SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1187 ngày 21.7.2016
Ảnh:C.T.V
- “Sắc màu Tây Bắc”
được đề xuất là chủ đề
Năm Du lịch quốc gia 2017
(Tr.4)
- Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao
hiến tặng bài“Tiến quân ca”
(Tr.10)
- Quy định các biểu mẫu
trong hoạt động đăng ký
quyền tác giả, quyền liên quan
(Tr.6)
- Khai mạc Ngày hội Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đồng bào
Chăm 2016
(Tr.11)
trong số này
113 hồ sơ đủ điều kiện
đề nghị trao tặng
GiảithưởngHồChíMinh,
Giải thưởng Nhà nước
về VHNT năm 2016
Trong 2 ngày 12-13.7 tại Hà Nội,
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc
Thiện - Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà
nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn
học Nghệ thuật năm 2016 đã chủ trì
cuộc họp của Hội đồng nhằm tổ chức
xét, lựa chọn những hồ sơ có đủ điều
kiện và tiêu chuẩn trình Thủ tướng
Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết
định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn
học Nghệ thuật năm 2016.
(Xem tiếp trang 2)
Ngày 15.7, tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp
cho đề án “Phát triển ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Phó Thủ tướng Chính phủ - Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ
Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đồng chủ trì Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện khái quát
những thế mạnh đồng thời chỉ rõ một số mặt còn hạn chế của du lịch Việt Nam,
như xúc tiến quảng bá du lịch chưa cao, mức độ mở cửa quốc tế còn thấp, thiếu
sản phẩm du lịch nổi trội, chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ chưa đáp ứng yêu
cầu thực tế... Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, trong khi ngành du lịch còn
nhiều tiềm năng để phát triển, việc xây dựng đề án “Phát triển du lịch Việt Nam trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn” là thực sự cần thiết. (Xem tiếp trang 8)
PhóThủtướngVươngĐìnhHuệvàPhóThủtướngVũĐứcĐamchủtrìHộinghị
Phê duyệt Danh mục sản phẩm nghệ thuật
đặt hàng năm 2016
Bộ VHTTDL đã ban hành các Quyết định phê duyệt Danh mục sản phẩm
nghệ thuật đặt hàng năm 2016 của các đơn vị nghệ thuật Khối Nhà hát thực hiện
thí điểm áp dụng lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số
40/NQ-CP ngày 09.8.2012 của Chính phủ. Theo đó, Danh mục đặt hàng năm
2016củaLiênđoànXiếcViệtNamgồm02góisảnphẩmnghệthuật;NhàhátCa
Múa Nhạc Dân gianViệt Bắc 03 gói sản phẩm; Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam
03 gói sản phẩm; Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng 02 vở mới và nâng cao
2 vở diễn; Nhà hát Chèo Việt Nam 04 vở diễn… (Xem tiếp trang 7)
HộinghịgópýĐềán
“PháttriểnngànhdulịchViệtNam
trởthànhngànhkinhtếmũinhọn”
Quản lý nhà nước
2 số 1187 l 21.7.2016
Sau hai ngày làm việc khẩn trương,
nghiêm túc, kết quả, có 18/25 hồ sơ đủ
điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ
trình Chủ tịch nước quyết định tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ
thuật năm 2016; 95/133 hồ sơ đủ điều
kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình
Chủ tịch nước quyết định tặng Giải
thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ
thuật năm 2016. Danh sách tổng hợp kết
quả xét tặng các Giải thưởng sẽ được
đăng tải trên CổngThông tin điện tử của
BộVHTTDLđể tham khảo, tiếp thu các
ý kiến từ rộng rãi dư luận.
pV
113hồsơđủđiềukiệnđềnghị... (Tiếp theo trang 1)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định
61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện
kinh doanh giám định cổ vật và hành
nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Theo đó, về điều kiện cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu
bổ di tích, Nghị định nêu rõ: Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu
bổ di tích (Giấy chứng nhận hành
nghề) được cấp cho tổ chức khi đáp
ứng đủ các điều kiện quy định đối với
từng trường hợp cụ thể.
Cụ thể, để được cấp Giấy chứng
nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di
tích, tổ chức phải đáp ứng điều kiện:
Được thành lập theo quy định của pháp
luật; có đủ điều kiện hành nghề thiết kế
quy hoạch xây dựng theo quy định
pháp luật về xây dựng; có ít nhất 2
người được cấp Chứng chỉ hành nghề
lập quy hoạch tu bổ di tích.
Để được cấp Giấy chứng nhận hành
nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo
kinh tế-kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế
tu bổ di tích, tổ chức phải đáp ứng điều
kiện: Được thành lập theo quy định của
pháp luật; có đủ điều kiện hành nghề
thiết kế xây dựng theo quy định pháp
luật về xây dựng; có ít nhất 3 người
được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự
án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế-kỹ
thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận
hành nghề thi công tu bổ di tích phải
đáp ứng điều kiện: Được thành lập theo
quy định của pháp luật; có đủ điều kiện
năng lực của tổ chức thi công xây dựng
theo quy định pháp luật về xây dựng;
có ít nhất 3 người được cấp Chứng chỉ
hành nghề thi công tu bổ di tích.
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận
hành nghề tư vấn giám sát thi công tu
bổ di tích phải được thành lập theo quy
định của pháp luật; có đủ điều kiện
năng lực của tổ chức tư vấn khi giám
sát thi công xây dựng công trình theo
quy định pháp luật về xây dựng; có ít
nhất 2 người được cấp Chứng chỉ hành
nghề giám sát thi công tu bổ di tích.
tHu Hằng
* Chiều 14.7, Bộ trưởng Nguyễn
Ngọc Thiện đã tiếp Đại sứ Thụy Điển
tại Việt Nam - bà Camilla Mellander.
Tại buổi tiếp, bà Camilla Mellander
thông báo với Bộ trưởng Nguyễn Ngọc
Thiện, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà
Nội trong nhiệm kỳ vừa qua đã tổ chức
nhiều sự kiện, đặc biệt là các sự kiện
văn hóa tại Việt Nam và luôn tìm ra
những điểm chung giữa văn hóa hai
quốc gia: Việt Nam-Thụy Điển.
Đại sứ Thụy Điển vui mừng chia sẻ
về lượng khách du lịch Thụy Điển tới
Việt Nam đã tăng 3 lần trong 4 năm
qua. Kết quả này có một phần rất lớn
của chính sách miễn thị thực nhập cảnh
của Việt Nam áp dụng với du khách
Thụy Điển. Ngoài ra, bà Đại sứ cũng
bàn về các vấn đề hợp tác thể thao giữa
hai nước.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện
cảm ơn về những đóng góp trong
nhiệm kỳ qua của bà Đại sứ trong các
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa,
thể thao và du lịch.
Bộ trưởng cho biết, thời gian qua,
hai bên đã có sự hợp tác thành công.
Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ
chỉ đạo Cục Hợp tác quốc tế của Bộ và
đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy
Điển đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động
hợp tác. Đặc biệt về du lịch, Bộ trưởng
mong muốn ngày càng có nhiều khách
du lịch Thụy Điển tới Việt Nam.
* Chiều cùng ngày, Bộ trưởng
Nguyễn Ngọc Thiện đã tiếp Đại sứ
Thái Lan - Manopchai Vongphakdi
nhân dịp Đại sứ nhận nhiệm kỳ công
tác mới tại Việt Nam.
Ngài Đại sứ vui mừng thông báo,
thời gian qua, Việt Nam và Thái Lan đã
phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn
hóa giữa hai nước. Tới đây, hai nước sẽ
tổ chức Những ngày Văn hóa Thái Lan
tại Việt Nam từ ngày 27.7 đến 01.8 và
sau đó là Những ngày Văn hóa Việt
Nam tại Thái Lan sẽ được tổ chức từ
08-13.8 tại Bangkok và một số địa
phương khác. Hiện hai bên cũng đã
thống nhất kế hoạch hợp tác du lịch
Việt Nam-Thái Lan giai đoạn 2016-
2018 và sẽ triển khai việc ký kết dự
kiến nhân dịp Hội chợ quốc tế ITE vào
tháng 9.2016. Hai quốc gia cũng đã có
quan hệ tốt đẹp trên lĩnh vực thể thao.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện
đánh giá cao sự hợp tác trên lĩnh
vực VHTTDL giữa hai nước Việt
Nam và Thái Lan, đồng thời chúc
ngài Đại sứ Thái Lan có một nhiệm
kỳ công tác nhiều thành công tại
Việt Nam.
t.Hợp
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp khách quốc tế
Điều kiện hành nghề tu bổ di tích lịch sử-văn hóa
Quản lý nhà nước
3số 1187 l 21.7.2016
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2346/QĐ-BVHTTDL ngày
04.7.2016, cho phép Ban quản ly Di
tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh
phối hợp với Viện Khảo cổ học khai
quật khảo cổ tại di tích bến Cống Cái
thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh. Thời gian khai
quật từ 10.8-20.9.2016, diện tích
khai quật 50m2. Những hiện vật thu
được trong quá trình khai quật phải
được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh
Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản;
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở
VHTTDL tỉnh Quảng Ninh có trách
nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo
Bộ trưởng phương án bảo vệ và phát
huy giá trị những hiện vật đó.
- Ngày 11.7.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2468/QĐ-
BVHTTDL, giao Cục Hợp tác quốc
tế chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tổ
chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ
thuật biểu diễn), Trung tâm Triển
lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam và
các đơn vị liên quan tổ chức “Những
ngày Văn hóa Thái Lan 2016” tại
Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm
Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt
Nam-Thái Lan. Thời gian từ
27.7.2016 đến 01.8.2016 tại Hà Nội
và Quảng Ninh.
- Tại Quyết định số 2483/QĐ-
BVHTTDL ban hành ngày
12.7.2016, Bộ VHTTDL giao Cục
Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối
hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt
Nam, Sở VHTT thành phố Đà Nẵng
và các đơn vị có liên quan tổ chức
“Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu
Tuồng và Dân ca kịch chuyên
nghiệp toàn quốc - 2016”. Thời gian
tổ chức cuối tháng 8.2016, tại thành
phố Đà Nẵng.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2486/QĐ-BVHTTDL ngày
12.7.2016, giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ
thuật biểu diễn) đón và tổ chức biểu
diễn cho đoàn nghệ thuật “Alvaro
Meza và ban nhạc” của Colombia
(04 người) tại Hà Nội. Thời gian
biểu diễn tháng 7.2016.
tHtt
VăN BảN Mới
Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh
vực văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2016-
2025, tầm nhìn đến năm 2030” vừa được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt
ra mục tiêu phấn đấu hàng năm có từ 4-
5 tài năng thuộc mỗi lĩnh vực, ngành đào
tạo được cử tham dự và đoạt giải thưởng
các cuộc thi, hội diễn, triển lãm nghệ
thuật trong nước và quốc tế hoặc được
Hội đồng chuyên môn đánh giá cao,
được công chúng đón nhận. Phấn đấu
đến năm 2025, tuyển sinh và đào tạo
được khoảng 1.800 sinh viên đại học;
trên 200 sinh viên cao đẳng và khoảng
1.500 học sinh trung cấp theo học các
lớp tài năng thuộc các lĩnh vực, ngành
đào tạo của Đề án.
Về hình thức đào tạo, đào tạo tập
trung ở trong nước, trong đó có thời gian
thực tập ngắn hạn ở nước ngoài và tham
gia các cuộc thi, hội diễn, triển lãm, trại
sáng tác theo ngành, chuyên ngành đào
tạo ở trong nước và nước ngoài; liên kết
đào tạo với các cơ sở đào tạo, đơn vị
nghệ thuật có uy tín của nước ngoài.
Việc đào tạo tài năng trong lĩnh vực
văn hoá nghệ thuật được tổ chức thực
hiện tại các cơ sở đào tạo trong nước, có
uy tín trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật;
hàng năm, có sự rà soát, đánh giá các cơ
sở đào tạo tài năng để điều chỉnh, bổ
sung nhằm bảo đảm, nâng cao chất
lượng đào tạo.
Bắt đầu từ năm 2017, tuyển sinh
trình độ đại học khoảng 185 chỉ tiêu ở
các lĩnh vực: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân
khấu, Điện ảnh và Sáng tác văn học;
trình độ cao đẳng khoảng 20 chỉ tiêu ở
lĩnh vực Múa; trình độ trung cấp khoảng
150 chỉ tiêu ở các lĩnh vực Âm nhạc,
Múa, Xiếc. Căn cứ tình hình cụ thể về
chất lượng nguồn tuyển sinh hàng năm,
tiêu chuẩn và năng lực của cơ sở đào tạo,
có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu
tuyển sinh hằng năm từ 10%-15%, bảo
đảm tổng chỉ tiêu đào tạo không vượt
quá số lượng quy định của Đề án.
Một trong các nhiệm vụ và giải pháp
của Đề án là xây dựng môi trường, tạo
điều kiện thuận lợi để đào tạo, phát triển
các tài năng trẻ. Cụ thể, tăng cường công
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
học sinh, sinh viên tài năng về học tập,
rèn luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp
và văn hoá ứng xử, phát huy mạnh mẽ
tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ
chuyên môn.
Bên cạnh đó, tăng cường dạy và học
ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên tài
năng phù hợp với yêu cầu của từng
ngành, lĩnh vực đào tạo; tạo môi trường
thuận lợi để các tài năng trẻ có cơ hội
giao lưu học hỏi, nâng cao khả năng
ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn;
tăng cường các hoạt động, cơ hội giao
lưu giữa học sinh, sinh viên theo học các
lớp tài năng với các nghệ sĩ, chuyên gia
nước ngoài thông qua các hoạt động như
tọa đàm, hội thảo chuyên ngành, biểu
diễn nghệ thuật, tổ chức triển lãm, trại
sáng tác.
Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi,
bảo đảm khách quan, công bằng để học
sinh, sinh viên các lớp tài năng được phát
huy khả năng sáng tạo trong học tập và
nghiên cứu khoa học; khuyến khích việc
tổ chức hội nghị khoa học, giao lưu trao
đổi kinh nghiệm học tập với học sinh,
sinh viên trong nước và quốc tế phù hợp
với lĩnh vực, ngành đào tạo.
Hải pHong
Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật
4 số 1187 l 21.7.2016
Quản lý nhà nước
Ngày 11.7, tại Hà Nội, Ban Chỉ
đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc
gia 2017 - Tây Bắc - Lào Cai đã tổ
chức phiên họp thứ nhất. Đồng chí
Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ
VHTTDL, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm
Du lịch quốc gia 2017 và đồng chí
Nguyễn Văn Vịnh - Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai, Đồng
Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc
gia 2017, chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, ông Hà Văn Thắng
- Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai báo
cáo công tác chuẩn bị Năm Du lịch
quốc gia năm 2017, đồng thời trình bày
dự thảo Chương trình Năm Du lịch
quốc gia 2017. Theo đó, Chương trình
Năm Du lịch quốc gia 2017 do Lào Cai
cùng các tỉnh trong khu vực Tây Bắc
mở rộng tổ chức. Tên gọi dự kiến là
Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai
- Tây Bắc (tiếngAnh là Visit Viet Nam
Year 2017 - Lào Cai - Northwest), chủ
đề đề xuất là “Sắc màu Tây Bắc -
Northwest colors”.
Về thời gian tổ chức, các hoạt động
trong Năm Du lịch quốc gia 2017 được
chuẩn bị từ năm 2016 và chính thức
được thực hiện trong năm 2017, trong
đó Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du
lịch các dân tộc Tây Bắc tại Lào Cai -
hướng tới Năm Du lịch quốc gia 2017
vào quý II/2016. Lễ khai mạc và công
bố Năm Du lịch quốc gia tổ chức vào
tháng 02.2017 gắn với Lễ hội Xuân
Đền Thượng - Lào Cai. Lễ bế mạc
Năm Du lịch quốc gia 2017 tổ chức
vào tháng 11.2017, gắn với Hội chợ
Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào
Cai) lần thứ 17.
Năm Du lịch quốc gia 2017sẽ có 8
hoạt động do Bộ VHTTDL chỉ đạo
hoặc phối hợp với các Ban, Bộ, ngành
Trung ương tổ chức; 5 sự kiện do Lào
Cai chủ trì tổ chức và 12 hoạt động, sự
kiện do các tỉnh trong khu vực Tây Bắc
mở rộng tổ chức. Ngoài ra còn có một
số hoạt động, sự kiện hưởng ứng do
các tỉnh/thành khác hưởng ứng như:
Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa,
Kiên Giang, Cần Thơ. Để chuẩn bị cho
Năm Du lịch quốc gia, Lào Cai và các
tỉnh Tây Bắc mở rộng đã chuẩn bị 8
sản phẩm du lịch đặc trưng của khu
vực trong năm 2017; 4 hoạt động quốc
tế và 8 hoạt động xúc tiến quảng bá.
Trao đổi tại cuộc họp, hầu hết các
đại biểu đều nhất trí cao đối với dự thảo
chương trình Năm Du lịch quốc gia
2017 mà tỉnh Lào Cai đã xây dựng,
đồng thời thống nhất tên gọi, logo,
slogan Năm Du lịch quốc gia 2017
được nêu trong dự thảo. Ngoài ra, các
đại biểu đã góp ý, sửa đổi một số nội
dung trong việc xây dựng kế hoạch, bổ
sung thành phần tham dự Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức, góp ý về công tác xúc
tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du
lịch, hoạt động chuẩn bị cho Năm Du
lịch quốc gia 2017.
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng
Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá cao công
tác chuẩn bị chu đáo Năm Du lịch quốc
gia 2017 của tỉnh Lào Cai và các tỉnh
Tây Bắc. Bộ trưởng khẳng định, dựa
trên sự đồng thuận của các đại biểu,
Năm Du lịch quốc gia 2017 sẽ có tên
đầy đủ là Năm Du lịch quốc gia 2017 -
Lào Cai - Tây Bắc và slogan là “Sắc
màu Tây Bắc”. Logo của sự kiện sẽ sử
dụng logo đã có sẵn của khu vực Tây
Bắc mở rộng để tránh lãng phí.
Năm Du lịch quốc gia 2017 sẽ được
tổ chức tập trung chủ yếu tại Lào Cai
và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tuy nhiên,
Bộ trưởng cũng nhắc nhở các địa
phương khác cần tận dụng cơ hội này
để xây dựng sản phẩm, quảng bá thu
hút du khách. Tỉnh Lào Cai rà soát toàn
bộ chương trình, đảm bảo tổ chức các
hoạt động tiết kiệm, hiệu quả cao.
Về công tác xúc tiến quảng bá, Bộ
trưởng yêu cầu Tổng cục Du lịch hỗ trợ
tỉnh Lào Cai xây dựng chương trình
quảng bá cho Năm Du lịch quốc gia
2017 đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tỉnh
Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc cần làm
tốt công tác thống kê lượng khách và
doanh thu để có kết quả chứng minh
cho sự thành công của Năm Du lịch
quốc gia 2017. Bộ trưởng yêu cầu tỉnh
Lào Cai tổng hợp ý kiến đóng góp tại
phiên họp để hoàn thiện Chương trình
Năm Du lịch quốc gia 2017, trình Bộ
phê duyệt.
Đ.A
“SắcmàuTâyBắc”đượcđềxuấtlàchủđềNămDulịchquốcgia2017
Bộ VHTTDL đã trao trao tặng
danh hiệu “Điểm tham quan hàng đầu
Việt Nam năm 2016” cho Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam. Đây là lần thứ
hai Bảo tàng vinh dự nhận danh hiệu
này. Giải thưởng này được Bộ
VHTTDL trao tặng nhằm vinh danh
các tổ chức, doanh nghiệp khẳng
định được uy tín, chất lượng phục vụ
và hiệu quả kinh doanh trong năm
2015. Trong đó, Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam được bình chọn là một
trong năm điểm tham quan hàng đầu
Việt Nam.
Trong năm qua, Bảo tàng đã không
ngừng đổi mới, tổ chức các trưng bày
chuyên đề và các hoạt động trình diễn
văn hóa đa dạng, sống động thu hút
đông đảo du khách trong và ngoài
nước đến tham quan, trải nghiệm.
Bảo tàng đã xây dựng mới nhà
thủy đình để biểu diễn rối nước truyền
thống, chỉnh trang khuôn viên các
ngôi nhà truyền thống của đồng bào
các dân tộc tiêu biểu, tu sửa một số
công trình, hạng mục xuống cấp để
phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan,
trải nghiệm của du khách trong và
ngoài nước.
t. Hà
Bảo tàng Dân tộc học - Điểm tham quan hàng đầu Việt Nam
5số 1187 l 21.7.2016
Quản lý nhà nước
Sáng 11.7, tại Hà Nội, Cục Điện ảnh
đã tổ chức sơ kết công tác điện ảnh 6
tháng đầu năm 2016.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ
VHTTDLđã tổ chức thành công các đợt
phim kỷ niệm 86 năm Ngày Thành lập
Đảng Cộng sảnViệt Nam và mừng xuân
BínhThân 2016; kỷ niệm 105 năm Ngày
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; chào
mừng các ngày lễ lớn 30.4, 01.5 và Ngày
bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp. Xây dựng Đề án “Mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
định kịch bản phim, phân loại phim; lệ
phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh
doanh sản xuất phim; lệ phí cấp giấy
phép đặt văn phòng đại diện cơ sở điện
ảnh nước ngoài tại Việt Nam; lệ phí cấp
và dán nhãn kiểm soát băng, đĩa hình có
chương trình”. Hoàn thiện đề án “Chính
sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho
hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim
tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt
khó khăn và hỗ trợ sản xuất phim phục
vụ nhiệm vụ chính trị”; Thông tư hướng
dẫn đặt hàng sản xuất phim có sử dụng
ngân sách Nhà nước.
