SlideShare a Scribd company logo
1 of 209
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI – 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn An Hà
2. PGS.TS. Mai Hà
HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự
giúp đỡ của 02 giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án
được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp
mà nghiên cứu sinh thực hiện đảm bảo tính khách quan, trung thực. Kết quả nghiên
cứu của luận án được nghiên cứu sinh công bố trên các tạp chí không trùng với bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Phương Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH .........................................10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về nhân tố ảnh
hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh................................................................10
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................10
1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước..................19
1.2. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống
nghiên cứu................................................................................................................28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................31
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ
KINH DOANH, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................32
2.1. Cơ sở lý luận về dự định khởi sự kinh doanh................................................32
2.1.1. Khởi sự kinh doanh ..................................................................................32
2.1.2. Dự định khởi sự kinh doanh .....................................................................34
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ....46
2.3. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.....................................................48
2.3.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................48
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................49
2.4. Kinh nghiệm thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên tại
các trường đại học trên thế giới.............................................................................54
2.4.1. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Mỹ ...........................................54
2.4.2. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Phần Lan ..................................55
2.4.3. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đức ..........................................56
2.4.4. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đài Loan...................................57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................59
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................61
3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................61
3.2. Nghiên cứu sơ bộ ..............................................................................................63
3.2.1. Xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi)..........................................................63
3.2.2. Nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ...............................................71
3.2.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ.........................................................................72
3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức.................................................................74
3.3.1. Thu thập dữ liệu........................................................................................74
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .......................................................................78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................88
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI .........................................................................89
4.1. Tình hình về xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua.............................................................89
4.2. Phân tích thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự
kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi..........93
4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá ảnh
hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ......................................101
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha...................101
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)..........102
4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực
tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................103
4.4.1. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến (hệ số tương quan Pearson) .......104
4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội.............................................................105
4.4.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ...................................................109
4.5. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của sinh
viên theo một số đặc điểm riêng...........................................................................113
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính” của sinh viên..........................113
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo “Ngành học” của sinh viên.......................113
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo “Năm học”................................................115
4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo “Nghề nghiệp của bố và/hoặc mẹ”...........116
4.6. Thảo luận kết quả của mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực
tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................126
Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỰ ĐỊNH KHỞI
SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU
VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................................................127
5.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc khuyến khích
tinh thần và thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh........................................127
5.2. Quan điểm của tác giả về định hướng thúc đẩy tinh thần, dự định khởi
sự kinh doanh trong sinh viên..............................................................................131
5.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần khởi sự
kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi........133
5.3.1. Nhóm giải pháp đối với bản thân sinh viên............................................133
5.3.2. Nhóm giải pháp đối với các trường đại học ...........................................136
5.3.3. Đề xuất, kiến nghị đối với chính phủ và chính quyền địa phương.........142
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................146
KẾT LUẬN............................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.........................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC...............................................................................................................165
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AB Attitude Toward Behavior Thái độ đối với hành vi
BI Behavior Intention Dự định hành vi
ĐH Đại học
GEM
KSKD
KSDN
Global Entrepreneurship Monitor
Khởi sự kinh doanh
Khởi sự doanh nghiệp
PBC Perceived Behavirol Control Nhận thức kiểm soát hành vi
TPB Theory of Planed Behavior Thuyết hành vi hoạch định
TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý
VCCI
SV
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
Sinh viên
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo đặc điểm tính cách....................................................................65
Bảng 3.2: Thang đo thái độ đối với hành vi kinh doanh...........................................66
Bảng 3.3: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi.....................................................67
Bảng 3.4: Thang đo về sự hỗ trợ của giáo dục..........................................................68
Bảng 3.5: Thang đo ý kiến người xung quanh..........................................................69
Bảng 3.6: Thang đo địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp..........................................70
Bảng 3.7: Thang đo dự định khởi nghiệp..................................................................70
Bảng 3.8: Thang đo nguồn vốn.................................................................................74
Bảng 3.9: Thông tin mẫu nghiên cứu........................................................................79
Bảng 3.10: Thông tin về các hoạt động trong - ngoài trường...................................82
Bảng 4.1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên ...................................94
Bảng 4.2: Cảm nhận của sinh viên về ý kiến của người xung quanh .......................95
Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên về việc kiểm soát hành vi kinh doanh...............95
Bảng 4.4: Cảm nhận của sinh viên về vấn đề huy động vốn ....................................96
Bảng 4.5: Cảm nhận của sinh viên về môi trường giáo dục kinh doanh ..................97
Bảng 4.6: Cảm nhận của sinh viên về địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp..............98
Bảng 4.7: Đặc điểm tính cách của sinh viên khởi nghiệp.........................................99
Bảng 4.8: Mức độ đánh giá về dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.............100
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha ......101
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ........................................104
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy.....................................................................106
Bảng 4.12: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu........................................................112
Bảng 4.13: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính”..................113
Bảng 4.14: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Ngành học”...............115
Bảng 4.15: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Năm học”..................116
Bảng 4.16: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Nghề nghiệp của bố
và/hoặc mẹ”.............................................................................................................117
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ .....................11
Hình 1.2. Mô hình dự định khởi nghiệp dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh.....13
Hình 1.3: Mô hình tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh đến dự
định khởi nghiệp .............................................................................................15
Hình 1.4. Mô hình ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học
Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ ........................................................................24
Hình 1.5. Mô hình ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị
kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật......................................................26
Hình 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................39
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB) ...............................................41
Hình 2.3. Mô hình dự định khởi nghiệp của Shapero – Krueger..............................44
Hình 2.4. Mô hình cấu trúc dự định khởi nghiệp......................................................45
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh
doanh của sinh viên ..........................................................................................54
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................61
Hình 3.2: Quy trình xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi)...........................................64
Hình 3.3: Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh
doanh của sinh viên ..........................................................................................73
Hình 4.1: Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần trong mô hình
nghiên cứu (Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả).......................................112
Biểu đồ 3.1: Mức độ tham gia các hoạt động trong trường – ngoài trường .............83
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa...108
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ...............................................109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khởi sự kinh doanh đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước, là
chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của doanh nghiệp nói
chung và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là động lực quan trọng thúc
đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp mới thành lập ngoài việc
đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp
phần giải quyết các vấn đề xã hội. Tại Việt Nam, đóng góp của các doanh nghiệp
mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân chiếm gần 50%
GDP và hàng năm thu hút khoảng 90% lao động mới vào làm việc [14]. Như vậy,
để giải quyết vấn đề việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, đồng thời làm tăng tính năng
động của nền kinh tế thì cần phải thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh.
Trong những năm qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách
khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp, trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa với mục tiêu có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.
Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, hàng loạt các đề án, chương trình, chính sách
hỗ trợ, khuyến khích người dân, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp đã được xây
dựng và tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI, Hội doanh nghiệp trẻ
Việt Nam, cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”,… Với nhiều nỗ lực từ các
cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể thì tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam cũng đã
đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, theo báo cáo GEM (Global
Entreprenuership Monitor_Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu) thì tỷ lệ người trưởng thành
ở Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh đã tăng lên từ mức 18,2% năm 2014 lên
25% vào năm 2017 và sẽ tiếp tục tăng trong vòng 3 năm tới; tuy nhiên, mức tăng
này vẫn thấp hơn mức trung bình 30,3% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực và
Việt Nam chỉ xếp thứ 19/54 nền kinh tế [15]. Mặt khác, theo thông cáo báo chí gần
nhất về chỉ số phát triển doanh nghiệp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước năm 2016 đạt kỷ lục với
2
110.100 doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015. Những vùng có tốc độ tăng
doanh nghiệp thành lập mới cao so với cả nước gồm: Trung du và miền núi phía
Bắc tăng 20,2%, Đồng bằng sông Hồng tăng 18,3%, Đông Nam Bộ tăng 15,4%; tuy
nhiên, Quảng Ngãi nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng số doanh
nghiệp thành lập mới thấp nhất trong cả nước và là một trong những tỉnh, thành phố
có tốc độ giải thể doanh nghiệp năm 2016 cao (285 doanh nghiệp, tăng 154,5% so
với 2015). Và theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2018 của Viện Nghiên
cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy, nếu cả năm 2018 cả nước có 131.275
doanh nghiệp thành lập mới, tăng nhẹ 3,5% so với năm 2017 thì tổng số doanh
nghiệp tạm ngừng hoạt động là 99.885 doanh nghiệp, tăng tới 51% so với cả năm
2017. Bởi vậy, Viện trưởng VEPR đánh giá "mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp trong
năm 2020 là vô cùng khó khăn và thậm chí có thể không đạt được, khi hiện nay
Việt Nam mới chỉ có khoảng 600.000 doanh nghiệp". Bên cạnh đó, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội cho biết, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 215.000
người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, một con số đáng quan tâm (Báo Dân
trí điện tử, 2018). Như vậy, trước tình hình ngày càng nhiều sinh viên đại học, sau
đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ra trường không có việc làm, cùng với tỷ lệ khởi
sự kinh doanh còn thấp, số lượng doanh nghiệp còn khiêm tốn như hiện nay thì việc
làm thế nào để nâng cao tinh thần doanh nhân, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp
trong sinh viên là rất quan trọng và càng trở nên bức thiết nhằm giảm bớt áp lực về
việc làm trong xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, vấn đề khởi sự kinh doanh nói
chung và khởi sự kinh doanh của sinh viên nói riêng luôn là vấn đề được sự quan
tâm đặc biệt của Chính phủ và các trường đại học. Và trong nhiều thập kỷ qua, các
nghiên cứu khác nhau của Luthje và Franke (2003); Linan (2004); Linan và Chen
(2009) đã nhận ra vai trò quan trọng của các trường đại học trong việc làm nảy nở
và phát triển ý tưởng kinh doanh. Luthje và Franke (2003) cho rằng: “Các trường
đại học có tác động đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh”. Trong khi đó,
3
kết quả nghiên cứu của Linan (2004); Tam (2009); Ooi và cộng sự (2011) khẳng
định giáo dục kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho sinh
viên hướng đến kinh doanh và chỉ ra rằng các trường đại học, các tổ chức giáo dục
bậc cao là nền tảng trong việc phát triển và khai thác đội ngũ doanh nhân tiềm năng.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, hoạt động giáo dục khởi nghiệp kinh doanh hiện đang
diễn ra sôi nổi nhưng chỉ dừng lại ở một số địa phương, do các đơn vị, doanh
nghiệp tổ chức riêng rẽ. Các chương trình chưa có sự thống nhất về nội dung, cách
thực hiện, các hoạt động giáo dục khởi nghiệp kinh doanh một cách chính quy, bài
bản ở bậc đại học dường như còn bỏ ngỏ, chỉ gói gọn trong một số môn học riêng lẻ
mang tính tự chọn tại một số trường quốc tế, tư thục như Đại học RMIT, Đại học
Kent, Đại học FPT, Đại học Hoa Sen.... Tại các trường Đại học ở khu vực miền
Trung, hoạt động giáo dục định hướng khởi nghiệp cũng như hoạt động khởi sự
kinh doanh trong sinh viên chưa thực sự được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, sinh
viên chưa mạnh dạn biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực. Sau khi tốt
nghiệp, phần lớn sinh viên đều có xu hướng đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp
đang hoạt động hơn là tự mình khởi nghiệp. Để có thể khuyến khích, thúc đẩy hoạt
động khởi sự kinh doanh của sinh viên sau khi ra trường hoặc ngay cả khi còn đang
học ở giảng đường đại học thì cần phải biết được lý do hay các nhân tố tác động đến
việc hình thành dự định khởi nghiệp của sinh viên. Và thông qua việc tổng quan các
nghiên cứu về vấn đề này, có thể nói, thập kỷ qua là thập kỷ nở rộ các nghiên cứu
theo lý thuyết dự định KSKD với nhiều góc nhìn khác nhau (xem Bảng tổng hợp
các nghiên cứu ở nước ngoài tại Phụ lục 1). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung
tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hệ thống của kinh tế thị
trường được hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả, môi trường kinh doanh
thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Các nghiên cứu về KSKD, tiềm năng và dự
định KSKD được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam
nói riêng còn ít (xem Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trong nước tại
Phụ lục 2). Đa phần các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu một hoặc một vài
khía cạnh ảnh hưởng tới dự định KSKD của sinh viên; rất ít các nghiên cứu có sự
4
kết hợp phân tích, tổng hợp và khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến dự định
KSKD dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố thuộc môi trường khởi nghiệp,
yếu tố giáo dục có tính định hướng kinh doanh và các yếu tố thuộc về đặc điểm cá
nhân cho đối tượng là sinh viên của các ngành học khác nhau. Bên cạnh đó, văn hóa
vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau cũng
có những ảnh hưởng khác nhau đến tinh thần khởi sự kinh doanh.
Với những lý do trên, việc “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định
khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi”
nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách tạo lập môi trường và
các giải pháp kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên để huy động
tối đa nguồn lực trẻ và trí tuệ của sinh viên vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước là có tính cấp thiết và tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng
đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học ở khu vực tỉnh
Quảng Ngãi; qua đó đề xuất các giải pháp gia tăng nhận thức, nâng cao tinh thần
doanh nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trong bối
cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài tự đặt ra cho mình một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận và thực tiễn về dự định khởi
sự kinh doanh.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Khảo sát thực tế, sử dụng và phân tích kết quả số liệu khảo sát thực tế để xác
định nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến dự định
khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
5
- Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những hàm ý, giải pháp cho sinh viên,
các trường đại học và cơ quan quản lý vĩ mô trong việc hoạch định cũng như thực
hiện các chương trình, chính sách nhằm gia tăng nhận thức, nâng cao tinh thần
doanh nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trong sinh viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh
doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn
đề liên quan trực tiếp đến dự định khởi sự kinh doanh, những nhân tố chính ảnh
hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: vì văn hóa vùng miền và điều kiện môi
trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau có ảnh hưởng đến dự định khởi sự
kinh doanh nên luận án chỉ giới hạn nghiên cứu các trường đại học tại tỉnh Quảng
Ngãi.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Toàn bộ nghiên cứu bao gồm cả nghiên
cứu lý thuyết và khảo sát thực tế được thực hiện trong 3 năm từ tháng 6 năm 2016
đến tháng 6 năm 2019. Tuy nhiên, hoạt động điều tra xã hội học đối với sinh viên
nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018,
điều này nhằm đảm bảo tính thời sự cho kết quả nghiên cứu.
- Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sinh viên học năm 1
đến năm 4 thuộc hai ngành học là ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh và ngành Kỹ
thuật - Công nghệ. Bởi vì, theo Hynes (1996), sinh viên thuộc hai nhóm ngành học
này có tiềm năng, dự định khởi sự kinh doanh cao nhất [69].
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để giải quyết những nhiệm vụ mà
luận án đề ra nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Cụ thể:
- Chương 1, 2 luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
6
phân tích và tổng hợp để thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu trước đây,
cơ sở lý thuyết về dự định khởi sự kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định
khởi sự kinh doanh,.... Phân tích đánh giá các mô hình nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến dự định KSKD trong và ngoài nước, từ đó hình thành khung lý
thuyết, mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu.
- Chương 3, tác giả thực hiện phương pháp định tính bằng kỹ thuật thảo luận
nhóm tập trung và phỏng vấn sâu (phỏng vấn về tính thích hợp của các yếu tố ảnh
hưởng, sự đầy đủ của các biến quan sát,…). Đồng thời, tác giả tiến hành nghiên cứu
định lượng mẫu nhỏ (150 sinh viên) dùng để thống kê, điều chỉnh các biến quan sát
để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên, qua đó xây
dựng mô hình và kiểm tra tính phù hợp ban đầu của mô hình trước khi thực hiện
nghiên cứu chính thức trên mẫu lớn. Ở chương 3, tác giả còn sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,… để phân tích
thực trạng ý kiến của sinh viên các trường đại học tại tỉnh Quảng Ngãi về các nhân
tố ảnh hưởng đến dự định KSKD.
- Chương 4, dựa vào dữ liệu nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện
thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đến các sinh viên, tác giả sử dụng phần
mềm SPSS 22 để hỗ trợ phân tích dữ liệu nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang
đo các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên; kiểm định mô hình và giả
thuyết nghiên cứu; kiểm định có hay không sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến
dự định KSKD của sinh viên theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên thông qua
mẫu nghiên cứu. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh kết quả
nghiên cứu của luận án về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên với
những kết quả nghiên cứu trước đó nhằm khẳng định lại cơ sở khoa học của các nhân
tố nghiên cứu trong mô hình cũng như xác định nhân tố mới.
- Chương 5, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
phân tích và tổng hợp để thu thập thông tin về các cơ chế chính sách của Nhà nước
về việc khuyến khích hoạt động khởi nghiệp kinh doanh nói chung và của sinh viên
nói riêng nhằm làm căn cứ để tác giả đưa ra các hàm ý chính sách cũng như giải
7
pháp cho việc thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh, tinh thần doanh nhân trong sinh
viên.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thứ nhất, luận án đã đề xuất được quy trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên góp phần làm phong phú và rõ
hơn về cách thức để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp nói
chung và của sinh viên nói riêng. Quy trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo hữu ích về phương pháp luận, thiết kế nghiên cứu, thang đo, mô hình
nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu cho sinh viên, học viên, giảng viên khối
ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh cũng như các học giả quan tâm khác.
- Thứ hai, nghiên cứu đã phát triển được thang đo “Giáo dục kinh doanh”
thông qua việc bổ sung nội dung vào thang đo để thu thập thông tin của sinh viên.
Và kết quả nghiên cứu trên mẫu lớn cho thấy nội dung thêm vào này có ý nghĩa
trong mô hình nghiên cứu, cụ thể là biến quan sát GD4 “Môi trường học tập tại
trường đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi hình thành dự định khởi sự kinh doanh”
và GD5 “Các môn học ở trường đã thực sự giúp tôi hiểu được về môi trường kinh
doanh thực tế”. Ý nghĩa của việc đưa nội dung này vào thang đo “Giáo dục kinh
doanh” để khảo sát sinh viên nhằm xác định xem môi trường học tập tại trường đại
học có truyền được cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp hay không, và xem xét các
môn học hiện tại của các trường Đại học nói chung và tại Quảng Ngãi nói riêng có
thực sự thiết thực, gắn với việc hỗ trợ kiến thức cho sinh viên trong vấn đề khởi
nghiệp kinh doanh không, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chương trình học tại các
trường Đại học. Đồng thời, luận án cũng phát triển thang đo “Dự định khởi sự kinh
doanh” của sinh viên, cụ thể là phát triển thêm nội dung DĐKN4 “Tôi nỗ lực để bắt
đầu khởi nghiệp ngay khi còn đang học tại trường” và DĐKN5 “Nếu chưa thể khởi
nghiệp khi còn đang học, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để bắt đầu khởi nghiệp sau khi tốt
nghiệp ra trường”. Kết quả của 2 thang đo mới này đã được kiểm định độ tin cậy
và có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Các nghiên cứu khác liên quan về lĩnh vực
khởi sự kinh doanh của sinh viên có thể sử dụng lại thang đo này.
8
- Thứ ba, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng cũng như
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh
viên, bao gồm: “Đặc điểm tính cách”, “Thái độ đối với hành vi kinh doanh”, “Giáo
dục kinh doanh”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Địa vị xã hội của chủ doanh
nghiệp” và “Nguồn vốn”. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng để tiếp tục
nghiên cứu ở các công trình nghiên cứu tương tự khác.
- Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Ý kiến người xung
quanh/Chuẩn chủ quan” không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu thực nghiệm này của luận án có điểm khác so với các nghiên cứu
trước đây, bởi vì trong hầu hết các nghiên cứu trên thế giới khi đưa nhân tố này vào
mô hình nghiên cứu thì kết quả đều có ý nghĩa tác động thuận chiều đến dự định
khởi nghiệp của sinh viên. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây tại Cần Thơ,
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương hay tại Hà Nội đều cho thấy nhân tố này có
tác động đáng kể đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, với sinh viên
tại Quảng Ngãi nói riêng và tại miền Trung thì nhân tố này lại không có ý nghĩa
quyết định đến việc hình thành dự định khởi nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu
định tính (thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu), điều này có thể luận giải về sự ảnh
hưởng khác nhau của văn hóa quốc gia hay văn hóa vùng miền đến tính cách hay sự
độc lập trong việc ra quyết định của một cá nhân, cụ thể ở đây là trong vấn đề khởi
nghiệp kinh doanh. Với kết quả này sẽ gợi mở cho các nghiên cứu khác kiểm định
lại nhân tố này ở bối cảnh tương tự trong tương lai.
- Thứ năm, nghiên cứu đã đề xuất hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và
khả thi nhằm thúc đẩy tinh thần, dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các
trường Đại học tại Quảng Ngãi nói riêng và có thể mở rộng cho khu vực miền
Trung và cả nước nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận, luận án cung cấp cơ sở khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu
về dự định khởi sự kinh doanh, tổng kết được lý thuyết các khái niệm liên quan đến
đề tài nghiên cứu; phát triển hệ thống thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các
9
giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh
doanh của sinh viên tại tỉnh Quảng Ngãi. Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
vào việc phát triển lý thuyết và bổ sung vào hệ thống thang đo còn thiếu tại các
nước đang phát triển như Việt Nam nhằm thiết lập hệ thống tương đương về đo
lường; đồng thời luận án cũng hình thành được quy trình hay khung nghiên cứu để
triển khai các nghiên cứu khác tương tự.
- Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá, phân tích được thực trạng nhận thức về
vấn đề khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên; khám phá
và đo lường được các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học tại khu vực tỉnh
Quảng Ngãi. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các
trường đại học có cách nhìn đầy đủ và toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến dự
định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chiến lược đào tạo của các trường đại học, kiến tạo môi trường học tập kích thích
nảy nở ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi
sự kinh doanh
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh doanh, mô hình
và giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh
của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi
Chương 5: Định hướng và giải pháp thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh của
sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi
10
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về nhân tố ảnh
hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về khởi sự kinh doanh (KSKD), dự
định KSKD được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên,
sinh viên. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên đã
được tiếp cận và thực hiện dưới nhiều góc độ, quan điểm và phạm vi khác nhau.
Các nghiên cứu đã đưa ra những nhân tố tác động đến dự định KSKD rất đa dạng từ
môi trường, văn hóa, thể chế, tính cách cá nhân, đặc điểm cá nhân và rất nhiều nhân
tố khác (xem Bảng tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài tại Phụ lục 1). Thông qua
việc lược khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau, tác giả nhận thấy có
các hướng tiếp cận chính gồm: (1) đặc điểm cá nhân/bản thân người học (tính cách,
thái độ, nhận thức, giới tính,…), (2) chương trình giáo dục (chương trình giáo dục
tinh thần kinh doanh hay sự hỗ trợ từ các trường đại học,…), (3) môi trường tác
động (văn hóa, chính trị - xã hội, kinh tế, pháp luật,…) và (4) kết hợp các hướng
trên (đặc điểm cá nhân, môi trường, giáo dục,…).
 Hướng tiếp cận thứ nhất: đặc điểm cá nhân/bản thân người học và dự định
khởi sự kinh doanh.
Liên quan đến hướng tiếp cận này, các nghiên cứu đã khai thác các yếu tố thuộc
về bản thân người khởi nghiệp ví dụ như tính cách, thái độ, nhận thức, hoàn cảnh gia
đình, giới tính,.... Chẳng hạn như, nghiên cứu của Shane và cộng sự (2003) đã đưa ra
các tính cách như “chịu đựng sự mơ hồ”, “chấp nhận rủi ro”, “niềm tin vào năng lực
bản thân”, “kiểm soát bản thân”, “đam mê”, “nỗ lực”, “có tầm nhìn” có mối quan hệ
với dự định KSKD [111]. Sesen (2013) thì chứng minh yếu tố “kiểm soát bản thân” và
“niềm tin vào năng lực bản thân” có ảnh hưởng đến dự định KSKD [110].
11
Các nghiên cứu dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned
Behavior - TPB) của Ajzen (1991) thì đa phần đều chứng minh “thái độ hướng đến
hành vi kinh doanh” và “nhận thức kiểm soát hành vi” có tác động tích cực đến dự định
KSKD của sinh viên. Chẳng hạn như nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001) đã ứng
dụng lý thuyết hành vi hoạch định để phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong dự định
khởi nghiệp của sinh viên đại học thuộc khối ngành kỹ thuật ở Bắc Âu và ở Mỹ.
Nghiên cứu sử dụng một mẫu có kích thước lớn (3.445 sinh viên đại học) từ Phần Lan
(Đại học Công nghệ Helsinki), Thụy Điển (Đại học Linkoping), Hoa Kỳ (Đại học
Stanford, Đại học Colorado - Colorado Springs) và Vương quốc Anh (Trường kinh
doanh London). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức kiểm soát hành vi nổi lên như
là yếu tố quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp (hình 1.1)
[43]. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào 3 nhân tố tác động chính là “chuẩn
chủ quan”, “thái độ hướng đến hành vi kinh doanh” và “nhận thức kiểm soát hành vi”
đến dự định KSKD trong khi còn nhiều nhân tố khác như sự hỗ trợ về giáo dục, môi
trường,… chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu; và nghiên cứu cũng mới chỉ tập
trung vào phân tích đối tượng là dự định của sinh viên khối ngành kỹ thuật.
Hình 1.1: Mô hình kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ
(Nguồn: Autio và cộng sự, 2001)
Cũng dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991),
nghiên cứu của Wu và Wu (2008) cho thấy “thái độ đối với hành vi khởi nghiệp” và
“nhận thức kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác động tích cực đến “dự định
khởi nghiệp” của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê chứng minh
Thái độ
đối với hành vi
Chuẩn
chủ quan
Nhận thức
kiểm soát hành vi
DỰ ĐỊNH
KINH DOANH
Đặc điểm
nhân khẩu học
12
“chuẩn chủ quan” tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” [123]. Kết quả này
tiếp tục được khẳng định ở nghiên cứu của Boissin và cộng sự (2009) khi kiểm định
và so sánh ở hai thị trường Mỹ và Pháp cho thấy, “thái độ hướng đến khởi nghiệp”
và “đánh giá hiệu quả bản thân” đều tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp”
của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê cho thấy “chuẩn chủ quan”
tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” ở cả hai thị trường này (trích dẫn trong
Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt, 2016) [29].
Như vậy, từ các nghiên cứu trên cho thấy sự ổn định của yếu tố thái độ đối với
hành vi kinh doanh và nhận thức kiểm soát hành vi kinh doanh đều tác động tích
cực đến dự định khởi nghiệp của sinh viên, còn mối quan hệ giữa yếu tố chuẩn chủ
quan với dự định khởi nghiệp thì kết quả của các nghiên cứu chưa có sự đồng nhất.
Do vậy, cần thiết kiểm định lại mối quan hệ này ở các thị trường khác nhau có vai
trò quan trọng trong việc khẳng định tính giá trị và khái quát hóa của lý thuyết.
Nghiên cứu về vai trò của nền tảng gia đình ảnh hưởng đến dự định khởi
nghiệp của sinh viên, Wenjun Wang và cộng sự (2011) đã áp dụng mô hình sự kiện
KSKD của Shapero và Sokol (1982) (The entrepreneurial event - SEE) với mục tiêu
tập trung so sánh các yếu tố quyết định đến dự định khởi nghiệp của sinh viên các
quốc gia khác nhau. Thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert
5 điểm đối với 399 sinh viên của 3 trường ĐH ở Trung Quốc, 4 trường ở Mỹ. Kết
quả phân tích cho thấy, nhân tố nhận thức sự ham muốn kinh doanh, nhận thức tính
khả thi và kinh nghiệm làm việc của sinh viên có tác động trực tiếp đến dự định
khởi nghiệp ở cả hai nước. Ngoài ra, nền tảng kinh doanh của gia đình, tính cách
doanh nhân (chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo, tính tự quyết, sự độc lập) cũng có ảnh
hưởng gián tiếp đến dự định khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu như ở Trung Quốc kinh
nghiệm làm việc có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới dự định khởi nghiệp
thì ở Mỹ nhân tố này không có ảnh hưởng. Nền tảng kinh doanh gia đình có tác
động tích cực đến sự ham muốn kinh doanh ở sinh viên Trung Quốc trong khi tác
động tích cực đến sự sẵn sàng kinh doanh ở sinh viên Mỹ [122]. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, rõ ràng có sự khác biệt nhất định về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định
13
khởi nghiệp của sinh viên ở các quốc gia khác nhau.
Khi nghiên cứu về giới tính ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên,
Sullivan và Meek (2012), Zhang và cộng sự (2009) đưa ra kết quả cho thấy ý định
khởi nghiệp của nữ cao hơn của nam [116][126]. Nicolaou và Shane (2010) thì kết
luận rằng không có sự khác nhau giữa ý định khởi nghiệp của Nam và Nữ [95].
Maes và cộng sự (2014) thì chứng minh dự định khởi nghiệp của Nữ yếu hơn của
Nam, cụ thể là yếu tố “Thái độ cá nhân” giải thích ý định khởi nghiệp của Nữ yếu
hơn của Nam; “sự kiểm soát hành vi” giải thích ý định khởi nghiệp của Nữ yếu hơn
của Nam [90]. Như vậy, có sự mâu thuẫn về kết quả của các nghiên cứu về giới tính
ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh, điều đó cho thấy cần có thêm các
nghiên cứu về vai trò của giới tính trong dự định khởi sự kinh doanh.
 Hướng tiếp cận thứ hai: chương trình giáo dục và dự định khởi sự kinh doanh
