SlideShare a Scribd company logo
1 of 143
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN XUÂN HUYÊN
TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BẮC
KẠN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN XUÂN HUYÊN
TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BẮC
KẠN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS. NguyễnVũ Bích Hiền
THÁI NGUYÊN - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học
sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập”
được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019. Luận văn sử dụng
những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn
gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lý.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Xuân Huyên
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tác giả xin trân trọng
cảm ơn: Khoa Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, chỉ bảo,
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoành thành luận văn.
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Bắc Kạn, các
đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường PTDTNT THCS
tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tư liệu giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động
viên tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn này chắc chắn vẫn còn
nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo,
các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Xuân Huyên
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đíchnghiên cứu.................................................................................4
3. Khách thể và đốitượng nghiên cứu............................................................4
4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
7. Các phương pháp nghiên cứu.....................................................................5
8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HS CÁC TRƯỜNG PTDTNT
THCS TRONG BỐICẢNH HỘI NHẬP ....................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................7
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc...........................7
1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc...............8
1.2. Truyền thống văn hoá dân tộc ...............................................................10
1.2.1. Khái niệm truyền thống văn hóa dân tộc.............................................10
1.2.2. Đặc trưng văn hoá dân tộc ở miền núi phía Bắc ..................................11
1.3. Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong bối cảnh
hội nhập .....................................................................................................15
iii
1.3.1. Khái niệm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ...............................15
1.3.2. Chương trình giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc trong trường
phổ thông ...................................................................................................16
1.3.3. Đặc trưng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường phổ
thông dân tộc nội trú ...................................................................................22
1.3.4. Bối cảnh hội nhập và tác động của nó tới giáo dục truyền thống văn
hóa dân tộc trong nhà trường .......................................................................23
1.4. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường
phố thông dân tộc nội trú.............................................................................28
1.4.1. Khái niệm tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS .......28
1.4.2. Vai trò quản lý của hiệu trưởng và phân cấp quản lý trong nhà trường .29
1.4.3. Nội dung tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.....................31
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú ............................38
1.5.1. Yếu tố bên trong................................................................................38
1.5.2. Yếu tố bên ngoài................................................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................41
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS TỈNH BẮC KẠN
TRONG BỐICẢNH HỘI NHẬP .............................................................42
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Bắc Kạn ............42
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn................................................42
2.1.2. Tình hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn và khái quát về các trường phổ
thông dân tộc nội trú - Trung học cơ sở, tỉnh Bắc Kạn. .................................43
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng..............................................................47
2.2.1. Mẫu khảo sát.....................................................................................47
2.2.2. Nội dung khảo sát..............................................................................47
iv
2.2.3. Công cụ khảo sát ...............................................................................48
2.2.4. Cách thức tiến hành ...........................................................................48
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................48
2.3. Thực trạng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các
trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn. ....................49
2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống
văn hoá dân tộc trong các nhà trường...........................................................49
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá
dân tộc trong chương trình giáo dục của nhà trường......................................51
2.3.3. Thực trạng hình thức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho
học sinh......................................................................................................55
2.4. Thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học
sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS tỉnh Bắc Kạn ................61
2.4.1. Thực trạng tổ chức các lực lượng trong nhà trường rà soát chương
trình cập nhật và tíchhợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
của nhà trường............................................................................................61
2.4.2. Thực trạng phốihợp các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức các
hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gắn
với đặc điểm địa phương.............................................................................64
2.4.3. Thực trạng tổ chức đánh giá và hiệu chỉnh chương trình thường
xuyên đáp ứng nhu cầu người học và sự thay đổi của bối cảnh......................66
2.4.4. Thực trạng định hình các giá trị văn hoá nhà trường phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới..........................................67
2.4.5. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng xử
và môi trường cảnh quan nhà trường............................................................68
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc cho học sinh .......................................................................70
v
2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong. ......................................70
2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.......................................74
2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc cho HS các trường PTDTNT THCS - Tỉnh Bắc Kạn.........................76
2.6.1. Điểm mạnh........................................................................................76
2.6.2. Điểm yếu...........................................................................................77
2.6.3. Thời cơ .............................................................................................79
2.6.4. Thách thức ........................................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................84
Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT
THCS - TỈNH BĂC KẠN TRONG BỐICẢNH HỘI NHẬP ...................86
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp...............................................86
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................86
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................86
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.....................................................86
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.........................................................87
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả......................................................87
3.2. Các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học
sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn. ......87
3.2.1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên về xây dựng chủ đề dạy học tích
hợp và lồng ghép vào các môn học đối với các nội dung giáo dục truyền
thống văn hoá dân tộc .................................................................................87
3.2.2. Phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường tổ chức các
hoạt động trải nghiệm nhằm củng cố nhận thức của học sinh về các giá trị
văn hoá truyền thống địa phương.................................................................89
3.2.3. Xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường gắn với những
giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, phù hợp với bối cảnh hội nhập..............92
vi
3.2.4. Đầu tư thiết kế, xây dựng cảnh quan nhà trường để truyền bá thông
điệp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và của địa phương .....96
3.2.5. Chỉ đạo giáo viên giáo dục học sinh cáchtiếp nhận và xử lý thông
tin mạng xã hội trong bối cảnh hội nhập.......................................................98
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp..........................................................100
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất......101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................106
1. Kết luận ................................................................................................106
2. Khuyến nghị..........................................................................................108
2.1. Sở giáo dục và đào tạo........................................................................108
2.2. Đốivới cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú. ...............109
2.3. Đốivới giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ
sở tỉnh Bắc Kạn.........................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................111
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT TT Công nghệ thông tin truyền thông
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DTTS Dân tộc thiểu số
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDCD Giáo dục công dân
GV Giáo viên
HS Học sinh
PTDTNT THCS Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TPT Tổng phụ trách
TTVHDT Truyền thống văn hóa dân tộc
VHDT Văn hóa dân tộc
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường PTDT Nội trú THCS tỉnh Bắc
Kạn (năm học 2017 - 2018) 44
Bảng 2.2. Học sinh phân theo dân tộc của các trường PTDT Nội trú THCS
tỉnh Bắc Kạn (năm học 2017 - 2018) 45
Bảng 2.3. Khảo sát trình độ độingũ cán bộ, giáo viên...................................46
Bảng 2.4. Thống kê dân tộc của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các
trườngPTDTNT THCS của tỉnh Bắc Kạn 47
Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về mục
tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh 50
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc trong các nhà trường (58 cán bộ, giáo viên) 52
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ phù hợp của chương trình giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc cho học sinh 54
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện việc tích hợp, lồng ghép hoạt động giáo
dục truyền thống văn hóa dân tộc vào môn học và các hoạt động
khác của các nhà trường 55
Bảng 2.9. Các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học
sinh thông qua ngoài giờ lên lớp 57
Bảng 2.10. Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục
truyền thống văn hóa dân tộc 59
Bảng 2.11. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong nhà trường rà soát
chương trình, cập nhật và tích hợp các nội dung giáo dục truyền
thống văn hoá dân tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục 62
Bảng 2.12. Thực trạng phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức
các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hoá
dân tộc gắn với đặc điểm địa phương 65
v
Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức đánh giá và hiệu chỉnh chương trình thường
xuyên đáp ứng nhu cầu người học và sự thay đổi của bối cảnh 66
Bảng 2.14. Thực trạng định hình các giá trị văn hoá nhà phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới 67
Bảng 2.15. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng
xử và môi trường cảnh quan nhà trường 69
Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tới việc tổ chức
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 72
Bảng 2. 17. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc cho học sinh 73
Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới việc tổ chức
giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh 75
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương
quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.102
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BP .......103
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặtlý luận
Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung
ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục
Việt Nam hiện nay là ngoài việc “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, nănglực công dân, pháthiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh còn phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bảo
tồn các giá trị văn hóa...”.[15, tr.3]
Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Nghị quyết Hội nghị lần thứ
chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác
định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển văn hóa con người Việt Nam trong
thời gian tới là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn
diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nộisinh quan trọng bảo đảm sự pháttriển bền vững và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các
đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” [16, tr.2]
Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở, hội
nhập với quốc tế. Chúng ta đang sống trong môt thế giới hiện đại biến chuyển
nhanh chóng, quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới với một
1
tốc độ rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn
hoá. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Nếu tiếp
thu một cách không có chọn lọc, không có tính toán, chúng ta dễ tiếp thu cả
những cái không tốt, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hoá đất nước. Mặt khác,
chúng ta còn lo ngại bị mai một những giá trị truyền thống dân tộc, chạy theo
những trào lưu không phù hợp từ các nước trên thế giới, bị “hoà tan” hoàn toàn
bởi nền văn hoá của các nước khác.
Chính vì thế, việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập, tiếp thu
những tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết
sức cần thiết. Trong đó, bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững và góp phần không
nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Mỗi một quốc gia đều có những truyền
thống, những bản sắc riêng của mình. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền
thống văn hoá dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu
với các nước, mặ khác giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”. Điều đó
giúp chúng ta phân biệt rõ đặc trưng và sức mạnh tiềm tàng nằm trong văn hoá
của mỗi quốc gia. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc làm tất yếu
nhất là trong nền kinh tế mở hiện nay. Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có
thể hội nhập, giao lưu với thế giới. Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc,
chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sẽ dễ dàng bị nền văn hoá khác chi phối,
không còn những giá trị tạo nên sức mạnh của truyền thống như yêu nước, tinh
thần tự tôn dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, hiếu học, tôn trọng các giá
trị gia đình, không còn phát huy các giá trị văn hóa vùng miền như các lễ hội
truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, trang phục,
kiến trúc và những nét văn hóa đặc sắc của địa phương… Nhờ có giáo dục
truyền thống VHDT, học sinh của các nhà trường được phát triển toàn diện, trở
thành những công dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục truyền thống VHDT
còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển VHDT.
2
1.2. Về mặtthực tiễn
Thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTNT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn cho thấy ở lứa tuổi học sinh THCS, việc giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh,
đặc biệt là giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương. Hiện nay, các
cấp quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới công tác này. Mặc dù các
trường đã thực hiện giáo dục giá trị văn hoá truyền thống nhưng chưa tự chủ
được nội dung chương trình, còn thiếu nhiều tài liệu tham khảo, chưa chú trọng
cải tiến phương pháp giáo dục cho phù hợp với địa phương, chương trình giáo
dục chưa cụ thể, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa có nhiều hoạt động
ngoài giờ lên lớp hướng tới nội dung này.
Thực tế cho thấy tình trạng học sinh ăn chơi đua đòi, không lo học hành,
