SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 1
Bài 32: HIDRO SUNFUA
LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a) Học sinh biết:
-Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế Hidrosunfua.
- Cách điều chế và ứng dụng của SO2 và SO3.
b) Học sinh hiểu:
- Hidro sunfua có tính khử mạnh gây ra do gốc axit S2-, trong đó S có số oxi hoá
thấp nhất (-2).
- Hidro sunfua thể hiện tính axit yếu.
- Tính chất hóa học của SO2, vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- Tính chất hóa học của SO3, có tính oxi hóa.
c) Học sinh vận dụng:
- Vận dụng được các kiến thức để giải bài tập ở cuối bài học.
- Giải thích được các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến H2S, SO2, SO3.
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, dự đoán và kết luận được về tính chất hóa học của H2S, SO2,
SO3.
- Viết PTHH minh họa về tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3.
- Nhận biết được khí H2S, SO2, SO3 với các khí khác bằng phương pháp hóa học.
- Giải được các bài tập có liên quan.
3. Thái độ
- Tích cực chủ động trong học tập, thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, sự độc hại của H2S, SO2, SO3.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm
- Năng lực giao tiếp xã hội
- Năng lực tự học
- Năng lực thí nghiệm thực hành
- Năng lực tư duy, ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Sách giáo khoa Hóa học 10 CB
Bảng phụ, 3 tờ giấy A0
3 bộ câu hỏi định hướng, phiếu học tập
Bảng hướng dẫn HS làm thí thí nghiệm.
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 2
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỐ 1
I. Tính axit yếu
1. Viết phương trình minh họa tính axit của axit sunfuhidric.
2. Axit sunfuhidric là axit mấy nấc?
3. Khi cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo ra được những muối nào? Viết
phương trình. Rút ra nhận xét về tỉ lệ số mol giữa nMOH/nH2S và thành phần muối tạo
thành.
II. Tính khử
1. Liệt kê những số oxi hóa có thể có của S?
2. Xác định số oxi hóa của nguyên tố S trong hợp chất H2S.Từ đó cho biết khi tham gia
phản ứng oxi hóa khử H2S thể hiện tính chất gì ?
3.Viết phương trình khi cho H2S tác dụng với O2 ở cả 2 trường hợp:
a) Thiếu O2
b) Dư O2
4. H2S còn thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất nào? Lấy ví dụ minh họa.
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỐ 2
1. SO2 là hợp chất của 1 phi kim (S) với oxi. Vậy SO2 thuộc loại hợp chất gì?
Nêu các tính chất của loại hợp chất đó.Viết các PTHH chứng minh.
2. Biết SO2 tan trong nước tạo dung dịch axit sunfurơ_đa axit yếu, theo phương trình
sau:
2 2 2 3
SO H O H SO 
a. Hãy viết các PTHH có thể có giữa SO2 và NaOH.
b. Xác định mối quan hệ giữa sản phẩm muối tạo thành với tỉ số
2
NaOH
SO
n
n
trong phản ứng
giữa NaOH và SO2.
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỐ 3
1. SO2 là hợp chất của 1 phi kim (S) với oxi. Vậy SO2 thuộc loại hợp chất gì?
Nêu các tính chất của loại hợp chất đó.Viết các PTHH chứng minh.
2. Tiến hành các thí nhiệm như trong tờ hướng dẫn.
3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
SO2 + Br2 + H2O (1)
SO2 + H2S (2)
Xác định vai trò của SO2 trong từng phản ứng trên.
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 3
PHIẾU HỌC TẬP (thời gian: 10’)
Bài 1: Hãy ghép cặp chất và tính chất sao cho phù hợp, viết các phản ứng hóa học
minhhọa.
Các chất Tính chất của các chất
A. S a) có tính oxi hóa
B. SO2 b) có tính khử
C. H2S c) có tính oxit hóa và tính khử
d) chất khí, có tính oxi hóa và tính khử
e) Không có tính oxit hóa và cũng không có tính khử
Bài 2: Cách nhận biết khí Cl2, H2S, SO2.
Bài 3: Tại sao trong tự nhiên có nhiều nguồn thải ra H2S nhưng lại không có sự tích
tụH2S trong không khí.