Nghiên cứu của Francisco Linan (2004) đã tích hợp hai lý thuyết của Shapero
và Sokol (1982) và Ajzen (1991) vào một mô hình dự định khởi nghiệp. Theo đó,
tiền đề của dự định khởi nghiệp được xác định bởi: kiến thức kinh doanh, nhận thức
mong muốn và nhận thức tính khả thi (hình 1.2).
Hình 1.2. Mô hình dự định khởi nghiệp dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh
(Nguồn: Linan, 2004)
Kiến thức
kinh doanh
Thái độ
cá nhân
Nhận thức theo
chuẩn xã hội
Nhận thức tính khả thi
(tự hiệu quả)
Dự định khởi nghiệp
Nhận thức
mong muốn
14
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, kiến thức kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp
đến dự định khởi nghiệp; đồng thời cũng ảnh hưởng gián tiếp đến dự định khởi
nghiệp thông qua thái độ hướng tới tinh thần kinh doanh và nhận thức tính khả thi
của sinh viên; các chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng rất yếu đến dự định khởi nghiệp.
Để xây dựng chương trình giáo dục tinh thần kinh doanh, Linan (2004) sử dụng mô
hình này làm cơ sở phân loại giáo dục tinh thần kinh doanh thành: giáo dục nhận
thức kinh doanh, giáo dục khởi động, giáo dục tính năng động trong kinh doanh và
giáo dục cho các doanh nhân. Việc phân loại các hoạt động giáo dục sẽ giúp làm
tăng thêm dự định thực hiện hành vi kinh doanh và xác định các biến thực hiện dự
định hành vi [83]. Như vậy, nghiên cứu của Linan (2004) đã khẳng định vai trò của
giáo dục tinh thần doanh nhân và đặt cơ sở khoa học cho việc nên phân loại hoạt
động giáo dục trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong sinh viên, phân biệt rõ
ràng giáo dục khởi sự kinh doanh với đào tạo quản lý thông thường. Bên cạnh
những kết quả đáng ghi nhận thì nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định,
tương tự như nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001), nhiều yếu tố quan trọng khác
như yếu tố về kinh tế, văn hóa hay đặc điểm tính cách cá nhân chưa được đề cập
trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu về vai trò của giáo dục khởi nghiệp, Hong và cộng sự (2012) cho
rằng, chất lượng khởi nghiệp của sinh viên liên quan tới chương trình giáo dục khởi
nghiệp vì nó làm giàu kiến thức về khởi nghiệp và giúp phát triển các kỹ năng khởi
nghiệp cho sinh viên. Trường đại học phải tập trung chú ý nhiều hơn nữa đến
chương trình giáo dục khởi nghiệp của mình, tập trung vào các doanh nghiệp sinh
viên, kết nối với xã hội, trao cho sinh viên nhiều cơ hội khởi nghiệp và phải chú
trọng đến cơ hội thực tập va chạm thực tế của sinh viên [68]. Cùng nghiên cứu về
vấn đề này, nghiên cứu của Karali (2013) dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định của
Ajzen (1991) đã khám phá ảnh hưởng của các chương trình giáo dục về khởi sự
kinh doanh đến dự định khởi nghiệp của sinh viên trong giáo dục đại học ở Hà Lan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tham gia các chương trình giáo dục kinh
doanh có xu hướng kinh doanh cao hơn so với những người không tham gia. Các
yếu tố thái độ đối với kinh doanh, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi
15
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến dự định khởi nghiệp mà còn làm trung gian cho
mối quan hệ về ảnh hưởng của các chương trình giáo dục kinh doanh đến dự định
khởi nghiệp (hình 1.3) [115]. Các phát hiện của báo cáo này đóng góp cả cho lý
thuyết về Hành vi theo Kế hoạch và đối với lĩnh vực giáo dục doanh nhân. Tuy
nhiên, hạn chế của nghiên cứu là tác động của việc tham gia vào chương trình về dự
định KSKD trong nghiên cứu này được đo lường trong một thời điểm duy nhất.
Hơn nữa, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của chương trình giáo dục kinh
doanh có định hướng chiến lược của các cơ sở giáo dục đại học ở Hà Lan, một nước
có các chương trình giáo dục tiên tiến và hiện đại so với Việt Nam. Tại Việt Nam,
chương trình giáo dục đại học có những khác biệt nhất định, do vậy cần có những
nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung và chương trình giáo dục
tác động đến dự định KSKD trong sinh viên nhằm có giải pháp phù hợp và sát với
thực tiễn giáo dục của quốc gia.
Hình 1.3: Mô hình tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh đến dự
định khởi nghiệp (Nguồn: Karali, 2013)
Nghiên cứu của Taatila và Down (2012) cũng kết luận rằng, sinh viên ở những
chương trình đào tạo khác nhau có xu hướng khởi nghiệp khác nhau; sinh viên có
trải nghiệm về doanh nghiệp có xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên chưa có
trải nghiệm về doanh nghiệp; sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tích cực sẽ có
xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tiêu cực
Thái độ
đối với hành vi
Chuẩn
chủ quan
Nhận thức
kiểm soát hành vi
Tham gia các
chương trình
giáo dục kinh doanh
DỰ ĐỊNH
KINH DOANH
16
[118]. Trong khi đó, nghiên cứu của Kuckertz và Wagner (2010) thì chứng minh
người chưa có va chạm thực tế về doanh nghiệp có xu hướng kiên định về khởi
nghiệp cao hơn người đã có va chạm thực tế về doanh nghiệp [78]. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo KSKD nói
riêng tới dự định và quyết định KSKD là rất yếu, không phải chương trình giáo dục
đào tạo KSKD nào cũng có tác động tốt tới thái độ và sự tự tin của sinh viên (Susan,
M. 2008, trích dẫn trong Nguyễn Thu Thủy, 2015) [27]. Như vậy, rõ ràng ở các
nghiên cứu khác nhau về vấn đề này còn có sự mâu thuẫn trong các kết quả nghiên
cứu, điều đó cho thấy nên kiểm định lại chương trình giáo dục với dự định khởi
nghiệp của sinh viên là điều cần thiết.
 Hướng tiếp cận thứ ba: môi trường và dự định khởi sự kinh doanh.
Khác với những nghiên cứu trên, Perera K. H., và cộng sự (2011) đã nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên đại học ở Sri Lanka
theo cách phân tích các yếu tố môi trường (yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, chính trị,
pháp luật,…) tác động đến dự định KSKD của sinh viên. Nghiên cứu đã dựa vào
nhiều nghiên cứu trước đây để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như nghiên cứu
của Kementerian (2004), Swierczek & Ha (2003), Noel (1998), Scott và Twomey
(1988), Douglas and Shepherd (2002)… Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 200
sinh viên của các trường ĐH hàng đầu ở Sri Lanka theo phương pháp lấy mẫu thuận
tiện. Kết quả cho thấy, các yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, yếu tố kinh tế và các yếu tố
chính trị, pháp lý là những yếu tố nổi bật dẫn đến con đường trở thành doanh nhân
của sinh viên Sri Lanka. Trong đó, yếu tố kinh tế (cơ hội thị trường, tiếp cận thị
trường, sự ổn định của thị trường) là yếu tố có tác động mạnh nhất và vốn là yếu tố
cản trở dự định khởi nghiệp của sinh viên Sri Lanka. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho
thấy sinh viên Sri Lanka ít chú ý đến việc khởi nghiệp trong khi quan tâm nhiều hơn
tới những việc làm khác do không muốn phải chịu nhiều rủi ro và các vấn đề về tài
chính [105]. Như vậy, rõ ràng không phải bất cứ nghiên cứu nào về vấn đề dự định
khởi nghiệp của sinh viên ở các quốc gia khác nhau đều có một kết quả như nhau.
17
Pruett và cộng sự (2009) thì chứng minh “văn hóa/quốc gia”, “yếu tố xã hội”,
“tấm gương điển hình trong khởi nghiệp”, “sự ủng hộ của gia đình”, “thiên hướng
khởi nghiệp” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” (trích dẫn trong Ngô Thị
Thanh Tiên và Cao Quốc Việt, 2016) [29].
Nghiên cứu của Pablo-Lerchundi và cộng sự (2015) về sự ảnh hưởng của nghề
nghiệp cha mẹ lên sự chọn lựa nghề nghiệp của con cái đã đưa ra kết luận: cha mẹ
tự kinh doanh là tấm gương điển hình về khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi
nghiệp, cha mẹ làm việc cho các khu vực công không phải là tấm gương khởi
nghiệp cho con và cản trở ý định khởi nghiệp [102].
Các kết quả trên cho thấy môi trường tác động đến dự định khởi nghiệp ở mỗi
quốc gia rất khác nhau. Văn hóa, chính trị, cơ chế chính sách khác biệt nhau giữa
các quốc gia có thể dẫn đến sự khác biệt trong dự định khởi nghiệp của sinh viên.
 Hướng tiếp cận thứ tư: kết hợp yếu tố môi trường, chương trình giáo dục, đặc
điểm cá nhân để phân tích dự định khởi sự kinh doanh.
Theo hướng tiếp cận này, các nghiên cứu có sự kết hợp của 2 hay nhiều nhóm
yếu tố về môi trường, chương trình giáo dục hay đặc điểm cá nhân để phân tích sự
tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Cụ thể:
Nghiên cứu của Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Erlane K Ghani
(2010) đã kết hợp yếu tố giáo dục kinh doanh và đặc điểm cá nhân của sinh viên
kinh tế (năm cuối) từ các trường Đại học công ở Malaysia để phân tích dự định khởi
nghiệp của họ. Nghiên cứu đã dựa trên mô hình sự kiện KSKD (The entrepreneurial
event - SEE) của Shapero và Sokol (1982). Kết quả cho thấy, dự định khởi nghiệp
của sinh viên kinh tế Malaysia là khá cao (67,1%). Tham gia các khóa học kinh
doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình, đặc
điểm cá nhân là các yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên kinh tế
ở Maylaysia [124]. Nghiên cứu của Abdullah Azhar, Annum Javaid, Mohsin
Rehman, Asma Hyder (2010) thì đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định kinh
doanh của sinh viên kinh tế ở Pakistan thông qua việc kết hợp yếu tố nhân khẩu
học, giáo dục kinh doanh và nhiều nhân tố khác. Nghiên cứu đã dựa trên quan điểm
18
của Bird (1988); Jackson & Rodkey (1994); sự so sánh 2 lý thuyết Sự kiện KSKD
(SEE) của Shapero và Sokol (1982) và Hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991)
thực hiện bởi Linan và cộng sự (2005). Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu
hỏi sử dụng thang đó Likert, phương pháp chọn mẫu phân tầng, cỡ mẫu là 376, đối
tượng mục tiêu là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ngành kinh doanh và những doanh
nhân mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nhân khẩu học như giới tính,
tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và công việc của gia đình; các yếu tố hành
vi như sự thu hút của nghề nghiệp, năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh
nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng đến dự định kinh
doanh. Trong đó, sự thu hút của nghề nghiệp có tác động mạnh nhất đến dự định
kinh doanh [36]. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến
dự định hành vi kinh doanh của sinh viên kinh tế ở Pakistan. Tương tự như nghiên
cứu Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Erlane K Ghani (2010), bên cạnh
những kết quả đáng ghi nhận thì cả 2 nghiên cứu trên chỉ tập trung vào phân tích dự
định hành vi của một đối tượng là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế mà theo
Hynes (1996) thì các nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần
được thực hiện ở tất cả các tầng lớp sinh viên chứ không nên chỉ tập trung vào sinh
viên chuyên ngành kinh tế [69].
Dựa trên nền tảng lý thuyết của Ajzen (1991), Ajzen và Fishbein (1980),
Shapero và Soko (1982), kết hợp cùng nhiều nghiên cứu khác, Adewale A. Adekiya
và Fatima Ibrahim (2016) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chương trình đào tạo
kinh doanh và định hướng văn hóa theo dự định của sinh viên để tham gia vào các
hoạt động kinh doanh. Mô hình nghiên cứu này có sự khác biệt nhất định so với
những nghiên cứu của các tác giả khác, đó là các yếu tố ảnh hưởng đến dự định
khởi nghiệp của sinh viên được chia làm 2 nhóm bao gồm: nhóm thứ nhất là các
yếu tố dự báo thuộc về văn hóa (có 3 yếu tố là sự phù hợp nhận thức, hiệu quả nhận
thức và tính nhất quán nhận thức), nhóm thứ hai là yếu tố đào tạo kinh doanh.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 255 sinh viên năm cuối được
chọn ngẫu nhiên của đại học Bayero Kano tại Nigeria. Kết quả phân tích hồi quy đã
19
chỉ ra rằng, trong 4 yếu tố được đề xuất trong mô hình thì ngoại trừ yếu tố tính nhất
quán nhận thức, 3 yếu tố còn lại là sự phù hợp nhận thức, hiệu quả nhận thức và đào
tạo kinh doanh có tác động tích cực đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Dựa
trên những phát hiện này, nghiên cứu đề nghị rằng các cơ quan, nhà trường và các
bên liên quan nên tham gia vào việc sử dụng truyền thông đại chúng trong việc phổ
biến thông tin nhằm nâng cao sự phù hợp về nhận thức và hiệu quả nhận thức ngoài
việc nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo kinh doanh tại trường học [37]. Bên
cạnh kết quả đạt được thì nghiên cứu chỉ tập trung vào các sinh viên của một cơ sở
giáo dục đại học do vậy làm cho kết quả thiếu vắng tính khái quát hóa với tất cả các
sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học khác nhau.
1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề khởi sự kinh doanh của thanh niên, sinh
viên mới được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Thông qua việc
nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn
đề khởi sự kinh doanh, tác giả tổng hợp thành các hướng tiếp cận sau đây (xem
Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trong nước tại Phụ lục 2):
 Hướng tiếp cận thứ nhất: yếu tố cá nhân/tính cách cá nhân với ý định khởi
nghiệp hay tiềm năng khởi nghiệp.
Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến vấn đề khởi nghiệp của thanh niên, của giới
trẻ tại Việt Nam có thể đề cập đến là nghiên cứu của Phạm Thành Công (2010).
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá
nhân đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ ở TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu được thu thập
thông qua cuộc khảo sát tiến hành với 223 cá nhân đang tham gia học tập các
chương trình MBA, đăng kí khởi nghiệp tại các vườn ươm công nghệ Bách Khoa,
vườn ươm công nghệ cao SHBI thành phố Hồ Chí Minh, câu lạc bộ Café Khởi
nghiệp. Nghiên cứu đã dựa trên mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) được thực
hiện bởi Martyn P. Driessen and Peter S. Zwart (2006). Ý định khởi nghiệp của ứng
viên được phân tích dựa trên 8 nhóm yếu tố ảnh hưởng: 1 - (Mức độ am hiểu thị
trường + Mức độ định hướng xã hội + Xu hướng chấp nhận rủi ro), 2 - (Mức độ
20
chịu đựng nhẫn nại + Mức độ tự tin), 3 - (Nhu cầu quyền lực), 4 - (Mức độ sáng
tạo), 5 - (Mức độ thích ứng), 6 - (Nhu cầu tự chủ), 7 - (Nhu cầu thành đạt so với
người khác), 8 - (Nhu cầu thành đạt so với bản thân). Trong 8 nhóm nhân tố này,
nhân tố “nhu cầu quyền lực” và “nhu cầu tự chủ” không có tác động đến ý định
khởi nghiệp của giới trẻ. Các nhân tố còn lại đều có sự tác động, trong đó nhóm
nhân tố mức độ am hiểu thị trường, định hướng xã hội, xu hướng chấp nhận rủi ro là
nhóm có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp. Các nhân tố “mức độ thích
ứng” và “nhu cầu thành đạt so với người khác” có tác động ngược chiều đến ý định
khởi nghiệp. Kết quả của nghiên cứu giải thích được 54.2 % ý định khởi nghiệp của
giới trẻ TP. Hồ Chí Minh [5]. Mặc dù đã xác định được những nhân tố tác động đến
ý định khởi nghiệp của giới trẻ, nhưng nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số hạn chế
nhất định. Nghiên cứu được khảo sát đối với đối tượng giới trẻ, mẫu khảo sát thuận
tiện là những người đang tham gia vào các câu lạc bộ khởi nghiệp cho nên kết quả
không mang tính khái quát và đại diện cao; đồng thời thiếu nguồn thông tin định
tính cũng làm nên hạn chế của nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới chỉ tập
trung nghiên cứu các yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của giới trẻ mà chưa đề cập đến những yếu tố khác như yếu tố kinh tế, yếu tố giáo
dục kinh doanh… được chứng minh ở nhiều nghiên cứu khác có ảnh hưởng tích cực
đến ý định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên.
Nghiên cứu yếu tố tính cách cá nhân với vấn đề khởi nghiệp còn được đề cập
trong nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011). Nghiên cứu cũng sử
dụng mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) do hai tác giả Driessen và Zwart (2006)
phát triển cùng các công trình nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp khác liên quan để
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp
của sinh viên”. Đối tượng khảo sát để phục vụ nghiên cứu, gồm có: (1) nhóm sinh
viên đang theo học các khoa thuộc khối kỹ thuật của trường đại học Bách Khoa Tp.
HCM, (2) nhóm sinh viên thuộc khoa Quản lý công nghiệp, trường đại học Bách
Khoa Tp. HCM (đại diện cho sinh viên khối kinh tế của trường đại học Bách Khoa
Tp.HCM), và (3) nhóm sinh viên thuộc khoa Quản trị kinh doanh thuộc các trường
21
đại học Kinh tế và đại học Hoa Sen. Kết quả cho thấy có bảy yếu tố tính cách cá nhân
ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên đó là Nhu cầu thành đạt, Nhu cầu
tự chủ, Định hướng xã hội, Sự tự tin, Khả năng am hiểu thị trường, Khả năng sáng
tạo, Khả năng thích ứng, trong đó Nhu cầu tự chủ tác động âm đến mô hình và sáu
yếu tố còn lại ảnh hưởng dương đến mô hình. Dựa vào kết quả, ba yếu tố ảnh hưởng
dương nhiều nhất đến Tiềm năng khởi nghiệp (sắp theo thứ tự mức ảnh hưởng) là
Nhu cầu thành đạt, Am hiểu thị trường, Khả năng thích ứng. Nghiên cứu là cơ sở
quan trọng cho nhà trường, các cơ quan ban ngành có thể sử dụng để xây dựng các
môn học, hoạt động ngoại khóa giúp thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp trong sinh viên
thông qua việc kích thích các nhóm tính cách quan trọng này. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố cá nhân chỉ giải thích được 36% tiềm năng khởi
nghiệp [6]. Do đó, cần có các đề tài nghiên cứu về các yếu tố khác ảnh hưởng đến
tiềm năng khởi nghiệp ngoài nhóm yếu tố tính cách cá nhân để có cái nhìn toàn diện
hơn về vấn đề nghiên cứu tiềm năng, dự định khởi nghiệp của sinh viên.
Một nghiên cứu khác về vấn đề khởi nghiệp là nghiên cứu của Hoàng Thị
Phương Thảo và Bùi Thị Thanh Chi (2013) bàn về “Ý định khởi nghiệp của nữ học
viên MBA tại TP. Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP. HCM. Đối tượng khảo sát
phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là nữ học viên các khóa học quản trị kinh doanh
của Trường ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa và ĐH Mở TP. HCM được chọn theo
phương pháp thuận tiện, với quy mô mẫu thực tế là 222. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA là: đặc
điểm cá nhân, nguồn vốn cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ từ gia đình, động cơ
kéo và rào cản gia đình; trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố đặc điểm cá nhân
[20]. Như vậy, nghiên cứu của Thảo và Chi (2013) cũng đã góp phần quan trọng
vào việc làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề khởi
nghiệp kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ giới hạn vào một đối
tượng là nữ các học viên với trình độ cao học quản trị kinh doanh, do vậy kết quả và
giải pháp đưa ra không thể áp dụng chung cho nhiều đối tượng khác.
22
 Hướng tiếp cận thứ hai: phân tích yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi
nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật đến tiềm năng, dự định KSKD.
Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp
(KSDN) của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần
Thơ để có giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong
sinh viên. Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) đã thực hiện “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp của sinh viên
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ”, thông qua việc
phân tích kết hợp các nhân tố liên quan đến cá nhân như thái độ, nhận thức về vấn
