SlideShare a Scribd company logo
1 of 168
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------
NGUYỄN MAI CHI
THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN
VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG
(CPTPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------
NGUYỄN MAI CHI
THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN
VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG
(CPTPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ
Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí học
Mã số 60 32 01 01
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng
PGS. TS. Lê Thanh Bình PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của khoá luận Thông tin về Hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên báo
điện tử Anh ngữ, khảo sát các báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản
và Mỹ là những kiến thức do tôi thu nhận được trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài của mình, không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019
Tác giả khoá luận
Nguyễn Mai Chi
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo
của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến
thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Lê Thanh
Bình, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã
tận tâm chỉ bảo, định hướng cho tôi về mặt lý luận và phương pháp nghiên
cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để tôi vận dụng vào
khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng Khoa học chấm
khoá luận tốt nghiệp đã phản biện, góp ý để tôi hoàn thành khoá luận này.
Do còn có hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy khoá
luận của mình còn những thiếu sót nhất định. Kính mong sự góp ý và sửa
chữa của các thầy, cô giáo cũng như các bạn học viên để nghiên cứu của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019
Tác giả khoá luận
Nguyễn Mai Chi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................................6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..........................................................................10
7. Kết cấu khoá luận .....................................................................................................................10
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN CHUNG............11
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài........................................................................11
1.1.1. Khái niệm thông tin..........................................................................................................11
1.1.2. Khái niệm báo điện tử.....................................................................................................13
1.1.3. Hiệp định CPTPP..............................................................................................................19
1.2. Một số lý thuyết liên quan đến đề tài....................................................................28
1.2.1. Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự.......................................................28
1.2.2. Lý thuyết truyền thông quốc tế ..................................................................................32
1.3. Vai trò của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định
CPTPP.....................................................................................................................................................35
1.4. Vài nét về các tờ báo trong diện khảo sát..........................................................35
1.4.1. Việt Nam News (vietnamnews.vn)............................................................................35
1.4.2. Kyodo News (english.kyodonews.net)...................................................................38
1.4.3. The Washington Post (washingtonpost.com).......................................................38
Tiểu kết Chƣơng 1..........................................................................................................................40
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN VỀ
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH
DƢƠNG (CPTPP) TRÊN CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO SÁT.41
1
2.1. Báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News của Việt Nam....................................41
2.1.1. Khảo sát số lượng các tin, bài ......................................................................................41
2.1.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ..............................................................42
2.1.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP.............................................................48
2.1.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP........................................................53
2.2. Báo điện tử Anh ngữ Kyodo News của Nhật Bản...........................................55
2.2.1. Khảo sát số lượng tin, bài ...............................................................................................55
2.2.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ..............................................................56
2.2.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP.............................................................60
2.2.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP........................................................64
2.3. Báo điện tử Anh ngữ The Washington Post của Mỹ ....................................64
2.3.1. Khảo sát số lượng tin, bài ...............................................................................................64
2.3.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ..............................................................65
2.3.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP.............................................................66
2.3.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP........................................................69
*Tiểu kết chương 2............................................................................................................................70
Chương 3: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ............................................................................74
3.1. Những mặt làm đƣợc..........................................................................................................74
3.2. Hạn chế..........................................................................................................................................75
3.3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................................76
3.4. Khuyến nghị giải pháp tăng cƣờng truyền thông quốc tế trên báo
điện tử Anh ngữ của Việt Nam...............................................................................................77
3.4.1. Giải pháp chung....................................................................................................................77
3.4.2. Giải pháp cụ thể....................................................................................................................79
* Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................................................87
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................91
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................98
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự.......................................................30
Sơ đồ 1.2. Tam giác nghị sự.........................................................................................................31
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện
tử Anh ngữ Việt Nam News........................................................................................................42
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ Việt Nam
News...........................................................................................................................................................49
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện
tử Anh ngữ Kyodo News.................................................................................................................56
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ Kyodo News.
.......................................................................................................................................................................60
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện
tử Anh ngữ The Washington Post.............................................................................................65
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử The Washington Post. 67
3
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sapo trong tin của báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News.....................51
Hình 2.2. Ảnh minh họa cho tin “Without US, 11 Asia-Pacific states sign
trade deal”.............................................................................................................................................52
Hình 2.3. Ảnh minh họa cho bài viết “CPTPP vital to VN economic reforms:
minister”..................................................................................................................................................52
Hình 2.4. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội thứ nhất trên báo điện tử
Việt Nam News.....................................................................................................................................53
Hình 2.5. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội thứ hai trên báo điện tử Việt
Nam News...............................................................................................................................................54
Hình 2.6. Các bình luận trên báo điện tử Việt Nam News.........................................55
Hình 2.7. Dòng Breaking News 1.............................................................................................62
Hình 2.8. Dòng Breaking News 2.............................................................................................62
Hình 2.9. Sapo trên báo điện tử Kyodo News...................................................................63
Hình 2.10. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ
Kyodo News...........................................................................................................................................64
Hình 2.11. Hình ảnh dòng trạng thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng
tải trên mạng xã hội Twitter........................................................................................................68
Hình 2.12. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ
The Washington Post - 1................................................................................................................69
Hình 2.13. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ
The Washington Post – 2...............................................................................................................69
Hình 2.14. Đường link dẫn tới thông tin liên quan trên báo điện tử The New
York Times..............................................................................................................................................70
Hình 3.1. Mẫu infographic về CPTPP. .................................................................................86
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với những bước phát
triển vượt bậc khi đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang
đàm phán 3 FTA khác. Trong đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là một FTA thế hệ mới đầy tham
vọng và tiêu chuẩn cao, kỳ vọng tạo mô hình mới về hội nhập và hợp tác khu
vực, tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại - đầu tư và trở thành hạt
nhân hình thành một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu
Á - Thái Bình Dương. Với cam kết mở cửa thị trường mạnh và tham gia sâu
của các nước thành viên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở
cửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trường, lao động… CPTPP được đánh
giá là ―Hiệp định thế kỷ‖ đầy cơ hội không thể bỏ qua.
Để tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài
nước cần được hiểu đúng, đủ, có thông tin cụ thể, kịp thời và chính xác về nội
dung CPTPP và các cam kết của Việt Nam khi tham gia hiệp định này. Do đó,
công tác tuyên truyền về CPTPP trên các ấn phẩm báo chí càng đóng vai trò
quan trọng trong việc đưa ra thông tin mang tính định hướng, cho thấy Việt
Nam coi trọng, kỳ vọng, đánh giá cao và cam kết sâu rộng đối Hiệp định này
như thế nào.
Thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của mình, báo chí nói
chung đã và đang rất nỗ lực truyền tải đến công chúng các nội dung về ý
nghĩa, tác động, vai trò… của Hiệp định CPTPP đối với quốc tế và Việt Nam
một cách thường xuyên, đa khía cạnh. Trong đó, báo điện tử - loại hình báo
chí ra đời muộn nhất so với các thể loại báo in, báo phát thanh và báo truyền
hình đang rất tích cực truyền tải thông tin về Hiệp định CPTPP. Bởi nhiều ưu
thế vượt trội về khả năng tương tác; khả năng đa phương tiện; tính thời sự
cùng khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy và tính định hướng, kết nối
5
cộng đồng, những thông tin về CPTPP trên báo điện tử đã đến với công chúng
một cách hiệu quả và dễ dàng.
Báo điện tử Anh ngữ có những lợi thế nhất định khi giúp chuyển tải
thông tin, chủ trường, đường lối, quan điểm, chính sách của một nước đến với
quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới. Nghiên cứu
thông tin về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ là hướng nghiên cứu
cần thiết, góp thêm một tiếng nói tư vấn cho hoạt động truyền thông quốc tế
ngày càng có hiệu quả; góp phần khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của báo
điện tử Anh ngữ của Việt Nam trong việc thông tin các sự kiện được dư luận
quan tâm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “Media Power in
Politics” (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị) của Doris A.Graber,
năm 2000; “The Creation of The Media: Political Origins of Modern
Communications” (Sáng tạo phương tiện truyền thông đại chúng: nguồn
gốc chính trị của các phương tiện liên lạc hiện đại) của Paul Starr, New
York, Basic Books, năm 2004; “Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên
công nghệ thông tin” của Sayling Wen, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2002; “Đưa tin thời toàn cầu hoá” của Anya Schifrin và Amer Bisat, Nxb
Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004... Đây là những nghiên cứu mang tính lý
luận về thông tin đại chúng trong thời đại công nghệ số, có tính chất khái
quát cao.
- Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về truyền thông quốc
tế: “International media research: A Critical survey” (Nghiên cứu truyền
thông quốc tế: Một khảo sát phản biện) của John Corner, Philip
Schlesinger và Roger Silverstone năm 1998, trên cơ sở khảo sát chính sách
truyền thông của châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, các tác giả chỉ
6
ra rằng truyền thông quốc tế cần được xây dựng mềm dẻo trên cở sở đặc
trưng văn hóa, bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc.
- Nghiên cứu về thông tin về các hiệp định thương mại (CPTPP, WTO…) trên
một số phương tiện thông tin đại chúng không phải là mới, đã có một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu và được công bố như sau:
+ Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “TPP Objectively:
Legal, Economic, and National Security Dimensions of CPTPP” (Khách
quan về TPP: Các khía cạnh Luật pháp, Kinh tế và An ninh quốc gia) của
Giáo sư Raj Bhala thuộc Đại học Kansas (Mỹ) năm 2019, cập nhật những
thay đổi kể từ quyết định gây tranh cãi của Mỹ năm 2017 là rút khỏi TPP,
so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa TPP và CPTPP; “Trade
Implications of the Trans-Pacific Partnership for ASEAN and Other Asian
Countries” (Ý nghĩa thương mại của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình
Dương đối với ASEAN và các nước châu Á khác), 2014, của Deardorff,
Alan, V, xem xét các tác động của TPP đối với thương mại, trên cơ sở
thông tin từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các số liệu tăng
trưởng của các nước thành viên hiệp định.
+ Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước: Tài liệu giới thiệu
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các văn
kiện có liên quan của Bộ Tư pháp…. trong đó nêu ra lịch sử hình thành,
nội dung cam kết chính của hiệp định, đánh giá tác động của hiệp định đối
với Việt Nam trên các mặt chính trị, đối ngoại, an ninh, kinh tế; Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc tham gia của Mỹ và Việt
Nam, Hà Hồng Hải, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4(95), tháng 12/2012,
tr43-68, đánh giá sự tham gia của hai nền kinh tế có sự khác biệt nổi bật là
Mỹ và Việt Nam từ góc độ kinh tế - chính trị, nêu bật mục tiêu và lợi ích
của Mỹ và cơ hội và thách thức mà hiệp định này đặt ra cho Việt Nam.
- Các đề tài, khoá luận nghiên cứu có liên quan đã được công bố:
7
+ Các công trình nghiên cứu về CPTPP: “Thông tin về Hiệp định TPP trên
báo điện tử ở Việt Nam” của Phạm Đức Tiến, khoá luận tốt nghiệp, năm
2017.
Khoá luận rút ra một số vấn đề cơ bản trong hoạt động thông tin về hiệp định
này (lý luận về quản lý, thông tin…) qua khảo sát thực trạng thông tin về TPP
trên 3 tờ báo điện tử là Thời báo Tài chính Việt Nam, Thời báo Ngân hàng và
Diễn đàn doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Công trình nghiên cứu về thông tin trên báo điện tử Anh ngữ: “Sự kiện
Giàn khoan Hải dương 981 dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng
tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc” của Nguyễn Tuấn Anh, khoá luận
tốt nghiệp, năm 2015. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt
động thông tin đối ngoại; khảo sát, phân tích hoạt động thông tin về sự kiện
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên một số tờ báo điện tử đối ngoại
bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc, khoá luận nêu bật thực trạng về
nội dung và hình thức thông tin của báo điện tử bằng tiếng Anh của Việt Nam
và Trung Quốc đối với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, từ đó, chỉ ra
những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo điện tử bằng tiếng nước ngoài của Việt
Nam nói chung, báo điện tử Anh ngữ nói riêng.
- Ngoài ra, còn nhiều khoá luận , luận án, công trình nghiên cứu khác về TPP,
tựu chung dưới góc độ kinh tế: vấn đề chuyển giao công nghệ, năng lực cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại, cơ hội và thách thức với xuất khẩu
gạo… hay dưới góc độ luật pháp. Trong đó, phần lớn các công trình tập trung
vào lợi ích kinh tế mà hiệp định này mang lại, đánh gía triển vọng mà chưa đề
cập nhiều đến vai trò của công tác tuyên truyền, đặc biệt là trên các ấn phẩm
báo mạng điện tử Anh ngữ.
8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực
trạng thông tin về CPTPP trên 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của Mỹ, Nhật Bản và
Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng của
thông tin và nâng cao vai trò của báo điện tử Anh ngữ về vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, khoá luận tiến hành thực hiện các
nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, khái quát hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về báo điện
tử, chức năng thông tin trên báo điện tử; kiến thức về Hiệp định CPTPP và
những thông tin cơ bản về 3 tờ báo điện tử Anh ngữ được khảo sát.
Thứ hai, đánh giá chất lượng nội dung, hình thức bài viết về Hiệp định
CPTPP trên báo điện tử dựa trên 3 tờ báo khảo sát. Từ đó tiến hành phân tích những
thành công, hạn chế của việc thông tin về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ.
Thứ ba, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo điện tử Anh ngữ khi thông
tin về Hiệp định CPTPP.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là CPTPP dưới góc nhìn của báo
điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát 3 báo điện tử Anh ngữ, cụ thể là báo điện tử Anh ngữ của Việt
Nam là Việt Nam News; báo điện tử Anh ngữ của Nhật Bản là Kyodo News
và báo điện tử của Mỹ là The Washington Post; tập trung vào giai đoạn từ
tháng 11/2017 (11 nước còn lại sau khi Mỹ rút khỏi TPP nhất trí duy trì cam
kết và đổi tên Hiệp định thành CPTPP) tới nay.