6 tháng đầu năm, Bộ VHTTDL đã
cấp 15 Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh sản xuất phim cho doanh
nghiệp, nâng tổng số hãng phim đã được
cấp giấy chứng nhận lên 399 hãng; thẩm
định 24 kịch bản phim các thể loại, 15
kịch bản phim truyện và 2 kịch bản phim
tài liệu dịch hợp tác với nước ngoài và
có yếu tố nước ngoài; thẩm định 130
phim truyện điện ảnh chiếu rạp, cấp
phép phổ biến 20 phim truyệnViệt Nam,
95 phim truyện nước ngoài… Ngoài ra,
Bộ cũng đã chỉ đạo Cục Điện ảnh và các
đơn vị tham dự các sự kiện điện ảnh
quốc tế tại Nhật Bản, Malaysia, Hồng
Kông (Trung Quốc), Liên hoan phim
Cannes tại Pháp, Liên hoan phim World
Premier tại Philippines (Bộ phim “Cuộc
đời củaYến” đã giành Giải thưởng Phim
hay nhất của Liên hoan). Tổ chức Tuần
phim Việt Nam tại Séc…
Các đơn vị tham dự Hội nghị đã nêu
lên những khó khăn của ngành điện ảnh
trong thời gian qua như: thiếu kinh phí
làm phim; thiếu kịch bản có chất lượng;
nguồn nhân lực không được đào tạo
chuyên nghiệp; chính sách thuế áp cho
ngành điện ảnh còn cao, chưa có đặc thù
riêng… Tuy nhiên, trong bối cảnh khó
khăn của ngành, điện ảnh Việt Nam vẫn
có những bộ phim nhận được sự đánh
giá cao của dư luận trong nước và quốc
tế. Trong đó, đặc biệt là bộ phim “Cuộc
đời củaYến” đã giành Giải thưởng Phim
hay nhất của Liên hoan lần thứ 9 “Phim
Công chiếu quốc tế lần đầu - Philippines
2016”.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng
Vương Duy Biên ghi nhận những thành
tựu cũng như chia sẻ những khó khăn
của ngành trong thời gian qua. Tuy
nhiên, Thứ trưởng cho biết những việc
làm được còn khiêm tốn. Thứ trưởng
cũng khẳng định, muốn làm điện ảnh tốt
thì quan trọng nhất vẫn là tác phẩm điện
ảnh phải tốt. Chúng ta phải làm như thế
nào để vừa truyền thông, vừa quảng bá,
vừa định hướng được công chúng.Trong
khi rạp phim ở các địa phương có nguy
cơ bị thu hồi, chuyển đổi, thuế cao, kinh
phí sản xuất phim không có… nên để
làm được tác phẩm điện ảnh hay trong
điều kiện hiện nay là không dễ dàng.
Thứ trưởng đề nghị, trong thời gian
tới,Vụ Kế hoạch,Tài chính làm báo cáo
và tổ chức cuộc làm việc giữa lãnh đạo
Bộ VHTTDL với Bộ Tài chính về vấn
đề kinh phí, thuế… đối với lĩnh vực điện
ảnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Cục Điện ảnh cũng tập hợp
những ý kiến của các đơn vị điện ảnh,
nêu những khó khăn, bất cập, những đề
xuất, kiến nghị để báo cáo Thủ tướng.
H.p
Cục Điện ảnh sơ kết công tác điện ảnh 6 tháng đầu năm 2016
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 2405/QĐ-BVHTTDL về việc
xếp hạng di tích quốc gia đối với Kênh
Nhà Lê tại NghệAn. Theo đó, khu vực
bảo vệ di tích được xác định theo biên
bản và bản đồ khoanh vùng các khu
vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. UBND
các cấp nơi có di tích được xếp hạng,
trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của
mình, thực hiện việc quản lý nhà nước
đối với di tích theo quy định của pháp
luật về di sản văn hóa. Kênh Nhà Lê là
tuyến đường thủy đầu tiên, được khởi
đào từ năm 983, thời Tiền Lê (981-
1009). Từ đó, các triều đại về sau liên
tục đào thêm nhiều con sông, nối các
sông tự nhiên thành một tuyến đường
thủy kéo dài từ Ninh Bình vào đến Hà
Tĩnh. Các sự kiện đào và mở rộng các
con kênh (sông) thường xuyên được đề
cập đến trong các tư liệu cổ như Đại
Việt sử ký Tiền biên của tác giả Ngô
Thì Sĩ, Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, Đại Nam thực lục do Quốc
sử quán triều Nguyễn biên soạn và một
số bộ địa lý học lịch sử như Nghệ An
ký của tác giả Bùi Dương Lịch, Hoàng
Việt dư địa chí của tác giả Lê Quang
Định… Đoạn Kênh Nhà Lê tại Nghệ
An dài 128km, bao gồm: kênh Mơ (nối
liền sông Hoàng Mai và Sông Thơi),
kênh Dâu (nối sông Thơi với sông
Hàu), kênh Mỹ Giang (nối sông Thơi
với sông Bùng), kênh Đạu và kênh Sắt
(nối sông Bùng với sông Cấm), kênh
Gai, kênh Chính Đích, sông Vĩnh (nối
sông Cấm với sông Lam)... chảy qua
nhiều huyện, thành phố, thị xã trên địa
bàn tỉnh Nghệ An như Hoàng Mai,
Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc,
thành phố Vinh, Hưng Nguyên... Đây
là cơ hội lớn để Nghệ An bảo tồn và
phát huy giá trị của một công trình ghi
dấu ấn lịch sử, tồn tại qua nhiều thế kỷ.
t. Hằng
Xếp hạng di tích quốc gia Kênh Nhà Lê tại Nghệ An
6 số 1187 l 21.7.2016
Quản lý nhà nước
Sáng 14.7, tại Hà Nội, Ban chấp
hành (BCH) Đảng bộ Bộ VHTTDL đã
tổ chức Hội nghị lần thứ 5. Bí thư Đảng
ủy, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã chủ
trì Hội nghị.
Hội nghị nhằm báo cáo sơ kết công
tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm,
nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm
2016; góp ý dự thảo Chương trình hành
động của Đảng ủy Bộ thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội
lần thứ XII Đảng bộ khối các cơ quan
Trung ương và Đại hội Đảng Bộ
VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020.
Báo cáo hoạt động của Ban Thường
vụ trong Quý II năm 2016 nêu rõ: đối
với công tác chính trị tư tưởng, triển
khai các chỉ thị, nghị quyết, trong 6
tháng đầu năm Ban Thường vụ đã chỉ
đạo các cấp ủy cơ sở, các tổ chức đoàn
thể làm tốt công tác tuyên truyền, tổ
chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể thao chào mừng các ngày lễ
lớn của đất nước. Tổ chức nói chuyện
thời sự thông tin chuyên đề về “Kết quả
công tác đấu tranh phòng, chống các
hoạt động sai trái của các thế lực thù
địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng
văn hóa trong những năm vừa qua, dự
báo tình hình và nhiệm vụ trọng tâm
trong thời gian tới” cho gần 350 cấp ủy
viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp,
nâng cao nhận thức về vai trò trách
nhiệm và ý thức cảnh giác trong thực
thi nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên
trong toàn Đảng bộ...
Công tác bổ sung, kiện toàn cấp ủy
được quan tâm chỉ đạo thường xuyên,
công tác phát triển đảng, xét công nhận
đảng viên chính thức được tiến hành
đúng quy trình quy định của Trung
ương: kết nạp được 41 quần chúng ưu
tú vào Đảng, xét chuyển đảng chính
thức cho 09 đảng viên dự bị. Đề nghị
Đảng ủy khối tặng Huy hiệu 30 năm
tuổi Đảng cho 06 đảng viên, cấp mới
149 thẻ đảng viên.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám
sát 6 tháng đầu năm 2016, Đảng ủy và
Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy Bộ đã tiến
hành kiểm tra, giám sát 11 tổ chức
Đảng. Nội dung kiểm tra, giám sát tổ
chức Đảng trong việc chấp hành cương
lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nguyên tắc
tập trung dân chủ. Thực hiện Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng; giữ gìn đoàn kết
nội bộ, việc giáo dục chính trị tư tưởng,
rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức
cách mạng của cán bộ, đảng viên, xây
dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững
mạnh. Kết quả cho thấy, các tổ chức
Đảng được kiểm tra, giám sát đã chấp
hành nghiêm điều lệ Đảng, Cương lĩnh
chính trị, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Vấn đề dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn
kết nội bộ tốt. Có tinh thần trách nhiệm
trong triển khai xây dựng các văn bản,
chương trình công tác, quy chế làm
việc, quy chế phối hợp cấp ủy - thủ
trưởng đơn vị ngay từ đầu nhiệm kỳ
nhưng một số nội dung còn chung
chung. Xây dựng chương trình kế
hoạch kiểm tra, giám sát năm 2016
chưa cụ thể. Cùng với đó, việc duy trì
nền nếp sinh hoạt chi bộ chưa thật tốt,
nội dung sinh hoạt chưa thật phong
phú, còn tập trung nhiều vào công tác
chuyên môn. Công tác quản lý, bổ sung
hồ sơ, giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng
viên, việc thu - chi, quản lý và sử dụng
Đảng phí đã thực hiện theo đúng quy
định của Đảng. Qua làm việc, tổ chức
công tác thường hướng dẫn, tập huấn
tại chỗ một số nội dung cơ bản để đơn
vị điều chỉnh, bổ sung.
6 tháng đầu năm 2016, trong Đảng
Bộ không có đảng viên nào bị xử lý kỷ
luật Đảng. Ban thường vụ Đảng ủy Bộ
đồng ý cho ra khỏi Đảng đối với 02
trường hợp của Đảng bộ Liên đoàn
Xiếc Việt Nam vì hoàn cảnh gia đình,
cá nhân tự nhận thấy không đảm bảo
điều kiện sinh hoạt Đảng.
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Ban
Cán sự, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ
VHTTDL- Lê Khánh Hải đánh giá cao
công tác triển khai và thực hiện Nghị
quyết của Đảng ủy khối các cơ quan
Trung ương cũng như Đảng ủy Bộ
VHTTDL tới các tổ chức đảng cơ sở.
Đồng thời, yêu cầu các cấp Đảng ủy,
Chi ủy cần nâng cao hơn nữa chất
lượng các đợt sinh hoạt Đảng tại chi
bộ, lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc các
ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân đảng
viên thuộc các tổ chức Đảng cơ sở.
Đánh giá nghiêm túc về trách nhiệm,
khả năng chuyên môn, quản lý... của
Thủ trưởng mỗi đơn vị (Bí thư chi bộ),
có như vậy mỗi tổ chức Đảng mới phát
huy được hết sức mạnh và uy tín, giá
trị của mình tại các đơn vị sự nghiệp
hay cơ quan quản lý nhà nước.
tDtt
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ VHTTDL
Bộ VHTTDL vừa ban hành
Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL
ngày 02.7.2016 quy định các biểu
mẫu trong hoạt động đăng ký quyền
tác giả, quyền liên quan. Theo đó, 04
biểu mẫu được ban hành gồm: Tờ
khai đăng ký quyền tác giả, Tờ khai
đăng ký quyền liên quan, Giấy chứng
nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy
chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Đối tượng áp dụng của Thông tư là
các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động đăng ký quyền tác giả,
quyền liên quan.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
Quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả,
quyền liên quan
7số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Cụ thể, Danh mục sản phẩm nghệ
thuật đặt hàng năm 2016 của Liên
đoàn Xiếc Việt Nam gồm 02 gói:
Phục dựng và duy trì 13 tiết mục; Dàn
dựng vở Xiếc mang tựa đề “Tráng sĩ
và ác điểu” do NSƯT Tống Toàn
Thắng đạo diễn và dàn dựng.
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian
Việt Bắc, gồm 03 gói sản phẩm: Phục
dựng, biểu diễn 10 tiết mục Ca, Múa,
Nhạc truyền thống; Dàn dựng, biểu
diễn 02 chương trình ca múa nhạc tổng
hợp gồm “Nơi ngọn nguồn Núi Đợi”
và “Âm vang đại ngàn”; Tổ chức 01
đợt nghiên cứu, sưu tầm chất liệu âm
nhạc và múa của các dân tộc ít người
để xây dựng các tác phẩm nghệ thuật
của nhà hát tại tỉnh Cao Bằng trong
thời gian 07 ngày.
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam,
gồm: 03 gói sản phẩm: Phục dựng lại
40 tiết mục truyền thống (20 tiết mục
ca, 16 tiết mục múa, 04 tiết mục
nhạc); Dàn dựng 02 chương trình
nghệ thuật lớn mang tựa đề “Nếp nhăn
và nụ cười” (gồm 16 tiết mục) và
“Quà tặng tháng 5 dâng Người” (gồm
18 tiết mục); 04 chương trình nghệ:
“Chợ quê”, “Giai điệu tình yêu”, “Ký
ức thời gian” và “Hoa cỏ mùa xuân”.
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Cải lương Việt Nam: Dàn
dựng 02 vở diễn mới gồm “Ngạ quỷ”
(tác giả Thích Nguyên Thanh) và
“Hoàng thúc Lý Long Tường (tác giả
Lê Tiến Thọ); Nâng cao 02 vở diễn
đã dàn dựng là “Linh khí trời Nam”
(tác giả PGS. TS Trần Trí Trắc) và
Gươm thiêng trao Rùa thần (tác giả
Phạm Văn Quý).
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Chèo Việt Nam, gồm 04
vở diễn: “Dây tràng hạt thần kỳ” - tác
giả Trần Đình Ngôn, “Giai điệu Tổ
quốc” (tác giả Vương Huyền Cơ),
“Súy Vân” (tác giả Hàn Thế Du), “Lọ
nước thần” (tác giả Trần Vượng) và
02 gói sản phẩm: Chương trình Năm
cung Chèo II; Biểu diễn giới thiệu
nghệ thuật Chèo (các trích đoạn Chèo
truyền thống và chương trình Năm
cung Chèo 2) với du khách trong
nước và quốc tế tại Rạp Kim Mã.
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Kịch Việt Nam, gồm 05
vở diễn: “Thầy và trò” - tác giả
Nguyễn Đăng Chương; “Biệt đội báo
đen” (Lính trận) - tác giả Chu Lai;
“Khát vọng” - tác giả Tạ Xuyên; “Lão
hà tiện” - tác giả Moliere; “Thúy
Kiều” - tác giả Nguyễn Hiếu.
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Múa Rối Việt Nam, gồm
03 gói sản phẩm: Bảo tồn Nghệ thuật
Múa Rối truyền thống; Dàn dựng 02
chương trình Rối cạn phục vụ thiếu
nhi: Chương trình Múa Rối cạn hiện
đại và dân gian (08 tác phẩm: Nhịp
điệu tuổi trẻ, Giai điệu bốn phương,
Ngộ nghĩnh hè, Bảy chú lùn, Múa
nón thúng quai thao, Múa Tây
Nguyên, Múa khăn, Múa Chàm); Thể
nghiệm chương trình Rối mới với vở
“Vũ điệu Hồng Hạc Lửa (tác giả
Nguyễn Mai An; Đạo diễn NSND
Thùy Trang).
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam,
gồm 04 gói sản phẩm: 08 chương
trình biểu diễn định kỳ, thường xuyên
tại Nhà hát Lớn Hà Nội (Khát vọng
mùa xuân, Khúc giao mùa, Cung bậc
vào hạ, Hòa âm mùa hạ, Tiếng thu,
Dạ khúc mùa thu, Kẹp hạt dẻ,
Khoảnh khắc và sắc màu); Khôi phục,
nâng cao vở Ballet kinh điển Giselle
(Âm nhạc: A.Adam; Biên đạo:
M.Petipa, Lavrovsky; Dàn dựng:
NSND Kiều Ngân); Biểu diễn nghệ
thuật Opera, Ballet, chương trình
“Sắc màu tình yêu”; Xây dựng mới
vở Múa đương đại “Khoảnh khắc”
(Biên đạo: Nguyễn Ngọc Anh -
NSƯT Tạ Thùy Chi).
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Tuổi trẻ, gồm 05 gói sản
phẩm: 03 chương trình phục vụ thiếu
nhi (Vở kịch “Cậu bé khổng lồ lạc
vào hang kiến” (tác giả Toàn Thắng);
Vở “Ông Ba bị” (tác giả Việt Hưng -
Chí Huy); Chương trình Ca múa tạp
kỹ “Phiêu lưu trong thế giới hoạt hình
III” (tác giả Nguyễn Toàn Thắng); 02
chương trình Ca Nhạc phục vụ nhiệm
vụ chính trị (“Trảy hội mùa Xuân” và
“Chân lý trong tôi”; chương trình Ca
Nhạc “Giai điệu quê hương”);
Chương trình Ca Nhạc Ngày văn hóa
Việt Nam tại Philippines; Vở diễn
“Sau lưng là cả bầu trời” (tác giả Lê
Thu Hạnh); Vở “Lời nói dối cuối
cùng” (tác giả Lưu Quang Vũ).
Danh mục sản phẩm nghệ thuật
của Nhà hát Tuồng Việt Nam, gồm: 03
vở diễn “Sân Hậu” (tác giả Nguyễn
Xuân Yến); “Ao làng” (tác giả Chu
Thơm); “Thoại Khanh Châu Tuấn (tác
giả Tống Phước Phổ); Các trích đoạn
tiêu biểu trong các vở Tuồng truyền
thống (Ông già cõng vợ đi xem hội,
Hồ Nguyệt cô, Ôn Đình chém Tá, Ngũ
biến, Nhã nhạc Cung đình Huế, Độc
tấu Kèn cùng dàn nhạc, Khải hoàn).
H.p
PhêduyệtDanhmụcsảnphẩm… (Tiếp theo trang 1)
15.8.2016, bãi bỏ Quyết định số
88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17.10.2006
của Bộ Văn hóa-Thông tin về việc
ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng
nhận đăng ký quyền tác giả, quyền
liên quan. Các Giấy chứng nhận đăng
ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận
đăng ký quyền liên quan đã cấp theo
mẫu ban hành kèm theo Quyết định
số 88/2006/QĐ-BVHTT tiếp tục có
hiệu lực.
H.p
8 số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn
Ngọc Thiện cho biết, giai đoạn 2001-
2010, khách quốc tế đến Việt Nam tăng
trưởng với tốc độ trung bình 8,97%/năm,
khách du lịch nội địa tăng trung bình
10,18%/năm. Tổng thu từ khách du lịch
tăng trung bình 18,71%/năm, đạt hơn
96.000 tỷ đồng năm 2010. Giai đoạn
2011-2015, tốc độ tăng trưởng khách du
lịch quốc tế đạt trung bình 9,48%/năm.
Báo cáo tác động kinh tế của ngành du
lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế
giới cho thấy, năm 2015, ngành du lịch
Việt Nam đóng góp trực tiếp 6,6% GDP,
tổng đóng góp 13,9% GDP. Về giá trị
tuyệt đối, đóng góp của du lịchViệt Nam
xếp hạng 40 thế giới; về giá trị tương đối
(tỷ lệ đóng góp so với GDP), du lịchViệt
Nam xếp hạng 55 trên thế giới.
Mặc dù có nhiều lợi thế về tài
nguyên văn hóa và tự nhiên, song những
hạn chế chủ yếu được Bộ trưởng
Nguyễn Ngọc Thiện chỉ ra là hiệu quả
xúc tiến quảng bá du lịch chưa cao, mức
độ mở cửa quốc tế còn thấp, thiếu sản
phẩm du lịch nổi trội, chất lượng nguồn
nhân lực và dịch vụ chưa đáp ứng yêu
cầu thực tế. Bên cạnh đó, quy định pháp
lý, công tác quản lý điểm đến và môi
trường du lịch bộc lộ một số bất cập, cơ
sở hạ tầng giao thông còn hạn chế; phối
hợp liên ngành, liên vùng và giữa các
doanh nghiệp chưa chặt chẽ.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho
rằng trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh
tế có dấu hiệu chậm lại, trong khi ngành
du lịch còn nhiều tiềm năng để phát triển,
việc xây dựng và triển khai đề án “Phát
triển du lịch Việt Nam trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” là thực sự cần thiết.
