục này. Từ góc độ quản lý giáo dục, mới có một vài luận văn, luận án tiếp cận vấn đề quản lý học sinh bán trú dân nuôi và hoàn thiện có hiệu quả chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số ở một số địa phương, vùng như tỉnh Phú Thọ, khu vực Nam Trung Bộ (Lê Mã Lương 2017, Đinh Phương Lan 2018). 1.1.2. Ở tỉnh Lạng Sơn
  • 13. 8 Qua nghiên cứu các nguồn tài liệu, tôi nhận thấy tại Lạng Sơn đến thời điểm hiện nay đã có hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp hướng dẫn ngành GDĐT và chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi thành lập trường và yêu cầu nâng cao chất lượng trường PTDTBT. Trong các tài liệu, văn bản của ngành GDĐT tỉnh Lạng Sơn, các phương tiện thông tin, truyền thông có các chuyên đề, bài viết phản ánh sâu sắc các quan điểm, nội dung và kết quả đạt được của công tác giáo dục dân tộc và thực hiện xây dựng hệ thống trường PTDTBT trên địa bàn toàn tỉnh. Song, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về "Chính sách phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2022”. Từ tiếp cận góc độ chính sách công, nghiên cứu này mong muốn làm rõ thực trạng, hiệu quả đã đạt được trong việc phát triển hệ thống trường dân tộc bán trú ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản, thiết thực để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra thông qua việc thực hiện tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Chính sách Trong luận văn này, có một số khái niệm về chính sách cần được làm rõ như sau: Chính sách là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàn xã hội này vào nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua các thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trước. Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định của Đảng chính trị cầm quyền (Đỗ Phú Hải 2012, trang 32). Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, giải pháp tác động đến các dân tộc, vùng dân tộc, nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa các dân tộc theo hướng đảm bảo khối đại đoàn kết, thống nhất giữa các dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam (Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng 2013, trang 8). 1.2.2. Phát triển
  • 14. 9 Có rất nhiều định nghĩa về phát triển. Trở nên thịnh hành từ sau Thế chiến II, phát triển thường được xem là một cái gì đó tích cực, đáng mong muốn, đối với một xã hội, một khu vực, hoặc một nhóm người và thậm chí đối với cá nhân con người (Bùi Thế Cường, Đỗ Minh Khuê 2006, trang 67). Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng khái niệm phát triển là sự mở mang rộng rãi, làm cho tốt hơn (Nguyễn Lân 1998) với ngụ ý mở rộng, nâng cao chất lượng mô hình, hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Lạng Sơn. 1.2.3. Trường phổ thông dân tộc bán trú Trường/lớp Dân tộc bán trú (theo cách gọi của Luật giáo dục) là trường phổ thông tại vùng dân tộc và miền núi, có học sinh tiểu học và trung học cơ sở ăn ở, học tập tại trường chính ở trung tâm xã. Đây chủ yếu là số học sinh không có lớp học tại thôn bản, ở xa trường, không thể đi học và trở về trong ngày, tùy từng địa phương, học sinh có thể được tổ chức ăn, ở tập trung với sự trợ giúp của cộng đồng, chính quyền hoặc học sinh tự túc ăn ở với nhiều hình thức đan xem (Nguyễn Hồng Thái 2007, trang 87). Tuy nhiên, cần có sự phân biệt khái niệm trường dân tộc bán trú với trường dân tộc nội trú và trường có học sinh bán trú dân nuôi. Quyết định số 49/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/2008, về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT của BGD&ĐT đã ban hành hệ thống trường PTDTNT bao gồm: Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp THCS được thành lập tại các huyẹ̛n miền núi, hải đảo, vùng dân tộc; Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp THPT được thành lạ̛p tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Để đào tạo nguồn cán bợ là con em dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiẹ̛n kinh tế đạ̛c biêt khó kha̛n, Ủy ban nhân dân Tỉnh có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyẹ̛n đào tạo cả cấp THPT; Bợ chủ quản có thể giao cho trường PTDTNT thuợc Bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS. Còn trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biẹ̛t, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lạ̛p cho con em dân tợc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bợ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tợc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tợc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ
  • 15. 10 thông dân tợc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tợc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tợc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tợc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú. Trường THCS có học sinh bán trú dân nuôi là trường phổ thông công lạ̛p trong hẹ̛ thống GD quốc dân. Bên cạnh viẹ̛c thực hiẹ̛n các nhiẹ̛m vụ chung của mợt Trường THCS theo quy định của Điều lẹ̛ trường THCS, thì Trường THCS có HSBTDN còn phải đảm nhạ̛n nhiẹ̛m vụ quản lý, cha̛m sóc, nuôi dưỡng mợt lượng không nhỏ học sinh dân tộc thiểu số, con hợ nghèo sống ở các khu vực xa trường, giao thông đi lại khó kha̛n và nguy hiểm ở BTDN tại trường trong tuần và được sự hỗ trợ mợt phần tài chính của nhà nước hàng tháng theo na̛m học để phục vụ chi phí a̛n, ở tại trường hoạ̛c ở trọ nhà dân. Học sinh bán trú dân nuôi là khái niẹ̛m chỉ đối tượng học sinh đang học tại các trường Trường THCS, TH và THCS có HSBTDN ở vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n; được Ủy ban nhân dân huyẹ̛n phê duyẹ̛t cho phép ở lại trường để học tạ̛p trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Kể từ na̛m học 2011 – 2012 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ mợt phần kinh phí cho HSBTDN. Học sinh BTDN được hưởng 40% mức lương cơ bản để chi phí cho tiền a̛n cho mợt tháng và 10% mức lương tối thiểu/ tháng/ 1 HS để hỗ trợ tiền ở đối với HSBTDN phải thuê trọ bên ngoài nhà trường khi ở BTDN. Trường THCS có HSBTDN vốn là hình thức tổ chức có tính tự phát cho phù hợp với đạ̛c điểm địa phương, khu vực ở các xã có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n trong các huyẹ̛n nghèo miền núi theo quy định của nhà nước, nơi mà học sinh không thể đi học và trở về ngay trong ngày thuạ̛n lợi được do đường giao thông xa, qua sông, suối và dốc đồi trở ngại. Mô hình Trường THCS, Tiểu học và THCS có học sinh bán trú dân nuôi đã hình thành tự phát vào cuối những na̛m 1950 của thế kỷ trước và nhân rợng trong những na̛m đầu thạ̛p kỷ 90 của thế kỷ XX tại các tỉnh miền núi của nước ta, nhằm đáp ứng nhu cầu học tạ̛p, nâng cao dân trí cho con em đồng bào các dân tợc thiểu số. Mạ̛c dù chưa có các va̛n bản pháp lý của Nhà nước, ngành quy định về loại hình bán trú dân nuôi, nhưng trong thực tế thì nhà Trường THCS có HSBTDN này vẫn tồn tại
