SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN
HÀ NỘI, năm 2018
2
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Đẵng và
được đánh giá là quận có tiềm năng du lịch to lớn, thể hiện qua những điều kiện
thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú như các di tích lịch sử cách
mạng, di tích văn hóa, hệ thống chùa chiền và là điểm giữa của ba di sản văn hóa
thế giới: Huế - Mỹ Sơn - Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ
Hành Sơn cũng đang được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc
gia, sản phẩm làm ra tại Làng nghề không chỉ là sản phẩm đặt trưng của quận Ngũ
Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó chưa kể đến điều
kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên nhiên mà chẳng
nơi nào có được: Khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn hung vĩ “núi trong long
thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng đươc công nhận là môt trong 6
bãi biển đẹp nhất hành tinh. Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn là nơi tổ
chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế Âm 19/2 Âm Lịch, Lễ hội
Thạch Nghệ Tổ Sư, Lễ hội Vu lang báo hiếu 15/7 Âm Lịch và các cuộc thi điêu
khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/một lần).
Với nhiều tiềm năng và lợi thế lớn như vậy, tuy nhiên trong nhũng năm qua
ngành du lịch quận Ngũ Hành Sơn vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, còn đơn điệu.
Trong khi Thành phố Đà Nẵng ngày càng thu hút được rất đông du khách đến thăm
quan, mua sắm, nghĩ dưỡng nhưng đô thu hút khách đối với quận Ngũ Hành Sơn
vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cần phải có cách nhìn nhận mới hơn về phát triển du
lịch trên địa bàn quận.
Hiện nay ngành du lịch đánh giá sự phát triển bền vững được quan tâm, do
đó hàng loạt các chính sách được ban hành ở từng lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi
trường và đã ký cam kết với quốc tế.
Để xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành khu đô thị phía Đông Nam của
Thành phố và là đô thị du lịch, dịch vụ kiểu mẫu và là trung tâm dịch vụ nghỉ
dưỡng, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức công nghệ
2
cao, phát huy thế mạnh phát triển Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống, Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã
xác định góp phần cùng thành phố Đà Nẵng xây dựng thương hiệu “Thành phố
đáng sống”, thành phố du lịch, thành phố thông minh.
Sự phát triển du lịch đã giúp diện mạo quận phát triển, chất lượng cuộc sống
của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách để phát triển du
lịch ở quận Ngũ Hành Sơn vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức lớn.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, tôi chọn đề
tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành
Sơn, Thành phố Đà Nẵng” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được công bố trên các sách báo, tạp chí,
luận văn, đề tài khoa học về phát triển và chính sách phát triển du lịch bền vững,
như:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2010) “Các giải pháp phát triển bền
vững du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng” do TS Nguyễn
Thị Mỹ Thanh làm chủ nhiệm đề tài [26]. Đề tài đã nhận diện những tác động tiêu
cực đến môi trường ở các điểm du lịch sinh thái và các tác nhân gây ra trên địa bàn.
Nguyễn Đức Tuy (2014), “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây
Nguyên”, Luận án Tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội [25]. Luận án đã có một số
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: Luận án đã đưa ra định nghĩa phát triển du
lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Nhận định mức
độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, đề xuất các cơ chế chính
sách đặc thù để du lịch bền vững Tây Nguyên phát triền mạnh.
Ở Thành phố Đà Nẵng, có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch,
như :
Hồ Kỳ Minh (2011), “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ [23]. Đề tài tập trung vào các nội
dung như : phát triển du lịch theo hướng bền vững ; đánh giá tiềm năng và thực
3
trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua ; phân tích cạnh trang về du lịch
Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ; Phân tích và dự báo nguồn
khách du lịch đến Đà Nẵng ; xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du
lịch theo hướng bền vững ; Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững thành
phố Đà Nẵng ; Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 về kinh tế, văn hóa-xã hội và tài
nguyên-môi trường, cùng các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Nguyễn Xuân Vinh (2010) “Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành
phố Đà Nẵng” ; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Thu Hiệp (2012) “Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu
du lịch bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” ; luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà
Nẵng.
Nguyễn Thị Ái Vân (2015) “Phát triển bền vững thương hiệu du lịch Đà
Nẵng” ; tạp chí phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, số 63/2015.
Tuy có nhiều nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, của nhiều tác giả và cơ
quan nghiên cứu nhưng cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu về thực hiện chính
sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
+ Mục đích: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn
đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Quận Ngũ
Hành Sơn. Trong đó, nêu bật những nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế, yếu
kém của nó; từ đó đề xuất phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
+ Để thực hiện mục đích đó, yêu cầu của luận văn là:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch
bền vững.
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên
địa bàn quận Ngũ Hành Sơn hiện nay
4
- Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
quận Ngũ Hành Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu là thực hiện chính sách phát triển du lịch bền
vững ở cấp địa phương (quận).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: từ năm 2011 đến 2017
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công, trong đó chú ý
nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự tham dự, tham gia của các chủ thể
chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên
cứu lý thuyết và thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin: Là thu thập thông tin từ các tài liệu của các
tổ chức và học giả trong và ngoài nước có liên qua; phân tích, tổng hợp, thu thập các
văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương
và địa phương; các công trình nghiên cứu, báo cáo, tài liệu thống kê của các ban ngnhf
đoàn thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách phát triển du lịch bền vững ở
nước ta nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các các
địa phương về chính sách phát triển du lịch bền vững, gồm theo dõi tại các điểm kết
hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Là được dùng khá phổ biến trong nghiên
cứu xã hội học, đó là đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin và
kiểm tra các giả định liên quan đến thực hiện chính sách du lịch.
- Phương pháp thống kê: Là thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán
nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương
5
pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá
thực trạng thực hiện chính sách ở quận Ngũ Hành Sơn (chương 2).
- Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, thống
nhất, khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục
tiêu và thực tế. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những vấn đề thực tế
thực hiện chính sách (chương 2) và đề xuất giải pháp (chương 3).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các
kiến thức cơ bản về thực hiện chính sách công vào thực tiễn phát triển du lịch theo
hướng bền vững ở một địa bàn cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp những căn cứ thực tiễn làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về
thực hiện chính sách công từ thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở một địa bàn cụ
thể (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp tăng cường thực hiện chinh sách phát triển du lịch bền vững.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện
chính sách phát triển du lịch bền vững.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du
lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁTTRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
6
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Chính sách và chính sách công
Chính sách là một thành tố, công cụ của quản lý. Chính sách công là thành tố
của quản lý nhà nước, theo Vũ Cao Đàm (1996) có thể được hiểu “là một tập hợp
biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa
ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ
hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu
tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.
B. Guy Peter (1990) cho rằng: “ Chính sách công là những hoạt động của
nhà nước có ảnh hưởng một cách gián tiếp hay trực tiếp đến cuộc sống của mọi
công dân”.
Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải trong giáo trình Những vấn đề cơ bản của chính
sách công, Học viện KHXH (2012) thì “chính sách công là một tập hợp các quyết
định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ
thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã
xác định” [15] .
Chính sách công là kết quả của việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của
Đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị với mục
tiêu, giải pháp, công cụ nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội và
phục vụ người dân.
Khái niệm chính sách công được hiểu là chính sách do Nhà nước ban hành và
được định nghĩa ở nước ta tại Điều 2, Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14/5/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, theo đó chính sách công là “định hướng, giải pháp của
Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.
1.1.2. Du lịch và phát triển du lịch bền vững
Ngày nay du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ
biến của con người. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và
bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan
7
niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Tại Hội nghị LHQ về du lịch tại Rome-Italia (1963), các chuyên gia đưa ra
định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.
Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao
gồm tất cả các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian lien tục
nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các
du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Điều 3, Luật du lịch Việt Nam (2017): "Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải
trí…”[19].
Như vậy, Du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia,
tạo thành một tổng thể phức tạp.
Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu được chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch giảm thiểu tác động đến môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa
phương, nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái của các điểm du lịch.
Theo Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) cho rằng
phát triển du lịch bền vững cần quan tâm đảm bảo được 3 mục tiêu như sau:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Tạo sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế ổn định lâu dài nhất là về du lịch.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Việc khai thác, sử dụng
tài nguyên du lịch hợp lý cho phát triển đảm bảo lâu dài và có tính kế thừa cho các
thế hệ sau. Bên cạnh các tác động trong quá trình phát triển du lịch đến môi trường
sẽ được tôn tạo bảo vệ tài nguyên môi trường một cách ổn định nhất.
- Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng
góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển Luật Du
8
lịch (2017) của Việt Nam định nghĩa "Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài
hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai" (Điều 3) [19].
Để đảm bảo đạt được phát triển du lịch bền vững cần thực hiện những nguyên
tắc là:
+ Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.
+ Hạn chế hết mức các xả thải ra môi trường nhằm hạn chế chi phí tôn tạo môi
trường để ngày càng nâng cao chất lượng du lịch.
+ Phát triển du lịch phải bảo tồn tính đa dạng của môi trường du lịch; quy
hoạch chi tiết phát triển của từng địa phương, vùng, miền, quốc gia
+ Phát triển du lịch tạo điều kiện cho kinh tế của các địa phương phát triển
nhưng phải đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư
+ Thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư tại địa phương và các cơ
quan đảm bảo các vấn đề hoạt động du lịch.
+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu
cho hoạt động du lịch, qua đó quảng báo du lịch của địa phương đến với khách
trong nước và quốc tê, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng du lịch.
+ Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nhằm giải
quyết các vấn đề đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan. Hiện nay, việc thực
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững vẫn còn mới mẻ ở nước ta. Do đó chúng
ta rất cần một chính sách phát triển du lịch bền vững phù hợp, phải lồng ghép nội
dung tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của du khách và người dân trong việc
tham gia vào công cuộc phát triển du lịch bền vững.
Thông qua việc so sánh, một bản danh mục các yếu tố đánh giá sự phát triển
bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch được hình thành (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. So sánh phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững
Các yếu tố đánh giá Du lịch bền vững
Du lịch
không bền vững
Tốc độ phát triển Chậm Nhanh
9
Các yếu tố đánh giá Du lịch bền vững
Du lịch
không bền vững
Mức độ kiểm soát Có Không
Quy mô phù hợp Không phù hợp
Mục tiêu Dài hạn Ngắn hạn
Phương pháp tiếp cận Theo chất lượng Theo số lượng
Phương thức Tìm kiếm sự cân bằng Tìm kiếm sự tối đa
Đối tượng tham gia kiểm soát Địa phương Trung ương
Chiến lược
Quy hoạch trước,
triển khai sau
Không có kế hoạch,
triển khai tùy tiện
Kế hoạch Theo quan điểm Theo dự án
Mức độ quan tâm Toàn bộ Vùng trọng điểm
Áp lực và lợi ích Phân tán Tập trung
Quản lý Quanh năm, cân bằng Thời vụ, cao điểm
Nhân lực sử dụng Địa phương Bên ngoài
Quy hoạch kiến trúc Bản địa
Theo thị hiếu của du
khách
Maketing
Tập trung, theo đôi
tượng
Tràn lan
Sử dụng nguồn lực Vừa phải, tiết kiệm Lãng phí
Tái sinh nguồn lực Có Không
Hàng hóa
Sản xuất tại địa
phương
Nhập khẩu
Nguồn nhân lực Có chất lượng Kém chất lượng
Du khách Số lượng ít Số lượng nhiều
Học tiếng địa phương Có Không
Du lịch tình dục Không Có
Thái độ du khách
Thông cảm và lịch
thiệp
Không ý tứ
Sự trung thành của du khách Trở lại tham quan
Không trở lại tham
quan
Nguồn: Machado (2003)
Như vậy, du lịch bền vững có thể hiểu là du lịch giảm thiểu các chi phí và
10
nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa
phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi
mà nó phụ thuộc vào.
Gần đây, cùng với du lịch bền vững người ta thường nói nhiều về du lịch sinh
thái. Du lịch sinh thái, về bản chất, cũng là du lịch bền vững nhưng được nhấn
mạnh nhiều hơn tới khía cạnh bảo vệ thiên nhiên và môi trường như là nền tảng cơ
bản cho phát triển du lịch bền vững. Luật Du lịch (2017) của nước ta định nghĩa
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá
địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi
trường” (Điều 3) [19].
1.1.3. Chính sách phát triển du lịch bền vững và thực hiện chính sách phát
triển du lịch bền vững
Chính sách phát triển du lịch bền vững được Nhà nước ra quyết định được
cụ thể hóa bằng đường lối, chủ trường của Đảng gắn với các mục tiêu và giải pháp
để giải quyết các vấn đề phát triển du lịch bền vững ở các địa phương trong nước.
Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là việc đưa chính sách này
vào thực hiện trong cuộc sống với kết quả, hiệu quả cụ thể. Kết quả được thể hiện
quan hoạt động phát triển du lịch đáp ứng được về kinh tế - xã hội và môi trường.
Ở nước ta, chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
được thể hiện trong Luật Du lịch Việt Nam (2017) tại Điều 5 với các nguyên tắc
phát triển du lịch theo hướng bền vững là (Điều 4) [21]:
- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng
tâm, trọng điểm.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc,
tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết
vùng.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của
11
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử
bình đẳng đối với khách du lịch.
1.2. Các bên liên quan và các yếu tố tác động, ảnh hưởng trong thực
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Các bên liên quan
Phát triển du lịch bền vững là phát triển đồng thời về kinh tế, xã hội và môi
trường. Để đạt được mục tiêu này thì vai trò của các bên liên quan đến phát triển du
lịch bền vững là quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình phát triển đó là:
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Các cơ quan này có vai trò trong việc
hoạch định, xây dựng chính sách. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách,
phân bổ nguồn lực, tuyên truyền quảng bá du lịch, đảm bảo công tác an ninh tạo sự
an toàn cho du khách, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch và du khách.
- Doanh nghiệp du lịch: Doanh nghiệp du lịch là chủ thể quan trọng có ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.
Đội ngũ nhân viên làm trong ngành du lịch là người trực tiếp thực thi các hoạt
động du lịch, vì vậy, trình độ và khả năng ý thức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến
phát triển du lịch bền vững.
- Du khách: Là người tham gia trong việc đưa du lịch bền vững vào thực tiễn.
ảnh hưởng của du khách đối với sự phát triển bền vững du lịch thể hiện thông qua ý
thức, thái độ, trình độ và khả năng cảm nhận của du khách đối với nơi tham gia du
lịch.
- Cộng đồng dân cư địa phương: Những hiểu biết về du lịch, nhận thức của
cộng đồng dân cư, người dân, sự tham gia giám sát vào quá trình phát triển du lịch
của địa phương ra sao là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch
bền vững của một địa phương.
- Các tổ chức xã hội: Tham gia tích cực vào sự kiện du lịch ở tầm khu vực và
quốc gia.
- Hiệp hội du lịch: Tuyên truyền, phổ biến về nội dung chính sách phát triển
du lịch đến hội viên và cộng đồng doanh nghiệp. Chủ động hình thành tổ chức phát
12
triển du lịch vùng để điều phối và tư vấn các vùng, liên kết phát triển, tổ chức xúc
tiến quảng bá du lịch chung của vùng.
1.2.2. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng
a. Yếu tố chủ quan
Thứ nhất, nhận thức, ý thức trong phát triển du lịch.
Nhận thức, ý thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch bền
vững nói chung và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững nói riêng, bởi lẽ
nhận thức, ý thức quyết định và chi phối hành vi của con người, đặc biệt là liên
quan tới hành vi ứng xử với tự nhiên là tài nguyên cơ bản để phát triển du lịch.
Nhận thức, ý thức về du lịch bền vững tốt, đầy đủ sẽ tạo các hành vi ứng xử tốt,
thân thiện với tự nhiên và môi trường trong khi vẫn thỏa mãn được các nhu cầu phát
triển của các bên liên quan.
Thứ hai, chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện phát triển du lịch.
Như mọi hoạt động phát triển khác, hoạt động phát triển du lịch cần có chính
sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện. Chính sách, cơ chế phát triển du lịch bền
vững do Nhà nước xác định và được tổ chức thực hiện bởi hệ thống bộ máy quản lý.
Chính sách, cơ chế phát triển du lịch bền vững thể hiện trong Luật Du lịch và các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và cụ thể hóa thực hiện. Giúp Nhà nước
quản lý phát triển du lịch ở các quốc gia là cơ quan đầu mối chuyên trách, thường là
cấp bộ hay cấp tổng cục với hệ thống bộ máy tổ chức ở trung ương và địa phương.
