SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1115 ngày 26/02/2015
- Kỷniệm226nămChiếnthắng
NgọcHồi-ĐốngĐa
(Tr.7)
- Đầutưmạnhmẽ,bàibản
chocácmônthểthaotrọngđiểm
(Tr.12)
Liên hoan Âm nhạc
truyền thống các nước
ASEAN-2015
(Tr.11)
- Nétđẹpvănhóatruyềnthống
đầunămcủađồngbàoTâyBắc
(Tr.11)
- Nâng cao năng lực cán bộ
thực hiện công tác gia đình
(Tr.6)
trong số này
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 229/CĐ-TTg về tăng cường
công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND
tỉnh/thành thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015
của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiếp tục thực hiện Kết luận số
51-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW
của Bộ Chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang, lễ hội... (Xem tiếp trang 3)
Sôi nổi các hoạt động
văn hóa, thể thao
mừng Xuân Ất Mùi
Hòa chung trong không khí hân
hoan, rộn ràng của những ngày đầu
xuân Ất Mùi 2015, khắp các
tỉnh/thành trên cả nước đã tổ chức
nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật,
thể dục thể thao sôi nổi mừng Đảng,
mừng Xuân Ất Mùi 2015. Không khí
mừng Xuân rộn ràng, náo nức với
những niềm vui, hy vọng về một năm
mới lập nhiều thành tích mới chào
mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng.
(Xem tiếp trang 4)
DulịchViệtNamtiếptục“gặtvàng”dịpTếtẤtMùi
Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2015 với kết quả thành công, ngành du lịch
nước ta lại tiếp tục gặt hái thành công đáng kể với chương trình du lịch Tết
Nguyên đán Ất Mùi ở cả 2 thị trường quốc tế và nội địa. Theo ghi nhận từ
Sở VHTTDL một số tỉnh/thành trọng điểm du lịch và nhiều đơn vị lữ hành
cho thấy: Có khá đông khách quốc tế đến Việt Nam vào dịp này để thưởng
thức hương sắc Tết Việt.
(Xem tiếp trang 20)
Tăng cường công tác quản lý
và tổ chức lễ hội
Lễ hội Gò Đống Đa Xuân Ất Mùi 2015
quản lý nhà nước
2 số 1115 l 26.02.2015
Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL đã
có văn bản đề nghị Tỉnh ủy, Thành ủy
các tỉnh/thành chỉ đạo các cấp ủy, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể,
các Sở, ban, ngành trên địa bàn triển
khai nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 41-
CT/TW và Công điện số 229/CĐ-TTg.
Tổ chức quán triệt và thực hiện
nghiêm Chỉ thị số 41-CT/TW ngày
05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công
điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015
của Thủ tướng Chính phủ về việc quản
lý, tổ chức hoạt động lễ hội năm 2015,
các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính
phủ về công tác quản lý, tổ chức lễ hội
để nhân dân địa phương đón Tết Ất
Mùi 2015 và những năm tiếp theo thực
sự vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết
kiệm, tạo không khí thi đua sôi nổi chào
mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Đối với công tác quản lý và tổ chức
lễ hội: Tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý
và tổ chức lễ hội; đảm bảo việc quản lý
và tổ chức lễ hội của từng ngành, địa
phương, cơ sở theo đúng quy định của
pháp luật; thiết thực, hiệu quả, tiết
kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục
và các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh
thần lành mạnh của nhân dân; chỉ đạo
khắc phục những hạn chế đã nêu trong
Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015
của Ban Bí thư.
Việc tổ chức các lễ kỷ niệm cần
thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ
thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và
Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày
29/10/2013 của Chính phủ quy định về
tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao
tặng, đón nhận hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và
đón tiếp khách nước ngoài. Đặc biệt,
chú ý tới tần suất và sử dụng ngân sách
nhà nước; việc mời khách Trung ương
tham dự lễ hội thực hiện đúng sự chỉ
đạo tại Công điện số 162/CĐ-TTg ngày
09/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về tổ chức, quản lý lễ hội.
Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể, các sở, ban,
ngành có liên quan đến lễ hội, trên cơ
sở chức năng nhiệm vụ của mình xây
dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường sự
phối hợp để quản lý tổ chức lễ hội và
thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm
quyền của từng ngành những hạn chế
đã nêu trong Chỉ thị.
Chỉ đạo cán bộ, đảng viên chấp
hành các quy định về quản lý và tổ chức
lễ hội; phê bình và xử lý nghiêm đối với
cán bộ, đảng viên vi phạm.
Đ.AnH
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng
Bình đến năm 2030. Theo quy hoạch, sẽ
bảotồnnguyêntrạngvàtínhtoànvẹncủa
disảnthiênnhiênthếgiớiVườnquốcgia
Phong Nha-Kẻ Bàng trong mối liên kết
bảo tồn với vùng sinh thái Hin Nammo
củaLàovàquầnthểsinhtháidãyTrường
Sơn.Thiếtlậpvàkiểmsoátcáchànhlang
đa dạng sinh học lưu vực sông Son, sông
Ranh, sông Nhật Lệ nối liền Vườn quốc
gia với các vùng tự nhiên khác trong
vùng miền Trung.
Kiểmsoátcáchoạtđộngsảnxuấttiểu
thủ công nghiệp, khai thác đá mỏ quặng,
kinh tế thương mại, phát triển dân cư...
trong vùng đệm, đặc biệt tại các khu vực
cửa khẩu Thượng Trạch, cửa khẩu Cha
Lo, dọc 2 bên bờ sông Son để không ảnh
hưởng đến bảo tồn.
PháttriểnkhudulịchquốcgiaPhong
Nha-Kẻ Bàng, liên kết hợp tác với các
trung tâm du lịch biển, du lịch văn hóa
lịch sử trong địa bàn tỉnh Quảng Bình và
các tỉnh miền Trung trên tuyến du lịch
quốc gia “Con đường di sản miền
Trung”.
Xây dựng tuyến không gian lễ hội
kéodàitừbiểnđếnVườnquốcgiaPhong
Nha-Kẻ Bàng dọc theo đường thủy từ
sông Gianh đến sông Son và theo đường
bộ từ thành phố Đồng Hới đến đô thị Du
lịch Phong Nha. Xây dựng trung tâm
dịch vụ du lịch cao cấp tại Sơn Trạch,
PhúcTrạch. Hình thành các điểm du lịch
chấtlượngcaotrongVườnquốcgia,trên
sông Son, sông Troóc, sông Long Đại,
thác nước Phù Định, núi Thần Đinh...
Hình thành các tuyến du lịch theo đường
Hồ Chí Minh nhánh Tây và đường 20
Quyết Thắng; tuyến đến bảnARem qua
cáchangđộng;tuyếntheođườngHồChí
Minh đến đỉnh U Bò, hang Én và hang
Sơn Đoòng, sông Long Đại. Mở rộng,
nâng cấp trung tâm xã Sơn Trạch, huyện
Bố Trạch và lựa chọn quỹ đất cao ráo tại
các thôn Xuân Sơn, Hà Lời... để xây
dựng các khu chức năng đô thị hạn chế
ngập lũ sông Son. Hình thành trung tâm
dịch vụ du lịch Phong Nha trên cơ sở
nâng cấp trung tâm du lịch hiện có trên
sông Son thành trung tâm dịch vụ du lịch
caocấpphụcvụkháchdulịchtrongnước
và quốc tế.
Mởrộng,nângcấptrungtâmxãPhúc
Trạch, huyện Bố Trạch về phía Đông
đường Hồ Chí Minh. Phát triển các khu
nhà ở sinh thái, dịch vụ công cộng phục
vụ khu dân cư nông thôn xã Phúc Trạch
và lân cận, chợ nông sản đầu mối, dịch
vụ quá cảnh trên đường Hồ Chí Minh...
H.PHượng
Phát huy giá trị di sản Phong Nha-Kẻ Bàng
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý
và tổ chức lễ hội
quản lý nhà nước
3số 1115 l 26.02.2015
Chỉ thị số 45-CT/TW ngày
22/7/2010 của Bộ Chính trị khóa X về
đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các
ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón
nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và
các hình thức khen thưởng cao; Chỉ thị
số 21-CT/TW của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa XI về đẩy mạnh thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày
hội, nhất là những lễ hội có quy mô
lớn. Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ
hội, ngày hội phải chịu trách nhiệm về
kế hoạch, chương trình, nội dung, quy
mô, tần suất, thời gian tổ chức; bảo
đảm việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiết
kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng
phí; phù hợp với truyền thống văn hóa
của dân tộc, phong tục, tập quán của
từng địa phương.
Hạn chế tối đa sử dụng ngân sách
nhà nước để tổ chức lễ hội, ngày hội.
Không truyền hình trực tiếp trên sóng
truyền hình quốc gia khi chưa được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt; không
lạm dụng truyền hình trực tiếp để huy
động tài trợ cho việc tổ chức lễ hội,
ngày hội.
Thực hiện đúng quy định của pháp
luật về quản lý, sử dụng, lưu thông tiền
tệ, đặc biệt là tại các di tích, công trình
tín ngưỡng, tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội.
Quản lý việc đặt tiền lễ, tiền giọt dầu
bảo đảm văn minh, tiết kiệm, hợp lý.
Nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ
hưởng phí chênh lệch, đặc biệt là trong
khuôn viên di tích và lễ hội. Việc tu bổ,
tôn tạo di tích; cung tiến, tiếp nhận đồ
cung tiến vào di tích, công trình tín
ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật.
Bộ VHTTDL sơ kết, tổng kết kịp
thời việc thực hiện Quyết định số
308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội; Tham mưu, đề xuất cấp
thẩm quyền phân công Lãnh đạo cấp
Trung ương tham dự lễ hội khi cần thiết;
Hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống
văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng và lễ hội; Thanh tra, kiểm tra
hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội.
Đ.ngọc
Tăngcườngcôngtácquảnlý... (Tiếp theo trang 1)
Thị xã vùng biên Hà Tiên (Kiên
Giang) đang tập trung đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng đô thị, hoàn chỉnh hệ thống
giao thông, mạng lưới điện, nước để
phục vụ phát triển du lịch gắn với phát
triển kinh tế ven biển.
Thời gian qua, thị xã đã tập trung
nâng cấp, chỉnh trang, vệ sinh môi
trường, tạo mỹ quan, nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch ở khu du lịch Mũi
Nai, Thạch Động, Đá Dựng, khu di tích
lịch sử núi Bình San… Bên cạnh đó, Hà
Tiên còn mở ra nhiều tuyến mới, như
khu du lịch sinh thái Hòn Đước - Hòn
Tre Vinh (xã Tiên Hải), du lịch sinh thái
đầm Đông Hồ… Hiện toàn thị xã có 38
khách sạn, 921 phòng; 88 nhà nghỉ, 669
phòng; 163 nhà trọ, đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch.
Hàng năm, thị xã Hà Tiên tổ chức
các lễ hội truyền thống của địa phương,
như Năm văn hóa du lịch,Tao đàn Chiêu
Anh Các, Lễ giỗ Mạc Cửu, Lễ giỗ bà
Mạc Mi Cô… Qua đó, quảng bá du lịch
địa phương, thu hút nhiều du khách.
Năm 2015, Hà Tiên phấn đấu tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt trên 18%; lượng
khách đến tham quan du lịch trên 2 triệu
lượt người… Tỉnh đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, quảng bá
và xây dựng thương hiệu du lịch Hà
Tiên; phát triển du lịch theo hướng khai
thác tối đa tiềm năng du lịch của địa
phương... Bên cạnh đó, thị xã nâng cấp,
mở rộng các khu, điểm du lịch hiện có;
trong đó, tập trung nâng cấp, cải tạo, mở
rộng bãi biển Mũi Nai, hoàn thiện hệ
thống xử lý nước thải. Đồng thời,
khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư, mở rộng các cơ sở dịch
vụ du lịch, đầu tư xây dựng các khu dịch
vụ vui chơi, giải trí; thúc đẩy triển khai
các dự án du lịch mới tạo thêm nhiều sản
phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt tập trung
phát triển các loại hình du lịch biển, du
lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội gắn
với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử,
văn hóa của địa phương…
Nhằm rút ngắn khoảng cách cho du
khách đến Hà Tiên bằng việc đẩy nhanh
và sớm đưa vào khai thác sử dụng trục
giao thông nối Hà Tiên với các tỉnh lân
cận, như thành phố CầnThơ,Thành phố
Hồ Chí Minh (đường hành lang ven biển
phía Nam, đường N1); kêu gọi đầu tư
nâng cao chất lượng các phương tiện vận
tải đường bộ, đường thủy, đặc biệt là
tuyến cao tốc, tàu phà Hà Tiên - Phú
Quốc để phát triển mạnh vùng tam giác
du lịch Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc;
Hà Tiên - Kép và Cảng Sihanoukville
(Campuchia).
Cùng với phát triển du lịch trọng
điểm sẵn có, Hà Tiên tập trung phát triển
kinh tế ven biển. Hiện trên địa bàn thị xã
đang triển khai thực hiện 3 dự án đầu tư
venbiểnlàKhuđôthịmới(khulấnbiển),
Khu dịch vụ - thương mại - du lịch
phường Tô Châu, Khu đô thị du lịch
Nam Hà Tiên; trong đó, Khu đô thị mới
với tổng số vốn đăng ký 334 tỷ đồng,
tổng số vốn đã thực hiện 280 tỷ đồng,
diệntíchđãbàngiaotrên96ha.Khudịch
vụ - thương mại - du lịch phường Tô
Châu tổng số vốn đăng ký 20 tỷ đồng.
Riêng Khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên
có tổng số vốn đăng ký 872 tỷ đồng.
Đ.Lâm
Kiên Giang: Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển
4 số 1115 l 26.02.2015
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số
384/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành
Kế hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuật
quần chúng “Câu hò nối những dòng
sông”. Liên hoan “Câu hò nối những
dòng sông” gồm 3 nội dung chính:
Triển lãm tranh cổ động tấm lớn với các
chủ đề: Đất nước đổi mới, kỷ niệm 125
năm Ngày sinh nhật Bác, Đại hội Đảng
các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XII; Kỷ niệm 40 năm giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước; Kỷ niệm 50 năm Hàm Rồng
chiến thắng sẽ được triển khai trưng bày
tại 4 điểm (Quảng trường Lam Sơn;
quảng trường Hàm Rồng; khu hội nghị
Hàm Rồng; công viên bến thuyền sông
Mã). Thời gian khai mạc triển lãm vào
chiều 03/4/2015.
Liên hoan nghệ thuật quần chúng
với tên gọi “Câu hò nối những dòng
sông mở rộng - năm 2015”, liên hoan
nghệ thuật quần chúng sẽ có nhiều tiết
mục đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính
yêu; ca ngợi truyền thống yêu nước,
tình đoàn kết, gắn bó các dân tộc anh
em và tình yêu đôi lứa trong lao động,
sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp,
diễn ra từ ngày 05/4 đến 07/4/2015 tại
công viên bến thuyền sông Mã.
Liên hoan các di sản văn hóa phi vật
thể được UNESCO công nhận với tên
gọi “Qua miền di sản” sẽ chính thức
diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21/11-
23/11/2015 tại Nhà hát Lam Sơn
(Thanh Hóa). Liên hoan nghệ thuật
quần chúng “Câu hò nối những dòng
sông” do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh
Thanh Hóa chủ trì phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức nhằm
giới thiệu, quảng bá hình ảnh thiên
nhiên và con người xứ Thanh với bạn
bè trong nước, khu vực và quốc tế; bảo
tồn, phát huy và tôn vinh các di sản văn
hóa phi vật thể đã được UNESCO công
nhận; đồng thời kết nối khai thác sức
mạnh về thắng cảnh thiên nhiên, di sản
văn hóa phong phú đặc sắc là cơ hội
cho xứ Thanh hoàn chỉnh và phát triển
các sản phẩm văn hóa du lịch.
H.PHượng
Liên hoan nghệ thuật“Câu hò nối những dòng sông”
* Dịp Xuân Ất Mùi 2015, tỉnh Ninh
Bình tổ chức trưng bày triển lãm ảnh
giới thiệu tiềm năng về kinh tế, văn hóa,
xã hội, du lịch của địa phương. Nhà hát
chèo Ninh Bình đưa vở chèo “Tống
Trân - Cúc Hoa” mới dàn dựng đi lưu
diễn ở những nơi vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các
huyện, thành phố, thị xã tổ chức thi đấu
giao hữu thể dục thể thao và các trò chơi
dân gian như: đẩy gậy, ném còn, đu
quay, chọi gà, kéo co, bóng bàn, cầu
lông, bóng chuyền, cờ tướng, vật dân
tộc. Sở VHTTDLphối hợp với Hội nhà
báo, Thư viện tỉnh Ninh Bình tổ chức
Hội báo Xuân Ất Mùi, trưng bày 114
loại báo và tạp chí nhằm đưa đến cho
nhân dân món ăn tinh thần sinh động,
hấp dẫn và bổ ích, giới thiệu nét đẹp văn
hóa, phong tục tập quán vui đón Tết,
đón Xuân của đất nước Việt Nam cùng
các dân tộc trên thế giới.
Chuẩn bị cho mùa lễ hội 2015, tỉnh
Ninh Bình tăng cường công tác quản lý
môi trường, văn hóa, đảm bảo an ninh,
an toàn tại các khu, điểm du lịch trên địa
bàn, tập trung giải quyết vấn nạn ăn xin,
chèo kéo khách, bắt chẹt khách, ép
khách mua hàng, chụp ảnh, đổi tiền lẻ
và các hoạt động mê tín dị đoan, các
hành vi tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo
môi trường văn hóa lành mạnh, phục vụ
du khách trong và ngoài nước đến địa
phương thăm quan, vui xuân, đón Tết.
* Tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt
động văn hóa văn nghệ, thể thao phục
vụ nhân dân trong những ngày vui
Xuân, đón Tết. Đêm Giao thừa tại
Quảng trường và trung tâm của 15
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ
chức chương trình biểu diễn nghệ thuật
mừng Đảng, đón Xuân. Các ngành và
địa phương trong tỉnh cũng tổ chức các
đêm biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ tổng
hợp, chiếu phim tuyên truyền chủ đề ca
ngợi Đảng, Bác Hồ, thành tựu của công
cuộc đổi mới phục vụ bà con vùng sâu,
vùng xa, các chiến sĩ đang bảo vệ Tổ
quốc vùng biên giới. Bên cạnh các
chương trình văn nghệ, tỉnh cũng tổ
chức nhiều chương trình văn hóa đặc
sắc phục vụ nhân dân và du khách như:
trưng bày, trình diễn nghề thủ công
truyền thống tại Bảo tàng Biệt Điện, tổ
chức tham quan Đình Lạc Giao, Nhà
đày Buôn Ma Thuột, khai mạc Hội báo
Xuân Ất Mùi tỉnh Đắk Lắk… Hội vật
Vụ Bổn (huyện Krông Pắk) vào ngày
04/3. Các địa phương cũng tổ chức thi
đấu các môn thể thao, các trò chơi dân
gian gắn với đời sống, bản sắc văn hóa
của từng dân tộc như bóng đá, bóng
chuyền, bóng bàn, kéo co, đẩy gậy, đi cà
kheo, bắn nỏ… nhằm đáp ứng như cầu
vui chơi, giải trí của đồng bào các dân
tộc trong tỉnh.
* Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi
2015, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa tổ
chức triển lãm sách báo Xuân Ất Mùi,
sách về Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác
Hồ kính yêu; xây dựng chương trình
nghệ thuật với chủ đề “Mừng Đảng,
mừng Xuân” biểu diễn đón giao thừa,
kết hợp bắn pháo hoa trong Đêm Giao
thừa đón mừng năm mới Ất Mùi năm
2015; lễ hội thư pháp và cho chữ ngày
xuân 2015. Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tổ
chức mở cửa các phòng trưng bày
“Thanh Hóa thời Tiền - Sơ sử” và
“Thanh Hóa từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX” phục vụ nhân dân trong dịp Tết
Nguyên đán Ất Mùi. Ngoài ra, ngành
văn hóa Thanh Hóa cũng tổ chức các
đợt chiếu phim phục vụ nhân dân nhất
là tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh
nhân dịp Tết Nguyên đán.
trần nguyện
Sôinổicáchoạtđộngvănhóa,thểthaomừngXuân... (Tiếp theo trang 1)
5số 1115 l 26.02.2015
quản lý nhà nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định
quy định về giáo dục thể chất và hoạt
động thể thao trong nhà trường. Theo
đó, cơ quan quản lý giáo dục các cấp
và các nhà trường có trách nhiệm hỗ
trợ, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ thể
thao, các hội thể thao học sinh, sinh
viên hoạt động. Giáo dục thể chất trong
nhà trường là nội dung giáo dục, môn
học bắt buộc, thuộc chương trình giáo
dục của các cấp học và trình độ đào tạo,
nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh,
sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận
động cơ bản, hình thành thói quen
luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao
sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc,
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện.
Hoạt động thể thao trong nhà
trường được tổ chức theo phương thức
ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể
thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở
thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe,
nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động,
hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể
chất thông qua các hình thức luyện tập,
thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học
sinh, sinh viên thực hiện quyền vui
chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể
thao; phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, tài năng thể thao. Chương trình
môn học Giáo dục thể chất thuộc
chương trình giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội
dung giáo dục thể chất thuộc chương
trình giáo dục mầm non, thể hiện mục
tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn
kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc
nội dung giáo dục thể chất, phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục thể chất, cách thức đánh giá
kết quả thực hiện môn học Giáo dục
thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ
đào tạo. Giáo viên, giảng viên thể dục,
thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn và
trình độ đào tạo của nhà giáo theo quy
định tại Điều 70 và Điều 77 của Luật
Giáo dục. Giáo viên, giảng viên thể
dục, thể thao thực hiện các quyền,
nghĩa vụ, được hưởng các chế độ,
chính sách đối với nhà giáo và các
chính sách ưu đãi đặc thù khác theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều
kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư,
đóng góp nguồn lực để xây dựng cơ sở
vật chất, cung cấp trang thiết bị, dụng
cụ tập luyện và thi đấu thể thao phục
vụ công tác giáo dục thể chất và hoạt
động thể thao trong nhà trường. Các tổ
chức, cá nhân đóng góp nguồn lực đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ
công tác giáo dục thể chất và hoạt động
thể thao trong nhà trường được hưởng
các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng,
đất đai. Đ.AnH
Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
Mới đây, Ban Chỉ đạo Đề án đã ban
hành Kế hoạch số 436/KH-BCĐ về
việc thực hiện Đề án Tăng cường năng
lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp
luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan đối với các tổ chức đại diện tập
thể quyền tác giả, quyền liên quan tại
Việt Nam.
Kế hoạch gồm 8 nội dung hoạt
động: Tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài
chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ để hoàn
thiện các Báo cáo kiến nghị, đề xuất về
hoàn thiện pháp luật quyền tác giả,
quyền liên quan; chính sách thuế ưu
đãi đối với các tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả, quyền liên quan; hoàn
thiện pháp luật về Chế độ nhuận bút,
thù lao; hoàn thiện hệ thống tổ chức
đại diện tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan tại Việt Nam; Hỗ trợ thúc
đẩy thành lập Tổ chức bảo vệ quyền
của người biểu diễn; Xây dựng Đề án
thành lập Trung tâm giám định quyền
tác giả, quyền liên quan. Tổ chức hội
thảo, hội nghị về quyền tác giả, quyền
liên quan: Trong lĩnh vực âm nhạc
thuộc nhóm quyền cấp phép của Trung
tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc;
Trong lĩnh vực văn học thuộc nhóm
quyền cấp phép của Trung tâm quyền
tác giả văn học; Trong lĩnh vực sao
chép tác phẩm thuộc nhóm quyền cấp
phép của Hiệp hội quyền sao chép;
Xây dựng hệ thống phần mềm đối
soát, quản lý số hóa cơ sở dữ liệu tác
giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác
giả, đối tượng quyền liên quan: xây
dựng hệ thống số hóa cơ sở dữ liệu của
Hiệp hội quyền sao chép phục vụ hoạt
động cấp phép thu và phân phối tiền
bản quyền, của Trung tâm quyền tác
giả văn học phục vụ hoạt động cấp
phép thu và phân phối tiền bản quyền;
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm
nhạc phục vụ hoạt động cấp phép thu
và phân phối tiền bản quyền; xây dựng
phần mềm đối soát phục vụ hoạt động
cấp phép thu và phân phối tiền bản
quyền; Xuất bản tài liệu, tờ rơi, xây
dựng chương trình truyền thông tuyên
truyền thực thi tốt các quy định pháp
luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
Tổ chức điều tra xã hội học về nhận
thức, hiểu biết của các tổ chức, cá nhân
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
và công chúng về pháp luật bảo hộ
quyền tác giả, quyền liên quan; Tổ
chức nghiên cứu làm việc tại các nước
có kinh nghiệm về xây dựng cơ chế
chính sách, pháp luật,quản lý và thực
thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan nói chung và về hoạt động đại
diện tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan và tổ chức tổng kết đánh giá kết
quả thực hiện Đề án.
n.tHAnH
Tăng cường thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả
6 số 1115 l 26.02.2015
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL vừa ban hành Công
văn số 432/BVHTTDL-KHTC thỏa
thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Nhà
thờ họ Hồ, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ
An. Theo đó, Bộ VHTTDL thống nhất
về cơ bản với nội dung dự án tu bổ gồm
các hạng mục: tu bổ Nghi môn, Bái
đường, Thượng điện, Tả vu, Hữu vu,
nhà bia, tượng danh nhân họ Hồ; xây
dựng nhà khách, am hóa vàng, nhà bếp,
nhà vệ sinh, cổng, tường rào, tường lan
can bờ ao, sân vườn, đường dạo và hạ
tầng kỹ thuật. Dự án đã được lập trên
cơ sở khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng, đề
xuất các giải pháp tu bổ, tôn tạo di tích
cơ bản đáp ứng nguyên tắc bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích.
Ngoài ra, một số nội dung của dự
án cần được làm rõ, Bộ VHTTDL đề
nghị Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An yêu
cầu đơn vị tư vấn bổ sung và chỉnh sửa:
Cân nhắc việc thay đổi chi tiết trang trí
mái của tòa Bái đường, nghiên cứu sử
dụng hình thức tương đồng với các
trang trí tòa Thượng điện; Điều chỉnh
thiết kế nhà khách theo dạng mặt bằng
hình chữ nhật, kết cấu giống tả, hữu vu,
bố trí quay mặt về phía nhà thờ và giảm
lược trang trí (không làm chân tảng hoa
sen và hạn chế chạm khắc trên cấu
kiện); Cần tính toán, giảm bớt kích
thước, tiết kiệm cấu kiện móng của các
hạng mục Bái đường, Thượng điện, Tả
vu, Hữu vu, nhà khách để đảm bảo đủ
khả năng chịu lực và tiết kiệm kinh phí;
Việc xây dựng mới và lựa chọn hình
thức Tắc môn cần tham khảo ý kiến
của dòng họ và nhân dân địa phương.
Về nguồn vốn đầu tư, trong năm
2015, Bộ VHTTDL đề nghị UBND
tỉnh Nghệ An xem xét bố trí bằng
nguồn ngân sách địa phương và huy
động các nguồn vốn hợp pháp khác để
thực hiện. Trong giai đoạn tới (2016-
2020) nếu được Thủ tướng Chính phủ
đồng ý cho phép thực hiện Chương
trình mục tiêu phát triển văn hóa, thể
thao, Bộ sẽ xem xét hỗ trợ một phần
kinh phí để tu bổ các hạng mục di tích
gốc trên cơ sở đề xuất kế hoạch hàng
năm của tỉnh Nghệ An.
H.PHượng
Bộ VHTTDL vừa ra Quyết định số
375/QĐ-BVHTTDLban hành Kế hoạch
hoạt động năm 2015 của Bộ VHTTDL
triển khai “Đề án kiện toàn, đào tạo nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện
công tác gia đình các cấp đến năm
2020”. Kế hoạch gồm 3 nội dung hoạt
động lớn: Kiện toàn đội ngũ cán bộ thực
hiện công tác gia đình các cấp và xây
dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở:
Hướng dẫn kế hoạch hoạt động năm
2015 của Đề án tới các cơ quan liên quan
ở cấp Trung ương, các địa phương; Xây
dựng văn bản hướng dẫn phát triển mạng
lưới cộng tác viên về gia đình ở cơ sở;
xây dựng văn bản hướng dẫn đảm bảo
nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về gia đình các cấp; Tổ chức các
cuộc họp, hội thảo về nhân lực và tài
chính thực hiện Đề án. Đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
thực hiện công tác gia đình các cấp: Tổ
chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ về công tác gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán
bộ thực hiện công tác gia đình các cấp;
Xây dựng chương trình đào tạo nghiệp
vụ công tác gia đình và phòng, chống
bạo lực gia đình.
Kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án:
Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đôn đốc
thực hiện Đề án và tổng hợp, báo cáo
tình hình thực hiện Đề án. Đ.ngọc
Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác gia đình
Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà thờ họ Hồ
Mừng Xuân Ất Mùi 2015, Sở
VHTTDL tỉnh Bình Dương đã tổ chức
khai mạc Đường hoa nghệ thuật tại
trung tâm thành phố mới Bình Dương
và Hội Hoa xuân, Báo Xuân, Triển lãm
Mỹ thuật tại Bảo tàng tỉnh để phục vụ
người dân thưởng ngoạn nhân dịp Tết
Ất Mùi 2015.
Đường hoa nghệ thuật tại trung tâm
thành phố mới Bình Dương (bên cạnh
trung tâm hành chính tỉnh) có chiều dài
gần 300m, được đầu tư hơn 3 tỷ đồng,
trangtrínhiềuloạihoahaibênđườngvới
nhiềutiểucảnhthểhiệnBìnhDươngtrên
đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế... Cùng với các công
trình xây dựng, văn hóa khác, đường hoa
nghệthuậtsẽlànơitậptrungvuichơicủa
ngườidântrongnhữngngàyTết.TạiBảo
tàng tỉnh,Thư viện tỉnh phối hợp với Hội
NhàbáotỉnhkhaimạcHộiBáoXuânvới
chủđề:“MừngĐảngquangvinh-Mừng
XuânẤtMùinăm2015”.Trưngbày,giới
thiệu 478 ấn phẩm xuân của các báo
Trung ương, Bình Dương và các
tỉnh/thành trên toàn quốc với 1.034 bản;
triển lãm 2.000 bản sách về Đảng, mùa
xuân, biển đảo Việt Nam. Hội Văn học
Nghệ thuật tỉnh khai mạc Triển lãm mỹ
thuật trưng bày khoảng 60 tác phẩm
tranh, tượng mỹ thuật bằng các chất liệu
và 60 tác phẩm nhiếp ảnh với chủ đề:
“Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân
Ất Mùi năm 2015”. Hội Hoa Xuân trưng
bày các tác phẩm độc đáo của các nghệ
nhân trong tỉnh, dự thi ở nhiều nhóm cây
như: Nhóm hoa Lan; nhóm bon-sai;
nhóm kiểng; nhóm ghép hình bằng trái
cây...Bantổchứccũngtraogiảinhất,nhì,
bavàgiảikhuyếnkhíchchocáctácphẩm
dự thi Hội hoa Xuân.
L.KHánH
Bình Dương: Nhiều hoạt động mừng Xuân Ất Mùi
7số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
Sáng 23/02 (tức mùng 5 Tết Ất
Mùi), Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn
Sinh Hùng, Phó Thủ tướng - Nguyễn
Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội -
Phạm Quang Nghị cùng lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, một số Bộ, ngành;
lãnh đạo thành phố Hà Nội, cùng hàng
nghìn người dân Thủ đô, các tỉnh/thành
trong cả nước đã đến dâng hoa, dâng
hương tượng đài, đền thờ Hoàng đế
Quang Trung-Nguyễn Huệ (tại Gò
Đống Đa, Hà Nội) và tham dự Lễ kỷ
niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-
Đống Đa.
Cách đây 226 năm, vào mùa Xuân
Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn
dưới sự chỉ huy của người anh hùng
áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ đã
hành quân thần tốc, bất ngờ tiến công
vào thành Thăng Long, với đỉnh cao
là trận chiến sáng mùng 5 Tết đánh tan
hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn
Thanh, giải phóng kinh thành Thăng
Long. Kể từ đó, ngày mùng 5 tháng
Giêng âm lịch hàng năm đã trở thành
ngày kỷ niệm truyền thống thiêng
liêng, trọng đại, mang ý nghĩa lịch sử
to lớn đối với nhân dân ta.
Tại Lễ hội Lễ kỷ niệm 226 năm
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm
nay, sau nghi lễ rước, dâng hoa, dâng
hương… các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, lãnh đạo thành phố Hà Nội
đã cắt băng khánh thành dự án đầu tư
xây dựng công trình cải tạo, tu bổ
Công viên văn hóa Đống Đa - Di tích
Gò Đống Đa; công trình xây mới đền
thờ Hoàng đế Quang Trung. Dự án
được khởi công cách đây một năm,
với tổng diện tích hơn 2,27ha, bằng
nguồn vốn xã hội hóa. Đây là công
trình mang ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, góp phần gìn giữ, phát huy các
giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống,
tô điểm diện mạo ngàn năm văn hiến
của Thăng Long-Hà Nội; phục vụ nhu
cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của
nhân dân.
Sau phần lễ, những màn biểu diễn
nghệ thuật, võ thuật đã tái hiện lại trận
đánh hào hùng năm xưa của vua Quang
Trung…
* Trước đó, ngày 22/2, tại Bảo tàng
Quang Trung ở huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định đã diễn ra lễ kỷ niệm 226
năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
(1789-2015). Tự hào và phát huy
truyền thống của phong trào Tây Sơn
và người anh hùng áo vải Hoàng đế
Quang Trung-Nguyễn Huệ, những
năm gần đây, tỉnh Bình Định và Trung
ương đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng mở
rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung,
đền thờ Tam Kiệt và đền thờ của các
tướng lĩnh dưới thời Tây Sơn như Bùi
Thị Xuân, Trần Quang Diệu và Đền tế
trời đất; đưa các di tích này trở thành
những công trình văn hoá và du lịch,
đồng thời góp phần quan trọng trong
giáo dục truyền thống yêu nước và
chống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ.
Nhân dịp này, tỉnh Bình Định cũng
tổ chức đón Bằng Di tích quốc gia đặc
biệt Đền thờ Tam Kiệt - Bảo tàng
Quang Trung. Khu di tích Đền thờ Tam
Kiệt - Bảo tàng Quang Trung là nơi thờ
tự ba anh em triều Tây Sơn là Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ
cùng các văn thần võ tướng dưới thời
Tây Sơn.
Hải PHong
Kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số
470/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế
hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuật
quần chúng tuyên truyền kỷ niệm 40
năm Ngày Giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Liên hoan là hoạt
động văn hóa thiết thực góp phần tuyên
truyền, tạo không khí vui tươi, phấn
khởi chào mừng kỷ niệm 40 năm Giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4/1975-30/4/2015), chào mừng
125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19/5/1890-19/5/2015).
Theo kế hoạch, Liên hoan nghệ
thuật quần chúng sẽ diễn ra tại TP. Hồ
Chí Minh ngày 10/4/2015 tại Công
viên 23/9 gồm: triển lãm tranh cổ động
tấm lớn; Lễ xuất quân, diễu hành tuyên
truyền và Chương trình Lễ dâng hương
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Quảng Trị
gồm các hoạt động: Trưng bày phướn
thơ ngày 01/4/2015 tại Nghĩa trang
Trường Sơn, triển lãm tranh cổ động
tấm lớn tại Trung tâm văn hóa tỉnh
Quảng Trị.
Liên hoan nghệ thuật quần chúng
ca khúc cách mạng đề tài “Giai điệu
quê hương” với nội dung ca ngợi quê
hương, đất nước, con người Việt Nam;
ca ngợi truyền thống đấu tranh cách
mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi
Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngời thành
tựu của công cuộc Đổi mới và hội
nhập; tình yêu biển đảo Việt Nam trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
lòng tự hào dân tộc quyết tâm bảo vệ
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Đối tượng tham gia là các đoàn
nghệ thuật quần chúng của Trung tâm
văn hóa các tỉnh/thành trên toàn quốc.
Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 10-
13/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh và từ
ngày 17-20/4/2015 tại tỉnh Quảng Trị.
H.PHượng
Liên hoan nghệ thuật kỷ niệm 40 năm
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
8 số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ hội
đường hoa Tết Ất Mùi tại đường Hàm
Nghi, Quận 1,TP. Hồ Chí Minh. Hơn 10
năm qua, đường hoa Nguyễn Huệ là sự
kiện văn hóa đặc trưng của TP. Hồ Chí
Minh. Năm nay đường Nguyễn Huệ
đang được chỉnh trang trở thành Quảng
trường đi bộ nên đường hoa được tạm
dời về đường Hàm Nghi. Với chủ đề
“Bản sắc Việt - Hào khí Việt Nam”,
xuyên suốt cả tuyến đường hoa là sự kết
hợp uyển chuyển giữa hoa, hình tượng
sáng tạo, nhằm thể hiện khái quát sự lao
động, truyền thống yêu nước, khát vọng
hòa bình, sự phát triển, phồn vinh của
TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả dân tộc
nói chung. Qua đó, đường hoa cũng
truyền tải thông điệp của người Việt
Nam kiên cường, bất khuất, vượt mọi
hoàn cảnh, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, hội nhập quốc tế.
Đường hoa được phân đoạn theo
từng chủ đề, tái hiện tinh hoa truyền
thống của người Việt Nam từ bao đời
nay như hình ảnh búp bê Bắc Trung
Nam, mái che hoa từ sáo tăm, kén hoa
khổng lồ với chất liệu mộc xen kẽ những
chú dê xinh xắn từ nhiều chất liệu như
rơm, cừ tràm, vỏ gỗ cùng kết hợp với
nhiều chủng loại hoa đa màu sắc. Khách
tham quan có dịp ngắm nhìn hình ảnh
hoa mai đại đóa khổng lồ, suối hoa, trụ
hoa, kén hoa, sông hoa đầy màu sắc
được bố trí nhiều cao độ khác nhau.
Cùng với đó còn có nhiều phân cảnh về
cuộc sống đô thị với thùng thư, khung
cửa hoa và đặc biệt là metro hoa, thể hiện
hình ảnh tượng trưng của tuyến đường
metro đang xây dựng tại TP. Hồ Chí
Minh, hứa hẹn năm mới nhiều niềm vui,
thành công mới.
* Dịp này, Lễ hội đường sách Tết Ất
MùiTP. Hồ Chí Minh cũng được tổ chức
tại tuyến đường Hàm Nghi (ngã tư Hồ
Tùng Mậu - Hàm Nghi đến đường Tôn
Đức Thắng). Đây là năm thứ 5 UBND
TP. Hồ Chí Minh phối hợp với SởThông
tin và Truyền thông tổ chức Lễ hội
đường sách trong dịp Tết cổ truyền dân
tộc. Với chủ đề “Bản sắc Việt - Hào khí
Việt Nam”, lễ hội giới thiệu hơn 15.000
đầu sách được chia thành 4 chuyên đề là:
Dấu ấn lịch sử - Sài Gòn - TP. Hồ Chí
Miinh; Tự hào - Con người thành phố
mang tên Bác; Biển đảo thiêng liêng;
Thành phố hội nhập. Bên cạnh đó, còn
có khu sách điện tử, khu sách dành cho
thiếu nhi; sách hay - sách quý, sách dành
cho người khiếm thị...
Huy Long
TP. Hồ Chí Minh: Lễ hội đường hoa và đường sách
Mừng Xuân Ất Mùi 2015, Sở
VHTTDL tỉnh Long An đã tổ chức
trưng bày các chuyên đề: “Trung dũng
kiên cường - Toàn dân đánh giặc” tại
công viên tượng đài thành phố TânAn,
tỉnh Long An.
Các chuyên đề được thực hiện tại
không gian tầng hầm của tượng đài với
diện tích khoảng 240m2. Các biểu
tượng được thể hiện bằng các vật liệu
nhựa composit, cây, đá... với kinh phí
hơn 12 tỉ đồng.
8 chuyên đề này gồm: “Nhân dân
dùng xuồng đưa bộ đội qua sông đánh
giặc” - đây là một đặc trưng của miền
sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và Long An nói riêng,
thể hiện hai con sông Vàm Cỏ Đông và
Vàm Cỏ Tây, trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, người
dân dùng xuồng để đưa bộ đội qua
sông đánh giặc. Chuyên đề “Ba lần
đánh trận Đức Lập” - đây là trận đánh
giặc tiêu biểu của nhân dân huyện Đức
Hòa - LongAn; chuyên đề “Công binh
xưởng sản xuất vũ khí phục vụ cho
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước”; “Nữ quân dùng vai làm cầu vận
tải dân binh”, thể hiện trong điều kiện
sình lầy trong khi không có đường bộ
để đi và đường xuồng cũng đi được -
là sự sáng tạo của nhân dân Long An
trong cuộc kháng chiến.
Chuyên đề “Trạm dân y trong đám
lá tối trời” - đây là đặc trưng hiếm có
mà ở Long An có vùng gọi là đám lá
tối trời, dựa vào địa hình này, phân khu
3 đã làm trạm dân y phục vụ cho việc
khám chữa bệnh cho thương binh trong
giai đoạn chiến đấu ở khu vực này;
chuyên đề “Làng chiến đấu” - đây là
một nét đặc trưng ở vùng huyện Cần
Đước, Cần Giuộc ở Long An và là nơi
hình thành làng chiến đấu gồm 10 xã,
góp phần cho đại thắng mùa xuân năm
1975. Chuyên đề “Cán bộ và nhân dân
sống ở vùng lũ”, thuộc vùng Đồng
Tháp Mười rộng lớn của tỉnh sống
trong điều kiện nước lên trong mùa lũ
nhưng vẫn kiên cường bám trụ, chống
sự càn quét của địch; và cuối cùng là
chuyên đề “Trận Hiệp Hòa” - là trận
đánh tiêu biểu, lần đầu tiên ở chiến
trường miền Nam bắt sống được cố
vấn Mỹ.
Với diện tích hơn 32.000m2,
Công viên tượng đài “Long An trung
dũng kiên cường - Toàn dân đánh
giặc” gồm các quần thể tượng đài
chiến thắng bằng 500m3 khối đá
granite, nặng 1.800 tấn, cao 12m;
tượng mẹ chiến sỹ bằng đá granit cao
3,5m; tranh đề tài sản xuất và chiến
đấu bằng gốm màu dài 20m cùng
quảng trường, sân lễ, hồ sen, hệ
thống chiếu sáng bằng đèn led… Nơi
đây, không chỉ là nơi giáo dục truyền
thống uống nước nhớ nguồn, truyền
thống yêu nước, đấu tranh, mà còn là
điểm tham quan, vui chơi giải trí của
người dân Long An.
minH HạnH
LongAn:Trưngbày“Trungdũngkiêncường-Toàndânđánhgiặc”
9số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
Dịp Tết Ất Mùi, Sở VHTTDL
thành phố Cần Thơ tổ chức Đường hoa
Xuân Ất Mùi 2015, với chủ đề “Sắc
xuân phương Nam”. Đường hoa Xuân
Ất Mùi 2015 có nhiều điểm mới hơn
so với năm 2014, như số ngày phục vụ,
chiều dài đường hoa Xuân được tăng
lên từ 310m (năm 2014) lên 450m, đặc
biệt số phân đoạn đường hoa Xuân
năm nay được tăng lên, có thêm đoạn
đường Bonsai cây cảnh nghệ thuật
được trưng bày các tác phẩm nghệ
thuật của các nghệ nhân hoa kiểng của
hội Bonsai, nghệ thuật tạo hình hoa trái
