SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 1 Ngày soạn: 16.08.2014
Tiết: 1 Ngày dạy: 19.08.2014
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
ÔN TẬP ĐẦU NĂM.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản chương trình hóa học 8: Chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa
học, hóa trị, khối lượng Mol, Tính theo công thức, phương trình phản ứng . ….. Khái niệm, phân loại bốn hợp
chất vô cơ . Các công thức tính nồng độ M , Nồng độ C % .
2. Kĩ năng:
- Viết công thức hóa học chính xác. Lập phương trình hóa học. Làm bài toán hóa học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Ôn các kiến thức cơ bản hóa 8.
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập. Bảng phụ .
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Thảo luận nhóm. Vấn đáp.
III.Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Phát triển bài:
 Mở bài: Để củng cố lại những kiến thức đã học ở lớp 8 ta vào bài.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ÔN CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành
bài tập:
+ GV ghi bài tập lên bảng : Viết công thức hóa
học của sắt , cacbon , khí oxy , muối ăn , axit
sunfuric. Hãy chỉ ra đâu là đơn chất? Đâu là
hợp chất ?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt HS thiết lập sơ đồ về mối quan hệ
các khái niệm.
- GV yêu cầu HS viết công thức dạng tổng
quát của các hợp chất: axit, bazơ, oxit.
-Thảo luận nhóm 2 học sinh .
Đại diện nhóm trả lời:
+ CTHH: Fe, C, O2, NaCl,
H2SO4.
+ Đơn chất:Fe, C, O2
+ Hợp chất: NaCl, H2SO4
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
.
- HS thiết lập sơ đồ về mối
quan hệ các khái niệm.
- Cá nhân viết công thức dạng
tổng quát :
* Axit : HxA ( A : gốc axit )
* Bazơ : M(OH)x ( M : Kim
I-Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm:
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- GV nhận xét, bổ sung.
loại )
* Oxit : AxOY (A : ng.tố khác
, x: hóa trị của Oxi, y: hóa trị
của nguyên tố A)
HCl , HF
*Axit
HNO3 , H2SO4……
NaOH , Ca(OH)
*Bazơ
Cu(OH)2 , Mg(OH)2 ……
Na2CO3, BaCl2,…
*Muối :
NaHCO3 ,Ca(HCO3)2
Hoạt động 2:. GIẢI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm bài
toán tính theo phương trình phản ứng.
- Giáo viên ghi bài tập lên bảng:
Cho 19,5g Zn tác dụng hết với dung dịch HCl .
Cho biết :
a-Thể tích hydrô thoát ra ở đktc
b- Có bao nhiêu gam muối kẽm tạo thành?
- Giáo viên yêu cầu HS đọc kỹ đề , tóm tắt ,
nêu hướng giải .
- Học sinh nhắc lại 4 bước làm
bài toán tính theo phương trình
phản ứng hóa học:
1/ Lập PTPU hóa học .
2/ Tính số mol: (đktc)
nkhí = ,
22,4
V m
n
M
=
3/ Lập luận :
4/ Chuyển đổi m , V..
- HS đọc kĩ đề, hoạt động độc
lập và giải
+ mZn = 19,5g => nZn
+ Tính :
2 ( ) ?H dktcV =
2
?ZnClm =
a/Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2
a) nZn =
19,5
0,3
65
mol=
Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2
1mol 1mol 1mol
0,3mol 0,3mol 0,3mol
2 ( )H dktcV = n.22,4 = 0,3.22,4 = 6,72(l)
2
0,3 136 40,8( )ZnClm x g= =
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
1) Trong các Oxit sau nay : Oxit nào tác dụng với nước ? Viết PTPU, gọi tên sản phẩm : SO3 , CuO, Na2O,
CO2 , Al2O3, CaO .
2) Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch có nồng độ mới 18% . Hãy xác
định khối lượng ban đầu.
Giáo viên hướng dẫn :
Gọi A là khối lượng dung dịch ban đầu.
15 18( 60)
100 100
ct
A A
m
−
= = =>15A = 18A – 1080 => A = 360
Vậy, dung dịch ban đầu là 360.
b. Dặn dò:
- Xem trước bài: Tính chất hóa học của ôxit.
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 7 Ngày soạn: 29.09.2014
Tiết: 13 Ngày dạy: 02.10.2014
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (tt).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được Ca(OH)2 là một bazơ quan trọng ,Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất hóa học của
một bazơ tan, dẫn ra được những thí nghiệm hoá học chứng minh và viết được các phương trình hóa
học cho mỗt tính chất
- Biết được những ứng dụng quan trọng của Ca(OH)2 trong đời sống và sản xuất.
- Thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được dung dịch Ca(OH)2
- Tính khối lượng Ca(OH)2 tham gia phản ứng.
- Rèn luyện kỹ năng pha chế dung dịch canxi hiđroxit, ý nghĩa độ pH của dung dịch
3. Thái độ:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống sản xuất
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của Ca(OH)2.
- Thang pH
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: ôn tập tính chất hoá học của bazơ
- Giáo viên:
+ Hóa chất: Ca(OH)2 rắn, khí cacbon đioxit, dung dịch HCl, H2SO4, quỳ tím, phenolphtalein.
+ Dụng cụ: 2 cốc thuỷ tinh, phễu, giấy lọc, đũa thuỷ tinh.
+ Giáo án.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Thí nghiệm, hoạt động nhóm, đàm thoại.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất hoá học của dung dịch NaOH? Viết phương trình hóa học minh hoạ?
- Làm bài 3 trang 27 SGK.
3. Phát triển bài:
Mở bài: Canxi hidroxit được pha chế và có những tính chất như thế nào? Được pha chế ra sao?
Thang pH là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của canxi hiđroxit.
- GV làm thí nghiệm pha chế HS quan sát thao tác pha dung
B/ Canxi hiđroxit
(Ca(OH)2 :74
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
dung dịch Ca(OH)2
+ Hoà tan một ít vôi tôi trong
nước –Nhận xét màu vôi nước?
+ Lọc vôi nước qua phễu có
giấy lọc => Nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu cách pha
chế dung dịch Ca(OH)2
- GV tổng kết lại và cho HS ghi
bài.
- GV:Ca(OH)2 thuộc loại bazơ
nào?
- GV:Vậy Ca(OH)2 có mang
đầy đủ tính chất hoá học của
bazơ tan không?
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính
chất hóa học của bazơ tan , nêu
tính chất hóa học của dung dịch
Ca(OH)2, tiến hành các thí
nghiệm minh họa và viết
phương trình hóa học minh hoạ.
- GV nhận xét, bổ sung.
dịch Ca(OH)2 nhận xét:
+ Nước vôi trắng đục
+ Dung dịch Ca(OH)2 trong
suốt
- HS nêu cách pha chế dung
dịch Ca(OH)2
- HS ghi bài
Dung dịch Ca (OH)2 là bazơ tan
- Ca(OH)2 mang đầy đủ tính
chất hoá học của bazơ tan
- HS nhắc lại tính chất hoá học
của bazơ tan.
- Tính chất hoá học của
Ca(OH)2 :
+ Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng
với chất chỉ thị, oxit axit, axit,
muối.
+ PTHH :
Ca(OH)2 + CO2→ CaCO3 +
H2O
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 +
2H2O
I/ Tính chất:
1.Pha chế dung dịch canxi
hiđroxit:
- Hoà tan một ít vôi tôi
Ca(OH)2 vào nước được vôi
nước (vôi sữa), lọc vôi sữa ta
được dung dịch Ca(OH)2
trong suốt( ít tan, chứa 2 gam
Ca(OH)2 / 1 lít dung dịch)
2.Tính chất hoá học:
Dd Ca(OH)2 có những tính
chất hoá học của một bazơ
tan
a.Làm đổi màu chất chỉ thị:
Dung dịch Ca(OH)2 đổi màu
quỳ tím thành xanh,
phênophtalêin không màu
thành đỏ
b.Tác dụng với axít:
Ca(OH)2 + oxít axít → muối
+ nước.
PTHH:
Ca(OH)2 + CO2→ CaCO3 +
H2O
Ca(OH)2 + SO2→ CaSO3 +
H2O
c.Tác dụng với axít:
DD Ca(OH)2 + axít → muối
+ nước.
PTHH:
Ca(OH)2+H2SO4→ CaSO4 +
2H2O
Ca(OH)2 +2HCl→ CaCl2 +
2H2O
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của Ca(OH)2:
- GV:Từ tính chất hóa học của
dung dịch Ca(OH)2 hãy nêu ứng
dụng của dung dịch Ca(OH)2.
- GV nhận xét và cho HS ghi
bài
- Ca(OH)2 làm vật liệu xây
dựng, khử chua, diệt trùng, khử
độc các chất thải trong công
nghiệp
II/ Ứng dụng:
- Ca(OH)2 có nhiều ứng dụng
trong đời sống: làm vật liệu
xây dựng, khử chua, diệt
trùng, khử độc các chất thải
trong công nghiệp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thang PH:
- GV cho HS xem thang pH - HS xem thang pH III/Thang PH:
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- GV: dùng thang pH để làm gì?
- GV thông báo: Độ pH của
dung dịch trung tính, dung dịch
có tính bazơ, dung dịch có tính
axit
- Dùng thang pH để biểu thị độ
axit hoặc bazơ của dung dịch
- HS chú ý lắng nghe.
- pH của dung dịch cho biết
độ axit hoặc bazơ của dung
dịch
+ pH = 7: dung dịch trung
tính
+ pH > 7: dung dịch bazơ,
pH càng lớn tính bazơ của
dung dịch càng lớn.
+ pH < 7: dung dịch axit, pH
càng nhỏ tính axit của dung
dịch càng lớn.
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
- Trình bày tính chất hoá học của Ca(OH)2
- Cần ? g Ca(OH)2 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl
- Gọi HS làm bài tập: 1trang 30 SGK
b. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 3,4trang 30 SGK.
- Xem trước bài: Tính chất hóa học của muối
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 8 Ngày soạn: 07.10.2014
Tiết: 16 Ngày dạy: 10.10.2014
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
§11. PHÂN BÓN HOÁ HỌC.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết một số phân bón đơn, phân bón kép thường dùng và công thức hoá học của mỗi
loại phân bón
- Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.
2. Kĩ năng:
- Biết tính toán để tìm thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón
và ngược lại.
3. Thái độ:
- Học sinh biết sử dụng các loại phân bón cho cây trồng để đạt năng suất đồng thời để giữ nguồn
nước không bị ô nhiễm.
4. Trọng tâm:
- Một số muối được làm phân bón hóa học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Sưu tầm các loại phân bón tại địa phương
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị một số mẫu phân bón: urê, lân, kali, NPK
+ Giáo án.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Đặt và giải quyết vấn đề, CNTT.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày ứng dụng của NaCl ?
- Làm bài 4 trang 36 SGK.
3. Phát triển bài:
Mở bài: Những nguyên tố hóa học nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật? Công dụng của
các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào?
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động: Tìm hiểu các loại phân bón hóa học
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- GV: Hãy kể tên những loại
phân bón hóa học mà em biết.
- GV giới thiệu: phân bón hoá
học có thể phân bón đơn, phân
bón kép.
- GV:Thế nào là phân bón đơn
- GV trình chiếu: Mẫu phân
đạm, lân, kali.
- GV yêu cầu HS thảo luận
nhóm trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những loại phân đạm?
Tính tan? Nêu công thức hoá
học urê, amoni nitrat, amoni
sunfat về trạng thái, màu sắc?
H: Tính phần trăm nguyên tố N
trong phân urê?
+ Có mấy loại phân lân?
+ Thế nào là photphat tự nhiên?
Thành phần chính?
+ Thế nào là Supephotphat?
Thành phần? Tính chất?
+ Cho biết thành phần và tính
chất của phân kali?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV:Thế nào là phân bón kép?
Thành phần?
- GV:Cho biết thành phần của
phân vi lượng?
- GV thông báo: cần bón phối
hợp các loại phân bón thích hợp
khi bón cho cây, bảo vệ môi
trường.
- HS hoạt động cá nhân và
kể tên một số loại phân bón
- Chỉ chứa 1 trong ba
nguyên tố dinh dưỡng chính
đạm, lân, kali
- HS thảo luận nhóm trả lời
câu hỏi:
+ Urê: CO(NH2)2 tan trong
nước chứa
28
% 100% 46,7%
60
N x= =
Amoni nitrat: NH4NO3
tan trong nước chứa 35%
nitơ
Amôni sunfat: (NH4)2SO4
tan trong nước chứa 21%
nitơ
+ Phôtphat tự nhiên và
Supephotphat
+Phốt phát tự nhiên: là
phân lân chưa qua chế biến
Ca3(PO4)2 không tan trong
nước tan chậm trong nước
chua
+ Supephốtphát: là phân