đòi bố mẹ đáp ứng những yêu cầu cá nhân mà không quan tâm đến hoàn cảnh
gia đình... ngày càng nhiều. Nhiều học sinh có biểu hiện học đòi những thần
tượng, sùng bái những ngôi sao điện ảnh hoặc ca nhạc hoặc người nào đó các
em cho là thần tượng của mình một cách thái quá. Hay những video clip đầy
bạo lực trên mạng như Khá Bảnh lại được các em thích thú học theo...Từ thực
tế đó, công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường dân
tộc nội trú cần phải được chỉ đạo với nội dung cụ thể hơn, phương pháp dạy
học cũng như hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cần mang đặc trưng của
địa phương. Cần có sự vào cuộc của cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
thì hoạt động này mới đem lại hiệu quả mong muốn.
Với những lý do trên, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT
THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập” là điều rất cần thiết trong bối
cảnh hiện nay.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đề xuất biện pháp phối
hợp tốt các nguồn lực trong và ngoài nhà trường thực hiện nhiệm vụ tổ chức
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT
THCS tỉnh Bắc Kạn, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới
toàn diện có tri thức, có văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở
các vùng dân tộc và miền núi trong bối cảnh hội nhập hiện nay,
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh
các trường PTDTNT THCS trong bối cảnh hội nhập
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường
PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập của các trường
PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học
Bối cảnh hội nhập đem đến những thời cơ và cả thách thức cho giáo dục
truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong nhà trường. Nếu đề xuất được
các biện pháp của lãnh đạo nhà trường tổ chức phối hợp các nguồn lực, phát
huy tốí đa vai trò của các lực lượng giáo dục để cụ thể hoá và thực hiện hiệu
quả nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường
PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh của các nhà trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học
sinh ở trường PTDTNT THCS.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng tổ chức giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn
4
5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học
sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh trong bối
cảnh hội nhập
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức của ban giám
hiệu nhà trường mà chủ thể chính là hiệu trưởng đối với vấn đề tổ chức giáo
dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các môn học và hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
Trong nghiên cứu này khái niệm dân tộc bàn đến ở cả 2 cấp độ quốc gia
dân tộc và tộc người (ứng với những tộc người sinh sống ở vùng miền núi phía
Bắc - là địa bàn mà đề tài này khảo sát). Tuy nhiên khía cạnh tộc người được
nhấn mạnh nhiều hơn khía cạnh quốc gia.
Giới hạn đối tượng để tập trung khảo sát nghiên cứu là 58 CBQL, GV,
NV (trong đó có 18 cán bộ quản lý, 34 giáo viên gồm giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm
nhạc, Thể dục, và 06 tổng PT Đội) và 210 học sinh của 6 trường PTDTNT
THCS tỉnh Bắc Kạn.
Địa bàn khảo sát tại các trường PTDTNT THCS trong tỉnh bắc Kạn; Số
liệu thống kê giới hạn từ năm 2016 đến 2018
7. Các phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để xác định những quan điểm
lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các
trường dân tộc nội trú.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
a) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
Xây dựng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong
các nhà trường về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.
5
b) Phương pháp quansátvà tổng kết kinh nghiệm
Quan sát các hoạt động giáo dục học sinh có liên quan đến giáo dục
truyền thống văn hóa dân tộc; Tổng kết kinh nghiệm trong việc tổ chức giáo
dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường PTDTNT
THCS trong tỉnh bắc Kạn.
c) Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp đề xuất đối với: Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vấn đề
tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận từ
các phương pháp nghiên cứu ở trên.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS trong bối cảnh hội nhập.
Chương 2. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh bắc Kạn.
Chương 3. Biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho
học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về giáodục truyền thống văn hoá dân tộc
Vấn đề truyền thống và giáo dục truyền thống văn hóa đã từng thu hút sự
chú ý, quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, của giới lý luận trong
và ngoài nước.
Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng luôn chú trọng và
phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc và đã tạo ra được sức
mạnh to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc
xây dựng CNXH. Nhiều chủ trương, đường lối nhằm phát huy giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc của Đảng đã được thể hiện trong các văn kiện của các kỳ
đại hội, đặc biệt là đại hội lần thứ VIII, IX, X, XI, XII và các Nghị quyết khác
của Trung ương.
Đã có những công trình chuyên khảo nghiên cứu về truyền thống và giá
trị truyền thống văn hóa Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp
CNH, HĐH, đã đi sâu vào phân tích những thách thức và cơ hội của toàn cầu
hoá đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa trước
thách thức toàn cầu hoá. Tiêu biểu trong đó có các công trình như: Tác giả Trần
Quốc Vượng“Về truyền thống dân tộc” [41]; tác giả Lương Quỳnh Khuê “Giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội
hiện đại” [29]; tác giả Thái Duy Tuyên chủ biên, năm 1994 với tác phẩm “Tìm
hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường” [40]; và đề tài “Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” [39]; tác giả Đỗ Huy “Định hướng xã
7
hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện
nay” [27]; tác giả Hoàng Trung “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề
giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường” [38]; tác giả Nguyễn
Trọng Chuẩn “Vấn đềkhai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”
[10]; Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Lý “Đạo đức truyền thống trong
quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [31].
Trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm nêu trên, các tác giả đã
phân tích các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, đặc biệt là truyền thống
văn hóa dân tộc - cái làm nên bản sắc, tinh thần, cốt cách con người và những
đặc sắc riêng của vùng đồng bào dân tộc. Tác giả nhận thấy các công trình
nghiên cứu nêu trên đều đưa ra vấn đề cấp thiết để bảo tồn và phát triển VHDT,
đề ra các giải pháp để tổ chức giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường.
1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức giáodục truyền thống văn hoá dân tộc
Ở nước ta có nhiều người nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống
văn hóa dưới góc độ của giáo dục học và quản lý giáo dục như:
Đề tài “Vai trò của Nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân
cách con ngườiViệt Nam bằng con đường giáodục và đào tạo”, Chủ nhiệm đề
tài: tác giả Hoàng Đức Nhuận [33]. Đề tài đã xác định hệ thống những giá trị
nhân cách mà nhà trường cần góp phần hình thành và phát triển ở Việt Nam
trên cơ sở xác định rõ phạm trù nhân cách con người Việt Nam; Tác giả Đỗ
Huy cùng các cộng sự đã bàn tới lối sống văn hóa trong “Nhân cách văn hóa
trong bảng giá trị Việt Nam” [28]. Theo đó, tác giả đề cao truyền thống văn
hóa thể hiện được cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với nhau;
Tác giả Văn Hùng cùng bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa” [26],
bài viết đã phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở
cửa, đồng thời mở ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh
niên trong điều kiện mới.
Năm 2012, tác giả Cao Thu Hằng với luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa
các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam
8
hiện nay” [23]. Công trình khoa học này, tác giả đã trình bày một cách tương
đối có hệ thống quan niệm Mác - xít về nhân cách; vai trò của giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất
một số giải pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân
cách con người Việt Nam hiện nay.
1.1.3. Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh
Để phát triển toàn diện con người, hình thành nhân cách văn hóa ở con
người, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THCS, vai trò của Văn hóa và Giáo dục là cực
kỳ to lớn và có ý nghĩa then chốt trong giáo dục học sinh. Đưa các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc vào giáo dục trong các nhà trường là nhằm bảo tồn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và hình thành nhân cách vãn hóa cho thế hệ trẻ góp phần
đưa Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng vào cuộc sống.
Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học
sinh có nhiều tác giả như: Tác giả Bùi Thị Kiều Thơ - Vụ Giáo dục dân tộc -
Bộ Giáo dục và Đào tạo với bài viết “Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc
trong các trường Phổthông dân tộc nội trú với vai trò bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc thiểu số” [37] bài viết đã chỉ rõ Bảo tồn và phát huy bản
sắc VHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của
toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo
dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập
quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ.
Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn
trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn
trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra ý nghĩa, vai trò của giáo
dục truyền thống văn hóa dân tộc nói chung và con đường, cách thức tổ chức
những hoạt động giáo dục này dưới cả góc độ của nhà giáo dục và nhà quản lý
9
giáo dục. Tuy nhiên chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về vai trò của cán bộ
quản lý các trường PTDTNT THCS tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc và đặc biệt là đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
1.2. Truyền thống văn hoá dân tộc
1.2.1. Khái niệm truyền thống văn hóa dân tộc
1.2.1.1Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì
thế, không ít người đã đồng nhất nó với lối sống.
Theo Từ điển triết học, “văn hóa” được định nghĩa như sau:
“Nói đến văn hoá là nói đến toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do nhân
dân sáng tạo ra trong qúa trình lịch sử của mình.”
Năm 1943 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ
về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhưng công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [36, tr.16]
Cuối thế kỷ XX, Federico Mayor - Tổng thư ký của UNESCO đưa ra
quan niệm “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạtđộng sáng tạo ấy đã hình thành nên
hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định
đặc tính riêng của từng dân tộc” [36, tr.16]
Năm 2002, UNESCO tiếp tục có bổ sung định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặctrưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã
10
hội và nó chứa đựng, ngoàivăn học và nghệthuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin...” [36, tr17] 1.2.1.2.Dân
tộc.
Theo giáo trình Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam do Nhà
xuất bản lý luận chính trị xuất bản năm 2018 định nghĩa.
- Dân tộc theo nghĩa quốc gia - dân tộc: “Dân tộc hay quốc gia - dân tộc
là cộng đồng chính trị - xã hội được hình thành ổn định và lâu dài trong lịch
sử, chịu sự chỉ đạo bởi một nhà nước trong một quốc gia như: Dân tộc Việt
Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc A...” [32, tr.13]
- Dân tộc theo nghĩa tộc người:“Dân tộc là cộng đồng mang tính tộc
người (Ví dụ dân tộc Tày, Thái, Mường...)là cộng đồng hình thành lâu dài
trong lịch sử, có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc sinh sống
ở nhiều quốc gia - dân tộc khác nhau đượcliên kết với nhau bằng nhữngđặc
điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhấtlà ý thức tự giáctộc người” [32,
tr.14] 1.2.1.3. Truyền thống văn hóa dân tộc
Truyền thống văn hóa dân tộc là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi,
những giá trị hạt nhân của mỗi một dân tộc, những hạt nhân giá trị tức là không
phải tất cả mọi giá trị mà chỉ nói những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất, bản chất
thật, chúng mang tính dân tộc sâu sắc chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực như
văn hóa nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt,
giao tiếp ứng xử hàng ngày của người dân tộc đó. Những truyền thống văn hóa
đó được tạo thành và được khẳng định trong quá trình phát triển của mỗi dân
tộc, những truyền thống này luôn được thay đổi trong quá trình lịch sử, những
truyền thống lỗi thời bị xóa bỏ, những truyền thống mới, tiến bộ được bổ sung.
1.2.2. Đặctrưng văn hoá dân tộc ở miền núi phía Bắc
Vùng núi phía Bắc nước ta là khu vực tập trung nhiều nhóm dân tộc, với
những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam,
góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
11
Với hơn 20 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời, trong quá trình lao động,
sản xuất, đời sống, mỗi dân tộc đều có trang phục riêng rực rỡ sắc màu và đã
sản sinh ra những nét văn hoá đặc sắc, sinh hoạt tín ngưỡng riêng với mong
muốn hướng tới chân, thiện, mỹ và những điều tốt đẹp nhất. Những nét văn hóa
đặc sắc ấy được gìn giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa mang bản sắc riêng, đa dạng và
độc đáo. Kho tàng văn hóa của các dân tộc trong vùng khá phong phú tạo nên
các giá trị văn hóa cơ bản. Các giá trị văn hóa đó được thử thách qua thời gian,
trong những không gian khác nhau, trải qua sự chắt lọc theo các giai đoạn lịch
sử, được thể hiện trong sự tiếp biến của quá trình giao lưu, hội nhập với các nền
văn hóa khác. Khi nói đến truyền thống văn hóa dân tộc vùng miền núi phía
Bắc có thể thấy văn hóa mang đặc trưng vùng miền rõ nét, biểu hiện trong hoạt
động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc như: ăn, mặc, ở, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, lễ hội, tôn giáo... tạo nên nét đặc trưng của từng dân tộc.
- Về nhà ở: mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân tộc
mình. Ngôi nhà của người Nùng có những nét độc đáo riêng biệt trong những
ngôi nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và ở một số nơi đồng bào ở nhà trình tường.
Dân tộc Dao thường xây dựng nhà ở nơi cao ráo, gần rừng để có thể quan sát
được khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc làm ruộng nương. Người dân
tộc Tày rất coi trọng ngôi nhà sàn, nhà sàn làm bằng gỗ tốt, thường lợp bằng lá
cọ hoặc lợp tranh, ngói âm dương. Đây không chỉ là nơi ở có khả năng chống
thú dữ và tạo năng lượng sống cho con người mà đó còn là nơi sinh hoạt văn
hóa tín ngưỡng thiêng liêng, Một số dân tộc khác sống ở vùng thấp thường ở
nhà trệt, rải rác trên các gò đồi, xen kẽ những cánh đồng tương đối bằng phẳng.
- Về ẩm thực: nguồn lương thực, thực phẩm của đồng bào khá phong
phú và đa dạng, là nơi nổi tiếng với xôi ngũ sắc, thịt lợn muối, thịt treo gác bếp,
lạp sườn... Vào dịp lễ hội Lồng Tồng, thứ bánh không thể thiếu để dâng lên trời
đất, để cúng thần linh cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà là bánh trời,
12
bánh khẩu sli, cơm lam. Ẩm thực của người Tày, Nùng rất đặc sắc và độc đáo,
ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần, vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa hài hòa, bổ
dưỡng, góp phần đem lại sự tự hào cho con người và vùng đất nơi đây. Trước
và sau mỗi mùa thu hoạch, người Tày, Nùng thường tổ chức lễ hội xuống đồng,
lễ hội cơm lúa mới..
- Về trang phục: đây được coi là bức tranh đa màu sắc trong các loại
trang phục truyền thống của từng dân tộc, qua những nét chấm phá đặc sắc của
vùng trung du và miền núi phía Bắc, đại diện cho những giá trị thẩm mĩ đã
được các thế hệ lưu truyền từ xưa đến nay. Trang phục của người Tày đơn giản
một sắc chàm, song cũng tạo ra nét riêng biệt và mang lại cho người mặc vẻ
đẹp thuần khiết, Trang phục của người Dao thể hiện nét độc đáo ở những mẫu
hoa văn trên vải của họ. Phụ nữ thường mặc áo có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay,
chân bằng bạc. Trang phục của người Mông thật ấn tượng với bốn màu chủ đạo
là xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên các hình họa tiết muôn màu sắc ở chiếc váy. Họa
tiết tập trung chủ yếu ở cổ áo, nẹp áo, thắt lưng phía trước. Kỹ thuật thêu hoa
văn thể hiện sự khéo léo, tinh tế và tỉ mỉ của bàn tay người phụ nữ. Tạo hình
các hoa văn trên trang phục phần nào biểu trưng cho cuộc sống vui vẻ, yêu
thiên nhiên mãnh liệt của người dân tộc ở đây.
- Giá trị văn hoá tinh thần: Các dân tộc trong vùng sống gắn bó thường
xuyên với môi trường tự nhiên nên ở họ xuất hiện niềm tin vào số phận, vào lực
lượng siêu nhiên và đó chính là cơ sở của niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Tín
ngưỡng các dân tộc vùng núi phía Bắc trước hết là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
sau là tín ngưỡng đa thần giáo và một số phương diện chịu ảnh hưởng của Phật
giáo, Đạo giáo. Trong gia đình, cư dân các dân tộc đều lập bàn thờ để thờ cúng
tổ tiên. Ngoài ra họ còn thờ Phật, theo Đạo, có khi thờ vị thần được coi là thủy
tổ của dân tộc mình. Chẳng hạn như trong quan niệm của các dân tộc Tày,
Nùng, thần Nông là vị thần phụ trách việc nông trang, định ra thời vụ và giữ
nước cho mùa vụ. Hàng năm, các dân tộc đều tổ chức
13
những nghi lễ trang trọng thờ cúng thần Nông để cầu mong mưa thuận gió hòa,