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam, rất coi trọng phát triển, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn nên chính
sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện phát triển du lịch được quan tâm hoàn
thiện, đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng bền vững.
Thứ ba, về năng lực tổ chức thực hiện.
Trong quản lý phát triển, năng lực tổ chức thực hiện được coi là yếu tố rất
quan trọng, có tác động ảnh hưởng rất lớn tới thực hiện các mục tiêu phát triển theo
hướng bền vững. Năng lực là khả năng cho thực hiện. Năng lực tổ chức thực hiện
chính sách phát triển du lịch bền vững là khả năng của hệ thống bộ máy tổ chức và
con người cho thực hiện chính sách phát triển du lịch theo các mục tiêu phát triển
13
bền vững. Chính sách tốt nhưng không được tổ chức triển khai thực hiện không tốt
sẽ dẫn tới kết quả không tốt hay tuy tốt nhưng không bền vững.
Thứ tư, sự phối kết hợp của các bên liên quan.
Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh tế đặc thù, cả về nguồn lực cho phát
triển, cả về sản phẩm và cả về các bên liên quan. Khác với các hoạt động kinh tế
khác mà ở đó sản phẩm hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất xong rồi đưa ra
thị trường thì các bên liên quan trong phát triển du lịch có đặc thù là sự tham gia của
không chỉ người sản xuất cung cấp sản phẩm du lịch (doanh nghiệp du lịch) mà còn
cả người tiêu dùng sản phẩm du lịch (khách du lịch) và cộng đồng dân cư nơi có sản
phẩm du lịch. Các bên liên quan này nếu không phối kết hợp với nhau sẽ không tạo
nên sự phát triển du lịch bền vững. Sự phối kết hợp này mạnh hay yếu sẽ tác động
trực tiếp tới duy trì các điều kiện cơ bản cho phát triển du lịch lâu dài hay không lâu
dài.
b. Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan trong phát triển du lịch bền vững là các yếu tố bên
ngoài con người, như sự hấp dẫn của địa điểm du lịch; thương hiệu du lịch; cơ sở hạ
tầng du lịch; an ninh, an toàn cho khách du lịch, … Các yếu tố này càng được đảm
bảo thì càng làm tăng cường các điều kiện cho phát triển du lịch bền vững. Việc
phấn đấu có được sự công nhận quốc tế về địa điểm du lịch hay tạo dựng thương
hiệu du lịch cũng như môi trường ăn nghỉ an toàn, thân thiện cho du khách hưởng
thụ các sản phẩm du lịch luôn được coi trọng trong chính sách và thực hiện chính
sách phát triển du lịch bền vững.
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực
hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ các tiềm năng du lịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu của du khách, quyết định mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt
động du lịch của địa phương.
Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cửa hàng thương nghiệp, cơ sở văn hóa
thể thao, thông tin văn hóa. . . Cơ sở vật chất để phục vụ du lịch là các phương tiện
cho việc ăn nghỉ của du khách được đảm bảo.
Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ khác như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc,
14
y tế ngân hàng . . . thường xuyên được đảm bảo.
Bên cạnh đó sự ổn định chính trị của quốc gia, chính sách ngoại giao mở rộng
đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế để đầu tư vào du
lịch phát triển.Việc đảm bảo cho du khách được an tâm khi đến du lịch nghĩ dưỡng
tại các địa phương trong nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
1.3. Các bước thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách xác định được các nội dung,
nhiệm vụ để tổ chức điều hành, cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện chính
sách, kế hoạch được hơp lý đúng thời gian.
Kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững được xây
dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống phải tuân thủ những nội dung cơ bản
sau:
- Tổ chức điều hành: Các cơ quan chủ trì và phối hợp để triển khai thực hiện
đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để bố trí tham gia vào thực thi
chính sách …
- Dự kiến các nguồn lực: Gồm các thành phần như tài chính, cơ sở vật chất,
máy móc, xe cộ, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật …
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Việc phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách
và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về
tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi
của chính sách. Do vậy công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của
Đảng và Nhà nước về ngành Du lịch với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tạo sự
đồng thuận về phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng. Tổ chức các cuộc họp báo tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông
tin đại chúng, công chức và viên chức làm công tác tuyên truyền; xây dựng văn bản
hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các cơ quan, đơn vị để
họ tự nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Ngoài ra, có thể tuyên
truyền bằng cách đăng tải trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để các đối
15
tượng được thụ hưởng chính sách và mọi người dân biết để thực hiện.
1.3.3. Xác định trách nhiệm và phân công phối hợp thực hiện chính sách
Chính sách phát triển du lịch bền vững tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả
phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính
quyền địa phương.
Việc thành công của một chính sách do nhiều yếu tố cấu thành, nhân tố cấu
thành. Do đó, để cho việc thực thi chính sách thực hiện được đúng mục tiêu quản lý
thì cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động và liên quan.
Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch giúp Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo các hoạt động du lịch trong phạm vi cả nước; phối hợp với các Bộ, ngành
và địa phương trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện về phát triển du lịch
phù hợp với mục tiêu phát triền kinh tế-xã hội của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch là cơ quan chủ trì, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về xây dựng và tổ chức thực
hiện chính sách.
1.3.4. Duy trì thực hiện chính sách
Duy trì thực hiện chính sách theo những giải pháp, biện pháp bảo đảm duy
trì, tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường quốc tế.
Trong quá trình thực hiện chính sách nếu không duy trì và phát triển thì hiệu
quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy,
để duy trì chính sách cần phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nguồn nhân lực, tài chính,
cơ sở vật chất kỷ thuật để thực thi chính sách.
1.3.5. Điều chỉnh trong tổ chức thực hiện chính sách
Việc điều chỉnh thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là hoạt
động diễn ra thường xuyên. Về nguyên tắc, thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính
sách là của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách. Do đó các bên tham gia thực thi
chính sách cần phải thường xuyên đề xuất điều chỉnh về giải pháp, biện pháp, cơ
chế để thực hiện chính sách có hiệu quả, bảo đảm mục tiêu chính sách đã đề ra.
Việc điều chỉnh chính sách phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các
nguyên tắc nhất định, tức là chỉ thực hiện điều chỉnh về các biện pháp, giải pháp, cơ
chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu chính sách theo yêu cầu
16
thực tế của bộ, ngành, đja phương, các bên tham gia.
1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách là một
trong những nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách phát triển du
lịch bền vững.
Việc đối chiếu, so sánh với các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy
thực hiện chính sách để phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có). Trong
quản lý nếu phát hiện sơ hở, có đưa ra các giải pháp chấn chỉnh góp phần hoàn thiện
chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, phân tích xử
lý thông tin,
1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
- Quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững cần xem xét, kết
luận về chấp hành chính sách của các đối tượng.
- Các đối tượng tham gia thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững cần
đánh giá những việc thực hiện được hay không.
- Để đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững là tính
hưởng ứng chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp điều kiện về không gian và
thời gian thực hiện chính sách.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở một
số địa phương Việt Nam và bài học rút ra
1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương
- Thành phố Huế
Trong những năm qua, ngoài mục tiêu phát triển mạnh mẽ du lịch, Thành
phố Huế thuộc Tỉnh Thừa Thiên – Huế là một địa phương nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, Thành phố Huế thuộc Tỉnh Thừa Thiên – Huế được xem là
một trung tâm văn hóa, du lịch lớn của miền Trung và cả nước. Thành phố Huế có
nhiều điều kiện đặc thù về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Do vậy,
phát triển bền vững luôn là vấn đề được quan tâm trên nhiều phương diện và trong
từng lĩnh vực, với từng giai đoạn khác nhau; đặc biệt là với hệ thống di tích Cố đô
Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại (vật thể, phi vật thể).
17
Đây cũng là địa phương có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với đầy đủ các
dạng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, có thành phố Festival - Huế.
Do vậy, việc phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Huế càng được đầu tư phát
triển.
Giai đoạn 2017 - 2020, Thành phố Huế phát triển đồng bộ, bền vững, chất
lượng cao và chuyên nghiệp; xứng tầm là trung tâm du lịch của cả nước và khu vực.
Thành phố Huế tập trung kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu, tạo điểm nhấn
và có sức ảnh hưởng lớn đối với du lịch toàn tỉnh, tăng cường xã hội hóa các dự án
đầu tư. Đồng thời, tỉnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có,
chú trọng các sản phẩm du lịch văn hóa - di sản, xây dựng sản phẩm mới có tính
cạnh tranh cao.
Bên cạnh tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ
chủ lực như văn hóa di sản, phát triển các loại hình sản phẩm mới dựa trên tiềm
năng thế mạnh của địa phương, Thành phố Huế đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng
bá du lịch theo hướng phù hợp với thực tế, tập trung ở các trung tâm du lịch đầu
mối. Thành phố Huế sẽ hoàn chỉnh kế hoạch marketing giai đoạn 2017 - 2020 trên
cơ sở chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, hoàn
thiện môi trường du lịch và cải cách, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch dịch vụ.
Năm 2017, Tỉnh Thừa Thiên - Huế đón 3,78 triệu lượt khách, tăng 16% so
với năm trước, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 3.800 tỷ đồng.
- Thành phố Nha Trang
TP. Nha Trang đã và đang được đầu tư để trở thành một thành phố du lịch
sinh thái biển, trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế… Dù trong tương lai,
Khánh Hòa sẽ có thêm nhiều hệ thống tuyến điểm du lịch ở Cam Lâm, Cam Ranh,
vịnh Vân Phong…, song Nha Trang được định hướng phát triển thành đô thị du lịch
và vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của
Khánh Hòa…
TP. Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung
tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa,
18
nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã
nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi,
sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa
dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar,
Viện Pasteur, Viện Hải dương học… Trong thành phố đã hình thành mạng lưới các
cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo
nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân
văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số
lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6
triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000
lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch vụ ước
đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú
với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp.
Trong 10 đến 15 năm tới, Khánh Hòa dự định phát triển 3 khu vực tập trung
các dịch vụ du lịch gồm thị xã Cam Ranh và phụ cận khoảng 1.500 ha khai thác du
lịch biển, đầm vịnh, cảnh quan biển, vịnh, núi, cồn cát… Cụm khu vực Dốc Lết,
vịnh Vân Phong khoảng 1.350 ha. Nếu nhìn vào các con số quy hoạch thì quy mô
đất dành cho phát triển du lịch dịch vụ tập trung ở Vân Phong dự báo còn lớn hơn
Nha Trang rất nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà tư vấn của Viện Kiến trúc, quy hoạch
đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), hiện nay chỉ có Nha Trang là có tiềm năng về
nhân văn và đô thị đủ tầm cỡ để phát triển thành trung tâm du lịch có sức hấp dẫn
cao. Những nơi khác có tài nguyên thiên nhiên nhưng không đủ hấp dẫn về văn hóa,
xã hội. Thiên nhiên đơn thuần không đi kèm với tài nguyên nhân văn sẽ không đủ
hấp dẫn du khách nên không thể trở thành trung tâm du lịch lớn. Mặt khác, nếu chỉ
tập trung khai thác sẽ mang lại hiệu suất thấp nhưng nguy cơ tàn phá môi trường lại
rất cao. Chính vì thế, về du lịch, trước mắt tập trung khai thác khu vực Nha Trang
và các vùng phụ cận. Đối với Nha Trang, cần xác định ngành chính là du lịch, đồng
thời phải xác định rõ, nếu muốn phát triển du lịch ở tầm cỡ quốc tế thì phải hạn chế
các ngành nghề có nguy cơ xung đột khác, tập trung vào một lĩnh vực, không đầu tư
dàn trải. Theo kinh nghiệm thế giới, chỉ riêng du lịch và dịch vụ thừa sức “nuôi
19
sống” những đô thị tầm vừa và nhỏ. Những đô thị du lịch nổi tiếng như Edinburgh,
Venice… có thu nhập cao vào loại nhất thế giới mà không cần đến công nghiệp.
Hiện nay, du lịch Nha Trang chủ yếu dựa vào tham quan vịnh. Tuy nhiên,
môi trường sinh thái vùng vịnh rất nhạy cảm, nhất là những vùng sinh thái đặc biệt
như rạn san hô, hang yến. Vì thế, việc phát triển du lịch vịnh đại trà là không nên.
Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nhiều khi môi trường vịnh ô
nhiễm.
Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2020
và tầm nhìn ngoài 2030, các nhà tư vấn Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông
thôn đã đề xuất: Để có thể phát triển du lịch Nha Trang, quan trọng là phải bảo tồn
và tôn tạo những tiềm năng du lịch chứ không chỉ khai thác chúng; tập trung dịch
vụ lưu trú tại TP. Nha Trang, không dàn trải ra nhiều vùng khác, biến Nha Trang
thành trung tâm du lịch chính của cả tỉnh. Những điểm du lịch khác của tỉnh cần tạo
ra những không gian thiên nhiên, bổ trợ cho không gian du lịch đô thị tại Nha
Trang. Bên cạnh đó, địa phương phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Nha
Trang; khai thác hợp lý và hiệu quả dải đô thị ven biển; phát huy tối đa tính hướng
biển của TP. Nha Trang để tạo ra một bản sắc chung là Nha Trang - thành phố biển;
phát triển dải đô thị dọc sông Cái, tạo thành đô thị du lịch, đưa yếu tố biển vào sâu
trong đất liền; nâng cấp Cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế kết hợp quy
hoạch những khu vực dành cho tàu thuyền cá nhân…
- Thành phố Hội An
Trong những năm qua, điều kiện thời tiết, tình trạng biến đổi khí hậu, dịch
bệnh và ô nhiễm môi trường biển các tỉnh Bắc miền Trung… diễn biến phức tạp, bờ
biển Cửa Đại tiếp tục sạt lở nặng nề nhưng ngành kinh tế du lịch Hội An vẫn tăng
trưởng khá (khoảng 15,49%). Tổng lượng khách đến tham quan, lưu trú Hội An đạt
hơn 2,6 triệu lượt người, tăng gần 18%, trong đó có gần 1,6 triệu lượt khách mua vé
tham quan, tăng hơn 34%, doanh thu đạt 172,5 tỷ đồng, tăng hơn 36%.
Là ngành kinh tế mũi nhọn..., phát triển dựa trên các giá trị văn hóa và sinh
thái, chính quyền TP.Hội An tiếp tục chú trọng chất lượng các hoạt động du lịch và
dịch vụ. Năm qua, thành phố tập trung đáng kể cho công tác lập lại trật tự kinh
20
doanh và vệ sinh môi trường trong khu phố cổ, triển khai phương án sắp xếp hàng
rong, chấn chỉnh hoạt động tại các điểm tham quan du lịch, tạo môi trường du lịch
lành mạnh, an toàn cho du khách. Là địa bàn trung tâm du lịch, có khu phố cổ nên
phường Minh An đặc biệt tập trung cho công tác lập lại trật tự đô thị trên địa bàn
của phường Minh An. Một số điểm mà du khách phản ánh rằng nhếch nhác về hàng
rong, kinh doanh vỉa hè... đến nay đã được giải quyết một cách cơ bản. Và trật tự
kinh doanh, trang trí hàng hóa trong gia đình cố định và dưới lòng sông cũng được
quan tâm để ý nhiều hơn.
Cũng trên cơ sở phát huy thế mạnh, đặc trưng của từng vùng, Hội An còn
thực sự chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới làm phong phú,
đa dạng và tạo thêm nhiều trải nghiệm cho du khách. Trong năm, thành phố khai
trương và đưa vào hoạt động tour “Về Hội An đi xe đạp”, điểm tham quan làng An
Mỹ - phường Cẩm Châu, dịch vụ “Đi bộ dưới đáy biển ngắm san hô” ở Cù Lao
Chàm và một số trò chơi thể thao bãi biển ở thôn An Bàng (Cẩm An), Bãi Ông (Tân
Hiệp)… Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng
phục vụ du khách ngày càng đông như: bãi đỗ xe, các điểm dừng chân, hệ thống
nhà vệ sinh công cộng, hạ tầng phục vụ tại cảng Cửa Đại, Cù Lao Chàm…
Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố còn chủ trương đẩy mạnh du
lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản
của mình.Thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu trú trong dân.
Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch ở các vùng
ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều kiện tối đa
cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát
triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân”. Trong
năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt động, nâng tổng
số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác quản lý trên lĩnh
vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hướng không gian
phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các
vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm
21
phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng
bền vững, chất lượng.Ngành du lịch được xác định lấy chất lượng phục vụ là một
yếu tố cạnh tranh, lấy tính thân thiện, hiếu khách, chu đáo của con người phố Hội
thuần hậu truyền thống để làm một trong những nhu cầu đáp ứng hoạt động của du
khách. Ngoài ra, việc liên kết liên vùng đối với những địa phương có di sản trên
“Con đường di sản miền Trung”, đối với một số huyện có điểm tham quan trong
tỉnh cũng cần tăng cường sự kết nối để phát triển. Hằng năm, Hội An phấn đấu tăng
giá trị sản xuất ngành du lịch - dịch vụ - thương mại khoảng 16,20% và đón khoảng
3 triệu lượt khách đến tham quan lưu trú.
1.4.2. Bài học rút ra
Từ các kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở những địa phương, thành
phố lớn trong cả nước, có thể học hỏi những kinh nghiệm trên về triển khai thực
hiện tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đó là:
- Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển du lịch là một trong
những yếu tố quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề liên quan trong mục tiêu phát
triển du lịch bền vững.
- Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác thực
hiện và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn lực mà đã sẵn có ở cấp độ
quốc gia và trong khu vực. Tăng cường tiếp cận với các nguồn lực tài chính có thể
liên quan đến những nỗ lực khuyến khích sự đóng góp lớn hơn từ khu vực kinh tế tư
nhân, đặc biệt là dưới các hình thức quan hệ hợp tác công tư (PPP). Các chính
quyền thành phố có thể đánh giá các chính sách đầu tư và các quy định để khuyến
khích hệ thống tổ chức sắp xếp nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân
trong phát triển du lịch bền vững.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem như một vấn đề
chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của hoạt động du lịch. Tạo
thuận lợi cho du lịch ở các nước châu Á Thái Bình Dương cần bao hàm giải quyết
các vấn đề được đặt ra từ nhu cầu du lịch không biên giới, rào cản và khả năng tiếp
cận cho người khuyết tật. Hiện nay đã có một số các sáng kiến ở một số khu vực
22
đáng chú ý, xem xét ngành công nghiệp du lịch về khía cạnh của khả năng tiếp cận
mà không hề gây rào cản và tôn trọng các quyền con người của những người khuyết
tật. Theo dõi hành động ở cấp quốc gia và khu vực sẽ được khuyến khích để du lịch
không rào cản và tạo ra khả năng tiếp cận lớn hơn cho những người khuyết tật và
người già là một công việc quan trọng của nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi phát
triển du lịch.
23
Tiểu kết Chương 1
Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững, trong những năm qua, du
lịch đã có những bước phát triển nhanh nhưng chưa toàn diện. Trong quá trình phát
triển đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm tiềm năng; nguồn tài nguyên du lịch
chưa bền vững trong quá trình khai thác ngành du lịch chưa được quan tâm đúng
mức. Công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập. Hiệu quả
kinh tế đem lại chưa cao…Với mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành thế mạnh của
cả nước thì yêu cầu giải quyết các vấn đề trên;
Chương 1 cũng đã bàn đến các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển
du lịch bền vững, trong đó, nhân tố con người được coi là nhân tố quan trọng. Bên
cạnh đó, trong kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước cũng đã nêu lên
những bài học cho quận Ngũ Hành Sơn trong phát triển du lịch bền vững. Đây là
những nội dung cơ bản triển khai ở những chương sau.
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG Ở QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch quận Ngũ Hành Sơn
2.1.1. Thực trạng, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội - môi trường
2.1.1.1. Thực trạng
Được đánh giá là có tiềm năng du lịch to lớn, quận Ngũ Hành Sơn thể
hiện qua những điều kiện hết sức thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong
phú các di tích lịch sử, hệ thống chùa chiềng và là điểm giữa của ba di sản văn
hoá thế giới : Huế- Mỹ Sơn- Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước cũng
đang được đề nghị công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Với bàn
tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề đã thổi hồn vào đá, tạo ra những sản
phẩm làm say mê du khách trong và ngoài nước. Là sản phẩm đặc trưng không
chỉ của quận Ngũ Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó
là chưa kể đến điều kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản
thiên nhiên mà “chẳng nơi nào có được” khu danh thắng Ngũ Hành Sơn hùng
vĩ “núi trong lòng thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng được
công nhận là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh . Điều đặc biệt nhất là quận
Ngũ Hành Sơn còn được biết đến như là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống
như: Lễ hội Quán thế âm, lễ hội Thạch Nghệ Tổ Sư, lễ hội Vu lang báo hiếu và
các cuộc thi điêu khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/ một lần) …
Tràn đầy tiềm năng là thế, gặt hái được nhiều danh hiệu là thế, tuy nhiên
bao nhiêu năm nay ngành du lịch quận Ngũ Hành Sơn vẫn phát triển trong tình
trạng còi cọc với bình quân lưu trú chỉ dao động khoảng 1-1.5 đêm/ khách.
Thành phố càng ngày càng thu hút được rất đông du khách đến du lịch quận Ngũ
Hành Sơn có những vấn đề phải nhìn nhận lại.
25
Lâu nay ngành du lịch chỉ đánh giá sự phát triển của mình dựa trên số
lượng du khách gia tăng. Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp ngành du lịch
phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao, mà chất lượng được đánh giá chủ
yếu qua các hoạt động của dịch vụ du lịch. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay,
muốn tận dụng được cơ hội, ngành du lịch Ngũ Hành Sơn phải cố gắng nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình, trong đó nâng cao chất lượng dịch vụ là trọng tâm
thiết yếu nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao du lịch Ngũ Hành Sơn vẫn chưa tạo
được hình ảnh du lịch tương xứng, không thể đạt được những chỉ số kinh doanh
hợp lý so với tiềm năng du lịch đang được đánh giá rất cao của mình? Tại sao
Ngũ Hành Sơn không tạo được sức thu hút đối với cả du khách nội địa lẫn du
khách quốc tế - thậm chí lâm vào tình trạng có nhiều du khách “một đi không trở
lại”? Để đi tìm câu trả lời cho chất lượng dịch vụ du lịch quận Ngũ Hành Sơn,
tác giả đánh giá lại số lượng và chất lượng các hoạt động du lịch của quận Ngũ
Hành Sơn trong những năm qua để trả lời cho sự phát triển trì trệ của du lịch
Ngũ Hành Sơn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng và khả năng đáp ứng
nhu cầu của du lịch quận Ngũ Hành Sơn, từ đó đưa ra một số định hướng giải
pháp mang tính khả thi nhằm phát triển hiệu quả chất lượng du lịch quận Ngũ
Hành Sơn trong thời gian tới.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, phía Đông
giáp biển Đông, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận
Sơn Trà, phía Nam giáp phường Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam; diện tích tự nhiên
của toàn quận là 3.911,7818 ha, dân số 75.265 người (Theo niên giám thống kê năm
2016), gồm có 04 các phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý.
Được đánh giá là có tiềm năng du lịch to lớn, quận Ngũ Hành Sơn thể hiện
qua những điều kiện hết sức thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú các
di tích lịch sử, hệ thống chùa chiềng và là điểm giữa của ba di sản văn hoá thế giới :
Huế- Mỹ Sơn- Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn đang
được đề nghị cấp trên xét công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Với
bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề đã thổi hồn vào đá, tạo ra những sản
26
phẩm làm say mê du khách trong và ngoài nước. Là sản phẩm đặc trưng không chỉ
của quận Ngũ Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó là
chưa kể đến điều kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên
nhiên mà “chẳng nơi nào có được” khu danh thắng Ngũ Hành Sơn hùng vĩ “núi
trong lòng thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng được công nhận là 1
trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh . Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn
được biết đến như là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế
âm, lễ hội Thạch Nghệ Tổ Sư, lễ hội Vu lang báo hiếu và các cuộc thi điêu khắc đá
mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/ một lần) …
2.1.1.3. Về kinh tế -xã hội-môi trường
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010- 2015
đã đánh giá: "Trong nhiệm kỳ qua, các ngành kinh tế trên địa bàn, nhất là trên các
lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xây dựng tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng khá ở
một số ngành có lợi thế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng giảm nhanh
tỷ trọng nông nghiệp, tăng về dịch vụ, du lịch, thương mại” [3-4].
Kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế thực hiện trong giaiđoạn2011- 2016
được thể hiện trong Bảng 2.1
Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế
của quận giai đoạn 2011- 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá 2010)
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tốc độ
tăng
trưởng
b/q (%)
1. Tổng giá trị SX 796,17 869,52 962,35 1.127,24 1.330,55 1.711,58 13,9
- Giá trị SX ngành
CN- TTCN- XD
350,81 378,81 386,85 415,45 434,35 500,38 5,52
- Giá trị SX ngành TM- DV 359,20 410,68 519,53 654,61 831,35 1.107,58 23,34
- Giá trị SX ngành NN- TS 86,16 80,30 55,97 57,18 64,28 53,15 7,06
2. Cơ cấu giá trị SX 100 100 100 100 100 100
27
Ngành CN-TTCN-XD 44,06 43,57 40,20 36,86 32,69 32,17
Ngành TM- DV 45,12 47,23 53,99 58,07 62,48 64,73
Ngành NN- TS 10,82 9,20 5,82 5,07 4,83 3,11
Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn(2011-2016)
Qua bảng 2.1 ta thấy, kinh tế của quận thời gian qua vẫn duy trì được tốc độ
phát triển và có mức tăng trưởng khá. Trong thời kỳ 2011- 2016 tổng giá trị sản
xuất đạt mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 13,9%; trong đó ngành CN-
TTCN- XD tăng 5,52%; ngành thương mại- dịch vụ tăng cao nhất là 23,34%; ngành
nông nghiệp- thuỷ sản giảm 7,06%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng thương mại- dịch vụ, giảm dần công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và
nông nghiệp. Nguyên nhân là quận có lợi thế về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
văn hoá, du lịch biển và làng nghề điêu khắc đá nổi tiếng để phát triển ngành du
lịch- dịch vụ.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011-2016 ngành du lịch quận tiếp tục tăng
trưởng nhanh qua các năm, khách du lịch đã vượt ngưỡng 1.000.000 lượt khách.
Năm 2011 đón được 558,335 lượt khách, trong đó có 157,521 khách quốc tế; đến
năm 2016 tăng lên 1,487,144 lượt khách (tăng 53,47% so với năm 2011), trong đó
có 842,311 lượt du khách quốc tế (tăng 30,7% so với năm 2011) [6].
Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, quận Ngũ Hành
Sơn đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, mua
sắm, nghĩ dưỡng trên địa bàn quận.
Bảng 2.2. Lượng khách đến du lịch tại quận 2011-2016
ĐVT: lượt khách
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số khách đến 370.504 340.671 385.143 460.984 421.515 528.000
- Quốc tế 74.268 64.705 70.682 115.312 76.521 97.100
- Nội địa 296.236 275.966 314.461 345.672 344.994 430.900
Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn (2011-2016)
Bảng 2.3. Số lượt khách đến tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn
28
từ năm 2011-2016
Năm Tổng số khách (lượt) Khách Quốc tế (lượt) Khách Nội địa (lượt)
2011 558,335 157,521 400,814
2012 588,098 168,388 419,710
2013 634,000 202,000 432,000
2014 884,077 319,459 564,618
2015 1,221,000 574,000 647,000
2016 1,487,144 842,311 644,833
Tổng 3,885,510 1,421,368 2,464,142
(Nguồn: Ban Quản lý Khu du lịch Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn)
Bảng 2.3 cho thấy du lịch ở Quận đang ngày càng phát triển, lượng du khách
năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng trung bình mỗi năm từ 15-20%.
Công tác giáo dục - đào tạo được Quận ủy và UBND quận quan tâm toàn
diện và từng bước phát triển. Chất lượng giáo dục của các cấp học được nâng cao,
cơ sở vật chất được tăng cường, 100% trường lớp đã được kiên cố hóa, trên địa bàn
quận có 32 điểm trường, 559 phòng học và các phòng chức năng, sửa chữa 44
phòng học và 11 công trình phụ khác, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng và đã có
21 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (có 06 trường mần non). Toàn quận có 32
trường với gần 12.688 học sinh, huy động gần 100% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo
ra lớp (riêng trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đạt gần 100%), có 100% trẻ trong độ tuổi
từ 6 - 10 tuổi đến trường tiểu học, 99,7% trẻ từ 11 - 14 tuổi đến trường THCS;
100% giáo viên công lập ở các ngành học đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; có 4/4
phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Công tác khuyến học, khuyến tài đã
huy động mọi nguồn lực, tiềm năng để phát triển giáo dục - đào tạo. Thực hiện chủ
trương xã hội hóa giáo dục, phát triển mạnh loại hình trường, lớp mầm non ngoài
công lập, đã thu hút 100% tổng số học sinh mầm non huy động ra lớp toàn quận
[11-12].
Về môi trường, để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của dân cư ở đây và thu
hút nhiều hơn khách du lịch, quận Ngũ Hành Sơn đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi
29
trường. Trước hết, quận chú trọng công tác tuyên truyền vận động người dân trong
khu dân cư và ven biển chung tay bảo vệ môi trường biển, hạn chế vứt rác thải bừa
bãi ra khu vực mình sinh sống và ra biển. Hàng năm, các hoạt động bảo vệ môi
trường sinh sống và môi trường biển như thu gom rác nhân ngày bảo vệ môi trường
được đông đảo người dân tham gia. Trong những dịp Ngày Môi trường thế giới,
Ngày Đa dạng sinh học thế giới quận phát động người dân tham gia làm sạch môi
trường sinh sống và khu vực biển để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi
trường của mình. Hằng năm, UBND quận chỉ đạo phòng Tài nguyên – Môi trường
quận phối hợp với các cơ quan chức năng nhất là công ty vệ sinh môi trường triển
khai thực hiện phương án thu gom, vận chuyển rác.Nhờ đó, tại nơi công cộng, khu
dân cư, ven biển sạch, đẹp hơn. Qua hoạt động thu gom rác, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân cũng được nâng cao [16].
2.1.2. Hoạt động du lịch
2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng du lịch
Trong những năm qua, quận Ngũ Hành Sơn được Thành phố quan tâm đầu
tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch quận phát triển, các dự án đầu
tư về du lịch đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, phục vụ khách du lịch. Các doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư xây dựng
nhiều loại hình cơ sở lưu trú như khách sạn, resort, khu du lịch... Với hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư phát triển tương đối hiện đại và đồng bộ, ngành
du lịch thành phố được kỳ vọng sẽ giải quyết tốt nhu cầu của thị trường trong tương
lai gần.
Cơ sở lưu trú trên địa bànquận Ngũ Hành Sơn hiện có 204 khách sạn, resort,
căn hộ Vila từ 5 sao đến các cơ sở lưu trú chưa phân hạng. Trong đó, có 27 khách
sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao và 7 khách sạn 3 sao với tổng cộng là 2.451 phòng, căn
hộ và vila cao cấp. Có sự khác biệt rõ rệt giá phòng giữa các hạng. Giá phòng khách
sạn 5 sao hơn gấp đôi khách sạn 4 sao và gần gấp 6 lần khách sạn 3 sao. Công suất
phòng tại hầu hết các khách sạn vào thời điểm cuối tháng 1/2016 gần như đạt 98%
vì đây là thời điểm tết âm lịch. Tại thời điểm này gần 70-80% số dự án trong giai
đoạn hoàn thiện. Đa số các dự án khách sạn tại quận Ngũ Hành Sơn tọa lạc dọc ven
30
biển [17].
Về hệ thống giao thông, hệ thống giao thông trên địa bàn quận được nối liền
với các trục giao thông vào trung tâm thành phố. Năm 1997 từ chỗ toàn quận chỉ có
8 km đường bê tông nhựa; 9,3 km đường đá dăm; 13,7 km đường cấp phối; 42,25
km đường đất giao thông nội đồng, thì đến nay số đường này đã được bê tôngnhựa
hơn 40 km, còn lại đã đầu tư nâng cấp thành đường bê tông xi măng. Nhìn chung hệ
thống giao thông trên địa bàn quận được hoàn thiện đã góp phần tích cực vào phát
triển kinh tế, các ngành kinh tế của quận nhất là trao đổi hàng hoá, du lịch, vận tải,
dịch vụ, thương mại.
