SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM THU HUYỀN
CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (2000 - 2013)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM THU HUYỀN
CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (2000 - 2013)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng (2000 - 2013)” được thực hiện từ tháng 8/2014 đến 8/2015.
cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Thái Nguyên, Ngày ..... tháng ..... năm 2015
Tác giả luận văn
PHẠM THU HUYỀN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: PGS.
TS. Đàm Thị Uyên, các thầy, cô giáo khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm
Thái Nguyên đã động viên chỉ bảo tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn cán bộ và nhân dân, UBND huyện Bảo Lạc
đã giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết sức của bản thân nhưng luận văn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thu Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. ..............9
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................9
5. Đóng góp của luận văn................................................................................10
6. Bố cục của luận văn.....................................................................................10
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG..11
1.1. Lịch sử hành chính huyện Bảo Lạc ..........................................................11
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.............................................................13
1.3. Điều kiện kinh tế.......................................................................................18
1.4. Điều kiện xã hội........................................................................................20
1.4.1. Dân số, lao động việc làm ..................................................................20
1.4.2. Văn hóa, giáo dục, y tế.......................................................................21
1.4.3. Dân tộc, phong tục tập quán...............................................................23
Tiểu kết chương 1............................................................................................26
Chƣơng 2. CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN
BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG 2000- 2013.................................................28
2.1. Quan điểm và mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo................28
2.1.1. Quan điểm về “nghèo, đói”................................................................28
2.1.2. Mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo.................................31
2.2. Thực trạng đói nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013 ............34
2.2.1. Giai đoạn 2000 - 2005........................................................................34
2.3.2. Giai đoạn 2006 - 2013........................................................................39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2.3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo.............................44
2.3.1. Nguyên nhân.......................................................................................44
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo .................................48
2.4. Các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo ..........................................49
2.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về
xóa đói giảm nghèo ......................................................................................49
2.4.2. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập ...50
2.4.3. Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản .....................................................................................................51
2.4.4. Huy động nguồn lực để thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo ...................................................................................................52
2.4.5. Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo .......53
2.5. Các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc..............54
2.5.1. Tạo cơ hội để người nghèo phát triển sản xuất, góp phần tăng
thu nhập, giảm nghèo ...................................................................................54
2.5.2. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản .........62
Tiểu kết chương 2............................................................................................67
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẢO LẠC ..................69
3.1. Tác động về kinh tế ..................................................................................69
3.1.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp .................................................................69
3.1.2. Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng .......................................................74
3.1.3. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du
lịch và dịch vụ ..............................................................................................76
3.2. Tác động về xã hội ...................................................................................78
3.2.1. Lĩnh vực giáo dục...............................................................................79
3.2.2. Lĩnh vực y tế.......................................................................................82
3.2.3. Lĩnh vực an ninh - quốc phòng ..........................................................83
3.3. Một số hạn chế..........................................................................................85
Tiểu kết chương 3............................................................................................88
KẾT LUẬN ....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
DTTN
GDP
Nxb
UBND
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Diện tích tự nhiên
Tổng thu nhập quốc nội
Nhà xuất bản
Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc ................................16
Bảng 1.2. Thống kê các dân tộc ở huyện Bảo Lạc (Năm 2013)..................24
Bảng 2.1. Kết quả giảm nghèo tại 14 xã, thị trấn tại thời điểm 31/12/200535
Bảng 2.2. Kết quả giảm nghèo ở Bảo Lạc...................................................36
Bảng 2.3. Đặc trưng hộ nghèo ở huyện Bảo Lạc.........................................37
Bảng 2.4. Tình hình hộ nghèo trong các năm 2006, 2010...........................40
Bảng 2.5. Danh sách hộ nghèo, dân tộc, diện hộ, tình trạng, nhà ở,
nguyên nhân nghèo và mức thu nhập của hộ năm 2006
(Qua điều tra 11/17 xã, thị trấn) 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1. Diện tích các loại cây trồng........................................................71
Biểu 3.2. Sản lượng lương thực.................................................................71
Biểu 3.3. Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn huyện qua các năm.........72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Nhận thức rõ điều
đó trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách phát động toàn Đảng, toàn dân tấn công vào đói nghèo, được nhân dân
đồng tình ủng hộ. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá
nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân được nâng lên cách rõ rệt. Song, một
bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn...đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được điều kiện tối
thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc, đây
là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Để giải quyết vấn đề đói nghèo Đảng và
Nhà nước ta đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm. Đây là chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo ra các điều
kiện thuận lợi phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất,
tăng thu nhập tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, xóa đói giảm nghèo,
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian
lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ
cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho nhân dân.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo,
huyện Bảo Lạc là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng có 13/14 xã thị trấn
đặc biệt khó khăn. Để từng bước giải quyết được vấn đề đói nghèo, thiếu việc
làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn
định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, Huyện ủy- Hội đồng Nhân dân -
Ủy ban Nhân dân huyện đã quyết tâm thực hiện công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
cuộc xóa đói giảm nghèo với các chương trình xóa đói giảm nghèo qua các
giai đoạn 2000- 2013.
Việc nghiên cứu tìm hiểu về “Công cuộc xóa đói giảm nghèo huyện
Bảo Lạc 2000- 2013” không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà có ý nghĩa cả
về thực tiễn. Nghiên cứu đề tài này hiểu rõ về công cuộc xóa đói giảm nghèo
của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000 - 2013. Qua đó, thấy được ý nghĩa, tác
dụng của công tác xóa đói giảm nghèo đối với Bảo Lạc nói riêng và tỉnh Cao
Bằng và cả nước nói chung, đồng thời cũng đánh giá nghiêm túc những khó
khăn, hạn chế, tồn tại của công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời
gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng nhiệm vụ giải pháp để
chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn tiếp theo đạt hiệu
quả cao hơn.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn:“Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 2000-2013” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xóa đói, giảm nghèo là vấn đề đã được nhiều các quốc gia, tổ chức và
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới đã có không ít các cuộc
hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề này, ví dụ như: Hội nghị chống đói nghèo
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái
Lan) vào tháng 9 - 1993; hội nghị về phát triển xã hội do Liên Hợp Quốc tổ
chức tại Coopenhaghen (Đan Mạch); hội nghị Thượng đỉnh thiên niên kỷ của
Liên Hợp Quốc vào năm 2000… Các hội nghị đã đưa ra các khái niệm về đói
nghèo, các quan điểm về chuẩn mực đói nghèo và một số giải pháp chung về
xóa đói, giảm nghèo trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta
đã nhận thấy tầm quan trọng của công cuộc xóa đói, nghèo, nâng cao đời sống
nhân dân. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này nên trong những năm gần
đây, vấn đề xóa đói, giảm nghèo của nước ta đã thu hút sự nghiên cứu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
đông đảo các nhà khoa học, những người làm công tác quản lý, đã có nhiều
công trình nghiên cứu.
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói
giảm nghèo, các công trình ấy ít nhiều đã tổng hợp, phân tích, làm rõ về quan
niệm, các yếu tố dẫn đến đói nghèo và những giải pháp về xóa đói giảm nghèo
và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Các công trình do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ biên như: Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993);
Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993), Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội,
1996), Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997). Các
công trình nghiên cứu này làm rõ các vấn đề lý luận về đói nghèo và phân tích rõ
về các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở nước ta, từ đó đưa những giải pháp
nhằm xóa đói giảm nghèo nói chung. Các công trình nghiên cứu là tài liệu tham
khảo phù hợp cho các địa phương thuộc khu vực miền núi nói chung.
Sách chuyên khảo của Hà Quế Lâm “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc
thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
nội, 2002) đã cho người đọc thấy được tình trạng đói nghèo ở nhiều vùng dân
tộc thiểu số ở Việt Nam. Công trình gồm 3 chương: Chương I Cơ sở lý luận về
chính sách kinh tế xã hội và vấn đề nghèo đói, chính sách xoá đói giảm nghèo
đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,
Chương II Thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và kết quả
đạt được từ việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta
trong những giai đoạn gần đây, Chương III Những kiến nghị và giải pháp về xoá
đói, giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta. Toàn bộ nội
dung công trình đã tập trung vào một số vấn đề liên quan đến đói nghèo, làm rõ
một số nguyên nhân của tình trạng đói nghèo. Đặc biệt tác giả đã chú trọng phân
tích đánh giá quá trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta, trong đó phân tích sâu về
thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở
vùng cao, miền núi. Đồng thời tác giả còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
nêu ra những nguyên nhân cơ bản về tình trạng đói nghèo và đưa ra những
khuyến nghị về định hướng và một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở vùng
dân tộc thiểu số ở nước ta.
Một số công trình nghiên cứu khác cũng đưa ra những cách thức,
phương pháp để người dân có thể tham khảo, vận dụng, tự xóa đói giảm
nghèo và tự thoát nghèo bằng nhiều cách khác nhau, đó là: Làm ăn có kế
hoạch để xóa đói giảm nghèo của nhóm tác giả Vi Hồng Nhân - Ngô Quang
Hưng - Trịnh Thị Thủy (Nxb Văn hóa dân tộc, 2007), Những điển hình tiên
tiến trong xóa đói giảm nghèo của nhóm tác giả Đinh Viết Vinh - Phạm Văn
Khánh - Viết Hồng (Nxb Lao động xã hội, 2006), tài liệu của nhóm tác giả
Trần Văn Ơn - Tô Xuân Phúc - Nguyễn Tất Cảnh,Thương mại hóa sản phẩm
bản địa: hướng đi mới nhằm xóa đói giảm nghèo cho miền núi Việt Nam
(Nxb Nông nghiệp, 2008). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này là tài
liệu tham khảo phù hợp cho các địa phương thuộc khu vực miền núi và vùng
dân tộc thiểu số ở nước ta.
Trong công trình “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện
hệ thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản số 834
(2012) của tác giả Nguyễn Hữu Dũng là một trong những công trình nghiên
cứu sâu sắc về vấn đề thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai
đoạn hiện nay. Bài viết “Thực hiện một số chính sách xã hội ở vùng dân tộc
thiểu số trong hội nhập và phát triển” của tác giả Sơn Phước Hoan trong Tạp
chí Cộng sản số 805 (2009) đã cho thấy được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
ở vùng dân tộc thiểu số nói chung, qua đó đưa ra những chính sách và đưa ra
những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển trong qua trình hội
nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Lê Ngọc Thắng (Chủ nhiệm) (2009- 2011), Nghiên cứu, đánh giá chính
sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
đặc biệt khó khăn ở nước ta. Đây là đề tài độc lập cấp Nhà nước được Bộ
Khoa học và Công nghệ giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng
thực hiện. Trên cơ sở điều tra đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội các đối
tượng tác động của chính sách là đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài đã phân
tích và đưa ra những mặt được, chưa được của các chính sách dân tộc của
Nhà nước ta qua từng giai đoạn.
Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân
tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội. Nội dung cuốn
sách trình bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc, chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta; những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân
cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng
vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, các tác giả kiến nghị
những giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản như: Xoá đói giảm
nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, kiện toàn hệ thống
cơ quan làm công tác dân tộc, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp
của các dân tộc, sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.
Giàng Thị Dung, Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo
ở tỉnh Lào Cai, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương,
đã khái quát hóa, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với
xóa đói giảm nghèo. Luận án đã khái quát được nội dung phát triển Khu kinh tế
cửa khẩu, mối quan hệ giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm
nghèo qua 5 kênh: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển
thương mại, dịch vụ, du lịch; Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao
động nghèo; Phân phối lại nguồn thu từ khu kinh tế cửa khẩu đầu tư cho xây
dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu; Phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế
cửa khẩu. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Khu kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vân Nam Trung Quốc và rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, Luận án phân tích
thực trạng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo, từ đó, ánh
giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo
từ năm 2006 đến nay ở tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề
xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển Khu kinh
tế cửa khẩu gắn với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
Lào Cai và Cao Bằng (trong đó có huyện Bảo Lạc) có điểm tương đồng
đó là đường biên giáp với Trung Quốc. Những giải pháp được đưa ra trong
công trình này là điểm gợi mở cho chính quyền tỉnh Cao Bằng nói chung và
chính quyền huyện Bảo Lạc nói riêng trong phát triển kinh tế địa phương.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc nằm trong danh sách 5 tỉnh
nghèo nhất cả nước, với hơn 95% đồng bào là người dân tộc thiểu số và hơn
70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, là tỉnh vùng cao có đường biên
giới khá dài, lại nằm xa khu trung tâm kinh tế của cả nước nên kinh tế chủ
yếu là nông - lâm nghiệp, nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá và dịch
vụ chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém nên tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt
khó khăn còn cao. Vì vậy, tỉnh Cao Bằng thực hiện chính sách xoá đói giảm
nghèo là thực hiện một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát
triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều
kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi đói
nghèo. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm
nghèo ở Cao Bằng như:
Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2014. Cuốn
sách gồm 14 chương, giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
dân cư - dân tộc, lịch sử tỉnh, kinh tế, văn hóa, xã hội của Cao Bằng qua các
thời kỳ lịch sử. Qua công trình này, người đọc đã có cái nhìn toàn diện về tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Cao Bằng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đề cập khái quát đến thực trạng
đói nghèo của tỉnh Cao Bằng và những giải pháp của Đảng bộ và chính quyền
các cấp trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.
Nguyễn Thị Nương với bài viết Cao Bằng tập trung nguồn lực đầu tư
phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tạp chí Cộng sản số 812 (2010)
cho thấy hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã góp phần tạo ra
sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc thiểu
số ở Cao Bằng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số chủ trương lớn để tập
trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Cao Bằng
trong giai đoạn tiếp theo.
Luận văn thạc sỹ như: “An sinh xã hội đối với nông dân tỉnh Cao Bằng
trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nông Văn Dũng, (Đại học khoa học xã
hội và nhân văn, (2011) đã tập trung nghiên cứu những vấn đề an sinh xã hội
đối với nông dân tỉnh Cao Bằng từ năm 2011 đến năm 2014. Luận văn đi sâu
nghiên cứu về thực trạng và giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã
hội, xóa đói giảm nghèo và vấn đề giải quyết việc làm tăng thu nhập cho
người nông dân tỉnh Cao Bằng.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà, Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”,
Đại học quốc gia Hà Nội, (2012), chủ yếu đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo công
tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao bằng trên địa bàn của tỉnh, từ
đó đưa ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng.
Luận văn Thạc sĩ, Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao
Bằng của tác giả Mạc Thị Lệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014 đã đóng góp một phần cho việc làm rõ
thêm cơ sở lý luận về đói nghèo, chính sách xóa đói giảm nghèo. Luận văn
đánh giá khách quan thực trạng đói nghèo và tình hình thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng, góp phần cung cấp cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng.
Nhìn chung, các công trình ở trên đã đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới
các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Một số bài viết nghiên cứu cụ
thể về các vấn đề đói nghèo của người dân ở tỉnh Cao Bằng, cho thấy đời
sống hàng ngày của người dân còn nghèo khó cả về vật chất và tinh thần, qua
đó cũng đề ra các hướng giải pháp nhằm để thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Bảo Lạc là một trong những địa phương khó khăn bậc nhất của tỉnh Cao
Bằng với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tuyệt đại đa số nên khi tiến hành
đề tài Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000-2013, tác
giả kế thừa ít nhiều những kết quả nghiên cứu trong công trình trên.
Liên quan đến đề tài “ Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc
giai đoạn 2000- 2013” có những công trình sau:
Công trình Lịch sử đảng bộ huyện Bảo Lạc đã cung cấp thêm một số
tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Bảo Lạc. Công trình
này đã khái quát quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế - xã hội
của huyện từ năm 1930 đến năm 2005, trong đó đã khái quát đến lĩnh vực xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Ngoài ra có một số đề tài luận văn đã nghiên cứu về Bảo Lạc nhưng
chủ yếu về kinh tế - xã hội của huyện, văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lạc
như: Nguyễn Thị Trà My, Tang ma của người HMông ở xã Phan Thanh
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa, Đại học Văn Hóa
Hà Nội; Chu Thu Hương, Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc
(Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Thái
Nguyên, 2014…Những công trình này đã ít nhiều đề cập đến những vấn đề
liên quan đến đề tài mà tác giả có thể tham khảo: kinh tế, văn hóa, xã hội,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
tập quán… Có thể thấy, cho đến nay, chưa có
thống và toàn diện về Công cuộc xóa đói giả
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2000- 2013.
công trình nào nghiên cứu hệ
m nghèo của huyện Bảo Lạc,
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo,
phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt
ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục
tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo của huyện
Bảo Lạc đạt hiệu quả cao.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công cuộc xóa đói giảm nghèo ở
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Toàn huyện Bảo Lạc với 14 xã thị trấn (2000 -
2006) và 17 xã, thị trấn.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến năm 2013
3.4. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bảo Lạc.
- Tìm hiểu quá trình thực hiện “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2000- 2013”.
- Đánh giá những chuyển biến kinh tế xã hội thông qua công cuộc xóa
đói giảm nghèo.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chung: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và
các Bộ, Ngành Trung ương và các tài liệu về xóa đói giảm nghèo, các chế độ
chính sách thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Nguồn tư liệu địa phương: Các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình giảm
nghèo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân
huyện, các xã thị trấn trong địa bàn toàn huyện; Chương trình giảm nghèo của
huyện giai đoạn 2000 - 2005; 2006 - 2010; 2011- 2013; số liệu của các phòng
ban liên quan đến nội dung cần nghiên cứu; ngoài ra luận văn còn sử dụng các
số liệu điều tra thực tế tại các xã, thị trấn trong huyện.
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp lô gíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác
như: Thống kê, so sánh, điều tra, tổng hợp, phân tích để làm rõ vấn đề.
5. Đóng góp của luận văn
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống “Công cuộc
xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2001- 2010”.
- Luận văn là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử địa
phương. Luận văn còn là tư liệu phục vụ quá trình hoạch định các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục , nội dung
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Chương 2. Công cuộc Xóa đói, giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn
2000- 2013.
Chương 3. Tác động của chương trình xóa đói giảm nghèo đối với kinh
tế - xã hội huyện Bảo Lạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG
1.1. Lịch sử hành chính huyện Bảo Lạc
Huyện Bảo Lạc là một trong 13 đơn vị hành chính của tỉnh Cao Bằng,
có lịch sử lâu đời.
Huyện Bảo Lạc ngày nay trong lịch sử đã có nhiều thay đổi, với những
tên gọi khác nhau, trực thuộc những đơn vị hành chính khác nhau.
Thời nhà Lý (1009 - 1225), huyện Bảo Lạc thuộc châu Quảng Nguyên.
Đến thời nhà Trần (1226 - 1400), ở các địa phương, nhà Trần tổ chức chính
quyền ba cấp: lộ (phủ), huyện (châu), hương (xã), tên gọi Bảo Lạc không thay
đổi. Đến thời nhà Lê (1428 - 1527), châu Bảo Lạc thuộc Tây Đạo, thuộc trấn
Tuyên Quang. Sang thế kỷ XVII, các đạo được đổi thành trấn, sang đến thế
kỷ XVIII lại được đổi thành thừa tuyên. Như vậy, Bảo Lạc dưới thời Nguyễn
thuộc xứ Tuyên Quang. Năm 1831 - 1832, vua Minh Mệnh xóa bỏ các tổng
trấn, đổi các dinh thành tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng xã. Châu
Bảo Lạc vẫn thuộc tỉnh Tuyên Quang. Năm 1835, sau khi dẹp được cuộc khởi
nghĩa của Nông Văn Vân, vua Minh Mệnh bỏ châu Bảo Lạc, chia thành
huyện Vĩnh Điện (gồm 2 tổng và 11 xã) và huyện Để Định (gồm 2 tổng, 9
xã). Đến năm 1891, châu Bảo Lạc được lập lại thuộc tỉnh Hà Giang [2, tr.10].
Sau khi đánh chiếm Cao Bằng, năm 1886, thực dân Pháp mở rộng
phạm vi chiếm đóng, lập ách cai trị bằng quân sự. Ngày 6-8-1891, Toàn
quyền Đông Dương ra Nghị định thiết lập các đạo quan binh - một đơn vị
hành chính đặc biệt do giới quân sự nắm quyền cai trị, được thành lập ở các
tỉnh phía Bắc. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 20-8 - 1891,
thanh lập ở Bắc Kỳ 4 đạo quan binh. Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh
2 Lạng Sơn, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn La. Trước năm
1908, mỗi đạo quan binh được chia thành các tiểu quân khu. Cao Bằng là một
tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh 2 Lạng Sơn. Về sau, tiểu quân khu Cao
Bằng chuyển thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng gồm 3 tiểu quân khu: Cao
Bằng, Bảo Lạc, Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Đến năm 1925, châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1945 trở
lại đây, địa giới huyện Bảo Lạc liên tục có sự thay đổi. Sau ngày Cách mạng
tháng Tám 1945 thành công, theo Sắc lệnh số 1 ngày 20/12/1946 của Chính
phủ nước VNDCCH, cả nước có 12 khu hành chính và quân sự. Huyện Bảo
Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng nằm trong Khu 1 (bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên và Phúc Yên).
Ngày 25/01/1948, Chính phủ ra sắc lệnh số 120, hợp nhất các khu thành
liên khu. Ngày 4/11/1949, Chính phủ Quyết định hợp nhất Liên khu I (Cao
Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Phúc Yên) và Liên khu X ( Lào Cai, Hà Giang,
Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên) thành Liên khu Việt Bắc.
Ngày 1/7/1956, Khu tự trị Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang được thành lập.
Ngày 27/12/1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa V ra quyết nghị bỏ cấp
khu trong hệ thống các đơn vị hành chính, hợp nhất tỉnh Cao Bằng và Lạng
Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Bảo Lạc là một trong 20 huyện, thị xã của
tỉnh Cao Lạng.
Ngày 29/12/1978, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa VI ra Nghị quyết chia
tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, huyện Bảo Lạc là một
trong 12 huyện, thị xã của tỉnh Cao Bằng.
Ngày 25/9/2000, Chính phủ đã ra Nghị định số 52/2000/NĐ-CP, tách
10 xã của huyện Bảo Lạc (tiểu khu Tây Nam) để thành lập huyện Bảo Lâm.
Huyện Bảo Lạc sau khi chia tách có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, là các
xã và thị trấn: Xuân Trường, Khánh Xuân, Cô Ba, Thượng Hà, Cốc Pàng,
Bảo Toàn, Hồng Trị, Phan Thanh, Hưng Đạo, Huy Giáp, Đình Phùng, Sơn
Lộ, Hồng An và thị trấn Bảo Lạc. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Bảo Lạc [2, tr.14]. Ngày
13 tháng 12 năm 2007, Chính phủ đã ra Nghị định số 183/2007/NĐ -
CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn các huyện
Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hòa của tỉnh Cao Bằng. Theo đó,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
huyện Bảo Lạc có 91.797 ha diện tích đất tự nhiên và 47.206 nhân khẩu, có
17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Xuân Trường, Khánh Xuân, Cô
Ba, Bảo Toàn, Cốc Pàng, Hồng An, Huy Giáp, Đình Phùng, Thượng Hà,
Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Sơn Lộ, Sơn Lập, Hồng Trị, Kim Cúc, Phan Thanh
và thị trấn Bảo Lạc. Trong đó có 5 xã vùng cao biên giới (Thượng Hà, Cốc
Pàng, Khánh Xuân, Cô Ba, Xuân Trường). Huyện Bảo Lạc có 225 thôn bản.
Xã xa trung tâm huyện nhất cách 70km, xã gần nhất là 4 km.
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Ngày nay, Bảo Lạc nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, nằm trong giới
hạn địa lí: Từ 22°38’
07” đến 23°7’
12” Vĩ bắc (Từ Bản Vàng - Yên Thổ đến
Nà Luông - Đức Hạnh) và từ 105°16’
15” đến 105°52,
52” Kinh đông (từ núi
Lũng Gia - Quảng Lâm đến Thông Tiên - Hồng An).
Bảo Lạc là huyện biên giới, vùng cao, vùng sâu, nằm ở phía Tây của
tỉnh Cao Bằng. Huyện cách trung tâm thị xã Cao Bằng 142 km theo quốc lộ
34. Phía bắc giáp huyện Nà Po của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với
đường biên giới dài 54,5km. Phía đông giáp với huyện Thông Nông và huyện
Nguyên Bình. Phía tây giáp các huyện: Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê tỉnh Hà
Giang, phía nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn) và huyện Na
Hang (Tuyên Quang).Tổng diện tích tự nhiên: 920,63 km2
chiếm 13,75 diện
tích toàn tỉnh Cao Bằng. Với vị trí địa lí này, từ xưa cho đến nay Bảo Lạc
luôn giữ vai trò là vùng đất trọng yếu, nơi địa đầu phía Bắc của Tổ Quốc.
Địa hình chia thành hai vùng rõ rệt, vùng núi cao độ cao trung bình trên
1000 mét so với mặt biển gồm các xã: Cốc Pàng, Hồng An, Huy Giáp,
Khánh Xuân, Phan Thanh, Sơn Lập, Hưng Thịnh, Xuân Trường. Trong vùng
này có các dãy núi đá vôi chạy từ Tây sang Đông, chạy dọc biên giới hai nước
Việt - Trung địa hình phức tạp, chia cắt mạnh bởi các dãy núi, độ dốc lớn;
vùng thấp có độ cao từ 300 - 1000m so với mực nước biển là các xã còn lại
chạy dọc theo lưu vực Sông Neo và Sông Gâm có các cánh đồng ven sông
nhưng diện tích không đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Xét trong tổng thể địa hình Cao Bằng, địa hình Bảo Lạc thuộc miền địa
hình núi cao của cao nguyên Lang Cá và cao nguyên Bình Lạng. Đây là cao
nguyên đá vôi đồ sộ nằm ở phía tây của huyện Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm
ngày nay. Cao nguyên này bị chia cắt bởi nhiều thung lũng sâu với những
vách đá dựng đứng, có nhiều vực thẳm, có nhiều ngọn núi cao từ 1200m -
1800m, là một cao nguyên hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa
thớt. Cũng chính đặc điểm này đã tạo cho Bảo Lạc sở hữu một phong cảnh
thiên nhiên hùng vĩ như núi bản Mirơng cao 1200m, núi Phja Rạc cao 1500m,
núi Phja Khao cao 1200m, núi Nạm Phùm cao 1800m..
Khí hậu Cao Bằng nói chung và Bảo Lạc nói riêng mang những đặc
điểm chung của khí hậu miền Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mỗi năm chia hai mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm
sau. Khí hậu về mùa Đông rất rét, mùa hè rất khô nóng. Nhìn chung, Bảo Lạc
có nhiệt độ trung bình cao hơn các vùng khác, nhiệt độ không khí trung bình
hàng năm là 22,20
C, trong đó nhiệt độ không khí thấp nhất thường là tháng
Chạp và tháng Giêng năm sau, nhiệt độ không khí cao nhất là vào tháng 5 đến
tháng 8, nhiệt độ có thời điểm lên tới 390
C. Hàng năm vẫn xuất hiện mưa đá,
trung bình là 0,3 ngày/năm. Số ngày sương mù trung bình trong năm là 65,6
ngày, trong đó tháng có sương mù nhiều nhất là tháng 11, 12 hàng năm. Độ
ẩm trung bình hàng năm thường ở mức cao lên tới 80%. Lượng mưa trung
bình khoảng 1300mm/năm. Chế độ mưa chịu ảnh hưởng của hoạt động gió
mùa đông nam tập trung vào bốn tháng mùa hạ, lượng mưa chiếm tới 75%
lượng mưa cả năm. Mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều, mùa đông và mùa
xuân thường âm u, mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng thì nóng khác thường;
đến tiết sương giáng thường có gió rét, tháng ba và tháng chín khí nóng nung
nấu, nhiều người bị cảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Huyện Bảo Lạc cũng có nhiều sông suối, mật độ sông suối thường tập
trung ở các vùng lòng máng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt
và sản xuất của nhân dân. Sông suối Bảo Lạc có độ dốc cao, hướng chảy tập
trung là chảy về phía tây như sông Gâm và sông Neo.
Sông Gâm là con sông lớn nhất, bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2000m
thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, chảy vào Việt Nam từ phía Bắc
xuống phía Nam qua thị trấn Bảo Lạc rồi chảy theo hướng Tây Nam qua
huyện Bảo Lâm sang tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Lòng sông Gâm rộng
và sâu, độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy và lưu lượng nước bình quân là
1030m3
/giây, lớn nhất là 2290m3
/giây, tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa
mưa là 3,46m3
/giây. Sông Gâm là con sông đóng vai trò quan trọng trong đời
sống, sinh hoạt và đặc biệt trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp đối với bà con nhân dân trên địa bàn huyện.
Các nhánh của sông Gâm gồm có sông Nho Quế chảy theo hướng
Đông Nam rồi nhập vào sông Gâm tại Nà Pồng và sông Neo.
Sông Neo (tiếng địa phương gọi là sông Tà Miào), con sông này bắt
nguồn từ vùng núi Phja Oắc chảy theo hướng Đông Bắc, qua Đình Phùng,
Huy Giáp nơi đầu đập thủy điện Nà Han, chảy dài xuống Nà Tồng - Hưng
Đạo, về Hồng Trị rồi đổ vào sông Gâm tại thị trấn Bảo Lạc với tổng chiều dài
12 km. Lòng sông Neo rộng trung bình 30 mét, độ sâu trung bainhf là 1.5
mét, lưu lượng và dòng chảy không ổn định.
Ngoài sông Gâm và sông Neo, ở Bảo Lạc cũng có mật độ khá dày các con
suối, khe suối nhỏ, hồ. Tuy nhiên, giao thông đường thủy ở Bảo Lạc rất hạn chế
do độ dốc lớn, chủ yếu vận chuyển theo phương tiện thô sơ như bè, mảng.
Cách thị trấn Bảo Lạc khoảng 15km theo đường chim bay về hướng
đông có hồ Đồng Mu, mặt hồ cao gần 900m so với mực nước biển, có vài
con suối từ trên núi đổ xuống hồ. Cho tới ngày nay, nhân dân sinh sống
quang hồ cũng chưa biết chính xác độ sâu của hồ là bao nhiêu và họ chỉ biết
rằng mùa khô hồ cũng không bao giờ bị cạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 15 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Mặc dù sông suối ở Bảo Lạc không thuận lợi cho hoạt động giao thông
đường thủy nhưng ở đây lại là nguồn cung cấp thủy sản khá dồi dào. Sông
Gâm từ xưa đã nổi tiếng có nhiều loại cá quý sinh sống: cá anh vũ (trước kia
dùng để tiến vua), cá rầm xanh, cá lăng, cá chiên, cá bỗng. Đây là năm loài cá
quý mà người dân quanh dòng sông gọi là “ngũ quý hà thủy”. Hiện nay do
tình trạng đánh bắt bừa bãi nên các loại cá này ngày càng trở nên khan hiếm.
Về đất đai, theo điều tra, khảo sát của Phòng Nông nghiệp huyện thì ở Bảo
Lạc có ba loại đất chính: Đất lateritích có mùn trên núi, đất lateritích trên núi đá
vôi, đất lateritích vùng đá vôi và một số nơi là đất ferarit nâu. Do sự xâm thực của
các con sông, suối và sườn núi bị mưa bào mòn, tạo cho thung lũng, sông, bồi địa
