SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------
TRẦN THỊ HẢI YẾN
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------
TRẦN THỊ HẢI YẾN
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 62 31 02 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
GS.TS TẠ QUANG MINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. TRẦN ANH VŨ
2. PGS. TS. DƯƠNG VĂN HUY
Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000
đến nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ
tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Trần Anh Vũ và PGS. TS. Dương Văn Huy.
Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được
nghiên cứu sinh thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có nguồn gốc rõ ràng, thể hiện
trong phần Tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Anh Vũ, PGS. TS.
Dương Văn Huy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn em trong quá trình làm
Luận án. Cảm ơn các Thầy đã luôn động viên và tiếp lửa đam mê khoa học
cho em, để em có thể hoàn thành tốt nhất Luận án theo khả năng của mình.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Hoàng Khắc Nam và các
thầy cô trong Khoa Quốc tế học – Trường Đại học KHXH & NV đã giảng
dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể, giúp em hoàn thành Luận án được
thuận lợi nhất.
Em xin được gửi lời tri ân tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung Quốc,
GS. TS. Đỗ Tiến Sâm đã tư vấn, gợi mở và tạo điểu kiện tốt nhất để em có thể
triển khai và hoàn thành Luận án.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau Đại học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành Luận án.
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Hải Yến
1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................6
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................10
4.1. Cách tiếp cận: .................................................................................10
4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................10
5. Đóng góp của Luận án ............................................................................11
6. Nguồn tài liệu tham khảo........................................................................11
7. Bố cục của Luận án.................................................................................12
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.............................13
1.1. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc..............13
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước.................13
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài ................15
1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào...........................18
1.2.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước.................18
1.2.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài ................19
1.3. Những nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Lào...............................20
1.3.1. Những nghiên cứu về vị trí chiến lược của Lào trong quan hệ với
Trung Quốc và mục đích của Trung Quốc trong quan hệ với Lào.........20
1.3.2. Những nghiên cứu về chỉnh thể quan hệ Trung Quốc – Lào........23
1.3.3. Những nghiên cứu về quan hệ kinh tế Trung Quốc – Lào...........27
2
1.3.4. Những nghiên cứu về vấn đề Hoa Kiều và lĩnh vực văn hóa giáo
dục ...........................................................................................................31
1.4. Một số nhận xét....................................................................................33
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO TỪ NĂM 2000
ĐẾN NAY.......................................................................................................36
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................36
2.1.1. Khái niệm về nước lớn – nước nhỏ và quan hệ nước lớn – nước
nhỏ...........................................................................................................36
2.1.2. Quan hệ nước lớn – nước nhỏ trong các lý thuyết quan hệ quốc tế
.................................................................................................................38
2.1.3. Phản ứng của các nước nhỏ trong quan hệ với các nước lớn......41
2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................43
2.2.1. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn dẫn tới nhu cầu mở rộng
ảnh hưởng của Trung Quốc ....................................................................43
2.2.2. Sự phát triển của ASEAN và sự hiện diện ngày càng lớn của Trung
Quốc ở khu vực Đông Nam Á..................................................................52
2.2.3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc..................59
2.2.4. Vị trí của Lào trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.........64
2.2.5. Nhu cầu của Lào trong quá trình gia tăng quan hệ với Trung Quốc
.................................................................................................................66
2.2.6. Nhân tố Việt Nam và Thái Lan......................................................67
2.2.7. Nhân tố lịch sử quan hệ Trung Quốc – Lào..................................71
Tiểu kết chương 2........................................................................................74
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO TỪ
NĂM 2000 ĐẾN NAY...................................................................................76
3.1. Trên lĩnh vực chính trị..........................................................................76
3
3.1.1. Giai đoạn 2000-2009 ....................................................................76
3.1.2. Giai đoạn 2009 đến nay................................................................80
3.2. Trên lĩnh vực kinh tế............................................................................85
3.2.1.Về quan hệ thương mại hàng hóa ..................................................86
3.2.1.1. Thương mại song phương chính ngạch .................................86
3.2.1.2. Thương mại biên giới.............................................................89
3.2.2. Về đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào.................................93
3.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng...................................................103
3.4. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo và du lịch..........108
3.4.1.Về giao lưu văn hóa – xã hội .......................................................108
3.4.2. Về trao đổi giáo dục – đào tạo....................................................112
3.4.3. Về hợp tác du lịch .......................................................................116
Tiểu kết chương 3......................................................................................117
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO .........119
4.1. Đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Lào giai đoạn từ 2000 đến nay.....119
4.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc - Lào ..........................................125
4.2.1. Tác động đến Trung Quốc ..........................................................125
4.2.2. Tác động đến Lào........................................................................129
4.2.3. Tác động đến Việt Nam và quan hệ Việt - Lào...........................133
4.2.5. Tác động đến ASEAN và Thái Lan ............................................136
4.3. Xu hướng quan hệ Trung Quốc - Lào................................................138
4.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong sự tiến triển quan hệ Trung Quốc -
Lào.........................................................................................................138
4.3.2. Những kịch bản chính trong quan hệ Trung Quốc – Lào thời gian
tới...........................................................................................................140
4
4.4. Gợi mở khuyến nghị đối với Việt Nam .............................................142
Tiểu kết chương 4......................................................................................147
KẾT LUẬN..................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................152
PHỤ LỤC.....................................................................................................170
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu
Á
2 ADMM ASEAN Defence
Ministers Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN
3 AIIB Asian Infrastructure
Investment Bank
Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ
tầng châu Á
4 APEC Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương
5 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
6 BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai con
đường
7 Châu Á - TBD Asia Pacific Châu Á – Thái Bình Dương
8 CHDCND Lào Lao People’s Democratic
Republic
Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào
9 CHND Trung
Hoa
People’s Republic of
China
Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa (Trung Quốc)
10 EEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á – Âu
11 EEC European Economic
Community
Cộng đồng kinh tế châu Âu
12 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
13 GMS Greater Mekong Tiểu vùng Sông Mekong
6
Subregion Mở rộng
14 LMC Lancang Mekong
Cooperation
Hợp tác Lan Thương
Mekong
15 LMI Lower Mekong Initiative Sáng kiến hạ nguồn sông
Mekong
16 MGC Mekong – Ganga
Cooperation
Hợp tác sông Mekong –
sông Hằng
17 NDT Renminbi Nhân dân tệ
18 SRF Silk Road Fund Quỹ con đường tơ lụa
19 TPP Trans-Pacific Partnership
Agreement
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương
20 TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
21 WB World Bank Ngân hàng Thế giới
22 USD US Dollar Đô la Mỹ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê kim ngạch thương mại Trung Quốc – Lào giai đoạn 1991-
2000…………………………………………………….……………………… tr. 73
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào giai đoạn 1991-2000….... tr. 73
Bảng 3.1: Tổng kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc – Lào giai đoạn
2000-6/2019 ……………………………………………………………………tr. 86
Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Vân Nam - Lào giai đoạn 2000-
2017……………………………………………………………………………. tr. 91
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về ý nghĩa khoa học, trong thời kỳ cải cách mở cửa, Trung Quốc theo đuổi
chính sách “giấu mình chờ thời”, ưu tiên được dành cho phát triển kinh tế. Bắt đầu
thời kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã trỗi dậy trên mọi lĩnh vực và
ngày càng thể hiện mong muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Đặc
biệt dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở nên chủ động hơn, thể
hiện bằng việc đưa ra những sáng kiến trên cả bình diện khu vực và toàn cầu. Sự
chủ động này được thúc đẩy bởi ý thức mạnh mẽ về “sự phục hưng vĩ đại của dân
tộc Trung Hoa”. Những khái niệm trong lĩnh vực đối ngoại như “quan hệ quốc tế
kiểu mới”, “cộng đồng chung vận mệnh” đã được Trung Quốc đưa ra và nỗ lực
quảng bá như những khái niệm chi phối trong khu vực và quốc tế. Trong đó, mối
quan hệ giữa Trung Quốc với các nước nhỏ được coi là một đóng góp quan trong
trong việc hình thành cộng đồng chung vận mệnh. Mối quan hệ bất đối xứng này
cho phép Trung Quốc có nhiều lợi thế trong việc gia tăng ảnh hưởng với các nước
nhỏ, là cơ sở cho việc xây dựng “mô hình đồng thuận Bắc Kinh”.
Quan hệ Trung Quốc – Lào là mối quan hệ bất đối xứng điển hình, và có thể
được đánh giá là một trong những mối quan hệ kiểu mẫu giữa Trung Quốc với các
nước nhỏ. Chính vì vậy, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – Lào có thể cung cấp một
cái nhìn tương đối toàn diện về cách thức Trung Quốc sử dụng trong quan hệ với
các nước nhỏ. Đồng thời, thông qua trường hợp của Lào cũng có thể đánh giá được
một trong những lựa chọn của những nước nhỏ trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Điều này tạo nên những ý nghĩa khoa học nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu quan
hệ quốc tế.
Về ý nghĩa thực tiễn, Lào và Trung Quốc là hai nước láng giềng có những
mối quan hệ lịch sử hết sức chặt chẽ với Việt Nam. Với những thay đổi trong bối
cảnh quốc tế, khu vực, quan hệ Việt – Trung, Việt – Lào, Trung - Lào cũng đang có
những biến đổi sâu sắc. Việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Lào đã cạnh tranh
trực tiếp với ảnh hưởng truyền thống của Việt Nam tại nước này. Điều này cũng
8
góp phần không nhỏ trong việc “làm xói mòn” quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Không
chỉ vậy, việc Trung Quốc muốn “lôi kéo” Lào ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề
khu vực và quốc tế sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho Việt Nam, đặc biệt trong
vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và an ninh biên giới Việt – Lào. Bên
cạnh đó, quan hệ Việt – Trung trong bối cảnh mới vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt,
hợp tác song song với đấu tranh vẫn là dòng chảy chính trong cục diện chung của
mối quan hệ này. Những khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, cùng với những
sức ép mà nước này tạo ra thông qua quốc gia láng giềng phía Tây của Việt Nam,
đặt ra yêu cầu về những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của nước ta đối với 2
quốc gia láng giềng này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc –
Lào sẽ góp phần là cơ sở khoa học cho quá trình Việt Nam hoạch định chính sách
nhằm xử lý mối quan hệ Việt – Lào, Việt – Trung.
Về tính cấp thiết, trong bối cảnh có nhiều biến động tại khu vực châu Á –
TBD, ASEAN đang nỗ lực thực hiện xây dựng một cộng đồng, khẳng định vai trò
trung tâm của tổ chức này. Việc Trung Quốc sử dụng cách tiếp cận “xé rào” đối với
ASEAN, khiến tổ chức này đứng trước những thách thức về việc cân bằng giữa lợi
ích quốc gia và lợi ích chung của tổ chức. Ngoài ra, các nước lớn cũng đang thực
hiện những chính sách riêng tại khu vực Đông Nam Á tạo nên sự cạnh tranh quyết
liệt giữa các cường quốc, khiến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng
trong bài toán tranh giành quyền lực. Những chuyển động khu vực cũng khiến cho
việc nghiên cứu quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á,
trong đó có Lào trở nên vô cùng cấp thiết nhằm lý giải bản chất chiến lược gia tăng
ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.
Chính vì nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc - Lào vừa có ý nghĩa khoa học,
vừa có ý nghĩa thực tiễn, lại mang tính cấp thiết, nên học viên đã lựa chọn đề tài cho
Luận án tiến sĩ của mình là: Quan hệ Trung Quốc - Lào từ năm 2000 đến nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
9
1) Làm rõ bản chất mối quan hệ Trung Quốc – Lào để thấy được những tính
toán chiến lược của hai nước trong việc gia tăng quan hệ
2) Làm rõ chiến lược của Trung Quốc đối với các nước nhỏ, đang phát triển
thông qua trường hợp của Lào.
3) Bước đầu đưa ra những dự báo xu hướng quan hệ Trung Quốc – Lào thời
gian tới và gợi mở kiến nghị đối với Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, Luận án sẽ tập trung vào các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
1) Phân tích các cơ sở lí luận và những nhân tố cơ bản tác động tới quan hệ
Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay.
2) Phân tích diễn tiến trong quan hệ Trung Quốc - Lào trên một số lĩnh vực
chủ chốt (chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, và văn hóa-xã hội). Đặc biệt, do
dung lượng có giới hạn, trong các lĩnh vực chủ chốt này, Luận án xin được lựa chọn
những vấn đề mà Luận án cho là nổi bật trong mỗi lĩnh vực để tiến hành phân tích.
3) Đánh giá mối quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay và làm rõ
những tác động của mối quan hệ này tới các nhân tố liên quan, đồng thời đưa ra xu
hướng và các kịch bản của quan hệ Trung Quốc – Lào trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận động của quan hệ Trung Quốc - Lào
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung phân tích quan hệ Trung
Quốc - Lào từ năm 2000 đến nay. Năm 2000 là năm nguyên thủ hai nước đã thực
hiện những chuyến thăm viếng lẫn nhau mang tính lịch sử, tạo động lực mới cho sự
phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước. Cũng trong năm này, qua chuyến
thăm của Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên đến Lào, tuyên bố chung về việc xác định
quan hệ hợp tác toàn diện đã chính thức được hai bên thống nhất đưa ra. Mốc thời
10
gian còn lại là “đến nay”, Luận án sẽ cố gắng bổ sung và cập nhật những số liệu và
diễn biến mới nhất cho đến khi Luận án được chính thức hoàn thành.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quan hệ Trung Quốc – Lào trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, an ninh – quốc phòng, văn hóa – xã hội, tập trung trong quan hệ
song phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận:
Luận án nhìn nhận mối quan hệ Trung Quốc - Lào bằng cách đặt Trung Quốc
và Lào trong hệ thống quan hệ quốc tế của khu vực, mối quan hệ này sẽ chịu những
tác động cũng như những ảnh hưởng đến từ cục diện khu vực, đồng thời bản thân
mối quan hệ này cũng có những tác động ngược trở lại đối với khu vực. Bên cạnh
đó, do đây là một mối quan hệ bất đối xứng giữa một nước lớn và một nước nhỏ,
nên Luận án sẽ nhìn nhận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ Trung Quốc chủ động
nhiều hơn trong việc gia tăng mối quan hệ và qua đó đưa ra những phản ứng của
Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp chung của ngành khoa học xã hội như
phân tích, tổng hợp, so sánh. Ngoài ra, Luận án cũng sử dụng các phương pháp
mang tính đặc thù của chuyên ngành quan hệ quốc tế để giải quyết vấn đề cần
nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, cụ thể ở
đây là chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với Đông Nam Á, từ đó
đưa ra được chính sách của Trung Quốc đối với Lào. Luận án sử dụng lý thuyết
trong quan hệ quốc tế, trong đó tập trung vào những lý thuyết chính như: quyền lực,
lợi ích quốc gia, lý thuyết phụ thuộc, phản ứng của nước nhỏ với nước lớn, để thấy
rõ bản chất của mối quan hệ Trung Quốc – Lào.
Ngoài ra, luận án cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp quan sát;
phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích tác động.... Do tính chất
11
liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu quan hệ quốc tế
nói riêng nên những phương pháp nghiên cứu kể trên sẽ được kết hợp và vận dụng
trong luận án một cách linh hoạt.
5. Đóng góp của Luận án
- Đóng góp về mặt khoa học: Luận án đã cung cấp một cách tiếp cận về quan
hệ bất đối xứng giữa nước lớn và nước nhỏ có chung đường biên giới, có chung mô
hình xã hội chủ nghĩa nhưng lại không có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
Đặc biệt, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Lào sẽ cung cấp cách nhìn nhận về
phương thức nước này sử dụng trong quan hệ với các nước nhỏ khác.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đây là một hướng nghiên cứu tuy không phải là
quá mới nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khoa học cần phải làm rõ. Trong bối cảnh Việt
Nam đang gia tăng và củng cố quan hệ toàn diện và sâu sắc với các quốc gia láng
giềng, việc nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Lào cần được tiến hành một cách hệ
thống và toàn diện. Luận án làm rõ thực chất mối quan hệ Trung Quốc - Lào trên
các phương diện, coi đây là một mảnh ghép trong chiến lược của Trung Quốc đối
với khu vực. Qua việc phân tích các nội dung nêu trên, Luận làm rõ hệ luỵ mối quan
hệ này đối với Lào và những tác động đối với Việt Nam và khu vực.
- Về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân tích quan
hệ song phương, đặc biệt là quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, cụ thể ở đây là
nước lớn đang phát triển và nước nhỏ.
- Về mặt tư liệu, luận án góp phần hệ thống hoá và cập nhật tư liệu về quan hệ
Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay trên các lĩnh vực.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những
người nghiên cứu về Trung Quốc và Lào nói chung và quan hệ Trung Quốc - Lào
nói riêng.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của Luận án bao gồm hai nhóm chính:
12
Nhóm thứ nhất: Tài liệu sơ cấp (tài liệu gốc hay nguồn tư liệu) bao gồm các
văn kiện của Chính phủ hai nước Trung Quốc và Lào: các Hiệp định, Hiệp ước,
Tuyên bố chung, phát biểu của lãnh đạo hai Nhà nước, hai chính phủ…được đăng
tải chính thức trên website của Bộ Ngoại giao, Chính phủ hai nước, hoặc website cơ
quan phát ngôn của Nhà nước, Chính phủ hai nước.
Nhóm thứ hai: Tài liệu thứ cấp (các công trình nghiên cứu đã công bố) bao
gồm các báo cáo tổng hợp, tài liệu đánh giá của các bộ ngành Trung Quốc, Lào,
Việt Nam; Các công trình nghiên cứu, bài viết nghiên cứu, kỉ yếu hội thảo của các
học giả trong nước và ngoài nước liên quan tới Trung Quốc-ASEAN, Lào, Trung
Quốc được viết hoặc dịch ra bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được
kết cấu theo 4 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay
Chương 3: Thực trạng quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay
Chương 4: Đánh giá về quan hệ Trung Quốc - Lào
13
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Quan hệ Trung Quốc – Lào là một phần trong quan hệ đối ngoại của Trung
Quốc và Lào; bị chi phối bởi chính sách đối ngoại của mỗi nước. Việc đánh giá tình
hình nghiên cứu của vấn đề sẽ giúp Luận án có được cái nhìn toàn diện đối với vấn
đề nghiên cứu. Trong chương này, Nghiên cứu sinh đã điểm qua những công trình
nghiên cứu bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt của các nhà nghiên cứu, học
giả trong và ngoài nước xoay quanh quan hệ Trung Quốc - Lào. Trên cơ sở khái
quát những nội dung chính của các công trình nghiên cứu có giá trị, phù hợp với đề
tài nghiên cứu, Luận án rút ra một số nhận xét, xác định những vấn đề, lĩnh vực có
giá trị tham khảo; đồng thời chỉ ra những “khoảng trống” trong nghiên cứu mà Luận
án có thể góp phần giải quyết các vấn đề này.
1.1. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước
Các công trình của học giả trong nước chủ yếu tiếp cận vấn đề theo hai
hướng chính: một là nhìn nhận chính sách đối ngoại Trung Quốc dưới góc độ lịch
sử, từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét về những thay đổi của vấn đề này theo
từng giai đoạn; hai là tập trung đi vào những nội dung nhỏ hơn trong chính sách đối
ngoại của Trung Quốc như ngoại giao nước lớn, ngoại giao láng giềng… “Sự điều
chỉnh tư duy và hành động chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến
nay” của học giả Trần Khánh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm
2014; “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-
2008)” xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2009 và “Ngoại giao
Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” xuất
bản tại Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa năm 2014 của Lê Văn Mỹ, “Điều chỉnh
chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII Đảng cộng sản” của học
giả Nguyễn Huy Quý trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6 năm 2015 là những
công trình đi theo hướng tiếp cận thứ nhất. Các công trình này đã phân tích những
điều chỉnh, những thay đổi của đối ngoại Trung Quốc trong từng giai đoạn kể từ khi
thành lập nước, và đặc biệt nhấn mạnh từ giai đoạn cải cách mở cửa tới nay. Các tác
14
giả cho rằng, chính sách đối ngoại của Trung Quốc nếu như ở giai đoạn 1950-1960
là cách tiếp cận dưới sự đấu tranh giai cấp, giai đoạn cải cách mở cửa là chủ nghĩa
dân tộc và thực dụng thì giai đoạn từ thập niên 90 của thế kỷ XX là chủ nghĩa dân
tộc kết hợp với ngoại giao nước lớn. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đối ngoại
của Trung Quốc được xây dựng dựa trên lợi ích quốc gia – dân tộc và bị chi phối
bởi chủ nghĩa hiện thực mang màu sắc Trung Quốc. “Trong đó, khát vọng trở về địa
vị vượt trội, quốc gia “trung tâm Thiên hạ” đã, đang và sẽ vẫn là sợ chỉ đỏ xuyên
suốt, gắn kết các lực lượng trong nước, chi phối đường lối đối ngoại của Trung
Quốc.” [Trần Khánh, 2014, tr.37]. Đặc biệt, từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc,
nước này đã có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong đường lối đối ngoại của mình.
Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoại giao Trung Quốc đã chuyển từ “thế
thủ” sang “thế công” với một phong cách táo bạo, quyết đoán nhưng linh hoạt, đặc
biệt ngoại giao kinh tế được sử dụng làm mũi tiên phong nhằm gắn kết với ngoại
giao chính trị. Những điều chỉnh này nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện “giấc
mộng Trung Hoa” trong bối cảnh mới.
Đối với hướng nghiên cứu về ngoại giao láng giềng, Luận án tập trung vào
những công trình nghiên cứu chính sách và quan hệ của Trung Quốc với khu vực
Đông Nam Á, có liên quan trực tiếp tới quá trình thực hiện Luận án. Công trình
“Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á từ sau Đại hội 18” của tác giả
Nguyễn Thu Mỹ trên Tạp chí Đối ngoại số 7 năm 2015 và “Chính sách của Trung
Quốc với khu vực Đông Nam Á: những thuận lợi và thách thức” của tác giả Đinh
Hiền Lương trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 9 năm 2017 là những công
trình tiêu biểu, tập trung vào phân tích chính sách của Trung Quốc đối với khu vực
Đông Nam Á, trong đó khẳng định tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chiến
lược khu vực của Trung Quốc trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, an ninh, văn hóa…
Đặc biệt, đặt trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực triển khai sáng kiến “Vành
đai con đường”, Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu của đại
chiến lược này và là nhân tố chính dẫn đến thành công của con đường tơ lụa trên
biển. Từ những góc độ tiếp cận vấn đề như vậy, các tác giả đưa ra những kết luận về
15
chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, bao gồm: ràng buộc ASEAN với
Trung Quốc trên các phương diện, từ đó không chỉ phục vụ cho quá trình bảo vệ lợi
ích của Trung Quốc ở khu vực mà còn thực hiện những tham vọng quốc tế lớn hơn
của nước này trong quá trình vươn lên thành cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, để
đánh giá sự thành công trong chính sách đối với Đông Nam Á của Trung Quốc, cơ
bản phụ thuộc vào chính việc Trung Quốc xử lý những mâu thuẫn nội tại trong mục
tiêu đối nội và đối ngoại của nước này.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc là một trong những đề
tài thu hút sự quan tâm của các học giả nước ngoài, chính vì vậy số lượng các công
trình là tương đối lớn. Tuy nhiên, Luận án chỉ tổng quan lại một số những nghiên
cứu tiêu biểu. Đối với chính sách đối ngoại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay,
hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng ngoại giao Trung Quốc đã chuyển từ “giấu
mình chờ thời” sang “chủ động đi đầu”, đồng thời coi trọng hơn ngoại giao với các
nước láng giềng. Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh đến sự thay đổi trong chính sách
đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình: đó là trở nên quyết đoán và chủ
động hơn trong các mối quan hệ cũng như trong việc đòi hỏi quyền lợi. Công trình
“China’s Asia Strategy under President Xi Jinping” (Chiến lược đối với châu Á của
Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình) của Avinash Godbole đăng trên
Strategic Analysis Review số 39 năm 2015 hay ““The Chinese Dream” and
Chinese Foreign and Security Policies—Rosy Rhetoric versus Harsh Realities”
(“Giấc mộng Trung Hoa và chính sách đối ngoại – an ninh – giấc mơ hồng giữa
hiện thực khắc nghiệt)” của học giả Axel Berkofsky trên Asia – Pacific Review số
23 năm 2016 đều cho rằng “giấc mộng Trung Hoa” thực chất nhằm mục đích tái
thiết quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc, yêu sách chủ quyền với vùng lãnh
thổ mà theo quan điểm của Trung Quốc là đã thuộc về nước này trong quá khứ.
Chính vì vậy, việc Trung Quốc định hướng lại chính sách ngoại giao từ khi Tập Cận
Bình lên nắm quyền đã làm thay đổi đáng kể quan hệ giữa Trung Quốc với các
nước châu Á và khiến Trung Quốc bước được những bước tiến dài trong một
16
khoảng thời gian ngắn. Trong vài năm gần đây, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại
xuyên biên giới, kết nối hệ thống được coi là những động lực quan trọng cho chiến
lược mới của Trung Quốc đối với khu vực châu Á. Về chiến lược, điều này có thể
được nhìn nhận rằng chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc với khu vực đã
chấm dứt, thay vào đó là một Trung Quốc ôn hoà hơn, đây cũng sẽ là chính sách dài
hạn của nước này. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này cũng sẽ làm dịu đi chính sách
“cây gậy và củ cà rốt” mà Trung Quốc đã theo đuổi 5-6 năm qua. Chính sách
“không can thiệp” của Trung Quốc đã dần thay đổi, do sự tham gia sâu hơn của
Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu. Về động cơ, sự điều chỉnh này nhằm phản
ứng với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra,
tăng cường quan hệ với các nước châu Á sẽ giúp Trung Quốc đạt được hoà bình và
ổn định khu vực, trước khi đạt được mục tiêu dài hạn là thống nhất Đài Loan về với
Đại lục. Về phương thức, Trung Quốc tích cực sử dụng ngoại giao nguyên thủ
thông qua các chuyến thăm liên tiếp của lãnh đạo cấp cao tới các quốc gia châu Á
nhằm cải thiện các mối quan hệ. Đồng thời, Trung Quốc cũng khẳng định vai trò
của mình trong việc tái cấu trúc kinh tế và an ninh khu vực, đẩy lùi vai trò của Mỹ.
Công cụ giúp Trung Quốc thực hiện điều này đó là ngoại giao đa phương, cải cách
và thiết lập các tổ chức quốc tế mới, trong đó đặc biệt tập trung thúc đẩy sáng kiến
“Vành đai con đường” – sáng kiến khu vực tham vọng nhất của Trung Quốc. Ngoài
ra, có thể kể tới các nghiên cứu như: “China’s new Diplomacy” (Chính sách ngoại
giao mới của Trung Quốc) của Medeiros, Evan S và M.Taylor Fravel trên Foreign
Affair số 82 , China’s Foreign Strategy After the 18th Party Congress:Business as
Usual? (Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc:
kinh doanh như thường lệ?) của Nele Noesselt trên Tạp chí Khoa học chính trị
Trung Quốc số 20 năm 2015.
Đối với nghiên cứu về ngoại giao láng giềng, các học giả cũng có những
cách tiếp cận tương đối phong phú. Công trình ““周边”概念与中国的对外战略”
(Khái niệm ngoại vi và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc) của học giả 钟飞腾
(Chung Phi Đằng) trên Tạp chí Bình luận Ngoại giao số 4 năm 2011và“中国周边外
17
交在思考”(Nhìn nhận lại về ngoại giao xung quanh của Trung Quốc) của 张建
(Trương Kiến) trên Tạp chí thế giới đương đại số 6 năm 2013, xuất phát từ khái
niệm về ngoại vi và ngoại giao xung quanh của Trung Quốc. Qua thập niên đầu thế
kỷ XXI, ngoại vi và môi trường ngoại vi đã thể hiện trong việc Trung Quốc sắp xếp
lại trật tự khu vực, trong đó ASEAN đóng một vai trò quan trọng. Tác giả cho rằng,
những biến chuyển trong tam giác quan hệ Mỹ - Nga – Trung từ những năm cuối
thế kỷ XX đã cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Đồng thời, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc giai đoạn này đã có những bước phát
triển nhảy vọt. Điều này đã giúp Trung Quốc tăng cường không gian phát triển ở
khu vực. Cũng từ khoảng thời gian này một cục diện được hình thành với sự phụ
thuộc an ninh vào Mỹ và sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc của các nước
ASEAN. Tuy nhiên, những thách thức cũng đã xuất hiện trong quá trình Trung
Quốc thực hiện ngoại giao xung quanh. Đó là tâm lý lo ngại của các nước láng
giềng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng những ảnh hưởng đến từ nhân tố Mỹ.
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một cách tiếp cận khác, đó là đi từ những thay
đổi về cục diện quốc tế để thấy sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao láng giềng
của Trung Quốc, như trong công trình“国际体系转型与中国周边外交之变: 从维
稳到维权”(Sự biến đổi của hệ thống quốc tế và những thay đổi trong chính sách
ngoại giao láng giềng của Trung Quốc: Từ việc duy trì sự ổn định để bảo vệ quyền
lợi) của 王生,罗肖 (Vương Sinh, La Tiếu) trên Tạp chí Quan hệ quốc tế hiện đại
số 1 năm 2013 và bài viết “中国周边外交战略刍议” (Thảo luận về chiến lược
ngoại giao láng giềng của Trung Quốc) trên Báo Khoa học Xã hội Đại học Cáp Nhĩ
Tân số 1 năm 2013 của nhóm tác giả 袁野, 王广厚 (Viên Dã, Vương Quang Hậu).
Nhóm tác giả cho rằng, duy trì ổn định vốn là mục tiêu ban đầu của ngoại giao láng
giềng của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự biến đổi nhanh chóng của hệ thống quốc tế
cùng những tranh chấp chủ quyền tại khu vưc Biển Đông và Biển Hoa Đông đã
khiến ngoại giao láng giềng của Trung Quốc chuyển từ duy trì ổn định sang bảo vệ
quyền lợi. Do vậy, những điều chỉnh về chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ
18
đơn thuần là nhằm thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh quốc tế và khu vực.
Bên cạnh đó, với vai trò cường quốc khu vực, sức mạnh của Trung Quốc là yếu tố
định hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên môi trường an ninh xung
quanh ổn định cũng là cam kết cho sự phát triển bền vững của Trung Quốc. Do đó,
chiến lược ngoại giao xung quanh của nước này cần phải đạt được những lợi ích về
kinh tế, về an ninh và vai trò tại khu vực thông qua quá trình hợp tác kinh tế và
thương mại, cải thiện quan hệ chính trị giải quyết các vấn đề chung đối với các
nước láng giềng.
1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào
1.2.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước
Đường lối đối ngoại của Lào thể hiện sự kiên định lập trường, tôn trọng độc
lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, phương
hướng đối ngoại của Lào nêu cao tinh thần tự lực tự cường, làm chủ các mối quan
hệ hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước ngoài trên cơ sở chặt chẽ về chiến
lược, mềm dẻo về sách lược. Đây được coi là những nhận định xuyên suốt trong các
công trình của học giả Việt Nam khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào.
Một số các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: “Chính sách đối ngoại của Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến
quan hệ Lào – Việt trong những năm sắp tới” của Nguyễn Hào Hùng trong kỷ yếu
Hội thảo “Những vấn đề nổi trội ở Đông Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI”
năm 2004 ; “Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hóa Dân chủ
Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Trương Duy Hòa in tại Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội năm 2012, hay “Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á – ASEAN: Lào” của Dương Văn Tám và Đàm Thị Ánh Ngọc in tại Nhà xuất
bản Quân đội Nhân dân năm 2016. Các tác giả cho rằng, Lào là quốc gia duy nhất
của Đông Nam Á không giáp biển, do vậy nước này gặp phải những thách thức từ
khả năng giao lưu thương mại với thế giới bên ngoài, không có nguồn tài nguyên
biển; tuy nhiên nước này lại có lợi thế nằm trong trục địa – chiến lược của khu vực
sông Mekong. Với vị thế địa lý này, chính sách đối ngoại của Lào được xây dựng
19
nhằm biến Lào trở thành một mắt xích trong sự phát triển của khu vực và thế giới.
Chính vì vậy, chính sách đối ngoại của Lào tiếp tục đẩy mạnh đa phương hóa, đa
dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, nhưng chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng
quan hệ láng giềng, thắt chặt và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với các nước
XHCN. “Mặc dù chưa bao giờ tuyên bố chính thức, nhưng xét trên động thái và
khía cạnh thực tiễn của các mối quan hệ, có thể thấy trước hết Lào dành ưu tiên
đặc biệt cho 5 nước láng giềng của mình là Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,
Campuchia và Myanmar” [Trương Duy Hoà, 2012, tr.57]. Các nghiên cứu của học
giả Việt Nam cũng cho rằng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các đối tác đối ngoại
của Lào có thể dần dần có sự tách bạch giữa đối tác chính trị đối ngoại và đối tác
kinh tế đối ngoại, mà tập trung chủ yếu là Việt Nam và Trung Quốc.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào cũng nhận được những quan
tâm nhất định của học giả Trung Quốc. Bởi với vai trò là quốc gia láng giềng của
nhau, chính sách đối ngoại của Lào cũng sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc –
Lào cũng như cục diện chung của khu vực. Những công trình tiêu biểu như: “老挝
人民革命党的外交政策与实践” (Chính sách và thực thi ngoại giao của Đảng
nhân dân Cách mạng Lào) của 方文(Phương Văn) trên Tạp chí Hắc Hà số 5 năm
2016, hay “老挝积极推动外交发展” (Lào tích cực thúc đẩy ngoại giao phát triển)
của 高阳 (Cao Dương) trên Tạp chí cầu thế kỉ số 12 năm 2008, hay 赵亮 (Triệu
Lượng) với “冷战时期老挝的中立主义外交政策” (Chính sách ngoại giao theo
chủ nghĩa trung lập của Lào thời kỳ chiến tranh lạnh) thuộc Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, Nam Á số 4 năm 2015, đều cho rằng, kể từ sau chiến tranh lạnh,
chính sách đối ngoại của Lào đã trải qua những thay đổi quan trọng. Lào đã dần mở
cửa và xây dựng một chính sách đối ngoại đa phương với các nước, và Lào nỗ lực
xây dựng một nền ngoại giao trung lập đối với tất cả các nước. Từ năm 1996, sau
Đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Lào, nước này đã coi ngoại giao là một nhiệm vụ
quan trọng của Đảng và Chính phủ. Mục tiêu cốt lõi của ngoại giao là tạo lập được
20
một môi trường bên ngoài có lợi cho sự phát triển trong nước, đồng thời mở rộng
hình ảnh của Lào đi ra khu vực và thế giới. Các tác giả cho rằng, sự nối tiếp về định
hướng đối ngoại của Lào tiếp tục được triển khai ở những kỳ Đại hội 7, Đại hội 8 và
thậm chí kéo dài tới đại hội 10 được tổ chức vào năm 2016. Đó là nỗ lực xây dựng
một chính sách đối ngoại độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của các
nước khác. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng, điểm nhấn trong chính sách đối
ngoại của Lào là tăng cường hợp tác chiến lược với các nước xã hội chủ nghĩa, “giữ
“quan hệ đặc biệt” với Việt Nam, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc và
tăng cường hợp tác với ASEAN” [ 高阳, 2008, 页 56]. Hiện nay, Lào vẫn là một
quốc gia đang phát triển nhưng không thể phủ nhận sự ổn định trong nền chính trị
của nước này, và những đóng góp nhất định trong việc thực hiện một chính sách
ngoại giao trung lập.
1.3. Những nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Lào
Những biến chuyển từ đầu thế kỷ đã đưa Đông Nam Á trở thành khu vực
“trung tâm của trung tâm”. Cũng vì thế, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc với các
quốc gia Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nhấn của giới học thuật.
Trong các mối quan hệ này, cần phải xem xét tới trường hợp của quan hệ Trung
Quốc - Lào. Cặp quan hệ này dường như đang thu hút ngày càng lớn sự quan tâm
của giới học thuật. Cách tiếp cận vấn đề cũng trải rộng ở nhiều cấp độ, nhiều lĩnh
vực, nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh của quan hệ Trung Quốc - Lào qua các giai
đoạn khác nhau.
1.3.1. Những nghiên cứu về vị trí chiến lược của Lào trong quan hệ với Trung
Quốc và mục đích của Trung Quốc trong quan hệ với Lào
Công trình “Tìm hiểu Lịch sử - Văn hóa Lào” của tập thể tác giả Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á in tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1994, bao gồm
nhiều bài viết của nhiều tác giả với nội dung nghiên cứu về Lào một cách toàn diện.
Đối với quan hệ Trung Quốc – Lào, có thể chú ý tới bài viết “Nước Lào trong chiến
lược mở cửa kinh tế của tỉnh Vân Nam Trung Quốc” của Nguyễn Thế Tăng. Trong
bài viết này, tác giả đã đi vào phân tích Lào trong lựa chọn chiến lược mở cửa kinh
21
tế đối ngoại của tỉnh Vân Nam, và nhận định rằng sự lựa chọn này khiến Trung
Quốc chú trọng tới việc mở cửa kinh tế với khu vực Đông Nam và lấy các tỉnh vùng
Tây Nam nước này làm nòng cốt. Những phân tích đánh giá của bài viết đã tạo cơ
sở dữ liệu tham khảo quan trọng đối với quan hệ kinh tế giữa Vân Nam với Lào từ
trong lịch sử tới năm 1994. Tác giả chỉ ra rằng, điểm nổi bật trong quan hệ kinh tế
thời kỳ này là sự giao lưu buôn bán giữa các cặp chợ biên giới giữa Vân Nam với 3
tỉnh Bắc Lào. Và sau đó được mở rộng sang lĩnh vực đầu tư dưới các hình thức
cung cấp vốn, kỹ thuật, nguồn lao động.
Tiếp nối hướng nghiên cứu này, học giả Trương Duy Hòa đã công bố các
công trình như: Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2014“Sự gia tăng ảnh hưởng của
Trung Quốc tại Lào và tác động của nó đối với Lào và quan hệ Lào – Việt Nam” tại
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, “Hành lang kinh tế Đông Tây và tác
động của nó đến vị thế địa chiến lược của Lào và quan hệ Việt – Lào” trên Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11 năm 2008, “Tam giác phát triển Campuchia – Lào
– Việt Nam: một số quan điểm và lợi thế của ba tỉnh nam Lào” thuộc Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 năm 2009, “Vị thế của CHDCND Lào trong cạnh
tranh chiến lược hiện nay ở Đông Nam Á giữa các nước lớn” trên Tạp chí Những
vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2010. Cách tiếp cận của tác giả là đi từ
vị trí chiến lược của Lào, đặt trong vị thế so sánh với các nước khu vực, từ đó làm
rõ mối quan hệ Trung Quốc – Lào và tầm quan trọng của Lào trong chiến lược của
Trung Quốc và ngược lại. Đặt trong vị thế so sánh quan hệ ngoại giao giữa Lào với
các nước láng giềng, “Lào rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, vì đây là
nước láng giềng khổng lồ của Lào. Đồng thời Trung Quốc qua quan hệ với Lào sẽ
có điều kiện mở rộng ảnh hưởng với các nước ASEAN qua hệ thống hành lang kinh
tế Bắc Nam nối từ Vân Nam tới Đông Nam Á.” [Trương Duy Hoà, 2012, tr.58]
Nhóm công trình này còn thể hiện rõ lợi ích và ý đồ chiến lược của Trung Quốc tại
Lào thông qua việc phân tích, đánh giá các hình thức, mức độ quy mô gia tăng ảnh
hưởng của Trung Quốc tại Lào trên các lĩnh vực. Tác giả cho rằng, Trung Quốc đã
lấy quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp nhằm gia tăng ảnh hưởng thông qua các
22
chuyến thăm cấp cao thường xuyên lẫn nhau, đồng thời lấy đòn bẩy viện trợ kinh tế
làm bệ đỡ vững chắc cho mối quan hệ chính trị ngoại giao. Bên cạnh đó, Trung
Quốc cũng nỗ lực thông qua ảnh hưởng mềm về văn hóa, giáo dục và cộng đồng
người Hoa để lan tỏa ảnh hưởng của mình tại Lào. “Trung Quốc sử dụng hai tư
cách, vừa là nước lớn, vừa là nước láng giềng và thực thi nhiều biện pháp nhằm đạt
hiệu quả cao trong cạnh tranh chiến lược” [Trương Duy Hoà, 2010, tr.10]. Đối với
ảnh hưởng của Trung Quốc trong quan hệ Lào – Việt, “Trung Quốc đang từng
bước làm xói mòn quan hệ Lào – Việt, hy vọng tiến tới thay thế ảnh hưởng của Việt
Nam tại Lào” [Trương Duy Hoà, 2014, tr.130]. Hướng tiếp cận và những nội dung
nghiên cứu khá toàn diện này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình thực
hiện Luận án.