lân đã qua chế biến
Ca(H2PO4)2 tan trong nước
+ KCl, K2SO4 đều dễ tan
trong nuớc.
- có chứa 2 hoặc 3 loại
nguyên tố dinh dưỡng : N-
P-K, KNO3..
- có chứa một số nguyên tố
hoá học: Bo, kẽm, mangan
…cây cần ít nhưng lại cần
thiết cho sự sống
II-Phân bón hoá học thường
dùng:
1. Phân bón đơn: chỉ chứa 1
trong ba nguyên tố dinh dưỡng
chính đạm, lân, kali
a. Phân đạm (N)
-Urê: CO(NH2)2 tan trong nước
28
% 100% 46,7%
60
N x= =
-Amoni nitrat: NH4NO3 tan trong
nước chứa 35% nitơ
-Amôni sunfat: (NH4)2SO4 tan
trong nước chứa 21% nitơ
b. Phân lân (P)
- Phốt phát tự nhiên: là phân lân
chưa qua chế biến Ca3(PO4)2
không tan trong nước tan chậm
trong nước chua
- Supephốtphát: là phân lân đã
qua chế biến Ca(H2PO4)2 tan trong
nước
c. Phân kali: KCl, K2SO4 đều dễ
tan trong nuớc.
2. Phân bón kép: có chứa 2 hoặc
3 loại nguyên tố dinh dưỡng : N-
P-K, KNO3..
3.Phân bón vi lượng: có chứa một
số nguyên tố hoá học: Bo, kẽm,
mangan …cây cần ít nhưng lại cần
thiết cho sự sống
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- HS tiếp thu kiến thức.
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
- Nêu tác hại của việc bón phân hoá học không hợp lý ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và ô
nhiễm môi trường sống. Cho ví dụ minh hoạ.
- Hãy phân loại phân bón đơn, phân bón kép trong các mẫu phân đem theo.
- Nêu vai trò của các loại phân bón hoá học
- Kể tên các loại phân bón hoá học thường gặp
- Để cây trồng phát triển cho năng suất cao chúng ta phải làm gì?
b. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ
- Ôn tập các hợp chất vô cơ mối quan hệ giữa các hợp chất
- Kẻ bảng mối quan hệ giữa các chất
- Xem trước bài : “ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ”
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 15 Ngày soạn: 22.11.2014
Tiết: 29 Ngày dạy: 25.11.2014
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
§23. THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ
HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT (HỆ SỐ 1) .
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được:
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
+ Nhôm tác dụng với oxi.
+ Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
+ Nhận biết kim loại Al và Fe.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận , tiết kiệm trong thực hành hóa học và trong học tập. Cẩn thận, kiên trì,
trung thực và có ý thức bảo vệ môi trường trong thí nghiệm hóa học.
4. Trọng tâm:
- Phản ứng của Al với oxi.
- Phản ứng của Fe với S
- Nhận biết Al và Fe.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Xem trước nội dung thực hành, chuẩn bị trước bảng tường trình ( ghi tiến hành thí
nghiệm).
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm, mỗi bộ như sau:
 Dụng cụ: Giá ống nghiệm ( 1 chiếc), ống nghiệm (10 ống ), kẹp gỗ (1 chiếc ), lọ thủy tinh
miệng rộng (1 chiếc ), muôi sắt ( 1 chiếc ).
 Hóa chất: Bột nhôm( đựng trong lọ có đục nhiều lỗ nhỏ), bột sắt, bột lưu huỳnh.
Các dung dịch: NaOH.
+ Giáo án.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- Thực hành theo nhóm.
III.Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra trong quá trình thực hành, liên quan đến nội dung thực hành: Tính chất hóa học của
nhôm và sắt.
3.Phát triển bài:
Mở bài: : Nêu vấn đề: Để rèn luyện các kỹ năng thao tác thí nghiệm: Quan sát hiện tượng, giải thích
và rút ra kết luận về những tính chất hóa học của bazơ, muối, chúng ta vào tiết thực hành
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài thí nghiệm
của học sinh ở nhà.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của phòng thí nghiệm:
dụng cụ, hóa chất cho buổi thực hành
- Kiểm tra lý thuyết: So sánh tính chất hóa học
của nhôm và sắt
- Học sinh trả lời lý thuyết.
- Kiểm tra bộ dụng cụ, hóa chất dùng thí nghiệm
của nhóm.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm:
Tiến hành thí nghiệm:
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm1: Rắc
nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Các em
hãy nhận xét hiện tượng và viết phương trình
hóa học, giải thích
( quan sát kỹ trạng thái, màu sắc của chất tạo
thành)
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2: Lấy
một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh
theo tỷ lệ 7:4 về khối lượng cho vào ống
nghiệm, đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa
đèn cồn.
- Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, cho
biết màu của sắt, của lưu huỳnh, của hỗn hợp
lưu huỳnh và sắt và của chất tạo thành sau phản
ứng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng nam
châm hút hỗn hợp trước và sau phản ứng để
thấy rõ sự khác nhau về tính chất của chất tham
- Học sinh lắng nghe, kết hợp với đọc nội dung
thông tin trong sách giáo khoa.
- Học sinh làm thí nghiệm1 theo nhóm, theo
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nêu nhận xét
thí nghiệm và viết phương trình phản ứng.
- Học sinh làm thí nghiệm 2 theo nhóm, theo
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nêu nhận xét
thí nghiệm và viết phương trình phản ứng.
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
gia và chất sản phẩm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
3: Giáo viên nêu vấn đề: Có hai lọ không nhãn,
đựng hai kim loại riêng biệt là nhôm và sắt, em
hãy nêu cách nhận biết.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày cách làm.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả, giải
thích và viết phương trình hóa học.
- HS làm thí nghiệm 3:
- Học sinh nêu cách nhận biết hai kim loại riêng
biệt là nhôm và sắt.
- Đại diện học sinh các nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
- Thu bài tường trình, giải đáp những thắc mắc( nếu có)
- Ôn tập những kiến thức đã học, đặc biệt là những kiến thức về nhôm và sắt.
- Xem trước bài:” Tính chất của phi kim”.
b. Dặn dò:
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tường trình theo mẫu.
STT TÊN THÍ NGHIỆM Cách tiến hành Hiện tượng
Giải thích. phương
trình hóa học
1
Thí nghiệm 1: Tác dụng của
nhôm với oxi
2
Thí nghiệm 2: Tác dụng của
sắt với lưu huỳnh
3
Thí nghiệm 3: Nhận biết
kim loại Al, Fe
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém
TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL
9A1
9A2
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 17 Ngày soạn: 01.12.2014
Tiết: 32 Ngày dạy: 04.12.2014
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
§26. CLO (tt)
( Cl = 35,5, Cl2 = 71 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được một số ứng dụng của khí clo.
- Học sinh biết được phương pháp điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm, điều chế khí Clo
trong công nghiệp, thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp…
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung thông tin sách giáo khoa, rút ra các kiến thức về tính
chất, ứng dung và điều chế khí Clo: học sinh biết các thao tác tiến hành thí nghiệm, biết cách quan sát
các thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát, giải thích và rút ra kết luận. Viết được những phương trình
điều chế khí clo.
- Tính thể tích khí clot ham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở điều kiện tiêu chuẩn.
3. Thái độ:
- Học sinh cẩn thận khi tiếp xúc với Clo, tích lũy thêm các kiến thức hóa học, tự tìm tòi thêm các
kiến thức, nâng cao lòng yêu thích bộ môn, phát triển khả năng tự học.
4. Trọng tâm:
- Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Đọc trước bài mới.
- Giáo viên:
+ Tranh: Sơ đồ về một số ứng dụng của clo.
Điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
Sơ đồ thùng điện phân.
+ Giáo án.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Hoạt động nhóm, vấn đáp.
III.Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tính ch t hoá h c c a clo. Vi t PTHH minh ho .ấ ọ ủ ế ạ
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
3. Phát tri n bài:ể
Mở bài: Giáo viên nêu vấn đề: Một phi kim hoạt động hóa học mạnh, có nhiều ứng dụng trong thực
tế là clo. Chúng ta hãy tìm hiểu tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của Clo.
Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng của clo.
- GV cho HS đọc nội dung sách
giáo khoa.
- GV treo tranh: Sơ đồ về một số
ứng dụng của clo.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
nêu những ứng dụng của clo.
cho học sinh quan sát, nêu ứng
dụng của khí Clo.
- GV cho HS bổ sung đầy đủ
ứng dụng của Clo, cho học sinh
ghi bài.
- HS đọc thông tin trong
SGK.
- HS quan sát tranh: Sơ đồ
về một số ứng dụng của clo
=> Ứng dụng: khử trùng
nước sinh hoạt, điều chế
nhựa PVC, nước Giaven,…
III- Ứng dụng của Clo:
- Dùng khử nước sinh hoạt,
tẩy trắng vải, bột giấy…
- Dùng điều chế nước Javel,
clorua vôi, điều chế nhựa
P.V.C, chất dẻo, cao su…
Hoạt động 2: Tìm hiểu Clo được điều chế như thế nào?
Mục tiêu: HS nắm được cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
1.Điều chế khí Clo trong
phòng thí nghiệm:
- GV treo tranh: Điều chế clo
trong phòng thí nghiệm.
- GV:Tại sao khí Clo thu được
phải cho đi qua bình đựng
H2SO4 đặc ?
- GV: Tác dụng của bông tẩm
xút?
- GV:Có thể thu khí Clo qua
nước được không?
- GV nhận xét, bổ sung
2. Điều chế Clo trong công
nghiệp:
- GV treo tranh: Sơ đồ thùng
điện phân.
- GV giới thiệu cách điều chế
- HS quan sát tranh: Điều
chế clo trong phòng thí
nghiệm.
- HS chú ý lắng nghe.
- DDHCl đậm đặc, MnO2
- Vì H2SO4 đặc làm khô khí
Clo
- Khử khí clo dư
- Không, vì Clo tan trong
nước
IV-Điều chế khí Clo
1- Điều chế khí Clo trong
phòng thí nghiệm :
a- Nguyên liệu: dung dịch HCl
đậm đặc, MnO2 hoặc KMnO4.
b- Cách điều chế:
Đun nóng nhẹ dung dịch HCl
đậm đặc với chất oxi hoá mạnh
như MnO2 , KMnO4…
c- Phương trình hóa học:
4HCl(ddđặc) + MnO2 (r )
0t
→
MnCl2(dd) +Cl2(k)+ H2O(l)
d- Cách thu khí: Đẩy không
khí( đặt đứng bình), khí clo thu
được được làm khô bằng H2SO4
đậm đặc.
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
khí Clo trong công nghiệp.
- GV: Cho biết nguyên liệu điều
chế Clo trong công nghiệp?
- GV:Nêu phương pháp điều chế
khí Clo trong công nghiệp?
- GV:Cực dương thu khí gì ?
- GV: Cực âm thu khí gì ?
- GV:Màng ngăn xốp có vai trò
gì?
-- GV:Viết phương trình phản ứng
iđiều chế khí Clo?
- GV: Hãy kể tên một số nhà máy
sản xuất hoa 1chất ở Việt Nam.
- GV nhận xét, bổ sung
- HS quan sát tranh: Sơ đồ
thùng điện phân.
- HS tiếp thu kiến thức
- Nguyên liệu: dung dịch
NaCl bảo hòa.
- Điện phân có màng ngăn
- Thu khí Clo.
- Thu khí Hiđro
- NaOH không phản ứng
với Clo.
2 NaCl +2H2OCl2 + H2
+ 2NaOH
- Một số nhà máy sản xuất hoá
chất tại Việt Nam: nhà máy
hoá chất Việt Trì, Bãi Bằng,...
2- Điều chế Clo trong công
nghiệp :
Điện phân dd NaCl bão hoà có
màng ngăn xốp
PTHH:
2 NaCl( ddbão hoà)+2H2O(l)
(điện phân có
màng ngăn
Cl2(k)+H2(k)+2NaOH(dd)
* Kết luận bài học:
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
- Clo có những tính chất vật lý nào?
- Clo có những tính chất hoá học nào? Viết PTHH minh hoạ
- Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hoá học? Giải thích?
- Gọi HS làm bài tập 6, 10 trang 81 SGK.
b. Dặn dò::