độc đáo… Đây là chương trình nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa
truyền thống của người dân và là hoạt
động không thể thiếu mỗi dịp Tết, góp
phần gìn giữ, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống không chỉ của
thành phố Cần Thơ mà của cả khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
Đường hoa xuân Ất Mùi 2015 có
chủ đề “Sắc xuân phương Nam”, với
chiều dài 450m được bố trí ở các
tuyến đường Võ Văn Tần, Nguyễn
Thái Học và Phan Đình Phùng đến
giáp đường Hai Bà Trưng trong nội ô
thành phố Cần Thơ. Đường hoa Xuân
được chia làm 4 phân đoạn với các
chủ đề: Thành phố Cần Thơ mừng
Đảng mừng Xuân, Sắc xuân Đồng
bằng sông Cửu Long, Hoa sóng biển
Đông và triển lãm Bonsai cây
cảnh.Tại đây tái hiện lại những địa
danh nổi tiếng của thủ phủ Tây Đô,
những nét văn hóa, sinh hoạt của
người dân, kiểu cảnh quê hương sông
nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long
với các tiểu cảnh chợ nổi, đồng quê,
nhà tranh thư pháp, các hình ảnh sản
vật ngày Tết như bánh tét, bánh
chưng, dưa hấu, mâm ngũ quả đều
được tạo hình, tạo cảnh từ chất liệu
hoa, trái cây… Ngoài ra, trên đường
hoa còn được thiết kế một số công
trình phụ như mô hình các công trình
văn hóa, doanh nhân văn hóa, hệ
thống kiốt, nhà Nam bộ xưa, triển lãm
ảnh nghệ thuật viết thư pháp…
mạnH Huân
Trong 2 ngày 22 và 23/02, tại Văn
miếu Xích Đằng, phường Lam Sơn,
thành phố Hưng Yên, Ban quản lý di
tích tỉnh Hưng Yên đã tổ chức “Triển
lãm thư pháp, hát Ca Trù và cho chữ
đầu Xuân”.
Đây là hoạt động nhằm lưu giữ nét
đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tham gia triển lãm có 10 thư pháp gia
đến từ Câu lạc bộ Hán Nôm huyện Văn
Lâm và thành phố Hưng Yên, Câu lạc
bộ Ca Trù Đào Đặng cùng đông đảo
tầng lớp nhân dân. Triển lãm trưng bày
trên 30 bức thư pháp của các thư pháp
gia đến từ Hà Nội và Câu lạc bộ Hán
Nôm Văn Lâm.
Tại các bàn viết thư pháp luôn đông
người xin chữ từ già tới trẻ, đông nhất
là học sinh các cấp. Hoạt động cho chữ
đầu xuân giúp đông đảo tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm về
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc,
tạo không khí vui vẻ, may mắn cho
người đi xin chữ trong những ngày
xuân.
Nhân dịp này, tại Văn miếu Xích
Đằng, Hội Khuyến học thành phố
Hưng Yên cũng đã tổ chức cho các em
học sinh dâng hương, nhằm động viên,
khuyến khích các em chăm chỉ rèn đức,
luyện tài, phát huy truyền thống hiếu
học của quê hương.
K.Hoàn
Hưng Yên: Triển lãm thư pháp, hát Ca Trù đầu xuân
Cần Thơ: Đường hoa Xuân Ất Mùi 2015
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc,
sáng 16/02 (tức ngày 28 tháng Chạp),
Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban
MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã
long trọng tổ chức Lễ dâng cúng bánh
TétQuốcTổHùngVươngtạiKhutưởng
niệm các Vua Hùng nằm trong khuôn
viên Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa
dân tộc (quận 9, TP. Hồ Chí Minh).
Buổi lễ diễn ra với các nghi lễ truyền
thống mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc, đặc trưng của người dân Nam bộ
trong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Trong
không khí thành kính, trang nghiêm, các
đại biểu đã thắp hương và dâng lên Quốc
Tổ HùngVương bánh tét, những đặc sản
của vùng đất Nam bộ. Bánh tét dâng
cúng QuốcTổ HùngVương là loại bánh
mang đậm bản sắc của người dân Nam
bộ, được lựa chọn từ Hội thi gói, nấu
bánh tét mừng Xuân Ất Mùi diễn ra
trước đó tại Khu tưởng niệm các Vua
Hùng. Lễ dâng cúng bánh tét Quốc Tổ
Hùng Vương là một trong những hoạt
động truyền thống của TP. Hồ Chí Minh
được tổ chức hàng năm vào dịp Tết cổ
truyền của dân tộc, thể hiện tấm lòng
“đền ơn đáp nghĩa”, tri ân công ơn của
các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì nền
độc lập dân tộc.
Dịp Tết Ất Mùi 2015, tại Công viên
lịch sử - văn hóa dân tộc cũng diễn ra
nhiều chương trình lễ hội, hoạt động văn
hóa như:Triển lãm thư họa, biểu diễn trà
Việt;tròchơidângian;chợhoangàyTết;
biểu diễn nghệ thuật ca múa nhạc, võ
thuật, Lân Sư Rồng; Lễ vía các vị nhân
thần, nhiên thần… Các hoạt động hướng
tới việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa cổ truyền của dân tộc, đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của
người dân, qua đó góp phần giáo dục
truyền thống lịch sử, văn hóa và lòng tự
hào dân tộc cho các thế hệ trẻ.
t.Lâm
TP. Hồ Chí Minh: Dâng cúng bánh tét Quốc Tổ Hùng Vương
10 số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
Mừng Xuân Ất Mùi, tại Quảng
Ngãi, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp
với Chi hội Di sản Văn hóa Thiên Ấn
(thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam)
tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật
Việt Nam”.
Trưng bày giới thiệu trên 300 cổ vật
gốm sứ Việt Nam, có niên đại từ thế kỷ
XI đến thế kỷ XX qua các thời kỳ lịch
sử Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Mục đích
của cuộc trưng bày là cung cấp thông
tin cho những người nghiên cứu,
thưởng lãm cổ vật, công chúng trong
và ngoài tỉnh hiểu biết thêm về cổ vật
gốm sứ Việt Nam và lịch sử của một
nghề thủ công truyền thống độc đáo đã
tồn tại, phát triển hơn 1000 năm.
Đặc biệt, trưng bày còn giới thiệu
một số hiện vật gốm Mỹ Thiện (Châu
Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
- một trong những làng nghề truyền
thống ở Quảng Ngãi và miền Trung
Việt Nam. Cũng trong dịp này, Ban tổ
chức đã kết hợp giới thiệu khu nhà
rường truyền thống của người Việt vừa
được tái tạo trong khuôn viên Bảo tàng
tỉnh. Đây chính là kết quả mới nhất của
việc thực hiện xã hội hóa bảo tồn, bảo
tàng theo chỉ đạo của UBND tỉnh
Quảng Ngãi. H.L
Sáng 22/2 (tức mùng 4 Tết) lượng
người đến tham quan, dâng hương tại
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Cà Mau vẫn đông đúc. Hàng chục
nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, người dân
trong và ngoài tỉnh Cà Mau, bà con Việt
kiều về thăm quê hương trong dịp Tết
đã đến Khu tưởng niệm bày tỏ lòng
thành kính tưởng nhớ công lao của Bác
Hồ kính yêu.
Đến với Khu tưởng niệm, mọi
người có dịp tham quan nhà trưng bày
gần 150 hình ảnh, hiện vật và xem
những thước phim tư liệu về cuộc đời,
sự nghiệp hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều thú vị nữa
thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân đến
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
đó là cảnh quan trong khuôn viên thơ
mộng, đẹp mắt. Trong khuôn viên xây
dựng ao cá, nhà sàn Bác Hồ và nhiều
công trình di tích lịch sử nhằm tuyên
truyền giáo dục thế hệ trẻ về truyền
thống cách mạng. Nơi đây có vườn hoa
rộng với nhiều cây cảnh quý do các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi
về thăm và làm việc tại Cà Mau đã
trồng cây lưu niệm tại khuôn viên, có
nhiều cây cổ thụ và vườn chim độc nhất
vô nhị nằm “giữa lòng thành phố’’.
Ông Trần Minh Sơn - Phó Giám
đốc Ban quản lý Di tích tỉnh cho biết:
Khu tưởng niệm tổ chức mở cửa đón
khách đến tham quan từ 7 giờ sáng đến
22 giờ đêm mỗi ngày và bố trí lực
lượng túc trực bảo vệ 24/24h. Trong
những ngày Tết Ất Mùi, Ban quản lý
Khu tưởng niệm tạo điều kiện thuận
lợi, tận tình hướng dẫn cán bộ và nhân
dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan
cũng như thực hiện nghi thức dâng hoa,
dâng hương thể hiện tính thiêng liêng,
trang nghiêm tại đền thờ Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Đức Kiên
Hơn 20.000 lượt người tham quan
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau
Theo Sở VHTTDL Hải Dương,
trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất
Mùi 2015, trên địa bàn tỉnh diễn ra
nhiều chương trình, hoạt động mừng
Đảng, mừng Xuân.
Từ ngày 11-17/02, tại Thư viện tỉnh
diễn ra Triển lãm thư pháp Hán Nôm
và trưng bày báo Xuân năm 2015 tập
hợp gần 200 loại báo, tạp chí của Trung
ương, gần 140 loại báo, tạp chí của các
địa phương trong cả nước cùng với hơn
100 câu đối, các bức hoành phi và
những áng thơ văn bất hủ do Câu lạc
bộ Hán Nôm Hải Dương sưu tầm và
sáng tác. Đặc biệt vào đêm 30 Tết,
Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức biểu
diễn văn nghệ tại Quảng trường Độc
lập và múa rồng, múa lân tại các đường
phố và công viên Bạch Đằng. Đồng
thời, một đêm nghệ thuật đặc biệt được
tổ chức tại 2 điểm tổ chức bắn pháo
hoa là công viên Bạch Đằng và Quảng
trường 30/10.
Từ mùng 2 đến mùng 5 Tết, Bảo
tàng tỉnh mở cửa trưng bày và tại Nhà
thi đấu diễn ra giao lưu cầu lông,
bóng đá, bóng chuyền, khiêu vũ, võ
thuật, chọi gà. Các buổi tối mùng 3
đến mùng 5 Tết tại Quảng trường Độc
lập liên tục diễn ra những đêm nghệ
thuật đặc biệt do Nhà hát Chèo Hải
Dương và Trung tâm văn hóa thông
tin thành phố biểu diễn. Từ mùng 6
đến mùng 8 Tết, tại Nhà thi đấu tỉnh
diễn ra Giải gia đình thể thao tỉnh Hải
Dương; hoạt động du thuyền trên hồ
Bạch Đằng... Sau Tết, từ mùng 5 đến
11 Tết, Trung tâm phát hành phim và
chiếu bóng của tỉnh sẽ tổ chức chiếu
phim tại 12 huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh (ưu tiên cho các xã miền
núi, vùng sâu, vùng xa), tạo không
khí vui tươi phấn khởi phục vụ nhân
dân vui đón Xuân.
Vũ minH
Hải Dương: Hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân
Quảng Ngãi: Trưng bày chuyên đề“Cổ vật Việt Nam”
11số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
Bắt đầu từ sáng sớm mùng 1 Tết,
hàng nghìn lượt người dân từ cụ già đến
trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú ở nhiều nơi
trong tỉnh Sơn La đã nườm nượp đi lễ
tại 2 địa điểm có Đền Nàng Han bên hồ
Sông Đà, thuộc xã Mường Giàng,
huyện Quỳnh Nhai và Đền thờ Vua Lê
Thái Tông (Quế Lâm linh từ) tại
phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La
để tạ ơn, cầu bình an cho năm mới.
Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La có
hai ngôi Đền thiêng từ thế kỷ XVII của
bà con dân tộc vùng thượng nguồn sông
Đà là Đền Linh Sơn Thủy Từ và Đền
Nàng Han. Trong tâm thức của mỗi
người dân tộc Tây Bắc xưa và nay,
Nàng Han là niềm tự hào, là hiện thân
của khát vọng hòa bình.
Cùng với khu “long mạch” của
huyện lỵ Quỳnh Nhai mới tại đồi Pu
Nghịu, xã Mường Giàng, Đền thờ Nàng
Han được phục dựng từ tháng 10/2011
đến tháng 5/2012 hoàn tất. Đền Nàng
Han phía mặt tiền hướng về phía mặt
trời mọc, ven hồ Sông Đà. Đền gồm 3
gian có diện tích khoảng 31m2. Đền thờ
Linh Sơn Thủy Từ, đền thờ thần sông,
thần suối được xây mới gồm 3 gian có
diện tích 64,68m2. Những nhà phục
dựng đã di dời và đặt lại 4 viên đá cổ
(nằm sâu dưới đất 2m) vào khu vực đền
khôi phục lại, để đáp ứng nguyện vọng
bà con có nơi thờ tự mới.
Theo truyền thuyết, Nàng Han là
con gái một tộc trưởng ở Chiềng Phung
(Quỳnh Nhai ngày nay). Nàng có tài
kiếm, cung vô địch. Nàng xin cha được
giả trai và luyện tập cùng quân lính.
Nàng Han đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
đánh bại quân xâm lược đến từ phương
Bắc. Chỉ với cung tên, giáo mác vót từ
tre nứa, đội quân do Nàng Han chỉ huy
đã đánh đuổi quân giặc khỏi bờ cõi. Lúc
Nàng Han và quân sĩ đuổi giặc xong đã
là trưa 30 Tết. Nàng Han ban lệnh cho
toàn thể quân sĩ nghỉ ngơi, tắm gội để
mừng chiến thắng và đón năm mới. Kể
từ đó ở Quỳnh Nhai và các vùng người
Thái trắng sinh sống ở Tây Bắc hình
thành tục lệ Lung Ta (xuống bến sông
tắm gội chiều 30 Tết), còn gọi là lễ gội
đầu của người Thái trắng. Truyền
thuyết về Nàng Han là bản anh hùng ca
lịch sử hào hùng của dân tộc Thái và
một số dân tộc khác ở Tây Bắc. Đền thờ
Linh Sơn Thủy Từ và Đền thờ Nàng
Han là các giá trị văn hóa nền tảng lâu
đời của các dân tộc huyện Quỳnh Nhai,
đã được phục dựng sau khi Quỳnh Nhai
thực hiện di chuyển dân tái định cư đến
nơi ở mới.
Cùng với việc phục dựng và đáp
ứng nhu cầu về tâm linh của bà con ở
Sơn La, tháng 9/2001, tỉnh Sơn La chọn
hang Di tích lịch sử có văn bia “Quế
Lâm ngự chế” để xây đền Quế Lâm
linh từ. Đây là nơi ghi dấu chiến công
của vị Vua trẻ hùng tài Lê Thái Tông đã
hai lần lên miền sơn cước dẹp quân
phản loạn giữ bình yên cho bờ cõi giang
sơn. Trên đường về, Vua cùng quân sỹ
nghỉ chân tại động La (địa phương còn
gọi là hang Thẩm Ké, hang trai già).
Thấy nơi đây cảnh đẹp, tâm hồn phấn
chấn Nhà vua đã cảm hứng ứng tác bài
thơ mang nhan đề: “Quế Lâm ngự chế”
khắc lên vách đá thẳng đứng trên cửa
động. Với ước nguyện tìm sự may mắn
và bình an trong năm mới, những ngày
Tết, ngày lễ, đông đảo nhân dân khắp
nơi trong huyện và tỉnh Sơn La đều về
đây dâng hương bày tỏ tấm lòng thành
kính trước đền thờ, cầu xin một năm
mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi
tốt, sung túc trong năm.
Đi lễ đền thờ vua Lê Thái Tông tại
thành phố Sơn La cũng như đến bên hồ
Sông Đà dâng lễ Linh Sơn Thủy Từ và
Đền thờ Nàng Han đầu năm là một
trong những nét đẹp văn hóa truyền
thống được lưu giữ trong tiềm thức của
nhân dân tộc ở vùng cao Tây Bắc.
t.t.n
Liên hoan Âm nhạc truyền thống
các nướcASEAN-2015 dự kiến diễn ra
từ 01-06/8 tại thành phố Thanh Hóa.
Đây là hoạt động nằm trong chương
trình Năm Du lịch quốc gia 2015 với
chủ đề “Kết nối các di sản thế giới”. Dự
kiến có 12 đoàn nghệ thuật thuộc các
nước ASEAN tham dự liên hoan gồm:
Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanma, Philippines,
Singpore, Thái Lan và một số nước đối
thoại, đối tác của ASEAN: Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ.
Chương trình nghệ thuật tham dự
Liên hoan bao gồm các tiết mục độc
tấu, hòa tấu nhạc cụ, trình diễn làn điệu,
bài bản trong sân khấu ca kịch truyền
thống và hát dân ca được trình bày
bằng nhiều hình thức biểu diễn mang
đậm phong cách và bản sắc của mỗi
quốc gia. Liên hoan khuyến khích sự
tham gia trình diễn của các tác phẩm
âm nhạc phát triển trên chất liệu âm
nhạc truyền thống với phương pháp
hòa âm, phối khí hiện đại.
Liên hoan là ngày hội âm nhạc để
nghệ sĩ các nước gặp gỡ, giao lưu, trao
đổi kinh nghiệm trong lao động sáng
tạo nghệ thuật, tiếp thu những tinh hoa
âm nhạc truyền thống trong cộng đồng
các nướcASEAN; là dịp để nghệ sĩ giới
thiệu tôn vinh các gái trị độc đáo trong
âm nhạc truyền thống của mỗi quốc gia;
thắt chặt quan hệ, tình đoàn kết của
cộng đồng các nướcASEAN trong lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật; thể hiện thống
nhất trong đa dạng văn hóa - xã hội
ASEAN ngày càng vững mạnh.
H.PHượng
Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN-2015
Nét đẹp văn hóa truyền thống đầu năm của đồng bào Tây Bắc
Sự kiện vấn đề
12 số 1115 l 26.02.2015
Với chủ trương tập trung phát
triển các môn trọng điểm, năm 2015
và những năm tiếp theo, Ngành thể
dục thể thao Việt Nam sẽ đầu tư
mạnh mẽ, có bài bản các môn thể
thao trọng điểm theo hướng tiếp cận
với thành tích của châu lục và thế
giới. Ngành phấn đấu đạt thành tích
cao tại các giải thể thao cấp khu vực,
châu lục và thế giới. Tổng cục
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao -
Vương Bích Thắng cho biết, năm
2015, toàn ngành sẽ tập trung rà
soát, đánh giá thực trạng hoạt động
thể dục thể thao, đề xuất các nhiệm
vụ, chính sách, giải pháp nhằm đổi
mới mạnh mẽ, phát huy hiệu quả
công tác trong giai đoạn sắp tới,
cũng như tiếp tục đẩy mạnh triển
khai thực hiện các chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước về phát triển
sự nghiệp thể dục thể thao. Đặc biệt,
ngành tập trung chuẩn bị tổ chức
Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á
lần thứ 5 (ABG5) năm 2016, chuẩn
bị lực lượng tham dự Đại hội Thể
thao Đông Nam Á lần thứ 28 (SEA
Games 28) và Đại hội Thể thao
người khuyết tật Đông Nam Á lần
thứ 8 (Para Games 8) tại Singapore,
Vòng loại Thế vận hội 2016
(Olympic 2016) tại Brazil.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ
đặt ra, trong năm 2015, Tổng cục
Thể dục thể thao tiếp tục đẩy mạnh
phát triển phong trào thể dục thể
thao quần chúng trên địa bàn cả
nước, phấn đấu đưa chỉ tiêu số
người luyện tập thể dục thể thao
thường xuyên đạt 28%, số gia đình
tập luyện đạt 22%. Ngành chú trọng
nâng cao thành tích của các môn thể
thao trọng điểm theo hướng tiếp cận
với thành tích của châu lục và thế
giới; phấn đấu đạt thành tích cao tại
SEA Games 28, Para Games 8,
Vòng loại Olympic 2016 và giành
kết quả cao tại các giải thể thao cấp
khu vực, châu lục và thế giới.
Công tác chuẩn bị cho SEA
Games 28 (được tổ chức vào tháng
6/2015 tại Singapore) của đoàn Thể
thao Việt Nam đã được bắt đầu. Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục
thể thao - Trần Đức Phấn cho biết,
Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội
với 640 thành viên, trong đó có 440
vận động viên tranh tài ở 27 môn với
287/402 nội dung thi đấu. Với 24
môn và phân môn được đầu tư từ
kinh phí nhà nước là: Điền kinh, Thể
dục dụng cụ, Bơi, Bắn súng, Kiếm,
Rowing, Taekwondo, Judo, Xe đạp,
Bắn cung, Canoeing, Boxing,
Pencak Silat, Wushu, Bi-a, Bi sắt,
Nhảy cầu, Cầu lông, Bóng bàn,
Quần vợt, Bóng chuyền nam, nữ,
Thể dục nghệ thuật, Cầu mây; còn
lại 3 môn thi đấu theo kinh phí xã
hội hóa là Golf, Bóng rổ, Bowling.
Tại SEA Games 28, Thể thao
Việt Nam phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Trước hết là thời gian,
không giống như các kỳ Đại hội
trước, SEA Games lần này được tổ
chức sớm vào mùa hè nên việc
chuẩn bị lực lượng, tinh thần thi đấu
cho các vận động viên rất ngắn. Bên
cạnh đó, nước chủ nhà sẽ không có
làng vận động viên, thay vào đó là
các đoàn sẽ được bố trí ở các khách
sạn theo quy định của Ban tổ chức.
Điều này cũng ít nhiều gây khó khăn
trong công tác chỉ đạo, điều hành
các đội tuyển tham dự Đại hội.
Ngoài ra, Ban tổ chức SEA Games
28 cũng cắt giảm nhiều môn, nội
dung thế mạnh của Thể thao Việt
Nam như: Vật, Karatedo, Cờ, Bắn
súng, Judo, Wushu, Boxing... Điều
này đồng nghĩa với việc Thể thao
Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội giành
Huy chương Vàng so với kỳ Đại hội
trước.
Cũng theo Phó Tổng cục trưởng
Trần Đức Phấn, SEA Games 28 là
đấu trường quan trọng của khu vực,
Thể thao Việt Nam đã có những tính
toán kỹ lưỡng để hoàn thành mục
tiêu giành từ 56 đến 70 Huy chương
Vàng. Hiện tại, một số đội tuyển đã
tập trung luyện tập ở 3 Trung tâm
huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà
Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thể dục thể
thao đã lên kế hoạch tập huấn nước
ngoài cho các đội tuyển, quán triệt
các đội tuyển tập trung tập huấn tại
các nước có nền thể thao phát triển,
có truyền thống và đảm bảo tốt các
điều kiện cho các đội tuyển nâng cao
thành tích như tại Mỹ, Hungary,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Với mục tiêu lấy đấu trường SEA
Games làm “bàn đạp” cho ASIAD
và Olympic, Thể thao Việt Nam sẽ
tập trung cao độ vào các môn trọng
điểm mang tầm thế giới. Đây cũng
chính là điểm nhấn của Thể thao
Việt Nam trong năm 2015 và những
năm tiếp theo. Tổng cục trưởng
Vương Bích Thắng chia sẻ, việc
chuẩn bị cho ASIAD và Olympic là
quá trình lâu dài và cần phải có sự
đầu tư bài bản khi mà các quốc gia
trong khu vực đều có sự đầu tư
mạnh mẽ cho thể thao. Tuy nhiên,
với sự ủng hộ của Bộ VHTTDL và
sự đồng thuận từ các nhà quản lý,
các nhà khoa học, các huấn luyện
viên, vận động viên... Thể thao Việt
Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình
với quyết tâm cao nhất trong việc
thực hiện nhiệm vụ đột phá này.
Điều này được thể hiện rõ, mục
tiêu mà Thể thao Việt Nam hướng
tới là có từ 25 đến 30 vận động viên
lọt qua vòng loại Olympic. Các cuộc
thi đấu vòng loại các môn bắt đầu từ
năm 2014 đến tháng 7/2016.
tHế Hùng
Đầu tư mạnh mẽ, bài bản cho các môn thể thao trọng điểm
13số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
Ngày Tết, ngoài các trò chơi
cung đình như đầu hồ, đổ xăm
hường, bài vụ, thả thơ, tặng chữ thư
pháp ở khu vực Đại Nội, ở Thừa
