SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGUYỄN PHƢƠNG CHI
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ MA LÀNG
CỦA TRỊNH THANH PHONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGUYỄN PHƢƠNG CHI
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ MA LÀNG
CỦA TRỊNH THANH PHONG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong
là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Hà Văn Đức.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Học viên
Nguyễn Phƣơng Chi
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Hà Văn Đức - là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để có được
kết quả nghiên cứu ngày hôm nay.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô giáo đang công tác tại
khoa Ngữ văn - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình cung cấp
tư liệu và chia sẻ thông tin để giúp tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu, khảo sát dữ
liệu, thông tin từ thực tiễn phục vụ cho luận văn.
Do còn hạn chế trong khi tiếp cận các thông tin mới và gặp nhiều trở ngại về
ngôn ngữ nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý chân thành, xây dựng của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận
văn này thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Học viên
Nguyễn Phƣơng Chi
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................13
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................13
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................14
7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................15
CHƢƠNG 1....................................................................................................16
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNHVĂN HỌC
THỜI KỲ ĐỔI MỚI .....................................................................................16
1.1. Tiểu thuyết về nông thôn trước năm 1986............................................16
1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới 1986 ..................................19
1.3. Tiểu thuyết về nông thôn và người nông dân trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường............................................................25
1.4. Tiểu thuyết về nông thôn và người nông dân trong Ma làng của Trịnh
Thanh Phong................................................................................................30
CHƢƠNG 2....................................................................................................34
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU
THUYẾTMẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNGNHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG.......................................................................34
2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Ma làng .......................................................................................34
2.2. Các kiểu con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng..............56
2
CHƢƠNG 3....................................................................................................74
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU
THUYẾTMẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNGNHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT................................................................74
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật...............................................................74
3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ...................................................................87
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu .......................................................................94
KẾT LUẬN..................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................................117
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện
Đại hội XII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại buổi
khai mạc đại hội có tiêu đề:“Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ
vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”{15}. Là một nước đi lên từ
nông nghiệp, phần đông dân số nước ta lại sống ở vùng nông thôn, gắn bó với
ruộng đồng vì vậy đề tài viết về nông thôn và người nông dân Việt Nam trở
thành chất liệu chính, là miền đất hứa cực kỳ hấp dẫn cho tiểu thuyết hiện đại.
Tiểu thuyết nông thôn vẫn đang chuyển mình, đang tìm tòi, thể nghiệm, đổi
mới nhưng chúng ta vẫn có thể nhận diện được những thành tựu của tiểu
thuyết trên nhiều bình diện. Đề tài nông thôn tiếp tục là một vùng đề tài nóng
bên cạnh đề tài chiến tranh hay đề tài thành thị. Cùng với các tiểu thuyết nổi
tiếng như Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa vắng
của Lê Lựu... và nhiều truyện ngắn viết về nông thôn cũng tiếp tục tạo được
dấu ấn với bạn đọc, trong đó không ít tác phẩm có sự trưởng thành nhất định
về chất lượng nghệ thuật như: Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu,
Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp, Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư...
1.2. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, với công cuộc đổi mới do Đảng đề
xướng và lãnh đạo, đã thổi vào đời sống văn học nghệ thuật một luồng gió
mới. Văn học Việt Nam đã mở ra một thời kì mới, với tinh thần đổi mới tư
duy và cái nhìn thẳng vào sự thật. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã vận
4
động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu
sắc, có sự phát triển đa dạng về chủ đề, tư tưởng, đề tài, bút pháp... Đặc biệt,
khi đất nước từ chiến tranh bước sang hòa bình, từ nền kinh tế bao cấp sang
nền kinh tế thị trường với những biến động phức tạp trong đời sống xã hội, là
tiền đề tất yếu cho sự chuyển hướng của tiểu thuyết nói riêng, của văn học nói
chung. Trên thực tế, truyện ngắn viết về nông thôn đã quan tâm đến những
chủ đề mới mà bình diện trung tâm là khám phá số phận con người cá nhân
trên nhiều góc độ xoay quanh các mối quan hệ: con người cá nhân với làng
xóm, con người cá nhân với dòng họ và con người cá nhân trong mối quan hệ
với chính mình. Ngoài ra, một chủ đề khác được các nhà văn quan tâm là hiện
thực nông thôn thời mở cửa. Các chủ đề này được thể hiện với nhiều góc nhìn
khác nhau đã tạo nên một bức tranh nông thôn thời kì mới quen thuộc mà lạ
lẫm, đơn giản mà phức tạp với bao thăng trầm, biến đổi - một nông thôn Việt
Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập, giàu bản sắc truyền thống mà hiện đại.
Sang thế kỉ XXI, Việt Nam có cơ hội tham gia hội nhập thế giới, chúng
ta càng cần một tầm nhìn xa, để thấy trong xã hội hiện đại sẽ không còn người
nông dân theo cách hiểu cũ - như là một trong bộ tứ - tứ dân: Sĩ, nông, công,
thương với gương mặt và vị thế không đổi trong hàng ngàn năm qua: "Nhất sĩ
nhì nông. Hết gạo chạy rông. Nhất nông nhì sĩ”. Khi đất nước ta tiến hành
công nghiệp hóa điện đại hóa, nông thôn Việt Nam có sự khởi sắc xen lẫn sự
bất ổn, người nông dân phải đối diện với một hiện thực phức tạp. Nhiều người
đã thất nghiệp trên mảnh đất mà ngàn đời nay vẫn nuôi sống họ. Nhiều người
phải đi tha phương cầu thực. Nhiều người rơi vào những bi kịch do sự vô tình
hoặc nhận thức của bộ phận người dân. Là những người đại diện cho tiếng nói
của người nông dân, các nhà văn đã lăn lội, cùng ăn cùng sống với người
nông dân để tìm hiểu căn nguyên những vấn đề đang tồn tại như ung nhọt kéo
lùi sự phát triển của nông thôn. Vì vậy, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã tái hiện
5
thành công nông thôn Việt Nam ở cả chiều rộng và chiều sâu. Cả Mảnh đất
lắm người nhiều ma và Ma làng đã làm lay động bao trái tim độc giả. Cả hai
tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc , người xem những băn khoăn , trăn trở
về số phâ ̣n người nông dân, đặc biệt là thân phận người phụnữ trước sự biến
chuyển phức tạp của thực tiễn cuộc sống.
1.3. Xuất phát từ sự yêu mến hai tác phẩm cùng mong muốn tìm hiểu về
cuộc sống con người, đặc biệt là số phận người nông dân và nông thôn trong
tiểu thuyết những năm sau đổi mới , đồng thời mong muốn bổ sung thêm kiến
thứ c, giúp ích cho việc học tập , nghiên cứ u sau này , tôi quyết định lựa chọn
đề tài: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong cho
luâ ̣n văn cao học của mình . Với đề tài này , tôi mong muốn góp thêm ý kiến
trong hành trình khám phá mô ̣t trong những nhân vâ ̣t trung tâm của văn học
thời kì đổi mới - hình tượng người nông dân và nông thôn.Vì vậy, trong phạm
vi luận văn này, chúng tôi cố gắng nhìn nhận cả hai tác phẩm ở góc nhìn đối
sánh như: Cách nhìn, cách phản ánh hiện thực cuộc sống con người nông
thôn; Nghệ thuật thể hiện; Nghệ thuật miêu tả… Đồng thời chỉ ra sự tương
đồng và khác biệt của hai nhà văn này mà trước đây ít được khai thác đề cập
đến. Chúng tôi hi vọng đề tài được lựa chọn sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào
định hướng chung của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, thêm một
sự đồng thuận trong thái độ của cộng đồng về vấn đề nông thôn và người
nông dân Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 đã khẳng định: "Lấy dân làm gốc”
và "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật"{14}. Đến
nay, đã có rất nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã bàn về tiểu
thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết hiện đại. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề,
6
chúng tôi nhận thấy sự nở rộ của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, đặc biệt là tiểu
thuyết viết về đề tài nông thôn được coi như một thành tựu của văn học thời
kỳ này, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, quan tâm, chú ý. Số lượng bài viết,
những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết thời kỳ đổi mới nói chung, tiểu
thuyết về nông thôn nói riêng không hề nhỏ trong đó có Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong.
2.1. Những công trình bài viết, hội thảo đánh giá của các nhà nghiên
cứu, phê bình về Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng
Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, nhà văn Nguyễn Khắc Trường
khá thành công với nhiều truyện ngắn: Cửa khẩu, Thác rừng, Miền đất
mặt trời... Nhưng đến với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn
Khắc Trường mới thực sự gây tiếng vang trên diễn đàn văn học nghệ thuật,
được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình viết bài đăng trên các tạp chí hoặc
phỏng vấn trên các diễn đàn xã hội. Tác phẩm cũng được chuyển tải thành
kịch bản phim truyện truyền hình Việt Nam với tên gọi Đất và Người vào
năm 2013, được khá giả đón nhận nồng nhiệt. Học giả Lê Nguyên Cẩn trong
bài viết Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường từ cái nhìn văn hoá (Tạp chí khoa học số ra tháng 5/2005, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội) nhận định: Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma với các yếu tố kỳ ảo đặc trưng, đó là môtip cái chết đi liền với môtip
ma hiện hồn tạo ra một giá trị đặc biệt. Thế giới kỳ ảo ấy được đan kết bằng
các mối quan hệ tình yêu có thể nói là bất thường với một đội ngũ đông đảo
các nhân vật nếu không nói là dị dạng thì cũng khác thường. Các mối tình
này được đặt trong khuôn khổ của những cái chết. Cái chết dẫn xuất đến một
nền văn hoá về cái chết và luôn luôn được mọi tín ngưỡng quan tâm. Cái chết
được triệt để tận dụng, lợi dụng để củng cố quyền lực hoặc phô trương quyền
lực. Năm cái chết trải dài trên tiến trình thời gian, gắn với những sự kiện
7
đang diễn ra lúc công khai lúc ngấm ngầm trong cái xóm Giếng Chùa, tạo
nên tính chất tiểu thuyết phong tục thể hiện qua việc miêu tả các sự kiện liên
quan tới điều kiện sống, điều kiện tồn tại của con người, mang đậm màu sắc
văn hoá dân tộc”{5}. Còn tác giả Hồng Diệu, trong bài viết: Về Mảnh đất lắm
người nhiều ma, đăng trên báo Văn nghệ quân đội, số 8/1991 khẳng định
rõ:“Nổi bật lên một dáng vẻ rất riêng trong những quyển sách viết về nông
thôn ta dưới chế độ mới”. Cũng trong bài viết này, tác giả khẳng định trong
tiểu thuyết này không chỉ mang giọng điệu hài hước mà còn có một giọng
điệu khác:“chìm ở tầng dưới, đó là giọng bi thảm”{5}. Nhà nghiên cứu Lê
Thành Nghị trong Đọc mảnh đất lắm người nhiều ma, in trong Tác phẩm mới,
Hà Nội, số 8 - tháng 8/1991 đã nhận ra vấn đề bao quát của tác phẩm là: “vấn
đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn”. Theo tác giả,thực chất bộ mặt
nông thôn hôm nay cũng như từ ngàn xưa là sự chi phối:“khá triệt để về ý
thức của các dòng họ”. Chính điều này đã chi phối hết thảy ý nghĩ hành động
của con người, ngay cả với người có vị trí cao nhất - Bí thư đảng ủy Trịnh Bá
Thủ thì mọi hành động của hắn: “đềubị xô lệch đi qua từ trường ý thức dòng
họ”{5}. Nhà văn Trần Đăng Khoa trong bài viết, Nguyễn Khắc Trường và
Mảnh đất lắm người nhiều ma, in trong Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh
niên, H.1999, 5/2005 cũng khẳng định:“Điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu
thuyết này là nhà văn đã có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông
thôn ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ của nó. Nhược điểm dễ
nhận thấy là kết cấu truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần
gượng ép”{24}. Trong cuộc thảo luận: Mảnh đất lắm người nhiều ma, do báo
Văn nghệ tổ chức ngày 25/01/1991, sau đó được tập trung in trên tờ báo Văn
nghệ số 11, ngày 16/03/1991, nổi bật là ý kiến của: Nhà nghiên cứu Hà Minh
Đức: trong Mảnh đất lắm người nhiều ma miêu tả một: “nông thôn với cách
nhìn chân thực, chủ động” với “nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa
8
cái tốt, cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực”. Nông thôn theo cách nhìn
nhận của tác giả “không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước,
cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên trong, những chuyện
làng xóm”{17}. Trong một tạp chí văn học, tác giả Trần Đình Sử cũng đã tỏ
rõ sự thích thú, đam mê khi đọc tiểu thuyết này, bởi ở đấy có sức lôi cuốn đặc
biệt từ đầu đến cuối. Qua tác phẩm, ông nhận ra:“một hiện tượng xã hội
nghiêm trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia
tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở
nông thôn”. Ý thức dòng họ đã được tác giả khắc họa:“như một hiện tượng
chìm sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn”{7}. Cũng trong
cuộc hội thảo này, ý kiến của Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm
người nhiều ma đã góp phần giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về quá trình ra đời
của tác phẩm. Đó là “nhằm truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, sự tha hoá về
đạo đức của nông thôn chúng ta… Tôi thấy, một trong những nguyên nhân
sâu xa ấy là vấn đề dòng họ… Đây là cá nhân của mỗi một làng từ ngày khai
thiên lập địa, từ thời mở đất, thường là mỗi dòng họ lập nên một làng”{7}.
Nhìn chung, những ý kiến đóng góp trên đều có cùng cách nhìn nhận về
hiện thực nông thôn được phản ánh trong tác phẩm, chi phối đến tất cả các
mối qua hệ giữa con người với con người.
2.2. Những công trình bài viết, hội thảo đánh giá của các nhà nghiên cứu,
phê bình về Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nhà văn Trung Trung Đỉnhtrong bài: “Tiểu thuyết Ma làng và những
thói tục mới ở làng quê” đăngtrên báo Vănnghệtrẻ số ra tháng 3/2003 đã đề
cập khá rõ nét về nội dung cũng như những mâu thuẫn được đề cập đến trong
tác phẩm. Tác giảbài viết cũng khẳng định: nhà văn Trịnh Thanh Phong đã
viết vềnôngthôn Việt Nam thời hiện đại với những thói tục xưa cũ được cải
biến thành thói tục thời nay. Đó là những: “thói tục mâm trên mâm dưới, họ
9
hàng chú bác anh em cô dì giằng rịt lôi kéo nhau vào việc làng, việc nước…
bọn phú hào mới của làng xã tranh thủ đục nước béo cò, xâu xé nhau bằng
những chức vụ…”[17]. Tác giả còn đề cập đến với mâu thuẫn chủ yếu giữa
“một bên là thân phận những người nông dân ngàn đời nay vẫn chưa ra khỏi
lũy tre làng… một bên là bọn quan chức dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước
quỷ nắm các chức quyền trong làng ngoài xã”{17}. Trần Lệ Thanhtrong bài
viết: Ma làng và sự trăn trở của một ngòi bút với quê hương, đăng trên báo
Văn nghệ trẻ, số ra tháng 2/2003, cho rằng: Đằng sau việc miêu tả những mâu
thuẫn dai dẳng, sự tranh chấp, đố kị giữa làng trên xóm dưới, tộc này họ kia
chi phối đời sống nông dân, đằng sau những mánh khóe hiểm ác, những mưu
mô toan tính của những người có thế lực, có quyền thế, lợi dụng đúng chỗ
đứng của mình để thu lợi… Tác phẩm trong một chừng mực nào đó đã phản
ánh được thực trạng khá đau đớn vẫn còn diễn ra trong đời sống tinh thần
của một số làng quê nông thôn” [33]. Tác giả bài viết cũng cho rằng: “Cái
làm nên sức hấp dẫn của Ma làng là ở tấm lòng của tác giả, ở cái nhìn xã hội
vừa nghiêm khắc vừa hiền lành đôn hậu của nhà văn. Đặc biệt cái làm nên
sức nặng của ngòi bút Trịnh Thanh Phong chính là ở chỗ, tuy luôn day dứt,
trăn trở trước những số phận, những cảnh đời, mảnh đời vụn vỡ, nhưng tác
giả không bao giờ thỏa hiệp với cái xấu”[33]. Bên cạnh nội dung trên, Trần
Lệ Thanh cũng đề cập vài nét về lối trần thuật trong Ma làng:“Bằng nhiều chi
tiết, qua lối trần thuật độc đáo giàu sức gợi”, vềgiọng điệu:“nghe và cách
miêu tả những nhân vật này, thấy được thái độ vừa trân trọng, cảm thông,
vừa nghiêm khắc, khách quan phán xử của nhà văn”, “giọng điệu mỉa mai
bông tếu cũng trở thành một phương thức khá quen thuộc của nhiều cây
viết”, về kết cấu tác phẩm:“có được một phần kết luận hợp lý” [33].
Triệu Đăng Khoa trong Hỏi chuyện nhà văn - tác giả Ma làng đăngtrên
báo Nông nghiệp ̣nông thôn , số ra tháng 9/2008, khẳng định sức hấp dẫn của
10
tác phẩm “Ma làng” với mọi thế hệ người đọc vì nội dung đã phản ánh rất
chân thực về nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới với những mưu
môtoan tính, những biến thái tinh vi của bọn phú hào mới mang tư duy của
người nông dân. Cùng với đó là cách xây dựng nhân vật độc đáo cũng như
tấm lòng, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với người nông dân. Tuy đây
là những đánh giá rất sơ lược về nghệ thuật trong Ma làng nhưng nó cũng đã
gợi mở cho chúng tôi đi sâu khám phá quan niệmnghệ thuật của nhà văn về
cuộc sống con người thông qua phương tiện nghệ thuật.
2.3. Một số bài viết đăng trên báo điện tử
Hà Anh trong Bài phỏng vấn tác giảMa làng, in trên báo Vietnam.net, hé mở
cho chúng ta nhiều vấn đề trong tác phẩm Ma làng. Trong cuộc trò chuyện
với nhà văn Trịnh Thanh Phong, tác giả Hà Anh đã có dịp đề cập đến chất
liệu, cảm hứng của nhà văn khi viết tiểu thuyết Ma làng. Về chất liệu, nhà văn
Trịnh Thanh Phong đã khẳng định: “chất liệu hiện thựcvà những trải nghiệm
thực tế để vẽ lên một bức tranh làng quê trong tiểu thuyết ma làng phải chiếm
tới 90% và có những cảnh vật, con người vẫn còn nguyên sơ ở ngoài đời nơi
tôi ở…”{3}. Đó cũng chính là những lời nhà văn đãnói trong lời tựa của cuốn
tiểu thuyết này: “Tất cả để dựng lên khuôn hình,cảnh vật con người trong
cuốn sách này tôi đã tìm nhặt ở làng quê lở lói, nghèo khổ bám quanh viền
chân núi Châm chạy ngoài ra phía bờ sông Lô ở chỗ con gà gáy ba tỉnh cùng
nghe thấy! Bỏ vào cái túi da, tôi về ngồi dưới căn nhà lá cọ (...) ở “thị xã
Tuyên Quang sắp đặt lại. Công việc tôi làm giống như người tập đan lát thêu
thùa…Kỳ cạch mãi rồi cũng xong!...”[3].Tác phẩmMa làng được dựng lên
bằng chính những trải nghiệm thực tế ở một làng quê cụ thể cộng với những
trải nghiệm cuộc sống. Tác giả đã sáng tạo ra thế giới nhân vật đa dạng,
phong phú cùng sự phản ánh chân thực những gì đang tồn tại ở nông thôn.