2.1.2.2.Các loại hình du lịch
- Du lịch văn hoá :
Trên địa bàn quận hiện nay có nhiều Di tích kiến trúc nghệ thuật , di tích
lịch sử cách mạng, di tích Hang Âm Phủ, di tích lịch sử - văn hoá, Khu danh thắng
Ngũ Hành Sơn, cây di sản Việt Nam… có thể trở thành các điểm thăm quan và tạo
ra sản phẩm du lịch văn hoá. Nhưng hiện nay một số khu di tích vẫn còn chưa được
khai thác và lượng khách đến thăm quan còn ít, trong danh mục của các tour du lịch
chưa được đưa vào như Khu căn cứ cách mạng K20, Di tích 45 em học sinh Mân
Quang,...
- Du lịch MICE:
MICE là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen
thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm). Nói cách khác, du lịch
MICE chính là loại hình du lịch sự kiện, du lịch tiện ích, tổng hợp của những sản
phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với việc tổ chức sự kiện trong điều kiện hạ tầng cơ sở
tương đối đảm bảo. Giá trị của loại hình dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch
cá nhân hay du lịch nhóm. Ðối tượng du lịch MICE thường là khách hạng sang, các
doanh nhân, chính khách, số lượng khách đông, tập trung và có thể đến từ nhiều
vùng, hoặc nhiều quốc gia trên thế giới. Chi tiêu du lịch MICE chủ yếu là công tác
phí do các cơ quan chủ quản của du khách hoặc các tổ chức chi trả, ngoài ra một
phần bổ sung thêm từ tiền túi của các cá nhân. Mỗi khách du lịch công vụ thường
chi tiêu gấp 4 lần so với khách du lịch thông thường.
31
Trong những năm qua, nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch như hệ thống
khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp, các sản phẩm du lịch khá phong phú và hệ
thống hạ tầng cơ sở tốt của thành phố Đà Nẵng mà loại sản phẩm dịch vụ du lịch
MICE khá phát triển. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Furama đi đầu trong việc phát triển
loại hình dịch vụ này. Với các sản phẩm dịch vụ du lịch MICE được đầu tư đẳng
cấp và chuyên nghiệp, Furama nổi tiếng là khu nghỉ mát có cơ sở hạ tầng phục vụ
hội nghị và hội thảo thuộc loại lớn nhất ở khu vực miền Trung: bao gồm nhiều loại
phòng hội thảo, một hệ thống gồm nhiều phòng hội nghị trong khuôn viên và một
cung hội nghị với sức chứa lên tới 1000 khách.
Nhờ đó, hàng năm nhiều hội nghị quốc tế và trong nước đã được tổ chức ở
các khách sạn cao cấp ở Quận như: Các sự kiện lớn đều được tổ chức trên địa bàn
quận như Hội nghị Cấp cao APEC được tổ chức tháng 10 năm 2017 và các sự kiện
cấp cao khác. Đến nay, trên địa bàn quận có 4 đơn vị tham gia kinh doanh loại hình
này như Hyatt Regency Danang Resort,Vinpearl Da Nang Resort & Villas,Khu
Nghỉ Dưỡng Sheraton Grand Danang Resort và Khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng.
- Du lịch tâm linh:
Theo đánh giá của Sở Du lịch Đà Nẵng, trên đất nước Việt Nam ít có nơi nào
có hàng chục ngôi chùa tồn tại từ nhiều thế kỷ như ở Ngũ Hành Sơn, trong đó có
hai Quốc tự được các vua triều Nguyễn sắc phong. Các di vật, cổ vật còn lưu giữ tại
các chùa, đến các bút tích, văn bia, các điển tích Phật giáo được truyền tụng, bảo
tồn đến ngày nay đã chứng minh bề dày lịch sử phát triển của văn hóa Phật giáo tại
khu danh thắng thiêng liêng này. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây Ngũ
Hành Sơn đã được các tổ chức, hiệp hội và các đoàn lữ hành đánh giá và tôn vinh là
điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn. Năm 2000, Tổng cục Du lịch Việt Nam công
nhận Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn là một trong 15 lễ hội Quốc gia. Năm
2011, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chọn Ngũ Hành Sơn là Top 10 điểm du lịch tâm
linh hấp dẫn nhất. Gần đây, trang website về du lịch TripAdvisor tại Mỹ đã bình
chọn Đà Nẵng, Việt Nam đứng đầu danh sách những "điểm du lịch đáng đến nhất
thế giới", trong đó có lời khen ngợi danh thắng Ngũ Hành Sơn.
- Dịch vụ vui chơi giải trí:
32
Về cơ bản, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có đầy đủ các cơ sở cung cấp
dịch vụ giải trí như: Khu mua sắm đá mỹ nghệ, tuyến phố du lịch 24/7 An Thượng,
karaoke, vũ trường, bar– cafe, massage, sân khấu biểu diễn...
Ngoài ra, các khu nghỉ dưỡng cao cấp đều có khu vực dành riêng cho hoạt
động thể thao như sân cầu lông, sân tennis, hồ bơi, vũ trường,phòng karaoke,
massage , sân khấu phục vụ ca nhạc hằng đêm... (chương trình khép kín). Khu vui
chơi Hoàng Đạt kinh doanh trò chơi có thưởng chỉ dành trên cho người nước ngoài
và sân gofl 16 lỗ chỉ thu hút 01 lượng khách rất nhỏ, chủ yếu dành cho những người
có thu nhập cao, chưa mang tính phổ biến. Hiện tại, ngoài một số rất ít hình thức vui
chơi giải trí chất lượng cao đang được tổ chức phục vụ tại các khách sạn 4-5 sao
như Furama, Naman, Huyt, Life resort, Cocobay... còn lại du khách đến quận Ngũ
Hành Sơn dường như không có chỗ tiêu tiền. Đã không ít lời phàn nàn của du khách
khi đến Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng là đến đây ngoài việc
ăn, ngủ, tắm biển còn lại không biết sử dụng thời gian và tiền bạc vào việc gì.
- Mua sắm: Làng nghề nằm ngay dưới chân Ngũ Hành Sơn, một trong ba
điểm du lịch thu hút khách nhất của Đà Nẵng - một điểm du lịch nổi tiếng của miền
Trung Việt Nam. Hơn 50% các đơn đặt hàng trực tiếp đến từ khách du lịch Ngũ
Hành Sơn hoặc từ khách nước ngoài đến thăm quan làng nghề. Hầu hết các du
khách đến thăm làng nghề theo đoàn, do các công ty du lịch quốc tế tổ chức kết hợp
với các đối tác tại Việt Nam. Làng nghề hiện nay có rất ít hoạt động phục vụ du
lịch, tuy nhiên số lượng khách du lịch trong nước và khách quốc tế tới thăm Ngũ
Hành Sơn có chiều hướng giảm đi. Dịch vụ mà làng nghề hiện cung cấp cho du
khách ngoài việc khám phá Ngũ Hành Sơn là việc thăm quan các sản phẩm đá nghệ
thuật trong các cửa hiệu. Khi so sánh những dịch vụ dành cho khách du lịch của làng
nghề với những nơi khác trong hành trình tour thì có thể hiểu lý do tại sao hầu hết
khách du lịch đều chỉ lưu lại đây trong vòng 20 -80 phút thăm quan. Hệ thống quầy
bán hàng lưu niệm đá mỹ nghệ Non Nước rất phát triển. Đến nay, chỉ tính riêng
phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn đã có trên 218 cửa hàng bán đá mỹ nghệ
[13].
Ngoài ra, cửa hàng lưu niệm khác đã phát triển mạnh mẽ như tranh ảnh, các sản
33
phẩm thủ công mỹ nghệ bằng mây tre, gỗ, áo quần may mặc sẵn...thuận tiện cho việc
mua sắm của du khách dọc đường Hoàng Sa. Đến năm 2016 có hơn 100 quầy hàng.
Bên cạnh đó, với ba chợ có quy mô loại 2 với lượng hàng hoá rất phong phú
sẵn sàng phục vụ các nhu cầu của du khách.
Quận Ngũ Hành Sơn có tiềm năng du lịch thông qua lễ hội đang được quận
khai thác gồm:
- Lễ hội Quán Thế Âm: Ngày xưa, lễ tôn giáo tại các chùa ở Ngũ Hành Sơn
cũng giống như lễ của các điện thờ Phật bình thường. Hằng năm có các lễ lớn là lễ
vía Quán Thế Âm (ngày 19 tháng 02 Âm lịch); lễ vía Phật Di Đà (17/11 Âm lịch); lễ
vía Phật Thích Ca, sau hết là lễ vía Thượng đế Ngọc Hoàng. Nhưng đến năm 1960,
lễ vía Quán Thế Âm mới được tổ chức thành lễ hội Quán Thế Âm, nhân ngày lễ
khánh thành tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm (núi Thuỷ Sơn). Sau
đó vào năm 1962, lễ hội được tổ chức tại động Quan Thế Âm (núi Kim Sơn) nhân
dịp khánh thành chùa Quan Âm. Ngày nay, lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức trọng
thể với quy mô lớn và nội dung phong phú, kéo dài trong 03 ngày, khởi đầu cho
những lễ hội lớn các năm sau đó. Hằng năm lễ hội thu hút đông đảo du khách đến
thăm quan và chiêm bái Phật, Lễ hội Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn năm 2000 đã
được Tổng Cục Du lịch Việt Nam ghi vào danh mục những lễ hội lớn của cả nước
trong chương trình Du lịch Quốc gia. Lễ hội gắn với khu di tích lịch sử - văn hoá và
danh thắng Ngũ Hành Sơn.
- Lễ hội Tâm linh,Ngũ Hành Sơn được biết đến là một khu có nhiều địa điểm,
hang động, đền thờ với đầy đủ các tín ngưỡng dân gian như thờ mẫu, thờ ông tơ bà
Nguyệt, thờ Sơn thần, thờ Quan Công… tín ngưỡng tôn giáo như Phật Giáo, Đạo
Giáo, các ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời (trong đó có 2 ngôi được vua nhà Nguyễn
phong Quốc tự), các lễ hội hàng năm như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Thạch nghệ
Tổ sư, lễ hội Vu lan Báo hiếu…. chính sự đa dạng về tín ngưỡng, từ dân gian cho
đến tín ngưỡng tôn giáo, đa dạng trong việc thờ các vị phật, tiên, thần, thánh cũng
như các địa điểm cúng bái, hành hương… đã phục vụ và đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng dân gian, nhu cầu cầu nguyện của người dân. Không những thế, đối với du
khách nước ngoài, chính sự đa dạng này sẽ là một lợi thế và là một điểm thu hút
34
khách du lịch nước ngoài khám phá đời sống văn hóa tính ngưỡng người Việt, đồng
thời cũng là cơ hội để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra với thế giới thông qua con
đường du lịch.
- Lễ hội Vu lan Báo hiếu mang đậm sắc thái nhân văn về việc tri ân, báo ân
nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền được phước thọ tăng long bằng cách cài những
đóa hoa hồng lên áo. Đóa hồng thắm tươi này là một sự nhắc nhở nhắc nhở chúng ta
đừng bao giờ quên công ơn trời biển của cha mẹ.
Ngoài phần Lễ còn có phần Hội với các chương trình nghệ thuật mang chủ
đề hồn thiêng sông núi, ca ngợi quên hương đất nước, ca ngợi tình mẹ, triển lãm
ảnh nghệ thuật, thư pháp, cài hoa hồng và tặng quà cho khách tham quan, các gian
hàng trà đạo, ẩm thực... tạo một không khí sôi động, hấp dẫn để du khách và các
tầng lớp nhân dân tham quan chiêm ngưỡng. Lễ hộ đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
văn hóa tâm linh của đồng bào Phật tử và du khách gần xa, với mục đích nguyện
cầu thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, nguyện cầu các hương linh và các anh linh
chiến sĩ, được siêu sanh về cảnh giới an lành... những điều này đã đi vào tiềm thức
của mỗi người dân đất Việt, do đó Lễ hội có sức hút rất lớn không chỉ với đạo hữu,
mà còn thu hút đông đảo khách du lịch.
Quận Ngũ Hành Sơn có các địa điểm du lịch được biết đến nhiều nhất trong
du lịch ở thành phố Đà Nẵng là:
- Bãi biển: Du khách đến với Ngũ Hành Sơn là đến với bờ biển dài, sạch sẽ.
Hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với biển được khai thác tốt. Tại các bãi tắm
công cộng đều có dịch vui cho thuê áo quần bơi, giữ xe, tắm nước ngọt. Ngoài ra,
còn bán nước giải khát để phục vụ du khách. UBND quận kết hợp với ban quản lý
bán đảo Sơn Trà và bãi biển quy hoạch khu vực tắm biển, nơi bán nước uống, nơi
dành riêng cho các hoạt động thể thao như: đá banh, bóng chuyền…Ngoài ra, đội
cứu hộ, cứu nạn trên biển thường xuyên hoạt động đảm bảo an toàn cho khách khi
tham gia tắm biển tại các bãi tắm công cộng. Tại bãi biển, hệ thống đèn đã được
trang bị đảm bảo an toàn cho du khách khi đi dạo biển đêm
- Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước:Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước ở Ngũ
Hành Sơn được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII, cách đây khoảng bốn trăm
35
năm, đã có một truyền thống phát triển lâu đời. Nghề điêu khắc đá ở Non Nước đã
được các nghệ nhân bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dần dần trở
thành di sản. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã tạo nên những sản phẩm
đặc trưng của quận cũng như của thành phố. Sự phát triển của làng nghề một phần
nhờ vào sự liên kết chặt chẽ với ngành du lịch.Hiện nay quận đã quy hoạch Làng
nghề thành khu sản xuất tập trung tại một khu đất rộng để tiện cho việc sản xuất,
vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ và tránh ô nhiễm môi trường trong khu dân cư,
với những bàn tay tài hoa của người thợ đã thổi vào những khối đá vô tri thành
những sản phẩm nghệ thuật bằng đá tự nhiên sống động. Đây cũng là một trong
những nét độc đáo thu hút khách du lịch đến với Ngũ Hành Sơn thăm quan, mua
sắm.
2.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững
2.2.1. Chính sách phát triển du lịch bền vững quốc gia
Các chính sách phát triển du lịch bền vững quốc gia thể hiện tập trung nhất ở
Luật Du lịch, được Quốc Hội ban hành ngày 19/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2018, thay thế cho Luật Du lịch cũ trước đó (được ban hành năm 2005).
Luật Du lịch hiện hành quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch
và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên
quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch. Luật Du lịch hiện hành có những
điểm mới về chính sách so với Luật Du lịch ban hành năm 2005 sau (theo đánh giá
của Tổng cục Du lịch), là: (i) Phát triển du lịch theo hướng bền vững với đa dạng
hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm, dịch vụ du lịch; (ii) Lấy khách du lịch làm
trung tâm của mọi hoạt động du lịch; và (iii) Thể chế hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn với các ưu đãi, hỗ trợ đặc thù cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch, khu. Điểm du
lịch.
Trên cơ sở Luật Du lịch mới được ban hành, các chính sách phát triển du lịch
theo hướng bền vững đang được hoàn thiện theo hướng đổi mới và ban hành mới ở
các cấp. Ở cấp Chính phủ đã ban hành Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày
36
31/12/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày15/12/2017 Quy
định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch.
2.2.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố Đà Nẵng
Trên cơ sở chính sách về phát triển du lịch của trung ương, chính quyền
thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa và ban hành chính sách về phát triển du lịch trên
địa bàn Thành phố, là:
- Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày 17/09/2010 của UBND thành phố Đà
Nẵng phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định 2551/QĐ-UBND ngày 05/04/2012 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà
Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Quyết định số 8373/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc ban hành Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-
2020;
- Quyết định số 4254/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 02/7/2016 về
việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU của
Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị
quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố.
- Quyết định số 8105/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 24/11/2016 về
việc ban hành Đề án “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020, định hướng đến năm 2035”.
- Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội
đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết Quy định mức thu phí tham quan
khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.
- Quyết định 5723/QĐ-UBND ngày 19/8/2013 của UBND thành phố về việc
Phê duyệt Đề án phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục
vụ du lịch.
- Quyết định 3259/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2011 của UBND quận
Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3cKaKPN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
37
Ngũ Hành Sơn về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch của quận trong giai
đoạn 2011-2015.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói
riêng, Quận Ngũ Hành Sơn luôn lồng ghép các nội dung về du lịch theo hướng phát
triển bền vững, phấn đấu xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành khu đô thị du lịch
phía Đông Nam Thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX, nhiệm kỳ
2010 - 2015và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020Đảng
bộ thành phố Đà Nẵng, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 16 tháng 5
năm 2016 của Thành ủy Đà Nẵng về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII
của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố và Nghị quyết số
01-NQ/QU ngày 10/7/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận về việc thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010-2015.
