SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ DUY MY
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Địa lí học
Mã số: 8.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh
THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn của TS. Vũ Vân Anh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi sự trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Duy My
i
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài của mình tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quí báu của các tập thể và các cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Địa lí,
khoa sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
Qua khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Vũ vân Anh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài này.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ của
trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái
Nguyên, Chi cục thống kê huyện Phú Bình, phòng nông nghệp và phát triển nông
thôn huyện Phú Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên… Tôi xin trân trọng cảm
ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Học viên: Nguyễn Thị Duy My
K24 - Địa lí học
ii
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.....................................................................................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài................................................................................5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu........................................................................................6
5. Giới hạn của đề tài..................................................................................................................................8
6. Đóng góp mới của luận văn................................................................................................................8
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................................8
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI........9
1.1. Cơ sở lí luận về kinh tế trang trại.................................................................................................9
1.1.1. Khái quát chung về trang trại và kinh tế trang trại............................................................9
1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường......................14
1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại......................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................................................19
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam......................................19
1.2.2. Phát triển kinh tế trang trại khu vực Trung du miền núi phía Bắc...........................27
1.2.3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên ..............................................................29
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................................................31
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016............33
2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .......33
2.1.1. Vị trí địa lí.........................................................................................................................................33
2.1.2. Tiềm năng về tự nhiên.................................................................................................................35
2.1.3. Tiềm năng về kinh tế - xã hội...................................................................................................39
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2016........................................................................................................................................44
2.2.1. Tình hình chung về kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ..........44
iii
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.2.2. Số lượng và các loại hình trang trại.......................................................................................45
2.2.3. Sự phân bố và cơ cấu các loại hình kinh tế trang trại....................................................49
2.2.4. Quy mô sử dụng đất của trang trại.........................................................................................52
2.2.5. Lao động của trang trại ...............................................................................................................52
2.2.6.Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sản xuất của các mô hình trang trại ................55
2.2.7. Các lợi ích khác của kinh tế trang trại..................................................................................59
2.3. Một số mô hình kinh tế trang trại tiêu biểu theo từng loại hình trang trại
trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên...........................................................................60
2.3.1. Trang trại chăn nuôi......................................................................................................................60
2.3.2. Trang trại nuôi trồng thủy sản..................................................................................................62
2.3.3. Trang trại trồng cây lâu năm.....................................................................................................63
2.4. Phân tích SWOT................................................................................................................................65
2.4.1.Điểm mạnh, điểm yếu...................................................................................................................65
2.4.2. Cơ hội, thách thức .........................................................................................................................68
2.5. Đánh giá chung...................................................................................................................................70
Tiểu kết chương 2.......................................................................................................................................72
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN 2025............................................................................................................73
3.1. Định hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 73
3.1.1. Định hướng chung.........................................................................................................................73
3.1.2. Định hướng cụ thể.........................................................................................................................73
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2025.............................................................................................75
3.2.1. Cơ sở để khoa học của các giải pháp....................................................................................75
3.2.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
............................................................................................................................................................................78
Tiểu kết chương 3.......................................................................................................................................88
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................90
KIẾN NGHỊ................................................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................95
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................................98
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BTB Bắc Trung Bộ
DHMT Duyên Hải Miền Trung
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HTTCLTNN Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
HTX Hợp tác xã
KTTT Kinh tế trang trại
KH Khoa học
KHKT Khoa học kỹ thuật
TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ
TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
TT Trang trại
TP Thành phố
TX Thị xã
TW Trung ương
iv
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các TT phân theo phân theo địa phương năm 2016..............................................24
Bảng 1.2. Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo vùng của cả nước
năm 2016........................................................................................................................................................25
Bảng 1.3. Cơ cấu các loại trang trại phân theo vùng nước ta năm 2016............................26
Bảng 1.4. Số TT phân theo tỉnh vùng TDMNPB giai đoạn 2011- 2016 ..........................27
Bảng 1.5. Số TT phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương vùng DMNBB
năm 2016........................................................................................................................................................28
Bảng 1.6 : Số lượng trang trại phân theo phân theo huyện, thành phố, thị xã tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2013 – 2016.............................................................................................................29
Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu về trang trại tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 01/7/2016)........30
Bảng 2.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2016........................................................................................................................................37
Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phân theo xã,
thị trấn năm 2016........................................................................................................................................40
Bảng 2.3: Số lượng trang trại huyên Phú Bình giai đoạn 20111-2016...............................45
Bảng 2.4 : Số lượng trang trại phân theo phân theo các xã, thị trấn của............................46
huyện Phú Bình giai đoạn 2011- 2016 (Đơn vị: Trang trại)....................................................46
Bảng 2.5: Số lượng, cơ cấu trang trại chăn nuôi gia cầm chia theo quy mô đàn huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016) ....................................................................48
Bảng 2.6: Số lượng, cơ cấu trang trại chăn nuôi lợn chia theo quy mô đàn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016)..............................................................................48
Bảng 2.7: Số lượng trang trại phân theo loại hình sản xuất huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên năm 2016 (Đơn vị: Trang trại)............................................................................................50
Bảng 2.8: Lao động tham gia sản xuất trong các trang trại......................................................53
của huyện Phú Bình năm 2016.............................................................................................................53
Bảng 2.9. Lao động của các trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phân theo
trình độ đào tạo năm 2016......................................................................................................................54
Bảng 2.10: Số lượng, cơ cấu trang trại chia theo giá trị sản lượng huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016)..........................................................................................56
v
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất nước ta năm 2016 ..............................26
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .......................................34
Hình 2.2: Số lượng trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2016
............................................................................................................................................................................45
Hình 2.3: Cơ cấu trang trại huyện Phú Bình năm 2016.............................................................51
Hình 2.4. Cơ cấu lao động thường xuyên của trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên phân theo trình độ chuyên môn năm 2016.....................................................................54
Hình 2.5: Bản đồ thực trạng phát triển trang trại huyện Phú Bình.......................................58
Hình 2.6. Sơ đồ trang trại chăn nuôi gà của anh Nguyễn Như Dược..................................61
Hình 2.7. Sơ đồ trang trại chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Phượng................................62
Hình 2.8. Sơ đồ trang trại chăn nuôi thủy sản của anh Nguyễn Văn Quí..........................63
Hình 2.9. Sơ đồ trang trại chăn trồng cây lâu năm của ông Vũ Ngọc Nhân ....................64
vi
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa gắn với mô hình kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại đã và đang
góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo
việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân
bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá
trong nông nghiệp và nông thôn.
Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà nước đã có nhiều chính
sách để khuyến khích phát triển những mô hình kinh tế trang trại phù hợp gắn với đặc điểm
của từng vùng, miền. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nhiều mô hình trang trại như trang
trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang
trại tổng hợp…sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh gắn với công nghiệp
chế biến với tỷ suất hàng hoá cao. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất
yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
Phú Bình, là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở
phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km. Tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện là 252,20 km2
. Dân số năm 2016 là 145.810 người, mật
độ dân số 578 người/km2
. Với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội rất thích hợp cho phát triển KTTT trên
địa bàn huyện. Trong những năm qua, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có
những thành tựu vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt mô hình kinh tế trang
trại đã và đang ngày càng phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của
tỉnh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, nâng cao đời sống nhân
dân…. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình kinh tế trang trại của huyện vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình.
Với những lí do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển kinh tế trang
trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
1
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới trang trại là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp
đã xuất hiện từ lâu và rất phổ biến. Trong lịch sử hình thức trang trại ra đời gắn với quá
trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa, từ sản xuất nhỏ phân tán đi lên sản xuất lớn trong nông
nghiệp, làm cơ sở ổn định cho công nghiệp phát triển một cách bền vững.
Kinh tế trang trại bắt đầu ra đời tại Tây Âu, gắn liền với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất. Có thể kể ra đây một số tác giả và công trình nghiên cứu liên quan
tới tới vấn đề này, cụ thể như: Các Mác là người đầu tiên đưa ra nhận xét chỉ rõ đặc
trưng cơ bản của kinh tế trang trại khác với kinh tế tiểu nông. Năm 1952, Taylo cùng với
một số nhà khoa học của khoa kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Minnesota đã đưa ra
được lý thuyết cũng như mô hình phát triển kinh tế trang trại gần như ngày nay.
A.V.Traianop là người đầu tiên nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển KTTT
….Frank Ellis với tác phẩm “ Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển”
đã đề cập đến vấn đề phát triển và quản lý trang trại ở các nước đang phát triển.“ Cẩm
nang kinh doanh” của trường Đại học tổng hợp Geogretown Mỹ xuất bản, các tác giả đã
trình bày các phương pháp và cách thức quản lý kinh doanh của chủ trang trại.
Trong nhiều năm gần đây, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã có một số
công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại. Đối với các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế trang
trại, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, kết hợp phát
triển trang trại với xóa đói giảm nghèo...
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các nước Tây Âu,
châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Các công trình nghiên cứu đã phân
tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nước như: số lượng, quy mô và cơ
cấu; mô hình trang trại và phương thức điều hành sản xuất; vốn, tư liệu sản xuất khác
và nguồn lao động; hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại; thị trường đầu
vào, đầu ra của các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; các yếu tố tác động đến
sự phát triển bền vững kinh tế trang trại. Đây là những tài liệu có giá trị tham khảo
2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
khi nghiên cứu về KTTT ở Việt Nam và cụ thể hơn về thực trạng phát triển KTTT ở
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu là nghiên cứu của
các nhà khoa học như:
“Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á " của GS.TS Nguyễn Điền
NXB TK-1993. Tác giả đã tìm hiểu vai trò và đặc điểm của kinh tế trang trại gia
đình; so sánh sự giống và khác nhau về xu hướng phát triển giữa kinh tế trang trại của
thế giới với kinh tế trang trại của châu Á.
“Mô hình KTTT vùng đồi núi”của Trần Đức, NXB Nông Nghiệp Hà Nội-1998.
Trong công trình này tác giả đã đưa ra các vấn đề phương pháp luận về kinh tế trang
trại, một số mô hình trang trại và các vấn đề kinh tế trang trại vùng đồi núi nước ta.
“Kinh tế trang trại các tỉnh miền núi phía Bắc”- 2000 của TS. Nguyễn Đức
Thịnh đã đề cập đến thực trạng, giải pháp phát triển kinh tế trang trại các tỉnh Trung
du miền núi phía Bắc. Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh
tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Thủ tướng
Chính phủ giao cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm
1999 đến năm 2000, do GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm, là công trình
nghiên cứu công phu và đồ sộ về kinh tế trang trại ở Việt Nam. Đề tài đã đề xuất một
số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về
khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế
biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại.
“Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới” của PGS.TS Nguyễn Sinh
Cúc- NXB Thống kê – 2003 đã đề cập tới các tiêu chí, cũng như thực trạng và xu
hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Đặc biệt công trình này đã đề cập cụ thể
đến vấn đề kinh tế trang trại Trung du và miền núi phía Bắc. Đây là cơ sở giúp cho
người nghiên cứu có thể vận dụng trong quá trình nghiên cứu thực tiễn phát triển
trang trại trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
PGS.TS Lê Trọng có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển và quản lí
trang trại nông nghiệp, điển hình nhất là cuốn sách "Trang trại, quản lý và phát
triển”, NXB Lao Động - xã hội. Ngoài ra, ông còn viết rất nhiều bài báo liên quan
3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
đến vấn đề này như: “ Nhận thức về kinh tế trang trại của Việt Nam”, báo Quảng
Ngãi: 22/6/2000, tập san Thế Giới và Việt Nam của Viện phát triển Quốc tế học, số
4/2000. “ Vai trò người chủ trang trại”, báo Người cao tuổi, 22/9/2003…
Các Nghị quyết 06/NQ/TƯ ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp và nông thôn – NXB chính trị quốc gia Hà Nội. Nghị quyết
03/2000 NQCP về kinh tế trang trại- NXB chính trị quốc gia HN. Thông tư liên tịch
số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK ngày 20/05/2003 về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh
tế trang trại Hà Nội của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục thống kê
(2000), hay Thông tư số 74/2003/TT/BNN ngày 04/07/2003 về sửa đổi bổ sung mục
III của thông tư 69/2000/TTLT/BNN – TCTK ngày 23/06/2000 về hướng dẫn tiêu
chí xác định kinh tế trang trại, Hà Nội….
Trong giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” của PGS.TS Nguyễn Minh
Tuệ (chủ biên) - 2006 cũng đã đề cập tới những nét cơ bản nhất của hình thức trang
trại như nguồn gốc, lịch sử ra đời cũng như các đặc điểm của hình thức trang trại…
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác như: “Thực trạng và giải pháp
phát triển KTTT trong thời kì CNH- HĐH ở Việt Nam” GS.TS Nguyễn Đình Hương-
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2000. “Phân tích Địa lí kinh tế về trang trại nuôi
trồng thuỷ sản qua tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản ”của GS.TS
Nguyễn Viết Thịnh, trường ĐHSP Hà Nội.“Tính hàng hoá của trang trại nước ta
dưới góc độ Địa lí KTXH ”, Nguyễn Tú Linh - khoa Địa Lí - trường ĐHSP Hà Nội.
“Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ
An”, Trần Tú Khanh, Ðại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội…
Mỗi tác giả đưa ra một hướng nghiên cứu riêng và đi sâu vào từng khía cạnh khác
nhau. Đây là những công trình nghiên cứu có tính lí luận và thực tiễn cao về kinh tế trang
trại, là định hướng quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài.
2.3. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đã có một số
hướng nghiên cứu liên quan đến vấn đề phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng về
KTTT ở các huyện trong tỉnh. Có thể kể đến các nghiên cứu:
“Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên” (2007) của Nguyễn Thị Phương Hảo luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại
học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Luận văn này đã tổng quan và xây
4
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
dựng các vấn đề lí luận về kinh tế trang trại. Luận văn này có ý nghĩa quan trọng cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu lí luận về kinh tế trang trại.
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết
hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Vũ Thị
Nguyệt Minh (2010), Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã đề cập đến một số giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế
trang trại nói chung và các mô hình trang trại theo hướng nông lâm kết hợp riêng.
“Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát
triển”, Đỗ Thị Thu Hiền (2012), luận văn thạc sĩ khoa học Địa Lí. Trường ĐHSP
Thái Nguyên nghiên cứu về các điều kiện, tình hình sản xuất và các nhóm giải pháp
phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tuy vấn đề tìm hiểu mô hình kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên đã được đề cập
đến nhưng chưa chi tiết nghiên cứu hiện trạng và giải pháp của tất cả các huyện trong tỉnh
trong đó có huyện Phú Bình. Chưa có một công trình nào nghiên cứu trên phạm vi toàn
huyện, đặc biệt là phân tích, đánh giá dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Trên cơ sở kế thừa
thành tựu về những vấn đề lý luận của những người đi trước và những kết quả nghiên cứu
thực tiễn trên những địa bàn khác nhau, tôi mong muốn được góp phần nhỏ của mình vào
thực tiễn nghiên cứu mô hình kinh tế trang trại của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT, đề tài tập trung nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng phát triển và phân bố KTTT ở huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề ra các định hướng cũng như những giải pháp nhằm
thúc đẩy phát triển KTTT trên địa bàn huyện một cách bền vững và đạt hiệu quả cao.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển KTTT để làm cơ sở
vận dụng cho quá trình nghiên cứu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá các điều kiện phát triển KTTT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích hiện trạng phát triển KTTT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2011 - 2016.
- Nêu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển KTTT
5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ở huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu Địa lí
KTXH thể hiện ở việc đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó
bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau. Vận dụng quan
điểm này trong đề tài nghiên cứu xem xét kinh tế trang traị là một bộ phận của tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Có quan hệ và
chịu sự tác động với nhiều nhân tố kinh tế xã hội của địa phương cũng như khu vực
Trung du miền núi phía Bắc và cả nước.
* Quan điểm tổng hợp
Các hiện tượng địa lí KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá trình hình
thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với
nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Quan điểm này là cơ sở để xem xét,
đánh giá các điều kiện cho sự phát triển KTTT của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
*Quan điểm kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này quan điểm kinh tế giúp tác giả có cái nhìn tổng
quan về sự phát triển của mô hình KTTT thông qua các tiêu chí: động lực tăng trưởng nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn heo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, thu hút lao động, tạo thêm việc
làm…Từ đó có thể đưa ra định hướng và giải pháp đúng đắn cho vấn đề nghiên cứu.
* Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, phản ánh xu thế phát triển
của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Bền vững đòi hỏi đảm bảo về
cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu việc phát triển KTTT của huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên nhằm hướng tới sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu kinh
tế, xã hội và môi trường tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
trong tương lai đảm bảo tính bền vững.
6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
* Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các quá trình kinh tế - xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến
đổi theo thời gian. Sự hình thành và phát triển của KTTT huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên cũng là một quá trình luôn vận động và phát triển.
Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong nghiên cứu phát triển KTTT ở
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để xem xét sự biến đổi của nó theo không gian và
thời gian, rút ra được những quy luật chung về sự phát triển KTTT, đánh giá đúng
hiện trạng trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, đồng thời dự báo sự phát triển
trong tương lai cùng với những thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội...
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
Thu thập từ nhiều nguồn số liệu khác nhau: Sở NN&PTNT Thái Nguyên, Cục
thống kê tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thống kê huyện Phú Bình, phòng NN&PTNT
huyện Phú Bình, sách báo, tạp chí, luận văn, đề tài, các công trình nghiên cứu KH từ
Internet…được tổng hợp có chọn lọc để rút ra những nội dung cần thiết, sau đó được
phân tích, đánh giá làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phát triển KTTT theo
hướng bền vững.
* Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu thống kê
Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và tổng
hợp để làm nổi bật các vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Từ đó có cơ sở
đúng đắn để đánh giá thực tế mô hình KTTT của huyện Phú Bình trong sự phát triển
kinh tế thị trường của tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
* Phương pháp điều tra khảo sát, thực địa
Là phương pháp tiến hành quan sát thực tế trên lãnh thổ, cụ thể tiến hành khảo
sát thực tế tại một số xã trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhằm tìm
hiểu tình hình phát triển, thị trường tiêu thụ,…những thuận lợi và khó khăn khi phát
triển kinh tế trang trại.
* Phương pháp bản đồ và sử dụng CNTT (GIS)
Địa lí bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ. Phương pháp bản đồ là
phương pháp rất quen thuộc với khoa học Địa lí, nó giúp cho việc cụ thể hoá các đối tượng
nghiên cứu theo không gian và mối liên hệ theo thời gian. Đồng thời chúng tôi sử dụng
7
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
CNTT để vẽ các biểu đồ, bản đồ thể hiện mô hình KTTT trên địa bàn huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.
* Phương pháp SWOT
SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng Anh: Strength - điểm mạnh; Weakness -
điểm yếu; Opportunity - cơ hội; Threat- thách thức. Đây là phương pháp được sử
dụng để phân tích tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sự
phát triển trang trại ở địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
5. Giới hạn của đề tài
Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển
KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Về mặt lãnh thổ: Địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên bao gồm thị trấn
Hương Sơn và 20 xã.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các số liệu nguồn từ 2011 - 2016.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Làm sáng tỏ hiện trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Phú Bình tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2016. Nêu rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức trong phát triển KTTT của huyện.
- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Bình.
Đồng thời kiến nghị các định hướng phát triển nhằm thực hiện được các giải pháp đã
đề xuất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển KTTT ở huyện Phú Bình tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2016
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển KTTT ở huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
8
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Cơ sở lí luận về kinh tế trang trại
1.1.1. Khái quát chung về trang trại và kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang
trại * Khái niệm về trang trại:
Theo Mác, trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của trang trại
là mang lại hiệu quả kinh tế cao: “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển,
hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn,
mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm thuê”. [16]
Trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp của một, một nhóm
nhà kinh doanh. [24]
Còn rất nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau, nhưng tựu chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô, lẫn hình thức quản lý.
Hơn nữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác ở các hộ gia đình thì mục
đích chủ yếu là tự sản tự tiêu, nhưng mục đích của người chủ trang trại lại chủ yếu là
sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, có quan hệ chặt chẽ và phản ứng
nhanh nhạy với thị trường. Còn một phần nhỏ sản phẩm làm ra phục vụ ngược trở lại
cho sản xuất và tiêu dùng.
Trang trại là HTTCLTNN hình thành từ sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp
trong quá trình CNH. Hình thức này có nguồn gốc từ hộ gia đình nhưng phát triển với
mức độ cao hơn gia đình, chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất
hàng hoá. Quá trình CNH đã tạo yêu cầu khách quan cho việc sản xuất các nông sản
hàng hoá, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các trang trại.
Sự hình thành và phát triển của các trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn
với sản xuất hàng hóa trong đó có sự tập trung của các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất
đai lao động, tư liệu sản xuất, KHKT, nguồn vốn…) để nâng cao năng lực sản xuất và
sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng xuất, chất lượng và hiệu quả
9
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cao. Trang trại là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới, nó hình thành
và phát triển chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung
cầu, chấp nhận sự cạnh tranh trên thị trường.
* Khái niệm về kinh tế trang trại:
KTTT là một khái niệm rộng không còn mới với các nước kinh tế phát triển và
nhiều nước đang phát triển. Song đối với nước ta đây đang còn là vấn đề mới mẻ, do
nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên chưa nhận thức đầy đủ về KTTT.
Cũng như trang trại, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau mà các nhà khoa học lại
đưa ra những khái niệm khác nhau về KTTT.
“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp,
nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả
sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản” [15]
“Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội. Dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội bao gồm một số người lao
động nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của
kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ. [23]
Từ các quan điểm trên chúng ta có thể hiểu khái niệm KTTT như sau:
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp
dựa trên nền tảng là kinh tế hộ, với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu
sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của một người chủ độc lập, sản
xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ
lớn với tư cách tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và
luôn gắn với thị trường.
1.1.1.2. Tiêu chí xác định trang trại
Để xác định một tiêu chí sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp có phải là
trang trại hay không thì phải có tiêu chí để nhận dạng trang trại cần phải hàm chứa
được đặc trưng cơ bản của trang trại. Theo Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày
04/7/2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; về việc thay thế Thông tư liên
tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK. Qua đó đưa ra tiêu chí để xác định kinh tế trang
trại như sau:[28, 29]
10
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
* Về mặt định tính, tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của trang trại là
sản xuất nông sản hàng hoá.
* Về mặt định lượng, một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản
lượng hàng hoá; dịch vụ bình quân một năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối
lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng
kinh tế.
- Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm:
+ Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở
lên. + Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
- Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương
ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
+ Đối với trang trại trồng trọt.
Trang trại trồng cây hàng năm.
Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
Trang trại trồng cây lâu năm.
Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
Trang trại trồng hồ tiêu từ 5 ha trở lên.
Trang trại lâm nghiệp: từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
+ Đối với trang trại chăn nuôi. .
Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò...
Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 50 con trở lên.
Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
Chăn nuôi gia súc nhỏ: lợn, dê...
Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu
từ 100 con trở lên.
Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên, dê thịt từ 200 con trở lên.
Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... Có thường xuyên từ 2.000 con trở lên.
11
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản.
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi
tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
+ Đối với các loại sản phẩm nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất
đặc thù như : trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy đặc
sản thì tiêu chí xác định là sản lượng hàng hóa.
Tuy nhiên, gần đây nhất Bộ NN và PTNT đã đưa ra thông tư số 74/2003/TT-
BNN ngày 4/7/2003 về sửa đổi, bổ xung mục III của Thông tư liên tịch
69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định KTTT
và thay thế Thông tư liên tịch số 62/2000/ TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 của Bộ
NN và PTNT và Tổng cục Thống kê như sau:
* Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại
- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định
là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ bình
quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của thông tư liên
tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK.
- Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá
trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm. Thực hiện theo quy định của Thông
tư 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000 [27]
- Từ năm 2011, việc xác định tiêu chí trang trại thực hiện theo Thông tư số
27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Theo đó, các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang
trại phải thỏa mãn điều kiện sau:[28]
+ Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với vùng còn lại.
Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
+ Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm
trở lên.
12
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị
sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
1.1.1.3. Phân loại trang trại:[28]
- Theo các hình thức tổ chức quản lý:
+ Trang trại gia đình: Là loại hình phổ biến nhất trên thế giới. Đây là kiểu trang
trại độc lập sản xuất kinh doanh do một gia đình thành lập, và điều hành quản lý.
+ Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng nhau
thành lập và điều hành quản lý, có sức cạnh tranh với các trang trại lớn.
+ Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại hình
sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa.
+ Trang trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy
quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành quản lý.
- Theo cơ cấu sản xuất:
+ Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại loại này là loại hình kinh doanh là
chủ yếu, và các mặt hàng kinh doanh đều nhằm phục vụ cho kinh tế trang trại.
+ Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: Là loại hình chuyên môn sản xuất một
sản phẩm nông nghiệp nào đó mang tính sản xuất hàng hóa lớn.
- Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
+ Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn
bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, máy móc, công cụ, chuồng trại của trang trại thuộc
quyền sở hữu của chủ trang trại.
+ Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần:
Là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc
quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác.
+ Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ
phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại, mà
đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để sản xuất kinh doanh.
- Theo phương thức điều hành sản xuất
Chủ Trang trại có thể sống tại trang trại, trực tiếp điều hành sản xuất, trực tiếp
lao động. Phần lớn chủ trang trại đều xuất thân là nông dân, có kinh nghiệm sản xuất,
13
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
gắn bó với xóm làng, đồng ruộng. Ngoài ra ở các nước phát triển chủ trang trại không
sống ở trang trại nhưng vẫn điều hành sản xuất hoặc không trực tiếp điều hành mà
thuê người quản lí.
- Phân loại theo cơ cấu thu nhập
Đây là cách phân loại phổ biến trên thế giới. Trang trại được chia thành trang
trại thuần nông và trang trại thu nhập ngoài nông nghiệp. Trang trại thuần nông là
trang trại có thu nhập hoàn toàn hoặc phần lớn dựa vào nông nghiệp. Đây là những
trang trại có quy mô vừa và lớn. Trang trại thu nhập ngoài nông nghiệp là những TT
có quy mô nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu nên phải
làm thêm trang trại. Các hoạt động của trang trại này rất phong phú, cả nông nghiệp
và phi nông nghiệp, cả trên địa bàn nông thôn, cả ở thành phố.
1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường
Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ với các
đặc trưng cơ bản sau[28] :
Một là, chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo nhu
cầu của thị trường.
Đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại so với kinh tế nông hộ. Trong
đó, giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy
mô trang trại nhỏ, vừa và lớn. Quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy
mô của kinh tế nông hộ và có tỉ suất nông sản hàng hóa trên 85%. Ngoài ra còn có
những chỉ tiêu gián tiếp như ruộng đất, vốn, lao động...
Riêng về quy mô ruộng đất chẳng những nhiều hơn gấp nhiều lần mà còn tập
trung, liền vùng liền khoảnh.
Hai là, về thị trường, đã sản xuất hàng hóa thì hàng hoá luôn luôn gắn với thị
trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất quyết
định chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng, chất lượng và
hiệu quả kinh doanh của trang trại.
Vì vậy, trong quản lý trang trại, vấn đề tiếp cận thị trường tổ chức thông tin thị
trường đối với kinh doanh của trang trại là nhân tố quyết định nhất.
Ba là, có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ kĩ thuật lớn tốt hơn kinh tế nông hộ vì
trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nhìn chung các trang trại chẳng những có đủ công
14
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cụ thông dụng và sức kéo trâu, bò mà đã trang bị nhiều máy móc và áp dụng nhiều
quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hóa nông nghiệp. Đó chính là yếu tố để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Bốn là, về lao động, các trang trại có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia
đình, nhưng hầu hết và chủ yếu là thuê mướn lao động làm thường xuyên quanh năm
và trong các thời vụ với số lượng nhiều ít khác nhau theo quy mô của trang trại. Số
lượng lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của gia đình
chủ trang trại.
Năm là, các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ
thuật biết làm giàu và có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại.
1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Do hầu hết các TT đều bắt nguồn từ những hộ gia đình sản xuất nông sản hàng
hoá cho nên hàng hoá sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng,
chất lượng, chủng loại và các sản phẩm làm ra đều được bán hết. Do vậy để cho
KTTT phát triển cần có nhiều nhân tố tác động đến như nhân tố tự nhiên bao gồm
đất, nước, khí hậu...ngoài ra nhân tố kinh tế xã hội gồm dân cư nguồn lao động,
nguồn vốn, thị trường, KHKT...có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển KTTT. Nhưng tựu chung lại là nhân tố chủ quan và khách quan
[28].
1.1.3.1. Điều kiện khách quan
a- Chính sách về đất đai:
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong nông nghiệp. Hiện nay
Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển KTTT
như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát
triển KTTT một cách vững chắc và lâu dài.
b- Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua và bán. Là nơi diễn ra các
hoạt động giữa cung và cầu. Do vậy thị trường là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự ra đời
và phân bố của TT. Khi nền Kinh tế thị trường phát triển tức là nền kinh tế hàng hoá
15
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ở giai đoạn phát triển cao thì TT mới ra đời và sự phân bố của từng loại hình TT hay sự
chuyên môn hoá của TT cũng bị thị trường chi phối. Khi thị trường có biến động thì TT
cũng biến đổi theo cho phù hợp với thị trường. TT khi sản xuất sản phẩm hàng hoá phải
nên gắn với thị trường tiêu thụ nông sản. Sản xuất gắn với thị trường giúp TT có sự lựa
chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí và có định hướng phát triển lâu dài.
Nông sản là hàng hoá cần thiết cho xã hội nên nhu cầu thị trường lớn, thị hiếu đa
dạng và thường xuyên thay đổi. Vì thế mà chủ TT cần có thông tin chính xác, kịp thời
về nhu cầu của thị trường từ đó có quyết định đúng đắn trong quá trình hình thành và
phát triển TT. Đa số chủ TT xuất thân từ nông dân nên việc nghiên cứu thị trường gặp
nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Mỗi TT cũng cần phát huy những lợi thế của mình để có thể cạnh tranh và tạo ra thị
trường lớn.
c- Chính sách về tín dụng
Do KTTT nằm trong nền kinh tế thị trường và muốn KTTT phát triển thì quá trình
sản xuất kinh doanh của nó phải đi theo công thức T - H- T. Như vậy đòi hỏi chủ TT
phải có lượng vốn ban đầu nhất định để đầu tư các khoản chi phí đầu vào. Đối với TT
gia đình các loại vật tư, công cụ sản xuất, giống... hầu hết đều phải tự mua. Bởi vậy quá
trình sản xuất không thể thực hiện nếu không có vốn đầu tư ban đầu. Mặt
khác chu kì sản xuất nông nghiệp thường kéo dài theo mùa vụ nên hệ số luân chuyển
vốn thấp vì thế điều kiện đáp ứng về vốn càng trở nên khó khăn. Do vậy kinh tế thị
trường phát triển, những trở ngại trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng được
tháo gỡ sẽ cho phép các hộ trong thời gian ngắn có thể huy động được lượng vốn lớn.
Từ đó sẽ giúp các TT có điều kiện phát triển.
d- Do thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài
Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện phát
triển kinh tế rất khó khăn, nông nghiệp và và chế biến sản phẩm nông nghiệp
phát triển kém. Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước trong khu
vực cũng như các nước trên thế giới. Nước ta xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là thô, giá
rẻ, nhưng nhập khẩu lại là sản phẩm tinh giá cao nhưng lại hợp thị hiếu của
16
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
một số người có thu nhập cao. Trong khi đó thì máy móc về chế biến của ta lại lạc
hậu về công nghệ, thiếu về chủng loại.
1.1.3.2. Điều kiện chủ quan
a- Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại
Con người Việt Nam vốn xưa nay cần cù và chịu thương chịu khó, tính vươn lên
trong cuộc sống, tính cộng đồng lớn. Điều này là điều kiện cho phát triển một đất
nước mạnh mẽ về cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, các chủ trang trại thường
không được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không ít các trang trại
làm ăn bị thua lỗ, dẫn đến phá sản.
Việc quản lý sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý
một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh để đảm bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế tiểu
nông, chỉ cần có những người nông dân, chủ hộ cần cù lao động, còn trong kinh tế thị
trường lại cần có những chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ
năng lực điều hành quản lý trang trại đạt hiệu quả cao.
Năng lực quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng về quản lý tư
liệu sản xuất, quản lý lao động, quản lý vốn sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành,
xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm.
b- Lao động của trang trại
Lượng lao động dồi dào trên 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn, tính cần
cù chịu khó, tính tập thể tốt. Bên cạnh đó trình độ lao động thấp, tác phong công
nghiệp hầu như không có, dẫn tới kỷ luật trong lao động kém làm ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả lao động. Lực lượng lao động không tập trung mà phân bố rải rác
khắp nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ lại là cả nhiều vấn đề như chỗ ăn, ở, quản lý
con người vô cùng khó khăn, điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đầu vào ảnh
hưởng lớn tới việc tăng giá thành sản phẩm.
c- Đầu tư của trang trại
Đầu tư cho kinh tế trang trại vốn không cần lớn như sản xuất công nghiệp, đầu
tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều này có thể giãn cách
thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Hiện nay Đảng và Nhà nước
17
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thông
qua các chương trình dự án phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn như các vốn
chương trình dự án: 135; ODA; ADB; WB... đây cũng là một hình thức đầu tư gián
tiếp và lâu dài. Bên cạnh đó nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ, sau
những năm cải cách đổi mới nền kinh tế còn khó khăn, chính vì vậy việc bảo hộ và
bảo trợ cho nông nghiệp còn thấp, các chủ trang trại chủ yếu là từ các hộ kinh tế gia
đình thành lập tự phát với lượng vốn khởi điểm thấp. Vốn huy động từ nguồn vay của
ngân hàng nông nghiệp ít, do không có tài sản thế chấp, hoặc có thì cũng không đủ để
đáp ứng được lượng vốn cần thiết để phát triển với quy mô cao. Vốn đầu tư cho nông
nghiệp tuy không cần ồ ạt và đầu tư một lúc như trong công nghiệp, nhưng do đặc thù
của sản phẩm nông nghiệp là phải có chu kỳ của sản phẩm, vì đối tượng của sản xuất
nông nghiệp là các sinh vật sống, đòi hỏi phải có thời gian sinh trưởng và phát triển
nhất định, chính điều này đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp rất dài, hơn nữa trong
thời gian như vậy sản phẩm nông nghiệp lại chịu sức ép rất lớn về thời tiết và khí hậu,
dịch bệnh. Bởi vậy rủi do trong đầu tư sản xuất nông nghiệp là không nhỏ, dẫn đến
việc huy động vốn rất khó khăn, đây cũng là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm.
d- Công nghiệp chế biến sản phẩm
Sự phát triển của công nghiệp chế biến là một trong các điều kiện cần thiết và có
ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển KTTT. Điều này bắt nguồn từ
đặc điểm của các sản phẩm nông nghiệp và mối quan hệ giữa nông nghiệp và công
nghiệp chế biến. Sản phẩm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thu hoạch ồ ạt
trong thời gian ngắn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệp chế
biến rất tốn kém và hiệu quả lại không cao. Một số sản phẩm được dùng ngay nhưng
một số sản phẩm phải qua chế biến với mức độ khác nhau.
Ngoài ra sản phẩm nông nghiệp phân bố rất rộng, hơn nữa nước ta lại có địa
hình phức tạp, giao thông và các cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém, các vùng nguyên
liệu xa nhau và không lớn nên việc thu gom sản phẩm phức tạp, việc bảo quản và vận
chuyển vô cùng khó khăn dẫn đến giá thành cao gây ảnh hưởng lớn về cạnh tranh giá
trên thị trường. Do vậy có thể chủ động tạo điều kiện cho mối quan hệ qua lại, hỗ trợ
nhau giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp chế biến theo 2 hướng là
18
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
hình thành vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và xác định quy mô vùng
nguyên liệu, tiến hành xây dựng cơ sở chế biến.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
1.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam
* Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì phong kiến dân tộc
- Ở nước ta kinh tế trang trại có từ lâu đời. Trong thời kì phong kiến dân tộc
một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn
điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền
doanh, thái ấp...[7]
- Thời kỳ Lý - Trần: Do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải
quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho từng lớp quý tộc
được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền...
- Thời Lê: Nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập đồn điền. Lực lượng
lao động khai hoang lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính
đóng đồn ở các địa phương. Đến năm 1481 cả nước có 43 sở đồn điền để cấp cho họ
hàng nhà vua và quan lại từ tứ phẩm trở lên.
- Thời nhà Nguyễn: Từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết định
về khẩn hoang với hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khẩn hoang lập ấp
trại hoặc xã.
* Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì Pháp thuộc.
Từ giữa thế kỉ XIX với chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế
nước ta có sự biến đổi quan trọng. Trong nông nghiệp, hệ thống đồn điền gắn liền với
sản xuất hàng hoá bắt đầu phát triển. Mục đích chủ yếu của KTTT trong thời kỳ này là
nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thành lập
ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa qua đó để phát triển mối
quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện
pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như : chính
sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng...
* Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì 1954 - 1986.
- Thời kì 1954 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc mang
nặng tính kế hoạch hóa tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ
19
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
yếu như: các nông - lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, ruộng đất
và tư liệu sản xuất được tập thể hóa, kinh tế tư nhân bị thu hẹp và KTTT không còn
tồn tại. Ở miền Nam trong thời kì 1954 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng
tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các hợp tác xã kinh tế hộ gia đình sản
xuất hàng hóa.
- Thời kì 1975 - 1986
Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém, không hiệu quả trong các
hợp tác xã ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp.
Ở miền Nam các đồn điền, trang trại được nhà nước quốc hữu hoá hoặc chuyển thành
những nông trường quốc doanh. Hình thức nông trường quốc doanh và hợp tác xã có
tác dụng lớn nên được phát triển trên cả nước.
* Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì 1986 đến nay
Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới nền kinh tế
nước ta thời kì quá độ là nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần. Tiếp đó bộ chính trị có
Nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lí nông nghiệp và khẳng định hộ xã
viên là đơn vị kinh tế tự chủ.
Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần
kinh tế, bước đầu chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa, Nghị
quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ.
Sau nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết,
luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế
hóa chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.[14]
Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 5 khóa VII năm 1993 đã chủ trương khuyến
khích phát triển các nông - lâm - ngư nghiệp TT với quy mô thích hợp, luật đất đai
năm 1983 và nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hóa chính sách đất
đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó nghị quyết hội nghị TW lần thứ 4
(khóa 8) tiếp tục khuyến khích phát triển KTTT [13]. Ở hầu hết các địa phương, trong
những năm gần đây, KTTT đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có
chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này.
20
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.2.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Hiện nay nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH cho nền KTTT ra đời và