Khi được phỏng vấn về việc xây dựng nhân vật Tòng - nhân vật tiêu biểu cho
11
cái ác, nhà văn Trịnh Thanh Phong nói: “Khi xây dựng nhân vật này,
ngoàinhững mẫu hình của cái ác ngoài đời mình vẫn gặp, tôi cũng phải tổng
hợp, thống kê để chắt lọc và lựa chọn lấy những nét tiêu biểu nhất của cái ác
để thổi vào nhân vật Tòng”{27}. Những ấp ủ của nhà văn Trịnh Thanh Phong
chính là tình cảm và tráchnhiệm đối với người nông dân ở quê ông nói riêng
và những người nông dân Việt Nam nói chung. Cũng tác giả
Hà Anh trong Bài phỏng vấn tác giảMa làng, in trên báo Điện tử Vietnam.net
cũng nhận xét:“Hướng khai thác đề tài của tôi là nhằm vào những thânphận,
kiếp người thấp cổ bé họng bị vùi phủ, đày đọa suốt một thời có thể gọi là xa
vắng!... Người nông dân vẫn chưa thoát ra được câu ca dao:“Con cò lặn lội
bờ ao/ Ăn sung sung chát ăn đào đào chua”! Vì người nông dân suy cho cùng
chỉ biết làm lụng nghe lời!.Vấn đề nông thôn còn nhiều trăn trở lắm. Có điều
nhà văn khai thác như thế nào để viết đúng cuộc sống của họ, khát vọng của
họ…”{3}. Lê Huy Bắc trong bài Tiểu thuyết điện ảnh Ma làng của Trịnh
Thanh Phong, đăng trên trang điện tử của báo Văn nghệ Quân đội, số ra ngày
25/6/2016 đã viết:“Ta thấy Ma làng của Trịnh Thanh Phong phần nào đó
được cấu trúc theo lối hậu hiện đại. Có nghĩa là câu chuyện về một vùng đất
hư cấu với những nhân vật hư cấu, nhưng được “làm cho thật” bởi nhà văn
Tỏ, một con người có thật của địa phương có tên là làng Lộc, nằm bên bờ
sông Lô. Đây là một địa danh hư cấu, mọi chuyện đều hư cấu, nhưng chỉ cần
để cho tác giả câu chuyện “là có thật” với một địa danh thật “sông Lô” thì
tức khắc Ma làng “gợi” cho người đọc về một chuyện “có thật”{4}.
2.4. Một số công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Xung quanh đề tài này còn có một số công trình nghiên cứu khoa học,
khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, việc
12
nghiên cứu hai tác phẩm này mới chỉ nghiên cứu gợi mở chưa mang tính chuyên
sâu, chỉ dừng lại ở sự so sánh, đối chiếu với những tác phẩm cùng giai đoạn.
1. Trần Vân Anh trong bài Vấn đề nông thôn trong tiểu thuyết của Trịnh
Thanh Phong, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, trường Đại
học Sư phạm 2, Hà Nội.
2. Nguyễn Việt Anh, Tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (Qua Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
3. Nguyễn Thị Phương Hoa, Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Khóa luận tốt nghiệp,
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội.
4. Lê Thị Liên, Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau
năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma
làng của Trịnh Thanh Phong và Dòng sông Mía của Đào Thắng), Luận văn
Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
5. Hoàng Thị Thúy Ngà, Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong (Qua
hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn,
Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
6. Trần Thị Hồng Thúy, Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu
thuyết tiêu biểu về đề tài nông thôn Việt Nam viết sau năm 1986, Luận văn
Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Vũ Thị Thanh, Văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng, Luận văn
Thạc sĩ Lý luận văn học, Trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội.
Những công trình bài viết, những cuộc thảo luận khoa học trên là sự gợi
ý để chúng tôi tiếp tục triển khai những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường
và Trịnh Thanh Phong ở mảng sáng tác viết về nông thôn và người nông dân.
13
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng định việc
xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành công của
tác phẩm. Tuy nhiên, các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát mà chưa
dành sự quan tâm thỏa đáng cho sự tìm hiểu thế giới nhân vật trong cuốn tiểu
thuyết này. Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua sáng tác của hai nhà văn, ở hai tác phẩm chúng tôi cố gắng làm rõ
những thành tựu, đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong
ở mảnh đề tài về nông thôn và người nông dân trên cả hai phương diện nghệ
thuật và phương diện nội dung. Đồng thời sử dụng những biện pháp đối sánh
để thấy những điểm tương đồng và riêng biệt độc đáo trong sáng tác của
Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát, phân tích hai cuốn tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh
Thanh Phong. Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát và nghiên cứu một số tác
phẩm của các nhà văn khác viết về người nông dân và nông thôn cùng thời để
so sánh đối chiếu với đề tài trong luận văn của chúng tôi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn
vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Là phương pháp nghiên cứu sự vật theo
các giai đoạn phát triển cụ thể của nó, bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh,
quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy
luật của đối tượng. Trong Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường đã tái hiện bức tranh đời sống
của nông thôn Việt Nam đi lên trong thời kỳ đổi mới thông qua sự vật, hiện
14
tượng, trình tự thời gian và không gian; thông qua các nguồn tư liệu lịch sử -
xã hội để nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển của đời sống cũng như sinh
hoạt con người, từ đó có thể dựng lại chân thực bức tranh sự vật, hiện tượng
đã xảy ra tại miền quê nghèo đói trước và sau năm 1986.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu các tài liệu, các bài lí luận
khác nhau về văn hóa, văn học, lịch sử các giai đoạn, các thời kì trong những
tác phẩm văn học viết về nông thôn và người nông dân thông qua hai tác
phẩm Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Trịnh Thanh Phong và
Nguyễn Khắc Trường. Từ đó phân tích chúng qua từng khía cạnh, từng bộ
phận để tìm hiểu rõ về cuộc sống sinh hoạt, cũng như thói tục làng quê xưa.
Tổng hợp thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá về đối tượng văn học.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh một số sáng tác của các nhà
văn đương thời, cũng như giai đoạn trước với sáng tác của Nguyễn Khắc
Trường và Trịnh Thanh Phong, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt về
văn hóa, phong tục, lề thói, sinh hoạt ở nông thôn Bắc Bộ nước ta trong thời
kì đổi mới, qua đó khẳng định được vị trí bút tiên phong của cả hai nhà văn
trong dòng chảy chung của tiểu thuyết đương đại Việt Nam thế kỉ X.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: Dựa vào các loại hình nghiên cứu
như: tính ứng dựng; nghiên cứu cơ bản; phương pháp thực nghiệm thông qua
khảo sát thực tế; phương pháp nghiên cứu lí thuyết qua sách vở, tài liệu và
thực tiễn, quan sát và tri giác đối tượng, thu thập thông tin; nghiên cứu định
lượng, định tính các sự vật hiện tượng để rút ra các kết luận khoa học lôgic.
Sau khi ra mắt độc giả, cả Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường đã có nhiều công trình nghiên
cứu về hai tác phẩm, nhiều bài báo, tiểu luận,luận án nghiên cứu để rút ra kết
luận, đánh giá về hai tác phẩm này trong tiến trình phát triển của thể loại tiểu
thuyết Việt Nam trước và sau những năm đổi mới.
15
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận, với khóa luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc
về phương thức thể hiện hình ảnh người nông dân và nông thôn Việt Nam
trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,Ma
làng của Trịnh Thanh Phong.
Về mặt thực tiễn văn học, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tiếp tục
khẳng định những thành công của cả hai nhà văn trên phương diện nghệ thuật
thể hiện, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật ở làng quê Việt Nam trong
thời kì đổi mới. Thông qua đó khẳng định tài năng, vị trí của hai nhà văn khi
khai thác một hình tượng cũ nhưng không lặp lại với những nhà văn cùng
thời, từ đó giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về hai tác phẩm này.
7. Cấu trúc của luận văn
Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung
chúng tôi chia làm 3 chương:
Chương 1: Nông thôn và người nông dân trong bối cảnh văn học thời kỳ
đổi mới.
Chương 2: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Ma làng nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Ma làng nhìn từ phương diện nghệ thuật.
16
CHƢƠNG 1
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂNTRONG BỐI CẢNH
VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Tiểu thuyết về nông thôn trƣớc năm 1986
1.1.1. Giai đoạn 1945-1954
Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta được hưởng nền độc lập,
tự chủ sau hơn 80 năm bị đô hộ. Đời sống của người dân từng bước được cải
thiện, nạn đói dần dần được đẩy lùi. Người nông làm chủ ruộng đất, xây dựng
cuộc sống mới. Đặc biệt, người nông dân được trực tiếp tham gia vào kháng
chiến kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Đó là lý do
văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 đã phát triển mạnh mẽ và phong phú
cả về nội dung và hình thức. Văn học thực sự trở thành lực lượng chính phục
vụ cách mạng. Trong đó, vấn đề về hình tượng nghệ thuật với tư duy mới tạo
nên được nền móng vững chắc, đảm bảo sự phát triển rực rỡ của văn học cách
mạng những năm về sau. Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên
hai sự kiện quan trọng: Cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá nông
nghiệp. Hai sự kiện này thể hiện rất rõ trong văn học: Con trâu củaNguyễn
Văn Bổng, Làng của Kim Lân, Địa chủ giết hại gia đình tôi của Nguyễn Thị
Chiên, Gợi khổ củaTrọng Hứa, Bóng nó còn bám lấy xóm làng của Nguyễn
Tuân, Thửa ruộng vỡ hoang vủa Xuân Trường...
Tiểu thuyết giai đoạn này, hình ảnh nông thôn và người nông dân trong
kháng chiến chống thực dân Pháp được phản ánh trong tầm tư tưởng mới -
vừa truyền thống vừa hiện đại. Những con người mới trong sản xuất, mới
trong nếp sống, tư duy được chú ý phát hiện và đề cao trong nhiều tác phẩm.
Trên diễn đàn văn học nghệ thuật, lần đầu tiên, những người tri thức, công
nhân, nông dân trở thành những hình tượng trong văn học giai đoạn 1945-
1954. Họ đại diện cho vẻ đẹp của trí tuệ, cho lý tưởng, cho sức mạnh thời đại
17
với sức chiến đấu kiên cường đầy ý thức của giai cấp. Văn học nghệ thuật với
sức mạnh riêng biệt đã khai thác hình tượng người nông dân, lực lượng quần
chúng với những tâm lý, tính cách rất dân tộc và cách mạng.
1.1.2. Giai đoạn 1955 - 1964
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc nước ta
cơ bản hòa bình, tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm căn cứ địa vững chắc cho cả
nước và là hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam chống đế quốc Mỹ. Một
loạt những tác phẩm có sức hút vang dội như:"Đất nước đứng lên" của
Nguyên Ngọc được tặng giải nhất về truyện và ký của Hội Văn nghệ Việt
Nam 1954-1955, "Sống mãi với thủ đô" của Nguyễn Huy Tưởng, "Cao điểm
cuối cùng" của Hữu Mai và "Trước giờ nổ súng" của Lê Khâm, “Mười năm"
của Tô Hoài, "Vỡ bờ" của Nguyễn Đình Thi… đều là những tác phẩm có giá
trị nghệ thuật và có tính cổ vũ chiến đấu cao.
Trong giai đoạn này, thể loại văn xuôi được mở rộng trên nhiều phạm vi
về đề tài hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nắm bắt
hình thức sản xuất tập thể, về sự kiện cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác
hoá nông nghiệp. Trong giai đoạn này, có nhiều tác phẩm thuộc tiểu thuyết
nông thôn ra đời viết về quê hương đất nước bắt nhịp được với thời đại như:
Bếp đỏ lửa của Nguyễn Văn Bổng, Truyện Anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng,
Những người dân cày của Sao Mai, Xung đột của Nguyễn Khải… Nội dung
bao trùm văn học giai đoạn này là những suy nghĩ trăn trở của người lao động
trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà văn cũng đã chỉ ra
được những tội ác của giai cấp địa chủ đồng thời ca ngợi sức mạnh quật khởi
của người nông dân, khẳng định được những kết quả mà họ giành được trong
công cuộc cải cách ruộng đất. Nhiều tác phẩm phản ánh khá sâu sắc về phong
trào hợp tác xã, về cuộc đấu tranh giữa tập thể và cá thể, giữa tư tưởng tư hữu
của người sản xuất nhỏ với tư tưởng xã hội chủ nghĩa của người nông dân đi
18
theo đường lối giai cấp công nhân, nông trường, doanh nghiệp. Các nhà văn
cũng tập trung khai thác cuộc đấu tranh giữa ta và địch, giữa cái cũ và mới
đang tồn tại ở những vùng sâu vùng cao nhằm thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân.
1.1.3. Giai đoạn 1964 - 1975
Đây là giai đoạn cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ. Nông thôn và người nông dân vừa là hậu phương lớn chi viện cho tuyến
lửa miền Nam, vừa là tiền tuyến chiến đấu chống sự phá hoại, leo thang ra
miền Bắc của đế quốc Mỹ. Với quan điểm lấy văn học là vũ khí chiến đấu
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, các nhà văn trở thành những người
chiến sĩ đấu tranh tích cực trên mặt trận văn hóa. Vì vậy, tiểu thuyết viết về
nông thôn giai đoạn 1964 - 1975 phản ánh chân thực, sinh động đời sống
chiến trường, sự ác liệt, những hy sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đề tài
viết về nông thôn trong giai đoạn chống Mỹ ít nhiều mang âm điệu sử thi anh
hùng nhưng cũng đạt nhiều thành tựu cả về tác phẩm lẫn đội ngũ sáng tác, thể
hiện sự đa dạng về đề tài, phản ánh được những mục tiêu của cách mạng giai
đoạn này, thể hiện lòng yêu nước, truyền thống anh hùng của đất nước, thể
thiện tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp, thể hiện rõ lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiều tác phẩm đã thành công khi khắc họa,
ca ngợi ý chí chiến đấu, tinh thần lao động sản xuất của người nông dân. Tác
phẩm tiêu biểu cho giai đoạn văn học này là: Bão biển, Đất mặn củaChu Văn,Cửa
sông của Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch huyện của Nguyễn Khải...
1.1.4. Giai đoạn 1975 - 1985
Là chặng đường văn học 10 năm sau chiến tranh (1975-1985), chuyển
tiếp văn học sử thi thời chiến tranh sang nền văn học thời hậu chiến - cũng
được coi là giai đoạn đổi mới của văn học. Nhưng ở giai đoạn này đất nước ta
rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại.
Những tác phẩm văn học ra đời trong giai đoạn này phần lớn được sáng tác
19
bởi các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến: kí ức và cảm xúc về
chiến tranh còn tươi mới; tư liệu và vốn sống còn tràn đầy; độ lùi thời gian
chưa nhiều cùng ý thức trách nhiệm và sự nhạy cảm nghệ sĩ đã dẫn đường cho
văn học tự tìm cách lấp đầy những khoảng trống lịch sử. Cảm hứng sáng tác
giai đoạn này đi vào lí giải sâu hơn và sát thực tế hơn những vấn đề mà các
nhà văn đang đau đáu, trăn trở. Truyện viết về chiến tranh được nhìn từ trong
sâu thẳm số phận và những bí ẩn trong thế giới tinh thần con người: Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của
Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Tiểu thuyết về nông thôn ở
giai đoạn này bắt đầu có sự chuyển mình ở chiều sâu đời sống nội tại với
những trăn trở tìm tòi âm thầm nhưng quyết liệt, đó là nỗi khổ cực của người
nông dân do cách thức làm ăn ở hợp tác cũ khi chưa có khoán được đề cập
khá quyết liệt: Nhìn dưới mặt trời của Nguyễn Kiên, Bí thư cấp huyện của
Đào Vũ… Hệ thống các nhân vật được đặt vào những tình huống của môi
trường sống đời thường để nhận ra những nghịch lí cuộc sống. Khuynh hướng
triết luận và khả năng khái quát cao, vừa có sức nén của một cuốn tiểu thuyết
để tự phản tỉnh, nhận thức. Nhờ sự phân tích tâm lí sắc sảo khiến cho các tác
phẩm thời kỳ này giàu sức nặng tư tưởng: “đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân
lí,báo trước khả năng tự đổi mới của nền văn học Việt Nam”{7}.
1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới 1986
1.2.1. Sự đổi mới về đề tài
Do nhu cầu về sự đổi mới văn học, tiểu thuyết từ 1986 đến nay đạt được
nhiều thành tựu xuất sắc. Trong nhiều năm đất nước chìm trong chiến tranh,
nhiều nhà văn không có điều kiện sáng tạo nghệ thuật, họ phải cầm súng bảo
vệ Tổ quốc. Khi đất nước thống nhất, các nhà văn tự tìm kiếm một lối viết
mới, coi trọng nội dung nhân văn và hình thức mới mẻ. Hơn nữa, tiểu thuyết
cũng là thể loại có khả năng miêu tả sự bề bộn, phức tạp của xã hội. Các nhà
20
văn cũng có điều kiện phát huy các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật một cách dân
chủ, tạo lập được tầm nhìn và góc nhìn đa chiều, đa diện về đời sống nhằm
thúc đẩy nhanh sự tiếp nhận và hội nhập với văn học thế giới. Tiểu thuyết từ
1986 đến nay với đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học đông đảo đã
khai thác hiện thực cuộc sống trên nhiều phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ...
Có thể khẳng định, vấn đề nông dân và nông thôn là đối tượng quan tâm
hàng đầu của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam với những mảng đề tài phong phú
từ hiện thực chính trị tới cuộc sống đời tư, từ sinh mệnh lớn lao của cả cộng
đồng tới số phận từng cá nhân cùng bao vấn đề bề bộn phức tạp của đời sống
đã đem lại cho văn học thời hậu chiến một gương mặt mới: chân thực, đậm
chất nhân đạo và gần gũi với con người. Giờ đây trước cơn lốc xoáy của nền
kinh tế thị trường, của quá trình đổi mới và hội nhập; đặc biệt là công cuộc
hiện đại hóa đất nước dẫn theo những cơ sở văn hóa, không gian văn hóa bao
đời của dân tộc ta nay bị thay đổi, xáo trộn bào mòn. Người nông dân không
còn làm nông nghiệp thuần túy nữa mà chuyển sang nông nghiệp hóa nông
thôn, dẫn đến tệ nạn xã hội. Nhiều người nông dân thất nghiệp hay bỏ làng
quê ra thành phố làm thuê là nguyên nhân của rất nhiều tệ nạn xã hội. Phạm vi
khai thác của tiểu thuyết giai đoạn này được mở rộng và chân thực hơn, mang
tính thế sự nóng hổi hơn, góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn
học nghệ thuật giai đoạn này như: Một cõi nhân gian bé tí, Cha và con của
Nguyễn Khải, Ngôi nhà trên cát của Dương Thu Hương, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ma làng của
Trịnh Thanh Phong. Có thể nói, đề tài viết về nông thôn là đề tài có sức hấp
dẫn đối với nhiều tác giả lúc bấy giờ và đạt nhiều được thành tựu. Đúng như
nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến nhận xét:“Chất dân dã của người nông dân
đã tạo nên diện mạo cho nhân vật có tính cách khác biệt, điển hình, xuất sắc.
21
Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm. Đề tài nông thôn chứa
đựng nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức”{32}.
Tiểu thuyết nông thôn từ sau 1986 đã có sự đổi mới về đề tài, cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ thể hiện. Nội dung được các nhà văn tập trung đề cập, đi sâu phân
tích là hiện thực đang tồn tại dai dẳng ở nông thôn với những sự xung đột dòng
họ do tranh giành quyền lực, các tệ nạn xã hội do đô thị hóa hay sự tha hóa của
đội ngũ quản lý và hậu quả chiến tranh để lại làm cho nông thôn Việt Nam chưa
thể hòa nhập với sự đổi mới của đất nước.
Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nông thôn bắt đầu thể hiện rõ sự tác
động của đô thị hóa, xã hội hóa nông thôn. Một mặt, đời sống vật chất được
nâng cao, sinh hoạt làng xã sinh động nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không
ít những tiêu cực như: bè phái, dòng họ, lối sống thực dụng như: Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh
Phong; mặt khác, tồn tại một nông thôn trong thời chiến tranh và hậu chiến
với nhiều thương tích, bi kịch và tha hóa như: Bến không chồng - Dương
Hướng, Dòng sông mía - Đào Thắng... Có thể khẳng định, tiểu thuyết viết về
nông thôn sau 1986 thể hiện cái nhìn nhân văn của các nhà văn, đồng thời họ
cũng muốn truy đến tận cùng sự thật đang tồn tại ở nông thôn với ý thức cảnh
báo mạnh mẽ và thái độ đồng cảm sâu sắc tới người nông dân.
Về cốt truyện, sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết thời kỳ này thể hiện rất rõ,
bởi nó là hệ thống các sự kiện làm nòng cốt cho diễn biến các mối quan hệ và
phát triển tính cách nhân vật. Tiểu thuyết thời kì đổi mới đã làm phong phú
hơn thời kì trước về cách xây dựng cốt truyện này. Các nhà văn đã tập trung
xây dựng cốt truyện đầy kịch tính từ mở đầu đến phát triển và kết thúc chứ
không xây dựng cốt truyện đơn tuyến, một chiều cảm xúc như trước. Độc giả
khi tiếp cận tác phẩm thông qua các sự kiện có thể kể lại cho người nghe về
nội dung của câu chuyện. Nhờ cốt truyện đặc biệt này, con người sau đổi mới
22
là con người cá nhân được xây dựng trong mối quan hệ cộng đồng, đan xen
phức tạp trong nhiều mối quan hệ, phát huy được cá tính. Nhìn chung, trong
giai đoạn này, nhân vật trong tiểu thuyết viết về nông thôn mang đầy đủ sự
giản dị rất nông dân nhưng rất thực dụng, tính toán. Tuy nhiên, trong con
người họ vẫn còn vẹn nguyên sự chất phác, hiền hậu và hướng thiện trong
tâm hồn vốn có từ nền tảng đạo đức của cha ông ta.