Bài 4:Hấp thụ 6,72l SO2 vào 100ml dd NaOH 5M. Sau phản ứng thu được những
muốinào? Tính khối lượng muối thu được.
Bài 5: Một nhà máy sản xuất thải ra H2S, SO2,CO2. Hãy đề xuất phương pháp xử lý khí
thải và giải thích?
HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT SO2
1. Thí nghiệm cho khí SO2 tác dụng với dung dịch KMnO4.
a. Hóa chất: Khí SO2 (1 lọ), dung dịch KMnO4.
b. Cách tiến hành:
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 5 ml dung dịch KMnO4.
- Đổ nhanh 1 ống nghiệm đựng KMnO4 vào lọ đựng khí SO2. Đậy chặt nút lọ, lắc
mạnh.
- Quan sát màu của dung dịch KMnO4, giải thích. Viết PTHH minh họa, xác định vai
trò các chất trong phản ứng.
 Rút ra kết luận về tính chất của SO2.
c. Lưu ý:
- Không ngửi trực tiếp và chạm trực tiếp vào hóa chất.
- Sử dụng KMnO4 loãng.
- Tiến hành thí nghiệm nơi ít gió.
2. Thí nghiệm làm mất màu cánh hoa của SO2
a. Hóa chất: Khí SO2 (1 lọ)
b. Cách tiến hành:
- Chuẩn bị 2 cánh hoa như nhau.
- Cho cánh hoa thứ nhất vào lọ đựng khí SO2. Sau 1 thời gian, quan sát và so sánh màu
sắc của 2 cánh hoa.
 Rút ra kết luận về tính chất của SO2.
c. Lưu ý:
- Không ngửi trực tiếp và chạm trực tiếp vào hóa chất.
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 4
- Tiến hành thí nghiệm nơi ít gió.
 Học sinh: - Xem bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại nêu vấn đề, gợi mở
Hoạt động nhóm kết hợp kĩ thuật mảnh ghép
Sử dụng thí nghiệm trực quan
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài mới (2’)
Giới thiệu bài mới: Trứng gà nếu bị nhúng nước và để lâu trong không khí sẽ bị
thối. Có bạn nào đã thấy trứng gà thối chưa nhỉ? À nó mùi thế nào? Thối kinh
khủng khiếp phải không? Các em có biết vì sao lại mùi thối đó không nào? Đó
chính là hợp chất lưu huỳnh với hidro. Như vậy, lưu huỳnh kết hợp với hidro sẽ
cho hợp chất có mùi trứng thối, còn khi lưu huỳnh kết hợp với oxi sẽ cho hợp chất
có mùi gì nhỉ? Và tính chất hóa học của chúng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về
các hợp chất này, hôm nay chúng ta qua Bài 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU
HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT.
Hoạt động của GV Nội dung bài học
Năng lực
được
hình
thành
A. HIDRO SUNFUA - LƯU
HUỲNH ĐIOXIT
Hoạt động 1: (7’) Tính chất vật lí
- Các em hãy thảo luận nhóm và
cho cô biết tính chất vật lý của H2S
và SO2 có những điểm nào giống và
khác nhau?
Nhóm 1 tìm hiểu về những điểm
giống nhau và nhóm 2 tỉm hiểu
những điểm khác nhau về tính chất
vật lý giữa 2 khí. Các e có 2 phút để
thảo luận và trình bày vào bảng
nhóm.
+ Vì H2S là khí rất độc nên cô
không điều chế. Do đó các em hãy
dựa vào SGK để tìm hiểu về tính
chất vật lí của H2S.
- GV cho HS quan sát bình chứa khí
SO2.
I. Tính chất vật lí
H2S SO2
Giống
nhau
- Là chất khí, không màu.
- Nặng hơn không khí
- Khí độc
Khác
nhau
- Mùi trứng
thối.
-dH2S/kk
=34/29≈1,17
- Gây nhiễm
độc mạnh.
-Tan ít trong
nước.
- Mùi hắc
-dSO2/kk
=64/29≈2,2
- Gây viêm
đường hô hấp.
- Tan nhiều
trong nước.
-Năng lực
tự học, HS
biết tìm
kiếm và
tiếp thu
kiến thức
mới dựa
vào SGK.
-Ý thức
bảo vệ
môi
trường.
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 5
Trên tay cô là bình chứa đầy SO2 đã
được điều chế ở PTN, các em có thể
quan sát được trạng thái, màu sắc
của SO2.
-GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày.
Sau đó nhận xét và kết luận lại, ghi
bảng.
- Lưu ý về tính độc hại của H2S,
chúng có ở khí gas, xác động thực
vật, nước thải nhà máy...với nồng
độ khoảng 0,01% gây ngộ độc. Khi
tiếp xúc với hàm lượng lớn H2S,
con người bị đau đầu, chóng mặt,
có thể dẫn đến tử vong. Vào sáng
sớm ngày 24/11/1950, một nhà
máy khí đốt ở Poza Rica, Mexico đã
phát thải ra một lượng lớn khí hidro
sunfua, là hợp chất của hidro với