Khác với cách tiếp cận của học giả Trương Duy Hòa – nhìn nhận quan hệ
Trung – Lào từ phía Lào nhiều hơn, học giả Dương Văn Huy đưa ra cách tiếp cận
vấn đề từ yếu tố chủ động Trung Quốc. Trong hai công trình: “Trung Quốc gia tăng
ảnh hưởng chiến lược đối với Lào” in trên Tạp chí Khoa học và Chiến lược, số 4
năm 2014 và “Tác động của nhân tố Trung Quốc tới sự phát triển của Lào đến năm
2020” trên Tạp chí Khoa học và Chiến lược, số 10 năm 2014. Tác giả đã đặt vấn đề
nghiên cứu trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông
Nam Á ngày một mạnh mẽ. Điều này tác động tới cục diện an ninh xung quanh của
Trung Quốc và khiến Lào trở thành một trong những vị trí chiến lược mà Trung
Quốc cần tích cực gia tăng ảnh hưởng. Với những lợi ích đạt được trong quan hệ
với Lào, tác giả nhận định rằng “Trung Quốc đang vươn tới trở thành “quán quân”
trong gia tăng quan hệ một cách toàn diện tới Lào. Trước mắt, gia tăng ảnh hưởng
kinh tế của Trung Quốc được coi là mũi nhọn, gia tăng quan hệ chính trị được coi
là trụ cột và tăng cường “ảnh hưởng mềm” được coi là nền tảng trong quan hệ của
Trung Quốc với Lào” [Dương Văn Huy, 2014, tr.26]. Đặc biệt, tác giả nhận định
tầm nhìn đến năm 2020, Trung Quốc có thể vượt qua các nước trở thành đối tác
quan trọng quan trọng nhất của Lào trên hầu hết các lĩnh vực. Về phía Lào, dường
như nước này đang không thể “cưỡng” nổi sự “tấn công” đầy ma lực của Trung
23
Quốc. Với “logic” quan hệ hai nước như hiện nay, cho đến năm 2020, Lào có thể
trở thành quốc gia thân cận của Trung Quốc. Đây được coi là những nhận định sắc
xảo, giúp người đọc nhận diện được bản chất quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh
hưởng tại Lào.
1.3.2. Những nghiên cứu về chỉnh thể quan hệ Trung Quốc – Lào
Được đánh giá là một trong những công trình mở đầu nghiên cứu chuyên sâu
về quan hệ Trung Quốc – Lào giai đoạn hiện nay, “中老睦邻友好合作关系进入全
面新阶段” (Quan hệ hợp tác hữu hảo láng giềng Trung – Lào bước vào giai đoạn
mới) của tác giả 张良民 (Trương Lương Dân) trên Tạp chí Diễn đàn quốc tế số 6
năm 2001 là nghiên cứu đánh dấu chuyến thăm của Chủ tịch Giang Trạch Dân tới
Lào vào năm 2000 – chuyến thăm được coi là mở ra một giai đoạn mới cho quá
trình phát triển quan hệ Trung – Lào sau này. Vì đây là những nghiên cứu bước đầu
của một giai đoạn mới, do vậy, các phân tích của bài viết mới chỉ dừng lại ở việc
dựa trên các văn kiện, thông cáo chung của hai nước để khẳng định quyết tâm của
cả hai bên trong việc thắt chặt mối quan hệ song phương. Tác giả đã khẳng định
rằng“Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Trung – Lào sẽ bước vào giai đoạn
hoàn toàn mới của thể kỷ mới, người dân hai nước cũng sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn
đuốc hữu nghị của quan hệ Trung – Lào từ thế hệ trước, tạo đóng góp mới cho sự
phát triển, ổn định, hòa bình của khu vực và thế giới.” [ 张良民, 2001, 页 64].
Học giả Trương Hải Băng thông qua hai công trình “中国与老挝发展合作
的评估与展望” (Đánh giá và triển vọng về hợp tác phát triển Trung Quốc – Lào)
xuất bản tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải năm 2016 và cuốn
sách “老挝与“一带一路”” (Lào và chiến lược Một vành đai một con đường), xuất
bản bởi Nhà xuất bản Thời sự năm 2018 tại Bắc Kinh, đã có những phân tích khá
tổng quan về quá trình phát triển của quan hệ Trung Quốc – Lào, tập trung chủ yếu
trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và giáo dục. Điểm nhấn trong hướng tiếp cận là tác
giả nhìn quan hệ Trung – Lào dưới góc nhìn của chiến lược “Một vành đai, một con
đường”. Nhóm tác giả cho rằng, “Một vành đai một con đường” vừa tạo ra những
24
nhu cầu mới, vừa thúc đẩy sự chuyển đổi của quá trình hợp tác phát triển ra bên
ngoài của Trung Quốc, trong đó có hợp tác với Lào. Đồng thời, dưới sự tác động
ngược trở lại, hợp tác phát triển ra bên ngoài của Trung Quốc cũng phục vụ khá tốt
cho quá trình thực hiện sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Đối với lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt là đầu tư của Trung Quốc ở Lào, tác giả đã khẳng định chính phủ
và người dân Lào đều thể hiện thái độ tích cực đối với các doanh nghiệp Trung
Quốc đầu tư ở Lào, bởi các doanh nghiệp này đã góp phần đóng góp cho sự phát
triển của nền kinh tế Lào cũng như nâng cao đời sống người dân. Trung Quốc cũng
cần đẩy mạnh hơn nữa, tập trung vào các công trình mang tính hiện diện, biểu tượng
nhiều như: bệnh viện, đường xá, trường học; nhằm đạt được sự ủng hộ cao nhất của
chính phủ và người dân Lào. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra được những hạn
chế của Trung Quốc trong đầu tư và viện trợ tại Lào, bao gồm các vấn đề như: môi
trường bị ảnh hưởng, nguồn nhân công sử dụng chưa hợp lý, tính minh bạch còn
thấp. Đây là cơ sở để tác giả ở phần cuối của công trình đưa ra các kiến nghị đối với
chính phủ Trung Quốc trong quá trình phát triển hợp tác với Lào. Trong lĩnh vực
giáo dục, nhóm tác giả đã cho rằng giáo dục đại học sẽ có những ảnh hưởng nhất
định tới hợp tác thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc ra bên
ngoài. Chính vì vậy, việc xây dựng Đại học Tô Châu ở Lào một trong những thành
công giúp nước này thực hiện chính sách giáo dục “đi ra ngoài” một cách hiệu quả.
Khác với các học giả Trung Quốc, các học giả phương Tây hầu hết tiếp cận
vấn đề nghiên cứu quan hệ Trung – Lào dưới góc độ Trung Quốc gia tăng ảnh
hưởng ở Lào và Lào là đối tượng bị động chịu ảnh hưởng. Học giả Martin Stuart
Fox đã công bố công trình “Laos: The Chinese Connection” (Lào: điểm nối của
Trung Quốc) trên Southeast Asian Affairs 2009 với cách tiếp cận vấn đề khá khác
biệt so với các học giả khác. Tác giả bắt đầu từ những thay đổi trong nền chính trị
Lào, phân tích những áp lực khiến Lào có những lựa chọn về sự thay đổi. Sở dĩ tác
giả có được những phân tích so sánh về sự thay đổi này bởi một công trình cũng do
chính ông công bố vào năm 1980 “Lào: điểm nối của Việt Nam” đã cho tác giả có
được cái nhìn bao quát về những thay đổi nội bộ cũng như mối quan hệ của Lào với
25
các nước láng giềng. Tác giả cho rằng, sự giàu có của Lào tập trung trong tay giới
cầm quyền, và họ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước như một sức
hấp dẫn đối với các nước bên ngoài. Trung Quốc cũng trở thành một trong những
nước “thèm khát” nguồn tài nguyên ấy. Tác giả nhấn mạnh tới sự trỗi dậy của
Trung Quốc (The rise of China) trong việc dùng sức mạnh kinh tế để chi phối Lào
ngày một mạnh mẽ. Sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư Trung Quốc và chính phủ
Lào đã đem đến cho Lào những dự án cơ sở hạ tầng, nhưng đồng thời cũng làm gia
tăng sự hiện diện của người Trung Quốc tại đây. Kể từ năm 2008, người Trung
Quốc bắt đầu trở thành mối lo ngại đối với người dân Lào. Thực chất, ba điều
Trung Quốc muốn có được đằng sau những khoản viện trợ khổng lồ ở Lào đó là:
ủng hộ chính sách một Trung Quốc, cho phép các công ty Trung Quốc tới khai thác
tài nguyên và là điểm nối tới Thái Lan. Đổi lại, ngoài viện trợ và đầu tư kinh tế, cái
mà Lào muốn ở Trung Quốc là sự ủng hộ khi phải đối mặt với áp lực của phương
Tây đối với quá trình cải cách kinh tế và chính trị. Và Trung Quốc thì hoàn toàn đáp
ứng được điều này với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước
khác.
Công trình “The Increasing Presence of China in Laos Today: A Report on
Fixed Point Observation of Local Newspapers from March 2007 to February 2009”
(Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Lào hiện nay: Báo cáo về việc
quan sát điểm cố định của các tờ báo địa phương từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 2
năm 2009) của học giả Kazuhiro Fujimura đăng trên Ritsumeikan Journal of Asia
Pacific Studies số 27 năm 2010, cũng có cách tiếp cận khá độc đáo, khi đánh giá sự
gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các bài báo địa phương như KPL
news, Vientiane Times, về quan hệ Trung – Lào. Tác giả cho rằng, sự hiện diện của
Trung Quốc ở Đông Nam Á đã trở thành một chủ đề được nhiều phương tiện truyền
thông và giới học thuật quan tâm trong những năm gần đây. Điều này cũng xảy ra
tương tự với trường hợp của Lào, khi mối quan hệ giữa hai nước ngày càng được
cải thiện thông qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau, đặc biệt là sự thắt chặt trong
quan hệ kinh tế, với khối lượng thương mại song phương ngày một tăng và Trung
26
Quốc trở thành nhà đầu tư số một tại Lào. Về phản ứng của chính phủ Lào, tác giả
cho rằng, về mặt ngoại giao, có vẻ như Lào cũng không có ý định phụ thuộc nhiều
vào Trung Quốc mà cố gắng đạt được sự cân bằng ngoại giao bằng cách gia tăng
quan hệ với các quốc gia khác. Bằng chứng cho thấy, Lào đã là một thành viên rất
tích cực của ASEAN trong giai đoạn này khi trở thành quốc gia điều phối giữa Nhật
Bản và ASEAN. Đối với tình hình trong nước, mặc dù chính phủ Lào rất chào đón
sự hợp tác của Trung Quốc, tuy nhiên phản ứng của người dân vẫn còn khá phức
tạp, điều này đòi hỏi chính phủ Lào phải có những xử lý một cách thận trọng trước
vấn đề này.
“China’s Relations with Laos and Cambodia” (Quan hệ Trung Quốc với
Lào và Campuchia của học giả Carl.A. Thayer viết năm 2013 trong cuốn China’s
Internal and External Relations and Lessons for Korea and Asia (Quan hệ đối nội và
đối ngoại của Trung Quốc và bài học cho Hàn Quốc và châu Á) cũng đã đưa ra
những phân tích rất rõ nét về quan hệ Trung – Lào đặt trong so sánh với quan hệ
Trung Quốc – Campuchia. Các phân tích của công trình chỉ ra rằng, phần lớn đầu tư
và viện trợ của Trung Quốc tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng
và khai khoáng. Điều này giúp Trung Quốc tạo mạng lưới giao thông từ miền nam
Trung Quốc tới Đông Nam Á lục địa. Tác giả cho rằng, Lào và Campuchia là những
nước kém phát triển tại Đông Nam Á, tuy nhiên lại là khu vực có vị trí địa chiến
lược, là vùng đệm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc, là những nhân tố có thể
giúp Trung Quốc trong việc chi phối các vấn đề của ASEAN. Bên cạnh đó, đây còn
là điểm nối cho quá trình đi ra ngoài của nền kinh tế Trung Quốc. Chính vì vậy,
Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ ở hai quốc gia này. Theo tác giả, hiện
nay cả Lào và Campuchia đều theo đuổi chính sách phù thịnh đối với Trung Quốc
nhằm đạt được các lợi ích kinh tế, tuy nhiên đặt trong thế so sánh, Lào dường như
đang thành công hơn trong việc tự chủ dân tộc. Thực chất, đây là một cách tiếp cận
khá bao trùm nhưng lại thể hiện được độ sâu trong nghiên cứu vấn đề. Tác giả đã
cung cấp cho người đọc cái nhìn so sánh về sự hiện diện của Trung Quốc ở Lào và
Campuchia, để từ đó thấy được điểm giống và khác nhau trong phương thức sử
27
dụng của Trung Quốc, cũng như trong phản ứng của Lào và Campuchia. Từ đây,
bản chất mối quan hệ giữa hai quốc gia này với Trung Quốc đã được tác giả thể
hiện rõ trong bài viết. Đây cũng là công trình mang tính tham khảo lớn cho quá
trình thực hiện Luận án.
1.3.3. Những nghiên cứu về quan hệ kinh tế Trung Quốc – Lào
Học giả Châu Thị Hải trong công trình “Suy nghĩ về vị trí của Lào trong
quan hệ buôn bán biên giới giữa Trung Quốc và các nước có chung đường biên”
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5 năm 2002 đã đưa ra những phân
tích nhằm làm rõ vị trí tiếp nối của Lào trong quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc
với các nước láng giềng khác của Lào.“Ý nghĩa quan trọng nhất của lãnh thổ Lào
là ở vào vị trí tiếp giáp (hay nói cách khác là ý nghĩa của vị trí tiếp nối) trên cả hai
bình diện: địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế.” [Châu Thị Hải, 2002, tr. 36]. Với vị trí
tiếp nối này, Lào có thể đóng vai trò trung chuyển hai luồng hàng hóa và các nước
láng giềng. Đối với Trung Quốc, vị trí của Lào giúp nước này tiếp cận được với thị
trường Thái Lan và Campuchia. Học giả Nguyễn Ngọc Lan trong công trình “Quan
hệ kinh tế giữa Lào và Trung Quốc trong những năm gần đây” trên Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á số 10 năm 2015 đã phân tích mối quan hệ Trung Quốc – Lào trên
các lĩnh vực như: đầu tư, thương mại và viện trợ phát triển trong những năm gần
đây, đồng thời đưa ra những cảnh báo về sự phụ thuộc của Lào đối với nền kinh tế
Trung Quốc và xa hơn là sự tự chủ dân tộc.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu khác như: “Triển
vọng phát triển kinh tế Lào nhìn từ thực trạng các dòng vốn vào Lào trong những
năm gần đây” của học giả Nguyễn Hồng Nhung trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế
chính trị thế giới, số 5 năm 2012; đề tài nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước “Các xu
hướng chủ yếu của Cộng hòa Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động của chúng đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam” do nhà nghiên cứu Lê Văn Cương làm chủ nhiệm năm 2006. Những
công trình này không nghiên cứu sâu về quan hệ Trung – Lào nhưng lại cung cấp
28
một lượng thông tin, thuận lợi cho Luận án trong quá trình so sánh và đánh giá về
quan hệ Trung – Lào, quan hệ Việt – Lào.
Trong công trình “中国与老挝双边贸易合作关系(1990-2012 年)”
(Quan hệ hợp tác thương mại song phương Trung Quốc – Lào (1990-2012)) của 郑
国富 (Đặng Quốc Phú) viết năm 2014 trên Tạp chí Đông Nam Á tung hoành số 2,
tác giả đã nhìn lại quan hệ thương mại giữa hai nước từ năm 1990 – năm hai nước
bình thường hóa quan hệ một cách toàn diện cho tới năm 2012 – năm Lào gia nhập
tổ chức WTO để thấy rõ sự tiến triển của quá trình này trong một khoảng thời gian.
Dựa trên các tiêu chí như: tổng lượng thương mại, kết cấu hàng hóa, vị trí đối tác,
tác giả đã có những đánh giá về những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại
song phương Trung – Lào như: tổng lượng thương mại thấp, do sự kém phát triển
của Lào, dân số ít, sức sản xuất thấp…; kết cấu thương mại mất cân bằng; chất
lượng hàng hóa ở mức thấp, khả năng quản lý kém. Đóng góp của công trình này là
đưa ra một bức tranh về thương mại song phương Trung – Lào trong một giai đoạn,
giúp người đọc hiểu rõ được thực trạng, đặc điểm cùng những tồn tại khó khăn của
vấn đề này.
Học giả 康宝 (Khang Bảo) trong bài viết “中国对老挝直接投资的现状研
究” (Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào) đăng trên Tạp
chí Thương mại tung hoành năm 2015 số 8, đã có những phân tích khá sâu sắc về
quá trình Trung Quốc đầu tư ở Lào. Tác giả đã dùng lăng kính lịch sử để phân định
những giai đoạn trong quá trình Trung Quốc đầu tư ở Lào dựa trên qui mô, kết cấu
và vị trí đầu tư của Trung Quốc ở đất nước này. Bài viết nhận định rằng, đầu tư
Trung Quốc ở Lào đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Lào. Một số
khu vực đã thoát khỏi môi trường sống nghèo đói, và mức sống của người dân
không ngừng được cải thiện. Bản thân Trung Quốc cũng thu được nhiều lợi ích kinh
tế khi đầu tư ở Lào. Tuy nhiên, thực trạng một số công ty Trung Quốc không chú ý
đến việc hoàn thành trách nhiệm xã hội của họ khi thiết lập nhà máy ở Lào, thiếu
thông tin liên lạc với người dân bản địa đã tạo ra những lo lắng cho người dân Lào
29
và làm giảm uy tín đầu tư của doanh nhiệp Trung Quốc tại đây. Những đánh giá này
được coi là khá khách quan đối với vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình khác như: “中国企业对老挝
的直接投资及其影响” (Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc tại Lào và
ảnh hưởng của nó) của tác giả 郭继光 (Quách Kế Quang) trên Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á số 5 năm 2013; , “拓展老挝市场的“云南模式” ” (Mở rộng thị
trường Lào theo mô hình Vân Nam) của 张瑞昆 (Trương Thụy Côn) xuất bản năm
2001 số 5 trên Tạp chí Khoa học Xã hội Vân Nam, và “一带一路中国企业投资老
挝的国民待遇问题” (Vấn đề ưu đãi của chính phủ đối với các doanh nghiệp Trung
Quốc đầu tư tại Lào trong bối cảnh chiến lược Vành đai con đường) của nhóm học
giả 刘益灯,金娟 (Lưu Ích Đăng, Kim Quyên) đăng trên Tạp chí Đại học Trung
Nam số 6 năm 2017… Đây cũng là những nghiên cứu đi sâu vào đầu tư của Trung
Quốc ở Lào, đồng thời có những đánh giá về tác động của quá trình này đối với Lào
và Trung Quốc.