9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích thông điệp truyền
thông về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản
và Mỹ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các đối tượng gồm nhà
quản lý, phóng viên, biên tập viên, độc giả là người nước ngoài… để tìm hiểu
ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng này đối với việc thông tin về Hiệp
định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tập hợp, hệ thống hóa
các tài liệu, tư liệu, văn bản liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Khoá luận có những nghiên cứu tổng thể về hoạt động thông tin tuyên
truyền của báo điện tử Anh ngữ với CPTPP, từ đó rút ra một số vấn đề lý luận
cơ bản trong hoạt động thông tin về Hiệp định này. Ví dụ, lý thuyết thông tin,
truyền thông quốc tế, báo điện tử, chuẩn hóa các khái niệm…
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khoá luận góp phần làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và
bài học kinh nghiệm của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp
định CPTPP, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên báo
điện tử bằng tiếng nước ngoài, đạt hiệu quả tốt nhất với những đối tượng đặc
thù hướng đến.
7. Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của khoá luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý thuyết, lý luận chung
Chƣơng 2. Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin về Hiệp định
CPTPP trên các tờ báo thuộc diện khảo sát
Chƣơng 3. Khuyến nghị, giải pháp
10
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm thông tin
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, và các từ điển cũng không thể đưa
ra một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford EnglishDictionary cho
rằng, thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến”, là “tri thức, tin
tức”. Một vài từ điển khác đồng nhất thông tin với kiến thức, “thông tin là
điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng
thêm sự hiểu biết của con người”... Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc
sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin chỉ được bắt gặp và tiếp cận trong
quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó.
Từ Latin Informatio, gốc của từ hiện đại information (thông tin) có hai
nghĩa. Một là chỉ hành động rất cụ thể tạo ra một hình dạng. Hai là sự truyền
đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng tuỳ vào tình huống. Cùng
với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. Với
nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán
đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong
quá trình giao tiếp: Một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc
từ các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh [41].
Trên quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã
hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh, nói rộng hơn là bằng
tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người [41]. Nhu cầu
thông tin là một nhu cầu rất cơ bản và không ngừng tăng lên cùng với sự gia
tăng các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra
thông tin mới. Các thông tin đó lại được truyền cho người khác trong quá
trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ và tài liệu hoặc qua các
11
phương tiện truyền thông khác. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan
hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được khai
thác và nghiên cứu một cách hệ thống.
Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hình
thức đa dạng và phong phú như con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh... Thuật
ngữ ―thông tin‖ dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng
ngôn ngữ tự nhiên. Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ
thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được cung
cấp thông tin dưới dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông tin
thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, tạo ra sự đa dạng phong
phú về thông tin, dẫn tới những mức độ chất lượng khác nhau của thông tin.
Chẳng hạn như các số liệu, dữ kiện ban đầu thu thập được qua điều tra,
khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn gọi là dữ liệu. Từ các dữ liệu đó qua
xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thông tin có giá trị cao hơn, gọi
là thông tin có giá trị gia tăng. Ở mức độ cao hơn nữa là các thông tin quyết
định trong quản lý và lãnh đạo - kết quả xử lý của những nhà quản lý có năng
lực và kinh nghiệm, các thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học - kết
quả của những công trình nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khoa học và
chuyên môn.
Đối chiếu theo Từ điển tiếng Việt, thông tin được hiểu với nghĩa động
từ là truyền tin cho nhau để biết, và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi
cho biết, tin truyền đi. Như vậy, khái niệm thông tin được hiểu theo hai nghĩa
là nội dung thông tin và phương tiện thông báo, báo tin.
Trong cuốn Global Information and World Communication, Hamid
Mowlana cho rằng thông tin và một hiện tượng luôn có nhiều tranh cãi về nó.
Chính từ việc sử dụng hằng ngày, thông tin đã liên quan đến con người, đến
phương tiện truyền thông, với những gì có thể thêm vào, bổ sung cho những
điều thực tế, giá trị, hữu dụng, vô dụng hoặc kiến thức. Bởi vậy mà người ta
12
cho rằng thông tin là tốt, và càng có nhiều thông tin càng tốt; và rằng thông
tin là quyền lực, phức tạp, khó hiểu; rằng mỗi quyển sách, từ báo, lá thư hay
hội nghị đều chứa thông tin [2].
Mowlana cũng cho rằng khái niệm thông tin sử dụng trong nghiên cứu
về truyền thông nên được đặt trong bối cảnh ngữ nghĩa và thực tế của nó.
Thông tin ở đây được hiểu là một sự đóng góp mẫu hoặc một mối quan hệ
mẫu giữa các sự vật, hiện tượng [2].
Thông điệp là bất cứ thứ gì nguồn cố gắng chia sẻ với người khác.
Thông điệp bắt nguồn từ ý tưởng được mã hòa vào trong những biểu tượng sẽ
được sử dụng để diễn đạt ý tưởng đó. Những biểu tượng có thể là từ ngữ, hình
ảnh hoặc sự vật mà nguồn sử dụng để khơi gợi ý nghĩa trong suy nghĩ của
người nhận thông điệp. Việc lựa chọn biểu tượng để diễn đạt một ý tưởng hay
một sự vật là một bước rất quan trọng trong quy trình truyền thông vì chọn lựa
không tốt sẽ dẫn tới sự mơ hồ hoặc hiểu sai thông điệp cần truyền tải.
1.1.2. Khái niệm báo điện tử
1.1.2.1. Báo điện tử là gì
Báo điện tử hay báo mạng là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet. Báo điện tử được
xuất bản bởi Tòa soạn báo điện tử. Người đọc báo điện tử dựa trên máy tính,
điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối Internet để thu thập thông tin.
Khái niệm báo điện tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1992 cùng với sự ra
đời của tờ báo Online Journal. Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều
cách gọi và cách hiểu khác nhau đối với loại hình báo chí này như: báo điện
tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber
Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper)... Trong đó, báo điện tử là
khái niệm thông dụng nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, trong các công trình nghiên
cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới cũng xuất hiện các
khái niệm với cùng đặc tính như: xuất bản trực tuyến (Online publishing),
13
phương tiện truyền thông trực tuyến (Online media), nhà báo trực tuyến
(Online journalist), phát thanh trực tuyến (Online radio), truyền hình trực
tuyến (Online television).
Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp
thứ 5 Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực
hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện
các ―báo điện tử‖ đối với các tờ báo in đưa thông tin lên mạng Internet như
Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ…
Luật báo chí sửa đổi, bổ sung số 103/2016/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 5/4/2016 (gọi tắt là
Luật báo chí 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) định nghĩa: “Báo
điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền
dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”; Tạp chí điện
tử là “sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên
ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”.
Năm 1993, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet. Ngày
5/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21/CP về Quy chế tạm thời quản lý,
thiết lập và sử dụng mạng Internet ở Việt Nam. Internet quốc gia Việt Nam
chính thức hòa mạng Internet toàn cầu ngày 19/11/1997. Từ đây, báo chí điện
tử nước ta và việc khai thác mạng Internet chính thức được đưa vào hoạt
động. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế
tri thức trên cơ sở sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ
thông tin, việc phát triển nhanh Internet để khắc phục sự tụt hậu xa hơn các
nước trên thế giới về công nghệ thông tin là yêu cầu rất bức thiết đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngày 2/2/1997, Tạp chí Quê
hương điện tử thuộc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực
thuộc Bộ Ngoại giao ra đời, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của báo điện tử
Việt Nam. Quá trình phát triển, báo điện tử Việt Nam đã đóng một vai trò
14
quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền nói chung và hoạt động tuyên
truyền đối ngoại nói riêng.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ truyền dẫn, giúp
đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi
trên thế giới. Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí
truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát
hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia.
Báo điện tử có sự tích hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là
không chỉ văn bản, hình ảnh mà còn cả âm thanh, video và các chương trình
tương tác khác. Có thể coi báo điện tử ngày nay là sự hội tụ của cả báo giấy
(text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Không bị giới hạn bởi khuôn
khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có
khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng người đọc không
giới hạn. Thông tin từ khi thu thập đến khi phát hành đều được diễn ra rất
nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo điện tử có thể tức
thời và phi định kỳ, luôn sống 24/24h. Báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối
trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực
tuyến... nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, giữa độc giả với
nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan
tâm, yêu thích. Báo điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ
xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ.
Ngoài ra, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin
khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo điện tử đang
trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.
1.1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của báo điện tử
- Khả năng đa phương tiện: Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ
mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo điện tử đang ngày càng
tích hợp thêm nhiều phương tiện mới với những cách thức thể hiện khác nhau.
15
Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm các thành phần văn bản
(text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình
ảnh động (video & animation) và các chương trình tương tác (interative
program). Nhờ đó, khi độc giả đọc báo điện tử vẫn có thể chủ động xem
những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in; tiếp nhận
trực quan những hình ảnh, video, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị
phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian.
- Tính tức thời và phi định kỳ: Vượt qua những rào cản mà các loại hình
báo chí khác gặp phải, nội dung thông tin trên báo điện tử không bị giới hạn bởi
khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy
trình sản xuất thông tin lại đơn giản, dễ dàng có thể cập nhật, bổ sung bất kỳ khi
nào, số lượng bao nhiêu. Với tốc độ đường truyền nhanh, báo điện tử được gọi là
báo giờ, bởi các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc sự kiện đang diễn ra một cách
sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây, ví
dụ như khi tường thuật một trận bóng đá hay một cuộc họp báo, xét xử…
- Tính tương tác cao: Khi điều kiện của con người được nâng cao, nhu
cầu được đáp ứng về thông tin cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả
càng được coi trọng. Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này đều được
những người làm báo lưu tâm. Đối với báo điện tử, nhờ có những đặc trưng
nổi trội về công nghệ mà tính tương tác thường cao hơn so với các loại hình
còn lại. Hằng ngày, mỗi tòa soạn báo điện tử có thể nhận được hàng trăm thư
các loại từ bạn đọc.
Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo điện tử,
chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo,
độc giả với độc giả hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí. Ngày
nay các phương tiện tương tác trên các tờ báo điện tử đã được tăng cường
bằng việc lắng nghe, lôi cuốn sự tham gia của độc giả vào việc thu thập và
cung cấp thông tin. Các tờ báo chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào
16
những hành vi mang tính cộng tác, làm họ trở nên chủ động và tích cực hơn
trong quá trình tìm kiếm, khai thác thông tin hơn là chỉ đơn thuần cung cấp
nhiều thông tin. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo điện tử
đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương tác khác như
comment, feedback, vote, email… tiện lợi cho độc giả dễ dàng đóng góp ý
kiến của mình.
- Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: Báo điện tử không bị giới hạn
bởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng chương trình như các loại hình báo chí
khác. Điều này tạo cho báo điện tử thực sự là một kho thông tin khổng lồ và
kho thông tin đó bảo đảm được các yếu tố: Thông tin cực kỳ phong phú, đa
dạng cả về số lượng và nội dung; Thông tin khách quan và được kiểm chứng;
Thông tin được lưu trữ lâu dài và có hệ thống: Mỗi tờ báo điện tử đều có khả
năng lưu trữ, sắp xếp toàn bộ tin, bài đã đăng tải theo trật tự thời gian (giờ,
ngày, tháng, năm) và theo từng chuyên mục, dòng sự kiện hoặc vấn đề được
dư luận quan tâm. Điều này thực sự đem lại những thuận tiện, hữu ích cho
người tìm kiếm.
1.1.2.3. Xu hướng phát triển của báo điện tử Việt Nam
Trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo điện tử tuy ra đời sau
những loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng,
chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo
chí, đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Đồng thời, báo điện tử không
ngừng tăng tốc để bắt kịp và là cánh tay nối dài của báo in, phát thanh và
truyền hình.
Chính bởi tính mới, nhanh nhạy và hiện đại của mình, báo điện tử đang
đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao của công chúng. Ngược
lại, vì công chúng ngày càng có xu hướng và có điều kiện tiếp cận với nguồn
thông tin hiện đại từ báo điện tử nhiều hơn, báo điện tử đã trở thành một trong
những món ăn tinh thần thiết yếu của độc giả.
17
Khả năng cạnh tranh thông tin một cách chóng mặt sẽ là ưu thế để báo
điện tử phát triển xa hơn và mạnh mẽ hơn trong tương lai. Cơ sở rõ ràng nhất
để khẳng định điều này xuất phát từ thông tin về Quy hoạch báo chí đến năm
2020, được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại Hội nghị báo
chí toàn quốc năm 2016: Đến năm 2020, triển vọng của báo điện tử là trở
thành loại hình báo chí chủ lực của cơ quan truyền thông. Riêng các Đài phát
thanh, truyền hình sẽ bảo đảm chương trình tự sản xuất đạt 60%, tỷ lệ chương
trình khai thác trên một kênh truyền hình không vượt quá 30%.
Theo đó, có những xu hướng về báo điện tử Việt Nam đang và sẽ tiếp
tục trong tương lai:
- Nhanh hơn: Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo điện
tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng.
Điều này không chỉ những tờ báo điện tử độc lập mà các tờ báo điện tử thuộc
cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình cũng ngày càng quan tâm đến tốc
độ cập nhật thông tin.
- Đa dạng hơn: Các tờ báo điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới
khả năng đa phương tiện. Đó không phải là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sự
kết hợp hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồ
hoạ… trong một sản phẩm báo chí.
- Tương tác nhiều hơn: Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ
cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận
hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang
tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tin một cách tích cực.
- Chuyên sâu hơn: Hiện nay hầu hết các tờ báo điện tử của Việt Nam
đều là những tờ báo đưa thông tin tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong tương lai, sự ra đời của các tờ báo chuyên ngành, khai
thác chuyên sâu một lĩnh vực, phục vụ cho một đối tượng bạn đọc ở một
ngành nghề nhất định sẽ có thể là hướng đi mới.
18
- Uy tín hơn: Trong thế giới thông tin của Internet, đôi khi bạn đọc bị
lạc lối, sai đường. Vì vậy, sự định hướng và tính chính xác của thông tin sẽ là
những yếu tố níu giữ bạn đọc. Những tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, đài
phát thanh, đài truyền hình lớn đang dần khẳng định vị thế của mình, có triển
vọng trở thành những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam.
- Rộng hơn: Nếu muốn vươn ra thế giới và trở thành những tờ báo
không chỉ của người Việt, những tờ báo điện tử của Việt Nam phải nhanh
chóng tính đến phương án cho ra đời phiên bản bằng tiếng nước ngoài…
- Gắn kết với mạng xã hội: Mạng xã hội tiếp tục là cuộc chơi mà các tờ
báo điện tử phải gia nhập nếu muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
- Cuộc đua về công cụ tìm kiếm: Sự phát triển của các công cụ tìm kiếm
đòi hỏi các trang báo mạng phải phát triển công cụ tìm kiếm trong chính trang
báo của mình, xây dựng các từ khóa, các nội dung sao cho tương thích nhất
với yêu cầu tìm kiếm của độc giả.