- Học kỹ bài.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5/ 81 SGK
- Chuẩn bị trước bài mới: Phần ứng dụng và điều chế clo.
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 24 Ngày soạn: 27.01.2015
Tiết: 45 Ngày dạy: 30.01.2015
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
§36. METAN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan.
- Tính chất vật lí: Trạng thái màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối sao với không khí.
- Tính chất hóa học: Tác dụng với clo ( phản ứng thế), với oxi ( phản ứng cháy).
- Mêtan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
2. Kĩ Năng:
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Viết phương trình hóa học dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn.
- Phân biệt được khí metan với một vài khí khác, tính phần trăm thể tích khí metan trong hỗn hợp.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu quê hương
4. Trọng tâm:
- Cấu tạo và tính chất hóa học của khí metan. HS biết do phân tử CH4 chỉ chứa các liên kết đơn nên phản ứng
đặc trưng của metan là phản ứng thế.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Đọc trước bài, xem trước nội dung bài học trong sách giáo khoa.
- Giáo viên:
+ Mô hình Metan dạng rỗng, đặc
+ Tranh: phản ứng cháy của metan và phản ứng thế của metan.
+ Giáo án.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Vấn đáp , trực quan, hoạt động nhóm
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử: C2H5Br, C4H10, C3H6, CH4
3. Phát triển bài:
Mở bài: Metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tìm hiểu trạng thái thiên nhiên- tính chất vật lý của Metan:
- GV thông báo CTPT của metan.
- GV gọi HS tính PK của metan
- GV thông báo CTPT của
metan.
CTPT: CH4
PTK: 16
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- GV thông báo sự hình thành và
sinh ra khí Metan
- GV cho HS quan sát lọ đựng khí
Metan => Rút ra nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV liên hệ thực tế mỏ khí thiên
nhiên ở tỉnh Thái Bình: khai thác
với trữ lượng lớn- nhiên liệu
- GV gọi HS tính PK của
metan
- HS chú ý
- HS quan sát lọ đựng khí
metan rút ra nhận xét:Metan là
chất khí, không màu.
- HS chú ý.
I-Trạng thái thiên nhiên- Tính
chất vật lý:
- Trong thiên nhiên: khí Metan có
nhiều trong mỏ khí thiên nhiên, mỏ
khí, mỏ dầu, khí mỏ than, khí bùn
ao, khí biogas
- Tính chất vật lý: Metan là chất
khí, không màu, không mùi, nhẹ
hơn không khí, ít tan trong nước.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo phân tử Metan:
- GV hướng dẫn cho các nhóm lắp
ráp mô hình rỗng và đặc của phân
tử CH4
=> Từ đó rút ra nhận xét, viết
CTCT.
- GV bổ sung:
+ Giữa nguyên tử C và H chỉ có
một liên kết gọi là liên kết đơn,
bền.
+ Góc HCH:109,5o
- GV cho HS ghi bài.
- Các nhóm lắp ráp mô hình
phân tử CH4 dưới sự hướng
dẫn của GV.
+Nhận xét: Trong phân tử có
4 liên kết giữa nguyên tử C và
nguyên tử H.
+ CTCT:
C
H
H
H
H
- Đại diện nhóm báo cáo kết
quả, nhóm khác bổ sung.
- HS tiếp thu kiến thức.
- HS ghi bài.
II- Cấu tạo phân tử:
Công thức phân tử: CH4
Công thức cấu tạo:
C
H
H
H
H
Trong phân tử metan có 4 liên kết
đơn C-H, bền.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hóa học của Metan:
- GV biểu diễn thí nghiệm đốt cháy
khí Metan . Yêu cầu HS quan sát,
nhận xét hiện tượng, viết PTHH.
- GV bổ sung:
- HS quan sát thí nghiêm nhận
xét:
+ Hiện tượng: metan cháy có
ngọn lửa màu xanh, dd nước
vôi trong bị vẫn đục, có những
giọt nước trên thành ống
nghiệm.
+ PTHH:
III- Tính chất hóa học :
1-Tác dụng với Oxi:
(phản ứng cháy)
- Metan cháy với ngọn lửa màu
xanh nhạt, tỏa nhiều nhiệt, tạo ra khí
cacbonic và hơi nước
CH4(k) + 2O2(k)
0t
→CO2(k)
+2H2O(h)
- Hỗn hợp gồm một phần thể tích
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
+ Phản ứng trên toả nhoiêù nhiệt.
+ CH4 cháy với tỷ lệ 1 : 2 phản
ứng nổ, đây là nguyên nhân gây ra
các vụ nổ ở các mỏ than đang khai
thác.
- GV treo tranh: phản ứng thế của
metan.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
nhận xét màu sắc của clo trước và
sau phản ứng, màu sắc của giấy
quỳ tím. Viết PTHH.
- GV giảng giải: trong phản ứng
trên, nguyên tử H trong phân tử
CH4 được thay thế bởi nguyên tử
clo  gọi là phản ứng thế, là phản
ứng đặc trưng của CH4
CH4+2O2
0t
→CO2+2H2O
- HS chú ý
- HS quan sát tranh:phản ứng
thế của metan rút ra nhận xét:
+ Trước phản ứng: clo có màu
vàng nhạt.
+ Sau phản ứng: clo mất màu.
Giấy quỳ tím đỏ.
+ PTHH:
CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl
- HS tiếp thu kiến thức.
Metan và hai phần thể tích Oxi là
hỗn hợp nổ mạnh
2- Tác dụng với khí Clo:
(phản ứng thế)
- Metan tham gia phản ứng thế với
clo ngoài ánh sáng:
C
H
H
H
H Cl Cl C
H
Cl
H
H H Cl+ +
Viết gọn:
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
Metyl clorua
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của Metan:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin
trong SGK.
- GV yêu cầu HS rút ra ứng dụng
của metan.
- GV nhận xét, bổ sung, cho HS
ghi bài.
- Cá nhân đọc thông tin trong
SGK rút ra ứng dụng của
metan: làm nhiên liệu trong
đời sống và trong sản xuất,
điều chế bột than.
- HS ghi bài.
IV- Ứng dụng của Metan:
Metan là nhiên liệu, nguyên liệu
trong đời sống và trong công
nghiệp.
* Kết luận bài học:
- Gọi HS đọc phần đóng khung trong SGK.
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
Bài tập 1: Cho 22,4 lit hỗn hợp khí CH4 và CO trong đó CO chiếm 11,2 lit. Tính phần trăm khí CH4 trong
hỗn hợp. Biết các khí đo ở ( đktc)
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 116 SGK.
b. Dặn dò:
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: Etilen
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 25 Ngày soạn: 03.02.2015
Tiết: 48 Ngày dạy: 06.02.2015
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
§39. BENZEN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:HS biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính.
- Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng ( có bột Fe, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng
cộng hidro và clo.
- Ứng dụng: Làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ.
2. Kĩ Năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu
tạo phân tử và tính chất.
- Viết các phương trình hóa học dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn.
- Tính khối lượng bazen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu quê hương
4. Trọng tâm:
- Cấu tạo và tính chất hóa học của benzen. Học sinh cần biết do phân tử benzen có cấu tạo vòng 6
cạnh đều trong đó có 3 liên kết đơn C – C luân phiên xen kẽ với ba liên kết đôi C = C đặc biệt nên
benzen vừa có khả năng cộng, vừa có khả năng thế ( tính thơm).
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Đọc trước bài, xem trước nội dung bài học trong sách giáo khoa
- Giáo viên:
+Mô hình phân tử benzen, hình vẽ 4.15
+ Hóa chất : benzen, dầu ăn, nước, Brom.
+ Dụng cụ : 2 ống nghiệm, kẹp gỗ.
+ Giáo án.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Vấn đáp , trực quan, hoạt động nhóm
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- Nhắc lại cấu tạo phân tử của metan, etilen, axetilen?
3. Phát triển bài:
Mở bài: Benzen là hiđrocacbon có cấu tạo khác với metan, etylen và axetilen.Vậy, benzen có
cấu tạo và tính chất như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:Tìm hiểu tính chất vật lý của benzen:
- GV thông báo CTPT của
benzen
- GV gọi HS tính PK của benzen
- GV làm thí nghiệm:
+ Cho vài giọt benzen vào ống
nghiệm đựng nước, lắc nhẹ để
yên.
+ Cho 1- 2 giọt dầu ăn vào ống
nghiệm đựng benzen, lắc nhẹ.
- GV yêu cầu HS quan sát thí
nghiệm, nhận xét, rút ra tính
chất vật lý của benzen.
- GV chốt lại kiến thức và cho
HS ghi bài.
- GV thông báo CTPT của
benzen
- GV gọi HS tính PK của
benzen
- HS quan sát thí nghiệm do
GV biểu diễn rút ra nhận
xét:
+ Benzen không tan.
+ Benzen tan trong dầu ăn.
+ Tính chất vật lý: benzen
là chất lỏng, không tan
trong nước, tan trong dầu
ăn.
- Cá nhân trả lời, HS khác
bổ sung.
- HS ghi bài.
CTPT: C6H6
PTK: 78
I- Tính chất vật lý:
- Benzen là chất lỏng, không
màu, không tan trong nước, nhẹ
hơn nước, hòa tan nhiều chất như
dầu ăn, nến, cao su, iot,…
- Benzen rất độc
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo phân tử benzen:
- GV hướng dẫn cho các nhóm
lắp ráp mô hình rỗng và đặc của
phân tử benzen
=> Từ đó rút ra nhận xét, viết
CTCT.
- Các nhóm lắp ráp mô hình
phân tử benzen dưới sự
hướng dẫn của GV.
+ Nhận xét: Sáu nguyên tử
Cacbon liên kết với nhau
tạo thành mạch vòng sáu
cạnh đều, có 3 liên kết đôi
xen kẽ 3 liên kết đơn
II. Cấu tạo phân tử :
C
C
C
C
C
C
H
H
H
H
H
H
Sáu nguyên tử Cacbon liên kết
với nhau tạo thành mạch vòng
sáu cạnh đều, có 3 liên kết đôi
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- GV nhận xét, bổ sung.
C
C
C
C
C
C
H
H
H
H
H
H
- Đại diện nhóm báo cáo kết
quả, nhóm khác bổ sung.
xen kẽ 3 liên kết đơn
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hóa học của benzen
- GV làm thí nghiệm: Đốt cháy
benzen.
- GV yêu cầu HS quan sát thí
nghiệm rút ra nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV treo tranh: Thí nghiệm
benzen tác dụng với brom có
mặt bột sắt.
- GV yêu cầu HS nêu hiện tượng
quan sát được.
- GV yêu cầu HS trả lời: Phản
ứng giữa benzen và brom thuộc
loại phản ứng gì?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV thông báo:Benzen khó
tham gia phản ứng cộng hơn
etyle và axetilen. Trong điều
kiện thích hợp, benzen phản ứng
cộng với một số chất.
=> Do có cấu tạo đặc biệt nên
- HS quan sát thí nghiệm:
Đốt cháy benzen, rút ra
nhận xét: Benzen cháy tạo
ra khí cacbonic, hơi nước và
muội than.
- HS quan sát tranh: Thí
nghiệm benzen tác dụng với
brom có mặt bột sắt.
- Cá nhân nêu hiện tượng:
màu của brom bị mất, có
khí bay ra.
- Cá nhân trả lời: Nguyên tử
H trong phân tử benzen đã
thay thế bởi nguyên tử
brom gọi là phản ứng thế.
- HS tiếp thu kiến thức.
III- Tính chất hóa học:
1- Benzen có cháy không?
Phản ứng cháy
2C6H6(l)+ 15O2(k)
0t
→ 12CO2(k)
+ 6H2O
2- Benzen có phản ứng thế với
Brom không?
Phản ứng thế
C
C
C
C
C
C
H
H
H
H
H
H
Br Br
C
C
C
C
C
C
Br
H
H
H
H
H
H Br+ +
Viết gọn:
C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr
3- Benzen có phản ứng cộng
không?
Phản ứng cộng
C6H6 + 3H2 → C6H12
Benzen Xiclohecxan
Kết luận: Do phân tử có cấu tạo
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Fe,t
0
Fe,t
0
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
benzen vừa có phản ứng thế,
vừa có phản ứng cộng.
đặc biệt nên benzen vừa có phản
ứng thế vừa có phản ứng cộng
nhưng phản ứng cộng xảy ra khó
hơn so với Etilen và Axetilen
Hoạt động 4:Tìm hiểu ứng dụng của Benzen
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
thông tin sách giáo khoa, trả lời
câu hỏi: Benzen có những ứng
dụng gì trong đời sống và sản
xuất
- Giáo viên gọi học sinh trả lời ,
bổ sung ghi bài
- HS đọc thông tin trong
SGK rút ra ứng dụng của
benzen: là nguyên liệu trong
công nghiệp dùng để sản
xuất chất dẻo, phẩm nhuộm,
thuốc trừ sâu, dược phẩm
- Cá nhân trả lời.
IV- Ứng dụng:
- Benzen là nguyên liệu trong
công nghiệp dùng để sản xuất
chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ
sâu, dược phẩm
- Làm dung môi trong công
nghiệp và trong phòng thí
nghiệm
* Kết luận bài học:
- Gọi HS đọc phần đóng khung trong SGK.
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
- Nhắc lại tính chất vật lý, tính chất hóa học của Benzen
- Gọi HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 125 SGK
b. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Xem trước bài mới.
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 32 Ngày soạn: 09.04.2013
Tiết: 60 Ngày dạy: 12.04.2013
Lớp dạy: 9A1 – 9A2
KIỂM TRA 45 PHÚT SỐ 4.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của học sinh ở chương V ( từ bài rượu etylic đến bài
luyện tập: rượu etylic, axit axetic và chất béo)
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết công thức cấu tạo - phương trình hóa học, làm toán hóa.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận , kiên trì, trung thực trong kiểm tra.
II. Ma Trận:
1. Tỉ lệ trắc nghiệm khách quan / tự luận = 3 /7
2. Ma trận:
Đề 1 và Đề 2
Bậc nhận thức
Nội dung
Biết Hiểu Vận dụng
Điểm
TN TL TN TL TN TL
Bài 44: Rượu etylic
Bài 45: Axit axetic
Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen,
rượu etylic và axit axetic
Bài 48: Luyện tập: Rượu etylic,
axit axetic, chất béo
1 câu
1 câu
1 câu
2 câu
3 câu
2 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu 4
3,5
1,5
1
Điểm 0,5 1,5 3,5 1,5 1 2 10
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
ĐÁP ÁN:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 5 Đ)
ĐỀ 1 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
ĐÁP
ÁN
b b c d a c a c a b
ĐỀ 2 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
ĐÁP
ÁN
b c b c c a d b b d
Mỗi câu 0,5 đ
B. PHẦN TỰ LUẬN: (5 Đ)
ĐỀ 1:
Câu 1: ( 1,5 đ) ( mỗi phương trình 0,5 đ)
a. 2CH3COOH + Na2CO3
 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
b. 2CH3OH + 2Na  → 2CH3ONa + H2
c. 2CH3COOH + ZnO  → (CH3COO)2Zn + H2O
Câu 2: ( 1,5 đ)
- Dùng quì tím nhận ra CH3COOH. ( 0,5 đ)
- Cho 2 chất lỏng còn lại vào nước, chất nào hòa tan hoàn toàn là rượu etylic.( 0,5 đ)
- Chất lỏng nào khi cho vào nước thấy có chất lỏng không tan nổi lên trên, đó là dầu ăn. (0,5đ)
Câu 3: ( 2 đ)
2
8,8
44
COn = =0,2 (mol)  mc = 0,2 x 12 = 2,4 (g) (0, 25 đ)
2
3,6
18
H On = = ( 0,2 mol)  mH =0,2 x 2 = 0,4 ( g) (0, 25 đ)
mA = mO + mC + mH  mO = mA – (0,4 + 2,4) =3,2 (g) (0, 25 đ)
Vậy hợp chất hữu cơ A chỉ chức 3 nguyên tố : C , H và O. (0, 25 đ)
Đặt công thức tổng quát của A là : CxHyOz (0, 25 đ)
Ta có : x : y : z
2,4 0,4 3,2
: :
12 1 16
= = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1 (0, 25 đ)
Công thức nguyên : (CH2O)n (0, 25 đ)
30n = 60  n = 2
Công thức phân tử của A : C2H4O2 (0, 25 đ)
ĐỀ 2:
Câu 1: ( 1,5 đ) ( mỗi phương trình 0,5 đ)
a. 2CH3COOH + Na2CO3
 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
b. 2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
c. 2CH3COOH + CuO  → (CH3COO)2Cu + H2O
Câu 2: ( 1,5 đ)
- Dùng quì tím nhận ra CH3COOH. ( 0,5 đ)
- Cho 2 chất lỏng còn lại vào nước, chất nào hòa tan hoàn toàn là CH3OH.( 0,5 đ)
- Chất lỏng nào khi cho vào nước thấy có chất lỏng không tan nổi lên trên, đó là C6H6. (0,5đ)
Câu 3:
2
8,8
44
COn = =0,2 (mol)  mc = 0,2 x 12 = 2,4 (g) (0, 25 đ)
2
5,4
18
H On = =( 0,3 mol) mH =0,3 x 2 = 0,6 ( g) (0, 25 đ)
mA = mO + mC + mH  mO = mA – (0,4 + 2,4) =1,6 (g) (0, 25 đ)
Vậy hợp chất hữu cơ A chỉ chức 3 nguyên tố : C , H và O. (0, 25 đ)
Đặt công thức tổng quát của A là : CxHyOz (0, 25 đ)
Ta có : x : y : z
2,4 0,6 1,6
: :
12 1 16
= = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1 (0, 25 đ)
Công thức nguyên : (C2H6O)n (0, 25 đ)
46n = 46  n = 1
Công thức phân tử của A : C2H6O (0, 25 đ)
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém
TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL
9A2
9A3
Nhận xét:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Tuần: 34 Ngày soạn: 03.05.2011
Tiết: 63 Ngày dạy: 05.05.2011
Lớp dạy: 9A2 – 9A3
§53. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được :
- Trạng thái tự nhiên , tính chất vật lý của tinh bột ,và xenlulozo.
- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là ( C6H10O5)n .
- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ ( phản ứng thủy phân , riêng hồ tinh bột có phản
ứng màu với Iốt
- Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất .
- Sự tạo thành tinh bột và xenlulo ở cây xanh.
2. Kĩ Năng: rèn kĩ năng:
- Viết được phương trình phản ứng thủy phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng tạo thành
tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh
- Quan sát thí nghiệm , mẫu vật rút ra nhận xét về tính chất của của tinh bột, xenlulozơ.
- Phân biệt tinh bộtvới xenlulozơ.
- Tính khối lượng etanol thu được từ tinh bột và xenlulozơ.
3. Thái độ:
- Tăng lòng ham học hỏi, phát huy khả năng tự học.
4. Trọng tâm:
- Công thức chung của tinh bột và xenlulozo là (C6H10O5)n
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Học kỹ bài cũ, xem trước bài mới.
- Giáo viên:
+ Tranh vẽ phóng to ứng dụng của xenlulozơ
+ Hóa chất: dd hồ tinh bột, dd iot, cốc nước
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút, cốc nước
. + Giáo án.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Vấn đáp , đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,…
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
- Nêu tính chất hóa học của Glucozơ? Viết phương trình phản ứng minh họa
- Làm bài tập 6/155
3.Phát triển bài:
Mở bài: Tinh bột và xenllozơ là những gluxit quan trọng đối với đời sống của con người. Vậy,
công thức của tinh bột và xenlulozơ như thế nào? Chúng có tính chất và ứng dụng gì? Ta tìm hiểu bài
mới.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tìm hiểu về trạng thái thiên nhiên:
Mục tiêu: HS nắm được xenlulozơ và tinh bột có ở đâu?
- GV yêu cầu HS quan sát hình
vẽ trong SGK, đọc thông tin và
trả lời câu hỏi: trong thiên nhiên
tinh bột và xenlulozơ có ở đâu?
- GV tổng hợp lại, ghi bảng
- HS quan sát tranh, đọc
SGK trả lời câu hỏi:
+ Tinh bột có nhiều trong
các loại hạt, quả.
+ Xenlulozơ là thành phần
chủ yếu trong sợi bông, tre.
- HS ghi bài.
I) Trạng thái tự nhiên:
1) Tinh bột: có nhiều trong các
loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô,
sắn, khoai
2) Xenlulozơ: là thành phần chủ
yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa
…
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý
Mục tiêu: HS nắm được tính chất vật lý của xenlulozơ và tinh bột.
- GV yêu cầu các nhóm HS tiến
hành thí nghiệm:
+ Lần lượt cho tinh bột và
xenlulozơ vào 2 ống nghiệm,
thêm nước vào lắc nhẹ, sau đó
đun nóng 2 ống nghiệm
+ Quan sát trạng thái, màu sắc,
sự hoà tan của tinh bột và
xenlulozơ trước và sau khi đun
nóng
- GV gọi HS đại diện các nhóm
nêu hiện tượng quan sát được
- GV tổng hợp lại và ghi bảng
- HS làm thí nghiệm theo
nhóm dưới sự hướng dẫn
của GV.
- Nhận xét:
+ Tinh bột không tan trong
nhước ở nhiệt độ thường,
nhưng tan trong nước nóng.
+ Xenlulozơ: không tan
trong nước.
- Đại diện nhóm báo cáo kết
quả, nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
- HS ghi bài.
II) Tính chất vật lý:
1) Tinh bột: là chất rắn, không
tan trong nước ở nhiệt độ thường
nhưng tan trong nước nóng tạo
thành dung dịch keo gọi là hồ
tinh bột.
2) Xenlulozơ: là chất rắn, màu
trắng, không tan trong nước ở
nhiệt độ thường và ngay cả khi
đun nóng.
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo phân tử
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử.
- GV giới thiệu và viết công
thức của tinh bột và xenluozo
lên bảng, giải thích ý nghĩa của
chỉ số n đồng thời so sánh giá trị
n trong hai công thức của tinh
bột và xenlulozơ
- GV tiếp tục giới thiệu: tinh bột
và Xenlulozơ có khối lượng
phân tử lớn và được tạo bởi các
mắt xích - C6H10O5 -
- HS quan sát công thức của
Xenlulozơ và tinh bột
- HS tiếp thu kiến thức.
III) Đặc điểm cấu tạo phân tử:
1) Tinh bột:
(- C6H10O5-)n
n = 1200 tương ứng với 6000 mắt
xích (-C6H10O5)
2) Xenlulozơ:
(- C6H10O5-)n
n = 10 000 tương ứng với 14000
mắt xích (-C6H10O5)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hoá học:
Mục tiêu: HS nắm được tính chất hoá học.
- GV giới thiệu ứng dụng thuỷ
phân của tinh bột và xenlulozơ
với axit tạo thành glucozơ
- GV giới thiệu để HS rõ quá
trình hấp thụ tinh bột trong cơ
thể người và động vật theo sơ
đồ:
Men
Tinh bột ------> Mantozơ
Amilaza
Men
------> Glucozơ
Mantozơ
- GV yêu cầu HS làm thí
nghiệm tác dụng của tinh bột
với dung dịch Iot:
+ Nhỏ vài giọt dung dịch Iot vào
ống nghiệm đựng hồ tinh bột →
quan sát hiện tượng
+ Đun nóng ống nghiệm : quan
sát hiện tượng
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo
- HS nghe bài và ghi bài
- HS làm thí nghiệm theo
nhóm quan sát hiện tượng:
+ hồ tinh bột xuất hiện màu
xanh.
+ Đun nóng maù xanh biến
mất, để nguội lại hiện ra.
- Đại diện nhóm báo cáo kết
IV) Tính chất hoá học:
1) Phản ứng thuỷ phân:
Khi đun nóng trong dung dịch
axit loãng, tinh bột và xenlulozơ
bị thuỷ phân tạo thành glucozơ
(- C6H10O5-)n + nH2O o
axit
t
→
nC6H12O6
2) Tác dụng của tinh bột với
Iot:
- Nhỏ dung dịch Iot vào ống
nghiệm đựng hồ tinh bột sẽ thấy
xuất hiện màu xanh
- Đun nóng màu xanh biến mất,
để nguội lại hiện ra => Iot được
dùng để nhận biết hồ tinh bột
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
kết quả thí nghiệm.
- GV nhận xét và thông báo:
tính chất này để nhận biết hồ
tinh bột
quả, nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 5: Ứng dụng của tinh bột và Xenlulozơ
Mục tiêu: HS nắm ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
- GV nêu quá trình hình thành ra
tinh bột và xenlulozơ, là quá
trình quan trong trong tự nhiên,
nó vừa hấp thụ khí CO2 vừa giải
phóng khí O2 => có tác dụng cân
bằng khí quyển => GV thông
báo phương trình phản ứng
quang hợp của cây xanh tạo
thành tinh bột và Xenlulozơ từ
khí Oxi và nước.
- GV treo tranh: ứng dụng của
xenlulozơ.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ
và đọc thông tin trong SGK=>
Nêu ứng dụng của tinh bột và
Xenlulozơ
- GV tổng hợp và ghi bảng
- GV: Liên hệ thực tế về sản
xuất lương thực
- HS lắng nghe và ghi bài
- HS quan sát trnh: ứng
dụng của xenlulozơ.
- HS đọc thông tin trong
SGK rút ra ứng dụng của
tinh bột và xenlulozơ.
- HS khác nhận xét, bổ
sung.
IV) Ứng dụng của tinh bột và
Xenlulozơ
- Tinh bột và Xenlulozơ được tạo
thành trong cây xanh nhờ quá
trình quang hợp
Clorophin
6nCO2+ 5nH2O -------->
ánh sáng
(- C6H10O5-)n + 6nO2
- Tinh bột là lương thực quan
trong, là nguyên liệu sản xuất
đường, rượu etylic,
- Xenlulozơ: SGK/157
* Kết luận bài học:
- Gọi HS đọc phần đóng khung trong SGK
4. Củng cố - đánh giá – dặn dò:
a. Củng cố - đánh giá:
- Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ
- Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:
Tinh bột → Glucozơ → rượu etylic → axit axetic → Etyl axetat
b. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Làm bài tập còn lại trong SGK
- Xem trước bài mới: protein.
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung
IV. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh

More Related Content

What's hot

Trac nghiem bang hinh ve va do thi
Trac nghiem bang hinh ve va do thiTrac nghiem bang hinh ve va do thi
Trac nghiem bang hinh ve va do thiHuyenngth
 
Bài nito lớp 11
Bài nito lớp 11Bài nito lớp 11
Bài nito lớp 11NGOC6
 
T15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthh
T15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthhT15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthh
T15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthhThùy Dung Vũ
 
Kế hoạc bài dạy anđehit cập nhật
Kế hoạc bài dạy anđehit cập nhậtKế hoạc bài dạy anđehit cập nhật
Kế hoạc bài dạy anđehit cập nhậtPhong Nguyen
 
Bài trình chiếu anđehit cập nhật
Bài trình chiếu anđehit cập nhậtBài trình chiếu anđehit cập nhật
Bài trình chiếu anđehit cập nhậtPhong Nguyen
 
Bài trình chiếu andehit
Bài trình chiếu andehitBài trình chiếu andehit
Bài trình chiếu andehitPhong Nguyen
 
C ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trin
C ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trinC ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trin
C ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trinTHINTRAM
 
77. ho thpt l gia vn - thpt lng c bng hong ho
77. ho thpt   l gia vn - thpt lng c bng hong ho77. ho thpt   l gia vn - thpt lng c bng hong ho
77. ho thpt l gia vn - thpt lng c bng hong hohanhtvq
 
T13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc
T13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hocT13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc
T13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hocThùy Dung Vũ
 

What's hot (20)

Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
Tiết 18 19
Tiết 18   19Tiết 18   19
Tiết 18 19
 
Trac nghiem bang hinh ve va do thi
Trac nghiem bang hinh ve va do thiTrac nghiem bang hinh ve va do thi
Trac nghiem bang hinh ve va do thi
 
Tiết 22 23
Tiết 22   23Tiết 22   23
Tiết 22 23
 
Nh3
Nh3Nh3
Nh3
 
Bài nito lớp 11
Bài nito lớp 11Bài nito lớp 11
Bài nito lớp 11
 
T15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthh
T15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthhT15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthh
T15 su bien doi tuan hoa cau hinh e nguyen tu cua cac nthh
 
Tiết 49
Tiết 49Tiết 49
Tiết 49
 
Tiết 47 48
Tiết 47   48Tiết 47   48
Tiết 47 48
 
Kế hoạc bài dạy anđehit cập nhật
Kế hoạc bài dạy anđehit cập nhậtKế hoạc bài dạy anđehit cập nhật
Kế hoạc bài dạy anđehit cập nhật
 
Bài trình chiếu anđehit cập nhật
Bài trình chiếu anđehit cập nhậtBài trình chiếu anđehit cập nhật
Bài trình chiếu anđehit cập nhật
 
Tiết 44
Tiết 44Tiết 44
Tiết 44
 
Bài trình chiếu andehit
Bài trình chiếu andehitBài trình chiếu andehit
Bài trình chiếu andehit
 
C ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trin
C ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trinC ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trin
C ch phn_ng_hu_c_trong_chng_trin
 
77. ho thpt l gia vn - thpt lng c bng hong ho
77. ho thpt   l gia vn - thpt lng c bng hong ho77. ho thpt   l gia vn - thpt lng c bng hong ho
77. ho thpt l gia vn - thpt lng c bng hong ho
 
HÓa 11
HÓa 11HÓa 11
HÓa 11
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
T13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc
T13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hocT13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc
T13,14 bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc
 
T26 hoa tri va so oxh
T26 hoa tri va so oxhT26 hoa tri va so oxh
T26 hoa tri va so oxh
 

Similar to Tiet 01

Cđ ôxít axít tác dụng với bazơ
Cđ ôxít axít tác dụng với bazơCđ ôxít axít tác dụng với bazơ
Cđ ôxít axít tác dụng với bazơCảnh
 
Kế hoạch bài dạy HCl
Kế hoạch bài dạy HClKế hoạch bài dạy HCl
Kế hoạch bài dạy HClMinhHau2
 
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co banTiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co banngocngannguyenthi
 
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh ĐioxitKế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxitnguyenlethuan2904
 
KHBD_Kim Phượng
KHBD_Kim PhượngKHBD_Kim Phượng
KHBD_Kim PhượngKP0207
 
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012Trần Duy
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai dayThanh Pham
 
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn LươngGiáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn LươngLucienne Hagenes
 
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)Trong Ho
 

Similar to Tiet 01 (20)

Cđ ôxít axít tác dụng với bazơ
Cđ ôxít axít tác dụng với bazơCđ ôxít axít tác dụng với bazơ
Cđ ôxít axít tác dụng với bazơ
 
Kế hoạch bài dạy HCl
Kế hoạch bài dạy HClKế hoạch bài dạy HCl
Kế hoạch bài dạy HCl
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co banTiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
Tiet 54bai 33 axit sunfuric muoi sunfat co ban
 
Tiết 24
Tiết 24Tiết 24
Tiết 24
 
KHBG_Luuhuynh
KHBG_LuuhuynhKHBG_Luuhuynh
KHBG_Luuhuynh
 
Kế hoạch bài dạy_ HCl
Kế hoạch bài dạy_ HClKế hoạch bài dạy_ HCl
Kế hoạch bài dạy_ HCl
 
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh ĐioxitKế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh Đioxit
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
KHBD_Kim Phượng
KHBD_Kim PhượngKHBD_Kim Phượng
KHBD_Kim Phượng
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
 
Tiết 1
Tiết 1Tiết 1
Tiết 1
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn LươngGiáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
 
Khbd ict
Khbd  ictKhbd  ict
Khbd ict
 
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
 
Tiết 2 3
Tiết 2   3Tiết 2   3
Tiết 2 3
 
Anken2
Anken2Anken2
Anken2
 

More from Hoa Phượng

Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tapHoa Phượng
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thongHoa Phượng
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Hoa Phượng
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hocHoa Phượng
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luongHoa Phượng
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiHoa Phượng
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongHoa Phượng
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giácHoa Phượng
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thangHoa Phượng
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giacHoa Phượng
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacHoa Phượng
 

More from Hoa Phượng (20)

Td 9 ky 2
Td 9 ky 2Td 9 ky 2
Td 9 ky 2
 
Td 9 ky 1
Td 9 ky 1Td 9 ky 1
Td 9 ky 1
 
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
 
Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
 
Bai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhietBai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhiet
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu hai
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giác
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thang
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giac
 