Thiên Huế khách du lịch còn hết sức
thích thú với các trò chơi dân dã ở
thôn quê như Đu tiên, hội vật, Bài
Chòi...
Hội Bài Chòi Thủy Thanh (thị xã
Hương Thuỷ) năm nay đông vui
ngay từ sáng mùng một, mùng hai
Tết, với những hàng chòi tre đã
được dựng bên khu vực đình chợ để
đón hội Bài Chòi. Đón Xuân năm
mới này Thủy Thanh còn có thêm
các trò chơi dân gian để trải nghiệm,
như chèo thuyền trên sông, hay bịt
mắt đập om… Đây là những trò chơi
phục vụ nhu cầu vui xuân của các
bạn trẻ, do hợp tác xã và Đoàn thanh
niên xã phối hợp tổ chức. Để giữ vui
cho hội bài Chòi, mỗi lần mở hội,
chính quyền Thủy Thanh đều trích
một phần kinh phí để hỗ trợ cho ban
tổ chức, nhất là trong khâu dựng
chòi. Cái hay của Bài Chòi là lối hát
hò, diễn xướng, nhất là phải có phần
xướng tên con bài bằng các câu hát,
nên hội Bài Chòi luôn thu hút đông
đảo công chúng và khách du lịch
tham gia.
Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc
Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế
cho biết, Bài Chòi là một trò chơi,
thú tiêu khiển vừa là một hình thức
trình diễn độc đáo của nhân dân vào
những dịp lễ hội ngày Xuân. Trò
chơi này được kết tinh qua nhiều thế
hệ, với sự sáng tạo không ngừng và
trở thành một trò chơi dân gian
mang tính nghệ thuật cao, chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa trong mỗi
lời ca, câu hát.
Với những giá trị độc đáo của bài
chòi, vừa qua, Bộ VHTTDL đã
quyết định phê duyệt Kế hoạch xây
dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ
thuật Bài Chòi miền Trung Việt
Nam” trình UNESCO công nhận Di
sản văn hóa thế giới. Thừa Thiên
Huế là một trong 10 tỉnh/thành nằm
trong kế hoạch xây dựng hồ sơ Nghệ
thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam
nói trên. Tuy Bài Chòi chưa được
sân khấu hóa một cách chuyên
nghiệp như vùng Quảng Nam, Bình
Định, nhưng bù lại, ở Thừa Thiên
Huế chơi Bài Chòi lại có tính cộng
đồng rất cao.
Điều khẳng định ở đây, muốn giữ
được Bài Chòi phải giữ được tính
cộng đồng trong không gian văn
hóa. Chơi Bài Chòi ở Thủy Thanh
luôn hấp dẫn du khách bởi lẽ, đây là
vùng quê giàu bản sắc văn hóa
truyền thống, có cầu ngói Thanh
Toàn là di tích cấp quốc gia và đang
có những chuyển biến tích cực để
phát triển du lịch cộng đồng, trong
đó có sự đóng góp tích cực của các
hội Bài Chòi trong mỗi kỳ Festival
Huế và mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Ngày Tết ở Thừa Thiên Huế còn
có lễ hội Đu tiên ở các vùng quê như
Phong Hiền, Điền Hòa. Đây không
chỉ là món ăn tinh thần của người
dân trong những ngày đầu Xuân
năm mới, mà còn là hoạt động cầu
mong cho mưa thuận gió hòa, quốc
thái dân an, mùa màng bội thu.
Nhún mình như thể nhún
đu/Càng nhún càng dẻo, càng đu
càng mềm. Trong dân gian, có rất
nhiều loại cây đu và lối chơi đu khác
nhau, nhưng ở Thừa Thiên Huế phổ
biến nhất vẫn là hình thức đu đôi,
mà mọi người vẫn quen gọi là đu
tiên, tức từng cặp (một nam, một nữ)
thanh niên cùng lên đu so tài. Giá đu
được chọn làm từ những cây tre già
và thẳng, chọn khắp trong vùng. Bên
cạnh cây đu, người ta trồng một cây
cột và treo một chiếc khăn hồng ở
độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu.
Người dự cuộc phải đưa cánh đu
bay cao, giật cho được chiếc khăn
hồng ở chiếc cột kia, mới được coi
là thắng cuộc. Chính lẽ đó, các lễ hội
Đu tiên ở Thừa Thiên Huế bao giờ
cũng thu hút đông đảo người dân và
khách thập phương đến chung vui.
Đức minH
Thú chơi đu, chơi Bài Chòi trong ngày Tết ở Thừa Thiên Huế
Chiều 21/02, lễ khai hội đua
thuyền rồng mở lạch ra khơi đánh bắt
thủy hải sản đầu Xuân Ất Mùi của ngư
dân vùng biển ở hai xã Cà Ná và
Phước Diêm, huyện Thuận Nam
(Ninh Thuận) đã diễn ra sôi nổi.
Đua thuyền rồng mở lạch ra khơi
đánh bắt đầu xuân là lễ hội truyền
thống của ngư dân ven biển ở tỉnh
Ninh Thuận, thu hút đông đảo ngư dân
đến cổ vũ, động viên, tạo không khí
thi đua lao động sản xuất đầu xuân
mới 2015. Tại hội thi, 4 đội đua đã thể
hiện sức mạnh tay chèo dẻo dai qua 3
lượt đấu, mỗi lượt đấu dài 800m
đường biển.
Khai hội đua thuyền rồng mở lạch
ra khơi đánh bắt là nét văn hóa truyền
thống, mang đậm bản sắc dân tộc của
ngư dân vùng biển, cầu mong quốc
thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóng
yên biển lặng, ngư dân được mùa tôm,
mùa cá. Lễ hội cũng là dịp để ngư dân
thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, trao
đổi học hỏi kinh nghiệm để ra khơi
bám biển đánh bắt, tạo không khí
hăng say trong lao động sản xuất, hứa
hẹn mang lại nhiều thắng lợi mới sau
mỗi chuyến ra khơi.
m.minH
Ninh Thuận khai hội đua thuyền đầu Xuân
14 số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
Đại kiện tướng Cờ vua Phạm Lê
Thảo Nguyên gây ấn tượng với
người đối diện bằng đôi mắt sáng
toát lên vẻ thông minh, quyết đoán,
cùng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng khúc
chiết. Nhìn cô thật giản dị trong bộ
đồng phục của Đoàn thể thao Cần
Thơ, khiến người tiếp xúc càng
thêm nể phục khi biết những thành
tích thi đấu Cờ vua mà Thảo
Nguyên đã đạt được khi tuổi đời
mới 28 mà tuổi nghề đã ở con số 23:
Là vận động viên hàng đầu quốc
gia, nằm trong top 100 nữ kiện
tướng xuất sắc nhất thế giới với hệ
số ELO đạt 2338.
Ông Hồ Văn Huỳnh - Trưởng bộ
môn Cờ vua, Trung tâm TDTT
thành phố Cần Thơ không giấu
được niềm tự hào khi nói về cô học
trò cưng của mình: Phạm Lê Thảo
Nguyên từng đoạt giải Nhất cờ vua
cấp thành phố cho khối Tiểu học khi
em mới 6 tuổi, từ đó em được tuyển
vào đội thi đấu cờ vua Cần Thơ và
sinh hoạt tại đây cho đến bây giờ.
Là vận động viên cấp quốc gia,
Thảo Nguyên cũng thường xuyên
lên TP. Hồ Chí Minh tập huấn cùng
đội tuyển quốc gia với lịch thi đấu
trong và ngoài nước dày đặc.
Nói về cơ duyên đưa Thảo
Nguyên đến với môn Cờ vua, mẹ cô
chia sẻ, hồi nhỏ Thảo Nguyên rất
hiếu động, nghịch ngợm như con
trai, gia đình tập cho con chơi cờ để
mong rèn cho con gái sự kiên trì,
trầm tĩnh. Không ngờ cô bé 5 tuổi
ấy, chỉ sau 1 năm được cha mẹ chỉ
bảo cho những nước cờ đầu tiên, đã
giành giải Nhất môn Cờ vua toàn
thành phố Cần Thơ khi mới vào lớp
1. Hỏi về những huy chương mà cô
đã đạt được, Thảo Nguyên cười e
thẹn: “Em cũng không thể nhớ hết,
chỉ nhớ gần đây nhất, tháng
12/2014, em đoạt 2 Huy chương
Vàng tại Đại hội Thể dục Thể thao
toàn quốc”. Kể về những thành tích
đáng mơ ước một cách nhẹ nhàng
như thế, nhưng để có được ngày
hôm nay, cô đã phải phấn đấu và rèn
luyện rất nhiều.
Ông Hồ Văn Huỳnh nói: Thảo
Nguyên là một cô học trò kiên trì,
nội lực cao, có khả năng tự nghiên
cứu và làm việc với thái độ nghiêm
túc. Em luôn tuân thủ nghiêm ngặt
lịch tập huấn, cũng như có tinh thần
cầu tiến cao. Hiếm khi thấy em than
mệt, chán nản, hay bỏ lịch tập dù
cường độ thi đấu, di chuyển của một
đại kiện tướng luôn dày đặc. Thảo
Nguyên luôn là tấm gương mà thầy
nêu ra để nhắc nhở các học trò khác
trong đội tuyển thành phố Cần Thơ
cần phấn đấu, vươn lên hơn nữa.
Thảo Nguyên chia sẻ, khó khăn
chung của các vận động viên Việt
Nam hiện nay là thiếu sự đào tạo bài
bản, hầu hết các thầy hướng dẫn tập
trung việc cung cấp tài liệu để học
trò tự nghiên cứu, chứ chưa có
người chỉ ra cho các em những mặt
yếu của bản thân để các em có thể
khắc phục và nâng cao khả năng thi
đấu. Ngoài ra, việc được cọ xát
trong thi đấu trên trường quốc tế
cũng còn nhiều hạn chế. Châu Âu là
nơi được đánh giá quy tụ giàn kỳ
thủ cờ vua có hệ số ELO cao, nhưng
vận động viên Việt Nam ít được qua
đây tập huấn do hạn hẹp về kinh phí
cũng như những khó khăn trong thủ
tục làm visa. Chính vì lẽ đó, khi
phải “cân não” với các đối thủ
“nặng ký” quốc tế, các kỳ thủ Việt
Nam thường khó giành được kết
quả tốt nhất do không vượt qua
được yếu tố tâm lý, bị “khớp” vì ít
cơ hội cọ xát thực tế để tích lũy kinh
nghiệm cũng như bản lĩnh thi đấu.
Cô gái vàng của thể thao Việt
Nam - Phạm Lê Thảo Nguyên đang
có một tương lai đầy hứa hẹn, khi
liên tục chứng minh được phong độ
đỉnh cao của mình với các huy
chương Vàng đóng góp cho thành
tích của đội tuyển quốc gia cũng
như đội tuyển thành phố Cần Thơ.
Theo chia sẻ của thầy Hồ Văn
Huỳnh, năm 2013, Thảo Nguyên đã
được Liên đoàn Cờ vua quốc tế
(FIDE) công nhận chuẩn Đại kiện
tướng nữ. Hiện nay Thảo Nguyên
đã đạt chuẩn Kiện tướng nam (tiêu
chuẩn rất khó đạt được đối với nữ).
Trong lịch sử thi đấu cờ vua quốc
tế, ngoài Thảo Nguyên ra, mới chỉ
có một vận động viên người
Hungary đạt được chuẩn này.
Tin vui đối với cá nhân Thảo
Nguyên, cũng là của thể thao Cần
Thơ, đầu năm 2015, đại kiện tướng
cờ vua hàng đầu Việt Nam, Nguyễn
Ngọc Trường Sơn, bạn trai của
Thảo Nguyên sẽ về đầu quân cho
đội tuyển Cờ vua Cần Thơ. Hy
vọng, với sự chắp cánh của tình yêu,
cặp đôi vàng của thể thao nước nhà
sẽ còn thăng hoa hơn nữa trong sự
nghiệp thi đấu của mình.
Cô gái hay cười, ít nói, không
nhớ mình đã giành được bao nhiêu
huy chương, đã đặt chân đến bao
nhiêu quốc gia để thể hiện tài năng
Cờ vua Việt Nam, hiện đang ấp ủ
những dự định để có thể cống hiến
nhiều hơn cho thể thao Cần Thơ,
nơi đã phát hiện và ươm mầm tài
năng cho Thảo Nguyên tỏa sáng. Kế
hoạch dài hơi, đến một độ tuổi nhất
định, khi không còn thi đấu cho đội
tuyển quốc gia nữa, kỳ thủ Phạm Lê
Thảo Nguyên sẽ trở về quê nhà để
giữ vai trò huấn luyện viên, dìu dắt
những thế hệ đàn em, đưa Cờ vua
Việt Nam ngày càng vươn cao,
vươn xa hơn...
nAm AnH
Cô gái làm rạng danh Cờ vua Việt Nam
15số 1115 l 26.02.2015
Sự kiện vấn đề
Trước đây, Hát Sắc bùa có từ Nam
chí Bắc, song hiện nay, loại hình nghệ
thuật diễn xướng này lại có nguy cơ
mai một. Vì vậy, từ năm 1998, trên cơ
sở gợi ý của các nhà nghiên cứu văn
hóa về thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia “Bảo tồn văn hóa phi vật thể
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”,
ông Lư Văn Hội - Giám đốc Bảo tàng
Bến Tre đã đề xuất với Sở VHTTDL
Bến Tre ghi nhận, bảo tồn hình thức
diễn xướng Hát Sắc bùa Phú Lễ.
Năm 2010, khi Bến Tre thành lập
Hội Di sản văn hóa, Hát Sắc bùa Phú
Lễ đã thực sự được khôi phục. Ông Hội
đã đi tìm nghệ nhân để được truyền lại
cách hát. Năm 2010, một đội hát Sắc
bùa tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng
Trôm được thành lập với 4 thành viên.
Đội hát thường xuyên tập luyện và giao
lưu với các câu lạc bộ khác trong tỉnh.
Dần dần, Hát Sắc bùa được các hội
viên Hội Di sản Bến Tre đưa nghệ thuật
này vào hát trong những đợt “Giao lưu
Đờn ca tài tử” của hội. Hiện nay, ở các
địa phương khu vực miền Nam, Hát
Sắc bùa chỉ có ở Bến Tre. Ở tỉnh Bến
Tre có 5 đội Hát Sắc bùa, trong đó có
một đội Hát Sắc bùa của học sinh xã
Phú Lễ, huyện Ba Tri. Tại Bến Tre,
khác với hát Đờn ca tài tử, hát Sắc bùa
chỉ phổ biến ở một vài địa phương như
Phú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, An
Đức…của huyện Ba Tri và xã Tân
Thanh, Phong Nẫm của huyện Giồng
Trôm. Trong đó xã Phú Lễ được xem
là cái nôi của hát Sắc bùa Bến Tre. Bởi
trong những thập niên trước, ở đây
từng có nhiều đội hát Sắc bùa với quy
mô lớn và trình độ diễn xướng cao.
Ngày xưa, Hát Sắc bùa là hát trong
ngày xuân, hát cho những gia đình có
nhu cầu với ý nghĩa là ém quỷ trừ tà,
cầu cho gia đạo bình yên và hát góp
vui. Bây giờ nhu cầu này không còn
nữa nhưng hát Sắc bùa cần được phục
hồi, đáp ứng việc bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa trong đời sống xã hội;
đồng thời trình diễn trên sân khấu để
giới thiệu đến du khách, các nhà nghiên
cứu văn hóa.
Ở Bến Tre, hiện nay có 6 hình thức
diễn xướng dân gian: Hát Sắc bùa, Nói
theo Vân Tiên, Nói vè, Hát đưa em, Hát
lý, Hò. Trong đó, Hát Sắc bùa được các
nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đánh
giá cao. m.HạnH
Khôi phục và bảo tồn nghệ thuật Hát Sắc bùa Phú Lễ
Chú trọng đầu tư nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ở các trình độ
đại học, cao đẳng và trung cấp về du
lịch; đẩy mạnh đầu tư đào tạo quản lý,
đào tạo tại chỗ, đào tạo giáo viên,
giảng viên, đào tạo viên và hướng dẫn
viên các ngoại ngữ hiếm, là một trong
những giải pháp mà Tổng cục Du lịch
đang tích cực thực hiện để giải quyết
tình trạng thiếu hướng dẫn viên nói
các ngoại ngữ hiếm. Tổng cục Du lịch
cũng xác định rõ: Đẩy mạnh phát
triển nguồn nhân lực du lịch chính là
tạo tiền đề nâng cao giá trị sản phẩm
du lịch Việt Nam. Để thực hiện thành
công chiến lược cũng như phát triển
du lịch bền vững, du lịch Việt Nam
cần đầu tư ngay từ giờ để cân đối
ngay quan hệ cung - cầu về hướng
dẫn viên du lịch.
Tổng cục Du lịch cho biết, trước
tình trạng khan hiếm hướng dẫn viên
tiếng hiếm trong nước và hướng dẫn
viên nước ngoài hoạt động “chui” ở
Việt Nam, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo
Thanh tra của ngành chấn chỉnh tình
trạng này. Bên cạnh đó, ngành du lịch
cũng đã thông báo rộng rãi, đặc biệt
là đối với sinh viên về sự khan hiếm
hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại
một số thị trường để các em theo học
ngôn ngữ này, sau đó có việc làm
ngay. Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng
và ban hành khung đào tạo ngắn hạn
cho hướng dẫn viên du lịch, quy định
về tiêu chuẩn ngoại ngữ đối với
hướng dẫn viên quốc tế. Ngành du
lịch cũng thường xuyên tổ chức các
kỳ thi sát hạch về ngoại ngữ và
chuyên môn đối với những người
đam mê nghề hướng dẫn viên mà
chưa có điều kiện học qua các lớp đào
tạo ngắn hạn.
Thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ làm
việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo
nhằm hướng nghiệp cho sinh viên các
ngoại ngữ hiếm để đáp ứng nhu cầu
thị trường du lịch. Bộ cũng đã tiến
hành sửa đổi Luật Du lịch, trong đó
sẽ xem xét lại các tiêu chuẩn đối với
hướng dẫn viên phù hợp tình hình
hiện nay, trong đó quy định linh hoạt
hơn đối với một số đối tượng mà có
kinh nghiệm, yêu thích và có khả
năng chuyên môn để tham gia vào lực
lượng hướng dẫn viên kể cả nội địa
và quốc tế... Hướng dẫn viên du lịch
là người tiếp xúc và phục vụ khách du
lịch nhiều nhất trong suốt chuyến
tham quan. Do đó, hướng dẫn viên
không chỉ là đại diện cho doanh
nghiệp lữ hành mà còn là người đại
diện quảng bá văn hóa lịch sử của đất
nước đến với du khách. Nói một cách
khác, hướng dẫn viên du lịch được
xem như một “đại sứ văn hóa” giới
thiệu hình ảnh đất nước, con người
của quốc gia mình đến với khách du
lịch, nhất là khách quốc tế. Hướng
dẫn viên cũng giữ vai trò quyết định
sự thành bại đối với một chương trình
du lịch. Để hoàn thành những vai trò
kể trên đòi hỏi một người hướng dẫn
viên du lịch không chỉ giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ mà cần phải vững
vàng về tư tưởng chính trị và đạo đức
nghề nghiệp..
yến nHi
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
16 số 1115 l 26.02.2015
Xuất thân là một thầy giáo tiểu
học, sau đó trải qua nhiều công việc
khác nhau, năm 1998, cái duyên đưa
ông Lư Văn Hội đến với văn hóa phi
vật thể. Gần 20 năm gắn bó với nghề,
ông Lư Văn Hội - Giám đốc Bảo
tàng Bến Tre và các cộng sự đã có
nhiều đóng góp trong sưu tầm, bảo
tồn những di sản văn hóa phi vật thể
Bến Tre. “Lúc được phân công phụ
trách văn hóa phi vật thể Bến Tre, tôi
hầu như chưa biết gì nhưng do được
phân công nên phải nỗ lực hết mình,
nâng cao tinh thần trách nhiệm,
nghiên cứu để làm. Làm riết rồi thành
đam mê luôn”, ông Hội cho biết.
Hết mình với nghề, hễ có điều
kiện là ông Hội lại lên đường đi điền
dã đến từng ấp, từng xã để tìm kiếm
các cụ cao niên hỏi han, ghi chép. Từ
một người “không biết ất giáp” gì về
văn hóa phi vật thể, giờ đây ông Hội
không chỉ thuộc và hát được các loại
hình diễn xướng mà còn biết kéo
đàn, đánh trống, biết chế biến các
món ăn mang đậm hương vị đặc
trưng xứ dừa… Ông đi nhiều, nắm rõ
nên hiểu nhiều, vì thế có người đùa
vui rằng ai không biết về lễ nghi
cúng Kỳ yên, nghi thức của một lễ
tang… cứ đến hỏi ông Hội - Giám
đốc Bảo tàng Bến Tre. Hễ nghe thấy
chỗ nào có tư liệu về văn hóa phi vật
thể, ông Hội lại tới. Ông bộc bạch:
“Càng về sau, điều kiện kinh tế-xã
hội càng phát triển, có những hình
thức văn hóa nghệ thuật mới dần
thay thế cho những làn điệu cũ. Do
đó, việc tìm kiếm, khôi phục và bảo
tồn văn hóa phi vật thể trong dân
gian là điều hết sức cần thiết. Ví dụ
như điệu hò Bến Tre lâu nay không
còn môi trường để tồn tại nữa. Tôi đã
đi tìm hiểu ở các bậc cao niên mới
biết mỗi địa phương có các điệu hò
sáng tạo khác nhau như “Hò ơ hơ”,
“Hò sự sang”, “Hò khoan”… cần
được lưu truyền. Nếu không kịp thời
bảo tồn, ghi nhận, tái hiện lại qua lời
kể của nghệ nhân đương thời thì có
thể tới lúc thế hệ sau sẽ không biết
đến các làn điệu hò ở Bến Tre nữa”.
Giờ đây, chỉ cần nghe nói đến bất kỳ
lễ hội nào, ông Hội đều biết cần phải
thực hiện những nghi thức gì và cúng
như thế nào trong lễ Kỳ yên hay lễ
Nghinh Ông. Để tích lũy được vốn
kiến thức ấy, ông Hội đã đi nhiều,
gắn bó với từng ấp, từng xã còn lưu
giữ những nét tinh hoa văn hóa của
Bến Tre. Ông Hội bộc bạch: “Lễ hội
Nghinh Ông mỗi năm một lần,
không phải chỉ tham gia một lần là
biết được hết tất cả để viết lại. Tôi
phải đi đến ba năm liên tiếp mới
thuộc, mới hiểu hết các giá trị và
hình thức mà các bậc cao niên thể
hiện trong lễ cúng”.
Hiện ông Hội là Giám đốc Bảo
tàng Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội Di
sản tỉnh nhưng trong các tiết mục
biểu diễn Đờn ca tài tử, Hát sắc bùa,
người xem đều thấy ông tham gia
với vai trò một nghệ nhân diễn
xướng rất say sưa và hết mình. Gắn
bó với việc sưu tầm, ghi chép, bảo
tồn các di sản văn hóa phi vật thể đã
gần 20 năm, theo ông, người làm văn
hóa trước hết phải khẳng định mình
trong điều kiện, hoàn cảnh, trách
nhiệm mới đầu tư nghiên cứu, tính
toán để thực hiện tốt chức năng
nhiệm vụ cũng như khắc phục những
thiếu sót của bản thân. Đồng thời
phải có hiểu biết nhất định về vấn đề
mình tiếp cận và sống hết mình với
lĩnh vực mình được giao và theo
đuổi.
Ông Hội mất một tháng “sáng đi
chiều về” đến với các nghệ nhân lớn
tuổi chỉ để nghe họ hát Hò khoan,
ghi chép lại và tập hát theo, sau đó
về ký âm lại rồi mời một số anh em
Trung tâm Văn hóa huyện Giồng
Trôm ngồi lại tập cho họ. Khi họ
thuộc rồi thì đợi đúng mùa cấy, cả
nhóm xuống hò cấy tại hiện trường.
Ông Hội nhớ lại: “Chính những nghệ
nhân tâm đắc với nghệ thuật dân gian
như nghệ nhân Lê Hắc Hổ, tuy nhà ở
xa nhưng vẫn đến tìm, trao lại cho tôi
những làn điệu hò khoan của huyện
Giồng Trôm với lời gửi gắm giữ lấy
nét đẹp văn hóa dân gian Bến Tre đã
giúp tôi cố gắng và quyết tâm hơn
trong con đường đi tìm, sưu tầm và
bảo tồn những giá trị văn hóa dân
gian của Bến Tre”.
Đi, tìm hiểu và biết nhiều về văn
hóa dân gian Bến Tre nhưng điều
làm ông Hội trăn trở là làm thế nào
để lưu giữ vì thực tế ở Bến Tre
không có phòng chuyên môn, lực
lượng chuyên môn sưu tầm, bảo
dưỡng. Thời gian trước, Bến Tre có
Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu
thuộc Bảo tàng quản lý nhưng giờ
thuộc Ban Quản lý di tích tỉnh Bến
Tre, đóng tại Đền thờ cụ Nguyễn
Đình Chiểu, huyện Ba Tri. Vì thế,
Bảo tàng Bến Tre không có chỗ lưu
giữ, trong khi đội ngũ Ngân hàng dữ
liệu lại không biết hoạt động như thế
nào.
Vài năm gần đây, những công
trình mà ông Hội gửi đi dự các cuộc
thi đạt giải đều được Hội Di sản văn
hóa in sách. Chính những cuốn sách
đã góp phần lưu giữ và truyền lại
những tinh hoa văn hóa Bến Tre cho
muôn đời sau. Qua những cuốn sách
do ông Hội viết, người đọc thấy
được tư duy văn hóa của nông dân
Bến Tre trong quá trình tiếp cận với
thiên nhiên để chế biến hoặc làm ra
sản phẩm và thực hành nghi lễ nào
đó, ước vọng và giá trị dân gian ra
sao, từ đó có thể thực hành một cách
trọn vẹn những kiến thức mà người
xưa để lại.
t.t.n
Đam mê lưu giữ tinh hoa văn hóa Bến Tre
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...PinkHandmade
 