Về ngôn ngữ, tiểu thuyết thời kì đổi mới cũng mang đến những độc đáo về
cách miêu tả con người ở làng quê. Khi tả về trình độ, lối sống, văn hóa, suy
nghĩ, sinh hoạt cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân thôn quê,
các nhà văn phải sáng tạo, chọn lựa những ngôn ngữ: địa phương, khẩu ngữ,
thành ngữ, tục ngữ, từ dân dã, ca dao, hò, vè... của họ. Nhờ hệ thống ngôn
ngữ này mà hệ thống nhân vật trong các tiểu thuyết giai đoạn này hiện ra rất
đặc biệt mang tính cá thể cao như: Cô Ló, cô Mưa, anh Nghiệp, lão Ất, lão
Tòng...(Ma làng).
Với cái nhìn tổng quát, chúng ta cũng có thể dễ dàng ghi nhận thành tựu
của tiểu thuyết Việt Nam đương đại với những dấu ấn nổi bật thể hiện sự đổi
mới về nội dung và hình thức qua một đội ngũ sáng tác hùng hậu và có phong
cách độc đáo, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Khi khai thác đề tài
truyền thống này, các nhà văn không ngừng sáng tạo, đổi mới, tìm tòi để
khẳng định tài năng cũng như dấu ấn cá nhân. Các nhà văn đã tích cực đổi
mới trong tư duy nghệ thuật như lựa chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, xây
dựng nhân vật và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Khiến độc giả khi đọc tiểu
thuyết Việt Nam đương đại cảm nhận được nông thôn Việt Nam vừa hiện đại
vừa truyền thống, vừa cũ vừa mới, vừa bình yên vừa phức tạp nhưng tạo ấn
tượng riêng.
23
1.2.2. Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật
Đổi mới tư duy nghệ thuật là một trong những điều kiện quan trọng để
đổi mới văn học. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), tạo ra sự khởi
động quan trọng cho việc xác lập tầm nhìn và góc nhìn đời sống đa chiều, đa
diện của đội ngũ sáng tác, thúc đẩy sự tiếp nhận và hội nhập văn học thế giới
sâu rộng của đội ngũ lý luận, phê bình văn học. Tiểu thuyết Việt Nam sau
1986 cho thấy chủ thể sáng tạo đã có sự cách tân về mô hình thể loại, cách
chiếm lĩnh hiện thực và thể hiện cuộc sống bằng các phương tiện sinh động
của nghệ thuật. Trong Các nhà văn bàn về tiểu thuyết, nhà văn Tô Hoài cho
rằng: “Tôi không phủ nhận giá trị tiểu thuyết thời trước, nhưng thật là không
thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và
biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hoành không bờ”{7}. Còn nhà văn
Nguyễn Minh Châu khẳng định:“Một thể loại văn học phải chứng tỏ sức sống
của nó ở tính đa dạng và không ngừng cách tân. Nhất là đối với tiểu thuyết,
một thể loại có một sức chứa và sức chở rất lớn”{7}. Bởi vậy, tiểu thuyết dần
hiện ra như một thế giới sáng tạo tự do, in đậm dấu ấn cá nhân. Đúng như nhà
văn Tạ Duy Anh đòi hỏi: “Tôi chủ tâm đòi hỏi tiểu thuyết phải như vậy, bản
thân nó phải là một thế giới thay vì chỉ phản ảnh đời sống một cách đơn giản
và nó phải tạo ra nhiều cấp đối thoại”[1]. Tiểu thuyết đã khám phá được
chiều sâu thế giới phức tạp của con người - một thế giới có đầy đủ các cung
bậc cảm xúc với đầy đủ hỉ - nộ - ái - ố.
Sau đổi mới (1986), trên văn đàn nghệ thuật đã xuất hiện nhiều nhà văn
thành công trên lĩnh vực tiểu thuyết. Đây là mảnh đất mà nhà văn được tự do
sáng tạo và bộc lộ tài năng. Trong tiểu thuyết, các lời văn câu văn rất giàu
chất thơ và nhạc điệu, tính triết lý tôn giáo và tính tự thuật đan xen không dễ
phân biệt trong nhiều phát ngôn…Đặc biệt là sự thành công về ý thức đổi mới
nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ trong văn bản tiểu thuyết. Nhà văn Tô Hoài
24
chỉ rõ: “Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp thu hút được hết các thể loại khác.
Không ai trói được nó trong bất cứ một chừng mực nào. Chúng ta có thể đem
vào tiểu thuyết một hình thức nào đó của văn xuôi cũng được: kịch, bút ký,
truyện ngắn, truyện dài và cả thơ nữa, đem từng chương, từng đoạn hoặc
từng chữ - dùng thẳng hay dùng tinh thần nó - để miêu tả một ý nghĩ, một
hành động nhân vật, hình thức nào tiểu thuyết cũng dung nạp được tất”[7].
Vai trò của nhà văn là tái hiện bức tranh nông thôn đầy phức tạp với cuộc
sống và thân phận con người trước những phức tạp, xáo trộn của thời kỳ đổi
mới: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Lời nguyền hai dòng sông
của Khôi Vũ, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma
làng của Trịnh Thanh Phong, Bến không chồngcủa Dương Hướng, Gia phả
của đất của Hoàng Minh Tường… Tiểu thuyết là thể loại có khả năng miêu tả
cuộc sống bề bộn, phức tạp. Tiểu thuyết cũng là nơi mà nhà văn có thể thỏa
sức sáng tạo với các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật. Tiểu thuyết, trong bản chất
của nó, luôn hướng đến cái nhìn đời tư về xã hội và con người. Theo cách
diễn đạt của M. Bakhtin, tiểu thuyết khước từ cái nhìn nguyên phiến, đơn
diện, một chiều. Ở một góc độ nào đó, tiểu thuyết là thể loại mang tính dân
chủ nhất trong các thể loại văn học. Rõ ràng sau 1986, với sự xuất hiện, tồn
tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế cùng sự tồn tại và phát triển của
các lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng (văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín
ngưỡng), con người cũng thay đổi. Bên cạnh con người công dân, con người
nhập cuộc, nhiều khát vọng hoặc tham vọng còn xuất hiện các kiểu con người
mới mẻ: con người đời tư với những âu lo, bi kịch; con người tự nhiên với
những khát vọng bản năng thầm kín; con người hoài nghi, bất an… Đây chính
là mảnh đất màu mỡ của tiểu thuyết. Sự giao lưu và hội nhập với văn học thế
giới ngày càng sâu rộng đã tạo cho nhà văn tâm thế tự tin trong việc đổi mới
25
lối viết, cách viết, tiệm cận với tư duy nghệ thuật của thế giới đương đại trên nền tảng
của triết học, mỹ học nhân văn, nhân bản và những giá trị bản sắc dân tộc.
Tiểu thuyết đương đại khá phong phú và đa dạng xét từ bình diện nội
dung lẫn hình thức. Các nhà văn có điều kiện và khát vọng thể hiện cá tính
sáng tạo một cách trọn vẹn. Xét từ góc độ nội dung, chúng tôi nhận thấy tiểu
thuyết sau 1986 khá nổi bật với những đề tài chủ đề về nông thôn sau chiến
tranh với những mảng màu sáng tối.
1.3. Tiểu thuyết về nông thôn và ngƣời nông dân trong Mảnh đất
lắm ngƣời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng
1.3.1. Vài nét về cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Khắc Trường
Về cuộc đời và văn nghiệp:
Nhà vănNguyễn Khắc Trường sinh ngày 06 tháng 07 năm 1946 tại huyện
Đông Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, trong một gia đình nông dân.Từ nhỏ, ông đã sớm
bộc lộ năng khiếu viết văn. Năm 14 tuổi, Nguyễn Khắc Trường có truyện
ngắn được in trên báo Vănnghệ Việt Bắc. Đến đầu những năm 70, Nguyễn
Khắc Trường từ người lính kỹ thuật của Quân chủng Phòng không - Không
quân,trở thành phóng viên mặt trận với bút danh Thao Trường, viết bài cho tờ
tin của báo binh chủng này. Dù điều kiện hoàn cảnh khó khăn của chiến
tranh,nhưng ông vẫn trở thành cộng tác viên tích cực của tạp chí Văn nghệ
Quân đội. Từ năm 1972 - 1973,Nguyễn Khắc Trường đi học trường bồi
dưỡng cho đội ngũ viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam (khoá 5). Hiện nay, ông
đã nghỉ hưu.
Về sự nghiệpvăn học: Ông là tác giả của nhiều thể loại bút ký, truyện ngắn
viết về đề tài chiến tranh, hậu phương và nông thôn, đặc biệt là thể loại bút ký
Gặp lại anhhùngNúp (1986) đạtGiải nhất cuộc thi do tuần báo Văn nghệ và
Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1986. Giải thưởng Hội nhà văn
26
Việt Nam 1991 với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tác phẩm được
đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình Đất và Người công
chiếu năm 2002. Nguyễn Khắc Trường cũng thành công với thể loại truyện ngắn:Cửa
khẩu (Tập truyện vừa, 1972), Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976), Miền đất Mặt trời
(tập truyện, 1982), Thác rừng(tập truyện)... Có thể nói những tác phẩm của Nguyễn
Khắc Trường đã góp phần tạo nên diện mạo vừa độc đáo vừa đa dạng của văn
học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông đã cùng với nhiều nhà văn quân đội khác
như: Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Hà, Sương
Nguyệt Minh, Nguyễn Khắc Trường...có những đóng góp không nhỏ cho sự
phát triển của dòng văn học này.
Về quan niệm nghệ thuật: Văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Trường nổi
bật với những mảng đề tài viết về chiến tranh vànông thôn. Về đề tài chiến
tranh, có: Thác rừng, Miền đất mặt trời…đã tái hiện bức tranh về những
người lính dám cống hiến, hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước sau chiến tranh.Về đề tài nông
thôn, Nguyễn Khắc Trường đã chứng tỏ một phong cách mới với sự cách tân
độc đáo cả về nội dung và phương thức biểu hiện. Nhà văn đã xây dựng thời
gian không gian nghệ thuật khá độc đáo: yếu tố kí ức đã phân chia không gian
thànhhai mảng đối lập: không gian hiện tại và không gian quá khứ. Có lúc
không gian hiện tại đóng vai trò chủ đạo nhưng có lúc không gian quá khứ lại
chiếm lĩnh nhiều hơn - là kiểu không gian tâm tưởng ẩn sâu bên trong
nhânvật. Sử dụng những kiểu không gian này, Nguyễn Khắc Trường đã tạo
được hiệu quả nghệ thuật lớn trong việc thể hiện kiểu nhân vật có đời sống
tình cảm sâu nặng, thuỷ chung. Nguyễn Khắc Trường cũng tiếp thu và sử
dụng linh hoạt kiểukhông gian kỳ ảo,nhằm khắc họa rõ nét một thế giới nhân
vật với những mưu mô, thủ đoạn đãtha hoá về nhân cách con người. Trong
đó, yếu tố ký ức đã tạo cho tác phẩm của ông có kiểu thời gian tâm lý với sự
27
chồng chéo, đan cài giữa quá khứ và hiện tại trong dòng ý thức miên man của
nhân vật. Để thể hiện thời gian tâm lý, Nguyễn Khắc Trường đã sử dụng khá
thành công và triệt để thủ pháp đồng hiện thời gian. Vì vậy, thời gian ở đây
không thể định lượng hoặc đo đếm được bởi những hình ảnh của quá khứ,
hiện tại cứ đan xen với nhau. Kết cấu đồng hiện về thời gian luôn đóng vai trò
quan trọng. Một điểm hấp dẫn trong những tác phẩm của Nguyễn Khắc
Trường khi viết về nông thôn và người nông dân là tác giả sử dụng thuần thục
ngôn ngữ nhân vật. Những lời ăn tiếng nói hàng ngày được chắt lọc tinh tế
qua những khẩu ngữ thành ngữ dân gian.Một trong những tác phẩm thành
công nhất của nhà văn Nguyễn Khắc Trường về đề tài nông thôn và người
nông dân là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đây là tác phẩm tiêu
biểu cho văn phong của Nguyễn Khắc Trường trong những năm đất nước ta
bước vào thời đổi mới, với nhiều diện mạo mới về nội dung bút pháp nghệ
thuật cũng như quan niệm sáng tác.
1.3.2. Nguyễn Khắc Trƣờng với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma
Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma có sức vang lớn, được sự đón nhận
tích cực của độc giả và có thể coi là dấu ấn trong đời văn của Nguyễn Khắc
Trường. Nhà văn đã nói rõ về hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Bấy giờ là năm
1989, tôi đang ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, tự xin đi thực tế ở Thanh Hóa,
bởi lúc ấy Thanh Hóa nhiều chuyện um xùm lắm. Không có cơ sở gì ở tỉnh
này. Tôi xin đến nhà một người bạn văn mới quen là Kiều Vượng nói ý định.
Kiều Vượng rất nhiệt tình đưa tôi xuống huyện Triệu Sơn gặp bạn bè của anh
ở đó để giới thiệu tôi (khi nhà văn chưa“tên tuổi” khổ thế đấy!). Tôi nói với
Kiều Vượng:“Bây giờ ông cứ về đi, mọi việc tôi tự lo, bao giờ thấy tạm ổn tôi
sẽ về lại chỗ ông”. Từ đấy tôi đi liền ba huyện: Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nga
Sơn, chừng gần hai tháng gì đó. Vấn đề đã lờ mờ hiện ra. Nhưng khi viết, tôi
lại “bốc”tất cả những hiện thực ấy về quê tôi là miền trung du Thái Nguyên,
28
bởi những chuyện ở nông thôn thì đâu chả giống nhau và đây là tiểu thuyết cơ
mà, có phải viết truyện người thật việc thật đâu. Cụ Lỗ Tấn chả dạy đấy thôi,
một con người trong văn học thì cái mặt ở Bắc Kinh, nhưng đôi chân lại ở
Triết Giang, cánh tay lại ở Phúc Kiến. Tổng hợp lại mới thành người Trung
Quốc. Tôi đưa những thực tế từ Thanh Hóa về miền trung du bởi những
phong tục, tập quán, lời ăn tiếng nói ở trung du tôi đã thông thuộc, khi viết sẽ
không bị khiên cưỡng, không bị cho là “nhại”. Cũng vui là khi sách in ra cả
Thanh Hóa và Thái Nguyên không ai “kêu” mà đều nhận đây là chuyện của
huyện mình, xã mình!{36}.
Trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc
Trường, nội dung bao trùm là không gian u ám, buồn thảm, nhuốm màu đen
tối của một làng quê ven sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đó là cuộc đấu
đá giữa dòng họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình
Phúc - trưởng họ Vũ với Trịnh Bá Hàm - trưởng họ Trịnh và Trịnh Bá Thủ
em của Hàm (giữ chức vụ bí thư Đảng ủy Đảng xã). Đây cũng là hai dòng họ
lớn, có máu mặt nhất trong làng. Mâu thuẫn hai dòng họ này kéo dài từ nhiều
đời trước và đến đời Phúc - Hàm chưa được giải quyết lại kéo theo mối duyên
tình thù kiếp: Lúc còn trẻ, Phúc yêu bà Son (mặc dù Phúc đã có vợ). Khi mối
tình sai trái này bị vỡ lở, Phúc lại không dám bỏ trốn cùng Son. Từ đó, Son
sống trong cay đắng, oán hận và chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt của bố mẹ
với Hàm thọt. Sau khi cưới Son xong, phát hiện ra Son không còn trinh trắng,
Hàm trở nên hằn học như con thú, coi vợ như sự trút hận, như để thỏa mãn
dục tính. Dù không nói ra nhưng cũng từ đó, giữa Hàm thọt và Son như có sự
thỏa thuận ngầm. Son sống như một cái bóng, tự coi mình là con ở trong nhà
để yên ổn hơn. Câu chuyện cứ xoay quanh từ sự ân oán giữa hai dòng họ lớn
đến những cuộc đấu đá ngầm; cao hơn nữa là sự đấu đá trong chi bộ Đảng của
xã, ở đó Thủ làm bí thư xã, Phúc là chủ nhiệm hợp tác xã. Đỉnh điểm cùa sự
29
thù oán giữa hai dòng họ này là việc ông Hàm âm mưu đào mộ bố ông Phúc
mới mất để yểm bùa hại dòng họ Phúc, nhưng bị phát hiện và Hàm thọt bị
tạm giam. Để biến nguy thành an, Thủ âm mưu dùng chị dâu là bà Son lừa
cho ông Phúc rơi vào bẫy tình, sau đó vu oan cho Phúc - Son có tình ý. Phúc
đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, miễn cưỡng kí vào biên bản hòa giải do Thủ
thảo sẵn. Chưa dừng lại ở đó, Thủ lại dùng biên bản này để ép bà Son tiếp tục
viết đơn giả mạo tố cáo Phúc có ý định cưỡng hiếp Son. Mâu thuẫn tiếp tục
dâng cao khi bà Son vì uất ức và tủi nhục đã nhảy xuống sông tự vẫn và Phúc
là người đầu tiên vớt xác bà. Chưa dừng lại ở đó, trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma còn một mối tình oan trái khác là Đào và Tùng. Đào (con gái Hàm
thọt-Son) yêu Tùng - (cháu gọi ông Phúc bằng cậu, người họ Vũ). Tùng là
Đảng viên tốt, giàu ý chí, muốn vượt qua những định kiến dòng họ, muốn xóa
bỏ thù oán cá nhân trong chi bộ Đảng để xây dựng quê hương. Bên cạnh Tùng
còn có trung tá Chỉnh, bạn chiến đấu của bố Tùng. Cả hai chú cháu luôn
mong muốn dùng tài năng và công sức xây dựng chi bộ Đảng làng Giếng
Chùa trong sạch, vững mạnh. Mối tình Đào - Tùng suýt tan vỡ vì chuyện đào
mộ của bố Đào, nhưng được giải quyết ở cuối chuyện thông qua nữ nhân vật
Minh, bạn của Đào (cũng là người yêu đơn phương Tùng).
Có thể nói, trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là câu chuyện rắc rối
"quanh triền đê" với những mối quan hệ phức tạp: Phúc - Son, Lạc- Chinh,
Đào - Tùng… và những nhân vật li kì như: ông Quản Ngư - bà Đồ Ngật, Tám
lé… Bao trùm lên xóm Giếng Chùa là những "bóng ma" cả sống và chết, là
những huyền thoại ma ám của Quỳnh - Quềnh, là chuyện thầy mo - cô Thống
Bệu. Tất cả những sự ly kỳ huyễn hoặc này được lý giải bằng triết lý chính
người trừ ma - cô Thống Bệu: "Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang
đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi
chia ruộng khoán không”?.Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai
30
chịu nhả miếng nào. Chuyện ở xứ Đồng Chùa là thượng đẳng điền, từ cán bộ,
bà xã viên, đều muốn vơ vét, anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất
hương hỏa ngay ở đấy. Chuyện của vợ chồng ông Tý Hỏi, bỏ nhau mỗi người
một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt, lại còn thách nhau giữa
làng: mày mà làm ông phá. Đòi ruộng cũ không được thì mồm loa mép dải.
Chuyện cứ thế kéo bè mảng, để rồi ra ruộng đồng chả thấy người đâu, toàn
ma. Họ hoang tưởng đến mức người thân người sống ngồi đó mà không nhận
ra”{36;14,15}. Những bi kịch chỉ kết thúc khi những mâu thuẫn được giải
quyết, sự thù oán được chỉ rõ, giống như tình yêu Tùng - Đào, sự hiểu lầm
chỉ được tháo gỡ thông qua nhân vật Minh.
1.4. Tiểu thuyết về nông thôn và ngƣời nông dân trong Ma làng của
Trịnh Thanh Phong
1.4.1. Vài nét về cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của
nhà văn Trịnh Thanh Phong
Về cuộc đời và văn nghiệp: Nhà văn Trịnh Thanh Phong có bút danh là Hải
Thanh. Ông sinh ngày 20 tháng 2 năm 1950 (quê gốc ở làng Phủ Chính -
Vĩnh Tường - Lập Thạch - Vĩnh Phúc), nhưng sinh ra và lớn lên ở làng
Thông, xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương - Tuyên Quang Kinh. Trịnh Thanh
Phong nguyên là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang, nay đã nghỉ
hưu. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật
các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang,
chuyên ngành Văn học.