1.1.3. Hiệp định CPTPP
1.1.3.1. Quá trình hình thành
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt
là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới,
gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 8/3/2018 tại thành phố Santiago (Chile),
và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên
hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New
Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ
ngày 14/1/2019.
Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, New
Zealand, Singapore và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4.
19
Ngày 22/9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không
phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp
định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ngay sau đó, các nước Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.
Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc
biệt. Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này
nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14/11/2010 tại
thành phố Yokohama (Nhật Bản).
Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên
mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia
lên thành 12.
Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm
phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung
đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta (Mỹ) vào tháng 10/2015.
Ngày 4/2/2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự
Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại thành phố Auckland (New
Zealand).
Tuy nhiên, vào ngày 30/1/2017, Mỹ đã chính thức tuyên bố rút khỏi
Hiệp định TPP. Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên
cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong
bối cảnh mới.
Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút nước này khỏi
TPP, Hiệp định sẽ chỉ còn chiếm 16% GDP và 14% thương mại toàn cầu thay
vì 40% tổng GDP và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu như dự tính ban
đầu. Điều này đương nhiên sẽ làm cho TPP không còn nguyên vẹn ý nghĩa cả
về quy mô, vị thế và vai trò của bản thân như kỳ vọng. Tuy nhiên, một số
nước thành viên của TPP với vai trò dẫn đầu của Nhật Bản vẫn nỗ lực theo
đuổi Hiệp định đến cùng và tin tưởng vào ―giấc mơ‖ TPP.
20
Tháng 11/2017, tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam), 11 nước còn lại đã
thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội
dung cốt lõi.
Ngày 8/3/2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP
đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố Santiago (Chile).
1.1.3.2. Nội dung chính
Hiệp định CPTPP gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ
với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile,
Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt
Nam ký ngày 6/2/2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên
quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP
(gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn
20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các
nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa
vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2
nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại
liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại,
Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông,
Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các
cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên
trong Hiệp định CPTPP.
* Sự khác nhau giữa CPTPP và TPP
- Về nội dung: Hiệp định CPTPP cơ bản giữ nguyên các cam kết chính
của Hiệp định TPP, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường nhưng cho phép
các nước tạm hoãn thực thi khoảng 20 nghĩa vụ trong các lĩnh vực quan trọng
như sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính…
21
- Về số lượng thành viên và dân số: Hiệp định CPTPP có 11 thành viên
còn Hiệp định TPP có 12 thành viên gồm 11 thành viên của CPTPP và Mỹ.
- Về đóng góp vào thương mại và GDP toàn cầu: Giá trị đóng góp vào
GDP và thương mại toàn cầu của Hiệp định TPP tương ứng là 40% và 30%
trong khi giá trị đóng góp của Hiệp định CPTPP tương ứng là 15% và 15%.
1.1.3.3. Tầm quan trọng của CPTPP đối với Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: mua sắm của các cơ
quan Chính phủ, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước và mở rộng ra cả
các vấn đề được coi là phi truyền thống trong đàm phán, ký các FTA như: lao
động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư.
Tuy nhiên, CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm
nghĩa vụ có mức độ cam kết cao trong các lĩnh vực như: sở hữu trí tuệ, đầu tư,
mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính… để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi
và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp
định TPP. Mặc dù vậy, về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là
một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước
đến nay‖ [32].
*Những cơ hội khi tham gia CPTPP
-Lợi ích về xuất khẩu:
Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada
giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích
cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt
Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định
CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.
Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy
sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với
mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.
22
Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội
cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự
báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ
54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.
-Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu:
Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch
thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản,
Canada, Australia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là
điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng
năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công
đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển
các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ
hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới.
-Lợi ích đối với các ngành
Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống,
thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng
trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa
chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang
thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành
công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng
trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% -
9,6%.
- Lợi ích về cải cách thể chế
Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia
CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế
pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
23
nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho
tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng
thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng
thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế
tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
- Lợi ích về việc làm, thu nhập
Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng.
Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu
nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi
năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo,
theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ
giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả
các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.
Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế
của các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam
và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước
CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với
một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội,
ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP. Đặc biệt,
do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến
trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo
cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền
vững hơn.
*Một số thách thức khi tham gia CPTPP
-Thách thức về kinh tế
24
Xét theo mặt hàng, một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP
có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất
được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, do Mỹ đã rút khỏi Hiệp định
nên sức ép cạnh tranh giảm đi đáng kể. Hơn nữa, với hai mặt hàng này, Việt
Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại
thịt gà là trên 10 năm). Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa
thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản
xuất một số loại thịt.
Một số sản phẩm công nghiệp mà một số nước CPTPP có thế mạnh
cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy
nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong
tương lai 10 - 15 năm nữa sản phẩm của ta vẫn chủ yếu hướng đến phân khúc
thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước CPTPP thường hướng
đến phân khúc thị trường cao cấp.
Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp - chăn
nuôi, Chính phủ trong thời qua đã ban hành 3 Nghị định theo hướng cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thí điểm một số mô hình sản xuất
tiên tiến, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp và
nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp v.v. để nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó đủ sức cạnh tranh trên
sân nhà và vươn ra thị trường thế giới. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của Việt
Nam đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với các công nghệ sản xuất
và quản lý tiên tiến trên thế giới. Với công nghệ và phương thức quản lý hiện
đại, có cơ sở để tin rằng các sản phẩm do các tập đoàn này làm ra sẽ có khả
năng cạnh tranh trên sân nhà. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường
trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù
hợp để hỗ trợ cho tiến trình cơ cấu lại.
25
Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu cũng là kéo dãn lộ trình giảm
thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô
lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ
trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào
lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó là bị động, lúng túng khi thách thức
đến. Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để
mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của CPTPP nói
riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệ
mới nói chung.
-Thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế
Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số
quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công
đoàn v.v. Sức ép phải thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn
mực mới của Hiệp định là có nhưng sẽ vượt qua được vì 3 lý do. Một là,
những cam kết khó nhất, đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ như trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ), đã được 11 nước "tạm hoãn" sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp
định TPP. Hai là, nhiều cam kết tuy mới nhưng lại phù hợp hoàn toàn với
đường lối, chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước (ví dụ như
trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa...) nên sức ép thay đổi hệ thống pháp luật
không lớn.
Ngoài ra, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị
nghiêm túc và nỗ lực cao, ta có thể thực hiện thành công khối lượng công việc
này, nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình. Cụ thể, ngay sau khi
Hiệp định được ký kết, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Bộ
Tư pháp khẩn trương rà soát các quy định hiện hành trong các văn bản quy
phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách để từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ
sung hoặc hình thức áp dụng phù hợp nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu
26
của Hiệp định CPTPP. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kế
hoạch của Chính phủ về thực thi Hiệp định CPTPP, trong đó phân công nhiệm
vụ cho từng Bộ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai các công việc cụ thể
để bảo đảm việc thực thi đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này.
-Thách thức về xã hội
Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh
nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước,
các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tình
trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong
một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, do phần
lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với ta, nên ngoại
trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ,
quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Đồng thời, với cơ hội mới có được, ta sẽ có điều kiện để tạo ra nhiều
việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành ta thực sự có
lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, với thời gian, thu hút đầu tư trong nước và nước
ngoài tăng lên, có lựa chọn hơn, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh và nhiều
việc làm mới sẽ được tạo ra.
Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giản thiểu những
thách thức gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định, Chính phủ đã và đang
chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,
hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của doanh nghiệp về các
quy định, cam kết của Hiệp định. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các
Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp phi thuế như các
hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụng
theo các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và Hiệp định CPTPP nói
riêng để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nước
trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ có các
27
biện pháp trợ giúp doanh nghiệp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu
cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động.
-Thách thức về thu ngân sách
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách,
tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có
FTA với Việt Nam, chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có
FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn. Trước tác động
của hội nhập đến thu ngân sách, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết
số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách
nhà nước, quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện tái cơ cấu ngân
sách nhà nước, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân sách,
chính sách thuế, quản lý thuế, hải quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh, mở rộng cơ sở thuế, tăng thu nội địa, trên cơ sở đó đảm bảo bền
vững ngân sách nhà nước, an ninh tài chính quốc gia.
Với thuế xuất khẩu, do ta giữ lại thuế xuất khẩu đối với một số mặt
hàng có nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản nên tác động
giảm thu không lớn.
Ngoài ra, với những lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại, các doanh
nghiệp trong và ngoài nước sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước
thông qua các khoản thu thuế nội địa như thuế thu nhập danh nghiệp… Điều
này sẽ phần nào giúp cân bằng nguồn thu - chi cho ngân sách quốc gia.
1.2. Một số lý thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự
Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự nhận định rằng, các cơ quan
báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích
để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp
cho công chúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần.
28
Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Settings) lần đầu
xuất hiện trong chương đầu tiên có tên “'The World outside and the Pictures
in our heads” (Thế giới bên ngoài và những hình ảnh trong đầu chúng ta)
trong cuốn sách Public Opinion (1922) của tác giả Walter Lippma. Tại đây
ông lập luận rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là mối liên hệ chính
giữa các sự kiện trên thế giới và hình ảnh trong tâm trí công chúng.
Năm 1963, Bernard Cohenquan quan sát thấy rằng báo chí có thể không
phải lúc nào cũng thành công trong việc nói cho mọi người biết phải nghĩ gì,
nhưng báo chí lại cực kỳ thành công trong việc nói cho mọi người biết cần
phải nghĩ về điều gì. Thế giới sẽ trông khác với những người khác nhau, tùy
thuộc vào bản đồ được vẽ cho họ bởi các nhà văn, biên tập viên và nhà xuất
bản của bài báo họ đọc.
Năm 1972, Maxwell Mccombs và Donald Shaw (Mỹ) đã mô tả khả
năng tác động, ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua
các phương tiện truyền thông. Theo đó, trong quá trình truyền thông, nếu
những tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công
chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác. Và rút ra kết
luận: “Thuyết thiết lập chương trình nghị sự cho rằng các cơ quan báo chí và
truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn
ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công
chúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần”.
Lý thuyết định hình chương trình nghị sự được vận dụng phổ biến và có
hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ, hành
vi đối với những mục tiêu và đối tượng xác định. Theo lý thuyết này, vấn đề
nào được truyền thông định hình, được làm nổi bật thì vấn đề đó được quan
tâm, chú ý, bàn luận trong dư luận xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ dư luận xã
hội biết, bàn và đề xuất giải pháp như thế nào đối với vấn đề trong chương
trình nghị sự.
29
Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng truyền thông có ảnh hưởng lớn tới khán
giả của họ bằng cách truyền đến những gì họ nên nghĩ về chứ không phải
những gì họ nghĩ. Điều này có thể hiểu rằng với những tin tức xuất hiện
thường xuyên và nổi bật thì người đọc sẽ nghĩ đó là vấn đề quan trọng hơn cả.
Vì công chúng không thể nhận thức hết được toàn bộ thế giới bên ngoài
nên những gì họ có thể biết được là nhờ vào truyền thông. Những mớ thông
tin hỗn độn sẽ được lọc qua “Người gác cổng” (The Gatekeepers) để đến với
công chúng, những người tiếp nhận thông tin.
Sơ đồ 1.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự.
“Người gác cổng” có thể là tổng biên tập, biên tập viên, phóng viên…
những người lựa chọn, lọc các thông tin dựa trên tôn chỉ mục đích, mục đích
chính trị của tờ báo để đưa tới công chúng là những đối tượng độc giả khác nhau.
Bên cạnh yếu tố lợi ích quốc gia và tôn chỉ mục đích của tòa soạn, các
tờ báo có thể cân nhắc lựa chọn cung cấp tin tức tới độc giả dựa trên 8 giá trị
tin (News Values) để đánh giá xem tin đó có đáng để đưa lên mặt báo không
đó là tính nổi bật, tác động, dòng thời gian, tính gây sốc, tính gần gũi, tính phổ
biến, tính mâu thuẫn.
Ở chiều ngược lại, chương trình nghị sự cũng được tạo ra từ nhận thức
và mối quan tâm của công chúng về những vấn đề nổi bật mà truyền thông
30
nhắc đến. Đồng thời, thiết lập chương trình nghị sự còn được mô tả là cách
truyền thông cố gắng gây ảnh hưởng tới người xem và thiết lập một hệ thống
phân cấp tin tức gồm hai giả định sau:
- Phương tiện truyền thông bóp méo hiện thực bằng cách lọc và định
hình lại thông tin.
- Phương tiện truyền thông tập trung vào một vài vấn đề và đối tượng
dẫn đến việc công chúng nhận thức rằng những vấn đề đó quan trọng hơn
những vấn đề khác.
Có giá trị tâm lý và khoa học cho lý thuyết thiết lập chương trình nghị
sự. Càng nhiều câu chuyện được công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng, nó càng trở nên nổi bật trong ký ức của mỗi cá nhân khi họ được yêu
cầu nhớ lại, ngay cả khi nó không ảnh hưởng cụ thể đến họ hoặc đăng ký như
một vấn đề nổi bật trong tâm trí họ.
Media
Agenda
Public Policy
Sơ đồ 1.2. Tam giác nghị sự
Có ba loại thiết lập chương trình nghị sự:
- Thiết lập chương trình truyền thông: khi phương tiện xác định chương
trình nghị sự mà câu chuyện được coi là quan trọng.
- Thiết lập chương trình nghị sự công cộng: khi công chúng xác định
chương trình nghị sự mà câu chuyện được coi là quan trọng.
31
- Thiết lập chương trình nghị sự chính sách: khi cả chương trình nghị
sự công cộng và truyền thông ảnh hưởng đến quyết định của các nhà hoạch
định chính sách công.