bớt thiên tai. Đồng bào các dân tộc cũng quan niệm vạn vật đều có hồn, có ma,
có thần. Đó là nguyên nhân hình thành hàng loạt các miếu thờ thổ công, thổ
địa, thổ thần, là nguyên cớ để đồng bào các dân tộc tổ chức các lễ hội mang
tính nghi lễ. Tại những nơi có đông người Tày, Nùng, Dao có nhiều phong tục
tập quán, lễ hội phong phú như hát then và điệu giao duyên sli, lượn, sình ca….
Các trò chơi dân gian như ném pao, thổi khèn và múa các
điệu múa dân tộc…; thi bắn nỏ, hát giao duyên,.. Lễ hội Gầu Tào được coi là lễ
hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Mông. Lễ hội
là dịp để cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho dân bản tài lộc, mọi người
sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng.
- Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc gìn giữ và phát huy những giá
trị truyền thống văn hóa dân tộc qua các phong tục, tập quán, truyền thống văn
hóa tốt đẹp trong vùng còn chưa kịp thời, có cả nguyên nhân chủ quan và khách
quan làm cho các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số đang dần bị
mai một, nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa riêng và bị đồng hóa đang diễn ra ở
một số dân tộc. Tình trạng pha tạp trong các hoạt động văn hóa, lối sống ngày
càng bộc lộ rõ nét như: Giá trị văn hóa ẩm thực của người DTTS vùng núi phía
Bắc hiện nay đang dần thưa vắng trong đời sống hiện đại; Giá trị văn hóa qua
không gian sống có sự thay đổi tương đối rõ rệt. Do tác động của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất rừng bị thu hẹp nên nguyên vật liệu để làm
một ngôi nhà kiểu cổ truyền ngày càng hiếm; Giá trị văn hóa qua trang phục
cũng có sự biến đổi nhanh chóng. Tại các bản làng của người DTTS, việc trồng
bông dệt vải không còn nhiều. Trước đây vải may trang phục của người dân tộc
thường được dệt thủ công từ các loại sợi bông, sợi gai, sợi lanh, sợi tơ tằm thì
ngày nay đều được mua từ các đồ may dệt sẵn ở các chợ. Số người DTTS sử
dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình trong sinh hoạt ngày càng ít.
Điều này làm cho những giá trị văn hóa của bộ trang phục truyền thống đang
14
dần biến mất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; Đối với giá trị văn hóa tinh
thần, có thể nói, sự biến đổi của văn hóa DTTS thể hiện mạnh nhất ở tập quán
tín ngưỡng, lễ hội và ma chay. Nó thể hiện sự giao thoa mạnh mẽ với nền văn
hóa của dân tộc Kinh. Những tiết mục dân ca, dân vũ ít được người dân sử
dụng hàng ngày mà chủ yếu thực hiện trong các ngày lễ lớn của cộng đồng.
Điều này cho thấy các giá trị văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ đồng bào
dân tộc dần mai một, ít xuất hiện trong đời sống văn hóa thường ngày và dẫn
đến nguy cơ người dân không biết thực hành nghi lễ, biểu diễn một số loại hình
nghệ thuật truyền thống.
Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý giáo dục trong các trường PTDTNT
phải có nhận thức sâu sắc, có biện pháp phù hợp để tổ chức giáo dục học sinh,
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc có nghĩa là vừa loại bỏ được các hủ
tục lạc hậu, khắc phục tư tưởng xem nhẹ những phong tục tập quán của đồng
bào các dân tộc, vừa gìn giữ và phát triển được bản sắc dân tộc lại vừa tiếp thu
được những nét độc đáo của các nền văn hóa khác, bổ sung để làm phong phú
thêm cho nền văn hóa dân tộc mình. Làm cho các giá trị văn hóa luôn có tính
bền vững tạo nên bản sắc riêng cho mỗi dân tộc.
1.3. Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong bối cảnh hội
nhập
1.3.1. Khái niệm giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDTNT là
tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, lĩnh hội những kiến thức cơ bản,
những hiểu biết về vốn truyền thống văn hóa của đất nước, của các dân tộc trên
quê hương mình như phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm
thực, tín ngưỡng, tôn giáo, dân ca dân vũ, nghệ thuật...
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là hoạt động có mục
đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp cụ thể nhằm biến những chuẩn
mực văn hóa đã được xây dựng, tiếp thu, vun đắp và thừa nhận trở thành những
phẩm chất cần có của mỗi học sinh.
15
1.3.2. Chương trình giáodục truyền thống văn hoá dân tộc trong trường phổ
thông
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cần làm gì, làm thế nào để
mỗi quốc gia, dân tộc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong xu thế
hội nhập tất yếu? Để giải quyết những vấn đề này, tại Hội nghị giáo dục thế
giới ACT + 1 lần thứ 33 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, đại diện Công đoàn GD
Việt Nam, Hiệp hội Giáo viên các nước ASEAN đã có những chia sẻ kinh
nghiệm hết sức ý nghĩa và đã khẳng định vai trò to lớn của việc giáo duc truyền
thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ “trong xu thế toàn cầu hóa, Giáo dục có
vai trò quan trọng trong việc bảo tồn vốn văn hóa truyền thống” Mục tiêu của
Hội nghị hướng tới việc xây dựng ASEAN thành trung tâm giáo dục chất lượng
cao thông qua việc tăng cường hiểu biết về lịch sử văn hóa của từng quốc gia,
nâng cao chất lượng và cơ hội học tập cơ bản cho mọi người, tăng cường sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục… [18]. Trước hết nó
nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy những mặt tích cực của giá trị văn hóa mang
lại, để giới trẻ - những chù nhân tương lai của đất nước cần thấy rõ trách nhiệm
của mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc
để xứng đáng bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp.
Những trí thức Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, những hiền tài -
nguyên khí của quốc gia, phải mang bản lĩnh, bản sắc và tinh hoa của người
Việt Nam. Việc nhận thức đúng đắn về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục tri thức của mỗi con người, nó
góp phần lưu giữ và phát huy được giá trị tinh hoa của nhân loại, đưa đất nước
ngày càng phát triển theo con đường hòa nhập nhưng không hòa tan. Các
trường phổ thông phải nhận phần lớn nhất trách nhiệm này, phải là nơi đào tạo,
tôi luyện và tỏa sáng các truyền thống văn hóa dân tộc. Hãy hành động để
những giá trị văn hóa truyền thống bản địa của chúng ta chẳng những không bị
hòa tan mà còn có cơ hội để quảng bá, phát triển những giá trị cao quý, những
16
tinh hoa của văn hóa Việt Nam nói chung và VHDT thiểu số nói riêng ra thế
giới. Từ đó vấn đề đào tạo những tri thức với bản lĩnh của người Việt Nam,
xem bản lĩnh văn hóa bản địa là hạt nhân cơ bản, duy lý xuyên suốt quá trình
đào tạo tại các trường phổ thông.
1.3.2.1. Mụctiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phổ
thông
Giáo dục truyền thống VHDT trong trường PTDTNT nhằm cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống
của các dân tộc trên quê hương mình; Hình thành và phát triển ở HS các kỹ
năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để
tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này; Giáo dục
truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di
sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê
hương mình, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó
với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường
PTDTNT, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức
và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và
miền núi trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Trên cơ sở có những hiểu biết về các chuẩn mực của đời sống văn hóa,
biết tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa giúp học sinh có ý thức thực hiện
lối sống có văn hóa trong thời đại văn hóa rất đa dạng như hiện nay. Đặc biệt
trở thành những con người có nhân cách tốt, có tri thức, có đạo đức và đậm đà
bản sắc dân tộc.
Giáo dục cho học sinh có cách nghĩ, thói quen và hành động một cách có
văn hóa trong môi trường sống ở trường, ở lớp, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô
giáo. Làm cho học sinh thường xuyên, liên tục được sống trong môi trường văn
hóa lành mạnh. Từ đó góp phần xây dựng trường học văn hóa không chỉ cho
học sinh mà còn góp phần xây dựng nên xã hội văn hóa.
17
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thông nhằm đạt
được:
+ Về nhận thức: Học sinh có sự hiểu biết về chuẩn mực của các giá trị
văn hóa truyền thống, phù hợp với con người Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi học
sinh phổ thông mà những chuẩn mực đó đã được xã hội thừa nhận và đã được
pháp luật quy định thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà
trường, thông qua các mối quan hệ giữa bản thân học sinh với thầy cô, bạn bè,
gia đình và cộng đồng, trong công việc học tập, lao động, vui chơi và giải trí.
+ Về kỹ năng, hành vi: Học sinh từng bước hình thành và có được
những cử chỉ, lời nói, hành động, cách ứng xử, ăn mặc, tham gia các hoạt
động học tập, lao động, tham gia văn nghệ thể thao, giao thông, internet và các
hoạt động xã hội đúng với chuẩn mực văn hóa. Hình thành nên thói quen “sống
có văn hóa”.
+ Về thái độ: Học sinh bước đầu có thái độ, có trách nhiệm đối với bản
thân về những suy nghĩ, phát ngôn, hành động và các mối quan hệ của bản thân
đối với mọi người xung quanh, biết tôn trọng bản thân mình. Có thái độ lên án
với những lời nói, hành vi thiếu văn hóa trong và ngoài nhà trường. Hơn nữa
các em biết sưu tầm, chia sẻ những hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc đối với thầy cô, bạn bè và cộng động đồng xã hội. Có
thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân
tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các
dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống
nhất của dân tộc Việt Nam.
1.3.2.2. Nộidung giáodục truyền thống văn hoá dân tộc trong các môn học
Để hình thành ở học sinh những phẩm chất nêu trên ta cần giáo dục học
sinh những nội dung thông qua các môn học và các chủ đề giáo dục như: môn
Ngữ Văn, Lịch Sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD,... .
18
Thông qua việc học tập các môn học, nhà trường giáo dục cho học sinh
những giá trị văn hóa của đất nước, dân tộc Việt Nam đó là giáo dục lòng yêu
nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
gắn kết cá nhân - cộng đồng - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng
nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống, lối sống văn minh, phù hợp với hoàn cảnh của
đất nước, trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng để trên cơ sở đó, học sinh
có đủ năng lực thẩm thấu những giá trị văn hóa của dân tộc, tự bảo vệ và chống
lại những phản văn hóa ngoại lai. Trong bối cảnh hiện nay các nhà trường cần
giáo dục văn hóa tham gia mạng xã hội, giáo dục lối sống trong hoạt động sinh
hoạt ký túc xá, Giáo dục lao động, sáng tạo cho học sinh.
Giáo dục những giá trị truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn
miền núi phía Bắc gắn với những nét đẹp trong văn hóa: các lễ hội dân tộc,
phong tục, tập quán, cách ăn mặc, ẩm thực, làn điệu dân ca, dân vũ, những làng
nghề... Để từ đó học sinh biết vận dụng vào thực tiễn đời sống sinh hoạt, học
tập cụ thể là:
+ Trong học tập cần có thái độ đúng đắn, phải có động lực học tập,
không bỏ học và gian lận trong kiểm tra, thi cử.
+ Trong sinh hoạt cần biết quý trọng những giá trị, của cải vật chất do bố
mẹ làm ra, không tiêu xài hoang phí. Biết gìn giữ tài sản công, thực hiện tốt nội
quy nhà trường, nền nếp gia đình, trật tự xã hội, không tham gia các tệ nạn xã
hội.
+ Trong lao động cần trân trọng các giá trị của lao động và học tập mang
lại, phát huy đức tính cần cù, sáng tạo, yêu lao động.
+ Trong giao tiếp, ứng xử cần có văn hóa với mọi người xung quanh,
không nói tục, chửi thề, cần kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và tôn trọng
bạn bè, không kỳ thị dân tộc.
+ Biết cư xử có văn hóa với conngười và môi trường xung quanh. Tích
cực xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn thân thiện.
19
+ Trong thẩm mỹ phải biết trân trọng các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới. Không tiếp nhận các
giá trị văn hóa độc hại. Biết chọn lọc về nội dung văn hóa mới.
+ Tôn trọng pháp luật, có lối sống văn minh. Chấp hành luật an toàn giao
thông. Biết lên án những hiện tượng, hành vi thiếu văn hóa và không chấp hành
các quy định của pháp luật.
+ Biết tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc mình cho
mọi người và cộng đồng.
1.3.2.3. Hình thứcgiáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế các nhà
trường cần tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho
học sinh thông qua các môn học và các chủ đề giáo dục như: môn Ngữ Văn,
Lịch Sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD,...
Ngoài ra, hiện nay các hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất phong phú, đa dạng,
với nhiều hình thức khác nhau như:
- Hình thức giáo dục thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trong các giờ
sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt nội trú, ngoài ra giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên
TPT Đội, giáo viên bộ môn còn phải giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho
học sinh bằng cách nêu gương trong lời nói, trang phục, cách ứng xử phù hợp
với các chuẩn mực văn hóa mà xã hội đã thừa nhận. Qua đó giáo viên dần dần
trở thành tấm gương cho học sinh noi theo và hình thành nên thói quen sống có
văn hóa.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh qua việc
tổ chức các hoạt động giáo dục, các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa, các câu
lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ
đề để học sinh nhận thức đầy đủ về mục đíchvà ý nghĩa của các hoạt động theo
từng chủ đề, giúp các em hình thành tư tưởng, tình cảm và hứng thú trong hoạt
20
động từ đó các em có cơ hội được trải nghiệm và nhận thức về giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh qua sự
phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các lực lượng xã hội khác, trong đó
nhà trường giữ vai trò nòng cốt, gia đình và các lực lượng xã hội khác giữ vai
trò đồng hành trong việc giáo truyền thống văn hóa cho học sinh.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông
qua việc xây dựng cảnh quan môi trường có văn hóa, có ý nghĩa giáo dục đối
với học sinh. Các khẩu hiệu tuyên truyền, kêu gọi về lối sống văn minh, văn
hóa được trang trí hợp lý trong lớp học, trong khuôn viên nhà trường hàng ngày
sẽ giúp học sinh thường xuyên được nhắc nhở, tiếp cận từ đó dần hình thành
thói quen trong việc thực hiện một nếp sống có văn hóa.
Quá trình giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh phổ thông có rất
nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhưng cốt lõi vẫn phải đạt tới mục đích
biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông
qua việc liên kết, phối hợp với cơ quan chuyên môn như Phòng Văn hóa thông
tin, các tổ chức, cá nhân để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền
thống VHDT cho học sinh. Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt
động giáo dục truyền thống VHDT thông qua việc mời các trí thức địa phương,
nghệ nhân, già làng, người có uy tín trong cộng đồng tham gia hoạt động giáo
dục truyền thống VHDT, truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh của nhà
trường.
- Công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua
việc xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường theo nét đẹp phong tục tập
quán của các dân tộc (trang phục, giao tiếp, ứng xử…). Hay việc xây dựng
phòng truyền thống, phòng sinh hoạt văn hóa nhà trường, thư viện văn hóa để
trưng bày, lưu giữ, quảng bá các sản phẩm VHDT do học sinh sưu tầm, hoặc
sáng tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài và kịp thời của các hoạt động giáo
dục truyền thống VHDT.
21
1.3.3. Đặctrưng giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc ở trường phổ thông
dân tộc nội trú
Ngoài nhiệm vụ giáo dục phổ thông, trường PTDT NT với mục tiêu tạo
nguồn cán bộ, nguồn nhân lực có trình độ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhà trường góp phần quan trọng
trong sự nghiệp củng cố an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội một
cách bền vững cho vùng đồng bào dân tộc. Với những đặc thù riêng như: đối
tượng học sinh là người dân tộc đến từ các làng, bản thôn thuộc vùng kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Học sinh ăn ở sinh hoạt suốt 24
giờ tại trường. Vì vậy các trường PTDTNT cùng một lúc thực hiện ba nhiệm vụ
đó là: Giáo dục phổ thông, giáo dục dân tộc và thực hiện nhiệm nhiệm vụ nuôi
dưỡng, quản lý học sinh đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong suốt năm học.
Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ tài
nguyên, môi trường..
Học sinh trường PTDTNT là con em đồng bào các dân tộc miền núi đến
trường với lòng ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. Đa số
các em đều thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô
vùng thiếu thốn. Ngoài việc học, các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp
việc với gia đình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục
và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp. Tuy nhiên, mỗi người GV nếu nắm
vững một số đặc điểm tâm lí của học sinh miền núi, con em đồng bào dân tộc ở
vùng sâu, vùng xa thì việc giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Các em đang
ở lứa tuổi học sinh THCS (từ 12 đến 15 tuổi) nên có các đặc điểm tâm lý của
học sinh THCS, nhưng là người dân tộc thiểu số lại phải sống xa nhà, tự lập
trong việc sinh hoạt ở nội trú, nhiều em chưa biết tự tắm, giặt, vệ sinh cá nhân,
sẽ bị các bạn cười chê dẫn đến xấu hổ và bỏ học. Do đặc điểm tâm lý học sinh
vùng núi thường e ngại, rụt rè, có tính thẳng thắn và có lòng tự trọng cao, vì
vậy nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả
22
học tập kém quá, thua bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bạn bè chê
cười... các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Học sinh luôn có