lưu huỳnh. Chỉ trong vòng 30 phút,
lượng khí này đã tràn vào thành phố
và khiến 22 người chết, hơn 300
người bị thương.
SO2 là khí độc, hít thở phải không
khí có khí này sẽ gây viêm đường
hô hấp. Năm 1980, tại Tokyo, Nhật
Bản, hàm lượng SO2 tăng đột biến
trong bầu không khí đã dẫn đến hậu
quả hơn 6000 người bị viêm đường
hô hấp và viêm giác mạc.
Hoạt động 2: (20’) Tính chất hóa
học của H2S và SO2.
Ở phần này các em sẽ tìm hiểu kiến
thức mới theo kĩ thuật mảnh ghép.
Các em sẽ trải qua 2 vòng. Ở vòng
1 hình thành các nhóm chuyên gia,
mỗi nhóm tìm hiểu và hoàn thiện 1
nội dung cụ thể do cô giao. Sau khi
các em đã trở thành chuyên gia về
nội dung vừa tìm hiểu, các em được
bước vào vòng 2, vòng hình thành
các nhóm mảnh ghép.
II- Tính chất hóa học
1. Tính chất hóa học của H2S
a, Tính axit yếu
-Làm quỳ tím hóa đỏ
-Tác dụng với KL đứng trước H2
-Tác dụng với bazo
-Tác dụng với oxit bazo
-Tác dụng với muối
- Năng lực
tự học
- Năng lực
hợp tác,
làm việc
nhóm.
- Năng lực
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 6
·Vòng 1 (15p): cô chia lớp thành 3
nhóm.
+Nhóm 1: Tính axit yếu và tính khử
mạnh của H2S
+Nhóm 2: SO2 là 1 oxit axit
+Nhóm 3: SO2 là chất khử và là
chất oxi hóa.
Các nhóm sẽ tìm hiểu dựa theo bộ
câu hỏi định hướng của cô. Các em
có 15p để thảo luận.
-GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp thắc
mắc(nếu có) cho HS.
Các em ghi lại các kiến thức mà
mình tiếp thu được vào sổ riêng.
GV: Các em đã cảm thấy mình trở
thành chuyên gia của lĩnh vực mà
mình nghiên cứu chưa nào? Vậy
chúng ta bước vào vòng 2.
·Vòng 2.(15p) Các nhóm hoán đổi
vị trí cho nhau tạo thành các nhóm
mảnh ghép. Ở vòng này, các em tự
trao đổi kiến thức cho nhau, và
hoàn thiện tất cả kiến thức của cả 3
phần vào giấy A0. Sau đó cô sẽ gọi
bất kì bạn nào lên bảng trình bày
những kiến thức mà các em đã thu
thập được.
GV nhận xét, bổ sung vào phần trả
lời của HS trên bảng nhóm.
1. Tính axit yếu
-Tương tự như khí HCl, hidro
sunfua tan trong nước tạo thành
dung dịch có tính axit, có tên là axit
sunfuhidric.
-Khi sục khí CO2 vào dung dịch
Na2S xảy ra phản ứng với PTHH
như sau:
CO2 + H2O +Na2SNa2CO3 + H2S
Các em có nhận xét gì về tính axit
của axit sunfuhidric nào?
- Là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
CO2+H2O +Na2SNa2CO3
+H2S
- Khi tác dụng với bazo, xét tỉ lệ T:
2NaOH + H2S → Na2S + H2O
Natri sunfua
NaOH + H2S → NaHS + H2O
Natri hiđrosunfua
T=
2
NaOH
H S
n
n
T=1 tạo muối NaHS
T=2  Tạo muối Na2S
1<T<2: Tạo 2 muối.
b,Tính khử mạnh
-Các số oxh của S:
-2 0 +4 +6
S trong H2S có số oxi hóa là -2.
 H2S thể hiện tính khử.
-Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh
như O2, KMnO4, dd Br2.
Dư O2: 2H2S+O2 
o
t
2S+2H2O
Thiếu O2: 2H2S+3O2 
o
t
2SO2
+2H2O
2. Tính chất hóa học của SO2
a, Lưu huỳnh đioxit là oxit axit.
SO2 tan trong nước tạo thảnh axit
sunfurơ:
SO2 + H2O  H2SO3
Axit sunfurơ là axit yếu (mạnh hơn axit
H2S và H2CO3), có thể tác dụng với
bazo và oxit bazo.
2NaOH+H2SO3  Na2SO3 + 2H2O
Natrisunfit
NaOH + H2SO3  NaHSO3 + H2O
Na
·Cách giải bài tập dạng SO2 tác dụng
với dd bazo:
Đặt T= nNaOH/nSO2
+ T≤ 1 muối NaHSO3
+ T≥ 2 muối Na2SO3
+1 < T < 2 2 muối
giải quyết
vấn đề
- Năng lực
tư duy,
logic
- Năng lực
thuyết
trình
-Năng lực
ngôn ngữ.
-Năng lực
thí nghiệm
thực hành.
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 7
·Sau khi GV chốt kiến thức, phát
cho mỗi nhóm 1 PHT, yêu cầu cả
nhóm thảo luận và hoàn thành PHT
vào bảng phụ.
GV gọi lên bảng trình bày rồi bổ
sung chỉnh sửa.
b,Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là
chất oxi hóa.
- Trong SO2, S có số oxi hóa +4
 SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi
hóa.
* Lưu huỳnh đioxit là chất khử
Khi cho dd SO2 vào thì dd Br2 bị mất
màu.
4 0
22 2 2 4S O Br 2H O 2HBr H SO