Tiet 01

  • 1. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 1 Ngày soạn: 16.08.2014 Tiết: 1 Ngày dạy: 19.08.2014 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 ÔN TẬP ĐẦU NĂM. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản chương trình hóa học 8: Chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, khối lượng Mol, Tính theo công thức, phương trình phản ứng . ….. Khái niệm, phân loại bốn hợp chất vô cơ . Các công thức tính nồng độ M , Nồng độ C % . 2. Kĩ năng: - Viết công thức hóa học chính xác. Lập phương trình hóa học. Làm bài toán hóa học. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: Ôn các kiến thức cơ bản hóa 8. - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập. Bảng phụ . 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Thảo luận nhóm. Vấn đáp. III.Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Phát triển bài:  Mở bài: Để củng cố lại những kiến thức đã học ở lớp 8 ta vào bài. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: ÔN CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập: + GV ghi bài tập lên bảng : Viết công thức hóa học của sắt , cacbon , khí oxy , muối ăn , axit sunfuric. Hãy chỉ ra đâu là đơn chất? Đâu là hợp chất ? - GV nhận xét. - GV dẫn dắt HS thiết lập sơ đồ về mối quan hệ các khái niệm. - GV yêu cầu HS viết công thức dạng tổng quát của các hợp chất: axit, bazơ, oxit. -Thảo luận nhóm 2 học sinh . Đại diện nhóm trả lời: + CTHH: Fe, C, O2, NaCl, H2SO4. + Đơn chất:Fe, C, O2 + Hợp chất: NaCl, H2SO4 - Nhóm khác nhận xét, bổ sung . - HS thiết lập sơ đồ về mối quan hệ các khái niệm. - Cá nhân viết công thức dạng tổng quát : * Axit : HxA ( A : gốc axit ) * Bazơ : M(OH)x ( M : Kim I-Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm: Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 2. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - GV nhận xét, bổ sung. loại ) * Oxit : AxOY (A : ng.tố khác , x: hóa trị của Oxi, y: hóa trị của nguyên tố A) HCl , HF *Axit HNO3 , H2SO4…… NaOH , Ca(OH) *Bazơ Cu(OH)2 , Mg(OH)2 …… Na2CO3, BaCl2,… *Muối : NaHCO3 ,Ca(HCO3)2 Hoạt động 2:. GIẢI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm bài toán tính theo phương trình phản ứng. - Giáo viên ghi bài tập lên bảng: Cho 19,5g Zn tác dụng hết với dung dịch HCl . Cho biết : a-Thể tích hydrô thoát ra ở đktc b- Có bao nhiêu gam muối kẽm tạo thành? - Giáo viên yêu cầu HS đọc kỹ đề , tóm tắt , nêu hướng giải . - Học sinh nhắc lại 4 bước làm bài toán tính theo phương trình phản ứng hóa học: 1/ Lập PTPU hóa học . 2/ Tính số mol: (đktc) nkhí = , 22,4 V m n M = 3/ Lập luận : 4/ Chuyển đổi m , V.. - HS đọc kĩ đề, hoạt động độc lập và giải + mZn = 19,5g => nZn + Tính : 2 ( ) ?H dktcV = 2 ?ZnClm = a/Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2 a) nZn = 19,5 0,3 65 mol= Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2 1mol 1mol 1mol 0,3mol 0,3mol 0,3mol 2 ( )H dktcV = n.22,4 = 0,3.22,4 = 6,72(l) 2 0,3 136 40,8( )ZnClm x g= = 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: 1) Trong các Oxit sau nay : Oxit nào tác dụng với nước ? Viết PTPU, gọi tên sản phẩm : SO3 , CuO, Na2O, CO2 , Al2O3, CaO . 2) Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch có nồng độ mới 18% . Hãy xác định khối lượng ban đầu. Giáo viên hướng dẫn : Gọi A là khối lượng dung dịch ban đầu. 15 18( 60) 100 100 ct A A m − = = =>15A = 18A – 1080 => A = 360 Vậy, dung dịch ban đầu là 360. b. Dặn dò: - Xem trước bài: Tính chất hóa học của ôxit. Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 3. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 7 Ngày soạn: 29.09.2014 Tiết: 13 Ngày dạy: 02.10.2014 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (tt). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được Ca(OH)2 là một bazơ quan trọng ,Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ tan, dẫn ra được những thí nghiệm hoá học chứng minh và viết được các phương trình hóa học cho mỗt tính chất - Biết được những ứng dụng quan trọng của Ca(OH)2 trong đời sống và sản xuất. - Thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được dung dịch Ca(OH)2 - Tính khối lượng Ca(OH)2 tham gia phản ứng. - Rèn luyện kỹ năng pha chế dung dịch canxi hiđroxit, ý nghĩa độ pH của dung dịch 3. Thái độ: - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống sản xuất 4. Trọng tâm: - Tính chất hóa học của Ca(OH)2. - Thang pH II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: ôn tập tính chất hoá học của bazơ - Giáo viên: + Hóa chất: Ca(OH)2 rắn, khí cacbon đioxit, dung dịch HCl, H2SO4, quỳ tím, phenolphtalein. + Dụng cụ: 2 cốc thuỷ tinh, phễu, giấy lọc, đũa thuỷ tinh. + Giáo án. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Thí nghiệm, hoạt động nhóm, đàm thoại. III.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tính chất hoá học của dung dịch NaOH? Viết phương trình hóa học minh hoạ? - Làm bài 3 trang 27 SGK. 3. Phát triển bài: Mở bài: Canxi hidroxit được pha chế và có những tính chất như thế nào? Được pha chế ra sao? Thang pH là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của canxi hiđroxit. - GV làm thí nghiệm pha chế HS quan sát thao tác pha dung B/ Canxi hiđroxit (Ca(OH)2 :74 Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 4. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung dung dịch Ca(OH)2 + Hoà tan một ít vôi tôi trong nước –Nhận xét màu vôi nước? + Lọc vôi nước qua phễu có giấy lọc => Nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu cách pha chế dung dịch Ca(OH)2 - GV tổng kết lại và cho HS ghi bài. - GV:Ca(OH)2 thuộc loại bazơ nào? - GV:Vậy Ca(OH)2 có mang đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan không? - GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của bazơ tan , nêu tính chất hóa học của dung dịch Ca(OH)2, tiến hành các thí nghiệm minh họa và viết phương trình hóa học minh hoạ. - GV nhận xét, bổ sung. dịch Ca(OH)2 nhận xét: + Nước vôi trắng đục + Dung dịch Ca(OH)2 trong suốt - HS nêu cách pha chế dung dịch Ca(OH)2 - HS ghi bài Dung dịch Ca (OH)2 là bazơ tan - Ca(OH)2 mang đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan - HS nhắc lại tính chất hoá học của bazơ tan. - Tính chất hoá học của Ca(OH)2 : + Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với chất chỉ thị, oxit axit, axit, muối. + PTHH : Ca(OH)2 + CO2→ CaCO3 + H2O Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O I/ Tính chất: 1.Pha chế dung dịch canxi hiđroxit: - Hoà tan một ít vôi tôi Ca(OH)2 vào nước được vôi nước (vôi sữa), lọc vôi sữa ta được dung dịch Ca(OH)2 trong suốt( ít tan, chứa 2 gam Ca(OH)2 / 1 lít dung dịch) 2.Tính chất hoá học: Dd Ca(OH)2 có những tính chất hoá học của một bazơ tan a.Làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch Ca(OH)2 đổi màu quỳ tím thành xanh, phênophtalêin không màu thành đỏ b.Tác dụng với axít: Ca(OH)2 + oxít axít → muối + nước. PTHH: Ca(OH)2 + CO2→ CaCO3 + H2O Ca(OH)2 + SO2→ CaSO3 + H2O c.Tác dụng với axít: DD Ca(OH)2 + axít → muối + nước. PTHH: Ca(OH)2+H2SO4→ CaSO4 + 2H2O Ca(OH)2 +2HCl→ CaCl2 + 2H2O Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của Ca(OH)2: - GV:Từ tính chất hóa học của dung dịch Ca(OH)2 hãy nêu ứng dụng của dung dịch Ca(OH)2. - GV nhận xét và cho HS ghi bài - Ca(OH)2 làm vật liệu xây dựng, khử chua, diệt trùng, khử độc các chất thải trong công nghiệp II/ Ứng dụng: - Ca(OH)2 có nhiều ứng dụng trong đời sống: làm vật liệu xây dựng, khử chua, diệt trùng, khử độc các chất thải trong công nghiệp. Hoạt động 3: Tìm hiểu thang PH: - GV cho HS xem thang pH - HS xem thang pH III/Thang PH: Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 5. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - GV: dùng thang pH để làm gì? - GV thông báo: Độ pH của dung dịch trung tính, dung dịch có tính bazơ, dung dịch có tính axit - Dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc bazơ của dung dịch - HS chú ý lắng nghe. - pH của dung dịch cho biết độ axit hoặc bazơ của dung dịch + pH = 7: dung dịch trung tính + pH > 7: dung dịch bazơ, pH càng lớn tính bazơ của dung dịch càng lớn. + pH < 7: dung dịch axit, pH càng nhỏ tính axit của dung dịch càng lớn. 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: - Trình bày tính chất hoá học của Ca(OH)2 - Cần ? g Ca(OH)2 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl - Gọi HS làm bài tập: 1trang 30 SGK b. Dặn dò: - Học bài cũ. - Làm bài tập 3,4trang 30 SGK. - Xem trước bài: Tính chất hóa học của muối Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 6. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 8 Ngày soạn: 07.10.2014 Tiết: 16 Ngày dạy: 10.10.2014 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 §11. PHÂN BÓN HOÁ HỌC. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết một số phân bón đơn, phân bón kép thường dùng và công thức hoá học của mỗi loại phân bón - Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật. 2. Kĩ năng: - Biết tính toán để tìm thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại. 3. Thái độ: - Học sinh biết sử dụng các loại phân bón cho cây trồng để đạt năng suất đồng thời để giữ nguồn nước không bị ô nhiễm. 4. Trọng tâm: - Một số muối được làm phân bón hóa học. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: Sưu tầm các loại phân bón tại địa phương - Giáo viên: + Chuẩn bị một số mẫu phân bón: urê, lân, kali, NPK + Giáo án. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Đặt và giải quyết vấn đề, CNTT. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày ứng dụng của NaCl ? - Làm bài 4 trang 36 SGK. 3. Phát triển bài: Mở bài: Những nguyên tố hóa học nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật? Công dụng của các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào? Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động: Tìm hiểu các loại phân bón hóa học Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 7. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - GV: Hãy kể tên những loại phân bón hóa học mà em biết. - GV giới thiệu: phân bón hoá học có thể phân bón đơn, phân bón kép. - GV:Thế nào là phân bón đơn - GV trình chiếu: Mẫu phân đạm, lân, kali. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Kể tên những loại phân đạm? Tính tan? Nêu công thức hoá học urê, amoni nitrat, amoni sunfat về trạng thái, màu sắc? H: Tính phần trăm nguyên tố N trong phân urê? + Có mấy loại phân lân? + Thế nào là photphat tự nhiên? Thành phần chính? + Thế nào là Supephotphat? Thành phần? Tính chất? + Cho biết thành phần và tính chất của phân kali? - GV nhận xét, bổ sung. - GV:Thế nào là phân bón kép? Thành phần? - GV:Cho biết thành phần của phân vi lượng? - GV thông báo: cần bón phối hợp các loại phân bón thích hợp khi bón cho cây, bảo vệ môi trường. - HS hoạt động cá nhân và kể tên một số loại phân bón - Chỉ chứa 1 trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính đạm, lân, kali - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Urê: CO(NH2)2 tan trong nước chứa 28 % 100% 46,7% 60 N x= = Amoni nitrat: NH4NO3 tan trong nước chứa 35% nitơ Amôni sunfat: (NH4)2SO4 tan trong nước chứa 21% nitơ + Phôtphat tự nhiên và Supephotphat +Phốt phát tự nhiên: là phân lân chưa qua chế biến Ca3(PO4)2 không tan trong nước tan chậm trong nước chua + Supephốtphát: là phân lân đã qua chế biến Ca(H2PO4)2 tan trong nước + KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nuớc. - có chứa 2 hoặc 3 loại nguyên tố dinh dưỡng : N- P-K, KNO3.. - có chứa một số nguyên tố hoá học: Bo, kẽm, mangan …cây cần ít nhưng lại cần thiết cho sự sống II-Phân bón hoá học thường dùng: 1. Phân bón đơn: chỉ chứa 1 trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính đạm, lân, kali a. Phân đạm (N) -Urê: CO(NH2)2 tan trong nước 28 % 100% 46,7% 60 N x= = -Amoni nitrat: NH4NO3 tan trong nước chứa 35% nitơ -Amôni sunfat: (NH4)2SO4 tan trong nước chứa 21% nitơ b. Phân lân (P) - Phốt phát tự nhiên: là phân lân chưa qua chế biến Ca3(PO4)2 không tan trong nước tan chậm trong nước chua - Supephốtphát: là phân lân đã qua chế biến Ca(H2PO4)2 tan trong nước c. Phân kali: KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nuớc. 2. Phân bón kép: có chứa 2 hoặc 3 loại nguyên tố dinh dưỡng : N- P-K, KNO3.. 3.Phân bón vi lượng: có chứa một số nguyên tố hoá học: Bo, kẽm, mangan …cây cần ít nhưng lại cần thiết cho sự sống Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 8. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - HS tiếp thu kiến thức. 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: - Nêu tác hại của việc bón phân hoá học không hợp lý ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và ô nhiễm môi trường sống. Cho ví dụ minh hoạ. - Hãy phân loại phân bón đơn, phân bón kép trong các mẫu phân đem theo. - Nêu vai trò của các loại phân bón hoá học - Kể tên các loại phân bón hoá học thường gặp - Để cây trồng phát triển cho năng suất cao chúng ta phải làm gì? b. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ - Ôn tập các hợp chất vô cơ mối quan hệ giữa các hợp chất - Kẻ bảng mối quan hệ giữa các chất - Xem trước bài : “ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ” Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 9. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 15 Ngày soạn: 22.11.2014 Tiết: 29 Ngày dạy: 25.11.2014 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 §23. THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT (HỆ SỐ 1) . I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được: - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: + Nhôm tác dụng với oxi. + Sắt tác dụng với lưu huỳnh. + Nhận biết kim loại Al và Fe. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hóa chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận , tiết kiệm trong thực hành hóa học và trong học tập. Cẩn thận, kiên trì, trung thực và có ý thức bảo vệ môi trường trong thí nghiệm hóa học. 4. Trọng tâm: - Phản ứng của Al với oxi. - Phản ứng của Fe với S - Nhận biết Al và Fe. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: Xem trước nội dung thực hành, chuẩn bị trước bảng tường trình ( ghi tiến hành thí nghiệm). - Giáo viên: + Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm, mỗi bộ như sau:  Dụng cụ: Giá ống nghiệm ( 1 chiếc), ống nghiệm (10 ống ), kẹp gỗ (1 chiếc ), lọ thủy tinh miệng rộng (1 chiếc ), muôi sắt ( 1 chiếc ).  Hóa chất: Bột nhôm( đựng trong lọ có đục nhiều lỗ nhỏ), bột sắt, bột lưu huỳnh. Các dung dịch: NaOH. + Giáo án. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 10. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - Thực hành theo nhóm. III.Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra trong quá trình thực hành, liên quan đến nội dung thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt. 3.Phát triển bài: Mở bài: : Nêu vấn đề: Để rèn luyện các kỹ năng thao tác thí nghiệm: Quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hóa học của bazơ, muối, chúng ta vào tiết thực hành Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài thí nghiệm của học sinh ở nhà. - Kiểm tra sự chuẩn bị của phòng thí nghiệm: dụng cụ, hóa chất cho buổi thực hành - Kiểm tra lý thuyết: So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt - Học sinh trả lời lý thuyết. - Kiểm tra bộ dụng cụ, hóa chất dùng thí nghiệm của nhóm. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm: Tiến hành thí nghiệm: - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm1: Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Các em hãy nhận xét hiện tượng và viết phương trình hóa học, giải thích ( quan sát kỹ trạng thái, màu sắc của chất tạo thành) - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2: Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh theo tỷ lệ 7:4 về khối lượng cho vào ống nghiệm, đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, cho biết màu của sắt, của lưu huỳnh, của hỗn hợp lưu huỳnh và sắt và của chất tạo thành sau phản ứng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng nam châm hút hỗn hợp trước và sau phản ứng để thấy rõ sự khác nhau về tính chất của chất tham - Học sinh lắng nghe, kết hợp với đọc nội dung thông tin trong sách giáo khoa. - Học sinh làm thí nghiệm1 theo nhóm, theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nêu nhận xét thí nghiệm và viết phương trình phản ứng. - Học sinh làm thí nghiệm 2 theo nhóm, theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nêu nhận xét thí nghiệm và viết phương trình phản ứng. Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 11. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung gia và chất sản phẩm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 3: Giáo viên nêu vấn đề: Có hai lọ không nhãn, đựng hai kim loại riêng biệt là nhôm và sắt, em hãy nêu cách nhận biết. - Giáo viên gọi học sinh trình bày cách làm. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả, giải thích và viết phương trình hóa học. - HS làm thí nghiệm 3: - Học sinh nêu cách nhận biết hai kim loại riêng biệt là nhôm và sắt. - Đại diện học sinh các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: - Thu bài tường trình, giải đáp những thắc mắc( nếu có) - Ôn tập những kiến thức đã học, đặc biệt là những kiến thức về nhôm và sắt. - Xem trước bài:” Tính chất của phi kim”. b. Dặn dò: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tường trình theo mẫu. STT TÊN THÍ NGHIỆM Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích. phương trình hóa học 1 Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi 2 Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh 3 Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL 9A1 9A2 Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 12. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 17 Ngày soạn: 01.12.2014 Tiết: 32 Ngày dạy: 04.12.2014 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 §26. CLO (tt) ( Cl = 35,5, Cl2 = 71 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được một số ứng dụng của khí clo. - Học sinh biết được phương pháp điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm, điều chế khí Clo trong công nghiệp, thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp… 2. Kĩ năng: - Học sinh biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung thông tin sách giáo khoa, rút ra các kiến thức về tính chất, ứng dung và điều chế khí Clo: học sinh biết các thao tác tiến hành thí nghiệm, biết cách quan sát các thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát, giải thích và rút ra kết luận. Viết được những phương trình điều chế khí clo. - Tính thể tích khí clot ham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở điều kiện tiêu chuẩn. 3. Thái độ: - Học sinh cẩn thận khi tiếp xúc với Clo, tích lũy thêm các kiến thức hóa học, tự tìm tòi thêm các kiến thức, nâng cao lòng yêu thích bộ môn, phát triển khả năng tự học. 4. Trọng tâm: - Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: Đọc trước bài mới. - Giáo viên: + Tranh: Sơ đồ về một số ứng dụng của clo. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Sơ đồ thùng điện phân. + Giáo án. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Hoạt động nhóm, vấn đáp. III.Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày tính ch t hoá h c c a clo. Vi t PTHH minh ho .ấ ọ ủ ế ạ Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 13. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung 3. Phát tri n bài:ể Mở bài: Giáo viên nêu vấn đề: Một phi kim hoạt động hóa học mạnh, có nhiều ứng dụng trong thực tế là clo. Chúng ta hãy tìm hiểu tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của Clo. Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng của clo. - GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa. - GV treo tranh: Sơ đồ về một số ứng dụng của clo. - GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu những ứng dụng của clo. cho học sinh quan sát, nêu ứng dụng của khí Clo. - GV cho HS bổ sung đầy đủ ứng dụng của Clo, cho học sinh ghi bài. - HS đọc thông tin trong SGK. - HS quan sát tranh: Sơ đồ về một số ứng dụng của clo => Ứng dụng: khử trùng nước sinh hoạt, điều chế nhựa PVC, nước Giaven,… III- Ứng dụng của Clo: - Dùng khử nước sinh hoạt, tẩy trắng vải, bột giấy… - Dùng điều chế nước Javel, clorua vôi, điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, cao su… Hoạt động 2: Tìm hiểu Clo được điều chế như thế nào? Mục tiêu: HS nắm được cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 1.Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm: - GV treo tranh: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm. - GV:Tại sao khí Clo thu được phải cho đi qua bình đựng H2SO4 đặc ? - GV: Tác dụng của bông tẩm xút? - GV:Có thể thu khí Clo qua nước được không? - GV nhận xét, bổ sung 2. Điều chế Clo trong công nghiệp: - GV treo tranh: Sơ đồ thùng điện phân. - GV giới thiệu cách điều chế - HS quan sát tranh: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm. - HS chú ý lắng nghe. - DDHCl đậm đặc, MnO2 - Vì H2SO4 đặc làm khô khí Clo - Khử khí clo dư - Không, vì Clo tan trong nước IV-Điều chế khí Clo 1- Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm : a- Nguyên liệu: dung dịch HCl đậm đặc, MnO2 hoặc KMnO4. b- Cách điều chế: Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với chất oxi hoá mạnh như MnO2 , KMnO4… c- Phương trình hóa học: 4HCl(ddđặc) + MnO2 (r ) 0t → MnCl2(dd) +Cl2(k)+ H2O(l) d- Cách thu khí: Đẩy không khí( đặt đứng bình), khí clo thu được được làm khô bằng H2SO4 đậm đặc. Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 14. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung khí Clo trong công nghiệp. - GV: Cho biết nguyên liệu điều chế Clo trong công nghiệp? - GV:Nêu phương pháp điều chế khí Clo trong công nghiệp? - GV:Cực dương thu khí gì ? - GV: Cực âm thu khí gì ? - GV:Màng ngăn xốp có vai trò gì? -- GV:Viết phương trình phản ứng iđiều chế khí Clo? - GV: Hãy kể tên một số nhà máy sản xuất hoa 1chất ở Việt Nam. - GV nhận xét, bổ sung - HS quan sát tranh: Sơ đồ thùng điện phân. - HS tiếp thu kiến thức - Nguyên liệu: dung dịch NaCl bảo hòa. - Điện phân có màng ngăn - Thu khí Clo. - Thu khí Hiđro - NaOH không phản ứng với Clo. 2 NaCl +2H2OCl2 + H2 + 2NaOH - Một số nhà máy sản xuất hoá chất tại Việt Nam: nhà máy hoá chất Việt Trì, Bãi Bằng,... 2- Điều chế Clo trong công nghiệp : Điện phân dd NaCl bão hoà có màng ngăn xốp PTHH: 2 NaCl( ddbão hoà)+2H2O(l) (điện phân có màng ngăn Cl2(k)+H2(k)+2NaOH(dd) * Kết luận bài học: Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: - Clo có những tính chất vật lý nào? - Clo có những tính chất hoá học nào? Viết PTHH minh hoạ - Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hoá học? Giải thích? - Gọi HS làm bài tập 6, 10 trang 81 SGK. b. Dặn dò:: - Học kỹ bài. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5/ 81 SGK - Chuẩn bị trước bài mới: Phần ứng dụng và điều chế clo. Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 15. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 24 Ngày soạn: 27.01.2015 Tiết: 45 Ngày dạy: 30.01.2015 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 §36. METAN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan. - Tính chất vật lí: Trạng thái màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối sao với không khí. - Tính chất hóa học: Tác dụng với clo ( phản ứng thế), với oxi ( phản ứng cháy). - Mêtan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất. 2. Kĩ Năng: - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét. - Viết phương trình hóa học dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn. - Phân biệt được khí metan với một vài khí khác, tính phần trăm thể tích khí metan trong hỗn hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu quê hương 4. Trọng tâm: - Cấu tạo và tính chất hóa học của khí metan. HS biết do phân tử CH4 chỉ chứa các liên kết đơn nên phản ứng đặc trưng của metan là phản ứng thế. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: Đọc trước bài, xem trước nội dung bài học trong sách giáo khoa. - Giáo viên: + Mô hình Metan dạng rỗng, đặc + Tranh: phản ứng cháy của metan và phản ứng thế của metan. + Giáo án. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Vấn đáp , trực quan, hoạt động nhóm III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử: C2H5Br, C4H10, C3H6, CH4 3. Phát triển bài: Mở bài: Metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu trạng thái thiên nhiên- tính chất vật lý của Metan: - GV thông báo CTPT của metan. - GV gọi HS tính PK của metan - GV thông báo CTPT của metan. CTPT: CH4 PTK: 16 Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 16. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - GV thông báo sự hình thành và sinh ra khí Metan - GV cho HS quan sát lọ đựng khí Metan => Rút ra nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. - GV liên hệ thực tế mỏ khí thiên nhiên ở tỉnh Thái Bình: khai thác với trữ lượng lớn- nhiên liệu - GV gọi HS tính PK của metan - HS chú ý - HS quan sát lọ đựng khí metan rút ra nhận xét:Metan là chất khí, không màu. - HS chú ý. I-Trạng thái thiên nhiên- Tính chất vật lý: - Trong thiên nhiên: khí Metan có nhiều trong mỏ khí thiên nhiên, mỏ khí, mỏ dầu, khí mỏ than, khí bùn ao, khí biogas - Tính chất vật lý: Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo phân tử Metan: - GV hướng dẫn cho các nhóm lắp ráp mô hình rỗng và đặc của phân tử CH4 => Từ đó rút ra nhận xét, viết CTCT. - GV bổ sung: + Giữa nguyên tử C và H chỉ có một liên kết gọi là liên kết đơn, bền. + Góc HCH:109,5o - GV cho HS ghi bài. - Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử CH4 dưới sự hướng dẫn của GV. +Nhận xét: Trong phân tử có 4 liên kết giữa nguyên tử C và nguyên tử H. + CTCT: C H H H H - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung. - HS tiếp thu kiến thức. - HS ghi bài. II- Cấu tạo phân tử: Công thức phân tử: CH4 Công thức cấu tạo: C H H H H Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn C-H, bền. Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hóa học của Metan: - GV biểu diễn thí nghiệm đốt cháy khí Metan . Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PTHH. - GV bổ sung: - HS quan sát thí nghiêm nhận xét: + Hiện tượng: metan cháy có ngọn lửa màu xanh, dd nước vôi trong bị vẫn đục, có những giọt nước trên thành ống nghiệm. + PTHH: III- Tính chất hóa học : 1-Tác dụng với Oxi: (phản ứng cháy) - Metan cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, tỏa nhiều nhiệt, tạo ra khí cacbonic và hơi nước CH4(k) + 2O2(k) 0t →CO2(k) +2H2O(h) - Hỗn hợp gồm một phần thể tích Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 17. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung + Phản ứng trên toả nhoiêù nhiệt. + CH4 cháy với tỷ lệ 1 : 2 phản ứng nổ, đây là nguyên nhân gây ra các vụ nổ ở các mỏ than đang khai thác. - GV treo tranh: phản ứng thế của metan. - GV yêu cầu HS quan sát tranh nhận xét màu sắc của clo trước và sau phản ứng, màu sắc của giấy quỳ tím. Viết PTHH. - GV giảng giải: trong phản ứng trên, nguyên tử H trong phân tử CH4 được thay thế bởi nguyên tử clo  gọi là phản ứng thế, là phản ứng đặc trưng của CH4 CH4+2O2 0t →CO2+2H2O - HS chú ý - HS quan sát tranh:phản ứng thế của metan rút ra nhận xét: + Trước phản ứng: clo có màu vàng nhạt. + Sau phản ứng: clo mất màu. Giấy quỳ tím đỏ. + PTHH: CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl - HS tiếp thu kiến thức. Metan và hai phần thể tích Oxi là hỗn hợp nổ mạnh 2- Tác dụng với khí Clo: (phản ứng thế) - Metan tham gia phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng: C H H H H Cl Cl C H Cl H H H Cl+ + Viết gọn: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl Metyl clorua Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của Metan: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. - GV yêu cầu HS rút ra ứng dụng của metan. - GV nhận xét, bổ sung, cho HS ghi bài. - Cá nhân đọc thông tin trong SGK rút ra ứng dụng của metan: làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất, điều chế bột than. - HS ghi bài. IV- Ứng dụng của Metan: Metan là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp. * Kết luận bài học: - Gọi HS đọc phần đóng khung trong SGK. 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: Bài tập 1: Cho 22,4 lit hỗn hợp khí CH4 và CO trong đó CO chiếm 11,2 lit. Tính phần trăm khí CH4 trong hỗn hợp. Biết các khí đo ở ( đktc) - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 116 SGK. b. Dặn dò: - Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới: Etilen Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 18. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 25 Ngày soạn: 03.02.2015 Tiết: 48 Ngày dạy: 06.02.2015 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 §39. BENZEN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen. - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính. - Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng ( có bột Fe, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng cộng hidro và clo. - Ứng dụng: Làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ. 2. Kĩ Năng: - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất. - Viết các phương trình hóa học dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn. - Tính khối lượng bazen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu quê hương 4. Trọng tâm: - Cấu tạo và tính chất hóa học của benzen. Học sinh cần biết do phân tử benzen có cấu tạo vòng 6 cạnh đều trong đó có 3 liên kết đơn C – C luân phiên xen kẽ với ba liên kết đôi C = C đặc biệt nên benzen vừa có khả năng cộng, vừa có khả năng thế ( tính thơm). II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: Đọc trước bài, xem trước nội dung bài học trong sách giáo khoa - Giáo viên: +Mô hình phân tử benzen, hình vẽ 4.15 + Hóa chất : benzen, dầu ăn, nước, Brom. + Dụng cụ : 2 ống nghiệm, kẹp gỗ. + Giáo án. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Vấn đáp , trực quan, hoạt động nhóm III.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định:Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 19. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - Nhắc lại cấu tạo phân tử của metan, etilen, axetilen? 