niềm tin sâu sắc vào thầy cô giáo, dễ dàng nghe theo những người mình đã tin
cậy, đặc biệt là GV. Khi các em đã tin GV, các em thường quyết tâm thực hiện
cho được những công việc GV giao. Các em sống rất thực tế, những điển hình
gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Trong các tiết lên lớp, những vấn
đề kiến thức có liên hệ thực tế đến bản thân học sinh sẽ thực hiện tốt. Do đó
GV cần lưu ý việc nêu gương những điển hình tốt của học sinh trong lớp, trong
trường về mọi mặt như trung thực, đoàn kết, giúp đở mọi người, vượt qua mọi
khó khăn để đến lớp. Ý thức cao từ bạn bè và dư luận tập thể. Bạn bè và dư
luận tập thể có tác dụng chi phối việc học tập của học sinh, nhất là việc đi học
chuyên cần. Có những em hay nghĩ đến bỏ học mà nguyên nhân chủ yếu là
thiếu bạn học cùng quê, cùng dân tộc... Có em nghe bạn rủ nghỉ học để đi đánh
cá, đi rừng, đi suối. Học sinh miền núi, các em nữ thường ít nói, e dè và dễ xấu
hổ. Cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho các em này bỏ học. Khi
một em có ý định bỏ học thường rủ thêm một số em khác bỏ theo. Ngoài ra các
em thường bị gia đình ép nghỉ học để lấy chồng, hoặc ảnh hưởng của của tục
bắt vợ của dân tộc Mông.
Với những đặc điểm nêu trên cán bộ GV trường PTDTNT cần nắm rõ
tâm lý học sinh để xây dựng nội dung chương trình giáo dục TTVHDT phù hợp
và tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.
1.3.4. Bối cảnhhội nhập và tác động của nó tới giáodục truyền thống văn
hóa dân tộc trong nhà trường
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay những nhân tố
có ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Với sức
mạnh của mình, kinh tế thị trường đã xâm nhập vào các làng bản xa xôi, hẻo
lánh tạo điều kiện để người dân thụ hưởng nhiều sản phẩm tiêu dùng từ các
nước khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các
23
dân tộc được mở rộng, làm cho diện mạo của các dân tộc có sự thay đổi theo
hướng tíchcực. Như vậy quá trình toàn cầu hóa đã góp phần nâng cao đời sống
vật chất và làm phong phú đời sống tinh thần của các tộc người người. Về
phương diện văn hóa, quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng quá trình tiếp biến
văn hóa. Đó không chỉ thuần túy là sự vay mượn lai căng về văn hóa mà còn là
sự tiếp thu có chọn lọc, bổ sung cho các tộc người nhiều giá trị văn hóa, cùng
với đó nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của cư dân bản địa được khôi
phục và phát huy.
Đảng ta đã xác định rõ chủ trương giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc
trong nền kinh tế mở. Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khóa
VIII (1998) nêu rõ: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là
pháthuy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc
lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và
pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh
hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt
động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng
địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên
đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát
triển, phụcvụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội” [12, tr.24,25].
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) Đảng ta xác định: “Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống
nhấttrong đa dạng, thấm nhầnsâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; là
cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát
triển.” [13, tr 35,36]
24
Trong bối cảnh hội hhập quốc tế và cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ, đặc biệt là CNTT TT, kinh tế tri thức phát triển mạnh làm biến đổi sâu
sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới căn
bản, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục), đổi mới quản lý giáo dục và
xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá
nhân người học.
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô
toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để các nhà trường tiếp cận với các xu thế mới, tri
thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại và tranh thủ các
nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục.
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, song song với cơ hội được giao lưu,
hội nhập là nguy cơ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhất là truyền thống văn
hóa của các DTTS bị mai một, lãng quên.
Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền
thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương tiện để chuyển tải, trao
truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của các tộc người. Bên cạnh đó, âm
nhạc, vũ đạo, trang phục vốn được coi là bản sắc của đồng bào DTTS cũng
đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Hay những nguy cơ xung đột về văn
hóa như việc chuyển đổi tín ngưỡng của một bộ phận dân cư làm thay đổi đức
tin hay các hệ lụy tiêu cực khác nhất là về phương diện chính trị, về thuần
phong mỹ tục, tập quán sinh hoạt, các giá trị văn hóa, các sản phẩm VHDT
thiểu số ứng xử, lối sống, nhân cách, ngôn ngữ, phong tục, tập quán có nguy cơ
bị mai một, bị mất đi...
Nhiều di sản văn hóa truyền thống của một số đồng bào dân tộc thiểu số
hiện nay đang có nguy cơ bị mai một, biến dạng, hoặc chưa được gìn giữ và
phát huy đúng mức, rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong
cuộc sống đương đại.
25
Việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống cũng gặp không ít khó
khăn trở ngại. Trong đời sống thường ngày ở nhiều vùng, văn hóa chưa thể hiện
vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Thông tin tuyên truyền về
tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước đến với các vùng này còn hạn
chế. Tình hình sinh hoạt tín ngưỡng và hoạt động của một số nhóm Tôn giáo
trong vùng dân tộc thiểu số diễn biến rất phức tạp.
Sự biến tướng trong các hoạt động tôn giáo, nhiều dân tộc nghe theo sự
tuyên truyền của các thế lực thù địch mà bỏ đi những truyền thống văn hóa tốt
đẹp như: tục thờ cúng tổ tiên, thường xuyên tụ tập gây mất trật tự xã hội, mâu
thuẫn ngay trong nội bộ dân tộc mình; có nơi bị kẻ xấu lợi dụng để tập hợp lực
lượng, kích động phá hoại đoàn kết dân tộc. Không ít vùng dân tộc thiểu số
phong tục tập quán còn lạc hậu, nếp sống văn hóa mới chậm được đổi mới, ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng mình.
Xây dựng văn hóa mà Đảng và nhân dân ta hướng đến, trước hết là kế
thừa được các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống dân tộc. Các giá trị văn hóa
thẩm mỹ truyền thống dân tộc tồn tại bền vững trong nền văn hóa Việt Nam là
những giá trị không thể thiếu trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách
thức lớn, do chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Hàng
nghìn bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa tiêu biểu cho các dân tộc, đang
có nguy cơ biến mất, hoặc biến dạng, một số dân tộc có nguy cơ bị mất tiếng
của dân tộc mình, rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong
cuộc sống hiện đại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, nhưng trước hết phải thấy
sự quan tâm của các ngành, các cấp về bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc
chưa thật sự sâu sát, đồng bộ, đặc biệt là ngành giáo dục. Trong khi công tác
bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống còn chưa tốt, người dân
không còn mặn mà với việc bảo tồn văn hóa truyền thống, thì sự bùng nổ thông
26
tin bởi công nghệ hiện đại, sự giao lưu văn hóa diễn ra rất nhanh và mạnh,
nhiều sản phẩm văn hóa từ khắp nơi cũng tràn đến núi rừng xâm nhập vào
trường học. Đồng bào các dân tộc và HS dễ dàng tiếp thu những văn hóa mới,
nhưng lại thiếu chọn lọc, nên đã ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa các
dân tộc. Thêm vào đó, ở các vùng miền núi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số đang
sinh sống còn gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình
hiểm trở, bị chia cắt lớn; cơ sở vật chất hạ tầng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển;
địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt, không tập trung, đồng bào chủ yếu sống
xa trung tâm, tiếng nói, tập quán không giống nhau; đời sống vật chất và tinh
thần còn thấp kém, nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc văn hóa ở một số dân
tộc là đáng lo ngại.
Đối với nhà trường, bản thân HS với tư cách đối tượng giáo dục, một bộ
phận HS không tự ý thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục
TTVHDT với việc hình thành, phát triển nhân cách, chỉ thấy hiện tại mà không
thấy quá khứ và sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại và hướng tới tương lai. Từ
nhận thức lệch lạc dẫn đến một bộ phận HS thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng phấn
đấu, dễ bị lôi kéo, kích động theo lối sống thực dụng, buông thả, coi thường
đạo lý và pháp luật, quay lưng lại với truyền thống.
Bên cạnh tiện ích, Internet và viễn thông nói chung, mạng xã hội và điện
thoại di động nói riêng để lại hệ lụy như: phát tán tài liệu, bài viết, hình ảnh,
video clip... có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong, mỹ tục của
dân tộc là nguyên nhân góp phần tạo nên thói hư tật xấu cho một bộ phận giới
trẻ trong đó có HS thời gian qua. Mạng xã hội và viễn thông còn bị kẻ địch lợi
dụng để thực hiện tuyên truyền xuyên tạc bóp méo sự thật lịch sử, nói xấu chế
độ, Đảng và nhà nước ta, đã tác động xấu đến một bộ phận giới trẻ trong đó có
HS. Đây thực sự là một thách thức trong giáo dục TTVHDT với việc hình
thành, phát triển NCSV Việt Nam hiện nay.
Vì vậy bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT là chiến lược phát triển bền
vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò
27
quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật
chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối
sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tại,
vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống,
bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của
dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.
1.4. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường
phố thông dân tộc nội trú
1.4.1. Khái niệm tổ chức giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh
Tuỳ theo ngữ cảnh, tính chất, yêu cầu, mục đích… có thể sử dụng thuật
ngữ “tổ chức” khác nhau.
Luật học (khoa học luật dân sự) gọi tổ chức là pháp nhân để phân biệt
với thể nhân (con người) là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước”
định nghĩa: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức,
có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục
tiêu chung (của tổ chức)” [19].
Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa: tổ chức với ý nghĩa là “tập thể
của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm
đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”.[19]
Với mục tiêu, yêu cầu của đề tài này chúng ta có thể hiểu Tổ chức như
sau: “Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí các công việc theo vị trí và giao quyền
hạn, sau đó phân phối các nguồn lực của tổ chức đó sao cho chúng góp phần
một cách tích cực và có hiệu quả vào những mục tiêu chung của đơn vị.” [19]
Như vậy tổ chức ở đây được hiểu là động từ.
Tổ chức có thể được hiểu là một trong các chức năng của quản lý (lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) nhưng có thể hiểu ngang nghĩa với từ quản
lý, bao hàm đầy đủ 4 chức năng của quản lý.
28
Trong đề tài nghiên cứu ngày, khái niệm tổ chức được hiểu dưới dạng
động từ và tương đương với một chức năng của quản lý. Tuy nhiên chức năng
tổ chức không tồn tại riêng lẻ mà có mối quan hệ biện chứng với các chức năng
khác của quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý đề ra.
Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS là những tác động
có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, học sinh
và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, huy động họ tham gia và
quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nhà trường.
1.4.2. Vai trò quản lýcủa hiệu trưởng và phân cấp quản lýtrong nhà trường
Trong trường phổ thông, hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là người
quản lý mọi hoạt động của nhà trường vì vậy hiệu trưởng có vai trò quan trọng.
Trong tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có thể kể
đến các vai trò của Hiệu trưởng như
- Vai trò “đầu tàu”: Hiệu trưởng với vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành,
hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của hiệu trưởng, người đứng đầu
tập thể, Hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với đơn vị mình quản
lý. Trong nhà trường, Hiệu trưởng được xem như là người thuyền trưởng, dẫn dắt,
lèo lái cho cả con thuyền đi đến đích đã đề ra. Hiệu trưởng còn giữ vai trò là người
giáo viên, trực tiếp tham gia giảng dạy theo số tiết quy định và là người giám sát
và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học. Khi tổ chức giáo dục truyền thống văn
hóa, giáo viên sẽ rất cần đến sự hỗ trợ từ hiệu trưởng.
- Vai trò định hướng các giá trị văn hóa; Trong giáo dục TTVHDT,
hiệu trưởng quyết định việc hình thành các chuẩn mực, giá trị cốt lõi, niềm tin
trong nhà trường. Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng vào các vấn đề sẽ ảnh
hưởng chi phối văn hóa nhà trường. Để phát triển bản sắc văn hóa nhà trường,
hiệu trưởng chính là người định hướng và là tiêu biểu cho văn hóa nhà trường,
là tâm điểm thống nhất các giá trị trong trường học. Qua quá trình xây dựng và
29
lãnh đạo nhà trường, hệ tư tưởng, tính cách, niềm tin, hoài bão lớn lao của
người hiệu trưởng sẽ định hình trong triết lý nghề nghiệp và nó được phản
chiếu lên văn hóa nhà trường, việc nêu gương, tuân thủ các giá trị chung của
hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng trở thành một biểu
tượng nhân cách văn hóa tiêu biểu trong việc thực hành các giá trị văn hóa nhà
trường để mọi thành viên tin tưởng đi theo con đường đã được lựa chọn.
- Vai trò là động lực để đổi mới giáo dục; Bên cạnh việc quyết định và
xây dựng hệ giá trị văn hóa nhà trường, hiệu trưởng phải là người đi đầu trong
việc thực hiện mục tiêu đã đề ra, chứng minh tính hiệu quả để làm động lực gắn
kết mọi thành viên trong nhà trường cùng thực hiện và noi theo. Để xây dựng
văn hóa nhà trường trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay, hiệu trưởng phải
là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới
những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu khát vọng mà tập
thể nhà trường hướng tới.
Hiệu trưởng là người xác định mục tiêu, hướng đi cho nhà trường phát
triển, nên việc tập trung thời gian, công sức, trí tuệ vào hoạt động của nhà
trường trở thành động lực cho GV và HS đi theo.
Để xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh hội nhập, hiệu trưởng
cần phải xây dựng hệ thống quản lý theo phương thức hiện đại, phải là người
có khả năng nhạy bén, phản ứng nhanh và thích nghi với sự đổi thay của môi
trường trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng
về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới những giá trị văn
hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu, khát vọng mà tập thể nhà trường
hướng tớ, phải thiết lập mối quan hệ với cộng đồng thông qua truyền thông và
các mối quan hệ xã hội, từ đối tượng người học, các đối tác, cơ quan quản lý,
mọi cộng đồng xã hội liên quan. Hiệu trưởng cần có tính quyết đoán, độc lập,
không thể lệ thuộc, không thể chờ vào sự hướng dẫn của người khác để do dự,
thụ động mà chỉ có thể tham khảo mọi ý kiến, tư vấn để đưa ra quyết định một
30
cách tự tin. Phải có bản lĩnh thì mới đưa ra được quyết định chiến lược, các
phương án hoạt động, các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn để lãnh đạo tổ chức đi
đến thành công.
Hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức, quản lý, chỉ đạo
điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó có công tác tổ
chức giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh. Việc tổ chức giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc cho học sinh thực chất là việc hướng học sinh đến những
cái hay, cái đẹp trong đời sống hàng ngày từ đó tạo nên nét đẹp trong văn hóa
học đường.
Việc phân cấp được quy định tại các điều 14,15,16,17 Nhiệm vụ và
quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, của giáo viên, nhân viên và của
học sinh tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
ban hành theo Thông tư số: 01/2016/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 01 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [7, tr.3]
1.4.3. Nội dung tổ chức giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc
* Tổ chức các lực lượng trong nhà trường rà soát chương trình, cập nhật
và tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc vào các môn
học và hoạt động giáo dục.
Hiện nay việc giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc mới chỉ được thực
hiện thông qua việc tích hợp trong một số bộ môn, trong các chủ đề giáo dục
địa phương của các môn, Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD... và
thực hiện trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Ngày 7/7/2008,
Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 5977/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn thực
hiện nội dung GD địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-
2009. Vì vậy các trường phổ thông phải chủ động rà soát chương trình, cập
nhật các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho phù hợp với điều
kiện thực tế của từng trường.
Ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về “đổi mới căn bản,
31
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...SlideArt
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minhsjuxinh
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánDạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánnhungvatly
 