   
* Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa
SO2 làm dd H2S bị vẩn đục màu vàng
-2 0
2 2 2SO 2H S 3S 2H O  
Số oxh của S giảm từ +4 đến 0 thể
hiện tính oxi hóa.
Hoạt động 3: (7’) Trạng thái tự
nhiên điều chế H2S
-Các em hãy cho biết, trong tự
nhiên, khí H2S tồn tại nhiều ở đâu?
Gv nhận xét, kết luận lại.
Chính vì vậy, mà ở các vùng quê
còn sử dụng giếng đào, thỉnh thoảng
lại có người tử vong vì bị ngạt H2S.
-GV cho HS xem các video về H2S
-Các em hãy cho biết người ta điều
chế H2S trong phòng thí nghiệm và
trong CN như thế nào?
GV hỏi tiếp: Vậy em có biết tại sao
trong CN lại không điều chế khí
H2S không?
- Hiện nay, công nghiệp hóa hiện
đại hóa phát triển kéo theo sự gia
tăng ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô
nhiễm không khí. Trong số đó, H2S
là một trong số các khí độc đang bị
phát thải ra ngày một nhiều từ các
III- Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và
điều chế
1. Trạng thái tự nhiên và điều chế
H2S
-Trong tự nhiên, hidro sunfua có trong
1 số nước suối, giếng sâu, trong khí
núi lửa và bốc ra từ xác chết của người
và động vật…
-Trong PTN:
FeS+HCl  FeCl2 +H2S
- Năng lực
quan sát
- Năng lực
thực hành
thí nghiệm
-Ý thức
bảo vệ
môi
trường
sống trong
sạch.
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 8
ngành công nghiệp, các nhà máy
khí. Do đó, mỗi chúng ta phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường sống
trong sạch, bền vững.
Hoạt động 4: (7’) Ứng dụng và
điều chế Lưu huỳnh đioxit
1. Ứng dụng
-Dựa vào SGK, các em hãy nêu một
số ứng dụng của lưu huỳnh dioxit?
Với những ứng dụng như vậy thì
lưu huỳnh dioxit được điều chế như
thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu 2.
Điều chế
2. Điều chế
- Các em hãy cho biết trong phòng
thí nghiệm và trong công nghiệp
người ta điều chế SO2 bằng cách
nào?
Các em hãy viết PTHH của phản
ứng xảy ra khi điều chế SO2 trong
PTN và trong CN?
Vừa rồi chúng ta đã được tìm hiểu
về tính chất và ứng dụng, phương
pháp điều chế SO2. Mặc dù có
nhiều ứng dụng trong công nghiệp
và đời sống, tuy nhiên SO2 là một
khí độc. Khi sử dụng SO2 để chống
nấm mốc trong lương thực, thực
phẩm, chúng ta cần phải kiểm soát
dư lượng SO2. Chỉ một lượng dư
nhỏ SO2 đã có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe.
-Ngoài ra, SO2 còn là tác nhân
chính dẫn tới hiện tượng mưa axit.
Mưa axit là hiện tượng mà trong đó
nước mưa có pH < 5,6, được tạo
thành do lượng lớn SO2, NOx trong
không khí kết hợp với hơi nước.
Mưa axit bào mòn các bức tượng
bằng kim loại, ảnh hưởng đến các
2. Ứng dụng và điều chế Lưu huỳnh
đioxit
a, Ứng dụng
+ Sản xuất H2SO4
+ Chất tẩy trắng giấy và bột giấy
+ Chất chống nấm mốc lương thực,
thực phẩm…
b, Điều chế
-Trong PTN, đun nóng dung dịch
H2SO4 với muối Na2SO3
-Trong CN, đốt S hoặc quặng pirit sắt.
Na2SO3 + H2SO4
o
t
 Na2SO4 + H2O
+ SO2
4FeS2 + 11O2
o
t
 2Fe2O3 + 8SO2
-Ý thức
bảo vệ
môi
trường
sống trong
sạch.
- Năng lực
thực hành
thí nghiệm
-Năng lực
tư duy,
logic.
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 9
công trình công cộng, ô nhiễm
nguồn nước, tác động xấu đến thực
vật và cả động vật, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người.
C – LƯU HUỲNH TRIOXIT
Hoạt động 5: (10’) Tính chất, ứng
dụng và sản xuất
1. Tính chất
-Các em hãy nghiên cứu SGK, thảo
luận nhóm và hoàn thành các câu
hỏi trong Phiếu học tập.
- GV nhận xét, kết luận lại.
2. Ứng dụng và sản xuất
- Dựa vào SGK, các em hãy nêu
ứng dụng của SO3?
- Trong công nghiệp người ta sản
xuất SO3 bằng cách oxi hóa lưu
huỳnh dioxit.
xt
2SO2 + O2  2SO3
B – LƯU HUỲNH TRIOXIT
I- Tính chất
1. Tính chất
-SO3 là chất lỏng, không màu tan vô
hạn trong nước và trong axit sunfuric.
- Là oxit axit, tác dụng rất mạnh trong
nước tạo ra dd axit sunfuric:
SO3 + H2O → H2SO4.
-Tác dụng với dd bazo và oxit bazo tạo
muối sunfat.
SO3 + CaO → CaSO4.
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.
2. Ứng dụng và sản xuất
-SO3 là sản phẩm trung gian để sản xuất
axit sunfuric – Chất được xem là máu
của các ngành công nghiệp.
- Năng lực
tư duy,
logic
- Năng lực
hợp tác,
làm việc
nhóm
V. CỦNG CỐ (5’)
Bài 1. Dung dịch axit sunfuhidric để lâu ngày ngoài không khí sẽ:
A. Có vẩn đục màu vàng.
B. Chuyển sang đen.
C. Có bọt khí thoát ra.
D. Không có hiện tượng gì.
Bài 2. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện,
chứng tỏ: (Cho HS xem thí nghiệm ảo ở slide)
A. Có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra
B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
C. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhidric
D. Axit sunfuhidric mạnh hơn axit sunfuric
Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản
Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 10
Bài 3: Tại sao đồng bạc chuyển màu đen khi đánh gió?
Bài 4: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn
hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Tính
thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu?
Bài 5. Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M.
a) Viết PTHH của các phản ứng có thể xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