đề kinh doanh, chương trình giáo dục tại trường đại học và một vài nhân tố khác.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 233 sinh viên kinh tế (năm nhất và năm hai)
với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi
kế hoạch của Ajzen (1991), có bổ sung thêm các nhân tố khác nhằm gia tăng khả
năng tiên lượng của mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố
ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2)
Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) Nguồn vốn, (4) Quy chuẩn chủ quan và (5)
Nhận thức kiểm soát hành vi. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn tìm thấy bằng
chứng cho thấy ảnh hưởng điều tiết của biến giới tính trong mối quan hệ giữa nguồn
vốn và ý định KSDN, cụ thể là ảnh hưởng của nguồn vốn đến ý định KSDN của
sinh viên nữ là cao hơn so với sinh viên nam [33]. Nghiên cứu trên được tiến hành
với cỡ mẫu thực tế còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào sinh viên chuyên ngành kinh
tế (năm nhất và năm hai), đồng thời trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định
KSDN của sinh viên như đã được đề cập trong mô hình thì còn nhiều nhân tố khác
chẳng hạn như các nhân tố thuộc về tính cách cá nhân có ảnh hưởng đến ý định
KSDN mà đề tài chưa tập trung làm rõ.
Cũng cùng nghiên cứu về ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành
quản trị kinh doanh (QTKD) tại thành phố Cần Thơ theo hướng tiếp cận phân tích
yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật,
nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên
khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần
23
Thơ” của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016) được
thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu từ 400 sinh viên ngành QTKD tại các
trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu dựa trên thuyết hành
động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1975) kết hợp với một số yếu tố khác
ảnh hưởng đến ý định KSDN được tổng hợp ở các nghiên cứu khác. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng, có 4 nhân tố tác động đến ý định KSDN của sinh viên ngành
QTKD, bao gồm: thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ
quan, giáo dục. Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý
định KSDN của sinh viên ngành QTKD [10]. Cả hai nghiên cứu trên đều nghiên cứu
về ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập
trung vào một đối tượng phổ biến là sinh viên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
Đối tượng này được cho là có ý định khởi nghiệp cao vì được đào tạo về kiến thức và
kỹ năng để kinh doanh. Tuy nhiên, theo Hynes (1996) thì các nghiên cứu khoa học
cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần được thực hiện ở tất cả các tầng lớp sinh viên
chứ không nên chỉ tập trung vào sinh viên của một chuyên ngành [69].
Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) dựa trên việc mở rộng lý thuyết hành
vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với đặc điểm nhân khẩu học, tính cách,
và giáo dục khởi nghiệp kinh doanh để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của 166 sinh viên thuộc khối ngành Điện - Điện tử - Viễn
thông, Quản lý - Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật - Quản lý công
nghiệp, Công nghệ thực phẩm và Kinh tế của trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ
Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phương
pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy, có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Cần Thơ, bao gồm đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo
dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ
quan trong khi kiểm soát các biến gồm giới tính, tuổi, gia đình kinh doanh và kinh
nghiệm làm việc trước [32]. Kết quả phân tích cũng cho thấy rằng, không có sự
khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ đến quy chuẩn chủ quan, thái độ cá
nhân, nhận thức điều khiển hành vi và Ý định khởi nghiệp kinh doanh. Nghiên cứu
24
đưa ra nhưng không đề cập đến kết quả của việc kiểm định sự khác biệt trong Ý
định khởi nghiệp của sinh viên với các biến kiểm soát về độ tuổi, gia đình kinh
doanh và kinh nghiệm làm việc của sinh viên. Với số lượng cỡ mẫu nghiên cứu
chưa thật sự lớn, do vậy tính đại diện cho tổng thể còn hạn chế và mô hình nghiên
cứu đề xuất chỉ giải thích được 43,2% ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên
trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Nghiên cứu này gợi mở cho các
nghiên cứu tương lai tiếp tục mở rộng nghiên cứu và kiểm định lại mô hình ở bối
cảnh nghiên cứu khác.
Hình 1.4. Mô hình ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học
Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
(Nguồn: Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy, 2017)
Dựa trên cơ sở lý thuyết về dự định KSKD, Nguyễn Thu Thủy (2015) đã
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học”
thông qua việc kiểm định tác động của các yếu tố trải nghiệm cá nhân (trong đó có
các trải nghiệm trong quá trình học tập tại trường đại học) và một số yếu tố môi
trường đến tiềm năng KSKD thể hiện bằng 2 chỉ báo cảm nhận về mong muốn khởi
sự kinh doanh và tự tin khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam. Cụ
thể, 8 nhân tố tác động tới tự tin KSKD sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần là
(1) năng lực khởi sự, (2) mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, (3) ý kiến xung
quanh, (4) truyền cảm hứng trong trường đại học, (5) được học môn KSKD, (6)
THÁI ĐỘ
CÁ NHÂN
QUI CHUẨN
CHỦ QUAN
NHẬN THỨC
KIỂM SOÁT
HÀNH VI
Ý ĐỊNH
KHỞI NGHIỆP
ĐẶC ĐIỂM
TÍNH CÁCH
GIÁO DỤC
NHÂN KHẨU
HỌC
25
mức độ thực tế của chương trình học, (7) hình mẫu chủ doanh nghiệp và (8) ngành học.
7 nhân tố tác động tới mong muốn KSKD sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần là (1)
ý kiến người xung quanh, (2) mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, (3) được học môn
KSKD, (4) vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp, (5) truyền cảm hứng trong trường đại học,
(6) năng lực KSKD và (7) hình mẫu chủ doanh nghiệp. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò
của đào tạo đại học trong định hướng thái độ của sinh viên, đặc biệt trong định hướng
nghề nghiệp ở bối cảnh đang có nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu về khả năng tác
động của các chương trình đào tạo KSKD trong nhà trường đại học [27]. Mặc dù vậy,
trên thực tế có nhiều nhân tố khác có thể tác động tới mong muốn và tự tin KSKD như ở
các nghiên cứu khác đã đề cập tới như đặc tính cá nhân (chấp nhận rủi ro, sáng tạo), đặc
điểm nhân khẩu học của cá nhân (giới tính, hay di chuyển chỗ ở, nghề nghiệp bố mẹ),
vốn xã hội, hỗ trợ hay cản trở của môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa trường cùng
nhiều yếu tố khác chưa được xem xét trong nghiên cứu này.
 Hướng tiếp cận thứ ba: kết hợp các yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi
nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, môi trường khởi nghiệp đến dự định
khởi sự kinh doanh.
Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) đã dựa trên thuyết hành
vi kế hoạch của Ajzen (1991), mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol
(1982), lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) của Bandura (1986), đồng
thời nghiên cứu được kế thừa và phát triển bởi mô hình nghiên cứu của Amos và Alex
(2014) và các mô hình nghiên cứu khác để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường
Đại học Kinh tế - Luật. Nghiên cứu đã đề xuất phân tích kết hợp các yếu tố thuộc về
đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, môi trường
khởi nghiệp đến ý định KSDN của sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 361
sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh
viên bao gồm: (1) nhận thức kiểm soát hành vi, (2) động cơ chọn làm công cho một tổ
chức, (3) môi trường cho khởi nghiệp, (4) động cơ tự làm chủ, (5) quy chuẩn chủ quan
26
và (6) sự hỗ trợ của môi trường học thuật. Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành
vi có tác động mạnh nhất đến ý định KSDN [17]. Mô hình đề xuất nghiên cứu của
Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) chỉ giải thích được 37% sự
biến thiên của biến phụ thuộc, điều đó gợi mở cho các nghiên cứu khác cần phải kiểm
định lại các biến của mô hình đồng thời đề xuất các yếu tố khác để giải thích tốt hơn ý
định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên.
Hình 1.5. Mô hình ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị
kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật
(Nguồn: Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường, 2017)
Một nghiên cứu khác cũng tiếp cận theo hướng kết hợp các yếu tố đặc điểm cá
nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, môi trường khởi
nghiệp (các yếu tố ngoại cảnh như vốn xã hội, yếu tố xã hội) để nghiên cứu về các
nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh, đó là nghiên cứu của Vũ Thanh Tùng và Đinh Cao Tín (2018). Nghiên cứu
Các yếu tố thái độ:
- Động cơ tự làm chủ.
- Động cơ chọn làm công
cho một tổ chức.
- Sự ghi nhận bản thân.
- Sự tham gia.
Quy chuẩn chủ quan
Nhận thức kiểm soát
hành vi
Các yếu tố ngữ cảnh:
- Sự hỗ trợ của môi trường
học thuật.
- Môi trường cho khởi
nghiệp.
Ý định KSDN
Biến điều tiết/ kiểm soát:
+ Giới tính.
+ Năm học (Sinh viên năm
1, 2, 3, 4)
27
này đã mở rộng lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) kết hợp với kết quả
của các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Chand & Ghorbani (2011), Delmar &
Davidsson (2000), Pruett & cs (2009), Rae & Woodier-Harris (2013),… để đề xuất
mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có các nhân tố
sau: Thái độ sinh viên, Ý thức hành vi, Suy nghĩ chủ quan, Ứng dụng kiến thức giáo
dục, Các yếu tố ngoại cảnh (vốn xã hội, yếu tố xã hội). Nghiên cứu được sử dụng
kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, xử lý số liệu.
Mẫu khảo sát gồm 215 sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ các trường đại học tại
TP.HCM (thuộc 4 trường đại học: Tài chính Marketing, Nguyễn Tất Thành, Sài
Gòn, Hoa Sen). Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho ra kết quả cả 5 nhân
tố độc lập của mô hình đều đạt yêu cầu để phân tích các bước tiếp theo. Khi tiến
hành phân tích hồi quy bội để kiểm định mô hình và xác định mức độ tác động của
các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thì chỉ có 3 nhân tố là Suy nghĩ
chủ quan, Ý thức hành vi và Thái độ sinh viên là có tác động dương đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên (với mức ý nghĩa 1%), còn lại 2 nhân tố Ứng dụng kiến thức
giáo dục và Các yếu tố ngoại cảnh thì không tìm thấy có sự tác động. Về kết quả
phân tích mối quan hệ (Phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM), các giả
thuyết được chấp nhận như sau: các yếu tố môi trường (yếu tố ngoại cảnh) có tác
động tích cực đến yếu tố thái độ sinh viên; yếu tố thái độ có tác động tích cực, và
mức độ tác động là lớn nhất đến yếu tố ý định khởi nghiệp; yếu tố quy chuẩn chủ
quan (suy nghĩ chủ quan) có tác động tích cực đến yếu tố ý định khởi nghiệp [34].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của Tùng và Tín (2018) cho thấy có 3 nhân tố tác động
trực tiếp lên ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh đó
là Suy nghĩ chủ quan, Ý thức hành vi và Thái độ sinh viên; còn yếu tố môi trường
(yếu tố ngoại cảnh) có tác động gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại
thành phố Hồ Chí Minh thông qua yếu tố Thái độ sinh viên. Bên cạnh những đóng
góp đáng ghi nhận của kết quả nghiên cứu thì việc thực hiện một nghiên cứu định
lượng với sinh viên của nhiều ngành học khác nhau (ngành Công nghệ thông tin, Cơ
khí, Kinh tế và Luật), nhiều bậc học khác nhau (sinh viên đại học, cao đẳng và trung
cấp từ 4 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh) nhưng với cỡ mẫu 215 sinh viên;
28
cùng với đó là phương pháp chọn mẫu thuận tiện,… điều đó có thể làm cho kết quả
của nghiên cứu mang tính đại diện không cao và việc phân tích, kiểm định lại kết quả
nghiên cứu này ở những nghiên cứu khác trong tương lai là cần thiết.
1.2. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Có thể nói, thập kỷ qua là thập kỷ nở rộ các nghiên cứu theo lý thuyết dự định
KSKD với nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập
trung tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hệ thống của kinh tế
thị trường được hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả, môi trường kinh doanh
thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Việt Nam là nền kinh tế mới chuyển đổi sang
cơ chế kinh tế thị trường, các nguồn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp mới không
phong phú và rất khó tiếp cận, các điều kiện về văn hóa và xã hội cũng khác biệt so
với các nước phát triển và các nước khác trong khu vực. Môi trường kinh doanh và
thể chế cũng như nhận thức có đặc trưng của nước đang phát triển và đang chuyển
đổi từ tư duy bao cấp sang cơ chế thị trường. Các nghiên cứu về KSKD, tiềm năng
và dự định KSKD được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt
Nam nói riêng còn ít. Theo Linan và Chen (2009), sinh viên ở các nền kinh tế đang
nổi, đang phát triển thường mong muốn tạo dựng sự nghiệp tương lai của mình
thành doanh nhân cháy bỏng hơn sinh viên ở các nền kinh tế đã phát triển mặc dù
động cơ KSKD là như nhau [85]. Giá trị xã hội của doanh nhân ở các nước phương
Đông không được nhìn nhận giống như ở các nước phương Tây. Do vậy, nhân tố
ảnh hưởng đến dự định KSKD ở sinh viên Việt Nam có thể có điểm khác biệt so với
các nước phát triển khác.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề KSKD hiện vẫn còn trong giai đoạn sơ
khai, mới được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Mặc dù đã có một
số nghiên cứu theo lý thuyết dự định KSKD nhưng mới chỉ nghiên cứu về tác động
của tính cách cá nhân tới dự định KSKD như nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy
và cộng sự (2011) hoặc nghiên cứu trên các đối tượng như phụ nữ, thanh niên như
nghiên cứu của Thảo và Chi (2013). Một vài nghiên cứu gần đây cũng tiếp cận theo
lý thuyết dự định như là nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên
(2015), nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị
29
kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ hay như nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang
và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) nghiên cứu ý định khởi sự doanh nghiệp của
sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật. Theo Hynes
(1996) thì các nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần được
thực hiện ở tất cả các tầng lớp sinh viên chứ không nên chỉ tập trung vào sinh viên
của một chuyên ngành [69]. Một hạn chế khác của hai nghiên cứu trên là trong số
các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên như đã được đề cập trong
mô hình thì còn nhiều nhân tố khác chẳng hạn như các nhân tố thuộc về tính cách cá
nhân, môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa,… có ảnh hưởng đến dự định KSDN
mà đề tài chưa tập trung làm rõ. Một nghiên cứu khác cũng tiếp cận theo lý thuyết
dự định hành vi gần đây nữa là nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015), “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học”, Luận án
chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với các
yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng KSKD và không nghiên cứu các yếu
tố khác như yếu tố môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa, thể chế, rào cản hỗ trợ
của môi trường, điều kiện tài chính gia đình hay tính cách cá nhân, đặc điểm nhân
khẩu… tới tiềm năng khởi sự của sinh viên, mà rõ ràng những yếu tố này có ảnh
hưởng đến tiềm năng, dự định và hành vi KSKD của các đối tượng nói chung và
của sinh viên đã được chứng minh trong những nghiên cứu khác. Hơn nữa, nghiên
cứu chỉ tập trung khảo sát sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong
khi văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác
nhau có ảnh hưởng đến tiềm năng, dự định và hành vi KSKD. Gần đây nhất là
nghiên cứu của Vũ Thanh Tùng và Đinh Cao Tín (2018) cũng dựa trên lý thuyết
hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với
kết quả của các nghiên cứu khác để nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên
đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận khi
phân tích nhiều mối quan hệ đa chiều ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên tại TP. HCM thì việc nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin
thuận tiện, cùng với mẫu nghiên cứu chỉ có 215 sinh viên đại diện cho 4 trường đại
học tại TP. HCM, gồm Đại học Tài chính Marketing, Đại học Nguyễn Tất Thành,
Đại học Sài Gòn, Đại học Hoa Sen làm cho kết quả nghiên cứu mang tính đại diện
30
tổng thể cho toàn bộ sinh viên các trường đại học tại TP. HCM là không cao. Cần
có những nghiên cứu khác trên một mẫu lớn hơn để nhằm kiểm tra lại độ tin cậy của
kết quả nghiên cứu cũng như tính đại diện cho tổng thể cao hơn.
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực
KSKD, tiềm năng cũng như dự định KSKD nhưng những nghiên cứu trên mới chỉ
tập trung nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh ảnh hưởng tới dự định KSKD của
sinh viên như tính cách cá nhân hay một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với
các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng KSKD; hoặc chỉ nghiên cứu trên
đối tượng riêng lẻ là phụ nữ, giới trẻ nói chung, hay sinh viên chuyên ngành kinh tế
hoặc kỹ thuật; rất ít các nghiên cứu phân tích vai trò, tác động của định hướng giáo
dục kinh doanh của các trường đại học đến vấn đề KSKD của sinh viên cũng như
rất ít các nghiên cứu về dự định KSKD của sinh viên các trường đại học thuộc các
ngành học khác nhau… Và theo như tổng quan tình hình nghiên cứu thì tại Việt
Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng hiện còn thiếu vắng những nghiên
cứu có sự kết hợp phân tích, tổng hợp và khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến dự
định KSKD dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố thuộc môi trường khởi
nghiệp, yếu tố giáo dục có tính định hướng kinh doanh và các yếu tố thuộc về đặc
điểm cá nhân cho đối tượng là sinh viên của các ngành học khác nhau; và vì văn
hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau có
ảnh hưởng đến tinh thần KSKD. Do vậy tác giả nhận thấy, việc thực hiện nghiên
cứu xem xét kết hợp các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên các
trường đại học tại Quảng Ngãi nói riêng và miền Trung nói chung trên 3 khía cạnh đặc
điểm cá nhân, giáo dục kinh doanh và môi trường khởi nghiệp tác động là cần thiết.
Kết quả của nghiên cứu sẽ đặt cơ sở khoa học cho việc đưa ra những giải pháp có tính
thực tiễn cao, phù hợp với tình hình của địa phương nhằm thúc đẩy hơn nữa tinh thần
khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học tại Quảng Ngãi. Đồng thời,
nghiên cứu cũng mong muốn khám phá ra những nhân tố mới, so sánh kết quả nghiên
cứu với những nghiên cứu trước và góp phần làm phong phú hơn nữa các công trình
nghiên cứu về vấn đề KSKD nói chung, KSKD của sinh viên nói riêng.
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên

More Related Content

What's hot

Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhIESCL
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...nataliej4
 
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexLuận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYĐề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thếDự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
 
Đề tài Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải rất hay
Đề tài  Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải  rất hayĐề tài  Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải  rất hay
Đề tài Chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải rất hay
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
 
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexLuận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
 
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYĐề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...
Luận văn Thạc sĩ Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại m...
 

Similar to ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên

Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC nataliej4
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...luanvantrust
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...jackjohn45
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...luanvantrust
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
 
Luận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAY
Luận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAYLuận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAY
Luận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAY
 
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOTLuận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
 

More from Luận Văn 1800

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnLuận Văn 1800
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnLuận Văn 1800
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Luận Văn 1800
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmLuận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Luận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Luận Văn 1800
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayLuận Văn 1800
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNLuận Văn 1800
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụLuận Văn 1800
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam Luận Văn 1800
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Luận Văn 1800
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...Luận Văn 1800
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkLuận Văn 1800
 

More from Luận Văn 1800 (20)

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn An Hà 2. PGS.TS. Mai Hà HÀ NỘI – 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của 02 giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp mà nghiên cứu sinh thực hiện đảm bảo tính khách quan, trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án được nghiên cứu sinh công bố trên các tạp chí không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Ngọc
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH .........................................10 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh................................................................10 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................10 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước..................19 1.2. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu................................................................................................................28 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................31 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................32 2.1. Cơ sở lý luận về dự định khởi sự kinh doanh................................................32 2.1.1. Khởi sự kinh doanh ..................................................................................32 2.1.2. Dự định khởi sự kinh doanh .....................................................................34 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ....46 2.3. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.....................................................48 2.3.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................48 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................49 2.4. Kinh nghiệm thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên tại các trường đại học trên thế giới.............................................................................54 2.4.1. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Mỹ ...........................................54 2.4.2. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Phần Lan ..................................55 2.4.3. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đức ..........................................56 2.4.4. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đài Loan...................................57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................59 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................61
  • 5. 3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................61 3.2. Nghiên cứu sơ bộ ..............................................................................................63 3.2.1. Xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi)..........................................................63 3.2.2. Nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ...............................................71 3.2.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ.........................................................................72 3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức.................................................................74 3.3.1. Thu thập dữ liệu........................................................................................74 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .......................................................................78 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................88 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI .........................................................................89 4.1. Tình hình về xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua.............................................................89 4.2. Phân tích thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi..........93 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ......................................101 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha...................101 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)..........102 4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................103 4.4.1. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến (hệ số tương quan Pearson) .......104 4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội.............................................................105 4.4.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ...................................................109 4.5. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên theo một số đặc điểm riêng...........................................................................113 4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính” của sinh viên..........................113
  • 6. 4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo “Ngành học” của sinh viên.......................113 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo “Năm học”................................................115 4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo “Nghề nghiệp của bố và/hoặc mẹ”...........116 4.6. Thảo luận kết quả của mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................118 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................126 Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................................................127 5.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc khuyến khích tinh thần và thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh........................................127 5.2. Quan điểm của tác giả về định hướng thúc đẩy tinh thần, dự định khởi sự kinh doanh trong sinh viên..............................................................................131 5.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi........133 5.3.1. Nhóm giải pháp đối với bản thân sinh viên............................................133 5.3.2. Nhóm giải pháp đối với các trường đại học ...........................................136 5.3.3. Đề xuất, kiến nghị đối với chính phủ và chính quyền địa phương.........142 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................146 KẾT LUẬN............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.........................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC...............................................................................................................165
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT AB Attitude Toward Behavior Thái độ đối với hành vi BI Behavior Intention Dự định hành vi ĐH Đại học GEM KSKD KSDN Global Entrepreneurship Monitor Khởi sự kinh doanh Khởi sự doanh nghiệp PBC Perceived Behavirol Control Nhận thức kiểm soát hành vi TPB Theory of Planed Behavior Thuyết hành vi hoạch định TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý VCCI SV Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Sinh viên UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo đặc điểm tính cách....................................................................65 Bảng 3.2: Thang đo thái độ đối với hành vi kinh doanh...........................................66 Bảng 3.3: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi.....................................................67 Bảng 3.4: Thang đo về sự hỗ trợ của giáo dục..........................................................68 Bảng 3.5: Thang đo ý kiến người xung quanh..........................................................69 Bảng 3.6: Thang đo địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp..........................................70 Bảng 3.7: Thang đo dự định khởi nghiệp..................................................................70 Bảng 3.8: Thang đo nguồn vốn.................................................................................74 Bảng 3.9: Thông tin mẫu nghiên cứu........................................................................79 Bảng 3.10: Thông tin về các hoạt động trong - ngoài trường...................................82 Bảng 4.1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên ...................................94 Bảng 4.2: Cảm nhận của sinh viên về ý kiến của người xung quanh .......................95 Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên về việc kiểm soát hành vi kinh doanh...............95 Bảng 4.4: Cảm nhận của sinh viên về vấn đề huy động vốn ....................................96 Bảng 4.5: Cảm nhận của sinh viên về môi trường giáo dục kinh doanh ..................97 Bảng 4.6: Cảm nhận của sinh viên về địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp..............98 Bảng 4.7: Đặc điểm tính cách của sinh viên khởi nghiệp.........................................99 Bảng 4.8: Mức độ đánh giá về dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.............100 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha ......101 Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ........................................104 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy.....................................................................106 Bảng 4.12: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu........................................................112 Bảng 4.13: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính”..................113 Bảng 4.14: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Ngành học”...............115 Bảng 4.15: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Năm học”..................116 Bảng 4.16: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Nghề nghiệp của bố và/hoặc mẹ”.............................................................................................................117
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ .....................11 Hình 1.2. Mô hình dự định khởi nghiệp dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh.....13 Hình 1.3: Mô hình tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh đến dự định khởi nghiệp .............................................................................................15 Hình 1.4. Mô hình ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ ........................................................................24 Hình 1.5. Mô hình ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật......................................................26 Hình 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................39 Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB) ...............................................41 Hình 2.3. Mô hình dự định khởi nghiệp của Shapero – Krueger..............................44 Hình 2.4. Mô hình cấu trúc dự định khởi nghiệp......................................................45 Hình 2.5: Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ..........................................................................................54 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................61 Hình 3.2: Quy trình xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi)...........................................64 Hình 3.3: Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ..........................................................................................73 Hình 4.1: Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần trong mô hình nghiên cứu (Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả).......................................112 Biểu đồ 3.1: Mức độ tham gia các hoạt động trong trường – ngoài trường .............83 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa...108 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ...............................................109
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khởi sự kinh doanh đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước, là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp mới thành lập ngoài việc đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Tại Việt Nam, đóng góp của các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân chiếm gần 50% GDP và hàng năm thu hút khoảng 90% lao động mới vào làm việc [14]. Như vậy, để giải quyết vấn đề việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, đồng thời làm tăng tính năng động của nền kinh tế thì cần phải thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh. Trong những năm qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp, trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục tiêu có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, hàng loạt các đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp đã được xây dựng và tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI, Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”,… Với nhiều nỗ lực từ các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể thì tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, theo báo cáo GEM (Global Entreprenuership Monitor_Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu) thì tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh đã tăng lên từ mức 18,2% năm 2014 lên 25% vào năm 2017 và sẽ tiếp tục tăng trong vòng 3 năm tới; tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức trung bình 30,3% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực và Việt Nam chỉ xếp thứ 19/54 nền kinh tế [15]. Mặt khác, theo thông cáo báo chí gần nhất về chỉ số phát triển doanh nghiệp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước năm 2016 đạt kỷ lục với
  • 11. 2 110.100 doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015. Những vùng có tốc độ tăng doanh nghiệp thành lập mới cao so với cả nước gồm: Trung du và miền núi phía Bắc tăng 20,2%, Đồng bằng sông Hồng tăng 18,3%, Đông Nam Bộ tăng 15,4%; tuy nhiên, Quảng Ngãi nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất trong cả nước và là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ giải thể doanh nghiệp năm 2016 cao (285 doanh nghiệp, tăng 154,5% so với 2015). Và theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2018 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy, nếu cả năm 2018 cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới, tăng nhẹ 3,5% so với năm 2017 thì tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 99.885 doanh nghiệp, tăng tới 51% so với cả năm 2017. Bởi vậy, Viện trưởng VEPR đánh giá "mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2020 là vô cùng khó khăn và thậm chí có thể không đạt được, khi hiện nay Việt Nam mới chỉ có khoảng 600.000 doanh nghiệp". Bên cạnh đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 215.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, một con số đáng quan tâm (Báo Dân trí điện tử, 2018). Như vậy, trước tình hình ngày càng nhiều sinh viên đại học, sau đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ra trường không có việc làm, cùng với tỷ lệ khởi sự kinh doanh còn thấp, số lượng doanh nghiệp còn khiêm tốn như hiện nay thì việc làm thế nào để nâng cao tinh thần doanh nhân, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên là rất quan trọng và càng trở nên bức thiết nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, vấn đề khởi sự kinh doanh nói chung và khởi sự kinh doanh của sinh viên nói riêng luôn là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các trường đại học. Và trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu khác nhau của Luthje và Franke (2003); Linan (2004); Linan và Chen (2009) đã nhận ra vai trò quan trọng của các trường đại học trong việc làm nảy nở và phát triển ý tưởng kinh doanh. Luthje và Franke (2003) cho rằng: “Các trường đại học có tác động đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh”. Trong khi đó,