từng bước phát triển là hướng đi mới, đúng đắn và có nhiều triển vọng. Để nhân rộng
mô hình này, trước hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí và
hỗ trợ của nông nghiệp, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp từ TW đến địa
phương. Chúng ta không thể phát triển công nghiệp và thực hiện thành công sự
nghiệp CNH nếu không có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mà nền nông nghiệp
này chủ yếu dựa vào KTTT. Mặt khác con đường phát triển KTTT nước ta còn là nhu
cầu của chính các hộ nông dân, của bản thân nền nông nghiệp trước bước ngoặt
chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Các TT đã hình thành đa dạng và sẽ phát triển theo những xu hướng chủ yếu sau
đây : [9]
- Tích tụ và tập trung sản xuất
Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất. Tích tụ và tập trung trong phát triển TT lúc này là nhằm mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong
cơ chế thị trường.
Tích tụ và tập trung trong các TT chủ yếu là tích tụ vốn ở những nơi có điều
kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích tụ vốn ở đây thực chất là tích luỹ
vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư
theo chiều sâu tức đầu tư cho thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Ở những nơi có điều kiện, các TT nhìn chung vẫn có xu hướng mở rộng diện
tích để phát triển sản xuất. Ở nước ta, mở rộng diện tích ruộng đất thường được thực
hiện thông qua việc tiếp tục khai phá đất hoang hoá, nhận thầu sử dụng đất, nhận
chuyển nhượng, thuê đất sản xuất...Đây là một xu hướng phát triển của TT, tuỳ theo
từng điều kiện cụ thể từng nơi cần có những chính sách và biện pháp tác động, điều
tiết phù hợp nhằm thúc đẩy KTTT phát triển.
- Chuyên môn hoá sản xuất
Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu trong phát triển
kinh tế TT vì muốn sản xuất hàng hoá cần phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất,
21
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hoá trong các
TT phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu
quả các nguồn lực đất, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, nguồn lao động, đồng thời
hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất
Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các TT phải
nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các TT là xu hướng tất yếu
gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi. Để nâng
cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, các TT cần phải đầu tư xây dựng và
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật
đặc biệt là công nghệ sinh học. Bên cạnh đó phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật trong từng trang trại với phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn của vùng.
- Hợp tác và cạnh tranh
Các TT muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với nhau không chỉ
với TT mà còn với các tổ chức kinh tế khác. Trước hết, TT phải hợp tác với các
TT khác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh, với các
tổ chức cung ứng vật tư để mua vật tư, với các tổ chức thuỷ nông để có nước tưới,
với các tổ chức bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, hợp tác với các tổ chức
thương mại, dịch vụ để tiêu thụ nông sản phẩm. Mặt khác có những hoạt động do bản
thân TT không thể thực hiện được do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị khoa học kĩ
thuật...mà phải liên kết với các TT và tổ chức khác để thực hiện như xây dựng hệ
thống kênh mương, đường giao thông, chế biến tiêu thụ nông sản...Các TT có thể hợp
tác với nhau và với nông hộ, với HTX (hợp tác xã), nông lâm trường, với các cơ sở
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tín dụng...
Đi đôi với hợp tác, các TT còn phải cạnh tranh với các tổ chức và đơn vị kinh tế
khác để có thể tiêu thụ nông sản làm ra với giá cả hợp lí, từ đó tích luỹ, tái mở rộng
sản xuất. Muốn vậy các TT phải tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi và
không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Có như vậy các TT mới có
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sự hình thành của TT diễn ra với tốc độ nhanh trong những năm gần đây nhờ
22
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
một số định hướng, chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta. Thể hiện xu
hướng phát triển kinh tế hàng hóa, đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp hướng đến
thị trường. Có những thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào loại hình TT
nhưng nền tảng chủ yếu hình thành là hộ nông dân.
Sau gần 20 năm thực hiện nghị quyết số 3 của chính phủ, hình thức trang trại ở
nước ta đã có bước phát triển nhanh và ngày càng phổ biến rộng khắp ở mọi vùng
kinh tế của đất nước từ đồng bằng, trung du, miền núi đến vùng ven biển. Hình thức
này ngày càng chứng tỏ hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, ngày
càng đa dạng về qui mô, loại hình sản xuất, cơ cấu ngành nghề. Năm 2016 cả nước ta
có 33488 TT trong đó tập trung đông nhât ở ĐBSH với 9946 TT (chiếm 29,7 % số
TT của cả nước). [2]
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, sự phát triển nhanh về quy mô của các
TT cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết như: phần lớn các TT chỉ chủ yếu tập
trung mở rộng diện tích, áp dụng kĩ thuật truyền thống dựa vào kinh nghiệm mà chưa
quan tâm tới áp dụng tiến bộ kĩ thuật về giống, cơ giới hóa…nên năng suất, chất
lượng sản phẩm làm ra chưa cao. Chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt
là thị trường xuất khẩu. Vấn đề việc làm ở nông thôn do tích tụ ruộng đất, phá rừng
nguyên sinh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững và lợi ích của các đối
tượng trong xã hội hiện tại và tương lai. Nhìn chung, các trang trại đã xuất hiện và
phát triển ở nhiều nơi kể cả đồng bằng sông Hồng là nơi đất hẹp người đông. Nhưng
phát triển nhanh nhất là ở các tỉnh huyện trung du, miền núi và nhiều tỉnh của Nam
Bộ hoặc ở vùng đất mới khai hoang, lấn biển.
23
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Bảng 1.1. Các TT phân theo phân theo địa phương năm 2016
Đơn vị : trang trại
STT Tỉnh/ TP Số TT STT Tỉnh/TP Số TT
1 Hà Nội 3.189 32 Đà Nẵng 19
2 Hà Nam 1.071 33 Quảng Nam 139
3 Vĩnh Phúc 1.007 34 Quảng Ngãi 50
4 Bắc Ninh 126 35 Bình Định 121
5 Quảng Ninh 319 36 Phú Yên 182
6 Hải Dương 1.138 37 Khánh Hoà 144
7 Hải Phòng 901 38 Ninh Thuận 57
8 Hưng Yên 648 39 Bình Thuận 462
9 Thái Bình 969 40 Kon Tum 77
10 Ninh Bình 152 41 Gia Lai 880
11 Nam Định 426 42 Đắk Lắk 927
12 Hà Giang 38 43 Đắk Nông 1.225
13 Cao Bằng 2 44 Lâm Đồng 932
14 Bắc Kạn 1 45 Bình Phước 853
15 Tuyên Quang 287 46 Tây Ninh 658
16 Lào Cai 243 47 Bình Dương 901
17 Yên Bái 18 48 Đồng Nai 3.811
18 Thái Nguyên 800 49 Bà Rịa - Vũng Tàu 335
19 Lạng Sơn 6 50 TP.Hồ Chí Minh 239
20 Bắc Giang 662 51 Long An 453
21 Phú Thọ 280 52 Tiền Giang 625
22 Điện Biên 9 53 Bến Tre 105
23 Lai Châu 5 54 Trà Vinh 107
24 Sơn La 271 55 Vĩnh Long 470
25 Hoà Bình 181 56 Đồng Tháp 1.180
26 Thanh Hoá 913 57 An Giang 1.044
27 Nghệ An 464 58 Kiên Giang 56
28 Hà Tĩnh 252 59 Cần Thơ 23
29 Quảng Bình 706 60 Hậu Giang 513
30 Quảng Trị 50 61 Sóc Trăng 510
31 Thừa Thiên Huế 71 62 Bạc Liêu 95
63 Cà Mau 453
Nguồn: [2]
24
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2016 cả nước ta có 33488 TT. Trong đó
riêng ĐBSH nhiều nhất với 9946 TT chiếm 29,7%. Tiếp theo là ĐNB với 6796 TT
chiếm 20,3 %. ĐBSCL đứng thứ 3 về số lượng TT với 6271 TT, chiếm 18,73%
TT cả nước.. Như vậy có thể thấy hiện nay KTTT đã có sự phát triển khá nhanh trên
quy mô toàn quốc.
Bảng 1.2. Số trang trại phân theo ngành hoạt động
và phân theo vùng của cả nước năm 2016
Đơn vị : trang trại
Trong đó
Tổng
Trang
Trang
Trang Trang
Vùng trại trại nuôi trại
số trại chăn
trồng trồng khác
nuôi
trọt thuỷ sản
Đồng bằng sông Hồng 9.946 71 8.726 999 150
Trung du và
2.803 299 2.331 42 131
miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên
3.630 692 1.982 327 629
hải miền Trung
Tây Nguyên 4.041 2.885 1.108 14 34
Đông Nam Bộ 6.797 1.803 4.868 63 63
Đồng bằng sông Cửu
6.271 3.466 1.854 905 46
Long
Cả nước 33.488 9.216 20.869 2.350 1.053
Nguồn [2]
Cả nước có 9.216 trang trại trồng trọt; 20.869 trang trại chăn nuôi; 2.350 trang trại
nuôi trồng thủy sản; 1053 trang trại tổng hợp. Số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập
trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên với 8154 trang trại
chiếm 88,5% số trang trại trồng trọt toàn quốc; số lượng trang trại thủy sản chủ yếu tập
trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng với 1904 trang trại chiếm
81,0% số trang trại thủy sản; số lượng trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng với 13.594 trang trại chiếm 65,1% số trang
trại chăn nuôi.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3,1
7
27,5
Trang trại trồng trọt
Trang trại chăn nuôi
`
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
62,4
Trang trại khác
Hình 1.1 : Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất nước ta năm 2016
Có thể thấy, trên phạm vi cả nước, tỉ trọng TT chăn nuôi chiếm nhiều nhất
trong cơ cấu TT phân theo loại hình sản xuất (62,3%), tiếp đến là TT trồng trọt
(27,5%), mặc dù có điều kiện về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, nhu cầu thị
trường ngày càng lớn song tỉ trọng TT nuôi trồng thủy sản còn khá khiêm tốn (7,0%).
TT khác như: TT tổng hợp, TT lâm nghiệp…chỉ chiếm 3,1%.
Bảng 1.3. Cơ cấu các loại trang trại phân theo vùng nước ta năm 2016
(Đơn vị : %)
Trong đó
Trang Trang Trang Trang trại
Tổng số trại trại chăn trại nuôi khác
Vùng trồng nuôi trồng
trọt thuỷ sản
Đồng bằng sông Hồng 29,7 0,8 41,8 42,5 14,2
Trung du và miền núi
8,4 3,2 11,7 1,8 12,4
Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ và
10,8 7,5 9,5 13,9 59,7
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên 12,1 31,3 5,3 0,6 3,2
Đông Nam Bộ 20,4 19,6 23,3 2,7 6,0
Đồng bằng sông Cửu
18,7 37,6 8,9 38,5 4,4
Long
Cả nước 100 100 100 100 100
Nguồn [2]
26
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐBSH là vùng có số lượng TT nhiều nhất với 9.946 TT chiếm 29,7%. Tiếp đến là
ĐNB với 6.797 TT chiếm 20,4% , ĐBSCL với 6271 TT chiếm 18,7% và vùng có số
lượng TT ít nhất là BTB và DHNTB với 3630 TT chiếm 10,8% số lượng TT cả nước.
1.2.2. Phát triển kinh tế trang trại khu vực Trung du miền núi phía Bắc
Trung Du và miền núi phía Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía Bắc
của nước ta. Đây là vùng có vị trí đặc biệt về tự nhiên, kinh tế, chính trị và quốc
phòng. Vùng TDMNPB gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích là 95.222,3 km2
, chiếm
28,7% diện tích cả nước. Dân số năm 2016 khoảng 11.984,3 nghìn người, chiếm
12,9% dân số cả nước. [2]
Năm 2016 TDMNPB có 2803 TT chiếm 4,18% tổng số TT cả nước, một số tỉnh
có số lượng TT nhiều như Thái Nguyên Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ …
Bảng 1.4. Số TT phân theo tỉnh vùng TDMNPB giai đoạn 2011- 2016
Đơn vị : trang trại
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ 593 929 1.120 1.456 1.637 2.803
Hà Giang 7 5 8 18 33 38
Cao Bằng .. 2 3 3 3 2
Bắc Kạn .. .. .. 1 1 1
Tuyên Quang 23 23 37 90 111 287
Lào Cai .. 12 10 21 76 243
Yên Bái 7 9 14 19 18 18
Thái Nguyên 270 416 445 548 548 800
Lạng Sơn 2 2 4 6 3 6
Bắc Giang 137 256 310 445 487 662
Phú Thọ 65 112 124 136 167 280
Điện Biên .. 5 8 12 10 9
Lai Châu .. .. .. 3 4 5
Sơn La 29 29 29 37 48 271
Hoà Bình 53 58 128 117 128 181
Nguồn [2]
27
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Một số tỉnh do còn nhiều khó khan về KT-XH nên số lượng TT còn ít và tăng
chậm hoặc không tăng như: Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lai Châu… Về cơ bản, số lượng TT
của vùng ngày càng tăng và tăng ở tất cả các loại hình trang trại. Hình thức này đang
ngày càng chứng tỏ hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, góp phần
làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta.
Với gần 80% dân số sống ở nông thôn, trên 70% lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp và tạo ra khoảng trên 30% tổng sản phẩm của các tỉnh, sự phát triển nông
nghiệp ở TDMNBB nói chung và sự phát triển KTTT nói riêng không chỉ có ý nghĩa
trong phát triển kinh tế của vùng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cả nước.
Bảng 1.5. Số TT phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương vùng
TDMNBB năm 2016
Đơn vị : trang trại
Địa phương TT TT chăn TT nuôi TT tổng Tổng số
trồngtrọt nuôi trồng thủy hợp
sản
Hà Giang 37 1 .. .. 38
Cao Bằng .. 2 .. .. 2
Bắc Kạn .. 1 .. .. 1
Tuyên Quang 121 113 1 52 287
Lào Cai .. 230 7 6 243
Yên Bái 2 16 .. .. 18
Thái Nguyên 1 793 2 4 800
Lạng Sơn 1 5 .. .. 6
Bắc Giang 39 593 20 10 662
Phú Thọ 3 224 9 44 280
Điện Biên 5 2 1 1 9
Lai Châu .. 3 2 .. 5
Sơn La 3 268 .. .. 271
Hoà Bình 87 80 .. 14 181
Nguồn: [2]
Hầu hết các tỉnh trong vùng tập trung vào phát triển TT chăn nuôi như: Thái
Nguyên (99,1%), Sơn La (98.9%), Bắc Giang (89,6%), Phú Thọ (80,0%)…Các tỉnh
có ưu thế về rừng, đất đai…có số lượng TT trồng trọt chiếm tỉ lệ cao như: Hà Giang
28
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
(97,4%), Tuyên Quang (42,2%), Hòa Bình (48,1%) …TT nuôi trồng thủy sản và TT
tổng hợp còn chiếm tỉ trọng thấp., chưa phát huy hết tiềm năng của các địa phương.
1.2.3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có số lượng TT nhiều nhất vùng TDNMBB với 800 TT
chiếm 28,5% số TT toàn vùng và chiếm 2,4% số TT cả nước năm 2016. Giai đoạn
2013-2016 tốc độ tăng số lượng TT khá nhanh là 152,4% thể hiện sự phát triển nhanh
về cả qui mô và số lượng TT của tỉnh.
Bảng 1.6 : Số lượng trang trại phân theo phân theo huyện, thành phố, thị xã tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2016
Đơn vị : trang trại
Năm
2013 2014 2015 2016
Đơn vị
hành chính
Toàn tỉnh 525 548 606 800
TP.Thái Nguyên 65 64 75 206
TP.Sông Công 26 34 50 46
Huyện Định Hóa 7 7 11 13
Huyện Võ Nhai 5 5 19 10
Huyện Phú Lương 36 36 35 27
Huyện Đồng Hỷ 70 78 95 99
Huyện Đại Từ 24 25 53 61
Huyện Phú Bình 198 204 172 233
Huyện Phổ Yên 94 95 96 105
Nguồn:[2, 3]
Giai đoạn 2013 – 2016, trong số các địa phương, huyện Phú Bình có số TT
nhiều nhất qua các năm, TP. Thái Nguyên có tốc độ tăng số lượng TT nhanh nhất
(tăng 316,9%) do hội tụ các điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế-xã hội. Một số
địa phương có số lượng TT còn ít hoặc có xu hướng giảm như: Định Hóa, Võ Nhai,
Phú Lương do chưa đáp ứng được các tiêu chí cấp phép TT về vốn, diện tích đất, số
29
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
lượng vật nuôi, doanh thu...
Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu về trang trại tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 01/7/2016)
Đơn vị tính: Trang trại
T Huyện, thành Chia theo loại hình sản Số lao Diện Giá trị
T phố, thị xã
trại
xuất động tích bình
thường đất quân/một
Nuôitrồng
thủysản
Sốlư
ợngt
rang
Trồn
gtrọt
Chă
nnuô
i
Lâm
nghi
ệp
Tổn
ghợp
xuyên bình TT/năm
của TT quân/ (triệu
(người) 1 TT đồng)
(ha)
Tổng số 800 1 791 4 3 1 2.621 1,13 3.151
1 TP. Thái Nguyên 206 - 206 - - - 631 0,42 2.406
2 TP. Sông Công 46 - 46 - - - 178 0,75 3.563
3 TX. Phổ Yên 105 - 105 - - - 434 0,31 4.619
4 Huyện Định Hóa 13 - 13 - - - 31 1,7 1.366
5 Huyện Võ Nhai 10 - 10 - - - 33 1,03 5.443
6 Huyện Phú Lương 27 - 27 - - - 83 2,1 2.149
7 Huyện Đồng Hỷ 99 - 98 - 1 - 338 1,55 3.275
8 Huyện Đại Từ 61 - 56 2 2 1 221 4,04 2.652
9 Huyện Phú Bình 233 1 230 2 - - 672 0,93 1.832
Nguồn:[3]
Xét về TT chia theo loại hình sản xuất thì số lượng TT chăn nuôi trong tỉnh
chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 791/800TT chiếm 98,9% số lượng TT toàn tỉnh.
Một số địa phương TT chăn nuôi chiếm 100% như: TP Thái Nguyên, TP Sông Công,
TX Phổ Yên, Huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương. Các hình thực TT khác như TT
trồng trọt, TT nuôi trồng thủy sản, TT lâm nghiệp, tổng hợp chỉ chiếm 1,1%. Số lao
động thường xuyên của các TT trong tỉnh là 2621 người, diện tích đất bình quân/ TT
là 1,13 ha, giá trị bình quân/TT là 3151 triệu đồng.
30
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Trong thời gian qua việc phát triển mô hình KTTT của tỉnh có nhiều chuyển
biến theo hướng tích cực, số lượng các TT tăng nhanh chóng cùng với sự đa dạng của
các loại hình sản xuất như TT trồng trọt, TT chăn nuôi… Từ đó đóng góp không nhỏ
trong sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành trong cả nước có số lượng TT chăn nuôi
lớn. Các TT chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Phú Bình, Phổ Yên,
Đồng Hỷ, Phú Lương, T.X Sông Công. Về quy mô TT có 12,3% số TT có giá trị sản
lượng trong 12 tháng (từ 01/7/2015 đến 30/6/2016) đạt từ 4 tỷ đồng trở lên, có 23,3%
số TT có giá trị sản lượng đạt từ 2 tỷ đến dưới 4 tỷ và có đến 64,5% số TT có giá trị
sản lượng đạt dưới 2 tỷ. Đối với TT chăn nuôi lợn có 63,1% số TT có quy mô đàn
trên 100 con, trong đó có 15,2% số TT có quy mô đàn từ 400 con trở lên. Đối với TT
chăn nuôi gia cầm có 55,4% số TT có quy mô từ 5000 con trở lên, trong đó có 18,6%
TT có quy mô từ 9000 con trở lên. Với 800 TT, tổng giá trị sản lượng năm 2016 đạt
trên 2.500 tỷ đồng ( chiếm 41,1% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả
tỉnh). Các trang trại sử dụng từ 2 đến 3 lao động thường xuyên, chủ yếu là người
trong gia đình và lao động địa phương. [3]
KTTT trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ,
tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn và gắn với thị
trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân. Sản phẩm chăn nuôi chủ
yếu được tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh, Hà Nội và một số tỉnh khác.
Tiểu kết chương 1
Trang trại – một loại hình sản xuất nông nghiệp xuất hiện sớm trong lịch sử
phát triển kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại cũng được hình thành và trải
qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng kinh tế trang trại chỉ thật sự trở
thành loại hình sản xuất chủ chốt và có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt
Nam, nhất là từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa
các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất
31
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc

More Related Content

Similar to Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docGiải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docDịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc (20)

Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...
Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...
Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
 
Chọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.doc
Chọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.docChọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.doc
Chọn Tạo Hai Dòng Vịt Biển Trên Cơ Sở Giống Vịt Biển 15 - Đại Xuyên.doc
 
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
 
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
 
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
 
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
 
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bìn...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bìn...Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bìn...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bìn...
 
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.docĐặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
 
Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...
Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...
Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...
 
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
 
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.docGiải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Điều Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước.doc
 
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
 
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.docNghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ DUY MY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Địa lí học Mã số: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Vân Anh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Duy My i
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài của mình tôi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu của các tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Địa lí, khoa sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. Qua khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Vũ vân Anh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ của trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thống kê huyện Phú Bình, phòng nông nghệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên… Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Học viên: Nguyễn Thị Duy My K24 - Địa lí học ii
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................ii MỤC LỤC..................................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................................................vi MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.....................................................................................................................2 3.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài................................................................................5 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu........................................................................................6 5. Giới hạn của đề tài..................................................................................................................................8 6. Đóng góp mới của luận văn................................................................................................................8 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................................8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI........9 1.1. Cơ sở lí luận về kinh tế trang trại.................................................................................................9 1.1.1. Khái quát chung về trang trại và kinh tế trang trại............................................................9 1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường......................14 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại......................................................15 1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................................................19 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam......................................19 1.2.2. Phát triển kinh tế trang trại khu vực Trung du miền núi phía Bắc...........................27 1.2.3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên ..............................................................29 Tiểu kết chương 1.......................................................................................................................................31 Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016............33 2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .......33 2.1.1. Vị trí địa lí.........................................................................................................................................33 2.1.2. Tiềm năng về tự nhiên.................................................................................................................35 2.1.3. Tiềm năng về kinh tế - xã hội...................................................................................................39 2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2016........................................................................................................................................44 2.2.1. Tình hình chung về kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ..........44 iii
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.2.2. Số lượng và các loại hình trang trại.......................................................................................45 2.2.3. Sự phân bố và cơ cấu các loại hình kinh tế trang trại....................................................49 2.2.4. Quy mô sử dụng đất của trang trại.........................................................................................52 2.2.5. Lao động của trang trại ...............................................................................................................52 2.2.6.Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sản xuất của các mô hình trang trại ................55 2.2.7. Các lợi ích khác của kinh tế trang trại..................................................................................59 2.3. Một số mô hình kinh tế trang trại tiêu biểu theo từng loại hình trang trại trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên...........................................................................60 2.3.1. Trang trại chăn nuôi......................................................................................................................60 2.3.2. Trang trại nuôi trồng thủy sản..................................................................................................62 2.3.3. Trang trại trồng cây lâu năm.....................................................................................................63 2.4. Phân tích SWOT................................................................................................................................65 2.4.1.Điểm mạnh, điểm yếu...................................................................................................................65 2.4.2. Cơ hội, thách thức .........................................................................................................................68 2.5. Đánh giá chung...................................................................................................................................70 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................................................72 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2025............................................................................................................73 3.1. Định hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 73 3.1.1. Định hướng chung.........................................................................................................................73 3.1.2. Định hướng cụ thể.........................................................................................................................73 3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2025.............................................................................................75 3.2.1. Cơ sở để khoa học của các giải pháp....................................................................................75 3.2.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................................................................................78 Tiểu kết chương 3.......................................................................................................................................88 KẾT LUẬN..................................................................................................................................................90 KIẾN NGHỊ................................................................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................95 PHỤ LỤC .....................................................................................................................................................98
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BTB Bắc Trung Bộ DHMT Duyên Hải Miền Trung CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn HTTCLTNN Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp HTX Hợp tác xã KTTT Kinh tế trang trại KH Khoa học KHKT Khoa học kỹ thuật TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp TT Trang trại TP Thành phố TX Thị xã TW Trung ương iv
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các TT phân theo phân theo địa phương năm 2016..............................................24 Bảng 1.2. Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo vùng của cả nước năm 2016........................................................................................................................................................25 Bảng 1.3. Cơ cấu các loại trang trại phân theo vùng nước ta năm 2016............................26 Bảng 1.4. Số TT phân theo tỉnh vùng TDMNPB giai đoạn 2011- 2016 ..........................27 Bảng 1.5. Số TT phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương vùng DMNBB năm 2016........................................................................................................................................................28 Bảng 1.6 : Số lượng trang trại phân theo phân theo huyện, thành phố, thị xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2016.............................................................................................................29 Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu về trang trại tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 01/7/2016)........30 Bảng 2.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2016........................................................................................................................................37 Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phân theo xã, thị trấn năm 2016........................................................................................................................................40 Bảng 2.3: Số lượng trang trại huyên Phú Bình giai đoạn 20111-2016...............................45 Bảng 2.4 : Số lượng trang trại phân theo phân theo các xã, thị trấn của............................46 huyện Phú Bình giai đoạn 2011- 2016 (Đơn vị: Trang trại)....................................................46 Bảng 2.5: Số lượng, cơ cấu trang trại chăn nuôi gia cầm chia theo quy mô đàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016) ....................................................................48 Bảng 2.6: Số lượng, cơ cấu trang trại chăn nuôi lợn chia theo quy mô đàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016)..............................................................................48 Bảng 2.7: Số lượng trang trại phân theo loại hình sản xuất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2016 (Đơn vị: Trang trại)............................................................................................50 Bảng 2.8: Lao động tham gia sản xuất trong các trang trại......................................................53 của huyện Phú Bình năm 2016.............................................................................................................53 Bảng 2.9. Lao động của các trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phân theo trình độ đào tạo năm 2016......................................................................................................................54 Bảng 2.10: Số lượng, cơ cấu trang trại chia theo giá trị sản lượng huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 1/7/2016)..........................................................................................56 v
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất nước ta năm 2016 ..............................26 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .......................................34 Hình 2.2: Số lượng trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2016 ............................................................................................................................................................................45 Hình 2.3: Cơ cấu trang trại huyện Phú Bình năm 2016.............................................................51 Hình 2.4. Cơ cấu lao động thường xuyên của trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên phân theo trình độ chuyên môn năm 2016.....................................................................54 Hình 2.5: Bản đồ thực trạng phát triển trang trại huyện Phú Bình.......................................58 Hình 2.6. Sơ đồ trang trại chăn nuôi gà của anh Nguyễn Như Dược..................................61 Hình 2.7. Sơ đồ trang trại chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Phượng................................62 Hình 2.8. Sơ đồ trang trại chăn nuôi thủy sản của anh Nguyễn Văn Quí..........................63 Hình 2.9. Sơ đồ trang trại chăn trồng cây lâu năm của ông Vũ Ngọc Nhân ....................64 vi
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với mô hình kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại đã và đang góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà nước đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mô hình kinh tế trang trại phù hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nhiều mô hình trang trại như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại tổng hợp…sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến với tỷ suất hàng hoá cao. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Phú Bình, là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 252,20 km2 . Dân số năm 2016 là 145.810 người, mật độ dân số 578 người/km2 . Với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội rất thích hợp cho phát triển KTTT trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có những thành tựu vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt mô hình kinh tế trang trại đã và đang ngày càng phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của tỉnh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, nâng cao đời sống nhân dân…. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình kinh tế trang trại của huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Với những lí do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 1
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Trên thế giới trang trại là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp đã xuất hiện từ lâu và rất phổ biến. Trong lịch sử hình thức trang trại ra đời gắn với quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa, từ sản xuất nhỏ phân tán đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp, làm cơ sở ổn định cho công nghiệp phát triển một cách bền vững. Kinh tế trang trại bắt đầu ra đời tại Tây Âu, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Có thể kể ra đây một số tác giả và công trình nghiên cứu liên quan tới tới vấn đề này, cụ thể như: Các Mác là người đầu tiên đưa ra nhận xét chỉ rõ đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại khác với kinh tế tiểu nông. Năm 1952, Taylo cùng với một số nhà khoa học của khoa kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Minnesota đã đưa ra được lý thuyết cũng như mô hình phát triển kinh tế trang trại gần như ngày nay. A.V.Traianop là người đầu tiên nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển KTTT ….Frank Ellis với tác phẩm “ Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” đã đề cập đến vấn đề phát triển và quản lý trang trại ở các nước đang phát triển.“ Cẩm nang kinh doanh” của trường Đại học tổng hợp Geogretown Mỹ xuất bản, các tác giả đã trình bày các phương pháp và cách thức quản lý kinh doanh của chủ trang trại. Trong nhiều năm gần đây, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế trang trại, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, kết hợp phát triển trang trại với xóa đói giảm nghèo... Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các nước Tây Âu, châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nước như: số lượng, quy mô và cơ cấu; mô hình trang trại và phương thức điều hành sản xuất; vốn, tư liệu sản xuất khác và nguồn lao động; hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại; thị trường đầu vào, đầu ra của các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại. Đây là những tài liệu có giá trị tham khảo 2