  • 16. 11 trong các trường THCS, TH&THCS ở miền núi như mợt nhu cầu tất yếu đối với thực tiễn GD vùng dân tợc của nước ta. 1.2.4. Vùng đặc biệt khó khăn Vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n là vùng được quy định tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 na̛m 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyẹ̛t Chương trình phát triển kinh tế - xã hợi các xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 164/2006/QĐ- TTg ngày 11 tháng 7 na̛m 2006 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hợi, các xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n vùng đồng bào dân tợc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 na̛m 2008 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t bổ sung danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diẹ̛n đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 1105/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 na̛m 2009 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diẹ̛n đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 na̛m 2008 của Chính phủ về mợt số chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyẹ̛n nghèo và các Quyết định khác của Thủ tướng bổ sung. Các xã đặc biệt khó khăn cũng được quy định tại Quyết định số 30/2012/QĐ- TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015; Thông tư số 01/2012/TT-UBDT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg. Ngoài ra, còn có quy định về xã khu vực III - là xã thuộc vùng dân tộc và miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất và có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau:
  • 17. 12 Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc). Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 20% trở lên. Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau: Còn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề trên 60%; Trên 50% cán bộ chuyên trách, công chức xã chưa đạt chuẩn theo quy định. Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện: Còn từ 20% số hộ trở lên thiếu đất sản xuất theo quy định; Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư xã đạt chuẩn; Dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp. Có ít nhất 3 trong 5 điều kiện sau: Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa; Còn có ít nhất một thôn chưa có điện lưới quốc gia; Chưa đủ phòng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; Nhà văn hóa xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 19/9/2013, công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tỉnh Lạng Sơn được công nhận 91 xã đặc biệt khó khăn, có 838 thôn, bản thuộc khu vực III; 8 xã an toàn khu. 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú 1.3.1. Giáo dục dân tộc Ngay từ thời dựng nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc, các dân tộc luôn cố kết bên nhau xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó mà ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quán triệt tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nguyên tắc định hướng chiến lược và chính sách về dân tộc ở Việt Nam đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và nhà nước ta luôn xác định nguyên tắc: Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, trong cán bộ cũng như nhân dân cần khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên xã hội chủ nghĩa.
  • 18. 13 Đối với vấn đề giáo dục dân tộc, tại Điều 10, Luật Giáo dục năm 2005 có nêu về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Qua các kỳ đại hội, đặc biệt Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng đều xác định nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn. 1.3.2. Quy định về trường PTDTBT và học sinh PTDTBT Luật Giáo dục 2005, Điều 61, Khoản 1 nêu: “Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này”. Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú. Điều 2, Khoản 1 nêu: “Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy định”. Trường PTDTBT là trường chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào
  • 19. 14 tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có một bộ phận học sinh bán trú là học sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. 1.3.3. Chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã khẳng định: “Đối với miền núi, vùng sâu vùng khó khǎn, xóa "điểm trắng" về giáo dục ở bản, ấp. Mở thêm các trường dân tộc nội trú và bán trú cụm xã, các huyện, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để tạo cán bộ cho các dân tộc, trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý.” Thông báo Kết luận số 242-TB/TU ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) về nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 về đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục: “Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với việc bổ túc nâng cao trình độ cho đối tượng cử tuyển. Quan tâm đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở). Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số”. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, trong đó chính sách giáo dục, đào tạo đã nêu: Bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà bán trú dân nuôi, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản ... để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn là giải quyết những khó khăn của giáo dục dân tộc vùng đặc biệt khó khăn hiện nay, Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT. Có thể nói đây là Thông tư đánh dấu sự ra đời chính thức của hệ thống trường PTDTBT. Xuất phát từ thực tiễn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, thường có địa hình phức tạp, việc đi lại khó khăn, cách trở; có một bộ phận học sinh ở vùng này đến trường học nhưng không thể trở về nhà trong ngày, phải ở lại trong trường hoặc trong nhà dân gần trường để theo học đủ các ngày trong tuần. Cuối tuần, học sinh mới về gia đình lấy