Một hướng tiếp cận khác trong lĩnh vực kinh tế, thu hút được sự quan tâm
của các học giả phương Tây đó là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Bắc
Lào, thông qua những dự án trồng cây cao su thay thế cây thuốc phiện. Có thể kể tới
những nghiên cứu tiêu biểu như: “The Chinese know the way: Rubber and
modernity along the China Laos- border” (Người Trung Quốc biết cách : cao su và
sự hiện đại dọc theo biên giới Trung – Lào) của học giả Antonella Dianna trong Hội
thảo “Critical transitions in the Mekong region” tại Thái Lan năm 2009 và công
trình “The post-opium scenario and rubber in northern Laos: Alternative Western
and Chinese models of development” (Kịch bản hậu thay thế cây thuốc phiện và cây
cao su ở Bắc Lào: sự thay thế phương Tây và mô hình phát triển kiểu Trung Quốc)
của tác giả Paul T. Cohen trên tạp chí International Journal of Drug Policy số 20
năm 2009. Đây đều là những công trình sử dụng phương pháp nghiên cứu trường
hợp nhằm làm rõ mục đích và cách thức của Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Bắc
Lào. Các công trình này đều xuất phát từ việc phân tích “cơn sốt” trồng cao su ở
30
Bắc Lào, do nhu cầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở nước này. Tác giả cho
rằng, bắt đầu từ những năm 2000, một làn sóng hiện đại mới từ Trung Quốc đã
chiếm giữ miền Bắc Lào trong “vỏ bọc trồng cao su” (in the guise of rubber
cultivation), và từ năm 2004 thì trở thành cơn sốt nhằm thay thế cây thuốc phiện
dưới sự khuyến khích của chính phủ Lào. Đối với người dân Lào, sự giàu lên nhanh
chóng thông qua việc cung cấp mủ cao su cho doanh nghiệp Trung Quốc đã kích
thích họ mở rộng các đồn điền của mình. Động lực cho sự bùng nổ này là nhu cầu
cao su ở Trung Quốc, quá trình thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, hội
tụ với nhu cầu cải thiện đời sống của người dân cao nguyên miền bắc Lào. Điều này
thể hiện mô hình phát triển của Trung Quốc theo định hướng kinh doanh, mâu thuẫn
với các nguyên tắc và chương trình phát triển thay thế của UNODC và phương Tây.
Thông qua việc phân tích trường hợp làng Ban hat Nyao – một ngôi làng của
người Mông ở Luang Namtha và làng Baan Samu nằm giữa biên giới Trung – Lào,
hai bài viết đã đưa ra một bức tranh về quá trình xóa bỏ nhanh chóng cây thuốc
phiện và thay thế bằng cây cao su, trở thành “phao cứu sinh” cho đời sống của
người dân Bắc Lào. Tuy nhiên, về dài hạn, nếu những đồn điền cao su tiếp tục được
mở rộng và phát triển ở đây, chất lượng môi trường, sự đa dạng sinh học và du lịch
sinh thái sẽ bị đe dọa và nằm ngoài tầm kiểm soát. Qua đó, có thể thấy rằng, chính
sách thay thế cây thuốc phiện của Trung Quốc đã thể hiện sự khác biệt giữa mô
hình phát triển thay thế của nước này với phương Tây. Thay vì tập trung vào an
ninh sinh kế, bền vững về môi trường, xã hội, xây dựng vốn xã hội như của phương
Tây, Trung Quốc lại sử dụng mô hình phát triển thay thế như một chiến lược kinh tế
nhằm hỗ trợ đầu tư kinh doanh. Chính sách này đã thể hiện một loại “chủ nghĩa tư
bản biên giới không được kiểm soát” với các tác động kinh tế và môi trường xã hội
đe dọa các nguyên tắc và mục tiêu phát triển thay thế và thậm chí còn làm ảnh
hưởng đến vai trò của các tổ chức phát triển quốc tế ở miền bắc Lào.
Đầu tư của Trung Quốc tại Lào cũng là một trong những lĩnh vực mà phía
Lào quan tâm. Trang Laotians với bài viết “Updates from the Laos-China Railway
Project” (Những cập nhật từ dự án đường sắt Trung – Lào) đã cho rằng, dự án khi
31
hoàn thành, hành trình từ điểm biên giới Boten thuộc Luang Namtha đến Viêng
Chăn sẽ được giảm từ khoảng ba ngày bằng đường bộ xuống dưới ba giờ bằng
đường sắt. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ gây ra sự gia tăng dòng chảy không chỉ
hàng hóa mà cả giao lưu con người giữa hai nước. Trong bài viết “China Invests in
Vientiane-Vang Vieng Expressway” (Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc Viêng
Chăn – Vang Vieng) đăng trên tờ Laotian Times, tác giả đã cho rằng đây là một dự
án quan trọng trong những văn bản được kí kết giữa Trung Quốc và Lào nhân
chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Lào năm 2017. Tuyến
đường này hoàn thành sẽ ngắn hơn khoảng 40km so với tuyến đường số 13 dài
156km hiện đang sử dụng.
1.3.4. Những nghiên cứu về vấn đề Hoa Kiều và lĩnh vực văn hóa giáo dục
Hoa Kiều và di dân Trung Quốc cũng là một trong những chủ đề nhận được
sự quan tâm của các học giả. Việc nghiên cứu người Hoa và di dân Trung Quốc ở
Lào cũng thể hiện một phần trong nghiên cứu quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh
hưởng tại đất nước này. Công trình “The Chinese in Laos. Rebirth of the Laotian
Chinese Community as Peace Returns to Indochina” (Người Hoa ở Lào: sự thức
tỉnh của cộng đồng người Hoa ở Lào như một sự quay trở lại hòa bình tại bán đảo
Đông Dương) của học giả Florence Rossetti đăng trên Chinese Perspectives số 20
năm 1997, là một trong những công trình tiêu biểu trong nghiên cứu người Hoa ở
Lào. Tác giả cho rằng, cộng đồng người Hoa ở Lào được đặc trưng bởi hai dòng di
cư khác nhau ở phía bắc và phía nam của đất nước. Vùng trung và nam Lào được
coi là cái nôi của cộng đồng người Hoa khi dòng di dân này tràn từ Việt Nam, Thái
Lan và Campuchia sang các tỉnh nam, trung Lào. Trong khi đó, các tỉnh phía Bắc lại
chịu ảnh hưởng của “người láng giềng lớn”, thậm chí tác giả còn cho rằng khu vực
này được cai trị bởi tham vọng chiến lược của Vân Nam (ruled by Yunnan’s
strategic ambitions) từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Trung Quốc ưu tiên
sử dụng kinh tế làm chiến lược mở đường cho quá trình tiến vào Bắc Lào. Trung
Quốc đã xây dựng ở đây một mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc (Chinese style
economic) bằng các dự án cơ sở hạ tầng, đồn điền năng suất cao, nhà máy… Thậm
32
chí, đối với Luang prabang, cố đô của Lào mang nhiều nét văn hóa Lào cũng đã bị
cộng đồng người Hoa làm thay đổi. Khác với người Hoa ở Lào từ những năm 30
của thế kỉ trước, hoàn toàn hòa nhập vào đời sống xã hội Lào, những người Hoa
mới mang đầy sự năng động và tính toán chiến lược. Họ tự tạo cho mình một bản
sắc truyền thống của Trung Quốc với hy vọng rằng họ có thể hưởng lợi từ sự bùng
nổ kinh tế đi kèm với những người mới đến từ Trung Quốc. Bài viết chỉ ra rằng,
trong vòng chưa đầy một thế kỷ, người Hoa ở Lào đã thay đổi từ người di cư tạm
thời sang một nhóm dân tộc lâu đời với nền văn hóa lai riêng, chiếm một vị trí đặc
quyền để thực hiện đối thoại với chính phủ Lào về các vấn đề kinh tế. Và sự khác
biệt giữa “người Hoa ở Lào” và “người Hoa mới ở Lào” là hoàn toàn rõ ràng.
Học giả Danielle Tan trong công trình ““Small Is Beautiful”: Lessons from
Laos for the Study of Chinese Overseas” (Nhỏ là đẹp: Bài học từ Lào cho nghiên
cứu Hoa kiều) đăng trên Journal of Current Chinese Affairs số 41 năm 2012, đã có
những phân tích rất sâu sắc về cộng đồng người Hoa ở Lào từ khi sau khi hai nước
bình thường hóa quan hệ. Kế thừa những nghiên cứu trước, tác giả cũng đưa ra bức
tranh người Hoa ở Lào thời kỳ thuộc địa, số lượng nhỏ nhất so với các quốc gia
Đông Nam Á khác và gần như biến mất sau khi Đảng nhân dân cách mạng Lào nắm
quyền vào năm 1975. Tuy nhiên chỉ trong một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, mạng
lưới người Hoa đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế chính trị của miền Bắc Lào và làm
thức tỉnh lại cộng đồng người Hoa vốn được coi là nhỏ so với các nước Đông nam
Á khác do địa hình không thuận lợi cho sự phát triển thương mại. Trong khi các nhà
đầu tư Trung Quốc và các tiểu thương là những nhân tố chính tạo nên sự thay đổi,
họ cũng là người chi phối nền kinh tế địa phương bằng việc tạo nên mạng lưới trong
các điểm thương mại quan trọng. Do đó, quá trình Trung Quốc tăng cường đầu tư
và di dân thể hiện sự trỗi dậy của Trung Quốc như sự trỗi dậy của chủ nghĩa thực
dân kiểu mới. Mô hình di dân mới Trung Quốc ở Lào cũng sẽ là mô hình tương tự
được triển khai ở châu Phi.
Trong hai bài viết “Một số vấn đề người Hoa trong đời sống văn hóa – xã
hội ở Lào” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 7 năm 2012 và “Tác động của
33
quan hệ Trung – Lào đến hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ở Lào từ sau
năm 1989” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 10 năm 2012, tác giả
Dương Văn Huy đã xuyên suốt vấn đề theo dòng lịch sử để đưa ra quá trình hình
thành cộng đồng người Hoa tại Lào: từ quá trình di cư đến định cư và xây dựng các
tổ chức xã hội người Hoa như Trung Hoa Lý sự hội. Đặt trong bối cảnh Trung Quốc
gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ tại Lào hiện nay, tác giả nhận định rằng “Việc thắt
chặt quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Lào đã tạo ra môi trường mới thuận
lợi cho sự lớn mạnh của cộng đồng người Hoa ở đây. Sự tăng cường đầu tư kinh tế
và quan hệ kinh tế thương mại hai bên khiến cho ngày càng nhiều người Hoa di trú
và định cư ở Lào… điều này cũng làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu xã hội người
Hoa tại nước này” và “người Hoa và những di dân Trung Quốc mới dần dần thâu
tóm những hoạt động kinh tế then chốt ở Lào… Được sự hậu thuẫn từ phía Trung
Quốc đại lục cũng như từ phía Hongkong, Đài Loan…, cộng đồng người Hoa ở Lào
dẫn sẽ tăng lên về số lượng, vị trí kinh tế và chính trị sẽ ngày càng được nâng lên.”
[Dương Văn Huy, 2012, tr.48].
Đối với vai trò của giáo dục tiếng Hoa, Dương Văn Huy trong công trình
“Vai trò của giáo dục tiếng Hoa trong việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở
Lào” viết trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1 năm 2018 đã cho rằng “Sự
phát triển của hệ thống các trường tiếng Hoa cũng là một trong những dấu hiệu
quan trọng để nhìn nhận thực trạng bức tranh người Hoa ở các nước, …. Đây cũng
được coi là kênh quan trọng để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng mềm ra bên
ngoài” [Dương Văn Huy, 2018, tr.44]. Sự phát triển của hệ thống các trường tiếng
Hoa có những tác động nhất định tới sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào.
Đây cũng là một trong những kênh quan trọng mà Trung Quốc sử dụng nhằm mở
rộng ảnh hưởng mềm của mình ra nước ngoài, mà Lào là một trường hợp cụ thể.
1.4. Một số nhận xét
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết quốc tế ngày một gia tăng, vị trí
“land-lock” của Lào đang dần trở thành “land-link” – điểm nối trong liên kết kinh tế,
chiến lược của khu vực. Vị thế của Lào được nâng cao trong bàn cờ địa – chiến lược
34
giữa các nước lớn và giữa các nước láng giềng vốn có ảnh hưởng truyền thống ở
đây. Những nghiên cứu về Lào và đặc biệt là nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc –
Lào vì thế cũng trở nên “hấp dẫn” đối với giới học giả trong và ngoài nước, đặc biệt
từ giai đoạn Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, và gia tăng ảnh hưởng ở toàn khu vực.
Về thành tựu đạt được, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình
đã thực hiện đưa ra những phân tích vấn đề theo nhiều khía cạnh. Các công trình
của học giả trong nước chủ yếu tập trung đánh giá vị trí chiến lược của Lào và phân
tích quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại đây qua từng lĩnh vực dưới góc
nhìn địa chiến lược, đồng thời có những đánh giá khá thực chất về tác động của mối
quan hệ này đối với Việt Nam và đối với quan hệ Việt – Lào. Trong khi đó, các
công trình của học giả nước ngoài thể hiện điểm mạnh qua các nghiên cứu trường
hợp để nhìn nhận quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Lào. Trên cơ sở đa
dạng về các lĩnh vực nghiên cứu, đa dạng về các cách tiếp cận cũng như cách luận
giải vấn đề nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu đã có được từ những công trình
trước đây trở thành nguồn tham khảo quý giá đối với quá trình khảo cứu tư liệu để
thực hiện Luận án.
Về khoảng trống trong các nghiên cứu, mặc dù các nghiên cứu trong và
ngoài nước là rất phong phú. Tuy nhiên, một công trình mang tính hệ thống và
chuyên sâu về quan hệ Trung – Lào trên các lĩnh vực, đồng thời đưa ra đặc điểm
quan hệ hai nước là còn thiếu vắng. Một là, trong các công trình mà Luận án đã
tham khảo, chưa có công trình nào tiến hành phân tích sâu về quan hệ Trung Quốc –
Lào trên các lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Hai là,
chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá quan hệ Trung Quốc – Lào dựa trên các
lý thuyết của quan hệ quốc tế, từ đó đưa ra những đặc điểm của mối quan hệ này.
Chính vì vậy, đây trở thành không gian nghiên cứu giúp cho Luận án có được điểm
mới và mang tính hệ thống hơn.
Thứ nhất, luận án là công trình dựa trên những lý thuyết về quan hệ quốc tế
để làm rõ cơ sở của mối quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 cho tới nay. Điều
35
này giúp ích lớn cho việc mô hình hóa bản chất mối quan hệ bất đối xứng giữa
Trung Quốc và Lào.
Thứ hai, Luận án là công trình mang tính toàn diện và hệ thống về quan hệ
Trung Quốc – Lào trên các lĩnh vực trong giai đoạn 2000 cho đến nay, đồng thời
đưa ra những phản ứng, tác động của các nhân tố chủ thể và các nhân tố liên quan.
Đặc biệt, Luận án tích cực đánh giá những tác động của tiến trình này đối với Việt
Nam và quan hệ Việt – Lào, từ đó Luận án sẽ rút ra một số kiến nghị cho Việt Nam
trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Lào.
36
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
Cơ sở lý luận được coi là khung tham chiếu cho việc xác định đặc điểm của
một mối quan hệ giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa hai quốc gia
chịu tác động rất lớn từ những biến chuyển trong cục diện quốc tế, những nhu cầu
đến từ bản thân hai nước cũng trở thành những động lực chính cho quá trình phát
triển hay ngưng trệ của quan hệ hai nước. Chương 2 của Luận án đi vào tìm hiểu
những cơ sở lí luận chung và những cơ sở thực tiễn (những nhân tố) tác động tới
quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay.
2.1. Cơ sở lý luận
Có thể thấy rằng, quan hệ Trung Quốc – Lào là một mối quan hệ bất đối
xứng giữa một nước lớn và một nước nhỏ. Chính vì vậy, để xây dựng cở sở lý luận
nhằm đánh giá mối quan hệ này, Luận án lựa chọn cách phân tích về quan hệ nước
lớn – nước nhỏ trên một số lý thuyết về quan hệ quốc tế mà Luận án cho rằng phù
hợp với bản chất mối quan hệ Trung Quốc – Lào.
2.1.1. Khái niệm về nước lớn – nước nhỏ và quan hệ nước lớn – nước nhỏ
Việc phân định nước lớn – nước nhỏ phụ thuộc vào góc nhìn từ mỗi quốc gia
dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh, vị thế và sự ảnh hưởng của các quốc gia
đó đối với các quốc gia khác. Trong quan hệ quốc tế, nước lớn được coi là nước có
tiềm lực, sức mạnh và ảnh hưởng vượt trội về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại
giao. Đồng thời, những nước này có khả năng tạo ảnh hưởng, chi phối và định hình
chính sách, hành vi của các quốc gia khác; tạo ra những tác động mạnh mẽ tới sự
vận động của hệ thống quan hệ quốc tế, xu thế quốc tế và có vai trò trong việc giải
quyết các vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu [Nguyễn Viết Thảo, Ngô Chí
Nguyện, 2018]. Trong khi đó, nước nhỏ lại là nước có những đặc điểm được cho là
trái ngược với nước lớn. Thậm chí, học giả Milan Kundera đã từng cho rằng sự
khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm
bảo sự sinh tồn của mình “Nước nhỏ là nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều
37
rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó” [Milan Kundera,
1984, tr.8]. Mặc dù trong thời đại hiện nay, nước nhỏ không bị nhìn nhận một cách
cực đoan như trên, tuy nhiên, nước nhỏ vẫn được đánh giá là nhóm nước dễ bị tổn
thương trong các mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, việc phân định và đánh giá một
nước lớn hay nhỏ, thì yếu tố sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, trong đó trọng
tâm là sức mạnh kinh tế, quân sự và hiện nay còn dựa trên cả sức mạnh về khoa học
công nghệ, được coi là cơ sở chính để đánh giá. Nhìn nhận trong quan hệ Trung
Quốc và Lào, Trung Quốc đóng vai trò là nước lớn, với sức mạnh về kinh tế, quân
sự, ảnh hưởng chính trị. Lào đóng vai trò là nước nhỏ với tiềm lực kinh tế còn yếu,
sức mạnh tổng hợp quốc gia và tiếng nói trong các vấn đề quốc tế còn nhiều hạn chế.
Trong mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, các nước lớn với sức mạnh
vượt trội thường tạo ra ảnh hưởng và sự kiểm soát đối với các nước nhỏ, đồng thời
nắm quyền chủ động trong mối quan hệ với nước nhỏ. Các nước lớn có xu hướng
sử dụng sức mạnh tổng hợp của mình về kinh tế, quân sự, tiếng nói trong các vấn đề
khu vực và toàn cầu để tạo sự ràng buộc, chi phối, thậm chí là răn đe đối với các
nước nhỏ, nhằm hướng các nước này đi theo lợi ích của các nước lớn. Trong mối
quan hệ lợi ích, các nước lớn thường bỏ qua hoặc xem nhẹ lợi ích của các nước nhỏ,
thậm chí có thể dùng sức ép để buộc nước nhỏ phải đi theo mình, bất kể điều này có
tổn hại tới lợi ích của nước nhỏ hay không. Đối với các nước nhỏ, các nước này
thường phải chịu sự ảnh hưởng từ các cường quốc, đôi khi là sự phụ thuộc trong cả
kinh tế và chính trị. Điều này tác động tới việc phát triển tâm lý nước nhỏ và hành
vi nước nhỏ, thể hiện ở việc các nước nhỏ dần mất lòng tin vào các nước lớn và do
đó nước lớn phải chịu gánh nặng lớn hơn trong việc xóa đi sự nghi kị của nước nhỏ
[Nguyễn Viết Thảo, Ngô Chí Nguyện, 2018]. Đối với quan hệ Trung Quốc – Lào,
rõ ràng Trung Quốc thể hiện vai trò chủ động trong mối quan hệ này. Đồng thời,
nước này dùng sức mạnh kinh tế khiến Lào có những phụ thuộc nhất định vào
Trung Quốc. Về phía Lào, dựa vào cơ sở tâm lý nước nhỏ, cũng có thể có những
đánh giá về các động thái của Lào trong quan hệ với Trung Quốc.
38
2.1.2. Quan hệ nước lớn – nước nhỏ trong các lý thuyết quan hệ quốc tế
Quyền lực trong chủ nghĩa hiện thực: Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, mục
tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và
sự tồn tại của mình trong hệ thống quốc tế. Quyền lực là động lực, mục tiêu mong
muốn cho chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Đồng thời, các quốc gia cũng sử
dụng quyền lực như một phương thức nhằm gây ảnh hưởng và thay đổi hành vi của
các quốc gia và tổ chức khác theo hướng có lợi cho quốc gia dùng quyền lực. Theo
định nghĩa này, có thể lấy yếu tố quyền lực để đánh giá mục tiêu của Trung Quốc và
Lào trong mối quan hệ song phương. Với Lào, đó là sự đảm bảo an ninh và tồn tại
của mình trong hệ thống quan hệ quốc tế. Với Trung Quốc, yếu tố quyền lực càng
được thể hiện rõ hơn, khi vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện trong quan hệ với Lào.