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM khi nghiên cứu về KTTT ở Việt Nam và cụ thể hơn về thực trạng phát triển KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Ở Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu là nghiên cứu của các nhà khoa học như: “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á " của GS.TS Nguyễn Điền NXB TK-1993. Tác giả đã tìm hiểu vai trò và đặc điểm của kinh tế trang trại gia đình; so sánh sự giống và khác nhau về xu hướng phát triển giữa kinh tế trang trại của thế giới với kinh tế trang trại của châu Á. “Mô hình KTTT vùng đồi núi”của Trần Đức, NXB Nông Nghiệp Hà Nội-1998. Trong công trình này tác giả đã đưa ra các vấn đề phương pháp luận về kinh tế trang trại, một số mô hình trang trại và các vấn đề kinh tế trang trại vùng đồi núi nước ta. “Kinh tế trang trại các tỉnh miền núi phía Bắc”- 2000 của TS. Nguyễn Đức Thịnh đã đề cập đến thực trạng, giải pháp phát triển kinh tế trang trại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ giao cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2000, do GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm, là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ về kinh tế trang trại ở Việt Nam. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới” của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc- NXB Thống kê – 2003 đã đề cập tới các tiêu chí, cũng như thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Đặc biệt công trình này đã đề cập cụ thể đến vấn đề kinh tế trang trại Trung du và miền núi phía Bắc. Đây là cơ sở giúp cho người nghiên cứu có thể vận dụng trong quá trình nghiên cứu thực tiễn phát triển trang trại trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. PGS.TS Lê Trọng có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển và quản lí trang trại nông nghiệp, điển hình nhất là cuốn sách "Trang trại, quản lý và phát triển”, NXB Lao Động - xã hội. Ngoài ra, ông còn viết rất nhiều bài báo liên quan 3
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM đến vấn đề này như: “ Nhận thức về kinh tế trang trại của Việt Nam”, báo Quảng Ngãi: 22/6/2000, tập san Thế Giới và Việt Nam của Viện phát triển Quốc tế học, số 4/2000. “ Vai trò người chủ trang trại”, báo Người cao tuổi, 22/9/2003… Các Nghị quyết 06/NQ/TƯ ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn – NXB chính trị quốc gia Hà Nội. Nghị quyết 03/2000 NQCP về kinh tế trang trại- NXB chính trị quốc gia HN. Thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK ngày 20/05/2003 về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại Hà Nội của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục thống kê (2000), hay Thông tư số 74/2003/TT/BNN ngày 04/07/2003 về sửa đổi bổ sung mục III của thông tư 69/2000/TTLT/BNN – TCTK ngày 23/06/2000 về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại, Hà Nội…. Trong giáo trình “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - 2006 cũng đã đề cập tới những nét cơ bản nhất của hình thức trang trại như nguồn gốc, lịch sử ra đời cũng như các đặc điểm của hình thức trang trại… Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác như: “Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kì CNH- HĐH ở Việt Nam” GS.TS Nguyễn Đình Hương- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2000. “Phân tích Địa lí kinh tế về trang trại nuôi trồng thuỷ sản qua tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản ”của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, trường ĐHSP Hà Nội.“Tính hàng hoá của trang trại nước ta dưới góc độ Địa lí KTXH ”, Nguyễn Tú Linh - khoa Địa Lí - trường ĐHSP Hà Nội. “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Trần Tú Khanh, Ðại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội… Mỗi tác giả đưa ra một hướng nghiên cứu riêng và đi sâu vào từng khía cạnh khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu có tính lí luận và thực tiễn cao về kinh tế trang trại, là định hướng quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. 2.3. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đã có một số hướng nghiên cứu liên quan đến vấn đề phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng về KTTT ở các huyện trong tỉnh. Có thể kể đến các nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” (2007) của Nguyễn Thị Phương Hảo luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Luận văn này đã tổng quan và xây 4
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM dựng các vấn đề lí luận về kinh tế trang trại. Luận văn này có ý nghĩa quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu lí luận về kinh tế trang trại. “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Vũ Thị Nguyệt Minh (2010), Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã đề cập đến một số giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại nói chung và các mô hình trang trại theo hướng nông lâm kết hợp riêng. “Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển”, Đỗ Thị Thu Hiền (2012), luận văn thạc sĩ khoa học Địa Lí. Trường ĐHSP Thái Nguyên nghiên cứu về các điều kiện, tình hình sản xuất và các nhóm giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy vấn đề tìm hiểu mô hình kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên đã được đề cập đến nhưng chưa chi tiết nghiên cứu hiện trạng và giải pháp của tất cả các huyện trong tỉnh trong đó có huyện Phú Bình. Chưa có một công trình nào nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện, đặc biệt là phân tích, đánh giá dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Trên cơ sở kế thừa thành tựu về những vấn đề lý luận của những người đi trước và những kết quả nghiên cứu thực tiễn trên những địa bàn khác nhau, tôi mong muốn được góp phần nhỏ của mình vào thực tiễn nghiên cứu mô hình kinh tế trang trại của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT, đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng phát triển và phân bố KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề ra các định hướng cũng như những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTTT trên địa bàn huyện một cách bền vững và đạt hiệu quả cao. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển KTTT để làm cơ sở vận dụng cho quá trình nghiên cứu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá các điều kiện phát triển KTTT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích hiện trạng phát triển KTTT huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2016. - Nêu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển KTTT 5
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ở huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2025. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu * Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu Địa lí KTXH thể hiện ở việc đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau. Vận dụng quan điểm này trong đề tài nghiên cứu xem xét kinh tế trang traị là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Có quan hệ và chịu sự tác động với nhiều nhân tố kinh tế xã hội của địa phương cũng như khu vực Trung du miền núi phía Bắc và cả nước. * Quan điểm tổng hợp Các hiện tượng địa lí KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Quan điểm này là cơ sở để xem xét, đánh giá các điều kiện cho sự phát triển KTTT của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. *Quan điểm kinh tế Trong quá trình nghiên cứu đề tài này quan điểm kinh tế giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của mô hình KTTT thông qua các tiêu chí: động lực tăng trưởng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn heo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, thu hút lao động, tạo thêm việc làm…Từ đó có thể đưa ra định hướng và giải pháp đúng đắn cho vấn đề nghiên cứu. * Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Bền vững đòi hỏi đảm bảo về cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu việc phát triển KTTT của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhằm hướng tới sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển trong tương lai đảm bảo tính bền vững. 6
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM * Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các quá trình kinh tế - xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến đổi theo thời gian. Sự hình thành và phát triển của KTTT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cũng là một quá trình luôn vận động và phát triển. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong nghiên cứu phát triển KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để xem xét sự biến đổi của nó theo không gian và thời gian, rút ra được những quy luật chung về sự phát triển KTTT, đánh giá đúng hiện trạng trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, đồng thời dự báo sự phát triển trong tương lai cùng với những thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội... 4.2. Các phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập và xử lí thông tin Thu thập từ nhiều nguồn số liệu khác nhau: Sở NN&PTNT Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thống kê huyện Phú Bình, phòng NN&PTNT huyện Phú Bình, sách báo, tạp chí, luận văn, đề tài, các công trình nghiên cứu KH từ Internet…được tổng hợp có chọn lọc để rút ra những nội dung cần thiết, sau đó được phân tích, đánh giá làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phát triển KTTT theo hướng bền vững. * Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu thống kê Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp để làm nổi bật các vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Từ đó có cơ sở đúng đắn để đánh giá thực tế mô hình KTTT của huyện Phú Bình trong sự phát triển kinh tế thị trường của tỉnh Thái Nguyên hiện nay. * Phương pháp điều tra khảo sát, thực địa Là phương pháp tiến hành quan sát thực tế trên lãnh thổ, cụ thể tiến hành khảo sát thực tế tại một số xã trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhằm tìm hiểu tình hình phát triển, thị trường tiêu thụ,…những thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế trang trại. * Phương pháp bản đồ và sử dụng CNTT (GIS) Địa lí bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ. Phương pháp bản đồ là phương pháp rất quen thuộc với khoa học Địa lí, nó giúp cho việc cụ thể hoá các đối tượng nghiên cứu theo không gian và mối liên hệ theo thời gian. Đồng thời chúng tôi sử dụng 7
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM CNTT để vẽ các biểu đồ, bản đồ thể hiện mô hình KTTT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. * Phương pháp SWOT SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng Anh: Strength - điểm mạnh; Weakness - điểm yếu; Opportunity - cơ hội; Threat- thách thức. Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sự phát triển trang trại ở địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 5. Giới hạn của đề tài Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Về mặt lãnh thổ: Địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên bao gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các số liệu nguồn từ 2011 - 2016. 6. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Làm sáng tỏ hiện trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2016. Nêu rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển KTTT của huyện. - Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Bình. Đồng thời kiến nghị các định hướng phát triển nhằm thực hiện được các giải pháp đã đề xuất. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển KTTT ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2016 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển KTTT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2025. 8
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Cơ sở lí luận về kinh tế trang trại 1.1.1. Khái quát chung về trang trại và kinh tế trang trại 1.1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại * Khái niệm về trang trại: Theo Mác, trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của trang trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao: “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn, mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm thuê”. [16] Trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp của một, một nhóm nhà kinh doanh. [24] Còn rất nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, nhưng tựu chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô, lẫn hình thức quản lý. Hơn nữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác ở các hộ gia đình thì mục đích chủ yếu là tự sản tự tiêu, nhưng mục đích của người chủ trang trại lại chủ yếu là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, có quan hệ chặt chẽ và phản ứng nhanh nhạy với thị trường. Còn một phần nhỏ sản phẩm làm ra phục vụ ngược trở lại cho sản xuất và tiêu dùng. Trang trại là HTTCLTNN hình thành từ sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình CNH. Hình thức này có nguồn gốc từ hộ gia đình nhưng phát triển với mức độ cao hơn gia đình, chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Quá trình CNH đã tạo yêu cầu khách quan cho việc sản xuất các nông sản hàng hoá, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các trang trại. Sự hình thành và phát triển của các trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa trong đó có sự tập trung của các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai lao động, tư liệu sản xuất, KHKT, nguồn vốn…) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng xuất, chất lượng và hiệu quả 9
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cao. Trang trại là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới, nó hình thành và phát triển chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận sự cạnh tranh trên thị trường. * Khái niệm về kinh tế trang trại: KTTT là một khái niệm rộng không còn mới với các nước kinh tế phát triển và nhiều nước đang phát triển. Song đối với nước ta đây đang còn là vấn đề mới mẻ, do nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên chưa nhận thức đầy đủ về KTTT. Cũng như trang trại, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau mà các nhà khoa học lại đưa ra những khái niệm khác nhau về KTTT. “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản” [15] “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội. Dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội bao gồm một số người lao động nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ. [23] Từ các quan điểm trên chúng ta có thể hiểu khái niệm KTTT như sau: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp dựa trên nền tảng là kinh tế hộ, với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với tư cách tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. 1.1.1.2. Tiêu chí xác định trang trại Để xác định một tiêu chí sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp có phải là trang trại hay không thì phải có tiêu chí để nhận dạng trang trại cần phải hàm chứa được đặc trưng cơ bản của trang trại. Theo Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 04/7/2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; về việc thay thế Thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK. Qua đó đưa ra tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau:[28, 29] 10
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM * Về mặt định tính, tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất nông sản hàng hoá. * Về mặt định lượng, một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá; dịch vụ bình quân một năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. - Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: + Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. + Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. + Đối với trang trại trồng trọt. Trang trại trồng cây hàng năm. Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng cây lâu năm. Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu từ 5 ha trở lên. Trang trại lâm nghiệp: từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. + Đối với trang trại chăn nuôi. . Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò... Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi gia súc nhỏ: lợn, dê... Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên, dê thịt từ 200 con trở lên. Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... Có thường xuyên từ 2.000 con trở lên. 11