More Related Content

What's hot (20)

On tap oxi luu huynh
On tap oxi luu huynhOn tap oxi luu huynh
On tap oxi luu huynh
 
Kế hoạch bài dạy Oxi-Ozon
Kế hoạch bài dạy Oxi-OzonKế hoạch bài dạy Oxi-Ozon
Kế hoạch bài dạy Oxi-Ozon
 
Axith2 so4
Axith2 so4Axith2 so4
Axith2 so4
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Cau hoi mon hoa
Cau hoi mon hoaCau hoi mon hoa
Cau hoi mon hoa
 
Ga k10 b30_luu_huynh
Ga k10 b30_luu_huynhGa k10 b30_luu_huynh
Ga k10 b30_luu_huynh
 
Tiết 49
Tiết 49Tiết 49
Tiết 49
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
kế hoạch bài dạy
kế hoạch bài dạykế hoạch bài dạy
kế hoạch bài dạy
 
Chuong 3 cacbon_silic
Chuong 3 cacbon_silicChuong 3 cacbon_silic
Chuong 3 cacbon_silic
 
Tiết 18 19
Tiết 18   19Tiết 18   19
Tiết 18 19
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
Tiết 47 48
Tiết 47   48Tiết 47   48
Tiết 47 48
 
Tiết 41
Tiết 41Tiết 41
Tiết 41
 
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co banTiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
 
Giao an 12cb
Giao an 12cbGiao an 12cb
Giao an 12cb
 
Bai 33 axit sunfuric muoi sunfat
Bai 33 axit sunfuric  muoi sunfatBai 33 axit sunfuric  muoi sunfat
Bai 33 axit sunfuric muoi sunfat
 

Similar to Bai 32 h2 s-so2-so3

Similar to Bai 32 h2 s-so2-so3 (19)

Ga k10 b32_hidro_sunfua_t1
Ga k10 b32_hidro_sunfua_t1Ga k10 b32_hidro_sunfua_t1
Ga k10 b32_hidro_sunfua_t1
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
KHBD_Kim Phượng
KHBD_Kim PhượngKHBD_Kim Phượng
KHBD_Kim Phượng
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
Ict. giáo án
Ict. giáo ánIct. giáo án
Ict. giáo án
 
Bài giảng axit sunfuric hóa 10
Bài giảng axit sunfuric hóa 10Bài giảng axit sunfuric hóa 10
Bài giảng axit sunfuric hóa 10
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
Nh3
Nh3Nh3
Nh3
 
KHBG_Luuhuynh
KHBG_LuuhuynhKHBG_Luuhuynh
KHBG_Luuhuynh
 
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh ĐioxitKế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
 
Kế Hoạch bài dạy
Kế Hoạch bài dạyKế Hoạch bài dạy
Kế Hoạch bài dạy
 
Kế Hoạch
Kế Hoạch  Kế Hoạch
Kế Hoạch
 
BTL1
BTL1BTL1
BTL1
 
BaiTapLon1:KichBanSuPham
BaiTapLon1:KichBanSuPhamBaiTapLon1:KichBanSuPham
BaiTapLon1:KichBanSuPham
 
Btl 01
Btl 01Btl 01
Btl 01
 
Hop chat co oxi cua luu huynh lop su pham hoa k37 qnu thuc hien nam 2017
Hop chat co oxi cua luu huynh lop su pham hoa k37 qnu thuc hien nam 2017Hop chat co oxi cua luu huynh lop su pham hoa k37 qnu thuc hien nam 2017
Hop chat co oxi cua luu huynh lop su pham hoa k37 qnu thuc hien nam 2017
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 

More from Jung_yuki

More from Jung_yuki (6)

Bài 31
Bài 31Bài 31
Bài 31
 
Anken2
Anken2Anken2
Anken2
 
Anken
AnkenAnken
Anken
 
Bài 31
Bài 31Bài 31
Bài 31
 
Anken
AnkenAnken
Anken
 
Ankin
AnkinAnkin
Ankin
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Bai 32 h2 s-so2-so3