Bên cạnh đó, lý thuyết mô hình những quả Bi a (Billiard Ball Model) của
chủ nghĩa hiện thực cho rằng, các quốc gia như những quả bi a và tương tác giữa
chúng chủ yếu là va đập. Trong quá trình va đập, những quả nhỏ hơn có thể bị đẩy
văng đi hoặc dừng lại, trong khi các quả lớn hơn vẫn tiếp tục đi dù có thể bị giảm
tốc độ hoặc chệch hướng [Hoàng Khắc Nam, 2017, tr.43]. Lý thuyết này có thể
được xem xét để đánh giá về tác động của mối quan hệ Trung Quốc – Lào tới từng
chủ thể, và dựa vào lý thuyết có thể đánh giá Lào có thể nhận những tác động tiêu
cực và bị động nhiều hơn, trong khi Trung quốc có được nhiều hơn những tác động
tích cực trong mối quan hệ với Lào.
Lợi ích quốc gia: bao gồm các mục tiêu chiến lược, đôi khi là cả các công cụ
thực hiện mục tiêu, mà quốc gia theo đuổi trên trường quốc tế [Trần Nam Tiến,
2013, tr.23]. Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia được xây dựng trên cơ sở lợi
ích quốc gia của mình và có tác dụng đảm bảo mục tiêu của chính lợi ích quốc gia
ấy. Để đảm bảo lợi ích quốc gia, các chủ thể thường đưa ra các phương pháp thực
hiện, bao gồm 5 phương pháp chính: (1) Công cụ ngoại giao, (2) Tuyên truyền, (3)
Kinh tế, (4) Liên minh và Hiệp ước, (5) Các biện pháp cưỡng chế [Dinesh, 2018].
Trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia trở thành mục tiêu quan trọng nhất của các
chủ thể. Đây cũng là cơ sở được vận dụng để giải thích nguyên nhân vì sao Trung
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAYĐề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
 
LUẬT HÀNG KHÔNG - Trình bày nội dung về điều kiện kinh doanh vận tải hàng không
LUẬT HÀNG KHÔNG - Trình bày nội dung về điều kiện kinh doanh vận tải hàng khôngLUẬT HÀNG KHÔNG - Trình bày nội dung về điều kiện kinh doanh vận tải hàng không
LUẬT HÀNG KHÔNG - Trình bày nội dung về điều kiện kinh doanh vận tải hàng không
 
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đĐăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 9đ
 
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng VietinbankLuận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Thương Mại, điểm cao
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Thương Mại, điểm caoBài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Thương Mại, điểm cao
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Thương Mại, điểm cao
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luậtLuận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
bao cao thuc tap su pham mam non
bao cao thuc tap su pham mam nonbao cao thuc tap su pham mam non
bao cao thuc tap su pham mam non
 
Luận văn: Giải pháp Marketing cho dịch vụ thẻ tại Agribank, 9đ
Luận văn: Giải pháp Marketing cho dịch vụ thẻ tại Agribank, 9đLuận văn: Giải pháp Marketing cho dịch vụ thẻ tại Agribank, 9đ
Luận văn: Giải pháp Marketing cho dịch vụ thẻ tại Agribank, 9đ
 
Luận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAY
Luận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAYLuận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAY
Luận văn: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, HAY
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 

Similar to QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 

Similar to QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC (20)

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
 
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Đề tài nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...
 
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà NộiQuản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC SINH THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT edfc5706
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC SINH THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT edfc5706NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC SINH THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT edfc5706
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC SINH THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT edfc5706
 
Luận án: Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...
Luận án:  Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...Luận án:  Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...
Luận án: Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ HẢI YẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội – 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ HẢI YẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 62 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: GS.TS TẠ QUANG MINH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. TRẦN ANH VŨ 2. PGS. TS. DƯƠNG VĂN HUY Hà Nội – 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Trần Anh Vũ và PGS. TS. Dương Văn Huy. Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được nghiên cứu sinh thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có nguồn gốc rõ ràng, thể hiện trong phần Tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Thị Hải Yến
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Anh Vũ, PGS. TS. Dương Văn Huy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn em trong quá trình làm Luận án. Cảm ơn các Thầy đã luôn động viên và tiếp lửa đam mê khoa học cho em, để em có thể hoàn thành tốt nhất Luận án theo khả năng của mình. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Hoàng Khắc Nam và các thầy cô trong Khoa Quốc tế học – Trường Đại học KHXH & NV đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể, giúp em hoàn thành Luận án được thuận lợi nhất. Em xin được gửi lời tri ân tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung Quốc, GS. TS. Đỗ Tiến Sâm đã tư vấn, gợi mở và tạo điểu kiện tốt nhất để em có thể triển khai và hoàn thành Luận án. Em xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh Trần Thị Hải Yến
  • 5. 1 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4 DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................6 MỞ ĐẦU ..........................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................7 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................10 4.1. Cách tiếp cận: .................................................................................10 4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................10 5. Đóng góp của Luận án ............................................................................11 6. Nguồn tài liệu tham khảo........................................................................11 7. Bố cục của Luận án.................................................................................12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.............................13 1.1. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc..............13 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước.................13 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài ................15 1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào...........................18 1.2.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước.................18 1.2.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài ................19 1.3. Những nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Lào...............................20 1.3.1. Những nghiên cứu về vị trí chiến lược của Lào trong quan hệ với Trung Quốc và mục đích của Trung Quốc trong quan hệ với Lào.........20 1.3.2. Những nghiên cứu về chỉnh thể quan hệ Trung Quốc – Lào........23 1.3.3. Những nghiên cứu về quan hệ kinh tế Trung Quốc – Lào...........27
  • 6. 2 1.3.4. Những nghiên cứu về vấn đề Hoa Kiều và lĩnh vực văn hóa giáo dục ...........................................................................................................31 1.4. Một số nhận xét....................................................................................33 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.......................................................................................................36 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................36 2.1.1. Khái niệm về nước lớn – nước nhỏ và quan hệ nước lớn – nước nhỏ...........................................................................................................36 2.1.2. Quan hệ nước lớn – nước nhỏ trong các lý thuyết quan hệ quốc tế .................................................................................................................38 2.1.3. Phản ứng của các nước nhỏ trong quan hệ với các nước lớn......41 2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................43 2.2.1. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn dẫn tới nhu cầu mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ....................................................................43 2.2.2. Sự phát triển của ASEAN và sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á..................................................................52 2.2.3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc..................59 2.2.4. Vị trí của Lào trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.........64 2.2.5. Nhu cầu của Lào trong quá trình gia tăng quan hệ với Trung Quốc .................................................................................................................66 2.2.6. Nhân tố Việt Nam và Thái Lan......................................................67 2.2.7. Nhân tố lịch sử quan hệ Trung Quốc – Lào..................................71 Tiểu kết chương 2........................................................................................74 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY...................................................................................76 3.1. Trên lĩnh vực chính trị..........................................................................76
  • 7. 3 3.1.1. Giai đoạn 2000-2009 ....................................................................76 3.1.2. Giai đoạn 2009 đến nay................................................................80 3.2. Trên lĩnh vực kinh tế............................................................................85 3.2.1.Về quan hệ thương mại hàng hóa ..................................................86 3.2.1.1. Thương mại song phương chính ngạch .................................86 3.2.1.2. Thương mại biên giới.............................................................89 3.2.2. Về đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào.................................93 3.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng...................................................103 3.4. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo và du lịch..........108 3.4.1.Về giao lưu văn hóa – xã hội .......................................................108 3.4.2. Về trao đổi giáo dục – đào tạo....................................................112 3.4.3. Về hợp tác du lịch .......................................................................116 Tiểu kết chương 3......................................................................................117 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO .........119 4.1. Đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Lào giai đoạn từ 2000 đến nay.....119 4.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc - Lào ..........................................125 4.2.1. Tác động đến Trung Quốc ..........................................................125 4.2.2. Tác động đến Lào........................................................................129 4.2.3. Tác động đến Việt Nam và quan hệ Việt - Lào...........................133 4.2.5. Tác động đến ASEAN và Thái Lan ............................................136 4.3. Xu hướng quan hệ Trung Quốc - Lào................................................138 4.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong sự tiến triển quan hệ Trung Quốc - Lào.........................................................................................................138 4.3.2. Những kịch bản chính trong quan hệ Trung Quốc – Lào thời gian tới...........................................................................................................140
  • 8. 4 4.4. Gợi mở khuyến nghị đối với Việt Nam .............................................142 Tiểu kết chương 4......................................................................................147 KẾT LUẬN..................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................152 PHỤ LỤC.....................................................................................................170
  • 9. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á 2 ADMM ASEAN Defence Ministers Meeting Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN 3 AIIB Asian Infrastructure Investment Bank Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á 4 APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương 5 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 6 BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai con đường 7 Châu Á - TBD Asia Pacific Châu Á – Thái Bình Dương 8 CHDCND Lào Lao People’s Democratic Republic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 9 CHND Trung Hoa People’s Republic of China Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) 10 EEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á – Âu 11 EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế châu Âu 12 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 13 GMS Greater Mekong Tiểu vùng Sông Mekong
  • 10. 6 Subregion Mở rộng 14 LMC Lancang Mekong Cooperation Hợp tác Lan Thương Mekong 15 LMI Lower Mekong Initiative Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong 16 MGC Mekong – Ganga Cooperation Hợp tác sông Mekong – sông Hằng 17 NDT Renminbi Nhân dân tệ 18 SRF Silk Road Fund Quỹ con đường tơ lụa 19 TPP Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 20 TTXVN Thông tấn xã Việt Nam 21 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 22 USD US Dollar Đô la Mỹ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê kim ngạch thương mại Trung Quốc – Lào giai đoạn 1991- 2000…………………………………………………….……………………… tr. 73 Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào giai đoạn 1991-2000….... tr. 73 Bảng 3.1: Tổng kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc – Lào giai đoạn 2000-6/2019 ……………………………………………………………………tr. 86 Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Vân Nam - Lào giai đoạn 2000- 2017……………………………………………………………………………. tr. 91
  • 11. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về ý nghĩa khoa học, trong thời kỳ cải cách mở cửa, Trung Quốc theo đuổi chính sách “giấu mình chờ thời”, ưu tiên được dành cho phát triển kinh tế. Bắt đầu thời kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã trỗi dậy trên mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện mong muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Đặc biệt dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở nên chủ động hơn, thể hiện bằng việc đưa ra những sáng kiến trên cả bình diện khu vực và toàn cầu. Sự chủ động này được thúc đẩy bởi ý thức mạnh mẽ về “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Những khái niệm trong lĩnh vực đối ngoại như “quan hệ quốc tế kiểu mới”, “cộng đồng chung vận mệnh” đã được Trung Quốc đưa ra và nỗ lực quảng bá như những khái niệm chi phối trong khu vực và quốc tế. Trong đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước nhỏ được coi là một đóng góp quan trong trong việc hình thành cộng đồng chung vận mệnh. Mối quan hệ bất đối xứng này cho phép Trung Quốc có nhiều lợi thế trong việc gia tăng ảnh hưởng với các nước nhỏ, là cơ sở cho việc xây dựng “mô hình đồng thuận Bắc Kinh”. Quan hệ Trung Quốc – Lào là mối quan hệ bất đối xứng điển hình, và có thể được đánh giá là một trong những mối quan hệ kiểu mẫu giữa Trung Quốc với các nước nhỏ. Chính vì vậy, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – Lào có thể cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về cách thức Trung Quốc sử dụng trong quan hệ với các nước nhỏ. Đồng thời, thông qua trường hợp của Lào cũng có thể đánh giá được một trong những lựa chọn của những nước nhỏ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Điều này tạo nên những ý nghĩa khoa học nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Về ý nghĩa thực tiễn, Lào và Trung Quốc là hai nước láng giềng có những mối quan hệ lịch sử hết sức chặt chẽ với Việt Nam. Với những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, khu vực, quan hệ Việt – Trung, Việt – Lào, Trung - Lào cũng đang có những biến đổi sâu sắc. Việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Lào đã cạnh tranh trực tiếp với ảnh hưởng truyền thống của Việt Nam tại nước này. Điều này cũng
  • 12. 8 góp phần không nhỏ trong việc “làm xói mòn” quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Không chỉ vậy, việc Trung Quốc muốn “lôi kéo” Lào ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và quốc tế sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và an ninh biên giới Việt – Lào. Bên cạnh đó, quan hệ Việt – Trung trong bối cảnh mới vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt, hợp tác song song với đấu tranh vẫn là dòng chảy chính trong cục diện chung của mối quan hệ này. Những khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, cùng với những sức ép mà nước này tạo ra thông qua quốc gia láng giềng phía Tây của Việt Nam, đặt ra yêu cầu về những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của nước ta đối với 2 quốc gia láng giềng này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc – Lào sẽ góp phần là cơ sở khoa học cho quá trình Việt Nam hoạch định chính sách nhằm xử lý mối quan hệ Việt – Lào, Việt – Trung. Về tính cấp thiết, trong bối cảnh có nhiều biến động tại khu vực châu Á – TBD, ASEAN đang nỗ lực thực hiện xây dựng một cộng đồng, khẳng định vai trò trung tâm của tổ chức này. Việc Trung Quốc sử dụng cách tiếp cận “xé rào” đối với ASEAN, khiến tổ chức này đứng trước những thách thức về việc cân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chung của tổ chức. Ngoài ra, các nước lớn cũng đang thực hiện những chính sách riêng tại khu vực Đông Nam Á tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc, khiến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng trong bài toán tranh giành quyền lực. Những chuyển động khu vực cũng khiến cho việc nghiên cứu quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, trong đó có Lào trở nên vô cùng cấp thiết nhằm lý giải bản chất chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực. Chính vì nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc - Lào vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, lại mang tính cấp thiết, nên học viên đã lựa chọn đề tài cho Luận án tiến sĩ của mình là: Quan hệ Trung Quốc - Lào từ năm 2000 đến nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu
  • 13. 9 1) Làm rõ bản chất mối quan hệ Trung Quốc – Lào để thấy được những tính toán chiến lược của hai nước trong việc gia tăng quan hệ 2) Làm rõ chiến lược của Trung Quốc đối với các nước nhỏ, đang phát triển thông qua trường hợp của Lào. 3) Bước đầu đưa ra những dự báo xu hướng quan hệ Trung Quốc – Lào thời gian tới và gợi mở kiến nghị đối với Việt Nam 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, Luận án sẽ tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Phân tích các cơ sở lí luận và những nhân tố cơ bản tác động tới quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay. 2) Phân tích diễn tiến trong quan hệ Trung Quốc - Lào trên một số lĩnh vực chủ chốt (chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, và văn hóa-xã hội). Đặc biệt, do dung lượng có giới hạn, trong các lĩnh vực chủ chốt này, Luận án xin được lựa chọn những vấn đề mà Luận án cho là nổi bật trong mỗi lĩnh vực để tiến hành phân tích. 3) Đánh giá mối quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay và làm rõ những tác động của mối quan hệ này tới các nhân tố liên quan, đồng thời đưa ra xu hướng và các kịch bản của quan hệ Trung Quốc – Lào trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận động của quan hệ Trung Quốc - Lào * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung phân tích quan hệ Trung Quốc - Lào từ năm 2000 đến nay. Năm 2000 là năm nguyên thủ hai nước đã thực hiện những chuyến thăm viếng lẫn nhau mang tính lịch sử, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước. Cũng trong năm này, qua chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên đến Lào, tuyên bố chung về việc xác định quan hệ hợp tác toàn diện đã chính thức được hai bên thống nhất đưa ra. Mốc thời