Góp ý vào đề án, các đại biểu cho
rằng phát triển du lịch thành ngành kinh
tế mũi nhọn là cần thiết, thương hiệu du
lịch của Việt Nam hiện chưa mạnh do
tỉnh nào xúc tiến du lịch cho tỉnh đó, cần
phải thay đổi phương pháp, nâng cao
hiệu quả xúc tiến du lịch, không phải
Nhà nước xúc tiến quảng bá du lịch mà
để doanh nghiệp đi xúc tiến mới biết họ
cần gì và thị trường cần gì. Đề án cần
làm rõ các vấn đề về môi trường du lịch,
kết cấu hạ tầng và sản phẩm du lịch. Nội
dung được các đại biểu đặc biệt quan
tâm, đó là xã hội hóa hoạt động du lịch
và tính liên ngành, liên vùng trong phát
triển du lịch, xác định vùng trọng điểm,
trung tâm du lịch để liên kết vùng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải
Phòng - Nguyễn Xuân Bình nhận định
xã hội hóa là rất quan trọng, cần có chính
sách định hướng xã hội hóa hoạt động
du lịch. Tuy nhiên, phải xác định rõ, xã
hội hóa không có nghĩa là không dùng
tiền Nhà nước, là dùng tiền xã hội hóa
không hiệu quả. Cần có cơ chế sử dụng
tiền xã hội hóa đó hiệu quả và tiết kiệm.
Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí
Minh - Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng,
phải điều chỉnh quy định pháp luật để
có thể xã hội hóa được. Quy định pháp
luật hiện rất rời rạc, cơ chế rất khó. Để
xin phép được tu sửa một di tích, người
dân gặp rất nhiều khó khăn, làm sao xã
hội hóa có thể thúc đẩy và khai thác
được tài nguyên du lịch, cần có cách
nhìn khác mới tạo động lực được. Còn
theo ông Nguyễn Duy Bắc - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cần có sự
tham gia phối kết hợp của các Bộ, ngành
để du lịch Việt Nam trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,
cần có một Nghị quyết của Bộ Chính trị
về vấn đề này vì mặc dù các giải pháp
đã cụ thể, phân chia trách nhiệm nhưng
có nơi thực hiện tốt, có nơi chưa tốt, có
những vấn đề phải có quan điểm mới
giải quyết được. Nếu đặt ngành du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn cho đúng
nghĩa, cần phải ưu tiên và có giải pháp
phù hợp. Trước đây, ngành du lịch chạy
theo số lượng khách nhưng giờ phải đi
vào chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng.
Chính phủ đã họp và cho một cơ chế đặc
biệt, để Bộ Công an và Bộ Ngoại giao
làm visa điện tử, không miễn visa vì với
khách du lịch, không phải vấn đề tiền mà
là thời gian, thủ tục phiền hà. Quyết sách
làm visa điện tử là rất đúng, cần thống
nhất đẩy nhanh làm visa điện tử và có
mức lệ phí làm visa thích hợp.
”Nghị quyết của Bộ Chính trị ngoài
giúp cho phát triển du lịch, phải nhấn
mạnh đến văn hóa ứng xử, văn minh đô
thị, nhân chuyện du lịch để có bước đẩy
mạnh quản lý môi trường, xã hội cũng
như vệ sinh môi trường, đưa nếp sống
vào văn minh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam nói.
Thúcđẩyngànhdulịchpháttriển
vàcấtcánh
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ đề nghị Bộ VHTTDL
tiếp thu các nội dung đã được đại biểu
phân tích, đánh giá, tổng hợp, coi đây là
cơ hội hiếm có để thúc đẩy ngành du
lịch phát triển và cất cánh. Đề án cần
thiết kế lại, đánh giá thực trạng, những
mặt mạnh, những yếu kém tồn tại do
nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân nội tại, đánh giá tiềm năng và lợi
thế tĩnh, lợi thế động.
Phó Thủ tướng cho rằng đề án cần
nêu rõ tuy có nhiều kết quả nhưng du
lịch Việt Nam còn nhiều rào cản, khó
khăn và nhiều yếu kém so với tiềm năng,
lợi thế tĩnh và lợi thế cạnh tranh. Phó
Thủ tướng nêu rõ đề án cần đề cập đến
việc liên kết giữa các thành phần du lịch.
Hiện nay, việc liên kết ngành, liên kết
vùng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả, chất
lượng sản phẩm khai thác và khả năng
cạnh tranh còn hạn chế, thiếu các sản
phẩm mang tính khác biệt, thiếu bản sắc
dân tộc, thiếu đa dạng, chưa có sản phẩm
mang tính quốc gia, chưa có khu du lịch
quốc gia, đô thị du lịch theo tiêu chí của
Luật Du lịch. Công tác quản lý du lịch,
môi trường du lịch còn yếu kém.Về chủ
trương, mục tiêu cần đặt du lịch trong
mối quan hệ với các ngành kinh tế hiện
nay, có kiến nghị với Đảng, Nhà nước,
để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
HộinghịgópýĐềánPháttriển... (Tiếp theo trang 1)
9số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 15.7, Bộ VHTTDL ban hành
Công văn số 2724/BVHTTDL-VHCS
gửi UBND tỉnh Đắk Lắk về việc đồng
ý chủ trương lồng ghép Liên hoan Cồng
chiêng Tây Nguyên vào chuỗi các hoạt
động của Lễ hội Cà phê Buôn MaThuột
lần thứ 6 năm 2017 tại tỉnh Đắk Lắk.
Tại Công văn này, Bộ VHTTDL
nêu rõ, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
lần thứ 6 năm 2017 và Liên hoan Cồng
chiêng Tây Nguyên là hai sự kiện quan
trọng, nổi bật của tỉnh. Do đó, Bộ
VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Đắk
Lắk xây dựng chương trình, kịch bản,
kế hoạch lồng ghép hai nội dung trên,
đảm bảo khoa học, thiết thực, hiệu quả,
tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh
tế, văn hóa-xã hội của địa phương; đề
cao giá trị văn hóa truyền thống tiêu
biểu của đồng bào Tây Nguyên nói
chung và Đắk Lắk nói riêng, nhằm
quảng bá hình ảnh quê hương, đất
nước, xúc tiến thương mại đầu tư du
lịch đạt hiệu quả, tránh phô trương,
hình thức, lãng phí.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là
hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá,
giới thiệu sản phẩm cà phê Việt Nam
nói chung, Cà phê Buôn Ma Thuột -
Đắk Lắk nói riêng, khẳng định vị trí
quan trọng của cà phê Việt Nam trong
ngành cà phê thế giới; đồng thời tăng
cường xúc tiến thương mại, mời gọi
đầu tư; nâng cao chất lượng, hiệu quả
trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu…
hướng đến sự phát triển bền vững của
ngành cà phê Việt Nam nói chung và
cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng.
H.Quân
Lồng ghép Liên hoan Cồng Chiêng Tây Nguyên
vào Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 6
nhọn, có khả năng cạnh tranh quốc tế và
phát triển bền vững; có đề án xây dựng
một số điểm đến du lịch là điểm phải
đến.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý đề án phải
nóirõkhôngnhấtthiếttỉnhnàocũngphải
đưadulịchthànhngànhkinhtếmũinhọn.
Về giải pháp, phải đặt du lịch trong bối
cảnhtáicơcấunềnkinhtế.Thựcchấtđưa
du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
chính là tái cơ cấu ngành du lịch.
tHế Hùng
Nhânkỷniệm40nămThiếtlậpQuan
hệ ngoại giao Việt Nam-Philippines
(12.7.1976-12.7.2016), Bộ VHTTDL
phối hợp với Ủy ban Văn hóa và Nghệ
thuậtquốcgiaPhilippinesvàĐạisứquán
Việt Nam tại Philippines tổ chức Những
Ngày Văn hoá Việt Nam tại Philippines
từ 12-16.7.2016.
Tối 13.7, tại Trung tâm Văn hóa
Philippines (Manila), đã diễn ra Lễ Khai
mạc chính thức Những Ngày Văn hoá
ViệtNamtạiPhilippines2016vàchương
trình nghệ thuật đặc biệt do các nghệ sĩ
Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam dàn dựng và
biểu diễn. Tham dự Lễ Khai mạc có Chủ
tịch Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật quốc
gia Philippines - Felipe M. De Leon, Jr.,
Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Vương Duy
Biên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt
Nam tại Cộng hòa Philippines - Trương
Triều Dương, cùng đại diện các Bộ,
ngành nước sở tại, đại diện các Đại sứ
quán tại Philippines cùng đông đảo khán
giả Thủ đô Manila.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng
Vương Duy Biên nhấn mạnh tầm quan
trọng của chương trình biểu diễn nghệ
thuật này nói riêng cũng như sự kiện
“Những ngày Văn hóa Việt Nam tại
Philippines”nóichungtrongbốicảnhhai
nước đã trở thành Đối tác chiến lược và
CộngđồngchungASEANđãhìnhthành.
Thứ trưởng tin tưởng, thông qua những
hoạt động ý nghĩa này, người dân
Philippines và bạn bè quốc tế hiện đang
sinh sống, học tập, làm việc tại
Philippines có thể hiểu biết nhiều hơn về
nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc
cùng những tiềm năng du lịch to lớn của
Việt Nam. Phát biểu chào mừng tại Lễ
Khai mạc, Ngài Felipe M. De Leon, Jr. -
Chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật
quốcgiaPhilippinesnhấnmạnhđâylàsự
kiện văn hoá rất có ý nghĩa trong quan hệ
giao lưu hợp tác văn hoá giữa hai nước,
là cơ hội để người dân sở tại tìm hiểu các
nét văn hoá đặc sắc của đất nước Việt
Nam, nhưng cũng rất gần gũi với
Philippines. Ngài Chủ tịch bày tỏ mong
muốn sẽ cùng Việt Nam tăng cường hơn
nữamốigiaolưuhợptácvềvănhoágiữa
hai nước trong nhưng năm tới.
Chươngtrìnhnghệthuậtdiễnratrong
không khí sôi động. Các nghệ sĩ đã đem
đếnchongườixemnhiềutiếtmụccamúa
nhạcđặcsắc,đặcbiệtmộtsốtiếtmụcbiểu
diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam như: Đàn
bầu, đàn T’rưng giàu tính nghệ thuật, thể
hiện được nét đẹp của cuộc sống, đất
nước và tâm hồn con người Việt Nam.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ Việt Nam cũng
trình diễn các bài hát nổi tiếng của
Philippines như: “Anak”, “Kailan”…
Chươngtrìnhnghệthuậtđãnhậnđượcsự
hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả
Philippines. Trong khuôn khổ “Những
ngày Văn hóa Việt Nam tại Philippines”,
chiều 13.7, tại Thủ đô Manila đã diễn ra
lễ khai mạc Triển lãm “Sơn mài và Thổ
cẩmViệtNam”.HoạtđộngnàydoTrung
tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam tổ chức, trưng bày giới thiệu hơn
100 hiện vật gồm các sản phẩm sơn mài
và thổ cẩm truyền thống, trang phục áo
dài, trang phục một số dân tộc.
Theo thỏa thuận giữa Bộ VHTTDL
và Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật quốc
gia Philippines, Những Ngày Văn hoá
Philippines tại Việt Nam sẽ được tổ chức
tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thanh Hoá từ
16-20.8.2016. t.Hợp
Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Philippines 2016
10 số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ VHTTDL
đã tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện Đề
án đào tạo bồi dưỡng nhân lực văn hóa
nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030.
Trên cơ sở rà soát nhiệm vụ đào tạo
nhân lực ở nước ngoài của 03 Đề án
ngành VHTTDL đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt: Đề án “Xây dựng
đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đến năm 2020”; Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên
trình độ cao lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
giai đoạn 2011-2020”, Đề án “Đổi mới
và nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn
2011-2020”. BộVHTTDLxây dựng Đề
án “Đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật
ở nước ngoài đến năm 2030”, tích hợp,
lồng ghép 3 Đề án trên về quy mô, phạm
vi, đối tượng và trình độ đào tạo, cân đối
ngân sách triển khai. Đồng thời rà soát,
không đề cập đến những đối tượng đào
tạo trùng lắp với các chương trình, Đề
án học bổng khác do Bộ Giáo dục và
Đào tạo đang quản lý.
Mục tiêu của Đề án là đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao
thuộc lĩnh vực năng khiếu, tài năng văn
hóa nghệ thuật cho đất nước. Phấn đấu
đến năm 2030, đào tạo được ít nhất 300
cử nhân, 180 thạc sĩ, 50 tiến sĩ; 40 người
có trình độ trung cấp và bồi dưỡng ngắn
hạn cho khoảng 360 người. Đối tượng
của Đề án sẽ là các giảng viên, giáo
viên, học sinh, sinh viên tại các học
viện, trường đại học, cao đẳng, trung
cấp, nghiên cứu viên tại các viện nghiên
cứu thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
trên toàn quốc.Trong đó, ưu tiên đào tạo
các chuyên ngành, ngành có nhu cầu
nguồn nhân lực đòi hỏi cấp thiết, trong
nước chưa có khả năng đào tạo hoặc
chất lượng đào tạo còn thấp, tại các cơ
sở đào tạo uy tín, chất lượng cao.
Dự kiến tổng số kinh phí thực hiện
Đề án là 826 tỷ đồng trong đó từ nguồn
ngân sách nhà nước cấp chiếm khoảng
85% tổng kinh phí thực hiện (trung bình
mỗi năm khoảng 50 tỷ đồng) và từ các
nguồn hợp pháp khác chiếm 15% (tài
trợ từ nước ngoài, xã hội hóa, đóng góp
của các trường).
tHu Hằng
Chiều 15.7, tại Hà Nội, Văn phòng
Quốc hội phối hợp với Bộ VHTTDL tổ
chức buổi lễ Tiếp nhận bài “Tiến quân
ca” và truy tặng Huân chương Hồ Chí
Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao, trao tặng
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
cho bà Nghiêm Thúy Băng (phu nhân
cố nhạc sĩ Văn Cao).
ĐếndựbuổiLễcóỦyviênBộChính
trị, Chủ tịch Quốc hội - NguyễnThị Kim
Ngân; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyênChủtịchQuốchội-NguyễnSinh
Hùng; Ủy viên BCH Trung ương Đảng,
Phó Chủ tịch Quốc hội - Phùng Quốc
Hiển; Ủy viên BCH Trung ương Đảng,
Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức
Đam; đại diện Ban, Bộ, ngành Trung
ương… và gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương
Duy Biên cho biết: Thể theo tâm
nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao cùng
toàn thể gia đình mong muốn hiến tặng
bài “Tiến quân ca” cho nhân dân và Tổ
quốc Việt Nam; thực hiện chỉ đạo của
Quốc hội, Bộ VHTTDL đã chủ động
phối hợp với Văn phòng Quốc hội và
các Ban, Bộ, ngành ký kết Văn bản
hiến tặng bài “Tiến quân ca” vào ngày
28.12.2015. Bộ VHTTDLphối hợp với
Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các cơ quan
liên quan làm thủ tục, hồ sơ đề nghị
truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh
của Chủ tịch nước cho cố nhạc sĩ Văn
Cao và Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ cho bà Nghiêm Thúy Băng.
Cũng tại buổi lễ, sau phần tiếp nhận
bài “Tiến quân ca”, thay mặt Đảng và
Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Hồ
Chí Minh cho đại diện gia đình cố nhạc
sĩ Văn Cao; Phó Thủ tướng Chính phủ
Vũ Đức Đam trao Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ cho bà Nghiêm Thúy
Băng (phu nhân cố nhạc sĩ Văn Cao).
t.Hợp
Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng bài“Tiến quân ca”
Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài
đến năm 2030
Ngày 15.7, UBND tỉnh Tiền Giang
tổ chức hội nghị “Phát triển du lịch
2016” nhằm tìm giải pháp phát huy
tiềm năng và thế mạnh ngành du lịch
theo hướng tăng trưởng bền vững.
Triển khai “Quy hoạch phát triển du
lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, các huyện, thành, thị xã của tỉnh
cụ thể hóa qui hoạch phát triển du lịch
gắn với chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội để đầu tư hợp lý và hiệu quả.
Tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách ưu
đãi các doanh nghiệp đầu tư vào các
dự án phát triển du lịch sinh thái gắn
với du lịch cộng đồng cũng như kịp
thời hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó
khăn khi triển khai các dự án du lịch.
Đặc biệt, Tiền Giang có kế hoạch tập
trung nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch tại cù lao Thới Sơn, thành phố
Mỹ Tho theo hai hướng “phát triển du
lịch cộng đồng” với sự tham gia của
người dân địa phương và “phát triển
du lịch chất lượng cao” thông qua việc
TiềnGiang:Tìmgiảiphápthúcđẩydulịchtăngtrưởngbềnvững
11số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Liên hoan nghệ thuật 05 nước Việt
Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và
Thái Lan - 2016 diễn ra từ ngày 18-
25.7 tại thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị. Đây là hoạt động do Cục
Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở
VHTTDL Quảng Trị, Cục Hợp tác
quốc tế, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam,
Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Liên hoan có sự tham gia của 21
đơn vị nghệ thuật trong đó có 17 đơn
vị nghệ thuật trong nước và 04 đơn vị
nghệ thuật nước ngoài với gần 960
nghệ sĩ, diễn viên và hơn 221 tiết mục.
Liên hoan là hoạt động văn hóa
nghệ thuật nhằm thắt chặt tình đoàn kết
hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa
các nước trong vùng Đông Nam Á và
cộng đồng ASEAN; giới thiệu quảng
bá về văn hóa nghệ thuật, đất nước, con
người Việt Nam tới các nước láng
giềng; là dịp để nghệ sĩ hoạt động trong
lĩnh vực Ca, Múa, Nhạc chuyên nghiệp
các nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học
tập kinh nghiệm trong lao động sáng
tạo nghệ thuật; tiếp thu các giá trị độc
đáo, tinh hoa trong nghệ thuật Ca Múa,
Nhạc để làm giàu thêm bản sắc văn hóa
của mỗi quốc gia, vùng miền.
Đ.ngọc
Tối 15.7, tại Trung tâm Văn hóa thể
thao huyện An Phú, tỉnh An Giang đã
diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa,
ThểthaovàDulịchđồngbàoChămnăm
2016 do UBND tỉnhAn Giang tổ chức.
Tham dự Lễ khai mạc có đại diện
lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương,
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; đại diện
lãnh đạo 11 tỉnh/thành (Đà Nẵng,
Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bình Phước, An Giang và
TP. Hồ Chí Minh); gần 600 vận động
viên, diễn viên các đoàn nghệ thuật
dân tộc Chăm ở 11 tỉnh/thành phố,
cùng hàng ngàn bà con dân tộc Chăm,
Kinh, Hoa, Khmer trong và ngoài tỉnh
An Giang.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đồng bào Chăm năm 2016 được tổ
chức tại huyện An Phú, tỉnh An Giang,
từ ngày 15.7 đến 17.7 là sự kiện văn
hóa quy mô lớn, góp phần tăng cường
tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm về tổ chức hoạt
động văn hóa, thể thao và du lịch;
quảng bá giá trị văn hóa của đồng bào
Chăm với cả nước và bạn bè quốc tế;
thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đối với việc bảo tồn, phát huy bản
sắc văn hóa Việt Nam nói chúng và giá
trị văn hóa của đồng bào Chăm nói
riêng trong xu thế hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh
Vĩnh Ái cho biết, Ngày hội Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm
năm 2016 là dịp để các nghệ nhân,
nghệ sĩ, diễn viên, chức sắc tôn giáo
tiêu biểu có cơ hội gặp gỡ, giao lưu văn
hóa, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
Chăm trong cộng đồng, tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đồng bào Chăm năm 2016 được tổ
chức với 5 nội dung chính: Liên hoan
nghệ thuật quần chúng, biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn giới thiệu trang phục
truyền thống dân tộc Chăm và lễ hội
dân tộc; Giới thiệu văn hóa ẩm thực,
Triển lãm nghề truyền thống; Hội thảo
“Văn hóa đồng bào Chăm trong công
cuộc xây dựng và phát triển bền vững
đất nước”; Giao lưu biểu diễn nghệ
thuật và tham quan tại An Giang; Hội
thi các môn thể thao.
Viết Ý
Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đồng bào Chăm 2016
Liên hoan nghệ thuật Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar
và Thái Lan 2016
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các
khu nghỉ dưỡng, resort, khu vui chơi
giải trí tổng hợp, chất lượng cao phù
hợp với qui hoạch phát triển du lịch đã
được phê duyệt. Cùng với đó, tỉnh
phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế
Nhật Bản phát huy hiệu quả dự án du
lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè),
tổ chức Lễ hội du lịch Làng cổ Đông
Hòa Hiệp hai năm một lần, tiến tới
mỗi năm tổ chức một lần nhằm quảng
bá đặc trưng du lịch miền sông nước
của tỉnh.
Để các giải pháp phát huy hiệu quả
trong đời sống, tạo chuyển biến cho
ngành du lịch tỉnh, Tiền Giang coi
trọng hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng
phục vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, kịp thời chấn chỉnh
các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh
du lịch tạo niềm tin cho du khách, đẩy
mạnh hợp tác phát triển du lịch với TP.
Hồ Chí Minh cũng như liên kết vùng,
tiểu vùng trong lĩnh vực du lịch…
Theo Sở VHTTDLtỉnh Tiền Giang,
trên địa bàn tỉnh hiện có 50 đơn vị kinh
doanh lữ hành trong đó có 14 đơn vị
kinh doanh lữ hành quốc tế, 24 điểm
tham quan và khu du lịch lớn, 14 làng
nghề truyền thống, 400 tàu du lịch, 300
đò đưa đón du khách… Hàng năm, tốc
độ tăng trưởng du lịch Tiền Giang đạt
bình quân 10%. Năm 2016, tỉnh phấn
đấu đón 1.630.000 lượt du khách, trong
đó có 580.000 khách quốc tế.