  • 1. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 1 Bài 32: HIDRO SUNFUA LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức a) Học sinh biết: -Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế Hidrosunfua. - Cách điều chế và ứng dụng của SO2 và SO3. b) Học sinh hiểu: - Hidro sunfua có tính khử mạnh gây ra do gốc axit S2-, trong đó S có số oxi hoá thấp nhất (-2). - Hidro sunfua thể hiện tính axit yếu. - Tính chất hóa học của SO2, vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. - Tính chất hóa học của SO3, có tính oxi hóa. c) Học sinh vận dụng: - Vận dụng được các kiến thức để giải bài tập ở cuối bài học. - Giải thích được các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến H2S, SO2, SO3. 2. Kỹ năng - Quan sát thí nghiệm, dự đoán và kết luận được về tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3. - Viết PTHH minh họa về tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3. - Nhận biết được khí H2S, SO2, SO3 với các khí khác bằng phương pháp hóa học. - Giải được các bài tập có liên quan. 3. Thái độ - Tích cực chủ động trong học tập, thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học. - Có ý thức bảo vệ môi trường, sự độc hại của H2S, SO2, SO3. 4. Năng lực hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, làm việc nhóm - Năng lực giao tiếp xã hội - Năng lực tự học - Năng lực thí nghiệm thực hành - Năng lực tư duy, ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Sách giáo khoa Hóa học 10 CB Bảng phụ, 3 tờ giấy A0 3 bộ câu hỏi định hướng, phiếu học tập Bảng hướng dẫn HS làm thí thí nghiệm.
  • 2. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 2 BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỐ 1 I. Tính axit yếu 1. Viết phương trình minh họa tính axit của axit sunfuhidric. 2. Axit sunfuhidric là axit mấy nấc? 3. Khi cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo ra được những muối nào? Viết phương trình. Rút ra nhận xét về tỉ lệ số mol giữa nMOH/nH2S và thành phần muối tạo thành. II. Tính khử 1. Liệt kê những số oxi hóa có thể có của S? 2. Xác định số oxi hóa của nguyên tố S trong hợp chất H2S.Từ đó cho biết khi tham gia phản ứng oxi hóa khử H2S thể hiện tính chất gì ? 3.Viết phương trình khi cho H2S tác dụng với O2 ở cả 2 trường hợp: a) Thiếu O2 b) Dư O2 4. H2S còn thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất nào? Lấy ví dụ minh họa. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỐ 2 1. SO2 là hợp chất của 1 phi kim (S) với oxi. Vậy SO2 thuộc loại hợp chất gì? Nêu các tính chất của loại hợp chất đó.Viết các PTHH chứng minh. 2. Biết SO2 tan trong nước tạo dung dịch axit sunfurơ_đa axit yếu, theo phương trình sau: 2 2 2 3 SO H O H SO  a. Hãy viết các PTHH có thể có giữa SO2 và NaOH. b. Xác định mối quan hệ giữa sản phẩm muối tạo thành với tỉ số 2 NaOH SO n n trong phản ứng giữa NaOH và SO2. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG SỐ 3 1. SO2 là hợp chất của 1 phi kim (S) với oxi. Vậy SO2 thuộc loại hợp chất gì? Nêu các tính chất của loại hợp chất đó.Viết các PTHH chứng minh. 2. Tiến hành các thí nhiệm như trong tờ hướng dẫn. 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: SO2 + Br2 + H2O (1) SO2 + H2S (2) Xác định vai trò của SO2 trong từng phản ứng trên.
  • 3. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 3 PHIẾU HỌC TẬP (thời gian: 10’) Bài 1: Hãy ghép cặp chất và tính chất sao cho phù hợp, viết các phản ứng hóa học minhhọa. Các chất Tính chất của các chất A. S a) có tính oxi hóa B. SO2 b) có tính khử C. H2S c) có tính oxit hóa và tính khử d) chất khí, có tính oxi hóa và tính khử e) Không có tính oxit hóa và cũng không có tính khử Bài 2: Cách nhận biết khí Cl2, H2S, SO2. Bài 3: Tại sao trong tự nhiên có nhiều nguồn thải ra H2S nhưng lại không có sự tích tụH2S trong không khí. Bài 4:Hấp thụ 6,72l SO2 vào 100ml dd NaOH 5M. Sau phản ứng thu được những muốinào? Tính khối lượng muối thu được. Bài 5: Một nhà máy sản xuất thải ra H2S, SO2,CO2. Hãy đề xuất phương pháp xử lý khí thải và giải thích? HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT SO2 1. Thí nghiệm cho khí SO2 tác dụng với dung dịch KMnO4. a. Hóa chất: Khí SO2 (1 lọ), dung dịch KMnO4. b. Cách tiến hành: - Chuẩn bị 2 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 5 ml dung dịch KMnO4. - Đổ nhanh 1 ống nghiệm đựng KMnO4 vào lọ đựng khí SO2. Đậy chặt nút lọ, lắc mạnh. - Quan sát màu của dung dịch KMnO4, giải thích. Viết PTHH minh họa, xác định vai trò các chất trong phản ứng.  Rút ra kết luận về tính chất của SO2. c. Lưu ý: - Không ngửi trực tiếp và chạm trực tiếp vào hóa chất. - Sử dụng KMnO4 loãng. - Tiến hành thí nghiệm nơi ít gió. 2. Thí nghiệm làm mất màu cánh hoa của SO2 a. Hóa chất: Khí SO2 (1 lọ) b. Cách tiến hành: - Chuẩn bị 2 cánh hoa như nhau. - Cho cánh hoa thứ nhất vào lọ đựng khí SO2. Sau 1 thời gian, quan sát và so sánh màu sắc của 2 cánh hoa.  Rút ra kết luận về tính chất của SO2. c. Lưu ý: - Không ngửi trực tiếp và chạm trực tiếp vào hóa chất.