2.3. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở quận
Ngũ Hành Sơn
2.3.1. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Nhìn chung, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo sâu sát của
Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự phối hợp với các Sở ban ngành của Thành
phố mà trong thời gian qua quận Ngũ Hành Sơn đã triển khai tổ chức thực hiện
chính sách phát triển du lịch của quận đạt nhiều kết quả tốt, trong đó có hoạt động
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch
và chương trình phát triển du lịch của Thành phố cũng như các quy định chính sách
về phát triển du lịch bền vững của quốc gia và Thành phố, quận Ngũ Hành Sơn với
sự tham mưu của phòng Du lịch Quận đã lên kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai thực
hiện các nội dung trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển du lịch của
Thành phố trên địa bàn Quận. Việc lập kế hoạch này bao gồm không chỉ nhằm vào
các mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn Quận mà còn xác định và phân công cụ
thể trách nhiệm của các đơn vị (phòng) chức năng chuyên môn có liên quan cũng
như phối hợp tổ chức thực hiện.
2.3.2. Về phổ biến, tuyên truyền chính sách
Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3cKaKPN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
38
Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được coi là nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm, nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận xây dựng một hình ảnh quận
Ngũ Hành Sơn thân thiện – hấp dẫn – văn minh – an toàn” trong mắt du khách và
bạn bè quốc tế.
Biện pháp quan trọng hàng đầu được quận Ngũ Hành Sơn coi trọng là tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố và các sở ban ngành
của Thành phố, sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận, sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị quận, nhất là Ban Tuyên giáo Quận ủy và Đài truyền thanh quận đối với
công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Thành ủy, UBND Thành phố, của
Quận ủy, UBND quận đã tập trung lãnh đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị
quyết, đề án, chương trình phát triển du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động ở các cơ quan có liên quan về phát triển du lịch, nhận thức sâu sắc
quan điểm, mục tiêu về chính sách phát triển du lịch bền vững của địa phương.
Phòng Du lịch tham mưu UBND quận phối hợp với các đơn vị liên quan tổ
chức thực hiện các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội dung
các cam kết cụ thể trong lĩnh vực hoạt động du lịch, thí dụ như tuyên truyền phổ
biến về bộ quy tắc ứng xử du lịch trên địa bàn thành phố tại các cơ sở lưu trú, khu
điểm tham quan du lịch hay “Quy tắc ứng xử toàn cầu về du lịch” của Tổ chức du
lịch thế giới (UNWTO) nhằm nâng cao hiểu biết về nội dung cam kết, về quy tắc và
luật lệ để đảm bảo việc tuân thủ đúng luật, đúng quy tắc và cam kết trong quá trình
quản lý và kinh doanh du lịch.
Quận cũng đã chủ động tham gia một số Hội chợ, hội thảo, triễn lãm tại nước
ngoài để quảng bá hình ảnh đến du lịch quận Ngũ Hành Sơn.
Năm 2012 quận đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tại Thành phố Đà
Nẵng xây dựng phim tài liệu giới thiệu du lịch Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn…,
giới thiệu du lịch trong chương trình “Du lịch online” trên đài truyền hình kỹ thuật
số thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.3. Về phân công, phối hợp các bên liên quan
Để đảm bảo chính sách phát triển du lịch bền vững của quận Ngũ Hành Sơn,
5485988

More Related Content

What's hot

Hanoitourist introduction
Hanoitourist introductionHanoitourist introduction
Hanoitourist introduction
long hanoitourist
 

What's hot (20)

Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAYLuận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hànhBài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bản
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 
Hanoitourist introduction
Hanoitourist introductionHanoitourist introduction
Hanoitourist introduction
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Du lịch Hương Gia...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 

Similar to LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Similar to LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (20)

Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú ThọLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.docQuản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
 
Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố quy nhơn ở công ty lữ hành miền tr...
Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố quy nhơn ở công ty lữ hành miền tr...Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố quy nhơn ở công ty lữ hành miền tr...
Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố quy nhơn ở công ty lữ hành miền tr...
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.doc
Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.docPhát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.doc
Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.doc
 
Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hành Miền Tr...
Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hành Miền Tr...Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hành Miền Tr...
Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hành Miền Tr...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...
 
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAYBÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.docLuận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VÂN ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 834 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. 2
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Đẵng và được đánh giá là quận có tiềm năng du lịch to lớn, thể hiện qua những điều kiện thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú như các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, hệ thống chùa chiền và là điểm giữa của ba di sản văn hóa thế giới: Huế - Mỹ Sơn - Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn cũng đang được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, sản phẩm làm ra tại Làng nghề không chỉ là sản phẩm đặt trưng của quận Ngũ Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó chưa kể đến điều kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên nhiên mà chẳng nơi nào có được: Khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn hung vĩ “núi trong long thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng đươc công nhận là môt trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế Âm 19/2 Âm Lịch, Lễ hội Thạch Nghệ Tổ Sư, Lễ hội Vu lang báo hiếu 15/7 Âm Lịch và các cuộc thi điêu khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/một lần). Với nhiều tiềm năng và lợi thế lớn như vậy, tuy nhiên trong nhũng năm qua ngành du lịch quận Ngũ Hành Sơn vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, còn đơn điệu. Trong khi Thành phố Đà Nẵng ngày càng thu hút được rất đông du khách đến thăm quan, mua sắm, nghĩ dưỡng nhưng đô thu hút khách đối với quận Ngũ Hành Sơn vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cần phải có cách nhìn nhận mới hơn về phát triển du lịch trên địa bàn quận. Hiện nay ngành du lịch đánh giá sự phát triển bền vững được quan tâm, do đó hàng loạt các chính sách được ban hành ở từng lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường và đã ký cam kết với quốc tế. Để xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành khu đô thị phía Đông Nam của Thành phố và là đô thị du lịch, dịch vụ kiểu mẫu và là trung tâm dịch vụ nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức công nghệ
  • 4. 2 cao, phát huy thế mạnh phát triển Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định góp phần cùng thành phố Đà Nẵng xây dựng thương hiệu “Thành phố đáng sống”, thành phố du lịch, thành phố thông minh. Sự phát triển du lịch đã giúp diện mạo quận phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách để phát triển du lịch ở quận Ngũ Hành Sơn vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức lớn. Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được công bố trên các sách báo, tạp chí, luận văn, đề tài khoa học về phát triển và chính sách phát triển du lịch bền vững, như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2010) “Các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng” do TS Nguyễn Thị Mỹ Thanh làm chủ nhiệm đề tài [26]. Đề tài đã nhận diện những tác động tiêu cực đến môi trường ở các điểm du lịch sinh thái và các tác nhân gây ra trên địa bàn. Nguyễn Đức Tuy (2014), “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên”, Luận án Tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội [25]. Luận án đã có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: Luận án đã đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Nhận định mức độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù để du lịch bền vững Tây Nguyên phát triền mạnh. Ở Thành phố Đà Nẵng, có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, như : Hồ Kỳ Minh (2011), “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ [23]. Đề tài tập trung vào các nội dung như : phát triển du lịch theo hướng bền vững ; đánh giá tiềm năng và thực
  • 5. 3 trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua ; phân tích cạnh trang về du lịch Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ; Phân tích và dự báo nguồn khách du lịch đến Đà Nẵng ; xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững ; Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững thành phố Đà Nẵng ; Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 về kinh tế, văn hóa-xã hội và tài nguyên-môi trường, cùng các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Nguyễn Xuân Vinh (2010) “Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng” ; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Nguyễn Thị Thu Hiệp (2012) “Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” ; luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Nguyễn Thị Ái Vân (2015) “Phát triển bền vững thương hiệu du lịch Đà Nẵng” ; tạp chí phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, số 63/2015. Tuy có nhiều nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, của nhiều tác giả và cơ quan nghiên cứu nhưng cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn + Mục đích: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn. Trong đó, nêu bật những nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế, yếu kém của nó; từ đó đề xuất phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. + Để thực hiện mục đích đó, yêu cầu của luận văn là: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn hiện nay
  • 6. 4 - Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu là thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở cấp địa phương (quận). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian: từ năm 2011 đến 2017 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công, trong đó chú ý nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự tham dự, tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin: Là thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và ngoài nước có liên qua; phân tích, tổng hợp, thu thập các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, báo cáo, tài liệu thống kê của các ban ngnhf đoàn thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách phát triển du lịch bền vững ở nước ta nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. - Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các các địa phương về chính sách phát triển du lịch bền vững, gồm theo dõi tại các điểm kết hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Là được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin và kiểm tra các giả định liên quan đến thực hiện chính sách du lịch. - Phương pháp thống kê: Là thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương
  • 7. 5 pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ở quận Ngũ Hành Sơn (chương 2). - Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, thống nhất, khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những vấn đề thực tế thực hiện chính sách (chương 2) và đề xuất giải pháp (chương 3). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các kiến thức cơ bản về thực hiện chính sách công vào thực tiễn phát triển du lịch theo hướng bền vững ở một địa bàn cụ thể. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp những căn cứ thực tiễn làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công từ thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở một địa bàn cụ thể (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chinh sách phát triển du lịch bền vững. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững. - Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Chương 3: Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁTTRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
  • 8. 6 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Chính sách và chính sách công Chính sách là một thành tố, công cụ của quản lý. Chính sách công là thành tố của quản lý nhà nước, theo Vũ Cao Đàm (1996) có thể được hiểu “là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. B. Guy Peter (1990) cho rằng: “ Chính sách công là những hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách gián tiếp hay trực tiếp đến cuộc sống của mọi công dân”. Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải trong giáo trình Những vấn đề cơ bản của chính sách công, Học viện KHXH (2012) thì “chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [15] . Chính sách công là kết quả của việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị với mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ người dân. Khái niệm chính sách công được hiểu là chính sách do Nhà nước ban hành và được định nghĩa ở nước ta tại Điều 2, Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó chính sách công là “định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”. 1.1.2. Du lịch và phát triển du lịch bền vững Ngày nay du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan
  • 9. 7 niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này. Tại Hội nghị LHQ về du lịch tại Rome-Italia (1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian lien tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Theo Điều 3, Luật du lịch Việt Nam (2017): "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí…”[19]. Như vậy, Du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp. Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu được chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch giảm thiểu tác động đến môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái của các điểm du lịch. Theo Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) cho rằng phát triển du lịch bền vững cần quan tâm đảm bảo được 3 mục tiêu như sau: - Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Tạo sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định lâu dài nhất là về du lịch. - Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch hợp lý cho phát triển đảm bảo lâu dài và có tính kế thừa cho các thế hệ sau. Bên cạnh các tác động trong quá trình phát triển du lịch đến môi trường sẽ được tôn tạo bảo vệ tài nguyên môi trường một cách ổn định nhất. - Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển Luật Du
  • 10. 8 lịch (2017) của Việt Nam định nghĩa "Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai" (Điều 3) [19]. Để đảm bảo đạt được phát triển du lịch bền vững cần thực hiện những nguyên tắc là: + Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững. + Hạn chế hết mức các xả thải ra môi trường nhằm hạn chế chi phí tôn tạo môi trường để ngày càng nâng cao chất lượng du lịch. + Phát triển du lịch phải bảo tồn tính đa dạng của môi trường du lịch; quy hoạch chi tiết phát triển của từng địa phương, vùng, miền, quốc gia + Phát triển du lịch tạo điều kiện cho kinh tế của các địa phương phát triển nhưng phải đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư + Thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư tại địa phương và các cơ quan đảm bảo các vấn đề hoạt động du lịch. + Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu cho hoạt động du lịch, qua đó quảng báo du lịch của địa phương đến với khách trong nước và quốc tê, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng du lịch. + Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan. Hiện nay, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững vẫn còn mới mẻ ở nước ta. Do đó chúng ta rất cần một chính sách phát triển du lịch bền vững phù hợp, phải lồng ghép nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của du khách và người dân trong việc tham gia vào công cuộc phát triển du lịch bền vững. Thông qua việc so sánh, một bản danh mục các yếu tố đánh giá sự phát triển bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch được hình thành (Bảng 1.1). Bảng 1.1. So sánh phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững Các yếu tố đánh giá Du lịch bền vững Du lịch không bền vững Tốc độ phát triển Chậm Nhanh
  • 11. 9 Các yếu tố đánh giá Du lịch bền vững Du lịch không bền vững Mức độ kiểm soát Có Không Quy mô phù hợp Không phù hợp Mục tiêu Dài hạn Ngắn hạn Phương pháp tiếp cận Theo chất lượng Theo số lượng Phương thức Tìm kiếm sự cân bằng Tìm kiếm sự tối đa Đối tượng tham gia kiểm soát Địa phương Trung ương Chiến lược Quy hoạch trước, triển khai sau Không có kế hoạch, triển khai tùy tiện Kế hoạch Theo quan điểm Theo dự án Mức độ quan tâm Toàn bộ Vùng trọng điểm Áp lực và lợi ích Phân tán Tập trung Quản lý Quanh năm, cân bằng Thời vụ, cao điểm Nhân lực sử dụng Địa phương Bên ngoài Quy hoạch kiến trúc Bản địa Theo thị hiếu của du khách Maketing Tập trung, theo đôi tượng Tràn lan Sử dụng nguồn lực Vừa phải, tiết kiệm Lãng phí Tái sinh nguồn lực Có Không Hàng hóa Sản xuất tại địa phương Nhập khẩu Nguồn nhân lực Có chất lượng Kém chất lượng Du khách Số lượng ít Số lượng nhiều Học tiếng địa phương Có Không Du lịch tình dục Không Có Thái độ du khách Thông cảm và lịch thiệp Không ý tứ Sự trung thành của du khách Trở lại tham quan Không trở lại tham quan Nguồn: Machado (2003) Như vậy, du lịch bền vững có thể hiểu là du lịch giảm thiểu các chi phí và
  • 12. 10 nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. Gần đây, cùng với du lịch bền vững người ta thường nói nhiều về du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái, về bản chất, cũng là du lịch bền vững nhưng được nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh bảo vệ thiên nhiên và môi trường như là nền tảng cơ bản cho phát triển du lịch bền vững. Luật Du lịch (2017) của nước ta định nghĩa “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” (Điều 3) [19]. 1.1.3. Chính sách phát triển du lịch bền vững và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững Chính sách phát triển du lịch bền vững được Nhà nước ra quyết định được cụ thể hóa bằng đường lối, chủ trường của Đảng gắn với các mục tiêu và giải pháp để giải quyết các vấn đề phát triển du lịch bền vững ở các địa phương trong nước. Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là việc đưa chính sách này vào thực hiện trong cuộc sống với kết quả, hiệu quả cụ thể. Kết quả được thể hiện quan hoạt động phát triển du lịch đáp ứng được về kinh tế - xã hội và môi trường. Ở nước ta, chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững được thể hiện trong Luật Du lịch Việt Nam (2017) tại Điều 5 với các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững là (Điều 4) [21]: - Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm. - Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng. - Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. - Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của
  • 13. 11 khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. - Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch. 1.2. Các bên liên quan và các yếu tố tác động, ảnh hưởng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Các bên liên quan Phát triển du lịch bền vững là phát triển đồng thời về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đạt được mục tiêu này thì vai trò của các bên liên quan đến phát triển du lịch bền vững là quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình phát triển đó là: - Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Các cơ quan này có vai trò trong việc hoạch định, xây dựng chính sách. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, phân bổ nguồn lực, tuyên truyền quảng bá du lịch, đảm bảo công tác an ninh tạo sự an toàn cho du khách, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch và du khách. - Doanh nghiệp du lịch: Doanh nghiệp du lịch là chủ thể quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Đội ngũ nhân viên làm trong ngành du lịch là người trực tiếp thực thi các hoạt động du lịch, vì vậy, trình độ và khả năng ý thức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. - Du khách: Là người tham gia trong việc đưa du lịch bền vững vào thực tiễn. ảnh hưởng của du khách đối với sự phát triển bền vững du lịch thể hiện thông qua ý thức, thái độ, trình độ và khả năng cảm nhận của du khách đối với nơi tham gia du lịch. - Cộng đồng dân cư địa phương: Những hiểu biết về du lịch, nhận thức của cộng đồng dân cư, người dân, sự tham gia giám sát vào quá trình phát triển du lịch của địa phương ra sao là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững của một địa phương. - Các tổ chức xã hội: Tham gia tích cực vào sự kiện du lịch ở tầm khu vực và quốc gia. - Hiệp hội du lịch: Tuyên truyền, phổ biến về nội dung chính sách phát triển du lịch đến hội viên và cộng đồng doanh nghiệp. Chủ động hình thành tổ chức phát