  • 12. 3 kết quả nghiên cứu của Linan (2004); Tam (2009); Ooi và cộng sự (2011) khẳng định giáo dục kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho sinh viên hướng đến kinh doanh và chỉ ra rằng các trường đại học, các tổ chức giáo dục bậc cao là nền tảng trong việc phát triển và khai thác đội ngũ doanh nhân tiềm năng. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, hoạt động giáo dục khởi nghiệp kinh doanh hiện đang diễn ra sôi nổi nhưng chỉ dừng lại ở một số địa phương, do các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức riêng rẽ. Các chương trình chưa có sự thống nhất về nội dung, cách thực hiện, các hoạt động giáo dục khởi nghiệp kinh doanh một cách chính quy, bài bản ở bậc đại học dường như còn bỏ ngỏ, chỉ gói gọn trong một số môn học riêng lẻ mang tính tự chọn tại một số trường quốc tế, tư thục như Đại học RMIT, Đại học Kent, Đại học FPT, Đại học Hoa Sen.... Tại các trường Đại học ở khu vực miền Trung, hoạt động giáo dục định hướng khởi nghiệp cũng như hoạt động khởi sự kinh doanh trong sinh viên chưa thực sự được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, sinh viên chưa mạnh dạn biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực. Sau khi tốt nghiệp, phần lớn sinh viên đều có xu hướng đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động hơn là tự mình khởi nghiệp. Để có thể khuyến khích, thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh của sinh viên sau khi ra trường hoặc ngay cả khi còn đang học ở giảng đường đại học thì cần phải biết được lý do hay các nhân tố tác động đến việc hình thành dự định khởi nghiệp của sinh viên. Và thông qua việc tổng quan các nghiên cứu về vấn đề này, có thể nói, thập kỷ qua là thập kỷ nở rộ các nghiên cứu theo lý thuyết dự định KSKD với nhiều góc nhìn khác nhau (xem Bảng tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài tại Phụ lục 1). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hệ thống của kinh tế thị trường được hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả, môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Các nghiên cứu về KSKD, tiềm năng và dự định KSKD được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng còn ít (xem Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trong nước tại Phụ lục 2). Đa phần các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh ảnh hưởng tới dự định KSKD của sinh viên; rất ít các nghiên cứu có sự
  • 13. 4 kết hợp phân tích, tổng hợp và khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố thuộc môi trường khởi nghiệp, yếu tố giáo dục có tính định hướng kinh doanh và các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân cho đối tượng là sinh viên của các ngành học khác nhau. Bên cạnh đó, văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến tinh thần khởi sự kinh doanh. Với những lý do trên, việc “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách tạo lập môi trường và các giải pháp kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên để huy động tối đa nguồn lực trẻ và trí tuệ của sinh viên vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước là có tính cấp thiết và tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu nhằm khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học ở khu vực tỉnh Quảng Ngãi; qua đó đề xuất các giải pháp gia tăng nhận thức, nâng cao tinh thần doanh nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài tự đặt ra cho mình một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh doanh. - Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Khảo sát thực tế, sử dụng và phân tích kết quả số liệu khảo sát thực tế để xác định nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
  • 14. 5 - Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những hàm ý, giải pháp cho sinh viên, các trường đại học và cơ quan quản lý vĩ mô trong việc hoạch định cũng như thực hiện các chương trình, chính sách nhằm gia tăng nhận thức, nâng cao tinh thần doanh nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trong sinh viên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến dự định khởi sự kinh doanh, những nhân tố chính ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: vì văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau có ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh nên luận án chỉ giới hạn nghiên cứu các trường đại học tại tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Toàn bộ nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế được thực hiện trong 3 năm từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2019. Tuy nhiên, hoạt động điều tra xã hội học đối với sinh viên nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018, điều này nhằm đảm bảo tính thời sự cho kết quả nghiên cứu. - Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sinh viên học năm 1 đến năm 4 thuộc hai ngành học là ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh và ngành Kỹ thuật - Công nghệ. Bởi vì, theo Hynes (1996), sinh viên thuộc hai nhóm ngành học này có tiềm năng, dự định khởi sự kinh doanh cao nhất [69]. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để giải quyết những nhiệm vụ mà luận án đề ra nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Cụ thể: - Chương 1, 2 luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
  • 15. 6 phân tích và tổng hợp để thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu trước đây, cơ sở lý thuyết về dự định khởi sự kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh,.... Phân tích đánh giá các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD trong và ngoài nước, từ đó hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu. - Chương 3, tác giả thực hiện phương pháp định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu (phỏng vấn về tính thích hợp của các yếu tố ảnh hưởng, sự đầy đủ của các biến quan sát,…). Đồng thời, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng mẫu nhỏ (150 sinh viên) dùng để thống kê, điều chỉnh các biến quan sát để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên, qua đó xây dựng mô hình và kiểm tra tính phù hợp ban đầu của mô hình trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức trên mẫu lớn. Ở chương 3, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,… để phân tích thực trạng ý kiến của sinh viên các trường đại học tại tỉnh Quảng Ngãi về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD. - Chương 4, dựa vào dữ liệu nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đến các sinh viên, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22 để hỗ trợ phân tích dữ liệu nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên; kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu; kiểm định có hay không sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên thông qua mẫu nghiên cứu. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu của luận án về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên với những kết quả nghiên cứu trước đó nhằm khẳng định lại cơ sở khoa học của các nhân tố nghiên cứu trong mô hình cũng như xác định nhân tố mới. - Chương 5, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp để thu thập thông tin về các cơ chế chính sách của Nhà nước về việc khuyến khích hoạt động khởi nghiệp kinh doanh nói chung và của sinh viên nói riêng nhằm làm căn cứ để tác giả đưa ra các hàm ý chính sách cũng như giải
  • 16. 7 pháp cho việc thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh, tinh thần doanh nhân trong sinh viên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thứ nhất, luận án đã đề xuất được quy trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên góp phần làm phong phú và rõ hơn về cách thức để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp nói chung và của sinh viên nói riêng. Quy trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích về phương pháp luận, thiết kế nghiên cứu, thang đo, mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu cho sinh viên, học viên, giảng viên khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh cũng như các học giả quan tâm khác. - Thứ hai, nghiên cứu đã phát triển được thang đo “Giáo dục kinh doanh” thông qua việc bổ sung nội dung vào thang đo để thu thập thông tin của sinh viên. Và kết quả nghiên cứu trên mẫu lớn cho thấy nội dung thêm vào này có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu, cụ thể là biến quan sát GD4 “Môi trường học tập tại trường đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi hình thành dự định khởi sự kinh doanh” và GD5 “Các môn học ở trường đã thực sự giúp tôi hiểu được về môi trường kinh doanh thực tế”. Ý nghĩa của việc đưa nội dung này vào thang đo “Giáo dục kinh doanh” để khảo sát sinh viên nhằm xác định xem môi trường học tập tại trường đại học có truyền được cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp hay không, và xem xét các môn học hiện tại của các trường Đại học nói chung và tại Quảng Ngãi nói riêng có thực sự thiết thực, gắn với việc hỗ trợ kiến thức cho sinh viên trong vấn đề khởi nghiệp kinh doanh không, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chương trình học tại các trường Đại học. Đồng thời, luận án cũng phát triển thang đo “Dự định khởi sự kinh doanh” của sinh viên, cụ thể là phát triển thêm nội dung DĐKN4 “Tôi nỗ lực để bắt đầu khởi nghiệp ngay khi còn đang học tại trường” và DĐKN5 “Nếu chưa thể khởi nghiệp khi còn đang học, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để bắt đầu khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường”. Kết quả của 2 thang đo mới này đã được kiểm định độ tin cậy và có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Các nghiên cứu khác liên quan về lĩnh vực khởi sự kinh doanh của sinh viên có thể sử dụng lại thang đo này.
  • 17. 8 - Thứ ba, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên, bao gồm: “Đặc điểm tính cách”, “Thái độ đối với hành vi kinh doanh”, “Giáo dục kinh doanh”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp” và “Nguồn vốn”. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng để tiếp tục nghiên cứu ở các công trình nghiên cứu tương tự khác. - Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Ý kiến người xung quanh/Chuẩn chủ quan” không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này của luận án có điểm khác so với các nghiên cứu trước đây, bởi vì trong hầu hết các nghiên cứu trên thế giới khi đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu thì kết quả đều có ý nghĩa tác động thuận chiều đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây tại Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương hay tại Hà Nội đều cho thấy nhân tố này có tác động đáng kể đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, với sinh viên tại Quảng Ngãi nói riêng và tại miền Trung thì nhân tố này lại không có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành dự định khởi nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu), điều này có thể luận giải về sự ảnh hưởng khác nhau của văn hóa quốc gia hay văn hóa vùng miền đến tính cách hay sự độc lập trong việc ra quyết định của một cá nhân, cụ thể ở đây là trong vấn đề khởi nghiệp kinh doanh. Với kết quả này sẽ gợi mở cho các nghiên cứu khác kiểm định lại nhân tố này ở bối cảnh tương tự trong tương lai. - Thứ năm, nghiên cứu đã đề xuất hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi nhằm thúc đẩy tinh thần, dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các trường Đại học tại Quảng Ngãi nói riêng và có thể mở rộng cho khu vực miền Trung và cả nước nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án cung cấp cơ sở khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về dự định khởi sự kinh doanh, tổng kết được lý thuyết các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu; phát triển hệ thống thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các
  • 18. 9 giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại tỉnh Quảng Ngãi. Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc phát triển lý thuyết và bổ sung vào hệ thống thang đo còn thiếu tại các nước đang phát triển như Việt Nam nhằm thiết lập hệ thống tương đương về đo lường; đồng thời luận án cũng hình thành được quy trình hay khung nghiên cứu để triển khai các nghiên cứu khác tương tự. - Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá, phân tích được thực trạng nhận thức về vấn đề khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên; khám phá và đo lường được các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các trường đại học có cách nhìn đầy đủ và toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược đào tạo của các trường đại học, kiến tạo môi trường học tập kích thích nảy nở ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh doanh, mô hình và giả thuyết nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi Chương 5: Định hướng và giải pháp thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi
  • 19. 10 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài Trong nhiều năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về khởi sự kinh doanh (KSKD), dự định KSKD được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên, sinh viên. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên đã được tiếp cận và thực hiện dưới nhiều góc độ, quan điểm và phạm vi khác nhau. Các nghiên cứu đã đưa ra những nhân tố tác động đến dự định KSKD rất đa dạng từ môi trường, văn hóa, thể chế, tính cách cá nhân, đặc điểm cá nhân và rất nhiều nhân tố khác (xem Bảng tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài tại Phụ lục 1). Thông qua việc lược khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau, tác giả nhận thấy có các hướng tiếp cận chính gồm: (1) đặc điểm cá nhân/bản thân người học (tính cách, thái độ, nhận thức, giới tính,…), (2) chương trình giáo dục (chương trình giáo dục tinh thần kinh doanh hay sự hỗ trợ từ các trường đại học,…), (3) môi trường tác động (văn hóa, chính trị - xã hội, kinh tế, pháp luật,…) và (4) kết hợp các hướng trên (đặc điểm cá nhân, môi trường, giáo dục,…).  Hướng tiếp cận thứ nhất: đặc điểm cá nhân/bản thân người học và dự định khởi sự kinh doanh. Liên quan đến hướng tiếp cận này, các nghiên cứu đã khai thác các yếu tố thuộc về bản thân người khởi nghiệp ví dụ như tính cách, thái độ, nhận thức, hoàn cảnh gia đình, giới tính,.... Chẳng hạn như, nghiên cứu của Shane và cộng sự (2003) đã đưa ra các tính cách như “chịu đựng sự mơ hồ”, “chấp nhận rủi ro”, “niềm tin vào năng lực bản thân”, “kiểm soát bản thân”, “đam mê”, “nỗ lực”, “có tầm nhìn” có mối quan hệ với dự định KSKD [111]. Sesen (2013) thì chứng minh yếu tố “kiểm soát bản thân” và “niềm tin vào năng lực bản thân” có ảnh hưởng đến dự định KSKD [110].
  • 20. 11 Các nghiên cứu dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) thì đa phần đều chứng minh “thái độ hướng đến hành vi kinh doanh” và “nhận thức kiểm soát hành vi” có tác động tích cực đến dự định KSKD của sinh viên. Chẳng hạn như nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001) đã ứng dụng lý thuyết hành vi hoạch định để phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong dự định khởi nghiệp của sinh viên đại học thuộc khối ngành kỹ thuật ở Bắc Âu và ở Mỹ. Nghiên cứu sử dụng một mẫu có kích thước lớn (3.445 sinh viên đại học) từ Phần Lan (Đại học Công nghệ Helsinki), Thụy Điển (Đại học Linkoping), Hoa Kỳ (Đại học Stanford, Đại học Colorado - Colorado Springs) và Vương quốc Anh (Trường kinh doanh London). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức kiểm soát hành vi nổi lên như là yếu tố quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp (hình 1.1) [43]. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào 3 nhân tố tác động chính là “chuẩn chủ quan”, “thái độ hướng đến hành vi kinh doanh” và “nhận thức kiểm soát hành vi” đến dự định KSKD trong khi còn nhiều nhân tố khác như sự hỗ trợ về giáo dục, môi trường,… chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu; và nghiên cứu cũng mới chỉ tập trung vào phân tích đối tượng là dự định của sinh viên khối ngành kỹ thuật. Hình 1.1: Mô hình kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ (Nguồn: Autio và cộng sự, 2001) Cũng dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991), nghiên cứu của Wu và Wu (2008) cho thấy “thái độ đối với hành vi khởi nghiệp” và “nhận thức kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê chứng minh Thái độ đối với hành vi Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi DỰ ĐỊNH KINH DOANH Đặc điểm nhân khẩu học
  • 21. 12 “chuẩn chủ quan” tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” [123]. Kết quả này tiếp tục được khẳng định ở nghiên cứu của Boissin và cộng sự (2009) khi kiểm định và so sánh ở hai thị trường Mỹ và Pháp cho thấy, “thái độ hướng đến khởi nghiệp” và “đánh giá hiệu quả bản thân” đều tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê cho thấy “chuẩn chủ quan” tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” ở cả hai thị trường này (trích dẫn trong Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt, 2016) [29]. Như vậy, từ các nghiên cứu trên cho thấy sự ổn định của yếu tố thái độ đối với hành vi kinh doanh và nhận thức kiểm soát hành vi kinh doanh đều tác động tích cực đến dự định khởi nghiệp của sinh viên, còn mối quan hệ giữa yếu tố chuẩn chủ quan với dự định khởi nghiệp thì kết quả của các nghiên cứu chưa có sự đồng nhất. Do vậy, cần thiết kiểm định lại mối quan hệ này ở các thị trường khác nhau có vai trò quan trọng trong việc khẳng định tính giá trị và khái quát hóa của lý thuyết. Nghiên cứu về vai trò của nền tảng gia đình ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên, Wenjun Wang và cộng sự (2011) đã áp dụng mô hình sự kiện KSKD của Shapero và Sokol (1982) (The entrepreneurial event - SEE) với mục tiêu tập trung so sánh các yếu tố quyết định đến dự định khởi nghiệp của sinh viên các quốc gia khác nhau. Thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm đối với 399 sinh viên của 3 trường ĐH ở Trung Quốc, 4 trường ở Mỹ. Kết quả phân tích cho thấy, nhân tố nhận thức sự ham muốn kinh doanh, nhận thức tính khả thi và kinh nghiệm làm việc của sinh viên có tác động trực tiếp đến dự định khởi nghiệp ở cả hai nước. Ngoài ra, nền tảng kinh doanh của gia đình, tính cách doanh nhân (chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo, tính tự quyết, sự độc lập) cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến dự định khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu như ở Trung Quốc kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới dự định khởi nghiệp thì ở Mỹ nhân tố này không có ảnh hưởng. Nền tảng kinh doanh gia đình có tác động tích cực đến sự ham muốn kinh doanh ở sinh viên Trung Quốc trong khi tác động tích cực đến sự sẵn sàng kinh doanh ở sinh viên Mỹ [122]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rõ ràng có sự khác biệt nhất định về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định