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
 
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn rạch gốc huyện ngọc...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnPham Long
 
Ngờ vực - Phạm Việt Long - Tập truyện và tản văn
Ngờ vực - Phạm Việt Long -  Tập truyện và tản vănNgờ vực - Phạm Việt Long -  Tập truyện và tản văn
Ngờ vực - Phạm Việt Long - Tập truyện và tản vănlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiPham Long
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
Top ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgetsTop ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgetsPowercut Media
 
UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513David Mayes
 
Industry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger pictureIndustry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger pictureDavid Mayes
 
Engineer to Entrepreneur
Engineer to EntrepreneurEngineer to Entrepreneur
Engineer to EntrepreneurDavid Mayes
 
Strategic Inflection Points
Strategic Inflection PointsStrategic Inflection Points
Strategic Inflection PointsDavid Mayes
 

Viewers also liked (17)

Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
 
Ngờ vực - Phạm Việt Long - Tập truyện và tản văn
Ngờ vực - Phạm Việt Long -  Tập truyện và tản vănNgờ vực - Phạm Việt Long -  Tập truyện và tản văn
Ngờ vực - Phạm Việt Long - Tập truyện và tản văn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Top ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgetsTop ten failed electronic gadgets
Top ten failed electronic gadgets
 
UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513UBC CFI Informational Meeting 111513
UBC CFI Informational Meeting 111513
 
Industry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger pictureIndustry Analysis: the bigger picture
Industry Analysis: the bigger picture
 
Progress of Computers
Progress of ComputersProgress of Computers
Progress of Computers
 
Engineer to Entrepreneur
Engineer to EntrepreneurEngineer to Entrepreneur
Engineer to Entrepreneur
 