Tác phẩm xuất bản và tiêu biểu: Truyện ngắn Chuyện làng Ngò, in
chung trong Tuyển tập Truyện ngắn Hà Tuyên, 1985. Tập truyện ngắn Bãi
cuối sông, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tuyên, 1990. Tập truyện ngắn Gặp lại,
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 1997. Tập thơ Đôi mắt vầng trăng, Hội Văn
31
học nghệ thuật Tuyên Quang, 1989. Tiểu thuyết Đất cánh đồng Chum, Giải
thưởng Ba nước Đông Dương. Năm 1998, trên cương vị Tổng biên tập Báo
Tân Trào, Trịnh Thanh Phong cùng với đồng nghiệp xin UBND tỉnh nâng cấp
tờ báo Tân Trào 12 trang từ 1 kỳ lên 2 kỳ/tháng, đã kịp thời thông tin về tình
hình đời sống của địa phương. Với bút lực dồi dào, ông vẫn thường xuyên cho
ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng. Các tác phẩm Trịnh Thanh Phong viết
đăng trên Báo Tân Trào thường tập trung vào thể loại truyện ngắn, ghi chép,
ký chân dung của nhiều văn nghệ sĩ địa phương, mang đậm chất người lính,
phản ánh rõ nét hiện thực cuộc sống nông thôn và công cuộc đổi mới của quê
hương như:Lòng sông, lòng người cuồn cuộn, Mãi mãi là anh bộ đội cụ Hồ,
Khúc oằn sông Phó Đáy, tiểu thuyết Ma làng, Đồng làng đom đóm... Độc giả
yếu mến nhất Trịnh Thanh Phong với mảng tiểu thuyết, đặc biệt tiểu thuyết
viết về nông thôn và người nông dân và nhận thấy ở ông một cây bút có tâm
huyết và trách nhiệm với cuộc đời. Mỗi tác phẩm của Trịnh Thanh Phong
chứa đựng nhiều thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy ngẫm về
nhân tình thế thái.
Trịnh Thanh Phong luôn gắn bó với người nông dân một nắng hai sương
với sông ngòi, đồng ruộng của quê hươngnên ông luôn thao thức, trăn trở với
những mảnh đời ấy và thấu hiểu nổi buồn, cảm thông sâu sắc với những nhọc
nhằn lam lũ của họ. Mỗi tác phẩm, mỗi trang viết của ông như muốn bày tỏ
tâm lòng tri ân với người nông quê nhà.Là người cần mẫn, bên cạnh những
trang viết về quá khứ lịch sử, văn ông vẫn thường xuyên thao thức với nhịp
thở của đời sống đương đại về nhân tình, thế thái. Ông vẫn viết truyện ngắn,
bút ký và in đều đặn trên báo nhà. Có thể nói, trong bức tranh toàn cảnh của
tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, những đóng góp của nhà văn trong
mảng tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn và người nông dân rất đáng ghi nhận
32
về sự nỗ lực trong sáng tạo, làm mới và hoàn thiện tiểu thuyết Việt Nam
đương đại.
1.4.2. Trịnh Thanh Phong với tiểu thuyết Ma làng
Trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Trịnh Thanh Phong đã
có những đóng góp đáng ghi nhận trong mảng tiểu thuyết về đề tài nông thôn.Ma
làng được Trịnh Thanh Phong viết năm 2002 và được chuyển thể thành phim dài
tập phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 2011, Trịnh Thanh Phong
tiếp tục chắp bút viết tập 2 của tiểu thuyết Ma làng với tiêu đề Ông mãnh về
làng. Qua nhiều lần tái bản, năm 2013, hai tiểu thuyết Ma làng và Ông mãnh
về làng được Hội Nhà văn Việt Nam tài trợ xuất bản in thành tập tiểu thuyết
dày 500 trang. Đến nay đã có nhiều công trình, bài viết, hội thảo, đánh giá của
các nhà nghiên cứu, phê bình; nhiều báo cáo khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ… về
tác phẩmnày.
Trong Ma làng, nhà văn Trịnh Thanh Phong đã tái hiện bức tranh nông thôn
miền núi trước ngày đổi mới. Đó là những thói tục xưa cũ, lối sống lạc hậu
của làng xã truyền thống, những toan tính nhỏ nhen, manh mún cố hữu. Trong
đó, một bên là thân phận những người dân quê chân chất, hồn hậu như: cô
Mưa, chị Ló, bà Bẹo, cái Lở, anh Dỏ, anh Nghiệp rồ, anh Tâm, cụ Tĩnh... luôn
khao khát cuộc sống bình yên, có cái làm, cái ăn, có tình làng nghĩa xóm. Một
bên là cánh lão Tòng đã dùng mọi mưu mô, thủ đoạn để đàn con cháu, anh em
nắm các chức quyền trong xã như: Ất, Lường, Lại, Lọt... Chứng kiến những
thủ đoạn của cánh lão Tòng và những cảnh ngộ trớ trêu, nghèo khổ của người
nông dân, Tâm - một đảng viên có tài có đức đã tìm mọi cách làm giầu trên
chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn, với mong muốn làm thay đổi nếp nghĩ lạc
hậu của một bộ phận không nhỏ những người có chức sắc đang kéo lùi cuộc
sống của làng Bâm Dương. Tâm chính là biểu tượng của cái thiện, của sự đổi
mới trong tư duy và nhận thức người của người nông dân. Ma làng kết thúc
33
có hậu, tạo cho độc giả một niềm tin, một tâm thế trước những rối ren trong
công cuộc đổi mới. Tác phẩm không chỉ truyền tải thông điệp “ở hiền gặp
lành”, “ác giả ác báo”, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà quản lý
nông nghiệp và nông thôn. Nếu họ không nhận ra những thói tục xưa cũ luôn
ẩn náu ở mỗi người nông dân, để nó mặc sức bùng phát thì chắc chắn sẽ kìm
hãm sự phát triển xã hội. Làng quê Việt Nam chỉ thực sự đổi mới khi những
căn bệnh thành tích, hủ tục, việc chia bè kéo cánh, tục mâm trên mâm dưới,
tính cục bộ, tham lam... được đẩy lùi trong mỗi cá thể.
Tiểu kết:Có thể nói, khi đặt tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong và
Nguyễn Khắc Trường trong hệ thống tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài nông
thôn sau đổi mới (1986) trong cái nhìn đối sánh, chúng ta thấy được vị trí
cũng như những đóng góp của hai nhà văn cho tiểu thuyết Việt Nam. Cả
hainhà văn đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành bức tranh hiện thực
cuộc sống nông thôn sau đổi mới với những vấn đề nổi cộm đầy bức xúc, trăn
trở đang diễn ra trong lòng nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, các kiểu con
người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làngcũng được thể hiện đa dạng
như: nhân vật tha hóa, nhân vật bi kịch, những con người mới của thời đại mới.
34
CHƢƠNG 2
NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT
MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNG
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn trong Mảnh đất lắm
ngƣời nhiều ma, Ma làng
Có thể nói, bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam là cách
sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói, là máu thịt, là linh hồn tồn tại trong sâu thẳm
người dân Việt Nam qua các thời kì lịch sử, được nhà văn Trịnh Thanh Phong
và Nguyễn Khắc Trường ghi chép lại. Khi viết về hiện thực cuộc sống nông
thôn là nhà văn đi tìm lại cái gốc rễ của chính mình. Cả Trịnh Thanh Phong
và Nguyễn Khắc Trường đều sinh ra ở miền quê lam lũ lại xuất thân trong gia
đình nông dân thực thụ nên Ma làng, Mảnh đất lắm người nhiều ma là hai tác
phẩm tiêu biểu cho hiện thực, cho tồn tại, tàn dư đang diễn ra ở nông thôn
Việt Nam lúc bấy giờ. Cả hai tác phẩm có điểm chung là đã khắc họa thành
công một nông thôn đang bị đè nặng bởi hủ tục, đói nghèo. Mặc dù cả hai nhà
văn lấy chất liệu hiện thực ở những vùng quê khác nhau nhưng việc xây dựng
nhân vật đa tính cách đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho mỗi tác phẩm.
2.1.1. Một nông thôn đói nghèo, tăm tối, lạc hậu
Đất nước ta trong những năm bước vào thời kì đổi mới với cả những mặt
tích cực và tiêu cực đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân thôn quê.
Nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đời sống nông thôn hay hình đổi
dạng với những khuôn mặt riêng. Từ trong đói nghèo, tăm tối lạc hậu, cuộc
sống của người nông dân dần dần thay da đổi thịt. Hiện thực ấy được Nguyễn
Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong thể hiện ở việc bắt đầu miêu tả cái đói
cái nghèo. Sự nghèo đói, nhọc nhằn ấy trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết, nó
như một cái mạch ngầm chảy suốt trong mạch chảy văn chương dân tộc.
35
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, sự nghèo đói
được miêu tả đến mức làm linh hiển âm khí của làng Giếng Chùa. Cái đói
ngày giáp hạt len lỏi vào trong xóm khiến cho:“nhiều nhà phải nấu cháo trộn
thêm rau tập tàng. Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm muối”[36;6]. Đói quá,
người dân lấy mạt ngô, cháo cám, làm bánh cám nấu cách thủy... Họ ăn để
sống qua ngày bằng những loại thức ăn họ có thể nghĩ ra. Miêu tả cái đói này,
nhà văn đã hài hước bằng giọng văn chua chát: “Những mặt người hao gầy,
nhớn nhác hớt hải cứ tưởng như vội vã đi đâu, nhưng kì thực chẳng có việc gì
hết, cứ ra vào quanh quẩn với cái bụng sôi èo èo”{36,6}.Hình ảnh cái đói bao
trùm cả xóm Giếng Chùa, nó vắt kiệt sức lực con người. Không chỉ vậy, cái đói
còn làm cho nhân cách, số phận con người thay đổi. Cái đói không chỉ hiển
hiện ở vóc dáng con người mà còn hằn lên ở cảnh vật làng quê, từ lũy tre làng
đến ngõ xóm tiêu điều xác xơ. Nó mất dần đi cái “đất lề quê thói” chỉ còn lại:
“Đường đầy rác rưởi và phân trâu bò. Đàn nhặng xanh đứng yên tại chỗ như
những cái dấu chấm đen giữa thinh không lạc lối đi”{36;8}. Cái đói cùng kiệt
bao trùm cả không gian tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, nó thật
ám ảnh, xót xa cho những kiếp người. Nó giống như trong Ngựa người người
ngựa của Nguyễn Công Hoan, cũng là cảnh u ám của sự nghèo đói đến cùng
cực. Đó là cái đói vào đêm 30 tết của cô gái điếm và người đánh xe thật ám
ảnh, u tối và ảm đạm vô cùng. Họ bế tắc tuyệt vọng không có lối thoát. Tuy
nhiên, trong cuốn tiểu thuyết này nhà văn viết về thời kì đổi mới, hiện thực
nghèo đói lam lũ chỉ để làm nền cho sự thay da đổi thịt của một nông thôn mới
đang hiện đại hơn.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, cái nghèo truyền đời cứ bám riết
lấy dân làng Giếng Chùa, ước vọng đơn giản của làng là có một bữa no để
sống qua ngày. Nên khi nhà nước có chủ trương thay đổi cung cách làm ăn
của hợp tác, yêu cầu người dân không đi làm thuê, phải ở lại canh tác trên
36
chính ruộng đồng quê hương, thì người dân lại không vui, họ “ấm ức”, họ sợ
“gia đình chết đói thì ai chịu trách nhiệm”. Tuy cái đói cái nghèo không còn
quay quắt như những tác phẩm giai đoạn 30-45 nhưng đời sống người nông
dân giai đoạn này cũng không khấm khá gì cộng với bản tính lười lao động
sinh ra thiếu đói, sinh ra những con người cơ hội, gian manh, thủ đoạn cùng
với đó là tình trạng tha hóa, băng hoại đạo đức một cách trầm trọng của một
số đối tượng. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, chị Bé đã cả gan “thả
thuốc sâu vào nồi cháo”của chính người đã cưu mang mẹ con chị những
ngày khốn khó. Hoặc anh Thó vì miếng ăn đã trở thành thằng Thó. Cũng vì
đói mà Thó đồng lõa với những kẻ gây ra tội ác - đào trộm mả cụ cố cùng với
lão Hàm.
Trong tác phẩm Ma làng của nhà vănTrịnh Thanh Phong, nhân vật chị
Ló từ khi còn bé đã được ăn uống đủ đầy, sau khi vụng trộm và có con với
lão Hò vẫn được chu cấp đầy đủ. Nhưng khi “cái trại chăn nuôi giải tán”, thì
lão Hò cũng trắng tay. Từ đó, củ khoai củ sắn chu cấp cho Ló cũng thưa thớt
dần rồi mất hẳn. Từ người quen ăn trắng mặc trơn nay không còn chỗ để
nương nhờ, Ló trở thành kẻ chuyên đi trộm cắp vặt. Bàn tay của Ló không
còn biết xấu hổ khi làm việc sai. Lòng tự trọng của Ló cũng mất dần mặc cho
mọi người nhìn Ló như sinh vật bỏ đi. Khi việc trộm vặt trở nên khó khăn
hơn thì Ló lại chuyển sang đi vay chằng và “hành thêm nghề bắc chõ nghe
hơi” - buôn chuyện từ nhà này sang nhà khác để kiếm tiền. Trong Ma làng,
nhà văn dành nhiều trang văn miêu tả sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai dòng họ
Phạm - Trương. Đôi lúc mẫu thuẫn tưởng như không có lối thoát. Tuy nhiên,
không phảicáinhìnhiệnthựccủanhàvănutối,
ảmđạmmàchínhhiệnthựcđãđịnhhướngcáchnhìnấy.
Cả Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong đã sáng tác trong xu
thế nhận thức lại thực tại, nhằm tái hiện lại thực trạng làng quê, vốn còn tồn
37
tại nhiều định kiến, trói buộc người nông dân. Trong đó, quan niệm đạo đức
dòng tộc khiến cho cuộc sống nông thôn trở nên rùng rợn, ma quái hơn.
Những mâu thuẫn gay gắt đã đẩy những con người tối lửa tắt đèn có nhau tìm
cách triệt tiêu nhau, loại bỏ nhau, khiến cho xóm Giếng Chùa và làng Lộc cả
ban đêm và ban ngày đều có ma có quỷ. Có ma sống có cả ma chết.
Có thể nói, nông thôn nghèo đói tối tăm đều xuất phát từ những nhận
thức lạc hậu, cố hữu luôn tồn tại trong những đầu óc thủ cựu, tư lợi cá nhân,
được Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong nhìn ra bản chất vấn đề và
phân tích thấu đáo. Đó chính là dấu vết xưa của xã hội phong kiến còn tồn tại
ở nông thôn Việt Nam cho dù đất nước đã bước sang thời kì đổi mới. Cả hai
nhà văn đã cho người đọc thấy được luồng gió của sự đổi mới cùng với
những phức tạp đang tồn tại ở làng quê.
2.1.2. Nông thôn xáo trộn thời cơ chế thị trường
Từ năm 1986, Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách nhằm thay đổi
đất nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế thị
trường với những mặt tốt - xấu, được - mất của nó đang chạm vào từng căn
nhà, góc phố, xóm thôn. Cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới và
những vận hội mới của đất nước, bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có những
thay đổi và đạt được không ít thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nó cũng
để lại không ít những tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường. Một nông
thôn đã từng là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến với bao hy sinh thầm
lặng trong chiến tranh, thế nhưng giờ đây trong cơn lốc của nền kinh tế thị
trường nhiều người đã bị gục ngã nhiều lần bởi sự cám dỗ. Những nét đẹp
truyền thống đang bị mất dần, hiện thực này cũng là một vấn đề lớn, khiến
nhiều cây bút quan tâm và thể hiện.
Trong Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma, cả hai tác giả có cái
nhìn khái quát về hiện thực đời sống nông thôn và nông dân trong cơn lốc
38
của cơ chế thị trường. Đó là nguồn gốc sâu xa của sự vận động xã hội. Vận
động để phát triển, tất yếu sẽ có nhiều mặt đối lập để tạo ra một giai đoạn
mới, nó sẽ triệt tiêu nhưng không thể mất đi hoàn toàn. Nhà văn với sứ mệnh
viết về đề tài nông thôn đã dũng cảm viết về sự đổi mới cùng những biến cố
mà họ chứng kiến. Mặc dù, chất liệu viết lên hai tác phẩm này ở hai miền
quê khác nhau nhưng đều có điểm chung là khai thác hiện thực đang tồn tại
dai dẳng ở nhiều miền quê, làm cho cuộc sống của nhiều người nông dân
không có lối thoát. Vì vậy, người đọc đều cảm nhận được một không khí khó
chịu, ngộp thở khi bước chân vào làng Lộc và xóm Giếng Chùa. Nơi đó, lòng
tin mù quáng cùng sự ấu trĩ của con người đang bị cái ác cái xấu lợi dụng.
Một khi cái ác kết hợp với sự ngu muội, dốt nát cùng những định kiến và
ma lực của đồng tiền đang hoành hành trên sự đói nghèo thì sự tàn phá của
nó thật ghê gớm và đã trở thành vết thương sâu sắc không dễ xóa nhòa. Khi
viết về nông thôn hiện đại, Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong
hướng cho người đọc một cái nhìn toàn diện hơn về đời sống nông thôn giai
đoạn đổi mới đất nước.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, lúc giao thời của nền kinh tế thị
trường cũng là lúc cái xấu cái ác xâm nhập, len lỏi vào làng quê. Trong tác
phẩm, việc tổ chức đám ma cho cụ Vũ Đình Đại cũng là cách tạo thêm vây
cánh; cũng là cơ hội cho cánh này với cánh kia đấu đá nhau hoặc với danh
nghĩa đoàn thể Đảng, để dòng họ này loại trừ dòng họ kia. Nhiều người nông
dân còn giữ nếp suy nghĩ và đạo lí phong kiến nhưng mang bộ áo mới của tư
tưởng đạo đức cách mạng. Họ có thể giết người bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp để giành giật địa vị. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, cái chết
của bà Son cũng không làm cho những người thân của bà thôi bàn tính
chuyện trả thù: “Các anh chỉ là những kẻ say thù hằn ti tiện, một cái chết
như thế kia vẫn chưa đủ để sáng mắt hay sao?”{36;128}. Nguyễn Khắc
39
Trường mong muốn mọi người hãy sống độ lượng hơn, nhân ái hơn. Nội
dung chính trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là miêu tả cảnh rối ren, căng
thẳng, ngộp thở như thời kì cải cách ruộng đất năm 1945. Một “mảnh đất”
thật sự “lắm người nhiều ma”, cứ sinh sôi phát triển, có cả ma và quỷ. Ví dụ
như: để chứng tỏ sự “giác ngộ đường lối” của mình về đường lối chủ trương
của Đảng, những người đại diện cho chính quyền làng Giếng Chùa đã tổ
chức thanh niên trang tráng đi cổ động rồi hô hào khẩu hiệu đến “khản đặc
cả tiếng”. Vì quyền lợi, họ không ngại đấu đá, đả đảo cả người thân ruột thịt,
cả những người hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau: “Đả đảo địa chủ bóc lột
Vũ Đình Đại, kiên quyết đánh đổ địa chủ Vũ Đình Đại”. ViệcVũ Đình
Phúcđấu tố cha là việc không bình thường từ xưa đến nay. Nếu người cha ấy
có xấu xa, độc ác thì việc làm đó là cần thiết. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tố
này, người ta chỉ thấy cụ Vũ có của ăn của để mà không quan tâm đến những
ngày vất vả sớm hôm của cụ. Khung cảnh đấu tố cụ Phúc làm cho độc giả
day dứt. Vì sau khi một gia đình được coi là địa chủ, thì từ “cối đá thủng, cối
xay lúa, ruộng ngô khoai” đến “cày bừa cuốc xẻng, nồi niêu, bát đĩa, mâm
đồng”, là số tài sản mà những người đại diện cho Nhà nước đang tiến hành
đấu tố cho là tài sản bất minh đã đượcchia cho kì hết.
Trong Ma làng, nhà văn Trịnh Thanh Phong đi sâu vào miêu tả bức tranh
nông thôn miền núi trong sự xáo trộn của cơ chế thị trường với những hủ tục
xưa nay thành thói tục kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị... của
chính mảnh đất họ đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đó là lý do trong suốt
giai đoạn 30-45, người nông dân Việt Nam vẫn sống lặng lẽ với “cái ao đời
phẳng lặng”. Đó cũng là nơi nhà văn Trịnh Thanh Phong đã sống và sinh hoạt
cùng người nông dân nên trong trang văn của ông chất chứa bao nỗi niềm.
Phần hai của tác phẩm Ma làng có tên: Thằng Mõ về làng, Trịnh Thanh
Phong có không ít ngỡ ngàng lẫn choáng ngợp:“Bước xuống xe, tôi bàng
40
hoàng thấy viền quanh chân núi Châm ánh điện xanh đỏ nhấp nháy, tiếng đài,
tiếng ti vi vang rộn trời đất, làng Lộc thay da đổi thịt nhanh quá…”{36;177}.