  • 20. 15 lương thực, thực phẩm, chất đốt,…mang đến trường để nấu ăn tập trung do nhà trường quản lý hoặc tự nấu. Hình thức tổ chức trường lớp đặc trưng này đã có từ những năm 1960 của thế kỷ XX ở vùng miền núi phía Bắc của nước ta. Chính sách phát triển trường PTDTBT có thể coi là sự hiện thực hoá chính sách của nhà nước với công tác xã hội hoá giáo dục và mô hình trường học dựa vào cộng đồng. Ở cấp tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 76/KH- UBND ngày 29/7/2011 thực hiện Chỉ thị số 1971/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Có kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi một số trường tiểu học, trung học cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn sang loại hình trường PTDTBT theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời triển khai Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT. Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 25/4/2014, về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn nêu rõ: Nâng cao chất lượng giáo dục ở các thôn, bản, các xã khu vực đặc biệt khó khăn; quan tâm xây dựng các trường bán trú, bán trú dân nuôi ở các cấp học. Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 05/6/2014, triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã nêu nhiệm vụ cụ thể: Phát triển giáo dục, đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu…; quan tâm đầu tư xây dựng các trường bán trú, bán trú dân nuôi ở các cấp học. Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 26/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững đối với giáo dục dân tộc. Sau 3 na̛m triển khai Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/5/2014, Bợ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị về trường Phổ thông dân tợc bán trú tại Hà Nợi cho các đơn vị có loại hình trường này. Tính đến tháng 4 na̛m 2014 cả nước có 25 tỉnh đã thành lạ̛p trường phổ thông DTBT gồm 797 trường với 128.645 học sinh bán trú. Trong đó, cấp Tiểu học 228 trường với 29.849 học sinh bán trú; Cấp Phổ thông cơ sở (gồm Tiểu học và THCS) có 110 trường với
  • 21. 16 25.250 học sinh bán trú; cấp THCS gồm 459 trường với 73.546 học sinh bán trú. Tính đến năm học 2016-2017, cả nước có 1.013 trường PTDTBT và khoảng 159.212 học sinh bán trú. Ở Lạng Sơn, đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn đã có trường học, nhà mẫu giáo và các lớp bán trú dân nuôi. Các bản xa trung tâm đều có điểm trường, tình trạng học ca 3 được xóa bỏ, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt trên 99%. Mô hình trường PTDTBT nâng cao chất lượng giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã kịp thời tháo gỡ những trở ngại, vất vả từ nhiều năm nay cho con em đồng bào dân tộc vùng khó khăn nhất. Góp phần thiết thực phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 1.4. Hệ thống văn bản chỉ đạo các cấp liên quan đến trường Phổ thông dân tộc bán trú 1.4.1. Hệ thống văn bản chỉ đạo của Trung ương - Luật Giáo dục ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009. - Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011, của Bộ Chính trị về phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục TH và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn. - Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27/10/2010, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ CNH - HĐH đất nước. - Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006, của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010, của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011, của Chính phủ về công tác dân tộc. - Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013, của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006, của Chính phủ về
  • 22. 17 chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. - Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 25/8/2008, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II. - Quyết định số 1105/2009/QĐ-TTg ngày 28/7/2009, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. - Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT. - Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013, của Thủ tướng chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013, của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008, của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. - Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (gọi tắt là Chiến lược). - Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 18/6/2013, của Thủ tướng Chính phủ Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.
  • 23. 18 - Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc về việc Công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015. - Thông tư liên tịch số: 06 /2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 27 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ. - Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010, của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT. - Thông tư số 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22/12/2011, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT. - Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 /10/2015, của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020- 2021. - Thông tư số 30/2015/TT- BGD ĐT ngày 11 tháng 12 năm 2015, của Bộ Giáo dục và đào tạo Sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trường PT Dân tộc Bán trú ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT- BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010, của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tao. - Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. 1.4.2. Hệ thống văn bản chỉ đạo của tỉnh - Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 20/01/2011, của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020. - Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 29/7/2011, của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 1971/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 18/4/2013, về việc Ban hành tiêu chí và địa bàn xét duyệt học sinh bán trú tỉnh Lạng Sơn. - Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 25/4/2014, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (gọi tắt là Chỉ thị) trong giai đoạn hiện nay.