  • 14. 12 triển du lịch vùng để điều phối và tư vấn các vùng, liên kết phát triển, tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch chung của vùng. 1.2.2. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng a. Yếu tố chủ quan Thứ nhất, nhận thức, ý thức trong phát triển du lịch. Nhận thức, ý thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững nói chung và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững nói riêng, bởi lẽ nhận thức, ý thức quyết định và chi phối hành vi của con người, đặc biệt là liên quan tới hành vi ứng xử với tự nhiên là tài nguyên cơ bản để phát triển du lịch. Nhận thức, ý thức về du lịch bền vững tốt, đầy đủ sẽ tạo các hành vi ứng xử tốt, thân thiện với tự nhiên và môi trường trong khi vẫn thỏa mãn được các nhu cầu phát triển của các bên liên quan. Thứ hai, chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện phát triển du lịch. Như mọi hoạt động phát triển khác, hoạt động phát triển du lịch cần có chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện. Chính sách, cơ chế phát triển du lịch bền vững do Nhà nước xác định và được tổ chức thực hiện bởi hệ thống bộ máy quản lý. Chính sách, cơ chế phát triển du lịch bền vững thể hiện trong Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và cụ thể hóa thực hiện. Giúp Nhà nước quản lý phát triển du lịch ở các quốc gia là cơ quan đầu mối chuyên trách, thường là cấp bộ hay cấp tổng cục với hệ thống bộ máy tổ chức ở trung ương và địa phương. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, rất coi trọng phát triển, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn nên chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện phát triển du lịch được quan tâm hoàn thiện, đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng bền vững. Thứ ba, về năng lực tổ chức thực hiện. Trong quản lý phát triển, năng lực tổ chức thực hiện được coi là yếu tố rất quan trọng, có tác động ảnh hưởng rất lớn tới thực hiện các mục tiêu phát triển theo hướng bền vững. Năng lực là khả năng cho thực hiện. Năng lực tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là khả năng của hệ thống bộ máy tổ chức và con người cho thực hiện chính sách phát triển du lịch theo các mục tiêu phát triển
  • 15. 13 bền vững. Chính sách tốt nhưng không được tổ chức triển khai thực hiện không tốt sẽ dẫn tới kết quả không tốt hay tuy tốt nhưng không bền vững. Thứ tư, sự phối kết hợp của các bên liên quan. Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh tế đặc thù, cả về nguồn lực cho phát triển, cả về sản phẩm và cả về các bên liên quan. Khác với các hoạt động kinh tế khác mà ở đó sản phẩm hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất xong rồi đưa ra thị trường thì các bên liên quan trong phát triển du lịch có đặc thù là sự tham gia của không chỉ người sản xuất cung cấp sản phẩm du lịch (doanh nghiệp du lịch) mà còn cả người tiêu dùng sản phẩm du lịch (khách du lịch) và cộng đồng dân cư nơi có sản phẩm du lịch. Các bên liên quan này nếu không phối kết hợp với nhau sẽ không tạo nên sự phát triển du lịch bền vững. Sự phối kết hợp này mạnh hay yếu sẽ tác động trực tiếp tới duy trì các điều kiện cơ bản cho phát triển du lịch lâu dài hay không lâu dài. b. Yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan trong phát triển du lịch bền vững là các yếu tố bên ngoài con người, như sự hấp dẫn của địa điểm du lịch; thương hiệu du lịch; cơ sở hạ tầng du lịch; an ninh, an toàn cho khách du lịch, … Các yếu tố này càng được đảm bảo thì càng làm tăng cường các điều kiện cho phát triển du lịch bền vững. Việc phấn đấu có được sự công nhận quốc tế về địa điểm du lịch hay tạo dựng thương hiệu du lịch cũng như môi trường ăn nghỉ an toàn, thân thiện cho du khách hưởng thụ các sản phẩm du lịch luôn được coi trọng trong chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững. Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, quyết định mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch của địa phương. Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cửa hàng thương nghiệp, cơ sở văn hóa thể thao, thông tin văn hóa. . . Cơ sở vật chất để phục vụ du lịch là các phương tiện cho việc ăn nghỉ của du khách được đảm bảo. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ khác như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc,
  • 16. 14 y tế ngân hàng . . . thường xuyên được đảm bảo. Bên cạnh đó sự ổn định chính trị của quốc gia, chính sách ngoại giao mở rộng đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế để đầu tư vào du lịch phát triển.Việc đảm bảo cho du khách được an tâm khi đến du lịch nghĩ dưỡng tại các địa phương trong nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. 1.3. Các bước thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách xác định được các nội dung, nhiệm vụ để tổ chức điều hành, cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện chính sách, kế hoạch được hơp lý đúng thời gian. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống phải tuân thủ những nội dung cơ bản sau: - Tổ chức điều hành: Các cơ quan chủ trì và phối hợp để triển khai thực hiện đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để bố trí tham gia vào thực thi chính sách … - Dự kiến các nguồn lực: Gồm các thành phần như tài chính, cơ sở vật chất, máy móc, xe cộ, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật … 1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách Việc phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Do vậy công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về ngành Du lịch với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tạo sự đồng thuận về phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tổ chức các cuộc họp báo tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông tin đại chúng, công chức và viên chức làm công tác tuyên truyền; xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các cơ quan, đơn vị để họ tự nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Ngoài ra, có thể tuyên truyền bằng cách đăng tải trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để các đối
  • 17. 15 tượng được thụ hưởng chính sách và mọi người dân biết để thực hiện. 1.3.3. Xác định trách nhiệm và phân công phối hợp thực hiện chính sách Chính sách phát triển du lịch bền vững tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương. Việc thành công của một chính sách do nhiều yếu tố cấu thành, nhân tố cấu thành. Do đó, để cho việc thực thi chính sách thực hiện được đúng mục tiêu quản lý thì cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động và liên quan. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các hoạt động du lịch trong phạm vi cả nước; phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện về phát triển du lịch phù hợp với mục tiêu phát triền kinh tế-xã hội của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách. 1.3.4. Duy trì thực hiện chính sách Duy trì thực hiện chính sách theo những giải pháp, biện pháp bảo đảm duy trì, tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường quốc tế. Trong quá trình thực hiện chính sách nếu không duy trì và phát triển thì hiệu quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, để duy trì chính sách cần phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỷ thuật để thực thi chính sách. 1.3.5. Điều chỉnh trong tổ chức thực hiện chính sách Việc điều chỉnh thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là hoạt động diễn ra thường xuyên. Về nguyên tắc, thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách. Do đó các bên tham gia thực thi chính sách cần phải thường xuyên đề xuất điều chỉnh về giải pháp, biện pháp, cơ chế để thực hiện chính sách có hiệu quả, bảo đảm mục tiêu chính sách đã đề ra. Việc điều chỉnh chính sách phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định, tức là chỉ thực hiện điều chỉnh về các biện pháp, giải pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu chính sách theo yêu cầu
  • 18. 16 thực tế của bộ, ngành, đja phương, các bên tham gia. 1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách là một trong những nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững. Việc đối chiếu, so sánh với các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có). Trong quản lý nếu phát hiện sơ hở, có đưa ra các giải pháp chấn chỉnh góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin, 1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách - Quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững cần xem xét, kết luận về chấp hành chính sách của các đối tượng. - Các đối tượng tham gia thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững cần đánh giá những việc thực hiện được hay không. - Để đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững là tính hưởng ứng chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp điều kiện về không gian và thời gian thực hiện chính sách. 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương Việt Nam và bài học rút ra 1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương - Thành phố Huế Trong những năm qua, ngoài mục tiêu phát triển mạnh mẽ du lịch, Thành phố Huế thuộc Tỉnh Thừa Thiên – Huế là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thành phố Huế thuộc Tỉnh Thừa Thiên – Huế được xem là một trung tâm văn hóa, du lịch lớn của miền Trung và cả nước. Thành phố Huế có nhiều điều kiện đặc thù về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Do vậy, phát triển bền vững luôn là vấn đề được quan tâm trên nhiều phương diện và trong từng lĩnh vực, với từng giai đoạn khác nhau; đặc biệt là với hệ thống di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại (vật thể, phi vật thể).
  • 19. 17 Đây cũng là địa phương có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, có thành phố Festival - Huế. Do vậy, việc phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Huế càng được đầu tư phát triển. Giai đoạn 2017 - 2020, Thành phố Huế phát triển đồng bộ, bền vững, chất lượng cao và chuyên nghiệp; xứng tầm là trung tâm du lịch của cả nước và khu vực. Thành phố Huế tập trung kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu, tạo điểm nhấn và có sức ảnh hưởng lớn đối với du lịch toàn tỉnh, tăng cường xã hội hóa các dự án đầu tư. Đồng thời, tỉnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, chú trọng các sản phẩm du lịch văn hóa - di sản, xây dựng sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ chủ lực như văn hóa di sản, phát triển các loại hình sản phẩm mới dựa trên tiềm năng thế mạnh của địa phương, Thành phố Huế đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng phù hợp với thực tế, tập trung ở các trung tâm du lịch đầu mối. Thành phố Huế sẽ hoàn chỉnh kế hoạch marketing giai đoạn 2017 - 2020 trên cơ sở chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, hoàn thiện môi trường du lịch và cải cách, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch dịch vụ. Năm 2017, Tỉnh Thừa Thiên - Huế đón 3,78 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm trước, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 3.800 tỷ đồng. - Thành phố Nha Trang TP. Nha Trang đã và đang được đầu tư để trở thành một thành phố du lịch sinh thái biển, trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế… Dù trong tương lai, Khánh Hòa sẽ có thêm nhiều hệ thống tuyến điểm du lịch ở Cam Lâm, Cam Ranh, vịnh Vân Phong…, song Nha Trang được định hướng phát triển thành đô thị du lịch và vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Khánh Hòa… TP. Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa,
  • 20. 18 nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar, Viện Pasteur, Viện Hải dương học… Trong thành phố đã hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp. Trong 10 đến 15 năm tới, Khánh Hòa dự định phát triển 3 khu vực tập trung các dịch vụ du lịch gồm thị xã Cam Ranh và phụ cận khoảng 1.500 ha khai thác du lịch biển, đầm vịnh, cảnh quan biển, vịnh, núi, cồn cát… Cụm khu vực Dốc Lết, vịnh Vân Phong khoảng 1.350 ha. Nếu nhìn vào các con số quy hoạch thì quy mô đất dành cho phát triển du lịch dịch vụ tập trung ở Vân Phong dự báo còn lớn hơn Nha Trang rất nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà tư vấn của Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), hiện nay chỉ có Nha Trang là có tiềm năng về nhân văn và đô thị đủ tầm cỡ để phát triển thành trung tâm du lịch có sức hấp dẫn cao. Những nơi khác có tài nguyên thiên nhiên nhưng không đủ hấp dẫn về văn hóa, xã hội. Thiên nhiên đơn thuần không đi kèm với tài nguyên nhân văn sẽ không đủ hấp dẫn du khách nên không thể trở thành trung tâm du lịch lớn. Mặt khác, nếu chỉ tập trung khai thác sẽ mang lại hiệu suất thấp nhưng nguy cơ tàn phá môi trường lại rất cao. Chính vì thế, về du lịch, trước mắt tập trung khai thác khu vực Nha Trang và các vùng phụ cận. Đối với Nha Trang, cần xác định ngành chính là du lịch, đồng thời phải xác định rõ, nếu muốn phát triển du lịch ở tầm cỡ quốc tế thì phải hạn chế các ngành nghề có nguy cơ xung đột khác, tập trung vào một lĩnh vực, không đầu tư dàn trải. Theo kinh nghiệm thế giới, chỉ riêng du lịch và dịch vụ thừa sức “nuôi
  • 21. 19 sống” những đô thị tầm vừa và nhỏ. Những đô thị du lịch nổi tiếng như Edinburgh, Venice… có thu nhập cao vào loại nhất thế giới mà không cần đến công nghiệp. Hiện nay, du lịch Nha Trang chủ yếu dựa vào tham quan vịnh. Tuy nhiên, môi trường sinh thái vùng vịnh rất nhạy cảm, nhất là những vùng sinh thái đặc biệt như rạn san hô, hang yến. Vì thế, việc phát triển du lịch vịnh đại trà là không nên. Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nhiều khi môi trường vịnh ô nhiễm. Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn ngoài 2030, các nhà tư vấn Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn đã đề xuất: Để có thể phát triển du lịch Nha Trang, quan trọng là phải bảo tồn và tôn tạo những tiềm năng du lịch chứ không chỉ khai thác chúng; tập trung dịch vụ lưu trú tại TP. Nha Trang, không dàn trải ra nhiều vùng khác, biến Nha Trang thành trung tâm du lịch chính của cả tỉnh. Những điểm du lịch khác của tỉnh cần tạo ra những không gian thiên nhiên, bổ trợ cho không gian du lịch đô thị tại Nha Trang. Bên cạnh đó, địa phương phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Nha Trang; khai thác hợp lý và hiệu quả dải đô thị ven biển; phát huy tối đa tính hướng biển của TP. Nha Trang để tạo ra một bản sắc chung là Nha Trang - thành phố biển; phát triển dải đô thị dọc sông Cái, tạo thành đô thị du lịch, đưa yếu tố biển vào sâu trong đất liền; nâng cấp Cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế kết hợp quy hoạch những khu vực dành cho tàu thuyền cá nhân… - Thành phố Hội An Trong những năm qua, điều kiện thời tiết, tình trạng biến đổi khí hậu, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường biển các tỉnh Bắc miền Trung… diễn biến phức tạp, bờ biển Cửa Đại tiếp tục sạt lở nặng nề nhưng ngành kinh tế du lịch Hội An vẫn tăng trưởng khá (khoảng 15,49%). Tổng lượng khách đến tham quan, lưu trú Hội An đạt hơn 2,6 triệu lượt người, tăng gần 18%, trong đó có gần 1,6 triệu lượt khách mua vé tham quan, tăng hơn 34%, doanh thu đạt 172,5 tỷ đồng, tăng hơn 36%. Là ngành kinh tế mũi nhọn..., phát triển dựa trên các giá trị văn hóa và sinh thái, chính quyền TP.Hội An tiếp tục chú trọng chất lượng các hoạt động du lịch và dịch vụ. Năm qua, thành phố tập trung đáng kể cho công tác lập lại trật tự kinh
  • 22. 20 doanh và vệ sinh môi trường trong khu phố cổ, triển khai phương án sắp xếp hàng rong, chấn chỉnh hoạt động tại các điểm tham quan du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn cho du khách. Là địa bàn trung tâm du lịch, có khu phố cổ nên phường Minh An đặc biệt tập trung cho công tác lập lại trật tự đô thị trên địa bàn của phường Minh An. Một số điểm mà du khách phản ánh rằng nhếch nhác về hàng rong, kinh doanh vỉa hè... đến nay đã được giải quyết một cách cơ bản. Và trật tự kinh doanh, trang trí hàng hóa trong gia đình cố định và dưới lòng sông cũng được quan tâm để ý nhiều hơn. Cũng trên cơ sở phát huy thế mạnh, đặc trưng của từng vùng, Hội An còn thực sự chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới làm phong phú, đa dạng và tạo thêm nhiều trải nghiệm cho du khách. Trong năm, thành phố khai trương và đưa vào hoạt động tour “Về Hội An đi xe đạp”, điểm tham quan làng An Mỹ - phường Cẩm Châu, dịch vụ “Đi bộ dưới đáy biển ngắm san hô” ở Cù Lao Chàm và một số trò chơi thể thao bãi biển ở thôn An Bàng (Cẩm An), Bãi Ông (Tân Hiệp)… Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ du khách ngày càng đông như: bãi đỗ xe, các điểm dừng chân, hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hạ tầng phục vụ tại cảng Cửa Đại, Cù Lao Chàm… Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố còn chủ trương đẩy mạnh du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản của mình.Thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu trú trong dân. Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch ở các vùng ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân”. Trong năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt động, nâng tổng số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác quản lý trên lĩnh vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hướng không gian phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm
  • 23. 21 phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, chất lượng.Ngành du lịch được xác định lấy chất lượng phục vụ là một yếu tố cạnh tranh, lấy tính thân thiện, hiếu khách, chu đáo của con người phố Hội thuần hậu truyền thống để làm một trong những nhu cầu đáp ứng hoạt động của du khách. Ngoài ra, việc liên kết liên vùng đối với những địa phương có di sản trên “Con đường di sản miền Trung”, đối với một số huyện có điểm tham quan trong tỉnh cũng cần tăng cường sự kết nối để phát triển. Hằng năm, Hội An phấn đấu tăng giá trị sản xuất ngành du lịch - dịch vụ - thương mại khoảng 16,20% và đón khoảng 3 triệu lượt khách đến tham quan lưu trú. 1.4.2. Bài học rút ra Từ các kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở những địa phương, thành phố lớn trong cả nước, có thể học hỏi những kinh nghiệm trên về triển khai thực hiện tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đó là: - Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề liên quan trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững. - Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác thực hiện và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn lực mà đã sẵn có ở cấp độ quốc gia và trong khu vực. Tăng cường tiếp cận với các nguồn lực tài chính có thể liên quan đến những nỗ lực khuyến khích sự đóng góp lớn hơn từ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là dưới các hình thức quan hệ hợp tác công tư (PPP). Các chính quyền thành phố có thể đánh giá các chính sách đầu tư và các quy định để khuyến khích hệ thống tổ chức sắp xếp nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển du lịch bền vững. - Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem như một vấn đề chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của hoạt động du lịch. Tạo thuận lợi cho du lịch ở các nước châu Á Thái Bình Dương cần bao hàm giải quyết các vấn đề được đặt ra từ nhu cầu du lịch không biên giới, rào cản và khả năng tiếp cận cho người khuyết tật. Hiện nay đã có một số các sáng kiến ở một số khu vực
  • 24. 22 đáng chú ý, xem xét ngành công nghiệp du lịch về khía cạnh của khả năng tiếp cận mà không hề gây rào cản và tôn trọng các quyền con người của những người khuyết tật. Theo dõi hành động ở cấp quốc gia và khu vực sẽ được khuyến khích để du lịch không rào cản và tạo ra khả năng tiếp cận lớn hơn cho những người khuyết tật và người già là một công việc quan trọng của nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
  • 25. 23 Tiểu kết Chương 1 Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững, trong những năm qua, du lịch đã có những bước phát triển nhanh nhưng chưa toàn diện. Trong quá trình phát triển đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm tiềm năng; nguồn tài nguyên du lịch chưa bền vững trong quá trình khai thác ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập. Hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao…Với mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành thế mạnh của cả nước thì yêu cầu giải quyết các vấn đề trên; Chương 1 cũng đã bàn đến các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển du lịch bền vững, trong đó, nhân tố con người được coi là nhân tố quan trọng. Bên cạnh đó, trong kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước cũng đã nêu lên những bài học cho quận Ngũ Hành Sơn trong phát triển du lịch bền vững. Đây là những nội dung cơ bản triển khai ở những chương sau.