Một mảnh đất vốn khép kín bao đời nay giờ đã có sự đổi thay nhanh chóng.
Nhà văn Trịnh Thanh Phong đã chỉ ra những nguyên nhân căn bản đã phá vỡ
sự bình yên bao đời nay của làng Lộc. Đó là các dự án về chăn nuôi, trồng
trọt, về phát triển kinh tế… được triển khai đã xuất phát từ những lợi ích
nhóm khiến cho làng Lộc trở nên lao đao khốn khó hơn. Khiến cho sự gia
tăng không ngừng về dân số, khiến cho đạo đức tình người cũng bị xuống
cấp, làm tăng lối sống trụy lạc của một bộ phận người nông dân… Đặc biệt là
sự xuất hiện của quán đặc sản Thủy Lâm do mụ Bẹo quản lí. Đó là nơi tụ họp,
đàm tiếu của những đám tàu vét sỏi ngoài sông, công nhân nhà máy đường,
công nhân dự án đường sá giao thông, các đoàn kiểm tra, cán bộ về họp hành,
hôm nào cũng nhậu nhẹt đến tận khuya trong phòng hát, nhà nghỉ dẫn đến
“chuyện trụy lạc”. Nhân vật Ất có lẽ là người có những sự đổi mới nhất trong
tư duy, trong cách làm ăn. Anh ta cho nâng cấp nhà hàng cao cấp thành khách
sạn, “đám da phấn mắt xanh về đông hơn, trong làng những đứa đỏng đảnh,
lười biếng cũng ra đấy” [36, 480], dẫn đến các căn bệnh xã hội như HIV xâm
nhập… Dần dần, trong xã khi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế
nông thôn khi được triển khai cũng là lúc xuất hiện nhiều câu chuyện dở
khóc, dở cười và nhiều điều đáng để suy ngẫm. Trong đó có chủ trương đưa
mía xuống vùng đất bãi ven sông Lô - vùng đất mấy đời nay là cái vựa ngô,
vựa khoai và đỗ lạc gối mùa của bà con. Khi thực hiện chủ trương này, người
dân biết là thua thiệt, là đói kém nhưng miệng vẫn phải nói “dân tôi giàu lên
từ mía”. Rồi khi chủ trương đưa hàng ngàn con bò sữa về nuôi và xây dựng
nhà máy sữa bò tại làng Lộc (nay là làng Bâm Dương) đã bộc lộ nhiều vấn đề.
Từ ngày bò sữa về, đồng ruộng thưa thớt dần, nhiều gia đình còn nhổ bỏ
những cây mùa vụ để trồng cỏ vì thấy lời:“người được cũng khổ mà kẻ mất
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong

More Related Content

What's hot

Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcJackson Linh
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

What's hot (20)

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
 

Similar to Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong

Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533jackjohn45
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Man_Ebook
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong (20)

Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAYLuận văn:  Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
Luận văn: Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu, HAY
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN PHƢƠNG CHI NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ MA LÀNG CỦA TRỊNH THANH PHONG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN PHƢƠNG CHI NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ MA LÀNG CỦA TRỊNH THANH PHONG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Văn Đức. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Học viên Nguyễn Phƣơng Chi
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Văn Đức - là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để có được kết quả nghiên cứu ngày hôm nay. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô giáo đang công tác tại khoa Ngữ văn - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình cung cấp tư liệu và chia sẻ thông tin để giúp tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu, khảo sát dữ liệu, thông tin từ thực tiễn phục vụ cho luận văn. Do còn hạn chế trong khi tiếp cận các thông tin mới và gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành, xây dựng của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn này thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Học viên Nguyễn Phƣơng Chi
  • 5. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................13 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................13 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................14 7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................15 CHƢƠNG 1....................................................................................................16 NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNHVĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI .....................................................................................16 1.1. Tiểu thuyết về nông thôn trước năm 1986............................................16 1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới 1986 ..................................19 1.3. Tiểu thuyết về nông thôn và người nông dân trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường............................................................25 1.4. Tiểu thuyết về nông thôn và người nông dân trong Ma làng của Trịnh Thanh Phong................................................................................................30 CHƢƠNG 2....................................................................................................34 NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾTMẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNGNHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG.......................................................................34 2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng .......................................................................................34 2.2. Các kiểu con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng..............56
  • 6. 2 CHƢƠNG 3....................................................................................................74 NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾTMẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNGNHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT................................................................74 3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật...............................................................74 3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ...................................................................87 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu .......................................................................94 KẾT LUẬN..................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................................117
  • 7. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại buổi khai mạc đại hội có tiêu đề:“Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”{15}. Là một nước đi lên từ nông nghiệp, phần đông dân số nước ta lại sống ở vùng nông thôn, gắn bó với ruộng đồng vì vậy đề tài viết về nông thôn và người nông dân Việt Nam trở thành chất liệu chính, là miền đất hứa cực kỳ hấp dẫn cho tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết nông thôn vẫn đang chuyển mình, đang tìm tòi, thể nghiệm, đổi mới nhưng chúng ta vẫn có thể nhận diện được những thành tựu của tiểu thuyết trên nhiều bình diện. Đề tài nông thôn tiếp tục là một vùng đề tài nóng bên cạnh đề tài chiến tranh hay đề tài thành thị. Cùng với các tiểu thuyết nổi tiếng như Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa vắng của Lê Lựu... và nhiều truyện ngắn viết về nông thôn cũng tiếp tục tạo được dấu ấn với bạn đọc, trong đó không ít tác phẩm có sự trưởng thành nhất định về chất lượng nghệ thuật như: Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư... 1.2. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, đã thổi vào đời sống văn học nghệ thuật một luồng gió mới. Văn học Việt Nam đã mở ra một thời kì mới, với tinh thần đổi mới tư duy và cái nhìn thẳng vào sự thật. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã vận
  • 8. 4 động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc, có sự phát triển đa dạng về chủ đề, tư tưởng, đề tài, bút pháp... Đặc biệt, khi đất nước từ chiến tranh bước sang hòa bình, từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những biến động phức tạp trong đời sống xã hội, là tiền đề tất yếu cho sự chuyển hướng của tiểu thuyết nói riêng, của văn học nói chung. Trên thực tế, truyện ngắn viết về nông thôn đã quan tâm đến những chủ đề mới mà bình diện trung tâm là khám phá số phận con người cá nhân trên nhiều góc độ xoay quanh các mối quan hệ: con người cá nhân với làng xóm, con người cá nhân với dòng họ và con người cá nhân trong mối quan hệ với chính mình. Ngoài ra, một chủ đề khác được các nhà văn quan tâm là hiện thực nông thôn thời mở cửa. Các chủ đề này được thể hiện với nhiều góc nhìn khác nhau đã tạo nên một bức tranh nông thôn thời kì mới quen thuộc mà lạ lẫm, đơn giản mà phức tạp với bao thăng trầm, biến đổi - một nông thôn Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập, giàu bản sắc truyền thống mà hiện đại. Sang thế kỉ XXI, Việt Nam có cơ hội tham gia hội nhập thế giới, chúng ta càng cần một tầm nhìn xa, để thấy trong xã hội hiện đại sẽ không còn người nông dân theo cách hiểu cũ - như là một trong bộ tứ - tứ dân: Sĩ, nông, công, thương với gương mặt và vị thế không đổi trong hàng ngàn năm qua: "Nhất sĩ nhì nông. Hết gạo chạy rông. Nhất nông nhì sĩ”. Khi đất nước ta tiến hành công nghiệp hóa điện đại hóa, nông thôn Việt Nam có sự khởi sắc xen lẫn sự bất ổn, người nông dân phải đối diện với một hiện thực phức tạp. Nhiều người đã thất nghiệp trên mảnh đất mà ngàn đời nay vẫn nuôi sống họ. Nhiều người phải đi tha phương cầu thực. Nhiều người rơi vào những bi kịch do sự vô tình hoặc nhận thức của bộ phận người dân. Là những người đại diện cho tiếng nói của người nông dân, các nhà văn đã lăn lội, cùng ăn cùng sống với người nông dân để tìm hiểu căn nguyên những vấn đề đang tồn tại như ung nhọt kéo lùi sự phát triển của nông thôn. Vì vậy, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã tái hiện
  • 9. 5 thành công nông thôn Việt Nam ở cả chiều rộng và chiều sâu. Cả Mảnh đất lắm người nhiều ma và Ma làng đã làm lay động bao trái tim độc giả. Cả hai tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc , người xem những băn khoăn , trăn trở về số phâ ̣n người nông dân, đặc biệt là thân phận người phụnữ trước sự biến chuyển phức tạp của thực tiễn cuộc sống. 1.3. Xuất phát từ sự yêu mến hai tác phẩm cùng mong muốn tìm hiểu về cuộc sống con người, đặc biệt là số phận người nông dân và nông thôn trong tiểu thuyết những năm sau đổi mới , đồng thời mong muốn bổ sung thêm kiến thứ c, giúp ích cho việc học tập , nghiên cứ u sau này , tôi quyết định lựa chọn đề tài: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong cho luâ ̣n văn cao học của mình . Với đề tài này , tôi mong muốn góp thêm ý kiến trong hành trình khám phá mô ̣t trong những nhân vâ ̣t trung tâm của văn học thời kì đổi mới - hình tượng người nông dân và nông thôn.Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi cố gắng nhìn nhận cả hai tác phẩm ở góc nhìn đối sánh như: Cách nhìn, cách phản ánh hiện thực cuộc sống con người nông thôn; Nghệ thuật thể hiện; Nghệ thuật miêu tả… Đồng thời chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của hai nhà văn này mà trước đây ít được khai thác đề cập đến. Chúng tôi hi vọng đề tài được lựa chọn sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào định hướng chung của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, thêm một sự đồng thuận trong thái độ của cộng đồng về vấn đề nông thôn và người nông dân Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 đã khẳng định: "Lấy dân làm gốc” và "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật"{14}. Đến nay, đã có rất nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã bàn về tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết hiện đại. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề,
  • 10. 6 chúng tôi nhận thấy sự nở rộ của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, đặc biệt là tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn được coi như một thành tựu của văn học thời kỳ này, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, quan tâm, chú ý. Số lượng bài viết, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết thời kỳ đổi mới nói chung, tiểu thuyết về nông thôn nói riêng không hề nhỏ trong đó có Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Ma làng của Trịnh Thanh Phong. 2.1. Những công trình bài viết, hội thảo đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, nhà văn Nguyễn Khắc Trường khá thành công với nhiều truyện ngắn: Cửa khẩu, Thác rừng, Miền đất mặt trời... Nhưng đến với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường mới thực sự gây tiếng vang trên diễn đàn văn học nghệ thuật, được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình viết bài đăng trên các tạp chí hoặc phỏng vấn trên các diễn đàn xã hội. Tác phẩm cũng được chuyển tải thành kịch bản phim truyện truyền hình Việt Nam với tên gọi Đất và Người vào năm 2013, được khá giả đón nhận nồng nhiệt. Học giả Lê Nguyên Cẩn trong bài viết Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ cái nhìn văn hoá (Tạp chí khoa học số ra tháng 5/2005, trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nhận định: Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma với các yếu tố kỳ ảo đặc trưng, đó là môtip cái chết đi liền với môtip ma hiện hồn tạo ra một giá trị đặc biệt. Thế giới kỳ ảo ấy được đan kết bằng các mối quan hệ tình yêu có thể nói là bất thường với một đội ngũ đông đảo các nhân vật nếu không nói là dị dạng thì cũng khác thường. Các mối tình này được đặt trong khuôn khổ của những cái chết. Cái chết dẫn xuất đến một nền văn hoá về cái chết và luôn luôn được mọi tín ngưỡng quan tâm. Cái chết được triệt để tận dụng, lợi dụng để củng cố quyền lực hoặc phô trương quyền lực. Năm cái chết trải dài trên tiến trình thời gian, gắn với những sự kiện
  • 11. 7 đang diễn ra lúc công khai lúc ngấm ngầm trong cái xóm Giếng Chùa, tạo nên tính chất tiểu thuyết phong tục thể hiện qua việc miêu tả các sự kiện liên quan tới điều kiện sống, điều kiện tồn tại của con người, mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc”{5}. Còn tác giả Hồng Diệu, trong bài viết: Về Mảnh đất lắm người nhiều ma, đăng trên báo Văn nghệ quân đội, số 8/1991 khẳng định rõ:“Nổi bật lên một dáng vẻ rất riêng trong những quyển sách viết về nông thôn ta dưới chế độ mới”. Cũng trong bài viết này, tác giả khẳng định trong tiểu thuyết này không chỉ mang giọng điệu hài hước mà còn có một giọng điệu khác:“chìm ở tầng dưới, đó là giọng bi thảm”{5}. Nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị trong Đọc mảnh đất lắm người nhiều ma, in trong Tác phẩm mới, Hà Nội, số 8 - tháng 8/1991 đã nhận ra vấn đề bao quát của tác phẩm là: “vấn đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn”. Theo tác giả,thực chất bộ mặt nông thôn hôm nay cũng như từ ngàn xưa là sự chi phối:“khá triệt để về ý thức của các dòng họ”. Chính điều này đã chi phối hết thảy ý nghĩ hành động của con người, ngay cả với người có vị trí cao nhất - Bí thư đảng ủy Trịnh Bá Thủ thì mọi hành động của hắn: “đềubị xô lệch đi qua từ trường ý thức dòng họ”{5}. Nhà văn Trần Đăng Khoa trong bài viết, Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma, in trong Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, H.1999, 5/2005 cũng khẳng định:“Điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ của nó. Nhược điểm dễ nhận thấy là kết cấu truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần gượng ép”{24}. Trong cuộc thảo luận: Mảnh đất lắm người nhiều ma, do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25/01/1991, sau đó được tập trung in trên tờ báo Văn nghệ số 11, ngày 16/03/1991, nổi bật là ý kiến của: Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức: trong Mảnh đất lắm người nhiều ma miêu tả một: “nông thôn với cách nhìn chân thực, chủ động” với “nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa
  • 12. 8 cái tốt, cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực”. Nông thôn theo cách nhìn nhận của tác giả “không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên trong, những chuyện làng xóm”{17}. Trong một tạp chí văn học, tác giả Trần Đình Sử cũng đã tỏ rõ sự thích thú, đam mê khi đọc tiểu thuyết này, bởi ở đấy có sức lôi cuốn đặc biệt từ đầu đến cuối. Qua tác phẩm, ông nhận ra:“một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn”. Ý thức dòng họ đã được tác giả khắc họa:“như một hiện tượng chìm sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn”{7}. Cũng trong cuộc hội thảo này, ý kiến của Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma đã góp phần giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về quá trình ra đời của tác phẩm. Đó là “nhằm truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, sự tha hoá về đạo đức của nông thôn chúng ta… Tôi thấy, một trong những nguyên nhân sâu xa ấy là vấn đề dòng họ… Đây là cá nhân của mỗi một làng từ ngày khai thiên lập địa, từ thời mở đất, thường là mỗi dòng họ lập nên một làng”{7}. Nhìn chung, những ý kiến đóng góp trên đều có cùng cách nhìn nhận về hiện thực nông thôn được phản ánh trong tác phẩm, chi phối đến tất cả các mối qua hệ giữa con người với con người. 2.2. Những công trình bài viết, hội thảo đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về Ma làng của Trịnh Thanh Phong Nhà văn Trung Trung Đỉnhtrong bài: “Tiểu thuyết Ma làng và những thói tục mới ở làng quê” đăngtrên báo Vănnghệtrẻ số ra tháng 3/2003 đã đề cập khá rõ nét về nội dung cũng như những mâu thuẫn được đề cập đến trong tác phẩm. Tác giảbài viết cũng khẳng định: nhà văn Trịnh Thanh Phong đã viết vềnôngthôn Việt Nam thời hiện đại với những thói tục xưa cũ được cải biến thành thói tục thời nay. Đó là những: “thói tục mâm trên mâm dưới, họ
  • 13. 9 hàng chú bác anh em cô dì giằng rịt lôi kéo nhau vào việc làng, việc nước… bọn phú hào mới của làng xã tranh thủ đục nước béo cò, xâu xé nhau bằng những chức vụ…”[17]. Tác giả còn đề cập đến với mâu thuẫn chủ yếu giữa “một bên là thân phận những người nông dân ngàn đời nay vẫn chưa ra khỏi lũy tre làng… một bên là bọn quan chức dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước quỷ nắm các chức quyền trong làng ngoài xã”{17}. Trần Lệ Thanhtrong bài viết: Ma làng và sự trăn trở của một ngòi bút với quê hương, đăng trên báo Văn nghệ trẻ, số ra tháng 2/2003, cho rằng: Đằng sau việc miêu tả những mâu thuẫn dai dẳng, sự tranh chấp, đố kị giữa làng trên xóm dưới, tộc này họ kia chi phối đời sống nông dân, đằng sau những mánh khóe hiểm ác, những mưu mô toan tính của những người có thế lực, có quyền thế, lợi dụng đúng chỗ đứng của mình để thu lợi… Tác phẩm trong một chừng mực nào đó đã phản ánh được thực trạng khá đau đớn vẫn còn diễn ra trong đời sống tinh thần của một số làng quê nông thôn” [33]. Tác giả bài viết cũng cho rằng: “Cái làm nên sức hấp dẫn của Ma làng là ở tấm lòng của tác giả, ở cái nhìn xã hội vừa nghiêm khắc vừa hiền lành đôn hậu của nhà văn. Đặc biệt cái làm nên sức nặng của ngòi bút Trịnh Thanh Phong chính là ở chỗ, tuy luôn day dứt, trăn trở trước những số phận, những cảnh đời, mảnh đời vụn vỡ, nhưng tác giả không bao giờ thỏa hiệp với cái xấu”[33]. Bên cạnh nội dung trên, Trần Lệ Thanh cũng đề cập vài nét về lối trần thuật trong Ma làng:“Bằng nhiều chi tiết, qua lối trần thuật độc đáo giàu sức gợi”, vềgiọng điệu:“nghe và cách miêu tả những nhân vật này, thấy được thái độ vừa trân trọng, cảm thông, vừa nghiêm khắc, khách quan phán xử của nhà văn”, “giọng điệu mỉa mai bông tếu cũng trở thành một phương thức khá quen thuộc của nhiều cây viết”, về kết cấu tác phẩm:“có được một phần kết luận hợp lý” [33]. Triệu Đăng Khoa trong Hỏi chuyện nhà văn - tác giả Ma làng đăngtrên báo Nông nghiệp ̣nông thôn , số ra tháng 9/2008, khẳng định sức hấp dẫn của
  • 14. 10 tác phẩm “Ma làng” với mọi thế hệ người đọc vì nội dung đã phản ánh rất chân thực về nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới với những mưu môtoan tính, những biến thái tinh vi của bọn phú hào mới mang tư duy của người nông dân. Cùng với đó là cách xây dựng nhân vật độc đáo cũng như tấm lòng, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với người nông dân. Tuy đây là những đánh giá rất sơ lược về nghệ thuật trong Ma làng nhưng nó cũng đã gợi mở cho chúng tôi đi sâu khám phá quan niệmnghệ thuật của nhà văn về cuộc sống con người thông qua phương tiện nghệ thuật. 2.3. Một số bài viết đăng trên báo điện tử Hà Anh trong Bài phỏng vấn tác giảMa làng, in trên báo Vietnam.net, hé mở cho chúng ta nhiều vấn đề trong tác phẩm Ma làng. Trong cuộc trò chuyện với nhà văn Trịnh Thanh Phong, tác giả Hà Anh đã có dịp đề cập đến chất liệu, cảm hứng của nhà văn khi viết tiểu thuyết Ma làng. Về chất liệu, nhà văn Trịnh Thanh Phong đã khẳng định: “chất liệu hiện thựcvà những trải nghiệm thực tế để vẽ lên một bức tranh làng quê trong tiểu thuyết ma làng phải chiếm tới 90% và có những cảnh vật, con người vẫn còn nguyên sơ ở ngoài đời nơi tôi ở…”{3}. Đó cũng chính là những lời nhà văn đãnói trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết này: “Tất cả để dựng lên khuôn hình,cảnh vật con người trong cuốn sách này tôi đã tìm nhặt ở làng quê lở lói, nghèo khổ bám quanh viền chân núi Châm chạy ngoài ra phía bờ sông Lô ở chỗ con gà gáy ba tỉnh cùng nghe thấy! Bỏ vào cái túi da, tôi về ngồi dưới căn nhà lá cọ (...) ở “thị xã Tuyên Quang sắp đặt lại. Công việc tôi làm giống như người tập đan lát thêu thùa…Kỳ cạch mãi rồi cũng xong!...”[3].Tác phẩmMa làng được dựng lên bằng chính những trải nghiệm thực tế ở một làng quê cụ thể cộng với những trải nghiệm cuộc sống. Tác giả đã sáng tạo ra thế giới nhân vật đa dạng, phong phú cùng sự phản ánh chân thực những gì đang tồn tại ở nông thôn. Khi được phỏng vấn về việc xây dựng nhân vật Tòng - nhân vật tiêu biểu cho
  • 15. 11 cái ác, nhà văn Trịnh Thanh Phong nói: “Khi xây dựng nhân vật này, ngoàinhững mẫu hình của cái ác ngoài đời mình vẫn gặp, tôi cũng phải tổng hợp, thống kê để chắt lọc và lựa chọn lấy những nét tiêu biểu nhất của cái ác để thổi vào nhân vật Tòng”{27}. Những ấp ủ của nhà văn Trịnh Thanh Phong chính là tình cảm và tráchnhiệm đối với người nông dân ở quê ông nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung. Cũng tác giả Hà Anh trong Bài phỏng vấn tác giảMa làng, in trên báo Điện tử Vietnam.net cũng nhận xét:“Hướng khai thác đề tài của tôi là nhằm vào những thânphận, kiếp người thấp cổ bé họng bị vùi phủ, đày đọa suốt một thời có thể gọi là xa vắng!... Người nông dân vẫn chưa thoát ra được câu ca dao:“Con cò lặn lội bờ ao/ Ăn sung sung chát ăn đào đào chua”! Vì người nông dân suy cho cùng chỉ biết làm lụng nghe lời!.Vấn đề nông thôn còn nhiều trăn trở lắm. Có điều nhà văn khai thác như thế nào để viết đúng cuộc sống của họ, khát vọng của họ…”{3}. Lê Huy Bắc trong bài Tiểu thuyết điện ảnh Ma làng của Trịnh Thanh Phong, đăng trên trang điện tử của báo Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 25/6/2016 đã viết:“Ta thấy Ma làng của Trịnh Thanh Phong phần nào đó được cấu trúc theo lối hậu hiện đại. Có nghĩa là câu chuyện về một vùng đất hư cấu với những nhân vật hư cấu, nhưng được “làm cho thật” bởi nhà văn Tỏ, một con người có thật của địa phương có tên là làng Lộc, nằm bên bờ sông Lô. Đây là một địa danh hư cấu, mọi chuyện đều hư cấu, nhưng chỉ cần để cho tác giả câu chuyện “là có thật” với một địa danh thật “sông Lô” thì tức khắc Ma làng “gợi” cho người đọc về một chuyện “có thật”{4}. 2.4. Một số công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Xung quanh đề tài này còn có một số công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, việc
  • 16. 12 nghiên cứu hai tác phẩm này mới chỉ nghiên cứu gợi mở chưa mang tính chuyên sâu, chỉ dừng lại ở sự so sánh, đối chiếu với những tác phẩm cùng giai đoạn. 1. Trần Vân Anh trong bài Vấn đề nông thôn trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội. 2. Nguyễn Việt Anh, Tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 3. Nguyễn Thị Phương Hoa, Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội. 4. Lê Thị Liên, Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong và Dòng sông Mía của Đào Thắng), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 5. Hoàng Thị Thúy Ngà, Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong (Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 6. Trần Thị Hồng Thúy, Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết tiêu biểu về đề tài nông thôn Việt Nam viết sau năm 1986, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 7. Vũ Thị Thanh, Văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng, Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học, Trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội. Những công trình bài viết, những cuộc thảo luận khoa học trên là sự gợi ý để chúng tôi tiếp tục triển khai những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong ở mảng sáng tác viết về nông thôn và người nông dân.