Tuy nhiên, do Internet ngày càng phát triển cộng với sự bùng nổ của
mạng xã hội nên truyền thông, công chúng và người làm chính sách có sự tác
động qua lại với nhau mạnh mẽ. Thông qua truyền thông, các chính sách có
thể được thông tin gần hơn tới công chúng (Ví dụ như các nghị quyết, chính
sách lương, chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo…). Công chúng cũng đã
thông qua mạng xã hội để thể hiện ý kiến của mình nhiều hơn, sau đó các báo
nhận thấy sự quan tâm của công chúng đến một vấn đề nổi cộm trong xã hội,
đời sống dân sinh… và bắt đầu đưa tin, chắt lọc thông tin. Sau khi các nhà
làm chính sách nhận thấy sự bất hợp lý khiến người dân bức xúc, buộc phải
vào cuộc để giải quyết vấn đề. Truyền thông, báo chí, có xu hướng lựa chọn
và cung cấp các thông tin mà độc giả của họ quan tâm nhiều hơn.
Như vậy, nhờ Internet và mạng xã hội, những nhóm công chúng trong
xã hội có thể chủ động hơn khi tìm đến môi trường truyền thông xã hội như
một không gian công cộng (Public sphere) để tham gia thảo luận, giao tiếp, tự
do biểu đạt. Từ những phong trào trên mạng, họ tụ tập với nhau ngoài thực tế,
tự xây dựng nên những tổ chức, hội nhóm kín để giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống thường ngày, dựa trên những gợi ý mà mạng xã hội đưa ra.
Liên quan đến thông tin về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ, tuỳ vào
tôn chỉ, mục đích hoạt động của tờ báo, chủ trương, đường lối chính sách của
từng quốc gia, các cơ quan báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường
thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi
là quan trọng để cung cấp cho công chúng, trong số nhiều khía cạnh khác
nhau của Hiệp định này như chính trị, kinh tế, cơ hội, thách thức…
1.2.2. Lý thuyết truyền thông quốc tế
32
Theo quan điểm của hai chuyên gia về truyền thông đại chúng và văn
hoá của Mỹ là James R. Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998), ―truyền
thông là một quá trình liên quan tới việc phân loại, lựa chọn và chia sẻ những
diễn đạt, biểu tượng để giúp người nhận thông tin suy luận, khơi nguồn ra từ
chính suy nghĩ của mình một ý nghĩa tương tự như trong suy nghĩ của người
truyền tải thông tin‖.
Trong xã hội hiện đại, truyền thông được coi là một hiện tượng phổ
biến, xuất hiện nhiều trong xã hội khi mà kinh tế tri thức ngày càng phát triển,
khoa học công nghệ, tin học được áp dụng phổ biến trong đời sống đương đại,
nhất là khi guồng quay của cả thế giới không thể hoạt động bình thường nếu
thiếu Internet và các hệ thống truyền dẫn thông tin quốc tế. Chính vì vậy,
không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, đây cũng là một lĩnh vực
được đi sâu nghiên cứu, cùng với hiện tượng toàn cầu hoá, dòng chảy của
thông tin, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng.
Quy trình truyền thông đại chúng là một hệ thống đa chức năng; chúng
sản xuất và phân phối thông tin đa dạng (chính trị, kinh tế, văn hóa, môi
trường…), vì nhiều mục đích khác nhau: chính trị, thương mại, giải trí, đối nội
và đối ngoại, văn hóa (cả tinh hoa và đại chúng)… cho cả công chúng trong,
ngoài nước. Truyền thông đại chúng vừa có thể góp phần kiến tạo, tạo lập giá trị
nào đó, lại vừa có thể chuyển hóa, quảng bá, lan truyền các giá trị. Nghĩa là
truyền thông đại chúng cũng phải tuân thủ những chuẩn mực nhất định.
Từ đó, có thể hiểu quy trình truyền thông quốc tế là quá trình thông tin
được đưa thành hệ thống và chia sẻ với một số lượng lớn người tiếp nhận vào
cùng một thời điểm hoặc các thời điểm khác nhau và việc chia sẻ, truyền tải
thông tin này hoàn toàn vượt ra khỏi ranh giới một quốc gia để có thể trở
thành quy mô ở nhiều nước hoặc trên toàn cầu.
Nếu đi vào hướng truyền thông chuyên biệt, đặc thù thì truyền thông
quốc tế là công cụ, hay cầu nối để công chúng quốc gia chủ thể giao tiếp với
33
công chúng và dư luận quốc tế. Đó đồng thời cũng là sợi dây liên kết một
quốc gia với các quốc gia khác, là chất xúc tác để một quốc gia có thể hòa
mình vào cộng đồng quốc tế trong ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đang
lan tỏa khắp nơi.
Trên phương diện tích cực, truyền thông quốc tế giúp các quốc gia trên
thế giới xích lại gần nhau, tăng cường giao lưu và hiểu biết văn hoá, cùng vận
động giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Trong cuốn Giáo trình đại cương Truyền thông quốc tế do PGS. TS. Lê
Thanh Bình chủ biên có đề cập tới việc nếu dùng ở nghĩa phổ quát, nhấn
mạnh cả tính tương tác và quan điểm xem xét truyền thông với toàn cầu hoá,
hội nhập thì tại Việt Nam, dù dùng thuật ngữ ―thông tin đối ngoại‖ cũng là
để chỉ ―truyền thông quốc tế‖.[2]
Các hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại
ngày nay rất đa dạng bởi các phương tiện và chủ thể tham gia. Do đó, đối
tượng công chúng của hoạt động truyền thông quốc tế cũng đa dạng hơn
truyền thông cổ điển. Khác với đối tượng truyền thông đại chúng, đối tượng
truyền thông quốc tế hoặc thông tin tuyên truyền đối ngoại của một quốc gia
thường tập trung tới chủ thể là các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức đa
quốc gia, người nước ngoài sinh sống ở quốc gia đó, người của quốc gia đó
sinh sống và làm việc ở nước ngoài…
Trên thực tế, ở Việt Nam, lĩnh vực truyền thông quốc tế, thông tin đối
ngoại được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã đóng góp cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy quá trình nước ta vươn lên, hội nhập vững
chắc và chủ động.
34
1.3. Vai trò của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định CPTPP
Tiếng Anh là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc
(tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng
Trung Quốc); là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng
Hoa và Tiếng Tây Ban Nha; là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi, chính
thức của Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh… Tiếng Anh
ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh
vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa trên thế giới. Ước
tính trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ người sử dụng tiếng Anh. Cùng với
Internet, tiếng Anh giúp công chúng trên khắp thế giới có thể tiếp cận lượng
thông tin lớn hơn và nhanh hơn.
Đối với Việt Nam nói riêng, việc khai thác các lợi thế của truyền thông
quốc tế phục vụ cho chiến lược, sách lược thông tin đối ngoại và chiến lược
đối ngoại là hướng tiếp cận phù hợp, tạo ra sức mạnh của quyền lực mềm,
quyền lực thông minh trong bối cảnh cộng đồng thế giới ngày càng quan tâm
sử dụng lĩnh vực truyên thông, truyền thông quốc tế trong các quan hệ quốc tế
hiện đại. Đặc biệt, báo điện tử Anh ngữ cũng là một trong những kênh thông
tin quan trọng tham gia và công tác tuyên truyền, thúc đẩy và khẳng định chủ
trương, đường lối và những thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,
trong đó có việc thông tin về Hiệp định CPTPP.
1.4. Vài nét về các tờ báo trong diện khảo sát
1.4.1. Việt Nam News (vietnamnews.vn)
Việt Nam News là tờ báo tiếng Anh quốc gia do Thông tấn xã Việt
Nam (TTXVN) xuất bản, thực hiện chức năng thông tin đối ngoại về đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, về tình hình Việt Nam và thế giới
trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế xã hội phục vụ bạn đọc nước
ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài
35
cũng như bạn đọc nước ngoài nói chung và tạo cầu nối văn hoá giữa Việt
Nam và thế giới.
TTXVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn
nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và
Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý
của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí và
truyền thông đa phương tiện, phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công
chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
TTXVN hoạt động theo mô hình tổ hợp với 15 đơn vị thông tin đối nội
và đối ngoại (gồm năm ban biên tập, hai trung tâm thông tin nguồn và tám tòa
soạn) cùng với năm trung tâm phục vụ thông tin, một nhà xuất bản, hai doanh
nghiệp in, Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam, Cơ quan TTXVN khu vực
miền Trung-Tây Nguyên; và khối các đơn vị chức năng giúp việc Tổng giám
đốc TTXVN.
Với hệ thống cơ quan thường trú rộng khắp tại 63 tỉnh, thành trong cả
nước và 30 cơ quan thường trú ở nước ngoài đặt tại tất cả 5 châu lục, TTXVN
có lực lượng phóng viên tác nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và tại hầu
hết các địa bàn trọng điểm của thế giới. Đây là một ưu thế mà không một cơ
quan báo chí nào ở nước ta có được.
Với hơn 60 sản phẩm thông tin được thực hiện bởi đội ngũ trên 1.000
phóng viên, biên tập viên (trong tổng số trên 2.300 cán bộ, công nhân viên
toàn ngành), TTXVN hiện là cơ quan báo chí có nhiều sản phẩm và loại hình
thông tin nhất cả nước, từ thông tin nguồn bằng văn bản, ảnh, truyền hình, đồ
họa, âm thanh, cho đến các xuất bản phẩm gồm báo ngày, tuần báo, tạp chí,
báo ảnh, ấn phẩm sách, báo điện tử, trang điện tử, báo giấy trực tuyến, thông
tin trên các thiết bị di động, trên các mạng xã hội.
Là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia, TTXVN cung cấp tin
cho hệ thống truyền thông trong và ngoài nước bằng năm thứ tiếng: Việt
36
Nam, Trung Quốc, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, các tờ báo in,
báo điện tử xuất bản bằng 10 ngữ: Việt Nam, Lào, Khmer, Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
TTXVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ―Đề án phát triển
một số báo in và báo điện tử đối ngoại Quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam‖
đối với 03 đơn vị thông tin đối ngoại, bao gồm: Báo Việt Nam News, Báo ảnh
Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus.
TTXVN còn được giao nhiệm vụ xuất bản ấn phẩm báo ảnh bằng chữ
viết của đồng bào các dân tộc thiểu số. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi của
TTXVN hiện có 11 ấn phẩm song ngữ: Việt - Khmer, Việt - Bahnar, Việt-
Jrai, Việt - Ê đê, Việt - Chăm, Việt - Mông, Việt - K'ho, Việt - M'nông, Việt -
Tày, Việt - Xê đăng và Việt - Cơ tu.
TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với hơn
40 hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế lớn trên thế giới và là Ủy viên
Ban chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương
(OANA). Nguồn tin chính thống của TTXVN được đăng tải rộng rãi trên các
kênh truyền thông của các hãng đối tác đã góp phần nâng cao hiệu quả thông
tin tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Báo Việt Nam News là tờ báo tiếng Anh hàng ngày duy nhất của Việt
Nam, đồng thời là ấn phẩm thông tin đối ngoại có lượng công chúng lớn nhất
Việt Nam hiện nay, bao gồm
- Nhật báo Việt Nam News (xuất bản hàng ngày, trừ Chủ nhật)
- Việt Nam News Sunday (xuất bản vào Chủ nhật hàng tuần)
- Báo điện tử Việt Nam News (phát tại địa chỉ: vietnamnews.vn)
- Ovietnam.vn
- Bizhub.vn
37
Trong đó, báo điện tử Việt Nam News đăng tải các tin, bài từ nhật báo
Việt Nam News, đồng thời tự sản xuất các tin bài riêng cho các chuyên mục:
Politics & Law, Society, Economy, Life and Style, Sports, Environment.
1.4.2. Kyodo News (english.kyodonews.net)
Kyodo News là một hãng thông tấn của Nhật Bản, có trụ sở chính tại
thành phố Tokyo, được thành lập vào tháng 11/1945. Hãng này hoạt động trên
nguyên tắc phi lợi nhuận, ngân sách hàng năm do các thành viên đóng góp và
từ doanh thu của các khách hàng không phải là thành viên.
Phần tin tiếng Nhật của hãng được phân phối và sử dụng rộng rãi tại
các cơ quan truyền tin (truyền thanh, truyền hình và báo chí) của Nhật Bản.
Tin tiếng Anh của Kyodo được truyền đi khắp thế giới.
Kyodo News có một chi nhánh thành lập năm 1982 tại Mỹ là Kyodo
News International, Inc. (KNI), đặt trụ sở tại thành phố New York. Đây là bộ
phận marketing và nghiên cứu của Kyodo.
Toàn hãng có hơn 1.000 phóng viên, hơn nửa trong số họ làm việc ở trụ
sở chính tại Tokyo. Hãng có khoảng 70 phóng viên và 40 cộng tác viên
thường trú ở 50 địa điểm ở nước ngoài.
Các chuyên mục chính: News , Lifestyle, Arts, Sports, World, Japan,
Rugby019, Tokyo2020.
1.4.3. The Washington Post (washingtonpost.com)
The Washington Post hay Bưu báo Washington là nhật báo lớn nhất và
có thể là một trong những tờ báo lâu đời nhất ở Washington, D.C., thủ đô của
Mỹ. Tờ báo này nổi tiếng toàn thế giới vào đầu thập niên 1970 về cuộc điều
tra vụ Watergate do hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein thực hiện.
Vụ này dẫn đến việc Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon phải từ chức.
Nó được coi là một trong những nhật báo Mỹ lớn nhất, cùng với The New
York Times nổi tiếng về phóng sự tổng quát và tin tức quốc tế, The Wall
Street Journal nổi tiếng về tin tức tài chính, và Los Angeles Times. Dĩ nhiên,
38
tờ Post nổi bật do các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội, và các khía cạnh
khác của chính phủ Mỹ.
Khác với hai tờ báo Times và Journal, The Washington Post nghĩ đến
mình là một tờ báo một miền và hiện không xuất bản một số khắp nước hàng
ngày để phân phối ngoài vùng bờ biển đông. Tuy nhiên, nó gửi qua bưu điện
một "Số Hằng tuần Quốc gia", sưu tập các bài báo trong các số của tuần đó.
Phần nhiều độc giả của số in ở Đặc khu Columbia và các ngoại ô ở Maryland
và miền bắc Virginia.