  • 26. 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch quận Ngũ Hành Sơn 2.1.1. Thực trạng, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội - môi trường 2.1.1.1. Thực trạng Được đánh giá là có tiềm năng du lịch to lớn, quận Ngũ Hành Sơn thể hiện qua những điều kiện hết sức thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú các di tích lịch sử, hệ thống chùa chiềng và là điểm giữa của ba di sản văn hoá thế giới : Huế- Mỹ Sơn- Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước cũng đang được đề nghị công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề đã thổi hồn vào đá, tạo ra những sản phẩm làm say mê du khách trong và ngoài nước. Là sản phẩm đặc trưng không chỉ của quận Ngũ Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó là chưa kể đến điều kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên nhiên mà “chẳng nơi nào có được” khu danh thắng Ngũ Hành Sơn hùng vĩ “núi trong lòng thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng được công nhận là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh . Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn được biết đến như là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế âm, lễ hội Thạch Nghệ Tổ Sư, lễ hội Vu lang báo hiếu và các cuộc thi điêu khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/ một lần) … Tràn đầy tiềm năng là thế, gặt hái được nhiều danh hiệu là thế, tuy nhiên bao nhiêu năm nay ngành du lịch quận Ngũ Hành Sơn vẫn phát triển trong tình trạng còi cọc với bình quân lưu trú chỉ dao động khoảng 1-1.5 đêm/ khách. Thành phố càng ngày càng thu hút được rất đông du khách đến du lịch quận Ngũ Hành Sơn có những vấn đề phải nhìn nhận lại.
  • 27. 25 Lâu nay ngành du lịch chỉ đánh giá sự phát triển của mình dựa trên số lượng du khách gia tăng. Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp ngành du lịch phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao, mà chất lượng được đánh giá chủ yếu qua các hoạt động của dịch vụ du lịch. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn tận dụng được cơ hội, ngành du lịch Ngũ Hành Sơn phải cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong đó nâng cao chất lượng dịch vụ là trọng tâm thiết yếu nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao du lịch Ngũ Hành Sơn vẫn chưa tạo được hình ảnh du lịch tương xứng, không thể đạt được những chỉ số kinh doanh hợp lý so với tiềm năng du lịch đang được đánh giá rất cao của mình? Tại sao Ngũ Hành Sơn không tạo được sức thu hút đối với cả du khách nội địa lẫn du khách quốc tế - thậm chí lâm vào tình trạng có nhiều du khách “một đi không trở lại”? Để đi tìm câu trả lời cho chất lượng dịch vụ du lịch quận Ngũ Hành Sơn, tác giả đánh giá lại số lượng và chất lượng các hoạt động du lịch của quận Ngũ Hành Sơn trong những năm qua để trả lời cho sự phát triển trì trệ của du lịch Ngũ Hành Sơn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của du lịch quận Ngũ Hành Sơn, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển hiệu quả chất lượng du lịch quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới. 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp phường Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam; diện tích tự nhiên của toàn quận là 3.911,7818 ha, dân số 75.265 người (Theo niên giám thống kê năm 2016), gồm có 04 các phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý. Được đánh giá là có tiềm năng du lịch to lớn, quận Ngũ Hành Sơn thể hiện qua những điều kiện hết sức thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú các di tích lịch sử, hệ thống chùa chiềng và là điểm giữa của ba di sản văn hoá thế giới : Huế- Mỹ Sơn- Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn đang được đề nghị cấp trên xét công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề đã thổi hồn vào đá, tạo ra những sản
  • 28. 26 phẩm làm say mê du khách trong và ngoài nước. Là sản phẩm đặc trưng không chỉ của quận Ngũ Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó là chưa kể đến điều kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên nhiên mà “chẳng nơi nào có được” khu danh thắng Ngũ Hành Sơn hùng vĩ “núi trong lòng thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng được công nhận là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh . Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn được biết đến như là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế âm, lễ hội Thạch Nghệ Tổ Sư, lễ hội Vu lang báo hiếu và các cuộc thi điêu khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/ một lần) … 2.1.1.3. Về kinh tế -xã hội-môi trường Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đánh giá: "Trong nhiệm kỳ qua, các ngành kinh tế trên địa bàn, nhất là trên các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xây dựng tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng khá ở một số ngành có lợi thế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng về dịch vụ, du lịch, thương mại” [3-4]. Kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế thực hiện trong giaiđoạn2011- 2016 được thể hiện trong Bảng 2.1 Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế của quận giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá 2010) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trưởng b/q (%) 1. Tổng giá trị SX 796,17 869,52 962,35 1.127,24 1.330,55 1.711,58 13,9 - Giá trị SX ngành CN- TTCN- XD 350,81 378,81 386,85 415,45 434,35 500,38 5,52 - Giá trị SX ngành TM- DV 359,20 410,68 519,53 654,61 831,35 1.107,58 23,34 - Giá trị SX ngành NN- TS 86,16 80,30 55,97 57,18 64,28 53,15 7,06 2. Cơ cấu giá trị SX 100 100 100 100 100 100
  • 29. 27 Ngành CN-TTCN-XD 44,06 43,57 40,20 36,86 32,69 32,17 Ngành TM- DV 45,12 47,23 53,99 58,07 62,48 64,73 Ngành NN- TS 10,82 9,20 5,82 5,07 4,83 3,11 Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn(2011-2016) Qua bảng 2.1 ta thấy, kinh tế của quận thời gian qua vẫn duy trì được tốc độ phát triển và có mức tăng trưởng khá. Trong thời kỳ 2011- 2016 tổng giá trị sản xuất đạt mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 13,9%; trong đó ngành CN- TTCN- XD tăng 5,52%; ngành thương mại- dịch vụ tăng cao nhất là 23,34%; ngành nông nghiệp- thuỷ sản giảm 7,06%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại- dịch vụ, giảm dần công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Nguyên nhân là quận có lợi thế về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, du lịch biển và làng nghề điêu khắc đá nổi tiếng để phát triển ngành du lịch- dịch vụ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011-2016 ngành du lịch quận tiếp tục tăng trưởng nhanh qua các năm, khách du lịch đã vượt ngưỡng 1.000.000 lượt khách. Năm 2011 đón được 558,335 lượt khách, trong đó có 157,521 khách quốc tế; đến năm 2016 tăng lên 1,487,144 lượt khách (tăng 53,47% so với năm 2011), trong đó có 842,311 lượt du khách quốc tế (tăng 30,7% so với năm 2011) [6]. Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, quận Ngũ Hành Sơn đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm, nghĩ dưỡng trên địa bàn quận. Bảng 2.2. Lượng khách đến du lịch tại quận 2011-2016 ĐVT: lượt khách Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số khách đến 370.504 340.671 385.143 460.984 421.515 528.000 - Quốc tế 74.268 64.705 70.682 115.312 76.521 97.100 - Nội địa 296.236 275.966 314.461 345.672 344.994 430.900 Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn (2011-2016) Bảng 2.3. Số lượt khách đến tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn
  • 30. 28 từ năm 2011-2016 Năm Tổng số khách (lượt) Khách Quốc tế (lượt) Khách Nội địa (lượt) 2011 558,335 157,521 400,814 2012 588,098 168,388 419,710 2013 634,000 202,000 432,000 2014 884,077 319,459 564,618 2015 1,221,000 574,000 647,000 2016 1,487,144 842,311 644,833 Tổng 3,885,510 1,421,368 2,464,142 (Nguồn: Ban Quản lý Khu du lịch Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn) Bảng 2.3 cho thấy du lịch ở Quận đang ngày càng phát triển, lượng du khách năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng trung bình mỗi năm từ 15-20%. Công tác giáo dục - đào tạo được Quận ủy và UBND quận quan tâm toàn diện và từng bước phát triển. Chất lượng giáo dục của các cấp học được nâng cao, cơ sở vật chất được tăng cường, 100% trường lớp đã được kiên cố hóa, trên địa bàn quận có 32 điểm trường, 559 phòng học và các phòng chức năng, sửa chữa 44 phòng học và 11 công trình phụ khác, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng và đã có 21 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (có 06 trường mần non). Toàn quận có 32 trường với gần 12.688 học sinh, huy động gần 100% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp (riêng trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đạt gần 100%), có 100% trẻ trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đến trường tiểu học, 99,7% trẻ từ 11 - 14 tuổi đến trường THCS; 100% giáo viên công lập ở các ngành học đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; có 4/4 phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Công tác khuyến học, khuyến tài đã huy động mọi nguồn lực, tiềm năng để phát triển giáo dục - đào tạo. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển mạnh loại hình trường, lớp mầm non ngoài công lập, đã thu hút 100% tổng số học sinh mầm non huy động ra lớp toàn quận [11-12]. Về môi trường, để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của dân cư ở đây và thu hút nhiều hơn khách du lịch, quận Ngũ Hành Sơn đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi
  • 31. 29 trường. Trước hết, quận chú trọng công tác tuyên truyền vận động người dân trong khu dân cư và ven biển chung tay bảo vệ môi trường biển, hạn chế vứt rác thải bừa bãi ra khu vực mình sinh sống và ra biển. Hàng năm, các hoạt động bảo vệ môi trường sinh sống và môi trường biển như thu gom rác nhân ngày bảo vệ môi trường được đông đảo người dân tham gia. Trong những dịp Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đa dạng sinh học thế giới quận phát động người dân tham gia làm sạch môi trường sinh sống và khu vực biển để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường của mình. Hằng năm, UBND quận chỉ đạo phòng Tài nguyên – Môi trường quận phối hợp với các cơ quan chức năng nhất là công ty vệ sinh môi trường triển khai thực hiện phương án thu gom, vận chuyển rác.Nhờ đó, tại nơi công cộng, khu dân cư, ven biển sạch, đẹp hơn. Qua hoạt động thu gom rác, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng cao [16]. 2.1.2. Hoạt động du lịch 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng du lịch Trong những năm qua, quận Ngũ Hành Sơn được Thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch quận phát triển, các dự án đầu tư về du lịch đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, phục vụ khách du lịch. Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư xây dựng nhiều loại hình cơ sở lưu trú như khách sạn, resort, khu du lịch... Với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư phát triển tương đối hiện đại và đồng bộ, ngành du lịch thành phố được kỳ vọng sẽ giải quyết tốt nhu cầu của thị trường trong tương lai gần. Cơ sở lưu trú trên địa bànquận Ngũ Hành Sơn hiện có 204 khách sạn, resort, căn hộ Vila từ 5 sao đến các cơ sở lưu trú chưa phân hạng. Trong đó, có 27 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao và 7 khách sạn 3 sao với tổng cộng là 2.451 phòng, căn hộ và vila cao cấp. Có sự khác biệt rõ rệt giá phòng giữa các hạng. Giá phòng khách sạn 5 sao hơn gấp đôi khách sạn 4 sao và gần gấp 6 lần khách sạn 3 sao. Công suất phòng tại hầu hết các khách sạn vào thời điểm cuối tháng 1/2016 gần như đạt 98% vì đây là thời điểm tết âm lịch. Tại thời điểm này gần 70-80% số dự án trong giai đoạn hoàn thiện. Đa số các dự án khách sạn tại quận Ngũ Hành Sơn tọa lạc dọc ven
  • 32. 30 biển [17]. Về hệ thống giao thông, hệ thống giao thông trên địa bàn quận được nối liền với các trục giao thông vào trung tâm thành phố. Năm 1997 từ chỗ toàn quận chỉ có 8 km đường bê tông nhựa; 9,3 km đường đá dăm; 13,7 km đường cấp phối; 42,25 km đường đất giao thông nội đồng, thì đến nay số đường này đã được bê tôngnhựa hơn 40 km, còn lại đã đầu tư nâng cấp thành đường bê tông xi măng. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn quận được hoàn thiện đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, các ngành kinh tế của quận nhất là trao đổi hàng hoá, du lịch, vận tải, dịch vụ, thương mại. 2.1.2.2.Các loại hình du lịch - Du lịch văn hoá : Trên địa bàn quận hiện nay có nhiều Di tích kiến trúc nghệ thuật , di tích lịch sử cách mạng, di tích Hang Âm Phủ, di tích lịch sử - văn hoá, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, cây di sản Việt Nam… có thể trở thành các điểm thăm quan và tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá. Nhưng hiện nay một số khu di tích vẫn còn chưa được khai thác và lượng khách đến thăm quan còn ít, trong danh mục của các tour du lịch chưa được đưa vào như Khu căn cứ cách mạng K20, Di tích 45 em học sinh Mân Quang,... - Du lịch MICE: MICE là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm). Nói cách khác, du lịch MICE chính là loại hình du lịch sự kiện, du lịch tiện ích, tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với việc tổ chức sự kiện trong điều kiện hạ tầng cơ sở tương đối đảm bảo. Giá trị của loại hình dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Ðối tượng du lịch MICE thường là khách hạng sang, các doanh nhân, chính khách, số lượng khách đông, tập trung và có thể đến từ nhiều vùng, hoặc nhiều quốc gia trên thế giới. Chi tiêu du lịch MICE chủ yếu là công tác phí do các cơ quan chủ quản của du khách hoặc các tổ chức chi trả, ngoài ra một phần bổ sung thêm từ tiền túi của các cá nhân. Mỗi khách du lịch công vụ thường chi tiêu gấp 4 lần so với khách du lịch thông thường.