giữa núi hoặc các vạt nhỏ ven chân núi có lớp phù sa và độ phì nhiêu cao.
Theo số liệu thống kê năm 2013, huyện Bảo Lạc có tổng diện tích đất
tự nhiên là: 108.085,02ha; trong đó diện tích đất nông - lâm nghiệp là
89.726,29ha chiếm tỷ lệ 97,46%, so với năm 2000 tăng 16.173,11ha (chủ yếu
là diện tích đất lâm nghiệp).
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc
Đơn vị tính: ha
Tăng (+);
Stt Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Giảm (-)
(2000- 2013)
1 Tổng DTTN 91.926 91.897 92.063,68 108.085,02 + 16.159,02
2 Đất nông nghiệp 8.231,85 6.776,19 8.059,77 8.082,63 - 149,22
2.1 Đất trồng cây hàng năm 7.824,50 6.650,09 7.925,27 7.948,71 + 124,21
2.2 Đất trồng cây lâu năm 122,9 126,10 134,50 133,92 + 11,02
3 Đất lâm nghiệp 33.532,39 41.404,16 81.795,49 81.643,66 + 48.111,27
3.1 Đất rừng tự nhiên 32.043,89 40.530,00 81.670,32 81.231,55 + 49.187,66
3.2 Đất rừng trồng 488,50 874,76 125,17 412,11 - 76,39
4 Đất chuyên dùng 596,83 661,85 842,79 977,35 + 380,52
5 Đất khu dân cư 112,78 378,07 388,47 464,14 + 351,36
6 Đất chưa sử dụng 50.438,06 43.217,79 514,98 514,98 - 49.896,08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 16 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
(Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Bảo Lạc)
Như vậy đất đai, khí hậu Bảo Lạc mặc dù còn khắc nghiệt nhưng khá
thuận lợi cho việc trồng lúa, ngô, đậu tương và bông. Bông được dân Bảo
Lạc trồng khá nhiều, do phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, cây bông ở
đây cho chất lượng cao, nổi tiếng khắp vùng, người đi buôn bán vẫn thường
truyền nhau câu nói “Thóc Thông Nông, bông Bảo Lạc”. Bên cạnh đó, huyện
cũng có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc và các hoạt động
kinh tế tự nhiên khác.
Về địa chất, khoáng sản, những phát hiện về địa chất nơi đây cho thấy,
các thành phần trầm tích như phiến sét, sét vôi xen cát kết, cát bột kết vôi, đá
vôi phân lớp mỏng màu đen, đá vôi dolomit hóa, đá vôi màu xám, vôi silíc
nhiễm quặng măngan, biểu hiện khả năng sinh khoáng đa kim (chì, kẽm,
sắt..) phát triển khá mạnh ở Bảo Lạc. Việc khai thác khoáng sản ở Bảo Lạc có
từ rất sớm, thời kỳ nhà Lê đã cho khai thác vàng, bạc, sắt thiếc ở Bảo Lạc.
Quặng chì, kẽm cũng được phát hiện từ lâu.
Là một huyện miền núi cao, Bảo Lạc được thiên nhiên ban tặng cho một hệ
động thực vật vô cùng phong phú gồm cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát. Hệ thảm
thực vật đa dạng với những loại cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, các loại cây lấy
gỗ, cây dược liệu (hà thủ ô, hoàng tinh, sâm đất...), măng khô Bảo Lạc vàng ươm,
nổi tiếng nhất tỉnh, mận lòng đỏ, lê xanh được nhiều người ưu thích.
Huyện Bảo Lạc với 90% diện tích của huyện là đồi núi. Bảo Lạc cũng là
một địa phương vẫn còn giữ được hệ thống rừng nguyên sinh như rừng Bản Bét,
rừng Lũng Lèng, Lũng Lô... Hay những rừng cây Mạy Khảo, Mạy Cáng Lò,
Mạy Xả Cài, Mạy Khỉ Lếch cao vút và bạt ngàn cây lát - đây là những loại gỗ
quý của huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước đây, rừng Bảo Lạc còn là nơi
sinh sống của nhiều loại muông thú quý như: hổ, báo, gấu, hươu, lợn lòi, khỉ,
cầy, cáo, tê tê, xạ hương...nhiều hương liệu, dược liệu quý hiếm; trong các rừng
còn có rất nhiều cây sa nhân, hoàng tinh, sâm đất, măng, mộc nhĩ, chàm, mây…,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 17 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
song do quá trình khai thác, chặt phá bừa bãi của nhân dân nên số lượng hiện
nay đã giảm đi nhiều. Bên cạnh đó khắp nơi trên đất Bảo Lạc chỗ nào cũng
có những rừng tre, bương, nứa, vầu. là những nguồn nguyên liệu có sẵn trong
tự nhiên có thể làm vật liệu dựng nhà cửa hay công cụ lao động phục vụ đời
sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương.
1.3. Điều kiện kinh tế
Bảo Lạc là một trong 62 huyện nghèo cả nước được thụ hưởng chính
sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; là một trong 5 huyện nghèo của tỉnh
Cao Bằng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bảo Lạc chưa rõ nét, tỉ
trọng cơ cấu kinh tế giữa các ngành chưa có sự chuyển biến mạnh. Hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn nghèo nàn, lạc hậu. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn. Trong cơ cấu kinh tế của huyện Bảo Lạc, ngành nông - lâm nghiệp là
ngành chủ yếu chiếm tỉ trọng trên 60%. Khoảng trên 80% dân số của toàn
huyện sống bằng nghề làm ruộng và khai thác lâm sản. Vì vậy, trong thời kỳ
đầu những năm 2000 đời sống nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn,
tỷ lệ đói nghèo cao nhất tỉnh Cao Bằng, hệ thống hạ tầng cơ sở nhất là mạng
lưới giao thông, trường học, trạm y tế còn nhiều yếu kém. Thêm vào đó, tình
hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội
của cả huyện. Trong bối cảnh đó, cùng với toàn tỉnh Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc huyện Bảo Lạc đã tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII; Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XV, Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện điều chỉnh lại
cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của huyện và
thực hiện cơ chế quản lý mới. Từ các chương trình dự án đầu tư chủ Chính
phủ huyện bắt đầu quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng như thủy lợi, điện, giao
thông. Vốn đầu tư cơ bản được huy động từ nhiều nguồn và trình tự xây dựng
cơ bản được quản lý chặt chẽ. Nhờ đó, các tiềm năng về tài nguyên thiên
nhiên, lao động của huyện đã được khai thác có hiệu quả hơn trước, cơ cấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 18 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
kinh tế nông nghiệp được chỉ đạo chuyển dịch có hiệu quả, hình thành các
vùng trồng cây trúc sào, hồi, quế… tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế
cao cho sản xuất, đời sống, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần từng bước được hình thành, kinh tế được củng cố
và từng bước phát huy tác dụng. Công tác quản lý và điều hành phát triển nền
kinh tế - xã hội có nhiều tiến bộ.
Trong công cuộc CNH, HĐH, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bảo
Lạc đoàn kết nhất trí, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua thử thách,
chủ động, linh hoạt trong tổ chức. Do đó, kinh tế - xã hội của huyện từng
bước ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
tăng từ 10-12%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỉ
trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp. Năm 2000, tỉ trọng nông nghiệp
chiếm 68%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18%, dịch vụ 14%. Đến năm 2013
tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 57%, Công nghiệp - xây dựng tăng lên
25%, dịch vụ 18%. Thu ngân sách tăng nhanh: năm 2000 kết quả thu ngân
sách trên địa bàn huyện đạt 1.453 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 17.508,127
triệu đồng tăng 37,5% so với năm 2012.[21, tr.7], [33, tr.7]
Mặc dù là huyện miền núi nhưng do có nhiều di tích lịch sử và đường
đến các trung tâm cụm xã đều có đường rải nhựa nên thương mại dịch vụ
cũng khá phát triển. Trên địa bàn huyện Bảo Lạc có 7 chợ: chợ Thị trấn (thị
trấn Bảo Lạc), chợ Lũng Pán (Huy Giáp), chợ Bản Riển (Hưng Đạo), chợ Bản
Ngà (Huy Giáp), chợ Cốc Pàng (Cốc Pàng), chợ Cô Ba (Cô Ba), chợ Đồng
Mu (Xuân Trường). Các chợ này có đặc điểm giống nhau là 5 ngày họp một
phiên theo Âm lịch. Là huyện xa nhất tỉnh, giao thông đi lại khó khăn nên chợ
cũng phân đều các khu vực trong huyện. Chợ huyện được xây dựng ở thị trấn
Bảo Lạc. Chợ Lũng Pán (Huy Giáp) cách huyện lỵ 30 km. Phía Đông có chợ
Đồng Mu, các huyện lỵ 20 km, phục vụ các xã Xuân Trường, Hồng An.
Những phiên chợ ở Bảo Lạc còn là ngày hội giao lưu văn hóa, giao lưu tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 19 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
cảm giữa các dân tộc như chợ Bảo Lạc, Bản Pjồi. Tại các chợ, mặt hàng buôn
bán, trao đổi chủ yếu là nông sản, vải vóc và những mặt hàng thiết yếu cho
sinh hoạt hàng ngày. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội
trên địa bàn huyện tăng so với trước đây. Tuy nhiên dịch vụ thương mại trên
địa bàn huyện còn nhỏ lẻ. Số chợ tạm vẫn chiếm 50%, nhà tranh tre do nhân
dân dựng làm quán chợ, chưa có các nhà hàng, siêu thị lớn hoặc các chợ đầu
mối để thu gom, phân phối hàng hóa trên địa bàn huyện mà chủ yếu là các
chợ người dân địa phương bán các mặt hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiểu
thủ công nghiệp do địa phương sản xuất.
Dịch vụ vận tải trong những năm qua phát triển nhanh, cơ bản đã đáp
ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, chất lượng dịch
vụ vận tải được nâng lên. Dịch vụ du lịch: Bảo Lạc có một số di tích lịch sử -
văn hóa như đồn Đồng Mu, chùa Vân An, chùa Quan Đế. Được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước cùng với việc mở đường giao thông đã tạo ra sự
chuyển biến đáng kể cho ngành du lịch của huyện. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển ngành du lịch của huyện Bảo Lạc còn bộc lộ nhiều bất cập, đó là
chưa có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết để xây dựng khu du lịch, vì
vậy, chưa thu hút được các nhà đầu tư và cộng đồng nhân dân tham gia đầu tư
phát triển du lịch; kết cấu hạ tầng còn yếu, toàn bộ hệ thống khu di tích lịch
sử chưa được quy hoạch chi tiết, hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư
nâng cấp, các dịch vụ ăn nghỉ, hướng dẫn sinh hoạt vui chơi còn thiếu và yếu,
chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều du khách.
1.4. Điều kiện xã hội
1.4.1. Dân số, lao động việc làm
Tổng dân số của huyện Bảo Lạc năm 2013 là 51.297 người. Trong đó,
nam chiếm 48,62%, nữ 51,38%. Dân cư tập trung tại khu vực thành thị là
7,85%, ở nông thôn là 92,15%.
Mật độ dân số toàn huyện là 55,71 người/km2
, đông nhất là Thị trấn
Bảo Lạc với mật độ 289,4 người/km2
, Hưng Đạo 93,60 người/km2
, Hồng Trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 20 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
80,9 người/km2
xã có mật độ dân số thấp nhất là Hồng An 20,3 người/km2
,
Cốc Pàng 38 người/km2
[9, tr.11].
Năm 2013, ước tính số người lao động trong độ tuổi toàn huyện là
29.079/51.279 người (chiếm gần 57% tổng dân số). Số lao động tham gia
trong nền kinh tế quốc dân là 28.067 người. Trong đó: Lao động đang làm
việc trong ngành nông lâm thủy sản là 23.458 chiếm 80,7%; còn lại các ngành
nghề khác chiếm 19,3%. [9, tr. 12- 13]
Nhìn chung lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động nằm
trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Số lao động qua đào tạo có tay nghề cao
còn chiếm tỷ lệ quá thấp.
Tỷ lệ hộ nghèo cao: năm 2013 huyện còn 4238 hộ chiếm 42,97% , khu
vực thị trấn 58 hộ chiếm 6,39%; khu vực nông thôn 4180 hộ chiếm 57,03%
[71,tr.3]. Tỷ lệ giảm nghèo qua từng năm tuy có giảm nhưng so với các địa
phương khác trong tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung thì tỷ lệ này
vẫn cao. “Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 30,7% năm 2001 xuống còn 16,23% năm
2004 và 13,23% năm 2005” [2, tr.291]. Đó là một thách thức lớn của chính
quyền địa phương trong việc thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo là là do điều kiện tự nhiên
khó khăn. Kinh tế của huyện còn chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
còn chậm, kết cấu kinh tế hạ tầng còn thấp kém, các dịch vụ sản xuất, dịch vụ
xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển...
1.4.2. Văn hóa, giáo dục, y tế
Về Giáo dục và đào tạo, trong giai đoạn 2000 - 2013, do được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước với các chương trình kiên cố hóa trường lớp học,
cơ sở vật chất các trường học được xây dựng khang trang hơn. “Năm 2013, ở
Bảo Lạc không còn lớp học tranh tre dột nát. Toàn huyện có 03 trường trung
phổ thông cơ sở, 21 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở và 15 trường
mầm non” [9,tr.198]. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các xã dặc biệt khó khăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 21 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
được hưởng chế độ thu hút vì vậy các giáo viên yên tâm công tác. Chất lượng
dạy và học hàng năm được nâng lên.
Về mạng lưới y tế: Huyện có 01 trung tâm y tế, 01 bệnh viên Đa khoa
và 04 phòng khám đa khoa khu, 01Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đinh,
17 trạm y tế thuộc các xã, thị trấn với tổng số 138 giường bệnh. Số bác sỹ tính
toàn huyện là 24 bác sỹ, các trạm Y tế ở 17 xã, thị trấn đều có bác sỹ. Ngành
y tế có nhiều nỗ lực trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Việc đầu tư trang thiết bị máy
móc để đáp ứng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ
trong ngành chuyên môn chưa cao đặc biệt là ở các trạm y tế xã nên việc quá
tải cho bệnh viên đa khoa trung tâm còn thường xuyên xảy ra. Nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nói
chung.
Ngành Văn hóa Thông tin đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm các ngày lễ
lớn, các lễ hội của địa phương. Tổ chức thực hiện tốt phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Về phong trào thể thao trên phạm vi
toàn huyện được duy trì và nhân dân tích cực tham gia. Tính đến năm 2010
toàn huyện có 22 câu lạc bộ thể dục thể thao, có 01 nhà thi đấu thể thao, có 25
sân đá bóng, 74 sân cầu lông, bóng chuyền, 03 nhà thi đấu tập luyện. Các cơ
sở này đều là nhỏ lẻ do nhân dân tự làm là chủ yếu. Nhìn chung cơ sở vật chất
và các thiết chế đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao từ huyện
đến cơ sở còn quá thiếu thốn, hơn nữa do đặc thù của huyện diện tích quá
rộng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa. Song song
với những khó khăn trên, đời sống dân sinh toàn huyện còn thấp nên điều
kiện phát triển văn hóa - thể thao còn hạn chế.
Về trật tự, an ninh: Là một huyện biên cương miền núi, có nhiều dân
tộc cùng sinh sống, đi lại khó khăn do đường xã, địa hình hiểm trở nên Bảo
Lạc là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 22 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
cường truyền đạo trái phép. Trong những năm 2001 - 2005, hoạt động truyền
đạo trái phép diễn biến phức tập trên địa bàn huyện. Các đối tượng cầm đầu
câu kết với nhau truyền đạo trái phép thông qua các băng, địa, đài phát thanh
tiếng Mông, Dao và sách thánh Tin Lành. Ở một số xóm đã thành lập các hội
Thánh Tin Lành như xóm Lũng Cuỗng (Cô Ba), xóm Cốc Chom (Bảo Toàn),
xóm Nặm Xíu (Hưng Đạo). “Toàn huyện có 62/222 xóm diễn ra tình trạng
truyền đạo trái phép với 5.645 người theo đạo trái phép. Đặc biệt, còn có một
số cán bộ cơ sở theo đạo, trong đó có 1 đảng viên và 19 trường hợp thuộc
chức danh khác” [2, tr.299].
Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của cấp trên, Ủy ban Nhân dân
huyện đã xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm nên chỉ đạo
các cấp Ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng
nắm bắt tình hình, tích cực vận động, tuyên truyền để đồng bào dân tộc thiểu
số hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nhờ sự tích cực của
cán bộ, đảng viên mà nhiều hộ gia đình là người Mông, Dao vốn nghe theo kẻ
xấu nay trở lại theo phong tục tập quán, nếp sống văn hóa của dân tộc, không
nghe theo luận điệu của Thìn Hùng, Vàng Chứ.
Nhờ làm tốt công tác an ninh nên chủ quyền biên giới quốc gia được giữ
vững. Nhân dân các dân tộc của hai bên dọc biên giới đi lại thăm hỏi, trao đổi
hàng hóa thuận tiện. Tuy nhiên, trên tuyến biên giới vẫn diễn ra nhưng hiện
tượng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của địa
phương như: vẫn xảy ra một số diểm tranh chấp và một số vụ xâm nhập vào
nước ta phá hoại mùa màng. Tình hình xuất nhập cảnh trái phép và buôn lậu qua
biên giới vẫn diễn ra. Việc truyền đạo Tin Lành vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều
địa bàn thuộc vùng đồng bào Mông, Dao, Sán Chay. Hiện tượng buôn bán phụ
nữ qua biên giới gia tăng. Các tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển.
1.4.3. Dân tộc, phong tục tập quán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 23 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới, giao thông đi lại khó khăn nên
dân cư sinh sống trên địa bàn huyện khá thưa thớt. Theo số liệu thống kê năm
1998 (khi chưa tách 10 xã của huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm),
toàn huyện có 88.397 người với 9 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày,
Nùng, Dao, Mông, Sán chỉ, Lô Lô, Hoa, Quý Châu. Trong đó đông nhất là
dân tộc Tày (27,5%), Mông (26,3%), Nùng (16,9%).
Bảng 1.2. Thống kê các dân tộc ở huyện Bảo Lạc (Năm 2013)
STT Dân tộc Số ngƣời Tỷ lệ
1 Tày 13.140 25.8%
2 Dao 12.780 25,1%.
3 Nùng 11.789 23,11%
4 Mông 8.034 15,79%
5 Sán Chỉ 2.341 4,60%
6 Lô Lô 1.390 2,73%.
7 Kinh 1.381 2,71%
8 Một số dân tộc khác 50 0.09%
(Nguồn: Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc,Báo cáo tình hình
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và các chương trình chính
sách dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Lạc năm 2013)
Toàn huyện có 8 dân tộc sinh sống là: Tày, Dao, Nùng, Mông, Sán Chỉ,
Lô Lô, Kinh và một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể (khoảng 40
người). Trong đó, dân tộc Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Bảo Lạc.
Người Tày có 13.140 người chiếm 25,8% dân số toàn huyện và là dân tộc
đông nhất huyện. Họ sống chủ yếu sống ở các xã lưu vực sông Gâm, Sông
Neo và xã Xuân Trường, canh tác lúa nước và có bản sắc văn hoá riêng như
hát lượn cọi, hát đám cưới, hát ru con, hát then…
Dân tộc Dao có 12.780 người chiếm 25,1%. Cũng là một dân tộc cư trú
khá lâu đời ở huyện Bảo Lạc. Họ sống chủ yếu ở trên núi cao và lưng trừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 24 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
núi, canh tác chủ yếu trồng ngô trên nương rẫy và một số cây dược liệu. Ngôn
ngữ thuộc hệ Miêu - Dao, có chữ viết gốc Hán. Người Dao có bản sắc văn
hoá riêng biệt, truyền thống văn hoá nổi tiếng là “Lễ cấp sắc”..
Dân tộc Nùng: Có 11.789 người chiếm 23,11% dân số toàn huyện.
Người Nùng vốn là một trong bốn dòng họ lớn ở Trung Quốc và trở thành tên
gọi chính thức vào thế kỉ 15. Những người Nùng sinh sống trước kia ở nước