  • 14. 10 gian còn lại là “đến nay”, Luận án sẽ cố gắng bổ sung và cập nhật những số liệu và diễn biến mới nhất cho đến khi Luận án được chính thức hoàn thành. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quan hệ Trung Quốc – Lào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh – quốc phòng, văn hóa – xã hội, tập trung trong quan hệ song phương. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận: Luận án nhìn nhận mối quan hệ Trung Quốc - Lào bằng cách đặt Trung Quốc và Lào trong hệ thống quan hệ quốc tế của khu vực, mối quan hệ này sẽ chịu những tác động cũng như những ảnh hưởng đến từ cục diện khu vực, đồng thời bản thân mối quan hệ này cũng có những tác động ngược trở lại đối với khu vực. Bên cạnh đó, do đây là một mối quan hệ bất đối xứng giữa một nước lớn và một nước nhỏ, nên Luận án sẽ nhìn nhận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ Trung Quốc chủ động nhiều hơn trong việc gia tăng mối quan hệ và qua đó đưa ra những phản ứng của Lào. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp chung của ngành khoa học xã hội như phân tích, tổng hợp, so sánh. Ngoài ra, Luận án cũng sử dụng các phương pháp mang tính đặc thù của chuyên ngành quan hệ quốc tế để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, cụ thể ở đây là chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với Đông Nam Á, từ đó đưa ra được chính sách của Trung Quốc đối với Lào. Luận án sử dụng lý thuyết trong quan hệ quốc tế, trong đó tập trung vào những lý thuyết chính như: quyền lực, lợi ích quốc gia, lý thuyết phụ thuộc, phản ứng của nước nhỏ với nước lớn, để thấy rõ bản chất của mối quan hệ Trung Quốc – Lào. Ngoài ra, luận án cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp quan sát; phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích tác động.... Do tính chất
  • 15. 11 liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu quan hệ quốc tế nói riêng nên những phương pháp nghiên cứu kể trên sẽ được kết hợp và vận dụng trong luận án một cách linh hoạt. 5. Đóng góp của Luận án - Đóng góp về mặt khoa học: Luận án đã cung cấp một cách tiếp cận về quan hệ bất đối xứng giữa nước lớn và nước nhỏ có chung đường biên giới, có chung mô hình xã hội chủ nghĩa nhưng lại không có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Đặc biệt, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Lào sẽ cung cấp cách nhìn nhận về phương thức nước này sử dụng trong quan hệ với các nước nhỏ khác. - Đóng góp về mặt thực tiễn: Đây là một hướng nghiên cứu tuy không phải là quá mới nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khoa học cần phải làm rõ. Trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng và củng cố quan hệ toàn diện và sâu sắc với các quốc gia láng giềng, việc nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Lào cần được tiến hành một cách hệ thống và toàn diện. Luận án làm rõ thực chất mối quan hệ Trung Quốc - Lào trên các phương diện, coi đây là một mảnh ghép trong chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực. Qua việc phân tích các nội dung nêu trên, Luận làm rõ hệ luỵ mối quan hệ này đối với Lào và những tác động đối với Việt Nam và khu vực. - Về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân tích quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, cụ thể ở đây là nước lớn đang phát triển và nước nhỏ. - Về mặt tư liệu, luận án góp phần hệ thống hoá và cập nhật tư liệu về quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay trên các lĩnh vực. - Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người nghiên cứu về Trung Quốc và Lào nói chung và quan hệ Trung Quốc - Lào nói riêng. 6. Nguồn tài liệu tham khảo Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của Luận án bao gồm hai nhóm chính:
  • 16. 12 Nhóm thứ nhất: Tài liệu sơ cấp (tài liệu gốc hay nguồn tư liệu) bao gồm các văn kiện của Chính phủ hai nước Trung Quốc và Lào: các Hiệp định, Hiệp ước, Tuyên bố chung, phát biểu của lãnh đạo hai Nhà nước, hai chính phủ…được đăng tải chính thức trên website của Bộ Ngoại giao, Chính phủ hai nước, hoặc website cơ quan phát ngôn của Nhà nước, Chính phủ hai nước. Nhóm thứ hai: Tài liệu thứ cấp (các công trình nghiên cứu đã công bố) bao gồm các báo cáo tổng hợp, tài liệu đánh giá của các bộ ngành Trung Quốc, Lào, Việt Nam; Các công trình nghiên cứu, bài viết nghiên cứu, kỉ yếu hội thảo của các học giả trong nước và ngoài nước liên quan tới Trung Quốc-ASEAN, Lào, Trung Quốc được viết hoặc dịch ra bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu theo 4 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu Chương 2: Cơ sở quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay Chương 3: Thực trạng quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay Chương 4: Đánh giá về quan hệ Trung Quốc - Lào
  • 17. 13 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Quan hệ Trung Quốc – Lào là một phần trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc và Lào; bị chi phối bởi chính sách đối ngoại của mỗi nước. Việc đánh giá tình hình nghiên cứu của vấn đề sẽ giúp Luận án có được cái nhìn toàn diện đối với vấn đề nghiên cứu. Trong chương này, Nghiên cứu sinh đã điểm qua những công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước xoay quanh quan hệ Trung Quốc - Lào. Trên cơ sở khái quát những nội dung chính của các công trình nghiên cứu có giá trị, phù hợp với đề tài nghiên cứu, Luận án rút ra một số nhận xét, xác định những vấn đề, lĩnh vực có giá trị tham khảo; đồng thời chỉ ra những “khoảng trống” trong nghiên cứu mà Luận án có thể góp phần giải quyết các vấn đề này. 1.1. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước Các công trình của học giả trong nước chủ yếu tiếp cận vấn đề theo hai hướng chính: một là nhìn nhận chính sách đối ngoại Trung Quốc dưới góc độ lịch sử, từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét về những thay đổi của vấn đề này theo từng giai đoạn; hai là tập trung đi vào những nội dung nhỏ hơn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc như ngoại giao nước lớn, ngoại giao láng giềng… “Sự điều chỉnh tư duy và hành động chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay” của học giả Trần Khánh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2014; “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978- 2008)” xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2009 và “Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” xuất bản tại Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa năm 2014 của Lê Văn Mỹ, “Điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII Đảng cộng sản” của học giả Nguyễn Huy Quý trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6 năm 2015 là những công trình đi theo hướng tiếp cận thứ nhất. Các công trình này đã phân tích những điều chỉnh, những thay đổi của đối ngoại Trung Quốc trong từng giai đoạn kể từ khi thành lập nước, và đặc biệt nhấn mạnh từ giai đoạn cải cách mở cửa tới nay. Các tác
  • 18. 14 giả cho rằng, chính sách đối ngoại của Trung Quốc nếu như ở giai đoạn 1950-1960 là cách tiếp cận dưới sự đấu tranh giai cấp, giai đoạn cải cách mở cửa là chủ nghĩa dân tộc và thực dụng thì giai đoạn từ thập niên 90 của thế kỷ XX là chủ nghĩa dân tộc kết hợp với ngoại giao nước lớn. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc được xây dựng dựa trên lợi ích quốc gia – dân tộc và bị chi phối bởi chủ nghĩa hiện thực mang màu sắc Trung Quốc. “Trong đó, khát vọng trở về địa vị vượt trội, quốc gia “trung tâm Thiên hạ” đã, đang và sẽ vẫn là sợ chỉ đỏ xuyên suốt, gắn kết các lực lượng trong nước, chi phối đường lối đối ngoại của Trung Quốc.” [Trần Khánh, 2014, tr.37]. Đặc biệt, từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc, nước này đã có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong đường lối đối ngoại của mình. Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoại giao Trung Quốc đã chuyển từ “thế thủ” sang “thế công” với một phong cách táo bạo, quyết đoán nhưng linh hoạt, đặc biệt ngoại giao kinh tế được sử dụng làm mũi tiên phong nhằm gắn kết với ngoại giao chính trị. Những điều chỉnh này nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” trong bối cảnh mới. Đối với hướng nghiên cứu về ngoại giao láng giềng, Luận án tập trung vào những công trình nghiên cứu chính sách và quan hệ của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, có liên quan trực tiếp tới quá trình thực hiện Luận án. Công trình “Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á từ sau Đại hội 18” của tác giả Nguyễn Thu Mỹ trên Tạp chí Đối ngoại số 7 năm 2015 và “Chính sách của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á: những thuận lợi và thách thức” của tác giả Đinh Hiền Lương trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 9 năm 2017 là những công trình tiêu biểu, tập trung vào phân tích chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, trong đó khẳng định tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chiến lược khu vực của Trung Quốc trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, an ninh, văn hóa… Đặc biệt, đặt trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực triển khai sáng kiến “Vành đai con đường”, Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu của đại chiến lược này và là nhân tố chính dẫn đến thành công của con đường tơ lụa trên biển. Từ những góc độ tiếp cận vấn đề như vậy, các tác giả đưa ra những kết luận về
  • 19. 15 chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, bao gồm: ràng buộc ASEAN với Trung Quốc trên các phương diện, từ đó không chỉ phục vụ cho quá trình bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở khu vực mà còn thực hiện những tham vọng quốc tế lớn hơn của nước này trong quá trình vươn lên thành cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, để đánh giá sự thành công trong chính sách đối với Đông Nam Á của Trung Quốc, cơ bản phụ thuộc vào chính việc Trung Quốc xử lý những mâu thuẫn nội tại trong mục tiêu đối nội và đối ngoại của nước này. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của các học giả nước ngoài, chính vì vậy số lượng các công trình là tương đối lớn. Tuy nhiên, Luận án chỉ tổng quan lại một số những nghiên cứu tiêu biểu. Đối với chính sách đối ngoại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng ngoại giao Trung Quốc đã chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “chủ động đi đầu”, đồng thời coi trọng hơn ngoại giao với các nước láng giềng. Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình: đó là trở nên quyết đoán và chủ động hơn trong các mối quan hệ cũng như trong việc đòi hỏi quyền lợi. Công trình “China’s Asia Strategy under President Xi Jinping” (Chiến lược đối với châu Á của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình) của Avinash Godbole đăng trên Strategic Analysis Review số 39 năm 2015 hay ““The Chinese Dream” and Chinese Foreign and Security Policies—Rosy Rhetoric versus Harsh Realities” (“Giấc mộng Trung Hoa và chính sách đối ngoại – an ninh – giấc mơ hồng giữa hiện thực khắc nghiệt)” của học giả Axel Berkofsky trên Asia – Pacific Review số 23 năm 2016 đều cho rằng “giấc mộng Trung Hoa” thực chất nhằm mục đích tái thiết quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc, yêu sách chủ quyền với vùng lãnh thổ mà theo quan điểm của Trung Quốc là đã thuộc về nước này trong quá khứ. Chính vì vậy, việc Trung Quốc định hướng lại chính sách ngoại giao từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền đã làm thay đổi đáng kể quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Á và khiến Trung Quốc bước được những bước tiến dài trong một
  • 20. 16 khoảng thời gian ngắn. Trong vài năm gần đây, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại xuyên biên giới, kết nối hệ thống được coi là những động lực quan trọng cho chiến lược mới của Trung Quốc đối với khu vực châu Á. Về chiến lược, điều này có thể được nhìn nhận rằng chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc với khu vực đã chấm dứt, thay vào đó là một Trung Quốc ôn hoà hơn, đây cũng sẽ là chính sách dài hạn của nước này. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này cũng sẽ làm dịu đi chính sách “cây gậy và củ cà rốt” mà Trung Quốc đã theo đuổi 5-6 năm qua. Chính sách “không can thiệp” của Trung Quốc đã dần thay đổi, do sự tham gia sâu hơn của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu. Về động cơ, sự điều chỉnh này nhằm phản ứng với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, tăng cường quan hệ với các nước châu Á sẽ giúp Trung Quốc đạt được hoà bình và ổn định khu vực, trước khi đạt được mục tiêu dài hạn là thống nhất Đài Loan về với Đại lục. Về phương thức, Trung Quốc tích cực sử dụng ngoại giao nguyên thủ thông qua các chuyến thăm liên tiếp của lãnh đạo cấp cao tới các quốc gia châu Á nhằm cải thiện các mối quan hệ. Đồng thời, Trung Quốc cũng khẳng định vai trò của mình trong việc tái cấu trúc kinh tế và an ninh khu vực, đẩy lùi vai trò của Mỹ. Công cụ giúp Trung Quốc thực hiện điều này đó là ngoại giao đa phương, cải cách và thiết lập các tổ chức quốc tế mới, trong đó đặc biệt tập trung thúc đẩy sáng kiến “Vành đai con đường” – sáng kiến khu vực tham vọng nhất của Trung Quốc. Ngoài ra, có thể kể tới các nghiên cứu như: “China’s new Diplomacy” (Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc) của Medeiros, Evan S và M.Taylor Fravel trên Foreign Affair số 82 , China’s Foreign Strategy After the 18th Party Congress:Business as Usual? (Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc: kinh doanh như thường lệ?) của Nele Noesselt trên Tạp chí Khoa học chính trị Trung Quốc số 20 năm 2015. Đối với nghiên cứu về ngoại giao láng giềng, các học giả cũng có những cách tiếp cận tương đối phong phú. Công trình ““周边”概念与中国的对外战略” (Khái niệm ngoại vi và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc) của học giả 钟飞腾 (Chung Phi Đằng) trên Tạp chí Bình luận Ngoại giao số 4 năm 2011và“中国周边外
  • 21. 17 交在思考”(Nhìn nhận lại về ngoại giao xung quanh của Trung Quốc) của 张建 (Trương Kiến) trên Tạp chí thế giới đương đại số 6 năm 2013, xuất phát từ khái niệm về ngoại vi và ngoại giao xung quanh của Trung Quốc. Qua thập niên đầu thế kỷ XXI, ngoại vi và môi trường ngoại vi đã thể hiện trong việc Trung Quốc sắp xếp lại trật tự khu vực, trong đó ASEAN đóng một vai trò quan trọng. Tác giả cho rằng, những biến chuyển trong tam giác quan hệ Mỹ - Nga – Trung từ những năm cuối thế kỷ XX đã cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN. Đồng thời, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc giai đoạn này đã có những bước phát triển nhảy vọt. Điều này đã giúp Trung Quốc tăng cường không gian phát triển ở khu vực. Cũng từ khoảng thời gian này một cục diện được hình thành với sự phụ thuộc an ninh vào Mỹ và sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc của các nước ASEAN. Tuy nhiên, những thách thức cũng đã xuất hiện trong quá trình Trung Quốc thực hiện ngoại giao xung quanh. Đó là tâm lý lo ngại của các nước láng giềng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng những ảnh hưởng đến từ nhân tố Mỹ. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một cách tiếp cận khác, đó là đi từ những thay đổi về cục diện quốc tế để thấy sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, như trong công trình“国际体系转型与中国周边外交之变: 从维 稳到维权”(Sự biến đổi của hệ thống quốc tế và những thay đổi trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc: Từ việc duy trì sự ổn định để bảo vệ quyền lợi) của 王生,罗肖 (Vương Sinh, La Tiếu) trên Tạp chí Quan hệ quốc tế hiện đại số 1 năm 2013 và bài viết “中国周边外交战略刍议” (Thảo luận về chiến lược ngoại giao láng giềng của Trung Quốc) trên Báo Khoa học Xã hội Đại học Cáp Nhĩ Tân số 1 năm 2013 của nhóm tác giả 袁野, 王广厚 (Viên Dã, Vương Quang Hậu). Nhóm tác giả cho rằng, duy trì ổn định vốn là mục tiêu ban đầu của ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự biến đổi nhanh chóng của hệ thống quốc tế cùng những tranh chấp chủ quyền tại khu vưc Biển Đông và Biển Hoa Đông đã khiến ngoại giao láng giềng của Trung Quốc chuyển từ duy trì ổn định sang bảo vệ quyền lợi. Do vậy, những điều chỉnh về chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ
  • 22. 18 đơn thuần là nhằm thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, với vai trò cường quốc khu vực, sức mạnh của Trung Quốc là yếu tố định hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên môi trường an ninh xung quanh ổn định cũng là cam kết cho sự phát triển bền vững của Trung Quốc. Do đó, chiến lược ngoại giao xung quanh của nước này cần phải đạt được những lợi ích về kinh tế, về an ninh và vai trò tại khu vực thông qua quá trình hợp tác kinh tế và thương mại, cải thiện quan hệ chính trị giải quyết các vấn đề chung đối với các nước láng giềng. 1.2. Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào 1.2.1. Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước Đường lối đối ngoại của Lào thể hiện sự kiên định lập trường, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, phương hướng đối ngoại của Lào nêu cao tinh thần tự lực tự cường, làm chủ các mối quan hệ hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước ngoài trên cơ sở chặt chẽ về chiến lược, mềm dẻo về sách lược. Đây được coi là những nhận định xuyên suốt trong các công trình của học giả Việt Nam khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào. Một số các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: “Chính sách đối ngoại của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến quan hệ Lào – Việt trong những năm sắp tới” của Nguyễn Hào Hùng trong kỷ yếu Hội thảo “Những vấn đề nổi trội ở Đông Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI” năm 2004 ; “Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hóa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Trương Duy Hòa in tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2012, hay “Tìm hiểu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN: Lào” của Dương Văn Tám và Đàm Thị Ánh Ngọc in tại Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân năm 2016. Các tác giả cho rằng, Lào là quốc gia duy nhất của Đông Nam Á không giáp biển, do vậy nước này gặp phải những thách thức từ khả năng giao lưu thương mại với thế giới bên ngoài, không có nguồn tài nguyên biển; tuy nhiên nước này lại có lợi thế nằm trong trục địa – chiến lược của khu vực sông Mekong. Với vị thế địa lý này, chính sách đối ngoại của Lào được xây dựng
  • 23. 19 nhằm biến Lào trở thành một mắt xích trong sự phát triển của khu vực và thế giới. Chính vì vậy, chính sách đối ngoại của Lào tiếp tục đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, nhưng chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng quan hệ láng giềng, thắt chặt và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với các nước XHCN. “Mặc dù chưa bao giờ tuyên bố chính thức, nhưng xét trên động thái và khía cạnh thực tiễn của các mối quan hệ, có thể thấy trước hết Lào dành ưu tiên đặc biệt cho 5 nước láng giềng của mình là Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Myanmar” [Trương Duy Hoà, 2012, tr.57]. Các nghiên cứu của học giả Việt Nam cũng cho rằng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các đối tác đối ngoại của Lào có thể dần dần có sự tách bạch giữa đối tác chính trị đối ngoại và đối tác kinh tế đối ngoại, mà tập trung chủ yếu là Việt Nam và Trung Quốc. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào cũng nhận được những quan tâm nhất định của học giả Trung Quốc. Bởi với vai trò là quốc gia láng giềng của nhau, chính sách đối ngoại của Lào cũng sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc – Lào cũng như cục diện chung của khu vực. Những công trình tiêu biểu như: “老挝 人民革命党的外交政策与实践” (Chính sách và thực thi ngoại giao của Đảng nhân dân Cách mạng Lào) của 方文(Phương Văn) trên Tạp chí Hắc Hà số 5 năm 2016, hay “老挝积极推动外交发展” (Lào tích cực thúc đẩy ngoại giao phát triển) của 高阳 (Cao Dương) trên Tạp chí cầu thế kỉ số 12 năm 2008, hay 赵亮 (Triệu Lượng) với “冷战时期老挝的中立主义外交政策” (Chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa trung lập của Lào thời kỳ chiến tranh lạnh) thuộc Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Nam Á số 4 năm 2015, đều cho rằng, kể từ sau chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Lào đã trải qua những thay đổi quan trọng. Lào đã dần mở cửa và xây dựng một chính sách đối ngoại đa phương với các nước, và Lào nỗ lực xây dựng một nền ngoại giao trung lập đối với tất cả các nước. Từ năm 1996, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Lào, nước này đã coi ngoại giao là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Mục tiêu cốt lõi của ngoại giao là tạo lập được