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...HanaTiti
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường nataliej4
 
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hìnhBảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hìnhvxdao_spvatly
 
Quy tac cua bao chi Nhat Ban
Quy tac cua bao chi Nhat BanQuy tac cua bao chi Nhat Ban
Quy tac cua bao chi Nhat BanThaothuc Sg
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Minh Chanh
 

What's hot (20)

Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
 
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánDạy học theo dự án
Dạy học theo dự án
 
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Luận văn: Thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học âm nhạc, HAY
Luận văn: Thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học âm nhạc, HAYLuận văn: Thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học âm nhạc, HAY
Luận văn: Thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học âm nhạc, HAY
 
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
 
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hìnhBảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
Bảng tiêu chí đánh giá thuyết trình dự án kẽ vô hình
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOTĐề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
 
Quy tac cua bao chi Nhat Ban
Quy tac cua bao chi Nhat BanQuy tac cua bao chi Nhat Ban
Quy tac cua bao chi Nhat Ban
 
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN  CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
Chương 4 TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN H...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 

Similar to Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY

Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...HanaTiti
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...jackjohn45
 
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...nataliej4
 
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...HanaTiti
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAYLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
 
Luận văn thạc sĩ - Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT.doc
Luận văn thạc sĩ - Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT.docLuận văn thạc sĩ - Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT.doc
Luận văn thạc sĩ - Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT.doc
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đLuận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
 