  • 17. 13 Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng định việc xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành công của tác phẩm. Tuy nhiên, các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát mà chưa dành sự quan tâm thỏa đáng cho sự tìm hiểu thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này. Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Qua sáng tác của hai nhà văn, ở hai tác phẩm chúng tôi cố gắng làm rõ những thành tựu, đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong ở mảnh đề tài về nông thôn và người nông dân trên cả hai phương diện nghệ thuật và phương diện nội dung. Đồng thời sử dụng những biện pháp đối sánh để thấy những điểm tương đồng và riêng biệt độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong. 4. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát, phân tích hai cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong. Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát và nghiên cứu một số tác phẩm của các nhà văn khác viết về người nông dân và nông thôn cùng thời để so sánh đối chiếu với đề tài trong luận văn của chúng tôi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử - xã hội: Là phương pháp nghiên cứu sự vật theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó, bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng. Trong Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường đã tái hiện bức tranh đời sống của nông thôn Việt Nam đi lên trong thời kỳ đổi mới thông qua sự vật, hiện
  • 18. 14 tượng, trình tự thời gian và không gian; thông qua các nguồn tư liệu lịch sử - xã hội để nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển của đời sống cũng như sinh hoạt con người, từ đó có thể dựng lại chân thực bức tranh sự vật, hiện tượng đã xảy ra tại miền quê nghèo đói trước và sau năm 1986. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu các tài liệu, các bài lí luận khác nhau về văn hóa, văn học, lịch sử các giai đoạn, các thời kì trong những tác phẩm văn học viết về nông thôn và người nông dân thông qua hai tác phẩm Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường. Từ đó phân tích chúng qua từng khía cạnh, từng bộ phận để tìm hiểu rõ về cuộc sống sinh hoạt, cũng như thói tục làng quê xưa. Tổng hợp thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá về đối tượng văn học. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh một số sáng tác của các nhà văn đương thời, cũng như giai đoạn trước với sáng tác của Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa, phong tục, lề thói, sinh hoạt ở nông thôn Bắc Bộ nước ta trong thời kì đổi mới, qua đó khẳng định được vị trí bút tiên phong của cả hai nhà văn trong dòng chảy chung của tiểu thuyết đương đại Việt Nam thế kỉ X. - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Dựa vào các loại hình nghiên cứu như: tính ứng dựng; nghiên cứu cơ bản; phương pháp thực nghiệm thông qua khảo sát thực tế; phương pháp nghiên cứu lí thuyết qua sách vở, tài liệu và thực tiễn, quan sát và tri giác đối tượng, thu thập thông tin; nghiên cứu định lượng, định tính các sự vật hiện tượng để rút ra các kết luận khoa học lôgic. Sau khi ra mắt độc giả, cả Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai tác phẩm, nhiều bài báo, tiểu luận,luận án nghiên cứu để rút ra kết luận, đánh giá về hai tác phẩm này trong tiến trình phát triển của thể loại tiểu thuyết Việt Nam trước và sau những năm đổi mới.
  • 19. 15 6. Đóng góp của luận văn Về mặt lí luận, với khóa luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về phương thức thể hiện hình ảnh người nông dân và nông thôn Việt Nam trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,Ma làng của Trịnh Thanh Phong. Về mặt thực tiễn văn học, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tiếp tục khẳng định những thành công của cả hai nhà văn trên phương diện nghệ thuật thể hiện, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật ở làng quê Việt Nam trong thời kì đổi mới. Thông qua đó khẳng định tài năng, vị trí của hai nhà văn khi khai thác một hình tượng cũ nhưng không lặp lại với những nhà văn cùng thời, từ đó giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về hai tác phẩm này. 7. Cấu trúc của luận văn Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chúng tôi chia làm 3 chương: Chương 1: Nông thôn và người nông dân trong bối cảnh văn học thời kỳ đổi mới. Chương 2: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng nhìn từ phương diện nội dung. Chương 3: Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng nhìn từ phương diện nghệ thuật.
  • 20. 16 CHƢƠNG 1 NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂNTRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Tiểu thuyết về nông thôn trƣớc năm 1986 1.1.1. Giai đoạn 1945-1954 Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta được hưởng nền độc lập, tự chủ sau hơn 80 năm bị đô hộ. Đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nạn đói dần dần được đẩy lùi. Người nông làm chủ ruộng đất, xây dựng cuộc sống mới. Đặc biệt, người nông dân được trực tiếp tham gia vào kháng chiến kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Đó là lý do văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 đã phát triển mạnh mẽ và phong phú cả về nội dung và hình thức. Văn học thực sự trở thành lực lượng chính phục vụ cách mạng. Trong đó, vấn đề về hình tượng nghệ thuật với tư duy mới tạo nên được nền móng vững chắc, đảm bảo sự phát triển rực rỡ của văn học cách mạng những năm về sau. Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên hai sự kiện quan trọng: Cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Hai sự kiện này thể hiện rất rõ trong văn học: Con trâu củaNguyễn Văn Bổng, Làng của Kim Lân, Địa chủ giết hại gia đình tôi của Nguyễn Thị Chiên, Gợi khổ củaTrọng Hứa, Bóng nó còn bám lấy xóm làng của Nguyễn Tuân, Thửa ruộng vỡ hoang vủa Xuân Trường... Tiểu thuyết giai đoạn này, hình ảnh nông thôn và người nông dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp được phản ánh trong tầm tư tưởng mới - vừa truyền thống vừa hiện đại. Những con người mới trong sản xuất, mới trong nếp sống, tư duy được chú ý phát hiện và đề cao trong nhiều tác phẩm. Trên diễn đàn văn học nghệ thuật, lần đầu tiên, những người tri thức, công nhân, nông dân trở thành những hình tượng trong văn học giai đoạn 1945- 1954. Họ đại diện cho vẻ đẹp của trí tuệ, cho lý tưởng, cho sức mạnh thời đại
  • 21. 17 với sức chiến đấu kiên cường đầy ý thức của giai cấp. Văn học nghệ thuật với sức mạnh riêng biệt đã khai thác hình tượng người nông dân, lực lượng quần chúng với những tâm lý, tính cách rất dân tộc và cách mạng. 1.1.2. Giai đoạn 1955 - 1964 Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc nước ta cơ bản hòa bình, tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước và là hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam chống đế quốc Mỹ. Một loạt những tác phẩm có sức hút vang dội như:"Đất nước đứng lên" của Nguyên Ngọc được tặng giải nhất về truyện và ký của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955, "Sống mãi với thủ đô" của Nguyễn Huy Tưởng, "Cao điểm cuối cùng" của Hữu Mai và "Trước giờ nổ súng" của Lê Khâm, “Mười năm" của Tô Hoài, "Vỡ bờ" của Nguyễn Đình Thi… đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và có tính cổ vũ chiến đấu cao. Trong giai đoạn này, thể loại văn xuôi được mở rộng trên nhiều phạm vi về đề tài hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nắm bắt hình thức sản xuất tập thể, về sự kiện cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Trong giai đoạn này, có nhiều tác phẩm thuộc tiểu thuyết nông thôn ra đời viết về quê hương đất nước bắt nhịp được với thời đại như: Bếp đỏ lửa của Nguyễn Văn Bổng, Truyện Anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng, Những người dân cày của Sao Mai, Xung đột của Nguyễn Khải… Nội dung bao trùm văn học giai đoạn này là những suy nghĩ trăn trở của người lao động trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà văn cũng đã chỉ ra được những tội ác của giai cấp địa chủ đồng thời ca ngợi sức mạnh quật khởi của người nông dân, khẳng định được những kết quả mà họ giành được trong công cuộc cải cách ruộng đất. Nhiều tác phẩm phản ánh khá sâu sắc về phong trào hợp tác xã, về cuộc đấu tranh giữa tập thể và cá thể, giữa tư tưởng tư hữu của người sản xuất nhỏ với tư tưởng xã hội chủ nghĩa của người nông dân đi
  • 22. 18 theo đường lối giai cấp công nhân, nông trường, doanh nghiệp. Các nhà văn cũng tập trung khai thác cuộc đấu tranh giữa ta và địch, giữa cái cũ và mới đang tồn tại ở những vùng sâu vùng cao nhằm thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân. 1.1.3. Giai đoạn 1964 - 1975 Đây là giai đoạn cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Nông thôn và người nông dân vừa là hậu phương lớn chi viện cho tuyến lửa miền Nam, vừa là tiền tuyến chiến đấu chống sự phá hoại, leo thang ra miền Bắc của đế quốc Mỹ. Với quan điểm lấy văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, các nhà văn trở thành những người chiến sĩ đấu tranh tích cực trên mặt trận văn hóa. Vì vậy, tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn 1964 - 1975 phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hy sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đề tài viết về nông thôn trong giai đoạn chống Mỹ ít nhiều mang âm điệu sử thi anh hùng nhưng cũng đạt nhiều thành tựu cả về tác phẩm lẫn đội ngũ sáng tác, thể hiện sự đa dạng về đề tài, phản ánh được những mục tiêu của cách mạng giai đoạn này, thể hiện lòng yêu nước, truyền thống anh hùng của đất nước, thể thiện tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp, thể hiện rõ lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiều tác phẩm đã thành công khi khắc họa, ca ngợi ý chí chiến đấu, tinh thần lao động sản xuất của người nông dân. Tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn văn học này là: Bão biển, Đất mặn củaChu Văn,Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch huyện của Nguyễn Khải... 1.1.4. Giai đoạn 1975 - 1985 Là chặng đường văn học 10 năm sau chiến tranh (1975-1985), chuyển tiếp văn học sử thi thời chiến tranh sang nền văn học thời hậu chiến - cũng được coi là giai đoạn đổi mới của văn học. Nhưng ở giai đoạn này đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại. Những tác phẩm văn học ra đời trong giai đoạn này phần lớn được sáng tác
  • 23. 19 bởi các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến: kí ức và cảm xúc về chiến tranh còn tươi mới; tư liệu và vốn sống còn tràn đầy; độ lùi thời gian chưa nhiều cùng ý thức trách nhiệm và sự nhạy cảm nghệ sĩ đã dẫn đường cho văn học tự tìm cách lấp đầy những khoảng trống lịch sử. Cảm hứng sáng tác giai đoạn này đi vào lí giải sâu hơn và sát thực tế hơn những vấn đề mà các nhà văn đang đau đáu, trăn trở. Truyện viết về chiến tranh được nhìn từ trong sâu thẳm số phận và những bí ẩn trong thế giới tinh thần con người: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Tiểu thuyết về nông thôn ở giai đoạn này bắt đầu có sự chuyển mình ở chiều sâu đời sống nội tại với những trăn trở tìm tòi âm thầm nhưng quyết liệt, đó là nỗi khổ cực của người nông dân do cách thức làm ăn ở hợp tác cũ khi chưa có khoán được đề cập khá quyết liệt: Nhìn dưới mặt trời của Nguyễn Kiên, Bí thư cấp huyện của Đào Vũ… Hệ thống các nhân vật được đặt vào những tình huống của môi trường sống đời thường để nhận ra những nghịch lí cuộc sống. Khuynh hướng triết luận và khả năng khái quát cao, vừa có sức nén của một cuốn tiểu thuyết để tự phản tỉnh, nhận thức. Nhờ sự phân tích tâm lí sắc sảo khiến cho các tác phẩm thời kỳ này giàu sức nặng tư tưởng: “đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lí,báo trước khả năng tự đổi mới của nền văn học Việt Nam”{7}. 1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới 1986 1.2.1. Sự đổi mới về đề tài Do nhu cầu về sự đổi mới văn học, tiểu thuyết từ 1986 đến nay đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Trong nhiều năm đất nước chìm trong chiến tranh, nhiều nhà văn không có điều kiện sáng tạo nghệ thuật, họ phải cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thống nhất, các nhà văn tự tìm kiếm một lối viết mới, coi trọng nội dung nhân văn và hình thức mới mẻ. Hơn nữa, tiểu thuyết cũng là thể loại có khả năng miêu tả sự bề bộn, phức tạp của xã hội. Các nhà
  • 24. 20 văn cũng có điều kiện phát huy các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật một cách dân chủ, tạo lập được tầm nhìn và góc nhìn đa chiều, đa diện về đời sống nhằm thúc đẩy nhanh sự tiếp nhận và hội nhập với văn học thế giới. Tiểu thuyết từ 1986 đến nay với đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học đông đảo đã khai thác hiện thực cuộc sống trên nhiều phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ... Có thể khẳng định, vấn đề nông dân và nông thôn là đối tượng quan tâm hàng đầu của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam với những mảng đề tài phong phú từ hiện thực chính trị tới cuộc sống đời tư, từ sinh mệnh lớn lao của cả cộng đồng tới số phận từng cá nhân cùng bao vấn đề bề bộn phức tạp của đời sống đã đem lại cho văn học thời hậu chiến một gương mặt mới: chân thực, đậm chất nhân đạo và gần gũi với con người. Giờ đây trước cơn lốc xoáy của nền kinh tế thị trường, của quá trình đổi mới và hội nhập; đặc biệt là công cuộc hiện đại hóa đất nước dẫn theo những cơ sở văn hóa, không gian văn hóa bao đời của dân tộc ta nay bị thay đổi, xáo trộn bào mòn. Người nông dân không còn làm nông nghiệp thuần túy nữa mà chuyển sang nông nghiệp hóa nông thôn, dẫn đến tệ nạn xã hội. Nhiều người nông dân thất nghiệp hay bỏ làng quê ra thành phố làm thuê là nguyên nhân của rất nhiều tệ nạn xã hội. Phạm vi khai thác của tiểu thuyết giai đoạn này được mở rộng và chân thực hơn, mang tính thế sự nóng hổi hơn, góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn học nghệ thuật giai đoạn này như: Một cõi nhân gian bé tí, Cha và con của Nguyễn Khải, Ngôi nhà trên cát của Dương Thu Hương, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ma làng của Trịnh Thanh Phong. Có thể nói, đề tài viết về nông thôn là đề tài có sức hấp dẫn đối với nhiều tác giả lúc bấy giờ và đạt nhiều được thành tựu. Đúng như nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến nhận xét:“Chất dân dã của người nông dân đã tạo nên diện mạo cho nhân vật có tính cách khác biệt, điển hình, xuất sắc.
  • 25. 21 Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm. Đề tài nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức”{32}. Tiểu thuyết nông thôn từ sau 1986 đã có sự đổi mới về đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ thể hiện. Nội dung được các nhà văn tập trung đề cập, đi sâu phân tích là hiện thực đang tồn tại dai dẳng ở nông thôn với những sự xung đột dòng họ do tranh giành quyền lực, các tệ nạn xã hội do đô thị hóa hay sự tha hóa của đội ngũ quản lý và hậu quả chiến tranh để lại làm cho nông thôn Việt Nam chưa thể hòa nhập với sự đổi mới của đất nước. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nông thôn bắt đầu thể hiện rõ sự tác động của đô thị hóa, xã hội hóa nông thôn. Một mặt, đời sống vật chất được nâng cao, sinh hoạt làng xã sinh động nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những tiêu cực như: bè phái, dòng họ, lối sống thực dụng như: Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong; mặt khác, tồn tại một nông thôn trong thời chiến tranh và hậu chiến với nhiều thương tích, bi kịch và tha hóa như: Bến không chồng - Dương Hướng, Dòng sông mía - Đào Thắng... Có thể khẳng định, tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1986 thể hiện cái nhìn nhân văn của các nhà văn, đồng thời họ cũng muốn truy đến tận cùng sự thật đang tồn tại ở nông thôn với ý thức cảnh báo mạnh mẽ và thái độ đồng cảm sâu sắc tới người nông dân. Về cốt truyện, sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết thời kỳ này thể hiện rất rõ, bởi nó là hệ thống các sự kiện làm nòng cốt cho diễn biến các mối quan hệ và phát triển tính cách nhân vật. Tiểu thuyết thời kì đổi mới đã làm phong phú hơn thời kì trước về cách xây dựng cốt truyện này. Các nhà văn đã tập trung xây dựng cốt truyện đầy kịch tính từ mở đầu đến phát triển và kết thúc chứ không xây dựng cốt truyện đơn tuyến, một chiều cảm xúc như trước. Độc giả khi tiếp cận tác phẩm thông qua các sự kiện có thể kể lại cho người nghe về nội dung của câu chuyện. Nhờ cốt truyện đặc biệt này, con người sau đổi mới
  • 26. 22 là con người cá nhân được xây dựng trong mối quan hệ cộng đồng, đan xen phức tạp trong nhiều mối quan hệ, phát huy được cá tính. Nhìn chung, trong giai đoạn này, nhân vật trong tiểu thuyết viết về nông thôn mang đầy đủ sự giản dị rất nông dân nhưng rất thực dụng, tính toán. Tuy nhiên, trong con người họ vẫn còn vẹn nguyên sự chất phác, hiền hậu và hướng thiện trong tâm hồn vốn có từ nền tảng đạo đức của cha ông ta. Về ngôn ngữ, tiểu thuyết thời kì đổi mới cũng mang đến những độc đáo về cách miêu tả con người ở làng quê. Khi tả về trình độ, lối sống, văn hóa, suy nghĩ, sinh hoạt cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân thôn quê, các nhà văn phải sáng tạo, chọn lựa những ngôn ngữ: địa phương, khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, từ dân dã, ca dao, hò, vè... của họ. Nhờ hệ thống ngôn ngữ này mà hệ thống nhân vật trong các tiểu thuyết giai đoạn này hiện ra rất đặc biệt mang tính cá thể cao như: Cô Ló, cô Mưa, anh Nghiệp, lão Ất, lão Tòng...(Ma làng). Với cái nhìn tổng quát, chúng ta cũng có thể dễ dàng ghi nhận thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại với những dấu ấn nổi bật thể hiện sự đổi mới về nội dung và hình thức qua một đội ngũ sáng tác hùng hậu và có phong cách độc đáo, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Khi khai thác đề tài truyền thống này, các nhà văn không ngừng sáng tạo, đổi mới, tìm tòi để khẳng định tài năng cũng như dấu ấn cá nhân. Các nhà văn đã tích cực đổi mới trong tư duy nghệ thuật như lựa chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Khiến độc giả khi đọc tiểu thuyết Việt Nam đương đại cảm nhận được nông thôn Việt Nam vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa cũ vừa mới, vừa bình yên vừa phức tạp nhưng tạo ấn tượng riêng.