Strategic Inflection Points
Strategic Inflection PointsStrategic Inflection Points
Strategic Inflection Points
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaanh hieu
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115 (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docxCơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAYBài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1115 ngày 26/02/2015 - Kỷniệm226nămChiếnthắng NgọcHồi-ĐốngĐa (Tr.7) - Đầutưmạnhmẽ,bàibản chocácmônthểthaotrọngđiểm (Tr.12) Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN-2015 (Tr.11) - Nétđẹpvănhóatruyềnthống đầunămcủađồngbàoTâyBắc (Tr.11) - Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác gia đình (Tr.6) trong số này Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 229/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh/thành thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiếp tục thực hiện Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội... (Xem tiếp trang 3) Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao mừng Xuân Ất Mùi Hòa chung trong không khí hân hoan, rộn ràng của những ngày đầu xuân Ất Mùi 2015, khắp các tỉnh/thành trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao sôi nổi mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi 2015. Không khí mừng Xuân rộn ràng, náo nức với những niềm vui, hy vọng về một năm mới lập nhiều thành tích mới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. (Xem tiếp trang 4) DulịchViệtNamtiếptục“gặtvàng”dịpTếtẤtMùi Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2015 với kết quả thành công, ngành du lịch nước ta lại tiếp tục gặt hái thành công đáng kể với chương trình du lịch Tết Nguyên đán Ất Mùi ở cả 2 thị trường quốc tế và nội địa. Theo ghi nhận từ Sở VHTTDL một số tỉnh/thành trọng điểm du lịch và nhiều đơn vị lữ hành cho thấy: Có khá đông khách quốc tế đến Việt Nam vào dịp này để thưởng thức hương sắc Tết Việt. (Xem tiếp trang 20) Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội Lễ hội Gò Đống Đa Xuân Ất Mùi 2015
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1115 l 26.02.2015 Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL đã có văn bản đề nghị Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh/thành chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các Sở, ban, ngành trên địa bàn triển khai nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 41- CT/TW và Công điện số 229/CĐ-TTg. Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội năm 2015, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác quản lý, tổ chức lễ hội để nhân dân địa phương đón Tết Ất Mùi 2015 và những năm tiếp theo thực sự vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí thi đua sôi nổi chào mừng ngày lễ lớn của đất nước. Đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; đảm bảo việc quản lý và tổ chức lễ hội của từng ngành, địa phương, cơ sở theo đúng quy định của pháp luật; thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân dân; chỉ đạo khắc phục những hạn chế đã nêu trong Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư. Việc tổ chức các lễ kỷ niệm cần thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài. Đặc biệt, chú ý tới tần suất và sử dụng ngân sách nhà nước; việc mời khách Trung ương tham dự lễ hội thực hiện đúng sự chỉ đạo tại Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, quản lý lễ hội. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các sở, ban, ngành có liên quan đến lễ hội, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường sự phối hợp để quản lý tổ chức lễ hội và thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền của từng ngành những hạn chế đã nêu trong Chỉ thị. Chỉ đạo cán bộ, đảng viên chấp hành các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; phê bình và xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm. Đ.AnH Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030. Theo quy hoạch, sẽ bảotồnnguyêntrạngvàtínhtoànvẹncủa disảnthiênnhiênthếgiớiVườnquốcgia Phong Nha-Kẻ Bàng trong mối liên kết bảo tồn với vùng sinh thái Hin Nammo củaLàovàquầnthểsinhtháidãyTrường Sơn.Thiếtlậpvàkiểmsoátcáchànhlang đa dạng sinh học lưu vực sông Son, sông Ranh, sông Nhật Lệ nối liền Vườn quốc gia với các vùng tự nhiên khác trong vùng miền Trung. Kiểmsoátcáchoạtđộngsảnxuấttiểu thủ công nghiệp, khai thác đá mỏ quặng, kinh tế thương mại, phát triển dân cư... trong vùng đệm, đặc biệt tại các khu vực cửa khẩu Thượng Trạch, cửa khẩu Cha Lo, dọc 2 bên bờ sông Son để không ảnh hưởng đến bảo tồn. PháttriểnkhudulịchquốcgiaPhong Nha-Kẻ Bàng, liên kết hợp tác với các trung tâm du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử trong địa bàn tỉnh Quảng Bình và các tỉnh miền Trung trên tuyến du lịch quốc gia “Con đường di sản miền Trung”. Xây dựng tuyến không gian lễ hội kéodàitừbiểnđếnVườnquốcgiaPhong Nha-Kẻ Bàng dọc theo đường thủy từ sông Gianh đến sông Son và theo đường bộ từ thành phố Đồng Hới đến đô thị Du lịch Phong Nha. Xây dựng trung tâm dịch vụ du lịch cao cấp tại Sơn Trạch, PhúcTrạch. Hình thành các điểm du lịch chấtlượngcaotrongVườnquốcgia,trên sông Son, sông Troóc, sông Long Đại, thác nước Phù Định, núi Thần Đinh... Hình thành các tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và đường 20 Quyết Thắng; tuyến đến bảnARem qua cáchangđộng;tuyếntheođườngHồChí Minh đến đỉnh U Bò, hang Én và hang Sơn Đoòng, sông Long Đại. Mở rộng, nâng cấp trung tâm xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch và lựa chọn quỹ đất cao ráo tại các thôn Xuân Sơn, Hà Lời... để xây dựng các khu chức năng đô thị hạn chế ngập lũ sông Son. Hình thành trung tâm dịch vụ du lịch Phong Nha trên cơ sở nâng cấp trung tâm du lịch hiện có trên sông Son thành trung tâm dịch vụ du lịch caocấpphụcvụkháchdulịchtrongnước và quốc tế. Mởrộng,nângcấptrungtâmxãPhúc Trạch, huyện Bố Trạch về phía Đông đường Hồ Chí Minh. Phát triển các khu nhà ở sinh thái, dịch vụ công cộng phục vụ khu dân cư nông thôn xã Phúc Trạch và lân cận, chợ nông sản đầu mối, dịch vụ quá cảnh trên đường Hồ Chí Minh... H.PHượng Phát huy giá trị di sản Phong Nha-Kẻ Bàng Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1115 l 26.02.2015 Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị khóa X về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao; Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội, ngày hội phải chịu trách nhiệm về kế hoạch, chương trình, nội dung, quy mô, tần suất, thời gian tổ chức; bảo đảm việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán của từng địa phương. Hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, ngày hội. Không truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không lạm dụng truyền hình trực tiếp để huy động tài trợ cho việc tổ chức lễ hội, ngày hội. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, lưu thông tiền tệ, đặc biệt là tại các di tích, công trình tín ngưỡng, tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội. Quản lý việc đặt tiền lễ, tiền giọt dầu bảo đảm văn minh, tiết kiệm, hợp lý. Nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch, đặc biệt là trong khuôn viên di tích và lễ hội. Việc tu bổ, tôn tạo di tích; cung tiến, tiếp nhận đồ cung tiến vào di tích, công trình tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bộ VHTTDL sơ kết, tổng kết kịp thời việc thực hiện Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền phân công Lãnh đạo cấp Trung ương tham dự lễ hội khi cần thiết; Hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội; Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội. Đ.ngọc Tăngcườngcôngtácquảnlý... (Tiếp theo trang 1) Thị xã vùng biên Hà Tiên (Kiên Giang) đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hoàn chỉnh hệ thống giao thông, mạng lưới điện, nước để phục vụ phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế ven biển. Thời gian qua, thị xã đã tập trung nâng cấp, chỉnh trang, vệ sinh môi trường, tạo mỹ quan, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở khu du lịch Mũi Nai, Thạch Động, Đá Dựng, khu di tích lịch sử núi Bình San… Bên cạnh đó, Hà Tiên còn mở ra nhiều tuyến mới, như khu du lịch sinh thái Hòn Đước - Hòn Tre Vinh (xã Tiên Hải), du lịch sinh thái đầm Đông Hồ… Hiện toàn thị xã có 38 khách sạn, 921 phòng; 88 nhà nghỉ, 669 phòng; 163 nhà trọ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hàng năm, thị xã Hà Tiên tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương, như Năm văn hóa du lịch,Tao đàn Chiêu Anh Các, Lễ giỗ Mạc Cửu, Lễ giỗ bà Mạc Mi Cô… Qua đó, quảng bá du lịch địa phương, thu hút nhiều du khách. Năm 2015, Hà Tiên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 18%; lượng khách đến tham quan du lịch trên 2 triệu lượt người… Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Hà Tiên; phát triển du lịch theo hướng khai thác tối đa tiềm năng du lịch của địa phương... Bên cạnh đó, thị xã nâng cấp, mở rộng các khu, điểm du lịch hiện có; trong đó, tập trung nâng cấp, cải tạo, mở rộng bãi biển Mũi Nai, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng các cơ sở dịch vụ du lịch, đầu tư xây dựng các khu dịch vụ vui chơi, giải trí; thúc đẩy triển khai các dự án du lịch mới tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt tập trung phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội gắn với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương… Nhằm rút ngắn khoảng cách cho du khách đến Hà Tiên bằng việc đẩy nhanh và sớm đưa vào khai thác sử dụng trục giao thông nối Hà Tiên với các tỉnh lân cận, như thành phố CầnThơ,Thành phố Hồ Chí Minh (đường hành lang ven biển phía Nam, đường N1); kêu gọi đầu tư nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đặc biệt là tuyến cao tốc, tàu phà Hà Tiên - Phú Quốc để phát triển mạnh vùng tam giác du lịch Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc; Hà Tiên - Kép và Cảng Sihanoukville (Campuchia). Cùng với phát triển du lịch trọng điểm sẵn có, Hà Tiên tập trung phát triển kinh tế ven biển. Hiện trên địa bàn thị xã đang triển khai thực hiện 3 dự án đầu tư venbiểnlàKhuđôthịmới(khulấnbiển), Khu dịch vụ - thương mại - du lịch phường Tô Châu, Khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên; trong đó, Khu đô thị mới với tổng số vốn đăng ký 334 tỷ đồng, tổng số vốn đã thực hiện 280 tỷ đồng, diệntíchđãbàngiaotrên96ha.Khudịch vụ - thương mại - du lịch phường Tô Châu tổng số vốn đăng ký 20 tỷ đồng. Riêng Khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên có tổng số vốn đăng ký 872 tỷ đồng. Đ.Lâm Kiên Giang: Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển
  • 4. 4 số 1115 l 26.02.2015 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số 384/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông”. Liên hoan “Câu hò nối những dòng sông” gồm 3 nội dung chính: Triển lãm tranh cổ động tấm lớn với các chủ đề: Đất nước đổi mới, kỷ niệm 125 năm Ngày sinh nhật Bác, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Kỷ niệm 50 năm Hàm Rồng chiến thắng sẽ được triển khai trưng bày tại 4 điểm (Quảng trường Lam Sơn; quảng trường Hàm Rồng; khu hội nghị Hàm Rồng; công viên bến thuyền sông Mã). Thời gian khai mạc triển lãm vào chiều 03/4/2015. Liên hoan nghệ thuật quần chúng với tên gọi “Câu hò nối những dòng sông mở rộng - năm 2015”, liên hoan nghệ thuật quần chúng sẽ có nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi truyền thống yêu nước, tình đoàn kết, gắn bó các dân tộc anh em và tình yêu đôi lứa trong lao động, sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp, diễn ra từ ngày 05/4 đến 07/4/2015 tại công viên bến thuyền sông Mã. Liên hoan các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận với tên gọi “Qua miền di sản” sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21/11- 23/11/2015 tại Nhà hát Lam Sơn (Thanh Hóa). Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Thanh với bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế; bảo tồn, phát huy và tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận; đồng thời kết nối khai thác sức mạnh về thắng cảnh thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú đặc sắc là cơ hội cho xứ Thanh hoàn chỉnh và phát triển các sản phẩm văn hóa du lịch. H.PHượng Liên hoan nghệ thuật“Câu hò nối những dòng sông” * Dịp Xuân Ất Mùi 2015, tỉnh Ninh Bình tổ chức trưng bày triển lãm ảnh giới thiệu tiềm năng về kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch của địa phương. Nhà hát chèo Ninh Bình đưa vở chèo “Tống Trân - Cúc Hoa” mới dàn dựng đi lưu diễn ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thi đấu giao hữu thể dục thể thao và các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, ném còn, đu quay, chọi gà, kéo co, bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, vật dân tộc. Sở VHTTDLphối hợp với Hội nhà báo, Thư viện tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội báo Xuân Ất Mùi, trưng bày 114 loại báo và tạp chí nhằm đưa đến cho nhân dân món ăn tinh thần sinh động, hấp dẫn và bổ ích, giới thiệu nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán vui đón Tết, đón Xuân của đất nước Việt Nam cùng các dân tộc trên thế giới. Chuẩn bị cho mùa lễ hội 2015, tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác quản lý môi trường, văn hóa, đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn, tập trung giải quyết vấn nạn ăn xin, chèo kéo khách, bắt chẹt khách, ép khách mua hàng, chụp ảnh, đổi tiền lẻ và các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, phục vụ du khách trong và ngoài nước đến địa phương thăm quan, vui xuân, đón Tết. * Tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao phục vụ nhân dân trong những ngày vui Xuân, đón Tết. Đêm Giao thừa tại Quảng trường và trung tâm của 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật mừng Đảng, đón Xuân. Các ngành và địa phương trong tỉnh cũng tổ chức các đêm biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ tổng hợp, chiếu phim tuyên truyền chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, thành tựu của công cuộc đổi mới phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, các chiến sĩ đang bảo vệ Tổ quốc vùng biên giới. Bên cạnh các chương trình văn nghệ, tỉnh cũng tổ chức nhiều chương trình văn hóa đặc sắc phục vụ nhân dân và du khách như: trưng bày, trình diễn nghề thủ công truyền thống tại Bảo tàng Biệt Điện, tổ chức tham quan Đình Lạc Giao, Nhà đày Buôn Ma Thuột, khai mạc Hội báo Xuân Ất Mùi tỉnh Đắk Lắk… Hội vật Vụ Bổn (huyện Krông Pắk) vào ngày 04/3. Các địa phương cũng tổ chức thi đấu các môn thể thao, các trò chơi dân gian gắn với đời sống, bản sắc văn hóa của từng dân tộc như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, bắn nỏ… nhằm đáp ứng như cầu vui chơi, giải trí của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. * Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi 2015, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển lãm sách báo Xuân Ất Mùi, sách về Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu; xây dựng chương trình nghệ thuật với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân” biểu diễn đón giao thừa, kết hợp bắn pháo hoa trong Đêm Giao thừa đón mừng năm mới Ất Mùi năm 2015; lễ hội thư pháp và cho chữ ngày xuân 2015. Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tổ chức mở cửa các phòng trưng bày “Thanh Hóa thời Tiền - Sơ sử” và “Thanh Hóa từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX” phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Ngoài ra, ngành văn hóa Thanh Hóa cũng tổ chức các đợt chiếu phim phục vụ nhân dân nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán. trần nguyện Sôinổicáchoạtđộngvănhóa,thểthaomừngXuân... (Tiếp theo trang 1)
  • 5. 5số 1115 l 26.02.2015 quản lý nhà nước Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Theo đó, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các nhà trường có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ thể thao, các hội thể thao học sinh, sinh viên hoạt động. Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn và trình độ đào tạo của nhà giáo theo quy định tại Điều 70 và Điều 77 của Luật Giáo dục. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao thực hiện các quyền, nghĩa vụ, được hưởng các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi đặc thù khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao phục vụ công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai. Đ.AnH Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Mới đây, Ban Chỉ đạo Đề án đã ban hành Kế hoạch số 436/KH-BCĐ về việc thực hiện Đề án Tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam. Kế hoạch gồm 8 nội dung hoạt động: Tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ để hoàn thiện các Báo cáo kiến nghị, đề xuất về hoàn thiện pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan; chính sách thuế ưu đãi đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; hoàn thiện pháp luật về Chế độ nhuận bút, thù lao; hoàn thiện hệ thống tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam; Hỗ trợ thúc đẩy thành lập Tổ chức bảo vệ quyền của người biểu diễn; Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Tổ chức hội thảo, hội nghị về quyền tác giả, quyền liên quan: Trong lĩnh vực âm nhạc thuộc nhóm quyền cấp phép của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc; Trong lĩnh vực văn học thuộc nhóm quyền cấp phép của Trung tâm quyền tác giả văn học; Trong lĩnh vực sao chép tác phẩm thuộc nhóm quyền cấp phép của Hiệp hội quyền sao chép; Xây dựng hệ thống phần mềm đối soát, quản lý số hóa cơ sở dữ liệu tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, đối tượng quyền liên quan: xây dựng hệ thống số hóa cơ sở dữ liệu của Hiệp hội quyền sao chép phục vụ hoạt động cấp phép thu và phân phối tiền bản quyền, của Trung tâm quyền tác giả văn học phục vụ hoạt động cấp phép thu và phân phối tiền bản quyền; Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc phục vụ hoạt động cấp phép thu và phân phối tiền bản quyền; xây dựng phần mềm đối soát phục vụ hoạt động cấp phép thu và phân phối tiền bản quyền; Xuất bản tài liệu, tờ rơi, xây dựng chương trình truyền thông tuyên truyền thực thi tốt các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; Tổ chức điều tra xã hội học về nhận thức, hiểu biết của các tổ chức, cá nhân sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và công chúng về pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Tổ chức nghiên cứu làm việc tại các nước có kinh nghiệm về xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật,quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và về hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án. n.tHAnH Tăng cường thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả
  • 6. 6 số 1115 l 26.02.2015 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 432/BVHTTDL-KHTC thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Nhà thờ họ Hồ, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo đó, Bộ VHTTDL thống nhất về cơ bản với nội dung dự án tu bổ gồm các hạng mục: tu bổ Nghi môn, Bái đường, Thượng điện, Tả vu, Hữu vu, nhà bia, tượng danh nhân họ Hồ; xây dựng nhà khách, am hóa vàng, nhà bếp, nhà vệ sinh, cổng, tường rào, tường lan can bờ ao, sân vườn, đường dạo và hạ tầng kỹ thuật. Dự án đã được lập trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng, đề xuất các giải pháp tu bổ, tôn tạo di tích cơ bản đáp ứng nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Ngoài ra, một số nội dung của dự án cần được làm rõ, Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An yêu cầu đơn vị tư vấn bổ sung và chỉnh sửa: Cân nhắc việc thay đổi chi tiết trang trí mái của tòa Bái đường, nghiên cứu sử dụng hình thức tương đồng với các trang trí tòa Thượng điện; Điều chỉnh thiết kế nhà khách theo dạng mặt bằng hình chữ nhật, kết cấu giống tả, hữu vu, bố trí quay mặt về phía nhà thờ và giảm lược trang trí (không làm chân tảng hoa sen và hạn chế chạm khắc trên cấu kiện); Cần tính toán, giảm bớt kích thước, tiết kiệm cấu kiện móng của các hạng mục Bái đường, Thượng điện, Tả vu, Hữu vu, nhà khách để đảm bảo đủ khả năng chịu lực và tiết kiệm kinh phí; Việc xây dựng mới và lựa chọn hình thức Tắc môn cần tham khảo ý kiến của dòng họ và nhân dân địa phương. Về nguồn vốn đầu tư, trong năm 2015, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Nghệ An xem xét bố trí bằng nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trong giai đoạn tới (2016- 2020) nếu được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao, Bộ sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí để tu bổ các hạng mục di tích gốc trên cơ sở đề xuất kế hoạch hàng năm của tỉnh Nghệ An. H.PHượng Bộ VHTTDL vừa ra Quyết định số 375/QĐ-BVHTTDLban hành Kế hoạch hoạt động năm 2015 của Bộ VHTTDL triển khai “Đề án kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp đến năm 2020”. Kế hoạch gồm 3 nội dung hoạt động lớn: Kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp và xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở: Hướng dẫn kế hoạch hoạt động năm 2015 của Đề án tới các cơ quan liên quan ở cấp Trung ương, các địa phương; Xây dựng văn bản hướng dẫn phát triển mạng lưới cộng tác viên về gia đình ở cơ sở; xây dựng văn bản hướng dẫn đảm bảo nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về gia đình các cấp; Tổ chức các cuộc họp, hội thảo về nhân lực và tài chính thực hiện Đề án. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp: Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp; Xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án: Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án và tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án. Đ.ngọc Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác gia đình Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà thờ họ Hồ Mừng Xuân Ất Mùi 2015, Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương đã tổ chức khai mạc Đường hoa nghệ thuật tại trung tâm thành phố mới Bình Dương và Hội Hoa xuân, Báo Xuân, Triển lãm Mỹ thuật tại Bảo tàng tỉnh để phục vụ người dân thưởng ngoạn nhân dịp Tết Ất Mùi 2015. Đường hoa nghệ thuật tại trung tâm thành phố mới Bình Dương (bên cạnh trung tâm hành chính tỉnh) có chiều dài gần 300m, được đầu tư hơn 3 tỷ đồng, trangtrínhiềuloạihoahaibênđườngvới nhiềutiểucảnhthểhiệnBìnhDươngtrên đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế... Cùng với các công trình xây dựng, văn hóa khác, đường hoa nghệthuậtsẽlànơitậptrungvuichơicủa ngườidântrongnhữngngàyTết.TạiBảo tàng tỉnh,Thư viện tỉnh phối hợp với Hội NhàbáotỉnhkhaimạcHộiBáoXuânvới chủđề:“MừngĐảngquangvinh-Mừng XuânẤtMùinăm2015”.Trưngbày,giới thiệu 478 ấn phẩm xuân của các báo Trung ương, Bình Dương và các tỉnh/thành trên toàn quốc với 1.034 bản; triển lãm 2.000 bản sách về Đảng, mùa xuân, biển đảo Việt Nam. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh khai mạc Triển lãm mỹ thuật trưng bày khoảng 60 tác phẩm tranh, tượng mỹ thuật bằng các chất liệu và 60 tác phẩm nhiếp ảnh với chủ đề: “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Ất Mùi năm 2015”. Hội Hoa Xuân trưng bày các tác phẩm độc đáo của các nghệ nhân trong tỉnh, dự thi ở nhiều nhóm cây như: Nhóm hoa Lan; nhóm bon-sai; nhóm kiểng; nhóm ghép hình bằng trái cây...Bantổchứccũngtraogiảinhất,nhì, bavàgiảikhuyếnkhíchchocáctácphẩm dự thi Hội hoa Xuân. L.KHánH Bình Dương: Nhiều hoạt động mừng Xuân Ất Mùi