  • 24. 19 - Quyết định số 09/2015/QĐ- UBND ngày 26/01/2015, về việc bổ sung địa bàn xét duyệt học sinh bán trú theo Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND. 1.5. Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ, ý nghĩa của trường Phổ thông dân tộc bán trú đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn 1.5.1. Mục tiêu Giáo dục cho học sinh những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cơ bản làm cơ sở để tiếp tục học lên cao, hoặc tiếp thu những kiến thức phổ thông để áp dụng vào cuộc sống (đối với PTDTBT cấp THCS). Đồng thời đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức phổ thông để áp dụng trong cuộc sống: năng lực thích ứng với thay đổi ngày càng cao trong thực tiễn, có thể tự chủ, tự lập trong lao động, trong cuộc sống; năng lực hành động trên cơ sở nhận thức việc học để biết, học để làm nền tảng trong ứng xử cuộc sống, sống nhân ái, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội; năng lực tự khẳng định mình, sống tự tin, tự trọng, trung thực, năng động, sáng tạo linh hoạt. 1.5.2. Vị trí, nhiệm vụ của trường PTDTBT Trường PTDT bán trú là trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc thiểu số. Trường PTDTBT có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn đặc biệt đối với các vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi. Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau: Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao, các hoạt động cộng đồng và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú. 1.5.3. Ý nghĩa Hình thức tổ chức trường PTDTBT giúp khắc phục những trở ngại về điều kiện địa hình, đường xá đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Học sinh (dân tộc thiểu số thuộc diện chính sách theo quy định) được Nhà nước hỗ trợ các điều kiện về sinh hoạt và học tập, giảm gánh nặng cho gia đình. Được ở tập trung tại trường không phải đi lại trong ngày, các em có thời gian, đủ sức khoẻ để học tập. Đồng thời học sinh còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động công đồng, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vui tươi, bổ ích. Và xác đinh trường PTDTBT là ngôi nhà thứ hai của học sinh vùng đặc biệt khó
  • 25. 20 khăn ở miền núi. Tiểu kết chương Qua nội dung chương I, chúng ta thấy được toàn diện và cơ bản nhất những vấn đề lý luận về giáo dục dân tộc, chính sách phát triển trường PTDTBT ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Qua đó thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác giáo dục dân tộc, những hoạt động thực tế trong thực hiện chính sách giáo dục dân tộc trong thời gian qua. Những nội dung này là cơ sở quan trọng để có cái nhìn khái quát về mô hình trường PTDTBT – từ chỗ là sự phát triển tự phát trong lịch sử giáo dục miền núi nước ta, đã và đang được quan tâm và tổ chức thực hiẹ̛n như là mợt biẹ̛n pháp hữu hiẹ̛u để nâng cao chất lượng giáo dục cho HS đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như các vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n. Cùng với sự đổi mới và phát triển của giáo dục thì số lượng học sinh có nhu cầu ở bán trú ngày càng đông nên nhu cầu phát triển trường lớp bán trú ngày càng cấp thiết. Viẹ̛c thành lạ̛p trường phổ thông dân tợc bán trú là mợt trong những quyết sách rất có ý nghĩa để nuôi dưỡng ước mơ tri thức cho con em đồng bào dân tợc ít người đang sống tại các huyẹ̛n miền núi và vùng sâu vùng xa. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu này xem xét thực trạng phát triển hệ thống trường PTDTBT ở tỉnh Lạng Sơn và từ đó xác định cơ sở khoa học của các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà.
  • 26. 21 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CỦA TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc Tổ quốc với diện tích tự nhiên là 8.320,76 km2 , có đường biên giới với Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc dài 231,74 km và tiếp giáp với 5 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh. Tỉnh có 5 huyện biên giới (Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập); có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, các cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ đường biên; là đầu mối giao lưu giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN. Địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi và đồi, không có nhiều núi cao. Độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển. Hướng địa hình rất đa dạng và tương đối phức tạp, có thể chia ra làm 3 khu vực cơ bản: Vùng núi đá vôi cánh cung Bắc, vùng đồi núi tả ngạn sông Kỳ Cùng và dọc thung lũng sông Thương, vùng máng trũng Thất Khê - Lộc Bình và đồi núi dọc biên giới Việt – Trung. Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh kéo dài, giá buốt và có tuyết rơi ở vùng núi cao, có lượng mưa thấp nhất so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ. Lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 1200 đến 1600mm, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hạ, cao nhất vào tháng 7 hàng năm. Tỉnh Lạng Sơn được chia thành l l đơn vị hành chính, gồm l thành phố và 10 huyện. Toàn tỉnh có 226 xã, phường, thị trấn; có 91 xã, 838 thôn, bản thuộc khu vực III và 8 xã an toàn khu. Năm 2013, Lạng Sơn có 2 huyện được hưởng chính sách hỗ trợ có mục tiêu theo Nghị quyết số 30a/2008 của Chính phủ là huyện Bình Gia và Đình Lập. Dân số của tỉnh có trên 75 vạn người. Toàn tỉnh có trên 85% đồng bào là dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Bao gồm các thành phần dân tộc anh em như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán chay, Hmông.... Dân tộc Nùng (43%), Tày (35%), Kinh (17,%), Dao (3,5%), Hoa (0,66%), Sán chay (0,6%) và một lượng nhỏ các thành phần dân tộc khác. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới còn nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người còn
  • 27. 22 thấp, thiếu tính ổn định. Số hộ nghèo trong tỉnh chiếm tỷ lệ cao. Năm 2017, toàn tỉnh còn 36.537 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19%; số hộ cận nghèo là 22.522 hộ, chiếm tỷ lệ 11,9% trên tổng số hộ toàn tỉnh. Số hộ thuộc diện đối tượng đặc biệt khó khăn khoảng 13.960 hộ, chiếm 7,63% trên tổng số hộ toàn tỉnh. Năm 2018, tỷ lên hộ nghèo của tỉnh giảm được 1,5%, tương đương 2.700 hộ. Lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp (77,7%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, mới đạt khoảng 50,0%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương và chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng năm 2018 của tỉnh đạt 8,36% (mục tiêu 8 - 8,5%), cao hơn các năm 2016 và 2017, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 2,55% (mục tiêu 2 - 3%), công nghiệp - xây dựng tăng 19,24% (mục tiêu 20 - 21%), dịch vụ tăng 7,60% (mục tiêu 8 - 9%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp - xây dựng 19,68%, dịch vụ 49,78%. GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (mục tiêu 37 - 38 triệu đồng). Những năm gần đây, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã có bước chuyển biến khá tích cực; nhiều chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ; tư duy sản xuất bước đầu đã có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm. Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, đã hình thành một số hình thức tổ chức sản xuất mới, mô hình sản xuất hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế, tập trung cho các nhóm sản phẩm chủ lực và đặc sản của địa phương gắn với lợi thế của từng vùng sản xuất và nhu cầu của thị trường, đã hình thành khá rõ nét một số mô hình sản xuất có hiệu quả. Năm 2018, sản xuất nông lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, cao hơn các năm 2016, 2017. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 96.914 ha, đạt 95,3% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực 317,6 nghìn tấn, đạt 102,5% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 62%. Xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực hơn những năm trước. Công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Công tác cải cách thủ tục hành chính, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và