  • 4. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 4 - Tiến hành thí nghiệm nơi ít gió.  Học sinh: - Xem bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại nêu vấn đề, gợi mở Hoạt động nhóm kết hợp kĩ thuật mảnh ghép Sử dụng thí nghiệm trực quan IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’) 2. Bài mới (2’) Giới thiệu bài mới: Trứng gà nếu bị nhúng nước và để lâu trong không khí sẽ bị thối. Có bạn nào đã thấy trứng gà thối chưa nhỉ? À nó mùi thế nào? Thối kinh khủng khiếp phải không? Các em có biết vì sao lại mùi thối đó không nào? Đó chính là hợp chất lưu huỳnh với hidro. Như vậy, lưu huỳnh kết hợp với hidro sẽ cho hợp chất có mùi trứng thối, còn khi lưu huỳnh kết hợp với oxi sẽ cho hợp chất có mùi gì nhỉ? Và tính chất hóa học của chúng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về các hợp chất này, hôm nay chúng ta qua Bài 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT. Hoạt động của GV Nội dung bài học Năng lực được hình thành A. HIDRO SUNFUA - LƯU HUỲNH ĐIOXIT Hoạt động 1: (7’) Tính chất vật lí - Các em hãy thảo luận nhóm và cho cô biết tính chất vật lý của H2S và SO2 có những điểm nào giống và khác nhau? Nhóm 1 tìm hiểu về những điểm giống nhau và nhóm 2 tỉm hiểu những điểm khác nhau về tính chất vật lý giữa 2 khí. Các e có 2 phút để thảo luận và trình bày vào bảng nhóm. + Vì H2S là khí rất độc nên cô không điều chế. Do đó các em hãy dựa vào SGK để tìm hiểu về tính chất vật lí của H2S. - GV cho HS quan sát bình chứa khí SO2. I. Tính chất vật lí H2S SO2 Giống nhau - Là chất khí, không màu. - Nặng hơn không khí - Khí độc Khác nhau - Mùi trứng thối. -dH2S/kk =34/29≈1,17 - Gây nhiễm độc mạnh. -Tan ít trong nước. - Mùi hắc -dSO2/kk =64/29≈2,2 - Gây viêm đường hô hấp. - Tan nhiều trong nước. -Năng lực tự học, HS biết tìm kiếm và tiếp thu kiến thức mới dựa vào SGK. -Ý thức bảo vệ môi trường.
  • 5. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 5 Trên tay cô là bình chứa đầy SO2 đã được điều chế ở PTN, các em có thể quan sát được trạng thái, màu sắc của SO2. -GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày. Sau đó nhận xét và kết luận lại, ghi bảng. - Lưu ý về tính độc hại của H2S, chúng có ở khí gas, xác động thực vật, nước thải nhà máy...với nồng độ khoảng 0,01% gây ngộ độc. Khi tiếp xúc với hàm lượng lớn H2S, con người bị đau đầu, chóng mặt, có thể dẫn đến tử vong. Vào sáng sớm ngày 24/11/1950, một nhà máy khí đốt ở Poza Rica, Mexico đã phát thải ra một lượng lớn khí hidro sunfua, là hợp chất của hidro với lưu huỳnh. Chỉ trong vòng 30 phút, lượng khí này đã tràn vào thành phố và khiến 22 người chết, hơn 300 người bị thương. SO2 là khí độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây viêm đường hô hấp. Năm 1980, tại Tokyo, Nhật Bản, hàm lượng SO2 tăng đột biến trong bầu không khí đã dẫn đến hậu quả hơn 6000 người bị viêm đường hô hấp và viêm giác mạc. Hoạt động 2: (20’) Tính chất hóa học của H2S và SO2. Ở phần này các em sẽ tìm hiểu kiến thức mới theo kĩ thuật mảnh ghép. Các em sẽ trải qua 2 vòng. Ở vòng 1 hình thành các nhóm chuyên gia, mỗi nhóm tìm hiểu và hoàn thiện 1 nội dung cụ thể do cô giao. Sau khi các em đã trở thành chuyên gia về nội dung vừa tìm hiểu, các em được bước vào vòng 2, vòng hình thành các nhóm mảnh ghép. II- Tính chất hóa học 1. Tính chất hóa học của H2S a, Tính axit yếu -Làm quỳ tím hóa đỏ -Tác dụng với KL đứng trước H2 -Tác dụng với bazo -Tác dụng với oxit bazo -Tác dụng với muối - Năng lực tự học - Năng lực hợp tác, làm việc nhóm. - Năng lực
  • 6. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 6 ·Vòng 1 (15p): cô chia lớp thành 3 nhóm. +Nhóm 1: Tính axit yếu và tính khử mạnh của H2S +Nhóm 2: SO2 là 1 oxit axit +Nhóm 3: SO2 là chất khử và là chất oxi hóa. Các nhóm sẽ tìm hiểu dựa theo bộ câu hỏi định hướng của cô. Các em có 15p để thảo luận. -GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc(nếu có) cho HS. Các em ghi lại các kiến thức mà mình tiếp thu được vào sổ riêng. GV: Các em đã cảm thấy mình trở thành chuyên gia của lĩnh vực mà mình nghiên cứu chưa nào? Vậy chúng ta bước vào vòng 2. ·Vòng 2.(15p) Các nhóm hoán đổi vị trí cho nhau tạo thành các nhóm mảnh ghép. Ở vòng này, các em tự trao đổi kiến thức cho nhau, và hoàn thiện tất cả kiến thức của cả 3 phần vào giấy A0. Sau đó cô sẽ gọi bất kì bạn nào lên bảng trình bày những kiến thức mà các em đã thu thập được. GV nhận xét, bổ sung vào phần trả lời của HS trên bảng nhóm. 1. Tính axit yếu -Tương tự như khí HCl, hidro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch có tính axit, có tên là axit sunfuhidric. -Khi sục khí CO2 vào dung dịch Na2S xảy ra phản ứng với PTHH như sau: CO2 + H2O +Na2SNa2CO3 + H2S Các em có nhận xét gì về tính axit của axit sunfuhidric nào? - Là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic. CO2+H2O +Na2SNa2CO3 +H2S - Khi tác dụng với bazo, xét tỉ lệ T: 2NaOH + H2S → Na2S + H2O Natri sunfua NaOH + H2S → NaHS + H2O Natri hiđrosunfua T= 2 NaOH H S n n T=1 tạo muối NaHS T=2  Tạo muối Na2S 1<T<2: Tạo 2 muối. b,Tính khử mạnh -Các số oxh của S: -2 0 +4 +6 S trong H2S có số oxi hóa là -2.  H2S thể hiện tính khử. -Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như O2, KMnO4, dd Br2. Dư O2: 2H2S+O2  o t 2S+2H2O Thiếu O2: 2H2S+3O2  o t 2SO2 +2H2O 2. Tính chất hóa học của SO2 a, Lưu huỳnh đioxit là oxit axit. SO2 tan trong nước tạo thảnh axit sunfurơ: SO2 + H2O  H2SO3 Axit sunfurơ là axit yếu (mạnh hơn axit H2S và H2CO3), có thể tác dụng với bazo và oxit bazo. 2NaOH+H2SO3  Na2SO3 + 2H2O Natrisunfit NaOH + H2SO3  NaHSO3 + H2O Na ·Cách giải bài tập dạng SO2 tác dụng với dd bazo: Đặt T= nNaOH/nSO2 + T≤ 1 muối NaHSO3 + T≥ 2 muối Na2SO3 +1 < T < 2 2 muối giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy, logic - Năng lực thuyết trình -Năng lực ngôn ngữ. -Năng lực thí nghiệm thực hành.