ta đã hoà vào dân tộc Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di chuyển
vào Việt Nam khoảng 200 năm nay. Người Nùng Bảo Lạc định cư lâu đời ở
đây, một số chủ yếu di cư từ Trung Quốc sang. Người Nùng sống chủ yếu xen
kẽ với người Tày, tập quán canh tác, nhà ở, văn hoá, trang phục gần giống
người Tày, điệu dân ca chủ yếu của người Nùng là hát Shi, lượn Nàng ới.
Dân tộc Mông: Có 8.034 người chiếm 15,79% dân số toàn huyện.
Người Mông chủ yếu sống ở vừng núi cao độ cao từ 800 đến 1.500m, canh
tác chủ yếu trồng ngô và là cây lương thực ăn quanh năm, người Mông có
một đời sống tinh thần khá đa dạng và phong phú về phong tục tập quán, tôn
giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật…
Dân tộc Sán Chỉ: Sán Chỉ cũng là một dân tộc sống lâu đời tại huyện Bảo
Lạc có số dân 2.341 người chiếm 4,6% dân số toàn huyện. Người Sán Chỉ canh
tác chủ yếu lúa nước và lúa nương, có phong tục tập quán, nhà ở, trang phục gần
giống người Nùng, có bản sắc văn hoá truyền thống giống như dân tộc Dao.
Dân tộc Lô Lô: Là 1 trong 54 dân tộc Việt Nam cũng là 1 trong số các
dân tộc thiểu số của Thái Lan, Lào, Trung Quốc, có mặt khá lâu đời tại huyện
Bảo Lạc, có tổng dân số 1.390 người, chiếm 2,73%. Người Lô Lô canh tác
trồng ngô, lúa nương. Văn hoá truyền thống của người Lô Lô đặc trưng là
Trống đồng được lưu giữ như bảo vật của dòng họ, văn hoá dân gian đa dạng,
đặc sắc như nhảy múa, hát ca, truyện cổ…
Dân Tộc Kinh: Người Kinh đến định cư tại Bảo Lạc theo nhiều con đường
khác nhau, chủ yếu đi buôn bán, làm ăn ở lại định cư, một số ở các tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 25 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
đồng bằng: Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng trong những năm 60 lên khai hoang
theo chính sách kinh tế mới, một số cán bộ miền xuôi được cử lên công tác miền
núi và định cư tại đây. Tổng số người kinh có 1.381 người, chiếm 2,71%.
Các dân tộc ở Bảo Lạc sống đan xen, định cư theo bản, làng. Mỗi dân
tộc đều có phong tục tập quán và cách làm ăn khác nhau. Các dân tộc Tày,
Kinh, Nùng thường sống ở những nơi vùng thấp có cánh đồng tương đối rộng
trồng lúa nước, buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất thủ công nghiệp. Các dân tộc
Mông, Dao, Sán Chỉ... thường ở vùng cao, trồng lúa nương, lúa nước. Mặc dù
có những nét riêng biệt, nhưng từ lâu các dân tộc huyện Bảo Lạc đã sống gần
gũi, quây quần bên nhau, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt trong cuộc
sống. Từ việc ma chay cưới xin, làm nhà...đều có sự quan tâm thăm hỏi, giúp
đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong huyện.
Nhìn chung, bà con các dân tộc huyện Bảo Lạc sống chủ yếu dựa vào
nông nghiệp và đồi rừng, trình độ dân trí chưa cao, dân sinh thấp, việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế chịu
ảnh hưởng bởi tập quán sản xuất lạc hậu, dẫn đến kinh tế chậm phát triển tỷ lệ
hộ nghèo ở mức cao.
Tiểu kết chƣơng 1
Bảo Lạc là một huyện miền núi có nhiều khó khăn, giao thông mặc dù
đã có đường nhựa nhưng quanh co khúc khuỷu, mặt đường hẹp nên không
thuận tiện cho việc trao đổi lưu thông hàng hóa, vì vậy gặp nhiều khó khăn
trong việc kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp phân tán, đất sản xuất nông nghiệp không
nhiều; khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè, thiếu
nước vào mùa đông nên thường hay xảy ra hạn hán, lũ lụt mất mùa; trên địa
bàn huyện không có khu công nghiệp mà chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công
nghiệp do trình độ sản xuất thấp không chuyên nghiệp nên sản phẩm tiêu thụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 26 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ra thị trường còng rất hạn chế; hệ thống khu du lịch lịch sử chưa được quy
hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều
bất cập. Thu ngân sách trên địa bàn không đáng kể do tình hình hoạt động sản
xuất nói trên yếu kém, phần trợ cấp của Trung ương 90%; Việc đầu tự trang
thiết bị máy móc để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ chưa đồng bộ.
Về điều kiện xã hội còn có nhiều khó khăn trình độ dân trí chưa cao,
dân sinh còn thấp, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn ăn sâu trong tiềm
thức của một số bà con nông dân. Đội ngũ cán bộ trong các ngành có trình độ
chuyên môn còn hạn chế.
Bên cạnh những khó khăn cũng có những thuận lợi cơ bản đó là, đồng
bào các dân tộc huyện Bảo Lạc đoàn kết, cần cù lao động. Lực lượng lao
động dồi dào, tiềm năng đất đai, tiềm năng du lịch phong phú.
Đó là những cơ sở giúp Đảng bộ, chính quyền huyện hoạch định chính
sách xóa đói giảm nghèo, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, phát triển
kinh tế- xã hội của huyện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII
(2000) của Đảng bộ huyện Bảo Lạc đã đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 27 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Chƣơng 2
CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO
LẠC, TỈNH CAO BẰNG 2000- 2013
2.1. Quan điểm và mục tiêu của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo
2.1.1. Quan điểm về “nghèo, đói”
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính chất toàn cầu.
Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn
tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi
quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau.
Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ
nghèo đói và đưa ra các chỉ số nghèo đói - để xác định giới hạn nghèo đói.
Giới hạn nghèo đói của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối
thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia
đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc,
ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.
Liên Hợp quốc đã đưa ra hai khái niệm chính về nghèo đói: Nghèo
tuyệt đối, là tình trạng không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để
duy trì cuộc sống. Nghèo tương đối, là tình trạng không được hưởng những
nhu cầu cơ bản tối thiểu như ăn, ở, mặc, vệ sinh, y tế và giáo dục. Nghèo
tương đối được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất
và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so
với sự sung túc của xã hội đó.
Trong “Báo cáo phát triển thế giới 1990” của Ngân hàng Thế giới đã
đưa ra định nghĩa “Nghèo khổ là không có khả năng đạt được mức sống tối
thiểu”. Những người có thu nhập dưới 1/3 mức sống trung bình của xã hội thì
được coi là nghèo khổ. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì hiện nay trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 28 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
thế giới có khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn
là phụ nữ và trẻ em.
Tại hội nghị bàn về xoá đói, giảm nghèo tổ chức tại Băng Cốc (Thái
Lan) tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: “Đói nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu
cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” [73].
Ở Việt Nam, khái nghiệm nghèo, đói được tách riêng. Nghèo là tình
trạng chỉ được thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống
và có mức sống thấp hơn so với mức sống trung bình của cộng đồng xét trên
mọi phương diện. Đói là tình trạng có mức sống dưới mức sống tối thiểu và
thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Những
hộ đói thường thiếu ăn, đứt bữa từ 1 - 3 tháng/năm, thường vay mượn cộng
đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà
ở dột nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương
đương 45.000 đồng).
Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo
đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện
về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham
gia vào các quyết định của cộng đồng” [73].
Tóm lại, không có một khái niệm chung về nghèo đói cho tất cả các
Quốc gia, cũng không có khái niệm nghèo đói cho tất cả các vùng lãnh thổ
của một Quốc gia, hoặc chung cho cả hai vùng, nông thôn và thành thị. Do
đó, mỗi nước dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Ở Việt Nam, do xuất phát từ một nước nông nghiệp, nên chuẩn nghèo
đói ở Việt Nam, thời gian từ năm 1996 về trước tính theo mức chi tiêu bằng
lương thực (quy gạo) là chính, về sau mới được tính theo giá trị bằng tiền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 29 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, Bộ LĐ - TB&XH đã công bố chuẩn
nghèo đói quốc gia như sau:
Giai đoạn 1997 - 2000
Bộ LĐ - TB&XH đã ra công văn số 1751/LĐTB&XH ngày 20 - 5 -
1997 quy định lại chuẩn nghèo:
- Hộ đói: Dưới 13kg gạo/người/tháng tương đương với 45.000đ
- Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập dưới 15kg gạo/người/tháng tương đương
với 55.000đ đối với vùng nông thôn miền núi và hải đảo; dưới 20kg
gạo/người/tháng tương đương với 70.000đ đối với nông thôn đồng bằng trung
du; dưới 25kg gạo/người/tháng tương đương với 90.000đ đối với vùng thành thị.
Giai đoạn 2001 - 2005
Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐ - TB&XH về
việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 thì chuẩn nghèo được tính
theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng. Cụ thể:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ/người/tháng (960.000đ/năm)
- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ/người/tháng (1.200.0000đ/năm).
- Vùng thành thị: 150.000đ/người/tháng (1.800.000đ/năm).
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định
trên được xác định là hộ nghèo.
Giai đoạn 2006 - 2010
Chuẩn nghèo được quy định như sau:
- Vùng nông thôn: Dưới 200.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị: Dưới 260.000 đồng/người/tháng.
Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40%, không có hoặc còn
thiếu các hạng mục cơ sở hạ tầng như trạm y tế, trường tiểu học, điện sinh
hoạt, đường ô tô tới trung tâm xã, chợ xã hoặc liên xã, nước sạch sinh hoạt.
Xã đặc biệt khó khăn là xã có 5 tiêu chí sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 30 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
- Địa bàn cư trú gồm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh,
vùng biên giới, hải đảo. Khoảng cách từ các xã đến các khu động lực phát
triển lớn hơn 20 km.
- Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng hoặc còn tạm bợ.
- Các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu, dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và
thất học trên 60%, tập tục lạc hậu...
- Điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu thốn, sản xuất mang tính tự nhiên,
hái lượm, chủ yếu là phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư.
- Số hộ nghèo đói trên 60% số hộ của xã. Đời sống khó khăn, nạn đói
thường xuyên xảy ra.
Như vậy, theo từng giai đoạn, chuẩn nghèo ở nước ta đã được điều chỉnh
sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng
giai đoạn đó. Chuẩn nghèo tăng theo từng giai đoạn chứng tỏ nền kinh tế - xã hội
đất nước ngày một phát triển và đã bước đầu phát triển với tốc độ tăng trưởng
cao, đồng thời cũng chứng tỏ những thành công rất lớn của nước ta trong công
tác xóa đói giảm nghèo sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới đất nước.
Đói nghèo là một thứ giặc, người đói nghèo là nạn nhân trực tiếp của
xã hội. Vì vậy, mọi cấp, mọi ngành, mọi người phải quyết tâm chống đói
nghèo với mọi khả năng lương tâm và trách nhiệm của mình. Đặc biệt đói
nghèo là một vấn đề xã hội lớn phức tạp, vừa cấp bách vừa lâu dài, là mục
đích của phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã
hội, tạo đà cho kinh tế phát triển bền vững, lâu dài. Công tác xóa đói giảm
nghèo là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân.
2.1.2. Mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo
Sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, kinh tế - xã hội và bộ mặt
nông thôn của huyện Bảo Lạc đã thay đổi theo hướng tích cực. Ngày 25 - 9 -
2000, Chính phủ ra Nghị định số 52 - NĐ/CP Về việc điều chỉnh địa giới
hành chính để thành lập huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm tỉnh Cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 31 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Bằng. Sau khi điều chuyển địa giới hành chính để thành lập huyện Bảo Lâm,
huyện Bảo Lạc có 91.926 ha, diện tích tự nhiên và 45.796 nhân khẩu với
13/14 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Là địa phương có điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí chưa cao, cơ cấu
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều
khó khăn, nên Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc
đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và xây dựng chương trình Xóa đói giảm
nghèo của huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các khóa XVII (2000),
XVIII (2005), XIX (2010) đều xác định công tác xóa đói giảm nghèo là một
nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo. Công tác này được cấp
ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khá đồng bộ, nhằm mục
tiêu hạ nhanh tỉ lệ đói nghèo; duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các
xã nghèo, đặc biệt khó khăn; hộ nghèo được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ xã
hội cơ bản. Nhiều biện pháp được thực hiện trong chương trình, mục tiêu quốc
gia về xóa đói giảm nghèo như: Cung cấp tín dụng cho người nghèo; Hỗ trợ
đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; Hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội; Trợ
giúp pháp lý cho người nghèo; Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; Dịch vụ y tế, dân số - kế hoạch hóa gia
đình phục vụ người nghèo; Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông,
khuyến lâm; Giáo dục và dạy nghề cho người nghèo; Tiếp tục thực hiện hiệu quả
định canh định cư, di dân xây dựng kinh tế mới; hỗ trợ văn hóa thông tin cho
người nghèo, nâng cao dân trí [2, tr.287-288].
Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng đói nghèo và các nguyên
nhân, yếu tố ảnh hưởng dẫn đến đói nghèo, căn cứ vào các chủ trương chính
sách của Nhà nước và của tỉnh Cao Bằng về chương trình xóa đói giảm
nghèo, các nguồn lực đầu tư cho xóa đói giảm nghèo nguồn và lực thực tế của
địa phương, Đảng bộ huyện Bảo Lạc đã đề ra mục tiêu đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 32 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Mục tiêu chung : Mục tiêu chung của chương trình xóa đói giảm nghèo
ở huyện Bảo Lạc là phấn đấu đến năm 2010, giải quyết cơ bản về ăn, ở, nước
sinh hoạt, điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc cho
các xã đặc biệt khó khăn, người nghèo, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện.
Mục tiêu cụ thể:
Trong giai đoạn 2001- 2005, Đảng bộ và nhân dân huyện Bảo Lạc
quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Đến năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong
huyện xuống còn 15%; Mỗi năm giảm từ 2% trở lên (mỗi năm giảm từ 350-
400 hộ). Trước mắt năm 2001- 2002 xóa hộ nghèo thuộc diện chính sách,
phấn đấu đến năm 2005 không còn hộ đói”[13, tr.5]
Trong giai đoạn 2006- 2010, Đảng bộ huyện đã đưa ra những mục tiêu
cụ thể: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15% /năm; Thu nhập bình
quân đầu người 400 USD; Tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP: nông, lâm
nghiệp 50%, công nghiệp - xây dựng 20%,thương mại, dịch vụ 30%; tỷ lệ
tăng đàn gia súc 5%/năm; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 20.000
tấn; bình quân lương thực 420 kg/ người/năm; Giảm tỷ lệ đói, nghèo theo tiêu
chí mới bình quân 5%/năm [14, tr.21].
Trong những năm 2011 - 2013, xóa đói giảm nghèo được coi là một trong
những nhiệm vụ xuyên suốt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn
huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khóa XIX (Nhiệm kỳ 2010-2015 đã
xác định: Tập trung đầu tư kinh tế hộ gia đình làm cho mỗi hộ có đất sản xuất
nông nghiệp, có vườn nhà, có vườn rừng, thu nhập mỗi hộ gia đình bước đầu ổn
định. Không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo không quá 50%. Nhịp độ tăng trưởng
kinh tế bình quân 15% /năm; Thu nhập bình quân đầu người 693 USD vào năm
2015; Tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP: nông, lâm nghiệp 50%, công nghiệp -
xây dựng 28%, thương mại, dịch vụ 22%; tỷ lệ tăng đàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 33 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
gia súc 12%/năm; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 20.500 tấn;
Giảm tỷ lệ đói, nghèo từ 4%/năm xuống dưới 4%; Giải quyết việc làm cho
1000 lao động [15, tr.18].
2.2. Thực trạng đói nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013
2.2.1. Giai đoạn 2000 - 2005
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong những
năm 1996 - 2000, công tác xóa đói giảm nghèo ở Bảo Lạc đã thực hiện và trở
thành phong trào ở các xã, thị trấn. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các
cấp, các ngành, các tổ chức các đoàn thể xã hội đã quan tâm đến phong trào
xóa đói giảm nghèo.
Thời điểm năm 2000, Bảo Lạc có 13/14 xã nghèo đặc biệt khó khăn.
“Số hộ nghèo trong huyện là 4.891 hộ với 29.346 khẩu” [21,tr.5].
Đầu tháng 11/2005, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo phòng Nội vụ
Lao động Thương binh xã hội phối hợp với các địa phương triển khai công
tác tập huấn Xóa đói giảm nghèo và khảo sát hộ nghèo năm 2005 dựa trên cơ
sở tiêu chí giai đoạn 2001 - 2005 của Bộ Lao động Thương binh xã hội quy
định. Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ
trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001-
2005 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho
từng vùng. Qua thực tế điều tra trong phạm vị 14 xã, thị trấn trên địa bàn toàn
huyện, “trong số 1.684/8.368 hộ được khảo sát thì có 1.199 hộ nghèo, chiếm
71.19% số hộ được điều tra. Số hộ thoát nghèo 348 hộ, chiếm 4,16% tổng số
hộ trong toàn huyện. Số hộ nghèo phát sinh trong năm là 189 hộ, chiếm
2.26% tổng số hộ. Số hộ tiếp tục tái nghèo là 938 hộ, chiếm 11.75% tổng số
hộ ” [54, tr.5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 34 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc
Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc

Khóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.docKhóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.docsividocz
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.docLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.docsividocz
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...sividocz
 
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...sividocz
 
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.docLuận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.docsividocz
 
Luận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.docLuận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.docsividocz
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.docLuận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.docsividocz
 
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.docKhóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.docsividocz
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...sividocz
 
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.docLuận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.docsividocz
 
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởLuận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởAubrey Yundt
 

Similar to Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc (18)

Khóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.docKhóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.doc
Khóa Luận Tiềm Năng Và Giải Pháp Khai Thác Các Điểm Du Lịch Tại Ninh Bình.doc
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.docLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.doc
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Xem Truyện Tranh Online.doc
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Bạch Long Vĩ Đến Năm 20...
 
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư việnKhóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
 
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAYLuận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
 
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
 
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.docLuận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Tìm Hiểu Về Linq To Sql Và Ứng Dụng.doc
 
Luận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.docLuận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn tốt nghiệp Thư Viện Tổng Hợp Hải Phòng.doc
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
 
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.docLuận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
 
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.docKhóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
 
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.docKhóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Website Hỗ Trợ Lập Lịch Trình Kế Hoạch Giảng Dạy Củ...
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.docLuận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởLuận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
 
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.docĐịa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
 

More from sividocz

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...sividocz
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docsividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...sividocz
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...sividocz
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...sividocz
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...sividocz
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docsividocz
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...sividocz
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docsividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...sividocz
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...sividocz
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...sividocz
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...sividocz
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...sividocz
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...sividocz
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docsividocz
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docsividocz
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...sividocz
 

More from sividocz (20)