  • 27. 23 1.2.2. Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật Đổi mới tư duy nghệ thuật là một trong những điều kiện quan trọng để đổi mới văn học. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), tạo ra sự khởi động quan trọng cho việc xác lập tầm nhìn và góc nhìn đời sống đa chiều, đa diện của đội ngũ sáng tác, thúc đẩy sự tiếp nhận và hội nhập văn học thế giới sâu rộng của đội ngũ lý luận, phê bình văn học. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 cho thấy chủ thể sáng tạo đã có sự cách tân về mô hình thể loại, cách chiếm lĩnh hiện thực và thể hiện cuộc sống bằng các phương tiện sinh động của nghệ thuật. Trong Các nhà văn bàn về tiểu thuyết, nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Tôi không phủ nhận giá trị tiểu thuyết thời trước, nhưng thật là không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hoành không bờ”{7}. Còn nhà văn Nguyễn Minh Châu khẳng định:“Một thể loại văn học phải chứng tỏ sức sống của nó ở tính đa dạng và không ngừng cách tân. Nhất là đối với tiểu thuyết, một thể loại có một sức chứa và sức chở rất lớn”{7}. Bởi vậy, tiểu thuyết dần hiện ra như một thế giới sáng tạo tự do, in đậm dấu ấn cá nhân. Đúng như nhà văn Tạ Duy Anh đòi hỏi: “Tôi chủ tâm đòi hỏi tiểu thuyết phải như vậy, bản thân nó phải là một thế giới thay vì chỉ phản ảnh đời sống một cách đơn giản và nó phải tạo ra nhiều cấp đối thoại”[1]. Tiểu thuyết đã khám phá được chiều sâu thế giới phức tạp của con người - một thế giới có đầy đủ các cung bậc cảm xúc với đầy đủ hỉ - nộ - ái - ố. Sau đổi mới (1986), trên văn đàn nghệ thuật đã xuất hiện nhiều nhà văn thành công trên lĩnh vực tiểu thuyết. Đây là mảnh đất mà nhà văn được tự do sáng tạo và bộc lộ tài năng. Trong tiểu thuyết, các lời văn câu văn rất giàu chất thơ và nhạc điệu, tính triết lý tôn giáo và tính tự thuật đan xen không dễ phân biệt trong nhiều phát ngôn…Đặc biệt là sự thành công về ý thức đổi mới nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ trong văn bản tiểu thuyết. Nhà văn Tô Hoài
  • 28. 24 chỉ rõ: “Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp thu hút được hết các thể loại khác. Không ai trói được nó trong bất cứ một chừng mực nào. Chúng ta có thể đem vào tiểu thuyết một hình thức nào đó của văn xuôi cũng được: kịch, bút ký, truyện ngắn, truyện dài và cả thơ nữa, đem từng chương, từng đoạn hoặc từng chữ - dùng thẳng hay dùng tinh thần nó - để miêu tả một ý nghĩ, một hành động nhân vật, hình thức nào tiểu thuyết cũng dung nạp được tất”[7]. Vai trò của nhà văn là tái hiện bức tranh nông thôn đầy phức tạp với cuộc sống và thân phận con người trước những phức tạp, xáo trộn của thời kỳ đổi mới: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Lời nguyền hai dòng sông của Khôi Vũ, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Bến không chồngcủa Dương Hướng, Gia phả của đất của Hoàng Minh Tường… Tiểu thuyết là thể loại có khả năng miêu tả cuộc sống bề bộn, phức tạp. Tiểu thuyết cũng là nơi mà nhà văn có thể thỏa sức sáng tạo với các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật. Tiểu thuyết, trong bản chất của nó, luôn hướng đến cái nhìn đời tư về xã hội và con người. Theo cách diễn đạt của M. Bakhtin, tiểu thuyết khước từ cái nhìn nguyên phiến, đơn diện, một chiều. Ở một góc độ nào đó, tiểu thuyết là thể loại mang tính dân chủ nhất trong các thể loại văn học. Rõ ràng sau 1986, với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế cùng sự tồn tại và phát triển của các lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng (văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng), con người cũng thay đổi. Bên cạnh con người công dân, con người nhập cuộc, nhiều khát vọng hoặc tham vọng còn xuất hiện các kiểu con người mới mẻ: con người đời tư với những âu lo, bi kịch; con người tự nhiên với những khát vọng bản năng thầm kín; con người hoài nghi, bất an… Đây chính là mảnh đất màu mỡ của tiểu thuyết. Sự giao lưu và hội nhập với văn học thế giới ngày càng sâu rộng đã tạo cho nhà văn tâm thế tự tin trong việc đổi mới
  • 29. 25 lối viết, cách viết, tiệm cận với tư duy nghệ thuật của thế giới đương đại trên nền tảng của triết học, mỹ học nhân văn, nhân bản và những giá trị bản sắc dân tộc. Tiểu thuyết đương đại khá phong phú và đa dạng xét từ bình diện nội dung lẫn hình thức. Các nhà văn có điều kiện và khát vọng thể hiện cá tính sáng tạo một cách trọn vẹn. Xét từ góc độ nội dung, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết sau 1986 khá nổi bật với những đề tài chủ đề về nông thôn sau chiến tranh với những mảng màu sáng tối. 1.3. Tiểu thuyết về nông thôn và ngƣời nông dân trong Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng 1.3.1. Vài nét về cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khắc Trường Về cuộc đời và văn nghiệp: Nhà vănNguyễn Khắc Trường sinh ngày 06 tháng 07 năm 1946 tại huyện Đông Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, trong một gia đình nông dân.Từ nhỏ, ông đã sớm bộc lộ năng khiếu viết văn. Năm 14 tuổi, Nguyễn Khắc Trường có truyện ngắn được in trên báo Vănnghệ Việt Bắc. Đến đầu những năm 70, Nguyễn Khắc Trường từ người lính kỹ thuật của Quân chủng Phòng không - Không quân,trở thành phóng viên mặt trận với bút danh Thao Trường, viết bài cho tờ tin của báo binh chủng này. Dù điều kiện hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh,nhưng ông vẫn trở thành cộng tác viên tích cực của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 1972 - 1973,Nguyễn Khắc Trường đi học trường bồi dưỡng cho đội ngũ viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam (khoá 5). Hiện nay, ông đã nghỉ hưu. Về sự nghiệpvăn học: Ông là tác giả của nhiều thể loại bút ký, truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, hậu phương và nông thôn, đặc biệt là thể loại bút ký Gặp lại anhhùngNúp (1986) đạtGiải nhất cuộc thi do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1986. Giải thưởng Hội nhà văn
  • 30. 26 Việt Nam 1991 với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tác phẩm được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình Đất và Người công chiếu năm 2002. Nguyễn Khắc Trường cũng thành công với thể loại truyện ngắn:Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972), Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976), Miền đất Mặt trời (tập truyện, 1982), Thác rừng(tập truyện)... Có thể nói những tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường đã góp phần tạo nên diện mạo vừa độc đáo vừa đa dạng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông đã cùng với nhiều nhà văn quân đội khác như: Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Hà, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Khắc Trường...có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của dòng văn học này. Về quan niệm nghệ thuật: Văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Trường nổi bật với những mảng đề tài viết về chiến tranh vànông thôn. Về đề tài chiến tranh, có: Thác rừng, Miền đất mặt trời…đã tái hiện bức tranh về những người lính dám cống hiến, hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước sau chiến tranh.Về đề tài nông thôn, Nguyễn Khắc Trường đã chứng tỏ một phong cách mới với sự cách tân độc đáo cả về nội dung và phương thức biểu hiện. Nhà văn đã xây dựng thời gian không gian nghệ thuật khá độc đáo: yếu tố kí ức đã phân chia không gian thànhhai mảng đối lập: không gian hiện tại và không gian quá khứ. Có lúc không gian hiện tại đóng vai trò chủ đạo nhưng có lúc không gian quá khứ lại chiếm lĩnh nhiều hơn - là kiểu không gian tâm tưởng ẩn sâu bên trong nhânvật. Sử dụng những kiểu không gian này, Nguyễn Khắc Trường đã tạo được hiệu quả nghệ thuật lớn trong việc thể hiện kiểu nhân vật có đời sống tình cảm sâu nặng, thuỷ chung. Nguyễn Khắc Trường cũng tiếp thu và sử dụng linh hoạt kiểukhông gian kỳ ảo,nhằm khắc họa rõ nét một thế giới nhân vật với những mưu mô, thủ đoạn đãtha hoá về nhân cách con người. Trong đó, yếu tố ký ức đã tạo cho tác phẩm của ông có kiểu thời gian tâm lý với sự
  • 31. 27 chồng chéo, đan cài giữa quá khứ và hiện tại trong dòng ý thức miên man của nhân vật. Để thể hiện thời gian tâm lý, Nguyễn Khắc Trường đã sử dụng khá thành công và triệt để thủ pháp đồng hiện thời gian. Vì vậy, thời gian ở đây không thể định lượng hoặc đo đếm được bởi những hình ảnh của quá khứ, hiện tại cứ đan xen với nhau. Kết cấu đồng hiện về thời gian luôn đóng vai trò quan trọng. Một điểm hấp dẫn trong những tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường khi viết về nông thôn và người nông dân là tác giả sử dụng thuần thục ngôn ngữ nhân vật. Những lời ăn tiếng nói hàng ngày được chắt lọc tinh tế qua những khẩu ngữ thành ngữ dân gian.Một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn Nguyễn Khắc Trường về đề tài nông thôn và người nông dân là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho văn phong của Nguyễn Khắc Trường trong những năm đất nước ta bước vào thời đổi mới, với nhiều diện mạo mới về nội dung bút pháp nghệ thuật cũng như quan niệm sáng tác. 1.3.2. Nguyễn Khắc Trƣờng với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma có sức vang lớn, được sự đón nhận tích cực của độc giả và có thể coi là dấu ấn trong đời văn của Nguyễn Khắc Trường. Nhà văn đã nói rõ về hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Bấy giờ là năm 1989, tôi đang ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, tự xin đi thực tế ở Thanh Hóa, bởi lúc ấy Thanh Hóa nhiều chuyện um xùm lắm. Không có cơ sở gì ở tỉnh này. Tôi xin đến nhà một người bạn văn mới quen là Kiều Vượng nói ý định. Kiều Vượng rất nhiệt tình đưa tôi xuống huyện Triệu Sơn gặp bạn bè của anh ở đó để giới thiệu tôi (khi nhà văn chưa“tên tuổi” khổ thế đấy!). Tôi nói với Kiều Vượng:“Bây giờ ông cứ về đi, mọi việc tôi tự lo, bao giờ thấy tạm ổn tôi sẽ về lại chỗ ông”. Từ đấy tôi đi liền ba huyện: Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nga Sơn, chừng gần hai tháng gì đó. Vấn đề đã lờ mờ hiện ra. Nhưng khi viết, tôi lại “bốc”tất cả những hiện thực ấy về quê tôi là miền trung du Thái Nguyên,
  • 32. 28 bởi những chuyện ở nông thôn thì đâu chả giống nhau và đây là tiểu thuyết cơ mà, có phải viết truyện người thật việc thật đâu. Cụ Lỗ Tấn chả dạy đấy thôi, một con người trong văn học thì cái mặt ở Bắc Kinh, nhưng đôi chân lại ở Triết Giang, cánh tay lại ở Phúc Kiến. Tổng hợp lại mới thành người Trung Quốc. Tôi đưa những thực tế từ Thanh Hóa về miền trung du bởi những phong tục, tập quán, lời ăn tiếng nói ở trung du tôi đã thông thuộc, khi viết sẽ không bị khiên cưỡng, không bị cho là “nhại”. Cũng vui là khi sách in ra cả Thanh Hóa và Thái Nguyên không ai “kêu” mà đều nhận đây là chuyện của huyện mình, xã mình!{36}. Trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, nội dung bao trùm là không gian u ám, buồn thảm, nhuốm màu đen tối của một làng quê ven sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đó là cuộc đấu đá giữa dòng họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc - trưởng họ Vũ với Trịnh Bá Hàm - trưởng họ Trịnh và Trịnh Bá Thủ em của Hàm (giữ chức vụ bí thư Đảng ủy Đảng xã). Đây cũng là hai dòng họ lớn, có máu mặt nhất trong làng. Mâu thuẫn hai dòng họ này kéo dài từ nhiều đời trước và đến đời Phúc - Hàm chưa được giải quyết lại kéo theo mối duyên tình thù kiếp: Lúc còn trẻ, Phúc yêu bà Son (mặc dù Phúc đã có vợ). Khi mối tình sai trái này bị vỡ lở, Phúc lại không dám bỏ trốn cùng Son. Từ đó, Son sống trong cay đắng, oán hận và chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt của bố mẹ với Hàm thọt. Sau khi cưới Son xong, phát hiện ra Son không còn trinh trắng, Hàm trở nên hằn học như con thú, coi vợ như sự trút hận, như để thỏa mãn dục tính. Dù không nói ra nhưng cũng từ đó, giữa Hàm thọt và Son như có sự thỏa thuận ngầm. Son sống như một cái bóng, tự coi mình là con ở trong nhà để yên ổn hơn. Câu chuyện cứ xoay quanh từ sự ân oán giữa hai dòng họ lớn đến những cuộc đấu đá ngầm; cao hơn nữa là sự đấu đá trong chi bộ Đảng của xã, ở đó Thủ làm bí thư xã, Phúc là chủ nhiệm hợp tác xã. Đỉnh điểm cùa sự
  • 33. 29 thù oán giữa hai dòng họ này là việc ông Hàm âm mưu đào mộ bố ông Phúc mới mất để yểm bùa hại dòng họ Phúc, nhưng bị phát hiện và Hàm thọt bị tạm giam. Để biến nguy thành an, Thủ âm mưu dùng chị dâu là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy tình, sau đó vu oan cho Phúc - Son có tình ý. Phúc đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, miễn cưỡng kí vào biên bản hòa giải do Thủ thảo sẵn. Chưa dừng lại ở đó, Thủ lại dùng biên bản này để ép bà Son tiếp tục viết đơn giả mạo tố cáo Phúc có ý định cưỡng hiếp Son. Mâu thuẫn tiếp tục dâng cao khi bà Son vì uất ức và tủi nhục đã nhảy xuống sông tự vẫn và Phúc là người đầu tiên vớt xác bà. Chưa dừng lại ở đó, trong Mảnh đất lắm người nhiều ma còn một mối tình oan trái khác là Đào và Tùng. Đào (con gái Hàm thọt-Son) yêu Tùng - (cháu gọi ông Phúc bằng cậu, người họ Vũ). Tùng là Đảng viên tốt, giàu ý chí, muốn vượt qua những định kiến dòng họ, muốn xóa bỏ thù oán cá nhân trong chi bộ Đảng để xây dựng quê hương. Bên cạnh Tùng còn có trung tá Chỉnh, bạn chiến đấu của bố Tùng. Cả hai chú cháu luôn mong muốn dùng tài năng và công sức xây dựng chi bộ Đảng làng Giếng Chùa trong sạch, vững mạnh. Mối tình Đào - Tùng suýt tan vỡ vì chuyện đào mộ của bố Đào, nhưng được giải quyết ở cuối chuyện thông qua nữ nhân vật Minh, bạn của Đào (cũng là người yêu đơn phương Tùng). Có thể nói, trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là câu chuyện rắc rối "quanh triền đê" với những mối quan hệ phức tạp: Phúc - Son, Lạc- Chinh, Đào - Tùng… và những nhân vật li kì như: ông Quản Ngư - bà Đồ Ngật, Tám lé… Bao trùm lên xóm Giếng Chùa là những "bóng ma" cả sống và chết, là những huyền thoại ma ám của Quỳnh - Quềnh, là chuyện thầy mo - cô Thống Bệu. Tất cả những sự ly kỳ huyễn hoặc này được lý giải bằng triết lý chính người trừ ma - cô Thống Bệu: "Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không”?.Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai
  • 34. 30 chịu nhả miếng nào. Chuyện ở xứ Đồng Chùa là thượng đẳng điền, từ cán bộ, bà xã viên, đều muốn vơ vét, anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hỏa ngay ở đấy. Chuyện của vợ chồng ông Tý Hỏi, bỏ nhau mỗi người một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt, lại còn thách nhau giữa làng: mày mà làm ông phá. Đòi ruộng cũ không được thì mồm loa mép dải. Chuyện cứ thế kéo bè mảng, để rồi ra ruộng đồng chả thấy người đâu, toàn ma. Họ hoang tưởng đến mức người thân người sống ngồi đó mà không nhận ra”{36;14,15}. Những bi kịch chỉ kết thúc khi những mâu thuẫn được giải quyết, sự thù oán được chỉ rõ, giống như tình yêu Tùng - Đào, sự hiểu lầm chỉ được tháo gỡ thông qua nhân vật Minh. 1.4. Tiểu thuyết về nông thôn và ngƣời nông dân trong Ma làng của Trịnh Thanh Phong 1.4.1. Vài nét về cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của nhà văn Trịnh Thanh Phong Về cuộc đời và văn nghiệp: Nhà văn Trịnh Thanh Phong có bút danh là Hải Thanh. Ông sinh ngày 20 tháng 2 năm 1950 (quê gốc ở làng Phủ Chính - Vĩnh Tường - Lập Thạch - Vĩnh Phúc), nhưng sinh ra và lớn lên ở làng Thông, xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương - Tuyên Quang Kinh. Trịnh Thanh Phong nguyên là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang, nay đã nghỉ hưu. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang, chuyên ngành Văn học. Tác phẩm xuất bản và tiêu biểu: Truyện ngắn Chuyện làng Ngò, in chung trong Tuyển tập Truyện ngắn Hà Tuyên, 1985. Tập truyện ngắn Bãi cuối sông, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tuyên, 1990. Tập truyện ngắn Gặp lại, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 1997. Tập thơ Đôi mắt vầng trăng, Hội Văn
  • 35. 31 học nghệ thuật Tuyên Quang, 1989. Tiểu thuyết Đất cánh đồng Chum, Giải thưởng Ba nước Đông Dương. Năm 1998, trên cương vị Tổng biên tập Báo Tân Trào, Trịnh Thanh Phong cùng với đồng nghiệp xin UBND tỉnh nâng cấp tờ báo Tân Trào 12 trang từ 1 kỳ lên 2 kỳ/tháng, đã kịp thời thông tin về tình hình đời sống của địa phương. Với bút lực dồi dào, ông vẫn thường xuyên cho ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng. Các tác phẩm Trịnh Thanh Phong viết đăng trên Báo Tân Trào thường tập trung vào thể loại truyện ngắn, ghi chép, ký chân dung của nhiều văn nghệ sĩ địa phương, mang đậm chất người lính, phản ánh rõ nét hiện thực cuộc sống nông thôn và công cuộc đổi mới của quê hương như:Lòng sông, lòng người cuồn cuộn, Mãi mãi là anh bộ đội cụ Hồ, Khúc oằn sông Phó Đáy, tiểu thuyết Ma làng, Đồng làng đom đóm... Độc giả yếu mến nhất Trịnh Thanh Phong với mảng tiểu thuyết, đặc biệt tiểu thuyết viết về nông thôn và người nông dân và nhận thấy ở ông một cây bút có tâm huyết và trách nhiệm với cuộc đời. Mỗi tác phẩm của Trịnh Thanh Phong chứa đựng nhiều thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy ngẫm về nhân tình thế thái. Trịnh Thanh Phong luôn gắn bó với người nông dân một nắng hai sương với sông ngòi, đồng ruộng của quê hươngnên ông luôn thao thức, trăn trở với những mảnh đời ấy và thấu hiểu nổi buồn, cảm thông sâu sắc với những nhọc nhằn lam lũ của họ. Mỗi tác phẩm, mỗi trang viết của ông như muốn bày tỏ tâm lòng tri ân với người nông quê nhà.Là người cần mẫn, bên cạnh những trang viết về quá khứ lịch sử, văn ông vẫn thường xuyên thao thức với nhịp thở của đời sống đương đại về nhân tình, thế thái. Ông vẫn viết truyện ngắn, bút ký và in đều đặn trên báo nhà. Có thể nói, trong bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, những đóng góp của nhà văn trong mảng tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn và người nông dân rất đáng ghi nhận
  • 36. 32 về sự nỗ lực trong sáng tạo, làm mới và hoàn thiện tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 1.4.2. Trịnh Thanh Phong với tiểu thuyết Ma làng Trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Trịnh Thanh Phong đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong mảng tiểu thuyết về đề tài nông thôn.Ma làng được Trịnh Thanh Phong viết năm 2002 và được chuyển thể thành phim dài tập phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 2011, Trịnh Thanh Phong tiếp tục chắp bút viết tập 2 của tiểu thuyết Ma làng với tiêu đề Ông mãnh về làng. Qua nhiều lần tái bản, năm 2013, hai tiểu thuyết Ma làng và Ông mãnh về làng được Hội Nhà văn Việt Nam tài trợ xuất bản in thành tập tiểu thuyết dày 500 trang. Đến nay đã có nhiều công trình, bài viết, hội thảo, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình; nhiều báo cáo khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ… về tác phẩmnày. Trong Ma làng, nhà văn Trịnh Thanh Phong đã tái hiện bức tranh nông thôn miền núi trước ngày đổi mới. Đó là những thói tục xưa cũ, lối sống lạc hậu của làng xã truyền thống, những toan tính nhỏ nhen, manh mún cố hữu. Trong đó, một bên là thân phận những người dân quê chân chất, hồn hậu như: cô Mưa, chị Ló, bà Bẹo, cái Lở, anh Dỏ, anh Nghiệp rồ, anh Tâm, cụ Tĩnh... luôn khao khát cuộc sống bình yên, có cái làm, cái ăn, có tình làng nghĩa xóm. Một bên là cánh lão Tòng đã dùng mọi mưu mô, thủ đoạn để đàn con cháu, anh em nắm các chức quyền trong xã như: Ất, Lường, Lại, Lọt... Chứng kiến những thủ đoạn của cánh lão Tòng và những cảnh ngộ trớ trêu, nghèo khổ của người nông dân, Tâm - một đảng viên có tài có đức đã tìm mọi cách làm giầu trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn, với mong muốn làm thay đổi nếp nghĩ lạc hậu của một bộ phận không nhỏ những người có chức sắc đang kéo lùi cuộc sống của làng Bâm Dương. Tâm chính là biểu tượng của cái thiện, của sự đổi mới trong tư duy và nhận thức người của người nông dân. Ma làng kết thúc
  • 37. 33 có hậu, tạo cho độc giả một niềm tin, một tâm thế trước những rối ren trong công cuộc đổi mới. Tác phẩm không chỉ truyền tải thông điệp “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà quản lý nông nghiệp và nông thôn. Nếu họ không nhận ra những thói tục xưa cũ luôn ẩn náu ở mỗi người nông dân, để nó mặc sức bùng phát thì chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội. Làng quê Việt Nam chỉ thực sự đổi mới khi những căn bệnh thành tích, hủ tục, việc chia bè kéo cánh, tục mâm trên mâm dưới, tính cục bộ, tham lam... được đẩy lùi trong mỗi cá thể. Tiểu kết:Có thể nói, khi đặt tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường trong hệ thống tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài nông thôn sau đổi mới (1986) trong cái nhìn đối sánh, chúng ta thấy được vị trí cũng như những đóng góp của hai nhà văn cho tiểu thuyết Việt Nam. Cả hainhà văn đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn sau đổi mới với những vấn đề nổi cộm đầy bức xúc, trăn trở đang diễn ra trong lòng nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, các kiểu con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làngcũng được thể hiện đa dạng như: nhân vật tha hóa, nhân vật bi kịch, những con người mới của thời đại mới.