  • 22. 13 khởi nghiệp của sinh viên ở các quốc gia khác nhau. Khi nghiên cứu về giới tính ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên, Sullivan và Meek (2012), Zhang và cộng sự (2009) đưa ra kết quả cho thấy ý định khởi nghiệp của nữ cao hơn của nam [116][126]. Nicolaou và Shane (2010) thì kết luận rằng không có sự khác nhau giữa ý định khởi nghiệp của Nam và Nữ [95]. Maes và cộng sự (2014) thì chứng minh dự định khởi nghiệp của Nữ yếu hơn của Nam, cụ thể là yếu tố “Thái độ cá nhân” giải thích ý định khởi nghiệp của Nữ yếu hơn của Nam; “sự kiểm soát hành vi” giải thích ý định khởi nghiệp của Nữ yếu hơn của Nam [90]. Như vậy, có sự mâu thuẫn về kết quả của các nghiên cứu về giới tính ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh, điều đó cho thấy cần có thêm các nghiên cứu về vai trò của giới tính trong dự định khởi sự kinh doanh.  Hướng tiếp cận thứ hai: chương trình giáo dục và dự định khởi sự kinh doanh Nghiên cứu của Francisco Linan (2004) đã tích hợp hai lý thuyết của Shapero và Sokol (1982) và Ajzen (1991) vào một mô hình dự định khởi nghiệp. Theo đó, tiền đề của dự định khởi nghiệp được xác định bởi: kiến thức kinh doanh, nhận thức mong muốn và nhận thức tính khả thi (hình 1.2). Hình 1.2. Mô hình dự định khởi nghiệp dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh (Nguồn: Linan, 2004) Kiến thức kinh doanh Thái độ cá nhân Nhận thức theo chuẩn xã hội Nhận thức tính khả thi (tự hiệu quả) Dự định khởi nghiệp Nhận thức mong muốn
  • 23. 14 Kết quả của nghiên cứu cho thấy, kiến thức kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến dự định khởi nghiệp; đồng thời cũng ảnh hưởng gián tiếp đến dự định khởi nghiệp thông qua thái độ hướng tới tinh thần kinh doanh và nhận thức tính khả thi của sinh viên; các chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng rất yếu đến dự định khởi nghiệp. Để xây dựng chương trình giáo dục tinh thần kinh doanh, Linan (2004) sử dụng mô hình này làm cơ sở phân loại giáo dục tinh thần kinh doanh thành: giáo dục nhận thức kinh doanh, giáo dục khởi động, giáo dục tính năng động trong kinh doanh và giáo dục cho các doanh nhân. Việc phân loại các hoạt động giáo dục sẽ giúp làm tăng thêm dự định thực hiện hành vi kinh doanh và xác định các biến thực hiện dự định hành vi [83]. Như vậy, nghiên cứu của Linan (2004) đã khẳng định vai trò của giáo dục tinh thần doanh nhân và đặt cơ sở khoa học cho việc nên phân loại hoạt động giáo dục trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong sinh viên, phân biệt rõ ràng giáo dục khởi sự kinh doanh với đào tạo quản lý thông thường. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định, tương tự như nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001), nhiều yếu tố quan trọng khác như yếu tố về kinh tế, văn hóa hay đặc điểm tính cách cá nhân chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Nghiên cứu về vai trò của giáo dục khởi nghiệp, Hong và cộng sự (2012) cho rằng, chất lượng khởi nghiệp của sinh viên liên quan tới chương trình giáo dục khởi nghiệp vì nó làm giàu kiến thức về khởi nghiệp và giúp phát triển các kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Trường đại học phải tập trung chú ý nhiều hơn nữa đến chương trình giáo dục khởi nghiệp của mình, tập trung vào các doanh nghiệp sinh viên, kết nối với xã hội, trao cho sinh viên nhiều cơ hội khởi nghiệp và phải chú trọng đến cơ hội thực tập va chạm thực tế của sinh viên [68]. Cùng nghiên cứu về vấn đề này, nghiên cứu của Karali (2013) dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1991) đã khám phá ảnh hưởng của các chương trình giáo dục về khởi sự kinh doanh đến dự định khởi nghiệp của sinh viên trong giáo dục đại học ở Hà Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tham gia các chương trình giáo dục kinh doanh có xu hướng kinh doanh cao hơn so với những người không tham gia. Các yếu tố thái độ đối với kinh doanh, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi
  • 24. 15 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến dự định khởi nghiệp mà còn làm trung gian cho mối quan hệ về ảnh hưởng của các chương trình giáo dục kinh doanh đến dự định khởi nghiệp (hình 1.3) [115]. Các phát hiện của báo cáo này đóng góp cả cho lý thuyết về Hành vi theo Kế hoạch và đối với lĩnh vực giáo dục doanh nhân. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là tác động của việc tham gia vào chương trình về dự định KSKD trong nghiên cứu này được đo lường trong một thời điểm duy nhất. Hơn nữa, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của chương trình giáo dục kinh doanh có định hướng chiến lược của các cơ sở giáo dục đại học ở Hà Lan, một nước có các chương trình giáo dục tiên tiến và hiện đại so với Việt Nam. Tại Việt Nam, chương trình giáo dục đại học có những khác biệt nhất định, do vậy cần có những nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung và chương trình giáo dục tác động đến dự định KSKD trong sinh viên nhằm có giải pháp phù hợp và sát với thực tiễn giáo dục của quốc gia. Hình 1.3: Mô hình tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh đến dự định khởi nghiệp (Nguồn: Karali, 2013) Nghiên cứu của Taatila và Down (2012) cũng kết luận rằng, sinh viên ở những chương trình đào tạo khác nhau có xu hướng khởi nghiệp khác nhau; sinh viên có trải nghiệm về doanh nghiệp có xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên chưa có trải nghiệm về doanh nghiệp; sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tích cực sẽ có xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tiêu cực Thái độ đối với hành vi Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Tham gia các chương trình giáo dục kinh doanh DỰ ĐỊNH KINH DOANH
  • 25. 16 [118]. Trong khi đó, nghiên cứu của Kuckertz và Wagner (2010) thì chứng minh người chưa có va chạm thực tế về doanh nghiệp có xu hướng kiên định về khởi nghiệp cao hơn người đã có va chạm thực tế về doanh nghiệp [78]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo KSKD nói riêng tới dự định và quyết định KSKD là rất yếu, không phải chương trình giáo dục đào tạo KSKD nào cũng có tác động tốt tới thái độ và sự tự tin của sinh viên (Susan, M. 2008, trích dẫn trong Nguyễn Thu Thủy, 2015) [27]. Như vậy, rõ ràng ở các nghiên cứu khác nhau về vấn đề này còn có sự mâu thuẫn trong các kết quả nghiên cứu, điều đó cho thấy nên kiểm định lại chương trình giáo dục với dự định khởi nghiệp của sinh viên là điều cần thiết.  Hướng tiếp cận thứ ba: môi trường và dự định khởi sự kinh doanh. Khác với những nghiên cứu trên, Perera K. H., và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên đại học ở Sri Lanka theo cách phân tích các yếu tố môi trường (yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, chính trị, pháp luật,…) tác động đến dự định KSKD của sinh viên. Nghiên cứu đã dựa vào nhiều nghiên cứu trước đây để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như nghiên cứu của Kementerian (2004), Swierczek & Ha (2003), Noel (1998), Scott và Twomey (1988), Douglas and Shepherd (2002)… Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 200 sinh viên của các trường ĐH hàng đầu ở Sri Lanka theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy, các yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, yếu tố kinh tế và các yếu tố chính trị, pháp lý là những yếu tố nổi bật dẫn đến con đường trở thành doanh nhân của sinh viên Sri Lanka. Trong đó, yếu tố kinh tế (cơ hội thị trường, tiếp cận thị trường, sự ổn định của thị trường) là yếu tố có tác động mạnh nhất và vốn là yếu tố cản trở dự định khởi nghiệp của sinh viên Sri Lanka. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sinh viên Sri Lanka ít chú ý đến việc khởi nghiệp trong khi quan tâm nhiều hơn tới những việc làm khác do không muốn phải chịu nhiều rủi ro và các vấn đề về tài chính [105]. Như vậy, rõ ràng không phải bất cứ nghiên cứu nào về vấn đề dự định khởi nghiệp của sinh viên ở các quốc gia khác nhau đều có một kết quả như nhau.
  • 26. 17 Pruett và cộng sự (2009) thì chứng minh “văn hóa/quốc gia”, “yếu tố xã hội”, “tấm gương điển hình trong khởi nghiệp”, “sự ủng hộ của gia đình”, “thiên hướng khởi nghiệp” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” (trích dẫn trong Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt, 2016) [29]. Nghiên cứu của Pablo-Lerchundi và cộng sự (2015) về sự ảnh hưởng của nghề nghiệp cha mẹ lên sự chọn lựa nghề nghiệp của con cái đã đưa ra kết luận: cha mẹ tự kinh doanh là tấm gương điển hình về khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi nghiệp, cha mẹ làm việc cho các khu vực công không phải là tấm gương khởi nghiệp cho con và cản trở ý định khởi nghiệp [102]. Các kết quả trên cho thấy môi trường tác động đến dự định khởi nghiệp ở mỗi quốc gia rất khác nhau. Văn hóa, chính trị, cơ chế chính sách khác biệt nhau giữa các quốc gia có thể dẫn đến sự khác biệt trong dự định khởi nghiệp của sinh viên.  Hướng tiếp cận thứ tư: kết hợp yếu tố môi trường, chương trình giáo dục, đặc điểm cá nhân để phân tích dự định khởi sự kinh doanh. Theo hướng tiếp cận này, các nghiên cứu có sự kết hợp của 2 hay nhiều nhóm yếu tố về môi trường, chương trình giáo dục hay đặc điểm cá nhân để phân tích sự tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Cụ thể: Nghiên cứu của Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Erlane K Ghani (2010) đã kết hợp yếu tố giáo dục kinh doanh và đặc điểm cá nhân của sinh viên kinh tế (năm cuối) từ các trường Đại học công ở Malaysia để phân tích dự định khởi nghiệp của họ. Nghiên cứu đã dựa trên mô hình sự kiện KSKD (The entrepreneurial event - SEE) của Shapero và Sokol (1982). Kết quả cho thấy, dự định khởi nghiệp của sinh viên kinh tế Malaysia là khá cao (67,1%). Tham gia các khóa học kinh doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình, đặc điểm cá nhân là các yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên kinh tế ở Maylaysia [124]. Nghiên cứu của Abdullah Azhar, Annum Javaid, Mohsin Rehman, Asma Hyder (2010) thì đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên kinh tế ở Pakistan thông qua việc kết hợp yếu tố nhân khẩu học, giáo dục kinh doanh và nhiều nhân tố khác. Nghiên cứu đã dựa trên quan điểm
  • 27. 18 của Bird (1988); Jackson & Rodkey (1994); sự so sánh 2 lý thuyết Sự kiện KSKD (SEE) của Shapero và Sokol (1982) và Hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) thực hiện bởi Linan và cộng sự (2005). Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi sử dụng thang đó Likert, phương pháp chọn mẫu phân tầng, cỡ mẫu là 376, đối tượng mục tiêu là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ngành kinh doanh và những doanh nhân mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và công việc của gia đình; các yếu tố hành vi như sự thu hút của nghề nghiệp, năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng đến dự định kinh doanh. Trong đó, sự thu hút của nghề nghiệp có tác động mạnh nhất đến dự định kinh doanh [36]. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến dự định hành vi kinh doanh của sinh viên kinh tế ở Pakistan. Tương tự như nghiên cứu Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Erlane K Ghani (2010), bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì cả 2 nghiên cứu trên chỉ tập trung vào phân tích dự định hành vi của một đối tượng là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế mà theo Hynes (1996) thì các nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần được thực hiện ở tất cả các tầng lớp sinh viên chứ không nên chỉ tập trung vào sinh viên chuyên ngành kinh tế [69]. Dựa trên nền tảng lý thuyết của Ajzen (1991), Ajzen và Fishbein (1980), Shapero và Soko (1982), kết hợp cùng nhiều nghiên cứu khác, Adewale A. Adekiya và Fatima Ibrahim (2016) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chương trình đào tạo kinh doanh và định hướng văn hóa theo dự định của sinh viên để tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Mô hình nghiên cứu này có sự khác biệt nhất định so với những nghiên cứu của các tác giả khác, đó là các yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên được chia làm 2 nhóm bao gồm: nhóm thứ nhất là các yếu tố dự báo thuộc về văn hóa (có 3 yếu tố là sự phù hợp nhận thức, hiệu quả nhận thức và tính nhất quán nhận thức), nhóm thứ hai là yếu tố đào tạo kinh doanh. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 255 sinh viên năm cuối được chọn ngẫu nhiên của đại học Bayero Kano tại Nigeria. Kết quả phân tích hồi quy đã
  • 28. 19 chỉ ra rằng, trong 4 yếu tố được đề xuất trong mô hình thì ngoại trừ yếu tố tính nhất quán nhận thức, 3 yếu tố còn lại là sự phù hợp nhận thức, hiệu quả nhận thức và đào tạo kinh doanh có tác động tích cực đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu đề nghị rằng các cơ quan, nhà trường và các bên liên quan nên tham gia vào việc sử dụng truyền thông đại chúng trong việc phổ biến thông tin nhằm nâng cao sự phù hợp về nhận thức và hiệu quả nhận thức ngoài việc nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo kinh doanh tại trường học [37]. Bên cạnh kết quả đạt được thì nghiên cứu chỉ tập trung vào các sinh viên của một cơ sở giáo dục đại học do vậy làm cho kết quả thiếu vắng tính khái quát hóa với tất cả các sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học khác nhau. 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề khởi sự kinh doanh của thanh niên, sinh viên mới được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề khởi sự kinh doanh, tác giả tổng hợp thành các hướng tiếp cận sau đây (xem Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trong nước tại Phụ lục 2):  Hướng tiếp cận thứ nhất: yếu tố cá nhân/tính cách cá nhân với ý định khởi nghiệp hay tiềm năng khởi nghiệp. Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến vấn đề khởi nghiệp của thanh niên, của giới trẻ tại Việt Nam có thể đề cập đến là nghiên cứu của Phạm Thành Công (2010). Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ ở TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu được thu thập thông qua cuộc khảo sát tiến hành với 223 cá nhân đang tham gia học tập các chương trình MBA, đăng kí khởi nghiệp tại các vườn ươm công nghệ Bách Khoa, vườn ươm công nghệ cao SHBI thành phố Hồ Chí Minh, câu lạc bộ Café Khởi nghiệp. Nghiên cứu đã dựa trên mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) được thực hiện bởi Martyn P. Driessen and Peter S. Zwart (2006). Ý định khởi nghiệp của ứng viên được phân tích dựa trên 8 nhóm yếu tố ảnh hưởng: 1 - (Mức độ am hiểu thị trường + Mức độ định hướng xã hội + Xu hướng chấp nhận rủi ro), 2 - (Mức độ
  • 29. 20 chịu đựng nhẫn nại + Mức độ tự tin), 3 - (Nhu cầu quyền lực), 4 - (Mức độ sáng tạo), 5 - (Mức độ thích ứng), 6 - (Nhu cầu tự chủ), 7 - (Nhu cầu thành đạt so với người khác), 8 - (Nhu cầu thành đạt so với bản thân). Trong 8 nhóm nhân tố này, nhân tố “nhu cầu quyền lực” và “nhu cầu tự chủ” không có tác động đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ. Các nhân tố còn lại đều có sự tác động, trong đó nhóm nhân tố mức độ am hiểu thị trường, định hướng xã hội, xu hướng chấp nhận rủi ro là nhóm có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp. Các nhân tố “mức độ thích ứng” và “nhu cầu thành đạt so với người khác” có tác động ngược chiều đến ý định khởi nghiệp. Kết quả của nghiên cứu giải thích được 54.2 % ý định khởi nghiệp của giới trẻ TP. Hồ Chí Minh [5]. Mặc dù đã xác định được những nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ, nhưng nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số hạn chế nhất định. Nghiên cứu được khảo sát đối với đối tượng giới trẻ, mẫu khảo sát thuận tiện là những người đang tham gia vào các câu lạc bộ khởi nghiệp cho nên kết quả không mang tính khái quát và đại diện cao; đồng thời thiếu nguồn thông tin định tính cũng làm nên hạn chế của nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ mà chưa đề cập đến những yếu tố khác như yếu tố kinh tế, yếu tố giáo dục kinh doanh… được chứng minh ở nhiều nghiên cứu khác có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên. Nghiên cứu yếu tố tính cách cá nhân với vấn đề khởi nghiệp còn được đề cập trong nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011). Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) do hai tác giả Driessen và Zwart (2006) phát triển cùng các công trình nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp khác liên quan để “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên”. Đối tượng khảo sát để phục vụ nghiên cứu, gồm có: (1) nhóm sinh viên đang theo học các khoa thuộc khối kỹ thuật của trường đại học Bách Khoa Tp. HCM, (2) nhóm sinh viên thuộc khoa Quản lý công nghiệp, trường đại học Bách Khoa Tp. HCM (đại diện cho sinh viên khối kinh tế của trường đại học Bách Khoa Tp.HCM), và (3) nhóm sinh viên thuộc khoa Quản trị kinh doanh thuộc các trường
  • 30. 21 đại học Kinh tế và đại học Hoa Sen. Kết quả cho thấy có bảy yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên đó là Nhu cầu thành đạt, Nhu cầu tự chủ, Định hướng xã hội, Sự tự tin, Khả năng am hiểu thị trường, Khả năng sáng tạo, Khả năng thích ứng, trong đó Nhu cầu tự chủ tác động âm đến mô hình và sáu yếu tố còn lại ảnh hưởng dương đến mô hình. Dựa vào kết quả, ba yếu tố ảnh hưởng dương nhiều nhất đến Tiềm năng khởi nghiệp (sắp theo thứ tự mức ảnh hưởng) là Nhu cầu thành đạt, Am hiểu thị trường, Khả năng thích ứng. Nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho nhà trường, các cơ quan ban ngành có thể sử dụng để xây dựng các môn học, hoạt động ngoại khóa giúp thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp trong sinh viên thông qua việc kích thích các nhóm tính cách quan trọng này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố cá nhân chỉ giải thích được 36% tiềm năng khởi nghiệp [6]. Do đó, cần có các đề tài nghiên cứu về các yếu tố khác ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp ngoài nhóm yếu tố tính cách cá nhân để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu tiềm năng, dự định khởi nghiệp của sinh viên. Một nghiên cứu khác về vấn đề khởi nghiệp là nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thị Thanh Chi (2013) bàn về “Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP. Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP. HCM. Đối tượng khảo sát phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là nữ học viên các khóa học quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa và ĐH Mở TP. HCM được chọn theo phương pháp thuận tiện, với quy mô mẫu thực tế là 222. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA là: đặc điểm cá nhân, nguồn vốn cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ từ gia đình, động cơ kéo và rào cản gia đình; trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố đặc điểm cá nhân [20]. Như vậy, nghiên cứu của Thảo và Chi (2013) cũng đã góp phần quan trọng vào việc làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề khởi nghiệp kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ giới hạn vào một đối tượng là nữ các học viên với trình độ cao học quản trị kinh doanh, do vậy kết quả và giải pháp đưa ra không thể áp dụng chung cho nhiều đối tượng khác.