  • 33. 31 Trong những năm qua, nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch như hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp, các sản phẩm du lịch khá phong phú và hệ thống hạ tầng cơ sở tốt của thành phố Đà Nẵng mà loại sản phẩm dịch vụ du lịch MICE khá phát triển. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Furama đi đầu trong việc phát triển loại hình dịch vụ này. Với các sản phẩm dịch vụ du lịch MICE được đầu tư đẳng cấp và chuyên nghiệp, Furama nổi tiếng là khu nghỉ mát có cơ sở hạ tầng phục vụ hội nghị và hội thảo thuộc loại lớn nhất ở khu vực miền Trung: bao gồm nhiều loại phòng hội thảo, một hệ thống gồm nhiều phòng hội nghị trong khuôn viên và một cung hội nghị với sức chứa lên tới 1000 khách. Nhờ đó, hàng năm nhiều hội nghị quốc tế và trong nước đã được tổ chức ở các khách sạn cao cấp ở Quận như: Các sự kiện lớn đều được tổ chức trên địa bàn quận như Hội nghị Cấp cao APEC được tổ chức tháng 10 năm 2017 và các sự kiện cấp cao khác. Đến nay, trên địa bàn quận có 4 đơn vị tham gia kinh doanh loại hình này như Hyatt Regency Danang Resort,Vinpearl Da Nang Resort & Villas,Khu Nghỉ Dưỡng Sheraton Grand Danang Resort và Khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng. - Du lịch tâm linh: Theo đánh giá của Sở Du lịch Đà Nẵng, trên đất nước Việt Nam ít có nơi nào có hàng chục ngôi chùa tồn tại từ nhiều thế kỷ như ở Ngũ Hành Sơn, trong đó có hai Quốc tự được các vua triều Nguyễn sắc phong. Các di vật, cổ vật còn lưu giữ tại các chùa, đến các bút tích, văn bia, các điển tích Phật giáo được truyền tụng, bảo tồn đến ngày nay đã chứng minh bề dày lịch sử phát triển của văn hóa Phật giáo tại khu danh thắng thiêng liêng này. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây Ngũ Hành Sơn đã được các tổ chức, hiệp hội và các đoàn lữ hành đánh giá và tôn vinh là điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn. Năm 2000, Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn là một trong 15 lễ hội Quốc gia. Năm 2011, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chọn Ngũ Hành Sơn là Top 10 điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất. Gần đây, trang website về du lịch TripAdvisor tại Mỹ đã bình chọn Đà Nẵng, Việt Nam đứng đầu danh sách những "điểm du lịch đáng đến nhất thế giới", trong đó có lời khen ngợi danh thắng Ngũ Hành Sơn. - Dịch vụ vui chơi giải trí:
  • 34. 32 Về cơ bản, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có đầy đủ các cơ sở cung cấp dịch vụ giải trí như: Khu mua sắm đá mỹ nghệ, tuyến phố du lịch 24/7 An Thượng, karaoke, vũ trường, bar– cafe, massage, sân khấu biểu diễn... Ngoài ra, các khu nghỉ dưỡng cao cấp đều có khu vực dành riêng cho hoạt động thể thao như sân cầu lông, sân tennis, hồ bơi, vũ trường,phòng karaoke, massage , sân khấu phục vụ ca nhạc hằng đêm... (chương trình khép kín). Khu vui chơi Hoàng Đạt kinh doanh trò chơi có thưởng chỉ dành trên cho người nước ngoài và sân gofl 16 lỗ chỉ thu hút 01 lượng khách rất nhỏ, chủ yếu dành cho những người có thu nhập cao, chưa mang tính phổ biến. Hiện tại, ngoài một số rất ít hình thức vui chơi giải trí chất lượng cao đang được tổ chức phục vụ tại các khách sạn 4-5 sao như Furama, Naman, Huyt, Life resort, Cocobay... còn lại du khách đến quận Ngũ Hành Sơn dường như không có chỗ tiêu tiền. Đã không ít lời phàn nàn của du khách khi đến Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng là đến đây ngoài việc ăn, ngủ, tắm biển còn lại không biết sử dụng thời gian và tiền bạc vào việc gì. - Mua sắm: Làng nghề nằm ngay dưới chân Ngũ Hành Sơn, một trong ba điểm du lịch thu hút khách nhất của Đà Nẵng - một điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung Việt Nam. Hơn 50% các đơn đặt hàng trực tiếp đến từ khách du lịch Ngũ Hành Sơn hoặc từ khách nước ngoài đến thăm quan làng nghề. Hầu hết các du khách đến thăm làng nghề theo đoàn, do các công ty du lịch quốc tế tổ chức kết hợp với các đối tác tại Việt Nam. Làng nghề hiện nay có rất ít hoạt động phục vụ du lịch, tuy nhiên số lượng khách du lịch trong nước và khách quốc tế tới thăm Ngũ Hành Sơn có chiều hướng giảm đi. Dịch vụ mà làng nghề hiện cung cấp cho du khách ngoài việc khám phá Ngũ Hành Sơn là việc thăm quan các sản phẩm đá nghệ thuật trong các cửa hiệu. Khi so sánh những dịch vụ dành cho khách du lịch của làng nghề với những nơi khác trong hành trình tour thì có thể hiểu lý do tại sao hầu hết khách du lịch đều chỉ lưu lại đây trong vòng 20 -80 phút thăm quan. Hệ thống quầy bán hàng lưu niệm đá mỹ nghệ Non Nước rất phát triển. Đến nay, chỉ tính riêng phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn đã có trên 218 cửa hàng bán đá mỹ nghệ [13]. Ngoài ra, cửa hàng lưu niệm khác đã phát triển mạnh mẽ như tranh ảnh, các sản
  • 35. 33 phẩm thủ công mỹ nghệ bằng mây tre, gỗ, áo quần may mặc sẵn...thuận tiện cho việc mua sắm của du khách dọc đường Hoàng Sa. Đến năm 2016 có hơn 100 quầy hàng. Bên cạnh đó, với ba chợ có quy mô loại 2 với lượng hàng hoá rất phong phú sẵn sàng phục vụ các nhu cầu của du khách. Quận Ngũ Hành Sơn có tiềm năng du lịch thông qua lễ hội đang được quận khai thác gồm: - Lễ hội Quán Thế Âm: Ngày xưa, lễ tôn giáo tại các chùa ở Ngũ Hành Sơn cũng giống như lễ của các điện thờ Phật bình thường. Hằng năm có các lễ lớn là lễ vía Quán Thế Âm (ngày 19 tháng 02 Âm lịch); lễ vía Phật Di Đà (17/11 Âm lịch); lễ vía Phật Thích Ca, sau hết là lễ vía Thượng đế Ngọc Hoàng. Nhưng đến năm 1960, lễ vía Quán Thế Âm mới được tổ chức thành lễ hội Quán Thế Âm, nhân ngày lễ khánh thành tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm (núi Thuỷ Sơn). Sau đó vào năm 1962, lễ hội được tổ chức tại động Quan Thế Âm (núi Kim Sơn) nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm. Ngày nay, lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức trọng thể với quy mô lớn và nội dung phong phú, kéo dài trong 03 ngày, khởi đầu cho những lễ hội lớn các năm sau đó. Hằng năm lễ hội thu hút đông đảo du khách đến thăm quan và chiêm bái Phật, Lễ hội Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn năm 2000 đã được Tổng Cục Du lịch Việt Nam ghi vào danh mục những lễ hội lớn của cả nước trong chương trình Du lịch Quốc gia. Lễ hội gắn với khu di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Ngũ Hành Sơn. - Lễ hội Tâm linh,Ngũ Hành Sơn được biết đến là một khu có nhiều địa điểm, hang động, đền thờ với đầy đủ các tín ngưỡng dân gian như thờ mẫu, thờ ông tơ bà Nguyệt, thờ Sơn thần, thờ Quan Công… tín ngưỡng tôn giáo như Phật Giáo, Đạo Giáo, các ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời (trong đó có 2 ngôi được vua nhà Nguyễn phong Quốc tự), các lễ hội hàng năm như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Thạch nghệ Tổ sư, lễ hội Vu lan Báo hiếu…. chính sự đa dạng về tín ngưỡng, từ dân gian cho đến tín ngưỡng tôn giáo, đa dạng trong việc thờ các vị phật, tiên, thần, thánh cũng như các địa điểm cúng bái, hành hương… đã phục vụ và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian, nhu cầu cầu nguyện của người dân. Không những thế, đối với du khách nước ngoài, chính sự đa dạng này sẽ là một lợi thế và là một điểm thu hút
  • 36. 34 khách du lịch nước ngoài khám phá đời sống văn hóa tính ngưỡng người Việt, đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra với thế giới thông qua con đường du lịch. - Lễ hội Vu lan Báo hiếu mang đậm sắc thái nhân văn về việc tri ân, báo ân nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền được phước thọ tăng long bằng cách cài những đóa hoa hồng lên áo. Đóa hồng thắm tươi này là một sự nhắc nhở nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên công ơn trời biển của cha mẹ. Ngoài phần Lễ còn có phần Hội với các chương trình nghệ thuật mang chủ đề hồn thiêng sông núi, ca ngợi quên hương đất nước, ca ngợi tình mẹ, triển lãm ảnh nghệ thuật, thư pháp, cài hoa hồng và tặng quà cho khách tham quan, các gian hàng trà đạo, ẩm thực... tạo một không khí sôi động, hấp dẫn để du khách và các tầng lớp nhân dân tham quan chiêm ngưỡng. Lễ hộ đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào Phật tử và du khách gần xa, với mục đích nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, nguyện cầu các hương linh và các anh linh chiến sĩ, được siêu sanh về cảnh giới an lành... những điều này đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, do đó Lễ hội có sức hút rất lớn không chỉ với đạo hữu, mà còn thu hút đông đảo khách du lịch. Quận Ngũ Hành Sơn có các địa điểm du lịch được biết đến nhiều nhất trong du lịch ở thành phố Đà Nẵng là: - Bãi biển: Du khách đến với Ngũ Hành Sơn là đến với bờ biển dài, sạch sẽ. Hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với biển được khai thác tốt. Tại các bãi tắm công cộng đều có dịch vui cho thuê áo quần bơi, giữ xe, tắm nước ngọt. Ngoài ra, còn bán nước giải khát để phục vụ du khách. UBND quận kết hợp với ban quản lý bán đảo Sơn Trà và bãi biển quy hoạch khu vực tắm biển, nơi bán nước uống, nơi dành riêng cho các hoạt động thể thao như: đá banh, bóng chuyền…Ngoài ra, đội cứu hộ, cứu nạn trên biển thường xuyên hoạt động đảm bảo an toàn cho khách khi tham gia tắm biển tại các bãi tắm công cộng. Tại bãi biển, hệ thống đèn đã được trang bị đảm bảo an toàn cho du khách khi đi dạo biển đêm - Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước:Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước ở Ngũ Hành Sơn được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII, cách đây khoảng bốn trăm
  • 37. 35 năm, đã có một truyền thống phát triển lâu đời. Nghề điêu khắc đá ở Non Nước đã được các nghệ nhân bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dần dần trở thành di sản. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng của quận cũng như của thành phố. Sự phát triển của làng nghề một phần nhờ vào sự liên kết chặt chẽ với ngành du lịch.Hiện nay quận đã quy hoạch Làng nghề thành khu sản xuất tập trung tại một khu đất rộng để tiện cho việc sản xuất, vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ và tránh ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, với những bàn tay tài hoa của người thợ đã thổi vào những khối đá vô tri thành những sản phẩm nghệ thuật bằng đá tự nhiên sống động. Đây cũng là một trong những nét độc đáo thu hút khách du lịch đến với Ngũ Hành Sơn thăm quan, mua sắm. 2.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững 2.2.1. Chính sách phát triển du lịch bền vững quốc gia Các chính sách phát triển du lịch bền vững quốc gia thể hiện tập trung nhất ở Luật Du lịch, được Quốc Hội ban hành ngày 19/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, thay thế cho Luật Du lịch cũ trước đó (được ban hành năm 2005). Luật Du lịch hiện hành quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch. Luật Du lịch hiện hành có những điểm mới về chính sách so với Luật Du lịch ban hành năm 2005 sau (theo đánh giá của Tổng cục Du lịch), là: (i) Phát triển du lịch theo hướng bền vững với đa dạng hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm, dịch vụ du lịch; (ii) Lấy khách du lịch làm trung tâm của mọi hoạt động du lịch; và (iii) Thể chế hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các ưu đãi, hỗ trợ đặc thù cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch, khu. Điểm du lịch. Trên cơ sở Luật Du lịch mới được ban hành, các chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững đang được hoàn thiện theo hướng đổi mới và ban hành mới ở các cấp. Ở cấp Chính phủ đã ban hành Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày
  • 38. 36 31/12/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày15/12/2017 Quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch. 2.2.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở chính sách về phát triển du lịch của trung ương, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa và ban hành chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố, là: - Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày 17/09/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; - Quyết định 2551/QĐ-UBND ngày 05/04/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”. - Quyết định số 8373/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016- 2020; - Quyết định số 4254/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 02/7/2016 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố. - Quyết định số 8105/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 24/11/2016 về việc ban hành Đề án “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng đến năm 2035”. - Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết Quy định mức thu phí tham quan khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. - Quyết định 5723/QĐ-UBND ngày 19/8/2013 của UBND thành phố về việc Phê duyệt Đề án phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch. - Quyết định 3259/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2011 của UBND quận Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3cKaKPN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 39. 37 Ngũ Hành Sơn về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch của quận trong giai đoạn 2011-2015. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng, Quận Ngũ Hành Sơn luôn lồng ghép các nội dung về du lịch theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành khu đô thị du lịch phía Đông Nam Thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thành ủy Đà Nẵng về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố và Nghị quyết số 01-NQ/QU ngày 10/7/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010-2015. 2.3. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở quận Ngũ Hành Sơn 2.3.1. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Nhìn chung, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự phối hợp với các Sở ban ngành của Thành phố mà trong thời gian qua quận Ngũ Hành Sơn đã triển khai tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch của quận đạt nhiều kết quả tốt, trong đó có hoạt động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển du lịch của Thành phố cũng như các quy định chính sách về phát triển du lịch bền vững của quốc gia và Thành phố, quận Ngũ Hành Sơn với sự tham mưu của phòng Du lịch Quận đã lên kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai thực hiện các nội dung trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển du lịch của Thành phố trên địa bàn Quận. Việc lập kế hoạch này bao gồm không chỉ nhằm vào các mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn Quận mà còn xác định và phân công cụ thể trách nhiệm của các đơn vị (phòng) chức năng chuyên môn có liên quan cũng như phối hợp tổ chức thực hiện. 2.3.2. Về phổ biến, tuyên truyền chính sách Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3cKaKPN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 40. 38 Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được coi là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận xây dựng một hình ảnh quận Ngũ Hành Sơn thân thiện – hấp dẫn – văn minh – an toàn” trong mắt du khách và bạn bè quốc tế. Biện pháp quan trọng hàng đầu được quận Ngũ Hành Sơn coi trọng là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố và các sở ban ngành của Thành phố, sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị quận, nhất là Ban Tuyên giáo Quận ủy và Đài truyền thanh quận đối với công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Thành ủy, UBND Thành phố, của Quận ủy, UBND quận đã tập trung lãnh đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, đề án, chương trình phát triển du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan có liên quan về phát triển du lịch, nhận thức sâu sắc quan điểm, mục tiêu về chính sách phát triển du lịch bền vững của địa phương. Phòng Du lịch tham mưu UBND quận phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội dung các cam kết cụ thể trong lĩnh vực hoạt động du lịch, thí dụ như tuyên truyền phổ biến về bộ quy tắc ứng xử du lịch trên địa bàn thành phố tại các cơ sở lưu trú, khu điểm tham quan du lịch hay “Quy tắc ứng xử toàn cầu về du lịch” của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) nhằm nâng cao hiểu biết về nội dung cam kết, về quy tắc và luật lệ để đảm bảo việc tuân thủ đúng luật, đúng quy tắc và cam kết trong quá trình quản lý và kinh doanh du lịch. Quận cũng đã chủ động tham gia một số Hội chợ, hội thảo, triễn lãm tại nước ngoài để quảng bá hình ảnh đến du lịch quận Ngũ Hành Sơn. Năm 2012 quận đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng xây dựng phim tài liệu giới thiệu du lịch Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn…, giới thiệu du lịch trong chương trình “Du lịch online” trên đài truyền hình kỹ thuật số thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.3. Về phân công, phối hợp các bên liên quan Để đảm bảo chính sách phát triển du lịch bền vững của quận Ngũ Hành Sơn, 5485988