Huy Long
12 số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
So với các quốc gia trong khu vực
ASEAN, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp
tự nhiên rất hấp dẫn và ổn định chính
trị cao, đây là yếu tố thuận lợi thu hút
các nhà đầu tư du lịch của nước ngoài
đến Việt Nam. Đó là chia sẻ của ông
Chua Wee Phong - Phó Chủ tịch cấp
cao Công ty niêm yết Singapore Press
Holdings Limited tại Hội nghị Đầu tư
ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam
2016, tổ chức ngày 13.7 tại TP. Hồ Chí
Minh. Hội nghị Đầu tư ngành dịch vụ
khách sạn Việt Nam 2016 tạo cơ hội
cho các chủ khách sạn, nhà điều hành,
quản lý, nhà đầu tư trong ngành khách
sạn Việt Nam đối thoại về môi trường
đầu tư tại Việt Nam; cách xây dựng
thương hiệu và thiết kế khách sạn; đàm
phán hợp đồng; thu hút đầu tư xây
dung, khai thác các sân golf và khu
phức hợp khách sạn…
Theo ông Chua Wee Phong, với
tình hình chính trị ổn định, sự ưu đãi
của thiên nhiên cũng như Chính phủ
Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều
chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là
lý do vì sao hầu hết các nhà đầu tư
nước ngoài đều rất tự tin và sẵn sàng
đầu tư mạnh vào thị trường du lịch tại
Việt Nam.
Chia sẻ về sự phát triển du lịch Việt
Nam trong thời gian sắp tới, ông Hà
Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục Du lịch cho biết: Dự kiến đến năm
2020, du lịch Việt Nam sẽ đón khoảng
13-15 triệu lượt khách quốc tế, do đó
nhu cầu dịch vụ khách sạn lưu trú sẽ
tăng cao. Nhằm phát triển du lịch, đồng
thời khẳng định Việt Nam là điểm đến
an toàn, thân thiện, hấp dẫn, Chính phủ
Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp
thúc đẩy đầu tư, trong đó có đầu tư vào
các lĩnh vực du lịch như cơ sở lưu trú,
nhà hàng, nghỉ dưỡng, dịch vụ giải trí
về đêm…
Liên quan đến lĩnh vực đầu tư vào
các nhu cầu giải trí, dịch vụ về đêm,
ông Hà Văn Siêu cho rằng: Đầu tư phát
triển các dịch vụ giải trí về khuya là
việc làm cần thiết để giữ chân du
khách, nhất là du khách nước ngoài. Vì
vậy, các cơ quan chức năng của Việt
Nam cũng như Tổng cục Du lịch
nghiên cứu, ban hành chính sách tạo
điều kiện phù hợp nhất để có thể phát
triển dịch vụ này trong tương lai, thu
hút thêm cơ hội đầu tư từ nước ngoài.
Tại hội nghị, các nhà đầu tư nước
ngoài rất hoan nghênh trước những
chính sách của Chính phủ Việt Nam
trong nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành
du lịch. Để quảng bá và thu hút nhiều
nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam,
các nhà đầu tư cho rằng, Chính phủ
Việt Nam cần chủ động hơn nữa khi
giới thiệu những nét đặc sắc của Việt
Nam ra thế giới; đồng thời cần liên kết
du lịch với các nước khác trong khu
vực để ngày càng có thêm nhiều du
khách thế giới biết đến.
Huy Long
Hướng tới kỷ niệm 69 năm
Ngày Thương binh-Liệt sĩ
(27.7.1947-27.7.2016), ngày 12.7,
tại Khu di tích Thành cổ Quảng Trị,
UBND tỉnh Quảng Trị đã khai mạc
Trại sáng tác điêu khắc đá với chủ
đề “Thành cổ Quảng Trị - Bất tử và
hồi sinh”.
Tham gia trại sáng tác có 22 tác
phẩm tiêu biểu được chọn lựa từ
nhiều tác phẩm khác nhau của các
nhà điêu khắc trong nước. Chất liệu
sử dụng là đá Granite nguyên khối
tự nhiên. Các tác phẩm điêu khắc đã
thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí
quật cường, bất khuất, sự hy sinh
oanh liệt của quân, dân ta trong 81
ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã
Quảng Trị năm 1972. Bên cạnh đó,
các tác phẩm trong trại sáng tác đều
có bố cục chặt chẽ, hình thức thể
hiện sống động thể hiện kỹ thuật và
mỹ thuật mang tính nghệ thuật cao.
Trại sáng tác được tổ chức có ý
nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn
sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước
nhớ nguồn” đối với các thế hệ cha
ông đi trước những con người thầm
lặng hi sinh máu xương vì độc lập
dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ bảo vệ đất nước của dân
tộc, Thành cổ Quảng Trị là nơi diễn
ra cuộc chiến đấu anh dũng, kiên
cường của quân và dân ta, đỉnh cao
là chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ
Thành cổ và thị xã Quảng Trị. Hàng
vạn chiến sĩ giải phóng quân đang ở
lứa tuổi thanh xuân đã chiến đấu anh
dũng và hi sinh. Trong những năm
qua, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
Trung ương và các đơn vị, tổ chức,
cá nhân, tỉnh đã đầu tư xây dựng
nhiều hạng mục quan trọng của di
tích Thành cổ Quảng Trị. Hiện nay,
Thành cổ đã trở thành một điểm đến
linh thiêng của mọi người dân trên
khắp mọi miền của Tổ quốc để tri ân
các anh hùng liệt sĩ.
Trại sáng tác bế mạc ngày 22.7.
Các tác phẩm sau khi chế tác hoàn
thiện được trưng bày tại khuôn viên
Khu di tích Thành cổ Quảng Trị.
MạnH Huân
Hội nghị Đầu tư ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam 2016
Trại điêu khắc“Thành cổ Quảng Trị - Bất tử và hồi sinh”
13số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 15.7, tại thành phố Quảng
Ngãi, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
phối hợp với Sở VHTTDLQuảng Ngãi
tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc
“Văn hóa dân gian với vấn đề biển
đảo”. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng
trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa
biển đảo, bảo tồn di sản văn hóa về
biển đảo.
Tại hội thảo, 38 tham luận có nội
dung về văn hóa dân gian với biển đảo
được các nhà khoa học trình bày. Ông
Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở
VHTTDL Quảng Ngãi cho biết: Trong
gần 10 năm qua, đồng hành cùng cả
nước vì biển đảo, Quảng Ngãi là một
trong những địa phương được đánh giá
đi đầu trong việc phát triển kinh tế biển
đảo, trong việc bảo tồn di sản văn hóa
biển đảo, mà tiêu biểu là phục hồi Lễ
Khao lề thế lính Hoàng Sa. Tỉnh cũng
đã đăng cai tổ chức nhiều cuộc hội thảo
cấp quốc gia liên quan đến biển đảo.
Điều này cho thấy Quảng Ngãi thật sự
quan tâm đến sự phát triển của biển
đảo, sự kiên quyết bảo vệ chủ quyền
biển đảo, nỗ lực cùng cả nước giữ gìn,
phát huy văn hóa vùng biển đảo...
Ông Đặng Ngọc Dũng - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn
mạnh: Là một tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ, Quảng Ngãi là nơi tụ hội,
sinh sống, đánh bắt, nuôi trồng hải sản
và giao lưu buôn bán từ lâu đời của
nhiều lớp cư dân trên dải đất ven biển
miền Trung Việt Nam. Bằng ý chí, kinh
nghiệm và lòng can đảm tuyệt vời, từ
ven bờ và cửa biển, từ đảo Lý Sơn,
người dân Việt Nam từ ngàn xưa đã
vươn ra khơi xa để khai thác sản vật
phong phú trên vùng biển Đông. Ngày
nay, với chiều dài bờ biển trên 130km,
với 5 huyện ven biển và đảo Lý Sơn,
có hàng vạn ngư dân đang ngày đêm
lao động miệt mài trên hàng chục nghìn
tàu, thuyền lớn nhỏ ngoài khơi xa, nhất
là vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa - là
ngư trường truyền thống của ngư dân
Quảng Ngãi.
Quá trình lao động sản xuất của
những người dân Quảng Ngãi can
trường đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa
dân gian đa dạng, phong phú gắn liền
với lịch sử hình thành lâu đời của cộng
đồng dân cư sinh sống ở vùng ven biển
và hải đảo. Tín ngưỡng dân gian, nghệ
thuật dân gian biển đảo ở tỉnh Quảng
Ngãi có những nét tương đồng so với
các vùng biển khu vực miền Trung và
cả nước. Bên cạnh đó, văn hóa dân
gian biển đảo Quảng Ngãi còn có
những nét đặc trưng riêng, được gìn
giữ, lưu truyền qua tín ngưỡng, trí thức,
nghệ thuật dân gian gắn liền với biển
đảo, qua các loại hình truyện kể, ca
dao, dân ca, các phong tục tập quán của
cư dân biển đảo...
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam đã trao Bằng công nhận
Nghệ nhân dân gian cho 4 cá nhân ở
tỉnh Quảng Ngãi.
K.Hoàn
Hội thảo khoa học toàn quốc“Văn hóa dân gian với vấn đề
biển đảo”
Hè năm nay ghi nhận tại các Công
ty lữ hành của Hà Nội cho thấy, thị
trường du lịch có mức tăng trưởng cao,
lượng khách đăng ký tour tăng đột biến.
Các công ty du lịch cũng xây dựng
nhiều tour tuyến mới, tung ra nhiều
chương trình khuyến mại để thu hút
khách.
Đến thời điểm này, ghi nhận tại các
công ty du lịch Hà Nội, lượng khách
tăng mạnh. Tại Công ty cổ phần du lịch
Ha Noi Redtours, kể từ tháng 4 đến nay,
mỗi tháng số lượng du khách đăng kí
tour hè đạt từ 3.500-4.000 khách, trong
đó lượng khách đăng kí tour nước ngoài
chiếm 50%. Theo ông Nguyễn Công
Hoan - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ
phần du lịch Ha Noi Redtours: Dự kiến
đến hết hè, tổng số lượng khách đăng
ký tour của Ha Noi Redtours sẽ tăng
trưởng khoảng 25-30% so với cùng kỳ
năm ngoái. Còn tại Công ty du lịch
Vietravel Hà Nội, dự kiến, đơn vị sẽ thu
hút trên 10.000 lượt khách. Lượng
khách đặt tour hè tại Công ty du lịch
Vietrantour cũng đạt khoảng 10.000
lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ
năm ngoái. Tính đề thời điểm hiện tại,
số lượng suất tour hè tại Vietrantour đã
gần kín chỗ so với kế hoạch đề ra.
Để thu hút khách du lịch trong mùa
hè này, các công ty lữ hành Hà Nội xây
dựng nhiều chương trình mới, hấp dẫn.
Theo Công ty du lịch Vietrantour,
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của
người dân với chi phí tiết kiệm, đơn vị
này tặng đến 7 triệu đồng tour du lịch
hè cùng chương trình tích điểm nhận
quá hấp dẫn với cơ hội nhận vé máy
bay khứ hồi Quảng Bình, Đà Nẵng,
Nha Trang, Singapore hoặc suất tour
trọn gói Singapore 4 ngày. Còn Công ty
du lịch Vietravel Hà Nội áp dụng
chương trình khuyến mại “Hè rực rỡ
2016” cho rất cả các khách hàng khi
đăng ký tour với các hình thức giảm giá
cho khách, bốc thăm trúng thưởng, tặng
quà, hoàn tiền từ đối tác tài chính của
Vietravel. Với nhiều chương trình hấp
dẫn được các đơn vị du lịch tung ra, góp
phần làm cho lượng du khách tăng
trưởng mạnh trong năm nay. Mặc dù
lượng khách tăng nhưng giá tour du lịch
dịp hè cơ bản vẫn ổn định. Các công ty
du lịch cho biết, thời điểm này, họ đặt
dịch vụ du lịch cho khách vẫn ở mức
giá cũ. Trừ một số điểm lượng khách
quá đông có thể giá dịch vụ thay đổi
nhẹ do cung vượt cao so với cầu.
H.L
Hà Nội: Lượng khách du lịch hè tăng cao
14 số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Theo kế hoạch số 132/KH-UBND
của UBND TP. Hà Nội, Festival Áo dài
năm2016cóchủđề“TinhhoaáodàiViệt
Nam” sẽ diễn ra từ 14-16.10.2016 tại
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long -
HàNội.Đâylàhoạtđộngvănhóadulịch,
thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc, là sự kiện du lịch với sự tham gia của
nhiều nhà thiết kế thời trang, nghệ nhân,
nghệ sĩ và những người yêu Hà Nội,
muốn dành công sức, trí tuệ để giới thiệu
với người dân và bạn bè quốc tế những
nét đẹp truyền thống của Thủ đô ngàn
năm văn hiến.
Festival gồm các khu vực giới thiệu
thông tin bằng hình ảnh và tư liệu về lịch
sửhìnhthànhvàpháttriểncủaáodàiViệt
Nam.Trưngbàybộsưutậptrangphụcáo
dài độc đáo xưa và nay trong khuôn viên
3 gian nhà tre giữa thảm cỏ trước cửa
ĐoanMôn;khuvựctrưngbàynguyênvật
liệu,khungdệt,vải,áodàixưavàcácmẫu
thiếtkếmớicủaViệtNam;khuvựctrưng
bày trang phục áo dài của các làng nghề
áo dài truyền thống của Hà Nội như lụa
Vạn Phúc, thêu Quất Động, áo dài Trạch
Xá…;khutrưng bày các mẫu trang phục
áo dài phục vụ trong ngành du lịch; khu
dành cho các doanh nghiệp du lịch lớn ở
Hà Nội và cả nước giới thiệu các sản
phẩm du lịch, khuyến mại; khu vực giới
thiệu ẩm thực Hà Nội… Đồng thời, thao
diễn và may áo dài phục vụ du khách
thamquan.TheoUBNDTP.HàNội,đây
cũng là dịp để các doanh nghiệp hoạt
động lĩnh vực thời trang, doanh nghiệp
du lịch của Thủ đô giao lưu, giới thiệu,
hợp tác ký kết phát triển sản phẩm du
lịch,thờitrangvànhiềulĩnhvựckhácvới
các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
đồng thời, tạo cơ hội để du khách tham
quan, trải nghiệm, tham gia trực tiếp vào
cáchoạtđộngcủaFestivalÁodàiHàNội
năm 2016. Đ.ngọc
Festival Áo dài năm 2016
Từ đầu năm đến nay, tổng lượt
khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng
ước đạt 2.475.000 lượt, tăng 11,1% so
với cùng kỳ 2015, đạt 48,2% kế hoạch
năm 2016. Tổng thu du lịch đạt 7.177,5
tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm
2015, đạt 48,1% kế hoạch năm 2016.
Đến nay, Đà Nẵng có 76 dự án đầu tư
vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư
trên 12 tỷ USD (tương đương 253.000
tỷ đồng), trong đó có 17 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,18 tỷ
USD và 59 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đầu tư 10,84 tỷ USD.
Từ nay đến cuối năm, ngành du lịch
Đà Nẵng tập trung triển khai Đề án phát
triển du lịch thành phố giai đoạn 2016-
2020; phát triển tour, tuyến đường thủy
nội địa trên địa bàn thành phố, trong đó
tập trung đôn đốc đầu tư các vị trí đón
trả khách để hình thành các tuyến, điểm
du lịch đường thủy mới. Ngành du lịch
đề xuất thành lập Trung tâm hỗ trợ và
phát triển nguồn nhân lực du lịch thành
phố Đà Nẵng; đề xuất cơ chế chính sách
đột phá phát triển du lịch 3 địa phương
Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Cùng với
đó thành phố tăng cường công tác kiểm
tra và quản lý nhà nước đối với các hoạt
động lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, các
khu điểm và hướng dẫn viên... Đặc biệt,
ngành du lịch thành phổ tăng cường
tuyên truyền thực hiện Bộ Quy tắc ứng
xử trong hoạt động du lịch. Ông Trần
Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch
Đà Nẵng cho biết: Sở đã chỉ đạo đơn vị
nghiệp vụ dịch Bộ Quy tắc ứng xử sang
tiếng Trung, tiếng Hàn và đề nghị các
đơn vị lữ hành gửi cho các đối tác ở hai
thị trường du lịch trọng điểm này để họ
phổ biến cho du khách khi đến thành
phố tham quan, nghỉ dưỡng. Bộ Quy
tắc được dịch ra hai thứ tiếng này cũng
được phổ biến tại sân bay, nhà ga, các
khu điểm du lịch và hệ thống khách sạn
để du khách biết, tuân thủ quy định và
góp phần xây dựng môi trường du lịch
thành phố thân thiện, bình yên, an toàn.
Sau một số vấn đề ảnh hưởng đến môi
trường du lịch thành phố thời gian qua,
Sở đã yêu cầu 26 Công ty lữ hành trên
địa bàn ký cam kết chấp hành pháp luật
Việt Nam trong quá trình hoạt động.
V.Sơn
Đà Nẵng: Tạo môi trường thuận lợi để du lịch phát triển
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang đẩy
mạnh khai thác tour du lịch “Huế, một
điểm đến 5 di sản”, trong đó có “Thơ văn
chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế”
vừa được Ủy ban Chương trình Ký ức
thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (MOWCAP) công nhận là “Di
sản ký ức thế giới” - đây là di sản thứ 5
của Huế được công nhận trong vòng hơn
20 năm qua. Trước đó, đã có các di sản:
Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc
cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn
và Châu bản triều Nguyễn, vốn đã được
UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Để khai thác tốt lợi thế trên, Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chủ
động quảng bá thương hiệu “Huế, một
điểm đến 5 di sản”, khai thác lợi thế đặc
biệt này để du lịch Huế thực sự mạnh với
“di sản trong di sản” và trở thành điểm
đến lý tưởng cho khách du lịch tham
quan.
Mới đây, tại Lễ vinh danh các doanh
nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm
2016, di tích Đại Nội Huếđã đượcTổng
cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam
chọn làđiểm đến du lịch hàng đầu Việt
Nam. Để trở thành một điểm du lịch
hàng đầu như hiện nay, Trung tâm Bảo
tồn di tích Cố đô Huế đã rất nỗ lực đưa
Đại Nội Huế từ trạng thái cứu nguy khẩn
cấp theo khuyến nghị của UNESCO
sang giai đoạn phát triển và phát huy giá
Khai thác tour du lịch“Huế, một điểm đến 5 di sản”
15số 1187 l 21.7.2016
thông tin trao đổi
Theo nhận định của Hiệp hội Du
lịch Quảng Nam, bên cạnh những thế
mạnh như điểm đến du lịch an toàn,
thân thiện, với nhiều sản phẩm du lịch
được các hãng lữ hành khai thác hiệu
quả như du lịch văn hóa, du lịch sinh
thái gắn với các thương hiệu Hội An,
Mỹ Sơn…, du lịch Quảng Nam cũng
bộc lộ những hạn chế nhất định. Cơ sở
vật chất kỹ thuật của ngành còn yếu.
Hệ thống dịch vụ phục vụ du khách,
nhất là khách quốc tế còn thiếu cả
chiều rộng lẫn chiều sâu. Công tác xúc
tiến du lịch chưa tạo được hiệu ứng
mạnh mẽ từ các thị trường trực tiếp để
kích thích môi trường đầu tư, thu hút
du lịch. Đặc biệt do chưa có chiến lược
đầu tư chiều sâu nên mối quan tâm liên
kết hợp tác của doanh nghiệp còn hạn
chế, sản phẩm du lịch còn trùng lặp,
nghèo nàn… không có khả năng thu
hút và “giữ chân” du khách.
Để ngành kinh tế du lịch phát triển
bền vững, bên cạnh việc chú trọng giải
quyết đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo cơ
chế thuận lợi để thu hút đầu tư, tỉnh
Quảng Nam xác định sẽ tiếp tục nâng
cao chất lượng công tác xúc tiến quảng
bá du lịch; đầu tư du lịch tránh dàn trải;
tập trung vào những sản phẩm chất
lượng và các điểm đến trọng tâm để
kích thích du lịch phát triển.
Trước mắt, những sản phẩm làm nên
chuỗi giá trị cao như du lịch sinh thái
biển đảo gắn với không gian sinh tồn và
các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể
của cư dân vùng biển, sản phẩm du lịch
ở vùng sâu trong đất liền gắn với các giá
trị văn hóa, lịch sử lâu đời của đồng bào
các dân tộc thiểu số, các sản phẩm du
lịch gắn liền với Khu dự trữ sinh quyển
thế giới và khu nghĩ dưỡng Cù Lao
Chàm, Khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ
Hội An, du lịch đường sông, du lịch
làng nghề… sẽ được ưu tiên đầu tư để
“làm mới”, tạo tiền đề thúc đẩy các
chuỗi sản phẩm du lịch khác phát triển.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh
Quảng Nam đã đón 2 triệu lượt khách
đến tham quan, lưu trú, tăng 4,41% so
với cùng kỳ và đạt trên 50% kế hoạch đề
ra. Thị trường khách có cơ cấu khá hợp
lý, phân bổ 50/50 giữa khách trong nước
và quốc tế. Trong đó, thị trường khách
nước ngoài đến Quảng Nam chủ yếu là
từcácnướcTâyÂu,Australia,ĐôngBắc
Á, Bắc Mỹ. trần nguyện
Tối 15.7, tại Nhà thi đấu đa năng
thành phố Cần Thơ, Giải Cầu mây trẻ
toàn quốc năm 2016 do Liên đoàn Cầu
mây Việt Nam (Tổng cục Thể dục thể
thao) phối hợp Sở VHTTDL Cần Thơ
tổ chức đã chính thức khai mạc. Giải
thu hút 190 vận động viên đến từ 14
tỉnh/thành, ngành tham gia như: Hà
Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái,
Bạc Liêu, Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng
Nai, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Sóc
Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Công
an nhân dân. Các vận động viên tranh
tài ở nhóm tuổi từ 17 đến 20 tuổi.