Vào tháng 10/2005, số phát hành trung bình trong ngày thường là 715.181
và tổng số phát hành vào chủ nhật là 983.243, theo Cục Kiểm tra Tạp chí (Audit
Bureau of Circulations), là tờ báo phổ biến thứ năm trong nước tính theo tổng số
phát hành, sau The New York Times, The Los Angeles Times, The Wall Street
Journal, và USA Today. Tuy số phát hành (giống như hầu hết các tờ báo giấy
khác) đang giảm, The Washington Post là một trong những tờ báo có tỷ lệ thâm
nhập thị trường cao nhất trong các nhật báo thành phố.
Tháng 8/2013, rất nhiều người trong giới báo chí cũng như công nghệ
đã hết sức ngạc nhiên khi nhà sáng lập kiêm CEO hãng thương mại điện tử
Amazon đứng ra mua lại tờ nhật báo nổi tiếng này. Nhà tỷ phú đã làm thay
đổi hoàn toàn ―dung mạo‖ lẫn nội dung của tờ báo 140 năm tuổi này. Lượng
độc giả không ngừng gia tăng, và những nội dung nó đem lại cũng trở nên phù
hợp hơn trong thế giới số hiện nay. Bezos đã cải tiến lại trang web
Washington Post và các ứng dụng trên di động để tương tác tốt hơn với người
dùng. Ông cũng đưa ra thêm một phần mềm khác có tên gọi là ―Arc‖ chuyên
cung cấp các phân tích và đưa ra khả năng tiếp thị tốt hơn cho các ấn phẩm
của ―The Post‖. Hiện trang báo này cho đăng tới 1.200 bài viết mới mỗi
ngày. Nội dung của họ rất phong phú, từ các tin tức ―nóng hổi‖ mới nhất, đến
các bài phân tích dài kỳ hoặc chùm ảnh vui giúp bạn đọc thư giãn.
39
Ngoài ra, chiến lược phân phối nội dung của Washington Post cũng tích
cực sử dụng những trang mạng xã hội đình đám nhất hiện nay như Facebook
và Twitter. Tất nhiên, tờ báo này cũng giảm giá bán cho những ai đăng ký gói
―khách hàng thân thiết‖ Amazon Prime. Ứng dụng đọc báo The Post còn
được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính bảng Kindle Fire của Amazon.
Những chiến lược nói trên giúp cho số lượt đọc báo phiên bản điện tử
ngày một tăng cao mạnh mẽ. Washington Post đã vượt qua tờ Thời báo New
York Times về lượt truy cập website hồi tháng 10 năm 2015.
Các chuyên mục chính: Politics (Chính trị), World (Thế giới),
Education (Giáo dục), Sports (Thể thao), Opinions (Bình luận)…
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong Chương 1 của khoá luận , tác giả đã hệ thống hóa những khái
niệm phổ biến liên quan đến thông tin đối ngoại trên báo điện tử Anh ngữ,
cũng như những vấn đề cơ bản về Hiệp định CPTPP và vấn đề thông tin về
CPTPP. Đây là hiệp định có ý nghĩa thiết thực, gắn liền với Việt Nam và có
tác động lâu dài. Để tận dụng những lợi thế mà hiệp định này mang lại, báo
điện tử Anh ngữ đóng một vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước đề ra.
Trong chương tiếp theo, khoá luận sẽ khảo sát nội dung thông tin và
tuyên truyền về Hiệp định CPTPP của 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của Việt
Nam, Nhật Bản và Mỹ, đó là Việt Nam News (vietnamnews.vn) của Việt
Nam; Kyodo News (english.kyodonews.net) của Nhật Bản và The
Washington Post (washingtonpost.com). Việc phân tích những bài viết trên 3
tờ báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ, từ ngày 11/11/2017
đến ngày 31/8/2019, đưa đến cái nhìn tổng quát hơn về nội dung và hình thức
thông tin về Hiệp định CPTPP của các tờ báo này.
40
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC nataliej4
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực TuyếnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực TuyếnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ (20)

Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
 
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại VietsovpetroGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂMLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
 
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAYBÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
BÀI MẪU Luận văn báo chí truyền thông, HAY
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực TuyếnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Mua Sắm Trực Tuyến
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.docHoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Bidv
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng BidvKhoá Luận Tốt Nghiệp Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Bidv
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Bidv
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Sản Phẩm Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nh...
 
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC ĐỊNH GIÁ THẤP IPO
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC ĐỊNH GIÁ THẤP IPONHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC ĐỊNH GIÁ THẤP IPO
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC ĐỊNH GIÁ THẤP IPO
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ƯơngLuận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (Cptpp) Trên Báo Điện Tử Anh Ngữ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- NGUYỄN MAI CHI THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- NGUYỄN MAI CHI THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí học Mã số 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. Lê Thanh Bình PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của khoá luận Thông tin về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên báo điện tử Anh ngữ, khảo sát các báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ là những kiến thức do tôi thu nhận được trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình, không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 Tác giả khoá luận Nguyễn Mai Chi
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Lê Thanh Bình, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã tận tâm chỉ bảo, định hướng cho tôi về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để tôi vận dụng vào khoá luận này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng Khoa học chấm khoá luận tốt nghiệp đã phản biện, góp ý để tôi hoàn thành khoá luận này. Do còn có hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy khoá luận của mình còn những thiếu sót nhất định. Kính mong sự góp ý và sửa chữa của các thầy, cô giáo cũng như các bạn học viên để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 Tác giả khoá luận Nguyễn Mai Chi
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................................6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..........................................................................10 7. Kết cấu khoá luận .....................................................................................................................10 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN CHUNG............11 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài........................................................................11 1.1.1. Khái niệm thông tin..........................................................................................................11 1.1.2. Khái niệm báo điện tử.....................................................................................................13 1.1.3. Hiệp định CPTPP..............................................................................................................19 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến đề tài....................................................................28 1.2.1. Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự.......................................................28 1.2.2. Lý thuyết truyền thông quốc tế ..................................................................................32 1.3. Vai trò của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định CPTPP.....................................................................................................................................................35 1.4. Vài nét về các tờ báo trong diện khảo sát..........................................................35 1.4.1. Việt Nam News (vietnamnews.vn)............................................................................35 1.4.2. Kyodo News (english.kyodonews.net)...................................................................38 1.4.3. The Washington Post (washingtonpost.com).......................................................38 Tiểu kết Chƣơng 1..........................................................................................................................40 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TRÊN CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO SÁT.41 1
  • 6. 2.1. Báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News của Việt Nam....................................41 2.1.1. Khảo sát số lượng các tin, bài ......................................................................................41 2.1.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ..............................................................42 2.1.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP.............................................................48 2.1.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP........................................................53 2.2. Báo điện tử Anh ngữ Kyodo News của Nhật Bản...........................................55 2.2.1. Khảo sát số lượng tin, bài ...............................................................................................55 2.2.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ..............................................................56 2.2.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP.............................................................60 2.2.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP........................................................64 2.3. Báo điện tử Anh ngữ The Washington Post của Mỹ ....................................64 2.3.1. Khảo sát số lượng tin, bài ...............................................................................................64 2.3.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ..............................................................65 2.3.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP.............................................................66 2.3.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP........................................................69 *Tiểu kết chương 2............................................................................................................................70 Chương 3: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ............................................................................74 3.1. Những mặt làm đƣợc..........................................................................................................74 3.2. Hạn chế..........................................................................................................................................75 3.3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................................76 3.4. Khuyến nghị giải pháp tăng cƣờng truyền thông quốc tế trên báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam...............................................................................................77 3.4.1. Giải pháp chung....................................................................................................................77 3.4.2. Giải pháp cụ thể....................................................................................................................79 * Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................................................87 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................91 PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................98 2
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự.......................................................30 Sơ đồ 1.2. Tam giác nghị sự.........................................................................................................31 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News........................................................................................................42 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News...........................................................................................................................................................49 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện tử Anh ngữ Kyodo News.................................................................................................................56 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ Kyodo News. .......................................................................................................................................................................60 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện tử Anh ngữ The Washington Post.............................................................................................65 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử The Washington Post. 67 3
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sapo trong tin của báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News.....................51 Hình 2.2. Ảnh minh họa cho tin “Without US, 11 Asia-Pacific states sign trade deal”.............................................................................................................................................52 Hình 2.3. Ảnh minh họa cho bài viết “CPTPP vital to VN economic reforms: minister”..................................................................................................................................................52 Hình 2.4. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội thứ nhất trên báo điện tử Việt Nam News.....................................................................................................................................53 Hình 2.5. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội thứ hai trên báo điện tử Việt Nam News...............................................................................................................................................54 Hình 2.6. Các bình luận trên báo điện tử Việt Nam News.........................................55 Hình 2.7. Dòng Breaking News 1.............................................................................................62 Hình 2.8. Dòng Breaking News 2.............................................................................................62 Hình 2.9. Sapo trên báo điện tử Kyodo News...................................................................63 Hình 2.10. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ Kyodo News...........................................................................................................................................64 Hình 2.11. Hình ảnh dòng trạng thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải trên mạng xã hội Twitter........................................................................................................68 Hình 2.12. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ The Washington Post - 1................................................................................................................69 Hình 2.13. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ The Washington Post – 2...............................................................................................................69 Hình 2.14. Đường link dẫn tới thông tin liên quan trên báo điện tử The New York Times..............................................................................................................................................70 Hình 3.1. Mẫu infographic về CPTPP. .................................................................................86 4
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với những bước phát triển vượt bậc khi đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 3 FTA khác. Trong đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là một FTA thế hệ mới đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao, kỳ vọng tạo mô hình mới về hội nhập và hợp tác khu vực, tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại - đầu tư và trở thành hạt nhân hình thành một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với cam kết mở cửa thị trường mạnh và tham gia sâu của các nước thành viên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trường, lao động… CPTPP được đánh giá là ―Hiệp định thế kỷ‖ đầy cơ hội không thể bỏ qua. Để tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần được hiểu đúng, đủ, có thông tin cụ thể, kịp thời và chính xác về nội dung CPTPP và các cam kết của Việt Nam khi tham gia hiệp định này. Do đó, công tác tuyên truyền về CPTPP trên các ấn phẩm báo chí càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra thông tin mang tính định hướng, cho thấy Việt Nam coi trọng, kỳ vọng, đánh giá cao và cam kết sâu rộng đối Hiệp định này như thế nào. Thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của mình, báo chí nói chung đã và đang rất nỗ lực truyền tải đến công chúng các nội dung về ý nghĩa, tác động, vai trò… của Hiệp định CPTPP đối với quốc tế và Việt Nam một cách thường xuyên, đa khía cạnh. Trong đó, báo điện tử - loại hình báo chí ra đời muộn nhất so với các thể loại báo in, báo phát thanh và báo truyền hình đang rất tích cực truyền tải thông tin về Hiệp định CPTPP. Bởi nhiều ưu thế vượt trội về khả năng tương tác; khả năng đa phương tiện; tính thời sự cùng khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy và tính định hướng, kết nối 5