  • 38. 34 CHƢƠNG 2 NÔNG THÔN VÀ NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƢỜI NHIỀU MA, MA LÀNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn trong Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma, Ma làng Có thể nói, bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam là cách sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói, là máu thịt, là linh hồn tồn tại trong sâu thẳm người dân Việt Nam qua các thời kì lịch sử, được nhà văn Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường ghi chép lại. Khi viết về hiện thực cuộc sống nông thôn là nhà văn đi tìm lại cái gốc rễ của chính mình. Cả Trịnh Thanh Phong và Nguyễn Khắc Trường đều sinh ra ở miền quê lam lũ lại xuất thân trong gia đình nông dân thực thụ nên Ma làng, Mảnh đất lắm người nhiều ma là hai tác phẩm tiêu biểu cho hiện thực, cho tồn tại, tàn dư đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Cả hai tác phẩm có điểm chung là đã khắc họa thành công một nông thôn đang bị đè nặng bởi hủ tục, đói nghèo. Mặc dù cả hai nhà văn lấy chất liệu hiện thực ở những vùng quê khác nhau nhưng việc xây dựng nhân vật đa tính cách đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho mỗi tác phẩm. 2.1.1. Một nông thôn đói nghèo, tăm tối, lạc hậu Đất nước ta trong những năm bước vào thời kì đổi mới với cả những mặt tích cực và tiêu cực đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân thôn quê. Nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đời sống nông thôn hay hình đổi dạng với những khuôn mặt riêng. Từ trong đói nghèo, tăm tối lạc hậu, cuộc sống của người nông dân dần dần thay da đổi thịt. Hiện thực ấy được Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong thể hiện ở việc bắt đầu miêu tả cái đói cái nghèo. Sự nghèo đói, nhọc nhằn ấy trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết, nó như một cái mạch ngầm chảy suốt trong mạch chảy văn chương dân tộc.
  • 39. 35 Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, sự nghèo đói được miêu tả đến mức làm linh hiển âm khí của làng Giếng Chùa. Cái đói ngày giáp hạt len lỏi vào trong xóm khiến cho:“nhiều nhà phải nấu cháo trộn thêm rau tập tàng. Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm muối”[36;6]. Đói quá, người dân lấy mạt ngô, cháo cám, làm bánh cám nấu cách thủy... Họ ăn để sống qua ngày bằng những loại thức ăn họ có thể nghĩ ra. Miêu tả cái đói này, nhà văn đã hài hước bằng giọng văn chua chát: “Những mặt người hao gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng như vội vã đi đâu, nhưng kì thực chẳng có việc gì hết, cứ ra vào quanh quẩn với cái bụng sôi èo èo”{36,6}.Hình ảnh cái đói bao trùm cả xóm Giếng Chùa, nó vắt kiệt sức lực con người. Không chỉ vậy, cái đói còn làm cho nhân cách, số phận con người thay đổi. Cái đói không chỉ hiển hiện ở vóc dáng con người mà còn hằn lên ở cảnh vật làng quê, từ lũy tre làng đến ngõ xóm tiêu điều xác xơ. Nó mất dần đi cái “đất lề quê thói” chỉ còn lại: “Đường đầy rác rưởi và phân trâu bò. Đàn nhặng xanh đứng yên tại chỗ như những cái dấu chấm đen giữa thinh không lạc lối đi”{36;8}. Cái đói cùng kiệt bao trùm cả không gian tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, nó thật ám ảnh, xót xa cho những kiếp người. Nó giống như trong Ngựa người người ngựa của Nguyễn Công Hoan, cũng là cảnh u ám của sự nghèo đói đến cùng cực. Đó là cái đói vào đêm 30 tết của cô gái điếm và người đánh xe thật ám ảnh, u tối và ảm đạm vô cùng. Họ bế tắc tuyệt vọng không có lối thoát. Tuy nhiên, trong cuốn tiểu thuyết này nhà văn viết về thời kì đổi mới, hiện thực nghèo đói lam lũ chỉ để làm nền cho sự thay da đổi thịt của một nông thôn mới đang hiện đại hơn. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, cái nghèo truyền đời cứ bám riết lấy dân làng Giếng Chùa, ước vọng đơn giản của làng là có một bữa no để sống qua ngày. Nên khi nhà nước có chủ trương thay đổi cung cách làm ăn của hợp tác, yêu cầu người dân không đi làm thuê, phải ở lại canh tác trên
  • 40. 36 chính ruộng đồng quê hương, thì người dân lại không vui, họ “ấm ức”, họ sợ “gia đình chết đói thì ai chịu trách nhiệm”. Tuy cái đói cái nghèo không còn quay quắt như những tác phẩm giai đoạn 30-45 nhưng đời sống người nông dân giai đoạn này cũng không khấm khá gì cộng với bản tính lười lao động sinh ra thiếu đói, sinh ra những con người cơ hội, gian manh, thủ đoạn cùng với đó là tình trạng tha hóa, băng hoại đạo đức một cách trầm trọng của một số đối tượng. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, chị Bé đã cả gan “thả thuốc sâu vào nồi cháo”của chính người đã cưu mang mẹ con chị những ngày khốn khó. Hoặc anh Thó vì miếng ăn đã trở thành thằng Thó. Cũng vì đói mà Thó đồng lõa với những kẻ gây ra tội ác - đào trộm mả cụ cố cùng với lão Hàm. Trong tác phẩm Ma làng của nhà vănTrịnh Thanh Phong, nhân vật chị Ló từ khi còn bé đã được ăn uống đủ đầy, sau khi vụng trộm và có con với lão Hò vẫn được chu cấp đầy đủ. Nhưng khi “cái trại chăn nuôi giải tán”, thì lão Hò cũng trắng tay. Từ đó, củ khoai củ sắn chu cấp cho Ló cũng thưa thớt dần rồi mất hẳn. Từ người quen ăn trắng mặc trơn nay không còn chỗ để nương nhờ, Ló trở thành kẻ chuyên đi trộm cắp vặt. Bàn tay của Ló không còn biết xấu hổ khi làm việc sai. Lòng tự trọng của Ló cũng mất dần mặc cho mọi người nhìn Ló như sinh vật bỏ đi. Khi việc trộm vặt trở nên khó khăn hơn thì Ló lại chuyển sang đi vay chằng và “hành thêm nghề bắc chõ nghe hơi” - buôn chuyện từ nhà này sang nhà khác để kiếm tiền. Trong Ma làng, nhà văn dành nhiều trang văn miêu tả sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai dòng họ Phạm - Trương. Đôi lúc mẫu thuẫn tưởng như không có lối thoát. Tuy nhiên, không phảicáinhìnhiệnthựccủanhàvănutối, ảmđạmmàchínhhiệnthựcđãđịnhhướngcáchnhìnấy. Cả Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong đã sáng tác trong xu thế nhận thức lại thực tại, nhằm tái hiện lại thực trạng làng quê, vốn còn tồn
  • 41. 37 tại nhiều định kiến, trói buộc người nông dân. Trong đó, quan niệm đạo đức dòng tộc khiến cho cuộc sống nông thôn trở nên rùng rợn, ma quái hơn. Những mâu thuẫn gay gắt đã đẩy những con người tối lửa tắt đèn có nhau tìm cách triệt tiêu nhau, loại bỏ nhau, khiến cho xóm Giếng Chùa và làng Lộc cả ban đêm và ban ngày đều có ma có quỷ. Có ma sống có cả ma chết. Có thể nói, nông thôn nghèo đói tối tăm đều xuất phát từ những nhận thức lạc hậu, cố hữu luôn tồn tại trong những đầu óc thủ cựu, tư lợi cá nhân, được Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong nhìn ra bản chất vấn đề và phân tích thấu đáo. Đó chính là dấu vết xưa của xã hội phong kiến còn tồn tại ở nông thôn Việt Nam cho dù đất nước đã bước sang thời kì đổi mới. Cả hai nhà văn đã cho người đọc thấy được luồng gió của sự đổi mới cùng với những phức tạp đang tồn tại ở làng quê. 2.1.2. Nông thôn xáo trộn thời cơ chế thị trường Từ năm 1986, Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách nhằm thay đổi đất nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường với những mặt tốt - xấu, được - mất của nó đang chạm vào từng căn nhà, góc phố, xóm thôn. Cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới và những vận hội mới của đất nước, bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi và đạt được không ít thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nó cũng để lại không ít những tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường. Một nông thôn đã từng là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến với bao hy sinh thầm lặng trong chiến tranh, thế nhưng giờ đây trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường nhiều người đã bị gục ngã nhiều lần bởi sự cám dỗ. Những nét đẹp truyền thống đang bị mất dần, hiện thực này cũng là một vấn đề lớn, khiến nhiều cây bút quan tâm và thể hiện. Trong Ma làng và Mảnh đất lắm người nhiều ma, cả hai tác giả có cái nhìn khái quát về hiện thực đời sống nông thôn và nông dân trong cơn lốc
  • 42. 38 của cơ chế thị trường. Đó là nguồn gốc sâu xa của sự vận động xã hội. Vận động để phát triển, tất yếu sẽ có nhiều mặt đối lập để tạo ra một giai đoạn mới, nó sẽ triệt tiêu nhưng không thể mất đi hoàn toàn. Nhà văn với sứ mệnh viết về đề tài nông thôn đã dũng cảm viết về sự đổi mới cùng những biến cố mà họ chứng kiến. Mặc dù, chất liệu viết lên hai tác phẩm này ở hai miền quê khác nhau nhưng đều có điểm chung là khai thác hiện thực đang tồn tại dai dẳng ở nhiều miền quê, làm cho cuộc sống của nhiều người nông dân không có lối thoát. Vì vậy, người đọc đều cảm nhận được một không khí khó chịu, ngộp thở khi bước chân vào làng Lộc và xóm Giếng Chùa. Nơi đó, lòng tin mù quáng cùng sự ấu trĩ của con người đang bị cái ác cái xấu lợi dụng. Một khi cái ác kết hợp với sự ngu muội, dốt nát cùng những định kiến và ma lực của đồng tiền đang hoành hành trên sự đói nghèo thì sự tàn phá của nó thật ghê gớm và đã trở thành vết thương sâu sắc không dễ xóa nhòa. Khi viết về nông thôn hiện đại, Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong hướng cho người đọc một cái nhìn toàn diện hơn về đời sống nông thôn giai đoạn đổi mới đất nước. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, lúc giao thời của nền kinh tế thị trường cũng là lúc cái xấu cái ác xâm nhập, len lỏi vào làng quê. Trong tác phẩm, việc tổ chức đám ma cho cụ Vũ Đình Đại cũng là cách tạo thêm vây cánh; cũng là cơ hội cho cánh này với cánh kia đấu đá nhau hoặc với danh nghĩa đoàn thể Đảng, để dòng họ này loại trừ dòng họ kia. Nhiều người nông dân còn giữ nếp suy nghĩ và đạo lí phong kiến nhưng mang bộ áo mới của tư tưởng đạo đức cách mạng. Họ có thể giết người bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp để giành giật địa vị. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, cái chết của bà Son cũng không làm cho những người thân của bà thôi bàn tính chuyện trả thù: “Các anh chỉ là những kẻ say thù hằn ti tiện, một cái chết như thế kia vẫn chưa đủ để sáng mắt hay sao?”{36;128}. Nguyễn Khắc
  • 43. 39 Trường mong muốn mọi người hãy sống độ lượng hơn, nhân ái hơn. Nội dung chính trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là miêu tả cảnh rối ren, căng thẳng, ngộp thở như thời kì cải cách ruộng đất năm 1945. Một “mảnh đất” thật sự “lắm người nhiều ma”, cứ sinh sôi phát triển, có cả ma và quỷ. Ví dụ như: để chứng tỏ sự “giác ngộ đường lối” của mình về đường lối chủ trương của Đảng, những người đại diện cho chính quyền làng Giếng Chùa đã tổ chức thanh niên trang tráng đi cổ động rồi hô hào khẩu hiệu đến “khản đặc cả tiếng”. Vì quyền lợi, họ không ngại đấu đá, đả đảo cả người thân ruột thịt, cả những người hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau: “Đả đảo địa chủ bóc lột Vũ Đình Đại, kiên quyết đánh đổ địa chủ Vũ Đình Đại”. ViệcVũ Đình Phúcđấu tố cha là việc không bình thường từ xưa đến nay. Nếu người cha ấy có xấu xa, độc ác thì việc làm đó là cần thiết. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tố này, người ta chỉ thấy cụ Vũ có của ăn của để mà không quan tâm đến những ngày vất vả sớm hôm của cụ. Khung cảnh đấu tố cụ Phúc làm cho độc giả day dứt. Vì sau khi một gia đình được coi là địa chủ, thì từ “cối đá thủng, cối xay lúa, ruộng ngô khoai” đến “cày bừa cuốc xẻng, nồi niêu, bát đĩa, mâm đồng”, là số tài sản mà những người đại diện cho Nhà nước đang tiến hành đấu tố cho là tài sản bất minh đã đượcchia cho kì hết. Trong Ma làng, nhà văn Trịnh Thanh Phong đi sâu vào miêu tả bức tranh nông thôn miền núi trong sự xáo trộn của cơ chế thị trường với những hủ tục xưa nay thành thói tục kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị... của chính mảnh đất họ đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đó là lý do trong suốt giai đoạn 30-45, người nông dân Việt Nam vẫn sống lặng lẽ với “cái ao đời phẳng lặng”. Đó cũng là nơi nhà văn Trịnh Thanh Phong đã sống và sinh hoạt cùng người nông dân nên trong trang văn của ông chất chứa bao nỗi niềm. Phần hai của tác phẩm Ma làng có tên: Thằng Mõ về làng, Trịnh Thanh Phong có không ít ngỡ ngàng lẫn choáng ngợp:“Bước xuống xe, tôi bàng
  • 44. 40 hoàng thấy viền quanh chân núi Châm ánh điện xanh đỏ nhấp nháy, tiếng đài, tiếng ti vi vang rộn trời đất, làng Lộc thay da đổi thịt nhanh quá…”{36;177}. Một mảnh đất vốn khép kín bao đời nay giờ đã có sự đổi thay nhanh chóng. Nhà văn Trịnh Thanh Phong đã chỉ ra những nguyên nhân căn bản đã phá vỡ sự bình yên bao đời nay của làng Lộc. Đó là các dự án về chăn nuôi, trồng trọt, về phát triển kinh tế… được triển khai đã xuất phát từ những lợi ích nhóm khiến cho làng Lộc trở nên lao đao khốn khó hơn. Khiến cho sự gia tăng không ngừng về dân số, khiến cho đạo đức tình người cũng bị xuống cấp, làm tăng lối sống trụy lạc của một bộ phận người nông dân… Đặc biệt là sự xuất hiện của quán đặc sản Thủy Lâm do mụ Bẹo quản lí. Đó là nơi tụ họp, đàm tiếu của những đám tàu vét sỏi ngoài sông, công nhân nhà máy đường, công nhân dự án đường sá giao thông, các đoàn kiểm tra, cán bộ về họp hành, hôm nào cũng nhậu nhẹt đến tận khuya trong phòng hát, nhà nghỉ dẫn đến “chuyện trụy lạc”. Nhân vật Ất có lẽ là người có những sự đổi mới nhất trong tư duy, trong cách làm ăn. Anh ta cho nâng cấp nhà hàng cao cấp thành khách sạn, “đám da phấn mắt xanh về đông hơn, trong làng những đứa đỏng đảnh, lười biếng cũng ra đấy” [36, 480], dẫn đến các căn bệnh xã hội như HIV xâm nhập… Dần dần, trong xã khi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông thôn khi được triển khai cũng là lúc xuất hiện nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười và nhiều điều đáng để suy ngẫm. Trong đó có chủ trương đưa mía xuống vùng đất bãi ven sông Lô - vùng đất mấy đời nay là cái vựa ngô, vựa khoai và đỗ lạc gối mùa của bà con. Khi thực hiện chủ trương này, người dân biết là thua thiệt, là đói kém nhưng miệng vẫn phải nói “dân tôi giàu lên từ mía”. Rồi khi chủ trương đưa hàng ngàn con bò sữa về nuôi và xây dựng nhà máy sữa bò tại làng Lộc (nay là làng Bâm Dương) đã bộc lộ nhiều vấn đề. Từ ngày bò sữa về, đồng ruộng thưa thớt dần, nhiều gia đình còn nhổ bỏ những cây mùa vụ để trồng cỏ vì thấy lời:“người được cũng khổ mà kẻ mất