  • 7. 7số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề Sáng 23/02 (tức mùng 5 Tết Ất Mùi), Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng - Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội - Phạm Quang Nghị cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số Bộ, ngành; lãnh đạo thành phố Hà Nội, cùng hàng nghìn người dân Thủ đô, các tỉnh/thành trong cả nước đã đến dâng hoa, dâng hương tượng đài, đền thờ Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ (tại Gò Đống Đa, Hà Nội) và tham dự Lễ kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa. Cách đây 226 năm, vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc, bất ngờ tiến công vào thành Thăng Long, với đỉnh cao là trận chiến sáng mùng 5 Tết đánh tan hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long. Kể từ đó, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm đã trở thành ngày kỷ niệm truyền thống thiêng liêng, trọng đại, mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nhân dân ta. Tại Lễ hội Lễ kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm nay, sau nghi lễ rước, dâng hoa, dâng hương… các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã cắt băng khánh thành dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, tu bổ Công viên văn hóa Đống Đa - Di tích Gò Đống Đa; công trình xây mới đền thờ Hoàng đế Quang Trung. Dự án được khởi công cách đây một năm, với tổng diện tích hơn 2,27ha, bằng nguồn vốn xã hội hóa. Đây là công trình mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, tô điểm diện mạo ngàn năm văn hiến của Thăng Long-Hà Nội; phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân. Sau phần lễ, những màn biểu diễn nghệ thuật, võ thuật đã tái hiện lại trận đánh hào hùng năm xưa của vua Quang Trung… * Trước đó, ngày 22/2, tại Bảo tàng Quang Trung ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra lễ kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2015). Tự hào và phát huy truyền thống của phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ, những năm gần đây, tỉnh Bình Định và Trung ương đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung, đền thờ Tam Kiệt và đền thờ của các tướng lĩnh dưới thời Tây Sơn như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và Đền tế trời đất; đưa các di tích này trở thành những công trình văn hoá và du lịch, đồng thời góp phần quan trọng trong giáo dục truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ. Nhân dịp này, tỉnh Bình Định cũng tổ chức đón Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tam Kiệt - Bảo tàng Quang Trung. Khu di tích Đền thờ Tam Kiệt - Bảo tàng Quang Trung là nơi thờ tự ba anh em triều Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng các văn thần võ tướng dưới thời Tây Sơn. Hải PHong Kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 470/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Liên hoan là hoạt động văn hóa thiết thực góp phần tuyên truyền, tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), chào mừng 125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015). Theo kế hoạch, Liên hoan nghệ thuật quần chúng sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 10/4/2015 tại Công viên 23/9 gồm: triển lãm tranh cổ động tấm lớn; Lễ xuất quân, diễu hành tuyên truyền và Chương trình Lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Quảng Trị gồm các hoạt động: Trưng bày phướn thơ ngày 01/4/2015 tại Nghĩa trang Trường Sơn, triển lãm tranh cổ động tấm lớn tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Trị. Liên hoan nghệ thuật quần chúng ca khúc cách mạng đề tài “Giai điệu quê hương” với nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngời thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập; tình yêu biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đối tượng tham gia là các đoàn nghệ thuật quần chúng của Trung tâm văn hóa các tỉnh/thành trên toàn quốc. Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 10- 13/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh và từ ngày 17-20/4/2015 tại tỉnh Quảng Trị. H.PHượng Liên hoan nghệ thuật kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • 8. 8 số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ hội đường hoa Tết Ất Mùi tại đường Hàm Nghi, Quận 1,TP. Hồ Chí Minh. Hơn 10 năm qua, đường hoa Nguyễn Huệ là sự kiện văn hóa đặc trưng của TP. Hồ Chí Minh. Năm nay đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang trở thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về đường Hàm Nghi. Với chủ đề “Bản sắc Việt - Hào khí Việt Nam”, xuyên suốt cả tuyến đường hoa là sự kết hợp uyển chuyển giữa hoa, hình tượng sáng tạo, nhằm thể hiện khái quát sự lao động, truyền thống yêu nước, khát vọng hòa bình, sự phát triển, phồn vinh của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả dân tộc nói chung. Qua đó, đường hoa cũng truyền tải thông điệp của người Việt Nam kiên cường, bất khuất, vượt mọi hoàn cảnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hội nhập quốc tế. Đường hoa được phân đoạn theo từng chủ đề, tái hiện tinh hoa truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay như hình ảnh búp bê Bắc Trung Nam, mái che hoa từ sáo tăm, kén hoa khổng lồ với chất liệu mộc xen kẽ những chú dê xinh xắn từ nhiều chất liệu như rơm, cừ tràm, vỏ gỗ cùng kết hợp với nhiều chủng loại hoa đa màu sắc. Khách tham quan có dịp ngắm nhìn hình ảnh hoa mai đại đóa khổng lồ, suối hoa, trụ hoa, kén hoa, sông hoa đầy màu sắc được bố trí nhiều cao độ khác nhau. Cùng với đó còn có nhiều phân cảnh về cuộc sống đô thị với thùng thư, khung cửa hoa và đặc biệt là metro hoa, thể hiện hình ảnh tượng trưng của tuyến đường metro đang xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, hứa hẹn năm mới nhiều niềm vui, thành công mới. * Dịp này, Lễ hội đường sách Tết Ất MùiTP. Hồ Chí Minh cũng được tổ chức tại tuyến đường Hàm Nghi (ngã tư Hồ Tùng Mậu - Hàm Nghi đến đường Tôn Đức Thắng). Đây là năm thứ 5 UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với SởThông tin và Truyền thông tổ chức Lễ hội đường sách trong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Với chủ đề “Bản sắc Việt - Hào khí Việt Nam”, lễ hội giới thiệu hơn 15.000 đầu sách được chia thành 4 chuyên đề là: Dấu ấn lịch sử - Sài Gòn - TP. Hồ Chí Miinh; Tự hào - Con người thành phố mang tên Bác; Biển đảo thiêng liêng; Thành phố hội nhập. Bên cạnh đó, còn có khu sách điện tử, khu sách dành cho thiếu nhi; sách hay - sách quý, sách dành cho người khiếm thị... Huy Long TP. Hồ Chí Minh: Lễ hội đường hoa và đường sách Mừng Xuân Ất Mùi 2015, Sở VHTTDL tỉnh Long An đã tổ chức trưng bày các chuyên đề: “Trung dũng kiên cường - Toàn dân đánh giặc” tại công viên tượng đài thành phố TânAn, tỉnh Long An. Các chuyên đề được thực hiện tại không gian tầng hầm của tượng đài với diện tích khoảng 240m2. Các biểu tượng được thể hiện bằng các vật liệu nhựa composit, cây, đá... với kinh phí hơn 12 tỉ đồng. 8 chuyên đề này gồm: “Nhân dân dùng xuồng đưa bộ đội qua sông đánh giặc” - đây là một đặc trưng của miền sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Long An nói riêng, thể hiện hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân dùng xuồng để đưa bộ đội qua sông đánh giặc. Chuyên đề “Ba lần đánh trận Đức Lập” - đây là trận đánh giặc tiêu biểu của nhân dân huyện Đức Hòa - LongAn; chuyên đề “Công binh xưởng sản xuất vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; “Nữ quân dùng vai làm cầu vận tải dân binh”, thể hiện trong điều kiện sình lầy trong khi không có đường bộ để đi và đường xuồng cũng đi được - là sự sáng tạo của nhân dân Long An trong cuộc kháng chiến. Chuyên đề “Trạm dân y trong đám lá tối trời” - đây là đặc trưng hiếm có mà ở Long An có vùng gọi là đám lá tối trời, dựa vào địa hình này, phân khu 3 đã làm trạm dân y phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho thương binh trong giai đoạn chiến đấu ở khu vực này; chuyên đề “Làng chiến đấu” - đây là một nét đặc trưng ở vùng huyện Cần Đước, Cần Giuộc ở Long An và là nơi hình thành làng chiến đấu gồm 10 xã, góp phần cho đại thắng mùa xuân năm 1975. Chuyên đề “Cán bộ và nhân dân sống ở vùng lũ”, thuộc vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn của tỉnh sống trong điều kiện nước lên trong mùa lũ nhưng vẫn kiên cường bám trụ, chống sự càn quét của địch; và cuối cùng là chuyên đề “Trận Hiệp Hòa” - là trận đánh tiêu biểu, lần đầu tiên ở chiến trường miền Nam bắt sống được cố vấn Mỹ. Với diện tích hơn 32.000m2, Công viên tượng đài “Long An trung dũng kiên cường - Toàn dân đánh giặc” gồm các quần thể tượng đài chiến thắng bằng 500m3 khối đá granite, nặng 1.800 tấn, cao 12m; tượng mẹ chiến sỹ bằng đá granit cao 3,5m; tranh đề tài sản xuất và chiến đấu bằng gốm màu dài 20m cùng quảng trường, sân lễ, hồ sen, hệ thống chiếu sáng bằng đèn led… Nơi đây, không chỉ là nơi giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu nước, đấu tranh, mà còn là điểm tham quan, vui chơi giải trí của người dân Long An. minH HạnH LongAn:Trưngbày“Trungdũngkiêncường-Toàndânđánhgiặc”
  • 9. 9số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề Dịp Tết Ất Mùi, Sở VHTTDL thành phố Cần Thơ tổ chức Đường hoa Xuân Ất Mùi 2015, với chủ đề “Sắc xuân phương Nam”. Đường hoa Xuân Ất Mùi 2015 có nhiều điểm mới hơn so với năm 2014, như số ngày phục vụ, chiều dài đường hoa Xuân được tăng lên từ 310m (năm 2014) lên 450m, đặc biệt số phân đoạn đường hoa Xuân năm nay được tăng lên, có thêm đoạn đường Bonsai cây cảnh nghệ thuật được trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân hoa kiểng của hội Bonsai, nghệ thuật tạo hình hoa trái độc đáo… Đây là chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân và là hoạt động không thể thiếu mỗi dịp Tết, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ của thành phố Cần Thơ mà của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đường hoa xuân Ất Mùi 2015 có chủ đề “Sắc xuân phương Nam”, với chiều dài 450m được bố trí ở các tuyến đường Võ Văn Tần, Nguyễn Thái Học và Phan Đình Phùng đến giáp đường Hai Bà Trưng trong nội ô thành phố Cần Thơ. Đường hoa Xuân được chia làm 4 phân đoạn với các chủ đề: Thành phố Cần Thơ mừng Đảng mừng Xuân, Sắc xuân Đồng bằng sông Cửu Long, Hoa sóng biển Đông và triển lãm Bonsai cây cảnh.Tại đây tái hiện lại những địa danh nổi tiếng của thủ phủ Tây Đô, những nét văn hóa, sinh hoạt của người dân, kiểu cảnh quê hương sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các tiểu cảnh chợ nổi, đồng quê, nhà tranh thư pháp, các hình ảnh sản vật ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, dưa hấu, mâm ngũ quả đều được tạo hình, tạo cảnh từ chất liệu hoa, trái cây… Ngoài ra, trên đường hoa còn được thiết kế một số công trình phụ như mô hình các công trình văn hóa, doanh nhân văn hóa, hệ thống kiốt, nhà Nam bộ xưa, triển lãm ảnh nghệ thuật viết thư pháp… mạnH Huân Trong 2 ngày 22 và 23/02, tại Văn miếu Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, Ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên đã tổ chức “Triển lãm thư pháp, hát Ca Trù và cho chữ đầu Xuân”. Đây là hoạt động nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Tham gia triển lãm có 10 thư pháp gia đến từ Câu lạc bộ Hán Nôm huyện Văn Lâm và thành phố Hưng Yên, Câu lạc bộ Ca Trù Đào Đặng cùng đông đảo tầng lớp nhân dân. Triển lãm trưng bày trên 30 bức thư pháp của các thư pháp gia đến từ Hà Nội và Câu lạc bộ Hán Nôm Văn Lâm. Tại các bàn viết thư pháp luôn đông người xin chữ từ già tới trẻ, đông nhất là học sinh các cấp. Hoạt động cho chữ đầu xuân giúp đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tạo không khí vui vẻ, may mắn cho người đi xin chữ trong những ngày xuân. Nhân dịp này, tại Văn miếu Xích Đằng, Hội Khuyến học thành phố Hưng Yên cũng đã tổ chức cho các em học sinh dâng hương, nhằm động viên, khuyến khích các em chăm chỉ rèn đức, luyện tài, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương. K.Hoàn Hưng Yên: Triển lãm thư pháp, hát Ca Trù đầu xuân Cần Thơ: Đường hoa Xuân Ất Mùi 2015 Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, sáng 16/02 (tức ngày 28 tháng Chạp), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ dâng cúng bánh TétQuốcTổHùngVươngtạiKhutưởng niệm các Vua Hùng nằm trong khuôn viên Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (quận 9, TP. Hồ Chí Minh). Buổi lễ diễn ra với các nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng của người dân Nam bộ trong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Trong không khí thành kính, trang nghiêm, các đại biểu đã thắp hương và dâng lên Quốc Tổ HùngVương bánh tét, những đặc sản của vùng đất Nam bộ. Bánh tét dâng cúng QuốcTổ HùngVương là loại bánh mang đậm bản sắc của người dân Nam bộ, được lựa chọn từ Hội thi gói, nấu bánh tét mừng Xuân Ất Mùi diễn ra trước đó tại Khu tưởng niệm các Vua Hùng. Lễ dâng cúng bánh tét Quốc Tổ Hùng Vương là một trong những hoạt động truyền thống của TP. Hồ Chí Minh được tổ chức hàng năm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, thể hiện tấm lòng “đền ơn đáp nghĩa”, tri ân công ơn của các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Dịp Tết Ất Mùi 2015, tại Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc cũng diễn ra nhiều chương trình lễ hội, hoạt động văn hóa như:Triển lãm thư họa, biểu diễn trà Việt;tròchơidângian;chợhoangàyTết; biểu diễn nghệ thuật ca múa nhạc, võ thuật, Lân Sư Rồng; Lễ vía các vị nhân thần, nhiên thần… Các hoạt động hướng tới việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của người dân, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ. t.Lâm TP. Hồ Chí Minh: Dâng cúng bánh tét Quốc Tổ Hùng Vương
  • 10. 10 số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề Mừng Xuân Ất Mùi, tại Quảng Ngãi, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Chi hội Di sản Văn hóa Thiên Ấn (thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật Việt Nam”. Trưng bày giới thiệu trên 300 cổ vật gốm sứ Việt Nam, có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX qua các thời kỳ lịch sử Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Mục đích của cuộc trưng bày là cung cấp thông tin cho những người nghiên cứu, thưởng lãm cổ vật, công chúng trong và ngoài tỉnh hiểu biết thêm về cổ vật gốm sứ Việt Nam và lịch sử của một nghề thủ công truyền thống độc đáo đã tồn tại, phát triển hơn 1000 năm. Đặc biệt, trưng bày còn giới thiệu một số hiện vật gốm Mỹ Thiện (Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) - một trong những làng nghề truyền thống ở Quảng Ngãi và miền Trung Việt Nam. Cũng trong dịp này, Ban tổ chức đã kết hợp giới thiệu khu nhà rường truyền thống của người Việt vừa được tái tạo trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đây chính là kết quả mới nhất của việc thực hiện xã hội hóa bảo tồn, bảo tàng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi. H.L Sáng 22/2 (tức mùng 4 Tết) lượng người đến tham quan, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau vẫn đông đúc. Hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, người dân trong và ngoài tỉnh Cà Mau, bà con Việt kiều về thăm quê hương trong dịp Tết đã đến Khu tưởng niệm bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao của Bác Hồ kính yêu. Đến với Khu tưởng niệm, mọi người có dịp tham quan nhà trưng bày gần 150 hình ảnh, hiện vật và xem những thước phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều thú vị nữa thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân đến Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là cảnh quan trong khuôn viên thơ mộng, đẹp mắt. Trong khuôn viên xây dựng ao cá, nhà sàn Bác Hồ và nhiều công trình di tích lịch sử nhằm tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng. Nơi đây có vườn hoa rộng với nhiều cây cảnh quý do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi về thăm và làm việc tại Cà Mau đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên, có nhiều cây cổ thụ và vườn chim độc nhất vô nhị nằm “giữa lòng thành phố’’. Ông Trần Minh Sơn - Phó Giám đốc Ban quản lý Di tích tỉnh cho biết: Khu tưởng niệm tổ chức mở cửa đón khách đến tham quan từ 7 giờ sáng đến 22 giờ đêm mỗi ngày và bố trí lực lượng túc trực bảo vệ 24/24h. Trong những ngày Tết Ất Mùi, Ban quản lý Khu tưởng niệm tạo điều kiện thuận lợi, tận tình hướng dẫn cán bộ và nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan cũng như thực hiện nghi thức dâng hoa, dâng hương thể hiện tính thiêng liêng, trang nghiêm tại đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức Kiên Hơn 20.000 lượt người tham quan Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau Theo Sở VHTTDL Hải Dương, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều chương trình, hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân. Từ ngày 11-17/02, tại Thư viện tỉnh diễn ra Triển lãm thư pháp Hán Nôm và trưng bày báo Xuân năm 2015 tập hợp gần 200 loại báo, tạp chí của Trung ương, gần 140 loại báo, tạp chí của các địa phương trong cả nước cùng với hơn 100 câu đối, các bức hoành phi và những áng thơ văn bất hủ do Câu lạc bộ Hán Nôm Hải Dương sưu tầm và sáng tác. Đặc biệt vào đêm 30 Tết, Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức biểu diễn văn nghệ tại Quảng trường Độc lập và múa rồng, múa lân tại các đường phố và công viên Bạch Đằng. Đồng thời, một đêm nghệ thuật đặc biệt được tổ chức tại 2 điểm tổ chức bắn pháo hoa là công viên Bạch Đằng và Quảng trường 30/10. Từ mùng 2 đến mùng 5 Tết, Bảo tàng tỉnh mở cửa trưng bày và tại Nhà thi đấu diễn ra giao lưu cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, khiêu vũ, võ thuật, chọi gà. Các buổi tối mùng 3 đến mùng 5 Tết tại Quảng trường Độc lập liên tục diễn ra những đêm nghệ thuật đặc biệt do Nhà hát Chèo Hải Dương và Trung tâm văn hóa thông tin thành phố biểu diễn. Từ mùng 6 đến mùng 8 Tết, tại Nhà thi đấu tỉnh diễn ra Giải gia đình thể thao tỉnh Hải Dương; hoạt động du thuyền trên hồ Bạch Đằng... Sau Tết, từ mùng 5 đến 11 Tết, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng của tỉnh sẽ tổ chức chiếu phim tại 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (ưu tiên cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa), tạo không khí vui tươi phấn khởi phục vụ nhân dân vui đón Xuân. Vũ minH Hải Dương: Hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Quảng Ngãi: Trưng bày chuyên đề“Cổ vật Việt Nam”
  • 11. 11số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề Bắt đầu từ sáng sớm mùng 1 Tết, hàng nghìn lượt người dân từ cụ già đến trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú ở nhiều nơi trong tỉnh Sơn La đã nườm nượp đi lễ tại 2 địa điểm có Đền Nàng Han bên hồ Sông Đà, thuộc xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai và Đền thờ Vua Lê Thái Tông (Quế Lâm linh từ) tại phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La để tạ ơn, cầu bình an cho năm mới. Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La có hai ngôi Đền thiêng từ thế kỷ XVII của bà con dân tộc vùng thượng nguồn sông Đà là Đền Linh Sơn Thủy Từ và Đền Nàng Han. Trong tâm thức của mỗi người dân tộc Tây Bắc xưa và nay, Nàng Han là niềm tự hào, là hiện thân của khát vọng hòa bình. Cùng với khu “long mạch” của huyện lỵ Quỳnh Nhai mới tại đồi Pu Nghịu, xã Mường Giàng, Đền thờ Nàng Han được phục dựng từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012 hoàn tất. Đền Nàng Han phía mặt tiền hướng về phía mặt trời mọc, ven hồ Sông Đà. Đền gồm 3 gian có diện tích khoảng 31m2. Đền thờ Linh Sơn Thủy Từ, đền thờ thần sông, thần suối được xây mới gồm 3 gian có diện tích 64,68m2. Những nhà phục dựng đã di dời và đặt lại 4 viên đá cổ (nằm sâu dưới đất 2m) vào khu vực đền khôi phục lại, để đáp ứng nguyện vọng bà con có nơi thờ tự mới. Theo truyền thuyết, Nàng Han là con gái một tộc trưởng ở Chiềng Phung (Quỳnh Nhai ngày nay). Nàng có tài kiếm, cung vô địch. Nàng xin cha được giả trai và luyện tập cùng quân lính. Nàng Han đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược đến từ phương Bắc. Chỉ với cung tên, giáo mác vót từ tre nứa, đội quân do Nàng Han chỉ huy đã đánh đuổi quân giặc khỏi bờ cõi. Lúc Nàng Han và quân sĩ đuổi giặc xong đã là trưa 30 Tết. Nàng Han ban lệnh cho toàn thể quân sĩ nghỉ ngơi, tắm gội để mừng chiến thắng và đón năm mới. Kể từ đó ở Quỳnh Nhai và các vùng người Thái trắng sinh sống ở Tây Bắc hình thành tục lệ Lung Ta (xuống bến sông tắm gội chiều 30 Tết), còn gọi là lễ gội đầu của người Thái trắng. Truyền thuyết về Nàng Han là bản anh hùng ca lịch sử hào hùng của dân tộc Thái và một số dân tộc khác ở Tây Bắc. Đền thờ Linh Sơn Thủy Từ và Đền thờ Nàng Han là các giá trị văn hóa nền tảng lâu đời của các dân tộc huyện Quỳnh Nhai, đã được phục dựng sau khi Quỳnh Nhai thực hiện di chuyển dân tái định cư đến nơi ở mới. Cùng với việc phục dựng và đáp ứng nhu cầu về tâm linh của bà con ở Sơn La, tháng 9/2001, tỉnh Sơn La chọn hang Di tích lịch sử có văn bia “Quế Lâm ngự chế” để xây đền Quế Lâm linh từ. Đây là nơi ghi dấu chiến công của vị Vua trẻ hùng tài Lê Thái Tông đã hai lần lên miền sơn cước dẹp quân phản loạn giữ bình yên cho bờ cõi giang sơn. Trên đường về, Vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại động La (địa phương còn gọi là hang Thẩm Ké, hang trai già). Thấy nơi đây cảnh đẹp, tâm hồn phấn chấn Nhà vua đã cảm hứng ứng tác bài thơ mang nhan đề: “Quế Lâm ngự chế” khắc lên vách đá thẳng đứng trên cửa động. Với ước nguyện tìm sự may mắn và bình an trong năm mới, những ngày Tết, ngày lễ, đông đảo nhân dân khắp nơi trong huyện và tỉnh Sơn La đều về đây dâng hương bày tỏ tấm lòng thành kính trước đền thờ, cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sung túc trong năm. Đi lễ đền thờ vua Lê Thái Tông tại thành phố Sơn La cũng như đến bên hồ Sông Đà dâng lễ Linh Sơn Thủy Từ và Đền thờ Nàng Han đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ trong tiềm thức của nhân dân tộc ở vùng cao Tây Bắc. t.t.n Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nướcASEAN-2015 dự kiến diễn ra từ 01-06/8 tại thành phố Thanh Hóa. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Năm Du lịch quốc gia 2015 với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới”. Dự kiến có 12 đoàn nghệ thuật thuộc các nước ASEAN tham dự liên hoan gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singpore, Thái Lan và một số nước đối thoại, đối tác của ASEAN: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ. Chương trình nghệ thuật tham dự Liên hoan bao gồm các tiết mục độc tấu, hòa tấu nhạc cụ, trình diễn làn điệu, bài bản trong sân khấu ca kịch truyền thống và hát dân ca được trình bày bằng nhiều hình thức biểu diễn mang đậm phong cách và bản sắc của mỗi quốc gia. Liên hoan khuyến khích sự tham gia trình diễn của các tác phẩm âm nhạc phát triển trên chất liệu âm nhạc truyền thống với phương pháp hòa âm, phối khí hiện đại. Liên hoan là ngày hội âm nhạc để nghệ sĩ các nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật, tiếp thu những tinh hoa âm nhạc truyền thống trong cộng đồng các nướcASEAN; là dịp để nghệ sĩ giới thiệu tôn vinh các gái trị độc đáo trong âm nhạc truyền thống của mỗi quốc gia; thắt chặt quan hệ, tình đoàn kết của cộng đồng các nướcASEAN trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; thể hiện thống nhất trong đa dạng văn hóa - xã hội ASEAN ngày càng vững mạnh. H.PHượng Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN-2015 Nét đẹp văn hóa truyền thống đầu năm của đồng bào Tây Bắc