  • 7. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 7 ·Sau khi GV chốt kiến thức, phát cho mỗi nhóm 1 PHT, yêu cầu cả nhóm thảo luận và hoàn thành PHT vào bảng phụ. GV gọi lên bảng trình bày rồi bổ sung chỉnh sửa. b,Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa. - Trong SO2, S có số oxi hóa +4  SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. * Lưu huỳnh đioxit là chất khử Khi cho dd SO2 vào thì dd Br2 bị mất màu. 4 0 22 2 2 4S O Br 2H O 2HBr H SO      * Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa SO2 làm dd H2S bị vẩn đục màu vàng -2 0 2 2 2SO 2H S 3S 2H O   Số oxh của S giảm từ +4 đến 0 thể hiện tính oxi hóa. Hoạt động 3: (7’) Trạng thái tự nhiên điều chế H2S -Các em hãy cho biết, trong tự nhiên, khí H2S tồn tại nhiều ở đâu? Gv nhận xét, kết luận lại. Chính vì vậy, mà ở các vùng quê còn sử dụng giếng đào, thỉnh thoảng lại có người tử vong vì bị ngạt H2S. -GV cho HS xem các video về H2S -Các em hãy cho biết người ta điều chế H2S trong phòng thí nghiệm và trong CN như thế nào? GV hỏi tiếp: Vậy em có biết tại sao trong CN lại không điều chế khí H2S không? - Hiện nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí. Trong số đó, H2S là một trong số các khí độc đang bị phát thải ra ngày một nhiều từ các III- Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế 1. Trạng thái tự nhiên và điều chế H2S -Trong tự nhiên, hidro sunfua có trong 1 số nước suối, giếng sâu, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật… -Trong PTN: FeS+HCl  FeCl2 +H2S - Năng lực quan sát - Năng lực thực hành thí nghiệm -Ý thức bảo vệ môi trường sống trong sạch.
  • 8. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 8 ngành công nghiệp, các nhà máy khí. Do đó, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống trong sạch, bền vững. Hoạt động 4: (7’) Ứng dụng và điều chế Lưu huỳnh đioxit 1. Ứng dụng -Dựa vào SGK, các em hãy nêu một số ứng dụng của lưu huỳnh dioxit? Với những ứng dụng như vậy thì lưu huỳnh dioxit được điều chế như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu 2. Điều chế 2. Điều chế - Các em hãy cho biết trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp người ta điều chế SO2 bằng cách nào? Các em hãy viết PTHH của phản ứng xảy ra khi điều chế SO2 trong PTN và trong CN? Vừa rồi chúng ta đã được tìm hiểu về tính chất và ứng dụng, phương pháp điều chế SO2. Mặc dù có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống, tuy nhiên SO2 là một khí độc. Khi sử dụng SO2 để chống nấm mốc trong lương thực, thực phẩm, chúng ta cần phải kiểm soát dư lượng SO2. Chỉ một lượng dư nhỏ SO2 đã có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. -Ngoài ra, SO2 còn là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng mưa axit. Mưa axit là hiện tượng mà trong đó nước mưa có pH < 5,6, được tạo thành do lượng lớn SO2, NOx trong không khí kết hợp với hơi nước. Mưa axit bào mòn các bức tượng bằng kim loại, ảnh hưởng đến các 2. Ứng dụng và điều chế Lưu huỳnh đioxit a, Ứng dụng + Sản xuất H2SO4 + Chất tẩy trắng giấy và bột giấy + Chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm… b, Điều chế -Trong PTN, đun nóng dung dịch H2SO4 với muối Na2SO3 -Trong CN, đốt S hoặc quặng pirit sắt. Na2SO3 + H2SO4 o t  Na2SO4 + H2O + SO2 4FeS2 + 11O2 o t  2Fe2O3 + 8SO2 -Ý thức bảo vệ môi trường sống trong sạch. - Năng lực thực hành thí nghiệm -Năng lực tư duy, logic.
  • 9. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 9 công trình công cộng, ô nhiễm nguồn nước, tác động xấu đến thực vật và cả động vật, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. C – LƯU HUỲNH TRIOXIT Hoạt động 5: (10’) Tính chất, ứng dụng và sản xuất 1. Tính chất -Các em hãy nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi trong Phiếu học tập. - GV nhận xét, kết luận lại. 2. Ứng dụng và sản xuất - Dựa vào SGK, các em hãy nêu ứng dụng của SO3? - Trong công nghiệp người ta sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa lưu huỳnh dioxit. xt 2SO2 + O2  2SO3 B – LƯU HUỲNH TRIOXIT I- Tính chất 1. Tính chất -SO3 là chất lỏng, không màu tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric. - Là oxit axit, tác dụng rất mạnh trong nước tạo ra dd axit sunfuric: SO3 + H2O → H2SO4. -Tác dụng với dd bazo và oxit bazo tạo muối sunfat. SO3 + CaO → CaSO4. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O. 2. Ứng dụng và sản xuất -SO3 là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric – Chất được xem là máu của các ngành công nghiệp. - Năng lực tư duy, logic - Năng lực hợp tác, làm việc nhóm V. CỦNG CỐ (5’) Bài 1. Dung dịch axit sunfuhidric để lâu ngày ngoài không khí sẽ: A. Có vẩn đục màu vàng. B. Chuyển sang đen. C. Có bọt khí thoát ra. D. Không có hiện tượng gì. Bài 2. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ: (Cho HS xem thí nghiệm ảo ở slide) A. Có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh. C. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhidric D. Axit sunfuhidric mạnh hơn axit sunfuric
  • 10. Giáo án hóa học lớp 10 – Chương trình cơ bản Nguyễn Hồng Hằng Phương Page 10 Bài 3: Tại sao đồng bạc chuyển màu đen khi đánh gió? Bài 4: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Tính thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu? Bài 5. Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. a) Viết PTHH của các phản ứng có thể xảy ra. b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. VI. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………