  • 24. 20 một môi trường bên ngoài có lợi cho sự phát triển trong nước, đồng thời mở rộng hình ảnh của Lào đi ra khu vực và thế giới. Các tác giả cho rằng, sự nối tiếp về định hướng đối ngoại của Lào tiếp tục được triển khai ở những kỳ Đại hội 7, Đại hội 8 và thậm chí kéo dài tới đại hội 10 được tổ chức vào năm 2016. Đó là nỗ lực xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng, điểm nhấn trong chính sách đối ngoại của Lào là tăng cường hợp tác chiến lược với các nước xã hội chủ nghĩa, “giữ “quan hệ đặc biệt” với Việt Nam, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc và tăng cường hợp tác với ASEAN” [ 高阳, 2008, 页 56]. Hiện nay, Lào vẫn là một quốc gia đang phát triển nhưng không thể phủ nhận sự ổn định trong nền chính trị của nước này, và những đóng góp nhất định trong việc thực hiện một chính sách ngoại giao trung lập. 1.3. Những nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Lào Những biến chuyển từ đầu thế kỷ đã đưa Đông Nam Á trở thành khu vực “trung tâm của trung tâm”. Cũng vì thế, nghiên cứu quan hệ Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nhấn của giới học thuật. Trong các mối quan hệ này, cần phải xem xét tới trường hợp của quan hệ Trung Quốc - Lào. Cặp quan hệ này dường như đang thu hút ngày càng lớn sự quan tâm của giới học thuật. Cách tiếp cận vấn đề cũng trải rộng ở nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực, nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh của quan hệ Trung Quốc - Lào qua các giai đoạn khác nhau. 1.3.1. Những nghiên cứu về vị trí chiến lược của Lào trong quan hệ với Trung Quốc và mục đích của Trung Quốc trong quan hệ với Lào Công trình “Tìm hiểu Lịch sử - Văn hóa Lào” của tập thể tác giả Viện Nghiên cứu Đông Nam Á in tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1994, bao gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả với nội dung nghiên cứu về Lào một cách toàn diện. Đối với quan hệ Trung Quốc – Lào, có thể chú ý tới bài viết “Nước Lào trong chiến lược mở cửa kinh tế của tỉnh Vân Nam Trung Quốc” của Nguyễn Thế Tăng. Trong bài viết này, tác giả đã đi vào phân tích Lào trong lựa chọn chiến lược mở cửa kinh
  • 25. 21 tế đối ngoại của tỉnh Vân Nam, và nhận định rằng sự lựa chọn này khiến Trung Quốc chú trọng tới việc mở cửa kinh tế với khu vực Đông Nam và lấy các tỉnh vùng Tây Nam nước này làm nòng cốt. Những phân tích đánh giá của bài viết đã tạo cơ sở dữ liệu tham khảo quan trọng đối với quan hệ kinh tế giữa Vân Nam với Lào từ trong lịch sử tới năm 1994. Tác giả chỉ ra rằng, điểm nổi bật trong quan hệ kinh tế thời kỳ này là sự giao lưu buôn bán giữa các cặp chợ biên giới giữa Vân Nam với 3 tỉnh Bắc Lào. Và sau đó được mở rộng sang lĩnh vực đầu tư dưới các hình thức cung cấp vốn, kỹ thuật, nguồn lao động. Tiếp nối hướng nghiên cứu này, học giả Trương Duy Hòa đã công bố các công trình như: Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2014“Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào và tác động của nó đối với Lào và quan hệ Lào – Việt Nam” tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, “Hành lang kinh tế Đông Tây và tác động của nó đến vị thế địa chiến lược của Lào và quan hệ Việt – Lào” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11 năm 2008, “Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam: một số quan điểm và lợi thế của ba tỉnh nam Lào” thuộc Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 năm 2009, “Vị thế của CHDCND Lào trong cạnh tranh chiến lược hiện nay ở Đông Nam Á giữa các nước lớn” trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2010. Cách tiếp cận của tác giả là đi từ vị trí chiến lược của Lào, đặt trong vị thế so sánh với các nước khu vực, từ đó làm rõ mối quan hệ Trung Quốc – Lào và tầm quan trọng của Lào trong chiến lược của Trung Quốc và ngược lại. Đặt trong vị thế so sánh quan hệ ngoại giao giữa Lào với các nước láng giềng, “Lào rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, vì đây là nước láng giềng khổng lồ của Lào. Đồng thời Trung Quốc qua quan hệ với Lào sẽ có điều kiện mở rộng ảnh hưởng với các nước ASEAN qua hệ thống hành lang kinh tế Bắc Nam nối từ Vân Nam tới Đông Nam Á.” [Trương Duy Hoà, 2012, tr.58] Nhóm công trình này còn thể hiện rõ lợi ích và ý đồ chiến lược của Trung Quốc tại Lào thông qua việc phân tích, đánh giá các hình thức, mức độ quy mô gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào trên các lĩnh vực. Tác giả cho rằng, Trung Quốc đã lấy quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp nhằm gia tăng ảnh hưởng thông qua các
  • 26. 22 chuyến thăm cấp cao thường xuyên lẫn nhau, đồng thời lấy đòn bẩy viện trợ kinh tế làm bệ đỡ vững chắc cho mối quan hệ chính trị ngoại giao. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nỗ lực thông qua ảnh hưởng mềm về văn hóa, giáo dục và cộng đồng người Hoa để lan tỏa ảnh hưởng của mình tại Lào. “Trung Quốc sử dụng hai tư cách, vừa là nước lớn, vừa là nước láng giềng và thực thi nhiều biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh chiến lược” [Trương Duy Hoà, 2010, tr.10]. Đối với ảnh hưởng của Trung Quốc trong quan hệ Lào – Việt, “Trung Quốc đang từng bước làm xói mòn quan hệ Lào – Việt, hy vọng tiến tới thay thế ảnh hưởng của Việt Nam tại Lào” [Trương Duy Hoà, 2014, tr.130]. Hướng tiếp cận và những nội dung nghiên cứu khá toàn diện này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình thực hiện Luận án. Khác với cách tiếp cận của học giả Trương Duy Hòa – nhìn nhận quan hệ Trung – Lào từ phía Lào nhiều hơn, học giả Dương Văn Huy đưa ra cách tiếp cận vấn đề từ yếu tố chủ động Trung Quốc. Trong hai công trình: “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng chiến lược đối với Lào” in trên Tạp chí Khoa học và Chiến lược, số 4 năm 2014 và “Tác động của nhân tố Trung Quốc tới sự phát triển của Lào đến năm 2020” trên Tạp chí Khoa học và Chiến lược, số 10 năm 2014. Tác giả đã đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á ngày một mạnh mẽ. Điều này tác động tới cục diện an ninh xung quanh của Trung Quốc và khiến Lào trở thành một trong những vị trí chiến lược mà Trung Quốc cần tích cực gia tăng ảnh hưởng. Với những lợi ích đạt được trong quan hệ với Lào, tác giả nhận định rằng “Trung Quốc đang vươn tới trở thành “quán quân” trong gia tăng quan hệ một cách toàn diện tới Lào. Trước mắt, gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc được coi là mũi nhọn, gia tăng quan hệ chính trị được coi là trụ cột và tăng cường “ảnh hưởng mềm” được coi là nền tảng trong quan hệ của Trung Quốc với Lào” [Dương Văn Huy, 2014, tr.26]. Đặc biệt, tác giả nhận định tầm nhìn đến năm 2020, Trung Quốc có thể vượt qua các nước trở thành đối tác quan trọng quan trọng nhất của Lào trên hầu hết các lĩnh vực. Về phía Lào, dường như nước này đang không thể “cưỡng” nổi sự “tấn công” đầy ma lực của Trung
  • 27. 23 Quốc. Với “logic” quan hệ hai nước như hiện nay, cho đến năm 2020, Lào có thể trở thành quốc gia thân cận của Trung Quốc. Đây được coi là những nhận định sắc xảo, giúp người đọc nhận diện được bản chất quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Lào. 1.3.2. Những nghiên cứu về chỉnh thể quan hệ Trung Quốc – Lào Được đánh giá là một trong những công trình mở đầu nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ Trung Quốc – Lào giai đoạn hiện nay, “中老睦邻友好合作关系进入全 面新阶段” (Quan hệ hợp tác hữu hảo láng giềng Trung – Lào bước vào giai đoạn mới) của tác giả 张良民 (Trương Lương Dân) trên Tạp chí Diễn đàn quốc tế số 6 năm 2001 là nghiên cứu đánh dấu chuyến thăm của Chủ tịch Giang Trạch Dân tới Lào vào năm 2000 – chuyến thăm được coi là mở ra một giai đoạn mới cho quá trình phát triển quan hệ Trung – Lào sau này. Vì đây là những nghiên cứu bước đầu của một giai đoạn mới, do vậy, các phân tích của bài viết mới chỉ dừng lại ở việc dựa trên các văn kiện, thông cáo chung của hai nước để khẳng định quyết tâm của cả hai bên trong việc thắt chặt mối quan hệ song phương. Tác giả đã khẳng định rằng“Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Trung – Lào sẽ bước vào giai đoạn hoàn toàn mới của thể kỷ mới, người dân hai nước cũng sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn đuốc hữu nghị của quan hệ Trung – Lào từ thế hệ trước, tạo đóng góp mới cho sự phát triển, ổn định, hòa bình của khu vực và thế giới.” [ 张良民, 2001, 页 64]. Học giả Trương Hải Băng thông qua hai công trình “中国与老挝发展合作 的评估与展望” (Đánh giá và triển vọng về hợp tác phát triển Trung Quốc – Lào) xuất bản tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải năm 2016 và cuốn sách “老挝与“一带一路”” (Lào và chiến lược Một vành đai một con đường), xuất bản bởi Nhà xuất bản Thời sự năm 2018 tại Bắc Kinh, đã có những phân tích khá tổng quan về quá trình phát triển của quan hệ Trung Quốc – Lào, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và giáo dục. Điểm nhấn trong hướng tiếp cận là tác giả nhìn quan hệ Trung – Lào dưới góc nhìn của chiến lược “Một vành đai, một con đường”. Nhóm tác giả cho rằng, “Một vành đai một con đường” vừa tạo ra những
  • 28. 24 nhu cầu mới, vừa thúc đẩy sự chuyển đổi của quá trình hợp tác phát triển ra bên ngoài của Trung Quốc, trong đó có hợp tác với Lào. Đồng thời, dưới sự tác động ngược trở lại, hợp tác phát triển ra bên ngoài của Trung Quốc cũng phục vụ khá tốt cho quá trình thực hiện sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Đối với lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là đầu tư của Trung Quốc ở Lào, tác giả đã khẳng định chính phủ và người dân Lào đều thể hiện thái độ tích cực đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Lào, bởi các doanh nghiệp này đã góp phần đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Lào cũng như nâng cao đời sống người dân. Trung Quốc cũng cần đẩy mạnh hơn nữa, tập trung vào các công trình mang tính hiện diện, biểu tượng nhiều như: bệnh viện, đường xá, trường học; nhằm đạt được sự ủng hộ cao nhất của chính phủ và người dân Lào. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra được những hạn chế của Trung Quốc trong đầu tư và viện trợ tại Lào, bao gồm các vấn đề như: môi trường bị ảnh hưởng, nguồn nhân công sử dụng chưa hợp lý, tính minh bạch còn thấp. Đây là cơ sở để tác giả ở phần cuối của công trình đưa ra các kiến nghị đối với chính phủ Trung Quốc trong quá trình phát triển hợp tác với Lào. Trong lĩnh vực giáo dục, nhóm tác giả đã cho rằng giáo dục đại học sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới hợp tác thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc ra bên ngoài. Chính vì vậy, việc xây dựng Đại học Tô Châu ở Lào một trong những thành công giúp nước này thực hiện chính sách giáo dục “đi ra ngoài” một cách hiệu quả. Khác với các học giả Trung Quốc, các học giả phương Tây hầu hết tiếp cận vấn đề nghiên cứu quan hệ Trung – Lào dưới góc độ Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Lào và Lào là đối tượng bị động chịu ảnh hưởng. Học giả Martin Stuart Fox đã công bố công trình “Laos: The Chinese Connection” (Lào: điểm nối của Trung Quốc) trên Southeast Asian Affairs 2009 với cách tiếp cận vấn đề khá khác biệt so với các học giả khác. Tác giả bắt đầu từ những thay đổi trong nền chính trị Lào, phân tích những áp lực khiến Lào có những lựa chọn về sự thay đổi. Sở dĩ tác giả có được những phân tích so sánh về sự thay đổi này bởi một công trình cũng do chính ông công bố vào năm 1980 “Lào: điểm nối của Việt Nam” đã cho tác giả có được cái nhìn bao quát về những thay đổi nội bộ cũng như mối quan hệ của Lào với
  • 29. 25 các nước láng giềng. Tác giả cho rằng, sự giàu có của Lào tập trung trong tay giới cầm quyền, và họ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước như một sức hấp dẫn đối với các nước bên ngoài. Trung Quốc cũng trở thành một trong những nước “thèm khát” nguồn tài nguyên ấy. Tác giả nhấn mạnh tới sự trỗi dậy của Trung Quốc (The rise of China) trong việc dùng sức mạnh kinh tế để chi phối Lào ngày một mạnh mẽ. Sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư Trung Quốc và chính phủ Lào đã đem đến cho Lào những dự án cơ sở hạ tầng, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng sự hiện diện của người Trung Quốc tại đây. Kể từ năm 2008, người Trung Quốc bắt đầu trở thành mối lo ngại đối với người dân Lào. Thực chất, ba điều Trung Quốc muốn có được đằng sau những khoản viện trợ khổng lồ ở Lào đó là: ủng hộ chính sách một Trung Quốc, cho phép các công ty Trung Quốc tới khai thác tài nguyên và là điểm nối tới Thái Lan. Đổi lại, ngoài viện trợ và đầu tư kinh tế, cái mà Lào muốn ở Trung Quốc là sự ủng hộ khi phải đối mặt với áp lực của phương Tây đối với quá trình cải cách kinh tế và chính trị. Và Trung Quốc thì hoàn toàn đáp ứng được điều này với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Công trình “The Increasing Presence of China in Laos Today: A Report on Fixed Point Observation of Local Newspapers from March 2007 to February 2009” (Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Lào hiện nay: Báo cáo về việc quan sát điểm cố định của các tờ báo địa phương từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 2 năm 2009) của học giả Kazuhiro Fujimura đăng trên Ritsumeikan Journal of Asia Pacific Studies số 27 năm 2010, cũng có cách tiếp cận khá độc đáo, khi đánh giá sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các bài báo địa phương như KPL news, Vientiane Times, về quan hệ Trung – Lào. Tác giả cho rằng, sự hiện diện của Trung Quốc ở Đông Nam Á đã trở thành một chủ đề được nhiều phương tiện truyền thông và giới học thuật quan tâm trong những năm gần đây. Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp của Lào, khi mối quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện thông qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau, đặc biệt là sự thắt chặt trong quan hệ kinh tế, với khối lượng thương mại song phương ngày một tăng và Trung
  • 30. 26 Quốc trở thành nhà đầu tư số một tại Lào. Về phản ứng của chính phủ Lào, tác giả cho rằng, về mặt ngoại giao, có vẻ như Lào cũng không có ý định phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc mà cố gắng đạt được sự cân bằng ngoại giao bằng cách gia tăng quan hệ với các quốc gia khác. Bằng chứng cho thấy, Lào đã là một thành viên rất tích cực của ASEAN trong giai đoạn này khi trở thành quốc gia điều phối giữa Nhật Bản và ASEAN. Đối với tình hình trong nước, mặc dù chính phủ Lào rất chào đón sự hợp tác của Trung Quốc, tuy nhiên phản ứng của người dân vẫn còn khá phức tạp, điều này đòi hỏi chính phủ Lào phải có những xử lý một cách thận trọng trước vấn đề này. “China’s Relations with Laos and Cambodia” (Quan hệ Trung Quốc với Lào và Campuchia của học giả Carl.A. Thayer viết năm 2013 trong cuốn China’s Internal and External Relations and Lessons for Korea and Asia (Quan hệ đối nội và đối ngoại của Trung Quốc và bài học cho Hàn Quốc và châu Á) cũng đã đưa ra những phân tích rất rõ nét về quan hệ Trung – Lào đặt trong so sánh với quan hệ Trung Quốc – Campuchia. Các phân tích của công trình chỉ ra rằng, phần lớn đầu tư và viện trợ của Trung Quốc tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và khai khoáng. Điều này giúp Trung Quốc tạo mạng lưới giao thông từ miền nam Trung Quốc tới Đông Nam Á lục địa. Tác giả cho rằng, Lào và Campuchia là những nước kém phát triển tại Đông Nam Á, tuy nhiên lại là khu vực có vị trí địa chiến lược, là vùng đệm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc, là những nhân tố có thể giúp Trung Quốc trong việc chi phối các vấn đề của ASEAN. Bên cạnh đó, đây còn là điểm nối cho quá trình đi ra ngoài của nền kinh tế Trung Quốc. Chính vì vậy, Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ ở hai quốc gia này. Theo tác giả, hiện nay cả Lào và Campuchia đều theo đuổi chính sách phù thịnh đối với Trung Quốc nhằm đạt được các lợi ích kinh tế, tuy nhiên đặt trong thế so sánh, Lào dường như đang thành công hơn trong việc tự chủ dân tộc. Thực chất, đây là một cách tiếp cận khá bao trùm nhưng lại thể hiện được độ sâu trong nghiên cứu vấn đề. Tác giả đã cung cấp cho người đọc cái nhìn so sánh về sự hiện diện của Trung Quốc ở Lào và Campuchia, để từ đó thấy được điểm giống và khác nhau trong phương thức sử
  • 31. 27 dụng của Trung Quốc, cũng như trong phản ứng của Lào và Campuchia. Từ đây, bản chất mối quan hệ giữa hai quốc gia này với Trung Quốc đã được tác giả thể hiện rõ trong bài viết. Đây cũng là công trình mang tính tham khảo lớn cho quá trình thực hiện Luận án. 1.3.3. Những nghiên cứu về quan hệ kinh tế Trung Quốc – Lào Học giả Châu Thị Hải trong công trình “Suy nghĩ về vị trí của Lào trong quan hệ buôn bán biên giới giữa Trung Quốc và các nước có chung đường biên” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5 năm 2002 đã đưa ra những phân tích nhằm làm rõ vị trí tiếp nối của Lào trong quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc với các nước láng giềng khác của Lào.“Ý nghĩa quan trọng nhất của lãnh thổ Lào là ở vào vị trí tiếp giáp (hay nói cách khác là ý nghĩa của vị trí tiếp nối) trên cả hai bình diện: địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế.” [Châu Thị Hải, 2002, tr. 36]. Với vị trí tiếp nối này, Lào có thể đóng vai trò trung chuyển hai luồng hàng hóa và các nước láng giềng. Đối với Trung Quốc, vị trí của Lào giúp nước này tiếp cận được với thị trường Thái Lan và Campuchia. Học giả Nguyễn Ngọc Lan trong công trình “Quan hệ kinh tế giữa Lào và Trung Quốc trong những năm gần đây” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 10 năm 2015 đã phân tích mối quan hệ Trung Quốc – Lào trên các lĩnh vực như: đầu tư, thương mại và viện trợ phát triển trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra những cảnh báo về sự phụ thuộc của Lào đối với nền kinh tế Trung Quốc và xa hơn là sự tự chủ dân tộc. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu khác như: “Triển vọng phát triển kinh tế Lào nhìn từ thực trạng các dòng vốn vào Lào trong những năm gần đây” của học giả Nguyễn Hồng Nhung trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, số 5 năm 2012; đề tài nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước “Các xu hướng chủ yếu của Cộng hòa Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động của chúng đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam” do nhà nghiên cứu Lê Văn Cương làm chủ nhiệm năm 2006. Những công trình này không nghiên cứu sâu về quan hệ Trung – Lào nhưng lại cung cấp
  • 32. 28 một lượng thông tin, thuận lợi cho Luận án trong quá trình so sánh và đánh giá về quan hệ Trung – Lào, quan hệ Việt – Lào. Trong công trình “中国与老挝双边贸易合作关系(1990-2012 年)” (Quan hệ hợp tác thương mại song phương Trung Quốc – Lào (1990-2012)) của 郑 国富 (Đặng Quốc Phú) viết năm 2014 trên Tạp chí Đông Nam Á tung hoành số 2, tác giả đã nhìn lại quan hệ thương mại giữa hai nước từ năm 1990 – năm hai nước bình thường hóa quan hệ một cách toàn diện cho tới năm 2012 – năm Lào gia nhập tổ chức WTO để thấy rõ sự tiến triển của quá trình này trong một khoảng thời gian. Dựa trên các tiêu chí như: tổng lượng thương mại, kết cấu hàng hóa, vị trí đối tác, tác giả đã có những đánh giá về những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại song phương Trung – Lào như: tổng lượng thương mại thấp, do sự kém phát triển của Lào, dân số ít, sức sản xuất thấp…; kết cấu thương mại mất cân bằng; chất lượng hàng hóa ở mức thấp, khả năng quản lý kém. Đóng góp của công trình này là đưa ra một bức tranh về thương mại song phương Trung – Lào trong một giai đoạn, giúp người đọc hiểu rõ được thực trạng, đặc điểm cùng những tồn tại khó khăn của vấn đề này. Học giả 康宝 (Khang Bảo) trong bài viết “中国对老挝直接投资的现状研 究” (Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Lào) đăng trên Tạp chí Thương mại tung hoành năm 2015 số 8, đã có những phân tích khá sâu sắc về quá trình Trung Quốc đầu tư ở Lào. Tác giả đã dùng lăng kính lịch sử để phân định những giai đoạn trong quá trình Trung Quốc đầu tư ở Lào dựa trên qui mô, kết cấu và vị trí đầu tư của Trung Quốc ở đất nước này. Bài viết nhận định rằng, đầu tư Trung Quốc ở Lào đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Lào. Một số khu vực đã thoát khỏi môi trường sống nghèo đói, và mức sống của người dân không ngừng được cải thiện. Bản thân Trung Quốc cũng thu được nhiều lợi ích kinh tế khi đầu tư ở Lào. Tuy nhiên, thực trạng một số công ty Trung Quốc không chú ý đến việc hoàn thành trách nhiệm xã hội của họ khi thiết lập nhà máy ở Lào, thiếu thông tin liên lạc với người dân bản địa đã tạo ra những lo lắng cho người dân Lào