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
 
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCSLuận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN HUYÊN TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BẮC KẠN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN HUYÊN TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BẮC KẠN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ngành: Quản lý giáo dục Mã ngành: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS. NguyễnVũ Bích Hiền THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập” được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lý. Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019 Tác giả Nguyễn Xuân Huyên i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tác giả xin trân trọng cảm ơn: Khoa Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoành thành luận văn. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Bắc Kạn, các đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tư liệu giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn này chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019 Tác giả Nguyễn Xuân Huyên ii
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................ii MỤC LỤC...................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vi MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1 2. Mục đíchnghiên cứu.................................................................................4 3. Khách thể và đốitượng nghiên cứu............................................................4 4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................5 7. Các phương pháp nghiên cứu.....................................................................5 8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HS CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS TRONG BỐICẢNH HỘI NHẬP ....................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc...........................7 1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc...............8 1.2. Truyền thống văn hoá dân tộc ...............................................................10 1.2.1. Khái niệm truyền thống văn hóa dân tộc.............................................10 1.2.2. Đặc trưng văn hoá dân tộc ở miền núi phía Bắc ..................................11 1.3. Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong bối cảnh hội nhập .....................................................................................................15 iii
  • 6. 1.3.1. Khái niệm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ...............................15 1.3.2. Chương trình giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc trong trường phổ thông ...................................................................................................16 1.3.3. Đặc trưng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú ...................................................................................22 1.3.4. Bối cảnh hội nhập và tác động của nó tới giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường .......................................................................23 1.4. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường phố thông dân tộc nội trú.............................................................................28 1.4.1. Khái niệm tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS .......28 1.4.2. Vai trò quản lý của hiệu trưởng và phân cấp quản lý trong nhà trường .29 1.4.3. Nội dung tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.....................31 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú ............................38 1.5.1. Yếu tố bên trong................................................................................38 1.5.2. Yếu tố bên ngoài................................................................................39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................41 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS TỈNH BẮC KẠN TRONG BỐICẢNH HỘI NHẬP .............................................................42 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Bắc Kạn ............42 2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn................................................42 2.1.2. Tình hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn và khái quát về các trường phổ thông dân tộc nội trú - Trung học cơ sở, tỉnh Bắc Kạn. .................................43 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng..............................................................47 2.2.1. Mẫu khảo sát.....................................................................................47 2.2.2. Nội dung khảo sát..............................................................................47 iv
  • 7. 2.2.3. Công cụ khảo sát ...............................................................................48 2.2.4. Cách thức tiến hành ...........................................................................48 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................48 2.3. Thực trạng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn. ....................49 2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc trong các nhà trường...........................................................49 2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc trong chương trình giáo dục của nhà trường......................................51 2.3.3. Thực trạng hình thức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh......................................................................................................55 2.4. Thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, THCS tỉnh Bắc Kạn ................61 2.4.1. Thực trạng tổ chức các lực lượng trong nhà trường rà soát chương trình cập nhật và tíchhợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục của nhà trường............................................................................................61 2.4.2. Thực trạng phốihợp các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gắn với đặc điểm địa phương.............................................................................64 2.4.3. Thực trạng tổ chức đánh giá và hiệu chỉnh chương trình thường xuyên đáp ứng nhu cầu người học và sự thay đổi của bối cảnh......................66 2.4.4. Thực trạng định hình các giá trị văn hoá nhà trường phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới..........................................67 2.4.5. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng xử và môi trường cảnh quan nhà trường............................................................68 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh .......................................................................70 v
  • 8. 2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong. ......................................70 2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.......................................74 2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS các trường PTDTNT THCS - Tỉnh Bắc Kạn.........................76 2.6.1. Điểm mạnh........................................................................................76 2.6.2. Điểm yếu...........................................................................................77 2.6.3. Thời cơ .............................................................................................79 2.6.4. Thách thức ........................................................................................80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................84 Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS - TỈNH BĂC KẠN TRONG BỐICẢNH HỘI NHẬP ...................86 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp...............................................86 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................86 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................86 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.....................................................86 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.........................................................87 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả......................................................87 3.2. Các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn. ......87 3.2.1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên về xây dựng chủ đề dạy học tích hợp và lồng ghép vào các môn học đối với các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc .................................................................................87 3.2.2. Phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm củng cố nhận thức của học sinh về các giá trị văn hoá truyền thống địa phương.................................................................89 3.2.3. Xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường gắn với những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, phù hợp với bối cảnh hội nhập..............92 vi
  • 9. 3.2.4. Đầu tư thiết kế, xây dựng cảnh quan nhà trường để truyền bá thông điệp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và của địa phương .....96 3.2.5. Chỉ đạo giáo viên giáo dục học sinh cáchtiếp nhận và xử lý thông tin mạng xã hội trong bối cảnh hội nhập.......................................................98 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp..........................................................100 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất......101 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................105 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................106 1. Kết luận ................................................................................................106 2. Khuyến nghị..........................................................................................108 2.1. Sở giáo dục và đào tạo........................................................................108 2.2. Đốivới cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú. ...............109 2.3. Đốivới giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn.........................................................................................110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................111 PHỤ LỤC vii
  • 10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT TT Công nghệ thông tin truyền thông CNXH Chủ nghĩa xã hội DTTS Dân tộc thiểu số GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDCD Giáo dục công dân GV Giáo viên HS Học sinh PTDTNT THCS Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPT Tổng phụ trách TTVHDT Truyền thống văn hóa dân tộc VHDT Văn hóa dân tộc iv
  • 11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường PTDT Nội trú THCS tỉnh Bắc Kạn (năm học 2017 - 2018) 44 Bảng 2.2. Học sinh phân theo dân tộc của các trường PTDT Nội trú THCS tỉnh Bắc Kạn (năm học 2017 - 2018) 45 Bảng 2.3. Khảo sát trình độ độingũ cán bộ, giáo viên...................................46 Bảng 2.4. Thống kê dân tộc của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trườngPTDTNT THCS của tỉnh Bắc Kạn 47 Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về mục tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh 50 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong các nhà trường (58 cán bộ, giáo viên) 52 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ phù hợp của chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 54 Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện việc tích hợp, lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào môn học và các hoạt động khác của các nhà trường 55 Bảng 2.9. Các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua ngoài giờ lên lớp 57 Bảng 2.10. Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc 59 Bảng 2.11. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong nhà trường rà soát chương trình, cập nhật và tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục 62 Bảng 2.12. Thực trạng phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc gắn với đặc điểm địa phương 65 v
  • 12. Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức đánh giá và hiệu chỉnh chương trình thường xuyên đáp ứng nhu cầu người học và sự thay đổi của bối cảnh 66 Bảng 2.14. Thực trạng định hình các giá trị văn hoá nhà phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới 67 Bảng 2.15. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng xử và môi trường cảnh quan nhà trường 69 Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tới việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 72 Bảng 2. 17. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 73 Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh 75 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.102 vi
  • 13. DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BP .......103 vi
  • 14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặtlý luận Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là ngoài việc “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, nănglực công dân, pháthiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh còn phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bảo tồn các giá trị văn hóa...”.[15, tr.3] Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời gian tới là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nộisinh quan trọng bảo đảm sự pháttriển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” [16, tr.2] Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với quốc tế. Chúng ta đang sống trong môt thế giới hiện đại biến chuyển nhanh chóng, quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới với một 1
  • 15. tốc độ rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn hoá. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Nếu tiếp thu một cách không có chọn lọc, không có tính toán, chúng ta dễ tiếp thu cả những cái không tốt, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hoá đất nước. Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị mai một những giá trị truyền thống dân tộc, chạy theo những trào lưu không phù hợp từ các nước trên thế giới, bị “hoà tan” hoàn toàn bởi nền văn hoá của các nước khác. Chính vì thế, việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập, tiếp thu những tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết. Trong đó, bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững và góp phần không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước, mặ khác giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”. Điều đó giúp chúng ta phân biệt rõ đặc trưng và sức mạnh tiềm tàng nằm trong văn hoá của mỗi quốc gia. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc làm tất yếu nhất là trong nền kinh tế mở hiện nay. Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có thể hội nhập, giao lưu với thế giới. Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sẽ dễ dàng bị nền văn hoá khác chi phối, không còn những giá trị tạo nên sức mạnh của truyền thống như yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình, không còn phát huy các giá trị văn hóa vùng miền như các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, trang phục, kiến trúc và những nét văn hóa đặc sắc của địa phương… Nhờ có giáo dục truyền thống VHDT, học sinh của các nhà trường được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục truyền thống VHDT còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển VHDT. 2
  • 16. 1.2. Về mặtthực tiễn Thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTNT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho thấy ở lứa tuổi học sinh THCS, việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương. Hiện nay, các cấp quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới công tác này. Mặc dù các trường đã thực hiện giáo dục giá trị văn hoá truyền thống nhưng chưa tự chủ được nội dung chương trình, còn thiếu nhiều tài liệu tham khảo, chưa chú trọng cải tiến phương pháp giáo dục cho phù hợp với địa phương, chương trình giáo dục chưa cụ thể, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa có nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng tới nội dung này. Thực tế cho thấy tình trạng học sinh ăn chơi đua đòi, không lo học hành, đòi bố mẹ đáp ứng những yêu cầu cá nhân mà không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình... ngày càng nhiều. Nhiều học sinh có biểu hiện học đòi những thần tượng, sùng bái những ngôi sao điện ảnh hoặc ca nhạc hoặc người nào đó các em cho là thần tượng của mình một cách thái quá. Hay những video clip đầy bạo lực trên mạng như Khá Bảnh lại được các em thích thú học theo...Từ thực tế đó, công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường dân tộc nội trú cần phải được chỉ đạo với nội dung cụ thể hơn, phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cần mang đặc trưng của địa phương. Cần có sự vào cuộc của cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thì hoạt động này mới đem lại hiệu quả mong muốn. Với những lý do trên, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập” là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 3
  • 17. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đề xuất biện pháp phối hợp tốt các nguồn lực trong và ngoài nhà trường thực hiện nhiệm vụ tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới toàn diện có tri thức, có văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi trong bối cảnh hội nhập hiện nay, 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS trong bối cảnh hội nhập 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập của các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn. 4. Giả thuyết khoa học Bối cảnh hội nhập đem đến những thời cơ và cả thách thức cho giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong nhà trường. Nếu đề xuất được các biện pháp của lãnh đạo nhà trường tổ chức phối hợp các nguồn lực, phát huy tốí đa vai trò của các lực lượng giáo dục để cụ thể hoá và thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của các nhà trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh ở trường PTDTNT THCS. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn 4
  • 18. 5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh trong bối cảnh hội nhập 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức của ban giám hiệu nhà trường mà chủ thể chính là hiệu trưởng đối với vấn đề tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong nghiên cứu này khái niệm dân tộc bàn đến ở cả 2 cấp độ quốc gia dân tộc và tộc người (ứng với những tộc người sinh sống ở vùng miền núi phía Bắc - là địa bàn mà đề tài này khảo sát). Tuy nhiên khía cạnh tộc người được nhấn mạnh nhiều hơn khía cạnh quốc gia. Giới hạn đối tượng để tập trung khảo sát nghiên cứu là 58 CBQL, GV, NV (trong đó có 18 cán bộ quản lý, 34 giáo viên gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Thể dục, và 06 tổng PT Đội) và 210 học sinh của 6 trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn. Địa bàn khảo sát tại các trường PTDTNT THCS trong tỉnh bắc Kạn; Số liệu thống kê giới hạn từ năm 2016 đến 2018 7. Các phương pháp nghiên cứu. 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để xác định những quan điểm lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường dân tộc nội trú. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. a) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Xây dựng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong các nhà trường về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. 5
  • 19. b) Phương pháp quansátvà tổng kết kinh nghiệm Quan sát các hoạt động giáo dục học sinh có liên quan đến giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc; Tổng kết kinh nghiệm trong việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường PTDTNT THCS trong tỉnh bắc Kạn. c) Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đối với: Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vấn đề tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận từ các phương pháp nghiên cứu ở trên. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn bao gồm 3 chương sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS trong bối cảnh hội nhập. Chương 2. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh bắc Kạn. Chương 3. Biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập. 6
  • 20. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về giáodục truyền thống văn hoá dân tộc Vấn đề truyền thống và giáo dục truyền thống văn hóa đã từng thu hút sự chú ý, quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, của giới lý luận trong và ngoài nước. Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng luôn chú trọng và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc và đã tạo ra được sức mạnh to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng CNXH. Nhiều chủ trương, đường lối nhằm phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của Đảng đã được thể hiện trong các văn kiện của các kỳ đại hội, đặc biệt là đại hội lần thứ VIII, IX, X, XI, XII và các Nghị quyết khác của Trung ương. Đã có những công trình chuyên khảo nghiên cứu về truyền thống và giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp CNH, HĐH, đã đi sâu vào phân tích những thách thức và cơ hội của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa trước thách thức toàn cầu hoá. Tiêu biểu trong đó có các công trình như: Tác giả Trần Quốc Vượng“Về truyền thống dân tộc” [41]; tác giả Lương Quỳnh Khuê “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại” [29]; tác giả Thái Duy Tuyên chủ biên, năm 1994 với tác phẩm “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” [40]; và đề tài “Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” [39]; tác giả Đỗ Huy “Định hướng xã 7