Dự Giải năm nay, cả 14 tỉnh/thành,
ngành đều cử đội tuyển cầu mây nữ
tham gia. Riêng các đoàn Cần Thơ,
Bạc Liêu, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Công an nhân dân và Yên Bái không
cử đội nam tham gia Giải. Ban tổ chức
sẽ tặng Cờ và Huy chương vàng, bạc,
đồng cho các đội hạng Nhất, Nhì và 2
đội đồng hạng Ba khi Giải kết thúc.
Đối với cá nhân, dựa vào kết quả thi
đấu, Liên đoàn Cầu mây Việt Nam sẽ
xét phong đẳng cấp cho các vận động
viên theo quy định.
Ông Lê Thanh Sơn - Trưởng bộ
môn Cầu mây, Tổng cục Thể dục thể
thao cho biết, Giải vô địch Cầu mây trẻ
toàn quốc năm 2016 là giải thể thao
thuộc hệ thống thi đấu quốc gia, được tổ
chức nhằm thúc đẩy phong trào tập
luyện và thi đấu môn cầu mây trên cả
nước nói chung; đồng thời, tạo điều kiện
(Xem tiếp trang 16)
Quảng Nam: Xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng
Khai mạc Giải Cầu mây trẻ toàn quốc năm 2016
trị di tích như hiện nay. Chỉ tính trong
năm 2016,Trung tâm Bảo tồn di tích Cố
đô Huế đã xây dựng kế hoạch đầu tư 129
tỷ đồng trùng tu các di tích Huế.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế thực hiện các chương trình “lễ đổi
gác”, hoặc cảnh “đám cưới trong Hoàng
cung” và các trò chơi “Xăm hường”
hàng ngày để thu hút khách tham quan.
Đặc biệt, Nhà hát DuyệtThị Đường, vốn
là nhà hát trong hoàng cung xưa nay
được khôi phục lại và tổ chức 4 suất
diễn/ngày phục vụ khách tham quan. Chỉ
tính giai đoạn từ năm 2003 đến nay (sau
khi được UNESCO công nhận là di sản
văn hoá phi vật thể của thế giới), Nhà hát
Duyệt Thị Đường đã có trên 40 bài nhạc
lễ, nhiều tiết mục múa Cung đình đặc sắc
như: Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất
quân, Lân mẫu xuất Lân nhi, Lục triệt
hoa mã đăng... được sưu tầm, dàn dựng
và biểu diễn, đưa Nhã nhạc Huế từ chốn
cung đình đến với công chúng và khách
du khách.
Đến đầu tháng 7.2016, Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón đạt
1.308.806 lượt khách du lịch, trong đó
có 718.447 lượt khách quốc tế; tổng
doanh thu bán vé tham quan đạt 141,4
tỷ đồng. Bên cạnh các hoạt động khai
thác, thu hút khách du lịch, công tác tu
bổ di tích Cố đô Huế tiếp tục được đẩy
mạnh với kinh phí thực hiện đến ngày
10.7 đạt 106 tỷ đồng. Một số công trình
tu bổ hoàn thành như Ngọ Môn, Thái
Binh Lâu, Triệu Miếu, Phu Văn Lâu…
đã góp phần trả lại diện mạo vốn có của
di tích.
Q.Việt
16 số 1187 l 21.7.2016
Sự kiện vấn đề
Chiều 14.7, Giải vô địch trẻ và Giải
vô địch thể thao người khuyết tật (Giải
thể thao người khuyết tật) toàn quốc
năm 2016 đã khép lại tại Nhà thi đấu
Tân Bình, với sự thành công vượt trội
của đoàn chủ nhà TP. Hồ Chí Minh.
Ở Giải vô địch, TP. Hồ Chí Minh
khẳng định được sức mạnh và cho thấy
công tác đầu tư cho thể thao người
khuyết tật rất được chú trọng. Đoàn đã
giành vị trí nhất toàn đoàn với thành
tích ấn tượng: 254 Huy chương Vàng,
255 Huy chương Bạc và 178 Huy
chương Đồng. Xếp vị trí thứ hai là đoàn
Hà Nội với 138 Huy chương Vàng, 77
Huy chương Bạc và 49 Huy chương
Đồng. Đoàn Quảng Trị xếp thứ ba toàn
đoàn với 15 Huy chương Vàng, 21 Huy
chương Bạc và 8 Huy chương Đồng.
Ở giải dành cho các vận động viên
trẻ, TP. Hồ Chí minh cũng vượt trội khi
giành vị trí cao nhất với 52 Huy chương
Vàng, 43 Huy chương Bạc và 17 Huy
chương Đồng. Xếp các vị trí tiếp theo
lần lượt là đoàn Thái Nguyên với 6 Huy
chương Vàng và 3 Huy chương Đồng;
Bà Rịa-Vũng Tàu giành 3 Huy chương
Vàng và 6 Huy chương Đồng.
Đây là lần đầu tiên Giải thể thao
người khuyết tật toàn quốc được tích
hợp thêm giải dành cho các vận động
viên trẻ, nhằm khuyến khích phong
trào tập luyện thể thao và phát triển thể
thao người khuyết tật ở các địa
phương. Theo ông Vũ Thế Phiệt - Phó
Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội
Paralympic Việt Nam, giải năm nay
cho thấy các tỉnh/thành đã có nhiều sự
đầu tư cho các vận động viên khuyết
tật. Đặc biệt, qua giải trẻ đã phát hiện
được nhiều vận động viên trẻ ở môn
điền kinh tiệm cận thành tích quốc gia.
Giải thể thao người khuyết tật toàn
quốc năm 2016 thu hút hơn 1.000 vận
động viên và huấn luyện viên đến từ 27
đoàn thuộc các tỉnh, thành phố trong cả
nước tham gia, tranh tài ở 7 môn gồm:
điền kinh, bơi lội, bóng bàn, cử tạ, cầu
lông, cờ vua, boccia (dành cho người
bại não).
t.LâM
TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải thể thao người khuyết tật
toàn quốc năm 2016
Ngày 17.7, tại Trung tâm Thể dục
thể thao Quốc phòng 4 - Quân khu 9,
thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Thể thao
dưới nước Việt Nam, Tổng cục Thể
dục thể thao đã tổ chức khai mạc Giải
bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia 2016.
Giải bơi, lặn vô địch trẻ toàn quốc
năm nay thu hút sự tham gia của 350
vận động viên nam, nữ, huấn luyện
viên đến từ 35 tỉnh/thành, ngành. Tại
giải lặn, các vận động viên thi đấu ở
các nội dung: lặn tốc độ, lặn khí tài, lặn
chân vịt đôi, lặn vòi hơi chân vịt và tiếp
sức, ở các cự ly: 50m, 100m, 400m,
800m, 1500m; thi tiếp sức ở các cự ly
4x100m, 4x200m… Còn tại giải bơi,
các vận động viên thi đấu ở 6 nội dung
gồm: bơi tự do, bơi ếch, bơi ngửa, bơi
bướm, bơi hỗn hợp và tiếp sức.
Kết thúc giải, các vận động viên
xuất sắc nhất ở các trận chung kết xếp
hạng sẽ được Tổng cục Thể dục thể
thao trao huy chương vàng, bạc, đồng.
Đặc biệt, tại giải, các vận động viên thi
đấu tốt cũng được công nhận kỷ lục
quốc gia; công nhận thành tích đẳng
cấp đạt tiêu chuẩn chuyên môn.
Tại Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc
gia năm nay, Hiệp hội thể thao dưới
nước Việt Nam còn tổ chức nội dung
thi đấu bơi, lặn mở rộng tranh huy
chương vàng, bạc, đồng của Hiệp hội
Thể thao dưới nước Việt Nam ở 3
nhóm tuổi gồm: Nhóm 1 (từ 13 tuổi
đến 14 tuổi), nhóm 2 (từ 11 tuổi đến 12
tuổi), nhóm 3 (dưới 10 tuổi).
Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia
được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá
công tác đào tạo vận động viên bơi, lặn
tại các địa phương, các ngành trong cả
nước. Giải nhằm tăng cường các hoạt
động thể dục thể thao, tạo cơ hội cho
các vận động viên trẻ cọ xát và nâng
cao trình độ chuyên môn. Giải cũng là
dịp để cơ quan chức năng đánh giá,
tuyển chọn vận động viên cho các đội
tuyển trẻ quốc gia, qua đó, có hướng
tập trung đầu tư, bồi dưỡng các vận
động viên bơi, lặn xuất sắc cho đội
tuyển quốc gia tham dự các giải khu
vực và quốc tế trong thời gian tới.
Dự kiến, Giải bơi, lặn vô địch trẻ
quốc gia 2016 diễn ra đến hết ngày
25.7.
nguyễn cúc
Khai mạc Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia 2016
cho các vận động viên trẻ có dịp thi đấu
cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn.
Thông qua Giải đấu này, các nhà
chuyên môn của Liên đoàn Cầu mây
Việt Nam sẽ tuyển chọn những vận
động viên xuất sắc để bổ sung vào Đội
tuyển quốc gia chuẩn bị cho những giải
đấu quốc tế trong thời gian tới.
Trận đấu khai mạc Giải đã diễn ra
ở bảng nam giữa 2 đội cầu mây nam
của các tỉnh Sóc Trăng và Thanh Hoá.
Kết quả, đội Thanh Hoá đã giành chiến
thắng 2-0 trước Sóc Trăng.
Dự kiến, Giải sẽ diễn ra đến hết
ngày 26.7. nAM AnH
KhaimạcGiảiCầumây... (Tiếp theo trang 15)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
 
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAYLuận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 

Viewers also liked

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnPham Long
 
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcThư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnPham Long
 
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnPham Long
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức Pham Long
 
Thụy sĩ cổ kính và văn minh
Thụy sĩ cổ kính và văn minhThụy sĩ cổ kính và văn minh
Thụy sĩ cổ kính và văn minhPham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnPham Long
 
Mặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpMặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpPham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014Pham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015Pham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

Viewers also liked (13)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1179 - vanhien.vn
 
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ ĐứcThư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
Thư ngỏ gửi tác giả Tạ Đức
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
 
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Thụy sĩ cổ kính và văn minh
Thụy sĩ cổ kính và văn minhThụy sĩ cổ kính và văn minh
Thụy sĩ cổ kính và văn minh
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 10-2014 - vanhien.vn
 
Mặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpMặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớp
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2-2015
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1187 ngày 21.7.2016 Ảnh:C.T.V - “Sắc màu Tây Bắc” được đề xuất là chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2017 (Tr.4) - Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng bài“Tiến quân ca” (Tr.10) - Quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Tr.6) - Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm 2016 (Tr.11) trong số này 113 hồ sơ đủ điều kiện đề nghị trao tặng GiảithưởngHồChíMinh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2016 Trong 2 ngày 12-13.7 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện - Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2016 đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng nhằm tổ chức xét, lựa chọn những hồ sơ có đủ điều kiện và tiêu chuẩn trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2016. (Xem tiếp trang 2) Ngày 15.7, tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho đề án “Phát triển ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Phó Thủ tướng Chính phủ - Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đồng chủ trì Hội nghị. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện khái quát những thế mạnh đồng thời chỉ rõ một số mặt còn hạn chế của du lịch Việt Nam, như xúc tiến quảng bá du lịch chưa cao, mức độ mở cửa quốc tế còn thấp, thiếu sản phẩm du lịch nổi trội, chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế... Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, trong khi ngành du lịch còn nhiều tiềm năng để phát triển, việc xây dựng đề án “Phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” là thực sự cần thiết. (Xem tiếp trang 8) PhóThủtướngVươngĐìnhHuệvàPhóThủtướngVũĐứcĐamchủtrìHộinghị Phê duyệt Danh mục sản phẩm nghệ thuật đặt hàng năm 2016 Bộ VHTTDL đã ban hành các Quyết định phê duyệt Danh mục sản phẩm nghệ thuật đặt hàng năm 2016 của các đơn vị nghệ thuật Khối Nhà hát thực hiện thí điểm áp dụng lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09.8.2012 của Chính phủ. Theo đó, Danh mục đặt hàng năm 2016củaLiênđoànXiếcViệtNamgồm02góisảnphẩmnghệthuật;NhàhátCa Múa Nhạc Dân gianViệt Bắc 03 gói sản phẩm; Nhà hát Ca Múa NhạcViệt Nam 03 gói sản phẩm; Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng 02 vở mới và nâng cao 2 vở diễn; Nhà hát Chèo Việt Nam 04 vở diễn… (Xem tiếp trang 7) HộinghịgópýĐềán “PháttriểnngànhdulịchViệtNam trởthànhngànhkinhtếmũinhọn”
  • 2. Quản lý nhà nước 2 số 1187 l 21.7.2016 Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, kết quả, có 18/25 hồ sơ đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2016; 95/133 hồ sơ đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2016. Danh sách tổng hợp kết quả xét tặng các Giải thưởng sẽ được đăng tải trên CổngThông tin điện tử của BộVHTTDLđể tham khảo, tiếp thu các ý kiến từ rộng rãi dư luận. pV 113hồsơđủđiềukiệnđềnghị... (Tiếp theo trang 1) Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Theo đó, về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích, Nghị định nêu rõ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (Giấy chứng nhận hành nghề) được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định đối với từng trường hợp cụ thể. Cụ thể, để được cấp Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, tổ chức phải đáp ứng điều kiện: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 2 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích. Để được cấp Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế-kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, tổ chức phải đáp ứng điều kiện: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 3 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế-kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích phải đáp ứng điều kiện: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 3 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích phải được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 2 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích. tHu Hằng * Chiều 14.7, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã tiếp Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam - bà Camilla Mellander. Tại buổi tiếp, bà Camilla Mellander thông báo với Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội trong nhiệm kỳ vừa qua đã tổ chức nhiều sự kiện, đặc biệt là các sự kiện văn hóa tại Việt Nam và luôn tìm ra những điểm chung giữa văn hóa hai quốc gia: Việt Nam-Thụy Điển. Đại sứ Thụy Điển vui mừng chia sẻ về lượng khách du lịch Thụy Điển tới Việt Nam đã tăng 3 lần trong 4 năm qua. Kết quả này có một phần rất lớn của chính sách miễn thị thực nhập cảnh của Việt Nam áp dụng với du khách Thụy Điển. Ngoài ra, bà Đại sứ cũng bàn về các vấn đề hợp tác thể thao giữa hai nước. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cảm ơn về những đóng góp trong nhiệm kỳ qua của bà Đại sứ trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, hai bên đã có sự hợp tác thành công. Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ chỉ đạo Cục Hợp tác quốc tế của Bộ và đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác. Đặc biệt về du lịch, Bộ trưởng mong muốn ngày càng có nhiều khách du lịch Thụy Điển tới Việt Nam. * Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã tiếp Đại sứ Thái Lan - Manopchai Vongphakdi nhân dịp Đại sứ nhận nhiệm kỳ công tác mới tại Việt Nam. Ngài Đại sứ vui mừng thông báo, thời gian qua, Việt Nam và Thái Lan đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa giữa hai nước. Tới đây, hai nước sẽ tổ chức Những ngày Văn hóa Thái Lan tại Việt Nam từ ngày 27.7 đến 01.8 và sau đó là Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Thái Lan sẽ được tổ chức từ 08-13.8 tại Bangkok và một số địa phương khác. Hiện hai bên cũng đã thống nhất kế hoạch hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan giai đoạn 2016- 2018 và sẽ triển khai việc ký kết dự kiến nhân dịp Hội chợ quốc tế ITE vào tháng 9.2016. Hai quốc gia cũng đã có quan hệ tốt đẹp trên lĩnh vực thể thao. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá cao sự hợp tác trên lĩnh vực VHTTDL giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan, đồng thời chúc ngài Đại sứ Thái Lan có một nhiệm kỳ công tác nhiều thành công tại Việt Nam. t.Hợp Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp khách quốc tế Điều kiện hành nghề tu bổ di tích lịch sử-văn hóa
  • 3. Quản lý nhà nước 3số 1187 l 21.7.2016 - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2346/QĐ-BVHTTDL ngày 04.7.2016, cho phép Ban quản ly Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại di tích bến Cống Cái thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian khai quật từ 10.8-20.9.2016, diện tích khai quật 50m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. - Ngày 11.7.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2468/QĐ- BVHTTDL, giao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn), Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức “Những ngày Văn hóa Thái Lan 2016” tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan. Thời gian từ 27.7.2016 đến 01.8.2016 tại Hà Nội và Quảng Ninh. - Tại Quyết định số 2483/QĐ- BVHTTDL ban hành ngày 12.7.2016, Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTT thành phố Đà Nẵng và các đơn vị có liên quan tổ chức “Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2016”. Thời gian tổ chức cuối tháng 8.2016, tại thành phố Đà Nẵng. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2486/QĐ-BVHTTDL ngày 12.7.2016, giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) đón và tổ chức biểu diễn cho đoàn nghệ thuật “Alvaro Meza và ban nhạc” của Colombia (04 người) tại Hà Nội. Thời gian biểu diễn tháng 7.2016. tHtt VăN BảN Mới Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2016- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu phấn đấu hàng năm có từ 4- 5 tài năng thuộc mỗi lĩnh vực, ngành đào tạo được cử tham dự và đoạt giải thưởng các cuộc thi, hội diễn, triển lãm nghệ thuật trong nước và quốc tế hoặc được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao, được công chúng đón nhận. Phấn đấu đến năm 2025, tuyển sinh và đào tạo được khoảng 1.800 sinh viên đại học; trên 200 sinh viên cao đẳng và khoảng 1.500 học sinh trung cấp theo học các lớp tài năng thuộc các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án. Về hình thức đào tạo, đào tạo tập trung ở trong nước, trong đó có thời gian thực tập ngắn hạn ở nước ngoài và tham gia các cuộc thi, hội diễn, triển lãm, trại sáng tác theo ngành, chuyên ngành đào tạo ở trong nước và nước ngoài; liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, đơn vị nghệ thuật có uy tín của nước ngoài. Việc đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật được tổ chức thực hiện tại các cơ sở đào tạo trong nước, có uy tín trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; hàng năm, có sự rà soát, đánh giá các cơ sở đào tạo tài năng để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo. Bắt đầu từ năm 2017, tuyển sinh trình độ đại học khoảng 185 chỉ tiêu ở các lĩnh vực: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh và Sáng tác văn học; trình độ cao đẳng khoảng 20 chỉ tiêu ở lĩnh vực Múa; trình độ trung cấp khoảng 150 chỉ tiêu ở các lĩnh vực Âm nhạc, Múa, Xiếc. Căn cứ tình hình cụ thể về chất lượng nguồn tuyển sinh hàng năm, tiêu chuẩn và năng lực của cơ sở đào tạo, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm từ 10%-15%, bảo đảm tổng chỉ tiêu đào tạo không vượt quá số lượng quy định của Đề án. Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án là xây dựng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo, phát triển các tài năng trẻ. Cụ thể, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên tài năng về học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, tăng cường dạy và học ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên tài năng phù hợp với yêu cầu của từng ngành, lĩnh vực đào tạo; tạo môi trường thuận lợi để các tài năng trẻ có cơ hội giao lưu học hỏi, nâng cao khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn; tăng cường các hoạt động, cơ hội giao lưu giữa học sinh, sinh viên theo học các lớp tài năng với các nghệ sĩ, chuyên gia nước ngoài thông qua các hoạt động như tọa đàm, hội thảo chuyên ngành, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức triển lãm, trại sáng tác. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm khách quan, công bằng để học sinh, sinh viên các lớp tài năng được phát huy khả năng sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học; khuyến khích việc tổ chức hội nghị khoa học, giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập với học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế phù hợp với lĩnh vực, ngành đào tạo. Hải pHong Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật
  • 4. 4 số 1187 l 21.7.2016 Quản lý nhà nước Ngày 11.7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2017 - Tây Bắc - Lào Cai đã tổ chức phiên họp thứ nhất. Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2017 và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai, Đồng Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2017, chủ trì phiên họp. Tại phiên họp, ông Hà Văn Thắng - Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai báo cáo công tác chuẩn bị Năm Du lịch quốc gia năm 2017, đồng thời trình bày dự thảo Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017. Theo đó, Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 do Lào Cai cùng các tỉnh trong khu vực Tây Bắc mở rộng tổ chức. Tên gọi dự kiến là Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc (tiếngAnh là Visit Viet Nam Year 2017 - Lào Cai - Northwest), chủ đề đề xuất là “Sắc màu Tây Bắc - Northwest colors”. Về thời gian tổ chức, các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2017 được chuẩn bị từ năm 2016 và chính thức được thực hiện trong năm 2017, trong đó Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc Tây Bắc tại Lào Cai - hướng tới Năm Du lịch quốc gia 2017 vào quý II/2016. Lễ khai mạc và công bố Năm Du lịch quốc gia tổ chức vào tháng 02.2017 gắn với Lễ hội Xuân Đền Thượng - Lào Cai. Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2017 tổ chức vào tháng 11.2017, gắn với Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào Cai) lần thứ 17. Năm Du lịch quốc gia 2017sẽ có 8 hoạt động do Bộ VHTTDL chỉ đạo hoặc phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương tổ chức; 5 sự kiện do Lào Cai chủ trì tổ chức và 12 hoạt động, sự kiện do các tỉnh trong khu vực Tây Bắc mở rộng tổ chức. Ngoài ra còn có một số hoạt động, sự kiện hưởng ứng do các tỉnh/thành khác hưởng ứng như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cần Thơ. Để chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia, Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc mở rộng đã chuẩn bị 8 sản phẩm du lịch đặc trưng của khu vực trong năm 2017; 4 hoạt động quốc tế và 8 hoạt động xúc tiến quảng bá. Trao đổi tại cuộc họp, hầu hết các đại biểu đều nhất trí cao đối với dự thảo chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 mà tỉnh Lào Cai đã xây dựng, đồng thời thống nhất tên gọi, logo, slogan Năm Du lịch quốc gia 2017 được nêu trong dự thảo. Ngoài ra, các đại biểu đã góp ý, sửa đổi một số nội dung trong việc xây dựng kế hoạch, bổ sung thành phần tham dự Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, góp ý về công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, hoạt động chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2017. Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo Năm Du lịch quốc gia 2017 của tỉnh Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc. Bộ trưởng khẳng định, dựa trên sự đồng thuận của các đại biểu, Năm Du lịch quốc gia 2017 sẽ có tên đầy đủ là Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc và slogan là “Sắc màu Tây Bắc”. Logo của sự kiện sẽ sử dụng logo đã có sẵn của khu vực Tây Bắc mở rộng để tránh lãng phí. Năm Du lịch quốc gia 2017 sẽ được tổ chức tập trung chủ yếu tại Lào Cai và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhắc nhở các địa phương khác cần tận dụng cơ hội này để xây dựng sản phẩm, quảng bá thu hút du khách. Tỉnh Lào Cai rà soát toàn bộ chương trình, đảm bảo tổ chức các hoạt động tiết kiệm, hiệu quả cao. Về công tác xúc tiến quảng bá, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Du lịch hỗ trợ tỉnh Lào Cai xây dựng chương trình quảng bá cho Năm Du lịch quốc gia 2017 đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tỉnh Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc cần làm tốt công tác thống kê lượng khách và doanh thu để có kết quả chứng minh cho sự thành công của Năm Du lịch quốc gia 2017. Bộ trưởng yêu cầu tỉnh Lào Cai tổng hợp ý kiến đóng góp tại phiên họp để hoàn thiện Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017, trình Bộ phê duyệt. Đ.A “SắcmàuTâyBắc”đượcđềxuấtlàchủđềNămDulịchquốcgia2017 Bộ VHTTDL đã trao trao tặng danh hiệu “Điểm tham quan hàng đầu Việt Nam năm 2016” cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây là lần thứ hai Bảo tàng vinh dự nhận danh hiệu này. Giải thưởng này được Bộ VHTTDL trao tặng nhằm vinh danh các tổ chức, doanh nghiệp khẳng định được uy tín, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh trong năm 2015. Trong đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được bình chọn là một trong năm điểm tham quan hàng đầu Việt Nam. Trong năm qua, Bảo tàng đã không ngừng đổi mới, tổ chức các trưng bày chuyên đề và các hoạt động trình diễn văn hóa đa dạng, sống động thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Bảo tàng đã xây dựng mới nhà thủy đình để biểu diễn rối nước truyền thống, chỉnh trang khuôn viên các ngôi nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc tiêu biểu, tu sửa một số công trình, hạng mục xuống cấp để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước. t. Hà Bảo tàng Dân tộc học - Điểm tham quan hàng đầu Việt Nam
  • 5. 5số 1187 l 21.7.2016 Quản lý nhà nước Sáng 11.7, tại Hà Nội, Cục Điện ảnh đã tổ chức sơ kết công tác điện ảnh 6 tháng đầu năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm, Bộ VHTTDLđã tổ chức thành công các đợt phim kỷ niệm 86 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam và mừng xuân BínhThân 2016; kỷ niệm 105 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; chào mừng các ngày lễ lớn 30.4, 01.5 và Ngày bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Xây dựng Đề án “Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phân loại phim; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim; lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam; lệ phí cấp và dán nhãn kiểm soát băng, đĩa hình có chương trình”. Hoàn thiện đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và hỗ trợ sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị”; Thông tư hướng dẫn đặt hàng sản xuất phim có sử dụng ngân sách Nhà nước. 6 tháng đầu năm, Bộ VHTTDL đã cấp 15 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim cho doanh nghiệp, nâng tổng số hãng phim đã được cấp giấy chứng nhận lên 399 hãng; thẩm định 24 kịch bản phim các thể loại, 15 kịch bản phim truyện và 2 kịch bản phim tài liệu dịch hợp tác với nước ngoài và có yếu tố nước ngoài; thẩm định 130 phim truyện điện ảnh chiếu rạp, cấp phép phổ biến 20 phim truyệnViệt Nam, 95 phim truyện nước ngoài… Ngoài ra, Bộ cũng đã chỉ đạo Cục Điện ảnh và các đơn vị tham dự các sự kiện điện ảnh quốc tế tại Nhật Bản, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Liên hoan phim Cannes tại Pháp, Liên hoan phim World Premier tại Philippines (Bộ phim “Cuộc đời củaYến” đã giành Giải thưởng Phim hay nhất của Liên hoan). Tổ chức Tuần phim Việt Nam tại Séc… Các đơn vị tham dự Hội nghị đã nêu lên những khó khăn của ngành điện ảnh trong thời gian qua như: thiếu kinh phí làm phim; thiếu kịch bản có chất lượng; nguồn nhân lực không được đào tạo chuyên nghiệp; chính sách thuế áp cho ngành điện ảnh còn cao, chưa có đặc thù riêng… Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn của ngành, điện ảnh Việt Nam vẫn có những bộ phim nhận được sự đánh giá cao của dư luận trong nước và quốc tế. Trong đó, đặc biệt là bộ phim “Cuộc đời củaYến” đã giành Giải thưởng Phim hay nhất của Liên hoan lần thứ 9 “Phim Công chiếu quốc tế lần đầu - Philippines 2016”. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên ghi nhận những thành tựu cũng như chia sẻ những khó khăn của ngành trong thời gian qua. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết những việc làm được còn khiêm tốn. Thứ trưởng cũng khẳng định, muốn làm điện ảnh tốt thì quan trọng nhất vẫn là tác phẩm điện ảnh phải tốt. Chúng ta phải làm như thế nào để vừa truyền thông, vừa quảng bá, vừa định hướng được công chúng.Trong khi rạp phim ở các địa phương có nguy cơ bị thu hồi, chuyển đổi, thuế cao, kinh phí sản xuất phim không có… nên để làm được tác phẩm điện ảnh hay trong điều kiện hiện nay là không dễ dàng. Thứ trưởng đề nghị, trong thời gian tới,Vụ Kế hoạch,Tài chính làm báo cáo và tổ chức cuộc làm việc giữa lãnh đạo Bộ VHTTDL với Bộ Tài chính về vấn đề kinh phí, thuế… đối với lĩnh vực điện ảnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Cục Điện ảnh cũng tập hợp những ý kiến của các đơn vị điện ảnh, nêu những khó khăn, bất cập, những đề xuất, kiến nghị để báo cáo Thủ tướng. H.p Cục Điện ảnh sơ kết công tác điện ảnh 6 tháng đầu năm 2016 Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2405/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với Kênh Nhà Lê tại NghệAn. Theo đó, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Kênh Nhà Lê là tuyến đường thủy đầu tiên, được khởi đào từ năm 983, thời Tiền Lê (981- 1009). Từ đó, các triều đại về sau liên tục đào thêm nhiều con sông, nối các sông tự nhiên thành một tuyến đường thủy kéo dài từ Ninh Bình vào đến Hà Tĩnh. Các sự kiện đào và mở rộng các con kênh (sông) thường xuyên được đề cập đến trong các tư liệu cổ như Đại Việt sử ký Tiền biên của tác giả Ngô Thì Sĩ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn và một số bộ địa lý học lịch sử như Nghệ An ký của tác giả Bùi Dương Lịch, Hoàng Việt dư địa chí của tác giả Lê Quang Định… Đoạn Kênh Nhà Lê tại Nghệ An dài 128km, bao gồm: kênh Mơ (nối liền sông Hoàng Mai và Sông Thơi), kênh Dâu (nối sông Thơi với sông Hàu), kênh Mỹ Giang (nối sông Thơi với sông Bùng), kênh Đạu và kênh Sắt (nối sông Bùng với sông Cấm), kênh Gai, kênh Chính Đích, sông Vĩnh (nối sông Cấm với sông Lam)... chảy qua nhiều huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An như Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên... Đây là cơ hội lớn để Nghệ An bảo tồn và phát huy giá trị của một công trình ghi dấu ấn lịch sử, tồn tại qua nhiều thế kỷ. t. Hằng Xếp hạng di tích quốc gia Kênh Nhà Lê tại Nghệ An
  • 6. 6 số 1187 l 21.7.2016 Quản lý nhà nước Sáng 14.7, tại Hà Nội, Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị lần thứ 5. Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã chủ trì Hội nghị. Hội nghị nhằm báo cáo sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; góp ý dự thảo Chương trình hành động của Đảng ủy Bộ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương và Đại hội Đảng Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020. Báo cáo hoạt động của Ban Thường vụ trong Quý II năm 2016 nêu rõ: đối với công tác chính trị tư tưởng, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, trong 6 tháng đầu năm Ban Thường vụ đã chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức nói chuyện thời sự thông tin chuyên đề về “Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống các hoạt động sai trái của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa trong những năm vừa qua, dự báo tình hình và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới” cho gần 350 cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm và ý thức cảnh giác trong thực thi nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ... Công tác bổ sung, kiện toàn cấp ủy được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, công tác phát triển đảng, xét công nhận đảng viên chính thức được tiến hành đúng quy trình quy định của Trung ương: kết nạp được 41 quần chúng ưu tú vào Đảng, xét chuyển đảng chính thức cho 09 đảng viên dự bị. Đề nghị Đảng ủy khối tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 06 đảng viên, cấp mới 149 thẻ đảng viên. Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm 2016, Đảng ủy và Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy Bộ đã tiến hành kiểm tra, giám sát 11 tổ chức Đảng. Nội dung kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng trong việc chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; giữ gìn đoàn kết nội bộ, việc giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh. Kết quả cho thấy, các tổ chức Đảng được kiểm tra, giám sát đã chấp hành nghiêm điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Vấn đề dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết nội bộ tốt. Có tinh thần trách nhiệm trong triển khai xây dựng các văn bản, chương trình công tác, quy chế làm việc, quy chế phối hợp cấp ủy - thủ trưởng đơn vị ngay từ đầu nhiệm kỳ nhưng một số nội dung còn chung chung. Xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2016 chưa cụ thể. Cùng với đó, việc duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ chưa thật tốt, nội dung sinh hoạt chưa thật phong phú, còn tập trung nhiều vào công tác chuyên môn. Công tác quản lý, bổ sung hồ sơ, giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng viên, việc thu - chi, quản lý và sử dụng Đảng phí đã thực hiện theo đúng quy định của Đảng. Qua làm việc, tổ chức công tác thường hướng dẫn, tập huấn tại chỗ một số nội dung cơ bản để đơn vị điều chỉnh, bổ sung. 6 tháng đầu năm 2016, trong Đảng Bộ không có đảng viên nào bị xử lý kỷ luật Đảng. Ban thường vụ Đảng ủy Bộ đồng ý cho ra khỏi Đảng đối với 02 trường hợp của Đảng bộ Liên đoàn Xiếc Việt Nam vì hoàn cảnh gia đình, cá nhân tự nhận thấy không đảm bảo điều kiện sinh hoạt Đảng. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Ban Cán sự, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ VHTTDL- Lê Khánh Hải đánh giá cao công tác triển khai và thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương cũng như Đảng ủy Bộ VHTTDL tới các tổ chức đảng cơ sở. Đồng thời, yêu cầu các cấp Đảng ủy, Chi ủy cần nâng cao hơn nữa chất lượng các đợt sinh hoạt Đảng tại chi bộ, lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc các ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân đảng viên thuộc các tổ chức Đảng cơ sở. Đánh giá nghiêm túc về trách nhiệm, khả năng chuyên môn, quản lý... của Thủ trưởng mỗi đơn vị (Bí thư chi bộ), có như vậy mỗi tổ chức Đảng mới phát huy được hết sức mạnh và uy tín, giá trị của mình tại các đơn vị sự nghiệp hay cơ quan quản lý nhà nước. tDtt Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ VHTTDL Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL ngày 02.7.2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, 04 biểu mẫu được ban hành gồm: Tờ khai đăng ký quyền tác giả, Tờ khai đăng ký quyền liên quan, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Đối tượng áp dụng của Thông tư là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Thông tư này có hiệu lực từ ngày Quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
  • 7. 7số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Cụ thể, Danh mục sản phẩm nghệ thuật đặt hàng năm 2016 của Liên đoàn Xiếc Việt Nam gồm 02 gói: Phục dựng và duy trì 13 tiết mục; Dàn dựng vở Xiếc mang tựa đề “Tráng sĩ và ác điểu” do NSƯT Tống Toàn Thắng đạo diễn và dàn dựng. Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian Việt Bắc, gồm 03 gói sản phẩm: Phục dựng, biểu diễn 10 tiết mục Ca, Múa, Nhạc truyền thống; Dàn dựng, biểu diễn 02 chương trình ca múa nhạc tổng hợp gồm “Nơi ngọn nguồn Núi Đợi” và “Âm vang đại ngàn”; Tổ chức 01 đợt nghiên cứu, sưu tầm chất liệu âm nhạc và múa của các dân tộc ít người để xây dựng các tác phẩm nghệ thuật của nhà hát tại tỉnh Cao Bằng trong thời gian 07 ngày. Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam, gồm: 03 gói sản phẩm: Phục dựng lại 40 tiết mục truyền thống (20 tiết mục ca, 16 tiết mục múa, 04 tiết mục nhạc); Dàn dựng 02 chương trình nghệ thuật lớn mang tựa đề “Nếp nhăn và nụ cười” (gồm 16 tiết mục) và “Quà tặng tháng 5 dâng Người” (gồm 18 tiết mục); 04 chương trình nghệ: “Chợ quê”, “Giai điệu tình yêu”, “Ký ức thời gian” và “Hoa cỏ mùa xuân”. Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Cải lương Việt Nam: Dàn dựng 02 vở diễn mới gồm “Ngạ quỷ” (tác giả Thích Nguyên Thanh) và “Hoàng thúc Lý Long Tường (tác giả Lê Tiến Thọ); Nâng cao 02 vở diễn đã dàn dựng là “Linh khí trời Nam” (tác giả PGS. TS Trần Trí Trắc) và Gươm thiêng trao Rùa thần (tác giả Phạm Văn Quý). Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Chèo Việt Nam, gồm 04 vở diễn: “Dây tràng hạt thần kỳ” - tác giả Trần Đình Ngôn, “Giai điệu Tổ quốc” (tác giả Vương Huyền Cơ), “Súy Vân” (tác giả Hàn Thế Du), “Lọ nước thần” (tác giả Trần Vượng) và 02 gói sản phẩm: Chương trình Năm cung Chèo II; Biểu diễn giới thiệu nghệ thuật Chèo (các trích đoạn Chèo truyền thống và chương trình Năm cung Chèo 2) với du khách trong nước và quốc tế tại Rạp Kim Mã. Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Kịch Việt Nam, gồm 05 vở diễn: “Thầy và trò” - tác giả Nguyễn Đăng Chương; “Biệt đội báo đen” (Lính trận) - tác giả Chu Lai; “Khát vọng” - tác giả Tạ Xuyên; “Lão hà tiện” - tác giả Moliere; “Thúy Kiều” - tác giả Nguyễn Hiếu. Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Múa Rối Việt Nam, gồm 03 gói sản phẩm: Bảo tồn Nghệ thuật Múa Rối truyền thống; Dàn dựng 02 chương trình Rối cạn phục vụ thiếu nhi: Chương trình Múa Rối cạn hiện đại và dân gian (08 tác phẩm: Nhịp điệu tuổi trẻ, Giai điệu bốn phương, Ngộ nghĩnh hè, Bảy chú lùn, Múa nón thúng quai thao, Múa Tây Nguyên, Múa khăn, Múa Chàm); Thể nghiệm chương trình Rối mới với vở “Vũ điệu Hồng Hạc Lửa (tác giả Nguyễn Mai An; Đạo diễn NSND Thùy Trang). Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, gồm 04 gói sản phẩm: 08 chương trình biểu diễn định kỳ, thường xuyên tại Nhà hát Lớn Hà Nội (Khát vọng mùa xuân, Khúc giao mùa, Cung bậc vào hạ, Hòa âm mùa hạ, Tiếng thu, Dạ khúc mùa thu, Kẹp hạt dẻ, Khoảnh khắc và sắc màu); Khôi phục, nâng cao vở Ballet kinh điển Giselle (Âm nhạc: A.Adam; Biên đạo: M.Petipa, Lavrovsky; Dàn dựng: NSND Kiều Ngân); Biểu diễn nghệ thuật Opera, Ballet, chương trình “Sắc màu tình yêu”; Xây dựng mới vở Múa đương đại “Khoảnh khắc” (Biên đạo: Nguyễn Ngọc Anh - NSƯT Tạ Thùy Chi). Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ, gồm 05 gói sản phẩm: 03 chương trình phục vụ thiếu nhi (Vở kịch “Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến” (tác giả Toàn Thắng); Vở “Ông Ba bị” (tác giả Việt Hưng - Chí Huy); Chương trình Ca múa tạp kỹ “Phiêu lưu trong thế giới hoạt hình III” (tác giả Nguyễn Toàn Thắng); 02 chương trình Ca Nhạc phục vụ nhiệm vụ chính trị (“Trảy hội mùa Xuân” và “Chân lý trong tôi”; chương trình Ca Nhạc “Giai điệu quê hương”); Chương trình Ca Nhạc Ngày văn hóa Việt Nam tại Philippines; Vở diễn “Sau lưng là cả bầu trời” (tác giả Lê Thu Hạnh); Vở “Lời nói dối cuối cùng” (tác giả Lưu Quang Vũ). Danh mục sản phẩm nghệ thuật của Nhà hát Tuồng Việt Nam, gồm: 03 vở diễn “Sân Hậu” (tác giả Nguyễn Xuân Yến); “Ao làng” (tác giả Chu Thơm); “Thoại Khanh Châu Tuấn (tác giả Tống Phước Phổ); Các trích đoạn tiêu biểu trong các vở Tuồng truyền thống (Ông già cõng vợ đi xem hội, Hồ Nguyệt cô, Ôn Đình chém Tá, Ngũ biến, Nhã nhạc Cung đình Huế, Độc tấu Kèn cùng dàn nhạc, Khải hoàn). H.p PhêduyệtDanhmụcsảnphẩm… (Tiếp theo trang 1) 15.8.2016, bãi bỏ Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17.10.2006 của Bộ Văn hóa-Thông tin về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Các Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT tiếp tục có hiệu lực. H.p