  • 28. 23 phối hợp giải quyết công việc của các lực lượng chức năng ngày càng được nâng lên, tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 4.855 triệu USD, đạt 100,7% kế hoạch, giảm 7,5% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 2.955 triệu USD, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 0,2%; nhập khẩu 1.900 triệu USD, đạt 96,5% kế hoạch, giảm 17,4%; xuất khẩu hàng địa phương 125,5 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,6%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 17,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,5%; cung cấp nước, xử lý nước thải tăng 5,1%; các sản phẩm chủ yếu đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Trong đó, một số sản phẩm tăng khá như: Điện sản xuất, điện thương phẩm, than, xi măng, đá, gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, nước máy, bột đá mài,... Tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, rút ngắn thời gian và hỗ trợ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp. Giáo dục và đào tạo đã có chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học dần được nâng lên và đi vào nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục được duy trì. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng được một phần yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa cơ sở vật chất các trường học; hoàn thành thủ tục đầu tư và khởi công các công trình thuộc Chương trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020. Công nhận thêm 20 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn đến hết năm 2018 lên 192 trường; sáp nhập 27 cặp trường tiểu học và trung học cơ sở; chuyển đổi 02 trường phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trường phổ thông dân tộc bán trú lên 101 trường. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Các hoạt động văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của tỉnh. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được quan tâm; toàn tỉnh có 96% thôn, khối phố có nhà văn hóa, 74% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 52% thôn, bản, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 73% xã, phường, thị trấn có sân chơi, bãi tập thể thao. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và có hiệu quả.
  • 29. 24 Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn những năm gần đây và năm 2018 còn khó khăn, hạn chế trên một số lĩnh vực sau: Chất lượng giáo dục và đào tạo ở một số vùng nông thôn, vùng cao còn thấp; cơ sở vật chất của nhiều trường học còn thiếu thốn đặc biệt là các trường, cụm trường bán trú tại các xã vùng ba. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn có nhiều vướng mắc, bất cập; việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến chưa đạt yêu cầu. Công tác quản lý, phát huy giá trị di tích, danh thắng chưa hiệu quả. Chưa khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Kết quả giảm nghèo một số nơi chưa thật sự vững chắc; đời sống của một bộ phận nhân dân ở nông thôn, vùng cao, biên giới còn khó khăn. Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, nhiều nhiệm vụ được giao thực hiện chậm, chất lượng chưa cao, chưa chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; một bộ phận cán bộ, công chức năng lực còn hạn chế, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh. Một số cơ chế chính sách mới ban hành chậm đi vào cuộc sống. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời. Việc phối hợp xử lý công việc của các sở, ngành, UBND huyện, thành phố trong thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có lúc chưa đồng bộ, một số nhiệm vụ còn kéo dài, chậm được giải quyết. Chất lượng tham mưu và giải quyết công việc còn thấp. Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tuy đạt mục tiêu kế hoạch nhưng chưa bền vững, chưa phát huy hết thế mạnh của các ngành, lĩnh vực. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, lúng túng, công tác quản lý vật tư nông nghiệp chưa thực sự chặt chẽ. Tiến độ xây dựng nông thôn mới mặc dù chuyển biến tích cực hơn những năm trước nhưng vẫn chậm so với kế hoạch, nhất là trong việc chuẩn bị thủ tục đầu tư; huy động nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn còn hạn chế, nhất là nguồn lực trong dân và hỗ trợ từ doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu còn khó khăn, vẫn còn tình trạng ùn tắc cục bộ tại một số cửa khẩu vào một số thời điểm. Hệ thống đường giao thông kết nối với các cửa khẩu, hạ tầng bến bãi tập kết hàng hóa, nhà làm việc, nhà công vụ, ... tại một số cửa
  • 30. 25 khẩu phụ như: Bình Nghi, Nà Nưa, Ba Sơn, Pò Nhùng còn thấp kém, chưa thu hút được hoạt động xuất nhập khẩu. Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ bé, thiếu mặt bằng sạch để thu hút đầu tư. Việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác giải phóng mặt bằng tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn khó khăn, vướng mắc, một số công trình, dự án đã triển khai nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, sự phối hợp của các cấp, ngành trong công tác giải phóng mặt bằng chưa tốt, chưa cương quyết, chưa kiên trì xử lý dứt điểm đối với các trường hợp vướng mắc. Nhiều dự án đầu tư công tiến độ triển khai chậm, ngoài nguyên nhân về công tác giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhiều chủ đầu tư còn hạn chế về năng lực, chưa chủ động, chỉ đạo thiếu quyết liệt, việc phối hợp giữa các cơ quan còn nhiều hạn chế, ... Các cơ quan chuyên môn còn lúng túng trong việc hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, dẫn đến tiến độ xây dựng một số dự án còn chậm. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2017 do nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu tiếp tục giảm thuế theo lộ trình thực hiện Hiệp định thương mại ASEAN - Trung Quốc và các chính sách kiểm soát chất lượng ở một số mặt hàng; một số khoản thu nội địa đạt thấp so với kế hoạch. Công tác quản lý đô thị, tài nguyên khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ ở một số nơi, tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, khai thác khoáng sản, ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra; khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai còn lãng phí, chưa hiệu quả. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống còn hạn chế, tính ứng dụng chưa cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa nghiên cứu với phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp huyện và cơ sở còn yếu kém, chưa sâu sát; thực hiện một số thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho nhân dân và doanh nghiệp. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy được thực hiện tích cực nhưng ở một số sở, ngành, huyện việc nghiên cứu, đánh giá và xây dựng phương án chưa kỹ nên sau khi tổ chức, sắp xếp lại hiệu quả chưa thực sự cao. Đời sống nhân dân ở các xã vùng ba, xã biên giới còn nhiều khó khăn; vấn đề chất lượng giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, chấp hành luật giao thông, ý thức công dân, cộng đồng… đang là vấn đề