  • 21. hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay” [27]; tác giả Hoàng Trung “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường” [38]; tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn “Vấn đềkhai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” [10]; Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Lý “Đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [31]. Trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm nêu trên, các tác giả đã phân tích các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân tộc - cái làm nên bản sắc, tinh thần, cốt cách con người và những đặc sắc riêng của vùng đồng bào dân tộc. Tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu nêu trên đều đưa ra vấn đề cấp thiết để bảo tồn và phát triển VHDT, đề ra các giải pháp để tổ chức giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường. 1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức giáodục truyền thống văn hoá dân tộc Ở nước ta có nhiều người nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dưới góc độ của giáo dục học và quản lý giáo dục như: Đề tài “Vai trò của Nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngườiViệt Nam bằng con đường giáodục và đào tạo”, Chủ nhiệm đề tài: tác giả Hoàng Đức Nhuận [33]. Đề tài đã xác định hệ thống những giá trị nhân cách mà nhà trường cần góp phần hình thành và phát triển ở Việt Nam trên cơ sở xác định rõ phạm trù nhân cách con người Việt Nam; Tác giả Đỗ Huy cùng các cộng sự đã bàn tới lối sống văn hóa trong “Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam” [28]. Theo đó, tác giả đề cao truyền thống văn hóa thể hiện được cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với nhau; Tác giả Văn Hùng cùng bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa” [26], bài viết đã phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở cửa, đồng thời mở ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới. Năm 2012, tác giả Cao Thu Hằng với luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam 8
  • 22. hiện nay” [23]. Công trình khoa học này, tác giả đã trình bày một cách tương đối có hệ thống quan niệm Mác - xít về nhân cách; vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay. 1.1.3. Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh Để phát triển toàn diện con người, hình thành nhân cách văn hóa ở con người, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THCS, vai trò của Văn hóa và Giáo dục là cực kỳ to lớn và có ý nghĩa then chốt trong giáo dục học sinh. Đưa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vào giáo dục trong các nhà trường là nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hình thành nhân cách vãn hóa cho thế hệ trẻ góp phần đưa Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng vào cuộc sống. Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh có nhiều tác giả như: Tác giả Bùi Thị Kiều Thơ - Vụ Giáo dục dân tộc - Bộ Giáo dục và Đào tạo với bài viết “Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường Phổthông dân tộc nội trú với vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số” [37] bài viết đã chỉ rõ Bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Những công trình nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra ý nghĩa, vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nói chung và con đường, cách thức tổ chức những hoạt động giáo dục này dưới cả góc độ của nhà giáo dục và nhà quản lý 9
  • 23. giáo dục. Tuy nhiên chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về vai trò của cán bộ quản lý các trường PTDTNT THCS tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và đặc biệt là đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 1.2. Truyền thống văn hoá dân tộc 1.2.1. Khái niệm truyền thống văn hóa dân tộc 1.2.1.1Văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì thế, không ít người đã đồng nhất nó với lối sống. Theo Từ điển triết học, “văn hóa” được định nghĩa như sau: “Nói đến văn hoá là nói đến toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong qúa trình lịch sử của mình.” Năm 1943 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhưng công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [36, tr.16] Cuối thế kỷ XX, Federico Mayor - Tổng thư ký của UNESCO đưa ra quan niệm “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạtđộng sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc” [36, tr.16] Năm 2002, UNESCO tiếp tục có bổ sung định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặctrưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã 10
  • 24. hội và nó chứa đựng, ngoàivăn học và nghệthuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin...” [36, tr17] 1.2.1.2.Dân tộc. Theo giáo trình Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam do Nhà xuất bản lý luận chính trị xuất bản năm 2018 định nghĩa. - Dân tộc theo nghĩa quốc gia - dân tộc: “Dân tộc hay quốc gia - dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội được hình thành ổn định và lâu dài trong lịch sử, chịu sự chỉ đạo bởi một nhà nước trong một quốc gia như: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc A...” [32, tr.13] - Dân tộc theo nghĩa tộc người:“Dân tộc là cộng đồng mang tính tộc người (Ví dụ dân tộc Tày, Thái, Mường...)là cộng đồng hình thành lâu dài trong lịch sử, có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia - dân tộc khác nhau đượcliên kết với nhau bằng nhữngđặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhấtlà ý thức tự giáctộc người” [32, tr.14] 1.2.1.3. Truyền thống văn hóa dân tộc Truyền thống văn hóa dân tộc là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của mỗi một dân tộc, những hạt nhân giá trị tức là không phải tất cả mọi giá trị mà chỉ nói những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất, bản chất thật, chúng mang tính dân tộc sâu sắc chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp ứng xử hàng ngày của người dân tộc đó. Những truyền thống văn hóa đó được tạo thành và được khẳng định trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, những truyền thống này luôn được thay đổi trong quá trình lịch sử, những truyền thống lỗi thời bị xóa bỏ, những truyền thống mới, tiến bộ được bổ sung. 1.2.2. Đặctrưng văn hoá dân tộc ở miền núi phía Bắc Vùng núi phía Bắc nước ta là khu vực tập trung nhiều nhóm dân tộc, với những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. 11
  • 25. Với hơn 20 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời, trong quá trình lao động, sản xuất, đời sống, mỗi dân tộc đều có trang phục riêng rực rỡ sắc màu và đã sản sinh ra những nét văn hoá đặc sắc, sinh hoạt tín ngưỡng riêng với mong muốn hướng tới chân, thiện, mỹ và những điều tốt đẹp nhất. Những nét văn hóa đặc sắc ấy được gìn giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa mang bản sắc riêng, đa dạng và độc đáo. Kho tàng văn hóa của các dân tộc trong vùng khá phong phú tạo nên các giá trị văn hóa cơ bản. Các giá trị văn hóa đó được thử thách qua thời gian, trong những không gian khác nhau, trải qua sự chắt lọc theo các giai đoạn lịch sử, được thể hiện trong sự tiếp biến của quá trình giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác. Khi nói đến truyền thống văn hóa dân tộc vùng miền núi phía Bắc có thể thấy văn hóa mang đặc trưng vùng miền rõ nét, biểu hiện trong hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc như: ăn, mặc, ở, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, tôn giáo... tạo nên nét đặc trưng của từng dân tộc. - Về nhà ở: mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình. Ngôi nhà của người Nùng có những nét độc đáo riêng biệt trong những ngôi nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và ở một số nơi đồng bào ở nhà trình tường. Dân tộc Dao thường xây dựng nhà ở nơi cao ráo, gần rừng để có thể quan sát được khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc làm ruộng nương. Người dân tộc Tày rất coi trọng ngôi nhà sàn, nhà sàn làm bằng gỗ tốt, thường lợp bằng lá cọ hoặc lợp tranh, ngói âm dương. Đây không chỉ là nơi ở có khả năng chống thú dữ và tạo năng lượng sống cho con người mà đó còn là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thiêng liêng, Một số dân tộc khác sống ở vùng thấp thường ở nhà trệt, rải rác trên các gò đồi, xen kẽ những cánh đồng tương đối bằng phẳng. - Về ẩm thực: nguồn lương thực, thực phẩm của đồng bào khá phong phú và đa dạng, là nơi nổi tiếng với xôi ngũ sắc, thịt lợn muối, thịt treo gác bếp, lạp sườn... Vào dịp lễ hội Lồng Tồng, thứ bánh không thể thiếu để dâng lên trời đất, để cúng thần linh cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà là bánh trời, 12
  • 26. bánh khẩu sli, cơm lam. Ẩm thực của người Tày, Nùng rất đặc sắc và độc đáo, ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần, vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa hài hòa, bổ dưỡng, góp phần đem lại sự tự hào cho con người và vùng đất nơi đây. Trước và sau mỗi mùa thu hoạch, người Tày, Nùng thường tổ chức lễ hội xuống đồng, lễ hội cơm lúa mới.. - Về trang phục: đây được coi là bức tranh đa màu sắc trong các loại trang phục truyền thống của từng dân tộc, qua những nét chấm phá đặc sắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc, đại diện cho những giá trị thẩm mĩ đã được các thế hệ lưu truyền từ xưa đến nay. Trang phục của người Tày đơn giản một sắc chàm, song cũng tạo ra nét riêng biệt và mang lại cho người mặc vẻ đẹp thuần khiết, Trang phục của người Dao thể hiện nét độc đáo ở những mẫu hoa văn trên vải của họ. Phụ nữ thường mặc áo có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Trang phục của người Mông thật ấn tượng với bốn màu chủ đạo là xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên các hình họa tiết muôn màu sắc ở chiếc váy. Họa tiết tập trung chủ yếu ở cổ áo, nẹp áo, thắt lưng phía trước. Kỹ thuật thêu hoa văn thể hiện sự khéo léo, tinh tế và tỉ mỉ của bàn tay người phụ nữ. Tạo hình các hoa văn trên trang phục phần nào biểu trưng cho cuộc sống vui vẻ, yêu thiên nhiên mãnh liệt của người dân tộc ở đây. - Giá trị văn hoá tinh thần: Các dân tộc trong vùng sống gắn bó thường xuyên với môi trường tự nhiên nên ở họ xuất hiện niềm tin vào số phận, vào lực lượng siêu nhiên và đó chính là cơ sở của niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng các dân tộc vùng núi phía Bắc trước hết là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sau là tín ngưỡng đa thần giáo và một số phương diện chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo. Trong gia đình, cư dân các dân tộc đều lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra họ còn thờ Phật, theo Đạo, có khi thờ vị thần được coi là thủy tổ của dân tộc mình. Chẳng hạn như trong quan niệm của các dân tộc Tày, Nùng, thần Nông là vị thần phụ trách việc nông trang, định ra thời vụ và giữ nước cho mùa vụ. Hàng năm, các dân tộc đều tổ chức 13
  • 27. những nghi lễ trang trọng thờ cúng thần Nông để cầu mong mưa thuận gió hòa, bớt thiên tai. Đồng bào các dân tộc cũng quan niệm vạn vật đều có hồn, có ma, có thần. Đó là nguyên nhân hình thành hàng loạt các miếu thờ thổ công, thổ địa, thổ thần, là nguyên cớ để đồng bào các dân tộc tổ chức các lễ hội mang tính nghi lễ. Tại những nơi có đông người Tày, Nùng, Dao có nhiều phong tục tập quán, lễ hội phong phú như hát then và điệu giao duyên sli, lượn, sình ca…. Các trò chơi dân gian như ném pao, thổi khèn và múa các điệu múa dân tộc…; thi bắn nỏ, hát giao duyên,.. Lễ hội Gầu Tào được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Mông. Lễ hội là dịp để cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho dân bản tài lộc, mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng. - Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc qua các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp trong vùng còn chưa kịp thời, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một, nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa riêng và bị đồng hóa đang diễn ra ở một số dân tộc. Tình trạng pha tạp trong các hoạt động văn hóa, lối sống ngày càng bộc lộ rõ nét như: Giá trị văn hóa ẩm thực của người DTTS vùng núi phía Bắc hiện nay đang dần thưa vắng trong đời sống hiện đại; Giá trị văn hóa qua không gian sống có sự thay đổi tương đối rõ rệt. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất rừng bị thu hẹp nên nguyên vật liệu để làm một ngôi nhà kiểu cổ truyền ngày càng hiếm; Giá trị văn hóa qua trang phục cũng có sự biến đổi nhanh chóng. Tại các bản làng của người DTTS, việc trồng bông dệt vải không còn nhiều. Trước đây vải may trang phục của người dân tộc thường được dệt thủ công từ các loại sợi bông, sợi gai, sợi lanh, sợi tơ tằm thì ngày nay đều được mua từ các đồ may dệt sẵn ở các chợ. Số người DTTS sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình trong sinh hoạt ngày càng ít. Điều này làm cho những giá trị văn hóa của bộ trang phục truyền thống đang 14
  • 28. dần biến mất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; Đối với giá trị văn hóa tinh thần, có thể nói, sự biến đổi của văn hóa DTTS thể hiện mạnh nhất ở tập quán tín ngưỡng, lễ hội và ma chay. Nó thể hiện sự giao thoa mạnh mẽ với nền văn hóa của dân tộc Kinh. Những tiết mục dân ca, dân vũ ít được người dân sử dụng hàng ngày mà chủ yếu thực hiện trong các ngày lễ lớn của cộng đồng. Điều này cho thấy các giá trị văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc dần mai một, ít xuất hiện trong đời sống văn hóa thường ngày và dẫn đến nguy cơ người dân không biết thực hành nghi lễ, biểu diễn một số loại hình nghệ thuật truyền thống. Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý giáo dục trong các trường PTDTNT phải có nhận thức sâu sắc, có biện pháp phù hợp để tổ chức giáo dục học sinh, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc có nghĩa là vừa loại bỏ được các hủ tục lạc hậu, khắc phục tư tưởng xem nhẹ những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, vừa gìn giữ và phát triển được bản sắc dân tộc lại vừa tiếp thu được những nét độc đáo của các nền văn hóa khác, bổ sung để làm phong phú thêm cho nền văn hóa dân tộc mình. Làm cho các giá trị văn hóa luôn có tính bền vững tạo nên bản sắc riêng cho mỗi dân tộc. 1.3. Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong bối cảnh hội nhập 1.3.1. Khái niệm giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDTNT là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, lĩnh hội những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn truyền thống văn hóa của đất nước, của các dân tộc trên quê hương mình như phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng, tôn giáo, dân ca dân vũ, nghệ thuật... Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp cụ thể nhằm biến những chuẩn mực văn hóa đã được xây dựng, tiếp thu, vun đắp và thừa nhận trở thành những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. 15
  • 29. 1.3.2. Chương trình giáodục truyền thống văn hoá dân tộc trong trường phổ thông Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cần làm gì, làm thế nào để mỗi quốc gia, dân tộc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong xu thế hội nhập tất yếu? Để giải quyết những vấn đề này, tại Hội nghị giáo dục thế giới ACT + 1 lần thứ 33 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, đại diện Công đoàn GD Việt Nam, Hiệp hội Giáo viên các nước ASEAN đã có những chia sẻ kinh nghiệm hết sức ý nghĩa và đã khẳng định vai trò to lớn của việc giáo duc truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ “trong xu thế toàn cầu hóa, Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn vốn văn hóa truyền thống” Mục tiêu của Hội nghị hướng tới việc xây dựng ASEAN thành trung tâm giáo dục chất lượng cao thông qua việc tăng cường hiểu biết về lịch sử văn hóa của từng quốc gia, nâng cao chất lượng và cơ hội học tập cơ bản cho mọi người, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục… [18]. Trước hết nó nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy những mặt tích cực của giá trị văn hóa mang lại, để giới trẻ - những chù nhân tương lai của đất nước cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc để xứng đáng bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp. Những trí thức Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, những hiền tài - nguyên khí của quốc gia, phải mang bản lĩnh, bản sắc và tinh hoa của người Việt Nam. Việc nhận thức đúng đắn về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục tri thức của mỗi con người, nó góp phần lưu giữ và phát huy được giá trị tinh hoa của nhân loại, đưa đất nước ngày càng phát triển theo con đường hòa nhập nhưng không hòa tan. Các trường phổ thông phải nhận phần lớn nhất trách nhiệm này, phải là nơi đào tạo, tôi luyện và tỏa sáng các truyền thống văn hóa dân tộc. Hãy hành động để những giá trị văn hóa truyền thống bản địa của chúng ta chẳng những không bị hòa tan mà còn có cơ hội để quảng bá, phát triển những giá trị cao quý, những 16
  • 30. tinh hoa của văn hóa Việt Nam nói chung và VHDT thiểu số nói riêng ra thế giới. Từ đó vấn đề đào tạo những tri thức với bản lĩnh của người Việt Nam, xem bản lĩnh văn hóa bản địa là hạt nhân cơ bản, duy lý xuyên suốt quá trình đào tạo tại các trường phổ thông. 1.3.2.1. Mụctiêu của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thông Giáo dục truyền thống VHDT trong trường PTDTNT nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình; Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này; Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương mình, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trên cơ sở có những hiểu biết về các chuẩn mực của đời sống văn hóa, biết tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa giúp học sinh có ý thức thực hiện lối sống có văn hóa trong thời đại văn hóa rất đa dạng như hiện nay. Đặc biệt trở thành những con người có nhân cách tốt, có tri thức, có đạo đức và đậm đà bản sắc dân tộc. Giáo dục cho học sinh có cách nghĩ, thói quen và hành động một cách có văn hóa trong môi trường sống ở trường, ở lớp, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô giáo. Làm cho học sinh thường xuyên, liên tục được sống trong môi trường văn hóa lành mạnh. Từ đó góp phần xây dựng trường học văn hóa không chỉ cho học sinh mà còn góp phần xây dựng nên xã hội văn hóa. 17
  • 31. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thông nhằm đạt được: + Về nhận thức: Học sinh có sự hiểu biết về chuẩn mực của các giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp với con người Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông mà những chuẩn mực đó đã được xã hội thừa nhận và đã được pháp luật quy định thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường, thông qua các mối quan hệ giữa bản thân học sinh với thầy cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng, trong công việc học tập, lao động, vui chơi và giải trí. + Về kỹ năng, hành vi: Học sinh từng bước hình thành và có được những cử chỉ, lời nói, hành động, cách ứng xử, ăn mặc, tham gia các hoạt động học tập, lao động, tham gia văn nghệ thể thao, giao thông, internet và các hoạt động xã hội đúng với chuẩn mực văn hóa. Hình thành nên thói quen “sống có văn hóa”. + Về thái độ: Học sinh bước đầu có thái độ, có trách nhiệm đối với bản thân về những suy nghĩ, phát ngôn, hành động và các mối quan hệ của bản thân đối với mọi người xung quanh, biết tôn trọng bản thân mình. Có thái độ lên án với những lời nói, hành vi thiếu văn hóa trong và ngoài nhà trường. Hơn nữa các em biết sưu tầm, chia sẻ những hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đối với thầy cô, bạn bè và cộng động đồng xã hội. Có thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam. 1.3.2.2. Nộidung giáodục truyền thống văn hoá dân tộc trong các môn học Để hình thành ở học sinh những phẩm chất nêu trên ta cần giáo dục học sinh những nội dung thông qua các môn học và các chủ đề giáo dục như: môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD,... . 18
  • 32. Thông qua việc học tập các môn học, nhà trường giáo dục cho học sinh những giá trị văn hóa của đất nước, dân tộc Việt Nam đó là giáo dục lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - cộng đồng - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống, lối sống văn minh, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng để trên cơ sở đó, học sinh có đủ năng lực thẩm thấu những giá trị văn hóa của dân tộc, tự bảo vệ và chống lại những phản văn hóa ngoại lai. Trong bối cảnh hiện nay các nhà trường cần giáo dục văn hóa tham gia mạng xã hội, giáo dục lối sống trong hoạt động sinh hoạt ký túc xá, Giáo dục lao động, sáng tạo cho học sinh. Giáo dục những giá trị truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn miền núi phía Bắc gắn với những nét đẹp trong văn hóa: các lễ hội dân tộc, phong tục, tập quán, cách ăn mặc, ẩm thực, làn điệu dân ca, dân vũ, những làng nghề... Để từ đó học sinh biết vận dụng vào thực tiễn đời sống sinh hoạt, học tập cụ thể là: + Trong học tập cần có thái độ đúng đắn, phải có động lực học tập, không bỏ học và gian lận trong kiểm tra, thi cử. + Trong sinh hoạt cần biết quý trọng những giá trị, của cải vật chất do bố mẹ làm ra, không tiêu xài hoang phí. Biết gìn giữ tài sản công, thực hiện tốt nội quy nhà trường, nền nếp gia đình, trật tự xã hội, không tham gia các tệ nạn xã hội. + Trong lao động cần trân trọng các giá trị của lao động và học tập mang lại, phát huy đức tính cần cù, sáng tạo, yêu lao động. + Trong giao tiếp, ứng xử cần có văn hóa với mọi người xung quanh, không nói tục, chửi thề, cần kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và tôn trọng bạn bè, không kỳ thị dân tộc. + Biết cư xử có văn hóa với conngười và môi trường xung quanh. Tích cực xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn thân thiện. 19