  • 8. 8 số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, giai đoạn 2001- 2010, khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình 8,97%/năm, khách du lịch nội địa tăng trung bình 10,18%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình 18,71%/năm, đạt hơn 96.000 tỷ đồng năm 2010. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt trung bình 9,48%/năm. Báo cáo tác động kinh tế của ngành du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới cho thấy, năm 2015, ngành du lịch Việt Nam đóng góp trực tiếp 6,6% GDP, tổng đóng góp 13,9% GDP. Về giá trị tuyệt đối, đóng góp của du lịchViệt Nam xếp hạng 40 thế giới; về giá trị tương đối (tỷ lệ đóng góp so với GDP), du lịchViệt Nam xếp hạng 55 trên thế giới. Mặc dù có nhiều lợi thế về tài nguyên văn hóa và tự nhiên, song những hạn chế chủ yếu được Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ ra là hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch chưa cao, mức độ mở cửa quốc tế còn thấp, thiếu sản phẩm du lịch nổi trội, chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, quy định pháp lý, công tác quản lý điểm đến và môi trường du lịch bộc lộ một số bất cập, cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế; phối hợp liên ngành, liên vùng và giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế có dấu hiệu chậm lại, trong khi ngành du lịch còn nhiều tiềm năng để phát triển, việc xây dựng và triển khai đề án “Phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” là thực sự cần thiết. Góp ý vào đề án, các đại biểu cho rằng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là cần thiết, thương hiệu du lịch của Việt Nam hiện chưa mạnh do tỉnh nào xúc tiến du lịch cho tỉnh đó, cần phải thay đổi phương pháp, nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch, không phải Nhà nước xúc tiến quảng bá du lịch mà để doanh nghiệp đi xúc tiến mới biết họ cần gì và thị trường cần gì. Đề án cần làm rõ các vấn đề về môi trường du lịch, kết cấu hạ tầng và sản phẩm du lịch. Nội dung được các đại biểu đặc biệt quan tâm, đó là xã hội hóa hoạt động du lịch và tính liên ngành, liên vùng trong phát triển du lịch, xác định vùng trọng điểm, trung tâm du lịch để liên kết vùng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng - Nguyễn Xuân Bình nhận định xã hội hóa là rất quan trọng, cần có chính sách định hướng xã hội hóa hoạt động du lịch. Tuy nhiên, phải xác định rõ, xã hội hóa không có nghĩa là không dùng tiền Nhà nước, là dùng tiền xã hội hóa không hiệu quả. Cần có cơ chế sử dụng tiền xã hội hóa đó hiệu quả và tiết kiệm. Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh - Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng, phải điều chỉnh quy định pháp luật để có thể xã hội hóa được. Quy định pháp luật hiện rất rời rạc, cơ chế rất khó. Để xin phép được tu sửa một di tích, người dân gặp rất nhiều khó khăn, làm sao xã hội hóa có thể thúc đẩy và khai thác được tài nguyên du lịch, cần có cách nhìn khác mới tạo động lực được. Còn theo ông Nguyễn Duy Bắc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cần có sự tham gia phối kết hợp của các Bộ, ngành để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần có một Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề này vì mặc dù các giải pháp đã cụ thể, phân chia trách nhiệm nhưng có nơi thực hiện tốt, có nơi chưa tốt, có những vấn đề phải có quan điểm mới giải quyết được. Nếu đặt ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn cho đúng nghĩa, cần phải ưu tiên và có giải pháp phù hợp. Trước đây, ngành du lịch chạy theo số lượng khách nhưng giờ phải đi vào chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng. Chính phủ đã họp và cho một cơ chế đặc biệt, để Bộ Công an và Bộ Ngoại giao làm visa điện tử, không miễn visa vì với khách du lịch, không phải vấn đề tiền mà là thời gian, thủ tục phiền hà. Quyết sách làm visa điện tử là rất đúng, cần thống nhất đẩy nhanh làm visa điện tử và có mức lệ phí làm visa thích hợp. ”Nghị quyết của Bộ Chính trị ngoài giúp cho phát triển du lịch, phải nhấn mạnh đến văn hóa ứng xử, văn minh đô thị, nhân chuyện du lịch để có bước đẩy mạnh quản lý môi trường, xã hội cũng như vệ sinh môi trường, đưa nếp sống vào văn minh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Thúcđẩyngànhdulịchpháttriển vàcấtcánh Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ VHTTDL tiếp thu các nội dung đã được đại biểu phân tích, đánh giá, tổng hợp, coi đây là cơ hội hiếm có để thúc đẩy ngành du lịch phát triển và cất cánh. Đề án cần thiết kế lại, đánh giá thực trạng, những mặt mạnh, những yếu kém tồn tại do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân nội tại, đánh giá tiềm năng và lợi thế tĩnh, lợi thế động. Phó Thủ tướng cho rằng đề án cần nêu rõ tuy có nhiều kết quả nhưng du lịch Việt Nam còn nhiều rào cản, khó khăn và nhiều yếu kém so với tiềm năng, lợi thế tĩnh và lợi thế cạnh tranh. Phó Thủ tướng nêu rõ đề án cần đề cập đến việc liên kết giữa các thành phần du lịch. Hiện nay, việc liên kết ngành, liên kết vùng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm khai thác và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, thiếu các sản phẩm mang tính khác biệt, thiếu bản sắc dân tộc, thiếu đa dạng, chưa có sản phẩm mang tính quốc gia, chưa có khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch theo tiêu chí của Luật Du lịch. Công tác quản lý du lịch, môi trường du lịch còn yếu kém.Về chủ trương, mục tiêu cần đặt du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế hiện nay, có kiến nghị với Đảng, Nhà nước, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi HộinghịgópýĐềánPháttriển... (Tiếp theo trang 1)
  • 9. 9số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 15.7, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 2724/BVHTTDL-VHCS gửi UBND tỉnh Đắk Lắk về việc đồng ý chủ trương lồng ghép Liên hoan Cồng chiêng Tây Nguyên vào chuỗi các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn MaThuột lần thứ 6 năm 2017 tại tỉnh Đắk Lắk. Tại Công văn này, Bộ VHTTDL nêu rõ, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 năm 2017 và Liên hoan Cồng chiêng Tây Nguyên là hai sự kiện quan trọng, nổi bật của tỉnh. Do đó, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk xây dựng chương trình, kịch bản, kế hoạch lồng ghép hai nội dung trên, đảm bảo khoa học, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa-xã hội của địa phương; đề cao giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, xúc tiến thương mại đầu tư du lịch đạt hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm cà phê Việt Nam nói chung, Cà phê Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk nói riêng, khẳng định vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu… hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng. H.Quân Lồng ghép Liên hoan Cồng Chiêng Tây Nguyên vào Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 6 nhọn, có khả năng cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững; có đề án xây dựng một số điểm đến du lịch là điểm phải đến. Phó Thủ tướng cũng lưu ý đề án phải nóirõkhôngnhấtthiếttỉnhnàocũngphải đưadulịchthànhngànhkinhtếmũinhọn. Về giải pháp, phải đặt du lịch trong bối cảnhtáicơcấunềnkinhtế.Thựcchấtđưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là tái cơ cấu ngành du lịch. tHế Hùng Nhânkỷniệm40nămThiếtlậpQuan hệ ngoại giao Việt Nam-Philippines (12.7.1976-12.7.2016), Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuậtquốcgiaPhilippinesvàĐạisứquán Việt Nam tại Philippines tổ chức Những Ngày Văn hoá Việt Nam tại Philippines từ 12-16.7.2016. Tối 13.7, tại Trung tâm Văn hóa Philippines (Manila), đã diễn ra Lễ Khai mạc chính thức Những Ngày Văn hoá ViệtNamtạiPhilippines2016vàchương trình nghệ thuật đặc biệt do các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam dàn dựng và biểu diễn. Tham dự Lễ Khai mạc có Chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật quốc gia Philippines - Felipe M. De Leon, Jr., Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Vương Duy Biên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Philippines - Trương Triều Dương, cùng đại diện các Bộ, ngành nước sở tại, đại diện các Đại sứ quán tại Philippines cùng đông đảo khán giả Thủ đô Manila. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình biểu diễn nghệ thuật này nói riêng cũng như sự kiện “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Philippines”nóichungtrongbốicảnhhai nước đã trở thành Đối tác chiến lược và CộngđồngchungASEANđãhìnhthành. Thứ trưởng tin tưởng, thông qua những hoạt động ý nghĩa này, người dân Philippines và bạn bè quốc tế hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại Philippines có thể hiểu biết nhiều hơn về nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc cùng những tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam. Phát biểu chào mừng tại Lễ Khai mạc, Ngài Felipe M. De Leon, Jr. - Chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật quốcgiaPhilippinesnhấnmạnhđâylàsự kiện văn hoá rất có ý nghĩa trong quan hệ giao lưu hợp tác văn hoá giữa hai nước, là cơ hội để người dân sở tại tìm hiểu các nét văn hoá đặc sắc của đất nước Việt Nam, nhưng cũng rất gần gũi với Philippines. Ngài Chủ tịch bày tỏ mong muốn sẽ cùng Việt Nam tăng cường hơn nữamốigiaolưuhợptácvềvănhoágiữa hai nước trong nhưng năm tới. Chươngtrìnhnghệthuậtdiễnratrong không khí sôi động. Các nghệ sĩ đã đem đếnchongườixemnhiềutiếtmụccamúa nhạcđặcsắc,đặcbiệtmộtsốtiếtmụcbiểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam như: Đàn bầu, đàn T’rưng giàu tính nghệ thuật, thể hiện được nét đẹp của cuộc sống, đất nước và tâm hồn con người Việt Nam. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ Việt Nam cũng trình diễn các bài hát nổi tiếng của Philippines như: “Anak”, “Kailan”… Chươngtrìnhnghệthuậtđãnhậnđượcsự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả Philippines. Trong khuôn khổ “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Philippines”, chiều 13.7, tại Thủ đô Manila đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Sơn mài và Thổ cẩmViệtNam”.HoạtđộngnàydoTrung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức, trưng bày giới thiệu hơn 100 hiện vật gồm các sản phẩm sơn mài và thổ cẩm truyền thống, trang phục áo dài, trang phục một số dân tộc. Theo thỏa thuận giữa Bộ VHTTDL và Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật quốc gia Philippines, Những Ngày Văn hoá Philippines tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thanh Hoá từ 16-20.8.2016. t.Hợp Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Philippines 2016
  • 10. 10 số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ VHTTDL đã tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện Đề án đào tạo bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030. Trên cơ sở rà soát nhiệm vụ đào tạo nhân lực ở nước ngoài của 03 Đề án ngành VHTTDL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”, Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”. BộVHTTDLxây dựng Đề án “Đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”, tích hợp, lồng ghép 3 Đề án trên về quy mô, phạm vi, đối tượng và trình độ đào tạo, cân đối ngân sách triển khai. Đồng thời rà soát, không đề cập đến những đối tượng đào tạo trùng lắp với các chương trình, Đề án học bổng khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quản lý. Mục tiêu của Đề án là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực năng khiếu, tài năng văn hóa nghệ thuật cho đất nước. Phấn đấu đến năm 2030, đào tạo được ít nhất 300 cử nhân, 180 thạc sĩ, 50 tiến sĩ; 40 người có trình độ trung cấp và bồi dưỡng ngắn hạn cho khoảng 360 người. Đối tượng của Đề án sẽ là các giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên tại các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc.Trong đó, ưu tiên đào tạo các chuyên ngành, ngành có nhu cầu nguồn nhân lực đòi hỏi cấp thiết, trong nước chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo còn thấp, tại các cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng cao. Dự kiến tổng số kinh phí thực hiện Đề án là 826 tỷ đồng trong đó từ nguồn ngân sách nhà nước cấp chiếm khoảng 85% tổng kinh phí thực hiện (trung bình mỗi năm khoảng 50 tỷ đồng) và từ các nguồn hợp pháp khác chiếm 15% (tài trợ từ nước ngoài, xã hội hóa, đóng góp của các trường). tHu Hằng Chiều 15.7, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức buổi lễ Tiếp nhận bài “Tiến quân ca” và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao, trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Nghiêm Thúy Băng (phu nhân cố nhạc sĩ Văn Cao). ĐếndựbuổiLễcóỦyviênBộChính trị, Chủ tịch Quốc hội - NguyễnThị Kim Ngân; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyênChủtịchQuốchội-NguyễnSinh Hùng; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội - Phùng Quốc Hiển; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam; đại diện Ban, Bộ, ngành Trung ương… và gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho biết: Thể theo tâm nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao cùng toàn thể gia đình mong muốn hiến tặng bài “Tiến quân ca” cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam; thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Bộ VHTTDL đã chủ động phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các Ban, Bộ, ngành ký kết Văn bản hiến tặng bài “Tiến quân ca” vào ngày 28.12.2015. Bộ VHTTDLphối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các cơ quan liên quan làm thủ tục, hồ sơ đề nghị truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh của Chủ tịch nước cho cố nhạc sĩ Văn Cao và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Nghiêm Thúy Băng. Cũng tại buổi lễ, sau phần tiếp nhận bài “Tiến quân ca”, thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Nghiêm Thúy Băng (phu nhân cố nhạc sĩ Văn Cao). t.Hợp Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng bài“Tiến quân ca” Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 Ngày 15.7, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị “Phát triển du lịch 2016” nhằm tìm giải pháp phát huy tiềm năng và thế mạnh ngành du lịch theo hướng tăng trưởng bền vững. Triển khai “Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, các huyện, thành, thị xã của tỉnh cụ thể hóa qui hoạch phát triển du lịch gắn với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội để đầu tư hợp lý và hiệu quả. Tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng cũng như kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn khi triển khai các dự án du lịch. Đặc biệt, Tiền Giang có kế hoạch tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại cù lao Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho theo hai hướng “phát triển du lịch cộng đồng” với sự tham gia của người dân địa phương và “phát triển du lịch chất lượng cao” thông qua việc TiềnGiang:Tìmgiảiphápthúcđẩydulịchtăngtrưởngbềnvững
  • 11. 11số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Liên hoan nghệ thuật 05 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan - 2016 diễn ra từ ngày 18- 25.7 tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Đây là hoạt động do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở VHTTDL Quảng Trị, Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Liên hoan có sự tham gia của 21 đơn vị nghệ thuật trong đó có 17 đơn vị nghệ thuật trong nước và 04 đơn vị nghệ thuật nước ngoài với gần 960 nghệ sĩ, diễn viên và hơn 221 tiết mục. Liên hoan là hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa các nước trong vùng Đông Nam Á và cộng đồng ASEAN; giới thiệu quảng bá về văn hóa nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam tới các nước láng giềng; là dịp để nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực Ca, Múa, Nhạc chuyên nghiệp các nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật; tiếp thu các giá trị độc đáo, tinh hoa trong nghệ thuật Ca Múa, Nhạc để làm giàu thêm bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, vùng miền. Đ.ngọc Tối 15.7, tại Trung tâm Văn hóa thể thao huyện An Phú, tỉnh An Giang đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, ThểthaovàDulịchđồngbàoChămnăm 2016 do UBND tỉnhAn Giang tổ chức. Tham dự Lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; đại diện lãnh đạo 11 tỉnh/thành (Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang và TP. Hồ Chí Minh); gần 600 vận động viên, diễn viên các đoàn nghệ thuật dân tộc Chăm ở 11 tỉnh/thành phố, cùng hàng ngàn bà con dân tộc Chăm, Kinh, Hoa, Khmer trong và ngoài tỉnh An Giang. Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm năm 2016 được tổ chức tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, từ ngày 15.7 đến 17.7 là sự kiện văn hóa quy mô lớn, góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; quảng bá giá trị văn hóa của đồng bào Chăm với cả nước và bạn bè quốc tế; thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam nói chúng và giá trị văn hóa của đồng bào Chăm nói riêng trong xu thế hội nhập quốc tế. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm năm 2016 là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, chức sắc tôn giáo tiêu biểu có cơ hội gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm trong cộng đồng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm năm 2016 được tổ chức với 5 nội dung chính: Liên hoan nghệ thuật quần chúng, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn giới thiệu trang phục truyền thống dân tộc Chăm và lễ hội dân tộc; Giới thiệu văn hóa ẩm thực, Triển lãm nghề truyền thống; Hội thảo “Văn hóa đồng bào Chăm trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững đất nước”; Giao lưu biểu diễn nghệ thuật và tham quan tại An Giang; Hội thi các môn thể thao. Viết Ý Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm 2016 Liên hoan nghệ thuật Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan 2016 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các khu nghỉ dưỡng, resort, khu vui chơi giải trí tổng hợp, chất lượng cao phù hợp với qui hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt. Cùng với đó, tỉnh phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản phát huy hiệu quả dự án du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè), tổ chức Lễ hội du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp hai năm một lần, tiến tới mỗi năm tổ chức một lần nhằm quảng bá đặc trưng du lịch miền sông nước của tỉnh. Để các giải pháp phát huy hiệu quả trong đời sống, tạo chuyển biến cho ngành du lịch tỉnh, Tiền Giang coi trọng hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tạo niềm tin cho du khách, đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch với TP. Hồ Chí Minh cũng như liên kết vùng, tiểu vùng trong lĩnh vực du lịch… Theo Sở VHTTDLtỉnh Tiền Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có 50 đơn vị kinh doanh lữ hành trong đó có 14 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 24 điểm tham quan và khu du lịch lớn, 14 làng nghề truyền thống, 400 tàu du lịch, 300 đò đưa đón du khách… Hàng năm, tốc độ tăng trưởng du lịch Tiền Giang đạt bình quân 10%. Năm 2016, tỉnh phấn đấu đón 1.630.000 lượt du khách, trong đó có 580.000 khách quốc tế. Huy Long
  • 12. 12 số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề So với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp tự nhiên rất hấp dẫn và ổn định chính trị cao, đây là yếu tố thuận lợi thu hút các nhà đầu tư du lịch của nước ngoài đến Việt Nam. Đó là chia sẻ của ông Chua Wee Phong - Phó Chủ tịch cấp cao Công ty niêm yết Singapore Press Holdings Limited tại Hội nghị Đầu tư ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam 2016, tổ chức ngày 13.7 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị Đầu tư ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam 2016 tạo cơ hội cho các chủ khách sạn, nhà điều hành, quản lý, nhà đầu tư trong ngành khách sạn Việt Nam đối thoại về môi trường đầu tư tại Việt Nam; cách xây dựng thương hiệu và thiết kế khách sạn; đàm phán hợp đồng; thu hút đầu tư xây dung, khai thác các sân golf và khu phức hợp khách sạn… Theo ông Chua Wee Phong, với tình hình chính trị ổn định, sự ưu đãi của thiên nhiên cũng như Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là lý do vì sao hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều rất tự tin và sẵn sàng đầu tư mạnh vào thị trường du lịch tại Việt Nam. Chia sẻ về sự phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian sắp tới, ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Dự kiến đến năm 2020, du lịch Việt Nam sẽ đón khoảng 13-15 triệu lượt khách quốc tế, do đó nhu cầu dịch vụ khách sạn lưu trú sẽ tăng cao. Nhằm phát triển du lịch, đồng thời khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, Chính phủ Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy đầu tư, trong đó có đầu tư vào các lĩnh vực du lịch như cơ sở lưu trú, nhà hàng, nghỉ dưỡng, dịch vụ giải trí về đêm… Liên quan đến lĩnh vực đầu tư vào các nhu cầu giải trí, dịch vụ về đêm, ông Hà Văn Siêu cho rằng: Đầu tư phát triển các dịch vụ giải trí về khuya là việc làm cần thiết để giữ chân du khách, nhất là du khách nước ngoài. Vì vậy, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như Tổng cục Du lịch nghiên cứu, ban hành chính sách tạo điều kiện phù hợp nhất để có thể phát triển dịch vụ này trong tương lai, thu hút thêm cơ hội đầu tư từ nước ngoài. Tại hội nghị, các nhà đầu tư nước ngoài rất hoan nghênh trước những chính sách của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Để quảng bá và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, các nhà đầu tư cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần chủ động hơn nữa khi giới thiệu những nét đặc sắc của Việt Nam ra thế giới; đồng thời cần liên kết du lịch với các nước khác trong khu vực để ngày càng có thêm nhiều du khách thế giới biết đến. Huy Long Hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2016), ngày 12.7, tại Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị đã khai mạc Trại sáng tác điêu khắc đá với chủ đề “Thành cổ Quảng Trị - Bất tử và hồi sinh”. Tham gia trại sáng tác có 22 tác phẩm tiêu biểu được chọn lựa từ nhiều tác phẩm khác nhau của các nhà điêu khắc trong nước. Chất liệu sử dụng là đá Granite nguyên khối tự nhiên. Các tác phẩm điêu khắc đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, bất khuất, sự hy sinh oanh liệt của quân, dân ta trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị năm 1972. Bên cạnh đó, các tác phẩm trong trại sáng tác đều có bố cục chặt chẽ, hình thức thể hiện sống động thể hiện kỹ thuật và mỹ thuật mang tính nghệ thuật cao. Trại sáng tác được tổ chức có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với các thế hệ cha ông đi trước những con người thầm lặng hi sinh máu xương vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bảo vệ đất nước của dân tộc, Thành cổ Quảng Trị là nơi diễn ra cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân và dân ta, đỉnh cao là chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị. Hàng vạn chiến sĩ giải phóng quân đang ở lứa tuổi thanh xuân đã chiến đấu anh dũng và hi sinh. Trong những năm qua, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương và các đơn vị, tổ chức, cá nhân, tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục quan trọng của di tích Thành cổ Quảng Trị. Hiện nay, Thành cổ đã trở thành một điểm đến linh thiêng của mọi người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc để tri ân các anh hùng liệt sĩ. Trại sáng tác bế mạc ngày 22.7. Các tác phẩm sau khi chế tác hoàn thiện được trưng bày tại khuôn viên Khu di tích Thành cổ Quảng Trị. MạnH Huân Hội nghị Đầu tư ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam 2016 Trại điêu khắc“Thành cổ Quảng Trị - Bất tử và hồi sinh”