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1115 l 26.02.2015 Với chủ trương tập trung phát triển các môn trọng điểm, năm 2015 và những năm tiếp theo, Ngành thể dục thể thao Việt Nam sẽ đầu tư mạnh mẽ, có bài bản các môn thể thao trọng điểm theo hướng tiếp cận với thành tích của châu lục và thế giới. Ngành phấn đấu đạt thành tích cao tại các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới. Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - Vương Bích Thắng cho biết, năm 2015, toàn ngành sẽ tập trung rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động thể dục thể thao, đề xuất các nhiệm vụ, chính sách, giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ, phát huy hiệu quả công tác trong giai đoạn sắp tới, cũng như tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Đặc biệt, ngành tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 (ABG5) năm 2016, chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 28 (SEA Games 28) và Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 8 (Para Games 8) tại Singapore, Vòng loại Thế vận hội 2016 (Olympic 2016) tại Brazil. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra, trong năm 2015, Tổng cục Thể dục thể thao tiếp tục đẩy mạnh phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn cả nước, phấn đấu đưa chỉ tiêu số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 28%, số gia đình tập luyện đạt 22%. Ngành chú trọng nâng cao thành tích của các môn thể thao trọng điểm theo hướng tiếp cận với thành tích của châu lục và thế giới; phấn đấu đạt thành tích cao tại SEA Games 28, Para Games 8, Vòng loại Olympic 2016 và giành kết quả cao tại các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới. Công tác chuẩn bị cho SEA Games 28 (được tổ chức vào tháng 6/2015 tại Singapore) của đoàn Thể thao Việt Nam đã được bắt đầu. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - Trần Đức Phấn cho biết, Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội với 640 thành viên, trong đó có 440 vận động viên tranh tài ở 27 môn với 287/402 nội dung thi đấu. Với 24 môn và phân môn được đầu tư từ kinh phí nhà nước là: Điền kinh, Thể dục dụng cụ, Bơi, Bắn súng, Kiếm, Rowing, Taekwondo, Judo, Xe đạp, Bắn cung, Canoeing, Boxing, Pencak Silat, Wushu, Bi-a, Bi sắt, Nhảy cầu, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, Bóng chuyền nam, nữ, Thể dục nghệ thuật, Cầu mây; còn lại 3 môn thi đấu theo kinh phí xã hội hóa là Golf, Bóng rổ, Bowling. Tại SEA Games 28, Thể thao Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước hết là thời gian, không giống như các kỳ Đại hội trước, SEA Games lần này được tổ chức sớm vào mùa hè nên việc chuẩn bị lực lượng, tinh thần thi đấu cho các vận động viên rất ngắn. Bên cạnh đó, nước chủ nhà sẽ không có làng vận động viên, thay vào đó là các đoàn sẽ được bố trí ở các khách sạn theo quy định của Ban tổ chức. Điều này cũng ít nhiều gây khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành các đội tuyển tham dự Đại hội. Ngoài ra, Ban tổ chức SEA Games 28 cũng cắt giảm nhiều môn, nội dung thế mạnh của Thể thao Việt Nam như: Vật, Karatedo, Cờ, Bắn súng, Judo, Wushu, Boxing... Điều này đồng nghĩa với việc Thể thao Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội giành Huy chương Vàng so với kỳ Đại hội trước. Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Phấn, SEA Games 28 là đấu trường quan trọng của khu vực, Thể thao Việt Nam đã có những tính toán kỹ lưỡng để hoàn thành mục tiêu giành từ 56 đến 70 Huy chương Vàng. Hiện tại, một số đội tuyển đã tập trung luyện tập ở 3 Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Tổng cục Thể dục thể thao đã lên kế hoạch tập huấn nước ngoài cho các đội tuyển, quán triệt các đội tuyển tập trung tập huấn tại các nước có nền thể thao phát triển, có truyền thống và đảm bảo tốt các điều kiện cho các đội tuyển nâng cao thành tích như tại Mỹ, Hungary, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Với mục tiêu lấy đấu trường SEA Games làm “bàn đạp” cho ASIAD và Olympic, Thể thao Việt Nam sẽ tập trung cao độ vào các môn trọng điểm mang tầm thế giới. Đây cũng chính là điểm nhấn của Thể thao Việt Nam trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng chia sẻ, việc chuẩn bị cho ASIAD và Olympic là quá trình lâu dài và cần phải có sự đầu tư bài bản khi mà các quốc gia trong khu vực đều có sự đầu tư mạnh mẽ cho thể thao. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của Bộ VHTTDL và sự đồng thuận từ các nhà quản lý, các nhà khoa học, các huấn luyện viên, vận động viên... Thể thao Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình với quyết tâm cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ đột phá này. Điều này được thể hiện rõ, mục tiêu mà Thể thao Việt Nam hướng tới là có từ 25 đến 30 vận động viên lọt qua vòng loại Olympic. Các cuộc thi đấu vòng loại các môn bắt đầu từ năm 2014 đến tháng 7/2016. tHế Hùng Đầu tư mạnh mẽ, bài bản cho các môn thể thao trọng điểm
  • 13. 13số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề Ngày Tết, ngoài các trò chơi cung đình như đầu hồ, đổ xăm hường, bài vụ, thả thơ, tặng chữ thư pháp ở khu vực Đại Nội, ở Thừa Thiên Huế khách du lịch còn hết sức thích thú với các trò chơi dân dã ở thôn quê như Đu tiên, hội vật, Bài Chòi... Hội Bài Chòi Thủy Thanh (thị xã Hương Thuỷ) năm nay đông vui ngay từ sáng mùng một, mùng hai Tết, với những hàng chòi tre đã được dựng bên khu vực đình chợ để đón hội Bài Chòi. Đón Xuân năm mới này Thủy Thanh còn có thêm các trò chơi dân gian để trải nghiệm, như chèo thuyền trên sông, hay bịt mắt đập om… Đây là những trò chơi phục vụ nhu cầu vui xuân của các bạn trẻ, do hợp tác xã và Đoàn thanh niên xã phối hợp tổ chức. Để giữ vui cho hội bài Chòi, mỗi lần mở hội, chính quyền Thủy Thanh đều trích một phần kinh phí để hỗ trợ cho ban tổ chức, nhất là trong khâu dựng chòi. Cái hay của Bài Chòi là lối hát hò, diễn xướng, nhất là phải có phần xướng tên con bài bằng các câu hát, nên hội Bài Chòi luôn thu hút đông đảo công chúng và khách du lịch tham gia. Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bài Chòi là một trò chơi, thú tiêu khiển vừa là một hình thức trình diễn độc đáo của nhân dân vào những dịp lễ hội ngày Xuân. Trò chơi này được kết tinh qua nhiều thế hệ, với sự sáng tạo không ngừng và trở thành một trò chơi dân gian mang tính nghệ thuật cao, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa trong mỗi lời ca, câu hát. Với những giá trị độc đáo của bài chòi, vừa qua, Bộ VHTTDL đã quyết định phê duyệt Kế hoạch xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam” trình UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. Thừa Thiên Huế là một trong 10 tỉnh/thành nằm trong kế hoạch xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam nói trên. Tuy Bài Chòi chưa được sân khấu hóa một cách chuyên nghiệp như vùng Quảng Nam, Bình Định, nhưng bù lại, ở Thừa Thiên Huế chơi Bài Chòi lại có tính cộng đồng rất cao. Điều khẳng định ở đây, muốn giữ được Bài Chòi phải giữ được tính cộng đồng trong không gian văn hóa. Chơi Bài Chòi ở Thủy Thanh luôn hấp dẫn du khách bởi lẽ, đây là vùng quê giàu bản sắc văn hóa truyền thống, có cầu ngói Thanh Toàn là di tích cấp quốc gia và đang có những chuyển biến tích cực để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó có sự đóng góp tích cực của các hội Bài Chòi trong mỗi kỳ Festival Huế và mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ngày Tết ở Thừa Thiên Huế còn có lễ hội Đu tiên ở các vùng quê như Phong Hiền, Điền Hòa. Đây không chỉ là món ăn tinh thần của người dân trong những ngày đầu Xuân năm mới, mà còn là hoạt động cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu. Nhún mình như thể nhún đu/Càng nhún càng dẻo, càng đu càng mềm. Trong dân gian, có rất nhiều loại cây đu và lối chơi đu khác nhau, nhưng ở Thừa Thiên Huế phổ biến nhất vẫn là hình thức đu đôi, mà mọi người vẫn quen gọi là đu tiên, tức từng cặp (một nam, một nữ) thanh niên cùng lên đu so tài. Giá đu được chọn làm từ những cây tre già và thẳng, chọn khắp trong vùng. Bên cạnh cây đu, người ta trồng một cây cột và treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộc phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn hồng ở chiếc cột kia, mới được coi là thắng cuộc. Chính lẽ đó, các lễ hội Đu tiên ở Thừa Thiên Huế bao giờ cũng thu hút đông đảo người dân và khách thập phương đến chung vui. Đức minH Thú chơi đu, chơi Bài Chòi trong ngày Tết ở Thừa Thiên Huế Chiều 21/02, lễ khai hội đua thuyền rồng mở lạch ra khơi đánh bắt thủy hải sản đầu Xuân Ất Mùi của ngư dân vùng biển ở hai xã Cà Ná và Phước Diêm, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã diễn ra sôi nổi. Đua thuyền rồng mở lạch ra khơi đánh bắt đầu xuân là lễ hội truyền thống của ngư dân ven biển ở tỉnh Ninh Thuận, thu hút đông đảo ngư dân đến cổ vũ, động viên, tạo không khí thi đua lao động sản xuất đầu xuân mới 2015. Tại hội thi, 4 đội đua đã thể hiện sức mạnh tay chèo dẻo dai qua 3 lượt đấu, mỗi lượt đấu dài 800m đường biển. Khai hội đua thuyền rồng mở lạch ra khơi đánh bắt là nét văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc của ngư dân vùng biển, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, ngư dân được mùa tôm, mùa cá. Lễ hội cũng là dịp để ngư dân thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, trao đổi học hỏi kinh nghiệm để ra khơi bám biển đánh bắt, tạo không khí hăng say trong lao động sản xuất, hứa hẹn mang lại nhiều thắng lợi mới sau mỗi chuyến ra khơi. m.minH Ninh Thuận khai hội đua thuyền đầu Xuân
  • 14. 14 số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề Đại kiện tướng Cờ vua Phạm Lê Thảo Nguyên gây ấn tượng với người đối diện bằng đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, quyết đoán, cùng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng khúc chiết. Nhìn cô thật giản dị trong bộ đồng phục của Đoàn thể thao Cần Thơ, khiến người tiếp xúc càng thêm nể phục khi biết những thành tích thi đấu Cờ vua mà Thảo Nguyên đã đạt được khi tuổi đời mới 28 mà tuổi nghề đã ở con số 23: Là vận động viên hàng đầu quốc gia, nằm trong top 100 nữ kiện tướng xuất sắc nhất thế giới với hệ số ELO đạt 2338. Ông Hồ Văn Huỳnh - Trưởng bộ môn Cờ vua, Trung tâm TDTT thành phố Cần Thơ không giấu được niềm tự hào khi nói về cô học trò cưng của mình: Phạm Lê Thảo Nguyên từng đoạt giải Nhất cờ vua cấp thành phố cho khối Tiểu học khi em mới 6 tuổi, từ đó em được tuyển vào đội thi đấu cờ vua Cần Thơ và sinh hoạt tại đây cho đến bây giờ. Là vận động viên cấp quốc gia, Thảo Nguyên cũng thường xuyên lên TP. Hồ Chí Minh tập huấn cùng đội tuyển quốc gia với lịch thi đấu trong và ngoài nước dày đặc. Nói về cơ duyên đưa Thảo Nguyên đến với môn Cờ vua, mẹ cô chia sẻ, hồi nhỏ Thảo Nguyên rất hiếu động, nghịch ngợm như con trai, gia đình tập cho con chơi cờ để mong rèn cho con gái sự kiên trì, trầm tĩnh. Không ngờ cô bé 5 tuổi ấy, chỉ sau 1 năm được cha mẹ chỉ bảo cho những nước cờ đầu tiên, đã giành giải Nhất môn Cờ vua toàn thành phố Cần Thơ khi mới vào lớp 1. Hỏi về những huy chương mà cô đã đạt được, Thảo Nguyên cười e thẹn: “Em cũng không thể nhớ hết, chỉ nhớ gần đây nhất, tháng 12/2014, em đoạt 2 Huy chương Vàng tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc”. Kể về những thành tích đáng mơ ước một cách nhẹ nhàng như thế, nhưng để có được ngày hôm nay, cô đã phải phấn đấu và rèn luyện rất nhiều. Ông Hồ Văn Huỳnh nói: Thảo Nguyên là một cô học trò kiên trì, nội lực cao, có khả năng tự nghiên cứu và làm việc với thái độ nghiêm túc. Em luôn tuân thủ nghiêm ngặt lịch tập huấn, cũng như có tinh thần cầu tiến cao. Hiếm khi thấy em than mệt, chán nản, hay bỏ lịch tập dù cường độ thi đấu, di chuyển của một đại kiện tướng luôn dày đặc. Thảo Nguyên luôn là tấm gương mà thầy nêu ra để nhắc nhở các học trò khác trong đội tuyển thành phố Cần Thơ cần phấn đấu, vươn lên hơn nữa. Thảo Nguyên chia sẻ, khó khăn chung của các vận động viên Việt Nam hiện nay là thiếu sự đào tạo bài bản, hầu hết các thầy hướng dẫn tập trung việc cung cấp tài liệu để học trò tự nghiên cứu, chứ chưa có người chỉ ra cho các em những mặt yếu của bản thân để các em có thể khắc phục và nâng cao khả năng thi đấu. Ngoài ra, việc được cọ xát trong thi đấu trên trường quốc tế cũng còn nhiều hạn chế. Châu Âu là nơi được đánh giá quy tụ giàn kỳ thủ cờ vua có hệ số ELO cao, nhưng vận động viên Việt Nam ít được qua đây tập huấn do hạn hẹp về kinh phí cũng như những khó khăn trong thủ tục làm visa. Chính vì lẽ đó, khi phải “cân não” với các đối thủ “nặng ký” quốc tế, các kỳ thủ Việt Nam thường khó giành được kết quả tốt nhất do không vượt qua được yếu tố tâm lý, bị “khớp” vì ít cơ hội cọ xát thực tế để tích lũy kinh nghiệm cũng như bản lĩnh thi đấu. Cô gái vàng của thể thao Việt Nam - Phạm Lê Thảo Nguyên đang có một tương lai đầy hứa hẹn, khi liên tục chứng minh được phong độ đỉnh cao của mình với các huy chương Vàng đóng góp cho thành tích của đội tuyển quốc gia cũng như đội tuyển thành phố Cần Thơ. Theo chia sẻ của thầy Hồ Văn Huỳnh, năm 2013, Thảo Nguyên đã được Liên đoàn Cờ vua quốc tế (FIDE) công nhận chuẩn Đại kiện tướng nữ. Hiện nay Thảo Nguyên đã đạt chuẩn Kiện tướng nam (tiêu chuẩn rất khó đạt được đối với nữ). Trong lịch sử thi đấu cờ vua quốc tế, ngoài Thảo Nguyên ra, mới chỉ có một vận động viên người Hungary đạt được chuẩn này. Tin vui đối với cá nhân Thảo Nguyên, cũng là của thể thao Cần Thơ, đầu năm 2015, đại kiện tướng cờ vua hàng đầu Việt Nam, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, bạn trai của Thảo Nguyên sẽ về đầu quân cho đội tuyển Cờ vua Cần Thơ. Hy vọng, với sự chắp cánh của tình yêu, cặp đôi vàng của thể thao nước nhà sẽ còn thăng hoa hơn nữa trong sự nghiệp thi đấu của mình. Cô gái hay cười, ít nói, không nhớ mình đã giành được bao nhiêu huy chương, đã đặt chân đến bao nhiêu quốc gia để thể hiện tài năng Cờ vua Việt Nam, hiện đang ấp ủ những dự định để có thể cống hiến nhiều hơn cho thể thao Cần Thơ, nơi đã phát hiện và ươm mầm tài năng cho Thảo Nguyên tỏa sáng. Kế hoạch dài hơi, đến một độ tuổi nhất định, khi không còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia nữa, kỳ thủ Phạm Lê Thảo Nguyên sẽ trở về quê nhà để giữ vai trò huấn luyện viên, dìu dắt những thế hệ đàn em, đưa Cờ vua Việt Nam ngày càng vươn cao, vươn xa hơn... nAm AnH Cô gái làm rạng danh Cờ vua Việt Nam
  • 15. 15số 1115 l 26.02.2015 Sự kiện vấn đề Trước đây, Hát Sắc bùa có từ Nam chí Bắc, song hiện nay, loại hình nghệ thuật diễn xướng này lại có nguy cơ mai một. Vì vậy, từ năm 1998, trên cơ sở gợi ý của các nhà nghiên cứu văn hóa về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “Bảo tồn văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, ông Lư Văn Hội - Giám đốc Bảo tàng Bến Tre đã đề xuất với Sở VHTTDL Bến Tre ghi nhận, bảo tồn hình thức diễn xướng Hát Sắc bùa Phú Lễ. Năm 2010, khi Bến Tre thành lập Hội Di sản văn hóa, Hát Sắc bùa Phú Lễ đã thực sự được khôi phục. Ông Hội đã đi tìm nghệ nhân để được truyền lại cách hát. Năm 2010, một đội hát Sắc bùa tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm được thành lập với 4 thành viên. Đội hát thường xuyên tập luyện và giao lưu với các câu lạc bộ khác trong tỉnh. Dần dần, Hát Sắc bùa được các hội viên Hội Di sản Bến Tre đưa nghệ thuật này vào hát trong những đợt “Giao lưu Đờn ca tài tử” của hội. Hiện nay, ở các địa phương khu vực miền Nam, Hát Sắc bùa chỉ có ở Bến Tre. Ở tỉnh Bến Tre có 5 đội Hát Sắc bùa, trong đó có một đội Hát Sắc bùa của học sinh xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Tại Bến Tre, khác với hát Đờn ca tài tử, hát Sắc bùa chỉ phổ biến ở một vài địa phương như Phú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, An Đức…của huyện Ba Tri và xã Tân Thanh, Phong Nẫm của huyện Giồng Trôm. Trong đó xã Phú Lễ được xem là cái nôi của hát Sắc bùa Bến Tre. Bởi trong những thập niên trước, ở đây từng có nhiều đội hát Sắc bùa với quy mô lớn và trình độ diễn xướng cao. Ngày xưa, Hát Sắc bùa là hát trong ngày xuân, hát cho những gia đình có nhu cầu với ý nghĩa là ém quỷ trừ tà, cầu cho gia đạo bình yên và hát góp vui. Bây giờ nhu cầu này không còn nữa nhưng hát Sắc bùa cần được phục hồi, đáp ứng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đời sống xã hội; đồng thời trình diễn trên sân khấu để giới thiệu đến du khách, các nhà nghiên cứu văn hóa. Ở Bến Tre, hiện nay có 6 hình thức diễn xướng dân gian: Hát Sắc bùa, Nói theo Vân Tiên, Nói vè, Hát đưa em, Hát lý, Hò. Trong đó, Hát Sắc bùa được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá cao. m.HạnH Khôi phục và bảo tồn nghệ thuật Hát Sắc bùa Phú Lễ Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp về du lịch; đẩy mạnh đầu tư đào tạo quản lý, đào tạo tại chỗ, đào tạo giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và hướng dẫn viên các ngoại ngữ hiếm, là một trong những giải pháp mà Tổng cục Du lịch đang tích cực thực hiện để giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên nói các ngoại ngữ hiếm. Tổng cục Du lịch cũng xác định rõ: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch chính là tạo tiền đề nâng cao giá trị sản phẩm du lịch Việt Nam. Để thực hiện thành công chiến lược cũng như phát triển du lịch bền vững, du lịch Việt Nam cần đầu tư ngay từ giờ để cân đối ngay quan hệ cung - cầu về hướng dẫn viên du lịch. Tổng cục Du lịch cho biết, trước tình trạng khan hiếm hướng dẫn viên tiếng hiếm trong nước và hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động “chui” ở Việt Nam, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Thanh tra của ngành chấn chỉnh tình trạng này. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng đã thông báo rộng rãi, đặc biệt là đối với sinh viên về sự khan hiếm hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại một số thị trường để các em theo học ngôn ngữ này, sau đó có việc làm ngay. Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng và ban hành khung đào tạo ngắn hạn cho hướng dẫn viên du lịch, quy định về tiêu chuẩn ngoại ngữ đối với hướng dẫn viên quốc tế. Ngành du lịch cũng thường xuyên tổ chức các kỳ thi sát hạch về ngoại ngữ và chuyên môn đối với những người đam mê nghề hướng dẫn viên mà chưa có điều kiện học qua các lớp đào tạo ngắn hạn. Thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm hướng nghiệp cho sinh viên các ngoại ngữ hiếm để đáp ứng nhu cầu thị trường du lịch. Bộ cũng đã tiến hành sửa đổi Luật Du lịch, trong đó sẽ xem xét lại các tiêu chuẩn đối với hướng dẫn viên phù hợp tình hình hiện nay, trong đó quy định linh hoạt hơn đối với một số đối tượng mà có kinh nghiệm, yêu thích và có khả năng chuyên môn để tham gia vào lực lượng hướng dẫn viên kể cả nội địa và quốc tế... Hướng dẫn viên du lịch là người tiếp xúc và phục vụ khách du lịch nhiều nhất trong suốt chuyến tham quan. Do đó, hướng dẫn viên không chỉ là đại diện cho doanh nghiệp lữ hành mà còn là người đại diện quảng bá văn hóa lịch sử của đất nước đến với du khách. Nói một cách khác, hướng dẫn viên du lịch được xem như một “đại sứ văn hóa” giới thiệu hình ảnh đất nước, con người của quốc gia mình đến với khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Hướng dẫn viên cũng giữ vai trò quyết định sự thành bại đối với một chương trình du lịch. Để hoàn thành những vai trò kể trên đòi hỏi một người hướng dẫn viên du lịch không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải vững vàng về tư tưởng chính trị và đạo đức nghề nghiệp.. yến nHi Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 16 số 1115 l 26.02.2015 Xuất thân là một thầy giáo tiểu học, sau đó trải qua nhiều công việc khác nhau, năm 1998, cái duyên đưa ông Lư Văn Hội đến với văn hóa phi vật thể. Gần 20 năm gắn bó với nghề, ông Lư Văn Hội - Giám đốc Bảo tàng Bến Tre và các cộng sự đã có nhiều đóng góp trong sưu tầm, bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre. “Lúc được phân công phụ trách văn hóa phi vật thể Bến Tre, tôi hầu như chưa biết gì nhưng do được phân công nên phải nỗ lực hết mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu để làm. Làm riết rồi thành đam mê luôn”, ông Hội cho biết. Hết mình với nghề, hễ có điều kiện là ông Hội lại lên đường đi điền dã đến từng ấp, từng xã để tìm kiếm các cụ cao niên hỏi han, ghi chép. Từ một người “không biết ất giáp” gì về văn hóa phi vật thể, giờ đây ông Hội không chỉ thuộc và hát được các loại hình diễn xướng mà còn biết kéo đàn, đánh trống, biết chế biến các món ăn mang đậm hương vị đặc trưng xứ dừa… Ông đi nhiều, nắm rõ nên hiểu nhiều, vì thế có người đùa vui rằng ai không biết về lễ nghi cúng Kỳ yên, nghi thức của một lễ tang… cứ đến hỏi ông Hội - Giám đốc Bảo tàng Bến Tre. Hễ nghe thấy chỗ nào có tư liệu về văn hóa phi vật thể, ông Hội lại tới. Ông bộc bạch: “Càng về sau, điều kiện kinh tế-xã hội càng phát triển, có những hình thức văn hóa nghệ thuật mới dần thay thế cho những làn điệu cũ. Do đó, việc tìm kiếm, khôi phục và bảo tồn văn hóa phi vật thể trong dân gian là điều hết sức cần thiết. Ví dụ như điệu hò Bến Tre lâu nay không còn môi trường để tồn tại nữa. Tôi đã đi tìm hiểu ở các bậc cao niên mới biết mỗi địa phương có các điệu hò sáng tạo khác nhau như “Hò ơ hơ”, “Hò sự sang”, “Hò khoan”… cần được lưu truyền. Nếu không kịp thời bảo tồn, ghi nhận, tái hiện lại qua lời kể của nghệ nhân đương thời thì có thể tới lúc thế hệ sau sẽ không biết đến các làn điệu hò ở Bến Tre nữa”. Giờ đây, chỉ cần nghe nói đến bất kỳ lễ hội nào, ông Hội đều biết cần phải thực hiện những nghi thức gì và cúng như thế nào trong lễ Kỳ yên hay lễ Nghinh Ông. Để tích lũy được vốn kiến thức ấy, ông Hội đã đi nhiều, gắn bó với từng ấp, từng xã còn lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa của Bến Tre. Ông Hội bộc bạch: “Lễ hội Nghinh Ông mỗi năm một lần, không phải chỉ tham gia một lần là biết được hết tất cả để viết lại. Tôi phải đi đến ba năm liên tiếp mới thuộc, mới hiểu hết các giá trị và hình thức mà các bậc cao niên thể hiện trong lễ cúng”. Hiện ông Hội là Giám đốc Bảo tàng Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội Di sản tỉnh nhưng trong các tiết mục biểu diễn Đờn ca tài tử, Hát sắc bùa, người xem đều thấy ông tham gia với vai trò một nghệ nhân diễn xướng rất say sưa và hết mình. Gắn bó với việc sưu tầm, ghi chép, bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể đã gần 20 năm, theo ông, người làm văn hóa trước hết phải khẳng định mình trong điều kiện, hoàn cảnh, trách nhiệm mới đầu tư nghiên cứu, tính toán để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ cũng như khắc phục những thiếu sót của bản thân. Đồng thời phải có hiểu biết nhất định về vấn đề mình tiếp cận và sống hết mình với lĩnh vực mình được giao và theo đuổi. Ông Hội mất một tháng “sáng đi chiều về” đến với các nghệ nhân lớn tuổi chỉ để nghe họ hát Hò khoan, ghi chép lại và tập hát theo, sau đó về ký âm lại rồi mời một số anh em Trung tâm Văn hóa huyện Giồng Trôm ngồi lại tập cho họ. Khi họ thuộc rồi thì đợi đúng mùa cấy, cả nhóm xuống hò cấy tại hiện trường. Ông Hội nhớ lại: “Chính những nghệ nhân tâm đắc với nghệ thuật dân gian như nghệ nhân Lê Hắc Hổ, tuy nhà ở xa nhưng vẫn đến tìm, trao lại cho tôi những làn điệu hò khoan của huyện Giồng Trôm với lời gửi gắm giữ lấy nét đẹp văn hóa dân gian Bến Tre đã giúp tôi cố gắng và quyết tâm hơn trong con đường đi tìm, sưu tầm và bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian của Bến Tre”. Đi, tìm hiểu và biết nhiều về văn hóa dân gian Bến Tre nhưng điều làm ông Hội trăn trở là làm thế nào để lưu giữ vì thực tế ở Bến Tre không có phòng chuyên môn, lực lượng chuyên môn sưu tầm, bảo dưỡng. Thời gian trước, Bến Tre có Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu thuộc Bảo tàng quản lý nhưng giờ thuộc Ban Quản lý di tích tỉnh Bến Tre, đóng tại Đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu, huyện Ba Tri. Vì thế, Bảo tàng Bến Tre không có chỗ lưu giữ, trong khi đội ngũ Ngân hàng dữ liệu lại không biết hoạt động như thế nào. Vài năm gần đây, những công trình mà ông Hội gửi đi dự các cuộc thi đạt giải đều được Hội Di sản văn hóa in sách. Chính những cuốn sách đã góp phần lưu giữ và truyền lại những tinh hoa văn hóa Bến Tre cho muôn đời sau. Qua những cuốn sách do ông Hội viết, người đọc thấy được tư duy văn hóa của nông dân Bến Tre trong quá trình tiếp cận với thiên nhiên để chế biến hoặc làm ra sản phẩm và thực hành nghi lễ nào đó, ước vọng và giá trị dân gian ra sao, từ đó có thể thực hành một cách trọn vẹn những kiến thức mà người xưa để lại. t.t.n Đam mê lưu giữ tinh hoa văn hóa Bến Tre