  • 33. + Trong thẩm mỹ phải biết trân trọng các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới. Không tiếp nhận các giá trị văn hóa độc hại. Biết chọn lọc về nội dung văn hóa mới. + Tôn trọng pháp luật, có lối sống văn minh. Chấp hành luật an toàn giao thông. Biết lên án những hiện tượng, hành vi thiếu văn hóa và không chấp hành các quy định của pháp luật. + Biết tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc mình cho mọi người và cộng đồng. 1.3.2.3. Hình thứcgiáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế các nhà trường cần tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các môn học và các chủ đề giáo dục như: môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD,... Ngoài ra, hiện nay các hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất phong phú, đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau như: - Hình thức giáo dục thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt nội trú, ngoài ra giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên TPT Đội, giáo viên bộ môn còn phải giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh bằng cách nêu gương trong lời nói, trang phục, cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực văn hóa mà xã hội đã thừa nhận. Qua đó giáo viên dần dần trở thành tấm gương cho học sinh noi theo và hình thành nên thói quen sống có văn hóa. - Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục, các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề để học sinh nhận thức đầy đủ về mục đíchvà ý nghĩa của các hoạt động theo từng chủ đề, giúp các em hình thành tư tưởng, tình cảm và hứng thú trong hoạt 20
  • 34. động từ đó các em có cơ hội được trải nghiệm và nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. - Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh qua sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các lực lượng xã hội khác, trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt, gia đình và các lực lượng xã hội khác giữ vai trò đồng hành trong việc giáo truyền thống văn hóa cho học sinh. - Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc xây dựng cảnh quan môi trường có văn hóa, có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Các khẩu hiệu tuyên truyền, kêu gọi về lối sống văn minh, văn hóa được trang trí hợp lý trong lớp học, trong khuôn viên nhà trường hàng ngày sẽ giúp học sinh thường xuyên được nhắc nhở, tiếp cận từ đó dần hình thành thói quen trong việc thực hiện một nếp sống có văn hóa. Quá trình giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh phổ thông có rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhưng cốt lõi vẫn phải đạt tới mục đích biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. - Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc liên kết, phối hợp với cơ quan chuyên môn như Phòng Văn hóa thông tin, các tổ chức, cá nhân để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh. Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục truyền thống VHDT thông qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, già làng, người có uy tín trong cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống VHDT, truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh của nhà trường. - Công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường theo nét đẹp phong tục tập quán của các dân tộc (trang phục, giao tiếp, ứng xử…). Hay việc xây dựng phòng truyền thống, phòng sinh hoạt văn hóa nhà trường, thư viện văn hóa để trưng bày, lưu giữ, quảng bá các sản phẩm VHDT do học sinh sưu tầm, hoặc sáng tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài và kịp thời của các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT. 21
  • 35. 1.3.3. Đặctrưng giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú Ngoài nhiệm vụ giáo dục phổ thông, trường PTDT NT với mục tiêu tạo nguồn cán bộ, nguồn nhân lực có trình độ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhà trường góp phần quan trọng trong sự nghiệp củng cố an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững cho vùng đồng bào dân tộc. Với những đặc thù riêng như: đối tượng học sinh là người dân tộc đến từ các làng, bản thôn thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Học sinh ăn ở sinh hoạt suốt 24 giờ tại trường. Vì vậy các trường PTDTNT cùng một lúc thực hiện ba nhiệm vụ đó là: Giáo dục phổ thông, giáo dục dân tộc và thực hiện nhiệm nhiệm vụ nuôi dưỡng, quản lý học sinh đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong suốt năm học. Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ tài nguyên, môi trường.. Học sinh trường PTDTNT là con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. Đa số các em đều thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô vùng thiếu thốn. Ngoài việc học, các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp. Tuy nhiên, mỗi người GV nếu nắm vững một số đặc điểm tâm lí của học sinh miền núi, con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thì việc giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Các em đang ở lứa tuổi học sinh THCS (từ 12 đến 15 tuổi) nên có các đặc điểm tâm lý của học sinh THCS, nhưng là người dân tộc thiểu số lại phải sống xa nhà, tự lập trong việc sinh hoạt ở nội trú, nhiều em chưa biết tự tắm, giặt, vệ sinh cá nhân, sẽ bị các bạn cười chê dẫn đến xấu hổ và bỏ học. Do đặc điểm tâm lý học sinh vùng núi thường e ngại, rụt rè, có tính thẳng thắn và có lòng tự trọng cao, vì vậy nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả 22
  • 36. học tập kém quá, thua bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bạn bè chê cười... các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào thầy cô giáo, dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là GV. Khi các em đã tin GV, các em thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc GV giao. Các em sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Trong các tiết lên lớp, những vấn đề kiến thức có liên hệ thực tế đến bản thân học sinh sẽ thực hiện tốt. Do đó GV cần lưu ý việc nêu gương những điển hình tốt của học sinh trong lớp, trong trường về mọi mặt như trung thực, đoàn kết, giúp đở mọi người, vượt qua mọi khó khăn để đến lớp. Ý thức cao từ bạn bè và dư luận tập thể. Bạn bè và dư luận tập thể có tác dụng chi phối việc học tập của học sinh, nhất là việc đi học chuyên cần. Có những em hay nghĩ đến bỏ học mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu bạn học cùng quê, cùng dân tộc... Có em nghe bạn rủ nghỉ học để đi đánh cá, đi rừng, đi suối. Học sinh miền núi, các em nữ thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ. Cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho các em này bỏ học. Khi một em có ý định bỏ học thường rủ thêm một số em khác bỏ theo. Ngoài ra các em thường bị gia đình ép nghỉ học để lấy chồng, hoặc ảnh hưởng của của tục bắt vợ của dân tộc Mông. Với những đặc điểm nêu trên cán bộ GV trường PTDTNT cần nắm rõ tâm lý học sinh để xây dựng nội dung chương trình giáo dục TTVHDT phù hợp và tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. 1.3.4. Bối cảnhhội nhập và tác động của nó tới giáodục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Với sức mạnh của mình, kinh tế thị trường đã xâm nhập vào các làng bản xa xôi, hẻo lánh tạo điều kiện để người dân thụ hưởng nhiều sản phẩm tiêu dùng từ các nước khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các 23
  • 37. dân tộc được mở rộng, làm cho diện mạo của các dân tộc có sự thay đổi theo hướng tíchcực. Như vậy quá trình toàn cầu hóa đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và làm phong phú đời sống tinh thần của các tộc người người. Về phương diện văn hóa, quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng quá trình tiếp biến văn hóa. Đó không chỉ thuần túy là sự vay mượn lai căng về văn hóa mà còn là sự tiếp thu có chọn lọc, bổ sung cho các tộc người nhiều giá trị văn hóa, cùng với đó nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của cư dân bản địa được khôi phục và phát huy. Đảng ta đã xác định rõ chủ trương giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế mở. Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khóa VIII (1998) nêu rõ: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là pháthuy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phụcvụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [12, tr.24,25]. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) Đảng ta xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhấttrong đa dạng, thấm nhầnsâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; là cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.” [13, tr 35,36] 24
  • 38. Trong bối cảnh hội hhập quốc tế và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT TT, kinh tế tri thức phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục), đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá nhân người học. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để các nhà trường tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, song song với cơ hội được giao lưu, hội nhập là nguy cơ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhất là truyền thống văn hóa của các DTTS bị mai một, lãng quên. Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương tiện để chuyển tải, trao truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của các tộc người. Bên cạnh đó, âm nhạc, vũ đạo, trang phục vốn được coi là bản sắc của đồng bào DTTS cũng đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Hay những nguy cơ xung đột về văn hóa như việc chuyển đổi tín ngưỡng của một bộ phận dân cư làm thay đổi đức tin hay các hệ lụy tiêu cực khác nhất là về phương diện chính trị, về thuần phong mỹ tục, tập quán sinh hoạt, các giá trị văn hóa, các sản phẩm VHDT thiểu số ứng xử, lối sống, nhân cách, ngôn ngữ, phong tục, tập quán có nguy cơ bị mai một, bị mất đi... Nhiều di sản văn hóa truyền thống của một số đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay đang có nguy cơ bị mai một, biến dạng, hoặc chưa được gìn giữ và phát huy đúng mức, rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại. 25
  • 39. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Trong đời sống thường ngày ở nhiều vùng, văn hóa chưa thể hiện vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Thông tin tuyên truyền về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước đến với các vùng này còn hạn chế. Tình hình sinh hoạt tín ngưỡng và hoạt động của một số nhóm Tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số diễn biến rất phức tạp. Sự biến tướng trong các hoạt động tôn giáo, nhiều dân tộc nghe theo sự tuyên truyền của các thế lực thù địch mà bỏ đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp như: tục thờ cúng tổ tiên, thường xuyên tụ tập gây mất trật tự xã hội, mâu thuẫn ngay trong nội bộ dân tộc mình; có nơi bị kẻ xấu lợi dụng để tập hợp lực lượng, kích động phá hoại đoàn kết dân tộc. Không ít vùng dân tộc thiểu số phong tục tập quán còn lạc hậu, nếp sống văn hóa mới chậm được đổi mới, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng mình. Xây dựng văn hóa mà Đảng và nhân dân ta hướng đến, trước hết là kế thừa được các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống dân tộc. Các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống dân tộc tồn tại bền vững trong nền văn hóa Việt Nam là những giá trị không thể thiếu trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, do chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Hàng nghìn bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa tiêu biểu cho các dân tộc, đang có nguy cơ biến mất, hoặc biến dạng, một số dân tộc có nguy cơ bị mất tiếng của dân tộc mình, rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống hiện đại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, nhưng trước hết phải thấy sự quan tâm của các ngành, các cấp về bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc chưa thật sự sâu sát, đồng bộ, đặc biệt là ngành giáo dục. Trong khi công tác bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống còn chưa tốt, người dân không còn mặn mà với việc bảo tồn văn hóa truyền thống, thì sự bùng nổ thông 26
  • 40. tin bởi công nghệ hiện đại, sự giao lưu văn hóa diễn ra rất nhanh và mạnh, nhiều sản phẩm văn hóa từ khắp nơi cũng tràn đến núi rừng xâm nhập vào trường học. Đồng bào các dân tộc và HS dễ dàng tiếp thu những văn hóa mới, nhưng lại thiếu chọn lọc, nên đã ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa các dân tộc. Thêm vào đó, ở các vùng miền núi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống còn gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, bị chia cắt lớn; cơ sở vật chất hạ tầng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển; địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt, không tập trung, đồng bào chủ yếu sống xa trung tâm, tiếng nói, tập quán không giống nhau; đời sống vật chất và tinh thần còn thấp kém, nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc văn hóa ở một số dân tộc là đáng lo ngại. Đối với nhà trường, bản thân HS với tư cách đối tượng giáo dục, một bộ phận HS không tự ý thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục TTVHDT với việc hình thành, phát triển nhân cách, chỉ thấy hiện tại mà không thấy quá khứ và sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại và hướng tới tương lai. Từ nhận thức lệch lạc dẫn đến một bộ phận HS thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu, dễ bị lôi kéo, kích động theo lối sống thực dụng, buông thả, coi thường đạo lý và pháp luật, quay lưng lại với truyền thống. Bên cạnh tiện ích, Internet và viễn thông nói chung, mạng xã hội và điện thoại di động nói riêng để lại hệ lụy như: phát tán tài liệu, bài viết, hình ảnh, video clip... có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc là nguyên nhân góp phần tạo nên thói hư tật xấu cho một bộ phận giới trẻ trong đó có HS thời gian qua. Mạng xã hội và viễn thông còn bị kẻ địch lợi dụng để thực hiện tuyên truyền xuyên tạc bóp méo sự thật lịch sử, nói xấu chế độ, Đảng và nhà nước ta, đã tác động xấu đến một bộ phận giới trẻ trong đó có HS. Đây thực sự là một thách thức trong giáo dục TTVHDT với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiện nay. Vì vậy bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò 27
  • 41. quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tại, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. 1.4. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường phố thông dân tộc nội trú 1.4.1. Khái niệm tổ chức giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh Tuỳ theo ngữ cảnh, tính chất, yêu cầu, mục đích… có thể sử dụng thuật ngữ “tổ chức” khác nhau. Luật học (khoa học luật dân sự) gọi tổ chức là pháp nhân để phân biệt với thể nhân (con người) là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước” định nghĩa: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung (của tổ chức)” [19]. Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa: tổ chức với ý nghĩa là “tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”.[19] Với mục tiêu, yêu cầu của đề tài này chúng ta có thể hiểu Tổ chức như sau: “Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí các công việc theo vị trí và giao quyền hạn, sau đó phân phối các nguồn lực của tổ chức đó sao cho chúng góp phần một cách tích cực và có hiệu quả vào những mục tiêu chung của đơn vị.” [19] Như vậy tổ chức ở đây được hiểu là động từ. Tổ chức có thể được hiểu là một trong các chức năng của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) nhưng có thể hiểu ngang nghĩa với từ quản lý, bao hàm đầy đủ 4 chức năng của quản lý. 28
  • 42. Trong đề tài nghiên cứu ngày, khái niệm tổ chức được hiểu dưới dạng động từ và tương đương với một chức năng của quản lý. Tuy nhiên chức năng tổ chức không tồn tại riêng lẻ mà có mối quan hệ biện chứng với các chức năng khác của quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý đề ra. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nhà trường. 1.4.2. Vai trò quản lýcủa hiệu trưởng và phân cấp quản lýtrong nhà trường Trong trường phổ thông, hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường vì vậy hiệu trưởng có vai trò quan trọng. Trong tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có thể kể đến các vai trò của Hiệu trưởng như - Vai trò “đầu tàu”: Hiệu trưởng với vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của hiệu trưởng, người đứng đầu tập thể, Hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với đơn vị mình quản lý. Trong nhà trường, Hiệu trưởng được xem như là người thuyền trưởng, dẫn dắt, lèo lái cho cả con thuyền đi đến đích đã đề ra. Hiệu trưởng còn giữ vai trò là người giáo viên, trực tiếp tham gia giảng dạy theo số tiết quy định và là người giám sát và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học. Khi tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa, giáo viên sẽ rất cần đến sự hỗ trợ từ hiệu trưởng. - Vai trò định hướng các giá trị văn hóa; Trong giáo dục TTVHDT, hiệu trưởng quyết định việc hình thành các chuẩn mực, giá trị cốt lõi, niềm tin trong nhà trường. Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng vào các vấn đề sẽ ảnh hưởng chi phối văn hóa nhà trường. Để phát triển bản sắc văn hóa nhà trường, hiệu trưởng chính là người định hướng và là tiêu biểu cho văn hóa nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong trường học. Qua quá trình xây dựng và 29
  • 43. lãnh đạo nhà trường, hệ tư tưởng, tính cách, niềm tin, hoài bão lớn lao của người hiệu trưởng sẽ định hình trong triết lý nghề nghiệp và nó được phản chiếu lên văn hóa nhà trường, việc nêu gương, tuân thủ các giá trị chung của hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng trở thành một biểu tượng nhân cách văn hóa tiêu biểu trong việc thực hành các giá trị văn hóa nhà trường để mọi thành viên tin tưởng đi theo con đường đã được lựa chọn. - Vai trò là động lực để đổi mới giáo dục; Bên cạnh việc quyết định và xây dựng hệ giá trị văn hóa nhà trường, hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra, chứng minh tính hiệu quả để làm động lực gắn kết mọi thành viên trong nhà trường cùng thực hiện và noi theo. Để xây dựng văn hóa nhà trường trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay, hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu khát vọng mà tập thể nhà trường hướng tới. Hiệu trưởng là người xác định mục tiêu, hướng đi cho nhà trường phát triển, nên việc tập trung thời gian, công sức, trí tuệ vào hoạt động của nhà trường trở thành động lực cho GV và HS đi theo. Để xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh hội nhập, hiệu trưởng cần phải xây dựng hệ thống quản lý theo phương thức hiện đại, phải là người có khả năng nhạy bén, phản ứng nhanh và thích nghi với sự đổi thay của môi trường trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu, khát vọng mà tập thể nhà trường hướng tớ, phải thiết lập mối quan hệ với cộng đồng thông qua truyền thông và các mối quan hệ xã hội, từ đối tượng người học, các đối tác, cơ quan quản lý, mọi cộng đồng xã hội liên quan. Hiệu trưởng cần có tính quyết đoán, độc lập, không thể lệ thuộc, không thể chờ vào sự hướng dẫn của người khác để do dự, thụ động mà chỉ có thể tham khảo mọi ý kiến, tư vấn để đưa ra quyết định một 30
  • 44. cách tự tin. Phải có bản lĩnh thì mới đưa ra được quyết định chiến lược, các phương án hoạt động, các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn để lãnh đạo tổ chức đi đến thành công. Hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức, quản lý, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó có công tác tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh. Việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thực chất là việc hướng học sinh đến những cái hay, cái đẹp trong đời sống hàng ngày từ đó tạo nên nét đẹp trong văn hóa học đường. Việc phân cấp được quy định tại các điều 14,15,16,17 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, của giáo viên, nhân viên và của học sinh tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành theo Thông tư số: 01/2016/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [7, tr.3] 1.4.3. Nội dung tổ chức giáodụctruyền thống văn hóa dân tộc * Tổ chức các lực lượng trong nhà trường rà soát chương trình, cập nhật và tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục. Hiện nay việc giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc mới chỉ được thực hiện thông qua việc tích hợp trong một số bộ môn, trong các chủ đề giáo dục địa phương của các môn, Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD... và thực hiện trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Ngày 7/7/2008, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 5977/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện nội dung GD địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008- 2009. Vì vậy các trường phổ thông phải chủ động rà soát chương trình, cập nhật các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về “đổi mới căn bản, 31