  • 13. 13số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 15.7, tại thành phố Quảng Ngãi, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDLQuảng Ngãi tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa dân gian với vấn đề biển đảo”. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa biển đảo, bảo tồn di sản văn hóa về biển đảo. Tại hội thảo, 38 tham luận có nội dung về văn hóa dân gian với biển đảo được các nhà khoa học trình bày. Ông Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi cho biết: Trong gần 10 năm qua, đồng hành cùng cả nước vì biển đảo, Quảng Ngãi là một trong những địa phương được đánh giá đi đầu trong việc phát triển kinh tế biển đảo, trong việc bảo tồn di sản văn hóa biển đảo, mà tiêu biểu là phục hồi Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Tỉnh cũng đã đăng cai tổ chức nhiều cuộc hội thảo cấp quốc gia liên quan đến biển đảo. Điều này cho thấy Quảng Ngãi thật sự quan tâm đến sự phát triển của biển đảo, sự kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo, nỗ lực cùng cả nước giữ gìn, phát huy văn hóa vùng biển đảo... Ông Đặng Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh: Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Quảng Ngãi là nơi tụ hội, sinh sống, đánh bắt, nuôi trồng hải sản và giao lưu buôn bán từ lâu đời của nhiều lớp cư dân trên dải đất ven biển miền Trung Việt Nam. Bằng ý chí, kinh nghiệm và lòng can đảm tuyệt vời, từ ven bờ và cửa biển, từ đảo Lý Sơn, người dân Việt Nam từ ngàn xưa đã vươn ra khơi xa để khai thác sản vật phong phú trên vùng biển Đông. Ngày nay, với chiều dài bờ biển trên 130km, với 5 huyện ven biển và đảo Lý Sơn, có hàng vạn ngư dân đang ngày đêm lao động miệt mài trên hàng chục nghìn tàu, thuyền lớn nhỏ ngoài khơi xa, nhất là vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa - là ngư trường truyền thống của ngư dân Quảng Ngãi. Quá trình lao động sản xuất của những người dân Quảng Ngãi can trường đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa dân gian đa dạng, phong phú gắn liền với lịch sử hình thành lâu đời của cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng ven biển và hải đảo. Tín ngưỡng dân gian, nghệ thuật dân gian biển đảo ở tỉnh Quảng Ngãi có những nét tương đồng so với các vùng biển khu vực miền Trung và cả nước. Bên cạnh đó, văn hóa dân gian biển đảo Quảng Ngãi còn có những nét đặc trưng riêng, được gìn giữ, lưu truyền qua tín ngưỡng, trí thức, nghệ thuật dân gian gắn liền với biển đảo, qua các loại hình truyện kể, ca dao, dân ca, các phong tục tập quán của cư dân biển đảo... Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã trao Bằng công nhận Nghệ nhân dân gian cho 4 cá nhân ở tỉnh Quảng Ngãi. K.Hoàn Hội thảo khoa học toàn quốc“Văn hóa dân gian với vấn đề biển đảo” Hè năm nay ghi nhận tại các Công ty lữ hành của Hà Nội cho thấy, thị trường du lịch có mức tăng trưởng cao, lượng khách đăng ký tour tăng đột biến. Các công ty du lịch cũng xây dựng nhiều tour tuyến mới, tung ra nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách. Đến thời điểm này, ghi nhận tại các công ty du lịch Hà Nội, lượng khách tăng mạnh. Tại Công ty cổ phần du lịch Ha Noi Redtours, kể từ tháng 4 đến nay, mỗi tháng số lượng du khách đăng kí tour hè đạt từ 3.500-4.000 khách, trong đó lượng khách đăng kí tour nước ngoài chiếm 50%. Theo ông Nguyễn Công Hoan - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Ha Noi Redtours: Dự kiến đến hết hè, tổng số lượng khách đăng ký tour của Ha Noi Redtours sẽ tăng trưởng khoảng 25-30% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tại Công ty du lịch Vietravel Hà Nội, dự kiến, đơn vị sẽ thu hút trên 10.000 lượt khách. Lượng khách đặt tour hè tại Công ty du lịch Vietrantour cũng đạt khoảng 10.000 lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đề thời điểm hiện tại, số lượng suất tour hè tại Vietrantour đã gần kín chỗ so với kế hoạch đề ra. Để thu hút khách du lịch trong mùa hè này, các công ty lữ hành Hà Nội xây dựng nhiều chương trình mới, hấp dẫn. Theo Công ty du lịch Vietrantour, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân với chi phí tiết kiệm, đơn vị này tặng đến 7 triệu đồng tour du lịch hè cùng chương trình tích điểm nhận quá hấp dẫn với cơ hội nhận vé máy bay khứ hồi Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Singapore hoặc suất tour trọn gói Singapore 4 ngày. Còn Công ty du lịch Vietravel Hà Nội áp dụng chương trình khuyến mại “Hè rực rỡ 2016” cho rất cả các khách hàng khi đăng ký tour với các hình thức giảm giá cho khách, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà, hoàn tiền từ đối tác tài chính của Vietravel. Với nhiều chương trình hấp dẫn được các đơn vị du lịch tung ra, góp phần làm cho lượng du khách tăng trưởng mạnh trong năm nay. Mặc dù lượng khách tăng nhưng giá tour du lịch dịp hè cơ bản vẫn ổn định. Các công ty du lịch cho biết, thời điểm này, họ đặt dịch vụ du lịch cho khách vẫn ở mức giá cũ. Trừ một số điểm lượng khách quá đông có thể giá dịch vụ thay đổi nhẹ do cung vượt cao so với cầu. H.L Hà Nội: Lượng khách du lịch hè tăng cao
  • 14. 14 số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Theo kế hoạch số 132/KH-UBND của UBND TP. Hà Nội, Festival Áo dài năm2016cóchủđề“TinhhoaáodàiViệt Nam” sẽ diễn ra từ 14-16.10.2016 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - HàNội.Đâylàhoạtđộngvănhóadulịch, thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là sự kiện du lịch với sự tham gia của nhiều nhà thiết kế thời trang, nghệ nhân, nghệ sĩ và những người yêu Hà Nội, muốn dành công sức, trí tuệ để giới thiệu với người dân và bạn bè quốc tế những nét đẹp truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Festival gồm các khu vực giới thiệu thông tin bằng hình ảnh và tư liệu về lịch sửhìnhthànhvàpháttriểncủaáodàiViệt Nam.Trưngbàybộsưutậptrangphụcáo dài độc đáo xưa và nay trong khuôn viên 3 gian nhà tre giữa thảm cỏ trước cửa ĐoanMôn;khuvựctrưngbàynguyênvật liệu,khungdệt,vải,áodàixưavàcácmẫu thiếtkếmớicủaViệtNam;khuvựctrưng bày trang phục áo dài của các làng nghề áo dài truyền thống của Hà Nội như lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, áo dài Trạch Xá…;khutrưng bày các mẫu trang phục áo dài phục vụ trong ngành du lịch; khu dành cho các doanh nghiệp du lịch lớn ở Hà Nội và cả nước giới thiệu các sản phẩm du lịch, khuyến mại; khu vực giới thiệu ẩm thực Hà Nội… Đồng thời, thao diễn và may áo dài phục vụ du khách thamquan.TheoUBNDTP.HàNội,đây cũng là dịp để các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thời trang, doanh nghiệp du lịch của Thủ đô giao lưu, giới thiệu, hợp tác ký kết phát triển sản phẩm du lịch,thờitrangvànhiềulĩnhvựckhácvới các doanh nghiệp trong và ngoài nước; đồng thời, tạo cơ hội để du khách tham quan, trải nghiệm, tham gia trực tiếp vào cáchoạtđộngcủaFestivalÁodàiHàNội năm 2016. Đ.ngọc Festival Áo dài năm 2016 Từ đầu năm đến nay, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 2.475.000 lượt, tăng 11,1% so với cùng kỳ 2015, đạt 48,2% kế hoạch năm 2016. Tổng thu du lịch đạt 7.177,5 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 48,1% kế hoạch năm 2016. Đến nay, Đà Nẵng có 76 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư trên 12 tỷ USD (tương đương 253.000 tỷ đồng), trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,18 tỷ USD và 59 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 10,84 tỷ USD. Từ nay đến cuối năm, ngành du lịch Đà Nẵng tập trung triển khai Đề án phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2016- 2020; phát triển tour, tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung đôn đốc đầu tư các vị trí đón trả khách để hình thành các tuyến, điểm du lịch đường thủy mới. Ngành du lịch đề xuất thành lập Trung tâm hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng; đề xuất cơ chế chính sách đột phá phát triển du lịch 3 địa phương Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Cùng với đó thành phố tăng cường công tác kiểm tra và quản lý nhà nước đối với các hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, các khu điểm và hướng dẫn viên... Đặc biệt, ngành du lịch thành phổ tăng cường tuyên truyền thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch. Ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết: Sở đã chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ dịch Bộ Quy tắc ứng xử sang tiếng Trung, tiếng Hàn và đề nghị các đơn vị lữ hành gửi cho các đối tác ở hai thị trường du lịch trọng điểm này để họ phổ biến cho du khách khi đến thành phố tham quan, nghỉ dưỡng. Bộ Quy tắc được dịch ra hai thứ tiếng này cũng được phổ biến tại sân bay, nhà ga, các khu điểm du lịch và hệ thống khách sạn để du khách biết, tuân thủ quy định và góp phần xây dựng môi trường du lịch thành phố thân thiện, bình yên, an toàn. Sau một số vấn đề ảnh hưởng đến môi trường du lịch thành phố thời gian qua, Sở đã yêu cầu 26 Công ty lữ hành trên địa bàn ký cam kết chấp hành pháp luật Việt Nam trong quá trình hoạt động. V.Sơn Đà Nẵng: Tạo môi trường thuận lợi để du lịch phát triển Tỉnh Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh khai thác tour du lịch “Huế, một điểm đến 5 di sản”, trong đó có “Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế” vừa được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là “Di sản ký ức thế giới” - đây là di sản thứ 5 của Huế được công nhận trong vòng hơn 20 năm qua. Trước đó, đã có các di sản: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn, vốn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Để khai thác tốt lợi thế trên, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chủ động quảng bá thương hiệu “Huế, một điểm đến 5 di sản”, khai thác lợi thế đặc biệt này để du lịch Huế thực sự mạnh với “di sản trong di sản” và trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch tham quan. Mới đây, tại Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2016, di tích Đại Nội Huếđã đượcTổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam chọn làđiểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam. Để trở thành một điểm du lịch hàng đầu như hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã rất nỗ lực đưa Đại Nội Huế từ trạng thái cứu nguy khẩn cấp theo khuyến nghị của UNESCO sang giai đoạn phát triển và phát huy giá Khai thác tour du lịch“Huế, một điểm đến 5 di sản”
  • 15. 15số 1187 l 21.7.2016 thông tin trao đổi Theo nhận định của Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, bên cạnh những thế mạnh như điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, với nhiều sản phẩm du lịch được các hãng lữ hành khai thác hiệu quả như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với các thương hiệu Hội An, Mỹ Sơn…, du lịch Quảng Nam cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn yếu. Hệ thống dịch vụ phục vụ du khách, nhất là khách quốc tế còn thiếu cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Công tác xúc tiến du lịch chưa tạo được hiệu ứng mạnh mẽ từ các thị trường trực tiếp để kích thích môi trường đầu tư, thu hút du lịch. Đặc biệt do chưa có chiến lược đầu tư chiều sâu nên mối quan tâm liên kết hợp tác của doanh nghiệp còn hạn chế, sản phẩm du lịch còn trùng lặp, nghèo nàn… không có khả năng thu hút và “giữ chân” du khách. Để ngành kinh tế du lịch phát triển bền vững, bên cạnh việc chú trọng giải quyết đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo cơ chế thuận lợi để thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Nam xác định sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xúc tiến quảng bá du lịch; đầu tư du lịch tránh dàn trải; tập trung vào những sản phẩm chất lượng và các điểm đến trọng tâm để kích thích du lịch phát triển. Trước mắt, những sản phẩm làm nên chuỗi giá trị cao như du lịch sinh thái biển đảo gắn với không gian sinh tồn và các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cư dân vùng biển, sản phẩm du lịch ở vùng sâu trong đất liền gắn với các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số, các sản phẩm du lịch gắn liền với Khu dự trữ sinh quyển thế giới và khu nghĩ dưỡng Cù Lao Chàm, Khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, du lịch đường sông, du lịch làng nghề… sẽ được ưu tiên đầu tư để “làm mới”, tạo tiền đề thúc đẩy các chuỗi sản phẩm du lịch khác phát triển. Trong 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh Quảng Nam đã đón 2 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú, tăng 4,41% so với cùng kỳ và đạt trên 50% kế hoạch đề ra. Thị trường khách có cơ cấu khá hợp lý, phân bổ 50/50 giữa khách trong nước và quốc tế. Trong đó, thị trường khách nước ngoài đến Quảng Nam chủ yếu là từcácnướcTâyÂu,Australia,ĐôngBắc Á, Bắc Mỹ. trần nguyện Tối 15.7, tại Nhà thi đấu đa năng thành phố Cần Thơ, Giải Cầu mây trẻ toàn quốc năm 2016 do Liên đoàn Cầu mây Việt Nam (Tổng cục Thể dục thể thao) phối hợp Sở VHTTDL Cần Thơ tổ chức đã chính thức khai mạc. Giải thu hút 190 vận động viên đến từ 14 tỉnh/thành, ngành tham gia như: Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Bạc Liêu, Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Nai, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Công an nhân dân. Các vận động viên tranh tài ở nhóm tuổi từ 17 đến 20 tuổi. Dự Giải năm nay, cả 14 tỉnh/thành, ngành đều cử đội tuyển cầu mây nữ tham gia. Riêng các đoàn Cần Thơ, Bạc Liêu, Bắc Giang, Quảng Ninh, Công an nhân dân và Yên Bái không cử đội nam tham gia Giải. Ban tổ chức sẽ tặng Cờ và Huy chương vàng, bạc, đồng cho các đội hạng Nhất, Nhì và 2 đội đồng hạng Ba khi Giải kết thúc. Đối với cá nhân, dựa vào kết quả thi đấu, Liên đoàn Cầu mây Việt Nam sẽ xét phong đẳng cấp cho các vận động viên theo quy định. Ông Lê Thanh Sơn - Trưởng bộ môn Cầu mây, Tổng cục Thể dục thể thao cho biết, Giải vô địch Cầu mây trẻ toàn quốc năm 2016 là giải thể thao thuộc hệ thống thi đấu quốc gia, được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu môn cầu mây trên cả nước nói chung; đồng thời, tạo điều kiện (Xem tiếp trang 16) Quảng Nam: Xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng Khai mạc Giải Cầu mây trẻ toàn quốc năm 2016 trị di tích như hiện nay. Chỉ tính trong năm 2016,Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã xây dựng kế hoạch đầu tư 129 tỷ đồng trùng tu các di tích Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện các chương trình “lễ đổi gác”, hoặc cảnh “đám cưới trong Hoàng cung” và các trò chơi “Xăm hường” hàng ngày để thu hút khách tham quan. Đặc biệt, Nhà hát DuyệtThị Đường, vốn là nhà hát trong hoàng cung xưa nay được khôi phục lại và tổ chức 4 suất diễn/ngày phục vụ khách tham quan. Chỉ tính giai đoạn từ năm 2003 đến nay (sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới), Nhà hát Duyệt Thị Đường đã có trên 40 bài nhạc lễ, nhiều tiết mục múa Cung đình đặc sắc như: Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất Lân nhi, Lục triệt hoa mã đăng... được sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn, đưa Nhã nhạc Huế từ chốn cung đình đến với công chúng và khách du khách. Đến đầu tháng 7.2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón đạt 1.308.806 lượt khách du lịch, trong đó có 718.447 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu bán vé tham quan đạt 141,4 tỷ đồng. Bên cạnh các hoạt động khai thác, thu hút khách du lịch, công tác tu bổ di tích Cố đô Huế tiếp tục được đẩy mạnh với kinh phí thực hiện đến ngày 10.7 đạt 106 tỷ đồng. Một số công trình tu bổ hoàn thành như Ngọ Môn, Thái Binh Lâu, Triệu Miếu, Phu Văn Lâu… đã góp phần trả lại diện mạo vốn có của di tích. Q.Việt
  • 16. 16 số 1187 l 21.7.2016 Sự kiện vấn đề Chiều 14.7, Giải vô địch trẻ và Giải vô địch thể thao người khuyết tật (Giải thể thao người khuyết tật) toàn quốc năm 2016 đã khép lại tại Nhà thi đấu Tân Bình, với sự thành công vượt trội của đoàn chủ nhà TP. Hồ Chí Minh. Ở Giải vô địch, TP. Hồ Chí Minh khẳng định được sức mạnh và cho thấy công tác đầu tư cho thể thao người khuyết tật rất được chú trọng. Đoàn đã giành vị trí nhất toàn đoàn với thành tích ấn tượng: 254 Huy chương Vàng, 255 Huy chương Bạc và 178 Huy chương Đồng. Xếp vị trí thứ hai là đoàn Hà Nội với 138 Huy chương Vàng, 77 Huy chương Bạc và 49 Huy chương Đồng. Đoàn Quảng Trị xếp thứ ba toàn đoàn với 15 Huy chương Vàng, 21 Huy chương Bạc và 8 Huy chương Đồng. Ở giải dành cho các vận động viên trẻ, TP. Hồ Chí minh cũng vượt trội khi giành vị trí cao nhất với 52 Huy chương Vàng, 43 Huy chương Bạc và 17 Huy chương Đồng. Xếp các vị trí tiếp theo lần lượt là đoàn Thái Nguyên với 6 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Đồng; Bà Rịa-Vũng Tàu giành 3 Huy chương Vàng và 6 Huy chương Đồng. Đây là lần đầu tiên Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc được tích hợp thêm giải dành cho các vận động viên trẻ, nhằm khuyến khích phong trào tập luyện thể thao và phát triển thể thao người khuyết tật ở các địa phương. Theo ông Vũ Thế Phiệt - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Paralympic Việt Nam, giải năm nay cho thấy các tỉnh/thành đã có nhiều sự đầu tư cho các vận động viên khuyết tật. Đặc biệt, qua giải trẻ đã phát hiện được nhiều vận động viên trẻ ở môn điền kinh tiệm cận thành tích quốc gia. Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2016 thu hút hơn 1.000 vận động viên và huấn luyện viên đến từ 27 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia, tranh tài ở 7 môn gồm: điền kinh, bơi lội, bóng bàn, cử tạ, cầu lông, cờ vua, boccia (dành cho người bại não). t.LâM TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2016 Ngày 17.7, tại Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng 4 - Quân khu 9, thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao đã tổ chức khai mạc Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia 2016. Giải bơi, lặn vô địch trẻ toàn quốc năm nay thu hút sự tham gia của 350 vận động viên nam, nữ, huấn luyện viên đến từ 35 tỉnh/thành, ngành. Tại giải lặn, các vận động viên thi đấu ở các nội dung: lặn tốc độ, lặn khí tài, lặn chân vịt đôi, lặn vòi hơi chân vịt và tiếp sức, ở các cự ly: 50m, 100m, 400m, 800m, 1500m; thi tiếp sức ở các cự ly 4x100m, 4x200m… Còn tại giải bơi, các vận động viên thi đấu ở 6 nội dung gồm: bơi tự do, bơi ếch, bơi ngửa, bơi bướm, bơi hỗn hợp và tiếp sức. Kết thúc giải, các vận động viên xuất sắc nhất ở các trận chung kết xếp hạng sẽ được Tổng cục Thể dục thể thao trao huy chương vàng, bạc, đồng. Đặc biệt, tại giải, các vận động viên thi đấu tốt cũng được công nhận kỷ lục quốc gia; công nhận thành tích đẳng cấp đạt tiêu chuẩn chuyên môn. Tại Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia năm nay, Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam còn tổ chức nội dung thi đấu bơi, lặn mở rộng tranh huy chương vàng, bạc, đồng của Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam ở 3 nhóm tuổi gồm: Nhóm 1 (từ 13 tuổi đến 14 tuổi), nhóm 2 (từ 11 tuổi đến 12 tuổi), nhóm 3 (dưới 10 tuổi). Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá công tác đào tạo vận động viên bơi, lặn tại các địa phương, các ngành trong cả nước. Giải nhằm tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tạo cơ hội cho các vận động viên trẻ cọ xát và nâng cao trình độ chuyên môn. Giải cũng là dịp để cơ quan chức năng đánh giá, tuyển chọn vận động viên cho các đội tuyển trẻ quốc gia, qua đó, có hướng tập trung đầu tư, bồi dưỡng các vận động viên bơi, lặn xuất sắc cho đội tuyển quốc gia tham dự các giải khu vực và quốc tế trong thời gian tới. Dự kiến, Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia 2016 diễn ra đến hết ngày 25.7. nguyễn cúc Khai mạc Giải bơi, lặn vô địch trẻ quốc gia 2016 cho các vận động viên trẻ có dịp thi đấu cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn. Thông qua Giải đấu này, các nhà chuyên môn của Liên đoàn Cầu mây Việt Nam sẽ tuyển chọn những vận động viên xuất sắc để bổ sung vào Đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho những giải đấu quốc tế trong thời gian tới. Trận đấu khai mạc Giải đã diễn ra ở bảng nam giữa 2 đội cầu mây nam của các tỉnh Sóc Trăng và Thanh Hoá. Kết quả, đội Thanh Hoá đã giành chiến thắng 2-0 trước Sóc Trăng. Dự kiến, Giải sẽ diễn ra đến hết ngày 26.7. nAM AnH KhaimạcGiảiCầumây... (Tiếp theo trang 15)