  • 31. 22  Hướng tiếp cận thứ hai: phân tích yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật đến tiềm năng, dự định KSKD. Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ để có giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) đã thực hiện “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ”, thông qua việc phân tích kết hợp các nhân tố liên quan đến cá nhân như thái độ, nhận thức về vấn đề kinh doanh, chương trình giáo dục tại trường đại học và một vài nhân tố khác. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 233 sinh viên kinh tế (năm nhất và năm hai) với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991), có bổ sung thêm các nhân tố khác nhằm gia tăng khả năng tiên lượng của mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2) Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) Nguồn vốn, (4) Quy chuẩn chủ quan và (5) Nhận thức kiểm soát hành vi. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn tìm thấy bằng chứng cho thấy ảnh hưởng điều tiết của biến giới tính trong mối quan hệ giữa nguồn vốn và ý định KSDN, cụ thể là ảnh hưởng của nguồn vốn đến ý định KSDN của sinh viên nữ là cao hơn so với sinh viên nam [33]. Nghiên cứu trên được tiến hành với cỡ mẫu thực tế còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào sinh viên chuyên ngành kinh tế (năm nhất và năm hai), đồng thời trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên như đã được đề cập trong mô hình thì còn nhiều nhân tố khác chẳng hạn như các nhân tố thuộc về tính cách cá nhân có ảnh hưởng đến ý định KSDN mà đề tài chưa tập trung làm rõ. Cũng cùng nghiên cứu về ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) tại thành phố Cần Thơ theo hướng tiếp cận phân tích yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần
  • 32. 23 Thơ” của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016) được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu từ 400 sinh viên ngành QTKD tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu dựa trên thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1975) kết hợp với một số yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định KSDN được tổng hợp ở các nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 4 nhân tố tác động đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD, bao gồm: thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục. Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD [10]. Cả hai nghiên cứu trên đều nghiên cứu về ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một đối tượng phổ biến là sinh viên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Đối tượng này được cho là có ý định khởi nghiệp cao vì được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để kinh doanh. Tuy nhiên, theo Hynes (1996) thì các nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần được thực hiện ở tất cả các tầng lớp sinh viên chứ không nên chỉ tập trung vào sinh viên của một chuyên ngành [69]. Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) dựa trên việc mở rộng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với đặc điểm nhân khẩu học, tính cách, và giáo dục khởi nghiệp kinh doanh để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của 166 sinh viên thuộc khối ngành Điện - Điện tử - Viễn thông, Quản lý - Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật - Quản lý công nghiệp, Công nghệ thực phẩm và Kinh tế của trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy, có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, bao gồm đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan trong khi kiểm soát các biến gồm giới tính, tuổi, gia đình kinh doanh và kinh nghiệm làm việc trước [32]. Kết quả phân tích cũng cho thấy rằng, không có sự khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ đến quy chuẩn chủ quan, thái độ cá nhân, nhận thức điều khiển hành vi và Ý định khởi nghiệp kinh doanh. Nghiên cứu
  • 33. 24 đưa ra nhưng không đề cập đến kết quả của việc kiểm định sự khác biệt trong Ý định khởi nghiệp của sinh viên với các biến kiểm soát về độ tuổi, gia đình kinh doanh và kinh nghiệm làm việc của sinh viên. Với số lượng cỡ mẫu nghiên cứu chưa thật sự lớn, do vậy tính đại diện cho tổng thể còn hạn chế và mô hình nghiên cứu đề xuất chỉ giải thích được 43,2% ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Nghiên cứu này gợi mở cho các nghiên cứu tương lai tiếp tục mở rộng nghiên cứu và kiểm định lại mô hình ở bối cảnh nghiên cứu khác. Hình 1.4. Mô hình ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ (Nguồn: Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy, 2017) Dựa trên cơ sở lý thuyết về dự định KSKD, Nguyễn Thu Thủy (2015) đã “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học” thông qua việc kiểm định tác động của các yếu tố trải nghiệm cá nhân (trong đó có các trải nghiệm trong quá trình học tập tại trường đại học) và một số yếu tố môi trường đến tiềm năng KSKD thể hiện bằng 2 chỉ báo cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh và tự tin khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam. Cụ thể, 8 nhân tố tác động tới tự tin KSKD sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần là (1) năng lực khởi sự, (2) mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, (3) ý kiến xung quanh, (4) truyền cảm hứng trong trường đại học, (5) được học môn KSKD, (6) THÁI ĐỘ CÁ NHÂN QUI CHUẨN CHỦ QUAN NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH GIÁO DỤC NHÂN KHẨU HỌC
  • 34. 25 mức độ thực tế của chương trình học, (7) hình mẫu chủ doanh nghiệp và (8) ngành học. 7 nhân tố tác động tới mong muốn KSKD sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần là (1) ý kiến người xung quanh, (2) mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa, (3) được học môn KSKD, (4) vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp, (5) truyền cảm hứng trong trường đại học, (6) năng lực KSKD và (7) hình mẫu chủ doanh nghiệp. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò của đào tạo đại học trong định hướng thái độ của sinh viên, đặc biệt trong định hướng nghề nghiệp ở bối cảnh đang có nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu về khả năng tác động của các chương trình đào tạo KSKD trong nhà trường đại học [27]. Mặc dù vậy, trên thực tế có nhiều nhân tố khác có thể tác động tới mong muốn và tự tin KSKD như ở các nghiên cứu khác đã đề cập tới như đặc tính cá nhân (chấp nhận rủi ro, sáng tạo), đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân (giới tính, hay di chuyển chỗ ở, nghề nghiệp bố mẹ), vốn xã hội, hỗ trợ hay cản trở của môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa trường cùng nhiều yếu tố khác chưa được xem xét trong nghiên cứu này.  Hướng tiếp cận thứ ba: kết hợp các yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, môi trường khởi nghiệp đến dự định khởi sự kinh doanh. Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) đã dựa trên thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991), mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982), lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) của Bandura (1986), đồng thời nghiên cứu được kế thừa và phát triển bởi mô hình nghiên cứu của Amos và Alex (2014) và các mô hình nghiên cứu khác để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật. Nghiên cứu đã đề xuất phân tích kết hợp các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, môi trường khởi nghiệp đến ý định KSDN của sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm: (1) nhận thức kiểm soát hành vi, (2) động cơ chọn làm công cho một tổ chức, (3) môi trường cho khởi nghiệp, (4) động cơ tự làm chủ, (5) quy chuẩn chủ quan
  • 35. 26 và (6) sự hỗ trợ của môi trường học thuật. Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất đến ý định KSDN [17]. Mô hình đề xuất nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) chỉ giải thích được 37% sự biến thiên của biến phụ thuộc, điều đó gợi mở cho các nghiên cứu khác cần phải kiểm định lại các biến của mô hình đồng thời đề xuất các yếu tố khác để giải thích tốt hơn ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên. Hình 1.5. Mô hình ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật (Nguồn: Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường, 2017) Một nghiên cứu khác cũng tiếp cận theo hướng kết hợp các yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, môi trường khởi nghiệp (các yếu tố ngoại cảnh như vốn xã hội, yếu tố xã hội) để nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đó là nghiên cứu của Vũ Thanh Tùng và Đinh Cao Tín (2018). Nghiên cứu Các yếu tố thái độ: - Động cơ tự làm chủ. - Động cơ chọn làm công cho một tổ chức. - Sự ghi nhận bản thân. - Sự tham gia. Quy chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Các yếu tố ngữ cảnh: - Sự hỗ trợ của môi trường học thuật. - Môi trường cho khởi nghiệp. Ý định KSDN Biến điều tiết/ kiểm soát: + Giới tính. + Năm học (Sinh viên năm 1, 2, 3, 4)
  • 36. 27 này đã mở rộng lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) kết hợp với kết quả của các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Chand & Ghorbani (2011), Delmar & Davidsson (2000), Pruett & cs (2009), Rae & Woodier-Harris (2013),… để đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có các nhân tố sau: Thái độ sinh viên, Ý thức hành vi, Suy nghĩ chủ quan, Ứng dụng kiến thức giáo dục, Các yếu tố ngoại cảnh (vốn xã hội, yếu tố xã hội). Nghiên cứu được sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, xử lý số liệu. Mẫu khảo sát gồm 215 sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ các trường đại học tại TP.HCM (thuộc 4 trường đại học: Tài chính Marketing, Nguyễn Tất Thành, Sài Gòn, Hoa Sen). Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho ra kết quả cả 5 nhân tố độc lập của mô hình đều đạt yêu cầu để phân tích các bước tiếp theo. Khi tiến hành phân tích hồi quy bội để kiểm định mô hình và xác định mức độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thì chỉ có 3 nhân tố là Suy nghĩ chủ quan, Ý thức hành vi và Thái độ sinh viên là có tác động dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (với mức ý nghĩa 1%), còn lại 2 nhân tố Ứng dụng kiến thức giáo dục và Các yếu tố ngoại cảnh thì không tìm thấy có sự tác động. Về kết quả phân tích mối quan hệ (Phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM), các giả thuyết được chấp nhận như sau: các yếu tố môi trường (yếu tố ngoại cảnh) có tác động tích cực đến yếu tố thái độ sinh viên; yếu tố thái độ có tác động tích cực, và mức độ tác động là lớn nhất đến yếu tố ý định khởi nghiệp; yếu tố quy chuẩn chủ quan (suy nghĩ chủ quan) có tác động tích cực đến yếu tố ý định khởi nghiệp [34]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của Tùng và Tín (2018) cho thấy có 3 nhân tố tác động trực tiếp lên ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh đó là Suy nghĩ chủ quan, Ý thức hành vi và Thái độ sinh viên; còn yếu tố môi trường (yếu tố ngoại cảnh) có tác động gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua yếu tố Thái độ sinh viên. Bên cạnh những đóng góp đáng ghi nhận của kết quả nghiên cứu thì việc thực hiện một nghiên cứu định lượng với sinh viên của nhiều ngành học khác nhau (ngành Công nghệ thông tin, Cơ khí, Kinh tế và Luật), nhiều bậc học khác nhau (sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp từ 4 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh) nhưng với cỡ mẫu 215 sinh viên;
  • 37. 28 cùng với đó là phương pháp chọn mẫu thuận tiện,… điều đó có thể làm cho kết quả của nghiên cứu mang tính đại diện không cao và việc phân tích, kiểm định lại kết quả nghiên cứu này ở những nghiên cứu khác trong tương lai là cần thiết. 1.2. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Có thể nói, thập kỷ qua là thập kỷ nở rộ các nghiên cứu theo lý thuyết dự định KSKD với nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hệ thống của kinh tế thị trường được hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả, môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Việt Nam là nền kinh tế mới chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, các nguồn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp mới không phong phú và rất khó tiếp cận, các điều kiện về văn hóa và xã hội cũng khác biệt so với các nước phát triển và các nước khác trong khu vực. Môi trường kinh doanh và thể chế cũng như nhận thức có đặc trưng của nước đang phát triển và đang chuyển đổi từ tư duy bao cấp sang cơ chế thị trường. Các nghiên cứu về KSKD, tiềm năng và dự định KSKD được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng còn ít. Theo Linan và Chen (2009), sinh viên ở các nền kinh tế đang nổi, đang phát triển thường mong muốn tạo dựng sự nghiệp tương lai của mình thành doanh nhân cháy bỏng hơn sinh viên ở các nền kinh tế đã phát triển mặc dù động cơ KSKD là như nhau [85]. Giá trị xã hội của doanh nhân ở các nước phương Đông không được nhìn nhận giống như ở các nước phương Tây. Do vậy, nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD ở sinh viên Việt Nam có thể có điểm khác biệt so với các nước phát triển khác. Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề KSKD hiện vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, mới được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Mặc dù đã có một số nghiên cứu theo lý thuyết dự định KSKD nhưng mới chỉ nghiên cứu về tác động của tính cách cá nhân tới dự định KSKD như nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) hoặc nghiên cứu trên các đối tượng như phụ nữ, thanh niên như nghiên cứu của Thảo và Chi (2013). Một vài nghiên cứu gần đây cũng tiếp cận theo lý thuyết dự định như là nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị
  • 38. 29 kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ hay như nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) nghiên cứu ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật. Theo Hynes (1996) thì các nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần được thực hiện ở tất cả các tầng lớp sinh viên chứ không nên chỉ tập trung vào sinh viên của một chuyên ngành [69]. Một hạn chế khác của hai nghiên cứu trên là trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên như đã được đề cập trong mô hình thì còn nhiều nhân tố khác chẳng hạn như các nhân tố thuộc về tính cách cá nhân, môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa,… có ảnh hưởng đến dự định KSDN mà đề tài chưa tập trung làm rõ. Một nghiên cứu khác cũng tiếp cận theo lý thuyết dự định hành vi gần đây nữa là nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học”, Luận án chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng KSKD và không nghiên cứu các yếu tố khác như yếu tố môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa, thể chế, rào cản hỗ trợ của môi trường, điều kiện tài chính gia đình hay tính cách cá nhân, đặc điểm nhân khẩu… tới tiềm năng khởi sự của sinh viên, mà rõ ràng những yếu tố này có ảnh hưởng đến tiềm năng, dự định và hành vi KSKD của các đối tượng nói chung và của sinh viên đã được chứng minh trong những nghiên cứu khác. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong khi văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau có ảnh hưởng đến tiềm năng, dự định và hành vi KSKD. Gần đây nhất là nghiên cứu của Vũ Thanh Tùng và Đinh Cao Tín (2018) cũng dựa trên lý thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với kết quả của các nghiên cứu khác để nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận khi phân tích nhiều mối quan hệ đa chiều ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP. HCM thì việc nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin thuận tiện, cùng với mẫu nghiên cứu chỉ có 215 sinh viên đại diện cho 4 trường đại học tại TP. HCM, gồm Đại học Tài chính Marketing, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Sài Gòn, Đại học Hoa Sen làm cho kết quả nghiên cứu mang tính đại diện
  • 39. 30 tổng thể cho toàn bộ sinh viên các trường đại học tại TP. HCM là không cao. Cần có những nghiên cứu khác trên một mẫu lớn hơn để nhằm kiểm tra lại độ tin cậy của kết quả nghiên cứu cũng như tính đại diện cho tổng thể cao hơn. Tóm lại, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực KSKD, tiềm năng cũng như dự định KSKD nhưng những nghiên cứu trên mới chỉ tập trung nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh ảnh hưởng tới dự định KSKD của sinh viên như tính cách cá nhân hay một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng KSKD; hoặc chỉ nghiên cứu trên đối tượng riêng lẻ là phụ nữ, giới trẻ nói chung, hay sinh viên chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật; rất ít các nghiên cứu phân tích vai trò, tác động của định hướng giáo dục kinh doanh của các trường đại học đến vấn đề KSKD của sinh viên cũng như rất ít các nghiên cứu về dự định KSKD của sinh viên các trường đại học thuộc các ngành học khác nhau… Và theo như tổng quan tình hình nghiên cứu thì tại Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng hiện còn thiếu vắng những nghiên cứu có sự kết hợp phân tích, tổng hợp và khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố thuộc môi trường khởi nghiệp, yếu tố giáo dục có tính định hướng kinh doanh và các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân cho đối tượng là sinh viên của các ngành học khác nhau; và vì văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau có ảnh hưởng đến tinh thần KSKD. Do vậy tác giả nhận thấy, việc thực hiện nghiên cứu xem xét kết hợp các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên các trường đại học tại Quảng Ngãi nói riêng và miền Trung nói chung trên 3 khía cạnh đặc điểm cá nhân, giáo dục kinh doanh và môi trường khởi nghiệp tác động là cần thiết. Kết quả của nghiên cứu sẽ đặt cơ sở khoa học cho việc đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao, phù hợp với tình hình của địa phương nhằm thúc đẩy hơn nữa tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học tại Quảng Ngãi. Đồng thời, nghiên cứu cũng mong muốn khám phá ra những nhân tố mới, so sánh kết quả nghiên cứu với những nghiên cứu trước và góp phần làm phong phú hơn nữa các công trình nghiên cứu về vấn đề KSKD nói chung, KSKD của sinh viên nói riêng.