  • 10. cộng đồng, những thông tin về CPTPP trên báo điện tử đã đến với công chúng một cách hiệu quả và dễ dàng. Báo điện tử Anh ngữ có những lợi thế nhất định khi giúp chuyển tải thông tin, chủ trường, đường lối, quan điểm, chính sách của một nước đến với quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới. Nghiên cứu thông tin về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ là hướng nghiên cứu cần thiết, góp thêm một tiếng nói tư vấn cho hoạt động truyền thông quốc tế ngày càng có hiệu quả; góp phần khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam trong việc thông tin các sự kiện được dư luận quan tâm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “Media Power in Politics” (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị) của Doris A.Graber, năm 2000; “The Creation of The Media: Political Origins of Modern Communications” (Sáng tạo phương tiện truyền thông đại chúng: nguồn gốc chính trị của các phương tiện liên lạc hiện đại) của Paul Starr, New York, Basic Books, năm 2004; “Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin” của Sayling Wen, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2002; “Đưa tin thời toàn cầu hoá” của Anya Schifrin và Amer Bisat, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004... Đây là những nghiên cứu mang tính lý luận về thông tin đại chúng trong thời đại công nghệ số, có tính chất khái quát cao. - Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về truyền thông quốc tế: “International media research: A Critical survey” (Nghiên cứu truyền thông quốc tế: Một khảo sát phản biện) của John Corner, Philip Schlesinger và Roger Silverstone năm 1998, trên cơ sở khảo sát chính sách truyền thông của châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, các tác giả chỉ 6
  • 11. ra rằng truyền thông quốc tế cần được xây dựng mềm dẻo trên cở sở đặc trưng văn hóa, bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc. - Nghiên cứu về thông tin về các hiệp định thương mại (CPTPP, WTO…) trên một số phương tiện thông tin đại chúng không phải là mới, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và được công bố như sau: + Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “TPP Objectively: Legal, Economic, and National Security Dimensions of CPTPP” (Khách quan về TPP: Các khía cạnh Luật pháp, Kinh tế và An ninh quốc gia) của Giáo sư Raj Bhala thuộc Đại học Kansas (Mỹ) năm 2019, cập nhật những thay đổi kể từ quyết định gây tranh cãi của Mỹ năm 2017 là rút khỏi TPP, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa TPP và CPTPP; “Trade Implications of the Trans-Pacific Partnership for ASEAN and Other Asian Countries” (Ý nghĩa thương mại của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với ASEAN và các nước châu Á khác), 2014, của Deardorff, Alan, V, xem xét các tác động của TPP đối với thương mại, trên cơ sở thông tin từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các số liệu tăng trưởng của các nước thành viên hiệp định. + Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước: Tài liệu giới thiệu Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các văn kiện có liên quan của Bộ Tư pháp…. trong đó nêu ra lịch sử hình thành, nội dung cam kết chính của hiệp định, đánh giá tác động của hiệp định đối với Việt Nam trên các mặt chính trị, đối ngoại, an ninh, kinh tế; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc tham gia của Mỹ và Việt Nam, Hà Hồng Hải, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4(95), tháng 12/2012, tr43-68, đánh giá sự tham gia của hai nền kinh tế có sự khác biệt nổi bật là Mỹ và Việt Nam từ góc độ kinh tế - chính trị, nêu bật mục tiêu và lợi ích của Mỹ và cơ hội và thách thức mà hiệp định này đặt ra cho Việt Nam. - Các đề tài, khoá luận nghiên cứu có liên quan đã được công bố: 7
  • 12. + Các công trình nghiên cứu về CPTPP: “Thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử ở Việt Nam” của Phạm Đức Tiến, khoá luận tốt nghiệp, năm 2017. Khoá luận rút ra một số vấn đề cơ bản trong hoạt động thông tin về hiệp định này (lý luận về quản lý, thông tin…) qua khảo sát thực trạng thông tin về TPP trên 3 tờ báo điện tử là Thời báo Tài chính Việt Nam, Thời báo Ngân hàng và Diễn đàn doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. + Công trình nghiên cứu về thông tin trên báo điện tử Anh ngữ: “Sự kiện Giàn khoan Hải dương 981 dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc” của Nguyễn Tuấn Anh, khoá luận tốt nghiệp, năm 2015. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động thông tin đối ngoại; khảo sát, phân tích hoạt động thông tin về sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên một số tờ báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc, khoá luận nêu bật thực trạng về nội dung và hình thức thông tin của báo điện tử bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc đối với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, từ đó, chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo điện tử bằng tiếng nước ngoài của Việt Nam nói chung, báo điện tử Anh ngữ nói riêng. - Ngoài ra, còn nhiều khoá luận , luận án, công trình nghiên cứu khác về TPP, tựu chung dưới góc độ kinh tế: vấn đề chuyển giao công nghệ, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, cơ hội và thách thức với xuất khẩu gạo… hay dưới góc độ luật pháp. Trong đó, phần lớn các công trình tập trung vào lợi ích kinh tế mà hiệp định này mang lại, đánh gía triển vọng mà chưa đề cập nhiều đến vai trò của công tác tuyên truyền, đặc biệt là trên các ấn phẩm báo mạng điện tử Anh ngữ. 8
  • 13. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông tin về CPTPP trên 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng của thông tin và nâng cao vai trò của báo điện tử Anh ngữ về vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, khoá luận tiến hành thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, khái quát hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về báo điện tử, chức năng thông tin trên báo điện tử; kiến thức về Hiệp định CPTPP và những thông tin cơ bản về 3 tờ báo điện tử Anh ngữ được khảo sát. Thứ hai, đánh giá chất lượng nội dung, hình thức bài viết về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử dựa trên 3 tờ báo khảo sát. Từ đó tiến hành phân tích những thành công, hạn chế của việc thông tin về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ. Thứ ba, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo điện tử Anh ngữ khi thông tin về Hiệp định CPTPP. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là CPTPP dưới góc nhìn của báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát 3 báo điện tử Anh ngữ, cụ thể là báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam là Việt Nam News; báo điện tử Anh ngữ của Nhật Bản là Kyodo News và báo điện tử của Mỹ là The Washington Post; tập trung vào giai đoạn từ tháng 11/2017 (11 nước còn lại sau khi Mỹ rút khỏi TPP nhất trí duy trì cam kết và đổi tên Hiệp định thành CPTPP) tới nay. 9
  • 14. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích thông điệp truyền thông về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các đối tượng gồm nhà quản lý, phóng viên, biên tập viên, độc giả là người nước ngoài… để tìm hiểu ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng này đối với việc thông tin về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tập hợp, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu, văn bản liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Khoá luận có những nghiên cứu tổng thể về hoạt động thông tin tuyên truyền của báo điện tử Anh ngữ với CPTPP, từ đó rút ra một số vấn đề lý luận cơ bản trong hoạt động thông tin về Hiệp định này. Ví dụ, lý thuyết thông tin, truyền thông quốc tế, báo điện tử, chuẩn hóa các khái niệm… 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Khoá luận góp phần làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định CPTPP, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử bằng tiếng nước ngoài, đạt hiệu quả tốt nhất với những đối tượng đặc thù hướng đến. 7. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khoá luận được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý thuyết, lý luận chung Chƣơng 2. Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin về Hiệp định CPTPP trên các tờ báo thuộc diện khảo sát Chƣơng 3. Khuyến nghị, giải pháp 10
  • 15. Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm thông tin Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, và các từ điển cũng không thể đưa ra một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford EnglishDictionary cho rằng, thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến”, là “tri thức, tin tức”. Một vài từ điển khác đồng nhất thông tin với kiến thức, “thông tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”... Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin chỉ được bắt gặp và tiếp cận trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó. Từ Latin Informatio, gốc của từ hiện đại information (thông tin) có hai nghĩa. Một là chỉ hành động rất cụ thể tạo ra một hình dạng. Hai là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng tuỳ vào tình huống. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. Với nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: Một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh [41]. Trên quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh, nói rộng hơn là bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người [41]. Nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản và không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó lại được truyền cho người khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ và tài liệu hoặc qua các 11
  • 16. phương tiện truyền thông khác. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống. Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh... Thuật ngữ ―thông tin‖ dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự nhiên. Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được cung cấp thông tin dưới dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông tin thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, tạo ra sự đa dạng phong phú về thông tin, dẫn tới những mức độ chất lượng khác nhau của thông tin. Chẳng hạn như các số liệu, dữ kiện ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn gọi là dữ liệu. Từ các dữ liệu đó qua xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thông tin có giá trị cao hơn, gọi là thông tin có giá trị gia tăng. Ở mức độ cao hơn nữa là các thông tin quyết định trong quản lý và lãnh đạo - kết quả xử lý của những nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm, các thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học - kết quả của những công trình nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khoa học và chuyên môn. Đối chiếu theo Từ điển tiếng Việt, thông tin được hiểu với nghĩa động từ là truyền tin cho nhau để biết, và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi. Như vậy, khái niệm thông tin được hiểu theo hai nghĩa là nội dung thông tin và phương tiện thông báo, báo tin. Trong cuốn Global Information and World Communication, Hamid Mowlana cho rằng thông tin và một hiện tượng luôn có nhiều tranh cãi về nó. Chính từ việc sử dụng hằng ngày, thông tin đã liên quan đến con người, đến phương tiện truyền thông, với những gì có thể thêm vào, bổ sung cho những điều thực tế, giá trị, hữu dụng, vô dụng hoặc kiến thức. Bởi vậy mà người ta 12
  • 17. cho rằng thông tin là tốt, và càng có nhiều thông tin càng tốt; và rằng thông tin là quyền lực, phức tạp, khó hiểu; rằng mỗi quyển sách, từ báo, lá thư hay hội nghị đều chứa thông tin [2]. Mowlana cũng cho rằng khái niệm thông tin sử dụng trong nghiên cứu về truyền thông nên được đặt trong bối cảnh ngữ nghĩa và thực tế của nó. Thông tin ở đây được hiểu là một sự đóng góp mẫu hoặc một mối quan hệ mẫu giữa các sự vật, hiện tượng [2]. Thông điệp là bất cứ thứ gì nguồn cố gắng chia sẻ với người khác. Thông điệp bắt nguồn từ ý tưởng được mã hòa vào trong những biểu tượng sẽ được sử dụng để diễn đạt ý tưởng đó. Những biểu tượng có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự vật mà nguồn sử dụng để khơi gợi ý nghĩa trong suy nghĩ của người nhận thông điệp. Việc lựa chọn biểu tượng để diễn đạt một ý tưởng hay một sự vật là một bước rất quan trọng trong quy trình truyền thông vì chọn lựa không tốt sẽ dẫn tới sự mơ hồ hoặc hiểu sai thông điệp cần truyền tải. 1.1.2. Khái niệm báo điện tử 1.1.2.1. Báo điện tử là gì Báo điện tử hay báo mạng là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet. Báo điện tử được xuất bản bởi Tòa soạn báo điện tử. Người đọc báo điện tử dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối Internet để thu thập thông tin. Khái niệm báo điện tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1992 cùng với sự ra đời của tờ báo Online Journal. Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi và cách hiểu khác nhau đối với loại hình báo chí này như: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper)... Trong đó, báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới cũng xuất hiện các khái niệm với cùng đặc tính như: xuất bản trực tuyến (Online publishing), 13
  • 18. phương tiện truyền thông trực tuyến (Online media), nhà báo trực tuyến (Online journalist), phát thanh trực tuyến (Online radio), truyền hình trực tuyến (Online television). Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện các ―báo điện tử‖ đối với các tờ báo in đưa thông tin lên mạng Internet như Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ… Luật báo chí sửa đổi, bổ sung số 103/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 5/4/2016 (gọi tắt là Luật báo chí 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) định nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”; Tạp chí điện tử là “sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”. Năm 1993, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet. Ngày 5/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21/CP về Quy chế tạm thời quản lý, thiết lập và sử dụng mạng Internet ở Việt Nam. Internet quốc gia Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu ngày 19/11/1997. Từ đây, báo chí điện tử nước ta và việc khai thác mạng Internet chính thức được đưa vào hoạt động. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức trên cơ sở sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, việc phát triển nhanh Internet để khắc phục sự tụt hậu xa hơn các nước trên thế giới về công nghệ thông tin là yêu cầu rất bức thiết đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngày 2/2/1997, Tạp chí Quê hương điện tử thuộc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao ra đời, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của báo điện tử Việt Nam. Quá trình phát triển, báo điện tử Việt Nam đã đóng một vai trò 14
  • 19. quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền nói chung và hoạt động tuyên truyền đối ngoại nói riêng. Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ truyền dẫn, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới. Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Báo điện tử có sự tích hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà còn cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Có thể coi báo điện tử ngày nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng người đọc không giới hạn. Thông tin từ khi thu thập đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn sống 24/24h. Báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến... nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, giữa độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Báo điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo điện tử đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn. 1.1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của báo điện tử - Khả năng đa phương tiện: Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo điện tử đang ngày càng tích hợp thêm nhiều phương tiện mới với những cách thức thể hiện khác nhau. 15
  • 20. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm các thành phần văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và các chương trình tương tác (interative program). Nhờ đó, khi độc giả đọc báo điện tử vẫn có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in; tiếp nhận trực quan những hình ảnh, video, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian. - Tính tức thời và phi định kỳ: Vượt qua những rào cản mà các loại hình báo chí khác gặp phải, nội dung thông tin trên báo điện tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thông tin lại đơn giản, dễ dàng có thể cập nhật, bổ sung bất kỳ khi nào, số lượng bao nhiêu. Với tốc độ đường truyền nhanh, báo điện tử được gọi là báo giờ, bởi các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc sự kiện đang diễn ra một cách sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá hay một cuộc họp báo, xét xử… - Tính tương tác cao: Khi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về thông tin cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng. Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này đều được những người làm báo lưu tâm. Đối với báo điện tử, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ mà tính tương tác thường cao hơn so với các loại hình còn lại. Hằng ngày, mỗi tòa soạn báo điện tử có thể nhận được hàng trăm thư các loại từ bạn đọc. Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo điện tử, chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc giả với độc giả hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí. Ngày nay các phương tiện tương tác trên các tờ báo điện tử đã được tăng cường bằng việc lắng nghe, lôi cuốn sự tham gia của độc giả vào việc thu thập và cung cấp thông tin. Các tờ báo chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào 16