  • 31. 26 phức tạp và bức thiết. Tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra ảnh hưởng đến phát triển và đời sống của nhân dân. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn những năm qua. 2.2.1. Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Lạng sơn. - Tỉnh đã chỉ đạo ngàng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện xây dựng đề án và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách xây dựng tường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh: Trên cơ sở quy định của Trung ương, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục - Đào tạo tham mưu, phối hợp với các ngành, ủy ban nhân dân các huyện thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển các trường bán trú trong tỉnh. Bao gồm xác định mục tiêu, định hướng, giải pháp huy động các nguồn lực, phân công đơn vị, cá nhân thực hiện chính sách. Từ khi có chủ trương đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống Trường PTDTBT, hàng năm Sở Giáo dục – Đào tạo luôn kịp thời tham mưu đảm bảo yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đều được triển khai thực hiện kịp thời. Đến nay cơ bản các trường Phổ thông cơ sở, tiểu học, trung học cơ sở có đủ điều kiện đã chuyển đổi thành công sang hình thức trường Phổ thông dân tộc bán trú. - Phổ biến, tuyên truyền về thực hiện chính sách xây dựng trường bán trú đối với người dân và học sinh dân tộc thiểu số: Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với các sở, ngành và ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo các nhà trườn trực tiếp tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách đến từng hộ gia đinh học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số và nhận được sự nhiệt tình đón nhận. - Phân công, phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chính sách đối với các trường có đủ điều kiện chuyển đổi sang bán trú và các trường đã chuyển đôi:
  • 32. 27 Sở Giáo dục – Đào tạo là cơ quan trực tiếp tham mưu Ủy Ban nhân dân tỉnh về tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách xây dựng và chuyển đổi trường bán trú. Trong gần mười năm qua, sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án, phê duyệt, ban hành các văn bản, quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện về thực hiện chính sách đối với các trường bán trú, cụ thể: Tỉnh đã triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyển đổi, thành lập trường PTDTBT, hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề án xây dựng hệ thống trường bán trú, phù hợp quy hoạch và được UBND tỉnh và các huyện phê duyệt théo đúng thẩm quyền quy định. Việc chuyển đổi trường phổ thông sang loại hình Trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thực hiện đúng theo quy định. Các đề án thành lập, chuyển đổi trường PTDTBT đảm bảo rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các quy định. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo yêu cầu tối thiểu 50% học sinh toàn trường. Hồ sơ thành lập, chuyển đổi trường đầy đủ các văn bản theo quy định. Quy trình thực hiện chuyển đổi, thành lập Trường PTDTBT được thực hiện theo các bước hướng dẫn của các văn bản chỉ đạo. Hiện nay 101/101 trường PTDTBT (100%) có đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nhờ vậy trong những năm qua, việc thực hiện chuyển đổi sang trường bán trú luôn được thực hiện nghiêm túc và theo đúng lộ trình, công tác vận động, hỗ trợ và các nội dung công việc được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, các cơ quan phối hợp luôn thực hiện có trách nhiệm trong việc giải quyết công việc. Gắn với đó, hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá, biểu dương, phê bình và khen thưởng các đơn vị, nhà trường phối hợp thực hiện chính sách hoàn thành tốt, nhờ đó công tác chuyển đổi và duy trì trường, lớp học luôn được kịp thời và hiệu quả. - Việc duy trì chính sách đối với các Trường bán trú đã chuyển đổi ở tỉnh Lạng Sơn. Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho sở Giáo duc- Đào tạo là cơ quan chủ trì, tham mưu chỉ đạo Ủy Ban nhân dân các huyện và các Trường bán trú duy trì việc thực hiện chính sách đã chuyển đổi trường bán trú: Hàng năm Sở giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy Ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các huyện, các trường đang thụ hưởng chính sách bán trú và các
  • 33. 28 trường đang có kế hoạch chuyển đổi tăng cường thực hiện các chính sách triệt để, nghiêm túc theo quy định. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm nhắc nhở, đôn đốc việc các huyện thực hiện chính sách đối với các trường bán trú, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp giúp cho chính sách xây dựng trường bán trú được thực hiện triệt để nhằm giúp cho con em các dân tộc thiểu số được ổn đinh và có môi trường học tập thuận lợi, góp phần vào việc đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương. - Điều chỉnh chính sách xây dựng Trường bán trú đối với các trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT tại tỉnh Lạng Sơn, những nội dung được đánh giá là không còn phù hợp hoặc hiệu quả kém, Sở Giáo dục - Đạo tạo tham mưu Ủy Ban nhân dân tỉnh kiến nghị các cấp điều chỉnh chính sách cho phù hợp hoặc ban hành chính sách mới thay thế như : Quyết định số 85/2010/QĐ -TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Thông tư số 24/2010/TT -BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Nghị quyết 30a, Chương trình 135 giai đoạn II, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,... và các chính sách hỗ trợ đồng bào vùng khó khăn trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục- Đào tạo thường xuyên theo dõi, tham mưu đề xuất cấp trên điều chỉnh các chính sách cho phù hợp. Trong năm 2017, Ủy Ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định Số 28 /2017/QĐ- UBND , ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về: Quy định khoảng cách, địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; quy định tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.… đến nay một số chính sách đã được Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn quan tâm điều chỉnh, bổ sung, hoặc sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.