  • 33. 29 và làm giảm uy tín đầu tư của doanh nhiệp Trung Quốc tại đây. Những đánh giá này được coi là khá khách quan đối với vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình khác như: “中国企业对老挝 的直接投资及其影响” (Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc tại Lào và ảnh hưởng của nó) của tác giả 郭继光 (Quách Kế Quang) trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5 năm 2013; , “拓展老挝市场的“云南模式” ” (Mở rộng thị trường Lào theo mô hình Vân Nam) của 张瑞昆 (Trương Thụy Côn) xuất bản năm 2001 số 5 trên Tạp chí Khoa học Xã hội Vân Nam, và “一带一路中国企业投资老 挝的国民待遇问题” (Vấn đề ưu đãi của chính phủ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Lào trong bối cảnh chiến lược Vành đai con đường) của nhóm học giả 刘益灯,金娟 (Lưu Ích Đăng, Kim Quyên) đăng trên Tạp chí Đại học Trung Nam số 6 năm 2017… Đây cũng là những nghiên cứu đi sâu vào đầu tư của Trung Quốc ở Lào, đồng thời có những đánh giá về tác động của quá trình này đối với Lào và Trung Quốc. Một hướng tiếp cận khác trong lĩnh vực kinh tế, thu hút được sự quan tâm của các học giả phương Tây đó là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Bắc Lào, thông qua những dự án trồng cây cao su thay thế cây thuốc phiện. Có thể kể tới những nghiên cứu tiêu biểu như: “The Chinese know the way: Rubber and modernity along the China Laos- border” (Người Trung Quốc biết cách : cao su và sự hiện đại dọc theo biên giới Trung – Lào) của học giả Antonella Dianna trong Hội thảo “Critical transitions in the Mekong region” tại Thái Lan năm 2009 và công trình “The post-opium scenario and rubber in northern Laos: Alternative Western and Chinese models of development” (Kịch bản hậu thay thế cây thuốc phiện và cây cao su ở Bắc Lào: sự thay thế phương Tây và mô hình phát triển kiểu Trung Quốc) của tác giả Paul T. Cohen trên tạp chí International Journal of Drug Policy số 20 năm 2009. Đây đều là những công trình sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp nhằm làm rõ mục đích và cách thức của Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Bắc Lào. Các công trình này đều xuất phát từ việc phân tích “cơn sốt” trồng cao su ở
  • 34. 30 Bắc Lào, do nhu cầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở nước này. Tác giả cho rằng, bắt đầu từ những năm 2000, một làn sóng hiện đại mới từ Trung Quốc đã chiếm giữ miền Bắc Lào trong “vỏ bọc trồng cao su” (in the guise of rubber cultivation), và từ năm 2004 thì trở thành cơn sốt nhằm thay thế cây thuốc phiện dưới sự khuyến khích của chính phủ Lào. Đối với người dân Lào, sự giàu lên nhanh chóng thông qua việc cung cấp mủ cao su cho doanh nghiệp Trung Quốc đã kích thích họ mở rộng các đồn điền của mình. Động lực cho sự bùng nổ này là nhu cầu cao su ở Trung Quốc, quá trình thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, hội tụ với nhu cầu cải thiện đời sống của người dân cao nguyên miền bắc Lào. Điều này thể hiện mô hình phát triển của Trung Quốc theo định hướng kinh doanh, mâu thuẫn với các nguyên tắc và chương trình phát triển thay thế của UNODC và phương Tây. Thông qua việc phân tích trường hợp làng Ban hat Nyao – một ngôi làng của người Mông ở Luang Namtha và làng Baan Samu nằm giữa biên giới Trung – Lào, hai bài viết đã đưa ra một bức tranh về quá trình xóa bỏ nhanh chóng cây thuốc phiện và thay thế bằng cây cao su, trở thành “phao cứu sinh” cho đời sống của người dân Bắc Lào. Tuy nhiên, về dài hạn, nếu những đồn điền cao su tiếp tục được mở rộng và phát triển ở đây, chất lượng môi trường, sự đa dạng sinh học và du lịch sinh thái sẽ bị đe dọa và nằm ngoài tầm kiểm soát. Qua đó, có thể thấy rằng, chính sách thay thế cây thuốc phiện của Trung Quốc đã thể hiện sự khác biệt giữa mô hình phát triển thay thế của nước này với phương Tây. Thay vì tập trung vào an ninh sinh kế, bền vững về môi trường, xã hội, xây dựng vốn xã hội như của phương Tây, Trung Quốc lại sử dụng mô hình phát triển thay thế như một chiến lược kinh tế nhằm hỗ trợ đầu tư kinh doanh. Chính sách này đã thể hiện một loại “chủ nghĩa tư bản biên giới không được kiểm soát” với các tác động kinh tế và môi trường xã hội đe dọa các nguyên tắc và mục tiêu phát triển thay thế và thậm chí còn làm ảnh hưởng đến vai trò của các tổ chức phát triển quốc tế ở miền bắc Lào. Đầu tư của Trung Quốc tại Lào cũng là một trong những lĩnh vực mà phía Lào quan tâm. Trang Laotians với bài viết “Updates from the Laos-China Railway Project” (Những cập nhật từ dự án đường sắt Trung – Lào) đã cho rằng, dự án khi
  • 35. 31 hoàn thành, hành trình từ điểm biên giới Boten thuộc Luang Namtha đến Viêng Chăn sẽ được giảm từ khoảng ba ngày bằng đường bộ xuống dưới ba giờ bằng đường sắt. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ gây ra sự gia tăng dòng chảy không chỉ hàng hóa mà cả giao lưu con người giữa hai nước. Trong bài viết “China Invests in Vientiane-Vang Vieng Expressway” (Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc Viêng Chăn – Vang Vieng) đăng trên tờ Laotian Times, tác giả đã cho rằng đây là một dự án quan trọng trong những văn bản được kí kết giữa Trung Quốc và Lào nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Lào năm 2017. Tuyến đường này hoàn thành sẽ ngắn hơn khoảng 40km so với tuyến đường số 13 dài 156km hiện đang sử dụng. 1.3.4. Những nghiên cứu về vấn đề Hoa Kiều và lĩnh vực văn hóa giáo dục Hoa Kiều và di dân Trung Quốc cũng là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của các học giả. Việc nghiên cứu người Hoa và di dân Trung Quốc ở Lào cũng thể hiện một phần trong nghiên cứu quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại đất nước này. Công trình “The Chinese in Laos. Rebirth of the Laotian Chinese Community as Peace Returns to Indochina” (Người Hoa ở Lào: sự thức tỉnh của cộng đồng người Hoa ở Lào như một sự quay trở lại hòa bình tại bán đảo Đông Dương) của học giả Florence Rossetti đăng trên Chinese Perspectives số 20 năm 1997, là một trong những công trình tiêu biểu trong nghiên cứu người Hoa ở Lào. Tác giả cho rằng, cộng đồng người Hoa ở Lào được đặc trưng bởi hai dòng di cư khác nhau ở phía bắc và phía nam của đất nước. Vùng trung và nam Lào được coi là cái nôi của cộng đồng người Hoa khi dòng di dân này tràn từ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia sang các tỉnh nam, trung Lào. Trong khi đó, các tỉnh phía Bắc lại chịu ảnh hưởng của “người láng giềng lớn”, thậm chí tác giả còn cho rằng khu vực này được cai trị bởi tham vọng chiến lược của Vân Nam (ruled by Yunnan’s strategic ambitions) từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Trung Quốc ưu tiên sử dụng kinh tế làm chiến lược mở đường cho quá trình tiến vào Bắc Lào. Trung Quốc đã xây dựng ở đây một mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc (Chinese style economic) bằng các dự án cơ sở hạ tầng, đồn điền năng suất cao, nhà máy… Thậm
  • 36. 32 chí, đối với Luang prabang, cố đô của Lào mang nhiều nét văn hóa Lào cũng đã bị cộng đồng người Hoa làm thay đổi. Khác với người Hoa ở Lào từ những năm 30 của thế kỉ trước, hoàn toàn hòa nhập vào đời sống xã hội Lào, những người Hoa mới mang đầy sự năng động và tính toán chiến lược. Họ tự tạo cho mình một bản sắc truyền thống của Trung Quốc với hy vọng rằng họ có thể hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế đi kèm với những người mới đến từ Trung Quốc. Bài viết chỉ ra rằng, trong vòng chưa đầy một thế kỷ, người Hoa ở Lào đã thay đổi từ người di cư tạm thời sang một nhóm dân tộc lâu đời với nền văn hóa lai riêng, chiếm một vị trí đặc quyền để thực hiện đối thoại với chính phủ Lào về các vấn đề kinh tế. Và sự khác biệt giữa “người Hoa ở Lào” và “người Hoa mới ở Lào” là hoàn toàn rõ ràng. Học giả Danielle Tan trong công trình ““Small Is Beautiful”: Lessons from Laos for the Study of Chinese Overseas” (Nhỏ là đẹp: Bài học từ Lào cho nghiên cứu Hoa kiều) đăng trên Journal of Current Chinese Affairs số 41 năm 2012, đã có những phân tích rất sâu sắc về cộng đồng người Hoa ở Lào từ khi sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Kế thừa những nghiên cứu trước, tác giả cũng đưa ra bức tranh người Hoa ở Lào thời kỳ thuộc địa, số lượng nhỏ nhất so với các quốc gia Đông Nam Á khác và gần như biến mất sau khi Đảng nhân dân cách mạng Lào nắm quyền vào năm 1975. Tuy nhiên chỉ trong một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, mạng lưới người Hoa đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế chính trị của miền Bắc Lào và làm thức tỉnh lại cộng đồng người Hoa vốn được coi là nhỏ so với các nước Đông nam Á khác do địa hình không thuận lợi cho sự phát triển thương mại. Trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc và các tiểu thương là những nhân tố chính tạo nên sự thay đổi, họ cũng là người chi phối nền kinh tế địa phương bằng việc tạo nên mạng lưới trong các điểm thương mại quan trọng. Do đó, quá trình Trung Quốc tăng cường đầu tư và di dân thể hiện sự trỗi dậy của Trung Quốc như sự trỗi dậy của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Mô hình di dân mới Trung Quốc ở Lào cũng sẽ là mô hình tương tự được triển khai ở châu Phi. Trong hai bài viết “Một số vấn đề người Hoa trong đời sống văn hóa – xã hội ở Lào” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 7 năm 2012 và “Tác động của
  • 37. 33 quan hệ Trung – Lào đến hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ở Lào từ sau năm 1989” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 10 năm 2012, tác giả Dương Văn Huy đã xuyên suốt vấn đề theo dòng lịch sử để đưa ra quá trình hình thành cộng đồng người Hoa tại Lào: từ quá trình di cư đến định cư và xây dựng các tổ chức xã hội người Hoa như Trung Hoa Lý sự hội. Đặt trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ tại Lào hiện nay, tác giả nhận định rằng “Việc thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Lào đã tạo ra môi trường mới thuận lợi cho sự lớn mạnh của cộng đồng người Hoa ở đây. Sự tăng cường đầu tư kinh tế và quan hệ kinh tế thương mại hai bên khiến cho ngày càng nhiều người Hoa di trú và định cư ở Lào… điều này cũng làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu xã hội người Hoa tại nước này” và “người Hoa và những di dân Trung Quốc mới dần dần thâu tóm những hoạt động kinh tế then chốt ở Lào… Được sự hậu thuẫn từ phía Trung Quốc đại lục cũng như từ phía Hongkong, Đài Loan…, cộng đồng người Hoa ở Lào dẫn sẽ tăng lên về số lượng, vị trí kinh tế và chính trị sẽ ngày càng được nâng lên.” [Dương Văn Huy, 2012, tr.48]. Đối với vai trò của giáo dục tiếng Hoa, Dương Văn Huy trong công trình “Vai trò của giáo dục tiếng Hoa trong việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào” viết trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1 năm 2018 đã cho rằng “Sự phát triển của hệ thống các trường tiếng Hoa cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhìn nhận thực trạng bức tranh người Hoa ở các nước, …. Đây cũng được coi là kênh quan trọng để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng mềm ra bên ngoài” [Dương Văn Huy, 2018, tr.44]. Sự phát triển của hệ thống các trường tiếng Hoa có những tác động nhất định tới sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào. Đây cũng là một trong những kênh quan trọng mà Trung Quốc sử dụng nhằm mở rộng ảnh hưởng mềm của mình ra nước ngoài, mà Lào là một trường hợp cụ thể. 1.4. Một số nhận xét Trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết quốc tế ngày một gia tăng, vị trí “land-lock” của Lào đang dần trở thành “land-link” – điểm nối trong liên kết kinh tế, chiến lược của khu vực. Vị thế của Lào được nâng cao trong bàn cờ địa – chiến lược
  • 38. 34 giữa các nước lớn và giữa các nước láng giềng vốn có ảnh hưởng truyền thống ở đây. Những nghiên cứu về Lào và đặc biệt là nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Lào vì thế cũng trở nên “hấp dẫn” đối với giới học giả trong và ngoài nước, đặc biệt từ giai đoạn Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, và gia tăng ảnh hưởng ở toàn khu vực. Về thành tựu đạt được, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình đã thực hiện đưa ra những phân tích vấn đề theo nhiều khía cạnh. Các công trình của học giả trong nước chủ yếu tập trung đánh giá vị trí chiến lược của Lào và phân tích quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại đây qua từng lĩnh vực dưới góc nhìn địa chiến lược, đồng thời có những đánh giá khá thực chất về tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam và đối với quan hệ Việt – Lào. Trong khi đó, các công trình của học giả nước ngoài thể hiện điểm mạnh qua các nghiên cứu trường hợp để nhìn nhận quá trình Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Lào. Trên cơ sở đa dạng về các lĩnh vực nghiên cứu, đa dạng về các cách tiếp cận cũng như cách luận giải vấn đề nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu đã có được từ những công trình trước đây trở thành nguồn tham khảo quý giá đối với quá trình khảo cứu tư liệu để thực hiện Luận án. Về khoảng trống trong các nghiên cứu, mặc dù các nghiên cứu trong và ngoài nước là rất phong phú. Tuy nhiên, một công trình mang tính hệ thống và chuyên sâu về quan hệ Trung – Lào trên các lĩnh vực, đồng thời đưa ra đặc điểm quan hệ hai nước là còn thiếu vắng. Một là, trong các công trình mà Luận án đã tham khảo, chưa có công trình nào tiến hành phân tích sâu về quan hệ Trung Quốc – Lào trên các lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Hai là, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá quan hệ Trung Quốc – Lào dựa trên các lý thuyết của quan hệ quốc tế, từ đó đưa ra những đặc điểm của mối quan hệ này. Chính vì vậy, đây trở thành không gian nghiên cứu giúp cho Luận án có được điểm mới và mang tính hệ thống hơn. Thứ nhất, luận án là công trình dựa trên những lý thuyết về quan hệ quốc tế để làm rõ cơ sở của mối quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 cho tới nay. Điều
  • 39. 35 này giúp ích lớn cho việc mô hình hóa bản chất mối quan hệ bất đối xứng giữa Trung Quốc và Lào. Thứ hai, Luận án là công trình mang tính toàn diện và hệ thống về quan hệ Trung Quốc – Lào trên các lĩnh vực trong giai đoạn 2000 cho đến nay, đồng thời đưa ra những phản ứng, tác động của các nhân tố chủ thể và các nhân tố liên quan. Đặc biệt, Luận án tích cực đánh giá những tác động của tiến trình này đối với Việt Nam và quan hệ Việt – Lào, từ đó Luận án sẽ rút ra một số kiến nghị cho Việt Nam trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Lào.
  • 40. 36 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ QUAN HỆ TRUNG QUỐC – LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY Cơ sở lý luận được coi là khung tham chiếu cho việc xác định đặc điểm của một mối quan hệ giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa hai quốc gia chịu tác động rất lớn từ những biến chuyển trong cục diện quốc tế, những nhu cầu đến từ bản thân hai nước cũng trở thành những động lực chính cho quá trình phát triển hay ngưng trệ của quan hệ hai nước. Chương 2 của Luận án đi vào tìm hiểu những cơ sở lí luận chung và những cơ sở thực tiễn (những nhân tố) tác động tới quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay. 2.1. Cơ sở lý luận Có thể thấy rằng, quan hệ Trung Quốc – Lào là một mối quan hệ bất đối xứng giữa một nước lớn và một nước nhỏ. Chính vì vậy, để xây dựng cở sở lý luận nhằm đánh giá mối quan hệ này, Luận án lựa chọn cách phân tích về quan hệ nước lớn – nước nhỏ trên một số lý thuyết về quan hệ quốc tế mà Luận án cho rằng phù hợp với bản chất mối quan hệ Trung Quốc – Lào. 2.1.1. Khái niệm về nước lớn – nước nhỏ và quan hệ nước lớn – nước nhỏ Việc phân định nước lớn – nước nhỏ phụ thuộc vào góc nhìn từ mỗi quốc gia dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh, vị thế và sự ảnh hưởng của các quốc gia đó đối với các quốc gia khác. Trong quan hệ quốc tế, nước lớn được coi là nước có tiềm lực, sức mạnh và ảnh hưởng vượt trội về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Đồng thời, những nước này có khả năng tạo ảnh hưởng, chi phối và định hình chính sách, hành vi của các quốc gia khác; tạo ra những tác động mạnh mẽ tới sự vận động của hệ thống quan hệ quốc tế, xu thế quốc tế và có vai trò trong việc giải quyết các vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu [Nguyễn Viết Thảo, Ngô Chí Nguyện, 2018]. Trong khi đó, nước nhỏ lại là nước có những đặc điểm được cho là trái ngược với nước lớn. Thậm chí, học giả Milan Kundera đã từng cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm bảo sự sinh tồn của mình “Nước nhỏ là nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều
  • 41. 37 rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó” [Milan Kundera, 1984, tr.8]. Mặc dù trong thời đại hiện nay, nước nhỏ không bị nhìn nhận một cách cực đoan như trên, tuy nhiên, nước nhỏ vẫn được đánh giá là nhóm nước dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, việc phân định và đánh giá một nước lớn hay nhỏ, thì yếu tố sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, trong đó trọng tâm là sức mạnh kinh tế, quân sự và hiện nay còn dựa trên cả sức mạnh về khoa học công nghệ, được coi là cơ sở chính để đánh giá. Nhìn nhận trong quan hệ Trung Quốc và Lào, Trung Quốc đóng vai trò là nước lớn, với sức mạnh về kinh tế, quân sự, ảnh hưởng chính trị. Lào đóng vai trò là nước nhỏ với tiềm lực kinh tế còn yếu, sức mạnh tổng hợp quốc gia và tiếng nói trong các vấn đề quốc tế còn nhiều hạn chế. Trong mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, các nước lớn với sức mạnh vượt trội thường tạo ra ảnh hưởng và sự kiểm soát đối với các nước nhỏ, đồng thời nắm quyền chủ động trong mối quan hệ với nước nhỏ. Các nước lớn có xu hướng sử dụng sức mạnh tổng hợp của mình về kinh tế, quân sự, tiếng nói trong các vấn đề khu vực và toàn cầu để tạo sự ràng buộc, chi phối, thậm chí là răn đe đối với các nước nhỏ, nhằm hướng các nước này đi theo lợi ích của các nước lớn. Trong mối quan hệ lợi ích, các nước lớn thường bỏ qua hoặc xem nhẹ lợi ích của các nước nhỏ, thậm chí có thể dùng sức ép để buộc nước nhỏ phải đi theo mình, bất kể điều này có tổn hại tới lợi ích của nước nhỏ hay không. Đối với các nước nhỏ, các nước này thường phải chịu sự ảnh hưởng từ các cường quốc, đôi khi là sự phụ thuộc trong cả kinh tế và chính trị. Điều này tác động tới việc phát triển tâm lý nước nhỏ và hành vi nước nhỏ, thể hiện ở việc các nước nhỏ dần mất lòng tin vào các nước lớn và do đó nước lớn phải chịu gánh nặng lớn hơn trong việc xóa đi sự nghi kị của nước nhỏ [Nguyễn Viết Thảo, Ngô Chí Nguyện, 2018]. Đối với quan hệ Trung Quốc – Lào, rõ ràng Trung Quốc thể hiện vai trò chủ động trong mối quan hệ này. Đồng thời, nước này dùng sức mạnh kinh tế khiến Lào có những phụ thuộc nhất định vào Trung Quốc. Về phía Lào, dựa vào cơ sở tâm lý nước nhỏ, cũng có thể có những đánh giá về các động thái của Lào trong quan hệ với Trung Quốc.
  • 42. 38 2.1.2. Quan hệ nước lớn – nước nhỏ trong các lý thuyết quan hệ quốc tế Quyền lực trong chủ nghĩa hiện thực: Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống quốc tế. Quyền lực là động lực, mục tiêu mong muốn cho chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Đồng thời, các quốc gia cũng sử dụng quyền lực như một phương thức nhằm gây ảnh hưởng và thay đổi hành vi của các quốc gia và tổ chức khác theo hướng có lợi cho quốc gia dùng quyền lực. Theo định nghĩa này, có thể lấy yếu tố quyền lực để đánh giá mục tiêu của Trung Quốc và Lào trong mối quan hệ song phương. Với Lào, đó là sự đảm bảo an ninh và tồn tại của mình trong hệ thống quan hệ quốc tế. Với Trung Quốc, yếu tố quyền lực càng được thể hiện rõ hơn, khi vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện trong quan hệ với Lào. Bên cạnh đó, lý thuyết mô hình những quả Bi a (Billiard Ball Model) của chủ nghĩa hiện thực cho rằng, các quốc gia như những quả bi a và tương tác giữa chúng chủ yếu là va đập. Trong quá trình va đập, những quả nhỏ hơn có thể bị đẩy văng đi hoặc dừng lại, trong khi các quả lớn hơn vẫn tiếp tục đi dù có thể bị giảm tốc độ hoặc chệch hướng [Hoàng Khắc Nam, 2017, tr.43]. Lý thuyết này có thể được xem xét để đánh giá về tác động của mối quan hệ Trung Quốc – Lào tới từng chủ thể, và dựa vào lý thuyết có thể đánh giá Lào có thể nhận những tác động tiêu cực và bị động nhiều hơn, trong khi Trung quốc có được nhiều hơn những tác động tích cực trong mối quan hệ với Lào. Lợi ích quốc gia: bao gồm các mục tiêu chiến lược, đôi khi là cả các công cụ thực hiện mục tiêu, mà quốc gia theo đuổi trên trường quốc tế [Trần Nam Tiến, 2013, tr.23]. Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia được xây dựng trên cơ sở lợi ích quốc gia của mình và có tác dụng đảm bảo mục tiêu của chính lợi ích quốc gia ấy. Để đảm bảo lợi ích quốc gia, các chủ thể thường đưa ra các phương pháp thực hiện, bao gồm 5 phương pháp chính: (1) Công cụ ngoại giao, (2) Tuyên truyền, (3) Kinh tế, (4) Liên minh và Hiệp ước, (5) Các biện pháp cưỡng chế [Dinesh, 2018]. Trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia trở thành mục tiêu quan trọng nhất của các chủ thể. Đây cũng là cơ sở được vận dụng để giải thích nguyên nhân vì sao Trung