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
 

Recently uploaded

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 

Luận Văn Công Cuộc Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Huyện Bảo Lạc Tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013).doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THU HUYỀN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (2000 - 2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THU HUYỀN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (2000 - 2013) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Luận văn: “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013)” được thực hiện từ tháng 8/2014 đến 8/2015. cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thái Nguyên, Ngày ..... tháng ..... năm 2015 Tác giả luận văn PHẠM THU HUYỀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: PGS. TS. Đàm Thị Uyên, các thầy, cô giáo khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên chỉ bảo tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn cán bộ và nhân dân, UBND huyện Bảo Lạc đã giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết sức của bản thân nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vi MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................2 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. ..............9 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................9 5. Đóng góp của luận văn................................................................................10 6. Bố cục của luận văn.....................................................................................10 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG..11 1.1. Lịch sử hành chính huyện Bảo Lạc ..........................................................11 1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.............................................................13 1.3. Điều kiện kinh tế.......................................................................................18 1.4. Điều kiện xã hội........................................................................................20 1.4.1. Dân số, lao động việc làm ..................................................................20 1.4.2. Văn hóa, giáo dục, y tế.......................................................................21 1.4.3. Dân tộc, phong tục tập quán...............................................................23 Tiểu kết chương 1............................................................................................26 Chƣơng 2. CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG 2000- 2013.................................................28 2.1. Quan điểm và mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo................28 2.1.1. Quan điểm về “nghèo, đói”................................................................28 2.1.2. Mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo.................................31 2.2. Thực trạng đói nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013 ............34 2.2.1. Giai đoạn 2000 - 2005........................................................................34 2.3.2. Giai đoạn 2006 - 2013........................................................................39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2.3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo.............................44 2.3.1. Nguyên nhân.......................................................................................44 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo .................................48 2.4. Các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo ..........................................49 2.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về xóa đói giảm nghèo ......................................................................................49 2.4.2. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập ...50 2.4.3. Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản .....................................................................................................51 2.4.4. Huy động nguồn lực để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ...................................................................................................52 2.4.5. Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo .......53 2.5. Các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc..............54 2.5.1. Tạo cơ hội để người nghèo phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo ...................................................................................54 2.5.2. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản .........62 Tiểu kết chương 2............................................................................................67 Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẢO LẠC ..................69 3.1. Tác động về kinh tế ..................................................................................69 3.1.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp .................................................................69 3.1.2. Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng .......................................................74 3.1.3. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ ..............................................................................................76 3.2. Tác động về xã hội ...................................................................................78 3.2.1. Lĩnh vực giáo dục...............................................................................79 3.2.2. Lĩnh vực y tế.......................................................................................82 3.2.3. Lĩnh vực an ninh - quốc phòng ..........................................................83 3.3. Một số hạn chế..........................................................................................85 Tiểu kết chương 3............................................................................................88 KẾT LUẬN ....................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH DTTN GDP Nxb UBND Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Diện tích tự nhiên Tổng thu nhập quốc nội Nhà xuất bản Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc ................................16 Bảng 1.2. Thống kê các dân tộc ở huyện Bảo Lạc (Năm 2013)..................24 Bảng 2.1. Kết quả giảm nghèo tại 14 xã, thị trấn tại thời điểm 31/12/200535 Bảng 2.2. Kết quả giảm nghèo ở Bảo Lạc...................................................36 Bảng 2.3. Đặc trưng hộ nghèo ở huyện Bảo Lạc.........................................37 Bảng 2.4. Tình hình hộ nghèo trong các năm 2006, 2010...........................40 Bảng 2.5. Danh sách hộ nghèo, dân tộc, diện hộ, tình trạng, nhà ở, nguyên nhân nghèo và mức thu nhập của hộ năm 2006 (Qua điều tra 11/17 xã, thị trấn) 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1. Diện tích các loại cây trồng........................................................71 Biểu 3.2. Sản lượng lương thực.................................................................71 Biểu 3.3. Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn huyện qua các năm.........72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Nhận thức rõ điều đó trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát động toàn Đảng, toàn dân tấn công vào đói nghèo, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân được nâng lên cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc, đây là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Để giải quyết vấn đề đói nghèo Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Đây là chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, huyện Bảo Lạc là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng có 13/14 xã thị trấn đặc biệt khó khăn. Để từng bước giải quyết được vấn đề đói nghèo, thiếu việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, Huyện ủy- Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân huyện đã quyết tâm thực hiện công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 cuộc xóa đói giảm nghèo với các chương trình xóa đói giảm nghèo qua các giai đoạn 2000- 2013. Việc nghiên cứu tìm hiểu về “Công cuộc xóa đói giảm nghèo huyện Bảo Lạc 2000- 2013” không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà có ý nghĩa cả về thực tiễn. Nghiên cứu đề tài này hiểu rõ về công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000 - 2013. Qua đó, thấy được ý nghĩa, tác dụng của công tác xóa đói giảm nghèo đối với Bảo Lạc nói riêng và tỉnh Cao Bằng và cả nước nói chung, đồng thời cũng đánh giá nghiêm túc những khó khăn, hạn chế, tồn tại của công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng nhiệm vụ giải pháp để chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn:“Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 2000-2013” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xóa đói, giảm nghèo là vấn đề đã được nhiều các quốc gia, tổ chức và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới đã có không ít các cuộc hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề này, ví dụ như: Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 9 - 1993; hội nghị về phát triển xã hội do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Coopenhaghen (Đan Mạch); hội nghị Thượng đỉnh thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2000… Các hội nghị đã đưa ra các khái niệm về đói nghèo, các quan điểm về chuẩn mực đói nghèo và một số giải pháp chung về xóa đói, giảm nghèo trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy tầm quan trọng của công cuộc xóa đói, nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này nên trong những năm gần đây, vấn đề xóa đói, giảm nghèo của nước ta đã thu hút sự nghiên cứu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 đông đảo các nhà khoa học, những người làm công tác quản lý, đã có nhiều công trình nghiên cứu. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo, các công trình ấy ít nhiều đã tổng hợp, phân tích, làm rõ về quan niệm, các yếu tố dẫn đến đói nghèo và những giải pháp về xóa đói giảm nghèo và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Các công trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ biên như: Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993); Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993), Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996), Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997). Các công trình nghiên cứu này làm rõ các vấn đề lý luận về đói nghèo và phân tích rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở nước ta, từ đó đưa những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo nói chung. Các công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo phù hợp cho các địa phương thuộc khu vực miền núi nói chung. Sách chuyên khảo của Hà Quế Lâm “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002) đã cho người đọc thấy được tình trạng đói nghèo ở nhiều vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Công trình gồm 3 chương: Chương I Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế xã hội và vấn đề nghèo đói, chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Chương II Thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và kết quả đạt được từ việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong những giai đoạn gần đây, Chương III Những kiến nghị và giải pháp về xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta. Toàn bộ nội dung công trình đã tập trung vào một số vấn đề liên quan đến đói nghèo, làm rõ một số nguyên nhân của tình trạng đói nghèo. Đặc biệt tác giả đã chú trọng phân tích đánh giá quá trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta, trong đó phân tích sâu về thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, miền núi. Đồng thời tác giả còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 nêu ra những nguyên nhân cơ bản về tình trạng đói nghèo và đưa ra những khuyến nghị về định hướng và một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Một số công trình nghiên cứu khác cũng đưa ra những cách thức, phương pháp để người dân có thể tham khảo, vận dụng, tự xóa đói giảm nghèo và tự thoát nghèo bằng nhiều cách khác nhau, đó là: Làm ăn có kế hoạch để xóa đói giảm nghèo của nhóm tác giả Vi Hồng Nhân - Ngô Quang Hưng - Trịnh Thị Thủy (Nxb Văn hóa dân tộc, 2007), Những điển hình tiên tiến trong xóa đói giảm nghèo của nhóm tác giả Đinh Viết Vinh - Phạm Văn Khánh - Viết Hồng (Nxb Lao động xã hội, 2006), tài liệu của nhóm tác giả Trần Văn Ơn - Tô Xuân Phúc - Nguyễn Tất Cảnh,Thương mại hóa sản phẩm bản địa: hướng đi mới nhằm xóa đói giảm nghèo cho miền núi Việt Nam (Nxb Nông nghiệp, 2008). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo phù hợp cho các địa phương thuộc khu vực miền núi và vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Trong công trình “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản số 834 (2012) của tác giả Nguyễn Hữu Dũng là một trong những công trình nghiên cứu sâu sắc về vấn đề thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bài viết “Thực hiện một số chính sách xã hội ở vùng dân tộc thiểu số trong hội nhập và phát triển” của tác giả Sơn Phước Hoan trong Tạp chí Cộng sản số 805 (2009) đã cho thấy được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nói chung, qua đó đưa ra những chính sách và đưa ra những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển trong qua trình hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Lê Ngọc Thắng (Chủ nhiệm) (2009- 2011), Nghiên cứu, đánh giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 đặc biệt khó khăn ở nước ta. Đây là đề tài độc lập cấp Nhà nước được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện. Trên cơ sở điều tra đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội các đối tượng tác động của chính sách là đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài đã phân tích và đưa ra những mặt được, chưa được của các chính sách dân tộc của Nhà nước ta qua từng giai đoạn. Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, các tác giả kiến nghị những giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản như: Xoá đói giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, kiện toàn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. Giàng Thị Dung, Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã khái quát hóa, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo. Luận án đã khái quát được nội dung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, mối quan hệ giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo qua 5 kênh: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nghèo; Phân phối lại nguồn thu từ khu kinh tế cửa khẩu đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu; Phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Khu kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vân Nam Trung Quốc và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, Luận án phân tích thực trạng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo, từ đó, ánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 đến nay ở tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế cửa khẩu gắn với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Lào Cai và Cao Bằng (trong đó có huyện Bảo Lạc) có điểm tương đồng đó là đường biên giáp với Trung Quốc. Những giải pháp được đưa ra trong công trình này là điểm gợi mở cho chính quyền tỉnh Cao Bằng nói chung và chính quyền huyện Bảo Lạc nói riêng trong phát triển kinh tế địa phương. Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc nằm trong danh sách 5 tỉnh nghèo nhất cả nước, với hơn 95% đồng bào là người dân tộc thiểu số và hơn 70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, là tỉnh vùng cao có đường biên giới khá dài, lại nằm xa khu trung tâm kinh tế của cả nước nên kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá và dịch vụ chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém nên tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn cao. Vì vậy, tỉnh Cao Bằng thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo là thực hiện một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Cao Bằng như: Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2014. Cuốn sách gồm 14 chương, giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư - dân tộc, lịch sử tỉnh, kinh tế, văn hóa, xã hội của Cao Bằng qua các thời kỳ lịch sử. Qua công trình này, người đọc đã có cái nhìn toàn diện về tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Cao Bằng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đề cập khái quát đến thực trạng đói nghèo của tỉnh Cao Bằng và những giải pháp của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Nguyễn Thị Nương với bài viết Cao Bằng tập trung nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tạp chí Cộng sản số 812 (2010) cho thấy hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số chủ trương lớn để tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn tiếp theo. Luận văn thạc sỹ như: “An sinh xã hội đối với nông dân tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nông Văn Dũng, (Đại học khoa học xã hội và nhân văn, (2011) đã tập trung nghiên cứu những vấn đề an sinh xã hội đối với nông dân tỉnh Cao Bằng từ năm 2011 đến năm 2014. Luận văn đi sâu nghiên cứu về thực trạng và giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo và vấn đề giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người nông dân tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”, Đại học quốc gia Hà Nội, (2012), chủ yếu đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao bằng trên địa bàn của tỉnh, từ đó đưa ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng. Luận văn Thạc sĩ, Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng của tác giả Mạc Thị Lệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014 đã đóng góp một phần cho việc làm rõ thêm cơ sở lý luận về đói nghèo, chính sách xóa đói giảm nghèo. Luận văn đánh giá khách quan thực trạng đói nghèo và tình hình thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Nhìn chung, các công trình ở trên đã đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Một số bài viết nghiên cứu cụ thể về các vấn đề đói nghèo của người dân ở tỉnh Cao Bằng, cho thấy đời sống hàng ngày của người dân còn nghèo khó cả về vật chất và tinh thần, qua đó cũng đề ra các hướng giải pháp nhằm để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Bảo Lạc là một trong những địa phương khó khăn bậc nhất của tỉnh Cao Bằng với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tuyệt đại đa số nên khi tiến hành đề tài Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000-2013, tác giả kế thừa ít nhiều những kết quả nghiên cứu trong công trình trên. Liên quan đến đề tài “ Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013” có những công trình sau: Công trình Lịch sử đảng bộ huyện Bảo Lạc đã cung cấp thêm một số tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Bảo Lạc. Công trình này đã khái quát quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế - xã hội của huyện từ năm 1930 đến năm 2005, trong đó đã khái quát đến lĩnh vực xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Ngoài ra có một số đề tài luận văn đã nghiên cứu về Bảo Lạc nhưng chủ yếu về kinh tế - xã hội của huyện, văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lạc như: Nguyễn Thị Trà My, Tang ma của người HMông ở xã Phan Thanh huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa, Đại học Văn Hóa Hà Nội; Chu Thu Hương, Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Thái Nguyên, 2014…Những công trình này đã ít nhiều đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài mà tác giả có thể tham khảo: kinh tế, văn hóa, xã hội, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 tập quán… Có thể thấy, cho đến nay, chưa có thống và toàn diện về Công cuộc xóa đói giả tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2000- 2013. công trình nào nghiên cứu hệ m nghèo của huyện Bảo Lạc, 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo, phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo của huyện Bảo Lạc đạt hiệu quả cao. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Toàn huyện Bảo Lạc với 14 xã thị trấn (2000 - 2006) và 17 xã, thị trấn. - Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến năm 2013 3.4. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bảo Lạc. - Tìm hiểu quá trình thực hiện “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2000- 2013”. - Đánh giá những chuyển biến kinh tế xã hội thông qua công cuộc xóa đói giảm nghèo. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chung: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành Trung ương và các tài liệu về xóa đói giảm nghèo, các chế độ chính sách thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Nguồn tư liệu địa phương: Các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình giảm nghèo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng. Các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện, các xã thị trấn trong địa bàn toàn huyện; Chương trình giảm nghèo của huyện giai đoạn 2000 - 2005; 2006 - 2010; 2011- 2013; số liệu của các phòng ban liên quan đến nội dung cần nghiên cứu; ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu điều tra thực tế tại các xã, thị trấn trong huyện. Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Thống kê, so sánh, điều tra, tổng hợp, phân tích để làm rõ vấn đề. 5. Đóng góp của luận văn - Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2001- 2010”. - Luận văn là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương. Luận văn còn là tư liệu phục vụ quá trình hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục , nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Khái quát về huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Chương 2. Công cuộc Xóa đói, giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013. Chương 3. Tác động của chương trình xóa đói giảm nghèo đối với kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG 1.1. Lịch sử hành chính huyện Bảo Lạc Huyện Bảo Lạc là một trong 13 đơn vị hành chính của tỉnh Cao Bằng, có lịch sử lâu đời. Huyện Bảo Lạc ngày nay trong lịch sử đã có nhiều thay đổi, với những tên gọi khác nhau, trực thuộc những đơn vị hành chính khác nhau. Thời nhà Lý (1009 - 1225), huyện Bảo Lạc thuộc châu Quảng Nguyên. Đến thời nhà Trần (1226 - 1400), ở các địa phương, nhà Trần tổ chức chính quyền ba cấp: lộ (phủ), huyện (châu), hương (xã), tên gọi Bảo Lạc không thay đổi. Đến thời nhà Lê (1428 - 1527), châu Bảo Lạc thuộc Tây Đạo, thuộc trấn Tuyên Quang. Sang thế kỷ XVII, các đạo được đổi thành trấn, sang đến thế kỷ XVIII lại được đổi thành thừa tuyên. Như vậy, Bảo Lạc dưới thời Nguyễn thuộc xứ Tuyên Quang. Năm 1831 - 1832, vua Minh Mệnh xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh thành tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng xã. Châu Bảo Lạc vẫn thuộc tỉnh Tuyên Quang. Năm 1835, sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân, vua Minh Mệnh bỏ châu Bảo Lạc, chia thành huyện Vĩnh Điện (gồm 2 tổng và 11 xã) và huyện Để Định (gồm 2 tổng, 9 xã). Đến năm 1891, châu Bảo Lạc được lập lại thuộc tỉnh Hà Giang [2, tr.10]. Sau khi đánh chiếm Cao Bằng, năm 1886, thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, lập ách cai trị bằng quân sự. Ngày 6-8-1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thiết lập các đạo quan binh - một đơn vị hành chính đặc biệt do giới quân sự nắm quyền cai trị, được thành lập ở các tỉnh phía Bắc. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 20-8 - 1891, thanh lập ở Bắc Kỳ 4 đạo quan binh. Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn La. Trước năm 1908, mỗi đạo quan binh được chia thành các tiểu quân khu. Cao Bằng là một tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh 2 Lạng Sơn. Về sau, tiểu quân khu Cao Bằng chuyển thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng gồm 3 tiểu quân khu: Cao Bằng, Bảo Lạc, Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Đến năm 1925, châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1945 trở lại đây, địa giới huyện Bảo Lạc liên tục có sự thay đổi. Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, theo Sắc lệnh số 1 ngày 20/12/1946 của Chính phủ nước VNDCCH, cả nước có 12 khu hành chính và quân sự. Huyện Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng nằm trong Khu 1 (bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Phúc Yên). Ngày 25/01/1948, Chính phủ ra sắc lệnh số 120, hợp nhất các khu thành liên khu. Ngày 4/11/1949, Chính phủ Quyết định hợp nhất Liên khu I (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Phúc Yên) và Liên khu X ( Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên) thành Liên khu Việt Bắc. Ngày 1/7/1956, Khu tự trị Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang được thành lập. Ngày 27/12/1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa V ra quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính, hợp nhất tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Bảo Lạc là một trong 20 huyện, thị xã của tỉnh Cao Lạng. Ngày 29/12/1978, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa VI ra Nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, huyện Bảo Lạc là một trong 12 huyện, thị xã của tỉnh Cao Bằng. Ngày 25/9/2000, Chính phủ đã ra Nghị định số 52/2000/NĐ-CP, tách 10 xã của huyện Bảo Lạc (tiểu khu Tây Nam) để thành lập huyện Bảo Lâm. Huyện Bảo Lạc sau khi chia tách có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, là các xã và thị trấn: Xuân Trường, Khánh Xuân, Cô Ba, Thượng Hà, Cốc Pàng, Bảo Toàn, Hồng Trị, Phan Thanh, Hưng Đạo, Huy Giáp, Đình Phùng, Sơn Lộ, Hồng An và thị trấn Bảo Lạc. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Bảo Lạc [2, tr.14]. Ngày 13 tháng 12 năm 2007, Chính phủ đã ra Nghị định số 183/2007/NĐ - CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn các huyện Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hòa của tỉnh Cao Bằng. Theo đó, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 huyện Bảo Lạc có 91.797 ha diện tích đất tự nhiên và 47.206 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Xuân Trường, Khánh Xuân, Cô Ba, Bảo Toàn, Cốc Pàng, Hồng An, Huy Giáp, Đình Phùng, Thượng Hà, Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Sơn Lộ, Sơn Lập, Hồng Trị, Kim Cúc, Phan Thanh và thị trấn Bảo Lạc. Trong đó có 5 xã vùng cao biên giới (Thượng Hà, Cốc Pàng, Khánh Xuân, Cô Ba, Xuân Trường). Huyện Bảo Lạc có 225 thôn bản. Xã xa trung tâm huyện nhất cách 70km, xã gần nhất là 4 km. 1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Ngày nay, Bảo Lạc nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, nằm trong giới hạn địa lí: Từ 22°38’ 07” đến 23°7’ 12” Vĩ bắc (Từ Bản Vàng - Yên Thổ đến Nà Luông - Đức Hạnh) và từ 105°16’ 15” đến 105°52, 52” Kinh đông (từ núi Lũng Gia - Quảng Lâm đến Thông Tiên - Hồng An). Bảo Lạc là huyện biên giới, vùng cao, vùng sâu, nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng. Huyện cách trung tâm thị xã Cao Bằng 142 km theo quốc lộ 34. Phía bắc giáp huyện Nà Po của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 54,5km. Phía đông giáp với huyện Thông Nông và huyện Nguyên Bình. Phía tây giáp các huyện: Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê tỉnh Hà Giang, phía nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn) và huyện Na Hang (Tuyên Quang).Tổng diện tích tự nhiên: 920,63 km2 chiếm 13,75 diện tích toàn tỉnh Cao Bằng. Với vị trí địa lí này, từ xưa cho đến nay Bảo Lạc luôn giữ vai trò là vùng đất trọng yếu, nơi địa đầu phía Bắc của Tổ Quốc. Địa hình chia thành hai vùng rõ rệt, vùng núi cao độ cao trung bình trên 1000 mét so với mặt biển gồm các xã: Cốc Pàng, Hồng An, Huy Giáp, Khánh Xuân, Phan Thanh, Sơn Lập, Hưng Thịnh, Xuân Trường. Trong vùng này có các dãy núi đá vôi chạy từ Tây sang Đông, chạy dọc biên giới hai nước Việt - Trung địa hình phức tạp, chia cắt mạnh bởi các dãy núi, độ dốc lớn; vùng thấp có độ cao từ 300 - 1000m so với mực nước biển là các xã còn lại chạy dọc theo lưu vực Sông Neo và Sông Gâm có các cánh đồng ven sông nhưng diện tích không đáng kể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Xét trong tổng thể địa hình Cao Bằng, địa hình Bảo Lạc thuộc miền địa hình núi cao của cao nguyên Lang Cá và cao nguyên Bình Lạng. Đây là cao nguyên đá vôi đồ sộ nằm ở phía tây của huyện Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm ngày nay. Cao nguyên này bị chia cắt bởi nhiều thung lũng sâu với những vách đá dựng đứng, có nhiều vực thẳm, có nhiều ngọn núi cao từ 1200m - 1800m, là một cao nguyên hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt. Cũng chính đặc điểm này đã tạo cho Bảo Lạc sở hữu một phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ như núi bản Mirơng cao 1200m, núi Phja Rạc cao 1500m, núi Phja Khao cao 1200m, núi Nạm Phùm cao 1800m.. Khí hậu Cao Bằng nói chung và Bảo Lạc nói riêng mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mỗi năm chia hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Khí hậu về mùa Đông rất rét, mùa hè rất khô nóng. Nhìn chung, Bảo Lạc có nhiệt độ trung bình cao hơn các vùng khác, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22,20 C, trong đó nhiệt độ không khí thấp nhất thường là tháng Chạp và tháng Giêng năm sau, nhiệt độ không khí cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ có thời điểm lên tới 390 C. Hàng năm vẫn xuất hiện mưa đá, trung bình là 0,3 ngày/năm. Số ngày sương mù trung bình trong năm là 65,6 ngày, trong đó tháng có sương mù nhiều nhất là tháng 11, 12 hàng năm. Độ ẩm trung bình hàng năm thường ở mức cao lên tới 80%. Lượng mưa trung bình khoảng 1300mm/năm. Chế độ mưa chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa đông nam tập trung vào bốn tháng mùa hạ, lượng mưa chiếm tới 75% lượng mưa cả năm. Mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều, mùa đông và mùa xuân thường âm u, mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng thì nóng khác thường; đến tiết sương giáng thường có gió rét, tháng ba và tháng chín khí nóng nung nấu, nhiều người bị cảm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 14 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Huyện Bảo Lạc cũng có nhiều sông suối, mật độ sông suối thường tập trung ở các vùng lòng máng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Sông suối Bảo Lạc có độ dốc cao, hướng chảy tập trung là chảy về phía tây như sông Gâm và sông Neo. Sông Gâm là con sông lớn nhất, bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2000m thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, chảy vào Việt Nam từ phía Bắc xuống phía Nam qua thị trấn Bảo Lạc rồi chảy theo hướng Tây Nam qua huyện Bảo Lâm sang tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Lòng sông Gâm rộng và sâu, độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy và lưu lượng nước bình quân là 1030m3 /giây, lớn nhất là 2290m3 /giây, tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa mưa là 3,46m3 /giây. Sông Gâm là con sông đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt và đặc biệt trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đối với bà con nhân dân trên địa bàn huyện. Các nhánh của sông Gâm gồm có sông Nho Quế chảy theo hướng Đông Nam rồi nhập vào sông Gâm tại Nà Pồng và sông Neo. Sông Neo (tiếng địa phương gọi là sông Tà Miào), con sông này bắt nguồn từ vùng núi Phja Oắc chảy theo hướng Đông Bắc, qua Đình Phùng, Huy Giáp nơi đầu đập thủy điện Nà Han, chảy dài xuống Nà Tồng - Hưng Đạo, về Hồng Trị rồi đổ vào sông Gâm tại thị trấn Bảo Lạc với tổng chiều dài 12 km. Lòng sông Neo rộng trung bình 30 mét, độ sâu trung bainhf là 1.5 mét, lưu lượng và dòng chảy không ổn định. Ngoài sông Gâm và sông Neo, ở Bảo Lạc cũng có mật độ khá dày các con suối, khe suối nhỏ, hồ. Tuy nhiên, giao thông đường thủy ở Bảo Lạc rất hạn chế do độ dốc lớn, chủ yếu vận chuyển theo phương tiện thô sơ như bè, mảng. Cách thị trấn Bảo Lạc khoảng 15km theo đường chim bay về hướng đông có hồ Đồng Mu, mặt hồ cao gần 900m so với mực nước biển, có vài con suối từ trên núi đổ xuống hồ. Cho tới ngày nay, nhân dân sinh sống quang hồ cũng chưa biết chính xác độ sâu của hồ là bao nhiêu và họ chỉ biết rằng mùa khô hồ cũng không bao giờ bị cạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 15 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Mặc dù sông suối ở Bảo Lạc không thuận lợi cho hoạt động giao thông đường thủy nhưng ở đây lại là nguồn cung cấp thủy sản khá dồi dào. Sông Gâm từ xưa đã nổi tiếng có nhiều loại cá quý sinh sống: cá anh vũ (trước kia dùng để tiến vua), cá rầm xanh, cá lăng, cá chiên, cá bỗng. Đây là năm loài cá quý mà người dân quanh dòng sông gọi là “ngũ quý hà thủy”. Hiện nay do tình trạng đánh bắt bừa bãi nên các loại cá này ngày càng trở nên khan hiếm. Về đất đai, theo điều tra, khảo sát của Phòng Nông nghiệp huyện thì ở Bảo Lạc có ba loại đất chính: Đất lateritích có mùn trên núi, đất lateritích trên núi đá vôi, đất lateritích vùng đá vôi và một số nơi là đất ferarit nâu. Do sự xâm thực của các con sông, suối và sườn núi bị mưa bào mòn, tạo cho thung lũng, sông, bồi địa giữa núi hoặc các vạt nhỏ ven chân núi có lớp phù sa và độ phì nhiêu cao. Theo số liệu thống kê năm 2013, huyện Bảo Lạc có tổng diện tích đất tự nhiên là: 108.085,02ha; trong đó diện tích đất nông - lâm nghiệp là 89.726,29ha chiếm tỷ lệ 97,46%, so với năm 2000 tăng 16.173,11ha (chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp). Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc Đơn vị tính: ha Tăng (+); Stt Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Giảm (-) (2000- 2013) 1 Tổng DTTN 91.926 91.897 92.063,68 108.085,02 + 16.159,02 2 Đất nông nghiệp 8.231,85 6.776,19 8.059,77 8.082,63 - 149,22 2.1 Đất trồng cây hàng năm 7.824,50 6.650,09 7.925,27 7.948,71 + 124,21 2.2 Đất trồng cây lâu năm 122,9 126,10 134,50 133,92 + 11,02 3 Đất lâm nghiệp 33.532,39 41.404,16 81.795,49 81.643,66 + 48.111,27 3.1 Đất rừng tự nhiên 32.043,89 40.530,00 81.670,32 81.231,55 + 49.187,66 3.2 Đất rừng trồng 488,50 874,76 125,17 412,11 - 76,39 4 Đất chuyên dùng 596,83 661,85 842,79 977,35 + 380,52 5 Đất khu dân cư 112,78 378,07 388,47 464,14 + 351,36 6 Đất chưa sử dụng 50.438,06 43.217,79 514,98 514,98 - 49.896,08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 16 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 (Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Bảo Lạc) Như vậy đất đai, khí hậu Bảo Lạc mặc dù còn khắc nghiệt nhưng khá thuận lợi cho việc trồng lúa, ngô, đậu tương và bông. Bông được dân Bảo Lạc trồng khá nhiều, do phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, cây bông ở đây cho chất lượng cao, nổi tiếng khắp vùng, người đi buôn bán vẫn thường truyền nhau câu nói “Thóc Thông Nông, bông Bảo Lạc”. Bên cạnh đó, huyện cũng có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc và các hoạt động kinh tế tự nhiên khác. Về địa chất, khoáng sản, những phát hiện về địa chất nơi đây cho thấy, các thành phần trầm tích như phiến sét, sét vôi xen cát kết, cát bột kết vôi, đá vôi phân lớp mỏng màu đen, đá vôi dolomit hóa, đá vôi màu xám, vôi silíc nhiễm quặng măngan, biểu hiện khả năng sinh khoáng đa kim (chì, kẽm, sắt..) phát triển khá mạnh ở Bảo Lạc. Việc khai thác khoáng sản ở Bảo Lạc có từ rất sớm, thời kỳ nhà Lê đã cho khai thác vàng, bạc, sắt thiếc ở Bảo Lạc. Quặng chì, kẽm cũng được phát hiện từ lâu. Là một huyện miền núi cao, Bảo Lạc được thiên nhiên ban tặng cho một hệ động thực vật vô cùng phong phú gồm cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát. Hệ thảm thực vật đa dạng với những loại cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, các loại cây lấy gỗ, cây dược liệu (hà thủ ô, hoàng tinh, sâm đất...), măng khô Bảo Lạc vàng ươm, nổi tiếng nhất tỉnh, mận lòng đỏ, lê xanh được nhiều người ưu thích. Huyện Bảo Lạc với 90% diện tích của huyện là đồi núi. Bảo Lạc cũng là một địa phương vẫn còn giữ được hệ thống rừng nguyên sinh như rừng Bản Bét, rừng Lũng Lèng, Lũng Lô... Hay những rừng cây Mạy Khảo, Mạy Cáng Lò, Mạy Xả Cài, Mạy Khỉ Lếch cao vút và bạt ngàn cây lát - đây là những loại gỗ quý của huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước đây, rừng Bảo Lạc còn là nơi sinh sống của nhiều loại muông thú quý như: hổ, báo, gấu, hươu, lợn lòi, khỉ, cầy, cáo, tê tê, xạ hương...nhiều hương liệu, dược liệu quý hiếm; trong các rừng còn có rất nhiều cây sa nhân, hoàng tinh, sâm đất, măng, mộc nhĩ, chàm, mây…, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 17 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 song do quá trình khai thác, chặt phá bừa bãi của nhân dân nên số lượng hiện nay đã giảm đi nhiều. Bên cạnh đó khắp nơi trên đất Bảo Lạc chỗ nào cũng có những rừng tre, bương, nứa, vầu. là những nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên có thể làm vật liệu dựng nhà cửa hay công cụ lao động phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương. 1.3. Điều kiện kinh tế Bảo Lạc là một trong 62 huyện nghèo cả nước được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; là một trong 5 huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bảo Lạc chưa rõ nét, tỉ trọng cơ cấu kinh tế giữa các ngành chưa có sự chuyển biến mạnh. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nghèo nàn, lạc hậu. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong cơ cấu kinh tế của huyện Bảo Lạc, ngành nông - lâm nghiệp là ngành chủ yếu chiếm tỉ trọng trên 60%. Khoảng trên 80% dân số của toàn huyện sống bằng nghề làm ruộng và khai thác lâm sản. Vì vậy, trong thời kỳ đầu những năm 2000 đời sống nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao nhất tỉnh Cao Bằng, hệ thống hạ tầng cơ sở nhất là mạng lưới giao thông, trường học, trạm y tế còn nhiều yếu kém. Thêm vào đó, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội của cả huyện. Trong bối cảnh đó, cùng với toàn tỉnh Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc đã tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XV, Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của huyện và thực hiện cơ chế quản lý mới. Từ các chương trình dự án đầu tư chủ Chính phủ huyện bắt đầu quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng như thủy lợi, điện, giao thông. Vốn đầu tư cơ bản được huy động từ nhiều nguồn và trình tự xây dựng cơ bản được quản lý chặt chẽ. Nhờ đó, các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, lao động của huyện đã được khai thác có hiệu quả hơn trước, cơ cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 18 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 29. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 kinh tế nông nghiệp được chỉ đạo chuyển dịch có hiệu quả, hình thành các vùng trồng cây trúc sào, hồi, quế… tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho sản xuất, đời sống, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần từng bước được hình thành, kinh tế được củng cố và từng bước phát huy tác dụng. Công tác quản lý và điều hành phát triển nền kinh tế - xã hội có nhiều tiến bộ. Trong công cuộc CNH, HĐH, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bảo Lạc đoàn kết nhất trí, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua thử thách, chủ động, linh hoạt trong tổ chức. Do đó, kinh tế - xã hội của huyện từng bước ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng từ 10-12%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp. Năm 2000, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 68%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18%, dịch vụ 14%. Đến năm 2013 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 57%, Công nghiệp - xây dựng tăng lên 25%, dịch vụ 18%. Thu ngân sách tăng nhanh: năm 2000 kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 1.453 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 17.508,127 triệu đồng tăng 37,5% so với năm 2012.[21, tr.7], [33, tr.7] Mặc dù là huyện miền núi nhưng do có nhiều di tích lịch sử và đường đến các trung tâm cụm xã đều có đường rải nhựa nên thương mại dịch vụ cũng khá phát triển. Trên địa bàn huyện Bảo Lạc có 7 chợ: chợ Thị trấn (thị trấn Bảo Lạc), chợ Lũng Pán (Huy Giáp), chợ Bản Riển (Hưng Đạo), chợ Bản Ngà (Huy Giáp), chợ Cốc Pàng (Cốc Pàng), chợ Cô Ba (Cô Ba), chợ Đồng Mu (Xuân Trường). Các chợ này có đặc điểm giống nhau là 5 ngày họp một phiên theo Âm lịch. Là huyện xa nhất tỉnh, giao thông đi lại khó khăn nên chợ cũng phân đều các khu vực trong huyện. Chợ huyện được xây dựng ở thị trấn Bảo Lạc. Chợ Lũng Pán (Huy Giáp) cách huyện lỵ 30 km. Phía Đông có chợ Đồng Mu, các huyện lỵ 20 km, phục vụ các xã Xuân Trường, Hồng An. Những phiên chợ ở Bảo Lạc còn là ngày hội giao lưu văn hóa, giao lưu tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 19 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 30. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 cảm giữa các dân tộc như chợ Bảo Lạc, Bản Pjồi. Tại các chợ, mặt hàng buôn bán, trao đổi chủ yếu là nông sản, vải vóc và những mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn huyện tăng so với trước đây. Tuy nhiên dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ. Số chợ tạm vẫn chiếm 50%, nhà tranh tre do nhân dân dựng làm quán chợ, chưa có các nhà hàng, siêu thị lớn hoặc các chợ đầu mối để thu gom, phân phối hàng hóa trên địa bàn huyện mà chủ yếu là các chợ người dân địa phương bán các mặt hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp do địa phương sản xuất. Dịch vụ vận tải trong những năm qua phát triển nhanh, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng lên. Dịch vụ du lịch: Bảo Lạc có một số di tích lịch sử - văn hóa như đồn Đồng Mu, chùa Vân An, chùa Quan Đế. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với việc mở đường giao thông đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể cho ngành du lịch của huyện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành du lịch của huyện Bảo Lạc còn bộc lộ nhiều bất cập, đó là chưa có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết để xây dựng khu du lịch, vì vậy, chưa thu hút được các nhà đầu tư và cộng đồng nhân dân tham gia đầu tư phát triển du lịch; kết cấu hạ tầng còn yếu, toàn bộ hệ thống khu di tích lịch sử chưa được quy hoạch chi tiết, hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư nâng cấp, các dịch vụ ăn nghỉ, hướng dẫn sinh hoạt vui chơi còn thiếu và yếu, chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều du khách. 1.4. Điều kiện xã hội 1.4.1. Dân số, lao động việc làm Tổng dân số của huyện Bảo Lạc năm 2013 là 51.297 người. Trong đó, nam chiếm 48,62%, nữ 51,38%. Dân cư tập trung tại khu vực thành thị là 7,85%, ở nông thôn là 92,15%. Mật độ dân số toàn huyện là 55,71 người/km2 , đông nhất là Thị trấn Bảo Lạc với mật độ 289,4 người/km2 , Hưng Đạo 93,60 người/km2 , Hồng Trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 20 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 31. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 80,9 người/km2 xã có mật độ dân số thấp nhất là Hồng An 20,3 người/km2 , Cốc Pàng 38 người/km2 [9, tr.11]. Năm 2013, ước tính số người lao động trong độ tuổi toàn huyện là 29.079/51.279 người (chiếm gần 57% tổng dân số). Số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 28.067 người. Trong đó: Lao động đang làm việc trong ngành nông lâm thủy sản là 23.458 chiếm 80,7%; còn lại các ngành nghề khác chiếm 19,3%. [9, tr. 12- 13] Nhìn chung lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động nằm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Số lao động qua đào tạo có tay nghề cao còn chiếm tỷ lệ quá thấp. Tỷ lệ hộ nghèo cao: năm 2013 huyện còn 4238 hộ chiếm 42,97% , khu vực thị trấn 58 hộ chiếm 6,39%; khu vực nông thôn 4180 hộ chiếm 57,03% [71,tr.3]. Tỷ lệ giảm nghèo qua từng năm tuy có giảm nhưng so với các địa phương khác trong tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung thì tỷ lệ này vẫn cao. “Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 30,7% năm 2001 xuống còn 16,23% năm 2004 và 13,23% năm 2005” [2, tr.291]. Đó là một thách thức lớn của chính quyền địa phương trong việc thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo là là do điều kiện tự nhiên khó khăn. Kinh tế của huyện còn chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, kết cấu kinh tế hạ tầng còn thấp kém, các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển... 1.4.2. Văn hóa, giáo dục, y tế Về Giáo dục và đào tạo, trong giai đoạn 2000 - 2013, do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với các chương trình kiên cố hóa trường lớp học, cơ sở vật chất các trường học được xây dựng khang trang hơn. “Năm 2013, ở Bảo Lạc không còn lớp học tranh tre dột nát. Toàn huyện có 03 trường trung phổ thông cơ sở, 21 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở và 15 trường mầm non” [9,tr.198]. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các xã dặc biệt khó khăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 21 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 32. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 được hưởng chế độ thu hút vì vậy các giáo viên yên tâm công tác. Chất lượng dạy và học hàng năm được nâng lên. Về mạng lưới y tế: Huyện có 01 trung tâm y tế, 01 bệnh viên Đa khoa và 04 phòng khám đa khoa khu, 01Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đinh, 17 trạm y tế thuộc các xã, thị trấn với tổng số 138 giường bệnh. Số bác sỹ tính toàn huyện là 24 bác sỹ, các trạm Y tế ở 17 xã, thị trấn đều có bác sỹ. Ngành y tế có nhiều nỗ lực trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Việc đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ trong ngành chuyên môn chưa cao đặc biệt là ở các trạm y tế xã nên việc quá tải cho bệnh viên đa khoa trung tâm còn thường xuyên xảy ra. Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nói chung. Ngành Văn hóa Thông tin đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các lễ hội của địa phương. Tổ chức thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Về phong trào thể thao trên phạm vi toàn huyện được duy trì và nhân dân tích cực tham gia. Tính đến năm 2010 toàn huyện có 22 câu lạc bộ thể dục thể thao, có 01 nhà thi đấu thể thao, có 25 sân đá bóng, 74 sân cầu lông, bóng chuyền, 03 nhà thi đấu tập luyện. Các cơ sở này đều là nhỏ lẻ do nhân dân tự làm là chủ yếu. Nhìn chung cơ sở vật chất và các thiết chế đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao từ huyện đến cơ sở còn quá thiếu thốn, hơn nữa do đặc thù của huyện diện tích quá rộng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa. Song song với những khó khăn trên, đời sống dân sinh toàn huyện còn thấp nên điều kiện phát triển văn hóa - thể thao còn hạn chế. Về trật tự, an ninh: Là một huyện biên cương miền núi, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, đi lại khó khăn do đường xã, địa hình hiểm trở nên Bảo Lạc là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 22 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 33. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 cường truyền đạo trái phép. Trong những năm 2001 - 2005, hoạt động truyền đạo trái phép diễn biến phức tập trên địa bàn huyện. Các đối tượng cầm đầu câu kết với nhau truyền đạo trái phép thông qua các băng, địa, đài phát thanh tiếng Mông, Dao và sách thánh Tin Lành. Ở một số xóm đã thành lập các hội Thánh Tin Lành như xóm Lũng Cuỗng (Cô Ba), xóm Cốc Chom (Bảo Toàn), xóm Nặm Xíu (Hưng Đạo). “Toàn huyện có 62/222 xóm diễn ra tình trạng truyền đạo trái phép với 5.645 người theo đạo trái phép. Đặc biệt, còn có một số cán bộ cơ sở theo đạo, trong đó có 1 đảng viên và 19 trường hợp thuộc chức danh khác” [2, tr.299]. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của cấp trên, Ủy ban Nhân dân huyện đã xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm nên chỉ đạo các cấp Ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nắm bắt tình hình, tích cực vận động, tuyên truyền để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nhờ sự tích cực của cán bộ, đảng viên mà nhiều hộ gia đình là người Mông, Dao vốn nghe theo kẻ xấu nay trở lại theo phong tục tập quán, nếp sống văn hóa của dân tộc, không nghe theo luận điệu của Thìn Hùng, Vàng Chứ. Nhờ làm tốt công tác an ninh nên chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Nhân dân các dân tộc của hai bên dọc biên giới đi lại thăm hỏi, trao đổi hàng hóa thuận tiện. Tuy nhiên, trên tuyến biên giới vẫn diễn ra nhưng hiện tượng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương như: vẫn xảy ra một số diểm tranh chấp và một số vụ xâm nhập vào nước ta phá hoại mùa màng. Tình hình xuất nhập cảnh trái phép và buôn lậu qua biên giới vẫn diễn ra. Việc truyền đạo Tin Lành vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa bàn thuộc vùng đồng bào Mông, Dao, Sán Chay. Hiện tượng buôn bán phụ nữ qua biên giới gia tăng. Các tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển. 1.4.3. Dân tộc, phong tục tập quán Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 23 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 34. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới, giao thông đi lại khó khăn nên dân cư sinh sống trên địa bàn huyện khá thưa thớt. Theo số liệu thống kê năm 1998 (khi chưa tách 10 xã của huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm), toàn huyện có 88.397 người với 9 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán chỉ, Lô Lô, Hoa, Quý Châu. Trong đó đông nhất là dân tộc Tày (27,5%), Mông (26,3%), Nùng (16,9%). Bảng 1.2. Thống kê các dân tộc ở huyện Bảo Lạc (Năm 2013) STT Dân tộc Số ngƣời Tỷ lệ 1 Tày 13.140 25.8% 2 Dao 12.780 25,1%. 3 Nùng 11.789 23,11% 4 Mông 8.034 15,79% 5 Sán Chỉ 2.341 4,60% 6 Lô Lô 1.390 2,73%. 7 Kinh 1.381 2,71% 8 Một số dân tộc khác 50 0.09% (Nguồn: Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc,Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và các chương trình chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Lạc năm 2013) Toàn huyện có 8 dân tộc sinh sống là: Tày, Dao, Nùng, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô, Kinh và một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể (khoảng 40 người). Trong đó, dân tộc Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Bảo Lạc. Người Tày có 13.140 người chiếm 25,8% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất huyện. Họ sống chủ yếu sống ở các xã lưu vực sông Gâm, Sông Neo và xã Xuân Trường, canh tác lúa nước và có bản sắc văn hoá riêng như hát lượn cọi, hát đám cưới, hát ru con, hát then… Dân tộc Dao có 12.780 người chiếm 25,1%. Cũng là một dân tộc cư trú khá lâu đời ở huyện Bảo Lạc. Họ sống chủ yếu ở trên núi cao và lưng trừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 24 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 35. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 núi, canh tác chủ yếu trồng ngô trên nương rẫy và một số cây dược liệu. Ngôn ngữ thuộc hệ Miêu - Dao, có chữ viết gốc Hán. Người Dao có bản sắc văn hoá riêng biệt, truyền thống văn hoá nổi tiếng là “Lễ cấp sắc”.. Dân tộc Nùng: Có 11.789 người chiếm 23,11% dân số toàn huyện. Người Nùng vốn là một trong bốn dòng họ lớn ở Trung Quốc và trở thành tên gọi chính thức vào thế kỉ 15. Những người Nùng sinh sống trước kia ở nước ta đã hoà vào dân tộc Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam khoảng 200 năm nay. Người Nùng Bảo Lạc định cư lâu đời ở đây, một số chủ yếu di cư từ Trung Quốc sang. Người Nùng sống chủ yếu xen kẽ với người Tày, tập quán canh tác, nhà ở, văn hoá, trang phục gần giống người Tày, điệu dân ca chủ yếu của người Nùng là hát Shi, lượn Nàng ới. Dân tộc Mông: Có 8.034 người chiếm 15,79% dân số toàn huyện. Người Mông chủ yếu sống ở vừng núi cao độ cao từ 800 đến 1.500m, canh tác chủ yếu trồng ngô và là cây lương thực ăn quanh năm, người Mông có một đời sống tinh thần khá đa dạng và phong phú về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật… Dân tộc Sán Chỉ: Sán Chỉ cũng là một dân tộc sống lâu đời tại huyện Bảo Lạc có số dân 2.341 người chiếm 4,6% dân số toàn huyện. Người Sán Chỉ canh tác chủ yếu lúa nước và lúa nương, có phong tục tập quán, nhà ở, trang phục gần giống người Nùng, có bản sắc văn hoá truyền thống giống như dân tộc Dao. Dân tộc Lô Lô: Là 1 trong 54 dân tộc Việt Nam cũng là 1 trong số các dân tộc thiểu số của Thái Lan, Lào, Trung Quốc, có mặt khá lâu đời tại huyện Bảo Lạc, có tổng dân số 1.390 người, chiếm 2,73%. Người Lô Lô canh tác trồng ngô, lúa nương. Văn hoá truyền thống của người Lô Lô đặc trưng là Trống đồng được lưu giữ như bảo vật của dòng họ, văn hoá dân gian đa dạng, đặc sắc như nhảy múa, hát ca, truyện cổ… Dân Tộc Kinh: Người Kinh đến định cư tại Bảo Lạc theo nhiều con đường khác nhau, chủ yếu đi buôn bán, làm ăn ở lại định cư, một số ở các tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 25 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 36. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 đồng bằng: Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng trong những năm 60 lên khai hoang theo chính sách kinh tế mới, một số cán bộ miền xuôi được cử lên công tác miền núi và định cư tại đây. Tổng số người kinh có 1.381 người, chiếm 2,71%. Các dân tộc ở Bảo Lạc sống đan xen, định cư theo bản, làng. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán và cách làm ăn khác nhau. Các dân tộc Tày, Kinh, Nùng thường sống ở những nơi vùng thấp có cánh đồng tương đối rộng trồng lúa nước, buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất thủ công nghiệp. Các dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ... thường ở vùng cao, trồng lúa nương, lúa nước. Mặc dù có những nét riêng biệt, nhưng từ lâu các dân tộc huyện Bảo Lạc đã sống gần gũi, quây quần bên nhau, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt trong cuộc sống. Từ việc ma chay cưới xin, làm nhà...đều có sự quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong huyện. Nhìn chung, bà con các dân tộc huyện Bảo Lạc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đồi rừng, trình độ dân trí chưa cao, dân sinh thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế chịu ảnh hưởng bởi tập quán sản xuất lạc hậu, dẫn đến kinh tế chậm phát triển tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao. Tiểu kết chƣơng 1 Bảo Lạc là một huyện miền núi có nhiều khó khăn, giao thông mặc dù đã có đường nhựa nhưng quanh co khúc khuỷu, mặt đường hẹp nên không thuận tiện cho việc trao đổi lưu thông hàng hóa, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp phân tán, đất sản xuất nông nghiệp không nhiều; khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè, thiếu nước vào mùa đông nên thường hay xảy ra hạn hán, lũ lụt mất mùa; trên địa bàn huyện không có khu công nghiệp mà chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp do trình độ sản xuất thấp không chuyên nghiệp nên sản phẩm tiêu thụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 26 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 37. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ra thị trường còng rất hạn chế; hệ thống khu du lịch lịch sử chưa được quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều bất cập. Thu ngân sách trên địa bàn không đáng kể do tình hình hoạt động sản xuất nói trên yếu kém, phần trợ cấp của Trung ương 90%; Việc đầu tự trang thiết bị máy móc để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ chưa đồng bộ. Về điều kiện xã hội còn có nhiều khó khăn trình độ dân trí chưa cao, dân sinh còn thấp, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một số bà con nông dân. Đội ngũ cán bộ trong các ngành có trình độ chuyên môn còn hạn chế. Bên cạnh những khó khăn cũng có những thuận lợi cơ bản đó là, đồng bào các dân tộc huyện Bảo Lạc đoàn kết, cần cù lao động. Lực lượng lao động dồi dào, tiềm năng đất đai, tiềm năng du lịch phong phú. Đó là những cơ sở giúp Đảng bộ, chính quyền huyện hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế- xã hội của huyện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII (2000) của Đảng bộ huyện Bảo Lạc đã đề ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 27 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 38. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Chƣơng 2 CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG 2000- 2013 2.1. Quan điểm và mục tiêu của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo 2.1.1. Quan điểm về “nghèo, đói” Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo đói và đưa ra các chỉ số nghèo đói - để xác định giới hạn nghèo đói. Giới hạn nghèo đói của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành. Liên Hợp quốc đã đưa ra hai khái niệm chính về nghèo đói: Nghèo tuyệt đối, là tình trạng không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nghèo tương đối, là tình trạng không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu như ăn, ở, mặc, vệ sinh, y tế và giáo dục. Nghèo tương đối được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Trong “Báo cáo phát triển thế giới 1990” của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra định nghĩa “Nghèo khổ là không có khả năng đạt được mức sống tối thiểu”. Những người có thu nhập dưới 1/3 mức sống trung bình của xã hội thì được coi là nghèo khổ. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì hiện nay trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 28 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 39. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 thế giới có khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Tại hội nghị bàn về xoá đói, giảm nghèo tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” [73]. Ở Việt Nam, khái nghiệm nghèo, đói được tách riêng. Nghèo là tình trạng chỉ được thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn so với mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Đói là tình trạng có mức sống dưới mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Những hộ đói thường thiếu ăn, đứt bữa từ 1 - 3 tháng/năm, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dột nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000 đồng). Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng” [73]. Tóm lại, không có một khái niệm chung về nghèo đói cho tất cả các Quốc gia, cũng không có khái niệm nghèo đói cho tất cả các vùng lãnh thổ của một Quốc gia, hoặc chung cho cả hai vùng, nông thôn và thành thị. Do đó, mỗi nước dựa trên các tiêu chí khác nhau. Ở Việt Nam, do xuất phát từ một nước nông nghiệp, nên chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, thời gian từ năm 1996 về trước tính theo mức chi tiêu bằng lương thực (quy gạo) là chính, về sau mới được tính theo giá trị bằng tiền. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 29 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 40. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, Bộ LĐ - TB&XH đã công bố chuẩn nghèo đói quốc gia như sau: Giai đoạn 1997 - 2000 Bộ LĐ - TB&XH đã ra công văn số 1751/LĐTB&XH ngày 20 - 5 - 1997 quy định lại chuẩn nghèo: - Hộ đói: Dưới 13kg gạo/người/tháng tương đương với 45.000đ - Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập dưới 15kg gạo/người/tháng tương đương với 55.000đ đối với vùng nông thôn miền núi và hải đảo; dưới 20kg gạo/người/tháng tương đương với 70.000đ đối với nông thôn đồng bằng trung du; dưới 25kg gạo/người/tháng tương đương với 90.000đ đối với vùng thành thị. Giai đoạn 2001 - 2005 Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐ - TB&XH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 thì chuẩn nghèo được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng. Cụ thể: - Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ/người/tháng (960.000đ/năm) - Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ/người/tháng (1.200.0000đ/năm). - Vùng thành thị: 150.000đ/người/tháng (1.800.000đ/năm). Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên được xác định là hộ nghèo. Giai đoạn 2006 - 2010 Chuẩn nghèo được quy định như sau: - Vùng nông thôn: Dưới 200.000 đồng/người/tháng. - Vùng thành thị: Dưới 260.000 đồng/người/tháng. Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40%, không có hoặc còn thiếu các hạng mục cơ sở hạ tầng như trạm y tế, trường tiểu học, điện sinh hoạt, đường ô tô tới trung tâm xã, chợ xã hoặc liên xã, nước sạch sinh hoạt. Xã đặc biệt khó khăn là xã có 5 tiêu chí sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 30 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 41. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 - Địa bàn cư trú gồm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo. Khoảng cách từ các xã đến các khu động lực phát triển lớn hơn 20 km. - Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng hoặc còn tạm bợ. - Các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu, dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, tập tục lạc hậu... - Điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu thốn, sản xuất mang tính tự nhiên, hái lượm, chủ yếu là phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư. - Số hộ nghèo đói trên 60% số hộ của xã. Đời sống khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra. Như vậy, theo từng giai đoạn, chuẩn nghèo ở nước ta đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn đó. Chuẩn nghèo tăng theo từng giai đoạn chứng tỏ nền kinh tế - xã hội đất nước ngày một phát triển và đã bước đầu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời cũng chứng tỏ những thành công rất lớn của nước ta trong công tác xóa đói giảm nghèo sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới đất nước. Đói nghèo là một thứ giặc, người đói nghèo là nạn nhân trực tiếp của xã hội. Vì vậy, mọi cấp, mọi ngành, mọi người phải quyết tâm chống đói nghèo với mọi khả năng lương tâm và trách nhiệm của mình. Đặc biệt đói nghèo là một vấn đề xã hội lớn phức tạp, vừa cấp bách vừa lâu dài, là mục đích của phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội, tạo đà cho kinh tế phát triển bền vững, lâu dài. Công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân. 2.1.2. Mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo Sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, kinh tế - xã hội và bộ mặt nông thôn của huyện Bảo Lạc đã thay đổi theo hướng tích cực. Ngày 25 - 9 - 2000, Chính phủ ra Nghị định số 52 - NĐ/CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 31 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 42. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Bằng. Sau khi điều chuyển địa giới hành chính để thành lập huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lạc có 91.926 ha, diện tích tự nhiên và 45.796 nhân khẩu với 13/14 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Là địa phương có điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí chưa cao, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, nên Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và xây dựng chương trình Xóa đói giảm nghèo của huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các khóa XVII (2000), XVIII (2005), XIX (2010) đều xác định công tác xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo. Công tác này được cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khá đồng bộ, nhằm mục tiêu hạ nhanh tỉ lệ đói nghèo; duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, đặc biệt khó khăn; hộ nghèo được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều biện pháp được thực hiện trong chương trình, mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo như: Cung cấp tín dụng cho người nghèo; Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; Hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội; Trợ giúp pháp lý cho người nghèo; Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; Dịch vụ y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình phục vụ người nghèo; Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm; Giáo dục và dạy nghề cho người nghèo; Tiếp tục thực hiện hiệu quả định canh định cư, di dân xây dựng kinh tế mới; hỗ trợ văn hóa thông tin cho người nghèo, nâng cao dân trí [2, tr.287-288]. Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng đói nghèo và các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng dẫn đến đói nghèo, căn cứ vào các chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh Cao Bằng về chương trình xóa đói giảm nghèo, các nguồn lực đầu tư cho xóa đói giảm nghèo nguồn và lực thực tế của địa phương, Đảng bộ huyện Bảo Lạc đã đề ra mục tiêu đó là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 32 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 43. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Mục tiêu chung : Mục tiêu chung của chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc là phấn đấu đến năm 2010, giải quyết cơ bản về ăn, ở, nước sinh hoạt, điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc cho các xã đặc biệt khó khăn, người nghèo, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện. Mục tiêu cụ thể: Trong giai đoạn 2001- 2005, Đảng bộ và nhân dân huyện Bảo Lạc quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Đến năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện xuống còn 15%; Mỗi năm giảm từ 2% trở lên (mỗi năm giảm từ 350- 400 hộ). Trước mắt năm 2001- 2002 xóa hộ nghèo thuộc diện chính sách, phấn đấu đến năm 2005 không còn hộ đói”[13, tr.5] Trong giai đoạn 2006- 2010, Đảng bộ huyện đã đưa ra những mục tiêu cụ thể: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15% /năm; Thu nhập bình quân đầu người 400 USD; Tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP: nông, lâm nghiệp 50%, công nghiệp - xây dựng 20%,thương mại, dịch vụ 30%; tỷ lệ tăng đàn gia súc 5%/năm; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 20.000 tấn; bình quân lương thực 420 kg/ người/năm; Giảm tỷ lệ đói, nghèo theo tiêu chí mới bình quân 5%/năm [14, tr.21]. Trong những năm 2011 - 2013, xóa đói giảm nghèo được coi là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khóa XIX (Nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định: Tập trung đầu tư kinh tế hộ gia đình làm cho mỗi hộ có đất sản xuất nông nghiệp, có vườn nhà, có vườn rừng, thu nhập mỗi hộ gia đình bước đầu ổn định. Không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo không quá 50%. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15% /năm; Thu nhập bình quân đầu người 693 USD vào năm 2015; Tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP: nông, lâm nghiệp 50%, công nghiệp - xây dựng 28%, thương mại, dịch vụ 22%; tỷ lệ tăng đàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 33 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 44. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 gia súc 12%/năm; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 20.500 tấn; Giảm tỷ lệ đói, nghèo từ 4%/năm xuống dưới 4%; Giải quyết việc làm cho 1000 lao động [15, tr.18]. 2.2. Thực trạng đói nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013 2.2.1. Giai đoạn 2000 - 2005 Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong những năm 1996 - 2000, công tác xóa đói giảm nghèo ở Bảo Lạc đã thực hiện và trở thành phong trào ở các xã, thị trấn. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các ngành, các tổ chức các đoàn thể xã hội đã quan tâm đến phong trào xóa đói giảm nghèo. Thời điểm năm 2000, Bảo Lạc có 13/14 xã nghèo đặc biệt khó khăn. “Số hộ nghèo trong huyện là 4.891 hộ với 29.346 khẩu” [21,tr.5]. Đầu tháng 11/2005, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo phòng Nội vụ Lao động Thương binh xã hội phối hợp với các địa phương triển khai công tác tập huấn Xóa đói giảm nghèo và khảo sát hộ nghèo năm 2005 dựa trên cơ sở tiêu chí giai đoạn 2001 - 2005 của Bộ Lao động Thương binh xã hội quy định. Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001- 2005 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng. Qua thực tế điều tra trong phạm vị 14 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện, “trong số 1.684/8.368 hộ được khảo sát thì có 1.199 hộ nghèo, chiếm 71.19% số hộ được điều tra. Số hộ thoát nghèo 348 hộ, chiếm 4,16% tổng số hộ trong toàn huyện. Số hộ nghèo phát sinh trong năm là 189 hộ, chiếm 2.26% tổng số hộ. Số hộ tiếp tục tái nghèo là 938 hộ, chiếm 11.75% tổng số hộ ” [54, tr.5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 34 http://www.lrc.tnu.edu.vn