  • 34. 29 - Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đối với các trường PTDTBT tại Lạng Sơn: Đối với công tác Giáo dục và Đào đạo, đặc biệt già giáo dục dân tộc luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc. Do đó Sở Giáo dục - Đào tạo luôn chủ động trong công tác tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát hàng năm. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ giáo dục dân tộc luôn được phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp và các cơ quan đơn vị có liên quan. Do đó tùy theo nội dung cụ thể mà Sở Giáo dục- Đào tạo sẽ tham mưu cho Ủy Ban nhân dân tỉnh hoặc cùng các đơn vị liên quan tiến hành thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Trong những năm qua, việc kiểm tra giám sát luôn được thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt và luôn được quan tâm trong thực hiện kiểm tra giám sát, đó là chính sách xét duyệt hồ sơ, hỗ trợ cho học sinh, xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị dạy học, chuyên môn và các nguồn xã hội hóa về xây dựng trường, lớp .... Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm là những nội dung rất quan trọng, quyết định sự thành công, hay thất bại của việc thực hiện chính sách. Một chính sách khi được ban hành và thực hiện, muốn nó đi vào cuộc sống phải tiến hành kiểm tra, giám sát để đánh giá, phân tích và biết được tính ưu việt của nó, giúp cho chúng ta nhận định, phân tích chính sách công một cách rõ hơn, sát và đúng với thực tế hơn. Từ khi có chủ trương xây dựng và phát triển trường PTDTBT đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyên, đồng thời chỉ đạo Phòng giáo dục - Đào tạo các huyện tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chính sách xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trường PTDTBT trên địa bàn toàn tỉnh, để chính sách mang lại hiệu quả, đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, kịp thời nên dẫn đến việc quản lý ở một số trường còn lỏng lẻo, một số chính sách mang lại hiệu quả chưa cao. - Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với các Trường PTDTBT tại tỉnh Lạng Sơn:
  • 35. 30 Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Lạng Sơn hàng năm luôn tổ chức các hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách giáo dục dân tộc và xây dựng Trường PTDTBT trên địa bàn toàn tỉnh cụ thể: Sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 về lĩnh vực giáo dục dân tộc. Sơ kết, tông kết hàng năm về công tác giáo dục dân tộc..... Thông qua việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đã kịp thời chấn chỉnh những vướng mắc, khuyết điểm trong quá trình thực hiện. Đồng thời đề xuất những thay đổi trong thực hiện chính sách đối với các Trường PTDTBT và học sinh bán trú về những nội dung chính sách mới, giúp chính sách ngày càng hiệu quả hơn. 2.2.2. Quy mô, mạng lưới cấp học, số trường, học sinh PTDTBT và trường PT có HSBT Tỉnh Lạng Sơn bắt đầu có trường PTDTBT từ năm học 2010-2011. Đến năm học 2017- 2018, 10/10 huyện đã có trường PTDTBT. Về quy mô, toàn tỉnh hiện nay có 101 trường PTDT bán trú và 254 trường phổ thông có học sinh bán trú với tổng số học sinh bán trú là 67.955 em; số học sinh là người dân tộc thiểu số là 10.604/111.260 em (chiếm 9,53%), quy mô cụ thể: Bảng 2.1: Quy mô số trường và số lượng học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú năm học 2017-2018 Mô hình TS trường TS HS HS bán trú HSBT là người DTTS PTDTBT 101 14.802 10.750 10.604 PT có HSBT 254 53.152 17.515 16.639 Tổng 355 67.955 28.265 27.243 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn Ở các xã đặc biệt khó khăn, do chưa kịp thời chuyển loại hình trường bán trú nên đã hình thành tự phát mô hình bán trú, với số học sinh hơn 8000 em, chiếm tỷ lệ 52%. Một số học sinh trọ trong khuôn viên trường, một số trọ trong nhà dân và đa phần ở lều, lán tạm bợ xung quanh trường, điều kiện ăn ở hết sức khó khăn và mất vệ sinh. Mặc dù hệ thống và số lượng trường PTDTBT đã tăng nhiều, tuy nhiên chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở các trường PTDTBT còn nhiều hạn chế cả về kiến thức văn hóa, chất lượng giáo dục toàn diện, kĩ năng sống.