  • 21. những hành vi mang tính cộng tác, làm họ trở nên chủ động và tích cực hơn trong quá trình tìm kiếm, khai thác thông tin hơn là chỉ đơn thuần cung cấp nhiều thông tin. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương tác khác như comment, feedback, vote, email… tiện lợi cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. - Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: Báo điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng chương trình như các loại hình báo chí khác. Điều này tạo cho báo điện tử thực sự là một kho thông tin khổng lồ và kho thông tin đó bảo đảm được các yếu tố: Thông tin cực kỳ phong phú, đa dạng cả về số lượng và nội dung; Thông tin khách quan và được kiểm chứng; Thông tin được lưu trữ lâu dài và có hệ thống: Mỗi tờ báo điện tử đều có khả năng lưu trữ, sắp xếp toàn bộ tin, bài đã đăng tải theo trật tự thời gian (giờ, ngày, tháng, năm) và theo từng chuyên mục, dòng sự kiện hoặc vấn đề được dư luận quan tâm. Điều này thực sự đem lại những thuận tiện, hữu ích cho người tìm kiếm. 1.1.2.3. Xu hướng phát triển của báo điện tử Việt Nam Trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo điện tử tuy ra đời sau những loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo chí, đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Đồng thời, báo điện tử không ngừng tăng tốc để bắt kịp và là cánh tay nối dài của báo in, phát thanh và truyền hình. Chính bởi tính mới, nhanh nhạy và hiện đại của mình, báo điện tử đang đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao của công chúng. Ngược lại, vì công chúng ngày càng có xu hướng và có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin hiện đại từ báo điện tử nhiều hơn, báo điện tử đã trở thành một trong những món ăn tinh thần thiết yếu của độc giả. 17
  • 22. Khả năng cạnh tranh thông tin một cách chóng mặt sẽ là ưu thế để báo điện tử phát triển xa hơn và mạnh mẽ hơn trong tương lai. Cơ sở rõ ràng nhất để khẳng định điều này xuất phát từ thông tin về Quy hoạch báo chí đến năm 2020, được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại Hội nghị báo chí toàn quốc năm 2016: Đến năm 2020, triển vọng của báo điện tử là trở thành loại hình báo chí chủ lực của cơ quan truyền thông. Riêng các Đài phát thanh, truyền hình sẽ bảo đảm chương trình tự sản xuất đạt 60%, tỷ lệ chương trình khai thác trên một kênh truyền hình không vượt quá 30%. Theo đó, có những xu hướng về báo điện tử Việt Nam đang và sẽ tiếp tục trong tương lai: - Nhanh hơn: Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo điện tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng. Điều này không chỉ những tờ báo điện tử độc lập mà các tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình cũng ngày càng quan tâm đến tốc độ cập nhật thông tin. - Đa dạng hơn: Các tờ báo điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới khả năng đa phương tiện. Đó không phải là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồ hoạ… trong một sản phẩm báo chí. - Tương tác nhiều hơn: Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tin một cách tích cực. - Chuyên sâu hơn: Hiện nay hầu hết các tờ báo điện tử của Việt Nam đều là những tờ báo đưa thông tin tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong tương lai, sự ra đời của các tờ báo chuyên ngành, khai thác chuyên sâu một lĩnh vực, phục vụ cho một đối tượng bạn đọc ở một ngành nghề nhất định sẽ có thể là hướng đi mới. 18
  • 23. - Uy tín hơn: Trong thế giới thông tin của Internet, đôi khi bạn đọc bị lạc lối, sai đường. Vì vậy, sự định hướng và tính chính xác của thông tin sẽ là những yếu tố níu giữ bạn đọc. Những tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình lớn đang dần khẳng định vị thế của mình, có triển vọng trở thành những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam. - Rộng hơn: Nếu muốn vươn ra thế giới và trở thành những tờ báo không chỉ của người Việt, những tờ báo điện tử của Việt Nam phải nhanh chóng tính đến phương án cho ra đời phiên bản bằng tiếng nước ngoài… - Gắn kết với mạng xã hội: Mạng xã hội tiếp tục là cuộc chơi mà các tờ báo điện tử phải gia nhập nếu muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. - Cuộc đua về công cụ tìm kiếm: Sự phát triển của các công cụ tìm kiếm đòi hỏi các trang báo mạng phải phát triển công cụ tìm kiếm trong chính trang báo của mình, xây dựng các từ khóa, các nội dung sao cho tương thích nhất với yêu cầu tìm kiếm của độc giả. 1.1.3. Hiệp định CPTPP 1.1.3.1. Quá trình hình thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 8/3/2018 tại thành phố Santiago (Chile), và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, New Zealand, Singapore và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4. 19
  • 24. Ngày 22/9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP. Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14/11/2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản). Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12. Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta (Mỹ) vào tháng 10/2015. Ngày 4/2/2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại thành phố Auckland (New Zealand). Tuy nhiên, vào ngày 30/1/2017, Mỹ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới. Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút nước này khỏi TPP, Hiệp định sẽ chỉ còn chiếm 16% GDP và 14% thương mại toàn cầu thay vì 40% tổng GDP và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu như dự tính ban đầu. Điều này đương nhiên sẽ làm cho TPP không còn nguyên vẹn ý nghĩa cả về quy mô, vị thế và vai trò của bản thân như kỳ vọng. Tuy nhiên, một số nước thành viên của TPP với vai trò dẫn đầu của Nhật Bản vẫn nỗ lực theo đuổi Hiệp định đến cùng và tin tưởng vào ―giấc mơ‖ TPP. 20
  • 25. Tháng 11/2017, tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam), 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi. Ngày 8/3/2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố Santiago (Chile). 1.1.3.2. Nội dung chính Hiệp định CPTPP gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 6/2/2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP. Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP. * Sự khác nhau giữa CPTPP và TPP - Về nội dung: Hiệp định CPTPP cơ bản giữ nguyên các cam kết chính của Hiệp định TPP, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường nhưng cho phép các nước tạm hoãn thực thi khoảng 20 nghĩa vụ trong các lĩnh vực quan trọng như sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính… 21
  • 26. - Về số lượng thành viên và dân số: Hiệp định CPTPP có 11 thành viên còn Hiệp định TPP có 12 thành viên gồm 11 thành viên của CPTPP và Mỹ. - Về đóng góp vào thương mại và GDP toàn cầu: Giá trị đóng góp vào GDP và thương mại toàn cầu của Hiệp định TPP tương ứng là 40% và 30% trong khi giá trị đóng góp của Hiệp định CPTPP tương ứng là 15% và 15%. 1.1.3.3. Tầm quan trọng của CPTPP đối với Việt Nam Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: mua sắm của các cơ quan Chính phủ, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước và mở rộng ra cả các vấn đề được coi là phi truyền thống trong đàm phán, ký các FTA như: lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ có mức độ cam kết cao trong các lĩnh vực như: sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính… để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Mặc dù vậy, về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay‖ [32]. *Những cơ hội khi tham gia CPTPP -Lợi ích về xuất khẩu: Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. 22
  • 27. Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. -Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu: Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới. -Lợi ích đối với các ngành Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%. - Lợi ích về cải cách thể chế Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 23
  • 28. nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. - Lợi ích về việc làm, thu nhập Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế của các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP. Đặc biệt, do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn. *Một số thách thức khi tham gia CPTPP -Thách thức về kinh tế 24
  • 29. Xét theo mặt hàng, một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, do Mỹ đã rút khỏi Hiệp định nên sức ép cạnh tranh giảm đi đáng kể. Hơn nữa, với hai mặt hàng này, Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm). Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản xuất một số loại thịt. Một số sản phẩm công nghiệp mà một số nước CPTPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong tương lai 10 - 15 năm nữa sản phẩm của ta vẫn chủ yếu hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước CPTPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp. Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp - chăn nuôi, Chính phủ trong thời qua đã ban hành 3 Nghị định theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thí điểm một số mô hình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp v.v. để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và vươn ra thị trường thế giới. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với các công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến trên thế giới. Với công nghệ và phương thức quản lý hiện đại, có cơ sở để tin rằng các sản phẩm do các tập đoàn này làm ra sẽ có khả năng cạnh tranh trên sân nhà. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình cơ cấu lại. 25
  • 30. Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu cũng là kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó là bị động, lúng túng khi thách thức đến. Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của CPTPP nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệ mới nói chung. -Thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn v.v. Sức ép phải thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định là có nhưng sẽ vượt qua được vì 3 lý do. Một là, những cam kết khó nhất, đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ như trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ), đã được 11 nước "tạm hoãn" sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP. Hai là, nhiều cam kết tuy mới nhưng lại phù hợp hoàn toàn với đường lối, chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước (ví dụ như trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa...) nên sức ép thay đổi hệ thống pháp luật không lớn. Ngoài ra, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao, ta có thể thực hiện thành công khối lượng công việc này, nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình. Cụ thể, ngay sau khi Hiệp định được ký kết, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương rà soát các quy định hiện hành trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách để từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hoặc hình thức áp dụng phù hợp nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu 26
  • 31. của Hiệp định CPTPP. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch của Chính phủ về thực thi Hiệp định CPTPP, trong đó phân công nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai các công việc cụ thể để bảo đảm việc thực thi đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này. -Thách thức về xã hội Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, do phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với ta, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn. Đồng thời, với cơ hội mới có được, ta sẽ có điều kiện để tạo ra nhiều việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành ta thực sự có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, với thời gian, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tăng lên, có lựa chọn hơn, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh và nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra. Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giản thiểu những thách thức gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định, Chính phủ đã và đang chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định, cam kết của Hiệp định. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp phi thuế như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụng theo các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ có các 27
  • 32. biện pháp trợ giúp doanh nghiệp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động. -Thách thức về thu ngân sách Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam, chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn. Trước tác động của hội nhập đến thu ngân sách, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện tái cơ cấu ngân sách nhà nước, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân sách, chính sách thuế, quản lý thuế, hải quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, mở rộng cơ sở thuế, tăng thu nội địa, trên cơ sở đó đảm bảo bền vững ngân sách nhà nước, an ninh tài chính quốc gia. Với thuế xuất khẩu, do ta giữ lại thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng có nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản nên tác động giảm thu không lớn. Ngoài ra, với những lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thu thuế nội địa như thuế thu nhập danh nghiệp… Điều này sẽ phần nào giúp cân bằng nguồn thu - chi cho ngân sách quốc gia. 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến đề tài 1.2.1. Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự nhận định rằng, các cơ quan báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần. 28
  • 33. Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Settings) lần đầu xuất hiện trong chương đầu tiên có tên “'The World outside and the Pictures in our heads” (Thế giới bên ngoài và những hình ảnh trong đầu chúng ta) trong cuốn sách Public Opinion (1922) của tác giả Walter Lippma. Tại đây ông lập luận rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là mối liên hệ chính giữa các sự kiện trên thế giới và hình ảnh trong tâm trí công chúng. Năm 1963, Bernard Cohenquan quan sát thấy rằng báo chí có thể không phải lúc nào cũng thành công trong việc nói cho mọi người biết phải nghĩ gì, nhưng báo chí lại cực kỳ thành công trong việc nói cho mọi người biết cần phải nghĩ về điều gì. Thế giới sẽ trông khác với những người khác nhau, tùy thuộc vào bản đồ được vẽ cho họ bởi các nhà văn, biên tập viên và nhà xuất bản của bài báo họ đọc. Năm 1972, Maxwell Mccombs và Donald Shaw (Mỹ) đã mô tả khả năng tác động, ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông. Theo đó, trong quá trình truyền thông, nếu những tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác. Và rút ra kết luận: “Thuyết thiết lập chương trình nghị sự cho rằng các cơ quan báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần”. Lý thuyết định hình chương trình nghị sự được vận dụng phổ biến và có hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với những mục tiêu và đối tượng xác định. Theo lý thuyết này, vấn đề nào được truyền thông định hình, được làm nổi bật thì vấn đề đó được quan tâm, chú ý, bàn luận trong dư luận xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ dư luận xã hội biết, bàn và đề xuất giải pháp như thế nào đối với vấn đề trong chương trình nghị sự. 29
  • 34. Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng truyền thông có ảnh hưởng lớn tới khán giả của họ bằng cách truyền đến những gì họ nên nghĩ về chứ không phải những gì họ nghĩ. Điều này có thể hiểu rằng với những tin tức xuất hiện thường xuyên và nổi bật thì người đọc sẽ nghĩ đó là vấn đề quan trọng hơn cả. Vì công chúng không thể nhận thức hết được toàn bộ thế giới bên ngoài nên những gì họ có thể biết được là nhờ vào truyền thông. Những mớ thông tin hỗn độn sẽ được lọc qua “Người gác cổng” (The Gatekeepers) để đến với công chúng, những người tiếp nhận thông tin. Sơ đồ 1.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự. “Người gác cổng” có thể là tổng biên tập, biên tập viên, phóng viên… những người lựa chọn, lọc các thông tin dựa trên tôn chỉ mục đích, mục đích chính trị của tờ báo để đưa tới công chúng là những đối tượng độc giả khác nhau. Bên cạnh yếu tố lợi ích quốc gia và tôn chỉ mục đích của tòa soạn, các tờ báo có thể cân nhắc lựa chọn cung cấp tin tức tới độc giả dựa trên 8 giá trị tin (News Values) để đánh giá xem tin đó có đáng để đưa lên mặt báo không đó là tính nổi bật, tác động, dòng thời gian, tính gây sốc, tính gần gũi, tính phổ biến, tính mâu thuẫn. Ở chiều ngược lại, chương trình nghị sự cũng được tạo ra từ nhận thức và mối quan tâm của công chúng về những vấn đề nổi bật mà truyền thông 30