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản. Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). + Đối với các loại sản phẩm nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như : trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy đặc sản thì tiêu chí xác định là sản lượng hàng hóa. Tuy nhiên, gần đây nhất Bộ NN và PTNT đã đưa ra thông tư số 74/2003/TT- BNN ngày 4/7/2003 về sửa đổi, bổ xung mục III của Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định KTTT và thay thế Thông tư liên tịch số 62/2000/ TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 của Bộ NN và PTNT và Tổng cục Thống kê như sau: * Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại - Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ bình quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK. - Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm. Thực hiện theo quy định của Thông tư 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000 [27] - Từ năm 2011, việc xác định tiêu chí trang trại thực hiện theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo đó, các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:[28] + Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với vùng còn lại. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. + Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. 12
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 1.1.1.3. Phân loại trang trại:[28] - Theo các hình thức tổ chức quản lý: + Trang trại gia đình: Là loại hình phổ biến nhất trên thế giới. Đây là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do một gia đình thành lập, và điều hành quản lý. + Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng nhau thành lập và điều hành quản lý, có sức cạnh tranh với các trang trại lớn. + Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa. + Trang trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành quản lý. - Theo cơ cấu sản xuất: + Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại loại này là loại hình kinh doanh là chủ yếu, và các mặt hàng kinh doanh đều nhằm phục vụ cho kinh tế trang trại. + Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: Là loại hình chuyên môn sản xuất một sản phẩm nông nghiệp nào đó mang tính sản xuất hàng hóa lớn. - Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất + Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, máy móc, công cụ, chuồng trại của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. + Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần: Là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác. + Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại, mà đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để sản xuất kinh doanh. - Theo phương thức điều hành sản xuất Chủ Trang trại có thể sống tại trang trại, trực tiếp điều hành sản xuất, trực tiếp lao động. Phần lớn chủ trang trại đều xuất thân là nông dân, có kinh nghiệm sản xuất, 13
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM gắn bó với xóm làng, đồng ruộng. Ngoài ra ở các nước phát triển chủ trang trại không sống ở trang trại nhưng vẫn điều hành sản xuất hoặc không trực tiếp điều hành mà thuê người quản lí. - Phân loại theo cơ cấu thu nhập Đây là cách phân loại phổ biến trên thế giới. Trang trại được chia thành trang trại thuần nông và trang trại thu nhập ngoài nông nghiệp. Trang trại thuần nông là trang trại có thu nhập hoàn toàn hoặc phần lớn dựa vào nông nghiệp. Đây là những trang trại có quy mô vừa và lớn. Trang trại thu nhập ngoài nông nghiệp là những TT có quy mô nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu nên phải làm thêm trang trại. Các hoạt động của trang trại này rất phong phú, cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, cả trên địa bàn nông thôn, cả ở thành phố. 1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ với các đặc trưng cơ bản sau[28] : Một là, chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của thị trường. Đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại so với kinh tế nông hộ. Trong đó, giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trại nhỏ, vừa và lớn. Quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ và có tỉ suất nông sản hàng hóa trên 85%. Ngoài ra còn có những chỉ tiêu gián tiếp như ruộng đất, vốn, lao động... Riêng về quy mô ruộng đất chẳng những nhiều hơn gấp nhiều lần mà còn tập trung, liền vùng liền khoảnh. Hai là, về thị trường, đã sản xuất hàng hóa thì hàng hoá luôn luôn gắn với thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất quyết định chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của trang trại. Vì vậy, trong quản lý trang trại, vấn đề tiếp cận thị trường tổ chức thông tin thị trường đối với kinh doanh của trang trại là nhân tố quyết định nhất. Ba là, có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ kĩ thuật lớn tốt hơn kinh tế nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nhìn chung các trang trại chẳng những có đủ công 14
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cụ thông dụng và sức kéo trâu, bò mà đã trang bị nhiều máy móc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp. Đó chính là yếu tố để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Bốn là, về lao động, các trang trại có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình, nhưng hầu hết và chủ yếu là thuê mướn lao động làm thường xuyên quanh năm và trong các thời vụ với số lượng nhiều ít khác nhau theo quy mô của trang trại. Số lượng lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của gia đình chủ trang trại. Năm là, các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật biết làm giàu và có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại. 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại Do hầu hết các TT đều bắt nguồn từ những hộ gia đình sản xuất nông sản hàng hoá cho nên hàng hoá sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại và các sản phẩm làm ra đều được bán hết. Do vậy để cho KTTT phát triển cần có nhiều nhân tố tác động đến như nhân tố tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu...ngoài ra nhân tố kinh tế xã hội gồm dân cư nguồn lao động, nguồn vốn, thị trường, KHKT...có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển KTTT. Nhưng tựu chung lại là nhân tố chủ quan và khách quan [28]. 1.1.3.1. Điều kiện khách quan a- Chính sách về đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong nông nghiệp. Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển KTTT như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển KTTT một cách vững chắc và lâu dài. b- Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua và bán. Là nơi diễn ra các hoạt động giữa cung và cầu. Do vậy thị trường là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự ra đời và phân bố của TT. Khi nền Kinh tế thị trường phát triển tức là nền kinh tế hàng hoá 15
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ở giai đoạn phát triển cao thì TT mới ra đời và sự phân bố của từng loại hình TT hay sự chuyên môn hoá của TT cũng bị thị trường chi phối. Khi thị trường có biến động thì TT cũng biến đổi theo cho phù hợp với thị trường. TT khi sản xuất sản phẩm hàng hoá phải nên gắn với thị trường tiêu thụ nông sản. Sản xuất gắn với thị trường giúp TT có sự lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí và có định hướng phát triển lâu dài. Nông sản là hàng hoá cần thiết cho xã hội nên nhu cầu thị trường lớn, thị hiếu đa dạng và thường xuyên thay đổi. Vì thế mà chủ TT cần có thông tin chính xác, kịp thời về nhu cầu của thị trường từ đó có quyết định đúng đắn trong quá trình hình thành và phát triển TT. Đa số chủ TT xuất thân từ nông dân nên việc nghiên cứu thị trường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Mỗi TT cũng cần phát huy những lợi thế của mình để có thể cạnh tranh và tạo ra thị trường lớn. c- Chính sách về tín dụng Do KTTT nằm trong nền kinh tế thị trường và muốn KTTT phát triển thì quá trình sản xuất kinh doanh của nó phải đi theo công thức T - H- T. Như vậy đòi hỏi chủ TT phải có lượng vốn ban đầu nhất định để đầu tư các khoản chi phí đầu vào. Đối với TT gia đình các loại vật tư, công cụ sản xuất, giống... hầu hết đều phải tự mua. Bởi vậy quá trình sản xuất không thể thực hiện nếu không có vốn đầu tư ban đầu. Mặt khác chu kì sản xuất nông nghiệp thường kéo dài theo mùa vụ nên hệ số luân chuyển vốn thấp vì thế điều kiện đáp ứng về vốn càng trở nên khó khăn. Do vậy kinh tế thị trường phát triển, những trở ngại trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng được tháo gỡ sẽ cho phép các hộ trong thời gian ngắn có thể huy động được lượng vốn lớn. Từ đó sẽ giúp các TT có điều kiện phát triển. d- Do thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn, nông nghiệp và và chế biến sản phẩm nông nghiệp phát triển kém. Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Nước ta xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là thô, giá rẻ, nhưng nhập khẩu lại là sản phẩm tinh giá cao nhưng lại hợp thị hiếu của 16
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM một số người có thu nhập cao. Trong khi đó thì máy móc về chế biến của ta lại lạc hậu về công nghệ, thiếu về chủng loại. 1.1.3.2. Điều kiện chủ quan a- Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại Con người Việt Nam vốn xưa nay cần cù và chịu thương chịu khó, tính vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng lớn. Điều này là điều kiện cho phát triển một đất nước mạnh mẽ về cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, các chủ trang trại thường không được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không ít các trang trại làm ăn bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Việc quản lý sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân, chủ hộ cần cù lao động, còn trong kinh tế thị trường lại cần có những chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực điều hành quản lý trang trại đạt hiệu quả cao. Năng lực quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng về quản lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, quản lý vốn sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm. b- Lao động của trang trại Lượng lao động dồi dào trên 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn, tính cần cù chịu khó, tính tập thể tốt. Bên cạnh đó trình độ lao động thấp, tác phong công nghiệp hầu như không có, dẫn tới kỷ luật trong lao động kém làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả lao động. Lực lượng lao động không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ lại là cả nhiều vấn đề như chỗ ăn, ở, quản lý con người vô cùng khó khăn, điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đầu vào ảnh hưởng lớn tới việc tăng giá thành sản phẩm. c- Đầu tư của trang trại Đầu tư cho kinh tế trang trại vốn không cần lớn như sản xuất công nghiệp, đầu tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều này có thể giãn cách thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Hiện nay Đảng và Nhà nước 17
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình dự án phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn như các vốn chương trình dự án: 135; ODA; ADB; WB... đây cũng là một hình thức đầu tư gián tiếp và lâu dài. Bên cạnh đó nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ, sau những năm cải cách đổi mới nền kinh tế còn khó khăn, chính vì vậy việc bảo hộ và bảo trợ cho nông nghiệp còn thấp, các chủ trang trại chủ yếu là từ các hộ kinh tế gia đình thành lập tự phát với lượng vốn khởi điểm thấp. Vốn huy động từ nguồn vay của ngân hàng nông nghiệp ít, do không có tài sản thế chấp, hoặc có thì cũng không đủ để đáp ứng được lượng vốn cần thiết để phát triển với quy mô cao. Vốn đầu tư cho nông nghiệp tuy không cần ồ ạt và đầu tư một lúc như trong công nghiệp, nhưng do đặc thù của sản phẩm nông nghiệp là phải có chu kỳ của sản phẩm, vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống, đòi hỏi phải có thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định, chính điều này đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp rất dài, hơn nữa trong thời gian như vậy sản phẩm nông nghiệp lại chịu sức ép rất lớn về thời tiết và khí hậu, dịch bệnh. Bởi vậy rủi do trong đầu tư sản xuất nông nghiệp là không nhỏ, dẫn đến việc huy động vốn rất khó khăn, đây cũng là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm. d- Công nghiệp chế biến sản phẩm Sự phát triển của công nghiệp chế biến là một trong các điều kiện cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển KTTT. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của các sản phẩm nông nghiệp và mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Sản phẩm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thu hoạch ồ ạt trong thời gian ngắn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệp chế biến rất tốn kém và hiệu quả lại không cao. Một số sản phẩm được dùng ngay nhưng một số sản phẩm phải qua chế biến với mức độ khác nhau. Ngoài ra sản phẩm nông nghiệp phân bố rất rộng, hơn nữa nước ta lại có địa hình phức tạp, giao thông và các cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém, các vùng nguyên liệu xa nhau và không lớn nên việc thu gom sản phẩm phức tạp, việc bảo quản và vận chuyển vô cùng khó khăn dẫn đến giá thành cao gây ảnh hưởng lớn về cạnh tranh giá trên thị trường. Do vậy có thể chủ động tạo điều kiện cho mối quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp chế biến theo 2 hướng là 18
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM hình thành vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và xác định quy mô vùng nguyên liệu, tiến hành xây dựng cơ sở chế biến. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 1.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì phong kiến dân tộc - Ở nước ta kinh tế trang trại có từ lâu đời. Trong thời kì phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp...[7] - Thời kỳ Lý - Trần: Do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho từng lớp quý tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền... - Thời Lê: Nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập đồn điền. Lực lượng lao động khai hoang lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính đóng đồn ở các địa phương. Đến năm 1481 cả nước có 43 sở đồn điền để cấp cho họ hàng nhà vua và quan lại từ tứ phẩm trở lên. - Thời nhà Nguyễn: Từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết định về khẩn hoang với hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khẩn hoang lập ấp trại hoặc xã. * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì Pháp thuộc. Từ giữa thế kỉ XIX với chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta có sự biến đổi quan trọng. Trong nông nghiệp, hệ thống đồn điền gắn liền với sản xuất hàng hoá bắt đầu phát triển. Mục đích chủ yếu của KTTT trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thành lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa qua đó để phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như : chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng... * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì 1954 - 1986. - Thời kì 1954 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ 19
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM yếu như: các nông - lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, ruộng đất và tư liệu sản xuất được tập thể hóa, kinh tế tư nhân bị thu hẹp và KTTT không còn tồn tại. Ở miền Nam trong thời kì 1954 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các hợp tác xã kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa. - Thời kì 1975 - 1986 Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém, không hiệu quả trong các hợp tác xã ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp. Ở miền Nam các đồn điền, trang trại được nhà nước quốc hữu hoá hoặc chuyển thành những nông trường quốc doanh. Hình thức nông trường quốc doanh và hợp tác xã có tác dụng lớn nên được phát triển trên cả nước. * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì 1986 đến nay Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta thời kì quá độ là nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần. Tiếp đó bộ chính trị có Nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lí nông nghiệp và khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bước đầu chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa, Nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Sau nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hóa chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.[14] Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 5 khóa VII năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông - lâm - ngư nghiệp TT với quy mô thích hợp, luật đất đai năm 1983 và nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hóa chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó nghị quyết hội nghị TW lần thứ 4 (khóa 8) tiếp tục khuyến khích phát triển KTTT [13]. Ở hầu hết các địa phương, trong những năm gần đây, KTTT đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. 20