3. Phát triển bài: Mở bài: Benzen là hiđrocacbon có cấu tạo khác với metan, etylen và axetilen.Vậy, benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1:Tìm hiểu tính chất vật lý của benzen: - GV thông báo CTPT của benzen - GV gọi HS tính PK của benzen - GV làm thí nghiệm: + Cho vài giọt benzen vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ để yên. + Cho 1- 2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen, lắc nhẹ. - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, nhận xét, rút ra tính chất vật lý của benzen. - GV chốt lại kiến thức và cho HS ghi bài. - GV thông báo CTPT của benzen - GV gọi HS tính PK của benzen - HS quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn rút ra nhận xét: + Benzen không tan. + Benzen tan trong dầu ăn. + Tính chất vật lý: benzen là chất lỏng, không tan trong nước, tan trong dầu ăn. - Cá nhân trả lời, HS khác bổ sung. - HS ghi bài. CTPT: C6H6 PTK: 78 I- Tính chất vật lý: - Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan nhiều chất như dầu ăn, nến, cao su, iot,… - Benzen rất độc Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo phân tử benzen: - GV hướng dẫn cho các nhóm lắp ráp mô hình rỗng và đặc của phân tử benzen => Từ đó rút ra nhận xét, viết CTCT. - Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử benzen dưới sự hướng dẫn của GV. + Nhận xét: Sáu nguyên tử Cacbon liên kết với nhau tạo thành mạch vòng sáu cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn II. Cấu tạo phân tử : C C C C C C H H H H H H Sáu nguyên tử Cacbon liên kết với nhau tạo thành mạch vòng sáu cạnh đều, có 3 liên kết đôi Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 20. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - GV nhận xét, bổ sung. C C C C C C H H H H H H - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung. xen kẽ 3 liên kết đơn Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hóa học của benzen - GV làm thí nghiệm: Đốt cháy benzen. - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. - GV treo tranh: Thí nghiệm benzen tác dụng với brom có mặt bột sắt. - GV yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được. - GV yêu cầu HS trả lời: Phản ứng giữa benzen và brom thuộc loại phản ứng gì? - GV chốt lại kiến thức. - GV thông báo:Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etyle và axetilen. Trong điều kiện thích hợp, benzen phản ứng cộng với một số chất. => Do có cấu tạo đặc biệt nên - HS quan sát thí nghiệm: Đốt cháy benzen, rút ra nhận xét: Benzen cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và muội than. - HS quan sát tranh: Thí nghiệm benzen tác dụng với brom có mặt bột sắt. - Cá nhân nêu hiện tượng: màu của brom bị mất, có khí bay ra. - Cá nhân trả lời: Nguyên tử H trong phân tử benzen đã thay thế bởi nguyên tử brom gọi là phản ứng thế. - HS tiếp thu kiến thức. III- Tính chất hóa học: 1- Benzen có cháy không? Phản ứng cháy 2C6H6(l)+ 15O2(k) 0t → 12CO2(k) + 6H2O 2- Benzen có phản ứng thế với Brom không? Phản ứng thế C C C C C C H H H H H H Br Br C C C C C C Br H H H H H H Br+ + Viết gọn: C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr 3- Benzen có phản ứng cộng không? Phản ứng cộng C6H6 + 3H2 → C6H12 Benzen Xiclohecxan Kết luận: Do phân tử có cấu tạo Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh Fe,t 0 Fe,t 0
  • 21. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung benzen vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng. đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng nhưng phản ứng cộng xảy ra khó hơn so với Etilen và Axetilen Hoạt động 4:Tìm hiểu ứng dụng của Benzen - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa, trả lời câu hỏi: Benzen có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất - Giáo viên gọi học sinh trả lời , bổ sung ghi bài - HS đọc thông tin trong SGK rút ra ứng dụng của benzen: là nguyên liệu trong công nghiệp dùng để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm - Cá nhân trả lời. IV- Ứng dụng: - Benzen là nguyên liệu trong công nghiệp dùng để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm - Làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm * Kết luận bài học: - Gọi HS đọc phần đóng khung trong SGK. 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: - Nhắc lại tính chất vật lý, tính chất hóa học của Benzen - Gọi HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 125 SGK b. Dặn dò: - Học bài cũ. - Xem trước bài mới. Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 22. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 32 Ngày soạn: 09.04.2013 Tiết: 60 Ngày dạy: 12.04.2013 Lớp dạy: 9A1 – 9A2 KIỂM TRA 45 PHÚT SỐ 4. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của học sinh ở chương V ( từ bài rượu etylic đến bài luyện tập: rượu etylic, axit axetic và chất béo) 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết công thức cấu tạo - phương trình hóa học, làm toán hóa. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận , kiên trì, trung thực trong kiểm tra. II. Ma Trận: 1. Tỉ lệ trắc nghiệm khách quan / tự luận = 3 /7 2. Ma trận: Đề 1 và Đề 2 Bậc nhận thức Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Điểm TN TL TN TL TN TL Bài 44: Rượu etylic Bài 45: Axit axetic Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic Bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic, chất béo 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 3 câu 2 câu 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 4 3,5 1,5 1 Điểm 0,5 1,5 3,5 1,5 1 2 10 Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 23. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung ĐÁP ÁN: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 5 Đ) ĐỀ 1 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 ĐÁP ÁN b b c d a c a c a b ĐỀ 2 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 ĐÁP ÁN b c b c c a d b b d Mỗi câu 0,5 đ B. PHẦN TỰ LUẬN: (5 Đ) ĐỀ 1: Câu 1: ( 1,5 đ) ( mỗi phương trình 0,5 đ) a. 2CH3COOH + Na2CO3  → 2CH3COONa + CO2 + H2O b. 2CH3OH + 2Na  → 2CH3ONa + H2 c. 2CH3COOH + ZnO  → (CH3COO)2Zn + H2O Câu 2: ( 1,5 đ) - Dùng quì tím nhận ra CH3COOH. ( 0,5 đ) - Cho 2 chất lỏng còn lại vào nước, chất nào hòa tan hoàn toàn là rượu etylic.( 0,5 đ) - Chất lỏng nào khi cho vào nước thấy có chất lỏng không tan nổi lên trên, đó là dầu ăn. (0,5đ) Câu 3: ( 2 đ) 2 8,8 44 COn = =0,2 (mol)  mc = 0,2 x 12 = 2,4 (g) (0, 25 đ) 2 3,6 18 H On = = ( 0,2 mol)  mH =0,2 x 2 = 0,4 ( g) (0, 25 đ) mA = mO + mC + mH  mO = mA – (0,4 + 2,4) =3,2 (g) (0, 25 đ) Vậy hợp chất hữu cơ A chỉ chức 3 nguyên tố : C , H và O. (0, 25 đ) Đặt công thức tổng quát của A là : CxHyOz (0, 25 đ) Ta có : x : y : z 2,4 0,4 3,2 : : 12 1 16 = = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1 (0, 25 đ) Công thức nguyên : (CH2O)n (0, 25 đ) 30n = 60  n = 2 Công thức phân tử của A : C2H4O2 (0, 25 đ) ĐỀ 2: Câu 1: ( 1,5 đ) ( mỗi phương trình 0,5 đ) a. 2CH3COOH + Na2CO3  → 2CH3COONa + CO2 + H2O b. 2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2 Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 24. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung c. 2CH3COOH + CuO  → (CH3COO)2Cu + H2O Câu 2: ( 1,5 đ) - Dùng quì tím nhận ra CH3COOH. ( 0,5 đ) - Cho 2 chất lỏng còn lại vào nước, chất nào hòa tan hoàn toàn là CH3OH.( 0,5 đ) - Chất lỏng nào khi cho vào nước thấy có chất lỏng không tan nổi lên trên, đó là C6H6. (0,5đ) Câu 3: 2 8,8 44 COn = =0,2 (mol)  mc = 0,2 x 12 = 2,4 (g) (0, 25 đ) 2 5,4 18 H On = =( 0,3 mol) mH =0,3 x 2 = 0,6 ( g) (0, 25 đ) mA = mO + mC + mH  mO = mA – (0,4 + 2,4) =1,6 (g) (0, 25 đ) Vậy hợp chất hữu cơ A chỉ chức 3 nguyên tố : C , H và O. (0, 25 đ) Đặt công thức tổng quát của A là : CxHyOz (0, 25 đ) Ta có : x : y : z 2,4 0,6 1,6 : : 12 1 16 = = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1 (0, 25 đ) Công thức nguyên : (C2H6O)n (0, 25 đ) 46n = 46  n = 1 Công thức phân tử của A : C2H6O (0, 25 đ) THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL 9A2 9A3 Nhận xét: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 25. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Tuần: 34 Ngày soạn: 03.05.2011 Tiết: 63 Ngày dạy: 05.05.2011 Lớp dạy: 9A2 – 9A3 §53. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được : - Trạng thái tự nhiên , tính chất vật lý của tinh bột ,và xenlulozo. - Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là ( C6H10O5)n . - Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ ( phản ứng thủy phân , riêng hồ tinh bột có phản ứng màu với Iốt - Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất . - Sự tạo thành tinh bột và xenlulo ở cây xanh. 2. Kĩ Năng: rèn kĩ năng: - Viết được phương trình phản ứng thủy phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh - Quan sát thí nghiệm , mẫu vật rút ra nhận xét về tính chất của của tinh bột, xenlulozơ. - Phân biệt tinh bộtvới xenlulozơ. - Tính khối lượng etanol thu được từ tinh bột và xenlulozơ. 3. Thái độ: - Tăng lòng ham học hỏi, phát huy khả năng tự học. 4. Trọng tâm: - Công thức chung của tinh bột và xenlulozo là (C6H10O5)n II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Học sinh: Học kỹ bài cũ, xem trước bài mới. - Giáo viên: + Tranh vẽ phóng to ứng dụng của xenlulozơ + Hóa chất: dd hồ tinh bột, dd iot, cốc nước + Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút, cốc nước . + Giáo án. 2. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Vấn đáp , đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. III.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (P, KP), cơ sở vật chất,… 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 26. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung - Nêu tính chất hóa học của Glucozơ? Viết phương trình phản ứng minh họa - Làm bài tập 6/155 3.Phát triển bài: Mở bài: Tinh bột và xenllozơ là những gluxit quan trọng đối với đời sống của con người. Vậy, công thức của tinh bột và xenlulozơ như thế nào? Chúng có tính chất và ứng dụng gì? Ta tìm hiểu bài mới. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu về trạng thái thiên nhiên: Mục tiêu: HS nắm được xenlulozơ và tinh bột có ở đâu? - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, đọc thông tin và trả lời câu hỏi: trong thiên nhiên tinh bột và xenlulozơ có ở đâu? - GV tổng hợp lại, ghi bảng - HS quan sát tranh, đọc SGK trả lời câu hỏi: + Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, quả. + Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre. - HS ghi bài. I) Trạng thái tự nhiên: 1) Tinh bột: có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, sắn, khoai 2) Xenlulozơ: là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa … Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý Mục tiêu: HS nắm được tính chất vật lý của xenlulozơ và tinh bột. - GV yêu cầu các nhóm HS tiến hành thí nghiệm: + Lần lượt cho tinh bột và xenlulozơ vào 2 ống nghiệm, thêm nước vào lắc nhẹ, sau đó đun nóng 2 ống nghiệm + Quan sát trạng thái, màu sắc, sự hoà tan của tinh bột và xenlulozơ trước và sau khi đun nóng - GV gọi HS đại diện các nhóm nêu hiện tượng quan sát được - GV tổng hợp lại và ghi bảng - HS làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - Nhận xét: + Tinh bột không tan trong nhước ở nhiệt độ thường, nhưng tan trong nước nóng. + Xenlulozơ: không tan trong nước. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi bài. II) Tính chất vật lý: 1) Tinh bột: là chất rắn, không tan trong nước ở nhiệt độ thường nhưng tan trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột. 2) Xenlulozơ: là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường và ngay cả khi đun nóng. Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 27. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo phân tử Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cấu tạo phân tử. - GV giới thiệu và viết công thức của tinh bột và xenluozo lên bảng, giải thích ý nghĩa của chỉ số n đồng thời so sánh giá trị n trong hai công thức của tinh bột và xenlulozơ - GV tiếp tục giới thiệu: tinh bột và Xenlulozơ có khối lượng phân tử lớn và được tạo bởi các mắt xích - C6H10O5 - - HS quan sát công thức của Xenlulozơ và tinh bột - HS tiếp thu kiến thức. III) Đặc điểm cấu tạo phân tử: 1) Tinh bột: (- C6H10O5-)n n = 1200 tương ứng với 6000 mắt xích (-C6H10O5) 2) Xenlulozơ: (- C6H10O5-)n n = 10 000 tương ứng với 14000 mắt xích (-C6H10O5) Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hoá học: Mục tiêu: HS nắm được tính chất hoá học. - GV giới thiệu ứng dụng thuỷ phân của tinh bột và xenlulozơ với axit tạo thành glucozơ - GV giới thiệu để HS rõ quá trình hấp thụ tinh bột trong cơ thể người và động vật theo sơ đồ: Men Tinh bột ------> Mantozơ Amilaza Men ------> Glucozơ Mantozơ - GV yêu cầu HS làm thí nghiệm tác dụng của tinh bột với dung dịch Iot: + Nhỏ vài giọt dung dịch Iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột → quan sát hiện tượng + Đun nóng ống nghiệm : quan sát hiện tượng - GV gọi đại diện nhóm báo cáo - HS nghe bài và ghi bài - HS làm thí nghiệm theo nhóm quan sát hiện tượng: + hồ tinh bột xuất hiện màu xanh. + Đun nóng maù xanh biến mất, để nguội lại hiện ra. - Đại diện nhóm báo cáo kết IV) Tính chất hoá học: 1) Phản ứng thuỷ phân: Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ (- C6H10O5-)n + nH2O o axit t → nC6H12O6 2) Tác dụng của tinh bột với Iot: - Nhỏ dung dịch Iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột sẽ thấy xuất hiện màu xanh - Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra => Iot được dùng để nhận biết hồ tinh bột Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 28. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung kết quả thí nghiệm. - GV nhận xét và thông báo: tính chất này để nhận biết hồ tinh bột quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 5: Ứng dụng của tinh bột và Xenlulozơ Mục tiêu: HS nắm ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. - GV nêu quá trình hình thành ra tinh bột và xenlulozơ, là quá trình quan trong trong tự nhiên, nó vừa hấp thụ khí CO2 vừa giải phóng khí O2 => có tác dụng cân bằng khí quyển => GV thông báo phương trình phản ứng quang hợp của cây xanh tạo thành tinh bột và Xenlulozơ từ khí Oxi và nước. - GV treo tranh: ứng dụng của xenlulozơ. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và đọc thông tin trong SGK=> Nêu ứng dụng của tinh bột và Xenlulozơ - GV tổng hợp và ghi bảng - GV: Liên hệ thực tế về sản xuất lương thực - HS lắng nghe và ghi bài - HS quan sát trnh: ứng dụng của xenlulozơ. - HS đọc thông tin trong SGK rút ra ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. - HS khác nhận xét, bổ sung. IV) Ứng dụng của tinh bột và Xenlulozơ - Tinh bột và Xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp Clorophin 6nCO2+ 5nH2O --------> ánh sáng (- C6H10O5-)n + 6nO2 - Tinh bột là lương thực quan trong, là nguyên liệu sản xuất đường, rượu etylic, - Xenlulozơ: SGK/157 * Kết luận bài học: - Gọi HS đọc phần đóng khung trong SGK 4. Củng cố - đánh giá – dặn dò: a. Củng cố - đánh giá: - Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ - Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột → Glucozơ → rượu etylic → axit axetic → Etyl axetat b. Dặn dò: - Học bài cũ. - Làm bài tập còn lại trong SGK - Xem trước bài mới: protein. Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh
  • 29. Sở GD & ĐT Lâm Đồng Trường THCS & THPT Tà Nung IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Giáo án: Hóa 9 Giáo viên: Nông Thị Thùy Anh