  • 36. 31 Hiện nay toàn tỉnh còn có 254 trường THCS, PTCS và TH vùng đặc biệt khó khăn có học sinh bán trú có kế hoạch chuyển đổi sang mô hình trường (xem chi tiết bảng 2). Bảng 2.2. Thống kê cấp học, số trường, HS PTDTBT năm học (2017-2018) TT Trường Chia ra Số lượng 1 Trường PTDTBT Cấp Tiểu học Tổng số trường 41 Tổng số học sinh 6,714 Tổng số học sinh bán trú 4,180 Số học sinh BT là người DT thiểu số 4,138 Số học sinh BT trú nữ DT thiểu số 1,981 Cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Tổng số trường 15 Tổng số học sinh 2,090 Tổng số học sinh bán trú, trong đó: 1,827 - Số học sinh bán trú cấp Tiểu học 1,004 - Số học sinh bán trú cấp THCS 823 Số học sinh BT là người DT thiểu số 1,826 Số học sinh BT là nữ dân tộc thiểu số 911 Cấp Trung học cơ sở Tổng số trường 45 Tổng số học sinh 5,998 Tổng số học sinh bán trú 4,743 Số học sinh BT là người DT thiểu số 4,640 Số học sinh BT nữ dân tộc thiểu số 1,807 2 Trường phổ thông có học sinh bán trú Cấp Tiểu học Tổng số trường 142 Tổng số học sinh 31,727 Tổng số học sinh bán trú 10,329 Số học sinh BT là người DT thiểu số 9,727 Số học sinh BT là nữ dân tộc thiểu số 4,578 Cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Tổng số trường 17 Tổng số học sinh 2,961 Tổng số học sinh bán trú, trong đó: 1,546 - Số học sinh bán trú cấp Tiểu học 876 - Số học sinh bán trú cấp THCS 670 Số học sinh BT là người DT thiểu số 1,527 Số học sinh BT là nữ dân tộc thiểu số 708 Cấp Trung học cơ sở Tổng số trường 95
  • 37. 32 TT Trường Chia ra Số lượng Tổng số học sinh 18,465 Tổng số học sinh bán trú 5,640 Số học BT trú là người DT thiểu số 5,385 Số học BT trú là nữ dân tộc thiểu số 2,491 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn 2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường PTDTBT và trường PT có HSBT Các trường PTDTBT có 1868 CBQL, giáo viên, trong đó 1040 CBQL, giáo viên (97,3% đạt chuẩn trở lên) cấp tiểu học, 828 CBQL, giáo viên cấp THCS (96,1% đạt chuẩn trở lên); 213 nhân viên cấp dưỡng, 80 nhân viên y tế của cấp tiểu học và cấp THCS. Các trường phổ thông có học sinh bán trú có 2516 CBQL, giáo viên trong đó 1898 CBQL, giáo viên cấp tiểu học (88% đạt chuẩn trở lên), 618 CBQL, giáo viên cấp THCS (97% đạt chuẩn trở lên), 259 nhân viên cấp dưỡng, 62 nhân viên y tế cấp tiểu học và cấp THCS. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường PTDTBT và các trường phổ thông có học sinh bán trú được bố trí hợp lý, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học. Với tình hình thực tế, các trường đã từng bước tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh; tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; các trường đã thành lập ban quản sinh, bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách và phân công trực bán trú nghiêm túc. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, các chủ đề, chuyên đề và giáo dục kỹ năng sống, đạo đức lối sống và giáo dục truyền thống, văn hóa dân tộc kỹ năng sinh hoạt nội trú, kỹ năng giao tiếp cho học sinh nội trú. Về cơ bản, đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đủ đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học, tổ chức ăn ở bán trú cho học sinh trong các trường PTDTBT và phổ thông có học sinh bán trú. Các nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học, thực hiện đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tổ chức hội giảng cấp trường, cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng và tỉ lệ giáo viên khá giỏi; tổ chức các buổi hội thảo về giáo dục kỉ luật tích cực, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, đặc biệt hội nghị chuyên đề dành riêng cho giáo viên về việc nâng cao chất lượng giáo dục
  • 38. 33 học sinh dân tộc thiểu số. Song song với nhiệm vụ chuyên môn, các nhà trường thực hiện cuộc vận động xây dựng hũ gạo tình thương; phong trào giáo viên giúp đỡ học sinh tiến bộ, giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp phát triển... Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ít có điều kiện được giao lưu học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chậm đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật kiến thức mới. Nhiều giáo viên dạy ở điểm trường lẻ, cách xa trường chính, dạy lớp ghép nhiều trình độ, nhiều đối tượng học sinh. Ngoài ra, đối với cấp THCS, vẫn còn những trường hợp giáo viên phải dạy trái môn, hoặc không có thời gian đầu tư và tập trung vào chuyên môn do đó cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Một số CBQL, giáo viên chưa thực sự tâm huyết với học sinh, với loại hình trường bán trú, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn ít và đơn điệu. Còn không ít giáo viên chưa có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy còn hạn chế; còn ngại đổi mới, ngại sưu tầm thông tin, tư liệu để đưa vào giảng dạy; kĩ năng, kĩ thuật lên lớp và kĩ năng làm việc với trẻ còn chưa phong phú; sự hợp tác với đồng nghiệp còn hạn chế. 2.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ việc nuôi dưỡng và thiết bị dạy học cho HSBT 2.2.4.1. Cơ sở vật chất Tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm đến cơ sở vật chất của các nhà trường PTDTBT và coi đây là một giải pháp để duy trì sỹ số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên cơ sở vật chất cho dạy học và sinh hoạt bán trú còn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều trường còn thiếu phòng học, phòng ở nội trú, phòng sinh hoạt, nhà ăn, bếp nấu, trang thiết bị phục vụ dạy học ... Hầu hết cơ sở vật chất các trường PTDTBT chưa đảm bảo các điều kiện theo Thông tư 24 như: phòng học, phòng ở, giường ngủ, nhà bếp, nhà ăn, dụng cụ nấu ăn, thư viện, phòng chức năng... Hệ thống sân chơi, bài tập hầu hết chưa đảm bảo đủ diện tích và tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện, vui chơi của học sinh. Cụ thể: Hiện nay, toàn tỉnh có 355 trường PTDTBT và trường PT có học sinh bán trú với 67.955 học sinh, có 2.384 phòng học các loại, 65 phòng bộ môn, 270 phòng phục vụ học tập.