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.2.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam Hiện nay nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH cho nền KTTT ra đời và từng bước phát triển là hướng đi mới, đúng đắn và có nhiều triển vọng. Để nhân rộng mô hình này, trước hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí và hỗ trợ của nông nghiệp, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp từ TW đến địa phương. Chúng ta không thể phát triển công nghiệp và thực hiện thành công sự nghiệp CNH nếu không có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mà nền nông nghiệp này chủ yếu dựa vào KTTT. Mặt khác con đường phát triển KTTT nước ta còn là nhu cầu của chính các hộ nông dân, của bản thân nền nông nghiệp trước bước ngoặt chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các TT đã hình thành đa dạng và sẽ phát triển theo những xu hướng chủ yếu sau đây : [9] - Tích tụ và tập trung sản xuất Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung trong phát triển TT lúc này là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Tích tụ và tập trung trong các TT chủ yếu là tích tụ vốn ở những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích tụ vốn ở đây thực chất là tích luỹ vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu tức đầu tư cho thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ở những nơi có điều kiện, các TT nhìn chung vẫn có xu hướng mở rộng diện tích để phát triển sản xuất. Ở nước ta, mở rộng diện tích ruộng đất thường được thực hiện thông qua việc tiếp tục khai phá đất hoang hoá, nhận thầu sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, thuê đất sản xuất...Đây là một xu hướng phát triển của TT, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể từng nơi cần có những chính sách và biện pháp tác động, điều tiết phù hợp nhằm thúc đẩy KTTT phát triển. - Chuyên môn hoá sản xuất Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế TT vì muốn sản xuất hàng hoá cần phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất, 21
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hoá trong các TT phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, nguồn lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường. - Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các TT phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các TT là xu hướng tất yếu gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi. Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, các TT cần phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học. Bên cạnh đó phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng trang trại với phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn của vùng. - Hợp tác và cạnh tranh Các TT muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với nhau không chỉ với TT mà còn với các tổ chức kinh tế khác. Trước hết, TT phải hợp tác với các TT khác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh, với các tổ chức cung ứng vật tư để mua vật tư, với các tổ chức thuỷ nông để có nước tưới, với các tổ chức bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, hợp tác với các tổ chức thương mại, dịch vụ để tiêu thụ nông sản phẩm. Mặt khác có những hoạt động do bản thân TT không thể thực hiện được do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị khoa học kĩ thuật...mà phải liên kết với các TT và tổ chức khác để thực hiện như xây dựng hệ thống kênh mương, đường giao thông, chế biến tiêu thụ nông sản...Các TT có thể hợp tác với nhau và với nông hộ, với HTX (hợp tác xã), nông lâm trường, với các cơ sở công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tín dụng... Đi đôi với hợp tác, các TT còn phải cạnh tranh với các tổ chức và đơn vị kinh tế khác để có thể tiêu thụ nông sản làm ra với giá cả hợp lí, từ đó tích luỹ, tái mở rộng sản xuất. Muốn vậy các TT phải tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi và không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Có như vậy các TT mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự hình thành của TT diễn ra với tốc độ nhanh trong những năm gần đây nhờ 22
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM một số định hướng, chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta. Thể hiện xu hướng phát triển kinh tế hàng hóa, đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp hướng đến thị trường. Có những thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào loại hình TT nhưng nền tảng chủ yếu hình thành là hộ nông dân. Sau gần 20 năm thực hiện nghị quyết số 3 của chính phủ, hình thức trang trại ở nước ta đã có bước phát triển nhanh và ngày càng phổ biến rộng khắp ở mọi vùng kinh tế của đất nước từ đồng bằng, trung du, miền núi đến vùng ven biển. Hình thức này ngày càng chứng tỏ hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, ngày càng đa dạng về qui mô, loại hình sản xuất, cơ cấu ngành nghề. Năm 2016 cả nước ta có 33488 TT trong đó tập trung đông nhât ở ĐBSH với 9946 TT (chiếm 29,7 % số TT của cả nước). [2] Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, sự phát triển nhanh về quy mô của các TT cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết như: phần lớn các TT chỉ chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kĩ thuật truyền thống dựa vào kinh nghiệm mà chưa quan tâm tới áp dụng tiến bộ kĩ thuật về giống, cơ giới hóa…nên năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao. Chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Vấn đề việc làm ở nông thôn do tích tụ ruộng đất, phá rừng nguyên sinh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững và lợi ích của các đối tượng trong xã hội hiện tại và tương lai. Nhìn chung, các trang trại đã xuất hiện và phát triển ở nhiều nơi kể cả đồng bằng sông Hồng là nơi đất hẹp người đông. Nhưng phát triển nhanh nhất là ở các tỉnh huyện trung du, miền núi và nhiều tỉnh của Nam Bộ hoặc ở vùng đất mới khai hoang, lấn biển. 23
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Bảng 1.1. Các TT phân theo phân theo địa phương năm 2016 Đơn vị : trang trại STT Tỉnh/ TP Số TT STT Tỉnh/TP Số TT 1 Hà Nội 3.189 32 Đà Nẵng 19 2 Hà Nam 1.071 33 Quảng Nam 139 3 Vĩnh Phúc 1.007 34 Quảng Ngãi 50 4 Bắc Ninh 126 35 Bình Định 121 5 Quảng Ninh 319 36 Phú Yên 182 6 Hải Dương 1.138 37 Khánh Hoà 144 7 Hải Phòng 901 38 Ninh Thuận 57 8 Hưng Yên 648 39 Bình Thuận 462 9 Thái Bình 969 40 Kon Tum 77 10 Ninh Bình 152 41 Gia Lai 880 11 Nam Định 426 42 Đắk Lắk 927 12 Hà Giang 38 43 Đắk Nông 1.225 13 Cao Bằng 2 44 Lâm Đồng 932 14 Bắc Kạn 1 45 Bình Phước 853 15 Tuyên Quang 287 46 Tây Ninh 658 16 Lào Cai 243 47 Bình Dương 901 17 Yên Bái 18 48 Đồng Nai 3.811 18 Thái Nguyên 800 49 Bà Rịa - Vũng Tàu 335 19 Lạng Sơn 6 50 TP.Hồ Chí Minh 239 20 Bắc Giang 662 51 Long An 453 21 Phú Thọ 280 52 Tiền Giang 625 22 Điện Biên 9 53 Bến Tre 105 23 Lai Châu 5 54 Trà Vinh 107 24 Sơn La 271 55 Vĩnh Long 470 25 Hoà Bình 181 56 Đồng Tháp 1.180 26 Thanh Hoá 913 57 An Giang 1.044 27 Nghệ An 464 58 Kiên Giang 56 28 Hà Tĩnh 252 59 Cần Thơ 23 29 Quảng Bình 706 60 Hậu Giang 513 30 Quảng Trị 50 61 Sóc Trăng 510 31 Thừa Thiên Huế 71 62 Bạc Liêu 95 63 Cà Mau 453 Nguồn: [2] 24
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2016 cả nước ta có 33488 TT. Trong đó riêng ĐBSH nhiều nhất với 9946 TT chiếm 29,7%. Tiếp theo là ĐNB với 6796 TT chiếm 20,3 %. ĐBSCL đứng thứ 3 về số lượng TT với 6271 TT, chiếm 18,73% TT cả nước.. Như vậy có thể thấy hiện nay KTTT đã có sự phát triển khá nhanh trên quy mô toàn quốc. Bảng 1.2. Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo vùng của cả nước năm 2016 Đơn vị : trang trại Trong đó Tổng Trang Trang Trang Trang Vùng trại trại nuôi trại số trại chăn trồng trồng khác nuôi trọt thuỷ sản Đồng bằng sông Hồng 9.946 71 8.726 999 150 Trung du và 2.803 299 2.331 42 131 miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên 3.630 692 1.982 327 629 hải miền Trung Tây Nguyên 4.041 2.885 1.108 14 34 Đông Nam Bộ 6.797 1.803 4.868 63 63 Đồng bằng sông Cửu 6.271 3.466 1.854 905 46 Long Cả nước 33.488 9.216 20.869 2.350 1.053 Nguồn [2] Cả nước có 9.216 trang trại trồng trọt; 20.869 trang trại chăn nuôi; 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản; 1053 trang trại tổng hợp. Số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên với 8154 trang trại chiếm 88,5% số trang trại trồng trọt toàn quốc; số lượng trang trại thủy sản chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng với 1904 trang trại chiếm 81,0% số trang trại thủy sản; số lượng trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng với 13.594 trang trại chiếm 65,1% số trang trại chăn nuôi.
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3,1 7 27,5 Trang trại trồng trọt Trang trại chăn nuôi ` Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 62,4 Trang trại khác Hình 1.1 : Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất nước ta năm 2016 Có thể thấy, trên phạm vi cả nước, tỉ trọng TT chăn nuôi chiếm nhiều nhất trong cơ cấu TT phân theo loại hình sản xuất (62,3%), tiếp đến là TT trồng trọt (27,5%), mặc dù có điều kiện về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, nhu cầu thị trường ngày càng lớn song tỉ trọng TT nuôi trồng thủy sản còn khá khiêm tốn (7,0%). TT khác như: TT tổng hợp, TT lâm nghiệp…chỉ chiếm 3,1%. Bảng 1.3. Cơ cấu các loại trang trại phân theo vùng nước ta năm 2016 (Đơn vị : %) Trong đó Trang Trang Trang Trang trại Tổng số trại trại chăn trại nuôi khác Vùng trồng nuôi trồng trọt thuỷ sản Đồng bằng sông Hồng 29,7 0,8 41,8 42,5 14,2 Trung du và miền núi 8,4 3,2 11,7 1,8 12,4 Bắc Bộ Bắc Trung Bộ và 10,8 7,5 9,5 13,9 59,7 Duyên hải miền Trung Tây Nguyên 12,1 31,3 5,3 0,6 3,2 Đông Nam Bộ 20,4 19,6 23,3 2,7 6,0 Đồng bằng sông Cửu 18,7 37,6 8,9 38,5 4,4 Long Cả nước 100 100 100 100 100 Nguồn [2] 26
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐBSH là vùng có số lượng TT nhiều nhất với 9.946 TT chiếm 29,7%. Tiếp đến là ĐNB với 6.797 TT chiếm 20,4% , ĐBSCL với 6271 TT chiếm 18,7% và vùng có số lượng TT ít nhất là BTB và DHNTB với 3630 TT chiếm 10,8% số lượng TT cả nước. 1.2.2. Phát triển kinh tế trang trại khu vực Trung du miền núi phía Bắc Trung Du và miền núi phía Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía Bắc của nước ta. Đây là vùng có vị trí đặc biệt về tự nhiên, kinh tế, chính trị và quốc phòng. Vùng TDMNPB gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích là 95.222,3 km2 , chiếm 28,7% diện tích cả nước. Dân số năm 2016 khoảng 11.984,3 nghìn người, chiếm 12,9% dân số cả nước. [2] Năm 2016 TDMNPB có 2803 TT chiếm 4,18% tổng số TT cả nước, một số tỉnh có số lượng TT nhiều như Thái Nguyên Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ … Bảng 1.4. Số TT phân theo tỉnh vùng TDMNPB giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị : trang trại Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 593 929 1.120 1.456 1.637 2.803 Hà Giang 7 5 8 18 33 38 Cao Bằng .. 2 3 3 3 2 Bắc Kạn .. .. .. 1 1 1 Tuyên Quang 23 23 37 90 111 287 Lào Cai .. 12 10 21 76 243 Yên Bái 7 9 14 19 18 18 Thái Nguyên 270 416 445 548 548 800 Lạng Sơn 2 2 4 6 3 6 Bắc Giang 137 256 310 445 487 662 Phú Thọ 65 112 124 136 167 280 Điện Biên .. 5 8 12 10 9 Lai Châu .. .. .. 3 4 5 Sơn La 29 29 29 37 48 271 Hoà Bình 53 58 128 117 128 181 Nguồn [2] 27
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Một số tỉnh do còn nhiều khó khan về KT-XH nên số lượng TT còn ít và tăng chậm hoặc không tăng như: Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lai Châu… Về cơ bản, số lượng TT của vùng ngày càng tăng và tăng ở tất cả các loại hình trang trại. Hình thức này đang ngày càng chứng tỏ hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta. Với gần 80% dân số sống ở nông thôn, trên 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tạo ra khoảng trên 30% tổng sản phẩm của các tỉnh, sự phát triển nông nghiệp ở TDMNBB nói chung và sự phát triển KTTT nói riêng không chỉ có ý nghĩa trong phát triển kinh tế của vùng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cả nước. Bảng 1.5. Số TT phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương vùng TDMNBB năm 2016 Đơn vị : trang trại Địa phương TT TT chăn TT nuôi TT tổng Tổng số trồngtrọt nuôi trồng thủy hợp sản Hà Giang 37 1 .. .. 38 Cao Bằng .. 2 .. .. 2 Bắc Kạn .. 1 .. .. 1 Tuyên Quang 121 113 1 52 287 Lào Cai .. 230 7 6 243 Yên Bái 2 16 .. .. 18 Thái Nguyên 1 793 2 4 800 Lạng Sơn 1 5 .. .. 6 Bắc Giang 39 593 20 10 662 Phú Thọ 3 224 9 44 280 Điện Biên 5 2 1 1 9 Lai Châu .. 3 2 .. 5 Sơn La 3 268 .. .. 271 Hoà Bình 87 80 .. 14 181 Nguồn: [2] Hầu hết các tỉnh trong vùng tập trung vào phát triển TT chăn nuôi như: Thái Nguyên (99,1%), Sơn La (98.9%), Bắc Giang (89,6%), Phú Thọ (80,0%)…Các tỉnh có ưu thế về rừng, đất đai…có số lượng TT trồng trọt chiếm tỉ lệ cao như: Hà Giang 28
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM (97,4%), Tuyên Quang (42,2%), Hòa Bình (48,1%) …TT nuôi trồng thủy sản và TT tổng hợp còn chiếm tỉ trọng thấp., chưa phát huy hết tiềm năng của các địa phương. 1.2.3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có số lượng TT nhiều nhất vùng TDNMBB với 800 TT chiếm 28,5% số TT toàn vùng và chiếm 2,4% số TT cả nước năm 2016. Giai đoạn 2013-2016 tốc độ tăng số lượng TT khá nhanh là 152,4% thể hiện sự phát triển nhanh về cả qui mô và số lượng TT của tỉnh. Bảng 1.6 : Số lượng trang trại phân theo phân theo huyện, thành phố, thị xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2016 Đơn vị : trang trại Năm 2013 2014 2015 2016 Đơn vị hành chính Toàn tỉnh 525 548 606 800 TP.Thái Nguyên 65 64 75 206 TP.Sông Công 26 34 50 46 Huyện Định Hóa 7 7 11 13 Huyện Võ Nhai 5 5 19 10 Huyện Phú Lương 36 36 35 27 Huyện Đồng Hỷ 70 78 95 99 Huyện Đại Từ 24 25 53 61 Huyện Phú Bình 198 204 172 233 Huyện Phổ Yên 94 95 96 105 Nguồn:[2, 3] Giai đoạn 2013 – 2016, trong số các địa phương, huyện Phú Bình có số TT nhiều nhất qua các năm, TP. Thái Nguyên có tốc độ tăng số lượng TT nhanh nhất (tăng 316,9%) do hội tụ các điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế-xã hội. Một số địa phương có số lượng TT còn ít hoặc có xu hướng giảm như: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương do chưa đáp ứng được các tiêu chí cấp phép TT về vốn, diện tích đất, số 29
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM lượng vật nuôi, doanh thu... Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu về trang trại tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 01/7/2016) Đơn vị tính: Trang trại T Huyện, thành Chia theo loại hình sản Số lao Diện Giá trị T phố, thị xã trại xuất động tích bình thường đất quân/một Nuôitrồng thủysản Sốlư ợngt rang Trồn gtrọt Chă nnuô i Lâm nghi ệp Tổn ghợp xuyên bình TT/năm của TT quân/ (triệu (người) 1 TT đồng) (ha) Tổng số 800 1 791 4 3 1 2.621 1,13 3.151 1 TP. Thái Nguyên 206 - 206 - - - 631 0,42 2.406 2 TP. Sông Công 46 - 46 - - - 178 0,75 3.563 3 TX. Phổ Yên 105 - 105 - - - 434 0,31 4.619 4 Huyện Định Hóa 13 - 13 - - - 31 1,7 1.366 5 Huyện Võ Nhai 10 - 10 - - - 33 1,03 5.443 6 Huyện Phú Lương 27 - 27 - - - 83 2,1 2.149 7 Huyện Đồng Hỷ 99 - 98 - 1 - 338 1,55 3.275 8 Huyện Đại Từ 61 - 56 2 2 1 221 4,04 2.652 9 Huyện Phú Bình 233 1 230 2 - - 672 0,93 1.832 Nguồn:[3] Xét về TT chia theo loại hình sản xuất thì số lượng TT chăn nuôi trong tỉnh chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 791/800TT chiếm 98,9% số lượng TT toàn tỉnh. Một số địa phương TT chăn nuôi chiếm 100% như: TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TX Phổ Yên, Huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương. Các hình thực TT khác như TT trồng trọt, TT nuôi trồng thủy sản, TT lâm nghiệp, tổng hợp chỉ chiếm 1,1%. Số lao động thường xuyên của các TT trong tỉnh là 2621 người, diện tích đất bình quân/ TT là 1,13 ha, giá trị bình quân/TT là 3151 triệu đồng. 30
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Trong thời gian qua việc phát triển mô hình KTTT của tỉnh có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng các TT tăng nhanh chóng cùng với sự đa dạng của các loại hình sản xuất như TT trồng trọt, TT chăn nuôi… Từ đó đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành trong cả nước có số lượng TT chăn nuôi lớn. Các TT chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, T.X Sông Công. Về quy mô TT có 12,3% số TT có giá trị sản lượng trong 12 tháng (từ 01/7/2015 đến 30/6/2016) đạt từ 4 tỷ đồng trở lên, có 23,3% số TT có giá trị sản lượng đạt từ 2 tỷ đến dưới 4 tỷ và có đến 64,5% số TT có giá trị sản lượng đạt dưới 2 tỷ. Đối với TT chăn nuôi lợn có 63,1% số TT có quy mô đàn trên 100 con, trong đó có 15,2% số TT có quy mô đàn từ 400 con trở lên. Đối với TT chăn nuôi gia cầm có 55,4% số TT có quy mô từ 5000 con trở lên, trong đó có 18,6% TT có quy mô từ 9000 con trở lên. Với 800 TT, tổng giá trị sản lượng năm 2016 đạt trên 2.500 tỷ đồng ( chiếm 41,1% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả tỉnh). Các trang trại sử dụng từ 2 đến 3 lao động thường xuyên, chủ yếu là người trong gia đình và lao động địa phương. [3] KTTT trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn và gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh, Hà Nội và một số tỉnh khác. Tiểu kết chương 1 Trang trại – một loại hình sản xuất nông nghiệp xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại cũng được hình thành và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng kinh tế trang trại chỉ thật sự trở thành loại hình sản xuất chủ chốt và có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Tuy nhiên, số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất 31