  • 35. nhắc đến. Đồng thời, thiết lập chương trình nghị sự còn được mô tả là cách truyền thông cố gắng gây ảnh hưởng tới người xem và thiết lập một hệ thống phân cấp tin tức gồm hai giả định sau: - Phương tiện truyền thông bóp méo hiện thực bằng cách lọc và định hình lại thông tin. - Phương tiện truyền thông tập trung vào một vài vấn đề và đối tượng dẫn đến việc công chúng nhận thức rằng những vấn đề đó quan trọng hơn những vấn đề khác. Có giá trị tâm lý và khoa học cho lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự. Càng nhiều câu chuyện được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó càng trở nên nổi bật trong ký ức của mỗi cá nhân khi họ được yêu cầu nhớ lại, ngay cả khi nó không ảnh hưởng cụ thể đến họ hoặc đăng ký như một vấn đề nổi bật trong tâm trí họ. Media Agenda Public Policy Sơ đồ 1.2. Tam giác nghị sự Có ba loại thiết lập chương trình nghị sự: - Thiết lập chương trình truyền thông: khi phương tiện xác định chương trình nghị sự mà câu chuyện được coi là quan trọng. - Thiết lập chương trình nghị sự công cộng: khi công chúng xác định chương trình nghị sự mà câu chuyện được coi là quan trọng. 31
  • 36. - Thiết lập chương trình nghị sự chính sách: khi cả chương trình nghị sự công cộng và truyền thông ảnh hưởng đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách công. Tuy nhiên, do Internet ngày càng phát triển cộng với sự bùng nổ của mạng xã hội nên truyền thông, công chúng và người làm chính sách có sự tác động qua lại với nhau mạnh mẽ. Thông qua truyền thông, các chính sách có thể được thông tin gần hơn tới công chúng (Ví dụ như các nghị quyết, chính sách lương, chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo…). Công chúng cũng đã thông qua mạng xã hội để thể hiện ý kiến của mình nhiều hơn, sau đó các báo nhận thấy sự quan tâm của công chúng đến một vấn đề nổi cộm trong xã hội, đời sống dân sinh… và bắt đầu đưa tin, chắt lọc thông tin. Sau khi các nhà làm chính sách nhận thấy sự bất hợp lý khiến người dân bức xúc, buộc phải vào cuộc để giải quyết vấn đề. Truyền thông, báo chí, có xu hướng lựa chọn và cung cấp các thông tin mà độc giả của họ quan tâm nhiều hơn. Như vậy, nhờ Internet và mạng xã hội, những nhóm công chúng trong xã hội có thể chủ động hơn khi tìm đến môi trường truyền thông xã hội như một không gian công cộng (Public sphere) để tham gia thảo luận, giao tiếp, tự do biểu đạt. Từ những phong trào trên mạng, họ tụ tập với nhau ngoài thực tế, tự xây dựng nên những tổ chức, hội nhóm kín để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thường ngày, dựa trên những gợi ý mà mạng xã hội đưa ra. Liên quan đến thông tin về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ, tuỳ vào tôn chỉ, mục đích hoạt động của tờ báo, chủ trương, đường lối chính sách của từng quốc gia, các cơ quan báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng, trong số nhiều khía cạnh khác nhau của Hiệp định này như chính trị, kinh tế, cơ hội, thách thức… 1.2.2. Lý thuyết truyền thông quốc tế 32
  • 37. Theo quan điểm của hai chuyên gia về truyền thông đại chúng và văn hoá của Mỹ là James R. Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998), ―truyền thông là một quá trình liên quan tới việc phân loại, lựa chọn và chia sẻ những diễn đạt, biểu tượng để giúp người nhận thông tin suy luận, khơi nguồn ra từ chính suy nghĩ của mình một ý nghĩa tương tự như trong suy nghĩ của người truyền tải thông tin‖. Trong xã hội hiện đại, truyền thông được coi là một hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều trong xã hội khi mà kinh tế tri thức ngày càng phát triển, khoa học công nghệ, tin học được áp dụng phổ biến trong đời sống đương đại, nhất là khi guồng quay của cả thế giới không thể hoạt động bình thường nếu thiếu Internet và các hệ thống truyền dẫn thông tin quốc tế. Chính vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, đây cũng là một lĩnh vực được đi sâu nghiên cứu, cùng với hiện tượng toàn cầu hoá, dòng chảy của thông tin, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Quy trình truyền thông đại chúng là một hệ thống đa chức năng; chúng sản xuất và phân phối thông tin đa dạng (chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường…), vì nhiều mục đích khác nhau: chính trị, thương mại, giải trí, đối nội và đối ngoại, văn hóa (cả tinh hoa và đại chúng)… cho cả công chúng trong, ngoài nước. Truyền thông đại chúng vừa có thể góp phần kiến tạo, tạo lập giá trị nào đó, lại vừa có thể chuyển hóa, quảng bá, lan truyền các giá trị. Nghĩa là truyền thông đại chúng cũng phải tuân thủ những chuẩn mực nhất định. Từ đó, có thể hiểu quy trình truyền thông quốc tế là quá trình thông tin được đưa thành hệ thống và chia sẻ với một số lượng lớn người tiếp nhận vào cùng một thời điểm hoặc các thời điểm khác nhau và việc chia sẻ, truyền tải thông tin này hoàn toàn vượt ra khỏi ranh giới một quốc gia để có thể trở thành quy mô ở nhiều nước hoặc trên toàn cầu. Nếu đi vào hướng truyền thông chuyên biệt, đặc thù thì truyền thông quốc tế là công cụ, hay cầu nối để công chúng quốc gia chủ thể giao tiếp với 33
  • 38. công chúng và dư luận quốc tế. Đó đồng thời cũng là sợi dây liên kết một quốc gia với các quốc gia khác, là chất xúc tác để một quốc gia có thể hòa mình vào cộng đồng quốc tế trong ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đang lan tỏa khắp nơi. Trên phương diện tích cực, truyền thông quốc tế giúp các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, tăng cường giao lưu và hiểu biết văn hoá, cùng vận động giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trong cuốn Giáo trình đại cương Truyền thông quốc tế do PGS. TS. Lê Thanh Bình chủ biên có đề cập tới việc nếu dùng ở nghĩa phổ quát, nhấn mạnh cả tính tương tác và quan điểm xem xét truyền thông với toàn cầu hoá, hội nhập thì tại Việt Nam, dù dùng thuật ngữ ―thông tin đối ngoại‖ cũng là để chỉ ―truyền thông quốc tế‖.[2] Các hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại ngày nay rất đa dạng bởi các phương tiện và chủ thể tham gia. Do đó, đối tượng công chúng của hoạt động truyền thông quốc tế cũng đa dạng hơn truyền thông cổ điển. Khác với đối tượng truyền thông đại chúng, đối tượng truyền thông quốc tế hoặc thông tin tuyên truyền đối ngoại của một quốc gia thường tập trung tới chủ thể là các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức đa quốc gia, người nước ngoài sinh sống ở quốc gia đó, người của quốc gia đó sinh sống và làm việc ở nước ngoài… Trên thực tế, ở Việt Nam, lĩnh vực truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy quá trình nước ta vươn lên, hội nhập vững chắc và chủ động. 34
  • 39. 1.3. Vai trò của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định CPTPP Tiếng Anh là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc (tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc); là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha; là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi, chính thức của Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh… Tiếng Anh ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa trên thế giới. Ước tính trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ người sử dụng tiếng Anh. Cùng với Internet, tiếng Anh giúp công chúng trên khắp thế giới có thể tiếp cận lượng thông tin lớn hơn và nhanh hơn. Đối với Việt Nam nói riêng, việc khai thác các lợi thế của truyền thông quốc tế phục vụ cho chiến lược, sách lược thông tin đối ngoại và chiến lược đối ngoại là hướng tiếp cận phù hợp, tạo ra sức mạnh của quyền lực mềm, quyền lực thông minh trong bối cảnh cộng đồng thế giới ngày càng quan tâm sử dụng lĩnh vực truyên thông, truyền thông quốc tế trong các quan hệ quốc tế hiện đại. Đặc biệt, báo điện tử Anh ngữ cũng là một trong những kênh thông tin quan trọng tham gia và công tác tuyên truyền, thúc đẩy và khẳng định chủ trương, đường lối và những thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, trong đó có việc thông tin về Hiệp định CPTPP. 1.4. Vài nét về các tờ báo trong diện khảo sát 1.4.1. Việt Nam News (vietnamnews.vn) Việt Nam News là tờ báo tiếng Anh quốc gia do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xuất bản, thực hiện chức năng thông tin đối ngoại về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, về tình hình Việt Nam và thế giới trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế xã hội phục vụ bạn đọc nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài 35
  • 40. cũng như bạn đọc nước ngoài nói chung và tạo cầu nối văn hoá giữa Việt Nam và thế giới. TTXVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước. TTXVN hoạt động theo mô hình tổ hợp với 15 đơn vị thông tin đối nội và đối ngoại (gồm năm ban biên tập, hai trung tâm thông tin nguồn và tám tòa soạn) cùng với năm trung tâm phục vụ thông tin, một nhà xuất bản, hai doanh nghiệp in, Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam, Cơ quan TTXVN khu vực miền Trung-Tây Nguyên; và khối các đơn vị chức năng giúp việc Tổng giám đốc TTXVN. Với hệ thống cơ quan thường trú rộng khắp tại 63 tỉnh, thành trong cả nước và 30 cơ quan thường trú ở nước ngoài đặt tại tất cả 5 châu lục, TTXVN có lực lượng phóng viên tác nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và tại hầu hết các địa bàn trọng điểm của thế giới. Đây là một ưu thế mà không một cơ quan báo chí nào ở nước ta có được. Với hơn 60 sản phẩm thông tin được thực hiện bởi đội ngũ trên 1.000 phóng viên, biên tập viên (trong tổng số trên 2.300 cán bộ, công nhân viên toàn ngành), TTXVN hiện là cơ quan báo chí có nhiều sản phẩm và loại hình thông tin nhất cả nước, từ thông tin nguồn bằng văn bản, ảnh, truyền hình, đồ họa, âm thanh, cho đến các xuất bản phẩm gồm báo ngày, tuần báo, tạp chí, báo ảnh, ấn phẩm sách, báo điện tử, trang điện tử, báo giấy trực tuyến, thông tin trên các thiết bị di động, trên các mạng xã hội. Là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia, TTXVN cung cấp tin cho hệ thống truyền thông trong và ngoài nước bằng năm thứ tiếng: Việt 36
  • 41. Nam, Trung Quốc, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, các tờ báo in, báo điện tử xuất bản bằng 10 ngữ: Việt Nam, Lào, Khmer, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha. TTXVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ―Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại Quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam‖ đối với 03 đơn vị thông tin đối ngoại, bao gồm: Báo Việt Nam News, Báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus. TTXVN còn được giao nhiệm vụ xuất bản ấn phẩm báo ảnh bằng chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi của TTXVN hiện có 11 ấn phẩm song ngữ: Việt - Khmer, Việt - Bahnar, Việt- Jrai, Việt - Ê đê, Việt - Chăm, Việt - Mông, Việt - K'ho, Việt - M'nông, Việt - Tày, Việt - Xê đăng và Việt - Cơ tu. TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với hơn 40 hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế lớn trên thế giới và là Ủy viên Ban chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA). Nguồn tin chính thống của TTXVN được đăng tải rộng rãi trên các kênh truyền thông của các hãng đối tác đã góp phần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Báo Việt Nam News là tờ báo tiếng Anh hàng ngày duy nhất của Việt Nam, đồng thời là ấn phẩm thông tin đối ngoại có lượng công chúng lớn nhất Việt Nam hiện nay, bao gồm - Nhật báo Việt Nam News (xuất bản hàng ngày, trừ Chủ nhật) - Việt Nam News Sunday (xuất bản vào Chủ nhật hàng tuần) - Báo điện tử Việt Nam News (phát tại địa chỉ: vietnamnews.vn) - Ovietnam.vn - Bizhub.vn 37
  • 42. Trong đó, báo điện tử Việt Nam News đăng tải các tin, bài từ nhật báo Việt Nam News, đồng thời tự sản xuất các tin bài riêng cho các chuyên mục: Politics & Law, Society, Economy, Life and Style, Sports, Environment. 1.4.2. Kyodo News (english.kyodonews.net) Kyodo News là một hãng thông tấn của Nhật Bản, có trụ sở chính tại thành phố Tokyo, được thành lập vào tháng 11/1945. Hãng này hoạt động trên nguyên tắc phi lợi nhuận, ngân sách hàng năm do các thành viên đóng góp và từ doanh thu của các khách hàng không phải là thành viên. Phần tin tiếng Nhật của hãng được phân phối và sử dụng rộng rãi tại các cơ quan truyền tin (truyền thanh, truyền hình và báo chí) của Nhật Bản. Tin tiếng Anh của Kyodo được truyền đi khắp thế giới. Kyodo News có một chi nhánh thành lập năm 1982 tại Mỹ là Kyodo News International, Inc. (KNI), đặt trụ sở tại thành phố New York. Đây là bộ phận marketing và nghiên cứu của Kyodo. Toàn hãng có hơn 1.000 phóng viên, hơn nửa trong số họ làm việc ở trụ sở chính tại Tokyo. Hãng có khoảng 70 phóng viên và 40 cộng tác viên thường trú ở 50 địa điểm ở nước ngoài. Các chuyên mục chính: News , Lifestyle, Arts, Sports, World, Japan, Rugby019, Tokyo2020. 1.4.3. The Washington Post (washingtonpost.com) The Washington Post hay Bưu báo Washington là nhật báo lớn nhất và có thể là một trong những tờ báo lâu đời nhất ở Washington, D.C., thủ đô của Mỹ. Tờ báo này nổi tiếng toàn thế giới vào đầu thập niên 1970 về cuộc điều tra vụ Watergate do hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein thực hiện. Vụ này dẫn đến việc Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon phải từ chức. Nó được coi là một trong những nhật báo Mỹ lớn nhất, cùng với The New York Times nổi tiếng về phóng sự tổng quát và tin tức quốc tế, The Wall Street Journal nổi tiếng về tin tức tài chính, và Los Angeles Times. Dĩ nhiên, 38
  • 43. tờ Post nổi bật do các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội, và các khía cạnh khác của chính phủ Mỹ. Khác với hai tờ báo Times và Journal, The Washington Post nghĩ đến mình là một tờ báo một miền và hiện không xuất bản một số khắp nước hàng ngày để phân phối ngoài vùng bờ biển đông. Tuy nhiên, nó gửi qua bưu điện một "Số Hằng tuần Quốc gia", sưu tập các bài báo trong các số của tuần đó. Phần nhiều độc giả của số in ở Đặc khu Columbia và các ngoại ô ở Maryland và miền bắc Virginia. Vào tháng 10/2005, số phát hành trung bình trong ngày thường là 715.181 và tổng số phát hành vào chủ nhật là 983.243, theo Cục Kiểm tra Tạp chí (Audit Bureau of Circulations), là tờ báo phổ biến thứ năm trong nước tính theo tổng số phát hành, sau The New York Times, The Los Angeles Times, The Wall Street Journal, và USA Today. Tuy số phát hành (giống như hầu hết các tờ báo giấy khác) đang giảm, The Washington Post là một trong những tờ báo có tỷ lệ thâm nhập thị trường cao nhất trong các nhật báo thành phố. Tháng 8/2013, rất nhiều người trong giới báo chí cũng như công nghệ đã hết sức ngạc nhiên khi nhà sáng lập kiêm CEO hãng thương mại điện tử Amazon đứng ra mua lại tờ nhật báo nổi tiếng này. Nhà tỷ phú đã làm thay đổi hoàn toàn ―dung mạo‖ lẫn nội dung của tờ báo 140 năm tuổi này. Lượng độc giả không ngừng gia tăng, và những nội dung nó đem lại cũng trở nên phù hợp hơn trong thế giới số hiện nay. Bezos đã cải tiến lại trang web Washington Post và các ứng dụng trên di động để tương tác tốt hơn với người dùng. Ông cũng đưa ra thêm một phần mềm khác có tên gọi là ―Arc‖ chuyên cung cấp các phân tích và đưa ra khả năng tiếp thị tốt hơn cho các ấn phẩm của ―The Post‖. Hiện trang báo này cho đăng tới 1.200 bài viết mới mỗi ngày. Nội dung của họ rất phong phú, từ các tin tức ―nóng hổi‖ mới nhất, đến các bài phân tích dài kỳ hoặc chùm ảnh vui giúp bạn đọc thư giãn. 39
  • 44. Ngoài ra, chiến lược phân phối nội dung của Washington Post cũng tích cực sử dụng những trang mạng xã hội đình đám nhất hiện nay như Facebook và Twitter. Tất nhiên, tờ báo này cũng giảm giá bán cho những ai đăng ký gói ―khách hàng thân thiết‖ Amazon Prime. Ứng dụng đọc báo The Post còn được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính bảng Kindle Fire của Amazon. Những chiến lược nói trên giúp cho số lượt đọc báo phiên bản điện tử ngày một tăng cao mạnh mẽ. Washington Post đã vượt qua tờ Thời báo New York Times về lượt truy cập website hồi tháng 10 năm 2015. Các chuyên mục chính: Politics (Chính trị), World (Thế giới), Education (Giáo dục), Sports (Thể thao), Opinions (Bình luận)… Tiểu kết Chƣơng 1 Trong Chương 1 của khoá luận , tác giả đã hệ thống hóa những khái niệm phổ biến liên quan đến thông tin đối ngoại trên báo điện tử Anh ngữ, cũng như những vấn đề cơ bản về Hiệp định CPTPP và vấn đề thông tin về CPTPP. Đây là hiệp định có ý nghĩa thiết thực, gắn liền với Việt Nam và có tác động lâu dài. Để tận dụng những lợi thế mà hiệp định này mang lại, báo điện tử Anh ngữ đóng một vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Trong chương tiếp theo, khoá luận sẽ khảo sát nội dung thông tin và tuyên truyền về Hiệp định CPTPP của 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ, đó là Việt Nam News (vietnamnews.vn) của Việt Nam; Kyodo News (english.kyodonews.net) của Nhật Bản và The Washington Post (washingtonpost.com). Việc phân tích những bài viết trên 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ, từ ngày 11/11/2017 đến ngày 31/8/2019, đưa đến cái nhìn tổng quát hơn về nội dung và hình thức thông tin về Hiệp định CPTPP của các tờ báo này. 40